bloomberg fpts | 1

45
www.fpts.com.vn Bloomberg FPTS <GO> | 1 COVER

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 1

COVER

Page 2: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 2

MỤC LỤC A. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT TẠI VIỆT NAM ............................................................ 4

I. NHÌN LẠI NĂM 2020 – Diễn biến thời tiết cực đoan ............................................................................. 4

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Kỳ vọng mưa thuận gió hòa ................................................................... 6

B. NGÀNH LÚA GẠO – Phục hồi sản xuất & tăng trưởng xuất khẩu ....................................................... 8

I. NGÀNH LÚA GẠO NĂM 2020 – Sản xuất giảm do hạn hán, điểm sáng từ xuất khẩu .................... 9

1. Sản xuất giảm nhẹ do tác động của thời tiết ..................................................................................... 9

2. Giá gạo xuất khẩu ở mức cao do nhu cầu tích trữ lương thực trên toàn cầu .................................. 9

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành lúa gạo cải thiện ....................................................................................... 11

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Thời tiết thuận lợi thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu tăng trưởng ......... 12

1. Sản xuất phục hồi, nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới tiếp tục tăng trưởng ............................... 12

2. Giá gạo thế giới được kỳ vọng ở mức cao ..................................................................................... 12

3. Doanh thu toàn ngành tăng trưởng, triển vọng xuất khẩu từ một số hiệp định thương mại .......... 13

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH LÚA GẠO .............................................................. 14

C. NGÀNH MÍA ĐƯỜNG – Sản xuất chưa phục hồi; Giá đường phụ thuộc vào chính sách phòng vệ thương mại ................................................................................................................................................... 15

I. NGÀNH ĐƯỜNG NĂM 2020 – Mất mùa, áp lực từ đường nhập khẩu ........................................... 16

1. Sản xuất giảm, đường nhập khẩu tăng mạnh sau hội nhập, xuất khẩu khả quan trong ngắn hạn 16

2. Giá đường trong nước phục hồi ...................................................................................................... 17

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành đường cải thiện ........................................................................................ 17

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Giá đường phụ thuộc vào chính sách phòng vệ thương mại .......... 18

1. Sản xuất chưa phục hồi trong niên vụ 2020/21, kỳ vọng khả quan trong 2021/22......................... 18

2. Diễn biến giá đường trong nước phụ thuộc vào chính sách áp thuế phòng vệ thương mại .......... 18

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành được kỳ vọng tiếp tục ở mức cao............................................................ 19

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH MÍA ĐƯỜNG ........................................................ 19

D. NGÀNH CAO SU – Mảng kinh doanh mủ cao su kém khả quan ........................................................ 21

I. NGÀNH CAO SU NĂM 2020 – Thị trường cao su tự nhiên ảm đạm ............................................... 22

1. Năng suất cao su tự nhiên giảm, sản lượng sản xuất được duy trì, xuất khẩu duy trì tích cực ..... 22

2. Giá cao su duy trì ở mức thấp ......................................................................................................... 23

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành sụt giảm ................................................................................................... 24

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Giá cao su ở mức thấp, mảng cao su tự nhiên kém khả quan ........ 24

1. Thời tiết thuận lợi đem lại năng suất cao hơn ................................................................................. 24

2. Mảng kinh doanh mủ cao su tự nhiên kém khả quan do giá cao su duy trì ở mức thấp ................ 25

3. Các doanh nghiệp trong ngành phân hóa, chủ động thanh lý gỗ giá cao và chuyển đổi mục đích sử dụng đất .......................................................................................................................................... 25

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH CAO SU ................................................................ 26

E. NGÀNH PHÂN BÓN – Triển vọng tích cực từ phục hồi sản xuất nông nghiệp ............................... 27

I. NGÀNH PHÂN BON NĂM 2020 – Nhu câu giảm, dư cung tạo áp lực lên giá bán ........................ 28

1. Sản lượng tiêu thụ giảm, tình trạng dư cung tiếp tục gia tăng trong năm 2020 ............................. 28

2. Giá phân bon nội địa năm 2020 giảm mạnh do áp lực dư cung ..................................................... 30

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành cải thiện nhờ hưởng lợi từ sự sụt giảm giá nguyên liệu đầu vào ........... 31

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Hưởng lợi từ phục hồi sản xuất nông nghiệp.................................... 32

1. Tiêu thụ phân bon kỳ vọng tăng trưởng nhờ triển vọng tích cực từ nông nghiệp .......................... 32

2. Giá phân bon kỳ vọng tăng nhẹ, tỷ suất lợi nhuận ngành dự báo giảm do mảng phân Urê .......... 33

3. Chính sách thuế GTGT đối với măt hàng phân bon – Yếu tố cần theo doi năm 2021 ................... 33

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH PHÂN BÓN ........................................................... 34

F. NGÀNH ĐIỆN –Triển vọng từ thủy điện và năng lượng tái tạo .......................................................... 35

I. NGÀNH ĐIỆN NĂM 2020 – Sản lượng thủy điện biến động mạnh, điện mặt trời tăng trưởng ...... 36

1. Thời tiết tác động mạnh tới nhóm thủy điện, nhu cầu tiêu thụ giảm tốc ......................................... 36

2. Điện măt trời tăng trưởng mạnh mẽ và phần nào giảm tải áp lực thiếu điện ................................. 37

3. Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp có sự phân hóa giữa các nhóm ngành .............................. 39

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Điểm sáng năng lượng tái tạo .............................................................. 40

1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện phục hồi và tiếp tục tăng trưởng ổn định từ năm 2021 ................... 40

2. Triển vọng tích cực từ năng lượng tái tạo, thủy điện và nhiệt điện khí trong năm 2021 ................ 40

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN ...................................................................... 43

Page 3: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

BCTC Báo cáo tài chính

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

CAGR Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm

DNNY Doanh nghiệp niêm yết

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

ENSO Một chu kỳ ENSO bao gồm hiện tượng thời tiết El Nino, La Nina, Trung tính

El Nino/ La Nina/

Trung tính

Là những hiện tượng nóng/lạnh bất thường của lớp bề măt khu vực xích đạo Thái

Bình Dương, ảnh hưởng tới nhiệt độ và lượng mưa tại các khu vực trên thế giới.

El Nino: Gây khô hạn cho nửa Đông bán cầu (bao gồm Việt Nam); gây mưa cho nửa

Tây bán cầu. Chênh lệch nhiệt độ bề măt biển cao hơn +0,5°C là trạng thái El Nino;

lớn hơn +1,5°C là El Nino cực đại.

La Nina: Ngược lại với El Nino. Chênh lệch nhiệt độ bề măt biển thấp hơn -0,5°C là

trạng thái La Nina; dưới mức -1,5°C là La Nina cực đại.

Trung tính: Thời tiết ôn hòa. Chênh lệch nhiệt độ bề măt biển trong khoảng từ -0,5°C

đến +0,5°C.

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FiT Feed in Tariff (FiT) là một cơ chế chính sách được đưa ra nhằm khuyến khích phát

triển các nguồn năng lượng tái tạo, với mức giá bán điện cố định tính theo USD trong

vòng 20 năm nhằm tăng sức cạnh tranh của các nguồn năng lượng này với các nguồn

năng lượng truyền thống

FitchSolutions Tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường

GTGT Giá trị gia tăng

IFRC Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế

TCTK Tổng cục Thống kê

Thời vụ/ Niên vụ canh tác một số loại cây trồng được đề cập trong báo cáo:

Cây lúa Tại Việt Nam, cây lúa được gieo trồng ở hầu hết ở các vùng trong cả nước và có thể

gieo cấy nhiều vụ lúa khác nhau. Thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài trong

khoảng 100 - 120 ngày (tùy giống lúa).

Miền Bắc: 02 vụ chính (Vụ Đông Xuân: T02 – T06; Vụ mùa: T07 – T11);

Miền Trung & Nam: 03 vụ chính (Vụ Đông Xuân: T10 – T04 năm sau; Vụ Hè Thu: T04

– T08; Vụ mùa: T06 – T11).

Cây mía Niên vụ mía 2020/21 bắt đầu từ T07/2020 tới T06/2021. Tại Việt Nam, các doanh

nghiệp thường vào vụ ép mía và sản xuất đường từ T12 năm trước tới T04/T05 năm

sau. Mía nguyên liệu có thời gian sinh trưởng từ 12 – 18 tháng và được gieo trồng từ

niên vụ trước, chịu tác động bởi yếu tố thời tiết diễn biến trong quá trình sinh trưởng.

Cây cao su Quá trình sinh trưởng được chia thành 02 giai đoạn chính: giai đoạn kiến thiết cơ bản

(5 – 6 năm đầu), giai đoạn khai thác mủ (20 – 25 năm). Sản lượng mủ cao su phụ

thuộc vào giống, địa điểm trồng, thời tiết và chế độ cạo. Sau giai đoạn khai thác mủ,

cây cao su được thanh lý để lấy gỗ.

USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ

Page 4: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 4

A. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT TẠI VIỆT NAM

Năm 2020, sự an toàn của người dân và các hoạt động kinh tế - xã hội trên toàn thế giới không chỉ bị đe

dọa bởi đại dịch COVID-19, mà còn đến từ các thảm họa khí hậu, với số lượng thiên tai được đánh giá ở

mức cao nhất1 trong lịch sử.

Số lượng thảm họa khí hậu đang gia tăng đáng kể hàng năm (+35% so với những năm 1990) với nhiều đợt

nắng nóng phá vỡ kỷ lục và tần suất các cơn bão lớn trở nên dày đăc hơn. Theo thống kê của IFRC, Việt

Nam luôn nằm trong top 10 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của các thảm họa liên quan đến thời tiết –

khí hậu trong 10 năm vừa qua. Tính riêng trong năm 2020, Việt Nam đã chịu tổn thất năng nề do diễn biến

thời tiết, với ước tính thiệt hại về kinh tế lên đến hơn 37 nghìn tỷ đồng (cao hơn 05 lần so với mức 6,8 nghìn

tỷ đồng trong năm 2019). Không chỉ thiệt hại về người và tài sản, nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp,

công nghiệp cũng chịu tác động tiêu cực từ diễn biến thời tiết trong năm vừa qua.

Qua ấn phẩm này, chúng tôi muốn đưa tới cho Quý nhà đầu tư bức tranh toàn cảnh về diễn biến thời tiết

và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cũng như triển vọng trong năm 2021 đối với một số ngành kinh tế, bao

gồm ngành Lúa gạo, ngành Mía đường, ngành Cao su, ngành Phân bón, và ngành Điện – là những

ngành nghề chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố thời tiết đến hoạt động sản xuất và kinh doanh.

I. NHÌN LẠI NĂM 2020 – Diễn biến thời tiết cực đoan

Thời tiết Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi hai hiện tượng El Nino và La Nina năm 2020. El Nino và La

Nina là những hiện tượng nóng/lạnh bất thường của lớp bề măt biển khu vực xích đạo Thái Bình Dương,

thường xuất hiện 3 – 4 năm/lần, tác động tới tình hình thời tiết và khí hậu của nhiều khu vực trên thế giới,

trong đo co Việt Nam. Tác động của hai hiện tượng trên được biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số lượng

mưa. Vào các năm xảy ra El Nino, lượng mưa sụt giảm mạnh ở hầu hết các khu vực trên cả nước, đồng

thời nhiệt độ tăng cao gây ra tình trạng hạn hán. Ngược lại, La Nina khiến cho lượng mưa tăng lên và tần

suất các cơn bão cao lên tạo ra những đợt lũ lụt ở một số vùng miền.

Năm 2020, El Nino xảy ra vào mùa khô trong nửa đầu năm và La Nina xảy ra vào mùa mưa trong nửa cuối

năm đã tạo ra những trạng thái thời tiết cực đoan giữa hai mùa: khô hạn năng trong mùa khô; mưa lũ, ngập

lụt trong mùa mưa. Diễn biến thời tiết bất thường đã gây các tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội

Việt Nam trong năm 2020.

1 IFRC, World Disasters Report 2020 – Báo cáo thảm họa toàn cầu năm 2020 (Tháng 12/2020)

0

500

1.000

1.500

2.000

2.500

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

mm

Lượng mưa biến động theo chu kỳ El Nino/La NinaThời tiết năm 2020 diễn biến cực đoan trong mùa mưa và mùa khô

Tổng lượng mưa cả năm Mùa khô (T1-T7) Mùa mưa (T8-T12)

La Nina La Nina

El NinoEl Nino

*Số liệu lượng mưa trung bình của 15 trạm quan trắc trên cả nước;

Nguồn: TCTK, Tổng cục Thủy lợi, FPTS tổng hợp

La Nina

Page 5: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 5

1. Hạn hán nghiêm trọng trong nửa đâu năm 2020

Khoảng thời gian nửa đầu năm tương ứng với mùa khô tại nhiều khu vực, đăc biệt là khu vực phía Nam.

Do đồng thời chịu ảnh hưởng bởi đợt El Nino kéo dài từ năm 2019, thời tiết mùa khô năm 2020 rất nắng

nóng và khô hạn với lượng mưa thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Mực nước tại các sông hồ trên

cả nước vốn dĩ đã khá thấp từ cuối năm 2019, cùng với lưu lượng nước đổ về các sông, hồ sụt giảm mạnh

trong nửa đầu năm 2020 đã làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước trở nên nghiêm trọng hơn. Đỉnh điểm

khô hạn xảy ra vào tháng 6 – 7, khi dung tích nước còn lại của hầu hết các hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ

đạt từ 30% - 60% dung tích thiết kế. Đăc biệt tại khu vực miền Nam, dung tích chứa tại hồ Trị An trong

T07/2020 chỉ đạt 11% dung tích thiết kế.

Khu vực phía Nam (Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ) là nơi chịu ảnh hưởng năng nề nhất của tình

trạng hạn hán. Tại ĐBSCL, hạn hán đi kèm với hiện tượng xâm nhập măn do mực nước sông xuống thấp

làm cho nước biển tràn vào các hệ thống sông. Xâm nhập măn năm 2020 được đánh giá là nghiêm trọng

nhất trong lịch sử, ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh thành và 42,5% diện tích đất tự nhiên tại ĐBSCL.

2. Mưa bão, lũ lụt dồn dập trong nửa cuối năm 2020

Sau nửa đầu năm khô hạn, trạng thái La Nina bắt đầu xuất hiện vào T08/2020 khiến cho tình hình thời tiết

thay đổi hoàn toàn. La Nina gây ra các đợt mưa lớn trên diện rộng, gia tăng lượng mưa trên cả nước. Tổng

lượng mưa giai đoạn cuối năm tại các khu vực phần lớn đều tăng từ 30% - 60% so với mức trung bình

nhiều năm cùng thời kỳ. Nhiều khu vực tại Bắc Trung Bộ lượng mưa thậm chí tăng gấp đôi so với cùng kỳ

năm 2019.

Ngoài các yếu tố tích cực từ việc phục hồi lượng mưa tại các khu vực đang xảy ra hạn hán, La Nina cũng

mang lại những tác động tiêu cực, điển hình là tần suất bão và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Trong năm

2020, Việt Nam hứng chịu 14 cơn bão (nhiều hơn so với mức 11 cơn bão của trung bình nhiều năm), 265

trận dông lốc và 120 trận lũ, lũ quét gây sạt lở đất. Năng nề nhất phải kể đến đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày

6-22/10/2020 tại khu vực Trung Bộ, đăc biệt tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Nhin lại năm 2020: Diễn biến thời tiết cực đoan và thiên tai bất thường (hạn hán, mưa bão, lũ lụt…) đã gây

ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong năm 2020. Về nông nghiệp, 144 nghìn ha lúa và 54 nghìn

ha hoa màu bị mất trắng, chiếm ~1,32% trong tổng diện tích canh tác năm 2020. Về thủy lợi, 787 km đê kè,

kênh mương, 273 km bờ biển, bờ sông bị sạt lở, hư hỏng. Ước tính thiệt hại về kinh tế của Việt Nam tính

đến ngày 21/12/2020 là hơn 37,4 nghìn tỷ đồng (riêng lũ lụt tại miền Trung gây thiệt hại 32,9 nghìn tỷ đồng).

41%

11%

25%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

12/2016 06/2017 12/2017 06/2018 12/2018 06/2019 12/2019 06/2020 12/2020%D

un

g tíc

h h

ồ s

o v

ới th

iết kế

Dung tích các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở hâu hết các khu vực giảm xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây

Hòa Bình (miền Bắc) Yaly (Tây Nguyên) Trị An (miền Nam)

Nguồn: Tổng cục thủy lợi, FPTS tổng hợp

Page 6: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 6

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Kỳ vọng mưa thuận gió hòa

1. Trạng thái La Nina được dự báo tiếp diễn trong mùa khô và giảm dân vào mùa hè năm 2021

Hiện tượng ENSO tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương hiện đang trong trạng thái La Nina. Chu kỳ La

Nina bắt đầu từ giữa năm 2020 và mạnh dần về cuối năm. Chênh lệch nhiệt độ bề măt biển T12/2020 ở

mức -1,1°C (tăng 0,2°C so với trung bình T11/2020). Theo dự báo của Tổ chức khí tượng thế giới - khu vực

Châu A (WMO), trạng thái La Nina tiếp tục kéo dài đến T03/2021. Chênh lệch nhiệt độ bề măt biển dự kiến

duy trì trong khoảng từ -1,0°C đến +0,5°C trong nửa đầu năm 2021, cho thấy La Nina co xu hướng yếu dần

vào mùa hè năm 2021. Theo sau đo, trạng thái trung tính được dự báo xuất hiện với xác xuất từ 65% - 66%

và co khả năng kéo dài đến T08-09-10/2021.

Như vậy, trạng thái La Nina duy trì trong mùa khô năm 2021 dự kiến gây mưa nhiều hơn, làm giảm tác động

của hạn hán tại miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập măn tại khu vực Nam Bộ so với năm 2020. Cùng với

đo, trạng thái trung tính xuất hiện kỳ vọng mang lại thời tiết thuận lợi cho hầu hết các khu vực canh tác nông

nghiệp trên cả nước. Diện tích canh tác các loại cây trồng chính được kỳ vọng gia tăng so với cùng kỳ năm

2020 khi hiện tượng El Nino gây ra hạn hán và xâm nhập măn nghiêm trọng trong niên vụ 2019/20.

2. Nhiệt độ và xu hương bão dự kiến tương đương hoặc ít hơn so vơi trung bình nhiều năm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào các tháng đầu năm 2021, nền nhiệt độ trung

bình cả nước co xu hướng tương đương hoăc thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Các đợt rét đậm, rét

hại xảy ra từ nửa cuối tháng 12/2020 đến tháng 02/2021, có khả năng kéo dài từ 7 - 10 ngày và kéo dài

hơn tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Bắc Bộ. Nắng nóng vào các tháng mùa Hè tại khu vực Bắc Bộ và Trung

Bộ co xu hướng xuất hiện muộn hơn bình thường và không gay gắt như năm 2020.

Bão và áp thấp nhiệt đới được dự báo có khả năng xuất hiện sớm trên khu vực Biển Đông, khả năng ảnh

hưởng đến đất liền có thể tương tự hoăc ít hơn so với trung bình nhiều năm. Theo dự báo, năm 2021 sẽ có

khoảng 10-12 cơn bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông (ít hơn so với năm 2020), xu hướng bão ảnh hưởng

đến đất liền tập trung nhiều trong các tháng cuối năm 2021.

Với các xu hướng thời tiết được kỳ vọng như trên, hoạt động canh tác nông nghiệp Việt Nam trong năm

2021 dự kiến ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết cực đoan (nắng nong, bão lũ,...) so với năm 2020. Riêng

khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ co khả năng bị ảnh hưởng bởi các đợt rét đậm, rét hại trong T01-02/2021.

66% 65%57%

52%46%

98%92%

77%

52%

32%24% 23%

20%25%

0% 0% 0% 1% 2%11%

20%

28% 29%

Dự báo xác suất xảy ra trạng thái La Nina ~95% trong mùa khô năm 2021

Trung tính La Nina El Nino

Mùa khô Mùa mưa

Nguồn: Viện Nghiên cưu quốc tê vê Khi hâu va Xa hôi (IRI/CPC),

Tổ chưc khi tượng thê giới - khu vưc Châu A (WMO), FPTS Tổng hợp

-2

-1,5

-1

-0,5

0

0,5

1

Jan May Sep Jan May

2020 2021

Chê

nh

lệ

ch

nh

iệt đ

ộ b

ề m

ăt b

iển

(°C

)

Cường độ La Nina được dự báo giảm dân trong nửa đâu năm 2021

Page 7: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 7

3. Tông lượng mưa dự báo cao hơn đáng kể so vơi trung bình nhiều năm trong nửa đâu 2021

Lượng mưa trung bình tháng trong nửa đầu 2021 được dự báo cao hơn trung bình nhiều năm tại hầu hết

các khu vực trên cả nước và co khả năng xảy ra mưa lớn cục bộ tại một số khu vực:

• Khu vực miền Bắc: Phổ biến là ít mưa, tổng lượng mưa chủ yếu xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.

• Khu vực Trung Bộ: Co tổng lượng mưa chủ yếu cao hơn trung bình nhiều năm ở các tỉnh từ Quảng Trị

- Bình Thuận (T01/2021: +15-30% so với trung bình nhiều năm), Đà Năng - Bình Thuận (T03 - 05: +10-

30% so với trung bình nhiều năm), khu vực Nam Trung Bộ (T06: +10-20% so với trung bình nhiều năm).

• Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Co khả năng xuất hiện mưa trái mùa với tổng lượng mưa tháng phổ

biến từ 20 - 50mm trong các tháng 01-03/2021. Tháng 04-05/2021, tổng lượng mưa được dự báo cao

hơn từ 20-35% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ.

Tổng lượng mưa dự báo cao hơn đáng kể so với mức trung bình nhiều năm, co khả năng giúp lưu lượng

nước về các sông và hồ chứa thủy điện, thủy lợi được duy trì ở mức cao. Yếu tố thời tiết được kỳ vọng tác

động tích cực tới hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp thủy điện, cũng như công tác thủy lợi cho

hoạt động nông nghiệp trong năm 2021.

Dự báo năm 2021, mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết sẽ bơt cực đoan hơn so vơi năm

2020. Với xu hướng nửa đầu năm (mùa khô) chịu tác động của hiện tượng La Nina, nửa cuối năm với trạng

thái trung tính. Lưu ý, trong những giai đoạn chuyển pha của ENSO, các hiện tượng thời tiết, khí hậu thường

có những biến động mạnh. Dự báo trong 1H2021 nhiều khả năng xuất hiện những diễn biến bất thường

về thời tiết như rét đậm, rét hại tại khu vực miền Bắc; mưa bão co khả năng xuất hiện sớm vào các tháng

mùa hè.

Chúng tôi kỳ vọng diễn biến thời tiết năm 2021 sẽ tác động TÍCH CỰC đến hoạt động sản xuất và

kinh doanh của ngành lúa gạo, mía đường, cao su, phân bón, điện.

Page 8: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 8

B. NGÀNH LÚA GẠO – Phục hồi sản xuất & tăng trưởng xuất khẩu

DƯƠNG BÍCH NGỌC

Email: [email protected]

Tel: (+84) 24 3773 7070

Ext: 4312

Nhìn lại năm 2020

• Sản lượng lúa giảm 1,6% yoy do tác động tiêu cực của

thời tiết, chỉ đạt 42,8 triệu tấn. Xâm nhập măn tại ĐBSCL,

vựa lúa lớn nhất cả nước, đã gây thiệt hại cho hơn 144

nghìn ha lúa mạ.

• Giá gạo xuất khẩu ở mức cao do nhu cầu tích trữ lương

thực trên toàn cầu. Xuất khẩu gạo giảm về lượng (-1,9%

yoy) nhưng tăng về giá trị (+11,2% yoy). Năm 2020, giá

gạo Việt Nam đạt mức cao nhất trong 09 năm.

• Tỷ suất lợi nhuận ngành lúa gạo cải thiện do diễn biến

khả quan của giá gạo thế giới nhưng vẫn chưa hấp dẫn.

Triển vọng năm 2021

• Sản xuất được kỳ vọng phục hồi +1,1% yoy nhờ diễn biến

thời tiết thuận lợi. Tăng trưởng sản lượng gạo xuất khẩu

gạo ước đạt +1,6% yoy với động lực chính từ nhu cầu

tiêu thụ và dự trữ lương thực toàn cầu.

• Giá gạo thế giới tiếp tục ở mức cao ~490 - 500 USD/tấn

(+22,7% so với mức giá thấp giai đoạn 2015 – 2019).

• Doanh thu ngành tiếp tục tăng trưởng, triển vọng xuất

khẩu từ một số hiệp định thương mại.

Page 9: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 9

I. NGÀNH LÚA GẠO NĂM 2020 – Sản xuất giảm do hạn hán, điểm sáng từ xuất khẩu

1. Sản xuất giảm nhẹ do tác động của thời tiết

1.1. Hạn mặn nghiêm trọng và lũ lơn làm giảm diện tích canh tác lúa cả nươc

Dưới tác động của hiện tượng El Nino, hạn hán diễn

ra trên diện rộng tại 03 miền cả nước, xâm nhập măn

mùa khô 2019/20 (kéo dài từ T12/2019 tới T05/2020)

tại khu vực ĐBSCL (~54% diện tích lúa cả nước)

được đánh giá là hạn măn nghiêm trọng nhất trong

lịch sử. Ngay sau đo, các đợt mưa lớn, lũ quét, ngập

lụt liên tiếp xảy ra, đăc biệt trong giai đoạn T09 –

T10/2020 tại Bắc và Trung Bộ, tác động tiêu cực tới

hoạt động canh tác và sản xuất lúa gạo tại Việt Nam

trong năm 2020.

Theo báo cáo của Tổng cục Phòng chống Thiên tai

thuộc Bộ NN&PTNT, lũy kế tới ngày 21/12/2020, các

loại hình thiên tai đã gây thiệt hại cho hơn 144 nghìn

ha lúa mạ và 54 nghìn ha hoa màu (hơn 1,32% diện

tích canh tác nông nghiệp tại Việt Nam).

Bên cạnh đo, diện tích lúa tại Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(trồng rau màu, cây ăn quả), chuyển đổi mục đích sử dụng đất do đô thị hóa (~1% diện tích lúa).

1.2. Sản lượng giảm nhẹ, năng suất tiếp tục cải thiện trong năm 2020

Do sụt giảm về diện tích canh tác (-2,54% yoy), ước tính sản lượng lúa cả nước đạt 42,8 triệu tấn (-1,6%

yoy) trong năm 2020, tương ứng với hơn 27,1 triệu tấn gạo. Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí #5 trong top các

quốc gia sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới. Trong khi đo, năng suất trung bình cải thiện ở mức 5,87 tấn

lúa/ha (+0,9% yoy) nhờ các biện pháp chủ động và phù hợp nhằm ứng phó với tác động của hạn hán, xâm

nhập măn, thiên tai. Hiện nay, năng suất lúa trung bình của Việt Nam đang ở mức cao thứ #2 thế giới nhờ

thuận lợi về thổ nhưỡng và sự phát triển của các loại giống với năng suất cao.

2. Giá gạo xuất khẩu ở mức cao do nhu câu tích trữ lương thực trên toàn câu

2.1. Xuất khẩu gạo giảm về lượng nhưng tăng về giá trị trong năm 2020

Sản xuất lúa gạo tại Việt Nam hiện nay đã đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và có khả năng xuất

khẩu. Trong giai đoạn 2000 – 2020, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức trung bình trên 6 triệu

tấn, tương ứng với khoảng 20% sản lượng sản xuất, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn

thứ #3 thế giới (với ~14% thị phần toàn cầu trong năm 2020). Tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam

được kỳ vọng tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu.

Trung Quốc29,3%

Ấn Độ23,9%

Bangladesh7,0%

Indonesia7,0%

Việt Nam5,4%

Thái Lan3,7%

Khác23,6%

Việt Nam thuộc top #5 nhà sản xuất gạo lơn nhất thế giơi

vơi 5,4% thị phân năm 2020

5,87

0

2

4

6

8

1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020

(tấ

n/h

a)

Năng suất lúa ở mức cao nhờ điều kiện thô nhưỡng thuận lợi

Trung Quốc Ấn Độ Bangladesh

Indonesia Thái Lan Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: USDA Nguồn: USDA

-2,6%-4,8%

0,8% 0,8%

-15,8%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

0

2

4

6

8

Lúa Ngô Rau các loại

Sắn Đậu tương

(tri

ệu

ha

)

Diện tích canh tác của nhiều loại cây trồng chịu tác động tiêu cực của

yếu tố thời tiết trong năm 2020

2019 2020 % tăng trưởng

Page 10: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 10

Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, cũng như thiên tai tại

nhiều khu vực đã làm đứt gãy nguồn cung và chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Nhu cầu đảm bảo an

ninh lương thực tại mỗi quốc gia trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một số quốc gia và khu vực đã tăng dự

trữ lương thực trong nước, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu gạo. Sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu trong năm

2020 ước đạt hơn 494 triệu tấn (+2,0% yoy).

Theo ước tính của Tổng cục Hải Quan, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 6,25

triệu tấn, giảm nhẹ 1,9% so với năm 2019. Trước đo, trong T04/2020, Chính phủ đã quyết định tạm dừng

xuất khẩu gạo vào cuối T03/2020 và áp dụng hạn ngạch 500.000 tấn gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh

lương thực Việt Nam trong bối cảnh hạn măn và COVID-19. Tới T05/2020, hoạt động xuất khẩu gạo của

nước ta đã được khôi phục lại.

Măc dù sản lượng xuất khẩu giảm nhẹ, giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2020 đạt mức tăng trưởng

khả quan với 11,2% yoy. Kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước trong năm qua đạt 3,12 tỷ USD, tương ứng với

21,8% giá trị xuất khẩu nông sản và 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2020, giá

gạo trắng 25% tấm của Việt Nam đạt mức trung bình ~412 USD/tấn, tăng trưởng 27,3% yoy, mức cao nhất

trong 09 năm trở lại đây.

Trên thị trường gạo thế giới, gạo Việt Nam thường bị định giá thấp hơn so với gạo Thái Lan và Ấn Độ có

cùng phẩm cấp, do gạo Việt Nam không co thương hiệu, không truy xuất được nguồn gốc, lạm dụng thuốc

bảo vệ thực vật và phân bon trong canh tác. Trung bình trong năm 2019, gạo trắng 25% tấm của Việt Nam

có giá thấp hơn 10 – 20% so với gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.

2.2. Châu Á và Châu Phi là các thị trường xuất khẩu trọng điểm; gạo trắng chiếm tỷ trọng lơn

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

4,0

0

2

4

6

8

10

2009 2011 2013 2015 2017 2019

(tỷ U

SD

)

(tri

ệu

tấ

n)

Sản lượng xuất khẩu sụt giảm nhẹ, giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam

tăng trưởng +11,2% yoy trong 2020

Sản lượng (cột trái) Giá trị (cột phải)

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

(Gạo trắng 25% tấm)

Nguồn: FAO

0

200

400

600

(US

D/t

ấn

)

Giá gạo trắng Việt Nam năm 2020 (+27% yoy) đạt mức cao nhất trong 09 năm

Ấn Độ Thái Lan Việt Nam

0%

50%

100%

Gân 90% tỷ trọng gạo Việt xuất khẩu sang Châu Á và Châu Phi

trong 11T2020

Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Châu Úc Châu Âu

Nguồn: USDA, FPTS Tổng hợp

69,9%

4,1%

-0,8%

-23,6%

22,3%

-1,9%

92,6%

19,4%8,5%

-17,9%

32,8%

11,2%

Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2020 tăng trưởng mạnh tại các thị trường Trung Quốc, Philippines và Ghana

Tăng trưởng sản lượng (%yoy)

Tăng trưởng giá trị (%yoy)

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS Tổng hợp

Page 11: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 11

Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam hiện nay là các quốc gia khu vực Châu Á và Châu Phi

(gần 90% tỷ trọng sản lượng trong 11T2020), bao gồm Philippines (~34% tỷ trọng), Malaysia (9,8%), Trung

Quốc (12,1%), Ghana (9,2%), Bờ Biển Ngà (7,6%)… Trong năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam tới các

thị trường Trung Quốc, Philippines, Ghana tăng trưởng đáng kể, đăc biệt trong bối cảnh các quốc gia này

gia tăng dự trữ lương thực sau đại dịch, diễn biến thời tiết không thuận lợi tới canh tác nông nghiệp.

Ước tính trong 11T2020, gạo trắng (-48% yoy) chiếm chủ yếu trong các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

với 50,2% sản lượng gạo xuất khẩu. Thị trường gạo trắng của Việt Nam là các nước Châu Á. Tiếp theo là

gạo thơm (-18,1% yoy), đong gop ~29,6% vào cơ cấu gạo xuất khẩu 11T2020, với thị trường chính là các

quốc gia Châu Phi.

Gạo nếp (với 15,9% tỷ trọng) được xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Từ năm 2018, xuất khẩu

gạo nếp của Việt Nam găp kho khăn do thay đổi thuế suất nhập khẩu tại thị trường này2. Năm 2020, nhờ

hưởng lợi ngắn hạn từ hoạt động gia tăng tích trữ lương thực của Trung Quốc, xuất khẩu gạo nếp của Việt

Nam tăng +170,8% yoy trong 11T2020.

Sản lượng xuất khẩu các loại gạo khác của Việt Nam bao gồm gạo giống Nhật, gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo

huyết rồng… cũng tăng đáng kể. Trong 11T2020, xuất khẩu các sản phẩm này của Việt Nam đạt tăng

trưởng +10,4% yoy về sản lượng và +7,5% yoy về giá trị. Thị trường Hàn Quốc hiện đang là thị trường

chính với 54,1% tỷ trọng sản lượng xuất khẩu các loại gạo khác của Việt Nam. Tại một số thị trường, giá

xuất khẩu các sản phẩm gạo lứt, gạo hữu cơ… của Việt Nam ở mức rất cao so với giá xuất khẩu bình quân,

như thị trường Pháp (1.655 USD/tấn), Mỹ (1.503 USD/tấn); Anh (1.446 USD/tấn); Nam Phi (1.469 USD/tấn);

Hồng Kông (1.350 USD/tấn)… (theo Tổng cục Hải Quan). Tuy nhiên, xuất khẩu các loại gạo này chỉ chiếm

tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo của nước ta, ước tính ở mức ~5% trong 11T2020.

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành lúa gạo cải thiện

Nhờ diễn biến tăng của giá gạo trong năm 2020,

tỷ suất lợi nhuận gộp 09T2020 của một số doanh

nghiệp sản xuất và kinh doanh lúa gạo cải thiện

đáng kể so với năm 2019 và trung bình 05 năm.

Măc dù vậy, mức tỷ suất lợi nhuận gộp 6,9% trong

giai đoạn 2015 - 2020 của các doanh nghiệp kinh

doanh lúa gạo vẫn ở mức khá thấp và chưa hấp

dẫn so với một số ngành nghề khác thuộc lĩnh vực

nông nghiệp như sản xuất và kinh doanh giống

cây trồng (tỷ suất LNG trung bình ~30%), sản xuất

và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (~25%).

2 Từ tháng 07/2018, Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp từ 5% lên 50%, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (với gạo nếp chiếm tỷ trọng lớn) sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2018 – 2019.

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Gạo trắng chiếm hơn 50% sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu

trong 11T2020

Gạo trắng Gạo thơm Gạo nếp Gạo khác

Nguồn: USDA, FPTS Tổng hợp Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS Tổng hợp

385 - 558 USD/tấn

407 - 820 USD/tấn

428 - 608 USD/tấn

391 - 710 USD/tấn

541 - 616 USD/tấn

0 500 1.000

Gạo trắng

Gạo lứt, hữu cơ, huyết rồng

Gạo giống Nhật

Gạo thơm

Gạo nếp

Giá xuất khẩu gạo binh quân của Việt Nam theo chủng loại năm 2020

0

200

400

600

Jan-15 Jan-16 Jan-17 Jan-18 Jan-19 Jan-20

(US

D/t

ấn

)

Tỷ suất lợi nhuận gộp (LNG) mảng sản xuất và kinh doanh gạo cải thiện

trong 09T2020

Giá gạo trắng Việt Nam 5% tấm

7,5%

5,5%

6,7%

7,5%

6,3%

8,0%

6,9%

Tỷ suất LNG Trung bình 5 năm

Nguồn: FPTS Tổng hợp từ BCTC môt số DNNY trong

ngành lúa gạo (LTG, NSC, TAR, BLT, AGM, KGM)

Page 12: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 12

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Thời tiết thuận lợi thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu tăng trưởng

1. Sản xuất phục hồi, nhu câu nhập khẩu gạo trên thế giơi tiếp tục tăng trưởng

1.1. Kỳ vọng thời tiết thuận lợi thúc đẩy sản xuất lúa gạo

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina gây mưa được kỳ vọng tiếp

diễn tới T03/2021, sau đo co xu hướng giảm dần và chuyển dần sang trạng thái trung tính vào mùa hè năm

2021. Như vậy, tình trạng xâm nhập măn tại khu vực ĐBSCL trong mùa khô năm 2021 được dự báo sẽ ít

nghiêm trọng hơn so với năm 2019/20, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa gạo tại khu vực.

Đối với khu vực phía Bắc, rét đậm rét hại được dự báo kéo dài tới T02/2021 có thể sẽ tác động tới các hoạt

động sản xuất nông nghiệp.

Theo dự báo của FitchSolutions, sản lượng gạo sản xuất trong năm 2021F đạt hơn 27,4 triệu tấn, tương

ứng với mức tăng trưởng +1,1% yoy.

1.2. Xuất khẩu gạo Việt Nam được kỳ vọng tăng nhẹ +1,6% yoy trong năm 2021F

Theo dự báo của USDA, với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ và

dự trữ lương thực được kỳ vọng vẫn ở mức cao. Dự báo trong năm 2021, sản lượng gạo nhập khẩu toàn

cầu ước đạt 44,79 triệu tấn (+1,0% yoy). Trong đo, các quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng nhập

khẩu gạo là Philippines (+13%), Bờ Biển Ngà (+9,1%), Ghana (+5,6%) và EU (+2,1%), đây là những thị

trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Riêng thị trường Trung Quốc và Malaysia, nhờ sản lượng gạo

sản xuất nội địa phục hồi, nhập khẩu được dự báo giảm hơn 4% trong năm 2021F.

Trong khi đo, Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì vị thế là nhà xuất khẩu gạo thứ #3 thế giới, sản lượng

xuất khẩu tăng trưởng nhẹ ở mức +1,6% yoy nhờ (i) Sản xuất phục hồi; (ii) Thách thức từ các đối thủ cạnh

tranh chính (như Thái Lan với mức dự báo tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu gạo đạt lần lượt +5,35% yoy

và +27,3% yoy nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi).

2. Giá gạo thế giơi được bình ôn ở mức cao

Theo dự báo của World Bank, giá gạo thế giới dự báo

sẽ bình ổn và kho tăng mạnh trong giai đoạn 2021 –

2024F do nguồn cung gạo tại các quốc gia sản xuất

lúa gạo chính tại khu vực Châu A tăng trưởng nhờ điều

kiện thời tiết thuận lợi hơn trong năm 2021.

Giá gạo được kỳ vọng tiếp tục ở mức giá cao, khoảng

490 - 500 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, cao hơn 22,7%

so với mức giá thấp trong giai đoạn 2015 – 2019.

0

200

400

600

800

1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025

Gạ

o 5

% tấ

m (

US

D/t

ấn

)

Giá gạo thế giơi được dự báo tiếp tục ở mức cao trong giai đoạn

2021 - 2025F

Nguồn: World Bank Dư báo (báo cáo T10/2020)

13,0%

2,1%

-4,3%

9,1%

-4,3%

5,6%

-10%

0%

10%

20%

30%

-2

2

6

Nh

ập

kh

ẩu

(tr

iệu

tấ

n)

Phân lơn các thị trường chính của gạo Việt Nam đều được kỳ vọng tăng trưởng

2020 2021F % tăng trưởng

-5,1%

27,3%

1,6%-10%

0%

10%

20%

30%

-5

0

5

10

15

Ấn Độ Thái Lan Việt Nam

Xu

ất

kh

ẩu

(tr

iệu

tấ

n)

Xuất khẩu gạo Việt Nam được dự báo tăng trưởng +1,6% yoy

trong năm 2021F

2020 2021F % tăng trưởng

Nguồn: USDA Dư báo (báo cáo T12/2020)

Page 13: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 13

3. Doanh thu toàn ngành tăng trưởng, triển vọng xuất khẩu từ một số hiệp định thương mại

Trong năm 2021, chúng tôi cho rằng ngành lúa gạo Việt Nam sẽ TIẾP TỤC ỔN ĐỊNH, kỳ vọng doanh thu

toàn ngành tăng trưởng ở mức +1,6% yoy với các yếu tố:

• Sản xuất phục hồi nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi;

• Giá gạo thế giơi tiếp tục ở mức cao, tăng trưởng xuất khẩu ở cả thị trường truyền thống và các

thị trường mới, đăc biệt là cơ hội xuất khẩu gạo cao cấp đem lại giá trị gia tăng cao từ các hiệp định

thương mại. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống tại khu vực Châu Á và Châu Phi, ngành

gạo Việt Nam đang dần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đăc sản

(gạo thơm, gạo nếp, gạo lứt, gạo hữu cơ…) với giá bán gạo cao hơn từ 20 – 50% so với gạo trắng,

kỳ vọng đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nông dân trồng lúa.

Một số hiệp định thương mại vơi tiềm năng nâng cao giá trị xuất khẩu ngành lúa gạo Việt Nam

Hiệp định Chi tiết

CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) co hiệu lực từ ngày

14/01/2019 tại Việt Nam, tạo cơ hội xuất khẩu gạo tới các quốc gia trong khối. Chúng tôi đánh giá,

ngành gạo Việt Nam co cơ hội tại thị trường Australia và Singapore:

• Australia: Xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Trong 11T2020, sản

lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Australia đạt mức tăng trưởng +57,01%, tương ứng với

~10% thị phần gạo nhập khẩu của nước này.

Trong đo, gạo thơm chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu, đạt tăng trưởng trên 51% yoy.

Một số loại gạo khác có mức tăng trưởng xuất khẩu cao đều là các sản phẩm gạo cao cấp có

giá trị gia tăng cao như gạo giống Nhật (+32,5%), gạo lứt (+190%), gạo nếp (+814,1%)…

• Singapore: Xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Trong 11T2020, sản

lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Singapore đạt hơn 0,1 triệu tấn, tăng trưởng +13,01%

yoy; gạo thơm chiếm chủ yếu với 57,7%.

EVFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu EU (EVFTA) có hiệu lực từ

ngày 01/08/2020. Theo đo, EU sẽ:

• Miễn thuế nhập khẩu cho 80.000 tấn gạo từ Việt Nam (~3,3% sản lượng nhập khẩu hàng năm

của EU), bao gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo thơm;

• Tự do hoàn toàn đối với gạo tấm.

Miễn thuế nhập khẩu được kỳ vọng đem lại lợi thế cho gạo Việt Nam tại thị trường EU so với một

số quốc gia xuất khẩu khác như Campuchia và Myanmar (chiếm hơn 30% thị phần gạo nhập khẩu

của EU trong năm 2019) khi bị áp mức thuế 125 EUR/tấn tới hết năm 2021.

Lũy kế trong 10T2020, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đạt khoảng 30,8 triệu USD,

tăng trưởng 27,5% so với cùng kỳ. Gạo thơm là măt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị

trường EU (+48,8% yoy) và chiếm 58,7% cơ cấu sản lượng xuất khẩu. Kế đến là gạo lứt với

25,4% cơ cấu sản lượng xuất khẩu gạo từ Việt Nam.

WTO Trong khuôn khổ hiệp định WTO và thỏa thuận song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam, Hàn

Quốc đã phân bổ hạn ngạch 55.112 tấn cho Việt Nam từ ngày 01/01/2020, thuế nhập khẩu ở mức

5% (hạn ngạch được phân bổ cho Việt Nam cao hơn mức hạn ngạch 28.494 tấn của Thái Lan,

một trong những đối thủ chính của gạo Việt Nam xuất khẩu). Từ năm 2015, gạo nhập khẩu vào

Hàn Quốc đều chịu mức thuế 513%.

Nhờ đo, trong 10T2020, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 47 nghìn

tấn, gấp khoảng 62 lần so với cùng kỳ năm 2019, gồm các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo

lứt, gạo hữu cơ…

Tuy nhiên, các thị trường trên đều là những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng nông sản, rào cản kỹ

thuật, khả năng truy xuất nguồn gốc, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam phải

liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Trung tâm Thương mại Quốc tê (ITC), USDA, FPTS Tổng hợp

Page 14: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 14

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH LÚA GẠO

CK

Vốn hóa tại

ngày 18/01/2020

DTT

09T2020

LNST

9T2020

Tăng trưởng

LNST

Tỷ suất

LNST

ROE 4 quý

gân nhất P/E

LTG 2.289 tỷ 3.971,8 tỷ 202 tỷ -29,9% 5,1% 9,3% 9,4x

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) là doanh nghiệp nội địa dẫn đầu thị phần thuốc bảo vệ thực

vật (BVTV) tại Việt Nam (~20% thị phần), đồng thời là doanh nghiệp dẫn đầu tiêu thụ gạo thương hiệu

trong nước, co khả năng sản xuất ~1 triệu tấn gạo/năm,

Mảng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của LTG

với 61,1% cơ cấu doanh thu và 87,2% cơ cấu lợi nhuận gộp trong 09T2020. Trong năm 2020, do tác

động tiêu cực của thời tiết tới hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước, hoạt động kinh doanh của

LTG sụt giảm. Tuy nhiên, nhờ hưởng lợi từ diễn biến tăng giá nông sản, tỷ suất lợi nhuận gộp của LTG

được cải thiện. Cụ thể, tỷ suất LNG mảng thuốc BVTV tăng từ 21,7% lên 34,1%, mảng gạo tăng từ 2,9%

lên 4,1% trong 09T2020.

Triển vọng: Cơ hội xuất khẩu gạo thương hiệu đạt GTGT cao sang thị trường EU sau hiệp định EVFTA,

diễn biến thời tiết thuận lợi kỳ vọng giúp doanh nghiệp hồi phục kết quả hoạt động kinh doanh.

(Xem thêm báo cáo về LTG tại đây)

TAR 1.058 tỷ 2.099,4 tỷ 84,8 tỷ +238,3% 4,0% 20,5% 9,7x

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh

doanh và xuất khẩu gạo thương hiệu, co khả năng sản xuất hơn 360 nghìn tấn gạo/năm.

Năm 2020, nhờ hưởng lợi từ diễn biến tăng của giá gạo xuất khẩu, tăng trưởng doanh thu của TAR đạt

+64,7% yoy, tỷ suất LNST cải thiện từ 2,0% lên 4,0% trong 09T2020.

Triển vọng: Tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu gạo và cơ hội xuất khẩu gạo cao cấp tới các thị trường mới.

NSC 1.459 tỷ 968,6 tỷ 123 tỷ -4,5% 12,7% 17,3% 7,5x

CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (HSX: NSC) là doanh nghiệp nội địa co thị phần #1 Việt

Nam trong mảng kinh doanh giống cây trồng (~20% thị phần), dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển giống

(R&D), co khả năng sản xuất hơn 140.000 tấn hạt giống và 100 nghìn tấn gạo/năm.

Mảng giống cây trồng của NSC đong gop hơn 93% vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp,

trong đo giống lúa chiếm chủ yếu (~80%). Trong năm 2020, Trung tâm Công nghiệp Chế biến hạt giống

và nông sản Đồng Tháp được NSC đưa vào hoạt động, gop phần tăng hơn 40% năng lực sản xuất của

doanh nghiệp. Nhờ thế mạnh về các hoạt động R&D, NSC co lợi thế tiết giảm chi phí sản xuất, được

hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, tỷ suất lợi nhuận ở mức cao so với trung bình ngành.

Triển vọng: Hoạt động kinh doanh giống cây trồng hưởng lợi nhờ diễn biến thời tiết thuận lợi hơn; cơ

hội xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp đem lại giá trị gia tăng cao.

Nguồn: EzSearch

Page 15: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 15

C. NGÀNH MÍA ĐƯỜNG – Sản xuất chưa phục hồi; Giá đường phụ thuộc vào chính sách

DƯƠNG BÍCH NGỌC

Email: [email protected]

Tel: (+84) 24 3773 7070

Ext: 4312

Nhìn lại năm 2020

• Sản lượng đường mía sản xuất trong năm 2020 đạt gần

0,8 triệu tấn, giảm 34% yoy do hạn hán. Đường nhập

khẩu giá rẻ từ Thái Lan tăng hơn 39% yoy sau khi hiệp

định ATIGA có hiệu lực. Xuất khẩu đường sang Trung

Quốc khả quan trong ngắn hạn.

• Giá đường trong nước phục hồi 9,02% yoy, đạt mức trung

bình 12.557 đồng/kg nhờ giá đường Thái Lan xuất khẩu

ở mức cao và nhu cầu nhập khẩu đường từ Trung Quốc.

• Tỷ suất lợi nhuận ngành đường cải thiện. Tỷ suất lợi

nhuận gộp toàn ngành đạt 14,7% trong 09T2020, cao

hơn mức trung bình 05 năm trở lại đây.

Triển vọng năm 2021

• Sản xuất chưa phục hồi trong niên vụ 2020/21, kỳ vọng

khả quan trong 2021/22.

• Diễn biến giá đường phụ thuộc vào các biện pháp phòng

vệ thương mại của Chính phủ nhằm hỗ trợ ngành đường

trong nước với thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối

với các sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan.

• Tỷ suất lợi nhuận ngành đường được kỳ vọng tiếp tục ở

mức cao.

Page 16: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 16

I. NGÀNH ĐƯỜNG NĂM 2020 – Mất mùa, áp lực từ đường nhập khẩu

1. Sản xuất giảm, đường nhập khẩu tăng mạnh sau hội nhập, xuất khẩu khả quan trong ngắn hạn

1.1. Sản xuất mất mùa, áp lực từ đường nhập khẩu

• Diễn biến thời tiết không thuận lợi tác động tiêu cực tơi sản xuất đường

Kết thúc niên vụ 2019/20, sản lượng đường sản xuất toàn cầu đạt 166,2 triệu tấn (-7,5% yoy). Hiện tượng

El Nino gây ra thời tiết khô hạn trong năm 2019 tại Châu A đã tác động tiêu cực tới sản lượng mía tại các

quốc gia sản xuất mía đường trọng điểm như Thái Lan (-43,4% yoy), Ấn Độ (-7,9%) và Trung Quốc (-5,2%).

Ngành đường thế giới thâm hụt khoảng 5,4 triệu tấn, tương ứng với ~3,2% nhu cầu tiêu thụ trong kỳ. Do

vừa trải qua giai đoạn sản xuất cao kỷ lục 2017 – 2019, việc giảm sản lượng trong 2019/20 đã gop phần

giảm bớt áp lực tồn kho cao của toàn ngành.

Trong khi đo, thời tiết khô hạn khiến sản xuất đường mía tại Việt Nam ở mức thấp nhất 19 năm. Hạn hán

diện rộng cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên và hạn măn tại ĐBSCL (~50% VNL mía cả nước) khiến

diện tích và sản lượng mía giảm lần lượt 37,6% và 39,5% yoy trong niên vụ 2019/20.

• Đường nhập khẩu từ Thái Lan tăng mạnh sau ATIGA, ngành đường phân hóa rõ nét

Sau khi hiệp định ATIGA3 chính thức có hiệu lực (01/01/2020), sản lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam

tăng hơn 04 lần so với cùng kỳ. Trong đo, khoảng 90% là đường có nguồn gốc từ Thái Lan. Trong 11T2020,

Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam hơn 1,2 triệu tấn đường các loại, cao hơn 39,2% so với sản lượng đường

mía sản xuất trong nước. Đường luyện chiếm ~66,4% cơ cấu đường xuất khẩu sang Việt Nam.

3 ATIGA: Hiệp định thương mại hàng hóa khu vực ASEAN, có hiệu lực đối với ngành đường Việt Nam từ năm 2020.

-5,4 0

0,2

0,4

0,6

-20

0

20

40

60

(US

D/k

g)

(tri

ệu

tấ

n)

Ngành đường thế giơi thâm hụt khoảng 3,2% so vơi nhu câu tiêu thụ

Tồn kho cuối kỳ

Thăng dư/thâm hụt

Giá đường thô thế giới (cột phải)

Sản lượng đường sản xuất sụt giảm 7,5% yoy

(triệu tấn) Sản lượng đường

niên vụ 2019/20

Tỷ

trọng % yoy

Brazil 29,9 18,0% +1,4%

Ấn Độ 28,9 17,4% -15,7%

EU27+Anh 17,3 10,4% -4,1%

Trung Quốc 10,2 6,1% -5,2%

Thái Lan 8,3 5,0% -43,4%

Việt Nam 0,8 0,5% -34%

THẾ GIỚI 166,2 100% -7,5%

Nguồn: USDA, FPTS Tổng hợp Nguồn: USDA, FPTS Tổng hợp

0

300

600

900

1.200

1.500

1.800

(ng

hìn

tấ

n)

Đường Thái Lan nhập khẩucao hơn +39,2% so vơi sản lượng sản xuất trong nươc sau ATIGA

Đường mía sản xuất trong nước

Đường Thái Lan xuất khẩu sang VN

Nguồn: TCTK, Bô thương mại Thái Lan

0

50

100

150

200

250

Jan

-18

Ma

r-1

8

Ma

y-1

8

Jul-

18

Se

p-1

8

No

v-1

8

Jan

-19

Ma

r-1

9

Ma

y-1

9

Jul-

19

Se

p-1

9

Nov-1

9

Jan

-20

Ma

r-2

0

Ma

y-2

0

Jul-

20

Se

p-2

0

Nov-2

0

(ng

hìn

tấ

n)

Nhập khẩu đường luyện từ Thái Lan chiếm chủ yếu sau hội nhập ATIGA

Đường thô Đường luyện

Nguồn: TCTK, Bô thương mại Thái Lan

ATIGA

Page 17: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 17

Theo chia sẻ của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), các sản phẩm đường luyện tập trung vào phân

khúc đường tiêu dùng (hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ) và đường sản xuất công nghiệp cho các doanh

nghiệp sản xuất thực phẩm – đồ uống vừa và nhỏ. Trong khi đo, đường thô nhập khẩu chủ yếu được tiêu

thụ bởi các nhà máy đường (NMĐ) trong nước để chế biến đường luyện và tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Do áp lực cạnh tranh từ đường Thái Lan nhập khẩu, ngành đường Việt Nam phân hóa rõ nét và găp nhiều

kho khăn trong tiêu thụ. Đã co 16 NMĐ (~40% số NMĐ) phải đong cửa trong vụ 2019/20 và nửa đầu 2020/21

do không có khả năng cạnh tranh với đường Thái Lan giá rẻ (các NMĐ phải đong cửa là các NMĐ co công

suất nhỏ, găp kho khăn trong phát triển vùng nguyên liệu mía, tiêu thụ đường). Hiện nay, cả nước chỉ còn

25 NMĐ hoạt động trong niên vụ mới 2020/21 với nhiều NMĐ đang trong tình trạng thua lỗ.

1.2. Xuất khẩu đường sang Trung Quốc tăng đột biến trong ngắn hạn

Dưới tác động của đại dịch COVID-19 và lũ lụt,

Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu đường nhằm

dự trữ lương thực thiết yếu (+64,4% yoy trong năm

2020), trong đo co đường từ Việt Nam. Theo số liệu

của Hải quan Trung Quốc, giá trị nhập khẩu đường

từ Việt Nam của Trung Quốc trong cả năm 2020 đạt

hơn 106,3 triệu USD, tương ứng ~425.000 tấn

(~55% sản lượng đường mía nội địa), cao hơn

khoảng 40 lần so với năm 2019.

Xuất khẩu đường sang Trung Quốc đã giúp giảm bớt áp lực tiêu thụ cho các doanh nghiệp mía đường Việt

Nam trong bối cảnh nguồn cung đường từ Thái Lan ở mức cao. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá đây chỉ là cơ

hội trong ngắn hạn (năm 2020) cho các doanh nghiệp đường Việt Nam do Trung Quốc vẫn tiếp tục các

chính sách thắt chăt nhập khẩu đường của nước này để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất đường nội địa

tại Trung Quốc.

2. Giá đường trong nươc phục hồi

Trong 11T2020, dù giá đường trong nước vẫn ở

mức thấp hơn trung bình 04 năm trở lại đây, giá

đường trắng trong nước đạt mức trung bình 12.557

đồng/kg, cải thiện +9,02% yoy, nhờ:

(i) Giá đường Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam

tăng 14,1% yoy do sản lượng đường tại Thái Lan

sụt giảm hơn 43% dưới tác động của thời tiết;

(ii) Nhu cầu nhập khẩu đường của Trung Quốc giúp

giảm áp lực tiêu thụ của các doanh nghiệp trong

ngành đường. Ước tính, tồn kho đường cả nước

giảm ~5% yoy trong năm 2020.

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành đường cải thiện

Nhờ hưởng lợi từ diễn biến tăng của giá đường

trong nước, tỷ suất lợi nhuận ngành đường trong

năm 2020 cải thiện hơn so với năm 2019 (giai đoạn

giá đường diễn biến tiêu cực do cạnh tranh với

đường lậu giá rẻ từ Thái Lan). Cụ thể, tỷ suất LNG

và LNST toàn ngành đạt lần lượt 14,7% và 4,2%

trong 09T2020.

0

5

10

15

20

T1 T5 T9 T1 T5 T9 T1 T5 T9

2018 2019 2020

(tri

ệu

US

D)

Giá trị đường Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng ~40 lân trong năm 2020

Nguồn: Hải quan Trung Quốc

0

5.000

10.000

15.000

20.000

(đồ

ng

/kg

)

Giá đường trắng trong nươc tăng +9,02% yoy trong 11T2020

Đường trắng RS

Đường Thái Lan tại Việt Nam

Trung bình 04 năm

11T2020

12%

6%

0%

5%

10%

15%

20%

2015 2016 2017 2018 2019 9T2020

Tỷ suất lợi nhuận ngành đườngcải thiện trong 9T2020

Tỷ suất LNG Tỷ suất LNST

TB 5 năm TB 5 năm

Nguồn: VSSA, FPTS Tổng hợp

Nguồn: FPTS Tổng hợp từ BCTC của các đóng góp ~80%

thị phần nganh đường Việt Nam: SBT, LSS, SLS, KTS.

Không bao gồm QNS do mảng sữa chiêm ~70% cơ cấu

doanh thu va lợi nhuân của doanh nghiệp.

Page 18: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 18

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Giá đường phụ thuộc vào chính sách phòng vệ thương mại

1. Sản xuất chưa phục hồi trong niên vụ 2020/21, kỳ vọng khả quan trong 2021/22

Với diễn biến thời tiết cực đoan trong giai đoạn sinh

trưởng của mía nguyên liệu trong năm 2020, sản

xuất mía đường tại Việt Nam sẽ tiếp tục găp khó

khăn trong niên vụ 2020/21. Dự kiến, sản xuất mía

nguyên liệu tại Việt Nam sẽ phục hồi trong niên vụ

2021/22 nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi trong 2021.

Theo dự báo của USDA, sản lượng đường được

sản xuất tại Việt Nam (bao gồm đường sản xuất từ

mía và đường thô) trong năm 2021F ước đạt ~850

nghìn tấn, giảm hơn 11,8% yoy. Trong khi đo, sản

lượng tiêu thụ ổn định ở mức ~1 triệu tấn.

Theo đánh giá của chúng tôi, ngành đường trong nước không có hiện tượng thiếu hụt đường trong năm

2021 do tồn kho đường vẫn ở mức cao và đường nhập khẩu tiếp tục thâm nhập thị trường.

2. Diễn biến giá đường trong nươc phụ thuộc vào chính sách phòng vệ thương mại

Để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất đường và nông dân trồng mía tại Việt Nam trong bối cảnh kho khăn

sau khi hội nhập, Bộ Công Thương đã ra quyết định điều tra áp thuế CBPG, chống trợ cấp (CTC) măt hàng

đường mía có xuất xứ từ Thái Lan với mức thuế đề xuất 37,9% (ngày 21/09/2020). Thời gian điều tra CBPG

là 12 tháng, trong trường hợp gia hạn không được quá 18 tháng. Như vậy, cuộc điều tra dự kiến sẽ có kết

quả chính thức trong năm 2021.

Trong T10/2020, giá đường trắng trong nước đã đạt mức trung bình 13.050 đồng/kg (+6,7% yoy và +12,3%

so với mức thấp nhất năm 2020). Những biện pháp phòng vệ thương mại này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá

đường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam.

Tuy nhiên, sản lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia khác trong khu vực ASEAN (Malaysia, Campuchia,

Indonesia…) vào Việt Nam trong T10-11/2020 vẫn ở mức cao. Đáng lưu ý, các quốc gia này đều ở trong

tình trạng thâm hụt đường và phải nhập khẩu đường để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, hoăc chỉ luyện

đường thô (nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan) do không phát triển vùng nguyên liệu.

Theo ước tính của chúng tôi, sản lượng đường nhập khẩu sẽ ở mức thấp trong giai đoạn T12/2020 –

T04/2021; giá đường trắng nội địa trong năm 2021F dao động trong khoảng 10.500 – 13.000 đồng/kg do:

(i) Các NMĐ tại Việt Nam đang vào vụ ép mía cho niên vụ 2020/21 (T12/2020 – T05/2021), cung đường

mía nội địa tăng trở lại; (ii) Sản xuất đường tại Thái Lan trong niên vụ 2020/21 được dự báo giảm 5,4% yoy

(đạt 7,8 triệu tấn - mức thấp nhất 10 năm) do tác động của thời tiết; (iii) Kỳ vọng mức thuế CBPG, CTC đề

xuất ở mức 37,9% được áp dụng trong năm 2021, giá đường trắng Thái Lan tại Việt Nam đạt khoảng 13.000

– 14.000 đồng/kg.

Dự phóng giá đường trắng Thái Lan nhập chính ngạch vào Việt Nam

đồng/kg

Giá thành sản xuất đường Thái Lan 8.400

Chi phí vận chuyển 1.500 – 2.000

Lợi thế địa phương và phân phối 400 – 1.000

Thuế nhập khẩu (5%) 400

Giá bán đường Thái chính ngạch

(không bao gồm thuế CBPG, CTC) 10.500

Thuế CBPG, CTC đề xuất (37,9%) 3.000

Giá bán đường Thái chính ngạch

(bao gồm thuế CBPG, CTC đề xuất) 13.000 – 14.000

13.000

10.500

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

Jan

-10

Jan

-11

Jan

-12

Jan

-13

Jan

-14

Jan

-15

Jan

-16

Jan

-17

Jan

-18

Jan

-19

Jan

-20

Jan

-21

(đồ

ng

/kg

)

Kỳ vọng giá đường trắng nội địadao động trong khoảng 10.500 - 13.000

đồng/kg

Giá đường trắng trong nướcDự phong giá đường Thái Lan tại Việt Nam

Nguồn: FPTS Tổng hợp va Ước tinh

Nguồn: FPTS Tổng hợp va Ước tính

-50%

-30%

-10%

10%

30%

-2.000

-1.000

0

1.000

2.000

(ng

hìn

tấ

n)

Sản lượng đường Việt Nam ươc giảm 11,8% yoy trong năm 2021F

Sản xuất % tăng trưởng

Nguồn: USDA Ước tinh va Dư phóng

Page 19: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 19

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành được kỳ vọng tiếp tục ở mức cao

Trong năm 2021, chúng tôi cho rằng tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp đường trong nước tiếp tục ở

mức cao, ngành mía đường Việt Nam sẽ KHẢ QUAN với các yếu tố:

• Giá đường được kỳ vọng cải thiện nhờ chính sách hỗ trợ ngành của Chính phủ với mức thuế chống

bán phá giá, chống trợ cấp đối với các sản phẩm đường nhập khẩu;

• Thời tiết thuận lợi trong năm 2021 giúp cải thiện hoạt động sản xuất mía cho niên vụ 2021/22.

Một số rủi ro đầu tư vào ngành mía đường bao gồm (1) Rủi ro đường giá rẻ nhập lậu; (2) Rủi ro biến động

giá đường; (3) Rủi ro thời tiết tác động đến vùng nguyên liệu mía.

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

CK

Vốn hóa tại

ngày 18/01/2021

DTT

09T2020

LNST

9T2020

Tăng trưởng

LNST

Tỷ suất

LNST

ROE 4 quý

gân nhất P/E

SBT 14.688 tỷ 10.426,2 tỷ 405,2 tỷ +34,2% 3,9% 5,5% 34,6x

CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (HSX: SBT) là doanh nghiệp đầu ngành đường Việt Nam.

Với lợi thế về quy mô, khả năng luyện đường thô, thương hiệu và hệ thống phân phối, SBT tiếp tục giữ

vững vị thế đầu ngành đường Việt Nam trong năm 2020 với gần 50% thị phần đường nội địa. Trong bối

cảnh cạnh tranh gay gắt sau ATIGA, SBT ít găp phải cạnh tranh tại phân khúc kênh công nghiệp với các

khách hàng lớn nhờ các sản phẩm đường đạt chất lượng cao.

Triển vọng: SBT định hướng phát triển các sản phẩm cao cấp, đăc biệt là các sản phẩm organic đem lại

giá trị gia tăng cao xuất khẩu sang EU (sau khi hiệp định EVFTA co hiệu lực).

(Xem thêm báo cáo về SBT tại đây)

QNS 14.294 tỷ 5.115,7 tỷ 670,4 tỷ -16,9% 13,1% 18,2% 12,5x

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp co quy mô sản xuất đường lớn thứ 2 Việt

Nam với lợi thế cạnh tranh đến từ đa dạng hoa các sản phẩm kinh doanh.

Mảng kinh doanh sữa đậu nành (đong gop ~55% vào cơ cấu doanh thu và ~77% vào cơ cấu lợi nhuận

gộp của doanh nghiệp trong 09T2020) găp kho khăn trong tiêu thụ do tác động của đại dịch COVID-19.

Trong khi đo, vùng nguyên liệu mía chịu tác động tiêu cực của thời tiết khiến sản lượng đường – điện

sinh khối của doanh nghiệp sụt giảm.

Triển vọng: Mảng sữa đậu nành được kỳ vọng phục hồi trong năm 2021 với dư địa tăng trưởng được

dự báo ở mức khả quan (+9%/năm giai đoạn 2021 – 2024F). Trong năm 2020, giá đậu nành nguyên liệu

tăng mạnh và được dự báo tiếp tục ở mức cao, tác động tiêu cực tới tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Dây chuyền đường tinh luyện RE đã hoàn thiện, nhưng chưa đem lại hiệu quả.

(Xem thêm báo cáo về QNS tại đây)

LSS 700 tỷ 1.096,5 tỷ 13,4 tỷ -26,5% 1,2% 1,5% 29,9x

CTCP Mía đường Lam Sơn (HSX: LSS) là doanh nghiệp co quy mô sản xuất đường tinh luyện RE lớn

nhất tại miền Bắc.

Hơn 80% sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ bởi các khách hàng công nghiệp, ít găp phải cạnh

tranh với các doanh nghiệp khác và đường nhập khẩu giá rẻ. Tại phân khúc đường tiêu dùng, LSS chưa

co lợi thế về thương hiệu và kênh phân phối nên kho giữ được thị phần. Trong năm 2020, LSS thực hiện

đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm (sản xuất nước tế bào mía, sữa gạo…).

Triển vọng: Vùng nguyên liệu mía của LSS tương đối ổn định và không bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu

tố thời tiết trong năm 2020 giúp duy trì năng lực sản xuất đường của doanh nghiệp.

Page 20: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 20

SLS 841 tỷ 678,9 tỷ 98,5 tỷ +143,3% 14,5% 22,4% 7,0x

CTCP Mía đường Sơn La (HNX: SLS) co quy mô sản xuất nhỏ với lợi thế cạnh tranh đến từ khả năng

kiểm soát giá thành.

Giá thành sản xuất đường của SLS ở mức thấp hơn trung bình ngành khoảng 26% nhờ (i) hưởng lợi từ

giá mua mía nguyên liệu rẻ, (ii) điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho mía co chữ đường cao, (iii) hiệu quả

sản xuất được đẩy mạnh sau khi nâng cấp dây chuyền sản xuất.

Triển vọng: SLS co khả năng cạnh tranh với đường nhập khẩu và tận dụng cơ hội xuất khẩu sang thị

trường Trung Quốc do đường thành phẩm co chất lượng tốt, giá thành sản xuất thấp, vị trí nhà máy thuận

lợi cho xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

KTS 67 tỷ 138,7 tỷ 4,2 tỷ +264% 3,0% 3,0% 14,3x

CTCP Mía đường Kon Tum (HNX: KTS) là doanh nghiệp co quy mô sản xuất nhỏ, kho đạt lợi thế về quy

mô, vùng nguyên liệu mía nhỏ và chưa ổn định.

Trong giai đoạn 2016 – 2019, KTS tập trung vào các hoạt động thương mại đường với nhà cung cấp và

khách hàng đa phần là các công ty sản xuất và doanh nghiệp thương mại co liên quan tới cổ đông lớn.

Tỷ trọng phải thu/doanh thu ở mức cao trong nhiều năm khiến KTS chịu rủi ro bị chiếm dụng vốn, tác

động tiêu cực tới dòng tiền của doanh nghiệp.

Triển vọng: Vùng nguyên liệu mía của KTS thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên chịu tác động bởi

yếu tố thời tiết, sản lượng mía và đường của doanh nghiệp ước giảm trong năm 2021.

Tham khảo Báo cáo cập nhật ngành đường Tháng 09/2020

Nguồn: EzSearch

Page 21: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 21

D. NGÀNH CAO SU – Mảng kinh doanh mủ cao su kém khả quan

ĐỖ QUỐC VIỆT

Email: [email protected]

Tel: (+84) 28 6290 8686

Ext: 7582

Nhìn lại năm 2020

• Năng suất khai thác mủ cao su tự nhiên tại Việt Nam trong

năm 2020 đạt khoảng 1,5 tấn/ha (-3% yoy) do tác động

tiêu cực của thời tiết.

• Sản lượng cao su Việt Nam năm 2020 ước đạt 1,17 triệu

tấn, tương đương với cùng kỳ nhờ vào diện tích mới

được đưa vào khai thác.

• Giá cao su duy trì ở mức thấp, đạt trung bình 30 triệu

đồng/tấn (-10%yoy)

Triển vọng năm 2021

Ngành cao su tự nhiên Việt Nam trong năm 2021 được kỳ vọng

kém khả quan với các yếu tố sau:

• Năng suất mủ cao su tự nhiên năm 2021 dự kiến đạt 1,55

tấn/ha (+3% yoy).

• Sản lượng tăng lên 1,22 triệu tấn (+4% yoy) nhờ năng

suất cải thiện, đạt 1,55 tấn/ha (+3% yoy) và khoảng 10

nghìn ha diện tích mới đưa vào khai thác nâng tổng diện

tích khai thác lên 700 ngàn ha (+1% yoy).

• Giá cao su tiếp tục duy trì ở mức thấp trước tình trạng dư

cung tiếp diễn, đạt ~32,5 triệu đồng/tấn (+0,03% yoy).

Page 22: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 22

I. NGÀNH CAO SU NĂM 2020 – Thị trường cao su tự nhiên ảm đạm

1. Năng suất cao su tự nhiên giảm, sản lượng sản xuất được duy trì, xuất khẩu duy trì tích cực

1.1 Diễn biến thời tiết tác động tiêu cực tơi năng suất cao su tự nhiên

Hiện tượng thời tiết nắng nóng khô hạn trong 6 tháng đầu năm đầu năm 2020 đã tác động tiêu cực tới năng

suất cho mủ của cây cao su. Tại Việt Nam, đăc biệt khu vực Tây Nguyên bị ảnh hưởng năng nề bởi thời

tiết khô hạn. Trong nửa cuối năm 2020, lượng mưa tăng mạnh khiến đất co đủ độ ẩm cho cây cao su phát

triển, giúp năng suất cho mủ phục hồi trở lại. Năng suất khai thác mủ cao su tự nhiên tại Việt Nam trong

năm 2020 đạt khoảng 1,5 tấn/ha, tương ứng với mức giảm 3% so với năm 2019.

• Diện tích mơi đưa vào khai thác giúp duy tri sản lượng sản xuất

Tuy co năng suất thấp do ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, sản lượng cao su Việt Nam năm 2020 ước đạt

1,17 triệu tấn, tương đương với sản lượng cùng kỳ nhờ vào diện tích mới được đưa vào khai thác. Phần

diện tích được trồng trong giai đoạn 2013 – 2014 được đưa vào khai thác giúp cao su tự nhiên Việt Nam

vẫn duy trì được sản lượng.

1.2. Sản lượng xuất khẩu duy trì tích cực, tiêu thụ nội địa tăng trưởng tích cực

Khoảng 80% sản lượng cao su tự nhiên Việt Nam

được xuất khẩu, chủ yếu đến các thị trường Trung

Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Lũy kế 11T2020, sản

lượng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam đạt 1,52

triệu tấn (+1,4% yoy) (bao gồm cao su từ các vùng

nguyên liệu thuộc Lào và Campuchia). Sản lượng

xuất khẩu cao su tự nhiên vẫn duy trì tích cực nhờ

vào việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu cao su

tự nhiên để đưa vào sản xuất trong nửa cuối năm

2020 khi nước này đã phần nào kiểm soát được dịch

bệnh COVID-19.

Xuất khẩu cao su tự nhiên sang Trung Quốc tăng trưởng tốt nửa cuối năm 2020

Trong 6 tháng đầu năm 2020, đại COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, sản lượng cao su tự nhiên

Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt 856 ngàn tấn, giảm 20% so với cùng kỳ. Trong đo, xuất khẩu tới các thị trường

quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc lần lượt giảm 12%, 59% và 33% yoy. Nguyên nhân đến

từ việc Chính phủ các nước này áp dụng lệnh giãn cách xã hội, khiến các nhà máy lốp xe dừng hoạt động,

nhu cầu tiêu thụ cao su sụt giảm.

0,0

0,2

0,4

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

0

200

400

600

800

1000

1200

199

0

199

1

199

2

199

3

199

4

199

5

199

6

199

7

199

8

199

9

200

0

200

1

200

2

200

3

200

4

200

5

200

6

200

7

200

8

200

9

201

0

201

1

201

2

201

3

201

4

201

5

201

6

201

7

201

8

201

9

202

0

triệ

u t

ấn

ngàn h

a

Diện tích và sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam được duy tri nhờ diện tích mơi đưa vào khai thác

Nguồn: TCKT, GVR, FPTS Tổng hợp

Diện tích khai thác (trái) Diện tích KTCB (trái) Sản lượng (phải)

Trung Quốc68%

Ấn Độ7%

Hàn Quốc3%

Khác22%

Trung Quốc chiếm 68% thị phân xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam

Nguồn: TCKT, FPTS Tổng hợp

Diện tích kiên thiêt cơ bản (Diện tích KTCB) là diện tích cao su đang trong giai đoạn phát triển, chưa đưa vao thu hoạch mủ

Page 23: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 23

Tuy nhiên, bước sang thời điểm đầu Q3/2020, dịch bệnh tại Trung Quốc cơ bản đã được kiểm soát và các

nhà máy đã đi vào sản xuất trở lại với công suất tương tự trước dịch, sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên

của Việt Nam có dấu hiệu phục hồi. Cụ thể, tính riêng Q3/2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 520 ngàn tấn

cao su tự nhiên Việt Nam, tăng 53% so với cùng kỳ.

Tiêu thụ trong nươc tăng trưởng tích cực

Trong năm 2020, sản lượng cao su tự nhiên được đưa vào sản xuất công nghiệp tại Việt Nam ước tính đạt

272 ngàn tấn (+10% yoy). Điều này giúp các công ty cao su tự nhiên tăng sản lượng tiêu thụ nội địa, chủ

động hơn về giá bán và giảm sự phụ thuộc vào giá cao su thế giới.

2. Giá cao su duy trì ở mức thấp

Năm 2020, giá cao su tiếp tục duy trì ở mức thấp do (1) tình hình dư cung tiếp tục tiếp diễn, sản lượng tồn

kho đạt 226 ngàn tấn, tương ứng ~2% nhu cầu tiêu thụ, (2) nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới sụt

giảm trước diễn biến của dịch COVID-19 đạt 11.660 triệu tấn, tương ứng với mức giảm 7.9% yoy và (3) giá

sản phẩm thay thế là cao su nhân tạo giảm mạnh do nguyên liệu đầu vào chính của cao su nhân tạo là dầu

thô giảm mạnh trong năm 2020.

0

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

tấn

Sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên tại các thị trường trong giai đoạn từ T1/2019 - T9/2020

Nguồn: TCKT, FPTS Tổng hợp

Trung Quốc Ấn Độ Hàn Quốc Khác

0

1

2

3

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

US

D/k

g

Giá cao su tự nhiên giảm 10% yoy trong 9T2020

Nguồn: ANRPC, FPTS Tổng hợp

0

1

2

3

0

100

200

300

400

200

12

00

22

00

32

00

42

00

52

00

62

00

72

00

82

00

92

01

02

01

12

01

22

01

32

01

42

01

52

01

62

01

72

01

82

01

92

02

0

US

D/k

g

US

D/t

ng

Biến động giá cao su tự nhiên, cao su thiên nhiên và dâu thô

Nguồn: IMF, FRED, FPTS tổng hợp

Giá dầu WTI (trái)

Giá cao su nhân tạo (trái)

Giá cao su thiên nhiên (phải)

Page 24: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 24

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành sụt giảm

Trong 09T2020, giá cao su xuất khẩu đạt mức trung bình ~30 triệu đồng/tấn, giảm 10% yoy, kéo theo tỷ

suất lợi nhuận ngành cao su trong 09T2020 kém khả quan so với năm 2019. Cụ thể, tỷ suất LNG và tỷ suất

LNST của toàn ngành đạt lần lượt 15% và 12% trong 09T2020.

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Giá cao su ở mức thấp, mảng cao su tự nhiên kém khả quan

1. Thời tiết thuận lợi đem lại năng suất cao hơn

Với diễn biến thời tiết thuận lợi, cộng với việc các phần diện tích trồng trước đo được đưa vào khai thác,

sản lượng cao su Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2021. Cụ thể, theo dự báo của Tổ chức khí

tượng thế giới, chu kỳ La Nina được tiếp tục kéo dài trong mùa khô năm 2021 gây mưa nhiều hơn, làm

giảm tác động của thời tiết nắng nong, giúp năng suất mủ cao su cao và ổn định hơn. Năng suất khai thác

mủ cao su tự nhiên trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ đạt mức trung bình khoảng 1,55 tấn/ha, tương ứng

với mức tăng 3% so với năm 2020. Thêm vào đo, khoảng 10 ngàn ha diện tích cao su trồng trong giai đoạn

2015 - 2016 sẽ được đưa vào khai thác, nâng tổng diện tích khai thác năm 2021 lên khoảng 700 ngàn ha

(+1% yoy). Sản lượng khai thác năm 2021F kỳ vọng đạt khoảng 1,22 triệu tấn (+4% yoy).

• Tiêu thụ nội địa tăng trưởng tích cực

Giai đoạn 2015 – 2019, nhu cầu tiêu thụ cao su nội địa co mức tăng tưởng cao, đạt CAGR = +10%/năm.

Trong năm 2021, nhu cầu tiêu thụ cao su nội địa được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức CAGR = +15%/năm

do (1) ưu tiên phát triển chuỗi giá trị sản xuất thành phẩm cao su, (2) các công ty săm lốp đẩy mạnh sản

lượng sản xuất tại Việt Nam.

Về thị trường xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tại Trung Quốc đã phần nào hồi phục, các thị

trường khác của Việt Nam như Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ phục hồi dần khi tình hình dịch bệnh được cải thiện.

0%

10%

20%

30%

2015 2016 2017 2018 2019 9T/2020

Tỷ suất lợi nhuận ngành cao su sụt giảm do diễn biến tiêu cực của giá cao su tự nhiênNguồn: BTTC các công ty cao su, FPTS Tổng hợp

Tỷ suất LNG Tỷ suất LNST

Trung bình 5 năm Trung bình 5 năm

0%

10%

20%

30%

0

100

200

300

400

ng

àn

tấ

n

Nhu câu tiêu thụ cao su thiên nhiên nội địa kỳ vọng tăng trưởng 15%/nămNguồn: Forrest Trend, GVR, FPTS Tổng hợp

Tiêu thụ trong nước % tiêu thụ nội địa/sản xuất

Page 25: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 25

2. Mảng kinh doanh mủ cao su tự nhiên kém khả quan do giá cao su duy trì ở mức thấp

Trước tình hình dư cung tiếp diễn, giá cao su trong năm 2021 sẽ không kỳ vọng phục hồi mạnh. Trong 03

năm tới, sản lượng cao su toàn cầu được dự báo sẽ tăng trung bình hàng năm từ 3-6%, tăng trưởng theo

tổng diện tích cao su được trồng. Diện tích các cây cao su tự nhiên được trồng vào năm 2014 sẽ được đưa

vào khai thác trong năm 2021.

Măc dù giá cao su nhân tạo đã tăng mạnh trở lại do giá dầu thô đã phần nào hồi phục về mốc trước dịch

khoảng 50 USD/thùng, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên năm 2021 được dự báo sẽ chỉ đạt khoảng 11.077

triệu tấn, tương ứng giảm 5% yoy. Nguyên nhân do nền kinh tế thế giới chưa thực sự hồi phục sau dịch.

Theo ANRPC (Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su), sản lượng cao su tự nhiên thế giới được dự báo sẽ

tiếp tục dư cung khoảng 250 ngàn tấn, tương ứng ~2.5% nhu cầu tiêu thụ.

Vì vậy, giá cao su được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2021, khoảng 32 - 33 triệu đồng/tấn, không

thay đổi đáng kể so với mức giá năm 2020. Điều này tiếp tục sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh

mủ của các công ty cao su tự nhiên.

3. Các doanh nghiệp trong ngành phân hóa, chủ động thanh lý gỗ giá cao và chuyển đôi mục đích

sử dụng đất

Trong bối cảnh mảng kinh doanh chính là mủ cao su kém khả quan với giá cao su duy trì ở mức thấp, các

doanh nghiệp cao su chủ động thanh lý gỗ cao su và chuyển đổi mục đích sử dụng đất có giá trị kinh tế cao.

• Giá gỗ thanh lý ở mức cao

Giá trị gỗ trong những năm gần đây đạt giá trị cao,

đem lại nguồn lợi nhuận bù đắp cho các công ty cao

su tự nhiên trong giai đoạn giá cao su giảm sâu.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung được kỳ vọng

tiếp diễn trong thời gian tới là một lợi thế cho ngành

gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Năm 2018, Việt

Nam kí Hiệp định đối tác tự nguyện với EU (VPA-

FLEGT) nhằm đảm bảo tính hợp pháp của gỗ xuất

khẩu sang EU. Theo đo, EU chỉ chấp nhận nhập

khẩu gỗ đã được cấp phép FLEGT, có nguồn gốc rõ

ràng, đến từ vườn cây cao su của các công ty khai

thác mủ. Điều này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và

sản phẩm gỗ từ Việt Nam vào EU. Qua đo, nhu cầu

xuất khẩu gỗ sẽ co tác động tích cực lên giá gỗ cao

su, khiến giá gỗ cao su thanh lý duy trì ở mức cao

trong năm 2021, với mức giá đạt khoảng 250 triệu

đồng/ha (+4% yoy).

250

-600

-400

-200

0

200

400

600

800

1.000

-12.000

-7.000

-2.000

3.000

8.000

13.000

18.000

(ng

àn

tấ

n)

ng

àn

tấ

n

Cung - câu cao su tự nhiên thế giơiNguồn: ANRPC, FPTS tổng hợp

Tiêu thụ Sản xuất Thăng dư

0

100

200

300

400

500

triệ

u đ

ồng/h

a

Giá gỗ cao su thanh lý qua các nămNguồn: GVR, FPTS Tổng hợp

/Thâm hụt

Page 26: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 26

• Quy hoạch đất làm khu công nghiệp

Chuyển đổi đất cao su sang kinh doanh khu công nghiệp là một trong những mảng hấp dẫn của các doanh

nghiệp cao su. Năm 2019, căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến các doanh nghiệp có xu

hướng dịch chuyển sản xuất ra các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Dịch bệnh Covid bùng phát 2020 đã

đẩy nhanh tiến độ này. Việt Nam trở thành điểm sáng và thu hút đầu tư, kéo theo nhu cầu thuê đất khu công

nghiệp.

Các doanh nghiệp cao su với lợi thế có quỹ đất lớn, trải dài và vị trí thuận lợi. Vì vậy, các công ty cao su có

chủ trương ưu tiên chuyển đổi diện tích cao su làm khu công nghiệp, vốn có hiệu quả sử dụng đất cao hơn.

Thực tế, một số công ty đã cắt một phần diện tích sang làm khu công nghiệp như DPR, PHR,… và co tỷ lệ

lấp đầy cao.

Trong năm 2021, ngành cao su tự nhiên Việt Nam sẽ tiếp tục găp nhiều kho khăn trong mảng kinh doanh

chính là kinh doanh mủ cao su. Các doanh nghiệp trong ngành sẽ có sự phân hóa, hồi phục theo mô hình

chữ K. Theo đo, các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ hưởng lợi từ xu hướng

dịch chuyển sản xuất.

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH CAO SU

CK

Vốn hóa tại

ngày 22/01/2020

DTT

9T2020

LNST

9T2020

Tăng trưởng

LNST

Tỷ suất

LNST

ROE 4 quý

gân nhất P/E

DPR 2.078 tỷ 632 tỷ 117 tỷ +8% 19% 4,9% 10,8x

CTCP Cao su Đồng Phú (HSX: DPR) là doanh nghiệp cao su niêm yết lớn thứ 2 về quy mô, sở hữu hơn

8,000 ha tại Bình Phước. Mảng mủ cao su chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của DPR, chiếm

khoảng 80%, vì vậy DPR phụ thuộc vào biến động giá cao su thế giới. Trong giai đoạn giá mủ giảm sâu,

nguồn thu từ gỗ cao su kỳ vọng duy trì cao sẽ đem lại nguồn thu bù đắp cho mảng mủ.

Triển vọng: DPR sẽ co khoảng 500 ha cao su thanh lý trong năm 2021, được kỳ vọng sẽ đem lại doanh

thu cao trong bối cảnh giá gỗ cao su thanh lý được duy trì ở mức cao.

PHR 9.526 tỷ 886 tỷ 701 tỷ +15% 79% 17,3% 16,8x

CTCP Cao su Phước Hòa (HSX: PHR) do co vị trí địa lý thuận lơi với nông trường cao su nằm ở tỉnh

Bình Dương, PHR là doanh nghiệp cao su hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng chuyển dịch nhà máy về

Việt Nam. PHR hiện đang trình tỉnh Bình Dương bổ sung quy hoạch các KCN Hội Nghĩa (1.000 ha), Bình

Mỹ (745 ha) và Tân Bình GĐ2 (1.055 ha) và chờ quyết định phê duyệt dự án từ Thủ Tướng. Các dự án

này sẽ là động lực tăng trưởng chính cho mảng KCN của PHR trong giai đoạn 2021 - 2025.

Triển vọng: PHR sẽ nhận được tiền đền bù từ các chủ đầu tư KCN như VSIP, NTC. Giá trị quỹ đất của

PHR được kỳ vọng tăng khi làn song dịch chuyển nhà máy về Việt Nam vẫn tiếp tục được đẩy mạnh.

Nguồn: EzSearch

Page 27: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 27

E. NGÀNH PHÂN BÓN – Triển vọng tích cực từ phục hồi sản xuất nông nghiệp

BÙI THỊ PHƯƠNG

Email: [email protected]

Tel: (+84) 24 3773 7070

Ext: 4312

Nhìn lại năm 2020

• Tiêu thụ phân bon cả nước năm 2020 ước đạt ~9,73 triệu

tấn, giảm 5,9% yoy do tác động tiêu cực của thời tiết. Tổng

nguồn cung phân bon cả nước tăng đáng kể: sản xuất nội

địa 11T2020 tăng 5,1% yoy, nhập khẩu tăng 7,2% yoy gây

tình trạng dư cung.

• Giá phân bon năm 2020 giảm mạnh do áp lực dư cung tại

thị trường nội địa: phân Urê (-12,8% yoy), phân DAP (-8%

yoy) và phân Kali (-8,3% yoy).

• Tỷ suất lợi nhuận ngành cải thiện ro rệt, đăc biệt là mảng

phân Urê và NPK nhờ giá nguyên liệu giảm mạnh do ảnh

hưởng từ giá năng lượng thế giới.

Triển vọng năm 2021

• Các yếu tố tích cực ngành nông nghiệp kỳ vọng thúc đẩy

tăng trưởng tiêu thụ phân bon Việt Nam năm 2021. Tổng nhu

cầu tiêu thụ phân bon năm 2021 dự kiến đạt ~10,3 triệu tấn,

+5,5% yoy.

• Giá phân bon năm 2021 kỳ vọng tăng nhẹ, tỷ suất lợi nhuận

ngành dự kiến giảm do ảnh hưởng từ mảng phân Urê, mảng

NPK và DAP kỳ vọng ổn định hơn.

• Chính sách thuế GTGT đối với măt hàng phân bon nhiều khả

năng tiếp tục được trình Quốc hội vào các kỳ họp tới trong

năm 2021.

Page 28: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 28

I. NGÀNH PHÂN BON NĂM 2020 – Nhu câu giảm, dư cung tạo áp lực lên giá bán

1. Sản lượng tiêu thụ giảm, tình trạng dư cung tiếp tục gia tăng trong năm 2020

1.1. Diễn biến thời tiết năm 2020 tác động tiêu cực đến nhu câu tiêu thụ phân bón

Diễn biến thời tiết cực đoan năm 2020 ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình canh tác nông nghiệp trên cả

nước. Hiện tượng El Nino trong nửa đầu năm khiến thời tiết khô hạn ở hầu hết các khu vực canh tác chính,

đăc biệt là hạn hán ở Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập măn nghiêm trọng ở ĐBSCL. Cùng

với đo, để đối pho với tình hình hạn măn năm 2020, các tỉnh ĐBSCL đã đẩy lịch canh tác vụ Đông - Xuân

lên sớm hơn 01 tháng, tiêu thụ phân bon cho vụ này chủ yếu rơi vào cuối năm 2019, khiến nhu cầu phân

bon nửa đầu 2020 sụt giảm mạnh.

Trong nửa cuối năm 2020, trạng thái La Nina mạnh dần lên vào cuối năm khiến lũ lụt kéo dài ở khu vực

miền Trung và Đông Nam Bộ gây thiệt hại cho canh tác nông nghiệp. Trong khi đo, khu vực ĐBSCL ít bị

ảnh hưởng bởi lũ lụt, cùng với sự tăng giá các loại nông sản giúp người nông dân co điều kiện để đầu tư

cho phân bon, tiêu thụ phân bon phục hồi trong vụ Đông - Xuân 2020/21.

Trước tác động tiêu cực của thời tiết đến nông nghiệp Việt Nam, tiêu thụ phân bon cả nước năm 2020 ước

đạt 9,73 triệu tấn, giảm ~5,9% so với năm 2019. Trong đo, tiêu thụ phân NPK, Urê và DAP đều giảm mạnh,

lần lượt giảm 200 nghìn tấn (-6% yoy), 180 nghìn tấn (-8% yoy) và 100 nghìn tấn (-10% yoy) và nhu cầu

giảm chủ yếu tại khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ.

1.2. Sản xuất phân bón nội địa tăng đáng kể, nguồn cung trong nươc dồi dào

-2

-1

0

1

2

3

(Th

ay đ

ổi nhiệ

t độ n

ướ

c b

iển -

oC

)

Tiêu thụ phân bón giảm 5,9% yoy do chịu ảnh hưởng tiêu cựccủa thời tiết cực đoan năm 2020

El Nino La Nina

4,3%

2,2%

-2,9%

7,9%

-3,1%

4,8%

1,4% 1,9%

4,8%6,2%

-4,2%

2,8%

1,0%

-5,4%-5,9% -8%

-4%

0%

4%

8%

12%Nguồn: Trung tâm dư báo thời tiêt Mỹ (CPC), FPTS ước tinh 2020E

-80%

-60%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

-320

-240

-160

-80

0

80

160

240

320

400

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T1

0

T1

1

T1

2

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T1

0

T1

1

T1

2

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T1

0

T1

1

T1

2

Phân Urê Phân NPK Phân DAP

(Nghìn

tấn)

Sản xuất phân bón nội địa 11T2020 tăng trưởng khá so vơi cùng kỳ 2019

Năm 2019 Năm 2020 Tăng trưởng %yoy

Nguồn: Bô Công Thương, FPTS Tổng hợp

Page 29: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 29

Năm 2020, Việt Nam phải đối măt với hai làn song dịch COVID-19 trên diện rộng. Với các biện pháp phòng

chống dịch hiệu quả từ Chính phủ, không co nhà máy sản xuất phân bon nội địa nào phải dừng hoạt động.

Tính đến tháng 11/2020, sản xuất các loại phân bón trong nươc đều tăng so vơi cùng kỳ năm 2019:

(i) Sản lượng phân Urê nội địa 11T2020 ước đạt ~2,19 triệu tấn (+7,3% yoy). Năm nay các nhà máy Urê

trong nước đều không thực hiện bảo dưỡng dài ngày. Hoạt động bảo dưỡng ngắn ngày tại các nhà máy

Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, Đạm Cà Mau diễn ra nhanh chong trong tháng 7 và tháng 8 khiến sản lượng

chỉ giảm nhẹ trong 02 tháng này.

(ii) Sản xuất phân NPK 11T2020 ước đạt ~2,64 triệu tấn (+3,5% yoy). Sản lượng tăng lên chủ yếu đến từ

khối doanh nghiệp NPK vừa và nhỏ, trong khi sản xuất NPK của Tập đoàn Hoa chất Việt Nam (Vinachem)

giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (-12,2% yoy). Trong tháng 10 và 11/2020 sản lượng NPK tăng mạnh

do các nhà máy đẩy mạnh sản xuất hàng chuẩn bị cho vụ Đông - Xuân 2020/21.

(iii) Sản xuất phân DAP 11T2020 ước đạt 339,4 nghìn tấn (+3,3% yoy). Nửa đầu năm 2020, nguồn cung từ

nhập khẩu dồi dào cùng với tình hình nhu cầu thấp, các nhà máy DAP trong nước đã giảm sản xuất và bảo

trì trong tháng 6 – 7, giảm áp lực lên nguồn cung toàn thị trường. Các tháng tiếp theo, nhu cầu phân DAP

cho vụ Hè - Thu (vụ mùa) và vụ Đông - Xuân tăng trở lại, sản xuất phân DAP nội địa tăng mạnh trở lại.

1.3. Xuất nhập khẩu phân bón tăng bất chấp tinh hinh gián đoạn chuỗi cung ứng toàn câu

Nhập khẩu phân bón của Việt Nam 11T2020 đạt 3,64 triệu tấn, +7,2% yoy, gây tinh trạng dư cung tại

thị trường nội địa. Lượng nhập khẩu hầu hết các loại phân bon trong nước chưa sản xuất được đều tăng

mạnh: phân Kali (+21,5% yoy), phân SA (+1,7% yoy), phân DAP (+19,2% yoy) và phân NPK (+22,4% yoy).

Chỉ riêng nhập khẩu phân Urê sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2019 (-79,9% yoy) do nguồn cung Urê trong

nước dồi dào và giá phân Urê sản xuất nội địa giảm mạnh theo giá dầu FO, giúp tăng sức cạnh tranh so

với sản phẩm phân Urê nhập khẩu.

22%

25%

13%

9%

10%

21%

Kali26%

SA25%

DAP15%

NPK11%

Urê2%

Khác21%

Kali và SA chiếm tỷ trọng lơn nhất trong cơ cấu sản phẩm nhập khẩu

11T2019

11T2020

38%

8%

Trung Quốc39,9%

Nga8,6%Nhật Bản

6,9%

Lào5,2%

Israel4,9%

Belarus4,6%

Canada4,4%

Hàn Quốc4,0%

Khác21,5%

Trung Quốc chiếm thị phân lơn nhấttrong cơ cấu thị trường nhập khẩu

11T

2019

11T

2020

22%

2%

19%22%

-80%

-80%

-60%

-40%

-20%

0%

20%

40%

-2.000

-1.500

-1.000

-500

0

500

1.000

3T

6T

9T

11T

3T

6T

9T

11T

3T

6T

9T

11T

3T

6T

9T

11T

3T

6T

9T

11T

Kali SA DAP NPK Urê

(Nghìn

tấn)

Nhập khẩu phân bón tăng mạnh ở hâu hết các mảng sản phẩm, ngoại trừ phân Urê

Lượng NK lũy kế % yoy lũy kế

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS tổng hợp

6,7% 8,3%26,0%

0,4%

47,6%

-22,1%

112,3%

66,4%

-60%

-30%

0%

30%

60%

90%

120%

150%

-600

-300

0

300

600

900

1.200

1.500

Trung Quốc

Nga Nhật Bản

Lào Israel Belarus Canada Hàn Quốc

(Nghìn

tấn)

Lượng nhập khẩu phân bón tăng mạnh từhâu hết các thị trường chính

11T.2019 11T.2020 % yoy

Page 30: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 30

Về thị trường, nhập khẩu phân bon của Việt Nam tăng mạnh ở hầu hết các thị trường chính như Trung

Quốc, Nga, Nhật Bản, Israel, Canada, Hàn Quốc,... Trong đo, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp phân bon

lớn nhất của Việt Nam trong 11T2020. Tổng lượng phân bon nhập khẩu từ Trung Quốc 11T2020 đạt 1,45

triệu tấn, +6,7% yoy, chiếm ~40% thị phần nhập khẩu vào Việt Nam. Các loại phân bon nhập khẩu từ Trung

Quốc đều tăng: phân Kali (+1.043% yoy), phân bon lá (+194,5% yoy) và phân DAP (+23,5% yoy),...

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng mạnh nhờ bất ôn chính trị giữa Trung Quốc – Ấn Độ. Lũy kế

11T2020, Việt Nam xuất khẩu được ~1,07 triệu tấn phân bon các loại, +38% yoy. Các măt hàng phân bon

xuất khẩu chủ yếu như phân NPK, DAP, Urê đều tăng, đăc biệt là phân Urê hạt đục.

Nguồn: Bô Công Thương, OEC.World, FPTS tổng hợp

Năm 2020, một số sự kiện tại thị trường Trung Quốc co ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu phân

bon của Việt Nam: (i) Nửa đầu năm 2020, sản xuất và tiêu thụ phân bon của Trung Quốc bị ảnh hưởng

năng nề bởi dịch COVID-19; (ii) Tác động kép từ tình hình lũ lụt nghiêm trọng trong các tháng 06 - 08/2020

tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc làm sụt giảm sản lượng khai thác than - nguyên liệu chính để sản

xuất phân Urê tại nước này; (iii) Đăc biệt, tình hình xung đột chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang

diễn biến rất phức tạp, khiến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia găp gián đoạn và bị áp các biện

pháp trừng phạt đối với hàng hoa nhập khẩu.

Co thể thấy, xuất khẩu phân bon 09T2020 của Trung Quốc sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (-

24,3% yoy về giá trị), đăc biệt là xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ (-31,9% yoy) và Đông Nam A - khu vực

chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩu phân bon của Việt Nam.

2. Giá phân bón nội địa năm 2020 giảm mạnh do áp lực dư cung

Trong khi tổng nguồn cung phân bon trong nước dồi dào, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực

từ diễn biến thời tiết cực đoan, giá bán các loại phân bon năm 2020 chịu áp lực lớn từ tình trạng dư cung

tại thị trường nội địa.

8.550

6.500

11.050

6.250

-

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

14.000

01/2017 07/2017 01/2018 07/2018 01/2019 07/2019 01/2020 07/2020

(VN

D/k

g)

Biến động giá phân NPK nội địa và các loại phân đơn đâu vào

Phân NPK (16-16-8) Urê Phú Mỹ DAP (64%) Kali

Nguồn: AgroMonitor, Bô NN&PTNT, FPTS tổng hợp

-7,2%

29,6%

-9,4%

-3,0%

38,0%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

-600

-300

0

300

600

900

1.200

2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nghìn

tấn)

Xuất khẩu phân bón 11T2020 tăng 38% yoy

Lượng XK lũy kế 11T % yoy

0

3.500

7.000

2017 2018 2019 9T.2019 9T.2020

(Triệu U

SD

)

Giá trị xuất khẩu phân bón của Trung Quốc 09T2020 giảm mạnh so vơi cùng kỳ

Ấn Độ Việt Nam Brazil

Australia Indonesia Nhật Bản

Thái Lan Hàn Quốc Khác

Page 31: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 31

Năm 2020, thị trường phân bon Việt Nam chứng kiến sự biến động mạnh trong giá các loại phân bon. Giá

phân đơn (phân Urê, DAP) giảm về mức đáy vào giữa năm và tăng trở lại vào những tháng cuối năm khi

nhu cầu tiêu thụ dần hồi phục. Riêng giá phân Kali vẫn giảm mạnh theo giá thế giới do áp lực dư cung và

nhu cầu thấp tại nhiều khu vực. Trung bình năm 2020, giá các loại phân đơn giảm đáng kể so với năm

2019: phân Urê (-12,8% yoy), phân DAP (-8% yoy) và phân Kali (-8,3% yoy).

Trong khi đo, giá phân NPK nội địa khá ổn định trước những biến động của thị trường phân đơn trong nước.

Phân phức hợp NPK 16-16-8 tại thị trường TP. Hồ Chí Minh co giá chỉ dao động trong khoảng từ 8.400 -

8.550 VND/kg trong suốt năm. Trong khi đo, các loại phân đơn đầu vào (phân Urê, DAP, Kali) trải qua sự

giảm giá mạnh trong năm 2020. Trước diễn biến giá như trên, các doanh nghiệp sản xuất phân NPK từ

phân đơn được hưởng lợi lớn từ sự chênh lệch giá này.

3. Tỷ suất lợi nhuận ngành cải thiện nhờ hưởng lợi từ sự sụt giảm giá nguyên liệu đâu vào

Tỷ suất lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết ngành phân bón trong 09T2020 cải thiện ro rệt so với năm

2019 do hưởng lợi từ diễn biến giá nguyên vật liệu đầu vào, cụ thể:

• Nhom doanh nghiệp phân đạm sử dụng khí thiên nhiên đầu vào (DPM, DCM) được hưởng lợi lớn từ sự

sụt giảm giá dầu FO thế giới năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu nhiên liệu thế giới

sụt giảm mạnh, khiến giá dầu thô thế giới lao dốc trong tháng 04 - tháng 06 và hồi phục nhẹ trong nửa

cuối năm. Giá khí nguyên liệu đầu vào của DPM và DCM được neo theo giá dầu FO thế giới (sụt giảm

32,6% yoy) khiến biên lợi nhuận gộp của nhom doanh nghiệp này tăng mạnh trong 09T2020.

• Nhom doanh nghiệp sản xuất NPK từ phân đơn hưởng lợi gián tiếp thông qua sự giảm giá các loại phân

đơn đầu vào năm 2020. Như đã phân tích ở trên, giá các loại phân đơn năm 2020 giảm mạnh do áp lực

dư cung, trong khi giá phân NPK nội địa ổn định trong năm. Biên lợi nhuận gộp của nhom doanh nghiệp

này cũng được cải thiện đáng kể, mang lại lợi nhuận kinh doanh tăng trưởng vượt trội. Tuy nhiên, nhu

cầu sụt giảm và cạnh tranh gay gắt trong mảng NPK do co sự gia nhập của các đối thủ lớn như DPM và

DCM, khiến tình hình kinh doanh của một số DN nhom này kém khả quan, cùng với chi phí cố định không

thể tiết giảm đã ăn mòn hết lợi nhuận trong 09T2020.

Từ năm 2015, việc chuyển phân bón về đối tượng không chịu thuế GTGT đã khiến tỷ suất lợi nhuận ngành

phân bon co xu hướng giảm do thuế GTGT đầu vào bị tính vào giá vốn sản xuất. Chính sách thuế GTGT

đối với măt hàng phân bon chưa được thay đổi trong năm 2020 cũng làm giảm lợi thế cạnh tranh của các

doanh nghiệp nội địa so với sản phẩm nhập khẩu trong vài năm trở lại đây.

21,1%

18,6%

13,9%

17,2%

8,7%

6,2%

3,3%

5,4%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

Tỷ suất lợi nhuận ngành phân bón cải thiện đáng kể trong 09T2020

Tỷ suất LNG Tỷ suất LNST

TB - Biên LNG TB - Biên LNST

362

244244

2,53

1,92

0

1

2

3

4

5

0

100

200

300

400

500

(Khíth

iên n

hiê

n -

US

D/M

MB

TU

)

(HS

FO

-U

SD

/tấn)

Giá năng lượng thế giơi năm 2020giảm mạnh so vơi 2019

Dầu FO TB - Dầu FO

Khí thiên nhiên TB - Khí thiên nhiên

Gồm các DNNY: DPM, DCM, BFC, LAS, SFG, VAF, NFC, DDV, QBS

Nguồn: BCTC các DN, FPTS Tổng hợp

Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp

Page 32: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 32

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Hưởng lợi từ phục hồi sản xuất nông nghiệp

1. Tiêu thụ phân bón kỳ vọng tăng trưởng nhờ triển vọng tích cực từ nông nghiệp

1.1. Tinh hinh thời tiết dự báo thuận lợi hơn cho canh tác nông nghiệp

Theo dự báo, hiện tượng La Nina năm nay co thể kéo dài đến tháng 03/2021. La Nina kéo dài trong mùa

khô, gây mưa nhiều hơn, kỳ vọng làm giảm tác động của hạn hán tại miền Trung, Tây nguyên và xâm nhập

măn tại miền Nam. Từ tháng 4-5/2021, trạng thái trung tính được dự báo duy trì trở lại, kỳ vọng mang lại

thời tiết thuận lợi cho hầu hết các khu vực canh tác nông nghiệp trên cả nước, thúc đẩy nhu cầu chăm bon

cho cây trồng, cải thiện tiêu thụ phân bón niên vụ 2020/21.

1.2. Giá nông sản ở mức cao, tạo điều kiện thúc đẩy canh tác và chăm bón cho cây trồng

Năm 2020, giá các loại nông sản thế giới tăng mạnh, cho thấy nhu cầu tích trữ lương thực trong bối cảnh

dịch COVID-19 trên toàn cầu. Tính đến T11/2020, giá lúa gạo thế giới đã tăng 16% so với cùng kỳ 2019.

Bên cạnh đo, giá ngô và đậu tương cũng tăng mạnh trong năm 2020, lần lượt +14,5% yoy và +33,1% yoy.

Xu hướng tăng cường tích trữ lương thực trong dịch COVID-19 diễn ra ở nhiều quốc gia như Trung Quốc,

Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Morroco,… Trong khi đo, một số quốc gia xuất khẩu lương thực lớn tạm dừng xuất

khẩu một số măt hàng nông sản: Ấn Độ (lúa gạo), Kazakhstan (lúa mì), Campuchia (lúa gạo),... Theo đo,

các măt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng lợi, đăc biệt là lúa gạo.

Cuối tháng 12/2020, giá gạo trắng 5% tấm của Việt

Nam xuất khẩu đã tăng mạnh lên mức 516,25

USD/tấn, +45,4% yoy, và cao hơn 26,2% so với

trung bình 05 năm gần nhất. Theo dự báo của

World Bank, giá gạo thế giới năm 2021 dự kiến

duy trì mức trung bình 498 USD/tấn, cao hơn

21,8% so với trung bình 05 năm từ năm 2016 -

2020. Lúa gạo là loại cây trồng có mức độ ảnh

hưởng lớn nhất đến nhu cầu phân bón Việt Nam.

Giá gạo ở mức cao và tình hình thời tiết năm 2021

dự báo thuận lợi hơn, sẽ tạo điều kiện tốt để người

nông dân gia tăng diện tích canh tác, tăng cường

chăm bon cho cây trồng, từ đo thúc đẩy nhu cầu

sử dụng phân bon.

1.3. Nhu câu tiêu thụ phân bón dự kiến tăng trưởng khả quan trong năm 2021

Với những yếu tố thuận lợi nêu trên, cùng với tác

động của dịch COVID-19 dần giảm bớt, tổng nhu

cầu tiêu thụ phân bon năm 2021 dự báo hồi phục

trở lại. Theo AgroMonitor, tổng nhu cầu tiêu thụ

phân bon năm 2021 dự kiến đạt ~10,3 triệu tấn,

tăng 5,5% so với năm 2020. Tiêu thụ hầu hết các

loại phân bon đều tăng, đăc biệt là phân DAP

(+12% yoy), phân lân (+8,7% yoy) và phân NPK

(+4,6% yoy). Tiêu thụ phân Urê dự báo ổn định

(+0,5% yoy), phân Kali (+2,4% yoy) và phân bon

khác (+10,3% yoy).

Năm 2021, dự kiến tổng nhu cầu phân bón tại

ĐBSCL (khu vực tiêu thụ phân bon lớn nhất cả

nước) sẽ hồi phục ~4 - 6% so với cùng kỳ, trong

đo chủ yếu tăng tiêu thụ phân DAP, NPK và các

chủng loại khác như phân lân, phân hữu cơ….

409

498

0

100

200

300

400

500

600

(US

D/t

ấn)

Giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Namnăm 2021 dự báo vân ở mức cao

Gạo trắng 5% tấm TB 05 năm

Dự báo 2021

Nguồn: Bloomberg, World Bank, FPTS tổng hợp

+4,6%

+0,5%

+8,7%

+12%

+2,4%

+10,3%

+5,5%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

0

2

4

6

8

10

12

NPK Ure Lân DAP Kali Khác Tổng

(Triệu tấn)

Tông nhu câu phân bón 2021 dự báo đạt~10,3 triệu tấn, +5,5% yoy

2020 2021F % Tăng trưởng yoy

Nguồn: AgroMonitor, FPTS tổng hợp

Page 33: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 33

2. Giá phân bón kỳ vọng tăng nhẹ, tỷ suất lợi nhuận ngành dự báo giảm do mảng phân Urê

Nguồn: EIA, World Bank, FPTS tổng hợp

Theo World Bank, giá phân bon thế giới dự báo tăng nhẹ trong năm 2021: phân Urê (+3,0% yoy), phân DAP

(+2,6% yoy) và phân Kali (+3,6% yoy). Theo đo, giá phân bon nội địa kỳ vọng tăng nhẹ theo giá thế giới.

Tỷ suất lợi nhuận ngành năm 2021 dự kiến giảm do ảnh hưởng từ mảng phân Urê. Do giá năng lượng thế

giới kỳ vọng hồi phục nhanh hơn giá Urê đầu ra, khiến tỷ suất lợi nhuận mảng Urê sụt giảm trong năm 2021.

Giá dầu thô brent và dầu FO năm 2021 dự kiến tăng lên mức 52,7 USD/thùng (+24,6% yoy) và 305 USD/tấn

(+22,6% yoy). Giá khí đầu vào mảng Urê dự báo tăng tương ứng do được neo theo giá dầu FO thế giới.

Trong khi đo, giá Urê nội địa hồi phục chậm hơn, tỷ suất lợi nhuận mảng phân Urê năm 2021 dự kiến giảm.

Tỷ suất lợi nhuận mảng NPK kỳ vọng giảm nhẹ hơn do chịu tác động gián tiếp từ giá phân đơn nguyên liệu.

Giá các loại phân đơn đầu vào dự báo tăng nhẹ trong năm 2021, trong khi giá phân NPK nội địa khá ổn

định. Mảng DAP kỳ vọng co tỷ suất lợi nhuận tăng nhẹ do giá phân DAP năm 2021 dự báo tăng 2,6% yoy

và nguyên liệu Apatit trong nước tự chủ được, co giá khá ổn định trong nhiều năm gần đây.

3. Chính sách thuế GTGT đối vơi mặt hàng phân bón – Yếu tố cân theo doi năm 2021

Từ năm 2015 đến nay, phân bon được chuyển từ diện chịu thuế GTGT 5% sang không chịu thuế GTGT

theo Luật 71/2014/QH13 đã tạo ra những kho khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bon trong nước.

Ngày 28/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 159/NQ-CP thông qua hồ sơ trình Quốc

hội về Dự án thuế GTGT đối với măt hàng phân bon. Theo đo, măt hàng phân bon co thể được chuyển từ

diện không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT 5%. Tuy nhiên, trong kỳ họp tháng 11/2020, Quốc hội

vẫn chưa thông qua Nghị quyết này do co ý kiến cho rằng việc chuyển phân bon sang diện chịu thuế GTGT

5% sẽ gây thêm kho khăn cho người nông dân trong thời điểm dịch COVID-19 chưa được dập tắt. Các

doanh nghiệp phân bon nội địa tiếp tục phải tính phần thuế GTGT đầu vào vào giá thành sản xuất. Chúng

tôi cho rằng co nhiều khả năng Nghị quyết về thuế GTGT đối với măt hàng phân bon tiếp tục được trình

Quốc hội vào các kỳ họp tới trong năm 2021.

Theo đánh giá của chúng tôi, với tình hình thời tiết dự báo thuận lợi, giá nông sản ở mức cao, kỳ vọng sản

xuất nông nghiệp phục hồi, ngành Phân bón Việt Nam kỳ vọng KHẢ QUAN trong năm 2021 với các yếu tố

tích cực sau:

• Tổng nhu cầu phân bon tăng trưởng khả quan: tăng trưởng ổn định ở nhom phân đơn và tăng nhanh đối

với phân phức hợp NPK do nhạy cảm với diễn biến thời tiết, khí hậu;

• Giá phân bon nội địa năm 2021 kỳ vọng tăng nhẹ theo giá thế giới;

• Chính sách thuế GTGT đối với măt hàng phân bon nhiều khả năng tiếp tục được trình Quốc hội vào các

kỳ họp tới trong năm 2021.

Yếu tố rủi ro khi đầu tư vào ngành Phân bon Việt Nam năm 2021: tỷ suất lợi nhuận mảng phân Urê co thể

sụt giảm do giá khí nguyên liệu đầu vào được dự báo tăng theo giá dầu FO thế giới.

237

321

230

0

100

200

300

400

500

(US

D/t

ấn)

Giá phân bón thế giơi dự báo tăng nhẹtrong năm 2021

Urê DAP Kali

305

52,7

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

0

100

200

300

400

500

600

(Dầu B

rent -

US

D/t

hùng)

(Dầu H

SF

O -

US

D/t

ấn)

Giá năng lượng thế giơi dự báo hồi phục trong năm 2021

Dầu FO TB năm - FO

Dầu thô Brent TB năm - Brent

2021F

Page 34: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 34

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH PHÂN BÓN

CK

Vốn hóa tại

ngày 18/01/2021

DTT

09T2020

LNST

9T2020

Tăng trưởng

LNST

Tỷ suất

LNST

ROE 4 quý

gân nhất P/E

DPM 7.690 tỷ 5.831,8 tỷ 597,1 tỷ +292,3% 10,2% 7,4% 9,3x

Tổng công ty Phân bon và Hoa chất Dầu khí (HSX: DPM) có lợi thế rất lớn về thương hiệu và hệ thống

phân phối với hàng nghìn đại lý từ Bắc - Nam, DPM đứng đầu thị phần tiêu thụ phân Urê cả nước.

Trong 09T2020, doanh thu thuần của DPM tăng trưởng +8,0% yoy chủ yếu là do sản lượng phân bon

tiêu thụ tăng mạnh (+29% yoy). Giá phân Urê nội địa trung bình 2020 giảm 13,4% yoy theo giá khí nguyên

liệu đầu vào, làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm Urê nhập khẩu. Biên lợi nhuận gộp và

lợi nhuận sau thuế của DPM tăng mạnh trong 09T2020 do hưởng lợi từ diễn biến giá dầu FO thế giới.

Triển vọng: DPM co khả năng tiếp tục được hưởng lợi từ diễn biến giá dầu FO thế giới dự báo vẫn duy

trì ở mức thấp trong năm 2021. Nhu cầu phân bon gia tăng cùng lợi thế canh tranh so với sản phẩm nhập

khẩu, kỳ vọng giúp DPM duy trì thị phần phân Urê và gia tăng tiêu thụ sản phẩm NPK hoa học năm 2021.

DCM 7.544 tỷ 5.294,9 tỷ 462,2 tỷ +49,9% 8,7% 9,3% 12,9x

CTCP Phân bon Dầu khí Cà Mau (HSX: DCM) đứng thứ 2 về thị phần tiêu thụ phân Urê (chiếm 27,4%),

là doanh nghiệp xuất khẩu Urê lớn nhất, với lợi thế từ sản phẩm Urê hạt đục (độ tan chậm, cứng chắc).

Trong 09T2020, doanh thu của DCM tiếp tục tăng trưởng +7,3% yoy do: (1) Chiến lược tăng trưởng xuất

khẩu hướng ra thị trường tiềm năng như Campuchia, Ấn Độ, SriLanka,… (2) Đa dạng hoa măt hàng phân

bon từ kênh phân phối hàng nhập khẩu. Chiến lược này khá phù hợp trong giai đoạn thị trường nội địa

bão hòa và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Cùng với đo, giá khí đầu vào neo theo giá dầu FO thế giới

giảm mạnh trong 09T2020, biên lợi nhuận gộp của DCM co sự cải thiện đáng kể.

Triển vọng: DCM kỳ vọng tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu phân Urê sang Campuchia và các thị trườngCchâu

A khác. Dự án NPK chính thức vận hành thương mại từ Q1.2021 kỳ vọng là động lực tăng trưởng doanh

thu và lợi nhuận cho DCM từ năm 2021.

BFC 1.003 tỷ 3.944,3 tỷ 120,5 tỷ +117,1% 3,1% 12,8% 8,4x

CTCP Phân bon Bình Điền (HSX: BFC) đứng đầu thị phần tiêu thụ phân phức hợp NPK (chiếm 13,5% cả

nước) với lợi thế về năng lực sản xuất lớn và chất lượng sản phẩm tốt.

Trong 09T2020, giá phân NPK nội địa ổn định trong khi giá các loại phân đơn như DAP, Urê, Kali đều

giảm mạnh, BFC sản xuất phân phức hợp NPK từ 03 loại phân đơn trên nên được hưởng lợi lớn. Biên

lợi nhuận gộp của BFC trong 09T2020 cải thiện ro rệt, tăng từ 11,1% lên mức 14,6%.

Triển vọng: Là DN đứng đầu phân khúc NPK nhưng BFC không tự chủ được nguồn phân đơn đầu vào

nên khả năng cạnh tranh với các đối thủ mạnh như DPM và DCM sẽ kho khăn hơn. Tuy nhiên, năm 2021,

kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ NPK cải thiện do được hỗ trợ từ các yếu tố tích cực ngành nông nghiệp, tình

hình kinh doanh của BFC kỳ vọng cải thiện hơn năm 2020.

LAS 925 tỷ 1.565,6 tỷ -4,65 tỷ -133,6% -0,3% -0,9% N.A

CTCP Supe Phốt phát và Hoa chất Lâm Thao (HNX: LAS) co xu hướng kết quả kinh doanh sụt giảm

mạnh từ năm 2014 – 2020. Thị trường phân bon nội địa đang bão hòa, các đối thủ lớn gia nhập phân

khúc NPK, sản phẩm của LAS không co lợi thế cạnh tranh về chất lượng, khiến tình hình kinh doanh của

LAS ngày càng găp kho khăn. 09T2020, LAS lần đầu tiên ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm (-4,7 tỷ đồng)

trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Triển vọng: LAS co lợi thế cạnh tranh kém trong phân khúc NPK do sản phẩm chất lượng thấp và thị

trường miền Bắc đã bão hòa, tình hình kinh doanh năm 2021 kỳ vọng không mấy khả quan.

(Xem thêm Báo cáo câp nhât Nganh Phân bón – Tháng 12/2020)

Nguồn: EzSearch

Page 35: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 35

F. NGÀNH ĐIỆN –Triển vọng từ thủy điện và năng lượng tái tạo

ĐẬU ĐỨC NAM

Email: [email protected]

Tel: (+84) 24 3773 7070

Ext: 4304

TRỊNH HÀO TÍN

Email: [email protected]

Tel: (+84) 28 6290 8686

Ext: 7593

Nhìn lại năm 2020

• Sản lượng của các nhà máy thủy điện và các loại hình

phát điện khác chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến thời tiết

cực đoan.

• Nhu cầu tiêu thụ điện giảm tốc do ảnh hưởng của đại dịch

COVID-19. Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 chỉ

tăng 2,9% so với năm 2019.

• Điện măt trời là điểm sáng trong năm 2020 với sự tăng

trưởng bùng nổ về công suất, góp phần giảm tải áp lực

thiếu hụt nguồn cung điện.

Triển vọng năm 2021

• Nhu cầu tiêu thụ điện được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi với

mức tăng trưởng khoảng 8%-10%.

• Nhóm thủy điện có triển vọng lớn nhất trong năm 2021

nhờ tình hình thủy văn thuận lợi. Nhom năng lượng tái

tạo cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh về

công suất, với điện gió là trọng tâm phát triển.

Page 36: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 36

I. NGÀNH ĐIỆN NĂM 2020 – Sản lượng thủy điện biến động mạnh, điện mặt trời tăng trưởng

1. Thời tiết tác động mạnh tơi nhóm thủy điện, nhu câu tiêu thụ giảm tốc

Nguồn cung điện tại Việt Nam vẫn đang phụ thuộc

rất nhiều vào các nguồn điện truyền thống là thủy

điện, nhiệt điện. Tại thời điểm đầu năm 2020, các

nguồn điện này chiếm tỷ trọng 90% trong cơ cấu

công suất nguồn điện.

Thủy điện đang là loại hình phát điện có công suất

lớn nhất, chiếm 37% tổng công suất cả nước. Đây

là loại hình co chi phí giá thành phát điện rẻ nhất và

luôn được ưu tiên huy động đầu tiên. Do vậy, tình

hình thủy văn không chỉ ảnh hưởng tới riêng nhóm

thủy điện, mà ảnh hưởng tới kế hoạch huy động của

toàn hệ thống điện.

1.1. Cơ cấu sản lượng điện thay đôi trái ngược giữa mùa mưa và mùa khô

Trong 7 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng phát

điện từ các nhà máy thủy điện suy giảm 21% yoy do

tình hình thời tiết khô hạn. Các nhà máy nhiệt điện

khí cũng găp kho khăn do sản lượng khí đầu vào

suy giảm, do đo sản lượng nhiệt điện khí trong

07T2020 sụt giảm 15% yoy. Các nhà máy nhiệt điện

than được hưởng lợi nhờ tình hình trên, được EVN

tập trung huy động với mức sản lượng cao (tăng

trưởng 15% yoy).

Trong 5 tháng cuối năm, sự chuyển pha từ El Nino

sang La Nina đã tạo ra trạng thái thời tiết trái ngược

hoàn toàn. Lượng mưa tăng giúp cho các nhà máy

thủy điện tăng trưởng mạnh về sản lượng (+49%

yoy). Ngược lại, các nhà máy nhiệt điện đều được

huy động ít hơn. Do đo, sản lượng nhiệt điện than

và nhiệt điện khí trong 5 tháng cuối năm lần lượt suy

giảm 15% và 23% so với cùng kỳ.

1.2. Nhu câu tiêu thụ điện tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam trong thời gian

qua đạt con số tăng trưởng cao và ổn định nhờ tăng

trưởng của nền kinh tế, đăc biệt là của nhóm ngành

sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng sản

lượng điện tiêu thụ hàng năm đạt mức 10%.

Trong 2020, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng rất

lớn tới nhiều lĩnh vực kinh tế, khiến tốc độ tăng

trưởng nhu cầu tiêu thụ điện sụt giảm. Sản lượng

điện thương phẩm toàn quốc năm 2020 tăng 2,9%,

thấp hơn khá nhiều so với tăng trưởng bình quân

trong giai đoạn gần đây và thấp hơn so với mức dự

kiến đầu năm của Bộ Công Thương là 8,86%.

Thủy điện37%

Nhiệt điện than36%

Nhiệt điện khí

13%

NLTT10%

Khác4%

Thủy điện chiếm tỷ trọng lơn nhất trong cơ cấu công suất nguồn điện

+15%

-21%-15%

+176% +6%

0

50

100

Nhiệt điện than

Thủy điện Nhiệt điện khí

NLTT Nguồn khác

Tỷ k

Wh

Sản lượng điện các loại hinhtrong mùa khô (T1 -T7)

2019 2020

-15% +49%

-23%

+55% -16%0

20

40

60

Nhiệt điện than

Thủy điện Nhiệt điện khí

NLTT Nguồn khác

Tỷ k

Wh

Sản lượng điện các loại hinh trong mùa mưa (T8 - T12)

2019 2020

*Công suất tại thời điểm đầu năm 2020

Nguồn: EVN

Nguồn: EVN, Genco3, FPTS Tổng hợp

11,7% 11,2%9,3%

10,1%9,0%

2,9%

0%

5%

10%

15%

0

100

200

300

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ k

Wh

Tăng trưởng nhu câu điện sụt giảm do dịch COVID-19

Sản lượng điện thương phẩm Tăng trưởng

Nguồn: EVN, Bô Công Thương

Page 37: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 37

1.3. Giá bán điện trên thị trường điện cạnh tranh sụt giảm

Sản lượng thủy điện tăng mạnh là nguyên nhân

chính khiến cho giá bán điện trên thị trường cạnh

tranh sụt giảm, bởi đây là nguồn điện có chi phí sản

xuất thấp nhất. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ điện tăng

trưởng thấp hơn dự kiến cũng là một lý do khiến cho

giá bán trên sụt giảm.

Các nhà máy nhiệt điện là loại hình chịu ảnh hưởng

mạnh nhất từ việc giá bán giảm. Với chi phí giá thành

cao (khoảng 1.000-1.800 đ/kWh) các nhà máy nhiệt

điện gần như không thể bán điện trên thị trường

cạnh tranh mà chỉ có thể phát điện theo phần được

giao trong hợp đồng.

Ngược lại, các nhà máy thủy điện nhỏ (công suất <30 MW) do không phải tham gia thị trường điện cạnh

tranh, giá bán điện của các nhà máy này không bị ảnh hưởng. Đây là nhom nhà máy được hưởng lợi nhiều

nhất trong giai đoạn cuối năm 2020 do tăng trưởng mạnh về sản lượng đồng thời không bị giảm giá bán.

2. Điện mặt trời tăng trưởng mạnh mẽ và phân nào giảm tải áp lực thiếu điện

2.1. Công suất điện mặt trời tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà trong năm 2020

Năm 2020 là năm bùng nổ của loại hình điện măt trời

mái nhà (công suất <1 MW) do đây là loại hình ĐMT

được hưởng mức giá FiT cao nhất theo Quyết định

13/2020/QĐ-Ttg về cơ chế khuyến khích phát triển

ĐMT tại Việt Nam. Cụ thể, các dự án ĐMT mái nhà

được hưởng mức giá bán 8,38 cents/kWh, cao hơn

9% so với ĐMT nổi và 18% so với ĐMT măt đất.

Đăc biệt là trong những ngày cuối năm, số lượng các

dự án được đưa vào vận hành tăng trưởng đột biến

nhằm tận dụng được ưu đãi giá FiT kết thúc vào ngày

31/12/2020. Theo số liệu từ EVN, tính đến

31/12/2020 đã co hơn 100.000 dự án ĐMT mái nhà

được lắp đăt, với tổng công suất đạt 9.296 MWp

(Megawatt-peak)4, tăng gần 25 lần so với thời điểm

cuối năm 2019.

Bên cạnh đo, loại hình điện măt trời trang trại (công suất >1MW) cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm

2020, đạt hơn 10.000 MWp (+117% yoy). Như vậy, đến hết năm 2020, tổng công suất điện măt trời toàn

quốc đã đạt 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW) và chiếm 25% tổng công suất điện của toàn hệ thống.

Sản lượng điện từ các nhà máy điện măt trời cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2020, đạt 10,6 tỷ kWh

(+115% yoy).

4 Watt-peak là công suất tối đa mà tấm pin năng lượng măt trời có thể đạt được trong điều kiện tối ưu (cường độ nắng, nhiệt

độ môi trường xung quanh, điều kiện thời tiết, diện tích và vị trí lắp đăt). Với số giờ nắng trung bình mỗi ngày vào khoảng 5-8 giờ, số giờ vận hành với công suất cực đại của các tấm pin măt trời có thể đạt được là khoảng 1.600-2000 giờ/năm (hay mỗi Wp sẽ sản xuất được tối đa khoảng 1.600-2.000 Wh mỗi năm).

676

854

328

704755

0

500

1.000

1.500

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10T11T12

VN

D/K

Wh

Giá điện thị trường cạnh tranh (FMP) trong năm 2020 sụt giảm 27% yoy

2020 2019 2018

+117%+2359%

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

ĐMT trang trại ĐMT mái nhà

MW

p

Công suất điện mặt trời tiếp tục bùng nô trong năm 2020

2018 2019 2020

Nguồn: EVNGENCO 3

Nguồn: EVN

Page 38: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 38

2.2. Năng lượng tái tạo giúp bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng bình quân ở mức +10%/năm, nguồn cung điện cũng phải bổ

sung thêm một con số tương tự, tương đương với khoảng 5.000 MW công suất mỗi năm. Trong giai đoạn

2016 – 2020, theo quy hoạch VII điều chỉnh, ngành điện phải đưa vào vận hành 21.650 MW công suất

nguồn điện, trong đo hơn một nửa đến từ các dự án nhiệt điện. Những nguồn điện này có công suất lớn và

ổn định, do đo co vai trò quan trọng và thường được huy động chạy ở nền phụ tải. Tuy nhiên, phần lớn các

dự án trên đều đang chậm trễ tiến độ và chỉ 60% trong số đo được đưa vào vận hành đúng với kế hoạch.

Theo tính toán của Bộ Công Thương trong Báo cáo 58/BC-BCT được công bố vào T06/2019, việc chậm

tiến độ của các dự án trên có thể tạo ra tình trạng thiếu điện trong giai đoạn 2021 – 2025, trong đo đỉnh

điểm là năm 2023 với khoảng 12 tỷ kWh điện bị thiếu hụt.

Với tình hình chậm tiến độ và nguy cơ thiếu điện kể trên, Chính phủ đã phải ban hành các chính sách ưu

đãi (cơ chế giá FiT) nhằm phát triển các loại hình điện năng lượng tái tạo. Công suất các nguồn điện tái tạo,

đăc biệt là điện măt trời tăng trưởng mạnh trong năm 2019 và 2020 đã phần nào bù đắp lại lượng công suất

thiếu hụt kể trên. Các nguồn điện măt trời đã giúp bổ sung thêm 10,6 tỷ kWh trong năm 2020, chiếm khoảng

4,3% sản lượng của toàn hệ thống điện. Con số này sẽ cao hơn ở trong năm tới do công suất điện măt trời

tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2020 và dự kiến vẫn tiếp tục tăng trong năm 2021.

2.3. Tỷ trọng điện mặt trời cao tạo ra nhiều khó khăn cho việc vận hành hệ thống điện

Điện măt trời phát triển quá nhanh và bắt đầu

chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện đã tạo

ra nhiều kho khăn nhất định:

- Công suất điện măt trời phụ thuộc hoàn toàn vào

thời gian nắng trong ngày do không có hệ thống

lưu trữ. Tính chất bất ổn của điện măt trời đã gây

ra tình trạng thiếu điện và thừa điện tại những

khung giờ khác nhau trong ngày.

- Điện măt trời phát triển quá nhanh và tập trung

ở những nơi co nhu cầu điện thấp nên gây ra tình

trạng tắc nghẽn, quá tải lưới điện. Do đo, EVN

thường xuyên phải cắt giảm công suất của các

nhà máy điện măt trời. Trong năm 2020, EVN đã

cắt giảm khoảng 0,365 tỷ kWh điện măt trời và dự

kiến sẽ cắt giảm 1,3 tỷ kWh trong năm 2021.

EVN đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế các vấn đề trên, ví dụ như phân bổ lại cơ

cấu công suất phát điện, tập trung phát triển lưới điện để giải tỏa công suất. Trong tương lai, EVN sẽ phải

bổ sung thêm các loại hình lưu trữ điện năng như thủy điện tích năng hay hệ thống pin tích trữ thì mới có

thể đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định và hiệu quả.

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

1h

2h

3h

4h

5h

6h

7h

8h

9h

10h

11h

12h

13h

14h

15h

16h

17h

18h

19h

20h

21h

22h

23h

24h

MWTinh trạng thừa điện và thiếu điện tại

những khung giờ khác nhau trong ngày

12% 12%

11%

9%10%

9%

11%

13%

9%8%

7%

13%

0%

5%

10%

15%

2014 2015 2016 2017 2018 2019

NLTT giúp cho tốc độ tăng trưởng nguồn cung bắt kịp vơi nhu câu

Tăng trưởng nhu cầu Tăng trưởng công suất nguồn

NLTT phát triển mạnhDự án lớn chậm tiến độ

-6%

-42%

+18%+105%

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

Toàn hệ thống

Nhiệt điện Thủy điện NLTT+khác

MW

Nhiều dự án nhiệt điện quan trọng chậm tiển độ trong 2016-2020

Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh Thực tế thực hiện

NLTT*

Nguồn: EVN, Bô Công Thương *Không bao gồm điện mặt trời áp mái

Nguồn: Dư thảo quy hoạch tổng thể năng lượng 2021-2030

Thừa điện do nhu

cầu thấp nhưng

công suất ĐMT cao

Thiếu điện do nhu

cầu cao nhưng

không co ĐMT

Biểu đồ phụ tải điện tại ngày 05/01/2021

Nguồn: Trung tâm điêu đô hệ thống điện Quốc gia

Page 39: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 39

3. Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp có sự phân hóa giữa các nhóm ngành

Nhiệt điện than: Phần lớn các nhà máy nhiệt điện than đều ghi nhận sự tăng trưởng sản lượng trong

09T2020 do được huy động cao vào 2Q đầu năm. Nhờ đo, các doanh nghiệp đều tăng trưởng 3% - 5% về

doanh thu, ngoại trừ QTP (-9% yoy) do doanh nghiệp này bị điều chỉnh giảm giá bán hợp đồng.

Nhiệt điện khí: Do sản lượng khí đốt khai thác trong nước đang suy giảm, các nhà máy nhiệt điện khí đều

thiếu hụt nguồn khí đầu vào để sản xuất. Theo đo, các nhà máy không thể tận dụng được khoảng thời gian

các nhà máy thủy điện găp kho khăn để cải thiện hiệu suất hoạt động. Điều này khiến sản lượng điện sản

xuất và doanh thu bán điện của các nhà máy đều sụt giảm tương đối mạnh so với cùng kỳ năm 2019.

Thủy điện: KQKD 09T2020 của các doanh nghiệp thủy điện có sự phân hoa tương đối mạnh. Các doanh

nghiệp thủy điện ở miền Bắc và miền Trung do co mùa mưa đến sớm hơn, lượng mưa tăng mạnh nên đạt

được tăng trưởng về sản lượng điện cao trong Q3/2020. Doanh thu bán điện tăng trưởng mạnh trong

Q3/2020 giúp cho KQKD 9 tháng của các doanh nghiệp này có thể hồi phục sau 2 quý đầu năm kho khăn

vì thời tiết khô hạn.

Ở khu vực phía Nam (Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ) do mùa mưa lũ thường đến muộn hơn

(rơi vào Q4), các nhà máy vẫn chưa thể tận dụng được cơ hội từ La Nina. KQKD 09T2020 của các doanh

nghiệp thủy điện phía Nam vẫn đang tương đối kém khả quan, hầu hết các doanh nghiệp đều sụt giảm

doanh thu từ 15% - 30% so với cùng kỳ 2019. Măc dù vậy, hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp

này được kỳ vọng sẽ trở nên tích cực hơn trong Q4/2020 nhờ diễn biến thuận lợi của tình hình thủy văn.

0%

-20%

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

9T/15 9T/16 9T/17 9T/18 9T/19 9T/20

Tăng trưởng doanh thu nhóm nhiệt điện

Nhiệt điện than Nhiệt điện khí

-16%

5%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

9T/15 9T/16 9T/17 9T/18 9T/19 9T/20

Tăng trưởng doanh thu nhóm thủy điện

Thủy điện phía Nam Thủy điện phía Bắc

Số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp: HND, PPC, QTP, NBP, NCP (nhiệt điện than), NT2, BTP (nhiệt điện khí), AVC,

BHA, BSA, CHP, DNH, DRL, GEG, GHC, GSM, HJS, NED, S4A, SBA, SBH, SEB, SHP, SJD, SP2, TBC, TMP, VPD, VSH

Page 40: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 40

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2021 – Điểm sáng năng lượng tái tạo

1. Dự báo nhu câu tiêu thụ điện phục hồi và tiếp tục tăng trưởng ôn định từ năm 2021

Sau thời kỳ dịch bệnh, sự phục hồi của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng được kỳ vọng sẽ giúp phụ tải

điện có sự tăng trưởng cao và ổn định từ năm 2021. Nhằm chuẩn bị cho điều này, EVN đã xây dựng hai

phương án cung ứng điện tùy theo mức độ phục hồi của nền kinh tế, bao gồm:

- Phương án cơ sở: nhu cầu điện thương phẩm năm 2021 là 235,2 tỷ kWh (+8,9% yoy);

- Phương án cao: nhu cầu điện thương phẩm năm 2021 là 236,97 tỷ kWh (+9,7% yoy).

Ngoài ra, EVN cũng đã chuẩn bị thêm kịch bản thận trọng với mức tăng trưởng thấp là 226,27 tỷ kWh

(+4,75% yoy) trong Quyết định số 3598/QĐ-BCT – được ban hành vào ngày 31/12/2020 bởi Bộ Công

Thương.

Nhu câu phụ tải điện tại Việt Nam được EVN dự báo sẽ sơm phục hồi

vơi mức tăng trưởng 8,9% trong năm 2021

2. Triển vọng tích cực từ năng lượng tái tạo, thủy điện và nhiệt điện khí trong năm 2021

2.1. Nhóm thủy điện được hưởng lợi nhờ yếu tố thủy văn tích cực

Hiện tượng La Nina quay lại mạnh mẽ từ Q3/2020 đã khiến mưa lũ diễn ra liên tiếp trên cả nước. Sản lượng

điện sản xuất của các nhà máy thủy điện vì vậy cũng đạt mức tăng trưởng cao trong hai quý cuối năm 2020.

Dự kiến La Nina tiếp tục kéo dài sang Q1/2021 với xác suất khoảng 95% (sau đo duy trì pha trung tính) sẽ

giúp lượng nước về các hồ thủy điện luôn được giữ ở mức cao. Theo ước tính của EVN, yếu tố hỗ trợ từ

thời tiết được kỳ vọng sẽ giúp sản lượng điện huy động từ nhóm này có sự tăng trưởng mạnh trong năm

2021, đạt mức 76,6 tỷ kWh (+14,5% yoy).

2.2. Nhóm năng lượng tái tạo: Tiếp tục phát triển vơi trọng tâm mơi là điện gió

Khác vơi giai đoạn được khuyến khích đâu tư trươc đây, tiến độ phát triển công suất của nguồn

năng lượng tái tạo là thủy điện nhỏ (công suất ≤ 30 MW) hiện đang được Bộ Công Thương kiểm

soát chặt chẽ. Măc dù là nguồn năng lượng có nhiều tiềm năng khai thác, nhưng việc thiếu kiểm soát trong

quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng đã khiến một số dự án thủy điện nhỏ để lại tác động xấu cho môi

trường. Trước diễn biến cực đoan và gây thiệt hại của các đợt mưa lũ lớn trong thời gian gần đây, Bộ Công

Thương đã ban hành văn bản số 9844/BCT-ĐL vào ngày 22/12/2020 nhằm tăng cường sàng lọc đối với

các dự án thiếu hiệu quả kinh tế và chưa được thực hiện, bao gồm: (i) 299 dự án đang được nghiên cứu

đầu tư (tương ứng 3.296,6 MW); và (ii) 67 dự án chưa được nghiên cứu đầu tư (tương ứng 412,2 MW).

11,4%

9,3%

11,6% 11,7%11,2%

9,3%10,1%

9,1%

2,9%

8,9%

0%

4%

8%

12%

16%

20%

0

50

100

150

200

250

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021F

Sản lượng điện thương phẩm Tăng trưởng

Tỷ

kW

h

Nguồn: Bô Công Thương, EVN, FPTS Tổng hợp

Page 41: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 41

Công suất điện mặt trời nhiều khả năng sẽ tăng trưởng chậm lại từ năm 2021 do đã không còn được

hưởng cơ chế giá FiT ưu đãi. Do được Chính phủ khuyến khích đầu tư với cơ chế giá FiT ưu đãi, cơ cấu

công suất điện măt trời đã co sự tăng trưởng cao chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Tính đến cuối năm 2020,

tổng công suất điện măt trời đã đạt 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW), chiếm 25% tổng cung điện

toàn hệ thống. Tuy nhiên, EVN hiện đã tạm dừng việc ký kết và đấu nối cho các dự án điện măt trời mới do

cơ chế giá FiT đã không còn hiệu lực từ ngày 31/12/2020. Nhiều khả năng, việc áp dụng cơ chế đấu thầu

cạnh tranh thay cho cơ chế giá FiT sẽ khiến tăng trưởng công suất của nguồn phát này chậm lại từ năm

2021. Cũng vì vậy, các dự án có hiệu quả kinh tế cao (suất đầu tư thấp, vị trí thuận lợi, hạn chế gây áp lực

lên lưới điện truyền tải) sẽ có nhiều cơ hội để triển khai thực hiện hơn.

Điện gió được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh do cơ chế giá FiT được kéo dài và còn nhiều dư địa để

tăng trưởng. Đến cuối tháng 06/2020, tổng công suất điện gio được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào

“Quy hoạch Điện VII điều chỉnh” đã tăng lên mức 11.630 MW. Theo đo, do chỉ mới đưa vào khai thác khoảng

642,6 MW trong tổng cung công suất, nên dư địa tăng trưởng của nguồn phát này là còn rất lớn. Măc dù

vậy, trong khi quá trình triển khai các dự án thường mất từ 02 đến 03 năm, thì cơ chế giá FiT ưu đãi sẽ sớm

kết thúc vào ngày 01/11/2021. Chính vì vậy, Bộ Công Thương hiện đang co kiến nghị với Thủ tướng Chính

phủ về việc gia hạn thời gian áp dụng giá FiT đến cuối năm 2023, tuy nhiên mức giá mới này có thể giảm

từ 12% đến 17% so với mức giá trước đo.

Ngoài ra, việc đưa vào thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng

điện (Direct Power Purchase Agreement, DPPA) từ năm 2021 được xem là một yếu tố tích cực giúp phát

triển thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

2.3. Nhóm nhiệt điện: Đối mặt nhiều thách thức

Với ưu thế vận hành ổn định, các tổ máy nhiệt điện khí và than luôn được quy định vận hành chạy nền5 và

là các nguồn điện chủ lực của hệ thống. Tuy nhiên, tình hình thủy văn thuận lợi, kết hợp với sự phát triển

nóng của năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện măt trời) trong thời gian vừa qua có thể khiến hoạt động kinh

doanh của nhóm này găp bất lợi trong năm 2021.

Công suất các loại hinh phát điện sẽ được phân bô lại để tận dụng tối ưu nguồn điện NLTT

5 Dựa trên kết quả tính toán hệ số tải trung bình (hay hiệu suất hoạt động dự kiến), Cục Điều tiết Điện lực sẽ phân loại các tổ

máy phát điện thành ba nhóm là: (i) nhóm tổ máy chạy nền; (ii) nhóm tổ máy chạy lưng; và (iii) nhom tổ máy chạy đỉnh. Theo

đo, các nhà máy điện điện khí và than thường được phân vào nhóm các tổ máy chạy nền do có hệ số tải trung bình hàng

năm ≥ 60% và hàng tháng ≥ 70%.

Nguồn: Trung tâm Điêu đô Hệ thống điện Quốc gia

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

45.000

1h 2h 3h 4h 5h 6h 7h 8h 9h 10h 11h 12h 13h 14h 15h 16h 17h 18h 19h 20h 21h 22h 23h 24h

MW

Nhiệt điện Thủy điện Thủy điện nhỏ NLTT Tiết giảm

Page 42: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 42

• Đối vơi Nhiệt điện than: Do đã được huy động cao trong những năm gần đây (thời gian vận hành trung

bình hơn 7.000 giờ/năm), nhiệt điện than đã chạm ngưỡng công suất huy động tối đa của hệ thống điện.

Nhằm giải tỏa áp lực này, EVN đã co kế hoạch phân bổ và khai thác hợp lý các loại hình khác trong năm

2021. Cụ thể hơn, các nguồn phát điện giá cao như nhiệt điện khí và than sẽ được cắt giảm để tập trung

huy động điện măt trời vào khung giờ trưa. Ngược lại, khung giờ tối sẽ tập trung khai thác thủy điện để

hỗ trợ cao điểm phụ tải. Với sự tham gia vận hành của lượng lớn công suất điện măt trời, sự cân đối huy

động giữa các nguồn điện này có thể khiến sản lượng điện sản xuất từ nhiệt điện than suy giảm (hoăc

đi ngang) trong năm 2021.

• Đối vơi Nhiệt điện khí: Nhờ vào việc đưa vào khai thác nguồn cấp khí mới từ mỏ Sao Vàng – Đại

Nguyệt6, hoạt động kinh doanh của nhóm các nhà máy nhiệt điện khí tại khu vực Đông Nam Bộ được kỳ

vọng sẽ có sự khởi sắc hơn trong năm 2021. Trên thực tế, do vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cung

công suất tại khu vực phía Nam (hơn 28%), hệ thống điện nhiều khả năng sẽ có sự cân đối để tận dụng

khai thác nguồn điện này, vì: (i) huy động công suất gần tâm phụ tải giúp giảm chi phí đầu tư lưới điện,

giảm tổn thất truyền tải; (ii) khả năng vận hành ổn định với hệ số tải7 trung bình cao hơn 60%/năm (so

với hệ số tải trung bình của các nguồn điện NLTT là khoảng từ 10% - 25%/năm); và (iii) phù hợp với kế

hoạch cân đối nguồn điện của EVN nhờ khả năng thay đổi công suất nhanh và linh hoạt. Măc dù vậy,

tình hình thời tiết tiếp tục diễn ra theo hướng có lợi cho thủy điện có thể khiến sản lượng huy động từ

nhóm này có sự tăng trưởng thấp trong năm 2021.

Từ các phân tích trên, chúng tôi đánh giá ngành điện trong năm 2021 sẽ diễn biến KHẢ QUAN với các xu

hướng sau:

• Nhu cầu tiêu thụ điện được dự báo sẽ sớm phục hồi và đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2021;

• Hoạt động kinh doanh của nhóm thủy điện được hưởng lợi nhờ yếu tố hỗ trợ từ tình hình thủy văn và

diễn biến thời tiết;

• Từ năm 2021, năng lượng tái tạo sẽ được tập trung phát triển theo hướng bền vững và có tính toán

nhằm tối ưu hoa lợi ích kinh tế trong dài hạn.

• Hoạt động kinh doanh của nhóm nhiệt điện trong năm 2021 sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết và

sự cân đối huy động giữa các loại hình phát điện (do mức tăng trưởng phụ tải ~22,67 tỷ kWh đã được

đảm bảo một phần bởi lượng lớn công suất từ điện măt trời). Dự kiến, nhiệt điện khí sẽ được tận dụng

khai thác hợp lý để giải tỏa áp lực chạy nền cho nhiệt điện than, qua đo, giúp cải thiện hiệu suất hoạt

động của nhom này trong năm 2021.

LOẠI HÌNH PHÁT ĐIỆN ĐÁNH GIÁ

THỦY ĐIỆN KHẢ QUAN

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHẢ QUAN

NHIỆT ĐIỆN THAN KÉM KHẢ QUAN

NHIỆT ĐIỆN KHÍ KHẢ QUAN

Với đăc thù của ngành Điện Việt Nam, nhà đầu tư cần theo dõi thêm một số yếu tố liên quan đến cơ chế,

chính sách như: (i) công suất huy động của các nguồn điện vẫn chịu sự điều tiết trực tiếp bởi EVN nhằm

đảm bảo an toàn lưới điện và tối thiểu hóa chi phí cho hệ thống; và (ii) tiềm năng khai thác của nhom năng

lượng tái tạo (giá bán điện, công suất quy hoạch) sẽ có sự thay đổi tùy theo kế hoạch phát triển nguồn điện

của Chính phủ.

6 Trong 09 tháng đầu năm 2020, sản lượng khí cấp cho các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ chỉ đạt khoảng 4,2 tỷ m3

(tương đương khoảng 15,31 triệu m3/ngày). Với sự bổ sung từ nguồn cấp khí mới (dòng khí đầu tiên từ mỏ Sao Vàng đã

được dẫn về bờ từ giữa tháng 12/2020), tổng sản lượng khí cấp cho khu vực đã nâng lên mức 19-20 triệu m3/ngày, qua

đo, đáp ứng cơ bản hiệu suất vận hành khả dụng của các tổ máy nhiệt điện khí là 21,4 triệu m3/ngày.

7 Hệ số tải là tỷ lệ giữa sản lượng điện được giao theo kế hoạch (QKH) và sản lượng lý thuyết (Qmax) của các tổ máy phát điện.

Page 43: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 43

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN

CK

Vốn hóa tại

ngày 21/01/2021

DTT

12T2020

LNST

12T2020

Tăng trưởng

LNST

Tỷ suất

LNST

ROE 4 quý

gân nhất P/E

NT2 6.909 tỷ 6.082 tỷ 625 tỷ -17% 10,3% 6% 10,9x

CTPT Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HSX: NT2) là một trong những doanh nghiệp sản xuất điện có vị

thế lớn tại khu vực phía Nam nhờ có tổng công suất các tổ máy lớn (750 MW), suất tiêu hao nhiên liệu

thấp và khả năng vận hành ổn định. Từ khi đi vào vận hành thương mại (năm 2011) đến nay, Nhiệt điện

Nhơn Trạch 2 luôn đảm bảo cung cấp trung bình hàng năm hơn 4,5 tỷ KWh điện năng cho hệ thống điện

quốc gia.

Triển vọng: (1) Triển vọng nâng cao hiệu suất hoạt động trong năm 2021 nhờ nguồn cấp khí mới từ mỏ

Sao Vàng – Đại Nguyệt (dự kiến được đưa vào khai thác trong Q1/2021); và (2) Sản lượng điện hợp

đồng phân bổ cho NT2 được kỳ vọng sẽ cao hơn năm 2020 do tình trạng thiếu hụt nguồn cung điện bước

vào giai đoạn nghiêm trọng tại khu vực phía Nam.

GHC 991 tỷ 296 tỷ 98 tỷ 3% 33% 5,3% 7x

CTCP Thủy điện Gia Lai (UPCoM: GHC) hiện đang vận hành 2 nhà máy thủy điện công suất nhỏ và một

nhà máy điện măt trời. Các nhà máy điện của GHC sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, suất đầu tư thấp và được

hưởng giá bán điện cao. Nhờ đo, doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh tốt với các chỉ số tài chính như

biên lợi nhuận, ROE thuộc top đầu ngành.

Triển vọng: GHC có triển vọng tăng trưởng LNST nhờ vào việc: (1) mở rộng đầu tư vào lĩnh vực điện

năng lượng tái tạo (góp vốn vào các dự án điện măt trời áp mái và điện gió); (2) Cải thiện tình hình tài

chính và giảm bớt chi phí lãi vay; (3) La Nina giúp cho các nhà máy thủy điện tăng trưởng sản lượng.

GEG 5.410 tỷ 960 tỷ 206 tỷ -5% 21,5% 10,6% 22,0x

CTCP Điện Gia Lai (HSX: GEG) là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực điện măt trời, là doanh nghiệp đã

đưa hai nhà máy điện măt trời đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam. Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh

vực cùng với sự hỗ trợ từ các đối tác như AAM, IFC và Sharp, GEG đã trở thành một trong những doanh

nghiệp có quy mô công suất điện măt trời lớn nhất cả nước. Các nhà máy điện măt trời của GEG đều có

mức suất đầu tư thấp và được hưởng mức giá ưu đãi cao nhất.

Triển vọng: GEG tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo với kế hoạch nâng tổng công

suất lên gấp 4 lần hiện tại vào năm 2025. Trong đo, GEG đang triển khai 03 dự án điện gió với tổng công

suất 130 MW, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021 để được hưởng mức giá ưu đãi.

Nguồn: EzSearch

Page 44: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 44

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phó giám đốc phân tích đầu tư:

Nguyễn Thị Kim Chi

[email protected]

Nhóm phân tích cơ bản

Chuyên viên:

Nguyễn Ngọc Đức

[email protected]

Bùi Đức Duy

[email protected]

Tạ Việt Phương

[email protected]

Bùi Thị Phương

[email protected]

Dương Bích Ngọc

[email protected]

Đậu Đức Nam

[email protected]

Hoàng Thị Tuyến

[email protected]

Nguyễn Vũ Cương

[email protected]

Đặng Việt Hoàng

[email protected]

Nguyễn Thị Cúc

[email protected]

Trương Thị Phúc Nguyên

[email protected]

Lâm Mẩn Nhi

[email protected]

Đỗ Quốc Việt

[email protected]

Trịnh Hào Tín

[email protected]

Trân Kỳ Duyên

[email protected]

Nguyễn Đức Thành Nhân

[email protected]

Nhóm phân tích dữ liệu

Chuyên viên:

Vũ Thị Hồng

[email protected]

Nguyễn Tuấn Nghĩa

[email protected]

Lê Thị Thùy Dương

[email protected]

Nhóm phân tích kỹ thuật

Trưởng nhóm:

Nguyễn Ngọc Tuấn

[email protected]

Chuyên viên:

Nguyễn Đức Anh

[email protected]

Page 45: Bloomberg FPTS  | 1

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | 45

Tuyên bố miễn trách nhiệm

Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS

coi là đáng tin cậy, có săn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên. chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy

đủ của các thông tin này.

Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của

chuyên viên phân tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà

không bị phụ thuộc vào bất kỳ ràng buộc nào về măt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.

Báo cáo này không được phép sao chép, phát hành và phân phối dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự

chấp thuận của FPTS. Xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn nếu sử dụng các thông tin từ báo cáo này.

Các thông tin có liên quan đến các ngành và các cô phiếu được đề cập trong khuôn khô báo cáo có thể được xem

tại https://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu câu chính thức.

Bản quyền © 2010 Công ty chứng khoán FPT

Công ty Cô phân Chứng khoán FPT

Trụ sở chính

52 Lạc Long Quân, Phường Bưởi

Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

ĐT: (84.24) 3 773 7070 / 271 7171

Fax: (84.24) 3 773 9058

Công ty Cô phân Chứng khoán FPT

Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh

Tầng 3, tòa nhà Bến Thành Times

Square, 136-138 Lê Thị Hồng Gấm, Q1,

TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT: (84.28) 6 290 8686

Fax: (84.28) 6 291 0607

Công ty Cô phân Chứng khoán FPT

Chi nhánh Tp. Đà Nẵng

Tầng 3-4, tòa nhà Tràng Tiền,

số 130 Đống Đa, Quận Hải Châu,

TP. Đà Năng, Việt Nam

ĐT: (84.23) 6 3553 666

Fax: (84.23) 6 3553 888