§Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/final baocao_ciem_mispa....

249
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG ĐỀ TÀI TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN IAE-MISPA, ĐỀ TÀI TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN IAE-MISPA, HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU SỐ HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU SỐ 2005/IAE/SF/002 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM Nhóm nghiên cứu: TS. Lê Xuân Bá (Chủ nhiệm đề tài) TS. Nguyễn Mạnh Hải Ths. Trần Toàn Thắng Ths. Vũ Xuân Nguyệt Hồng

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

ĐỀ TÀI TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN IAE-MISPA, HỢPĐỀ TÀI TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN IAE-MISPA, HỢP

ĐỒNG NGHIÊN CỨU SỐĐỒNG NGHIÊN CỨU SỐ 2005/IAE/SF/002

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

VIỆT NAM

Nhóm nghiên cứu:

TS. Lê Xuân Bá (Chủ nhiệm đề tài)

TS. Nguyễn Mạnh Hải

Ths. Trần Toàn Thắng

Ths. Vũ Xuân Nguyệt Hồng

Ths. Lưu Đức Khải

Hà nội, tháng 1-2006

Page 2: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BIỂU.........................................................................................................ivDANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ....................................................................................................vDANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ.................................................................................................vDANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................................v

GIỚI THIỆU..................................................................................................................11.1 Đặt vấn đề............................................................................................................................11.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................41.3. Kết cấu của đề tài...............................................................................................................4

CHƯƠNG MỘT........................................................................................................................7CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NHIỆM QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN...........................................................................................7

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐÔNG Ở NÔNG THÔN........................................................................7

1.1. Một số khái niệm...........................................................................................................71.2. Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp...............................101.3. Các yếu tố “kéo” và đẩy” việc tham gia hoạt động phi nông nghiệp nông thôn của

nông dân..............................................................................................................121.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp....................................141.5. Tóm tắt về khung lý thuyết.........................................................................................21

II. KINH NGHIỆM VÀ THỰC TẾ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI......................................................21

2.1. Hàn Quốc.....................................................................................................................212.1.1.Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp...............................................222.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.........................................................222.1.3. Phát triển công nghiệp hóa nông thôn....................................................232.1.4. Hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn trong những năm 70s...............232.1.5. Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80s.........................23

2.2. Trung Quốc.................................................................................................................242.2.1. Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn:.........................242.2.2 Sản nghiệp hóa nông nghiệp:..................................................................25

2.3. Thái Lan......................................................................................................................262.3.1. Đa dạng hóa họat động nông nghiệp gia tăng việc làm thông qua các họat động thương mại.......................................................................................272.3.2. Gia tăng các nhân tố ảnh hưởng tích cực tới việc làm...........................28

2.4. Mông Cổ......................................................................................................................282.5.1. Thất nghiệp tăng cao do cơ cấu lại nền kinh tế......................................292.5.2.Tạo việc làm nhờ phát triển chăn nuôi và các ngành phụ trợ..................292.5.3.Chương trình xúc tiến việc làm quốc gia................................................29

2.5. Quản lý di cư ở Hàn Quốc...........................................................................................302.6. Quản lý di cư ở Malaysia............................................................................................302.7. Quản lý di cư ở Trung Quốc......................................................................................312.8. Một số bài học rút ra...................................................................................................33

2.8.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tạo việc làm.....................332.8.2. Về di chuyển lao động và quản lý lao động di cư..................................36

i

Page 3: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

CHƯƠNG HAI........................................................................................................................38THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM...................................................................................38

I. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CÓ MỤC TIÊU TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN......................................38

1.1. Chính sách đất đai.......................................................................................................381.2. Các chính sách tài chính tín dụng................................................................................411.3 Chính sách đầu tư.........................................................................................................421.4 Các chính sách về công nghiệp hóa, đô thị hóa...........................................................421.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn............................................................431.6. Các chính sách phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn.....................................................451.7. Các chính sách về di cư...............................................................................................47

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY.........................................................................................................48

2.1. Thực trạng nguồn lao động nông thôn........................................................................482.1.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn.......................482.1.2 Chất lượng lao động nông thôn...............................................................51

2.2. Thực trạng về cơ cấu lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trong thời gian qua.......................................................................................53

2.2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động cả nước........................532.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo các vùng..........................................542.2.3.Chuyển dịch cơ cấu lao động của lao động làm thuê và tự làm..............59

2.3. Thực trạng của quá trình di cư nông thôn-thành thị....................................................612.3.1 Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước...........................................612.3.2 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị................................................63

2.4 Đặc điểm của một số hình thức chuyển dịch cơ cấu lao động hiện nay ở các địa phương khảo sát...................................................................................................69

2.5. Một số nhận định về thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam trong 10 năm qua................................................................................82

CHƯƠNG BA..........................................................................................................................85CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.......................................................................................................................................85

I. SỐ LIỆU DÙNG CHO PHÂN TÍCH.............................................................................85II. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG XÁC ĐỊNH YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH.....................87III. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH..........................................98

3.1. Nhóm yếu tố về đặc điểm của cá nhân người chuyển dịch.......................993.1.1. Giáo dục và đào tạo:..................................................................993.1.2. Giới tính của người lao động...................................................104

3.2. Các yếu tố về hộ gia đình........................................................................1053.2.1.Đất sản xuất của hộ gia đình.....................................................1063.2.2. Tỷ lệ đất nông nghiệp có sổ đỏ................................................1083.2.3.Yếu tố về nhân khẩu học của hộ gia đình:................................1123.2.4.Sức ép về chi tiêu:.....................................................................1123.2.5.Tiềm lực kinh tế của hộ gia đình:.............................................114

3.3. Các yếu tố thuộc về cộng đồng...............................................................1173.3.1. Cơ sở hạ tầng:..........................................................................1203.3.2. Chương trình mục tiêu.............................................................1213.3.3. Công nghiệp hóa nông thôn.....................................................123

IV. TỔNG KẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.................................................125

ii

Page 4: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

CHƯƠNG BỐN.....................................................................................................................131KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM.............................131I. CÁC KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU..........................................................................131

1.1. Về thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.............................................1321.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn:...................134

II. CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN..................................................................................137

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................141

iii

Page 5: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

DANH SÁCH CÁC BIỂU

Biểu 1. Kết quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp đến 1997 của Hàn Quốc.........................24

Biểu 2. Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc.............25

Biểu 3. Dân số, lao động của Thái Lan 2000-2004.......................................................................27

Biểu 4. Cơ cấu dân số nông thôn và cơ cấu GDP theo ngành......................................................28

Biểu 5. Lao động nhập cư vào Malaysia làm việc........................................................................31

Biểu 6. Các chính sách đất đai có tác động đến cơ cấu lao động nông thôn................................39

Biểu 7. Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nông thôn....................44

Biểu 8. Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004.............................................................50

Biểu 9. Tổng sản phẩm (GDP) cả nước của các ngành sản xuất..................................................53

Biểu 10. Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm............................................................................54

Biểu 11. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 1996-2004......................................................................58

Biểu 12. Cơ cấu lao động phi nông nghiệp theo vùng....................................................................58

Biểu 13. Cơ cấu lao động tự làm của các vùng và cả nước............................................................59

Biểu 14. Cơ cấu lao động làm thuê nông thôn của các vùng..........................................................60

Biểu 15. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước......................................................61

Biểu 16. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và theo nơi điều tra.....................................64

Biểu 17. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi...................................................................................65

Biểu 18. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra.......................................................65

Biểu 19. Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá....................................................................67

Biểu 20. Các biến số sử dụng trong mô hình..................................................................................96

Biểu 21. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của người lao động.....................................101

Biểu 22. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của hộ gia đình...........................................110

Biểu 23. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của cộng đồng............................................118

iv

Page 6: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1. Tuổi của lao động nông nghiệp Hàn Quốc.......................................................................22

Đồ thị 2. Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm trong ngành phi nông nghiệp ở Trung Quốc.............25

Đồ thị 3. Dân số và lao động nông thôn cả nước............................................................................48

Đồ thị 4. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn.........................................49

Đồ thị 5. Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn........................................50

Đồ thị 6. Tăng trưởng GDP, GDP nông nghiệp và lao động ở nông thôn......................................51

Đồ thị 7. Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa ở nông thôn..................................................51

Đồ thị 8. Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn.......................................................................52

Đồ thị 9. Cơ cấu kinh tế 1995-2004................................................................................................53

Đồ thị 10. Cơ cấu lao động di cư đi và đến của cả nước phân theo vùng.........................................62

Đồ thị 11. Di cư tính theo địa bàn của nơi đi...................................................................................63

Đồ thị 12. Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính...................................................................................63

Đồ thị 13. Phân bố lao động di cư theo độ tuổi.................................................................................66

Đồ thị 14. Cơ cấu lao động di cư theo giới và tuổi............................................................................67

Đồ thị 15. Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn hoá ở nơi đến...................................68

Đồ thị 16. Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng.......................................................................69

DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒBản đồ 1: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2001..........................................................55

Bản đồ 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2004..........................................................56

Bản đồ 3: Thay đổi về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn 96-04.............................................57

DANH SÁCH CÁC HÌNHHình 1. Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.....................................11

Hình 2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp................................17

Hình 3. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp.......................19

Hình 4. Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp.........................................................20

DANH SÁCH CÁC HỘPHộp 1: Thu nhập không phải là tất cả mà giữ nghề cho con cháu cũng quan trọng.................72

Hộp 2. Vì có làng nghề không nghĩ đến chuyển đổi công việc......................................................73

Hộp 3. Thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên phải giữ việc làm ở nhà máy............................76

Hộp 4: Tôi không có việc gì làm sau khi tái định cư.......................................................................78

Hộp 5: “Tốt nhất là làm phi nông nghiệp ở tại địa phương”..........................................................79

Hộp 6: Hết đất chúng tôi buộc phải làm nghề khác........................................................................82

Hộp 7: Nếu có đủ ruộng, làm nông nghiệp cũng tốt......................................................................107

Hộp 8: Sức ép của chi tiêu.................................................................................................................114

v

Page 7: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

vi

Page 8: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong hai thập kỷ vừa qua đặc

trưng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận

hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Tăng trưởng kinh tế và sự ổn định

của môi trường kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới.

Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa; xu hướng

này thể hiện đặc biệt rõ hơn trong 10 năm trở lại đây. Tỷ trọng nông nghiệp trong

tổng GDP của cả nước giảm dần, từ 27,18% năm 1995 xuống 24,37% năm 2000

và 21,76% vào năm 2004. Ở khu vực nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ. Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng

lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân.

Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi về cơ cấu

của lực lượng lao động. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự thay đổi đó rất chậm. Các

số liệu thống kê cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các ngành không

hoàn toàn diễn ra tỷ lệ thuận với GDP do các ngành đó tạo ra. Do năng suất lao

động trong các ngành công nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp, tỷ trọng tăng lên

của lao động được thu hút vào khu vực công nghiệp thường thấp hơn mức tăng

của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp. Kết quả là một lực lượng lao

động lớn vẫn nằm ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn

cao hơn ở khu vực thành thị kết hợp với tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm

hơn đã dẫn đến càng làm tăng sức ép về việc làm ở khu vực nông thôn. Thêm vào

đó, năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, đất đai nông nghiệp ngày càng bị

thu hẹp do các nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị càng làm

cho thời gian nông nhàn tăng lên và sức ép về việc làm càng thêm gay gắt.

Trong thời gian qua, Việt nam đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động

nông thôn nói riêng. Những chính sách này tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn, cung cấp tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân cho

mục tiêu phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các làng

1

Page 9: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đào tạo nghề v.v.. Những giải

pháp chính sách kể trên được đánh giá là đã góp phần không nhỏ vào cải thiện đời

sống kinh tế nông thôn và làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên

một câu hỏi đặt ra là liệu những giải pháp chính sách này có thực sự là đòn bẩy, có

tính quyết định cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trrong thời gian qua

cũng như trong thời gian tới hay không vẫn còn bỏ ngỏ?

Trên thế giới, đã có khá nhiều các nghiên cứu về đề tài chuyển dịch cơ cấu lao

động có thể kể đến như C. Cindy Fan (2002) về chuyển dịch ở Trung quốc; Colin

Green và Gareth Leeves về quá trình chuyển từ lao động phổ thông sang các lao

động có công việc ổn định ở Australia; Bhattacharya (2000) về di cư nông thôn

thành thị ở Ấn Độ; Haan Arjan và Ben Rogaly (2002); Lanzona về Philipnes v.v...

Các nghiên cứu này phần nào đã phân tích nguyên nhân của chuyển dịch lao động

hoặc di cư từ nông thôn ra thành thị nhưng số các nghiên cứu phân tích mức độ tác

động của các nhân tố này đến khả năng di chuyển lao động giữa các ngành hoặc

các vùng cũng chưa thật nhiều.

Ở Việt nam vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động cũng được sự quan tâm

nhiều của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Lê Hồng Thái, 2002

nghiên cứu về thực trạng lao động việc làm nông thôn chỉ ra những nguyên

nhân dẫn đến dịch chuyển chậm lao động ở nông thôn là: việc phân bố dân cư

không đồng đều giữa các vùng, đất nông nghiệp/người quá thấp lại có xu

hướng ngày càng thấp hơn khiến nông dân có ít tích lũy cho phát triển sản xuất

phi nông nghiệp, chất lượng lao động ở nông thôn quá thấp dẫn đến khả năng

chuyển đổi nghề thấp. Thân Văn Liên và cộng sự (1997) phân tích thực trạng

chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua di cư nông thôn-thành thành thị ở Hà

nội và Huế cho rằng các yếu tố kinh tế – xã hội yếu kém ở nông thôn là những

lực đẩy và sự hấp dẫn ở cuộc sống đông thị là những lực hút làm tăng sự di cư

nông thôn thành thị hiện nay. Nguyễn Văn Tài (1998) và Đỗ Văn Hoà (1999)

đưa ra các kết luận quan trọng là di dân là kết quả tất yếu của quá trình phát

triển kinh tế xã hội. Di dân chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của chính

sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển vùng .v.v... Các nghiên cứu

về thị trường lao động của Việt Nam như John Luke Gallup (2002), Adam

McCarty (1999); Patrick Belser (2000) cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt

2

Page 10: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Nam trong những năm vừa qua không nằm ở những ngành dựa vào lao động

nhưng nhận định rằng trong tương lai sắp tới tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc

nhiều hơn ở những ngành này.

Tổng kết những nghiên cứu trên cho thấy hầu hết các nghiên cứu về đề tài thị

trường lao động và những vấn đề liên quan ở Việt Nam chưa đề cập hoặc đã có đề

cập nhưng ở một mức độ còn tương đối sơ lược, sử dụng phương pháp thống kê

mô tả là chủ yếu. Việc phân tích sâu về vấn đề chuyển dịch lao động và đặc biệt là

các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch này ở Việt Nam trong thập kỷ vừa

qua còn tương đối ít. Ngoài ra, cũng ít có nghiên cứu nào đánh giá chung cho cả

quá trình chuyển dịch từ những năm 1993 trở lại đây.

Một đặc điểm quan trọng khác trong các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu

lao động thời gian qua đó là hầu như ít có nghiên cứu nào đánh giá vấn đề này trên

góc độ kinh tế hộ gia đình. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động mạnh

như một yếu tố tạo cầu cho lao động phi nông nghiệp và sẽ kéo theo quá trình

chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên việc đánh giá nó nếu chỉ dừng trên bình

diện vĩ mô sẽ khó có những kết quả thỏa đáng. Về cơ bản việc chuyển dịch lao

động nói chung và chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp nói

riêng gắn kết chặt chẽ vói những đặc điểm của người lao động, của hộ gia đình nơi

họ đang sinh sống cũng như của cộng đồng xung quanh hộ gia đình đó. Điều này

giúp giải thích được tại sao trong cùng một môi trường chính sách như nhau việc

chuyển dịch cơ cấu lao động ở các địa phương lại rất khác nhau. Hoặc ngay trong

cùng một địa phương, có những hộ phát triển được rất mạnh ngành nghề phi nông

nghiệp của mình nhưng lại có những hộ bị bỏ lại khá xa.

Quá trình công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng ở

Việt Nam càng làm cho các luồng di chuyển lao động, biến động về cơ cấu lao

động phát triển mạnh mẽ hơn và các vấn đề kinh tế - xã hội và khó khăn nảy sinh

ngày càng gay gắt. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm ở nông thôn

cũng ngày càng trở lên cấp thiết hơn. Những vấn đề đó đòi hỏi việc phân tích một

cách hệ thống các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu tố này đến

quá trình chuyển dịch lao động nông thôn. Nghiên cứu này được đặt ra để phần

nào trả lời các câu hỏi đó.

3

Page 11: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ

cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay, chỉ ra các yếu tố ngăn

cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch và đưa ra các đề xuất chính sách nhằm

tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt

Nam.

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên được chi tiết hóa bằng các mục tiêu cụ

thể sau:

Mô tả thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong

10 năm qua: (a) giữa các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp và dịch

vụ; (b) Cơ cấu lao động giữa các hình thức tự tạo việc làm và làm thuê.

Mô tả quá trình chuyển dịch lao động nông thôn ra thành thị (theo lứa

tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, chuyên môn tay nghề và

mức thu nhập…) trong 10 năm trở lại đây.

Tổng kết và xem xét tác động của các nhóm chính sách liên quan đến

quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động

nông thôn nói riêng.

Xác định các yếu tố chính ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch

cơ cấu lao động nông thôn: (a) trong nội bộ nông thôn; (b) giữa nông

thôn và thành thị, trong đó tập trung vào tác động của các chính sách kể

trên.

Đề xuất các chính sách cụ thể nhằm tác động tích cực đến quá trình

chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

1.3. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần giới thiệu, Đề tài được kết cấu thành bốn chương chính:

Chương một làm rõ về cơ sở lý thuyết, khung khổ nghiên cứu của đề tài. Trong

đó làm rõ các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu, những mô hình lý thuyết về

mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp (dựa trên lý

thuyết hai khu vực của Lewis), về nhóm các yếu tố tác động đến chuyển lao

động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đặc biệt phần này sẽ tóm lược lại

mô hình kinh tế hộ sử dụng trong trường hợp hộ tham gia vào họat động phi

4

Page 12: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nông nghiệp- Đây là những khung khổ lý thuyết chính được dùng để phân tích

trong phần phân tích định lượng của báo cáo. Cũng trong chương này, nhóm

nghiên cứu điểm lại kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu lao động ở

nông thôn trong đó tập trung vào một số nước có tình trạng tương đồng như ở

Việt nam nhằm làm rõ những bài học mà trong quá trình phát triển các nước

này đã gặp phải, những kinh nghiệm hay mà Việt nam có thể tham khảo trong

họach định chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn

Chương Hai của Đề tài tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu

lao động ở nông thôn Việt nam từ đầu những năm 1990 trở lại đây. Trong phần

mở đầu của Chương hai, Đề tài tập trung điểm lại những chính sách trực tiếp và

gián tiếp tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông

thôn, điểm lại những chương trình hỗ trợ của Nhà nước cho mục tiêp phát triển

kinh tế nông thôn nói chung và tạo việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn nói

riêng. Bằng phương pháp phân tích đồ thị kết hợp với các bảng biểu, Chương

Hai tập trung làm rõ xu hướng chuyển dịch lao động nông thôn hiện nay; đánh

giá những mặt tích cực và tiêu cực, mặt được và chưa được trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu lao động. Cũng trong Chương này, sử dụng số liệu Điều tra

Di cư mới nhất của Tổng cục Thống kê và số liệu Điều tra Lao động Việc làm,

Đề tài làm rõ thực trạng di cư lao động nông thôn-thành thị trong những năm

gần đây, cũng như phân tích về đặc điểm của người di cư và không di cư, trên

cơ sở đó rút ra những đặc điểm quan trọng là yếu tố tác động đến người di cư.

Chương Ba của Đề tài là chương chính trong nghiên cứu này. Bằng

phương pháp phân tích định lượng, sử dụng mô hình hồi quy đa biến Probit

trong khuôn khổ của Mô hình kinh tế hộ gia đình đề tài sẽ tập trung vào tìm

hiểu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động ở nông thôn trong

thời gian qua. Do những hạn chế về mặt số liệu, Đề tài tập trung đánh giá các

yếu tố chuyển dịch trong hai giai đoạn 1993-1997 và 2001-2004 và không xét

đến khía cạnh chuyển dịch lao động trong nội bộ khu vực nông nghiệp. Trên

cơ sở so sánh mô hình ước lượng giữa các vùng, miền, giữa các loại hình

chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông nghiệp sang làm

thuê, sang lao động tự làm, từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiểu thủ công

5

Page 13: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nghiệp, từ nông nghiệp sang họat động dịch vụ ở nông thôn giữa hai thời kỳ

khác nhau, Đề tài sẽ tổng kết những yếu tố cơ bản tác động đến việc tham gia

lao động phi nông nghiệp của nông dân.

Trên cơ sở của những phân tích của các Chương Một, Hai, Ba, Chương

Bốn của Đề tài sẽ tóm lược lại những phát hiện chính trong quá trình nghiên

cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy quá trình chuyển

dịch cơ cấu lao động nông thôn.

6

Page 14: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

CHƯƠNG MỘT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NHIỆM QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU LAO ĐÔNG Ở NÔNG THÔN

1.1. Một số khái niệm

Thực tế hiện đang tồn tại nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về lao động

và việc làm nông thôn, đã có những khái niệm tương đối rõ và dễ dàng được chấp

thuận, nhưng cũng còn những khái niệm còn đang gây nhiều tranh cãi. Trong Đề

tài này Nhóm nghiên cứu không đi sâu vào phân tích nhằm đưa ra một khái niệm

mới liên quan đến lao động, việc làm nông thôn mà chỉ đề cập một số khái niệm

đã và đang được sử dụng hiện nay để có một cách hiểu thống nhất trong toàn bộ

báo cáo.

Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế được hiểu là tỷ trọng giá trị gia tăng của các

thành phần cấu tạo của nền kinh tế. Có nhiều cách phân loại về cơ cấu kinh tế, ví

dụ như phân theo cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu theo thành phần. Cách phân

loại về cơ cấu kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào cơ

cấu ngành. Cơ cấu kinh tế theo ngành được hiểu là cơ cấu giá trị gia tăng của

ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của nền kinh tế. Cơ

cấu kinh tế trong mỗi ngành được hiểu là tỷ trọng của giá trị gia tăng của mỗi phân

ngành trong ngành đó. Ví dụ trong ngành nông nghiêp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp

được phân chia làm hai nhóm cơ bản là trồng trọt và chăn nuôi. Chú ý trong phân

ngành ở đây chúng tôi không phân loại theo nông nghiêp-thủy sản-lâm nghiệp như

cách phân loại thường thấy mà chỉ phân làm 2 nhóm: nhóm liên quan đến cây

trồng (bao gồm cả cây lâm nghiệp, cây hàng năm, cây ăn quả, cây lâu năm…)

được gọi chung là họat động trồng trọt. Nhóm họat động liên quan đến vật nuôi,

bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, nuôi gia súc gia cầm…được gọi chung là họat

động chăn nuôi. Sở dĩ chúng tôi nhóm các họat động như vậy do dựa trên đặc thù

7

Page 15: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

phân bố thời gian lao động cho từng loại họat động. Ví dụ, trong họat động trồng

trọt, dù là cây trồng ngắn ngày hay dài ngày hay cây lâm nghiệp, việc phân bố thời

gian không thể đều trong suốt các ngày trong năm mà thường chỉ diễn ra cao điểm

tại một số ngày vào thời vụ gieo trồng họăc thu hoạch…Ngược lại đối với ngành

chăn nuôi, thời gian thường được phân bổ đều cho các ngành trong một năm.

Họat động nông nghiệp và phi nông nghiêp: Thực tế hiện nay mọi người

tương đối thống nhất với nhau về khái niệm việc làm nông nghiệp nhưng lại không

thống nhất với nhau về khái niệm việc làm phi nông nghiệp. Họat động nông

nghiệp và khái niệm liên quan tới việc làm nông nghiệp trong nghiên cứu này

được hiểu là các họat động liên quan trực tiếp đến cây trồng và vật nuôi. Họat

động phi nông nghiệp là các họat động ngoài các họat động kể trên. Như vậy, khái

niệm họat động-việc làm phi nông nghiệp (non-farm activities) là khá rộng, bao

gồm toàn bộ các họat động sản xuất công nghiêp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và

hộ gia đình. Sự phân loại này không đề cập đến địa điểm hoạt động đó diễn ra, quy

mô của hoạt động, công nghệ được sử dụng cũng như liệu thành phần tham gia chỉ

là hộ nông nghiệp hay hộ gia đình có hoạt động phi nông nghiệp.

Thực tế, trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu và quản lý phân chia

các hoạt động vào các khu vực một cách không thống nhất. Các hoạt động được

làm tại nhà với các đầu vào là các loại cây trồng, vật nuôi và được làm ở quy mô

nhỏ sử dụng lao động nông nhàn là chính đôi khi được xem là hoạt động nông

nghiệp. Ví dụ, một số người thường xếp họat động chế biến nông sản quy mô hộ

gia đình là họat động nông nghiệp. Một số người đưa cả vị trí hoặc quy mô của

sản xuất vào phân loại theo ngành. Các hoạt động này có liên quan mật thiết đến

nông nghiệp nhưng về bản chất chúng lại không phải là các hoạt động nông

nghiệp. Ngược lại, cũng có một số người lại xếp lao động làm thuê trong nông

nghiệp (ví dụ làm ruộng thuê cho người khác) là họat động phi nông nghiệp. Cách

phân loại như vậy không phản ánh đúng bản chất của tên gọi. Khái niệm họat

động phi nông nghiệp trong nghiên cứu này là toàn bộ các họat động không liên

quan trực tiếp đến sản xuất cây trồng và vật nuôi. Nó bao gồm cả các họat động

chế biến nông sản tại nhà cũng như họat động làm thuê tại các nhà máy lớn; không

bao gồm các họat động làm thuê trong nông nghiệp.

Làm công ăn lương và việc làm tự tạo (wage employment và self-

employment). Cách phân loại việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta

8

Page 16: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở

nông thôn, cũng như khi đưa ra các giai pháp để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu

lao đọng, việc làm do bản chất các họat động này là khác nhau.

Trong nghiên cứu này, việc làm công ăn lương liên quan đến các hợp đồng

lao động mà người thuê lao động đưa ra các điều khoản với người lao động và thu

nhập của người lao động chỉ phụ thuộc vào thời gian lao động. Công việc của

người lao động được thực hiện dưới sự giám sát của người sử dụng lao động.

Các hoạt động, được xem như là “việc làm tự tạo”, liên quan đến việc tự

quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hoá và dịch vụ. Người mua loại lao

động này không thể đưa ra các điều khoản trực tiếp về sản phẩm. Ví dụ, những

người có các xưởng sản xuất, cửa hàng cửa hiệu…họ chỉ có trách nhiệm đối với

các kết quả với chính bản thân họ.

Ở các nước đang phát triển, sự phân chia giữa làm công ăn lương và việc làm

tự tạo nhiều khi không rõ. Có một khoảng trùng lắp giữa lao động được trả công

và lao động tự trả công mà ở đó các hoạt động này vừa có thể được xem là lao

động được thuê vừa có thể là lao động tự thuê. Ví dụ, những người đóng đồ đạc

họăc thợ may, đôi khi có thể làm công việc kinh doanh của họ ở nhà của khách

hàng, dưới sự giám sát của khách hàng trong suốt quá trình sản xuất cũng như sửa

sang các sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Loại kinh doanh này

có thể được xem là lao động làm thuê nếu xét theo quan điểm họ bị giám sát bởi

khách hàng và thu nhập của họ phụ thuộc vào thời gian lao động. Nhưng hoạt

động này cũng có thể được xem là việc làm tự tạo vì anh ta phải tự đầu tư vào

nguyên liệu, công cụ sản xuất và tự điều hành hoạt động kinh doanh của mình.

Trong nghiên cứu này, những họat động có đặc thù “giao thoa” như vậy đuợc xếp

vào họat động tự tạo việc làm.

Lao động địa phương và lao động di cư: Các hoạt động tại một địa phương

có thể được chia thành 2 loại phụ: (a) tại nhà và (b) không ở tại nhà nhưng vẫn tại

địa phương. Các hoạt động xa nhà cũng được chia thành 2 loại (a) làm tại các

thành phố khác, nước khác và (b) các vùng nông thôn khác. Trong nghiên cứu này

lao động di cư được hiểu là người có thời gian đi ra khỏi địa phương (tỉnh) từ 6

tháng trở lên. Lao động di cư có thể là di cư nông thôn ra thành thị, nông thôn-

nông thôn. Một thực tế không rõ ràng trong cách phân loại hiện nay là lao động di

cư ra các khu công nghiệp lớn ở ngoại ô (ví dụ lao động di cư từ nông thôn ở Thái

9

Page 17: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Bình ra làm việc tại các khu công nghiệp ở Gia lâm Hà nội) mặc dù là ngoại ô

nhưng lại có đặc thù như những vùng đô thị nếu xem xét trên góc độ điều kiện

sinh họat, chi tiêu, dịch vụ đời sống…Trong nghiên cứu này những lao động di cư

như thế đuợc xếp vào di cư nông thôn thành thị. Như vậy lao động địa phương sẽ

là những người còn lại, không di chuyển ra khỏi địa phương hoặc có thời gian di

chuyển ít hơn 6 tháng hoặc di chuyển nhưng trong nội tỉnh.

Tuy nhiên, giống như các cách phân loại khác, cũng xảy ra một số vấn đề khi

phân loại một hoạt động cụ thể vào một trong các loại trên. Thứ nhất, một hộ gia

đình có thể ở tại nông thôn nhưng hoạt động kinh doanh lại vừa ở nông thôn vừa ở

vùng thành thị; ví dụ như một người kinh doanh buôn bán khi anh ta mua sản

phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn và đem bán các sản phẩm này ở vùng thành

thị. Bởi vậy, nơi định cư có thể khác với nơi kinh doanh và sự phân chia các vùng

nông thôn về mặt hành chính có thể khác so với các vùng nông thôn về mặt kinh

tế. Thứ hai, thành viên của hộ gia đình có thể đến thành phố để làm việc nhưng

không định cư lâu dài ở đó. Gia đình của họ vẫn sống ở nông thôn và gần như mọi

chi tiêu của hộ gia đình vẫn được thực hiện ở nông thôn. Trong trường hợp này,

phân loại hoạt động của anh ta như là hoạt động di cư hay như là hoạt động ở địa

phương đều không có tính thuyết phục. Thậm chí trong trường hợp mà một người

đang sống ở địa phương nhưng không lâu dài, hoặc người đó chỉ vừa mới chuyển

đi vì một lý do nào đó thì cũng người đó cũng không được xem là người di cư

nông thôn – thành thị. Thứ ba, có sự không rõ ràng trong viêc phân chia thành thị,

nông thôn. Về mặt hành chính, các vùng thành thị là các thành phố mà có mật độ

dân số và diện tích đất nhất định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường phân chia

các vùng nông thôn và thành thị trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, xã hội, chứ

không dựa vào tính chất địa lý, vị trí hành chính. Khó khăn nhất hiện nay có lẽ là

việc thu thập số liệu liên quan đến hai khái niệm này, mặc dù chúng ta về mặt

chính sách có phân định rõ thành thị và nông thôn nhưng số liệu kinh tế xã hội lại

rất ít khi được phân chia rõ ràng. Trong nghiên cứu này, để đơn giản nông thôn

được hiểu là các làng quê, các thị trấn. Thị xã và các thành phố lớn, vùng công

nghiệp tập trung ven đô đều được coi là đô thị.

10

Page 18: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

1.2. Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp

Hình 1 dưới đây tóm tắt mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiêp và phi

nông nghiêp. Mối quan hệ này không hoàn toàn ở nông thôn mà chung cho

toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu như không xem xét mức độ mạnh, yếu của các

mối quan hệ thì có thể coi như đây là mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp

và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn.

Hình 1. Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp

Có ba nhóm liên kết chính giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Nhóm liên kết sản xuất thể hiện mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau về đầu vào và cả

đầu ra của cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Người nông dân cần

các sản phẩm của ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của mình

như cày, cuốc, các dịch vụ cung cấp, phân bón, thuốc trừ sâu... và nhu cầu của

người nông dân cho việc chế biến sản phẩm như xay, quay, đóng gói và bán các

sản phẩm nông nghiệp. Ngược lại, khu vực sản xuất phi nông nghiệp cũng cần đầu

vào là sản phẩm của nông nghiệp cũng như sử dụng đầu ra cho sản xuất nông

nghiệp. Nhóm liên kết thứ hai chỉ mối liên hệ về tiêu dùng, trong đó người nông

dân mua sản phẩm của khu vực sản xuất phi nông nghiệp phục vụ cho sinh họat

của họ và ngược lại người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực phẩm từ

nông dân. Chú ý là trong sơ đồ này đã đơn giản hóa quan hệ sản xuất, người nông

dân chỉ là người sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và tương tự như vậy người

11

Page 19: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

sản xuất phi nông nghiệp chỉ sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, mặc dù

trong thực tế có sự giao thoa, đa dạng hóa sản xuất của cả hai khu vực.

Một nhóm quan hệ khác cũng rất đáng quan tâm đó là các liên kết về vốn và

lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực. Tiết kiệm của khu vực

nông nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển công nghiệp và ngược lại. Ngược

lại, ở một thời điểm nào đó thu nhập từ phi nông nghiệp có thể được sử dụng cho

nông nghiệp. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng

lao động vừa có thể tăng tỷ lệ lương trong khu vực phi nông nghiệp do mức thu

nhập trung bình của khu vực nông nghiệp được tăng lên, đòi hỏi mức lương của

khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng cao mới thu hút được lao động. Ngược lại

năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông nghiệp có thể hạn chế dòng

lao động từ nông nghiệp chuyển sang do cầu về lao động giảm. Điều này có nghĩa

rằng nó tác động cả lên hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Mối quan hệ về chia sẽ rủi ro cũng rất đáng được chú ý. Nhiều nhà nghiên

cứu cho rằng tham gia vào họat động phi nông nghiệp là một hành vi để chia sẻ rủi

ro. Do bản chất của họat động nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết vì vậy thường

chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và người nông dân thường đa dạng hóa họat động

của mình không đơn giản chỉ vì năng suất lao động phi nông nghiệp cao hơn mà

còn là đỡ rủi ro hơn. Việc chia sẻ rủi ro giữa hai khu vực được xem là một lý do

quan trọng thúc đẩy sự tham gia các hoạt động phi nông nghiệp của người nông

dân. Mặc dù vậy, cũng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chia sẻ rủi ro không phải là

nguyên nhân chính mặc dù nó thường được nhắc đến khi xem xét yếu tố xác định

đến sự đa dạng hóa thu nhập của người nông dân, chính họat động phi nông

nghiệp cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

1.3. Các yếu tố “kéo” và đẩy” việc tham gia hoạt động phi nông nghiệp nông

thôn của nông dân

Như đã đề cập, trọng tâm của việc xem xét chuyển dịch cơ cấu lao động nông

thôn trong đề tài này là xem xét quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp

sang khu vực phi nông nghiệp. Sơ đồ liên kết hai khu vực ở trên, về mặt bản chất

có thể cho phép đưa ra các yếu tố tác động đến dòng chuyển dịch lao động này. Sự

thay đổi của các yếu tố bao hàm trong sơ đồ cũng như sự thay đổi về mức độ liên

kết giữa chúng đều có thể dẫn việc chuyển dịch lao động giữa hai khu vực. Ví dụ,

sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động cho

12

Page 20: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

khu vực này. Năng suất lao động tăng cao trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng

mức hấp dẫn về mặt thu nhập đối với lao động nông nghiệp chuyển sang nhưng

cũng có thể làm hạn chế lao động di chuyển do nhu cầu lao động phi nông nghiệp

ít đi (giả sử rằng nhu cầu sử dụng sản phẩm phi nông nghiệp là không đổi họăc

thay đổi chậm hơn với tốc độ thay đổi của năng suất). Các hạn chế trong khu vực

sản xuất nông nghiệp (đất đai, năng suất cây trồng vật nuôi…) sẽ làm cho lao động

nông nghiệp dư thừa và có nhu cầu chuyển dịch sang khu vực khác. Tuy nhiên

điều dễ nhận thấy trong sơ đồ trên là sự quan hệ giữa bản thân các yếu tố với nhau,

yếu tố này phụ thuộc vào yếu tố kia. Mặt khác mô hình này cũng không giải thích

được lý do tại sao nguời nông dân lại chọn đa dạng hóa sang họat động phi nông

nghiệp ở nông thôn mà không phải là di cư ra thành thị hoặc đa dạng hóa họat

động nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình khác

về các yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mô hình

này cho rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào họat động phi nông nghiệp là do

hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào họat động phi nông

nghiệp. Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số,

(2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất

phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự

nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong

cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với

các thị trường đàu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài

chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh

thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào

lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với

khu vực nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia

đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn

của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến

áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu

nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình.

Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc

xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy

nhiên công cụ này chỉ phân tích cung lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia

13

Page 21: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có các

phản ứng khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến

sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân. Thêm vào đó còn có

những yếu tố của chính bản thân người lao động. Điều này giải thích tạo sao hai

người có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi

tham gia vào họat động phi nông nghiệp.

Cũng như mô hình về mối liên kết giữa hai khu vực, một điểm khá quan

trọng trong quan hệ “kéo” và “đẩy” là sự giao thoa giữa hai nhóm yếu tố. Thực tế,

có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy”. Bởi vì, ở một quy

mô nhất định nó là yếu tố "kéo", nhưng ở một quy mô khác nó lại là yếu tố “đẩy”.

1.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp

Mô hình hộ nông dân đưa ra khung phân tích tương đối tổng hợp cho việc

phân tích quyết định của hộ nông dân về phân bổ thời gian, tiêu dùng và sản xuất.

Phiên bản đầu tiên của mô hình này do Chyanov- một nhà kinh tế học người Nga

từ đầu thế kỷ 20 xây dựng. Một phiên bản sau này được tìm thấy trong Singh,

Squire and Strauss (1986). Phiên bản này có sự cải tiến nhất định so với mô hình

ban đầu và được xây dựng trong khung khổ của mô hình liên kết hai khu vực. Tuy

nhiên, mô hình của của Singh được phát triển cho việc xem xét mối quan hệ giữa

làm thuê và tự làm dựa trên mức lương ở thị trường lao động. Trong bối cảnh

nông thôn của các nước đang phát triển-khi thị trường lao động còn sơ khai thì mô

hình của Singh không hoàn tòan phù hợp. Một phiên bản khác của mô hình kinh tế

hộ đưa ra khung phân tích sâu hơn về quan hệ nông nghiệp và phi nông nghiệp là

của Lopez (1986). Mô hình có thể tóm lược như sau:

Hộ nông dân tối đa hoá độ thỏa dụng dựa trên hàm sau:

Max U(Th, Ch; Zh ) (1)

Giới hạn bởi:

Tổng thời gian: T=Tf + Th + Tn (2)

Tiêu dùng: C=g(Tf , p, Zf) + wnTn + V (3)

Không âm: Tn 0 (4)

Trong đó:

Th = Thời gian ở nhà (nghỉ ngơi, việc nhà….)Ch = Tiêu dùngZh = Các đặc điểm cá nhânT = Tổng thời gian

14

Tf , Th , Tn, C

Page 22: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Tf = Thời gian làm việc nông nghiệpTn = Thời gian làm việc phi nông nghiệpP = Giá của đầu vào và đầu ra, không bao gồm lao độngZf = Đầu vào cố định cho sản xuất nông nghiệpWn = Tiền công cho hoạt động phi nông nghiệpHn = Chất lượng của người lao độngZn = Biến khác tác động đến mức tiền côngV = Thu nhập ngoài lao độngU = Hàm lợi ích (hàm thỏa dụng)G = Hàm thu nhập từ nông nghiệp của hộ

Hàm lợi ích được xác định bởi thời gian ở nhà và tiêu dùng.

Có hai ràng buộc trong mô hình: thứ nhất, hộ gia đình bị hạn chế bởi thời

gian sử dụng; thứ hai, tiêu dùng của hộ bị hạn chế bởi thu nhập từ nông nghiệp,

phi nông nghiệp và thu nhập ngoài lao động. Thu nhập nông nghiệp bằng với giá

nhân với đầu ra được thể hiện như một hàm của thời gian lao động nông nghiệp.

Để tối đa hoá hàm lợi ích, ta lập công thức biến đổi Lagragian:

L U(Th, Ch; Zh ) + (T-Tf - Th - Tn )+ (g(Tf , p, Hf, Zf) + wnTn +V-C)+ Tn (5)

Các điều kiện Kuhn-Tucker có thể được viết như sau1:

hT

L = U1 - = 0 (6)

CL

= U2 - = 0 (7)

fTL

= g1 - = 0 (8)

nTL

= wn + - = 0 (9)

L = Tn 0 , 0,

L . =0 (10)

Trong đó U1, U2 là đạo hàm bậc nhất của hàm lợi ích theo thời gian ở nhà

và tiêu dùng, tương ứng, g1 là đạo hàm bậc nhất của hàm g(Tf) theo Tf . Bây giờ

chúng ta xem xét 2 trường hợp:

Các quyết định kinh tế trong trường hợp hộ nông dân với thời gian lao động

phi nông nghiệp

1 Chúng ta giả sử là Th, C, Tf , >0

15

Page 23: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Nếu thời gian lao động phi nông nghiệp là dương (Tn>0), bằng 0, ta có thể

đơn giản hoá các điều kiện tối ưu:

Nhân (9) với –1 sau đó cộng với (8), khi = 0 ta có

(g1-wn) = 0, do 0 ta có g1 = wn (11)

Chia (6) cho (7) và thay với g1 (có được từ (8)) và sau đó g1 với wn1 (có

được từ (11)) ta có 2

1

UU = wn (12)

Lấy Tn từ (2) và thay vào (3) ta có

C+wnTh = wnT+[g(Tf)-wnTf ] + V (13)

Ý nghĩa của phương trình (13) là ta có tổng tiêu dùng ở bên trái bằng với

tổng thu nhập. Trong trường hợp này, tổng thu nhập bao gồm thu nhập từ nông

nghiệp [g(Tf)-wnTf ] trong đó thời gian lao động nông nghiệp có giá bằng tỷ lệ tiền

công theo thị trường và [g(Tf)-wnTf ] có thể được xem là thu nhập ròng. Một bộ

phận khác của thu nhập của hộ là wnT có giá trị bằng tổng thời gian sử dụng nhân

với mức lương trên thị trường. V là thu nhập không do lao động và được xác định

là ngoại sinh.

Phương trình (11) g1 = wn thường là điều kiện tối ưu của vấn đề tối đa hoá lợi

nhuận sản xuất nông nghiệp Max = g(Tf ;p, Zn ) - wnTf (14)

Việc giải quyết phương trình (14) ta tìm Tf* , thay trở lại vào (14) ta có hàm

mục tiêu gián tiếp:

*(wm, p, Zf) = g (Tf*; p, Zf )-wn Tf

* (15)

Sử dụng bổ đề của Hotelling, ta có đạo hàm của hàm đầu vào

Tf*

= -* (wn, p Zf ). (16)

Ta có thể tính tương tự đối với đầu ra tối ưu và hàm cầu được đạo hàm theo

đầu vào khác. Trong trường hợp này, lao động nông nghiệp tối ưu được xác định

bởi w, p, Zf là các biến phù hợp của sản xuất (không bao gồm các biến phù hợp

cho tiêu dùng).

Các nhân tố quyết định tiêu dùng

Thay (15) như là hàm giá trị của lợi ích vào (13), ta có

C+wnTh = wnT+ *(wm, p, Zf) + V (17)

Phương trình này kết hợp với (12) tạo thành điều kiện tối ưu của tiêu dùng.

Khi phương trình (12) được xem như là tỷ lệ thay thế biên giữa thời gian ở nhà và

tiêu dùng (U1/U2)= mức giá, thì hệ phương trình của (12) và (17) là tương tự với

16

Page 24: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

các điều kiện của tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, cầu tiêu dùng C có

thể được viết như các hàm cầu Marshalian:

C=C(1,wn, wnT+ *(wn, p, Zf) + V) = C (1,wn, k) (18)

Như vậy, các quyết định về sản xuất và tiêu dùng của hộ có thể được xác

định dựa trên 2 giai đoạn. Thứ nhất, thời gian lao động nông nghiệp được quyết

định từ tối đa hoá lợi nhuận từ nông nghiệp. Thứ hai, tổng thu nhập được phân bổ

cho tiêu dùng và thời gian ở nhà bởi vậy tỷ lệ thay thế biên giữa chúng là bằng wn.

Nói cách khác là khi tồn tại mức lương ở thị trường lao động thì việc xác định

giữa sản xuất và tiêu dùng của hộ là độc lập.

Hình 2 dưới đây là mô hình kinh tế hộ trong trường hợp hộ gia đình có tham

gia vào họat động sản xuất phi nông nghiệp. Trong hình này, đường cong của hàm

thu nhập nông nghiệp g có độ dốc tại điểm A trùng với mức lương của họat động

phi nông nghiệp. Tại điểm A, lao động dành cho họat động nông nghiệp được xác

định là Tf*. Cũng với mức lương đó đường bàng quan có độ dốc trùng với đường

thu nhập nói cách khác là đạt được độ thỏa dụng tối đa trong hàm tiêu dùng. Cũng

tại điểm đó, thời gian cho lao động phi nông nghiệp được xác định tại Tn*. Việc

thay đổi mức lương trong họat động phi nông nghiệp sẽ làm thay đổi mức lao

động dành cho họat động phi nông nghiệp và nông nghiệp cũng như thời gian

giành cho nghỉ ngơi và việc nhà là phần còn lại của tổng quỹ thời gian T- Tn*- Tf

*

Hình 2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp

Trong trường hợp hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp

Quay trở lại điều kiện tối ưu Kuhn Tucker (6)-(10), trong trường hợp không

có hoạt động phi nông nghiệp, Tn = 0, T=Th+Tf và định nghĩa w0 như / hệ

phương trình này có thể được sắp xếp lại như sau:

17

Page 25: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

g1 = wo (19)

2

1

UU = w0 (20)

C+w0Th = w0T+[g(Tf)-w0Tf ] + V (21)

Quay trở lại các phương trình (5-10) là độ thoả dụng biên của thời gian sử

dụng và là độ thoả dụng biên của thu nhập ngoài lao động. W0 có thể được xem

như là giá bóng của thời gian sử dụng thể hiện trong tiêu dùng. Trong trường hợp

này, giá bóng w0 không phải là biến ngoại sinh. Không có phương trình nào trong

hệ phương trình này (19-21) có thể quyết định một biến nội sinh một cách độc lập,

do đó, w0 là hàm của tất cả các biến ngoại sinh trong hệ phương trình này.

w0 = w0 (T,V,Zh,P,Zf) (22)

Thời gian lao động nông nghiệp và các quyết định sản xuất

Thời gian lao động nông nghiệp tối ưu Tf có thể được đạo hàm từ hàm sản

xuất (g). Đạo hàm bậc nhất của (g) theo Tf được thiết lập bằng với w0 như trong

phương trình (19). Chúng ta cũng biết rằng w0 bị tác động bởi các biến trong

phương trình (22), bởi vậy giải pháp tối ưu cho Tf* có thể được thể hiện như sau:

Tf* = Tf

*(w0(T,V,p,Zh,Zf),p,Zf) = Tf(T,V,p,Zh,Zf),p,Zf) (23)

Từ (23) (xem lại 23 hay 26) ta có lợi ích nông nghiệp tối đa hoá từ phương

trình *= g (Tf*)-w0 Tf

*

Sử dụng bổ đề Hotelling để đạt được

Tf=-w* (w0, p, Zf) (24)

Quyết định tiêu dùng

Thay thế lợi ích tối ưu vào (24) ta có thể phân tích các nhân tố quyết định đến

tiêu dùng và thời gian ở nhà.

C+w0Th = w0T+[g(Tf)-w0Tf ] + V = w0T+* (w0)+ V (25)

Xem đến (28) và (23) ta có điều kiện cho tối đa hoá tiêu dùng. Các nhu cầu

cho tiêu dùng C được đạo hàm có thể được thể hiện dưới dạng đường cầu

Marshalian:

C=C(1,w0,w0T+* (w0)+V) (26)

Do w0 là biến nội sinh và bị tác động bởi các biến ngoại sinh khác trong mô

hình, tất cả các biến ngoại sinh có 2 tác động, tác động giá (w0) và tác động thu

nhập (*).

18

Page 26: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Hình 3. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông

nghiệp

Trong hình trên trên, độ thoả dụng tối đa nếu đạt được tại A, nơi đường cong

của hàm thu nhập nông nghiệp (g) có cùng độ dốc với đường cong bàng quan I*.

Giá bóng của thời gian nghỉ ngơi là độ dốc chung của 2 đường cong tại A. Khi giá

bóng được quyết định, các quyết định kinh tế của hộ có thể được miêu tả như là

nghiệm của (1) bài toán tối đa hoá lợi nhuận và tiếp theo đó là (2) bài toán tối đa

độ thoả dụng. Trong cả hai phương trình này giá bóng của thời gian được quyết

định một cách nội sinh (w0), là giá kinh tế của lao động nông nghiệp trong phương

trình tối đa hoá lợi nhuận và giá kinh tế của thời gian nghỉ ngơi ở nhà và một trong

các nhân tố quyết định đến tổng thu nhập trong vấn đề tối đa hoá độ thoả dụng, nó

đóng vai trò như wn trong Hình 2.

Giá bóng và quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp

Điều kiện (9) và (10) giúp đưa ra quyết định tham gia hoạt động phi nông

nghiệp của hộ. Nếu không có hoạt động phi nông nghiệp

wnw0 (27)

do trong (10) không có giới hạn không âm. Bất đẳng thức này có nghĩa rằng nếu

giá trị tối ưu của Tn là bằng 0, tiền công từ hoạt động phi nông nghiệp (wn) không

vượt quá giá bóng (w0) của thời gian nghỉ ngơi (xác định thông qua giải phương

trình với lao động phi nông nghiệp là bằng 0). Ngược lại, nếu wn vượt quá w0, thời

gian lao động phi nông nghiệp tối ưu (Tn) không thể bằng 0 và do đó, phải là

dương. Do vậy, việc có tham gia vào họat động phi nông nghiệp hay không phụ

19

Page 27: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

thuộc vào liệu wn có vượt quá w0 hay không. Sự phụ thuộc của quyết định tham gia

này trong bất đẳng thức (27) được miêu tả trong Hình 4.

Ở Hình 4, w0 là độ dốc chung của hàm thu nhập từ nông nghiệp (g) và

đường cong bàng quan I0 tại điểm tiếp tuyến của chúng là A. Đường cong I0 tương

ứng với độ thoả dụng tối đa đạt được dưới điều kiện hộ không tham gia vào họat

động phi nông nghiệp. Nếu độ dốc của đường tiền công phi nông nghiệp, ví dụ

đường w1 nhỏ hơn w0 , thì độ thỏa dụng của hộ không được cải thiện nếu như hộ

tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Ngược lại, nếu đường tiền công w 2 vượt

quá w0 khi đó độ thoả dụng có thể được đẩy lên đến mức I2 . Ngay cả khi không có

sự điều chỉnh thời gian lao động nông nghiệp thì sự tăng lên của độ thoả dụng vẫn

có thể đạt được. Với sự điều chỉnh này, độ thoả dụng có thể được tăng lên ở mức

như đường bàng quan I2 .

Hình 4. Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp

Thảo luận trên có thể được tóm tắt bằng hệ phương trình dưới đây:

Tn >0 nếu i*(Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V) wn(Hn, Zn)-w0(Zf,Hf,p,Zh,T,V) >0

Tn =0 nếu i*(Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V) wn(Hn, Zn)-w0(Zf,Hf,p,Zh,T,V) 0

Hàm i* thường được gọi là “hàm tham gia phi nông nghiêp”. Ước lượng hàm

này là một trong các mục tiêu chính của nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các hoạt

động phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Có thể thấy khi các biến w n tăng

hoặc thấp hơn w0, i* là thực sự tăng. Do đó, biến nguồn lực (Hn) và biến khác (Zn),

biến đặc trưng cho thực trạng thị trường lao động, được cho là tác động lên quyết

định tham gia cùng một hướng như khi chúng tác động lên tiền công. Đây là cơ sở

cho việc kiểm định các giả thuyết khi ước lượng hàm tham gia phi nông nghiệp.

Mặt khác, sự tác động của các biến Hf, p, Zf, Zh, T và V đến quyết định tham

gia luôn luôn ngược với sự tác động của các biến này lên w0. Điều này thực sự rõ

khi w0 được quyết định từ việc giải hệ phương trình (22-24).

20

(28)

Page 28: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

1.5. Tóm tắt về khung lý thuyết

Khung lý thuyết liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân

được xây dựng dựa trên cả khung lý thuyết khác nhau: mô hình liên kết giữa hai

khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, các yếu tố kéo và đẩy và mô hình kinh

tế hộ. Xét về mối liên hệ giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, các nhân tố quyết

định của sự tham gia vào khu vực phi nông nghiệp được xác định dựa trên các mối

quan hệ và các chủ thể tham gia vào mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và

phi nông nghiệp. Mô hình tiếp theo khẳng định rằng cả nhân tố đẩy và nhân tố kéo

đều có tác động đến sự tham gia vào họat động phi nông nghiệp. Xét về mô hình

của hộ nông nghiệp, các nhân tố quyết định đến hoạt động phi nông nghiệp được

chỉ rõ trên cơ sở mô hình của hộ kết hợp chặt chẽ với khu vực phi nông nghiệp.

Mô hình này cho rằng hộ nông dân cung cấp lao động cho khu vực phi nông

nghiệp khi và chỉ khi tiền công của khu vực phi nông nghiệp cao hơn sơ với giá

bóng (shadow price) của thời gian trong đó bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi của hộ

gia đình. Đáng chú ý là trong mô hình kinh tế hộ, không chỉ tiêu dùng sản phẩm

vật chất hay thu nhập xác định mức độ thỏa dụng của người nông dân, thời gian

nghỉ ngơi cũng được xác định là một đại lượng quan trọng. Nói cách khác khi mà

mức thu nhập ở một mức nhất định nào đó, người nông dân sẽ xác định thời gian

nghỉ nghơi cũng có giá như là thời gian lao động. Đây là lập luận chính để thiết

lập hàm tham gia vào khu vực phi nông nghiệp. Tiền công bóng theo thời gian

được biết như là tiền công được hình thành dựa trên ý chủ quan của hộ mà chỉ

tham gia vào hoạt động nông nghiệp.

II. KINH NGHIỆM VÀ THỰC TẾ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Hàn Quốc

Quá trình phát triển các tập đoàn kinh tế lớn ở Hàn quốc luôn đi cùng với phát triển công nghiệp quy mô nhỏ theo hình thức vệ tinh ở nông thôn phục vụ cho các tập đoàn công nghiệp. Nhờ đi bằng cả hai chân như vậy, Hàn Quốc không chỉ giải được bài toán về kinh tế mà cả bài toán về công bằng xã hội. Nông thôn Hàn quốc đã có những thay đổi rất lớn cả về kinh tế và xã hội do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế nhanh (GDP đạt ở mức bình quân trên 8%/năm), phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, hướng vào xuất khẩu đã thu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạng thất nghiệp trong nông thôn.

21

Page 29: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Chiến lược mà Hàn Quốc áp dụng là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp và nhờ công nghiệp phát triển để tích luỹ cho nền kinh tế. Chính sự tích luỹ này đã làm tiền đề cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở Hàn Quốc.

2.1.1.Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp

Trong vòng 25 năm qua, tại Hàn Quốc lao động nông nghiệp giảm bình quân hàng năm 1,9%, dân số nông thôn giảm bình quân 2,7% và đã xảy ra xu hướng ngày càng nhiều người dân từ bỏ làm nông nghiệp nhưng vẫn sinh sống ở nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa đã thu hút khối lượng lớn lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động trẻ. Năm 1990 lực lượng lao động nông nghiệp có 16,4% là thanh niên, đến năm 1995 chỉ còn 13%. Nguyên nhân chính là thanh niên tìm kiếm được cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động nông nghiệp ngày một già đi (Xem Đồ thị 1)

Đồ thị 1. Tuổi của lao động nông nghiệp Hàn Quốc

Cơ cấu tuổi của lao động

0

5

10

15

20

25

1970 1980 1990 1995

(% c

ủa tổ

ng s

ố) ≤20

20-2425-29

30-3435-39

40-44

45-4950-54

55-5960-64

65-69>=70

Nguồn: Nông nghiệp Hàn Quốc, Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc, 1999, trang 29

Hàn Quốc đã thực hiện chính sách nguồn nhân lực trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Từ đó rút dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp. Chính sách này tập trung vào ba chương trình lớn đó là: Chương trình hỗ trợ trang trại gia đình; Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp và Chương trình hỗ trợ giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của các chính sách này là nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho các nhà kinh doanh nông nghiệp có trình độ, kỹ năng canh tác, các công ty kinh doanh nông nghiệp, những người có khả năng thúc đẩy năng suất và quản lý việc canh tác một cách hiệu quả và ổn định.

2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Phong trào làng mới (Saemaul Undong) một phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã được triển khai rất thành công ở Hàn Quốc. Việc phát triển công nghiệp nông thôn dựa vào phát triển các nhà máy vệ tinh của các tập đoàn kinh tế. Sự nối kết này cũng chính là sự nối kết giữa nông thôn và thành thị theo nguyên tắc thành thị phát triển sẽ đem đến sự phồn thịnh cho nông thôn. Đầu tư của Chương trình được tập trung

22

Page 30: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

vào xây dựng cơ sở hạ tầng nằm giúp cho hình thành các doanh nghiệp nhỏ đồng thời làm tăng năng suất nông nghiệp, làm ổn định đời sống của người dân làm nông nghiệp, không tạo ra các mâu thuẫn khi lao động được rút sang họat động phi nông nghiệp. Chương trình Làng mới sử dụng chiến lược tiếp cận từ trên xuống trong lập kế họach nhưng triển khai thực hiện lại từ dưới lên một cách dân chủ với sự tham gia đóng góp cả tài chính vào lao động của người dân địa phương. Nhà nước chỉ đầu tư một khối lượng nhỏ ban đầu bằng hiện vật như xi măng và sắt thép. Cũng chính Chương trình này đã làm cho công nghiệp xi măng và sắt thép của Hàn quốc phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đầu.

2.1.3. Phát triển công nghiệp hóa nông thôn

Nông nghiệp truyền thống của Hàn Quốc là sản xuất quy mô nhỏ, lúa là cây trồng chính. Vì thế ngoài mùa vụ nông nghiệp, nông dân còn thực hiện các họat động tạo thu nhập phi nông nghiệp khác để có thêm thu nhập trang trải chi tiêu cho gia đình. Ngay những năm đầu của thập kỷ 60, Hàn Quốc đã có chính sách khuyến khích phát triển các họat động này để thu hút lao động nông nhàn trong đó chính sách tập trung vào khuyến khích các họat động chế biến nông sản và các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. Chính phủ cung cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật đối với các họat động tạo việc làm phi nông nghiệp và việc tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác.

2.1.4. Hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn trong những năm 70s

Nhờ đẩy mạnh đầu tư phát triển, công nghiệp ở đô thị đã đạt mức toàn dụng về quy mô vào những năm 70s, vì vậy các nhà máy được khuyến khích chuyển về khu vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông dân; chính phủ đã lên kế hoạch đưa ít nhất một nhà máy về một làng. Những nhà máy đưa về vùng nông thôn được nhận ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được nhận hỗ trợ xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thực hiện chính sách di dời nhà máy về nông thôn theo phương châm “mỗi làng một nhà máy” không đạt được như mục tiêu đề ra do chi phí quá cao về xây dựng cơ sở hạ tầng để đặt nhà máy tại từng làng. Hơn nữa do các nhà máy phân tán trên các vùng nông thôn làm nảy sinh chi phí cho công tác marketing cũng như tiếp cận các dịch vụ cần thiết khác về ngân hàng, thông tin cho sản xuất và thị trường, thu hút công nhân lành nghề...

2.1.5. Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80s

Dự án phát triển cụm công nghiệp nông thôn đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 và là dự án đầu tiên trong triển khai thực hiện Luật Phát triển nguồn thu nhập phi nông nghiệp. Nhờ rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ đưa nhà máy về từng làng ở nông thôn của thập kỷ trước, dự án phát triển cụm công

23

Page 31: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nghiệp ở nông thôn giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, từng nhà máy trong cụm công nghiệp cũng giảm được chi phí họat động nhờ sử dụng các trang thiết bị dùng chung. Chính quyền địa phương thiết kế xây dựng các cụm công nghiệp theo quy định của luật pháp, sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng tại cụm công nghiệp, chính quyền địa phương bán mặt bằng trong cụm công nghiệp cho nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy. Các dự án công nghiệp về nông thôn được hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế trong một số năm và nhận được hỗ trợ tài chính ưu đãi từ Chính phủ. Các dự án này đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nhất là góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc.

Biểu 1. Kết quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp đến 1997 của Hàn Quốc Chỉ tiêuSố cụm công nghiệp được thành lập (cụm) 288Số diện tích đất bán cho xây dựng nhà máy (000 pyong)

9600

Số dự án đang họat động (dự án) 2500Tổng số công nhân đang làm việc (người) 100000Trong đó lao động là người địa phương 65000Nguồn: Nông nghiệp Hàn Quốc, Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc, 1999, trang 195.

2.2. Trung Quốc

Trung Quốc là là một nước lớn về nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm đến 80%, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là mẫu chốt nhằm thực hiện hiện đại hoá Trung Quốc. Thành tựu nổi bật trong đổi mới ở Trung Quốc là xuất phát từ đổi mới trong nông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông thôn. Hai đặc trưng quan trọng nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc là Phát triển công nghiệp hương trấn và sản nghiệp hóa nông nghiệp.

2.2.1. Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn:

Trong những năm đầu của đổi mới, cải cách trong nông nghiệp đi kèm với phát triển các họat động phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp hương trấn ở Trung quốc. Sở dĩ công nghiệp Hưng trấn của Trung quốc phát triển mạnh do trong thời kỳ đầu hội đủ các yêu cầu về phát triển và đặc biệt là có thị trường tiêu thụ rộng lớn, tuy nhiên, về sau công nghiệp Hưng trấn gặp phải nhiều khó khăn nhất là về thị trường tiêu thụ do yêu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường tăng cao trong khi điều kiện về đổi mới công nghệ của công nghiệp nông thôn không đáp ứng kịp. Năm 1993 có khoảng 109,5 triệu lao động được thu hút vào làm việc tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn, tăng 6,24 triệu hay 6% so với năm 1992, (Báo cáo Kinh tế hàng năm của Trung Quốc, Green Report, 1994.

24

Page 32: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Biểu 2. Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc

ĐVT: triệu người

Công nghiệp Xây dựng Vận tải Thương mại Tổng cộng1978 19,800 2,690 1,185 1,642 25,3171984 36,561 6,835 1,293 4,553 49,2421985 41,367 7,900 1,142 16,858 67,2671991 58,136 13,843 7,323 14,358 93,6601992 63,364 15,407 7,969 16,523 103,2601993 66,500 Na 43,000 na 109,500Nguồn: Báo cáo Green Report năm 1994, trang 17

Nhờ phát triển mạnh mẽ các hoạt động phi nông nghiệp, lao động nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm, qua đó thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động ở nông thôn, cụ thể

Đồ thị 2. Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm ở Trung Quốc

Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm của họat động phi nông nghiêp

0102030405060708090

1978

1980

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

(%)

GDP

Việc làm

Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc năm 2001, 2003

2.2.2 Sản nghiệp hóa nông nghiệp:

Trong bối cảnh chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, bản thân nông nghiệp của Trung Quốc cũng phải tự đổi mới để thích nghi để giải quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất nhỏ lẻ của nông dân với những thay đổi nhanh chóng và khó dự báo trước của thị trường. Qua một số thử nghiệm và chọn lọc, Trung Quốc đưa ra chính sách về “sản nghiệp hóa nông nghiệp” nhằm tìm lời giải cho phát triển nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc. Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc được hiểu là việc tổ chức kết hợp giữa nông hộ với công ty hoặc nông hộ kết hợp với tập thể, nông hộ cùng với các tổ chức kinh tế khác tiến hành liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kết hợp giữa nông nghiệp-công nghiệp và thương mại, kết nối các khâu thành một dây chuyền. Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc bao gồm 5 đặc trưng cơ bản sau:

25

Page 33: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

(i) Nhất thể hóa ngành nghề, liên kết hữu cơ giữa các ngành nông nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất; thực hiện nhất thể hóa thương mại, gia công và chế biến nông sản hàng hóa, liên kết nhiêu nông hộ sản xuất nhỏ với thị trường lớn, liên kết giữa công nghiệp tiên tiến và nông nghiệp truyền thống, liên kết thành thị với nông thôn, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, dịch vụ hóa xã hội, kết nối các khâu sản xuất-gia công-vận chuyển-tiêu thụ nông sản hàng hóa thành một dây chuyền cùng thúc đẩy và phối hợp phát triển;

(ii) Chuyên môn hóa các khâu trong dây chuyền từ sản xuất tới tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả tổng thể của sản nghiệp hóa;

(iii) Thương phẩm hóa, hàng hóa làm ra nhằm phục vụ trao đổi trên thị trường, lấy thị trường làm hướng đích cuối cùng;

(iv) Quản trị hóa xí nghiệp, dùng biện pháp quản lý xí nghiệp theo kiểu công nghiệp để quản lý nông nghiệp từ đó làm cho lối sản xuất phân tán, tiểu nông của các hộ nông dân dần đi vào tiêu chuẩn hóa, tổ chức tiêu thụ nông sản một cách khoa học để tối đa hóa lợi nhuận cho nông dân;

(v) Xã hội hóa dịch vụ, đi vào thúc đẩy kết hợp chặt chẽ các yếu tố sản xuất, cung cấp dịch vụ toàn diện cho các khâu trong dây chuyền sản nghiệp hóa.

Trong hai thập kỷ qua, chính sách về sản nghiệp hóa nông nghiệp đã mang lại thành tựu quan trọng. Từ năm 1997 đến 2001 số tổ chức kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp đã tăng từ 11834 lên hơn 66000 với các loại hình tổ chức này ngày càng đa dạng. Đến năm 2002 số các tổ chức sản nghiệp hóa đã lên tới 94000, trong đó phân theo ngành gồm: trồng trọt 44,8%, chăn nuôi 24,1%, thủy sản 8,2%, lâm nghiệp 10,4% và các loại hình khác 10,5%. Về hình thức liên kết, phương thức hợp đồng chiếm 51,9%, hợp tác 12,6%, cổ phần 13,3% và các phương thức khác khoảng 20%. Các tổ chức sản nghiệp hóa nông nghiệp đã thu hút được 7,2 triệu hộ nông dân tham gia (chiếm 30,5% tổng số hộ nông dân toàn quốc).2.3. Thái Lan

Về cơ bản Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp, tuy đóng góp của nông nghiệp trong GDP dưới 10% nhưng nông nghiệp vẫn là ngành thu hút và tạo việc làm cho 44% lực lượng lao động toàn xã hội và khu vực nông thôn còn là địa bàn sinh sống của gần 70% dân cư. Công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cơ cấu lớn trong GDP của đất nước; đây là kết quả của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 60. Điều đáng chú ý là ban đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ trương hướng vào thay thế nhập khẩu, nhưng nhanh chóng được thay bằng hướng về xuất khẩu trong những năm 1970.

26

Page 34: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Biểu 3.Dân số, lao động của Thái Lan 2000-20042000 2001 2002 2003 2004

Dân số (tr.người) 62,4 62,9 63,4 63,9 64,4% dân số nông thôn 78.4 71.4 68.4 68.0 69.0Lực lượng lao động (tr. người) 33,1 34,0 34,5 35,4 36,2% thất nghiệp người trên 15 tuổi 3.6 2.4 1.8 1.8 1.5Cơ cấu phân bổ lao động (%)Nông nghiệp 47.4* 45.1 44.6 43.4 44.0Công nghiệp 18.6* 18.9 19.3 20,7 21.2Dịch vụ 34.0* 35.2 36.1 38.0 38.9

Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN, 2004, 2005* Số liệu năm 1999

2.3.1. Đa dạng hóa họat động nông nghiệp gia tăng việc làm thông

qua các họat động thương mại

Mặc dầu nhận được sự đầu tư của cả nhà nước và tư nhân, nhưng do lợi nhuận thấp, rủi ro cao, nông nghiệp và nông thôn Thái Lan đang phát triển theo hướng đa dạng hóa. Trong chính sản xuất nông nghiệp, việc đa dạng hóa được thực hiện bắt đầu bằng việc trồng nhiều loại cây thay vì chỉ trồng lúa và cao su như trước đây; bước tiếp theo là đa dạng hóa trong nội bộ ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sang hệ thống canh tác đa dạng, nhờ đó danh sách hàng nông sản xuất xuất của Thái Lan được mở rộng từ hai hàng hóa truyền thống là lúa và cao su sang bột sắn, gà đông lạnh, tôm tươi đông lạnh .v.v.

Từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm đều và tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tăng. Phần lớn các công việc phi nông nghiệp ví dụ như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy, đồ dùng gia đình và cá nhân (chiếm 11,9%), chế tạo (9,2%). Khu vực nông thôn có tới 73% người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 27% phi nông nghiệp. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động ở Thái lan không đồng đều giữa các vùng. Khu vực Băng Cốc và vùng Trung tâm, phần lớn lao động làm phi nông nghiệp, 26,5% làm việc trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, và những người làm việc phục vụ cho bán buôn và bán lẻ là 14,9%. Trong khi đó, phần lớn lao động ở vùng phía bắc, đông bắc và phía nam của đất nước tham gia trong khu vực nông nghiệp. Ở khu vực phía bắc và phía nam, sau sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ lao động tham gia vào bán buôn và bán lẻ tương ứng là 10,7% và 14,2%, tỷ lệ lao động công nghiệp tương ứng 4,9% và 6,6%. Vùng đông bắc, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp còn thấp hơn, chỉ có 6,2% tham gia thương mại bán buôn bán lẻ và 3,2% tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

27

Page 35: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

2.3.2. Gia tăng các nhân tố ảnh hưởng tích cực tới việc làm

Theo một số phân tích về Thái lan, có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực tới cơ hội việc làm phi nông nghiệp là:

Nhóm các nhân tố ảnh hưởng tích cực gồm: (i) nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ phi nông nghiệp tăng; (ii) chi tiêu của chính phủ cho phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng trên toàn đất nước; (iii) các chương trình xúc tiến phát triển doanh nghiệp phi nông nghiệp, đặc biệt đối với họat động sản xuất dệt lụa và vải bông, hàng thủ công mỹ nghệ; (iv) có nhiều điểm thu hút khách du lịch vào Thái Lan, công tác xúc tiến du lịch khá hiệu quả nhờ đó giúp tăng việc làm phi nông nghiệp.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, nhóm các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới cơ hội việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn gồm: (i) ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, thiên tai làm cho nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ phi nông nghiệp giảm sút; (ii) người lao động nông thôn thiếu các kỹ năng cần thiết cho họat động phi nông nghiệp, (iii) thiếu vốn để đầu tư cho các doanh nghiệp phi nông nghiệp do tỉ lệ tiết kiệm ở khu vực nông thôn quá nhỏ.

2.4. Mông Cổ

Là nước có nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế của Mông Cổ có sự thay đổi để đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, kéo theo đó, cơ cấu lao động và sử dụng lao động trong các ngành của nền kinh tế quốc dân cũng biến đổi theo.

Biểu 4. Cơ cấu dân số nông thôn và cơ cấu GDP theo ngành 1990 1995 2000

% dân số nông thôn trong tổng dân số cả nước

43,0 48,1 42,8

% nông nghiệp trong GDP 15,2 36,7 29,1% công nghiệp trong GDP 40,9 27,6 21,9% dịch vụ trong GDP 43,9 35,7 49,0

Nguồn: Elizabeth Morris và Bruun, 2005.

Trong giai đoạn chuyển đổi từ 1990-2000, cơ cấu dân số nông thôn Mông Cổ vẫn duy trì ở mức cao, thậm chí năm 1995, tỷ trọng dân số nông thôn lại tăng thêm 5% so với năm 1990. Kết quả này là hậu quả của chính sách tư nhân hóa ngành chăn nuôi và sự trì trệ của khu vực đô thị. Cơ cấu nông nghiệp trong GDP cũng có sự thay đổi, tăng từ 15,2% năm 1990 lên 36,7% năm 1995 và giảm còn 29,1% vào năm 2000. Đến năm 2002, nông nghiệp đóng góp 21% GDP và khu vực nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của 43% dân cư. Ngành chăn nuôi có vai trò lớn, đóng góp 79% giá trị sản lượng nông nghiệp và 31% tổng việc làm toàn xã hội. Năm

28

Page 36: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

2002 trong số gần 250 ngàn hộ gia đình chăn nuôi gia súc thì khoảng 72,3% có cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào chăn nuôi.

2.4.1. Thất nghiệp tăng cao do cơ cấu lại nền kinh tế

Trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường, rất nhiều người mất việc làm, một số bị đẩy ra khỏi lực lượng lao động, chuyển về làm việc trong khu vực chăn nuôi hoặc làm việc trong khu vực phi chính quy. Trong quá trình chuyển đổi này, lao động lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong tìm việc làm mới, trong khi tỷ lệ lao động là trẻ em lại tăng lên do phát triển chăn nuôi. Rất nhiều phụ nữ mặc dù được tính là người có việc làm nhưng thực chất chỉ tham gia vào việc nội trợ ở nhà, nhiều người trong số này bị sa thải từ các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, hoặc bị buộc nghỉ hưu sớm.

Theo số liệu tổng điều tra năm 2000, 51% dân số Mông Cổ từ 15 tuổi trở lên được tính là có việc làm, tỷ lệ này ở nông thôn là 66%, thành thị 41%. Riêng khu vực nông thôn, tỷ lệ nam có việc làm là 72% và nữ là 60%. Khu vực sản xuất nông nghiệp thu hút 47% tổng lực lượng lao động cả nước, tính theo khu vực nông thôn-thành thị thì khu vực nông nghiệp thu hút 82% lao động nông thôn và 8% lao động thành thị. Chăn nuôi và chế biến nông sản là hai ngành nghề chính trong nông thôn.

2.4.2.Tạo việc làm nhờ phát triển chăn nuôi và các ngành phụ trợ

Do nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Mông Cổ nên chính sách việc làm đối với khu vực nông thôn trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn. Chính phủ đã đưa ra một số khung chính sách và chương trình quốc gia về vấn đề này như chương trình dịch vụ chăn nuôi, thú y, cấp nước sạch, phòng ngừa thiên tai, cùng với các chương trình khuyến khích phát triển ngành sản phẩm như sữa, len và sản phẩm từ len. Chương trình hỗ trợ chăn nuôi gia súc được thực hiện với mục tiêu chính là hỗ trợ những người chăn nuôi cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của họ thông qua phát triển hệ thống dịch vụ, tăng cường năng lực và khả năng sản xuất phù hợp với phát triển vùng và bảo vệ môi trường.

2.4.3.Chương trình xúc tiến việc làm quốc gia.

Chương trình này được thiết kế nhằm lồng ghép các chính sách việc làm vào chiến lược quốc gia, tăng cường sự tham gia chủ động của các cơ quan chính phủ, cộng đồng, tăng khả năng tiếp cận thông tin về việc làm. Các biện pháp cụ thể là cải thiện các dịch vụ tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển hợp tác xã, phát triển doanh nghiệp gia đình, lồng ghép chính sách tạo việc làm với bảo vệ môi trường và phân bố lại dân cư nông thôn, tạo việc làm tại địa phương thông

29

Page 37: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

qua phát triển du lịch và cơ sở hạ tầng. Chính sách thị trường lao động nhằm vào khuyến khích việc làm cho thanh niên và người nghèo, tăng cường phát triển kỹ năng và đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu thị trường, cải thiện về thông tin và nâng cao nhận thức về khuyến khích tạo việc làm.2.5. Quản lý di cư ở Hàn Quốc

Cùng với quá trình công nghiệp hóa là sự phát triển không đều, kéo theo sự chênh lệch ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị. Ngay trong những năm 60s của thế kỷ XX, di dân ra khu vực đô thị đã gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, thậm chí cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc đã cố gắng tìm cách ngăn luồng di cư này không phải bằng các biện pháp hành chính mà bằng cách khuyến khích phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn để người dân tiếp cận tốt hơn với cơ hội việc làm phi nông nghiệp ngay tại địa phương mình, phát triển nông thôn tổng hợp để giảm khoảng cách chênh lệch nông thôn-thành thị. Có ba hướng tạo việc làm phi nông nghiệp mà Hàn Quốc đã sử dụng đó là:

(i) Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp truyền thống ở nông thôn trong đó đặc biệt chú ý đến chế biến nông sản và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại chỗ kết hợp với phát triển làng xã thông qua phong trào Làng mới, phát triển các thị trấn thị tứ, cơ sở hạ tầng nông thôn;;

(ii) đưa nhà máy về nông thôn, xây dựng các cụm công nghiệp nông thôn; (iii) khuyến khích phát triển các họat động kinh doanh du lịch dựa trên khai

thác lợi thế về sản xuất nông nghiệp và văn hóa xã hội của cộng đồng nông thôn; (iv) phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện sinh sống và làm việc cho lao

động di cư tại nơi đến; (v) nhập khẩu lao động để giải quyết vấn đề thiếu hụt sức lao động trong phát

triển của nền kinh tế.2.6. Quản lý di cư ở Malaysia

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp ở Malaysia đã giảm mạnh từ gần 60% vào năm 1957 xuống chỉ còn 12% năm 2005. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng như vậy là nhờ có sự tham gia của di dân từ nông thôn ra thành thị trong đó phần lớn là lao động trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm ở đô thị, khu công nghiệp.

Chính sách của Malaysia đối với quản lý luồng di cư có thể khác nhau ở các giai đoạn nhưng tựu chung lại là giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị bằng cách phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, cung cấp các điều kiện tốt hơn để người dân nông thôn nhất là người thuộc nhóm mục tiêu (người Mã Lai) được tiếp cận tốt hơn với giáo dục và đào tạo để tham gia thị trường lao động.

30

Page 38: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Các chính sách trực tiếp và gián tiếp đối với quản lý lao động di cư bao gồm: (i) Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp; chuyển từ trồng cao su là chính sang phát triển cọ dầu, cây lương thực và một số cây ngắn ngày khác. Tăng cường chế biến công nghiệp đảm bảo liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng nguyên liệu thông qua cơ chế lợi ích, phát triển bền vững gắn với công nghệ sinh học thân thiện với môi trường; (ii) Đẩy mạnh thực hiện chương trình khai hoang để người dân nông thôn có đủ điều kiện cần thiết ổn định cuộc sống, không rơi vào bần cùng hóa; (iii) Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn, đặc biệt là các hoạt động truyền thống, có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân; (iv) Đầu tư cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu đãi về giáo dục dành đặc biệt cho nhóm người Mã Lai để họ có điều kiện gia nhập thị trường lao động, các trường học và trường dạy nghề đều nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, học sinh nghèo được miễn học phí và nhận được học bổng của Chính phủ; (v) Nhập khẩu lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước (Biểu 5)

Biểu 5. Lao động nhập cư vào Malaysia làm việc (1000 người)

1990 1995 2001 2003 2004Nông nghiệp 115,8 173 284,1 185,9 335,2Khai thác mỏ 1,4 1,8 2,1 - -Xây dựng 25,1 64,8 99 265,9 269,1Công nghiêp chế tạo 23,7 115,7 213 355,4 414,3Dịch vụ 76 124 265,5 319,6 340,9Tổng cộng 242 479,3 863,8 1126,8 1359,5

Nguồn: Pazim Fadzim Othman. Đại học tổng hợp Mã Lai, 2005.

2.7. Quản lý di cư ở Trung Quốc

Trong thời gian dài, Trung Quốc duy trì chính sách kiểm soát di chuyển dân

cư thông qua hệ thống đăng ký hộ khẩu, giấy phép làm việc tạm thời, hệ thống tem

phiếu mua lương thực cùng với các biện pháp khác để hạn chế di cư lâu dài, giới

hạn tạm thời chuyển dịch di chuyển nông thôn-thành thị. Số người di cư tạm thời

(rời khỏi nơi cư trú ít nhất 1 lần trong 6 tháng) ở Trung Quốc khoảng 50-120 triệu

người. Một khảo sát di cư tại Thượng Hải năm 1993 cho thấy những người di cư

chiếm 20% dân số của thành phố.

Luồng di cư với quy mô lớn tại Trung Quốc đã trở thành vấn đề xã hội, bên cạnh các khó khăn về kinh tế còn có hai vấn đề quan trọng khác là (i) tăng trưởng nhanh của việc làm phi nông nghiệp dẫn đến tăng đột biến về chi phí cơ hội dẫn đến tăng chi phí cho sản xuất nông nghiệp, (ii) thay đổi cơ cấu của nền kinh tế đặc biệt cơ cấu về sản xuất và phân phối giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị.

31

Page 39: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Tuy nhiên, lao động di cư cũng mang lại nhiều tác động tích cực tới kinh tế nông thôn, cụ thể trên các mặt về: (i) khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn do lực lượng lao động được huy động tham gia vào khu vực sản xuất và dịch vụ; (ii) đẩy mạnh hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nhờ tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung đất cho sản xuất quy mô lớn; (iii) đẩy mạnh hiện đại hóa khu vực nông thôn; (iv) kích thích việc hình thành các thành phố, thị trấn nhỏ qua đó đẩy mạnh quá trình đô thị hóa; (v) đa dạng các nguồn thu nhập của người dân nông thôn, giúp cải thiện đời sống của họ.

Cân đối giữa lực lượng lao động nông thôn đông đảo và nguồn lực hạn chế, có thể rút ra kết luận khu vực nông thôn Trung Quốc không thể giải quyết hết việc làm cho người lao động vì vậy khoảng 100-150 triệu lao động nông thôn buộc phải di chuyển. Thực tế di cư của lao động nông thôn ra thành thị đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các cuộc cải cách đã dẫn đến những thay đổi to lớn về phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra những bất bình đẳng mới, phân hóa xảy ra ngày càng sâu sắc đặc biệt sau quá trình triệt để hóa cải cách thị trường vào năm 1997-1999 Ngoài nguyên nhân bất bình đẳng về thu nhập thuần túy, còn có nguyên nhân về sự khác biệt trong tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, trợ cấp xã hội, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe trở nên ngày càng gay gắt khi hình thái kinh tế thị trường được thay thế cho hệ thống sở hữu tập thể cũ ở nông thôn.

Chính quyền Trung Quốc đã nhận biết được những vấn đề nảy sinh của việc di dân và xác định những năm cuối của thập niên 90s là thời điểm chín muồi để thực hiện những thay đổi có tính quyết định, bao gồm đánh giá lại vai trò của việc di cư. Lao động di cư được xác định có vai trò chính trong phát triển kinh tế của đất nước, nhờ đó một số khởi xướng về chính sách đã được thực hiện nhằm mục đích khơi thông thị trường lao động trong khắp Trung Quốc, đảm bảo cho công nhân nhập cư được đối xử công bằng hơn, nhằm giải quyết những xung đột giữa người nhập cư từ nông thôn và những người sử dụng lao động ở nơi đến. Những cải cách quan trọng nhất đối với vấn đề di cư nhằm hướng tơi tự do hóa thị trường lao động trên khắp Trung Quốc gồm các nội dung về cải cách hệ thống quản lý hộ khẩu, xây dựng thị trường lao động thống nhất, chính sách về đảm bảo đối xử công bằng với lao động di cư.

Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đang phải đối đầu với tình trạng khan hiếm lao động trên diện rộng, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, Triết Giang và Hồ Nam. Tại châu thổ Châu Giang, nơi thu hút chủ yếu vốn FDI của tỉnh Quảng Đông, dòng người nông dân di cư đông đảo thường thấy trong nhiều năm trước đây nay vắng bóng nhiều. Con số thống kê cho thấy ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tại Châu Giang hiện thiếu 2 triệu người làm việc. Nguyên nhân của tình trạng thiếu lao động này là do thái độ đối xử không công

32

Page 40: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

bằng, không tôn trọng người lao động từ nông thôn ra thành phố. Những “công nhân nông dân”, hay còn gọi là những “công nhân lang thang” là những người lao động nghèo nhất, những người phải kiếm sống bằng những công việc nặng nhọc, khó khăn, làm việc nhiều giờ, nhưng chỉ được nhận những đồng lương rẻ mạt. Họ thường phải chờ đợi rất lâu sau thời hạn trả lương mới nhận được đồng lương của mình, trong khi đó, mọi thứ dùng trong cuộc sống họ vẫn phải chi tiêu hàng ngày.

2.8. Một số bài học rút ra

2.8.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tạo việc làm

- Chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế, vì vậy cần phải đáp ứng các vấn đề mới phát sinh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện đất chật, người đông quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đồng nghĩa với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp.

- Một bộ phận nông dân không còn đất hoặc còn rất ít đất để sản xuất nông nghiệp, trong khi đó lại chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyển đổi nghề nghiệp nên dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp và vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, đặc biệt đối với những lao động đã lớn tuổi. Vì vậy, ngoài chính sách đền bù khi thu hồi đất, cần có các giải pháp hỗ trợ về đào tạo nghề mới, chuyển đổi nghề nghiệp và cần phải làm trước khi thu hồi đất nông nghiệp cho mục đích công nghiệp, xây dựng mở mang đô thị.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu kinh tế không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng nguồn nhân lực. Trong nông thôn, khi cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển hướng sang các loại cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, sản xuất được tổ chức lại theo quy mô thích hợp cùng với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sạch đảm bảo phát triển bền vững, bên cạnh đó là các họat động dịch vụ mới nảy sinh theo một xâu chuỗi của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng liên kết giữa các khâu, các tác nhân cùng tham gia vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Khi đó, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn phải đáp ứng kịp các nhu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cả về số lượng, chất lượng lao động bao gồm cả kỹ năng lao động và tác phong làm việc công nghiệp, cơ cấu theo ngành nghề, cơ cấu phân bổ theo vùng, miền. Công tác đào tạo, định hướng nghề nghiệp phải được quan tâm đặc biệt trong chính sách phát triển nguồn nhân lực.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào đẩy nhanh khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Trong chuyển

33

Page 41: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cần đặc biệt chú ý đến phát triển khoa học công nghệ, có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể và trong từng thời kỳ cụ thể, có xác định bước đi và chiến lược để đạt mục tiêu đề ra.

- Chính sách phát triển công nghiệp cần chú ý giữa bố trí công nghiệp tập trung hay phân tán, mức độ tập trung hay phân tán của bố trí quy hoạch công nghiệp ảnh hưởng mạnh tới chuyển dịch cơ cấu lao động và dòng dân di cư. Kinh nghiệm của Hàn quốc cho thấy, việc bố trí các doanh nghiệp về nông thôn ngoài tác động tạo việc làm cho lao động nông thôn nhưng cũng có thể làm cho giá thành sản xuất của các doanh nghiệp này tăng cao nếu không đi đồng bộ với cải thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đi kèm khác và như thế có thể dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững của công nghiệp hóa nông thôn.

- Chính sách phát triển sản nghiệp hóa nông nghiệp Trung Quốc là một minh chứng về phát huy tính tích cực trong kết nối thành thị-nông thôn, công nghiệp-nông nghiệp, sản xuất-thị trường. Trong đó cần có các “đầu tàu” kết nối các khâu của quá trình sản xuất, kết nối những người nông dân nhỏ liên kết với các tổ chức kinh tế thông qua liên kết sản xuất- tiêu thụ, kết hợp sản xuất-chế biến-tiêu thụ, kết nối các khâu thành một dây chuyền đảm bảo gắn kết lợi ích, quyền lợi, trách nhiệm của các tác nhân tham gia.

- Kinh nghiệm của Mông Cổ về xúc tiến cơ hội việc làm trong khu vực nông thôn cho thấy, chiến lược việc làm nông thôn không nên chỉ giới hạn vào một ngành (chăn thả gia súc). Thực tế đã chứng minh nhiều hộ gia đình đã tìm được việc làm mới tại các trung tâm kinh tế, trong đó nhiều hộ gia đình không còn đàn gia súc nữa nhưng đã tìm được việc làm mới, có các họat động tạo thu nhập và việc làm trong khu vực phi chính quy. Trong khu vực nông thôn có tỷ lệ lớn dân số sống dưới mức nghèo khổ, thì điều quan trọng là cần phải phát triển địa phương đa dạng, tạo việc làm và thu nhập cả từ phía hỗ trợ của chính phủ và sự sáng tạo của địa phương.

- Về cách tiếp cận trong phát triển kinh tế địa phương, trước tiên cần nhấn mạnh vào xác định cơ hội rồi sau đó mới đưa ra sự giúp đỡ. Chiến lược việc làm cần phải lồng ghép nhiều chương trình khác nhau. Đào tạo gắn với việc làm; lập nghiệp và mở rộng kinh doanh đi kèm với với các dịch vụ hỗ trợ.

- Thực tế ở các nước cho thấy việc khuyến khích tạo việc làm trong khu vực nông thôn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án của Chính phủ và các nhà tài trợ. Để nâng cao hiệu quả thì những họat động này nên được kết hợp với nhau từ trên xuống dưới, từ cộng đồng nông thôn tới thành phố. Những người hưởng lợi cần được nhận thức về cách tiếp cận và công cụ về dịch vụ việc làm, khuyến nông, đào tạo nghề, tài chính vi mô, phát triển cơ sở hạ tầng và bảo hiểm xã hội. Để sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ, cần có sự điều phối tốt giữa các

34

Page 42: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

cơ quan của chính phủ và các chương trình phát triển,giảm chồng chéo và phổ biến tốt các kinh nghiệm điển hình. Một thách thức là tìm ra được một cơ chế điều phối để giảm được các gánh nặng về chi phí giao dịch hội họp, báo cáo để những cố gắng được chuyển từ phòng họp tới người dân nông thôn đang tìm kiếm việc làm tốt hơn để cải thiện cuộc sống của họ.

- Khi nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì việc đặt vấn đề tăng thu nhập và làm giàu của nông dân và cư dân nông thôn cần đặc biệt chú trọng trong chiến lược công nghiệp hóa đất nước. Tiềm năng sản xuất của nông dân chỉ được phát triển và đóng góp vào lợi ích của quốc gia khi có được môi trường thuận lợi phù hợp với lợi ích của nông dân, khi họ được tiếp cận một cách công bằng tới đất đai và các dịch vụ cần thiết để sử dụng đất đai một cách hữu ích. Những hỗ trợ ban đầu trong quá trình công nghiệp hóa có thể lại tập trung vào để nâng cao năng suất nông nghiệp, chỉ khi nâng cao được năng suất trong nông nghiệp, hộ gia đình ở nông thôn, đặc biệt là hộ nông dân mới có thể tăng được thu nhập và ví thế sẽ tăng được nhu cầu về hàng hóa phi nông nghiệp.

- Tương tự, việc tăng các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn như chế biến nông sản, vận tải, dịch vụ cung cấp đầu vào và các sản phẩm chế tạo khác sẽ tăng sức mua ở khu vực nông thôn, công nghiệp phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho khu vực nông thôn. Quá trình công nghiếp hóa cùng với tăng năng suất lao động cho phép người lao động giải thoát khỏi nông nghiệp nhưng đồng thời vẫn cung cấp đủ thực phẩm cần thiết với giá cả phù hợp đồng thời giảm tối thiểu hàng nông sản phải nhập khẩu.

- Cũng theo kinh nghiệm của các nước các nội dung chính của chiến lược phát triển nông thôn nên bao gồm: (i) bãi bỏ các chính sách kinh tế và các đầu tư công cộng có ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp, (ii) đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển nông thôn tổng hợp để tạo sự tiếp cận công bằng về đất đai, khuyến khích người sản xuất nông nghiệp, (iii) ban hành các chính sách, chương trình nhằm giúp đỡ những người bị thiệt thòi trong khu vực nông thôn có được lợi ích thỏa đáng thông qua tiếp cận và sử dụng các nguồn lực của đất nước, (iv) thực thi luật về bảo tồn để bảo vệ nguồn lực đất đai, nguồn nước, nguồn lợi biển để đảm bảo sử dụng bền vững lâu dài (v) cải thiện các dịch vụ hỗ trợ và tăng cường cơ sở hạ tầng để khuyến khích sản xuất ở nông thôn, mở rộng thị trường đặc biệt đối với dịch vụ nghiên cứu và triển khai, hệ thống tưới, tiêu nước, cũng như cơ sở hạ tầng về vận tải và viễn thông; (vi) thực hiện chương trình kiểm soát kế hoạch hóa gia đình để giảm căng thẳng về áp lực đất đai và các nguồn lực có định khác, (vii) tăng cường các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, dịch vụ dinh dưỡng để nâng cao chất lượng lực lượng lao động, (viii) nâng cao hiệu quả họat động của các cơ

35

Page 43: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

quan nhà nước cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển nông thôn, (ix) sự tham gia của công chúng hay đại diện vào quá trình hoạch định chính sách của chính phủ.

2.8.2. Về di chuyển lao động và quản lý lao động di cư

- Kinh nghiệm các nước cho thấy họ đều thừa nhận vai trò của di dân đối với phát triển kinh tế của đất nước và tôn trọng quyền tự do di chuyển của người lao động. Vai trò quản lý của cơ quan nhà nước đối với di dân được xác định phù hợp nhằm hướng các dòng di dân phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Một số nước đã chuyển từ các nỗ lực ngăn chặn dòng di dân sang lồng ghép chính sách di dân với phát triển vùng.

- Kinh nghiệm về di dân theo hướng đô thị của Trung Quốc là bài học về nhược điểm cho hoạch định chính sách hạn chế di dân nhưng không kết hợp được với chiến lược phát triển kinh tế và cơ hội việc làm. Trung quốc dần dần đã thừa nhận lao động di cư vào đô thị là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế nhanh trong bước quá độ tới một hệ thống kinh tế định hướng toàn cầu theo điều tiết của thị trường.

- Việc quản lý lao động di cư theo hướng phát triển một thị trường lao động thống nhất, xóa bỏ các phân biệt giữa lao động đô thị và lao động nhập cư là điều kiện cơ bản và quyết định để lao động di cư hòa nhập vào đời sống xã hội nơi đến tại đô thị. Tuy nhiên, về mặt quản lý nhà nước đối với lao động di cư, cần có cơ quan đảm nhận trách nhiệm này để giải quyết kịp thời nhiều vấn đề nổi lên của lao động nhập cư và trở thành lỗ hổng của chính sách đó là, người nghèo ở nông thôn, người nghèo ở thành thị và người nghèo là người di cư được đối xử khác nhau. Tuy nhiên, gợi ý chính sách đối với lao động di cư ở đây là, vấn đề không chỉ đơn giản ở “việc làm và sinh họat” khi ngày càng nhiều người thuộc thế hệ trẻ hơn tham gia vào lực lượng lao động di cư ra đô thị và họ sẽ ý thức hơn về quyền công dân của họ cũng như quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội .v.v. Như vậy người lao động nông thôn nhập cư có nguy cơ trở thành một giai cấp bị thua thiệt vĩnh viễn và điều này cần có một khung pháp lý cụ thể để điều chỉnh để tránh xảy ra những hậu quả xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

- Động cơ lớn nhất của di cư nông thôn-thành thị là lý do kinh tế. Các vấn đề xã hội xảy ra đối với nơi đến và những hậu quả đối với nơi xuất cư cần được xem xét có chính sách hạn chế tác động tích cực, khai thác mặt tích cực.

- Về vấn đề đất cho sản xuất nông nghiệp. Cần xử lý tốt vấn đề phân bổ và trao quyền sử dụng kèm theo là các quyền năng khác trong quản lý sử dụng đất đai

36

Page 44: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

đối với cả người di cư và người địa phương để tránh những vấn đề xã hội có thể nảy sinh.

- Tổng kết kinh nghiệp từ các nước cho thấy chính sách các chính phủ đã áp dụng nhằm tạo thêm việc làm phi nông nghiệp và khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tập trung vào các vấn đề sau:

(i) tăng đầu tư vào các dự án sử dụng nhiều lao động; (ii) phân bổ vốn đầu tư, tín dụng, chuyển giao đông nghệ và đào tạo hướng

vào nâng cao năng suất của hệ thống nông nghiệp truyền thống;(iii) xúc tiến sử dụng đất theo hướng đa dạng hóa, nâng cao khả năng cạnh

tranh của sản phẩm trồng trọt ngắn ngày và của ngành chăn nuôi;(iv) cải thiện cơ cấu và họat động của các hiệp hội, hợp tác xã, các tổ chức

dựa vào cộng đồng để các tổ chức này trở nên chuyên nghiệp hơn theo định hướng thị trường và tạo việc làm ổn định cho người lao động;

(v) Tăng cường cung cấp tín dụng cho họat động phi nông nghiệp nhằm vào khuyến khích tăng chế biến nông sản, kinh doanh nông nghiệp ở quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa;

(vi) khuyến khích bằng các đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp mới thành lập ở khu vực nông thôn và doanh nghiệp chuyển từ thành thị về nông thôn, thị trấn nhỏ;

(vii) phát triển đi đôi với có kế hoạch cẩn trọng giải quyết vấn đề liên quan đến nợ của doanh nghiệp;

(viii)Trong điều kiện di cư nông thôn-đô thị trở lên quá “nóng” kinh nghiệm của các nước hầu hết cho thấy việc hạn chế luồng di cư thông qua phát triển nông thôn, công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm tạo thêm nhiều việc làm là giải pháp hữu hiệu chứ không phải là các biện pháp hành chính.

37

Page 45: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

CHƯƠNG HAI

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

I. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CÓ MỤC TIÊU TÁC ĐỘNG TỚI

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Có rất nhiều chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới

chuyển dịch lao động nông thôn. Thực tế, chuyển dịch lao động nói chung và

chuyển dịch lao động nông thôn nói riêng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp

bởi sự biến động của các hoạt động kinh tế và cụ thể hơn là chuyển dịch cơ cấu

kinh tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các chính sách có mục tiêu cho phát triển kinh tế

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều có thể có tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu

lao động. Tuy nhiên ở phần này, chúng tôi chỉ nêu lên một số chính sách, mà theo

chúng tôi có ảnh hưởng lớn hoặc trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao

động trong thời kỳ từ 1993 trở lại đây.

1.1. Chính sách đất đai

Luật Đất đai năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 1998, 2000 và đến Luật đất

đai 2003 đã tăng quyền cho người sử dụng đất từ 5 lên 7 và 9 quyền. Các quyền

qui định mới nhất trong Luật Đất đai năm 2003 cho người sử dụng đất bao gồm:

chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSD đất, thế

chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất. Với các qui định này và chính sách giao

đất lâu dài cho nông dân, người lao động ở nông thôn có đầy đủ cơ hội và khả

năng tăng năng suất sử dụng đất đai. Điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng đất đai

sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

Chính sách của Nhà nước hiện nay đối với đất nông nghiệp vẫn nhằm mục

đích chủ yếu là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kiểm soát chặt chẽ chuyển đổi

mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Một số chính sách đất đai trong khoảng 15

năm trở lại đây được tổng kết sơ bộ ở Biểu 6

38

Page 46: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Biểu 6.Các chính sách đất đai có tác động đến cơ cấu lao động nông thônVăn bản Nội dung chính Các tác động có thể

đến chuyển dịch cơ cấu lao đông

Luật đất đai 1993

Đất ở khu vực nông thôn được phân thành 6 loại theo mục đích sử dụng : đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, và đất chưa sử dụng. Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nông dân yên tâm hơn đầu tư cho SXNN, lao động ở nông thôn có động cơ tiếp tục SXNN và giảm khả năng lao động chuyển sang các khu vực phi nông nghiệp.Giá trị đất nông nghiệp rõ ràng hơn, chuyển nhượng QSD đất có thể nhiều hơn vì vậy có khả năng làm tăng chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực phi nông nghiệp

Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993

Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, ổn định lâu dài vào mục đích SX nông nghiệp: Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm.

Nông dân yên tâm với sản xuất, giảm khả năng lao động chuyển khỏi SX nông nghiệp.Có thể thế chấp tạo vốn cho sản xuất phi nông nghiêp

NĐ87/CP 17/08/1994

Quy định khung giá các loại đất; với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, giá đất được xác định cho từng hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp chia theo ba loại xã: đồng bằng, trung du, miền núi

Có cơ sở để tính thuế đất, tạo điều kiện cho quá trình chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất

NĐ02/CP ngày 15/1/1994

Giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Giảm khả năng lao động chuyển khỏi SX lâm nghiệp

Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999

Sửa đổi, bổ sung quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung giao đất cho hộ diêm nghiệp để sản xuất muối ổn định lâu dài.

Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.

Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999

Sửa đổi, bổ sung qui định về giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục giao đất ổn định, sử dụng lâu dài và được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Hộ gia đình đang sử dụng đất lâm nghiệp vượt hạn mức quy định được tiếp tục sử dụng.

Giảm khả năng di chuyển lao động khỏi khu vực lâm nghiệp.

39

Page 47: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Văn bản Nội dung chính Các tác động có thể đến chuyển dịch cơ

cấu lao đông

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001

Chính phủ có trách nhiệm trong việc xác định khung giá các loại đất theo từng thời gian và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất. Phân cấp cho tỉnh, thành phố có quyền xác định giá cụ thể các loại đất tại địa phương để tính các loại thuế và phí liên quan đến đất đai

Giá đất phù hợp hơn với giao dịch trên thị trường; thúc đẩy chuyển nhượng QSD đất chính thức

QĐ178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001

Qui định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, được nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Theo Quyết định này, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ và xây dựng.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động sang các loại hình SX phi nông nghiệp

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị

Kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước đối với tích tụ và tập trung ruộng đất; đẩy mạnh việc giao đất và cấp GCNQSD đất ổn định lâu dài cho nông dân; rà soát lại quy hoạch, xác định chính xác diện tích rừng.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động sang các loại hình SX phi nông nghiệp

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khoá IX, ngày 18/3/2002

Khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa". Tăng tập trung đất, giúp tăng năng suất đất nhờ cơ giới hóa.

Luật đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn

+ Giao thêm quyền cho người sử dụng đất với tổng cộng 9 quyền, nông dân được giao đất ổn định, lâu dài hơn.

Tăng khả năng chuyển nhượng, chuyển đổi đấtTăng khả năng cho thế chấp, tạo vốn kinh doanh

Nguồn: tổng hợp từ các văn bản của nóm nghiên cứu

Có thể nói, tác động của các chính sách về đất đai đến chuyển dịch cơ cấu

lao động từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông nghiệp là rất phức tạp và theo

những xu hướng trái ngược nhau. Cùng một chính sách cũng có thể có hai mặt tác

động khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận định sơ bộ rằng, tổng hợp tác động của

các chính sách về đất đai đối với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn có xu

hướng thúc đẩy quá trình này hơn là có tác động ngược lại. Ví dụ: các quy định

trong Luật đất đai, các quy định về dồn điền đổi thửa đã trao thêm quyền cho

người sử dụng đất, tạo điệu kiện cho hộ tự chủ sản xuất, đa dạng hoá sản xuất

nông nghiệp, có tích luỹ để phát triển sản xuất chăn nuôi và phi nông nghiệp; việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ tạo điều kiện để hộ có tài sản thế

40

Page 48: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

chấp vay vốn sản xuất phi nông nghiệp, tăng khả năng chuyển nhượng đất đai, tạo

điều kiện tốt hơn cho hộ tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp; việc công nhận

các quyền tự chủ của hộ với đất ở và đất nông nghiệp tạo điều kiện để hộ có thể

chuyển nhượng, thuê mướn, thế chấp, góp vốn v.v. Tuy nhiên, chính sách đất đai,

nhất là chính sách về giao đất cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài, khi triển khai

trên thực tế trong thời gian đầu đã làm cho ruộng đất hết sức manh mún, nảy sinh

mẫu thuẫn với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, gắn chặt người nông dân với đất,

kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.

1.2. Các chính sách tài chính tín dụng

Chính sách tài chính tín dụng trong thập kỷ vừa qua đã tác động tích cực đến

phát triển kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng.

Quyết định 67/1999/QĐ-CP quy định các hộ nông dân được vay vốn dưới 10 triệu

đồng không phải thế chấp tài sản; Nghị định 17/CP qui định hộ nông dân vay dưới

10 triệu đồng chỉ phải làm thủ tục ở UBND cấp xã, không phải công chứng; Nghị

định 178/CP ngày 29/12/1999 cho phép ngân hàng cho vay bằng tín chấp đối với

các khách hàng có uy tín (đã từng vay và trả các món vay trước hoặc đúng hạn)

mà không cần bảo lãnh bằng tài sản… đã giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn phục

vụ sản xuất dễ dàng hơn đề đầu tư vào phát triển và mở mang các ngành nghề kinh

doanh phi nông nghiệp.

Chính sách về tín dụng ưu đãi cho người nghèo được thực hiện qua Ngân

hàng Chính sách và các chương trình cho vay theo mục tiêu khác đã giúp nông

dân nghèo có thêm cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, tạo thu nhập, việc làm và xóa

đói giảm nghèo. Tín dụng ưu đãi qua Quỹ Hỗ trợ phát triển nhằm vào cho vay đầu

tư theo các dự án, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các

dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu

tư theo quy định hiện hành của Chính phủ theo hướng dẫn thi hành Luật Khuyến

khích đầu tư trong nước. Trong tổng số vốn vay qua Quỹ hỗ trợ phát triển, một

khối lượng tín dụng đáng kể đã được dành cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Các chính sách tín dụng (kể cả tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi) có

tác dụng về cơ bản thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vì vậy thu hút thêm lao động

vào các hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp-thuỷ sản, tuy nhiên cũng được đầu tư

rất nhiều cho các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn hay phát triển các nghề

truyền thống. Trong trường hợp này, các chính sách tài chính tín dụng có tác động

41

Page 49: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

làm thay đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn với việc lao động thuần nông

dần dần sẽ giảm đi.

1.3 Chính sách đầu tư

Các chính sách khuyến khích đầu tư ở cả khu vực thành thị và nông thôn

đều có tác động rõ nét đến chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm ở

khu vực nông thôn. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước

ngoài2 ngoài việc trực tiếp khuyến khích đầu tư ở các vùng nông thôn còn tạo

thêm nhiều công ăn việc làm không những ở khu vực thành thị mà còn có tác dụng

thu hút lao động ở nông thôn ra thành thị qua đó cũng có tác động đến chuyển dịch

lao động ở nông thôn. Cùng với các luật này Luật Doanh nghiệp với việc đơn giản

hoá thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp đã tạo một mặt bằng chung cho hoạt

động của các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác nhau. Việc hình thành thêm

nhiều doanh nghiệp mới cả ở nông thôn và thành thị đã góp phần tạo thêm nhiều

việc làm cho lao động nông thôn.

Các chương trình mục tiêu của Nhà nước như 327, 773, chương trình 5 triệu

ha rừng, đánh bắt xa bờ, chương trình nuôi trồng thủy sản (2000-2010) .v.v. giúp

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, vừa tạo thêm việc làm mới kể cả việc

làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Các chương trình, dự án hỗ trợ từ

nước ngoài có mục tiêu tạo việc làm đã giải quyết được phần nào tình trạng căng

thẳng về việc làm ở nông thôn thông qua đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu

vực nông thôn để người dân tiếp cận tốt hơn với thị trường hàng hóa dịch vụ. Mặc

dù hiệu quả kinh tế thực sự của các chương trình này còn là vấn đề tranh cãi, tác

dụng về việc giải quyết việc làm và chuyển một phần lao động nông thôn sang các

hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn và hoạt động sản xuất phi nông

nghiệp của các chương trình này là khá rõ.

1.4 Các chính sách về công nghiệp hóa, đô thị hóa

Các chính sách thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá có tác động rất

lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Nhu cầu lao động ở các khu

công nghiệp và các thành phố (nhất là lao động phổ thông) là lực hút quan trọng

2Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành lần đầu tiên năm 1987 và được sửa đổi qua 4 lần ở các năm 1990, 1992, 1996 và 2000 theo xu hướng nới rộng quyền và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cỏc nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp khoảng cỏch giữa Luật đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài. Năm 2005, Luật Đầu tư chung cũng đã được thông qua cho môi trường đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn.

42

Page 50: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

kéo lao động ra khỏi nông thôn. Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng sự chênh lệch

về thu nhập giữa lao động ở các khu công nghiệp, các nhà máy với thu nhập từ sản

xuất nông nghiệp là lý do cơ bản nhất của sự dịch chuyển này. Bên cạnh đó, các

chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng CNH-

HĐH, đã thu hút được một lượng lớn nguồn lực cho phát triển nông nghiệp theo

chiều sâu và mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó tạo cơ hội cho

chuyển dịch và phân công lại lao động ở nông thôn. Chính sách phát triển các

cụm, các khu công nghiệp có ảnh hưởng tới cơ cấu lại lao động nông thôn theo

hướng chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp nông thôn và

dịch vụ nhất là đối với những tỉnh có khu công nghiệp đưa về vùng nông thôn.

Nhìn chung các chính sách này đã giúp cho: i) Khuyến khích hình thành các khu

công nghiệp ở nông thôn, khuyến khích các ngành nghề nhiều lao động và công

nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản giúp tạo nhiều việc làm và mở ra nhiều cơ hội

kinh doanh ở nông thôn; ii) Hình thành các ngành nghề mới ở nông thôn, các hoạt

động công nghiệp phụ trợ các khu công nghiệp tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu lao

động nông thôn; và iii) Các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ

công nghiệp giúp cho việc khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống,

hình thành một hệ thông các làng nghề thu hút nhiều lao động ở trong vùng và các

vùng phụ cận.

1.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc công

nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), Việt Nam đã đề ra hàng loạt các chính

sách từ những chủ trương lớn cho đến các chính sách cụ thể. Một trong những

mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được xác định tại Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ IX là chuyển dịch, phân bố lại lực lượng lao động nông

nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, thủ

công nghiệp, dịch vụ nông thôn và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50%

vào năm 2010. Mục tiêu và giải pháp cơ bản về nâng cao chất lượng lao động nói

chung được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TW Đảng

(Khóa IX) “...dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà

nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát triển các

hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một

triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010".

43

Page 51: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Chỉ tính riêng trong những năm gần đây, Nhà nước đã phê duyệt các kế

hoạch đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí trong các chương trình mục tiêu quốc gia về

giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm. Một số chính sách đào tạo và phát triển

nguồn nhân lực nông thôn trong thời kỳ 1998-2005 được trình bày trong Biểu 7.

Các chính sách này có tác dụng nâng cao khả năng cũng như cơ hội việc làm của

lao động nông thôn, từ đó có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động.

Biểu 7. Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nông thôn.

Văn bản Nội dung chínhNghị quyết 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 11/4/1992

Lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và Chương trình quốc gia giải quyết việc làm: hoạt động từ 1992 đến nay. Mục tiêu của Chương trình là cho lao động vay vốn với lãi suất thấp để tạo việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề. Ưu tiên cho vay vốn đối với khu vực nông thôn tập trung vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và các việc làm phi nông nghiệp khác. Từ năm 2001, chương trình được thực hiện tiếp tục thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và việc làm.

Quyết định 143/2004/QĐ-TTG, ngày 10/8/2004 của TTgCP

Về phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DN vùa và nhỏ giai đoạn 2004-2008 trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với các khoá về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và tăng cường kỹ năng của các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

Quyết định 26/2003/QĐ-TTg, ngày 17/2/2003 của TTgCP

Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2005.

Quyết định 06/2003/QĐ-TTg, ngày 9/1/2003 của TTgCP

Về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCHTƯ Đảng (Khoá IX) về GD-ĐT, gồm đổi mới QLNN, xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống GD-ĐT và dạy nghề, đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực GD-ĐT và dạy nghề.

Quyết định 48/2002/QĐ-TTg, ngày 11/4/2002 của TTgCP

Về phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010. Mục tiêu là xây dựng mạng lưới các trường dạy nghề trên toàn quốc đảm bảo đến năm 2005 đáp ứng được 20% nhu cầu học nghề dài hạn và 84% nhu cầu học nghề ngắn hạn cho người lao động và đến năm 2010 đạt tương ứng là 30% và 88%.

Quyết định 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28/12/2001 của TTgCP, Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010".

...cần phải xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế SXKD, liên thông với các trình độ đào tạo khác; Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, thực hiện xã hội hóa cho đào tạo nghề ở khu vực nông thôn.

Quyết định 71/2001/QĐ-TTg, ngày 4/5/2001 về

Bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo nhằm "nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010, trong đó đạt 30% vào năm

44

Page 52: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Văn bản Nội dung chínhchương trình mục tiêu quốc gia giao đoạn 2001-2005

2005; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực về bậc đào tạo, ngành nghề và lãnh thổ phù hợp với nhu cầu CNH-HĐH đất nước; đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường"

Chỉ thị số 63-CT/TW, ngày 28/2/2001 của Bộ Chính trị

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ CNH-HĐH NN&NT, đối với nông dân "được đào tạo, bồi dưỡng miễn phí một phần hoặc toàn bộ".

Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg, ngày 24/11/2000

Đẩy mạnh "đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở nông nghiệp, nông thôn".

Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000

Thực thi các biện pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề cho nhân dân nông thôn".

Quyết định số 50/1999/QĐ-TTg ngày 24/3/1999 của Thủ tướng

Phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 1999-2000 với mục tiêu "...coi trọng và tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà chủ yếu là đào tạo ngắn hạn các nghề trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản; sơ chế, chế biến và bảo quản nông, lâm, ngư sản và các nghề truyền thống".

Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản của nhóm nghiên cứu

1.6. Các chính sách phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn

Trong thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã chú trọng rất nhiều đến việc phát triển cơ

sở hạ tầng ở nông thôn với mục đích tăng giao lưu hàng hoá, giảm dần khoảng

cách giữa nông thôn và thành thị từ đó nâng cao tính hàng hoá của sản phẩm nông

sản và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đối với các vùng miền núi, Chương trình 135 được thiết kế theo Quyết định

135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998, của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình

phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa nhằm

nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào ở các vùng này, tạo điều kiện

đưa nông thôn miền núi giảm bớt nghèo nàn và chậm phát triển. Chương trình tập

trung vào xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông,

công trình điện, trường học, trạm xá...

Năm 2001, Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm

giai đoạn 2001-2005 được ban hành3, đã xác định rõ nội dung xây dựng cơ sở hạ

tầng thiết yếu ở các xã nghèo nhằm phát triển cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo với

mục tiêu đến năm 2005 cơ bản hoàn thành các công trình hạ tâng thiết yếu, tạo

điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ xã hội

cơ bản khác. Quyết định 132/2001/QĐ-TTg, ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính

3 Tại Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg, ngày 27/9/2001

45

Page 53: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

phủ cũng xác định cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao

thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, và cho làng nghề ở nông thôn.

Với các chính sách này, Nhà nước khuyến khích các địa phương huy động mọi

nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển trên trong

đó huy động đóng góp của nhân dân là chủ yếu (bằng tiền, hiện vật, ngày công...).

Riêng các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách và các nguồn thu được

để lại đầu tư không lớn, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần thông qua kế

hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của địa phương.

Tiếp theo những chính sách trên, trong năm 2002 Chính phủ đã đề ra một

chương trình hành động4 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW

Đảng khoá IX quy định các Bộ, ngành xây dựng các đề án CNH, HĐH chuyên

ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện quy định về

phát triển kết cấu hạ tầng gồm thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện và năng lượng

tái tạo ở nông thôn, dịch vụ bưu chính viễn thông cấp xã và phát triển hệ thống

thông tin...(6 nhóm công trình). Cuối năm 204, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định số 184/2004/QĐ-TTg, ngày 22/10/2004 về sử dụng vốn tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh

mương, phát triển đường giao thông nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và

phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2006-2010.

Bên cạnh những chính sách đầu tư trực tiếp từ ngân sách, một trong những

hướng ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng là

nhằm vào nâng cấp hạ tâng nông thôn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, CNH-

HĐH nông thôn. Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn được ưu tiên cho các dự án,

chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề và cơ

hội thu nhập cho người dân nông thôn.

Các chính sách phát triển hạ tầng nông thôn mặc dù không có tác động trực

tiếp và tức thời tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhưng tác động gián

tiếp không nhỏ ở rất nhiều vùng nông thôn. Việc tăng cường các cơ sở hạ tầng

nông thôn góp phần tích cực vào:

i) thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn do người dân được

tiếp cận tốt hơn với thị trường;

ii) tạo thu nhập và cơ hội việc làm; 4 Tại Quyết định 68/2002/QĐ-TTg, ngày 4/6/2002

46

Page 54: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

iii) hệ thống đường giao thông tốt hơn giúp lao động nông thôn có thể dễ

dàng di chuyển và tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập tại các thành

phố, khu công nghiệp;

iv) hệ thống thông tin tốt hơn cũng làm khả năng lựa chọn công việc tốt

hơn và tăng cường nhận thức cho nông dân và lao động ở nông thôn.

Thông qua tất cả các kênh tác động này, chính sách phát triển CSHT nông

thôn đã tác động tích cực và thuận chiều đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông

thôn, tạo nên sự đa dạng của ngành nghề lao động nông thôn, giảm tỷ trọng lao

động nông nghiệp ở nông thôn.

1.7. Các chính sách về di cư

Về vấn đề di cư, quan điểm của Chính phủ Việt nam là khá rõ ràng thể hiện

qua Hiến pháp và các văn bản luật pháp khác. Điều 16, Bộ Luật Lao động quy

định người lao động được quyền tự do di chuyển đến những nơi mà pháp luật

không cấm. Một số chính sách về di dân gần đây nhất thể hiện trong Quyết định

của Thủ tướng Chính phủ số 190/2003/QĐ-TTG ngày 16/09/2003 về chính sách di

dân thực hiện qui hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010. Mục tiêu của chính

sách này từ nay đến năm 2010 bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần

thiết nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất đai phát triển sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, ổn định

và nâng cao đời sống người dân, hạn chế thấp nhất tình trạng di dân tự do, xây

dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở những nơi dân di cư đến.

Các chính sách di dân và hỗ trợ di dân như trên có tác dụng phân bố lại lực

lượng lao động ở một mức độ nhất định và chủ yếu là ảnh hưởng đến luồng di cư

từ nông thôn tới nông thôn ở các vùng, miền khác nhau. Điều đáng chú ý là di cư

có quan hệ trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động một số lao động có thể

chuyển sang các ngành nghề khác ở nơi đến như dịch vụ hay công nghiệp nông

thôn, một só khác di cư đến các vùng nông thôn có điều kiện đất đai tốt hơn có thể

tập trung đầu tư thâm canh và mở rộng sản xuất nông nghiệp của mình, hoặc

chuyển sang hình thức lao động nông nghiệp làm thuê.

Cùng với quá trình CNH, HĐH, quá trình đô thị hoá cũng thu nạp thêm đáng

kể một phần lực lượng lao động di cư từ nông thôn, nhất là trong một số công việc

không đòi hỏi kỹ năng lao động cao. Các chính sách về phát triển đô thị vì thế

cũng có ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Chính sách

47

Page 55: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn có vai trò là trung tâm,

trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngoài việc làm thay đổi cơ cấu việc

làm của chính vùng đấy còn có tác dụng lan tỏa thông qua lao động di cư đến các

vùng phụ cận.

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG 10

NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

2.1. Thực trạng nguồn lao động nông thôn

2.1.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn

Cho đến năm 2004, dân số của Việt Nam đã đạt tới mức 82 triệu dân trong đó dân số nông thôn là 60,4 triệu người5. Vì vậy về cơ bản xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội nông thôn với dân số nông thôn chiếm 73,68%. Cơ cấu dân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn tiếp tục tăng với quy mô khá lớn khoảng 0,5 triệu người/năm trong giai đoạn 1996-2004 và hậu quả dẫn đến là áp lực việc làm trong nông thôn ngày càng lớn. Số liệu cơ bản về dân số và số lượng lao động nông thôn được trình bày ở Đồ thị 3.

Đồ thị 3. Dân số và lao động nông thôn cả nước

Nguồn: Niên giám thống kê 2000,2004; Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam

Đồ thị cho thấy, về giá trị tuyệt đối, dân số nông thôn thay đổi rất ít sau gần

10 năm, tăng nhẹ từ 57.7 triệu lên 60.4 triệu năm 2004. Tỷ trọng dân số nông thôn

trong tổng dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mức độ giảm cũng không lớn

(trên 5%). Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tỷ lệ dân nông thôn là do quá trình

đô thị hóa làm cho các vùng nông thôn thu hẹp lại ở một mức độ nhất định. Ngoài

ra, quá trình di cư nông thôn – thành thị cũng góp phần làm giảm tỷ lệ dân số nông

thôn trong tổng dân số mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn

5 Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê (Niêm giám Thống kê 2004)

48

Page 56: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

thành thị. Tuy vậy, tỷ lệ dân số nông thôn từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế

trong tổng dân số nông thôn lại có xu hướng tăng lên trong khoảng 10 năm trở lại

đây. Tỷ lệ này đã tăng từ 48,5% năm 1996 lên 50,8% năm 2000 và ở mức 54%

năm 2004.

Theo địa bàn lãnh thổ, tỷ lệ dân số nông thôn trên 15 tuổi tăng hầu hết ở

các vùng trừ Miền núi phía bắc và Đông Nam Bộ. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là vùng

Đồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên (Đồ thị 4). Đối với Miền núi phía Bắc việc

giảm tỷ lệ dân số nông thôn có thể do di cư nông thôn thành thị; ngược lại, ở vùng

Đông Nam bộ, hiện tượng này có thể giải thích là do sự phát triển của các đô thị

và khu công nghiệp. Di cư của dân số nông thôn đến Tây nguyên làm cho dân

số nông thôn ở Tây nguyên tăng khá nhanh từ năm 2000 đến 2004.

Đồ thị 4. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn

Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)

Sự chênh lệch về tỷ lệ dân số nông thôn giữa các vùng không lớn. Số

liệu năm 2004 cho thấy tỷ lệ lớn nhất ở Đồng bằng Sông Hồng (57%), trong và

thấp nhất ở Đông Nam bộ (47,7%). Tuy nhiên, sự chênh lệch này lại rất lớn ở

thời kỳ 1996 và 2000, (khoảng cách giữa tỷ lệ cao nhất - ở vùng Đông bắc và

thấp nhất- ở Tây nguyên- là gần 30%).

Lực lượng lao động cả nước năm 2004 ở mức 42,3 triệu người trong đó

lực lượng lao động nông thôn là 32,7 triệu, chiếm 77,2%. Trong khi dân số

nông thôn giảm khoảng 5%, tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao

động cả nước chỉ giảm từ 79,6% năm 1996 xuống 77,2% năm 2004 (giảm 49

Page 57: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

2,4%, Biểu 8 và Đồ thị 5). Số liệu trên cho thấy, chủ trương đô thị hóa của Việt

nam là khá rõ nhưng không tiến triển được nhiều nếu nhìn trên góc độ lao động.

Biểu 8. Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004Năm Lực lượng lao

động cả nước (1000 người)

LLLĐ khu vực NT(1000 người)

Tỷ lệ LLLĐ nông thôn/cả nước(%)

1996 35187,2 28028,1 79,651997 35588,4 27735,3 77,931998 36579,5 28367,8 77,551999 37783,8 29363,4 77,712000 38643,0 29917,0 77,422001 39489,8 30301,9 76,732002 40716,8 31012,6 76,172003 41313,2 31298,7 75,762004 42316,0 32681,2 77,23

Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 (%)

2,37 1,64

Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2004 (%)

2,30 2,23

Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2004 (%)

2,33 1,94

Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 - Bộ LĐTB&XH.

Đồ thị 5. Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn

0

10000

20000

30000

40000

50000

1996 1998 2000 2002 2004

Năm

Lực

lượng

lao

độn

g

Lực lượng lao động cả nước (1000 người) LLLĐ khu vực NT(1000 người)

Nguồn: Thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ Lao động – TBXH).

Số liệu thống kê Lao động việc làm cũng cho thấy lực lượng lao động có

việc làm ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tốc độ khá thấp

1,89% năm 2001, 0,92% năm 2003 và 1,42% năm 2004. Năm 1996, tỷ lệ này

thậm chí còn ở mức âm, tức là lực lượng lao động nông thôn có việc làm ở thời

điểm đó còn giảm so với cùng kỳ năm trước. So sánh với tốc độ tăng trưởng kinh

tế chung của cả nước (GDP) và tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp, điều dễ nhận

thấy là tốc độ tăng lao động thấp hơn nhiều so với tăng GDP, ngay cả GDP cả

nông nghiệp (Đồ thị 6). Mức độ tăng GDP ngành nông nghiệp cao hơn tỷ lệ tăng

50

Page 58: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn chứng tỏ rằng năng suất lao động

trong nông nghiệp đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua.

Đồ thị 6. Tăng trưởng GDP, GDP nông nghiệp và lao động ở nông thôn

Nguồn : Niên giám Thống kê 1997-2004 và Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004-Bộ LĐTB-XH

2.1.2 Chất lượng lao động nông thôn

Nếu xét trên góc độ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể

lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa về mặt chất

lượng lao động giữa nông thôn và thành thị. Khoảng cách này lớn hơn khi xem xét

ở các loại lao động có trình độ cao. Đặc biệt chất lượng này thay đổi không đáng

kể tính từ năm 1996 trở lại đây (Đồ thị 7)

Đồ thị 7. Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa ở nông thôn

1996

29.16

28.85

32.81

9.19

2004

21.31

32.1134.12

12.47

Dưới cấp I

Cấp I

Cấp 2

Cấp 3

Nguồn :Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)

Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học đã giảm từ 29,16%

năm 1996 xuống còn 21,31% năm 2004. Tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa từ

trung học phổ thông trở lên chỉ chiếm trên dưới 10% trong thời kỳ 1996-2004 và

chỉ tăng lên chút ít từ 9,19% lên 11,18% năm 2000 và 12,47% năm 2004. Trình

độ văn hóa phổ biến của lao động nông thôn là ở mức tốt nghiệp tiểu học và trung

học cơ sở. Số người có trình độ này chiếm tới trên 60% lao động ở nông thôn.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo số liệu thống kê lao động và việc làm

của Bộ Lao động – TBXH, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở

51

Page 59: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn với 85% năm 2004, mặc dù giảm

7% so với năm 1996 (với 92,6%). Theo số liệu Điều tra Nông nghiệp, Nông thôn

của Tổng cục Thống kê năm 2004, số lao động được đào tạo trình độ cao đăng, đại

học và tương đương ở nông thôn chỉ chiếm 1,5%. Số lao động được đào tạo nghề

gồm sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 2,3%, trung cấp kỹ thuật là 2,4%. Nguyên

nhân dẫn đến thực tạng này có thể là do trong thời gian qua chưa có chuyển biến

đáng kể trong đào tạo ở nông thôn hoặc nhiều lao động đào tạo đã di cư ra khỏi

nông thôn hoặc cả hai.

Đồ thị 8. Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn

Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)

Về mặt thể lực, mặc dầu thể lực và chiều cao của lao động có tăng lên do chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn nhưng lao động nông thôn cũng yếu hơn so với lao động ở thành thị. Theo Điều tra Y tế quốc gia năm 2000-01 cho thấy lao động nông thôn bị ốm nhiều hơn lao động thành thị, trong khi lao động thành thị bình quân có 1,1 lần ốm/năm thì lao động nông thôn là 1,7 lần. Số ngày ốm không tham gia họat động kinh tế của lao động nông thôn cũng dài hơn (6,7 ngày so với 4,8 ngày của lao động ở thành thị). Do chất lượng cuộc sống nông thôn còn thấp hơn ở thành thị cùng với sự gia tăng về chênh lệch thu nhập, khoảng cách này sẽ có xu hướng ngày một lớn hơn.

2.2. Thực trạng về cơ cấu lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động

trong nông thôn trong thời gian qua

2.2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động cả nước

Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế ngành thể hiện bằng giá trị tổng sản phẩm xã

hội (GDP) theo cơ cấu ba nhóm ngành cơ bản được thể hiện trên Biểu 9:

Biểu 9. Tổng sản phẩm (GDP) cả nước của các ngành sản xuất Đơn vị : tỷ đồng

52

Page 60: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Chỉ tiêu 1995 2000 2004Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng số 228892 100 440926 100 713071 100Nông-lâm - thuỷ sản 62219 27,18 107636 24,37 155144 21,76

Công nghiệp và xây dựng 65820 28,76 162220 36,73 285864 40,09

Dịch vụ 100853 44,06 171070 38,9 272063 38,15

Nguồn: Niêm giám thống kê các năm 1995-2004

Có thể thấy rằng trong khoảng 10 năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Mặc dù về mặt giá trị tuyệt đối, GDP của cả 3 khu vực đều tăng tương đối nhanh, tốc độ tăng của các ngành không đồng đều nhau. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng là nhanh nhất, tiếp đó là dịch vụ và sau cùng là các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Vì vậy, cơ cấu của các ngành này trong nền kinh tế quốc dân cũng thay đổi. Tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP của cả nền kinh tế giảm dần qua các năm từ mức 27,18% năm 1995, xuống 24,37% năm 2000 và 21,76% năm 2004. Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ hiện giữ ở mức 38-39% trong thời kỳ từ 2000-2004. Trong khi đó chỉ số này của ngành công nghiệp và xây dựng tăng đáng kể trong những năm vừa qua từ mức 28,76% năm 1995 lên 36,73% năm 2000 và 40,1% năm 2004. Cụ thể về biến đổi cơ cấu kinh tế các năm gần đây được biểu diễn ở đồ thị sau :

Đồ thị 9. Cơ cấu kinh tế 1995-2004

Nguồn: Niên giám thống kê 1995-2004

Cơ cấu về lao động của cả nước có những nét khác biệt với cơ cấu kinh

tế do đặc điểm về nhu cầu lao động và năng suất lao động của các ngành khác

nhau. Tổng số lao động trong ngành nông nghiệp khá lớn mặc dù phần đóng

góp của khu vực nông nghiệp trong tổng GDP là nhỏ. Biến đổi về cơ cấu lao

động có việc làm trong nền kinh tế của Việt Nam được trình bày trong Biểu 10

Biểu 10. Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm

53

BiÕn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ qua c c n m

0

10

20

30

40

50

95 2000 2001 2002 2003 2004

N¨m

%

1, Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản2, Công nghiệp và xây dựng3, Dịch vụ

Page 61: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Ngành 1996 2000 2004Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 68,96 62,61 57,89Công nghiệp và xây dựng 10,88 13,1 17,35Dịch vụ 20,16 24,28 24,75

Nguồn: số liệu thống kê về lao động và việc làm ở Việt Nam-Bộ LĐTB XH

Trong vòng 10 năm, lực lượng lao động đã giảm hơn 10% trong khu vực nông

nghiệp, tuy nhiên đây vẫn là một ngành thu hút tới gần 60% lực lượng lao động.

Tỷ lệ lao động làm trong các ngành công nghiệp và xây dựng trong cùng thời kỳ

đã tăng từ 10,88% năm 1996 lên 17,35% năm 2004. Tốc độ tăng lao động trong

ngành này thấp hơn tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất. Tỷ trọng lao động dịch

vụ cũng tăng lên trong khoảng thời gian từ 1996-2000. Từ năm 2000-2004, tốc độ

tăng của lực lượng lao động trong ngành dịch vụ gần như bằng với tốc độ tăng

chung của lực lượng lao động và vì vậy tỷ trọng lao động trong ngành này gần như

không thay đổi, chiếm khoảng trên 24% của toàn bộ lực lượng lao động có việc

làm của xã hội.

Như vậy, có thể cho rằng chuyển dịch cơ cấu lao động không tỷ lệ hoàn

toàn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm hơn nhiều

so với cơ cấu kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là: i) tăng năng suất lao

động ở những ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp và “cầu” về lao

động nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng ở những ngành công nghiệp, xây dựng và dịch

vụ ii) lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về mặt chất lượng

của thị trường lao động các ngành phi nông nghiệp khác nên tốc độ được thu hút

vào các ngành này cũng chưa cao.

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo các vùng Trong khoảng hơn 10 năm qua, cơ cấu lao động nông nghiệp đã có sự thay

đổi ở tất cả các vùng, các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên sự thay đổi không đồng

đều nhau. Nhìn chung, tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực phi

nông nghiệp là khá chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số liệu điều tra về lao

động và việc làm của Bộ LĐ-TBXH về cơ cấu lao động phi nông nghiệp của các

tỉnh trong khoảng 10 năm qua biểu diễn trên một số Bản đồ.

Bản đồ 1: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2001

54

Page 62: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư (VLSS) năm 2002

55

Page 63: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Bản đồ 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2004

Nguồn: Điều tra lao động và việc làm các năm 1996-2005

56

Page 64: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Bản đồ 3: Thay đổi về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn 96-04

Nguồn: Điều tra lao động và việc làm các năm 1996-2005

Sự thay đổi về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp được quan

sát rõ nhất ở Bản đồ 3. Có thể thấy rằng tốc độ thay đổi về cơ cấu này nhanh nhất

57

Page 65: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Một

số vùng có tốc độ chuyển dịch lao động chậm (màu xanh lá cây trên bản đồ) như

vùng núi phía bắc, bắc trung bộ (Nghệ An, Quảng bình) và cực tây nam bộ (Kiên

giang, Cà mau) v.v... thậm chí có những vùng tốc độ chuyển dịch âm (màu xanh

da trời trên bản đồ) tức là tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên. Biểu 11 cho thấy

một số ví dụ cụ thể về tốc độ biến đổi của tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở các

vùng nông thôn của một số tỉnh và thành phố đại diện cho một số vùng trong cả

nước.

Biểu 11. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 1996-2004Tỉnh/TP 1996 2000 2004Hà nội 12.14 6.61 11.52Hà Tây 1.37 1.81 3.15Hưng Yên 15.97 19.97 13.99Nghệ An 11.09 11.99 7.58Quảng Nam 40.07 42.37 43.48An giang 37.44 38.65 54.79

Nguồn: Số liệu điều tra lao động và việc làm các năm 1996-2005

Ở một góc nhìn khác, tình hình về chuyển dịch lao động nông thôn ở các

vùng qua kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu về điều tra mức

sống dân cư của Tổng cục Thống kê qua các năm được thể hiện trong Biểu 12. Cơ

cấu này dựa trên tỷ lệ số giờ lao động thực tế cho các hoạt động sản xuất phi nông

nghiệp trên tổng số giờ làm việc của lao động nông thôn như sau.

Biểu 12. Cơ cấu lao động phi nông nghiệp theo vùng Đơn vị tinh: % của tổng số giờ lao

độngĐiều tra VLSS Điều tra lao động việc làm

1997 2001 2004 1997 2001 2004Miền Núi phía Bắc

11.01

34.29 36.31 12.96

15.75

19.61

ĐBSH 19.35

52.12 56.58 26.31

33.54

43.56

Bắc trung Bộ 20.49

40.85 45.70 24.15

31.58

34.44

Nam trung Bộ 22.39

51.62 52.93 31.20

42.67

50.72

Tây nguyên 8.54 33.42 32.918 19.88

22.29

23.66

ĐNB 40.18

53.53 55.36 45.63

51.56

56.58

ĐBSCL 28.9 48.33 48.02 33.7 37.8 39.2

58

Page 66: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

5 1 8 5Chung 21.6

945.46 47.15 27.6

933.6

138.2

6Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu điều tra mức sốngdân cư VLSS93,98,2001,2004, Điều tra lao

động việc làmKết quả điều tra mức sống dân cư cho thấy, nếu tính theo tỷ trọng giờ lao

động phi nông nghiệp/tổng số giờ lao động thì lao động phi nông nghiệp của cả

nước đã tăng hơn gấp đôi, kể từ năm 1997 cho tới nay. Tăng nhiều nhất có thể

thấy ở các vùng Miền núi phía bắc, và Tây nguyên. Tuy nhiên tỷ trọng lao động

phi nông nghiệp của hai vùng này vấn rất thấp, về cơ bản thời gian vẫn giành cho

họat động nông nghiệp là chủ yếu. Vùng Đông Nam bộ và ĐBSH, và kể cả Nam

trung bộ có tỷ trọng lao động phi nông nghiệp khá cao, chiếm tới hơn 50% tổng

thời gian lao động. Một số liệu khác về lao động phi nông nghiệp khi tính theo đầu

người ở Điều tra lao động việc làm cho thấy, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khá

tương đồng nếu so sánh giữa các vùng với nhau. Tuy nhiên số liệu này cũng cho

thấy tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chung của cả nước và của các vùng đều thấp

hơn so với số liệu điều tra mức sống dân cư. Nói cách khác là cơ cấu lao động nếu

xét theo nguồn số liệu thứ hai có sự chuyển dịch thấp hơn nhiều so với tính theo

nguồn số liệu thứ nhất. Sự khác nhau giữa hai số liệu này ngoài việc do mẫu điều

tra khác nhau, theo chúng tôi còn do cách thoe đầu người và theo giờ lao động

thực tế. Rõ ràng nếu tính theo giờ lao động thực tế, cơ cấu lao động nông thôn đã

chuyển dịch nhanh hơn so với các con số mà thường được công bố.

2.2.3.Chuyển dịch cơ cấu lao động của lao động làm thuê và tự làm

Cơ cấu về lao động tự làm (self-employed) và làm thuê trong nông thôn

cũng có nhiều thay đổi trong khoảng 10 năm qua. Lao động tự làm nông nghiệp

lớn hơn nhiều so với lao động tự làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Mặc

dù vậy, xu hướng chuyển dịch cũng khá rõ theo hướng tỷ lệ lao động tự làm phi

nông nghiệp tăng lên. Kết quả tính toán từ số liệu điều tra mức sống các năm

1998, 2002 và 2004 về cơ cấu lao động tự làm cho thấy sự biến đổi về mặt này khá

nhanh trong khoảng 10 năm gần đây (Biểu 13)

Biểu 13. Cơ cấu lao động tự làm của các vùng và cả nướcVùng 1997 2001 2004

NN PhiNN NN PhiNN NN PhiNNMiền Núi phía Bắc 95.62 4.38 91.97 8.03 88.82 11.18ĐBSH 88.55 11.45 80.06 19.94 73.50 26.50

59

Page 67: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Bắc trung Bộ 88.34 11.66 86.03 13.97 80.02 19.98Nam trung Bộ 91.42 8.58 76.90 23.10 77.18 22.82Tây nguyên 95.11 4.89 93.69 6.31 88.71 11.29ĐNB 77.25 22.75 77.22 22.78 67.84 32.16ĐBSCL 85.75 14.25 78.31 21.69 77.71 22.29Chung 89.04 10.96 83.26 16.74 79.62 20.38Nguồn: Tính toán từ số liệu VLSS1998, VLSS2002 và VLSS2004

Có thể thấy rằng cơ cấu lao động tự làm đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ

trọng lao động phi nông nghiệp tự làm ở khu vực nông thôn trong thời kỳ 1997-

2004. Tính chung cho cả nước, tỷ lệ này đã tăng từ 10,96% năm 1997 lên 20,38%

năm 2004. Điều đó nói lên rằng lao động tỷ lệ người lao động nông nghiệp tự làm

đã giảm xuống. Thực trạng này thể hiện khá rõ ở các vùng đồng bằng, một phần

không nhỏ người có ruộng thuê người làm nông nghiệp mà không tự làm. Các

ngành nghề phi nông nghiệp xuất hiện nhiều hơn đặc biệt là các ngành dịch vụ và

trong nhóm ngành này, số người tự làm đã tăng lên rất nhanh trong khoảng 10 năm

qua. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tự làm chuyển dịch nhanh nhất ở các vùng

ĐBSH (từ 11,45% năm 1997 lên 26,5% năm 2004), Nam Trung bộ (Từ 8,58% năm

1997 lên 22,82% năm 2004) và ĐBSCL (từ 14,25% năm 1997 lên 22,29% năm

2004). Trong tương quan giữa các vùng, Đông Nam bộ là vùng có tỷ lệ người phi

nông nghiệp tự làm cao nhất với trên 32% ở thời điểm năm 2004. Đây vẫn là vùng

có tỷ lệ người làm phi nông nghiệp tự làm cao nhất trong cả nước cả ở thời điểm

năm 1997 với 22,75%.

Lao động làm thuê ở nông thôn có cơ cấu tương phản với cơ cấu lao động tự

làm ở nông thôn. Biểu 14 là kết quả tính toán từ số liệu Điều tra mức sống các năm

1998, 2002 và 2004 về cơ cấu lao động làm thuê ở nông thôn. Đây cũng là tỷ lệ tính

theo giờ của các lao động làm thuê ở nông thôn.

Biểu 14. Cơ cấu lao động làm thuê nông thôn của các vùng

Vùng 1997 2001 2004NN PhiNN NN PhiNN NN PhiNN

Nui_p_bac 2.78 97.22 3.19 96.81 0.42 99.58ĐBSH 2.67 97.33 1.96 98.04 0.18 99.82B_Trungbo 11.23 88.77 11.21 88.79 5.65 94.35N_Trungbo 9.84 90.16 18.38 81.62 11.47 88.53T_Nguyen 1.89 98.11 14.43 85.57 8.70 91.30DNB 17.70 82.30 35.72 64.28 15.95 84.05ĐBSCL 6.49 93.51 33.17 66.83 26.28 73.72

60

Page 68: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Ca nuoc 8.87 91.13 18.37 81.63 10.32 89.68Nguồn: Tính toán từ số liệu VLSS1998, VLSS2002 và VLSS2004

Có thể thấy rằng, thị trường lao động nông thôn đã phát triển mạnh theo

hướng tỷ trọng lao động làm thuê phi nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số

lao động làm thuê ở nông thôn. Lao động làm thuê nông nghiệp ở nông thôn chỉ

chiếm 10,32% trong tổng số lao động làm thuê của toàn khu vực nông thôn năm

2004. Tính trên địa bàn cả nước, tỷ lệ này không có thay đổi lớn so với năm 1997

với 8,87%. Tuy nhiên so với năm 2001, tỷ lệ lao động làm thuê nông nghiệp đã

giảm đáng kể. Tỷ lệ này cao nhất ở ĐBSCL. Lý do chính là thị trường chuyển

nhượng cầm cố đất ở ĐBSCL khá phát triển, mặt khác cũng còn do tập quán của

người dân ở đây, họ rất dễ chấp nhận bán đấtt và đi làm rộng thuê cho người khác.

Tật quán này rõ ràng rất hiếm ở các tỉnh miền Bắc.

2.3. Thực trạng của quá trình di cư nông thôn-thành thị

2.3.1 Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước

Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Trong những

thập kỷ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ chức

của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần đây, đặc biệt là 10 năm trở lại

đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệ kinh tế hơn là theo

các kế hoạch của nhà nước. Các vùng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa

nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn, ngoài ra cũng có một số

lượng người di cư từ các vùng nông thôn tới các vùng nông thôn khác, chẳng hạn

người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Tây nguyên. Số lượng lao động di cư đi và

đến của các vùng trong nước được thể hiện trong Biểu 15

Biểu 15. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nướcNơi cư trú vào 1/7/2004 Tổng số

lao động đang làm

việc

Số người làm việc tại vùng cư trú

Số người

di cư đi

Số người di cư đến

Tỷ lệ di cư đi (%)

Tỷ lệ di cư đến (%)

Tổng số 42329025 41941784 387241 387241    ĐBSH 9562557 9475979 86578 30615 0,91 0,32Đông Bắc 5050527 5027385 23142 43623 0,46 0,86Tây Bắc 1363750 1363472 278 6817 0,02 0,5Bắc Trung bộ 5139119 5083529 55590 3725 1,08 0,07NamTrung bộ 3493282 3375155 118127 6756 3,38 0,19Tây Nguyên 2376336 2373232 3104 26230 0,13 1,1Đông Nam bộ 6280582 6271785 8797 261122 0,14 4,16ĐBSCL 9062872 8971247 91625 8353 1,01 0,09

Ghi chú: Tính theo số người từ đủ 15 tuổi trở lên.Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm 1-7-2004

61

Page 69: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Tỷ lệ lao động di cư khỏi vùng Duyên hải nam trung bộ trên tổng số

người đang làm việc của vùng là 3,38% lớn nhất so với các vùng khác trong cả

nước, trong khi tỷ lệ này ở ĐBSH, Bắc trung bộ và ĐBSCL là tương đương

nhau với khoảng trên dưới 1%. Số lượng lao động di cư khỏi vùng Duyên hải

miền Trung tới hơn 118 ngàn người do đây vẫn còn là vùng có các điều kiện tự

nhiên khó khăn, phát triển kinh tế còn thấp và do vậy không thu hút được nhiều

lao động của địa phương. Xét về địa phương tiếp nhận lao động di cư, tỷ lệ lao

động di cư đến vùng Đông Nam bộ là lớn nhất chiếm tới 4,16% lực lượng lao

động hoạt động kinh tế của cả vùng, tiếp đó là Tây nguyên (1,1%) và vùng

Đông bắc (0,86%). Trước đây, nhà nước có các chương trình di chuyển dân cư

và lao động tới Tây nguyên theo kế hoạch. Hiện nay, các chương trình này

không còn thực sự tiếp tục nhưng nông dân vẫn di chuyển vào vùng Tây

nguyên làm ăn do đây vẫn còn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất

nhiều hơn so với một số vùng đã canh tác lâu đời ở các tỉnh phía bắc hoặc các

tỉnh đồng bằng.

Xem xét cơ cấu của tổng số lao động di cư của cả nước theo vùng (Đồ

thị 10) cho thấy trong tổng số lao động di cư đi của cả nước, vùng Duyên hải

miền Trung chiếm lớn nhất với 31%, tiếp đến là ĐBSCL 24% và ĐBSH với

22%.

Theo cơ cấu lao động di cư đến, Đông Nam bộ nổi rõ là vùng thu hút

nhân lực nhiều nhất và chiếm phần áp đảo số lao động di cư với 67% tổng số

lao động di cư đến của cả nước. Vùng Đông bắc và ĐBSH là những vùng tiếp

theo tiếp nhận nhiều lao động từ các vùng khác đến với 11% và 8% tương ứng

của tổng số lao động di cư đến của cả nước.

Đồ thị 10.Cơ cấu lao động di cư đi và đến của cả nước phân theo vùng

62

Page 70: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Di cư đi

0.07

30.50

22.3623.66

0.80

2.275.98

14.36

DBSH

D_Bac

T_Bac

B.Trungbo

N.Trungbo

T_Nguyen

DNB

DBSCL

Di cư đến

1.76

0.9611.27

67.43

6.77

2.167.91

1.74

Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2004

2.3.2 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị

Quá trình di cư nông thôn – thành thị diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10

năm trở lại đây. Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ CNH và đô thị hóa ngày càng

cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị, mặt khác khu vực

đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển đến các đô

thị ngày càng lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn. Tỷ lệ di cư từ nông thôn tới các

đô thị (theo nơi đến) được trình bày trong Đồ thị 11

Đồ thị 11. Di cư tính theo địa bàn của nơi đi

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

Đồ thị trên cho thấy nông thôn là nơi xuất phát của đại đa số người di cư.

Tính trên bình diện cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới

73%. Ở hai thành phố lớn, tỷ lệ dân nông thôn di cư đến là khá cao. Tỷ lệ dân

nông thôn di cư đến vùng Đông bắc khoảng 80%, tương đương với TPHCM. Rất

ngạc nhiên là trong tổng số dân di cư, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn với 57%. Điều

này đúng cho hầu hết các vùng trong cả nước, riêng vùng Tây bắc có số nam lao

động di cư đi cao hơn với 59%. Bắc trung bộ là nơi có tỷ lệ nữ lao động di cư đi

63

Page 71: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

cao nhất với 63%. Tỷ lệ lao động nữ di cư đi của các một số vùng trong cả nước

được thể hiện trong Đồ thị 12

Đồ thị 12.Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính

Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004

2.3.3. Lao động nông thôn di cư đến vùng trọng điểm

Cơ cấu lao động di cư từ nông thôn đến một số vùng trọng điểm qua số liệu

của cuộc điều tra di cư năm 2004 được thể hiện trong Biểu 16 . Yếu tố địa lý có

tác động lớn đến cơ cấu này, tuy nhiên không hoàn toàn đúng đối với tất cả các

vùng. Phần lớn số lượng lao động nông thôn di cư đến Hà nội và vùng Đông bắc

xuất phát từ vùng Đồng bằng sông Hồng (77% của tổng người di cư), trong khi ở

TPHCM 31,46% số người di cư đến là từ ĐBSCL. Cơ cấu lao động nông thôn di

cư đến vùng Đông Nam bộ mang những nét đặc trưng riêng, cao nhất là từ Bắc

trung bộ với 27,44%, ĐBSH, di cư nội vùng Đông Nam bộ và từ ĐBSCL đều có

một tỷ lệ tương đương nhau khoảng 19%. Việc ĐBSH chiếm tới 19% số người di

cư tới ĐNB ngang với từ ĐBSCL cho thấy yếu tố địa lý không còn là một lực cản

cho việc di cư mà yếu tố việc làm là một lực kéo lớn. Một lý do khác có thể là lực

“đẩy” từ bản thân vùng Đồng bằng sông Hồng với “đất chật, người đông” hơn rất

nhiều so với các vùng khác. Di cư đến Tây nguyên lại khá đặc thù với gần 50% là

di cư nội vùng và từ miền núi phía Bắc. ĐBSH cũng đóng góp một tỷ lệ không

nhỏ trong số người di cư đến Tây nguyên. Phân tích trên cho thấy, dường như

luồng di cư chủ yếu theo chiều từ Bắc vào Nam mà ít thấy chiều ngược lại. Với

tốc độ phát triển kinh tế và lợi thế tự nhiên ở các tỉnh miền nam, có thể kết luận

rằng cơ hội việc làm chứ không phải là khoảng cách địa lý là lực hút lớn nhất tác

động tới việc di cư.

Biểu 16. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và theo nơi điều tra Hà nội TPHCM Đông Đông Tây Cả nước

64

Page 72: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Nam Bộ Bắc NguyênĐBSH 77.13 18.48 19.09 76.83 19.89 40.08Đông bắc 12.77 4.37 8.2 15.98 20.86 12.83Tây bắc 0.35 0.25 0.28 0.73 2.67 0.97Bắc Trung bộ 8.33 23.97 27.44 5.98 13.9 15.99Nam trung bộ 0 9.36 2.97 0.12 6.2 4.05Tây nguyên 1.06 2 3.39 0 25.35 7.39Đông Nam Bộ 0.35 10.11 19.94 0.12 8.98 8.07ĐBSCL 0 31.46 18.67 0.24 2.14 10.61Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004

Phân bố về tỷ lệ lao động di cư theo độ tuổi được trình bày trong Biểu 17.

Khoảng tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 20-30 chiếm trên dưới 50% số lao động di

cư ở hầu hết tất cả các vùng trong nước. Nếu tính số lao động di cư dưới 30 tuổi

xuất phát từ nông thôn tính trên địa bàn cả nước thì tỷ lệ này lên đến gần 70%.

Trong số lao động nông thôn di cư đi từ Bắc trung bộ có tới trên 25% ở độ tuổi

dưới 20. Tỷ lệ này đối với ĐBSH, Đông bắc và Đông Nam bộ cũng từ 15-17%.

Như vậy, lao động trẻ dễ có xu hướng di cư hơn do có khả năng thích ứng nhanh ở

nơi đến, đồng thời cũng có ít hơn yếu tố “níu kéo” ở quê nhà so với các lao động

lớn tuổi hơn.

Biểu 17. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi Di cư đi/độ tuổi <20 20-30 30-40 >40 Tổng sốĐBSH 17.21 49 19.3 15 100Đông bắc 17.2 48 21.7 13 100Tây bắc 10.61 36 18.2 35 100Bắc Trung bộ 25.97 54 14.2 6 100Nam trung bộ 14.22 55 19.3 12 100Tây nguyên 12.28 40 31.3 17 100Đông Nam Bộ 15.36 53 21.3 10 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)

Phân bố theo độ tuổi của lao động nông thôn di cư theo nơi đến cũng có nét

tương tự như từ giác độ theo nơi đi. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các vùng lao động

di cư đến cũng khá rõ nét (Biểu 18 và Đồ thị 13). Lao động nông thôn di cư đến

Hà nội và Tây Nguyên có độ tuổi trung bình cao hơn so với các vùng như

TPHCM, Đông Nam bộ và Đông bắc. Có tới 20-24% số lao động di cư đến

TPHCM, Đông Nam bộ và Đông bắc ở độ tuổi dưới 20, trong khi tỷ lệ lao động

trên 40 tuổi di cư đến Hà nội và Tây nguyên cũng tới mức 19-20%. Cơ cấu tuổi di

cư này cũng phản ánh một phần cơ hội việc làm và cơ cấu việc làm khác nhau ở

65

Page 73: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

các vùng trên. Ở Tây nguyên, lao động di cư đến có lẽ chủ yếu tham gia sản xuất

nông nghiệp (do lợi thế về nông nghiệp) do đó không đòi hỏi về vấn đề tuổi tác;

trong khi đó, ở các vùng phát triển các khu công nghiệp có nhu cầu cao hơn về lao

động trẻ.

Biểu 18. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều traVùng <20 20-30 30-40 >40 Tổng sốHà Nội 12.93 50 17.7 19 100TPHCM 19.5 56 17.4 7 100ĐNB 21.58 53 17.8 7 100Đông Bắc 24.55 49 17.4 9 100Tây nguyên 9.2 41 30 20 100Cả nước 17.54 50 20.1 13 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)

Đồ thị 13. Phân bố lao động di cư theo độ tuổi

050

100

150

050

100

150

15 20 25 30 35 40 45 50 55 6020 40 60

15 20 25 30 35 40 45 50 55 6020 40 60 15 20 25 30 35 40 45 50 55 6020 40 60

HA NOI HCM D_NAM BO

DONG BAC T_NGUYEN

Freq

uenc

y

104. AgeGraphs by region

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)

66

Page 74: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi còn có thể xem xét ở một góc độ

khác là theo giới. Đồ thị 1 minh họa cơ cấu lao động di cư theo giới ở từng

khoảng tuổi. Có thể thấy rằng tỷ lệ lao động nữ đều cao hơn lao động nam ở tất

cả các khoảng tuổi. Tuy nhiên, khi độ tuổi càng cao, khoảng cách này càng thu

hẹp dần. Trong khi ở độ tuổi dưới 20, có tới 66% lao động di cư là nữ, trong

khi đó ở độ tuổi trên 40, tỷ lệ giữa nam và nữ gần như cân bằng. Điều này cần

được lưu ý trong hoạch định chính sách để giảm mất cân đối về giới ở các vùng

di cư, nhất là các khu công nghiệp có nhiều ngành nghề thu hút lao động nữ.

Nếu không có các chính sách thích hợp, các vấn đề xã hội khó giải quyết sẽ

phát sinh kèm theo hiện tượng này.

Đồ thị 14. Cơ cấu lao động di cư theo giới và tuổi

48%49%43%34%

52%52%57%66%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

<20 20-30 30-40 >40Độ tuổi

1. Nam 2. Nữ

Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)

Xét về trình độ văn hoá, lao động di cư từ ĐBSH và vùng Đông bắc có

trình độ cao nhất với 35,53% số lao động di cư từ vùng này có trình độ trung học

phổ thông và 5,48% có trình độ cao đẳng hoặc đại học (Biểu 19). Lao động di cư

từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp nhất với đa số người di cư có

trình độ từ trung học cơ sở trở xuống. Tây nguyên có 36,7% số lao động di cư đi

các vùng khác có trình độ văn hoá từ tiểu học trở xuống và con số này đối với

ĐBSCL là gần 30%. Một mặt những con số này phù hợp với trình độ văn hoá nói

chung của các vùng cụ thể, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn đến hệ quả là các lao

động nông thôn di cư từ các vùng văn hoá thấp sẽ có xác suất làm các công việc

67

Page 75: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

giản đơn hơn lao động di cư đi từ các vùng có trình độ văn hoá cao hơn một cách

tương đối.

Biểu 19. Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá Vùng/trình độ VH Tiểu học trở

xuốngTrung học cơ

sởTrung học phổ thông

Cao đẳng - Đại học

Tổng số

ĐBSH 4.69 54.3 35.53 5.48 100

Đông bắc 24.03 47.25 25.87 2.85 100Tây bắc 37.84 32.43 27.03 2.7 100B.Trung bộ 9.48 51.47 37.91 1.14 100N.trung bộ 13.55 59.35 25.81 1.29 100Tây nguyên 36.75 45.23 15.55 2.47 100Đ.Nam Bộ 22.65 45.95 28.8 2.59 100ĐBSCL 28.82 51.23 18.97 0.99 100Cả nước 15 51.27 30.42 3.32 100

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

Đồ thị 15 phản ánh trình độ văn hoá của lao động di cư từ nông thôn đến

một số vùng trong nước. Tây nguyên là vùng tiếp nhận người lao động di cư có

trình độ văn hoá thấp nhất. Ở đây có tới trên 36% số lao động di cư đến có trình độ

từ tiểu học trở xuống và nếu tính tỷ lệ của đối tượng lao động này có trình độ từ

trung học cơ sở (cấp II) trở xuống chiếm đại đa số với khoảng 88%. TPHCM và

Đông Nam bộ cũng là những địa phương có tỷ lệ lao động di cư đến có trình độ

văn hoá thấp tương đối so với các vùng khác nhưng chủ yếu là những lao động có

trình độ trung học cơ sở (tỷ lệ này ở TPHCM và Đông Nam bộ lần lượt là 56% và

52%). Lao động di cư từ nông thôn đến Hà nội có trình độ văn hoá cao nhất. Có

tới 45% số lao động di cư đến Hà nội có trình độ trung học phổ thông và 13% số

lao động đến Hà nội có trình độ cao đẳng và đại học.

Đồ thị 15.Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn hoá ở nơi đến

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

Lý do hay động lực thúc đẩy lao động di cư từ nông thôn đến các đô thị và các

vùng cũng khá khác nhau. Lý do chính để lao động nông thôn tới Hà nội và

68

Page 76: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

TPHCM là để tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ số lao động này theo nơi đến của Hà nội

và TPHCM lần lượt là 47% và 59%. Trong khi đó lý do chính để lao động di cư

đến Đông Nam bộ và Tây nguyên là do ở các địa phương này có điều kiện sống,

điều kiện SX-KD tốt hơn. Tỷ lệ số lao động đến Đông Nam bộ và Tây nguyên với

lý do này lần lượt là 48% và 50%. Trong khi đó tỷ lệ này ở Hà nội và TPHCM là

20% và 27% (là loại lý do đứng thứ hai). Tìm kiếm việc làm cũng là loại lý do

đứng thứ hai tại vùng Đông Nam bộ.

Đồ thị 16. Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

2.4 Đặc điểm của một số hình thức chuyển dịch cơ cấu lao động hiện nay ở

các địa phương khảo sát

Nhóm nghiên cứu đã có cuộc khảo sát tại bốn tỉnh bao gồm: Hà Tây, Hưng

Yên, Quảng Nam và An Giang. Những địa phương này được lựa chọn đại diện

cho tình hình chung của các vùng, miền của cả nước. Hà Tây là nơi vừa có các

hoạt động nông nghiệp đa dạng vừa có nhiều các hoạt động tiểu thủ công

nghiệp nhất là các làng nghề. Hưng Yên là tỉnh mới tách có đặc điểm địa lý đặc

thù cho vùng ĐBSH đất chật, người đông, ít các làng nghề nổi tiếng nhưng lại

là tỉnh tương đối phát triển về khu công nghiệp, thu hút được rất nhiều lao động

từ nông nghiệp sang làm việc tại các nhà máy công nghiệp. Quảng Nam đại

diện cho miền Trung lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có nhiều

lợi thế cho chuyển dịch cơ cấu lao động chưa được khai thác. An Giang đặc thù

69

Page 77: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

cho Đồng bằng sông Cửu Long-đất đai rộng lớn và sản xuất nông nghiệp, thủy

sản khá phát triển.

Dưới đây là một số đặc điểm của các loại hình chuyển dịch lao động tại các

địa phương khảo sát. Ngoài ra, một số trường hợp nghiên cứu (case studies)

điển hình liên quan đến các yếu tố tác động đến cơ cấu lao động và vấn đề việc

làm ở các địa phương cũng sẽ được trình bày tại đây và một phần ở Chương 3.

2.4.1 Chuyển dịch lao động ở các làng nghề ở Hà Tây

Hà Tây là một tỉnh nằm sát thủ đô Hà nội về phía Tây với diện tích tự

nhiên 2191,6km2, có cả 3 vùng: vùng núi, trung du và đồng bằng. Hà Tây là

một tỉnh đông dân với dân số 2, 5 triệu người, đứng thứ 5 của cả nước với mật

độ dân số trung bình 1136 người /km2. Dân số sống ở nông thôn chiếm đa số

với 2, 2 triệu người. Mặc dù có nhiều tiềm năng và vị trí địa lý tốt, hệ thống cơ

sở hạ tầng của tỉnh còn thấp, thu nhập đầu người đứng dưới mức trung bình của

cả nước với chỉ 400 USD /năm. Cho đến hiện nay gần 30% chi ngân sách của

tỉnh còn phải dựa vào trung ương. Vấn đề giải quyết việc làm có khá nhiều khó

khăn. Theo số liệu điều tra về lao động và việc làm năm 2002, tỷ lệ lao động

thiếu việc làm và không có việc làm (thất nghiệp) ở Hà Tây khá thấp chỉ

khoảng 4%. Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ số người không hoạt động kinh tế

trong 7 ngày thì con số lên đến 29,45% số người trong độ tuổi từ 15 trở lên.

Trong 5 năm 2001-2005 giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân

khoảng 6,05%. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông

nghiệp có nhiều yếu tố tích cực biểu hiện bằng việc chuyển đổi mạnh về cơ cấu

cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, tạo vùng sản xuất

lúa có chất lượng, giá trị cao, vùng cây công nghiệp, cây ăn qua tập trung.

Hà Tây có rất nhiều làng nghề truyền thống, đây là một thế mạnh của tỉnh

và góp một phần đáng kể vào vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương. Trong

khoảng thời gian 2001-2004 đã có tới 201 làng nghề được công nhận tại tỉnh

Hà Tây. Hai xã được khảo sát tại Hà Tây bao gồm hai làng nghề: đó là xã Kiến

Hưng, thuộc thị xã Hà đông, nơi có làng nghề rèn Đa sỹ khá lâu đời. Xã thứ hai

là xã Sơn đồng, thuộc huyện Hoài Đức. Đây cũng chính là nơi có làng nghề

70

Page 78: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

điêu khắc tượng nổi tiếng. Tuy nhiên, một số đặc điểm nổi bật rút ra từ khảo sát

các làng ở Hà tây có thể được sơ kết như sau:

- Làng nghề ở Hà tây khá phát triển, nhưng số lượng người di cư lao động

cũng nhiều. Điều đó chứng tỏ các làng nghề cũng chưa thu hút được một

lực lượng lao động đáng kể của tỉnh. Kết quả điều tra của Sở Lao động –

TBXH Hà tây năm 2000 cho thấy trong 12 huyện của Hà tây thì có tới 9

huyện có người ra Hà nội và các tỉnh khác làm việc và có tới 1233 thôn

trên tổng số 1460 thôn trên địa bàn tỉnh có người ra ngoại tỉnh làm các

dịch vụ với tổng số ngày đi làm trong 1 năm là 12.632.756 ngày người.

Tốc độ di chuyển lao động này trong những năm gần đây chắc chắn còn

là một con số cao hơn nhiều nữa.

- Phát triển làng nghề một mặt làm cho các nghề truyền thống quý báu được

lưu giữ, tạo công ăn việc làm cho con em trong làng nghề. Tuy nhiên, do

gắn chặt với nghề và làm nghề từ lứa tuổi rất nhỏ, một bộ phận lao động trẻ

trong các làng nghề dường như có xu hướng ít chú trọng đến việc nâng cao

trình độ văn hoá, thậm chí có nhiều trường hợp bỏ học để làm nghề. Do

vậy, mặt bằng trình độ văn hoá ở các làng nghề đôi khi thấp hơn ở các khu

vực khác. Tính năng động, thích ứng đối với các công việc không thuộc

làng nghề không cao.

- Thu nhập trung bình ở các làng nghề không cao. Công nghệ sản xuất truyền

thống ở các làng nghề chủ yếu ở trình độ thấp, mức độ thay đổi về mặt

công nghệ không nhanh chóng như khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại.

- Do độ bấp bênh của thị trường sản phẩm và áp lực cạnh tranh cao, việc

quyết định tạo việc làm với nghề truyền thống hay làm thuê ở các nhà máy

(khu vực công nghiệp) khi có cơ hội luôn là suy nghĩ của lực lượng lao

động trẻ ở các làng nghề. Bằng chứng là đã có khá nhiều con em các “nghệ

nhân” ở các làng nghề không tiếp tục làm nghề của cha anh mình mà làm

việc cho các nhà máy công nghiệp.

- Mặt bằng sản xuất và vấn đề môi trường là rất đáng quan tâm ở các làng

nghề ở Hà Tây. Một mặt một số người có tâm huyết với làng nghề và làm

ăn có hiệu quả muốn mở rộng sản xuất, nhưng mặt khác họ không thể có

điều kiện đầu tiên để mở rộng sản xuất là mặt bằng sản xuất. Vấn đề

71

Page 79: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

chuyển đổi mục đích từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất làm dịch vụ của

làng nghề diễn ra chậm chạp. Vấn đề môi trường thường khá nghiêm trọng

ở các làng nghề do không có qui hoạch đầy đủ về hệ thống xử lý chất thải

và không khí thải. Các hộ làm nghề cũng đều mang tính chất tự phát.

- Ở các làng nghề, giá lao động làm nông nghiệp cũng thường cao do hầu hết

hoạt động sản xuất nông nghiệp thường được đi thuê. Lao động của làng

nghề bị cuốn hút vào sản xuất nghề truyền thống nên không còn thời gian

dành cho sản xuất nông nghiệp.

Hộp 1: Thu nhập không phải là tất cả mà giữ nghề cho con cháu cũng quan trọng

Ông Hoàng Văn Huynh, 57 tuổi là một trong số ít nghệ nhân của làng rèn Đa sỹ, là người liên tục theo đuổi nghề rèn từ cách đây 40 năm. Với trình độ văn hoá lớp 10/12, những người ở thế hệ của ông hoàn toàn có thể tìm được một công việc ở các nhà máy hoặc một công việc khác ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, được truyền nghề từ ông cha, ông tiếp tục phát huy nó mặc dù thực sự ông đã phải trải qua nhiều nỗi truân chuyên trong nghề.

Sản phẩm rèn của ông rất đa dạng từ hầu hết các loại dao, kéo, dao con, dao lớn, các loại kéo cắt sắt, các chi tiết mẫu mã trong các loại máy (như máy nghiền nhựa tái sinh hoặc chi tiết các loại máy khác), dao cắt giấy, các đồ phục cổ v.v... Ông tập trung vào các loại sản phẩm mà theo như lời của ông là “hàng sắt mỹ nghệ”, các sản phẩm đơn chiếc theo thiết kế của từng khách hàng. Các mặt hàng này đòi hỏi người thợ có độ khéo léo cao và khả năng sáng tạo, chịu khó tìm tòi. Tuy vậy, do tính chất sản phẩm đơn chiếc, thị trường của các sản phẩm đó không ổn định và tuỳ thuộc rất nhiều vào uy tín của nghệ nhân. Do say mê với nghề ông luôn chấp nhận rủi ro về thị trường này. Ông đã đoạt giải “Thủ công mỹ nghệ Việt Nam” năm 2003 do tổ chức JICA và Bộ Công nghiệp tổ chức với sản phẩm dao cắt lốp ôtô, giải vàng “GOLDEN” của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2004 về “thiết kế sáng tạo mẫu công nghiệp”.

Gia đình ông tuy vậy luôn luôn “đứng trên hai chân”, cùng với nghề rèn là sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông với 7 nhân khẩu, 3, 5 sào ruộng thu hoạch được khoảng 1 tấn thóc. Sau khi trừ chi phí, mỗi sao ruộng đem lại số lãi chỉ bằng 1 tạ thóc /sào, chưa tính công lao động. Ngoài ra, gia đình còn chăn nuôi với số lãi khoảng 3 triệu đồng /năm. Điều này giúp cho gia đình luôn có một mức thu nhập tối thiểu đảm bảo một phần cuộc sống hàng ngày. Ông Huynh luôn muốn giữ nghề vì nghĩ rằng nếu có đầu tư lớn hơn sẽ có thể phát triển thị trường sản phẩm kể cả ra nước ngoài, triển vọng phát triển ngành nghề sẽ lớn hơn nhiều. Theo ông khi có đầu tư có thể nâng cao công nghệ và quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường. Hàng rèn Đa sỹ đã sang Lào và Campuchia nhưng còn “có thể xuất sang châu Phi”

72

Page 80: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

như ông nói. Và nếu khắc phục được vấn đề ô-xy hoá của sản phẩm với công nghệ hiện đại hơn, sản phẩm “sắt nghệ thuật” của ông còn có thể xuất sang các nước khác như Thuỵ điển, Hàn Quốc, Mỹ v.v... như các khách hàng từ các nước này đến thăm xưởng của ông đã đề nghị. Chính vì vậy, ông đã quyết tâm truyền nghề cho con trai – một người đã tốt nghiệp Cao đẳng công nghiệp nhẹ nhưng hiện tại quay lại với nghề rèn của bố. Ông Huynh thực sự tiếc rằng nếu nghè rèn Đa sỹ không được tiếp tục duy trì và phát triển.

“Ước vọng lớn nhất của tôi là truyền lại và giữ được nghề cho con cháu” Ông nói.Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

Hộp 2. Vì có làng nghề không nghĩ đến chuyển đổi công việcAnh Nguyễn Chí Dũng, 37 tuổi ở xóm Chiêu, xã Sơn đồng, huyện Hoài Đức, Hà

Tây là một người khởi nghiệp với nghề truyền thống của địa phương: nghề làm tượng. Với trình độ văn hoá lớp 12/12 và bắt đầu làm nghề từ khoảng năm 1990, đến nay anh đã có một cơ sở sản xuất nhỏ. Anh làm từ khâu “gỗ” (điêu khắc) đến khâu “sơn” – là hai khâu chính trong việc làm tượng. Vợ anh cũng chỉ ở nhà phụ giúp cho anh và làm công việc nội trợ. Thu nhập chính của vợ chồng anh từ việc làm tượng đủ để nuôi sống cả nhà với 5 nhân khẩu với 3 cháu còn đang độ tuổi đi học.

Hộ gia đình anh có 4, 5 sào ruộng đất nông nghiệp, đã được cấp sổ đỏ nhưng để tập trung cho làm nghề, toàn bộ đất nông nghiệp anh để cho một người bà con trồng cấy và tự nộp sản lượng và các khoản khác cho chính quyền địa phương. Bản thân gia đình anh không lấy bất cứ khoản tiền nào từ việc cho “mượn ruộng” cả. Nguyên nhân anh giải thích là do sản xuất nông nghiệp có lãi rất thấp nên không đáng để lấy tiền thuê. Có người làm trên ruộng của mình nên anh vẫn giữ được phần đất nông nghiệp để đề phòng trường hợp khi nghề truyền thống bị “thất bát” thì vẫn có thể quay lại với sản xuất nông nghiệp. Mặc dù có một mảnh đất thổ cư diện tích 400m2, anh vẫn có nhu cầu mở rộng mặt bằng cho sản xuất và làm nhà xưởng. Vì vậy, cách đây không lâu, anh đã mua thêm 1 sào đất nhưng có một khó khăn rất lớn là mảnh đất của anh đã mua hiện nay chưa chuyển được mục đích xử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Vì lý do này, anh vẫn chưa thể mở rộng nhà xưởng.

Khi bắt đầu làm nghề, số vốn anh cần không đáng là bao nhưng với qui mô sản xuất tăng lên, số vốn tự có của bản thân anh không đủ đáp ứng. Anh hiện đang vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoài đức hơn 150 triệu với lãi suất 1,15%/tháng. Trong nhà anh luôn luôn có 2 nhân công làm thuê phụ giúp anh trong công việc tạc và làm tượng gỗ. Vấn đề thuê nhân công của anh cũng rất đơn giản, chủ yếu là những người quen biết, anh em họ hàng, các cháu v.v... tự đến hỏi đề nghị anh cho vào làm việc. Thu nhập của gia đình anh hiện nay khoảng 5 triệu đồng /tháng, tất cả đều từ việc làm tượng này. Theo anh do những năm gần đây, đời sống của người dân được nâng lên, các nhu cầu về việc làm các loại tượng gỗ ở các

73

Page 81: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

đình, chùa của ở các làng quê tăng lên, ngoài ra là các nhu cầu làm tượng thờ cúng của các gia đình cũng tăng lên đáng kể. Điều đó đang đảm bảo một thị trường và thu nhập khá ổn định cho gia đình anh và những người làm nghề truyền thống làm tượng ở đây. Tuy vậy, cũng do ảnh hưởng của làm nghề nhiều năm, anh mới chớm bị thoái hoá cột sống mặc dù tuổi còn tương đối trẻ, mỗi tháng phải chữa trị hết khoảng 200-300.000 đ. Khi được hỏi tại sao gắn bó với nghề, anh trả lời rằng nguyên nhân đơn giản là đã có nghề của làng và cứ làm từ khi còn trẻ, không nghĩ đến những khả năng về chuyển đổi công việc.

Một điều không tốt đối với lớp trẻ ở làng nghề, theo anh Dũng là, do từ rất nhỏ (đang trong độ tuổi đi học) các em đã được huy động vào các công việc của làng nghề và có thu nhập, các em có tâm lý ngại học và ỷ vào làm nghề. Vì vậy, số học sinh học được lên cao ở các làng nghề rất ít, ngoài ra do suốt ngày bận trong làng nghề, điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài ít hơn và vì thế khả năng thích ứng với các công việc khác hoặc các môi trường khác là khá thấp.Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

2.4.2 Chuyển dịch lao động ở các vùng khu công nghiệp ở Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh mới tái lập năm 1997 với diện tích tự nhiên khá nhỏ,

chỉ 923,09 km2, dân số 1, 113 triệu người, mật độ dân số khá cao với 1206

người /km2. Toàn tỉnh có 10 huyện /thị xã. Tuy là một tỉnh có diện tích nhỏ

nhưng do vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh đã thu hút được nhiều đầu tư cho phát triển

công nghiệp. Cho đến hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã thu hút được 394 dự án

đầu tư trong đó có 54 dự án nước ngoài, tổng số vốn đăng ký lên tới 13.600 tỷ

đồng và 226 triệu USD. Trong số này đã có 160 dự án đi vào sản xuất. Các dự

án này đã thu hút và tạo việc làm mới cho khoảng 9 vạn lao động, trong đó lao

động Hưng Yên được thu hút là 5, 5 vạn chiếm trên 60% trong tổng số.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ những năm 1997 đến nay luôn ở mức 11-

13%, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3-

5%. Phương hướng phát triển chung của tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế trang trại và thực

tế tốc độ chuyển dịch này cũng khá nhanh. Năm 2000 mới có khoảng 40 doanh

nghiệp vừa và nhỏ thì đến cuối năm 2004, con số này đã lên tới 802 doanh

nghiệp, thu hút khoảng 30 ngàn lao động có việc làm mới. Tốc độ tăng GDP

ngành công nghiệp của tỉnh từ năm 1997 đến nay đều ở mức khoảng từ 20%

trở lên. Chỉ tiêu này đối với ngành dịch vụ trong thời kỳ 2000-2004 tính trung

bình khoảng 15%. Trong nội bộ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi ngày

74

Page 82: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

càng tăng. Mặc dù tổng diện tích gieo trồng tăng nhưng sản lượng và giá trị cây

trồng tăng chậm hơn giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Diện tích cây ăn quả

tăng nhanh theo hướng chuyên canh.

Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở các khu công nghiệp như:

Như Quỳnh, Phố Nối A, Phố Nối B, Khu công nghiệp Minh Đức và khu công

nghiệp thị xã Hưng Yên diễn ra khá nhanh. Thu nhập đầu người cũng tăng khá

nhanh từ khoảng 3, 4 triệu đồng/người năm 1999 lên 5, 1 triệu đồng/người năm

2003. Thu ngân sách nhà nước đạt khá cao, ước tính năm 2005 có thể đạt 1187

tỷ đồng. Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp ở Hưng Yên cũng đặt ra

một số vấn đề như sau:

-

Ai là người hưởng lợi từ phát triển khu công nghiệp ở Hưng Yên: mặc dù số

doanh nghiệp tăng 200 lần (2000-2004) với 5 khu công nghiệp lớn nhưng hơn một

nửa số lao động ở khu công nghiệp là người ngoại tỉnh. Như vậy, về mặt tạo việc

làm, lực lượng lao động của tỉnh chưa được hưởng lợi nhiều. Tuy nhiên, xét trên

lợi ích quốc gia, đây vẫn là một tác động tốt.

- Chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng cần được cụ thể hóa hơn sao cho đảm

bảo tính công khai, minh bạch và xử lý được hết các trường hợp phát sinh cụ thể

trong thực tế.

- Vấn đề giải quyết lao động nông nghiệp: Các hình thức dịch vụ cho khu công

nghiệp chưa phát triển. Lao động nông nghiệp dôi dư chưa thích ứng được với thị

trường lao động mới khi không còn đất đai sản xuất nông nghiệp. Các hình thức

đào tạo, hướng nghiệp không chỉ cho các lao động trẻ mà cho tất cả các lứa tuổi là

rất cần thiết.

- Do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa: tỷ lệ lao động di cư

đi và đến đều cao. Lao động di cư đến Hưng Yên chủ yếu làm trong các khu công

nghiệp. Lao động di cư đi chủ yếu làm các dịch vụ ở Hà nội và các đô thị, trong đó

kể cả vùng đô thị của tỉnh. Do trình độ văn hóa thấp, các lao động này không có

đủ điều kiện để làm tại các cơ sở sản xuất công nghiệp ở tại địa phương. Đô thị

hóa là một trong những yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở

Hưng Yên bên cạnh yếu tố công nghiệp hóa. Tuy vậy, dân số và lực lượng lao

75

Page 83: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

động ở vùng đô thị của Hưng yên còn thấp so với toàn tỉnh nên tác động của yếu

tố này về mặt qui mô còn chưa lớn trong thời gian vừa qua, mặc dù tốc độ đô thị

hóa của tỉnh diễn ra khá nhanh chóng.

- Một câu hỏi đặt ra là vấn đề cân đối giữa đầu tư cho cơ sở hạ tầng hay đầu tư cho

giáo dục để nâng cao năng lực của người lao động ?. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng tạo

điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển. Tuy vậy, nếu chất lượng lao động

không được nâng lên, người lao động sẽ không tận dụng được các cơ hội kinh tế

mở ra do hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Do đó, đầu tư cho giáo dục là vấn đề rất cốt lõi.

Hộp 3. Thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên phải giữ việc làm ở nhà máy

Anh Lâm Văn Phán, 41 tuổi, trình độ văn hoá lớp 7/10, ở Đường Tô Hiệu, thị xã Hưng Yên, đã từng làm thợ xây nhưng việc làm chủ yếu của anh lại là ở nhà chăm sóc mẹ già và hai con, một công việc anh gần như đảm nhiệm hoàn toàn để vợ anh có đủ sức khoẻ và thời gian làm công nhân tại nhà máy may xuất khẩu ở thị xã.

Hộ nhà anh cũng có được 1500m2 đất nông nghiệp và một năm trồng được hai vụ lúa. Tuy vậy, thu nhập từ việc trồng lúa chỉ khoảng 450.000-500.000 đồng /năm (30kg thóc /sào x 2 vụ x 3 sào x 2500 đ/kg). Thu nhập thêm từ chăn nuôi của gia đình anh trong một năm khoảng 1, 5 triệu đồng, nên tổng cộng thu nhập từ SXNN chỉ vẻn vẹn 2 triệu đồng /năm. Thực chất rất nhiều phần công việc đồng áng như cấy, cày bừa, gặt anh đều đi thuê do vợ anh đi làm và anh ngoài công việc nhà còn làm công tác xã hội nên không còn thời gian. Hiện tại anh là tổ phó khu phố, phụ trách an ninh và phó bí thư chi bộ nên bận họp hành liên miên. Hàng tháng anh nhận được phụ cấp 150.000 đ cho các công tác này.

Do thu nhập nông nghiệp và tất cả các thu nhập của anh đều quá thấp, nguồn thu nhập chính của gia đình anh là do vợ anh làm ở nhà máy may Hưng Yên mang lại. Chị đi làm từ năm 1985 và cho đến hiện nay chị luôn luôn phải đi làm từ 6h sáng đến khoảng 8-10 giờ khuya mới về nhà. Chị gần như không có ngày nghỉ vì phải làm việc cả hai ngày cuối tuần, chỉ thỉnh thoảng lắm mới được nghỉ. Đổi lại thời gian làm việc quá căng thẳng này, mức lương của chị hiện nay khoảng 1, 2 triệu đ/tháng – một mức không cao so với cường độ làm việc nhưng lại quá cao so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của gia đình anh chị và điều quan trọng đó là nguồn tài chính sống còn cho cả gia đình. Chính vì vậy, mặc dù công việc trong nhà máy được anh Phán đánh giá là vất vả hơn làm sản xuất nông nghiệp, chị Đức – vợ anh vẫn quyết tâm “bám trụ” để đảm bảo cuộc sống gia đình. Một lý do khác thôi thúc chị làm lâu dài cho nhà máy là với tuổi càng cao, để tìm một công việc tương tự như hiện nay quả là một điều rất khó. Chi tiêu của gia đình anh tằn tiện cũng hết khoảng 1-1, 1 triệu đ/tháng, chưa kể những khi ốm đau thì tiền thuốc có khi lên đến hàng triệu đồng. Những lúc như vậy thì quả thực anh cảm thấy rất khó khăn. Mới năm ngoái anh bị ốm, vỡ mạch máu ở phổi phải tiêu hết 6 triệu đồng. Thương vợ vất vả nhưng không còn cách nào khác ngoài việc làm ở nhà máy để có thu nhập.

76

Page 84: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

“Những khi vợ tôi ốm nhẹ đều không dám nghỉ làm vì sợ ảnh hưởng đến thu nhập”. Anh Phán tâm sự.

Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

2.4.3 Chuyển dịch lao động ở vùng có đa dạng nguồn lực Quảng Nam

Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 10.408,78 km2, bao gồm 17 huyện và

thị xã. Tổng dân số toàn tỉnh tính đến năm 2004 là 1, 449 triệu người. Dân số

khu vực nông thôn chiếm đa số với 1, 244 triệu người, chiếm 85% trong tổng

số. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 110.000 ha, trong đó diện tích sản

xuất lúa 42.000 ha, còn lại là diện tích màu và cây công nghiệp. Sản lượng cây

có hạt hàng năm khoảng trên 400.000 tấn.

Trong thời kỳ 2001-2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá ổn định

với mức tăng bình quân 9,84%. Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng có nhưng bước

chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa nông thôn. Tỷ trọng tổng

giá trị sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng và cùng với

quá trình này là tỷ trọng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thủy sản giảm. Giá

trị tổng sản phẩm xã hội (GDP) của các ngành sản xuất năm 2004 đạt 7096, 77

tỷ đồng với tỷ trọng 3 nhóm ngành chủ yếu tương đối đồng đều nhau.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế chưa có sự thay đổi lớn

trong khoảng 4-5 năm gần đây. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong khoảng thời gian

này luôn luôn đạt mức kh?ang 70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành

chăn nuôi chiếm khoảng 27-28% , trong khi dịch vụ nông nghiệp vẫn duy trì ở

mức khá nhỏ bé với khoảng 3%.

Cơ cấu lực lượng lao động của Quảng Nam cũng có sự biến đổi theo hướng

giảm tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp nhưng tỷ lệ giảm

chưa nhiều. Trong vòng khoảng 9-10 năm tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực

nông nghiệp mới giảm khoảng gần 6% (so sánh giữa năm 1996 và 2004). Tỷ

trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng lên khá nhanh trong cùng

thời kỳ nhưng tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ lại giảm một cách tương đối,

hiện chỉ chiếm 20% lực lượng lao động có việc làm trong toàn tỉnh.

Một số nét chính có thể sơ bộ rút ra từ chuyển dịch lao động tại Quảng Nam

như sau:

77

Page 85: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

- Trên phạm vi toàn tỉnh, có khá nhiều lựa chọn để phát triển kinh tế như

phát triển làng nghề, các khu du lịch, khu công nghiệp, phát triển chăn nuôi

hoặc thâm canh cây trồng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Tỷ lệ lao động di cư đi các địa phương khác khá cao trong những năm vừa

qua. Tuy nhiên, trong tương lại có thể có dòng “di cư ngược” lớn. Lao

động gốc Quảng Nam ở các địa phương khác (lớn nhất là ở Đông Nam Bộ)

có thể trở về địa phương làm việc do xu hướng công nghiệp hoá hiện nay

của tỉnh tương đối nhanh.

- Chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp khó khăn

hơn sang khu vực dịch vụ do chất lượng lao động nhìn chung vẫn còn thấp.

Những lao động này chưa có đủ trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt

nghề nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khu vực công nghiệp

đang phát triển ngay tại địa phương.

- Cũng do trình độ văn hoá và chuyên môn thấp, nhiều lao động trong các

khu tái định cư không thể tìm được việc làm. Chất lượng các khoá đào tạo

nghề cho lao động ở khu vực tái định cư không đáp ứng được yêu cầu của

khu công nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần xác định rõ đối với mỗi loại đối

tượng dạy nghề cần có một chương trình riêng phù hợp. Tương ứng với

mỗi khoá đào tạo này, cũng cần có số lượng và chất lượng giáo viên cho

phù hợp. Nói một cách khác, việc đào tạo và hướng nghiệp ở các khu vực

tái định cư cần đi vào thực chất.

- Một vấn đề đáng quan tâm về phát triển các khu công nghiệp ở Quảng Nam

là vấn đề ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là ô nhiễm không khí và ô

nhiễm nguồn nước. Qui hoạch một số khu tái định cư không được chú ý

(quá gần cơ sở sản xuất công nghiệp) đã làm cho chất lượng cuộc sống ở

các khu vực này rất thấp, thậm chí có nhiều khu sẽ phải “tái định cư lần thứ

hai” và điều này sẽ gây nên tốn kém cho xã hội.

Hộp 4: Tôi không có việc gì làm sau khi tái định cưAnh Nguyễn Ngọc Bích, 46 tuổi, trình độ văn hoá hết lớp 9/12 ở thôn 3, xã Tam Hiệp,

Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam từng là nông dân nhưng hiện nay anh không còn là nông dân nữa. Không phải là anh đã trở thành công nhân hay làm một nghề gì khác, mà đơn giản là hiện nay anh đang không thể có việc gì làm, anh đang thất nghiệp!

Anh từng có 1500m2 đất nông nghiệp trong đó trồng đậu phộng 522m2, diện tích còn lại

78

Page 86: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

anh trồng lúa. Đất thổ cư anh có 412m2 gần đường quốc lộ 1. Ngoài ra, được phép của HTX nông nghiệp trước đây, anh đã khai hoang thêm 1000m2 đất để trồng hoa màu. Tuy vậy toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư của nhà anh đều nằm trong diện giải toả cho khu công nghiệp và thực tế anh đã được nhận tiền đền bù theo đúng chính sách của nhà nước. Diện tích khai hoang thêm cũng nằm trong qui hoạch, đã được kiểm kê và đối với diện tích này anh được đền bù giá trị hoa màu trên đất. Điều đáng chú ý là anh là một nông dân khá năng động nên trước đây thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của anh cũng khá cao, tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi (nuôi trâu) của gia đình anh khoảng 14 triệu đồng. Trước đây, vợ anh – chị ẩn cũng buôn bán gà vịt tại chợ do có lợi thế gần đường quốc lộ 1 từ năm 1989 đến gần đây. Thu nhập trước đây của chị từ việc buôn bán này cũng khoảng 1 triệu đồng /tháng.

Tuy vậy, hiện nay hai anh chị đều không có việc làm khi chuyển sang khu tái định cư mới. Cũng như tất cả các gia đình được nhận tiền đền bù, anh chị dùng phần nhiều của khoản tiền đền bù để xây nhà mới to và đẹp hơn ngôi nhà trước kia. Anh chị chỉ còn lại từ tiền đền bù 60 triệu để gửi tiết kiệm và điều đáng nói là hiện nay đây là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình. Anh chị đang ở tình trạng rất bí bách trong ngôi nhà “to đẹp hơn” này do chưa tìm được và cũng chưa nghĩ được việc gì để làm: không còn một chút đất nông nghiệp, trâu bò cũng đã bán hết, diện tích đất tái định cư hiện nay chỉ có 200m2 nên chỉ đủ để ở mà không đủ để tiến hành chăn nuôi.

Một vấn đề khác nan giải theo anh Bích, chị ẩn cũng như những cư dân của khu tái định cư này là do khu dân cư tái định cư quá gần nhà máy, ô nhiễm không khí đặc biệt là từ nhà máy thức ăn gia súc Hoa -Chen và các nhà máy khác đã đến mức không thể chịu nổi. Vào buổi chiều khi các nhà máy xả khí ra bên ngoài là tất cả các nhà dân phải đóng kín cửa mà vẫn bị ảnh hưởng rất lớn. Sức khoẻ người dân sút kém và tình trạng thiếu nước sạch đều là những vấn đề khó giải quyết ở đây. Tuy vậy, vấn đề này vẫn còn dễ giải quyết hơn so với vấn đề việc làm, chẳng hạn bằng việc di dời tiếp chỗ ở hay các nhà máy có các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, mặc dù giải pháp này là tốn kém. Cái khó đối với vấn đề việc làm là ở chỗ anh chị đã quen với nghề nông và ở tuổi của anh chị không thể bắt đầu lại từ đầu để làm cho các nhà máy và khu công nghiệp khi ruộng đất đã được trưng dụng. Mà một thực tế theo lời anh chị là toàn bộ các nhà máy ở đây đều không bao giờ tuyển người quá 35 tuổi.

“Chúng tôi cũng chưa biết làm cách gì bây giờ cả” Anh Bích nói.Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

Hộp 5: “Tốt nhất là làm phi nông nghiệp ở tại địa phương”Anh Phạm Miên, 37 tuổi, trình độ văn hoá lớp 12/12, ở thôn 5, xã Tam Thành, huyện Phú

Ninh, tỉnh Quảng Nam đã có gia đình và hai con còn trong độ tuổi đi học. Bản thân anh hiện nay làm thợ mộc mỹ nghệ ở làng. Ngoài ra anh vẫn còn 1000m2 đất để trồng lúa. Anh tự làm 500m2, nửa diện tích còn lại anh cho người khác thuê.

Vợ anh – chị Huỳnh Thị Hường là công nhân trong một xí nghiệp giày da ở tận Đà nẵng. Anh Miên nhận thức rằng chị Hường đi làm công nhân thì thu nhập cải thiện được nhiều, mức lương của công nhân ở Đà nẵng cao và ổn định hơn so với làm sản xuất nông nghiệp ở quê anh. Ngoài tiền lương anh chị cũng hiểu rõ lợi ích của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế mà chị có được.

Riêng đối với anh Miên, từ năm 1998-2000 thực tế anh đã lên thành phố (TP.HCM) làm thợ mộc – là nghề chính của anh. Nhưng khách hàng của anh ở đó cũng thất thường nên thu nhập cũng không đáng kể nhất là sau khi đã trừ đi hàng loạt các chi phí phát sinh của cuộc

79

Page 87: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

sống nơi thị thành. Anh quyết định làm nghề tại địa phương và dần dần khách hàng và thu nhập của anh đã ổn định. Trong khi thu nhập từ việc trồng lúa của gia đình anh không đáng kể do diện tích đất nông nghiệp của nhà anh thấp (một năm chỉ khoảng 300-400.000 đồng), thu nhập từ nghề mộc của anh trung bình từ 1,2-1, 3 triệu đồng/tháng. Anh cảm thấy rất hài lòng vì mình đã có một công việc ổn định ở ngay tại địa phương. Thu nhập của chị Hường ở Đà nẵng khoảng 700.000 đ/tháng nhưng cũng phải tốn kém vì “một chốn đôi nơi”.

Anh Miên ước mong công nghiệp được mở mang đến gần quê hương anh để vợ anh có thể làm việc mà vẫn không phải xa gia đình.

Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

2.4.4 Chuyển dịch lao động ở vùng thuần nông ở An giang

An giang nằm ở đầu nguồn sông Cửu long, là tỉnh vừa có một vùng đồng

bằng rộng lớn vừa có núi non. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.424 km2. An

giang là tỉnh có dân số lớn nhất trong số 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu long

với 2,170 triệu người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn. Số người trong độ tuổi

lao động chiếm 60,58% dân số toàn tỉnh. Hàng năm có khoảng 30.000 người

bước vào độ tuổi lao động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thời kỳ 2001-2005 ước đạt

khoảng 9,2%, trong đó nông nghiệp tăng trưởng trong cùng thời kỳ ở mức

4,6%, công nghiệp & xây dung 12,7% và dịch vụ ở mức 12%. GDP bình quân

đầu người theo giá thực tế năm 2004 của An giang đạt mức 7, 19 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đáng kể trong những năm vừa qua

với tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 53,59% năm 1995 xuống

41,6% năm 2000 và 35,2% năm 2004. Ngành công nghiệp và xây dựng gần

như không có sự thay đổi lớn về tỷ trọng trong tổng GDP của tỉnh. Riêng

ngành dịch vụ có bước tăng trưởng rất đáng kể. Năm 1995, tổng giá trị dịch vụ

mới chiếm 33,1% trong tổng GDP, thì đến năm 2000 tỷ lệ này đã là 44,45% và

năm 2004 đã đạt mức 50,1%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế

không có sự biến đổi lớn trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ trọng ngành

trồng trọt chiếm khoảng 78-80%. Nhóm ngành chăn nuôi có tỷ trọng tăng lên

trong những năm gần đây nhưng không lớn. Dịch vụ nông nghiệp mới chiếm

khoảng trên dưới 10% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Cơ cấu lao động lao động của An giang cũng chuyển dịch theo hướng

giảm lao động ở khu vực nông nghiệp. Lao động đã giảm ở các ngành nông,

80

Page 88: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

lâm nghiệp và thủy sản từ 74,54% năm 2001 xuống còn 70,74% năm 2004.

Tuy nhiên tỷ lệ giảm này không lớn. Chất lượng lao động của An giang thấp

hơn so với mặt bằng chung của cả nước, trình độ văn hóa không cao. Hiện tại,

tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật của An Giang chiếm tới 89%

năm 2004. Tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ từ THPT trở lên chỉ chiếm

9,47%. Theo số liệu điều tra về lao động và việc làm năm 2004, ở An giang có

tới 77,03% trong tổng số người tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân là

lao động ở khu vực nông thôn, số còn lại 22,97% là lao động ở khu vực thành

thị. Tuy vậy, thực tế số người làm việc ở khu vực nông thôn còn ít hơn do có

một số lượng lớn lao động nông thôn của An giang ra làm việc ở các thành phố

và đô thị. Khoảng 15,1% số lao động ở nông thôn thường xuyên không có mặt

tại xã mà tham gia hoạt động kinh tế ở nơi khác, chủ yếu là ở thành phố, thị xã.

Điều đó đã làm giảm thời gian nông nhàn ở khu vực nông thôn và tăng thời

gian sử dụng lao động lên tương ứng.

Một số đặc điểm có thể rút ra từ chuyển dịch lao động tại An Giang như sau:

- Sản xuất nông nghiệp ở An giang khá tốt. Nếu người nông dân có đủ ruộng

đất, họ hoàn toàn có thể đủ sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, quá trình tích tụ

ruộng đất trong thập kỷ vừa qua cũng lớn, nhiều nông dân không còn đất đai là đi

làm thuê (làm mướn) nông nghiệp nhiều. Đây cũng là một đặc điểm về tập quán

khác với vùng đồng bằng sông Hồng, nơi người dân thường có tâm lý giữ lại một

mảnh ruộng dù nhỏ cho gia đình mình.

- Lao động di cư từ An giang chủ yếu đến vùng Đông Nam Bộ. Chủ yếu

những lao động này là lao động trẻ, lương còn khá thấp nên gần như không có tích

lũy, điều kiện sinh họat khó khăn. Nhiều lao động đứng trước hai lựa chọn: xuất

khẩu lao động hay di cư trong nước?

- Ở một số vùng của tỉnh, do số lượng lao động di cư cao làm giá lao động

nông nghiệp cao lên. Vì vậy, có hiện tượng công nhân gốc An giang bỏ nhà máy

về quê khi thời vụ đến.

- Nhìn chung, các hình thức dịch vụ ở nông thôn An giang đã phát triển nhưng

tiểu thủ công nghiệp còn kém phát triển. Vì vậy, lao động phi nông nghiệp ở nông

thôn An giang chủ yếu là các lao động dịch vụ.

81

Page 89: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

- Chất lượng lao động, đặc biệt là trình độ văn hóa của lao động thấp. Điều

này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chuyển dịch của lao động. Hạ tầng kém phát

triển nên các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào địa phương. Vì vậy, dẫn đến

cầu về lao động phi nông nghiệp cũng không lớn ở tại địa bàn.

- Một trong những hướng phát triển là công nghiệp chế biến nông sản, vừa

giúp tiêu thụ nông sản cho nông dân tốt hơn, đồng thời tạo ra việc làm công

nghiệp ngay tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Hộp 6: Hết đất chúng tôi buộc phải làm nghề khácGia đình ông Văng Hiếu Nghĩa (59 tuổi) và bà Lê Thị Cam (57 tuổi) ở ấp Hoà Phú, thị

trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một đại gia đình với 3 thế hệ cùng sinh hoạt trong một hộ. Ngoài hai vợ chồng ông, còn có hai vợ chồng anh con cả và cháu nội và 3 người con của ông bà đã trưởng thành.

Mới cách đây 4 năm gia đình ông bà có tới 12 công đất (12000m2) và khoảng 100m2 đất thổ cư, tất cả diện tích này đều do các cụ để lại. Ông bà đã từng là những nông dân thực sự, trồng lúa trên 12 công đất ấy và đảm bảo cuộc sống gia đình. Nhưng rồi gia đình ông gặp khó khăn, cả hai vợ chồng ông bà ốm đau bệnh tật. Tiền thuốc thang quá tốn kém mà gia đình ông bà lại không có dự trữ nên buộc phải vay nợ theo hình thức “cố đất” để trang trải. Tiếp sau đó một điều xảy ra như là tất yếu do gia đình không có nguồn thu nhập đáng kể để bù đắp khoản vay: ông bà Nghĩa đã phải bán đất để trả nợ và chi tiêu cho các con học hành. Đến nay đất đã bán hết mà nợ vẫn chưa trả xong, vẫn còn thiếu đến hai cây vàng. May mắn là ông bà vay của các anh em trong nhà nên không bị thúc giục trả nợ ráo riết.

Sau khi bán đất không còn cách nào khác là ông bà phải chuyển nghề hoặc đi làm thuê. Ông Nghĩa đi làm thợ hồ, nhưng vì chỉ là thợ phụ nên mỗi ngày làm việc chỉ được 25.000 đồng. Cũng có khi ông đi làm mướn, tức là người ta thuê làm gì ông làm nấy. Bà Cam mở hàng bán cà phê, nhưng vì quán nhỏ, vốn ít nên mỗi ngày bà chỉ được lãi khoảng 50.000 đ (1, 5 triệu đồng/tháng). Tuy vậy, đây cũng trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của gia đình. Anh con cả Văng Hoàn Khải hùn với người khác để chở đất thuê bằng xuồng. Hai người con khác của ông bà là chị Hợp (30 tuổi, văn hoá lớp 6/12) và anh Giang (28 tuổi, văn hoá lớp 4/12) lên Tp. HCM làm công nhân cho một nhà máy đóng thùng của tư nhân ở Quận 11. Thu nhập của anh Giang 1,1 triệu đồng/tháng, còn chị Hợp là 900.000 đồng. Tuy vậy, sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ và tiền đi về An giang tốn kém nên chị Hợp và anh Giang cũng không có nhiều dịp về nhà, mà ở luôn ở nhà chủ thuê làm việc. Anh con trai út Văng Như Khánh có trình độ văn hoá cao nhất, làm ở xã đội nhưng lương cũng chỉ 400.000 đ/tháng.

Với thu nhập như trên, gia đình ông bà Nghĩa có thể tạm đủ cho sinh hoạt nhưng tiền thiếu nợ thì bản thân ông bà cũng chưa biết bao giờ có thể trả được. Nhà đã hỏng mà chưa thể sửa được. Một khoản chi tiêu mà không chỉ gia đình ông mà nhiều gia đình khác ở vùng này cảm thấy khá tốn kém nhưng “không thể đừng” được là chi phí đám tiệc (ma chay). Gia đình nhà ông bà nội ngoại lại đông nên càng tốn kém hơn. Cái “vòng luẩn quẩn” này cứ

82

Page 90: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

theo ông bà mãi mà nợ nần thì không thể trả được. “Hết đất thì phải xoay xở làm việc khác, chứ biết làm sao?” Bà Cam giãi bày.Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

2.5. Một số nhận định về thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động

nông thôn Việt Nam trong 10 năm qua

Cơ cấu dân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên số lượng người bổ sung

vào lực lượng lao động hàng năm ngày càng tăng với khoảng 0,5 triệu người/năm

trong giai đoạn 1996-2004. Điều đó dẫn đến áp lực về việc làm ở khu vực nông

thôn ngày càng lớn. Tuy nhiên, về mặt tương đối, tỷ lệ dân số nông thôn có xu

hướng giảm dần trong tổng dân số mặc dù mức giảm còn chậm. Cho đến nay lực

lượng lao động nông thôn vẫn chiếm tới 77,2% lao động của cả nước, chỉ giảm

2.4% trong vòng 8 năm qua.

Về mặt chất lượng lao động, hiện vẫn còn một khoảng cách lớn giữa lao

động ở nông thôn và lao động ở thành thị: trình độ văn hóa của lao động nông

thôn vẫn còn khá thấp và chưa có sự tiến bộ đáng kể so với 10 năm trước đây. Tỷ

lệ số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ giảm trên 7%.

Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng thể chung lực lượng lao động của

toàn bộ nền kinh tế đã giảm xuống nhưng hiện vẫn còn chiếm tới gần 58% năm

2004, giảm 11% so với năm 1996. Chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn

tỷ lệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong

thời gian tới do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn

hơn trong khu vực nông nghiệp và vì vậy, khả năng thu hút lao động của các

ngành này thường thấp hơn tốc độ tăng trưởng của chúng. Mặt khác, bản thân lực

lượng lao động nông thôn (xét về phía cung) chưa đáp ứng tốt đòi hỏi về mặt chất

lượng của thị trường lao động của các ngành khác vì vậy khả năng gia nhập thị

trường lao động phi nông nghiệp cũng bị hạn chế.

Xét về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp trong các vùng của cả

nước, 10 năm qua đã chứng kiến sự thay đổi cơ cấu không đồng đều nhau giữa

các vùng. Tốc độ thay đổi cơ cấu lao động nhanh nhất ở các vùng Đồng bằng

sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Các vùng có tốc độ chuyển

dịch chậm là vùng núi phía Bắc, Tây nguyên và ĐBSCL.

Xét về chuyển dịch cơ cấu lao động tự làm và làm công ăn lương (tự tạo):

Lao động tự làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo so với lao động tự làm phi nông

83

Page 91: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nghiệp ở khu vực nông thôn trong 10 năm qua. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch

diễn ra khá mạnh theo hướng tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp tăng lên,

trong 10 năm qua đã tăng từ 11% lên 20,4%.

Lao động làm công ăn lương ở nông thôn chủ yếu là lao động phi nông

nghiệp, làm thuê nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ và gần như ít thay đổi trong

khoảng thời gian qua. Giữa các vùng, tỷ lệ lao động làm thuê trong nông nghiệp

cũng rất khác nhau, có xu hướng cao hơn ở các tỉnh phía nam và thấp hơn ở các

tỉnh phía bắc.

Lao động di cư cũng diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm qua và đặc biệt

là những năm gần đây. Vùng Duyên hải Nam trung bộ chiếm tỷ lệ cao nhất trong

tổng số người di cư đi của cả nước. Đông Nam bộ là vùng tiếp nhận nhiều lao

động di cư đến nhất. Tính trên phạm vi cả nước, số người di cư xuất phát từ nông

thôn chiếm tới 73% tổng số người di cư. Các địa phương có nhiều lao động nhập

cư xuất phát từ nông thôn là vùng Đông bắc và Tây nguyên. Trong tổng số lao

động di cư, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với 57% và thực tế này diễn ra ở hầu hết

các vùng trong cả nước.

Kết quả phân tích cho thấy có một số luồng di cư chủ yếu, (1)di cư từ các

tỉnh Tây bắc sang đông bắc, (2) di cư từ các tỉnh ĐBSH về Hà nội, (3) di cư từ

các tỉnh phía bắc vào Tây nguyên và ĐNB, di cư từ các tỉnh Nam trung bộ,

ĐBSCL đến ĐNB. Tựu chung luồng di cư từ các tỉnh miền Bắc về miền Nam

chiếm áp đảo hơn là xu hướng ngược lại.

Lao động di cư chủ yếu là lao động trẻ với trên 70% có độ tuổi dưới 30. Tuy

nhiên có một số ngoại lệ ví dụ như lao động từ các tỉnh phía bắc đến Tây nguyên.

Xu hướng chung là lao động di cư tới từ nông thôn ra thành thị và các khu

công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi các vùng công nghiệp

và đô thị đang được tiếp tục mở rộng.

84

Page 92: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

CHƯƠNG BA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO

ĐỘNG NÔNG THÔN

I. SỐ LIỆU DÙNG CHO PHÂN TÍCH

Số liệu sử dụng cho các phân tích ở phần này được lấy từ nguồn Điều tra mức

sống dân cư do Tổng cục Thống kê cung cấp. Cho đến nay đã có bốn cuộc điều tra

mức sống dân cư khác nhau, thực hiện vào các thời điểm 1992/1993, 1997/1998,

2001/2002 và 2004. Đây là những cuộc điều tra lớn được thiết kế nhằm tìm hiểu

về tình hình thu nhập, chi tiêu, việc làm của hộ gia đình ở cả nông thôn và thành

thị. Với số hộ gia đình được điều tra khá lớn và nội dung bao hàm nhiều khía cạnh

khác nhau về kinh tế hộ gia đình, bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư được coi là

nguồn thông tin đáng tin cậy và có thể được sử dụng cho nhiều mục tiêu nghiên

cứu khác nhau. Một đặc điểm đáng chú ý nữa là ngoài điều tra về hộ gia đình cuộc

điều tra này còn bao gồm cả điều tra xã, phường nơi hộ gia đình được điều tra

đang sinh sống, trong đó các thông tin về môi trường cho phát triển ngành nghề

tiểu thủ công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm nông thôn được đặc

biệt coi trọng.

Điều tra năm 1993/1994 có số mẫu 4800 hộ và của năm 1997/1998 là khoảng

6000 hộ tại tất cả các tỉnh trong cả nước, trong đó trên 4000 hộ điều tra lặp lại của

năm 1993. Việc lặp lại mẫu có ý nghĩa rất quan trọng khi xem xét chuyển dịch cơ

cấu lao động của hộ gia đình theo hai khoảng thời gian khác nhau. Điểm yếu của

hai cuộc điều tra 1993 và 1997 là mẫu không đủ đại diện cho các tỉnh, vì vậy ít có

ý nghĩa thống kê khi phân tích cho từng tỉnh.

Cuộc điều tra năm 2001 có mẫu lớn nhất với 75 ngàn hộ gia đình, được xác

định đại diện cho cả nước, tỉnh và vùng. Trong điều tra năm 2004 số mẫu được

giảm đi một nửa, tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ cho đại diện theo tỉnh và theo vùng.

Về cơ bản, bảng hỏi của năm 2001 và 2004 là giống nhau. Số lượng mẫu được lặp

lại giữa hai cuộc điều tra là khoảng 21 ngàn hộ gia đình. Phiếu hỏi cho hai cuộc

điều tra sau nhìn chung được rút gọn đi nhiều, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ chi tiết

khi phân tích về lao động và việc làm của hộ. Phiếu hỏi xã/phường với trên 2500

xã, phường bao hàm rất nhiều nội dung khác nhau về cơ sở hạ tầng của xã, các

85

Page 93: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ

bản của xã/phường.

Trên góc độ phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ gia đình, điểm

mạnh của bộ số liệu này thể hiện ở ba điểm: (1) có sự trùng lặp mẫu điều tra và vì

vậy có thể phân tích chính xác về chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ theo hai

khoảng thời gian khác nhau; (2) có nhiều thông tin chi tiết đến cá nhân từng người

lao động vì vậy có thể dùng để phân tích về đặc điểm cá nhân và ảnh ưởng tới việc

chuyển dịch lao động của từng cá nhân hơn là của từng hộ gia đình; (3) có các

thông tin về cộng đồng (xã, phường) nơi hộ gia đình, cá nhân được điều tra, vì vậy

có thể giúp phân tích được các ảnh hưởng của đặc điểm cộng đồng trong việc

quyết định chuyển dịch lao động của hộ và của từng cá nhân. Ngoài ra do phiếu

hỏi xã/phường còn có cả thông tin về chương trình, dự án hỗ trợ phát triển phi

nông nghiệp nên việc phân tích ảnh hưởng của các chính sách khuyến khích tạo

việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn cũng có thể được thực hiện

thông qua việc so sánh giữa các cá nhân, hộ gia đình giữa các cộng đồng này với

nhau.

Hạn chế quan trọng trong bốn cuộc điều tra là không có sự lặp lại mẫu giữa

điều tra 1998 và điều tra 2001, chính vì thế không xác định được sự chuyển dịch

cơ cấu lao động nông thôn ở giai đoạn này. Một hạn chế khác là phiếu hỏi có quá

nhiều câu hỏi do được thiết kế với nhiều nội dung khác nhau nên có thể giảm đáng

kể độ chính xác của thông tin. Đồng thời một số vấn đề quan trọng liên quan đến

nghiên cứu này ví dụ như lý do chuyển dịch lao động, di cư của người lao động,

rủi ro trong sản xuất nông nghiệp… không được đề cập. Những thông tin chi tiết

hơn về chọn mẫu và các đặc điểm khác của bộ số liệu có thể tham khảo qua các

nguồn số liệu của Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới.

Nguồn số liệu thứ hai được sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu điều tra

Lao động và Việc làm do Bộ Lao động thương binh xã hội và Tổng cục thống kê

phối hợp thực hiện vào 1/7 hàng năm. Đây là một cuộc điều tra lớn, được thiết kế

cho riêng vấn đề lao động và việc làm. Nội dung chính của cuộc điều tra nhằm vào

các đặc trưng cơ bản của dân số như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ

chuyên môn kỹ thuật của lao động, thực trạng việc làm và cơ cấu việc làm theo

các tiêu thức khác nhau, thực trạng của lao động thất nghiệp và thời gian sử dụng

lao động ở nông thôn… những thông tin trong điều tra lao động việc làm các năm

86

Page 94: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

đưa ra bức tranh khá toàn diện về thực trạng cơ cấu lao động việc làm ở cả nông

thôn và thành thị. Tùy theo từng năm, mẫu điều tra có khác nhau nhung nhìn

chung giao động trong khoảng trên 100 ngàn hộ gia đình. Thông tin từ các cuộc

điều tra năm 1996 đến 2005 được sử dụng cho phân tích trong báo cáo này, thông

tin được sử dụng chủ yếu cho việc phân tích thực trạng lao động việc làm, vẽ bàn

đồ về chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn.

Điều tra về lao động di cư của Tổng cục thống kê được sử dụng cho phần phân

tích về di cư trong bào cáo này. Điều tra di cư năm 2004 là cuộc điều tra đầu tiên

về lao động di cư ở Việt nam. Trong Điều tra mức sống dân cư năm 1997 vấn đề

lao động di cư cũng đã được đặt ra tuy nhiên việc sử dụng số liệu Điều tra mức

sống dân cư cho phân tích di cư của báo cáo có hạn chế do thông tin không cập

nhật. Điều tra mức sống dân cư năm 2004 cũng có một số nội dung nhằm xác định

người di cư, tuy nhiên thông tin không đủ để phân tích về yếu tố tác động đến di

cư ở nông thôn. Vì vậy số liệu điều tra di cư của Tổng cục thống kê được sử dụng

cho phân tích. Cuộc điều tra được thiết kế bao gồm các loại hình và luồng di cư

khác nhau. Đặc biệt, điều tra tập trung vào những khu vực có tỷ trọng cao

người di cư có đăng ký hộ khẩu tạm thời hoặc không có đăng ký hộ khẩu.

Những khu vực lựa chọn cho cuộc điều tra cũng được phân bố trên toàn bộ

lãnh thổ, bao gồm cả thành thị và nông thôn. Có khoảng 10 ngàn người được

phỏng vấn trực tiếp trong đó 5000 người là di cư và 5000 là không di cư. Cuộc

điều tra tập trung vào vùng có mật độ di cư cao bao gồm các tỉnh: Hà Nội,

Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng,

Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Ngoài 3 bộ số liệu trên, cuộc khảo sát tại bốn tỉnh bao gồm: Hà Tây, Hưng

Yên, Quảng Nam và An Giang như đã nêu của nhóm nghiên cứu với việc

phỏng vấn sâu 30 hộ gia đình tại mỗi tỉnh để đưa ra các trường hợp điển hình

(case study) và làm rõ một số chỉ tiêu không sẵn có các bộ số liệu kể trên.

II. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG XÁC ĐỊNH YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH

Như đã phân tích ở phần lý thuyết, mô hình kinh tế hộ có thể được sử dụng

để phân tích về các yếu tố tác động đến quyết định của hộ gia đình dịch chuyển lao

động vào hoạt động phi nông nghiệp. Có hai điểm quan trọng ở đây là:

87

Page 95: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

- Ngoài phương trình xác định các yếu tố chuyển dịch, mô hình kinh tế hộ

còn cho phép phân tích ảnh hưởng của việc tham gia hoạt động phi nông nghiệp

đến các mặt khác của hộ gia đình, ví dụ như sản xuất nông nghiệp của hộ, thời

gian cho họat động nông nghiệp…có thể diễn tả bằng phương trình kinh tế lượng

dạng rút gọn như sau:

(a) Phương trình tham gia hoạt động phi nông nghiệp:

i* = ’Zi + u1

(b1) Phương trình kết quả trong trường hợp có hoạt động phi nông nghiệp

Y1 = X + u1i

(b2) Phương trình kết quả trong khi không có hoạt động phi nông nghiệp

Y2 = X + u2i

Mặc dù phương trình của sự tham gia i* không quan sát được nhưng ta biết

dấu hiệu của nó. Khi i* dương ta có thể quan sát kết quả của hộ với hoạt động phi

nông nghiệp Y1, ngược lại i* bằng 0 ta có thể quan sát Y2. Y1 và Y2 là ký hiệu chỉ

cho một kết quả, ví dụ, thời gian lao động nông nghiệp (T f), nhưng trong các

trường hợp khác nhau: hộ có hoạt động phi nông nghiệp và hộ không có hoạt động

phi nông nghiệp. Một vấn đề kỹ thuật quan trọng khi ước lượng đồng thời hệ ba

phương trình trên là giải quyết mối quan hệ giữa các phần dư u 1 và u2 của hai

phương trình sau. Trong khuôn khổ phân tích của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử

dụng phương trình đầu tiên – phương trình xác định chuyển dịch từ lao động nông

nghiệp sang phi nông nghiệp để ước lượng các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch

mà không đi vào phân tích tác động của việc chuyển dịch vì vậy chúng tôi không

đề cập đến phần kỹ thuật khắc phục mối quan hệ giữa các phần dư này. Thông tin

về mô hình ước lượng có thể tham khảo trong Mandalla (1983) về mô hình kinh tế

lượng chuyển dịch (switching regression model)

Quay trở lại các phương trình hành vi được đạo hàm từ phần lý thuyết, hàm

đầu tiên là hàm tham gia thể hiện sự tham gia của hộ nông nghiệp vào các hoạt

động phi nông nghiệp thông qua mối quan hệ giữa tiền lương của khu vực phi

nông nghiệp và tiền lương bóng của thời gian.

i*(Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V) wn(Hn, Zn)-w0(Zf,Hf,p,Zh,T,V)

Trong kinh tế, phương trình này có nghĩa rằng người lao động quyết định

tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp khi và chỉ khi thu nhập phi nông nghiệp

88

Page 96: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

biên ban đầu là cao hơn so với giá bóng của thời gian, do đó, ta có: T n >0 nếu i*>0

và Tn = 0 nếu i* 0.

Giá trị của i* không quan sát được trực tiếp, tuy nhiên, ta có thể nhận biết dấu

của nó. i* có thể là dương hoặc không dương phụ thuộc vào mối tương quan giữa

thu nhập biên của lao động phi nông nghiệp và/hoặc các biến khác mà có tác động

đến thời gian lao động phi nông nghiệp với tiền công “bóng” hay chi phí cơ hội

của lao động phi nông nghiệp. Nói cách khác, hàm tham gia vào hoạt động phi

nông nghiệp là phụ thuộc cả vào họat động nông nghiệp và phi nông nghiệp, đặc

tính của hộ, cá nhân người lao động chuyển dịch và của cộng đồng nơi hộ gia đình

đang sinh sống

i* = i*( Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V, p)

Hàm này có thể được thể hiện dưới dạng hàm tuyến tính rút gọn dưới đây:

i* = X + (a)

trong đó i* là biến phụ thuộc có giá trị của 0 (không chuyển dịch) và 1 (có chuyển

dịch); X là các biến giải thích, là véc tơ tham số và là sai số:

Mô hình hồi quy Probit được xây dựng để ước lượng phương trình trên.

Probit là một hàm phi tuyến cho phép xác định mức độ tác động của các yếu tố Xi

tới xác suất xuất hiện của hiện tượng i khi X đã xảy ra. Trong mô hình tham gia

họat động phi nông nghiệp, hàm Probit bao gồm vế trái là biến phụ thuộc có các

giá trị 0 nếu lao động không chuyển dịch sang phi nông nghiệp và 1 nếu là lao

động có chuyển dịch. Vế phải của phương trình gồm 3 nhóm biến số khác nhau:

P=f(đặc điểm cá nhân, đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm cộng đồng)

Cụ thể khi triển khai các biến cụ thể vào mô hình có thể viết lại như sau:

P= DATSXDATSODOGIOITINHGIAODUCTUOI 443210 CTHUNHAPKHALTTPCHITIEUPHICTYLELAMVIETHANHVIEN 8765

GIAMNGHEODUANXOADOICLAMDUANTAOVIETAISAN 11109 GIAOTHONGDIENTHUCONGSONHAMAYDUANHATANG 1615141312

iiVUNGLUONGPHINNNONGNHANTHUNHAPNN 191817

Trong mô hình tuyến tính trên P là biến phụ thuộc, nhận giá trị là 1 nếu người

lao động chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và 0 nếu ngược lại. Mô

hình được ước lượng cho 2 giai đoạn khác nhau 1993-1997 và 2001-2004. Ở giai

đoạn 1993-1997, người lao động nếu năm 1993 là lao động nông nghiệp và năm

89

Page 97: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

1997 là lao động phi nông nghiệp thì được xác định là có chuyển dịch. Tương tự

như vậy với giai đoạn 2001 và 2004. Việc xác định lao động là nông nghiệp hay

phi nông nghiệp dựa trên số giờ lao động thực tế trong năm. Ở đây, người được

coi là lao động phi nông nghiệp nếu tổng thời gian lao động phi nông nghiệp (tính

bằng giờ lao động) trong năm lớn hơn tổng số giờ lao động nông nghiệp cùng năm

đó. Như vậy trên thực tế có thể có một số người có tham gia vào họat động phi

nông nghiệp nhưng có số giờ ít hơn lao động nông nghiệp, những người này được

coi là lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. Với những

người có số giờ lao động phi nông nghiệp bằng không ở các năm 1993 và 2001

nhưng có số giờ lao đông phi nông nghiệp từ 300 giờ trở lên ở các năm 1997 và

2004 đều được coi là có chuyển dịch lao động mặc dù có thể tổng giờ lao động

nông nghiệp lớn hơn giờ phi nông nghiệp. Chúng tôi đưa ra một số ngoại lệ như

vậy do chú trọng vào các yếu tố khiến người lao động bắt đầu quá trình họat động

phi nông nghiệp. Với những người đã tham gia họat động phi nông nghiệp rồi việc

thay đổi thời gian phi nông nghiệp có thể còn do các yếu tố khác ngoài mô hình đã

được xác định

Vế phải của mô hình gồm các biến độc lập, bao gồm 3 nhóm biến khác nhau

như đã nêu ở phần trên. Chú ý là giá trị của các biến độc lập là của năm bắt đầu

giai đoạn. Ví dụ trong mô hình của giai đoạn 1993-1997 thì việc chuyển dịch từ

nông nghiệp sang phi nông nghiệp được xác định là do các yếu tố của năm 1993

quy định. Việc xác định mô hình như vậy sẽ giảm được mối quan hệ giữa các biến

độc lập trong mô hình. Và vì vậy mô hình sẽ đơn giản hơn và không cần thiết phải

áp dụng kỹ thuật ước lượng dùng biến công cụ (instrument variable).

Đặc đặc điểm cá nhân của lao động bao gồm các biến tuổi, giáo dục và giới

tính của người lao động. TUOI của người lao động tính theo năm. Trong số liệu

chúng tôi chỉ tính những người có độ tuổi từ 13 đến 75, được xác định là có khả

năng lao động. Mặc dù trong thực tế, ở nông thôn tỷ lệ sử dụng lao động trẻ em là

khá cao, tuy nhiên do nghề nghiệp chính thức của những lao động này là đi học vì

vậy tất cả những người có mã số nghề nghiệp là học sinh đều được loại bỏ với

những người có độ tuổi từ dưới 18 trong số liệu này là những người thực tế đã

không còn học ở một trường nào nữa mà đã trực tiếp tham gia vào lực lượng lao

động. Chúng tôi cho rằng tuổi của người lao động có quan hệ trực tiếp tới khả

năng chuyển dịch tuy nhiên mối quan hệ này sẽ thay đổi theo độ tuổi. Theo quan

90

Page 98: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

sát thông thường của chúng tôi ở độ tuổi 13 đến khoảng 35 thì tuổi càng cao khả

năng chuyển dịch sang phi nông nghiệp càng lớn do yếu tố kinh nghiệm làm việc

và sức khỏe của người lao động được phát huy. Tuy nhiên ở mức tuổi cao hơn nữa

thì lại giảm đi. Nói cách khác mối quan hệ giữa tuổi và khả năng chuyển dịch có

thể là quan hệ bậc hai. Vì vây trong khi ước lượng biến tuổi được chia làm hai

biển TUOI và TUOI2 là giá trịnh bình phương của tuổi người lao động

Biến GIAODUC được tính bằng số năm đi học của lao động. Với lao động đã

qua đào tạo có bằng cấp trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ, số năm

học được tính bằng tổng số năm học phổ thông + tổng thời gian đào tạo bậc cao

hơn. Như vậy trong dãy số liệu số năm học dao động từ 0 (mù chữ) tới 19. Trong

thực tế trình độ giáo dục của chủ hộ nhiều khi có tính quyết định rất cao trong họat

động sản xuất và sinh họat của gia đình, tuy nhiên khi xem xét vấn đề chất lượng

của người lao động khi chuyển dịch sang họat động phi nông nghiệp chúng tôi tạm

thời loại bỏ quan hệ này. Chúng tôi cho rằng về lâu dài để lao động chuyển dịch

ổn định sang họat động phi nông nghiệp thì trình độ giáo dục của chính người lao

động quyết định họ sẽ tham gia họat động phi nông nghiệp chứ không phải là đặc

tính đó của chủ hộ.

Biến GIOITINH là biến giả nhận giá trị là 1 nếu lao động là nam và 0 nếu lao

động là nữ. Biến GIOITINH được đưa vào phương trình nhằm xác định xem trong

thực tế có sự khác bịêt về giới trong chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi

nông nghiệp hay không. Thực tế vấn đề có thể phức tạp hơn và sự khác bịêt về

giới tính có thể xuất hiện ở một số ngành cụ thể, có nghĩa là khi xem xét vịêc

chuyển dịch theo nhóm ngành có thể có xuất hiện giá trị có ý nghĩa thống kê của

biến số này tuy nhiên do giới hạn về thời gian chúng tôi không đi sâu tìm hiểu vấn

đề này.

Nhóm biến số thể hiện đặc tính của hộ bao gồm các biến số về đất đai, tỷ lệ

có sổ đỏ, quy mô hộ, đặc tính nhân chủng học của hộ, chi tiêu và thu nhập của hộ

gia đình mà người lao động đang sinh sống. Biến DATSODO là tỷ lệ đất được cấp

sử dụng lâu dài (với năm 1993) và có sổ đỏ (với năm 2001). Biến này được đưa

vào nhằm xác định khả năng về tạo vốn của người lao động thông qua khả năng

thế chấp tín dụng. Thực tế việc xác định vốn có thể còn thông qua tỉ lệ tiết kiệm

của hộ gia đình tuy nhiên do số liệu trong phần tiết kiệm tương đối ít (đặc biệt là

của năm 1993-1997) nên chúng tôi chỉ sử dụng biến đất đai này. Biến DATSODO

91

Page 99: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

cũng giúp xác định được ảnh hưởng của chính sách đất đai của Nhà nước hiện

nay, đặc biệt là việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân có tác

động như thế nào đến khả năng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông

nghiệp của người nông dân.

Biết DATSX là quy mô đất nông nghiệp trung bình/nhân khẩu của hộ gia

đình. Giả thuyết cần kiểm định ở đây là liệu những hộ có quy mô đất nông nghiệp

lớn thì có sẵn sàng chuyển dịch họăc hạn chế chuyển dịch lao động sang phi nông

nghiệp hay không?. Đây là một giả thuyết rất quan trọng có ngụ ý chính sách cao

khi Nhà nước đang khuyến khích quá trình tích tụ, tập trung đất để chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Có hai khả năng có thể xảy ra: thứ nhất, với quy

mô đất càng lớn người lao động càng có khả năng kiếm được vốn lớn cho họat

động phi nông nghiệp thông qua tích lũy từ sản xuất nông nghiệp họăc quan hệ tín

dụng với ngân hàng và vì vậy xác suất chuyển dịch sẽ càng lớn. Thứ hai, với quy

mô đất nông nghiệp càng lớn thì người lao động càng tập trung vào sản xuất nông

nghiệp do tính lợi ích kinh tế theo quy mô trong sản xuất nông nghiệp có thể làm

sản xuất nông nghiệp có lợi nhuận cao hơn họăc dễ dàng chuyển dịch cơ cấu cây

trồng hơn…Điều đó có nghĩa là biến DATSX có thể có dấu âm họăc dương. Tuy

nhiên vịêc xác định quan hệ giữa quy mô đất có thể không hoàn toàn tuyến tính, vì

vậy khi ước lượng mô hình chúng tôi sử dụng phương pháp phân tổ, ước luợng mô

hình ở các nhóm hộ có quy mô đất bình quân khác nhau nhằm xem xét sự thay đổi

của các biến số khác cũng như biến đất đai trong mô hình như thế nào. Việc xác

định các điểm cắt khi phân tổ dựa trên phương pháp đồ thị.

Biến THANHVIEN là tổng số thành viên của hộ gia đình, kết hợp với biến

TILELAMVIEC là tỷ lệ người ăn theo trong tổng số người thực tế làm việc của

hộ. Các biến này được đưa vào vì chúng tôi muốn xem xét đặc điểm nhân chủng

học của hộ gia đình có tác động như thế nào tới xác suất chuyển dịch lao động phi

nông nghiệp. Như đã phân tích ở phần lý thuyết, đặc điểm nhân chủng học của hộ

đóng vai trò quan trọng trong quyết định chuyển dịch. Thứ nhất với quy mô hộ lớn

khả năng để chuyên môn hóa của từng lao động sẽ cao hơn và như thế sẽ có một

số lao động có khả năng chuyển dịch sang phi nông nghiệp cao hơn. Tương tự như

thế khi tỷ lệ người ăn theo trên người làm việc cao lên, sức ép về thu nhập sẽ làm

cho người lao động phải tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp nhiều hơn và họ dễ có

92

Page 100: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

khả năng tham gia vào họat động phi nông nghiệp hơn các hộ khác do công việc

nông nghiệp và việc nhà có thể sử dụng lao động ngoài độ tuổi lao động.

Biến chi tiêu phi lương thực thực phẩm CHITIEUPHILTTP trong mô hình

được tính bằng tổng chi tiêu phi lương thực thực phẩm bình quân/người. Chi tiêu

phi lương thực thực phẩm bao gồm toàn bộ các chi tiêu về giáo dục, y tế, quần áo,

giải trí và các họat động khác ngoài chi tiêu cho ăn uống của hộ gia đình. Thực tế

cho thấy chi tiêu phi lương thực thực phẩm thường chiếm tỷ lệ cao ở những hộ gia

đình có thu nhập cao và ngược lại. Mối quan hệ giữa chi tiêu phi lương thực thực

phẩm và chuyển dịch cơ cấu lao động thể hiện ở sức ép về chi tiêu tiền mặt đối với

người lao động. Nếu như lao động nông nghiệp có thể đảm bảo được chi tiêu

lương thực thực phẩm ví dụ như những gia đình sản xuất tự cấp tự túc thì chi tiêu

về phi lương thực thực phẩm, kể cả khi có mức chi tiêu ít hơn chi tiêu lương thực

thực phẩm, lại có sức ép về việc làm phi nông nghiệp nhiều hơn. Các khoản chi

tiêu như cho giáo dục, y tế… là những khoản chi tiêu bắt buộc bằng tiền mặt

thường là sức ép lớn về chi tiêu cho hộ gia đình nông dân hiện nay. Có nhiều

người cho rằng ngay cả khi thu nhập của họat động nông nghiệp bằng với thu nhập

phi nông nghiệp thì người nông dân vẫn dễ dàng chuyển sang họat động phi nông

nghiệp hơn do sự hấp dẫn về thu nhập bằng tiền mặt. Như vậy có thể coi chi tiêu

bằng tiền mặt vừa là yếu tố kéo vừa là yếu tố đẩy người nông dân vào sản xuất phi

nông nghiệp. Và nếu mức chi tiêu này càng lớn thì sức kéo hoặc đẩy này càng lớn.

Ngoài các khoản thu nhập từ họat động nông nghiệp và phi nông nghiệp, hộ

gia đình thường có các khoản thu nhập khác từ tiền gửi, cho, biếu, tặng, cho thuê

tài sản, đất đai-tóm lại là tất cả các khoản thu nhập không phải do lao động tạo ra.

Biến số THUNHAPKHAC trong mô hình bao hàm các khoản thu nhập như vậy,

tính bình quân/người. Rõ ràng khi các khoản thu nhập này càng cao thì sức ép về

thu-chi càng giảm đi và vì vậy sức ép buộc lao động phải tham gia họat động phi

nông nghiệp càng ít đi. Ở một khía cạnh khác thu nhập này càng cao có thể tạo ra

nguồn vốn ban đầu càng lớn cho họat động phi nông nghiệp và như thế sẽ làm cho

xác suất chuyển dịch càng lớn. Mặc dù về mặt logic chúng ta phải tính đến độ ổn

định của nguồn thu nhập này trong mối quan hệ với họat động sản xuất phi nông

nghiệp nhưng do không có số liệu đầy đủ nên chúng tôi sử dụng số liệu của 1 năm

làm biến số cho phương trình chuyển dịch.

93

Page 101: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Biến số TAISAN là giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình tính bình quân đầu

người. Giá trị tài sản thực tế có thể sử dụng để xác định hộ khá giả hay không và

có thể sử dụng để làm biến xác định khả năng tạo vốn khi tham gia họat động phi

nông nghiệp. Tương tự như thế biến thu nhập nông nghiệp của hộ gia đình

(THUNHAPNN) được tính là thu nhập bình quân từ họat động nông nghiệp/nhân

khẩu sẽ xác định khả năng tích lũy từ nông nghiệp cho họat động phi nông nghiệp.

Biến thời gian nông nhàn (NONGNHAN) trong mô hình là biến thể hiện thời

gian dư thừa của hộ gia đình bình quân/người. Biến này được tính bằng tổng thời

gian sẵn có trừ đi thời gian nghỉ ngơi (tính chung bình quân 10 tiếng/người) và

việc nhà, trừ đi thời gian lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ. Thực tế

có thể việc tính toán biến này không hoàn toàn chính xác do số liệu không đầy đủ

và độ chính xác không cao khi hỏi hộ gia đình chi tiết về thời gian lao động, tuy

nhiên chúng tôi vẫn sử dụng biến này như là một đại lương gần đúng xác định thời

gian nông nhàn của hộ. Giả thuyết cần kiểm định là thời gian nông nhàn càng cao

thì sức ép cho họat động phi nông nghiệp càng lớn, nói cách khác hệ số của biến

này được xác định là dương.

Ba biến số liên quan đến các chương trình dự án được thực hiện trên địa bàn

xã bao gồm: dự án tạo việc làm (DUANTAOVIECLAM) dự án xóa đói giảm

ngheo (DUANXOADOIGIAMNGHEO) dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

(DUANHATANG) được đưa vào mô hình để đánh giá tác động của các chương

trình, dự án có quan hệ trực tiếp tới họat động phi nông nghiệp của hộ gia đình.

Các biến số này được lấy từ phiếu hỏi của xã và là những biến số thể hiện đặc

điểm của cộng đồng. Đây là những biến giả có giá trị là 1 nếu như xã có các dự án

kể trên và 0 nếu ngược lại. Việc thiết lập mô hình như vậy để đánh giá chính sách

có thể tương đối đơn giản tuy nhiên do thông tin chi tiết về các chương trình này

không có sẵn trong phiếu hỏi xã nên việc đánh giá tác động của các chính sách

trên chỉ được xem xét trong khung khổ của biến giả trong mô hình. Các biến này

khi ước lượng được cho rằng có giá trị dương nếu như có tác động tới xác suất

chuyển dịch lao động phi nông nghiệp của hộ.

Biến NHAMAY là biến số thể hiện số nhà máy trong vòng bán kính 10km có

thu hút lao động của xã. Biến này có ý nghĩa quan trọng trong phân tích về chính

sách công nghiệp hóa và chuyển dịch lao động. Mặc dù hiện nay các phân tích về

việc làm phi nông nghiệp ít quan tâm tới việc phân chia lao động làm thuê cho các

94

Page 102: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nhà máy và lao động tự tạo việc làm, nhưng theo chúng tôi việc phân loại là hết

sức cần thiết. Số lượng nhà máy thể hiện khả năng chuyển đổi từ lao động nông

nghiệp sang lao động làm thuê phi nông nghiệp, đồng thời còn có thể dùng để

phân tích khả năng chuyển đổi từ lao động phi nông nghiệp tự tạo việc làm sang

lao động phi nông nghiệp làm thuê. Xuất hiện các nhà máy sẽ có thể có hai tác

động, làm tăng số lao động làm thuê đồng thời làm tăng số lao động phi nông

nghiệp tự làm thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các nhà máy này. Tuy

nhiên tác động làm tăng số lao động làm thuê có thể rõ ràng hơn. Cần chú ý trong

xây dựng mô hình cho năm 1993-1997 do không có thông tin về số lượng nhà máy

mà chỉ có thông tin về có hay không có nhà máy lên biến SONHAYMAY trong

mô hình chuyển dịch của giai đoạn 1993-1997 chỉ là biến giả có giá trị 0 và 1, và

như vậy cần chú ý khi so sánh mô hình ở hai giai đoạn khác nhau này.

Biến LANGNGHE có ý nghĩa khác với biến NHAMAY. Biến LANGNGHE

là biến giả thể hiện trong xã có ngành nghề thủ công nào không. Biến này giúp xác

định khả năng chuyển dịch của lao động phi nông nghiệp ở những vùng có ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp. Có rất nhiều phân tích hiện nay đánh giá cao vai trò của

ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong việc giúp hộ gia đình chuyển dịch cơ cấu

lao động tuy nhiên cũng nhiều ý kiến không đánh giá cao vai trò của ngành nghề

tiểu thủ công. Nhiều nguời cho rằng do những đặc điểm về bí quyết nghề nghiệp,

thị trường tiêu thụ… khả năng mở rộng làng nghề tiểu thủ công nghiệp là hạn chế

và vì vậy việc thúc đẩy chuyển dịch phải dựa nhiều vào phát triển nhà máy, doanh

nghiệp. Việc kết hợp cả hai biến này cho phép mô hình phân tích được các chiến

lược công nghiệp hóa nông thôn hiện nay.

Các biến số về DIEN, GIAOTHONG là những biến thể hiện thực trạng cơ sở

hạ tầng ở nông thôn. Việc đưa vào mô hình kết hợp với biến số về

DUANHATANG nhằm đánh giá tác động của việc cải thiện cơ sở hạ tầng nông

thôn như thế nào tới khả năng chuyển dịch cơ cấu lao động. Biến DIEN là biến giả

có giá trị là 1 nếu xã có điện lưới và giá trị là 0 nếu ngược lại. Biến GIAOTHONG

có giá trị là 1 nếu xã có đường giao thông lớn chạy qua. Hai biến này có vai trò

quan trọng trong mô hình của năm 1993-1997, tuy nhiên khi xem xét số liệu cho

gia đoạn sau 2001-2004 thì hai biến này ít có giá trị do những cơ sở hạ tầng như

vậy hầu như đều đã có ở tất cả các xã và vì vậy khi ước lượng mô hình đã được bỏ

qua. Việc phân tích về vai trò của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn

95

Page 103: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

sau chủ yếu dựa trên biến DUANHATANG. Một chú ý nữa là do số liệu của năm

1993 không có các thông tin về các dự án này nên trong mô hình cho năm 1993-

1997 thông tin của năm 1997 được đưa vào thay cho 1993. Ngoài ra còn có thêm

một biến XOADOIGIAMNGHEO, TAOVIECLAM là biến giả cho biến xã có các

dự án/chương trình về xóa đói giảm nghèo hoặc tạo việc làm, có giá trị là 1 nếu xã

có các loại dự án này và 0 nếu ngược lại.

Biến VUNG là biến giả thể hiện cho 7 vùng địa lý nhằm kiểm soát yếu tố địa

lý khi xem xét xác suất chuyển dịch. Biểu 20 dưới đây tóm tắt ý nghĩa các biến sử

dụng trong mô hình

Biểu 20. Các biến số sử dụng trong mô hình Tên biến Ý nghĩa/cách tính Dấu

(mong đợi)tuoi Tuổi của lao động +/-giaoduc Số năm học +gioitinh Giới tính của lao động, nam=1, nữ=0 ?datsodo Tỷ lệ đất có sổ đỏ hoặc được giao sử dụng

lâu dài+/-

datsx Đất sản xuất bình quân/người (m2) +/-thanhvien Số nhân khẩu trong hộ +tylelamviec Tổng số nhân khẩu/số người lao động +chitieuphilttp Chi tiêu phi lương thực thực phẩm bình

quân/người (1000đ)+

thunhapkhac Thu nhập từ họat động phi sản xuất (1000đ) +/-taisan Giá trị tài sản lâu bền tính bình quân/người +thunhapnn Thu nhập bình quân/người từ họat động phi

nông nghiệp (1000 đ)+

nongnhan Thời gian nông nhàn của hộ (bình quân/người)

+

duantaovielam Xã có dự án tạo việc làm không (có=1; không=0)

+

duanxoadoigiamngheo Xã có dự án xóa đói giảm nghèo không không (có=1; không=0)

+

duanhatang Xã có dự án xây dựng CSHT không (có=1; không=0)

+

sonhamay Số nhà máy trong vòng 10km có thu hút lao động của xã

+

thucong Xã có nghề tiểu thủ công không (có=1; không=0)

+

dien Xã có điện lưới quốc gia không (có=1; không=0)

+

giaothong Xã có đường giao thông chay qua không (có=1; không=0)

+

luongphinn Mức lương bình quân các nhà máy trả cho lao đông (1000đ/tháng)

+

Vungi 6 biến giả thể hiện cho 7 vùng ?

96

Page 104: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Mô hình được ước lượng cho vùng nông thôn của cả nước và theo từng địa

hình. Đối với yếu tố địa hình, ngoài việc đưa các biến giả về vùng nhằm kiểm soát

yếu tố địa lý, chúng tôi còn phân chia theo đồng bằng và miền núi và ước lượng

riêng. Lý do ở đây là việc phân chia 7 vùng hiện nay có thể không đảm bảo được

hết tác động của địa hình do tính đa dạng giữa các vùng miền ở Việt nam, vì ngay

trong 1 tỉnh có thể đã có vùng miền núi và vùng đồng bằng.

Mô hình cũng được ước lượng theo quy mô đất nông nghiệp của hộ. Chúng

tôi chia làm bốn nhóm khác nhau: Nhóm có quy mô đất bình quân/người nhỏ hơn

1000 m2, từ 1000-3000m2, từ 3000-5000m2 và trên 5000m2. Việc tìm các điểm

cắt dựa trên việc phân tích mối quan hệ giữa đất đai và giờ lao động phi nông

nghiệp và được xác định bằng phương pháp đồ thị. Tuy nhiên có thể quy mô trên

sẽ khác nhau giữa miền núi và đồng bằng. Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chỉ

tạm thời sử dụng một quy mô chung cho toàn bộ phân tích.

Ngoài việc ước lượng mô hình cho hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp

sang phi nông nghiệp, chúng tôi tiếp tục ước lượng mô hình trên cho các hình thức

chuyển dịch khác nhau bao gồm:

Chuyển từ nông nghiệp – lao động phi nông nghiệp làm thuê

Chuyển từ nông nghiệp – lao động phi nông nghiệp tự làm

Chuyển từ nông nghiệp – lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Chuyển từ nông nghiệp – lao động dịch vụ

97

Page 105: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

III. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH

Kết quả mô hình được xem xét trên từng biến hoặc nhóm biến số. Ở mỗi biến hoặc nhóm biến số như vậy, chúng tôi đi vào phân tích vai trò của biến theo loại hình chuyển dịch, địa hình, và quy mô đất đai. Như đã phân tích ở trong phần xây dựng mô hình, có 3 nhóm biến số giải thích cho sự tham gia của người dân vào họat động phi nông nghiệp: (1) nhóm biến số về đặc điểm cá nhân của người tham gia chuyển dịch (2) nhóm biến số về đặc điểm gia đình mà người lao động đang sống và; (3) nhóm biến số về cộng đồng mà gia đình đó đang sinh sống.

Hệ số Pseudo-R2 của các mô hình đều tương đối thấp (dao động từ 0.08-0.32). Có hai nguyên nhân giải thích cho điều này. Thứ nhất, số liệu VLSS là dãy số liệu lớn với rất nhiều quan sát, đồng thời thông tin giữa các biến số và trong cùng một biến có sự khác nhau rất nhiều, rất da dạng, nói cách khác phương sai của biến khá lớn và số quan sát lớn vì vậy làm cho mức độ giải thích của các biến là thấp. Các nghiên cứu khác sử dụng số liệu VLSS đều cho thấy hệ số R 2 ở mức thấp. Cần chú ý là trong mô hình Probit, Pseudo-R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, các nhà phân tích thường sử dụng tỷ lệ dự đoán đúng (correct predicted ratio) của mô hình thay cho giá trị R2 khi nhận xét về sự phù hơp của các mô hình. Trong nghiên cứu này khi tính toán tỷ lệ dự đoán đúng cho thấy ở mức 40-60%, cao hơn khi so sánh với R2. Tuy nhiên, ngay cả khi tính đến tỷ lệ dự đoán đúng, kết quả của các mô hình cho thấy là trong thực tế còn rất nhiều biến khác giải thích cho sự chuyển dịch lao động ở nông thôn mà trong khuôn khổ số liệu VLSS không thể giải thích hết được, đây là điểm hạn chế rất đáng chú ý khi sử dụng kết quả của nghiên cứu này.

Đánh giá ban đầu về kết quả mô hình đó là cả ba nhóm biến số trên đều có tác động đến kết quả chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tuy nhiên ở mỗi hình thức và quy mô khác nhau, vai trò của các nhóm biến số có sự khác nhau nhất định.

Kết quả ước lượng cho thấy không có sự thay đổi, khác biệt, hoặc tương đồng mang tính hệ thống của cùng một hệ số khi so sánh ở các hình thức chuyển dịch khác nhau, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tự làm, sang làm thuê, sang tiểu thủ cộng nghiệp hoặc sang dịch vụ phi nông nghiệp. Điều này cho thấy việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một quá trình khá phức tạp và có nhiều nhóm yếu tố khác nhau và vì vậy một khung khổ chính sách đơn thuần tác động vào một vài yếu tố nào đó sẽ khó có được kết quả như mong muốn. Điều này cũng cho thấy khi thiết kế chính sách nếu không xem xét đặc thù

98

Page 106: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

của các quá trình chuyển dịch lao động là loại hình chuyển dịch gì mà chỉ với mục tiêu chuyển dịch nông nghiệp-phi nông nghiệp chung chung thì rất khó có được kết quả như mong đợi do các yếu tố đóng góp rất khác nhau vào các hình thức chuyển dịch khác nhau.

Phần dưới đây chúng tôi tiến hành phân tích từng yếu tố hoặc từng nhóm yếu tố riêng biệt và phân riêng theo từng lọai hình chuyển dịch.

3.1. Nhóm yếu tố về đặc điểm của cá nhân người chuyển dịch

Kết quả ước lượng của nhóm yếu tố về đặc điểm cá nhân của người chuyển dịch được trình bày trên Biểu 21. Ở biểu này, chúng tôi trình bày kết quả ước lượng của cả hai giai đoạn 1993-1998 và 2002-2004. Ở mỗi giai đoạn, hệ số của các biến được sắp xếp theo hình thức chuyển dịch nông nghiệp-phi nông nghiệp nói chung và trình bày ở cột đầu tiên, tiếp đó là chuyển dịch từ nông nghiệp thuần sang làm thuê phi nông nghiệp, nông nghiệp thuần sang phi nông nghiệp tự làm. Hai cột cuối cùng của mỗi gian đoạn chúng tôi phân chia theo tính chất công việc từ là hệ số của các biến trong trường hợp hộ chuyển dịch từ nông nghiệp thuần sang tiểu thủ công nghiệp và từ nông nghiệp thuần sang dịch vụ.

Đáng giá chung trong số bốn yếu tố thể hiện đặc điểm của người lao động bao gồm đào tạo, giáo dục, giới tính, tuổi, các yếu tố về đào tạo và giới tính có đóng góp nhiều hơn so với các yếu tố còn lại. Điều này thể hiện qua hệ số của các biến đào tạo và giới tính có giá trị tuyệt đối và mức ý nghĩa thống kê ở 1-5% cao hơn. Tuy nhiên đóng góp của các yếu này không rõ ràng ở giai đoạn 2002/2004 so với giai đoạn trước.

3.1.1. Giáo dục và đào tạo: Tính chung cho cả nước ở thời kỳ 1993-1998,

trình độ giáo dục thể hiện bằng số năm đi học của lao động nông thôn có ảnh

hưởng tích cực tới khả năng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông

nghiệp do hệ số của biến GIAODUC có mức ý nghĩa cao và giá trị dương cao hơn

so với các biến khác trong cùng mô hình. Điều này có nghĩa là người lao động có

số năm đi học càng cao tại thời điểm năm 1993 thì có cơ hội chuyển dịch sang lao

động phi nông nghiệp càng lớn trong giai đoạn 1993-1997. Tuy nhiên, tác động

của giáo dục lại thấp hơn ở vùng đồng bằng, cao hơn ở vùng núi. Kết quả này có

thể do xu hướng tác động biên giảm dần của yếu tố giáo dục. Ở các vùng miền núi

tỷ lệ người có trình độ giáo dục cao thường thấp vì vậy họ dễ dàng chuyển đổi

nghề hơn. Ngược lại ở các vùng đồng bằng do nhiều người có tỷ lệ giáo dục cao

nên yếu tố này có thể có tác động giảm đi. Điều này có thể thấy rõ hơn nếu xem

99

Page 107: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

xét giữa hai giai đoạn 1993/1997 và 2002/2004. Yếu tố giáo dục thể hiện rất mờ

nhạt ở các giai đoạn sau, thấp hơn cả về hệ số và mức độ ý nghĩa về mặt thống kê.

Đối với lao động ở những hộ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn

1000m2, yếu tố về giáo dục này là nhỏ và không có ý nghĩa thống kê. Điều đó

cho thấy thực tế là khi đất nông nghiệp hạn hẹp ở một mức độ nhất định thì sự

khác nhau về trình độ văn hoá của lao động không tạo ra được sự khác biệt lớn

về khả năng chuyển dịch lao động.

Một điểm chú ý là yếu tố giáo dục có tác động nhiều hơn ở hình thức chuyển

dịch từ nông nghiệp thuần sang phi nông nghiệp làm thuê hơn là sang tự làm. Tuy

nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa ở giai đoạn 2002/2004. Kết luận này có

một ngụ ý rất quan trọng trong họach định chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu lao động. Nếu hướng các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn ở quy mô

nhỏ sang quy mô lớn hơn hay nói cách khác hướng các họat động từ phi nông

nghiệp tự làm nhỏ lẻ lên quy mô lớn hơn, thu hút nhiều lao động làm thuê hơn thì

yếu tố giáo dục cần đặc biệt coi trọng. Kết luận này cũng cho thấy các họat động

khuyến khích người dân phát triển các lọai hình phi nông nghiệp tại gia đình

(họat động tự làm) thông qua yếu tố nâng cao số năm giáo dục của người dân sẽ ít

phát huy được hiệu quả. Mặc dù kết luận này đi ngược với cảm nhận của nhiều

người nhưng thực tế khảo sát tại các địa phương cũng cho kết luận như vậy. Ví dụ

tại Hà Tây, khi khảo sát các làng nghề nơi họat động phi nông nghiệp diễn ra chủ

yếu ở quy mô hộ và là các họat động tự làm, trình độ giáo dục chung của người

dân không hề được cải thiện, rất nhiều trẻ em thay vì đến trường lại tập trung vào

phụ giúp gia đình làm nghề. Rõ ràng trong suy nghĩ của họ, nếu chỉ tham gia vào

các họat động nhỏ lẻ, thủ công thì yếu tố kinh nghiệm và học thông qua truyền

nghề mới là quan trọng.

100

Page 108: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Biểu 21. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của người lao động     1993-1998 2002-2004    nn-phi nn-l.thue nn-tulam nn-ttcn nn-dv nn-phi nn-lamthue nn-tulam nn-ttcn nn-dvDao tao Chung 0.3606*** 0.4626*** 0.1049 0.1328** 0.0583* 0.0684* 0.036 0.2063 0.0473 0.1271

Dao tao Dong Bang 0.3345*** 0.4971*** 0.0229* 0.04* 0.0463*** 0.1318* 0.0976 0.1582 0.1301* 0.0482

Dao tao Mien nui 0.3538*** 0.3184*** 0.3295** 0.4402** -0.0392 -0.2793 -0.0509 0.2246 -0.12 -0.2168

Dao tao <1000m2 .0015 0.3743** 0.7785*** 1.0594*** 0.7360*** 1.5009* -0.4756 0.3593 0.3363* 0.3373*

Dao tao 1000-3000m2 0.3865*** 0.5746*** -0.0994 -0.1388 -0.0765 -0.1572 -0.1571 0.4489* -0.34 -0.116

Dao tao 3000-5000m2 0.4742*** 0.4558*** 0.4198** 0.5918*** 0.0525 0.7218** 0.9732*** 0.1876 0.4606 0.7005**

Dao tao >5000m2 0.3561*** 0.3294** 0.3237** 0.3496* 0.1307 -0.3028 -0.2711 -0.1535 -0.0038 -0.4391**

Giáo dục Chung 0.0348*** 0.0506*** 0.0086 -0.0102 0.0077 0.0113 -0.0104 -0.0167 0.0274* -0.0058

Giáo dục Dong Bang 0.0318*** 0.0483*** 0.007 0.0029 -0.0007 0.0023 -0.0159 -0.0069 0.0231 0.0262

Giáo dục Mien nui 0.0240* 0.0351** 0.002 -0.0647** 0.041 0.0171 -0.0113 -0.0537 0.0193 -0.0071

Giáo dục <1000m2 -0.0097 -0.0037 0.0084 0.0131 0.0442 0.3015*** -0.068 0.0058 0.1895** 0.2222**

Giáo dục 1000-3000 0.0270** 0.0358** 0.0111 0.0206 0.0079 0.0069 0.0368 0.0887** 0.0312 -0.019

Giáo dục 3000-5000 0.0312** 0.0678*** -0.0172 -0.0702** -0.0139 0.0454 0.0994** 0.0024 0.0038 0.0785**

Giáo dục >5000 0.0465*** 0.0630*** 0.0119 0.0008 0.0002 0.0397** -0.0013 0.0236 0.0463* 0.0182

Gioi tinh Chung 0.2713*** 0.3748*** 0.1015* 0.1589** -0.0086 0.0889 0.2968*** 0.2473*** -0.0946 0.1240*

Gioi tinh Dong Bang 0.3537*** 0.5139*** 0.1199* 0.1734** 0.004 0.0908 0.2517** 0.1725 -0.1637* 0.2046**

Gioi tinh Mien nui 0.2934*** 0.2716*** 0.2782** 0.3687** 0.196 0.1882* 0.4300*** 0.5719*** 0.0089 0.0664

Gioi tinh <1000m6 0.2080* 0.2794** 0.1018 -0.1228 0.2446 1.0170*** 0.5063 0.62 -0.1436 0.2280**

Gioi tinh 1000-3004 0.3803*** 0.4252*** 0.3048*** 0.3567*** 0.1949* 0.0815 0.0962 0.1188 -0.1356 0.1163

Gioi tinh 3000-5004 0.3472*** 0.4385*** 0.1937* 0.4382*** 0.047 0.2285 0.3915** 0.7032*** 0.1113 0.2219

Gioi tinh >5004 0.2473*** 0.4648*** -0.0808 0.007 -0.2548* -0.0315 0.6114*** 0.1791 -0.1734 0.0482

101

Page 109: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

    1993-1998 2002-2004    nn-phi nn-l.thue nn-tulam nn-ttcn nn-dv nn-phi nn-lamthue nn-tulam nn-ttcn nn-dvTuoi Chung -0.0019 -0.0012 -0.0007 0.0147 -0.0063 -0.0139 -0.0318** 0.0241 -0.0021 -0.0162

Tuoi Dong Bang 0.0302*** 0.0310** 0.0287** 0.0336* 0.0222* -0.0145 -0.0545*** 0.0471** 0.0153 -0.0187

Tuoi Mien nui 0.0036 0.0041 0.019 0.0353 0.0103 -0.0229 0.0117 -0.0162 -0.0337 -0.014

Tuoi <1000m5 0.0169 0.0091 0.0609** 0.0457 0.1562** -0.0784 0.0005 -0.0738 -0.0193 -0.1600**

Tuoi 1000-3003 0.0382** 0.0303* 0.0539*** 0.0783** 0.0407* -0.0576** 0.0005* 0.0561* 0.0212 -0.0557**

Tuoi 3000-5003 0.0081 0.022 0.0097 0.0354 -0.0069 -0.0939** 0.0002 -0.0441 -0.0564 -0.0083

Tuoi >5003 0.0198 0.0389* 0.0011 -0.0089 0.0193 0.0166 0.0002 0.0228 -0.0206 0.0041

Tuoi2 Chung -0.0002* -0.0003* -0.0001 -0.0003 0.00 0.0001 0.0004** -0.0003 0.0001 0.0001

Tuoi2 Dong Bang -0.006*** -0.0007*** -0.0005*** -0.0006** -0.0004** 0.0001 0.0006*** -0.0006** -0.0001 0.0001

Tuoi2 Mien nui -0.0003 -0.0004* -0.0003 -0.0006* -0.0001 0.0003 0.00 0.0003 0.0006** 0.0001

Tuoi2 <1000m4 -0.0003 -0.0004 -0.0006** -0.0007 -0.0013* 0.0009 -0.0579 0.0013 0.0001 0.0021**

Tuoi2 1000-3002 -0.008*** -0.0008*** -0.0009*** -0.0012*** -0.0006* 0.0005 -0.0496* -0.0008** -0.0001 0.0004

Tuoi2 3000-5002 -0.0004* -0.0007** -0.0004 -0.0006 -0.0001 0.0011** 0.0033 0.0006 0.0008* 0.0002

Tuoi2 >5002 -0.0005** -0.0008** -0.0002 -0.0001 -0.0004 -0.0002 -0.0227 -0.0002 0.0003 0.00Nguồn: Kết quả tính toán từ mô hình

102

Page 110: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Ở trong mô hình ước lượng DAOTAO là biến giả, thể hiện người lao động đã

từng tham gia một lớp đào tạo nghề nào chưa từ 3 tháng trở lên. Tác động của

biến này cũng tương tự như biến giáo dục, rất rõ ở giai đoạn đầu và giảm dần ở

giai đoạn sau, rất rõ ở hình thức làm thuê và giảm dần ở hình thức tự làm.

Theo quy mô của đất nông nghiệp, kết quả ước lượng cho thấy không có xu

hướng rõ ràng của các biến giáo dục và đào tạo khi ước lượng theo quy mô đất.

Tuy nhiên xu hướng đóng góp của các biến này giảm đi đối với lao động làm thuê

hoặc khi lao động chuyển sang hình thức lao động tiểu thủ công nghiệp. Điều này

cho thấy người lao động có xu hướng ở lại với nông nghiệp nhiều hơn khi họ đã

tích lũy được đất họăc khi có họat động nông nghiệp có tính bền vững hơn.

Sự đóng góp của giáo dục và đào tạo thấp dần theo thời gian, ngoài việc thể

hiện quy luật chung về lợi ích giảm dần, có thể còn có một nguyên nhân nữa đó là

sự yếu kém của hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay, nhất là xét trên khía cạnh

phù hợp giữa ngành nghề được đào tao với nhu cầu công việc. Thực tế khảo sát ở

các địa phương cũng cho thấy nhận định này. Hệ thống đào tạo nghề sau một thời

gian dài trì trệ được khôi phục lại, mỗi tỉnh đều đã có truờng nghề, đại đa số các

huyện đều có trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên nhiều địa phương lúng túng trong

vận hành và quản lý hệ thống này. Tại Hưng yên cho biết hiện nay tỉnh cũng rất

khó định hướng được các trường nghề lên dạy những nghề gì. Ngay cả truờng

hợp với đối tượng lao động nông nghiệp dôi dư từ đền bù giải tỏa khi xây dựng

các khu công nghiệp được tỉnh cam kết đưa đi đào tạo nhưng thực tế tỉnh cũng

không giải quyết được, câu hỏi là đào tạo nghề gì cho phù hợp hiện nay dường

như đều bị bỏ ngỏ, cả cấp quản lý, trường nghề, và người lao động đều lúng túng.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại cho rằng thực tế họ phải tự đào tạo nhiều

hơn vì ngay cả thu nhận công nhân đã qua đào tạo khi về doanh nghiệp đều phải

đào tạo lại, nhiều doanh nghiệp ở Hưng Yên cho rằng họ cũng không cần công

nhân có trình độ giáo dục quá cao vì các dây truyền lắp ráp hiện nay không đòi

hỏi như vậy, chỉ cần công nhân có sức khỏe, sau một thời gian doanh nghiệp đào

tạo thì đều có thể làm việc được.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, vai trò mờ nhạt của yếu tố giáo

dục không đồng nghĩa với việc phủ nhận đóng góp của yếu tố giáo dục và đào tạo

với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Vấn đề đặt ra là giáo dục ở mức

nào, đào tạo gì và sử dụng như thế nào thì cần phải xem xét. Có thể nói rằng hiện

103

Page 111: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nay vai trò của giáo dục và đạo tạo thấp có phần đóng góp của cả hai phía, hệ

thống đào tạo và thực tế công việc.

3.1.2. Giới tính của người lao động: Biến GIOITINH được đưa vào mô hình

với mục đích xém xét có sự phân biệt về giới nào không khi lao động nông nghiệp

muốn chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Rất ngạc nhiên là có sự

khác biệt về khả năng chuyển dịch theo giới do biến GIOITINH có ý nghĩa thống

kê cao và đóng góp khá nhiều so với các biến khác trong nhóm các biến về đặc

điểm của người lao động. Điều này có nghĩa là nam giới dường như có khả năng

chuyển dịch cao hơn so với nữ giới. Kết quả này có khác biệt so với một số nghiên

cứu trong giai đọan 1993-1997 về chuyển dịch trong đó cho rằng nữ giới dễ đa

dạng họat động sản xuất của họ hơn, nếu xét trên góc độ thời gian sử dụng cho

họat động phi nông nghiệp. Trong mô hình của chúng tôi, nếu xác định người

chuyển dịch lao động là phi nông nghiệp khi và chỉ khi thời gian lao động phi

nông nghiệp lớn hơn thời gian nông nghiệp thì kết luận này là phù hợp vì nam giới

chuyên môn hóa hơn vào ngành nghề phi nông nghiệp, trong khi nữ lại có thể đa

dạng họat động sản xuất của mình, kết hợp cả nông nghiệp và phi nông nghiệp và

đại đa số họ có thời gian nông nghiệp lớn hơn mặc dù thực tế họ có tham gia phi

nông nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng này có thay đổi vào giai đoạn sau (2001-2004)

khi biến về giới tính ít có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác là sự phân biệt nam và

nữ trong tiếp cận với nghề nghiệp phi nông nghiệp đã giảm đi, mặc dù điều này

vẫn còn khá rõ ở miền núi.

Biến giới tính có xu hướng tăng lên khi ước lượng ở các quy mô đất đai khác

nhau, mặc dù chỉ đúng với chuyển dịch sang phi nông nghiệp làm thuê. Về mặt

kinh tế lượng điều đó có nghĩa là có sự phân bịêt về giới cao hơn ở nhóm lao

động có quy mô đất cao hơn. Nói cách khác, nam giới có xu hướng dễ dàng tham

gia vào họat động phi nông nghiệp ở các gia đình có quy mô đất lớn. Điều này

phản ánh đúng thực trạng hiện nay là hầu hết các họat động nông nghiệp là do nữ

giới đảm nhiệm. Khi quy mô đất lớn hơn, họat động nông nghiệp có thể có thu

nhập nhiều hơn vì thế phụ nữ sẽ chuyên môn hóa hơn vào họat động nông nghiệp

và nam giới có điều kiện tốt hơn để tham gia vào họat động phi nông nghiệp.

Kết quả ước lượng cũng phản ánh đúng thực trạng khi cho rằng trong họat

động dịch vụ ở nông thôn, không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên sự

phân biệt này lại thấy hiện hữu ở giai đoạn 2002/2004. Có thể cho rằng ở giai

104

Page 112: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

đoạn sau, sự chuyên môn hóa và nhiều loại hình mới trong các họat động dịch vụ

đã xuất hiện, không chỉ là các họat động thuơng mại nhỏ như những năm đầu

1990s mà đã có nhiều họat động khác hơn đòi hỏi cả nam giới tham gia. Nói cách

khác thị trường lao động dịch vụ đã xuất hiện sự phân mảng theo giới. Thực tế

khảo sát cho thấy, có những họat động dịch vụ như sửa chữa xe máy, cơ khí, xây

dựng… hầu như chỉ nam giới mới có cơ hội tham gia, các họat động này cũng trở

lên ngày càng phổ biến trong nông thôn hiện nay.

Xét về tuổi của lao động, biến TUOI có giá trị âm cho thấy tuổi của người lao

động có quan hệ nghịch với khả năng tham gia phi nông nghiệp, điều này đúng

do tuổi càng cao thì khả năng chuyển đổi nghề của lao động càng kém đi. Kết quả

này cho thấy nếu các chính sách về tạo việc làm tập trung vào độ tuổi trẻ hơn sẽ

có tác động nhiều hơn tới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Cũng giống

như biến giới tính, biến TUOI không có ý nghĩa nhiều ở giai đoạn sau, lý do có

thể là trong giai đoạn sau cơ hội nghề nghiệp nhiều hơn và lao động cao tuổi hơn

cũng có thể tham gia vào họat động phi nông nghiệp. Ở quy mô đất đai khác

nhau, hệ số của biến tuổi không có quy luật nhất định, tuy nhiên đều có giá trị âm,

điều này tái khẳng định rằng lao động trẻ tuổi hơn có xác suất tham gia vào họat

động phi nông nghiệp cao hơn, không phụ thuộc vào các cơ hội họat động nông

nghiệp do quy mô đất nông nghiệp tạo ra.

3.2. Các yếu tố về hộ gia đình

Trong mô hình này các yếu tô về đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng tới khả

năng dịch chuyển lao động ở nông thôn bao gồm các yếu tố sau: (1) đất sản xuất;

(2) tỷ lệ đất được cấp sổ đỏ/tổng diện tích; (3) thời gian nông nhàn của hộ gia

đình/người; (4) tỷ lệ người ăn theo trên tổng số người làm việc; (5) giá trị tài sản

lâu bền của hộ gia đình; (6) quy mô của hộ gia đình tính bằng tổng số thành viên

có trong hộ tại thời điểm điều tra; (7) thu nhập phi lao động của hộ, bao gồm các

khoản chuyển giao, cho biếu tặng, tiền gửi, tiền bán tài sản đất đai…; (8) thu

nhập từ nông nghiệp tính bình quân/người và (9) chi tiêu phi lương thực thực

phẩm. Có thể trong thực tế còn nhiều yếu tố khác của hộ gia đình có ảnh hưởng

trực tiếp họăc gián tiếp đến khả năng chuyển dịch của các cá nhân trong hộ, ví dụ

như họat động phi nông nghiệp của người thân, bạn bè, hàng xóm, mức độ họat

động của thị trường lao động và thị trường các yếu tố sản xuất khác… tuy nhiên

105

Page 113: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Điều tra Mức sống Dân cư không có sẵn các thông tin này vì vậy chúng đã bị bỏ

qua khi ước lượng, và thể hiện trong phần dư của mô hình6.

Biểu 22 trình bày kết quả ước lượng các yếu tố thuộc về đặc điểm của hộ gia

đình. Kết cấu của Biểu tương tự Biểu 21, các hệ số được sắp xếp theo hình thức

chuyển dịch và theo từng nhóm để tiện so sánh.

3.2.1. Đất sản xuất của hộ gia đình: Bao gồm hai biến thể hiện quy mô đất

của hộ và tỷ lệ đất có sổ đỏ. Trong mô hình lý thuyết có một biến về chất lượng

đất nhằm thể hiện lên mức độ màu mỡ của đất và vì vậy liên quan đến lợi nhuận

mà đất nông nghiệp mang lại, coi đó như một tác nhan dẫn đến việc tham gia phi

nông nghiệp, tuy nhiên trong nghiên cứu này biến chất lượng đất không được đưa

vào do hai lý do: (1) số liệu không sẵn có ở các năm điều tra 2002-2004; (2)có sự

tương quan khá cao (53.2%) giữa biến chất lượng đất và biến thu nhập nông

nghiệp khi tính toán cho năm 1993-1997. Việc đưa hai biến có hệ số tương quan

cao vào trong cùng một phương trình sẽ làm cho mức độ chính xác của hệ số ước

lượng bị ảnh hưởng. Theo chúng tôi, ở một mức độ nhất định, năng suất đất có

thể thể hiện qua mức thu nhập nông nghiệp và vì thế biến này được đưa vào mô

hình.Kết quả ước lượng của biến DAIDAI-thể hiện qui mô đất của hộ gia đình (bình quân/người)- cho

thấy nhìn chung ở hầu hết các loại hình chuyển dịch lao động và cả đồng bằng và miền núi biến đất

đai có giá trị âm và giá trị tuyệt đối tương đối nhỏ. Hệ số của biến tăng lên chút ít khi so sánh giữa

vùng đồng bằng và vùng miền núi. Hệ số âm cho thấy quy mô đất càng ít thì xác suất chuyển dịch

càng cao. Kết quả ước lượng phù hợp với giả thuyết đưa ra, đất sản xuất ít là lực đẩy khiến người dân

tham gia vào hoạt động nông nghiệp và ngược lại quy mô đất tăng lên sẽ giữ chân người nông dân ở

lại với nông nghiệp. Lý do chính có thể liên quan đến năng suất lao động trung bình trên đất. Theo

tính toán của chúng tôi, năng suất lao động nông nghiệp (tính bằng 1000đ/giờ lao động) không hề quá

thấp so với các họat động phi nông nghiệp khác. Năng suất của nông nghiệp là khoảng 3,67 ngàn

đồng/giờ, của họat động làm công ăn lương trung bình là 3,72 và của họat động tự làm là khoảng 3,12

ngàn đồng. Như vậy thu nhập thấp của nông nghiệp chủ yếu là do số giờ làm nông nghiệp ít chứ

không phải do thu nhập bình quân/giờ thấp. Mặc dù hệ số của biến đất đai có ý nghĩa, tuy nhiên so

vớicác yếu tố khác, đất đai không đóng vai trò lớn trong việc đẩy nguời dân vào với họat động phi

nông nghiệp, mặc dù có bằng chứng để cho thấy vai trò đó có thể tăng lên chút ít ở các vùng miền núi.

Hộp 7: Nếu có đủ ruộng, làm nông nghiệp cũng tốt

Ông Phạm Văn Trắng, 51 tuổi, ở ấp Hoà Phú 2, thị trấn An Châu, huyện Châu

6 Có lẽ cũng do bỏ qua một số yếu tố quan trọng như vậy lên mức độ giải thích của mô hình tương đối thấp

106

Page 114: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Thành, tỉnh An giang là một người luôn miệt mài với nghề nông. Không chỉ có ông mà vợ

và các con ông cũng đều xoay quanh công việc đồng áng và chăn nuôi. Cả gia đình trình

độ văn hoá chỉ hết lớp 5/12, riêng bà Kiệt vợ ông chỉ học hết lớp 3. Nhà ông Trắng có

7000m2 ruộng, đều là đất trồng lúa, và khá thuận tiện cho sản xuất.

Với 7 “công” đất, một năm gia đình ông có thu nhập (sau khi trừ chi phí) từ trồng

trọt được gần 13 triệu đồng, thu nhập từ chăn nuôi cũng được 18 triệu đồng/năm. Như

vậy với thu nhập cả năm 31 triệu, gia đình ông với 7 nhân khẩu có thể tạm yên tâm với

một mức sống khá ở nông thôn. Nếu không có gì biến động lớn và gia đình không có

người ốm đau, hộ nhà ông chỉ chi tiêu hết khoảng 1-1,1 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy,

gia đình ông đã có tích luỹ phần nào. Trong thời gian tới đây ông đã có thể nghĩ đến

việc đầu tư một phần vốn “tự có” của mình. Nguyên với số lãi của việc nuôi heo, ông

đang nghĩ đến khả năng đầu tư mua 3-4 con bò giống để “đa dạng hoá” chăn nuôi. Ông

cũng có ý định cho cậu út đi học nghề, nhưng ông cũng muốn chọn cho con một nghề

“nhẹ nhàng, không quá vất vả” (theo lời ông), rồi sau đó xin làm ở một nhà máy gần

nhà. Đó bởi vì theo ông nghĩ nếu ở khu công nghiệp và nhà máy mà quá vất vả thì “theo

tôi nếu ruộng nhiều thì làm nông nghiệp cũng được. Một năm chỉ làm hai vụ thì cũng

không vất vả, nếu đất nhiều nữa thì có thể thuê người làm thêm”. Ông nói

Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

Các phân tích về tác động của quy mô đất nông nghiệp cho thấy nếu các giải

pháp về tích tụ ruộng đất được đẩy mạnh có thể làm cho một bộ phận dân cư có

quy mô đất tăng lên và một bộ phận dân cư có quy mô đất nhỏ đi. Với bộ phận dân

cư đất tăng lên họ sẽ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, và ngược lại với hộ nông

dân ít đất đi sẽ có nhiều cơ hội hơn tập trung vào sản xuất phi nông nghiệp. Kết

luận này trùng hợp với các nghiên cứu khác khi đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ

cấu lao động tuy nhiên điểm chú ý là nó cho thấy rằng tác động của yếu tố đất đai

không lớn như mong đợi. Chính sách thúc đẩy dồn điền đổi thửa hiện nay có tác

động làm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp nhiều hơn là tác động đến chuyển

dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp.

3.2.2. Tỷ lệ đất nông nghiệp có sổ đỏ: Được coi là biến số quan trong trong

khung khổ phân tích này do liên quan trực tiếp đến chính sách đất đai hiện hành

của nhà nước. So với biến quy mô đất đai, tỷ lệ đất có sổ đỏ của hộ gia đình có

tác động lớn hơn nhiều trong chuyển dịch cơ cấu lao động. Do thực tế việc triển

khai cấp sổ đỏ cho nông dân trước đây là khá thấp cũng như do thị trường tài

chính kém phát triển, không có gì ngạc nhiên khi biến số này không có ý nghĩa

107

Page 115: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

cho chuyển dịch lao động ở giai đoạn 1993-1997 và ở cả giai đoạn sau đối với

khu vực miền núi.

Ước lượng mô hình ở các loại hình chuyển dịch khác nhau cho thấy hệ số của

biến có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5% ở hình thức chuyển từ

nông nghiệp sang làm thuê và không có ý nghĩa thống kê ở hình thức tự làm.

Ngược lại, lại có giá trị dương ở hình thức chuyển đổi từ nông nghiệp sang tiểu

thủ công nghiệp và không có ý nghĩa ở hình thức chuyển dịch nông nghiệp sang

dịch vụ. Ở giai đoạn 2002-2004 biến số này có giá trị âm ở hình thức chuyển dịch

từ nông nghiệp sang làm thuê và ở hình thức nông nghiệp sang dịch vụ.

Về ý nghĩa kinh tế, giá trị dương của biến cho biết tỷ lệ cấp sổ đỏ càng cao

thì xác suất của việc chuyển dịch càng cao, và ngược lại thì sẽ làm cản trở quá

trình chuyển dịch. Kết quả ước lượng của biến cho thấy thực tế là việc cấp sổ đỏ

lâu dài có tác động cả hai chiều, và điều này phù hợp với khung khổ lý thuyết đã

thảo luận ở phần trên. Cấp sổ đỏ có tác dụng làm nông dân yên tâm hơn với sản

xuất nông nghiệp, vì vậy làm giảm khả năng chuyển dịch sang phi nông nghiệp

(hệ số âm), tuy nhiên, cấp sổ đỏ cũng còn tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp

cận với nguồn vốn tín dụng tốt hơn và vì thế có nhiều cơ hội hơn để đa dạng hóa

sang họat động phi nông nghiệp (hệ số có giá trị dương).

Kết quả ước lượng cũng cho thấy nếu xem xét tất cả các hình thức chuyển

dịch nói chung thì biến sổ đỏ có tác động làm giảm quá trình chuyển dịch sang

họat động phi nông nghiệp. Điều này nói lên rằng một mục tiêu quan trọng của

chính sách giao đất lâu dài cho hộ gia đình, cung cấp sổ đỏ như một phương tiện

để nông dân tiếp cận với tín dụng để đa dạng hóa họat động phi nông nghiệp đã

không đạt được như mong muốn. Nguyên nhân có thể có nhiều, tuy nhiên qua

khảo sát chúng tôi thấy rằng, nghịch lý lớn nhất là trong khi các địa phương đều

thúc đẩy quá trình cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp thì các ngân hàng-những người

cung cấp tín dụng lại không sẵn sàng tiếp nhận sổ đỏ của đất nông nghiệp như

một vật thế chấp. Lý do ở phía ngân hàng là đất nông nghiệp có giá trị thấp, tính

thanh khoản- hay khả năng chuyển hoán thành tiền mặt của tài sản- thấp hơn

nhiều so với đất thổ cư. Rất nhiều hộ gia đình ở Hà Tây, Quảng Nam, và An

Giang cho rằng ngân hàng ít chấp nhận thế chấp bằng đất nông nghiệp, hoặc kể

cả khi thế chấp được thì khoản tín dụng được vay cũng không đáng kể do quy

định tín dụng cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp, trong khi đó

108

Page 116: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

giá của 1 sào ruộng lại chỉ được tính theo khung giá đất nông nghiệp của Nhà

nước vài chục ngàn đồng/m2.

Phân tích thêm về quan hệ của tỷ lệ đất sổ đỏ với các hình thức chuyển dịch

cho thấy trong khi tỷ lệ đất sổ đỏ có tác động âm ở chuyển dịch từ nông nghiệp

sang làm thuê phi nông nghiệp, từ nông nghiệp sang họat động dịch vụ, tác động

tích cực lại được tìm thấy ở các trường hợp chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu

thủ công nghiệp ở vùng đồng bằng và có xu hướng tăng lên khi quy mô đất của

hộ tăng lên. Nói cách khác, nếu giả sử rằng hộ trực tiếp sản xuất tiểu thủ công

nghiệp cần nhiều vốn hơn để chuyển đổi so với hộ làm thuê hoặc họat động dịch

vụ nhỏ lẻ ở nông thôn thì tác động tích cực của sổ đỏ với họat động tiểu thủ công

nghiệp ở nông thôn là không thể hoàn toàn phủ nhận. Cần chú ý là kết luận về tác

động tích cực này chỉ đúng với trường hợp chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu

thủ công nghiệp mà thôi. Với các trường hợp khác sổ đỏ vẫn làm cho nông dân

“bền bỉ” hơn với sản xuất nông nghiệp. Như vậy, măc dù có tác động tích cực đến

quá trình chuyển dịch tuy nhiên còn nhiều vấn đề còn phải xem xét kỹ hơn về trật

tự ưu tiên trong cấp sổ đỏ cho dân, thời gian trước mắt cần hoàn thiện nhanh quá

trình cấp sổ đỏ cho đất thổ cư hơn là đất nông nghiệp.

109

Page 117: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Biểu 22. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của hộ gia đình  

  

 1993-1998 2002-2004

nn-phi nn-l.thue nn-tulam nn-ttcn nn-dv nn-phi nn-l.thue nn-tulam nn-ttcn nn-dvdatsx Cả nước -0.0001* 0.00 0.00 0.0001 -0.0001*** -0.0000*** -0.0001*** -0.0001 -0.0000* -0.0000**datsx Đồng bằng 0.00 0.00 0.00 0.0001** -0.0001* 0.00 -0.0001 0.0001 0.0001 -0.0001datsx Miền núi -0.0001 -0.0001* 0.00 0.0001 -0.0002* -0.0001*** -0.0001*** -0.0002*** -0.0002*** -0.0000**datnnsodo Cả nước -0.0524 -0.1568** 0.1296 0.3500*** 0.0984 -0.2649*** -0.1822 0.2901** 0.2846** -0.3463***datnnsodo Đồng bằng -0.1247 -0.2497** 0.0794 0.2405* 0.0469 -0.4067*** -0.3050** 0.3294** 0.4067*** -0.7207***datnnsodo Miền núi 0.1411 0.1244 0.1312 0.2699 0.219 -0.0009 0.1882 -0.0479 -0.1853 0.119datnnsodo Đất<1000 -0.2779 -0.4976* 0.2102 0.9359** -1.1423** 0.4258 -1.6437** 4.5956* 1.8379*** -1.4299**datnnsodo 1000_3000 -0.0469 -0.1007 0.0273 0.2472 -0.0917 -0.4910*** -0.0936 -0.0053 0.3312* -0.5704***datnnsodo 3000_5000 0.147 0.0137 0.3905* 0.5531* 0.4274* -0.6615*** -0.1811 0.5601 0.5968** -0.4779**datnnsodo Đất>5000 0.0842 0.0848 0.0997 0.2403 0.0179 0.2527 -0.1056 0.345 0.1952 0.2212nongnhan Cả nước 0.00 -0.0001 0.0002*** 0.0001 0.0002*** 0.0001** 0.0001 0.00 0.00 0.0002***nongnhan Đồng bằng -0.0001* -0.0001** 0.00 0.00 0.0001 0.00 0.0001 0.0001 0.0002** 0.0001nongnhan Miền núi -0.0003*** -0.0004*** -0.0001 0.0001 0.00 0.0001 0.0002 -0.0002 0.00 0.0002nongnhan Đất<1000m2 0.0001 0.0002* 0.00 0.0001 0.00 -0.0016*** -0.0002 -0.001 -0.0008** -0.0006*nongnhan 1000_3000m2 -0.0001** -0.0002*** 0.00 0.0001 0.0001 0.0001 0.000 0.0001 0.0001 0.0003***nongnhan 3000_5000m2 -0.0001* -0.0002*** 0.0001 -0.0001 0.0002* 0.0002* 0.0001 0.00 0.00 0.0002*nongnhan Đất>5000m2 -0.0003*** -0.0003*** -0.0001 0.00 -0.0001 0.0002** 0.0001 -0.0001 -0.0002* 0.0002***songuoiantheo Cả nước 0.2268** -0.0959 0.6698*** 0.3414* 0.6961*** 0.1810*** 0.1446** 0.2332*** -0.0536 0.1472**Songuoiantheo Đồng bằng 0.0232 -0.1641 0.2797** 0.1222 0.3128* 0.1788** 0.0297 0.2800*** -0.0562 0.2514***Songuoiantheo Miền núi -0.1297 0.6745*** 0.8237*** 0.5649* 0.5264* 0.2862*** -0.3843*** 0.2529** -0.1877 0.3004***Songuoiantheo Đất<1000m2 -0.0572 -0.0823 -0.0447 -0.8084 0.2134 -2.1827*** 0.3903 -2.1791** 1.0574*** -0.1258Songuoiantheo 1000_3000m2 -0.1087 0.5982*** 0.6718*** 0.1741 0.7460*** 0.4358*** -0.3384** -0.182 0.2158** 0.1081Songuoiantheo 3000_5000m2 0.2169 -0.2041 0.6980** 0.7901* 0.4904 0.0383 0.3634** -0.3309** 0.0085 0.0284songuoiantheo Đất>5000m2 0.2902 0.0324 0.6826*** 0.3476 0.6692** 0.1047 -0.2219* -0.2114 -0.1948* 0.2152**taisanlauben Cả nước 0.00 -0.0001 0.0001 0.00 0.00 0.00 0.00 0.0000*** 0.00 0.00taisanlauben Đồng bằng 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.0000*** 0.00 0.0000**taisanlauben Miền núi 0.00 -0.0001 0.0001 0.0001 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00taisanlauben Đất<1000m2 0.0001 0.00 0.0002 0.0011** 0.0002 0.00 0.0002 0.0011 0.0003* 0.0004***taisanlauben 1000_3000m2 0.0002** 0.0001 0.0002** 0.0002 0.0002** 0.0001** 0.00 0.0001*** 0.00 0.00taisanlauben 3000_5000m2 0.00 -0.0001 0.0001 0.0003 0.00 0.0000** 0.00 0.0001** 0.00 0.0000*taisanlauben Đất>5000m2 -0.0001 -0.0001 -0.0002 0.00 -0.0003 0.0000** 0.00 0.0000*** 0.00 0.0000**thanhvien Cả nước -0.0008 0.0096 -0.0135 -0.0105 -0.0193 0.0548** -0.0320 0.0166 0.0215 -0.0408*

110

Page 118: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

  

  

1993-1998 2002-2004

nn-phi nn-l.thue nn-tulam nn-ttcn nn-dv nn-phi nn-l.thue nn-tulam nn-ttcn nn-dvthanhvien Đồng bằng 0.0210* 0.0036 -0.0475*** -0.0535** -0.0328 0.0653** -0.0951*** -0.0089 0.0423 0.1472**thanhvien Miền núi -0.003 -0.0099 0.0152 0.0438 -0.011 -0.0715* 0.052 0.0845* -0.0147 0.00thanhvien Đất<1000m2 0.0323 0.0513 -0.0378 0.0722 -0.1147* 0.7813*** 0.2819 2.0957* 1.0976*** 0.00thanhvien 1000_3000m2 -0.0136 0.0122 -0.0666** -0.0846* -0.0493 0.1378*** 0.0049 -0.0514 0.1160** 0.00thanhvien 3000_5000m2 -0.0072 -0.0297 0.0015 -0.0307 0.0179 0.1326* -0.2318*** 0.1166 0.1486** 0.0079thanhvien Đất>5000m2 -0.0087 -0.0043 -0.0073 0.0028 -0.0168 0.0582* 0.0282 -0.0012 0.0925** 0.0452thunhapkhac Cả nước 0.00 0.00 -0.0001* -0.0003 -0.0001 0.00 0.000 0.00 0.00 0.00thunhapkhac Đồng bằng 0.00 0.0001** -0.0001 -0.0003 -0.0001 0.00 0.000 0.00 0.00 0.00*thunhapkhac Miền núi -0.0001 -0.0001 0.00 0.00 0.00 0.00 0.000 0.00 0.00 0.00thunhapkhac Đất<1000m2 -0.0001 0.00 -0.0002 -0.0009 0.00 0.00 0.0001*** 0.00 -0.0001 0.0001*thunhapkhac 1000_3000m2 0.00 0.00 -0.0001 0.00 0.00 0.00 0.000 0.00 0.00 -0.000thunhapkhac 3000_5000m2 0.00 0.0002** -0.0006* -0.0006 -0.0004 0.00 -0.0001* -0.0001*** 0.0001 -0.000thunhapkhac Đất>5000m2 -0.0002** -0.0003* -0.0001 -0.0001 -0.0001 0.0000** 0.000 0.00 0.00 -0.000*thunhapnongnghiep Cả nước -0.0001*** -0.0001*** 0.00 -0.0002*** 0.0001** -0.0000** -0.0001*** -0.0000** -0.0001*** -0.000thunhapnongnghiep Đồng bằng -0.0001*** -0.0001*** 0.00 -0.0002*** 0.0000* -0.0000** -0.0001*** -0.0001** -0.0001*** -0.000*thunhapnongnghiep Miền núi -0.0003*** -0.0002*** -0.0002* -0.0002 0.00 -0.0001*** 0.00 -0.0001 0.00 0.0001*thunhapnongnghiep Đất<1000m2 -0.0002** -0.0002 -0.0002 -0.0002 -0.0001 -0.0002 -0.0001 -0.0028** -0.0002 -0.000thunhapnongnghiep 1000_3000m2 0.00 -0.0002*** 0.0001*** -0.0002 0.0001*** 0.00 -0.0001** -0.0001** -0.0001*** 0.000thunhapnongnghiep 3000_5000m2 -0.0001** -0.0002** -0.0001 -0.0003** 0.00 -0.0001* -0.0002* -0.0003*** -0.0002*** -0.000thunhapnongnghiep Đất>5000m2 -0.0001*** -0.0001*** -0.0001 -0.0001** 0.00 -0.0000** -0.0001** 0.00 -0.0000* -0.000chitieuphilttp Cả nước 0.0002* 0.0002** 0.00 0.00 0.0001 0.000*** 0.0002*** 0.0001*** 0.00 0.000chitieuphilttp Đồng bằng 0.0002** -0.0002 -0.0002 -0.0003 -0.0001 0.000**** 0.0002*** 0.0001*** 0.00 -0.000chitieuphilttp Miền núi 0.0007*** 0.0008*** 0.0004** 0.0006** 0.0003 0.0001** 0.0001 0.0002** -0.0001* 0.0001*chitieuphilttp Đất<1000m2 -0.0002 -0.0002 -0.0004 -0.0003 0.0005 0.0001 0.0002 0.0032** -0.0002 0.0006*chitieuphilttp 1000_3000m2 0.0002* 0.00 -0.0005*** -0.0012*** -0.0003* -0.0001 0.0002*** -0.0001 -0.0001** 0.000chitieuphilttp 3000_5000m2 0.0003 0.0002 0.0003 0.0001 0.0002 0.00 0.0001 0.0004*** -0.0002* 0.000chitieuphilttp Đất>5000m2 0.0004** 0.0004* 0.0003 0.0002 0.0003 0.00001* 0.0003*** 0.0001* 0.0001 0.00

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

111

Page 119: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

3.2.3.Yếu tố về nhân khẩu học của hộ gia đình: Hai biến đại diện về nhân

khẩu học của hộ gia đình trong mô hình này là quy mô hộ gia đình-thể hiện bằng

biến THANHVIEN và tỷ lệ số người ăn theo trên tổng số người làm việc-thể hiện

bằng biến SONGUOIANTHEO. Trong mô hình lý thuyết quy mô hộ gia đình là

lực đẩy đối với chuyển dịch lao động. Với hộ gia đình có quy mô lớn hơn có thể

có nhiều điều kiện hơn về lao động và vì thế dễ dàng chuyển đổi hơn, đồng thời

quy mô hộ lớn trong sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với sức ép về việc làm lớn

hơn cho hộ gia đình vì vậy buộc hộ gia đình phải đa dạng hóa sang phi nông

nghiệp. Tương tự như vậy, số người ăn theo là tỷ lệ giữa tổng nhân khẩu của hộ

chia cho số lao động thực tế đang làm việc, tỷ lệ này càng lớn thì sức ép cho

chuyển dịch cũng càng lớn. Kết quả ước lượng cho thấy nhìn chung các ước

lượng phù hợp với lý thuyết, hầu hết các biến có giá trị dương thể hiện sức ép của

yếu tố nhân khẩu học lên việc làm phi nông nghiệp. Sức ép này cũng ngày càng

lớn thể hiện qua việc các biến ít có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn đầu nhưng

lại có ý nghĩa thống kê cao ở giai đoạn sau. So với các biến khác, tỷ lệ người ăn

theo có tác động khá lớn, đặc biệt tác động ở miền núi lại lớn hơn ở đồng bằng, ở

hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tự làm lớn hơn ở làm

thuê; và chuyển dịch sang dịch vụ lớn hơn sang tiểu thủ công nghiệp. Khi ước

lượng theo quy mô đất, giá trị của biến tỉ lệ người ăn theo lại có giá trị âm ở quy

mô đất nhỏ nhất. Có thể do đây là những gia đình nghèo có con cái đông, các

điều kiện khác để chuyển dịch thường bị hạn chế.

Những phân tích về nhóm yếu tố nhân khẩu học của hộ gia đình cho thấy

việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp có đóng góp không

nhỏ của các yếu tố nội tại từng gia đình. Gia đình đông con thường có sức ép

chuyển dịch lớn hơn tuy nhiên phải kết hợp với các điều kiện khác, đông con

nhưng nghèo, ít đất lại trở thành những lực cản không nhỏ, khiến người nông dân

không dễ gì thoát ra khỏi nông nghiệp được.

3.2.4.Sức ép về chi tiêu: biến số về tỉ lệ người ăn theo cũng đã một phần phản

ánh sức ép về chi tiêu hộ gia đình, tuy nhiên một biến số chính xác hơn được đưa

vào trong mô hình đó là tỉ lệ chi tiêu phi lương thực thực phẩm bình quân/người.

Về mặt kỹ thuật ước lượng, việc đưa hai biến số này có thể gây lên hiện tượng đa

tương quan (multi-collinearity) khi ước lượng và làm cho các hệ số không được

112

Page 120: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

chính xác tuy nhiên sau khi kiểm định hệ số tương quan giữa hai biến cho thấy hệ

số tương quan là khá thấp (-0.0383) vì vậy có thể đưa vào cùng một mô hình7.

Cần chú ý là chi tiêu phi lương thực thực phẩm được tính bình quân/người và là

giá trị xác định tại thời điểm khởi đầu của mỗi giai đoạn chuyển dịch vì vậy được

hy vọng là không có hiện tượng các biến tự xác định lẫn nhau (endogeneity) trong

mô hình.

Kết quả ước lượng cho thấy, mức chi tiêu cho các khoản phi lương thực –

thực phẩm có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các uớc lượng và

trong cả hai giai đoạn. Điều này cho thấy, nhu cầu về chi tiêu tiền mặt có vai trò

“đẩy” quan trọng đối với hộ gia đình khi tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp.

Ở một góc độ khác, biến số này có thể coi là biến số “kéo”, nó thể hiện sức hẫp

dẫn về thu nhập tiền mặt của họat động phi nông nghiệp với người nông dân.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới (Reardon, 1997) cho rằng ngay cả khi thu nhập

của nông nghiệp bằng với phi nông nghiệp thì thu nhập của phi nông nghiệp do

thể hiện bằng tiền mặt vẫn có sức hấp dẫn đối với người nông dân, kết quả ước

lượng cho thấy điều này cũng đúng với bối cảnh của Việt nam. Tuy nhiên, rất

đáng chú ý là giá trị tuyệt đối của các biến tương đối thấp, cho thấy mức đóng

góp của yếu tố chi tiêu phi lương thực thực phẩm là thấp hơn so với các yếu tố

khác. Các kết quả phân tích cũng cho thấy với hình thức tự làm thì biến số này có

giá trị cao hơn và có ý nghĩa thống kê rõ ràng hơn. Điều này có thể liên quan đến

tính ổn định và chủ động của nguồn thu nhập khi so sánh giữa làm thuê và tự làm.

Xem xét hệ số của biến với quy mô đất của hộ cho thấy quy mô đất sản xuất càng

lớn thì đóng góp của yếu tố chi tiêu phi lương thực thực phẩm càng lớn. Điều này

rất khó giải thích ngoại trừ trường hợp với hộ có quy mô đất lớn thì thường khá

giả hơn và nhu cầu chi tiêu phi lương thực thực phẩm cũng cao hơn do đó tác

động biên của biến này có giá trị lớn hơn. Một điểm cần chú ý nữa là hệ số của

hai yếu tố này ở thời kỳ 1993-1998 có giá trị tuyệt đối cao hơn. Nói một cách

khác, sức ẽp chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ phi lương thực – thực phẩm không

còn nhiều ý nghĩa bằng trước đây đối với việc chuyển dịch lao động thời kỳ

2001-2004. Kết luận này không hoàn toàn đồng nhất với một số nhận định về sức

ép chi tiêu và vai trò của thu nhập tiền mặt với việc tham gia vào họat động phi

7 Có thể tỉ lệ người ăn theo sẽ tương quan nhiều hơn với chi tiêu về lương thực thực phẩm hơn là phi lương thực thực phẩm.

113

Page 121: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nông nghiệp. Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy vai trò to lớn của yếu tố này

khiến người dân buộc phải đa dạng hóa họat động kinh tế. Lý do duy nhất có thể

giải thích được cho kết luận trên là việc kinh tế thị trường cũng đã khá phát triển

ở nông thôn và việc chuyển từ thu nhập bằng hiện vật trong sản xuất nông nghiệp

sang tiền mặt cũng đã trở lên dễ dàng hơn nhiều giữa hai thời kỳ 1993/1997 và

2001/2004. Giải thích này cũng phù hợp với kết quả ước luợng khi so sánh hệ số

của biến ở vùng miền núi và vùng đồng bằng với giả sử rằng thị trường hàng hóa

ở các vùng đồng bằng phát triển hơn so với miền núi. .

Hộp 8: Sức ép của chi tiêu

Ông Phạm Văn Xếp, 58 tuổi ở phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên đã về hưu và ở

tại địa phương. Gia đình ông có 5 nhân khẩu nhưng diện tích đất nông nghiệp hiện còn

rất ít, chỉ còn lại 2 sào vì đất nhà ông trước đây nằm trong vùng qui hoạch. Thu nhập từ

sản xuất nông nghiệp (cả trồng trọt và chăn nuôi) của hộ nhà ông khoảng 3,4 triệu

đồng/năm. Đất thổ cư nhà ông khá rộng với 825m2 nhưng số vốn “cố định” này gia đình

ông định dành để khi giá đất được giá sẽ bán đi để cho các con học hành và chữa bệnh

cho vợ chồng ông khi về già. Thu nhập nông nghiệp không đủ sống, vợ ông – bà Thu,

nhờ con ông chú ruột ở Hà nội giúp kinh doanh buôn bán. Từ tháng 1/2004 bà bắt đầu

lên Hà nội bán hàng rau quả. Nguồn vốn bắt đầu kinh doanh của bà chỉ 2 triệu đồng do

có cơ sở người nhà ở Hà nội giúp đỡ nên cần ít vốn hơn. Hàng năm bà Thu ở Hà nội

khoảng 6 tháng để kinh doanh. Theo ước tính của ông Xếp, mỗi tháng thu nhập thuần do

bà Thu bán hàng khi ở Hà nội đem lại là 600.000 đồng.

Con gái ông bà - chị Thảo sau khi tốt nghiệp PTTH, làm nông nghiệp rồi xin làm

công nhân ở Công ty may 2, thị xã Hưng Yên từ tháng 1/2002 với mức lương 400.000

đ/tháng. Tuy vậy đến tháng 09/2003, công việc ở Công ty không nhiều nên chị phải tạm

thời nghỉ việc. Sức ép thu nhập làm bà Thu vẫn quyết tâm kinh doanh buôn bán. Ông bà

đã quyết định vay vốn của ngân hàng chính sách với số tiền 7 triệu đồng trong thời hạn 2

năm và lãi suất ưu đãi 0,5%/tháng để tiếp tục kinh doanh, đồng thời mở rộng chăn nuôi,

trồng trọt thêm và một phần cũng dành để cho các con ăn học.

Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

3.2.5.Tiềm lực kinh tế của hộ gia đình: Có ba yếu tố được đưa vào trong mô

hình khi xem xét tiềm lực ban đầu của hộ thuần nông đóng vai trò như thế nào

với xác suất chuyển dịch lao động phi nông nghiệp, bao gồm: (1) giá trị tài sản

lâu bền của hộ (bình quân/người) thể hiện bằng biến TAISANLAUBEN; (2) thu

114

Page 122: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nhập phi lao động (bình quân/người) từ các nguồn cho thuê tài sản, tiền gửi từ lao

động di cư, tiền cho, biếu tặng….(biến THUNHAPKHAC) và; (3) thu nhập từ

nông nghiệp bình quân/người (biến THUNHAPNONGNGHIEP). Các yếu tố này

ngoài việc thể hiện hộ khá giả hay không còn thể hiện khả năng đầu tư cho họat

động phi nông nghiệp.

Kết quả ước lượng cho thấy nhìn chung tác động của nhóm yếu tố này tương

đối thấp so với các nhóm yếu tố khác. Đặc biệt thu nhập phi lao động hầu như

không có tác động hoặc tác động dương rất không đáng kể có thể cho thấy một

thực tế là các khoản tiền gửi, cho biếu, tặng… của hộ gia đình thường được dùng

cho tiêu dùng hơn là cho sản xuất. Giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình hầu như

không đóng góp gì cho xác suất chuyển dịch ở tất cả các lọai hình chuyển dịch

trong giai đoạn 1993/1997 và rất nhỏ ở giai đoạn tiếp theo (giá trị của biến hầu

hết nhỏ hơn giá trị 0.0001**). Mặt khác biến cũng chỉ có ý nghĩa thống kê ở các

hộ gia đình vùng đồng bằng và đối với loại hình phi nông nghiệp tự làm. Theo

quy mô đất, hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với quy mô đất từ trên

1000m2 trở lên và giá trị tuyệt đối có xu hướng giảm đi.

Lý do cho tác động hạn chế của yếu tố này có thể do giá trị tuyệt đối của tài

sản của hộ gia đình nông dân thường thấp, không đáng kể trong giai đoạn

1993/1997 và được cải thiện hơn chút ít ở giai đoạn sau. Cũng có thể tài sản của

hộ thường có tính thanh khoản thấp; mặt khác, cũng có thể do thị trường ở giai

đoạn sau đã họat động tốt hơn khiến cho việc chuyển tài sản thành vốn tốt hơn.

Chúng tôi cho rằng trong thực tế có lẽ tồn tại cả ba lý do này. Việc hệ số của biến

chỉ có ý nghĩa ở loại hình phi nông nghiệp tự làm là đương nhiên do nhu cầu vốn

của loại hình này lớn hơn so với làm thuê. Tín hiệu tốt ở đây là theo thời gian vai

trò của tài sản của hộ gia đình đã cao hơn trong việc thúc đẩy người nông dân

tham gia phi nông nghiệp, nó cũng nói lên rằng thị trường ở nông thôn đã phát

triển hơn, thói quen biến tài sản thành vốn kinh doanh đã hình thành, mặc dù

chưa rõ nét ở các hộ nghèo, ít đất, các hộ ở miền núi.

Thu nhập trong nông nghiệp của hộ gia đình nông dân có hai ý nghĩa: thứ

nhất nó có thể là lực cản người nông dân chuyển sang phi nông nghiệp, nghĩa là

nếu thu nhập nông nghiệp càng cao thì người nông dân sẽ ít chuyển sang phi

nông nghiệp hơn (hệ số của biến lúc đó sẽ âm), thứ hai nó có thể là lực đẩy thu

nhập nông nghiệp cao hơn sẽ tạo tiền đề để đầu tư cho phi nông nghiệp. Mô hình

115

Page 123: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

quan hệ giữa nông và công nghiệp dựa trên lý thuyết hai khu vực (Dualism

theory) đã được phân tích ở phần lý thuyết, về mặt vĩ mô người ta thường cho

rằng lợi nhuận trong nông nghiệp sẽ được đưa vào đầu tư trong công nghiệp và

chỉ có như vậy mới làm cho tăng trưởng cao hơn do khu vực công nghiệp luôn là

khu vực có năng suất cao hơn. Tuy nhiên đó là góc độ vĩ mô, và áp dụng cho toàn

nền kinh tế, ở khu vực nông thôn và ở hành vi của từng hộ gia đình có thể sẽ

khác. Việc đưa biến thu nhập nông nghiệp vào mô hình sẽ góp phần kiểm chứng

luận thuyết trên trên góc độ hành vi của hộ gia đình nông thôn.

Kết quả ước lượng cho thấy biến THUNHAPNONGNGHIEP hầu hết có giá

trị âm và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%, điều đó có nghĩa là thu nhập nông

nghiệp bình quân/người của hộ càng cao thì càng làm giảm khả năng tham gia

sản xuất phi nông nghiệp. Giá trị tuyệt đối của biến giảm đi ở giai đoạn

2001/2004 cho thấy rằng thu nhập nông nghiệp cao hơn ở thời kỳ 2001/2004

không “giữ” người lao động ở lại với sản xuất nông nghiệp bằng thời kỳ

1993/1999. So sánh giá trị giữa nhóm làm thuê và tự làm cũng cho thấy thu nhập

nông nghiệp ít có tác dụng giữ chân ngươi nông dân khi họ chuyển sang tự làm so

với họat động làm thuê, và tương tự như thế ở họat động dịch vụ so với tiểu thủ

công nghiệp. So sánh giữa miền núi và đồng bằng cũng cho thấy với các hộ ở

miền núi thu nhập nông nghiệp có tác dụng giữ chân nhiều hơn so với các hộ ở

đồng bằng. Rất đáng chú ý là những nhận định như vậy đúng cho cả hai thời kỳ

ước luợng. Mặc dầu vậy, do các hệ số của biến rất thấp, dao động xung quanh -

0.0001 đến -0.003 lên có thể khẳng định là tác động không nhiều so với các yếu

tố khác.

Tác động âm và có ý nghĩa thống kê của biến thu nhập nông nghiệp cho thấy

một thực tế là ngoài yếu tố tâm lý “an toàn” của nông dân có thể tính ổn định

cũng như lợi ích của họat động phi nông nghiệp vẫn chưa đủ ở mức vượt trội so

với nông nghiệp khiến người dân bỏ hoàn toàn sản xuất nông nghiệp để tập trung

vào nông nghiệp, đặc biệt là ở họat động phi nông nghiệp làm thuê. Kết quả khảo

sát ở 4 tỉnh trong khung khổ nghiên cứu này cũng cho thấy thực tế như vậy, đặc

bịêt ở các tỉnh phía Nam như An giang và Quảng Nam, họat động làm thuê có

tính thất thường cao và thu nhập/giờ của lao động có thể nói còn thấp hơn so với

nông nghiệp. Rất nhiều công nhân ở các khu công nghiệp thường bỏ về quê trong

thời gian thu họach hoặc chuẩn bị gieo trồng để làm nông nghiệp do mức lương

116

Page 124: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

trong nông nghiệp ở các thời điểm đó thường khoảng 40-50 ngàn đồng/ngày công

cao hơn rất nhiều so với mức lương khoảng 25-30 ngàn/ngày ở các khu công

nghiệp. Đặc biệt kết quả điều tra 120 hộ gia đình cho thấy hầu như không có hộ

gia đình nào bỏ hoàn toàn đất nông nghiệp để đầu tư vào phi nông nghiệp.

Kết quả ướng lượng theo quy mô đất nông nghiệp cũng cho thấy dường như

hệ số tác động có xu hướng giảm dần theo quy mô đất của hộ gia đình, thể hiện

rất rõ ở ước lượng đối với họat động làm thuê hơn là tự làm. Điều nay cho thấy

với những hộ ít đất, thu nhập thấp khi tham gia vào phi nông nghiệp thường tham

gia vào họat động làm thuê hơn là tự làm nông nghiệp. Kết luận này có ngụ ý

chính sách rất quan trọng. Trong khi các giải pháp xóa đói giảm nghèo thường tập

trung vào các kỹ năng của hộ sản xuất độc lập (ví dụ cho vay vốn, khuyến nông,

cung cấp đất sản xuất, đào tạo thêm nghề tiểu thủ công….) thì xu hướng chính

của các hộ đó khi đa dạng hóa thu nhập lại là họat động làm thuê chứ không phải

là tự sản xuất. Kết luận này trùng hợp với nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế

giới về xóa đói giảm nghèo ở ĐB Sông cửu long (Ausaid, 2004).

3.3. Các yếu tố thuộc về cộng đồng

Có nhiều biến số khác nhau được đưa vào trong mô hình này nhằm phản ảnh

yếu tố môi trường kinh tế xã hội mà hộ gia đình đang sinh sống nhằm xem xét

các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng chuyển dịch lao động. Các

yếu tố này bao gồm: (1) điện lưới; (2) đường giao thông; (3) dự án hạ tầng; (4) dự

án tạo việc làm; (5) dự án xóa đói giảm nghèo; (6) số nhà máy trong vòng bán

kính 10 km; (7) làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Hai yếu tố đầu nhằm đánh giá

thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng như thế nào trong cải thiện việc

làm. Nhóm yếu tố về dự án nhằm xem xét tác động của các dự án, chương trình

mục tiêu đã và đang được triển khai tới chuyển dịch lao động nông thôn. Hai biến

số cuối cùng thể hiện việc phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề nông thôn.

117

Page 125: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Biểu 23. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của cộng đồng

    1993-1998 2002-2004    nn-phi nn-lamthue nn-tulam nn-ttcn nn-dv nn-phi nn-lamthue nn-tulam nn-ttcn nn-dvdienluoi Cả nước 0.1459*** 0.1725*** 0.0662 0.0044 0.1037 0.036* 0.3899 0.3779 .0072*** 0.5756***dienluoi Đồng bằng 0.023 0.0223 0.0369 0.0301 0.0329 0.9534   -0.0094 0.6332 0.9896**dienluoi Miền núi 0.2287** 0.2460** 0.1475 0.0537 0.1308 0.1993** 0.7557**   0.3109*** 0.5834*dienluoi Đất<1000m2 0.0787 0.1438 0.5785** 0.6854* 0.315 0.2929*** -   0.007***  dienluoi 1000_3000m2 0.0208 -0.0313 0.1499 0.1846 0.1191 0.7573** - 0.5938 0.3109*** 0.4202***dienluoi 3000_5000m2 0.2024* 0.1943 0.1647 -0.0257 0.1541 0.0313 -   0.6332 0.8269**dienluoi Đất>5000m2 0.0639 0.1478 -0.093 -0.1924 -0.0408   -0.0006**   0.2743*** 0.256giaothong Cả nước 0.1082** -0.025 0.240*** 0.423*** -0.0515 -0.0021 0.2282* 0.4335** 0.1783 -0.1179giaothong Đồng bằng 0.0625 -0.0489 0.0996 0.1989** 0.0054 0.1021 -0.0106 0.3198* 0.0467 0.1535giaothong Miền núi 0.0786 0.2326** 0.2316* 0.486*** 0.0343 -0.422 0.2815  0.0003 0.5678 -0.9116***giaothong Đất<1000m2 -0.0044 0.0787 0.1943 0.6475** -0.4816* -0.0716 -1.4043**  0.001 -0.2296 -0.9066giaothong 1000_3000m2 0.1197 -0.116 0.1767* 0.2626** 0.0028 0.0781 0.3053 0.6393** 0.6842*** -0.4718**giaothong 3000_5000m2 0.2067** -0.0489 0.4589*** 0.661*** -0.3153** -0.4878 0.4315 -0.0568 0.0544 0.207giaothong Đất>5000m2 0.0377 0.1591 -0.1735 0.457*** 0.0506 0.252 0.4201* 0.5466** 0.3174* 0.1212duanhatang Cả nước 0.0302 0.0910* 0.0665 -0.0688 -0.0197 0.1148* 0.2565* 0.1562* 0.1415* 0.1588**duanhatang Đồng bằng -0.0396 -0.033 0.0471 -0.1391 0.0401 0.2023** 0.0069 0.1939* 0.0969 0.3859*duanhatang Miền núi 0.0735 0.1369 0.1059 0.1289 0.2985* 0.0428 0.6247* -0.2712 0.111 0.2034*duanhatang Đất<1000m2 0.148 0.3049** 0.1199 -0.1909 0.5859*** 0.7129 0.4583 1.1198 0.4747 0.6566duanhatang 1000_3000m2 0.0731 0.2172** 0.1699* 0.3647** 0.0003 0.0569 0.3794*** 0.3460** 0.0591 0.1624duanhatang 3000_5000m2 0.0546 0.0807 0.0391 0.1165 0.1699 0.2277 -0.2674 0.1463 -0.0411 0.3782**duanhatang Đất>5000m2 0.0557 0.1563 -0.0994 0.2733 -0.3716** 0.0761 0.4626*** -0.2438 0.2498* 0.0689taovieclam Cả nước 0.0319 0.057 0.1664** -0.1091 0.1294 -0.0092 0.0379 0.0434 0.0964 0.0079taovieclam Đồng bằng 0.0791 0.0586 0.2803*** -0.1922* 0.2277** -0.0223 0.046 0.0483 0.1325 -0.0149taovieclam Miền núi 0.03 0.0081 0.0237 -0.043 0.1589 0.0506 -0.2444 -0.3122* 0.3130** 0.1385taovieclam Đất<1000m2 0.0641 -0.02 -0.1034 -0.5048 0.1741 2.0526*** 1.4430*** -1.0695 0.5338 0.7575*taovieclam 1000_3000m2 -0.1375 -0.0033 -0.3401** -0.2263 -0.3025* -0.0941 -0.1016 -0.0407 -0.1168 -0.0285taovieclam 3000_5000m2 0.0036 0.0601 -0.0912 0.1688 -0.2903* -0.075 0.3447 0.0581 -0.0431 -0.0429taovieclam Đất>5000m2 0.0548 0.187 -0.1795 -0.1875 -0.1592 -0.0539 0.0145 -0.0319 -0.1905 -0.0936duanxdgn Cả nước 0.0959 0.0753 0.1209 0.2933*** -0.0449 -0.0117 0.1723* -0.1481 0.065 0.0452

118

Page 126: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

    1993-1998 2002-2004    nn-phi nn-lamthue nn-tulam nn-ttcn nn-dv nn-phi nn-lamthue nn-tulam nn-ttcn nn-dvduanxdgn Đồng bằng 0.1976*** 0.1048 0.2901*** 0.4241*** 0.1273 0.1424 0.4188*** -0.1472 0.0249 0.2561**duanxdgn Miền núi 0.0566 0.0457 0.1449 0.0437 0.406*** -0.1636 0.3208* -0.1906 -0.0312 0.0358duanxdgn Đất<1000m2 0.3598* 0.7688***  ---- ---  ---  1.1304** 2.7254*** 1.2593 -0.164 0.8362duanxdgn 1000_3000m2 0.1072 0.1204 0.1096 0.5784*** -0.1838 -0.1259 0.7478*** -0.0781 0.0912 0.0993duanxdgn 3000_5000m2 0.166 0.102 0.2039 0.2714 0.1708 -0.1175 -0.3523 0.073 0.0587 -0.3276duanxdgn Đất>5000m2 0.0596 0.0273 0.0617 -0.2114 0.2687 -0.0917 0.1795 0.1546 0.0581 -0.0306sonhamay Cả nước 0.0542*** 0.0610*** 0.0433** 0.0576** 0.0285 0.0012 -0.0004 -0.0018 0.001 0.0005sonhamay Đồng bằng 0.0409*** 0.0484*** 0.0248 0.0348 0.0175 -0.0008 0.0079** -0.0047 0.0009 -0.0016sonhamay Miền núi 0.1251** 0.1598*** 0.0653 -0.0879 0.2314** 0.0107** 0.0130** 0.0075 0.0089 0.0140***sonhamay Đất<1000m2 0.1222*** 0.0979** 0.1358** 0.2148*** 0.0677 0.0737*** 0.0448** -0.006 -0.0028 0.0369***sonhamay 1000_3000m2 0.0302 0.0388 0.0266 0.0275 0.0476 -0.0015 -0.0085 0.0022 -0.0011 -0.004sonhamay 3000_5000m2 0.0307 0.0679** -0.0197 0.0377 -0.0436 0.0027 0.0207*** 0.0135** 0.0058 0.0013sonhamay Đất>5000m2 0.0536* 0.0827** 0.0154 0.0189 -0.0308 -0.0004 0.0002 -0.0041 0.0013 0.0027Lang nghe Cả nước 0.1680*** 0.1362** 0.1743** 0.1226 0.2142** 0.2003** 0.2595** 0.1102 0.0147 0.2624***Lang nghe Đồng bằng 0.0223 -0.0564 0.1126 0.1409 0.0474 0.1687 0.2279* 0.1219 0.0059 0.2109Lang nghe Miền núi 0.2743*** 0.3099*** 0.1445 -0.1311 0.5695*** 0.1872 0.1847 0.4196 0.3531 0.6182***Lang nghe Đất<1000m2 0.3607** 0.4347*** 0.2799 0.149 0.1827 0.0053 1.9276** 1.0362 0.2221 0.661Lang nghe 1000_3000m2 0.2052*** 0.1136 0.2075* -0.0221 0.2635** 0.1691 0.3034* 0.3288* -0.1219 0.2068Lang nghe 3000_5000m2 0.1602* 0.0834 0.2349* 0.2356 0.2541* 0.7616*** 0.6311** 0.6305** -0.2055 0.6808***Lang nghe Đất>5000m2 0.2116* 0.3123** 0.0414 0.0197 0.2799 0.3810* 0.3489 0.2039 0.5472** 0.2835Chú thích: Một số ô trống trong bảng do khi ước lượng các biến có cùng một giá trị vì thế bị loại bỏ, cụ thể do thời kỳ 2001-2004 hầu hết các xã trong điều tra VLSS đều đã có điện lưới vì thế các quan sát trong mẫu ước lượng đều có giá trị là 1 lên bị loại bỏNguồn: tính tóan của nhóm tác giả

119

Page 127: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

3.3.1. Cơ sở hạ tầng:

Các thông tin về cơ sở hạ tầng của địa phương được lấy trong phiếu hỏi xã của

cuộc điều tra mức sống dân cư. Có hai câu hỏi liên quan là xã có điện lưới quốc

gia hay không và xã có trục đường giao thông chính đi qua hay không?. Đây là

những câu hỏi định tính và bao quát chung cho toàn xã nơi hộ điều tra sinh sống.

Chính vì vậy có thể có những hạn chế nhất định khi xem xét tác động của các công

trình này tới việc chuyển dịch lao động của hộ gia đình. Ví dụ xã có điện lưới

nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc hộ chuyển dịch lao động có tiếp cận

với nguồn điện đó. Tuy nhiên trên bình diện của cả nước với mẫu điều tra lớn của

VLSS chúng tôi cho rằng về đại thể những biến định tính trên có thể phản ảnh tác

động của các công trình hạ tầng tới chuyển dịch lao động của hộ gia đình.

Kết quả cho thấy hầu hết các biến có tác động thuận chiều tới xác suất chuyển dịch

lao động, có nghĩa là những hộ tiếp cận được với các công trình hạ tầng trên sẽ có

khả năng chuyển dịch lao động lớn hơn những hộ không được tiếp cận. Cần chú ý

là hai biến trên không chỉ phản ảnh về cơ cấu hạ tầng, mà có thể được sử dụng để

phản ảnh mức độ phát triển kinh tế xã hội chung của cộng đồng. Các nghiên cứu

thực nghiệm đều cho thấy việc cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống giao

thông và điện lưới đều kéo theo sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội của các

cộng đồng dân cư. Việc có điện ở các xã miền núi có tác động lớn tới chuyển dịch

lao động của dân cư tại đó trong khi có điện lại ít ảnh hưởng tới các hộ vùng đồng

bằng. Nguyên nhân có thể là do hầu hết các xã ở đồng bằng đã có điện lưới lên

việc chuyển dịch sẽ chịu tác động bởi yếu tố khác nhiều hơn. Tương tự, việc có

điện và đường giao thông ảnh hưởng nhiều đến họat động chuyển dịch từ nông

nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp hơn là chuyển sang họat động dịch vụ, ảnh

hưởng tới họat động tự làm hơn là họat động làm thuê. Những kết luận như vậy

không hoàn toàn phù hợp ở giao đoạn 2002/2004. Lý do cũng có thể do các công

trình này xuất hiện nhiều ở giai đoạn sau vì thế không tạo lên sự khác biệt trong

khả năng chuyển dịch. Một kết luận nữa có thể tìm thấy ở biểu trên là không có

một xu hướng rõ ràng trong mối quan hệ giữa tác động chuyển dịch cơ cấu lao

động của các công trình hạ tầng với quy mô đất của hộ.

Như vậy ở giai đoạn đầu các công trình hạ tầng như điện và hệ thống giao thông

có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch lao động ở nông thôn khá rõ ràng, tuy

nhiên những tác động đó ở giai đoạn sau lại không lớn. Điều này cho thấy hiện

120

Page 128: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nay việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mở chỉ là điều kiện cần, chưa

phải là điều kiện đủ trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy

nhiên đây vẫn là các điều kiện tiên quyết đối với hộ ở miền núi.

3.3.2. Chương trình mục tiêu

Thực tế Nhà nước đã có khá nhiều chương trình mục tiêu nhằm phát triển

nông thôn trong thời gian qua. Tổng kết báo cáo từ các chương trình đó cho thấy

những con số rất ý nghĩa về tác động tới phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm

nghèo ở các địa phương. Ở trong khung khổ phân tích này, chúng tôi đưa vào 3

biến đại diện cho 3 chương trình/dự án lớn của đã triển khai trong thời gian qua,

bao gồm: chương trình/dự án phát triển hạ tầng nông thôn, chương trình/dự án xóa

đói giảm nghèo, chương trình/dự án tạo việc làm nông thôn. Ngoại trừ chương

trình hạ tầng nông thôn, 2 chương trình/dự án còn lại là những chính sách tổng

hợp gồm nhiều hạng mục khác nhau hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội, xóa đói

giảm nghèo và tạo việc làm, những chương trình này nhiều khi chồng chéo về giải

pháp ví dụ chương trình xóa đói giảm nghèo bao gồm cả xây dựng hạ tầng, vay

vốn tín dụng, đào tạo, khuyến nông. Tương tự như vậy, chương trình tạo việc làm

cũng bao gồm tín dụng, đào tạo…Vì vậy thực tế việc tách bạch tác động của từng

chương trình là rất khó. Những kết quả phân tích trong nghiên cứu này chỉ mang

tính tương đối, để có câu trả lời rõ ràng cần có những khung khổ phân tích chính

sách sâu hơn. Một hạn chế nữa là khung khổ phân tích ở đây hoàn toàn tập trung

vào phân tích tác động của các chương trình dự án trên tới việc chuyển một lao

động từ hoàn toàn thuần nông sang họat động phi nông nghiệp dưới các dạng khác

nhau, trong khi tác động của chương trình/dự án trên có thể liên quan cả đến việc

mở rộng, phát triển họat động phi nông nghiệp hiện có, tức là các lao động đã là

phi nông nghiệp rồi nay phát triển hơn lên. Những tác động đó cũng không được

thể hiện trong khung khổ phân tích này.

Nhìn chung so với giai đoạn 1993/1997, việc xã có dự án xây dựng hạ tầng có

tác động rõ nét hơn tới chuyển dịch lao động. Các hệ số của biến

DUANHATANG có giá trị tuyệt đối lớn hơn và có ý nghĩa thống kê. Như vậy có

sự khác biệt rõ hơn trong khả năng chuyển dịch giữa các hộ sống ở các xã có dự

án hạ tầng và các hộ sống ở các xã không có dự án hạ tầng. Tuy nhiên sự khác biệt

đó là không rõ ràng giữa hộ ở miền núi. Mặt khác dường như chỉ đối với hình thức

chuyển dịch từ nông nghiệp sang họat động tự làm mới có sự khác biệt như vậy.

121

Page 129: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Thực tế trên có thể giải thích rằng các hộ ở đồng bằng có các điều kiện khác tốt

hơn, vì vậy khi hạ tầng được cải thiện hộ dễ chuyển đổi hơn so với các hộ miền

núi. Ở các vùng miền núi còn cần nhiều điều kiện khác, không chỉ vấn đề hạ tầng

đã giải quyết được chuyển dịch cơ cấu lao động. Việc chuyển dịch lao động ở các

hộ có ít đất hơn thể hiện rõ hơn so với hộ nhiều đất khi hạ tầng được cải thiện.

Điều này một lần nữa khẳng định rằng hoạt động phi nông nghiệp vẫn không đủ

sức hẫp dẫn đối với hộ có thu nhập nông nghiệp khá hơn.

Kết quả của chương trình dự án tạo việc làm lại không rõ ràng và không như

mong đợi. Các hệ số ước lượng của biến có giá trị tuyệt đối và mức ý nghĩa thống

kê không ổn định theo quy mô đất cũng như theo loại hình chuyển dịch hoặc theo

địa hình. Ở một số ước lượng hệ số còn có dấu âm ngoài mong đợi. Ngoài ra hệ số

hầu như cũng chỉ có ý nghĩa đối với hộ chuyển đổi từ thuần nông sang phi nông

nghiệp tự làm. Điều này có thể giải thích được do các hình thức họat động của

chương trình đều theo hướng nhìn nhận hộ như hộ sản xuất hơn là hộ làm thuê.

Kết quả không rõ ràng của chính sách tạo việc làm không hoàn toàn phủ nhận

vai trò của chính sách này trong thực tiễn. Các báo cáo tổng kết các chương trình

này ở các địa phương khảo sát đều đưa ra những con số đầy ý nghĩa về ai trò của

chương trình trong tạo việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên có thể khẳng định

rằng có thể kết quả của chương trình có thể rõ nét ở một vài địa phương nào đó,

nhưng về mặt tổng thể khi ước lượng chung cho cả nước thì vai trò của chương

trình là tương đối mờ nhạt trong chuyển dịch cơ cấu lao. Kết quả ước lượng cũng

cho thấy cần có một cách tiếp cận khác hơn, đồng bộ hơn, ví dụ như tăng công

việc làm công ăn lương ở nông thôn thông qua việc cải thiện môi trường kinh

doanh cho các doanh nghiệp, đầu tư cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp đi đôi

với thúc đẩy phát triển họat động tự sản xuất của hộ như hiện nay đang làm

Tương tự như vậy, chương trình/dự án xóa đói giảm nghèo thể hiện vai trò

tương đối mờ nhạt, không rõ ràng. Các hệ số ước lượng có giá trị tuỵêt đối khá cao

nhưng ít có ý nghĩa vê mặt thống kê. Dấu hiệu tích cực là biến này có ý nghĩa và

tác động khá lớn ở nhóm hộ thuần nông, ít đất (diện tích nhỏ hơn 1000m2/người),

cho thấy mục tiêu cơ bản của các chương trình xóa đói giảm nghèo đã đạt được.

Tuy nhiên hầu như không thấy dấu hiện tích cực của các chương trình dự án này ở

đối với nhóm hộ ở miền núi. Việc các chương trình/dự án xóa đói giảm nghèo có

tác động rõ hơn ở đồng bằng là một dấu hiệu rất đáng quan tâm. Hiện nay chính

122

Page 130: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

sách xóa đói giảm nghèo của Việt nam vẫn nhìn nhận các tỉnh miền núi, vùng xâu

vùng xa là những địa bàn quan trọng trong chính sách xóa đói giảm nghèo. Tuy

nhiên nhiều nghiên cứu gần đây (xem Kokko, 2006) lại chỉ ra rằng do các tỉnh này

có mật độ dân cư thưa thớt, mặc dù tỷ lệ đói nghèo đếm đầu cao nhưng tổng số

người nghèo lại cao nhất ở vùng ĐBSH. Vì vậy nếu như chính sách tập trung ở các

tỉnh có mật độ người nghèo cao có thể sẽ góp phần làm giảm tổng số người nghèo

ở Việt nam đi rất nhiều. Kết quả ước lượng trong nghiên cứu này cũng cho thấy

hiệu quả tạo việc làm phi nông nghiệp của các chương trình dự án xóa đói giảm

nghèo ở đồng bằng rõ ràng hơn miền núi. Lý do có thể do miền núi còn cần nhiều

điều kiện khác nữa để chương trình phát huy tác dụng.

Kết quả ước lượng cũng cho thấy, ngay cả ở vùng đồng bằng, hệ số của biến

cũng chỉ có ý nghĩa cao ở loại hình chuyển dịch từ nông nghiệp thuần sang làm

thuê hơn là tự làm. Điều này gợi lên những cân nhắc trong họach định chính sách

xóa đói giảm nghèo. Liệu người nghèo có thể tự tạo việc làm được cho chính họ

thông qua hỗ trợ hay không? Xóa đói giảm nghèo có nhất thiết phải tập trung vào

sản xuất của người nghèo không? Mục tiêu tạo việc làm phi nông nghiệp cho

người nghèo liệu có thể đạt được thông qua dành một phần hỗ trợ cho các cơ sở

sản xuất, những người khá giả hơn, những người tạo thêm được nhiều việc làm

thuê cho cộng đồng?

3.3.3. Công nghiệp hóa nông thôn

Công nghiệp hóa nông thôn có nhiều nội dung khác nhau, tuy nhiên ở đây

chúng tôi tập trung vào hai nội dung chính, phát triển doanh nghiệp và làng nghề

nông thôn. Hai biến số được lấy làm đại diện (proxy) là số lượng nhà máy trong

vòng bán kính 10km xung quanh xã và một biến giả về việc có hay không có làng

nghề tiểu thủ công trong xã.

Kết quả ước lượng cho thấy, số nhà máy trong vòng bán kính 10km của xã có

ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển dịch ở cả hai thời kỳ 1993-1998 và 2001-

2004, tuy nhiên ở giai đoạn sau mờ nhạt hơn. Hệ số ước lượng của biến đều có

dấu dương và có ý nghĩa thống kê cao. Điều này nói lên rằng yếu tố đầu tư ở khu

vực công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn.

Về mặt lý thuyết, việc xuất hiện các nhà máy trên địa bàn có nhiều kênh tác

động đến việc làm. Có những tác động âm và tác động dương. Các nhà máy trực

tiếp thu hút lao động của dân cư quanh vùng, tạo thêm nhiều vịêc làm trực tiếp và

123

Page 131: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

gián tiếp thông qua các kênh cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm…Tuy

nhiên trong một vài trường hợp cũng có thể không tác động gì nhiều tùy thuộc

vào ngành nghề của nhà máy và việc lao động địa phương có đáp ứng được đòi

hỏi của nhà máy hay không? Trường hợp tiêu cực nhất là sản phẩm của nhà máy

có thể cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của hộ sản xuất nhỏ lẻ, tiểu thủ công trên

địa bàn, do vậy làm triệt tiêu lao động phi nông nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên

tác động kiểu này ít thấy xảy ra trong quá trình khảo sát 4 tỉnh mà nhóm nghiên

cứu tiến hành. Lý do có thể là sự khác biệt về cơ cấu sản phẩm do khu vực hộ gia

đình và khu vực nhà máy sản xuất.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số lượng các nhà máy chỉ quản hệ với lao

động làm thuê mà không quan hệ với hình thức chuyển sang lao động tự làm.

Điều này có lẽ là hiển nhiên nếu đơn thuần xét trên góc độ quan hệ lao động. Tuy

nhiên kết quả này gợi lên một vấn đề quan trọng khác đó là dường như quan hệ,

liên kết sản xuất giữa nhà máy và hộ gia đình là tương đối yếu ví dụ những mối

quan hệ về cung cấp nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm. Lập luận này đuợc tái

khẳng định khi kiểm tra hệ số tương quan. Hệ số tương quan giữa số lượng nhà

máy và thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân là 0.0893 và -0.0135 và hệ số

tương quan giữa số nhà máy và họat động dịch vụ của hộ là 0.0509 và -0.0095

tương ứng với các giai đoạn 1993/1997 và 2002/2004.

Kết quả ước lượng theo quy mô đất cho thấy, hầu như các hộ có quy mô đất

nhỏ sẽ có xu hướng chuyển dịch cao hơn khi số lượng nhà máy tăng lên. Kết quả

này một lần nữa khẳng định về sự tương quan giữa thu nhập nông nghiệp và thu

nhập làm thuê. Thu nhập làm thuê vẫn không hoàn toàn vượt trội (nếu tính trên

giờ lao động) và vì vậy hộ ít đất sẽ có xu hướng chuyển dịch cao hơn hộ nhiều

đất.

Việc đưa biến làng nghề vào cùng với biến số nhà máy có một ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chiến lược công nghiệp hóa nông thôn. Những nghiên cứu gần đây về công nghiệp hóa nông thôn vẫn tranh cãi xung quanh câu hỏi tập trung cho nhà máy hay phát triển làng nghề. Kết quả ước lượng cho thấy những hộ thuần nông ở các làng nghề có xu hướng chuyển dịch cao hơn những hộ không sống ở làng nghề. Hệ số ước lượng có giá trị khá cao và có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên hệ số có ý nghĩa cao hơn ở giai đoạn 1993/1997. Biến làng nghề cũng có ý nghĩa cả đối với tất cả các nhóm hộ có quy mô đất khác nhau, có ý nghĩa đối với việc chuyển dịch sang làm thuê và việc chuyển dịch sang họat động dịch vụ. Các

124

Page 132: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

dấu hiệu tương tự cũng được tìm thấy ở giai đoạn sau mặc dù với mức ý nghĩa thống kê thấp hơn nhiều.

Kết quả ước lượng cho giai đoạn chuyển dịch 1993-1997 cho thấy trong những năm đầu và giữa thập kỷ 90s làng nghề đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm ở nông thôn. Các hộ không chuyên nghề có thể chuyển sang làm thuê cho các hộ có nghề hoặc tham gia vào các dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất của làng nghề. Những công việc như vậy vẫn có ý nghĩa ở giai đoạn sau tuy nhiên có những bằng chứng rõ ràng là vai trò tạo thêm công ăn việc làm của làng nghề qua các kênh như vậy đang bị giảm đi. Khảo sát tại các làng nghề tại Hà Tây cũng cho biết một thực tế như vậy, các hộ gia đình thường tận dụng lao động trẻ em và người già cho họat động của mình, việc thuê thêm lao động khác không tăng được bao nhiều do thị trường của làng nghề hiện đã tương đối ổn định. Các hộ chủ yếu thuê thêm lao động cho họat động nông nghiệp khi mà họ không muốn dành thời gian cho nông nghiệp nữa nhưng vẫn muốn giữ đất để sản xuất.

IV. TỔNG KẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trong khoảng một thập kỷ qua, chuyển dịch về cơ cấu lao động diễn ra

nhanh hơn mặc dù không đồng hành với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có rất

nhiều yếu tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và cơ chế tác

động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động cũng rất phức tạp.

Suy cho cùng thì chuyển dịch của cơ cấu lao động cần được xem xét và đánh giá

như là một hệ quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặc dù đến lượt nó sự

thay đổi về cơ cấu lao động có tác động ngược trở lại tới quá trình phát triển kinh

tế nói chung và cơ cấu kinh tế nói riêng.

Phân tích các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

về thực chất là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cả cung và cầu về lao động và

tác động qua lại của hai nhân tố này. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động cụ thể đối

với một quốc gia nhất định ở một thời điểm nhất định là kết quả của hành vi

chuyển dịch hay không chuyển dịch của từng cá nhân người lao động trong thời kỳ

đó. Vì vậy, về mặt bản chất, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chuyển dịch lao

động (cụ thể ở đây là lao động nông thôn) cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng đến

cơ cấu lao động ở tầm vĩ mô.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là cách nói chung và vắn tắt

của nhiều quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau ở khu vực nông thôn

125

Page 133: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

do bản thân “cơ cấu lao động nông thôn” bao gồm rất nhiều loại cơ cấu lao động

theo các tiêu chí khác nhau. Loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn quan

trọng nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông

nghiệp và phi nông nghiệp và được xem xét kỹ lưỡng nhất trong nghiên cứu này.

Các yếu tố ảnh hưởng trong đó có các ảnh hưởng về chính sách đến loại chuyển

dịch lao động này là đối tượng chính của phân tích. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng

đến các quá trình chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn như: chuyển dịch cơ

cấu lao động giữa lao động nông nghiệp sang lao động làm thuê, sang lao động

tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn và sang lao động các hoạt động SX

dịch vụ ở nông thôn cũng được xem xét. Ảnh hưởng cụ thể của một số yếu tố

chính trong thời kỳ nghiên cứu có thể được tổng hợp như sau:

Trong chương này, mô hình probit được sử dụng để phân tích các yếu tố xác định việc chuyển dịch từ lao động thuần nông sang các họat động phi nông nghiệp, trong đó chia làm các loại hình làm thuê và tự làm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Mô hình cũng được ước lượng riêng cho khu vực miền núi và đồng bằng đồng thời theo quy mô đất nông nghiệp khác nhau.

Kết quả phân tích mô hình ước lượng cho thấy trong thực tế có nhiều yếu tố khác nhau giải thích cho sự tham gia của người dân vào các họat động phi nông nghiệp. Đóng góp của các yếu tố này cho khả năng chuyển dịch lao động là khác nhau theo thời gian và không gian. Nói cách khác các yếu tố xác định chuyển dịch luôn “động” hơn là “tĩnh”. Ở một thời điểm và quy mô nhất định có thể là yếu tố đẩy song ở thời điểm hoặc quy mô khác lại có thể là yếu tố cản trở việc chuyển dịch. Và vì vậy khó có thể có một chính sách đơn nhất nào đó có tác động tới việc chuyển dịch trong cả một thời gian dài cũng như đúng cho mọi nơi.

Trong mô hình ước lượng này, việc chuyển dịch từ lao động thuần nông sang phi nông nghiệp được xác định bởi 3 nhóm yếu tố khác nhau liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch, đặc điểm của hộ gia đình của người đó và đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Kết quả ước lượng cho thấy cả 3 nhóm yếu tố đều đóng góp vào xác suất chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ gia đình.

Đánh giá riêng cho từng yếu tố, kết quả phân tích cho thấy như sau:1.Trình độ giáo dục và đào tạo của bản thân người lao động có tác động to

lớn tới kết quả chuyển dịch, tuy nhiên tác động này giảm đi ở giai đoạn 2001/2004 so với giai đoạn 1993/1997. Tuy nhiên ở cả hai giai đoạn tác động của giáo dục và đào tạo có vai trò lớn trong chuyển dịch lao động từ thuần nông sang họat động làm thuê hơn là sang họat động tự làm và có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng

126

Page 134: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp. Kết luận này có một ngụ ý rất quan trọng trong họach định chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Nếu hướng các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn ở quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn hay nói cách khác hướng các họat động từ phi nông nghiệp tự làm nhỏ lẻ lên quy mô lớn hơn, thu hút nhiều lao động làm thuê hơn thì yếu tố giáo dục cần đặc biệt coi trọng. Vai trò thấp hơn của yếu tố giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001-2004 không đồng nghĩa với việc phủ nhận đóng góp của yếu tố giáo dục và đào tạo với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các phân tích cũng chỉ ra rằng vấn đề đặt ra là giáo dục ở mức nào, đào tạo gì và sử dụng như thế nào thì cần phải xem xét. Có thể nói rằng hiện nay vai trò của giáo dục và đạo tạo thấp có phần đóng góp của cả hai phía, hệ thống đào tạo và thực tế công việc.

2.Tuổi của người lao động. Kết quả phân tích cho người trẻ tuổi hơn có khả năng chuyển đổi nghề lớn hơn, tuy nhiên cũng như yếu tố giáo dục, độ tuổi của người lao động chỉ có tác động lớn đối với loại hình lao động làm thuê hơn là lao động tự làm và loại hình chuyển sang tiểu thủ công nghiệp hơn là loại hình dịch vụ. Kết quả này cho thấy nếu các chính sách về tạo việc làm tập trung vào độ tuổi trẻ hơn sẽ có tác động nhiều hơn tới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

3. Giới tính của người lao động: Cũng có tác động thậm chí là tương đối lớn so với các yếu tố khác, điều này cho thấy thị trường lao động nông thôn có độ phân mảnh cao theo giới tính. Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch. Tuy nhiên đối với các loại hình lao động tự làm quy mô hộ gia đình ít có sự phân bịêt về giới khi quyết định khả năng tham gia của người dân. Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 2001-2004.

4. Quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình: Trái với mong đợi, kết quả của mô hình phân tích cho thấy: so với các yếu tố khác quy mô đất của hộ gia đình không ảnh hưởng nhiều tới vịêc tham gia họat động phi nông nghiệp. Chính sách thúc đẩy dồn điền đổi thửa hiện nay có tác động làm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp nhiều hơn là tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp.

5. Tỷ lệ đất sổ đỏ: Kết quả ước lượng cũng cho thấy nếu xem xét tất cả các hình thức chuyển dịch nói chung thì biến sổ đỏ có tác động làm cản trở quá trình chuyển dịch sang họat động phi nông nghiệp, nói cách khác có thể cho là khi có sổ đỏ đất nông nghiệp người dân yên tâm hơn với sản xuât nông nghiệp. Mục đích thứ hai của sổ đỏ-tạo vốn cho sản xuất phi nông nghiệp thông qua việc cung cấp

127

Page 135: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

phương tiện cho thế chấp tín dụng- không đạt được như mong muốn. Lý do chính là sổ đỏ đất nông nghiệp ít có giá trị so với đất thổ cư, trong khi tỷ lệ đất thổ cư được cấp sỏ đỏ lại rất thấp

6. Những phân tích về nhóm yếu tố nhân khẩu học của hộ gia đình cho thấy việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp có đóng góp không nhỏ của các yếu tố nội tại từng gia đình. Gia đình đông con thường có sức ép chuyển dịch lớn hơn tuy nhiên phải kết hợp với các điều kiện khác, đông con nhưng nghèo, ít đất lại trở thành những lực cản không nhỏ, khiến người nông dân không dễ gì thoát ra khỏi nông nghiệp được. Tuy nhiên đóng góp của yếu tố này không lớn.

7. Thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi lao động và tài sản của hộ: a) Kết quả mô hình cho thấy thu nhập nông nghiệp bình quân/người của hộ có tác động tương đối lớn đến khả năng chuyển dịch lao động. Mức thu nhập này càng cao thì lựa chọn chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp càng thấp và ngược lại. Mặc dù có một lực “đẩy” khác là thu nhập nông nghiệp cao đến một mức độ nhất định sẽ có tác dụng tạo vốn cho họ chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp với tỷ suất lợi nhuận cao hơn; b) Kết quả ước lượng về thu nhập phi lao động cho thấy nhìn chung tác động của nhóm yếu tố này tương đối thấp so với các nhóm yếu tố khác. Đặc biệt thu nhập phi lao động hầu như không có tác động hoặc tác động dương rất không đáng kể có thể cho thấy một thực tế là các khoản tiền gửi, cho biếu, tặng… của hộ gia đình thường được dùng cho tiêu dùng hơn là cho sản xuất. c) Giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình hầu như không đóng góp gì cho xác suất chuyển dịch ở tất cả các lọai hình chuyển dịch trong giai đoạn 1993/1997 và rất nhỏ ở giai đoạn tiếp theo.

8. Hệ thống hạ tầng (điện, đường giao thông): Các phân tích cho thấy, ở giai đoạn đầu các công trình hạ tầng như điện và hệ thống giao thông có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch lao động ở nông thôn khá rõ ràng, tuy nhiên những tác động đó ở giai đoạn sau lại không lớn. Việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mở chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên đây vẫn là các điều kiện tiên quyết đối với hộ ở miền núi.

9. Các chương trình mục tiêu (xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn).

Có sự khác biệt tương đối rõ trong khả năng chuyển dịch giữa các hộ sống ở

các xã có dự án hạ tầng và các hộ sống ở các xã không có dự án hạ tầng. Tuy

nhiên sự khác biệt đó là không rõ ràng giữa hộ ở miền núi. Mặt khác dường như

chỉ đối với hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang họat động tự làm mới có sự

128

Page 136: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

khác biệt như vậy. Thực tế trên có thể giải thích rằng các hộ ở đồng bằng có các

điều kiện khác tốt hơn, vì vậy khi hạ tầng được cải thiện hộ dễ chuyển đổi hơn so

với các hộ miền núi. Ở các vùng miền núi còn cần nhiều điều kiện khác, không chỉ

vấn đề hạ tầng đã giải quyết được chuyển dịch cơ cấu lao động.

Tương tự như vậy, các dự án xóa đói giảm nghèo, các dự án tạo việc làm thể

hiện vai trò rõ hơn trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng đồng bằng,

đặc biệt là khi chuyển dịch sang hình thức làm thuê.

10. Công nghiêp hóa nông thôn (số nhà máy xung quanh xã, làng nghề của xã): Kết quả ước lượng cho thấy, số nhà máy trong vòng bán kính 10km của xã có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển dịch ở cả hai thời kỳ 1993-1998 và 2001-2004. Điều này nói lên rằng yếu tố đầu tư ở khu vực công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số lượng các nhà máy chỉ quản hệ với lao động làm thuê mà không quan hệ với hình thức chuyển sang lao động tự làm. Điều này có lẽ là hiển nhiên nếu đơn thuần xét trên góc độ quan hệ lao động. Tuy nhiên kết quả này gợi lên một vấn đề quan trọng khác đó là dường như quan hệ, liên kết sản xuất giữa nhà máy và hộ gia đình là tương đối yếu ví dụ những mối quan hệ về cung cấp nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm. Lập luận này đuợc tái khẳng định khi kiểm tra hệ số tương quan.

Ở một khía cạnh khác, xem xét vai trò của các yếu tố trong mỗi hình thức chuyển dịch cho thấy trong khi yếu tố về bản thân người lao động (giáo dục đào tạo, tuổi, giới tính) đóng vai trò quan trọng nhất tới chuyển dịch lao động từ thuần nông sang làm thuê thì ở hình thức chuyển dịch sang tự làm lại là nhóm yếu tố về hộ gia đình có vai trò quan trọng nhất. Sức ép về chi tiêu của hộ gia đình là một trong những yếu tố đóng vai trò to lớn đẩy người dân vào các họat động phi nông nghiệp làm thuê trong khi vai trò của nó lại giảm đi nhiều đối với họat động phi nông nghiệp tự làm. Tương tự như vậy, số nhà máy và làng nghề-biểu hiện của công nghiệp hóa nông thôn- đóng vai trò quan trọng trong thu hút người dân vào các họat động sản xuất phi nông nghiệp làm thuê hơn là tự làm phi nông nghiệp. Ngược lại, những yếu tố về điều kiện hạ tầng lại thúc đẩy mạnh mẽ họat động sản xuất phi nông nghiệp tự làm hơn là họat động phi nông nghiệp làm thuê. Có thể nói rằng các yếu tố thuộc về bản thân người lao động và gia đình của họ có vai trò thúc đẩy người lao động chuyển dịch sang làm thuê nhiều hơn là tự làm phi nông nghiệp. Ngược lại, các yếu tố liên quan đến môi trường cộng đồng lại đóng vai trò quan trọng hơn trong thúc đẩy các họat động phi nông nghiệp tự làm. Điều này khẳng định những chính sách thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn của Việt

129

Page 137: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nam trong thời gian qua là phù hợp, tuy nhiên kết quả kiểm định cũng cho thấy rằng còn cần nhiều những giải pháp mang tính đồng bộ cao hơn nữa mới khuyến khích đuợc người dân chuyển đổi cơ cấu lao động của họ. Kết quả phân tích cũng cho thấy, nếu xếp theo thứ tự ưu tiên yếu tố về cá nhân người lao động có vai trò quan trọng nhất, tiếp đó là các yếu tố về cộng đồng và môi trường sản xuất, bao gồm cả các yếu tô về hạ tầng, các giải pháp chính sách của nhà nước… các yếu tố về hộ gia đình ít có vai trò quan trọng hơn hai nhóm yếu tố trên, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng đây cũng là một lực quan trọng trọng trong việc đẩy người dân ra khỏi nông nghiệp. Nhận định này cho thấy các giải pháp chính sách trong thời gian tới cần tập trung vào hai nhóm yếu tố trên, nói cách khác các chính sách của nhà nước nên tập trung vào tạo môi trường họat động phi nông nghiệp tốt hơn cũng như cải thiện năng lực của bản than người lao động, đặc biệt cần có thứ tự ưu tiên rõ ràng theo ừng nhóm cá nhân hơn là chỉ chung chung lao động nông thôn.

130

Page 138: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

CHƯƠNG BỐN

KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH

CỰC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN VIỆT NAM

I. CÁC KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ở Việt nam đã diễn ra nhiều biến động về

kinh tế và xã hội. Việt nam luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và cơ cấu kinh

tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế đã có

những thay đổi đáng kể. Mặc dù bản thân ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng

trưởng, tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP của cả nền kinh tế đã giảm dần

trong thập kỷ qua từ mức 27,18% năm 1995, xuống 24,37% năm 2000 và đến năm

2004 chỉ còn 21,76%. Một mặt chuyển dịch về cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu

lao động nông thôn là hệ quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác, quá trình

chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn lại mang những nét riêng không hoàn toàn

tỷ lệ thuận với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hơn 3/4 lực lượng lao động của Việt

Nam đến thời điểm năm 2004 vẫn còn ở khu vực nông thôn với khoảng 32,7 triệu

người. Tỷ lệ của lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả nước chỉ

giảm được 2,4% trong vòng 8 năm qua từ năm 1996-2004.

Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành

thị trong khi tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến ngày càng làm

tăng sức ép về mặt này ở khu vực nông thôn. Một sức ép khác là đất đai nông

nghiệp ngày càng bị thu hẹp hơn do các nhu cầu về phát triển các khu công

nghiệp, các khu đô thị và năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, càng làm cho

thời gian nông nhàn tăng lên và vấn đề việc làm ở nông thôn càng trở nên khó

khăn gay gắt. Đi liền với tình trạng thiếu việc làm là một loạt các vấn đề xã hội

nảy sinh, đòi hỏi có những quyết sách phù hợp. Việc tìm ra các nguyên nhân hay

các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn vì vậy được đặt

ra khá cấp bách. Trong khi chưa có một nghiên cứu nào từ trước tới nay phân tích

một cách sâu sắc và có hệ thống các yếu tố tác động này, đặc biệt là đối với cơ cấu

lao động nông thôn cho thời gian 10 năm trở lại đây, nghiên cứu này được thực

hiện nhằm đóng góp phần nào cho việc đáp ứng một cách hiệu quả đòi hỏi cấp

131

Page 139: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

bách của thực tiễn nông thôn hiện nay. Nghiên cứu đã đánh giá một cách toàn diện

thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ

1990 đến nay, phân tích định tính và định lượng các yếu tố tác động đến quá trình

chuyển dịch để từ đó đề ra các giải pháp chính sách nhằm tác động tích cực tới quá

trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam. Có thể tổng kết một số kết

luận chính từ nghiên cứu như sau:

1.1. Về thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

- Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động xã hội đã giảm

xuống kể từ giữa thập kỷ 1990 đến nay nhưng hiện vẫn còn chiếm tới gần 58% lực

lượng lao động cả nước tại thời điểm năm 2004, giảm 11% so với năm 1996.

Trong khi đó lao động của các ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 11% lên

17,3% trong thời kỳ 1996-2004 và lao động dịch vụ đã tăng từ 20,1% lên 24,7%

trong cùng kỳ.

- Tuy chiếm tỷ lệ cao trong tổng lực lượng lao động xã hội, lực lượng lao

động nông thôn còn rất thấp về chất lượng và còn tồn tại một khoảng cách lớn về

trình độ văn hoá cũng như trình độ kỹ thuật so với lực lượng lao động ở thành thị.

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tương ứng với tốc độ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới

do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn hơn trong khu

vực nông nghiệp và bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt đòi

hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động của các ngành khác vì vậy khả năng

gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế.

- Có sự chuyển dịch không đồng đều về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi

nông nghiệp giữa các vùng của cả nước trong 10 năm qua. Tốc độ thay đổi cơ cấu

lao động theo hình thức này nhanh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên

hải miền Trung và Đông Nam bộ. Các vùng có tốc độ chuyển dịch chậm hoặc

thậm chí có những vùng hoặc tỉnh có sự “chuyển dịch ngược” với tỷ lệ lao động

nông nghiệp tăng lên như Tây nguyên các tỉnh Hà giang, Quảng Ninh, Nghệ An,

Quảng bình, Bình phước, Trà Vinh, Cà mau v.v....

- Có xu hướng chuyển dịch diễn ra khá mạnh theo hướng tỷ lệ lao động tự

làm phi nông nghiệp tăng lên trong tổng lao động tự tạo việc làm mặc dù lao động

132

Page 140: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

tự làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo so với lao động tự làm phi nông nghiệp ở

khu vực nông thôn trong 10 năm qua và cho đến hiện nay. Tính chung cả nước tỷ

lệ lao động tự làm phi nông nghiệp đã tăng từ 11% năm 1997 lên 20,4% năm

2004.

- Cơ cấu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong số lao động làm

thuê ở nông thôn ít thay đổi trong thập kỷ vừa qua nhưng tỷ lệ lao động làm thuê

phi nông nghiệp luôn chiếm phần áp đảo (với 90% năm 2004). Điều này trái

ngược hoàn toàn với cơ cấu lao động tự tạo ở nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu về lao

động làm thuê khá khác nhau giữa các vùng trong nước. Tỷ lệ lao động làm thuê

nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc thấp hơn đáng kể so với các tỉnh phía Nam trong

thời gian 10 năm vừa qua.

- Tính trên phạm vi cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm

tới 73% và tình hình di cu lao động diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm qua và

đặc biệt là những năm gần đây. Tỷ lệ lao động di cư đi khỏi vùng của vùng

Duyên hải Nam trung bộ chiếm một tỷ lệ cao nhất chiếm tới 31% tổng số lao

động di cư của cả nước và bằng 3,38% tổng số người đang làm việc tại vùng (với

118 ngàn người) ở thời điểm 01/07/2004. Trong khi đó, Đông Nam bộ là vùng

tiếp nhận nhiều lao động di cư đến nhất chiếm tới 67% tổng số lao động di cư đến

của cả nước và bằng 4,16% lực lượng lao động hoạt động kinh tế của cả vùng ở

cùng thời điểm. Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số lao động di cư với tỷ lệ

57% tính chung cho cả nước. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi cho thấy tỷ lệ

lao động trẻ chiếm đa số trong tổng số lao động di cư đến các vùng. Gần 70% số

lao động di cư đến các vùng ở độ tuổi dưới 30.

- Lao động di cư đi từ ĐBSH và vùng Đông bắc có trình độ văn hoá cao nhất

với khoảng 42% số lao động này có trình độ từ trung học phổ thông trở lên.

Trong khi đó lao động di cư từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp

nhất. Đa số lao động di cư từ các khu vực này có trình độ từ trung học cơ sở trở

xuống.

- Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp sẽ còn tiếp

tục tăng lên trong thời gian tới khi các vùng công nghiệp và đô thị đang được tiếp

133

Page 141: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

tục mở rộng. Di cư nội vùng có thể sẽ tăng lên nhiều hơn do quá trình CNH và đô

thị hoá ngày càng lan toả trong nội bộ các vùng trong cả nước.

1.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn:

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là cách nói chung nhưng

bao gồm nhiều quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau ở khu vực nông

thôn. Loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn quan trọng nhất và có nhiều ý

nghĩa nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Động lực hay yếu tố kinh tế chủ yếu nhất thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa

các ngành khác nhau hoặc các vùng khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu

nhập của lao động) giữa các ngành hoặc các vùng này.

- Có nhiều yếu tố tác động và cơ chế tác động của các yếu tố này đến quá

trình chuyển dịch lao động nông thôn khá phức tạp. Số lượng và mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố này đến các hình thức chuyển dịch lao động nông thôn cụ

thể không giống nhau và phụ thuộc vào cả hai yếu tố không gian và thời gian. Có

3 nhóm yếu tố chính tác động bao gồm: i) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc

điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch; ii) Nhóm các yếu tố về đặc điểm

của hộ gia đình của người lao động, và iii) Nhóm các yếu tố liên quan đến những

đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Tác động của một số

yếu tố chủ yếu nhất trong các nhóm yếu tố này được thể hiện như sau:

- Trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao

động. Ở mức độ vĩ mô, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động

tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ giáo dục của

lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn. Kết quả

nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng này: i) có tác động lớn hơn ở vùng đồng

bằng đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) tác

động mạnh hơn trong thời kỳ 2001-2004 so với thời kỳ 1993-1998 đối với loại

hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công

nghiệp; iii) Không có ảnh hưởng lớn đến hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp

sang các hoạt động dịch vụ và hoạt động tự làm; và iv) có tác dụng thúc đẩy

chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê thời kỳ 1993-1998 nhưng

không có ý nghĩa lớn ở thời kỳ 2001-2004. Các chính sách về nâng cao trình độ

giáo dục, các chính sách về đào tạo đều có ý nghĩa nâng cao trình độ cho lao động

134

Page 142: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

nông thôn và vì vậy có tác động tới quá trình chuyển dịch của đối tượng lao động

này.

- Giới tính của lao động: Trong khoảng 10 năm qua và trong hầu hết các loại

chuyển dịch lao động được xem xét, yếu tố giới cũng có ảnh hưởng đến khả năng

chuyển dịch. Tác động của yếu tố này như sau: i) Nam giới dường như có nhiều

khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết

các loại hình chuyển dịch; ii) Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp

– phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993-

1998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 2001-2004; iii) Nam giới có xác

suất chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công

nghiệp nông thôn lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 trong khi đó vai trò đó lại thuộc

về nữ giới ở giai đoạn sau 2001-2004; iv) Ngược lại, nữ giới lại có khả năng

chuyển dịch từ SXNN sang dịch vụ cao hơn trong thời kỳ 1993-1998. Trong thời

kỳ 2001-2004 khả năng chuyển dịch lớn hơn lại thuộc về nam giới; v) Đối với

loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê, nam giới luôn luôn

có khả năng chuyển dịch cao hơn ở cả hai thời kỳ.

- Tuổi của lao động: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng chung là

tuổi của lao động càng trẻ thì khả năng chuyển dịch lao động càng cao hơn. Tuy

nhiên, điều này không phải là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp: i) Yếu tố này

có ý nghĩa hơn ở vùng đồng bằng so với miền núi khi xem xét chuyển dịch lao

động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) Tác động của độ tuổi lao động đến việc

chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và tự làm có ý

nghĩa không cao. Nói một cách khác, không có sự khác biệt lớn giữa lao động trẻ

và lao động có độ tuổi lớn hơn về khả năng chuyển dịch trong loại hình này.

- Yếu tố đất đai, bao gồm qui mô đất nông nghiệp của hộ và tỷ lệ đất nông

nghiệp được cấp sổ đỏ có ảnh hưỏng đến quá trình chuyển dịch lao động nông

nghiệp – phi nông nghiệp mặc dù mức độ tác động không lớn. Người lao động có

đất nông nghiệp lớn hơn có xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi

nông nghiệp thấp hơn và ngược lại sức ép chuyển dịch lao động sang khu vực phi

nông nghiệp tăng lên khi đất đai SXNN của họ quá hạn hẹp. Trong trường hợp

này đất đai là yếu tố “đẩy” đối với quá trình chuyển dịch lao động. Ảnh hưởng

của qui mô diện tích đất nông nghiệp và xác lập các quyền về sử dụng đất đối với

135

Page 143: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng lớn

hơn ở miền núi, đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Các chính sách về đất đai

xuất phát từ Luật đất đai năm 1993, Sửa đổi bổ sung năm 1998, 2000 và gần đây

nhất là Luật đất đai 2003 có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao

động nông thôn. Các chính sách về đa dạng hóa cây trồng, các chính sách về

khuyến nông, khuyến lâm cũng có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch lao động

nông thôn và có tác dụng khác nhau đối với người lao động của các hộ có qui mô

đất khác nhau hoặc có tỷ lệ đất được xác lập quyền sử dụng đất khác nhau. Tuy

nhiên, các chính sách này chủ yếu làm thay đổi cơ cấu lao động trong nội bộ các

phân ngành nông nghiệp ở nông thôn và vì vậy, không thể hiện ở các loại hình

chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

- Thu nhập từ SX nông nghiệp của hộ gia đình và chênh lệch về thu nhập

giữa hoạt động SXNN và phi nông nghiệp của lao động là yếu tố tiếp theo ảnh

hưởng đến khả năng lao động nông thôn chuyển dịch. Thu nhập nông nghiệp cao

thì khả năng chuyển dịch của lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giảm

xuống và ngược lại. Tuy vậy, tác động này trong thời kỳ 2001-2004 nhỏ hơn thời

kỳ 1993-1998 trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những yếu tố “kéo” cơ bản

đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về tiền

lương, bảo hiểm xã hội và các lợi ích khác ở khu vực phi nông nghiệp, thậm chí

các chính sách ở khu vực thành thị cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển

dịch lao động nông thôn.

- Mức độ công nghiệp hoá, đô thị hóa của địa phương cũng là một yếu tố tác

động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: i) ảnh hưởng của yếu tố

này cao hơn ở giai đoạn 1993-1998 so với giai đoạn 2001-2004 đối với loại hình

chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; ii) Có tác

dụng khá mạnh trong suốt hơn 10 năm qua đối với loại hình chuyển dịch lao động

nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn; iii) Tác động

không lớn đối với khả năng lao động chuyển sang các hoạt động dịch vụ.

Vì vậy, tất cả các chính sách nhà nước có tác động đẩy nhanh quá trình công

nghiệp hoá, các chính sách khuyến khích đầu tư đối với tất cả các khu vực theo

hình thức sở hữu, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách thuế,

chính sách tài chính v.v... đều có tác động thúc đẩy chuyển dịch lao động nông

136

Page 144: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

thôn do làm tăng mức độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ở tất cả các vùng trong

nước.

- Mức độ phát triển của hạ tầng cơ sở nông thôn cũng là một yếu tố có tác

động lớn đến chuyển dịch lao động. Hạ tầng nông thôn phát triển có tác động

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở tất cả các loại hình và ở cả hai

khoảng thời gian nghiên cứu là 1993-1998 và 2001-2004. Các chính sách thúc

đẩy phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn và cả các chính sách phát triển cơ sở hạ

tầng ở thành thị, đô thị hoá đều có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch của

lao động nông thôn. Yếu tố này cũng có thể được coi là một trong những yếu tố

“kéo” quan trọng.

II. CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn có ý nghĩa rất lớn trong công tác hoạch định chính sách nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trên cơ sở này, các chính sách cần được thiết kế theo hướng thúc đẩy tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho lao động nông thôn.

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, ý nghĩa của “thúc đẩy tích cực” cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn không nên hiểu một cách cứng nhắc là phải nâng cao tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hoặc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp đến một mức độ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nào đó theo kiểu giao các chỉ tiêu hành chính. Ở đây, cần tập trung vào việc đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm tạo ra các điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi cho việc chuyển dần lao động nông nghiệp sang các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn và ngoài khu vực nông thôn, trong khi đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và xã hội của việc chuyển dịch này. Với quan điểm và mục tiêu này, một số ngầm định chính sách có thể được đề xuất như sau:

1. Do chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ có thể là hệ quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên cần thiết phải tăng cường các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn nói riêng. Không nên có các biện pháp hành chính, phi kinh tế để chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu lao động nông thôn.

137

Page 145: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

2. Xuất phát từ ý nghĩa của yếu tố trình độ giáo dục trong chuyển dịch cơ cấu lao động, cần nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn để tạo năng lực nắm bắt cơ hội chuyển dịch lao động: tăng đầu tư để củng cố hệ thống trường lớp và giáo viên ở nông thôn và các vùng xa xôi; xây dựng một chiến lược và kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề cho các lao động nông thôn, đặc biệt là chú trọng các ngành nghề có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển của địa phương; Không nên chỉ có một chương trình đào tạo nghề giống nhau áp dụng cho mọi địa phương; Nội dung đào tạo nhất là đối với lao động sẽ chuyển dịch sang khu vực công nghiệp cần chú ý cả hai mặt: i) Nội dung chuyên môn và kỹ năng và ii) Tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật của lao động. Trong khi khuyến khích phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, cần chú trọng nâng cao trình độ văn hoá và các kỹ năng làm việc khác cho lao động loại này để tăng khả năng linh hoạt và chuyển đổi công việc khi thị trường sản phẩm các nghề truyền thống này có biến động.

3. Do tầm quan trọng của các yếu tố “kéo” trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn cũng như nhận thức được ảnh hưởng của yếu tố “mức độ công nghiệp hoá của địa phương”, cần hoàn thiện các chính sách thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả nông thôn và thành thị. Đặc biệt, khuyến khích phát triển các khu công nghiệp (cụm công nghiệp, làng nghề) ở nông thôn với các ngành có lợi thế so sánh và thu hút nhiều lao động. Tuy vậy, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ này cần rõ ràng và minh bạch.

4. Mặc dù ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố đất đai trong một số loại hình chuyển dịch cơ cấu lao động không cao, việc hoàn thiện các chính sách về đất nông nghiệp, công khai và minh bạch hơn nữa qui hoạch đất nông nghiệp vẫn hết sức cần thiết do các tác động gián tiếp của các chính sách này đến chuyển dịch lao động là không nhỏ. Điều đó là do nông dân sẽ có cơ sở tính toán việc sử dụng lâu dài hay không nguồn lực quan trọng này và từ đó có định hướng chuyển đổi nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần giảm đến mức tối thiểu các thủ tục hành chính để nông dân dễ dàng thực hiện được các quyền tự chủ của hộ với đất ở và đất nông nghiệp như chuyển nhượng, thuê mướn, thế chấp, góp vốn v.v... để các hộ nông dân hoặc lao động nông nghiệp làm ăn có hiệu quả tiếp tục làm SXNN trong khi các lao động nông nghiệp khác có thể chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp một cách nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất vì vậy nên được khuyến khích

138

Page 146: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

5. Cũng do tác động của yếu tố công nghiệp hoá và đô thị hoá đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, những nông dân ở các vùng “giải toả” buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp với đa phần sang khu vực phi nông nghiệp. Do những nông dân này thường không được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dịch này, cần qui định cụ thể và đồng bộ hơn các chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng đất đai SXNN, đặc biệt là các chính sách hướng dẫn nông dân về sinh kế sau giải phóng mặt bằng để nông dân không còn đất SXNN biết cách chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp, ổn định cuộc sống sau khi giải phóng mặt bằng đất đai.

6. Với ý nghĩa tác động quan trọng của cơ sở hạ tầng của địa phương đến khả năng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cần có các chính sách tăng cường việc nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng cơ sở nông thôn trên cơ sở có qui hoạch một cách khoa học khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tính bền vững của các cơ sở hạ tầng cần rất được quan tâm. Mặc dù có tác động gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động, yếu tố “kéo’ này rất quan trọng làm cho thị trường hàng hoá nông thôn phát triển, giảm dần khoảng cách với khu vực thành thị và tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với khu vực thành thị.

7. Do tác động rõ nét của yếu tố “tuổi của lao động” và vấn đề giới tính trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cần thiết kế các chính sách trợ giúp đối với lao động trẻ và lao động nữ từ nông thôn như các vấn đề về văn hoá, vấn đề về cân bằng giới nhất là ở các khu công nghiệp tập trung. Mặc dù đây là các chính sách xã hội nhưng lại đảm bảo tính bền vững của chuyển dịch lao động từ nông thôn. Vai trò của công nghệ thông tin, của những biện pháp hỗ trợ việc làm nông thôn cho các đối tượng này cần được quan tâm. Việc mở rộng hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp cũng sẽ giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn được thúc đẩy.

8. Để tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nôn thôn sang các khu vực khác nhanh hơn, cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý để thị trường lao động nói chung và thị trường lao động nông thôn nói riêng hoạt động thông thoáng, hạn chế các rào cản tạo ra sự chia cắt trong thị trường. Không nên có các chính sách phân bố lại hay qui hoạch lực lượng lao động một cách cứng nhắc mà chỉ nên có các chính sách tạo điều kiện cho lao động nông thôn được di chuyển dễ dàng giữa các ngành và các vùng; có các chính sách bình đẳng giữa lao động địa phương và lao động nhập cư về mọi mặt, nhất là các chính sách xã hội.

139

Page 147: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

9. Để tạo cơ hội bình đẳng giữa người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động một cách có hệ thống, có qui định cụ thể hơn về tính minh bạch và công khai hoá quá trình tuyển dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thành thị và nông thôn.

10. Mặc dù sự chủ động của các cấp chính quyền địa phương có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, không nên coi chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng là một chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của các cấp chính quyền hay một mục tiêu cứng nhắc nhất thiết phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định do bản thân các yếu tố tác động đến quá trình này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nằm ngoài sự hoạt động của các cấp chính quyền địa phương như đã được phân tích. Tuy nhiên, các cấp chính quyền địa phương có thể ra các chính sách để tạo các điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể dễ dàng chuyển dịch lao động, chuyển đổi ngành nghề ngay trong địa phương mình hoặc di chuyển đi làm việc ở các địa phương khác.

140

Page 148: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

TÀI LIỆU THAM KHẢOA.Navamukundan and Geetha Subramaniam (2003), Decent work in

agriculture in Malaysis. Report od Asian Regional workshop 18-21

August 2003, International Labour Organisation, 2003.

ADB (2005), Labour market segmentation and poverty, Report in the

framework of MMW4P Project.

Ausaid (2003) Đánh giá nghèo theo vùng-Vùng đồng bằng sông Cửu long,

Nhóm hành động chống đói nghèo

Ban Chỉ đạo Điều tra lao động-việc làm Trung ương (2005) Báo cáo kết

quả điều tra lao động-việc làm 1-7-2005.

Bhattacharya, (2000) “Phân tích vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị ở Ấn

độ”, Tạp chí International Development

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000) Báo cáo đánh giá thực

trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010.

Burgess,S., K.Gardiner, S.P.Jenkins and C.Propper (2001).Measurement

of Income Risk, Workshop paper.

http://www.york.ac.uk/depts/econ/dept_seminars/propper1.pdf

C. Cindy Fan (2002) “Di dân và phân mảng thị trường lao động ở khu vực

thành thị của Trung quốc, California, Los Angeles

Chi Fulin, (2004), China the new stage of reform. Foreign language press.

Beijing, China, 2004.

CIEM-UNDP, (2005), Báo cáo tổng thể tình hình triển khai Luật Doanh

nghiệp ở nông thôn, thực trạng và giải pháp. Hà Nội, 2005.

Colin Green và Gareth Leeves, “Lao động phổ thông và thị trường lao

động nội vùng”

Corazon C. Quiambao, (2001), Non-farm employment opportunities in

rural areas in Asia- Philippines country paper. Report of the APO

seminar on non-farm employment opportunities in rural areas,

Philippines. Asia Productivity Organisation, Tokyo, 2001.

DAN (2002), Non-farm and off-farm employment and activities in the Lao

PDR. Tài liệu Hội thảo Mạng Phân tích Phát triển (DAN), Hà Nội,

2002.

141

Page 149: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Dang Nguyen Anh, CeciliaTacoli, Hoang Xuan Thanh (2003), Migration

in Viet Nam: A review of information on current trends and pattents and

their policy implication; Migration Development and pro-poor policy

choice in Asia.

Đào Quang Vinh, (2001), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao khả năng thu

hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại thời kỳ 2001-2005.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Hà Nội, 2001.

Đào Thế Tuấn và đồng nghiệp (2004) Nghiên cứu luận cứ khoa học để

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa (Đề tài nhánh của đề tài khoa học cấp nhà nước

KC 07-17).

Đỗ Văn Hòa (1998), Chính sách di dân ở Châu á, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội

Đỗ Văn Hòa, Trịnh Khắc Thẩm (ed.) (1999) Nghiên cứu di dân ở Việt

Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

Dominique van de Walle và Dorothyjean Catty (2004), Is the emerging

non-farm market economy the route out of poverty in Vietnam?.

Economics of transition. Volume 12 (2) 2004.

Elizabeth Morris and Ole Bruun (2005), Promoting employment

opportunities in rural Mongolia: Past experience and ILO approaches.

International Labour Organisation, 2005.

Ellis,F.(1993). Peasant Economics, Farm households and agrarian

development, Second edition, Wye Studies in Agricultural and Rural

Development, Cambridge University Press.

Ellis,F.(1998).Household Strategies and Rural Livelihood Diversification,

Survey article Journal of Development Studies, 35 (1):1-38

Escobal,J.(2001).The determinants of nonfarm income diversification in

Rural Peru, World development, 29(3): 497-5008

Fauza Ab. Rahman (2005), Phát triển nông nghiệp Malaysia. Bài giảng

khóa tập huấn về Kinh tế chính trị quốc tế cho viên chức các nước Việt

Nam, Lào, Cam-pu-chia, Myanmar lần thứ 3 (Malaysian Agricultural

Development. Training programme on International politics and

142

Page 150: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

economics for CLMV public officials III). Kualar-Lumpur, 2005.

Gao Shangquan và Chi Fulin, (1997), Đổi mới và phát triển kinh tế nông

thôn Trung Quốc (Reform and Development of China’s Rural

Economy), NXB Ngoại văn, Bắc Kinh, 1997.

Gordon, A. and C.Catherine(2001). Rural nonfarm activities and poverty

alleviation in Sub-Saharan Africa. Policy series 14. Chatham, UK:

Natural Resources Institute

Green report, (1994), Báo cáo hàng năm về phát triển kinh tế nông thông

Trung Quốc năm 1993 và xu hướng phát triển năm 1994 (Annual report

on economic development of rural China in 1993 and the development

trends in 1994). Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc, 1994.

Hà Thị Phương Tiến, Hà Quang Ngọc (2000) Lao động nữ di cư tự do

nông thôn-thành thị. Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2000.

Haan Arjan và Ben Rogaly (2002) Di chuyển lao động và xã hội nông thôn

của, Tạp chí Development Studies

Henaff Nolwen, Martin Jean-Yves (2001), Lao động, việc làm và nguồn

nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội,

2001.

Huang Ping, (2004), Nghiên cứu nhập cư ở Trung Quốc. Tài liệu hội thảo

quốc tế về Giảm nghèo, di dân-đô thị hóa: Trường hợp Thành phố Hồ

Chí Minh trong tầm nhìn so sánh. Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.

ILO, (2005), Labor and Social Trends in Asia and the pacific 2005.

International Labour Organisation, 2005.

John Luke Gallup (2002), The wage labor market and inequality in Viet

Nam in the 1990s, , World Bank Policy Research Working Paper 2896.

Kimhi, A. and E.Seiler(2001).The Effect of Family Composition of the Off-

Farm Participation Decision in Israeli farm households, the Workshop

Paper. http://departments.agri.huji.ac.il/economics/kimhi_zeiler.pdf

Kwon C.W., Peter,F., Orazem and D.M.Otto(2003).Off-farm Labour

Supply Responses to Permanent and Transitory Farm Income. Iowa

State University

Http://www.econ.iastate.edu/research/webpapers/paper_10190_03003.pdf

Klaus.D., and O.Pedro.(2001). Rural non-farm employment and income

143

Page 151: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

diversification in Columbia, World Development 29(3):455-465

Lanjouw,P. and G.Feder(2001). Rural nonfarm Activities and Rural

Development from experience towards strategy, the World Bank Rural

Development Family.

Lanjouw,P. and R.Sparrow(1999).Non-agricultural Earnings in Peri-urban

Areas of Tanzania: Evidence from Household Survey Data, Working

Paper, Free University of Amsterdam and World Bank)

Lê Hồng Thái (2002) Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn - Đề

tài khoa học cấp Bộ năm 2002.

Lê Xuân Bá, Cù Chí Lợi, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Văn Tiền

(2000), Thị trường lao động ở Việt Nam: Tăng trưởng, xóa đói giảm

nghèo và khắc phục khủng hoảng. Hà Nội, 2000

Lee Jaeol và Lim Song-soo, (1999), Nông nghiệp Hàn Quốc (Agriculture in

Korea). Viện Kinh tế Nông nghiệp Hàn Quốc, 1999.

Lee,M.(1998).Off-farm Labor Supply and Various Related Aspects of

Resource Allocation by Agricultural Households, Aufgelegt bei der

Niedersächsischen Staats- und Universitätsbibliothek Göttingen

http://webdoc.sub.gwdg.de/diss/1998/lee/inhalt.htm

Lopez, R.E.(1986). Structural Models of the Farm Household that Allow for

Interdependent Utility and Profit Maximization Decision. World Bank

Publication, Washington D.C

Madalla,G.S.(1983). Limited Dependent and Quantitative Variables in

Econometrics. Cambridge, Mass.: Cambridge University Press.

Mc Carty A. (1999), Viet Nam's labor market in transition, Paper prepared

for Law and labour market regulation in Asia conferrence, University of

the Philippines.

Ministry of Agriculture and Rural Development (2003) Agriculture and

rural developemnt operational programme. Budapest, 2003.

Mishra, A.K. and C.L.Sandretto(2001).Stability of Farm Income and the

Role of Nonfarm Income in U.S. Agriculture, Review of Agricultural

Economics 24():208-221.

Mitch Renkow, North Carolina State University (2002), Employment

144

Page 152: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

growth, worker mobility and rural Economic Development.

Nakajima,C.(1986). Subjective Equilibrium Theory of the farm Household,

Amsterdam, Elservier

Nguyễn Sơn Tùng (1999), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho một số chính sách

và giải pháp nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn trong quá trình công

nghiệp hóa. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1998.

Nguyễn Thị Xuyên và đồng nghiệp (2005), Điều tra, đánh giá thực trạng

chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong quá trình thực hiện CNH-

HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nguyễn Văn Tài (1998) Nghiên cứu hiện trạng những nhân tố thúc đẩy và

các vấn đề phát sinh từ hiện tượng di dân tự do đối với sự phát triển

kinh tế xã hội, môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi

mới nền kinh tế đất nước - Các giải pháp giải quyết. Chương trình

nghiên cứu Việt Nam-Hà lan. Hà Nội, 1998.

Nguyễn Xuân Cường, (2005), Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc.

Tạp chí Quản lý Kinh tế số 4, 10/2005 trang 65-69.

Paiboon Booranasanti, (2001), Non-farm employment opportunities in rural

areas in Asia- Thailand country paper. Report of the APO seminar on

non-farm employment opportunities in rural areas, Philippines. Asia

Productivity Organisation, Tokyo, 2001.

Papola, Pham Lan Huong, Nguyen Thi Lan Huong & Ngo Xuan Quyet

(2005), Integrating Employment in Viet Nam's Development Plan 2006-

2010, Employment Strategy Department, International labour Office,

Geneva.

Paxson,C., Alderman and Harold (1992). Do the Poor Insure, World Balk,

Agricultural and Rural Development Department , WPS.

Pazim Fadzim Othman, (2005) Kinh tế Malaysia: Thách thức và triển vọng.

Bài giảng khóa tập huấn về Kinh tế chính trị quốc tế cho viên chức các

nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Myanmar lần thứ 3 (Malaysian

Agricultural Development. Training programme on International

politics and economics for CLMV public officials III). Kualar-Lumpur,

2005.

Pfluger,W.(2000).the Rural Nonfarm Sector, Characteristics, Importance,

145

Page 153: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Policy, World Bank workshop on Nonfarm Sector.

http://www.worldbank.org/research/rural/workshop.htm

Phạm Lan Hương (2005), Lao động - việc làm trong nông thôn và kiến nghị

chính sách cho 5 năm 2006-2010, Báo cáo cho Viện chính sách và chiến

lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN và PTNT.

Rainier V. Almazan, (2003), Decent work in agriculture in Philippines.

Report of Asean Regional workshop 18-21 August 2003, Bangkok.

International Labour Organisation, 2003.

Ray, D.(1998), Development economics, Princeton University Press

Readon,T., C.B.Barrett and P.Webb(2001). Nonfarm Income

Diversification and Household Livelihood Strategies in Rural Africa:

Concepts, Dynamics, and Policy Implications, Food policy, 26():315-

331

Reardon, T. (1997).Using Evidence of Household Income Diversification to

Inform Study of Rural Nonfarm Labour Market in Africa, World

Development, 25(5):735-747.

Reardon,T.(1999).Rural Nonfarm Employment and Incomes in Latin

America. Paper for BID Seminar, Santiago, Chile.

Http://64.58.76.136/search/cache?ei=UTF-8&p=land+limitation,

+nonfarm+participation&url=4utr9x5erCwC:www.iadb.org/sds/doc/

1907eng.pdf

Reardon,T., S.Haggblade and P.Hazell(2002). Strategies for Stimulating

Poverty Alleviating Growth in the Rural Nonfarm Economy in

Developing Countries, EPTD discussion paper No92

http://www.ifpri.org/divs/eptd/dp/papers/eptdp92.pdf

Reardon.T., A.Gordon, P.Lanjouw and H.Sandee(2000). the Rural Non-

farm Sector: Further Question for Research, World Bank Workshop on

Nonfarm sector.

http://www.worldbank.org/research/rural/workshop.htm

Richard Bolt, (2004) Accelerating Agriculture and rural development for

inclusive growth: Policy implications for developing asia. Asean

Development Bank, 2004.

Roe.T and T.T.Graham(1986). Yield Risk in a Dynamic Model of the

146

Page 154: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

Agricultural Household, Agricultural Household Models, extension,

applications and policy. World bank publication, the Johns Hopkins

University Press

Rose, E.(2000). Ex ante and Ex post Labour Supply Response to Risk in a

Low-Income Area, Journal of Development Economics, 64(2001):371-

388

Sadoulet,E and A.de Janvry (1995). Quantitative Development Policy

Analysis, the Johns Hopkins University Press.

Sarthi Acharya, So Sovannarith, Kim Sedara, Meach Yady (2002),

Occupational diversification and off-farm/non-farm employment in

Cambodia – Report based on field studies and existing data, DAN

Network Cambodia, Phnompenh.

Singh,I., L.Squire and J.Strauss(1986). Agricultural Household Models.

Extensions Applications, and Policy. The Johns Hopkins University

Press, Baltimore and London

Somporn Hanpongpandh, (2001), Diversification in rural development in

Thailand. The Japan program working paper series on: Priorities and

strategies in rural poverty rgiaoducction: Experience from latin America

and Asia. Presented at the Japan Program/INDES 2001 conference,

Japan, 2001.

Thân Văn Liên (1997) Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy làn sóng di dân tự do

từ các khu vực nông thôn ra đô thị trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở

nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội

của các vùng đô thị (nơi đến) và nông thôn (nơi đi). Chương trình

Nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan, Hà Nội. 1997.

Thomas Hertel and Fan Zhai (2004) Labor market distortions, rural-urban

inequality and the opening of China's economy, ADB.

Trang tin

http://www.subcontractsolutions.com/Newsletter/14/huEco.asp.

ngày 23/2/2006

Trung tâm Thông tin Focotech (2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến

lược kinh tế 2001-2010.

Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội (2006), Xây dựng chiến

147

Page 155: §Ò cng chi tiÕt b¸o c¸o nghiªn cøu:agro.gov.vn/images/2006/10/Final Baocao_CIEM_MISPA. 2nd... · Web viewVí dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

lược việc làm ở Việt nam thời kỳ 2005-2015.

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2005), Tình hình triển khai

Luật Doanh nghiệp ở nông thôn, thực trạng và giải pháp. Hà Nội, 2005.

Wik,M.(1998).Peasant and Risk: A study of risk, market imperfections and

Farm household behaviour in Northern Zamibia. Doctor scientarium

thesis 1998:26.

Wik,M.(1999).Copping with Risk in Agriculture: Income and Consumption

Smoothing Strategies in LDCs, Forum for Development Studies, N0.2

Wooldridge and M.Jefferey(2002). Econometrics Analysis of Cross-Section

and Panel Data, the MIT press Cambridge, Massachusetts, London,

England.

World Bank (2000), Workshop on non-farming rural development

http://www.worldbank.org/research/rural/workshop.htm

148