ĐỀ Án hoÀn thiỆn cÔng tÁc xÂy dỰng kẾ hoẠch, quy trÌnh xÂy

129
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TOÁN THU, CHI HÀNG NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM LIÊN TỤC TRONG NGÀNH BHXH CHỦ NHIỆM: TẠ ĐỨC ĐƯỜNG THƯ KÝ: ĐỖ THỊ KIM NGÂN

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

ĐỀ ÁN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH,

QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TOÁN

THU, CHI HÀNG NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

- NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM LIÊN TỤC

TRONG NGÀNH BHXH

CHỦ NHIỆM: TẠ ĐỨC ĐƯỜNG

THƯ KÝ: ĐỖ THỊ KIM NGÂN

Page 2: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ......................................................................... 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. 3

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4

1. Tính cấp thiết của đề án ...................................................................................................... 4

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6

4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 6

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG

KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TOÁN THU,

CHI HÀNG NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM TRONG

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ......................................................... 9

1.1. Lý luận chung về công tác kế hoạch, quy trình xây dựng dự toán thu, chi hàng năm và

kế hoạch tài chính - NSNN nhà nước 3 năm .......................................................................... 9

1.1.1 Khái niệm chung ........................................................................................................ 9

1.1.2. Phân loại dự toán ngân sách ................................................................................... 13

1.1.3. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm .................................................. 14

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch dự toán

thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm. .................................................... 14

1.2.1. Nhu cầu sử dụng thông tin quản lý ......................................................................... 14

1.2.2. Nhận thức của nhà quản lý các cấp ........................................................................ 15

1.2.3. Trình độ của nhân viên lập dự toán ........................................................................ 16

1.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật ................................................................. 16

1.3. Mối quan hệ quy trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm, kế hoạch tài

chính - NSNN 3 năm và các kế hoạch liên quan .................................................................. 17

1.4. Công tác kế hoạch trong ngành BHXH ......................................................................... 17

1.4.1. Khái quát về hệ thống BHXH Việt Nam ................................................................ 17

1.4.2. Khái quát về công tác kế hoạch, phương pháp lập kế hoạch đang được áp dụng tại

BHXH Việt Nam. ............................................................................................................. 21

Page 3: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

1.5. Kinh nghiệm công tác kế hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng

năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm của một số cơ quan cấp Bộ, ngành tại Việt Nam

.............................................................................................................................................. 30

1.5.1. Kinh nghiệm của một số Bộ, ngành ....................................................................... 30

1.5.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại BHXH Việt Nam .................................... 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH,

QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TOÁN THU, CHI HÀNG

NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM LIÊN TỤC TRONG

NGÀNH BHXH ................................................................................................. 34

2.1. Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán thu, chi hàng năm ........................................ 34

2.1.1. Phương pháp lập dự toán thu, chi hàng năm của Ngành BHXH ............................ 34

2.1.2. Quy trình lập dự toán thu, chi hàng năm của Ngành BHXH .................................. 39

2.1.3. Thực trạng nội dung lập dự toán thu, chi hàng năm của Ngành BHXH ................ 50

2.2. Đánh giá thực trạng công tác phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm .................... 57

2.2.1. Trình tự phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm .............................................. 57

2.2.2 Thực trạng nội dung phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm ........................... 60

2.3. Đánh giá thực trạng công tác điều chỉnh dự toán thu, chi hàng năm ............................ 62

2.3.1. Các trường hợp thực hiện điều chỉnh dự toán thu, chi hàng năm ........................... 62

2.3.2. Thực trạng nội dung điều chỉnh dự toán thu, chi hàng năm ................................... 63

2.4. Đánh giá thực trạng cơ chế cung cấp thông tin xây dựng kế hoạch. ............................. 65

2.4.1. Thực trạng thu thập thông tin xây dựng kế hoạch .................................................. 65

2.4.2. Thực trạng xử lý thông tin xây dựng kế hoạch ....................................................... 66

2.5. Đánh giá thực trạng về các cấp quản lý trong xây dựng kế hoạch. ............................... 66

2.6. Đánh giá thực trạng về nhân sự trong công tác xây dựng kế hoạch. ............................. 67

2.7. Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm của BHXH Việt

Nam ...................................................................................................................................... 67

2.7.1 Quy trình, thời gian lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm .................................. 67

2.7.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của các ban, vụ nghiệp vụ liên quan trong lập kế hoạch tài

chính - NSNN 03 năm ...................................................................................................... 69

2.7.3 Thực trạng nội dung lập kế hoạch tài chính- NSNN 3 năm của ngành BHXH ....... 71

2.8. Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm của BHXH các

tỉnh, thành phố. ..................................................................................................................... 73

2.9. Đánh giá kết quả thực hiện văn bản, quy trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng

năm và kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm trong ngành BHXH hiện hành. ........................ 74

Page 4: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

2.9.1 Hệ thống văn bản quy định trong công tác xây dựng kế hoạch của Ngành BHXH

Việt Nam .......................................................................................................................... 74

2.9.2 Đánh giá kết quả thực hiện văn bản, quy trình xây dựng dự toán thu, chi hàng năm

và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm. ............................................................................. 75

2.10. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính

– NNSN 3 năm trong ngành BHXH. .................................................................................... 76

2.11. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân công tác xây dựng kế hoạch, quy trình xây dựng kế

hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm trong ngành BHXH.

.............................................................................................................................................. 77

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TOÁN THU, CHI HÀNG NĂM VÀ KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH-NSNN 3 NĂM LIÊN TỤC TRONG NGÀNH BHXH ............ 79

3.1. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện công tác kế hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch dự

toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm trong ngành BHXH ............. 79

3.1.1. Bối cảnh chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam và định hướng đổi mới

phương thức xây dựng kế hoạch tài chính của ngành. ..................................................... 79

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện công tác kế hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch

dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm trong ngành BHXH. ... 81

3.1.3. Quan điểm hoàn thiện phương pháp xây dựng kế hoạch của ngành BHXH Việt

Nam 82

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch

dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm trong ngành BHXH ....... 84

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy trình lập, phân bổ, điều

chỉnh dự toán thu, chi và xây dựng kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm trong ngành

BHXH ............................................................................................................................... 84

3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy trình xây

dựng kế hoạch hàng năm và 3 năm của ngành BHXH. .................................................. 111

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị ............................................................................................ 114

3.3.1. Kiến nghị Bộ ngành .............................................................................................. 114

3.3.2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ....................................................................................... 114

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ........................................... 115

4.1. Phân công thực hiện .................................................................................................... 115

4.1.1. Vụ Kế hoạch và Đầu tư ........................................................................................ 115

4.1.2. Vụ Tài chính - Kế toán ......................................................................................... 115

4.1.3. Ban Thu ................................................................................................................ 116

Page 5: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

4.1.4. Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế ............................................................. 116

4.1.5. Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam ............................................................ 117

4.1.6. BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .............................................. 117

4.2. Lộ trình thực hiện đề án ............................................................................................... 118

4.2.1. Thực hiện đánh giá thực trạng quy trình Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán

thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản

lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm và lập kế hoạch tài

chính- ngân sách nhà nước 03 năm của ngành BHXH ................................................... 118

4.2.2. Hoàn thiện quy trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi ứng dụng CNTT

trong hoạt động của ngành BHXH ................................................................................. 118

4.2.3. Hoàn thành dự thảo Quyết định Ban hành Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán

thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản

lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm và lập kế hoạch tài

chính- ngân sách nhà nước 03 năm. ............................................................................... 119

4.2.4. Trình Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ký ban hành Quyết định Ban hành Quy

trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo

hiểm y tế hằng năm và lập kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm. ................ 120

4.2.5. Tổ chức triển khai, tập huấn về quy trình trong toàn ngành ................................. 120

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 123

Page 6: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTNLD-BNN Bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

CSXH Chính sách xã hội

CSYT Chính sách y tế

KHĐT Kế hoạch và Đầu tư

TCKT Tài chính - Kế toán

NSNN Ngân sách nhà nước

CQNN Cơ quan nhà nước

Page 7: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

2

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

STT NỘI DUNG TRANG

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ minh họa Mô hình tổ chức bộ máy

hệ thống BHXH Việt Nam 18

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ minh họa phương pháp lập dự toán

từ trên xuống tại BHXH Việt Nam 35

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ minh họa phương pháp lập dự toán

từ dưới lên tại BHXH Việt Nam 38

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ quy trình tổng hợp, lập, phân bổ và

giao (điều chỉnh) dự toán thu, chi hàng

năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm 109-111

Page 8: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT NỘI DUNG TRANG

Bảng 2.1

Tổng hợp số liệu dự toán của BHXH Việt

Nam và số giao dự toán của Thủ tướng

Chính phủ giai đoạn 2016-2018 48-49

Bảng 2.2 Tổng hợp dự toán thu BHXH, BHTN,

BHYT năm 2017 - 2018 51-52

Bảng 2.3 Tổng hợp dự toán chi BHXH, BHTN năm

2016 - 2018 53-54

Bảng 2.4 Tổng hợp dự toán chi phí KCB năm 2016 -

2018 56-57

Bảng 2.5 Tổng hợp dự toán chi phí quản lý BHXH,

BHYT, BHTN năm 2016 - 2018 64

Bảng 2.6

Điều chỉnh dự toán thu BHXH, BHTN,

BHYT; chi BHXH, BHTN cho các đơn vị

năm 2017 - 2018 72-73

Bảng 2.7 Tổng hợp các chỉ tiêu thu, chi của BHXH

Việt Nam 03 năm 2018 - 2020 82

Page 9: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

4

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề án

Xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm là khâu quan trọng mang ý

nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính của một đơn vị. Là cơ

sở thực hiện và dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiện quản lý tài chính, thông qua

việc xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm để đánh giá khả năng, nhu

cầu về quản lý tài chính, từ đó phát huy tính hiệu quả đồng thời hạn chế những

trở ngại trong quá trình sử dụng tài chính của đơn vị. Là tiêu chí để đánh giá

hiệu quả việc thực hiện quản lý tài chính của một cơ quan, tổ chức.

Chu trình kế hoạch tài chính ngân sách hàng năm của một đơn vị bao gồm

3 bước: lập, phân bổ và giao, điều chỉnh dự toán thu, chi và quyết toán tài chính.

Năm ngân sách hay còn gọi là năm tài chính là giai đoạn mà trong đó dự toán

thu, chi tài chính của Nhà nước đã được phê chuẩn và có hiệu lực thi hành. Quy

trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi bao gồm các khâu lập, phân bổ và giao

dự toán thu, chi là bước rất quan trọng, trong đó việc lập dự toán thu, chi hàng

năm là khâu mở đầu nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ động viên nguồn lực

cần phải huy động để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu để thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của một ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc phân bổ và giao dự toán

thu, chi là khâu then chốt nhằm thực thi những chỉ tiêu đã thực hiện trong tiến

trình lập dự toán thu, chi hàng năm.

Việc tổng hợp dự toán thu, chi hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách

nhà nước ngày 25/6/2015 là rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và

thời gian xây dựng kế hoạch dự toán hàng năm của ngành cơ quan, tổ chức.

Ngày 21 tháng 12 năm 2016, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số

3588/QĐ-BHXH về việc ban hành quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu,

chi các chế độ BHXH, BHTN, BHYT và chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT

hàng năm. Sau một thời gian thực hiện, công tác xây dựng kế hoạch dự toán của

ngành đã đạt được kết quả nhất định, việc tổng hợp xây dựng kế hoạch dự toán

thu, chi hàng năm đã mang tính khoa học, hiệu quả, nhất là đã phần nào khắc

phục được tình trạng chậm trễ trong việc tổng hợp dự toán thu, chi hàng năm

Page 10: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

5

của ngành. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số khó khăn vướng mắc cần khắc

phục trong thời gian tới, chẳng hạn như công tác phối hợp xây dựng và phân bổ

dự toán giữa các đơn vị liên quan, số liệu dự toán của BHXH các tỉnh, thành phố

lập chưa sát thực, thời gian nộp dự toán thu, chi hàng năm của tỉnh còn chậm

trễ…

Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của Ngành BHXH bắt đầu thực hiện từ

giai đoạn 2018-2020 là giai đoạn 3 năm đầu tiên mà ngành phải thực hiện theo

quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP. Đây là nhiệm vụ mới mà ngành phải

thực hiện trong công tác xây dựng kế hoạch trong các chu kỳ ngân sách tiếp

theo. Việc nghiên cứu xây dựng quy trình xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN

3 năm trong ngành BHXH có ý nghĩa thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác

xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm của Ngành BHXH.

Do đó nghiên cứu đề án “ Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy

trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính -

NSNN 3 năm liên tục trong ngành BHXH ” là một việc làm cần thiết để nâng

cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm của

ngành BHXH và xây dựng kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm trong ngành

BHXH trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quan của đề án là nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện công tác

xây dựng kế hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và

kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm liên tục trong ngành BHXH. Để đạt được mục

tiêu nghiên cứu đó, cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác xây dựng kế hoạch, quy

trình xây dựng dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm

liên tục trong ngành BHXH. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình xây dựng dự

toán.

- Phân tích thực trạng công tác tổng hợp xây dựng kế hoạch, quy trình xây

dựng kế hoạch dự toán thu, chi qua một số năm gần đây, công tác tổng hợp kế

hoạch tài chính - NSNN 3 năm trong ngành BHXH, đánh giá những kết quả đạt

Page 11: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

6

được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Đề xuất một số giải pháp kiến nghị đổi mới hoặc hoàn thiện quy trình xây

dựng dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm trong

ngành BHXH.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung nghiên

cứu của đề án và thực trạng công tác xây dựng kế hoạch, quy trình xây dựng kế

hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình lập lập kế hoạch, xây dựng kế

hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm áp dụng

ở trung ương, các đơn vị sự nghiệp, các ban QLDA, BHXH các tỉnh, thành phố.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; duy

vật lịch sử kết hợp với các phương pháp phân tích; tổng hợp; so sánh … nhằm

xác định những vấn đề có tính quy luật, những nét đặc thù phục vụ cho quá trình

nghiên cứu, cụ thể:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tổ chức các cuộc hội thảo, tham vấn

xin ý kiến các chuyên gia.

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đề án “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy trình xây dựng kế

hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm liên tục

trong ngành BHXH” là đề án nghiên cứu mới vì vậy các tài liệu, công trình

nghiên cứu liên quan đến đề án tương đối ít. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm

hiểu một số công trình ở các cấp độ và giác độ khác nhau về quản lý ứng dụng

công nghệ thông tin và chi NSNN như sau:

- Các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực nghiên cứu quy trình xây dựng dự toán

thu, chi hàng năm của ngành BHXH tương đối ít. Kế hoạch tài chính - NSNN 3

năm là một nhiệm vụ mới không chỉ của toàn ngành mà của các cơ quan trung

Page 12: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

7

ương.

- Chuyên đề nghiên cứu khoa học: Hoàn thiện quy trình lập dự toán và tổng

hợp quyết toán chi bảo hiểm xã hội do cử nhân Ngô Công Tình, Ban Chi,

BHXH Việt Nam chủ nhiệm, thực hiện năm 2003. Đề tài đã tập trung vào vấn

đề lớn là quy trình lập dự toán chi và tổng hợp quyết toán chi ngành BHXH.

+ Mức độ thành công: Tác giả Ngô Công Tình đã nghiên cứu được trình tự

lập dự toán và tổng hợp quyết toán chi BHXH bắt buộc, khái quát được quá

trình phát triển yêu cầu số liệu dự toán và thống kê tổng hợp chi BHXH trong hệ

thống ngành BHXH từ năm 1995-2003, đã tập trung phân tích những mặt tích

cực trong quản lý và những bất cập về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn chưa đáp

ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới tiên tiến đối với chiến lược

phát triển BHXH toàn Ngành trong tương lai.

+ Hạn chế: Đề tài còn hạn chế khâu trình bày, các tiêu thức, công thức chưa

mang tính tổng kết của nhiều năm chưa có tính thuyết phục cao. Nội dung hoàn

thiện quy trình chi khám chữa bệnh chưa có căn cứ khoa học phân tích, chưa

đánh giá được thực trạng.

- Bài viết “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán

NSNN” do tác giả Hoàng Hàm, Kiểm toán Nhà nước đăng trên Tạp chí kiểm

toán số 11 năm 2008. Bài viết tập trung bàn về thực trạng và đề xuất giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng dự toán NSNN.

+ Mức độ thành công: Bài viết đã nêu lên được thực trạng chung trong

việc xây dựng dự toán tại các đơn vị thực hiện dự toán ngân sách như: công tác

xây dựng dự toán chưa thực hiện tổng hợp số liệu từ cơ sở, dự toán thu, chi chưa

khách quan nhất là dự toán chi thường xuyên và chưa có căn cứ vững chắc. Đã

nêu được một số giải pháp để khắc phục tồn tại những thực trạng và để nâng cao

chất lượng xây dựng dự toán tại các đơn vị thực hiện dự toán ngân sách.

+ Hạn chế: Bài viết chưa nêu minh họa cụ thể để làm nổi bật lên nội dung

trọng tâm, ngoài ra tác giả làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, do vậy thực trạng

đưa ra mới nêu ở góc độ nhìn nhận của đơn vị kiểm toán, chưa nêu được thực

trạng theo góc nhìn đơn vị thực hiện công tác xây dựng dự toán do vậy giải pháp

Page 13: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

8

đưa ra chưa thực sự đầy đủ.

Page 14: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

9

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ

HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TOÁN

THU, CHI HÀNG NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3

NĂM TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1. Lý luận chung về công tác kế hoạch, quy trình xây dựng dự toán

thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN nhà nước 3 năm

1.1.1 Khái niệm chung

1.1.1.1. Kế hoạch

Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ

đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn,

các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ

thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được

một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là

một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó ta hy

vọng sẽ đạt được mục tiêu. Nói đến kế hoạch là nói đến những người vạch ra mà

không làm nhưng họ góp phần vào kết quả đạt được như bản kế hoạch đề ra.

Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính

thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí

mật (đối với các kế hoạch tác chiến, tình báo, chính trị, đối ngoại hay tội phạm,

gây án, hãm hại, trả thù hoặc một phần trong kế hoạch kinh doanh, làm ăn, tài

chính…). Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có

nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát

triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi, hoặc trong việc tiến hành kinh

doanh khác.

1.1.1.2. Lập kế hoạch

Lập Kế hoạch hay lên kế hoạch, xây dựng kế hoạch, viết một bản kế hoạch

thể là khâu đầu tiên. Ngày nay, người ta dùng phương pháp 5W1H2C5M bao

gồm các yếu tố sau:

Page 15: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

10

Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc: Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu

thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu

quả cuối cùng.

Xác định nội dung công việc: Công việc đó là gì và các bước, công đoạn

thể thực hiện công việc đó.Trong đó:

- Địa điểm, không gian thực hiện kế hoạch, nơi bố trí, tập kết nguồn lực

thực hiện kế hoạch

- Thời gian thực hiện kế hoạch: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời

gian điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức

độ quan trọng của từng công việc như công việc quan trọng và khẩn cấp, công

việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn

cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp.

- Chủ thể, đối tượng thực hiện kế hoạch: Gồm chủ thể thực hiện kế hoạch,

chủ thể phối hợp, hỗ trợ thực hiện kế hoạch, chủ thể kiểm tra, giám sát, báo cáo

thực hiện kế hoạch và chủ thể chịu trách nhiệm cho kế hoạch. Cùng với việc lập

kế hoạch, thì cần phải theo dõi kế hoạch đã đặt ra nhất là đối với kế hoạch có sự

tham gia của nhiều người, nhiều bộ phận thì phải có người theo dõi và kết nối

từng đơn vị lại với nhau.

Xác định phương thức, cách thức tiến hành kế hoạch: Gồm tài liệu, cẩm

nang hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện cho từng công việc, từng bước. Tiêu

chuẩn của công việc, cách thức vận hành máy móc. Điều quan trọng là phải có

dữ liệu, thông tin để xây dựng kế hoạch. Có thể là:

Các công việc trong kế hoạch dài hạn trước đó

Các công việc còn tồn cần phải giải quyết

Các công việc mới phát sinh, giao thêm

Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực gồm: xác định phương

pháp kiểm soát và kiểm tra và đặc biệt là phải xác định cho được nguồn lực thực

hiện gồm nguồn nhân lực, tài lực (tiền bạc), vật lực (nguyên liệu, hệ thống cung

ứng, hệ thống máy móc, công nghệ) và phương thức, phương pháp làm việc

(những nguyên tắc, quy trình, quy cách tiến hành).

Page 16: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

11

1.1.1.3. Dự toán

Dự toán là một kế hoạch sử dụng nguồn lực trong một thời kỳ cụ thể bằng

thước đo định lượng. Dự toán được thực hiện để so sánh với khoản chi tiêu thực

tế để đảm bảo là đang tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu (Garrison, 2008).

Theo nghĩa hẹp dự toán là việc ước tính toàn bộ thu nhập, chi phí của đơn

vị trong một thời kỳ để đạt được một mục tiêu nhất định. Theo nghĩa rộng dự

toán được hiểu là dự kiến các công việc, nguồn lực để thực hiện các mục tiêu

trong một tổ chức.

Dự toán tổng thể hay dự toán ngân sách là việc sử dụng vốn và cách tính

toán toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà một đơn vị cần phải đạt được trong

kỳ hoạt động và nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu của mình. Dự toán

tổng thể là một công cụ của nhà quản lý, được sử dụng trong việc lập kế hoạch,

kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị (Garrison, 2008).

Đặc điểm, chức năng của lập dự toán tổng thể:

- Dự toán liên quan đến một thời hạn cụ thể của tương lai: đó là kỳ lập dự

toán, thường là một năm hoạt động tài chính của năm tiếp theo.

- Dự toán thường lập cho hai mục đích là lập kế hoạch và kiểm soát: Lập kế

hoạch bao gồm kiểm soát các mục tiêu phát triển các mục tiêu và lập các dự toán

khác nhau để đạt được mục tiêu bằng các con số cụ thể. Kiểm soát bao gồm các

bước các nhà quản lý được thực hiện để tăng khả năng phối hợp hoạt động giữa

các bộ phận trong tổ chức để đạt được các mục tiêu được thiết lập trong gia doạn

lập kế hoạch. Một kế hoạch tốt mà không kiểm soát tốt thì hoạt động sẽ không

hiệu quả, dễ bị thất thoát, lãng phí về thời gian và tiền bạc.

- Dự toán cho các hoạt động và nguồn lực: Các hoạt động thể hiện doanh

thu và chi phí nên dự toán phải định lượng được doanh thu và chi phí. Dự toán

các nguồn lực là dự toán các tài sản và nguồn tài trợ. Lập dự toán phân bổ nguồn

lực là quy trình đưa ra những quyết định quan trọng về việc bộ phận nào nhận

được nhiều hay ít nguồn lực.

Lập dự toán tổng thể sẽ đưa ra những tiêu chí để đánh giá hoạt động của

người quản lý và bộ phận của họ.

Page 17: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

12

Tóm lại, dự toán tổng thể là chức năng không thể thiếu được đối với các

nhà quản lý hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày nay.

- Lợi ích của lập dự toán tổng thể:

Dự toán giúp cho các nhà quản lý hoạt động rất nhiều lợi ích trong môi

trường cạnh tranh hiện nay dù là hoạt động lợi nhuận hay phi lợi nhuận:

+ Dự toán truyền đạt kế hoạch, mục tiêu của Ban Quản trị trong tổ chức, dự

toán cho phép các nhà quản trị suy nghĩ và lên kế hoạch cho tương lai nhằm

giúp cho các nhà quản trị tiết kiệm được thời gian trong việc giải quyết các việc

khẩn cấp hàng ngày.

+ Quy trình lập dự toán cung cấp các phương tiện để phân bổ nguồn lực

vào các bộ phận của tổ chức và là phương tiện để phối hợp các bộ phận với

nhau, tránh sự xung đột lợi ích do phân bổ nguồn lực không đều và bất hợp lý để

có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

+ Quy trình lập dự toán có thể phát hiện ra những “bế tắc” trước khi chúng

xảy ra. Dự toán liên kết các hoạt động của toàn bộ tổ chức thông qua việc tham

gia vào kế hoạch của các bộ phận khác nhau giúp cho mọi hoạt động của tổ chức

đi đúng hướng.

- Dự toán là sự tiên liệu tương lai có hệ thống nhằm cung cấp cho nhà quản

lý các mục tiêu, mục đích hoạt động thực tiễn và được coi là tiêu chuẩn để đo

lường, so sánh và đánh giá các hiệu quả hoạt động thực tế vì dự toán giúp nhà

quản trị phát hiện được những kết quả đạt được và những nguyên nhân tồn tại để

có những biện pháp khắc phục, hoàn thiện.

- Kỳ lập dự toán tổng thể: dự toán hoạt động tổng thể thường được lập cho

1 năm và chia làm 4 quý đối với hoạt động tài chính của đơn vị. Qúy đầu tiên

lập theo từng tháng và các quý tiếp theo được tính tổng của quý, khi hết quý

trước mới lập dự toán từng tháng cho quý tiếp theo. Phương pháp này giúp cho

nhà quản lý xem xét và đánh giá lại dữ liệu của dự toán theo từng thời kỳ trong

suốt cả năm.

- Dự toán liên tục hoặc dự toán cuốn chiếu là dự toán cho 12 tháng và dịch

chuyển từng tháng (qúy). Mỗi tháng (quý) tiếp theo sẽ được đưa vào dự toán

Page 18: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

13

khi kết thúc tháng (hoặc quý) đầu tiên. Phương pháp này giúp nhà quản lý thấy

trước được kế hoạch, ít tập trung vào một năm mà tập trung vào kế hoạch ngắn

hạn.

1.1.2. Phân loại dự toán ngân sách

1.1.2.1. Phân loại theo thời gian

- Dự toán ngân sách dài hạn: Dự toán được lập liên quan đến tài sản dài

hạn, thời gian sử dụng tài sản vào các hoạt động của đơn vị thường hơn một

năm. Dự toán dài hạn thường bao gồm việc dự toán cho các tài sản lớn phục vụ

cho hoạt động của đơn vị, thường lập cho thời gian 5 năm, 10 năm hoặc dài hơn.

- Dự toán ngân sách ngắn hạn: dự toán được lập cho kỳ kế hoạch là 1 năm

và được chia ra thành từng kỳ ngắn hơn như từng tháng, từng quý. Dự toán ngắn

hạn thường liên quan đến hoạt động thường xuyên của đơn vị như thu, chi… vì

vậy nó cũng chính là nguồn tài chính hoạt động hàng năm. Đặc điểm cơ bản của

dự toán này là được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc để định

hướng nguồn tài chính cho hoạt động của đơn vị trong năm kế hoạch tiếp theo.

1.1.2.2. Phân loại theo phương pháp lập

- Dự toán ngân sách tĩnh: Là dự toán ngân sách được lập theo một mức độ

hoạt động nhất định. Dự toán ngân sách tĩnh được lập tương đối giản đơn, tính

toán cân đối ít. Tuy nhiên, nó không cung cấp đủ thông tin để ứng phó với các

tình huống khác nhau, nhất là khi đơn vị có điều chỉnh về quy mô, mức độ hoạt

động để thích ứng với tình hình thực tế.

- Dự toán ngân sách linh hoạt: là dự toán ngân sách được lập tương ứng với

nhiều mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan

hệ với quá trình hoạt động giúp ta xác định các chi phí tương ứng với các mức

độ phạm vi hoạt động khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba

mức độ cơ bản là mức độ hoạt động bình thường, mức độ hoạt động khả quan

nhất, mức độ hoạt động bất lợi nhất. Dự toán ngân sách linh hoạt do lập ở nhiều

mức độ khác nhau nên đòi hỏi tính toán cân đối phức tạp và rất nhiều. Tuy nhiên

dự toán ngân sách linh hoạt giúp nhà quản trị có nhiều thông tin hơn để ứng phó

với các tình huống hoạt động khác nhau.

Page 19: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

14

1.1.2.3. Phân loại theo chức năng, dự toán ngân sách có hai loại

- Dự toán hoạt động: Bao gồm dự toán liên quan đến hoạt động cụ thể của

đơn vị, ví dụ như dự toán doanh thu nhằm phán đoán đối tượng khách hàng cần

thu thập…

- Dự toán tài chính: là dự toán liên quan đến tiền tệ, vốn đầu tư, bảng cân

đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

1.1.3. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm

Kế hoạch tài chính – NSNN năm là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà

nước được lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, kể

từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo quy định tại khoản 1 và

khoản 2 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước; gồm kế hoạch tài chính - ngân sách

nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế hoạch, quy trình xây dựng

kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm.

1.2.1. Nhu cầu sử dụng thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác

quản lý của đơn vị. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập,

phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác

cho những người soạn thảo các quyết định trong đơn vị.

Trong một đơn vị, việc sử dụng các thông tin quản lý bên trong và bên

ngoài đơn vị để phân tích, đánh giá, hoạch định chiến lược nhằm thực hiện được

các mục tiêu đề ra và có những quyết định kịp thời trong công tác quản lý là cần

thiết.

Trong công tác lập dự toán ngân sách, nhu cầu sử dụng thông tin quản lý

ngày càng được quan tâm, từ thông tin quản lý giúp nhà quản trị xác định các

mục tiêu mà đơn vị mình cần hướng đến phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội hiện nay, từ đó nhận diện các chiến lược, đánh giá và lựa chọn chiến

lược, thực thi chiến lược, nhà quản trị có thể đo lường, ước lượng các chỉ tiêu

nhằm cụ thể hóa các mục tiêu cho từng giai đoạn.

Page 20: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

15

1.2.2. Nhận thức của nhà quản lý các cấp

Nhận thức của nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc lập dự toán

của các đơn vị. Một nhà quản lý có nhận thức tốt và đúng đắn về tình hình hoạt

động của đơn vị và tầm quan trọng của các thông tin quản lý đến đơn vị mình thì

sẽ có những cách quản lý phù hợp nhất giúp doanh nghiệp phát triển.

Một điều thường thấy ở các đơn vị là các nhà quản lý cấp cao tuy có tầm

nhìn rộng nhưng vẫn không quen với chi tiết, ngược lại các nhà quản lý cấp cơ

sở tuy nắm vững chi tiết nhưng không có được tầm nhìn bao quát tất cả mọi khía

cạnh hoạt động của đơn vị. Trong khi đó, thái độ của nhà quản lý cấp cao có tác

động lớn đến hiệu quả hoạt động của dự toán, còn nhà quản lý cấp cơ sở thì có

nhận thức nhạy bén với những gì được mong đợi. Vì vậy, để dự toán đạt hiệu

quả nhà quản lý cấp cao phải xác định được các mục tiêu hợp lý mà nhà tổ chức

cần đạt được, đồng thời cố gắng diễn tả một cách chính xác nhất những mục tiêu

đó cho những người có trách nhiệm thực hiện hiểu những gì họ cần làm. Có một

cách để đạt được điều này là khuyến khích tất cả các cấp độ quản lý cùng tham

gia vào quá trình dự toán. Khi đó, thông tin dự toán được luân chuyển từ dưới

lên trên và ngược lại trong suốt quá trình dự toán. Điều này giúp cho nhà quản

trị cấp cơ sở, người phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc hoàn thành các

mục tiêu dự toán, có thể đưa ra các ước tính cụ thể để đạt được mục tiêu. Sự

tham gia của họ vào quy trình này nhằm gia tăng tinh thần đồng đội giữa các bộ

phận với nhau. Qua đó, khuyến khích các bộ phận hợp tác với nhau nhiều hơn

và có nhiều động lực hơn. Đối với nhà quản lý cấp cao, điều này đảm bảo mục

tiêu đặt ra cho từng nhân viên là phù hợp với bản thân họ và phù hợp với mục

tiêu chung của toàn doanh nghiệp…Vì nếu nhà quản lý cấp cao tự đặt ra các chỉ

tiêu cho cấp dưới thực hiện thì dẫn đến mục tiêu xa rời thực tế gây tâm lý bất

mãn cho người thực hiện, nhưng nếu để cho nhân viên cấp dưới thực hiện thì có

thể sẽ đặt ra những chỉ tiêu lỏng lẻo dưới năng lực thực tế dễ dàng đạt được.

Trách nhiệm của nhà quản trị là phải giúp nhân viên cấp dưới vượt qua nỗi lo

lắng tự nhiên của con người, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích họ đạt

Page 21: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

16

được các chỉ tiêu dự toán. Nếu được đặt đúng chỗ, dự toán có thể giúp nhân viên

đạt được hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, để có một dự toán ngân sách hiệu quả đòi hỏi sự tham gia của các

cấp quản lý đơn vị vào quá trình lập dự toán và vấn đề quan trọng là làm sao cho

mọi người trong tổ chức cảm thấy thoải mái với mục tiêu cần đạt được và hướng

tới mục tiêu chung của đơn vị. Đây là vấn đề mấu chốt tạo nên sự thành công

của của dự toán và là vấn đề quan trọng mà các đơn vị cần hết sức quan tâm

trong quá trình lập dự toán.

1.2.3. Trình độ của nhân viên lập dự toán

Đối với cán bộ thực hiện lập dự toán nếu có trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ tốt sẽ có kinh nghiệm thì họ sẽ dự đoán, tính toán và ước lượng chính xác

hơn các khoản chi phí, dự toán được lập sẽ chính xác, tỉ mỉ và toàn diện hơn.

Với kết quả dự toán tốt sẽ giúp cho công tác quản lý tốt, đóng góp được nhiều ý

kiến tham mưu cho nhà quản lý cấp trên trong lập dự toán.

1.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật

Một đơn vị có nơi làm việc khang trang, đầy đủ tiện nghi sẽ tạo hứng thú,

tạo tinh thần thoải mái cho nhân viên làm việc, khuyến khích nhân viên vượt qua

nỗi lo của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, dự toán ngân

sách là công việc thực hiện tập hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, dự toán được lập với

sự phối hợp của nhiều bộ phận, phòng ban trong đơn vị. Vì vậy, trang thiết bị kỹ

thuật, môi trường công nghệ thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập

dự toán của đơn vị. Có thể thấy được rằng nếu so sánh giữa một đơn vị chỉ lập

dự toán thủ công và một đơn vị áp dụng trang thiết bị hiện đại và công nghệ

thông tin trong dự toán, hiển nhiên việc lập dự toán của đơn vị này sẽ đạt hiệu

quả cao hơn. Khi hệ thống thông tin của đơn vị hiện đại thì việc xử lý dữ liệu sẽ

nhanh chóng, công việc dự toán được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Đồng thời, phát huy hệ thống mạng nội bộ trong đơn vị thông qua việc cung cấp,

chia sẻ các thông tin, số liệu phục vụ cho công tác lập dự toán, giúp thông tin

giữa các bộ phận, phòng ban được truyền tải nhanh chóng kịp thời và chính xác.

Page 22: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

17

1.3. Mối quan hệ quy trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng

năm, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm và các kế hoạch liên quan

Kế hoạch tài chính - NSNN hàng năm là tiền đề và là cơ sở để dự báo kế

hoạch tài chính - NSNN 3 năm tiếp theo trong kế hoạch 3 năm và là năm đầu

tiên trong giai đoạn 3 năm. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện dự toán hàng

năm và các năm trước năm kế hoạch để lập kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm

tiếp theo tương đối chính xác.

Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm được lập hằng năm để

triển khai kế hoạch tài chính 05 năm, thể hiện những nội dung lớn về khung cân

đối ngân sách nhà nước và trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan, đơn vị và địa

phương trong thời gian 03 năm, có tính đến diễn biến tình hình kinh tế - xã hội

và tài chính - ngân sách hiện tại và cập nhật dự báo trong thời gian 03 năm kế

hoạch, làm cơ sở cho việc lập, xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước

hàng năm. Dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cụ thể hóa mục tiêu và nhiệm

vụ của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, có các chỉ tiêu cơ bản

trùng với chỉ tiêu năm thứ nhất của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03

năm.

1.4. Công tác kế hoạch trong ngành BHXH

1.4.1. Khái quát về hệ thống BHXH Việt Nam

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ

chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự

nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ

bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc,

bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm

xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là

bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật (trích Nghị định 01/NĐ-CP ngày

05/1/2016 của Chính phủ).

Tổ chức bộ máy của hệ thống BHXH Việt nam thể hiện qua Sơ đồ 2.1

dưới đây:

Page 23: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

18

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy hệ thống BHXH Việt Nam

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Như vậy BHXH Việt Nam được tổ chức, quản lý theo hệ thống dọc, tập

trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm 3 cấp: Tại Trung ương,

BHXH Việt Nam có 14 Ban và tương đương giúp việc Tổng giám đốc (còn gọi

là đơn vị dự toán cấp I), 09 đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam (con

gọi là đơn vị dự toán cấp III). Ở các địa phương có 63 BHXH tỉnh, thành phố,

mỗi BHXH tỉnh, thành phố có từ 9 đến 10 phòng nghiệp vụ trực thuộc (còn gọi

là đơn vị dự toán cấp II) và 713 BHXH cấp huyện (đơn vị dự toán cấp III). Số

cán bộ toàn ngành hiện có tính đến ngày 31/12/2018 là 22.278 người.

……………………

ChÝnh phñ n­íc

CHXHCN ViÖt Nam

Héi ®ång

Qu¶n lý

Tæng gi¸m

®èc

§¬n vÞ

chøc n¨ng

1

§¬n vÞ

chøc n¨ng

2

§¬n vÞ

chøc n¨ng

16

§¬n vÞ

chøc n¨ng

17

B¶o hiÓm x· héi tØnh, thµnh phè

trùc thuéc Trung ­¬ng

Phßng

chøc n¨ng

1

Phßng

chøc n¨ng

2

Phßng

chøc n¨ng

9

Phßng

chøc n¨ng

10

B¶o hiÓm x· héi quËn, huyÖn, thÞ

x·, thµnh phè trùc thuéc tØnh

B¶o hiÓm x· héi ViÖt Nam

Page 24: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

19

1.4.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp Trung

ương

Theo tổ chức hành chính nhà nước, BHXH Việt Nam ở cấp Trung ương tổ

chức quản lý BHXH cấp dưới ở tất cả các mặt hoạt động. Các đơn vị chức năng

thuộc BHXH Việt Nam gồm có các đơn vị giúp việc Tổng giám đốc, số cán bộ

hiện có tại BHXH cấp Trung ương là 558 người, trong đó có 02 tiến sỹ, 34 thạc

sỹ, còn lại là trình độ đại học trở lên.

Các Vụ, Ban trực thuộc BHXH cấp Trung ương gồm có: Ban Thực hiện

chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Thu;

Ban Sổ, thẻ; Vụ Tài chính – Kế toánVụ Hợp tác quốc tế ; Vụ Thanh tra - Kiểm

tra; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Kế hoạch và Đầu tư; Vụ Tổ chức cán bộ;

Văn phòng.

Ngoài ra còn có các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Viện Khoa học bảo hiểm

xã hội; Trung tâm Thông tin; Trung tâm Lưu trữ ;Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo

hiểm xã hội; Báo Bảo hiểm Xã hội ;Tạp chí Bảo hiểm Xã hội ;Trung tâm truyền

thông.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc có con dấu riêng, tài khoản riêng và có bộ

phận kế toán chuyên trách, có chức năng tương đương với đơn vị dự toán cấp III

1.4.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh, thành phố):

Để quy định và hướng dẫn cụ thể hoạt động của BHXH các tỉnh, thành phố,

BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 4/10/2016

của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương; Quyết định số 816/QĐ-BHXH ngày

23/5/2017 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ

quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương. Theo đó Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã

hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội

Việt Nam (sau đây gọi là Tổng giám đốc) tổ chức thực hiện chế độ, chính sách

Page 25: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

20

bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau

đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự

nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tê); quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy

định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh gồm 11 phòng trực thuộc, các

phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã

hội tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên

môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc. Gồm có các phòng: Phòng

chế độ BHXH, Phòng Giám định BHYT; Phòng Quản lý Thu; Phòng Khai thác

và thu nợ ; Phòng Cấp sổ, thẻ; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Kế hoạch - Tài

chính; Phòng Thanh tra- Kiểm tra; Phòng CNTT; Phòng tiếp nhận - Quản lý hồ

sơ; Văn phòng.

Thực hiện đề án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt

Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ngày 29/7/2019,

BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 969/QĐ-BHXH quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương

thay thế Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 4/10/2016. Theo đó cơ cấu tổ

chức của BHXH tỉnh gồm có 10 phòng : Phòng chế độ BHXH, Phòng giám định

bảo hiểm y tế, Phòng Quản lý thu, Phòng Truyền thông và phát triển đối tượng,

Phòng cấp sổ, thẻ, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch- Tài chính, Phòng

Thanh tra- Kiểm tra, Phòng Công nghệ thông tin, Văn phòng.

1.4.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội cấp huyện, thị xã,

thị trấn (gọi tắt là BHXH huyện):

Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại

huyện, giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy

định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý của giám đốc Bảo

Page 26: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

21

hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân

huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám đốc

BHXH huyện quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức, viên chức.

1.4.2. Khái quát về công tác kế hoạch, phương pháp lập kế hoạch đang

được áp dụng tại BHXH Việt Nam.

1.4.2.1. Cơ chế quản lý tài chính của BHXH Việt Nam

Nguồn tài chính

- Nguồn tài chính do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý bao gồm:

+ Quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm cả khoản kinh phí ngân sách nhà nước

cấp hằng năm để chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ

hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo;

+ Quỹ bảo hiểm y tế;

+ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;

+ Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp

bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước

đảm bảo, được Nhà nước cấp chi phí chi trả bằng 0,78% tổng số tiền chi trả các

chế độ bảo hiểm xã hội (trừ khoản chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả

năng lao động, chi đóng bảo hiểm y tế). Mức chi cụ thể của từng tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định;

trong đó, mức chi cho tổ chức làm đại lý chi trả bằng 63% mức chi do Tổng

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.

Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán thu, chi

- Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước,

Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp dự toán thu, chi của các cơ quan, đơn vị

liên quan, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và báo

cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, bao gồm:

+ Thu, chi bảo hiểm xã hội;

+ Thu, chi bảo hiểm y tế;

Page 27: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

22

+ Thu, chi bảo hiểm thất nghiệp;

+ Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ

quyết định giao dự toán thu, chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với dự toán

chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do

ngân sách nhà nước đảm bảo, Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán chi ngân sách

nhà nước, trình cấp thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân

sách nhà nước.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán

của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện

xong việc giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc

phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Trường hợp Nhà nước ban hành chính sách, chế độ làm thay đổi dự toán

đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh

dự toán cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam tương ứng với mức điều chỉnh theo chế

độ mới và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu biểu và hướng dẫn quy trình lập dự

toán thu, chi quy định tại Khoản 1 Điều này để thống nhất thực hiện.

Quản lý và sử dụng nguồn thu

- Cơ quan bảo hiểm xã hội thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm thất nghiệp của các đối tượng và chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam

để quản lý theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Đối với số thu bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ

Công an quản lý, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an

có trách nhiệm quản lý, sử dụng cho việc khám bệnh, chữa bệnh cho người tham

gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Page 28: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

23

- Khi nhận được tiền đóng của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm

xã hội trực tiếp quản lý người tham gia thực hiện như sau:

+ Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kể

cả tiền lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều này đối với người lao

động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động,

hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật (nếu có);

+ Số tiền còn lại, hạch toán thu theo thứ tự sau đây:

Thu đủ số tiền phải đóng bảo hiểm y tế và tiền lãi chậm đóng bảo hiểm y tế

theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này (nếu có);

Thu đủ số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và tiền lãi chậm đóng bảo

hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này (nếu có);

Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội theo

quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này (nếu có).

- Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp thực hiện như sau:

+ Trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải

thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng

thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;

+ Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02

lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của

năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;

+ Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội

Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ

sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan bảo

Page 29: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

24

hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ

Công an để thống nhất thực hiện.

- Số tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp thu được, cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc

phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quyết toán riêng với Bảo hiểm xã hội Việt

Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp và thực hiện như sau:

+ Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội được bổ sung vào quỹ hưu trí, tử tuất

thuộc quỹ bảo hiểm xã hội;

+ Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm y tế được bổ sung vào quỹ dự phòng bảo

hiểm y tế để điều tiết chung;

+ Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung vào quỹ bảo hiểm

thất nghiệp.

(Nguồn: Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng

Chính phủ quyết định về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi

phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN)

1.4.2.2. Quy trình dự toán của BHXH Việt Nam

Đối tượng áp dụng:

- Các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam;

- BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là

BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân, Cục Việc làm

thuộc Bộ Lao động -Thương binh và xã hội;

- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là

đơn vị sự nghiệp);

- BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là

BHXH huyện); các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh.

Mục đích, yêu cầu

- Việc lập dự toán thu, chi hàng năm của ngành BHXH được thực hiện

cùng thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước để kịp thời trình cấp có thẩm

quyền giao dự toán.

Page 30: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

25

- Việc lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm phải được thực hiện

theo đúng các quy định, thống nhất, đảm bảo chủ động trong tổ chức thực hiện

dự toán.

Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm

- Lập dự toán thu, chi hàng năm

+ Hàng năm, trước thời điểm lập dự toán, căn cứ vào các văn bản quy định

về xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế

hoạch, BHXH Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn và thông báo số kiểm tra

về dự toán thu, chi năm kế hoạch cho các đơn vị dự toán.

+ Trên cơ sở văn bản hướng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự

toán thu, chi năm kế hoạch của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, tổ chức thực

hiện, chỉ đạo, hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi năm kế

hoạch cho BHXH huyện.

+ Trên cơ sở văn bản hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi

năm kế hoạch, BHXH huyện lập dự toán gửi BHXH tỉnh, BHXH tỉnh tổng hợp

và lập dự toán của BHXH tỉnh gửi về BHXH Việt Nam.

+ Các đơn vị dự toán cấp tỉnh, cấp trung ương tổ chức thảo luận về dự toán

thu, chi năm kế hoạch với các đơn vị trực thuộc để rà soát các chỉ tiêu dự toán

thu, chi đảm bảo phù hợp với chính sách, chế độ theo quy định, mục tiêu phát

triển đối tượng tham gia tại địa phương và định hướng phát triển của Ngành.

+ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị sự nghiệp và các

đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc xây dựng kế hoạch, lập dự toán

các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý gửi các đơn vị có liên quan để thẩm đinh,

tổng hợp.

+ Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng

hợp, lập dự toán chi đầu tư phát triển, chi ứng dụng công nghệ thông tin trình

Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; tổng hợp và lập dự toán thu, chi hàng năm

của BHXH Việt Nam theo mẫu biểu quy định và báo cáo Tổng Giám đốc xem

xét, quyết định; trình Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam thông qua và gửi Văn

Page 31: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

26

phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y

tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham

gia thảo luận về dự toán thu, chi hàng năm của BHXH Việt Nam với Bộ Tài

chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan.

- Phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm

+ Sau khi nhận được Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước

hàng năm của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian quy định, Vụ Tài chính- Kế

toán phân bổ dự toán chi lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo

năm kế hoạch cho các đơn vị chi tiết theo các chế độ quy định tại Điều 27 Nghị

định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, trình Lãnh đạo Ngành phụ trách

phê duyệt, gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và trình Tổng Giám đốc BHXH Việt

Nam xem xét, quyết định; gửi văn bản báo cáo Bộ Tài chính thẩm định theo quy

định của Luật Ngân sách Nhà nước.

+ Sau khi nhận được Quyết định giao dự toán thu, chi của Thủ tướng Chính

phủ, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, các Ban nghiệp vụ thực hiện phân bổ dự

toán thuộc lĩnh vực quản lý gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư Vụ Kế hoạch và Đầu tư

tổng hợp và trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định giao dự

toán thu, chi cho BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, đơn vị sự nghiệp,

BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, Cục Việc theo mẫu biểu và

thời gian quy định.

+ Sau khi nhận được Quyết định giao dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc

BHXH Việt Nam, Phòng Kế hoạch - Tài chính của BHXH tỉnh tổng hợp và

trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định giao dự toán thu, chi cho BHXH

huyện theo mẫu biểu và thời gian quy định; ban hành văn bản hướng dẫn thực

hiện dự toán thu, chi năm kế hoạch.

- Lập và phân bổ dự toán điều chỉnh hàng năm

Page 32: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

27

+ Trước ngày 20 tháng 8 hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện dự toán thu,

chi của đơn vị, BHXH huyện lập dự toán điều chỉnh báo cáo Giám đốc BHXH

tỉnh trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán thu, chi để đảm bảo hoàn

thành nhiệm vụ được giao; gửi BHXH tỉnh.

+ Trước ngày 05 tháng 9 hàng năm, Phòng Kế hoạch - Tài chính tổng hợp

và lập dự toán điều chỉnh thuộc lĩnh vực quản lý; tổng hợp và lập điều chỉnh dự

toán thu, chi của BHXH tỉnh và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định;

gửi văn bản báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trong trường hợp cần

thiết phải điều chỉnh dự toán thu, chi để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được

giao (kèm theo dự toán điều chỉnh).

+ Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự

toán điều chỉnh của BHXH Việt Nam và trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

xem xét, quyết định; gửi văn bản báo cáo Bộ Tài chính quyết định trong trường

hợp Nhà nước ban hành chính sách, chế độ làm thay đổi dự toán đã được Thủ

tướng Chính phủ giao.

+ Sau khi nhận được Văn bản điều chỉnh dự toán thu, chi của Bộ Tài chính,

Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem

xét, quyết định giao điều chỉnh dự toán thu, chi cho BHXH tỉnh, Văn phòng

BHXH Việt Nam, đơn vị sự nghiệp, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an

nhân dân, Cục Việc làm theo mẫu biểu và thời gian quy định; ban hành văn bản

hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi những tháng cuối năm kế hoạch (nếu có).

+ Điều chỉnh dự toán thu, chi trong trường hợp không làm thay đổi dự toán

thu, chi được Thủ tướng Chính phủ giao

Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và

trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định giao điều chỉnh dự

toán thu, chi cho BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, đơn vị sự nghiệp,

BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, Cục Việc làm theo mẫu biểu

và thời gian quy định; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi

những tháng cuối năm kế hoạch (nếu có).

Page 33: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

28

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao

điều chỉnh dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Kế

hoạch - Tài chính tổng hợp và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định

giao điều chỉnh dự toán thu, chi cho BHXH huyện theo mẫu biểu và thời gian

quy định; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi những tháng

cuối năm kế hoạch (nếu có).

Lập và phân bổ dự toán tài chính - NSNN 3 năm tại BHXH Việt Nam

- Căn cứ lập kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm

+ Tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu

và dự toán được giao năm hiện hành;

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành, lĩnh vực, đơn vị; kế

hoạch đầu tư công trung hạn của đơn vị;

+ Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy

định pháp luật về tài chính - NSNN do các cơ quan có thẩm quyền ban hành

trong 03 năm kế hoạch;

+ Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc triển khai các

mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch;

+ Chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền về lập kế hoạch tài chính -

NSNN trong thời gian 03 năm kế hoạch; văn bản hướng dẫn của BHXH Việt

Nam;

+ Số kiểm tra dự toán thu, chi do BHXH Việt Nam thông báo cho các đơn

vị.

- Yêu cầu lập kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm

+ Phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng

phát triển kinh tế - xã hội và tài chính 5 năm và hằng năm; dự báo trong thời

gian 03 năm kế hoạch;

+ Phản ánh đầy đủ các nội dung dự toán thu BHXH, bảo hiểm thất nghiệp

(BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(BHTNLĐ-BNN), chi BHXH, BHTN, BHYT, chi phí quản lý BHXH, BHTN,

Page 34: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

29

BHYT theo quy định; các nội dung chi được lập theo các khoản chi lớn, trong

phạm vi số kiểm tra do BHXH Việt Nam thông báo;

+ Lập theo phương thức cuốn chiếu cho 03 năm, trong đó năm thứ nhất

được sử dụng để tham khảo, lập, trình, quyết định dự toán thu, chi hằng năm;

+ Quy trình lập, báo cáo, tổng hợp và trình lồng ghép với quy trình dự toán

thu, chi hằng năm.

- Nội dung kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm

+ Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị

năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị trong giai đoạn

03 năm kế hoạch; tập trung làm rõ khả năng, mức độ hoàn thành các mục tiêu,

nhiệm vụ và dự toán thu, chi được giao; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

+ Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi của đơn vị năm hiện hành

và năm liền trước; dự báo về kế hoạch phát triển đối tượng và dự kiến số thu

BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN trong 03 năm kế hoạch; xác định mục

tiêu, nhiệm vụ chủ yếu dự kiến phát sinh của đơn vị trong thời gian 03 năm kế

hoạch (có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để triển khai thực hiện) và đề xuất

nhu cầu chi để thực hiện (nêu rõ các khoản chi tiêu phát sinh mới).

+ Dự báo các rủi ro phát sinh trong tổ chức thực hiện kế hoạch;

+ Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của

đơn vị;

+ Các đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách (nếu có).

- Quy trình, thời gian lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

+ Hằng năm, căn cứ kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước,

khả năng thực hiện dự toán thu, chi năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ

trong thời gian 03 năm kế hoạch, các đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá mức độ

phù hợp với tình hình thực tế của kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm để thực

hiện cập nhật, bổ sung số liệu và báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính - NSNN

03 năm đã lập năm trước. Nội dung báo cáo cập nhật, bổ sung đánh giá kế hoạch

tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước gồm:

Page 35: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

30

Xác định lại khả năng thu BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN từng

năm trong 03 năm kế hoạch của đơn vị, chi tiết theo từng nhóm đối tượng tham

gia BHXH, BHTN, BHYT; thuyết minh cụ thể các yếu tố tác động làm thay đổi

số thu dự kiến so với kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước.

Xác định lại nhu cầu chi từng năm trong 03 năm kế hoạch của đơn vị, chi

tiết theo các nội dung chi theo quy định, chi tiết theo chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới;

thuyết minh cụ thể các yếu tố tác động làm thay đổi nhu cầu chi so với kế hoạch

tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước.

Các kiến nghị, đề xuất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ 03 năm kế hoạch.

+ Hằng năm, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính

05 năm của Ngành, căn cứ số kiểm tra dự toán chi BHXH nguồn NSNN đảm

bảo do Bộ Tài chính thông báo, BHXH Việt Nam thông báo số kiểm tra dự toán

thu - chi 03 năm kế hoạch cho các đơn vị.

+ Căn cứ số kiểm tra được BHXH Việt Nam thông báo, các đơn vị xây

dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm cùng với việc xây dựng dự toán thu,

chi hằng năm quy định tại Quy trình lập, phân bổ dự toán thu, chi trả các chế độ

BHXH, BHTN, BHYT và chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT hằng năm.

1.5. Kinh nghiệm công tác kế hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch dự

toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm của một số cơ

quan cấp Bộ, ngành tại Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm của một số Bộ, ngành

1.5.1.1. Kinh nghiệm đối với nội dung công tác kế hoạch của Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn

- Hàng năm, sau khi có hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước

do Bộ Tài chính Ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

văn bản đề nghị các đơn vị dự toán trực thuộc xây dựng dự toán thu, chi ngân

sách năm kế hoạch, nội dung bao gồm:

* Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước

năm trước năm kế hoạch

Page 36: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

31

Báo cáo số thực hiện dự toán của 6 tháng đầu năm và ước thực hiện dự

toán cả năm.

* Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm kế hoạch

- Xác định quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở hiện hành do

NSNN đảm bảo, bao gồm:

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt, thực có mặt tính đến

thời điểm lập dự toán, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc,

chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ; các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển,

được dự kiến trên mức lương cơ sở hiện hành, hệ số lương 2,34/biên chế, các

khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y

tế, kinh phí công đoàn).

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số người làm việc theo chế độ hợp đồng

không thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thực có mặt tại thời

điểm lập dự toán (cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm), được xác

định tương tự như đối với số biên chế được duyệt.

+ Hệ số lương tính tại thời điểm mà công chức, viên chức và hợp đồng 68

được hưởng kể từ ngày 01/01 năm kế hoạch (Dự kiến tăng lương đối với các

công chức, viên chức và hợp đồng 68 của 6 tháng cuối năm trước để tính lương

áp dụng cho năm kế hoạch).

- Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi không thường xuyên

(cơ sở pháp lý, nội dung chi, khối lượng, đơn giá, địa điểm xây dựng...).

- Đối với nguồn vốn sự nghiệp mang tính chất xây dựng cơ bản: Đề nghị

các đơn vị đề xuất chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ: Sự cần thiết đầu tư, mục

tiêu đầu tư, quy mô đầu tư để xác định tổng mức đầu tư công trình tương đối

chính xác, tránh tình trạng thiếu vốn (có khái toán kèm theo).

- Đối với kinh phí thực hiện Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12 /2010

của Chính phủ: Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm.

Page 37: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

32

Sau khi các đơn vị xây dựng dự toán năm sẽ chuyển lên bộ phận tổng hợp

để tổng hợp gửi Bộ Tài chính.

1.5.1.2. Kinh nghiệm quy trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng

năm của Bộ Nội Vụ

Ngày 02/2/2016, Bộ Nội Vụ ban hành quy trình Lập kế hoạch dự toán thu

chi NSNN hàng năm của Bộ theo Quy trình quản lý chất lượng ISO, Mã số quy

trình: QT-KHTC-01, theo đó quy định cụ thể như sau:

- Mục đích:

+ Giúp cho công tác lập kế hoạch dự toán thu, chi NSNN hàng năm của Bộ

chủ động, đúng với các quy định hiện hành và kế hoạch phát triển của Bộ.

+ giúp cho các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ thực hiện tốt khâu lập dự toán

thu, chi NSNN, đảm bảo việc lập dự toán đáp ứng các nhiệm vụ chuyên môn,

chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị và của Bộ Nội Vụ. góp phần giải phóng

lãnh đạo khỏi các công việc sự vụ.

+ ngăn ngừa những sai sót và xác định rõ trách nhiệm của cá nhân và đơn

vị lập kế hoạch dự toán thu, chi NSNN hàng năm của Bộ

- Phạm vi thực hiện: Vụ Tài chính – Kế toán là đầu mối tổng hợp dự toán,

các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ lập dự toán cho đơn vị mình

- Trình tự thực hiện:

+ Vụ Tài chính – Kế toán căn cứ vào văn bản Thủ tướng Chính phủ ban

hành định mức phân bổ dự toán NSNN cho Bộ, ngành và các địa phương vào

quý III hàng năm, Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, ngành và địa

phương xây dựng dự toán thu, chi NSNN và các văn bản khác có liên quan để

ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán thu, chi NSNN cho các đơn vị trực

thuộc Bộ xây dựng dự toán.

+ Căn cứ văn bản hướng dẫn, các đơn vị trực thuộc Bộ lập kế hoạch dự

toán thu, chi NSNN của đơn vị mình theo quy định và các biểu mẫu hiện hành,

thực hiện bảo vệ dự toán (nếu có) và hoàn thiện dự toán gửi Vụ Tài chính – Kế

toán tổng hợp.

Page 38: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

33

+ Căn cứ vào dự toán hoàn chỉnh của các đơn vị dự toán, Vụ Tài chính – kế

toán tổng hợp chung thành dự toán thu, chi NSNN của Bộ.

+ Sau khi được lãnh đạo Bộ phê duyệt và gửi dự toán chung của Bộ, gửi

các Bộ, ngành có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thẩm định.

Bộ sẽ tiến hành bảo vệ dự toán với các Bộ, ngành có liên quan. Sau đó hoàn

chỉnh dự toán sau bảo vệ, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt gửi Bộ Tài chính tổng

hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại BHXH Việt Nam

Ngành BHXH Việt Nam là một ngành có tính đặc thù riêng, là đơn vị hành

chính sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN trong

đó có công tác thu BHXH, BHTN, BHYT, chi BHXH, BHTN, BHYT, chi quản

lý bộ máy BHXH, BHTN, BHYT. Ngành BHXH vừa quản lý công tác thu

nhưng cũng quản lý công tác chi, do vậy, công tác dự toán của ngành cũng mang

tính phức tạp hơn, vừa có dự toán thu, vừa có dự toán chi, trong khi các Bộ,

ngành chỉ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giao, hầu như không

có dự toán thu, vì vậy, việc thực hiện công tác dự toán cũng giảm đi một nửa so

với ngành BHXH.

Quy trình dự toán của ngành BHXH hiện nay được thực hiện theo tiêu

chuẩn quản lý chất lượng ISO9008:2014, các nội dung quy trình cũng tương tự

quy trình của Bộ Nội vụ và một số quy trình của các Bộ, ngành khác. Nội dung

công tác dự toán cũng bao hàm cả các nội dung kế hoạch của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn. Do vậy, công tác kế hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch

dự toán của ngành BHXH hiện nay tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, công tác

xây dựng kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm là một nhiệm vụ mới, BHXH Việt

Nam cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy

trình xây dựng kế hoạch tài chính NSNN 3 năm của Ngành để các đơn vị dự

toán có căn cứ thực hiện.

Page 39: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

34

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY

TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TOÁN THU, CHI HÀNG

NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM LIÊN TỤC

TRONG NGÀNH BHXH

2.1. Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán thu, chi hàng năm

2.1.1. Phương pháp lập dự toán thu, chi hàng năm của Ngành BHXH

Hiện nay, ngành BHXH Việt Nam đang áp dụng phương pháp lập dự toán

theo cách: tổng hợp dự toán từ dưới lên và giao chỉ tiêu kế hoạch trừ trên xuống.

Kết hợp hai phương pháp để tổng hợp và lập dự toán thu, chi của toàn Ngành

đảm bảo phù hợp với định hướng của ngành và tình hình thực hiện cụ thể của

từng địa phương.

2.1.1.1 Phương pháp lập dự toán từ trên xuống

- Hàng năm, BHXH Việt Nam giao số kiểm tra dự toán thu, chi hàng năm

cho BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. BHXH tỉnh, thành phố giao

số kiểm tra dự toán thu, chi cho BHXH quận, huyện thuộc tỉnh.

Căn cứ định hướng của Ngành và chỉ tiêu được giao tại các Nghị quyết,

quyết định của cơ quan có thẩm quyền BHXH Việt Nam xây dựng số kiểm tra

dự toán thu, chi hàng năm cho các đơn vị trực thuộc (63 BHXH tỉnh, thành phố).

Trên cơ sở số kiểm tra dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam thông báo,

căn cứ chỉ tiêu được giao tại các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tình

hình thực hiện của địa phương, BHXH tỉnh, thành phố thông báo số kiểm tra dự

toán thu, chi hàng năm cho BHXH quận, huyện thuộc tỉnh.

- Trình tự thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi hàng năm:

+ Trước ngày 01 tháng 6 hàng năm, BHXH Việt Nam thông báo số kiểm

tra dự toán thu, chi năm kế hoạch theo biểu mẫu quy định cho BHXH 63 tỉnh,

thành phố.

+ Trước ngày 10 tháng 6 hàng năm, BHXH tỉnh, thành phố thông báo số

kiểm tra dự toán thu, chi năm kế hoạch theo biểu mẫu quy định cho BHXH

Page 40: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

35

quận, huyện trực thuộc.

10/06

20/06 Phụ lục số 01A

Thông báo số kiểm tra dự toán

thu chi hàng năm BHXH

huyện

Thông báo số kiểm tra dự toán

thu chi hàng năm cho BHXH

tỉnh

Lập dự toán thu chi hàng

năm

Nội dung Thời hạn Biểu mẫu

Trình tự thông báo số kiểm tra BHXH, BHTN, BHYT

01/06

Phụ lục số 05

BHXH tỉnh

BHXH huyện

BHXH Việt Nam

Đơn vị thực hiện

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ minh họa phương pháp lập dự toán từ trên xuống

2.1.1.2 Phương pháp lập dự toán từ dưới lên

Ngành BHXH tổng hợp và lập dự toán từ theo trình tự từ dưới lên cụ thể

như sau:

a. Tại BHXH huyện

Trước ngày 20 tháng 6 hàng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn và thông

báo số kiểm tra dự toán thu, chi năm kế hoạch của BHXH tỉnh, lập dự toán thu,

chi năm kế hoạch của đơn vị gửi BHXH tỉnh.

b. Tại BHXH tỉnh

- Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Phòng Quản lý Thu, Phòng Giám định

BHYT tổng hợp và lập dự toán thu, chi năm kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý và

gửi cho các đơn vị liên quan.

- Trước ngày 5 tháng 7 hàng năm, Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối

hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan thực hiện: Tổ chức thảo luận về dự toán

thu, chi năm kế hoạch với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh để rà soát các chỉ

tiêu dự toán thu, chi đảm bảo phù hợp với chính sách, chế độ theo quy định, mục

Page 41: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

36

tiêu phát triển đối tượng tham gia tại địa phương và định hướng phát triển của

Ngành. Đồng thời, tổng hợp, lập dự toán chi BHXH, BHTN và chi quản lý

BHXH, BHTN, BHYT của toàn tỉnh; tổng hợp dự toán thu, chi năm kế hoạch

của đơn vị và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định; gửi BHXH Việt

Nam.

c. Tại BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân, Cục Việc làm:

- Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công

an nhân dân lập dự toán thu, chi thuộc phạm vi thực hiện trong Bộ Quốc phòng,

Bộ Công an gửi BHXH Việt Nam.

- Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm, Cục Việc làm lập dự toán chi các chế

độ BHTN và chi quản lý BHTN báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

phê duyệt; gửi BHXH Việt Nam.

d. Tại BHXH Việt Nam

- Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được

giao, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc

xây dựng kế hoạch, lập dự toán các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý gửi các đơn

vị có liên quan.

- Các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc:

+ Ban Thực hiện chính sách BHXH dự kiến số đối tượng hưởng các chế độ

BHXH, BHTN; mức chi bình quân các chế độ BHXH, BHTN gửi Vụ Tài chính

- Kế toán.

+ Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch biên chế toàn Ngành gửi Vụ Tài

chính - Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Các đơn vị khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp cung

cấp thông tin cần thiết cho việc lập dự toán thu, chi của Ngành theo đề nghị của

Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Kế

hoạch và Đầu tư.

- Trước ngày 10 tháng 7 hàng năm, Ban Thu tổng hợp và lập dự toán thuộc

lĩnh vực quản lý trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Ban Thực hiện

chính sách BHYT, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

Page 42: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

37

- Trước ngày 12 tháng 7 hàng năm, Ban Thực hiện chính sách BHYT tổng

hợp và lập dự toán thuộc lĩnh vực quản lý trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê

duyệt; gửi Vụ Tài chính- Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

- Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm, Vụ Tài chính - Kế toán tổng hợp và

lập dự toán thuộc lĩnh vực quản lý trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt;

gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

- Trước ngày 18 tháng 7 hàng năm, Vụ Quản lý đầu tư quỹ chủ trì, phối

hợp Vụ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án đầu tư để bảo toàn và tăng

trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê

duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

- Trước ngày 20 tháng 7 hàng năm, BHXH Việt Nam tổ chức thảo luận dự

toán với BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, Cục

Việc làm:

+ Vụ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức

thảo luận dự toán (thời gian, thành phần, nội dung) trình Lãnh đạo Ngành và tổ

chức thực hiện sau khi phê duyệt; Tổng hợp kết quả thảo luận dự toán, báo cáo

Lãnh đạo Ngành xem xét, quyết định.

+ Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính - Kế toán

chuẩn bị nội dung thảo luận theo lĩnh vực được phân công quản lý.

- Trước ngày 20 tháng 7 hàng năm, Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối

hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, lập dự toán chi đầu tư phát triển, chi ứng

dụng công nghệ thông tin trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; tổng hợp

và lập dự toán thu, chi hàng năm của BHXH Việt Nam và báo cáo Tổng Giám

đốc xem xét, quyết định; trình Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam thông qua và

gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham

gia thảo luận về dự toán thu, chi hàng năm của BHXH Việt Nam với Bộ Tài

chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan.

Thực hiện theo phương pháp lập dự toán từ dưới lên yêu cầu tất các các

Page 43: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

38

cấp quản lý đều phải tham gia vào quá trình và chịu trách nhiệm với dự toán

được lập. Đồng thời trình lên cấp cao hơn để xem xét và ra quyết định.

BHXH Việt Nam kết hợp với số liệu dự toán chi tiết của cấp dưới với sự

bao quát tầm nhìn tổng thể của toàn ngành để xây dựng dự toán thu, chi của

BHXH Việt Nam có tính cơ sở và tính thống nhất cao.

30/06

05/07

20/07

10/07

12/07

15/07

20/07

Phụ lục số 01A

Phụ lục số 01B

Phụ lục số 02

Lập dự toán thu chi

hàng năm BHXH huyện

Tổng hợp, lập dự toán thu chi

hàng năm BHXH tỉnh

Lập dự toán thu chi hàng năm

BHXH Bộ, Ngành

Tông hợp, lập dự toán Thu

Tông hợp, lập dự toán Chi

Khám chữa bệnh

Tông hợp, lập dự toán Chi

quản lý

Tông hợp, lập dự toán thu chi

BHXH Việt Nam

Trình Bộ Tài chính và các

Bộ, Ngành liên quan

Nội dung Thời hạn Biểu mẫu

Trình tự lập dự toán thu chi BHXH, BHTN, BHYT

BHXH huyện

BHXH tỉnh

- BHXH Bộ Quốc phòng

- Công an nhân dân

- Cục Việc làm

- Cục An toàn vệ sinh lao

động

Ban Thu

Ban Thực hiện chính sách

bảo hiểm y tế

Vụ Tài chính - Kế toán

Vụ Kế hoạch và Đầu tư

Vụ Kế hoạch và Đầu tư

Đơn vị thực hiện

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ minh họa phương pháp lập dự toán từ dưới lên

Page 44: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

39

2.1.2. Quy trình lập dự toán thu, chi hàng năm của Ngành BHXH

2.1.2.1. Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi hằng

năm

Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng kế

hoạch kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm kế hoạch, Thông tư hướng dẫn của

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BHXH Việt Nam ban hành văn bản

hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi năm kế hoạch cho các

đơn vị dự toán cấp dưới. cụ thể:

- Dự toán thu, chi hàng năm của BHXH Việt Nam được tổng hợp từ dự

toán thu, chi của các cơ quan, đơn vị liên quan bao gồm:

+ Dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội;

+ Dự toán thu, chi bảo hiểm y tế;

+ Dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp;

+ Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHYT,

BHTN.

- Trình tự thực hiện dự thảo nội dung văn bản hướng dẫn và thông báo số

kiểm tra dự toán thu, chi hằng năm theo lĩnh vực phụ trách theo quy định tại

Quyết định 3588: Lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN và kế hoạch phát triển

đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN thực hiện khâu đầu tiên, gửi các đơn

vị liên quan để phối hợp, đảm bảo thống nhất. Tiếp đến Lĩnh vực chi KCB

BHYT, lĩnh vực chi BHXH, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN,

Lĩnh vực chi ứng dụng công nghệ thông tin, chi đầu tư phát triển.

Các đơn vị: Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính – Kế

toán xây dựng nội dung hướng dẫn lập dự toán thu, chi và số kiểm tra dự toán

thu, chi năm kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý, trình Lãnh đạo Ngành phụ trách

phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Ban Thu xây dựng nội dung hướng dẫn lập dự toán và số kiểm tra dự

toán về phát triển đối tượng, số thu BHXH, BHTN, BHYT;

+ Ban Thực hiện chính sách BHYT xây dựng nội dung hướng dẫn lập dự

Page 45: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

40

toán và số kiểm tra dự toán về chi KCB BHYT;

+ Vụ Tài chính – Kế toán xây dựng nội dung hướng dẫn lập dự toán và số

kiểm tra dự toán về chi BHXH, BHTN; chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT.

+ Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán thu, chi và thông báo số kiểm tra dự

toán thu, chi năm kế hoạch, gửi BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, đơn

vị sự nghiệp, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân, Cục Việc làm.

Giai đoạn 2016-2018,, BHXH Việt Nam ban hành các văn bản hướng dẫn

thực hiện xây dựng dự toán thu, chi hàng năm và thông báo số kiểm tra tại các

văn bản sau:

- Năm 2016: Công văn số 2138/CV-KHĐT ngày 15/6/2015 của BHXH

Việt Nam về hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2016. Thời điểm này chưa tổ

chức thực hiện giao số kiểm tra dự toán thu, chi cho các đơn vị.

- Năm 2017: Công văn số 2287/CV-KHĐT ngày 20/6/2016 của BHXH

Việt Nam về hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2017 và thông báo số kiểm tra

về dự kiến thu, chi năm 2017.

- Năm 2018: Công văn số 2588/CV-KHĐT ngày 22/6/2017 của BHXH

Việt Nam về hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2018 và thông báo số kiểm tra

về dự kiến thu, chi năm 2018.

Theo quy định tại Quyết định 3588, BHXH Việt Nam ban hành văn bản

hướng dẫn và thông báo số kiểm tra trước ngày 1 tháng 6 hàng năm, nhưng thực

tế BHXH Việt Nam ban hành văn bản chậm hơn so với quy định: ngày ban hành

thực tế 15/6, 20/6, 22/6.

Năm 2018, thực hiện Nghị định 145/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của

Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính-

NSNN 03 năm và Thông tư só 69/2017/TT-BTC ngày 7/7/2017 của Bộ Tài

chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03

năm, BHXH Việt Nam ban hành Công văn 4985/BHXH-KHĐT ngày 7/11/2017

về việc hướng dẫn lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm. Thời gian ban hành

văn bản hướng dẫn muộn hơn so với thời gian lập dự toán hàng năm của BHXH

Page 46: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

41

Việt Nam do vậy năm 2018 chưa thực hiện trong toàn ngành việc lập kế hoạch

tài chính- NSNN 03 năm.

2.1.2.2. Lập dự toán thu, chi hằng năm

- BHXH quận, huyện lập dự toán thu, chi của đơn vị gửi BHXH tỉnh, thành

phố. BHXH tỉnh, thành phố tổng hợp dự toán thu, chi của BHXH quận, huyện

trực thuộc và lập dự toán thu, chi hàng năm của BHXH tỉnh gửi BHXH Việt

Nam. Thực trạng 03 năm 2016-2018, sau khi có Quyết định 3588, BHXH các

tỉnh, thành phố đã chủ động trong công tác lập dự toán thu, chi hàng năm của

đơn vị. Tuy nhiên, qua theo dõi và tổng hợp 63 BHXH tỉnh, thành phố đã xây

dựng dự toán thu, chi hàng năm gửi BHXH Việt Nam nhưng thời gian gửi về

BHXH Việt Nam chưa đảm bảo theo quy định (thời gian quy định là 5/7 hàng

năm).Tình hình thực hiện trong 03 năm 2016-2018 cụ thể như sau:

- Các đơn vị thực hiện tham gia thảo luận dự toán với BHXH Việt Nam

theo danh sách của BHXH Việt Nam: đã chủ động lập dự toán và tham gia thảo

luận đầy đủ, đảm bảo đúng quy định.

- Các đơn vị không thực hiện tham gia thảo luận dự toán với BHXH Việt

Nam: hầu hết BHXH các tỉnh nộp chậm hơn so với ngày quy định từ từ 10-15

ngày, thông thường đến hết tháng 8 hàng năm các đơn vị mới hoàn thành xong

việc lập dự toán thu, chi của đơn vị. Khoảng 20% BHXH các tỉnh, thành phố lập

dự toán mang tính hình thức. Năm 2016: có một số đơn vị chưa đảm bảo thời

gian theo quy định: tp Hồ Chí Minh, An Giang, Bà rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu,

Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, TP Cần Thơ, Đồng

Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng

Yên, Kiêng Giang, Long An. Năm 2017: BHXH Bạc Liêu, BHXH Hà Giang,

BHXH, BHXH Bình Thuận và BHXH Hà Giang không có báo cáo thuyết minh

kèm theo. Năm 2018: tình trạng nộp chậm và thiếu báo cáo thuyết minh vẫn còn

nhiều: Cà Mau, Đắk Nông, Đắk Lawsk, Hà Giang...

- BHXH Việt Nam tổng hợp và lập dự toán thu, chi tổng thể theo từng lĩnh

vưc tại BHXH Việt Nam: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn

vị sự nghiệp và các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc xây dựng kế

Page 47: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

42

hoạch, lập dự toán các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý gửi các đơn vị có liên

quan. Cụ thể: Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp lập dự toán chi

quản lý BHXH, BHTN, BHYT; Trung tâm Công nghệ thông tin xây dựng kế

hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Ngành; Ban Thực hiện chính sách

BHXH dự kiến số đối tượng hưởng các chế độ BHXH, BHTN; mức chi bình

quân các chế độ BHXH, BHTN; Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch biên chế

toàn Ngành.

- Các đơn vị chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ được giao về xây dựng

dự toán thu, chi hàng năm bao gồm: Vụ Kế hoạch và đầu tư, Ban Thu, Ban

THCS BHYT, Vụ Tài chính- Kế toán. Trên cơ sở thực hiện 6 tháng đầu năm,

các đơn vị ước thực hiện dự toán thu, chi năm hiện hành; đánh giá mức độ thực

hiện dự toán thu, chi năm hiện hành so với năm trước và kế hoạch được giao

năm hiện hành; số thu, chi bình quân tăng thêm 6 tháng cuối của năm hiện hành

do điều chỉnh lương cơ sở (nếu có) hoặc do tác động của các chính sách mới;

nêu những thuận lợi, khó khăn, tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân

khách quan và chủ quan để đưa ra biện pháp khắc phục trong thời gian tới, phấn

đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trình tự tổng hợp dự toán thu, chi hàng năm cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tổng hợp và xây dựng dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN và

kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN do Ban Thu

thực hiện

+ Xây dựng dự toán phát triển đối tượng, dự toán thu BHXH, BHTN,

BHYT trên cơ sở số thực hiện của 6 tháng đầu của năm hiện hành, đánh giá mức

độ thực hiện dự toán thu BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT

năm hiện hành trên cơ sở phân tích tình hình tăng, giảm số đối tượng tham gia

đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT; quỹ lương và mức

lương bình quân tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHYTtheo mức đóng của

từng khối, loại hình quản lý như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước, hành chính, sự nghiệp…, mức

thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện. Riêng

Page 48: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

43

đối tượng tham gia BHYT phải chi tiết theo từng nhóm như: người lao động và

người sử dụng lao động cùng đóng, nhóm trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm học sinh

sinh viên, nhóm cận nghèo, nhóm hộ gia đình nông lâm ngư diêm nghiệp có

mức sống trung bình, nhóm hộ gia đình gửi Ban Thực hiện chính sách BHYT.

+ Căn cứ tình hình nợ 6 tháng đầu năm, dự kiến nợ BHXH, BHTN, BHYT

của năm hiện hành và năm kế hoạch.

+ Xây dựng dự toán chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của

người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ

sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gửi Vụ Tài chính – Kế toán tổng

hợp.

- Thứ 2: Tổng hợp và xây dựng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh

BHYT do Ban Thực hiện chính sách BHYT thực hiện.

Tổng hợp dự toán chi KCB BHYT của BHXH các tỉnh, thành phố lập; Xây

dựng dự toán chi KCB BHYT trên cơ sở tần suất KCB và chi phí bình quân của

thẻ BHYT theo từng cơ sở y tế, từng nhóm đối tượng và theo đặc trưng từng

vùng, miền của năm trước, 6 tháng đầu năm hiện hành; căn cứ số thẻ dự kiến do

Ban Thu xây dựng, Ban Thực hiện chính sách BHYT xây dựng dự toán chi KCB

BHYT năm kế hoạch, tính đủ các chi phí do tác động của chính sách mới như

đấu thầu thuốc tập trung, lộ trình tính giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương của

cán bộ y tế, khấu hao tài sản... Tuy nhiên, từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 có hiệu lực, quyền lợi của người tham

gia BHYT được mở rộng, nhiều chính sách chưa được hợp lý như: nhiều dịch vụ

chưa xây dựng được định mức, các dịch vụ đã ban hành định mức có nhiều điểm

chưa hợp lý, chính sách tự chủ tài chính và xã hội hóa dẫn tới các bệnh viện tăng

các hoạt động tiếp thị thu hút người bệnh, chỉ định điều trị không hợp lý… là

những nguyên nhân làm tăng đột biến chi KCB BHYT, mất cân đối thu, chi quỹ

BHYT ngày càng nghiêm trọng.

Từ năm dự toán 2018, BHXH Việt Nam đã báo cáo và trình các cấp có

thẩm quyền nhiều giải pháp để khắc phục trình trạng trên như: đề xuất với Bộ

Tài chính, Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư liên tịch số

Page 49: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

44

37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Liên Bộ Y tế - Tài chính,

Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế…; không quyết toán

các chi phí bất hợp lý do các cơ sở y tế đề nghị; tham mưu và đề xuất trình Thủ

tướng Chính phủ giao dự toán chi KCB BHYT đến từng địa phương, giao trách

nhiệm cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ trì, kiểm soát tình trạng trục

lợi quỹ BHYT… Tuy nhiên, kế hoạch dự toán năm 2018 của BHXH Việt Nam

về dự toán chi KCB BHYT chưa nêu rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện đối với

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “phê duyệt dự toán

chi tiết đến từng cơ sở y tế, làm cơ sở để BHXH cấp tỉnh ký hợp đồng KCB

BHYT”; chưa chi tiết dự toán đa tuyến đi, đa tuyến đến theo từng địa phương và

chưa giao trách nhiệm cho BHXH Việt Nam trong thông báo dự toán đa tuyến

đi, đa tuyến đến cho từng địa phương năm 2018, làm cơ sở để cơ quan BHXH

địa phương ký hợp đồng tổ chức khám chữa bệnh BHYT đối với các cơ sở y tế

không đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

- Thứ 3: Tổng hợp và xây dựng dự toán chi BHXH, BHTN và dự toán

chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT do Vụ Tài chính – Kế toán thực hiện,

cụ thể:

+ Dự toán chi BHXH nguồn NSNN đảm bảo: Căn cứ tỷ lệ người hưởng

của các năm trước để tính toán số người hưởng của năm kế hoạch, căn cứ mức

hưởng bình quân gần với thời điểm lập dự toán của từng đối tượng để tính dự

toán chi BHXH nguồn NSNN đảm bảo. Nhìn chung, dự toán chi BHXH nguồn

NSNN đảm bảo không có nhiều biến động, đối tượng năm sau giảm so với năm

trước khoảng 2%, mức hưởng bình quân tăng do nhà nước điều chỉnh mức

hưởng lương hưu và trợ cấp.

+ Dự toán chi BHXH nguồn quỹ đảm bảo: đối tượng hưởng do nguồn quỹ

BHXH chi trả ngày càng tăng, dẫn đến theo số chi hàng năm tăng, bình quân

mỗi năm tăng hơn 10%, tỷ lệ sử dụng quỹ (số chi/số thu) có xu hướng giảm so

với giai đoạn trước.

+ Dự toán chi BHTN: Hai năm 2015, 2016 khó dự kiến số chi BHTN,

nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng sự khó khăn chung của nền kinh tế, số

Page 50: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

45

lượng người thất nghiệp tăng cao, nhất là ở các địa phương có nhiều khu công

nghiệp; nguyên nhân chủ quan là người lao động lợi dụng kẽ hở trong kiểm soát

chi trả BHTN để trục lợi như vừa có việc làm vừa nộp hồ sơ đề nghị giải quyết

hưởng trợ cấp thất nghiệp, dẫn đến số chi BHTN tăng cao. Đến năm 2017-2018,

số chi BHTN có xu hướng giảm, do nền kinh tế đã dần phục hồi, số lượng việc

làm tăng và có sự kiểm soát chặt chẽ hơn trong giải quyết hồ sơ trợ cấp thất

nghiệp.

Tuy nhiên, chính sách BHTN chưa thực sự đi vào cuộc sống, những quy

định về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

gây khó khăn cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động khi tiếp cận. Mặc

dù chính sách đã có hiệu lực từ năm 2015, nhưng đến nay không phát sinh do có

nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

+ Chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT

Giai đoạn 2016-2018, dự toán chi hoạt động quản lý BHXH, BHTN,

BHYT của BHXH Việt Nam thực hiện theo Nghị quyết số

1083/2015/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Luật Bảo hiểm y tế

và Quyết định 15/2016/QĐ-TTg ngày 05/04/2016 về mức chi phí quản lý bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2018.

- Thứ 4: Xây dựng phương án đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ

BHXH, BHTN, BHYT; căn cứ trên dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT,

dự kiến các loại lãi suất của thị trường tiền tệ để dự kiến lãi thu được từ các quỹ

do Vụ Quản lý đầu tư quỹ thực hiện.

- Thứ 5: Tổng hợp và xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển, dự toán chi

ứng dụng công nghệ thông tin do Vụ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện gửi số

liệu tổng hợp cho Vụ Tài chính và Kế toán để tổng hợp chi phí quản lý

BHXH, BHYT, BHTN.

+ Dự toán chi đầu tư phát triển thực hiện theo Luật đầu tư công số

49/2014/QH13, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về

kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP

ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư

Page 51: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

46

công, Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015

của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, số

136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật đầu tư công và số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12

năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối

với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-

2020.

Ngành BHXH là một ngành non trẻ với gần 25 năm xây dựng và phát triển,

cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phần lớn các trụ sở được xây dựng từ những năm

đầu thành lập Ngành 1995 đã xuống cấp, không đủ diện tích để đáp ứng nhu cầu

phục vụ đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng ngày càng tăng cao, vì vậy,

nhu cầu kinh phí dành cho đầu tư phát triển rất lớn. Tuy nhiên, ngành BHXH

gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện như giải phóng mặt

bằng, quỹ đất hạn chế đặc biệt là ở các thành phố, đô thị lớn.

+ Dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo Luật Công

nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và các văn bản hướng dẫn

về pháp luật công nghệ thông tin.

Xác định nhiệm vụ chính trị của Ngành, từ đó xây dựng dự toán chi ứng

dụng công nghệ thông tin theo nội dung để đáp ứng nhu cầu kinh phí đầu tư

hiện đại hóa công nghệ thông tin, quản lý và phục vụ công tác phát triển đối

tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT và đối tượng thụ hưởng chế độ

BHXH, BHTN, BHYT của ngành BHXH, của tổ chức BHTN thuộc ngành

Lao động – Thương binh và Xã hội.

Giai đoạn năm 2016-2018, đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin

được đẩy mạnh với 3.649 tỷ đồng, BHXH Việt Nam đã triển khai đồng bộ

ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các hoạt động quản lý theo hướng

hiện đại và tuân thủ chung theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử và đạt

được một số kết quả quan trọng như: Đã hoàn thành việc xây dựng, nâng

cấp, mở rộng mạng diện rộng kết nối 3 cấp; hệ thống trao đổi và tích hợp

Page 52: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

47

thông tin theo kiến trúc hướng dịch vụ điển tử; hệ thống quản lý định danh,

số hóa dữ liệu; áp dụng chữ ký số các giao dịch nội bộ Ngành và giữa cơ

quan BHXH với các tổ chức liên quan. Đã hoàn thành kết nối liên thông,

chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống tiếp nhận hồ sơ của bộ phận một cửa với các

hệ thống phần mềm nghiệp vụ thông qua trục tích hợp dữ liệu ngành BHXH;

thực hiện đồng bộ thông tin về BHXH, BHYT cho 69,1 triệu người, đạt

97,2% số người tham gia; hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu của 92,6 triệu

người tương ứng 24,3 triệu hộ gia đình. Đến tháng 6/2016 chính thức khai

trương Hệ thống thông tin giám định BHYT, kết nối liên thông hệ thống

phần mềm tới 12.673 cơ sở KCB, bằng 98,8% cơ sở KCB từ tuyến xã đến

Trung ương trên phạm vi cả nước (chỉ còn 66 trạm y tế xã tại 11 tỉnh chưa

triển khai được do chưa có điện lưới hoặc chưa phủ sóng internet); tỷ lệ liên

thông dữ liệu hàng tháng đạt trên 95%. Đến tháng 8/2017, đã khai trương và

vận hành Trung tâm Dịch vụ khách hàng qua hệ thống tổng đài số

1900.96.96.68 để làm đầu mối tư vấn, giải đáp mọi vấn đề về BHXH,

BHYT, BHTN.

- Thứ 6: Tổ chức thảo luận dự toán thu, chi với các đơn vị trực thuộc

do Vụ Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Ban Thu, Ban THCS

BHYT, Vụ Tài chính – Kế toán, Ban THCS BHXH, Vụ Tổ chức cán bộ

thực hiện.

Từ năm 2015, BHXH Việt Nam tổ chức thảo luận dự toán với một số

đơn vị dự toán cấp dưới. Vụ Kê hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban

Thu, Ban Thực hiện chính sách BHYT xây dựng kế hoạch và nội dung thảo

luận, báo cáo Lãnh đạo Ngành phê duyệt; tổng hợp kết quả thảo luận dự

toán, báo cáo Lãnh đạo Ngành.

Qua việc tổ chức thảo luận dự toán cho thấy, công tác xây dựng kế

hoạch ngày càng được BHXH các tỉnh, thành phố quan tâm, hầu hết các thủ

trưởng đơn vị thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp cũng như chủ trì thảo

luận dự toán thu, chi hàng năm với BHXH Việt Nam.

- Thứ 7: Trước ngày 20 tháng 7 hàng năm, Vụ Kế hoạch và đâu tư

Page 53: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

48

tổng hợp dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam trình Tổng Giám đốc xem

xét, quyết định. Sau đó, BHXH Việt Nam dự thảo dự toán thu, chi của

BHXH Việt Nam và gửi Bộ Tài chính. Tham gia thảo luận dự toán thu,

chi của BHXH Việt Nam yêu cầu của Bộ Tài chính.

- Thứ 8: Trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua dự

toán thu, chi hàng năm của BHXH Việt Nam tại Phiên họp thường kỳ.

Tiếp thu và hoàn thiện dự thảo dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam năm

kế hoạch gửi Bộ Tài chính trình Thủ Tướng Chính phủ xem xét, quyết

định.

Giai đoạn 2016-2018, dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam gửi xin ý

kiến các Bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ cụ thể:

- Năm 2016: Dự toán BHXH Việt Nam gửi Bộ Tài chính: Công văn số

3308/BHXH-KHĐT ngày 1/9/2015 về dự toán thu, chi năm 2016 của BHXH

Việt Nam. Dự toán Thủ tướng Chính phủ giao: Quyết định 244/QĐ-TTg

ngày 15/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán thu, chi của

BHXH Việt Nam

- Năm 2017: Dự toán BHXH Việt Nam gửi Bộ Tài chính: Công văn số

16/BHXH- KHĐT ngày 9/12/2016 về dư toán thu, chi năm 2017 của BHXH

Việt Nam. Dự toán Thủ tướng Chính phủ giao: Quyết định 260/QĐ-TTg

ngày 22/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán thu, chi của

BHXH Việt Nam.

- Năm 2018: Dự toán BHXH Việt Nam gửi Bộ Tài chính: Công văn số

3208/BHXH-KHĐT ngày 31/7/2018 về dự toán thu, chi năm 2018 và kế

hoạch tài chính- NSNN 2018-2020 của BHXH Việt Nam. Dự toán Thủ

tướng Chính phủ giao: Quyết định số 19/QĐ-TTg này 3/3/2018 của Thủ

tướng Chính phủ về việc giao dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam

Số liệu dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam và số giao dự toán của

Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2018:

Bảng 2.1. TỔNG HỢP SỐ LIỆU DỰ TOÁN CỦA BHXH VIỆT NAM VÀ

SỐ GIAO DỰ TOÁN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 2016-2018

Page 54: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

49

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chi tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Đề nghị

BHXH

Dự toán

TTCP giao

Đề nghị

BHXH

Dự toán

TTCP giao

Đề nghị

BHXH

Dự toán

TTCP giao

I

TỔNG SỐ

THU

264,346,040 269,294,000 321,595,151 320,771,000 367,973,581 367,974,000

1

Thu tiền đóng

theo

chế độ quy định

230,225,790

235,094,000

286,595,151

283,271,000

329,973,581 329,974,000

- Thu BHXH

157,355,211

158,443,000

195,955,289

191,392,000

226,021,406 224,525,000

- Thu BHYT

62,588,575

66,288,000

77,777,430

78,938,000

88,597,993 89,604,000

- Thu BHTN

10,282,004

10,363,000

12,862,432

12,941,000

15,354,182 15,845,000

2

Thu lãi từ hoạt

động đầu tư quỹ

34,120,250

34,200,000

35,000,000

37,500,000

38,000,000 38,000,000

II TỔNG SỐ CHI

246,581,074 243,347,000 282,489,879 282,857,000 308,066,587 307,875,600

1

Chi chế độ

BHXH

156,367,002

153,421,000

171,670,958

171,263,000

195,871,912 195,681,000

- Nguồn quỹ

BHXH bảo đảm

112,601,804

110,121,000

127,938,775

127,940,000

150,099,991 150,100,000

- Nguồn NSNN

bảo đảm

43,765,198

43,300,000

43,732,183

43,323,000

45,771,921 45,581,000

2 Chi KCB BHYT

72,521,000

72,700,000

89,554,661

91,185,000

91,139,000 91,139,000

Chi khám bệnh,

chữa bệnh

BHYT

90,339,000

Chi chăm sóc

sức

khỏe ban đầu

800,000

3

Chi chế độ

BHTN

7,406,072

7,371,000

9,512,106

8,721,000

7,566,029 7,566,000

4

Chi hoạt động

quản lý

10,287,000 9,855,000 11,752,154 11,688,000 13,489,646 13,489,600

(Nguồn: Dự toán của BHXH Việt Nam)

Qua số liệu cụ thể, ta có thế nhận thấy rằng:

- Tại BHXH Việt Nam việc triển khai tổ chức xây dựng dự toán thu, chi

trong toàn ngành theo quy định phù hợp với tiến độ thời gian triển khai

chung do Bộ Tài chính hướng dẫn nhưng thời gian tiếp thu và hoàn chỉnh dự

toán thu, chi của BHXH Việt Nam hàng năm kéo dài. Do đó, thông thường

thời điểm Bộ Tài chính thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ về việc dự

toán thu, chi của BHXH Việt Nam không cùng thời điểm thông qua dự toán

NSNN hàng năm. Thủ tướng Chính phủ thường giao dự toán thu, chi cho

BHXH Việt Nam vào khoảng tháng 2, tháng 3 (dự toán thu, chi NSNN được

Page 55: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

50

giao trước 31/12 của năm kế hoạch). Số liệu giao dự toán của Thủ tướng

chính phủ tương đối sát với số liệu do BHXH Việt Nam đề nghị.

Việc giao dự toán chi quản lý theo tỷ lệ % trên dự toán thu, chi đã tạo điều

kiện cho ngành BHXH chủ động trong bố trí và sử dụng kinh phí trong thực

hiện nhiệm vụ, nhất là tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia, cải cách thủ

tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức thu, chi trả các chế độ,

đôn đốc thu hồi các trường hợp chậm đống, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng

BHXH, BHTN, BHYT.

Việc giao dự toán theo tỷ lệ % tính trên dự toán thu, chi BHXH, BHTN và

thu BHYT cũng có hạn chế do chưa có quy định chi tiết cơ cấu chi phí quản lý

theo các nhóm nhiệm vụ chi như hoạt động bộ máy, chi ứng dụng công nghệ

thông tin và chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hoạt động về quản lý và phát triển

đối tượng.

2.1.3. Thực trạng nội dung lập dự toán thu, chi hàng năm của Ngành

BHXH

2.1.3.1 Nội dung lập dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN hàng năm của

Ngành BHXH

a. Căn cứ xây dựng dự toán:

- Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Tài chính về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 –

2020;

- Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; kế

hoạch số 1279/KH-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam về thực hiện

về tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham

gia BHXH;

- Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT cho UBND các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016 – 2020;

- Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển

Page 56: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

51

giai đoạn 2016 – 2020

- Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu

vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020

- Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ quy định

mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

- Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 quy định mức đóng bảo

hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

b. Cơ cấu thu BHXH, BHYT, BHTN của Ngành BHXH bao gồm:

- Về số người tham gia

+ Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT:

+ Đối tượng chỉ tham gia BHYT

- Về tiền lương

+ Khối hành chính sự nghiệp

+ Lương tối thiểu vùng

Bảng 2.2. TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU BHXH, BHTN, BHYT NĂM 2017 - 2018

Đơn vị: Người/Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Đối

tượng Số tiền

Đối

tượng Số tiền

Đối

tượng Số tiền

A Thu BHXH - 175.467.945 - 195.767.680 - 224.232.105

I Tiền đóng theo quy

định 13.056.902 174.958.672 13.847.426 195.363.052 14.653.617 223.833.320

1 DN nhà nước 1.085.982 16.030.966 1.087.307 13.477.580 1.066.534 16.640.702

2 DN có vốn đầu tư

nước ngoài 3.754.814 56.726.627 4.104.503 67.023.782 4.511.076 79.663.886

3 DN ngoài quốc

doanh 3.754.216 45.967.129 4.076.297 55.686.725 4.407.017 65.623.838

4 Hành chính, đảng,

đoàn thể 2.631.103 34.393.960 2.615.259 35.358.833 2.616.734 36.558.642

5 Khối LLVT, cơ yếu 1.100.000 16.105.070 1.100.000 16.756.721 1.100.000 17.426.990

6 Cán bộ xã, phường,

thị trấn 264.384 2.416.210 231.538 2.360.974 231.538 2.578.002

7 Tổ chức nước ngoài,

quốc tế - - 1.350 50.955 - -

Page 57: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

52

STT Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Đối

tượng Số tiền

Đối

tượng Số tiền

Đối

tượng Số tiền

8 Ngoài công lập,

HTX, tổ chức khác 175.365 1.894.142 203.333 2.549.370 204.459 2.462.570

9 Cán bộ không

chuyên trách cấp xã 81.571 269.553 158.099 523.813 172.467 591.908

10 Các đối tượng khác 6.525 47.733 6.563 74.956 1.662 68.684

11 Tham gia BHXH tự

nguyện 202.941 1.107.282 263.177 1.499.342 342.130 2.218.097

II Tiền lãi phạt chậm

đóng BHXH - 509.273 - 404.628 - 398.785

B Thu BHYT - 69.255.432 - 80.599.116 - 88.432.840

I Tiền đóng theo quy

định 74.558.222 69.195.147 78.532.989 80.555.199 81.761.320 88.391.601

1 Người lao động và

người sử dụng lao

động

11.813.015 28.230.071 12.523.195 31.793.942 13.265.262 36.325.548

2 Tổ chức BHXH đóng 3.144.488 5.512.478 3.286.930 6.218.151 3.295.463 6.405.786

3 NSNN đóng 34.387.182 21.673.780 34.623.594 24.858.476 35.202.947 26.133.063

4 Đối tượng đóng,

NSNN hỗ trợ 13.913.870 7.666.410 14.737.946 9.987.906 15.456.857 10.850.714

5 Nhóm tham gia theo

hộ gia đình 11.299.667 6.112.407 13.361.324 7.696.724 14.540.790 8.676.489

II Lãi phạt chậm đóng

BHYT - 60.284 - 43.917 - 41.239

C Thu BHTN - 11.829.876 - 13.178.739 - 15.380.741

I Người LĐ và người

SDLĐ đóng - 11.801.652 11.740.944 13.160.357 12.478.754 15.363.315

II Tiền lãi phạt chậm

đóng BHTN - 25.225 - 18.382 - 17.426

TỔNG SỐ THU 256.553.253 289.545.534 328.045.686

(Nguồn: Dự toán BHXH Việt Nam)

2.1.3.2 Nội dung lập dự toán chi chế độ BHXH, BHTN của Ngành BHXH

a. Căn cứ xây dựng dự toán:

- Luật 58/2014/QH13 Luật BHXH, Luật BHYT ngày 14/11/2008 và Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014; Luật Việc làm;

Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn

Luật

Page 58: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

53

- Tốc độ tăng, giảm số người hưởng bình quân hàng năm, số người giải

quyết hưởng chế độ BHXH, BHTN và mức chi bình quân năm 2017.

- Căn cứ mức lương cơ sở 1.300.000 đồng tính đủ 12 tháng và đã bao gồm

kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng theo Nghị

định số 76/2017/NĐ-CP ngày 30/6/2017 của Chính phủ.

b. Cơ cấu chi chế độ BHXH, BHTN của Ngành BHXH bao gồm:

- Chi BHXH từ nguồn ngân sách Nhà nước

+ Chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng;

+ Chi các chế độ BHXH một lần;

+ Lệ phí chi;

+ Trích đóng BHYT;

- Chi BHXH từ quỹ BHXH

+ Chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng;

+ Chi các chế độ BHXH một lần;

+ Chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản;

+ Trích đóng BHYT;

- Chi bảo hiểm thất nghiệp

+ Chi trợ cấp thất nghiệp;

+ Chi hỗ trợ học nghề;

+ Chi hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì

việc làm;

+ Trích đóng BHYT

Bảng 2.3. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI BHXH, BHTN NĂM 2016 – 2018

Đơn vị: Người/Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Đối

tượng Số chi

Đối

tượng Số chi

Đối

tượng Số chi

I Chi từ nguồn NSNN 44.465.719 45.169.673 46.744.699

1 Trích đóng BHYT 1.105.077 1.809.682 1.078.077 1.832.525 1.064.911 1.893.356

2 Lương hưu 779.148 33.727.018 757.351 34.106.283 745.712 35.250.408

3 Trợ cấp công nhân 323 5.135 292 4.815 264 4.544

Page 59: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

54

STT Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Đối

tượng Số chi

Đối

tượng Số chi

Đối

tượng Số chi

cao su

4 Trợ cấp MSLĐ; QĐ

91 245.033 5.722.577 237.750 5.758.212 234.078 5.917.079

5 Trợ cấp QĐ 613 68.560 746.873 70.617 826.622 72.736 888.947

6 Trợ cấp TNLĐ,

phục vụ TNLĐ 12.013 98.547 12.067 106.607 12.121 111.783

7 Trợ cấp tuất 186.812 1.527.637 187.749 1.627.817 188.691 1.710.639

8 Trợ cấp PT trợ giúp

SH, DCCH 14 28 14 28 14 28

9 Trợ cấp mai táng phí 29.907 359.968 30.005 376.563 30.103 391.339

10 Trợ cấp QĐ 52 0 0 0 0 0 0

11 Phí GĐ khả năng

suy giảm KNLĐ 0 0 0 0 5000 5000

12 Trợ cấp khu vực 1

lần 25.185 138.112 27.562 194.787 30.465 224.443

13 Lệ phí chi trả 0 330.142 0 335.414 0 347.133

II Chi từ Quỹ BHXH 115.102.970 132.474.111 146.996.843

1 Quỹ ốm đau, thai

sản 8.060.681 18.632.273 9.195.710 20.805.218 10.199.779 23.574.284

2 Quỹ TNLĐ – BNN 85.197 564.044 91.957 1.120.747 96.715 1.179.141

3 Quỹ hưu trí, tử tuất 3.835.157 95.906.654 4.097.348 110.548.146 4.381.970 122.243.418

III Bảo hiểm thất

nghiệp 5.582.536 7.422.058 7.566.028

1 BHYT cho các đối

tượng 593.108 242.778 750.472 309.993 765.481 316.193

2 Trợ cấp thất nghiệp 593.108 5.295.060 750.472 6.888.744 765.481 7.026.515

3 Hỗ trợ tư vấn, giới

thiệu việc làm 0 0 0 0 0 0

4 Hỗ trợ học nghề 40.287 44.698 66.085 73.321 66.085 73.321

5

Hỗ trợ đào tạo, bồi

dưỡng, nâng cao trình

độ kĩ năng nghề để

duy trì việc làm

0 0 50.000 150.000 50.000 150.000

TỔNG SỐ CHI 165.151.225 185.065.842 201.307.570

(Nguồn: Dự toán BHXH Việt Nam)

2.1.3.3 Nội dung lập dự toán chi chế độ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của

Page 60: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

55

Ngành BHXH

Cơ cấu chi chế độ KCB của Ngành BHXH bao gồm:

Kinh phí chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu:

+ Kinh phí chi CSSK ban đầu đối với HSSV = 7% x số HSSV x 4,5% x 12

tháng x 1.300.000 đồng;

+ Kinh phí chi CSSK ban đầu đối với trẻ em dưới 6 tuổi = 5% x số trẻ em x

4,5% x 12 tháng x 1.300.000 đồng x tỷ lệ số trẻ em đi học tại các cơ sở giáo dục

mầm non có đủ điều kiện CSSK ban đầu theo quy định của Bộ Y tế;

+ Kinh phí chi CSSK ban đầu đối với y tế cơ quan = 1% x 30% tổng số tiền

đóng BHYT của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng BHYT từng tỉnh.

- Chi KCB BHYT

+ KCB ngoại trú;

+ KCB nội trú.

Bảng 2.4. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ KCB NĂM 2016 – 2018

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Chi CSSK ban đầu 639.252 706.236 815.877

1.1 HSSV 568.655 574.510 598.600

1.2 Trẻ em dưới 6 tuổi 36.020 68.138 108.300

1.3 Y tế cơ quan 34.577 63.588 108.977

2 Chi KCB BHYT 68.723.979 80.601.419 88.110.518

2.1 KCB ngoại trú 26.926.970 30.106.373 32.911.184

2.2 KCB nội trú 41.797.009 50.495.046 55.199.334

(Nguồn: Dự toán BHXH Việt Nam)

2.1.3.4 Nội dung lập dự toán chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT của

Ngành BHXH

Page 61: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

56

a. Một số căn cứ xây dựng dự toán:

Căn cứ theo Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng

Chính phủ về mức chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2016 – 2018.

Căn cứ mức lương cơ sở 1.300.000 đồng tính đủ 12 tháng.

Dự toán thu, chi BHXH, BHYT, BHTN năm trước liền kề.

b. Cơ cấu chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT của Ngành BHXH bao gồm:

Chi hoạt động đặc thù:

+ Chi tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT;

+ Chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

+ Chi cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hệ thống quản lý (gồm:

giao nhận hồ sơ tham gia và giải quyết chế độ chính sách BHXH phục vụ công

tác cải cách thủ tục hành chính; Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008;

thuê bao đường truyền; chi xây dựng quy trình nghiệp vụ);

+ Chi công tác quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH, BHYT,

BHTN;

+ Chi công tác tổ chức thu, chi trả các chế độ bảo hiểm;

+ Chi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát;

+ Chi hoạt động của Hội đồng quản lý.

Chi hoạt động bộ máy các cấp:

+ Chi thường xuyên;

+ Chi không thường xuyên.

Bảng 2.5. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ

BHXH, BHYT, BHTN NĂM 2016 – 2018

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

I Chi hoạt động đặc thù 3.590.583 4.552.264 5.282.628

1 Tuyên truyền phổ biến

chính sách pháp luật

350.000 350.000 350.000

2 Tập huấn, bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ

75.000 120.000 120.000

3 Cải cách thủ tục, hiện đại

hóa hệ thống quản lý

277.000 371.772 377.306

Page 62: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

57

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

4 Chi công tác quản lý

người tham gia, người thụ

hưởng BHXH, BHYT,

BHTN

660.812 848.459 1.073.423

5 Công tác tổ chức thu, chi

trả các chế độ bảo hiểm

1.994.640 2.538.834 2.888.747

6 Công tác thanh tra 231.849 321.868 471.528

7 Chi hoạt động của Hội

đồng quản lý

1.282 1.331 1.624

II Chi hoạt động bộ máy

các cấp

4.148.184 4.374.101 5.065.845

1 Chi thường xuyên 3.209.660 3.603.229 4.361.340

2 Chi không thường xuyên 938.524 770.872 704.505

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

2.2. Đánh giá thực trạng công tác phân bổ và giao dự toán thu, chi

hàng năm

2.2.1. Trình tự phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm

2.2.1.1.Tại BHXH Việt Nam

Theo quy định tại Quyết định 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ

tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi

phí quản lý BHXH. BHYT, BHTN, sau khi nhận được Quyết định giao dự toán

của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện giao dự

toán cho các đơn vị trực thuộc, BXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, Bộ

Lao động- Thương bình và xã hội trong thời hạn 15 ngày.

Giai đoạn 2016-2018, Thủ tướng Chính phủ có các quyết định giao dự toán

thu, chi cho BHXH Việt Nam cụ thể như sau:

Năm 2016: Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng CP về việc

xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016; TT

102/2015/TT-BTC ngày 30/6/2015 của BTC hướng dẫn xây dựng dự toán

NSNN năm 2016; QĐ 2100/QĐ-TTg ngày 28/11/2015 của Thủ tướng CP về

việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; CV 165/BTC-NSNN ngày

6/01/2016 của BTC về việc giao dự toán thu, chi năm 2016 của BHXH Việt

Page 63: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

58

Nam; QĐ 244/QĐ-BTC ngày 15/2/2015 của Thủ tướng CP về việc giao dự toán

thu, chi NSNN năm 2016; CV 13963/BTC-HCSN ngày 4/10/2016 của BTC về

việc điều chỉnh dự toán thu, chi năm 2016 của BHXH Việt Nam.

Năm 2017: Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 6/6/2016 của Thủ tướng CP về việc

xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017; TT

91/2016/TT-BTC ngày 24/6/2016 của BTC hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN

năm 2017; CV 9078/BTC-NSNN ngày 1/7/2016 về số dự kiến giao thu, chi

NSNN năm 2017; QĐ 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng CP về

việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2017; QĐ 2576/QĐ-BTC ngày

29/11/2016 của BTC về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2017 cho BHXH

Việt Nam; QĐ 2664/QĐ-BTC ngày 15/12/2016 của BTC về việc công bố công

khai số liệu dự toán NSNN năm 2017; CV 18851/BTC-HCSN ngày 30/12/2016

phân bổ dự toán chi lương hưu và trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo năm

2017; QĐ 260/QĐ-TTg ngày 22/2/2017 về việc giao dự toán thu, chi năm 2017

cho BHXH Việt Nam.

Năm 2018: QĐ 1916/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 về việc giao dự toán

NSNN năm 2018; QĐ 17/QĐ-TTg ngày 02/3/2018 về việc giao dự toán chi

KCB BHYT năm 2018 cho BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân; QĐ 19/QĐ-TTg ngày

03/3/2018 về việc giao dự toán thu, chi năm 2018; CV 9434/BTC-NSNN ngày

14/7/2017 của BTC về việc thông báo trần thu, chi NSNN năm 2019 – 2020.

Trình tự thực hiện phân bổ và giao dự toán giai đoạn 2016-2018 của

BHXH Việt Nam cụ thể:

Sau khi nhận được Quyết định giao dự toán thu, chi của Thủ tướng Chính

phủ, BHXH Việt Nam (Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Ban Thu,

Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính – Kế toán) thực hiện phân bổ dự

toán, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý và

trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư và các

đơn vị có liên quan. Cụ thể:

Page 64: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

59

+ Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thu thực hiện phân bổ dự toán, xây dựng

nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý và trình Lãnh đạo

Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính

– Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thực hiện chính sách BHYT thực hiện phân

bổ dự toán, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản

lý và trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ

Kế hoạch và Đầu tư.

+ Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện phân bổ dự

toán, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý và

trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán

thu, chi của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và trình

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định giao dự toán thu, chi cho

BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, đơn vị sự nghiệp, BHXH Bộ Quốc

phòng, BHXH Công an nhân dân, Cục Việc làm; ban hành văn bản hướng dẫn

thực hiện dự toán thu, chi năm kế hoạch.

2.2.1.2.Tại BHXH tỉnh

Sau khi nhận được Quyết định giao dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc

BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch- tài chính chủ trì phối hợp với

Phòng Quản lý thu, Phòng Giám định BHYT) thực hiện phân bổ dự toán, xây

dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý và trình

Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch- Tài chính và các đơn vị có

liên quan. Cụ thể:

- Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Quản lý thu chủ trì, phối hợp

Page 65: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

60

với Phòng Khai thác và thu nợ thực hiện phân bổ dự toán theo mẫu biểu tại Điều

9 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực

quản lý, trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Giám định BHYT,

Phòng Kế hoạch - Tài chính.

- Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Giám định BHYT chủ trì, phối

hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện phân bổ dự toán xây dựng nội dung

hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý, trình Lãnh đạo phụ trách

phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch- Tài chính.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao

dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Kế hoạch – Tài

chính tổng hợp và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định giao dự toán

thu, chi cho BHXH huyện, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu,

chi năm kế hoạch.

2.2.2 Thực trạng nội dung phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm

Hàng năm, BHXH Việt Nam thực hiện phân bổ và giao dự toán cho các

đơn vị trực thuộc (BHXH các tỉnh, thành phố) sau khi nhận được quyết định

giao của Thủ tướng chính phủ. BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện phân bổ và

giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc (BHXH quận, huyện) sau khi nhận được

quyết định giao của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Thực hiện phân bổ và

giao dự toán thu, chi đảm bảo về thời gian quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn,

định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.

2.2.2.1. Phân bổ và giao dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN

Thực hiện phân bổ và giao dự toán thu BHXH, BHTN, BHYT cho các đơn

vị đảm bảo tối thiểu bằng tổng thu BHXH, BHYT, BHTN được cơ quan có

thẩm quyền giao. Đồng thời, không thấp hơn dự toán do các đơn vị đề xuất.

Dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN phân bổ và giao cho BHXH các tỉnh,

BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân trên cơ sở số đối tượng tham

gia BHXH, BHYT, BHTN; tiền lương bình quân; tỷ lệ đóng BHXH, BHYT,

BHTN và các khoản ghi thu khác, cụ thể:

Page 66: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

61

- Đối tượng tham gia: căn cứ vào dân số, số lao động trên địa bàn, số lao

động và dân số đã tham gia BHXH, BHYT, BHTN và khả năng phát triển đối

tượng tham gia của từng địa phươngg

- Lương cơ sở : được tính theo mức lương cơ sở hiện hành của từng năm

theo Quy định

- Lương tối thiểu vùng

- Dự toán tiền lương bình quân của đối tượng tham gia BHXH, BHYT,

BHTN giao cho BHXH các tỉnh

- Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN: theo quy định tại Luật BHXH

- Các khoản ghi thu: gồm số tiền đóng BHYT của đối tượng do tổ chức

BHXH đóng hàng tháng theo quy định và kinh phí Trung ương hỗ trợ đóng

BHYT cho học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường do Bộ, cơ quan

Trung ương quản lý

2.2.2.2. Phân bổ và giao dự toán chi BHXH, BHTN, BHYT và chi phí quản

lý BHXH, BHYT, BHTN

Thực hiện phân bổ và giao dự toán chi BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo

đúng quy định về định mức đối với những nội dung chi có định mức cụ thể,

những nội dung không có quy định định mức cụ thể phải đảm bảo bố trí đủ kinh

phí để thực hiện nhiệm vụ quan trọng theo quy định pháp luật, những nhiệm vụ

đã được cấp có thẩm quyền quyết định.Đối với phân bổ dự toán chi BHXH,

BHTN, chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT đảm bảo không cao hơn dự toán đơn

vị đề xuất.

- Phân bổ và giao dự toán chi BHXH, BHTN từ nguồn quỹ: căn cứ số

người hưởng: tính trên cơ sở số người bình quân hưởng năm trước và tốc độ

tăng, giảm hàng năm và mức chi bình quân: xác định trên cơ sở mức chi bình

quân của năm trước tính riêng cho từng loại đối tượng. Mức chi và số chi: theo

mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng

- Phân bổ và giao dự toán chi KCB BHYT: Chi KCB của bệnh nhân do

BHXH tỉnh phát hành thẻ đi KCB tại tỉnh và KCB tại địa phương khác vàs số

chi chăm sóc sức khỏe ban đầu

Page 67: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

62

- Phân bổ và giao dự toán chi hoạt động BHXH, BHTN, BHYT: trên cơ sở

dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao và phân bổ theo nguyên tắc: Căn cứ

vào biên chế, mức lương cơ sở, hệ số tiền lương và nhiệm vụ, khối lượng công

việc và tính chất phức tạp của các hoạt động nghiệp vụ quản lý của từng đơn vị.

Số liệu phân bổ dự toán thu, chi BHXH, BHYT, BHTN của BHXH Việt

Nam giai đoạn 2016-2018, cụ thể:

- Năm 2016: Quyết định số 279/QĐ-BHXH ngày 24/2/2016 về việc giao

dự toán thu, chi năm 2016; Quyết định số 391/QĐ-BHXH ngày 15/3/2016 về

việc công khai số liệu phân bổ dự toán năm 2016.

- Năm 2017: Quyết định số 266/QĐ-BHXH ngày 28/2/2017 về việc giao

dự toán thu, chi năm 2017; Quyết định số 441/QĐ-BHXH ngày 7/3/2017 về việc

công khai số liệu dự toán thu, chi năm 2017; Quyết định số 182/QĐ-BHXH

ngày 19/5/2017 về giao dự toán chi KCB BHYT năm 2017; Quyết định số

183/QĐ-BHXH ngày 19/5/2017 về công khai số liệu dự toán chi KCB BHYT

năm 2017.

- Năm 2018: Quyết định số 3146/QĐ-BHXH ngày 29/12/2017 về việc

giao dự toán chi lương hưu và trợ cấp BHXH do NSNN đảm bảo năm 2018;

Quyết định số 3151/QĐ-BHXH ngày 29/12/2017 về việc công khai dự toán chi

lương hưu và trợ cấp BHXH do NSNN đảm bảo năm 2018; Quyết định số

08/QĐ-BHXH ngày 15/3/2018 về việc giao dự toán thu, chi năm 2018.

2.3. Đánh giá thực trạng công tác điều chỉnh dự toán thu, chi hàng

năm

2.3.1. Các trường hợp thực hiện điều chỉnh dự toán thu, chi hàng năm

Có hai trường hợp điều chỉnh dự toán thu, chi hằng năm:

2.3.1.1. Điều chỉnh dự toán thu, chi theo văn bản của Bộ Tài chính: khi

chính sách làm thay đổi dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, BHXH Việt

Nam báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh dự toán cho ngành BHXH.

Sau khi Bộ Tài chính có văn bản điều chỉnh dự toán thu, chi của BHXH

Việt Nam, BHXH Việt Nam tiến hành phân bổ dự toán điều chỉnh cho các đơn

vị. Quy trình phân bổ dự toán điều chỉnh được quy định như phân bổ dự toán

Page 68: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

63

giao đầu năm

2.3.1.2. Điều chỉnh dự toán thu, chi trong trường hợp không làm thay đổi

dự toán thu, chi được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trường hợp này là thực hiện điều chỉnh dự toán nội bộ giữa các đơn vị

trong ngành BHXH. Quy trình phân bổ dự toán điều chỉnh được quy định như

phân bổ dự toán giao đầu năm.

2.3.2. Thực trạng nội dung điều chỉnh dự toán thu, chi hàng năm

Giai đoạn 2016-2018 ngành BHXH Việt Nam có các quyết định giao dự

toán điều chỉnh cho các đơn vị trong ngành, cụ thể:

- Năm 2016: BHXH Việt Nam có Công văn số 3065/BHXH-KHĐT ngày

16/8/2016 của BHXH Việt Nam về việc điều chỉnh dự toán thu, chi năm 2016,

Bộ Tài chính có Công văn số 13963/BTC-HCSN ngày 4/10/2016 của Bộ Tài

chính về việc điều chỉnh dự toán thu, chi năm 2016 của BHXH Việt Nam. Căn cứ

Công văn của Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam thực hiện điều chỉnh dự toán thu,

chi năm 2016 cho các đơn vị: Quyết định số 1581/QĐ-BHXH ngày 27/10/2016

của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc giao điều chỉnh dự toán thu, chi

năm 2016, Quyết định số 1726/QĐ-BHXH ngày 9/11/2016 của Tổng Giám đốc

BHXH Việt Nam về việc giao điều chỉnh dự toán chi khám chữa bệnh bảo hiểm

y tế năm 2016.

- Năm 2017: BHXH Việt Nam có Công văn số 23/BHXH-KHĐT ngày

06/10/2017 của BHXH Việt Nam về việc điều chỉnh dự toán thu, chi năm 2017,

Bộ Tài chính có Công văn số 15605/BTC-HCSN ngày 17/11/2017 của Bộ Tài

chính về việc điều chỉnh dự toán thu, chi năm 2017 của BHXH Việt Nam. Căn

cứ Công văn của Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam thực hiện điều chỉnh dự toán

thu, chi năm 2017 cho các đơn vị: Quyết định số 2912/QĐ-BHXH ngày

29/11/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc giao điều chỉnh dự

toán thu, chi năm 2017, Quyết định số 1886/QĐ-BHXH ngày 23/10/2017 của

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc giao điều chỉnh dự toán chi khám

chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2017.

- Năm 2018: BHXH Việt Nam có Công văn số 27/BHXH-KHĐT ngày

Page 69: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

64

20/9/2018 của BHXH Việt Nam về việc điều chỉnh dự toán thu, chi năm 2018,

Bộ Tài chính có Công văn số 16287/BTC-HCSN ngày 27/12/2018 của Bộ Tài

chính về việc điều chỉnh dự toán thu, chi năm 2018 của BHXH Việt Nam. Căn

cứ Công văn của Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam thực hiện điều chỉnh dự toán

thu, chi năm 2018 cho các đơn vị: Quyết định số 2631/QĐ-BHXH ngày

27/12/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc giao điều chỉnh dự

toán thu BHXH, BHYT, BHTN, chi năm BHXH, BHTN năm 2018, Quyết định

số 41/QĐ-BHXH ngày 23/11/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về

việc giao điều chỉnh dự toán chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT năm 2018.

Bảng 2.6. ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN THU BHXH, BHTN, BHYT;

CHI BHXH, BHTN CHO CÁC ĐƠN VỊ NĂM 2017 - 2018

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018

Dự toán

được giao

Dự toán

điều chỉnh

Dự toán

được giao

Dự toán

điều chỉnh

I Tổng số thu 283.271 286.691 329.973 330.574

1 Thu BHXH 191.392 192.404 224.525 224.525

2 Thu BHTN 12.941 13.131 15.844 15.845

3 Thu BHYT 78.938 81.156 89.604 90.204

II Tổng số chi

1 Chi chế độ BHXH 171.263 170.808 195.681 201.426

a Chi BHXH nguồn

NSNN 43.323 43.102 45.581 46.742

b Chi BHXH nguồn quỹ 127.940 127.706 150.100 154.684

2 Chi chế độ BHTN 8.721 8.428 7.566 7.416

( Nguồn: Dự toán của BHXH Việt Nam)

Page 70: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

65

2.4. Đánh giá thực trạng cơ chế cung cấp thông tin xây dựng kế hoạch.

Thu thập và xử lý thông tin phục vụ trực tiếp cho quá trình lập kế hoạch và

ra quyết định. Lập kế hoạch và ra quyết định là công việc phức tạp và khó khăn

nhưng nó lại có ý nghĩa tiên quyết đối với các nhà quản lý. Để có được những kế

hoạch và những quyết định đúng đắn, các nhà quản lý cần rất nhiều thông tin.

Để lập kế hoạch và ra quyết định, thông tin quá khứ, thông tin hiện tại,

thông tin dự báo cần phải thu thập và xử lý, giúp nhận diện đúng bối cảnh tồn

tại, các yếu tố tác động đến tổ chức, những vấn đề tổ chức cần đối mặt, nhận

diện đúng đối tượng, điều kiện đảm bảo thực hiện của quyết định. Trong các

hoạt động này, quá trình thu thập và xử lý thông tin có liên hệ mật thiết với

nhau. Thông tin thu thập thiếu sẽ không giúp nhận diện được bản chất, quy luật

của vấn đề. Thông tin thu thập đầy đủ nhưng thiếu kỹ năng xử lý cũng sẽ làm

giảm ý nghĩa của thông tin, không đem lại cơ sở khoa học vững chắc cho quá

trình lập kế hoạch và ra quyết định.

2.4.1. Thực trạng thu thập thông tin xây dựng kế hoạch

Đến nay, BHXH Việt Nam chưa có “kho” dữ liệu tập trung phục vụ công

tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành chung, cũng như phục vụ công tác chuyên môn

nghiệp vụ, trong đó có việc cung cấp dữ liệu lịch sử, dữ liệu mang tính thời sự

để phục vụ công tác xây dựng kế hoạch dài hạn, năm năm, hằng năm. Mỗi lĩnh

vực có một nguồn thông tin riêng, thời điểm quy định báo cáo không thống nhất,

dẫn đến số liệu báo cáo có sự chênh lệch lớn, gây khó khăn trong công tác lãnh

đạo, công tác xây dựng kế hoạch.

Hệ thống chỉ tiêu báo cáo thống kê của Ngành chưa đáp ứng toàn diện công

tác xây dựng kế hoạch, vì vậy số liệu thống kê thu, chi hàng tháng, quý chỉ là

kênh thông tin tham khảo, không phục vụ công tác xây dựng kế hoạch.

Đối với thông tin về thu BHXH, BHTN, BHYT: Ban Thu căn cứ báo cáo

quyết toán các năm trước; căn cứ vào số lao động do ngành thuế, ngành kế

hoạch đầu tư quản lý; căn cứ vào tình hình dân số, cơ cấu lao động theo độ tuổi

do ngành thống kê công bố; căn cứ vào báo cáo nhanh của BHXH các tỉnh,

thành phố (Biểu B06 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH

Page 71: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

66

Việt Nam quy định quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN; quản

lý sổ BHXH, thẻ BHYT: Báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN,

BHTNLĐ, BNN hằng tháng).

Đối với thông tin về chi KCB BHYT: Ban Thực hiện chính sách BHYT

căn cứ báo cáo quyết toán các năm trước; căn cứ tình hình thực hiện của năm

hiện hành thông qua hệ thống thông tin giám định BHYT của Ngành, qua các

báo cáo nhanh (như Biểu số 14/BHYT Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày

22/12/2014 của BHXH Việt Nam quy định về tổ chức thực hiện BHYT trong

KCB); căn cứ vào kế hoạch phát triển đối tượng của Ban Thu xây dựng.

2.4.2. Thực trạng xử lý thông tin xây dựng kế hoạch

Từ những nguồn thông tin khác nhau, với những kỹ thuật thu thập khác

nhau, các đơn vị xử lý, phân tích thông tin chủ yếu bằng phương pháp thô sơ,

chưa có phần mềm hỗ trợ. Thêm vào đó, sự quá tải về thông tin, sự đa dạng về

thông tin dẫn đến khó khăn trong quá trình thu thập và xử lý.

Cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý và văn hóa tổ chức cũng ảnh hưởng

không nhỏ đến quá trình thu thập và xử lý thông tin. Văn hóa tổ chức khép kín,

thiếu sự cởi mở, chia sẻ thông tin giữa các cán bộ, giữa các đơn vị với nhau có

thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, khi tổ chức duy trì quá nhiều thủ tục cứng

nhắc cũng dẫn đến việc thu thập và chia sẻ thông tin khó khăn, thành rào cản

cho quá trình thu thập thông tin. Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng nấc có

thể làm cho thông tin bị thu thập không đầy đủ hoặc bị nhiễu qua các tầng nấc.

2.5. Đánh giá thực trạng về các cấp quản lý trong xây dựng kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch là sự phản ánh nhu cầu hay mức cam kết phân phối và

sử dụng nguồn ngân sách nhằm đáp ứng một cách tích cực các nhiệm vụ và nhu

cầu chi tiêu của Ngành. Lập dự toán sát với thực tế không những là tiền đề của

chấp hành và quyết toán ngân sách mà còn là tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá

chính xác mức độ thực hiện nhiệm vụ thu, chi các chế độ BHXH, BHTN,

BHYT, phục vụ điều hành vĩ mô của các cấp lãnh đạo. Việc thẩm tra xem xét dự

toán, phương án phân bổ dự toán nhằm đảm bảo cho việc xây dựng và quyết

định dự toán ngân sách theo đúng mục tiêu yêu cầu phát triển của Ngành; thực

Page 72: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

67

hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn

luật.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch đối với

công tác quản lý, điều hành, các cấp quản lý từ Trung ương đến cơ sở đã quan

tâm chỉ đạo các bộ phận liên quan nghiêm túc thực hiện, trách nhiệm của từng

bộ phận được quy định rõ ràng

2.6. Đánh giá thực trạng về nhân sự trong công tác xây dựng kế hoạch.

Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch là những cán bộ có thâm

niên công tác lâu năm trong ngành BHXH, có nhiều kinh nghiệm trong công tác

lập, phân bổ và giao dự toán hàng năm. Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch

gồm các mảng nghiệp vụ khác nhau, cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch

không tập trung, sẽ chịu tác động bởi cơ sở, phương pháp không thống nhất.

Ngoài ra, khối lượng công việc của Ngành BHXH ngày càng tăng, một cán bộ

của Ngành phải đảm nhiệm nhiều vị trí việc làm, khối lượng công việc rất lớn,

điều này làm giảm thời gian đầu tư cho công tác xây dựng kế hoạch, ảnh hưởng

đến chất lượng xây dựng kế hoạch.

2.7. Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm

của BHXH Việt Nam

2.7.1 Quy trình, thời gian lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

Thực hiện Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ

quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03

năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ Tài chính hướng

dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, Bảo

hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Công văn số 4985/BHXH-KHĐT

ngày 07/11/2017 hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Văn phòng, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH Bộ Quốc phòng,

BHXH Công an nhân dân, Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội lập kế hoạch tài chính - NSNN (NSNN) 03 năm, bắt đầu thực hiện từ

năm 2018. Việc triển khai lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 là quy định mới của

Luật NSNN năm 2015, BHXH Việt Nam triển khai thực hiện từ năm 2018.

Page 73: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

68

BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc

cụ thể như sau:

2.7.1.1. Hằng năm, căn cứ kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm

trước, khả năng thực hiện dự toán thu, chi năm hiện hành; dự kiến mục tiêu,

nhiệm vụ trong thời gian 03 năm kế hoạch, các đơn vị tiến hành rà soát, đánh

giá mức độ phù hợp với tình hình thực tế của kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

để thực hiện cập nhật, bổ sung số liệu và báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính -

NSNN 03 năm đã lập năm trước.

a. Nội dung báo cáo cập nhật, bổ sung đánh giá kế hoạch tài chính - NSNN

03 năm đã lập năm trước gồm:

- Xác định lại khả năng thu BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN từng

năm trong 03 năm kế hoạch của đơn vị, chi tiết theo từng nhóm đối tượng tham

gia BHXH, BHTN, BHYT; thuyết minh cụ thể các yếu tố tác động làm thay đổi

số thu dự kiến so với kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước.

- Xác định lại nhu cầu chi từng năm trong 03 năm kế hoạch của đơn vị, chi

tiết theo các nội dung chi theo quy định, chi tiết theo chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới;

thuyết minh cụ thể các yếu tố tác động làm thay đổi nhu cầu chi so với kế hoạch

tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước.

- Các kiến nghị, đề xuất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ 03 năm kế

hoạch.

b.Thời gian lập báo cáo cập nhật, bổ sung đánh giá kế hoạch tài chính-

NSNN 03 năm đã lập năm trước

- BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng, các đơn vị

trực thuộc BHXH Việt Nam; BHXH Bộ Quốc phòng; BHXH Công an nhân dân;

Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi báo cáo về

BHXH Việt Nam trước ngày 20 tháng 3 hằng năm.

Căn cứ hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố có

trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc về việc lập

kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và quy định thời gian thực hiện đảm bảo đáp

ứng tiến độ tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của BHXH Việt Nam.

Page 74: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

69

- Các ban, vụ nghiệp vụ liên quan gửi báo cáo về Vụ Kế hoạch và Đầu tư

trước ngày 28 tháng 3 hằng năm, cụ thể:

+ Ban Thu gửi báo cáo về Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính

– Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 24 tháng 3;

+ Ban Thực hiện chính sách BHYT gửi báo cáo về Vụ Tài chính – Kế toán,

Vụ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 26 tháng 3;

+ Vụ Tài chính – Kế toán gửi báo cáo về Vụ Kế hoạch và Đầu tư trước

ngày 28 thán

- Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, BHXH Việt Nam (Vụ Kế hoạch và Đầu

tư) tổng hợp và dự thảo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính-

NSNN 03 năm của BHXH Việt Nam, trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định

và gửi Bộ Tài chính.

2.7.1.2. Hằng năm, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài

chính 05 năm của Ngành, căn cứ số kiểm tra dự toán chi BHXH nguồn NSNN

đảm bảo do Bộ Tài chính thông báo, BHXH Việt Nam thông báo số kiểm tra dự

toán thu - chi 03 năm kế hoạch cho các đơn vị.

Căn cứ số kiểm tra được BHXH Việt Nam thông báo, các đơn vị xây dựng

kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm cùng với việc xây dựng dự toán thu, chi

hằng năm theo quy định tại Quy trình lập, phân bổ dự toán thu, chi trả các chế

độ BHXH, BHTN, BHYT và chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT hằng năm (ban

hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 12 năm 2016 của

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam).

2.7.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của các ban, vụ nghiệp vụ liên quan trong

lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

2.7.2.1. Ban Thu

- Xây dựng số kiểm tra dự toán thu BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-

BNN 03 năm kế hoạch gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư để thông báo cho các đơn vị.

- Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán thu BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-

BNN 03 năm kế hoạch cùng với hướng dẫn lập dự toán hằng năm.

- Đánh giá kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của Ngành theo lĩnh vực

Page 75: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

70

quản lý gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

- Tổng hợp dự toán thu BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN 03 năm kế

hoạch do các đơn vị lập; xây dựng dự toán thu BHXH, BHTN, BHYT,

BHTNLĐ-BNN 03 năm kế hoạch của Ngành, gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Ban

Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính - Kế toán để lập kế hoạch tài chính -

NSNN 03 năm của Ngành cùng với lập dự toán hằng năm.

2.7.2.2. Ban Thực hiện chính sách BHYT

- Xây dựng số kiểm tra dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT 03 năm kế

hoạch gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư để thông báo cho các đơn vị.

- Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT 03 năm kế

hoạch cùng với hướng dẫn lập dự toán hằng năm.

- Đánh giá kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của Ngành theo lĩnh vực

quản lý gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

- Tổng hợp dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT 03 năm kế hoạch do các

đơn vị lập; xây dựng dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT 03 năm kế hoạch của

Ngành, gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Tài chính - Kế toán để lập kế hoạch tài

chính - NSNN 03 năm của Ngành cùng với lập dự toán hằng năm.

2.7.2.3. Vụ Tài chính - Kế toán

- Xây dựng số kiểm tra dự toán chi BHXH, BHTN, chi quản lý BHXH,

BHTN, BHYT 03 năm kế hoạch gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư để thông báo cho

các đơn vị.

- Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi BHXH, BHTN, chi quản lý BHXH,

BHTN, BHYT 03 năm kế hoạch cùng với hướng dẫn lập dự toán hằng năm.

- Đánh giá kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của Ngành theo lĩnh vực

quản lý gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

- Tổng hợp dự toán chi BHXH, BHTN, chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT

03 năm kế hoạch do các đơn vị lập; xây dựng dự toán chi BHXH, BHTN, chi

quản lý BHXH, BHTN, BHYT 03 năm kế hoạch của Ngành, gửi Vụ Kế hoạch

và Đầu tư để lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của Ngành cùng với lập dự

toán hằng năm.

Page 76: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

71

2.7.2.4. Vụ Quản lý đầu tư quỹ

- Đánh giá kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của Ngành theo lĩnh vực

quản lý gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

- Xây dựng phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm cho giai đoạn 03 năm, dự

kiến số thu lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng các quỹ bảo hiểm trong 03 năm

kế hoạch gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư để lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

của Ngành cùng với lập dự toán hằng năm.

2.7.2.5. Vụ Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng hợp, trình Tổng Giám đốc thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi 03

năm kế hoạch cho các đơn vị.

- Xây dựng dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin, chi đầu tư phát triển

03 năm kế hoạch chuyển Vụ Tài chính – Kế toán để tổng hợp vào dự toán chi

phí BHXH, BHTN, BHYT 03 năm kế hoạch của Ngành.

- Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin, chi

đầu tư phát triển 03 năm kế hoạch cùng với hướng dẫn lập dự toán hằng năm.

- Tổng hợp, lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của Ngành cùng với lập

dự toán hằng năm để báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy

định.

- Tổng hợp báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã lập

năm trước để báo cáo các bộ liên quan theo quy định.

2.7.3 Thực trạng nội dung lập kế hoạch tài chính- NSNN 3 năm của

ngành BHXH

BHXH Việt Nam triển khai thực hiện lập kế hoạch tài chính- NSNN 03

năm từ năm 2018. Xây dựng kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm là một nhiệm vụ

mới quy định tại Luật NSNN năm 2015, do đó việc triển khai đến từng đơn vị

còn lúng túng.

Năm 2018, tình hình thực hiện cụ thể như sau:

- Ngành BHXH Việt Nam có Công văn số 3208/BHXH-KHĐT ngày

31/7/2017 về dự thảo Dự toán thu, chi năm 2018 và kế hoạch tài chính- NSNN

03 năm 2018-2020.

Page 77: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

72

- BHXH Việt Nam báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm

2018-2020 tại Công văn số 14A/BHXH-KHĐT ngày 30/3/2018.

- 63 BHXH tỉnh, thành phố thực hiện việc lập và báo cáo đánh giá Kế

hoạch tài chính- NSNN 03 năm 2018-2020 gửi về BHXH Việt Nam trước ngày

31/3/2018 (63/63 đơn vị).

Bảng 2.7. TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU THU, CHI CỦA

BHXH VIỆT NAM 03 NĂM 2018 – 2020

Đơn vị:Người/Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Dự toán

năm 2018

Dự toán

năm 2019

Dự toán

năm 2020

I TỔNG SỐ THU 367.974.000 404.331.705 437.741.115

I.1 Thu tiền đóng theo chế độ

quy định 329.974.000 364.331.705 395.741.115

1 Thu BHXH

- Số người 14.626.558 15.494.772 16.435.025

- Số tiền 224.525.000 252.516.554 276.307.833

2 Thu BHTN

- Số người 12.493.549 13.199.986 13.944.509

- Số tiền 15.845.000 17.250.933 19.195.211

3 Thu BHYT

- Số người 81.919.393 84.078.651 86.837.299

- Số tiền 89.604.000 94.564.218 100.238.071

I.2 Thu lại từ hoạt động đầu tư

quỹ 38.000.000 40.000.000 42.000.000

II TỔNG SỐ CHI 307.875.600 334.786.979 361.628.281

1 Chi BHXH 195.681.000 207.988.444 218.926.436

Nguồn quỹ BHXH đảm bảo 150.100.000 163.201.809 175.095.732

Nguồn NSNN đảm bảo 45.581.000 44.786.635 43.830.704

2 Chi BHYT 91.139.000 105.422.000 121.087.000

Page 78: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

73

STT Chỉ tiêu Dự toán

năm 2018

Dự toán

năm 2019

Dự toán

năm 2020

3 Chi BHTN 7.566.000 7.662.022 7.721.313

4 Chi hoạt động BHXH, BHTN,

BHYT 13.489.600 13.714.513 13.893.532

(Nguồn: Dự toán BHXH Việt Nam)

2.8. Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm

của BHXH các tỉnh, thành phố.

Năm 2018, là năm đầu tiên ngành BHXH triển khai thực hiện nhiệm vụ lập

Kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm cùng với thời gian lập dự toán hàng năm. Do

vậy, quá tình lập dự toán 2018 và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm tại 63

BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc chưa triển khai vào thời điểm lập dự toán

(tháng 7/2017).

Sau khi có văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam tại Công văn

4985/BHXH-KHĐT về việc hướng dẫn lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm,

BHXH các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện thống nhất theo văn bản hướng

dẫn. Tính đến hết tháng 3/2018, có 63/63 BHXH tinh, thành phố lập báo cáo

đánh giá dự toán thu, chi năm 2008 và dự kiến kế hoạch thu, chi năm 2019,

2020.

Tháng 7/2018, BHXH các tỉnh, thành phố đã thực hiện tổng hợp và lập dự

toán thu, chi năm 2019 và kế hoạch tài chính 03 năm 2019-2021 gửi BHXH Việt

Nam trước ngày 5/7/2018. 63/63 đơn vị thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, đầy đủ

biểu mẫu và thuyết minh các nội dung xây dựng dự toán thu, chi dự toán năm

2019 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2019-2021.

Qua thời gian 01 năm thực hiện, bước đầu các đơn vị đã tổ chức thực hiện

đảm bảo đúng quy định hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, không

tránh khỏi lúng túng trong quá trình xây dựng kế hoạch cả về quy trình cũng như

nội dung xây dựng kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm. Số liệu và thuyết minh kế

hoạch còn sơ sài, chưa đảm bảo được mối liên hệ giữa khả năng thực hiện của

địa phương năm kế hoạch và chỉ tiêu được giao tại các Nghị quyết, quyết định

Page 79: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

74

của cơ quan có thẩm quyền.

BHXH Việt Nam chưa tổ chức hướng dẫn, tâp huấn nội dung xây dựng kế

hoạch tài chính- NSNN 03 cho các đơn vị trực thuộc. Thực hiện việc hướng dẫn,

kiểm tra tại từng địa phương còn hạn chế. Vì vậy, tại BHXH các tỉnh, thành phố

chưa quan tâm sâu sát trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch tài

chính- NSNN 03 năm.

2.9. Đánh giá kết quả thực hiện văn bản, quy trình xây dựng kế hoạch

dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm trong

ngành BHXH hiện hành.

2.9.1 Hệ thống văn bản quy định trong công tác xây dựng kế hoạch của

Ngành BHXH Việt Nam

- Luật NSNN và hệ thống văn bản hướng dẫn luật, văn bản hướng dẫn hàng

năm của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

- Quyết định 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ

về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH,

BHYT, BHTN.

- Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 3/2/2016 của Bộ Tài chính về hướng

dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản

lý BHXH, BHYT, BHTN.

- Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định

chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm.

- Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ Tài chính hướng

dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm.

- Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính hàng

năm.

- Quyết định số 3588/QĐ-BHXH ngày 21/12/2016 của BHXH Việt Nam

về quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ BHXH, BHYT,

BHTN và chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

- Công văn số 4985/BHXH-KHĐT ngày 7/11/2017 của BHXH Việt Nam

về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm.

Page 80: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

75

- Quyết định giao dự toán thu, chi hàng năm của Tổng Giám đốc BHXH

Việ Nam. Quyết định Công khai dự toán thu, chi hàng năm của BHXH Việt

Nam.

- Công văn hướng dẫn lập dự toán thu, chi hàng năm và thông báo số kiểm

tra dự toán thu, chi hàng năm của BHXH Việt Nam.

- Công văn hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán thu, chi hàng năm của

BHXH Việt Nam.

2.9.2 Đánh giá kết quả thực hiện văn bản, quy trình xây dựng dự toán

thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm.

Hệ thống văn bản quy định liên quan đến công tác xây dựng dự toán thu,

chi hàng năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm tính hết năm 2018 tương đối

đầy đủ, đảm bảo việc hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện thống

nhất trong toàn Ngành. Ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn để khuyến khích

các đơn vị phát huy tính chủ động trong quá trình tổ chức triển khai công tác kế

hoạch hàng năm.

Đồng thời, BHXH Việt Nam có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị

hàng năm vào thời điểm đầu tháng 6 để hướng dẫn kịp thời các đơn vị tổ chức

thực hiện phù hợp tình hình dự kiến phát sinh của năm kế hoạch và những thay

đổi của chính sách, chế độ liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH Việt Nam triển khai thực hiện việc xây dựng dự toán thu, chi hàng

năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm đảm bảo theo đúng quy định của Luật

NSNN và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, việc thông qua dự

toán của ngành BHXH thường chậm hơn so với chu trình dự toán NSNN quy

định tại Luật NSNN. Vì vậy, Quyết định giao dự toán thu, chi hàng năm đối với

BHXH Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ thông thường được phê duyệt sau

ngày 31/12 năm trước.

Đối với BHXH các tỉnh, thành phố đã tổ chức triển khai các văn bản, quy

tình xây dựng dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 theo

hướng dẫn của BHXH Việt Nam đảm bảo đúng quy định. Tuy nhiên, quá trình

triển khai của các đơn vị chưa được thống nhất trên toàn quốc. Một số đơn vị

Page 81: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

76

thực hiện quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu chi hàng năm còn chậm về

tiến độ, nội dung sơ sài và chất lượng dự toán chưa sát với khả năng thực tế của

địa phương. BHXH các tỉnh, thành phố còn lúng túng trong việc xây dựng báo

cáo đánh giá và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm, công khai dự toán, phân bổ

dự toán. Chưa chủ động tham gia thảo luận dự toán thu, chi hàng năm để thống

nhất số liệu với BHXH Việt Nam.

2.10. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm

và kế hoạch tài chính – NNSN 3 năm trong ngành BHXH.

BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 3588/QĐ-BHXH ngày

21/12/2016 về Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ

BHXH, BHYT, BHTN và chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN và Công văn số

4985/BHXH-KHĐT ngày 7/11/2017 về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính –

NSNN 03 năm để hướng dẫn tổ chức thực hiện trong toàn Ngành về công tác lập

dự toán thu, chi hàng năm và xây dựng kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm . Sau

thời gian tổ chức thực hiện, đã đạt một số kết quả như sau:

- Thống nhất về thời gian, trình tự, mẫu biểu đối với từng đơn vị trong quá

trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm trong toàn Ngành.

- Tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc xây dựng dự toán thu,

chi hàng năm từ đó nâng cao chất lượng dự toán.

- Đảm bảo được tiến độ về thời gian xây dựng dự toán; tuân thủ quy trình

về lập, phân bổ và giao dự toán theo đúng tinh thần của Luật NSNN năm 2015

và các văn bản hướng dẫn.

Công tác lập dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính – NNSN 3

năm trong ngành BHXH về cơ bản bước đầu đã được chú trọng. Dự toán được

lập chi tiết theo từng lĩnh vực thu, chi và chi tiết đến từng đơn vị, cơ sở khám

chữa bệnh.

Về phương pháp lập dự toán: Các bước lập dự toán được thực hiện theo

trình tự từ dưới lên trên, có sự tham gia của nhiều cấp quản lý (từ cấp huyện lên

cấp tỉnh và cấp Trung ương). Đồng thời, kết hợp với phương pháp thông báo số

kiểm tra và giao dự toán trừ trên xuống. Hai phương pháp đều có ưu điểm và

Page 82: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

77

hạn chế riêng, khi thực hiện kết hợp trong cùng quá trình xây dựng dự toán toàn

ngành hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo kế hoạch được xây dựng đúng tiến độ, phù

hợp với tình hình thực tế triển khai. Trong quá trình lập dự toán, các cấp quản lý

trao đổi các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả đạt được, giúp

cho việc lập dự toán bám sát thực tế của từng cấp.

Về quy trình dự toán: Được quy định cụ thể từ khâu lập dự toán, phân bổ

dự toán và giao dự toán. Việc quy định rõ nhiệm vụ của các đơn vị liên quan của

quy trình dự toán đảm bảo tiến độ lập kế hoạch tài chính - NSNN giai đoạn 03

năm của ngành BHXH tuân thủ đúng quy định của Luật NSNN, tránh tình trạng

chồng chéo, đùn đẩy việc, trách nhiệm của một số bộ phận.

2.11. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân công tác xây dựng kế hoạch, quy

trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính –

NSNN 3 năm trong ngành BHXH.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, còn một số hạn chế cần khắc

phục trong thời gian tới trong quá trình thực hiện công tác kế hoạch, cụ thể:

- Thực hiện quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm theo

Quyết định 3588 vẫn còn một số đơn vị chưa hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ

theo quy định, số liệu xây dựng dự toán thu, chi hàng năm còn chưa sát với thực

tế phát sinh tại địa phương. Lập dự toán thu, chi hàng năm chưa gắn kết với kế

hoạch tài chính- NSNN 03 năm. Dự toán thu, chi hàng năm không lường trước

đươc những phát sinh ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành các chỉ tiêu được giao

theo lộ trình quy định tại Quyết định 1167 và Nghị quyết 21, Nghị quyết 28.

Một số nhiệm vụ chi của ngành kéo dài trong nhiều năm thực hiện do vậy khi

lập dự toán hàng năm sẽ không tính đủ phát sinh từ khi bắt đầu đến khi kết thúc

nhiệm vụ.

- Triển khai thực hiện lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm theo quy định

tại Công văn 4985 ngày 17/11/2017, nhiều đơn vị còn lúng túng, chưa chú trọng

việc lập báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm. Quá trình tổ chức

thực hiện chưa khai thác và phân tích thông tin, dữ liệu để dự báo khả năng phát

triển đối tượng tham gia, khai thác nguồn thu tại địa phương. Việc vận dụng hệ

Page 83: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

78

thống số liệu thống kê tại các đơn vị để dự báo, dự kiến số liệu kế hoạch chưa

được phát huy tại các đơn vị.

- Môt số đơn vị triển khai việc thực hiện công khai dự toán, phân bổ dự

toán chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định của BHXH Việt Nam.

- Từ năm 2017 đến nay, công tác lập dự toán chi KCB BHYT gặp rất nhiều

khó khăn, vướng mắc. Công tác lập dự toán chi KCB BHYT chủ yếu phục vụ

cho công tác tài chính, chưa phục vụ cho công tác kiểm soát và đánh giá hoạt

động chi KCB BHYT.

- Về quy trình dự toán: quy trình lập dự toán được thực hiện theo ba bước

là thu thập thông tin – lập dự toán – phê duyệt dự toán. Tuy nhiên, dự toán của

Ngành BHXH gồm các mảng nghiệp vụ khác nhau, có sự liên quan, ràng buộc

nên khi ách tắc ở một khâu nào đó thì công tác xây dựng kế hoạch bị đình trệ,

không đáp ứng được thời gian hoàn thành theo quy định.

- Về nội dung lập dự toán: So với trước đây, công tác xây dựng kế hoạch đã

có chuyển biến tích cực về nội dung, chất lượng. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng

được nhiều về mặt quản trị tài chính, không thể sử dụng làm căn cứ kiểm soát và

đánh giá hiệu quả hoạt động.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thực hiện công tác kế

hoạch còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn tham gia

công tác lập, thẩm định và phê duyệt chưa đáp ứng được nhiệm vụ ngày càng

cao của Ngành BHXH.

Ngành BHXH là cơ quan thực hiện chính sách an sinh xã hội về BHXH,

BHYT, BHTN, vì vậy ưu tiên hàng đầu vẫn là đảm bảo chi trả kịp thời chế độ

cho các đối tượng, việc điều hành cấp phát kinh phí không gắn với dự toán được

lập. Điều này làm giảm tính hiệu lực của công tác xây dựng kế hoạch nói chung,

và điều hành dự toán nói riêng.

Page 84: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

79

CHƯƠNG 3:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TOÁN THU, CHI HÀNG NĂM VÀ KẾ

HOẠCH TÀI CHÍNH-NSNN 3 NĂM LIÊN TỤC TRONG

NGÀNH BHXH

3.1. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện công tác kế hoạch, quy trình xây

dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3

năm trong ngành BHXH

3.1.1. Bối cảnh chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam và định

hướng đổi mới phương thức xây dựng kế hoạch tài chính của ngành.

3.1.1.1. Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 và định hướng phát triển của ngành BHXH

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 Phê

duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020. Với mục

tiêu: Tiếp tục phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại,

đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và

tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ngày 23/5/2018, Ban chấp hành trung ương đã ban hành Nghị quyết số

28/NQ-TW về cải cách chính sách BHXH, với mục tiêu: Cải cách chính sách

bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an

sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng

tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh

hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng -

hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực,

hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm

xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

3.1.1.2. Định hướng đổi mới phương thức xây dựng kế hoạch tài chính của

Page 85: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

80

ngành

Chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò

là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù

đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong

cuộc sống. Quỹ bảo hiểm xã hội đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động

theo nguyên tắc đóng- hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế hệ

và giữa các thế hệ tham gia bảo hiểm xã hội. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo

quy định của pháp luật, số người tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được mở

rộng, số người được hưởng bảo hiểm xã hội không ngừng tăng lên. Hệ thống tổ

chức bảo hiểm xã hội từng bước được đổi mới, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu,

nhiệm vụ, phát huy được vai trò, tính hiệu quả trong xây dựng, tổ chức thực hiện

chính sách và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý

nhà nước về bảo hiểm xã hội được nâng lên; việc giải quyết chế độ, chính sách

cho người lao động có nhiều tiến bộ.

Trong thời gian tới để hoàn thành được chiến lược phát triển ngành bảo

hiểm xã hội đến năm 2030 cũng như triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 28-

NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương, việc đổi mới phương

thức xây dựng kế hoạch tài chính của Ngành là cần thiết. Định hướng đổi mới

phương thức xây dựng kế hoạch tài chính của Ngành trong thời gian tới, cụ thể

như sau:

- Xây dựng kế hoạch tài chính của Ngành gắn liền với chiến lược phát

triển kinh tế- xã hội và chiến lược, định hướng phát triển của ngành cùng thời

kỳ, cụ thể là Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 Phê duyệt Chiến lược

phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết 21-NQ/TW ngày

22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đổi với công

tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, Nghị quyết 28-NQ/TW

ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm

xã hội.

- Lồng gép Quy trình lập, báo cáo, tổng hợp kế hoạch tài chính- NSNN 03

năm với quy trình dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đảm bảo thực hiện

Page 86: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

81

đúng quy định của Luật NSNN năm 2015. Thực hiện đánh giá dự toán hàng

năm, đánh giá kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm và đề xuất kế hoạch tài chính-

NSNN 03 tiếp theo để có cơ sở xác định mức chi phí quản lý lý cho 03 năm tiếp

theo theo quy định của Luật BHXH năm 2014.

- Xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT

phấn đấu đạt hoặc vượt chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị

quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng và của BHXH Việt Nam.

- Dự toán thu phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành,

có tính đến khả năng điều chỉnh chính sách của năm kế hoạch. Đánh giá tác

động của các nhân tố làm tăng, giảm số thu; thực hiện các biện pháp cải cách

hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu, tăng cường xử lý nợ đọng.

- Xây dựng dự toán chi theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng

chính sách, chế độ, định mức chi, đảm bảo đúng tính chất nguồn kinh phí, đáp

ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ

Nhà nước đã ban hành, triệt để tiết kiệm. Dự toán chi hoạt động gắn liền với

mục tiêu sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả và tinh giảm biên chế.

- Xây dựng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo thực hiện tốt Nghị

quyết trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức

khỏe nhân dân trong tình hình mới và công tác dân số trong tinh hình mới. Đảm

bảo sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện công tác kế hoạch, quy trình xây

dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3

năm trong ngành BHXH.

3.1.2.1. Quan điểm

- Hoàn thiện công tác kế hoạch, quy trình xây dựng dự toán thu, chi hằng

năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm đảm bảo phù hợp với những định

hướng về chiến lược và quy hoạch phát triển của Ngành đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030.

- Đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả trong quá trình triển khai thực

hiện;

Page 87: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

82

- Thực hiện lồng ghép quy trình lập, báo cáo, tổng hợp kế hoạch tài chính-

NSNN 03 năm với quy trình dự toán thu, chi hằng năm phù hợp với các văn bản

hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan.

3.1.2.2 Mục tiêu

- Bảo đảm phù hợp và tuân thủ đầy đủ các các quy định của pháp luật có

liên quan về công tác kế hoạch, dự toán NSNN và cơ chế quản lý tài chính của

Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn bản của ngành BHXH xây

dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm

trong ngành BHXH. Đồng thời, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn

vị.

- Hoàn thiện Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ

BHXH, BHYT, BHTN trong Ngành BHXH phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

chính trị trong giai đoạn tới.

- Quy trình sau hoàn thiện có tính khả thi cao và ổn định lâu dài; đáp ứng

yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của ngành BHXH trong cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4.

3.1.3. Quan điểm hoàn thiện phương pháp xây dựng kế hoạch của

ngành BHXH Việt Nam

Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH của Hội nghị

Trung ương 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa XII khẳng định BHXH là trụ cột

chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ,

hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa

dạng, đa tầng, hiện đại và hộp nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công

bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách tinh gọn, chuyên

nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 28, ngành BHXH tiếp tục nhận được sự

quan tâm của cả hệ thống chính trị từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Nghị quyết

đưa ra quan điểm chỉ đạo toàn hệ thống chính trị, mục tiêu cụ thể theo từng giai

Page 88: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

83

đoạn, cùng với đó là giao nhiệm vụ các cơ quan từ trung ương đến địa phương

tổ chức thực hiện các nội dung của Nghị quyết để chính sách BHXH đã từng

bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã

hội, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động

khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống.

Để đáp ứng với yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết 28, phương pháp xây dựng kế

hoạch tài chính của Ngành BHXH cần có quan điểm xây mới, phát huy và kế

thừa kết quả đã đạt được, nỗ lực đạt được mục tiêu trong giai đoạn tới.

- Xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể của toàn Ngành gắn liền với kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 05 năm, bao gồm: kế hoạch thu,

chi quỹ bảo hiểm xã hội; kế hoạch thu, chi quỹ tai nạn lao động- bệnh nghề

nghiệp; kế hoạch thu- chi quỹ bảo hiểm y tế; kế hoạch thu, chi quỹ bảo hiểm

thất nghiệp; kế hoạch chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. bảo hiểm

thất nghiệp; kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa

phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch tài chính của Ngành BHXH vận dụng kết

hợp xây dựng kế hoạch tài chính từ dưới lên và từ trên xuống, cụ thể: Tổng hợp,

lập kế hoạch từ BHXH quận, huyện, từ các cơ sở y tế, trung tâm giới thiệu việc

làm để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế triển khai tại các đơn vị nhằm

hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra. Kết hợp thông báo số kiểm tra, giao chỉ tiêu kế

hoạch thu, chi từ trên xuống nhằm thực hiện được mục tiêu giao cho ngành

BHXH tại các Nghị quyết, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Xây dựng

chỉ tiêu thu, chi, đối tượng cụ thể chi tiết đến từng nội dung thu, chi và từng đơn

vị thực hiện.

- Xây dựng dự toán thu, chi hằng năm và kế hoạch tài chính –NSNN 03

năm của ngành cần huy động được sự tham gia của các bên liên quan (Bộ Tài

chính, Bộ Lao động, thương binh và xã hội và các đơn vị liên quan trực thuộc,

Bộ y tế, Ủy ban Nhân dân tỉnh) ở tất cả các bước. Điều này góp phần tăng cường

tính liên kết của kế hoạch theo chiều dọc giữa Trung ương và địa phương, quan

Page 89: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

84

lý ngành dọc và quan hệ chiều ngang (lãnh thổ), đảm bảo các yêu cầu phát triển

ưu tiên của Ngành và của từng địa phương được thể hiện trong các bản kế

hoạch.

- Xây dựng dự toán thu, chi hằng năm và kế hoạch tài chính –NSNN 03

năm của ngành phù hợp với quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

- Tổng hợp, lập kế hoạch tài chính 03 năm cùng với quy trình, tổng hợp,

lập dự toán thu, chi hàng năm. Xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia

BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo đáp ứng chỉ tiêu nêu tại Quyết định 1167/QĐ-

TTg ngày 28/6/2016 của Thủ Tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu

thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 102/NQ-CP ngày

3/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo

hiểm xã hội. Đảm bảo triển khai có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn các chỉ số,

chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý của BHXH Việt Nam nêu tại Nghị quyết số 19-

2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.

- Đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế: cụ thể là đáp ứng các

cam kết quốc tế của Việt Nam lĩnh vực an sinh xã hội.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy trình

xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính –

NSNN 3 năm trong ngành BHXH

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy trình

lập, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi và xây dựng kế hoạch tài chính –

NSNN 3 năm trong ngành BHXH

3.2.1.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu, chi hàng năm

Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý công tác kế hoạch,

mang tính định hướng cho các hoạt động đồng thời là căn cứ đánh giá mức độ

hoàn thành các mục tiêu đề ra theo quyết định của các cấp có thẩm quyền.

Hoàn thiện công tác lập dự toán nhằm nâng cao chất lượng công việc, hoàn

thành các mục tiêu đề ra trong năm kế hoạch, từng bước hoàn thành kế hoạch

Page 90: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

85

trung và dài hạn.

Giải pháp hoàn thiện đối với công tác lập dự toán thu, chi hàng năm:

a) Hoàn thiện văn bản hướng dẫn đối với việc lập dự toán thu, chi

hằng năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm của Ngành để thống nhất,

tập trung trong hướng dẫn, chỉ đạo toàn Ngành.

Dự thảo và trình Lãnh đạo ngành phê duyệt Quyết định dự thảo quy trình

lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ BHXH, BHTN, BHYT và chi

phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT hàng năm và lập kế hoạch tài chính- NSNN

03 năm trên cơ sở lồng ghép nội dung của Quyết định 3588/QĐ-BHXH ngày

26/12/2016 về việc ban hành quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các

chế độ BHXH, BHTN, BHYT và chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT hằng năm

và Công văn số 4985/BHXH-KHĐT ngày 7/11/2017 về việc hướng dẫn lập kế

hoạch tài chính- NSNN 03 năm. Sửa đổi, bổ sung các nội dung cụ thể như sau:

- Quy định về việc hướng dẫn lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm tại

Công văn 4985 ghép vào dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 3588 đảm bảo

hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác kế hoạch đảm bảo đúng quy định theo

Luật NSNN năm 2015 và thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Đối tượng thực

hiện kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm áp dụng đối với BHXH Việt Nam và

BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc (không áp dụng đối với các BHXH quận,

huyện thị xã).

- Bổ sung nội dung hướng dẫn xây dựng báo cáo đánh giá kế hoạch tài

chính- NSNN 03 năm .

- Bổ sung nội dung quy định quy trình lập, phân bổ chi lương hưu, trợ cấp

nguồn NSNN đảm bảo phù hợp với quy định của Luật NSNN năm 2015 và các

văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính trong năm kế hoạch.

- Bổ sung, sửa đổi nội dung thu, chi phát sinh theo chế độ, chính sách mới

(theo Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày

17/10/2018 về việc ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành

một số điều của luật bảo hiểm y tế).

- Bổ sung nội dung liên quan đến công tác lập kế hoạch, dự toán chi ứng

Page 91: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

86

dụng công nghệ thông tin để đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được

giao.

- Rà soát, bổ sung nội dung liên quan đến công tác kế hoạch của các đơn vị

BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân.

- Bổ sung nội dung công khai dự toán hàng năm gắn liền với quy trình lập,

phân bổ và giao dự toán.

- Điều chỉnh thời gian lập dự toán đối với các đơn vị để đảm bảo phù hợp

với thời gian tổng hợp số liệu theo hệ thống phần mềm hiện hành của toàn

ngành BHXH.

- Bổ sung nội dung hướng dẫn các đơn vị dự toán trong ngành BHXH thực

hiện xác định đúng căn cứ xây dựng dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài

chính NSNN 03 đảm trong văn bản hướng dẫn.

+ Tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu

và dự toán được giao năm hiện hành;

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành, lĩnh vực, đơn vị; kế

hoạch đầu tư công trung hạn của đơn vị;

+ Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy

định pháp luật về tài chính - NSNN do các cơ quan có thẩm quyền ban hành

trong 03 năm kế hoạch;

+ Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc triển khai các

mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch;

+ Chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền về lập kế hoạch tài chính -

NSNN trong thời gian 03 năm kế hoạch; văn bản hướng dẫn của BHXH Việt

Nam;

+ Số kiểm tra dự toán thu, chi do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

- Bổ sung nội dung hướng dẫn các đơn vị dự toán trong ngành BHXH

nguyên tắc xây dựng dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính NSNN 03

đảm trong văn bản hướng dẫn:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT

Page 92: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

87

phấn đấu đạt hoặc vượt chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị

quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng và của BHXH Việt Nam.

+ Dự toán thu phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành,

có tính đến khả năng điều chỉnh chính sách của năm kế hoạch. Đánh giá tác

động của các nhân tố làm tăng, giảm số thu; thực hiện các biện pháp cải cách

hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu, tăng cường xử lý nợ đọng.

+ Xây dựng dự toán chi theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng

chính sách, chế độ, định mức chi, đảm bảo đúng tính chất nguồn kinh phí, đáp

ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ

Nhà nước đã ban hành, triệt để tiết kiệm. Dự toán chi hoạt động gắn liền với

mục tiêu sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả và tinh giảm biên chế.

+ Xây dựng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo thực hiện tốt Nghị

quyết trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức

khỏe nhân dân trong tình hình mới và công tác dân số trong tinh hình mới. Đảm

bảo sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.

b) Hoàn thiện nội dung lập dự toán thu, chi đảm bảo hoàn thành các

chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao.

Hoàn thiện nội dung lập dự toán trên từng lĩnh vực cụ thể để đảm bảo thực

hiện được nhiệm vụ được giao.

b1) Đối với lĩnh vực thu BHXH, BHTN, BHYT

- Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN hàng năm

+ Căn cứ vào số đơn vị sử dụng lao động, số lao động tham gia BHXH,

BHYT, BHTN ước thực hiện trước, thuyết minh chi tiết việc tăng, giảm đối

tượng để có căn cứ xác định số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia

đóng BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch. Đánh giá và ước thực hiện đối

tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng

lao động từ 1 đến dưới 3 tháng, người lao động là công dân nước ngoài vào làm

việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy

phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp). Đảm bảo đối

tượng và tỷ lệ tham gia BHXH, BHTN không thấp hơn chỉ tiêu giao tại Quyết

Page 93: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

88

định số 357/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam.

+ Dự kiến phấn đấu đạt tỷ lệ 100% đối tượng tham gia đối với một số

nhóm đối tượng tham gia BHYT được NSNN hỗ trợ mức đóng (như: học sinh,

sinh viên; người thuộc hộ cận nghèo);

+ Xây dựng dự toán số người tham gia BHYT đạt và vượt chỉ tiêu quy định

tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của của Thủ tướng Chính phủ;

+ Tiếp tục duy trì những nhóm đối tượng tham gia BHYT đã đạt tỷ lệ tham

gia 100%.

b2) Xây dựng dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN hàng năm

Trên cơ sở tình hình thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN năm trước, ước

thực hiện năm nay, các đơn vị dự kiến số thu năm kế hoạch (áp dụng mức lương

cơ sở và mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại thời điểm lập dự toán) như

sau:

+ Thu BHXH bắt buộc: Căn cứ mức đóng và phương thức đóng quy định

tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH, đơn vị xây dựng dự toán thu BHXH bắt buộc

dựa trên đối tượng tham gia và mức lương bình quân của người tham gia BHXH

bắt buộc theo từng nhóm đối tượng;

+ Thu BHXH tự nguyện: Căn cứ mức đóng, tỷ lệ đóng, phương thức đóng

quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH và số người tham gia để xây dựng dự

toán thu BHXH tự nguyện.

+ Thu BHTN: Căn cứ theo mức đóng và đối tượng đóng quy định tại Nghị

định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN và quy định tại Quyết định số

595/QĐ-BHXH, các đơn vị xây dựng dự toán thu BHTN chi tiết theo từng nhóm

đối tượng.

+ Thu BHYT: Căn cứ vào mức đóng, tỷ lệ đóng cho từng nhóm đối tượng

quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH, xây dựng dự toán thu BHYT chi tiết

theo từng nhóm đối tượng tham gia BHYT và mức thu bình quân theo từng

nhóm.

Dự toán nêu rõ số thu do NSNN đóng, hỗ trợ đóng (ngân sách trung ương,

Page 94: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

89

ngân sách địa phương, hỗ trợ từ kết dư quỹ BHYT tại địa phương) đã được phê

duyệt.

b3) Xây dựng dự toán chi BHXH, BHTN

+ Xây dựng dự toán chi BHXH, BHTN theo từng nguồn kinh phí (nguồn

NSNN, quỹ BHXH, quỹ BHTN), từng loại chế độ theo quy định hiện hành;

+ Xác định cụ thể số liệu tăng, giảm về số người hưởng, mức chi, dự toán

chi (số tuyệt đối, tỷ lệ %) so với số ước thực hiện năm nay theo từng nguyên

nhân.

+ Mức lương cơ sở và mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp BHXH

hàng tháng theo quy định hiện hành tại thời điểm lập dự toán.

b4) Xây dựng dự toán chi KCB BHYT

+ Dự toán được xây dựng chi tiết đến từng cơ sở y tế bao gồm toàn bộ chi

phí phát sinh tại cơ sở y tế đó (chi KCB cho bệnh nhân đăng ký KCB ban đầu tại

cơ sở y tế, chi KCB đa tuyến đến), được tính theo công thức quy định tại Điều

24, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.

+ Dự toán chi KCB tại tỉnh gồm các chỉ tiêu sau: Chi KCB phát sinh tại cơ

sở y tế, Chi thanh toán trực tiếp, Chi chăm sóc sức khỏe ban đầu.

+ Dự toán chi chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ): Xây dựng theo từng

loại hình chi CSSKBĐ cho cơ quan đơn vị, học sinh sinh viên, trẻ em dưới 6

tuổi, người làm việc trên tàu đánh bắt xa bờ theo quy định tại Điều 33 Nghị định

số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, trong đó:

* Dự toán chi CSSKBĐ của cơ quan, đơn vị: tính trên cơ sở ước số thu

BHYT của nhóm người lao động, người sử dụng lao động đóng thuộc các cơ

quan, đơn vị đủ điều kiện trích CSSKBĐ theo Khoản 1, Điều 34 Nghị định

146/2018/NĐ-CP.

* Dự toán chi CSSKBĐ của học sinh sinh viên: tính trên số đối tượng học

sinh sinh viên tham gia BHYT đang học trên địa bàn tỉnh thuộc các cơ sở giáo

dục đủ điều kiện trích CSSKBĐ.

* Dự toán chi CSSKBĐ của trẻ em dưới 6 tuổi: tính trên số trẻ em dưới 6

Page 95: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

90

tuổi trên địa bàn tỉnh thuộc các cơ sở giáo dục mầm non đủ điều kiện trích

CSSKBĐ.

* Dự toán chi CSSKBĐ của người làm việc trên tàu có tham gia BHYT:

tính trên số thu của người tham gia BHYT làm việc trên tàu đánh bắt.

+ Dự toán chi KCB BHYT hàng năm tại các cơ sở y tế: xây dựng chi tiết

đến từng cơ sở KCB BHYT theo số chi KCB BHYT phát sinh tại cơ sở y tế đó

bao gồm chi KCB ban đầu của số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại từng cơ sở y tế

và chi KCB đa tuyến đến của người bệnh có đăng ký KCB nơi khác đến KCB.

Dự toán năm hàng năm của cơ sở y tế được tính như sau:

Tn= [Tn-1 x k] thuốc, hóa chất + [Tn-1 x k] vật tư y tế + Tn-1 máu, chế phẩm

máu Tn-1 dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh + Cn

Trong đó:

* Tn: là dự toán chi KCB năm kế hoạch

* Tn-1: là chi phí KCB BHYT năm nay (năm đang thực hiện) tại cơ sở đã

được cơ quan bảo hiểm xã hội thẩm định quyết toán;

* k: là hệ số điều chỉnh do biến động về giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương ứng của từng yếu tố thuốc, hóa chất, vật tư y

tế chưa được tính vào giá dịch vụ, không bao gồm các chi phí đã được tính

trong Cn (trong trường hợp Bộ Y tế chưa hướng dẫn hệ số k, nên tạm thời áp

dụng bằng 1).

* Cn: là phần chi phí phát sinh tăng hoặc giảm trong năm tại cơ sở do các

nguyên nhân: Áp dụng dịch vụ kỹ thuật mới; bổ sung thuốc, hóa chất mới, vật tư

y tế mới; Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mới; giá

máu, chế phẩm máu mới theo quy định của Bộ Y tế (nếu có); Điều chỉnh hạng

bệnh viện; thay đổi phạm vi hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo

quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có); Điều chỉnh đối tượng người có thẻ

bảo hiểm y tế; Thay đổi mô hình bệnh tật; số lượt khám bệnh, chữa bệnh; Tác

động tăng giảm của đối tượng hưởng quyền lợi BHYT tính theo lương cơ sở:

Tăng chi từ quỹ BHYT cho các đối tượng có chi phí cho một lần khám bệnh,

chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hoặc đối tượng có tổng chi phí vật tư

Page 96: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

91

y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở.

Giảm chi từ quỹ BHYT của các đối tượng có thời gian tham gia bảo hiểm y

tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa

bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở; Tác động giảm chi KCB BHYT

do sử dụng thuốc theo giá kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói đấu thầu tập

trung, đàm phán giá cấp quốc gia của BHXH Việt Nam, Bộ Y tế.

b5) Xây dựng dự toán chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN

+ Chi thường xuyên

* Về biên chế: Căn cứ theo biên chế được Tổng Giám đốc BHXH Việt

Nam - Mức lương cơ sở theo quy định hiện hành tại thời điểm lập dự toán

* Mức chi tiền lương đối với công chức, viên chức và người lao động làm

việc trong các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, người làm việc theo chế độ

hợp đồng lao động trong tổ chức BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an,

người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành Lao động

Thương binh & Xã hội thực hiện theo quy định của Nghị quyết của Ủy ban

thường vụ Quốc hội.

* Định mức chi quản lý hành chính được tính theo quy định hiện hành.

+ Chi thường xuyên đặc thù

- Chi tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH, BHTN,

BHYT. Căn cứ Kế hoạch tuyên truyền từng năm của đơn vị và Công văn số

914/BHXH-TCKT ngày 18/3/2016 về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí

tuyên truyền của BHXH Việt Nam để lập dự toán tuyên truyền hàng năm.

- Chi hỗ trợ cho UBND xã lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn gồm:

Dự kiến số người phải lập danh sách tăng/giảm năm 2020-2022, mức chi tạm

tính 7.000 đồng/người như mức chi được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2019.

- Chi cải cách thủ tục hành chính: Xây dựng dự toán chi tiết theo các nội

dung chi theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg.

- Chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện, thu BHYT hộ gia đình và HSSV:

Căn cứ dự toán số thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và HSSV của đối

tượng tăng mới, thường kỳ; mức chi cụ thể của từng nhóm đối tượng tạm thời

Page 97: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

92

theo mức chi năm 2019 tại Biểu đính kèm Công văn số 1143/BHXH-KHĐT

ngày 10/4/2019 của BHXH Việt Nam.

- Chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp: Căn cứ

dự toán chi lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN năm 2020-2022 và mức phí chi

trả tạm thời lấy theo Công văn 541/BHXH-TCKT ngày 13/02/2018 của BHXH

Việt Nam về việc chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho cơ quan Bưu

điện năm 2018 và tiêu chí định mức để xây dựng dự toán.

- Chi cấp thẻ BHXH điện tử theo quy định của Luật BHXH năm 2014: ị dự

kiến số lượng thẻ cấp cho người tham gia BHXH, BHYT và kinh phí thực hiện.

+ Chi không thường xuyên

* Chi đào tạo, bồi dưỡng

* Chi nghiên cứu khoa học:

* Chi thuê trụ sở làm việc:

* Chi mua sắm, sửa chữa:

- Chi ứng dụng CNTT trong quản lý BHXH, BHTN, BHYT

+ Nội dung kế hoạch

* Kế hoạch ứng dụng CNTT được lập phải khả thi, hiệu quả, phù hợp với

nhu cầu, tận dụng tối đa nguồn lực, tránh lãng phí, trùng lắp. Kế hoạch của các

đơn vị đảm bảo phù hợp với Kế hoạch 5 năm, chủ trương đầu tư ứng dụng

CNTT của BHXH Việt Nam và của đơn vị; đồng thời đáp ứng mục tiêu, yêu cầu

ứng dụng CNTT của đơn vị năm kế hoạch.

* Kế hoạch ứng dụng CNTT phải xác định rõ nội dung ứng dụng CNTT về

hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT trong nội bộ đơn vị, ứng dụng CNTT phục vụ

người dân và doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực.

* Đối với những dự án, nhiệm vụ mới: BHXH tỉnh, thành phố và các đơn

vị trực thuộc BHXH Việt Nam căn cứ vào tình hình ứng dụng công nghệ thông

tin tại đơn vị, đề xuất nhiệm vụ, dự án, nhu cầu ứng dụng CNTT tại đơn vị (nếu

có), bao gồm những nội dung sau:

Tên nhiệm vụ, dự án, nhu cầu ứng dụng CNTT

Căn cứ đề xuất nhiệm vụ, dự án, nhu cầu ứng dụng CNTT (bao gồm cả căn

Page 98: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

93

cứ pháp lý)

Hiện trạng, mục tiêu, yêu cầu và sự cần thiết phải thực hiện

Thuyết minh sơ bộ nội dung nhiệm vụ, dự án, nhu cầu ứng dụng CNTT

Đề xuất, kiến nghị giải pháp và cơ chế phổi hợp

Dự kiến kết quả đạt được

+ Dự toán: Dự toán phải được xây dựng dựa trên khối lượng công việc cụ

thể, các tiêu chuẩn, định mức chi phí (đơn giá) đã được Nhà nước ban hành và

các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Đối với các nội dung chưa có

định mức chi phí và chưa có hướng dẫn về lập dự toán chi phí, dự toán được xây

dựng dựa vào khối lượng công việc cụ thể, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành

của Nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b6) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển

+ Kế hoạch đầu tư công năm phải khả thi, hiệu quả, phù hợp với kế hoạch

đầu tư trung hạn đồng thời đáp ứng được chủ trương đầu tư hiện đại hóa cơ sở

vật chất của Ngành.

c) Hoàn thiện quy trình xây dựng dự thu, chi hàng năm

Trên cơ sở quy định tại Quyết định 3588 và Công văn 4985, căn cứ thực

trạng triển khai của các đơn vị, hướng hoàn thiện quy trình cụ thể:

- Điều chỉnh thời gian quy định tại Quyết định 3588 và Công văn 4985 phù

hợp với thời gian tổng hợp số liệu thu, chi đã thực hiện trong năm của các đơn vị

theo phần mềm nghiệp vụ của mỗi đơn vị và đảm bảo thời gian quy định tổng

hợp và gửi dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam sang Bộ Tài chính trước 20/7

hàng năm.

- Gắn đồng thời quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm

và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm

- Chi tiết quy trình tổng hợp và tiến độ lập dự toán thu, chi hàng năm và kế

hoạch tài chính- NSNN 03 năm cụ thể như sau:

+ Bước 1. Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi hàng

năm

(1) BHXH Việt Nam

Page 99: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

94

Trước ngày 01 tháng 06 hàng năm, căn cứ vào các văn bản quy định về xây

dựng kế hoạch kinh tế- xã hội và dự toán NSNN năm kế hoạch; ban hành văn

bản hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch tài chính - NSNN

giai đoạn 03 năm; thông báo số kiểm tra kế hoạch tài chính - NSNN giai đoạn

03 năm.

(2) BHXH tỉnh

Trước ngày 10 tháng 6 hằng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của BHXH

Việt Nam và số kiểm tra được thông báo, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, hướng dẫn

và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi cho BHXH huyện.

Kết quả thực hiện của Bước 1: là các văn bản hướng dẫn lập dự toán thu,

chi hàng năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm được thông báo chi tiết, đầy

đủ thông tin đến từng đơn vị có liên quan.

Một số lưu ý khi triển khai: BHXH Việt Nam hoặc BHXH tỉnh chủ động

hướng dẫn lập xây dựng dự toán thu, chi và thông báo số kiểm tra không nhất

thiết đợi khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thông tư, công văn

hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới tiến hành.

+ Bước 2.Tổng hợp và lập dự toán thu, chi hằng năm và kế hoạch tài chính

- NSNN giai đoạn 03 năm

(1) BHXH huyện

Trước ngày 25 tháng 6 hằng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn và thông

báo số kiểm tra dự toán thu, chi giai đoạn 03 năm của BHXH tỉnh, lập dự toán

thu, chi và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của đơn vị; gửi BHXH tỉnh.

(2) BHXH tỉnh

Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm, tổng hợp, lập dự toán chi BHXH, BHTN

và chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT của toàn tỉnh; tổng hợp dự toán thu, chi

năm kế hoạch của đơn vị; tổng hợp xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

của BHXH tỉnh và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định; gửi BHXH

Việt Nam.

(3) BHXH Việt Nam

Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, tổng hợp và lập dự toán thu, chi năm kế

Page 100: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

95

hoạch và kế hoạch tài chính - NSNN giai đoạn 03 năm của BHXH Việt Nam

báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định;

Kết quả thực hiện của Bước 2: Dự thảo dự toán thu, chi hàng năm và kế

hoạch tài chính- NSNN 03 năm của đơn vị. Kiến nghị, đề xuất đối với số giao

kiểm tra dự toán thu, chi.

Một số lưu ý khi triển khai: Dự thảo dự toán thu, chi phải lập theo mẫu biểu

quy định và có thuyết minh đầy đủ. Số liệu xây dựng phù hợp với mục tiêu và

khả năng thực hiện của từng đơn vị. So sánh với số giao kiểm tra để có kiến

nghị, đề xuất kịp thời đảm bảo tình hình triển khai được thuận lợi, hoành thành

nhiệm vụ được giao.

+ Bước 3. Thảo luận dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính-

NSNN 03 năm

- Thực hiện thảo luận dự toán thu, chi để đảm bảo phù hợp với những định

hướng lớn của toàn Ngành và điều kiện thực tế của từng địa phương.

- Thực hiện theo thứ tự: BHXH huyện, BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam

- BHXH tỉnh tổng hợp và lập dự toán thu, chi hằng năm. Đồng thời, thực

hiện thảo luận dự toán với BHXH Việt Nam để đáp ứng yêu cầu đề ra phù hợp

với khả năng thực hiện của địa phương.

- BHXH Việt Nam thảo luận về dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch

tài chính 03 năm do Bộ Tài chính chủ trì, thành phần tham gia có Bộ Y tế, Bộ

Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên

quan.

Kết quả thực hiện của Bước 3: Ý kiến tham gia tham vấn của các bên về dự

thảo dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm.

Một số lưu ý khi triển khai: Trao đổi, phối hợp với các đơn vị liên quan để

tổng hợp, hoàn thiện dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch tài chính-

NSNN 03 đảm bảo tính khả thi và chỉ tiêu được giao.

+ Bước 4. Chỉnh sửa và hoàn thiện dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch

tài chính- NSNN 03 năm. Trình phê duyệt và gửi cấp có thẩm quyền.

* Hoàn chỉnh dự thảo dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch tài

Page 101: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

96

chính- NSNN 03 của từng cấp sau khi có ý kiến tham gia của các cơ quan liên

quan.

* Tiến hành rà soát, bổ sung thêm những nội dung có ý kiến tham gia.

* BHXH huyện hoàn chỉnh trình Giám đốc phê duyệt gửi BHXH tỉnh.

BHXH tỉnh hoàn chỉnh trình Giám đốc phê duyệt gửi BHXH Việt Nam.

* BHXH Việt Nam hoàn chỉnh trình Tổng Giám đốc phê duyệt, báo cáo

Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam thông qua và gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ

Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư.

Kết quả thực hiện của Bước 4: Dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch

tài chính- NSNN 03 năm sau khi tiếp thu các ý kiến tham gia của các cơ quan

liên quan tại cuộc thảo luận dự toán.

Một số lưu ý khi triển khai: Quá trình Tổng hợp và lập dự thảo dự toán của

Ngành BHXH hoàn thành trước 20/7 hàng năm. Dự toán ngành BHXH thông

qua Hội đồng quản lý tại phiên thường kỳ.

+ Bước 5. Theo dõi và thực hiện đánh giá tình hình triển khai theo quy

định.

c1. Xây dựng dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam

- Tổng hợp và lập dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam

+ Vụ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên

quan tổng hợp, lập lập dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch tài chính-

NSNN 03 năm của BHXH Việt Nam trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định;

trình Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam thông qua và gửi Văn phòng Chính

phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư. Thực hiện tổng hợp và lập dự toán thu, chi của BHXH Việt

Nam theo quy định của Luật NSNN và thông tư của Bộ Tài chính. Hoàn thiện

dư thảo dự toán trước 20/7 hàng năm, thảo luận dự toán theo thông báo của Bộ

Tài chính.

+ Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách BHYT, Ban Thực hiện chính sách

BHXH, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì tổng hợp và lập dự

Page 102: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

97

toán theo từng lĩnh vực chuyên môn. Thời gian hoàn thành dự toán lĩnh vực phụ

trách theo quy định cụ thể của BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, thực hiện trước

ngày 20/7 hàng năm để đảm bảo thời gian gửi Vụ Kế hoạch và đầu tư để tổng

hợp.

+ Vụ Quản lý đầu tư quỹ chủ trì, phối hợp Vụ Kế hoạch và Đầu tư xây

dựng phương án đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN,

BHYT theo quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư quỹ BHXH, BHYT,

BHTN. Tổng hợp các chỉ tiêu của kế hoạch đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN

theo mẫu số Trình lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt và gửi Vụ Kế hoạch và

đầu tư để tổng hợp chung vào dự toán thu, chi của ngành BHXH.

- Thảo luận dự toán thu, chi hàng năm

+ Thảo luận dự toán thu, chi hàng năm với các đơn vị trực thuộc

* Vụ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức

thảo luận dự toán (thời gian, thành phần, nội dung) trình Lãnh đạo Ngành và tổ

chức thực hiện sau khi phê duyệt; Chuẩn bị nội dung thảo luận thuộc lĩnh vực

quản lý; Tổng hợp kết quả thảo luận dự toán, báo cáo Lãnh đạo Ngành xem xét,

quyết định.

* Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách BHYT, Ban Thực hiện chính sách

BHXH, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ chuẩn bị nội dung thảo luận

theo lĩnh vực được phân công quản lý.

+ Thảo luận dự toán thu, chi hàng năm do Bộ Tài chính chủ trì

* Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham

gia thảo luận về dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch tài chính 03 năm của

BHXH Việt Nam do Bộ Tài chính chủ trì, thành phần tham gia có Bộ Y tế, Bộ

Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên

quan.

c2. Xây dựng dự toán thu, chi tại BHXH tỉnh, thành phố

- Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ

liên quan thực hiện:

+ Tổ chức thảo luận về dự toán thu, chi năm kế hoạch với các đơn vị trực

Page 103: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

98

thuộc BHXH tỉnh để rà soát các chỉ tiêu dự toán thu, chi đảm bảo phù hợp với

chính sách, chế độ theo quy định, mục tiêu phát triển đối tượng tham gia tại địa

phương và định hướng phát triển của Ngành.

+ Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm, chủ trì, phối hợp với Phòng chế độ

BHXH tổng hợp và lập dự toán chi BHXH, BHTN năm kế hoạch và kế hoạch

tài chính- NSNN 03 năm; tổng hợp, lập dự toán chi phí quản lý BHXH, BHTN,

BHYT năm kế hoạch và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm; tổng hợp dự toán

thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch tài chính –NSNN 03 năm của đơn vị và trình

Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định; gửi BHXH Việt Nam.

- Phòng Quản lý Thu, Phòng Giám định BHYT, Phòng Công nghệ thông

tin tổng hợp và lập dự toán thu, chi năm kế hoạch và kế hoạch tài chính – NSNN

03 năm thuộc lĩnh vực quản lý và gửi cho các đơn vị liên quan, cụ thể:

+ Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, Phòng Quản lý Thu chủ trì, phối hợp

với Phòng Khai thác và thu nợ tổng hợp và lập dự toán năm kế hoạch, kế hoạch

tài chính- NSNN 03 năm thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định và trình Lãnh đạo

phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Giám định BHYT, Phòng Kế hoạch- Tài chính.

+ Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, Phòng Chế độ BHXH, Phòng Công

nghệ thông tin tổng hợp, lập dự toán năm kế hoạch và kế hoạch tài chính –

NSNN 03 năm thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định và trình Lãnh đạo phụ trách

phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính.

- Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm, Phòng Giám định BHYT, tổng hợp,

lập dự toán năm kế hoạch và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm thuộc lĩnh vực

quản lý theo quy định và trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế

hoạch – Tài chính

d) Hoàn thiện hệ thống mẫu biểu phù hợp với nội dung và chỉ tiêu xây

dựng dự toán

Hoàn thiện hệ thống mẫu biểu lập dự toán trên cơ sở quy định tại Quyết

định 3588 và Công văn số 4985 và bổ sung một số nội dung sau:

- Bổ sung nội dung chi phù hợp với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

- Điều chỉnh mẫu biểu lập dự toán chi KCB BHYT theo Nghị định 146.

Page 104: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

99

- Chi tiết mẫu biểu lập dự toán đối với khối ANQP và cơ quan, tổ chức

thuộc ngành Lao động, thương binh và xã hội.

- Bỏ mẫu biểu đã được quy định tại Thông tư số 20 của Bộ Tài chính

- Bổ sung mẫu biểu lập Báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính- NSNN 03

năm

Chi tiết hệ thống mẫu biểu có Phụ lục kèm theo.

3.2.1.2. Hoàn thiện công tác phân bổ và giao dự toán thu, chi hàng năm

a. Phân bổ và giao dự toán chi BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo

- BHXH Việt Nam

+ Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về việc giao dự

toán ngân sách nhà nước hằng năm của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Tài chính- Kế

toán thực hiện phân bổ dự toán chi lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN

trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt gửi Vụ Kế hoạch đầu tư, cụ thể:

+ Phân bổ dự toán chi lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo

năm kế hoạch chi tiết cho các đơn vị.

+ Phân bổ dự toán chi lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo

năm kế hoạch cho các đơn vị chi tiết theo các chế độ quy định tại Điều 27 Nghị

định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

+ Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và

trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định phân bổ dự toán chi

lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo năm kế hoạch cho các đơn

vị; duyệt và ký văn bản báo cáo Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật

Ngân sách Nhà nước.

- BHXH tỉnh

+ Trong thời hạn 10 ngày , kể từ ngày nhận được Quyết định về việc giao

dự toán chi lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo của BHXH Việt

Nam, Phòng Kế hoạch- tài chính phối hợp với Phòng chế độ chính sách BHXH

tổng hợp và trình phân bổ dự toán chi lương hưu, trợ cấp từ nguồn NSNN đảm

bảo năm kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc.

Page 105: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

100

+ BHXH tỉnh thực hiện công khai và báo cáo BHXH Việt Nam kết quả

phân bổ, giao dự toán chi lương hưu, trợ cấp từ nguồn NSNN đảm bảo.

b. Phân bổ và giao dự toán thu, chi hằng năm từ nguồn quỹ BHXH, BHTN,

BHYT; chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN

- BHXH Việt Nam

+ Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thu thực hiện phân bổ dự toán theo mẫu biểu

tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán

thuộc lĩnh vực quản lý và trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Ban

Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thực hiện chính sách BHYT thực hiện phân

bổ dự toán theo mẫu biểu tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng

dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý và trình Lãnh đạo Ngành phụ trách

phê duyệt; gửi Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện phân bổ dự toán

theo mẫu biểu tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực

hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý và trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê

duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Công nghệ thông tin xây dựng phương

án phân bổ dự toán và nội dung hướng dẫn thực hiện chi ứng dụng CNTT trình

Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán

thu, chi của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và trình

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định giao dự toán thu, chi cho

BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, đơn vị sự nghiệp, BHXH Bộ Quốc

phòng, BHXH Công an nhân dân, Cục Việc làm theo mẫu biểu tại Điều 16 Quy

trình này; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi năm kế hoạch.

Page 106: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

101

- BHXH tỉnh

+ Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Quản lý thu chủ trì, phối hợp

với Phòng Khai thác và thu nợ thực hiện phân bổ dự toán theo mẫu biểu tại Điều

17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh

vực quản lý, trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Giám định BHYT,

Phòng Kế hoạch - Tài chính.

+ Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Giám định BHYT chủ trì, phối

hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện phân bổ dự toán theo mẫu biểu tại Điều

17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh

vực quản lý, trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch- Tài

chính.

+ Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu,

chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng CNTT chủ trì, phối hợp với

các phòng nghiệp vụ thực hiện phân bổ dự toán chi ứng dụng CNTT (nếu có),

trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch- Tài chính.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao

dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Kế hoạch – Tài

chính thực hiện phân bổ dự toán chi BHXH, BHTN, chi phí quản lý BHXH,

BHYT, BHTN; tổng hợp và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định

giao dự toán thu, chi cho BHXH huyện theo mẫu biểu tại Điều 17 Quy trình này;

ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi năm kế hoạch.

3.2.1.3. Hoàn thiện công tác điều chỉnh dự toán

a. Lập dự toán điều chỉnh

- BHXH huyện

Trước ngày 20 tháng 8 hằng năm, căn cứ tình hình thực hiện dự toán thu,

chi của đơn vị, lập dự toán điều chỉnh báo cáo Giám đốc BHXH tỉnh trong

trường hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán thu, chi để đảm bảo hoàn thành

nhiệm vụ được giao; gửi BHXH tỉnh.

Page 107: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

102

- BHXH tỉnh

+ Trước ngày 30 tháng 8 hằng năm, căn cứ tình hình thực hiện dự toán của

đơn vị, Phòng Quản lý Thu, Phòng Giám định BHYT, Phòng CNTT chủ trì,

phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan, tổng hợp và lập dự toán điều chỉnh

thuộc lĩnh vực quản lý, trình Lãnh đạo phụ trách lĩnh vực phê duyệt trong trường

hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán thu, chi để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ

được giao; gửi Phòng Kế hoạch – Tài chính.

+ Trước ngày 05 tháng 9 hằng năm, Phòng Kế hoạch – Tài chính tổng hợp

và lập dự toán điều chỉnh thuộc lĩnh vực quản lý; tổng hợp và lập điều chỉnh dự

toán thu, chi của BHXH tỉnh và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định;

gửi văn bản báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trong trường hợp cần

thiết phải điều chỉnh dự toán thu, chi để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được

giao (kèm theo dự toán điều chỉnh).

- BHXH Việt Nam

+ Trước ngày 15 tháng 9 hằng năm, Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách

BHYT, Vụ Tài chính – Kế toán, Trung tâm CNTT tổng hợp và lập dự toán điều

chỉnh thuộc lĩnh vực quản lý trong trường hợp cần thiết trình Lãnh đạo Ngành

phụ trách phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Trước ngày 20 tháng 9 hằng năm, Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự

toán điều chỉnh của BHXH Việt Nam và trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

xem xét, quyết định; gửi văn bản báo cáo Bộ Tài chính quyết định trong trường

hợp Nhà nước ban hành chính sách, chế độ làm thay đổi dự toán đã được Thủ

tướng Chính phủ giao.

b. Điều chỉnh dự toán thu, chi hằng năm

- BHXH Việt Nam

+ Trường hợp 1: Điều chỉnh dự toán thu, chi theo Quyết định của cấp có

thẩm quyền

* Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Văn bản điều chỉnh dự toán

thu, chi của Bộ Tài chính, Ban Thu thực hiện điều chỉnh dự toán theo mẫu biểu

tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán

Page 108: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

103

thuộc lĩnh vực quản lý (nếu có) và trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt;

gửi Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Kế hoạch và

Đầu tư.

* Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Văn bản điều chỉnh dự toán

thu, chi của Bộ Tài chính, Ban Thực hiện chính sách BHYT thực hiện điều

chỉnh dự toán theo mẫu biểu tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung

hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý (nếu có) và trình Lãnh đạo

Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

* Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Văn bản điều chỉnh dự toán

thu, chi của Bộ Tài chính, Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện điều chỉnh dự toán

theo mẫu biểu tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực

hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý (nếu có) và trình Lãnh đạo Ngành phụ trách

phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

* Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Văn bản điều chỉnh dự toán

thu, chi của Bộ Tài chính, Trung tâm CNTT thực hiện điều chỉnh dự toán và xây

dựng nội dung chi ứng dụng CNTT (nếu có) và trình Lãnh đạo Ngành phụ trách

phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

* Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Văn bản điều chỉnh dự

toán thu, chi của Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và trình Tổng

Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định giao điều chỉnh dự toán thu, chi

cho BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, đơn vị sự nghiệp, BHXH Bộ

Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, Cục Việc làm theo mẫu biểu tại Điều 17

Quy trình này; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi những

tháng cuối năm kế hoạch (nếu có).

+ Trường hợp 2: Điều chỉnh dự toán thu, chi trong trường hợp không làm

thay đổi dự toán thu, chi được Thủ tướng Chính phủ giao

* Trước ngày 10 tháng 9 hằng năm, Ban Thu tổng hợp và điều chỉnh dự

toán theo theo mẫu biểu tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng

dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý (nếu có) và trình Lãnh đạo Ngành

Page 109: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

104

phụ trách phê duyệt; gửi Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính – Kế

toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

* Trước ngày 15 tháng 9 hằng năm, Vụ Tài chính- Kế toán tổng hợp và

điều chỉnh dự toán theo mẫu biểu tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung

hướng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý (nếu có) và trình Lãnh đạo

Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

* Trước ngày 15 tháng 9 hằng năm, Trung tâm CNTT tổng hợp và điều

chỉnh dự toán và xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán chi ứng dụng

CNTT (nếu có) và trình Lãnh đạo Ngành phụ trách phê duyệt; gửi Vụ Kế hoạch

và Đầu tư.

* Trước ngày 20 tháng 9 hằng năm, Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và

trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định giao điều chỉnh dự

toán thu, chi cho BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, đơn vị sự nghiệp,

BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, Cục Việc làm theo mẫu biểu

tại Điều 9 Quy trình này; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi

những tháng cuối năm kế hoạch (nếu có).

- BHXH tỉnh

+ Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao điều chỉnh

dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Quản lý thu chủ

trì, phối hợp với Phòng Khai thác và thu nợ thực hiện điều chỉnh dự toán theo

mẫu biểu tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự

toán thuộc lĩnh vực quản lý (nếu có), trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi

Phòng Giám định BHYT, Phòng Kế hoạch - Tài chính.

+ Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao điều chỉnh

dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Giám định BHYT

chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện điều chỉnh dự toán theo mẫu

biểu tại Điều 17 Quy trình này, xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện dự toán

thuộc lĩnh vực quản lý (nếu có), trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng

Kế hoạch- Tài chính.

Page 110: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

105

+ Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao điều chỉnh

dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng CNTT chủ trì,

phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện điều chỉnh dự toán chi ứng dụng

CNTT (nếu có), trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch- Tài

chính.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao

điều chỉnh dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Kế

hoạch – Tài chính tổng hợp và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định

giao điều chỉnh dự toán thu, chi cho BHXH huyện theo mẫu biểu tại Điều 16

Quy trình này; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi những

tháng cuối năm kế hoạch (nếu có).

3.2.1.4. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm của

BHXH Việt Nam

a. Yêu cầu lập kế hoạch

Thực hiện quy định tại Luật NSNN, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của

Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính

- NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7 tháng 7 năm 2017 của

Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính -

NSNN 03 năm (Thông tư số 69/2017/TT-BTC), việc lập kế hoạch tài chính -

NSNN 03 năm đảm bảo các yêu cầu sau:

- Căn cứ kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã được rà soát, cập nhật vào

thời điểm 31 tháng 3 năm trước, trần chi NSNN do Bộ tài chính thông báo,

BHXH Việt Nam xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm theo hướng dẫn

tại các văn bản nêu trên.

- Xây dựng số thu, chi trên cơ sở Luật BHXH, Luật BHYT, các Luật có

liên quan đang có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn; lộ trình triển khai các

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Khóa XII, đặc biệt là Nghị quyết 28, Nghị

quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW; các chế độ, chính sách, nhiệm vụ, chương

trình, dự án chi đang được thực hiện theo phân kỳ được phê duyệt;

Page 111: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

106

- Lập kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm trên cơ sở dự kiến một số chỉ

tiêu đã nêu tại các Nghị quyết, quyết định của cấp có thẩm quyền,

- Việc lập, báo cáo, tổng hợp và trình kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự toán thu, chi hàng năm và xây

dựng kế hoạch tài chính 05 năm của Ngành.

b. Nội dung kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

- Nội dung lập kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN và dự kiến đối tượng

tham gia BHXH, BHYT, BHTN

+ Kế hoạch phát triển đối tượng và dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN 03

năm được lập trên cơ sở cập nhật kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm trước đã

lập; dự kiến mức tăng trưởng, phát triển cho các năm tiếp theo theo quy định và

tình hình diễn biến thực tế phát sinh; đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu theo

quy định phải được tổng hợp, phản ánh đầy đủ.

+ Tỷ lệ tăng trưởng thu dự kiến cho giai đoạn được xác định theo đúng

chính sách, chế độ hiện hành, đồng thời tính đến các yếu tố tác động làm tăng,

giảm số thu trong giai đoạn lập kế hoạch.

+ Dự kiến phát triển đối tượng phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo

chỉ tiêu đề ra theo lộ trình tại các Nghị quyết, quyết định.

- Nội dung lập kế hoạch chi BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý

BHXH, BHYT, BHTN 03 năm

+ Kế hoạch chi 03 năm được lập trên cơ sở cập nhật kế hoạch tài chính -

NSNN 03 năm trước đã lập, số ước thực hiện năm hiện hành, trần chi NSNN

cùng giai đoạn do Bộ tài chính thông báo, dự kiến đủ kinh phí để triển khai các

Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6

Khóa XII.

+ Tính toán xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách,

nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành theo từng giai đoạn, kèm theo

thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán.

c. Trình tự lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm của BHXH Việt Nam

Page 112: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

107

- Trước ngày 31/3 hằng năm, lập Báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính -

NSNN 03 năm đã lập năm trước gửi Bộ Tài chính.

- Trước ngày 20/7 hằng năm, lập kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm cùng

với thời gian lập dự toán thu, chi hằng năm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và

đầu tư và các Bộ, ngành liên quan.

3.2.1.5. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm của

BHXH các tỉnh, thành phố

a. Yêu cầu lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

- Phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng

phát triển của ngành và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; dự

báo trong thời gian 03 năm kế hoạch;

- Phản ánh đầy đủ các nội dung dự toán thu BHXH, bảo hiểm thất nghiệp

(BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(BHTNLĐ-BNN), chi BHXH, BHTN, BHYT, chi phí quản lý BHXH, BHTN,

BHYT theo quy định; các nội dung chi được lập theo các khoản chi lớn, trong

phạm vi số kiểm tra do BHXH Việt Nam thông báo;

- Lập theo phương thức cuốn chiếu cho 03 năm, trong đó năm thứ nhất

được sử dụng để tham khảo, lập, trình, quyết định dự toán thu, chi hằng năm;

- Quy trình lập, báo cáo, tổng hợp và trình lồng ghép với quy trình dự toán

thu, chi hằng năm.

b. Nội dung kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm

- Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị

năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị trong giai đoạn

03 năm kế hoạch; tập trung làm rõ khả năng, mức độ hoàn thành các mục tiêu,

nhiệm vụ và dự toán thu, chi được giao; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi của đơn vị năm hiện hành và

năm liền trước; dự báo về kế hoạch phát triển đối tượng và dự kiến số thu

BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN trong 03 năm kế hoạch; xác định mục

tiêu, nhiệm vụ chủ yếu dự kiến phát sinh của đơn vị trong thời gian 03 năm kế

hoạch (có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để triển khai thực hiện) và đề xuất

Page 113: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

108

nhu cầu chi để thực hiện (nêu rõ các khoản chi tiêu phát sinh mới).

- Dự báo các rủi ro phát sinh trong tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm của

đơn vị;

- Các đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách (nếu có).

c. Quy trình và thời gian lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm

- Trước ngày 20 tháng 3 hằng năm, căn cứ kế hoạch tài chính - NSNN 03

năm đã lập năm trước, khả năng thực hiện dự toán thu, chi năm hiện hành; dự

kiến mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian 03 năm kế hoạch, các đơn vị tiến hành

rà soát, đánh giá mức độ phù hợp với tình hình thực tế của kế hoạch tài chính -

NSNN 03 năm để thực hiện cập nhật, bổ sung số liệu và báo cáo đánh giá kế

hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước.

Nội dung báo cáo cập nhật, bổ sung đánh giá kế hoạch tài chính - NSNN 03

năm đã lập năm trước gồm:

+ Xác định lại khả năng thu BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN từng

năm trong 03 năm kế hoạch của đơn vị, chi tiết theo từng nhóm đối tượng tham

gia BHXH, BHTN, BHYT; thuyết minh cụ thể các yếu tố tác động làm thay đổi

số thu dự kiến so với kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước.

+ Xác định lại nhu cầu chi từng năm trong 03 năm kế hoạch của đơn vị, chi

tiết theo các nội dung chi theo quy định, chi tiết theo chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới;

thuyết minh cụ thể các yếu tố tác động làm thay đổi nhu cầu chi so với kế hoạch

tài chính - NSNN 03 năm đã lập năm trước.

+ Các kiến nghị, đề xuất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ 03 năm kế

hoạch.

- Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm, căn cứ số kiểm tra được BHXH Việt

Nam thông báo, xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm cùng với việc xây

dựng dự toán thu, chi hằng năm theo quy gửi BHXH Việt Nam.

3.2.1.6. Sơ đồ quy trình tổng hợp lập, phân bổ, giao (điều chỉnh) dự toán

thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm

Page 114: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

109

Hướng dẫn lập dự toán thu hằng

năm và thông báo số kiểm tra thu,

chi năm kế hoạch cho BHXH

huyện

Trước ngày 15/6

Hướng dẫn lập, thông báo

số kiểm tra về dự toán thu chi

hằng năm và kế hoạch tài

chính – NSNN 03 năm cho các

đơn vị

BHXH tỉnh

- Chủ trì: Phòng Kế hoạch Tài

chính

- Phối hợp: Phòng Quản lý

Thu, Phòng giám định BHYT

BHXH Việt Nam

- Chủ trì: Vụ Kế hoạch và

Đầu tư

- Phối hợp: Ban Thu, Ban

Thực hiện chính sách BHYT,

Vụ Tài chính - Kế toán

Đơn vị thực hiện Nội dung Thời hạn Biểu mẫu

Trước ngày 10/6

ớc 1

. H

ướn

g d

ẫn l

ập d

ự t

oán

thông

báo s

ố k

iểm

tra

Bước

Quyết định

của BHXH

Việt Nam

(Bước 2. Trang tiếp)

Page 115: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

110

Lập dự toán thu, chi hằng năm

Lập dự toán thu, chi và kế hoạch tài

chính – NSNN 03 năm của đơn vị

Tổng hợp, lập và trình lãnh đạo

ngành dự toán thu, chi hàng năm và

kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm

của từng lĩnh vực

Tổng hợp, lập dự toán thu, chi hàng

năm và kế hoạch tài chính – NSNN

03 năm của BHXH Việt Nam; trình

Tổng Giám đốc xem xét, quyết định

Tổ chức thảo luận dự toán với

BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc

phòng, BHXH Công an nhân dân,

Cục Việc làm, Cục An toàn lao

động

Thảo luận dự toán BHXH Việt

Nam với Bộ Tài chính và các Bộ,

Ngành liên quan

Báo cáo và trình Hội đồng quản lý

dự thảo dự toán (Tổng Giám đốc đã

duyệt); gửi Bộ Tài chính và các Bộ,

Ngành liên quan

Trước ngày 25/6BHXH huyện

BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc

Phòng, BHXH Công an nhân

dân, Cục Việc làm, Cục An

toàn lao động

Ban Thu, Ban Thực hiện

chính sách BHYT, Vụ Tài

chính - Kế toán

Vụ Kế hoạch và Đầu tư

BHXH Việt Nam

- Chủ trì: Vụ Kế hoạch và

Đầu tư

- Phối hợp: Ban Thu, Ban

Thực hiện chính sách BHYT,

Vụ Tài chính - Kế toán

Bộ Tài chính chủ trì

Đơn vị thực hiện Nội dung Thời hạn Biểu mẫu

Trước ngày:

- 15/7 (Ban Thu)

- 16/7 (Ban thực hiện

chính sách BHYT)

- 18/7 (Vụ Tài chính -

Kế toán)

Trước ngày 20/7

Trước ngày 20/7

Thời gian theo Bộ Tài

chính quy định

Trước ngày 10/7

Xây dựng phương án phân bổ trình

lãnh đạo phụ trách lĩnh vực phê

duyệt

Rà soát, tổng hợp trình Tổng Giám

đốc (Giám đốc) quyết định giao dự

toán thu, chi

Phê duyệt và

ban hành quyết định giao dự toán

thu, chi

Vụ Kế hoạch và Đầu tư

Các đơn vị phụ trách lĩnh vực

tại BHXH Việt Nam, BHXH

tỉnh

Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

Phòng Kế hoạch - Tài chính

Tổng Giám đốc, Giám đốc

BHXH tỉnh

15 ngày sau khi có

Quyết định giao dự toán

thu, chi của Thủ tướng

Chính phủ

10 ngày sau khi có

Quyết định giao dự toán

thu, chi của Tổng Giám

đốc

ớc 2

. L

ập d

ự t

oán t

hu c

hi

hằn

g n

ăm v

à kế

ho

ạch t

ài chín

h –

NS

NN

03

năm

ớc 3

. T

hảo

lu

ậnB

ước 4

. B

áo c

áo H

ội

đồ

ng q

uản

ớc 5

. P

hân

bổ

gia

o d

ự t

oán

Bước

Quyết định

của BHXH

Việt Nam

Quyết định

của BHXH

Việt Nam

Quyết định

của BHXH

Việt Nam

(Bước 6. Trang tiếp)

Page 116: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

111

Trước ngày:

- 20/8 (BHXH huyện)

- 30/8 (BHXH tỉnh)

Địa phương có nhu cầu điều

chỉnh dự toánXây dựng dự toán điều chỉnh

Tổng hợp và lập dự toán điều chỉnh

trình Lãnh đạo Ngành phụ trách

Các đơn vị có nhu cầu điều

chỉnh dự toánTrước ngày 15/9

Tổng hợp dự toán điều chỉnh, trình

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

(Giám đốc BHXH tỉnh) xem xét,

quyết định.

Vụ Kế hoạch và Đầu tư tại

BHXH Việt Nam

(Phòng Kế hoạch - Tài chính

tại BHXH tỉnh)

Trước ngày:

- 5/9 (BHXH tỉnh)

- 20/9 (Vụ Kế hoạch và

Đầu tư)

Phân bổ và giao dự toán điều chỉnh

(tương tự Bước 5. Phân bổ và giao

dự toán)

Công khai phân bổ dự toán thu, chi

cho các đơn vị

Tổng hợp tình hình công khai

Lưu hồ sơ theo quy trình ISOBHXH Việt Nam, BHXH tỉnh

ớc 6

. Đ

iều c

hỉn

h d

ự to

ánB

ước 7

. P

hân

bổ

gia

o d

ự t

oán đ

iều c

hỉn

hB

ước 8

. C

ông k

hai

dự

to

ánB

ước 1

0. L

ưu h

Vụ Kế hoạch và Đầu tư

(Phòng Kế hoạch - Tài chính

tại BHXH tỉnh)

Đơn vị được giao

Quyết định

2949/QĐ-

BHXH

Theo quyết

định tại quy

trình ISO

của BHXH

Việt Nam

Quyết định

của BHXH

Việt Nam

Quyết định

của BHXH

Việt Nam

Cập nhật, bổ sung đánh giá kế

hoạch tài chính – NSNN 03 năm đã

lập năm trước

ớc 9

. Đ

ánh g

iá t

ình

hìn

h t

hự

c

hiệ

n K

HT

C –

NS

NN

3 n

ăm

BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc

Phòng, BHXH Công an nhân

dân, Cục Việc làm, Cục An

toàn lao động, BHXH Việt

Nam

Trước ngày:

- 20/3 (BHXH tỉnh)

- 31/3 (Các đơn vị phụ

trách lĩnh vực tại

BHXH Việt Nam)

Quyết định

2949/QĐ-

BHXH

Đơn vị thực hiện Nội dung Thời hạn Biểu mẫuBước

3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch,

quy trình xây dựng kế hoạch hàng năm và 3 năm của ngành BHXH.

3.2.2.1. Các giải pháp về cơ chế cung cấp thông tin xây dựng kế hoạch

Page 117: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

112

Nguồn thông tin đầu vào có vai trò quan trọng cho quá trình xây dựng kế

hoạch tài chính- NSNN 03 năm và dự toán thu, chi hàng năm. Hiện tại, số liệu

thống kê của ngành chưa được tổng hợp đầy đủ, thống nhất. Do đó, cần có một

số giải pháp cụ thể đối với cơ chế cung cấp thông tin xây dựng kế hoạch:

- Phối hợp với ngành thống kê theo từng cấp để từng bước nâng cao hiệu

quả công tác thống kê trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời khai

thác dữ liệu thống kê có liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN của

ngành Thống kê. Từ đó, tổng hợp, kiểm định và xử lý dữ liệu để đánh giá và dự

báo xu hướng phát triển của từng lĩnh vực, của từng địa phương.

- Tập hợp và xử lý thông tin theo từng cấp quản lý kết hợp với các đánh giá

theo từng lĩnh vực thu, chi. Trên cơ sở thông tin đã tập hợp phân tích điểm mạnh

và điểm yếu của từng lĩnh vực.

- Phối hợp với Bộ, ngành quản lý liên quan để nắm bắt được thay đổi của

các chính sách, chế độ trong thời kỳ xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở đó dự kiến

số liệu cũng như phương án triển khai phù hợp với định hướng điều hành của cơ

quan quản lý.

3.2.2.2. Các giải pháp đối với các cấp quản lý trong xây dựng kế hoạch

Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kế hoạch, hoàn hiện tổ chức

bộ máy lập kế hoạch để phát huy chức năng của từng cấp quản lý trong công tác

xây dựng kế hoạch đóng vai trò quan trọng. Một số giải pháp cụ thể:

- Đối với Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam

+ Kiện toàn và nâng cao năng lực hội đồng quản lý BHXH Việt Nam theo

Nghị quyết số 28-NQ/TW

+ Tổ chức phiên họp thường niên thông qua dự toán thu, chi hằng năm và

kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm phù hợp với tiến độ phê duyệt dự toán ngân

sách nhà nước hàng năm tạo điều kiện BHXH Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao trong toàn ngành.

+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của BHXH Việt

Nam trên toàn quốc để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo đối với việc triển khai chính

sách an sinh xã hội đảm bảo đúng yêu cầu của Nghị quyết đề ra.

Page 118: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

113

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam

+ Phê duyệt kế hoạch tổ chức đào tạo, tập huấn trong toàn ngành sau khi

Quy trình lập dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 trong

ngành BHXH được ban hành.

- Đối với các Ban, Vụ nghiệp vụ phụ trách lĩnh vực

+ Thực hiện phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan trong quá

trình lập dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03. Chỉ đạo và

hướng dẫn BHXH tỉnh, thành phố kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ.

- Đối với BHXH tỉnh, thành phố Trung ương

+ Thực hiện phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan. Báo cáo và thực

hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, BHXH Việt Nam kịp thời các vướng mắc

trong quá trình tổ chức thực hiện để có giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.2.3. Các giải pháp về nhân sự trong công tác xây dựng kế hoạch

Cán bộ là nhân tố quyết định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hoàn

thiện các giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch là một

trong những giải pháp hỗ trợ hữu hiệu để hoàn thiện và nâng cao chất lượng

công tác kế hoạch của Ngành, cụ thể:

- Quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng đối với lĩnh vực xây dựng kế

hoạch. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện

công tác kế hoạch của toàn Ngành. Xác định vị trí việc làm phù hợp với trình độ

đào tạo và năng lực của cán bộ.

- Tuyển dụng cán bộ làm công tác kế hoạch được đào tạo từ trường đại học

tài chính, kinh tế, thống kê đồng thời có khả năng tổ chức, điều phối tạo được sự

hợp tác và nhất trí giữa các bên liên quan.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

phát triển của Ngành cũng như yêu cầu của công tác kế hoạch trong thời kỳ mới:

xác định rõ mục tiêu đào tạo phù hợp, thay đổi phương pháp dạy học, gắn lý

thuyết với thực tế công việc; kiểm tra đánh giá và kiểm định chất lượng đạo tạo.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế đối với lĩnh vực an sinh xã hội

Page 119: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

114

trong đó có nội dung xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển để trao đổi, học

hỏi kinh nghiệm của các nước.

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị Bộ ngành

3.1.1.1. Bộ Tài chính

- Tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chinhsphur ban hành quyết định sửa đổi,

bổ sung Quyết định 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 về cơ chế quản lý tài

chính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Hướng dẫn, chỉ đạo và điều hành việc xây dựng dự toán thu, chi hàng

năm và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm của BHXH Việt Nam đảm bảo tiến

độ thời gian theo quy định của Luật NSNN tạo điều kiện cho các đơn vị, cơ sở

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3.1.1.2. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Y tế,

- Tham mưu,đề xuất sửa đổi Luật BHYT theo hướng đảm bảo nguyên tắc

cộng đồng, chia sẻ và công bằng trong KCB BHYT. Phối hợp với các Bộ, ngành

liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật BHYT.

- Tham mưu, đề xuất sửa đổi Luật BHXH theo tinh thần Nghị quyết 28.

3.3.2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Phê duyệt kế hoạch tổ chức đào tạo, tập huấn trong toàn ngành sau khi

Quy trình lập, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài

chính- NSNN 03 được ban hành.

Page 120: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

115

CHƯƠNG 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

4.1. Phân công thực hiện

4.1.1. Vụ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với đơn vị trong Ngành:

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án;

- Tổng hợp kết quả rà soát các văn bản hiện đang còn hiệu lực thi hành liên

quan đến công tác kế hoạch; nghiên cứu, kiến nghị ban hành mới, sửa đổi, bổ

sung các văn bản có nội dung liên quan đến công tác kế hoạch.

- Chủ trì xây dựng các văn bản của BHXH Việt Nam hướng dẫn chung

trong toàn ngành liên quan đến công tác kế hoạch và dự toán thu, chi hàng năm;

- Rà soát, đánh giá thực trạng thực hiện Quyết định 3588/QĐ-BHXH ngàu

21/12/2016 về quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm.

- Chủ trì, xây dựng văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán thu, chi hàng năm

và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm trong phạm vi toàn ngành;

- Chủ trì tổ chức thảo luận dự toán thu, chi năm 2020 và kế hoạch tài chính

– NSNN 03 năm 2020-2022 đối với một số đơn vị.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Ngành tổ chức tập huấn

về các nội dung liên quan đến quy trình mới.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy

trình của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực

thuộc BHXH Việt Nam.

- Tổng hợp, báo cáo Tổng Giám đốc về kết quả thực hiện.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án.

4.1.2. Vụ Tài chính - Kế toán

- Rà soát, đánh giá thực trạng thực hiện Quyết định 3588/QĐ-BHXH ngàu

21/12/2016 về quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo

Page 121: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

116

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm và Công văn 4985/BHXH-

KHĐT ngày 7/11/2017 về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm.

- Đề xuất, kiến nghị và tham gia ý kiến đối với việc sửa đổi, bổ sung quy

trình lập, phân bổ và giao dự toán chi BHXH, BHTN và chi phí quản lý BHXH,

BHTN, BHYT.

- Phối hợp với Vụ KHĐT hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện quy trình

mới.

- Phối hợp với Vụ KHĐT đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực

hiện quy trình.

- Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện quy trình

theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4.1.3. Ban Thu

- Rà soát, đánh giá thực trạng thực hiện Quyết định 3588/QĐ-BHXH ngàu

21/12/2016 về quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm và Công văn 4985/BHXH-

KHĐT ngày 7/11/2017 về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm.

- Đề xuất, kiến nghị và tham gia ý kiến đối với việc sửa đổi, bổ sung quy

trình lập, phân bổ và giao dự toán thu BHXH, BHTN, BHYT và kế hoạch phát

triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT hàng năm và kế hoạch tài chính

– NSNN 03 năm.

- Phối hợp với Vụ KHĐT hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện quy trình

mới.

- Phối hợp với Vụ KHĐT đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực

hiện quy trình.

- Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện quy trình

theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4.1.4. Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế

- Rà soát, đánh giá thực trạng thực hiện Quyết định 3588/QĐ-BHXH

Page 122: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

117

ngàu 21/12/2016 về quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm và Công văn

4985/BHXH-KHĐT ngày 7/11/2017 về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính-

NSNN 03 năm.

- Đề xuất, kiến nghị và tham gia ý kiến đối với việc sửa đổi, bổ sung quy

trình lập, phân bổ và giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT hàng năm

và kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm.

- Phối hợp với Vụ KHĐT hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện quy trình

mới.

- Phối hợp với Vụ KHĐT đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực

hiện quy trình.

- Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện quy trình

theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4.1.5. Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện các quy trình quy định tại Quyết định

3588/QĐ-BHXH ngàu 21/12/2016 về quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu,

chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí

quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm và Công

văn 4985/BHXH-KHĐT ngày 7/11/2017 về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính-

NSNN 03 năm trong nội bộ đơn vị.

- Tổ chức, phân công nội bộ và tổ chức chức thực hiện nghiêm túc các nội

dung của quy trình theo các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

- Nghiêm túc triển khai nội dung kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công.

Báo cáo Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc phụ trách về tình hình triển khai

quy trình thuộc lĩnh vực của đơn vị.

4.1.6. BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Phối hợp với các đơn vị được giao phụ trách từng lĩnh vực thu, chi để

thực hiện quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo

Page 123: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

118

hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm và lập kế hoạch tài chính- NSNN 03

năm theo quy định.

- Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các

đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam có trách nhiệm củng cố tổ chức, phân công

nội bộ, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ và tổ chức thực hiện nghiêm túc các

nội dung của quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm và lập kế hoạch tài chính- NSNN

03 năm.

4.2. Lộ trình thực hiện đề án

Việc thực hiện Đề án (sau khi được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê

duyệt) bắt đầu từ tháng 11 năm 2018 và kết thúc vào tháng 9 năm 2019 dự kiến

chia thành các giai đoạn như sau:

4.2.1. Thực hiện đánh giá thực trạng quy trình Quy trình lập, phân bổ

và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,

bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo

hiểm y tế hằng năm và lập kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm

của ngành BHXH

+ Thời gian: hoàn thành trước 31/3/2019.

+ Đơn vị chủ trì thực hiện: Vụ Kế hoạch Đầu tư,

+ Đơn vị phối hợp: Ban Thu, Ban Chính sách BHYT, Vụ TCKT và các đơn

vị có liên quan khác.

4.2.2. Hoàn thiện quy trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi

ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành BHXH

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy trình lập, phân bổ và giao dự

toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và

chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm

và lập kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm.

quy trình quyết toán các hoạt động ứng dụng CNTT.

+ Thời gian: hoàn thành trước: 30/5/2019.

Page 124: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

119

+ Đơn vị chủ trì thực hiện: Vụ Kế hoạch Đầu tư,

+ Đơn vị phối hợp: Ban Thu, Ban Chính sách BHYT, Vụ TCKT và các đơn

vị có liên quan khác.

4.2.3. Hoàn thành dự thảo Quyết định Ban hành Quy trình lập, phân

bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm và lập kế hoạch tài chính- ngân sách nhà

nước 03 năm.

- Thời gian: Hoàn thành trước 31/7/2019

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Vụ Kế hoạch Đầu tư,

- Đơn vị phối hợp: Ban Thu, Ban Chính sách BHYT, Vụ TCKT và các đơn

vị có liên quan khác.

Vụ KHĐT đã hoàn thiện dự thảo Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu,

chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí

quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm và lập kế

hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm. Dự thảo Quy tình gồm 03 Chương,

19 Điều và Hệ thống mẫu biểu với những nội dung cơ bản sau:

Chương I: Quy định chung: gồm 04 điều (từ Điều 1 đến Điều 4).

Chương II: Quy trình lập, phân bổ, giao dự toán thu, chi hằng năm và lập

kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm: gồm 05 Mục, 14 điều (từ Điều 5 đến Điều

18).

Chương III: Tổ chức thực hiện (Điều19).

Hệ thống mẫu biểu kèm theo: gồm 5 phụ lục, Biểu

Vụ KHĐT sẽ tiến hành lấy ý kiến của các đơn vị liên quan và các Phó

Tổng Giám đốc để hoàn thiện dự thảo quy trình trong quý III/2019.

Page 125: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

120

4.2.4. Trình Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ký ban hành Quyết định

Ban hành Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm và lập kế hoạch

tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm.

+ Thời gian: dự kiến trước 31/12/2019

+ Đơn vị trình: Vụ Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian triển khai áp dụng dự kiến bắt đầu từ ngày ký Quyết định.

4.2.5. Tổ chức triển khai, tập huấn về quy trình trong toàn ngành

+ Thời gian: dự kiến trong Quý I, quý II năm 2020.

+ Đơn vị chủ trì: Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Hình thức tập huấn: tập huấn trực tuyến.

Page 126: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

121

KẾT LUẬN

Đề án “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy trình xây dựng kế

hoạch, quy trình xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi hàng năm và kế hoạch tài

chính- ngân sách nhà nước 03 năm liên tục trong ngành BHXH” là đề án cấp bộ

được thực hiện nhằm mục đích xây dựng, hoàn thiện quy trình: Quy trình lập,

phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm; Quy trình xây dựng kế hoạch tài chính- ngân

sách Nhà nước 03 năm trong ngành BHXH. Thông qua việc rà soát, đánh giá

thực trạng các quy trình và văn bản quy định hiện hành, nhóm nghiên cứu đã đề

xuất phương án đổi mới, hoàn thiện quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu,

chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí

quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm và lập

kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm của ngành BHXH phù hợp với

yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành trong giao đoạn tới.

Đề án đã bổ sung lý luận về xây dựng kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm,

lồng ghép quy trình lập, báo cáo, tổng hợp kế hoạch tài chính- NSNN 03 năm

vào quy trình dự toán NSNN hàng năm để thống nhất trong toàn ngành đối với

công tác kế hoạch hàng năm. Bổ sung nội dung công khai dự toán hàng năm,

danh mục hồ sơ liên quan đến công tác lập dự toán thu, chi hằng năm và kế

hoạch tài chính- NSNN 03 năm tại các đơn vị. Điều chỉnh thời gian lập dự toán

tại các đơn vị để phù hợp với thời gian tổng hợp số liệu theo hệ thống phần mềm

hiện hành. Rà soát, bổ sung quy trình lập, phân bổ chi lương hưu, trợ cấp nguồn

NSNN đảm bảo phù hợp với quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản

hướng dẫn của Bộ Tài chính trong năm kế hoạch. Bổ sung nội dung liên quan

đến lập kế hoạch, dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin, chi tuyên truyền để

đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của Lãnh đạo

Ngành. Rà soát, bổ sung một số nội dung thu, chi phát sinh theo chế độ, chính

sách mới.

Page 127: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

122

Các kết quả nghiên cứu của Đề án là cơ sở để tham mưu, trình Tổng Giám

đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình áp dụng thực hiện trong toàn ngành,

góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về công tác kế hoạch trong ngành

BHXH, từng bước đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng kế hoạch,

chiến lược phát triển Ngành./.

Page 128: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

123

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày

23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH.

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 3/2/2016 về

hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi

phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phát

triển địa phương 5 năm và hàng năm theo phương pháp mới.

4. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017

hướng dẫn việc công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức

được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

5. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7/7/2017

hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – NSNN 03

năm.

6. BHXH Việt Nam, Quyết định số 3588/QĐ-BHXH ngày 21/12/2016

của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình lập, phân bổ và giao

dự toán thu, chi các chế độ BHXH, BHTN, BHYT và chi quản lý BHXH,

BHTN, BHYT hàng năm.

7. BHXH Việt Nam, Công văn số 4985/BHXH-KHĐT ngày 7/11/2017

hướng dẫn lập kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm.

8. BHXH Việt Nam, Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.

9. Chính phủ (2015), Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 về

cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH,

BHYT, BHTN.

10. Chính phủ ( 2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016

quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt

Nam.

11. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016

quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Ngân sách nhà nước.

Page 129: ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH XÂY

124

12. Chính phủ (2017), Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy

định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – NSNN

03 năm.

13. Chính phủ (2018), Nghị Quyết số 102/NQ-CP ngày 3/8/208 về việc

giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH.

14. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày

23/7/2013 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến

năm 2020.

15. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày

28/6/2016 về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 -

2020.

16. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày

10/7/2019 về việc phê duyệt đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của

BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

17. Quốc hội (2008), Luật BHYT.

18. Quốc hội (2013), Luật Việc làm

19. Quốc hội (2014), Luật BHXH.

20. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT.

21. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước.

22. Quốc hội (2015), Luật An toàn vệ sinh lao động.

23. Ông Hoàng Hàm, Kiểm toán nhà nước, Bài viết “Bàn về thực trạng và

giải pháp nâng cao chất lượng dự toán NSNN” năm 2008.

24. Ông Ngô Công Tình – Ban Chi, BHXH Việt Nam, Chuyên đề nghiên

cứu khoa học “ Hoàn thiện quy trình lập dự toán và tổng hợp quyết toán chi bảo

hiểm xã hội” năm 2003.

25. Tài liệu tham khảo trên mạng internet.