Đề nghị một cách dạy tiếng việt theo phương...

30
1 Đề-Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương-Pháp Giáo-Dục Hiện-đại.(1) Giáo-sư Đỗ Quang-Vinh Dẫn Nhập Lớp học theo quan-niệm giáo-dục hiện-đại được gọi là cấp-tiến (progressive education) đề ra hai yếu-tố chính: * Lớp học trước hết là một môi -trường sinh-động: đối-thoại giữa thầy trò, đối-thoại giữa học-trò với nhau. Như vậy, thầy giáo không hẳn chỉ là người truyền-đạt kiến-thức, học-trò là kẻ thụ-động tiếp-thu, mà người thầy còn là một người động-viên, hướng-dẫn (teacher as a stimulator, a guider) và cũng còn là người học hỏi nữa (teacher as a learner). * Lớp học lại phải đáp-ứng nhu-cầu và khả-năng phát-triển tâm-lý của thiếu-nhi cho nên bầu khí lớp học không những phải tự- nhiên, thoải-mái mà bài dạy cũng như phương-pháp, cách thức giảng dạy phi uyển-chuyển thích-nghi với tâm-hồn, với ước muốn ý-hướng ca chúng. Yếu-tố thứ hai đặt ra phương-pháp, cách thức giảng-dạy sẽ được đề-cập trong phần 2. Yếu-tố thứ nhất đặt ra vai trò của người thầy phải hội đủ hai điều-kiện. Điều-kiện thứ nhất là những đức-tính cần-thiết như tư-cách đạo-đức, lương-tâm nghề-nghiệp và lòng yêu nghề, yêu trẻ. Những đức-tính này làm nên mô-phạm để người thầy trở thành khuôn mẫu, và cũng để giúp thầy giải -quyết những thách-đố trước đối-tượng của mình, ngõ hầu sáng-tạo và cải-tiến việc giảng dạy. Những thách-đố này, hoặc do các vấn-nạn mà đối-tượng đặt ra, hoặc đơn-thuần do chính bầu khí lớp học gợi nguồn cảm-hứng cho người thầy. Do đó, điều-kiện thứ hai là phải có kiến-năng đủ để giải-quyết vấn-đề, sẽ được đề-cập ở phần 1. Về phương-diện này, trong địa-hạt dạy ngôn-ngữ, đặc-biệt là dạy tiếng Việt, người thầy phải nắm vững hai thành-phần chủ-yếu của ngữ-học là ngữ-âm (phonetics) và ngữ- nghĩa (semantics). Nếu ngữ-nghĩa đòi phải đọc và học hỏi liên -tục để mở rộng kiến-năng về văn-chương, văn-hoá, thì ngữ-âm là điều-kiện -bản, tiên-quyết ắt phải có, để làm mẫu-mực và hướng-dẫn học đọc.

Upload: others

Post on 27-Jun-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

1

Đề-Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt

Theo Phương-Pháp Giáo-Dục Hiện-đại.(1)

Giáo-sư Đỗ Quang-Vinh

Dẫn Nhập

Lớp học theo quan-niệm giáo-dục hiện-đại được gọi là cấp-tiến

(progressive education) đề ra hai yếu-tố chính:

* Lớp học trước hết là một môi-trường sinh-động: đối-thoại

giữa thầy trò, đối-thoại giữa học-trò với nhau. Như vậy, thầy giáo

không hẳn chỉ là người truyền-đạt kiến-thức, học-trò là kẻ thụ-động

tiếp-thu, mà người thầy còn là một người động-viên, hướng-dẫn

(teacher as a stimulator, a guider) và cũng còn là người học hỏi nữa

(teacher as a learner).

* Lớp học lại phải đáp-ứng nhu-cầu và khả-năng phát-triển

tâm-lý của thiếu-nhi cho nên bầu khí lớp học không những phải tự-

nhiên, thoải-mái mà bài dạy cũng như phương-pháp, cách thức

giảng dạy phải uyển-chuyển thích-nghi với tâm-hồn, với ước muốn

và ý-hướng của chúng.

Yếu-tố thứ hai đặt ra phương-pháp, cách thức giảng-dạy sẽ

được đề-cập trong phần 2. Yếu-tố thứ nhất đặt ra vai trò của người

thầy phải hội đủ hai điều-kiện. Điều-kiện thứ nhất là những đức-tính

cần-thiết như tư-cách đạo-đức, lương-tâm nghề-nghiệp và lòng yêu

nghề, yêu trẻ. Những đức-tính này làm nên mô-phạm để người thầy

trở thành khuôn mẫu, và cũng để giúp thầy giải-quyết những thách-đố

trước đối-tượng của mình, ngõ hầu sáng-tạo và cải-tiến việc giảng

dạy. Những thách-đố này, hoặc do các vấn-nạn mà đối-tượng đặt ra,

hoặc đơn-thuần do chính bầu khí lớp học gợi nguồn cảm-hứng cho

người thầy.

Do đó, điều-kiện thứ hai là phải có kiến-năng đủ để giải-quyết

vấn-đề, sẽ được đề-cập ở phần 1. Về phương-diện này, trong địa-hạt

dạy ngôn-ngữ, đặc-biệt là dạy tiếng Việt, người thầy phải nắm vững

hai thành-phần chủ-yếu của ngữ-học là ngữ-âm (phonetics) và ngữ-

nghĩa (semantics). Nếu ngữ-nghĩa đòi phải đọc và học hỏi liên-tục để

mở rộng kiến-năng về văn-chương, văn-hoá, thì ngữ-âm là điều-kiện

cơ-bản, tiên-quyết ắt phải có, để làm mẫu-mực và hướng-dẫn học đọc.

Page 2: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

2

2

Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết tiếng Việt là cả một nghệ-

thuật, mà trước đó người dạy phải nắm vững cấu-trúc và ngữ-pháp

tiếng Việt cũng như văn-chương và văn-hoá Việt. Chính người thầy

phải phát âm và lên xuống giọng cho rõ-ràng chính-xác, vì đây

không phải chỉ là khuôn mẫu mà còn là một yếu-tố tiên-khởi cuốn

hút học-trò đi vào quỹ-đạo học tập, bởi lẽ tính nhạc là một trong

những nét đặc-thù của tiếng Việt. Trong cuốn Tiếng Việt Tuyệt-Vời

(ấn-bản lần 2, Toronto, 2000), chúng tôi có diễn-giải những nét đặc-

thù của ngôn-ngữ Mẹ, phân-tích trên cơ-sở của ngữ-âm và ngữ-nghĩa.

Riêng về ngữ-âm, chương 6 dành trọn để khảo-luận về “Âm Và

Thanh Trong Tiếng Việt”, với những phân-tích, biện-giải cùng miêu-

tả và mô-hình minh-hoạ cách phát âm các phụ-âm và nguyên-âm.

Thiếu-nhi dễ bắt chước mau lẹ, đó là thiên-bẩm. Khả-năng này càng

lớn lên càng bị hạn chế. Cho nên đối với các thanh-thiếu-niên quen

nói ngoại-ngữ như ngôn-ngữ chính, việc mô-tả các cử-động của môi,

miệng, lưỡi để hướng-dẫn cách phát âm là cần-thiết. Đó là kinh-

nghiệm có kết-quả chúng tôi thu-thập được khi dạy tiếng Việt cho

người Canada lớn tuổi.

Về tiếng Việt, với cấu-trúc của chữ quốc-ngữ, ở đây, chúng tôi

chỉ xin tóm-tắt vài nét chính-yếu.

Phần 1- Một vài ghi-chú về âm và thanh

1- Cần phân-biệt dấu giọng và dấu chữ: a- dấu giọng làm nên tính nhạc của ngôn-ngữ, đưa giọng lên

cao, xuống thấp theo thang âm, gồm có sắc, huyền, hỏi, nặng, ngã và

không dấu.

b- dấu chữ biến đổi chữ này sang chữ khác tạo thành âm mới

như o thành ô, ơ, u thành ư, e thành ê, a thành ă, â. Hai chữ này quen

gọi tên mẫu-tự đọc là á và ớ, không đứng một mình mà phải ghép với

phụ-âm cuối từ mới phát âm được để tạo nên mẫu-âm và từ, ví-dụ:

ăn, âm, cằn-nhằn, ầm-ầm, lầm-rầm. Sau đây là đồ-biểu thang âm

của ngữ Việt gồm 2 âm-giai cao và thấp đối xứng nhau. Dấu ngã kẹt

trong hốc mũi, dấu hỏi như đọng trong cổ họng. Khi luyện giọng, làm

điệu tay theo dáng hướng của thang âm này. Cách này, chúng tôi đã

áp-dụng kết-quả khả-quan, khi hướng-dẫn cho người Canada học

tiếng Việt.

Page 3: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

3

2- một từ = (một tiếng) được cấu-t ạo như sau:

a- một nguyên-âm chính.

Ví-dụ: A! U ú ớ.

b- phụ-âm đầu từ (đơn, kép) + mẫu-âm.

Có thể là mẫu-âm chính gốc hoặc đơn như a, hoặc ghép (như ây, eo)

hay mẫu-âm biến dạng (như ăm, on, ông…)

Ví-dụ: Vậy là nhà bà Ba Béo không còn xa lắm.

c -mẫu-âm + phụ-âm cuối từ = mẫu-âm biến dạng.

Ví-dụ: uổng công vun trồng

3- mẫu-âm: gồm có mẫu-âm chính gốc và mẫu-âm biến dạng.

Chúng tôi đề-nghị gọi tên như vậy, cho thuận-lý theo ngữ-học, thay vì

gọi là vần xuôi và vần ngược chỉ có tính-cách nhận dạng chữ viết mà

thôi. Như vần oang, là khởi từ mẫu-âm chính oa làm gốc, rồi xoang

miệng biến-thể do miệng mở dài sang hai bên mép với âm ngờ thêm

vào, nên được ký-âm theo dạng chữ mới là oang.

Page 4: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

4

4

*

Sau đây là trích đoạn bảng tóm-tắt trong cuốn Tiếng Việt Tuyệt-Vời:

4- Vấn-đề phát-âm nguyên-âm, phụ-âm, mẫu-âm và từ

a) gọi tên mẫu-tự tuỳ theo môi-trường học chữ. Ở Việt-Nam, quen

gọi tên theo phát-âm La-ngữ như u, e, o. Tại hải-ngoại, các em quen

gọi tên mẫu-tự theo Pháp hoặc Anh-ngữ, thì cứ để gọi như vậy cho

khỏi rối loạn. Tuy nhiên phụ-âm thì phát âm theo tự-nhiên, nguyên-

âm thì phát âm theo La-ngữ như vẫn quen dùng. Ta quen phát âm chữ

t (tên gọi mẫu-tự là tê, ti) là tờ, chúng tôi cứ giữ nguyên lối này. Ví

dụ:

Page 5: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

5

Mẫu-âm

gọi tên tuỳ theo môi-trường học chữ

Phát âm

c

t

v

h

e

a

Xê (Việt, La, Pháp), Xi (Anh-ngữ)

Tê (Việt, La, Pháp), Ti (Anh-ngữ)

Vê (Việt, La, Pháp), Vi (Anh-ngữ)

Hát (Việt, La, Pháp), êt-tch (Anh-ngữ)

e (Việt, La-ngữ), ơ, i (Pháp, Anh)

a (Việt, La, Pháp), a, ê, ơ (Pháp, Anh)

cờ

tờ

vờ

hờ

e

a

b) các phụ-âm đầu từ và cuối từ:

Số

thứ

tự

Phụ

âm

Ghép đầu từ để

cấu-tạo từ

Ghép cuối từ để

cấu-tạo mẫu-âm

Ví-dụ

1

5

11

14

15

16

17

18

19

22

25

27

b

c

ch

d

đ

g

h

gh

k

kh

l

m

n

nh

ng

ngh

p

ph

q/qu

r

s

t

th

tr

v

x

gi

ba

ca

cha

da

đa

ga

ha

ghe, ghê, ghi

ke,kê,ky

kha

la

ma

na

nha

nga

nghe, nghê

pa

pha

qua

ra

sa

ta

tha

tra

va

xa

gia

ac, ăc, âc,

ach

am, âm, ăm

an, ăn, ân

anh

ang, ăng, âng

ap, ăp, âp

at, ăt, ât

bạc cắc, lấc-cấc

lách-cách

tấm, cám, cà-lăm

ăn gian, ân-cần

lanh-chanh

vầng trăng sáng

cắp tráp, lập-cập

mát mặt, mất mặt

Page 6: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

6

6

c) phát-âm một số phụ-âm:

Song có trường-hợp phụ-âm đầu từ c, k, g, gh, ng, ngh, gi, thì sao?

Về vấn-đề tại sao chia ra nhiều thứ như vậy trong khi cùng phát-âm là

cờ, gờ, ngờ, chúng tôi có biện-giải ở sách đã dẫn nơi chương 6- Âm

và Thanh Trong Tiếng Việt. Duy có điều sau đây đã nêu thắc-mắc

chưa được giải-quyết, nay xin đề-nghị:

c ghép với các âm mở a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư: phát-âm là cờ như

thường-lệ.

ghép với âm khép e, ê, i, y, phát-âm là cơ (không dấu huyền,

đọc mạnh).

cũng vậy g phát-âm là gờ như đã quen dùng, gh phát-âm là gơ

(không dấu huyền, đọc mạnh).

và ng phát-âm là ngờ như đã quen dùng, ngh phát-âm là ngơ

(không dấu huyền, đọc mạnh).

gi phát-âm là giờ. Riêng trường-hợp này có biệt-lệ như sau:

Nếu mẫu-âm ghép vào bắt đầu bằng i thì vì trùng với i của phụ-âm

đầu từ gi nên đơn-giản bớt một chữ i. Ví-dụ: cái gì = giờ-ì = g(i) ì

thành gì; giờ iếng = g(i) iếng = giếng. Do đó nơi sách đã dẫn, chúng

tôi có mạo-muội đề-nghị thay gi bằng z. Dẫu sao khi chưa có Hàn-

Lâm-Viện chính-thức, vẫn phải áp-dụng cách viết theo tập-quán như

trên.

d) phát-âm mẫu-âm: Mẫu-âm cần được phát âm cho chính-xác.

Ví-dụ: âm anh và inh trong câu “Đêm qua tát nước đầu đình, để

quên chiếc áo trên cành hoa sen”, nhiều người đọc nghe na ná như

“đầu đừn, trên cằn hoa sen”; các âm anh, inh, ăn, ưn, tuy đều là âm

khép, khi phát âm xoang miệng xẹp xuống theo hình chữ nhật hẹp,

nhưng với anh và inh thì miệng khép hẹp và chạy dài sang hai bên

mép, còn với ăn, ưn thì âm khép, hẹp và ngắn hơn. (Xin xem thêm

Tiếng Việt Tuyệt Vời, 1999, chương 6, Âm và Thanh Trong Tiếng

Việt)

e) phát-âm từ-ngữ: Tiếng Việt hàm-ngụ chữ Việt và lời Việt. Chữ

Quốc-ngữ là một ký-âm-pháp lời Việt rất tinh-tế, chính-xác. Nói làm

sao thì viết làm vậy. Chữ viết ký-âm theo những uốn nắn của cử-động

Page 7: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

7

môi, miệng, răng, hàm, lưỡi, theo âm-hưởng trong xoang miệng, trong

cổ họng và trong hốc mũi:

* Âm của mỗi từ do từng cặp song âm đọc lướt nhanh ghép

lại. Ví-dụ: choáng váng mặt mày.

Từ choáng có phụ-âm đầu từ CH ghép với mẫu-âm biến-dạng

OANG, mẫu âm này hợp bởi mẫu-âm chính gốc kép OA với phụ-âm

kép cuối tØ NG. Nếu tách âm ra, ta có:

âm OA do : O-A = OA

âm OANG do : OA-NGỜ = OANG

âm CHOANG do: CHỜ-OANG=CHOANG (xem thêm TVTV, Chg.

8: Tiếng Việt Với Triết-lý Âm Dương và Đạo Sống Thái-Hoà...).

* Đây chính là cách phát-âm theo phương-pháp tự-nhiên hay

quy-nạp-pháp sẽ đề-cập ở phần 2. Vì tính-chất ký-âm như vậy,

thiết-nghĩ không nên đánh vần theo lối xưa: c-h-o-cho-a-choa-n-g-

choang. Lối đánh vần này có tính-cách nhồi sọ, không tự-nhiên, ngăn

chặn khả-năng tự-phát của người học, nhất là của trẻ em rất sợ nhàm

chán, thích bắt chước, thường nhờ mô-phỏng mà dễ nhận-diện những

từ-ngữ mới.

Nhìn khuôn-âm OANG, với Bảng Tập Ráp Vần chúng tôi đề-nghị

nơi phần hướng-dẫn đầu sách HỌC ĐỌC TIẾNG VIỆT, các em có

thể tự đọc lấy trôi chẩy các từ đồng-dạng và, từ đó, phấn-khởi đọc

toàn bài hay tự đặt câu lấy một mình [xin xem phụ-đính dưới cuối bài

này] (2)

** Đối với thiếu-niên chỉ quen nói tiếng bản xứ, cũng như cho

người ngoại-quốc lớn tuổi mà khả-năng bắt chước phát âm hạn-chế,

ngoài việc giải-thích và mô-tả cách phát âm, ta nên dùng phép đối-

chiếu các vần tương-tự giữa hai sinh-ngữ: ngôn-ngữ họ thường dùng

(Anh & Pháp) và ngôn-ngữ Việt. Ví-dụ họ đọc được One day, thì

cũng đọc được lo toan, bờ đê, hay voyage, quoi tiếng Pháp, thì cũng

đọc được dễ-dàng quay qua. Cách này chúng tôi đã áp-dụng hiệu-

nghiệm.

** Ngoài ra vấn-đề dạy tiếng Việt theo phương-pháp song

ngữ cũng đã được đề-xuất. Vấn-đề này này cần phải được xác-định

Page 8: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

8

8

cho rõ hơn. Thiết-nghï, học sinh-ngữ cần được đàm-thoại, trước khi

học đọc, học viết, không phải chỉ học nghe mà còn học nói, và vì

ngôn-ngữ còn là một tập-quán, nên cần được luyện tập thường-xuyên,

lâu dài nhất là tiếng Việt, ngoài tính nhạc với thang âm quả thực khó

lên xuống cho đúng giọng, cách phát âm lại rất tinh-tế với sự uốn nắn

tối-đa những cử-động của lưỡi và hàm, miệng. Vì thế, song-ngữ chỉ

nên coi là một phương-thức bất-đắc-dĩ, chẳng hạn khi dạy cách phát

âm như vừa nói hoặc khi cần phải giải-thích một từ-ngữ, nhiều khi

không thể giải-thích theo lối định-nghĩa có tính-cách trừu-tượng của

diễn-dịch-pháp, mà nên giải-thích bằng cách cho biết tiếng đồng-

nghĩa của ngoại-ngữ, ví-dụ giảng nghĩa các ngữ-vựng: trường học,

lớp học, phòng học, chiến-tranh, hoà-bình, v..v…, nên nói thêm

những từ-ngữ này đồng-nghĩa với the school, the class-room, the war,

peace, v.v…Tuyệt-đối không trả lời bằng ngoại-ngữ khi học-trò đặt

câu hỏi bằng ngoại-ngữ. Phải khuyến-khích học-trò nói tiếng Việt,

trường-hợp này, thầy dịch sang tiếng Việt rồi cho học-trò lập lại câu

hỏi, hoặc ngược lại thầy hỏi bằng tiếng Việt, rồi dịch sang ngoại-ngữ

để cho học-trò hiểu ý-nghĩa của câu nói tiếng Việt.

Đây cũng là vấn-đề đặt ra cho các bậc phụ-huynh, nên cố-gắng nói

chuyện với con em bằng tiếng Mẹ, vì ngôn-ngữ là một tập-quán mà

các em thì đã có nhiều cơ-hội nói ngoại-ngữ ở trường học và ngoài

xã-hội. Nhất là, trẻ em vốn có năng-khiếu tiếp nhận nhiều tiếng nói

một cách dễ-dàng và tự-nhiên, đó là thiên-bẩm. Lại nữa, có những

điều chỉ có thể diễn-tả bằng tiếng Việt, có những điều chỉ có thể diễn-

tả bằng tiếng bản-xứ. Cho nên tại hải-ngoại, các bậc phụ-huynh cần

tranh-thủ thời-gian ít-ỏi tại nhà để cho các em tập nói tiếng Mẹ,

không phải chỉ vì những lợi-ích trên mà còn là để duy-trì và bồi-

dưỡng cho các em văn-hóa Việt với những giá-trị đạo-đức, những

truyền-thống cao đẹp của cha ông, và như vậy sẽ không đánh mất con

em, không để chúng vuột ra khỏi tầm tay của mình.

5- về cách đánh dấu giọng: đánh dấu giọng trên chủ-âm.

Dĩ-nhiên khi một từ chỉ có một nguyên-âm làm mẫu-âm, thì nguyên-

âm này là chủ-âm. Ví-dụ: Ta có giỏ sò

Ngoài ra, ta phân-biệt 3 trường-hợp sau đây:

Page 9: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

9

a- Nếu là mẫu-âm biến-dạng: dấu giọng được đánh trên

nguyên-âm đứng liền trước phụ-âm cuối từ đầu tiên, ví-dụ: mát

mặt, xuềnh-xoàng, uyển-chuyển, hoành-hành, niêm-yết.

b- Nếu là mẫu-âm ghép 2: dấu giọng được đánh trên nguyên-

âm đầu, như: ái, ói, ối, ới, íu, úi, ửi, éo, ếu, ngoại-trừ trong các từ

sau đây: oa, qua, oe, que, uê, uy, uơ, chủ- âm là a, e, ê, y, ơ nên dấu

giọng được đánh trên các nguyên-âm chủ-âm này, ta có: đầu tóc loà-

xoà, hoà-hợp, hoa quả, nôn oẹ, quẻ bói, đề-huề, kiệt-quệ, say tuý-

luý, quỵ-luỵ, quở-trách, thuở ấy.

c- Nếu là mẫu-âm ghép 3: chủ-âm là nguyên-âm giữa, dấu

giọng được đánh trên các nguyên-âm chủ-âm này: Ví-dụ: kêu oai-oái,

ngoáy tai, ngoằn-ngoèo [ngoằn có dấu huyền đánh trên chữ ă vì

thuộc về trường-hợp (a) có mẫu-âm biến-dạng nói trên]

6- Trường-hợp I ngắn hay Y dài: Xin xem bài này nơi trang 156-

161 trong TIẾNG VIỆT TUYỆT-VỜI (ấn-bản 2, Toronto, 2000).

Xin trích tóm-lược sau đây:

Thông-thÜ©ng vi‰t I ng¡n, chÌ vi‰t Y dài khi:

a- tØ nào duy-nhÃt có 1 mÅu-t¿ phát ra âm i: ta có các tØ:

y, š, ÿ, ›, Ï, œ .

b- ÇÀu tØ là m¶t nguyên-âm phát ra âm i ÇÙng trܧc mÅu-

âm ghép hay bi‰n-dång: Ta có các tØ yêu, y‰u, y‹u, yêm, y‰m,

y‹m, yên, y‰n, y‹ng, y‰t, vì y có chÙc-næng cûa m¶t bán-phø-âm

ÇÀu tØ (semi-consonne) nhÜ trong yeux ti‰ng Pháp hay yesterday

ti‰ng Anh. Do Çó không có YA, nhÜng IA, vì I ng¡n ª Çây là m¶t

bán-nguyên-âm (semi-voyelle) trong mÅu-âm ghép IA giÓng nhÜ

la-li‰m.

c- phø-âm ÇÀu tØ có Çi‹m phát-âm ª gi»a vòm miŒng

hay trong c° h†ng: ñó là K, L, H. Ví-dø: Kš Ly h› mÛi.

Page 10: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

10

10

mô-hình khẩu-cái & vị-trí phát âm của các phụ-âm đầu từ

Phần 2- Phương-pháp giảng dạy

Phương-pháp giảng dạy phải thoả-mãn nhu-cầu và khả-năng phát-

triển tâm-lý của thiếu-nhi. Điều này buộc ta phải hiểu rõ đối-tượng

ngõ hầu tìm ra cách thức cùng tài-liệu giảng dạy sao cho thích-ứng.

I- Hiểu rõ đối-tượng

1) Trẻ em hay bắt chước, dễ mô-phỏng, so-sánh đối-chiếu, và từ đó

dễ nhận-diện.

Ngay từ lúc lên hai tuổi, chúng đã ưa làm theo những gì chúng được

quan-sát, và có thể đối-chiếu giữa vật này với vật khác tương-tự.

Nhìn vào ảnh của ông bà, người thân quen, chúng có thể chỉ ảnh rồi

trỏ vào ông bà, hoặc chỉ một hình nào trong sách rồi trỏ đúng hình ấy

trong TV hay xung quanh chúng. Khả-năng mô-phỏng, đối chiếu và

nhận-diện này rất bén nhậy, nên dễ ăn sâu vào tiềm-thức của chúng.

Chính khả-năng đối chiếu này giúp cho các em tự ráp vần để đọc lấy

một mình vì nhận diện được các từ-ngữ có cùng một khuôn vần sau

khi đã nhuần-nhuyễn các bài cũ, dĩ-nhiên là với điều-kiện các bài

mới chỉ gồm các vần đã học rồi mà thôi. Đây là nguyên-tắc học từ

cái đã biết tới cái chưa biết vậy.

2) Khả-năng thính-thị của các em giúp các em mau tiếp thu thực-

tại để chôn sâu vào tiềm-thức, nhất là khi sự quan-sát được lập đi

lập lại nhiều lần.

Page 11: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

11

a- Chính khả-năng này củng-cố trí nhớ của chúng bằng

những bài học thuộc lòng. Nghe hát ru em vài lần, các em đã thuộc

lòng, đây là trường-hợp các em nghe hát trong TV, trong giáo-đường,

v.v… Bởi vì các em học nói và nghe trước khi học đọc và viết. Trẻ

em biết nghe từ khi còn trong bụng mẹ.

b- Chính khả-năng này làm các em say mê và nhớ mãi khi

các em sở-hữu một cuốn sách cho riêng mình, nhất là sách ấy lại

có những hình vẽ (dĩ-nhiên hình màu thì tuyệt-hảo).Cuốn sách vỡ

lòng đầu đời là cuốn sách không bao giờ phai mờ trong ký-ức của

chúng.

Chính cuốn sách ấy cùng những hoạt-cảnh của lớp học khai tâm đưa

các em vào quỹ-đạo học tập. Những cuốn sách Quốc-Văn Giáo-Khoa-

Thư vẫn còn là những kỷ-niệm sâu đậm của những ai ở thế-hệ thập

niên ba mươi về trước, vì rằng cho dù ở nơi trường làng xa-xôi, mỗi

em đều có, và sách học đến nhầu nát rách bươm mà vị-trí những hình-

ảnh, những bài học trong trang sách vẫn còn in rõ mồn-một trong

tâm-khảm.

3) Trẻ em thích sáng-tạo, ưa ngắm những thành-quả của mình, lại

rất giàu tình-cảm và đơn-sơ thật-thà.

Vì vậy các em sẽ rất phấn-khởi khi thấy tự ráp vần đọc lấy một mình

được, cũng như hài lòng khi được đánh giá tốt về những thành-tích

của mình. “Yêu trẻ, trẻ đến nhà” là vậy. Chính những tình-cảm yêu

thương dành cho chúng và dạy cho chúng, làm thành những bài học

luân-lý, giáo-dục, sẽ giúp chúng sau này không mất gốc và giữ chúng

về sau mãi mãi ở lại với chúng ta, với gia-đình, với quê hương, cội

nguồn.

II- Phương-pháp & tài-liệu giảng dạy.

1) Quan-sát và thắc-mắc là bẩm-tính tự-nhiên của trẻ em.

Những gì các em nhận-định thường là kết-luận của diễn-dịch từ

những thực-tại các em đã gặp, đã nghe, đã thấy. Nói một cách khác,

các em đã quy-nạp những nhận xét khách-quan từ thực-tế để suy-diễn

những nhận xét ấy thành tư-duy.

Page 12: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

12

12

Quy-nạp-pháp chính là cách suy nghĩ tự-nhiên của trẻ em. Từ xa xưa,

các nhà giáo-dục đã khuyến-cáo phải giáo-dục thế nào để cho trẻ em

thể-hiện được bản-tính tự-nhiên của chúng, ấy là đáp-ứng được

những nhu-cầu và khả-năng phát-triển tâm-lý của chúng, Chúng tôi

chủ-trương dạy các em học đọc theo quy-nạp-pháp hay nói khác theo

cách tự-nhiên. Cách ráp vần như nói trên cũng như tài-liệu giảng dạy

nói dưới đây là dựa trên nguyên-tắc này.

Phương-pháp quen dùng vẫn thường theo cách của bộ sách QVGKT

ngày xưa là: thoạt tiên cho trẻ em nhận diện hết 23 chữ cái, rồi sau đó

học đánh vần theo kinh-điển ngữ-học, nghĩa là bắt đầu khai tâm cho

lớp đồng-ấu bằng cách sắp xếp phân loại các vần theo trình-tự chữ cái

như: ac, ăc, âc, ach, anh, ang, ăng, âng, ai, ay, ây, ái, ài, ải, ãi, v.v,

sau cùng mới đến các bài đọc dành cho các lớp dự-bị, sơ-đẳng v.v..

Lối học đánh vần a, b, c cổ-điển này tuy các vần được sắp xếp khá

hợp-lý theo trình-tự biến-hoá của phát âm song lại gò bó óc phát-triển

tự-nhiên làm các em chán-nản sợ-sệt, vì suốt một chặng đường dài

khai tâm với những chữ, những vần như trên, các em chưa thể ráp

được ít ra là những câu thông-thường trong đời sống, không gây được

niềm hứng thú và phấn-khởi học-tập cho chúng.

2) Do đó tài-liệu giảng dạy phải đáp-ứng nhu-cầu và khả-năng

phát-triển tâm-lý của chúng.

Đấy là cố-gắng của chúng tôi khi hoàn-thành cuốn HỌC ĐỌC

TIẾNG VIỆT, viết theo các tiêu-chuẩn sau đây:

a-- Học theo khuôn vần (rhyming families) có cấu-trúc phát

âm từ dễ đến khó, đơn-giản đến phức-tạp.

a1- Học theo khuôn vần vì trước hết khả-năng nhận

diện cho phép các em đối-chiếu các từ cùng có một khuôn âm (hay

khuôn vần) để tự đọc.

Đây cũng là cách học theo rhyming families đang áp-dụng

cho các trẻ em học tiếng Anh, ngôn-ngữ Mẹ tại vùng Bắc-Mĩ.

a2- Hơn nữa, ráp vần là cách phân-tách và kết-hợp âm

của từ theo ngữ-âm, vốn hợp-lý và tự-nhiên hơn lối đánh vần từng

chữ xưa kia quen dùng.

Page 13: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

13

Chúng tôi quan-niệm đánh vần khác với ráp vần, đánh vần chỉ là

cách ghép chữ mà thôi.

Quả vậy, chẳng hạn thật vô lý khi đánh vần bê-á=bá-mờ=ăm hoặc

bờ-á=bá-mờ=băm. Khi nói bờ-á=bá-mờ=băm, thì âm bá này khác

với âm bá của từ bá, bởi lẽ ă, â chỉ là nguyên-âm đơn đặc-biệt,tự nó

không thể là một mẫu-âm mà phải ghép với phụ-âm cuối từ mới thành

mẫu-âm như: ăm-ắp, ăng-ẳng. Từ băm là do hai âm bờ và ăm tách

ra rồi hợp lại khi đọc lướt nhanh: bờ- ăm=băm

Cũng như đã nói bên trên, từ choang là do hai âm chờ và oang tách

ra rồi hợp lại khi đọc lướt nhanh, vì chữ quốc-ngữ là ký-âm-pháp

tiếng nói Việt-Nam, tiếng nói này có cấu-trúc một vần, quen gọi là

cấu-trúc đơn-âm (monosyllable), được cấu-tạo bởi hai âm chính ghép

lại: âm của phụ-âm đầu từ cộng với âm của mẫu-âm (hoặc chính gốc

hoặc biến-dạng). Âm của mỗi từ do từng cặp song âm đọc lướt nhanh

ghép lại.

a3- Vì thế trong mười ba bài vỡ lòng, các em được nhận diện

hầu hết các phụ-âm đầu từ và 5 dấu giọng xen kẽ với các nguyên-

âm đơn-giản, để ngay từ bước đầu, các em đã có thể đọc được

những câu thông-thường thật dễ, và trong 4 bài kế-tiếp học nốt các

phụ-âm cần-thiết ráp với vài mẫu-âm ghép 2 làm thành các từ

phức-tạp hơn.

Các bài này được sắp xếp như sau:

Page 14: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

14

14

Bài

số

Học chữ mới,

vần mới

Học chữ mới &

dấu giọng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

i, t

o, ô, ơ, a

e, ê

u, ư

oi, ơi, ôi

on

ôn, ơn

Dấu sắc, dấu huyền

l, b, d

c, đ

dấu hỏi, ngã, nặng

n, h, nh, m

c, ch

x

v, r

d, gi, g, gh

c, k

kh

ng, ngh

ch, tr

x, s

th, p, ph

Ngay bài đầu, các em đã đọc, viết được bài hát ứng-dụng:

tì tí ti, ti tí tì, ti tì tí,

tí ti tì, tì ti tí, tí ti tì. Sang bài thứ hai thì đọc và viết được

ô-tô dơ, bà la bố dơ, ô-tô bí bo, bí-bo.

dì ba dò la bố ta, bố bô-bô, bố la to.

bố lo bà la bố, bà la bố, bố la ta,

Qua bài thứ 5 thì đã có thể tự đọc, viết và học thuộc bài thơ lục bát

như thể ca-dao sau đây:

Nhớ bà, nhớ mẹ, nhớ ba,

Ta đi ta nhớ: nhớ nhà, nhà ta.

Nhà ta, ta ở nhà ta.

Dù to, dù nhỏ, đó là nhà ta.

Page 15: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

15

Và tới bài thứ 17 này thì các em đã có thể tự đọc, viết và học thuộc

lòng những bài như sau:

Con bò nó thở phì-phò,

Con bê gọi mẹ: bê, bò, bò, bê!

Con ơi! Con đã lớn khôn,

Từ từ mà nói, ôn-tồn thì hơn!

Khôn hồn, thú lỗi với ba,

Hễ mà thú lỗi, ba tha, khỏi đòn!

Con nghe mẹ nói: đói rồi,

Để con đi thổi mẹ xơi xôi vò;

Đói thì mẹ khỏi có lo,

Xôi vò con thổi rõ là khỏi chê.

a4- Các vần này được đối-chiếu với nhiều từ-ngữ ứng-dụng.

Là vì các em vốn dễ bắt chước, dễ thấm sâu vào tiềm-thức những gì

đã nghe và thấy, nên sự lập lại rất nhiều lần là một cách thực-hành

rất tốt cho các em mau nhận dạng mặt chữ, mau thuộc lòng, nhớ lâu

cách cấu-tạo mỗi vần, và rành cách phát âm các vần đã học. Nếu chỉ

có dăm ba từ-ngữ làm thí-dụ cho mỗi vần, các em sẽ khó lãnh-hội

bền chắc, mà giáo-viên lại phải tốn công tìm-tòi thêm để cho các em

ứng-dụng. Qua các ví-dụ dồi-dào này, các em còn biết thêm ý-nghĩa

và cách sử-dụng ngôn-ngữ nhờ sự cắt nghĩa của giáo-viên.

a5- Đặc-biệt nữa là, tiếp theo phần từ-ngữ, các bài đọc chỉ

gồm các từ có khuôn vần đã học rồi mà thôi. Bởi vì khi viết một bài

đọc, theo mạch văn của bài, thường khó tránh khỏi những từ có âm-

vận chưa học tới, lại phải chờ thật lâu tới những bài sau mới kiếm

thấy. Như vậy không thuận-lý, mà các em lại ưa có những giải-đáp

thuận-lý. Thật thế, các em từ ba, bốn tuổi đã ưa thắc-mắc đặt câu hỏi:

Tại sao? Là gì? Như thế nào? …Suốt từ đầu, các em đang quen với

những vần đã học, bỗng nhiên gặp một vần lạ chưa học tới, chúng sẽ

Page 16: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

16

16

khựng lại. Hoặc giả tương-tự, cho các em làm những bài điền khuyết

như:

Bé Tư mở ………..ra học bài

Bé Tư cất sách vào ………..

Dẫu đã cho biết trước các từ “sách, cặp” hay cho biết trước một số

các hình-ảnh để lựa chọn hình nào thích-hợp mà điền từ-ngữ vô, thì

cũng thật phi-lý khi các em chưa có thể đọc được, vì chưa học một

trong các vần ach, oc, ai, ât, ăp, thì làm sao chúng có thể hiểu câu

văn còn bỏ khoảng trống kia là gì để mà điền khuyết? Lẽ tất-nhiên

khi ấy chúng sẽ nản lòng cắn bút nếu không hỏi thầy cô câu văn ấy

đọc như thế nào? Chính sự khó-khăn này mà các thầy cô đã vấp phải

qua kinh-nghiệm làm chúng tôi băn-khoăn, cho nên chúng tôi đã cố-

gắng lựa chọn những từ-ngữ thích-ứng có vần đã học rồi. Đây chính

là nguyên-tắc dạy từ cái đã biết rồi đến cái chưa biết, như đã nói.

Làm như vậy, các em có thể lần mò mà tự đọc lấy một cách tự-

nhiên, nhờ nhận diện và đối-chiếu các từ-ngữ có cùng một khuôn

âm đã học, như một khám phá mới mà tự đánh giá được khả-năng

tiến-bộ của mình, bởi lẽ đó chỉ là những ứng-dụng thực-hành mà

thôi. Ngay từ bài đầu vỡ lòng, các em đã được tập ráp câu ngay, dù là

những câu ngắn, như vậy các em sẽ phấn-khởi hơn. Vả chăng, ngôn-

ngữ còn là một tập-quán, các em học nghe và nói trước khi học chữ.

Chưa đầy hai tuổi, chưa biết nói, nhưng các em đã hiểu được những

gì ta sai bảo, không nói được thì các em dùng cử-điệu diễn-tả. Đến

khi bập-bẹ, đã có thể nói được những câu gọn-ghẽ, những thành-ngữ,

những câu văn hoàn-toàn Việt-Nam, ấy là do sự bắt chuớc mau lẹ qua

hội-thoại thường ngày trong gia-đình, trong lớp học, trong giáo-

đường hay qua phim truyện, v.v… Cho nên sách này đáp-ứng khả-

năng phát-triển tự-nhiên ấy với những từ-ngữ và câu văn tưởng là

khó-khăn, nhưng không xa lạ nếu các em đã nghe nhiều trong cuộc

sống.

a6- Sau cùng, tiếng Việt chất-chứa nhạc-tính, nên bên

cạnh các bài văn xuôi áp-dụng, chúng tôi đã sáng-tác ra những bài

văn vần, hoặc bài dài với câu ngắn như bài vè bốn từ, hay câu dài

đến sáu bảy từ, hoặc bài ngắn theo thể lục-bát như là một bài ca-dao

để các em dễ thuộc, dễ nhớ. Các bài kể chuyện dài chứa đựng hầu

hết các từ mang âm-vận đã học.

Page 17: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

17

b- Ngoài ra học đọc tiếng Việt còn là học chữ nghĩa tiếng

Việt, nghĩa là các em không phải chỉ nhận mặt chữ để biết đọc, biết

viết mà còn phải biết ý-nghĩa và cách dùng các từ-ngữ, cách đặt

câu vốn rất uyển-chuyển và phong-phú, ấy là thấm nhập được vào

văn-hóa Việt với những nhận-xét tinh-vi trong cuộc sống, những rung

cảm tế-nhị của tâm-hồn Việt-Nam, những vẻ đẹp tuyệt-vời đầy nhạc-

tính của tiếng Mẹ và với những giá-trị tinh-thần đạo-đức của cha ông.

Đây chính là điều cần-yếu về kiến-năng của người dạy đòi phải

thấu-hiểu cái đẹp tuyệt-vời của tiếng Mẹ như đã đề-cập ở phần thứ

nhất.

Chúng tôi đã giảm phần khó nhọc “dạy chữ” của thầy cô giáo bằng

cách giúp cho học-trò tập tự đọc lấy một mình, phần còn lại của quý

thầy cô giáo và phụ-huynh là “dạy nghĩa”, dạy ý-nghĩa của từ-ngữ

của văn-chương, đây là phần chủ-yếu rất quan-trọng và rất cần-thiết.

Đó chính là ‘dạy chữ nghĩa tiếng Việt” vậy.

b1- Vì vậy tài-liệu giới-thiệu đa số các từ-ngừ, thành-

ngữ đã gặp hoặc sẽ phải biết cũng như các mẫu câu thông-thường

để biết ứng-dụng trong thực-tế, điều rất cần-thiết cho việc luyện tập

khả-năng đàm-thoại. Không học văn-phạm theo theo lối cổ-điển kiểu

như định-nghĩa danh-từ là gì? động-từ là gì? Đây là lối học trừu-

tượng của diễn-dịch-pháp. Vả chăng, văn-phạm có sau ngôn-ngữ,

văn-phạm chỉ là quy-nạp-hoá những tập-quán ngôn-ngữ thành mẹo

luật quy-tắc mà thôi.

Cho nên giới-thiệu những thành-ngữ, những mẫu câu là chiếu

theo quy-nạp-pháp, để qua đàm-thoại, văn-phạm tự-nhiên thấm

dần vào tiềm-thức.

b2- Và như ở đoạn a6 đã nói trên, tiếp theo là những bài

áp-dụng hoặc ngắn như một ca-dao, hoặc dài như một bài kể

chuyện vui có tính-cách ngụ-ngôn, hoặc có tính cách văn chương,

hoặc có tính cách một bài học công-dân giáo-dục dạy phép tu-thân

xử-thế, sự lễ-độ và bổn-phận đối với ông bà cha mẹ, bài học luân-lý

vừa tích-cực khi nêu điều hay lẽ phải để noi theo, vừa tiêu-cực khi

nêu những điều dở tật xấu phải tránh. Sau đây xin đan-cử một vài bài

trong muôn vàn:

Page 18: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

18

18

(bài 19)

Con hư, con mới phải đòn:

Tội hay nói dối, tội hay giỗi hờn;

Mẹ ơi! Tha lỗi cho con!

Từ nay con sẽ khá hơn mọi ngày.

Con hư, con mới phải đòn:

Cha con dạy phải, con còn cãi cha,

Tội này khó có thể tha,

Trừ khi con đã tỏ ra nghe lời.

(bài 22)

Mẹ tôi mua bán gần xa,

Đi xa tôi nhớ mẹ già chờ con,

Vẫn mua quà lạ của ngon,

Quà này dẫu nhỏ, mà tròn đạo con.

(bài 23)

Cho con khôn lớn với đời,

Mẹ cha như thể bể, trời bao-la;

Ở gần hay dẫu ở xa,

Vẫn tròn bổn-phận, ấy là đạo con.

(bài 26)

Ăn-năn, hối-cải lỗi lầm,

Mẹ cha tha thứ, chả còn giận đâu.

Mẹ cha vất-vả làm ăn,

Cho con tài giỏi mà lăn vào đời,

Mẹ cha mát mặt lắm rồi,

Nay con tự-lập, trọn đời ấm thân.

(bài 29)

Chớ nên lấy trộm của ai!

Tham-lam rất xấu, tội này khó tha.

Chả nên dối trá, gian ngoa

Có sao nói vậy, thật-thà vẫn hơn!

Page 19: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

19

Đêm nằm nghe gió thì-thào,

Lá rơi, lá chạy lao-xao bên thềm,

Gió ru giấc ngủ êm-đềm,

Em mơ Cô Bé Lọ-Lem đi vào,

Rủ em đi hái mận, đào,

Rồi xem hoa nở, đếm sao trên trời.

(bài 30)

Quế này cay lắm, ai ơi!

Ăn vào thêm ấm, nhớ đời mẹ cha,

Cả đời đem tất cho ta,

Của ngon phải nhớ cho cha mẹ già!

Ấy là bổn-phận của ta,

Nói lời êm-ái, mẹ cha khỏi rầu!

(bài 32)

Lá rơi lả-tả, lá rơi,

Gọi nhau trốn rét bỏ trời âm-u.

(bài 36)

Gió thu trút lá ngập tràn,

Bí bầu lúc-lắc trên giàn cây khô;

Gió lùa mây xám âm-u,

Lá rơi lăn-lóc chơi trò ú tim;

Gió gào kêu gọi bầy chim,

Nơi nào ấm-áp, mau tìm trú thân.

(bài 37)

Nghe tin bão lụt quê nhà,

Góp vào chút của, gọi là giúp nhau;

Bí bầu có khác giàn đâu,

Ta nên đùm bọc, đỡ nhau lúc này!

Page 20: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

20

20

(bài 38)

Rủ nhau đi Tết thầy cô,

Tốp năm, tốp bảy, vào ra nhà thầy,

Một năm mới có ngày này:

Tết cha, Tết mẹ, Tết thầỵ, Tết cô.

(bài 39)

Một năm mới có một lần,

Ba ngày Tết đến, xa gần gặp nhau,

Xa-xôi dẫu có đi đâu,

Mẹ cha chờ đợi, mau mau tìm về!

(bài 54)

Bỗng dưng trời nổi cơn dông,

Gió lồng-lộng thổi, bụi hồng xác-xơ;

Mây đen giăng kín mịt-mờ,

Lá bay tán-loạn, mưa to tới rồi!

(bài 45)

Gọi thì phải dạ, nghe chưa?

Trả lời thì phải nói: “Thưa”, con à!

Thưa bà, thưa mẹ, thưa ba,

Ấy là phải phép, ấy là nết-na,

Cả khi đối với người già,

Con đều “thưa, dạ”, đó là bậc trên.

(bài 56)

Chờ cho tạnh hẳn, hãy đi!

Mưa còn lất-phát, vội gì, trễ đâu!

Mưa này chẳng thể mưa lâu,

Nắng vàng đã thấy loé sau cánh rừng,

Cây xanh lấp-lánh ánh hồng,

Page 21: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

21

Trên cành chim hót rộn-ràng líu-lo.

(bài 64)

Mẹ cha vất-vả long-đong,

Quanh năm quần-quật, nhọc lòng vì ta.

Anh em xum-họp một nhà,

Quây-quần đùm bọc, mẹ cha vui lòng.

(bài 68)

Mẹ ơi, mẹ đã khổ nhiều,

Con yêu mẹ lắm, con chiều mẹ nha!

Giờ con chăm học nết-na,

Mai con khôn lớn, con ra giúp đời,

Bấy giờ mẹ sẽ thảnh-thơi,

Con nuôi mẹ mãi đến hơi thở tàn.

(bài 78)

Thức khuya mới biết đêm dài,

Ở lâu mới rõ là ai thật lòng;

Nhìn hồ thấy mặt nước trong,

Xuống sâu mới thấy rêu rong, cát bùn.

(bài 70)

Người dưng kẻ lạ, tuy xa,

Láng-giềng, hàng xóm thật ra lại gần;

Ở sao cho có tình thân,

Tắt đèn, tối lửa, phải cần có nhau;

Ra vào trông thấy mặt nhau,

Tiếng chào, câu hỏi, mất đâu, tiếc gì!

(bài 75)

Những người chỉ biết ích riêng,

Một mình một khoảnh thì kiềng mặt ra

Sống chung thì phải hài-hoà,

Chia bùi sẻ ngọt, ấy là yêu thương..

Một điều thua thiệt, nhịn nhường:

Chín điều êm đẹp, lẽ thường chẳng sai.

Page 22: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

22

22

(bài 65)

Đêm Thu

Đêm thu mờ tỏ,

Gọi gió xôn-xao,

Cây lá thì-thào.

Em ra bãi cỏ,

Em ngồi hóng gió,

Em ngồi đếm sao.

Sao ở trên trời,

Sao dưới đáy ao,

Sao rơi trên lá,

Sao rơi trên thềm,

Sao đến bên em.

Đêm thu êm-đềm,

Gió nhẹ ru êm,

Gió vờn hoa lá,

Lá rơi bên thềm,

Gió đuổi theo lá,

Lá trốn lao-xao,

Lá đến bên em.

Cuối cùng, với bài 81 ôn tập, ngoài chuyện văn vần Tấm Cám, các

em đã có thể tự đọc để học thuộc lòng những bài luân-lý sau đây:

1- Phải biết quên mình

Không ai tốt đẹp hoàn-toàn,

Ít nhiều mình cũng có phần trái sai,

Sai thì chớ có chối dài ,

Hãy nhìn nhận lỗi, sửa sai xấu gì?

Kiêu-căng, hợm-hĩnh, làm chi?

So ra đâu chắc mình thì hơn ai?

Người ta càng giỏi, càng tài,

Lại càng khiêm-tốn, càng coi trọng người.

Nói một thì phải nghĩ mười,

Xem lời mình nói làm người buồn không?

Ở sao cho rộng tấm lòng,

Chẳng nên khe-khắt, hoặc không bắt lời,

Để cho hoà-hợp mọi người,

Page 23: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

23

Quên mình, bác-ái thì đời an-vui.

2- Phải có lòng hiếu thảo

Có tiền: chẳng thiếu thứ gì,

Mua Tiên cũng được, huống chi tậu nhà;

Thế mà muốn có mẹ cha,

Tìm mua chẳng được, dẫu mà tiền dư.

Hình-hài, xương máu của ta,

Ai cho ta đó? Chính là mẹ cha!

Mẹ cha ngày một yếu già,

Chăm nom săn-sóc, ấy là phận con,

Nặng lời gắt-gỏng, giỗi hờn,

Bắt lời cha mẹ, miệng giòn cãi đôi,

Hoặc cho mà kể nhiều lời,

Mẹ cha nghĩ-ngợi, lệ rơi tủi sầu.

Cầu cho cha mẹ sống lâu,

Mất cha, mất mẹ, kiếm đâu được nào?

3) cách thức giảng dạy (hay là sử-dụng tài-liệu HỌC ĐỌC

TIẾNG VIỆT nói trên):

a- Dï-nhiên điều tiên-quyết là bài cũ phải thấm nhuần thấu-

triệt, vì đây là tài-liệu dùng những gì đã biết để dạy những điều chưa

biết. Các em sẽ được cho tập nhận diện vần mới của bài mới theo

phương-thức sinh-hoạt (school activities). Một khi đã nhận diện

được vần mới rồi, thì việc ráp thêm phụ-âm đầu từ vào là việc dễ-

dàng, có thể giúp các em tự đọc lấy một mình. Điều này rất tiện lợi

cho các phụ-huynh kèm con em tại nhà, có thể vừa làm việc nhà vừa

theo dõi con em tập đọc mà sửa chữa khi nghe chúng phát-âm sai hay

không đúng giọng. Nếu là tại lớp học không đồng-nhất, thì áp-dụng

cách thảo-luận nhóm, cho mỗi nhóm tự đọc chung với nhau, thầy

giáo së kiểm tra lại từng nhóm và cho đọc chung cả lớp. Lẽ dï-nhiên

mỗi nhóm nên bao gồm những em có trình-độ tương-đối khác nhau

để em khá hướng-dẫn em kém hơn.

b- Về cách ráp vần

Trong tài-liệu, nơi phần đầu hướng-dẫn, chúng tôi có đề-nghị một

bảng tập ráp vần (xin xem phụ-đính dưới cuối bài này). Với trò chơi

này, sau khi điền xong, các em đã tự mình làm thành một thứ từ-điển

ngữ-vựng cho mỗi khuôn vần, làm câu, và hội-thoại thảo-luận theo

Page 24: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

24

24

nhóm hay giữa thầy trò, các em học được chữ nghĩa tiếng Việt, văn-

chương và văn-hoá Việt tuỳ theo trình-độ, và tuỳ theo sự hiểu biết và

hướng-dẫn của người thầy. Chính bảng này về sau dẫn các em vào

địa-hạt thi ca khi phải lựa chọn vần thơ.

Cũng xin lưu ý là các thầy cô giáo không nên điền khuyết bảng

này như đã có trường làm như vậy rồi đem in thành sách cho học-trò

học, như vậy là phản sư-phạm, vì bảng tập ráp vần này là m¶t thÙ

“work-book” để trống cho học-trò làm bài tập hoặc để làm

“activities” theo cách giáo-dục hiện-đại, nếu làm sẵn cho học-trò

học thì lại rơi vào tình-trạng học nhồi sọ theo kiểu học sách vần

ngày xưa mà không giúp động não (brain storm), khơi dậy óc

sáng-tạo và hứng thú của học-sinh.

Chúng tôi đồng-ý để các thầy cô giáo sử-dụng bảng này in thành

những bảng trống tiện lợi phát cho học-trò làm bài tập ở nhà, ở

trường và sinh-hoạt với nhiều công-dụng như đã nói trên đây,

chứ không nên tự điền vào, thay vì phải để cho học-sinh tìm-tòi,

thảo-luận mà tự làm lấy một mình.

b- Về phương-thức sinh-hoạt,

c1- Sử-dụng các sinh-hoạt (activities) là một trong những

phương-thức chủ-yếu của nền giáo-dục được gọi là cấp-tiến

(progressive education) hiện nay tại vùng Bắc-Mï, không riêng cho

tiểu-học và trung-học, mà ngay cả ở bậc đại-học.

Kể từ John Dewey khởi xướng vào năm 1919 khi ông chủ-biên tờ

Giáo-Dục Cấp-Tiến, quan-niệm này ngày càng phổ-cập. Năm 1935,

trong cuốn Self-Directed Learning: A Guide For Learners And

Teachers, Malcolm S. Knowles, lại đem cổ-võ áp-dụng cả trong lãnh-

vực tráng-niên (adult education) với những đề-xuất mới-mẻ khiến ông

trở nên một nhà giáo-dục thời-danh. Phương-thức này phối-hợp với

phương-pháp thảo-luận với những cách thức giải-trí, nhằm động não

(brain storm), khêu gợi nơi học-viên óc quan-sát, phân-tích, suy-luận,

phán-đoán mà họ vẫn không mệt-mỏi chán-nản, trái lại kích-thích và

cuốn hút họ hăng say đi vào quỹ-đạo học-tập.

c2- Sinh-hoạt có nhiều cách theo lối quy-nạp, chẳng hạn:

dùng đồ vật thường ngày để giới-thệu, ví-dụ, dạy vần

AO, gới-thiệu ngôi sao, cái áo, tờ báo, quả táo , v.v…Hỏi các em: Cái

Page 25: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

25

gì? Dựa vào câu trả lời, cho các em (hoặc chia thành 2 nhóm nếu là

trong lớp học cộng-đồng) bắt chước ráp vần theo cách phát-âm tự-

nhiên: sờ-ao đọc chậm rồi nhanh dần để ghép liền hai âm tách rời sờ

và ao lại thành một là: sao. Và ao sắc áo; bờ-ao-bao-sắc báo,

v..v…Ráp vần theo cách phát-âm tự-nhiên này áp dụng ngay cả đối

với mỗi vần (syllable) trong tiếng nước ngoài như Anh, Pháp, và thầy

cô giáo có thể chứng-tỏ cho các em thấy điều này như BOARD phân-

tách thành B-OARD (bờ-oo-r), TABLE phân-tách thành tờ-ê=tê, bờ-

ơnl=bơnl = têbơn-l.

Vì các em có tính ưa mô-phỏng, cách dễ nhất để dẫn-

nhập giới-thiệu bài học với một khuôn âm mới là gọi một em có tên

mang khuôn âm của bài học. Chính em này và các bạn së nhận diện

mặt chữ và áp-dụng khuôn âm vào các từ tương-tự. Ví-dụ: Hôm nay

học vần AO, thầy gọi em Đào, hỏi tên em, em có biết viết tên em hay

không? biết thì em viết, không biết thì một em nào khác biết sẽ viết,

hay thầy viết trên bảng. Từ đó thầy cho các em ráp các từ tương-tự

như: gạo, bạo, bảo, táo, giáo, chào, rồi từ đó, bằng phương-pháp

thảo-luận, hội-thoại nói trên, thầy hướng-dẫn các em tự ráp thành câu

như sau đây chẳng hạn:

Đào chào cô giáo.

Chào cô giáo Đào.

Cô giáo chào Đào.

Đào! Chào cô giáo!

Cô Đào bảo chào cô giáo.

Cô giáo bảo Đào chào cô.

Cô giáo bảo Đào táo-bạo..v..v…

hoặc bằng ca hát, bằng một kịch ngắn, một hoạt-cảnh,

như em khiêng bao gạo, sai em lấy tờ báo, v.v…để dẫn vào hội-thoại

ráp vần. Người viết vẫn chưa quên hồi còn thơ-ấu may-mắn được một

thầy giáo đã có lối sư-phạm thật tuyệt-diệu và cấp-tiến như ngày nay,

khi cho chúng tôi trả bài bằng cách lên đứng trước lớp, quay mặt

xuống dưới lớp, nói và làm điệu bộ thích-hợp với những câu đối-thọai

trong truyện ngụ-ngôn dịch của La Fontaine, bài “Hai Người Tranh

Nhau Con Sò” mở đầu bằng những câu còn nhớ như in, nhớ không

hẳn vì học thuộc lòng đã đành, mà còn vì hoạt-cảnh chôn sâu vào

tâm-khảm qua khả-năng thính-thị của mình:

“Hai người đi trẩy Hội Chùa,

Qua nơi bãi cát gặp sò nổi lên,

Page 26: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

26

26

Tay cùng trỏ, mắt cùng cùng nhìn,

Miệng cùng muốn lẩm, cùng vin lý già

Người cúi mặt, kẻ liền la:

‘Khoan khoan hãy hỏi ai là đáng ăn?...”

Chẳng hạn ngay trong bài thứ 5 mới học, khi các em đã tự ráp vần và

tự đọc lấy bài đối-thoại sau đây:

- Cô Ba, cô Ba!

Lọ cá để ở mô?

- Lọ cá để ở đó!

- Bà nhờ cô ra,

Mở hộ bà lọ cá!

Người dạy cũng có thể cho các em ôn tập bằng diễn lại hoạt-cảnh đối-

thoại này. Kinh-nghiệm cho thấy các em rất vui và thích thú, từ đó

các em ham học và bị lôi cuốn vào quỹ-đạo học tập, không coi tiếng

Mẹ là sinh-ngữ thứ hai bị bắt buộc phải học như một cực-hình nữa.

hoặc bằng cách cho các em tô màu vần AO rồi hội-thoại.

hoặc bằng kể chuyện rồi dẫn tới câu nói có vần AO để

vào hội-thoại. Nói chung, bằng mọi sáng-kiến tác-động óc tò-mò,

quan-sát, tính mô-phỏng rập khuôn của các em. Những hình-ảnh

trợ-huấn, nhưng hoạt-cảnh này kích-thích sự chú-ý và khả-năng

thính-thị của các em để đưa vào tiềm-thức các em, từ đó sau khi nhận

diện được vần mới thì các em tự đọc lấy những từ-ngữ cùng một

khuôn âm. Chính sự tự đọc này, như đã nói, cho các em tự hào mình

đạt thành-quả tốt, làm các em càng ngày càng ham học.

Sau cùng là các trò chơi động não (brain storm) như,

câu đố, đánh cờ ô vuông học ngữ-vựng, v.v…, những học-cụ nhÜ m¶t thứ trò chơi ráp vần, những phiếu điểm thưởng mà ngày xưa các

trường Thày Dòng vẫn quen dùng như các phiếu “bon points”, và

ngày nay tại những trường vùng Bắc Mï thông dụng các stickers,

v..v... sẽ phấn khích các em ham học.

Vì mỗi em có sách riêng, mà mỗi bài gồm nhiều bài ứng-

dụng, thầy có thể lựa một vài đoạn hay bài đọc ứng-dụng này để cho

các em tập chép, học thuộc lòng những câu thơ như thể ca-dao có

tính-cách ngụ-ngôn, luân-lý, hoặc viết chính-tả dài ngắn, ít nhiều tuỳ

theo trình-độ.

Người viết không quên hồi thơ ấu vẫn cùng các bạn chơi

đố chữ và đố hình với nhau ngay trong sách tập đọc Quốc Văn Giáo-

Page 27: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

27

Khoa-Thư của mình. Đây cũng là một hình thức vừa chơi vừa học

vậy.

c- Ngoài ra, cũng nên nói thêm việc đánh giá kết-quả. Vấn-đề

này rất được chú-trọng trong đường lối giáo-dục hiện nay tại Bắc

Mĩ.

* Học trò tự đánh giá kết-quả của mình, đánh giá cách dạy

của thầy giáo, thầy giáo tự đánh giá và đánh giá việc học của học-trò.

Riêng về phía các em, việc tự đánh giá là một trong những yếu-tố

thúc đẩy các em thăng-tiến.

Như đã dề-cập, với phương-thức nhận diện khuôn âm cho các em

khả năng lần mò tự đọc lấy là một cách cho các em tự đánh giá kết-

quả những khám phá của mình mà ham học.

* Về phía thầy giáo, thiển nghï không nên chỉ nhìn vào những

sai lầm của các em mà phê điểm. Dï-nhiên, đọc sai viết sai chính-tả là

thường, thầy giáo cần sửa chữa, nhưng không căn-cứ vào đó mà tính

điểm hay chỉ-trích làm các em nản chí. Trái lại, tìm những cái hay,

ưu-điểm mà khen thưởng thì tốt hơn, vì như vậy các em sẽ phấn-

khởi khi thấy mình có tiến-bộ. Nói tóm lại, thầy giáo không nhìn

theo trình-độ của mình mà đánh giá các em. Hà-tiện một lời khen,

một điểm tốt hình như vốn là thói quen của người dạy văn-chương,

cần được xoá bỏ.

Kết-luận

Trên đây chỉ đề-cập dạy tiếng Việt cho thiếu-nhi chưa biết đọc biết

viết. Đối với các thiếu-niên đã đọc, viết thạo, sử-dụng sinh-hoạt vẫn

là chủ-yếu. Chẳng hạn muốn tìm đại-ý, bố-cục một bài văn, không thể

theo lối xưa giản-dị bảo các em mò tìm lấy, bóp trán hoài không ra,

phải có cách sinh-hoạt động não khiến các em vừa chơi mà vừa học.

Những cách thức sinh-hoạt này chúng tôi đã đề-cập trong hai tài-liệu

giảng dạy việt-ngữ trước đây (Toronto Board of Education, 1992,

1993). Một cách thức khác, chẳng hạn dạy ráp vần, ghép từ, ngữ-

vựng, chính-tả, ngữ-pháp, đặt câu, theo kinh-nghiệm, phương-thức

đố vui là một trong những sinh-hoạt linh-động và hữu-hiệu.

Do đó chúng tôi đã gom các bài sinh-hoạt này lại trong cuốn CA-

DAO ĐỐ VUI HỌC TIẾNG VIỆT (Toronto, 1996), và cuốn LỤC

BÁT ĐỐ VUI HỌC TIẾNG VIỆT (Toronto, 2005) giới-thiệu trò

Page 28: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

28

28

chơi Jeopardy với những ô chữ và câu đố lục bát như ca-dao để học

những điều trên, nhân đó tuỳ theo mỗi trường-hợp trong câu đố, giảng

cho các em về văn-chương, văn-hoá Việt, lại do hình-thức ca-dao của

câu đố cũng như do đòi hỏi phải giải đáp câu đố, dẫn dắt các em tập

làm câu và làm thơ lục bát dễ-dàng.

Cước-chú (1) bổ-túc bài nói chuyện với các giáo-viên tại Toronto năm 2000-2001 và khoá

huấn-luyện sư-phạm 2002 & 2003 tại Trung-Tâm Việt-Ngữ Văn-Lang & Khu

Học-Chính East Side, San Jose, California, USA.

Đỗ Quang-Vinh: Cao-học Kinh-tế Đại Học Luật Khoa Sài-gòn, Bachelor of

Education & Ontario Teacher’s Certificate (University of Toronto, Canada), đã

dạy Việt-ngữ tại: Language International Toronto; Toronto Board of Education;

MSSB. Toronto (1989-1998), cựu giáo-sư trường Trung-Học Rạchgiá, Petrus Ký

và các tư-thục tại Saigon, v.v.. (1954-1986), tác-giả nhiều bài nghiên-cứu trên các

báo Việt-ngữ hải-ngoại, thành-viên của Viện Việt-Học tại Nam Cali, Hoa Kỳ.

Tác-phẩm chính đã xuất-bản:

a- Sách Việt-học: 1- Học Đọc Tiếng Việt. 2- Ca Dao Đố Vui Học Tiếng

Việt. 3- Tiếng Việt Tuyệt-Vời. 4- Về Nguồn (thơ). 5- Bút-Thuật Của Nguyễn-Du

Trong Đoạn-Trường Tân-Thanh, 6- Lục Bát Đố Vui Học Tiếng Việt, v.v..

b- Sách tôn-giáo: Tin Yêu (thơ kinh & nhạc đạo), Hành-trang Lên Đường

(tuyển-tập các bài về thần-học tín-lý và luân-lý nhìn trong bối-cảnh văn-hoá dân-

tộc). Thánh-Vịnh Diễn Ca, 2010, Con Xin Làm Kiếp Phù-Sa, (thơ kinh toàn tập &

nhạc đạo), 2011,Châm-Ngôn và Khôn-Ngoan Diễn Ca, 2012.

e-mail: [email protected] ; [email protected]

(2) Dưới đây là phụ-đính: Bảng Đề-Nghị Tập Ráp Vần

(để in ra phát cho học-trò làm bài tập hoặc thảo-luận nhóm)

Bảng đề-nghị tập ráp vần và học ngữ-vựng, đặt câu

ví-dụ: học vần ao

(trích cuốn HỌC ĐỌC TIẾNG VIỆT, Đỗ Quang-Vinh, Toronto, 1999)

Page 29: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

29

phụ-âm

đầu từ

không

dấu

dấu ngã

(~ )

dấu sắc

(/)

dấu hỏi

(?)

dấu

nặng (.)

dấu

huyền

(\)

không

có (X)

ao X áo ảo X Ào

b bao bão báo bảo bạo bào

c

ch

d

Ç

g

gi

gh X X X X X X

h

k X X X X X X

kh

l

m

n

ng

ngh X X X X X X

p

ph

qu

r

s

t

th

tr

v

x

chỉ ghép phụ-âm đầu từ gh, ngh với những từ bắt đầu bằng e, ê, i,

và chỉ ghép phụ-âm đầu từ k với những từ bắt đầu bằng e, ê, y

CÁCH SỬ-DỤNG BẢNG TẬP RÁP VẦN

Bảng Tập Ráp Vần trên đây là một phương-tiện sinh-hoạt vừa học vừa chơi (school activity) rất hữu-dụng cho các thầy cô, nhất là cho quý vị phụ-huynh dạy

kèm con em. Khi điền-khuyết hết bảng này, các em sẽ thuộc cách ráp vần và nhớ

Page 30: Đề Nghị Một Cách Dạy Tiếng Việt Theo Phương …doquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/day...2 2 Quả vậy, dạy cho các em biết đọc, biết viết

30

30

mãi vần đã học, nhờ sự lập đi lập lại nhiều lần. Khi hoàn-tất trọn vẹn bảng này, có

thể nói không quá đáng, các em trở thành một từ-điển ngữ-vựng tiếng Việt, chưa

kể dẫn dắt các em tập làm thơ nhờ kiếm được các từ-ngữ cùng một khuôn vần

I- Một vấn-nạn được đặt ra là, sẽ có trường-hợp làm quý vị khó nghĩ, như gặp

vần ÔN hay ĂC chẳng hạn, ráp vần sẽ thấy những từ không thanh-nhã.

Chúng tôi nghĩ không lẽ ta tránh né hoài sao được, mà cần phải giải-thích đó là

những lời nói bậy không nên bắt chước. Đây cũng là một cơ-hội để giảng dạy đạo-

đức, bởi vì một bài học luân-lý hữu-hiệu không thể chỉ dạy theo một chiều, mà

cũng bao gồm cả hai mặt tích-cực và tiêu-cực, vừa nêu những điều hay nên theo,

đồng thời cũng cho thấy cái dở, điều sai quấy không nên làm. Với tuổi đơn-sơ,

các em sẽ dễ-dàng chấp-nhận điều hay lẽ phải, nếu được giải-thích cho thoả đáng,

và chúng sẽ giữ mãi trong đầu óc những điều chỉ-dẫn tốt, những hình-ảnh đẹp.

Còn hơn để các em nghe theo bạn-bè mà bắt chước thành tập-quán, lúc ấy khó mà

gột rửa được khỏi tiềm-thức của chúng. Nếu trong một môi-trường xấu, được

nghe những câu nói xấu, các em sẽ bắt chước một cách vô-thức, nhưng như đã dề-

cập. tuổi thơ ưa thắc-mắc và được giải-thích thuận-lý, chúng tôi nghĩ sự tránh né

mà không tích-cực giải-thích cho các em, e rằng ta đã tiêu-cực vô tình để các em

đi theo thói xấu tiêm-nhiễm bởi môi-trường xấu mà chúng sẽ gặp sau này.

II- Cách sử-dụng: dùng trước hay sau mỗi bài để ráp với các vần đã học.

1- Các em theo mỗi hàng ngang, ráp phụ-âm đầu từ với vần đang học vào mỗi ô

cột có dấu giọng tương-ứng, sau đó từ nào vô nghĩa không dùng được thì gạch bỏ.

2- Ngưòi dạy sau đó hướng-dẫn, giải-thích tại sao dùng, tại sao bỏ, kèm theo ví-dụ

hoặc do các em tìm ra, hoặc do thầy cô tìm hộ. Đây cũng là dịp hội-thoại giữa thầy

trò, một trong những sinh-hoåt rất được chú-trọng trong lối giáo-dục cấp-tiến hiện

nay để luyện-tập kỹ- năng nghe và nói của học-viên.

3- Khi đã tìm được các từ để điền vô, các em sẽ tập nói hoặc viết thành câu dài

ngắn tuỳ theo mức tiến-bộ. Để giải-thích và học nói, có thể nêu ví-dụ như sau:

mặc áo, chào cô giáo, gió thổi ào-ào, đi lảo-đảo, cô Đào bảo sao?,

bao gạo, tờ báo, bào gỗ, mẹ bảo mặc áo vào, phải bạo-dạn…v…v… 4- Bảng này cho các em có trước mặt một cái nhìn tổng-quát về các ngữ-vựng để

đối-chiếu: các em sẽ thấy được sáu từ khác nghĩa nhau chỉ vì đổi dấu giọng cũng

như thấy được toàn bộ vô số các tiếng đồng-âm khác nghĩa. Đây cũng là một cách

tập chép vì sự ghi chép là một cách để đưa những điều học hỏi vào ký-ức đồng

thời với sự đọc to, bởi lẽ theo tâm-lý thực-dụng, cách học “mau vào” không gì

bằng vừa đọc vừa viết vừa suy nghĩ, đó là kích thích khả-năng thính-thị vậy.