+ tư tưởng hồ chí minh về bảo vệ chủ quyền, an...

73
Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lý trường tồn: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Biên giới, chủ quyền lãnh thổ, độc lập - tự do... là những phạm trù rất thiêng liêng, gắn liền với khái niệm Tổ quốc trong mỗi con dân đất Việt. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, “biên cương” là nơi địa đầu, là phên dậu của Tổ quốc, là tài sản vô giá của cả dân tộc, lớp lớp các thế hệ cha ông phải đổ bao xương máu mới có được, mọi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn nghiêm ngặt, bảo vệ vẹn toàn. Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người Cha của các lực lượng vũ trang nhân dân đã sớm thấy được giá trị to lớn của vấn đề “tự do, độc lập” của dân tộc. Nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh cách mạng, về giải phóng dân tộc, về bảo vệ Tổ quốc..., thấy toát lên tư tưởng sâu sắc của Người về “bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia”. Tư tưởng ấy được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: 1. Về vai trò, vị trí, ý nghĩa của biên giới quốc gia và việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Biên giới quốc gia (BGQG) là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, mỗi người Việt Nam phải biết giữ gìn, bảo vệ. Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biên giới quốc gia (kể cả biên giới đất liền và biên giới biển) có nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn, là nơi địa đầu - cửa ngõ của Tổ quốc, địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại. Biên giới quốc gia là thiêng 6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 1 4/2/2022 Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 1

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lý trường tồn: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước.

Biên giới, chủ quyền lãnh thổ, độc lập - tự do... là những phạm trù rất thiêng liêng, gắn liền với khái niệm Tổ quốc trong mỗi con dân đất Việt. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, “biên cương” là nơi địa đầu, là phên dậu của Tổ quốc, là tài sản vô giá của cả dân tộc, lớp lớp các thế hệ cha ông phải đổ bao xương máu mới có được, mọi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn nghiêm ngặt, bảo vệ vẹn toàn.

Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người Cha của các lực lượng vũ trang nhân dân đã sớm thấy được giá trị to lớn của vấn đề “tự do, độc lập” của dân tộc. Nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh cách mạng, về giải phóng dân tộc, về bảo vệ Tổ quốc..., thấy toát lên tư tưởng sâu sắc của Người về “bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia”. Tư tưởng ấy được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

1. Về vai trò, vị trí, ý nghĩa của biên giới quốc gia và việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Biên giới quốc gia (BGQG) là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, mỗi người Việt Nam phải biết giữ gìn, bảo vệ. Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biên giới quốc gia (kể cả biên giới đất liền và biên giới biển) có nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn, là nơi địa đầu - cửa ngõ của Tổ quốc, địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại. Biên giới quốc gia là thiêng liêng, gắn liền với giá trị của độc lập tự do của dân tộc, đất nước, “dù có phải đốt sạch dãy Trường Sơn, chúng ta cũng phải giành cho được”. Để có được độc lập - tự do, trước hết chúng ta phải giành được chủ quyền, lãnh thổ, với một đường biên giới rõ ràng. Đối với miền núi biên giới, Người chỉ rõ “Miền núi chiếm 2 phần ba tổng số diện tích nước ta... Miền núi có tài nguyên rất phong phú, có nhiều khả năng để mở mang nông nghiệp và công nghiệp. Những điểm đó nói rõ rằng miền núi có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của nước ta". Biển, đảo cũng được Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt bởi vị trí to lớn của nó. Bác đã từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển của ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Xuất phát từ vị trí ý nghĩa chiến lược của biên giới quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: "Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước". Do vậy Người khẳng định chúng ta cần phải "canh cửa cho Tổ quốc".

6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 15/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 1

Page 2: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

2. Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn đảng, toàn quân, toàn dân, của mọi cấp, mọi ngành, song cần phải có lực lượng nòng cốt, chuyên trách.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn coi giữ nước là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng; toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải dốc hết sức lực cho việc giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bác đã từng dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Quản lý, giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG, canh giữ biên cương của Tổ quốc theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, nhưng cũng rất khó khăn, gian khổ, phức tạp của công tác biên phòng. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nhưng trong công tác này cần phải có Bộ đội Biên phòng làm nòng cốt.

Xuất phát từ yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, ngày 19 tháng 11 năm 1958 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số: 58/NQ-TW và ngày 03 tháng 3 năm 1959 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số: 100/TTg  thống nhất các đơn vị bộ đội đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị công an biên phòng, cảnh sát vũ trang tổ chức thành một lực lượng thống nhất chuyên trách đảm nhiệm công tác biên phòng và bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, nay là Bộ đội Biên phòng.

Để xây dựng, củng cố Bộ đội Biên phòng (BĐBP) vững mạnh, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân lực lượng biên phòng, Bác luôn cho rằng Đảng, Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt, bởi lẽ, đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ BĐBP đều công tác ở những nơi khó khăn, gian khổ, xa trung tâm văn hóa, chính trị... Đó là những lý do để “Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác rất quan tâm đến các chú... bản thân Bác thường chú ý đến các chú".

Sự quan tâm thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với BĐBP là rất sâu sắc và toàn diện. Sự quan tâm ấy trước hết là hệ thống quan điểm cách mạng và khoa học của Người về công tác biên phòng và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Mặt khác, Bác còn cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp với điều kiện sống và công tác của BĐBP. Những chỉ thị, nghị quyết... về công tác biên phòng và BĐBP được ban hành lúc sinh thời của Hồ Chí Minh luôn được cán bộ, chiến sĩ BĐBP đón nhận, nhanh chóng đi vào cuộc sống. Những lời động viên khen ngợi, những phần thưởng mà Hồ Chí Minh dành cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, công tác và xây dựng đơn vị là biểu hiện sự quan tâm vô bờ của Người.

Mỗi lần đến thăm và làm việc với BĐBP, Bác đều ân cần chỉ bảo những vấn đề có tính chiến lược trong xây dựng và bảo vệ biên giới. Đặc biệt, dù bận

6Created by Thanh An - 2 -Thanh An Page 25/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/20132

Page 3: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

trăm công ngàn việc, nhưng mỗi lần đến thăm lực lượng, sau lời huấn thị Bác đều có thơ tặng cán bộ, chiến sỹ. Lần thứ nhất trong buổi lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), chiều ngày 28 tháng 03 năm 1959, tại Hà Nội, Bác ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang:

"Đoàn kết, cảnh giác;Liêm chính, kiệm cần;Hoàn thành nhiệm vụ;Khắc phục khó khăn;Dũng cảm trước địch;Vì nước quên thân;Trung thành với Đảng;Tận tụy với dân"

Lần thứ hai, tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn lực lượng CANDVT lần thứ nhất, ngày 02 tháng 3 năm 1962 ở Hà Nội, Bác vui vẻ động viên, khích lệ cán bộ chiến sĩ:

"Non xanh nước biếc trùng trùng;Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao;

Núi cao sự nghiệp càng cao;Biển sâu, chí khí ta soi vào càng sâu;

Thi đua ta quyết giật cờ đầu".            Những lời dạy của Bác là rất sâu sắc và rất toàn diện, đòi hỏi các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP phải thấm nhuần và thường xuyên học tập, làm theo. Những lời dạy ấy có thể khái quát trong 6 nội dung là: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; dựa vào dân, tận tụy với dân; khắc phục khó khăn gian khổ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ; cảnh giác, mưu trí, dũng cảm; đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế; liêm, chính, kiệm, cần.

Quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, BGQG, Bác còn thường xuyên căn dặn cán bộ chiến sĩ phải kiên quyết tấn công tội phạm, nhưng cũng cần phải đảm bảo yếu tố chính trị, nhất là các vụ án vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia phải hết sức thận trọng, không nên xử "công khai thành một đợt lớn", mà "lâu lâu ta lại xử một vụ", không nên làm ầm lên, "không cần đăng ồn ào trên báo chí". Khi tiến hành "phải xét duyệt các vấn đề đưa ra", tránh sơ hở vì như vậy "vừa lộ bí mật, vừa có hại về chính trị". Muốn bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG, phải xây dựng BĐBP vững mạnh mọi mặt; Đảng, Nhà nước phải thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng BĐBP làm cho BĐBP không chỉ khỏe mạnh, giỏi võ thuật, bơi lội giỏi, chèo thuyền giỏi, mà còn “phải biết bắn súng giỏi, phải có kỹ thuật”; phải thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với BĐBP.

3. Phát huy vai trò quần chúng nhân dân, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG bằng “thế trận lòng dân”.

6Created by Thanh An - 3 -Thanh An Page 35/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 3

Page 4: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Kế thừa truyền thống của cha ông “nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”; thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò to lớn của quần chúng nhân dân đối với cách mạng Việt Nam. Người nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào"; "Nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững thì cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".          Để tổ chức, lãnh đạo được quần chúng, phát huy vai trò to lớn của quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG, đòi hỏi Đảng phải không ngừng tăng cường mối liên hệ với quần chúng, tích cực tuyên truyền vận động, giác ngộ quần chúng. Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Do đó, "lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Người còn nói: "Làm việc gì cũng phải có quần chúng, không có quần chúng thì không thể làm được… Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt".          Trong ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang - nay là Bộ đội Biên phòng (28/03/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị "Công an và Bộ đội phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ địch bên trong và bên ngoài… là nhiệm vụ mà quân đội và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành tốt được… Khi tổ chức được nhân dân thì việc gì cũng làm được". Do đặc điểm sống, hoạt động, công tác thường xuyên gắn bó mật thiết với đồng bào các dân tộc thiểu số, Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ để hoàn thành nhiệm vụ, BĐBP phải dựa vào dân; công tác dân vận của BĐBP phải chú ý tới lực lượng quần chúng nhân dân các dân tộc thiểu số với những đặc thù riêng. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân vừa là mục đích, vừa là lực lượng của cách mạng. Do đó: “Bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân… việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”. Đối với Bộ đội Biên phòng, ngay trong ngày thành lập lực lượng Bác đã đến dự và huấn thị: “Một vạn công an thì chỉ có hai vạn tai, hai vạn mắt, hai vạn tay chân, nhưng nhân dân có hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân. Cho nên chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động”, dựa vào nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân tạo thành “thiên la địa võng” làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của bọn tội phạm và các thế lực thù địch, phản động. Muốn vậy Bộ đội Biên phòng cần phải chú ý giúp cho mọi cán bộ và nhân dân địa phương “cải cách dân chủ ở miền núi”; phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc; phải thực sự coi đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt.

Thấm nhuần những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng và công tác vận động quần chúng,

6Created by Thanh An - 4 -Thanh An Page 45/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/20134

Page 5: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Đảng và Nhà nước ta luôn kế thừa, phát triển và cụ thể hóa những quan điểm, tư tưởng đó trong bảo vệ Tổ quốc cũng như quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Điều đó thể hiện rõ nét và nhất quán cả về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, từ tổng kết sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ, Đảng ta đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Ngày nay, đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân có bước phát triển mới và yêu cầu mới, nhưng vai trò của quần chúng nhân dân vẫn là nền tảng, là cội nguồn thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

4. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng, là giải pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cho rằng, mọi thắng lợi của cách mạng nước ta gắn bó chặt chẽ với sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế. Vì vậy, thắng lợi của công tác bảo vệ, giữ gìn chủ quyền, an ninh BGQG không thể tách rời việc xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng.

Ngay từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề các nước láng giềng của Việt Nam. Người chỉ rõ, sẽ là phi lý nếu Việt Nam lại có thể tồn tại biệt lập với các nước láng giềng. Có thể nói, Hồ Chí Minh là người hiểu rõ hơn ai hết vai trò quan trọng của việc xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng. Vì vậy, khi nói về quan hệ với các nước láng giềng nói chung, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị nói riêng, Hồ Chí Minh thường sử dụng các từ “đặc biệt”, “lâu đời”, “khăng khít”, “như anh, em ruột thịt”, “như răng với môi”,... Hồ Chí Minh khẳng định chính sách  đối ngoại của Việt Nam là làm bạn với mọi nước dân chủ, “nhất là các nước láng giềng”. Với quan điểm “giúp bạn là tự giúp mình”, việc xây dựng cho được biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những làm triệt tiêu cơ sở, điều kiện nảy sinh các vi phạm về chủ quyền biên giới của nhau, mà còn tạo cơ sở, điều kiện xây dựng “phên dậu” vững chắc, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới “từ xa”.

Những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế; kinh tế thế giới và khu vực sẽ được phục hồi và phát triển… Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn lớn cho các quốc gia, dân tộc, nhất là các nước đang phát triển. Các nước khu vực Đông Nam Á đều chủ trương tiếp tục giữ vững quan hệ hòa bình, hợp tác và ổn định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến lãnh thổ, tài nguyên trên biển, trên bộ. Các nước có chung biên giới với Việt Nam đang trên đà phát triển ổn định, có nhiều điểm đồng thuận, nhưng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết với

6Created by Thanh An - 5 -Thanh An Page 55/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 5

Page 6: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

tinh thần hòa bình, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Đối với nước ta, do thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đem lại, chính trị tiếp tục ổn định, kinh tế tăng trưởng hàng năm ở mức cao, quốc phòng, an ninh được củng cố, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Song, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thử thách không nhỏ. Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục đẩy mạnh âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; chúng dùng nhiều thủ đoạn để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy “tư nhân hóa về kinh tế”, kích động “tự do hóa về chính trị”, “phi chính trị hóa quân đội”… nhằm vô hiệu hóa sức mạnh và mục tiêu chiến đấu của quân đội, khuyến khích tự do vô chính phủ, tự do kinh tế; tiếp tay cho bọn phản động lưu vong thành lập nhà nước “Đê Ga tự trị” ở Tây Nguyên, hay nhà nước “Khơme Crôm” ở Tây Nam Bộ, và “Vương quốc H’Mông” ở Tây Bắc… tiến tới gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội, tạo ra một số “điểm nóng”, lấy cớ can thiệp vào nội bộ ta như kịch bản mà chúng đã thực hiện ở một số nước Đông Âu…

Tình hình trên sẽ tác động trực tiếp đến các địa bàn biên giới, đặt ra cho công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo thời gian tới những yêu cầu, nhiệm vụ mới nặng nề hơn. Để tổ chức quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia”. Trung tướng Võ Trọng Việt - Chính ủy BĐBP (www.bienphongvietnam.vn – Ngày 20/12/2011)

HUY ĐỘNG SỨC MẠNH TỔNG HỢPBẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Biên giới quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Biên giới quốc gia vững mạnh, ổn định là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho một quốc gia độc lập duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; phải

được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, có hiệu quả và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn, kịp thời và có hiệu quả để xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ vững ổn định vùng biên giới; đã ban hành nhiều nghị quyết,

6Created by Thanh An - 6 -Thanh An Page 65/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/20136

Page 7: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, bảo vệ biên giới, như: Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Pháp lệnh BĐBP, Nghị định số 34/NĐ-CP về Quy chế biên giới đất liền, Nghị định số 161/NĐ-CP về Quy chế biên giới biển, Nghị định số 32/NĐ-CP về Quy chế khu vực cửa khẩu đường bộ, Nghị định số 50/NĐ-CP về Quy chế khu vực cửa khẩu cảng biển… tạo cơ sở để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, tạo hành lang pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, lực lượng BĐBP tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; động viên các ngành, các cấp và toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ biên giới. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên tuyến biên giới từng bước được cải thiện và nâng cao, tạo được lòng tin và sự đồng thuận trong nhân dân; quốc phòng, an ninh ngày càng được củng cố; LLVT bảo vệ biên giới được quan tâm, chăm lo, xây dựng tốt hơn. Công tác đàm phán phân giới, cắm mốc và tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới với các nước láng giềng được chỉ đạo chặt chẽ và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới từng bước được xây dựng vững mạnh; việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ biên giới ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng biên giới từng bước được nâng lên. Lực lượng BĐBP được chăm lo xây dựng vững mạnh toàn diện, phát huy

tốt vai trò nòng cốt, chuyên trách trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tuy nhiên, đường biên giới quốc gia đang trong quá trình hoạch định và luật pháp hóa; trình độ phát triển về mọi mặt ở vùng biên giới nhìn chung còn thấp, còn khoảng cách, chênh lệch khá lớn với các vùng miền khác trong cả nước; vùng biển, đảo đang diễn ra những tranh chấp rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân trên vùng biên giới, biển - đảo có mặt chưa thật vững chắc. Vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới còn nhiều tồn tại và tiềm ẩn một số nhân tố “nhạy cảm”, phức tạp. Hiện nay, tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, tác động trực tiếp tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội và đặt ra cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc yêu cầu mới cao hơn. Trong đó, việc xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia phải bảo đảm vừa là “phên giậu” của Tổ quốc, vừa là không gian giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, nhất là với các nước láng giềng, các nước và các tổ chức trong khu vực. Xây dựng và bảo vệ biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển là vấn đề chiến lược quan trọng, cấp thiết, thể hiện chủ trương, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước. Do đó,

6Created by Thanh An - 7 -Thanh An Page 75/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 7

Page 8: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Một là, tiếp tục quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước có chiến lược biên giới quốc gia trong tình hình mới. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về biên giới và vai trò chủ trì, nòng cốt, chuyên trách của Bộ Quốc phòng, BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới đất liền, cửa khẩu, vùng biển - đảo Tổ quốc.

Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trên các tuyến biên giới đất liền, biển, đảo. Đây là nội dung cơ bản, cốt lõi nhất trong xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. Đặc biệt, đối với khu vực biển, đảo, Nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng các cụm, khu kinh tế - quốc phòng; gắn xây dựng các khu kinh tế ven biển với đầu tư xây dựng trên các đảo các dịch vụ hàng hải, cơ sở hậu cần biển; đồng thời có chính sách đưa dân ra sinh sống trên các đảo và khuyến khích làm kinh tế biển, tạo thế đứng chân ngày càng vững chắc.

Ba là, tiếp tục củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc - nhân tố quan trọng trong xây dựng và bảo vệ biên giới. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, thường xuyên, trực tiếp ở khu vực biên giới. Vì vậy, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới, tạo nền tảng để xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ biên giới.

Bốn là, xây dựng BĐBP ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển, đảo của Tổ quốc; bảo vệ an ninh trật tự, tài nguyên, khoáng sản và môi trường biển; tăng cường trang bị, vũ khí, phương tiện kỹ thuật cho các đơn vị BĐBP, đặc biệt là các đơn vị cơ động thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ, xử lý các tình huống trên biển, đảo và phòng, chống tội phạm.

Thiếu tướng Phạm Huy Tập Chính ủy BĐBP

(www.bienphongvietnam.vn Ngày 04/3/2013)

ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ 6Created by Thanh An - 8 -Thanh An Page 8

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/20138

Page 9: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

CHỦ QUYỀN VÀ AN NINH TRẬT TỰ BIÊN GIỚITrong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, biên cương, hải đảo - nơi địa đầu

Tổ quốc là thiêng liêng phải được bảo vệ, giữ gìn. Đây là địa bàn có vai trò trọng yếu, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Đồng bào các dân tộc cư trú trên địa bàn này là những người hằng ngày, hằng giờ tham gia làm nhiệm vụ quan trọng đó.

Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, người dân Việt Nam chúng ta luôn phải sát cánh chung tay cùng nhau vượt qua thiên tai, chiến thắng ngoại xâm. Nước Đại Việt từ buổi đầu lập nước đã là một quốc gia đa dân tộc. Khi đã khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, thì vấn đề đoàn kết các dân tộc để tăng cường sức mạnh bảo vệ đất nước càng trở nên quan trọng hơn.

Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã có những chính sách đối với những vùng dân tộc thiểu số. Chính sách "nhu viễn" được thực thi từ thời Lý. Cùng với việc phong quan tước, hậu đãi các tù trưởng địa phương, nhà Lý còn có riêng một "chính sách hôn nhân": Đem các công chúa gả cho các vị tù trưởng có thế lực. Hôn nhân tạo ra mối dây tình cảm liên hệ giữa vua, hoàng tộc với các tù trưởng. Qua họ mà nhà Lý nắm được miền biên cương xa xôi. Bên cạnh thành công trong việc xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077, nhà Lý cũng đã bước đầu thành công trong việc chủ động xây dựng phòng tuyến lòng dân, đoàn kết các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chính sách "nhu viễn" từ thời Lý đã tạo những tiền đề tốt đẹp để đời sau phát triển những chính sách phù hợp đối với các vùng dân tộc thiểu số.

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chống kẻ thù xâm lược, miền núi luôn luôn là căn cứ địa cách mạng, là phên giậu chống kẻ thù, bảo vệ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết các dân tộc, cùng đồng tâm hiệp lực để đưa kháng chiến tới thắng lợi, kiến quốc tới thành công.

Khi kháng chiến thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nơi biên cương, biển đảo như cánh cửa của đất nước, cần đặc biệt quan tâm bảo vệ: "Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước". Miền núi, biển đảo là thành tố quan trọng trong chiến lược phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam. Đồng bào các dân tộc cư trú trên những miền biên viễn đóng vai trò quan trọng, thường xuyên và trực tiếp trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới và an ninh quốc gia.

Nước ta có hơn 4.500km đường biên giới đất liền với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng. Địa bàn miền núi chiếm tới hai phần ba diện tích đất đai của Tổ quốc, với nhiều tiềm năng to lớn về nông lâm nghiệp, về công nghiệp, năng lượng, khoáng sản, văn hóa, du lịch... Chúng ta còn có gần 3.300km đường bờ biển và vùng lãnh hải rộng lớn với nhiều tài nguyên và tiềm năng kinh tế biển.

6Created by Thanh An - 9 -Thanh An Page 95/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 9

Page 10: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Đây là những địa bàn rất quan trọng cần được bảo vệ. Các dân tộc cư trú trên những địa bàn quan trọng này cũng thường xuyên là mục tiêu lôi kéo, chống phá của các thế lực thù địch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của các dân tộc miền núi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Người khẳng định truyền thống đoàn kết giữa đồng bào miền núi và đồng bào miền xuôi. Tư tưởng đó được thấm nhuần và trở thành đường lối chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiên trì thực hiện đường lối đó, Đảng ta và Bác Hồ đã lãnh đạo xây dựng thành công khối đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đây là nhân tố quan trọng góp phần làm nên những thành công của cách mạng Việt Nam. Cùng với việc giành được độc lập cho Tổ quốc, mỗi dân tộc cũng được giải phóng, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được khẳng định, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế... của các dân tộc thiểu số được nâng cao từng bước, an ninh chính trị và toàn vẹn lãnh thổ được bảo đảm vững chắc, mặc dù các thế lực thù địch xuyên tạc và ra sức chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhưng đó là những thành tựu không thể phủ nhận của cách mạng Việt Nam.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng bào các dân tộc chính là lực lượng biên phòng nhân dân hỗ trợ đắc lực và bảo đảm cho lực lượng Bộ đội Biên phòng hoàn thành nhiệm vụ. Đồng bào các dân tộc tại những vùng biên giới chính là tai mắt giúp Bộ đội Biên phòng phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu chống phá của kẻ địch, với các loại tội phạm xuyên quốc gia và các loại tệ nạn xã hội. Đây chính là nguồn lực lượng to lớn nhân sức mạnh của Bộ đội Biên phòng lên gấp nhiều lần, làm cho Bộ đội Biên phòng có hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân. Nhân dân vùng biên cũng là người đùm bọc, nuôi nấng, che chở, động viên, giúp đỡ cho các chiến sĩ biên phòng trong cuộc sống hằng ngày tại những vùng núi rừng hẻo lánh. Xây dựng thành công trận tuyến lòng dân, hình thành thế trận an ninh nhân dân vững chắc là yếu tố quan trọng bảo đảm giữ vững an ninh biên giới, bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Muốn vậy, Bộ đội Biên phòng "phải dựa vào dân", "luôn giúp đỡ, tổ chức, giáo dục nhân dân, làm cho mọi người dân đều là người giúp việc của mình" - như những lời căn dặn của Bác Hồ trong buổi lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (28/3/1959). Đây là sự cụ thể hóa những tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân nói chung trong những nhiệm vụ mang những nét đặc thù của Bộ đội Biên phòng nói riêng.

Trên thế giới ngày nay, chiến tranh "lạnh" đã chấm dứt, song hàng loạt cuộc chiến tranh "nóng" quy mô khu vực liên tục nổ ra. Một phần không nhỏ trong số những cuộc xung đột đã và đang diễn ra hiện nay là những cuộc xung đột diễn ra giữa các sắc tộc. Xung đột sắc tộc đang nổi lên như một trong những vấn đề nóng bỏng. Đây là một mối quan tâm lớn mà nhiều quốc gia cũng như

6Created by Thanh An - 10 -Thanh An Page 105/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201310

Page 11: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

toàn thể loài người phải nỗ lực tìm cách giải quyết để hướng đến một tương lai hòa bình, bình đẳng, hữu nghị, và phát triển.

Tình hình mới đang đòi hỏi chúng ta cần giải quyết nhiều yêu cầu nhiệm vụ mới trên nhiều lĩnh vực tại những vùng dân tộc biên cương hải đảo: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, nâng cao đời sống của đồng bào, coi trọng nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, ngăn chặn một cách có hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, ngăn chặn và kiên quyết chống lại những âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để gây rối loạn, lật đổ; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới và an ninh quốc gia. (www.bienphongvietnam.vn – Ngày 01/4/2013)

BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG CHỦ ĐỘNG BẢO VỆ AN NINH BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN

Nước ta có đường biên giới trên đất liền dài 4.653km, tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, thuộc địa phận 428 xã, phường, 100 huyện, 25 tỉnh, thành phố. Nhìn chung, địa hình khu vực biên giới đất liền nước ta rất phức tạp, hiểm trở; thời tiết, khí hậu khắc nghiệt; giao thông chưa phát triển. Cư dân trên địa bàn khu vực biên giới chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, có nơi còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu... Điều đó, gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Những năm gần đây, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, các hoạt động giao thương, du lịch ở khu vực biên giới diễn ra sôi động. Lợi dụng những đặc điểm trên, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động chống phá xâm phạm chủ quyền, an ninh, gây mất ổn định chính trị - xã hội ở khu vực biên giới. Chúng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, vừa công khai, vừa bí mật, với thành phần và đối tượng đa dạng như: Lợi dụng các quan hệ kinh tế, thương mại, dân tộc, dòng họ giữa hai bên biên giới để móc nối, gây cơ sở, thu thập tin tức.

Thực hiện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), những năm qua, các đơn vị bộ đội biên phòng đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp công tác biên phòng, chủ động phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa nhiều hoạt động của các loại đối tượng xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, giữ vững ổn định địa bàn khu vực biên giới, góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng. Kết quả đó thể hiện nổi bật trên một số mặt công tác sau:

Trong công tác nắm tình hình, chỉ huy các đơn vị BĐBP đã bám sát các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP, quán triệt, triển khai, thực

6Created by Thanh An - 11 -Thanh An Page 115/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 11

Page 12: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

hiện đồng bộ các biện pháp, chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, tình hình hoạt động của các loại đối tượng ở trong, ngoài biên giới và tình hình liên quan đến các di, biến động của đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, phức tạp. Thông qua đó, đã phát hiện, xác minh, xử lý kịp thời nhiều nguồn tin có giá trị, chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa nhiều âm mưu và hoạt động chống phá của các loại đối tượng. Trên cơ sở công tác nắm tình hình, các đơn vị đã kịp thời đánh giá, dự báo, tham mưu, đề xuất cho chỉ huy giải quyết các vấn đề phức tạp diễn ra trên khu vực biên giới.

Bộ Tư lệnh BĐBP đã tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành nhiều văn bản liên quan, nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh ở địa bàn khu vực biên giới; tham mưu, đề xuất các chủ trương, đối sách đấu tranh với các loại đối tượng; phối hợp giải quyết có hiệu quả các vấn đề phức tạp về tôn giáo, dân tộc; vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động biểu tình, gây rối ở địa bàn biên giới, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh. Đồng thời, các đơn vị BĐBP đã tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác; chủ động phát hiện, đấu tranh với các loại đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia; trong đó, đã tập trung ngăn chặn hoạt động lôi kéo người dân tộc thiểu số vượt biên ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; hoạt động di cư tự do, phát triển đạo Tin Lành trái pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc Mông; hoạt động của các đối tượng lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc; các hoạt động móc nối, gây cơ sở nội bộ để thu thập tin tình báo của các cơ quan đặc biệt nước ngoài; hoạt động của các đối tượng phản động lưu vong xâm nhập. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị BĐBP đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, tiến hành đồng bộ các giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia; xác lập hàng trăm chuyên án và kế hoạch nghiệp vụ, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm, tổ chức tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nhiều vụ việc phức tạp về an ninh trật tự đã được xử lý kịp thời, kiên quyết, không để lan rộng, kéo dài; không để các thế lực thù địch bên ngoài tạo cớ can thiệp, chống phá.

Trước âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, các đơn vị BĐBP đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nội dung tuyên truyền đã tập trung làm rõ âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng; nhất là thủ đoạn mua chuộc, lợi dụng, lôi kéo quần chúng vào các hoạt động chống phá cách mạng.

Qua kết quả hoạt động bảo vệ an ninh biên giới đất liền của BĐBP đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc hai bên biên giới. Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” để chống phá cách mạng nước ta; trong đó, khu vực biên giới vẫn là địa bàn mà

6Created by Thanh An - 12 -Thanh An Page 125/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201312

Page 13: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

chúng triệt để lợi dụng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia ở khu vực biên giới đất liền, thời gian tới, các đơn vị BĐBP cần tập trung vào một số nội dung, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tăng cường bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ, chiến sĩ biên phòng, nhất là ở đơn vị cơ sở. Đồng thời, tập trung xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng; có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, tinh thần cảnh giác cao trước mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Nội dung giáo dục cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ có liên quan đến công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự ở địa bàn khu vực biên giới bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của từng đơn vị; làm rõ âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của từng nhóm, loại đối tượng trên từng địa bàn cụ thể.

Hai là, tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh tại các xã, phường biên giới.

Các đơn vị biên phòng cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan tập trung xây dựng, củng cố thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên khu vực biên giới.

Ba là, thường xuyên rà soát, bổ sung các văn kiện tác chiến phòng thủ, các phương án phòng, chống gây rối, gây bạo loạn, chống khủng bố và các phương án giải quyết tình huống xâm phạm chủ quyền biên giới quốc gia hoặc các tình huống phức tạp khác, nhằm chủ động ứng phó với mọi diễn biến của tình hình. Các đơn vị cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và thực tế tình hình an ninh, trật tự của địa bàn để xây dựng các kế hoạch tác chiến, bảo vệ phù hợp. Mặt khác, các đơn vị biên phòng còn phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác, tăng cường trao đổi thông tin, chủ động phát hiện, ngăn chặn âm mưu và hoạt động của các loại đối tượng từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trước mọi diễn biến của tình hình.

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức của lực lượng trinh sát biên phòng theo hướng chuyên trách về bảo vệ an ninh quốc gia. Đồng thời, điều chỉnh tổ chức, biên chế của lực lượng trinh sát biên phòng theo hướng chuyên sâu về công tác đấu tranh với từng loại đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia. Ngoài ra, cần chú ý kết hợp chặt chẽ giữa công tác phản gián với công tác tình báo và hoạt động đối ngoại, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn từ xa các loại hoạt động phá hoại. Trần Hữu Phúc (Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa số 129 – Tháng 3/2013)

6Created by Thanh An - 13 -Thanh An Page 135/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 13

Page 14: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

SỨC MẠNH BIÊN GIỚI LÒNG DÂNKinh nghiệm huy động mọi tiềm lực bảo vệ quốc gia cương thổ của cha

ông ta trong lịch sử rất phong phú, đa dạng, đã trở thành một bộ phận của di sản truyền thống, một nét đặc sắc của văn hóa dân tộc - văn hóa giữ nước, văn hóa bảo vệ chủ quyền Việt Nam.

Việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng những kinh nghiệm trên trong sự nghiệp xây dựng nền biên phòng toàn dân, bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc ngày nay là vô cùng cần thiết. Nhân dịp đầu Xuân Nhâm Thìn, phóng viên báo Biên phòng có buổi trao đổi với Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) xung quanh việc kế thừa, phát triển những di sản quý báu của cha ông vào việc hoạch định một Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. Trung tướng Trần Hoa cho biết:

- Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) là một bộ phận trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để bộ phận trọng yếu này tương xứng với tầm quan trọng của nó, chúng ta cần có một chiến lược ở tầm quốc gia để làm cơ sở xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG bền vững. Nghị quyết Đại hội X của Đảng ta đã khẳng định: “Khẩn trương chỉ đạo xây dựng và ban hành các chiến lược quốc gia: Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược An ninh và các chiến lược chuyên ngành khác”.

Đây là nội dung rất quan trọng làm cơ sở hoạch định hệ thống các chủ trương, chính sách, giải pháp cơ bản trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ BGQG, nếu chúng ta có một chiến lược cụ thể, sẽ có tác dụng rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG, đặc biệt là trong việc phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước...

Phóng viên (PV): Thưa Tư lệnh, để bạn đọc của báo Biên phòng hiểu một cách ngắn gọn, song khá đầy đủ về một Chiến lược bảo vệ BGQG trong tương lai, Tư lệnh sẽ “giới thiệu” như thế nào?

Trung tướng Trần Hoa: Trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, do đặc điểm địa - chính trị cùng nhiều yếu tố đặc trưng khác, nên ông cha ta thường phải tìm “kế sách”, “phương lược” để chống xâm lược, giữ vững nền độc lập. Trong đó, việc huy động lực lượng nhân dân biên giới nhằm bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc luôn được coi trọng thực hiện và đã trở thành nghệ thuật. Việc xây dựng chiến lược bảo vệ BGQG chính là sự kế thừa, phát triển các “kế sách”, “phương lược” giữ vững quốc gia cương thổ của cha ông lên một tầm cao mới, phù hợp với tình hình đất nước cũng như khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay...

PV: Xây dựng một chiến lược mang tầm quốc gia, lại thuộc một lĩnh vực đặc biệt quan trọng là quốc phòng - an ninh là một việc lớn. Theo Tư lệnh, chúng

6Created by Thanh An - 14 -Thanh An Page 145/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201314

Page 15: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

ta sẽ phải dựa vào những nền tảng lý luận cũng như thực tiễn nào, trong bối cảnh đất nước đang ngày càng hội nhập sâu vào thế giới?

Trung tướng Trần Hoa: Để tăng cường sức mạnh, tiềm lực bảo vệ BGQG, cha ông ta đã tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh khu vực biên giới, vì đó được xem vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo vệ chủ quyền BGQG.

Chẳng hạn, riêng về mặt kinh tế, ngày xưa, cha ông ta đã cho mở các chợ biên giới (bạc dịch trường), vùng biển xa để thông thương với nước ngoài, khuyến khích nhân dân, chú trọng các “khổn quan” phát triển đồn điền, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác; cho vay vốn, giống, cấp dụng cụ, trâu bò, nhằm phát triển kinh tế, xác lập sự quản lý Nhà nước ở biên giới, khẳng định chủ quyền lãnh thổ...

Cùng với đó, cha ông ta còn chú trọng đến việc chọn tướng tài thông thạo việc biên phòng, am hiểu phong tục các dân tộc thiểu số, biết phủ dụ, vỗ về và sửa đổi phong tục xấu cho dân, làm cho nhân dân biên giới hiểu là quốc gia Việt Nam có nhiều tộc người khác nhau, nhưng đều là cư dân của nước Việt Nam thống nhất, nên toàn dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ biên cương, lãnh thổ...

Tôi đưa ra ví dụ trên là muốn khẳng định rằng, để bảo vệ BGQG, chúng ta phải thấm nhuần tư tưởng minh triết phương Đông “dân là gốc”, hiểu rõ sức mạnh của dân, sức dân như nước, dân là gốc của nước, có nghĩa là chúng ta phải luôn xác định nhân dân nói chung, đồng bào ở vùng biên nói riêng là lực lượng chủ yếu bảo vệ biên cương.

Ngày nay, vận dụng tư tưởng sáng suốt của cha ông, chúng ta luôn phải xác định rằng, nhiệm vụ bảo vệ BGQG không hẳn chỉ là của riêng lực lượng BĐBP hoặc của riêng một địa phương nào, mà thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây chính là nền tảng cả về lý luận và thực tiễn của chiến lược bảo vệ BGQG.

PV: Thưa Tư lệnh, bàn về chiến lược giữ gìn, bảo vệ cương thổ quốc gia, đức vua Lê Thái Tổ có quan điểm nổi tiếng: “Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an”. (Biên phòng cần có phương lược tốt; đất nước phải lo kế lâu dài). Ngày nay, xét riêng về công tác biên phòng, vấn đề quan trọng nhất trong “phương lược” và “kế lâu dài” là gì?

Trung tướng Trần Hoa: Đó chính là lòng dân, cụ thể hơn là sức mạnh “biên giới lòng dân”. Ở khái niệm mang tính phổ quát, “lòng dân” là vấn đề thuộc phạm trù ý thức xã hội, thường đi liền và đặt trong mối quan hệ với khái niệm đất nước, Tổ quốc, Nhà nước...

Nội dung cơ bản của lòng dân là lòng yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; là lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách, thể chế chính trị... của giai cấp lãnh đạo đất nước. Lịch sử dựng nước và giữ

6Created by Thanh An - 15 -Thanh An Page 155/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 15

Page 16: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

nước của dân tộc cho thấy, các triều đại phong kiến tiến bộ rất coi trọng ban hành các chủ trương chính sách để “an dân”, quy tụ lòng dân, lấy dân làm gốc.

Các chính sách đúng đắn đã quy tụ được lòng dân, phát huy được sức mạnh của toàn dân trong giành và giữ vững nền độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Còn ở nghĩa hẹp hơn - lòng dân gắn với biên giới, biên cương, nói ngắn gọn là “biên giới lòng dân” là tình cảm, ý chí, niềm tin và trách nhiệm của nhân dân đối với việc quản lý, bảo vệ BGQG. Một trong những mục tiêu của Chiến lược bảo vệ BGQG hướng đến là phải làm sao xây dựng được “biên giới lòng dân”.

Cần nhớ rằng để giữ gìn sự bình yên biên giới, không phải nằm ở chuyện tuần tra, kiểm soát mà quan trọng hơn, phải làm sao giữ được sự bình yên nơi biên giới lòng dân... Điều cốt lõi ở đây là phải chăm lo cuộc sống của người dân nơi biên giới. Phải có các chính sách đồng bộ nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới bền vững. Khi cuộc sống của nhân dân ổn định; mức sống được từng bước nâng cao; chuyện cơm ăn, áo mặc, học hành, đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của người dân biên giới được giải quyết cơ bản thì sức dân tham gia sự nghiệp bảo vệ biên giới ngày càng mạnh lên.

PV: Tư lệnh vừa nói, “biên giới lòng dân” là một trong những “phương lược”, “kế lâu dài” của công tác biên phòng. Soi chiếu vào lịch sử, một trong những giá trị cốt lõi của “phương lược” và “kế lâu dài” này chính là việc chúng ta phải phát huy tốt nguồn lực chính trị - tinh thần để bảo vệ biên cương. Đề nghị Tư lệnh phân tích sâu hơn về quan điểm này?

Trung tướng Trần Hoa: Tôi cho rằng, một nguyên nhân quan trọng khiến cha ông ta có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược là đã áp dụng tốt chiến lược “bách tính giai vi binh” (trăm họ đều là lính). Sức mạnh bảo vệ lãnh thổ của một quốc gia không chỉ là của riêng quân đội, mà còn là sức mạnh của cả dân tộc được huy động từ mỗi địa phương, mỗi làng xã cho đến từng người dân ở khắp mọi nẻo miền đất nước.

Nhìn vào lịch sử, cùng với việc chuẩn bị sức mạnh về vật chất, việc chuẩn bị về sức mạnh chính trị - tinh thần cho nhân dân các dân tộc được tổ tiên ta hết sức coi trọng và xem như là nhân tố then chốt của kế sách chủ động giữ vững cương thổ quốc gia. Dù đã trải qua bao nhiêu triều đại, bao nhiêu thế hệ kế tiếp nhau đều coi trọng chăm lo, củng cố vùng miền biên ải nói riêng, trong cả nước nói chung, làm cho nhân dân thấu hiểu nghĩa vụ mang trong mình dòng máu Việt, thấm cái đạo lý cha ông đã đúc kết và truyền lại như cái gốc của xã hội “Dĩ dân vi bản”, hiểu cái sức mạnh “Đẩy thuyền là dân”.

Ngày nay, hơn ai hết, những người lính biên phòng cần hiểu rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng của người trấn giữ biên cương là phải nhân lên hào khí của dân tộc Việt Nam anh hùng và thắp lên ngọn lửa tình yêu quê hương đất nước trong mỗi người dân...

6Created by Thanh An - 16 -Thanh An Page 165/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201316

Page 17: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

PV: Trở lại với việc xây dựng Chiến lược bảo vệ BGQG, được biết, một trong những nội dung quan trọng mà Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã xác định cần phải tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng tập trung xây dựng tiềm lực bảo vệ BGQG. Đề nghị Tư lệnh cho biết, ở đây, hai từ “tiềm lực” cần được hiểu như thế nào?

Trung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ nói trên, đòi hỏi phải phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị; phải kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển và hải đảo...

Đó chính là tiềm lực bảo vệ đất nước nói chung, BGQG nói riêng. Nói một cách cụ thể hơn, tiềm lực bảo vệ BGQG còn là tiềm năng, thế mạnh về mọi mặt ở khu vực biên giới để có thể bảo đảm huy động và phát huy sức mạnh tại chỗ tạo ra tiềm lực kinh tế - quân sự và tiềm lực xã hội - quân sự đáp ứng trực tiếp nhu cầu quản lý, bảo vệ BGQG, có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi và tăng cường các nguồn lực cho nhiệm vụ xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới, biển, đảo, bảo đảm: Liên hoàn, vững chắc có chiều sâu.

Tất nhiên, nói đến tiềm lực bảo vệ BGQG thì không thể không nói đến việc sức mạnh về mọi mặt của lực lượng nòng cốt trong xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia là BĐBP. Chúng ta cần xây dựng lực lượng BĐBP ngày càng vững mạnh về mọi mặt, nâng cao năng lực công tác biên phòng và khả năng sẵn sàng chiến đấu, đối phó kịp thời, hiệu quả với mọi tình huống xảy ra, kiên quyết không để bị động, bất ngờ...

PV: Xin trân trọng cảm ơn Tư lệnh! Nhâm Hồng Hắc

(bienphong.com.vn – Ngày 03/02/2012)

6Created by Thanh An - 17 -Thanh An Page 175/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 17

Page 18: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

MUỐN ỔN ĐỊNH PHẢI CÓ BIÊN GIỚI VỮNG CHẮC

Đầu tháng 3 này, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ trình Quân ủy Trung ương cho ý kiến về dự thảo đề án chiến lược xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.

Trung tướng Võ Trọng Việt (Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) cho biết như trên, trong cuộc trả lời phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2013).

Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước luôn coi trọng. Đến nay chúng ta đã có được một đường biên giới trên bộ rạch ròi với các nước láng giềng, cụ thể là với Trung Quốc, với Lào, còn với Campuchia thì chúng ta phấn đấu hoàn thành trong năm 2013, như vậy là rất thuận lợi. Nếu như trong thời chiến biên giới là nơi phòng thủ đất nước, thì trong thời bình biên giới là cửa ngõ, là nơi giao thương để phát triển kinh tế, để tiến hành các công việc liên quan đến đối ngoại nhằm xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và quyết sách, nhưng một chiến lược tổng thể về biên giới thì chưa có.

Từ sự cần thiết phải có một chiến lược như vậy, Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, giao cho Bộ Quốc phòng thực hiện, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trực tiếp chuẩn bị xây dựng chiến lược.

Phóng viên (PV): Đâu là những nội dung chính của chiến lược, thưa trung tướng?

Trung tướng Võ Trọng Việt: Đất nước muốn ổn định thì phải có biên giới vững chắc. Quan điểm chung là xâu chuỗi tất cả chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước về biên giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, dài hơi hơn.

Thông qua chiến lược để nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị về biên giới quốc gia. Cùng với đó là huy động mọi nguồn lực cả vật chất và tinh thần để đầu tư xây dựng và phát triển khu vực biên giới.

Cha ông ta nói “rừng vàng biển bạc”, như vậy chúng ta phải làm thế nào để có những quyết sách phù hợp nhất. Chẳng hạn như vừa qua chúng ta đầu tư làm hệ thống đường tuần tra biên giới, đường lên biên giới, đưa dân lên để dần khép kín biên giới... Đó là những quyết sách nằm trong chiến lược để vừa phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, vừa góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Việc gắn chặt quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thế phòng thủ bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh khu vực biên giới, cũng như tạo

6Created by Thanh An - 18 -Thanh An Page 185/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201318

Page 19: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

ra cửa ngõ để phát triển giao lưu với các nước cũng là nội dung quan trọng. Một vấn đề nữa là xây dựng hệ thống chính trị có thực lực ở vùng biên giới.

PV: So với những cơ chế, chính sách đã có thì chiến lược đề ra nội dung mới nào có thể được xem là khâu đột phá?

Trung tướng Võ Trọng Việt: Chiến lược sẽ mở ra nhiều cơ chế, chính sách để vừa xây dựng vừa thu hút nguồn lực tốt hơn nhằm quản lý và bảo vệ biên giới. Cũng như trước đây với chiến lược biển, qua đó chúng ta có nhận thức đầy đủ hơn, trách nhiệm hơn và quyết tâm hơn, với những việc cụ thể như chủ trương hiện đại hóa hải quân, không quân, rồi những chính sách đầu tư để phát triển đội tàu đánh bắt hải sản... Bên cạnh chiến lược biển, chúng ta cần có chiến lược về biên giới trên đất liền để tạo nên sức mạnh to lớn tương tự như vậy.

Chiến lược cũng sẽ đưa ra những dự báo xa hơn, với các giải pháp đồng bộ hơn. Tôi nói ví dụ vấn đề xây dựng cơ sở chính trị, lâu nay mình đã làm nhưng có lúc có nơi còn chưa quyết liệt và chưa đồng bộ, vậy nên cán bộ vùng sâu vùng xa thiếu, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, không ngang bằng các nơi khác. Có chiến lược thì chúng ta sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn nữa, trước hết là đào tạo con người, nhất là cán bộ dân tộc. Cùng với đó là đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng khu vực biên giới, hiện nay chúng ta mới tập trung vào 62 huyện nghèo trong khi nhiều nơi khác cũng cần đầu tư. Có cơ chế chính sách để ưu tiên cho người dân ở vùng sâu vùng xa yên tâm sinh sống, gắn bó cả cuộc đời với biên giới. Tóm lại, đột phá quan trọng thứ nhất là chuyển nhận thức, trách nhiệm; thứ hai là tạo hành động để mọi cấp mọi ngành hướng về biên giới. Được như vậy biên giới nước ta sẽ mãi vững bền.

PV: Chủ trương đưa dân lên biên giới đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách đồng bộ và khả thi thì người dân mới yên tâm?

Trung tướng Võ Trọng Việt: Như tôi đã nói là hiện nay chúng ta đã đầu tư xây dựng đường lên biên giới, đường tuần tra biên giới, đây là những nền tảng rất quan trọng để mở mang đất đai. Thực tế cho thấy nhiều nơi phân bổ dân cư không đồng đều, có nơi quá chật chội, chúng ta đưa dân lên biên giới để lao động sản xuất, năm nay lên làm tốt thì sang năm có ăn, sang năm thứ hai đảm bảo tương đối và từ năm thứ ba là tự túc được, năm thứ tư, thứ năm làm khá giả lên. Vậy thì chúng ta phải quyết tâm đầu tư, sao cho đảm bảo người dân lên biên giới có cuộc sống tốt hơn, nếu dồn sức và đoàn kết thống nhất thì tôi nghĩ rằng biên giới sẽ sớm được khép kín về cơ bản. Sức mạnh bảo vệ biên giới là của toàn dân, trực tiếp người dân ở biên giới mà có cuộc sống yên ấm, phấn khởi và tin tưởng thì mọi hành vi xâm phạm biên giới sẽ được xử lý kịp thời ngay.

PV: Trong chiến lược này, lực lượng bộ đội biên phòng có vai trò như thế nào?

Trung tướng Võ Trọng Việt: Kể từ ngày thành lập đến nay, vượt qua bao gian khó, thử thách cả trong thời chiến cũng như thời bình, bộ đội biên phòng đã

6Created by Thanh An - 19 -Thanh An Page 195/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 19

Page 20: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

luôn nỗ lực để xứng đáng là lực lượng nòng cốt chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Với phương châm “4 cùng” là cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với người dân biên giới, bộ đội biên phòng gắn bó với nhân dân, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân để từ đó đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước, quân đội những chủ trương, quyết sách phù hợp nhất, làm thế nào sớm khép kín biên giới, làm thế nào có nhiều chính sách ưu tiên cho biên giới, làm thế nào để biên giới thật sự trở thành bức tường thành vững chãi của lãnh thổ quốc gia chở che cho đất nước Việt Nam ngày càng phát triển.

PV: Thưa trung tướng, sau khi đăng loạt bài “Tháng 2 trên đỉnh Pò Hèn”, báo Tuổi Trẻ phát động chương trình “Tháng 3 biên giới” bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo bạn đọc, là Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, ông có cảm nghĩ gì về chương trình?

Trung tướng Võ Trọng Việt: Tôi thấy việc này rất cần thiết, khi mỗi người ở mọi miền Tổ quốc có trách nhiệm và chung tay vì biên giới thì người dân và các chiến sĩ ở biên giới sẽ ấm lòng hơn. Chính vì thấy hậu phương bao la, ý thức trách nhiệm của những người ở tiền tiêu sẽ lớn lên, và đó chính là sức mạnh to lớn cho đất nước bình yên.

Tôi cho rằng những việc làm hướng về biên giới, hải đảo dù đã được triển khai hay mới chỉ là khởi đầu đều cần được làm liên tục, lâu dài hơn nữa. "Đột phá quan trọng thứ nhất là chuyển nhận thức, trách nhiệm; thứ hai là tạo hành động để mọi cấp mọi ngành hướng về biên giới. Được như vậy biên giới nước ta sẽ mãi vững bền". Võ Văn Thành (www.tienphong.vn – Ngày 03/3/2013)

TỔNG QUAN VỀ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Khu vực biên giới hai nước có cấu trúc địa hình tương đối phức tạp, độ chia cắt lớn, thấp dần từ Tây sang Đông dẫn đến hệ thống sông suối nơi đây phần lớn có xu hướng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, ít có giá trị đối với giao thông đường thủy. Tùy theo mùa, theo từng đoạn, khi thì nước xuống thấp khi thì dâng cao, chảy mạnh gây bồi lở và đổi dòng dẫn đến việc biến đổi địa hình lòng sông. Khu vực này cũng có một số tài nguyên khoáng sản đã và đang được nghiên cứu nhưng nhìn chung các mỏ có trữ lượng thấp, ít có giá trị khai thác thương mại.

6Created by Thanh An - 20 -Thanh An Page 205/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201320

Về biên giới quốc giatrên đất liền

Page 21: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Ngoài ra, đây cũng là khu vực có triển vọng về tài nguyên rừng. Do sự khai thác không có kế hoạch và tình trạng đốt rừng làm nương rẫy nên diện tích che phủ của rừng bị giảm sút nghiêm trọng khiến chế độ dòng chảy của các con sông bị biến đổi, hiện tượng xói lở, lũ ống, lũ quét trở nên thường xuyên hơn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng dân cư cả khu vực miền núi và đồng bằng.

Hiện nay, Việt  Nam - Trung Quốc đã mở 9 cặp cửa khẩu, đó là:                   Tên cửa khẩu Việt Nam                   Tên cửa khẩu Trung Quốc                   Ma Lù Thàng                                      Kim Thủy Hà                    Lào Cai (đường bộ)                            Hà Khẩu (đường bộ)                   Lào Cai (đường sắt)                           Hà Khẩu (đường sắt)                   Thanh Thủy                                        Thiên Bảo                    Trà Lĩnh                                             Long Bang                    Tà Lùng                                             Thủy Khẩu                    Đồng Đăng (đường sắt)                     Bằng Tường (đường sắt)                    Hữu Nghị                                           Hữu Nghị Quan                   Móng Cái                                           Đông Hưng          

Hai bên cũng thống nhất sẽ mở các cặp cửa khẩu dưới đây khi đủ điều kiện:                   Tên cửa khẩu Việt Nam                  Tên cửa khẩu Trung Quốc                   A Pa Chải                                          Long Phú                    U Ma Tu Khoàng                               Bình Hà                    Mường Khương                                Kiều Đầu                   Xín Mần                                            Đô Long                   Phó Bảng                                          Đổng Cán                   Săm Pun                                           Điền Bồng                   Sóc Giang                                         Bình Mãng                   Pò Peo                                              Nhạc Vu                   Lý Vạn                                              Thạc Long                    Hạ Lang                                            Khoa Giáp                    Bình Nghi                                          Bình Nhi Quan                   Chi Ma                                              Ái Điểm                   Hoành Mô                                         Động Trung

Ngày 18/11/2009, hai nước đã ký Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đánh dấu việc hai nước kết thúc trọn vẹn quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền. Ba văn kiện này chính thức có hiệu lực từ ngày 14/7/2010. Trong bài tổng quan này, xin giới thiệu một cách hệ thống về quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

6Created by Thanh An - 21 -Thanh An Page 215/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 21

Page 22: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trải qua 3 mốc lớn là: (I) Đàm phán ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; (II) Triển khai và hoàn thành phân giới cắm mốc trên thực địa; (III) Đàm phán ký kết 3 văn kiện liên quan đến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

I. Đàm phán ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc:

Từ cuối thế kỷ XIX đường biên giới Việt - Trung được hoạch định trong Công ước hoạch định biên giới ngày 26/06/1887 và Công ước bổ sung ngày 20/06/1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc). Tuy nhiên trải qua hơn 100 năm, do tác động của thời tiết và biến động về chính trị - xã hội ở mỗi nước cũng như trong quan hệ hai nước, đường biên giới Việt - Trung đã có sự biến đổi.

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, với mục tiêu xác lập một đường biên giới rõ ràng giữa hai nước, ta và Trung Quốc đã tiến hành 03 lần đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền, sau đó đàm phán bị gián đoạn do những biến cố của lịch sử. Cuộc đàm phán được nối lại ngay sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991.

Tháng 10/1993, hai bên đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Theo đó, hai bên thỏa thuận trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiệp thương hữu nghị để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; lấy Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 và các văn kiện, bản đồ hoạch định, cắm mốc biên giới kèm theo làm căn cứ để xác định lại đường biên giới Việt - Trung.

Sau 8 năm kiên trì đàm phán, ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, thay mặt hai Nhà nước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền đã ký Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, đặt nền tảng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định lâu dài giữa hai nước.` Hiệp ước 1999 có ý nghĩa to lớn, là sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt - Trung. Đặc biệt, Hiệp ước 1999 ghi nhận toàn bộ hướng đi của đường biên giới Việt – Trung từ Tây sang Đông và đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Tuy nhiên, Hiệp ước 1999 mới chỉ xác định đường biên giới bằng lời văn và trên bản đồ. Để thực thi chủ quyền quốc gia, tiến hành bảo vệ và quản lý lãnh thổ trên thực địa, hai bên cần tiến hành phân giới cắm mốc, chuyển đường biên giới từ lời văn trong Hiệp ước và bản đồ ra thực địa, cùng nhau xác định, đánh dấu rõ ràng từng vị trí cột mốc, vạch ra đường biên giới chính xác trên thực địa.

II. Quá trình phân giới cắm mốc: 6Created by Thanh An - 22 -Thanh An Page 22

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201322

Page 23: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

1 - Ngay sau khi ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, hai bên đã thành lập Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; thỏa thuận chia đường biên giới Việt - Trung thành 12 đoạn, giao cho 12 Nhóm liên hợp phối hợp tiến hành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa.

Tháng 12/2001, hai bên tiến hành cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh - Việt Nam) - Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc). Từ tháng 10/2002, hai bên đồng loạt triển khai phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung.

Suốt 8 năm, hai bên đã cùng nhau cố gắng giải quyết các vấn đề trên thực địa và trong đàm phán trên tinh thần thông cảm và chiếu cố đến mối quan tâm của nhau nhằm tìm ra một giải pháp công bằng, phù hợp với lời văn và tinh thần của Hiệp ước 1999. Hai bên đã tiến hành 13 vòng đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và rất nhiều cuộc gặp hai Trưởng đoàn; 31 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc. Càng về cuối đàm phán càng khó khăn phức tạp. Riêng trong năm 2008, hai bên đã tiến hành 11 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp, vòng ngắn nhất kéo dài 9 ngày, vòng dài nhất kéo dài 23 ngày, phiên họp dài nhất tiến hành liên tục suốt hơn 30 giờ liền.

Ngày 31/12/2008, hai bên đã giải quyết dứt điểm toàn bộ các vấn đề còn tồn tại, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hai trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đúng thời hạn như lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.

2 - Kết quả: Hai bên đã phân giới xong toàn bộ tuyến biên giới đất liền Việt - Trung dài 1449,566km; cắm tổng số 1971 cột mốc (trong đó có 01 mốc ba Việt Nam - Trung Quốc - Lào; 1548 cột mốc chính; 422 cột mốc phụ). Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết. Nếu so sánh với đường biên giới của các nước trên thế giới, đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được đánh giá là có mức độ cột mốc dầy đặc và rõ ràng nhất, được xác định theo phương pháp hiện đại đảm bảo tính trung thực và bền vững lâu dài.

Kết quả trên là thỏa đáng, hợp tình, hợp lý, đáp ứng yêu cầu của cả hai bên, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản mà hai bên đã thỏa thuận. Đường biên giới được xác lập trên thực địa về cơ bản theo đúng đường biên giới trong Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 1999. Đối với một số nơi, hai bên cùng điều chỉnh theo nguyên tắc cân bằng về lợi ích và diện tích nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và không gây xáo trộn đối với cuộc sống của cư dân biên giới.

6Created by Thanh An - 23 -Thanh An Page 235/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 23

Page 24: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Ngày 23/2/2009, ta và Trung Quốc đã long trọng tổ chức Lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị quan. Đây là một sự kiện quan trọng không chỉ đối với nước ta và quan hệ Việt - Trung mà còn đối với cả khu vực.

III. Quá trình đàm phán, ký kết và phê chuẩn các văn kiện sau phân giới cắm mốc:

Ngay sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc, bước sang năm 2009 Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy đàm phán 3 văn kiện: Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Với sự nỗ lực chung của hai bên, ngày 18/11/2009, tại Bắc Kinh, hai bên chính thức ký 3 văn kiện nêu trên đánh dấu hai nước đã hoàn thành trọn vẹn việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền.

Tiếp đó, hai bên khẩn trương hoàn thiện các thủ tục phê chuẩn. Ngày 14/7/2010, tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang - Việt Nam) - Thiên Bảo (Vân Nam - Trung Quốc) hai bên tổ chức lễ công bố các văn kiện trên chính thức có hiệu lực.

Ba văn kiện Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc cùng với Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999 tạo thành bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới trên đất liền Việt - Trung. Các văn kiện này sẽ thay thế Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 cũng như Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới Việt - Trung ký giữa Chính phủ hai nước năm 1991. Điểm khác biệt giữa các văn kiện mới này so với các văn bản trước đây về đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc được thể hiện trên một số điểm sau:

Một là, trong các văn kiện mới từng đoạn biên giới, từng cột mốc biên giới giữa hai nước được thể hiện một cách rõ ràng nhất không chỉ bằng lời văn mà cả trên các sơ đồ và bản đồ, giúp cho mọi người đều có thể dễ dàng nhận biết được đường biên giới. Các văn kiện này cũng đã quy định rõ những nội dung công việc cụ thể của các ngành chức năng trong việc quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới.

Hai là, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới mới quy định chi tiết hơn về công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước sông suối biên giới; quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn về sự qua lại biên giới của người, phương tiện và hàng hóa; nêu rõ quy chế phối hợp trong việc duy trì, bảo đảm an ninh, trật tự trên vùng biên giới. Kèm theo Hiệp định còn có 18 phụ lục quy định về các loại mẫu giấy tờ trao đổi giữa hai bên trong quá trình xử lý các công việc trên vùng biên giới hai nước.

Ba là, Hiệp định quản lý biên giới mới đã bổ sung nhiều nội dung chi tiết hơn, đồng thời nêu ra các nguyên tắc và biện pháp cụ thể trong việc giải quyết

6Created by Thanh An - 24 -Thanh An Page 245/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201324

Page 25: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

từng vấn đề liên quan đến biên giới trên đất liền Việt - Trung, kể cả những vấn đề nảy sinh như: Các biện pháp giải quyết vấn đề xuất nhập cảnh trái phép; các nguyên tắc về xây dựng các công trình ở vùng nước biên giới, vùng biên giới hay sửa chữa, khôi phục mốc giới...).  

Bốn là, trong Hiệp định quản lý biên giới mới có một nội dung hoàn toàn mới, đó là quy định việc thành lập Ủy ban liên hợp biên giới đất liền Việt Nam -Trung Quốc để phối hợp, đôn đốc, giám sát việc triển khai công tác quản lý biên giới; Hiệp định quy định biên giới Việt Nam - Trung Quốc chia thành 8 đoạn và mỗi bên cử 8 đại diện biên giới phụ trách công tác quản lý.

Đặc biệt 03 văn kiện biên giới trên đất liền mới giữa Việt Nam và Trung Quốc cho phép hai bên có thể áp dụng những phương thức quản lý hiện đại, kể cả áp dụng kỹ thuật số trong công tác quản lý biên giới, tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan hai nước triển khai công tác quản lý biên giới một cách hiệu quả, khoa học, cùng nhau xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt - Trung thực sự hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác. Với đường biên giới mới này, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của nhân dân hai nước.

IV. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc:

Quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền với Trung Quốc là một quá trình kéo dài, phức tạp và nhạy cảm. Trong quá trình triển khai vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn.

1. Thuận lợi- Công tác đàm phán giải quyết những vấn đề tồn tại cũng như việc triển

khai phân giới cắm mốc trên thực địa luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập nhiều cuộc họp để nghe báo cáo tình hình và cho ý kiến chỉ đạo các cuộc đàm phán. Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao đã trực tiếp lên khảo sát thực địa để nắm tình hình và động viên các lực lượng phân giới cắm mốc.

- Các bộ, ngành và địa phương liên quan của ta đều nhận thức rõ và có ý thức trách nhiệm rất cao đối với công việc được giao; luôn phối hợp nhịp nhàng để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, trong quá trình công tác tại thực địa, các Nhóm phân giới cắm mốc đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các đồn biên phòng đóng trên địa bàn công tác và của nhân dân, chính quyền địa phương các khu vực biên giới. Công tác phân giới cắm mốc còn nhận được sự quan tâm, động viên của đồng bào trong và ngoài nước. Đây là chỗ dựa, là sự động viên tinh thần vô cùng quan trọng giúp cho các Đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ và những Nhóm phân giới cắm mốc vượt qua mọi khó

6Created by Thanh An - 25 -Thanh An Page 255/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 25

Page 26: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

khăn, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trọng đại mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó.

2. Khó khănQuá trình đám phán và triển khai phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền

Việt Nam - Trung Quốc đã gặp không ít khó khăn:Một là, sự không rõ ràng giữa lời văn trong Hiệp ước với thực địa. Hiệp

ước 1999 mới chỉ mô tả đường biên giới bằng lời văn vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. Đường biên giới trên bản đồ là một nét bút mực, khi chuyển ra thực địa có thể sai lệch hàng chục, thậm chí hàng trăm mét. Sự không thống nhất giữa lời văn Hiệp ước và bản đồ đính kèm với thực địa dẫn đến việc không thống nhất được hướng đi của đường biên giới, tạo ra các khu vực tồn đọng mà hai bên phải đàm phán để giải quyết.

Hai là, biên giới Việt - Trung có đặc điểm rất ít thấy trong những đường biên giới giữa các nước. Đó là cư dân khu vực biên giới hai nước sinh sống, canh tác đan xen qua nhiều thế hệ. Ở một số nơi, cư dân biên giới lại có quan hệ dòng tộc lâu đời, việc qua lại thăm thân, làm ăn diễn ra tương đối thường xuyên; có những khu vực bên này quản lý quá sang bên kia. Trong những trường hợp này, hai bên phải thương lượng giải quyết sao cho hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến cuộc sống và sản xuất của cư dân biên giới.

Ba là, công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu được thực hiện ở những nơi có điều kiện địa hình hết sức phức tạp, độ chia cắt lớn (núi cao, đèo dốc hiểm trở), điều kiện khí hậu, thời tiết hết sức khắc nghiệt (rừng thiêng nước độc; lũ quét; lũ ống...), cơ sở hạ tầng yếu kém (nhiều nơi không có đường giao thông; xa khu dân cư), vật liệu xây dựng, lương thực, máy móc thiết bị... phần lớn đều phải vận chuyển bằng sức người đến vị trí mốc giới. Hơn thế nữa, tại nhiều khu vực biên giới vẫn còn bom mìn, vật cản từ thời chiến tranh để lại.

Nhìn lại 35 năm qua kể từ khi hai nước chính thức tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền, hai bên đã tiến hành trên 3000 cuộc đàm phán lớn nhỏ với tổng cộng trên 1 triệu giờ công lao động để có được thành quả tạo dựng đường biên giới trên đất liền Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước.

V. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ hai nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc giới hiện đại, đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng đường biên giới Việt - Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, lâu dài, hợp tác và phát triển, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt

6Created by Thanh An - 26 -Thanh An Page 265/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201326

Page 27: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Nam - Trung Quốc. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền thể hiện trên một số điểm sau đây:

Thứ nhất, ta đã giải quyết hai trong ba vấn đề lớn do lịch sử để lại trong quan hệ Việt - Trung. Đó là giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền và vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, chỉ còn lại vấn đề biển Đông. Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền sẽ tạo cơ sở cho việc đàm phán giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.

Hai là, việc xác định một đường biên giới rõ ràng trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới; mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.

Ba là, việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền là biểu hiện sinh động của mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Việt Nam - Trung Quốc, góp phần gia tăng sự tin cậy giữa hai bên, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn.

Bốn là, trên bình diện quốc tế và khu vực, việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế: Giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hòa bình; không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế. (www.bienphongvietnam.vn – Ngày 13/12/2011)

TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CAM-PU-CHIA

1. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia khởi đầu từ

ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia (thuộc tỉnh Kon Tum) kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang), tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới của Cam-pu-chia (Ratarakiri, Mônđunkiri, Côngpôngchàm, Carachê, Sveyriêng, Prâyveng, Kầnđan, Tàkeo và Kămpốt) với chiều dài khoảng 1.137km.

Điều kiện khí hậu tại khu vực này chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, độ ẩm cao, thuận lợi cho trồng cây công, nông nghiệp, nuôi thủy hải sản, giúp hình thành nên những doanh trại trồng cây công nghiệp lớn hay những

6Created by Thanh An - 27 -Thanh An Page 275/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 27

Page 28: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

cánh đồng lúa trải dài. Thông thường, mùa mưa từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 9, tháng 10 dương lịch, chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 9, tháng 10 đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 27ºC.       Khác với hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Trung Quốc, đường biên giới này có địa hình tương đối bằng phẳng, ít đồi núi hiểm trở. Chính vì vậy, hệ thống giao thông liên kết giữa hai nước bằng đường bộ, đường sông phát triển thuận lợi, hình thành các tuyến đường bộ như đường liên quốc gia, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sông và nhiều đường mòn, đặc biệt sau này sẽ hình thành tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Á nối kết với các trung tâm thương mại lớn của khu vực góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy giao lưu, hiểu biết lẫn nhau cũng như mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế và thương mại cho cư dân hai bên biên giới. Bên cạnh hệ thống giao thông được cải thiện, hệ thống cửa khẩu biên giới đã và đang được Chính phủ hai nước quan tâm đầu tư. Tính đến tháng 3 năm 2011, hai nước Việt Nam - Căm-pu-chia đã thỏa thuận mở 10 cửa khẩu quốc tế và 12 cửa khẩu chính, trong đó có 19 cửa khẩu đường bộ và 03 cửa khẩu đường sông là Thường Phước (Đồng Tháp) - Côkrôca (Prâyveng); Sông Tiền (An Giang) - Caomsamno (Kầnđan); Vĩnh Hội Đông (An Giang) - Kompung Kroxăng (Tàkeo). Hệ thống cửa khẩu này đã giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước, sự giao lưu của dân cư hai bên nhanh chóng và thuận tiện.

TTTên các cặp cửa khẩu biên giới Việt  Nam – Cam-pu-chia

Việt  Nam Cam-pu-chia

I. Cửa khẩu quốc tế1 Lệ Thanh

(Gia Lai)An-đông-pếch(Ratanakiri)

2 Hoa Lư(Bình Phước)

Trapaing Sre(Kratié)

3 Xa Mát(Tây Ninh)

Trapeang Phlong(Kôngpôngchàm)

4 Mộc Bài(Tây Ninh)

Bàvét(Sveyriêng)

5 Bình Hiệp(Long An)

Prâyvo(Sveyriêng)

6 Dinh Bà(Đồng Tháp)

Bontiachắcrrây(Prâyveng)

7 Thường Phước(Đồng Tháp)

Côkrôca(Prâyveng)

6Created by Thanh An - 28 -Thanh An Page 285/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201328

Page 29: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

8 Sông Tiền(An Giang)

Caomsamno(Kầnđan)

9 Tịnh Biên(An Giang)

Phơnôngđơn(Tàkeo)

10 Hà Tiên(Kiên Giang)

Prekchak(Kămpốt)

II. Cửa khẩu chính

1 Đắc Ruê(Đắk Lắk)

Chimiết(Mônđunkiri)

2 Bu Prăng(Đắk Nông)

Đắk Đam(MônĐunKiRi)

3 Đắk Peur(Đắk Nông)

Bu Sara(MônĐunKiRi)

4 Hoàng Diệu(Bình Phước)

La Pakhê(MônĐunKiRi)

5 Kà Tum(Tây Ninh)

Chăn Mun(Kôngpôngchàm)

6 Tống Lê Chân(Tây Ninh)

Sa Tum(Kôngpôngchàm)

7 Chàng Riệc(Tây Ninh)

Đa(Kôngpôngchàm)

8 Phước Tân(Tây Ninh)

Bố Môn(Svayriêng)

9 Mỹ Quý Tây(Long An)

Xòm Rông(Sveyriêng)

10 Khánh Bình(An Giang)

Chrây Thum(Kầnđan)

11 Vĩnh Hội Đông(An Giang)

Kom Pung Kroxăng(Tàkeo)

12 Giang Thành(Kiên Giang)

Ton Hon(Kămpốt)

 2. Đường biên giới đất liền Việt  Nam - Cam-pu-chiaThời Pháp thuộc, đoạn phía Bắc của biên giới đất liền giữa Việt Nam và

Cam-pu-chia được xác định bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Đoạn phía Nam của biên giới đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia được hoạch định bằng các công ước giữa Quốc vương Cam-pu-chia và Thống đốc Nam Kỳ, và xác định rõ bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương.  

6Created by Thanh An - 29 -Thanh An Page 295/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 29

Page 30: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

a. Đoạn biên giới phía Bắc được xác định bằng Nghị định ngày 06/12/1904 và ngày 04/7/1905 của Toàn quyền Đông Dương. Riêng đoạn biên giới dọc theo sông Dak Dam thuộc tỉnh Đăk Lăk và một đoạn ngắn theo sông Sê San thuộc Pleiku (tỉnh Gia Lai ngày nay) được xác định bằng các nghị định của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 30/3/1932 và 04/3/1933 (quy định về ranh giới hành chính phía Tây của các tỉnh đó theo suối Dak Dam và sông Sê San). Đoạn biên giới phía Bắc này chưa được cắm mốc giới trên thực địa.

b. Đoạn biên giới phía Nam được xác định và cắm mốc như sau:Từ ngã ba Trung Kỳ - Nam Kỳ - Cam-pu-chia (Đắc Lắc ngày nay) đến điểm

hợp lưu Tônlé Tru - Tônlé Chàm (Tây Ninh ngày nay) được xác định bởi Nghị định ngày 26/7/1893 của Thống đốc Nam Kỳ và Nghị định ngày 31/7/1914 của Toàn quyền Đông Dương.

Từ hợp lưu Tônlé Tru - Tônlé Chàm đến làng Hòa Thành (Kiên Giang ngày nay) được xác định bởi Thỏa ước Pháp - Cam-pu-chia ngày 9/7/1870 và Công ước Pháp - Cam-pu-chia ngày 15/7/1873 được ký kết giữa một bên là Thống đốc Nam Kỳ đại diện cho xứ thuộc địa và một bên là Quốc vương Cam-pu-chia đại diện cho xứ bảo hộ. Đoạn biên giới này đã được xác định trên thực địa bằng 124 cột mốc, sau đó tiếp tục được thể hiện bằng Nghị định ngày 26/7/1893 của Thống đốc Nam Kỳ và các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (Nghị định ngày 31/7/1914, Nghị định ngày 30/3/1932, Nghị định ngày 6/12/1935, Nghị định ngày 11/12/1936 và Nghị định ngày 26/7/1942).

Từ mốc 124 (làng Hòa Thành) đến bờ biển Hà Tiên được xác định bởi biên bản hoạch định ngày 5/4/1876, các biên bản ngày 15/6/1896 và ngày 20/1/1897, biên bản điều chỉnh hoạch định ngày 28/11/1888, Điều 1 và Điều 2 Nghị định ngày 31/7/1914 của Toàn quyền Đông Dương.          

3. Tóm tắt quá trình đàm phán hoạch định đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia

Sau năm 1954, Việt Nam và Cam-pu-chia đã nhiều lần dự định thương lượng, trao đổi ý kiến về biên giới, lãnh thổ giữa hai nước. Sau khi chiến tranh ở Đông Dương kết thúc, hai bên đã nỗ lực đàm phán và ký kết được 5 hiệp ước, hiệp định về vấn đề biên giới là:

- Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Cam-pu-chia, ký ngày 18/02/1979.

- Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Cam-pu-chia, ký ngày 07/7/1982.

- Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Cam-pu-chia, ký ngày 20/7/1983.

- Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Cam-pu-chia, ký ngày 20/7/1983.

6Created by Thanh An - 30 -Thanh An Page 305/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201330

Page 31: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

- Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Cam-pu-chia, ký ngày 27/12/1985.

Với Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Cam-pu-chia năm 1985, hai nước đã cơ bản giải quyết vấn đề hoạch định biên giới trên đất liền, đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Đây là Hiệp ước được ký kết giữa hai quốc gia độc lập, có chủ quyền, trên cơ sở tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế. Năm 2005, hai bên ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985. Hiệp ước này tái khẳng định giá trị hiệu lực của Hiệp ước năm 1985.

4. Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia

Song song với tiến trình đàm phán, hai bên cũng đã từng bước thực hiện công tác phân giới, cắm mốc. Sau khi ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Cam-pu-chia năm 1985, từ năm 1986 đến hết năm 1988, hai bên đã tiến hành phân giới được khoảng 212km, cắm được 72 cột quốc giới. Đến năm 1989, việc phân giới, cắm mốc bị tạm dừng. Ngày 22/12/2005, hai bên đã thông qua Kế hoạch tổng thể về công tác phân giới, cắm mốc và thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động của Ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc của hai nước. Hai bên đã thống nhất cắm trên toàn tuyến biên giới 371 cột mốc (không tính mốc ngã ba Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia).

Ngày 27/9/2006 cột mốc đầu tiên (số 171) đã được các cơ quan đại diện của hai bên cắm tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) - Bavét (Svayriêng), mở đầu tiến trình phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến.

Tính đến tháng 3/2011 hai bên đã xác định được 209 vị trí cột mốc và chuyển vẽ được khoảng 1084km đường biên giới, đạt 95,3% chiều dài biên giới.

Tuy tiến trình phân giới cắm mốc đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng, nhưng để hoàn thành đúng tiến độ công tác phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia trước cuối năm 2012 như lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận, các cơ quan liên quan của hai bên cần phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Có thể nói, quá trình đàm phán, phân giới, cắm mốc tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia mặc dù có một số khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng với sự nỗ lực của chính phủ và sự ủng hộ của nhân dân hai nước, tiến trình phân giới, cắm mốc chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định khu vực, phục vụ cho công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước cũng như những mong muốn của người dân hai nước. (www.bienphongvietnam.vn – Ngày 13/12/2011)

__________________________

6Created by Thanh An - 31 -Thanh An Page 315/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 31

Page 32: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

1. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340km, trải dài suốt

10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phong-sa-lỳ, Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muồn, Sa-vẳn-na-khệt, Sả-lạ-văn, Sê-kông và Ắt-tạ-pư.

Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào đều đi qua đỉnh hoặc triền núi và qua rừng rậm nhiệt đới, so với mặt nước biển nơi thấp nhất vào khoảng 300m, cao nhất vào khoảng 2.700m; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình khoảng 500m, có nơi cao trên 1000m. Giữa hai nước có những dãy núi cao hình thành một đường biên giới tự nhiên: Phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh Hóa trở vào là dãy Trường Sơn. Một số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu hết là núi non hiểm trở, đi lại khó khăn.

Dân cư sống hai bên biên giới đa phần là nhân dân các dân tộc ít người, sống thưa thớt tại các làng bản rất xa nhau và xa đường biên giới. Đời sống vật chất và tinh thần của đa số đồng bào các dân tộc của hai bên còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Giao thông đi lại giữa hai bên và trong khu vực biên giới của từng bên rất khó khăn, hầu như chưa có đường giao thông cơ giới (trừ một vài khu vực cửa khẩu; đông dân cư; một số đường có từ thời chiến tranh; hoặc có đường lâm nghiệp mới mở theo thời vụ đã xuống cấp nhiều…).

Các khu vực gần biên giới có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối với hai nước. Nhân dân hai nước ở khu vực biên giới từ lâu đã có sẵn mối quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, tối lửa tắt đèn có nhau và gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

2. Lịch sử hình thành đường biên giới Việt Nam - Làoa. Thời Pháp thuộc, biên giới giữa Việt Nam - Lào được xác định bằng các

nghị định của Toàn quyền Đông Dương (Nghị định năm 1893, Nghị định năm 1895, Nghị định năm 1896; Nghị định năm 1900; Nghị định năm 1904; Nghị định năm 1916).

Đồng thời với việc điều chỉnh đất đai theo các nghị định của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành điều chỉnh đường biên giới và thể hiện trên bản đồ Bonne tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương.

b. Sau năm 1975, hai nước nỗ lực đàm phán về biên giới lãnh thổ (02/1976) thống nhất nguyên tắc lấy bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in năm 1945 để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước; nơi nào

6Created by Thanh An - 32 -Thanh An Page 325/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201332

Page 33: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

không có bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 thì dùng bản đồ in trước hay sau đó một vài năm.

Ngày 18/07/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã được đại diện hai nhà nước Việt Nam và Lào ký tại thủ đô Viêng-chăn. Việc đàm phán thành công và ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia là một thắng lợi to lớn của hai đảng, hai chính phủ và nhân dân hai nước, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình xây dựng biên giới Việt Nam - Lào trở thành biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển lâu dài.

Năm 1978, hai bên bắt đầu tiến hành phân giới, cắm mốc toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào và hoàn thành công tác này vào năm 1987. Theo đó, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã xây dựng được một hệ thống mốc quốc giới với số lượng 199 mốc. Đồng thời, trong giai đoạn này, hai nước đã giải quyết xong các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giải quyết biên giới giữa hai nước như chuyển giao đất, bàn giao dân và tài sản giữa hai bên… phù hợp với luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế và phản ánh đúng thực tế đường biên giới lịch sử hình thành giữa hai nước.

Các kết quả trên đã được hai bên ghi nhận trong Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (24/01/1986), Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (24/01/1986), Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia Việt Nam và Lào (16/10/1987).

Sau khi hoàn thành cơ bản công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa vào năm 1987, hai bên đã ký Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 01/03/1990 và Nghị định thư bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 31/08/1997 nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho công tác bảo vệ và quản lý biên giới giữa hai nước.

c. Hệ thống mốc quốc giới lúc đó được xây dựng trong giai đoạn hai nước còn đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển, kỹ thuật hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của một hệ thống mốc chính quy, đảm bảo tính ổn định lâu dài.

Mật độ mốc quá thưa, bình quân trên 10 km một mốc (cá biệt có những nơi trên 40 km một mốc). Vì vậy, đường biên giới trên thực địa ở một số nơi không rõ ràng, nên lực lượng quản lý và nhân dân hai bên biên giới không biết rõ được đường biên giới.

Các mốc được thiết kế và xây dựng chưa phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu ở khu vực biên giới cũng như kích thước mốc nhỏ, chất lượng mốc chưa cao…, nên hầu hết các mốc giới đã xuống cấp và hư hỏng. Đến nay, hầu hết các mốc đã phải gia cố phần nền móng; có mốc đã phải sửa đi sửa lại

6Created by Thanh An - 33 -Thanh An Page 335/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 33

Page 34: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

nhiều lần gây tốn kém nhưng chưa đảm bảo ổn định. Trong những năm qua, hai bên đã mở và nâng cấp nhiều cửa khẩu cùng với các công trình mới được xây dựng khang trang, hiện đại, nhiều khu vực dân cư ở gần khu vực biên giới phát triển mạnh mẽ nên hệ thống mốc cũ không còn phù hợp, không thể hiện rõ đường biên giới trên thực địa, nhất là ở các cửa khẩu, nơi đông dân cư nhiều người qua lại, gây khó khăn cho công tác quản lý biên giới.

Xuất phát từ thực tế trên, nhằm phục vụ nhu cầu phối hợp quản lý biên giới ổn định lâu dài, góp phần củng cố bền vững mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Từ tháng 05/2008, Việt Nam và Lào chính thức triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước theo hướng chính xác, hiện đại, bền vững và thống nhất trên toàn tuyến biên giới. Tổng số mốc tăng dày và tôn tạo gồm 792 cột mốc với 16 mốc đại, 190 mốc trung, 586 mốc tiểu. Thời gian thực hiện Kế hoạch bắt đầu từ năm 2008, trong đó ưu tiên cắm mốc ở khu vực có cửa khẩu và khu vực có đường giao thông thuận lợi đi qua nhằm tăng cường hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế và ổn định trật tự an toàn xã hội vùng biên giới.

Ngày 18/01/2008, Việt Nam và Lào đã cùng với Cam-pu-chia cắm mốc ngã ba biên giới và ngày 26/08/2008 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa ba nước. Ngày 05/09/2008, tại cửa khẩu Lao Bảo - Đen-sạ-vẳn, hai bên đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành mốc đôi 605. Đây là cột mốc đầu tiên chính thức khởi động cho công tác tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới giữa hai nước. Tính đến tháng 02/2011, hai bên đã xác định được 462 vị trí mốc và đã xây dựng 333 vị trí mốc. Hai bên sẽ hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa vào năm 2012, và hoàn thành Nghị định thư, bản đồ ghi nhận kết quả vào năm 2014.

3. Cửa khẩu trên biên giới Việt Nam - Lào

TTTên các cặp cửa khẩu biên giới Việt  Nam - LàoViệt  Nam Lào

I. Cửa khẩu quốc tế

1 Tây Trang (Điện Biên) Pang Hốc (Phong-sa-lỳ).2 Na Mèo (Thanh Hóa) Nậm Xôi (Hủa-phăn)3 Nậm Cắn (Nghệ An) Nặm Cắn (Xiêng-khoảng)4 Cầu Treo (Hà Tĩnh) Nặm Phao (Bô-ly-khăm-xay)5 Lao Bảo (Quảng Trị) Đen Sạ Vẳn (Sa-vẳn-na-khệt)6 Cha Lo (Quảng Bình) Na Phàu (Khăm-muồn)7 Bờ Y (Kon Tum) Phu Cưa (Ắt-tạ-pư)

6Created by Thanh An - 34 -Thanh An Page 345/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201334

Page 35: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

II. Cửa khẩu chính1 Chiềng Khương (Sơn La) Bán Đán (Hủa-phăn)2 Lóng Sập (Sơn La) Pa Háng (Hủa-phăn)3 La Lay (Quảng Trị) La Lay (Sả-lạ-văn)4 Hồng Vân (Thừa Thiên Huế) Cu Tai (Sả-lạ-văn)5 Nam Giang (Quảng Nam) Đắc ta Oóc (Sê-kông)6 Huổi Puốc (Điện Biên) Na Son (Luổng-pha-băng)

III. Cửa khẩu phụ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp thành cửa khẩu chính nhưng chưa khai trương.

1 Tén Tằn (Thanh Hóa) Xổm Vắng (Hủa-phăn)

2 A Đớt (Thừa Thiên Huế) Tà Vàng (Sê-kông)

IV. Cửa khẩu phụ đang đề nghị nâng cấp thành cửa khẩu chính

1 Thanh Thủy (Nghệ An) Nặm On (Bô-ly-khăm-xay)2 Đắk BLô (Kon Tum) Đắk Bar (Sê-kông)

(www.bienphongvietnam.vn)

ĐẨY MẠNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC TỈNH BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO

Thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào là nhiệm vụ quan trọng trong việc củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa 2 nước, góp phần giữ vững đường biên giới hòa bình, ổn định…

Là một trong 10 tỉnh của Việt Nam có chung đường biên giới với nước CHDCND Lào, những năm qua, tỉnh Sơn La ban hành nhiều chính sách thúc đẩy hợp tác với chính quyền các tỉnh Bắc Lào trên tất cả các lĩnh vực. Theo Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La Thào Xuân Sùng, nhân dân vùng biên giới của tỉnh Sơn La và các tỉnh của nước CHDCND Lào đã chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, xây dựng khu vực biên giới ổn định và phát triển. Ông Sùng cho biết: “Tỉnh Sơn La đã ký văn bản hợp tác toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh với cả 8 tỉnh Bắc Lào. Hai bên thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân các dân tộc về truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, cùng thực hiện tốt Hiệp định quy chế biên giới

6Created by Thanh An - 35 -Thanh An Page 355/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 35

Sơn La với công tác gìn giữ bình yên nơi biên giới

Page 36: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

quốc gia Việt Nam - Lào và các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ hai nước. Đặc biệt, thời gian qua đã cùng nhau thống nhất nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng, đập tan âm mưu phá hoại góp phần giữ vững an ninh, chính trị khu vực biên giới, củng cố bền chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào”.

Không chỉ có Sơn La, trong thời gian qua, các địa phương khác của Việt Nam cũng đã tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác, gắn bó, bảo đảm an ninh trật tự trên hơn 2 nghìn km vùng biên với nước CHDCND Lào. Hai bên đã phối hợp tốt trên lĩnh vực xây dựng các cụm bản ở vùng sâu vùng xa, khu vực biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tại các tỉnh giáp biên. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đẩy mạnh hợp tác thương mại biên giới, một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên cũng như đóng vai trò quan trọng trao đổi thương mại và sản xuất chung, đặc biệt là trong bối cảnh 2 nước xây dựng Dự án phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020. Đây được xem là động lực mạnh mẽ không chỉ cho thương mại biên giới Việt - Lào mà còn hỗ trợ tích cực cho các dự án đầu tư giữa hai nước. Điều này phần nào được minh chứng với việc năm 2011, thương mại Việt - Lào đã tăng trưởng mạnh với tốc độ 49,8% so với trước đó, đạt hơn 700 triệu USD. Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao và hoan nghênh nỗ lực của các địa phương hai nước đã hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trong việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, góp phần quan trọng thúc đẩy sự hợp tác, đầu tư thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hai nước ở vùng biên giới sinh sống, kinh doanh, qua lại hỗ trợ lẫn nhau”.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong hợp tác giữa các địa phương vùng biên giới 2 nước, tại Hội nghị quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, Đoàn kết - Hữu nghị, các đại biểu đã đề xuất Quốc hội 2 nước cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc thông qua ngân sách hỗ trợ cho các địa phương có chung đường biên giới để khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào, kết hợp hợp tác phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch phân ban quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào, nhấn mạnh: “Hợp tác giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của hai nước nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, tạo niềm tin vững chắc lâu dài, mối quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Nâng cao hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi góp phần cho mối quan hệ đặc biệt theo luật pháp của mỗi nước tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, tạo điều kiện cho các địa phương trong vùng biên giới và những tỉnh không cùng biên giới, có cơ hội hợp tác toàn diện, phát triển kinh tế bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quốc phòng xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài”.

6Created by Thanh An - 36 -Thanh An Page 365/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201336

Page 37: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Với hơn 2 nghìn km chiều dài toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào, việc đẩy mạnh hợp tác giữa các tỉnh biên giới sẽ là động lực để nhân dân 2 nước phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp mà lãnh đạo 2 nước đã dày công vun đắp

(vovworld.vn - Ngày 25/4/2012)

CHUNG TAY XÂY DỰNG BIÊN GIỚI HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN

Để không ngừng vun đắp tình hữu nghị đặc biệt và phát huy truyền thống đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai bản Lao Khô I và Nà Khạng, được sự đồng ý của cấp ủy, chính quyền xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (Việt Nam) và cụm Phiêng Sa (Lào), ngày 8/1/2013, tại bản Lao Khô I đã diễn ra lễ kết nghĩa giữa hai bản. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai bản, mà còn là mô hình điểm để từ đó sẽ được nhân rộng trên toàn tuyến biên giới tỉnh Sơn La và Hủa Phăn.

Sau rất nhiều ngày chờ đợi, mong mỏi, người dân hai bản Lao Khô I và Nà Khạng đã vỡ òa trong niềm vui khi hai vị trưởng bản đặt bút ký vào bản Quy chế hoạt động kết nghĩa. Vậy là, từ giờ phút thiêng liêng này, cấp ủy, chính quyền, nhân dân hai bản vốn có truyền thống cách mạng, quan hệ đoàn kết thân tộc từ lâu đời sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau hơn, cùng chia ngọt, sẻ bùi, chung tay phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống, đấu tranh chống lại âm mưu chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Trong niềm vui chung của bản, ông Vì Thạo Păn, Trưởng bản Nà Khạng xúc động nói: Tình cảm của nhân dân hai bản có chung đường biên giới từ lâu đã như anh em một nhà. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, nhân dân các bộ tộc Lào, nhân dân bản Nà Khạng không thể nào quên công ơn cũng như tình cảm nhân dân bản Lao Khô I. Đặc biệt là gia đình ông Tráng Lao Khô đã không sợ hiểm nguy che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng Lào (trong đó có cố Tổng Bí thư Cay Xỏn Phôm Vi Hản). Chính vì vậy, khi biết cấp ủy, chính quyền các cấp của Việt Nam và Lào có chủ trương tổ chức kết nghĩa giữa các bản giáp biên hai bên biên giới, trong đó, Nà Khạng, Lao Khô I được chọn làm điểm trước khi nhân rộng ra toàn tuyến biên giới, dân bản chúng tôi hết sức vui

6Created by Thanh An - 37 -Thanh An Page 375/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 37

Page 38: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

mừng. Từ nay, hai bản chúng ta sẽ có điều kiện giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, góp phần làm cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc Lào - Việt càng thêm sâu sắc và bền vững.

Hòa chung với niềm vui của nhân dân bản Lao Khô I và Nà Khạng, ông Mê Đình Chung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu cho biết: Những năm qua, tỉnh Sơn La và Hủa Phăn đã có nhiều chương trình hợp tác song phương, hỗ trợ nhau trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân biên giới. Bên cạnh đó, công tác quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới luôn được hai bên chú trọng nên đã có bước phát triển thuận lợi. Việc hai bản Lao Khô I và Nà Khạng kết nghĩa là hành động cụ thể, thiết thực nhất thể hiện tình đoàn kết gắn bó keo sơn, thủy chung, son sắt giữa hai Đảng, hai Nhà nước nói chung và nhân dân hai bên biên giới nói riêng, góp phần làm cho diện mạo vùng biên giới ngày càng khởi sắc.

Quy chế hoạt động kết nghĩa vừa được hai Trưởng bản ký kết gồm 8 điểm. Trong đó có những nội dung đáng chú ý như cấp ủy, chính quyền hai bản sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau trong giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân về truyền thống đoàn kết giữa hai dân tộc, giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân về quốc gia, quốc giới, chấp hành tốt hiệp định, quy chế; xây dựng phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới; chủ động phối hợp giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở các vấn đề nảy sinh, có liên quan đến hai bản... Sau một tháng làm điểm, cấp ủy, chính quyền hai bên sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, thống nhất các bước triển khai và nhân rộng mô hình này trước tháng 3/2013. Hương Mai (Báo Biên phòng số 6 – ngày 18/01/2013)

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG SƠN LA QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ

Ngày 3/3/1959 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/TTg về việc thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang “Thống nhất các đơn vị Công an biên phòng, Cảnh sát vũ trang thành một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”.

Từ đó ngày 3/3 hàng năm là ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân vũ trang, (nay là Bộ đội Biên phòng). Đây là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự ra đời của một lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng và Bác Hồ sáng lập, có ý nghĩa vô cùng to lớn về bước phát triển mới của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Lần đầu tiên

6Created by Thanh An - 38 -Thanh An Page 385/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201338

Page 39: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc bảo vệ biên giới, bờ biển, lực lượng thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, sự thương yêu, đùm bọc của nhân dân, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn phát huy bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của lực lượng. Các thế hệ cán bộ chiến sĩ BĐBP nói chung, BĐBP Sơn La nói riêng luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Đoàn kết, cảnh giác, liêm chính, kiệm cần, hoàn thành nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, dũng cảm trước địch, vì nước quên thân, trung thành với Đảng, tận tụy với dân"; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, khắc phục khó khăn, gian khổ, mưu trí, dũng cảm tấn công kẻ thù và các loại tội phạm; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng “Nhà đại đoàn kết”; các công trình dự án phát triển kinh tế ở khu vực biên giới góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu vực biên giới. Huy động nhân dân tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới của tỉnh. Xây dựng và củng cố tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào... Từ những việc làm thiết thực,

hiệu quả trên, hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh, thầy thuốc quân hàm xanh, chiến sĩ tuyên truyền văn hóa, cán bộ tăng cường xã mang quân hàm xanh đã thực sự chiếm được tình cảm, sự tin yêu và quý mến của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, góp phần tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. Xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Với những thành tích đã đạt được trong 54 năm xây dựng và trưởng thành, Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, BĐBP Sơn La vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 2 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; hàng chục đơn vị, hàng nghìn cá nhân được tặng thưởng nhiều huân, huy chương và những phần thưởng cao quý.

Trong thời gian tới, tình hình trên tuyến biên giới và nhiệm vụ công tác biên phòng dự báo còn tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi BĐBP phải không ngừng được xây dựng vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của lực lượng, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Sơn La quyết tâm thực hiện thắng lợi một số nội dung sau:

Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mặt công tác; chủ động

6Created by Thanh An - 39 -Thanh An Page 395/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/2013 39

Page 40: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Vì một biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

nắm chắc tình hình, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, các cấp, các ngành để làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP kịp thời có những chủ trương, đối sách xử lý hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra trên biên giới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác biên phòng; phát hiện, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hoạt động vi phạm hiệp định, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, an ninh trật tự khu vực biên giới; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, phối hợp với các lực lượng bảo vệ biên giới của hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng (Lào) giải quyết các vấn đề có liên quan đến hai bên biên giới đảm bảo theo đúng hiệp định, hiệp nghị đã ký kết,

trên tinh thần đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Duy trì nghiêm các chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật quân sự; chấp hành nghiêm kỷ luật, pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia tự chủ, tự quản, đường biên, cột mốc. Phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT - XH, củng cố QP - AN ở các xã biên giới. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. Triển khai đồng bộ các mặt công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính; đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sĩ.

6Created by Thanh An - 40 -Thanh An Page 405/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 4/201340

Page 41: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Đại tá Đỗ Quốc Vinh Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Sơn La (Báo Sơn La ngày 01/3/2013)

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG BIÊN GIỚI SƠN LAMùa xuân đã qua, hoa ban trắng, hoa ban đỏ không còn nở rộ trên các

sườn núi. Ðó cũng là lúc những cơn mưa lớn bắt đầu đổ xuống Tây Bắc. Sông suối đục ngầu, băng băng chảy về xuôi, dấu vết đất đá sạt lở vẫn còn nguyên trên một số cung đường chúng tôi đi qua.

Phía trước, một vùng biên cương giàu truyền thống cách mạng, nơi hội tụ văn hóa của nhiều dân tộc và là nơi có những người lính mang quân hàm mầu xanh lá cây...

Sơn La là tỉnh vùng cao có đường biên giới với nước bạn Lào dài tới 250 km. Ðường biên giới chạy từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam qua đường phân thủy của các dãy núi chính có tính chiến lược làm điểm tựa như Pu Xam Sẩu, Pu Chửn, Pu Gia Thầu, Pu Tông, Pu Khoai, Pu Săn Cang, Pha Luông, Pu Khau Quang, Pu Ta Nê... Trên những đỉnh núi cao vời vợi ấy có những cột mốc thiêng liêng phân định chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Và phía bên kia cột mốc là nước bạn Lào thắm tình đồng chí sắt son, thủy chung. Song dẫu là anh em, dẫu tình hữu nghị đặc biệt, từng chung một chiến hào đánh giặc ngoại xâm, hạt gạo chia đôi, tấm chăn sẻ nửa thì biên giới cũng phải rõ ràng, minh định. Ðó chính là tính nhân văn trong văn hóa ứng xử giữa các quốc gia, và dù nước lớn hay nhỏ cũng đều phải thực tâm như thế. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Sơn La, Ðại tá Trần Ðức Uẩn rất tâm đắc điều ấy. Ðấy cũng là điều thôi thúc những người lính biên phòng Sơn La vượt qua muôn vàn khó khăn về địa hình, thời tiết để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng dày tôn tạo mốc quốc giới Việt Nam - Lào.

Trong cả nước, hiện có ba nơi thực hiện việc tăng dày tôn tạo cột mốc khó khăn nhất là Sơn La, Nghệ An và Kon Tum. Ở Sơn La có những cột mốc nằm trên độ cao 1.800 mét. Vì thế, việc mang phiến đá làm cột mốc nặng hàng tấn lên đỉnh núi cao cũng là một kỳ công. Rồi nữa là xi-măng, cát sạn, sắt thép, gạch đá. Mồ hôi của lính biên phòng và của dân bản thấm mặn từng cột mốc biên cương. Tuy nhiên, trước đó còn phải khảo sát song phương, đơn phương các vị trí mốc. Khẩn trương để kịp tiến độ nhưng không được phép cẩu thả, sơ sài, thiếu chuẩn xác. Bởi ta và bạn ai cũng hiểu rằng mỗi thước đất biên cương là tài sản vô giá của tổ tiên, ông cha để lại. Ðại tá Ðỗ Quốc Vinh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cho biết thêm: "Năm 2011, chúng tôi đã tiến hành khảo sát song phương được tám vị trí mốc, khảo sát đơn phương 13 vị trí mốc, xây dựng xong 70 mốc biên giới. Không lâu nữa, 125 cột mốc trên tuyến biên giới này sẽ hình thành và đó chính là cơ sở để chúng ta bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh

Page 42: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

quốc gia. Khi có một đường biên giới minh định, tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào càng được củng cố, phát triển tươi sáng hơn. Chúng tôi tổ chức tuần tra song phương, đơn phương bảo vệ biên giới, địa bàn 301 lượt tổ, có 1.331 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tham gia bảo vệ an toàn đường biên, cột mốc quốc giới, duy trì nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa qua cửa khẩu...".

Nét đẹp văn hóa của Bộ đội Biên phòng Sơn La còn thể hiện trong ứng xử đời thường, trước hết là với các bạn Lào. Láng giềng của Sơn La là hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng. Tình cảm giữa bộ đội biên phòng hai nước thật thắm thiết nồng hậu. Những cuộc tuần tra song phương đã nói lên một phần điều đó. Những câu chuyện giản dị cảm động vẫn còn được nhắc lại. Hằng năm, biên phòng hai nước thường có những buổi gặp gỡ, giao lưu văn nghệ ấm áp vui vẻ. Bài hát Việt, bài hát Lào đan xen, lăm tơi lăm vông dập dìu bên múa sạp, múa xòe. Ðồng chí Chỉ huy trưởng quân sự tỉnh Hủa Phăn thổ lộ trong một buổi văn nghệ giữa bộ đội hai bên là: "Biên giới thì phải minh định rõ ràng nhưng tình cảm Việt - Lào thì không có biên giới". Chúng ta phải giữ gìn vững chắc biên giới nhưng cũng phải gìn giữ tình cảm đặc biệt giữa hai nước. Giúp bạn chính là giúp mình. Không làm được điều đó sẽ có lỗi với các thế hệ đi trước. Ðó chính là suy nghĩ và hành động thường ngày của cán bộ chiến sĩ biên phòng Sơn La.

Ở Sơn La, các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp là nơi quần tụ đông đảo của bảy dân tộc anh em gồm Thái, Kinh, Mông, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, Lào. Nghề sống chính của đồng bào các dân tộc ở đây là trồng trọt, chăn nuôi và nhìn chung còn khá khó khăn. Theo tiêu chuẩn mới, ở Sơn La còn 40% hộ nghèo, có huyện số hộ nghèo lên tới 60%. Và hơn ai hết, những người lính biên phòng luôn cảm thông và tìm cách giúp đỡ nhân dân xóa đói, giảm nghèo, từng bước ổn định, phát triển kinh tế. Không chỉ giúp dân bằng mọi khả năng của mình, các anh còn vận động các nhà doanh nghiệp, những người hảo tâm hướng về biên giới bằng những việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân, nhất là với những xã, bản nghèo. Tới hôm nay, Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh triển khai, hoàn thành giai đoạn hai cuộc vận động "Mái ấm cho người nghèo biên giới". Tận mắt chứng kiến những ngôi nhà Ðại đoàn kết ở bản Xa Mai, bản Mốc của xã Tân Xuân, nhà bán trú dân nuôi ở xã Mường Lạn... chúng tôi cảm nhận nhiều hơn về tình nghĩa quân dân vùng biên. Không vui sao được khi thấy dân mình được sống trong những ngôi nhà ấm áp tình người. "Của một đồng, công một nén". Cùng với việc đóng góp tiền bạc ủng hộ quỹ xóa đói, giảm nghèo, hằng năm Bộ đội Biên phòng còn bỏ ra biết bao công sức để hướng dẫn, giúp đỡ bà con trồng trọt, chăn nuôi, khám, chữa bệnh, dạy học, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh. Bà con coi những người lính quân hàm mầu lá cây là anh em, bè bạn, là thầy thuốc, thầy giáo của mình. Các anh luôn là khách quý trong các lễ hội, các buổi văn nghệ

Page 43: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

thậm chí cả việc hiếu, việc hỷ của các làng bản và gia đình. Gieo gì gặt nấy. Gieo tình yêu thương sẽ gặt được lòng tin cậy. Mà nói như các đồng chí chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La thì: "Dân còn tin yêu Ðảng, tin yêu Nhà nước, tin yêu Bộ đội Biên phòng và yêu biên giới thì bờ cõi biên cương của Tổ quốc sẽ còn được giữ vững". Với niềm tin ấy, nhân dân sẽ là tai mắt, là điểm tựa của các chiến sĩ biên phòng nơi rừng sâu núi thẳm heo hút mù xa này. Không phải ngẫu nhiên chúng ta lại có khái niệm "biên giới lòng dân". Dân yên, biên giới sẽ yên.

Ðối với chúng tôi, trong chuyến đi này có một điểm khó quên, là khi tới Ðồn Biên phòng Nậm Lạnh ở huyện Sốp Cộp. Trời mưa, đường trơn, xe không vào tận đồn, chúng tôi phải lội bùn, cuốc bộ mấy cây số. Mệt nhưng thật ấm lòng khi gặp những nụ cười cởi mở, ánh nhìn thân mến và cái bắt tay nồng ấm của cán bộ, chiến sĩ. Chúng tôi ngỡ ngàng, thích thú khi được thong thả bước trong một không gian xanh, sạch, đẹp. Bởi rất nhiều cây xanh, cây cảnh trong khu vực đồn; rất nhiều tiếng chim hót trong các vòm cây. Hoa hồng tươi rói nở trước hiên nhà. Hàng thông xanh rờn đứng phía trước đồn như những người lính trung kiên đứng gác. Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ đội Biên phòng Sơn La - Trung tá Vũ Ðức Tú, người cùng chúng tôi lên đây, từng là chỉ huy đồn Nậm Lạnh kể với tôi: "Hàng thông này vốn ở khu đồn cũ, lúc đó đã được bốn, năm tuổi. Năm 2003 khi dời đồn về vị trí mới, anh em chúng tôi đã bứng lên trồng ở đây". Vâng, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp là một nét văn hóa ở các đồn biên phòng. Rồi chuyện tuần tra biên giới, phá án ma túy, đoàn kết quân dân... được Thiếu tá Nguyễn Tiến Hoàng - Ðồn phó nghiệp vụ, Ðại úy Ðỗ Minh Thái - Ðồn phó, kể lại hấp dẫn. Lại nữa là chuyện về những lúc tuần tra ở cột mốc xa, phải mắc võng ngủ rừng, dùng nước suối phải có thuốc khử khuẩn, dầm sương giá lạnh mật phục,... và lòng buồn thương vô hạn về người đồng đội hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Nhưng có lẽ, điều chúng tôi thấy vui và tin cậy hơn nữa là sự có mặt của đội ngũ sĩ quan trẻ trung, khỏe mạnh, được đào tạo có hệ thống, trong đó có sĩ quan là người dân tộc thiểu số. Ðối với họ, tấm gương người anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi Lù Công Thắng đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở thời bình vẫn luôn tỏa sáng, và là tấm gương để họ noi theo.

Ðêm Sốp Cộp lạnh và mưa lộp độp rơi trên mái tôn. Một cuộc giao lưu nhỏ đã diễn ra tại đồn Nậm Lạnh giữa những người lính biên phòng với các cô gái Thái với áo cóm, khăn piêu duyên dáng. Thiếu úy Hoàng Văn Lực, Ðội trưởng đội trinh sát là ca sĩ kiêm dẫn chương trình. Những bài hát truyền thống hào hứng cất lên, cùng với những ca khúc trữ tình do các cô gái trình bày. Em là dòng sông Mã, anh là núi Mường Hung,... câu hát bay cao, bay xa như giai điệu thiết tha của tâm hồn người dân vùng đất này. Tình ca Tây Bắc, tình ca ấm áp lòng người biên cương. (sonla.gov.vn - Ngày 25/6/2012)

Page 44: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

KINH NGHIỆM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI BIÊN PHÒNG CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH SƠN LA

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 250km tuyến biên giới quốc gia (BGQG), tiếp giáp với 2 tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Những năm qua, với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Sơn La, tình hình trên tuyến biên giới của tỉnh cơ bản ổn định; chủ quyền, an ninh BGQG, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG) được giữ vững; quan hệ giữa tỉnh và hai địa phương bạn ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, KVBG của tỉnh và phía ngoại biên còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định. Các thế lực thù địch vẫn tăng cường các hoạt động chống phá bằng các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. Chúng tìm mọi cách tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào hai bên biên giới di, dịch cư tự do, tham gia hoạt động phỉ... nhằm thực hiện âm mưu thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông tự trị”. Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm buôn bán, vận chuyển các chất ma túy qua biên giới có vũ trang tiếp tục diễn biến rất phức tạp.

Trước tình hình đó, cùng với việc triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng (ĐNBP). Nhờ đó, mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa chính quyền và nhân dân hai bên biên giới không ngừng được nâng lên, tạo cơ sở để BĐBP tỉnh và lực lượng bảo vệ biên giới (LLBVBG) của bạn đẩy mạnh phối hợp công tác, cùng nhau bảo vệ và xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, phát triển.

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác ĐNBP thời gian qua, BĐBP tỉnh rút ra một số kinh nghiệm:

Một là, coi trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về công tác ĐNBP. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, tạo cơ sở cho việc xây dựng quyết tâm, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhận thức được điều đó, BĐBP tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc quán triệt, giáo dục cho bộ đội về công tác ĐNBP; tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác ĐNBP, nhất là khi nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo đó, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị quán triệt kỹ các văn bản về công tác ĐNBP của các cấp, bộ, ngành có liên quan, trực tiếp là Nghị định số 89/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 05/2003/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng và Chỉ thị số 2570/CT-BTLBP của Tư lệnh BĐBP; đồng thời, làm rõ vai trò nòng cốt, chuyên trách của BĐBP trong thực hiện

Page 45: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

công tác này. Trong quá trình thực hiện, BĐBP tỉnh đã vận dụng linh hoạt, đồng bộ nhiều hình thức, biện pháp giáo dục, tuyên truyền toàn diện, sâu rộng cho tất cả các đối tượng; trong đó, chú trọng đối tượng là cán bộ, chiến sĩ ở các đồn, trạm biên phòng, các cửa khẩu - những người hằng ngày, hằng giờ trực tiếp làm nhiệm vụ và thực hiện công tác đối ngoại trên KVBG. Đặc biệt, BĐBP tỉnh coi trọng cụ thể hóa, gắn các nội dung quán triệt với thực tế tình hình biên giới; lấy kinh nghiệm (cả thành công và chưa thành công) trong hoạt động ĐNBP của đơn vị trong những năm qua để truyền thụ cho bộ đội. Mặt khác, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo các đơn vị chú trọng phòng ngừa, chủ động phát hiện, đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, biểu hiện giản đơn, có thể nảy sinh trong hoạt động đối ngoại.

Nhờ đó, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh luôn nhận thức rõ: Công tác ĐNBP là bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại quốc phòng của Đảng, Nhà nước; là một trong những biện pháp công tác cơ bản để bảo vệ BGQG, bảo vệ Tổ quốc từ xa. Trên cơ sở đó, thấy được vai trò, trách nhiệm của mình, tích cực tham gia, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ ĐNBP được phân công.

Hai là, vận dụng linh hoạt nội dung, hình thức, phương pháp ĐNBP phù hợp với đặc điểm tuyến biên giới của tỉnh. BĐBP tỉnh xác định phải tiến hành công tác ĐNBP đúng nguyên tắc, phương châm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đúng thông lệ quốc tế. Đó là cơ sở quan trọng để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; không để kẻ địch lợi dụng chống phá; góp phần tăng cường, phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Thực hiện vấn đề này, BĐBP tỉnh đã chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người chỉ huy các cấp đối với công tác ĐNBP; đề cao công tác kế hoạch, duy trì nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình hoạt động ĐNBP ở tất cả các cấp. Hằng năm, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ động bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác ĐNBP của cấp trên, nắm vững tình hình mọi mặt, nhất là yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, thực tế tình hình nội, ngoại biên để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác ĐNBP; đồng thời, chỉ đạo các đồn biên phòng xây dựng kế hoạch công tác ĐNBP, đảm bảo thống nhất về quan điểm, nguyên tắc, phù hợp về nội dung, biện pháp, làm cơ sở cho từng cấp cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch chi tiết cho mỗi lần thực hiện hoạt động đối ngoại. Để đạt hiệu quả cao, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo các cấp coi trọng xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó với LLBVBG của bạn; mở rộng quan hệ ĐNBP cả ở cấp tỉnh và cấp đồn; thực hiện đa dạng hình thức, phương pháp đối ngoại, như: Gặp gỡ trao đổi, hội đàm (theo định kỳ, đột xuất); phối hợp tuần tra song phương; tổ chức giao lưu, thăm hỏi; gửi thư trao đổi, thông báo tình hình, chúc mừng nhân dịp những ngày lễ lớn của mỗi nước; thiết lập đường dây nóng giữa hai bên v.v…

Page 46: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Thời gian qua, BĐBP tỉnh đã chủ động tham mưu cho các cấp chính quyền tỉnh và phối hợp với LLBVBG, Trạm số 02, 03 của Lào thiết lập và duy trì chế độ giao ban biên giới, đưa hoạt động này trở thành nền nếp, theo đúng phân cấp thẩm quyền; phối hợp với LLBVBG của bạn thực hiện tốt việc tuần tra song phương, khảo sát, thực hiện dự án tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới, thực hiện các kế hoạch, chuyên án đấu tranh phòng, chống tội phạm qua biên giới… Riêng 6 tháng đầu năm 2012, BĐBP tỉnh đã phối hợp với bạn tổ chức giao ban biên giới cấp tỉnh được 3 lần; giao ban với Trạm số 02, 03 và chính quyền bạn 15 lần; tổ chức 5 lượt tổ tuần tra song phương; khảo sát song phương 15 vị trí mốc giới; phối hợp với bạn xử lý 6 vụ/08 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép; trao trả người qua biên giới 02 vụ/12 đối tượng. Nhân dịp Tết cổ truyền của các bộ tộc Lào, BĐBP tỉnh cũng tổ chức 3 đoàn sang thăm hỏi, tặng quà lực lượng vũ trang bạn với giá trị gần 170 triệu đồng. Nhờ có sự thống nhất cao về quan điểm, nội dung, phương pháp tiến hành, các hoạt động đó đã tạo cơ sở giúp BĐBP tỉnh cùng LLBVBG của bạn phối hợp xử lý kịp thời, có hiệu quả các vấn đề nảy sinh ngay trên biên giới.

Ba là, kết hợp chặt chẽ công tác ĐNBP với ngoại giao nhân dân; gắn hoạt động ĐNBP với các biện pháp nghiệp vụ biên phòng khác, nhằm tạo thế hỗ trợ, nâng cao hiệu quả công tác ĐNBP. Một mặt, BĐBP tỉnh tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ở KVBG đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với tổ chức đảng, chính quyền, nhân dân bạn bằng nhiều hình thức, đặc biệt là hoạt động kết nghĩa giữa các thôn (bản) dọc tuyến biên giới; thông qua đó, tăng cường mối quan hệ gắn bó, đoàn kết hữu nghị giữa hai bên. Mặt khác, BĐBP tỉnh tích cực triển khai thực hiện các hoạt động ngoại giao nhân dân, chủ động gắn kết nội dung ĐNBP với ngoại giao nhân dân. Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 06/7/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, làm cho nhân dân ở KVBG, nhất là nhân dân bạn hiểu rõ về chủ quyền lãnh thổ, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở của Đảng, Nhà nước ta... Thời gian qua, cùng với coi trọng làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới buôn bán, làm ăn, thăm thân, BĐBP tỉnh đã phối hợp với chính quyền, đoàn thể các xã biên giới tổ chức hàng trăm buổi nói chuyện, tuyên truyền vận động nhân dân; gặp gỡ, trao đổi các vị trưởng bản, trưởng dòng họ, nhằm tranh thủ mối quan hệ dân tộc, thân tộc của đồng bào hai bên biên giới, thông qua đó để tuyên truyền làm cho nhân dân ý thức rõ vấn đề quốc gia, quốc giới, chấp hành nghiêm Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước. Bên cạnh đó, BĐBP tỉnh còn đẩy mạnh nhiều hoạt động giúp bạn, như: Khám chữa bệnh cho nhân dân, giúp bạn xây dựng địa bàn, xóa đói giảm nghèo... Từ đầu năm 2012 đến nay, BĐBP tỉnh

Page 47: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

đã tiến hành khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí (trị giá hơn 15 triệu đồng) cho 673 lượt người dân Lào. Thông qua các hoạt động trên, BĐBP Sơn La đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân ở KVBG, đó là cơ sở quan trọng để BĐBP tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ chủ quyền BGQG.

Bốn là, chú trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu công tác ĐNBP. ĐNBP là công tác đặc biệt, có tính tổng hợp cao, quan hệ mật thiết với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Các vụ việc, tình huống xảy ra trên KVBG thường đa dạng về hình thức, phức tạp về tính chất, nội dung, liên quan trực tiếp đến quan hệ quốc gia, dân tộc. Bởi vậy, cán bộ, chiến sĩ khi làm công tác ĐNBP phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ, năng lực toàn diện, có khả năng xử lý các tình huống linh hoạt, mềm dẻo, đúng nguyên tắc. Để đáp ứng yêu cầu đó, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, đồng bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực thực hiện hoạt động ĐNBP cho các đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác ĐNBP, các tổ, đội trinh sát, vận động quần chúng và cán bộ, chiến sĩ ở các cửa khẩu, đồn, trạm biên phòng. Những năm qua, BĐBP tỉnh đã thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng; kết hợp huấn luyện, bồi dưỡng tại chỗ với lựa chọn, cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo của Bộ Tư lệnh BĐBP. Đặc biệt, BĐBP tỉnh chỉ đạo các đơn vị tăng cường luân phiên cử cán bộ, nhân viên tham gia các hoạt động đối ngoại, nhằm thông qua thực tiễn giúp họ tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực, trình độ; đồng thời duy trì thực hiện tốt nền nếp công tác huấn luyện, bồi dưỡng hằng năm về công tác ĐNBP. Với phương châm “cơ bản, thiết thực, hiệu quả”, bên cạnh việc tổ chức cho bộ đội học tập nắm vững các quan điểm, phương châm, nguyên tắc tiến hành công tác ĐNBP, các văn bản pháp lý về biên giới mà hai nước đã ký kết,… BĐBP tỉnh đã chú trọng tập trung bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ĐNBP, kiến thức lễ tân ngoại giao, nhất là trình độ sử dụng tiếng Lào cho cán bộ, chiến sĩ. Nhờ những nỗ lực đó, đến nay, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã có sự phát triển về mọi mặt, số người biết tiếng Lào đạt tỷ lệ khá cao, đảm bảo đủ khả năng để tự tin, chủ động trong các hoạt động đối ngoại.

Những kinh nghiệm chủ yếu trên đang được BĐBP tỉnh Sơn La tiếp tục phát huy, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác ĐNBP trong thời gian tới. Đại tá Trần Đức Uẩn Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sơn La (Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 8 - Tháng 8/2012)

SỨC TRẺ CỦA NGƯỜI LÍNH QUÂN HÀM XANH

TRÊN VÙNG BIÊN GIỚI

Page 48: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Phát huy nhiệt huyết của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên tại các đồn biên phòng đóng trên địa bàn tỉnh Sơn La đang ra sức xây dựng, bảo vệ an toàn địa bàn, phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.

Có mặt tại các đồn biên phòng vào những ngày tháng 3 mới thấy hết tinh thần, trách nhiệm của các cán bộ, chiến sĩ trẻ nơi phên giậu của Tổ quốc. Vượt qua hàng chục kilômét đường đất quanh co dọc sườn núi, chúng tôi có mặt tại Đồn Biên phòng Púng Bánh, đóng trên địa bàn xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp. Tại đây, không khí thi đua sôi nổi hưởng ứng Tháng thanh niên và phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới đang lan tỏa khắp đơn vị. Công trình xây dựng đoạn đường bê tông dài gần 2km đến trung tâm xã đang được đoàn viên Đồn biên phòng Púng Bánh và Đoàn thanh niên xã gấp rút triển khai.

Anh Tòng Văn Hoàn, Phó Bí thư Đoàn xã Púng Bánh cho biết, được sự hỗ trợ về kinh phí và ngày công của Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Púng Bánh, đoạn đường bê tông đang dần được hoàn thiện, khi hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo giao thông và tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong mùa mưa.

Trung tá Lường Văn Loán, Phó Chủ nhiệm chính trị Đồn Biên phòng Púng Bánh cho biết, xác định đoàn viên thanh niên là lực lượng nòng cốt của đơn vị trong các phong trào thi đua, cấp ủy, chỉ huy đơn vị luôn tạo điều kiện để các cán bộ, chiến sĩ trẻ tham gia các hoạt động nhằm phát huy sức trẻ như góp ý, giúp đỡ chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo như 30a, 135; cùng nhân dân thực hiện ngày thứ 7 tình nguyện để vệ sinh làng bản, đảm bảo vệ sinh môi trường; tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước về chủ quyền biên giới cho nhân dân.

Đóng quân trên địa bàn xã vùng 3, đường sá đi lại còn khó khăn, kinh tế của xã còn chậm phát triển, tỉ lệ hộ nghèo trên 60%, nên Đồn Biên phòng Púng Bánh đã thường xuyên tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ trẻ bám địa bàn để tuyên truyền, hướng dẫn khoa học kỹ thuật giúp người dân thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, áp dụng cách làm ăn mới để đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, phát huy vai trò của người thầy thuốc mang quân hàm xanh, hàng năm Đoàn thanh niên đơn vị còn thường xuyên đến các bản tổ chức khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt người dân.

Rời Đồn Biên phòng Púng Bánh, chúng tôi đến với Đồn Biên phòng Nậm Lạnh nằm ở xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Nậm Lạnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn được giao phụ trách. Được đơn vị giao trọng trách tham gia quản lý đoạn biên giới dài gần 20km, với 7 cột mốc, đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Nậm Lạnh đã thường xuyên tổ chức cho cán bộ, đoàn viên tham gia các tổ tuần tra đường biên, cột mốc theo định kỳ và đột xuất; phối hợp với các đơn vị chức năng của nước CHDCND Lào tiến hành tuần tra song phương để kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện trong khu vực biên giới, nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Page 49: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso42013.doc · Web viewTrung tướng Trần Hoa: Đảng ta đã xác

Song song với công tác bảo vệ an ninh biên giới, đoàn viên thanh niên trong chi đoàn luôn tích cực xung kích đi đầu trong lao động xây dựng đơn vị, điển hình là các hoạt động xây dựng vườn rau thanh niên theo mô hình chính quy, xây dựng vườn thuốc nam, giữ môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Nậm Lạnh còn triển khai thực hiện mô hình “Quỹ đồng đội”, “Ngôi nhà 100 đồng” nhằm tạo nguồn quỹ để giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trong đơn vị.

Trung úy Đào Anh Đức, Bí thư Chi đoàn Đồn Biên phòng Nậm Lạnh chia sẻ, nhận thức được trách nhiệm và niềm vinh dự khi được tham gia bảo vệ chủ quyền biên cương Tổ quốc, đoàn viên thanh niên trong đơn vị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng xung kích trong mọi lĩnh vực công tác mà cấp trên giao phó. Trong thời gian tới, đoàn viên trong Chi đoàn sẽ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ biên giới, đồng thời tham gia cùng với địa phương đẩy mạnh chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân.

Bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ và khát khao cống hiến cho quê hương của cán bộ, chiến sĩ trẻ các đồn biên phòng tỉnh Sơn La, chủ quyền biên giới của Tổ quốc ngày càng được đảm bảo, diện mạo vùng biên ngày càng đổi thay./.

(biengioilanhtho.gov.vn - Ngày 27/3/2013)

*************************