1. tên gọi và ký hiệu của qcvn - trang chủ, home · web viewbỘ thÔng tin vÀ truyỀn...

67
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC VIỄN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ VÔ TUYẾN HÀNG KHÔNG DÙNG TRÊN MẶT ĐẤT HOẠT ĐỘNG TRONG BĂNG TẦN VHF (118-137MHz)

Upload: phungdan

Post on 04-May-2018

218 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGCỤC VIỄN THÔNG

THUYẾT MINHDỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN

TỪ CHO THIẾT BỊ VÔ TUYẾN HÀNG KHÔNG DÙNG TRÊN MẶT ĐẤT HOẠT ĐỘNG TRONG BĂNG TẦN VHF (118-137MHz)

Hà Nội, 20145

Page 2: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Mục lục

Danh mục bảng........................................................................................................3

Danh mục hình vẽ....................................................................................................3

Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................4

1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN............................................................................5

2. Đặt vấn đề.............................................................................................................5

3. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật.................................................................7

3.1.Giới thiệu về các hệ thống thiết bị vô tuyến (CNS/ATM) của ngành hàng không............................................................................................................7

3.2. Vị trí, vai trò của thiết bị cần chuẩn hóa trong hệ thống CNS..................8

3.3. Hiện trạng sử dụng thiết bị tại Việt Nam....................................................9

3.3.1. Hiện trạng sử dụng trong ngành hàng không............................................9

3.3.2. Hiện trạng nhập khẩu thiết bị..................................................................10

3.3.3. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị..................................................................11

4. Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị trong và ngoài nước.................................15

4.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước.......................................................15

4.1.1. Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI)........................................15

4.1.2. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO.......................................18

4.1.3. Các tổ chức khác.....................................................................................21

4.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước........................................................22

4.2.1. Quy định về Quy chuẩn áp dụng.............................................................22

4.2.2. Quy định về tần số hoạt động..................................................................23

5. Lựa chọn tài liệu tham chiếu............................................................................24

5.1. Lựa chọn tài liệu tham chiếu......................................................................24

5.2. Giải thích nội dung dự thảo quy chuẩn.....................................................25

5.2.1. Hình thức trình bày.................................................................................25

5.2.2. Nội dung quy chuẩn................................................................................26

2

Page 3: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

5.3. Bảng tham chiếu nội dung Quy chuẩn......................................................32

6. Khuyến nghị áp dụng QCVN...........................................................................33

6.1. Về việc sử dụng quy chuẩn.........................................................................33

6.2. Các khuyến nghị khác.................................................................................34

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................39

Danh mục bảng

Bảng 1. Danh sách các loại thiết bị phổ biến được nhập khẩu vào Việt Nam....10

Bảng 2. Các tiêu chuẩn ETSI liên quan đến thiết bị vô tuyến hàng không VHF......15

Bảng 3. Danh sách các phụ lục của công ước hàng không dân dụng quốc tế.....20

Bảng 4. Bảng tham chiếu tài liệu tham khảo.......................................................32

Danh mục hình vẽ

Hình 1 - Hệ thống CNS/ATM...............................................................................8

Hình 2. Trạm VHF đường dài.............................................................................10

3

Page 4: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Danh mục các chữ viết tắt

STT Từ viết tắt

Tên tiếng anh Tên tiếng việt

1. ACC Area Control Centre Trung tâm kiểm soát đường dài

2. ATM Air Traffic Management Quản lý không lưu

3. CNSCommunication –Navigation – Surveillance

Thông tin – Dẫn đường - Giám sát

4. ICAOInternational Civil Avitation Organization

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

5. ITUInternational Telecommunication Union

Liên minh viễn thông quốc tế

6. ETSIEuropean Telecommunications Standards Institute

Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu

7. VDL VHF DatalinkLiên kết dữ liệu sử dụng sóng VHF

8. AMCPAeronautical Telecommunications Panel

Phân ban thông tin hàng không

9. VHF Very High Frequency Tần số cao

10. EMCElectroMagnetic Compatibility

Tương thích điện từ trường

4

Page 5: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN

- Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ cho thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF (118-136,975MHz).

- Mã số: 05-14-KHKT-TC

- Mục tiêu: Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm về tương thích điện từ cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF (118 MHz đến 136,975 MHz).

- Nội dung thực hiện:

+ Khảo sát tình hình sử dụng và quản lý chất lượng đối với thiết bị thu phát vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF.

+ Tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước đối với thiết bị thu phát vô tuyến hàng không.

+ Xác định tài liệu tham chiếu chính.

+ Xây dựng các quy định kỹ thuật và phương pháp đo kiểm đánh giá thiết bị.

+ Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

- Kết quả:

- Bản thuyết minh dự thảo quy chuẩn.

- Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF(118-136,975MHz).

- Báo cáo và Báo cáo tóm tắt

5

Page 6: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

2. Đặt vấn đề

Ngành hàng không đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà các quốc gia tăng cường mở rộng hợp tác, phát triển trên phạm vi toàn cầu, vai trò của ngành hàng không càng được khẳng định, nó trở thành cầu nối không thể thiếu trong quan hệ hợp tác, phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.

Khác với các phương tiện sử dụng cho các ngành giao thông khác, tỷ lệ rủi ro của các máy bay khi gặp trục trặc là rất cao, vì vậy các biện pháp đảm bảo cho máy bay được an toàn từ khi cất cánh, bay trên không trung, đến khi hạ cánh được biệt được chú trọng. Hiện nay, giải pháp được tất cả các quốc gia trên thế giới sử dụng để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực hàng không là sử dụng mô hình CNS/ATM (Communication Navigation Serveillance/Air Traffic Managament). CNS/ATM là các hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát áp dụng để hỗ trợ hệ thống quản lý không lưu hợp nhất trên toàn cầu. Các hệ thống này sử dụng các loại thiết bị vô tuyến chuyên dụng hoạt động trên nhiều băng tần khác nhau trong đó các thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trên dải tần số: 118-136,975MHz (sau đây gọi là TBVTHK) được sử dụng trong hệ thông thông tin để: Liên lạc thoại/dữ liệu (VDL) giữa kiểm soát viên không lưu tại tháp điều khiển với các máy bay, liên lạc tại sân bay và các liên lạc khác giữa kiểm soát viên không lưu tại ACC với phi công trên máy bay thuộc vùng thông báo bay mà ACC quản lý.

Tại Việt Nam, các TBVTHK nêu trên cũng được sử dụng để phục vụ cho việc thông tin – dẫn đường – giám sát trong ngành hàng không. Các thiết bị này thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT/BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nay, quy chuẩn áp dụng để chứng nhận và công bố hợp quy cho các thiết bị loại này là QCVN 47:2011/BTTTT và QCVN 18:2010/BTTTT. Các quy chuẩn này là các quy chuẩn chung áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến trong trường hợp chưa có quy chuẩn riêng, trong đó QCVN 47:2011/BTTTT quy định các chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến và QCVN 18:2010/BTTTT quy định các chỉ tiêu kỹ thuật phần tương thích điện từ.

6

Page 7: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến cho các thiết bị TPVTHK nêu trên (đề tài mã số 19-13-KHKT-TC). Quy chuẩn này khi được ban hành sẽ thay thế cho QCVN 47:2011/BTTTT trong việc đánh giá, xét cấp giấy chứng nhận hợp quy cho các thiết bị vô tuyến hàng không nêu trên. Bên cạnh việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quy định các yêu cầu về phổ tần vô tuyến, hiện Bộ TTTT đã xây dựng nhiều dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ dành riêng cho từng loại thiết bị vô tuyến cụ thể để thay thế cho QCVN 18:2010/BTTTT trong công tác quản lý chất lượng từng loại thiết bị cụ thể này, tuy nhiên chưa có dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ dành riêng cho TBVTHK nêu trên.

Hiện tại, Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI) đã ban hành tiêu chuẩn về EMC cho TBVTKH là EN 301 489-22, tiêu chuẩn này đã và đang được các nhà sản xuất tuân thủ và các thiết bị hàng không loại này được nhập khẩu và sử dụng ở Việt Nam cũng được nhà sản xuất công bố tuân thủ theo tiêu chuẩn EN 301 489-22.

Vì các lý do nêu trên, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho TBVTHK là cần thiết, hoàn thành bộ quy chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị thu phát vô tuyến hàng không sử dụng trên mặt đất hoạt động trên dải tần số 118-136,975MHz để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm chuyên ngành thuộc quản lý của Bộ TTTT và đồng bộ với yêu cầu quản lý của các nước trên thế giới, góp phần đảm bảo an toàn trong ngành hàng không và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật

3.1.Giới thiệu về các hệ thống thiết bị vô tuyến (CNS/ATM) của ngành hàng không

Mọi hoạt động quản lý không lưu (ATM) được diễn ra trên cơ sở hạ tầng CNS. CNS đóng vai trò quan trọng vì đây chính là những phương tiện để thực hiện liên lạc giữa người lái máy bay và kiểm soát viên không lưu. Có thể nói rằng quản lý không lưu không thể tồn tại nếu không có hệ thống CNS. Bản chất CNS là tập hợp các hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát với các chức năng như sau:

7

Page 8: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

- Hệ thống thông tin (C) có nhiệm vụ phân bố, trao đổi thông tin giữa các bộ phận mặt đất, tàu bay, kết nối các thành phần trong hệ thống với nhau, và với những nhà cung cấp, người dùng liên quan khác. Hệ thống này bao gồm thông tin cố định và thông tin di động hàng không.

- Hệ thống dẫn đường (N) có chức năng xác định vị trí, tốc độ, hướng dịch chuyển của máy bay, giúp máy bay di chuyển đúng hướng. Hệ thống này bao gồm các thiết bị dẫn đường vô hướng NBD; đài dẫn đường VOR; các thiết bị chỉ dẫn hạ cánh, bao gồm: thiết bị chỉ hướng hạ cánh (Localizer), thiết bị chỉ góc hạ cánh (Glidepath), thiết bị chỉ chuẩn (Marker), thiết bị đo khoảng cách (DME).

- Hệ thống giám sát (S) cung cấp cho các bộ phận kiểm soát không lưu dưới mặt đất thông tin về vị trí, hoạt động của các máy bay trên không trung. Hệ thống này bao gồm các thiết bị ra-đa hoạt động trong băng tần từ 1-18GHz.

Mô hình mô tả hệ thống CNS/ATM.

Hình 1 - Hệ thống CNS/ATM

3.2. Vị trí, vai trò của thiết bị cần chuẩn hóa trong hệ thống CNS

Thiết bị vô tuyến hàng không sử dụng trên mặt đất hoạt động trên dải tần số 118-136,975MHz được sử dụng trong Hệ thống thông tin (thiết bị này thuộc nghiệp vụ di động hàng không). Thiết bị loại này bao gồm:

8

Page 9: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

- Thiết bị VHF truyền dẫn thoại tương tự: được sử dụng để trao đổi thoại giữa các máy bay và đài mặt đất để liên lạc thoại giữa kiểm soát không lưu với phi công trên máy bay để điều hành, chỉ huy mọi hoạt động của máy bay từ khi bắt đầu khởi động đến khi hạ cánh an toàn.

- Thiết bị VHF truyền dẫn dữ liệu (VDL): Trong tương lai, thiết bị này có thể được sử dụng để thay thế cho các thiết bị truyền dẫn thoại tương tự (trao đổi thông tin thoại chỉ được dùng trong những trường hợp không bình thường hoặc khẩn cấp). Thiết bị VDL bao gồm:

Thiết bị theo chuẩn VDL mode 1: Hiện tại không có thiết bị theo chuẩn này vì chuẩn VDL mode 1 được xem xét trên giấy tờ và đã bị loại bỏ.

Thiết bị theo chuẩn VDL mode 2: Hiện nay có một số hãng hàng không sử dụng thiết bị theo chuẩn này dưới dạng thử nghiệm (tại Việt Nam không sử dụng thiết bị theo chuẩn này). Chuẩn VDL mode 2 do AMCP phát triển chỉ cho phép truyền dữ liệu. Chuẩn này được đưa vào phần I, chương III, Phụ lục 10 “thông tin liên lạc hàng không ” của Công ước hàng không quốc tế.

Thiết bị theo chuẩn VDL mode 3: Các thiết bị theo chuẩn này có thể truyền cả thoại và dữ liệu. Tuy nhiên, do đặc điểm của VDL mode 3 là yêu cầu các kênh VHF dành riêng cho mỗi trạm VHF do đó thiết bị theo chuẩn này rất ít được sử dụng vì không đủ tần số để triển khai.

Thiết bị theo chuẩn VDL mode 4: Chuẩn VDL mode 4 là chuẩn mới nhất cho các thiết bị VDL, hiện vẫn đang được chuẩn hóa cho phép truyền dữ liệu trong tương lai.

3.3. Hiện trạng sử dụng thiết bị tại Việt Nam

3.3.1. Hiện trạng sử dụng trong ngành hàng không

Tại Việt Nam, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát (Communication, Navigation, Surveillance - CNS) do Tổng công ty Quản lý bay cung cấp cho các chuyến bay đi/ đến các sân bay của Việt Nam và các chuyến bay quá cảnh qua vùng thông báo bay của Việt Nam.

Để đảm bảo liện lạc thoại giữa KSVKL và người lái tại mỗi giai đoạn điều hành chuyến bay (khu vực sân bay, khu vực tiếp cận và bay đường dài), các trạm VHF được tính toán lắp đặt phù hợp. Hiện tại, có nhiều tất cả các sân bay

9

Page 10: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

trên toàn quốc đều được lắp đặt trạm VHF để phục vụ cho điều hành bay tại khu vực sân bay; 03 trạm VHF tiếp cận được lắp tại 3 cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất để phục vụ điều hành bay tiếp cận; 07 trạm VHF đường dài được lắp đặt theo dọc trục đường bay Bắc - Nam tại Mộc Châu, Hà Nội, Vinh, Sơn Trà, Qui Nhơn, Tân Sơn Nhất và Cà Mau để phục vụ điều hành bay đường dài. Mỗi trạm VHF đường dài có tầm phủ tối đa 450 km và hoạt động trong băng tần từ 118-136,975MHz.

Hình 2. Trạm VHF đường dài

3.3.2. Hiện trạng nhập khẩu thiết bị

Hiện nay, có nhiều loại thiết bị vô tuyến hàng không VHF (118-136,975MHz) được nhập khẩu vào Việt Nam để phục vụ cho việc thay thế, nâng cấp, lắp đặt mới. Dưới đây là các chủng loại thiết bị được nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam (thông tin được lấy từ thực tế chứng nhận tại Cục Viễn thông và Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam):

Bảng 1. Danh sách các loại thiết bị phổ biến được nhập khẩu vào Việt Nam

TT Ký hiệu Hãng sản xuất Dải tần hoạt động

1. TR-810 JOTRON AS 118-137MHz;118-136,975MHz2. TR-7725 JOTRON AS

3. TR-7750 JOTRON AS4. XU4200 ROHDE & SCHWARZ5. Becker GK 415 Becker Flugfunkwerk Gmbh6. R&ampS®XU 4200 ROHDE & SCHWARZ

10

Page 11: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

7. TR-7710 JOTRON AS

8. R&ampS XU4200 VHF Transceiver ROHDE & SCHWARZ

9. GK 415-(5) Becker Flugfunkwerk Gmbh10. T6T Park Air Systems Limited11. T6TR Park Air Systems Limited12. IC-24/6 ICOM

3.3.3. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị

a. Thiết bị TR-810 của Jotron

- Đặc tính kỹ thuật

- Công bố của nhà sản xuất:

11

Page 12: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

b. Thiết bị TR-7750 của Jotron

- Đặc tính kỹ thuật

- Công bố của nhà sản xuất

12

Page 13: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

c. Thiết bị IC-24/6 của ICOM

Đặc tính kỹ thuật:

Công bố của nhà sản xuất:

13

Page 14: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

d. Thiết bị T6T của Park Air Systems Limited

Đặc tính kỹ thuật

Công bố của nhà sản xuất

14

Page 15: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

e) Thiết bị XU 4200 VHF của Rohde & Schwarz

15

Page 16: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

4. Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị trong và ngoài nước

4.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước

4.1.1. Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI)

a. Giới thiệu

ETSI là một tổ chức tiêu chuẩn hóa, phi lợi nhuận và độc lập trong công nghiệp viễn thông tại Châu Âu với hoạt động rộng khắp trên thế giới, trụ sở của Viện đặt tại Sophia Antipolis (Pháp). ETSI là tổ chức chịu trách nhiệm chính thức cho việc tiêu chuẩn hóa về các công nghệ truyền thông và thông tin (ICT) tại Châu Âu. Những công nghệ này bao gồm viễn thông, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực liên quan như truyền tải thông minh,,...

ETSI có 740 thành viên từ 62 quốc gia trong và ngoài Châu Âu, bao gồm các nhà sản xuất, các nhà vận hành khai thác mạng, các nhà quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan nghiên cứu và người sử dụng ở mọi lĩnh vực then chốt trong lĩnh vực ICT.

Hệ thống tiêu chuẩn của ETSI được xây dựng bài bản, khoa học và đầy đủ trong tất cả các lĩnh vực. Các tiêu chuẩn này được cập nhật liên tục theo yêu cầu phát triển thực tế của xã hội, vì vậy các tiêu chuẩn này được nhiều nhà sản xuất cũng như các quốc gia trên thế giới sử dụng làm tiêu chí chất lượng cho các sản phẩm của mình.

b. Các tiêu chuẩn của ETSI dành cho thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trên dải tần số VHF (118-136,975MHz)

Các tiêu chuẩn của ETSI liên quan đến thiết bị thu phát vô tuyến hàng không sử dụng trên mặt đất hoạt động trên dải tần số VHF: 118-136,975MHz như sau:

Bảng 2. Các tiêu chuẩn ETSI liên quan đến thiết bị vô tuyến hàng không VHF

STT Mã tiêu chuẩn Tên Tiêu chuẩn

1. ETSI TS 102 842 V1.2.3 (2011-11)

VHF air-ground and air-air Digital Link (VDL) Mode 4 radio equipment; Technical characteristics and methods of measurement for aeronautical mobile (airborne) equipment

2. ETSI EN 302 VHF air-ground and air-air Digital Link (VDL)

16

Page 17: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

842-1 V1.2.4 (2011-10)

Mode 4 radio equipment; Technical characteristics and methods of measurement for aeronautical mobile (airborne) equipment; Part 1: Physical layer

3. ETSI EN 302 842-2 V1.3.1 (2011-09)

VHF air-ground and air-air Digital Link (VDL) Mode 4 radio equipment; Technical characteristics and methods of measurement for aeronautical mobile (airborne) equipment; Part 2: General description and data link layer

4. ETSI EN 302 842-3 V1.3.1 (2011-09)

VHF air-ground and air-air Digital Link (VDL) Mode 4 radio equipment; Technical characteristics and methods of measurement for aeronautical mobile (airborne) equipment; Part 3: Additional broadcast aspects

5. ETSI EN 302 842-4 V1.2.2 (2010-12)

VHF air-ground and air-air Digital Link (VDL) Mode 4 radio equipment; Technical characteristics and methods of measurement for aeronautical mobile (airborne) equipment; Part 4: Point-to-point functions

6. ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11)

Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 22: Specific conditions for ground based VHF aeronautical mobile and fixed radio equipment

7. ETSI EN 300 676 V1.3.1 (2003-03)

Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Ground-based VHF hand-held, mobile and fixed radio transmitters, receivers and transceivers for the VHF aeronautical mobile service using amplitude modulation; Part 1: Technical characteristics and methods of measurement

8. ETSI EN 300 676-1 V1.5.2 (2011-03)

Ground-based VHF hand-held, mobile and fixed radio transmitters, receivers and transceivers for the VHF aeronautical mobile service using amplitude modulation; Part 1: Technical characteristics and

17

Page 18: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

methods of measurement

9. ETSI EN 300 676-2 V1.5.1 (2011-09)

Ground-based VHF hand-held, mobile and fixed radio transmitters, receivers and transceivers for the VHF aeronautical mobile service using amplitude modulation; Part 2: Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive

10. ETSI ETS 300 676 ed.1 (1997-03)

Radio Equipment and Systems (RES); Radio transmitters and receivers at aeronautical stations of the aeronautical mobile service operating in the VHF band (118 MHz -137 MHz) using amplitude modulation and 8,33 kHz channel spacing; Technical characteristics and methods of measurement

- Các tiêu chuẩn từ mục 1 đến mục 5 của Bảng nêu trên mô tả và đưa ra quy định về cấu trúc, chức năng của phương thức truyền dữ liệu của thiết bị VDL Mode 4 dùng trong các thiết bị vô tuyến hàng không dùng để trao đổi dữ liệu giữa máy bay với trạm mặt đất hoặc giữa các máy bay với nhau. Tại Việt Nam hiện chưa sử dụng các thiết bị loại này.

- Tiêu chuẩn tại mục 6 trong Bảng nêu trên nằm trong bộ tiêu chuẩn về tương thích điện từ trường đối với các thiết bị vô tuyến (nằm trong bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489), trong đó phần 22 áp dụng cho các thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF dùng trên mặt đất.

- Các tiêu chuẩn nêu tại mục 7,8,10 trong Bảng nêu trên quy định về đặc tính kỹ thuật và phương pháp đo kiểm cho các thiết bị thu phát vô tuyến hàng không hoạt động trong bằng tần VHF (118-136,975MHz) dùng cho thoại tương tự sử dụng trên mặt đất, trong đó tiêu chuẩn nêu tại mục 8 (ETSI EN 300 676-1 V1.5.2) là phiên bản được cập nhật mới nhất.

- Tiêu chuẩn nêu tại mục 9 (ETSI EN 300 676-2 V1.5.1) Ground-based VHF hand-held, mobile and fixed radio transmitters, receivers and transceivers for the VHF aeronautical mobile service using amplitude modulation; Part 2: Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive là tiêu chuẩn hài hòa áp dụng cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không hoạt động trong bằng tần VHF (118-136,975MHz) dùng cho thoại tương

18

Page 19: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

tự sử dụng trên mặt đất. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu thiết yếu nhất cho thiết bị. Nội dung của tiêu chuẩn này tham chiếu sang tiêu chuẩn ETSI EN 300 676-1 V1.5.2 (2011-03). Tiêu chuẩn này đã được sử dụng làm tài liệu tham chiếu để xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không VHF (118-137MHz) theo đề tài mã số 19-13-KHKT-TC do Cục Viễn thông thực hiện.

c) Tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11)

-ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11) là phần thứ 22 trong bộ tiêu chuẩn EN 301 489. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11) là các thiết bị vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF: 118-136,975MHz (bao gồm cả thiết bị thoại tương tự và thiết bị số VDL), cụ thể như sau: thiết bị VHF cố định, thiết bị VHF xách tay, thiết bị VHF di động, thiết bị VHF cầm tay.

- ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11) có chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm rõ ràng.

-ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 được sử dụng rất phổ biến để quản lý chất lượng của các thiết bị vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF: 118-136,975MHz

Nhận xét: ETSI đã xây dựng bộ tiêu chuẩn cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trên dải tần số VHF (118-136,975MHz) bao gồm:

Tiêu chuẩn quy định chỉ tiêu phần vô tuyến: ETSI EN 300 676-2 V1.5.1 (2011-09)

Tiêu chuẩn quy định chỉ tiêu phần EMC: ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11)

4.1.2. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO

a) Giới thiệu

Là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập năm 1944 trên cơ sở Công ước Chicagô năm 1944 về hàng không dân dụng quốc tế, có trụ sở tại Môngrêan Montreal, Quebec, (Canada). Ngoài ra ICAO còn có 6 chi nhánh khu vực ở Pari (Pháp); Cairô (AiCập); Bangkok (Thái Lan); Lima (Pêru); Mêhicô City (Mêhicô) và Đăcca (Xênêgan). Đến nay có khoảng 160 nước là

19

Page 20: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

thành viên chính thức của ICAO. Mục đích của ICAO là xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch vận tải hàng không để đảm bảo an toàn hàng không dân dụng quốc tế, khuyến khích phát triển các tuyến đường hàng không, sân bay, các công trình và phương tiện hàng không dân dụng... Các cơ quan của ICAO gồm:

- Đại hội đồng là cơ quan tối cao của ICAO gồm tất cả đại diện các nước thành viên. Mọi vấn đề quan trọng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Đại hội đồng. Đại hội đồng họp ba năm một lần do Hội đồng triệu tập vào thời gian thích hợp.

- Hội đồng là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng, gồm 27 nước thành viên do Đại hội đồng bầu ra trong phiên họp đầu tiên và cứ 3 năm được bầu lại một lần. Hội đồng có chức năng hành chính, trọng tài, thông tin, tư vấn và thực hiện các đề án của Đại hội đồng. Các cơ quan của Hội đồng gồm có Ủy ban không vận; Ủy ban không tải; Ủy ban pháp luật; Ủy ban phối hợp tài trợ; Ủy ban chống các can thiệp trái phép vào các hoạt động của ngành hàng không.

- Ban thư ký có nhiệm vụ thực hiện công việc hàng ngày của ICAO. Đứng đầu ban thư ký là tổng thư ký.

b) Công ước về hàng không dân dụng quốc tế

Công ước về hàng không dân dụng quốc tế (sau đây gọi tắt là Công ước) được các Chính phủ tham gia ký vào ngày 07/12/1944 tại Chicago nhằm mục đích “thống nhất một số nguyên tắc và thỏa thuận để ngành hàng không dân dụng có thể phát triển một cách an toàn và trật tự và để các dịch vụ vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế có thể được thiết lập trên cơ sở bình đẳng về cơ hội khai thác một cách chính đáng và kinh tế”. Theo đó, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã được thành lập như một phương tiện để đảm bảo hợp tác quốc tế ở mức độ cao nhất nhằm thống nhất các quy định và tiêu chuẩn, thủ tục và cách thức tổ chức các vấn đề hàng không dân dụng. Đồng thời, Hiệp định quá cảnh dịch vụ quốc tế và Hiệp định vận tải hàng không quốc tế đã được ký kết. Để thuận lợi, các tiêu chuẩn và khuyến nghị này được đưa vào các phụ lục của Công ước và thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết về biện pháp đã áp dụng. Các tiêu chuẩn và khuyến nghị tập trung vào các vấn đề:

- Hệ thống thông tin và trang thiết bị dẫn đường, kể cả dấu hiệu mặt đất;

20

Page 21: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

- Đặc tính của Cảng hàng không và bãi hạ cánh;

- Quy tắc không lưu và thực hành kiểm soát không lưu;

- Bằng cấp của nhân viên khai thác kỹ thuật và bảo dưỡng;

- Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tầu bay;

- Đăng ký và dấu hiệu nhận biết của tầu bay;

- Thu lượm và trao đổi tin tức khí tượng;

- Sổ sách, tài liệu;

- Bản đồ và hoạ đồ hàng không;

- Thủ tục hải quan và xuất, nhập cảnh;

- Tầu bay lâm nguy và điều tra tai nạn;

Và những vấn đề khác tương tự liên quan tới an toàn, điều hòa và hiệu quả của không lưu khi thấy thích hợp mà có thể ban hành.

Bảng 3. Danh sách các phụ lục của công ước hàng không dân dụng quốc tế

TT Số hiệu Tên

1. Annex 1 Personnel Licensing

2. Annex 2 Rules of the Air

3. Annex 3 Meteorological Service for International Air Navigation

4. Annex 4 Aeronautical Charts

5. Annex 5Units of Measurement to be Used in Air and Ground Operations

6. Annex 6 Operation of Aircraft

7. Annex 7 Aircraft Nationality and Registration Marks

8. Annex 8 Airworthiness of Aircraft

9. Annex 9 Facilitation

10. Annex 10 Aeronautical Telecommunications

11. Annex 11 Air Traffic Services

12. Annex 12 Search and Rescue

13. Annex 13 Aircraft Accident and Incident Investigation

21

Page 22: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

14. Annex 14 Aerodromes

15. Annex 15 Aeronautical Information Services

16. Annex 16 Environmental Protection

17. Annex 17Security: Safeguarding International Civil Aviation Against Acts of Unlawful Interference

18. Annex 18 The Safe Transport ofDangerous Goods by Air

c)Phụ lục 10 của Công ước

Trong các phụ lục (Annex) của Công ước, Annex 10 – “Aeronautical Telecommunications” đưa ra quy định cho ba hoạt động phức tạp, phổ biến và thiết yếu nhất của ngành hàng không là CNS (Thông tin- Dẫn đường- Giám sát). Annex 10 gồm 5 Volume, quy định về việc sử dụng hiệu quả phổ tần số, đặc tính kỹ thuật, yêu cầu lắp đặt sử dụng đối với các thiết bị vô tuyến sử dụng trong các hệ thống Thông tin – Dẫn đường – Giám sát. (Volume I – Hệ thống dẫn đường, Volume II – Thủ tục kết nối cho các dịch vụ dẫn đường, Volume III – Hệ thống thông tin, Volume IV – Hệ thống radar giám sát và tránh va chạm, Volume V –Phổ tần số hàng không).

Volume III của Phụ lục 10 quy định một số chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến như độ ổn tần số, công suất phát, phát xạ giả, phát xạ kênh lân cận, độ nhạy máy thu; không quy định các chỉ tiêu về phần tương thích điện từ.

Kết luận: ICAO không đưa ra quy định về tương thích điện từ cho các thiết bị vô tuyến hàng không VHF (118-136,975MHz). Nội dung mà ICAO quy định là các chỉ tiêu kỹ thuật về phần vô tuyến của thiết bị và các quy định này đã được đề cập trong tiêu chuẩn ETSI EN 300 676-2 của ETSI (tiêu chuẩn EN 300 676-2 đã được sử dụng làm tài liệu tham chiếu để xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị vô tuyến VHF:118-137MHz năm 2013).

4.1.3. Các tổ chức khác

a. ITU

ITU R đã có nhiều qui định, tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị vô tuyến, trong đó ITU đưa ra yêu cầu phân bổ về tần số, công suất phát xạ, can nhiễu đối với các hệ thống và dịch vụ vô tuyến. Tuy nhiên ITU không đề cập đến các yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị vô tuyến cụ thể mà chỉ đưa ra các dải tần, mức

22

Page 23: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

phát xạ cực đại, nhiễu .. cho một họ thiết bị, hệ thống hoặc một dịch vụ vô tuyến cụ thể nào đó. Các yêu cầu kỹ thuật này phù hợp cho công tác quản lý, thiết kế và khai thác hệ thống, dịch vụ vô tuyến. ITU cũng đưa ra một số khuyến nghị về EMC, các khuyến nghị đề cập đến các yêu cầu EMC và phương pháp đo thử chung cho các hệ thống hoặc họ thiết bị dùng trong mạng viễn thông mà không đề cập đến đối tượng thiết bị cụ thể nào.

b. IEC

IEC xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về tương thích điện từ tương đối đầy đủ và đồng nhất cho các thiết bị điện – điện tử. Đối với thiết bị thu phát vô tuyến hàng không VHF (118-136,975MHz), IEC không có tiêu chuẩn EMC dành riêng cho thiết bị này mà chỉ có các tiêu chuẩn quy định về giới hạn và phương pháp đo kiểm về phát xạ và miễn nhiễm điện từ do môi trường sinh ra trong bộ tiêu chuẩn IEC EN 61000. Hiện nay, các tiêu chuẩn liên quan trong bộ IEC EN 61000 này cũng được ETSI tham chiếu để xây dựng bộ tiêu chuẩn hài hòa về EMC là EN 301-489 nêu trên.

4.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước

4.2.1. Quy định về Quy chuẩn áp dụng

- Thiết bị thu phát vô tuyến hàng không VHF thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT, tuy nhiên do chưa xây dựng quy chuẩn riêng về phần vô tuyến và phần EMC cho thiết bị này nên quy chuẩn áp dụng cho thiết bị này theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư nêu trên là các quy chuẩn chung bao gồm: QCVN 47:2011/BTTTT (quy chuẩn quy định chỉ tiêu phần vô tuyến) và QCVN 18:2010/BTTTT (quy chuẩn quy định chỉ tiêu phần tương thích điện từ), trong đó:

QCVN 47:2011/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị vô tuyến điện. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện đối với thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện hoạt động trong dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz, sử dụng các phương thức điều chế, mã hoá và nén dãn phổ tần khác nhau. Quy chuẩn này được sử dụng để đánh đo kiểm và đánh giá các chỉ tiêu phần vô tuyến cho các thiết bị thông tin vô tuyến trong trường các thiết bị này chưa có Quy

23

Page 24: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

chuẩn riêng, vì vậy các quy định trong quy chuẩn này là các quy định tối thiểu bao gồm:dung sai tần số và công suất phát xạ giả. Hai chỉ tiêu này là hai quy định tối thiểu dành cho thiết bị vô tuyến nói chung.

QCVN 18:2010/BTTTT được chuyển đổi từ TCN 68-192:2003 là quy chuẩn về tương thích điện từ áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến nói chung trong trường chưa có quy chuẩn riêng về EMC. Tiêu chuẩn này được xây dựng theo tiêu chuẩn ETSI EN 300 339 V1.1.1 (6-1998). Hiện nay, tiêu chuẩn EN 300 339 V1.1.1 (6-1998) của ETSI chỉ có duy nhất một phiên bản V1.1.1 và đã được xếp vào loại tài liệu quá khứ (historical). Mặc dù là tiêu chuẩn về EMC nhưng QCVN 18:2010/BTTTT quy định cả chỉ tiêu phát xạ và miễn nhiễm liên quan đến cổng vỏ và cổng anten của thiết bị. Quy định này trùng với với định tương ứng trong các quy chuẩn về phần vô tuyến của sản phẩm.

- Năm 2013, Bộ TTTT đã xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thiết bị vô tuyến hàng không VHF căn cứ trên tiêu chuẩn EN 300 676-2 V1.5.1 (2011-09) của ETSI theo kết quả của đề tài mã số 19-13-KHKT-TC. Dự thảo quy chuẩn này được ban hành sẽ là quy chuẩn dành riêng cho thiết bị vô tuyến hàng không VHF và thay thế cho QCVN 47:2011/BTTTT trong công tác quản lý chất lượng.

4.2.2. Quy định về tần số hoạt động

Theo quy định tại Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ “ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia”, băng tần được quy hoạch cho các thiết bị vô tuyến di động hàng không là 117,975 – 137MHz.

Tần số hoạt động của thiết bị cần chuẩn hóa (118-136,975MHz) là phù hợp quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.

24

Page 25: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

5. Lựa chọn tài liệu tham chiếu

5.1. Lựa chọn tài liệu tham chiếu

Căn cứ theo mục tiêu đăng ký trong đề cương là “Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm về tương thích điện từ cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF (118 MHz đến 136,975 MHz)” và các nội dung phân tích nêu trên, ta thấy:

- Hiện nay, chỉ có ETSI xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cho thiết bị vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF (118-136,975MHz) bao gồm tiêu chuẩn quy định chỉ tiêu phần vô tuyến: ETSI EN 300 676-2 V1.5.1 (2011-09) và tiêu chuẩn quy định chỉ tiêu phần EMC: ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11). Các tiêu chuẩn này được nhiều nhà sản xuất ở các quốc gia trên thế giới sử dụng để quản lý chất lượng sản phẩm (đặc tính kỹ thuật của một số sản phẩm được thể hiện tại mục 3.3.3 của thuyết minh). Ở Việt Nam, năm 2013, Bộ đã xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không sử dụng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF theo đề tài mã số 19-13-KHKT-TC do Cục Viễn Thông thực hiện (đề tài đã được nghiệm thu). Dự thảo quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến cho thiết bị.

- Bộ tiêu chuẩn EN 301 489 được ETSI xây dựng bài bản, khoa học và đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế, vì vậy, bộ tiêu chuẩn này được sử dụng rất phổ biến. Bộ tiêu chuẩn EN 301 489 bao gồm:

Phần 1: là phần cơ sở, xây dựng các quy định chung về phát xạ và miễn nhiễm EMC để các phần còn lại tham chiếu vào. Khi cần thiết, nội dung phần 1 sẽ được cập nhật và các phần khác tham chiếu vào phần này sẽ tự động được cập nhật theo.

Các phần khác: được xây dựng cho từng thiết bị, băng tần cụ thể tùy theo thực tế phát triển của thiết bị. Các phần này tham chiếu vào phần 1, ngoài ra quy định thêm những nội dung đặc thù liên quan đến thiết bị như: điều kiện đo kiểm, bố trí đo kiểm, chỉ tiêu và cách thức đánh giá.

Bộ tiêu chuẩn EN 301 489 chỉ quy định các chỉ tiêu phần tương thích điện từ (bao gồm phát xạ và miễn nhiễm điện từ không liên quan đến cổng vỏ và anten), các chỉ tiêu về cổng vỏ và cổng anten sẽ được đề cập tại tiêu

25

Page 26: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

chuẩn quy định các chỉ tiêu về phần vô tuyến của thiết bị. Ngoài ra, Bộ tiêu chuẩn là bộ tiêu chuẩn hài hòa, được ETSI xây dựng trên cơ sở tham chiếu tiêu chuẩn và các khuyến nghị của nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa khác về EMC như ITU, IEC, ISO.

EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11) là phần 22 trong bộ EN 301 498. Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu về tương thích điện từ cho các thiết bị vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần 118-136,975MHz. Tiêu chuẩn này có chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm rõ ràng.

Ở Việt Nam, Bộ TTTT đã xây dựng nhiều dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ dành riêng cho các loại thiết bị vô tuyến cụ thể căn cứ trên các phần khác nhau của bộ tiêu chuẩn này.

Căn cứ theo các phân tích nêu trên, việc lựa chọn tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11) làm tài liệu tham chiếu là phù hợp nhất để xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF (118-136,975MHz).

5.2. Giải thích nội dung dự thảo quy chuẩn

Dự thảo quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở chấp nhận nội dung của tài liệu tham chiếu là tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11), có bố cục lại so với tài liệu tham chiếu để đảm bảo sự thống nhất với QCVN 18:2014/BTTTT và đảm bảo tính ngắn gọn, khoa học, cụ thể như sau:

5.2.1. Hình thức trình bày

Dự thảo quy chuẩn được trình bày theo đúng quy định về việc trình bày và thể thiện nội dung quy chuẩn quốc gia quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Dự thảo quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở chấp thuận tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11).Tiêu chuẩn này tham chiếu vào tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 (bổ sung thêm các phần dành riêng cho thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh) và hiện nay, Bộ TTTT đã xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật về EMC cho thiết bị vô tuyến trên cơ sở chấp thuận nguyên vẹn ETSI EN 301 489-1 (dự kiến là QCVN 18:2014/BTTTT).Vì vậy, đối với các nội dung đã được

26

Page 27: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

quy định trong QCVN 18:2014/BTTTT, dự thảo quy chuẩn sẽ tham chiếu vào để đảm bảo tính ngắn gọn và khoa học.

Để thống nhất hình thức trình bày với QCVN 18:2014/BTTTT, các nội dung liên quan đến điều kiện đo kiểm, đánh giá chất lượng, tiêu chí chất lượng được trình bày trong các Phụ lục tương ứng với các Phụ lục của QCVN 18:2014/BTTTT để thuận tiện cho người sử dụng tra cứu.

5.2.2. Nội dung quy chuẩn

5.2.2.1. Tên dự thảo quy chuẩn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF (118-137MHz) VHF (118-137,975MHz).

Ghi chú: Tần số hoạt động của thiết bị trong phần tên dự thảo quy chuẩn có sự thay đổi, cụ thể được giải thích tại mục 6.2

5.2.2.2. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chuẩn này áp dụng cho thiết bị vô tuyến hàng không sử dụng trên mặt đất hoạt động trong băng tần từ 118-137,975MHz118-137 MHz, bao gồm:

Thiết bị VHF cố định: đặt tại các vị trí cố định trên mặt đất như tại sân bay hoặc dọc theo tuyến của các đường bay.

Thiết bị VHF xách tay: được sử dụng tại các sân bay trong trường hợp các thiết bị VHF cố định không hoạt độngvà các khu vực khác trong những trường hợp cần thiết, cụ thể. Các, thiết bị này có công suất và tầm phủ hạn chế.

Thiết bị VHF di động: được lắp đặt trên các xe chở chuyên dụng, được sử dụng tại những nơi mà thiết bị VHF cố định không phủ tới sử dụng cho mục đích tìm kiếm cứu nạn, khẩn nguy.

Thiết bị VHF cầm tay: tương tự như thiết bị VHF xách tay nhưng có kích thước nhỏ gọn hơn.

Các thiết bị này có đặc tính kỹ thuật đặc trưng như sau (phần này cụ thể các nội dung tại Phụ lục A của EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11)):

Hoạt động trên dải tần số VHF (118-137,975MHz 118-137MHz).

Ghi chú: Tần số hoạt động của thiết bị trong phần tên dự thảo quy chuẩn có sự thay đổi, cụ thể được giải thích tại mục 6.2

Khoảng cách kênh: 25kHz hoặc 8,33kHz

27

Page 28: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Điều chế: DSB AM (A3E), GFSK, hoặc D8PSK

5.2.2.3. Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh

5.2.2.4. Quy định kỹ thuật

Phần này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm tương ứng liên quan đến các chỉ tiêu về tương thích điện từ, bao gồm:

a. Mục 2.1 “Phát xạ”

Các quy định trong mục này nhằm đảm bảo tiêu chí đầu tiên trong quy định về EMC là đảm bảo cho thiết bị hoạt động không ảnh hưởng tới các thiết bị và hệ thống khác

- Mục “Yêu cầu chung”:

+ Mục này quy định các yêu cầu về phát xạ điện từ bao gồm: phát xạ dẫn tại các cổng nguồn và cổng viễn thông, phát xạ dòng hài tại cổng nguồn và phát xạ bức xạ tại cổng vỏ thiết bị phụ trợ độc lập.

+ Các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm được tham chiếu sang Bảng 1 của QCVN 18:2014/BTTTT như sau:

28

Page 29: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Quy định tại Bảng 1 của QCVN 18:2014/BTTTT

Hiện tượng Áp dụng

Yêu cầu kiểm tra thiết bịCác mục tham chiếu trong quy chuẩn QCVN 18: 2014/

BTTTT

Thiết bị vô tuyến và phụ trợ sử dụng cố định (ví dụ: thiết bị trạm gốc)

Thiết bị vô tuyến và phụ trợ sử dụng cho phương tiện vận tải (ví dụ : thiết bị di động)

Thiết bị vô tuyến và phụ trợ sử dụng cho xách tay (thiết bị xáchtay)

Phát xạ bức xạ

Vỏ của thiết bị phụ trợ

Áp dụng cho phép đo kiểm độc lập

Áp dụng cho phép đo kiểm độc lập

Áp dụng cho phép đo kiểm độc lập

2.1.3

Phát xạ dẫnCổng vào/ra nguồn

DCÁp dụng Áp dụng Không áp dụng 2.1.4

Phát xạ dẫnCổng vào/ra nguồn

ACÁp dụng Không áp dụng Không áp dụng 2.1.5

Phát xạ dòng hài

Cổng đầu vào nguồn AC

Áp dụng Không áp dụng Không áp dụng 2.1.6

Dao động biên độ và biến động dạng sóng điện áp

Cổng đầu vào nguồn AC

Áp dụng Không áp dụng Không áp dụng 2.1.7

Phát xạ dẫn Cổng viễn thông Áp dụng Không áp dụng Không áp dụng 2.1.8

29

Page 30: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

+ Các mục 2.1.3 đến 2.1.8 trong bảng nêu trên quy định các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm cho các loại phát xạ tương ứng.

Mục “Điều kiện đo kiểm riêng về phát xạ điện từ”: Mục này quy định cấu hình thiết bị khi thực hiện đo kiểm các mục từ 2.1.3 đến 2.1.8 bổ sung điều kiện đo kiểm đã được quy định trong QCVN 18:2014/BTTTT.b. Mục “2.2. Miễm nhiễm”

Các quy định trong mục này nhằm đảm bảo tiêu chí thứ hai trong quy định về EMC là đảm bảo cho thiết bị hoạt động không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị và hệ thống khác

- Mục “2.2.1. Yêu cầu chung”

+ Mục này quy định các yêu cầu về miễn nhiễm điện từ bao gồm: miễn nhiễmvới các hiện tượng dẫn tại các cổng nguồn, cổng tín hiệu và cổng viễn thông; miễn nhiễm với hiện tượng bức xạ tại cổng vỏ thiết bị phụ trợ độc lập.

+ Các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm được tham chiếu sang Bảng 4 của QCVN 18:2014/BTTTT như sau:

30

Page 31: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Quy định tại Bảng 4 của QCVN 18:2014/BTTTT

Hiện tượng Áp dụng

Yêu cầu kiểm tra thiết bịCác mục tham chiếu trong quy chuẩn QCVN 18: 2014/ BTTTT

Thiết bị vô tuyến và phụ trợ sử dụng cố định (ví dụ: thiết bị trạm gốc )

Thiết bị vô tuyến và phụ trợ dùng cho phương tiện vận tải (ví dụ thiết bị di động)

Thiết bị vô tuyến và phụ trợ dùng cho xách tay (thiết bị xách tay)

Trường điện từ RF (80 MHz tới1 000 MHz và 400 MHz tới 2 700MHz)

Cổng vỏ Áp dụng Áp dụng Áp dụng 2.2.3

Phóng tĩnh điện Cổng vỏ Áp dụng Không áp dụng Áp dụng 2.2.4

Đột biến nhanh, chế độ chung

Tín hiệu, các cổng viễn thông, cổng điều khiển, cổng nguồn DC và AC

Áp dụng Không áp dụng Không áp dụng 2.2.5

RF, chế độ chung từ 0,15 MHz tới 80 MHz

Tín hiệu, các cổng viễn thông cổng điều khiển, cổng nguồn DC và AC

Áp dụng Áp dụng Không áp dụng 2.2.6

Đột biến và quá ápCổng đầu vào nguồn điện DC

Không áp dụng Áp dụng Không áp dụng 2.2.7

Sụt áp và gián đoạn điện áp

Cổng đầu vào nguồn điện AC

Áp dụng Không áp dụng Không áp dụng 2.2.8

Quá áp dây-dây, dây-đấtCổng đầu vào nguồn điện AC, cổng thông tin

Áp dụng Không áp dụng Không áp dụng 2.2.9

31

Page 32: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

+ Các mục 2.2.3 đến 2.2.9 quy định các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm cho các loại phát xạ tương ứng.

- Mục “2.1.2. điều kiện đo kiểm riêng về miễn nhiễm”

+ Mục này quy định đặc điểm, mức tín hiệu được sử dụng để thực hiện các phép đo miễn nhiễm từ mục 2.2.3 đến 2.2.9 để thay thế cho các quy định tương ứng tại QCVN 18:2010/BTTTT

c. Các mục “3. Quy định quản lý”, “4. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân”, “5. Tổ chức thực hiện”

+ Nội dung các mục này được xây dựng theo đúng quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT

d. Phụ lục A:

- Phụ lục này là phụ lục quy định các điều kiện đo kiểm để phục vụ cho các bài đo, bao gồm các nội dung:

+ Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu vào/ra máy phát, máy thu;

+ Quy định các kết nối (trường hợp thiết bị có anten liền): cung cấp kết nối RF 50Ω

+ Băng tần loại trừ cho máy phát, thu trong các phép đo phát xạ và miễn nhiễm: là được loại trừ trong các phép đo kiểm.

+ Điều chế đo kiểm bình thường: Quy định định dạng tín hiệu đầu vào của máy thu/phát để phục vụ cho các phép đo kiểm

+ Quy định trong trường hợp bố trí máy phát và máy thu để đo kiểm như một hệ thống.

đ. Phụ lục B:

- Phụ lục này quy định việc đánh giá thiết bị trong các trường hợp cụ thể:

+ Thiết bị có khả năng cung cấp liên kết truyền thông liên tục

+ Thiết bị không có khả năng cung cấp liên kết truyền thông liên tục

+ Thiết bị phụ trợ

+ Phân loại thiết bị: Việc phân loại thiết bị nhằm mục đích áp dụng đúng yêu cầu trong các bảng chỉ tiêu kỹ thuật. Ứng với mỗi loại thiết bị cụ thể sẽ có quy định đánh giá chất lượng tương ứng.’

Page 33: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

e. Phụ lục C:

- Phụ lục này quy định các tiêu chí chất lượng loại A, B, C được sử dụng trong các trường hợp đánh giá chất lượng tại Phụ lục B để đánh giá thiết bị tuân thủ các quy định về miễn nhiễm

5.3. Bảng tham chiếu nội dung Quy chuẩn

Bảng 4. Bảng tham chiếu tài liệu tham khảo

Tên QCVN Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Mục 1; Phụ lục A của EN 301 489-22 V1.3.1 (2003-11)

Chấp nhận về nội dung, có biên soạn lại như sau theo ý kiến của các đại biểu trong các hội thảo như sau: - Chuyển đoạn mô tả đặc tính của thiết bị thuộc phạm vi quy chuẩn lên sau đoạn đầu tiên để đảm bảo tính liền mạch và dễ hiểu - Việt gộp một số đoạn có nội dung liên quan đến nhau, đảm bảo tính ngắn gọn và khoa học và vẫn giữ nguyên được nộ dung - Bỏ các đoạn có nội dung trùng với nội dung tương ứng quy định trong QCVN 18:2014/BTTTT- Thay đổi tần số hoạt động của thiết bị từ 118-136,975MHz thành 118-137MHz. Lý do thay đổi như đề xuất tại mục 6.2

1.2. Đối tượng áp dụng Tự xây dựng

3. Tài liệu viện dẫn

Mục 2 của EN 301 489-22 V1.3.1

- Chấp nhận về mặt nội dung, có chỉnh sửa như sau: Sửa tên tài liệu tham khảo EN 300 676 thành QCVN XXX: 20YY/BTTTT; EN 301 489-1 V1.9.2 thành QCVN 18: 2014/BTTTT do hai quy chuẩn này đã được nghiệm thu cấp Bộ, chờ ban hành.- Bỏ tài liệu viện dẫn tại các mục [2]; 3]; [7] do những tài liệu không được viện dẫn trong nội dung dự thảo quy

33

Page 34: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Tên QCVN Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung

chuẩn.

1.4. Giải thích từ ngữ và 1.5. Chữ viết tắt

Mục 3 của EN 301 489-22 V1.3.1

- Bổ sung thêm chữ viết tắt: PTT; - Bổ sung thêm định nghĩa: Thiết bị di động; Thiết bị cầm tay; Thiết bị xách tay được định nghĩa trong EN 300 676 nêu trên

2. Quy định kỹ thuật2.1. Phát xạ EMC

Mục 7.1 của EN 301 489-22 V1.3.1 Chấp nhận nguyên vẹn

2.2. Miễn nhiễm Mục 7.2 của EN 301 489-22 V1.3.1 Chấp nhận nguyên vẹn

3. Quy định quản lý Tự xây dựng

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Tự xây dựng

5. Tổ chức thực hiện Tự xây dựng

Phụ lục AĐIỀU KIỆN ĐO KIỂM

Mục 4 của EN 301 489-22 V1.3.1 Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục BĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU

Mục 5 của EN 301 489-22 V1.3.1 Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục CTIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG

Mục 6 của EN 301 489-22 V1.3.1 Chấp nhận nguyên vẹn

6. Khuyến nghị áp dụng QCVN

6.1. Về việc sử dụng quy chuẩn

Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ cho thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF (118-136,975MHz) được sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm (đo kiểm sản phẩm, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, ...) các thiết bị thu phát vô tuyến hàng không, sử dụng trên mặt đất, hoạt động trong băng tần 118-136,975MHz.

34

Page 35: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Quy chuẩn này là quy chuẩn riêng về EMC cho các thiết bị thu phát vô tuyến hàng không, sử dụng trên mặt đất, hoạt động trong băng tần 118-136,975MHz. Vì vậy sau khi được ban hành, quy chuẩn này được sử dụng để thay thế cho QCVN 18:2014/BTTTT (quy chuẩn chung về EMC cho các thiết bị vô tuyến) trong việc quản lý về tương thích điện từ cho các thiết bị tương ứng nêu trên.

Quy chuẩn này cùng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến VHF điều biên dùng cho nghiệp vụ hàng không mặt đất (được xây dựng năm 2013 theo đề tài mã số 19-13-KHKT-TC) tạo thành bộ quy chuẩn quy định chỉ tiêu về EMC và vô tuyến cho các thiết bị hàng không tương ứng nêu trên.

6.2. Các khuyến nghị khác

Căn cứ theo tài liệu kỹ thuật của thiết bị như đã trình bày tại mục 3.3.2 của thuyết minh dự thảo, hai dải tần số hoạt động thường gặp của thiết bị là:

- 118-136,975MHz

- 118-137MHz

Dự thảo quy chuẩn được xây dựng áp dụng cho các thiết bị có tần số hoạt động từ 118-136,975MHz. Như vậy, đối với thiết bị hoạt động trong dải tần 118-137MHz, sẽ hơi vướng trong việc áp dụng quy chuẩn về EMC.

Nhóm thực hiện đã nghiên cứu các quy định về tần số hoạt động của thiết bị thu phát vô tuyến hàng không và đề xuất việc áp dụng như sau:

a. Quy định về tần số hoạt động của thiết bị

- Tính đến ngày 31/10/2013, theo thông tin tại website http://www.icao.int/about-icao/Pages/member-states.aspx, có 191 quốc gia là thành viên của ICAO và theo quy định tại mục 4.1.2.3 chương 4 Volume 5 Annex10 của công ước hàng không dân dụng quốc tế, thiết bị vô tuyến di động hàng không dùng trên mặt đất được sử dụng trong hệ thống thông tin hoạt động trong băng tần từ 117,975-137MHz (tần số thấp nhất là 118MHz, tần số cao nhất là 136,975MHz)

35

Page 36: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

Cụ thể về các tần số sử dụng nêu tại Phụ lục I của thuyết minh

- Quy định về tần số hoạt động của thiết bị di động hàng không tại Châu Âu:

Các nước Châu Âu cũng là thành viên của tổ chức ICAO và quy định về tần số hoạt động của thiết bị di động hàng không cũng giống với quy định của ICAO tức là phân bổ băng 117,975-137MHz. Tuy nhiên, tiêu chuẩn mà ETSI xây dựng cho các thiết bị vô tuyến di động hàng không cũng chỉ giới hạn tần số hoạt động của thiết bị từ 118-136,975MHz (trong đó tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả phổ tần và nhiễu có hại quy định phải đo kiểm trên các kênh tần số đầu mút là Fmin=118MHz và Fmax=136,975MHz).

- Quy định tần số hoạt động của thiết bị di động hàng không tại Singapore và Indo: Indo và Singapore cũng là thành viên của ICAO và quy định về tần số hoạt động của thiết bị vô tuyến di động hàng không tại các nước này cũng phù hợp với quy định của ICAO, cụ thể:

+ Indo: 117,975MHz-137MHz

36

Page 37: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

+ Singapore: 118-137MHz

Như vậy, dải tần số hoạt động của thiết bị được thể hiện trên tài liệu có thể chưa hoàn toàn trùng khít nhưng theo quy định của ICAO thì các thiết bị hoạt động trên dải tần số 117,975-137MHz sẽ có tần số thấp nhất là 118MHz và tần số cao nhất là 136,975MHz và các nước thành viên của ICAO phải tuân thủ quy định này để đảm bảo sự thống nhất về tần số hoạt động của thiết bị trong ngành hàng không.

37

Page 38: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

b. Kiến nghị áp dụng

Căn cứ theo vào các nội dung phân tích nêu trên, nhóm thực hiện kiến nghị sử dụng dự thảo quy chuẩn đang xây dựng để đánh giá chỉ tiêu về EMC cho các thiết bị có tần số hoạt động nằm trong dải (118-137MHz), cụ thể là điều chỉnh dải tần hoạt động của thiết bị trong phần tên và tại phần phạm vi điều chỉnh của dự thảo quy chuẩn từ 118-136,975MHz thành 118-137MHz. Việc thay đổi dải tần số hoạt động này không làm thay đổi bất kỳ nội dung nào trong dự thảo quy chuẩn.

38

Page 39: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

PHỤ LỤC I – QUY ĐỊNH TẦN SỐ CỦA ICAO

(Quy định tại Phụ lục của Chapter 4 Volume 5 Annex 10)

39

Page 40: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ICAO Annex 10 Volume I – Radio Navigation Aids

2. ICAO Annex 10 Volume II – Communications Procedures including those with PANS status

3. ICAO Annex 10 Volume III — Communication Systems

Part 1 — Digital Data Communication Systems

Part 2 — Voice Communication Systems

4. ICAO Annex 10 Volume IV — Surveillance Radar and Collision Avoidance Systems

5. ICAO Annex 10 Volume V — Aeronautical Radio Frequency Spectrum Utilization

6. http://www.caa.gov.vn

7. http://www.etsi.org/standards

40

Page 41: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

GIẢI TRÌNH HỘI THẢO LẦN 1

TT

Nội dung góp ý Giải trình

[1.] Rà soát và trình bày thuyết minh, dự thảo quy chuẩn theo đúng quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này.- Dự thảo quy chuẩn theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT- Thuyết minh dự thảo được trình bày theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT: điều chỉnh tên các đề mục theo đúng quy định và bổ sung thêm mục Khuyến nghị áp dụng quy chuẩn

[2.] Hiện tại dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến (được xây dựng dựa trên EN 301 489-1) đang được Bộ TTTTT thực hiện các thủ tục để ban hành, đã lấy mã số là QCVN 18:2014/BTTTT. Đề nghị sử dụng mã QCVN 18:2014/BTTTT trong nội dung thuyết minh và dự thảo quy chuẩn

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này.Đã cập nhật mã QCVN 18:2014/BTTTT trong nội dung thuyết minh và dự thảo quy chuẩn

[3.] Thuyết minh thêm về việc đề xuất sử dụng dự thảo quy chuẩn cho thiết bị hoạt động trên băng tần 118-137MHz

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này: Đã bổ sung nội dung thuyết minh tại mục 6.2 thuyết minh

[4.] Thuyết minh về việc thay đổi cấu trúc dự thảo quy chuẩn so với cấu trúc của tài liệu tham chiếu EN 301 489-22

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này: Đã bổ sung thuyết minh về nội dung này tại ý thứ 3 của mục 5.2.1 của thuyết minh

41

Page 42: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

GIẢI TRÌNH HỘI THẢO LẦN 2

TT

Nội dung góp ý Giải trình

1.Rà soát tiêu đề sử dụng trên bản thuyết minh và báo cáo là “đề tài” hay “nhiệm vụ”

Bìa báo cáo được trình bày theo đúng mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư số 06/2012/TT-BTTTT ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2.Trình bày đầy đủ tên tài liệu tham khảo trong phần “Tài liệu tham khảo” tại thuyết minh và Báo cáo

Nhóm thực hiện tiếp thu và đã điều chỉnh theo ý kiến này

3. Rà soát phần tài liệu viện dẫn

Nhóm thực hiện đã rà soát và loại bỏ những tài liệu không được viện dẫn trong dự thảo quy chuẩn bao gồm:Mục [2]; 3]; [7] trong trong phần tài liệu viện dẫn của EN 301 489-22

4.Xem xét điều chỉnh băng tần hoạt động của thiết bị trong phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn theo đề xuất

Nhóm thực hiện ghi nhận ý kiến này và sẽ báo cáo nội dung này tại buổi nghiệm thu cở sở và nghiệm thu cấp Bộ để xin ý kiến chỉ đạo.

5. Cập nhật thông tin về hiện trạng hàng không tại Việt Nam Đã điều chỉnh theo ý kiến góp ý

6.Bổ sung thêm tài liệu kỹ thuật của một số hãng sản xuất như Rohde & Schwarz, Park air

Đã bổ sung tại phần d, e mục 3.3.3 của thuyết minh dự thảo quy chuẩn

42

Page 43: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

43

Page 44: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

GIẢI TRÌNH Ý KIẾN TẠI BUỔI NGHIỆM THU CƠ SỞ

TT

Nội dung Giải trình Ghi chú

1Mục 2.2 quyển báo cáo đề tài: Tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước. Trình bày

bổ sung các tiêu chuẩn về EMC như:- Các tiêu chuẩn cơ sở: TCVN 8241-4-2: 2009, TCVN 8241-4-3: 2009, TCVN 8241-4-5: 2009, TCVN 8241-4-6: 2009, TCVN 8241-4-8: 2009, TCVN 8241-4-11: 2009

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này.Đã bổ sung tại mục 1 phần II chương II

- Các tiêu chuẩn sảm phẩm, họ sản phẩm: TCVN 8235: 2009, QCVN 17: 2010/BTTTT, QCVN

7 1 -2013/BTTTT , QCVN 72-2013/BTTTT.

Đã bổ sung TCVN 8235: 2009 tại mục 1 phần II chương II. Các quy chuẩn còn lại là các quy chuẩn liên quan đến máy phát hình tương từ, thiết bị và mạng truyền hình cáp, không liên quan nhiều đến thiết bị hàng không nên nhóm thực hiện không bổ sung các quy chuẩn này trong phần rà soát.

2

Đề nghị bổ sung nghiên cứu về việc áp dụng tiêu chuẩn của các nước để có thêm sở cứ đề xuất phạm vi băng tần quy định trong quy chuẩn là 117,975 – 137MHz

Nhóm thực hiện đã bổ sung các nội dung nghiên cứu các quy định về việc sử dụng tần số của thiết bị vô tuyến di động hàng không tại Châu Âu và một số quốc gia Châu Á (tại mục 6.2 của Thuyết minh)

3 Đề nghị bổ sung nội dung của mục 6.2 trong Thuyết minh dự thảo quy chuẩn vào Báo cáo đề tài và chuyển các nội dung giải trình các lần hội thảo từ Thuyết minh dự thảo quy chuẩn sang Báo cáo đề tài.

Nhóm thực hiện tiếp thu ý một phần của kiến này:- Đã bổ sung nội dung mục 6.2 trong Thuyết minh sang mục 2 phần đề xuất và kết luận của Báo cáo- Nhóm thực hiện vẫn giữ nguyên các nội dung giải trình của các buổi hội thảo và nghiệm thu trong thuyết minh vì đây cũng là một trong các nội dung thuyết minh về việc sửa đổi, bổ sung các nội dung của dự

44

Page 45: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

TT

Nội dung Giải trình Ghi chú

thảo được xây dựng so với tài liệu tham chiếu

4Bỏ dự thảo quy chuẩn tại Phụ lục I của Báo cáo do đã có quyển dự thảo riêng

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này

5

Mục 1.1 của Dự thảo: Bổ sung từ “về” sau từ “yêu cầu”.

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này

- Mục 2.1.1 của Dự thảo “Yêu cầu về phát xạ EMC tới các cổng …. được quy định tại bảng 1 của QCVN 18-2014/BTTTT” thay từ “tới” bằng từ “của”, thay từ “được quy định” bằng “áp dụng”.- Mục 2.2.1 của Dự thảo “Yêu cầu về miễn nhiễm EMC tới các cổng …. được quy định tại bảng 4 của QCVN 18-2014/BTTTT” thay từ “tới” bằng từ “của”, thay từ “được quy định” bằng “áp dụng”.

Nhóm thực hiện đã xin ý kiến và được Hội đồng nghiệm thu nhất trí về việc giữ nguyên từ “được quy định” để đảm bảo tính bắt buộc và thay từ “tới” bằng từ “đối với”

Nội dung Dự thảo không rõ bài đo áp dụng như thế nào.

Nhóm thực hiện đã giải trình ý kiến tại hội thảo:Các chỉ tiêu liên quan tới phát xạ và miễn nhiễm nêu tại mục 2.1 và 2.2 của Dự thảo tham chiếu đến Bảng 1 và Bảng 4 của QCVN 18: 2014/BTTTT và trong các bảng này đã chỉ đến các mục phương pháp đo kiểm cho các chỉ tiêu liên quan tới phát xạ và miễn nhiễm.Do đó, các bài đo áp dụng tại QCVN 18: 2014/BTTTT

Xem lại đánh số trang của Dự thảo tiêu chuẩn

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này

Đề nghị điều chỉnh băng tần Do hiện tại, tài liệu kỹ thuật của nhà

45

Page 46: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

TT

Nội dung Giải trình Ghi chú

6

hoạt động của thiết bị trong nội dung Dự thảo từ 118-136,975MHz thành 117,975-137MHz như đề xuất của nhóm thực hiện

sản xuất chỉ thể hiện hai băng tần hoạt động của thiết bị vô tuyến di động hàng không là 118-136,975MHz và 118-137MHz, vì vậy để phù hợp với thực tế thiết bị sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới, nhóm thực hiện đã xin ý kiến và được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở nhất trí về việc thay đổi tần số của thiết bị từ 118-136,975 MHz thành 118-137 MHz trong dự thảo Quy chuẩn. Những nội dung cần thay đổi được chỉ ra tại mục 6.2 của thuyết minh.

Rà soát thay thế từ “bổ sung” bằng từ “sửa đổi” trong câu “Áp dụng các quy định … tại … của QCVN 18:2014/BTTTT[1] với những bổ sung sau”.

Nhóm thực hiện đã xin ý kiến và được Hội đồng nghiệm thu về việc thay từ “bổ sung” bằng từ “thay đổi”.

- Rà soát thay thế từ “sẽ” bằng từ “phải” (shall) để phù hợp với ngữ cảnh và ý nghĩa của câu.- Đề nghị rà soát lại về thuật ngữ, câu từ trong mục “2. Quy định kỹ thuật” và các Phụ lục A, B, C

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này và đã điều chỉnh trong dự thảo.

Đề nghị điều chỉnh tên tiếng Việt và tiếng Anh của dự thảo quy chuẩn thể hiện sản phẩm sử dụng trên mặt đất.

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này và đã điều chỉnh trong dự thảo.Tên tiếng Việt: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị thu phát vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần VHF (118-137MHz)”Tên tiếng Anh: “National Technical Regulation on Electromagnetic compatibility for ground based

46

Page 47: 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN - Trang chủ, Home · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG

TT

Nội dung Giải trình Ghi chú

VHF aeronautical radio equipment operating in the 118-137MHz frequency band”

7

Đề nghị rà soát viết ngắn gọn phần phạm vi điều chỉnh của dự thảo quy chuẩn

Nhóm thực hiện tiếp thu ý kiến này và điều chỉnh như sau:- Chuyển đoạn mô tả đặc tính của thiết bị thuộc phạm vi quy chuẩn lên sau đoạn đầu tiên để đảm bảo tính liền mạch và dễ hiểu khi đọc quy chuẩn.

- Việt gộp một số đoạn có nội dung liên quan đến nhau, đảm bảo tính ngắn gọn và khoa học

- Bỏ các đoạn có nội dung trùng với nội dung tương ứng quy định trong QCVN 18:2014/BTTTT

47