1. tính cấp thiết của đề tài luận án

25
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Là một ngành kinh tế truyền thống, ngành thuỷ sản nước ta đã nắm bắt nhanh xu hướng hội nhập, khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và dần khẳng định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, có sự phát triển khởi sắc nhất thời gian qua. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến thuỷ sản thời gian qua cũng đã đặt ra cho các nhà quản lý một số vấn đề cấp cách cần quan tâm, nhằm phát triển ngành chế biến thuỷ sản một cách bền vững. Một trong những vấn đề nổi bật là ngành chưa khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và năng lực cạnh tranh của toàn ngành chưa có được sự ổn định cần thiết. Để có thể xây dựng các lợi thế cạnh tranh mang tính bền vững cho lĩnh vực chế biến thuỷ sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành chế biến thuỷ sản cần có những hướng đi và giải pháp tổng thể cải thiện năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Như vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, phân tích và đánh giá những lợi thế cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, làm cơ sở cho việc đề ra những định hướng, giải pháp phát triển bền vững ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản nói riêng. Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam. 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án Trong luận án này, tác giả mong muốn đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của toàn ngành chế biến thuỷ sản ở Việt Nam, làm rõ được các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng mang tính

Upload: others

Post on 20-Nov-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Là một ngành kinh tế truyền thống, ngành thuỷ sản nước ta đã nắm bắt

nhanh xu hướng hội nhập, khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và dần

khẳng định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, có sự phát triển

khởi sắc nhất thời gian qua.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến thuỷ sản thời gian qua cũng

đã đặt ra cho các nhà quản lý một số vấn đề cấp cách cần quan tâm, nhằm

phát triển ngành chế biến thuỷ sản một cách bền vững. Một trong những

vấn đề nổi bật là ngành chưa khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị

trường quốc tế, và năng lực cạnh tranh của toàn ngành chưa có được sự ổn

định cần thiết.

Để có thể xây dựng các lợi thế cạnh tranh mang tính bền vững cho lĩnh

vực chế biến thuỷ sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành

chế biến thuỷ sản cần có những hướng đi và giải pháp tổng thể cải thiện

năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Như vậy, việc nghiên cứu một cách

tổng thể thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt

Nam, phân tích và đánh giá những lợi thế cạnh tranh của ngành chế biến

thuỷ sản Việt Nam, tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc

củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, làm cơ sở cho việc đề

ra những định hướng, giải pháp phát triển bền vững ngành chế biến thuỷ

sản Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu

Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề lý

luận về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của ngành chế

biến thủy sản nói riêng. Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu khoa học của các

nhà khoa học về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, về các yếu tố ảnh

hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng chưa có công trình

nào nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng

cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam.

3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án

Trong luận án này, tác giả mong muốn đánh giá thực trạng năng lực

cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến năng lực cạnh tranh của toàn ngành chế biến thuỷ sản ở Việt

Nam, làm rõ được các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng mang tính

2

quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam,

đề xuất chính sách và giải pháp thiết thực nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh

bền vững cho ngành chế biến thuỷ sản Việt nam trong điều kiện hội nhập

sâu vào nền kinh tế thế giới.

4. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu của luận án

Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chính là ngành chế biến thuỷ sản

của Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp trong nước (kể cả doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài) chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản

phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó,

nghiên cứu cũng đề cập đến các ngành đầu vào (phụ trợ) bao gồm các ngành

cung cấp nguyên liệu (nuôi trồng, đánh bắt) và cung cấp thiết bị, dịch vụ

phục vụ hoạt động chế biến thuỷ sản và ngành đầu ra bao gồm các doanh

nghiệp kinh doanh thương mại giữ vai trò là nhà phân phối các sản phẩm

thuỷ sản chế biến ở thị trường trong nước và ngoài nước (nhà nhập khẩu).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp hai cách tiếp cận là phân tích định lượng và

định tính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Mô hình Kim cương của M. Porter được sử dụng để phân tích các yếu tố

ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

6. Những đóng góp khoa học của luận án

Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh

của ngành, đưa ra quan điểm về năng lực cạnh tranh của ngành, xây dựng

phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành và vai trò của các

yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt

Nam. Luận án đề xuất khuôn khổ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành

chế biến thủy sản, trong đó nêu rõ:

Năng lực cạnh tranh ngành là khả năng cạnh tranh tổng thể dựa trên khả

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các lợi thế quốc gia của ngành.

Năng suất không phải là yếu tố duy nhất thể hiện năng lực cạnh tranh

của ngành.

Lợi thế cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng quan trọng, thậm chí mang tính

quyết định đến việc tạo dựng và duy trì năng lực cạnh tranh của một ngành.

Những lợi thế tự nhiên truyền thống không còn là yếu tố lợi thế quyết

định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia, mà chính môi trường cạnh tranh trong

nước, nhu cầu của thị trường trong nước là nền tảng cho việc xây dựng năng

lực cạnh tranh của một ngành.

3

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ các ngành

trong việc tận dụng các lợi thế quốc gia và xây dựng năng lực cạnh tranh.

Luận án cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh

của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, phân tích các yếu tố tiềm năng và

lợi thế của Việt Nam trong quá trình phát triển ngành chế biến thuỷ sản, từ

đó phát hiện những vấn đề đặt ra cho ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Qua việc phân tích các thông tin

và dữ liệu thu thập được, luận án đã đánh giá chính xác và khách quan thực

trạng năng lực cạnh tranh và những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến nâng cao

năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam hiện nay, bên

cạnh một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các quốc gia khác trên thế

giới như: lợi thế tự nhiên, sức cầu trong nước, môi trường cạnh tranh trong

nước v.v…Nghiên cứu cho thấy những kết quả hiện tại của ngành mới chủ

yếu đạt được trên cơ sở khai thác và tận dụng các lợi thế tự nhiên (ưu đãi về

nguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi thế về lao động) mà chưa được đặt trên

một nền móng vững chắc của các lợi thế quốc gia khác (sức cầu trong nước,

môi trường cạnh tranh trong nước, các ngành phụ trợ).

Luận án đã đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh nói chung của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam cũng

như các giải pháp cụ thể nhằm đem lại cho ngành chế biến thuỷ sản Việt

Nam một năng lực cạnh tranh bền vững. Cụ thể, luận án đã đề xuất:

(i) các chính sách và chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ của ngành

nhằm khai thác hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào của ngành.

(ii) các chính sách tạo môi trường cạnh tranh trong nước, đổi mới sản

phẩm để kích cầu trong nước, tạo sân chơi để các doanh nghiệp của ngành

chế biến thủy sản vững mạnh hơn trước khi ra thị trường quốc tế

(iii) các chính sách phát triển các ngành nuôi trồng, khai thác thủy sản

phù hợp để tạo đầu vào bền vững cho ngành chế biến.

(iv) phát huy vai trò của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt

Nam cả trong xúc tiến thương mại và xử lý các tranh chấp ở phạm vi quốc tế.

7. Nội dung luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được kết cấu gồm ba chương :

Chương 1 : Cơ sở khoa học của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của

ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh và những yếu tố tác động đến

năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

Chương 3 : Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam thời gian tới

4

Chƣơng 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT NAM

1. Năng lực cạnh tranh và cơ sở lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh

tranh của ngành

1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành

1.1.1. Khái niệm và vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy

quá trình phát triển của các hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch

vụ. Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng,

và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát

triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.

1.1.2. Các khái niệm về năng lực cạnh tranh

Có thể rút ra một kết luận rằng “năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra

các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường và tạo ra cơ hôi

thu nhập cao hơn và bền vững cho chủ thể cạnh tranh”.

1.2. Các cấp năng lực cạnh tranh.

1.2.1. Năng lực cạnh tranh sản phẩm

1.2.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

1.2.2. Năng lực cạnh tranh ngành

1.2.3. Năng lực cạnh tranh quốc gia

1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành

1.3.1. Các quan điểm đánh giá năng lực cạnh tranh ngành

1.3.1.1. Quan niệm về “ngành”

Xét trên phương diện cạnh tranh, một ngành của một quốc gia sẽ bao

gồm các doanh nghiệp của quốc gia đó cùng tham gia cung cấp một loại

sản phẩm và sẽ cùng cạnh tranh với các doanh nghiệp của các quốc gia

khác, trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước.

1.3.1.2. Quan điểm đánh giá năng lực cạnh tranh ngành

Thứ nhất : năng lực cạnh tranh của ngành được thể hiện thông qua năng

lực cạnh tranh riêng rẽ của các doanh nghiệp trong ngành.

5

Thứ hai : năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng cạnh tranh của

toàn ngành đó của một quốc gia so với các quốc gia khác.

1.3.2. Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ngành

1.3.2.1. Phương pháp định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh ngành

1.3.2.2. Phương pháp định tính đánh giá năng lực cạnh tranh ngành

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành

1.3.3.1. Tỷ lệ đóng góp của Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP).

TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các đầu vào, bao gồm cả các

yếu tố không định lượng được như quản lý, khoa học công nghệ...

1.3.3.2. Năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu được đo bằng sản lượng (hoặc gía trị gia

tăng) trên một đơn vị lao động.

1.3.3.3. Năng suất vốn.

Năng suất vốn là chỉ tiêu năng suất được đo bằng sản lượng (hoặc giá trị

gia tăng) trên một đơn vị vốn.

1.3.3.4. Biến động mức giá thực.

Biến động mức giá thực là chỉ tiêu đo lường sự thay đổi của mức giá

trung bình của ngành theo thời gian so với mức giá tiêu dùng chung. Đây

là một chỉ số gián tiếp về mức độ hiệu suất của ngành thông qua lợi ích mà

khách hàng được hưởng.

1.3.3.5. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai

Chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai (R&D) thường được coi là yếu tố

chìa khoá quyết định năng suất tương lai của ngành.

1.3.3.6. Kỹ năng của lực lượng lao động.

Kỹ năng của lực lượng lao động thể hiện chất lượng của lực lượng lao

động và cũng là một yếu tố quyết định năng suất của ngành.

1.3.3.7. Thị phần xuất khẩu.

Một trong những cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh thường được các

doanh nghiệp sử dụng là thị phần, do doanh nghiệp là nền tảng của ngành

nên tiêu chí này cũng thường được sử dụng ở cấp ngành để đánh giá khả

năng của các doanh nghiệp trong ngành hoạt động ở thị trường quốc tế.

1.3.3.8. Thị phần nhập khẩu

6

Thị phần nhập khẩu MSij là phần nhu cầu trong nước Dij (đối với sản

phẩm j của quốc gia i) được thoả mãn bởi nhập khẩu Mij. Thị phần nhập

khẩu được tính theo công thức sau :

MSij = 100*(Mij / Dij)

1.3.3.9. Hệ số xuất-nhập khẩu.

Cán cân thương mại, được tính bằng Giá trị xuất khẩu trừ giá trị nhập

khẩu (X-M) có thể được xem là chỉ số được sử dụng thường xuyên nhất để

đánh giá năng lực cạnh tranh công nghiệp. Một chỉ số bổ trợ khác cũng

thường được sử dụng là hệ số xuất nhập khẩu (X/M).

1.3.3.10. Các chỉ số về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Xuất khẩu là một hình thức truyền thống gia nhập thị trường nước

ngoài. Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hoá cho thấy rằng thâm nhập thị

trường nước ngoài cũng có thể được thực hiện thông qua hình thức đầu tư

trực tiếp hoặc chuyển giao công nghệ.

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến thuỷ

sản Việt Nam

1.3.4.1. Tỷ trọng đóng góp của TFP

Với một ngành sản xuất, tỷ trọng đóng góp của TFP phản ánh chất lượng

tổ chức lao động, chất lượng hệ thống máy móc thiết bị, vai trò của quản lý

và tổ chức sản xuất. Nói cách khác, chỉ tiêu này phụ thuộc vào tiến bộ công

nghệ và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất.

1.3.4.2. Năng suất lao động : Năng suất lao động được nâng cao sẽ là

dấu hiệu của sự cải thiện năng lực cạnh tranh của một ngành vốn sử dụng

nhiều lao động như ngành chế biến thuỷ sản.

1.3.4.3. Kỹ năng của lực lượng lao động

Kỹ năng của lực lượng lao động trong ngành chế biến thuỷ sản được thể

hiện thông qua cơ cấu lao động (theo trình độ chuyên môn kỹ thuật) của

ngành, tiêu chí này cho phép đánh giá trình độ kỹ năng của nguồn lao động

trong ngành chế biến thuỷ sản.

1.3.4.4. Thị phần xuất khẩu

Ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam phát triển được chủ yếu là nhờ các thị

trường xuất khẩu. Do vậy, chỉ tiêu thị phần xuất khẩu sẽ là một biểu hiện xác

đáng cho sức mạnh cạnh tranh ngày của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

7

1.3.4.5. Chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chỉ số đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (qui mô đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài vào việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ

sản chế biến) cần được coi là một dấu hiệu khác thể hiện năng lực cạnh

tranh của ngành chế biến thuỷ sản.

2. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành

2.1.Các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến năng lực

cạnh tranh ngành

2.1.1. Mô hình Kim Cương phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia

Lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1990, mô hình “kim cương”của

M.Porter được xem là một trong những phương pháp mới và phù hợp cho

việc tiếp cận năng lực cạnh tranh của một ngành cụ thể với các yếu tố sau:

Các điều kiện về yếu tố sản xuất ; Các điều kiện về cầu; Các ngành phụ trợ

và liên quan; Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh trong nước.

2.1.2. Phân tích các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến

năng lực cạnh tranh ngành

Bên cạnh bốn thuộc tính cơ bản nêu trên, đối với nhiều quốc gia, vai trò của

chính phủ trong việc tạo điều kiện phát huy các thuộc tính cạnh tranh cũng

được coi là chất xúc tác để “tinh thể kim cương” được củng cố vững vàng hơn.

2.1.2.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất

Các yếu tố đầu vào là tình trạng của một quốc gia về mặt các yếu tố sản

xuất, như là chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, vv, giữ vai trò quan trọng

trong việc cạnh tranh ở bất kỳ một ngành công nghiệp nào.

2.1.2.2. Các điều kiện về cầu trong nước

Thị trường trong nước cung cấp cho các nhà doanh nghiệp trong nước

một bức tranh rõ ràng hơn về sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, vào tạo

áp lực buộc các doanh nghiệp phải đổi mới.

2.1.2.3. Các ngành hỗ trợ và liên quan

Các ngành hỗ trợ là sự tồn tại của các nhà cung cấp và các ngành

công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế. Các nhà cung

cấp và ngành liên quan giúp cho ngành công nghiệp chính tạo ra các lợi

thế cạnh tranh.

8

2.1.2.4. Chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh trong nước

2.1.2.5. Vai trò của chính phủ

Chính sách của chính phủ có thể tạo ra một môi trường cho phép doanh

nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh.

2.2. Các yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành

2.2.1.Nhu cầu thế giới đối với các sản phẩm của ngành.

Nhu cầu của thị trường luôn được xem là yếu tố bên ngoài có ảnh

hưởng quan trọng, đôi khi quyết định đến khả năng thành công của mỗi

doanh nghiệp, mỗi ngành kinh doanh. Sự biến động của thị trường không

chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội kinh doanh của mỗi ngành, mỗi doanh

nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến khả năng duy trì vị thế của mỗi doanh

nghiệp, mỗi ngành trên bản đồ cạnh tranh của ngành.

2.2.2. Cạnh tranh quốc tế.

Trước bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng sôi động, mỗi ngành, mỗi

quốc gia sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc tạo lập những lợi thế cạnh

tranh mới, qua đó thích ứng tốt hơn với mỗi trường cạnh tranh quốc tế

ngày càng có nhiều biến động.

3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

3.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chế biến thuỷ sản và mối

quan hệ với năng lực cạnh tranh của ngành

3.1.1. Các đặc điểm về nguyên liệu sử dụng

Các nguyên liệu thuỷ sản là các động vật sống trong môi trường nước

nên rất dễ bị biến chất, phân huỷ sau khi khai thác hoặc thu hoạch. Điều

này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và hạn chế khả năng mở rộng

ngư trường trong khâu khai thác, sản xuất nguyên liệu.

3.1.2. Các đặc điểm về sản phẩm và công nghệ chế biến

Trong điều kiện hiện nay, mức sống của người dân ngày càng cao trong

khi các điều kiện sống về môi trường ngày càng bị ô nhiễm, vấn đề vệ sinh

an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

3.1.3. Các đặc điểm về điều kiện lịch sử-xã hội

Chế biến thuỷ sản nước ta gắn liền với đặc điểm chung của cả nền kinh

tế và của toàn ngành thuỷ sản đó là sản xuất nhỏ, mang tính truyền thống,

đơn giản, cách thức chế biến thủ công nên sản phẩm không đa dạng, chủ

yếu là sơ chế, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp.

9

3.2. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh

của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng

thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, năng lực, kinh

nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất

lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế trong khi các yêu

cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên

thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh

trên thị trường nội địa và quốc tế.

4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế biến của

một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản

của Thái Lan.

4.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản

của Trung Quốc.

4.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản

của Ấn Độ.

4.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến

thủy sản đối với Việt Nam.

Bài học kinh nghiệm mà thủy sản Việt Nam có thể tiếp thu và áp

dụng từ các quốc gia chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới là:

- Ổn định nguồn nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thủy

sản bằng cách đẩy mạnh năng lực nuôi trồng thủy sản để làm nguồn cung

ứng đáp ứng yêu cầu của thị trường, tránh khai thác cạn kiệt nguồn tài

nguyên thủy sản.

- Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, truy suất nguồn gốc,

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của

thị trường thế giới.

- Hiện đại hóa và đầu tư nâng cấp khu vực chế biến đạt tiêu chuẩn quốc

tế, cơ sở hạ tầng tốt nhằm nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành sản phẩm.

- Phát triển thủy sản trên cơ sở bền vững, cân đối giữa đánh bắt, nuôi

trồng và chế biến thủy sản nhằm thực hiện có hiệu quả các quy hoạch phát

triển thủy sản, quan tâm thích đáng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường.

10

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NHỮNG YẾU TỐ

TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CHẾ

BIẾN THUỶ SẢN VIỆT NAM.

1. Khái quát về ngành chế biến thuỷ sản ở Việt Nam

1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

1.1.1. Giai đoạn trước năm 1980

Trong một giai đoạn dài (1960-1980) sản phẩm làm ra đơn điệu, chủ

yếu là nước mắm, cá khô, bột cá gia súc, vv phục vụ nhu cầu tiêu dùng của

nhân dân và quân đội. Chỉ có một số lượng rất nhỏ sản phẩm đông lạnh

phục vụ xuất khẩu.

1.1.2. Giai đoạn từ 1980 đến 2000

Từ sau năm 1980, công nghiệp chế biến đã phát triển vượt bậc khi ngành

tìm được thị trường xuất khẩu. Công nghiệp chế biến thuỷ sản, từ sản xuất các

sản phẩm hướng nội là chính, đã tập trung đầu tư một nguồn vốn lớn vào các

trang thiết bị chế biến các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.

1.1.3. Giai đoạn từ 2001 đến nay.

Sau hơn năm thập kỷ phát triển, lĩnh vực chế biến thuỷ sản Việt Nam đã

trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, có công nghệ tương đối hiện

đại, qui mô lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đem về nguồn ngoại tệ to lớn

cho ngành thuỷ sản.

1.2. Vai trò của ngành chế biến thuỷ sản đối với phát triển kinh tế

- Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia

- Xuất khẩu thuỷ sản đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.

- Xuất khẩu thuỷ sản thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Xuất khẩu thuỷ sản thúc đẩy mở rộng quan hệ thương mại quốc tế

- Ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, XĐGN.

11

1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành chế biến thuỷ sản Việt

Nam thời gian qua

1.3.1. Giá trị sản lượng của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

Trong 10 năm qua, ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam đã có những

bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất.

276359

444 458519

627

814942

1266

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Năm

Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn)

Hình 2.1: Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000-2008

1.3.2. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến

Bảng 2.1 : Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

ChØ tiªu N¨m

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Gi¸ trÞ thñy

s¶n xuÊt khÈu

(Tr. USD)

2.199 2.40

0

2.73

8

3.36

4

3.75

2

4.50

2

Tỷ lệ tăng trưởng (%) - 9,1 14,1 22,9 12,1 19,6

12

1.3.3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chế biến

Hiện nay, sản phẩm thuỷ sản chế biến của Việt Nam đã có mặt ở trên

hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

1.3.4. Về giá cả hàng thuỷ sản chế biến

Trên thị trường nội địa, giai đoạn 2000-2008 giá thuỷ sản bình quân liên

tục tăng qua các năm và xu hướng trong thời gian tới giá thuỷ sản trong

nước còn tiếp tục tăng mạnh.

Xu hướng biến động giá cả các loại sản phẩm thuỷ sản chế biến ở thị

trường nước ngoài là khác nhau tuỳ theo mỗi quốc gia.

2. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sảnViệt Nam

2.1.1. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng của ngành chế biến thuỷ sản

2.1.2. Năng suất lao động của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

Năng suất lao động của ngành chế biến thuỷ sản không ngừng tăng trong

suốt những năm vừa qua, với tốc độ tăng bình quân đạt 13,84%/ năm.

2.1.3. Biến động giá cả xuất khẩu của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

Dù có một số năm, giá bình quân xuất khẩu tăng so với năm trước đó (năm

2003), nhưng xu hướng chung là giá thuỷ sản xuất khẩu giảm dần.

2.1.4. Thị phần xuất khẩu của sản phẩm thuỷ sản chế biến.

Thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đứng thứ sáu trong số các quốc

gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.

2.1.5. Đầu tư nước ngoài của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành thuỷ sản của Việt Nam thời gian

qua chưa nhiều.

2.2. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ

sản Việt Nam.

Năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam hiện nay vẫn

đang được xây dựng trên cơ sở khai thác những nguồn lợi thế cạnh tranh quốc

gia truyền thống, đó là những ưu đãi về nguồn lợi tự nhiên, nguồn lực về lao

13

động và sự hỗ trợ của chính phủ. Những lợi thế này, theo xu thế hiện tại sẽ cạn

kiệt dần, và điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh

lâu dài của ngành chế biến thuỷ sản.

3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của

ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

3.1. Thực trạng các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến

năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam

3.1.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất

3.1.1.1. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản Việt Nam.

Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển khoảng

4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm.

3.1.1.2. Tiềm năng về lao động cho ngành thuỷ sản.

Nguồn lực lao động cho hoạt động chế biến thuỷ sản của Việt Nam hiện

dồi dào về số lượng, do các cơ sở chế biến thuỷ sản được tập trung hầu hết

ở các địa bàn ven biển, nơi có dân số trẻ và đông.

3.1.1.3. Tiềm năng về công nghệ

Ngành thủy sản trong những năm qua đã tập trung rất nhiều nỗ lực để

tăng cường cả về số lượng, công suất và trình độ công nghệ để phục vụ

cho khâu chế biến ở trong nước cũng như xuất khẩu.

3.1.2. Các điều kiện về cầu.

Tình trạng nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thuỷ sản chế biến

chưa được coi là yếu tố nền tảng, chưa phải là chỗ dựa cho việc nâng cao

năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản, vốn chủ yếu cạnh tranh

trên các thị trường nước ngoài.

3.1.3. Các ngành hỗ trợ và liên quan

Đối với ngành chế biến thuỷ sản, các ngành phụ trợ quan trọng chính là các

ngành cung cấp đầu vào cho quá trình chế biến sản phẩm thuỷ sản, bao gồm các

ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và cung cấp thiết bị chế biến thuỷ sản.

3.1.4. Chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh trong nước.

Xét tổng thể toàn ngành chế biến thuỷ sản, mức độ cạnh tranh trong nước

đã tạo cơ hội cọ sát cho các doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các doanh nghiệp có

cái nhìn thực tế hơn về tình trạng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

14

3.1.5. Vai trò của chính phủ

Yếu tố chính phủ giữ vai trò là chất xúc tác, gắn kết làm cho viên kim

cương “cứng” hơn, qua đó củng cố năng lực cạnh tranh của một ngành của

quốc gia.

Hình 2.6: Mô hình kim cƣơng của ngành chế biến thủy sản Việt Nam

3.2. Các yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

3.2.1. Cầu thế giới về sản phẩm thủy sản chế biến.

Theo Tổ chức Lương Nông thế giới, tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản

phẩm thuỷ sản trên thế giới đạt 133 triệu tấn năm 1999/2000 và liên tục

tăng với tốc độ bình quân 2,1%/năm, và đạt 159 triệu tấn vào năm 2010.

Chiến lƣợc cấu trúc và tình trạng

cạnh tranh:

- Các doanh nghiệp lớn có chiến

lược phát triển dài hạn

- Cơ cấu cạnh tranh phân nhóm,

áp lực cạnh tranh đủ mạnh để

tạo sự cọ sát

Điều kiện về cầu trong nƣớc

- Nhu cầu trong nước hạn chế, chủ

yếu là sản phẩm truyền thống

- Nhu cầu sản phẩm chế biến giá

trị gia tăng không cao

Các ngành hỗ trợ và liên quan :

- Ngành khai thác : sản lượng

tăng chậm, nguồn lực cạn dần

- Ngành nuôi trồng : sản lượng

tăng nhanh, nhưng còn manh

mún và thiếu bền vững

- Ngành cung cấp thiết bị chế

biến thuỷ sản : chưa đáp ứng

yêu cầu trong nước

Điều kiện các yếu tố sản xuất :

- Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn

- Tiềm năng nguồn lợi đánh bắt lớn

- Tiềm năng nguồn lao động dồi dào về

số lượng

- Trang thiết bị chế biến chưa đồng bộ

và chưa hiện đại

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu

Vai trò của chính phủ :

- Chính sách hỗ trợ ngành

- Hỗ trợ hiệp hội VASEP

15

Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn

là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát

triển những yếu tố hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân

số thấp hơn và mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đã ở mức cao.

Tuy nhiên, sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng trong những năm gần đây

cũng đã đặt ngành chế biến thủy sản Việt Nam trước những nguy cơ đánh

mất dần những ưu thế ngoài nguồn lực tự nhiên.

3.2.2. Cạnh tranh quốc tế ngành chế biến thủy sản.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường thủy sản thế giới ngày càng gay

gắt, một số nước như Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ đều tăng

cường xuất khẩu vào các thị trường lớn, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu

của một số thị trường lại tăng không nhiều.

Các tranh chấp thương mại quốc tế sẽ diễn ra thường xuyên hơn, với

mức độ ảnh hưởng lớn hơn khi thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày

càng thâm nhập đáng kể vào các thị trường.

3.3. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

Nhìn chung sự phát triển của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam hiện

nay đang có nhiều yếu tố tác động thuận lợi, điều này tạo nên một năng lực

cạnh tranh mạnh của ngành thuỷ sản trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế.

Tuy nhiên, các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành hiện còn

thiếu tính bền vững, và điều này có thể làm cho năng lực cạnh tranh của

ngành có nguy cơ không ổn định và bền vững.

Ngành chế biến thuỷ sản hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào khai thác

các lợi thế sẵn có. Sự phát triển của ngành thuỷ sản còn phụ thuộc quá

nhiều vào xuất khẩu, trong khi trong tương lai tình hình xuất khẩu sẽ khó

khăn hơn do những trở ngại từ sự cạnh tranh của ngành thuỷ sản các quốc

gia khác cũng như từ những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn từ các thị

trường nhập khẩu đối với những yêu cầu cạnh tranh ngoài giá. Tăng cường

đổi mới công nghệ cũng là một bước đi cần thiết để củng cố sự vững chắc

của “viên kim cương” năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản

16

Việt Nam, giúp cho ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam tạo lập được một

lợi thế bền vững trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường

thế giới.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT NAM THỜI

GIAN TỚI.

1. Căn cứ xác định định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của

ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

1.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển thủy sản Việt Nam

đến năm 2020

1.1.1. Quan điểm phát triển thủy sản Việt Nam

1.1.2. Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020

1.1.3.Nhiệm vụ chủ yếu phát triển chế biến và xuất khẩu thuỷ sản

(i) Nâng câp va săp xêp lai hê thông nha may chê biên thuy san , găn

vơi vung san xuất nguyên liệu tâp trung . Tưng bươc cơ giơi hoa cac công

đoan chê biên. (ii) Tăng gia tri xuât khâu trên cơ sở đôi mơi va đâu tư nâng

cao năng lưc chê biên theo chiêu sâu, đang dang hoa san phâm, tăng ty trong

hàng có giá trị gia tăng cao. (iii) Đầu tư mạnh vào xúc tiến thương mại, hình

thành hê thông kênh phân phôi trong va ngoai nươc trên cơ sơ thu hut cac

thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội

đia va xuât khâu.(iv) Tăng cương ap dụng công nghệ mới trong quản lý vệ

sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và bảo vệ môi trường .(v) Bên

cạnh việc phat triên thi trương xuất khẩu la giư vưng thi trương nôi đia, phát

triên hê thông phân phôi san phâm trong va ngoai nươc .(vi) Mơ rông hê

thông chê biên va thu mua san phâm đên cac vung sâu , vùng xa và hải đảo

của cả nước .(vii) Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa triệt để các

doanh nghiệp nhà nước trong chế biến thủy sản và tham gia thị trường chứng

khoán nhằm huy động thêm vốn cho đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, mở

rộng quy mô sản xuất.(viii) Tăng cường các giải pháp tạo nguồn lao động

17

cho chế biến thương mại thủy sản.(ix) Tạo điều kiện, phát huy lợi thế các mặt

hàng thủy sản chế biến truyền thống, nhằm tạo sinh kế, sử dụng hết số lao

động dôi dư do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các cơ sở chế biến.

1.2. Xu thế tiêu dùng thuỷ sản trong nước và thế giới

1.2.1. Xu thế tiêu dùng thuỷ sản trong nước.

Dự báo mức tiêu thụ thuỷ sản ở thị trường trong nước sẽ tăng mạnh

trong thời gian tới, đặc biệt là những mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn.

Năm 2010, mức tiêu thụ thuỷ sản là 22 kg/người/năm thì lượng tiêu thụ

thuỷ sản trong nước năm 2010 sẽ đạt 1,95 triệu tấn, và 2,18 triệu tấn vào

năm 2015 đến năm 2020 con số này 2,61 triệu tấn.

Nhập khẩu thuỷ sản của VN cũng sẽ tăng do tăng nhu cầu tiêu dùng

trong nước đồng thời để phục vụ chế biến xuất khẩu, dự báo nhập khẩu

thuỷ sản của VN sẽ tăng từ 10-12% trong giai đoạn từ nay đến năm 2020,

phần lớn nhập từ các nước châu Á.

1.2.2. Xu thế tiêu dùng thuỷ sản trên thế giới.

Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ sản Thế giới, năm 2010 nhu cầu

thuỷ sản toàn thế giới đạt 156.723 nghìn tấn, trong đó nhu cầu thuỷ sản

thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thuỷ sản phi thực phẩm chiếm 18,2%.

Đến năm 2020, nhu cầu thuỷ sản toàn thế giới sẽ đạt khoảng 183.357

nghìn tấn, trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng lượng

tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu và 79% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới.

1.2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường chủ yếu đến năm 2020.

1.3. Những thách thức đối với ngành chế biến thuỷ sản trước bối

cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Cạnh tranh về thủy sản trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt,

trong khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản của nước ta hiện nay còn

thấp do giá nguyên liệu và các yếu tố đầu vào như điện nước, thông tin,

vận tải, vv của ta cao so với các nước.

18

Là một nước đang phát triển nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy

sản Việt Nam còn chưa vững chắc, trình độ quản lý còn nhiều bất cập.

Ngành thuỷ sản đã phải đương đầu với nhiều tranh chấp thương mại,

đặc biệt là với Mỹ.

Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản còn lúng túng

ở các khâu sản xuất nguyên liệu, bảo quản và dịch vụ,.

Với diễn biến về giá và xu hướng tiêu dùng hiện nay thì xuất khẩu

dưới dạng sơ chế, đông block sẽ khó có hiệu quả.

Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế

biến xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng

được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như

chất lượng sản phẩm.

Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sẽ chịu tác động rất lớn từ những

khó khăn về sản xuất trong nước, cũng như tác động của suy thoái kinh tế

toàn cầu hiện nay.

Trước những thách thức nêu trên, ngành chế biến thuỷ sản cần phải

có những biện pháp quyết liệt, củng cố các yếu tố cấu thành năng lực cạnh

tranh của ngành, từ đó bổ khuyết những điểm yếu trong năng lực cạnh

tranh của ngành, nhằm nắm bắt những cơ hội phát triển đến từ thị trường

trong nước và thế giới.

19

2. Các quan điểm đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản là

một quá trình tổng thể, tạo ra sự biến chuyển tích cực và vững chắc

các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của ngành.

2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản phải

đi đôi với quá trình nâng cao năng lực của các ngành hỗ trợ.

2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản phải

dựa trên quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản.

3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến

thuỷ sản Việt Nam

3.1. Chủ động phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong việc tạo dựng

năng lực cạnh tranh chung cho ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

3.1.1. Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, hướng tới

khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp cần nhận thức

được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như

triển khai xây dựng chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình, trong đó cần

chú trọng các chiến lược cụ thể sau:

(i) Chiến lược sản phẩm: Cần lựa chọn sản phẩm gì trong danh mục sản

phẩm của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường của từng quốc gia.

(ii) Chiến lược về thị trường: cần nghiên cứu rõ qui mô của từng thị

trường, những đặc tính, quy định và các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ

thuật, về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về môi trường, trách

nhiệm xã hội… đối với mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ xuất khẩu sang

thị trường đó.

20

3.1.2. Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị công nghệ chế

biến, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản.

Thứ nhất : Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị,

đồng bộ hóa và tự động hoá dây chuyền chế biến, nâng cao năng suất, hạ

giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh

tranh của sản phẩm thuỷ sản chế biến.

Thứ hai : Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển, đổi mới và đa

dạng hóa sản phẩm chế biến, chú trọng phát triển các sản phẩm mới, sản

phẩm giá trị gia tăng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng

và tạo ra sự phong phú về sản phẩm.

Thứ ba : Không ngừng nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ

thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP,

SSOP, đảm bảo đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thứ tư : Mạnh dạn liên doanh liên kết, tranh thủ lôi kéo các nhà đầu

tư nước ngoài tham gia vào hoạt động chế biến thuỷ sản, chuyển giao công

nghệ chế biến và kỹ năng quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về

công nghệ của doanh nghiệp.

3.1.3. Chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường.

Để nắm được thông tin về thị trường các nước ngoài, các doanh

nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau :

(i) thông qua đối tác (nhà nhập khẩu) và yêu cầu họ cung cấp các quy

định và luật pháp cần tuân thủ.

(ii) thông qua các kênh thông tin từ các tổ chức liên quan như Thương vụ

Việt Nam tại nước nhập khẩu, Bộ Công Thương, và đặc biệt là Hiệp

hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

(iii) doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể cử cán bộ trực tiếp tham

quan khảo sát thị trường hoặc tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm.

21

(iv) thuê công ty tư vấn bản xứ giúp doanh nghiệp nghiên cứu toàn diện về

thị trường. Đây được coi là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. thiết lập

các đại lý, các kênh phân phối cũng như hỗ trợ

3.1.4. Chủ động xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm ở thị

trường nước ngoài.

Xét về lâu dài, doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cần xây

dựng và củng cố thương hiệu của mình trên thị trường nước ngoài bằng

cách nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2. Kết hợp hiện đại hóa các ngành hỗ trợ cho chế biến thuỷ sản.

3.2.1. Tăng cường đầu tư và và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản

xuất nguyên liệu thủy sản.

Thứ nhất : Tiến hành tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ theo hướng gắn kết

giữa các khâu của quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ từng nhóm sản phẩm.

Thứ hai : Tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào công nghệ nuôi trồng thuỷ

sản, hoạt động nuôi trồng thủy sản cần đầu tư để có được lồng bè nuôi

thuỷ sản đủ tiêu chuẩn về kích cỡ đối với từng đối tượng nuôi cụ thể để tạo

ra một môi trường nuôi an toàn.

Thứ ba : Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần phối hợp với các cơ sở

nuôi trồng thuỷ sản nhằm trang bị những công nghệ mới trong việc bảo quản

nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch, bảo quản trọng quá trình vận chuyển.

Thứ tư : Các doanh nghiệp chế biến thủy sản có thể chủ động đa

dạng hóa hoạt động và trực tiếp đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

3.2.2. Đầu tư nâng cấp các phương tiện đánh bắt thủy sản và công nghệ

bảo quản đáp ứng các yêu cầu và thông lệ quốc tế.

Để cải thiện tình hình này trước hết đòi hỏi bản thân các cơ sở đánh bắt

cần đầu tư nâng cấp các trang thiết bị đánh bắt và bảo quản thủy sản sau đánh

bắt sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất

lượng của nguyên liệu khai thác khi đưa vào chế biến..

22

3.3. Tăng cường vai trò của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

3.3.1. Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ trang bị của

các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy

sản nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP.

Thứ hai : Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hoạt động nghiên

cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp, nhất là việc tìm

ra và áp dụng những công nghệ chế biến phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thứ ba : Nhà nước xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn

gốc sản phẩm.

Thứ tư : Tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến

thuỷ sản để nâng cao lợi thế cạnh tranh về công nghệ của ngành.

3.3.2. Khuyến khích phát triển các ngành hỗ trợ cho công nghiệp chế

biến thủy sản.

Thứ nhất : Tăng cường hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền, phổ

biến và áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý GAP giúp người nông dân

kiểm soát từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm.

Thứ hai: Khuyến khích các hình thức liên kết liên doanh, phối hợp giữa

sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn nguyên

liệu đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu, giảm thất thoát sau thu hoạch.

Thứ ba : Huy động các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài

tham gia tập trung vốn đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng

khai thác hải sản.

23

Thứ tư : Tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện

pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi

trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững.

Thứ năm : Đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, tạo ra các giống thủy

sản có năng suất, chất lượng cao, các chế phẩm công nghệ sinh học và ứng

dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thủy sản.

Thứ sáu : Hoàn thiện và tăng cường năng lực tổ chức hệ thống thanh tra,

kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương.

3. Một số kiến nghị, đề xuất

3.1. Kiến nghị với chính phủ:

Tăng cường các nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở Việt Nam là

thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, tạo điều kiện ký kết các thỏa

thuận hợp tác trong lĩnh vực thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng.

Có chính sách toàn diện giúp doanh nghiệp phát triển, đẩy nhanh quá

trình cổ phần hóa, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, xóa bỏ các trở ngại

về thủ tục đối với các doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.

3.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị

trường để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất.

Tổ chức tốt các hoạt động quảng bá, hướng dẫn sử dụng và tăng

cường hiểu biết về sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đến các đối tượng tham

gia quá trình lưu thông, phân phối thuỷ sản tại các thị trường, theo hướng

chuyên nghiệp hoá để nâng cao hiệu quả;

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương, các ngành các cấp liên

quan giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến thương mại quốc tế.

3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản

Phát huy vai trò tập hợp các doanh nghiệp, tiến hành tổ chức các chương

trình xúc tiến xuất khẩu, kết hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt

24

Nam tại nước ngoài, với phòng thương mại tại thị trường các nước để tổ chức

các hoạt động giới thiệu và quảng bá sản phẩm;.

Tìm hiểu tình hình cung – cầu trên thị trường thế giới, sức ép cạnh

tranh, xác định được mặt hàng chủ lực và thị trường chủ lực..

Triển khai chiến lược kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu một cách có hệ

thống, trong đó đặc biệt chú trọng việc nghiên cứu môi trường kinh doanh,

nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới.

Tích cực tham gia vào các chương trình xúc tiến xuất khẩu, quảng bá

thương hiệu sản phẩm như “Thương hiệu quốc gia”, có chiến lược

marketing hiệu quả, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường.

Áp dụng mô hình liên kết dọc và ngang trong quy trình sản xuất và

chế biến thủy sản, sạch từ khâu chọn giống, đảm bảo cung cấp các loại

thủy sản sạch, giảm nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

KẾT LUẬN

Công nghiệp chế biến thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn có

nhiều tiềm năng của Việt Nam hiện nay, vì vậy việc nâng cao năng lực

cạnh tranh của ngành cần được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm không

chỉ của riêng ngành thủy sản mà của cả quốc gia.

Qua việc phân tích năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt

Nam cũng như sử dụng mô hình kim cương để làm rõ các yếu tố cấu thành lợi thế

cạnh tranh quốc gia của ngành chế biến thủy sản cho thấy thực trạng năng lực

cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam còn chưa cao. Mặc dù thành

tích xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam thời gian qua có nhiều

tín hiệu đáng khích lệ, song năng suất chung của ngành còn thấp, thị phần xuất

khẩu còn hạn chế, trình độ của lực lượng lao động chưa cao, vv. Bên cạnh đó, các

yếu tố nền tảng của lợi thế cạnh tranh ngành tuy có nhiều tiềm năng và triển vọng,

nhưng chưa được phát huy đúng mức, đặc biệt là sự gắn kết giữa các yếu tố này

chưa tạo ra được sự vững chắc cho “viên kim cương” năng lực cạnh tranh của

ngành. Thực tế hiện nay, sức cạnh tranh của thuỷ sản chế biến Việt Nam vẫn chủ

yếu phụ thuộc vào việc tận dụng những lợi thế tự nhiên và nguồn nhân lực, những

25

yếu tố được dự báo là sẽ cạn kiện dần và không còn là lợi thế cạnh tranh lâu dài

của các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản.

Trước thực trạng đó, trên cơ sở quan điểm và định hướng phát triển

ngành của Chính phủ, tác giả đã mạnh dạn đề xuất ra các hướng giải pháp

cần thực hiện để đẩy mạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

chế biến thủy sản Việt Nam, trong đó tập trung vào các vấn đề về sự hỗ trợ

của Nhà nước về cơ chế, chính sách, tạo thay đổi về nhận thức của các đối

tượng liên quan đối với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến

thủy sản. Về phía các doanh nghiệp cần xác định các định hướng và giải

pháp trọng tâm, từ việc đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, đến

đến đổi mới sản phẩm, nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm

nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực

phẩm, ứng dụng công nghệ chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao,

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các giải pháp về phát triển thị

trường và khẳng định thương hiệu thủy sản Việt Nam cũng sẽ góp phần

quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh chung cho toàn ngành.