1.1. quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông hồng : nhìn ... chính của nhà...

45
[ ] Tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © AFD 37 1.1. Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng : nhìn nhận lịch sử về vai trò của nhà nước phong kiến và nhà nước thuộc địa (thế kỷ XII đến nửa đầu thế kỷ XX) Olivier Tessier, ÉFEO Lịch sử khai thác đồng bằng sông Hồng và quá trình lập cư ở khu vực này gắn bó chặt chẽ với lịch sử trị thủy và hình thành hệ thống thủy văn tạo nên địa mạo của khu vực qua một quá trình bồi đắp phù sa lâu dài. Xây dựng hệ thống đê bao ngăn những cơn lũ hung dữ là mối bận tâm chủ đạo và thường trực trong lịch sử trước đây cũng như hiện nay của Việt Nam, mối bận tâm này cũng tham gia vào việc hình thành nên cấu trúc trong các quan hệ giữa nhà nước và nông dân, điều đó có lẽ là bởi ở một đất nước gần như 100% nông thôn, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của nhà nước phong kiến thông qua việc đánh thuế nông dân (có đăng ký) và đất đai. Điều này bắt buộc nhà nước phải có các biện pháp, từ hàng thế kỷ nay, để đảm bảo an toàn cho nguồn thu từ nông nghiệp cần thiết để duy trì bản thân sự tồn tại của chính nhà nước, và nhất là trong điều kiện khí hậu không ổn định, dẫn tới sự không ổn định triền miên trong sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với tình trạng hạn hán vào vụ mùa tháng năm hàng năm, tiếp đó là nguy cơ lũ lụt phá hoại mùa màng vào vụ chiêm tháng mười. Do vậy, đặc điểm chính của vùng đồng bằng sông Hồng là : một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn mà quá trình biến đổi từ lâu đã bị chặn đứng bởi bàn tay con người. Việc đắp đê ngăn trên hai hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng đã cố định tình trạng địa hình không bằng phẳng vốn trước đây nếu không có đê thì chỉ tồn tại tạm thời sau đó sẽ được bồi đắp khi lũ về, nhưng với mạng lưới đê điều ngày càng dày đặc, hai hệ thống sông này bị bó buộc dòng chảy. Bài trình bày này sẽ giới thiệu một số điểm mốc lịch sử liên quan đến chính sách thủy lợi được thực hiện tại khu vực đồng bằng sông Hồng từ thời các triều vua tính từ thế kỷ XII, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu biên niên còn lưu giữ từ thời phong kiến. Cách nhìn từ « trên » như vậy, bởi vì đây là cách nhìn từ quyền lực trung ương, sẽ được đối chiếu với một nguồn tài liệu từ « dưới », đó là các tấm văn bia còn lưu lại ở thôn làng.

Upload: trinhthuy

Post on 23-May-2018

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 37

1.1. Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng : nhìn nhận lịch sử về vai trò của nhà nước phong kiến và nhà nước thuộc địa (thế kỷ XII đến nửa

đầu thế kỷ XX)Olivier Tessier, ÉFEO

Lịch sử khai thác đồng bằng sông Hồng và quá trình lập cư ở khu vực này gắn bó chặt chẽ với lịch sử trị thủy và hình thành hệ thống thủy văn tạo nên địa mạo của khu vực qua một quá trình bồi đắp phù sa lâu dài. Xây dựng hệ thống đê bao ngăn những cơn lũ hung dữ là mối bận tâm chủ đạo và thường trực trong lịch sử trước đây cũng như hiện nay của Việt Nam, mối bận tâm này cũng tham gia vào việc hình thành nên cấu trúc trong các quan hệ giữa nhà nước và nông dân, điều đó có lẽ là bởi ở một đất nước gần như 100% nông thôn, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của nhà nước phong kiến thông qua việc đánh thuế nông dân (có đăng ký) và đất đai. Điều này bắt buộc nhà nước phải có các biện pháp, từ hàng thế kỷ nay, để đảm bảo an toàn cho nguồn thu từ nông nghiệp cần thiết để duy trì bản thân sự tồn tại của chính nhà nước, và nhất là trong điều kiện khí hậu không ổn định, dẫn tới sự không ổn định triền miên trong sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với tình trạng hạn hán vào vụ mùa tháng năm hàng năm, tiếp đó là nguy cơ lũ

lụt phá hoại mùa màng vào vụ chiêm tháng mười. Do vậy, đặc điểm chính của vùng đồng bằng sông Hồng là  : một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn mà quá trình biến đổi từ lâu đã bị chặn đứng bởi bàn tay con người. Việc đắp đê ngăn trên hai hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng đã cố định tình trạng địa hình không bằng phẳng vốn trước đây nếu không có đê thì chỉ tồn tại tạm thời sau đó sẽ được bồi đắp khi lũ về, nhưng với mạng lưới đê điều ngày càng dày đặc, hai hệ thống sông này bị bó buộc dòng chảy.

Bài trình bày này sẽ giới thiệu một số điểm mốc lịch sử liên quan đến chính sách thủy lợi được thực hiện tại khu vực đồng bằng sông Hồng từ thời các triều vua tính từ thế kỷ XII, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu biên niên còn lưu giữ từ thời phong kiến. Cách nhìn từ « trên » như vậy, bởi vì đây là cách nhìn từ quyền lực trung ương, sẽ được đối chiếu với một nguồn tài liệu từ « dưới », đó là các tấm văn bia còn lưu lại ở thôn làng.

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD38

1.1.1. tổng quan đặc điểm địa mạo và thủy văn vùng đồng bằng châu thổ sông hồng

Một vài dữ liệu tổng quát về vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng sẽ giúp hiểu rõ hơn thách thức này.

Đồng bằng châu thổ sông Hồng là một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn (14 700 km²) có

hình tam giác với cạnh đáy lớn nhất nằm giáp với biển Đông và đỉnh nằm ở Việt Trì, là phần hợp lưu của sông Hồng và sông Lô, cách không xa sông Đà. Mặc dù có cảm tưởng đây là một vùng đồng bằng rất bằng phẳng nhưng trên thực tế, đồng bằng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng rất lớn (bắc-tây/nam-đông), với độ dốc lên tới 10-12 m và có nhiều chỗ lồi lõm.

Đồng bằng phù sa rộng lớn của châu thổ sông hồng

Nguồn : Tác giả xây dựng dựa theo Google 2007 (http://maps.google.com/)

Bản đồ 2

Châu thổ sông Hồng được hợp thành từ hai hệ thống sông : sông Thái Bình và sông Hồng.

Sông Thái Bình chảy từ bắc sang đông, đây là một con sông có chế độ nước mạnh nhưng ổn định, ít thác ghềnh. Con sông này bắt nguồn từ hợp lưu của ba dòng chảy từ vùng trung du gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Tuy nhiên, vừa ra khỏi vùng

thượng nguồn, sông Thái Bình hợp ngay với sông Đuống (thời thuộc địa được gọi là canal des Rapides) bắt nguồn từ sông Hồng, khiến cho dòng chảy ở khu vực này phình ra. Không xa vùng cửa sông Thái Bình, lại có thêm dòng chảy nữa từ sông Hồng nhập vào là sông Luộc (tên gọi trước đây là canal des Bambous). Mặc dù có nhiều dòng chính và dòng nhánh như vậy nhưng hệ thống sông

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 39

Thái Bình ít bị những trận lũ lớn, do có hệ thống đê ngăn lũ rất vững chắc.

chế độ mưa và lưu lượng nước châu thổ sông hồng

Nguồn : Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, Bản đồ tài nguyên nước Việt Nam, 2003

1Biểu đồ

Hệ thống sông Hồng dường như trái ngược hẳn với hệ thống sông Thái Bình. Với hai dòng hợp lưu chính là sông Đà và sông Lô, sông Hồng được cung cấp nước từ một vùng lưu vực rộng lớn với diện tích 130 000 km² chạy qua toàn bộ vùng Tây Bắc ở miền thượng và một phần của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Lũ sông Hồng thường rất lớn và gây lụt nghiêm trọng cho toàn bộ khu vực. Tuy nhiên đây cũng là con sông chính hình thành nên khu đồng bằng châu thổ cũng như nguồn cung cấp phù sa chính nhờ các lớp bồi lắng tích tụ qua hàng thế kỷ, có nơi độ dày lên tới hàng chục mét. Lượng phù sa từ nước sông Hồng ước tính lên đến gần 130 triệu tấn/năm, nhờ đó, đây là con sông đứng thứ tám trên thế giới xét về lượng phù sa chuyên chở, trong khi nếu tính lưu lượng dòng chảy thì đây không phải là một con sông lớn (Béthemont, 2000). Chính nhờ lượng phù sa lớn như vậy mà con sông này có tên là sông Hồng, nhờ màu đỏ phù sa từ đất sét được dẫn về vào mùa mưa

từ thượng nguồn tỉnh Vân Nam. Với chiều dài 1200 km, sông Hồng chảy theo hướng bắc-tây/nam-đông và chảy qua chính vùng đồng bằng châu thổ, tức là từ Việt Trì tới cửa Ba Lạt, với khoảng cách 220 km, nhưng nếu tính theo đường chim bay thì khoảng cách chỉ có 165 km  : vì có ít đoạn quanh co nên lưu lượng dòng chảy rất lớn – có thể lên tới 28 000 m3/giây – nếu so với quy mô lưu vực thượng nguồn. Vào mùa lũ, nước sông Hồng dâng lên rất cao, cao hơn hẳn so với toàn bộ vùng đất bằng, thông thường vào mùa bình thường thì nước không thể ngập qua các bãi sông do có một hệ thống đê điều kiên cố bảo vệ. Cụ thể, vào mùa nước ròng mùa đông, mực nước sông Hồng chỉ vào khoảng 2,50 m, cao hơn mực nước biển. Ngay đầu mùa nước lớn vào mùa hè (từ tháng sáu đến tháng mười hàng năm), mực nước sông lên nhanh và có thể dâng cao tới 10 m chỉ trong vòng vài ngày.

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD40

Do không mô tả chi tiết nên có thể chỉ ra sáu vùng địa hình đơn lẻ :

- Vùng núi phía Tây Bắc có độ cao cao hơn các vùng còn lại của đồng bằng châu thổ, ngoài ra vùng này còn có nhiều chỗ bãi cao (13-15 m) rải rác nằm trên dòng chảy của sông Hồng và nhiều vùng trũng thấp với độ cao khoảng 5 m, thường có các ao vũng ;

- Vùng trung du, nằm về phía đông của vùng Tây Bắc, có độ cao thấp hơn, nhưng vẫn còn tương đối cao (5-6 m), ngoài ra cũng có nhiều vùng bãi cao có độ cao thấp hơn ;

- Vùng đất thấp phía Đông Bắc, có sông Thái Bình và các hợp lưu của con sông này chảy qua, độ cao của vùng này rất thấp (50 cm

đến 2 m) và gần như không có bãi sông. Đây là một vùng trũng, đặc điểm này được thể hiện rõ nhất ở khu vực tỉnh Hải Dương với hệ thống kênh mương chiếm diện tích lớn hơn cả diện tích đất bằng ;

- Vùng đất thấp phía nam có đặc điểm tương đối giống với vùng Đông Bắc (độ cao thấp, có các vùng chiêm trũng), nhưng ngăn cách bởi các bãi sông của sông Hồng chạy dài tới tận vùng cửa sông;

- Dải đồng bằng duyên hải, có bề rộng khoảng 10-35 km, trải dài từ phía nam đồng bằng châu thổ đến Hải Phòng. Vùng này có nhiều chỗ nhấp nhô với độ cao khoảng 2m ngăn cách bởi các vùng trũng có độ cao thấp, khoảng 50 cm;

Nguồn : Olivier Tessier.

Ảnh Mực nước sông hồng lên nhanh do các trận lụt lớn và khó lường

1,2 và 3

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 41

- Vùng bãi bồi ven biển là kết quả do tác động của con người trong công cuộc lấn biển, đây là vùng đất rất thấp và bằng phẳng được hình thành từ lượng phù sa bồi đắp của sông Hồng. Đây là lý do giải thích vì sao các vùng bãi bồi ven biển chỉ có ở phía nam đồng bằng châu thổ. Ở các nơi khác, phía bắc hoặc miền trung, các dải đồng bằng duyên hải tạo thành vành đai bảo vệ trước biển.

Việc đắp đê trên khắp khu vực đồng bằng châu thổ đã hình thành nên các đơn vị thủy lợi, được gọi là các khu tứ giác, hoặc bán kính thủy lợi độc lập, các hệ thống thủy lợi phân khu này được hình thành để dẫn nước từ sông và thoát nước mưa ra sông. Hiện nay, toàn bộ vùng đồng bằng châu thổ được chia thành 30 phân khu thủy lợi với diện tích dao động từ 5000 đến 180 000 ha, tương đương với 30 hệ thống thủy lợi độc lập, riêng rẽ và đều cần phải thoát nước vào mùa mưa.

Một vài số liệu về đồng bằng châu thổ sông hồng

Đầu những năm 1930, nhà nông học René Dumont và nhà địa lý học Pierre Gourou lần lượt đưa ra, cách nhau một năm, dự báo về một tương lai đen tối đối với nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Lý do chính hai nhà nghiên cứu đưa ra là vùng này có mật độ dân cư quá lớn, do tỷ lệ gia tăng dân số cao  : 12 000 km² trên tổng diện tích 14 700 km² được khai thác bởi 6  500  000 nông dân, tương đương với mật độ trung bình 430 người/km². René  Dumont thấy đấy là một « mối nguy lớn » đe dọa đến sự sống còn của các vùng nông thôn, còn Pierre Gourou cho rằng đó là một «  căn bệnh vô phương cứu chữa » : «  […] mật độ dân số quá đông là một căn bệnh vô phương cứu chữa. [...] Nông dân đang khai thác kiệt cùng đất đai ; các

công trình thủy lợi và tác động kỹ thuật chỉ có thể giúp tăng sản lượng nhưng với đánh đổi là đảo lộn toàn bộ điều kiện sống [nghèo đói kinh niên]. » Ngoài mật độ dân số cao, thêm một đặc điểm của vùng là dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ lớn : năm 1931, thủ đô Hà Nội có 128 000 dân, cao hơn một chút so với dân số của Hải Phòng (124 000 dân). Phát triển đô thị ở miền Bắc mới chỉ diễn ra gần đây, đặc biệt nhanh dưới thời thuộc địa nhằm đáp ứng yêu cầu tập trung quyền lực cũng như thỏa mãn nhu cầu của bộ máy thuộc địa.

Trong hoàn cảnh như vậy, vấn đề quá tải dân số ở đồng bằng sông Hồng được đặt ra, có liên quan đến tiềm năng nông nghiệp của cả vùng. Lúa gạo chiếm vị trí cốt yếu trong hệ thống sản xuất lương thực, là cột trụ trong tổ chức kinh tế và xã hội tập trung vào đơn vị hộ gia đình, nằm trong mạng lưới làng xã có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi năm, nông dân sản xuất một đến hai vụ tùy theo vị trí ruộng. Địa hình quyết định khả năng tưới tiêu nước của mỗi thửa ruộng. Các khu ruộng cao khó lấy nước vào mùa đông nhưng lại không bị úng nước vào mùa hè, có thể cấy vụ mùa, thu hoạch vào tháng mười âm lịch, sau đó có thể cấy tiếp các loại hoa màu cần ít nước (đậu tương, khoai lang, v.v.). Các khu ruộng thấp, dễ lấy nước vào mùa đông nhưng thường bị ngập úng vào mùa hè, có thể trồng vụ chiêm, thu hoạch vào tháng năm âm lịch. Các khu ruộng nằm ở vị trí có độ cao trung bình có thể trồng hai vụ một năm, năng suất mỗi vụ phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết (khô hạn vào mùa đông) (ngập úng, bão và thậm chí có cả khô hạn vào mùa hè). Đầu những năm 1930, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có thể được chia ra như sau : 500 000 ha trồng lúa hai vụ, 350 000 ha trồng lúa vụ mùa và 250 000 ha trồng lúa vụ chiêm, tổng cộng vào khoảng 1,1 triệu ha.

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD42

Nếu tính theo tỷ lệ năng suất/dân số và dựa theo năng suất trung bình theo tính toán mà Y. Henri đưa ra năm 1932, sản lượng năm của đồng bằng châu thổ sông Hồng vào thời điểm đó là 17 200 000 tạ lúa, với dân số nông nghiệp là 6 500 000 người, ta có mức trung bình là 2,6 tạ/miệng ăn. Tuy nhiên, tính thành gạo, sản lượng này giảm đi khoảng 30 đến 35 %, vì còn phải xay xát lúa, như vậy, con số cuối cùng còn là 180-200 kg gạo/người/năm, khẩu phần tạm đủ để nuôi một người lớn[1].

Bảy mươi năm sau, dân số vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã tăng gấp gần ba lần. Hiện nay, cả vùng có 18,5 triệu người, trong đó chiếm 13 triệu là dân nông thôn (70 %), với mật độ trung bình là 1000 người/km². Một số nơi có mật độ trung bình lên tới 1500 người/km², điển hình là tỉnh Thái Bình, có thể nói

đây là một trong những nơi có mật độ cư dân nông thôn cao nhất thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nhưng đa phần người dân vẫn sống ở nông thôn, tập trung tại 2000 xã trên toàn bộ khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuộc hơn 80 huyện, chia thành 12 tỉnh.

Mặc dù áp lực về đất đai gia tăng chưa dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội rõ rệt song cũng phải nhận thấy những tác động của hai định hướng lớn mà các nhà lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đưa ra ngay từ đầu những năm 1960 nhằm cải cách nền sản xuất nông nghiệp truyền thống : hiện đại hóa hệ thống thủy nông và áp dụng nguyên tắc cuộc « cách mạng xanh» (đưa vào sản xuất các giống lúa mới năng suất cao).

[1]  Nhìn chung, khẩu phần lương thực trung bình đủ nuôi một người lớn là 300-350 kg tương đương lúa, khoảng 210-250 kg gạo/người/năm.

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 43

Sự định cư ở đông bằng châu thổ sông hồng :các làng xã

Nguồn : Quỹ lưu trữ ảnh – Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Paris).

Ảnh 4,5,6 và 7

Trong những bức ảnh này, các bạn có thể thấy nơi con người cư ngụ giống như một ruộng mạ, các ngôi làng tựa như những cây mạ được một bàn tay vô hình cấy xuống, nhưng ưu tiên nhiều hơn cho phần có địa hình cao. «  Lũy tre làng » truyền thống mà hiện ít nhiều đã vắng bóng, cũng khiến ta có cảm giác làng xã có sự tách biệt rất rõ rệt.

Ngày nay cũng vậy, ta có thể thấy trên bức ảnh tỉnh Bắc Ninh chụp từ vệ tinh Spot này tầm quan trọng của địa hình trong việc hình thành các ngôi làng. Ngược lại, sự tách biệt của mỗi ngôi làng cũng dần giảm bớt nhờ sự kết nối thành mạng lưới cũng như việc dần hình thành các khu dân cư kiểu đô thị nông thôn dọc theo các trục đường giao thông.

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD44

1.1.2. trị thủy : mối quan tâm từ ngàn đời (thế kỷ Xii - XViii)

Quá trình hình thành hệ thống đê điều 

Quá trình lập cư và phát triển nông nghiệp ở đồng bằng châu thổ sông Hồng thực sự bắt đầu kể từ khi Nhà nước trung ương cùng bộ máy hành chính tổ chức công tác xây dựng hệ thống đê điều.

Ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, việc xây dựng và tu bổ đê điều nằm trong quyền lực của các hoàng đế. Thiên mệnh của trời trao cho một người « quyền lực tối cao », tức là quyền được ra lệnh cho các thần dân của

mình, và các thần dân đó được đặt dưới sự bảo vệ của đấng tối cao.

Khía cạnh chính trị và biểu trưng quyền lực của nhà vua được khẳng định ba năm một lần qua lễ tế đàn Nam Giao. Đây là lễ tế Trời « Hoàng đế là người đại diện của thần dân : thay mặt thần dân, hoàng đế lễ lạy, dâng cúng phẩm vật, tạ ơn, khẩn cầu ». Là sứ giả của trời, nhà vua cũng có thể phải chịu trách nhiệm nếu đê vỡ, gây lụt, vì nhân dân sẽ thấy đó là dấu hiệu Trời quở. Bên cạnh việc cúng tế trời đất mỗi năm nhân lễ tịch điền hoặc lễ hạ điền, bắt đầu một vụ mùa mới, để bảo vệ dân chúng và mùa màng, triều đình cũng phải quan

trích lược Bắc ninh (Spot, 2003)

Nguồn : Tác giả dựa theo Google 2007 (http://maps.google.com/).

Ảnh 8

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 45

tâm trực tiếp đến hệ thống đê điều, thủy lợi, phòng lũ lụt cho các vùng nông thôn.

Bằng chứng đầu tiên cho thấy có các công trình đê điều sau thời gian dài bị Trung Quốc đô hộ được ghi trong Cương mục vào cuối

thế kỷ XI : « Năm Mậu Tí, năm Hội Phong thứ tám, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều Lý (1099) … tháng hai âm lịch, người ta đắp một con đê ở bờ sông làng Cơ Xá » (trước đây là tỉnh Hà Đông, nay là Hà Tây). Phải nói là những cơn giận dữ của sông Hồng vô cùng khốc liệt.

những cơn giận dữ của sông hồng

Ảnh : Quỹ lưu trữ ảnh – Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Paris).

Ảnh 9,10,11 và 12

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trước đấy chưa có đê : người ta thấy dấu vết của các công trình phòng hộ ở tỉnh Sơn Tây và tỉnh Hưng Hóa cũ ngay từ đầu kỷ nguyên Thiên chúa giáo, có sự vay mượn kỹ thuật của Trung Quốc. Theo Pierre Gourou, «  Ngay khi người dân vùng châu thổ [sông Hồng] không còn làm nghề đánh bắt cá nữa, khi dân số tăng lên và không có đủ diện tích ở các khu đất cao và các

dải đất bãi, họ buộc phải đắp đê » (1936). Nhìn chung, giả thuyết mà các tác giả đặt ra đối với nguồn gốc của các công trình đê điều là từ nội lực của địa phương: để tránh lũ hè muộn hoặc xuân sớm, nông dân và dân làng đắp bờ bao bên các dòng nước để bao quanh các khoảnh đất có thể trồng cấy được. Dần dần, hệ thống này được phổ biến, hệ thống bờ bao được đắp nhiều lên và dần thành hình

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD46

một mạng lưới được mở rộng không ngừng (Rouen, 1915).

Một câu hỏi còn bỏ ngỏ liên quan tới giả thuyết cho rằng nguồn gốc của hệ thống đê điều là để phục vụ canh tác chính là câu hỏi liên quan đến vai trò và các biện pháp của nhà nước. Ở điểm này, mặc dù quan điểm mà Karl Wittfogel đưa ra trong cuốn sách gây nhiều tranh cãi Chủ nghĩa chuyên chế phương Đông đã bị chỉ trích rất nhiều, nhưng tác giả cũng đã nhấn mạnh rằng công việc quản lý nước và trị thủy tất nhiên sẽ làm hình thành nên các tương quan lực lượng giữa chính quyền trung ương và các xã hội nông dân.

Và hiển nhiên, phải đến thế kỷ XIII, tức dưới thời nhà Trần với việc xây dựng nền tảng cho một triều đại đậm chất quý tộc và mạnh về quân sự, các cuốn biên niên mới nhắc đến các công trình thủy lợi lớn và tiết lộ từng phần dấu ấn sơ khai của tổ chức hành chính và quân sự chuyên nghiệp trong quản lý đê điều. Sau trận lụt do một cơn lũ lớn gây ra làm vỡ đê Long Đàm hay Thanh Đăm (Đàm) (nay thuộc Hà Nội) tháng 10 năm 1245, sự việc này cho thấy rõ ràng ít nhất một phần các công trình đê điều đã được thực hiện, Đại việt sử ký có nêu  : « Dưới triều vua Trần Thái Tông (1225-1258). – Niên hiệu Thiên ứng chính bình. […] năm thứ 17 niên hiệu Thiên ứng chính bình, tháng ba, năm Mậu Thân (tháng 4 năm 1248) : người ta bắt đầu đắp đê Đỉnh Nhĩ. Tất cả các tỉnh đều được chỉ dụ hỗ trợ cho việc đắp đê từ đầu nguồn (sông Hồng) ra tới biển. Mục đích là để ngăn lũ. Nhà vua chỉ định một quan hà đê sứ và một phó quan để đặc trách trông coi việc đê. Nơi nào có đê đi qua, người ta đo diện tích phần ruộng bị mất và đền bù cho nông dân. Con đê này có tên là đê Đỉnh Nhĩ ». 

Đắp đê bao dọc sông Hồng là một việc lớn, vua giao quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào –

« Năm thứ năm niên hiệu Nguyên Phong dưới triều vua Trần Thái Tông […] tháng tư âm lịch (tháng 5 năm 1255)  : ở mỗi tỉnh, vua cử một quan võ làm chức hà đê sứ để trong coi việc đê điều trong tỉnh. Mỗi năm, khi hết việc đồng áng, quân sĩ được huy động để đắp đê và giúp dân đào lạch, hào, vừa ngăn lụt vừa chống hạn ».

Mặc dù đã bắt đầu có tổ chức và quản lý các công trình thủy lợi, việc đê điều ở các thế kỷ XIII và XIV không được đưa vào trong một kế hoạch quy hoạch tổng thể cho khu vực đồng bằng châu thổ, kỹ thuật đắp đê chủ yếu là trăm hay tay quen, chất lượng đê cũng không đồng đều giữa các tỉnh. Do vậy, có nhiều đoạn đê không vững, kết nối kém nên không thể ngăn được các cơn lũ vừa từ sông Hồng cũng như từ các sông nhánh, nhiều trận lụt đã xảy ra, vỡ đê, dẫn đến nhiều lần phải đắp lại đê và tu bổ gia cố đê.

Đại Việt sử ký toàn thư viết năm 1697 cho ta có một cái nhìn rõ nét về những mối đe dọa thường trực từ thiên tai đối với người dân trong vùng. Theo bản khắc trên một văn bia cho biết vào tháng bảy âm lịch năm 1164 và năm 1199, một trận lụt lớn nhấn chìm toàn bộ các cánh đồng lúa  ; tháng tám âm lịch năm 1359, nước nhấn chìm nhà dân và gây mất mùa ; v.v. Có vài năm, lụt xảy ra suốt mùa mưa, như năm 1586, biên niên có nhắc đến một trận lụt lớn xảy ra vào ngày mùng 5 tháng tư âm lịch, tiếp theo đó là một cơn lũ lớn trên sông Mã, tỉnh Thanh Hóa vào ngày 25 cùng tháng, trận lũ lớn tới mức cuốn trôi hết nhà cửa ra tận biển, sau đó còn hai trận lụt nữa vào ngày mùng 2 và ngày 25 tháng bảy âm lịch, tổng cộng, có tới bảy trận lụt lớn trong vòng một năm. Nhưng những giai đoạn khốn khổ đó không chỉ ảnh hưởng tới các miền quê : tháng bảy âm lịch năm 1270, phố phường kinh thành Thăng Long chìm trong nước lụt, người người phải đi lại bằng

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 47

thuyền  ; tháng sáu âm lịch năm 1630, sông Nhị Hà (sông Hồng) tràn bờ và làm ngập nhiều phố phường, nước tràn vào như thác ở cổng kinh thành phía nam, rất nhiều người bị chết đuối ; v.v.

Sang thế kỷ XV, khi nhà Lê lên ngôi, đất nước trải qua một giai đoạn thanh bình trong quan hệ với Trung Hoa và nước Chămpa với việc áp đặt quyền lực của mình lên nước này. Có thể nói, dưới triều Lê, việc xây dựng một nhà nước tập quyền trị vì đất nước bằng một hệ thống quan lại tới tận làng xã chính là một yếu tố quyết định tới công tác quy hoạch thủy lợi và phòng chống lũ lụt.

Chính sách nông nghiệp thực thi dưới thời vua Lê Thái Tổ vẫn được tiếp nối dưới triều đại vua Lê Thánh Tông : sau khi vỡ đê sông Tô Lịch, vua Lê Thánh Tông đã ra chỉ dụ sửa chữa gia cố đê điều và đường xá trên cả nước và

lập ra các chức quan khuyến nông và quan hà đê. Chủ trương này còn tiếp tục được thực hiện tới tận những năm đầu thế kỷ XVI và không chỉ cho việc xây dựng và gia cố đê mà còn là đường hướng thực hiện các biện pháp thủy lợi. Vì vậy, vào năm 1503, dưới triều vua Lê Hiển Tông, Dương Trực Nguyên (tả thị lang bộ Lễ) đã xin phép « đắp các con đê dọc sông Tô Lịch từ cầu Trát đến sông Cống để bảo vệ các ruộng lúa khỏi bị ngập nước, và đào một con kênh từ làng Yên Phúc đến xã Thượng Phúc để đảm bảo tưới tiêu cho các cánh đồng. Nhà vua đã chấp thuận ».

Chủ trương hợp lý hóa và hệ thống hóa việc tu bổ và gia cố hệ thống đê điều được thể hiện trong bộ luật nhà Lê, theo đó các quan thuộc cấp hành chính là những người chịu trách nhiệm duy nhất đảm bảo việc thực thi các chỉ dụ của nhà vua.

khung 1

« Điều 181 : Các công trình sửa chữa đê phải được bắt đầu vào ngày mùng 10 tháng giêng, là ngày mà tất cả dân chúng các làng nằm trong đê phải tham gia sửa chữa phần đê mà họ được giao. Thời hạn sửa chữa này là hai tháng ; ngày 10 tháng ba, mọi công việc sửa chữa phải hoàn tất. Trong trường hợp xây mới một con đê, thời hạn xây sẽ là ba tháng. Quan lộ được giao phó theo dõi thường xuyên công việc xây dựng, các giám sát và quan hà đê phải theo dõi sát sao để công trình được thực hiện ổn định và nhanh chóng […] ».

Một hệ thống đê điều hợp lý và có hệ thống

Sau này, cho đến thời nhà Nguyễn với sự lên ngôi của hoàng đế Gia Long năm 1802, nguồn lực dành cho việc quy hoạch thủy lợi là khiêm tốn nhất. Thực tế đất nước đã trải qua một thời kỳ thực sự loạn lạc và bất ổn chính trị kéo dài được đánh dấu bởi sự nổi dậy của nhà Mạc và một loạt các cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

Vào đầu thế kỷ XVIII, tháng tám năm 1708, sách Cương mục ghi « chỉ dụ sửa chữa đê sông Nhị Hà [sông Hồng]  : Hàng năm nước sông Nhị Hà đều tràn bờ, nhiều điểm bị vỡ. Vì vậy hai bộ phận Quản lý và Hành chính (trấn thừ) có nhiệm vụ điều hành quân sĩ thực hiện sửa chữa đê theo nhu cầu của nông dân. » (Langlet, 1978). Ba năm sau (1711), năm thứ bảy triều Vĩnh Thịnh, nhà vua quyết định thay đổi hệ

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD48

thống tổ chức công trình sửa chữa đê bằng việc cử các quan từ kinh đô theo dõi việc thực hiện.

Tuy nhiên, tác giả nhận thấy « Sau đó, số lượng công việc tăng lên nhưng thiệt hại do lũ lụt gây ra vẫn không thể tránh khỏi » (Langlet, 1978  : 516). Cuối cùng, chỉ có bốn đoạn từ chương 33 đến 35 trong Cương mục (1663 đến 1721) đề cập vấn đề ngăn lũ và cho biết chỉ có sửa chữa đê chứ không có công trình đắp đê mới.

Thông tin này hoàn toàn trái ngược với những thông tin về thiên tai hạn hán và lũ lụt, đồng nghĩa với nghèo đói kéo dài trong suốt thời kỳ này (17 tài liệu tham khảo), cho thấy một Nhà nước yếu kém và bất lực mà các nguồn tài liệu lịch sử chính thức vẫn đưa ra. : « (Tháng tám âm lịch năm 1684, dưới triều chúa Trịnh Tạc) – Nước dâng cao do bão, sông Nhị Hà tràn bờ [còn được gọi là sông Phú Lương, có nghĩa là sông Hồng] ; nhiều ruộng lúa bị thiệt hại hoặc mất trắng tại các huyện vùng Tây Bắc ».

Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất của nhà Trịnh vì đã không chú trọng quan tâm đúng mực đến nông nghiệp nói chung và công tác trị thủy nói riêng mà đã giao công việc này cho riêng các quan địa phương cấp tỉnh. Chắc chắn là sau nhiều lần vỡ đê, vào năm 1723, Nhà nước đã phải lấy lại quyền điều hành các công trình ngăn lũ, nhưng từ năm 1767, nó lại thuộc về thẩm quyền của các quan chức vùng, chính phủ hoàn toàn hỗn loạn (Lê Thành Khôi, 1992).

hệ thống tưới tiêu : sự bất lực của triều đình

Các nguồn tài liệu liên quan đến một mặt khác của vấn đề trị thủy là hệ thống cung cấp nước phục vụ nông nghiệp ít hơn so với tài liệu về chống lũ, nhưng các nguồn này đều xác nhận mối quan tâm thường xuyên của

các triều đại nối tiếp nhau đến các vấn đề hạn hán và những hậu quả nặng nề mà dân chúng phải gánh chịu. Tuy nhiên, nếu như từ thế kỷ XV, triều đình có ý định cải thiện tình hình trong lĩnh vực này thì trên thực tế các sáng kiến thực hiện lại không mang lại kết quả đáng kể : trước thế kỷ XIX, không có bất cứ sự quy hoạch trực tiếp nào được thực hiện trên các con sông. Cần phải nhấn mạnh là vào thời kỳ này các vấn đề cần giải quyết là những vấn đề tầm cỡ.

Việc dự trữ nước cho cánh đồng được thực hiện nhờ vào các vùng thấp ở gần tạo thành hệ thống ao và rạch. Các vùng này thường ngập nước trong mùa mưa, tạo thành các bể chứa nước cung cấp cho đồng ruộng vào những thời điểm hanh khô của mùa đông, lượng nước dự trữ tùy thuộc vào nhịp độ khi thủy triều lên, mức nước cao nhất là 4 m, khi đó mức ảnh hưởng tại phần lớn các khu vực của đồng bằng là đáng kể. « Chúng ta ở trong một đồng bằng, vùng châu thổ phù sa bồi đắp, có độ dốc và độ cao thấp. Lưu lượng dòng chảy yếu của các con sông vào mùa khô khiến cho nước biển dâng lên khi thủy triều lên, nước biển chặn dòng chảy của nước ngọt và như vậy làm tăng lượng nước trên các con sông. » (Gourou, 1936).

Tại các vùng duyên hải, từ nhiều thế kỷ nay, người nông dân luôn biết tranh thủ tận dụng hiện tượng tự nhiên này  : họ làm rất nhiều cửa xả nước bằng gỗ lim chắc không bị mủn và điều khiển những cửa này dẫn nước vào các kênh khi gió biển thổi vào phía trong cửa sông và thổi ngược dòng chảy của sông làm mặt nước sông dâng cao.

Tại các vùng khác, việc quy hoạch tưới nước chủ yếu tập trung vào hệ thống ao và rạch nhằm duy trì sự tồn tại ngắn ngủi của các bể chứa nước tự nhiên này. Vì vậy, trên một tấm

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 49

bia làng khắc năm 1764 có ghi lại việc có hai xã đã cùng nhau tiến hành đào một kênh dẫn nước vào giữa thế kỷ XVIII :

khung 2

« Hai xã Thời Ủng và Chu Lũng đã thực hiện các công trình quy hoạch nhằm ổn định đời sống người dân. Năm Đinh Mão (1747), thành lũy được xây dựng và nhiều mương nước được đào, năm Quý Dậu (1753), một kênh tưới nước cũng được đào và năm Mậu Dần (1758), các khoảng đất canh tác đã được cung tiến để tu tạo khu đền thờ. Vào thời kỳ này, quan lại hai xã đã tiến hành đo đạc, 99 trượng [1 trượng = 4 m] thành lũy và mương nước, 581 trượng [khoảng : 2,32 km] kênh đào đã ra đời, đền thờ nằm trên một chu vi 61 trượng và 6 thước (đơn vị đo lường của Việt Nam thời xưa). […] Tổng cộng, tổng số tiền đóng góp là 1010 quan tiền sử, 148 người đã hiến đất để đào kênh. Để ghi nhận tấm lòng của những người đã hiến đất và đóng góp tiền, hai xã đã cho lập một tấm bia có khắc tên của những người này và thờ phụng họ lâu dài ».

Sáng kiến của địa phương

Song song với những sáng kiến cấp địa phương, từ thế kỷ XV, triều đình ban hành một loạt các chỉ dụ khuyến khích nhân dân đắp các con đê nhỏ, đào các hồ chứa nước và khơi thông kênh đào, rạch nhằm tăng nguồn dự trữ nước tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho vụ mùa tháng năm và nếu có thể, để trồng giống lúa ngắn ngày thay thế giống lúa thông thường trồng vào vụ chiêm bị phá hủy do vỡ đê (Pouyanne, 1931). Vì vậy, vào cuối thế kỷ XV, kênh Sông Đào đã được đào. Con kênh này cho phép cung cấp nước cho các cánh đồng lúa vào mùa khô đồng thời tiêu nước cho các khu vực trũng trong mùa mưa.

Do không thể cắt đê và do cấu tạo đất tại những nơi cùng có các gờ bờ sông và lòng chảo đòi hỏi phải sử dụng những trang thiết bị cơ khí để lấy nước từ các dòng sông vào mùa khô. Về điểm này, trong tài liệu nghiên cứu việc cung cấp nước, E. Chassigneux ghi lại rằng nếu như một số văn bản và chỉ dụ

yêu cầu các quan lại và người dân «phải chế tạo các máy móc để vận chuyển nước», nhưng không có bất cứ chi tiết nào cho biết tính chất của « những chiếc máy » này cũng như nói rõ liệu chúng có tồn tại thực sự. Phải chăng đây chính là những guồng đạp nước cỡ nhỏ thường thấy vào thời kỳ này tại một số tỉnh của đồng bằng sông Hồng ?

Cũng vậy, vào thời kỳ hạn hán, biện pháp cứu cánh chủ yếu là cầu viện chúa Trời. Nhiều đoạn trong sách Cương mục ghi lại, một mặt, các biện pháp ân xá hàng loạt được coi như các hành vi phục hồi đạo đức trước sự hà khắc thái quá của triều đình bắt nguồn từ thiên tai (Langlet, 1970) và mặt khác, cầu khấn và cúng lễ vật cho thần núi và thần sông để làm giảm cơn thịnh nộ của trời đất, thỉnh cầu các vị thần ban cho mưa mà hạ giới bấy lâu trông ngóng. Vì vậy, sử sách có ghi vào năm Quý Hợi, năm thứ 4 [1143] : « Hạn hán kéo dài, từ mùa xuân đến mùa hạ. Nhà vua thân hành

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD50

cầu đảo để xin trời ban mưa. Vào tháng sáu, trời mưa » ; hay như vào năm Mậu Thìn, năm thứ 6 [1448] : « Vào tháng tư, là mùa hè. Hạn hán. Nhà vua dâng lễ vật tế thần để cầu mưa. Nhà vua cũng đã trả tự do cho các tù nhân ».

Cuối cùng, do thiếu kỹ thuật hiệu quả trong quá trình cấp nước, nhà vua ban lệnh miễn một phần hay toàn bộ thuế cho dân và lấy gạo từ kho của triều đình để cấp cho những người dân nghèo khổ nhất để xoa dịu phần nào những nỗi đau mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ hạn hán.

Dụng cụ tát nước truyền thống

Nguồn : Olivier Tessier và Philippe Le Failler (2009) Kỹ thuật của người dân An Nam, tác giả Henri OGER, tái xuất bản, ba ngôn ngữ,), nxb Thế giới, Hà Nội, 2 tập (nội dung : 700 trang ; lời mở đầu : 271 trang).

Ảnh 13

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 51

Cũng vậy, việc lấy nước theo phương pháp truyền thống từ các rạch và ao với nước dự trữ từ các nguồn nước tự nhiên của sông ngòi vẫn là chuẩn mực cho đến khi hệ thống mương tự chảy được xây dựng. Mỗi người sử dụng hệ thống phải chịu trách nhiệm về khoảnh ruộng của mình và tát nước từ một nơi đặc biệt nằm dọc theo một con rạch hay ao, được gọi là trạm tát nước, như hình ảnh minh họa bên cạnh. Các trạm tát nước này là sở hữu cá nhân, người chủ sở hữu hệ thống này có quyền ưu tiên lấy nước so với những người dân khác trong làng có mong muốn lấy nước tưới cho ruộng của mình. Nước được tát trực tiếp vào các khoảnh ruộng hoặc tát vào một con kênh cấp nước cho đất đai

của người nông dân. Việc tát nước được thực hiện chủ yếu bằng hai dụng cụ đơn giản, khá rẻ và phụ thuộc vào cao độ mực nước được tát lên. Phương pháp này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay vì một số lý do được giải thích trong các phần sau.

Gầu sòng là gầu đan bằng tre, dài khoảng 70  cm và miệng rộng khoảng 25 cm, được gắn với một cán dài từ 1,5 đến 2 m. Gầu được treo bằng dây vào một cái chạc ba chân bằng tre sao cho gầu ở vị trí nằm ngang cách mặt nước khoảng 10 cm.

Vật dụng này do một người điều khiển và chuyển động như một con lắc đồng hồ : lúc đầu, gầu chìm xuống nước khoảng 15 cm

Dụng cụ tát nước truyền thống (tiếp)

Nguồn : Quỹ lưu trữ ảnh – Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Paris).

Ảnh 14,15 và 16

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD52

theo hướng xiên, sau đó người điều khiển tác động lên gầu gây ra một chuyển động giống con lắc đồng hồ và gầu dừng lại khi đạt đến điểm phải đổ nước. Nước khi đó được kéo theo nhờ vào lực tác động mạnh và được đổ vào khoảnh ruộng hay một con kênh dẫn. Gầu sòng cho phép đẩy nước lên cao tối đa 40 cm. Một ngày tát nước vất vả và nhàm chán tưới được 10 cm nước cho 1 ha lúa.

Vật dụng thứ hai, cái gầu giai, được sử dụng khi muốn đưa nước lên cao hơn 40 cm nhưng không vượt quá một mét. Gầu giai giống như một cái xô được làm từ những tấm tre đan có hình nón, mỗi bên nối với hai dây, một ở đáy gầu, một ở miệng gầu.

Cần có hai người điều khiển gầu. Khi nghiêng người về phía trước, hai tay căng ra để gầu chìm xuống nước, sau đó thẳng người và kéo mạnh dây phía trên để khi gầu đạt tới điểm cuối hành trình, kéo dây phía dưới để dốc ngược gầu và đổ nước ra. Với giả thuyết cần đưa nước lên cao 90 cm và đạt tới 10 cm nước cho một héc-ta lúa, hai người sẽ phải lao động trong khoảng 30 ngày. Hơn nữa, đôi khi phải thực hiện nhiều bước để có thể đưa nước đến mảnh ruộng cần tưới.

Đứng trước một công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian, sẽ là dễ hiểu vì sao các vụ lấy trộm nước thường xuyên xảy ra và là nguyên nhân chính gây bất hòa giữa hàng xóm láng giềng, nhất là vào mùa hạn hán. Quả vậy, không có gì dễ hơn là bổ một nhát cuốc vào bờ ngăn giữa hai khoảnh ruộng, nước sẽ chảy vào ruộng bên cạnh ở vị trí thấp hơn.

Ngoài ra, còn có hai nông cụ khác để đưa nước lên cao nhưng ít được sử dụng hơn hai nông cụ trước. Đầu tiên là cái gầu kèo. Đây đơn giản là một cái gầu đựng bằng tre đan gắn chặt với một cái can. Khi ngập trong

nước, gầu trượt theo chiều dài một thành đất nhẵn và nghiêng : người điều khiển ở vị trí ngồi, kéo gàu về phía mình, nước dâng lên thành đất để tiếp sau đó đổ ra ngay khi lên cao hơn mặt bờ ngăn. Hiệu quả tát nước này rất cao nhưng chỉ cho phép đưa nước lên cao từ 10 đến 20 cm vì vậy việc sử dụng gàu kèo chỉ giới hạn ở một số huyện phía dưới đồng bằng có độ dốc rất thấp. Vật dụng thứ hai là guồng đạp nước (hay guồng nước), cho phép đưa nước lên độ cao từ 10 cm đến 1,5 m. Loại gầu này trên thực tế dành cho những nông dân có điều kiện vì chi phí và độ phức tạp cao.

Khi so sánh các công cụ dẫn nước tưới cho ruộng đồng tại đồng bằng sông Hồng vào đầu thế kỷ XX với các công cụ được đề cập trong một khảo luận của Trung Quốc vào năm 1210, cuốn Keng tche t’ou, với 23 bức vẽ mô tả nghề trồng lúa, E. Chassigneux đã thiết lập được một mối liên hệ về mặt kỹ thuật và mối liên hệ này hoàn toàn chắc chắn. Các công cụ được nông dân đồng bằng sông Hồng sử dụng dựa trên sự vay mượn kỹ thuật của Trung Quốc : chỉ có vài chỉnh sửa cho phù hợp và có cải tiến so với kỹ thuật Trung Quốc, nhất là đối với công cụ đầu tiên được miêu tả khi hệ thống đối trọng ban đầu được thay thế bằng gạc tre ba chân.

1.1.3. nhà nguyễn : một tầm nhìn bao quát và sáng tạo về quy hoạch thủy lợi

Mặc dù kinh đô của nhà nước mới thống nhất được rời về Huế, các hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn đã chú trọng vào việc vực dậy nền kinh tế-xã hội của miền Bắc đất nước vốn hoang tàn sau nhiều thập kỷ chiến tranh và tàn phá. Để thể hiện quyền lực của mình ở khắp nơi trên đất nước, nhà Nguyễn khẳng định mình như một nhà xây dựng vĩ đại khi

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 53

cho tiến hành xây dựng đường xá, cầu, cảng và cả các thành trì vững mạnh theo kiểu công sự Vauban để phòng ngừa các cuộc nổi dậy của nông dân. Đây là một trong những điểm mập mờ nhất của nửa đầu thế kỷ XIX  : nếu như việc xây dựng một chế độ quân chủ chuyên chế cho phép hiện đại hóa cơ sở hạ tầng tại đồng bằng sông Hồng, việc tăng cường giám sát người dân bằng một bộ máy quan liêu của quan lại tham nhũng tràn lan ngày càng gây bất bình cho nông dân và nhiều lần sự phẫn nộ đã biến thành các cuộc nổi dậy. Vì vậy, những thủ lĩnh nông dân như Phan Bá Vành, các quan lại tiếc nuối triều Lê trước kia đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy trong sáu năm (1821-1827) chống lại các thế lực triều đình ở vùng duyên hải Quang Yên (Sơn Nam). Nếu những cải cách hành chính do vua Minh Mạng thực hiện nhằm lập lại kỷ cương đất nước đã đem lại yên bình thì khủng hoảng lại ngày càng nghiêm trọng dưới thời vua Tự Đức, đỉnh điểm là sự xâm lược của các tàn quân Trung Hoa chạy trốn khỏi sự truy sát liên tục sau cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc (Lê Thành Khôi, 1992).

hướng tới việc đắp đê toàn diện ở đồng bằng sông hồng

Trong lĩnh vực thủy lợi, các hoàng đế, đầu tiên là vua Gia Long, sau đó là vua Minh Mạng và vua Tự Đức, tiến hành thực hiện các công trình quy mô chủ yếu nhằm chế ngự lũ sông Hồng. Vì vậy, theo số liệu điều tra năm 1829 do quan Đê chính Lê Đại Cương tiến hành, tổng chiều dài đê chính ở đồng bằng sông Hồng (số liệu tại 739 xã thuộc 38 huyện trên 5 tỉnh) là 952 km trong đó 144,5 km được đắp trong vòng 26 năm dưới thời hai hoàng đế đầu tiên của triều đại (Đỗ Đức Hùng, 1979). Pierre Gourou đánh giá, vào thời điểm trước khi có sự xuất hiện của chế độ thực dân, việc đắp đê toàn diện tại đồng bằng sông Hồng đã hoàn thành, tức là hệ thống đê điều dày đặc gần với những gì quan sát được vào đầu năm 1930. Hệ thống này trải dài trên gần 2000 km đê chính cũng như đê quai (Gourou, 1936). (Xem. Bản đồ hệ thống đê)

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD54

Năm 1809, hoàng đế Gia Long thực hiện cải cách quản lý đê điều và thiết lập một cơ quan trung ương chuyên biệt nằm dưới sự phụ trách của một quan triều đình « quan Đê chính ở Bắc Thành ». Nhà vua đồng thời ban hành một quy định gồm tám điều liên quan đến việc thực hiện và giám sát các công trình xây dựng, bảo vệ các công trình và lập các kế hoạch xây dựng trong tương lai có ước tính chi phí thực hiện.

Quy định này thiết lập hệ thống các loại hình đê điều theo ba cấp độ quan trọng (đê đại giang, đê trung giang, đê tiểu giang) và xác định với mỗi loại hình một bản mẫu chuẩn mực các công trình – độ rộng chân đê và bề mặt đê, độ cao và mật độ nén.

Cuối cùng, cũng như trong bộ luật nhà Lê, bộ luật Gia Long quy định các hình phạt, có thể là tử hình, cho bất cứ ai bị kết tội « Cắt đê sông trái phép – Điều 395 » và « Không kịp thời sửa chữa đê và không sửa chữa đê – Điều 396 » [2],

Bản đồ các tuyến đê (thời gian giả định : 1905)

Nguồn : Gauthier, J. (1931).

Bản đồ 3

[2] Điều 395 : « Những người lén lút cắt đê sông (đê do Nhà nước đắp), sẽ bị phạt đánh 100 trượng ; những người lén lút cắt đê hay tát ao (thuộc sở hữu cá nhân), sẽ bị phạt đánh 80 trượng […] ». Điều 396 : « Mỗi lần đê sông không được (đắp và) tu bổ (trước khi xảy ra tai nạn), hay cho dù (cho dù đã tu bổ), đê đã được tu bổ nhưng không kịp thời, các quan viên lại chịu trách nhiệm quản lý chung của bộ phận sẽ bị phạt đánh 50 trượng […] » (Philastre, 1876).

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 55

điều luật này lấy lại các điểm chính trong bộ luật nhà Lê.

Cho dù toàn bộ những biện pháp này nhằm hệ thống hóa việc quản lý kỹ thuật và nhân lực hệ thống đê điều, các đợt vỡ đê và lũ lụt vẫn liên tiếp xảy ra hàng năm dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng, với hàng loạt trận lũ lụt chết người, nạn đói và các cuộc nổi dậy của nông dân. Hàng năm hay gần như hàng năm, kể từ tháng sáu âm lịch, Đại Nam Thực Lục mô tả lại thực trạng các địa điểm bị thiên tai nặng, nhẹ, do lũ hay ngược lại do hạn hán, hoàng đế cấp gạo cứu trợ khẩn cấp hoặc cấp tiền cho những người bị thiên tai và ban hành lệnh miễn thuế một phần hay miễn thuế toàn phần.

Trận lụt năm 1872 là một thảm họa  : «  Bắc Thành bị lụt nặng, đê điều tại ba tỉnh Sơn Tây, Sơn Nam, Nam Định bị vỡ, nhà cửa và ruộng đồng chìm trong biển nước, nhiều người chết đuối. Các vị chức sắc đã cử người xuống địa phương để cứu trợ người bị nạn và báo cáo với nhà vua. […] Tôi đã đọc bản báo cáo về tình hình bi thảm của người dân bị nạn, cứu trợ không đủ và còn quá ít ỏi. Tôi ra lệnh cho các chức sắc tỉnh cứu trợ bổ sung, mỗi người, nam, phụ, lão, ấu, hoặc đã chết đuối, được nhận 3 quan tiền, nếu như một người rất nghèo sẽ được nhận 2 quan tiền, 1 phương gạo, nếu như một người nghèo sẽ được cấp 1 quan tiền và 1 phương gạo. »

Vào năm trị vì thứ tám (1828), vua Minh Mạng ban chỉ dụ tước quyền đắp đê và tu bổ đê điều của quan lại cấp tỉnh bị kết tội là lơ là và bất tài, để giao trách nhiệm này cho một bộ phận quan viên lại chuyên biệt. Chỉ dụ ban hành chính xác kích thước của các loại hình đê điều khác nhau, các kích thước này được nâng lên so với kích thước mẫu chuẩn ban hành dưới thời vua Gia Long, và chỉ rõ cách

tiến hành  ; vua Minh Mạng cũng ra chỉ dụ trồng tre ở chân đê và lập dự trữ mỗi năm trước mùa lũ giỏ và tre để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa chữa ; cuối cùng, nhà vua ra chỉ dụ lập đền thờ thần nước ở hợp lưu sông Hồng và sông Lô.

Tuy nhiên không gì được thực hiện. Bởi vậy năm 1833, vua Minh Mạng quyết định cải cách toàn bộ việc quản lý đê điều. Nhà vua giải tán bộ phận chuyên biệt được lập ra sáu năm trước và giao lại quyền cho quan lại tỉnh (bộ Công) có trách nhiệm quản lý khúc sông đi qua địa phận tỉnh mình. Việc phục hồi toàn bộ quyền này được lý giải bằng nhận định sau : kinh nghiệm cho thấy các quan lại chuyên biệt chỉ tập trung vào các công trình đắp và tu bổ đê điều mà không phải quan tâm đến các hoạt động nông nghiệp, và nhất là không phải lo về khả năng tạo kênh rạch thoát nước hay cấp nước.

Năm 1862, bộ phận đê điều một lần nữa lại bị giải tán và chính sách các công trình thủy lợi lớn bị dừng lại. Vua giải thích là do vấn đề tài chính nhưng nguyên nhân chủ yếu là do những rối loạn nghiêm trọng mà các đạo quân cướp bóc Trung Hoa gây ra ở miền Bắc và do sự can thiệp của thực dân Pháp ở miền Trung và miền Nam.

Tóm lại, cho dù có một kế hoạch tổng thể ấn tượng, chính sách thủy lợi của nhà Nguyễn vẫn là một chính sách không nhất quán và thiếu tính liên tục, cho thấy độ quan trọng của những quyết định đơn phương và sự bất ổn nghiêm trọng của bộ máy quan lại.

Cuộc tranh luận vào năm 1803 về tính hữu ích của việc duy trì hệ thống đê điều là một minh chứng.

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD56

thảo luận xung quanh tính hữu ích của việc tu bổ và gia cố đê điều

Việc liên tiếp thực hiện tái tổ chức hành chính và kỹ thuật này phải được đặt lại trong bối cảnh một cuộc tranh luận về nội dung trong đó các thuật ngữ được vua Gia Long đặt ra ngay vào năm 1803 : bằng chỉ dụ, vua ra lệnh cho quan lại và dân chúng phải tranh luận về tính hữu ích của việc giữ lại hay san phẳng hệ thống đê điều. Quả vậy, khi hệ thống đê chính và đê quai ngày càng dày đặc, nông dân và quan lại bắt đầu nhận thấy sự bất tiện khi tiến hành tưới tiêu cho các cánh đồng lúa tại đồng bằng sông Hồng. Họ đau lòng khi nhìn thấy sông Hồng cuồn cuộn chảy trong khi lúa khô cong trên các cánh đồng. Vì vậy, cuốn Mô tả Địa thế của vua Đồng Khánh (1888) có ghi lại vấn đề này tại tỉnh Sơn Tây : « Đất đai và nước của các huyện ở vị trí thấp sạch hơn, giống với đất đai và nước của các tỉnh miền Đông Nam. Các cơn mưa lớn từ độ cao các tỉnh lân cận Hưng Hóa và Tuyên Quang đến trong vài tuần đan xen giữa mùa hè và mùa thu ; các con sông vì thế chảy nhanh và mực nước có thể đạt 18 hay 19 thước, trong khi đó những cánh đồng phía bên kia triền đê đang phải gánh chịu hạn hán ».

Một câu hỏi được đặt ra là liệu có hợp lý khi san bằng những công trình vốn đắt đỏ và nguy hiểm này để nước của các dòng sông lớn có thể tràn vào mọi diện tích trên đồng bằng như một trận lũ chậm, từ từ chứ không phải như một trận đại hồng thủy. Từ đó độ ẩm sẽ tăng cao giúp giải quyết vấn đề tưới nước cho các cánh đồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất nhờ có phù sa bồi đắp. Nói cách khác, vấn đề là phải xác định liệu đê điều không phải là một liều thuốc chữa bệnh mà tệ hơn thế, đó là một căn bệnh cần loại bỏ. Vì vậy, sau mỗi trận lụt, nhân dân các vùng bị lụt lại yêu cầu loại bỏ đê điều, như vào các năm 1804, 1825, 1835, 1847, 1872 và 1879. Nguyên

nhân chính khiến người dân yêu cầu loại bỏ đê điều là do trong một trận lụt do vỡ đê ở thượng nguồn, các vùng ở hạ nguồn không bị lụt phải đối mặt với nước rút khi mực nước sông xuống thấp, lấy đi toàn bộ hy vọng mùa màng của người dân (Pouyanne, 1931).

Tuy nhiên, may mắn thay, không một vị vua nào dưới thời nhà Nguyễn đi đến quyết định phá bỏ đê điều trên quy mô toàn vùng đồng bằng. Các giải pháp thay thế bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót của hệ thống đê điều giúp giải quyết vấn đề nan giải này.

Trước tiên người ta tìm cách hạ độ cao mặt nước sông Hồng bằng cách tăng khả năng tiêu nước của các cửa sông và tạo ra các nhánh sông nhân tạo. Chính vì vậy, song song với việc cải cách quản lý đê điều vào năm 1833, vua Minh Mạng quyết định thành lập các hội đồng bao gồm hai quan đặc biệt phụ trách đào và nạo vét sông Cửu An, là con sông cùng lúc được sử dụng như nhánh thoát nước của sông Hồng ở độ cao của Hưng Yên và là kênh tưới nước. Từ năm 1835 đến năm 1836, 20 km sông đã được đào để thiết lập điểm giao giữa sông Hồng và sông Cửu An có lòng sông được nạo vét và mở rộng trên hơn 40 km. Song song với việc đào đê này, các con đê nằm trong vùng trũng của tỉnh Hưng Yên được san bằng, độ cao các con đê được hạ thấp nhiều khi đê không đơn thuần và đơn giản nằm trên mặt đất (Đỗ Đức Hùng, 1998).

Ảnh hưởng của việc quy hoạch trên quy mô lớn này trái ngược với kết quả mong đợi. Bốn tháng sau khi công trình hoàn tất, vào tháng sáu âm lịch năm 1836, nhà thơ nổi tiếng, quan văn Nguyễn Công Trứ khi đó là Tổng đốc Hải Yên, đã thông báo cho vua Minh Mạng cửa sông Cửu An trên sông Hồng bị vỡ tại ba điểm : tỉnh Hưng Yên và Hải Dương chìm trong nước ở độ sâu 2 m và thành phố

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 57

Hưng Yên hoàn toàn bị ngập. Đây là trận lụt khủng khiếp nhất mà hai tỉnh này từng trải qua (Đỗ Đức Hùng, 1998). Nguyễn Công Trứ chịu sự khiển trách nặng nề từ nhà vua, bị coi là người chịu trách nhiệm về thảm họa này và phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả. Từ năm 1837, nhiều công trình lớn tu bổ sông Cửu An đã được thực hiện. Trước sự khẩn nài của dân chúng các tỉnh bị lũ lụt tàn phá liên tiếp hàng năm, cửa sông thượng lưu sông Cửu An hoàn

toàn bị đóng lại và con sông này không còn chức năng là kênh thoát nước để tháo nước từ các vùng trũng của tỉnh Hưng Yên về phía hạ lưu của sông Luộc là sông Đuống (Pouyanne, 1931). Không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng lại và gia cố hệ thống đê điều ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Nam Định, một nhiệm vụ mà vua Thiệu Trị phải thực hiện trong sáu năm ông trị vì (1841-1847).

những công trình tu bổ lớn vào thế kỷ XiX nhằm hạ mực nước sông hồng

Nguồn : tác giả.

Bản đồ 4

Tuy vậy, dù đã trải qua kinh nghiệm đau thương này, vấn đề lại được vua Tự Đức đưa ra tranh luận vào năm 1852 và lấy ý kiến đóng góp về những việc phải làm đối với hệ thống đê điều. Chính sự thiếu tin tưởng vào hệ

thống đê điều đã cho nhà vua ý tưởng phải tiếp tục các công việc ngăn lũ ở đồng bằng sông Hồng, bằng chứng là những ghi chú bằng tay của nhà vua trong cuốn Đại Việt sử ký bên lề đoạn ghi chép về việc xây dựng đê

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD58

Đỉnh Nhĩ (xem phần trên) : « Đây là hành động không suy nghĩ khiến chúng ta phải gánh chịu thiên tai liên tục  », Tuy nhiên, sau năm năm trì hoãn, cuối cùng chính những người ủng hộ việc duy trì và gia cố hệ thống đê điều là những người thắng cuộc, phần lớn những quan lại triều đình đều thừa nhận là việc loại bỏ một số con đê đã gây ra các trận lũ lụt ở quy mô lớn và với tần suất chưa từng thấy trong thập kỷ đó.

Sau khi tranh luận đã ngã ngũ, bộ phận đê điều một lần nữa được tái thiết lập vào năm 1857. Vị quan Đê chính mới lập một danh sách gồm 10 đề nghị cụ thể cũng như các điểm ưu tiên liên quan đến các công việc thủy lợi và quy chế chống lũ (Đỗ Đức Hùng, 1979). Trên cơ sở này và song song với việc xây dựng các đê chính và đê quai mới trên dòng sông Hồng để nước sông không tràn bờ, các công việc nạo vét cũng được tiến hành bằng việc sử dụng bừa do tàu thủy kéo để tăng độ sâu cửa sông và như vậy cho phép dòng chảy đầy biến động của sông chảy nhanh hơn. Người ta cũng tìm cách chuyển hướng một phần dòng chảy sông Hồng sang sông Thái Bình để hạ mức nước và hạn chế sự hung dữ của các cơn lũ. Vì vậy, năm 1858 vua Tự Đức cho đào một nhánh mới đổ vào sông Đuống ở hạ nguồn nhánh cũ bị tắc do phù sa (Chassigneux, 1914). Tuy nhiên, năm 1862, khi các công việc quy hoạch sông Đuống còn đang dang dở, bộ phận đê điều một lần nữa lại bị giải tán và chính sách về các công trình thủy lợi tầm cỡ bị dừng nửa chừng. Lý do nhà vua đưa ra là do các vấn đề tài chính và nhất là do các rối loạn nghiêm trọng mà thực dân Pháp gây ra tại miền Trung và Nam đất nước.

Đê công, đê tư

Sự tồn tại hai loại hình đê điều là một thực tế lịch sử nằm trong chính quá trình chống lũ ở

đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, vào năm 1665, tháng 11 âm lịch, sách Cương mục ấn định thời hạn tu bổ đê và tổng kết tình hình các công việc khác nhau theo thứ tự tầm quan trọng : « Vào tháng 10 âm lịch hàng năm, các Thửa ty của mỗi xứ phải yêu cầu các quan ở các quận trực thuộc tiến hành điều tra xác định các điểm đê điều cần tu bổ. Những tu bổ nhỏ do dân chúng các xã nơi bị lũ đe dọa thực hiện dưới sự giám sát của quan lại cấp xứ ; các công trình lớn do một viên quan được chỉ định điều hành. »

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hai loại hình đê điều này được tách biệt dưới triều đại nhà Nguyễn. Vì thế, trong cuộc điều tra tiến hành năm 1829 tại bốn xứ ở đồng bằng sông Hồng (xem phần sau), song song với việc kiểm kê các công trình công cộng, quan Đê chính Lê Đại Cương thống kê được 698 km đê tư nhân và 16 cống thuộc hệ thống tư nhân này (Đỗ Đức Hùng, 1979). Vào thời kỳ này, tỉ lệ đê tư chiếm hơn 40% trong tổng số 1650 km đê quy hoạch được kiểm kê tại năm xứ. Việc phân chia thành hai loại hình đê điều này dựa trên những tiêu chí nào ?

Đê công  

Hệ thống đê công do nhà nước phong kiến thực hiện dưới sự điều hành của bộ máy quan lại tỉnh hay bộ phận quan lại chuyên biệt tùy vào từng thời kỳ. Hệ thống này được coi là mang tính chiến lược vì nó bảo vệ các công trình và con người, vỡ đê có thể gây ra lũ lụt tại các thị trấn cấp huyện, các thị xã cấp tỉnh và trên quy mô toàn tỉnh. Đây là những công trình quan trọng nhất bao quanh bãi sông Hồng và các nhánh sông hỗn loạn nhất. Việc xây dựng và tu bổ vì thế đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn về kích thước và đầm đất do Nhà nước ấn hành. Để huy động theo định kỳ một số lượng lớn nhân công cần thiết cho việc xây dựng các công trình hạ tầng cơ

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 59

sở này, Nhà nước có hai biện pháp. Thứ nhất, huy động dân làng thông qua một trong ba nghĩa vụ bắt buộc phải phục tùng, lao động công ích (do bộ luật Gia Long quy định là 60 ngày mỗi năm bằng cách đăng ký), buộc mỗi thần dân phải tham gia vào công việc tập thể do bộ máy quan lại chỉ định mà không được trả công. Đối với các công trình lớn, hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn nông dân được huy động, và thông thường có sự trợ giúp của quân lính và biền binh. Vì vậy, vào năm 1835 (tháng 10 âm lịch), trong bản báo cáo trình nhà vua về việc đào sông Cửu An, Nguyễn Công Trứ đưa ra những con số đầy ấn tượng : « đào sông và đắp đê là những công việc khó nhọc, vì vậy xin được tuyển 20 000 cu li (trong đó 6000 cu li từ Nam Định, 4000 từ Hải Dương, 3000 từ Hưng Yên, 3500 từ mỗi tỉnh lân cận Hà Nội và Bắc Ninh), công việc sẽ được khởi động lại vào tháng giêng tới ». Việc tu bổ các đoạn đê bị hỏng hay vỡ cũng đòi hỏi một số lượng lớn lao động như trong bản báo cáo của Tổng đốc Hà Nội – Ninh Bình, Đoàn Văn Trường : « 4000 cu li đã được huy động để sửa chữa các đoạn đê bị vỡ ở các huyện trong tỉnh là Chương Đức, Hoài An, Thanh Liêm ».

Biện pháp thứ hai cho phép trả công cho người lao động (bằng tiền và gạo) dưới hình thức làm khoán. Trả công người lao động là biện pháp cần thiết vì số lượng nhân công huy động trong vài tháng mùa khô từ vụ gặt tháng thứ mười trong năm đến những con lũ đầu tiên vào mùa xuân là rất lớn. Vì vậy, năm 1809, để đắp được những con đê mới ở miền Bắc (Bắc Thành), các viên quan Đặng Trần Thường và Nguyễn Khắc Thiệu xin vua Gia Long : «Các con đê ở tỉnh Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng bị sạt lở, cần cho đắp ba đoạn đê mới và gia cố hai đoạn đê cũ bằng việc sử dụng nhân công tuyển dụng. Với các đoạn đê khác có dòng chảy không quá mạnh và đê vẫn

chịu được, nhân công địa phương sẽ được huy động cho việc tu bổ đê. Nhà vua đồng ý ». Dễ hiểu khi sự kết hợp hai cách thức huy động nhân công này là nguyên nhân gây xung đột giữa các nguồn tài chính nhà nước dành cho việc đắp đê và tu bổ đê điều và thực tế sử dụng những nguồn này. Một số bản báo cáo trình lên nhà vua ngoài việc trình bày rõ sự miễn cưỡng của nông dân khi phải tham gia lao động cũng có đề cập việc các quan lại địa phương biển thủ tiền Nhà nước cấp để trả công cho người lao động bằng việc bắt dân chúng tham gia đóng góp tiền bạc hoặc tham gia lao động công ích. Vì vậy, một mặt khen ngợi việc xây dựng và gia cố nhanh chóng đê sông Cửu An, hoàn thành năm 1837, bằng việc thưởng tiền cho quan lại, thân hào và nhân dân, mặt khác, vua Minh Mạng cũng nhắc không được nhầm lẫn giữa hai nguồn nhân công, một nguồn nhân công được trả công và một nguồn nhân công do huy động lao động công ích. Tiền cấp cho dân địa phương là tiền thưởng chứ không phải là tiền công.

Nếu như nỗ lực tài chính huy động trong thế kỷ XIX có sự khác nhau tùy vào mỗi triều vua và chính sách liên quan đến các công trình thủy lợi tầm cỡ, đầu tư trong lĩnh vực này chưa bao giờ bị phản đối cho dù các công trình đê điều thường xuyên bị phá hủy dẫn đến các cuộc tranh luận về tính hữu ích của chúng. Ở đoạn trích sau trong bộ sử biên niên thời Minh Mạng, nhà vua nhắc lại tầm quan trọng của việc đóng góp tài chính của Nhà nước, và từ đó, chỉ trích gay gắt quan lại các tỉnh Sơn Tây, Sơn Nam và Nam Định sau sự cố vỡ đê hàng loạt và lũ lụt trầm trọng : « Đê điều rất quan trọng đối với nhân dân trong tỉnh của các khanh. Các khanh thấy rõ rằng triều đình không hề hà tiện, bởi vì hàng năm triều đình cấp cho các khanh 100 000 quan tiền, và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD60

các quyền lợi về vật chất để đảm bảo đê điều được tu bổ tốt. […] Tại sao các khanh không có các biện pháp dự phòng để phòng tránh những thảm họa như vậy  ? Khi con nước ngày càng hung dữ, tại sao các khanh không có các biện pháp phòng bị mới ? […] Điều này cho thấy các khanh rất lơi là chủ quan ».

Đê tư

Theo mặc định, đê tư được coi như là đê phụ và kém tính chiến lược hơn, vì đê tư được đắp trên các đoạn dòng chảy con nước ổn định và đều đặn, lũ có thể xảy ra hay sự tràn bờ sông chỉ ảnh hưởng đến nhà dân và các vùng lãnh thổ hạn hẹp. Vì vậy dựa trên kinh nghiệm, Nhà nước phân biệt giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư, có nghĩa là có sự phân bổ công việc và trách nhiệm theo khả năng tài chính ở từng thời điểm và tùy thuộc các ưu tiên trong chính sách cai trị của triều đình nói chung và quản lý hệ thống thủy lợi nói riêng. Các công trình tư được các cộng đồng nông dân thực hiện và tự chi trả tài chính sau khi họ nhận được sự đồng ý của nhà vua[3], đây là điểm mấu chốt vì theo chế độ sở hữu đất đai, Nhà nước là chủ sở hữu hợp pháp duy nhất và vĩnh viễn, người nông dân chỉ là những người được nhượng quyền với quyền sử dụng có điều kiện tùy thuộc vào giá trị đất và việc đóng thuế.

Mối liên hệ giữa hai hệ thống đê biến đổi tùy thuộc sự thay đổi trong việc phân chia trách nhiệm đê điều, và cuối cùng phản ánh khá chính xác mối liên hệ mà các vị vua triều Nguyễn kế tiếp nhau duy trì với lực lượng chống lũ tại các con sông chính ở đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, việc giải tán bộ phận đê điều năm 1833 và tìm kiếm các giải pháp phòng lũ thay thế, chủ yếu thông qua các

công trình cho phép chuyển hướng nước sông Hồng sang sông Cửu An, trùng hợp với việc Nhà nước từ bỏ các đặc quyền tối cao của mình về quản lý hệ thống thủy lợi và giao phó tạm thời trách nhiệm này cho các cộng đồng nông dân (Đỗ Đức Hùng, 1998).

Các công trình do địa phương thực hiện có thể có quy mô khiêm tốn và chỉ liên quan đến dân cư một làng riêng biệt hay một xã, đúng như những gì mà một số tấm bia làng ghi lại. Tấm bia phường Hồ Khẩu được lưu giữ trong chùa Chúc Thánh, có niên đại năm 1858 (Tự Đức thứ 11), giải thích rằng những công việc tu bổ đê liên tiếp sau khi vỡ đê cần rất nhiều tiền và phải cầu viện đến sự cung tiến của các cá nhân.  « Đoạn đê nằm trong phường Quảng Bố đã bị vỡ, nước xâm chiếm phường Hồ Khẩu, người dân phải tu bổ đoạn đê, vì chi phí tu bổ rất cao, phải cầu viện lòng hảo tâm của các cá nhân. Bà Nguyễn Thị Vạn đã tặng 30 quan tiền và xin sau này được tổ chức giỗ ở chùa Chúc Thánh. Nhân dân trong phường đã lập một tấm bia để ghi nhớ ơn bà và quy định tổ chức giỗ bà. »

Nhưng các công trình do dân làng xây đắp đôi khi có quy mô lớn nên phải có sự can thiệp của Nhà nước. Sự tồn tại của những công trình này gián tiếp cho thấy sự yếu kém và khó khăn của Nhà nước trong việc quản lý tổng thể hệ thống thủy lợi đồng bằng sông Hồng, và cũng từ đó cho thấy khả năng tự tổ chức theo địa phương của dân chúng để xây dựng các công trình vì lợi ích tập thể. Đây là một thực tế vào thời kỳ đầu triều đại nhà Nguyễn, ví dụ là vùng Mĩ Lương - Yên Sơn (nay là các huyện Chương Mỹ và Quốc Oai, tỉnh Hà Tây) đắp đê Thập Cửu dài 50 km (chân đê rộng 3,1 m, cao 2,30 m), để bảo vệ vùng

[3] Điều 389 (Mục I) của bộ luật Gia Long có tiêu đề « xây dựng không phép », giải thích rõ các công trình chỉ được phép thực hiện sau khi có sự phê chuẩn của nhà vua là người quy định giá trị tiền trả cho người lao dịch – theo như tài liệu đã dẫn.

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 61

đất nông nghiệp rộng 8000 mẫu (2890 ha). Ấn tượng là đê chỉ do người dân của một nhóm gồm 19 xã đắp từ năm 1808 đến 1812, và đã cho ra đời bản khoán ước quy định rất chi tiết trách nhiệm của từng xã trong việc coi đê, bảo vệ đê và tu bổ đê (chăn thả trâu, trồng tre, ...). Do đê có quy mô lớn, ngay sau khi hoàn thành, công trình được đặt dưới trách nhiệm quản lý của Nhà nước thông qua chỉ dụ triều đình, công trình hoàn toàn trở thành công trình công mà Nhà nước không tốn lấy một đồng trinh ! (Huy Vũ, 1978).

Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng tính thụ động và sự chờ đợi hưởng lợi của chính quyền Nhà nước trong trường hợp đê Thập Cửu không phải là phổ biến, số lượng lớn các đơn xin phép xây dựng công trình được ghi lại trong biên niên sử được cho phép đều có kèm theo hỗ trợ tài chính của Nhà nước : «  một con đê mới được đắp ở xã Mai Xá, tỉnh Nam Định (có chiều dài hơn 200 trượng). Tất cả nhân dân trong xã đều thể hiện mong muốn được đắp đê. Các quan lại cấp tỉnh đã tâu trình lên nhà vua, nhà vua đã khen ngợi và cho phép thực hiện. Sau khi hoàn thành, dân xã đã được thưởng 5000 quan tiền ».

Nói cách khác, để khuyến khích các sáng kiến từ địa phương, nhà vua có thể cho phép miễn hoàn toàn hay miễn một phần thuế trong vòng ba năm, huy động binh lính hỗ trợ nhân dân, cấp thưởng và vinh danh các vị thân hào và nông dân xứng đáng, và đền bù cho các chủ có ruộng lúa nằm trong vùng xây dựng công trình hoặc có đất phục vụ cho xây dựng.

tưới nước và chinh phục bãi bồi ven biển : những con đê đầu tiên có tính toán

Nếu như các vị vua triều Nguyễn kế vị nhau luôn quan tâm trước nhất đến các công trình ngăn lũ sông Hồng, thì họ cũng là những

người mang đến sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong thủy lợi phục vụ nông nghiệp.

Chinh phục các bãi bồi ven biển và mũi nhô

Công trình đầu tiên là cuộc chinh phục các bãi bồi ven biển và mũi nhô. Đây không phải là một canh tân của thế kỷ XIX vì các nguồn tư liệu lịch sử đã từng ghi nhận cuộc chinh phục bãi bồi ven biển từ thế kỷ XIII, thậm chí đây có thể là nguồn gốc ra đời của những công trình ngăn lũ đầu tiên được xây dựng ở đồng bằng sông Hồng nếu dựa theo tư liệu của một số tác giả. Cũng vậy, theo J. Gauthier « những con đê đầu tiên ở Bắc Kỳ có thể là các bờ kè ven biển, hỗ trợ cho vòng bảo vệ bên ngoài là các cồn cát ven biển » nhằm phát huy giá trị của các mảnh đất hoang sơ nhưng màu mỡ, được hình thành khi đồng bằng sông Hồng tiếp tục mở rộng ra biển.

Điều mới lạ nằm trong việc hợp lý hóa chinh phục bãi bồi ven biển bằng cách đắp đê ngăn các phần đất tạm thời nhô lên khỏi mặt nước cho phép di dân trên quy mô lớn. Kinh nghiệm đầu tiên và chính yếu trong việc chinh phục bãi bồi ven biển chính là các bãi bồi ven biển tỉnh Thái Bình và Ninh Bình vào năm 1828. Công trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Công Trứ đã tạo ra hai huyện duyên hải mới là Tiền Hải và Kim Sơn vào năm 1829 : « Huyện Kim Sơn được tạo lập và nằm kề với huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Nguyễn Công Trứ được phong chức Dinh điền sứ (vị quan chịu trách nhiệm phát huy giá trị cho các vùng đất hoang sơ), ở phía ngoài đê Hồng Lĩnh, diện tích những thửa đất hoang sơ đo được tương đương 14 620 mẫu (1mẫu=3600m2) được phân chia cho hơn 1260 dân nghèo. Trên diện tích này đã hình thành 3 ngôi làng, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp, được chia thành 5 tổng, người ta đã xin phép thành lập ở đây một huyện lấy tên là Kim Sơn và một người

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD62

có quan hệ tốt với dân được lựa chọn làm quan phủ huyện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp»[4]. Vào đầu thế kỷ XX, hai huyện này có 20 000 ha đất nông nghiệp và nuôi sống 120 000 người dân.

Một lần nữa, song song với sự can thiệp của quyền lực trung ương, việc chinh phục các vùng đất mới là từ những sáng kiến địa phương. Trên một tấm bia đề ngày mùng 10 tháng 6 âm lịch của niên hiệu Tự Đức năm thứ 32 (1880) có ghi lại rằng xã Hải Yên (hiện thuộc tỉnh Quảng Ninh) đã đắp đê bao cho 50 mẫu đất hoang lấn biển nhờ vào hệ thống đê và đập ngăn các thửa đất này khỏi sự xâm lấn của nước lợ. Tấm bia này cũng ghi lại nội dung bản thỏa ước của xã xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi giáp.

Nhưng đổi mới ấn tượng nhất lại liên quan đến việc tưới nước cho ruộng đồng

Thực tế là phải đến đầu thế kỷ XIX mới xuất hiện một thủ pháp lấy nước trên sông. Cho tới thời điểm này, dường như không thể tưởng tượng việc cắt đê mà lại không gây vỡ đê trên diện rộng, đồng nghĩa với việc gây lũ lụt. Nguyên lý ở đây là lấy nước trực tiếp trên dòng chảy của sông nhờ vào các ống dẫn ngầm đính chặt vào trong các con đê và dễ dàng đóng lại giống như sự hoạt động của ống hay cống nước. Biện pháp này không chỉ nhằm khắc phục tính tạm thời của biện pháp chống hạn hán trước đây là tăng lượng nước dự trữ, mà còn giải quyết các vấn đề tưới nước cho các ruộng lúa và thoát nước thừa dồn lại sau khi vỡ đê hay thông thường thoát nước cho các cánh đồng trũng khu tứ giác sau khi có mưa lớn, nhờ một lực hấp dẫn duy nhất.

Các bản văn đầu tiên ghi lại những công trình thực hiện trực tiếp trong thân đê là vào

những năm đầu tiên của triều vua Gia Long. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng là những ý tưởng tương tự đã có từ lâu trước đó. Quy định do vua Gia Long ban hành năm 1809 xác định nhiệm vụ đầu tiên của bộ phận đê điều mới được thành lập là phải lập sổ thống kê các con đê và cống nước. Các công trình đầu tiên có thiết kế thô sơ, được hình thành từ các thân cây được làm rỗng đôi khi ảnh hưởng đến sự chống thấm của đê. Sau đó, các thiết kế ngày càng phức tạp hơn, với các cống dẫn nước vòm cong được xây bằng gạch vữa rất chắc và dính đảm bảo tính lâu dài của công trình (Gauthier, 1930).

Năm 1829, thống kê các công trình thủy lợi cho thấy có 50 cống nước chính và 16 cống nước riêng biệt đều có hai chức năng là tưới và tiêu nước. Báo cáo do ba viên quan trình lên vua Minh Mạng năm 1833 sau khi tiến hành cải cách quản lý đê điều đã khuyến khích nhân rộng việc sử dụng thiết bị này. «  Các tỉnh từ nay có đại viên đốc, phủ phụ trách các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân. Các đê công và tư được yêu cầu giao cho các quan tỉnh và theo chương trình. Liên quan đến các đoạn đê dọc sông, nếu như việc lắp đặt cống nước trên các đoạn này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp thì cần phải nhanh chóng xin phép lắp đặt. Các cống nước sẽ được mở khi có hạn hán, lũ lụt, khi có vụ mùa, vụ chiêm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới, tiêu nước và được đóng vào khi có lũ.”

Hiệu quả của những cống nước này như thế nào ? Lắp đặt cống nước đem lại những kết quả khả quan trong vùng duyên hải, nơi mùa màng không ổn định chủ yếu do nước lũ sông Hồng nhiều hơn là do nước mưa dồn ứ (Pouyanne, 1931). Trái lại, dễ nhận ra rằng cống nước chỉ mang lại những tích cực tạm

[4] Đại Nam thực lục, tập II, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2004, tr. 843.

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 63

thời, khác xa với mong đợi khi ra ngoài các vùng duyên hải. Nguyên nhân đầu tiên là do vấn đề kỹ thuật : thiếu đoạn cống trong thiết kế ban đầu cộng thêm hiện tượng cát bồi vào thời điểm lũ khiến lưu lượng nước chảy qua cống không đủ. Nhưng trên hết, vào mùa nước lên, ở những vùng đất cao và trung

bình trong đồng bằng, độ cao của lũ sông có đê ngăn vượt qua mức các cánh đồng bàn cờ rất nhiều, cản trở việc thoát nước thừa từ cống và nước tiếp tục tạo thành các hồ lớn. Về vấn đề tưới nước, mực nước sông hạ thấp vào mùa đông khiến cho phần lớn các cống nước nằm ngoài mực nước.

Nguồn : tác giả ; ảnh : Quỹ lưu trữ ảnh – Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Paris).

Sơ đồ 1

Tóm tại, nếu như các vua triều Nguyễn đã hiểu được rằng những con sông ở đồng bằng sông Hồng là một hồ chứa nước không bao giờ cạn mà nhà nông cần tới, thì bản thân địa hình đồng bằng lại không cho phép thực hiện tưới nước chỉ bằng kênh tự chảy: thiếu phương tiện cơ khí phục vụ lấy nước

không cho phép khắc phục khó khăn này (Chassigneux, 1912).

Cũng vậy, tưới nước từ rạch và ao có nguồn dự trữ nước tự nhiên của các con sông vẫn là chuẩn mực cho tới khi các hệ thống kênh tự chảy được xây dựng. Trong hệ thống này, mỗi nông dân chịu trách nhiệm dự trữ nước

cống nước : những vướng mắc kỹ thuật không thể khắc phục

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD64

cho các thửa ruộng của mình và tát nước từ một nơi đặc biệt nằm dọc một con rạch hay ao được gọi là điểm tát nước. Các điểm này có sở hữu cá nhân, người chủ được ưu tiên so với những người dân khác trong làng khi muốn lấy nước tưới cho ruộng của mình. Sau đó nước được hoặc đổ thẳng vào thửa ruộng cần tưới, hoặc đổ vào một con kênh dẫn nước tưới cho các thửa ruộng của người nông dân.

Chúng tôi đã đề cập đến các biện pháp khuyến khích do các hoàng đế ban hành nhằm tăng lượng nước dự trữ cho vụ mùa như khơi thông rạch, đào kênh tưới nước hay nâng cao hệ thống kè - đập để tăng khả năng dự trữ của các đường đáy lũng. Nhưng với việc xây dựng đê điều, nguồn đầu tư của Nhà nước quân chủ thay đổi và sự bất lực không thể đưa ra những giải pháp hiệu quả cho việc tưới tiêu là hai yếu tố thúc đẩy các cộng đồng nông dân thiết kế và thực hiện xây dựng các công trình của riêng họ. Khó có thể lập được một bản thống kê về số lượng các sáng kiến ở cấp địa phương, song đôi khi lệ làng và các tấm bia lại gợi lên sự tồn tại của chúng. Tấm bia của xã Đắc Sở (huyện Đan Phượng tỉnh Hà Đông) khắc năm 1854 (năm Tự Đức thứ 7) cho biết : «Quy hoạch thủy lợi có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động nông nghiệp. Một số viên quan, người già đáng kính trong làng đã góp tiền để lắp đặt một cống nước bằng đá trong xã để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới, tiêu nước, phục vụ các hoạt động nông nghiệp. » Đến cuối thế kỷ XIX, chúng ta ghi nhận được mức độ quan trọng của các công trình tưới và/hoặc tiêu nước công và tư, cho phép trồng lúa hai vụ mỗi năm trên một phần ba tổng diện tích của đồng bằng sông Hồng.

Cuối cùng, vào thời kỳ hạn hán, các hoàng đế triều Nguyễn, cũng như các triều đại trước đó,

đều tìm kiếm sự gia hộ của ông Trời xin ban cho mưa. Trong các ghi chép của Đại Nam thực lục nói về việc tìm kiếm một sự trợ giúp tâm linh có đoạn trích sau (tháng 7 âm lịch, năm 1826) ghi lại sự nghi ngại và lo lắng của hoàng đế Minh Mạng khi đối mặt với một hiện tượng thời tiết mà quyền lực trần thế của ông không thể giúp ích được gì. « Hạn hán thường xảy ra vào thời kỳ xuân-hạ nhưng kể từ một vài thời gian trở lại đây, hạn hán đến cả vào lúc thu-đông, đó là do thời tiết xấu ! Từ một vài tuần nay, vì không có mưa nên trời rất nóng, đến mức mà một người như cảm thấy có lửa đốt ở bụng, cây cối và đồng ruộng không còn tươi tốt. Trong cung điện, ta không có lấy một đêm ngon giấc. Tối hôm qua, ngồi trong sân, mắt dõi lên bầu trời, ta đã thấy một đám mây toàn một màu đen nhưng đám mây này nhanh chóng tan biến khi một luồng gió đông nam thổi qua, như vậy là khó có mưa ! » Nhà vua quay sang Phan Huy Thực : « Ta muốn thử các vị thần bản địa, nếu vị nào có thể mang mưa đến, vị đó sẽ được thưởng, bằng không chúng ta sẽ huỷ bỏ việc cúng lễ. Đó cũng là cách người xưa thử nghiệm khả năng các vị thần. Nhưng mưa và gió là sản phẩm của tự nhiên, các vị thần không thể giúp được gì. ” […] »[5].

1.1.4. thời kỳ thuộc địa : hướng đến hợp lý hóa các công trình thủy lợi

tính hợp lý của thiết kế kỹ thuật đối mặt với « thiên mệnh »

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX được ghi dấu bởi tác động của chế độ thuộc địa và cuộc chiến chinh phục lâu dài tiếp diễn ở miền Bắc đất nước. Dưới góc độ thủy lợi, thời kỳ rối loạn và bất ổn này kết thúc bằng sự giải ước miễn cưỡng và ngày càng rõ của triều đình nhà Nguyễn để giúp cho các ban sở kỹ thuật của

[5] Đại Nam thực lục, tập II, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2004, tr. 524-525.

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 65

chế độ bảo hộ. Tất nhiên mục đích của chúng tôi ở đây không phải là biên soạn lịch sử về các mối quan hệ giữa sức mạnh thực dân và các dân tộc bị đô hộ, mà chỉ đơn thuần điểm lại ngắn gọn quan điểm của một số tác giả vào thời kỳ đó về quy hoạch thủy lợi tại đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là việc đắp đê. Nói cách khác, chúng tôi quan tâm tới cách nhìn của các ban sở kỹ thuật chuyên ngành của chế độ bảo hộ. Quan điểm của các ban sở này về bản chất được hình thành dựa trên tính hợp lý của kỹ thuật và sự tin tưởng về khả năng vượt trội của mô hình phương Tây so với các kỹ thuật bản địa và so với các công trình được thực hiện cho đến thời điểm đó.

Quy mô các công trình đã hoàn thành khiến những nhà quan sát phương Tây ngưỡng mộ, họ mô tả đây là một dân tộc nông dân « cần cù » và « hiền lành » và các công trường xây dựng có thể so sánh với « bầy kiến » có tổ chức và phân cấp hoàn hảo. Cũng vậy, năm 1914 E. Chassigneux viết « Dễ dàng tưởng tượng ra việc xây dựng các con đê cũ này  : cùng công việc ấy, ngày nay tiến hành trước mắt chúng ta, được thực hiện bằng những phương tiện không lấy gì làm hiện đại cho lắm và cũng không có sự khác biệt nào đáng kể so với những phương tiện sử dụng trong các thế kỷ trước [theo sự mô tả các công đoạn xây dựng khác nhau]. Tất cả được thực hiện nhanh chóng và quy củ một cách đáng kinh ngạc. Thực sự là một công việc hoạt động không ngừng, có phương pháp của một đàn kiến » (1914 : 97). Cũng với nhận định như vậy, Pasquier mô tả một công trường mà tác giả tham gia  : « Ở Thái Bình, tôi nhớ có đi thăm công trường đào một con kênh được thực hiện bằng hình thức lao động công ích. Giữa cái thứ đất dính chặt và một màu xám, mười hai nghìn dân bản địa đang lao động. Công trường được thiết lập một cách đáng ngưỡng mộ. Các tấm phiếu bằng tre đánh dấu phạm vi không

gian dành cho từng tổng. Phạm vi không gian này được chia giữa các làng trong tổng. […] Huyện cùng với nhân công của mình thường xuyên có mặt trên công trường, điều hành từng bước công việc. Vì vậy, theo luật chuyên môn hóa lao động, mỗi cộng đồng có một nhiệm vụ cụ thể » (Vesin trích dẫn, 1992).

Thế mà, trái với tinh thần ý chí chống lũ từ ngàn năm khiến các nhà quan sát rất ấn tượng này, họ lại không hề đánh giá cao chất lượng công trình và kết quả đạt được. L. Constantin có đoạn mô tả khá ngắn gọn mà theo ông sự can thiệp văn minh của người Pháp là hoàn toàn có lý : « Việc đắp những con đê này được thực hiện một cách ngẫu nhiên, không có nghiên cứu tổng thể và không có chương trình xác định, quan chức bản địa chỉ có các số liệu thực nghiệm rất mơ hồ để định hướng. Chỉ từ khi có sự chiếm đóng của Pháp, và đặc biệt là từ năm 1909, vấn đề gia cố đê điều cũ và đắp đê mới thực sự được nghiên cứu nghiêm túc, dựa theo một chương trình cụ thể và công việc được tiến hành có phương pháp nhờ vào các khoản tiền có giá trị lớn được cấp hàng năm cho công việc này. » (1918). Các tác giả khác như P. Gourou hay J. Gauthier có một cái nhìn ôn hòa và nhẹ nhàng hơn, họ đặt sự can thiệp của Pháp trong lĩnh vực đắp đê chống lũ trong bối cảnh các nỗ lực không mệt mỏi từ ngàn đời của triều đình. Nhưng cho dù có đánh giá cao nỗ lực thực hiện, phần lớn các tác giả đều chỉ ra cụ thể năm lỗi lớn về thiết kế và thi công khiến các công trình xây dựng không thể ngăn lũ có cường độ trung bình.

- Thứ nhất, thiếu sự phát triển hợp lý trên cơ sở một kế hoạch tổng thể, hệ thống đê điều tạo thành một mê cung phức tạp gồm các công trình có đường đi thường quanh co và gấp khúc khiến nước lũ không thể chảy đều gây tăng mực nước.

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD66

- Thứ hai, đê không đủ cao : vuông góc với Hà Nội, vào cuối thế kỷ XIX, đê chỉ có độ cao 9 m trong khi mực nước sông dâng lên có thể đạt gần 12 m theo những hình ảnh về lũ năm 1926.

- Thứ ba, cấu tạo tại nhiều điểm dọc đê không phù hợp để có thể chống chọi với dòng chảy hung hãn : độ dốc kè taluy lớn và đất sử dụng không đủ chống ẩm và không được nén chặt theo như yêu cầu.

- Thứ tư, các tuyến đê bao quanh sông đôi khi nằm quá gần vùng bãi sông khiến cho độ cao và vận tốc dòng chảy tăng lên dẫn đến tăng nguy cơ vỡ đê, nhất là các bờ lõm, hay nguy cơ thủy triều vượt lên đỉnh đê, đê lúc này lại có tác dụng như một con đập tràn. Hậu quả xảy ra tức thời và nghiêm trọng đến mức làm cho lòng sông không được cố định.

- Cuối cùng, lỗi lớn thứ năm không phải lỗi kỹ thuật mà thuộc lỗi tổ chức. Liên tục có các cải cách về quản lý đê điều không đồng bộ khiến không hình thành được cùng với thời gian một thói quen quản lý các công trình thủy lợi và thói quen canh lũ. Bởi vậy, kỹ sư A. Pouyanne đã viết về cải cách thực hiện năm 1833 như sau : « Việc thay đổi hình thức tổ chức tổng thể các bộ phận đê điều ở Bắc Kỳ do hoàng đế Minh Mạng yêu cầu nhằm giao toàn quyền cho các quan lại cấp tỉnh đã chia trách nhiệm quản lý một cách đáng tiếc và chắc chắn đã cản trở việc lập dự án tổng thể các công trình cần thực hiện. Sự thay đổi này dường như là một trong những yếu tố dẫn đến sự thất bại trong các dự án của hoàng đế » (1931).

Nói một cách khác, người Pháp không chỉ khẳng định ưu thế vượt trội về tính hợp lý trong thiết kế so với chủ nghĩa kinh nghiệm trong kỹ thuật của người bản địa mà họ còn áp đặt quan niệm của mình về một ban kỹ thuật chuyên biệt là như thế nào, có nghĩa phải có một cấu trúc tổ chức tập trung lâu dài và một quyền tự chủ nhất định nào đó về mặt chính sách, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đặc quyền của họ về kỹ thuật. Báo cáo của kỹ sư trưởng Rouen phúc đáp đơn trình bày về các trận lụt do viên Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải gửi Thống sứ Bắc Kỳ năm 1915 chính là báo hiệu cho sự xung đột giữa kiến thức và thực tế là hai điều hoàn toàn khác biệt. Với thái độ nhã nhặn, vị kỹ sư trưởng bác lại từng điểm các nhận định và đề nghị của Hoàng Cao Khải, trong khi đó Hoàng Cao Khải không giấu diếm sự ủng hộ đối với chế độ bảo hộ khi cho rằng dân « An Nam » không có đủ khả năng khoa học và kỹ thuật để có thể thiết kế một hệ thống ngăn lũ phù hợp với đồng bằng sông Hồng. Hoàng Cao Khải vì thế đã viết  : « Nhưng, cũng không có gì hơn đối với các công trình đắp đê thêm cao mà chắc chắn đã được thực hiện cũng như đối với những công trình đầu tiên, dân An Nam không có đủ kiến thức để xác định độ cao cần thiết của đê có thể ngăn được những mực nước lũ cao nhất. Làm sao họ có thể thành công khi mà hiện nay ở châu Âu các kỹ sư chuyên ngành cũng còn thường xuyên không chắc chắn. » (Rouen, 1915). Thừa nhận yếu kém một cách không thực cũng là nguyên nhân cản trở việc tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến phương Tây.

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 67

Hệ thống đê điều yếu kém là điều dễ nhận thấy khi chứng kiến tần số xuất hiện của lũ trên sông Hồng. Từ năm 1890 đến 1945, Hà Nội đã trải qua 39 đợt lũ cao trên 10 m chủ yếu rơi vào tháng bảy, tháng tám hàng năm. Với tần suất thường xuyên như vậy, việc đê bị vỡ và ngập lụt là điều khó tránh khỏi. (Xem. Ảnh).

Cùng thời kỳ này, Dominique Vesin đã thống kê được 11 trận lụt lớn làm ngập hàng trăm nghìn hecta ruộng. Như vậy, trong đợt lũ kéo dài bất thường năm 1913, khoảng 30 lần vụ vỡ đê ở địa phương đã gây ra nhiều thiệt hại, Sở Công trình công cộng đã thống kê được mùa màng mất trắng trên khoảng 100 000 ha lúa, nước không thoát kịp để có thể gieo mạ lại, tức thiệt hại khoảng 150 000 tấn thóc. Riêng trận lũ đặc biệt nghiêm trọng

năm 1915 đã gây 48 lần vỡ đê : một nửa lưu lượng nước sông Hồng đổ vào đồng bằng làm ngập 365 000 ha lúa, tương đương một phần tư tổng diện tích đồng bằng sông Hồng. Độ hung dữ của con nước có thể thấy được trên bản đồ do Sở Công trình công cộng lập (xem các bản đồ). Sự thiếu an toàn thường xuyên của hệ thống thủy lợi giải thích tại sao cho đến tận năm 1930, mục tiêu chính trong quản lý thủy lợi của chính quyền thực dân ở Bắc Kỳ là gia cố hệ thống đê điều. Về điểm này, rất nhiều nỗ lực đáng kể được ghi nhận cho dù cuộc chiến chống lại sự hung bạo của nước lũ sông Hồng đôi khi là cuộc chiến không cân sức. Có thể xác định hai thời kỳ đầu tư chính của chính quyền thực dân vào hoạt động tu bổ đê điều trên đồng bằng

trận lụt năm 1926, lan can cầu phía Gia Lâm

Nguồn : Gourou (1936).

Ảnh 17

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD68

sông Hồng : các hoạt động can thiệp kịp thời (1890-1918) và triển khai kế hoạch quy hoạch có tính toán (1918-1930)[6].

Giai đoạn 1890-1918 : chính quyền thuộc địa khơi lại cuộc tranh luận về đê điều

Từ 1890 đến 1918, các công trình quan trọng được thực hiện song theo thời hạn quá chính xác và với nguồn lực tài chính và nhân lực không đủ. Ngoài ra, đầu tư tập trung nhiều nhất trong khoảng hai năm 1892 đến 1893 : đắp 100 km đê mới và hơn 300 đê khác được tu bổ. Thời gian sau thì các hoạt động thường xuyên chỉ hạn chế ở những gì cấp bách nhất như khắc phục hậu quả do vỡ đê và lập các dự án không thể thực hiện, thậm chí ngông cuồng (Vesin, 1992). Phải nói thời kỳ mò mẫm trong bóng tối này một phần là do hậu quả của cuộc tranh luận gay gắt chỉ đi đến hồi kết vào cuối những năm 1910.

Sau trận lụt thảm họa năm 1893, ủy ban đầu tiên về đê điều được thành lập vào năm 1895, hai ủy ban khác được thành lập vào năm 1905 và 1915. Những người ủng hộ việc gia cố và nâng cao đồng loạt hệ thống đê điều, coi đây là sự lựa chọn duy nhất mang tính thực tế để có thể chống lũ hiệu quả, đối ngược với những người đề nghị phá một phần hay toàn bộ hệ thống đê điều. Những người ủng hộ phá bỏ hệ thống đê điều cho rằng phải chấm dứt vòng xoáy không hồi kết của việc đắp đê mà theo họ đây là tác nhân đầu tiên phải chịu trách nhiệm về nguy cơ các cơn lũ ngày càng hung bạo, hậu quả của việc thay đổi chế độ thủy văn của các dòng sông khi bị tách khỏi các nhánh thoát nước tự nhiên của chúng (« Les digues dans le delta », 1902). Vì vậy, gần một thế kỷ sau khi vua Gia Long lần đầu tiên

đặt ra câu hỏi về cơ hội bảo toàn hệ thống đê điều, các quan chức chính trị và phụ trách kỹ thuật của chính quyền bảo hộ lún sâu vào sai lầm khi bỏ qua kinh nghiệm đau thương vụ phá đê tại tỉnh Hưng Yên vào khoảng năm 1833 đến 1837.

Ở phần mở đầu, chúng ta nhớ lại rằng chủ đề này không chỉ được tranh luận dưới thời thuộc địa mà đã bắt đầu từ trước đó. Một lần nữa nó lại được đưa ra bàn cãi tại các ủy ban nghiên cứu được thành lập sau mỗi trận lũ hay hạn hán nghiêm trọng, về các điều kiện thủy lợi tại đồng bằng sông Hồng và các biện pháp nâng cao khả năng trị thủy.

Một loạt các biện pháp chống lũ đã được đưa ra : đào hồ chứa tại vùng trung du ; xây đập tràn ; tiến hành các công trình dưới lòng sông Hồng và trên các nhánh sông ; loại bỏ một phần hay toàn bộ hệ thống đê điều. Biện pháp cuối cùng đã bị xóa bỏ hoàn toàn khi chương trình tổng thể về gia cố đê điều được thông qua vào năm 1918.

Các nghiên cứu về chế độ thủy văn của các con sông lớn trong đồng bằng sông Hồng và sự ảnh hưởng của hệ thống đê điều cũng như việc thể hiện toàn bộ hệ thống này trên bản đồ (bản đồ với tỉ lệ 1/25000) do Sở Địa lý Đông Dương thực hiện đã mang lại đầy đủ các lập luận khoa học để thuyết phục các cấp chính quyền. Nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của hệ thống đê điều không gây ra những thay đổi quan trọng và lâu dài cho lòng sông trong một thế kỷ và nếu như mực nước một con sông có xu hướng dâng cao thì hiện tượng này không phải do hệ thống đê điều[7]. Cuối cùng, lẽ phải đã thắng những vụ phun nước liều lĩnh. Biện pháp đưa ra bởi

[7] Sau này, các kỹ sư như A. Normandin, J. Gauthier hay A. Poyanne chỉ ra rằng sự bồi đất duy nhất không thế tranh cãi của một con sông có đê ngăn, bồi đất cho bãi sông, không ảnh hưởng nhiều đến độ cao mực nước khi có lũ.

[6] Báo cáo thực trạng cụ thể theo thời gian của Dominique Vesin (1992)

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 69

những người ủng hộ việc phá bỏ đê điều chắc chắn không còn gì có thể tệ hơn, như những gì E. Chassigneux tỏ bày từ năm 1912 : « Mong muốn để các dòng sông chảy tự do và đổi dòng trên một bề mặt phẳng như bề mặt

đồng bằng Bắc Kỳ, và nhờ đó có thể cứu đồng bằng vừa thoát khỏi hạn hán vừa tránh được lũ lụt nghiêm trọng mà vẫn đảm bảo đất bồi và trầm tích màu mỡ, sẽ đơn giản là việc hủy hoại đất nước đáng thương này. »

Bản đồ ngập lụt trong trường hợp vỡ đê (năm 1926)

Nguồn : Gauthier (1931).

Bản đồ 5

kể từ năm 1918: ưu tiên gia cố hệ thống đê điều

Vào năm 1918, sau những trận lũ khủng khiếp năm 1915, lần đầu tiên một chương trình gia cố và nâng cao tổng thể hệ thống đê điều được thiết lập. Chương trình này tập trung chủ yếu vào quy hoạch các vùng trũng ở Vĩnh Yên và Sơn Tây cũng như hoàn thiện

hệ thống đê của nhánh sông chính của sông Hồng là sông Đáy.

Nếu như cấu hình về mặt lý thuyết các con đê được xác định là có khả năng chống lại lũ cao 12 m, trận lũ đặc biệt năm 1926 đặt ra yêu cầu phải xây dựng một chương trình tổng thể mới có thể bảo vệ các công trình định cư của dân chúng và ruộng đồng. Các công trình thực hiện từ năm 1926 đến 1931 có quy mô

Các vùng đất không có đê bao và bị lụt sau lũ

Các vùng đất có đê bao và bị lụt nếu vỡ đê

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD70

rất lớn : nâng cao[8] hơn 800 km đê, bảo vệ và rải đá bờ sông, xây dựng và xem lại hơn 170 cống nước. Chương trình bổ sung năm 1931

tập trung vào hệ thống đê quai mà cho đến thời điểm đó vẫn bị coi nhẹ.

[8] Vào năm 1930, các con đê bao quanh hữu ngạn sông Hồng có các độ cao như sau : 17, 8 m ở Việt Trì ; 15,1 m ở Sơn Tây ; 13,7 m ở Hà Nội để rồi giảm dần khi sông ra gần đến biển (Gourou, 1936).

trận lụt năm 1926, chỗ hổng tại Gia Quất và thiết diện cắt ngang cho thấy những chỗ được gia cố liên tiếp trên đê sông hồng

Nguồn : Gauthier (1931).

Ảnh 18,19 và 20

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 71

Cuối cùng, các kết quả đạt được xứng đáng với nguồn lực tài chính bỏ ra và nguồn nhân lực được huy động vì từ năm 1926 đến 1937, không có bất cứ một con đê nào đã được gia cố bị vỡ, có nghĩa là trong suốt thập kỷ này, hệ thống đê điều được cải thiện là nhờ có đội ngũ tu bổ và canh đê tốt trong mùa nước lên. Quy định chung về canh đê được ban hành năm 1917 và bổ sung năm 1935. Quy định này xác định nhiều nhiệm vụ khác nhau liên quan đến bộ phận chuyên biệt và quản lý các công trình công cộng, giao trách nhiệm canh đê định kỳ cho cấp quản lý xã , theo dõi tình hình đê và thông báo ngay cho các cấp trên trong trường hợp có hiện tượng bất thường. Trong thời kỳ có lũ, phải trực canh đê ngày và đêm.

Tháng 11 năm 1948, Tiểu ban về vấn đề hiện đại hóa Đông Dương lập một bản tổng kết, ít ra cũng phải ca tụng, chứ sao có thể khác được, về các công trình ngăn lũ được chính quyền thuộc địa thực hiện từ cuối thế kỷ XIX : 1500 km đê đã được gia cố bởi hơn

300 000 000 m3 đất với tổng chi phí của tất cả các chương trình ước tính lên đến 25 triệu đồng bạc. Để so sánh, chi phí thiệt hại do lũ gây ra năm 1915 do Sở các Công trình công cộng ước tính là 5,5 triệu đồng bạc, tương đương 1/5 tổng giá trị đầu tư đã tiến hành.

Với các tác giả của bản báo cáo này, những vụ vỡ đê năm 1945 làm ngập 230 000 ha không đặt vấn đề xem lại mức bảo vệ an toàn cho vùng đồng bằng khỏi lũ sông mà đó là do « thiếu hoàn toàn một hệ thống theo dõi và bảo vệ đê, sau cuộc đảo chính của Nhật Bản và lật đổ chính phủ Pháp của Việt Minh ». Các công trình quy hoạch thủy lợi (đê) đầy tham vọng do các tác giả này xác định cho thời kỳ 1949-1959 rõ ràng vẫn nằm trong tình trạng dự án.

hệ thống tưới tự chảy và tiêu nước

Các số liệu do Pierre Brocheux và Daniel Hémery xây dựng từ Niên giám thống kê Đông Dương (1913-1943) cho thấy rõ xu hướng ngày càng xấu đi của tình hình lương

Gia cố các công trình và đắp đê mới

Nguồn : Quỹ lưu trữ ảnh – Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Paris) ; Gauthier (1931).

Ảnh 21 và 22

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD72

thực từ đầu thế kỷ. Nguyên nhân đến từ sự kết hợp của nhiều yếu tố, ở mức độ phân tích đầu tiên thì đó là việc gia tăng dân số, gia tăng cho phép, nhất là do tỉ lệ tử vong giảm. Đây là giải thích chính mà các ban sở kỹ thuật của chính quyền thuộc địa đưa ra để giải thích sự phát triển của « một giai cấp vô sản nông thôn » ở miền Bắc Việt Nam, « nơi mà mật độ lương thực (số dân trên km2 ruộng lúa) đạt 678 cho toàn vùng Bắc Kỳ và 800 đến 1200 cho nhiều tỉnh trong đồng bằng » (Henry, 1932).

Vậy mà, đối mặt với sự suy giảm liên tục các điều kiện của giai cấp nông dân, cho đến năm 1930, đầu tư của chính quyền thuộc địa trong lĩnh vực thủy lợi giới hạn chủ yếu ở việc củng cố và quy hoạch mạng lưới đê điều rộng khắp bao quanh sông Hồng với các chi lưu và phân lưu chính.

Tuy nhiên, ý tưởng lớn nhằm triển khai hệ thống hạ tầng thủy lợi trên đồng bằng sông

Hồng như biện pháp nhằm cải thiện đáng kể số phận của dân cư đã được đưa ra bàn luận vào cuối thế kỷ XIX. Những dự án quy hoạch tổng thể đầy tham vọng đã ra đời, như là dự án Sallenave (1895) hay Godard (1898), nhưng các ban sở kỹ thuật và chính quyền bảo hộ vào thời điểm đó cho rằng nguồn đầu tư tài chính cần thiết là quá cao. Phải nói rằng ở khu vực đồng bằng, việc triển khai hệ thống thủy lợi chỉ có thể thực hiện ở quy mô lớn thì mới đảm bảo được cùng lúc tưới và tiêu nước thừa trong mùa mưa. Để làm được điều này cần trang bị các phương tiện cơ khí mạnh để đưa nước lên cao cũng như đào các con kênh lớn tiêu nước và dẫn nước.

Một số công trình tuy nhiên đã được thực hiện ở vùng rìa đồng bằng nơi có độ chênh lớn cho phép nước tự chảy xuống và khi đó thâm canh nông nghiệp có chi phí thấp nhất.

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 73

tình hình quy hoạch thủy lợi vùng châu thổ năm 1913 và 1945

Nguồn : Brenier (1914).

Bản đồ  6

Sau thất bại của những thử nghiệm đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, việc triển khai thành công hệ thống Kép đã khởi động lại dự án của chính quyền thuộc địa cho phép thực hiện tưới nước cho toàn bộ vùng thượng nguồn châu thổ và hệ thống Kép được cụ thể hóa một phần bằng việc xây dựng ba hệ thống tưới nước khác cho phép nhân rộng mô hình trồng hai vụ lúa mỗi năm. Các hệ thống ở Vĩnh Yên và sông Cầu được thực hiện nhờ chương trình vay vốn năm 1912, hệ thống Sơn Tây với chương trình năm 1920. Nguyên lý là lấy nguồn nước trực tiếp từ sông sau khi mực nước được đưa lên cao bằng một con đập, hoặc nước được bơm bằng máy cơ khí để dẫn vào con kênh chính như trường hợp hệ thống ở Sơn Tây.

Vào đầu những năm 1930, bốn hệ thống tưới nước lớn đã đi vào hoạt động, tất cả đều nằm trong vùng thượng nguồn châu thổ.

Hệ thống lớn nhất trong những hệ thống này là hệ thống sông Cầu, có đặc tính là ngoài chức năng phục vụ nông nghiệp còn có chức năng vận tải đường sông : con kênh tưới nước chính cho phép tàu bè qua lại trên chiều dài 53 km chia làm bảy đoạn sông, âu thuyền, cho phép thuyền đi lại trực tiếp giữa Thái Nguyên và Hải Phòng. Hệ thống lấy nước nhờ con đập Tac-Oun và chia thành bảy nhánh chính và mười hai nhánh phụ.

Sau khi mỗi công trình được hoàn thành, chính quyền thuộc địa phô bày chiến thắng trọn vẹn. Chẳng hạn như vào đợt khánh

Các công trình thi công năm 1913 Tình hình năm 1948

Hệ thống tưới (1)

Bồi đất hồ (2)

Tát cạn và bảo vệ các khu vực

Hệ thống tưới tiêu đang khai thác

Hệ thống tưới tiêu đang nghiên cứu

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD74

thành con kênh của sông Cầu, áp phích có dòng chữ « cuộc cách mạng thực sự ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ » được treo lên; khi khánh thành hệ thống ở Vĩnh Yên, thống sứ Bắc Kỳ, ông Monguillot tuyên bố : « Mặt khác, không chỉ giao thông được cải thiện mà sản lượng cũng tăng lên nhờ vào các công trình thủy lợi nông nghiệp lớn ».

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của những thành tựu này, chúng ta phải đặt chúng vào bối cảnh chung của vùng châu thổ. Tổng số 60 000 ha được quy hoạch đến đầu năm 1930 trên tổng diện tích đất trồng trọt khoảng 1 200 000 ha. Ngay cả khi chúng ta đồng ý với Pierre Gourou rằng chỉ một nửa diện tích châu thổ cần được quy hoạch theo hướng này, tương đương 600 000 ha, thì những công trình đã thực hiện chỉ chiếm 10% trên tổng số cần thực hiện, và dưới góc độ kỹ thuật đây là những phần dễ thực hiện nhất. Mặt khác, Dominique Vesin nhận thấy các mạng lưới ngoại vi này bị chỉ trích rất nhiều : đôi khi chúng bị coi là các khoản chi tiêu xa hoa khi không được xây dựng ở những nơi có nhu cầu cấp thiết, nghĩa là ở vùng tập trung nhiều khu tứ giác của châu thổ mà lại được tiến hành ở những nơi ruộng

thưa thớt. Sự lựa chọn này không chỉ do các ràng buộc kỹ thuật mà bởi trong số các công trình này, nhất là hệ thống sông Cầu, chỉ đem lại lợi ích cho một số ít người Pháp định cư trong vùng.

Cuộc khủng hoảng thế giới năm 1929 và những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế thuộc địa và các dân tộc thuộc địa đã gây suy giảm nặng nề các điều kiện vật chất của nhà nông dẫn đến nạn đói và các cuộc nổi dậy. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng này chỉ là yếu tố khơi nguồn, chất xúc tác của một xã hội đang trên đà suy thoái từ nhiều thập kỷ. Quả vậy, cơ chế quy định nội tại, nhất là việc tái phân chia định kỳ đất đai trong xã, chiếm 21% đất đai vùng đồng bằng châu thổ vào năm 1930 (Đào Thế Tuấn, 1998), và các nguồn thu nhập bổ sung do một lĩnh vực thủ công truyền thống quan trọng và năng động mang lại không còn giúp đương đầu với tình trạng nghèo hóa ngày càng nghiêm trọng của nông dân được nữa, với số lượng nông dân không có đất, lĩnh canh, chủ trang trại, hộ sản xuất nhỏ rơi vào nghèo khó ngày càng nhiều, họ bị siết chặt bởi những khoản nợ và vay nặng lãi. Cái « vòng xoáy kém phát triển » này theo như Pierre Brocheux và Daniel

1 hệ thống tưới nước hoạt động đầu những năm 1930

Bảng

Hệ thống : Sông lấy nước

Khởi công

Đi vào hoạt động

Diện tích tưới

Tổng chi phí và /ha ($*)

Kép Sông Thương 1909

1913

191 2

1914

5 500 ha

2 200 ha

675 000 ; 90/ha

VĩnhYên Pho Đáy 1914 1922 17 000 ha 1 230 000 ; 70/haSông Cầu Sông Cầu 1922 1929 28 000 ha 4 000 000 ; 140/haSơn Tây** Sông Hồng 1927 1931 10 000 ha 1 200 000 ; 120/haTổng số 62 700 ha 5 400 000

* ($) : đồng bạc Đông Dương ** Hệ thống Sơn Tây là hệ thống đầu tiên sử dụng bơm nước để lấy nước từ sông Hồng

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 75

Hémery  (1995), cần được xem xét như một phần của hệ thống thuộc địa Pháp mà trong đó, cũng như trong bất kỳ chế độ kiểu này, quốc gia thuộc địa trước hết phải đem lại lợi nhuận, lợi nhuận từ sự khai thác thuộc địa cũng như lợi nhuận đến từ những thị trường bị khống chế tại thuộc địa.

Vả lại cũng chính mục tiêu đảm bảo an toàn và tăng tô tức thuộc địa, gắn với mong muốn hợp lý hóa các mối quan hệ Nhà nước-nông dân bằng việc nắm rõ hơn các cơ cấu quyền lực làng xã vẫn hoàn toàn xa lạ đối với chính quyền thuộc địa, khi các cơ cấu này không tỏ ra công khai chống đối Nhà nước, đã tạo động lực cho chính quyền thuộc địa tiến hành những cải cách quan trọng quy mô đối với làng xã năm 1921 : thay thế hội đồng thân hào bằng một hội đồng làng được bầu ra, và áp đặt ngân sách xã. Đó là một đòn đánh ngụy trang cay độc, chỉ làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn nội tại trong làng khi để cho một bộ phận nhỏ có thể tự do cướp đoạt đất đai trong xã. Mối quan tâm vào lúc đó không phải là phát triển nông nghiệp và cải thiện đời sống ở nông thôn mà là bảo vệ an toàn cho nguồn lợi nhuận thuộc địa. Trong phần mở đầu cuốn sách của mình, nhà nông học René Dumont giải thích rằng sau khi đến Hà Nội năm 1929, người phụ trách Sở Nông nghiệp Bắc Kỳ đã yêu cầu ông « không làm việc nhiều quá, vì như vậy sẽ cho thấy rằng, cho đến lúc đó, các ban sở liên quan hầu như đã không làm gì cho nông nghiệp trồng lúa » (1995).

Cũng vậy, dễ dàng nhận ra là việc ban hành một chính sách quy hoạch thủy lợi có hệ thống các khu tứ giác trong vùng châu thổ và các bãi bồi ven biển vào năm 1931 đánh dấu sự thay đổi thái độ thực sự của chính quyền bảo hộ đối với nông thôn. Chính sách này nhằm mục đích trang bị cho vùng châu thổ các hạ tầng thủy lợi cho phép phổ biến

trồng lúa hai vụ mỗi năm, mục tiêu này gắn với chính sách giãn dân tại các tỉnh quá đông dân cư bằng việc tổ chức các luồng di dân về các vùng ít dân ở miền Trung và miền Nam đất nước. Để thực hiện việc này, chính quyền thuộc địa xác định một loạt các ưu tiên cho phép kết hợp hai ràng buộc quan trọng nhất là tưới nước và tiêu nước trên cơ sở xác định tính chất thủy địa mạo của địa phương bằng việc phân chia cẩn thận khu đồng bằng trung và hạ du. Quả vậy thách thức đặt ra trên thực tế phức tạp hơn rất nhiều so với các hệ thống thủy lợi nước tự chảy ở phía đồng bằng thượng du.

Trong cùng một khu tứ giác, cần phải bảo vệ cùng lúc các ruộng lúa khỏi sự xâm nhập của nước từ bên ngoài, tiêu nước và thoát nước dồn đọng ở các vùng trũng trong khu, vừa phải đảm bảo tưới đủ nước cho toàn bộ các cánh đồng. Điều này đòi hỏi lập một kế hoạch thoát nước và tháo khô, tăng khả năng của các nhánh thoát nước hiện có và nếu cần thiết bổ sung bằng việc đào các con kênh mới phù hợp với những thay đổi đột ngột của chế độ địa lý thủy văn của các con sông lớn trong mùa mưa, và thiết lập các hệ thống tưới lấy nước hoặc đưa mặt nước lên cao nhờ một con đập, hoặc bơm nước trực tiếp từ sông, công việc được thực hiện qua việc điều khiển một loạt các cống nước và van và định kỳ dẫn nước đầy các kênh phụ cấp hai và cấp ba. Mọi việc trở nên phức tạp hơn khi phải đưa cơ chế thủy văn của mỗi khu tứ giác đã được quy hoạch thành một kế hoạch tổng thể để tránh tình trạng lợn lành chữa thành lợn què, nghĩa là tiêu nước được cho một khu tứ giác song được không làm ngập toàn bộ hay một phần khu tứ giác bên cạnh nằm ở độ cao thấp hơn.

Nhiều công trình quan trọng đã được thực hiện vì vào năm 1937, tổng diện tích có thủy

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD76

lợi hay quy hoạch là 278 000 ha (trong đó 72 000 ha là các công trình ngoại vi trước năm

1930 và 25 000 ha bãi bồi ven biển ), để đạt 377 000 ha vào năm 1945 (Vesin, 1992).

Về chủ đề này, Pierre Brocheux và Daniel Hémery nhận xét rằng tuy là có ấn tượng nhưng kết quả « vẫn đáng thất vọng nếu như thiếu đi chính sách ruộng đất và nông nghiệp phù hợp và hoạt động công nghiệp hóa đất nước, việc đẩy mạnh quy hoạch thủy lợi và vùng châu thổ chỉ cho phép duy trì mức tiêu thụ bấp bênh hiện tại của nông dân, tránh được nạn đói nhưng không cho phép tầng lớp nông dân thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng và kém phát triển chung mà họ đang từng bước lún sâu vào » (1995).

Về điểm này, các nỗ lực huy động là rất lớn (Vesin, 1992). Nhưng áp lực thuế má cũng ngày càng nặng nề. Từ năm 1920 đến năm 1934, nghĩa vụ thuế của một gia đình năm người, tính tương đương lượng thóc phải nộp là từ 323 kg đến hơn một tấn (Brocheux et Hémery, 1995). Hơn nữa, việc thu thuế dường như còn phải chịu cùng những vi phạm và chỉnh sửa nhiều hơn trong quá khứ.

Một thực tế đáng báo động hơn khi các chương trình di dân, các « khu định cư bản địa nhỏ » và sau đó là các « khu định cư gia đình nhỏ » về hướng đồng bằng trung và thượng

tình hình quy hoạch thuỷ lợi vùng châu thổ sông hồng năm 1945

Nguồn : tác giả, dựa vào Vesin (1992).

2Bảng

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 77

du, cũng như về miền Trung và Nam của đất nước hoàn toàn thất bại. Chính quyền thuộc địa và giới khoa học đổ lỗi cho tính bất động của tầng lớp nông dân Việt Nam, đã đóng rễ tại những vùng đất quê hương và lo sợ với ý nghĩ phải rời bỏ làng mạc quê hương của tổ tiên (Gourou, 1936). Các nghiên cứu mới đây cho thấy thất bại này cũng là do bộ máy thực dân không thực sự mong muốn di dân, được chứng minh bằng những rào cản hành chính và tài chính đã làm nguội lạnh nhiệt tình của những người muốn di  cư : đối với chính quyền thực dân, giới hạn số người di cư cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát được dân chúng và như vậy duy trì được sự ổn định của một chế độ mà từ năm 1930 phải đương đầu với việc gia tăng trở lại của sự bất mãn và chống đối (Hardy, 1999).

kết luận : nhà nước trước nhiệm vụ quản lý đê điều

Sau khi điểm lại ngắn gọn quan điểm lịch sử trong một thời gian dài, từ thế kỷ XII đến nửa đầu thế kỷ XX, ở phần mở đầu chúng ta thấy rằng ở đồng bằng sông Hồng, trị thủy và quản lý các công trình thủy lợi lớn là đê điều đã làm phát sinh các mối quan hệ đặc biệt, thậm chí đôi khi đối nghịch nhau, giữa Nhà nước và tầng lớp nông dân. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên  : bởi vì, ở đất nước hầu như chỉ chuyên có nông thôn này, sản xuất nông nghiệp, ngay cả cho đến thời gian sau này, vẫn là nguồn thu nhập chính của nhà nước quân quyền thông qua việc thu thuế của nông dân (đăng ký) và thuế đất. Vì vậy trong nhiều thế kỷ, triều đình phải tìm cách can thiệp để duy trì an toàn cho nguồn thu này, đảm bảo sự sống còn cho chính họ. Về điểm này, chính quyền thuộc địa cho thấy một sự liên tục đáng kinh ngạc. Họ tiếp tục và hợp lý hóa những công trình đã được thực hiện bởi các triều đình nối tiếp nhau, thay thế

lễ cầu mưa của vua bằng kỹ thuật hợp lý của khoa học. Mục đích của nhà nước bảo hộ cũng giống với nhà nước quân quyền  : bảo vệ nhân dân và mùa màng để duy trì an toàn nguồn thu và tăng thuế khi mà thuế cũng là nguồn lợi đầu tiên trong hệ thống khai thác của thực dân.

Can thiệp nhiều nhưng không đồng bộ và tác động của Nhà nước lên các sáng kiến cấp địa phương thay đổi tùy theo sự phân bổ trách nhiệm quản lý đê điều, và cuối cùng phản ánh khá trung thực những biến đổi trong mối quan hệ giữa hoàng đế các triều đại kế tiếp nhau với lực lượng chống lũ các dòng sông ở vùng châu thổ.

- Nhà Lê : chính sách lớn về đất đai và thủy lợi dựa trên một bộ máy quan lại có mặt đến cấp huyện. Mong muốn hợp lý hóa và hệ thống hóa hệ thống thủy lợi, tu bổ hệ thống đê điều được luật hóa (bộ luật nhà Lê)

- Chúa Trịnh : bất lực trước các vấn đề trị thủy, quản lý đê điều chỉ được giao cho các quan cấp tỉnh.

- Nhà Nguyễn  : cho dù có một kế hoạch tổng thể ấn tượng, chính sách thủy lợi của nhà Nguyễn vẫn là một chính sách không nhất quán và thiếu tính liên tục, cho thấy độ quan trọng của những quyết định đơn phương và sự bất ổn nghiêm trọng của bộ máy quan lại của triều đình quân chủ chuyên chế này.

- Chế độ thực dân : chuyển giao quản lý cho các ban sở kỹ thuật của chế độ bảo hộ, khẳng định tầm nhìn rất tiên tiến với ưu thế vượt trội và tính hợp lý của khoa học kỹ thuật trong việc thiết kế so với chủ nghĩa kinh nghiệm của người bản địa và áp đặp quan niệm thế nào là một bộ phận kỹ thuật chuyên biệt, có nghĩa là phải có một cơ cấu tổ chức tập trung lâu dài.

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD78

Tóm lại, từ một quan điểm khái niệm và phương pháp luận, nghiên cứu này phản bác giả thuyết trường phái chủ văn hóa đặt vai trò và khả năng can thiệp của Nhà nước ở vị trí phụ. Quả thực, khi mở rộng phạm vi quan sát ra ngoài phạm vi địa phương, chúng ta nhận thấy công việc quản lý nước và trị thủy tất nhiên sẽ làm hình thành nên các tương quan lực lượng giữa chính quyền trung ương và các xã hội nông dân. Nhận định này nằm trong khuôn khổ cuộc tranh luận về nội dung gây chia rẽ cộng đồng khoa học từ hơn một thế kỷ, cụ thể là sự xuất hiện của một bộ máy quan liêu trong lĩnh vực thủy lợi có nguồn gốc từ chính sự hình thành Nhà nước trong các xã hội nông nghiệp châu Á, những quốc gia mà quản lý thủy lợi (thủy lợi nông nghiệp, thủy lợi chiến lược và vận tải đường thủy) là một yếu tố cốt yếu đối với sự phát triển của họ và thông thường là một thách thức cho sự sống còn của đất nước[9].

Tuy nhiên, đây không phải là lạc vào tìm kiếm một giả thuyết về mối quan hệ hữu cơ giữa xây dựng Nhà nước và xã hội thủy lợi, cũng không phải cho trị thủy là minh giáo với nghĩa « sự can thiệp của quyền lực trung ương » đối lập với « sáng kiến địa phương » mà là phân tích những mối quan hệ tiến triển giữa việc can thiệp của quyền lực trung ương và các sáng kiến địa phương.

Tham khảo

Tessier, O. (2011), “Outline of the Process of Red River Hydraulics Development During the Nguyên Dynasty (Nineteenth Century)”, in Steward, M.A. et P.A. Coclanis (eds.), “Environmental Change and Agricultural

Sustainability in the Mekong Delta”, Advances in Global Change Research 45, DOI 10.1007/978-94-007-0934-8_4, Springer Science+Business Media B.V.

tài liệu tham khảo

BÉTHEMONT, J. (2000), Les grands fleuves : entre nature et société, deuxième édition, Armand Colin, Paris.

BRÉNIER, H. (1914), Essai d’Atlas Statistique de l’Indochine Française, IDEO, Hanoi – Haiphong.

CADIèRE, L. (1914), « Les urnes dynastiques du palais de Hué », Bulletin des Amis du Vieux Hué, janvier-mars 1914, 1ère année, n°1, pp. 38-46.

CONSTANTIN, L. (1918), « l’Hydraulique agricole en Indochine », IDEO, Hanoi-Haiphong.

CHASSIGNEUX, E. (1912), «  L’irrigation dans le delta du Tonkin  », Revue de Géographie annuelle, tome VI, f°1, Paris.

CHASSIGNEUX, E. (1914), Les inondations et les digues du Tonkin, Conférence faite à l’école coloniale, le 13 mars 1914, imprimerie Chaix, Paris.

DUMONT, R. (1995), La culture du riz dans le delta du Tonkin, Price of Songkla University, 592 p.

Đại Nam thực lục (2004), tập I, II, III, IV, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

Đại Nam thực lục (1967-1968), tập XIV - XX, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Đại Việt sử ký toàn thư (1697), bản kỷ toàn thư, 1993, tập I, II & III, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[9] Tranh luận được khơi lại vào năm 1957 với việc xuất bản cuốn sách về các cuộc tranh luận của Karl Wittfogel, Chủ nghĩa chuyên chế phương Đông. Tác giả tiếp tục khái niệm « phương thức sản xuất châu Á » do Marx phát triển, qua việc thể hiện khái niệm này dưới dạng sử dụng chuyên chế của quyền lực có nguồn gốc từ sự tập trung quyền lực và quan liêu phát sinh từ việc thực hiện các công trình thủy lợi trên quy mô lớn. (Wittfogel, 1964).

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 79

DELOUSTAL, R. et C-E. MAîTRE (1908), « La justice dans l’Ancien Annam - Préface », Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient, tome 8, pp. 177-181.

DELOUSTAL, M. (1911), La justice dans l’Ancien Annam – Traduction et commentaire du code des Lê, ÉFEO, Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoi.

Đỗ Đức Hùng (1998), « Vấn đề trị thủy ở Hưng Yên dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX) », tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số 5 (270), tr. 42-47.

Đỗ Đức Hùng (1994), « Về vấn đề tổ chức, quản lý công trình trị thủy ở Bắc bộ, của nhà Nguyễn (thế kỷ XIX) », tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số 4 (275), tr. 47-51.

Đỗ Đức Hùng (1979), « Về trị thủy – thủy lợi ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX », tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số 4 (187), tr. 46-56.

GAUTHIER, J. (1931), Digues du Tonkin, Exposition coloniale internationale – Paris 1931, IDEO, Hanoi-Haiphong.

GOUROU, P. (1936), Les paysans du delta tonkinois,  Publications de l’Ecole Française d’Extrême Orient, Les Editions d’art et d’histoire, Paris.

HARDY, A. (1999), La population du Vietnam à l’époque coloniale : situation, controverses, solutions, Revue Xua & Nay, n°62, pp. 32-33 et p. I-III ; n°63, pp. 38-39 et p. I-III ; n°64, pp. 38-40 et p. I-III.

HENRY, Y. (1932), Economie agricole de l’Indochine, Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoi.

HOàNG Cao Khải (1915), Les inondations au Tonkin et Rouen, Rapport technique de M. L’ingénieur principal Rouen, extrait du Bulletin Économique de l’Indochine, n°114 juillet-août 1915), IDEO, Hanoi-Haiphong.

HUY Vu (1978), « Vài nét về đê điều, thủy lợi ở làng xã Việt-Nam thời trước », tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số 3 (180), tr. 46-53.

Khâm Định Đại Nam Hội điển Sự Lệ (1855) Tục Biên (1895/1917) [Répertoire impérial des institutions et règlements du Đại Nam (1855) partie supplémentaire (1895/1917], 2004, Tập VII, Quyển 205 – Quyển 223, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.

LANGLeT, P. (1985), L’ancienne historiographie d’État  du Vietnam - Texte et commentaire du miroir complet de l’histoire impériale, chapitres 36 et 37 (1722-1735), ÉFEO, Collection des textes et documents sur l’Indochine, XV, Paris.

LANGLeT, P. (1978), « Texte et commentaire du miroir complet de l’histoire impériale, chapitre XXXV (1706-1721), BÉFEO, tome LXV, fascicule 2, Paris, pp. 493-587.

LANGLeT, P. (1970), « La tradition vietnamienne, un État national au sein de la civilisation chinoise », BSEI XLV (1970) 2-3, pp. 1-395.

LÊ Thành Khôi (1992), Histoire du Viet Nam des origines à 1858, Sudestasie, Paris.

NGô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Papin P. (eds) (2004), Đồng Khánh địa dư chí [Géographie descriptive de l’empereur Đồng Khánh], ÉFEO - Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.

NGUYễN Trần Huân (1972), Lãn-Ông, Thượng  Kinh Ký sự (Relation d’un voyage à la Capitale, traduction et annotations par Nguyễn Trần Huân, Publications de l’FEEO, volume LXXXVII, Paris.

PHILASTRE, P.-L.-F. (1876), Le Code Annamite, Tome II, Ernest Leroux, Paris.

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD80

POISSON, E. (2009), « Détruire ou consolider les digues du fleuve Rouge », Aséanie n°23, Bangkok, pp. 77-96.

POUYANNE, A.A. (1931), L’hydraulique agricole au Tonkin, Exposition coloniale internationale Paris 1931, IDEO, Hanoi-Haiphong.

SCHNEIDER, F.-H. (1902), « les digues dans le delta », Revue indochinoise, 6e année, n° 217, Hanoï, pp. 1167-1169

Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam [Catalogue des inscriptions du Việt-nam] (2007), Hà Nội, Viện Nghiên Cứu Hán Nôm - ÉFEO - EPHE, Tập I & III.

VESIN, D. (1992), Histoire du fleuve Rouge. Gestion  et aménagement d’un système hydraulique au Tonkin des années 1890 jusqu’à la seconde guerre mondiale, mémoire de maîtrise, UER de Géographie, Histoire, Sciences de la Société, Université de Paris VII, Paris.

Việt Sử Cương mục Tiết Yếu (2000), Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

Việt sử Thông giám Cương mục (1958-1959), tập IV, IX, XII & XIII, Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội.

WITTFOGEL, K. (1964), Le despotisme oriental, Éditions de Minuit, Paris.

thảo luận…

alexis Drogoul, iRD

Liệu có các công trình và tài liệu như vậy về vùng đồng bằng sông Cửu Long ? Có thể so sánh lịch sử quy hoạch của hai vùng hay không ?

Yves perraudeau, Đại học nantes

Khi anh nhắc tới lực lượng quân đội phụ trách đê điều, liệu lực lượng này có giống với lực lượng phụ trách cầu đường ở Pháp hay

không? Có trường nào đào tạo các nghề liên quan đến lĩnh vực này hay không?

Jean-pierre Beurier, Đại học nantes

Trước đây đã có dự án xây đập nào hay chưa ?

olivier tessier

Ở miền Nam, không có công trình đê điều nào có quy mô tương tự như vậy cho toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù ngày nay cũng có một vài công trình đê điều được xây dựng để bảo vệ các khu dân cư, không gian đô thị và các khu công nghiệp. Các vấn đề ở các tỉnh phía Nam khác với các tỉnh phía Bắc, vì mặc dù đã xảy ra nhiều trận lụt lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân và kinh tế địa phương, nhưng việc đắp đê kiểm soát và phòng ngừa lũ lụt trên các con sông chính chưa bao giờ được thực hiện như ở các tỉnh miền Bắc. Điều kiện lịch sử về dân cư, mật độ dày đặc của mạng lưới kênh rạch (tự nhiên và đào đắp) và công sức bỏ ra để có thể quy hoạch một cách tổng thể và hiệu quả chính là một số nguyên nhân giải thích cho tình trạng này. So với miền Bắc, các tỉnh miền Nam có lựa chọn hoàn toàn ngược lại : việc chinh phục vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện bằng quá trình đào đắp để hình thành nên một hệ thống kênh rạch chằng chịt trải tới tận Cà Mau và tiếp tục kéo dài sang Campuchia. Như vậy, mối liên quan với nước ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là không hề giống nhau. Ở Hà Nội, dân cư phần lớn sinh sống phía trong đê, ít có liên hệ trực tiếp với con sông phía ngoài, ngoại trừ một số cộng đồng nhỏ những người làm nghề chở đò, đi tàu hoặc đánh bắt cá là sinh sống ngoài bãi. Ngược lại, ở đồng bằng sông Cửu Long, một phần quan trọng các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội diễn ra theo con nước, hệ thống kênh rạch không những được sử dụng để phục vụ cho

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 81

sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Nét khác biệt trong văn hóa địa phương vùng này đã được nhà văn Sơn Nam đặt cho tên gọi là «  văn minh sông nước », đây là cách gọi thể hiện được rõ nét nhất di sản văn hóa chung của cư dân đa dân tộc sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. So sánh kinh nghiệm về thủy lợi và cách nhìn nhận về nước giữa hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là một nghiên cứu rất thú vị, hiện nghiên cứu này đang bắt đầu được triển khai với một dự án mới của ÉFEO tại miền Nam.

Để trả lời cho câu hỏi của anh Yves Perraudeau, theo tôi được biết thì hiện không có trường đào tạo nào chuyên về ngành nghề này, tuy nhiên có một số trường đại học có các chuyên ngành đào tạo kỹ sư và cán bộ quản lý tài nguyên nước. Còn về việc xây đập, tôi không tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trước đây dấu vết của việc xây đập thẳng trên sông Hồng hoặc các sông nhánh. Trái lại, đôi khi người ta có nhắc đến một số các công trình hồ chứa điều hòa nước phục vụ cho tưới tiêu các vùng đất cao (vùng trung du hoặc vùng cao). Hiện nay, đập Hòa Bình đã được xây dựng trên sông Đà, một con đập lớn khác cũng được xây dựng ở Sơn La, cả hai công

trình này đều phục vụ cho sản xuất điện. Có sự thay đổi như vậy là vì mãi đến gần đây thôi, người ta vẫn còn tìm cách để tự phòng hộ trước nguy cơ lũ lụt từ các con sông lớn, và việc tận dụng dòng sông chỉ được thực hiện bằng một số các con đường gián tiếp chứ chưa có tương tác trực tiếp giữa con người và dòng sông.

Về câu hỏi liên quan đến các kỹ sư, tôi xin nhắc lại là sau năm 1954, tài liệu của chính quyền thuộc địa được chia thành hai loại tài liệu lưu trữ chính : tài liệu lưu trữ thuộc quyền của chính quyền thuộc địa – tài liệu lưu trữ chính trị, quân sự, tài liệu của toàn quyền Đông Dương, v.v. – các lưu trữ này đã được chuyển về Pháp ; loại thứ hai là các tài liệu lưu trữ mang tính kỹ thuật và quản lý thì vẫn còn ở lại Việt Nam. Ở Hà Nội đã triển khai một dự án hợp tác và việc chuyển giao tài liệu lưu trữ được thực hiện đến tận năm 1957 giữa Nhà nước Việt Nam mới thành lập và cộng đồng các kỹ sư người Pháp và người Việt được đào tạo trong thời kỳ thuộc địa. Các kỹ sư người Việt khi đó đã được đào tạo bài bản và tham gia nhiều hơn vào các hệ thống. Nhờ đó việc chuyển giao không quá khó khăn : một kiến thức về thủy lợi thực sự đã được tích lũy từ giai đoạn thuộc địa cho tới ngày độc lập.