128. giao duc hoc pho thong

Upload: bull-yang

Post on 08-Jul-2018

280 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    1/168

    GIÁO DỤC HỌC PHỔ THÔNGTS. TRẦN THỊ HUƠNG (Chủ b

    MỞ ĐẦUGiáo dục học là môn khoa học nghiên cứu việc giáo dục con người, cụ thể,

    c học nghiên cứu bản chất, qui luật của hoạt động giáo dục, những con đườngức giáo dục có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo con ngườing yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

    Trong trường Sư phạm, Giáo dục học là môn khoa học nghiệp vụ - môn họ", đặc rưng, mang tính chất ứng dụng, có vai trò rất quan trọng trong việc rèny nghề" cho người giáo viên tương lai. Giáo dục học không chỉ cung cấp cho sinhthống lý luận chung về dạy học - giáo dục mà còn rèn luyện tư duy và kỹ năạm, từ đó giúp sinh viên hình thành, phát triển những tình cảm, đạo đức và lý tưhề nghiệp.

    Để hỗ trợ việc học tập của sinh viên, Bộ môn Giáo dục học, Khoa Tâm lý

    c, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh biên soạn bộ giáo trình môn Giác. Bộ giáo trình Giáo dục học bao gồm: Giáo trình "Giáo dục học đại cương" vnh "Giáo dục học phổ thông".

    * Giáo trình "Giáo dục học đại cương" gồm hai phần chính:

    Phần 1: Những vấn đề chung của Giáo dục học gồm 3 ch ư ơng:

    - Chương 1: Giáo dục học là một khoa học

    - Chương 2: Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách- Chương 3: Mục đích, nhiệm vụ và các con đường giáo dục

    Phần 2: Lý luận dạy học đại cương gồm 5 chương:

    - Chương 4: Những vấn đề chung về hoạt động dạy học

    - Chương 5: Tính qui luật và nguyên tắc dạy học

    - Chương 6: Nội dung dạy học

    GIÁO DỤC HỌC PHỔ THÔNG

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    2/168

    - Chương 7: Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học

    - Chương 8: Hình thức tổ chức dạy học

    * Giáo trình "Giáo dục học phổ thông" gồm 5 chương:

    - Chương 1: Những vấn đề chung của lý luận giáo dục

    - Chương 2: Nhà trường trung học phổ thông và người giáo viên phổ thông

    - Chương 3: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông- Chương 4: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung họ

    ông

    - Chương 5: Đại cương về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện củnh trung học phổ thông

    Giáo dục học phổ thông là một phân môn của Giáo dục học bao gồm Giáo dụểu học, Giáo dục học trung học cơ sở và Giáo dục học trung học phổ thông. Tuy ất phát từ mục tiêu, nội dung chương trình môn Giáo dục học ở trường ĐHSP, áo trình "Giáo dục học phổ thông" chúng tôi chỉ tập trung vào những cơ sở lýung về hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) ở trường phổ thông và những vấn đn của hoạt động giáo dục ở trường Trung học phổ thông. Những nội dung khác áo dục học phổ thông đã được biên soạn trong những tài liệu riêng.

    Bộ giáo trình được biên soạn trên cơ sở kế thừa những tài liệu đã có đồng thờật, bổ sung những kiến thức mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dụông nói chung và Giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Mặc dù, tập thể giảnộ môn Giáo dục học đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn, nhưng giáo trìnhông tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được nhến đóng góp của các nhà sư phạm, giảng viên và sinh viên để giáo trình ngày càn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

    Tập thể tác gChương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÝ LUẬN GIÁO DỤCChương 2. NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NGƯỜI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG VIỆT NAMChương 3. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGChương 4. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGChương 5. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINHTÀI LIỆU THAM KHẢO

    Created by AM Word2C

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    3/168

    O DỤC HỌC PHỔ THÔNG

    I. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCII. NGUYÊN TẮC GIÁO DỤCIII. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC (PPGD)IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC

    Created by AM Word2C

    Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÝ LUẬN GIÁO DỤC

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    4/168

    O DỤC HỌC PHỔ THÔNG à Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÝ LUẬN GIÁO DỤC

    1. Khái niệm và cấu trúc của hoạt động giáo dục (HĐGD)

    1.1 Hoạt động giáo dục là gì?

    Nhân cách của người được giáo dục bộc lộ và phát triển qua hoạt động và ếp. Các hoạt động trong nhà trường bao gồm hoạt động dạy học và giáo dục (

    p). HĐGD ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp - là bộ phận của HĐGD theo nghĩa hi thực hiện HĐGD, nhà giáo dục (giáo viên - GV) phát huy vai trò chủ đạo: tổướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho người được

    c (học sinh - HS). HS vừa là đối tượng tác động sư phạm của nhà giáo dục vừa lể tự giáo dục. Thông qua các hoạt động tiếp thu giáo dục và tự giáo dục, trải quải nghiệm và rèn luyện tích cực, HS sẽ tiếp thu được các giá trị xã hội, hình thànẩm chất của nhân cách, đáp ứng các yêu cầu về đạo đức thể chất, thẩm mỹng…

    HĐGD là sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động chủ đạo của nhà giáo dạt động tự giác, tích cực tự giáo dục của học sinh Hoạt động chủ đạo của nhàc thể hiện ở hoạt động tổ chức, hướng dẫn, điều khiển và điều chỉnh quá trình c, tự rèn luyện nhân cách của học sinh, giúp cho quá trình đó có sự định hướng đ

    n và đáp ứng những yêu cầu của xã hội; hoạt động tự giáo dục của học sinh là hng tích cực sự tổ chức, hướng dẫn, lãnh đạo sư phạm của nhà giáo dục. Nếu thiếng hai hoạt động này, HĐGD sẽ không còn đúng nghĩa.

    HĐGD mang tính toàn vẹn, vận động và phát triển liên tục, được thực hiện a tất cả các hoạt động trong nhà trường (hoạt động dạy học trên lớp, các hoạt độdạng, phong phú ngoài giờ lên lớp) và các hoạt động bên ngoài nhà trường với hnh và điệu kiện giáo dục thích hợp. Qua đó học sinh trải nghiệm được các kiếno đức, thẩm mỹ, lao động, thể chất… hình thành tình cảm, động cơ, niềm tinn, phong phú thêm vốn kinh nghiệm, vốn sống, hình thành hành vi và thói quen hànù hợp…, chuẩn bị học lên bậc học cao hơn và tham gia các hoạt động xã hội.

    Như vậy, HĐGD (theo nghĩa hẹp) là hoạt động trong đó, dưới tác động chủa nhà giáo dục, người được giáo dục chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và ển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội.

    1.2. Cấu trúc của hoạt động giáo dục

    I. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    5/168

    HĐGD (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận của HĐGD (theo nghĩa rộng) có chứcội là hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách cho học sinh (thế giới oa học, tư tưởng chính trị các phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động…

    HĐGD có cấu trúc bởi nhiều thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kếáo dục, hoạt động của nhà giáo dục và hoạt động của người được giáo dụcường giáo dục với điều kiện, phương tiện, hoàn cảnh giáo dục cụ thể. Các thành

    mối quan hệ biện chứng với nhau, khi một thành tố thay đổi sẽ kéo theo sự thaa các thành tố khác. Vì vậy, khi thực hiện HĐGD cần trả lời được các câu hỏic để làm gì? Giáo dục cái gì? Giáo dục bằng cách nào?… và cần thực hiện đồnm bảo sự thống nhất biện chứng của các thành tố.

    * Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục (MĐ, MT, NVGD)

    MĐ, MTGD là dự kiến trước mô hình nhân cách của người được giáo dục; c

    định hướng cho sự vận động và phát triển các thành tố khác của HĐGD, từ đóướng cho sự vận động cũng như phát triển của toàn bộ NĐGD. MĐ, MTGD đượện bằng các nhiệm vụ giáo dục cụ thể.

    * Nội dung giáo dục (NDGD)

    NDGD qui định hệ thống những chuẩn mực xã hội cần giáo dục cho học sinh. Nn nội dung hoạt động của nhà giáo dục và học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo

    ội dung giáo dục chịu sự chi phối của mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục.* Phương pháp, phương tiện giáo dục (PP, PTGD)

    PP, PTGD là hệ thống các cách thức hoạt động thống nhất của nhà giáo dục vành nhằm giúp học sinh chuyển hoá những yêu cầu của chuẩn mực đạo đức, thể ẩm mỹ, lao động thành phẩm chất nhân cách. Phương tiện giáo dục là công cụ ng của nhà giáo dục và học sinh nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng các phương phápc đạt được hiệu quả cao. Ngày nay, theo quan điểm giáo dục tích cực, quá trình c được thực hiện thông qua các hình thức hoạt động đa dạng của học sinh ở trưcộng đồng, thông qua việc tổ chức cuộc sống hợp lý cho học sinh. PP, PTGD chị

    i phối của mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục và mặt khác chúng lại làm cng chuyển hoá thành vốn kinh nghiệm riêng của học sinh, phù hợp với mục tiêuc. PP, PTGD được chọn lựa và sử dụng để tổ chức và thực hiện hoạt động giáohiệu quả.

    * Nhà giáo dục (GV) với hoạt động giáo dục

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    6/168

    Trong HĐGD, nhà giáo dục định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, khích… học sinh hoạt động tự giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch, có pháp với điều kiện, phương tiện phù hợp. Qua đó, kích thích, làm phát triển ở họch tự giác, tích cực và khả năng tự giáo dục.

    * Người được giáo dục (HS) với hoạt động tự giáo dục

    Trong HĐGD, học sinh (tập thể học sinh) được xem là đối tượng giáo dục tiếptác động có mục đích của nhà giáo dục. Tuy nhiên, trong HĐGD, học sinh không ci tượng tiếp nhận tác động của nhà giáo dục, mà họ còn là chủ thể tự giáo dục. Hận những tác động giáo dục một cách có ý thức, có khả năng tự vận động đi lêuyển hoá những yêu cầu chuẩn mực thành nhu cầu, mong muốn phát triển chínhân mình.

    * Kết quả giáo dục (KQGD)

    KQGD vừa là kết quả của quá trình vận động và phát triển của hệ thống giái chung, vừa là kết quả trực tiếp của quá trình hình thành nhân cách học sinh nói riết quả giáo dục cũng được xem xét dưới góc độ phát triển của mỗi học sinh tronnh vận động đi lên của xã hội. Kết quả này thể hiện ở chỗ học sinh hình thành đức về các chuẩn mực xã hội đã qui định, phát triển được tình cảm, động cơ, hành ói quen tích cực. Kết quả giáo dục được xem xét, đánh giá theo yêu cầu mà mụcáo dục đã đặt ra.

    Các nhân tố của HĐGD tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng vớtrong mối quan hệ biện chứng với môi trường bên ngoài (môi trường kinh tế - xT - XH), khoa học - công nghệ (KH - CN) và môi trường sư phạm). Các môi ty vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho những nhân tố của HĐGD vận độát triển. Kết quả của HĐGD đạt được có tác động trở lại đối với môi trườoài.

    Sơ đồ về mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố của HĐGD được biểu hiệu:

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    7/168

    2. Bản chất và đặc điểm của hoạt động giáo dục

    2.1. Bản chất của hoạt động giáo dục

    Bản chất của HĐGD là quá trình chuyển hoá tự giác, tích cực những yêu cầuc chuẩn mực xã hội đã qui định thành ý thức, thái độ hành vi và thói quen hànhơng ứng của học sinh, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục.

    Kết quả của HĐGD là sự hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách củanh. Các phẩm chất này được hình thành qua việc tổ chức các hoạt động và giao

    chức cuộc sống cho học sinh. Khi tham gia các hoạt động học sinh sẽ tiếp thu t, tìm hiểu yêu cầu của chuẩn mực, hình thành những tình cảm tích cực đối vớuẩn mực, xây dựng hoặc điều chỉnh động cơ thực hiện chuẩn mực, rèn luyện hành

    ói quen hành vi phù hợp. Nhân cách của một người không thể và không chỉ đánh giáận thức, hiểu biết của họ về các chuẩn mực. Vấn đề là vốn hiểu biết ấy phảuyển hoá thành tình cảm, niềm tin, thói quen hành vi của mỗi người. Mức độ đúna hành vi là thước đo giá trị đích thực của người đó. Vì vậy, HĐGD phải chuyểược các yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu chủ quan của học sinh, từ đó

    mong muốn, nguyện vọng và có khả năng thể hiện bằng hành vi những chuẩn mựức, thẩm mỹ, thể chất và lao động trong hoạt động sống của bản thân.

    HĐGD về bản chất là quá trình tác động liên tục, có mục đích, có tổ chức, ọn lựa về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm hình thành và phát triển ở họcững phẩm chất nhân cách phù hợp. Cũng có thể nói rằng, HĐGD là quá trình tổ ộc sống, tổ chức hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú cho học sinh với vủ đạo của nhà giáo dục; học sinh là chủ thể hoạt động, tích cực chủ động chuyểc yêu cầu, nội dung giáo dục, các chuẩn mực xã hội thành năng lực hoạt động, tẩm chất nhân cách của họ. Vì vậy, HĐGD là sự thống nhất biện chứng giữa tácphạm của nhà giáo dục (thầy cô giáo, cha mẹ HS, người lớn…) và hoạt động tự

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    8/168

    h cực, chủ động của người được giáo dục. Nói cách khác, HĐGD là hoạt động ất của nhà giáo dục và người được giáo dục bao gồm hai mặt:

    Nhà giáo dục là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo quá trình hình thành, pển, hoàn thiện nhân cách của học sinh, thể hiện:

    - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đề ra các yêu cầu giáo dục.

    - Lựa chọn nội dung giáo dục, các dạng hoạt động và giao tiếp phù hợp.- Tổ chức một cách khoa học, hợp lý các hoạt động và giao tiếp cho HS.

    - Khơi dậy, kích thích tính tích cực, tự giáo dục của HS.

    - Giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong sự phối hợp giáo dục với giaxã hội.

    - Xây dựng môi trường giáo dục tích cực, thân thiện.

    - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh HĐGD.Người được giáo dục vừa là đối tượng vừa là chủ thể của HĐGD. Với tư cá

    i tượng, người được giáo dục tiếp nhận và hưởng ứng tích cực những tác độnà giáo dục. Với tư cách là chủ thể, người được giáo dục tự cải biến, tự điều chàn thiện nhân cách. Nhờ có tính chủ động cao mà người được giáo dục có thể chua các yêu cầu của xã hội thành hệ thống định hướng giá trị cá nhân, thành năng

    ạt động và phẩm chất nhân cách của bản thân.Sự kết hợp vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và vai trò chủ động của người

    áo dục trong HĐGD đã tạo nên tính thống nhất biện chứng của hoạt động giáo dụống nhất này thực chất cũng là quá trình hoạt động và giao tiếp của các thànham gia vào HĐGD, trong đó tính tích cực, chủ động của học sinh là rất quan trọngống nhất biện chứng giữa tác động sư phạm của nhà giáo dục và hoạt động tíchủ động của học sinh nhằm hình thành và phát triển nhân cách trên cơ sở biện cácu khách quan của xã hội thành nhu cầu chủ quan, thành vốn kinh nghiệm của HS h bản chất của HĐGD. Việc hình thành và bồi dưỡng nhân cách cho HS gắn liềc hoạt động xã hội, tổ chức cuộc sống hợp lý cho học sinh ở môi trường nhà trưa đình, cộng đồng với các quan hệ đa dạng và phức hợp.

    2.2. Đặc điểm của hoạt động giáo dục

    2.2.1. Hoạt động giáo dục diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp

    Học sinh, đối tượng của HĐGD chịu ảnh hưởng và sự tác động của nhiều nh

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    9/168

    à trường, gia đình và xã hội. Ở nhà trường có sự tác động các tổ chức nhà trườa thầy cô giáo, bạn bè…; trong gia đình có tác động của cha, mẹ, anh em, của ng, điều kiện kinh tế, chính trị của gia đình…; trong xã hội có ảnh hưởng củang và các tổ chức xã hội, của nhóm bạn và các phương tiện thông tin đại chúng, h, sách báo… Tất cả các tác động này đan kết với nhau rất chặt chẽ và cùng tác

    n học sinh. Những tác động này có thể kết hợp với nhau, tạo thành những ảnh hư

    h cực, thống nhất, làm cho hiệu quả của HĐGD tăng lên, song chúng cũng có thng đến học sinh ngược chiều nhau, tạo ra những "lực nhiễu gây nhiều khó khăà giáo dục, thậm chí có thể "vô hiệu hoá" các tác động có mục đích của nhà giáovậy, cần thống nhất các yêu cầu và các tác động giáo dục của các lực lượng giáo

    eo hướng tích cực.

    2.2.2. Hoạt động giáo dục có tính lâu dài và liên tục

    Sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài, kể từ khi con ngào đời cho đến cuối cuộc đời. Kết quả của giáo dục không chỉ được đánh giá ởc sinh nhận thức đến mức độ nào hệ thống các yêu cầu của các chuẩn mực xã hộn thể hiện ở tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói quen hành vi tương ứng. Hquá trình hình thành và phát triển biện chứng nhân cách của học sinh. Trong quá tphải giải quyết các mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu… Vếu không tiếp cận đúng đắn sự lâu dài và liên tục của HĐGD, của quá trình phát

    ân cách học sinh thì kết quả sẽ khó đạt được. Nếu trong một lúc hay một giaio đó không có sự quan tâm chỉ bảo của nhà giáo dục, học sinh thiếu ý chí, nghị lựết quả của HĐGD thu được sẽ có thể mất đi, thậm chí học sinh có thể tiêm nhiễói hư, tật xấu, dẫn đến tình trạng "khó giáo dục". Trong quá trình giáo dục có tột số phẩm chất, một số học sinh cần được giáo dục lại. Quá trình giáo dục lại á trình khó khăn, vừa xoá bỏ cái cũ, lại vừa hình thành cái mới phù hợp hơn, phảọn những phương pháp giáo dục đặc thù, thích hợp.

    2. 2. 3. Hoạt động giáo dục có tính cá biệt hoá cao

    HĐGD bao giờ cũng gắn với những đối tượng cụ thể, với những tình huốạm cụ thể. Nếu không nắm vững được đặc điểm đối tượng, không hiểu hoànều kiện giáo dục thì khó có thể có những tác động phù hợp và HĐGD sẽ không cóả.

    Mỗi học sinh đều có những đặc điểm tâm - sinh lý riêng hoàn cảnh và điều k

    ể, có trình độ nhận thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm nhất định, có những niềm tin

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    10/168

    en riêng. Vì vậy, trong HĐGD, học sinh sẽ phản ánh rất riêng với những tác độn ngoài: có em thờ ơ, dửng dưng, có em phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt, có emu sâu sắc, có em lại tiếp thu nông cạn, hời hợt… Do đó, bên cạnh những tác độngp với nhiều học sinh, nhà giáo dục cần có những tác động riêng phù hợp với từnợng trong tình huống cụ thể, tuyệt đối tránh cách giáo dục rập khuôn, máy mócức. Nhà giáo dục là chủ thể tác động, tổ chức và điều khiển các tác động có

    ướng đến học sinh; học sinh vừa là đối tượng tác động của giáo viên, lại vừa là chgiáo dục. Vì vậy, hoạt động giáo dục của giáo viên chỉ có thể đạt được hiệu quu như hoạt động này kích thích và thống nhất với hoạt động tự giáo dục của họi trò chủ thể và hoạt động tự giáo dục của học sinh đạt hiệu quả cao khi có sựướng của giáo viên.

    HĐGD bao giờ cũng diễn ra trong những tình huống nhất định, những mâu thuẫể và giải quyết những xung đột cụ thể giữa yêu cầu khách quan và phẩm chất, nănủ quan, giữa lý trí, tình cảm và hành vi của học sinh. Vì vậy, ngoài việc chú ý đếnnhân, giáo viên nên chú ý đến những tình huống, hoàn cảnh, môi trường giáo dụể.

    2.2.4. Hoạt động giáo dục thống nhất biện chứng với hoạt động dạy học

    Hoạt động dạy học không những giúp cho học sinh lĩnh hội hệ thống tri thứcc, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, hình thành năng lực hoạt động trí tuệ mà còn hình

    ế giới quan khoa học, những phẩm chất nhân cách của người công dân, ngường tương lai. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dạy: trí dục phải đi đến đức dụclà cái gốc của nhân cách, hay nói cách khác, hoạt động dạy học hỗ trợ và đặt c

    o HĐGD.

    Qua HĐGD, học sinh hình thành những cơ sở ban đầu của thế giới quan khoa y dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn và những phẩm chất nhân cách phù hững kết quả giáo dục này lại tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động học tập của học ng và hoạt động dạy học nói chung vận động và phát triển. Mục tiêu của hoạt độc và HĐGD đều phản ánh yêu cầu của xã hội về tư cách người công dân, ngường tương lai, có năng lực và phẩm chất, có khả năng hội nhập và thích nghi, ng, sáng tạo trước một cuộc sống đang không ngừng biến động.

    3. Động lực và lôgic của hoạt động giáo dục

    3. 1. Động lực của hoạt động giáo dục

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    11/168

    HĐGD là một quá trình thường xuyên xuất hiện và giải quyết các mâu thuẫnáo dục cần thường xuyên tác động nhằm giải quyết các mâu thuẫn, xây dựng độnát triển cho học sinh để thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách.

    - Những mâu thuẫn bên ngoài nếu được giải quyết sẽ tạo điều kiện cho sng và phát triển của HĐGD. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt của nời điểm nào đó, việc giải quyết các mâu thuẫn bên ngoài lại tạo động lực cho át triển đi lên.

    - Khi giải quyết được các mâu thuẫn bên trong, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bảới làm cho HĐGD biến đổi, có nghĩa là học sinh đã được giáo dục để nâng cao , hình thành và phát triển những phẩm chất của nhân cách. Mâu thuẫn cơ bản

    ĐGD là mâu thuẫn giữa một bên là các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục mới đang đo học sinh và một bên là trạng thái nhân cách đã được hình thành ở học sinh. Nếu m

    uẫn này được giải quyết; có nghĩa là nhân cách của HS sẽ phát triển phù hợp hơnu cầu mới của cuộc sống.

    Xây dựng động lực của HĐGD là quá trình giải quyết có hiệu quả các mâu tnghĩa là tạo ra động cơ đúng đắn, tạo ra nhu cầu hoạt động tự giáo dục ở học ừ đó có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trongnh học tập và rèn luyện.

    Không phải có mâu thuẫn là có động lực. Mâu thuẫn chỉ trở thành động lực và ải quyết khi thỏa mãn 3 điều kiện:

    - Mâu thuẫn được học sinh ý thức đầy đủ và có nhu cầu giải quyết. Học sinh ược các yêu cầu của cuộc sống và nhận biết được trình độ được giáo dục của bảnn hạn chế so với yêu cầu, từ đó có nhu cầu vươn tới cái tốt đẹp hơn, biến yêách quan thành nhu cầu của bản thân.

    - Mâu thuẫn vừa sức, phù hợp với trình độ học sinh. Giáo viên cần quan tâm

    ểu các đặc điểm tâm lí lứa tuổi, giới tính và các đặc điểm cá biệt ở học sinh để cáp tác động phù hợp; chú ý đến tính tuần tự, kế tiếp và có hệ thống của HĐGDo cái đã biết, cái quen thuộc để giúp học sinh tìm ra cái chưa biết, cái mới.

    - Mâu thuẫn nảy sinh theo tiến trình giáo dục, xuất hiện do sự phát triển củnh giáo dục. Giáo viên cần tuân thủ các quy luật khách quan của quá trình giáo dụcnh (quy luật nhận thức, tình cảm và hành vi).

    Ba điều kiện trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giáo viên cần quan tâm

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    12/168

    ều kiện nói trên để xây dựng động lực của hoạt động giáo dục.

    3.2. Lôgic của hoạt động giáo dục

    Lôgic của HĐGD là trình tự thực hiện hợp lý các khâu trong quá trình vận độát triển của nó nhằm hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục đã được qui định. HĐGDtheo 3 khâu:

    3.2.1. Khâu thứ nhất: Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững những tri thc chuẩn mực xã hội đã được qui định.

    Các chuẩn mực xã hội với những giá trị của chúng được coi là những nội dundụng định hướng, điều tiết hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội trong những điềuất định. Mặt khác, chúng còn là một trong những tiêu chuẩn mà xã hội sử dụnểm tra, đánh giá hành vi của cá nhân và mỗi cá nhân có thể sử dụng những phưn này để tự kiểm tra, tự đánh giá hành vi của mình. Với những tác dụng đó, cực xã hội bao gồm các yếu tố cho phép, khuyên răn, bắt buộc và cấm đoán, phảnc yêu cầu khách quan đối với học sinh khi tham gia hoạt động và giao tiếp. Troni có nhiều hệ thống chuẩn mực như chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực phong tục ván, chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ, chuẩn mực lao động… trong đó nhiều loại ực đã được lựa chọn và đưa vào HĐGD cho học sinh.

    Muốn cho học sinh tự giác thực hiện các chuẩn mực đã được qui định thì giáo

    n giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về hệ thống chuẩn mực này, bao gồm- Ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của các chuẩn mực, các giá trị của chuẩn m

    - Nội dung của các chuẩn mực, bao gồm cả khái niệm tương ứng và biểu hiệuẩn mực.

    - Cách thực hiện chuẩn mực…

    Khi học sinh có hiểu biết chính xác, đầy đủ các vấn đề trên sẽ là cơ sở để làm

    ện thái độ đồng tình, chấp nhận, biết phân biệt và chọn lựa phù hợp, biết nhận xân và những người xung quanh, đồng thời có thể tạo ra những cảm xúc và độnực hiện chuẩn mực một cách tích cực, tự giác.

    3.2.2. Khâu thứ hai: Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành tình cảm, niềmh cực đối với những chuẩn mực đã được qui định.

    Nhận thức thể hiện bằng hành động khi nhận thức được hình thành trên cơ sở

    m tích cực và niềm tin. Sát-xki, nhà giáo dục Nga nhận định: phương tiện tốt nhấ

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    13/168

    nghiệp giáo dục là làm xuất hiện trong tâm hồn con trẻ một tình cảm tích cực nh cảm càng mạnh, dấu ấn trong tâm hồn càng sâu. Những xúc cảm, tình cảm đn của học sinh sẽ giúp các em hình thành thái độ tích cực đối với các chuẩn mựchội. Thái độ đó trở thành sức mạnh thúc đẩy thực hiện hành vi đúng đắn.

    Niềm tin có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành vi, vì chính niềm tin sẽ thúcng cố hành vi của con người. Sự hiểu biết, tình cảm và niềm tin sẽ nhắc nhở v

    úc con người khi nào cần hành động và hành động như thế nào, tại sao phải hành đư thế này mà không phải thế khác? Nếu nhận thức về các chuẩn mực xã hội bị hạtình cảm tương ứng cũng bị hạn chế, do vậy hành vi tương ứng sẽ mang tính

    nh thức hoặc không được hình thành hoặc rơi vào tình trạng sai lệch. Nếu có đận thức về chuẩn mực xã hội mà tình cảm không có thì hành vi sẽ khô khan, ắc. Mặt khác nếu nhận thức không được hình thành một cách tự giác thì dẫn đếạng nói và làm không đi đôi với nhau, từ đó làm cho học sinh có bộ mặt đạo đứo, chỉ quan tâm đối phó với các yêu cầu của người khác.

    3.2.3. Khâu thứ ba: Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện hành vi và thói qnh vi phù hợp với chuẩn mực đã được qui định.

    Trên cơ sở nhận thức và tình cảm tích cực về các chuẩn mực, học sinh sẽyện nhằm hình thành những hành vi và thói quen tương ứng. Hành vi của một con nsự biểu hiện sinh động bộ mặt văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ… của người đó. Hệ

    ói quen hành vi của học sinh là thước đo trình độ được giáo dục của họ. Như taỉ thông qua hoạt động thì nhận thức, tình cảm mới được chuyển biến nhanh chónững chắc vào thế giới tâm hồn bên trong, và hình thành niềm tin. Đồng thời luyện tạt động thực tiễn sẽ dẫn đến việc xây dựng những thói quen và kỹ năng, kỹ xảđúng đắn, phù hợp với niềm tin đã được hình thành. Chính vì vậy vấn đề quan ng HĐGD là phải tổ chức, điều khiển người được giáo dục rèn luyện nhằm hìnhnh vi phù hợp với những chuẩn mực xã hội đã được qui định. Hơn thế, những hàng đã hình thành cần phải được lặp đi lặp lại để trở thành thói quen hành vi - đó lếng quan trọng cho học sinh vào đời. Theo K.Đ.Usinxki - nhà giáo dục Nga, thói quvốn liếng đạo đức mà con người đầu tư vào trong hệ thần kinh của mình, các vtăng lên không ngừng cái lãi của nó, sẽ được con người dùng trong suốt cuộc

    hững hệ thống hành động, cử chỉ theo thói quen, được thực hiện phù hợp với nhềm tin đã được hình thành, sẽ chuyển thành phẩm chất của nhân cách.

    Những hành vi mà học sinh rèn luyện cần phải thoả mãn các tiêu chí sau:

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    14/168

    - Nội dung các chuẩn mực thể hiện trong hành vi. Tiêu chí này nhằm kiểm tranh vi có phù hợp với chuẩn mực xã hội đã qui định không? Và phù hợp ở mức độ n

    - Sự thể hiện hành vi có tính phổ biến. Tiêu chí này nhằm kiểm tra xem hành ược thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc không? Nghĩa là có được thực hiện ở nhà, ở trnơi công cộng… không?

    - Sự thể hiện hành vi có tính bền vững. Tiêu chí này nhằm kiểm tra xem hành ược bền vững theo thời gian không?

    - Hành vi có động cơ đúng đắn. Tiêu chí này nhằm kiểm tra xem hành vi có đực hiện với động cơ đúng đắn hay không? Có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân ế nào?

    - Hành vi được thể hiện phù hợp với các tình huống, hoàn cảnh khác nhau, đa da cuộc sống. Tiêu chí này nhằm kiểm tra mức độ linh hoạt, sáng suốt của chủ thện hành vi?

    Các tiêu chí trên hợp thành một chỉnh thể biện chứng, thống nhất làm cho các pất nhân cách của học sinh đảm bảo tính nhất quán, phù hợp với các yêu cầu khan của những chuẩn mực đã qui định.

    Các khâu của HĐGD có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, thậâm nhập lẫn nhau. Trình tự thực hiện các khâu này có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào

    c điểm lứa tuổi học sinh và đặc trưng của các chuẩn mực được hình thành.

    Created by AM Word2C

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    15/168

    O DỤC HỌC PHỔ THÔNG à Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÝ LUẬN GIÁO DỤC

    1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc giáo dục

    Để tổ chức và thực hiện HĐGD có hiệu quả, cần phải tuân theo những nguyất định. Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính qui luật nhằm

    o, định hướng cho HĐGD thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đíchc đã xác định.

    Nguyên tắc giáo dục (NTGD) không chỉ tác động đối với từng hoạt động giáng lẻ mà định hướng cho toàn bộ HĐGD, có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọng, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục.

    Cơ sở khoa học của NTGD dựa trên những cơ sở triết học duy vật biện ch

    ục đích giáo dục; tính qui luật, bản chất, đặc điểm của hoạt động giáo dục; đặa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của người được giáo dục. Trong thực tiễn giáoTGD luôn được vận dụng và quán triệt trong tất cả các khâu, các giai đoạn vận độát triển của quá trình giáo dục.

    Bản thân các nguyên tắc được trình bày dưới dạng lý luận có tính khái quát o đó khi vận dụng nguyên tắc vào hoạt động giáo dục cụ thể, nhà giáo dục phải nứu, nắm vững nội dung, yêu cầu của nguyên tắc, vận dụng một cách linh hoạt vào. Qua thực tiễn giáo dục cho thấy, khi nhà giáo dục nắm vững hệ thống các ngc, linh hoạt, mềm dẻo trong việc lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc vào tronống giáo dục, phù hợp với đặc điểm của đối tượng thì sẽ thực hiện được hoạáo dục đạt kết quả cao.

    2. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục

    2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục

    HĐGD là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người nhằm hình thành vàển toàn diện nhân cách con người. Nguyên tắc này phản ánh tính định hướng của ng giáo dục. Các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng và linh hoạt luôn phải hn việc thực hiện mục đích giáo dục là hình thành và phát triển các phẩm chất vàc cần thiết cho học sinh. Các tác động giáo dục phải góp phần đào tạo thế hệ trẻững người công dân, những người lao động giàu lòng nhân ái, năng động, sáng tết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có tiềm năng, thích ứng với cuộcng đổi mới toàn diện và sâu sắc. Vì vậy, nhà giáo dục cần chú ý:

    II. NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    16/168

    - Xác định đúng đắn, phù hợp, cụ thể mục tiêu của HĐGD.

    - Trao đổi với HS về mục đích, mục tiêu giáo dục nhằm định hướng cho HS tực, tự học, tự rèn luyện.

    - Cần căn cứ vào mục tiêu giáo dục để chọn lựa nội dung, phương pháp, phưn, hình thức HĐGD và kiểm tra đánh giá kết quả GD.

    - Quan tâm đến việc hình thành cho học sinh những cơ sở của thế giới quan kc và nhân sinh quan đúng đắn, lý tưởng xây dựng nước Việt Nam với mục tiêu: àu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo định hướng XHCNng, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện.

    - Định hướng cho HS tích cực, chủ động học tập, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạp được các giá trị truyền thống, tinh hoa văn hoá đạo đức của dân tộc và của nại, có cuộc sống vật chất và tinh thần hài hoà, phong phú, có năng lực giải quyếtn các mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, các giá trị dân tộc vàại

    - Hướng dẫn và khuyến khích HS biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái thiện, cthái độ không đồng tình với cái ác, cái xấu, góp phần xây dựng đạo đức, văn hóaạnh, đem lại lợi ích và hạnh phúc cho xã hội.

    - Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động và giao lưu ph

    ú trong đời sống cộng đồng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và năng lực cá nhân.- Nhà giáo dục cần phải tránh thái độ áp đặt thô bạo, cứng nhắc, trái với bản

    a HĐGD.

    2.2. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống và lao động

    Mối quan hệ biện chứng của HĐGD với cuộc sống và lao động là một trong ccủa việc xác định các nguyên tắc giáo dục.

    HĐGD nhằm giáo dục người công dân, người lao động thích ứng với cuộc sốnng và sinh hoạt xã hội. Thực tiễn giáo dục cho thấy rằng, hiệu quả giáo dục phụo kiến thức và sự trải nghiệm của bản thân học sinh. Muốn có kiến thức vhiệm, con người phải tham gia các hoạt động sống, với các tình huống khác n

    hính cuộc sống lao động là môi trường, là phương tiện góp phần vào việc hình thàát triển nhân cách cho những con người đang sống và làm việc trong đó.

    Khi thực hiện HĐGD nên chú ý:

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    17/168

    - Mục tiêu HĐGD cần phản ánh được yêu cầu tất yếu khách quan của cuộc a lao động trong xã hội hiện đại.

    - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về cuộc sống và hoạt động lao động sáng tạười lao động; đặt ra yêu cầu giáo dục cụ thể, rõ ràng; xác định việc tổ chức ch

    m tham gia các hoạt động sống là một thành phần hữu cơ của HĐGD.

    - Tổ chức cho học sinh tự giác tham gia một cách vừa sức vào sự nghiệp xây dt nước qua các hoạt động lao động hữu ích, từ đó giúp các em hình thành nhẩm chất của người công dân, người lao động mới. Khi tổ chức hoạt động cần phược tính tích cực, chủ động của học sinh.

    - Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, các hoạt động ngoại khoá, thu hútrợ của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường vào việc thực hiện mục tiêu

    c.

    - Không nên tách rời HĐGD với cuộc sống và sự nghiệp lao động xây dựnước vì như vậy học sinh sẽ trở thành những người thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng ông có khả năng đương đầu được với các tình huống phức tạp vốn có trong cuộc ực.

    2.3. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể

    Tập thể là một cộng đồng người được liên kết với nhau bằng mục đích chung

    ững hoạt động cùng nhau nhằm thực hiện mục đích, nhờ vậy vừa mang lại lung, vừa mang lại những lợi ích riêng trong sự thống nhất với nhau. Tập thể họừa là môi trường vừa là phương tiện để giáo dục học sinh, trong đó học sinh đượợ, giúp đỡ để hình thành và phát triển các năng lực, hình thành những phẩm chất ết của người công dân mới.

    Khi thực hiện HĐGD nên lưu ý:

    - Các hoạt động giáo dục cần được tổ chức theo hình thức hoạt động tập thểeo hội, đội, nhóm chuyên trách.

    - Cần xây dựng tập thể HS thành tập thể vững mạnh; làm cho tập thể thựcôi trường và phương tiện giáo dục tích cực.

    - Phát huy vai trò tự quản của HS.

    - Lôi cuốn HS vào hoạt động tập thể, thống nhất vai trò chủ đạo của GV và

    ủ động của HS.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    18/168

    - Xây dựng các mối quan hệ và giao lưu đúng đắn, lành mạnh trong tập thểan hệ trách nhiệm - học tập; quan hệ nhân ái và các quan hệ riêng tư.

    - Phát huy khả năng nhận xét, phê phán và tự nhận xét của HS.

    - Xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, khuyến khích nhận thức, thái độ và hng đắn, đồng thời ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái làm ảnh hưởng xấu đế

    h chung, đi ngược lại những chuẩn mực đã được thừa nhận.

    - Coi trọng đúng mức lợi ích của các thành viên trong sự thống nhất với lợung, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể

    - Tuyệt đối tránh các tình trạng: cực đoan hoá lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cha tập thể, đối lập lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể không được chèn ép nguyệnính đáng của cá nhân.

    2.4. Nguyên tắc kết hệ việc đề ra yêu cầu cao, hợp lý với việc thực hiện sn trọng nhiều nhất đối với người được giáo dục

    Học sinh là chủ thể có ý thức của hoạt động giáo dục. HĐGD bao giờ cũng lnh tự hoàn thiện nhân cách của người được giáo dục. HĐGD chỉ thành công khiáo dục khơi dậy được chân - thiện - mỹ ở mỗi cá nhân, khi mỗi học sinh có nhu cầu và làm theo các chuẩn mực xã hội qui định. Vì vậy, trong HĐGD, nhà giáo dụải tôn trọng nhân cách học sinh, coi họ là chủ thể tích cực, tin tưởng và lạc qua

    i học sinh. Trong HĐGD, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể tự giáo dục, chỗi học sinh đều có mong muốn được tôn trọng và tự khẳng định mình. Việc tôn ông cảm, tin tưởng và đánh giá đúng bản chất đối tượng giáo dục sẽ nâng cao lònọng, tự tin, kích thích tính tích cực phấn đấu vươn lên của học sinh. Tôn trọngch học sinh là tôn trọng tài năng, trí tuệ phẩm giá, yêu thương quí trọng con ngông bỏ qua, làm ngơ trước những thói hư tật xấu của học sinh, không xúc phạmể nhân phẩm của học sinh, luôn tin tưởng vào sự tiến bộ, khả năng của học s inh…

    Tôn trọng nhân cách học sinh là phải đề ra những yêu cầu hợp lý để phát huệ, tài năng, phẩm giá của họ. Trong giáo dục, càng tôn trọng nhân cách học sinh iêu, càng phải đưa ra những yêu cầu hợp lý đối với họ bấy nhiêu. Ngược lại, việcác yêu cầu cao và hợp lý là thể hiện sự tôn trọng đối với học sinh. Yêu cầu hợp

    - Đáp ứng đòi hỏi của mục tiêu giáo dục.

    - Vừa sức đối với học sinh.

    - Có tác dụng kích thích học sinh tự giác, tích cực, chủ động thực hiện.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    19/168

    - Có tính khả thi

    - Có khả năng mang lại hiệu quả mong muốn.

    Khi tổ chức HĐGD, nhà giáo dục cần quan tâm:

    - Thường xuyên đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh, nhưng chân thàtưởng, thiện chí, đó là thể hiện tôn trọng học sinh đúng mức.

    - Kịp thời phát huy ưu điểm, động viên, kích thích học sinh phấn đấu vươn lên;ời nghiêm khắc và kiên quyết với những nhược điểm, sai lầm, giúp họ phấn đành người hoàn thiện hơn.

    - Nhà giáo dục phải là tâm gương sáng về đạo đức, lối sống, phải có nghệ thuạm; cần tránh tình trạng thô bạo, khắt khe, thiếu tin tưởng học sinh đồng thờông dễ dãi, nuông chiều quá mức

    - Hướng dẫn học sinh tự đề ra yêu cầu và chủ động thực hiện các yêu cầu.2. 5. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong hoạt động giáo

    c

    Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS có tính cá biệt hóa cao. Hả của HĐGD phụ thuộc khá nhiều vào việc nhà giáo dục hiểu biết đầy đủ hayc đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân từng học sinh với tư cách vừa là đối từa là chủ thể của HĐGD. Hơn nữa, trong HĐGD luôn luôn có sự phân hoá trình độển nhân cách ở các đối tượng giáo dục theo các lứa tuổi khác nhau, thậm chí nng một lứa tuổi. Vì vậy, cần phải có những tác động sao cho phù hợp với trình độển của học sinh. Ngoài ra, cần thấy rằng, mỗi học sinh có những đặc điểm tâm ng, có hoàn cảnh, lao động, học tập riêng… cho nên tính cách và sở trường cũng kau. Do đó, cần coi trọng tính cá biệt để có thể tìm ra những nội dung, phương phách thức tác động hợp lý nhất.

    Thực hiện nguyên tắc này nên lưu ý:- Mỗi giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh

    ổi và đặc điểm cá biệt của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung, hình thức, biện pức giáo dục cho phù hợp.

    - Đảm bảo thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng, giữa tínvà tính cá biệt.

    - Đối với bất kỳ lệch lạc, sai phạm nào nếu có ở học sinh, điều quan trọng hơ

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    20/168

    phân tích cụ thể, tìm ra nguyên nhân xuất hiện của chúng và tìm biện pháp uốnù hợp.

    - Trong HĐGD cần tránh thái độ chủ quan, tuỳ tiện, bở vì bất cứ HĐGD nàou có tính mục đích, có cấu trúc và diễn biến riêng của nó, vì thế, nhất định cức, điều khiển chúng một cách hợp lý, hợp qui luật.

    2. 6. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà giáoc và vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người được giáo dục

    HĐGD là sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động chủ đạo của GV và hoạủ động của HS Trong HĐGD, nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo: tổ chức, hướngều khiển và khuyến khích HS tích cực hoạt động tự giáo dục, tự hoàn thiện nhâni trò chủ đạo của giáo viên và toàn bộ các tác động giáo dục của nhà trường sẽ khhiệu quả cao nếu không tạo ra được sự kết hợp hài hoà giữa hoạt động của nhà

    c và hoạt động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Cần thấy rằng, dưới tác độno của giáo viên, tính tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh sẽ hình thành và ển, ngược lại, tính chủ động, tích cực của học sinh sẽ tạo điều kiện cho giáo viêy vai trò chủ đạo của mình ngày càng cao.

    Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ sư phạmng, hiểu sâu sắc đối tượng của mình để có thể lựa chọn nội dung, phương pháp,ức tổ chức HĐGD phù hợp, bảo đảm tốt vai trò chủ đạo của mình trong HĐGDác, cũng đòi hỏi học sinh phải biết và có khả năng tự vận động đi lên dưới tác dụno của nhà giáo dục, không rơi vào tình trạng cực đoan, coi thường vai trò lãnh đạoà sư phạm hoặc HS thụ động làm theo các ý kiến của thầy cô giáo.

    Cần xem xét các tình huống giáo dục cũng như đặc điểm cá biệt, cụ thể của Hát huy vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ động của HS. Không nên quá đề cachủ động của HS trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục; vì như vậy có th

    o HS gặp nhiều khó khăn không cần thiết, không vừa sức. Đồng thời cũng khôngnh giá thấp vai trò chủ động của HS dẫn đến không làm cho HS cố gắng ở mức đết.

    2.7. Nguyên tắc bảo đảm tính liên tục và hệ thống của hoạt động giáo dục

    Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người là một quá trình lâuliên tục từ khi còn ấu thơ và kéo dài đến hết cuộc đời. Nguyên tắc này được quựa trên cấu trúc và sự vận động, phát triển của HĐGD. Giáo dục là một quá trình

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    21/168

    nh thành ở học sinh hệ thống những phẩm chất của nhân cách. Các phẩm chấtược hình thành hầu như đồng thời, đan xen lẫn nhau, bổ sung cho nhau theo nguyên

    ng tâm. Hệ thống những phẩm chất đã có sẽ là cơ sở để hình thành nhanh chónng chức các phẩm chất tiếp theo, ngược lại, sự hình thành các phẩm chất sau lại để củng cố và hoàn thiện các phẩm chất đã có, làm cho nó ngày càng bền vữn

    u sắc. Vì vậy, phải tổ chức HĐGD sao cho những phẩm chất của học sinh được

    ành và phát triển một cách liên tục và có hệ thống.- Nguyên tắc này đòi hỏi các tác động giáo dục phải được tổ chức và thực

    ng mối quan hệ biện chứng, nhằm hình thành toàn vẹn các kiến thức, kỹ năng vcho học sinh.

    - Mỗi phẩm chất nhân cách khi đã được hình thành cần được củng cố, luyệnng cao lên theo những yêu cầu của sự phát triển nhân cách. HĐGD phải được

    nh liên tục (về thời gian) và phải được thực hiện trong những điều kiện và hoàndạng, phong phú, trong sự kết hợp giữa giáo dục, tự giáo dục và tự rèn luyện thả mới vững chắc và bền vững.

    - Trong suốt cuộc đời học sinh, các tác động của HĐGD luôn mang tính toàn c nhiệm vụ giáo dục phải được thực hiện đồng bộ, nhưng trong từng thời điững nhiệm vụ nổi lên cần được ưu tiên, chú ý hơn, nhằm hình thành phẩm chất tính cách đáp ứng được yêu cầu mới của cuộc sống.

    - Nhà giáo dục cần quan tâm đến việc chuẩn bị cho HS có khả năng và tích cựáo dục để có thể giáo dục suốt đời.

    2.8. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường giáo dục a đình và giáo dục xã hội

    Giáo dục là một quá trình phức hợp. Có nhiều ảnh hưởng và nhiều tác động đếS trong quá trình sống, học tập và rèn luyện. Nhà trường, gia đình, xã hội là 3

    ợng giáo dục không thể thiếu được đối với sự hình thành và phát triển nhân cáchnh. Sự thống nhất của 3 môi trường giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp, tác ng bộ lên nhân cách của học sinh. Mỗi một môi trường giáo dục có vai trò nhấtng đó vai trò chủ đạo thuộc về giáo dục của nhà trường. Vì vậy, trong HĐGD c

    - Nhà trường, gia đình, xã hội cùng phối hợp để giáo dục HS, cùng thống nhấh hưởng giáo dục, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong HĐGD.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    22/168

    - Nhà trường luôn luôn thấy được và thực hiện vai trò chủ đạo của mình, chủết hợp với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục.

    - Gia đình và xã hội cũng cần chủ động phối hợp với nhà trường trong việc giáS, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục của nhà trường và hạn chế tối đa các ảnh hu cực.

    Hệ thống các nguyên tắc giáo dục trên đây chỉ đạo việc chọn lựa nội dung, pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Bản thân các nguyên tắc có mối quaữu cơ, biện chứng với nhau, chúng vừa bổ sung cho nhau, vừa có tính định hướng c hoạt động giáo dục. Mỗi nhà giáo dục - giáo viên cần nắm vững hệ thống các nc giáo dục để quán triệt chúng với quan điểm tổng hợp, toàn vẹn. Với từng tình áo dục cụ thể, phải biết lựa chọn các nguyên tắc chủ yếu, phù hợp với yêu cầu ng giáo dục cụ thể và vận dụng phối hợp các nguyên tắc giáo dục một cách sáng

    h hoạt.Created by AM Word2C

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    23/168

    O DỤC HỌC PHỔ THÔNG à Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÝ LUẬN GIÁO DỤC

    1. Phương pháp giáo dục là gì?

    Hiểu theo nghĩa chung nhất, phương pháplà cách thức tiếp cận và giải quyết n đề nào đó, là cách thức thực hiện một nhiệm vụ để đạt tới một mục đích nào

    i các câu hỏi “làm như thế nào", "bằng cách nào"?Phương pháp giáo dục là một thành tố cơ bản của HĐGD, nó phản ánh cách

    chức và thực hiện các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng của nhà giáo dụười được giáo dục nhằm chuyển hóa những yêu cầu, chuẩn mực do xã hội quiành những phẩm chất nhân cách, hành vi, thói quen của người được giáo dục. VGD là tổ hợp các cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của nhà giáo dụười được giáo dục, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằmện tốt các nhiệm vụ giáo dục, phù hợp với mục đích giáo dục.

    Một số đặc điểm của PPGD:

    - PPGD là một thành tố cơ bản của HĐGD có mối quan hệ tương tác với các tkhác của HĐGD (PPGD có mối quan hệ biện chứng với mục tiêu, nội dung, phn, điều kiện và kết quả giáo dục).

    - PPGD thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cách thức hoạt động của nhàc và người được giáo dục: hoạt động của nhà giáo dục mang tính chủ đạo, cònng của người được giáo dục mang tính chủ động dưới tác động chủ đạo của nhàc.

    - PPGD được biểu hiện thông qua các biện pháp giáo dục khác nhau, chúng gắn ặt chẽ với nhau, chuyển hóa lẫn nhau, trao đổi vai trò cho nhau trong từng tình huphạm cụ thể. Trong một số trường hợp, phương pháp đóng vai trò là cách thức

    p giải quyết các nhiệm vụ giáo dục; trong một số trường hợp khác, phương pháp ành biện pháp có tác dụng hỗ trợ.

    PPGD rất phức tạp và đa dạng: tính phức tạp của PPGD thể hiện ở chỗ nó kmột khuôn mẫu cố định nào. Cùng một PPGD nhưng có thể vận dụng thành côi tượng này nhưng lại kém hiệu quả ở đối tượng khác và việc vận dụng PPG

    uộc vào tình huống sư phạm cụ thể. Tính đa dạng của PPGD thể hiện ở chỗ có GD khác nhau và sử dụng nó một cách linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng giáo dục

    III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC (PPGD)

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    24/168

    2. Hệ thống các phương pháp giáo dục

    2.1. Nhóm phương pháp giáo dục tác động vào ý thức và tình

    Ý thức cá nhân là một thể thống nhất giữa tri thức và niềm tin cá nhân về nuẩn mực xã hội đã được qui định. Nhóm PPGD tác động vào ý thức là phương pc động trực tiếp đến nhận thức và tình cảm của người được giáo dục thông quaân tích, so sánh, giải thích, chứng minh và vận dụng, khiến cho người được giáoểu, đồng tình, chấp nhận, biết nhận xét, phân biệt, có tình cảm tích cực và mong ể hiện trong cuộc sống. Vấn đề cơ bản của nhóm PPGD này là làm cho học sinhành và chuyển biến về ý thức, tư tưởng, tình cảm từ chưa biết đến biết, từ biếtết nhiều, từ biết đến tin và có tình cảm, xúc cảm tích cực để hành động đúng vực.

    Vì vậy để sử dụng phương pháp này có hiệu quả cần phải lưu ý:

    - Xác định đúng đắn, phù hợp, cụ thể mục tiêu giáo dục và các tình huống giáo - Các chủ đề giáo dục phải đảm bảo tính hệ thống, tính lôgic, tính giáo dục.

    - Chọn lựa nội dung và hình thức HĐGD phù hợp với mục tiêu đối tượng vống giáo dục.

    - Sử dụng lời nói có tính thuyết phục cao, lựa chọn những dẫn chứng, sự kiệnng, hấp dẫn, phù hợp với kinh nghiệm, vốn hiểu biết của học sinh nhằm làm tănc thuyết phục của lời nói.

    - Phát huy tính chủ động của HS.

    - Thái độ của nhà giáo dục phải tự tin, chân thành và thiện chí.

    Nhóm PPGD này bao gồm các phương pháp cụ thể sau đây:

    2.1.1. Phương pháp giảng giải

    Giảng giải là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng miny định, yêu cầu, chuẩn mực nhằm giúp cho học sinh tìm hiểu và nắm được ý nghĩng, qui tắc của việc thực hiện của các chuẩn mực này. Nhờ đó, học sinh có thhiệm và hình thành tình cảm, niềm tin để có thể tự giác thực hiện những chuẩny với thái độ và động cơ đúng đắn.

    Một số yêu cầu cơ bản của PP giảng giải:

    - Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể và phù hợp của việc giảng giải.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    25/168

    - Chuẩn bị nội dung, tài liệu, phương tiện để giảng giải đầy đủ, chính xác.

    - Khi giảng giải phải dùng lời nói rõ ràng, khúc chiết, không dài dòng, lan man.

    - Lập luận phải chính xác, lôgic, dễ hiểu.

    - Có thể minh hoạ bằng tranh ảnh, bằng những ví dụ thực tế, những gươngnh gần gũi với đời sống hàng ngày của học sinh.

    - Cần thu hút học sinh tham gia vào quá trình giảng giải.- Nên tạo điều kiện để học sinh có thể liên hệ với thực tế, với bản thân.

    2.1.2. Phương pháp đàm thoại

    Đàm thoại là phương pháp trò chuyện, trao đổi giữa nhà giáo dục và học sinh, ữa học sinh với nhau về các chủ đề giáo dục (đạo đức thể chất, thẩm mỹ và laohướng nghiệp) có tác dụng hình thành, củng cố nhận thức, tình cảm và niềm tin

    c sinh. Mục đích của đàm thoại nhằm lôi cuốn học sinh vào các sự kiện, cácợng và tình huống trong cuộc sống, trên cơ sở đó mà hình thành ý thức và tháing đắn đối với hiện thực cuộc sống. Nội dung của đàm thoại càng gần với kinh nng của học sinh thì càng có hiệu quả. Đàm thoại trong giáo dục có thể tiến hànột học sinh, một nhóm hay tập thể học sinh.

    Trong thực tiễn giáo dục, đàm thoại có thể chuẩn bị trước xoay quanh một chặc tình huống nhất định hay đàm thoại tự nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngàym thoại ở hình thức nào thì vấn đề cơ bản là tạo không khí thân mật, gần gũi, tự ữa nhà giáo dục và người được giáo dục để người được giáo dục chủ động, mạny tỏ quan điểm của mình. Từ đó, nhà giáo dục hiểu được nhận thức, tâm tư tình hướng… của học sinh mà uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.

    - Đối với đàm thoại có chuẩn bị trước cần chọn chủ đề đúng hướng, có ý nù hợp với đối tượng; chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, nội dung cách thức tiến

    ân công cụ thể; tổ chức đàm thoại và tổng kết, đánh giá.- Đối với đàm thoại riêng với từng học sinh (học sinh cá biệt, học sinh có vấn

    à giáo dục phải biết cách giao tiếp khéo léo, tế nhị thận trọng, tìm hiểu học sin, trao đổi có lý, có tình. Đặc biệt, phải thật sự thương yêu học sinh, tin tưởnọng nhân cách học sinh, tuyệt đối tránh sự xúc phạm, thô bạo, cứng nhắc.

    - Trong quá trình đàm thoại nhà giáo dục có thể đặt ra những câu hỏi, vấn đề n

    nh hướng cho học sinh suy nghĩ phân tích, đánh giá tình huống. Nhà giáo dục hư

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    26/168

    n cho HS biết đánh giá, tống kết, rút ra kết luận cuối cùng, khắc sâu vấn đề.

    2.1.3. Phương pháp kể chuyện

    Kể chuyện là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mlại, thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Qua nộ

    u chuyện và cách thức kể chuyện của nhà giáo dục, có thể hình thành và phát triểc sinh khả năng nhận thức thế giới xung quanh, bồi dưỡng tình cảm, xúc cảm tícniềm tin đúng đắn. Học sinh có thể học tập được những gương tốt và tránh ững gương xấu với óc phê phán, nhận xét và đánh giá. Phương pháp này có tác dục biệt đối với học sinh lứa tuổi nhỏ.

    Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý các điểm sau:

    - Lựa chọn những câu chuyện phù hợp với mục tiêu giáo dục, sinh động, hấpứa đựng tình huống giáo dục cần thiết.

    - Nội dung câu chuyện phải phù hợp với thời gian và đặc điểm tâm sinh lý, trìận thức, tình cảm của học sinh.

    - Lời nói phải sinh động, diễn cảm, điệu bộ, giọng nói, nét mặt phải luôn luôi cho phù hợp với tình tiết của cốt truyện, gây được sự chú ý và những xúc cảm ẽ, sâu sắc ở học sinh. Khi kể chuyện nên sử dụng kèm theo hình ảnh để minh họan, gây ấn tượng tích cực.

    - Trong khi kể chuyện phải nêu bật được những chi tiết, những tình huống ca nội dung câu chuyện giúp cho học sinh không bị phân tán chú ý vào những chin vặt, không phù hợp.

    - Cần phải theo dõi nét mặt, thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cáuyện.

    - Sau khi kể chuyện xong, có thể yêu cầu học sinh tóm tắt lại câu chuyện, nêu

    t về những vấn đề mà mình quan tâm, nêu một số câu hỏi hay vấn đề cần thiết đnh dựa vào nội dung truyện kể mà trao đổi ý kiến, rút ra những kết luận bổ ích,úp các em hiểu sâu sắc nội dung của truyện kể.

    2.1.4. Phương pháp nêu gương

    Nêu gương là phương pháp dựa trên cơ sở phân tích những mẫu nhân cách đinh nhằm kích thích HS học tập và rèn luyện. Sức mạnh thuyết phục của phương

    y là ở chỗ dựa vào nhận thức và tình cảm tích cực của HS đối với các mẫu nhân

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    27/168

    ển hình tốt hoặc chưa tốt. Phương pháp này không chỉ phát triển được năng lựcán, đánh giá hành vi của người khác để từ đó có thể rút ra những kết luận bồ íchn giúp học sinh biết học tập, noi theo những gương tốt, tránh những hành vi xấu, ời hình thành cho học sinh niềm tin về những chuẩn mực xã hội và mong muốn có ững hành vi phù hợp hơn.

    Thông thường khi nói đến nêu gương, có nghĩa là dùng những tấm gương sáương chính diện để giáo dục học sinh. Ví dụ: gương các bạn học tốt, lao độngắc phục khó khăn để học giỏi… Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp này, chúng có thể dùng cả những tấm gương xấu, gương phản diện để giáo dục học si: gương một học sinh lười học, chơi bời lêu lổng kết quả sẽ ra sao,… Qua nương xấu này, nhà giáo dục có thể tạo điều kiện để HS phân tích, đánh giá và trê

    đó tránh được những hành vi sai lầm tương tự.

    Điều cần nhấn mạnh có ý nghĩa quyết định khi sử dụng PPGD này đó là tấm gng của chính bản thân nhà giáo dục. Vì vậy, trong quá trình giáo dục học sinh nhà c không chỉ nêu gương mà còn cần phải làm gương cho học sinh.

    Để phát huy tác dụng của phương pháp này cần lưu ý:

    - Lựa chọn những tấm gương sáng (hay gương phản diện) phù hợp với mụáo dục, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh (khi sử dụng những gương phản diện nđến tác dụng phụ, không nên lạm dụng quá trong việc sử dụng gương phản diện).

    - Những gương được lựa chọn phù hợp với thực tế để học sinh có thể họược.

    - Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ với cuộc sống và tự nêu lên những tấm gn phải noi theo và những gương xấu cần phải phê phán.

    - Hướng dẫn và khuyến khích HS phân tích, đánh giá và rút ra những kết luậh.

    - Nêu gương có tác dụng thuyết phục, giúp cho học sinh có được hiểu biết, niềtình cảm đúng đắn.

    2.2. Nhóm phương pháp giáo dục tổ chức hoạt động để hình thành hành vi thói quen hành vi

    Các phẩm chất nhân cách của học sinh thường thể hiện bằng hành vi và thói nh vi. Vì vậy, trong quá trình giáo dục cần phải vận dụng nhóm các phương phức hoạt động thực tiễn để giáo dục học sinh. Tổ chức cho HS tham gia vào các

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    28/168

    ng đa dạng, các mối quan hệ giao lưu phong phú nhằm giúp họ chuyển hóa ý ành hành vi và rèn luyện thói quen hành vi cần thiết.

    2.2.1. Phương pháp giao việc

    Giao việc là cách thức nhà giáo dục lôi cuốn học sinh vào các công việc cụ thững nghĩa vụ xã hội nhất định, qua đó học sinh có điều kiện để thể hiện nhữnhiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và hình thành các hành vi ứng xử phù i những yêu cầu của công việc được giao.

    Khi giao việc cho học sinh cần lưu ý:

    - Chọn công việc phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục.

    - Giao việc phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi, khảnh độ và hứng thú của học sinh. Cần tìm hiểu HS trước khi chọn việc và giao việc

    - Làm cho học sinh hiểu giá trị xã hội của công việc được giao, giải thích chnh hiểu ý nghĩa của việc được giao đối với tập thể và cá nhân. Điều này có thểo tinh thần trách nhiệm của các em đối với việc được giao.

    - Có thể để tập thể giao việc cho cá nhân với những yêu cầu rõ ràng nhằm tại cho họ phát huy ý thức, năng lực tự quản và tính tích cực đối với việc được giao

    - Cần theo dõi, giúp đỡ, khích lệ, động viên kịp thời.

    - Có sự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công việc được giao của cá nhânp thể học sinh.

    2.2.2. Phương pháp tập luyện

    Tổ chức cho học sinh thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hành ất định nhằm hình thành và củng cố các kỹ năng, kỹ xảo thực hiện hành vi vàành các thói quen phù hợp.

    Khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý:- Trước hết cần giúp cho học sinh hiểu được mục tiêu, nhiệm vụ yêu cầu và c

    c hành vi, hình dung rõ những hành vi cần được thực hiện.

    - Sử dụng phương pháp trực quan để nêu mẫu hành vi chuẩn cho học sinh nhậnràng hơn.

    - Hình thành cho học sinh nhu cầu, hứng thú luyện tập và tạo điều kiện cho họ

    p theo qui tắc hành vi, theo các mẫu hành vi đã được giới thiệu.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    29/168

    - Khuyến khích HS luyện tập thường xuyên.

    - Luyện tập cần có thời gian thích hợp, không nên nôn nóng, vội vàng, lúc đầup chính xác sau đó mới yêu cầu cao hơn về tốc độ

    - Tập thói quen được tiến hành trong nhiều tình huống khác nhau, phù hợp vớổi và điều kiện giáo dục, cần đưa học sinh vào cuộc sống đa dạng để tập luyện.

    - Phải tiến hành kiểm tra, uốn nắn thường xuyên, đồng thời khuyến khích họkiểm tra, uốn nắn hành vi của mình.

    - Chú ý tính toàn diện và tính chọn lựa cho phù hợp với từng học sinh.

    2.2.3. Phương pháp rèn luyện

    Bên cạnh việc tập luyện để có được kỹ năng, kỹ xảo và thói quen, HS còn cầành và phát triển tình cảm, động cơ, ý chí, nghị lực. PP rèn luyện có mục tiêu hư

    n sự hình thành và phát triển ý chí, nghị lực và những đức tính cần thiết của con nện đại. Đây là cách thức nhà giáo dục tổ chức các loại hình hoạt động đa dạngững nội dung giáo dục nhất định nhằm tạo điều kiện, môi trường để học sinh hiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực, hình thành, củng cố những hàù hợp với các chuẩn mực xã hội qui định. Phương pháp rèn luyện tạo cơ hội cho

    nh thâm nhập vào các tình huống giáo dục cụ thể từ đơn giản đến phức tạp từ dó trong cuộc sống và đòi hỏi họ tự nguyện giải quyết có hiệu quả những tình hu

    ật nảy sinh trong học tập, lao động, sinh hoạt tập thể… Qua đó, những hành ven dần dần được hình thành, được rèn luyện một cách thuần thục, bền vững.

    Phương pháp rèn luyện có mối quan hệ với phương pháp giao công việc vàyện. Phương pháp rèn luyện dựa trên cơ sở phương pháp giao công việc và luyệnưng phạm vi rộng hơn thông qua nhiều hoạt động và tình huống hiện thực. Pháp rèn luyện thông qua việc giao nhiệm vụ và luyện tập những phương thức hành ưng vấn đề chủ yếu trong rèn luyện là thái độ, động cơ, ý chí để thống nhất giần làm" và cái "muốn làm".

    Để tổ chức rèn luyện có hiệu quả cần phải:

    - Xác định rõ mục tiêu rèn luyện.

    - Chọn lựa nội dung, phương pháp và hình thức rèn luyện phù hợp.

    - Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau.

    - Tổ chức rèn luyện có hệ thống, thường xuyên, liên tục.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    30/168

    - Kết hợp chặt chẽ với kiểm tra và tự kiểm tra.

    - Phát triển khả năng và tính tích cực tự rèn luyện cho HS.

    2.3. Nhóm phương pháp giáo dục kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ng xử

    HS tham gia vào các hoạt động học tập - giáo dục, rèn luyện nhân cách theo

    ướng của mục tiêu giáo dục. Thực tế cho thấy có những HS tự giác, tích cực thamo các hoạt động giáo dục và có những hành vi ứng xử phù hợp với các yêu cầu củi, nhưng cũng có những HS thiếu ý thức, không tự giác tham gia và có những hàn

    ng xử không phù hợp. Vấn đề đặt ra là cần có sự kích thích, khích lệ những hành vp với yêu cầu xã hội và điều chỉnh những hành vi sai lệch; đó là lựa chọn và sử hiệu quả các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử.

    2.3.1. Phương pháp thi đua

    Thi đua là phương pháp kích thích khuynh hướng tự khẳng định của HS, thúc cố gắng, hăng hái vươn lên và lôi cuốn cả những người khác cũng vươn lên gững thành tích xuất sắc cho cá nhân và tập thể. Trong thi đua, học sinh với tư cácgười tham gia cuộc thi" có được sự khuyến khích thuận lợi do "bầu không khí tđua tạo nên để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo khi hoạt động

    , có thể hình thành và phát triển nhanh chóng, vững chắc những phẩm chất, năng

    n thiết của con người mới. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng kích thíclực vươn lên của cá nhân và tập thể, đề cao tinh thần trách nhiệm và hình thànhan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

    Trong nhà trường phổ thông, thi đua của học sinh được áp dụng vào nhiều lĩnhạt động: lao động, học tập, thể dục thể thao, văn nghệ… Tất cả các hoạt độnu có cơ sở thực tế đáng tin cậy để đánh giá đúng kết quả của thi đua và có tác

    ch thích, thúc đẩy phong trào chung.

    Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý:

    - Lựa chọn mục tiêu - chủ đề thi đua với nội dung thuyết phục, phù hợp với yhu cầu, hứng thú của HS.

    - Chuẩn bị toàn diện và chu đáo, cụ thể về: tâm lý, điều kiện, phương tiệuồn lực… cho thi đua.

    - Quan tâm đúng mức cả ba giai đoạn của thi đua: phát động thi đua, tiến hànha và tổng kết, đánh giá thi đua.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    31/168

    - Tổ chức, động viên học sinh tích cực, tự giác thi đua.

    - Đảm bảo khách quan, trung thực, có ý nghĩa giáo dục.

    - Cần có sự uốn nắn, theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá kịp thời, công bằnng mực.

    2.3.2. Phương pháp khen thưởng

    Khen thưởng là phương pháp kích thích sư phạm bằng cách khẳng định và ương thành tích, ưu điểm của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. PPGD

    tác dụng tạo ra cho học sinh cảm giác vui sướng, phấn khởi, làm cho họ có tâh cực, tin vào sức mình để nỗ lực hoạt động, củng cố, và phát huy thành tích đãược. Khen thưởng còn là phương thức biểu hiện sự đánh giá tích cực của tập th

    i đối với hành vi ứng xử của mỗi cá nhân hoặc tập thể học sinh. Phương phápưởng có ý nghĩa quan trọng giáo dục.

    Sử dụng PP khen thưởng cần quan tâm đến các yêu cầu sau:

    - Khẳng định hành vi - nhân cách đã có là đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mựci qui định.

    - Tạo ra các cảm xúc tích cực cho cá nhân và tập thể HS; giúp họ có thể tự knh những hành vi tốt của mình, củng cố và phát triển niềm tin về các chuẩn mực liên quan đến những hành vi đã thực hiện.

    - Kích thích được việc tiếp tục duy trì và phát triển những hành vi tích cực,ời tránh được những hành vi tiêu cực, không phù hợp.

    Các hình thức khen thưởng:

    - Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ hoặc có lời khen đối với việc làm tốt một cáếp hay gián tiếp.

    - Biểu dương, tuyên dương.

    - Cấp giấy khen, bằng khen, thưởng tiền hay hiện vật…

    Để khen thưởng mang lại hiệu quả cao thì cần phải đảm bảo các yêu cầu sau

    - Khen thưởng phải dựa trên cơ sở hành vi thực tế của học sinh.

    - Khen thưởng không chỉ đánh giá kết quả hành động mà còn chú ý đến cả độnphương thức để đạt được kết quả đó.

    - Khen thưởng phải công bằng, khách quan.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    32/168

    - Đảm bảo khen thưởng kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ.

    - Phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và tính cách của học sinh khi được khen.

    - Cần tạo cho học sinh tâm thế đúng đắn khi được khen.

    2.3.3. Phương pháp trách phạt

    Trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, phê p

    ững hành vi - nhân cách sai trái của HS. Trách phạt còn là phương pháp gây cười có lỗi cảm giác hối hận, khiến họ từ bỏ hành vi, thói quen không phù hợp vu chung hoặc có hại cho tập thể, xã hội, giúp cho HS có thể tích cực, tự giácỉnh, sửa chữa nhưng sai lầm, thiếu sót; biết kết hợp đúng đắn giữa hành vi của i yêu cầu chung của tập thể, của xã hội.

    Trách phạt có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như nhắc ê bình; cảnh cáo; đuổi học… Việc đuổi học thể hiện sự bất lực của nhà giáo dụcể học sinh tuy nhiên, không nên quá lạm dụng hình thức trách phạt này. Trước kn quyết định đuổi học phải cân nhắc kỹ ảnh hưởng tiêu cực của nó và phản ứnực có thể xảy ra của học sinh. Các hình thức trách phạt nêu trên phản ánh những

    khác nhau của trách phạt, vì vậy, khi vận dụng vào những trường hợp cụ thể cầứ vào:

    - Từng loại hành vi sai lệch: về học tập, lao động, cách ứng xử với mọi người

    - Tính chất của hành vi sai lệch: nghiêm trọng hay không, thường xuyên hay kường xuyên, vô tình hay cố ý…

    - Phạm vi và mức độ tác hại do hành vi sai lệch gây ra là nhiều hay ít, rộngp…

    Khi tiến hành trách phạt cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

    - Trách phạt phải khách quan, công bằng, đúng mức.

    - Phải làm cho người bị trách phạt thấy rõ sai lầm của mình và tự nguyện ận hình thức và mức độ trách phạt.

    - Không nên xúc phạm nhân cách của người bị trách phạt.

    - Có thể hoãn hoặc bãi bỏ trách phạt khi người có lỗi đã tỏ ra ăn năn, sửa chữa

    - Phải tranh thủ sự đồng tình của tập thể và không nên trách phạt cả tập thểng trường hợp cần thiết thì phải nói rõ mức độ lỗi lầm của từng người.

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    33/168

    - Trách phạt phải dựa vào những chứng cứ cụ thể, xác đáng.

    - Không nên trách phạt thường xuyên vì sẽ gây nên sức ỳ tâm lý sẽ không có ả.

    Trách phạt là biện pháp bất đắc do khi đã sử dụng các PPGD khác mà khôngết quả, khi nhà giáo dục đã cố gắng hết sức.Nhưng học sinh vẫn không sửa chữa

    lầm. Sau khi trách phạt cần theo dõi chuyển biến của học sinh bị phạt. Khi học sa chữa lỗi lầm thì không nên nhắc lại và quá ấn tượng đối với lỗi lầm trước đ.

    3. Lựa chọn và vận đụng các phương pháp giáo dục

    Mỗi hoạt động giáo dục bao giờ cũng diễn ra trong những tình huống giáo dể. Tuỳ theo tình huống đó như thế nào mà ta có thể lựa chọn và vận dụng phương y hay phương pháp khác để giáo dục học sinh. Phương pháp giáo dục rất đa dạong phú, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và những nhược điểm nhất ông có nhóm PPGD hay PPGD nào là vạn năng. Vì vậy, cần phải lựa chọn phốic nhóm PPGD và các PPGD cụ thể với nhau một cách hợp lý, linh hoạt và sáng tạ

    Những căn cứ để lựa chọn và vận dụng các PPGD:

    - Mục tiêu, yêu cầu giáo dục cụ thể, phù hợp.

    - Chương trình, nội dung giáo dục.

    - Trình độ, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm cá biệt của HS.

    - Môi trường giáo dục, tình huống giáo dục và những điều kiện thực tế cụ thể

    - Trình độ phát triển của tập thể học sinh.

    - Sự hiểu biết phong phú về phương pháp và khả năng, kinh nghiệm của nhà c…

    4. Xử lý tình huống sư phạmHoạt động sư phạm có đối tượng là con người và diễn ra trong các mối quan h

    i đặc biệt gọi là quan hệ giáo dục. Một trong những đặc điểm của lao động sư ph khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao. Thực tiễn công tác giáo dục họci vô cùng phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ tinức tạp, đa phương, đa chiều… Người giáo viên với tư cách là nhà giáo dục thưyên ứng xử với những hoàn cảnh, tình huống giáo dục phức tạp. Người giáo viên

    ng xử, giải quyết các tình huống ấy dưới ánh sáng của khoa học giáo dục; xuất p

  • 8/19/2019 128. Giao Duc Hoc Pho Thong

    34/168

    i tâm trong sáng vị tha, có bản lĩnh sư phạm vững vàng, thông minh, dũng cảm ải quyết thành công, từ đó điều khiển hoạt động giáo dục theo đúng mục tiêu uốn. Vì vậy, một trong những yêu cầu cao về năng lực sư phạm của người giáo vng lực giải quyết các tình huống giáo dục.

    Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề bức xúc nảy sinh ạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và giữa con người với ộc con người phải giải quyết nhằm đưa các hoạt động cũng như quan hệ vào ổnphát triển. Tình huống giáo dục (tình huống sư phạm) là toàn bộ những sự việcợng, sự kiện, hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh trong hoạt động và quan hệ giáo dụi nhà giáo dục phải suy nghĩ, tìm tòi cách thức, con đường giải quyết tối ưu nhằmạt động và các quan hệ đó phát triển, đạt tới mục đích giáo dục đã xác định. Tạt động giáo dục, nhà giáo dục phải có kỹ năng giải quyết tình huống giáo dụng giải quyết tình huống giáo dục là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm giágiải quyết một cách tối ưu những tình huống nảy sinh trong hoạt động và quan hc. Trong quá trình học tập ở trường sư phạm, sinh viên phải được rèn luyện kỹải quyết tình huống giáo dục, thể hiện ở việc tiến hành một trìn