178cspl

19
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHHCHÍ MINH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC Độc lp Tdo Hnh phúc S: 178/CV-CĐGD TP. HChí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2015 V/v góp ý dtho Nghđịnh quy định chi tiết và hướng dn thi hành mt sđiều ca Lut Bo him xã hi vbo him xã hi tnguyn Kính gi: - Công đoàn Giáo dục các qun, huyn; - CĐCS các trường THPT, TCCN, CĐ, TT GDTX và các đơn vị trc thuc Thực hiện Công văn số 240/LĐLĐ ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Liên đoàn Lao động Thành phố về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Công đoàn Giáo dục Thành phố đề nghị các đơn vị tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiêm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện gửi về Công đoàn Giáo dục Thành phố - số 66 – 68 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1 qua Ban Chính sách Pháp luật (gửi kèm file qua địa chỉ email: [email protected] hoặc [email protected]), chậm nhất ngày 15/6/2015. Nơi nhận : TM. BAN THƯỜNG V- Thường trực LĐLĐ.TP; PHÓ CHTCH - Ban CSPL LĐLĐ.TP; - Đảng y, BGĐ Sở GD&ĐT TP; ) - CĐGD qun, huyn; (đã ký tên và đóng dấu) - CĐCS trực thuc - Lưu. Nguyn MPhi Phng

Upload: ec

Post on 12-Jan-2016

213 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

pháp luật

TRANSCRIPT

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 178/CV-CĐGD TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2015

V/v góp ý dự thảo Nghị định quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Kính gửi: - Công đoàn Giáo dục các quận, huyện;

- CĐCS các trường THPT, TCCN, CĐ, TT GDTX và

các đơn vị trực thuộc

Thực hiện Công văn số 240/LĐLĐ ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Liên đoàn Lao động Thành phố về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Công đoàn Giáo dục Thành phố đề nghị các đơn vị tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiêm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện gửi về Công đoàn Giáo dục Thành phố - số 66 – 68 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1 qua Ban Chính sách Pháp luật (gửi kèm file qua địa chỉ email: [email protected] hoặc [email protected]), chậm nhất ngày 15/6/2015.

Nơi nhận : TM. BAN THƯỜNG VỤ

- Thường trực LĐLĐ.TP; PHÓ CHỦ TỊCH - Ban CSPL LĐLĐ.TP;

- Đảng ủy, BGĐ Sở GD&ĐT TP; )

- CĐGD quận, huyện; (đã ký tên và đóng dấu)

- CĐCS trực thuộc

- Lưu.

Nguyễn Mỹ Phi Phụng

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /TTr-BLĐTBXH Hà Nội, ngày tháng năm 2015

TỜ TRÌNH

Về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về

bảo hiểm xã hội bắt buộc

Kính gửi: Chính phủ

Thực hiện Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII, sau khi lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp tại công văn số ..../BTP-PLDSKT ngày ... tháng ... năm 2015; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 tại Kỳ hợp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định tiến bộ của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, đồng thời tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong Hiến pháp, các Nghị quyết, trong đó tiếp tục khẳng định bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế- xã hội; hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội được hoàn thiện theo hướng đa dạng, linh hoạt; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; hoàn thiện chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trưởng của quỹ bảo hiểm xã hội; có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có nhiều nội dung quy định theo hướng đảm bảo tốt hơn quyền tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, có nhiều nội dung lần đầu tiên được quy định trong bảo hiểm xã hội như: quy định hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con, chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện,..

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có 21 nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết, trong đó: 01 nội dung về chế độ hưu trí bổ sung; 01 nội dung về thanh tra bảo hiểm xã hội; 04 nội dung về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; 01 nội dung về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội; 01 nội dung về chế độ làm việc, trách nhiệm và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. Liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc có 15 nội dung, bao gồm:

(1) Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (Khoản 2 Điều 2)1;

1 Ban hành một Nghị định riêng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

DỰ THẢO

(2) Danh mục chất ma túy, tiền chất ma túy (khoản 1 Điều 25)2;

(3) Chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ (Khoản 3 Điều 35);

(4) Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 54 (Khoản 4 Điều 54);

(5) Mức lương hưu hàng tháng (Khoản 6 Điều 56);

(6) Điều chỉnh lương hưu (Điều 57);

(7) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần (Khoản 4 Điều 62);

(8) Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội (Khoản 2 Điều 63);

(9) Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (Khoản 2 Điều 71);

(10) Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 3 Điều 88);

(11) Việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 (Khoản 4 Điều 89);

(12) Các hình thức đầu tư (Khoản 4 Điều 92);

(13) Trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử (Khoản 3 Điều 96)3;

(14) Thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 (Khoản 3 Điều 97)4;

(15) Quy định chuyển tiếp (Điều 123).

Ngày 22 tháng 01 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII và Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, theo đó giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời gian trình Chính phủ ban hành vào tháng 7/2015.

Như vậy, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (quy định chi tiết các nội dung quy định nêu trên, trừ các nội dung tại các điểm 1, 2, 13 và 14) là cần thiết.

II- NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm 4 Chương 25 Điều với nội dung như sau:

Chương I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương này gồm 2 Điều, từ Điều 1 đến Điều 2 quy định về Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định.

2 Đã được quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ

3 Ban hành một Nghị định riêng khi thực hiện giao dịch điện tử

4 Quy định tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội

bắt buộc đối với lực lượng vũ trang

1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 giao Chính phủ quy định chi tiết về bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm đối tượng tham gia; chế độ, chính sách bảo hiểm xã hôi về thai sản, hưu trí và tử tuất; quỹ bảo hiểm xã hội; và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đối tượng áp dụng (Điều 2)

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định này gồm người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 và người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội.

Người lao động quy định tại các điểm đ, e khoản 1 Điều 2 và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam tại khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội không thuộc đối tượng áp dụng tại Nghị định này mà được quy định tại các Nghị định khác.

Người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng quy định tại Điều 1 Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.

Chương II- MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Chương này gồm 03 mục với 9 Điều, từ Điều 3 đến Điều 11 quy định một số nội dung về chế độ thai sản, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Cụ thể:

1. Mục 1: Về chế độ thai sản

Mục này gồm 03 điều, từ Điều 3 đến Điều 5 quy định về chế độ thai sản, thủ tục, hồ sơ đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Nghị định này quy định cụ thể về chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:

a) Đối với lao động nữ mang thai hộ theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Lao động nữ mang thai hộ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể: đi lhám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,

ngày nghỉ hằng tuần.

- Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng các chế độ sau:

+ Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội.

+ Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kể từ ngày nghỉ việc trước khi sinh cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng của lao động nữ mang thai hộ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội.

b) Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ theo khoản 2 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Người mẹ nhờ mang thai hộ có đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng các chế độ sau:

+ Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng.

+ Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 6 tháng tuổi thì người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại điểm a khoản này.

+ Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b khoản này đang tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại điểm a khoản này.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng của người mẹ nhờ mang thai hộ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội.

c) Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ:

- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội, bổ sung thêm thành phần hồ sơ “Bản Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”.

- Việc giải quyết chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Mục 2: Về chế độ hưu trí

Mục này gồm 05 điều, từ Điều 6 đến Điều 10 quy định chi tiết về điều kiện hưởng lương hưu đối với một số nhóm đối tượng người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò, người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, lao động nữ làm công việc cạo mủ cao su; mức lương hưu hàng tháng; mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần; điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội; và chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

a) Điều kiện hưởng lương hưu (Điều 6)

- Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối tượng người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò, người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội.

Quá trình tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy quy định giảm tuổi nghỉ hưu nói chung đã nhận được sự đồng tình từ phía người lao động và người sử dụng lao động. Việc quy định chi tiết về các công việc khai thác than trong hầm lò, người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo quy định hiện hành cũng không gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, dự thảo Nghị định quy định nội dung này trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Riêng đối với người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp bổ sung thêm nhóm đối tượng là người làm công tác tư vấn về phòng chống HIV/AIDS theo quy định tại Điều 22 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006.

- Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với lao động nữ làm công việc cạo mủ cao su.

Do tính chất, đặc thù công việc cạo mủ cao su: thời gian làm việc từ 4-5 giờ sáng, nhiều nơi làm từ 2-3 giờ; tư thế làm việc không thuận lợi nghiêng người một góc 30-32 độ so với mặt đất; điều kiện địa hình và môi trường làm việc (núi, đồi dốc trơn trượt, ẩm ướt, thiếu ánh sáng, nhiều khí độc CO2, …nên công nhân cạo mủ cao su thường mắc các bệnh xanh da, thiếu máu, viêm đường hô hấp, lở loét da, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa cao,..Hiện nay, mặc dù công việc cạo mủ cao su đã được xếp vào danh mục công việc đặc biệt năng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động được nghỉ hưu ở tuổi 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Tuy nhiên, thực tế công nhân cạo mủ cao su đa số không đủ sức khỏe để làm việc cho đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, đặc biệt là đối với nữ công nhân cạo mủ cao su. Theo thống kê, gần 90% số công nhân này phải quy giám định y khoa để nghỉ hưu hoặc xin thôi việc trước khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Trong thời gian qua, mỗi khi thảo luận liên quan đến quy định về tuổi nghỉ hưu thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đều đề nghị giảm tuổi nghỉ hưu đối với công nhân cạo mủ cao su.

Từ tính chất, đặc thù công việc cạo mủ cao su nêu trên và thực tế thực hiện chính sách BHXH đối với công nhân cạo mủ cao su, dự thảo Nghị định quy định điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với lao động nữ làm công việc cạo mủ cao su được hưởng lương hưu khi đủ 47 tuổi (giảm 3 tuổi so với hiện hành).

b) Mức lương hưu hàng tháng (Điều 7)

Nghị định quy định chi tiết, cụ thể hơn về lộ trình điều chỉnh cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng theo Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể:

- Đối với người lao động làm công việc bình thường thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.

- Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng ngọc, độc hại, nguy hiểm thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ.

- Đối với người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi.

- Đối với người lao động nữ làm công việc cạo mủ cao su thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 47 tuổi.

c) Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội (Điều 9)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. Trên cơ sở quy định của luật, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Nghị định số 83/2008/NĐ-CP, hằng năm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định cụ thể mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Thực tiễn triển khai quy định này không gặp vướng mắc nhưng do chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố vào ngày 25/12 hàng năm nên việc ban hành Thông tư thường muộn, không kịp giải quyết chế độ cho người lao động hưởng chế độ trong tháng 01 hàng năm.

Để giải quyết hạn chế nêu trên, dự thảo Nghị định quy định theo hướng kế thừa các nội dung quy định tại Nghị định số 83/2008/NĐ-CP quy định cụ thể công thức tính mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội và giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm và quy định tại Nghị định này thông báo cụ thể các mức điều chỉnh cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện.

d) Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (Điều 10)

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết chế độ hưu trí đối với người lao động trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng:

- Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là từ đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ như người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội .

- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu, mức lương hưu tối thiểu được thực hiện như đối với người chỉ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 54 và khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Mục 3: Về chế độ tử tuất (Điều 11)

Mục này gồm 01 điều, Điều 11 quy định chi tiết về chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội.

Nghị định quy định chi tiết về chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động chết mà trước đó vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo hướng:

- Đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên thì khi chết người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng. Riêng người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc thì không điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để giải quyết trợ cấp mai táng.

- Đối với người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên chết và người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội như đối với người chỉ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Đối với người đang hưởng lương hưu hoặc người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi chết thì thân nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng với mức hưởng quy định tại Điều 68 của Luật bảo hiểm xã hội.

Chương III- QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Chương này gồm 4 Điều, từ Điều 12 đến Điều 15 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; và về các hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.

1. Mức đóng và phương thức đóng của người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Điều 12)

Theo quy định hiện hành, mức đóng và phương thức đóng của người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Thực tiễn thực hiện bảo hiểm xã hội đối với nhóm đối tượng này thời gian qua không gặp khó khăn, vướng mắc.

Chính vì vậy, dự thảo Nghị định quy định nội dung này trên cơ sở kế thừa quy định tại các văn bản nêu trên; đồng thời bổ sung quy định về mức đóng và phương thức đóng đối với người lao động trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

2. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Điều 13)

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng:

a) Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

Theo quy định hiện hành, việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Dự thảo Nghị định quy định theo hướng cơ bản kế thừa quy định từ các văn bản nêu trên.

Đồng thời, quy định việc người sử dụng lao động và người lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng sau khi hết thời hạn tạm dừng và việc đóng bù cho những người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ trong thời gian tạm dừng đóng.

b) Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đối với công chức, viên chức trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ và tạm đình chỉ công tác được hưởng 50% của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Trường hợp công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại; trường hợp bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động bị tạm giam, tạm giữ sẽ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.

Căn cứ vào những quy định nêu trên, dự thảo Nghị định quy định việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam theo hướng:

- Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Cụ thể:

+ Đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội.

+ Đối với các trường hợp khác việc đóng bù bảo hiểm xã hội là do cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồ thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 thực hiện.

- Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội. Thời gian tạm giam của người lao động đã đóng bù bảo hiểm xã hội được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp khác theo khoản 3 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi tạm thời bị mất việc làm.

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Điều 14)

a) Về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì tiền lương ghi trên hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Do vậy, dự thảo Nghị định quy định chi tiết tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo hướng:

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trên hợp đồng lao động. Trong đó:

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng.

+ Phụ cấp lương bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên cần và các khoản phụ cấp lương khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trên hợp đồng lao động, không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trên hợp đồng lao động. Trong đó:

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng.

+ Phụ cấp lương bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên cần và các khoản phụ cấp lương khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trên hợp đồng lao động, không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

+ Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

b) Về truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Về cơ bản các trường hợp truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các trường hợp vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội theo các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật bảo hiểm xã hội đã được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội. Do vậy, đối với các trường hợp truy thu, truy đóng mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội thì dự thảo Nghị định quy định cụ thể đối với 04 trường hợp và quy định đối với những trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Cụ thể:

- Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:

+ Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là những trường hợp được các cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh về tiền lương, chức danh, chức vụ nhưng thời hiệu của văn bản chậm so với thời điểm được điều chỉnh.

+ Điều chỉnh thời gian công tác của một số đối tượng trước đây chưa được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nay được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội băt buộc và được cơ quan thẩm quyền quyết định.

+ Đóng chậm, đóng thiếu tiền bảo hiểm xã hội không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 17 của Luật bảo hiểm xã hội.

+ Đóng bù số tháng còn thiếu của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

- Số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng không bao gồm trường hợp truy thu, truy đóng đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội và trường hợp đóng bù số tháng còn thiếu của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong một số trường hợp đặc biệt.

Chương IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Chương này gồm 10 Điều, từ Điều 16 đến Điều 25 quy định chuyển tiếp đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp ốm đau trước ngày 01 tháng 01 năm 2016; Phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội; chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016; tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội; hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện.

1. Quy định chuyển tiếp đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 (Điều 16)

Đối với các đối tượng nêu trên, dự thảo Nghị định quy định theo hướng được tiếp tục hưởng theo các quy định trước ngày 01/01/2016 và được điều chỉnh mức hưởng khi Chính phủ thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh mức lương cơ sở.

2. Phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội (Điều 17)

Về phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực hiện nay đang được thực hiện theo Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Dự thảo Nghị định quy định chi tiết nội dung này theo hướng kế thừa quy định tại 02 văn bản nêu trên và bổ sung quy định đối với trường hợp người lao động chết mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực (đang thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội).

3. Chế độ đối với người đang hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 (Điều 18)

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định đối với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ ốm đau không giới hạn thời gian hưởng (180 ngày trong một năm hưởng với mức cao, sau đó nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn). Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động hết thời hạn 180 ngày nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Dự thảo Nghị định quy định theo hướng đối với người đang hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì tiếp tục được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

4. Chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 (Điều 19)

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết nội dung này theo hướng các nhóm đối tượng nêu trên từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

5. Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội (Điều 20)

- Theo quy định hiện hành, việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để tính hưởng bảo hiểm xã hội đang được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Dự thảo Nghị định quy định chi tiết nội dung này theo hướng kế thừa các văn bản nêu trên, đồng thời có quy định bổ sung chi tiết hơn để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện (đặc biệt là khoản 4 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006).

- Liên quan đến việc tính thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội đối với những trường hợp được cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn.

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 957/1997/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam đã xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn thì “Cán bộ, công nhân, viên chức và quân nhân thuộc biên chế các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh ra nước ngoài (không phân biệt mục đích và thời điểm xuất cảnh), nếu tự nguyện xin ở lại hoặc tự ý không về nước đúng hạn (thời hạn do cơ quan chủ quản ấn định tuỳ theo yêu cầu công tác của cơ quan và phải ghi vào văn bản cử hoặc xác nhận bảo lãnh cho đi nước ngoài) thì chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày ở lại quá hạn, cơ quan chủ quản phải làm các thủ tục đưa ra khỏi biên chế và cắt các khoản quyền lợi ở trong nước (trừ những người đã được hưởng chế độ hưu trí). Nếu người ở lại là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo với Đảng uỷ cùng cấp để có biện pháp xử lý về Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng”. Như vậy, với quy định nêu trê thì tất cả những người ở lại nước ngoài quá thời hạn cho phép thì không được tính thời gian công tác trước đó để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Để xem xét, giải quyết tính thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội đối với nhóm đối tượng nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn. Tuy nhiên, Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg mới chỉ xem xét, giải quyết đối với các trường hợp đã về nước trước ngày 01 tháng 01 năm 2007. Thực tiễn thực hiện thời gian qua, rất nhiều đối tượng thuộc diện nêu trên nhưng về nước sau ngày 01 tháng 01 năm 2007 nên không được giải quyết.

Để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, dự thảo Nghị định thể hiện theo hướng kế thừa quy định của Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg và bổ sung thêm nhóm đối tượng về nước sau ngày 01 tháng 01 năm 2007.

6. Chế độ đối với người đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa được tính hưởng bảo hiểm xã hội (Điều 22)

Trong thực tiễn hiện nay, có những trường hợp sau khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động tiếp tục tham gia công tác và đóng bảo hiểm xã hội. Cho đến nay, nhóm đối tượng này vừa đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và vừa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 là nhằm giải quyết trợ cấp hàng tháng cho những đối tượng đã hết thời hạn hưởng chế độ mất sức lao động nay đã hết tuổi lao động, không có nguồn thu nhập, cuộc sống khó khăn. Như vậy, nếu giải quyết đối tượng nêu trên được hưởng 02 chế độ (trợ cấp hàng tháng và lương hưu) thì không đúng với mục tiêu khi trình Quyết định số 613/QĐ-TTg.

Do vậy, dự thảo Nghị định quy định theo hướng người lao động được lựa chọn hưởng một chế độ có mức hưởng cao hơn. Trong trường hợp người lao động hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg thì được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động).

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp;

- Lưu: VT, BHXH.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Thị Hải Chuyền

CHÍNH PHỦ

Số: /2015/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội

về bảo hiểm xã hội tự nguyện

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo

hiểm xã hội tự nguyện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội

tự nguyện; mức đóng, phương thức đóng và chính sách hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham

gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự

nguyện trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; điều chỉnh thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự

nguyện và các quy định chuyển tiếp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không

thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội,

bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm

2018, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

b) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

c) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

d) Người lao động tự tạo việc làm;

đ) Người lao động giúp việc gia đình;

e) Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định tại Khoản này sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự

nguyện.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chương II

MỨC ĐÓNG, PHƯƠNG THỨC ĐÓNG VÀ CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI

THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

Dự thảo

Điều 3. Phương thức đóng và mức đóng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều

87 của Luật Bảo hiểm xã hội.

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn một trong các phương thức đóng sau

đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau, tối đa không quá 5 năm;

e) Một lần cho nhiều năm về trước là những năm chưa đóng bảo hiểm xã hội trong giai đoạn từ

ngày 01 tháng 01 năm 2008 cho tới năm hiện tại.

2. Mức đóng hằng tháng:

a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, hằng

tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn để đóng

vào quỹ hưu trí và tử tuất.

b) Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức

chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở và được xác định bằng công

thức sau:

Trong đó:

- CN: mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (đồng/tháng);

- m: nhận các giá trị từ 0, 1, 2, 3,…..

3. Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng

tháng nhân với 3; mức đóng 06 tháng một lần được xác định bằng tích số của mức đóng hằng tháng theo

quy định tại khoản 2 Điều này với 3 đối với phương thức 3 tháng hoặc 6 đối với phương thức đóng 6 tháng

hoặc 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng

hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần, mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của

khu vực nông thôn thì không phải bù chênh lệch số tiền đã đóng.

4. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được xác

định bằng tổng mức đóng cho các năm tương ứng trong tương lai, trong đó mức đóng cho một năm trong

tương lai được xác định bởi công thức sau:

Mt = FVt / (1 + r)t - n

Trong đó:

- Mt: Mức đóng cho năm t trong tương lai (đồng);

- FVt: Mức đóng của một năm trong tương lai được xác định bằng mức thu nhập tháng trong tương

lai mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn nhân với 22% nhân với 12 tháng (đồng).

- r: Lãi suất đầu tư bình quân năm từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội được dự báo cho

giai đoạn từ năm (n + 1) đến năm (n + 5) do Bộ Tài chính công bố (%).

- n : Năm hiện tại.

- t : Năm trong tương lai người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn đóng trong giai đoạn

từ năm (n + 1) đến năm (n + 5).

Mức đóng cho mỗi tháng lẻ của một năm trong tương lai được xác định bằng mức đóng cho năm

trong tương lai chia cho 12.

Mức thu nhập tháng người tham gia

BHXH tự nguyện lựa chọn = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

5. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này được

xác định bằng tổng mức đóng cho các năm tương ứng trong quá khứ, trong đó mức đóng cho một năm

trong quá khứ được xác định bởi công thức sau:

Mi = PVi × (1 + r)n - i

Trong đó:

- Mi: Mức đóng cho năm i trong quá khứ (đồng);

- PVi: Mức đóng của một năm trong quá khứ được xác định bằng mức thu nhập tháng trong quá

khứ mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn nhân với 22% nhân với 12 tháng (đồng).

- r: Lãi suất đầu tư bình quân năm từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội tính cho giai đoạn

từ năm i đến năm hiện tại (%).

- n : Năm hiện tại.

- i : Năm trong quá khứ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn đóng trong giai đoạn từ

năm 2008 đến trước năm hiện tại.

Mức đóng cho mỗi tháng lẻ của một năm trong quá khứ được xác định bằng mức đóng cho năm

trong quá khứ chia cho 12.

6. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức

thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc đăng ký lại

phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng được thực hiện ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần

đăng ký trước.

7. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng tháng, hằng quý và hằng năm được

thực hiện vào nửa đầu của thời gian ứng với phương thức mà người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn, cụ

thể:

a) 15 ngày đầu đối với phương thức đóng hằng tháng;

b) 45 ngày đầu đối với phương thức đóng hằng quý;

c) 3 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần;

d) 6 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản này mà người

lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang

tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức

thu nhập tháng làm căn cứ đóng với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số

tháng chậm đóng trước đó thì ngoài số tiền phải đóng theo quy định còn tính thêm lãi chậm đóng.

8. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc

đóng một lần cho nhiều năm về trước quy định tại điểm đ và điểm e Khoản 1 Điều này được thực hiện tại

thời điểm đăng ký mức đóng và phương thức đóng.

Điều 4. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

1. Đối tượng hỗ trợ:

- Phương án 1: Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự

nguyện.

- Phương án 2: Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ở khu vực nông thôn

tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Thời gian hỗ trợ:

- Phương án 1: 10 năm đầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Phương án 2: Toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

3. Mức hỗ trợ:

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được Nhà

nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu

vực nông thôn quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, cụ thể:

- Phương án 1 (tương ứng với thời gian hỗ trợ 10 năm đầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện):

Mức hỗ trợ hằng tháng trong 5 năm đầu là 50%; 5 năm tiếp theo là 30%.

- Phương án 2 (tương ứng với hỗ trợ cho toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện):

Mức hỗ trợ hằng tháng là 30%.

4. Phương thức hỗ trợ:

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách

nhiệm phải đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại cấp xã;

b) Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ

trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bộ Tài chính quy định, gửi

cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.

c) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp

đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã

hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến

ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm

đó.

Chương III

CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ VÀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI

TRƯỚC ĐÓ CÓ THỜI GIAN THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Điều 5. Thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất

Thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm

xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Điều 6. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Trong đó:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 62

của Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 7. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện hưởng lương hưu

được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng có tổng thời gian đóng

bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy

định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 8. Mức lương hưu hằng tháng

1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình

quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Mức bình quân tiền

lương và thu nhập

tháng đóng bảo hiểm

xã hội

Mức bình quân tiền

lương tháng đóng

bảo hiểm xã hội bắt

buộc

Tổng số tháng đóng bảo

hiểm xã hội bắt buộc

=

x +

Tổng số tháng

đóng bảo hiểm

xã hội bắt buộc

Tổng các mức thu

nhập tháng đóng

bảo hiểm xã hội tự

nguyện

Tổng số tháng đóng bảo

hiểm xã hội tự nguyện +

2. Người đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này thì mức

lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội. Mức lương hưu

hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.

3. Người đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này thì mức

lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 9. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 75 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng

lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương và

thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Điều 10. Bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội. Mức

hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng

bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Điều 11. Chế độ tử tuất

1. Chế độ tử tuất được thực hiện theo quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên hoặc có tổng thời gian

đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên thì khi chết hoặc bị Tòa

án tuyên bố là đã chết, thân nhân hoặc người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức

lương cơ sở tại tháng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết.

3. Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi chết hoặc bị Tòa án

tuyên bố là đã chết thì thân nhân quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được

hưởng trợ cấp tuất hằng tháng với mức trợ cấp tuất hằng tháng quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã

hội. Trường hợp thân nhân có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì được thực hiện theo quy định tại

Khoản 3 Điều 69 của Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội và được

tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 6 Nghị định

này.

Chương IV

ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP THÁNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

Điều 12. Mức điều chỉnh

1. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở

chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

2.

Mức điều chỉnh thu nhập

tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

của năm t

=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước

năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng

BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008

bằng 100%

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo

gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức

thấp nhất bằng một.

2. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử

dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại

Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 13. Thời điểm điều chỉnh

Việc điều chỉnh được thực hiện khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu,

trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp một

lần theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các quy định của Nghị định này được áp dụng đối với người đã tham gia bảo hiểm xã hội tự

nguyện từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

2. Người đang hưởng lương hưu hằng tháng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn thực hiện

theo các quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng.

3. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt

buộc mà trong đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực thì ngoài lương hưu, bảo

hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất thì được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần.

4. Người đang hưởng lương hưu hằng tháng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì khi chết được

áp dụng chế độ tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và hướng dẫn tại Nghị định này.

5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm

2006.

6. Toàn bộ số dư quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006

tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, được bổ sung vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của Luật Bảo

hiểm xã hội năm 2014.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Việc hỗ trợ tiền đóng bảo

hiểm xã hội của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng từ ngày ...

tháng ... năm 20....

2. Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều

của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện và các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị

định này hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Điều 16. Hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng

dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hằng năm chuyển từ Ngân sách Nhà nước vào Quỹ bảo hiểm xã hội

khoản kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định

của Nghị định này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định này và hằng năm

căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố để xác định mức điều chỉnh thu nhập tháng

theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy

ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ

- Ban Bí thư Trung ương Đảng; THỦ TƯỚNG

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Tấn Dũng - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, VX (5b). XH