2014.01.09 de cuong kiem tra kich tu ks

3
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA KIẾN THỨC HỆ THỐNG KÍCH TỪ (Áp dụng cho kỹ sư tổ Kích từ - Rơ le) 1) Phân tích các thông số thiết kế của hệ thống kích từ sơn la: (1)MBA kích từ, (2)Máy cắt kích từ, (3)Cầu thyristor, (4)Điện trở phi tuyến, (5)Mồi từ DC, (6)Mồi từ AC, (7)Bảo vệ quá áp mạch từ – Giám khảo chọn 02 mục bất kỳ). 2) Trình bầy tổng quát về mạch lực hệ thống kích từ Sơn la; Phân tích ưu nhược điểm của hệ thống kích từ Sơn La. 3) Trình bầy nguyên lý làm việc của máy cắt kích từ Q01, mạch điều khiển máy cắt kích từ, các điều kiện để đóng máy cắt kích từ; Trình bầy các điều kiện để cắt máy cắt kích từ, trình bầy mạch cắt máy cắt kích từ khi hư hỏng cả 2 AVR 4) Vẽ sơ đồ nguyên lý cầu chỉnh lưu có điều khiển bằng thyristor, vẽ dạng sóng điện áp 3 pha trên tải và xung điều khiển mở thyristor với góc mở = (15 O ,30 O ,45 O ,60 O - Giám khảo chọn 1 giá trị), giải thích về dạng song. 5) Trình bầy sơ đồ, nguyên lý làm việc của mạch dập từ và bảo vệ quá áp rotor, phân tích sự giống và khác giữa mạch dập từ và bảo vệ quá áp, đặc tính làm việc của mạch bảo vệ quá áp.

Upload: le-tien

Post on 18-Jan-2016

14 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: 2014.01.09 de Cuong Kiem Tra Kich Tu KS

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA KIẾN THỨC HỆ THỐNG KÍCH TỪ

(Áp dụng cho kỹ sư tổ Kích từ - Rơ le)

1) Phân tích các thông số thiết kế của hệ thống kích từ sơn la: (1)MBA kích từ,

(2)Máy cắt kích từ, (3)Cầu thyristor, (4)Điện trở phi tuyến, (5)Mồi từ DC,

(6)Mồi từ AC, (7)Bảo vệ quá áp mạch từ – Giám khảo chọn 02 mục bất kỳ).

2) Trình bầy tổng quát về mạch lực hệ thống kích từ Sơn la; Phân tích ưu nhược

điểm của hệ thống kích từ Sơn La.

3) Trình bầy nguyên lý làm việc của máy cắt kích từ Q01, mạch điều khiển máy

cắt kích từ, các điều kiện để đóng máy cắt kích từ; Trình bầy các điều kiện để

cắt máy cắt kích từ, trình bầy mạch cắt máy cắt kích từ khi hư hỏng cả 2 AVR

4) Vẽ sơ đồ nguyên lý cầu chỉnh lưu có điều khiển bằng thyristor, vẽ dạng sóng

điện áp 3 pha trên tải và xung điều khiển mở thyristor với góc mở =

(15O,30O,45O,60O - Giám khảo chọn 1 giá trị), giải thích về dạng song.

5) Trình bầy sơ đồ, nguyên lý làm việc của mạch dập từ và bảo vệ quá áp rotor,

phân tích sự giống và khác giữa mạch dập từ và bảo vệ quá áp, đặc tính làm

việc của mạch bảo vệ quá áp.

6) Trình bầy mạch mồi từ AC, DC; mạch điều khiển máy cắt mồi từ Q02, Q04;

điều kiện đóng/cắt máy cắt; phân tích đặc tính làm việc.

7) Trình bầy cấu tạo, các thành phần của cầu chỉnh lưu hệ thống kích từ; giải

thích hoạt động của điện trở R04.x; Giải thích hoạt động của các bộ SUCO.

8) Trình bầy các khối chức năng của AVR; bộ mở rộng cổng vào ra A3.xx,

A4.xx, A5.xx;Tại sao phải mở rộng cổng vào/ra; Trình bầy cách tháo, lắp

thay thế các card mở rộng IO.

9) Trình bầy kết nối từ AVR - TTM211 – TPA213 – TPT214 – THYRISTOR,

nêu chức năng các khối, tín hiệu logic/analog đi/đến các khối TTM211,

TPA213. Tại sao phải có MBA đồng bộ T19, T29? Khi dùng máy biến áp

đồng bộ thì phải chú ý đến vấn đề gì?

10) Trình bầy nguyên lý làm việc mạch bảo vệ chạm đất rotor của hệ thống kích

từ; so sánh với bảo vệ chạm đất của hệ thống rơ le bảo vệ; Trình bầy các

bước thí nghiệm mạch bảo vệ chạm đất rotor.

Page 2: 2014.01.09 de Cuong Kiem Tra Kich Tu KS

11) Trình bầy cấu tạo bộ tạo nguồn X2/IPG2A; Trình bầy thông số kỹ thuật và

chức năng role MX3iPG2A; các bước thí nghiệm rơ le MX3iPG2A và

MiCOM P121.

12) Trình bầy mạch giám sát hoạt động lẫn nhau của 02 AVR, phân tích quá trình

chuyển kênh AVR.

13) Tín hiệu đầu vào setpoint của bộ AVR là gì? Tín hiệu đầu ra của bộ AVR là

gì? tín hiệu phản hồi về của bộ AVR là gì? Mục đích điều khiển cuối cùng

của bộ AVR là gì?

14) Trình bày quy trình hoạt động của hệ thống kích từ khi khởi động tổ máy, hòa

đồng bộ nối lưới, quá trình phanh điện.

15) Phân tích chế độ nạp đường dây của hệ thống kích từ. Phân tích chức năng

PSS sử dụng trong hệ thống kích từ.

Hình thức kiểm tra:

- Hội đồng giám khảo gồm: Quản đốc, phó quản đốc, tổ trưởng tổ Kích từ - Rơ

le

- Kiểm tra luân phiên từng người một, đứng trình bầy bằng máy chiếu và bảng

(Máy chiếu dung để trình bầy: Sơ đồ, hình ảnh … không yêu cầu làm slide)

- Mỗi người sẽ được máy tính chọn ra 03 câu hỏi ngẫu nhiên

- Thời gian chuẩn bị cho 1 câu hỏi là 02 phút (chuẩn bị sơ đồ, hình ảnh … liên

quan)

- Thời gian trả lời cho 1 câu hỏi tối đa là 20phút

- Trong quá trình trình bầy, giám khảo sẽ hỏi bổ xung các câu hỏi phụ không

nằm ngoài nội dung câu hỏi chính.

- Giám khảo không giải thích, trả lời thắc mắc trong quá trình kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra sẽ không đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của tháng, nhưng sẽ

làm cơ sở cho phân công công việc và sắp xếp mức độ phức tạp, trách nhiệm

trong thời gian tới.