3 lễ kỷ niệm hai bà trưng qua nguồn sử...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 328 - 4742 THỨ BẢY, NGÀY 11/3/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng qua nguồn sử liệu VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN N hằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và đảng viên giai đoạn 2017-2020, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vừa ban hành Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTU về việc đổi mới hình thức, nội dung các cuộc kiểm tra, giám sát (KT, GS) trong thời gian tới. Nội dung hướng dẫn nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp và cán bộ, đảng viên, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác KT, GS và kỷ luật của Đảng trong tình hình và nhiệm vụ mới. Thường xuyên KT, GS tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; nhằm phát huy vai trò các tổ chức trong hệ thống chính trị tại địa phương, đơn vị. Nội dung KT, GS phải tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, địa bàn có vấn đề phức tạp, tạo sự chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng. Theo hướng dẫn, trước hết cần đổi mới việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác KT, GS. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình thực tế của các loại hình TCCSĐ, chương trình KT, GS của cấp ủy nhiệm kỳ và những nhiệm vụ mới để chủ động ban hành chương trình KT, GS hằng năm. Trong đó, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, nội dung, đối tượng KT, GS, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời gian để tập trung chỉ đạo thực hiện, hướng vào phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy phụ trách các lĩnh vực, địa phương, chỉ đạo, tổ chức KT, GS trong phạm vi chức trách. Kịp thời báo cáo với cấp ủy về kết quả thực hiện, đề xuất những khó khăn, vướng mắc để cấp ủy xem xét, giải quyết và có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ, hoặc chấn chỉnh, khắc phục. Bên cạnh đó, phải khắc phục tình trạng nhiều tổ chức, cơ quan cùng tiến hành KT, GS một đơn vị, cùng một lĩnh vực trong cùng một thời gian. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy phải chủ trì xây dựng và duyệt chương trình kế hoạch kiểm tra của cấp ủy,... Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của Đảng TRANG 8 Khám phá rừng Bidoup 1 TUẦN CON SỐ Trên 15,2 tỷ đồng là tổng số tiền dự toán kinh phí mà UBND tỉnh đã phê duyệt để triển khai các hạng mục phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Đức Trọng phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững 3 Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận (tranh dân gian Đông Hồ) Khi hoa cúc nở Truyện ngắn: CHU BÁ NAM 5 Cil Bri - cánh chim đại ngàn 4

Upload: vankhanh

Post on 29-Aug-2019

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 328 - 4742 THỨ BẢY, NGÀY 11/3/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng qua nguồn sử liệu

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và đảng viên giai đoạn 2017-2020, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vừa

ban hành Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTU về việc đổi mới hình thức, nội dung các cuộc kiểm tra, giám sát (KT, GS) trong thời gian tới.

Nội dung hướng dẫn nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp và cán bộ, đảng viên, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác KT, GS và kỷ luật của Đảng trong tình hình và nhiệm vụ mới. Thường xuyên KT, GS tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; nhằm phát huy vai trò các tổ chức trong hệ thống chính trị tại địa phương, đơn vị. Nội dung KT, GS phải tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, địa bàn có vấn đề phức tạp, tạo sự chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng.

Theo hướng dẫn, trước hết cần đổi mới việc chỉ đạo,

tổ chức thực hiện công tác KT, GS. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình thực tế của các loại hình TCCSĐ, chương trình KT, GS của cấp ủy nhiệm kỳ và những nhiệm vụ mới để chủ động ban hành chương trình KT, GS hằng năm. Trong đó, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, nội dung, đối tượng KT, GS, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời gian để tập trung chỉ đạo thực hiện, hướng vào phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy phụ trách các lĩnh vực, địa phương, chỉ đạo, tổ chức KT, GS trong phạm vi chức trách. Kịp thời báo cáo với cấp ủy về kết quả thực hiện, đề xuất những khó khăn, vướng mắc để cấp ủy xem xét, giải quyết và có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ, hoặc chấn chỉnh, khắc phục. Bên cạnh đó, phải khắc phục tình trạng nhiều tổ chức, cơ quan cùng tiến hành KT, GS một đơn vị, cùng một lĩnh vực trong cùng một thời gian. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy phải chủ trì xây dựng và duyệt chương trình kế hoạch kiểm tra của cấp ủy,...

Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

TRANG 8Khám phá rừng Bidoup

1 TUẦN CON SỐ

Trên 15,2 tỷ đồng là tổng số tiền dự toán kinh phí mà UBND tỉnh đã phê duyệt để triển khai các hạng mục phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Đức Trọng phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững

3

Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận (tranh dân gian Đông Hồ)

Khi hoa cúc nởTruyện ngắn: CHU BÁ NAM

5

Cil Bri - cánh chim đại ngàn

4

2 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

DI LINH: Thôn Đồng Đò ra mắt Mô hình “Nói không với tảo hôn”

Cầu Đất được biết đến là một vùng chè nổi tiếng của Lâm Đồng, ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển với sương mù và khí hậu lạnh quanh năm. Từ cách đây gần 100 năm, người Pháp đã mang công nghệ chế biến chè tân tiến nhất lúc bấy giờ đến đây và xây dựng nhà máy chè đầu tiên ở Đông Nam Á.

Qua biến thiên của lịch sử, khu nhà xưởng với những cỗ máy vẫn nguyên hiện trạng nhưng dần không còn phù hợp với quy trình sản xuất hiện đại. Ý tưởng xây dựng một bảo tàng chè đã được hình thành ngay sau khi Công ty Cầu Đất Farm tiếp nhận cơ sở vật chất và đầu tư xây dựng một nông trại theo quy trình sản xuất chè hiện đại. Nhà

Cầu Đất xây dựng Bảo tàng Chè đầu tiên của Việt Nam

xưởng cũ và những cỗ máy có tuổi 90 năm đã lạc hậu, nhưng nó không phải là những vật vô tri, mà là nhân chứng của thời gian nói lên tiến trình phát triển của ngành chè, là niềm tự hào của ngành sản xuất chè Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Với định hướng: phát triển phải có sự kế tục trên nền cái cũ, kết hợp giữa cả 2 yếu tố truyền thống và hiện đại, Cầu Đất Farm đã “đánh thức” những cỗ máy cũ kỹ, cồng kềnh. Khu nhà máy cũ được quét dọn, hệ thống máy vò, máy sàng, máy sao chè được quét bụi lau chùi, đồng thời được lắp đặt kết nối hoàn thiện với hệ thống công tơ điện. Do được làm từ nguyên liệu thép rất tốt, nên đã trải qua gần một thế kỷ nhưng các cỗ

Nhà xưởng cùng những cỗ máy cũ được khôi phục lại làm không gian chính của bảo tàng.

Quyết định công bố mới đây ở huyện Đơn Dương có 300 thủ tục hành chính (TTHC)

trên 27 lĩnh vực phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.

Chiếm số lượng nhiều nhất là lĩnh vực người có công với 42 TTHC; kế tiếp là lĩnh vực thi đua - khen thưởng (27

TTHC), nông nghiệp (22 TTHC), thể dục - thể thao (20 TTHC), xây dựng, văn hóa

(17 TTHC), chứng thực (12 TTHC), công thương (10 TTHC)…

Những lĩnh vực chiếm số lượng ít nhất như lĩnh vực dân tộc, giao thông vận tải, lao

động tiền lương, tài chính (1 TTHC), quản lý giá (2 TTHC), y tế (3 TTHC), thông tin và

truyền thông (4 TTHC)… Trong đó, đáng kể những TTHC giải

quyết chế độ hưởng trợ cấp một lần cho thân nhân của người tham gia chiến tranh

bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày

30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Hoặc các TTHC giải quyết trợ cấp xã

hội hàng tháng cho người cao tuổi tại cộng đồng; khai trình tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi bắt

đầu hoạt động; cấp giấy phép đào đường, vỉa hè, san ủi mặt bằng, mở đường; thẩm

định, phê duyệt dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy

hoạch thuộc Chương trình 30a…MẠC KHẢI

300 thủ tục hành chính đạt ISO ở Đơn Dương

... có tham khảo chương trình GS của HĐND cùng cấp, chương trình KT, thanh tra của các cơ quan Nhà nước để thống nhất nội dung KT, GS tránh trùng lắp về một nội dung và sắp xếp thời gian cho phù hợp, tạo điều kiện để địa phương, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Trong các nội dung đổi mới phương pháp, quy trình KT, GS cần lưu ý một số vấn đề trọng tâm: Các cuộc KT, GS thường được cấp tiến hành KT, GS ban hành quyết định, kế hoạch cho một đối tượng được KT, GS cụ thể. Cấp ủy, UBKT trực thuộc xem xét, căn cứ vào chương trình hằng năm của cấp ủy, UBKT cấp mình để ban hành quyết định KT, GS đối với nhiều đối tượng có cùng nội dung được KT, GS. Tuy nhiên, mỗi đơn vị phải có một kế hoạch KT, GS, gợi ý báo cáo giải trình

riêng phù hợp với nội dung KT, GS gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình. Công tác KT, GS cần bám sát quan điểm “giám sát phải mở rộng”, “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”, tư tưởng chỉ đạo “chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”. Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả KT, GS, thi hành kỷ luật Đảng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm của tổ chức đảng và đảng viên, giúp cấp ủy kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng sát với tình hình thực tế.

Về nội dung các cuộc KT, GS cần tập trung vào việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; GS việc ban hành các văn bản có dấu hiệu trái lại; tập trung vào những lĩnh vực có nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm, dễ xảy

ra khuyết điểm, dấu hiệu vi phạm trên các lĩnh vực: tư tưởng chính trị; chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; lĩnh vực kinh tế - tài chính; lĩnh vực hành chính, tư pháp; công tác tổ chức và cán bộ; việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); về nội dung và chất lượng sinh hoạt cấp ủy; KT và GS việc lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên và nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…

Để thực hiện có hiệu quả công tác KT, GS, UBKT các cấp phải chủ động, tham mưu, giúp cấp ủy đổi mới hình thức, nội dung một cách cụ thể, đúng quy trình, đảm bảo hiệu quả; gắn công tác với việc củng cố, kiện toàn cấp ủy, nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên. LAN HỒ

Tiếp tục đổi mới... TIẾP TRANG 1

Tại xã Tân Nghĩa (huyện Di Linh), được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và xã, Chi hội Phụ nữ thôn Đồng Đò vừa tổ chức ra mắt Mô hình Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và nói không với thách cưới. Bước đầu, Chi hội Phụ nữ thôn đã vận động được 16 thành viên trong thôn tham gia.

Tại buổi lễ ra mắt, Chi hội Phụ nữ thôn

Đồng Đò tổ chức bầu Ban chủ nhiệm mô hình và thông qua Quy chế hoạt động. Theo đó, Ban Chủ nhiệm phổ biến lịch và nội dung sinh hoạt định kỳ. Trong dịp ra mắt mô hình, các thành viên tham gia được nghe phổ biến về chăm sóc sức khỏe sinh sản, Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình; chính sách về kế hoạch hóa gia

đình; thực trạng và những hệ lụy của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tập tục thách cưới…

Được biết, từ hiệu quả Mô hình “Nói không với tảo hôn” đã được triển khai thí điểm tại thôn Bảo Tuân (xã Bảo Thuận), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Di Linh bắt đầu triển khai nhân rộng tại các xã khác trong huyện. X.LONG

Tiêu hủy gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậuChiều ngày 7/3, Phòng Cảnh sát kinh tế Công

an tỉnh đã thành lập hội đồng và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa nhập lậu mà đơn vị đã kiểm tra, thu giữ trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Đinh Dậu.

Hàng hóa tiêu hủy trong đợt này là rượu, bia, mỹ phẩm, thuốc tây, phụ kiện điện thoại di động… gồm 223 loại với gần 3.000 sản phẩm. Đây đều là những hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Trước đó, trong thời gian trước và trong Tết

Nguyên đán Đinh Dậu, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 13 vụ buôn bán hàng hóa nhập lậu. Toàn bộ số hàng hóa đã được lập biên bản tịch thu, 13 cơ sở kinh doanh sau đó đã bị phạt với tổng số tiền trên 100 triệu đồng.

Trước sự chứng kiến của đại diện các sở Tài chính, Công thương, Y tế… toàn bộ số hàng hóa này đã được tiêu hủy bằng cách đốt và chôn lấp. MAI KHANH

Lực lượng công an tiến hành tiêu hủy số hàng hóa nhập lậu. Ảnh: Lê Tiến

“Nobita” tặng phụ nữ 600 bông hồng nhân ngày 8/3

Nhiều phụ nữ đi đường bất ngờ khi nhận được hoa.

600 bông bồng đỏ đã được một chàng trai dành tặng cho phụ nữ đi đường nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 để thể hiện sự

quan tâm của “cánh mày râu” tới “một nửa của thế giới”.

Hai ngày qua, tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt, xuất hiện một chàng trai

ngoài 20 tuổi, mặc đồ theo trang phục Nobita - nhân vật nổi tiếng trong phim hoạt hình của Nhật Bản đứng tặng hoa cho phụ

nữ. Chàng trai có hành động ý nghĩa trên là Nguyễn Đức Tiến (24 tuổi), ngụ đường Phù

Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt. Anh Tiến chia sẻ, mục đích của việc dành

600 bông hoa hồng đỏ tặng cho 600 phụ nữ nhân ngày 8/3 là thể hiện sự quan tâm của

“cánh mày râu” tới “thế giới phụ nữ”, nhất là các bà, các mẹ còn gặp nhiều khó khăn trong

cuộc sống. Bên cạnh đó, anh Tiến cũng mong muốn qua việc tặng hoa này để nhắn nhủ, giới

thiệu tới du khách về vùng đất và con người Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch và mến khách. Anh Tiến đã đặt 600 bông hoa ở một nhà vườn từ cách đây mấy tuần. Sau khi biết

được thành ý tốt của chàng trai này dịp 8/3, chủ vườn đã bớt giá cho anh, một số bạn trẻ ở Đà Lạt cũng đã hỗ trợ trong việc thuê đồ, hóa trang thành nhân vật Nobita, đem hoa

tặng cho mọi người. Hai ngày qua, những người nhận được

quà tặng đến từ người xa lạ đều tỏ ra hết sức bất ngờ và hạnh phúc.

VĂN BÁU

máy không hề bị han gỉ, khi bật điện tất cả các máy vẫn chạy đều. Nhìn những động cơ quay tròn, tiếng máy chuyển dịch, du khách có thể nhìn lại toàn bộ quy trình sản xuất chè xưa, lịch sử hình thành và phát triển ngành chè Việt Nam. Bên cạnh hệ thống máy móc sản xuất hiện đại được đầu tư, “ôn cố tri tân” là cách Cầu Đất Farm đang làm để chứng minh cho sức sống bền bỉ và sự sống dậy của một thương hiệu chè đã từng nổi tiếng một thời.

Cùng với thiết bị máy móc cũ được phục hồi, hình ảnh tư liệu về Nhà máy chè Cầu Đất, cùng các sản phẩm trà truyền thống được sản xuất tại nhà máy, và các sản phẩm trà của Việt Nam sẽ được trưng bày, bên cạnh đó là không gian văn hóa trà, thưởng lãm trà. Trong tổng diện tích 200 ha chè của nhà máy, 11 ha chè cổ có tuổi đến hơn một đời người vẫn cho thu hái và sản xuất trên dây chuyền hiện đại cũng là một bộ phận không thể thiếu của bảo tàng. Ngoài ra, những cây chè già cỗi được trồng vào chậu làm cây kiểng, những gốc chè cổ thụ khô được làm bàn ghế gỗ lũa sẽ làm phong phú thêm vị trí và giá trị của cây chè trong đời sống con người.

Hiện tại, mọi công đoạn cho một bảo tàng đang gấp rút hoàn thành, dự tính đến tháng 5/2017 sẽ được đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan. Bảo tàng Chè Cầu Đất sẽ cho du khách một cái nhìn toàn diện về ngành sản xuất chè, về văn hóa trà của người Việt khi đến Đà Lạt - Lâm Đồng.

QUỲNH UYỂN

Bí thư Huyện ủy Đức Trọng Phạm Thanh Quan (ngoài cùng bên phải) cùng đoàn công tác của tỉnh thăm trang trại rau công nghệ cao Phong Thúy (xã Phú Hội). Ảnh: Văn Báu

Bí thư Huyện ủy Đức Trọng Phạm Thanh Quan: Thực hiện chủ trương chung của tỉnh trên lĩnh vực nông

nghiệp công nghệ cao, Đức Trọng là địa phương phát triển nhanh và rất hiệu quả, diện tích tăng gấp nhiều lần theo hàng năm và cho giá trị kinh tế tương đối lớn, cá biệt có những doanh nghiệp phát triển nông nghiệp cho thu nhập hàng chục tỷ đồng/ha trở thành những điển hình của tỉnh và khu vực.

Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Đức Trọng sẽ là hướng đến kêu gọi đầu tư Khu nông nghiệp - công nghiệp Tân Phú với diện tích khoảng 300ha, cùng các dự án trước đó sẽ có ý nghĩa kích cầu trong liên kết với nông dân để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp CNC sẽ theo đúng định hướng của Nhà nước trong thực hiện chính sách mới là hướng đến “Tích tụ ruộng đất”, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, ưu tiên những nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có chiến lược, từ đó tạo được chuỗi liên kết sản xuất với nông dân từ khâu trồng, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.

Là huyện có tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), hơn 10 năm qua, Đức Trọng đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá, cơ cấu có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng đa cây, đa con. Huyện đã hình thành các loại cây trồng được xác định là thế mạnh, đặc trưng của địa phương như rau, hoa, cà phê, dâu tằm và chăn nuôi bò sữa. 

3 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

LAN HỒ

Những yếu tố nền tảngTrong 10 năm qua, sản xuất

nông nghiệp của huyện Đức Trọng đã có sự nhảy vọt tích cực, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo. Đến năm 2015, tổng diện tích gieo trồng đạt 48.994 ha, tăng 21,1% so với năm 2010 và tăng 45,8% so với năm 2005. Hệ số sử dụng đất bình quân đạt 1,37 lần. Giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích năm 2010 đạt 69 triệu đồng/ha và năm 2016 đạt 200 triệu đồng/ha. Điều đáng chú ý là tổng diện tích sản xuất NNCNC cuối năm 2016 đạt gần 7.710 ha, chiếm 21,74% diện tích đất canh tác nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất NNCNC đạt khoảng 25% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi áp dụng CNC tăng bình quân từ 25 - 30%, tăng lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 30% so với sản xuất theo hướng truyền thống.

Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng quy mô trang trại. Đàn bò sữa thuần phát triển mạnh về số lượng, chất lượng; tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm từ 15 - 20% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện có 12/14 xã được công nhận nông thôn mới.

Tuy đạt kết quả khả quan song lĩnh vực phát triển nông nghiệp của huyện Đức Trọng vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Đó là: Địa hình khá phức tạp, diện tích canh tác manh mún, nhiều khu vực khan hiếm nguồn nước nên hạn chế việc đầu tư và phát triển sản xuất. Sản xuất NNCNC phát triển chưa đồng đều, thiếu tính ổn định, quy mô nhỏ lẻ; năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi thấp. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất; liên kết bốn nhà (nhà nước - nhà khoa học - nhà sản xuất - nhà kinh doanh) còn ít, chưa chặt chẽ. Các mô hình THT, HTX nông nghiệp còn hạn chế, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm nông sản địa phương, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa. Việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nông dân còn yếu, tiêu thụ nông sản chủ

Đức Trọng phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững

yếu thông qua các thương lái, người nông dân không kiểm soát được giá cả sản phẩm nên còn tình trạng ép giá. Hạn chế nữa là việc sử dụng nhãn hiệu rau, hoa Đà Lạt chưa được quan tâm và tận dụng triệt để. Trong sản xuất, nông dân chưa thực sự chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình hình thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, nhiều loại dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành, mở rộng diện tích ứng dụng công nghệ caoThực hiện Nghị quyết số

05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy “về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025”, Huyện ủy Đức Trọng đã ban hành Chương trình hành động cho những năm tới. Theo đó, Đức Trọng hướng tới đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quá trình tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi, tổ chức tốt mạng lưới thu mua và tiêu thụ nông sản, giảm các khâu trung gian, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Về mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, Đức Trọng sẽ duy trì tốc độ tăng

trưởng bình quân đạt trên 6%/năm; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt 68-72% (toàn tỉnh 73-76%), chăn nuôi 28-30% (toàn tỉnh 20-22%), dịch vụ 3-4% (toàn tỉnh 4-5%). Duy trì diện tích đất canh tác nông nghiệp khoảng 36.000 ha. Doanh thu bình quân trên một đơn vị diện tích 250 triệu đồng/ha/năm. Đến năm 2020 tăng thêm tối thiểu 1.500 ha diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; mỗi năm tăng từ 300 - 500 ha; có ít nhất 40% diện tích được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn và bền vững; giảm diện tích có giá trị sản xuất dưới 50 triệu đồng/ha/năm xuống dưới 20%. Áp dụng triệt để các công nghệ tưới

tiết kiệm nước nhằm chủ động được nguồn nước trong mùa khô hạn. Đảm bảo cung cấp nước chủ động cho 1.000 ha lúa đông xuân, 10.000 ha rau và 15.000 ha cây công nghiệp, trên 63% diện tích gieo trồng cần tưới, có trên 10% diện tích gieo trồng áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm. Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung theo quy hoạch, đảm bảo công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh. Triển khai có hiệu quả đề án phát triển đàn bò thịt cao sản để phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Đến năm 2018, có 14/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt

chuẩn “huyện nông thôn mới”, có ít nhất 1 xã được công nhận “xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”. Từ kết quả giai đoạn 2016 - 2020, Đức Trọng phấn đấu đến năm 2025 phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành, mở rộng diện tích ứng dụng CNC, tập trung phát triển các mặt hàng rau, hoa, cà phê, dâu tằm và bò sữa…, đạt giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích hơn 280 triệu đồng/ha/năm…

Để đạt những mục tiêu trên, Đức Trọng sẽ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng trưởng nhanh và ổn định. Huyện phấn đấu đảm bảo cơ cấu nông nghiệp hợp lý; tiếp tục phát triển các loại cây trồng được xem là thế mạnh theo hướng thâm canh, tăng năng suất, ứng dụng khoa học công nghệ; tăng tỷ trọng chăn nuôi, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung. Trên cơ sở đó, Đức Trọng duy trì ổn định diện tích đất canh tác khoảng 36.000 ha. Rà soát, điều chỉnh các loại cây trồng, vật nuôi ở từng địa phương, đảm bảo cơ cấu cây trồng hợp lý. Giảm diện tích sản xuất kém hiệu quả, tiến hành lai tạo các giống bò thịt cao sản (giống BBB, Kobe, Brahman…). Hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân có ruộng đất phát triển quy mô sản xuất, trang trại sản xuất, giảm diện tích sản xuất manh mún; tạo điều kiện để các hộ nông dân, trang trại hình thành các doanh nghiệp tư nhân, dần phát triển thành công ty TNHH, công ty cổ phần…

Huyện Đức Trọng cũng xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC là khâu đột phá. Do vậy, phải ứng dụng các hình thức sản xuất tiên tiến hiện đại như công nghệ nhà kính, nhà lưới, tưới tự động tiết kiệm nước… Xây dựng các vùng chuyên canh, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC có quy mô sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển NNCNC đối với các sản phẩm chủ lực; tăng cường tiếp cận, chuyển giao, ứng dụng CNC vào sản xuất một cách đồng bộ, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, gắn với dịch vụ du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống; tiếp tục hình thành và nhân rộng mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho những vùng trọng điểm sản xuất các cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; có chính sách hỗ trợ ưu đãi trong thời gian đầu để phát triển và ổn định sản xuất.

4 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Khi hoa cúc nở

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Truyện ngắn: CHU BÁ NAM

Chị tôi năm nay 80 tuổi, thượng thọ, như ngày xưa chết đốt pháo được rồi. Tai phải chị

điếc đặc, tai trái chỉ nặng thôi, còn nghe được. Biết ý con cháu muốn nói chuyện cứ ngồi bên trái. Chúng trang bị cho cụ chiếc di động cục gạch, cụ dùng như điện thoại bàn, nghe là chính. Chị đưa tôi mảnh giấy ghi số di động của người nào đấy nhờ bấm hộ. Đã có tiếng chuông reo, tôi vội trả lại máy cho chị, chị áp máy vào bên trái bằng cả hai tay.

- Alô? - Đầu bên kia lên tiếng rõ to.

- Alô…- Alô cái gì mà alô, gọi người ta

thì nói đi!Chị tôi cười sằng sặc, nước mắt

giàn giụa, chưa thèm trả lời ngay.- Phi Yến phải không? - Vẫn

giọng bên kia.- Ừ, Phi Yến đây.- Ơ….- Ơ cái gì mà ơ?- Sao bảo mày chết rồi?- Chưa, vẫn “sống nhăn răng” ra

đây này.Và cả hai đầu đổ một trận cười

ngặt nghẽo. Giờ thì tôi nhớ ra rồi, người mà

chị tôi gọi hẳn là Phi Long chứ không thể ai khác, Phi Long, Phi Yến đều là những hoa khôi của trường phổ thông nhỏ bé nơi tôi cùng học. Tên của họ - “Song Phi” trở thành điểm nhấn của nhà trường một thời. Tôi được thơm lây vì là dây nối giữa họ và các bậc đàn anh. Những bức thư tay, những món quà tặng nho nhỏ đều nhờ tôi, đương nhiên có “hối lộ”, ít nhất là được mời đi ăn phở.

Tôi còn nhớ mùa hè phổ thông cuối cùng của các chị. Phượng nở cháy trời, ve kêu ran ran vừa khắc khoải vừa giục giã. Mùa hè cuối cùng của tuổi thơ trong sáng. Mấy ngày nữa thôi, kẻ vào đại học, người ra chiến trường hoặc ở lại sản xuất nơi quê nhà. Vui buồn trong quá khứ thành kỷ niệm đẹp, nghĩ đến chia tay ai cũng rộng lượng đáng yêu hơn và cảm giác thành người lớn lúc ấy mới thực sự hiện hữu. Thầy bớt đi vẻ đạo mạo

và trò cũng đỡ e dè.Hai chị “Song Phi” của tôi gấp

rút chuẩn bị tiết mục song ca. Họ là (ủi) áo dài bằng chiếc thau đồng đựng đầy nước sôi rồi ướm thử, mặc vào soi gương cười với mình. Thầy dạy văn mang cả đàn accordeon đến nhà tôi luyện hát cho các chị, sững người nhác thấy hai chị trong gương, làm ra vẻ không quan tâm.

“Ta bắt đầu!”. Hất mái tóc xõa trước trán theo thói quen, thầy ngửa mặt nở nụ cười khích lệ. Vòng tay dang rộng, accordeon mở ra tiếng đàn hòa cùng giọng hát trong trẻo: “Nhìn hai bông hoa xinh xinh bên đồi…”. Những ngón tay thanh tú của thầy dạy văn tài hoa lướt nhẹ trên bàn phím, ép đàn lại, mái đầu thầy nghiêng nghiêng má áp hẳn xuống như tự thưởng thức tiếng đàn của mình, mắt không rời người hát. Phi Long, Phi Yến đều có nước da trắng xanh với thân hình nhẹ nhõm. Thầy nhắc các em phải tròn miệng lại. Chưa son phấn mà môi Phi Long đã đỏ mọng, nổi bật chiếc răng khểnh với nụ cười thường trực. Môi Phi Yến hơi mỏng và cặp mắt to nhìn thẳng. Phi Long cúi đầu hiền dịu đến yếu ớt, tóc búi tó vống lên lộ rõ những chân tóc xanh đen sau ót.

Họ đi hai bè, Phi Yến bè cao, Phi Long bè trầm, lúc lại hát nối, đuổi nhau ríu ran rộn lên như chim: “Nhìn hoa ta càng nhớ người - Nhìn hoa ta càng nhớ người/ Yêu năm nao ước nguyền - Yêu năm nao ước nguyền/”. Rồi hòa chung: “Say sưa sống bên nhau êm đềm”. Có mấy câu cứ hát đi hát lại mãi không chán. Hai bờ vai mềm đung đưa như có gió thổi khẽ chạm vào nhau theo giai điệu bài hát và tiếng đàn giọng ca ùa ra ngoài khung cửa sổ vang xa rung rinh những cánh hoa đang khoe sắc dưới nắng mai.

Lòng xốn xang, rạo rực, những phút giây này liệu có còn lặp lại? Trong lưu bút viết cho Phi Yến thầy mở đầu: “Cuộc sống cũng như thời tiết…”. Hay quá! Có ấm

Triển lãm “Một thế kỷ đề tài nữ - tác giả nữ”

Chiều 6/3, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam

(đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy,

Hà Nội) đã khai mạc Triển lãm “Một thế kỷ đề tài nữ - tác giả nữ” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1977 năm Khởi

Cil Bri - cánh chim đại ngàn

DIỆU HIỀN

Cil Bri (dân tộc K’Ho - Lạch) sinh ra và lớn lên ở Bon Dơng 1 của xã Lát, Lạc Dương,

học bác sĩ đa khoa chính quy tại Đại học Tây Nguyên. Năm 2004, ra trường chị về làm ở Phòng khám Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương. Sau đó, chị phụ trách công tác khám chữa bệnh ở Trạm Y tế xã Đưng K’Nớ, rồi làm Trưởng Trạm y tế thị trấn Lạc Dương. Từ năm 2012-2015 chị được phân công sang công tác Dân số - KHHGĐ của huyện. Sau đó, chị làm Trưởng Ban Dân vận huyện Lạc Dương, trước khi về làm Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh từ tháng 8/2016 đến nay.

Trong quá trình công tác, chị đã sắp xếp thời gian để học nâng cao trình độ chuyên môn và đã tốt nghiệp Chuyên khoa I Đại học Y tế Công cộng Hà Nội (mở tại Lâm Đồng) năm 2016.

Cil Bri cho biết: “Cách đây hơn chục năm, tôi được tham dự lớp tập huấn về Dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế, đặc biệt là nữ DTTS của UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc) do Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng mở lớp. Nhờ tham gia lớp học này tôi tích lũy được vốn kiến thức và một số kỹ năng vô cùng quý báu như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, hay kỹ năng và phương pháp lập kế hoạch. Trong gần 13 năm công tác, trải qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau, tôi nghiệm thấy vốn kiến thức và kỹ năng tôi được tập huấn thời kỳ đó rất thiết thực”.

Cil Bri là đại biểu HĐND tỉnh 2 khóa (khóa VIII và khóa IX), chị bày tỏ mong muốn TW Hội Phụ nữ và Tỉnh Hội tiếp tục nghiên cứu để mở thêm nhiều lớp tập huấn cho cán bộ nữ, nội dung phong phú đa dạng hơn để chị em phụ nữ được trau dồi học tập nâng cao kỹ năng, nhận thức về vị thế vai trò của nữ

Bác sĩ Cil Bri, sinh năm 1977, hiện là Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, đại biểu dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII diễn ra tại Hà Nội (từ ngày 7-9/3).

giới và phát huy tiềm năng vốn có của chị em để luôn phấn đấu vươn lên vì mục tiêu bình đẳng giới.

Là cán bộ Hội Phụ nữ trẻ tuổi, Cil Bri chia sẻ: “Tôi biết ơn các bậc tiền nhiệm đã có những cống hiến, đóng góp to lớn đối với tổ chức Hội và phong trào phụ nữ tỉnh nhà, tôi coi đây là nền tảng vững chắc, tiền đề quan trọng cho phong trào phụ nữ và hoạt động Hội tiếp tục phát triển. Bản thân tôi sẽ không ngừng cố gắng phấn đấu, rèn luyện để làm tốt nhiệm vụ. Đồng thời, mong muốn Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, cùng nhau đề ra những chương trình hành động, giải pháp tốt để hoàn thành được những nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ”.

Vấn đề chị Cil Bri đặc biệt quan tâm trong thời gian tới là cùng tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, hội viên phụ nữ toàn tỉnh tiếp tục đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, đặc biệt là phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Không ngừng rèn luyện học tập, nâng cao nhận thức, phát huy truyền thống, phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; không ngừng tìm hiểu các kiến thức pháp luật, xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời, chị Cil Bri mong muốn mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ hãy bằng những hành động cụ thể, thiết thực trong lao động sản xuất, trong học tập, nghiên cứu, trong xây dựng cuộc sống gia đình và cộng đồng cùng nỗ lực, tích cực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ dù ở bất cứ công việc nào, hoàn cảnh khó khăn nào để góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn.

Để đại diện cho tiếng nói chung của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh, chị Cil Bri mong muốn gửi

gắm và kỳ vọng Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần XII (nhiệm kỳ 2017-2022) sẽ đề xuất nhiều chính sách giúp cải thiện nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược cho phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng. Cụ thể như sau: Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội một số vùng sâu, vùng xa và vùng DTTS cần tập trung vào an ninh lương thực (vì đây là một trong số lý do học sinh bỏ học do nghèo); tiếp tục đầu tư và củng cố cơ sở hạ tầng ở một số vùng sâu, vùng xa để giúp phụ nữ DTTS tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ giáo dục và y tế. Cần có nhiều sáng kiến hơn nữa để giúp phụ nữ DTTS có việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo. Hiện nay sự bất bình đẳng đối với phụ nữ DTTS thuộc các tầng lớp khác nhau trong một cộng đồng như phụ nữ không gia đình, phụ nữ góa, phụ nữ đơn thân… vì vậy, cần tìm hiểu những khó khăn của nhóm đối tượng này để xây dựng chính sách giảm nghèo hiệu quả hơn. Cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa để tăng cường sự tham gia, cơ hội tiếp cận của phụ nữ DTTS vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó làm giảm dần sự tụt hậu so với mặt bằng chung của xã hội do tính dễ bị tổn thương cũng như rào cản về ngôn ngữ và hạn chế về trình độ học vấn.

Chị Cil Bri trong lễ tốt nghiệp lớp Chuyên khoa cấp I Y tế Công cộng.

Trang phục nữ nhà báo trong kháng chiến chống Mỹ.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, nội dung “phục dựng các nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với diễn tấu Cồng chiêng” sẽ có sự tham gia góp mặt của nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ diễn ra từ ngày 11-12/3/2017 tại TP Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk.

Tham gia hoạt động này, các tỉnh Tây Nguyên sẽ tham gia và giới thiệu 1 nghi thức, nghi lễ đặc sắc, tiêu biểu nhất của đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương; diễn

tấu cồng chiêng kết hợp múa dân gian và các hình thức văn hóa cộng đồng khác. Cụ thể tỉnh Đắk Lắk sẽ tham gia phục dựng Lễ cúng cầu mưa và Lễ kết nghĩa anh em của dân tộc Êđê; tỉnh Lâm Đồng sẽ phục dựng Lễ mừng lúa mới của dân tộc K’Ho; tỉnh Kon Tum tham gia phục dựng Lễ bắt máng nước của dân tộc Sê Đăng; tỉnh Đắk Nông tham gia phục dựng Lễ cưới xin của dân tộc M’nông và tỉnh Gia Lai sẽ tham gia Lễ cúng nhà Rông của người Bana.

“Phục dựng các nghi thức, nghi

lễ của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với diễn tấu cồng chiêng” là một trong những nội dung nằm trong Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3/2017 tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với 5 nội dung chính như: “Đêm hội diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên”; “Phục dựng các nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với diễn tấu cồng chiêng”; “Hành trình di sản”; Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên. BÁ THĂNG

Phục dựng 5 nghi lễ thiểu số tại Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

5 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Khi hoa cúc nở

nhà trường do chính thầy làm chủ biên. “Báo tường” là báo viết tay dán lên tường, trong kháng chiến chống Pháp mấy năm trước còn gọi là “báo liếp”, bài viết xong dán lên liếp cả cơ quan cùng đọc, nhà tranh tre nứa lá thưng phên liếp lấy đâu ra nhà xây mà có tường.

Cái tội của thầy là tả hai cô đẹp quá, đáng yêu quá: “Khuôn ngực căng tròn như muốn nổ tung, nhúng nhính cặp nhũ hoa sừng bò có thể chọc thủng làn áo dài mỏng tang cánh chuồn chuồn”. Chưa hết, thầy còn dừng bút ở mảng da trắng ngần lộ ra bên eo. Chết thật, ống tay áo không đủ dài để che đi cái cổ tay tròn lẳn đã bị mẹ nhắc trước khi ra đường. Chỉ tầng lớp tiểu tư sản mới có cái nhìn “tội lỗi” ấy. Sao không tả cái đẹp của những cô gái cầm súng cầm cày? Cái đẹp cũng mang tính giai cấp thật, tiếp tục để thầy lên bục giảng sẽ làm hỏng cả một thế hệ. Thầy được chuyển sang giữ thư viện. Học sinh sợ gần thầy bị tiêm nhiễm, liên lụy nên chẳng ma nào đến đọc sách. Ngồi không ăn lương là một hình thức tra tấn, danh dự khiến tự thầy thôi việc. Kết thúc đời dạy học của một ông thầy dạy văn đẹp trai, tài hoa, tiểu thuyết Pháp nguyên bản đọc làu làu.

Nhưng trong cái rủi có cái may,

chính những ngày ấy Phi Long đã đến với thầy.

Đúng như Phi Yến dự đoán, có được địa chỉ của Phi Long, thầy đến thăm nhiều lần trong suốt thời gian cô học ở Hà Nội, khi ghế đá vườn hoa, khi xem phim trong rạp, có lần vào cả Nhà Hát Lớn xem kịch… Bao giờ thầy cũng tươm tất, lịch sự, có khi còn xức cả nước hoa nữa. Với thói quen nghề nghiệp, thầy phân tích cho cô nhiều điều hay trong các tác phẩm nghệ thuật. Chiến tranh leo thang, trường cô sơ tán ở một vùng rừng núi hẻo lánh. Xa xôi quá, chắc chẳng bao giờ thầy lên đây được.

Gần trường có một quán nước của bà già, sinh viên thường ra đấy ăn cái bánh chưng, mua cây kẹo lạc hoặc uống chén nước chè rồi về. Một buổi chiều bà nhắn Phi Long ra có người gặp. Cô ngờ ngợ, trước mặt là một người đàn ông gầy guộc, toàn thân phủ kín bụi đường. Tóc đỏ, mặt đỏ, quần áo đỏ, đến cả cái túi xách trên tay cũng đỏ nốt, trừ hai con mắt, chính nhờ cái ánh mắt ấy cô nhận ra thầy. Không chút ngượng ngùng, quên cả xấu hổ, cô lao đến ôm chầm lấy thầy, dụi đầu vào ngực, nức nở.

Thế đấy, dáng vẻ lịch lãm ư? Quần áo chỉnh tề ư? Nước hoa loại sang ư? Ngay cả cái văn chương

thấp mới ra trường… cuộc sống đã sớm lấy đi tuổi thanh xuân của cô. Người đét lại, đen đủi như con cá mắm. Chiếc xe đạp cũ thồ đủ thứ lủng củng cứ đẩy đến lưng chừng lại trôi tụt xuống. Phi Long dừng lại, thở, nhìn đức ông chồng vẫn ngồi bất động trên bàn viết:

- Anh có nhìn thấy em không? - Cô phát cáu.

- Tôi không phải thằng ở nhà cô!- Thế thì em là con ở nhà anh!A, hỗn! Nên nhớ tôi là chồng

cô nhưng cũng là thầy cô. Đừng thấy tôi ăn nhờ ở đợ mà nói thế nào cũng được. Dám bốp chát đôi co với người trên. Láo! Ông ném bút xuống bàn, xăm xăm bước ra cửa thẳng tay tát vào mặt vợ. Bị bất ngờ không giữ nổi thăng bằng, Phi Long ngã lăn ra, chiếc xe đạp nặng đè lên người, mì, gạo, rau muống đè lên người. Ông quay vào, nghĩ thế nào lại quay ra nhưng bà vợ đã kịp gượng dậy. Kéo chiếc xe Phượng Hoàng cũ 18 kilô với mì gạo rau dưa 30 kilô nữa, đứng thẳng người, căm phẫn trân trân nhìn chồng.

Cái gì khiến ông trở nên thô bạo thế?

Ông đang bị một cú sốc tâm lý và cáu bẳn với chính mình. Phải chăng cái nhìn hạn hẹp của ban giám hiệu nhà trường đã đẩy ông đến nông nỗi này? Ông gửi truyện ngắn của mình cho tờ báo văn nghệ Trung ương. Về nguyên tắc thì không in không trả lại bản thảo, nhưng trường hợp này họ gửi lại với lời nhận xét viết tay ở ngoài lề: “Hay đến mức không thể in được, tôi có đem về cho vợ tôi xem!”. Dưới là chữ ký của một nhà văn nổi tiếng. Ông quyết định gửi lại với bút danh khác. Họ lại trả lời: “Một giọng văn quí hiếm không lẫn vào đâu được!”. Chữ nghĩa thế là hết đường, không được dạy, viết cũng không xong. “Cơm áo không đùa với khách thơ”, là giáo viên văn cấp 3 ông còn lạ gì chuyện đó nên mấy hôm trước đã làm một “dịch vụ” nho nhỏ: Mua sợi thuốc lá trên miền ngược về bán cho những người sản xuất thuốc cuốn. Cũng có thể hiểu là buôn lậu, gặp học sinh cứ gằm mặt xuống nhấn pe-đan để thầy trò khỏi khó xử...

XEM TIẾP TRANG 11

của thầy nữa cũng không làm cô xúc động bằng lúc này. Hoa mỹ như lông cánh con gà trống, chỉ làm người ta thích. Tâm hồn đồng điệu và sự hy sinh cho nhau mới là yêu. Tình yêu thật sự đến cũng bất ngờ như ta ngộ ra một điều gì, nó không có hình thức, ngoài những kịch bản tưởng tượng. Và, cái ôm bột phát đã nâng cuộc tình của họ lên một cung bậc mới.

Mấy năm sau, một hôm vô tình tôi hỏi chị Phi Yến:

- Chị Phi Long giờ thế nào?- Lấy thầy, rồi lại bỏ thầy rồi!- …?- Ông ấy đánh nó.Tôi không tin, một ông thầy dạy

văn tao nhã thế lại có thể đánh vợ. Những ngón tay quen cầm phấn, lướt trên phím đàn ngày nào. Nhưng sự thể như chị tôi kể thì không thể bịa được.

Khi ấy đứa con đầu lòng của họ mới ra đời. Suốt đêm Phi Long xếp hàng mua gạo mua mì. Dắt chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ đèo đủ thứ sau gác-ba-ga về đến nhà tập thể thì đứt quai dép rọ. Nắng đổ lửa, bàn chân trần đặt lên gạch bỏng rộp. Cô đẩy vội xe lên tấm ván kê trên bậc thềm vào nhà mà không được. Con nhỏ, thức suốt đêm, chồng mất việc làm, công việc cơ quan vất vả, đồng lương

áp và giá lạnh, có gặp gỡ sum vầy và chia ly… Những dòng dành cho Phi Long cũng mở đầu như thế nhưng ở cuối thêm câu tái bút: “Em vào trường nào nhớ biên thư cho thầy!”.

- Á à… - Phi Yến cười hóm - Lại muốn có địa chỉ của nàng đây!

Con gái mới lớn cũng nhạy cảm ranh mãnh đáo để, lúc hát Phi Long cúi đầu tránh ánh mắt của thầy khiến Phi Yến chạnh buồn, tự dưng bị tách ra khỏi nhóm. Đêm ấy về nhà, Phi Long lật lại từng trang lưu bút chợt rơi ra tờ 5 đồng (mệnh giá cao nhất) mới cứng kẹp vào tờ pơluya với dòng chữ “để em thêm tiền tàu xe đi thi”.

- Thế này là thầy chê nhà tao nghèo? - Cô tâm sự với Phi Yến. Phi Yến phản bác:

- Bậy. Mày nghĩ vớ vẩn.- Có cảm tình sao không mời

chúng mình đi ăn phở?- Khỉ ạ, - Phi Yến đấm lưng bạn -

con này… đúng là tham ăn.Dù gì đi nữa cũng là tình cảm

thật của thầy, đồng tiền một khi là tình cảm thì càng hay chứ sao, chẳng có gì xấu, thậm chí đáng trân trọng. Cô gái có giáo dục đỏ mặt cảm thấy bị xúc phạm cũng là lẽ thường tình.

Phi Yến vào ngành Bưu điện, Phi Long học trường Y, họ cứ xa nhau dần, chẳng hiểu thầy có đến với Phi Long nữa hay không.

* * *“Cuộc sống cũng như thời

tiết…” đúng lắm, nhưng câu ấy trước hết lại dành cho người viết, cho thầy.

Đầu đuôi là thế này, ba năm sau khi Phi Long, Phi Yến ra trường, chắc là cảm xúc cái đêm liên hoan bế giảng, tiết mục song ca “Hai Bông Hoa” được vỗ tay yêu cầu hát lại nhiều lần và song hậu Phi Long, Phi Yến rực rỡ dưới ánh đèn, nhất là Phi Long, cứ như cô dâu trong tiệc cưới khiến thầy không tài nào quên được. Thầy cầm bút viết truyện ngắn đầu tay “Hai Bông Hoa” trùng tên với bài hát, đăng trên báo tường của

Minh họa: Phan Nhân

Triển lãm “Một thế kỷ đề tài nữ - tác giả nữ”nghĩa Hai Bà Trưng và dịp khai mạc Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.

Với gần 500 tư liệu, hiện vật trưng bày được nghiên cứu, sưu tầm trong quá trình xây dựng Bảo tàng báo chí Việt Nam, triển lãm đã tôn vinh những đóng góp to lớn của các thế hệ nhà báo nữ trong các giai đoạn lịch sử của đất nước, khẳng định vị thế, ảnh hưởng tích cực không thể thay thế của người phụ nữ nói chung, nhà báo nữ nói riêng trong gia đình, ngoài xã hội.

Triển lãm được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn trước 1945, hiện vật chính là những bài viết rải rác trên những tờ

hàng loạt gương mặt nhà báo nữ tiêu biểu với những đóng góp lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước.

Giai đoạn từ 1975 đến nay, các hiện vật trung tâm là chân dung một số nữ nhà báo trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và các đề tài lớn như nữ quyền, chân dung nữ trí thức, nữ doanh nhân, nữ chính khách tiêu biểu.

Ban tổ chức cho biết, đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện của Hội báo toàn quốc 2017, dự kiến sẽ diễn ra từ 17 đến 19/3 tại cùng địa điểm, với sự quy tụ của hơn 900 cơ quan báo chí, 280 tổ chức hội nhà báo trong cả nước.

báo tiếng Việt đầu tiên, hình ảnh bà Sương Nguyệt Anh, nữ tổng biên tập đầu tiên của nền báo chí Việt Nam khi được mời làm chủ bút của tờ báo đầu tiên về phụ nữ “Nữ giới chung”. Ở thời kỳ này, báo chí đã bắt đầu phản ánh những nỗ lực giải phóng chính mình của nữ giới với các đề tài cụ thể như nữ quyền, nữ học, nữ công, đồng thời các nhà báo nữ đã có những tiếng nói độc lập, mạnh mẽ trong truyền bá tư tưởng mới góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và giải phóng dân tộc.

Giai đoạn 1945-1975 có các hiện vật trung tâm là các kỷ vật của các nhà báo chiến trường với

Triển lãm ảnh cà phê Buôn Ma Thuột và cồng chiêng Tây Nguyên

Sáng 8/3, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk đã khai mạc triển lãm ảnh cà phê Buôn Ma Thuột và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Triển lãm giới thiệu 144 bức

Du khách tham quan, thưởng lãm ảnh tại triển lãm.

ảnh về hoạt động sản xuất cà phê và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là những bức ảnh đẹp nhất được chọn từ 495 bức ảnh nghệ thuật của 71 tác giả đến từ khắp cả nước tham dự cuộc thi ảnh nghệ thuật về chủ đề nói trên.

Nhân dịp này, ban tổ chức cũng đã trao giải nhất cuộc thi cho 2 tác phẩm Được mùa (tác giả Võ Đình Quýt, ở Lâm Đồng) và Sức sống đại ngàn (tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh, ở Đắk Lắk).

Triển lãm diễn ra từ ngày 8 đến 13/3 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk.

(Theo sggp.org.vn)

6 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THANH BÌNH

T heo tiếng Churu thì múa là Tamya và T’rumpô, Arya, Păhgơnăng, Damtơra,... là tên của các vũ điệu. Đối với người Churu, nghệ thuật

múa không chỉ là một hoạt động văn hóa cộng đồng trong sinh hoạt thường ngày, mà còn là một trong những lễ thức quan trọng trong lễ hội.

Vũ điệu lễ thức trong các lễ hộiTrong các vũ điệu của người Churu,

T’rumpô được coi là vũ điệu thiêng (múa tín ngưỡng), trong các lễ cúng thần: thần Mương nước (Rơ Bông), thần Lúa (Mơ Nhum), thần Đập nước (Bơ Mung), thần cây cổ thụ (YangWer) hoặc lễ cúng tổ tiên (Pơ khi mô cay) và lễ xây mộ (Pơthiatơu),... thường sau những nghi thức mang nội dung tín ngưỡng là vũ điệu T’rumpô, nó như một nghi thức mời gọi thần linh về chứng giám và nhận lễ vật mà buôn làng hay dòng tộc đã dâng cúng. Người múa phải dưới sự hướng dẫn của các thầy cúng. Các bài chiêng gọi thần linh là nhịp đệm cho điệu múa được sắp xếp theo một trình tự nhất định với tiết tấu rất chậm, dứt khoát từng tiếng một... Hòa cùng âm thanh và không gian linh thiêng đó, các thiếu nữ sẽ hóa thân vào vũ điệu mang đầy màu sắc kỳ ảo, với những động tác uyển chuyển và rất “thần”, biểu hiện thế giới tâm linh của họ (cầu mong sự che chở, phù hộ của các đấng thần linh).

Vũ điệu mời kháchArya theo tiếng Churu nghĩa là nhịp

chiêng, đồng thời là tên gọi của một vũ điệu dân gian của người Churu. Nếu T’rumpô là vũ điệu thiêng, thì Arya là vũ điệu dành cho các cuộc vui của hầu hết các lễ hội và những sự kiện trọng đại của đời người từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh cho đến lễ bỏ mả. Vũ điệu với ý nghĩa mời khách uống rượu cần và cùng nhảy múa. Khi phần lễ kết thúc, âm thanh của chiêng ba (sar), của trống Păhgơnăng, trống Sơng gơr và kèn bầu (Rơ kel) vang lên thì cũng là lúc mọi người bắt đầu hòa nhịp cùng điệu Tamya Arya. Vũ điệu có động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, duyên dáng với những bước di chuyển ngắn, nhịp nhàng. Đây là vũ diệu mang tính cộng đồng, động tác có vẻ đơn giản nên ai cũng đều có thể hòa nhịp. Tuy nhiên, đôi tay của người múa phải đưa lên đúng nhịp chiêng, đôi chân bước

theo đúng nhịp trống. Vũ điệu mở đầu và kết thúc không theo một khuôn định, có thể kéo dài và kết thúc tùy thuộc vào không khí của lễ hội.

Vũ điệu chúc tụngvà tiễn đưa kháchPăhgơnăng là vũ điệu mang ý nghĩa chúc

tụng và tiễn đưa những người khách đã đến dự lễ hội. Nếu vũ điệu T’rumpô và Arya người múa luôn dịch chuyển thành hình tròn ngược chiều với kim đồng hồ, thì ở vũ điệu Păhgơnăng lại dàn thành hàng ngang, nhún chân, tiến và lùi rất đều đặn. Nhạc điệu đệm của vũ điệu này lúc đầu sôi nổi, vui nhộn. Nhưng càng về sau, nhạc điệu có phần chậm hơn, ý nhạc thể hiện sự bịn rịn để tiễn đưa khách ra về.

Vũ điệu giao duyênBên cạnh các vũ điệu trên, người Churu

còn có vũ điệu Đămtơra cũng khá phổ biến dành riêng cho nam nữ thanh niên trong buôn làng. Đăm có nghĩa là nam thanh niên, Tơ-ra là thanh nữ. Trong những cuộc tụ họp đông vui hay ngay trong những nếp nhà sàn, bên bếp lửa bập bùng, cũng có thể múa điệu Đămtơra. Vũ điệu có tiết tấu nhạc đệm thôi thúc, rộn ràng, vui tươi và nhịp nhàng. Động tác múa giống như vũ điệu Arya, nhưng các cặp đôi trong vũ điệu Đămtơra có quyền được “sáng tạo” thêm những động tác theo ngẫu hứng. Đặc biệt, cuộc vui càng về khuya, trong hương rượu nồng nàn, động tác múa của các sơn nữ càng quyến rũ và gợi cảm. Và đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái Churu tìm người bạn đời của mình.

Mỗi vũ điệu của người Churu đều mang một sắc thái riêng. Đó là sự giao thoa giữa thế giới hiện tại và thế giới siêu nhiên, giữa con người và thần linh. Là phương tiện giao tiếp, là niềm khát vọng sống mãnh liệt, lạc quan yêu đời của tộc người Churu,… Nó vừa mang đậm đà bản sắc dân tộc, vừa thể hiện tính nghệ thuật trong từng bước đi, điệu nhảy. Chính vì lẽ đó, những vũ điệu Tamya luôn tạo cho người xem một ấn tượng độc đáo. Trải qua bao năm tháng, những điệu Tamya đã trở thành nét văn hóa quý báu, không những chỉ thỏa mãn được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần trong cộng đồng, mà còn là niềm kiêu hãnh, tự hào của người Churu và đang ngày càng có nhiều người trong và ngoài nước biết đến.

Huyền thoại về những điệu Tamya của người ChuruNói đến nghệ thuật dân gian của người Churu, không thể không nói đến những điệu Tamya: Arya, T’rumpô, Păhgơnăng và Đămtơra… Đó là những vũ điệu cổ xưa, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng của người Churu.

Vũ điệu Arya. Ảnh: T.Bình

PHẠM QUỐC CA

Nhớ mẹ

Chân trời rách Gió bấc lùa hun hút Mờ mịt đường mưa Con đi học chân trần Qua vũng nước

như dẫm vào kính vỡ,Mái lớp rạc gầy run run từng cơn.

Cây đa đơn côi Cánh đồng nước trắng Tha thẩn kiếm ăn

cò dẫm bóng mình Gió lạnh thổi cùn áo tơi, nón lá

Mẹ cắm xuống bùndảnh mạ mong manh…

Ôi những ngày đông Tuổi thơ con đó Cái buốt lạnh theo vào nỗi nhớ Làng nhỏ nghìn năm

rơm rạ, tre pheo…Giờ tấp nập, xôn xao phố chợ Nhà gác, tường gương

thay lam lũ, đói nghèo.

Cháu con xây từ đường thờ mẹ Xưa gió lùa vách nứa, mẹ ơi! Khi cơm áo thôi là điều lo nghĩ Mẹ của con không còn ở trên đời.

NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Khúc ru lòng mẹ

Lặng trong lời hát mẹ xưaNước non trận mạc

gió mưa một thờiCon về trong đất mẹ ơiMà nghe núi thẳm

nối lời biển Đông

Con về nơi cõi phiêu bồngSớm hôm lòng mẹbão giông tháng ngàyMái nghèo từ buổi thơ ngâyTrắng phau tóc mẹnhuốm đầy nhớ mong

Nâng bằng Tổ quốc ghi côngLòng như bồng bế nụ hồng mẹ xưaNén nhang nào thả khói thưaChợt trong mắt mẹ

cơn mưa hiện về.

NGUYỄN HỒNG VINH

Chữ nhé

Em gửi tặng chùm thơCuối bài là chữ NHÉMà sao anh hững hờ?!

Ngày đầu ta yêu nhauThư ắp đầy chữ NHÉÔi ngọt ngào xiết bao!

Thời gian như tên laoGiật mình ngoài bảy chụcChữ NHÉ thành chiêm bao!

Hồ sơ - Tư liệu

NGUYỄN THI HỒNG LOAN

Ở nước ta, ngày 8/3 là ngày truyền thống của phụ nữ Việt Nam, là dịp để khắp nơi trong cả nước tôn vinh những chị

em phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà, và cũng chính ngày này là ngày ôn lại truyền thống lịch sử của Hai Bà Trưng, hai vị tướng nữ tài ba - anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt, công đức ấy phàm là dân Việt đều có bổn phận ghi nhớ. Trong quá trình tra tìm tài liệu để phục vụ công tác nghiên cứu, chúng tôi đã tìm thấy tài liệu viết về Hai Bà Trưng trong tập hồ sơ 2350 “Hồ sơ về việc tổ chức ngày lễ tưởng niệm các anh hùng dân tộc năm 1952”, Phông Phủ Thủ hiến Trung Việt, hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, số 2 Yết Kiêu, phường 5, Đà Lạt. Đây là tài liệu gốc rất có giá trị về mặt lịch sử. Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc một phần nội dung văn bản này.

“Mồng 6 tháng 2, húy nhật Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị.(1)

Cùng ngày này, mỗi năm, trải qua 19 thế ky này, ở khắp nơi quốc dân Việt Nam làm lê ky niệm Hai Bà.

Hôm nay ở đây, Chính phủ tổ chức một lê lớn để ky niệm một cách long trọng hai vị cứu quốc đã phất cở khởi nghĩa giải phóng dân tộc và xây dưng nền độc lập cho giang sơn. Một cuộc hội hè thường năm nay đã trở thành một quốc lê.

… Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái một vị Lạc tướng, người làng Mê Linh, thuộc Phong Châu tức là làng Hà Lôi, phủ Yên Lang, tinh Phúc Yên bây giờ. Bà Trưng Trắc năm 19 tuổi, kết hôn cùng viên huyện lệnh Châu Diên tức phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Yên ngày nay) tên là Thi Sách.

Nước ta bấy giờ thuộc nhà Đông Hán đô hộ.

Năm Giáp Ngọ tức là năm 34 đầu ky nguyên Tây lịch, Vua Quang Vũ nhà Hán sai Tô Định sang làm Thái Thú quân Giao Chi tức là nước Việt Nam ta. Cũng như phần nhiều các viên Thái Thú trước, Tô Định là một ke tàn bạo, chi hà hiếp nhân dân để vơ vét cho đầy túi tham. Cái chính sách hà khắc của Tô Định làm cho mọi người oán hận và căm thù. Thi Sách thương dân khổ sở bèn cùng nhạc mẫu là bà Trần Thị Doan chiêu mộ một đạo quân để khởi nghĩa vào đầu năm Canh Ty, tức là năm thứ 40 đầu ky nguyên Tây lịch. Nhưng

Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng qua nguồn sử liệu

7 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Tản văn

VÕ THU HƯƠNG

1. Bài hát mà những đứa nhỏ trong gia đình tôi hay cùng nhau hát là “Bàn tay mẹ”.

Bàn tay mẹ, bế chúng con, bàn tay mẹ, chăm chúng con. Cơm con ăn, tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun… Từ tay mẹ, con lớn khôn”. Mà, bàn tay mẹ, thực tình còn làm nhiều điều tuyệt vời hơn thế.

Mẹ tôi là con nhà nông. Lớn lên, sức khỏe mẹ yếu nên không phải bươn chải ruộng đồng như bà ngoại và các dì, các cậu. Dù mẹ Dì tôi nói, mẹ vụng nhất nhà. Vậy mà cô gái vụng nhất nhà ấy ngày kia làm mẹ, bươn chải với đủ thứ nghề có tên lẫn không tên trong cuộc sống, với mục đích duy nhất của cuộc đời: Lo cho con bằng bè bằng bạn. Ngày mẹ còn đi làm ở xí nghiệp giao thông 479, mỗi ngày phải đạp xe vào tận một mỏ đá cách xa nhà hàng chục cây số để chấm công, theo dõi công nhân. Chiều muộn lại đạp xe về nhà, vẫn nuôi đàn gà, trồng vườn rau muống, giàn mướp, giàn bầu quanh gian nhà tập thể chỉ rộng không tới 20 mét vuông và tối tối lại kèm con học bài. Mẹ vẫn kể về những ngày vất vả ấy với nụ cười luôn tươi hết cỡ trên môi, chỉ vì, ngày ấy đám trẻ trong khu nhà tập thể, con của mẹ có nước da trắng hồng, má tròn phúng phính, ai nhìn cũng ưa, dù lương mẹ chẳng nhiều nhặn gì. Đó là nhờ quanh năm có trứng gà để ăn, thi thoảng có gà để thịt. Rau đã sẵn trong vườn nhà, gạo, nếp, đậu lạc bà gửi xuống sau mỗi vụ mùa… để chị em chúng tôi hầu như không có ấn tượng về thời bao cấp khó khăn.

Thời khó khăn nhất với mấy mẹ con tôi là giữa những năm 90, khi vừa xây xong ngôi nhà ở Quang Trung lại là lúc bố đi XKLĐ nhưng làm ăn thất bát, trở về Vinh với hai bàn tay trắng. Lúc ấy mẹ tôi đã về hưu sớm vì cơ quan cũng rơi vào cảnh khó khăn, tinh giản biên chế. Lúc này lương hưu còi cọc vài đồng, chẳng còn đất trống để mẹ trồng giàn bí giàn bầu, nuôi con gà con vịt để tăng chất lượng bữa ăn cho con. Trong hoàn cảnh ấy, mẹ tôi, như nhiều người phụ nữ xứ Nghệ khác, giấu sự buồn phiền âu lo trong đáy mắt hoang hoải. Chú hàng xóm là người Nam Đàn, xuống Vinh lập nghiệp bằng đủ thứ nghề: bán ốc, làm kem, buôn ve chai… Chú nói với mẹ, rằng chỉ cần bác chịu làm, em chỉ cho bác cách kiếm

Từ bàn tay mẹ

tiền. Giàu nghèo có số, nhưng để kiếm tiền nuôi con là “dư sức” bác ơi.

Mẹ tôi bắt đầu nghề tay trái đầu tiên sau bao năm làm công chức là chở than tổ ong từ xưởng về đi bán, kiêm thu gom ve chai quanh xóm. Sọt than làm từ những thanh gỗ nhỏ chú hàng xóm xin ở một xưởng gỗ sau lưng chợ Vinh và đóng lại, buộc chặt sau xe đạp cho mẹ. Một vài tháng, một hai năm sau lượng khách của mẹ tăng dần. Sọt than không đủ sức chứa. Mẹ cùng bố mua một xe xích lô cỡ nhỏ để thay nhau cùng chở. Tôi vẫn nhớ như in những buổi đi học về, gặp dáng gầy của mẹ trên xe xích lô giữa đường phố Quang Trung mùa hè nắng nung, mùa đông quay quắt lạnh

mà áo vẫn luôn ướt đầm mồ hôi. Mẹ chẳng mấy khi nhắc tôi chuyện học hành,

nhưng như nhiều đứa nhỏ con nhà lao động nghèo xứ Nghệ khác, chúng tôi tự hiểu phải học vì mình mắc nợ một đời tảo tần của mẹ.

2. Bạn kể, đêm qua khó ngủ sau khi ngồi sắp những thứ mẹ gửi từ quê vào. Chỉ là những thứ rau củ quả vườn nhà cũng đủ để bạn hình dung dáng cha tất tả trèo hái dừa, cần mẫn ngồi bổ hết buồng dừa này đến buồng dừa khác để chọn ra những trái vừa nhất, dành gửi cho con. Những trái dừa do tay cha gọt đẽo luôn cẩn thận và đẹp đẽ. Từ bé tí bạn đã thích loại trái cây ngọt lành này, một phần cũng vì cha “chế

biến” quá ngon. Ly nước dừa ngọt lịm cha làm cho mấy chị em bao giờ cũng có cả những sợi dừa được nạo dài dài như sợi miến... Nhìn hộp thịt gà sắp khéo, bạn hình dung dáng cha lúi húi làm thịt mấy con gà, giội rửa từng li từng tí thật cẩn thận và sạch sẽ, cắt vừa phải rồi xếp vào từng hộp, từng hộp. Cha làm như vậy là để con không phải mất nhiều thời gian, không phải vật lộn với dao thớt phức tạp trước khi cất thịt gà vào tủ lạnh...

Những bó rau nhỏ nhỏ nhắc nhớ dáng mẹ lom khom hái từng nắm rau trong vườn, sao cho con đủ ăn trong mấy ngày vì “rau nhà ta xấu xấu nhưng mà hấn lành con ạ”. Rồi mẹ tất bật rang rang, giã giã cả hũ to muối vừng, vì mẹ nhớ hồi xưa ở nhà con thích ăn cơm với muối vừng... Có khi mẹ phải vặn mình cho đỡ mỏi vì ngồi lâu. Bằng ấy thôi mà khiến bạn rưng rưng khi hình dung cha và mẹ sau những ngày làm lụng trên cánh đồng, tối tối lại vừa cùng nhau ngồi coi ti vi vừa nói đi nói lại đủ thứ chuyện về những đứa con, vừa bóc từng mớ lạc để dành gửi cho con. Không biết hai ông bà bóc mất mấy đêm mà gửi cho con nhiều lạc như thế nữa.

Cô bạn khác, dân quê ra Hà Nội hơn hai chục năm rồi. Thi thoảng FB bạn vẫn khoe hình bầy heo mọi mẹ chăm. Phần để đón con đón cháu về nhà mổ heo ăn. Phần cấp đông tủ lạnh để gói ghém ép con mang đi ăn dần. Ở Hà Nội bao năm nhà vẫn thơm mật ong Chi Khê. Mật ấy, bố phải lần vào tận sâu trong rừng, theo đoàn đi bắt ong mật để tự tay vắt mật khi tổ ong được lấy từ trên cây xuống. Vất vả nào kể gì, quan trọng là tất cả những gì gửi cho con cho cháu phải đảm bảo an toàn, chất lượng…

Có lần tôi đọc Hãy chăm sóc mẹ - một tác phẩm của Hàn Quốc mà khóc như mưa khi tới hình ảnh bà mẹ cần mẫn với đủ thứ rau dưa vườn nhà. Bà sẽ chọn những thứ đầu mùa mà bà cho là quý nhất, ngon nhất, nhét đầy túi mẹ túi con, lọ mọ gồng mang lên phố cho con ăn. Bà mẹ ấy giống mẹ tôi, giống nhiều bà mẹ xứ Nghệ mà tôi vẫn gặp trong những chuyến bay từ Vinh vào Sài Gòn, với đủ thứ rau trái, lạc đậu mà mồ hôi mẹ nuôi trồng gặt hái. Bạn, tôi, cũng như nhiều đứa con ở phố vẫn luôn dặn rằng mẹ đừng có gửi chi cho cực, ở đây con mua gì cũng có... Nhưng mẹ thì vẫn luôn gửi và gửi tất cả những gì có thể gửi cho con, cho cháu.

Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng qua nguồn sử liệu

tiếc thay quân đội của ông không được tinh nhuệ nên mới ra chiến trường đã bị bại trận và Thi Sách bị giết. Vì thù nước và hận nhà, bà Trưng Trắc căm hờn Tô Định và cùng em là Trưng Nhị, chiêu tập binh mã, quyết ra tay rửa nhục cho nước và chồng. Tháng hai mùa xuân năm ấy, bà Trưng Trắc dưng cờ khởi nghĩa. Lúc khơi thủy, lưa trong 5 họ ở làng

ấp được 27 người nữ dũng. Sau thanh thế lan to, bà Trưng tuyển thêm những tay thiện xạ trong vùng sơn lâm được 8 vạn binh. Hai Bà đóng đồn ở Châu Diên truyền hịch đi mọi nơi dê chiêu dụ anh hùng chiến sĩ. Theo bản “Nhi Trưng thần trích” ở Lâu Thượng, huyện Bạch Hạc, bà Trưng Trắc tuyên thệ ba điều sau này:

- Thề khôi phục nghiệp lớn của Tiền thân,

- Thề trả thù cho Thi Sách,- Thề giết được Tô Định.Thời bấy giờ trong đồi cây nội cỏ người ta

thường nghe thấy tre mục đồng hát những câu ca chứa chan tinh thần yêu nước như là:

“Nhiêu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau

cùng”.Hay là“Làm trai, cho đáng nên trai,Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài

yên”.Cả một nước hăm hở trừ quân giặc, nên

thanh thế Hai Bà Trưng mỗi ngày thêm lừng lẫy. Ngày mồng 3 tháng 2 Bà Trưng Trắc thao diên quân sĩ ở bãi Trương Sa, nay là Bạch Hạc (Vĩnh Yên) rồi tiến quân đánh Tô Định. Bị đánh bất thần, Tô Định bỏ thành chạy sang Hải Nam; rồi trốn về lục địa Trung Hoa.

Quân Bà Trưng đi đến đâu quân địch tan vỡ đến đấy. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cũng nổi lên hưởng ứng và trong một thời gian rất ngắn Bà hạ được tất cả 65 thành, rồi xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, và từ đó nước ta thoát ách đô hộ nhà Hán, năm ấy là năm Canh Ty tức là năm 40 Tây lịch.

Năm sau niên hiệu Hán Kiến Võ thứ 17 tức

năm 41 Tây lịch, vua Quang Vũ nhà Hán sai Phục Ba tướng quân là Mã Viện và Phù Lạc Hậu là Lưu Phong mang đại đội binh mã, sử chép là 20.000 quân sang đánh nước ta... Mùa Xuân năm Nhâm Dần niên hiệu Hán Kiến Võ thứ 18 tức là năm 42 Tây lịch, Hai Bà rút quân về giữ thành Mê Linh. Năm Quy Mão, niên hiệu Hán Kiến Võ thứ 19 tức là năm 43 Tây lịch. Vua Quang Vũ gửi thêm cho Mã Viện 5 vạn binh. Mùa thu năm ấy Mã Viện đem đại đội đến hãm thành Mê Linh.

Vì địa thế hiểm trở và vì quân sĩ liều chết giữ thành, Hai Bà cố thủ được mấy tháng. Quân địch vất vả và thiệt hại nặng nề, mà vẫn không hạ được thành. Về sau quân Hán phải lập mưu dụ quân Nam đến Cẩm Khê gần sông Đáy. Ít lâu quân Mã Viện hết sức đông đúc kéo đến đánh Cẩm Khê, quân ta tuy vẫn giữ được một tinh thần ái quốc mãnh liệt nhưng đã quá nhọc nhằn từ lâu không địch nổi phải tan rã. Không thể cứu vãn lại được tình thế, theo tục truyền, Hai Bà thể cùng lưc tận đành phải gieo mình xuống sông Hát Giang, chỗ địa phận làng Hát Giang, huyện Phúc Thọ (Sơn Tây) mà tuẫn tiết không chịu cái nhục sa vào tay quân địch...

XEM TIẾP TRANG 11

Hai Bà Trưngcưỡi voi ra trận (tranh dân gian Đông Hồ)

Mẹ và con.Ảnh:Trường Thi

8 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

NHẬT QUÂN

T uyến du lịch đa dạng sinh học Hòn Giao - Giang Ly của Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục

môi trường (thuộc Vườn Quốc gia Biduop - Núi Bà), nhiều năm nay, thu hút một lượng rất lớn các em học sinh. Vào rừng và được nghe các cô chú ở Trung tâm hướng dẫn, giảng giải, “truyền bí kíp” xuyên rừng, nhận diện thời gian - không gian, xử lý tình huống và rèn luyện tinh thần tập thể… “Con có thể đi đến chừng nào hết rừng ở đây !” - em Trần Anh Dũng khẳng định.

Là rừng nguyên sinh, nên từ lớp thảm mục của lá cây có thể dày lên tới 3-4 mét, khiến bước chân đi cũng gây tò mò vì có độ nhún êm ái, phải ngửa cổ để nhìn lên những tán cây cao lút tầm mắt, vào mùa này đều nhìn thấy sự biến đổi của lá, từng ngày. Những búp chồi bé xíu vừa nhú ra khỏi thân cây đang vươn thẳng. Những

chiếc lá non màu xanh ngọc ở cây này, rồi lá màu vàng chanh ở cây kia, lại có lá màu tím hồng ở cây khác…Có bao nhiêu loại lá đang ngập ngừng đón nắng xuyên qua những tầng cây… tạo nên những màu sắc “không thể tả nổi”!

Rừng Bidoup là kiểu rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu Á nhiệt đới, có hệ thực vật phong phú, với hàng ngàn loài, của nhiều ngành, tầng thực vật. Đặc biệt, rêu và phong lan - gây nên sự thích thú bất ngờ, bởi chúng là thực vật biểu sinh, phát triển trên một thân cây khác, nhưng không phải là thực vật ký sinh. Trong đó, rêu bám nhờ vào thân cây để phát triển, còn phong lan lại sinh trưởng trên lớp rêu ấy… Mà ở rừng Bidoup này, kiểu phụ rừng rêu là điển hình, nên cũng có rất nhiều loài phong lan.

Có những loài quý hiếm như thông hai lá dẹt, sồi Braian, dẻ kha thụ nhím… Chim rừng tung tẩy lảnh lót khắp nơi và những con suối bất chợt xuất hiện với những cây cầu khỉ vắt vẻo... Và khu rừng

thêm sôi động hơn với những bước chân háo hức trải nghiệm của các cô cậu học sinh.

Đoạn đường đi xuyên rừng có chiều dài khoảng 1,8 km, địa hình bằng phẳng, nếu may mắn có thể quan sát được nhiều loài chim quý. Trong đó, có nhiều loài chim đặc hữu ở Cao nguyên Lang Biang, như: Mi Langbian, Khướu đầu đen má xám, Sẻ thông họng vàng... Thầy Thiện - giáo viên Trường THCS Hồng Bàng cho biết: Các em tham gia dã ngoại hoàn toàn tự nguyện và được sự đồng ý của phụ huynh. Tuy nhiên, khi trở về đều phải có bài viết thu hoạch và được thay cho một môn học.

Tại Trung tâm sinh thái và giáo dục môi trường, các em được giải đáp thắc mắc, tìm hiểu nhiều hơn về tính đa dạng sinh học, về vai trò của rừng và ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ rừng. Các em còn thêm phần phấn khích hơn nữa khi được hòa vào các vũ điệu cồng chiêng của người dân tộc thiểu số bản địa xã Đa Nhim.

Khám phá rừng Bidoup

Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá xinh xinh với rất nhiều màu sắc thu hút các cô cậu thiếu niên là học sinh khối lớp 8 Trường THCS Hồng Bàng (TP Hồ Chí Minh) có một buổi xuyên rừng mà sự hứng khởi hiện rõ trên khuôn mặt từng em và những câu trả lời chắc nịch “Con đi cả tháng cũng được”, “Đi dã ngoại như vậy quá vui”…!

Chăm chú nghe diễn giải. Ảnh: N.Quân

Tổ phụng. Ảnh: N.Quân

Trong vắt lá non. Ảnh: N.Quân

Mênh môngrừng lá non.Ảnh: N.Quân

Qua cầu.Ảnh: N.Quân

9 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

CHÍNH THÀNH

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Lâm Đồng thông tin, năm nay trung tâm huyện Di

Linh được chọn là nơi ra quân trong chuỗi hoạt động Tháng Thanh niên với chủ đề chính: “Tuổi Trẻ Lâm Đồng chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”. Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng Phan Đức Thái cho biết: Khoảng 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) sau khi làm lễ ra quân đã tham gia các hoạt động chính, như: Xử lý các điểm nóng về rác thải trên các tuyến đường chính tại thị trấn Di Linh; cải thiện môi trường bằng cách xóa các biển báo, rao vặt sai quy định; thực hiện công trình thanh niên làm 25 thùng rác tái chế bằng lốp xe ô tô cũ; phát quang bụi rậm, thu gom rác tại xã Tân Thượng.

Có tất cả 9 nội dung chính được triển khai trong Tháng Thanh niên năm nay. Trong đó, ngoài nội dung tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên về ngày truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi

“Xắn tay áo” về với nông thônVới chủ đề “Tuổi trẻ Lâm Đồng chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”, Tháng Thanh niên năm 2017 sẽ là dịp để lực lượng “áo xanh” trên mảnh đất Nam Tây Nguyên thể hiện được nhiệt huyết, đóng góp sức trẻ của mình cho những vùng quê nghèo khó.

trẻ Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017-2020),… Tỉnh Đoàn sẽ tập trung chỉ đạo đoàn cấp huyện và tương đương thực hiện ít nhất 1 công trình liên quan tới môi trường, giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn; định kỳ tổ chức “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Tuyến đường thanh niên tự quản” hay “Thùng rác công cộng”; tham gia phòng

chống tệ nạn xã hội với việc mỗi cơ sở đoàn đăng ký tham gia ít nhất 1 thanh thiếu niên chậm tiến chở lên tiến bộ, có địa chỉ rõ ràng, duy trì các câu lạc bộ “Tiếng kẻng an ninh”, “Thắp sáng niềm tin”…

Anh Phan Đức Thái nhấn mạnh: Về phong trào quy mô cấp tỉnh, Tỉnh Đoàn sẽ phát động Tháng Thanh niên gắn với xây dựng nông thôn mới, tổ chức

Giải Việt dã truyền thống 26/3, Lễ kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... Trong đó, phong trào thanh niên khởi nghiệp được tiếp tục quan tâm, trú trọng thực hiện. Về phía đoàn cấp cơ sở thuộc 12 huyện, thành phố tổ chức tối thiểu 2 hoạt động chính trong Tháng Thanh niên. Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi địa phương, các

hoạt động thiết thực sẽ được tổ chức, như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ĐVTN về chủ trương, nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới; tổ chức ra quân nạo vét kênh mương; Giải Việt dã truyền thống; Hội thi cắm hoa,… Tất cả các hoạt động sẽ được triển khai không chỉ trong Tháng Thanh niên mà kéo dài ở nhiều tháng kế tiếp.

“Việc Đoàn đồng hành cùng thanh niên trong phát triển kinh tế cũng như lựa chọn những mô hình hay, cách làm hiệu quả để giới thiệu và nhân rộng trong toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Tỉnh Đoàn sẽ phát động tổ chức cuộc thi mô hình, ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên với nhiều nét mới. Cùng với đó là việc tổ chức Diễn đàn “Lãnh đạo tỉnh đối thoại với thanh niên” để phát huy vai trò đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” - anh Thái chia sẻ.

Với nhiều hoạt động đa dạng hướng ứng Tháng Thanh niên, lực lượng ĐVTN sẽ phát huy hơn nữa vai trò, nhiệt huyết của tuổi trẻ trong việc chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, góp phần cùng với cấp ủy đảng, chính quyền sớm đạt các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trong năm 2017.

ĐVTN huyện Bảo Lâm ra quân dọn vệ sinh môi trường.Ảnh: C.Thành

THY VŨ

Tại lễ phát động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

do huyện Đức Trọng tổ chức tại xã Ninh Loan mới đây, các đại biểu đã không giấu nổi thích thú khi được thưởng thức các tiết mục văn nghệ do các thành viên CLB Văn nghệ Hội Người cao tuổi xã Ninh Loan biểu diễn.

Mỗi một tiết mục trình diễn đều được dàn dựng công phu và kỹ lưỡng. Bác Trần Thị Xim - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Ninh Loan, Chủ nhiệm CLB tự hào cho biết: “Bất cứ hoạt động văn hóa - văn nghệ nào do xã tổ chức, đều có sự góp mặt của các thành viên CLB. Với chúng tôi, đây không chỉ là sân chơi lành mạnh, mà chúng tôi coi đây cũng là nhiệm vụ nên luyện tập cũng rất nghiêm túc”.

Được thành lập vài chục năm nay, nhưng lúc đầu, chỉ có dăm bảy thành viên tham gia. Khoảng 10 năm trở lại đây, CLB cùng chung niềm đam mê ca hát, nhiệt huyết với phong trào văn hóa - văn nghệ hội tụ về đây.

CLB Văn nghệ Hội Người cao tuổi xã Ninh Loan đang thật sự tạo nên một sân chơi sôi nổi, hấp dẫn và bổ ích cho người cao tuổi địa phương. Bác Nguyễn Minh Thinh, năm nay đã 77 tuổi, cũng là nhạc

Sân chơi thú vị của người cao tuổi Với người cao tuổi xã Ninh Loan (Đức Trọng), Câu lạc bộ (CLB) Văn nghệ không chỉ là sân chơi để các hội viên thỏa niềm đam mê ca hát, mà đây còn là nơi để các thành viên sẻ chia niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống thường nhật.

công của CLB phấn khởi nói: “Tôi tham gia sinh hoạt CLB ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Tôi yêu thích chèo và các làn điệu dân ca, nên dù tuổi đã cao nhưng tôi vẫn tham gia sinh hoạt CLB thường xuyên, vừa là để thỏa niềm đam mê âm nhạc của mình, vừa muốn giữ lấy làn điệu chèo truyền thống của dân tộc”.

Cứ đều đặn vào chiều thứ bảy hàng tuần, các thành viên CLB lại nhóm họp với nhau để luyện tập. Trong số đó, có những cụ không biết hát, biết đàn cũng

đến để nghe và cổ vũ. Rồi vào 16 âm lịch hàng tháng, các cụ tập kết lại và hát cho nhau nghe, rồi cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, kinh nghiệm sống trong gia đình, cách nuôi dạy con cháu, cách làm ăn hiệu quả… Ngoài ra, CLB Văn nghệ Hội Người cao tuổi xã Ninh Loan còn thường xuyên tổ chức giao lưu với các xã lân cận, giao lưu với các huyện như Di Linh, Lâm Hà, rồi tận cả tỉnh Bình Dương để học hỏi kinh nghiệm, cũng như tạo mối quan hệ.

“Đây thật sự là món ăn tinh thần của người cao tuổi chúng tôi. Gọi là CLB Văn nghệ người cao tuổi, nhưng các thành viên dù chưa đủ tuổi để vào Hội Người cao tuổi nếu có đam mê ca hát vẫn có thể tham gia. Riêng bản thân tôi, năm nay 58 tuổi cũng đã tham gia CLB cả chục năm nay rồi. Hiện, dù đang buôn bán ở chợ Ninh Loan nhưng cứ thứ bảy hàng tuần là tôi lại thu xếp để tới sinh hoạt với các thành viên trong CLB” - Bác Đào Thị Liễu - Phó Chủ nhiệm CLB cho biết.

Điểm hay của CLB là tinh thần tự giác của mỗi thành viên. Trong các buổi sinh hoạt, các thành viên tham gia đông và nhiệt tình. Mỗi người một sở trường, một hoàn cảnh khác nhau, có người là cán bộ hưu trí, có người là nông dân, cùng đến với nhau bằng sự đam mê nghệ thuật, tạo cho những buổi sinh hoạt thêm nhiều sắc màu.

Trong nhiều năm nay, CLB Văn nghệ Hội Người cao tuổi xã Ninh Loan luôn là đơn vị nòng cốt trong các phong trào văn hóa - văn nghệ của địa phương, được Đảng ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đánh giá cao. CLB không chỉ là nơi lưu giữ những làn điệu dân ca truyền thống của quê hương, đất nước mà còn truyền dạy cho con cháu hiểu về đạo hiếu của con người để từ đó xây dựng gia đình hạnh phúc.

“Điều giúp CLB hoạt động tốt và hiệu quả chính là biết phát triển các làn điệu dân ca của các vùng miền, làm cho nội dung đa dạng, phong phú và ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong các ngành, các cấp cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để CLB duy trì hoạt động. Vì hiện, kinh phí hoạt động của CLB đều do các thành viên tự túc. Các thành viên khi tham gia vào CLB đều đóng mỗi người 200 ngàn đồng. Số tiền đó CLB sẽ cho hội viên khó khăn vay với lãi suất thấp để lấy tiền lãi đó hoạt động, thăm hỏi các hội viên lúc ốm đau…” - bác Trần Thị Xim nói thêm.

Một tiết mục văn nghệ do các thành viên CLB Hội Người cao tuổi xã Ninh Loan biểu diễn. Ảnh: T.Vũ

10 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

N. NGÀ

Xây bể bơi để chữa bệnhTình cờ trong chuyến công tác tại xã

Quảng Lập, khi ghé qua những con đường xanh, sạch ở thôn Quảng Hòa chúng tôi đã không khỏi bị lôi cuốn và tò mò bởi căn nhà có bể bơi nhỏ và những đứa trẻ với vẻ mặt hớn hở đi ra từ đó để đạp xe tới trường. Ấy là ngôi nhà của bà giáo Trần Thị Nhung.

Bà giáo Nhung kết thúc những tháng năm dài làm giáo viên giảng dạy tại Trường THCS ở xã Ka Đô, Ka Đơn rồi về làm Hiệu trưởng Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, xã Quảng Lập và về hưu vào năm 2015. Gần 60 tuổi đời, sau nhiều năm đứng trên bục giảng, bà giáo Nhung mang trên mình nhiều căn bệnh thường gặp ở tuổi già như thoái hóa khớp lưng, chân và tim mạch. Sau những tháng ngày chữa trị ở các bệnh viện, bà giáo Nhung trở về nhà với lời khuyên của bác sỹ rằng: “Nên tập môn bơi để giảm nguy hiểm từ những căn bệnh này”. Trong khuôn viên khá rộng ở thôn Quảng Hòa, gia đình bà giáo Nhung đã dựng 1 căn nhà để ở, làm vườn và xây dựng một hồ bơi nhỏ vào mùa hè năm 2016 để bơi lội nâng cao sức khỏe. Bể bơi nhỏ khuất sau hàng cây nhưng lũ trẻ trong thôn đi chơi ngang qua đã thấy và mê tít từ đó.

Bà giáo Nhung kể: “Mình không biết bơi, nên chồng và con trai thay nhau tập bơi cho mình. Thấy vậy nên chiều nào lũ trẻ cũng tới đứng ngoài cổng để năn nỉ cho vào bơi. Mình sợ tụi nó bị cảm hoặc tai nạn dưới nước nên có thương cũng nào dám đồng ý”. Và, cánh cổng sắt cũ vẫn đóng ngày này qua ngày khác nhưng những đứa trẻ vẫn không nản lòng. “Mấy chục năm sống với học trò, về hưu rồi nhưng nhiều lúc mình cũng nhớ tiếng trẻ lắm. Vậy mà ngày nào lũ nhỏ cũng đứng năn nỉ ở ngoài, trông chúng đến tội nghiệp, mình không thể chịu nổi rồi cũng xuôi lòng để các cháu vào bơi”.

Rồi lũ trẻ truyền tai nhau và kéo tới nhà bà giáo Nhung ngày một đông. “Mấy đứa lại rơm rớm nước mắt năn nỉ, nên mình

Bà giáo già và bể bơi cho trẻ emỞ thôn Quảng Hòa, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương có lẽ chẳng nhà ai nhộn nhịp bằng nhà bà giáo Nhung. Bởi nơi đây ngày nào cũng vang tiếng cười của trẻ. Ở ngôi nhà ấy, lũ trẻ hàng ngày tới thỏa sức vẫy vùng và cười đùa bên hồ bơi nhỏ.

Lũ trẻ vô tư bơi lội ở bể bơi nhà bà giáo Nhung. Ảnh: N.Ngà

đã mềm lòng, thế là từ một vài đứa hàng xóm ban đầu con số đã lên đến gần 20 em nhỏ trong vùng tới xin được bơi”, bà giáo Nhung cười nói.

Mong có địa chỉ cho các cháu bơi lộiTrong câu chuyện của bà giáo Nhung,

những ngày còn dạy học ở Ka Đơn, trường học gần suối nên các em đã từng trốn học đi tắm. “Có lần nghe tin các em rủ nhau ra bơi ở suối, các cô giáo vội vàng bỏ cả bữa cơm chạy đi tìm. Mình chạy ra tới suối tìm đâu cũng chẳng thấy, gọi mãi chẳng thấy đứa nào thưa, sợ quá ngồi khóc luôn trên bờ. Hóa ra các em sợ bị cô giáo la nên lặn xuống một đoạn rồi núp sau bụi cây. Thấy cô giáo khóc quá chúng mới lò mò lên bờ. Lúc ấy mình cứ sợ lũ nhỏ bị đuối nước. Rồi gần đây đọc báo thấy nhiều vụ đuối nước thương tâm ở trẻ em xảy ra, mình càng không cầm lòng được đối với lời năn nỉ của lũ nhỏ”.

Gia đình có bốn người, trong đó 3 người làm công chức nhà nước, ngoài ra còn trồng cà phê và làm vườn nên chẳng bao giờ bà

giáo Nhung nghĩ tới việc kinh doanh từ bể bơi. “Gia đình mình chẳng nghĩ gì tới việc kinh doanh, nhưng các cháu đến bơi ngày một đông, bể bơi phải thay nước liên tục. Mỗi lần thay nước cũng tốn 600 - 700 ngàn nên mình đành phải thu mỗi em 5.000 đồng nhưng cho các em bơi thỏa thích”, chị Lam Thao - con gái cô giáo Nhung cười nói.

Chúng tôi ghé nhà bà giáo Nhung khi lũ trẻ đang say sưa tung tăng bơi lội dưới hồ bơi nhỏ. Người lớn tới chơi các cháu chào hỏi rất lễ phép. Ba cậu học trò nhỏ: Nhân, Nghĩa, Lợi học sinh Trường THCS Đinh Tiên Hoàng đang rủ nhau thử các kiểu bơi khác nhau mà chúng học được trên ti vi. Câu chuyện chóng vánh với các em ngay tại hồ bơi chúng tôi biết rằng, trước đây các em bơi lội ở những suối quanh vùng nhưng bố mẹ thường cấm vì sợ tai nạn đuối nước. Bởi vậy chẳng có chỗ nào có thể bơi. Từ ngày có bể bơi của bà Nhung, mỗi ngày các em phụ bố mẹ việc nhỏ và xin 5.000 đồng đến hồ bơi, bơi thỏa thích trước giờ tới lớp.

Được biết, những em ở gần như Nhân, Nghĩa, Lợi tự tới xin bơi, nhưng có nhiều em

ở các thôn xa hơn, có em học cấp 2 mà nặng tới gần 60 kg được bố mẹ đưa tới xin cô giáo Nhung cho bơi ở bể bơi để giảm cân, rèn luyện sức khỏe và có phụ huynh còn tha thiết năn nỉ bởi bà giáo Nhung cho các cháu tới tập bơi để gia đình đỡ lo vì sợ cháu đi chơi điện tử. Rồi cuối tuần các cô giáo ở tận Ka Đơn cũng đưa con em ra Quảng Hòa để xin cô Nhung cho các cháu vào bơi.

“Những ngày đầu mình cứ sợ các em đuối nước nên đã chuẩn bị nhiều phao bơi rồi cứ ngồi canh sợ các em té ngã. Lâu dần thành quen mình vẫn thường xuyên ở nhà chẳng dám đi đâu vì sợ các cháu đến không được bơi, lại buồn” - bà giáo Nhung nói. Sau gần một năm những cái phao đã dần được cất đi bởi các em đã không cần dùng tới. Rồi bạn này dạy cho bạn kia những kiểu bơi khác nhau nên kỹ năng bơi của các em đã phát triển hơn hẳn.

Là một nhà giáo đã về hưu, nhưng trách nhiệm của người giáo viên vẫn còn y nguyên trong người phụ nữ này. Tiếp xúc với lũ trẻ hàng ngày bà giáo Nhung vẫn không quên dạy những điều hay lẽ phải và cả kỹ năng sống cho các em. Bà Tám Thông, người dân tại thôn Quảng Hòa nói rằng, mấy đứa nhỏ khi đến nhà cô Nhung chửi thề, cãi vã là bị nhắc nhở ngay. Nếu nhắc hoài vẫn không thay đổi thì cô không cho vào bơi nữa, thế là lũ nhỏ phải tới xin lỗi cô giáo và hứa sẽ sửa đổi.

Đang trò chuyện với chúng tôi, nhưng còn khoảng 15 phút nữa là tới giờ vào lớp nên bà giáo Nhung gọi các cháu lên thay đồ để đi học. Ngày nắng cửa nhà bà giáo Nhung sẽ mở, còn trời âm u thì cổng sẽ bị đóng lại. “Thế là tụi nhỏ hiểu hôm đó không được bơi bởi vì mình đã dặn trước với các cháu rằng trời lạnh các con bơi sẽ bị cảm” - bà giáo Nhung thông tin.

Với số lượng trẻ em tới xin bơi ngày một đông, bà giáo Nhung không giấu niềm mong muốn: “Hy vọng rằng, huyện Đơn Dương rồi sẽ có địa điểm công lập nào đó để các cháu có thể thỏa niềm vui thích bơi lội; góp phần không để xảy ra những vụ đuối nước thương tâm trong lứa tuổi học trò, nhất là trong vùng đồng bào DTTS, vùng xa còn khó khăn”.

THÙY LINH

Ấn tượng đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là một lão nông đã ngoại 90 tuổi với khuôn mặt

quắc thước bên chiếc kèn bầu. Đôi tay không còn nhanh nhẹn rót nước mời khách, già K Să Ha Bang kể một cách chậm rãi: Từ nhỏ già đã được cha mẹ mình dạy cách chơi các nhạc cụ, đến khi thanh niên trai tráng già đã có thể cất lên một bản nhạc bằng kèn bầu vang vọng giữa núi rừng Lạc Dương này. Cả đời già từ khi sinh ra đến lúc tóc bạc luôn gắn bó với kèn bầu và nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình, đơn giản vì già yêu núi rừng, yêu cái âm thanh phát ra từ những nhạc cụ tưởng chừng đơn giản mà lại độc đáo này.

Ông Lơ Mu Na Lên, trưởng thôn 4, xã Đạ Sar cũng là người đam mê âm nhạc, biết ý định của chúng tôi, đã dành thời gian quý báu của mình để làm “hoa tiêu”. Lơ Mu Na Lên thông tin: “Già K Să Ha

Nỗi niềm của già K Să Ha BangGắn bó với các nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là kèn bầu, già K Să Ha Bang (sinh năm 1926, thôn 4, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương) luôn cố công gìn giữ giá trị truyền thống và phát huy nét văn hóa cổ truyền của dân tộc mình.

Già K Să Ha Bang với “nỗi niềm” truyền dạy kèn bầu cho con cháu. Ảnh: Thùy Linh

Bang được người trong thôn biết đến là một người có thể chơi nhiều loại nhạc cụ. Ông có thể thổi sáo, đánh đàn và đặc biệt trong đó là thổi kèn bầu. Già thường chơi trong các dịp lễ hội của thôn xóm, hướng dẫn cho lũ trẻ ở cái thôn nghèo này”.

Với đồng bào dân tộc thiểu số ở rừng

“đứng lớp” cho những ai muốn học kèn bầu và nhạc cụ truyền thống trong thôn, xã. Hình ảnh một ông già mái tóc bạc phơ bên chiếc kèn bầu đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Già trầm ngâm: “Đau đớn lắm. Con trẻ bây giờ nó chỉ thích những thứ nhạc lùm xùm, đâu có thích kèn bầu, sáo trúc, cồng chiêng… Một mai này già mất đi, không biết con cháu mình có tiếp tục giữ gìn không nữa, nhưng chắc chắn một điều kỷ vật lớn nhất của già để lại cho chúng chính là chiếc kèn bầu trong tay già”.

Ngay chính người vợ yêu quý của già, bà Ka Măng (1932) là người làm hậu phương vững chắc cho ông trong những năm tháng qua cũng không khỏi xúc động về người chồng của mình. Bà cho biết: “Ngay từ khi còn trẻ tôi đã bị mê hoặc bởi tiếng kèn của ông, trải qua bao nhiêu mùa rẫy, cuộc sống không tránh khỏi những lúc phiền muộn, nhưng tiếng kèn đã trở thành nguồn động viên, nghe tiếng kèn của ông tôi lại tự nhiên cảm thấy vui trong lòng”.

Chiều Đạ Sar, đôi vợ chồng già lại cùng nhau cất bước rảo quanh xóm làng, chơi vơi trong tiếng kèn mê đắm lòng người.

núi Nam Tây Nguyên, kèn bầu được sử dụng ở hầu hết các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đám cưới, đám tang, cúng rẫy…, mỗi giai điệu lại mang một ý nghĩa riêng. Kèn bầu được làm từ một quả bầu khô và những ống lồ ô trên rừng, 4 ống phía trên được dùng để giữ giai điệu, 2 ống dưới dùng để đệm và bè. Âm thanh của nó thì được ví von như là phương tiện để con người có thể truyền tải tâm tư tình cảm của mình với núi rừng, đôi lứa tâm tình, bén duyên nhau.

Những lúc rảnh rỗi già K Să Ha Bang lại thổi kèn bầu và bên cạnh ông là con cháu, xóm làng vây quanh. Già tâm sự: “Ước nguyện duy nhất của tấm thân già này chính là lưu giữ lại một nét văn hóa của núi rừng. Cách làm duy nhất là để con cháu mình lắng nghe từng âm điệu khi mới lọt lòng, nếu đã thấm vào máu thịt thì làm sao có thể từ bỏ được, mà nhạc cụ truyền thống chính là hồn cốt của tổ tiên”.

Những năm gần đây, già đã tự nguyện

11 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Mua được cái áo mới cho Phi Long, cô cầm lên ngắm nghía, nghĩ thế nào buột miệng: “Phe phẩy”! Có ý chê đồng tiền không sạch. Hôm rồi cãi nhau ông tức quá: “Này, cái áo cô đang mặc trên người là từ đồng tiền “phe phẩy” của tôi đấy!”. Phi Long vùng vằng lột áo quăng giữa giường. Còn hôm nay thì ông có nhìn ra cửa nhưng bị cái lời phê của nhà văn nọ ám ảnh, đầu óc mông lung có để ý gì đâu.

Chiến tranh lạnh giữa hai vợ chồng bắt đầu bằng một cái tát. Ly thân không ra ly thân, ly dị chẳng ra ly dị. Im lặng hố thẳm, không ai nói xấu ai một lời, người thân sợ không dám đả động và không khí gia đình nặng nề lê thê kéo ngày này qua ngày khác.

* * *Tôi đưa chị Phi Yến đến thăm gia đình

thầy theo địa chỉ.Phi Long ở với gia đình con gái trong ngôi

nhà hai tầng giữa một vườn cây. Góc vườn

có một cái chòi nhỏ gỗ thưng, cầu thang lên xuống xây áp vào bức tường khuôn viên. Ông ấy ở đấy, Phi Long giải thích qua loa, cũng mới về đây thôi, trước ở chỗ khác, chúng nó sợ chết không ai biết, kéo về gần còn chạy đi chạy lại.

Không ngờ chiến tranh lạnh của cặp vợ chồng thầy trò này kéo dài đến thế. Nửa thế kỷ còn gì, hơn chứ, sáu mươi năm! Bà ngoài 80 tuổi tụng kinh gõ mõ suốt ngày, ông gần 90, vài chục năm trước cũng có mấy bà sồn sồn vãng lai nhưng chẳng ai trụ lại được quá một năm. Độc thân hoàn độc thân, độc thân ngay bên những người thân của mình. Cái bạo lực tinh thần mà Phi Long hiền dịu đáp trả ghê gớm biết bao lần cái tát của ông chồng trong lúc cả giận mất khôn. Phi Yến ái ngại toan lựa lời góp ý thì Phi Long nhận ra ngay, lập tức chặn họng:

- Chưa đổ vỡ, đừng bàn!Không khí trở nên nặng nề, tôi xin phép

sang thăm thầy. Tóc bạc da mồi là đương nhiên, sống được đến tuổi này là kiên cường lắm rồi. Thầy mở lớp dạy tiếng Pháp cho bọn trẻ. Hôm nay sau giờ học chúng chuẩn bị sinh nhật gì đó cho một đứa trong lớp. Thầy kéo tôi vào một góc kê chiếc bàn nhỏ, chìa ra tập giấy có chữ viết tay đã ngả vàng tơi tả, góc trên gài chiếc kim băng hoen rỉ.

- Cái truyện ngắn tớ viết ngày ấy vừa rồi nó lại cho giải đấy.

- Thưa thầy, họ nhận xét thế nào?- À… Cái ông nhà văn ghi chữ bên lề này

là bố của cái cậu cho giải bây giờ. Nó bảo viết thế này chưa “xi-nhê”, chiếu cố ông già thôi, yêu đương gì mới chạm ngõ.

- “Cuộc sống cũng như thời tiết”, mỗi thời mỗi khác.

- Cậu nói hay đấy.- Là thầy viết trong lưu bút cho chị em mà.- Ờ…Nhà bên kia, song hậu ngắm lại dung nhan

mình thời son trẻ trong bức ảnh đen trắng chụp trên sân khấu ngày tốt nghiệp phổ thông.

- Sao không thấy thầy kéo ác-coóc?- Cắt đốt đi rồi. Để lại một nửa tao với mày.- Cái ác-coóc còn không?- Quẳng cho đồng nát từ đời nào.Họ lại cất tiếng hát: “Nhìn hai bông hoa

xinh xinh bên đồi…” nhưng đến câu: Say sưa sống bên nhau “êm đềm” thì im bặt. Từ cầu thang nhà chòi, một cháu gái lững thững thả bước, tay ôm con gấu bông to đùng bị cái đầu gối hất lên tưng tưng, miệng hát vô tư: “Tình yêu đến em không mong đợi gì/ Tình yêu đi em không hề luyến tiếc”. Hai bà cụ móm mém nhìn nhau phì cười, khe khẽ câu hát mà hồi trẻ họ rất thích:

“Khi hoa cúc nở là mùa đinh hương đã tànHỡi các cô gái trẻĐừng yêu những chàng trai đẹpHọ chẳng bao giờ có mối tình chung

thủy đâu…”.

Khi hoa cúc nở... TIẾP TRANG 5

Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng... TIẾP TRANG 7

N. NGÀ - T. BÌNH

Làng nghề đã có từ rất lâu, lâu tới mức ngay chính các vị cao niên trong làng cũng không thể chắc chắn làng nghề

có tự bao giờ, chỉ biết tổ tiên truyền lại rằng nó xuất hiện từ thời nhà Trần, do một công chúa truyền dạy cho người dân trong thuở khai hoang lập đất.

Nằm cách thị trấn Đô Lương (Nghệ An) 20 km về phía đông nam, Trù Sơn là điểm ghé chân khó bỏ qua của bất kỳ ai yêu thích sản phẩm bằng gốm mỗi hành trình về với miền Tây xứ Nghệ. Nếu gốm sứ Bát Tràng hay gốm sứ Hội An được dùng làm vật trang trí trong cung vua phủ chúa bởi vẻ cầu kỳ, tinh xảo đến từng chi tiết thì gốm Trù Sơn lại được dùng phổ biến trong dân gian. Trong mỗi gia đình ở các làng quê miền Trung đều không thể thiếu một vài chiếc nồi đất. Nồi đất để kho cá, kho thịt, để luộc khoai, nấu cơm thì ngon không gì sánh nổi. Món ăn nấu bằng nồi đất vừa mang lại hương vị đậm đà lại dùng được dài ngày. Sản phẩm gốm Trù Sơn chủ yếu là nồi nhưng khá đa dạng. Có khoảng 30 loại nồi, từ nồi to nấu nước, nồi thường nấu cơm, nồi nhỏ kho thịt cá, đến nồi đình gánh nước, ủ giá đỗ, hông xôi, nấu rượu, rồi các loại chảo rang, siêu sắc thuốc…

Khác với Phù Lãng, Chu Đậu hay Bát Tràng, người thợ gốm Trù Sơn không để cả khối đất lên bàn xoay, mà dùng đất đã nhào nhuyễn vắt theo hình con chạch, được gọi là rói để ghép nối từng phần. Tất cả các công

Về Trù Sơn xem nghề làm gốmLàng Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An bao năm nay vẫn luôn ấm cúng bởi ánh lửa rực hồng của các lò nung làm nồi đất. Nơi đây là vùng duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ và cũng là nơi hiếm hoi trong cả nước đến nay còn duy trì nghề làm nồi đất.

cụ làm nồi cũng chỉ gồm một cái bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và những khoanh nứa mỏng (gọi là khót) để tạo dáng và làm nhẵn. Vật liệu dùng để nung nồi chỉ là lá cây, có khi là rơm rạ. Đất làm nồi phải là đất sét, dẻo, không lẫn sạn, đá, thường phải đào sâu 2-3m so với mặt đất mới có. Nguyên liệu chủ yếu được người dân lấy từ xã Nghi Văn (Nghi Lộc) và Sơn Thành (Yên Thành), đây là nguồn đất sét đỏ, có độ dẻo cao.

Để làm được một chiếc nồi đất phải qua rất nhiều công đoạn. Người nghệ nhân phải cắt xắn, đâm nhỏ rồi nhào trộn đất thật nhuyễn, nhặt bỏ tạp chất. Đất đã nhồi kỹ sẽ được cho lên bàn xoay để tạo ra những hình dáng thô sơ ban đầu của những chiếc nồi, chiếc siêu. Khi đã làm xong phần thô, những chiếc nồi sẽ được

bàn tay khéo léo của người thợ gọt lại cho thật nhẵn và đem đi phơi nắng, sau đó sẽ được đưa vào lò nung. Là một công việc mang tính “nghệ thuật”, đòi hỏi người thợ phải tỉ mẩn, cẩn thận, khéo léo, kiên trì và chịu khó. Để nung nồi, người ta thường đắp những lò nung ngoài trời hình tam giác, xây bằng đá o ng và không hề có mái che. Nung nồi là khâu quan trọng nhất quyết định đến thành công và chất lượng của sản phẩm. Một mẻ nung như vậy được khoảng 250-300 chiếc. Gốm được nung bằng lá bổi, lá thông, bên ngoài phủ một lớp rơm để giữ nhiệt. Nung liên tục suốt bốn đến năm tiếng đồng hồ, mẻ gốm sẽ hoàn thành.

Sản xuất nồi đất chỉ mang tính thời vụ. Mùa chính là từ tháng 9 đến tháng 12 âm

lịch hàng năm. Những ngày thường, cứ sau khoảng 10 ngày, mỗi gia đình sẽ cho ra lò một mẻ nồi. Còn vào dịp gần tết thì cứ 3-4 ngày lại nung một mẻ. Sản phẩm hoàn thành sẽ được những người đàn ông trong gia đình đẩy bộ đi bán khắp các vùng miền, từ Nam ra Bắc. Vất vả, tỉ mỉ là thế nhưng giá một chiếc nồi đất chưa bao giờ vượt quá 30 ngàn đồng. Mỗi chuyến đi kéo dài có khi cả tháng trời của họ cũng chỉ mang về chừng 3 triệu đồng cả vốn lẫn lãi. Mỗi chuyến hàng không chỉ có nồi đất mà nó còn mang nặng cả niềm mong mỏi, hy vọng, đợi chờ của cả gia đình. Nhiều khi hàng không bán được, phải gánh về trong nỗi cơ cực. Nhất là hiện nay, các sản phẩm nồi bằng nhôm, inox xuất hiện ngày càng đa dạng trên thị trường thì sản phẩm nồi bằng đất nung càng khó có thể cạnh tranh.

Gốm Trù Sơn như một cô gái quê chưa hề được trang điểm, không biết làm dáng nhưng lại có những nét duyên ngầm. Qua hàng trăm năm nay, gốm vẫn còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ: được làm thủ công, không men tráng và hoàn toàn không có dấu hiệu của nghệ thuật trang trí. Nâng niu chiếc nồi vừa ra lò trên tay, tôi cảm nhận rõ hơn từng hơi thở, từng giọt mồ hôi, từng hy vọng và cả niềm tin giữ nghề mà người nghệ nhân gửi gắm trong mỗi sản phẩm. Góp sức vào không khí sản xuất nhộn nhịp những ngày cuối năm không chỉ có các bậc cao niên, những người mẹ với hàng chục năm trong nghề mà còn có cả những em bé chỉ chừng 10, 12 tuổi. Những đôi tay thoăn thoắt, những đôi mắt chăm chú càng gieo thêm niềm tin tưởng nghề nồi đất Trù Sơn mà cha ông để lại mãi trường tồn và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai nếu được quan tâm đúng mức.

Những người phụ nữ Trù Sơn bao đời nay vẫn cần mẫn gắn bó với nghề gốm.

Dọc đường đất nước

... Hôm ấy là ngày mùng 5 tháng 2 năm Quý Mão niên hiệu Hán Kiến Võ thứ 19 tức là năm 43 Tây lịch.

Trải gần hơn 2000 năm cái gương cần quốc anh hùng họ Trưng, vẫn còn chói lọi trong sử xanh? Ấy là biểu dương cái văn đẹp đẽ nhất cho Nữ lưu nước Việt. Ấy là bằng chứng của chí quật cường của toàn thể dân chúng nước Việt. Dưới ngọn cờ vàng và chỉ trong khoảnh khắc hạ được 65 thành trì, dựng nước xưng vương, hùng tâm tráng khí của Hai Bà chấn động cả một góc trời. Thế mới biết

dân tộc ta sẵn tinh thần ái quốc. Một khi vì mối thù nước hận nhà cùng nhau đoàn kết trỗi dậy thì không còn có sức nào chống nổi.

… Nghiêng mình hành lễ trước bàn thờ hương trầm nghi ngút, chúng ta vô cùng cảm kích nghĩa đến giang sơn Tổ quốc trong 2 nghìn năm lịch sử vẫn chứa chan khí tiết anh linh của hai vị Nữ anh hùng và của tất cả các vị cứu quốc của nước Việt Nam anh dũng ngày xưa và ngày nay.

22/3/1950”(2)

Viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng có

nhiều nguồn sử liệu, từ các sử liệu chính thống của Trung Quốc và Việt Nam đến các thần tích, giai thoại dân gian. Ở đây chúng tôi cung cấp thêm cho quý bạn đọc nguồn tài liệu gốc để thấy rằng câu thành ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, là câu nói thể hiện truyền thống yêu nước của phụ nữ Việt Nam đã được kiểm chứng qua lịch sử chống giặc ngoại xâm. Mở đầu truyền thống là hai vị anh hùng dân tộc: Bà Trưng Trắc và em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước.

Tài liệu tham khảo:(1): Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô

một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy phụ nữ Việt Nam anh dũng, kiên cường không thua kém giới đàn ông.

(2): Hồ sơ 2350 “Hồ sơ về việc tổ chức ngày lễ tưởng niệm các anh hùng dân tộc năm 1952”, Phông Tòa Đại biểu Chánh phủ tại Trung Nguyên Trung Phần, nguồn Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

12 THỨ BẢY 11 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Đón bình minh tại sảnh Quán chiếu đường, chùa Linh Quy Pháp Ấn (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm). Ảnh: Nguyễn Dũng

VIẾT TRỌNG

Đầu tư mạnh cơ sở vật chấtLà huyện vùng sâu còn rất nhiều

khó khăn nhưng những năm gần đây Bảo Lâm đã có những bước chuyển hết sức đáng kể. Thông qua cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn huyện vùng sâu nay đã thay đổi hẳn, không chỉ đường sá được mở rộng, làm mới, nhà cửa trong các khu dân cư cũng ngày càng khang trang hơn, nhiều công trình dân sinh được xây dựng, đặc biệt là hệ thống thiết chế văn hóa thể thao gồm nhà văn hóa và sân bãi thể dục thể thao (TDTT) cơ sở.

Theo Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) Bảo Lâm, đến nay huyện có 9 xã có nhà văn hóa xã gồm Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Lâm, Lộc Bảo, Tân Lạc, Lộc Ngãi, Lộc Nam, Lộc Thành, Lộc Quảng; thêm 3 xã đang trong quá trình hoàn thành gồm B’Lá, Lộc Phú, Lộc Đức.

Cùng đó, huyện đến nay đã có 110/136 thôn, tổ dân phố trong toàn huyện có nhà văn hóa thôn; hầu hết các thôn đều có sân bãi, chủ yếu là sân đất dành cho các hoạt động cộng đồng, thi đấu thể thao. Toàn huyện hiện có trên 40 sân bóng chuyền; 20 sân bóng đá công cộng; có 6 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo có mái che, 2 nhà thi đấu cầu lông; 4 sân quần vợt, hầu hết do người dân đầu tư. Hiện có khoảng 40 câu lạc bộ hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, TDTT, trong đó có 20 câu lạc bộ hoạt động rất tích cực.

Nhờ hệ thống sân bãi từng bước được đầu tư từ huyện đến xã thôn, nên những năm gần đây, phong trào thể dục thể thao cơ sở ở Bảo Lâm phát triển rất mạnh.

BẢO LÂM:

Tăng cường đầu tư cơ sở cho thể dục thể thao

Trong hoạt động văn hóa, huyện có 1 thư viện huyện đang hoạt động rất tốt, có 13 điểm bưu điện văn hóa xã, 14 tủ sách pháp luật, 300 cụm loa truyền thanh, 61 đội văn nghệ, trong đó có những đội thường xuyên sinh hoạt, huyện hằng năm đều tổ chức các đợt hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ người dân.

Trong khi các nhà văn hóa các xã được xây dựng khá rộng thì nhà văn hóa - sinh hoạt động đồng ở thôn tuy có nhỏ hơn với diện tích từ 50 - 200 m2 nhưng cũng khá đa năng; không chỉ sử dụng cho hội họp biểu diễn văn nghệ quần chúng mà khi cần có thể sử dụng các sân bên ngoài làm sân thi đấu thể thao. Về cơ bản hầu hết các nhà văn hóa từ cấp xã đến cấp thôn khi xây dựng xong đều được trang bị tủ, bàn, ghế, thiết bị âm thanh.

Theo đánh giá của Phòng VHTT huyện, hầu hết các nhà văn hóa xã và thôn trên địa bàn đến nay cơ bản đã phát huy được vai trò và hiệu quả của mình, được nhiều địa phương thường xuyên sử dụng tổ chức các hoạt động để thúc đẩy phong trào văn hóa - văn nghệ, TDTT cơ sở phát triển.

Ở cấp huyện, Bảo Lâm đến nay là một trong số ít huyện tại Lâm Đồng được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao rất bài bản. Từ năm 2011, Khu Văn hóa Thể thao (VHTT) rộng 7 ha của huyện đã được đầu tư giai đoạn 1 với 38 tỷ đồng, đến nay huyện đã đưa vào sử dụng sân vận động với khán đài 2.000 chỗ ngồi, 1 hội trường 400 chỗ ngồi cùng hệ thống nhà làm việc. Trung tâm hiện đang chờ vốn đầu tư công trình này trong giai đoạn 2, bao gồm một nhà thi đấu và hệ thống

các sân thể thao bao quanh. Nhờ hệ thống cơ sở vật chất này

nên phong trào TDTT ở Bảo Lâm những năm gần đây phát triển rất mạnh. Theo Phòng VHTT huyện, số người, số gia đình thường xuyên luyện tập TDTT trong huyện ngày càng tăng, tỷ lệ này đến nay khoảng trên 20% dân số của huyện.

Liên kết để tổ chức giảiNhững năm gần đây bình quân

mỗi năm Bảo Lâm tổ chức từ 12 - 14 giải thể thao cấp huyện.

Để tổ chức các giải thể thao này, bên cạnh các giải do tự mình đứng ra, Trung tâm VHTT huyện còn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, đơn vị trên địa bàn huyện. Chẳng hạn như giải việt dã truyền thống trong tháng 3 hằng năm được Trung tâm phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức, còn để tổ chức giải cờ vua học sinh toàn huyện, Trung tâm huyện đã phối hợp rất tốt với ngành Giáo dục huyện.

Đặc biệt, Bảo Lâm rất mạnh về bóng chuyền, trong đó có cả bóng chuyền nam và bóng chuyền nữ. Giải bóng chuyền nam do Trung tâm VHTT huyện phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện thường được tổ chức trong tháng tư hằng năm với rất đông các đội tham dự (như giải năm 2016 vừa qua có đến 29 đội bóng thi đấu). Còn giải bóng chuyền nữ được Trung tâm phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức trong dịp 8/3 hằng năm. Trong năm 2016, giải này có 22 đội, trong đó có 14 đội đại diện

các xã thị trấn và các đội còn lại đến từ các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp. Giải 2017 năm nay còn hoành tráng hơn với 24 đội, chia làm 8 bảng, kéo dài trong 3 ngày. Trung tâm bên cạnh liên tịch với Hội Phụ nữ huyện còn mời cả Liên đoàn Lao động huyện và Huyện Đoàn cùng tham gia giải này.

Theo ông Nguyễn Văn Cư - Phó Giám đốc Trung tâm VHTT Bảo Lâm, do kinh phí từ ngân sách cấp cho các hoạt động TDTT thường rất hạn hẹp, việc huy động từ nguồn xã hội hóa cho các hoạt động TDTT chưa được nhiều nên Trung tâm để tổ chức nhiều hơn các giải thể thao cấp huyện hằng năm Trung tâm phải liên kết với các đơn vị, đoàn thể trong huyện để tổ chức giải và cách làm này đến nay tỏ ra rất hiệu quả: số đội tham gia nhiều hơn, giải thưởng hấp dẫn hơn.

Bên cạnh giải huyện, Trung tâm theo ông Cư còn chú ý đến việc hỗ trợ chuyên môn cho các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức các giải thể thao cấp xã, thôn. Hiện nay, rất nhiều xã ở Bảo Lâm cũng tổ chức các hoạt động TDTT cho mình hằng năm. “Cái khó của các hoạt động TDTT ở cơ sở lâu nay chính là việc thiếu cơ sở vật chất và kinh phí còn hạn hẹp, nhưng với hệ thống sân bãi được xây dựng như hiện nay Bảo Lâm đã cơ bản đáp ứng được phong trào ở cơ sở và chúng tôi luôn khuyến khích các xã bên cạnh kinh phí nhà nước nên vận động thêm từ nguồn xã hội hóa để tổ chức giải và khi cần Trung tâm luôn hỗ trợ để cấp cơ sở phát triển phong trào” - ông Cư khẳng định.

Thi đấu bóng chuyền ở xã Lộc Đức. Ảnh: V.T

Gần 1.750 học sinh của 2 bậc tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) của 37 trường tại thành phố Đà Lạt tham gia tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố năm học 2016 - 2017 kéo dài trong 4 ngày, từ 4/3 đến 7/3/2017 tại Đà Lạt.

Đây là hoạt động định kỳ thường niên của ngành Giáo dục Đà Lạt nhằm đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao trong học đường, nâng cao thể lực cho học sinh; góp phần giáo dục nhân cách, tinh thần yêu thể thao, ham vận động cho học sinh, đồng thời cũng là dịp đánh giá công tác giáo dục thể chất trường học đang tiến hành hiện nay.

Hội khỏe Phù Đổng Đà Lạt năm nay có 9 môn thi đấu gồm cờ vua, Aerobic, đá cầu, kéo co, điền kinh, Vovinam, bóng bàn, cầu lông và bóng đá mini.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, Hội khỏe cấp thành phố

của Đà Lạt lần này được tổ chức qui mô, bài bản với lễ khai mạc trang trọng; là ngày hội thể thao thực sự cho học sinh của 2 cấp học; hầu hết các môn thi đấu đều đông học sinh tham gia; hầu hết các trường đều có sự chuẩn bị kỹ nên chất lượng các trận đấu mang tính cạnh tranh cao, hấp dẫn.

Sau 4 ngày thi đấu, Ban tổ chức đã trao giải nhất, nhì, ba trong từng bộ môn cho các VĐV đoạt giải.

Trong giải toàn đoàn, khối Tiểu học, giải nhất thuộc về TH Đoàn Thị Điểm; giải nhì thuộc về TH Đoàn Kết; 2 trường đồng giành hạng ba là TH Lê Quí Đôn và TH Nguyễn Trãi.

Trong khối THCS, giải nhất toàn đoàn thuộc về Trường THCS Nguyễn Du; giải nhì THCS Phan Chu Trinh, đồng hạng ba gồm THCS Quang Trung và THCS Lam Sơn.

VIẾT TRỌNG - VĂN BÁU

Tiểu học Đoàn Thị Điểm và Trung học cơ sở Nguyễn Du dẫn đầu Hội khỏe Phù Đổng thành phố Đà Lạt