360 câu hỏi trắc nghiệm vật lý 6...

229
360 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 6 360 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 6 KIẾN THỨC CƠ BẢN VẬT LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ VŨ THỊ PHÁT MINH - TRƯƠNG THỊ HỒNG LOAN - NGUYỄN HOÀNG HƯNG - VÕ TRỌNG NGHĨA LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách này được biên soạn nhằm mục đích giúp cho các em học sinh lớp 6 nắm vững các khái niệm cơ bản của vật lí trong chương trình VẬT LÍ 6, đồng thời cũng giúp các em làm quen với một hình thức kiểm tra kết quả học tập mới sẽ được áp dụng trong các kì thi quan trọng trong những năm sắp tới, đó là hình thức TRẮC NGHIỆM. Trước khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, các em học sinh cần nắm vững nội dung các bài học trong sách giáo khoa lớp 6. Cuối cuốn sách có phần hướng dẫn trả lời và đáp án, giúp các em học sinh có thể kiểm tra kết quả. Dù các tác giả đã rất cố gắng nhưng chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi còn thiếu sót. Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn đọc. CÁC TÁC GIẢ

Upload: vankiet

Post on 01-Feb-2018

411 views

Category:

Documents


36 download

TRANSCRIPT

Page 1: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

360 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 6360 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 6

KIẾN THỨC CƠ BẢN VẬT LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ

VŨ THỊ PHÁT MINH - TRƯƠNG THỊ HỒNG LOAN

- NGUYỄN HOÀNG HƯNG - VÕ TRỌNG NGHĨA

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách này được biên soạn nhằm mục đích giúp cho các em học sinh

lớp 6 nắm vững các khái niệm cơ bản của vật lí trong chương trình VẬT LÍ 6,

đồng thời cũng giúp các em làm quen với một hình thức kiểm tra kết quả học tập

mới sẽ được áp dụng trong các kì thi quan trọng trong những năm sắp tới, đó là

hình thức TRẮC NGHIỆM.

Trước khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, các em học sinh cần nắm vững

nội dung các bài học trong sách giáo khoa lớp 6. Cuối cuốn sách có phần hướng

dẫn trả lời và đáp án, giúp các em học sinh có thể kiểm tra kết quả.

Dù các tác giả đã rất cố gắng nhưng chắc chắn cuốn sách không tránh

khỏi còn thiếu sót. Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn

đọc.

CÁC TÁC GIẢ

Chương 1. CƠ HỌC

Phần 1. CÁC PHÉP ĐO TRONG CƠ HỌC ĐO ĐỘ DÀI - THỂ TÍCH - KHỐl LƯỢNG

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đo độ dài

Page 2: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

- Để đo kích thước của các vật người ta thường dùng thước đo.

- Có nhiều loại thước: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét

(thước thẳng)…

- Khi dùng thước đo phải biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất

(ĐCNN) của thước.

- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhât ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp

trên thước.

- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).

2. Đo thể tích

a. Đơn vị đo thể tích

- Đơn vị hợp pháp:

mét khối (m3)

- Đơn vị thường dùng:

Lít (I = dm3); centimét khối (cm3 = cc) = mililít (ml)

1 m3 = 1.000 dm3 = 1.000.000 cm3

1 m3 = 1.000 lít = 1.000.000 ml

b. Đo thể tích chất lỏng

- Dụng cụ đo: dùng bình chia độ, ca đong…

- Cách đo:

+ Ước lượng thể tích của chất lỏng cần đo.

+ Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

+ Đổ chất lỏng cần đo vào bình chia độ.

Page 3: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

+ Đặt bình thẳng đứng.

+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

+ Đọc và ghi giá trị của vạch chia trùng hay gần nhất với mực chất

lỏng.

C. Đo thể tích vật rắn không thấm nước

- Dụng cụ đo: dùng bình chia độ hay bình tràn.

- Cách đo:

* Trường hợp vật rắn bỏ lọt được vào bình chia độ:

+ Thả chìm vật rắn vào bình chia độ có chứa một phần chất lỏng

(thường là nước).

+ Thể tích của vật bằng phần thể tích chất lỏng dâng lên trong bình.

* Trường hợp vật rắn không bỏ lọt được vào bình chia độ:

+ Đổ chất lỏng hay nước vào đầy một bình tràn.

+ Thả vật rắn vào bình tràn. Thể tích vật rắn chính bằng thể tích của

phần chất lỏng tràn ra.

3. Khối lượng

a. Khối lượng của một vật

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.

b. Đơn vị của khối lượng

- Đơn vị hợp pháp của khối lượng:

kilôgam (kg)

- Các đơn vị khác:

+ Gam: 1g = 0,001 kg = 10-3 kg

Page 4: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

+ Héctôgam = lạng: 1 lạng = 100g

+ Miligam: 1 mg = 0,001 g = 10-3g

C. Đo khối lượng

- Dụng cụ đo: dùng cân. Có nhiều loại cân như: cân Rôbécvan, cân đồng

hồ, cân y tế, cân đòn, cân tạ…

- Cách đo khối lượng bằng cân Rôbécvan:

+ Điều chỉnh để đòn cân thăng bằng để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

+ Đặt vật cần cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa bên kia một số quả

cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm đúng giữa bảng

chia độ.

+ Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa bằng khối lượng của vật.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng

Để đo độ dài của một vật ta nên dùng:

A. Thước đo

B. Gang bàn tay

C. Sợi dây

D. Cái cân

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. Kilômét (km)

B. Milimét (mm)

C. Centimét (cm)

Page 5: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Mét (m)

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:

A. 1 mét.

B. Độ dài giữa 2 vạch chi liên tiếp trên thước.

C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:

A. 1 milimét.

B. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

C. Cả hai câu A, B đều đúng.

D. Cả hai câu A,B đều sai.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng

Khi dùng thước để đo kích thước của một vật cần đo em cần phải:

A. Biết GHĐ và ĐCNN.

B. Ước lượng độ dài của vật cần đo.

C. Chọn thước đo cho thích hợp với vật cần đo.

D. Thực hiện cả ba yêu cầu trên.

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng

ĐCNN của thước có thể cho em biết:

A. Giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ

chính xác biết được.

Page 6: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được khi đo. 

C. Sai số của phép đo.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng 1 mét thì bằng:

A. 1000 milimét.

B. 10 centimét.

C. 100 đềximét.

D. 100 milimét.

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng

Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo

độ dài của vật nào nhất:

A. Chiều dài của con đường đến trường.

B. Chiều cao của ngôi trường em.

C. Chiều rộng của quyển sách Vật lí 6.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 9: Cho một thước đo như hình vẽ

Hãy cho biết đáp án nào sau đây là của thước đó:

A. GHĐ 15 cm, ĐCNN 1cm.

B. GHĐ 1 cm, ĐCNN 15 cm.

C. GHĐ 15 cm, ĐCNN 5 mm.

D. Cả A, B, c đều sai.

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng

Page 7: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Tại sao khi đo độ dài của vật, cô giáo yêu cầu em thực hiện phép đo nhiều

lần:

A. Để em có được kết quả trung bình chính xác hơn.

B. Để sai số khi đo sẽ nhỏ hơn.

C. Để em tập làm quen với phép đo độ dài cho thuần thục.

D. Hai câu A và B đều đúng.

Câu 11: Chọn câu trả lời đúng

Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là:

A. Đặt thước vuông góc với chiều dài vật.

B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật.

C. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu ngang bằng với vạch

0.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 12: Chọn câu trả lời đúng

Khi đọc kết quả độ dài của một vật, cần đặt mắt:

A. Theo hướng xiên từ bên phải.

B. Theo hướng xiên từ bên trái.

C. Theo hướng vuông góc với cạnh thước tại điểm đầu/cuối của vật.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 13: Chọn câu trả lời đúng

Khi đo độ dài của một vật em phải:

A. Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

B. Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách.

Page 8: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

D. Thực hiện cả ba yêu cầu trên.

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng

Để đo độ dài có độ chính xác cao thì ta phải dùng:

A. Thước đo đã được mua từ các tiệm tạp hóa.

B. Thước đo được sản xuất từ Trung tâm đo lường chuẩn.

C. Thước đo có độ dãn nở ít.

D. Thước đo được sản xuất từ Trung tâm đo lường chuẩn có GHĐ

và ĐCNH thích hợp.

Câu 15: Chọn câu trả lời đúng

Khi đo kích thước của một sân đá bóng, người ta nên dùng thước đo nào

dưới đây để việc đo được thuận lợi nhất:

A. Thước thẳng có GHĐ 1m, ĐCNN 1cm.

B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 5m, ĐCNN 1cm.

D. Thước dây có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm.

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng

Để đo đường kính của một viên bi nhỏ hình cầu ta nên dùng thước đo nào

dưới đây để có độ chính xác nhất:

A. Thước thẳng có GHĐ 10cm, ĐCNN 1mm.

B. Thước kẹp có GHĐ 10cm, ĐCNN 2mm.

C. Thước thẳng có GHĐ 30cm, ĐCNN 0,5mm.

D. Thước dây có GHĐ 20m, ĐCNN 1mm.

Page 9: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 17: Chọn câu trả lời đúng

Để đo số đo của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo

nào dưới đây để có độ chính xác nhất:

A. Thước thẳng có GHĐ 50cm, ĐCNN 1cm.

B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1mm.

C. Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1cm.

D. Thước cuộn có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm.

Câu 18: Chọn câu trả lời sai

Trong sinh hoạt hàng ngày, người ta thường dùng các danh từ sau để gọi:

A. 1 li = 1 mm

B. 1 phân = 1 cm

C. 1 tấc = 1 dm

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 19: Chọn câu trả lời đúng

Ở nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh đơn vị độ dài thường dùng

là:

A. Kilômét.

B. Inch.

C. Dặm.

D. Câu B và C.

Câu 20: Chọn câu trả lời đúng Một inch bằng:

A. 2,54 m

B. 2,54 dm

Page 10: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. 2,54 cm

D. 2,54 mm

Câu 21: Chọn câu trả lời đúng

Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên mặt trời người ta dùng đơn vị:

A. Kilômét.

B. Năm ánh sáng,

C. Dặm.

D. Hải lí.

Câu 22: Chọn câu trả lời đúng

Một năm ánh sáng tương đương với độ dài:

A. 9461 trăm kilômét.

B. 9461 ngàn kilômét.

C. 9461 tỉ kilômét.

D. 9461 tỉ dặm.

Câu 23: Chọn câu trả lời đúng

Thuật ngữ “Ti vi 24 inches” để chỉ:

A. Chiều cao của màn hình tivi.

B. Chiều rộng của màn hình tivi.

C. Đường chéo của màn hình tivi.

D. Chiều rộng của cái tivi.

Câu 24: Chọn câu trả lời đúng

Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19 inch. Đường chéo của màn hình đó

có kích thước:

Page 11: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. 48,26 mm

B. 4,826 mm

C. 48,26 cm

D. 48,26 dm

Câu 25: Chọn câu trả lời đúng

Khi dùng thước đo chuẩn có ĐCNN là 1mm, với quy trình đo đúng cách,

thì mỗi lần đo người đo có thể mắc phải sai số tối thiểu do mắt nhìn không thể

phân biệt được là:

A. 0,5 mm

B. 2 mm

C. 3 mm

D. 4 mm

Câu 26: Chọn câu trả lời đúng

Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi

được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 8,7cm và 9,1 cm. ĐCNN của

thước đó là:

A. 1 mm

B. 2 mm

C. 3 mm

D. 4 mm

Câu 27: Chọn câu trả lời đúng

Để đo kích thước cỡ nguyên tử thì ta nên dùng giai đo:

A. 10-10m (ký hiệu là 1 A đọc là Amstrom).

B. 10-3m.

Page 12: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Năm ánh sáng.

D. Dặm.

Câu 28: Hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới

đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng chứa gần đầy chai 1 lít.

A. Bình 1000 ml có vạch chia tới 10 ml.

B. Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml.

C. Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml.

D. Bình 1000 ml có vạch chia tới 2 ml.

Câu 29: Nam dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm3 để đo thể

tích nước ngọt đựng trong một chai nước ngọt và đọc đượckết quả đúng. Đáp

án nào sau đây là kết quả của Nam:

A. 299,15 cm3.

B. 299,2 cm3.

C. 299,3 cm3.

D. 299,5 cm3.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Giới hạn đo của bình chia độ là:

A. Thể tích nước lớn nhất mà bình có thể chứa.

B. Thể tích chất lỏng lớn nhất mà bình có thể chứa.

C. Độ lớn của hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

D. Số đo thể tích lớn nhất ghi trên bình.

Câu 31: Trên hình vẽ bên có GHĐ và ĐCNN là:

A. 200 cm3 và 5 cm3.

Page 13: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. 200 cm3 và 10 cm3.

C. 200 cm3 và 1 cm3.

D. 200 cm3 và 2 cm3.

Câu 32: Chọn câu trả lời sai

Một bình nước chứa hai lít nước. Đổ thêm vào bình 0,5 lít, thể tích của

nước chứa trong bình lúc này là:

A. 2,5 lít

B. 2,5 dm3

C. 25 cm3

D. 2500 cm3

Câu 33: Chọn câu trả lời đúng

Hãy xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ (BCĐ) có giới hạn

đo (GHĐ) là 200 ml và gồm 20 vạch chia liên tiếp:

A. 10 ml.

B. 2 ml.

C. 10 cc

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 34: Một người cần dùng 35 cc nước hỏi người đó phải đổ đầy đến

vạch chia nào ở bình chia độ sau:

A. Đổ nước đến vạch số 1.

B. Đổ nước đến vạch số 2.

C. Đổ nước đến vạch số 3.

D. Đổ nước đến vạch số 4. 

Page 14: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 35: Bạn Lan khi đọc thể tích của một chất lỏng ở 1 BCĐ như hình bên

đã cho kết quả đúng em hãy cho biết kết quả đó:

A. 92 ml

B. 90 ml

C. 88 ml

D. 86 ml

Câu 36: Chọn đáp án đúng

Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ 18 khối nước (1 khối = 1 m3). Số lít nước

gia đình em đã tiêu thụ mỗi tháng là:

A. 18.000 lít

B. 1.800 lít

C. 180 lít

D. 18 lít

Câu 37: Chọn câu trả lời sai

Gia đình Na có 4 người, mỗi người tiêu thụ trung bình 0,1m3 nước mỗi

ngày. Thể tích nước gia đình Na tiêu thụ hết trong một tháng (30 ngày) là:

A. 12 m3

B. 12.000 dm3

C. 12.000 lít

D. 1.200 lít

Câu 38: Chọn câu trả lời đúng

Một hộp nhựa lập phương có cạnh 2 cm. Nếu đổ đầy nước vào hộp thì thể

tích của nước là:

A. 2 cm3

Page 15: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. 8 ml

C. 8 cm3

D. Cả B và C đều đúng

Câu 39: Chọn câu trả lời sai

Một hồ bơi có chiều rộng 5 m, dài 20 m, cao 1,5 m. Thể tích nước mà hồ

bơi có thể chứa được nhiều nhất là:

A. 150.000 dm3

B. 150 lít

C. 150000 lít

D. 150 m3

Câu 40: Chọn câu trả lời đúng

Bể nước nhà Mai còn 1m3 nước. Bố Mai đố Mai muốn đổ hết nước vào

một thùng phuy hình trụ có tiết diện là 200 dm2 thì thùng cần phải có chiều cao

tối thiểu là bao nhiêu? Em hãy giúp Mai tìm ra câu trả lời đúng.

A. 5 dm

B. 50 dm

C. 500 cm

D. 5 m

Câu 41: Chọn câu trả lời đúng

Một bồn chứa nước hình trụ có thể chứa được tối đa 942 lít nước. Độ cao

của thùng là 1,2 m. Bán kính của đáy thùng là:

A. 25 cm

B. 50 cm

C. 1 m

Page 16: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. 5 m

Lấy số bi = 3,14

Câu 42: Chọn câu trả lời đúng

Một trái khinh khí cầu chứa đầy khí hiđrô. Biết đường kính của khinh khí

cầu là 4 m. Thể tích của khí hiđrô chứa trong khinh khí cầu là:

A. 33,5 m3

B. 33,5 lít

C. 267,9 m-v

D. 267,9 lít

Lấy n = 3,14

Câu 43: Chọn câu trả lời đúng

Cho 50 ml dầu hỏa vào một bình chia độ, sau đó đổ tiếp 25 ml nước vào

bình (dầu nhẹ hơn nước và không hòa tan trong nước). Hỏi mực nước và dầu

nằm ở vị trí nào trong hình bên?

A. Nước ở vạch 3, dầu ở vạch 2.

B. Nước ở vạch 1, dầu ở vạch 3.

C. Nước ở vạch 1, dầu ở vạch 2.

D. Nước ở vạch 2, dầu ở vạch 3.

Câu 44: Chọn câu trả lời đúng

Trong phòng thí nghiệm để đo thể tích chất lỏng chính xác đến từng

milimét khối ta phải dùng:

A. Ca đong có GHĐ 0,05 dm3.

B. Chai nước uống tinh khiết tương đương một xị.

C. Bình chia độ có ĐCNN là lớn hơn 1mm3

Page 17: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Bình chia độ có ĐCNN là 1 mm3 hay nhỏ hơn.

Câu 45: Chọn câu trả lời đúng

Khuyết điểm của một bình chia độ do em tự làm là:

A. Động tác chia giai đo dễ tạo nên sai số.

B. Giai đo không được chuẩn.

C. Kết hợp hai câu trên.

D. Cả ba câu trên đều sai. 

Câu 46: Chọn câu trả lời đúng

Để đo thể tích của một trái dưa hấu lớn hơn miệng bình chia độ đã có

trong phòng thí nghiệm thì ta dùng:

A. Bình chia độ.

B. Bình tràn.

C. Bình tràn kết hợp với bình chia độ.

D. Cả ba đều sai.

Câu 47: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống

Thể tích của một vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng

cách thả chìm vật đó vào đựng trong bình chia độ của phần chất lỏng dâng lên

thể tích của vật.

A. Nước, thể tích, lớn hơn.

B. Chất lỏng, thể tích, bằng.

C. Rưựu, thể tích, bằng.

D. B và C đều đúng.

Câu 48: Một bình nước đang chứa 100ml nước, khi bỏ vào bình một viên

bi thủy tinh thì nước trong bình dâng lên đến vạch 150 ml. Thể tích viên bi là:

Page 18: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. 150 cm3

B. 50 cm3

C. 0,15 dm3

D. A và C đều đúng.

Câu 49: Chọn câu trả lời sai

Thả một viên bi sắt có bán kính là 1 cm vào một bình chia độ. Thể tích

nước dâng lên là:

A. 4,19 ml

B. 4,19 cm3

C. 41,9 cm3

D. 4,19 cc.

Câu 50: Chọn câu trả lời đúng

Một bình chia độ có GHĐ là 100 ml, ĐCNN là 5 ml. Thể tích nước trong

bình hiện có 60 ml. Có thể đo các vật rắn có thể tích trong khoảng:

A. 45 cm3 đến 100 cm3.

B. 5 cm3 đến 45 cm3,

C. 5 đến 40 cm3.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 51: Chọn câu trả lời đúng

Một hình chia độ hình trụ có độ cao tới vạch chia lớn nhất là 20 cm và có

giới hạn đo (GHĐ) là 100 ml. Tiết diện của bình là:

A. 5 mm

B. 5 cm

Page 19: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. 5 dm

D. 5 m

Câu 52: Phát biểu nào sau đây là sai

A. Khi đo thể tích một viên bi bằng xốp, người ta bỏ viên bi vào một bình

chia độ rồi lấy kim ghim vào bi, nhân viên bi chìm dưới mặt nước. Thể tích nước

dâng lên chính là thể tích của viên bi.

B. Khi đo thể tích một quả bóng bàn người ta cũng làm tương tự như

trường hợp A.

C. Khi đo thể tích của một viên bi sắt, người ta thả viên bi vào một BCĐ,

thể tích nước dâng lên trong bình là thể tích của viên bi.

D. Khi đo thể tích một viên bi sắt lớn hơn miệng BCĐ, người ta bỏ nó vào

bình tràn. Thể tích nước tràn ra chính là thể tích viên bi.

Câu 53: Chọn câu trả lời đúng

Một hồ bơi có chiều rộng 5 m, cao 1,5 m, dài 20 m chứa 100 m 3 nước.

Người ta thả vào hồ một khúc gỗ hình hộp chữ nhật. Biết rằng khúc gỗ chỉ chìm

2/3 dưới nước. Thể tích của khúc gỗ tối đa để nước không tràn ra ngoài là:

A. 15 m3

B. 25 m3

C. 50 m3

D. 75 m3

Câu 54: Chọn câu trả lời sai

Một quả bóng đá có bán kính là 12 cm. Thể tích của quả bóng là:

(Lây số bi = 3,14)

A. 7234,56 cm3

Page 20: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. 7,23456 dm3

C. 7,23456 lít

D. 7,23456 ml

Câu 55: Chọn câu trả lời đúng

Để đo thể tích một quả bóng nhựa đặc bạn Linh đã dùng một vật nặng để

kéo cho quả bóng chìm trong một bình tràn. Vật nặng chiếm thể tích 125 cm3.

Thể tích phần nước tràn ra là 650 cm3. Thể tích quả bóng là:

A. 125 cm3

B. 650 cm3

C. 525 cm3

D. 725 cm3

Câu 56: Chọn câu trả lời sai

Để đo thể tích của một đồng năm ngàn bằng kim loại. Bạn Nga đã bỏ vào

bình chia độ đang chứa nước 10 đồng kim loại đó. Thể tích nước dâng lên trong

bình là 3 ml. Thể tích mỗi đồng kim loại đó là:

A. 2,25 dm3

B. 2,25 cm3

C. 2,25 cc

D. 0,225 cc

Câu 57: Chọn câu trả lời đúng

Người ta đổ một ít đường vào nước. Thấy thể tích nước dâng lên là 5 cm3.

Thể tích của đường phần đường đã đổ vào nước là:

A. 5 cm3

B. Lớn hơn 5cm3

Page 21: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Nhỏ hơn 5 cm3

D. Nhỏ hơn 5ml

Câu 58: Chọn câu trả lời đúng

Nam có hai hộp nhựa hình lập phương (có thể chìm hoàn toàn trong

nước). Hộp (I) có cạnh a, khi thả hộp một vào bình tràn, thể tích nước tràn ra là

125 cm3. Khi thả hộp (II) vào thì thể tích nước tràn ra là 15,625 cm3. Cạnh của

hộp (II) có kích thước:

A. 4a

B. 3a

C. 2a

D. 0,5a

Câu 59: Chọn câu trả lời đúng

Bạn Thủy bỏ vào bình tràn một quả cầu rỗng ruột được thông với bên

ngoài qua một lỗ tròn nhỏ. Biết bán kính ngoài của quả cầu là 5 cm và bán kính

trong là 4 cm. Thể tích nước tràn ra là:

A. 64 cm3

B. 125cm3

C. 61 cm3

D. 255,4cm3

Câu 60: Chọn thí nghiệm đúng

A. Hà thả một vật không thấm nước vào bình chia độ, thể tích chât lỏng

ban đầu trong bình là V1. Sau khi bỏ vật vào thì thể tích chất lỏng trong bình là

V2. Thể tích vật là V = V2 – V1.

Page 22: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Hải thả một vật không thấm nước vào bình chia độ chưa có nước. Sau

đó đổ nước vào. Nước ở trong bình bây giờ có thể tích là V1. Hải lấy vật ra khỏi

bình, bình có thể tích là V2. Thể tích vật V = V - V2.

C. Duy dùng bình tràn để đo thể tích vật không thấm nước. Bỏ vật vào

bình cho thể tích nước tràn vào một cái cốc. Thể tích của vật chính là thể tích

của cái cốc.

D. Hà và Hải đều đúng.

Câu 61: Chọn câu trả lời đúng

Một lạng còn được gọi là một………….

A. Miligam

B. Héctôgam

C. Gam

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 62: Chọn câu trả lời đúng

Một yến bằng:

A. 100 miligam

B. 10 héctôgam

C. 1000 gam

D. 10 kilôgam

Câu 63: Điền vào chỗ trống đáp án đúng

…………… có đơn vị là kilogam

A. Lượng

B. Khối lượng

C. Trọng lượng

Page 23: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Trọng lực

Câu 64: Điền vào chỗ trống đáp án đúng

Một tạ bằng với……………..

A. 1.000 kilogam

B. 100 kilogam

C. 10.000 kilogam

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 65: Điền vào chỗ trống đáp án đúng

Một tấn bằng với…………………

A. 1000 kilogam

B. 100 kilogam

C. 10.000 kilogam

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 66: Điền vào chỗ trống đáp án đúng

Vật rắn nào cũng có……………..

A. Khối lượng

B. Trọng Lượng

C. Hình dạng và kích thước

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 67: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp

Khối lượng của một vật cho biết …………. chứa trong vật.

A. Trọng lượng.

B. Lượng chất.

Page 24: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Số lượng phần tử.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 68: Điền vào chỗ trống đáp án đúng

Một hộp thịt hộp ghi khối lượng tịnh 250 gam, đó là……………

A. Trọng lượng thịt và nước thịt chứa trong hộp.

B. Khối lượng thịt và nước thịt chứa trong hộp.

C. Khối lượng của cả hộp thịt.

D. Cả ba câu trên đều sai. 

Câu 69: Điền vào chỗ trống đáp án đúng

Người ta dùng cân để đo……………..

A. Trọng lượng của vật nặng.

B. Thể tích của vật nặng.

C. Khối lượng của vật nặng.

D. Kích thước của vật nặng.

Câu 70: Điền vào chỗ trống đáp án đúng

Đo khối lượng của vật bằng cân Rôbécvan là cách………..

A. Đối chiếu khối lượng của vật cần cân với khối lượng của quả cân

mẫu.

B. Đối chiếu khối lượng của vật cần cân này với khối lượng của vật

cần cân khác.

C. Đối chiếu khối lượng của quả cân này với khối lượng của quả

cân khác.

D. Tất cả các câu trên đều sai.

Page 25: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 71: Chọn câu trả lời đúng

1 kilôgam là:

A. Khối lượng của một lít nước.

B. Khối lượng của một lượng vàng.

C. Khối lượng của một quả cân mẫu đặt tại Viện Đo lường quốc tế ở

Pháp.

D. Bằng 1/6000 khối lượng của một con voi 5 năm tuổi.

Câu 72: Chọn câu đúng trong các câu sau đây

A. Tấn > tạ > lạng > kilogam.

B. Tấn> lạng> kilôgam> tạ.

C. Tấn > tạ > kilôgam > lạng.

D. Tạ> tấn > kilôgam > lạng.

Câu 73: Chọn câu trả lời đúng

Một hộp Yomilk có ghi 200 gam, đó là:

A. Lượng sữa trong hộp.

C. Khối lượng của hộp.

B. Lượng đường trong hộp.

D. Thể tích của hộp.

Câu 74: Chọn câu trả lời sai

Một lạng bằng:

A. 100 g

B. 0,1 kg

C. 1 g

Page 26: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. 1 héctôgam

Câu 75: Chọn câu trả lời đúng

Một gam bằng với……………

A. 1/1.000 kilogam

B. 1/100 kilogam

C. 1/10 kilogam

D. 1/10.000 kilogam

Câu 76: Chọn câu trả lời đúng

Một miligam bằng:

A. 0,001 g

B. 10-6 kg

C. 10-5 lạng

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 77: Chọn câu trả lời sai

Một lượng vàng có khối lượng là:

A. 3,78 gam

C. 378 miligam

B. 3,78 lạng

D. 0,0378 héctôgam

Câu 78: Chọn câu trả lời đúng

A. Một kilôgam bông có thể tích bằng thể tích của một kilôgam sắt.

B. Một kilôgam bông có trọng lượng bằng trọng lượng một kilôgam

sắt.

Page 27: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Một kilôgam bông có khối lượng bằng khối lượng một kilôgam

sắt.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 79: Chọn câu trả lời đúng

Trong bệnh viện người ta không dùng cân tạ để theo dõi khối lượng người

bệnh, vì:

A. Cân tạ nặng và khá cồng kềnh.

B. GHĐ của cân tạ lớn so với khối lượng một người.

C. ĐCNN của cân tạ thường lớn khó theo dõi chính xác.

D. Cả câu B và C đều đúng.

Câu 80: Chọn câu trả lời đúng

Để đo khối lượng của electron (xấp xỉ 10-3 Kg), ta dùng:

A. Cân tiểu li.

B. Cân có ĐCNN nhỏ hơn khối lượng của electron một bậc.

C. Cả hai câu trên đều đúng.

D. Phương pháp khác đo kiểu gián tiếp.

Câu 81: Chọn câu trả lời đúng

Trên cửa các ôtô vận tải ta thường thấy các ký hiệu: 1T; 1,5T; 2T; 5T… Ký

hiệu đó cho biết:

A. Trọng lượng tối đa mà xe tải có thể chở được. 

B. Khối lượng tối thiểu mà xe tải cần phải chở để xe chạy êm, không

bị xóc.

C. Khối lượng tối đa mà xe tải có thể chở được.

D. Thể tích tối đa của hàng hóa mà xe tải có thể chở được.

Page 28: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 82: Chọn câu trả lời đúng

Một hộp cân Rôbecvan gồm các quả cân sau: 1mg; 10mg; 20mg; 50mg;

100mg; 200mg; 500mg và 1g.

A. GHĐ của cân là 1g và ĐCNN của cân là 1mg.

B. GHĐ của cân là 1881mg và ĐCNN của cân là 1mg.

C. GHĐ của cân là 1881g và ĐCNN của cân là 1g.

D. Cả A, B, C đều sai.

Phần 2. LỰCHAI LỰC CÂN BẰNG - TÁC DỤNG LỰC

TRỌNG LỰC – LỰC ĐÀN HỒI

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lực

a. Khái niệm về lực

Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

b. Phương và chiều của lực

Mỗi lực có phương và chiều xác định.

2. Hai lực cân bằng

Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai

lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng

phương nhưng ngược chiều.

3. Tác dụng của lực

Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc

làm cho nó biến dạng.

4. Đơn vị của lực

Page 29: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đơn vị của lực là Niutơn (kí hiệu: N)

5. Trọng lực

a. Định nghĩa

Lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật gọi là trọng lực. Trong đời sống

hàng ngày nhiều khi người ta gọi trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng

lượng của vật đó.

b. Phương, chiều của trọng lực

Trọng lực luôn có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái Đất.

6. Lực đàn hồi của lò xo

a. Biến dạng đàn hồi - vật đàn hồi

Dưới tác dụng của một ngoại lực một vật bị biến đổi hình dạng, kích

thước. Khi ngưng lực tác dụng, vật trở lại hình dạng và kích thước ban đầu. Biến

dạng đó gọi là biến dạng đàn hồi. Vật đó gọi là vật đàn hồi.

Ví dụ:

Lò xo là vật đàn hồi và biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi.

b. Độ biến dạng của lò xo

Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng (l) và chiều dài

khi chưa biến dạng (chiều dài tự nhiên lo)

l- lo

c. Lực đàn hồi của lò xo

- Khi lò xo bị nén hay bị kéo dãn thì nó sẽ tác dụng lên các lực đàn hồi lên

các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.

- Đặc điểm của lực đàn hồi: Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn

hồi càng lớn. Lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Page 30: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

7. Lực kế

a. Lực kế

Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. Có nhiều loại lực kế.

b. Cấu tạo của lực kế lò xo

Lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu còn lại gắn vào

một cái móc và một kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.

c. Cách đo lực bằng lực kế

- Ban đầu, điều chỉnh cho kim chỉ thị chỉ đúng vạch 0.

- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải chỉnh sao cho lò xo

của lực kế phải nằm dọc theo phương của lực cần đo.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 83: Chọn câu trả lời sai

Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:

A. Thay đổi vận tốc.

B. Bị biến dạng.

C. Thay đổi chuyển động.

D. Không biến dạng và không thay đổi chuyển động.

Câu 84: Chọn câu trả lời đúng

Hai lực được gọi là cân bằng khi hai lực đó phải đặt trên cùng một vật và

có:

A. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều.

B. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều.

C. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, cùng chiều.

Page 31: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Độ mạnh hằng nhau, khác phương, ngược chiều.

Câu 85: Chọn câu đúng trong các câu sau đây

Khi bạn A kéo bạn B bằng một lực thì lực đó có:

A. Phương AB, Chiều từ A đến B.

B. Phương AB, chiều từ B đến A.

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về B.

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng về A.

Câu 86: Chọn câu trả lời đúng

Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt

đã tác dụng lực:

A. Làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó.

B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của trái banh.

C. Chỉ làm biến dạng trái banh.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 87: Chọn câu trả lời đúng

Bạn A tác dụng vào bạn B một lực từ phía sau làm bạn B ngã sấp xuống

sàn, đó là:

A. Lực nén.

B. Lực uốn.

C. Lực kéo.

D. Lực đẩy.

Câu 88: Điền vào chỗ trống từ thích hợp

Page 32: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Khi ta đứng trên sàn nhà nằm ngang. Lực ta tác dụng xuống sàn có

cường độ lực sàn tác dụng lại ta.

A. Bằng.

B. Lớn hơn.

C. Nhỏ hơn.

D. Không có câu trả lời chính xác cho trường hợp này.

Câu 89: Chọn đáp án đúng

Một người đẩy một chiếc xe đẩy trẻ em đi trên đường. Xe chịu tác dụng

của:

A. Lực đẩy.

B. Lực nâng của mặt đường.

C. Trọng lực của trái đất.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 90: Chọn đáp án đúng

Một cầu thủ đá vào trái banh tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh một

lực:

A. Kéo

B. Đẩy

C. Hút

D. Đàn hồi

Câu 91: Chọn đáp án đúng

Trọng lực của quả đất tác dụng lên một vật đặt trên mặt đất là tác dụng

của lực:

A. Kéo

Page 33: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Đẩy

C. Hút

D. Đàn hồi

Câu 92: Chọn đáp án đúng

Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là lực:

A. Kéo

B. Đẩy

C. Hút

D. Đàn hồi

Câu 93: Điền từ thích hợp vào ô trống

Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì

sẽ

A. Chuyển động đều.

B. Chuyển động nhanh dần.

C. Đứng yên.

D. Chuyển động tròn.

Câu 94: Chọn câu phát biểu đúng

Một con ngựa kéo một cỗ xe đi trên đường:

A. Con ngựa đã tác dụng và chiếc xe một lực đẩy.

B. Chiếc xe đã tác dụng vào con ngựa một phản lực.

C. Mặt đường đã tác dụng vào chiếc xe một lực nén.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 95: Chọn câu trả lời đúng

Page 34: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc bé hơn

90° thì:

A. Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển.

B. Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển.

C. Một phần lực tác động sẽ bị tiêu phí.

D. B và C đều đúng.

Câu 96: Chọn câu trả lời đúng

Để đi bộ hiệu quả thì cần phải:

A. Để gót chân chạm đất trước.

B. Để mũi chân chạm đất trước.

C. Di chuyển cơ thể trong giới hạn của bước chân.

D. Duy trì mỗi bước đi là 1m.

Câu 97: Chọn câu trả lời đúng

Một xe đạp thường không có lò xo nhún giảm xóc và một xe đạp leo núi có

lò xo nhún giảm xóc, khi đi qua đoạn đường ghập ghềnh thì:

A. Lực tác động lên người đi xe leo núi lớn hơn lực tác dụng lên

người đi xe thường.

B. Lực tác động lên người đi xe leo núi nhỏ hơn lực tác dụng lên

người đi xe thường.

C. Lực tác động lên người đi xe leo núi bằng lực tác dụng lên người

đi xe thường.

D. Không có lực tác động lên người đi xe leo núi và người đi xe

thường.

Câu 98: Chọn câu trả lời đúng

Page 35: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Một súng đồ chơi bắn đạn bằng lò xo, muốn bắn đạn đi xa hơn mức hiện

có, ta phải:

A. Cắt ngắn lò xo hiện có.

B. Thay đạn có khối lượng nhẹ hơn.

C. Thay đạn có khối lượng nặng hơn.

D. Thay súng có khối lượng nhẹ hơn.

Câu 99: Chọn câu trả lời đúng

Một chiếc tàu nổi được trên mặt nước là do:

A. Chiếc tàu quá nhẹ, không thể chìm xuống nước được.

B. Chiếc tàu quá to, không thể chìm xuống nước được.

C. Lực đẩy của nước và trọng lực tác dụng lên tàu cân bằng nhau.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 100: Chọn câu trả lời đúng

Một chiếc tàu ngầm lơ lửng trong nước là do:

A. Các lực tác dụng vào tàu cân bằng nhau.

B. Các lực tác dụng vào tàu thay đổi liên tục làm tàu cân bằng.

C. Chịu tác dụng lực hút của nước.

D. Chịu tác dụng lực đẩy của nước.

Câu 101: Chọn câu trả lời đúng

Trường hợp nào sau đây là không có tác dụng của lực:

A. Quyển sách đặt trên bàn.

B. Thác nước chảy.

C. Gió thổi.

Page 36: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Tất cả các câu đều sai.

Câu 102: Chọn câu trả lời đúng

Để xác định một lực ta cần biết:

A. Giá trị (suất đo) của lực.

B. Phương tác dụng của lực.

C. Chiều tác dụng của lực.

D. Kết hợp cả ba câu trên.

Câu 103: Chọn câu trả lời đúng

Khi thuyền buồm di chuyển trên biển, gió tác dụng vào cánh buồm một

lực:

A. Kéo

B. Đẩy

C. Đàn hồi

D. Nén

Câu 104: Chọn câu trả lời đúng

Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào

vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

C. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Câu 105: Chọn câu trả lời đúng

Page 37: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Ba lực có cường độ lần lượt là F1 =50N, F2 = 10N và F3 - 40N cùng tác

dụng vào một vật. Để vật đứng yên, 3 lực đó phải cùng phương, trong đó:

A. F1, F2 cùng chiều nhau và ngược chiều với F3.

B. F1, F3 cùng chiều nhau và ngược chiều vớiF2.

C. F2, F3 cùng chiều nhauvàngưựcchiều với F1.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 106: Chọn đáp án sai

Một người đang đạp xe đạp lên dốc. Các lực tác dụng vào xe có phương,

chiều:

A. Trọng lực P luôn thẳng đứng hướng xuống.

B. Phản lực N của mặt đường tác dụng lên xe luôn vuông góc với

mặt dốc và hướng lên.

C. Lực đạp F của người đó lên bàn đạp xe luôn song song với mặt

dốc và hướng lên.

D. Lực ma sát của mặt đường tác dụng lên bánh xe luôn song song

với mặt dốc và hướng xuống.

Câu 107: Lực nào sau đây không phải là lực đàn hồi?

A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp khi có người ngồi lên.

B. Lực đẩy quả bóng cao su nảy lên khi bóng chạm đất.

C. Lực căng dây của một sợi dây thép khi dùng nó để kéo một vật

nặng.

D. Lực đẩy ra của một pittông trong xi lanh khi có ai đó nén pittông

vào.

Page 38: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 108: Trong những vật sau vật nào có thể tạo thành những vật đàn

hồi:

A. Sợi dây thép, hòn sỏi.

B. Sợi dây thép, quả bóng cao su.

C. Sợi dây thép, trái bida.

D. Không có vật nào cả.

Câu 109: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

- Lực đàn hồi………… vào độ biến dạng. Độ biến dạng càng ……… thì lực

đàn hồi càng…………

- Chiều của lực đàn hồi luôn luôn………. với chiều của lực tác dụng.

A. Phụ thuộc, lớn, nhỏ, cùng chiều.

B. Không phụ thuộc, lớn, nhỏ, ngược chiều.

C. Phụ thuộc, lớn, lớn, cùng chiều.

D. Phụ thuộc, lớn, lớn, ngược chiều.

Câu 110: Chọn câu trả lời sai

Đặt một lò xo luôn đưực giữ thẳng đứng trên sàn nhà. Đặt lên đầu trên

của lò xo một vật nặng làm lò xo bị biến dạng một đoạn là đenta l như hình vẽ

bên.

A. Vật nặng tác dụng lên lò xo một lực nén F1.

B. Lò xo tác dụng lên vật một lực đẩy F2.

C. Hai lực F1 và F2 ở trên cân bằng nhau.

D. Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là trọng lực P thẳng đứng

hướng xuống và lực đàn hồi Fđh thẳng đứng hướng lên

Câu 111: Chọn câu trả lời sai

Page 39: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Bố trí một hệ như hình vẽ. Vật nặng khối lượng m đứng yên.

A. Vật nặng chịu tác dụng của trọng lực P.

B. Lò xo tác dụng lên vật một lực đàn hồi F.

C. Vật nặng m đứng yên vì hai lực P và F cân bằng nhau.

D. Vật nặng m đứng yên vì không chịu lực nào tác dụng.

Câu 112: Chọn câu trả lời đúng

Khi đi bộ hay khi đứng yên trên mặt đất, cơ thể em đều chịu lực tác dụng:

A. Trọng lực.

B. Phản lực của mặt đất.

C. Lực cản của không khí.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 113: Chọn câu trả lời đúng

Thả một thùng phuy từ đỉnh một con dốc, ta thấy thùng phuy lăn được

xuống chân dốc. Chuyển động đó là nhờ tác dụng của:

A. Phản lực của mặt dốc tác dụng lên thùng phuy.

B. Trọng lực.

C. Lực ma sát giữa thùng phuy với mặt dốc.

D. Sức đẩy của gió.

Câu 114: Chọn câu trả lời sai

Một vật có khối lượng m = 200g được treo thẳng đứng vào đầu dưới của

một lò xo, đầu trên của lò xo được treo vào một điểm cố định.

A. Các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực P và lực đàn hồi F.

B. Cường độ của lực đàn hồi là 2N.

Page 40: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Trọng lực P và lực đàn hồi F cùng phương, cùng chiều và cùng

cường độ 2N.

D. Trọng lực P và lực đàn hồi F cùng phương, ngược chiều và cùng

cường độ 2N.

Câu 115: Chọn câu trả lời đúng

Công dụng của bộ phận phuộc nhún ở xe gắn máy là:

A. Giảm xóc

B. Nâng đỡ yên xe.

C. Trang trí xe cho đẹp.

D. Câu A và B đều đúng.

Câu 116: Chọn câu trả lời đúng

Một lò xo có chiều dài tự nhiên lo = 20cm treo thẳng đứng vào một điểm

cố định. Treo vào đầu dưới của lò xo một vật nặng khối lượng m làm lò xo dãn

thêm một đoạn 10mm. Chiều dài của lò xo lúc đó là:

A. 1 = 21 cm

B. 1=19 cm

C. 1 = 30 cm

D. 1 = 20,1 cm

Câu 117: Chọn phát biểu sai

A. Độ biến dạng lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

B. Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi tăng gấp đôi.

C. Lực mà quả nặng tác dụng vào lò xo là lực đàn hồi.

D. Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng là lực đàn hồi.

Câu 118: Chọn câu trả lời đúng

Page 41: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Treo một quả nặng khối lượng m vào đầu dưới của lò xo. Chiều dài của lò

xo lúc này là 12cm. Treo thêm một quả nặng như trên vào lò xo thì chiều dài của

lò xo là 14cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là:

A. 16 cm

B. 10 cm

C. 8 cm

D. 2 cm

Câu 119: Chọn câu trả lời đúng

Treo một quá nặng khối lượng m vào đầu dưới một lò xo có chiều dài tự

nhiên là 10cm thì lò xo giãn ra 1cm. Treo thêm một vật nặng khối lượng như trên

thì chiều dài của lò xo là:

A. 11 em

B. 14 cm

C. 12 cm

D. 20 cm

Câu 120: Chọn câu trả lời đúng

Treo một vật khối lượng m vào một lò thì lò xo dãn ra 2 cm. Treo thêm vật

có khối lượng bằng một nửa vật trên thì độ dãn của lò xo là: 

A. 2 cm

B. 3 cm

C. 4 cm

D. 5 cm

Câu 121: Ba bạn Lan, Nam và Mai cùng dùng một chiếc lò xo để so sánh

khối lượng các vật.

Page 42: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

- Mai cho rằng nếu gắn vào đầu dưới lò xo một vật nặng mà lò xo dãn ra 1

cm thì khi gắn vào 10 vật nặng như thế lò xo sẽ dãn ra 10 cm.

- Nam lại bảo rằng chỉ 5 vật thì được còn 10 vật thì nặng quá lò xo sẽ đứt.

- Lan nói rằng khi treo các vật trên mà độ dãn lò xo không vượt quá giới

hạn đàn hồi thì kết quả dự đoán sẽ đúng.

Em hãy xem bạn nào nói đúng..

A. Mai

B. Lan

C. Nam

D. không có bạn nào nói đúng.

Câu 122: Chọn câu trả lời đúng

Công dụng chính của lực kế là:

A. Đo khối lượng vật.

B. Đo trọng lượng vật.

C. Đo lực.

D. Câu B và C đều đúng.

Câu 123: Chọn câu trả lời đúng

Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N.

Khối lượng của vật đó là:

A. 150 g

B. 1,5 kg

C. 15 kg

D. 150 kg

Page 43: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 124: Khi đo trọng lượng của một hộp bút, các bạn của Lan đã đo

bằng nhiều cách khác nhau như sau. Em hãy cho biết bạn nào đo đúng.

A. Nam cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm

thẳng đứng.

B. Lan cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kết hợp

với phương thẳng đứng một góc 30 độ.

C. Nga cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm

ngang.

D. Cả ba bạn trên đều cầm sai. 

Phần 3. TRỌNG LƯỢNG - KHỐI LƯỢNGTRỌNG LƯỢNG RIÊNG - KHỐl LƯỢNG RIÊNG

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trọng lượng và khối lượng

Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:

P = 10m

Trong đó:

P = trọng lượng của vật (đơn vị: N)

m = khối lượng của vật (đơn vị: kg)

2. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất: được xác định bằng khối lượng của một

đơn vị thể tích chất đó.

D = m / V

Đơn vị: kg/m3

Page 44: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

- Trọng lượng riêng của một chất: được xác định bằng trọng lượng của

một đơn vị thể tích chất đó.

D = P / V

Đơn vị: N/m3

- Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng:

d = 10D

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 125: Chọn đáp án sai

Đơn vị hợp pháp để đo:

A. Lực là Niutơn (N).

B. Thể tích là lít.

C. Khối lượng riêng là kg/m3

D. Trọng lượng riêng là N/m3

Câu 126: Chọn đáp án đúng

Một vật có khối lượng là 40kg. Vật đó có trọng lượng:

A. 4 N

B. 40 N

C. 400 N

D. 4.000 N

Câu 127: Chọn đáp án đúng

Một vật đặt trên mặt đất thì trọng lượng của nó:

A. Lớn hơn trọng lực của quả đất tác dụng vào vật.

B. Nhỏ hơn trọng lực của quả đất tác dụng vào vật.

Page 45: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Bằng trọng lực của quả đất tác dụng vào vật.

D. Không có mối liên hệ với trọng lực của quả đất tác dụng vào vật.

Câu 128: Chọn đáp án đúng

Muốn xác định khối lượng của một con búp bê nhỏ, bạn Linh nên dùng cái

cân nào sau đây:

A. Cân có giới hạn đo là 100 kg và có độ chia nhỏ nhất là 1 kg.

B. Cân có giới hạn đo là 50 kg và có độ chia nhỏ nhất là 50g.

C. Cân có giới hạn đo là 10 kg và có độ chia nhỏ nhất là 50 g.

D. Cân có giới hạn đo là 5 kg và có độ chia nhỏ nhất là 50g.

Câu 129: Khi cân một bịch muối Minh đã dùng cân có giới hạn đo là 1kg

và có độ chia nhỏ nhất là 10g và thu được kết quả đúng. Kết quả nào sau đây là

của Minh:

A. 990 g

B. 990,5 g

C. 1002 g

D. 990,1 g

Câu 130: Chọn đáp án đúng

Một con voi nặng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là:

A. 25 N

B. 250 N

C. 2.500 N

D. 25.000 N

Câu 131: Chọn đáp án đúng

Page 46: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Một vật nặng treo vào lò xo lúc cân bằng lực đàn hồi của lò xo là 1.000 N.

Khối lượng vật treo là:

A. 10 kg

B. 1 kg

C. 100 kg

D. Tất cả các câu trên đều sai.

Câu 132: Chọn đáp án đúng

Một thùng hàng có khối lượng 4 kg. Trọng lượng của 10 thùng đó là:

A. 40 N

B. 400 N

C. 4.000 N

D. 40.000 N

Câu 133: Chọn đáp án đúng

Một chiếc xe tải khi đi qua trạm cân người ta cân được 4.5 tấn. Biết xe có

khối lượng 2.3 tấn và mỗi kiện hàng trên xe có khối lượng 20 kg. Hỏi xe chở bao

nhiêu kiện hàng?

A. 110 kiện.

B. 111 kiện.

C. 11 kiện.

D. 22 kiện.

Câu 134: Chọn đáp án đúng

Lực hút của Mặt Trăng nhỏ hơn 6 lần so với lực hút của Trái Đất. Một kiện

hàng khi cân trên mặt đất có khối lượng là 120 kg. Khi ở trên mặt trăng trọng

lượng của kiện hàng là:

Page 47: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. 200 N

B. 1200 N

C. 7200 N

D. Tất cả A, B, C đều sai.

Câu 135: Chọn đáp án đúng

Lực hút của Mặt Trăng nhỏ hơn 6 lần so với lực hút của Trái Đất. Một phi

công khi cân trên mặt đất có khối lượng là 90 kg. Khi ở trên mặt trăng khối lượng

của người phi công là:

A. 15 kg

B. 60 kg

C. 90 kg

D. 540 kg

Câu 136: Chọn đáp án đúng

Một vật nặng khi ở trên mặt đất có trọng lượng là 1000 N, khi ở trên sao

Hỏa có trọng lượng là 380 N. Tỉ số độ lớn lực hút của sao Hỏa so với lực hút của

Trái Đất là:

A. 2,63

B. 26,3

C. 38

D. 0,38

Câu 137: Chọn đáp án đúng

Lực hút của sao Mai bằng 0,8 lần lực hút của Trái Đất. Một vật khi cân trên

Trái Đất có khối lượng là 100 kg thì trọng lượng của nó khi ở trên sao Mai là:

A. 8 N

Page 48: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. 80 N

C. 800 N

D. 8.000 N

Câu 138: Chọn đáp án đúng

Lực hút của sao Mộc lớn hơn 4 lần lực hút của sao Mai, lực hút của sao

Mai bằng 0,8 lần lực hút của Trái Đất. Một vật khi ở Trái Đất có trọng lượng là

100 N thì trọng lượng của nó khi ở trên sao Mộc là:

A. 20 N

B. 320 N

C. 500 N

D. 31,25 N

Câu 139: Chọn câu trả lời đúng

Ácsimet được nhà vua giao nhiệm vụ xác định xem người thợ thủ công có

pha bạc vào vàng để làm vương miện cho vua hay không. Biết khối vòng ban

đầu nhà vua giao và khối lượng vương miện sau khi chế tác bằng nhau. Theo

em Ácsimet đã dựa vào yếu tố nào sau đây để phát hiện được sự gian lận đó:

A. Sự khác biệt về khối lượng riêng của vàng và bạc.

B. So sánh trọng lượng của phần vàng vua giao và trọng lượng của

vương miện.

C. So sánh thể tích của phần vàng vua giao và thể tích của vương

miện.

D. Cả A và C.

Câu 140: Phát biểu nào sau đây là đúng

Trong 2 vật:

Page 49: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. Vật nào có khối lượng riêng lớn hơn thì nặng hơn.

B. Vật nào có trọng lượng riêng nhỏ hơn thì nhẹ hơn.

C. Vật nào có trọng lượng lớn hớn thì nặng hơn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 141: Chọn công thức đúng

Một vật có khối lượng m, thể tích V thì khối lượng riêng của vật là D được

tính bởi công thức:

A. D = m.V

B. D = V / m

C. D = m / V

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 142: Chọn đáp án đúng

Một vật có khối lượng riêng 800 kg/m3, trọng lượng riêng của vật đó là:

A. 8 N/m3

B. 80N/m3

C. 800 N/m3

D. 8.000 N/m3

Câu 143: Chọn công thức đúng

Một vật có trọng lượng P, thể tích V thì trọng lượng riêng của vật là d

được tính bởi công thức:

A. d = P.V

B. d= V / P

C. d = P / V

Page 50: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 144: Chọn đáp án đúng

Một vật có trọng lượng riêng d = 5000 N/m3. Khối lượng riêng của vật là:

A. 50 kg/m3

B. 500 kg/m3

C. 500 g/lít

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 145: Chọn đáp án đúng

Một vật có khối lượng m = 100kg, thể tích vật 1m3. Trọng lượng riêng của

vật là:

A. 10N/m3

B. 100 N/m3

C. 1000 N/m3

D. 10.000 N/m3

Câu 146: Chọn đáp án đúng

Một thỏi nhôm khi đun nóng chảy thì:

A. Trọng lượng riêng tăng.

B. Khối lượng riêng giảm.

C. Thể tích giảm.

D. Áp suất tăng.

Câu 147: Chọn đáp án đúng

Page 51: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Hai chiếc hộp hình lập phương có kích thước bằng nhau, có màu sắc bên

ngoài sơn giống nhau. Một hộp bằng nhôm và một hộp bằng sắt. Để xác định

hộp nào là nhôm, hộp nào là sắt ta có thể đem cân chúng. Khi đó:

A. Hộp nào có khối lượng lớn hơn thì đó là hộp nhôm.

B. Hộp nào có khối lượng nhỏ hơn thì đó là hộp sắt.

C. Hộp nào có khối lượng nhỏ hơn thì đó là hộp nhôm.

D. Không xác định được bằng cách cân.

Câu 148: Chọn đáp án đúng

Hai vật có khối lượng bằng nhau. Vật thứ nhất có thể tích lớn gấp 2 lần thể

tích của vật thứ 2. Khối lượng riêng của vật thứ 2 so với khối lưựng riêng của vật

thứ nhất:

A. Lớn gấp 2 lần.

B. Nhỏ bằng 1/2 lần.

C. Nhỏ bằng 1/4 lần.

D. Lớn gấp 4 lần.

Câu 149: Chọn đáp án đúng

Hai vật có thể tích bằng nhau. Vật thứ nhất có khối lượng lớn gấp

3 lần khối lượng của vật thứ 2. Khối lượng riêng của vật thứ 2 so với khối

lượng riêng của vật thứ nhất: 

A. Lớn gấp 3 lần.

B. Nhỏ bằng 1/3 lần.

C. Nhỏ bằng 1/9 lần.

D. Lớn gấp 9 lần.

Câu 150: Chọn đáp án đúng

Page 52: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Hai vật có trọng lượng riêng bằng nhau. Vật thứ nhất có thể tích lớn gấp 2

lần thể tích của vật thứ 2. Khối lượng riêng của vật thứ 2 so với khối lượng riêng

của vật thứ nhất:

A. Lớn gấp 2 lần.

B. Nhỏ bằng 1/2 lần.

C. Bằng nhau.

D. Lớn gấp 4 lần.

Câu 151: Chọn đáp án đúng

Hai vật có khối lượng riêng bằng nhau. Vật thứ nhất có thể tích lớn gấp 4

lần thể tích của vật thứ 2. Trọng lượng của vật thứ 2 so với trọng lượng của vật

thứ nhất:

A. Lớn gấp 2 lần.

B. Nhỏ bằng 4 lần.

C. Bằng nhau.

D. Lớn gấp 4 lần.

Câu 152: Chọn đáp án đúng

Một vật A có thể tích gấp hai lần thể tích của vật B và có khối lượng riêng

bằng 2/3 lần khối lượng riêng của vật B.

A. Khối lượng vật A lớn gấp 3 lần khối lượng vật B.

B. Khối lượng vật A bằng 3/4 lần khối lượng vật B.

C. Khối lượng vật A bằng 4/3 lần khối lượng vật B.

D. Khối lượng vật A bằng 1/3 lần khối lượng vật B.

Câu 153: Chọn đáp án đúng

Page 53: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Một vật A có thể tích bằng 1/4 lần thể tích của vật B và có trọng lương

bằng 3/4 lần trọng lượng của vật B.

A. Trọng lượng riêng của vật A lớn gấp 3 lần trọng lượng riêng vật

B.

B. Khối lượng vật A bằng 1/4 lần khối lượng vật B.

C. Khối lượng vật A bằng 4/3 lần khối lượng vật B.

D. Khối lượng vật A bằng 1/3 lần khối lượng vật B.

Câu 154: Chọn đáp án đúng

Một vật có trọng lượng 27 N, thể tích 1 lít. Vật đó được làm từ:

A. Chì

B. Sắt

C. Nhôm

D. Gỗ

Câu 155: Chọn đáp án đúng

Đặt 1 dm3 sắt lên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít

nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để

cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của nước là D = 1.000 kg/m3 của sắt

là D = 7.800 kg/m3.

A. 7,8 lít

B. 15,6 lít

C. 3,9 lít

D. 12 lít

Câu 156: Chọn đáp án đúng

Page 54: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Lấy 1 dm3 chì trộn với 2 dm3 nhôm rồi nấu chảy. Hỏi khối lượng của hỗn

hợp sau khi nguội là bao nhiêu? (Cho khối lượng riêng của chì và nhôm là D chì

= 11300kg/m3, Dnhôm = 2700 kg/m3)

A. 1,67 kg

B. 19,1 kg

C. 16,7 kg

D. 167 kg

Câu 157: Chọn đáp án đúng

Một khối kim loại chứa 20% khối lượng sắt, phần còn lại là nhôm. Biết khối

lượng riêng của sắt và nhôm là D1 = 7800 kg/m3 và D2 = 2700 kg/m3)

A. Thể tích của sắt chiếm 20% thể tích của khối kim loại.

B. Thể tích của nhôm chiếm 80% thể tích của khối kim loại.

C. Tỉ lệ phần thể tích của nhôm bằng 5 7/9 thể tích của sắt.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 158: Chọn đáp án đúng

Nấu chảy 1kg nhôm và 4kg chì, sau đó trộn đều chúng lại với nhau, đổ

vào khuôn có dạng hình lập phương rồi để nguội, cắt lấy V2 khối kim loại mới

thu được. Hỏi tỉ lệ % khối lượng của nhôm trong khối này là bao nhiêu?

A. 20%

B. 10%

C. 25%

D. 80%

Câu 159: Chọn đáp án đúng

Page 55: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Cho hai khối kim loại chì và sắt, sắt có khối lượng gấp đôi chì. Hỏi tỉ lệ thể

tích giữa sắt và chì là bao nhiêu? (Vsắt/Vchì =?)

Biết khối lượng riêng của sắt và chì là Dsắt = 7800 kg/m3, D chì = 11300

kg/m3.

A. 0,69

B. 2,9

C. 3,2

D. 1,38

Câu 160: Chọn đáp án đúng

Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với

mặt đất.

Khi ở độ cao càng cao:

A. Trọng lượng riêng của vật càng giảm.

B. Khối lượng riêng của vật càng giảm.

C. Khối lượng riêng của vật càng tăng.

D. Trọng lượng riêng của vật không đổi.

Câu 161: Chọn đáp án đúng

Một hộp đựng đồ trang sức hình hộp chữ nhật có kích thước 5cm x 7cm x

10cm. Kích thước thành trong của hộp 4cm x 6cm x 9cm. Khối lượng của hộp

107,2 g. Hộp đó được làm từ chất liệu:

A. Vàng

B. Bạc

C. Nhôm

D. Gỗ

Page 56: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 162: Lực hút của Trái Đất và sao Hỏa lên một vật đặt trên nó là khác

nhau. Nếu ta đưa một vật từ Trái đất lên sao Hỏa thì phát biểu nào sau đây là

sai?

A. Khối lượng riêng của vật không thay đổi.

B. Trọng lượng riêng của vật không thay đổi.

C. Khối lượng của vật không thay đổi.

D. Trọng lượng của vật không thay đổi.

Phần 4. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN MẶT PHẲNG NGHIÊNG - ĐÒN BẨY - RÒNG RỌC

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Các máy cơ đơn giản

+ Là các dụng cụ dùng để di chuyển hay nâng các vật lên cao một cách dễ

dàng.

+ Có 3 loại máy cơ thường dùng:

- Mặt phẳng nghiêng.

- Đòn bẩy.

- Ròng rọc.

2. Mặt phẳng nghiêng

+ Tác dụng của mặt phẳng nghiêng:

Dùng để kéo vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

+ Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần kéo vật trên mặt phẳng đó càng

nhỏ.

3. Đòn bẩy

Page 57: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

+ Đòn bẩy là một dụng cụ dùng để nâng vật lên bằng một lực nâng nhỏ

hơn trọng lượng của vật thông qua một điểm tựa.

+ Mỗi đòn bẩy đều có:

- Điểm tựa O.

- Điểm tác dụng của lực F1 là O1.

- Điểm tác dụng của lực F2 là O2.

- Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1

4. Ròng rọc

+ Ròng rọc cố định:

Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực

tiếp vật, không làm giảm được cường độ của lực cần kéo.

+ Ròng rọc động:

Ròng rọc động giúp ta có thể thay đổi được cả hướng và cường độ của

lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

+ Palăng:

Palăng là một thiết bị gồm nhiều ròng rọc. Palăng có tác dụng giảm cường

độ của lực kéo, đồng thời đổi hướng của lực tác dụng.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 163: Chọn câu trả lời đúng

Khi kéo một vật nặng theo phương thẳng đứng lên trên, lực mà ta phải sử

dụng có độ lớn tối thiểu:

A. Bằng trọng lượng của vật.

B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. Lớn hơn trọng lượng của vật.

Page 58: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Gấp đôi trọng lượng của vật.

Câu 164: Chọn câu trả lời đúng

Một người thợ hồ kéo trực tiếp một thùng vữa nặng 20kg từ dưới đất lên

lầu. Người đó phải dùng lực kéo tối thiểu:

A. 20 N

B. 150 N

C. 200 N

D. 400 N

Câu 165: Chọn câu trả lời đúng

Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên ta thấy nhẹ nhàng hơn so

với khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng là vì:

A. Do tư thế kéo thoải mái hơn.

B. Lực dùng để kéo vật nhỏ hơn.

C. Do trọng lượng của vật giảm đi.

D. Do hướng kéo thay đổi.

Câu 166: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Mặt phẳng càng nghiêng..... thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó

càng...........

A. Nhiều, nhỏ.

B. Nhiều, ít.

C. Ít, nhỏ.

D. Ít, lớn.

Câu 167: Chọn câu trả lời đúng

Page 59: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Trường hợp nào sau đây không phải là mặt phẳng nghiêng:

A. Con dốc.

B. Cầu tuột.

C. Thang dây.

D. Máng trượt.

Câu 168: Chọn từ thích hợp nhất

Khi đi bộ lên dốc, dốc càng thoai thoải thì càng........... hơn.

A. Khó đi.

B. Dễ đi.

C. Đi nhanh nhưng mệt.

D. Đi chậm nhưng khỏe.

Câu 169: Chọn đáp án đúng

Đối với mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng là góc:

A. Hợp bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng ngang.

B. Hợp bởi mặt phẳng nghiêng và phương thẳng đứng.

C. Hợp bởi mặt phẳng ngang và phương thẳng đứng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 170: Chọn phương án đúng

Người ta thường dùng.......... trong trường hợp lăn thùng phuy từ sàn xe

xuống mặt đường:

A. Mặt phẳng nghiêng.

B. Ròng rọc động,

C. Đòn bẩy.

Page 60: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Ròng rọc cố định.

Câu 171: Chọn câu trả lời đúng

Một người dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một kiện hàng nặng 100kg từ

dưới đất lên sàn một xe tải. Người đó có thể dùng lực kéo tối thiểu F:

A. F < 1000 N

B. F = 1000 N

C. F > 1000 N

D. F = 2000 N

Câu 172: Chọn câu trả lời đúng

Khi dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật từ mặt đất lên một độ cao xác

định, để giảm lực kéo ta có thể:

A. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

B. Giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

C. Giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

D. Cả A, C đều đúng.

Câu 173: Chọn từ đúng nhất

Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo......... trọng lượng

của vật.

A. Lớn hơn.

B. Bằng.

C. Nhỏ hơn.

D. Khôngbằng.

Câu 174: Chọn phương án đúng

Page 61: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Khi dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao, cường độ của lực

kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhỏ so với mặt phẳng nghiêng có

độ nghiêng lớn hơn là:

A. Lớn hơn.

B. Bằng.

C. Nhỏ hơn.

D. Rất lớn.

Câu 175: Chọn câu trả lời đúng

Trong các tòa nhà chung cư, cầu thang thường được thiết kế có phần dốc

nghiêng ở chính giữa. Người ta dùng chúng để:

A. Trang trí cho đẹp.

B. Giảm lực kéo khi đẩy xe đạp, xe máy lên lầu.

C. Trượt xuống tầng dưới cho nhanh.

D. Phân ranh giới giữa đường lên lầu và xuống lầu.

Câu 176: Chọn câu trả lời đúng

Khi làm các đường ôtô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn

ngèo rất dài để giảm lực kéo của ôtô là dựa trên nguyên tắc:

A. Đòn bẩy.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Ròng rọc.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 177: Chọn phát biểu sai

Page 62: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Sử dụng cùng một mặt phẳng nghiêng để kéo hai vật M và N. Biết khối

lượng vật M là mM, khối lượng vật N là mN. Lực kéo vật M và N lần lượt là FM

và FN. Khi đó:

A. Nếu mM> mN thì FM > FN

B. Nếu mM< mN thì FM < FN

C. Nếu mM= mN thì FM = FN

D. Vật nặng hay nhẹ thì lực kéo đều như nhau.

Câu 178: Chọn câu trả lời đúng

Trong trò chơi trượt tuyết tốc độ đổ dốc, vận động viên trượt trên:

A. Mặt phẳng ngang.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Đường bằng phẳng.

D. Đường gồ ghề.

Câu 179: Chọn câu trả lời đúng

Những loại máy móc, dụng cụ nào sau đây sử dụng nguyên lí của các

máy cơ đơn giản:

A. Xe đạp.

B. Xe gắn máy.

C. Cần cẩu.

D. Máy bơm nước.

Câu 180: Chọn câu trả lời đúng

Hãy cho biết trong các tình huống sau, tình huống nào người tham gia mới

thực sự sử dụng nguyên tắc đòn bẩy:

A. Vận động viên nhảy sào.

Page 63: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Vận động viên nhảy xa.

C. Hai người chơi bập bênh.

D. Vận động viên chơi Golf.

Câu 181: Chọn câu trả lời đúng

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ứng dụng qui tắc đòn bẩy:

A. Mở nút chai bia bằng cái bật nắp chai.

B. Kéo nước từ giếng lên bằng gầu.

C. Bẻ càng cua bằng dụng cụ bẻ càng cua.

D. Chơi cầu trượt.

Câu 182: Chọn câu trả lời đúng

Khi sử dụng đòn bẩy để nâng vật, muốn lực nâng nhỏ hơn trọng lượng

của vật thì:

A. Khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực kéo phải

nhỏ.

B. Khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của trọng lượng vật

phải lớn.

C. Khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực kéo phải

lớn.

D. Hai khoảng cách phải bằng nhau.

Câu 183: Chọn từ đúng nhất

Lực nâng vật khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực kéo khi

dùng đòn bẩy.

A. Tỉ lệ nghịch.

B. Tỉ lệ thuận.

Page 64: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Không tỉ lệ.

D. Không phụ thuộc.

Câu 184: Chọn câu trả lời đúng

Thí dụ nào sau đây trong cuộc sống không sử dụng đòn bẩy:

A. Thanh chắn đường (Barie).

B. Cái kéo cắt giấy.

C. Cái cân đòn (cân tay).

D. Cái xẻng khi xúc đất.

Câu 185: Chọn câu trả lời đúng

Để cất vó đánh cá được dễ dàng thì cái vó phải có:

A. Cần kéo ngắn.

B. Cần kéo dài.

C. Cần kéo nhỏ.

D. Cần kéo lớn.

Câu 186: Chọn câu trả lời sai

Khi dùng đòn bẩy để nâng vật:

A. Đòn bẩy phải quay quanh điểm tựa.

B. Điểm tựa thường là điểm cố định.

C. Lực nâng phải tác dụng vào một đầu đòn bẩy.

D. Điểm đặt của lực nâng phải đặt vào điểm tựa.

Câu 187: Chọn câu trả lời đúng

Cầu thang bộ ở trường em dựa trên nguyên tắc:

A. Mặt phẳng nghiêng.

Page 65: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Ròng rọc cố định,

C. Đòn bẩy.

D. Ròng rọc động.

Câu 188: Chọn câu trả lời đúng

Động tác dùng xà beng nhổ cây đinh ở một tấm ván dựa trên nguyên tắc:

A. Ròng rọc cố định.

B. Đòn bẩy.

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Ròng rọc động.

Câu 189: Chọn câu trả lời đúng

Một người dùng đòn bẩy để nâng một hòn đá có trọng lượng 200N. Hỏi

người đó nên tác dụng một lực như thế nào vào đầu đòn bẩy để có lợi nhất?

A. F > 200 N

B. F = 200 N

C. F < 200 N

D. F = 300 N

Câu 190: Chọn câu trả lời đúng

Động tác chèo thuyền dựa trên nguyên lí của:

A. Ròng rọc cố định.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Ròng rọc động.

D. Đòn bẩy.

Câu 191: Chọn câu trả lời đúng

Page 66: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Khi chèo thuyền bằng mái chèo, khoảng cách từ điểm tay cầm chèo đến

điểm buộc mái chèo thường ngắn hơn từ điểm buộc mái chèo đến đầu mái

chèo, để:

A. Người chèo thuyền có thể cầm được tay chèo.

B. Chèo thuyền đi nhanh hơn.

C. Người chèo thuyền ít bị mệt khi chèo thuyền.

D. Để dễ dàng điều khiển mái chèo.

Câu 192: Chọn câu trả lời đúng

Khi sử dụng cân đòn để cân các vật:

A. Vật càng nặng thì quả cân càng dịch chuyển đến gần đĩa cân.

B. Vật càng nhẹ thì quả cân dịch chuyển càng ra xa đĩa cân.

C. Vật càng nặng thì quả cân càng dịch chuyển ra xa đĩa cân.

D. Vật càng nặng thì quả cân càng dịch chuyển ra gần đĩa cân.

Câu 193: Chọn câu trả lời đúng

Khi sử dụng đòn bẩy, người ta sẽ:

A. Bị thiệt về lực.

B. Được lợi về lực.

C. Không được lợi gì cả.

D. Được lợi về đường đi.

Câu 194: Chọn câu trả lời đúng

Cái cân nào sau đây không dùng nguyên tắc đòn bẩy:

A. Cân Rôbecvan.

B. Cân đồn.

Page 67: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Cân dĩa.

D. Cân đồng hồ.

Câu 195: Chọn câu trả lời đúng

Trong trò chơi bập bênh, tại sao người có trọng lượng nhẹ hơn lại bị nhấc

bổng lên cao?

A. Khoảng cách từ hai đầu bập bênh đến điểm tựa bằng nhau.

B. Người có trọng lượng nặng hơn sẽ tác dụng lực lớn hơn. C. Câu

A và B đều đúng.

D. Câu A và B đều sai.

Câu 196: Chọn câu trả lời đúng

Đối với thanh chắn đường tại các cổng ra vào, lực tác dụng vào đầu thanh

chắn để giữ thanh khỏi bật lên nhỏ hơn trọng lực của vật nặng treo ở đầu kia

của thanh chắn là vì:

A. Khoảng cách từ đầu thanh chắn đến điểm tựa cố định là lớn hơn.

B. Khoảng cách từ đầu thanh chắn đến điểm tựa cố định là nhỏ

hơn.

C. Khối lượng của vật nặng treo là rất lớn.

D. Câu A và câu C đúng.

Câu 197: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao kéo cắt kim loại, kìm cộng lực phải có tay cầm dài?

A. Để dễ cầm hơn.

B. Để cắt dễ dàng hơn.

C. Để tay tác dụng lực nhỏ hơn.

D. Câu B và C đúng.

Page 68: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 198: Chọn câu trả lời đúng

Để dịch chuyển một tảng đá có khối lượng lớn trên mặt đất bằng phẳng,

người ta dùng cách nào sau đây là có lợi nhất:

A. Dùng dây kéo tảng đá.

B. Dùng tay đẩy tảng đá.

C. Dùng xà beng bẩy tảng đá.

D. Dùng ròng rọc để kéo.

Câu 199: Chọn câu trả lời đúng

Để nhổ một cây đinh lớn đóng sâu vào cây gỗ, người ta thường dùng vật

nào sau đây là có lợi nhất:

A. Kìm nhổ đinh.

B. Búa nhổ đinh.

C. Xà beng nhổ đinh.

D. Kéo.

Câu 200: Chọn câu trả lời đúng

Khi cần phải thay vỏ ôtô, người ta cần phải nâng ôtô lên sao cho bánh xe

cao hơn mặt đường một ít. Khi đó người ta thường dùng kích (con đội) có trục

xoắn ốc để nâng xe lên từ từ. Đó là dựa trên nguyên tắc của:

A. Đòn bẩy.

B. Ròng rọc.

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 201: Chọn câu trả lời đúng

Page 69: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Để mở các hộp sữa bột, hộp bánh… người ta thường dùng các vật cứng

như dao, thìa, muỗng… để nạy nắp hộp. Đó là dựa trên nguyên tắc:

A. Đòn bẩy.

B. Ròng rọc.

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 202: Chọn đáp án sai

Khi xây dựng Kim Tự Tháp ở Ai Cập, những người thợ đã phải vận

chuyển các khối đá có khối lượng cỡ 3- 4 tấn lên cao. Để giảm lực nâng đá, theo

em họ có thể sử dụng cách thức nào sau đây:

A. Dùng mặt phẳng nghiêng.

B. Dùng đòn bẩy.

C. Dùng ròng rọc cố định.

D. Dùng ròng rọc động.

Câu 203: Chọn câu trả lời đúng

Khi dùng ròng rọc cố định người ta có thể:

A. Đổi hướng tác dụng của lực.

B. Nâng được vật có trọng lượng bằng lực kéo.

C. Nâng được vật có trọng lượng gấp đôi lực kéo.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 204: Chọn phương án đúng

Khi Ácsimet hạ thủy con tàu gỗ khổng lồ, để dễ dàng theo em ông có thể

sử dụng các loại máy cơ đơn giản nào sau đây:

A. Ròng rọc động.

Page 70: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Đòn bẩy.

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Cả 3 loại trên.

Câu 205: Chọn phương án đúng

Dựa trên sáng chế ra đòn bẩy Ácsimét (nhà triết học, toán học và vật lí

học người Hy Lạp) đã tuyên bố: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng quả

đất lên”, sở dĩ ông có thể tuyên hố như vậy là vì:

A. Về nguyên tắc đòn bẩy cho phép nâng vật có trọng lượng lớn bất

kì, miễn là cánh tay đòn có độ dài phù hợp.

B. Ông ta có sức mạnh vô biên, gấp vạn lần người thường.

C. Ông ta không hiểu biết gì về khả năng thực sự của đòn bẩy.

D. Ông ta nghĩ rằng Trái Đất rất nhẹ do nó nổi lơ lửng trong không

gian.

Câu 206: Chọn phương án đúng

Để cẩu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩụ hoặc

palăng nhằm mục đích có lợi về lực. Các dụng cụ đó dựa trên nguyên tắc của:

A. Ròng rọc.

B. Đòn bẩy.

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Cả A và B.

Cầu 207: Chọn câu trả lời đúng:

Khi kết hợp 2 loại máy cơ đơn giản như trên hình, (ròng rọc có hai cánh

tay đòn bằng nhau) Hãy cho biết khi người kéo tác dụng 500N có thể nâng được

vật có trọng lượng tối đa bao nhiêu:

Page 71: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. 250 N

B. 500 N

C. 750 N

D. 1.000 N

Câu 208: Em hãy cho biết trong các hệ cơ dưới đây hệ nào khi người tác

dụng lực kéo 600N có thể nâng được vật có trọng lượng lớn hơn 600N:

Câu 209: Chọn câu trả lời đúng

Khi sử dụng palăng, nếu hệ thống được cấu tạo càng nhiều ròng rọc thì

cường độ lực kéo..........

A. Càng lớn.

B. Càng tăng.

C. Càng giảm.

D. Không thay đổi.

Câu 210: Chọn câu trả lời đúng

Trong cần cẩu, người ta đã sử dụng các loại ròng rọc nào?

A. Chỉ dùng ròng rọc động.

B. Chỉ dùng ròng rọc cố định.

C. Cả hai loại ròng rọc.

D. Không câu nào đúng.

Câu 211: Chọn câu trả lời đúng

Để nâng một vật nặng có khối lượng m = 20 kg, ta nên dùng hệ thống nào

trong các hệ thống sau để lực kéo F kéo < 200 N: 

A. Hệ thống (a).

Page 72: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Hệ thống (b).

C. Hệ thống (c).

D. Hệ thống (d).

Câu 212: Chọn câu trả lời đúng

Quan sát cần cẩu, hãy cho biết ở đầu thanh cẩu, người ta đã sử dụng loại

ròng rọc nào?

A. Ròng rọc động.

B. Ròng rọc cố định.

C. Cả hai loại ròng rọc.

D. Không câu nào đúng.

Câu 213: Chọn câu trả lời đúng

Để kéo một bao xi măng nặng 50 kg từ dưới đất lên tầng lầu cao, nếu

dùng ròng rọc cố định để kéo thì người công nhân phải dùng một lực kéo bằng

bao nhiêu để có lợi nhất:

A. F = 500 N

B. F > 500 N

C. F < 500 N

D. F = 5.000 N

Câu 214: Chọn câu trả lời đúng

Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao,

người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất: 

A. Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi

kéo trực tiếp.

Page 73: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Ròng rọc động giúp có thể dùng lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng

lượng của vật.

C. Dùng palăng cho phép giảm cường độ lực kéo đồng thời làm đổi

hướng của lực kéo.

D. Ròng rọc cố định giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng

của vật.

Câu 216: Chọn từ đúng nhất

Thiết bị bao gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định được gọi là

A. Máy cơ đơn giản.

B. Cần cẩu

C. Máy kéo.

D. Palăng.

Câu 217: Chọn từ đúng nhất

Khi xe ô tô bị sa lầy, người lái xe thường dùng dây tời, một đầu cột chặt

vào xe, vòng dây qua thân cây cố định, và đầu còn lại được nối với động cơ để

kéo dây. Khi đó xe sẽ được kéo ra khỏi vũng lầy. Giải thích tại sao?

A. Vì lúc đó lực kéo xe lớn hơn lực kéo của động cơ.

B. Vì lúc đó lực kéo xe nhỏ hơn lực kéo của động cơ.

C. Vì lúc đó lực kéo xe bằng lực kéo của động cơ.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Chương 2. NHIỆT HỌC

Phần 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT RẮN - LỎNG - KHÍ VÀ ỨNG DỤNG - NHIỆT KẾ

Page 74: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự dãn nở vì nhiệt

- Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn

chất rắn.

2. Ứng dụng của sự nở vì nhiệt

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

a. Băng kép

- Cấu tạo: gồm hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt

vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.

- Tính chất: khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.

+ Khi bị đốt nóng: Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh kim loại nào có

hệ số nở nhiệt lớn hơn.

+ Khi bị làm lạnh: Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh kim loại nào có

hệ số nở nhiệt nhỏ hơn.

- Ứng dụng: sử dụng nhiều trong các thiết bị tự động đóng - ngắt mạch

điện khi nhiệt độ thay đổi.

b. Nhiệt kế

- Nhiệt kế được sử dụng để đo nhiệt độ.

+ Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt

của các chất.

+ Có nhiều loại nhiệt kế: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…

Page 75: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

c. Nhiệt giai (thang chia nhiệt độ)

+ Có ba nhiệt giai: Xenxiut (°C), Farenhai (°F), Kenvin (K).

+ 0°c ứng với 32°F, 1°c = khoảng 1,8°F.

+ 0°c ứng với 273K, 1°c = 1K.

+ Công thức chuyển đổi giữa các giai đo

t (°F) = 32 + 1,8 t (0C)

t (K) = 273 + t (°C)

t (°F) = 32 + 1,81 (°C) = 32 + 1,8.[ t(K) -273]

3. Đo nhiệt độ cơ thể

- Dụng cụ: dùng nhiệt kế y tế, loại nhiệt kế thủy ngân.

- Cách đo:

+ Kiểm tra thủy ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống quản thì

cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt hết xuống bầu.

+ Lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

+ Đặt bầu nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

+ Sau 3 phút, lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 218: Chọn câu trả lời đúng nhất

Sự nở vì nhiệt của các vật rắn theo một chiều được gọi là:

A. Sự nở chiều dài.

B. Sự nở khối.

C. Sự nở thể tích.

D. Sự nở dài.

Page 76: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 219: Chọn câu trả lời đúng nhất

Sự nở vì nhiệt của các vật rắn theo thể tích được gọi là:

A. Sự nở nhiều dài.

B. Sự nở khối.

C. Sự nở thể tích.

D. Sự nở dài.

Câu 220: Chọn từ đúng nhất

Khi đốt nóng các thanh kim loại thì chiều dài của các thanh sẽ......... chiều

dài của chúng trước khi đốt nóng.

A. Dài hơn.

B. Ngắn hơn.

C. Bằng.

D. Không bằng.

Câu 221: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

B. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

C. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 222: Chọn câu trả lời đúng nhất

Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cấy thước

làm bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên khi dùng

hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn?

A. Cây thước làm bằng nhôm.

Page 77: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Cây thước làm bằng đồng.

C. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 223: Chọn câu trả lời đúng nhất

Dùng một cây thước bằng kim loại (bằng nhôm) để đo chiều dài của cạnh

một chiếc bàn gỗ. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên, hỏi kết quả đo sẽ thay đổi

như thế nào so với khi đo ở nhiệt độ ban đầu?

A. Lớn hơn.

B. Nhỏ hơn.

C. Không bằng.

D. Không thay đổi.

Câu 224: Chọn câu trả lời đúng

Dùng một thước dây để đo chiều dài của một thanh nhôm. Khi nhiệt độ

thanh nhôm tăng lên, hỏi kết quả đọc được trên thước sẽ thay đổi như thế nào

so với lúc nhiệt độ thanh nhôm chưa tăng?

A. Nhỏ hơn.

B. Lớn hơn.

C. Bằng.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 225: Chọn câu trả lời đúng

Khoét một lỗ tròn trên thanh thước nhôm sao cho khi ghép lại thì mảnh

khoét này khít với lỗ tròn đó. Khi nhiệt độ thanh thước tăng lên, để mảnh khoét

vẫn còn khít với lỗ tròn trên thước thì:

Page 78: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải lớn hơn nhiệt độ tăng của

thanh thước.

B. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải nhỏ hơn nhiệt độ tăng của

thanh thước.

C. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải bằng với nhiệt độ tăng của

thanh thước.

D. Giữ nguyên nhiệt độ ban đầu của mảnh ghép.

Câu 226: Chọn câu trả lời đúng

Một quả bi bằng kim loại được giữ hằng một vòng kim loại sao cho viên bi

không rơi xuống. Cách nào sau đây làm cho viên bi có thể rơi xuống:

A. Chỉ nung nóng viên bi.

B. Nung nóng viên bi và vòng kim loại.

C. Làm lạnh viên bi và vòng kim loại.

D. Chỉ nung nóng vòng kim loại.

Câu 227: Chọn câu trả lời đúng

Để cho việc mở một nút chai bằng kim loại khi nút chặt ở miệng chai được

dễ dàng hơn, người ta thường:

A. Đặt chai và nút vào trong nước nóng.

B. Chỉ hơ nóng nút chai.

C. Đặt chai và nút vào trong nước lạnh.

D. Chỉ làm lạnh cái chai.

Câu 228: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao các đường dây điện và dây điện thoại không hao giờ được kéo

căng giữa các cột điện mà luôn được mắc trùng xuống?

Page 79: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ co lại và bị đứt.

B. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ dãn ra và bị đứt.

C. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ co lại và bị đứt.

D. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ dãn ra và bị đứt.

Câu 229: Chọn câu trả lời đúng

Tivi ở nhà sau khi bật hoặc tắt một lúc, nếu chú ý ta sẽ nghe thây những

tiếng răng rắc nhỏ? Vì sao lại có những âm thanh đó?

A. Do sự co, giãn nở vì nhiệt của vỏ tivi.

B. Do tivi vẫn còn có điện ở bên trong.

C. Do điện vẫn còn trong loa của tivi.

D. Do có những tác động vào tivi.

Câu 230: Chọn câu trả lời đúng

Những ngôi nhà mái lợp bằng tôn, khi đêm về và những lúc trời không có

gió ta vẫn thỉnh thoảng nghe thây những tiếng ken két phát ra từ mái tôn. Vì sao

vậy?

A. Ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn nở ra.

B. Ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn co lại.

C. Ban đêm, không có tiếng ồn nên nghe được.

D. Cả ba giải thích trên đều sai.

Câu 231: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

B. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.

Page 80: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Độ giãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.

Câu 232: Điền từ đúng nhất

Khi nhiệt độ tăng lên thì thể tích của chất lỏng sẽ......... thể tích của chất

lỏng ở nhiệt độ ban đầu.

A. Nhỏ hơn.

B. Lớn hơn.

C. Bằng.

D. Không bằng.

Câu 233: Điền từ đúng nhất

Khi giảm nhiệt độ, thể tích của..... sẽ giảm ít hơn thể tích của....

A. Chất lỏng, chất rắn.

B. Chất khí, chất lỏng,

C. Chất rắn, chất lỏng.

D. Chất khí, chất rắn.

Câu 234: Chọn câu trả lời đúng

Người ta sử dụng một bình thủy tinh để đựng chất lỏng, ở nhiệt độ phòng,

chất lỏng được chứa vừa đủ trong bình, hỏi khi nhiệt độ tăng, bình có chứa hết

lượng chất lỏng đó không? Giải thích vì sao?

A. Không chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bình giảm xuống.

B. Không chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng tăng nhiều

hơn độ tăng thể tích bình chứa.

C. Vẫn chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bình và thể tích chất

lỏng đều tăng như nhau.

Page 81: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Vẫn chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bình và thể tích chất

lỏng đều không tăng. 

Câu 235: Chọn câu trả lời đúng

Khi tăng nhiệt độ từ 0°c đến 4°c thì thể tích nước......

A. Không thay đổi.

B. Giảm đi.

C. Tăng lên

D. Không từ nào đúng.

Câu 236: Chọn câu trả lời đúng

Khi tăng nhiệt độ nước từ 20°c đến 50°c thì thể tích nước........

A. Không thay đổi.

B. Giảm đi.

C. Tăng lên.

D. Không từ nào đúng.

Câu 237: Chọn câu trả lời đúng

Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và

bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau,

hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Giải thích tại sao?

A. Nước trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của nước lớn hơn của

rượu.

B. Nước trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của nước nhỏ hơn của

rượu.

C. Rượu trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của rượu lớn hơn của

nước.

Page 82: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Rượu trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của rượu nhỏ hơn của

nước.

Câu 238: Chọn câu trả lời đúng

Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ.

Giải thích tại sao?

A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích

làm hộp quẹt bị nổ.

B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích

làm hộp quẹt bị nổ.

C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích

làm hộp quẹt bị nổ.

D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích

làm hộp quẹt bị nổ.

Câu 239: Chọn câu trả lời đúng

Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.......... sự nở vì nhiệt của chất rắn.

A. Nhỏ hơn.

B. Lớn hơn.

C. Bằng.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 240: Chọn câu trả lời sai

Sự nở vì nhiệt của........ nhỏ hơn sự nở vì nhiệt của......

A. Chất lỏng, chất khí.

B. Chất lỏng, chất rắn.

C. Chất rắn, chất khí.

Page 83: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Chất rắn, chất lỏng.

Câu 241: Chọn phát biểu sai

A. Khi tăng nhiệt độ thì chất khí nở ra.

B. Khi giảm nhiệt độ thì chất khí co lại.

C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 242: Chọn câu trả lời đúng

......nở vì nhiệt nhiều hơn......., chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn.

A. Chất khí, chất lỏng, chất rắn.

B. Chất khí, chất rắn, chất lỏng,

C. Chất lỏng, chất rắn, chất khí.

D. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Câu 243: Chọn câu trả lời đúng

Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại.

Vì sao vậy?

A. Vì nước nóng làm vỏ quả bỗng nở ra.

B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.

C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.

Câu 244: Chọn câu trả lời đúng

Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích

tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

Page 84: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Câu 245: Chọn câu trả lời đúng

Khi nhiệt độ giảm, thể tích giảm ít hơn thể tích

A. Chất rắn, chất khí.

B. Chất khí, chất rắn.

C. Chất khí, chất lỏng.

D. Chất lỏng, chất rắn.

Câu 246: Chọn câu trả lời đúng nhất

Để khinh khí cầu có thể bay lên cao được, người ta phải:

A. Giảm nhiệt độ đốt không khí.

B. Tăng nhiệt độ đốt không khí.

C. Giữ nguyên nhiệt độ đốt không khí.

D. Làm cho khinh khí cầu nặng hơn.

Câu 247: Chọn câu trả lời đúng

Khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau, người ta phải so

sánh chúng ở cùng điều kiện:

A. Thể tích, nhiệt độ.

B. Nhiệt độ, áp suất.

C. Áp suất, thể tích.

D. Thể tích, nhiệt độ, áp suất.

Câu 248: Chọn câu trả lời đúng

Page 85: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Hai khối chất khí khác nhau có cùng thể tích, ở cùng điều kiện về áp suất.

Khi nhiệt độ thay đổi thì sự nở vì nhiệt của hai khối chất khí này là......

A. Khác nhau nếu sự thay đổi nhiệt độ là như nhau.

B. Giống nhau nếu sự thay đổi nhiệt độ là như nhau.

C. Giống nhau nếu sự thay đổi nhiệt độ là khác nhau.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 249: Chọn câu trả lời đúng

Khi nhiệt độ tăng lên, trọng lượng riêng của một khối khí thay đổi như thế

nào? Giải thích tại sao?

A. Không thay đổi.

B. Trọng lượng riêng giảm đi vì nhiệt độ tăng làm cho thể tích khối

khí giảm.

C. Trọng lượng riêng giảm đi vì nhiệt độ tăng làm cho thể tích khối

khí tăng.

D. Trọng lượng riêng tăng lên vì nhiệt độ tăng làm cho thể tích khối

khí tăng.

Câu 250: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao người ta nói không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

A. V ìkhông khí khí bị nóng thì khối lượng riêng sẽ lớn hơn.

B. Vì không khí khi bị nóng thì khối lượng riêng sẽ nhỏ hơn.

C. Vì không khí khi bị nóng thì khối lượng sẽ tăng lên.

D. Vì không khí khi bị nóng thì khối lượng sẽ giảm đi. 

Câu 251: Chọn câu trả lời đúng

Page 86: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Tại sao người ta hay khuyến cáo không nên để các bình chứa khí ở ngoài

nắng hoặc những nơi gần lửa?

A. Vì những nơi đó có nhiệt độ cao làm khí trong bình nở ra, bình dễ

bị nổ.

B. Vì những nơi đó có nhiệt độ cao làm vỏ bình nở ra, bình dễ bị nổ.

C. Vì những nơi đó có nhiệt độ cao làm vỏ bình co lại, bình dễ bị nổ.

D. Vì những nơi đó có nhiệt độ cao làm khí trong hình co lại, bình dễ

bị nổ.

Câu 252: Chọn câu trả lời đúng

Sự co dãn …. khi bị ngăn cản có thể gây ra………

A. Vì nhiệt, những lực rất lớn.

B. Vì khí hậu, những lực rất nhỏ.

C. Vì nhiệt, những lực rất nhỏ.

D. Vì khí hậu, những lực rất lớn.

Câu 253: Chọn câu trả lời đúng

Băng kép được cấu tạo bởi:

A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.

B. Hai thanh kim loại có cùng bản chất.

C. Hai thanh kim loại có chiều dài khác nhau.

D. Hai thanh kim loại có bề dày khác nhau.

Câu 254: Chọn câu trả lời đúng:

Để tạo thành một băng kép, hai thanh kim loại phải được:

A. Tán chặt vào nhau dọc theo bề dày của thanh.

Page 87: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.

C. Nối lại với nhau theo chiều dài của thanh.

D. Ghép lại với nhau theo bề ngang của thanh.

Câu 255: Chọn câu trả lời đúng

Một băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại khác loại. Khi hơ nóng:

A. Băng kép không bị cong.

B. Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh có hệ số nở nhiệt nhỏ

hơn.

C. Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh có hệ số nở nhiệt lớn

hơn.

D. Băng kép có lúc cong mặt lồi về phía thanh này, có lúc cong mặt

lồi về phía thanh kia tùy theo nhiệt độ nung.

Câu 256: Chọn câu trả lời đúng

Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh đồng và một thanh thép. Khi

làm lạnh:

A. Băng kép không bị cong.

B. Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh đồng.

C. Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh thép.

D. Băng kép có lúc cong mặt lồi về phía thanh đồng, có lúc cong

mặt lồi về phía thanh thép tùy theo hạ tới nhiệt độ nào.

Câu 257: Chọn câu trả lời đúng

Một băng kép được câu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi

hơ nóng, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nào? Tại sao?

A. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt lớn hơn thép.

Page 88: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt lớn hơn nhôm.

C. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt nhỏ hơn thép.

D. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm.

Câu 258: Chọn câu trả lời đúng

Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi

làm lạnh, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nào? Tại sao?

A. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt lớn hơn thép.

B. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt lớn hơn nhôm.

C. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt nhỏ hơn thép.

D. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm.

Câu 259: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa, người ta thường chừa ra

các khoảng cách nhỏ?

A. Để tiết kiệm chi phí khi làm đường ray.

B. Vì không thể ghép sát các thanh lại.

C. Để khi nhiệt độ tăng thì các thanh ray không bị uốn cong.

D. Để khi nhiệt độ giảm thì các thanh ray không bị uốn cong.

Câu 260: Chọn câu trả lời đúng

Trong các thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động khi nhiệt độ thay đổi,

người ta thường dùng gì trong thiết kế?

A. Công tắc.

B. Cầu dao.

C. Băng kép.

Page 89: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Nút bấm.

Câu 261: Chọn câu trả lời đúng

Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất gì của chất

lỏng để đo nhiệt độ?

A. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

B. Thể tích chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

C. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ không đổi.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 262: Chọn câu trả lời đúng

Khi nhúng tay vào bình nước ấm, tay sẽ có cảm giác:

A. Nóng hơn bình thường.

B. Bình thường.

C. Lạnh hơn hình thường.

D. Không có cảm giác gì lạ.

Câu 263: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt kế là thiết bị được sử dụng để:

A. Đo thể tích.

B. Đo chiều dài.

C. Đo khối lượng.

D. Đo nhiệt độ.

Câu 264: Chọn câu sai

Khi sử dụng nhiệt kế, ta phải chú ý đến:

A. Khoảng nhiệt độ cần đo.

Page 90: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Giới hạn đo của nhiệt kế.

C. Loại nhiệt kế dùng để đo.

D. Cách chế tạo nhiệt kế.

Câu 265: Chọn câu trả lời đúng

Để xác định giới hạn đo lớn nhất của nhiệt kế, ta phải quan sát trên nhiệt

kế:

A. Chỉ số lớn nhất.

B. Chỉ số nhỏ nhất.

C. Khoảng cách giữa hai vạch chia.

D. Loại nhiệt kế.

Câu 266: Chọn câu trả lời đúng

Trong đời sống hàng ngày, người ta đo nhiệt độ theo nhiệt giai:

A. Xenxiut (°C).

B. Farenhai (°F).

C. Kenvin (K).

D. Xenxiut (°C) hoặc Farenhai (°F).

Câu 267: Chọn câu trả lời đúng

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là:

A. 100°F

B. 0°F

C. 32°F

D. 212°F

Câu 268: Chọn câu trả lời đúng

Page 91: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Nhiệt độ phòng là 27°c, vậy trong giai Kenvin, giá trị nhiệt độ đó là bao

nhiêu?

A. 30K

B. 300K

C. 3K

D. 3000K

Câu 269: Chọn câu trả lời đúng

Giá trị nhiệt độ đo được theo nhiệt giai Kenvin là 293K. Hỏi theo nhiệt giai

Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu?

A. 261°F

B. 20°F

C. 680 F

D. 100°F

Câu 270: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt độ trung bình của Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa hè là 30°C. Nếu

tính theo thang nhiệt độ Furenhai thì hằng:

A. 62oF

B. 86°F

C. 303°F

D. 48,67oF

Câu 271: Chọn câu trả lời đúng

Trong thang nhiệt Kenvin, nhiệt độ của nước đang sôi là:

A. 0 K

Page 92: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. 173 K

C. 273 K

D. 373 K

Câu 272: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt độ 0°F trong thang nhiệt Farenhai thì tương ứng trong thang nhiệt

Xenxiut ứng với nhiệt độ:

A. -32°C

B. -170C

C. -273°C

D. 32°C

Câu 273: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt độ 0K trong thang nhiệt Kenvin thì tương ứng trong thang nhiệt

Xenxiut ứng với nhiệt độ:

A. - 32°c

B. 32 °C

C. - 273°C

D. 2730C

Câu 274: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt độ 0K trong thang nhiệt Kenvin thì tương ứng trong thang nhiệt

Farenhai ứng với nhiệt độ:

A. -32°F

B. 32°F

C. - 273°C

Page 93: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. - 459,4°F

Câu 275: Chọn câu trả lời đúng nhất

Tại sao người ta không sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước

sôi?

A. Vì giới hạn đo không phù hợp.

B. Hình dáng của nhiệt kế không thích hợp.

C. Vì giai chia nhỏ nhất không thích hợp.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 276: Chọn câu trả lời đúng nhất

Nhiệt kế kim loại được cấu tạo dựa trên:

A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

B. Sự nở vì nhiệt của chất khí.

C. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

D. Sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép.

Câu 277: Chọn câu trả lời đúng nhất

Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so

với các viên gạch được lát trong nhà?

A. Vì lát như thế là rất lợi gạch.

B. Vì lát như thế mới hợp với mỹ quan thành phố.

C. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự

dãn nở giữa các viên gạch.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 278: Chọn câu trả lời đúng nhất

Page 94: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đoạn đường sắt Việt Nam từ ga Mương Mán đến ga Sài Gòn được tạo

thành từ 30.000 thanh ray. Để tránh tình trạng bị cong vênh khi nhiệt độ lên cao

người ta bố trí các thanh ray nằm cách nhau 3cm. Chiều dài mỗi thanh là 20m.

Biết rằng khi nhiệt độ lên cao nhất mỗi thanh ray dài ra 1cm. Em hãy cho biết

chiều dài đoạn đường sắt giữa hai ga trên khi nhiệt độ lên cao nhất?

A. 630.000 m

B. 300.450m

C. 300.150 m

D. 300.600m

Câu 279: Chọn câu trả lời đúng

Có bốn hình giống hệt nhau đựng một thể tích bằng nhau các chất sau:

nước, rượu, dầu hỏa, thủy ngân ở 20°C. Hỏi khi nung bốn hình trên lên 70°c thì

bình nào lần lượt có thể tích chất lỏng chứa bên trong lớn hơn?

A. Nước, rượu, thủy ngân, dầu.

B. Dầu, thủy ngân, rượu, nước.

C. Rượu, dầu hỏa, nước, thủy ngân.

D. Nước, rượu, dầu hỏa, thủy ngân.

Câu 280: Chọn câu trả lời đúng

Có bốn bình giống hệt nhau lần lượt đựng các khí sau: không khí, khí oxi,

nitơ, lưu huỳnh. Hỏi khi nung các khí trên lên thêm 50°C nữa thì thể tích của khối

khí nào lớn hơn?

A. Oxi, nitơ, lưu huỳnh, không khí.

B. Nitơ, oxi, lưu huỳnh, không khí.

C. Lưu huỳnh, oxi, nitơ, không khí.

Page 95: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Cả bốn bình đều có thể tích như nhau.

Câu 281: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi giặt áo quần bằng máy người ta thường dùng nước nóng?

A. Vì giặt bằng nước nóng sẽ bảo vệ máy giặt lâu hư.

B. Vì nước nóng làm xà bông dễ tan và tăng tác dụng tẩy của xà

bông đối với vết bẩn.

C. Vì nước nóng làm sợi vải nở ra, tăng khoảng cách giữa sợi vải

với vết bẩn, nên liên kết giữa vết bẩn với sợi vải giảm do đó dễ tẩy

sạch vết bẩn.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 282: Chọn câu trả lời đúng

Một thùng dầu có thể tích 15 dm3 ở 30°C. Biết rằng độ tăng thể tích của

1000 cm3 dầu khi nhiệt độ của nó tăng thêm 50°C là 55cm. Hỏi thể tích của

thùng dầu đó ở 80°c? 

A. 1.582,5 cm3

B. 15.055 cm3

C. 15,825 cm3

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 283: Chọn câu trả lời đúng

Người ta dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của nước đang sôi vì:

A. Vì nhiệt kế thủy ngân rất dễ mua.

B. Vì nhiệt kế thủy ngân đo được đến trên nhiệt độ sôi của nước.

C. Vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác.

D. Vì nhiệt kế thủy ngân có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nước.

Page 96: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 284: Chọn câu trả lời đúng

Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ khoen sắt sau đó tra

liềm vào và dùng nước tưới lên chỗ nối. Em hãy cho biết người ta đã lợi dụng

tính chất nào của vật rắn:

A. Sự sôi, sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt.

B. Sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt.

C. Sự nóng chảy, sự đông đặc.

D. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Phần 2. SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶCA. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hiện tượng

a. Nóng chảy

- Khi đun nóng các vật ở thể rắn, nhiệt độ của các vật tăng lên.

- Đến một giá trị nhiệt độ xác định, vật bắt đầu nóng chảy và thay đổi từ

thể rắn sang thể lỏng.

b. Đông đặc

- Khi làm nguội dần các vật ở thể lỏng, nhiệt độ của các vật giảm xuống.

- Đến một giá trị nhiệt độ xác định, vật bắt đầu đông đặc và thay đổi từ thể

lỏng sang thể rắn.

2. Khái niệm

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

3. Tính chất

Page 97: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định.

Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.

- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật không thay

đổi.

- Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn

khi đông đặc thì giảm thể tích ngoại trừ một số ít chất như đồng, gang, nước…

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 285: Chọn câu trả lời đúng nhất

Em hãy cho biết nước có thể ở các dạng thể nào:

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Rắn lỏng hay hơi tùy theo nhiệt độ và áp suất.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 286: Chọn câu trả lời đúng

Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi:

A. Đun nóng vật đến 100°C.

B. Đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể

đó.

C. Đun nóng vật trong nồi áp suất.

D. Đun nóng vật rắn bất kì.

Câu 287: Chọn câu trả lời đúng

Nóng chảy là hiện tượng một vật

A. Ở trạng thái lỏng.

Page 98: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Ở trạng thái rắn.

C. Chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng.

D. Ở trạng thái bốc hơi.

Câu 288: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt độ nóng chảy của một chất là:

A. Nhiệt độ ở đồ vật từ thể rắn bắt đầu chuyển sang thể lỏng.

B. Nhiệt độ 100°C.

C. Nhiệt độ ở đó vật từ thể lỏng bắt đầu chuyển sang thể rắn.

D. Câu A và C đều đúng.

Câu 289: Chọn câu trả lời sai

A. Nhiệt độ nóng chảy thì khác nhau đối với các chất khác nhau.

B. Tất cả các chất đều nóng chảy ở cùng một nhiệt độ nhất định.

C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của một số chất không thay

đổi.

D. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định.

Câu 290: Chọn câu trả lời đúng

Khi nóng chảy thể tích của vật:

A. Tăng lên.

B. Giảm xuống.

C. Tăng đối với một số chất và giảm đối với một số chất khác.

D. Không đổi.

Câu 291: Chọn câu trả lời đúng

Khi nóng chảy thể tích của nước:

Page 99: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. Tăng lên.

C. Không đổi.

B. Giảm xuống.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 292: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt độ nóng chảy của nước là:

A. 100°C

B. 50°C

C. 0°C

D. Thay đổi không xác định.

Câu 293: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt độ nóng chảy của đồng là:

A. 1000oC

B. 1083oC

C. 960 oC

D. Nhỏ hơn 500oC

Câu 294: Chọn câu trả lời đúng

Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng:

A. Nóng chảy rồi sau đó đông đặc.

B. Đông đặc.

C. Nóng chảy.

D. Không đổi.

Câu 295: Chọn câu trả lời đúng

Page 100: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Hiện tượng đông đặc của một vật xảy ra khi:

A. Nhiệt độ của vật bằng 0°C.

B. Khi đưa vật vào tủ lạnh ngăn đá.

C. Nhiệt độ của vật đạt đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành

vật thể đó.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 296: Chọn câu trả lời đúng

Đông đặc là hiện tượng một vật:

A. Ở trạng thái lỏng.

B. Ở trạng thái rắn.

C. Ở trạng thái hoá hơi.

D. Chuyển trạng thái từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.

Câu 297: Chọn câu trả lời đúng

Nhiệt độ đông đặc của một chất là: 

A. Nhiệt độ ở đó vật từ thể lỏng bắt đầu chuyển sang thể rắn.

B. Không đổi đối với từng chất.

C. Nhiệt độ 0°C.

D. Câu A và B đều đúng.

Câu 298: Chọn câu trả lời sai

A. Nhiệt độ đông đặc thì khác nhau đối với các chất khác nhau.

B. Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định.

C. Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của một số chất không thay

đổi.

Page 101: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Tất cả các chất đều đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định.

Câu 299: Chọn câu trả lời đúng

Khi đông đặc thể tích của vật:

A. Tăng lên.

B. Không đổi.

C. Tăng đối với một số chất và giảm đối với một số chất khác.

D. Giảm xuống.

Câu 300: Chọn câu trả lời đúng

Khi đông đặc thể tích của nước:

A. Tăng lên.

B. Giảm xuống,

C. Không đổi.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 301: Chọn câu trả lời đúng

Dựa vào bài thí nghiệm đã khảo sát trong sách giáo khoa em hãy cho biết

nhiệt độ đông đặc của băng phiến là:

A. 80 oC

B. 0 oC

C. 60 oC

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 302: Chọn câu trả lời đúng

Dựa vào bài thí nghiệm đã khảo sát trong sách giáo khoa em hãy cho biết

nhiệt độ đông đặc của băng phiến:

Page 102: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. Lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của nó.

B. Nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy của nó.

C. Bằng nhiệt độ nóng chảy của nó.

D. Giảm dần bắt đầu từ 80°C.

Câu 303: Chọn câu trả lời đúng

Cây gỗ sồi có nhiệt độ nóng chảy là:

A. 100°C

B. 175°C

C. 75°C

D. Gỗ không thể có thể lỏng

Câu 304: Chọn câu trả lời đúng nhất

Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự

cố vỡ đường ống nước là do:

A. Trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt.

B. Thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành

ống.

C. Tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 305: Chọn câu trả lời đúng

Ví dụ nào sau đây liên quan đến áp dụng hiện tượng nóng chảy:

A. Lụt lội trên thế giới ngày càng tăng do hiệu ứng lồng kính làm

nhiệt độ Trái Đất tăng dẫn tới băng tan.

B. Mẹ bỏ nước đá vào ly sữa nóng cho em uống đỡ ngán.

Page 103: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Mẹ đun sôi nước.

D. Hai câu A và B đều đúng.

Câu 306: Chọn câu trả lời đúng

Ví dụ nào sau đây liên quan đến áp dụng hiện tượng đông đặc:

A. Mẹ nấu cơm.

B. Em đốt nến thắp đèn trung thu.

C. Mẹ đổ rau câu.

D. Mẹ nướng bánh bông lan.

Câu 307: Chọn câu trả lời đúng

Nước khi đông đặc thành đá thì thể tích của chúng như thế nào so với thể

tích ban đầu?

A. Nhỏ hơn

B. Lớn hơn

C. Bằng

D. Lớn hơn gấp đôi

Câu 308: Chọn câu trả lời đúng

Ngày 1 tháng 10 mẹ Nam có mua 1 hộp long não, đến cuối tháng 10 thì

chẳng còn thấy viên long não nào nữa. Hiện tượng này là do:

A. Sự nóng chảy của long não.

B. Sự tan chảy của long não.

C. Sự bay hơi của long não.

D. Một lý do khác. 

Câu 309: Chọn câu trả lời đúng

Page 104: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Bạn Lan bảo rằng: “vì ấm đun nước làm bằng nhôm nên không thể nào

làm cho nhôm nóng chảy được”. Bình cãi lại: “nhiệt độ càng tăng thì đến một lúc

nào đó nhôm sẽ chảy”. Nam lại bảo rằng: “phải trút hết nước trong ấm ra thì mới

có thể làm cho nhôm nóng chảy được”. Theo em bạn nào nói đúng?

A. Lan

B. Bình

C. Nam

D. Cả ba bạn đều nói sai.

Câu 310: Chọn câu trả lời đúng

Người ta dùng Vônfram để làm dây tóc bóng đèn vì:

A. Vônfram rất cứng, thời gian sử dụng dài hơn.

B. Vônfram dễ uốn cong.

C. Vônfram khó bị ôxi hóa.

D. Vônfram khó nóng chảy.

Phần 3. SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤA. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

2. Đặc điểm

- Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích

mặt thoáng của chất lỏng.

Page 105: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 311: Em hãy chọn phát biểu sai

A. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng thấp.

B. Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng cao.

C. Diện tích mặt thoáng càng nhỏ thì tốc độ hay hơi càng thấp.

D. Nhiệt độ, gió và mặt thoáng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ bay

hơi.

Câu 312: Chọn câu trả lời đúng

Trong các trường hợp sau trường hợp nào đã ứng dụng ảnh hưởng của

cả 3 yêu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng đến quá trình bay hơi:

A. Phơi quần áo.

B. Sấy khô quần áo.

C. Ủi (là) quần áo.

D. Hấp quần áo.

Câu 313: Chọn câu trả lời đúng

Hỏi đun nước ở tốc độ nâng nhiệt nào sau đây thì nước trong ấm sẽ bay

hơi nhanh nhất.

A. 1 oC /s

B. 2 oC /s

C. 3 oC /s

D. 4 oC /s

Câu 314: Chọn câu trả lời đúng

Bạn Nam Dùng 3 ống nghiệm giống nhau đựng dung dịch NaCl như sau:

ống 1 đựng 2ml dung dịch, ống 2 đựng 3ml dung dịch, ống 3 đựng 4 ml dung

Page 106: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

dịch và không đậy nắp và để trong cùng một điều kiện của môi trường. Hỏi 2

ngày sau lượng dung dịch trong ống nào bị bay hơi nhiều nhất.

A. Ống 1

B. Ống 2.

C. Ống 3

D. Cả 3 ống đều bị bay hơi như nhau.

Câu 315: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi phơi bánh tráng người ta lại trải rộng những tấm bánh còn ướt

lên trên những tấm phên rồi đem phơi ngoài nắng.

A. Mặt thoáng càng rộng thì bánh càng mau khô.

B. Làm như vậy để những tấm bánh ướt không bị dính chặt vào

nhau.

C. Ánh nắng sẽ chiếu lên bánh nhiều hơn.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 316: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao áo quần mùa đông lại lâu khô hơn mùa hè?

A. Vì mùa đông ít có nắng.

B. Vì mùa đông nhiệt độ rất thấp.

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

Câu 317: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao ở những vùng quê miền biển các ngư dân lại phơi cá trên cát?

A. Vì không có chỗ để phơi.

Page 107: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Vì phơi trên cát thì cá sẽ mặn hơn.

C. Vì cát hấp thụ nhiệt rất tốt và có nhiệt độ nóng chảy rất cao,

người ta phơi như thế để lợi dụng sức nóng của cát do ánh nắng

mặt trời cung cấp.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 318: Chọn câu trả lời đúng nhất

Tại sao khi cắm hoa người ta thường cắt bỏ bớt lá?

A. Cho dễ cắm.

B. Cho đẹp.

C. Cho hoa ít bị mất nước, tươi được lâu.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 319: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao nước càng nấu lại càng cạn?

A. Nước thấm ra ngoài qua thành bình chứa.

B. Nước bốc hơi vào không khí.

C. Nhiệt độ càng cao độ sôi của nước càng tăng.

D. Câu B, C đúng.

Câu 320: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi đút cháo (còn nóng) cho em bé ăn, người mẹ thường múc

cháo ra đĩa mà không dùng chén?

A. Vì đĩa múc được nhiều hơn.

B. Vì đĩa rất cạn nên dễ múc.

C. Vì người mẹ rất thích dùng đĩa.

Page 108: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Vì mặt thoáng của đĩa lớn hơn nên cháo mau nguội hơn.

Câu 321: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao ở các ao rau muống hoặc những ao cá người ta thường hay thả

vào đó bèo hoa dâu?

A. Bèo hoa dâu sinh sản rất nhanh, nó sẽ che kín mặt nước do đó

mà nó hạn chế được sự bay hơi của nước.

B. Bèo hoa dâu là một loại thức ăn của cá.

C. Rễ bèo chứa rất nhiều đạm, sẽ rất tốt cho rau muống.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 322: Chọn câu trả lời đúng

Có hai hũ đựng đường không có nắp, hũ A để trong phòng máy lạnh, hũ B

để ở nhiệt độ bình thường hỏi hũ nào sẽ chảy nước trước, tại sao?

A. Hũ A, vì ở đó lạnh hơn hơi nước sẽ ngưng tụ làm cho đường dễ

chảy nước hơn.

B. Hũ A, vì trong phòng máy lạnh không khí rất ẩm, đường dễ chảy

nước hơn.

C. Hũ B, vì trong phòng máy lạnh không khí khô hơn nên đường khó

chảy nước hơn.

D. Hũ A, vì ngoài trời có gió nhiều làm cho đường trong hũ B dễ bốc

hơi và càng khô hơn nên rất khó bị chảy nước.

Câu 323: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao người ta thường để máy lạnh ở trên cao nhưng lại để lò sưởi ở

dưới đất?

A. Sắp xếp như thế sẽ làm căn phòng đẹp lên.

Page 109: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Vì hơi lạnh từ máy lạnh bay ra nặng hơn không khí nóng xung

quanh sẽ bay xuống thấp và làm mát cả căn phòng.

C. Vì hơi nóng từ lò sưởi bay ra nhẹ hơn không khí lạnh xung quanh

nó sẽ bay lên cao và sưởi ấm cả căn phòng.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 324: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi nóng ta ra mồ hôi rất nhiều, một lúc sau lại thấy mát?

A. Vì để ra mồ hôi, nhiệt độ của cơ thể phải hạ xuống.

B. Vì khi mồ hôi bay hơi nó mang theo nhiệt lượng của cơ thể làm

nhiệt độ cơ thể hạ xuống.

C. Vì khi ra mồ hôi cơ thể lấy một phần nhiệt lượng của môi trường

làm nhiệt độ xung quanh hạ xuống.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 325: Chọn câu trả lời đúng

Khi dùng bút lông kim xong ta có cần phải đậy nắp lại không? Tại sao?

A. Có. Vì không đậy nắp bút sẽ bị bụi bay vào làm hư.

B. Không cần thiết phải đậy. Không có gì ảnh hưởng.

C. Không. Vì nếu một chút nữa nếu phải viết tiếp lại mất công mở

ra.

D. Có. Vì mực trong bút lông rất dễ bay hơi. Nếu ta không đóng lại

mực sẽ bay hơi và khô hết khiến ta không viết được nữa.

Câu 326: Chọn câu trả lời đúng

Khi dùng bếp dầu người ta thường phải đậy kín nắp bình chứa dầu. Em

hãy giải thích tại sao?

Page 110: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. Vì khi châm lửa lên tim dầu thì dầu cũng rất nóng, bay hơi rất

nhanh, nếu ta mở nắp bình dầu lại tạo cho bình có mặt thoáng, nó

sẽ bốc hơi nhanh hơn và sẽ mau hết dầu.

B. Đóng nắp lại để tránh hỏa hoạn.

C. Để lửa cháy được đều.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 327: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao các cây xương rồng mọc trên sa mạc đều không có lá hoặc chỉ có

lá dạng kim?

A. Để tránh bị những động vật ăn lá cây phát hiện.

B. Để tránh đi cái nóng của sa mạc.

C. Để chống thoát hơi nước ra khỏi thân cây.

D. Cả ba lý do trên đều sai.

Câu 328: Dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là……… còn hiện tượng hơi biến

thành chất lỏng là ………. Ngưng tụ là quá trình …….. với bay hơi.

A. Sự bay hơi, sự nóng chảy, ngược.

B. Sự bay hơi, sự ngưng tụ, ngược.

C. Sự nóng chảy, sự đông đặc, ngược.

D. Sự ngưng tụ, sự bay hơi, tương tự.

Câu 329: Em hãy chọn phát biểu đúng

A. Trời càng lạnh ta càng thấy rõ hơi thở của chúng ta có “khói”.

B. Thời tiết càng nóng, vật hay hơi càng nhanh.

Page 111: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì hơi nước ngưng tụ ở đó càng

nhiều.

D. A và B đều đúng.

Câu 330: Dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Hai phần ba bề mặt …… có nước bao phủ. Lượng nước này không ngừng

……… tạo thành một lớp ……….. trong khí quyển dày từ 10km đến 17km. Hơi

nước tạo thành mây, mưa, sương mù, tuyết ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất và

đời sống con người.

A. Mặt Trăng, bay hơi, sương mù.

B. Mặt Đất, bay hơi, sương mù.

C. Trái Đất, bay hơi, hơi nước.

D. Trái Đất, ngưng tụ, mây.

Câu 331: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Để tạo ra mưa nhân tạo người ta thường dùng máy bay trực thăng phun

một loại hóa chất vào các đám mây để tạo ra hiện tượng ……… hơi nước trong

các đám mây.

A. Bay hơi.

B. Ngưng tụ.

C. Đông đặc.

D. Nóng chảy.

Câu 332: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao buổi sáng sớm ta thường thấy có những giọt sương đọng trên lá

cây và buổi trưa thì không nhìn thấy nữa.

Page 112: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. Do tối hôm trước trời có mưa nhỏ. Và buổi trưa trời nóng nên giọt

sương đã tan biến.

B. Khi trời tối nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí gặp lạnh

thì đọng lại thành những hạt sương và đậu trên lá. Buổi trưa nhiệt

độ tăng lên, nước bốc hơi và những giọt sương sẽ tan hiến hết.

C. Do nước trong lá cây bốc hơi nên đọng trên lá cây tạo thành

sương.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 333: Chọn câu trả lời đúng

Trong những ngày hè nóng bức, theo em độ ẩm của không khí (khối

lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí) vào buổi nào cao nhất?

A. Buổi sáng

B. Buổi trưa.

C. Buổi tối.

D. Ban đêm.

Câu 334: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi uống nước đá, ta thường thấy có những hạt nước nhỏ lấm tấm

bám trên thành li.

A. Ngoài không khí có rất nhiều hơi nước, khi hơi nước di chuyển

cùng với gió, đến gặp lạnh ở thành ly thì ngưng tụ tạo thành những

giọt nước.

B. Do độ ẩm trong phòng quá cao.

C. Do trong phòng có máy lạnh.

D. Do tay ta ướt vô tình đã cầm lên cái cốc.

Page 113: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 335: Chọn câu trả lời đúng

Em hãy giải thích tại sao vào mùa đông nền nhà bằng xi măng thường hay

“ra mồ hôi”?

A. Vì vào mùa đông nền nhà rất nóng nên phải tỏa bớt nhiệt.

B. Vì trời mùa đông hay có mưa phùn nên nền nhà ướt là do mưa

bay vào.

C. Vì không khí mùa đông rất ẩm đã làm cho nền nhà ẩm ướt.

D. Vì trời lạnh nên hơi nước gặp nền nhà lạnh thì ngưng tụ.

Câu 336: Chọn câu trả lời đúng

Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi đường thường thở ra “khói” là

do:

A. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước khi ra ngoài không

khí lạnh bị bay hơi tạo thành “khói”.

B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước khi ra ngoài không

khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ li ti tạo thành “khói”.

C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước khi ra ngoài không

khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành “khói”.

D. Tất cả đều sai.

Câu 337: Chọn câu trả lời đúng

Ở xử lạnh về mùa đông ta thường thấy tuyết rơi là do:

A. Trong các đám mây có chứa hơi nước khi nhiệt độ hạ xuống thấp

hơn 0 oC hơi nước bị ngưng tụ thành nước rồi đông đặc thành nước

đá. Chúng lớn lên, nặng dần rồi rơi xuống đất thành tuyết.

Page 114: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

B. Trong các đám mây có chứa hơi nước khi nhiệt độ hạ xuống thấp

hơn 0 oC hơi nước bị bay hơi rồi đông đặc thành nước đá. Chúng

lớn lên, nặng dần rồi rơi xuống đất thành tuyết.

C. Trong các đám mây có chứa hơi nước khi nhiệt độ hạ xuống thấp

hơn 0 oC hơi nước bị sôi lên rồi đông đặc thành nước đá. Chúng lớn

lên, nặng dần rồi rơi xuống đất thành tuyết.

D. Tất cả đều sai.

Câu 338: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi mở ngăn đá tủ lạnh ra ta thấy nó “bốc khói”

A. Bởi nhiệt độ trong ngăn đá cao hơn bên ngoài.

B. Vì áp suất trong ngăn đá cao hơn ở ngoài.

C. Vì khi mở tủ hơi nước trong không khí khi gặp lạnh thì ngưng tụ

tạo ra những hạt nước li ti vì vậy mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng

mắt thường.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 339: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi mở nắp nồi cơm ta thường thấy có những hạt nước ở trên đó?

A. Do ta nấu quá nhiều nước.

B. Do nấu quá lâu.

C. Do hơi nước của cơm bốc lên bề mặt của nắp xoong gặp lạnh thì

ngưng tụ tạo thành những hạt nước.

D. Cả ba lí do trên đều không đúng.

Câu 340: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi nước sôi ta thấy khói bốc ra ở xa đầu vòi ấm.

Page 115: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

A. Vì hơi nước khi ra khỏi vòi ấm vẫn còn nóng nên không bay lên

được.

B. Vì hơi nước khi ra khỏi vòi ấm một đoạn gặp lạnh thì ngưng tụ lại

thành những giọt nước li ti do đó mà ta nhìn thấy được.

C. Cả hai câu trên đều sai.

D. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 341: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao sau cơn mưa ta thường thấy xuất hiện cầu vồng?

A. Vì sau cơn mưa, hơi nước trong không khí còn rất nhiều, ánh

sáng mặt trời chiếu vào xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tách

ánh sáng thành nhiều màu, do đó mà ta nhìn thấy rất rõ bảy màu

của cầu vồng.

B. Bình thường vẫn xảy ra hiện tượng trên nhưng do không khí ô

nhiễm nên ta không nhìn thấy được.

C. Trong cơn mưa thường có sấm sét. Nó đã biến không khí thành

một chất khác vì vậy mà ta thấy không khí có đủ màu.

D. Một lý do khác.

Câu 342: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một

lớp nước rất mỏng trên đó?

A. Nước từ trong bình ga thấm ra.

B. Do hơi nước từ tay ta bốc ra.

C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong

không khí ngưng tụ trên đó.

D. Câu A và C đều đúng.

Page 116: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 343: Chọn câu trả lời đúng

Hiện nay rất nhiều nhà hàng dùng quạt phun sương vừa rẻ vừa tiện mà lại

mát. Nhưng tại sao người ta thường treo quạt trên cao?

A. Để cho mọi người cùng mát.

B. Để dưới thấp đi không để ý sẽ đạp đổ.

C. Để tránh xa tầm tay trẻ em.

D. Vì hơi nước lạnh nặng hơn không khí nó sẽ từ từ chìm xuống. Vì

vậy mà phải treo trên cao để hơi nước bay được xa hơn và tỏa khắp

phòng.

Câu 344: Chọn câu trả lời đúng

Khi nấu cơm, do đổ ít nước nên sau khi cơm cạn Lan đã lấy khăn ướt đắp

lên nắp nồi cơm. Lan làm vậy là đúng hay sai?

A. Sai. Vì như thế nồi cơm sẽ mất nhiệt.

B. Đúng. Vì khi hơi nước trong nồi cơm bay lên gặp lạnh sẽ ngưng

tụ lại, rơi xuống và nồi cơm sẽ bớt mất nước.

C. Sai. Vì như thế sẽ mất thời gian làm cho khăn nóng lên.

D. Sai. Vì làm thế nồi cơm sẽ không ngon.

Câu 345: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi hà hơi vào kính (gương soi) trong mùa đông ta thấy nó mờ đi

hơn so với trong mùa hè?

A. Vì hơi thở trong mùa đông nóng hơn mùa hè.

B. Vào mùa đông hơi nước dễ đóng băng.

C. Hơi thở nóng khi ra ngoài không khí gặp mặt gương lạnh sẽ

ngưng tụ thành một lớp nước mỏng do đó mà mặt gương mờ đi.

Page 117: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

D. Do một lý do khác.

Câu 346: Chọn câu trả lời đúng

Trời mùa đông, khi nói chuyện với nhau chúng ta thường thấy có hơi thở

có “khói” vì:

A. Trời lạnh nên nhiệt độ trong cơ thể rất cao do đó hơi thở bốc

khói.

B. Vì trong hơi thở của chúng ta có hơi nước, khi hơi thở ra ngoài

không khí, gặp thời tiết lạnh thì ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ

li ti, vì vậy mà chúng ta thấy giống như khói.

C. Cả hai câu trên đều đúng.

D. Cả hai câu trên đều sai.

Phần 4. SỰ SÔIA. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hiện tượng

Đun chất lỏng trong bình, các hiện tượng xảy ra theo thứ tự khi nhiệt độ

tăng dần:

- Ở trên mặt thoáng chất lỏng:

+ Xuất hiện chất lỏng ở thể hơi.

+ Mặt thoáng bắt đầu xáo động.

+ Mặt thoáng xáo động mạnh, hơi bay lên rất nhiều.

- Ở trong lòng khối chất lỏng:

+ Xuất hiện các bọt khí ở đáy bình.

+ Các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên bề mặt thoáng.

+ Các bọt khí nổi lên nhiêu, khi tới mặt thoáng thì vỡ tung,

Page 118: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

hơi nước bay lên nhiều.

2. Sự sôi

a. Khái niệm

Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, chất lỏng vừa

bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

b. Đặc điểm

- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ

sôi.

- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

- Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng. Áp

suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 347: Chọn câu trả lời đúng

Để hầm một nồi xương mẹ Lan bảo: “Khi nước sôi con hãy vặn cho lửa liu

riu thôi nhé”. Tại sao mẹ Lan bảo như vậy?

A. Vì như thế sẽ tiết kiệm được ga, dù có tăng lửa thì nước vần chỉ

sôi ở 100 oC.

B. Vì lửa nhỏ thì nước hầm xương không bị mau cạn.

C. Vì lửa nhỏ nước hầm xương không bị đục.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 348: Chọn câu trả lời đúng

Có thể đun sôi nước ở nhiệt độ nhỏ hơn 100 oC được không?

A. Không, vì nước chỉ sôi ở 100°C.

B. Được, nếu như đun nước ở trên núi cao.

Page 119: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Được, nếu như đun nước ở áp suất thấp.

D. Câu B, C đều đúng.

Câu 349: Chọn câu trả lời đúng

Sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần của các chất.

A. Rượu, nước, đồng.

B. Nước, rượu, đồng,

C. Đồng, nước, rượu.

D. Đồng, rượu, nước.

Câu 350: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước ……….

A. Thay đổi.

B. Giảm dần.

C. Tăng dần.

D. Không thay đổi.

Câu 351: Khi đun nước ở nhà, các hiện tượng nào cho biết là nước sôi?

A. Có khói bốc lên ở vòi ấm.

B. Nghe thấy tiếng nước reo.

C. Mặt nước xáo động mạnh.

D. Cả ba hiện tượng trên.

Câu 352: Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta có thể dùng nhiệt kế rượu

được không? Giải thích tại sao?

A. Được, vì nhiệt kế rượu cũng dùng để đo nhiệt độ.

B. Được, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước.

Page 120: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước.

D. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước.

Câu 353: Chọn phát biểu sai

A. Khi nước sôi, các bọt khí nổi lên nhiều hơn.

B. Khi nước sôi, có nhiều hơi nước bay lên.

C. Nước chỉ sôi khi nhiệt độ lên đến 100°C.

D. Khi nước sôi, mặt nước xáo động mạnh.

Câu 354: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng……… thì nhiệt độ sôi của chất

lỏng……..

A. Càng giảm, càng tăng.

B. Càng tăng, càng giảm.

C. Càng lớn, càng thấp.

D. Càng lớn, càng cao.

Câu 355: Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng giảm.

B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng tăng.

C. Khi lên cao, nhiệt độ sôi của nước thay đổi.

D. Khi lên cao, nhiệt độ sôi của nước không đổi.

Câu 356: Chọn câu phát biểu sai

A. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.

B. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào trong các bọt khí

vừa bay hơi trên các mặt thoáng.

Page 121: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.

D. Trong suốt thời gian sôi, thể tích nước không thay đổi.

Câu 357: Chọn câu trả lời sai

Khi đun nước đã đến nhiệt độ sôi, nếu vặn lửa quá nhỏ:

A. Nước không sôi nữa.

B. Nước vẫn tiếp tục sôi.

C. Nước vẫn tiếp tục bay hơi.

D. Câu A và C đều đúng.

Câu 358: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi đun nước sôi càng lâu thì thể tích nước càng giảm?

A. Vì nhiệt độ càng cao thì thể tích nước càng giảm.

B. Vì khi nước sôi, nước sẽ bị co lại.

C. Vì khi sôi, nước sẽ bị bay hơi.

D. Câu A và B đều đúng.

Câu 359: Có hai cốc thủy tinh như nhau cùng chứa một lượng rượu và

nước bằng nhau. Hỏi khi đun dưới ngọn lửa đèn cồn, cốc nào sẽ sôi mau hơn?

Giải thích tại sao?

A. Hai cốc đều sôi cùng một lúc vì rượu và nước đều là chất lỏng.

B. Cốc đựng rượu sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn

nhiệt độ sôi của nước.

C. Cốc đựng rượu sẽ sôi sau vì nhiệt độ sôi của nước lớn hơn nhiệt

độ sôi của rượu.

D. Cốc đựng nước sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của nước lớn hơn

nhiệt độ sôi của rượu.

Page 122: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 360: Chọn phát biểu sai

A. Càng đun sôi lâu nước càng cạn dần.

B. Càng đun sôi lâu nước càng bay hơi nhiều hơn.

C. Càng đun sôi lâu nước càng nóng hơn.

D. Càng đun sôi lâu các bọt khí nổi lên càng nhiều hơn.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Chương 1. CƠ HỌC

Phần 1. CÁC PHÉP ĐO TRONG CƠ HỌC ĐO ĐỘ DÀI - THỂ TÍCH - KHỐI LƯỢNG

Câu 1: Dùng thước đo có độ chính xác cao hơn.

Đáp án: A

Câu 2: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của

nước ta là:

mét (m)

Đáp án: D

Câu 3: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Đáp án: C

Câu 4: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là: độ dài giữa 2 vạch chia

liên tiếp trên thước.

Đáp án: B

Câu 5: Khi dùng thước để đo kích thước của một vật cần đo em cần phải:

- Biết GHĐ và ĐCNN.

- Ước lượng độ dài của vật cần đo.

- Chọn thước đo cho thích hợp với vật cần đo.

Page 123: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: D

Câu 6: ĐCNN của thước có thể cho em biết:

- Giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính

xác biết được.

- Giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được khi đo.

- Sai số của phép đo.

Đáp án: D

Câu 7: 1 mét thì bằng 1000 milimét.

Đáp án: A

Câu 8: Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích

hợp để đo độ dài của chiều rộng của quyển sách Vật lí 6 nhất.

Đáp án: C

Câu 9: Thước đo như hình vẽ: GHĐ 15 cm, ĐCNN 5 mm.

Đáp án: C

Câu 10: Khi đo độ dài của vật, cô giáo yêu cầu em thực hiện phép đo

nhiều lần:

- Để em có được kết quả trung bình chính xác hơn.

- Để sai số khi đo sẽ nhỏ hơn.

Đáp án: D

Câu 11: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là: đặt thước

dọc theo chiều dài vật, một đầu ngang bằng với vạch 0.

Đáp án: C

Câu 12: Khi đọc kết quả độ dài của một vật, cần đặt mắt: theo hướng

vuông góc với cạnh thước tại điểm đầu/cuối của vật.

Page 124: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: C

Câu 13: Khi đo độ dài của một vật em phải:

- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

- Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách.

- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

Đáp án: D

Câu 14: Để đo độ dài có độ chính xác cao thì ta phải dùng thước đo được

sản xuất từ Trung tâm đo lường chuẩn có GHĐ và ĐCNH thích hợp.

Đáp án: D

Câu 15: Khi đo kích thước của một sân đá bóng, người ta nên dùng thước

dây có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm để việc đo được thuận lợi nhất.

Đáp án: D

Câu 16: Để đo đường kính của một viên bi nhỏ hình cầu ta nên dùng

thước kẹp có GHĐ 10cm, ĐCNN 2mm.

Đáp án: B

Câu 17: Để đo số đo của khách may quần áo, người thợ may nên dùng

thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1cm

Đáp án: C

Câu 18: Trong sinh hoạt hàng ngày, người ta thường dùng các danh từ

sau để gọi:

1 li = 1 mm; 1 phân = 1 cm; 1 tấc = 1 dm

=> Câu D sai.

Đáp án: D

Page 125: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 19: Ở nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh đơn vị độ dài

thường dùng là: Inch và Dặm.

Đáp án: D

Câu 20: Một inch bằng: 2,54 cm.

Đáp án: C

Câu 21: Để đo khoảng cách từ trái đất lên mặt trời người ta dùng đơn vị:

năm ánh sáng.

Đáp án: B

Câu 22: Một năm ánh sáng tương đương với độ dài: 9461 tỉ kilômét.

Đáp án: C

Câu 23: Thuật ngữ “Ti vi 24 inches” để chỉ: đường chéo của màn hình tivi.

Đáp án: C

Câu 24: Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19 inch. Đường chéo của

màn hình đó có kích thước: 48,26 cm.

Đáp án: C

Câu 25: Khi dùng thước đo chuẩn có ĐCNN là 1mm, với quy trình đo đúng

cách, thì mỗi lần đo người đo có thể mắc phải sai số tối thiểu do mắt nhìn không

thể phân biệt được là: 0,5 mm.

Đáp án: A

Câu 26: ĐCNN của thước đó là: 1 mm

Đáp án: A

Câu 27: Để đo kích thước cỡ nguyên tử thì ta nên dùng giai đo: 10 -10 m (ký

hiệu là 1 A đọc là Amstrom).

Đáp án: A

Page 126: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 28: Bình chia độ thích hợp nhất để đo thể tích của một lượng chất

lỏng chứa gần đầy chai 1 lít là bình 1000 ml có vạch chia tới 2 ml.

Đáp án: D

Câu 29: Kết quả của Nam: 299,5 cm3.

Đáp án: D

Câu 30: Giới hạn đo của bình chia độ là: số đo thể tích lớn nhất ghi trên

bình.

Đáp án: D

Câu 31: GHĐ và ĐCNN của bình đó là: 200 cm3 và 10 cm3.

Đáp án: B

Câu 32: Thể tích của nước chứa trong bình là: 25 cm3.

=> Câu trả lời sai C

Đáp án: C

Câu 33: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của hình chia độ (BCĐ) có giới hạn đo

(GHĐ) là 200 ml và gồm 20 vạch chia liên tiếp là: 10ml = 10cc.

Đáp án: D

Câu 34: Đổ nước đến vạch số 2.

Đáp án: B

Câu 35: Kết quả đó là: 88 ml.

Đáp án: C

Câu 36: Số lít nước gia đình em đã tiêu thụ mỗi tháng là: 18.000 lít

Đáp án: A

Câu 37: Thể tích nước gia đình Na tiêu thụ hết trong một tháng (30 ngày)

là:

Page 127: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

V = 4 x 30 x 0,1 = 12 m3 = 12.000 dm3 = 12.0001.

=> Đáp số sai D

Đáp án: D

Câu 38: Thể tích của nước là: V = 2x2x2 = 8 cm = 8 ml.

Đáp án: D

Câu 39: Một hồ bơi có chiều rộng 5m, dài 20m, cao 1,5m. Thể tích nước

mà hồ bơi có thể chứa được nhiều nhất là:

V = 5 x 20 x 1.5 = 150 m3 = 150.000 dm3 = 150.000 lít.

=> Đáp số sai B.

Đáp án: B

Câu 40: Chiều cao tối thiểu của thùng phuy phải bằng chiều cao của cột

nước khi đổ vào thùng:

Ta có: V = 1m3; S = 200 dm2 = 2 m2

=> h = V/S = ½=0.5 m = 5 dm

Đáp án: A

Câu 41: Thể tích của thùng là; V = S.h = số bi xR2h = 9421 = 0,942 m3

R = căn bậc 2 của V/số bi nhân h = 0,5 m = 50 cm

Đáp án: B

Câu 42: Bán kính của khinh khí cầu: R=7 = 2m.

Thể tích của khinh khí cầu bằng thể tích của khí hiđrô chứa trong

nó.

Do đó: V = 4/3 x (số bi x R3) = 33,5 m3.

Đáp án: A

Page 128: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 43: Nước ở vạch 1, dầu ở vạch 3.

Đáp án: B

Câu 44: Trong phòng thí nghiệm để đo thể tích chất lỏng chính xác đến

từng milimét khối ta phải dùng: bình chia độ có ĐCNN là 1 mm3 hay nhỏ hơn.

Đáp án: D

Câu 45: Khuyết điểm của một bình chia độ do em tự làm là:

- Động tác chia giai đo dễ tạo nên sai số.

- Giai đo không được chuẩn.

Đáp án: C

Câu 46: Để đo thể tích của một trái dưa hấu lớn hơn miệng bình chia độ

đã có trong phòng thí nghiệm thì ta dùng: bình tràn kết hợp với bình chia độ.

Đáp án: C

Câu 47: Từ thích hợp điền vào chỗ trống

Thể tích của một vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng

cách thả chìm vật đó vào chất lỏng (hay rượu) đựng trong bình chia độ. Thể tích

của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

Đáp án: D 

Câu 48: Thể tích viên bi là:

Vbi = V2 – V1 = 150 - 100 = 50 ml = 50 cm3

Đáp án: B

Câu 49: Thể tích nước dâng lên bằng thể tích viên bi sắt, do đó:

V = 4/3 x (số bi x R3)= 4,19 cm3 = 4,19 ml = 4,19 cc

=> Đáp số sai C.

Đáp án: C

Page 129: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 50: Thể tích nhỏ nhất bình có thể đo được là: 5 ml = 5 cm3.

Thể tích lớn nhất bình có thể đo được là: 100 - 60 = 40 ml = 40 cm3.

=> Có thể đo các vật rắn có thể tích trong khoảng: 5 đến 40 cm3.

Đáp án: C

Câu 51: Ta có: V=S.h= 100 ml = 100 cm3

Tiết diện của bình là: S=V/h=5 cm

Đáp án: B

Câu 52:

Đáp án: B

Câu 53: Thể tích hồ bơi: V = 5 x 1,5 x 20 = 150 m3

Thể tích tối đa của phần gỗ chìm trong nước để nước không bị tràn

ra ngoài là: Vchìm=V – V0

Thể tích khối gỗ tối đa để nước không bị tràn ra ngoài là:

Vmax = 3/2 Vchìm = 3/2 x (V - Vo) = 3/2 x (150 - 100) = 75 m3

Đáp án: D

Câu 54: Thể tích của quả bóng đá là:

V = 4/3 x (số bi x R3) = 7234,56 cm3 = 7,23456 dm3 = 7,23456 lít

=> Đáp số sai D.

Đáp án: D

Cầu 55: Thể tích quả bóng là:

V bóng = V tràn – V vật = 650 - 125 = 525 cm3

Đáp án: C

Câu 56: Thể tích mỗi đồng kim loại đó là:

Page 130: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

V0 = V/10 = 2,25 ml = 2,25 cm3 = 2,25 cc

=> Đáp số sai D.

Đáp án: D

Câu 57: Vì đường tan trong nước nên khi đổ vào nước thể tích dung dịch

đường nhỏ hơn thể tích nước + đường ban đầu.

Đáp án: B

Câu 58: Thể tích hộp I:

v = a3 = 125 cm3 = 53 => a = 5 cm

Thể tích hộp II:

V = a3 = 15,625 cm3 = 2,53 => a = 2,5 cm => a = 0,5a

Đáp án: D

Câu 59: Thể tích nước tràn ra bằng thể tích phần đặc của vật. Do đó:

Vnước = Vđặc = Vngoài - Vrỗng

Vnước = 4/3 x (số bi x R3 ngoài) = 255,4 cm3

Đáp án: D

Câu 60: Thể tích của vật bằng thể tích phần nước dâng lên trong bình nếu

dùng chia độ hay phần nước tràn ra nếu dùng bình tràn khi bỏ vật vào.

=> Chỉ có Hà làm đúng.

Đáp án: A

Câu 61: Một lạng còn được gọi là một hectogam.

Đáp án: B

Câu 62: Một yến bằng 10 kilôgam.

Đáp án: D

Page 131: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 63: Khối lượng có đơn vị là kilogam.

Đáp án: B

Câu 64: Một tạ bằng với 100 kg. 

Đáp án: B

Câu 65: Một tấn bằng với 1.000 kilogam

Đáp án: A

Câu 66: Vật rắn nào cũng có khối lượng, trọng lượng, hình dạng và kích

thước.

Đáp án: D

Câu 67: Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật.

Đáp án: B

Câu 68: Một hộp thịt hộp ghi khối lượng tịnh 250 gam, đó là khối lượng thịt

và nước thịt chứa trong hộp.

Đáp án: B

Câu 69: Người ta dùng cân để đo: khối lượng của vật nặng.

Đáp án: C

Câu 70: Đo khối lượng của vật bằng cân Rôbécvan là cách đối chiếu khối

lượng của vật cần cân với khối lượnq của quả cân mẫu.

Đáp án: A

Câu 71: 1 kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt tại Viện Đo

lường quốc tế ở Pháp.

Đáp án: C

Câu 72: Tấn > tạ > kilogam > lạng.

Đáp án: C

Page 132: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 73: Một hộp Yomilk có ghi 200 gam, đó là: lượng sữa trong hộp.

Đáp án: A

Câu 74: Chọn câu trả lời sai

Một lạng bằng: 100g = 0,1 kg = 1 héctôgam

=> Câu sai: C.

Đáp án: C

Câu 75: Một gam bằng với 1/1.000 kilôgam

Đáp án: A

Câu 76: Một miligam bằng: 0,001 g = 10-6 kg = 10-5 lạng.

Đáp án: D

Câu 77: Một lượng vàng có khối lượng là: 3,78 gam = 378 miligam =

0,0378 héctôgam.

Câu sai: B

Đáp án: B

Câu 78:

- Một kilôgam bông có trọng lượng bằng một kilôgam sắt.

- Một kilôgam bông có khối lượng bằng một kilôgam sắt.

Đáp án: D

Câu 79: Trong bệnh viện người ta không dùng cân tạ để theo dõi khối

lượng người bệnh, vì:

- GHĐ của cân tạ lớn so với khối lượng một người.

- ĐCNN của cân tạ thường lớn khó theo dõi chính xác.

Đáp án: D

Page 133: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 80: Để đo khối lượng của electron (10-31Kg) người ta dùng phương

pháp khác đo kiểu gián tiếp.

Đáp án: D

Câu 81:Trên cửa các ôtô vận tải ta thường thấy các ký hiệu: 1T;1,5T;2T;

5T… Ký hiệu đó cho biết: khối lượng tối đa mà xe tải có thể chở được.

Đáp án: C

Câu 82: GHĐ của cân là 1881 mg và ĐCNN của cân là 1 mg.

Đáp án: B

Phần 2. LỰCHAI LỰC CÂN BẰNG - TÁC DỤNG LỰC -TRỌNG LỰC – LỰC ĐÀN HỒI

Câu 83: Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:

- Thay đổi vận tốc.

- Bị biến dạng.

- Thay đổi chuyển động.

=> Câu sai D

Đáp án: D

Câu 84: Hai lực được gọi là cân bằng khi hai lực đó phải đặt trên cùng một

vật và có: độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều.

Đáp án: A

Câu 85: Khi bạn A kéo bạn B bằng một lực thì lực đó có: phương AB,

chiều từ B đến A.

Đáp án: B

Page 134: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 86: Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó

mặt vợt đã tác dụng lực làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó.

Đáp án: A

Câu 87: Bạn A tác dụng vào bạn B một lực từ phía sau làm bạn B ngã sấp

xuống sàn, đó là lực đẩy.

Đáp án: D

Câu 88: Khi ta đứng trên sàn nhà nằm ngang, lực ta tác dụng xuống sàn

có cường độ bằng lực sàn tác dụng lại ta.

Đáp án: A

Câu 89: Một người đẩy một chiếc xe đẩy trẻ em đi trên đường. Xe chịu tác

dụng của:

- Lực đẩy.

- Lực nâng của mặt đường.

- Trọng lực của trái đất.

Đáp án: D

Câu 90: Một cầu thủ đá vào trái banh tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái

banh một lực đẩy.

Đáp án: B

Câu 91: Trọng lực của quả đất tác dụng lên một vật đặt trên mặt đất là tác

dụng của lực hút.

Đáp án: C

Câu 92: Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là

lực hút.

Đáp án: C

Page 135: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 93: Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân

bằng thì sẽ đứng yên.

Đáp án: C

Câu 94: Một con ngựa kéo một cỗ xe đi trên đường: Chiếc xe đã tác dụng

vào con ngựa một phản lực.

Đáp án: B

Câu 95: Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc

bé hơn 90°, thì:

- Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển.

- Một phần lực tác động sẽ bị tiêu phí.

Đáp số: D

Câu 96: Để đi bộ hiệu quả thì cần phải để gót chân chạm đất trước.

Đáp số: A

Câu 97: Lực tác động lên người đi xe leo núi nhỏ hơn lực tác dụng lên

người đi xe thường.

Đáp số: B

Câu 98: Muốn bắn đạn đi xa hơn mức hiện có, ta phải thay đạn có khối

lượng nhẹ hơn.

Đáp số: B

Câu 99: Một chiếc tàu nổi được trên mặt nước là do: lực đẩy của nước và

trọng lực tác dụng lên tàu cân bằng nhau.

Đáp án: C

Câu 100: Một chiếc tàu ngầm lơ lửng trong nước là do các lực tác dụng

vào tàu cân bằng nhau.

Page 136: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: A

Câu 101: Các trường hợp sau đều có tác dụng của lực:

- Quyển sách đặt trên bàn.

- Thác nước chảy.

- Gió thổi.

=> Tất cả các câu đều sai.

Đáp án: D

Câu 102: Để xác định một lực ta cần biết:

-Giá trị (suất đo) của lực.

-Phương tác dụng của lực.

-Chiều tác dụng của lực.

Đáp án: D

Câu 103: Khi thuyền buồm di chuyển trên biển, gió tác dụng vào cánh

buồm một lực đẩy.

Đáp án: B

Câu 104: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác

dụng vào vật cân bằng nhau là: trọng lượng của Trái Đất với phản lực N của mặt

bàn.

Đáp án: B

Câu 105: Để vật đứng yên, 3 lực đó phải cùng phương, trong đó: F2, F3

cùng chiều nhau và ngược chiều với F1.

Đáp án: C

Câu 106: Các lực tác dụng vào xe có:

- Trọng lực P luôn thẳng đứng hướng xuống.

Page 137: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

- Phản lực N của mặt đường tác dụng lên xe luôn vuông góc với mặt

dốc và hướng lên.

- Lực ma sát của mặt đường tác dụng lên bánh xe luôn song song

với mặt dốc và hướng xuống.

=> Câu sai C.

Đáp án: C

Câu 107: Lực căng dây của một sợi dây thép khi dùng nó để kéo một vật

nặng không phải là lực đàn hồi.

Đáp án: C

Câu 108: Những vật có thể tạo thành những vật đàn hồi là sợi dây thép,

quả bóng cao su. Vì sợi dây thép có thể cuộn thành lò xo, quả bóng xì hơi ta

bơm cho căng lên.

Đáp án: B

Câu 109: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

- Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng. Độ biến dạng càng lớn

thì lực đàn hồi càng lớn.

- Chiều của lực đàn hồi luôn luôn ngược chiều với chiều của lực tác

dụng.

Đáp án: D

Câu 110: F1 và F2 không phải là hai lực cân bằng vì chúng tác dụng lên 2

vật khác nhau.

=> Câu sai C.

Đáp án: C

Câu 111: - Vật nặng chịu tác dụng của trọng lực P.

Page 138: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

- Lò xo tác dụng lên vật một lực đàn hồi F.

- Vật nặng m đứng yên vì hai lực P và F cân bằng nhau.

=> Câu sai D.

Đáp án: D

Câu 112: Khi đi bộ hay khi đứng yên trên mặt đất, Cơ thể em đều chịu lực

tác dụng:

- Trọng lực.

- Phản lực của mặt đất.

Đáp án: D

Câu 113: Chuyển động của thùng phuy là nhờ tác dụng của trọng lực.

Đáp án: B

Câu 114: Trọng lực P và lực đàn hồi F cùng phương nhưng không cùng

chiều và cùng cường độ 2 N.

=> Câu sai C.

Đáp án: C

Câu 115: Công dụng của bộ phận phuộc nhún ở xe gắn máy là giảm xóc

và nâng đỡ yên xe.

Đáp án: D

Câu 116: Chiều dài của lò xo lúc đó là:

l = lo, + đen ta l = 20 + 1 =21 cm

Đáp án: A

Câu 117: Phát biểu sai: Lực mà quả nặng tác dụng vào lò xo là lực đàn

hồi.

Đáp án: C

Page 139: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 118: Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào nó. Như

vật độ dãn của lò xo khi treo vật khối lượng m là:

Đen ta l = 14- 12 = 2 cm

Vậy chiều dài tự nhiên của lò xo (chiều dài lúc không treo vật m) là: lo = 12

- 2 = 10 cm

Đáp án: B

Câu 119: Lí luận tương tự bài 118.

Đáp án: C

Câu 120: Lí luận tương tự bài 118.

Đáp án: B

Câu 121: Bạn Lan nói đúng.

Đáp án: B

Câu 122: Công dụng của lực kế là:

- Đo trọng lượng vật.

- Đo lực.

Đáp án: D

Câu 123: Khối lượng của vật đó là:

m = P/10 = 15 kg

Đáp án: C

Câu 124: Bạn Nam đo đúng phương pháp.

Đáp án: A

Page 140: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Phần 3. TRỌNG LƯỢNG – KHỐI LƯỢNG TRỌNG LƯỢNG RIÊNG – KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Câu 125: Đơn vị hợp pháp để đo thể tích là m3 => Câu sai B.

Đáp án: B

Câu 126: Vật đó có trọng lượng:

P= 10m = 40.10 = 400 N

Đáp án: C

Câu 127: Một vật đặt trên mặt đất thì trọng lượng của nó bằng trọng lực

của quả đất tác dụng vào vật.

Đáp án: C

Câu 128: Bạn Linh nên dùng cái cân có giới hạn đo là 5 kg và có độ chia

nhỏ nhất là 50g.

Đáp án: D

Câu 129: Độ chia nhỏ nhất của cân là 10 g thì sai số của kết quả nhỏ nhất

là 5g. Mình không thể đọc được kết quả nhỏ hơn 5 g. Kết quả của Minh: 990 g.

Đáp án: A

Câu 130: Trọng lượng của voi là:

P= 10m = 2500. 10 = 25.000 N

Đáp án: D

Câu 131: Khi cân bằng trọng lượng của vật có độ lớn bằng lực đàn hồi

của lò xo: P= 10m = F= 1.000 N

=> Khối lượng vật treo là: m = 100 kg

Đáp án: C 

Câu 132: Trọng lượng của 10 thùng đó là:

Page 141: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

p= 10 X 10m = 100. 4 = 400 N

Câu 133: Khối lượng các kiện hàng trên xe là:

M = 4.5 - 2,3 = 2,2 tấn = 2.200 kg

Số kiện hàng trên xe là: N = M/m = 110 kiện

Đáp án: A

Câu 134: Trọng lượng của vật trên Mặt Trăng thì bằng trọng lực của Mặt

Trăng tác dụng lên vật. Lực hút của Mặt Trăng nhỏ hơn 6 lần so với lực hút của

Trái Đất

=> Trọng lượng của kiện hàng trên Mặt Trăng nhỏ hơn trên Trái Đất

6 lần.

Khi ở trên Mặt Trăng trọng lượng của kiện hàng là:

P Trăng= P đất/6 = 10m/6= 120x10/6=200N.

Đáp án: A

Câu 135: Khối lượng của người phi công không phụ thuộc vào lực hút của

Mặt Trăng cũng như của Trái Đất. Một phi công khi cân trên mặt đất có khối

lượng là 90 kg thì ở trên Mặt Trăng khối lượng của người phi công vẫn là 90 kg.

Đáp án: C

Câu 136: Lí luận tương tự bài 134.

P Sao Hỏa/P Trái đất = 380/1000=0,38

Đáp án: D

Câu 137: Lí luận tương tự bài 134.

Trọng lượng của vật khi ở trên sao Mai là:

Psao Mai = 0,8 x P trái đất = 0,8.10m = 8. 100 = 800N

Đáp án: C

Page 142: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 138: Lí luận tương tự bài 134.

Trọng lượng của vật khi ở trên sao Mộc là:

Psao Mộc = 4 Psao Mai = 4. 0,8. Ptrái Đít = 4. 0,8. 100 = 320 N

Đáp án: B 

Câu 139: Ácsimet đã dựa vào các yếu tố sau đây để phát hiện được sự

gian lận đó:

- Sự khác biệt về khối lượng riêng của vàng và bạc.

- So sánh thể tích của phần vàng vua giao và thể tích của vương

miện.

Đáp án: D

Câu 140: Vật nào có trọng lượng lớn hơn thì nặng hơn.

Đáp án: C

Câu 141: Một vật có khối lượng m, thể tích V thì khối lượng riêng của vật

D được tính bởi công thức: D = m/V

Đáp án: C

Câu 142: Trọng lượng riêng của vật đó là:

d = 10D = 10. 800 = 8.000 N/m3

Đáp án: D

Câu 143: Một vật có trọng lượng p, thể tích V thì trọng lượng riêng của vật

d được tính bởi công thức: d = P/v

Đáp án: C

Câu 144: Khối lượng riêng của vật là: D = d/10 = 500 kg/m3 = 500 g/ lít

Page 143: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: D

Câu 145: Khối lượng riêng của vật là: D = m/V

Trọng lượng riêng của vật là: d = 10D = 10.m/V = 1000 N/m3

Đáp án: C

Câu 146: Một thỏi nhôm khi đun nóng chảy thì khối lượng riêng giảm.

Đáp án: B

Câu 147: Hộp nào có khối lượng nhỏ hơn thì đó là hộp nhôm.

Đáp án: C

Câu 148: Vật thứ nhất: m1 = V1.D1

Vật thứ hai: m2 = V2.D2

Theo đề: 

m1 = m2; V1 = 2V2 => V1D1 = V2.D2

Khối lượng riêng của vật thứ 2 so với khối lượng riêng của vật thứ

nhất: D2/D1=V1/V2=2

Đáp án: A

Câu 149: Lí luận tương tự bài 148.

D2/D1=m2/m1=1/3

Đáp án: B

Câu 150: Ta có:

d1= 10D1; d2= 10D2

Theo đề:d1=d2=>D1=D2

Đáp án: C

Câu 151: Vật thứ nhất: P1 = 10 m1 = 10V1.D1

Page 144: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Vật thứ hai: P2 = 10m2 = 10V2.D2

Theo đề: D1 = D2; V1=4V2

=> P2/P1=V2/V1=1/4

Đáp án: B

Câu 152:

Vật A: m1 = V1.D1

Vật B: m2 = V2.D2

Theo đề:

V1 = 2V2; D1 = 2/3D2

=> V1.D1 = V2.D2

Khối lượng của vật thứ hai so với khối lượng của vật thứ nhất:

m1/m2= V1.D1/V2.D2 = 4/3

Đáp án: C

Câu 153:

Vật A: P1= V1.d1

Vật B: P2= V2.d2 

Theo đề: V1 = 1/4 x V2; P1 =3/4.P2

=>V1.d1= ¾ x V2.d2

=> d1/d2= 3V2/4V1= 3

Đáp án: A

Câu 154: Trọng lượng riêng của vật đó là: d = P/V = 27.000 N/m3

Khối lượng riêng của vật đó là: D = d/10 = 2.700 kg/m3 => Vật đó

được làm từ nhôm

Page 145: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: C

Câu 155: Điều kiện để cân nằm thăng bằng là: msắt = m nước

=> V’D’ = VD

Thể tích nước phải dùng là: V = (D’/D).V’ = 7,8 dm3 = 7,8 lít

Đáp án: A

Câu 156: Khối lượng của hỗn hợp sau khi nguội:

m hỗn hợp = m chì + m nhôm = V chì x D chì + V nhôm x D nhôm

m hỗn hợp= 10-3 x 11.300+ (2 x 10-3) x 2.700= 16,7kg

Đáp án: C

Câu 157: Gọi khối lượng của cả khối kim loại đó là M. Ta có: Khối lượng

sắt chứa trong khối kim loại đó là:

M1 = 20% M = 0,2M Khối lượng nhôm chứa trong khối kim loại đó

là:

m2 = (100 % - 20%) M = 80% M = 0,8M

Mặt khác:

m1 = V1 x D1; m2 = V2 x D2

=> V2/V1=m2 x D2/m1 x D2 = 5 x (7/9)

Đáp án: C 

Câu 158: Nấu chảy 1kg nhôm và 4 kg chì, sau đó trộn đều chúng lại với

nhau, đổ vào khuôn có dạng hình lập phương rồi để nguội, cắt lấy 1/2 khối kim

loại mới thu được thì tỉ lệ % khối lượng của nhôm trong khối này so với khi chưa

cắt không thay đổi. Do đó:

m nhôm/ m kim loại= m nhôm/ (m nhôm + m chì) = 1/5 = 20%

Đáp án: A

Page 146: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 159: Gọi khối lượng của cả khối kim loại đó là M. Ta có:

M = m chì + m sắt = 3m chì

Khối lượng chì chứa trong khối kim loại đó là:

M Chì = 1/3 M

Khối lượng sắt chứa trong khối kim loại đó là:

m sắt = 2 m chì = 2/3 M

Mặt khác:

M chì = V chì x D chì; m sắt = V sắt x D sắt

=> V sắt/V chì = m sắt x D chì / m chì x D sắt = 2,9

Đáp án: B

Câu 160: Khi ở độ cao càng cao, trọng lượng riêng của vật càng giảm.

Đáp án: A

Câu 161: Thể tích phần hộp = thể tích phần vỏ ngoài của hộp - thể tích

phần rỗng trong.

V hộp = (5x7x10)-(4x6x9)= 134 cm3

Khối lượng riêng của chất liệu làm hộp là:

D = m/V= 800kg/m3 = khối lượng riêng của gỗ tốt.

=> Vỏ hộp đó được làm từ chất liệu gỗ tốt.

Đáp án: D

Câu 162: Đưa một vật từ Trái Đất lên sao Hỏa thì:

- Khối lượng riêng của vật không thay đổi.

- Trọng lượng riêng của vật không thay đổi.

- Khối lượng của vật không thay đổi.

Page 147: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

- Trọng lượng của vật thay đổi.

=> Phát biểu sai D

Đáp án: D

Phần 4. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN MẶT PHẲNG NGHIÊNG - ĐÒN BẨY - RÒNG RỌC

Câu 163: Khi kéo một vật nặng theo phương thẳng đứng lên trên, lực mà

ta phải sử dụng có độ lớn tối thiểu bằng trọng lượng của vật.

Đáp án: A

Câu 164: Người đó phải dùng lực kéo tối thiểu bằng trọng lượng của

thùng vữa:

P= 10 m= 10. 20 = 200 N

Đáp án: C

Câu 165: Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên ta thấy nhẹ

nhàng hơn so với khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng là vì lực dùng để kéo

vật nhỏ hơn.

Đáp án: B

Câu 166: Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng

đó càng nhỏ.

Đáp án: C

Câu 167: Trường hợp không phải là mặt phẳng nghiêng: Thang dây.

Đáp án: C

Câu 168: Khi đi bộ lên dốc, dốc càng thoai thoải thì càng dễ đi hơn.

Đáp án: B

Page 148: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 169: Đối với mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng là góc hợp bởi mặt

phẳng nghiêng và mặt phẳng ngang.

Đáp án: A

Câu 170: Người ta thường dùng mặt phẳng nghiêng trong trường hợp lăn

thùng phuy từ sàn xe xuống mặt đường.

Đáp án: A

Câu 171: Người đó có thể dùng lực kéo tối thiểu F nhỏ hơn trọng lượng

của vật:

F < P = 10 m = 1000 N

Đáp án: A

Câu 172: Khi dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật từ mặt đất lên một độ

cao xác định, để giảm lực kéo ta có thể:

- Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

- Giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

Đáp án: D

Câu 173: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn

trọng lượng của vật.

Đáp án: C

Câu 174: Cường độ của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có độ

nghiêng nhỏ so với mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng lớn hơn là nhỏ hơn.

Đáp án: C

Câu 175: Trong các tòa nhà chung cư, cầu thang thường được thiết kế có

phần dốc nghiêng ở chính giữa. Người ta dùng chúng để giảm lực kéo khi đẩy

xe đạp, xe máy lên lầu.

Page 149: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: B

Câu 176: Khi làm các đường ôtô qua đèo thì người ta phải làm các đường

ngoằn ngèo rất dài để giảm lực kéo của ôtô là dựa trên nguyên tắc mặt phẳng

nghiêng.

Đáp án: B

Câu 177:

- Nếu mM > mN thì FM > FN

-Nếu mM < mN thì FM < FN

-Nếu mM = mN thì FM = FN

=> Phát biểu sai: Vật nặng hay nhẹ thì lực kéo đều như nhau.

Đáp án: D

Câu 178: Trong trò chơi trượt tuyết tốc độ đổ dốc, vận động viên trượt trên

mặt phẳng nghiêng.

Đáp án: B

Câu 179: Máy móc, dụng cụ sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản

là cần cẩu.

Đáp án: C

Câu 180: Tình huống người tham gia thực sự sử dụng nguyên tắc đòn bẩy

là hai người chơi bập bênh.

Đáp án: C

Câu 181: Trường hợp sau ứng dụng qui tắc đòn bẩy: mở nút chai bia bằng

cái bật nắp chai.

Đáp án: A

Page 150: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 182: Khi sử dụng đòn bẩy để nâng vật, muốn lực nâng nhỏ hơn trọng

lượng của vật thì khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực kéo phải

lớn.

Đáp án: C

Câu 183: Lực nâng vật tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm tựa đến điểm

tác dụng của lực kéo khi dùng đòn bẩy.

Đáp án: A

Câu 184: Thí dụ sau đây trong cuộc sống không sử dụng đòn bẩy: cái

xẻng khi xúc đất.

Đáp án: D

Câu 185: Để cất vó đánh cá được dễ dàng thì cái vó phải có cần kéo dài.

Đáp án: B

Câu 186: Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, điểm đặt của lực nâng không

được đặt vào điểm tựa.

=> Trả lời sai: D

Đáp án: D

Câu 187: Cầu thang bộ ở trường em dựa trên nguyên tắc mặt phẳng

nghiêng.

Đáp án: A

Câu 188: Động tác dùng xà beng nhổ cây đinh ở một tấm ván dựa trên

nguyên tắc: đòn bẩy.

Đáp án: B

Câu 189: Để có lợi nhất, người đó nên tác dụng lực F < trọng lượng của

vật.

Page 151: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

F < P = 200 N

Đáp án: C

Câu 190: Động tác chèo thuyền dựa trên nguyên lí của đòn bẩy.

Đáp án: D

Câu 191: Khi chèo thuyền bằng mái chèo, khoảng cách từ điểm tay cầm

chèo đến điểm buộc mái chèo thường ngắn hơn từ điểm buộc mái chèo đến đầu

mái chèo, để người chèo thuyền ít bị mệt khi chèo thuyền.

Đáp án: C

Câu 192: Khi sử dụng cân đòn để cân các vật, vật càng nặng thì quả cân

càng dịch chuyển ra xa đĩa cân.

Đáp án: C

Câu 193: Khi sử dụng đòn bẩy, người ta sẽ được lợi về lực.

Đáp án: B

Câu 194: Cái cân không dùng nguyên tắc đòn bẩy: cân đồng hồ.

*Đáp án: D

Câu 195: Trong trò chơi bập bênh, người có trọng lượng nhẹ hơn lại bị

nhấc bổng lên cao vì khoảng cách từ hai đầu bập bênh đến điểm tựa bằng nhau

và người có trọng lượng nặng hơn sẽ tác dụng lực lớn hơn.

Đáp án: C

Câu 196: Đối với thanh chắn đường tại các cổng ra vào, lực tác dụng vào

đầu thanh chắn để giữ thanh khỏi bật lên nhỏ hơn trọng lực của vật nặng treo ở

đầu kia của thanh chắn là vì:

- Khoảng cách từ đầu thanh chắn đến điểm tựa cố định là lớn hơn.

- Khối lượng của vật nặng treo là rất lớn.

Page 152: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: D

Câu 197: Kéo cắt kim loại, kìm cộng lực phải có tay cầm dài để cắt dễ

dàng hơn và để tay tác dụng lực nhỏ hơn.

Đáp án: D

Câu 198: Để dịch chuyển một tảng đá có khối lượng lớn trên mặt đất bằng

phẳng, người ta dùng xà beng bẩy tảng đá là có lợi nhất.

Đáp án: C

Câu 199: Để nhổ một cây đinh lớn đóng sâu vào cây gỗ, người ta thường

dùng xà beng nhổ đinh là lợi nhất.

Đáp án: C

Câu 200: Đó là dựa trên nguyên tắc của mặt phẳng nghiêng.

Đáp án: C

Câu 201: Đó là dựa trên nguyên tắc đòn bẩy.

Đáp án: A

Câu 202: Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực kéo chứ không

giảm được độ lớn => Câu sai C

Đáp án: C

Câu 203: Khi dùng ròng rọc cố định người ta có thể:

- Đổi hướng tác dụng của lực.

- Nâng được vật có trọng lượng bằng lực kéo.

Đáp án: D

Câu 204: Chọn phương án đúng

Để dễ dàng Ácsimét có thể sử dụng các loại máy cơ đơn giản sau

đây:

Page 153: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

- Ròng rọc động.

- Đòn bẩy.

- Mặt phẳng nghiêng.

Đáp án: D

Câu 205: Dựa trên sáng chế ra đòn bẩy Ácsimét đã tuyên bố: “Hãy cho tôi

một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng quả đất lên”, sở dĩ ông có thể tuyên bố như vậy

là vì:

Về nguyên tắc đòn bẩy cho phép nâng vật có trọng lượng lớn bất kì, miễn

là cánh tay đòn có độ dài phù hợp.

Đáp án: A

Câu 206: Để cẩu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩu

hoặc palăng nhằm mục đích có lợi về lực. Các dụng cụ đó dựa trên nguyên tắc

của:

- Ròng rọc.

- Đòn bẩy.

Đáp án: D

Câu 207: Vì hệ thống trên là ròng rọc cố định và đòn bẩy có cánh tay đồn

bằng nhau, nên lực kéo F chỉ có thể nâng được vật có trọng lượng P tối đa bằng

F.

P = F = 500 N

Đáp án: B

Câu 208: Trong các cơ hệ trên chỉ có mặt phẳng nghiêng mới có thể dùng

lực kéo F kéo được các vật có trọng lượng P lớn hơn F.

Đáp án: D

Page 154: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 209: Khi sử dụng palăng, nếu hệ thống được cấu tạo càng nhiều ròng

rọc thì cường độ lực kéo càng giảm.

Đáp án: C

Câu 210: Trong cần cẩu, người ta đã sử dụng cả 2 loại ròng rọc: ròng rọc

động và ròng rọc cố định.

Đáp án: C

Câu 211: Chỉ có hệ thống (b) và (d) mới có ròng rọc động nên mới kéo

được các vật có:

P > Fkéo => Fkéo < P = 200 N

Đáp án: D

Câu 212: Ở đầu thanh cẩu, người ta đã sử dụng loại ròng rọc cố định.

Đáp án: B

Câu 213: Để kéo một bao xi măng nặng 50 kg từ dưới đất lên tầng lầu

cao, nếu dùng ròng rọc cố định để kéo thì người công nhân phải dùng một lực

kéo F bằng trọng lượng P của vật để có lợi nhất:

F - P = 500 N

Đáp án: A

Câu 214: Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu

cao, người ta sử dụng máy cơ đơn giản là ròng rọc động.

Đáp án: C

Câu 215: Ròng rọc cố định không làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng

của vật

=> câu phát hiểu sai D.

Đáp án: D

Page 155: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 216: Thiết bị bao gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định được gọi

là palăng.

Đáp án: D

Câu 217: Vì lúc đó lực kéo xe lớn hơn lực kéo của động cơ.

Đáp án: A

Chương 2. NHIỆT HỌC

Phần 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT RẮN - LỎNG - KHÍ VÀ ỨNG DỤNG - NHIỆT KẾ

Câu 218: Sự nở vì nhiệt của các vật rắn theo một chiều được gọi là sự nở

dài.

Đáp án: D

Câu 219: Sự nở vì nhiệt của các vật rắn theo thể tích được gọi là sự nở

khối.

Đáp án: B

Câu 220: Khi đốt nóng các thanh kim loại thì chiều dài của các thanh sẽ

dài hơn chiều dài của chúng trước khi đốt nóng.

Đáp án: A

Câu 221: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt sẽ khác nhau => câu phát

biểu sai là C.

Đáp án: C

Câu 222: Hệ số nở nhiệt của nhôm lớn hơn của đồng. Vì vậy khi nhiệt độ

tăng lên khi dùng hai cây thước nhôm sẽ dãn nở nhiều hơn thước đồng => để đo

cho kết quả chính xác hơn nên dùng thước làm bằng đồng.

Đáp án: B

Page 156: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 223: Hệ số nở nhiệt của nhôm lớn hơn của gỗ. Vì vậy khi nhiệt độ

tăng thước nhôm sẽ dài nhiều hơn so với kích thước bàn gỗ. Do đó kết quả đo

nhỏ hơn so với kết quả đo lúc đầu.

Đáp án: B

Câu 224: Khi nhiệt độ thanh nhôm tăng lên thanh nhôm sẽ nở ra và chiều

dài thanh nhôm sẽ tăng => kết quả đọc được trên thước sẽ lớn hơn.

Đáp án: B

Câu 225: Nhiệt độ của mảnh ghép này phải bằng với nhiệt độ tăng của

thanh thước.

Đáp án: C

Câu 226: Để viên bi có thể rơi xuống, chỉ nung nóng vòng kim loại.

Đáp án: D

Câu 227: Để cho việc mở một nút chai bằng kim loại khi nút chặt ở miệng

chai được dễ dàng hơn, người ta thường hư nóng nút chai.

Đáp án: B

Câu 228: Các đường dây điện và dây điện thoại không bao giờ được kéo

căng giữa các cột điện mà luôn được mắc trùng xuống vì nếu mắc căng thì vào

ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ co lại và bị đứt.

Đáp án: c

Câu 229: Tivi ở nhà sau khi bật hoặc tắt một lúc, nếu chú ý ta sẽ nghe

thấy những tiếng răng rắc nhỏ vì khi bật tivi một lúc sau vỏ ti vi sẽ bị nóng lên và

nở; Còn khi tắt vỏ sẽ nguội dần và co lại và phát ra những âm thanh đó.

Đáp án: A

Page 157: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 230: Những ngôi nhà mái lợp bằng tôn, khi đêm về và những lúc trời

không có gió ta vẫn thỉnh thoảng nghe thấy những tiếng ken két phát ra từ mái

tôn. Vì ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn co lại.

Đáp án: B

Câu 231: Độ giãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

=> Câu sai D.

Đáp án: D

Câu 232: Khi nhiệt độ tăng lên thì thể tích của chất lỏng sẽ lớn hơn thể

tích của chất lỏng ở nhiệt độ ban đầu.

Đáp án: B

Câu 233: Khi giảm nhiệt độ, thể tích của chất rắn sẽ giảm ít hơn thể tích

của chất lỏng.

Đáp án: C

Câu 234: Không chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng tăng

nhiều hơn độ tăng thể tích bình chứa.

Đáp án: B

Câu 235: Khi tăng nhiệt độ từ 0°C đến 4°C thì thể tích nước sẽ giảm đi.

Đáp án: B

Câu 236: Khi tăng nhiệt độ nước từ 20°C đến 50°C thì thể tích nước sẽ

tăng lên.

Đáp án: C

Câu 237: Rượu trào ra nhiều hơn vì hệ số nở vì nhiệt của rượu lớn hơn

của nước.

Đáp án: C

Page 158: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 238: Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích

nhiều hơn độ tăng thể tích của vỏ hộp => áp suất trong hộp tăng làm hộp quẹt bị

nổ.

Đáp án: A

Câu 239: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng lớn hơn sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Đáp án: B

Câu 240: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng lớn hơn sự nở vì nhiệt của chất rắn

=> Câu sai B

Đáp án: B

Câu 241: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

=> Câu sai C

Đáp án: C

Câu 242: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt

nhiều hơn chất rắn.

Đáp án: A

Câu 243: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ

phồng trở lại. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra, làm tăng áp suất

trong quả bóng đẩy quả bóng phồng trở lại.

Đáp án: C

Câu 244: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ

vì nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra => áp suất khí trong

ruột xe tăng làm nó dễ bị nổ.

Đáp án: D

Câu 245: Khi nhiệt độ giảm, thể tích chất rắn giảm ít hơn thể tích chất khí.

Page 159: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: A

Câu 246: Để khinh khí cầu có thể bay lên cao được, người ta phải tăng

nhiệt độ đốt không khí.

Đáp án: B

Câu 247: Khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau, người ta

phải so sánh chúng ở cùng điều kiện: thể tích, nhiệt độ, áp suất.

Đáp án: D

Câu 248: Hai khối chất khí khác nhau có cùng thể tích, ở cùng điều kiện

về áp suất. Khi nhiệt độ thay đổi thì sự nở vì nhiệt của hai khối chất khí này là

giống nhau nếu sự thay đổi nhiệt độ là như nhau.

Đáp án: B

Câu 249: Khi nhiệt độ tăng lên, trọng lượng riêng của một khối giảm đi. Vì

nhiệt độ tăng làm cho thể tích khối khí tăng. Mà:

d= P/ V = 10m/ V

Một khối khí xác định có khối lượng m không đổi. Khi V tăng => d

giảm.

Đáp án: C

Câu 250: Không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh. Vì không khí khi bị

nóng thì thể tích sẽ tăng lên, dẫn tới khối lượng riêng sẽ giảm => không khí nóng

nhẹ hơn không khí lạnh.

Đáp án: A

Câu 251: Người ta hay khuyến cáo không nên để các bình chứa khí ở

ngoài nắng hoặc những nơi gần lửa. Vì những nơi đó có nhiệt độ cao làm khí

trong bình nở ra, bình dễ bị nổ.

Đáp án: A

Page 160: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 252: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất

lớn.

Đáp án: A

Câu 253: Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại có bản chất khác

nhau.

Đáp án: A

Câu 254: Để tạo thành một băng kép, hai thanh kim loại phải được tán

chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.

Đáp án: B

Câu 255: Khi hơ nóng băng kép bị cong về phía thanh nào có hệ số nở

nhiệt lớn hơn.

Đáp án: C

Câu 256: Khi làm lạnh băng kép bị cong về phía thanh thép. Vì thanh đồng

có hệ số nở nhiệt lớn hơn thanh thép lên khi bị làm lạnh, nó bị co lại nhiều hơn

thanh thép.

Đáp án: C

Câu 257: Khi hơ nóng, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nhôm, vì

nhôm có hệ số nở nhiệt lớn hơn thép.

Đáp án: A

Câu 258: Chọn câu trả lời đúng

Khi làm lạnh, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh thép, vì thép có hệ số

nở nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm.

Đáp án: D

Page 161: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 259: Ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa, người ta thường chừa

ra các khoảng cách nhỏ để khi nhiệt độ tăng thì các thanh ray không bị uốn

cong.

Đáp án: C

Câu 260: Trong các thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động, khi nhiệt độ thay

đổi người ta thường dùng băng kép trong thiết kế.

Đáp án: C

Câu 261: Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất thể

tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đổi để đo nhiệt độ.

Đáp án: A

Câu 262: Khi nhúng tay vào bình nước ấm, tay sẽ có cảm giác nóng hơn

bình thường.

Đáp án: A

Câu 263: Nhiệt kế là thiết bị được sử dụng để đo nhiệt độ.

Đáp án: D

Câu 264: Khi sử dụng nhiệt kế, ta phải chú ý đến:

- Khoảng nhiệt độ cần đo.

- Giới hạn đo của nhiệt kế.

- Loại nhiệt kế dùng để đo.

=> Câu sai D

Đáp án: D

Câu 265: Để xác định giới hạn đo lớn nhất của nhiệt kế, ta phải quan sát

chỉ số lớn nhất trên nhiệt kế.

Đáp án: A

Page 162: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 266: Trong đời sống hàng ngày, có một số nước (Ví dụ: Việt Nam) đo

nhiệt độ theo nhiệt giai Xenxiut (°C), nhưng cũng có một số nước (Ví dụ: Mĩ)

dùng nhiệt giai Farenhai (°F).

Đáp án: D

Câu 267: Ta có: O°C = 32°F và 1°C = 1,8°F => t (°F) = 32 + 1,8 t (°C)

Nhiệt độ của nước đang sôi là 100°C => Trong nhiệt giai Farenhai,

nhiệt độ của nước đang sôi là: 

Đáp án: D

Câu 268:

Ta có: 0°C = 273K và 1°C = 1K

=> t (K) = 273 + t (°C)

Trong thang nhiệt Xenxiut, nhiệt độ phòng là 27°C => Trong thang

nhiệt Kenvin, nhiệt độ phòng là:

=> t (K) = 273 + 27 = 300°C

Đáp án: B

Câu 269:

Ta có: t (K) = 273 + t (°C)

=> t (°C) = t (K) - 273 và: t (°F) = 32 + 1,8 t (°C) = 32 + 1,8.[ t(K) -

273]

Giá trị nhiệt độ đo được theo nhiệt giai Kenvin là 293K => theo nhiệt

giai Farenhai nhiệt độ đó là:

t(°F) = 32 + 1,8.[ 293 -273] = 68 °F

Đáp án: C

Câu 270:

Page 163: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Ta có: 0°C = 32°F và 1°C = 1,8°F

=> t (°F) = 32 + 1,8 t (°C)

Do đó: Nhiệt độ trung bình của thành phố Hồ Chí Minh vào mùa hè

là 30°C. Nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì bằng:

t = 32+ 1,8x30 = 86°F

Đáp án: B

Câu 271:

Ta có:0°C = 273K và 1°C = 1K

=> t (K) = 273 + t (°C)

Trong thang nhiệt Xenxius, nhiệt độ của nước đang sôi là 100°C =>

Trong thang nhiệt Kenvin, nhiệt độ của nước đang sôi là: t = 273 +

100 = 373K

Đáp án: D

Câu 272:

Ta có:0°C = 32°F và 1°C = 1,8°F

=> t (0F) = 32 + 1,8 t (°C) t(đF)-32

t(°C Đ= 1,8

Do đó:

Nhiệt độ 0°F trong thang nhiệt Farenhai thì tương ứng trong thang

nhiệt Xenxiut ứng với nhiệt độ:

t = 0 – 32/1,8 = -17 x (7/9) °C

Đáp án: B

Câu 273:

Ta có: Ở 0°C = 273K và 1°C = 1K

Page 164: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Nhiệt độ 0 K trong thang nhiệt Kenvin thì tương ứng trong thang

nhiệt Xenxiut ứng với nhiệt độ:

t (°C) = 0 - 273 = -273°C

Đáp án: C

Câu 274:

Ta có: t(K) = 273 + t (°C)

=> t (°C) = t (K) - 273 và: t (°F) = 32 + 1,8 t (°C) = 32 + 1.8. [t(K) -

273]. Do đó nhiệt độ 0 K trong thang nhiệt Kenvin thì tương ứng

trong thang nhiệt Farenhai ứng với nhiệt độ:

t (°F) =32 + 1,8 1 0 - 273] = - 459,4 °F

Đáp án: D

Câu 275: Người ta không sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước

sôi vì giới hạn đo của nhiệt kế y tế khoảng trên 40°C, trong khi nhiệt độ sôi của

nước là 100°C

=> Giới hạn đo không phù hợp.

Đáp án: A

Câu 276: Nhiệt kế kim loại được cấu tạo dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của

một băng kép.

Đáp án: D

Câu 277: Gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so

với các viên gạch được lát trong nhà, vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa

khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch.

Đáp án: C

Câu 278: Đường ray xe lửa được tạo từ một cặp ray song song. Do đó số

thanh ray trên một đường ray là 1/2 của tổng số thanh ray đã dùng.

Page 165: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Mặt khác khi nở ra vì nhiệt độ các thanh ray nở về cả 2 đầu. Khoảng hở

giữa 2 thanh ray là 3 cm, như vậy mỗi đầu ray được chừa khoảng hở 1,5 cm =>

Tính cho cả 2 đầu thì khoảng hở chừa cho mỗi thanh ray cũng là 3 cm. Do đó:

Chiều dài đoạn đường sắt giữa hai ga trên khi nhiệt độ lên cao nhất là: d

max = (30.000: 2) X 20 + [(30.000: 2) - 1 ] X 0,03 = 300.450 m

Đáp án: B

Câu 279: Ở nhiệt độ từ 20°C đến 70°C, các chất trên đều ở trạng thái

lỏng. Trong đó hệ số nở nhiệt của rượu > dầu hỏa > nước > thủy ngân. Do đó,

khi nung bốn bình trên lên 70°C thì bình có thể tích chất lỏng chứa bên trong lớn

hơn lần lượt là: rượu, dầu hỏa, nước, thủy ngân.

Đáp án: C

Câu 280: Các chất khí khác nhau nếu được nâng nhiệt độ như nhau thì có

sự dãn nở vì nhiệt giống nhau. Do đó:

Khi nung các khí trên lên thêm 50°C nữa thì cả bốn hình đều có thể tích

như nhau.

Đáp án: D

Câu 281: Chọn câu trả lời đúng

Khi giặt áo quần bằng máy người ta thường dùng nước nóng, vì:

- Nước nóng làm xà bông dễ tan và tăng tác dụng tẩy của xà bông

đối với vết bẩn.

- Vì nước nóng làm sợi vải nở ra, tăng khoảng cách giữa sợi vải với

vết bẩn, nên liên kết giữa vết bẩn với sợi vải giảm do đó dễ tẩy sạch

vết bẩn.

Đáp án: D

Câu 282: Ta có:

Page 166: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

1000 cm3 = 1 dm3

55 cm3 = 0,055 dm3

Vậy thể tích của thùng dầu đó ở 80°C là:

15+ 15x0,055= 15,825 dm3

Đáp án: C

Câu 283: Người ta dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của nước đang

sôi vì: Thủy ngân có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của nước nên nhiệt kế

thủy ngân đo được đến trên nhiệt độ sôi của nước.

Đáp án: B

Câu 284: Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ khoen sắt

sau đó tra liềm vào và dùng nước tưới lên chỗ nối. Người ta đã lợi dụng tính

chất nở vì nhiệt của chất rắn.

Đáp án: D

Phần 2. SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶCCâu 285: Nước có thể ở các dạng thể rắn, lỏng hay hơi tùy theo nhiệt độ

và áp suất.

Đáp án: C

Câu 286: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi đun nóng vật đến

nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.

Đáp án: B

Câu 287: Nóng chảy là hiện tượng một vật chuyển trạng thái từ thể rắn

sang thể lỏng.

Đáp án: C

Page 167: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 288: Nhiệt độ nóng chảy của một chất là nhiệt độ ở đó vật từ thể rắn

bắt đầu chuyển sang thể lỏng.

Đáp án: A

Câu 289:

- Nhiệt độ nóng chảy thì khác nhau đối với các chất khác nhau.

- Tất cả các chất đều nóng chảy ở các nhiệt độ khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của một số chất không thay

đổi.

- Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định.

=> Câu sai B.

Đáp án: B

Câu 290: Khi nóng chảy thể tích của vật tăng đối với một số chất và giảm

đối với một số chất khác.

Đáp án: C

Câu 291: Khi nóng chảy thể tích của nước giảm xuống.

Đáp án: B

Câu 292: Nhiệt độ nóng chảy của nước là: 0°C

Đáp án: C

Câu 293: Nhiệt độ nóng chảy của đồng là: 1083°C

Đáp án: B

Câu 294: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể của

đồng như sau: đầu tiên là nóng chảy rồi sau đó đông đặc.

Đáp án: A

Page 168: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 295: Hiện tượng đông đặc của một vật xảy ra khi nhiệt độ của vật đạt

đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành vật thể đó.

Đáp án: C

Câu 296: Đông đặc là hiện tượng một vật chuyển trạng thái từ thể lỏng

chuyển sang thể rắn.

Đáp án: D

Câu 297: Nhiệt độ đông đặc của một chất là nhiệt độ ở đó vật từ thể lỏng

bắt đầu chuyển sang thể rắn.

Đáp án: A

Câu 298:

- Nhiệt độ đông đặc thì khác nhau đối với các chất khác nhau.

- Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định.

- Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của một số chất không thay đổi.

=> Câu sai D.

Đáp án: D

Câu 299: Khi đông đặc thể tích của vật tăng đối với một số chất và giảm

đối với một số chất khác

Đáp án: C

Câu 300: Khi đông đặc thể tích của nước tăng lên.

Đáp án: A

Câu 301: Nhiệt độ đông đặc của băng phiến là 80°C

Đáp án: A

Câu 302: Nhiệt độ đông đặc của băng phiến bằng nhiệt độ nóng chảy của

nó.

Page 169: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: C

Câu 303: Gỗ không thể có thể lỏng.

Đáp án: D

Câu 304: Hiện tượng vào mùa Đông ở các nước vùng băng tuyết thường

xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do: Thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây

ra áp lực lớn lên thành ống.

Đáp án: B

Câu 305: Chọn câu trả lời đúng

Ví dụ liên quan đến áp dụng hiện tượng nóng chảy:

- Lụt lội trên thế giới ngày càng tăng do hiệu ứng lồng kính làm nhiệt

độ Trái Đất tăng dẫn tới băng tan.

- Mẹ bỏ nước đá vào ly sữa nóng cho em uống đỡ ngán.

Đáp án: D

Câu 306: Ví dụ liên quan đến áp dụng hiện tượng đông đặc: mẹ đổ rau

câu.

Đáp án: C

Câu 307: Nước khi đông đặc thành đá thì thể tích của chúng lớn hơn so

với thể tích ban đầu.

Đáp án: B

Câu 308: Hiện tượng này là do sự thăng hoa của long não, tức là sự

chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi.

Đáp án: D

Câu 309: Bạn Nam nói đúng, vì nếu còn nước thì nhiệt độ cao nhất của

ấm là bằng nhiệt độ sôi của nước. Khi nước sôi, nhiệt độ của ấm không thể tăng

Page 170: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

cao hơn 100°C. Nhiệt độ đó thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của nhôm. Ở nhiệt độ

đó nhôm luôn ở thể rắn.

Đáp án: C

Câu 310: Người ta dùng vonfram để làm dây tóc bóng đèn vì vônữam có

nhiệt độ nóng chảy rất cao nên khi đèn sáng, nhiệt độ của dây tóc còn nhỏ hơn

rất nhiều nhiệt độ nóng chảy của nó => dây tóc rất khó bị đứt.

Đáp án: D

Phần 3. SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤCâu 311:

- Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng cao.

- Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng cao.

- Diện tích mặt thoáng càng nhỏ thì tốc độ bay hơi càng thấp.

- Nhiệt độ, gió và mặt thoáng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ bay

hơi.

=> Câu sai A

Đáp án: A

Câu 312: Trường hợp ứng dụng ảnh hưởng của cả 3 yếu tố: nhiệt độ, gió,

diện tích mặt thoáng đến quá trình bay hơi là phơi quần áo.

Đáp án: A

Câu 313: Tốc độ nâng nhiệt càng cao thì sự bay hơi nước càng nhanh.

Đáp án: D

Câu 314: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và

diện tích mặt thoáng của chất lỏng, không phụ thuộc vào khối lượng chất lỏng.

Page 171: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Các ống trên có cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất và gió, chỉ khác nhau về khối

lượng chất lỏng nên tốc độ bay hơi giống nhau.

Đáp án: D

Câu 315: Khi phơi bánh tráng người ta lại trải rộng những tấm bánh còn

ướt lên trên những tấm phên rồi đem phơi ngoài nắng. Vì:

- Mặt thoáng càng rộng thì bánh càng mau khô.

- Làm như vậy để những tấm bánh ướt không bị dính chặt với nhau.

- Ánh nắng sẽ chiếu lên bánh nhiều hơn.

Đáp án: D

Câu 316: Áo quần mùa đông lại lâu khô hơn mùa hè, vì mùa đông ít có

nắng và nhiệt độ môi trường xung quanh thấp hơn mùa hè.

Đáp án: C

Câu 317: Ở những vùng quê miền biển các ngư dân phơi cá trên cát vì cát

hấp thụ nhiệt rất tốt và có nhiệt độ nóng chảy rất cao, người ta phơi như thế để

lợi dụng sức nóng của cát do ánh nắng mặt trời cung cấp.

Đáp án: C

Câu 318: Khi cắm hoa người ta thường cắt bỏ bớt lá cho hoa ít bị mất

nước, tươi được lâu.

Đáp án: C

Câu 319: Nước càng nấu lại càng cạn vì khi đó nước bốc hơi vào không

khí.

Đáp án: B

Câu 320: Khi đút cháo (còn nóng) cho em bé ăn, người mẹ thường múc

cháo ra đĩa mà không dùng chén vì mặt thoáng của đĩa lớn hơn nên cháo mau

nguội hơn.

Page 172: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: D

Câu 321: Chọn câu trả lời đúng

Ở các ao rau muống hoặc những ao cá người ta thường hay thả vào đó

bèo hoa dâu, vì:

- Bèo hoa dâu sinh sản rất nhanh, nó sẽ che kín mặt nước do đó mà

nó hạn chế được sự hay hơi của nước.

- Bèo hoa dâu là một loại thức ăn của cá.

- Rễ bèo chứa rất nhiều đạm, sẽ rất tốt cho rau muống.

Đáp án: D

Câu 322: Hũ B sẽ chảy nước trước, vì trong phòng máy lạnh không khí

khô hơn nên đường khó chảy nước hơn.

Đáp án: C

Câu 323: Người ta thường để máy lạnh ở trên cao nhưng lại để lò sười ở

dưới đất, vì:

- Vì hơi lạnh từ máy lạnh bay ra nặng hơn không khí nóng xung

quanh sẽ bay xuống thấp và làm mát cả căn phòng.

- Vì hơi nóng từ lò sưởi bay ra nhẹ hơn không khí lạnh xung quanh

nó sẽ bay lên cao và sưởi ấm cả căn phòng.

Đáp án: D

Câu 324: Khi nóng ta ra mồ hôi rất nhiều, một lúc sau lại thấy mát vì khi

mồ hôi bay hơi nó mang theo nhiệt lượng của cơ thể làm nhiệt độ cơ thể hạ

xuống.

Đáp án: B

Page 173: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 325: Khi dùng bút lông kim xong ta có cần phải đậy nắp vì mực trong

bút lông rất dễ bay hơi. Nếu ta không đóng lại mực sẽ bay hơi và khô hết khiến

ta không viết được nữa.

Đáp án: D

Câu 326: Khi dùng bếp dầu người ta thường phải đậy kín nắp bình chứa

dầu, vì:

- Khi châm lửa lên tim dầu thì dầu cũng rất nóng, bay hơi rất nhanh,

nếu ta mở nắp bình dầu lại tạo cho bình có mặt thoáng, nó sẽ bốc

hơi nhanh hơn và sẽ mau hết dầu.

- Đóng nắp lại để tránh hỏa hoạn.

Đáp án: D

Câu 327: Các cây xương rồng mọc trên sa mạc đều không có lá hoặc chỉ

có lá dạng kim để chống thoát hơi nước ra khỏi thân cày.

Đáp án: C

Câu 328: Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi còn hiện

tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với

bay hơi.

Đáp án: B

Câu 329: Phát biểu đúng:

- Trời càng lạnh ta càng thấy rõ hơi thở của chúng ta có “khói”.

- Thời tiết càng nóng, vật bay hơi càng nhanh.

Đáp án: D

Câu 330: Dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Hai phần ba bề mặt Trái Đất có nước bao phủ. Lượng nước này

không ngừng bay hơi tạo thành một lớp hơi nước trong khí quyển

Page 174: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

dày từ 10km đến 17km. Hơi nước tạo thành mây, mưa, sương mù,

tuyết ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất và đời sống con người.

Đáp án: C

Câu 331: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Để tạo ra mưa nhân tạo người ta thường dùng máy bay trực thăng

phun một loại hóa chất vào các đám mây để tạo ra hiện tượng

ngưng tụ hơi nước trong các đám mây.

Đáp án: B

Câu 332: Buổi sáng sớm ta thường thấy có những giọt sương đọng trên lá

cây và buổi trưa thì không nhìn thấy nữa. Đó là vì: khi trời tối nhiệt độ hạ xuống,

hơi nước trong không khí gặp lạnh thì ngưng tụ và đọng trên các lá cây tạo

thành những giọt sương. Buổi trưa nhiệt độ tăng lên, nước bốc hơi và những

giọt sương sẽ tan hiến hết.

Đáp án: B

Câu 333: Trong những ngày hè nóng bức, buổi trưa nhiệt độ cao hơn các

buổi khác, nên hơi nước ở các đại dương, sông ngòi, hồ ao… bốc hơi nhiều hươ

=> khối lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí cao hơn các buổi khác, nên

độ ẩm của không khí vào buổi trưa cao hơn.

Đáp án: B

Câu 334: Khi uống nước đá, ta thường thấy có những hạt nước nhỏ lấm

tấm bám trên thành li. Đó là vì ngoài không khí có rất nhiều hơi nước, khi hơi

nước di chuyển cùng với gió, đến gặp lạnh ở thành li thì ngưng tụ tạo thành

những giọt nước.

Đáp án: A

Câu 335: Vào mùa đông nền nhà bằng xi măng thường hay “ra mồ hôi” vì

trời lạnh nên hơi nước gặp nền nhà lạnh thì ngưng tụ.

Page 175: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Đáp án: D

Câu 336: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi đường thường thở

ra “khói” là do:

Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước khi ra ngoài không khí lạnh bị

ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ li ti tạo thành “khói”.

Đáp án: B

Câu 337: Ở xứ lạnh về mùa đông ta thường thấy tuyết rơi là do:

Trong các đám mây có chứa hơi nước khi nhiệt độ hạ xuống thấp

hơn 0°C hơi nước bị ngưng tụ thành nước rồi đông đặc thành nước

đá. Chúng lớn lên, nặng dần rồi rơi xuống đất thành tuyết.

Đáp án: A

Câu 338: Khi mở ngăn đá tủ lạnh ra ta thấy nó “bốc khói” vì khi mở tủ hơi

nước trong không khí gặp lạnh thì ngưng tụ tạo ra những hạt nước li ti vì vậy mà

chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Đáp án: C

Câu 339: Khi mở nắp nồi cơm ta thường thấy có những hạt nước ở trên

đó là do hơi nước của cơm bốc lên bề mặt của nắp xoong gặp lạnh thì ngưng tụ

tạo thành những hạt nước.

Đáp án: C

Câu 340: Khi nước sôi ta thấy khói bốc ra ở xa đầu vòi ấm. Vì hơi nước

khi ra khỏi vòi ấm một đoạn gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành những giọt nước li ti.

Do đó mà ta nhìn thấy được.

Đáp án: B

Câu 341: Sau cơn mưa ta thường thấy xuất hiện cầu vồng, vì sau cơn

mưa, hơi nước trong không khí còn rất nhiều, ánh sáng mặt trời chiếu vào xảy ra

Page 176: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tách ánh sáng thành nhiều màu, do đó mà ta nhìn

thấy rất rõ bảy màu của cầu vồng.

Đáp án: A

Câu 342: Khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có

một lớp nước rất mỏng trên đó, do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên

hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

Đáp án: C

Câu 343: Người ta thường treo quạt trên cao vì hơi nước lạnh nặng hơn

không khí nó sẽ từ từ chìm xuống. Vì vậy mà phải treo trên cao để hơi nước bay

được xa hơn và tỏa khắp phòng.

Đáp án: D

Câu 344: Khi nấu cơm, do đổ ít nước nên sau khi cơm cạn Lan đã lấy

khăn ướt đắp lên nắp nồi cơm. Lan làm vậy là đúng vì khi hơi nước trong nồi

cơm hay lên gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại, rơi xuống và nồi cơm sẽ bớt mất nước.

Đáp án: B

Câu 345: Khi hà hơi vào kính (gương soi) trong mùa đông ta thấy nó mờ đi

hơn so với trong mùa hè vì hơi thở nóng khi ra ngoài không khí gặp mặt gương

lạnh sẽ ngưng tụ thành một lớp nước mỏng, do đó mà mặt gương mờ đi.

Đáp án: C

Câu 346: Chọn câu trả lời đúng

Trời mùa đông, khi nói chuyện với nhau chúng ta thường thấy có

hơi thở có “khói” vì trong hơi thở của chúng ta có hơi nước, khi hơi

thở ra ngoài không khí, gặp thời tiết lạnh thì ngưng tụ thành những

hạt nước nhỏ li ti, vì vậy mà chúng ta thấy giống như khói.

Đáp án: B

Page 177: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Phần 4. SỰ SÔICâu 347: Để hầm một nồi xương mẹ Lan bảo: “khi nước sôi con hãy vặn

cho lửa liu riu thôi nhé”. Mẹ Lan bảo như vậy vì như thế sẽ tiết kiệm được ga, dù

có tăng lửa thì nước vẫn chỉ sôi ở 100°C.

Đáp án: A

Câu 348: Có thể đun sôi nước ở nhiệt độ nhỏ hơn 100°C:

- Nếu như đun nước ở trên núi cao.

- Nếu như đun nước ở áp suất thấp.

Đáp án: D

Câu 349: Sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần của các chất: rượu,

nước, đồng.

Đáp án: A

Câu 350: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.

Đáp án: D

Câu 351: Khi đun nước các hiện tượng sau cho biết là nước sôi:

- Có khói bốc lên ở vòi ấm.

- Nghe thấy tiếng nước reo.

- Mặt nước xáo động mạnh.

Đáp án: D

Câu 352: Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta không thể dùng nhiệt kế

rượu được, vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước.

Đáp án: D

Page 178: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 353: Chọn phát biểu sai

Nếu áp suất của xung quanh ấm nước đang nấu mà thấp hơn áp

suất của khí quyển thì nước có thể sôi ở nhiệt độ thấp 100°C và

ngược lại.

=> Câu sai C

Đáp án: C

Câu 354: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất

lỏng càng cao.

Đáp án: D

Câu 355: Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng giảm.

Đáp án: A

Câu 356: Trong suốt thời gian sôi, thể tích nước sẽ bị thay đổi.

=> câu sai D

Đáp án: D

Câu 357: Khi đun nước đã đến nhiệt độ sôi, nếu vặn lửa quá nhỏ:

- Nước không sôi nữa.

- Nước vẫn tiếp tục bay hơi.

=> Câu sai B.

Đáp án: B

Câu 358: Khi đun nước sôi càng lâu thì thể tích nước càng giảm vì khi sôi,

nước sẽ bị bay hơi.

Đáp án: C

Page 179: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

Câu 359: Cốc đựng rượu sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn

nhiệt độ sôi của nước.

Đáp án: B

Câu 360: Dù đun sôi lâu tới đâu thì nhiệt độ sôi của nước vẫn là 100°C.

=> Câu sai C.

Đáp án: C

MỤC LỤCLời Nói Đầu

Chương 1. CƠ HỌC

Phần 1. Các phép đo trong cơ học - đo độ dài thể tích - khối lượng

Phần 2. Lực - hai lực cân bằng - tác dụng lực trọng lực - lực đàn hồi

Phần 3. Trọng lượng - khối lượng - trọng lượng riêng – khối lượng riêng

Phần 4. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng - đòn bẩy - ròng rọc

Chương 2. NHIỆT HỌC

Phần 1. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn - lỏng - khí và ứng dụng - nhiệt kế

Phần 2. Sự nóng chảy và đông đặc

Phần 3. Sự bay hơi và ngưng tự

Phần 4. Sự sôi

Phần đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Chương 1. Cơ học

Chương 2. Nhiệt học

---//---

Page 180: 360 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 6 (Word)saomaidata.org/library/textbook/6/633.360CauHoiTracNgh…  · Web view360 CÂU HỎI TRẮC ... vận động viên đập mặt

360 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 6

KIẾN THỨC CƠ BẢN VẬT LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ

Tác giả:

VŨ THỊ PHÁT MINH - TRƯƠNG THỊ HỒNG LOAN

- NGUYỄN HOÀNG HƯNG - VÕ TRỌNG NGHĨA

Khoa Vật lí - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia TP HCM

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc — Tổng biên tập: TS. PHẠM THỊ TRÂM

Trình bày bìa: CÔNG TY TNHH SÁCH - TBGD ĐỨC TRÍ

Đối tác liên kết xuất bản: CÔNG TY TNHH SÁCH - TBGD ĐỨC TRÍ

Mã số: 1L-185ĐH2013

In 2000 cuốn, khổ 16 x 24cm tại Công ty TNHH In và Bao Bì Hưng Phú. Số xuất

bản: 476-2013/CXB/13-63/ĐHQGHN ngày 12/04/2013. Quyết định xuất bản số:

182LK/TNQĐ-NXB ĐHQGHN. In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2013.