4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

19
1 MÔN THI: NGHIP VKIM TOÁN I. PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG THU THẬP BNG CHNG KIM TOÁN 1.1 Khái nim vbng chng kim toán Bng chng kim toán là những thông tin được KTV thu thp trong quá trình kim toán để làm cơ sở cho nhng ý kiến nhn xét ca mình trên báo cáo kim toán. - Thc chất giai đoạn thc hin kiểm toán là giai đoạn điều tra, thu thp bng chng kim toán - Bng chng kiểm toán là cơ sở chng minh cho các nhn xét ca KTV trên báo cáo kim toán. 1.2 Các loi bng chng kim toán - Bng chng kim toán là các thông tin, tài liệu do đơn vị được kim toán cung cp. - Bng chng kiểm toán được hình thành da trên squan sát, phân tích, tính toán ca KTV nhà nước. - Bng chng kim toán do bên thba là các cá nhân, tchc có liên quan cung cp da trên các kết quđiều tra, xác nhn. Trên góc độ : Bng chng kim toán bao gm các tài liu, chng t, skế toán, báo cáo tài chính và các tài liu, thông tin tnhng ngun khác . 1.3 Vai trò ca bng chng kim toán - Bng chng kim toán là yếu tcơ bản của cơ sở dn liu trong kim toán, chng minh tính xác thực, tính đầy đủ, cơ sở pháp lí, hợp lí vv…của các nghip vkinh tế, tài chính phát sinh. - Là cơ sở để KTV đưa ra các kết lun và kiến nghkim toán xác thực và đúng đắn; là sđể lp báo cáo kim toán, bo vKTV khi có các tranh chp, kin tng xy ra. 1.4 Yêu cu vbng chng kim toán - Bng chng kim toán phải đầy đủ và thích hp; phi bảo đảm và tính đến: tính trng yếu; mức độ ri ro; tính thuyết phc; tính kinh tế. Trong đó: Đầy đủ: thhin slượng bng chng kim toán mức độ cn thiết, hợp lý để thuyết phc những người sdng thông tin vcác phát hin, kết lun và kiến nghkim toán. Thích hp: thhin chất lượng bng chng kim toán; bng chng kim toán phù hp vi mc tiêu kiểm toán, đảm bảo tính khách quan, đáng tin cậy để đảm bo sxác thc ca các phát hin, kết lun và kiến nghkim toán. - Bng chng kim toán phi có hiu lực: tính liên đới, tính đáng tin cậy. - Khi thu thp bng chng kim toán tcác thnghiệm cơ bản, KTV phi xem xét sđầy đủ và tính thích hp ca các bng chng tcác thnghiệm cơ bản kết hp vi các bng chứng thu được tthnghim kim soát nhm khẳng định cơ sở dn liu ca báo cáo tài chính. 1.5 Ghi chép, qun lý bng chng kim toán - KTV nhà nước phi chng thóa các bng chng kim toán trong giy tlàm vic; vic chng thóa các bng chng kiểm toán do đơn vị được kim toán và bên thba cung cp phi có xác nhn của cá nhân và cơ quan cung cấp bng chng kim toán; vic chng thóa các bng chứng do KTV nhà nước tthu thp phi có skim tra, soát xét và xác nhn ca Ttrưởng Tkim toán hoặc Trưởng đoàn kiểm toán. - Các bng chng kim toán và nhng công vic thc hin trong quá trình thu thp bng chng kim phải được KTV nhà nước ghi chép đầy đủ trong giy tlàm vic. - Các bng chng kim toán phải được sp xếp, phân loi và qun lý trong quá trình thc hin kiểm toán theo quy định ca KTNN. 2. Các phƣơng pháp thu thập bng chng kim toán: 2.1 Khái niệm phương pháp thu thập bng chng kim toán

Upload: dao-viet-cuong

Post on 02-Jul-2015

89 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

1

MÔN THI: NGHIỆP VỤ KIỂM TOÁN

I. PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán là những thông tin được KTV thu thập trong quá trình kiểm

toán để làm cơ sở cho những ý kiến nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán.

- Thực chất giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn điều tra, thu thập bằng chứng kiểm

toán

- Bằng chứng kiểm toán là cơ sở chứng minh cho các nhận xét của KTV trên báo cáo

kiểm toán.

1.2 Các loại bằng chứng kiểm toán

- Bằng chứng kiểm toán là các thông tin, tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp.

- Bằng chứng kiểm toán được hình thành dựa trên sự quan sát, phân tích, tính toán của

KTV nhà nước.

- Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba là các cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp dựa

trên các kết quả điều tra, xác nhận.

Trên góc độ ể : Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán,

báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác .

1.3 Vai trò của bằng chứng kiểm toán

- Bằng chứng kiểm toán là yếu tố cơ bản của cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán, chứng minh

tính xác thực, tính đầy đủ, cơ sở pháp lí, hợp lí vv…của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát

sinh.

- Là cơ sở để KTV đưa ra các kết luận và kiến nghị kiểm toán xác thực và đúng đắn; là cơ

sở để lập báo cáo kiểm toán, bảo vệ KTV khi có các tranh chấp, kiện tụng xảy ra.

1.4 Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán

- Bằng chứng kiểm toán phải đầy đủ và thích hợp; phải bảo đảm và tính đến: tính trọng

yếu; mức độ rủi ro; tính thuyết phục; tính kinh tế.

Trong đó: Đầy đủ: thể hiện số lượng bằng chứng kiểm toán ở mức độ cần thiết, hợp lý để

thuyết phục những người sử dụng thông tin về các phát hiện, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Thích hợp: thể hiện chất lượng bằng chứng kiểm toán; bằng chứng kiểm toán phù hợp

với mục tiêu kiểm toán, đảm bảo tính khách quan, đáng tin cậy để đảm bảo sự xác thực của các

phát hiện, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

- Bằng chứng kiểm toán phải có hiệu lực: tính liên đới, tính đáng tin cậy.

- Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản, KTV phải xem xét sự

đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các bằng

chứng thu được từ thử nghiệm kiểm soát nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.

1.5 Ghi chép, quản lý bằng chứng kiểm toán

- KTV nhà nước phải chứng từ hóa các bằng chứng kiểm toán trong giấy tờ làm việc; việc

chứng từ hóa các bằng chứng kiểm toán do đơn vị được kiểm toán và bên thứ ba cung cấp phải

có xác nhận của cá nhân và cơ quan cung cấp bằng chứng kiểm toán; việc chứng từ hóa các bằng

chứng do KTV nhà nước tự thu thập phải có sự kiểm tra, soát xét và xác nhận của Tổ trưởng Tổ

kiểm toán hoặc Trưởng đoàn kiểm toán.

- Các bằng chứng kiểm toán và những công việc thực hiện trong quá trình thu thập bằng

chứng kiểm phải được KTV nhà nước ghi chép đầy đủ trong giấy tờ làm việc.

- Các bằng chứng kiểm toán phải được sắp xếp, phân loại và quản lý trong quá trình thực

hiện kiểm toán theo quy định của KTNN.

2. Các phƣơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán:

2.1 Khái niệm phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

Page 2: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

2

- Là cách thức, biện pháp, thủ tục mà KTV sử dụng để tiến hành thu thập các bằng chứng

kiểm toán làm cơ sở cho nhận xét của mình trong quá trình kiểm toán.

- Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán bao gồm: phương pháp kiểm tra, quan

sát, điều tra, xác nhận, tính toán, phân tích.

2.2 Nội dung các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

2.2.1. Phương pháp kiểm tra

- Khái niệm. Là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên

quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình.

-Việc kiểm tra nói trên cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao hay thấp tùy thuộc vào nội

dung, nguồn gốc của các bằng chứng và tùy thuộc vào hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

đối với quy trình xử lý tài liệu đó. Bốn nhóm tài liệu chủ yếu sau đây cung cấp cho KTV các

bằng chứng với độ tin cậy khác nhau:

-Ví dụ KTV kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lí, tính đúng đắn các tài liệu:

Tài liệu do bên thứ ba lập và lưu giữ;

Tài liệu do bên thứ ba lập và đơn vị được kiểm toán lưu giữ;

Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ;

Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu trữ;

- Việc kiểm tra tài sản hữu hình cung cấp bằng chứng tin cậy về tính hiện hữu của tài sản,

nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó

- Trường hợp áp dụng: soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có

liên quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình.

2.2.2. Phương pháp quan sát - Khái niệm. Là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người

khác thực hiện

- Trường hợp áp dụng: theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người

khác thực hiện

Ví dụ: KTV quan sát việc kiểm kê thực tế tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định; hoặc

quan sát các thủ tục kiểm soát do đơn vị tiến hành...).

2.2.3. Phương pháp điều tra - Khái niệm. Là việc tìm kiếm thông tin từ thông người có hiểu biết ở bên trong hoặc bên

ngoài đơn vị. Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi

kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho KTV thông thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để

củng cố các bằng chứng đã có.

- Trường hợp áp dụng: tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở bên trong hoặc

bên ngoài đơn vị. Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức gửi văn bản, phỏng vấn hoặc

trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho KTV thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung

để củng cố các bằng chứng đã có.

Ví dụ KTV điều tra xác minh từ bên mua, cơ quan thuế, các bên liên quan để xác tính

trung thực hợp lí về doanh thu bán trên báo cáo két quả kinh doanh hoặc công nợ phải thu trên

bảng cân đối kế toán.

2.2.4. Phương pháp xác nhận - Khái niệm. Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại những

thông tin đã có trong các tài liệu kế toán

- Trường hợp áp dụng: xác minh lại những thông tin đã có trong các tài liệu kế toán

Ví dụ: KTV yêu cầu đơn vị gửi thư cho chủ nợ hoặc con nợ, xác nhận trực tiếp đối với số

dư các khoản phải thu, phải trả trên báo cáo tài chính....

2.2.5. Phương pháp tính toán

Page 3: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

3

- Khái niệm. Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng từ, sổ

kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc lập

của KTV.

- Trường hợp áp dụng: kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng từ,

sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc

lập của KTV.

2.2.6. Phương pháp phân tích - Khái niệm. Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra

những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên

quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

- Trường hợp áp dụng: phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm

ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên

quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

Ví dụ : Thông qua phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất tài chính quan trọng, qua đó

tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin

liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến tai kết quả điều tra.

BÀI TẬP:

1. Cho ví dụ về cơ sở dẫn liệu và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thuộc lĩnh

vực kiểm toán của anh, chị?

Theo Chuẩn mực VN:

Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính: Là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình

bày trong báo cáo tài chính do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán qui định phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính.

Khái niệm khác: Cơ sở dẫn liệu là sự khẳng định một cách công khai hoặc có thẩm định của ban quan lý về sự trình bày của các bộ phận trên các báo cáo tài chính (BCTC) hoặc sự hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính phải có các tiêu chuẩn sau:

a/ Hiện hữu: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải

tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo;

b/ Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính đơn

vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo;

c/ Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên

quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét;

d/ Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên quan

đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan;

e/ Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở

chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận);

f/ Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó,

doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về toán học.

g/ Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phù hợp

với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).

Ví dụ Cty X có khoản nợ phải trả của khách hàng Y là 1,2 tỷ

Vậy cơ sở dẫn liệu về khoản nợ này gồm:

- So sánh với Biên bản đối chiếu công nợ giữa công ty X và khách hàng Y (để chứng

minh khoản nợ này có hiện hữu và xác nhận quyền và nghĩa vụ)

Page 4: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

4

- Kiểm tra, đối chiếu với Sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng Y trong

kỳ lập báo cáo (chứng minh có phát sinh và được phản ánh đầy đủ);

- Đối chiếu chứng từ, hóa đơn mua hàng với sổ chi tiết hàng mua (tính hiện hữu của

khoản nợ)

- So sánh giá trị với số lượng, hàng hóa đã mua của khách hàng Y (để kểm tra khoản nợ

phải trả được thể hiện chính xác và đảm bảo được thừa nhận);

- Nếu chưa có Biên bản đối chiếu công nợ trên thì tiến hành gọi điện, hoặc gửi thư yêu

cầu xác nhận đến khách hàng Y (để xác nhận quyền và nghĩa vụ khoản nợ)

2.Vận dụng vào việc thu thập bằng chứng kiểm toán thực tế ở đơn vị/lĩnh vực anh, chị

đang làm và cho ý kiến nhận xét?

Trong thực tế việc thu thập bằng chứng kiểm toán của khoản nợ phải trả thường chỉ có các

bước: so sánh đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp và sổ chi tiết với hóa đơn bán hàng, còn

các bước khác có thể do yếu tố chủ quan hoặc khách quan mà không tiến hành được ví dụ cụ thể:

- Khi kiểm tra đối chiếu với hóa đơn mua hàng chỉ đối chiếu được phần giá trị, số lượng,

giá..của hàng hóa nhưng lại không xác nhận được tính hợp pháp của hóa đơn đó (nên thường

được KTV loại trừ);

- Việc đối chiếu công nợ với bên thứ ba thường rất ít áp dụng do bên thứ ba không cung

cấp hoặc cung cấp không kịp thời (do thời gian kiểm toán tại một đơn vị thường ngắn)

II. Bài tập 2: CÔNG TÁC LẬP VÀ LƢU TRỮ HỒ SƠ KIỂM TOÁN

Ví dụ minh họa thực tế ở đơn vị và đánh giá thực trạng công tác lập và lƣu trữ hồ sơ

kiểm toán tại đơn vị công tác của anh, chị; Chỉ ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế; Đƣa ra

giải pháp đề xuất hoàn thiện.

1. Thực trạng công tác lập và lƣu trữ hồ sơ kiểm toán

Công tác lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán tại KTNN khu vực VIII được thực hiện theo đúng

Quyết định số 08/2012/QĐ-KTNN ngày 05/11/2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Hệ thống

mẫu biểu HSKT hiện hành được ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2012 theo Quyết định số

01/2012/QĐ-KTNN của Tổng KTNN. Tuy nhiên cũng có một số tồn tại hạn chế như sau:

a. Những hạn chế trong lập hồ sơ KT

- Những sai sót thường gặp trong quá trình ghi chép Nhật ký, như: Không đúng với kế

hoạch chi tiết; không thể hiện đầy đủ trình tự, diễn biến công việc, kết quả công việc; không ghi

hoặc ghi không cụ thể nội dung công việc, thủ tục kiểm toán; không ghi đủ các mục, chỉ tiêu;

không ghi từng ngày; không đủ chữ ký; ghi lan man, trong một số trường hợp KTV vẫn còn ghi

nhật ký theo kiểu hồi ký... v.v.

- Công tác lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình KT của kiểm toán viên: Phạm vi giới

hạn trong biên bản không đúng theo kế hoạch chi tiết, kế hoạch kiểm toán của đoàn; nguyên

nhân chênh lệch phản ảnh không rõ ràng, chưa chính xác, trích dẫn văn bản chưa chuẩn xác theo

nội dung; Đánh giá các tồn tại còn chung chung.v.v.

- Hiện trạng, khối lượng hồ sơ tài liệu, đặc biệt là tài liệu hình thành từ hoạt động Kiểm

toán tại các phòng rất lớn, trong điều kiện bảo quản, bảo mật thông tin không đảm bảo theo quy

định của Nhà nước, cán bộ phụ trách và văn thư chưa được tập huấn về nghiệp vụ lưu trữ nên

việc triển khai làm lưu trữ gặp khó khăn; cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ cho công tác lưu trữ

còn thiếu, chưa đảm bảo yêu cầu công việc.

b. Nguyên nhân hạn chế

- Do hạn chế năng lực của KTV nên dẫn đến các hạn chế trên đạc biệt là hạn chế trong

khả năng lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình KT của KTV.

Page 5: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

5

- Ý thức của một số KTV chưa cao hoặc nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của

việc lập hồ sơ kiểm toán;

- Công tác kiểm tra giám sát (đặc biệt vai trò giám sát của tổ trưởng) chưa chặt chẽ hoặc

không thường xuyên cũng là một nguyên nhân hạn chế.

- Bên cạnh đó việc cung cấp hồ sơ kiểm toán của đơn vị đơn vị đôi lúc còn chậm trễ hoặc

không đồng bộ cũng dẫn đến việc hạn chế của công tác lập hồ sơ kiểm toán của KTV.

2. Giải pháp khắc phục

- Để khắc phục hạn chế này trước hết cần phải nâng cao nhận thức cho KTV về việc tuân

thủ các yêu cầu về lập hồ sơ kiểm toán;

- Có các biện pháp thiết thực để nâng cao năng lực cho KTV trong công tác kiểm toán nói

chung và lập hồ sơ kiểm toán nói riêng, bằng các lớp tập huấn, tọa đàm, bên cạnh đó sau các

cuộc kiểm toán, các tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán cần có các cuộc họp để đúc rút kinh nghiệm

trong quá trình kiểm toán;

- Tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát thường xuyên của lãnh đạo đoàn kiểm toán

và đặc biệt là của tổ trưởng tổ KT để chẩn chỉnh kịp thời những sai sót của KTV.

- Đối với đơn vị kiểm toán cần có những biện pháp tuyên truyền về trách nhiệm của đơn

vị được kiểm toán tróng đó có trách nhiệm cung cấp hồ sơ tài liệu và các trách nhiệm khác và có

biện pháp kiên quyết xử lý những đơn vị cố tình sai phạm theo quy định.

- Đảm bảo đủ phòng, kho và cấp đầy đủ trang thiết bị (như: giá, hộp cặp, bìa hồ sơ...) để

phục vụ cho công tác quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan

đúng quy định; bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu lưu trữ.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai Luật Lưu trữ và các văn bản quy

phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ,

công chức, viên chức về quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ

quan.

- Thực hiện chỉnh lý tài liệu lưu trữ, gồm:

+ Xác định thời hạn bảo quản cho tài liệu lưu trữ: Lập danh mục tài liệu cần bảo quản

vĩnh viễn. Lập danh mục tài liệu cần bảo quản có thời hạn. Lập danh mục tài liệu hết giá trị đề

nghị hủy,...

+ Trang bị phần mềm Quản lý công văn, xây dựng cơ sở dữ liệu mục lục hồ sơ trong quá

trình chỉnh lý tài liệu.

III. KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CHI TIẾT CỦA TỔ KIỂM TOÁN

2. Lập kế hoạch kiểm toán của Tổ kiểm toán:

2.1. Nguyên tắc và căn cứ lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

a. Nguyên tắc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Kế hoạ chi tiết ể

, và quy định về hồ

.

Kế hoạ ế ; đánh giá về đơn vị được

kiểm toán; xác định trọng tâm, rủi ro, mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn, thời gian, nguồn

nhân lực để thực hiện kiểm toán.

Kế hoạ ế ảm bảo phù hợp với kế hoạch kiểm toán năm đã được

Tổng Kiểm toán Nhà nước phân công, giao nhiệm vụ, phù hợp với kế hoạch kiểm toán của cuộc

kiểm toán do Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành/khu vực phê duyệt.

b. Căn cứ lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Page 6: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

6

Căn cứ để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán được thực hiện theo quy định

của Luật Kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quyết định

kiểm toán của Tổng Kiểm toán Nhà nước, kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán, thông tin về

quản lý tài chính, ngân sách, tiền và tài sản đã được thu thập từ đơn vị kiểm toán và các tài liệu,

thông tin khác có liên quan trên cơ sở trọng tâm kiểm toán, rủi ro kiểm toán đã được xác định.

Kế hoạch kiểm toán chi tiết căn cứ vào số lượng kiểm toán viên, trình độ, chuyên môn và

khả năng đáp ứng công việc của các thành viên trong Tổ kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán chi tiết phải căn cứ vào thời gian thực hiện kiểm toán tại đơn vị đã

được phê duyệt tại kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán chi tiết do Tổ trưởng Tổ kiểm toán lập, trình Trưởng Đoàn kiểm toán

xét duyệt. Kế hoạch kiểm toán chi tiết là cơ sở chỉ đạo thực hiện kiểm toán tại từng đơn vị được

kiểm toán thuộc phạm vi cuộc kiểm toán là cơ sở để soát xét kết quả kiểm toán.

2.2. Nội dung kế hoạch kiểm toán chi tiết

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính

và các thông tin có liên quan, xác định trọng tâm kiểm toán, đánh giá mức độ rủi ro; căn cứ vào

kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán xây dựng kế hoạch kiểm toán

chi tiết theo mẫu. Các nội dung chủ yếu của kế hoạch kiểm toán chi tiết bao gồm:

Mục tiêu, nội dung kiểm toán;

Phạm vi, trọng tâm kiểm toán;

Các rủi ro kiểm toán;

Phân công nhiệm vụ kiểm toán và tiến độ thời gian thực hiện công việc; Các khoản mục,

nội dung kiểm toán, thời kỳ kiểm toán;

Đối tượng kiểm toán, phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu kiểm toán được xác định

cho từng khoản mục;

Các phương pháp nghiệp vụ chính áp dụng trong kiểm toán từng khoản mục;

Tiêu chuẩn đánh giá của kiểm toán;

Chương trình kiểm toán: các nhiệm vụ kiểm toán được xác định cụ thể đến từng khoản

mục, nội dung kiểm toán và việc bố trí nhân sự, lịch trình, các phương pháp, thủ tục thực hiện

từng nhiệm vụ kiểm toán.

Tuỳ theo từng lĩnh vực, chuyên ngành kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán lựa chọn nội

dung kiểm toán phù hợp.

2.3. Yêu cầu kế hoạch kiểm toán chi tiết

Tuân thủ quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; Chuẩn mực kiểm toán Nhà nước, Quy

chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

Kế hoạch kiểm toán chi tiết phải được lập và phê duyệt trước khi thực hiện kiểm toán tại

mỗi đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi cuộc kiểm toán; Kế hoạch kiểm toán chi tiết phải đầy

đủ, cụ thể để hướng dẫn công việc cho Tổ kiểm toán và Kiểm toán viên nhà nước.

Các nhiệm vụ kiểm toán được xác định cụ thể đến từng khoản mục, nội dung kiểm toán và

việc bố trí nhân sự, lịch trình, các phương pháp, thủ tục thực hiện từng nhiệm vụ kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán phải khoa học, hợp lý, thuận tiện cho việc

kiểm tra, kiểm soát.

Kế hoạch kiểm toán chi tiết phải lập đối với từng đơn vị được kiểm toán, chi tiết hoá được

nhiệm vụ của từng kiểm toán viên.

2.4. Kết cấu kế hoạch kiểm toán chi tiết

Kế hoạch kiểm toán chi tiết được thể hiện dưới hình thức văn bản theo quy định của Kiểm

toán Nhà nước đối với từng lĩnh vực, chuyên ngành kiểm toán và từng loại hình đơn vị được

kiểm toán.

Page 7: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

7

Hiện nay, kế hoạch kiểm toán chi tiết được thực hiện theo mẫu số 01/HSKT- KTNN tại

Quyết định số 01/2012/QĐ-KTNN ngày 28 tháng 3 năm 2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về

việc Ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, theo đó: có thể khái quát kết cấu kế hoạch

kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán được chia thành 3 phần, đó là:

a. Phần đầu: trình bày về quốc hiệu và tiêu đề.

b. Phần nội dung: trình bày các nội dung chính như:

+ Căn cứ để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán. Ví dụ: “Thực hiện Quyết định số …./QĐ-KTNN ngày…. tháng…. năm …. của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán…..; Căn cứ Kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán …. đã được phê duyệt, Tổ kiểm toán

….. lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết như sau”.

+ Mục tiêu kiểm toán: căn cứ vào mục tiêu kiểm toán tại kế hoạch kiểm toán của Đoàn

kiểm toán và tình hình thực tế tại đơn vị để xác định mục tiêu kiểm toán phù hợp.

+ Phương pháp kiểm toán: tuỳ theo mục tiêu của từng cuộc kiểm toán đã được nêu trong

Quyết định kiểm toán của Tổng Kiểm toán Nhà nước và mục tiêu kiểm toán đã được nêu trong

kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán để Tổ trưởng Tổ kiểm toán lựa chọn một trong bảy

phương pháp kiểm toán hoặc kết hợp sử dụng một số phương pháp kiểm toán để thực hiện kiểm

toán như: chọn mẫu, cân đối, đối chiếu (so sánh), phân tích, điều tra (phỏng vấn), kiểm kê, thực

nghiệm. Trong trường hợp sử dụng phương pháp kiểm toán đặc thù như: thuê/ lấy ý kiến chuyên

gia, kiểm định chất lượng công trình, định giá tài sản, kiểm tra hiện trường..., phải nêu rõ phạm

vi, nội dung sử dụng các phương pháp này. Đối với vấn đề liên quan đến bên thứ 3 cần phải

kiểm tra hoặc đối chiếu (như: Ban quản lý dự án, nhà thầu, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế...), thì

phải nêu rõ kiểm tra (hay đối chiếu).

+ Phạm vi và giới hạn kiểm toán

* Phạm vi kiểm toán:

Thời kỳ được kiểm toán;

Năm ngân sách hoặc năm tài chính được kiểm toán;

Đơn vị được kiểm toán (Nêu cụ thể các đơn vị trực thuộc được kiểm toán; các công trình,

gói thầu được kiểm toán; ...);

Các đơn vị dự kiến được kiểm tra hoặc đối chiếu, nếu có (Nêu cụ thể các đơn vị, cá nhân liên quan cần kiểm tra (hoặc đối chiếu), phạm vi, nội dung kiểm tra (hoặc đối chiếu) và lý do

chọn đơn vị).

* Giới hạn kiểm toán (Nêu những giới hạn kiểm toán không thực hiện được bởi những lý do khách quan hoặc chủ quan).

+ Địa điểm và thời gian kiểm toán (Ghi rõ địa điểm, thời gian kiểm toán; địa điểm, thời gian kiểm tra (hoặc đối chiếu).

c. Phần cuối: trình bày bảng phân công nhiệm vụ, chữ ký của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, phê

duyệt của Trưởng Đoàn kiểm toán và nơi nhận.

6. Những sai sót khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

- Chưa bám sát mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn kiểm toán theo Quyết định kiểm

toán, kế hoạch kiểm toán tổng quát đã được phê duyệt; Khắc phục: Nghiên cứu kỹ, bám sát vào

mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn kt QĐKT, KHKTTQ được phê duyệt.

- Phân công nội dung kiểm toán chưa phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của Kiểm

toán viên; Khắc phục: Lấy ý kiến các thành viên trong tổ về nội dung công việc của mình đc

Page 8: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

8

phân công; tìm hiểu trình độ, năng lực và sở trường của từng kiểm toán viên để phân công cho

phù hợp.

- Chưa phân công người hướng dẫn đối với Kiểm toán viên dự bị và các thành viên khác;

Khắc phục: phân công người hướng dẫn đối với KTVDB và thành viên khác.

- Thời gian làm việc thực tế chưa khớp với nhân sự (trong trường hợp phải thực hiện

nhiều nội dung công việc, Tổ kiểm toán nhiều thành viên sẽ xảy ra tình trạng hai người làm

chung một việc, có người lại không được phân công làm việc trong một số ngày...). Khắc phục:

Các thành viên trong tổ kết hợp nội dung công việc được giao và có ý kiến trước khi được

trưởng đoàn KT phê duyệt KHCT của tổ. Nếu kế hoạch đã đc phê duyệt thì xin điều chỉnh phê

duyệt lại.

- Do đơn vị báo cáo chưa đầy đủ, thời gian lập kế hoạch chi tiết từ khi bắt đầu tiến hành

kiểm toán tại đơn vị chậm nhất là 02 ngày phải gửi về trưởng đoàn KT phê duyệt. Khắc phục:

gửi mẫu báo cáo cho đơn vị qua đường email trước khi bắt đầu kiểm toán để đơn vị có thời gian

lập báo cáo đầy đủ, giúp tổ trưởng tổ kt phân công công việc hợp lý hơn. Trong trường hợp thay

đổi kế hoạch chi tiết tổ trưởng làm tờ trình và kế hoạch chi tiết sửa đổi gửi trưởng đoàn KT phê

duyệt lại.

Bài tập: Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán tại đơn vị công tác,Chỉ

ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế, đƣa ra đề xuất giải pháp hoàn thiện

1. Thực trạng công tác lập KHKTCT của tổ kiểm toán

Trong những năm gần đây công tác lập kế hoạch chi tiết của Tổ KT thuộc các đoàn kiểm

toán do KTNN Khu vực VIII tiến hành đã có nhiều tiến bộ rõ rệt như: Kế hoạ chi

tiết đúng ểu quy đ ,

và quy định về hồ .

Bên cạnh đó Kế hoạ ết đảm bảo phù hợp với kế hoạch kiểm toán năm đã được

Tổng Kiểm toán Nhà nước phân công, giao nhiệm vụ, phù hợp với kế hoạch kiểm toán của cuộc

kiểm toán do Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII phê duyệt. KHKTCT của các

Tổ KT được lập cơ bản đã đảm bảo các yêu cầu về sự phù hợp về nhân sự, năng lực chuyên

môn, trình độ KTV trong tổ kiểm toán, đảm bảo thời gian thực hiện kiểm toán đã được phê

duyệt tại kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán. Nội dung trong KHKTCT cơ bản đảm bảo

theo yêu cầu các nội dung chủ yếu của kế hoạch kiểm toán chi tiết bao gồm: mục tiêu, nội dung

kiểm toán; Phạm vi, trọng tâm kiểm toán; Phân công nhiệm vụ kiểm toán và tiến độ thời gian

thực hiện công việc; Các khoản mục, nội dung kiểm toán, thời kỳ kiểm toán…

Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác lập KHKTCT của Tổ KT còn có những hạn

chế sau:

a. Những hạn chế

- Trong các KHKTCT của tổ kiểm toán hiện tại chưa có phần đánh giá về trọng yếu, rủi ro

kiểm toán;

- Các mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn kiểm toán trong một số KHKTCT tổ chưa

bám sát theo Quyết định kiểm toán, kế hoạch kiểm toán tổng quát đã được phê duyệt;

- Trong kế hoạch KTCT của tổ chưa cụ thể về chương trình kiểm toán như: các nhiệm vụ

kiểm toán được xác định cụ thể đến từng khoản mục, nội dung kiểm toán và việc bố trí nhân sự,

Page 9: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

9

lịch trình, các phương pháp, thủ tục thực hiện từng nhiệm vụ kiểm toán. Do thời gian để lập kế

hoạch quá ngắn (thông thường là 2 ngày)

- Một số tổ phân công nội dung kiểm toán chưa phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường

của Kiểm toán viên.

- Lập kế hoạch phân bố thời gian không phù hợp với khối lượng công việc hoặc nhân sự

thực hiện xẩy ra tình trạng có thành viên làm không hết việc nhưng lại có thành viên không có

việc để làm.

- Không phân công hoặc phân công không phù hợp KTV hướng dẫn cho Kiểm toán viên

dự bị và các thành viên khác;

b. Nguyên nhân:

- Công tác khảo sát, phân tích, thu thập thông tin chưa chính xác dẫn đến việc xác định

trọng tâm, rủi ro kiểm toán chưa phù hợp.

- Thời gian lập KHKTCT ngắn (thường là 2 ngày) hồ sơ đơn vị cung cấp chưa đầy đủ nên

tổ kiểm toán chưa ước tính được khối lượng công việc phải thực hiện.

- Do một số tổ trưởng và tổ viên chưa từng đi kiểm toán cùng nhau dẫn đến việc đánh giá

năng lực, sở trưởng của các thành viên trong tổ chưa thật chính xác. Điều này dẫn đến việc phân

công nhiệm vụ chưa phù hợp về khối lượng công việc cũng như thời gian.

c. Một số giải pháp khắc phục

- Thực hiện tốt công tác khảo sát chi tiết tình hình và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

được kiểm toán, phân tích thông tin đã thu thập được để làm cơ sở xác định trọng yếu kiểm toán,

rủi ro kiểm toán, phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu kiểm toán; những nội dung trọng tâm

kiểm toán; các phương pháp kiểm toán cho từng khoản mục, nội dung kiểm toán. Điều này sẽ

làm cho việc xác định khối lượng, thời gian, trọng tâm công việc và phân công nhiệm vụ trong

kế hoạch kiểm toán trở nên phù hợp hơn.

- Khi lập KHKTCT cần nghiên cứu kỹ, bám sát vào mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn

kiểm toán của KHKT tổng quát đã được phê duyệt để tránh việc chênh giữa KHKTCT và KHKT

tổng quát.

- Để có sự phân công hợp lý, tổ trưởng cần tìm hiểu trình độ, năng lực và sở trường của

từng kiểm toán viên bên cạnh đó nên tham khảo ý kiến các thành viên trong tổ trước khi phân

công công việc và có giải thích rõ ràng lý do phân công của mình trong cuộc họp tổ KT.

- Tổ trưởng cần tìm hiểu các thành viên trong tổ mình phụ trách để có sự phân công KTV

hướng dẫn cho KTVDB và thành viên khác. Bên cạnh đó tổ trưởng phải gương mẫu trong việc

hướng dẫn cho các thành viên để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ lập KHKT CT là của tổ trưởng, tuy nhiên để có một KHKT CT có chất lượng

cần phải có sự tham gia của tất cả các thành viên của tổ kiểm toán có như vậy KHKTCT mới

đầy đủ được các yêu cầu về nội dung.

- Để khắc phục được sự chậm trễ trong việc cung cấp hồ sơ tài liệu tổ KT cần soạn danh

mục yêu cầu cung cấp cụ thể thiết thực để thuận tiện cho đơn vị thực hiện.

IV. THẨM ĐỊNH BCKT

2.5. Lập báo cáo kiểm toán

2.5.1. Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán

a) Tổng hợp kết quả kiểm toán

Page 10: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

10

- Tập hợp các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán: Tổ trưởng tổ kiểm toán có trách

nhiệm tập hợp đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp và kết quả kiểm toán để lập báo cáo

kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán bao gồm:

+ Các hồ sơ, tài liệu, số liệu đã được thu thập và đánh giá, xác minh trong quá trình kiểm

toán để làm cơ sở chứng minh cho các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị của

Kiểm toán viên về những vấn đề được kiểm toán;

+ Các bằng chứng thu thập được qua điều tra thực tiễn, qua các phỏng vấn và trao đổi

trực tiếp đã được Kiểm toán viên xem xét, nghiên cứu;

+ Biên bản kết quả các cuộc làm việc với những người có trách nhiệm giải trình các vấn

đề Kiểm toán viên yêu cầu phải làm rõ; Báo cáo giải trình của đơn vị được kiểm toán đã được

Kiểm toán viên kiểm tra;

+ Các tài liệu, hồ sơ do bên thứ ba cung cấp đã được Kiểm toán viên xem xét, nghiên

cứu;

+ Biên bản xác nhận tình hình số liệu kiểm toán của Kiểm toán viên, biên bản kiểm toán

của các Tổ kiểm toán, nhật ký và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên, Tổ kiểm toán;

+ Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán theo từng nội dung từng chỉ tiêu kiểm toán đã được

nêu trong quyết định kiểm toán...

+ Ngoài ra, Kiểm toán viên còn phải hệ thống, tập hợp đầy đủ các văn bản pháp luật có

liên quan làm căn cứ pháp lý cho các ý kiến kiểm toán; các tài liệu cần thiết khác có liên quan

đến cuộc kiểm toán.

- Kiểm tra, phân loại, tổng hợp kết quả kiểm toán: Tổ trưởng phải kiểm tra, rà soát tính

hợp pháp, hợp lệ của bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán. Phân loại và tổng hợp bằng

chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán theo tiêu chí phù hợp với từng lĩnh vực kiểm toán, phù hợp

với các nội dung, biểu mẫu báo cáo kiểm toán theo quy định của Kiểm toán Nhà nước.

b) Lập báo cáo kiểm toán

Trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán, Tổ trưởng lập dự thảo báo cáo

kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải bảo đảm các yêu cầu chung quy định tại Chuẩn mực Kiểm

toán Nhà nước và theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

2.5.2. Tổ chức thảo luận trong tổ kiểm toán về Dự thảo báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thành dự thảo Báo cáo kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán tổ chức thảo luận

trong Tổ kiểm toán để lấy ý kiến tham gia của các thành viên Tổ kiểm toán về đánh giá, nhận xét,

kết luận và kiến nghị trong dự thảo báo cáo kiểm toán. Việc thảo luận trong Tổ kiểm toán về dự

thảo báo cáo kiểm toán phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán Nhà

nước. Trong trường hợp còn có các ý kiến khác nhau thì Kiểm toán viên được quyền bảo lưu ý kiến

theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán Nhà nước.

2.5.3. Tổ trưởng hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm toán sau khi thảo luận

Trên cơ sở các ý kiến tham gia của các thành viên trong tổ kiểm toán, Tổ trưởng có trách

nhiệm hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm toán:

- Hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm toán về hình thức, kết cấu đảm bảo tuân thủ đúng mẫu

biểu do KTNN quy định;

Page 11: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

11

- Những nội dung cần phải làm rõ để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các nhận xét,

đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán;

- Hoàn thiện các nội dung trình bày trong báo cáo, đảm bảo tính phù hợp giữa kết luận,

kiến nghị kiểm toán với kết quả kiểm toán, giữa kết quả kiểm toán với các bằng chứng kiểm

toán, đảm bảo tính khả thi của những kiến nghị kiểm toán;

- Hoàn thiện các nội dung khác theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán và các quy định

khác của KTNN trong việc lập báo cáo kiểm toán.

2.5.4. Tổ trưởng trình Trưởng đoàn dự thảo báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán theo ý kiến tham gia của các

thành viên trong tổ kiểm toán, Tổ trưởng trình dự thảo Báo cáo kiểm toán cho Trưởng đoàn kiểm

toán.

Đồng thời với việc trình dự thảo Báo cáo kiểm toán, Tổ trưởng phải báo cáo cho Trưởng

đoàn kiểm toán các thông tin bổ sung cho kết quả kiểm toán, kết luận và kiến nghị kiểm toán,

đặc biệt là các vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong tổ kiểm toán và những vấn đề còn chưa

thống nhất với đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán cũng như trong việc

ký biên bản kiểm toán và biên bản xác nhận số liệu kiểm toán.

2.5.5. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau

Trong quá trình kiểm toán, đặc biệt ở bước lập báo cáo kiểm toán - bước công việc đòi hỏi

kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến cuối cùng về vấn đề, nội dung được kiểm toán đặc biệt là ý

kiến kết luận, kiến nghị kiểm toán thường có những ý kiến khác nhau giữa các thành viên tổ

kiểm toán. Trong trường hợp đó, Tổ trưởng tổ kiểm toán là người kết luận phương án xử lý, giải

quyết sự không thống nhất ý kiến. Các ý kiến không thống nhất, nguyên nhân và ý kiến kết luận

của Tổ trưởng phải được ghi chép trong tài liệu làm việc của kiểm toán viên. Đồng thời, Tổ

trưởng có trách nhiệm báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán về vấn đề còn có ý kiến khác nhau để

Trưởng đoàn có ý kiến chỉ đạo, kết luận đối với các tình huống đó.

2.5.6. Bảo lưu kết quả kiểm toán

Trong trường hợp kiểm toán viên không thống nhất ý kiến với ý kiến kết luận của Tổ

trưởng và Trưởng đoàn kiểm toán về nội dung do kiểm toán viên đó thực hiện thì kiểm toán viên

có quyền bảo lưu ý kiến nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Tổ trưởng và Trưởng đoàn

kiểm toán. Ý kiến bảo lưu của kiểm toán viên được ghi chép vào Biên bản họp tổ kiểm toán và

kèm theo các bằng chứng chứng minh cho ý kiến bảo lưu.

Bài tập: Cho ví dụ minh họa thực tế tại đơn vị của anh/chị và đánh giá thực trạng

công tác lập và thẩm định báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán tại đơn vị công tác của anh,

chị; Chỉ ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế; Đƣa ra đề xuất giải pháp hoàn thiện

Báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán là văn bản do tổ kiểm toán lập và công bố để nêu ý

kiến chính thức của mình về các thông tin, nội dung, vấn đề được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán

của tổ kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của tổ kiểm toán sau khi hoàn thành công việc kiểm toán

tại đơn vị được kiểm toán có tên trong Danh sách các đơn vị được kiểm toán kèm theo Quyết

định kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán được lập dựa trên việc tổng hợp kết quả kiểm toán từ

các biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán và các tài liệu khác có liên

quan.

Page 12: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

12

1. Công tác lập báo cáo của Tổ kiểm toán (viết tắt là BCKT)

Chất lượng lập BCKT của tổ kiểm toán của KTNN khu vực VIII trong những năm qua

ngày càng được nâng cao, các BCKT cơ bản đã đạt được những mục tiêu chủ yếu được phê

duyệt trong Kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán và Quyết định kiểm toán; đã đánh giá đầy

đủ việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các quy định của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế sau:

a. Thực trạng công tác lập báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán:

- Một số báo cáo kiểm toán chưa thực hiện đầy đủ và đúng nội dung kiểm toán được giao

trong Kế hoạch kiểm toán chi tiết (KHKTCT)

- Dự thảo BCKT và BCKT chưa tổng hợp đầy đủ, chính xác kết quả kiểm toán từ NKKT,

BBXNSL

- Dự thảo BCKT và BCKT không khớp về số liệu.

- Kết quả kiểm toán chưa phù hợp với số liệu kiểm toán

- Chưa kết luận, kiến nghị xử lý tương ứng với các phát hiện kiểm toán;

- Chưa bổ sung đầy đủ bằng chứng cho việc điều chỉnh kết quả kiểm toán giữa Dự thảo

BCKT của Tổ kiểm toán vào Báo cáo kiểm toán

- Sai sót trong việc lập Phụ biểu Báo cáo kiểm toán

- Báo cáo kiểm toán không ghi ngày tháng

- Nhiều báo cáo kiểm toán của tổ lập còn chưa đúng mẫu số 01/BCKT-TKT- ĐP tại Quyết

định số 01/2012/QĐ-KTNN ngày 28/3/2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước

- Chưa đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, do đó không xác định được

rủi ro kiểm toán.

- Xác định trọng yếu kiểm toán chưa chính xác do đó báo cáo kiểm toán chưa đạt mục tiêu

như kế hoạch đề ra.

- Nhiều báo cáo kiểm toán còn sai số học, số liệu nhận xét bằng lời với số liệu trong biểu

đính kèm chưa khớp;

- Báo cáo còn tình trạng trùng lắp cùng một nội dung nhưng đưa vào các mục khác nhau;

dùng những động từ mạnh để diễn đạt ý trong báo cáo dẫn đến vấn đề nêu ra mang tính nặng nề

gây thiện cảm không tốt đối với đơn vị được kiểm toán;

b. Nguyên nhân thực trạng

- Do tình hình thực tế hiện nay trình độ năng lực, kinh nghiệm công tác, khả năng tổng

hợp của các tổ trưởng tổ KT là không đồng đều nên ảnh hưởng đến chất lượng của BCKT

- Nhiều Tổ kiểm toán, Tổ trưởng giao việc lập báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán viên,

trong khi không phải KTV nào cũng đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm viết báo cáo dẫn đến

chất lượng BCKT chưa cao. Thực trạng là BCKT nhiều Tổ chỉ là copy các đánh giá lại từ Biên

bản xác nhận số liệu của KTV dẫn đến tình trạng các nhận xét đánh giá rời rạc và ngay cả bản

thân nhận xét đánh giá nhận xét của các biên bản xác nhận số liệu của KTV cũng chưa chính

xác, rõ ràng.

- Khả năng tự nghiên cứu tài liệu, các văn bản Nhà nước cả về chuyên môn lẫn thể thức

trình bày văn bản của KTV hiện nay còn hạn chế.

- Việc phân tích, đánh giá rủi ro kiểm toán chưa được chú trọng, làm ảnh hưởng tới mức

độ đạt mục tiêu kiểm toán.

- Nhận thức về tầm quan trọng của Bằng chứng kiểm toán còn hạn chế, có tình trạng bằng

chứng kiểm toán cho các kết luận kiểm toán chỉ đơn thuần là biên bản xác nhận số liệu.

- Trình độ nhận thức bản chất vấn đề chưa cao dẫn đến một nội dung nêu nhiều lần ở các

mục khác nhau gây trùng lắp.

Page 13: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

13

- Một số Tổ trưởng Tổ kiểm toán chưa phát hiện và xử lý đối với những hạn chế như thiếu

nội dung kiểm toán; Trưởng đoàn kiểm toán chưa phát hiện và xử lý kịp thời những hạn chế

trong Kế hoạch kiểm toán chi tiết, thiếu một số kiến nghị cho các phần phát hiện của các Tổ

kiểm toán.

- Chất lượng thẩm định báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán do phòng tổng hợp đảm nhận

chưa cao nên chưa phát hiện được sai sót trong việc lập BCKT của Tổ kiểm toán

- Công tác quản lý, kiểm tra, soát xét kiểm toán của Đoàn kiểm toán, KTNN khu vực còn

hạn chế nên còn tồn tại sai sót nêu trên.

c. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng lập BCKT của Tổ kiểm toán

- Thường xuyên tổ chức các các chương trình tập huấn chuyên sâu về kỹ năng lập BCKT

cho lực lượng KTV giữ cương vị tổ trường tổ kiểm toán hoặc tổ chức giao lưu tọa đàm giữa các

đơn vị trong ngành để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tổng hợp cập nhật các văn bản quy định chế độ,

định mức của đối tượng được kiểm toán.

- Nhận thức rõ mục tiêu kiểm toán; nắm được tinh thần Nghị quyết đầu năm của QH, CP

về tình hình kinh tế đất nước, chủ trương giải pháp, quy định cho các Bộ, ngành có liên quan đến

đơn vị được kiểm toán.

- Tìm hiểu tổng quan lĩnh vực cần kiểm toán để có cái nhìn tổng thể.

- Phân tích đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, chế độ kế toán của đơn vị.

- Thận trọng trong việc lập báo cáo giữa số liệu tại phụ biểu báo cáo theo mẫu 01/BCKT-

TKT- ĐP với các phụ biểu kèm theo.

- Tăng cường kiểm tra, soát xét chất lượng các giai đoạn của cuộc kiểm toán để đảm bảo

xử lý kịp thời các sai sót, hạn chế.

2. Công tác thẩm định báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán

Trong những năm qua, công tác thẩm định BCKT của Tổ kiểm toán được thực hiện bởi tổ

thẩm định của phòng tổng hợp (từ 3 đến 5 người thuộc các lĩnh vực kiểm toán); hoạt động kiểm

tra, soát xét BCKT của tổ thẩm định theo quy trình kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động của

Đoàn kiểm toán. Tuy nhiên cũng còn tồn tại những hạn chế sau:

a. Thực trạng:

- Nội dung các báo cáo thẩm định của tổ thẩm định hiện nay đa số vẫn còn mang tính

hình thức, những vấn đề tồn tại của dự thảo Báo cáo kiểm toán chưa được phát hiện nhiều.

- Công tác thẩm định hiện nay chỉ được tiến hành trên dự thảo Báo cáo kiểm toán của tổ,

thành viên tổ thẩm định thường ít khi xem xét hồ sơ của đoàn, tổ kiểm toán, nội dung trong dự

thảo Báo cáo kiểm toán được tổng hợp nên từ kết quả của từng kiểm toán viên nên chưa phát

hiện được sai sót của kết quả kiểm toán.

- Chưa chú trọng thẩm định khâu đầu vào của BCKT như: Thông tin thu thập được từ đơn

vị có phù hợp với mục tiêu kiểm toán không?, mục tiêu kiểm toán trong kế hoạch chi tiết có sát

với mục tiêu chung của Đoàn? ... mà chỉ chú trọng đến kết quả kiểm toán đứng độc lập trong

BCKT.

- Chưa thẩm định sự phù hợp giữa nội dung kiểm toán được nêu trong kế hoạch kiểm toán

với đặc thù hoạt động của đơn vị.

- Không thẩm định việc lập hồ sơ kiểm toán, thực tế có tình trạng nội dung trong BCKT

có sự không phù hợp giữa BCKT với biên bản xác nhận số liệu.

- Chưa chú trọng thẩm định sự phù hợp phương pháp kiểm toán đối với từng khoản mục

kiểm toán.

b. Nguyên nhân thực trạng

Page 14: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

14

- Nhân sự phòng tổng hợp thường không đáp ứng được khối lượng báo cáo kiểm toán của

Tổ do có nhiều đoàn, nhiều tổ triển khai cùng lúc.

- Bố trí những kiểm toán viên chưa đủ trình độ và kinh nghiệm tham gia thẩm định.

- Xem nhẹ vai trò của Bằng chứng kiểm toán.

- Không gắn trách nhiệm hay đánh giá các báo thẩm định của KTV làm căn cứ cho việc

bình xét thi đua khen thưởng. Nhiều KTV khi thẩm định BCKT không xem xét kỹ cụ thể từng

vấn đề do đó chất lượng thẩm định không cao.

c. Giải pháp

- Cần bố trí các kiểm toán viên có năng lực, trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm tham

gia thẩm định;

- Nâng cao trình độ của các kiểm toán viên làm công tác thẩm định, bằng cách tăng cường

công tác đào tạo (thông qua tập huấn, tọa đàm..).

- Công tác thẩm định hiện nay chỉ được tiến hành trên dự thảo Báo cáo kiểm toán của Tổ

kiểm toán cung cấp nên chất lượng thẩm định chưa cao. Vì vậy để công tác thẩm định được thực

hiện nhanh và đạt chất lượng tốt hơn thì tổ thẩm định cần thiết kết hợp kiểm tra đầy đủ hồ sơ của

đoàn, tổ kiểm toán, kiểm toán viên, bằng chứng và các tài liệu liên quan thông qua bản phô tô

hoặc bản file mềm do tổ kiểm toán cung cấp.

VI. KIỂM TRA THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN

2.1. Nội dung, phương pháp kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

a) Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán tại các đầu mối và các đơn vị trực thuộc đã

được kiểm toán. Thực hiện kiểm tra đối với tất cả các đầu mối và đơn vị trực thuộc đã được

kiểm toán chưa có báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị hoặc đã có báo cáo tình hình thực hiện

kiến nghị gửi về Kiểm toán Nhà nước nhưng chưa thực hiện đầy đủ kiến nghị kiểm toán, chưa

gửi đầy đủ bản sao các chứng từ có liên quan...

Ví dụ: KTNN chuyên ngành III thực hiện kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại

Bộ Y tế trong năm 2012 về niên độ ngân sách 2011 tại Bộ và 40 đơn vị trực thuộc. Năm 2013,

đến thời điểm tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2012, KTNN chuyên ngành III nhận được báo cáo thực hiện kiến nghị của Bộ Y tế với chi tiết:

+ Có 36 đơn vị trực thuộc có báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị, 04 đơn vị không báo

cáo.

+ Trong 36 đơn vị có báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị có 10 đơn vị gửi kèm đầy đủ các chứng từ, hồ sơ có liên quan chứng minh cho việc thực hiện kiến nghị, 26 đơn vị còn lại còn

thiếu hồ sơ, chứng từ có liên quan.

+ Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán tại Bộ Y tế của KTNN chuyên ngành III phải tổ chức kiểm tra tại 04 đơn vị không gửi báo cáo thực hiện kiến nghị, 26 đơn vị

còn thiếu hồ sơ chứng từ và kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị chung tại đầu mối được kiểm

toán là Bộ Y tế.

- Nội dung, phạm vi kiểm tra gồm:

+ Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị năm vừa qua.

+ Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị còn tồn đọng từ các cuộc kiểm toán trước đây.

Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên, trước năm 2012, KTNN chuyên ngành III đã kiểm toán ngân

sách, tiền và tài sản nhà nước của Bộ Y tế trong năm 2010 (về niên độ 2009) và 2008 (về niên độ 2007), giả sử cả hai lần kiểm toán này, đến thời điểm chuẩn bị kiểm tra tình hình thực hiện

Page 15: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

15

kiến nghị trong kế hoạch năm 2013, tại một số đơn vị thuộc Bộ Y tế vẫn còn những kiến nghị chưa được thực hiện thì Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị đối với Bộ Y tế phải bao gồm cả đơn vị và nội dung kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện của 02 lần kiểm toán

này.

+ Các loại kiến nghị đơn vị phải thực hiện và sẽ được kiểm tra gồm:

(1) Kiến nghị về xử lý tài chính (như kiến nghị tăng thu các khoản thuế, phí, lệ phí, kiến

nghị loại khỏi quyết toán, thu hồi nộp ngân sách nhà nước, kiến nghị giảm thanh toán, kiến nghị

ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước...).

(2) Kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý (như kiến nghị tổ chức một bộ phận nào đó của

đơn vị để đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả trong hoạt động, kiến nghị tăng cường kiểm tra, kiểm

soát...).

(3) Kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm (theo

hướng dẫn 165/HD-KTNN ngày 06/3/2008 của KTNN hướng dẫn kết luận về trách nhiệm và

kiến nghị xử lý vi phạm theo kết quả kiểm toán).

(4) Kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các văn bản trái với quy định của pháp luật hoặc

không còn phù hợp với thực tiễn.

+ Căn cứ để tiến hành kiểm tra: Đối với kiến nghị về xử lý tài chính là số liệu đã được tổng

hợp tại phụ lục số 05 đến phụ lục số 11 của báo cáo kiểm toán năm của ngành đã được công bố

công khai; đối với các loại kiến nghị còn lại căn cứ trên báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán

đã phát hành.

b) Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp đối chiếu: Đối chiếu kết quả thực hiện kiến nghị theo báo cáo của đơn vị

với kiến nghị trên báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (bao gồm báo cáo kiểm toán năm

và báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán); đối chiếu giữa kết quả thực hiện kiến nghị theo báo

cáo của đơn vị với hồ sơ, chứng từ chứng minh cho việc đã thực hiện kiến nghị (đối với kiến

nghị tăng thu ngân sách nhà nước là chứng từ nộp tiền vào ngân sách, đối với kiến nghị giảm số

thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là bảng kê kèm theo tờ khai thuế, đối với kiến nghị giảm chi

thể hiện trên báo cáo tài chính...).

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các đối tượng đơn vị cử làm việc với tổ kiểm tra để

làm rõ các vấn đề có liên quan...

- Phương pháp phân tích: Phân tích tình hình thực hiện kiến nghị của đơn vị, nguyên nhân

chủ quan, khách quan của việc chưa thực hiện kiến nghị.

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp tình hình kiểm tra để lập biên bản kiểm tra, tổng hợp

các biên bản để lập báo cáo tổng hợp kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị.

Bài tập

2. Xác định các loại hồ sơ, chứng từ làm cơ sở chứng minh cho kiến nghị kiểm toán

đã đƣợc thực hiện, cho ví dụ minh họa.

2.1. Hồ sơ giấy tờ chứng minh cho kiến nghị kiểm toán đã đƣợc thực hiện:

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc tờ khai liên quan (trong một số trường hợp

tăng thu nhưng trước đó đơn vị đang nộp thừa)

- Hồ sơ thanh toán ở kho bạc trong đấy có ghi rõ các nội dung về việc giảm trừ khi thanh

toán theo kiến nghị của KTNN.

- Quyết định về việc giảm quyết toán, giảm dự toán.

Page 16: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

16

- Tài liệu, hồ sơ về việc thực hiện các kiến nghị liên quan đến chấn chỉnh công tác quản lý

tài chính, kế toán, quản lý dự án đầu tư: các biên bản làm việc, biên bản họp kiểm điểm rút kinh

nghiệm, các quyết định xử lý đối với tập thể cá nhân,.....

- Các quyết định về việc xử lý trách nhiệm của tập thể cá nhân.

2.2. Các ví dụ minh họa

2.2.1. Đối với kiến nghị xử lý tài chính đã thực hiện

(1). Kết quả thực hiện kiến nghị tăng thu ngân sách

Thuế GTGT 1.482trđ, thuế TNDN 56trđ: Công ty TNHH Tường An đã thực hiện nộp

NSNN (Giấy nộp tiền vào KBNN thành phố Nha Trang số KHH0204/12/2468639 ngày

29/12/2013)

(2). Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán tăng thu khác ngân sách

- Nộp NSNN kinh phí thừa: 2.908trđ, phòng Tài chính-Kế hoạch đã thực hiện nộp NSNN

(Lệnh chuyển có số 122062103100021209 ngày 30/11/2012 tại KBNN huyện Vạn Ninh)

- Thu khác từ hoạt động xổ số kiến thiết: thuế GTGT 56trđ và thuế TNDN 10trđ, đơn vị

đã thực hiện nộp NSNN (Giấy nộp tiền vào KBNN Phú Yên số PYN5401/13TT0000027 ngày

21/01/2013)

(3). Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán giảm chi kinh phí thường xuyên

- Thu hồi nộp NSNN các khoản chi sai chế độ: 298trđ, Sở Y tế đã nộp vào NSNN (Giấy

nộp tiền vào KBNN Khánh Hòa số KHH0101/12TT/0002329 ngày 30/12/2012)

- Giảm thanh toán, dự toán NSNN: 2.339trđ (Quyết định số 2565/QĐ-UBND ngày

18/5/2013 của UBND thành phố Nha Trang)

(4). Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán giảm chi đầu tư xây dựng

- Thu hồi nộp NSNN các khoản chi sai chế độ: 450trđ, Ban QLDA các công trình GT và

TL (Giấy nộp tiền số KHH0101/13TT0004873 ngày 9/4/2013 tại KBNN Khánh Hòa )

- Giảm trừ thanh toán: 1.644trđ, BQL DA Đầu tư Sở VH, TT &DL tỉnh Phú Yên (Hồ sơ

quyết toán A- B gói thầu số 03)

- Giảm giá trị trúng thầu: 5.101trđ, BQLDA Thủy lợi và phòng chống thiên tai (Phụ lục

hợp đồng số 16/PLHĐ ngày 20/12/2012 về việc giảm giá trị trúng thầu)

2.2.2. Đối với kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý:

Tất cả các đơn vị đã thực hiện điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo quyết toán năm 2012 theo

kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

2.2.3. Đối với kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm

Kiến nghị 1.4: Kiểm điểm trách nhiệm tập thể

- .

Thực hiện: UBND tỉnh Phú Yên đã kiểm điểm đố

-

2.2.4. Đối với kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Đối với chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167

Kiến nghị: (1) Ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản, hướng dẫn, khắc phục những hạn

chế, bất cập trong quá trình thực hiện.

Thực hiện: Các sở, ban ngành đơn vị có liên quan đang hoàn thiện bổ sung, sửa đổi những

hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện để tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện.

Kiến nghị: (2) Chỉ đạo các NHCSXH huyện chấn chỉnh công tác thu tiền lãi vay khi chưa

hết thời gian ân hạn.

Page 17: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

17

Thực hiện: NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển

khai thực hiện ngay những tồn tại, hạn chế mà Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII đã phát hiện

và đã có Báo cáo số 884/BC-NHCS ngày 28/10/2012 báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của

Kiểm toán Nhà nước về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg

ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2009-2011 tại tỉnh Lâm Đồng.

3. Xác định rõ các nguyên nhân của việc chƣa thực hiện kiến nghị kiểm toán là

nguyên nhân chủ quan hay khách quan; đề xuất biện pháp khắc phục.

3.1. Nguyên nhân có thể có từ phía đơn vị đƣợc kiểm toán và từ phía cơ quan Kiểm

toán Nhà nƣớc dẫn đến việc chƣa thực hiện các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà

nƣớc

3.1.1. Nguyên nhân từ phía đơn vị đƣợc kiểm toán

a. Nguyên nhân chủ quan

- Một số đơn vị chưa nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện và thực hiện các kiến nghị của

KTNN; còn trường hợp đã thực hiện kiến nghị nhưng chưa đúng theo hướng dẫn (về nội dung

nộp NSNN, ghi gộp với các khoản nộp không thuộc kiến nghị …) dẫn đến không tổng hợp được

kết quả.

- Một số đơn vị gặp khó khăn về tài chính nên chưa thể hoàn trả vốn cho NSNN các khoản

kiến nghị thu hồi cho vay, tạm ứng sai quy định, dẫn đến sự chậm trễ trong việc thực hiện các

kiến nghị của KTNN.

- Một số đơn vị sau khi sáp nhập, tổ chức lại bộ máy hoặc thay đổi bộ máy lãnh đạo, bộ

máy lãnh đạo mới không quan tâm, nghiêm túc thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN.

b. Nguyên nhân khách quan

- Do sự đôn đốc, chỉ đạo của các cơ quan chủ quản (Các Bộ, Ngành, UBND các Tỉnh, Sở

tài chính, …) còn chưa sát sao, kịp thời dẫn đến các đơn vị đang còn chậm trễ trong việc thực

hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

- Một số kiến nghị thu hồi không khả thi hoặc chưa thuyết phục được đơn vị kiểm toán

như việc một số địa phương ban hành các quy định, hướng dẫn trái với các quy định của Chính

phủ, Bộ, Ngành Trung ương dẫn đến các đơn vị trong tỉnh khi thực hiện các nhiệm vụ còn chưa

đúng với các quy định của Trung Ương. Khi KTNN kiến nghị thu hồi hay giảm thanh toán các

khoản chi sai quy định này, thì các đơn vị được kiểm toán đều không thỏa mãn.

- Do khó khăn về tài chính của các đơn vị đặc biệt là đối với các đơn vị xây dựng nên

chưa thực hiện được các kiến nghị kiểm toán.

- Một số đơn vị đã giải thể, một số nhà thầu nước ngoài đã về nước nên không còn đơn vị

chịu trách nhiệm thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN;

- Một số đơn vị sử dụng sai nguồn kinh phí được KTNN kiến nghị bố trí nguồn để hoàn

trả đều thuộc các địa phương nghèo, khó khăn về tài chính nên hầu hết đều không thực hiện

được.

- Một số kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý, điều hành manh mún, chung chung, không

rõ đối tượng, chưa sát với thực tế nên các đơn vị được kiểm toán không thực hiện được.

- Một số kiến nghị về công tác quản lý đối với một số đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3 phải được

cấp trên phê duyệt, điều chỉnh mới triển khai thực hiện được.

- Văn bản được KTNN kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nhưng đến thời điểm phát

hành báo cáo kiểm toán đã hết hiệu lực thi hành, không còn phù hợp với cơ chế, chính sách hoặc

nội dung kiến nghị của KTNN đã được điều chỉnh tại văn bản khác nên đơn vị không thực hiện

điều chỉnh.

Page 18: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

18

3.1.2. Nguyên nhân từ phía Kiểm toán Nhà nƣớc

a. Nguyên nhân chủ quan

- Chất lượng một số báo cáo kiểm toán chưa cao, kiến nghị kiểm toán không đầy đủ bằng

chứng, không có tính khả thi, số liệu mâu thuẫn với biên bản kiểm toán dẫn đến đơn vị được

kiểm toán có ý kiến khiếu nại, đề nghị xem xét lại hoặc không thực hiện.

- Một số KTNN chuyên ngành và khu vực chưa quan tâm đến công tác kiểm tra tình hình

thực hiện kiến nghị kiểm toán nên việc theo dõi đôn đốc đơn vị thực hiện kiến nghị không kịp thời,

sát sao; không kiểm tra và báo cáo đầy đủ các thông tin về tình hình thực hiện của một số đơn vị dẫn

đến kết quả đạt được chưa cao.

b. Nguyên nhân khách quan

- Đến thời điểm hiện tại trong Luật kiểm toán, cũng như các Luật khác có liên quan chưa

có quy định cụ thể về cơ chế, chế tài xử lý những vi phạm liên quan đến việc không thực hiện,

hoặc thực hiện chậm trễ các kiến nghị kiểm toán của KTNN. Điều này dẫn đến một số đơn vị

không quan tâm đến việc thực hiện kiến nghị hoặc chậm trễ trong việc thực hiện các kiến nghị

kiểm toán của KTNN. Những quyền hạn của KTNN theo luật định không đủ mạnh để có thể yêu

cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị đã đưa ra

(KTNN chỉ có thể báo cáo lên các cơ quan có chức năng xem xét).

- Một số kiến nghị của KTNN phù hợp với quy định của pháp luật nhưng do cơ chế, chính

sách có những vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn nên việc các đơn vị thực hiện

kiến nghị của kiểm toán theo các cơ chế, chính sách không còn phù hợp thực tiễn là khó khả thi.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN

KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC

3.2.1 Đối với đơn vị đƣợc kiểm toán

- Các Bộ, ban ngành, địa phương cần nghiêm túc chỉ đạo thực hiện các quy định của Luật

KTNN chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước về

thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan kiểm tra, thanh tra kiểm toán, chỉ đạo các đơn vị

cấp dưới tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, rà soát lại các tồn tại trong quản lý tài chính kế

toán, điều hành, thanh toán và quyết toán kinh phí; quan tâm xem xét, bố trí nguồn vốn để giúp

các đơn vị tháo gỡ khó khăn về vốn;

- Các đơn vị được kiểm toán tự tổ chức kiểm tra, rà soát lại kết quả kiểm toán, nghiêm túc

thực hiện kiến nghị kiểm toán đúng thời gian quy định và phải gửi báo cáo tình hình thực hiện

kiến nghị kiểm toán về KTNN và Bộ Tài chính, Quốc hội, Chính phủ;

- Đối với các kiến nghị của KTNN còn chưa phù hợp, gây khó khăn trong việc thực hiện,

đơn vị được kiểm toán cần báo cáo giải trình kịp thời với cơ quan cấp trên và KTNN để được

giải quyết.

3.2.2. Đối với kiểm toán nhà nƣớc

- Nâng cao chất lượng kết qủa kiểm toán qua bốn bước qui trình kiểm toán, khảo sát kế

hoạch kiểm toán phải được chú trọng thu thập đầy đủ thông tin làm căn cứ lập Kế hoạch tổng thể

và Kế hoạch chi tiết của Đoàn, tổ kiểm toán. Kết quả kiểm toán phải được thu thập đầy đủ căn

cứ bằng chứng phù hợp với pháp luật, chế độ nhà nước theo qui định. Kết luận kiểm toán phải rõ

ràng đầy đủ và có tính thuyết phục cao.

- Tăng cường vai trò và chức năng kiểm tra, rà soát, thẩm định KHKT, BCKT của các cơ

quan tham mưu cho Lãnh đạo KTNN nhất là vai trò của vụ Tổng hợp và vụ Pháp chế để phát

hiện kết luận các kiến nghị không có tính khả thi, hoặc chưa đúng với chính sách chế độ.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán xác định và ghi vào

BCKT đơn vị đầu mối (tại các đơn vị được kiểm toán) chịu trách nhiệm đôn đốc các đơn vị có

Page 19: 4 mon thi nghiep vu kiem toan - tom gon

19

liên quan thực hiện, tổng hợp tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị và gửi báo cáo về

KTNN nhằm tạo sự chủ động cho các đơn vị được kiểm toán trong quá trình chỉ đạo, điều hành

và thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

- Thực hiện các biện pháp chấn chỉnh các hạn chế, tồn tại, nâng cao chất lượng công tác kiểm

tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, công tác lập báo cáo thực hiện kết luận, kiến

nghị kiểm toán của các KTNN chuyên ngành và khu vực.

- Tập trung rà soát, tổng hợp các kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện qua các

năm kiểm toán; phân tích, đánh giá nguyên nhân, tổng hợp và báo cáo về KTNN (qua Vụ Tổng

hợp) để đưa ra các giải pháp cụ thể từ đó kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm

quyền xử lý.

- Tập trung nghiên cứu, phối hợp với Vụ Tổng hợp trả lời các văn bản kiến nghị, khiếu nại

từ các đơn vị được kiểm toán; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền để

trả lời các đơn vị có vướng mắc về chế độ.

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN

nói riêng và các quy định khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các đơn vị được kiểm toán

nói chung nhằm nâng cao nhận thức của các đơn vị được kiểm toán trong việc tuân thủ chính sách

pháp luật.

- Kiểm toán nhà nước cần đề nghị với Quốc hội và phối hợp với các cơ quan có liên quan

để sớm ban hành các quy định về chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ trong việc

thực hiện kiến nghị kiểm toán hoặc không thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà

nước.

- Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan có thẩm quyền theo giõi, giám sát việc

thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN để phối hợp cùng đôn đốc thực hiện.

Bai tập: Phân biệt Biên bản kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán, Báo cáo

kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán và Báo cáo Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị

kiểm toán do KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực lập.

Biên bản kiểm tra thực

hiện KNKT

Báo cáo kiểm tra thực hiện

KNKT

Báo cáo tổng hợp kết quả thực

hiện KNKT

- Người lập: Tổ trưởng

kiểm tra

- Nội dung: xác nhận số

liệu và kết quả thực hiện

các kiến nghị kiểm toán

của KTNN

- Thời gian lập: khi kết

thúc tại mỗi đơn vị được

kiểm tra.

- Người ký phát hành: Tổ

trưởng kiểm tra ký với

đại diện đơn vị được

kiểm tra.

- Trưởng đoàn kiểm tra lập

- Căn cứ vào các Biên bản

kiểm tra thực hiện các kiến

nghị kiểm toán của KTNN và

các tài liệu có liên quan.

- Kể từ ngày kết thúc kiểm tra,

chậm nhất 07 ngày làm việc

Trưởng đoàn kiểm tra nộp báo

cáo kiểm tra cho thủ trưởng

đơn vị; chậm nhất 15 ngày làm

việc đơn vị chủ trì kiểm tra

phải trình Tổng KTNN

- Thủ trưởng đơn vị chủ trì

kiểm tra ký phát hành theo sự

ủy quyền của Tổng KTNN.

- Đơn vị chủ trì kiểm tra lập

- Căn cứ vào các biên bản kiểm

tra kết quả thực hiện kiến nghị

kiểm toán đã thực hiện để lập báo

cáo tổng hợp kết quả thực hiện

kết luận, kiến nghị kiểm toán theo

mẫu quy định.

- Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà

nước và gửi Vụ Tổng hợp trước

ngày 10 tháng 12 hàng năm.

- Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm

tra