6- nh h ng c a vi c c m o v i h o m c b c · không như các sử của triều nguyễn đã nói...

20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 21 báu. Ông cho luyn tp binh mã ri mang quân ra chiếm li Hòn Đất và chun btn công Xiêm La. Ngày 11 tháng 12 năm 1769, đang là Linh mc Giám Đốc chng vin ti Hòn Đất, khi chng vin Hòn Đất bquân Hi tc Cao Miên tn công đốt cháy, Linh mc Bá Đa Lc phi ri khi Vit Nam cùng vi Linh mc Morvan và 13 nhân viên chng vin để đi đến Malacca (nm phía Tây ca Mã Lai, cách Singapore khong 200 cây s) ri tđó xuôi vhướng Nam đến Pondichéry (Đông Nam n Độ trong vnh Bengale, nơi đã có nhiu cơ sthương mi và hành chánh ca Pháp tnăm 1673 ) Đầu năm 1771, mt cn thn ca Mc Thiên Ttên Phm Lam ni lên làm phn. Phm Lam kết hp vi hai tên cướp bin Trn Thái (Vinhly Malu, người Mã Lai) và Hoc Nhiên (Hoc Nha Ku, người Cao Miên) lp đảng gm 800 người và 15 tàu thuyn đánh vào Hà Tiên nhưng bMc Thiên Tđánh bi. Gia năm 1771, nhn thy nhng đám tay sai cướp bin không đánh li Mc Thiên T, Trình Quc Anh dùng Trn Liên làm hướng đạo, đích thân chhuy đạo quân 20.000 người tiến chiếm Hà Tiên. Trình Quc Anh thiêu ri thành ph, chiếm tt ccác đảo ln nhquanh Hà Tiên, cướp mang vXiêm rt nhiu vàng bc. Con cháu, hu thiếp và người con gái út ca Mc Thiên TbTrình Quc Anh bt sng đem vBangkok. Mc Thiên Tcùng các con trai phi rút vRch Giá, cho người vGia Định cu cu chúa Nguyn. Năm 1772, chúa Nguyn mang 10.000 quân cùng 300 chiến thuyn sang Cao Miên đánh quân Xiêm và đưa Nc Ông Tôn lên ngôi. Trình Quc Anh làm áp lc ti Hà Tiên buc quân Vit phi dng chân ti Nam Vang không được tiến xa hơn. Sau cùng hai bên đi đến mt tha thun: chúa Nguyn rút quân khi Cao Miên và chp nhn để Nc Ông Nôn (Ang Non II), người được vua Xiêm chđịnh, lên ngôi vua, còn quân Xiêm rút khi Hà Tiên. Năm 1773 Trình Quc Anh rút quân khi Hà Tiên, Phú Quc và Hòn Đất, trli người con gái bbt làm tù binh cho Mc Thiên T, nhưng buc Mc Thiên Tphi giao hoàng tChiêu Thúy cho quân Xiêm. Chiêu Thúy bTrình Quc Anh mang vBangkok hành quyết. Năm 1771 ông Bá Đa Lc được Giáo hoàng Clément XIV tn phong và được bnhim làm Giám Mc Tông tòa phtá Giám Mc Guillaume Piguel. Nhưng cũng trong năm y Giám mc Piguel qua đời ngày 21 tháng 6, Pigneau de Behaine thay thế Piguel ri lên đường trli Đông Dương vi chc vGiám mc Đại din Tông tòa Đàng Trong. Năm 1774, Giám mc Bá Đa Lc trvHòn Đất thành lp hđạo, năm sau ông được Mc Thiên Ttiếp đãi trng hu và cho phép đi ging đạo khp Hà Tiên. 6- nh hưởng ca vic cm đạo vi Hđạo Mc Bc : Cũng như cvùng truyn giáo Đông Dương, Hđạo Mc Bc cũng biến chuyn theo các thi đim liên quan đến vic bài đạo Thiên Chúa ca cnước. Vua Gia Long, trong quá trình bôn tu, đánh nhau vi Quang Trung Nguyn Hu, do chu ơn nng vi người Pháp, qua Gíam mc Pigneau de Behaine nên dành mi ddàng trong vic truyn đạo. Trong sut thi gian ti vnhà vua đã không ban hành mt sc chcm đạo nào. Dưới thi Vua Gia long trong toàn quc có 3 Gíám mc, 15 giáo sĩ tha sai,119 linh mc bn xvà 310.000 giáo dân (Encyclopoedia of Religions & Ethics.New York,1915). Đường xung phà Mc Bc Đến thi vua Minh mng trđi, đã có nhiu din biến trong nước và ngoài nước khiến chính sách ca Triu đình đối vi đạo TC ngày càng trnên nghiêm ngt hơn cùng vi sdính líu ca các giáo sĩ tha sai liên hđến cuc xâm lược ca Pháp vào Vit Nam. Tuy nhiên, sdính líu vi thc dân xâm lược cũng chlà mt nguyên nhân ca vic cm đạo vì có thnói, vic bài đạo xut hin gn như cùng lúc vi sdu nhp ca đạo Thiên Chúa vì theo như mt sgia Pháp, Georges Coulet rt thông tho vlch sVit Nam nhn xét : "...đạo Thiên Chúa làm đảo ln tt cnhng phong tc, tp quán bn x; nó làm hư hi nn tng ca đạo lý ctruyn như là stôn sùng tri đất, đạo thThành Hoàng và đạo thcúng ttiên; nó làm rung chuyn và đe da làm tan rã nn móng ca triu đình quân ch, ca gia đình và ca xã hi Vit Nam" (Taboulet-La Geste francaise en Indochine. Maisonneuve.1965). Ti Mc Bc, khi giáo sĩ Giacobê Phương qua đời (1817) thì Linh mc Lân đến tiếp coi hMc Bc và my hđạo xung quanh. Lúc vua Minh Mng ban hành chdcm đạo cùng phá hết các nhà th, h

Upload: others

Post on 17-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 21

báu. Ông cho luyện tập binh mã rồi mang quân ra chiếm lại Hòn Đất và chuẩn bị tấn công Xiêm La.

Ngày 11 tháng 12 năm 1769, đang là Linh mục Giám Đốc chủng viện tại Hòn Đất, khi chủng viện Hòn Đất bị quân Hải tặc Cao Miên tấn công đốt cháy, Linh mục Bá Đa Lộc phải rời khỏi Việt Nam cùng với Linh mục Morvan và 13 nhân viên chủng viện để đi đến Malacca (nằm ở phía Tây của Mã Lai, cách Singapore khoảng 200 cây số) rồi từ đó xuôi về hướng Nam đến Pondichéry (Đông Nam Ấn Độ trong vịnh Bengale, nơi đã có nhiều cơ sở thương mại và hành chánh của Pháp từ năm 1673 )

Đầu năm 1771, một cận thần của Mạc Thiên Tứ tên Phạm Lam nổi lên làm phản. Phạm Lam kết hợp với hai tên cướp biển Trần Thái (Vinhly Malu, người Mã Lai) và Hoắc Nhiên (Hoc Nha Ku, người Cao Miên) lập đảng gồm 800 người và 15 tàu thuyền đánh vào Hà Tiên nhưng bị Mạc Thiên Tứ đánh bại.

Giữa năm 1771, nhận thấy những đám tay sai cướp biển không đánh lại Mạc Thiên Tứ, Trình Quốc Anh dùng Trần Liên làm hướng đạo, đích thân chỉ huy đạo quân 20.000 người tiến chiếm Hà Tiên. Trình Quốc Anh thiêu rụi thành phố, chiếm tất cả các đảo lớn nhỏ quanh Hà Tiên, cướp mang về Xiêm rất nhiều vàng bạc. Con cháu, hầu thiếp và người con gái út của Mạc Thiên Tứ bị Trình Quốc Anh bắt sống đem về Bangkok. Mạc Thiên Tứ cùng các con trai phải rút về Rạch Giá, cho người về Gia Định cầu cứu chúa Nguyễn.

Năm 1772, chúa Nguyễn mang 10.000 quân cùng 300 chiến thuyền sang Cao Miên đánh quân Xiêm và đưa Nặc Ông Tôn lên ngôi. Trình Quốc Anh làm áp lực tại Hà Tiên buộc quân Việt phải dừng chân tại Nam Vang không được tiến xa hơn. Sau cùng hai bên đi đến một thỏa thuận: chúa Nguyễn rút quân khỏi Cao Miên và chấp nhận để Nặc Ông Nôn (Ang Non II), người được vua Xiêm chỉ định, lên ngôi vua, còn quân Xiêm rút khỏi Hà Tiên. Năm 1773 Trình Quốc Anh rút quân khỏi Hà Tiên, Phú Quốc và Hòn Đất, trả lại người con gái bị bắt làm tù binh cho Mạc Thiên Tứ, nhưng buộc Mạc Thiên Tứ phải giao hoàng tử Chiêu Thúy cho quân Xiêm. Chiêu Thúy bị Trình Quốc Anh mang về Bangkok hành quyết.

Năm 1771 ông Bá Đa Lộc được Giáo hoàng Clément XIV tấn phong và được bổ nhiệm làm Giám Mục Tông tòa phụ tá Giám Mục Guillaume Piguel. Nhưng cũng trong năm ấy Giám mục Piguel qua đời ngày 21 tháng 6, Pigneau de Behaine thay thế Piguel rồi lên đường trở lại Đông Dương với chức vị Giám mục Đại diện Tông tòa Đàng Trong.

Năm 1774, Giám mục Bá Đa Lộc trở về Hòn Đất thành lập họ đạo, năm sau ông được Mạc Thiên

Tứ tiếp đãi trọng hậu và cho phép đi giảng đạo khắp Hà Tiên.

6- Ảnh hưởng của việc cấm đạo với Họ đạo

Mặc Bắc : Cũng như cả vùng truyền giáo Đông Dương,

Họ đạo Mặc Bắc cũng biến chuyển theo các thời điểm liên quan đến việc bài đạo Thiên Chúa của cả nước.

Vua Gia Long, trong quá trình bôn tẩu, đánh nhau với Quang Trung Nguyễn Huệ, do chịu ơn nặng với người Pháp, qua Gíam mục Pigneau de Behaine nên dành mọi dễ dàng trong việc truyền đạo. Trong suốt thời gian tại vị nhà vua đã không ban hành một sắc chỉ cấm đạo nào. Dưới thời Vua Gia long trong toàn quốc có 3 Gíám mục, 15 giáo sĩ thừa sai,119 linh mục bản xứ và 310.000 giáo dân (Encyclopoedia of Religions & Ethics.New York,1915).

Đường xuống phà Mặc Bắc

Đến thời vua Minh mạng trở đi, đã có nhiều diễn biến ở trong nước và ngoài nước khiến chính sách của Triều đình đối với đạo TC ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn cùng với sự dính líu của các giáo sĩ thừa sai liên hệ đến cuộc xâm lược của Pháp vào Việt Nam. Tuy nhiên, sự dính líu với thực dân xâm lược cũng chỉ là một nguyên nhân của việc cấm đạo vì có thể nói, việc bài đạo xuất hiện gần như cùng lúc với sự du nhập của đạo Thiên Chúa vì theo như một sử gia Pháp, Georges Coulet rất thông thạo về lịch sử Việt Nam nhận xét : "...đạo Thiên Chúa làm đảo lộn tất cả những phong tục, tập quán bản xứ; nó làm hư hại nền tảng của đạo lý cổ truyền như là sự tôn sùng trời đất, đạo thờ Thành Hoàng và đạo thờ cúng tổ tiên; nó làm rung chuyển và đe dọa làm tan rã nền móng của triều đình quân chủ, của gia đình và của xã hội Việt Nam" (Taboulet-La Geste francaise en Indochine. Maisonneuve.1965). Tại Mặc Bắc, khi giáo sĩ Giacobê Phương qua đời (1817) thì Linh mục Lân đến tiếp coi họ Mặc Bắc và mấy họ đạo xung quanh. Lúc vua Minh Mạng ban hành chỉ dụ cấm đạo cùng phá hết các nhà thờ, họ

Page 2: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 22

Mặc Bắc sợ quân lính tới làm dữ nên bổn đạo đã dỡ nhà thờ và đem cây cột ngâm dưới “Bàu Xia”' trước đất thánh hiện nay. Sau Cha Lân, Linh mục Marchand Du đến trông coi họ Mặc Bắc. Năm 1832, Tổng trấn Lê Văn Duyệt bị bệnh rồi mất, vua Minh Mạng liền cho bãi bỏ chức Tổng Trấn Thành Gia Định, chia vùng đất miền Nam do ông Lê Văn Duyệt cai quản trước đó ra làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), cắt đặt quan lại vào thay và dựng lên vụ án Lê Văn Duyệt…

Trong những quan lại ấy có Nguyễn Văn Quế làm Tổng Đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố Chính, Nguyễn Chương Đạt làm Án Sát. Và vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội những thuộc hạ của ông Lê Văn Duyệt ngày trước (trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù). Đến đêm ngày 18 tháng 5 năm Quí Tị (1833), Lê Văn Khôi cùng với 27 người lính lẻn vào dinh Bố Chính, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp gây ra vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, cũng bị giết nốt. Còn quan Án và quan Lãnh thì chạy thoát được. Phó lãnh binh Phiên An (thành Gia Định) là Giả Tiến Chiêm đem hơn 400 lính chống lại nhưng bị thua bỏ chạy. Sau đó, Lê Văn Khôi cho mở cửa tù, thả hết phạm nhân và phát khí giới cho họ. Ông tự xưng là Đại nguyên súy, phong quan tước cho thuộc hạ, rồi cùng lập một triều đình riêng.

Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều tham vọng và vô tư cách. Thực ra, Lê Văn Khôi là một người võ nghệ tuyệt luân, có nhân phẩm cao quý, có tài giao thiệp, có huyết khí cương cường, có tinh thần hào hiệp, biết chỉ huy...nên rất được những người chung quanh cảm mến. Nhờ vậy mà sau tiếng hô của ông hàng trăm ngàn gia đình dân chúng miền Nam đã nổi dậy, nó đã lôi cuốn được nhiều thành phần như: giáo dân Thiên chúa, một số Hoa kiều, một số binh lính quê ở miền Bắc, miền Trung, một số địa chủ, dòng dõi công thần và một số quan lại dưới quyền Lê Văn Duyệt.

Trong số những giáo dân Thiên Chúa giáo ủng hộ ông Lê Văn Khôi có linh mục Giuse Marchand Du cai quản họ đạo Mặc Bắc và khi quân triều đình Huế chiếm lại được sáu tỉnh Nam Kỳ thì cố đạo Giuse Marchand Du cũng bị bắt và bị đem ra hành quyết xử bá đao tại Huế vào ngày 30/11/1835 ( Về sau ông cùng 116 vị khác được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19 tháng 6, năm 1988 )

Sau những vụ việc như vậy , nhất là sau khi quân Pháp tấn công vào Đà Nẳng năm 1847, Triều

đình Huế dưới thời vua Thiệu Trị lại càng gia tăng siết chặt việc cấm đạo Thiên Chúa.

Đến năm 1853, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Lựu đang trông coi họ Mặc Bắc. Lúc nầy tại họ đã có nhà thờ nhưng thường thì cha Lựu ở tại mấy nhà hương chức, nhứt là nhà ông trùm Lựu. Giáo hội lại thuyên chuyển Linh mục Lựu về Ba Giồng Mỹ Tho (rồi sau đó ông bị bắt và xử trảm tại đây vào ngày 7 tháng 4 năm 1861) và bổ nhậm Linh mục Philipphê Phan Văn Minh đến thay thế.

Linh mục Philiphê Phan Văn Minh sanh năm 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long , ông đã tới coi họ Mặc Bắc trong một tháng và mười tám ngày mà thôi, kế ông phải bị bắt tại nhà ông trùm Lựu. Quan quân dẫn ông qua Vĩnh Long, và xử trảm vào ngày 3/7/ 1853 tại Đình Khao ( xã Thạch Ðức, huyện Long Hồ gần phà Cổ Chiên).

Cùng bị bắt với cha Minh còn có ông Trùm Lựu, người gốc nông dân nhờ cố công làm ăn và đã trở thành phú nông. Ông bị giải về Vĩnh Long, bị giam và chết rũ trong tù tại trại Tuyển Phong vào ngày 2/5/1854.

Ông Trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu

Ngày 19 tháng 6 năm 1988, các Linh mục

Marchand Du, Giuse Nguyễn Văn Lựu, Philiphê Phan Văn Minh và ông trùm Lựu cùng nhiều người khác, tất cả có 117 vị được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh tại La Mã)

5- Thời kỳ thuộc địa : Sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông

Nam Kỳ. Triều đình nhà Nguyễn buột phải ký Hòa Ước Nhâm Tuất tức là hiệp ước ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời

Page 3: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 23

vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là Guttiere. Đây là hiệp ước đầu tiên của triều Nguyễn ký với nước ngoài và mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở Việt Nam. Hiệp ước gồm 12 điều khoản với nội dung chính yếu như: triều đình Huế giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn; Pháp, Tây Ban Nha được tự do truyền giáo ở Việt Nam.

Qua các thời kỳ cấm đạo dưới các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, họ dạo Mặc Bắc chưa có nhà cha sở vì phải trốn tránh ẩn mình trong nhà bổn đạo. Sau hiệp ước 1862, việc cấm đạo được nới lỏng, Cha Công đổi đi và cha Trí tới coi họ Mặc Bắc, các bổn đạo không còn lo sợ gì nữa, nên cha đã cất một cái nhà thờ mới trên nền nhà thờ của cha Giacobê Phương cất trước kia, trên mặt tiền có đính một thánh giá bằng cây, phía sau nhà thờ có cất một nhà để cho các linh mục quản nhiệm lưu trú.

Đến thời nầy họ Mặc Bắc đã gần được 100 tuổi, số con chiên từ 30 lúc khởi thuỷ trong năm 1776 đã lên tới con số 3000. Nhiều nhà thờ quanh vùng Mặc Bắc cũng được xây cất thêm để đáp ứng nhu cầu bổn đạo, nhất là sau khi người Pháp đã hoàn toàn làm chủ toàn cỏi “Nam Kỳ Lục Tỉnh” năm 1867 như là Tân Thành (1866), Bông Bót (1870), Xoài Rùm (1867) ,Gò Xoài (Trà Ôn), Ba Phố (1869), Kinh Long Hội (1872) và Rạch Lọp (1887). Hầu hết bổn đạo những nơi nầy tiên khởi đều là người Mặc Bắc tới tìm kế sinh nhai.

Năm 1874 một cơn bảo lớn làm cho nhà thờ bị hư hại nặng nên các linh mục quản nhiệm quyết định xây cất lại nhà thờ cho chắc chắn. Năm 1878 nhà thờ Mặc Bắc khởi công xây cất và cho đến năm 1887 nhà thờ mới hoàn thành và được giám mục Colombert đến làm lễ khánh thành có đông giáo dân thập phương đến dự.

Ngày 08-01-1938 Toà thánh Vatican thành lập giáo phận Vĩnh Long, bao gồm tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và 2 quận thuộc tỉnh Cần Thơ : Cầu Kè và Trà Ôn. Giáo phận gồm 47 linh mục Việt, 3 thừa sai, 45,318 giáo hữu và 1,780 tân tòng. Giáo phận chia làm 7 hạt, 35 giáo xứ, 106 giáo họ. Toà Thánh bổ nhiệm linh mục Phêrô Ngô Đình Thục làm Giám mục. Đây là vị Giám mục người Việt Nam thứ ba.

Sau khi chia địa phận, Mặc Bắc được nâng lên là một trong 3 giáo hạt nằm trong Tỉnh Trà Vinh (Trà Vinh, Vĩnh Kim và Mặc Bắc) Toà Giám Mục Vĩnh Long đặt cha Phanico Nguyễn văn Binh, linh mục bản quốc làm Cha sở đầu tiên tại giáo hạt Mặc Bắc.

Giáo phận Vĩnh Long đang trên đà phát triển mạnh, thì năm 1939, thế chiến thứ hai bùng nổ và Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng. Năm 1944, Nhật chiếm đóng Việt Nam. Các tòa Giám Mục Sàigòn và Vĩnh Long có thời kỳ phải lánh mặt về ẩn trú ở Cái Nhum, tiểu chủng sinh phải giải tán – Năm, bảy linh mục bị bắt vì tội chứa chấp người Pháp. Một vài linh mục bị tra tấn nặng nề, … Ngày 5-8-1945, quả bom nguyên tử thứ hai đã tiêu diệt thành phố Nagasaki, Nhật đầu hàng. Cũng là quả bom khai hoả cho cuộc kháng chiến miền Nam. Lòng yêu nước của người miền Nam như ngọn lửa âm ỷ được khơi cho bừng dậy. Cuộc kháng chiến chống Pháp rất hợp lý hợp tình, được toàn dân hưởng ứng, nhưng giới Thiên Chúa giáo phải nhận chịu nhiều thiệt hại. Việt Minh hoàn toàn ngờ vực Thiên Chúa giáo, Họ đã lợi dụng những tín hữu Thiên Chúa giáo tham gia kháng chiến để len lỏi, để cài cán bộ vào giuồng máy cai trị đối phương. Lạm dụng cơ sở tôn giáo để ẩn núp, để tấn công đột kích, khiêu khích cho phía quốc gia ném bom; pháo kích vào. Còn bên phía chính quyền thuộc địa cố tình lợi dụng Thiên Chúa giáo để chống cộng. Mọi giao dịch qua lại giữa thành thị và thôn quê gặp nhiều khó khăn, có trạm kiểm soát khá chặt chẽ của cả đôi bên. Vì thế vấn đề mục vụ, nhất là những họ đạo ở nơi hẻo lánh xa xôi, linh mục tới cũng khó mà giáo dân cũng không dễ dàng, việc truyền giáo cũng bị ngưng trệ.

Thị trấn Cầu Quan

Thời Việt Nam Cộng Hòa : Sau năm 1954, người Pháp bại trận Điện Biên

Phủ hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, đất nước lại phải chia đôi. Miền Bắc lọt về tay đảng Cộng Sản, Miền Nam theo thể chế tự do được Mỹ bảo trợ và thành lập Chính quyền Cộng Hòa.

Page 4: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 24

Chín năm ông Diệm cầm quyền, Công giáo có vẻ lên hương, giáo phận Vĩnh Long càng khởi sắc hơn nữa. Phong trào di cư ào ạt, tín hữu ngoài Bắc trốn vào Nam, nương bóng chính quyền Ngô Đình Diệm để giữ đạo. Các giáo hạt thuộc địa phận Vĩnh Long được người ta kính nể, các nhà thờ nhân cơ hội xin phép xây cất thêm, và cũng có trường hợp xin phương tiện, vật liệu tu sửa nhiều cơ sở. Trong thời gian nầy nhà thờ Mặc Bắc được kiến thiết rất nhiều và rất đẹp. Có nhiều dân chúng ồ ạt xin tòng giáo. Vùng Càng Long, An Trường nhiều ngàn người theo đạo.

Đa số chắc không phải là do mộ đạo, song có thể để được an thân, chánh quyền bớt đàn áp, lúc nhà binh ruồng bố cũng đỡ hơn, có khi CS lại khuyên dân chúng vào đạo để núp bóng và để có môi trường giúp anh em du kích, lại được thế để cài người vào nội bộ của đối phương.

Năm 1969 tại họ đạo Mặc Bắc, Trung Học Tư Thục Thăng Tiến được xây cất để cho con em trong họ nhà khỏi phải đi xa đến tám cây số mới đến trường trung học Tiểu Cần. Họ đạo cũng đã cử người lãnh đồ viện trợ phát cho người nghèo và bánh mì cho các học sinh ở trường Tư Thục.

Thời kỳ sau năm 1975 Sau năm 1975, giáo hạt (cả các tôn giáo khac)

bị thiệt hại khá nặng. Thời Việt Nam Cộng Hòa truất hữu ruộng đất còn bồi thường. Sau năm 1975, nhà nước phần phối cho tập đoàn hợp tác xã điều khiển canh tác. Ruộng của nhà chung, ruộng của họ đạo không còn nữa, chỉ còn khu đất nhà thờ, nhà xứ, một vài công đất để linh mục tu sĩ có phương tiện sinh sống. Cả họ Mặc Bắc chỉ còn có 12 công ruộng để canh tac…'

Nhà thờ Mặc Bắc trước khi trùng tu năm 1992

Các cơ sở giáo dục, trường ốc, cơ sở từ thiện,

nhà dưỡng lão, cô nhi, nhà nước đảm trách, sử dụng trường sở, còn cô nhi thì giải tán, phân phối cho các

gia đình. Năm 1986 nhà nước trưng thu sườn nhà mà cha Tomas Tâm đã làm nhà thờ dang dỡ để xây trường học.

Về Phụng vụ, kể từ năm 1986 sau thời kỳ đổi mới , nhà nước có vẻ nới lỏng việc quản chế nên công việc mục vụ cũng có phần sinh sắc, nhiều nhà thờ, các cơ sở tôn giáo đuợc tu sửa nhất là dựa vào nguồn tiếp viện từ các tín hữu hải ngoại.

Tháng 6 năm 1993 cha Phero Lợi được điều về Mặc Bắc, nhiều nhà thờ trong vùng được tu sửa. Nhà thờ Ngọn được cha Phero Lê Công Rạng hoàn thành (2001), Nhà thờ Lộ Mới được cha Giuse Nguyễn Hữu Nha nới rộng sau khi bị sập giàn kèo (2001-2002), Nhà thờ Ba Giồng được cha Tomas Nguyễn văn Thành xây dựng (2004), nhà thờ Định Thuận đã được cha Dominico Nguyễn văn Trung trùng tu (2006). Nhà Chung do cha Montmayeu khởi công (1874) với thời gian đã xuống cấp trầm trọng và nhất là bị mối mọt đục phá nên đã được Hội Đồng Qưới Chức phá vỡ và dựng lại ngôi nhà mới (2006) với đầy đủ tiện nghi.

Tháp nhà thờ Mặc Bắc cũ đã được tháo gỡ vì chiến tranh và thiếu bảo trì (1965, 1974) thì nay được một nhóm người thiện chí như ông Tư Hưng, anh Tám Hoang…` hội ý với Hội Đồng Qưới Chức phục hồi lại như xưa, đúng 120 năm sau khi nhà thờ Lớn được hoàn thành (1887-2007).

Bắt đầu từ năm 2004 họ đạo Mặc Bắc mừng lễ giỗ Thánh Giuse Trùm Lựu, được chính quyền tỉnh Trà Vinh cho phép tổ chức trọng thể cấp liên tỉnh và được tiếp tục mãi hằng năm.

Vĩnh Trường

Tài Liệu tham khảo : - Lược Sử Họ Đao Mặc Bắc 1777-2007 của Linh Mục Nguyễn Văn Hiền, Cha Phó nhà thờ Mặc Bắc - Sự Nghiệp Truyền Giáo tại VN (1533-1960) Prepared by Vietnamese Missionaries in Taiwan. - Giám mục Bá Đa Lộc, Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine trên trang nhà vi.wikipedia.org - Mạc Thiên Tích trên trang nhà vi.wikipedia.org. - Tiểu sử Giám mục Ngô Đình Thục của gianglongphucho trên diển đàn x-café.org - Lược sử giáo phận Vĩnh Long trên trang nhà www.giaophanvinhlong.net - Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim. - Việt Nam Huyết Lệ Sử của Cao Thế Dung Đồng Hương xuất bản 1996 tại New Orleans Hoa Kỳ.

Page 5: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 25

Chuyeän Queâ Goùp Nhaët Theo sự tán đồng của một số đồng hương, kể từ Đặc San thứ 9 này, BBC chúng tôi sẽ gom tất cả các tạp văn ngăn ngắn của nhiều người viết khác nhau vào chung một mục, tạm gọi là “Chuyện Quê”. Những bài nào dài quá 3 trang sẽ được xếp rời ở trang khác. Hy vọng đây cũng là một nơi gởi gấm chút tâm tình của một số đồng hương, kể cho nhau nghe những chuyện quê nhà để nhớ lại một vùng trời thân yêu, một thời an lạc đã xa. Vì đây là chuyện kể, xin quí vị đọc giả miễn chấp cho về mặt văn chương hay nghệ thuật. Sau đây là vài “Chuyện Quê” của năm nay:Chuyện 1:

Rau Caøng Cua

(Hai Quẹo kể) Trời tháng bảy rồi đó ngheo bà con. Ở cái xứ

nào đó có tháng bảy mưa Ngâu chứ tại Trà-Vinh mình chỉ thấy mưa dầm. Bây giờ lúa mùa đã cấy xong. Hầu hết dân ruộng đang nghỉ xả hơi. Trời mưa! Mưa cho lúa tốt cho cây xanh. Những trận mưa già rào rào dầm dập suốt ngày. Người lớn bị nhốt trong nhà, đám con nít thì tự do chạy nhảy, vui chơi ngoài sân. Tắm mưa. Ừa, ở truồng tắm mưa, mê lắm! Tắm tới quên hết giờ khắc. Ông trời chạy trốn hay đang đấp mền ngủ đâu rồi? Buổi trưa hay buổi chiều bầu trời đều xám ngắc như nhau. Hai tui thì cứ việc tắm, cứ việc giỡn, cho tới chừng nào bị đánh bù-cạp, môi tái xanh, ngón tay móp xọp, thì mới chịu chạy vô. Cũng có khi bị má cầm roi dọa thì mới bỏ cái tật mê mưa. Bữa nay má đang nấu cơm. Thay vì cầm roi, má đưa cho cái rổ, biểu chạy ra buôi tre ngắt rau càng cua vô luộc ăn cơm.

Hái rau càng cua vô luộc ăn? Chắc quí vị gốc thị thành chợ búa nghe nói vậy thì lấy làm lạ. Rau càng cua luộc? Dà. Đâu phải có bây nhiều thôi. Còn nhiều thứ nữa, rau mờ-om, rau đắng ruộng, rau bồng-bồng chẳng hạng, mấy thứ thường dùng ăn sống, cũng phải luộc ăn cho khỏi phí của trời. Nó đều là rau

hoang, do trời đãi dân mình. Nhiều quá, phải nhổ bỏ để giữ phân cho lúa. Rau càng cua cũng vậy, nếu hổng ai ăn thì cũng bỏ đó cho nó già nó rụi, uổng lắm. Mùa mưa thì dưới nước cá tép thiếu gì, trên bờ thì ngàn trùng rau cỏ. Trà Vinh mình hồi trước khi được “tiếp thu” và bị phỏng... thì như vậy đó. Đặc biệt cái cọng rau hiền khô dễ thương mà được biết tới và mến chuộng hơn hết lại chính là rau càng cua. Nó mọc dày khắp các buội tre quanh vuông ở miệt giồng. Tui xách rổ chạy ra buội tre sát nhà, quơ từng nắm thiệt bự nhổ lên, trốc rễ nghe nhẹ re, rồi lấy tay nọ nắm đầu kia, vặn một cái là đứt làm hai, bỏ khúc gốc, lấy khúc ngọn. Chỉ môt cái rột là có đầy rổ rau non èo sạch trơn. Bưng chạy đi đứng dưới máng nước mưa ở đầu song sốc sốc cho trôi cát rồi đem vô. Má tui đang nấu sẳn nước, má bỏ rau từ từ vô nồi nước đang sôi. Như hóa phép, một rổ rau vun từ từ xộp xuống teo lại còn chỉ một dĩa bàn. Rồi là một bữa cơm đạm bạc ngay trong nhà bếp, bên cạnh ông táo còn tỏa lửa âm ấm, khói cay cay và ngọn đèn dầu ống khói sáng trưng. Mưa vẫn rồ rồ trên nóc nhà. Tiếng ểnh ương uênh-oang đùn đục xa xa. Cơm nóng hổi với rau càng cua luộc chấm nước cá kho, có dầm ớt hiểm xanh, vậy thôi. Lâu cắn trúng một miếng ớt, nghe kim chích da đầu, ngứa rêm chưn tóc, nóng râng vành tai và tươm tươm mồ hôi trán. Aám cúng quá. Dẽ thương hết biết. Nồi cơm bự bị vét hông còn một hột cơm cháy. Tui đã được lớn lên một phần nhờ những bữa cơm kỳ cục như vậy! Rau càng cua! In như là nó vẫn còn trong máu tui đây. Bởi vậy bây giờ, sống ở xứ người, thay vì thèm vịt quay heo khìa chả lụa mà có hồi phát nhớ lại rau càng cua tới bắt nằm chiêm bao. Rồi tui cố gắng lần mò tìm cho đươc hột giống để trồng. Nhưng mà, rau càng cua tự nó mọc thì trời cản cũng hông nổi chớ mình mà trồng nó thì coi bộ hơi căng.

Có lẽ ít có ai mà hổng biết rau càng cua, nhứt là những người sống ở vùng quê miền Nam. Nó chẳng phải là đặc sản của Trà-Vinh đâu. Ở miệt trên, vùng Gia Định đổ lên, đâu cũng có. Nhưng ở đó người ta kêu nó là Rau tiêu. Vùng đó là đất gò, như Hóc Môn, Trãng Bàng, Tây Ninh chẳng hạng, người ta trồng nhiều tiêu và trầu. Có lẽ vì cái vòi và lá coi giống giống trái tiêu lá tiêu nên nó bị kêu như vậy. Còn bà

Page 6: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 26

con mình thấy chùm bông cong cong giống cái ngoe cua? Đúng là xứ của cá tép tôm cua!

Rau càng cua sống được ở nhiều thế đất lắm, trên liếp dừa miệt vườn, trên giồng khoai miệt giồng, cạnh buội chuối, sát gốc bầu, đâu đâu cũng có. Ngoài ra nó còn mọc trong chậu kiểng, bên gốc cây và cả trên nóc đình, trên mái ngói âm dương hoặc trên vách tường nứt vân vân. Đất cát đất thịt nó hổng sợ, mà nó chỉ sợ chỗ ẩm ướt hay ngập nước. Tội nghiệp ghê! Nó cần cù và thiết tha với kiếp sống như vây đó. Nhưng để ý một chút thì thấy cái chỗ lý tưởng cho nó chính là vùng đất giồng cao ráo như Trà-Vinh mình vậy. Dưới gốc tre mát mát, lá tre khô rụng dày cả gang rồi mục ra thành đất mùn xốp xộp; mưa xuống, chỗ đó rau càng cua mọc tốt vô cùng. Dày mịt, khít rịt, xanh um, như cái mền, có khi nó phủ kín hết gốc tre và ôm mất luôn mấy mục măng non. Cọng nào cọng nấy dài 5, 6 tấc, thẳng tưng, non èo, giòn rụm. Nó cần mưa, thích ẩm cho nên mỗi năm nó chỉ nhởn nhơ có một lần theo mưa. Rồi mùa nắng khô, hột nó rụng xuống và nằm ngủ 6 tháng liền trong cát trong lá mục để chờ mưa năm tới. Cái hột tròn vo nhỏ rức như hột cát đó nằm chung với cát thì đố có con mắt nào nhận ra. Gió thổi mạnh một cái là nó bay theo bụi theo cát lên trời, rồi đáp xuống ngọn cây, đậu trên nóc đình, khỏe re. Rồi khi nó mọc thành cây, cái lá mướt rượt của nó mới thiệt là mặn mà tình tứ làm sao. Hình trái tim! Có người biểu nó giống lá trầu lá tiêu tí hon? Dân cờ bạc thì nói nó giống nút Bích, ách Bích bài cào tây gì đó. Tui thì thích nói nó hình trái tim hơn. Mặt trên lá màu xanh mướt, mặt dưới xanh bạc, nham nhám. Thân nó xanh xanh, trong trong, như cẩm thạch, nhưng mà bở rệu giòn rụm như cọng bông súng lột rồi.

Nếu bức một cọng bỏ vô miệng nhai thử thì chỉ thấy nó ngòn ngọt, the the, nồng nồng của trầu, mọng nước như bông súng, vị nghe là lạ mà hổng dám quả quyết là ngon cỡ nào. Vậy mà sao nó lại hấp dẫn quá chừng? Có phải vị nồng làm cho say và bắt ghiền như ghiền trầu? Cũng chưa chắc là tại hay nhờ cách chế biến nó mới ngon. Ở đây hổng nói tới việc dùng nó làm ghém chung với lá cát lồi, đọt sộp, đọt xoài, đọt cơm nguội, mã đề, rau thơm, v. v. để ăn bánh xèo bánh giá, mà chỉ kể món độc chiêu của nó mà thôi. Rau càng cua bóp giấm! Vâng. Làm gì thì cũng phải bóp cho nó xộp cái đã, như kiểu bóp rau cresson. Rồi tùy giàu nghèo mà phủ thêm lên trên, hoặc là lớp thịt bò xào, hoặc mấy lát trứng luộc, hay ít tôm khô giã nhuyễn. Hà tiện hơn thì chỉ rắc lên chút đậu phộng rang đập giập, hoặc, hổng cần gì ráo, chỉ dùng rau tươi nguyên chất mà chấm nước tương, nước chao, nước cá kho hay mắm kho. Chỉ có vậy. Đơn sơ, đạm bạc. Và đặc biệt ở miệt giồng quê tui, còn thêm món càng cua

luộc, như tui nói hồi nảy. Dù ăn theo kiểu cách nào nó cũng đều hấp dẫn khó quên. “Cái đơn giản là cái đẹp nhứt”. Mình làm bộ nhái theo, nói như vầy: “Aên uống đơn giản là cái ăn ngon nhứt”. Nhưng lý do mà tui mê loại rau này chắc hổng phải ở chỗ ngon dở mà còn nằm ở chỗ khác. Rồi bà con sẽ hiểu tại sao mà tui cứ rị mọ ráng trồng cho được nó ở cái xứ mà thời tiết tréo ngoe lạ quắc như vầy.

Tui có anh bạn cố gầy cho được mấy cọng “rau-tiêu” để làm thuốc. Ảnh nói rằng rau tiêu trị mụn bọc công hiện thần kỳ. Đem giã với chút muối rồi đấp lên mụn bọc hay mụn bạc đầu, nó sẽ rút hết mủ và bữa sau mụn sẽ xẹp mất. Đó là môn thuốc bí truyền của dân Gò Dầu biên giới. Tui trồng nó vì nhớ. Tui đã từng ươn mấy lần hột giống được gởi lén từ Việt Nam qua, đều thất bại thảm thê. Sau này, tình cờ có được một ít hột từ rau trồng tại chỗ do người quen khác cho, kèm theo lời chỉ dẫn cách trồng, may quá, tui đã lập được “thành tích tốt” để kể cho bà con nghe chơi.

Nè hén. Mình đừng phơi hột ngoài nắng gắt, nó sẽ chết khô, mà chỉ rắc nó vô thùng giấy, phơi trên giấy chớ hông phơi trên đồ sắt, chỉ cần để trong hàng ba vài bữa nó cũng khô mà hông hư. Xong bỏ vô ve đem cất. Đợi chừng nào có thời tiết ấm như Việt Nam thì đem ra trồng. Cái thời hạn gọi là quá “đát” của hột giống này chắc hổng quá 2 năm. Ở Úc trồng rất dễ. Nhưng ở Canada, Bắc Mỹ Ngũ Đại Hồ hay Na Uy lạnh cóng coi bộ khó. Thú thiệt là tui bù trất về vụ cất nhà kiếng, đặt máy sưởi. Ở xứ ấm như Ốc-sờ-trây-li-a này, vấn đề thổ nhưỡng hông quan trọng lắm, chỉ cần đất xốp trộn với một chút potting-mix bán sẳn trong tiệm, hoặc với chút cỏ mục và chút phân chuồng thật quay là đủ. Chọn chổ nào gần đám cây để có bóng mát

Page 7: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 27

và độ ẩm cao một chút. Lấy hột giống trộn với cát mịn, trên 100%, tức là trôn nhiều cát vô. Rối nắm từng nắm cát hổn hợp đó rắc đều trên mặt ô đất đã dọn. Rồi rắc thêm lớp mỏng đất thường lên trên. Rồi lấy giấy bìa đậy lại vài hôm. Mỗi ngày tưới nước sương sương như mưa phùn. Chỉ non tuần lễ là nó nẩy mầm lẳn mẳn chi chít như giá con, thấy mê luôn. Vài tuần sau là có đám rau càng cua. Nó sợ nắng như con gái nhà giàu và thích ở chỗ cao ráo mà lại có độ ẩm nhiều. Lớn lên trong bóng mát thì nó sẽ trắng ngọc trắng ngà pha màu cẫm thạch, thân dáng thon dài mảnh mai dễ thương lắm. Nếu bị nắng quá nó sẽ bị lùn, nhánh nhóc lung tung và mau có bông, ăn có vị nồng và cay nhiều hơn. Chỉ cần gầy được mùa đầu tiên, mấy năm sau tự nó mọc lên hoài hoài y tại chỗ cũ, miễn là mình đừng đào xới làm xáo trộn vùng đất hứa của nó một cách quá đáng. Nếu khéo chăn bón, sau nhà có thể có vườn rau càng cua ăn tới quên lững chuyện nhớ nhà. Bà con cô bác làm thử coi. Chúc bà con gặt hái được... chút niềm vui.

Cũng may mắn, bên nhà rau càng cua dù bị hiếm nhưng chưa bị diệt chũng, chưa được-giải-phóng hay tiếp-thu-toàn-bộ. Chỉ tội cho rau đắng ruộng, hồi trước nó bị coi là cỏ hoang, làm mất công nhà nông không ít. Vừa nhổ bỏ vừa chửi thề. Phát mệt. Rau mờ-om cũng vậy. Nhưng bây giờ thì nó đi đâu gần hết, trở nên “hiếm-quí”. Có phải vì nó tranh thủ góp công vô nghĩa vụ xóa-đói-giảm-nghèo?? Cái đói hổng biết ai mang từ đâu tới, làm bà con mình đói theo. Rồi y như trong kinh: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Aên sạch trơn rau. Sạch sành sanh. Đau thì uống rượu cho chết luôn. Rau đắng ruộng đang được “nâng cấp” với “chức năng” quan trọng vậy đó, và nó nghênh ngang nhảy vô tô cháo cá của người đói-ăn từ mấy kiếp, đói từ tiềm thức, đói từ trong xương. Họ quen nhâm nhi rắn rít đuôn dế châu chấu bù cào ở quán bên đường. Rau mờ-om thì nhảy vô tô phở lai hũ tíu miệt vườn hay trong sóc. Chỉ có rau càng cua được tha vì nó trốn trong vuông tre người dân quê, khó có ai ngang nhiên vô đó mà lặt. Nhưng nó cũng hiếm rồi. Người ta dùng nó làm tấm nệm lót trong dĩa tôm chiên gà nướng nằm, để phục vụ “du lịch sinh thái”. Cũng buồn hén! Ở đời có nhiều cái rất nhỏ nhặt tầm thường thì mình thấy nhàm, rồi quên lững nó đi. Chừng nào mất nó rồi mình mới biết quí biết nhớ. Sống tha phương, nhiều khi nhớ mấy cọng rau bình dị thân thương đó hung lắm. Nhưng gẫm đi gẫm lại, nhớ là chuyện nhỏ. Cái liên tưởng mới vĩ đại. Nỗi nhớ mới phát thì nhỏ xíu như mụn cám, rồi nó ăn lan ra, truyền nhiễm qua nhiều chuyện khác, biến thành ra chuyện lớn. Nó bao phủ cả gia đình, làng mạc, ruộng đồng. Nó đưa mình về mái nhà lá đơn sơ, những bữa cơm gia đình đầm ấm, gợi nhớ lại cuộc sống yên bình, một quê hương xa

mút tí tè. Nó dám ôm luôn cả vùng trời kỷ niệm! Tất cả mấy cái vĩ đại như vậy bỗng dưng bị giựt dậy chỉ nhờ một cọng rau càng cua tí tẹo. Lạ thiệt. Rồi bỗng dưng tui nhớ món rau càng cua luộc quá chừng chừng, và thương nhớ má tui tới thót ruột!!! HQ 2008. Chuyện 2:

Luùa Muøa !! Anh Bắp

Nhớ hồi còn học trường Dì (dì phước) ở Bãi Xan, khi điền đơn đi thi Tiểu Học ở Trà Vinh thấy trong đơn có câu “Cha làm nghề gi?” tôi ghi ngay là “Làm ruộng” còn “Mẹ làm nghề gì?” tôi ghi là “Nấu cơm”. Mà thiệt tình, sáng nào cũng vậy, sau khi dự lễ ở nhà thờ là Má tôi ghé qua chợ để mua chút đỉnh rồi hối hả về nhà lo việc cơm nước cho gia đình. Sáng thì cơm rang với tóp mở heo, trưa thì cơm canh với cá kho hay tép rang. Chiều cũng vậy. Ngày ba lần cơm nước cộng với heo cúi, gà vịt là đủ để bà vất vã suốt ngày rồi. Ba tôi thì sáng sớm sau khi ăn xong chén cơm rang là ông dắt đôi trâu ra ruộng lo việc cày bừa hay trục cho tới xế chiều mới về. Đó là trong mùa lúa. Còn khi lúa đã cấy xong thì ông phải lo việc tu sửa bờ ranh, canh nước hay nhổ cỏ lúa. Bấy nhiêu việc cũng đủ làm Ba tôi chật vật tối ngày. Vậy thì nghề làm ruộng với nghề nấu cơm là đúng cho Ba Má tôi quá trời. May là đơn không hỏi tôi làm nghề gì chứ nếu có hỏi thì … dể ẹt, tôi làm nghề “coi trâu”, vì mỗi khi đi học về là tôi phải lo cho mấy con trâu của Ba tôi. Mùa hè thì cũng cây roi, nón lá, quần cụt, áo đen, với cuộn nylon áo mưa đeo bên hông. Tôi thành thằng chăn trâu thứ thiệt. Không hiểu sao hồi nhỏ tôi khoái coi trâu quá cở thợ mộc!

Nói tới trâu là nói tới ruộng, tới lúa. Nói tới ruộng lúa là nói tới đời sống của đa số dân chúng ở quê tôi. Bãi Xan là xứ ruộng mà. Nói “cò bay thẳng cánh” hay “chó chạy cong đuôi” thì có hơi quá chứ thiệt tình ruộng ở quê tôi cũng mênh mông, ngút ngàn.

Page 8: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 28

“Đừng giỡn mặt, khó … làm ruộng” cũng là câu mà trẻ con hay thách thức nhau. Đủ thấy ruộng có liên hệ mật thiết với dân quê như thế nào.

Nghề làm ruộng thời đó không được dạy ở trường học, cũng chẳng thấy có sách vở nào chỉ dẩn rỏ ràng là khi nào phải gieo mạ, lúc nào cấy rồi lúc nào thì gặt. Cha truyền con nối mà. Cả dòng họ tôi đều sống với ruộng. Ông Cố tôi là Ông Chủ Kế (Ngô Công Kế). Ông Nội tôi là Ông Chủ Thiều (Ngô Công Thiều) rồi tới Ba tôi là Ông Ngô Thái Tông (lúc trước cũng được kêu là Ông Chủ Tông nhưng sau không gọi như vậy nữa để tránh rắt rối trong việc cải cách ruộng đất). Như vậy đủ thấy là nghề ruộng phải học từ kinh nghiệm của người đi trước, từ nông dân, học ngay ngoài ruộng.

Hơn hai phần ba diện tích của Bãi Xan là ruộng đồng. Ruộng ở đây là ruộng nước thấp, ruộng gò. Có lẻ vì lý do nầy mà từ xa xưa, nông nghiệp vẫn luôn là nghề chính của cư dân trong làng. Gia đình nào cũng đều làm chủ, ít thì cũng vài công hoặc nhiều thì đến vài mươi mẫu ruộng, dư đủ nuôi sống cho gia đình suốt năm. Trong những thâp niên 60, 70, hầu hết lúa được trồng trên ruộng làng đều là lúa mùa vì nó hợp với khí hậu, độ cạn của nước và độ mưa hằng năm. Lúa Mùa:

Nói đến lúa mùa thì chúng ta phân biệt được hai loại: Lúa vùng nước sâu là lúa sạ hay lúa nổi và lúa vùng nước cạn. Mỗi năm trồng một mùa nên gọi chung lúa mùa là vì lẻ đó. Lúa mùa nguyên thủy phát sinh từ đâu thì không thấy tài liệu nào ghi chép rỏ ràng. Nhưng lúa mùa được du nhập vào miệt Đồng Bằng Sông Cữu Long vào năm 1891 do một Linh mục người Pháp coi quản họ Năng Gù tên là Conte, mang về từ đất Miên. Từ đây, lúa mùa được nuôi dưỡng vun bón và phát triển mạnh mẻ trên hơn một trăm năm ở

vùng đất nầy và đã trở thành nguồn lợi chánh cho người dân vùng đồng bằng sông Cữu Long. Lúa Vùng Nước Sâu – Lúa Sạ:

Lúa sạ, cũng là một loại lúa mùa, được trồng nhiều nhất thuộc vùng ruộng có mực nưóc lên cao trong mùa nước nổi (có lẻ vì vậy nên cũng được gọi là lúa nổi) như ở miệt Đồng Tháp Mười, Hồng Ngự, Châu Đốc, An Giang. Lúa sạ có những tên gọi như là: Nàng Tây, Đuôi Trâu, Tàu Binh. Đặc biệt của loại lúa nầy lá nó mọc cao theo nước, có thể lên tới 2 thước, tùy theo vùng. Tôi có được may mắn sống ở Cao Lảnh một thời gian nên có dịp quan sát thấy cách thức trồng lúa sạ khá đơn giản. Trong mùa khô, vào khoảng tháng 6 tháng 7, khi trời bắt đầu oi bức, người dân vở đất bằng cách cày ruộng. Sau đó, rảy những hạt lúa giống lên mặt ruộng, gọi là sạ lúa, rồi bỏ đó. Khi trời mưa, hạt giống nẩy mầm, cây lúa con bắt đầu mọc xen lẩn với cỏ dại. Đến mùa nước lên, những cây lúa phát triển nhanh chóng để ngọn lúa luôn được cao hơn mặt nước. Nước lên tới đâu thì lúa mọc cao tới đó. À mà lạ thiệt, ngày hôm trước nước lên ngập lúc mắt, nhìn không thấy một cọng cỏ, sáng hôm sau đã thấy đầu lúa nhú lên cả tất trên mặt nước rồi. Đến mùa nước rút thì lúa cũng bắt đầu chín. Những cây lúa ngả rạp trên mặt ruộng và người ta chì cần cắt mang về. Lắm khi nước chưa kịp rút mà lúa đã chín thì cứ việc bơi xuồng dùng “lưởi hái” để cắt những bông lúa óng vàng lắc lư trên mặt nước

Lúa Vùng Nước Cạn – Lúa Mùa:

(Tạm gọi lúa mùa nước cạn trồng ở Bãi Xan là lúa mùa cho dễ phân biệt với lúa sạ, cũng là lúa mùa vùng nước nổi).

Ruộng đồng ở Bãi Xan, dựa theo địa hình, được chia thành 3 khu: Cánh đồng trên thuộc Ấp Thượng, đồng giữa thuộc Ấp Trung và đồng dưới thuộc Ấp Hạ. Đồng Ấp Trung là nhỏ nhất, khoảng 4 cây số vuông và ăn liền với đồng trên. Đồng dưới, còn gọi là Đồng Ông Bốn, rộng nhất. Bắt đầu từ đường Vàm Giồng đi vô tận Rạch Dừa và xuống tới Vàm Láng Thé. Đồng thì rộng nhưng lại có nhiều kinh rạch khác với đồng trên và đồng giữa, chỉ toàn ruộng.

Page 9: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 29

Khác với lúa sạ, lúa mùa trồng ở Bãi Xan có tên như: Ba Tút, Trắng Lùn, Nàng Hương, Vé Vàng. Loại lúa nầy có bụi lớn và cao từ 7, 8 tất tới 1 thước. Còn nếp thì có nếp mường, nếp thơm, và nếp than. Trồng nếp thì ít khi trúng nhưng cũng phải có để làm bánh tét, bánh phồng ăn Tết. Cày

Mùa lúa thường bắt đầu bằng những vụ cày vào khoảng cuối tháng ba đầu tháng tư Âm lịch. Sau vài cơn mưa đầu mùa (sau Lễ Đèn) là những nông dân tay chân mốc cời, da sạm nắng, bắt đầu cày những công ruộng của mình, nhất là những công mạ. Gọi là công mạ vì phải chuẩn bị những công đất nầy cho thật kỷ đễ gieo mạ. Nhà nào có trâu thì cày 2 đợt. Đợt đầu thì cày suông, đợt hai là cày lật (cày ngược để lật sấp đất lại). Mùa cày cũng là mùa soi nhái. Nói soi nhái tôi mới thấy nhớ nhà làm sao… Lúc chạng vạng tối, vừa đỏ đèn là ếch nhái ngoài ruộng bắt đầu kêu râm rang, nhứt là những chổ ruộng trũng, lấp xấp nước, nhái nằm lềnh khênh. Đến khoảng 9, 10 giờ đêm thì nó kêu rùm trời nghe khoái lổ tai. Đi soi nhái là bắt đầu vào lúc nầy. Tới khoảng 2, 3 giờ sáng là nhái “bắt cập”, chổ nầy oẹp-oẹp, chổ kia oẹp-oẹp. Cứ theo tiếng kêu mà tới thế nào cũng thấy anh chị đang du dương quên trời quên đất. Đôi khi nhiều đến độ chỉ bắt những chị nhái mập phè mà bỏ đi những anh chàng nhái đực ốm tong teo chỉ bằng ngón chân cái.

Soi nhái cũng phải biết cách. Đèn soi có vài

ba loại, đốt bằng khí đá. Rẻ nhứt là đèn tự làm lấy bằng hộp nước sơn. Hai hộp sơn bắt dính nhau bằng cái bòi xe đạp có trét xà bông chung quanh cho khỏi xì hơi. Cắm một cộng tre chuốt nhỏ như chiếc đũa vô cái bòi để chỉnh nước. Bình trên đựng nước. Bình dưới để đựng khí đá có bắt cái bét dính với chá đèn (chóa đèn). Bét đèn thì thường xài loại bét 2 lổ để có ngọn lửa hình đuôi cá sáng hơn loại 1 lổ. Kế là loại đèn khí đá làm bằng gan. Loại nầy rất thông dụng, có màu xám chì, rất bền. Mắc nhứt là loại đèn thau. Đèn nầy nhỏ hơn đèn gan, dáng thon thon, có màu đồng bóng láng rất đẹp. Đèn soi phải sáng, phải có quầng mới làm chóa mắt con nhái. Phải đánh thật bóng chá đèn thì mới rọi xa được. Nếu rọi gần chân thì con nhái

rạp mình xuống, lưng nó cùng màu với đất không thể nào nhận ra được. Phải rọi đèn ra xa khoảng 3, 4 thước, Con nhái ngước nhìn đèn đưa cái cổ trắng hếu rồi vì bị chóa mắt nó cứ nằm yên một chổ cho mình chụp. Thuận tay nào thì chụp tay đó, bỏ vô cái trung (giỏ đựng nhái). Nắp trung có cột sợi dây thung nên con nhái tọt vô được mà ra thì không. Thịt nhái xào với lá-cách nước cốt dừa là ngon nhứt hạng. Bừa:

Trở lại việc làm ruộng. Sau vụ cày là bừa. Cái bừa làm bằng khúc cây dài khoảng 4 thước. Bên dưới có đóng một hàng răng bừa như cái lược thưa. Cáng bừa làm bằng 2 cây tre dài để máng lên cái ách đôi giửa 2 con trâu. Người đi bừa thường phải đứng trên cái bừa để thêm sức nặng làm bể những cục đất mới cày xong mấy hôm trước.

Trục:

Sau bừa là trục. Mục đích của trục là làm cho đất nát ra để gieo mạ hoặc cấy sau nầy. Cái trục cũng dài khoảng 4 thước. Trục cũng như bừa, thường được đẻo từ cây mù-u cho bền. Trục có khía như trái khế dài gọi là ống trục. Trên ống trục là giàn trục. Trên giàn trục có bàn ngồi. (Tôi khoái đi trục nhứt vì không phải đứng!). Thường phải trục thiệt kỹ những công mạ cho đất nhừ ra thì mạ mới tốt. Gieo mạ:

Để có mạ gieo thì phải ủ giống. Ủ giống bằng cách ngâm lúa trong nước qua đêm rồi trải mỏng lên trên một tấm phảng, lấy bao bố tời đậy lại để giử hơi ẩm. Mỗi ngày phải rải thêm ít nước cho ẩm đều. Độ 2 ngày sau, khi dở bao bố tời lên mình sẽ thấy hơi ấm toát ra tức là giống bắt đầu mọc mầm. Sau 3, 4 đêm ủ như thế, những hạt giống bắt đấu nứt mầm trắng như hột gạo, khi mầm ra dài gần bằng hột lúa thi hột giống sẳn sàng để gieo. Không nên để mầm lú dài quá vì sẽ bị gảy khi gieo và sẻ chậm bám rể lên đất.

Gieo mạ cũng phải biết cách. Người gieo mạ tay trái cập thúng mạ bên hong, tay phải hốt một nắm giống rồi tung ra theo hình cánh quạt trong khi đi giực lùi để không phải giẩm lên những hột giống mình vừa gieo. Gieo xong thì thỉnh thoảng phải đi thăm ruộng, nếu thấy có nước vô thì khai bờ cho nưóc rút đi nếu không sẽ trôi giống, hoặc những con sâu nước sẽ ăn

Page 10: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 30

cây mạ, hay mạ không ăn rể lên đất được. Ngược lại, nếu đất khô thì phải khai bờ cho nước ngấm vô để hột giống bắt rể được. Nghĩa là phải luôn giử mặt đất ẩm nhưng không được có nhiều nước. Khi mạ lên được khoảng 2, 3 tất thì mới thấy bớt lo nhưng cũng chưa xong, còn phải lo lúa thiếu nước thì bị “cháy”, lo bị sâu rầy ăn sẽ không có lúa để cấy, lo hoài lo mãi đó là cái khó của nghề nông quê tôi. Kế đến còn việc cày, bừa, trục những công ruộng còn lại để chuẩn bị cho mùa cấy sắp tới.

“Tháng năm chưa nằm thì sáng”. Là tháng mà những cộng mạ non đã lên được khoảng 2, 3 gang tay. Cũng là tháng bắt đầu cho những cơn mưa chợt đến chợt đi. Những cơn mưa không báo trước, nhưng đôi khi cũng day dẳng vài ba ngày làm cho trời đất tối sầm, đường làng nhày nhụa sủng nước, lòng người thấy buồn hắt hiu. Mưa tháng năm làm cho nước trong kinh rạch, đầm đìa, đổi màu vàng đục. Cũng là lúc những thửa ruộng quê tôi xanh thẳm những cộng mạ tươi mà gió thổi làm gợn những làn sóng nhỏ. Con chuồng chuồng bay rồi đậu lại trên đầu ngọn lúa như còn thương tiếc cộng mạ thơm. Cấy:

Đến tháng 6 thì mạ đã đựơc 2 tháng tuổi, mùa cấy bắt đầu. Thợ nhổ mạ nhổ tất cả những cộng mạ non rồi cột lại thành bó, quăng lên trên cái liểng rồi chủ ruộng cho trâu kéo tới những công ruộng vừa trục xong, tại đây, thợ cấy, thường là đàn bà, 4, 5 người dang hàng ngang, dùng cần cấy (cần cấy là một thanh tre chuốt nhọn, có cái cán nằm ngang để cầm) cấm một cái lổ trên mặt ruộng rồi nhét cây mạ xuống ruộng sâm sấp nước, lấy chân dí bùn xung quanh cho chặc gốc rồi cứ vậy mà tiếp tục cho đến lúc đầy công ruộng. Cấy lúa phải cho ngay hàng thẳng lối, khoảng cách vừa đủ để khi cây lúa lớn lên không bị quá chật hay quá thưa. “Cấy thưa thừa thóc - Cấy dầy cóc được ăn”. Câu nầy rất đúng cho lúa mùa ở Bãi Xan. Một tầm (1 tầm = 2m7, 1 công đất = 144 tầm vuông) mà cấy 6 cây lúa là cấy thưa còn cấy 8 cây lúa là cấy dầy. Theo kinh nghiệm của một người bạn đã từng làm ruộng ở Bãi Xan thì cấy thưa trên ruộng giồng là hay trúng mùa, gặt mệt xĩu. Ngược lại, cấy dầy thì hầu như không có để mà gặt. Khi cấy thì chỉ dùng 1 cây

mạ nhưng vài tuần sau thì cây mạ con phát triển mạnh mẽ thành một bụi lúa xanh mơn mởn.

Bên dưới những ngọn lúa là một thế giới sinh động của những con tép bạc, tép rong, cá rô, cá sặc, cá lóc, những con cua, nhái bầu, chằng hiu, ểnh ương, v.v. chúng cũng tăng trưởng theo nhịp lớn của ngọn lúa. A..ha, … mùa nầy cũng là mùa cấm câu, giăng câu, thả lưới, đặt nò, đặt lọp, xúc tép, và cả đặt chọp cho lũ nhỏ nữa.

Ba tháng sau, tức là vào tháng 9, là lúa bắt đầu trổ đồng đồng. Lúc nầy nhìn ra thửa ruộng ta thấy toàn là những bông lúa non màu trắng sửa, vương mình trong gió sớm, chờ đón nắng mai sau một đêm hứng đầy sương. Sương đêm, nắng sớm, tinh chất từ đất, từ nước là những thức ăn quan trong cho sự trưởng thành của hạt lúa. Ban đầu bông lúa có màu trắng sửa, rồi đến màu xanh rồi dần dần chuyển thành màu vàng tươi rồi vàng sậm. Đó là lúc mùa gặt tới.

Khoảng tháng 11 thì lúa bắt đầu chín. Đi giữa

ruộng lúa lúc nầy là cả một kỷ niệm đáng nhớ. Gió thổi rì rào làm gợn những đợt sóng vàng trên mặt ruộng, phảng phất mùi thơm của bông lúa chín. Thỉnh thoảng một đàn chim nhỏ bay vút lên rồi đậu trong đám trâm bầu bên đường. Người nông dân nhìn lại đôi bàn tay mình đã chay cứng, quần áo mình đã đổ màu nước phèn, nhưng trong lòng cảm thấy sung sướng vì sắp tới mùa gặt, mùa thu hoạch kết quả của bao nhiêu nhọc nhằng vất vã trong những tháng qua. Gặt: Đầu tháng chạp là mùa gặt bắt đầu. Mùa gặt phải nói là mùa vui nhất trong nghề làm ruộng. Nông dân mặt mày hớn hở. Nhà nhà đều lo chuẩn bi quét sân sạch sẽ để cộ lúa về. Rồi thì đạp lúa, phơi lúa, quạt lúa, ví bồ. Rồi Tết sắp tới nữa. Vì vậy mà nhà nào cũng mong gặt cho xong trước Tết để có nếp mới làm bánh phồng, gói bánh tét, có gạo mới để nồi cơm gia đình được thơm hơn trong dịp tết. Đạp Lúa:

Sau Tết là tới mùa đạp lúa, ra rơm. Người ta chuẩn bị sân đạp lúa bằng cách gom cứt trâu trong thúng kéo bằng cái mo cau. Pha cứt trâu với nước cho

Page 11: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 31

lỏng rồi quét lên mặt sân phơi khô. Khi khô, cứt trâu thành một lớp xanh xanh mỏng như tấm đệm phủ hết mặt sân gọi là sân cứt trâu. Sân cứt trâu có mùi hăng hăng của cỏ. Vì là dân ruộng nên chẳng ai cảm thấy khó chịu vì mùi nầy.

Đạp lúa cũng rất công lao và qua nhiều giai đoạn. Trước hết là bắt bó (chất lúa lên bãi). Để cái ghế nọc ở giữa sân, xếp ngược những bó lúa dựa vô cái ghế, từ trong ra ngoài làm thành một bãi tròn lớn. Đánh 2 hay 3 con trâu đi vòng vòng bên trên cho hột lúa rụng xuống. Đánh trâu đạp lúa cũng phải biết cách. Người đánh trâu giỏi không bao giờ để trâu bước lọt ra ngoài bãi lúa làm hư sân. Tôi còn nhớ ông Thầy Thom, nhà ở mé sông sau nhà tôi, là người có nghề đánh trâu đạp lúa giỏi nhứt làng. Khi thấy lúa đã rụng gần hết thì tới việc giũ bó (trở đầu lúa). Lần nầy thì người lấy những bó lúa ra, giũ giũ cho lúa rớt xuống, xoay ngược bó lúa từ trái qua phải và xếp lại từ ngoài vô trong, và tháo dây cột bó lúa ra rồi cho trâu đạp tiếp tới khi nổi rơm (lúa rụng hết còn rơm thì rối bời nổi màu trắng) thì sẳn sàng ra rơm. Ra rơm bằng cách những người phụ ra rơm đứng xếp hàng từ bãi lúa ra tới gốc rơm, dùng mỏ-sải (cần bằng cây dài khoảng 1 sải tay, có móc nhọn ở đầu) quăng rơm lên và đưa rơm từ người nầy qua người kia, từ trong bãi ra ngoài ngọn để rớt hết lúa và rồi chất đống cao làm thành cây rơm. Ra rơm cần có nhiều người nên thường có hàng xóm tới phụ. Khi đi phụ ra rơm, phải tự mang mỏ-sải của mình tới vì mỏ-sải, cũng như cù-nèo, cù-nghéo để gặt lúa phải là vật cá nhân, phải đúng cở mới xài được. Ra rơm thường vào buổi chiều tối. Sau khi ra rơm là chủ nhà hay cho ăn chè đậu trắng nước cốt dừa để cám ơn. Hồi nhỏ tôi rất thích ăn chè đậu trắng nên luôn mong mau lớn để được đi phụ ra rơm, ăn chè mỗi ngày. Sáng hôm sau khi ra rơm là phải lo kiểu lúa. Kiểu tức là dùng cái trang kéo lúa gom lại thành đống hình chử nhật, cao khoảng 3, 4 tấc. Dùng trang cũng phải nhẹ nhàng. Nếu để cái trang rớt trên lúa quá mạnh sẽ dập hột lúa tróc vỏ thành gạo. Kế đến, người kiểu lúa dùng cái kiểu (cái bồ cào có rơm đương răng lại) quăng lúa từng lớp mỏng từ trong ra ngoài. Trong khi quăng lúa thì xoay tay cáng một cái cho lúa tung lên rồi vì nặng hơn rác, lúa sẽ rớt xuống trước còn rác với lúa lép rớt sau, nằm bên trên. Người kiểu lúa đi thụt lùi, trước mặt là 2 người quét dùng chổi mới (phải là chổi mới mới được vì chổi cùn cứng hơn sẽ quét mất lúa) quét phơn phớt trên mặt lúa để đưa rác ra ngoài ngọn. Sau khi kiểu là đến việc quạt lúa. Người ta thường dùng xa-gió để quạt lúa. Xa-gió là một thùng gổ lớn, trên có cái quặng to tổ chảng để đựng lúa (có thể chứa 2, 3 giạ lúa một lúc). Phía dưới đằng trước có hai cái máng để hứng lúa chạy xuống hai cái thúng để dưới đất. Ngay dưới cái

quặng có lưỡi gà với con bọ để điều chỉnh độ xuống của lúa. Bên phải và về phía dưới cái quặng là 4 cánh quạt ăn liền với tay quay bên ngoài. Cái máng gần người quay là để hứng lúa trọng, máng kế bên để hứng lúa lép nhẹ hơn. Còn đuôi quạt có phủ chiếc đệm là chổ để “bui bui” (rác và trấu) bị quạt thổi bay ra ngoài. Người quạt cũng phải biết cách canh con bọ và quay tay cho đều đặn. Quay quá mạnh thì mất lúa còn quay quá nhẹ thì lúa bị dơ, có nhiều lúa lép.

Khi đầy thúng lúa, người quạt đẩy miếng chận xuống miệng máng để chận lúa lại trong khi đổi thúng mới. Thúng lúa đầy được đem đổ vô bồ để dành ăn hoặc bán lại sau nầy. Khi đổ một thúng lúa vô bồ, người đội lúa vói tay bẻ cong một nất cọng chổi để đánh dấu. Xong xuôi, chỉ cần đếm lại số nất trên cộng chổi là biết đã có bao nhiêu giạ lúa trong bồ. Người ta thường lựa ra ít giạ lúa thiệt sạch chứa trong bao bố tời để riêng để làm lúa giống cho mùa sau. Nếu phải đem bán hay chà những giạ lúa giống nầy mà ăn thì … thiệt là đang ở tình trạng khốn cùng, không còn phương cách nào xoay trở. Thường chẳng ai dám nghĩ tới chuyện nầy.

Đó là cách làm ruộng lúa mùa ở Bãi Xan, quê tôi, thời trước. Bây giờ … ôi thôi, khắp nơi đều thần nông. Làm hết vụ nầy tới vụ khác, không nghỉ ngơi. Người không nghỉ đã đành mà đất cũng không có thời gian để hồi sinh nên càng ngày càng cạn kiệt chất dinh dưỡng. Người ta thế vào bằng những phân hoá học nhập cảng từ Trung Quôc, từ Đài Loan để rồi ngày nay tép cá trong ruộng không còn nữa, muỗi mồng tấn vô vườn vô nhà, thiệt là một thảm họa. Vài mươi năm nữa tôi tin rằng không ai còn nhớ lúa đen, trắng lộn hay vé vàng là gì. Ôi… còn đâu hình ảnh con trâu cày bừa trên ruộng, còn đâu những cà-lan lúa cao hơn mái nhà, còn đâu những buổi ra rơm đốt đèn măng-song sáng trưng, còn đâu mùi cứt trâu hăng hăng quen thuộc. Có còn chăng, chỉ là … trong kỷ niệm.

Chicago, mùa Tết năm Mậu Tý (2008) Anh Bắp

Page 12: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 32

Chuyện 3:

Chiếc đòn gánh và đôi giống quê hương

(Tâm Hoài kể) Thân tặng bạn hữu và đồng hương Trà Vinh

Tôi không phải la nhà khảo cứu cho nên tôi không biết xuất xứ của chiếc đòn gánh và đôi giống gánh có từ đâu?Chổ nầy xin các vị chuyên khảo cứu và quí bạn tha thứ cho.Tôi chỉ viết về hai đối tượng nầy như là một hoài niệm và nỗi nhớ từ khi tôi còn trẻ và lớn lên lúc còn sống nơi quê nhà .Nhưng một điều chắc chắn là chiếc đòn gánh và đôi giống phát xuất từ nhu cầu di chuyển hàng hóa của người miền quê trong thời buổi chưa có chiếc xe đạp và sau nầy đến các phương tiện khác hiện đại như ngày nay trên đường bộ. Chiếc đòn gánh thường làm bằng tre.Thường người ta lấy đoạn gần gốc khoảng hơn hai thước vì nơi đây có độ cứng, các mắt tre nhặc hơn, chiếc đòn sẽ cứng và có độ dẽo Đoạn tre được chẽ đôi ra và được đẽo gọt thành chiếc đòn gánh, dài hay ngắn sao cho khi đặt lên vai là vừa tằm cho đôi tay giử hai quãy gánh. Hai đầu đòn gánh có hai cái mấu đễ giữ hai đầu giồng. Khác với chiếc đòn gánh là chiếc đòn xóc, hai đầu không có mấu và được vạt nhọn. Người miền quê thường dùng đòn xóc để gánh mạ, lúa hoặc những bó củi ,Vì có hai đầu nhọn nên dể xóc vào hai bó mạ hoặc lúa bó gánh từ đồng ruộng về sân nhà .Người đời thường ví những ai dùng lởi lẽ đâm đầu nầy thọc đầu kia cho mọi ngừơi gây gổ, giết chóc lẩn nhau là bọn đòn xóc. “Ôi! nó là cái loại người đâm bị thóc, xóc bị gạo mà !” thường để nói đến nhửng hạng người như vậy.

Đôi giống thường thấy làm bằng mây. Cọng mây được chẻ đôi ra thành những sợi theo độ dài , Dưới đáy gọi rế giống, thường được đang thành hình vuông, từ bốn gốc xoắn vào nhau đi thẳng lên (độ dài hay ngắn tùy theo dùng cho người lớn, người nhỏ con hoặc cho trẻ em), chụm đầu và đang thành quay giống. Chiếc đòn gánh luôn có mặt khắp các nơi trong mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân.Trong bài trường ca “Con đường cái quan” của nhạc sĩ Phạm Duy khi nhắc đến đoạn đoàn người di dân tiến về phía Nam thì có đoạn “Gánh, gánh, gánh...gánh thóc về, gánh thóc về…” Đó là biểu tượng đặc thù của vùng đất mới đồng bằng Nam bộ. Một giãi đất mà ông cha chúng ta từ phía Bắc đi theo đường biển hoặc đường bộ, tiến dần về phía Nam lập nghiệp và định cư. Đó là vùng Đồng bằng sông Cữu Long trù phú như ngày nay. Ở vùng quê tôi,qua các nẽo đường tôi thường thấy các bà mẹ, những cô gái quãy gánh từ sáng sớm từ các vùng hẽo lánh trên những con đường đất ngoằn ngoèo với đôi quãy gánh nào là rau quả,cá,mắm và đủ mọi thứ linh tinh khác mà họ có được đem ra chợ bày bán, Lúc tan chợ về, họ mua gạo, đường, nước mắm hoặc các thứ khác cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày , Khi về các mẹ, các chị không quên mua một ít xôi, chè, bánh đặt ở hai đầu giống về cho các con ,các em đợi ở nhà. Kẻo kẹt khắp vùng quê đâu đâu củng thấy người quảy gánh.Người gánh lúa từ đồng ruộng về, người gánh nước trên các nương rẩy tưới từng luống đất hoa mầu, người quảy gánh hàng rong với tiếng rao lanh lãnh “Ai ăn bún nước lèo hôn”Ai ăn chè đậu hủ hôn… Sau khi đậu tiểu học tôi lên Trà Vinh ở nhà chú Năm trọ học trung học. Cứ mỗi đêm vào khoãng 9 giờ tối tôi thường nghe tiếng rao “Ai ăn chè thưng nước dừa đường cát hôn “ của dì Tám chè thưng. Người ta gọi chết danh dì như vậy.Và suốt thời gian học ở TràVinh, nếu đêm nào dì bị bịnh không đi bán được, không nghe tiếng rao của dì tôi thấy thiếu vắng một cái gì đó vô cùng. Có đêm dì đi ngang nhà tôi hơi trể, thấy tôi còn thức học bài. Dì dừng gánh và réo hỏị ‘Cháu chưa ngũ hả, có đói bụng không?, để dì múc cho cháu chén chè nghe?, bửa nay dì đãi cháu đó.Tôi đang ngần ngại thì dì đả có ngay trên tay chén chè thơm phức.Thật ra tôi cũng đang đói và thèm chè của dì, nhưng vì túi hết tiền nên không dám gọi .Thật chó ngáp phải ruồi, tôi nghĩ bụng như vậy, nhưng miêng vẫn nói cháu sẽ trã tiền….Dì Tám khoa tay nói: “dì

Page 13: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 33

nói dì đãi mà” và quảy gánh đi với tiếng rao lãnh lót xa dần ..xa dần “Ai ăn chè thưng nước dừa đường cát hôn”…… Khi lên Sài Gòn học, tôi không còn có dịp nghe tiếng rao của dì nửa .Tôi nhớ mình còn nợ dì một chén chè thưng và nghĩ khi nào đi làm có tiền, lúc gặp lại dì tôi sẽ trả tiển chén chè cho dì ..Và rất lâu khi có dịp về Trà vinh tôi ghé thăm gia đình chú thiếm Năm .Tôi hỏi thiếm về dì Tám chè thưng, thì thiếm cho biết di chết hồi năm Mậu Thân. Tôi cay cay đôi mắt. Dì Tám ơi! bao giờ cháu trã được cho dì chén chè ân nghĩa năm xưa đây…! Trong thời chiền tranh bốn lăm (1945) khi chạy tản cư thì các bà mẹ bỏ con nhỏ vào một đầu giống còn đầu kia.bỏ nồi nêu xoang chảo và các món cần thiết ,chạy tán lọan rời xóm nhà đi lánh nạn. Gia đình tôi chạy theo đòan ngừơi tản cư và sống ở Cồn Cù… Ba tôi dùng đôi quãy gánh, gánh hàng ra chợ bán, má gánh nước từ cái giếng đào ở sau nhà đổ vào khạp, lu chứa nước nấu ăn, hoặc giặt giủ. Tôi dùng thanh tre treo lủng lẵng hai cái lon sửa bò gánh nước đỗ vào hang bắt dế. Sau nầy khi hồi cư về Trà Cú có môt dạo mới lập nghiệp ba tôi đi xe đò lên Tràvinh mua thuốc rê về và gánh thuốc ra chợ bán. Lúc nây tôi có thể giúp má gánh mỗi đầu nửa thùng nước từ con sông trước nhà đem đổ vào lu ở sau nhà. Vì còn nhỏ lại chưa quen, tôi bị thùng nước cứa vào gót nhượng chảy máu. Má lấy dâu cù là tha vào vết thương và băng bó cho tôi .Má chĩ cho tôi cách gánh để khỏi bị thùng va vào chân. Má nói nhớ dùng hai tay giủ hai quai sắt cho chặt thì hai thùng nước không lúc lắc và sẽ không bị cứa vào chân. Từ đó tôi không còn bi thương ở chân nửa Trong ca dao tục ngữ, trong văn chương chử nghĩa có nhiều bài ca ngợi người đàn bà Việt Nam tần tảo với đôi quảy gánh trên vai, cho dù cực nhọc đến đâu vẩn một lòng lo cho chồng ,cho con Trong ca dao có đọan “Cái cò lặng lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Hoặc ở Trần Tế Xương “Lặng lội thân cò khi quãng vắng, eo sèo mặt nước buổi đò đông”. đã nói lên sức chịu đựng ,chịu khó của người đàn bà Việt Nam thật tuyệt vời.

Hồi còn nhỏ tôi rất mê bài ca 6 câu vọng cỗ “Gánh nước đêm trăng” của soạn giã Viễn Châu, do Út Trà Ôn ca. Soạn giã Viển Châu cũng là dân Trà Vinh. Thủa chưa nổi danh ông sống ở xã Đôn Châu nên lấy bút hiệu Viển Châu. Cũng như anh Út ở Trà Ôn nên là Út Trà Ôn. Hồi đó các danh ca thường lấy tên địa phương mình làm tên hiệu như Cô Ba Trà Vinh, Cô Ba BếnTre…….. Bài ca gánh nước đêm trăng diển tả đôi trai gái yêu nhau qua những đêm cùng nhau đi gánh nước trong làng, Khi người con trai từ biệt người yêu đi xa lo làm ăn có đoạn như sau: “Đêm hôm sau chờ em ra gánh nước cạnh đầu làng dưới rặng mù u. Tôi gặp em chưa nói được nửa câu vì toan thốt lời từ biệt thì đôi mắt em rưng đôi giọt lệ. Tôi cằm chiếc khăn tay vội lau cho em dòng nước mắt và gánh hộ cho em một đoạn đường gọi là lần cuối cùng giúp đở cho nhau. Khăn tay tôi cất đem theo còn in nước mắt bạn nghèo năm xưa, Quê người giải nắng dằm mưa làm sao tôi quên được kẽ sớm trưa đợi chờ….” Trong chuyến về Trà Vinh vừa qua. Đêm nằm trong căn nhà củ ở Tri Tân tôi cố tìm lại nhửng âm thanh ngày xưa, của tiếng rao hàng ban đêm, nhưng tôi thao thức mãi mà vẩn không nghe được tiếng rao hàng như những năm nào, lúc còn sống ở quê nhà, chĩ nghe toàn những âm thanh của xe hơi, xe gắn máy chạy rầm rập suốt đêm.Sáng chạy ra nhà lồng chợ Phú Vinh tìm gánh bún nước lèo mà bọn học trò chúng tôi thường hẹn ra đó ngồi chồm hổm ăn bún nước lèo thịt heo quay với chén muối hột dằm ớt cay xè. Gánh bún ngày xưa không còn nơi đó!...Tôi buồn nhìn mọi người chen nhau nhốn nháo. Ôi đâu rồi bóng hình bè bạn năm xưa?.” Hởi người muôn năm cũ, hồn bây giờ ở đâu? Về Trà cú thì cũng chĩ thấy toàn xe Honda. Bây giờ người ta chuyên chở đồ trên chiếc xe Honda chạy vù vù hoặc đẫy đồ vật trên những chiếc xe ba gác. Hoạ hoằn lắm, đi ra chợ mới thấy một ít quãy gánh bán buôn những mặt hàng cây nhà lá vườn. Hình ảnh đôi quảy gánh trên vai người mẹ, ngưởi con gái, anh nông dân chắc rồi đây sẽ mất hẵn.Thực ra với đà tiến bộ của xã hội thì phải vậy thôi. Nhưng với những ai sống một thời xa xưa, một thời mua gánh bán bưng ,thì không sao khỏi bồi hồi thương tiếc cái hình ảnh đôi quãy gánh bình dị nên thơ .Hình ảnh những cô gái đặt đôi gánh đứng dưới gốc cây trăm bầu nghĩ chân. dở chiềc nón lá khỏi đầu, một tay vuốt tóc, một tay cầm chiêc nón phe phẫy trước ngực áo căng phồng, hát vẩn vơ vài câu hát hò vô tư…Ôi còn đâu nửa một thời xa xưa!...Buồn ơi ! là buồn !!!.

Huỳnh Tâm Hoài Sacramento trời se se lạnh 2008

Page 14: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 34

Traø Vinh–Taân Xuaân Hoäi Ngoä 2008

Bài và hình: Thành Tâm

Ban chấp hành đương nhiệm của Hội Trà Vinh ra mắt đồng hương trong buổi Trà Vinh Tân Xuân Hội Ngộ

ngày 17 Tháng Hai năm 2008. (Hình: Hội Ái Hữu Trà Vinh cung cấp) LITTLE SAIGON, California - Cuối tuần thứ nhì sau Tết Nguyên Ðán là những ngày Xuân nắng đẹp. Khí hậu miền Nam California trong những ngày này thật lý tưởng để các hội đoàn, hội đồng hương tổ chức họp mặt mừng Xuân Mậu Tý 2008.

Một trong những cuộc họp mặt mừng Xuân Mậu Tý được tổ chức vào những ngày đầu Xuân có cuộc hội ngộ của Hội Ái Hữu Trà Vinh. Ðây là một hội đoàn tương thân tương trợ, quy tụ 655 gia đình cùng chung quê quán Trà Vinh (Vĩnh Bình) cư ngụ tại Hoa Kỳ và các châu lục khác.

Hơn 200 đồng hương Trà Vinh đã đến chung vui mừng Xuân mới trong bữa tiệc Trà Vinh Tân Xuân Hội Ngộ được khai diễn trưa ngày Chủ Nhật 17 tháng 2, 2008 tại nhà hàng King Harbor Seafood tại thành phố Garden Grove thuộc khu Little Saigon. Sau lễ chào quốc kỳ Việt-Mỹ, trong tiếng trống lân tưng bừng rộn rã, tiệc mừng Xuân đã được khai diễn với lời chúc Tết của hội trưởng là Giáo Sư Văn Tường là chủ nhân nhà sách Văn Bút đồng thời cũng là một nhà

giáo nhiều năm miệt mài hoạt động trong Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California. Kế đến là nghi thức tế lễ trước bàn thờ tổ quốc nghi ngút khói hương, hoa quả do các đồng hương cao niên trịnh trọng trong những bộ quốc phục khấn tế. Ðặc biệt một điều là năm nay nhiều đồng hương đã kính cẩn lần lượt lên thắp nhang trước bàn thờ tổ quốc. Tiếp đến là các tiết mục chúc thọ các vị bô lão là những bậc trưởng thượng đã từng gắn bó với quê hương Trà Vinh, lì xì cho trẻ con là thế hệ tiếp nối nơi hải ngoại. Các nghi thức này nhằm bảo vệ nét văn hóa Trà Vinh nơi đó ba sắc dân Việt, Khmer và Hoa nhiều thế hệ chung sống với nhau rất hài hòa và giữ gìn nhắc nhớ đến những phong tục quê hương trong ngày Tết.

Trong lúc đồng hương nâng ly rượu mừng, thưởng thức món ăn và hàn huyên tâm sự thì chương trình văn nghệ tuy “cây nhà lá vườn” nhưng rất vui tươi đầy đủ tiết mục từ ca nhạc, độc tấu măng cầm, nhiều màn vũ dân tộc của các em và đặc biệt là vũ điệu Lâm Thôn là một điệu múa tập thể của người

Page 15: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 35

nông dân Khmer. Màn múa cộng đồng này được nhiều đồng hương lên tham gia rất vui tươi nhịp nhàng và sống động. Cuối cùng là xổ số lấy hên đầu năm với nhiều lô trúng giá trị do nhiều thương gia, mạnh thường quân trong hội Trà Vinh bảo trợ.

Ðiệu vũ Lâm Thôn, một điệu vũ tập thể của người Khmer, được nhiều người tham gia trong không khí vui nhộn. (Hình: Hội Ái Hữu Trà Vinh cung cấp)

Nhân dịp này Hội Ái Hữu Trà Vinh cũng phát hành Ðặc San Trà Vinh số 8 Xuân Mậu Tý gồm nhiều bài vui tươi, giá trị của “người Trà Vinh viết về Trà Vinh” như cụ Huỳnh Văn Lang một “nhân chứng của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa” tác giả của nhiều bộ sách lịch sử, hồi ký biên khảo công phu giá trị, Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên cựu phó thủ tướng VNCH, một trí thức yêu nước nhiệt thành và suốt cuộc đời gắn bó với nền giáo dục nước nhà. Trong đặc san còn có sự góp mặt của nhiều cây bút văn chương miệt vườn như Hai Quẹo, Nguyễn Văn Nhựt, Vĩnh Trường, Trần Anh Kiệt, Tú Rệu v.v... Ðây là đặc san thứ 8 của Hội Trà Vinh, một đặc san “tài tử” có tính cách nội bộ nhưng nội dung ngày càng phong phú với những bài vở đặc biệt không thua gì những tờ báo Xuân chuyên nghiệp.

Nhiều đồng hương đến từ những nơi rất xa như nhà biên khảo Huỳnh Văn Lang đến từ Connecticut, ông bà Lê Trung Trinh, Tăng Bích Thủy từ Texas... Ông Trần Văn Thân 76 tuổi trước kia là chuyên viên thu hình của đài truyền hình số 4 NBC tại Việt Nam từ trước 1975. Di tản sang Hoa Kỳ ngày 30 tháng 4, 1975 và sau đó tiếp tục làm cho đài truyền hình này cho đến khi về hưu. Ðến tham dự tiệc Trà Vinh lần đầu cho biết là sẽ ghi tên để gia nhập làm thành viên của Hội Ðồng Hương Trà Vinh.

Buổi gặp gỡ hàn huyên của những người con đất Trà Vinh kết thúc trong niềm lạc quan về một năm mới đầy hạnh phúc và thành đạt.

Thành Tâm

Lể niêm hương trước ban thờ Tổ Quốc

Các đồng hương từ các nơi xa về tham dự

Đoàn vũ Kim Khánh

Đoàn Lân của GĐPT Kỳ Viên

Page 16: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 36

Welcome...

Ghi danh

Ban Tiếp Tân

Quan khách

Chúc Thọ

Lì Xì Chúng em là Thiếu Nhi Việt Nam

Múa Lân chào mừng qúy đồng hương

Điệu vũ dâng hoa

Page 17: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 37

‘Lầm Thol’

được mọi người hưởng ứng

Chụp hình lưu niệm

Ban Tổ chức

Chương trình thật hào hứng.

Món ăn coi bộ hấp dẩn.

Hàn huyên

Ông Phó Vui, Trưởng Ban Tổ Chức

Page 18: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 38

Heïn Veà… (Địa danh Trà Vinh)

Chiêu Anh Trà Vinh xứ Phật hiền lành

Đố ai đếm được địa danh xứ này Xứ Chùa Miên tự bấy nay

Thăng trầm đã lắm, đổi thay cũng nhiều Địa danh còn gọi Trà Nhiêu

Trai hiền, gái đẹp mỹ miều phong quang Phú Vinh một thuở hiên ngang

Vĩnh Bình tên tuổi rõ ràng đó đây Tri Tân, Thanh Lệ trời mây

Long Bình sông nước, cầu quay chợ chiều Bến tàu đón bạn thân yêu

Từ miền viễn xứ trải nhiều xót xa Cách trùng dương nỗi thiết tha

Đầu Bờ mong đợi, trăng tà Cổ Chiên Cây Dầu Lớn bóng chim chuyền Ao Bà Om rủ bạn hiền ghé chơi.

Câu chuyện xưa đã răn đời

Đào ao nam nữ thách tài thi công Lời giao hẹn trước hừng đông

Phe nào thắng cuộc phải xong trước giờ Phe nam cậy sức hững hờ

Chăm chuyên phái nữ trước giờ đào xong Ao vuông xinh xắn nước trong

Bà Om từ đấy nở hồng bông sen.

Rủ nhau thăm viếng Chùa Miên Thẳng đường ta đến Vũng Liêm, An Trường

Món nem đặc sản quê hương Ta về ghé lại Long Toàn, Ba Se

Càng Long cách trở Cầu Kè Mỹ Lồng, Dừa Đỏ ta về Bãi Xan Bến Trăn, Bến Giá, Cầu Ngang

Đường đi Mặc Bắc, Cầu Quan,Tiểu Cần Te Te Rạch Lọp cũng gần

Từ Hòa từng trải bao lần nắng mưa Loạn ly nhờ mái chùa xưa

Tổ Đình che chở, muối dưa no lòng 1 Độ người hoạn nạn khốn cùng

Cửa Thiền mở rộng thảy đồng mong ân.

Đôn Châu, Trà Cú xa xăm 1 Tổ Đình : Chùa Long Hòa thuộc làng Từ Hòa nơi gia đình chúng tôi đã tản cư về đây năm 1945.

Tìm ra Ba Động hỏi thăm người nhà Dòng sông Láng Thé bao xa ?

Muốn về Huyền Hội phải ra ngã nào ? Tập Ngãi, Hiệp Thạnh là đâu ?

Đa Lộc, Bình Phú mấy cầu ? mấy sông ? Bàn Đa, Phương Thạnh, Trà Côn

Tìm về Quới Thiện, Cái Cồn phải chăng ? Nhớ nhung lòng những trở trăn

Bao giờ trở lại tìm thăm quê nhà !

Lối nào đi tới Trà Ngoa, Phải đây Nguyệt Hóa xe ta tạm ngừng

Ta cùng lót dạ bánh canh No lòng thẳng tiến Tam Bình, La Ghi

Hồn quê Ất Ếch cố tri Người xưa làng cũ một thì niên hoa

Tuổi thơ sớm đã tách xa Nửa quên, nửa nhớ biết là hỏi ai !

Còn nhiều bạn hữu đó đây Năm xưa Hòa Lạc thơ ngây bạn hiền

Tóc quăn, da trắng Việt Miên Tan trường bạn tặng bông sen mang về

Lúa vàng Sóc Ruộng vàng đê Chùa Dơi, chùa Phướng đường quê nắng chiều

Trở về phố chợ thân yêu

Ba Si đâu hở ? Còn nhiều nhớ thương Thuở nào chung một mái trường

Mà nay tản lạc tha phương xứ người Nhớ nhung tiếng nói giọng cười

Tuổi thơ tan biến mộng đời tỉnh say Địa danh còn những đâu đây

Cùng xin nhắc nhở chỉ bày cho nhau Cố hương giăng mắc mây sầu

Hồn quê Ba Động sóng xao bãi chờ Đàn chim lìa tổ bơ vơ

Bốn phương một hướng ước mơ hẹn về ...

Page 19: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 39

Caââu Chuyeän Do ̀ng Soâng Cảm tác sau khi đọc bài “Viết về con sông Láng Thé tỉnh Trà Vinh” của ông Huỳnh Văn Lang trong Đặc San Trà Vinh số 8 Xuân Mậu Tý 2008

Đọc chuyện kể dòng sông Láng Thé Lòng nghe đau như xé ruột gan Ôi ! Quê tôi những xóm làng Cớ sao phải chịu trăm ngàn đắng cay ? Kinh Ông Viễn, nay là Kinh Viễn Bị lấp ngăn cải biến thành ao Muỗi mòng, rắn rít lao xao Tránh sao cho khỏi những nào nhiễm ô ! Việc làm quá hồ đồ ngu xuẩn Nay còn đâu lưu lãng dòng trong ! Ao tù, nước đọng muỗi mòng Ruộng không nước tưới, vườn không đất bồi Chạnh nhớ lại những hồi xưa cũ Bậc Tiền Nhơn uy vũ tài ba Băng rừng lướt bụi xông pha Khai quang lập ấp tạo ra môi trường Những điệp đỏ, mai vàng rực rỡ Mùa trái cây đủ mọi thức ngon Vườn xanh bát ngát ruộng đồng Cho ta hãnh diện vốn dòng Tiên Long Hai sắc tộc hòa đồng cuộc sống Nối vòng tay mở rộng giao lưu Hoa kiều đây đó viễn du Chuyên về thương nghiệp định cư an hòa Đời sống vui chung nhà hạnh phúc Bỗng từ nay phải lúc lâm nguy Bàn tay phá hoại vô nghì Tiếc bao công sức, phí đi phụ phàng Đọc chuyện kể, bàng hoàng chua xót Chẳng riêng gì một góc quê tôi Khắp miền đất nước xa xôi Chỉ toàn phá hoại, hỡi ôi ! điêu tàn Chạnh bao nỗi lòng càng bi thảm Việc làm ôi ! chí thậm ngu si Họa diệt vong tới bất kỳ “Đỉnh cao trí tuệ” ích gì cho ai ! ! !...

Bắc Úc, Xuân Mậu Tý 2008

Chiêu Anh

Queâ Cuõ

Vẫn nghe đâu đây tiếng kèn Tư Cụt Giục khách đi đò kịp chợ Đôn Châu.

Nước lớn nước ròng, em gánh gồng xuôi ngược, Ngang dọc thăng trầm, anh bất chợt sa cơ.

Ruộng muối Bào Sen tóc em còn cháy nắng Đẹp những lòai hoa một thóang nhớ tình cờ.

Ai mong ai về chiều mây bảng lảng Cái Đôi mịt mù khói đuổi muỗi thân thương.

Cồn Trứng xa rồi sóng còn vỗ bãi

Ru giấc ngàn thu cho một người ơn ? Chiếc áo tình thâm, chén cơm phiếu mẫu

Sưởi ấm đời tù ngày ấy long đong.

Vẫn tiếng ầu ơ những đêm quạnh quẽ Xóm Chùa buồn tênh mờ ánh đèn dầu.

Mãi là anh em dù Miên, dù Việt Vì cũng nơi nầy đùm túm nuôi nhau.

Trên ngọn mắm già có màu gió cũ Về từ biển xanh Cái Cối, Cồn Cù.

Có cả tình tôi lao xao mộng dữ Nợ nước tình nhà thao thức chưa nguôi.

Phạm Chinh Đông

Bao Giờ ?

Thương cho đất nước quê nghèo Trải bao chiến nạn quá nhiều tóc tang

Ba mươi năm hận chiến trường Chia hai đất nước muôn ngàn đắng cay

Hòa bình từ bấy tới nay Lại càng thê thảm bởi tay bạo quyền

Thương cho đất nước hai miền Bao giờ mới đặng bình yên thái hòa !?

Bắc Úc, Xuân Mậu Tý 2008 Chiêu Anh

Page 20: 6- nh h ng c a vi c c m o v i H o M c B c · Không như các sử của triều Nguyễn đã nói Lê Văn Khôi chỉ là một kẻ phiến động tầm thường, có nhiều

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 40

Cha Ñi Hoïc ! Tám Lọ

Lần đầu tiên trong đời, và có lẽ là lần đầu tiên

trong lịch sử của “dân tộc ta anh hung”`, tôi được đi học chung trường với quí vị Linh Mục, tức quí Cha.

Trường của quí Cha tên là Bến Giá, nằm giữa rừng Long Toàn, thuộc tỉnh Cữu Long của thập niên 70 thuộc thế kỷ vừ qua. Lý do được đưa đi học thì thật là đơn giản, nhắc lại đúng nguyên ngữ, không thêm không bớt một chữ, như sau:

“Tội của mấy anh là tội chết. Cách Mạng khoan hồng để mấy anh sống và đưa mấy anh về đây để mấy anh học tập. Chừng nào mấy anh học tập tốt, CM sẽ thả mấy anh về”.

Hoặc là: “Nhân dân đang căm thù mấy anh, nếu để

mấy anh đi lại bên ngoài, họ sẽ giết chết mấy anh. Vậy nên Cách Mạng mới đem mấy anh vô đây để bảo vệ mạng sống cho mấy anh và cho mấy anh học tập để thành người tốt”.

Thế rồi có gần 20 vị Linh Mục của 2 tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Bình cũ được đưa về đây học. Bên cạnh các Cha và một số “chủ yeu”^' là quân cán chính của tỉnh, còn có những người đã ráng làm giàu từ đời ông nội, có nhà lầu và nhiều vàng bạc để lại, như: ông Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn, ông bà Trần Hiệp Hoà, Bà chủ Kim Chung, Bà chủ tiệm vàng Kim Thành, vv.. và một số thầy giáo “mất day”. trong đó có cả GS Liêm, Hiệu Trưởng Công Lập NVK Vĩnh Bình.

Gần đó chừng 2 cây số còn có Trường Cây Me, dạy riêng sĩ quan, quân nhân. Sau hai trường nhập chung lại một chỗ Bến Giá và lúc cao điểm có tới hơn bốn ngàn học sinh thọ giáo.

Kể từ khi tốt nghiệp, được ra khỏi trường sau 6 năm “học tập tốt”, hầu hết sinh viên trường Bến Giá tản lạc khắp nơi, một số “phản quốc chay theo liếm gót giày bọn đế quốc” vượt biên qua mấy nước “tư bản” và hiện đang làm “khúc ruột ngàn dặm của mẹ Việt Nam”. Nghe đâu chỉ còn lại quí Cha vẫn bám trụ lại các nhà thờ hay chũng viện. Cuộc sống của các Cha trong nước giờ ra sao thì xin nhường phần kể bổ khuyết cho quí vị đồng hương hiểu biết liên hệ. Nếu trí nhớ tôi còn tốt và nhớ đúng thì tôi đã ghi nhận có tất cả 16 vị. Thời gian sau cùng các cha được ăn ở chung với nhóm được gọi là ác ôn, tức trại 4. Sau đây xin kể lại tên một số Linh Mục khả kính còn nhớ được:

1. Cha Uyễn.-

Là Cha Bề Trên, lớn tuổi nhứt, gần 80, thuộc địa phân Vĩnh Long. Cha rất nghiêm trang nhưng vui vẻ, hiền hậu, nói năng rất từ tốn.

2. Cha Nghi.- Cha nguyên là Giáo sư dạy Việt văn tại

Chũng Viện Philipphe Minh, Vĩnh Long từ 65 tới 72. Ở Bến Giá Cha đã hơn 70, dáng hơi thấp và mập, đi đứng ăn nói chậm rải. Cha thường hay đau yếu. Đi rừng có khi quá mệt Cha ngồi bẹp nghỉ chân trong buôi cây bên đường mòn.

3. Cha Hồng.- Cũng trên 70, nguyên là thầy dạy Toán ở Tiểu

Chũng Viện, VL. Cha có tất cả 5 anh chị em đều là Linh Mục và Sơ nên gia đình Cha được Toà Thánh phong là gia đình gương mẫu. Có người anh cùng là Linh Mục là Cha Lựu, từng làm Quản Lý cho văn phòng Giám Mục Vinh-Long. Trong trại Cha Hồng thường hay đau yếu và sau cùng mất vì bịnh ngay tại trường Bến Giá.

4. Cha Trọng.- Cũng khoảng 70, Cha là Cha Sở nhà thơ Vĩnh

Long. Sau về Mỹ Tho và mất ở đó. 5. Cha Thượng.- Cha sở Cái Mơn- Mật Khu Đìa Cừ. Sau về

Sài Gòn và về nước Chúa tại đó. 6. Cha Tâm.- Có tật ở cánh tay. Cha ốm cao nhưng mạnh

khoẻ, mặt mày lộ nét cương nghi. Cha tốt nghiệp Đại Học ở Hoa Kỳ, tự túc du học và nhập tu tại Mỹ, được phong Linh Mục trước khi hồi hương. Trước từng là Giáo sư Anh văn của Tiểu Chũng Viện VL. Nguyên là Bí Thư cho Đức Cha Mầu, Giám Mục Địa Phận Vĩnh Long.

7. Cha Bỉ.- Cũng trọng tuổi, dáng mập mạp, luôn vui

cười. Sau về giữ họ đạo Rạch Dầu, Bến Tre. 8. Cha Tân.- Còn trung niên, da dẻ hồng hào, nói tiếng Tây

như gió. Cha du học bên Pháp, đậu Tiến sỹ Thần học, tu Dòng Khổ Hạnh., về dạy Pháp văn ở Tiểu Chũng Viện, đi lại bằng xe đạp, luôn mang dép (sandale). “À genou la”`. Quì gối xuống đó. Cha hay dùng câu đó với chũng sinh. Khi Cha làm Giám Đốc Đại Chũng Viện Xuân Bách gần ngả ba Cần Thơ thì năm 1975 bị giằng co về Chũng Viện, nhưng bất thành khiền Chũng Viện biến thành Cung-thieu-nhi^'. Cha phải đi học Bến Giá. Ra trường, Cha về Toà Giám Mục Cầu