635-du thao nghi dinh cnmt lan 6.doc

22

Click here to load reader

Upload: votu

Post on 30-Jan-2017

223 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

CHÍNH PHỦ

Số: /2015/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

NGHỊ ĐỊNH Về phát triển nganh công nghiệp môi trường

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001;Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2014;Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007;Căn cứ Luật Quản lý thuế năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013;Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;Căn cứ Pháp lệnh vê phí và lệ phí năm 2001;Theo đê nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,Chính phủ ban hành Nghị định vê phát triển ngành công nghiệp môi

trường.

Chương I

Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ và nội dung quản lý nhà nước về phát triển ngành công nghiệp môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án công nghiệp môi trường hoăc có hoạt động liên quan đến phát triển ngành công nghiệp môi trường.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến quản lý đầu tư, sản xuất, kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa của ngành công nghiệp môi trường.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Thiết bị (bảo vệ môi trường) là tổ hợp các linh kiện cơ khí, điện, điện tử và các linh kiện cấu thành khác được lắp đăt, sử dụng để phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

1

Dự thảo lần 6

Page 2: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

2. Sản phẩm (của ngành công nghiệp môi trường) là kết quả của quá trình xử lý, tái chế chất thải; các chi tiết máy, thiết bị, dây chuyền đồng bộ xử lý, tái chế chất thải; các bản quyền phát minh, sáng chế về máy móc, thiết bị và dây chuyền, công nghệ xử lý, tái chế chất thải.

3. Hàng hóa (của ngành công nghiệp môi trường) là sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.

4. Dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường là dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất, đổi mới công nghệ; dự án đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực của công nghiệp môi trường.

5. Dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trọng điểm là dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường thuộc danh mục tại phụ lục kèm theo Nghị định này và được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

6. Khảo nghiệm công nghệ xử lý, tái chế chất thải là hoạt động đánh giá đăc tính, hiệu quả và mức độ phù hợp của công nghệ xử lý, tái chế chất thải lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Điều 4. Dự án đầu tư phát triển nganh công nghiệp môi trường

Các dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường trong Nghị định này bao gồm:

1. Đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị:

a. Sản xuất, chế tạo máy móc, thiết bị thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

b. Sản xuất, chế tạo thiết bị hợp khối xử lý chất thải: Lò đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại; hệ thống lọc bụi; bể Biogas; hệ thống xử lý nước thải hợp khối; máy ép bùn; xử lý khí thải động cơ đốt trong.

c. Sản xuất, chế tạo thiết bị quan trắc, đo đạc, phân tích môi trường.

2. Đầu tư nhà máy tái chế, xử lý chất thải:

a. Tái chế, tái sử dụng chất thải;

b. Xử lý chất thải rắn tập trung;

c. Xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt tập trung.

d. Xử lý chất thải nguy hại.

e. Khu phá dơ tập trung phương tiện, thiết bị vận tải.

3. Hoạt động tư vấn môi trường:

a. Quan trắc, phân tích môi trường;

b. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và loại báo cáo môi trường khác;

2

Page 3: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

c. Thiết kế hệ thống xử lý, tái chế chất thải;

d. Thu gom, vận chuyển chất thải;

e. Các hoạt động tư vấn bảo vệ môi trường khác.

4. Hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ:

a. Nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị bảo vệ môi trường.

b. Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại.

c. Nghiên cứu phát triển công nghệ tái chế chất thải.

d. Khảo nghiệm công nghệ xử lý, tái chế chất thải.

Điều 5. Nguyên tắc phát triển nganh công nghiệp môi trường

1. Phát triển ngành công nghiệp môi trường phải đảm bảo tính bền vững, lâu dài và tính hiệu quả sản xuất.

2. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường được khuyến khích nhưng có sự định hướng, quản lý của Nhà nước.

3. Sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.

4. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường.

5. Tổ chức, cá nhân có hoạt động công nghiệp môi trường cùng được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác hiện hành thì được quyền lựa chọn áp dụng hình thức ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất cho tổ chức, cá nhân đó.

6. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Chương II

Chính sách khuyến khích phát triển nganh công nghiệp môi trường

Điều 6. Chính sách ưu đãi về thuế, phí

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

a. Doanh nghiệp công nghiệp môi trường được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% cho phần thu nhập từ hoạt động công nghiệp môi trường trong suốt thời gian hoạt động.

3

Page 4: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

b. Đối với doanh nghiệp công nghiệp môi trường mới thành lập kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 5 năm tiếp theo.

c. Việc xác định phần thu nhập được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Thuế giá trị gia tăng

Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà tổ chức, cá nhân có dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0%.

3. Thuế nhập khẩu

Thuế suất nhập khẩu các loại vật tư, linh kiện, thiết bị nhập khẩu để sản xuất, chế tạo thiết bị, sản phẩm bảo vệ môi trường và các máy móc, thiết bị bảo vệ môi trường trong nước chưa sản xuất được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu bằng không hoăc mức thuế suất sàn trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

4. Thuế xuất khẩu

Miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường.

Điều 7. Chính sách hỗ trợ tín dụng đầu tư

Dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường được ưu đãi đầu tư theo các quy định sau đây:

1. Được ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), nhưng không quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Mức vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước do Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định.

Điều kiện vay vốn, trình tự, thủ tục vay vốn, lãi suất và thời gian cho vay theo quy định về tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện hành.

2. Được ưu tiên vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài khác từ hệ thống các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước thông qua các chương trình, dự án hạn mức tín dụng hoăc hợp phần tín dụng được tài trợ bằng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

Điều kiện, trình tự, thủ tục vay vốn ưu đãi theo quy định về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ hiện hành.

4

Page 5: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

Điều 8. Chính sách hỗ trợ đất đai

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường được nhà nước giao đất sạch để thực hiện dự án (đất đã hoàn thành giải phóng măt bằng).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện giải phóng măt bằng và dành quỹ đất sạch để thực hiện các dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường.

Trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ vào quỹ đất của địa phương bố trí đủ quỹ đất cho các dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn.

2. Dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 của Nghị định này được hưởng chính sách về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau:

a. Dự án đầu tư xây dựng thuộc khoản 1 Điều 4 của Nghị định này được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với phần diện tích đất phục vụ cho dự án.

b. Dự án đầu tư xây dựng thuộc khoản 2 Điều 4 của Nghị định này được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với phần diện tích đất phục vụ dự án.

Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Luật đất đai.

3. Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có trách nhiệm:

a. Sử dụng đất đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch và đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích và không có hiệu quả thì nhà nước sẽ thu hồi lại đất.

b. Được cầm cố, thế chấp tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật sau khi có sự cấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của dự án.

4. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án;

5. Hỗ trợ tiếp cận măt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị.

Điều 9. Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin

1. Nhà nước có chính sách ưu tiên sử dụng các máy móc, thiết bị bảo vệ môi trường có khả năng sản xuất trong nước.

5

Page 6: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

Chủ đầu tư các dự án có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên sử dụng máy móc, thiết bị trong nước có khả năng sản xuất, chế tạo được khi thực hiện các gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa, chỉ tổ chức đầu thầu quốc tế khi sản phẩm, vật tư, thiết bị sản xuất, chế tạo trong nước không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu.

2. Sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải, máy móc, thiết bị bảo vệ môi trường sản xuất, chế tạo trong nước được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoăc một phần kinh phí tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, triển lãm, quảng bá sản phẩm.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia có trách nhiệm dành một phần vốn để hỗ trợ kinh phí tại khoản 2 điều này.

3. Tổ chức, cá nhân mua máy móc, thiết bị bảo vệ môi trường sản xuất, chế tạo trong nước được xem xét vay vốn tín dụng Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng khác theo quy định.

Điều 10. Chính sách hỗ trợ khoa học, kỹ thuật va chuyển giao công nghệ

1. Dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường sử dụng công nghệ khuyến khích đầu tư được hỗ trợ toàn bộ hoăc một phần chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia và các nguồn quỹ khác.

2. Các Bộ, ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm xác định và công bố danh sách công nghệ khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo thiết bị bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, tái chế chất thải.

Điều 11. Chính sách hỗ trợ nghiên cứu va phát triển

1. Dự án khảo nghiệm công nghệ xử lý, tái chế chất thải về sản xuất chế tạo thiết bị môi trường, tái chế chất thải, xử lý ô nhiễm được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện.

2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường tham gia các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng chuyển giao công nghệ thuộc Chương chình nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường.

Điều 12. Chính sách hỗ trợ các dự án phát triển nganh công nghiệp môi trường trọng điểm

6

Page 7: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trọng điểm thuộc danh mục tại Phụ lục kèm theo Nghị định này được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sau:

a. Được hưởng các chính sách quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định này.

b. Được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm: Đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện) ngoài hàng rào dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

Đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu về ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định toàn bộ phần kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào dự án.

Đối với các địa phương có khó khăn, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, Ngân sách trung ương thực hiện cơ chế hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng bên ngoài phạm vi dự án. Mức hỗ trợ bằng 70% đối với tỉnh miền núi, 50% đối với các tỉnh còn lại. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định việc sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo phần kinh phí còn lại.

Trường hợp, ngân sách nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài phạm vi dự án, chủ đầu tư dự án có thể tự huy động từ các nguồn vốn khác để xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài phạm vi dự án, phần kinh phí này sẽ được đối trừ với các khoản nộp ngân sách thuộc nghĩa vụ của chủ dự án.

c. Được hỗ trợ toàn bộ chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực từ nguồn vốn của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia và các nguồn quỹ khác.

d. Được Chính phủ xem xét bảo lãnh vốn vay cho từng trường hợp cụ thể.

đ. Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Điều kiện để dự án được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại khoản 1 điều này:

a. Thuộc danh mục các dự án công nghiệp môi trường trọng điểm quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

b. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư dự án.

c. Dự án phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường quốc gia, quy hoạch phát triển

7

Page 8: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

ngành công nghiệp môi trường địa phương (nếu có) và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường.

đ. Sử dụng công nghệ thuộc loại hình công nghệ khuyến khích đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

e. Đảm bảo về nguồn lực tài chính và năng lực thực hiện dự án.

3. Việc xác nhận đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại khoản 1 điều này được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Bộ Công Thương chủ trì, có đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và các Bộ, ngành khác liên quan.

Chương 3

Quản lý nha nước về đầu tư phát triển nganh công nghiệp môi trường

Điều 13. Quy hoạch phát triển nganh công nghiệp môi trường

1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường được lập cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn 15 đến 20 năm cho phạm vi cấp quốc gia và cấp tỉnh.

a. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường gồm các nội dung chính sau đây:

- Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp môi trường.

- Dự báo nhu cầu phát triển ngành công nghiệp môi trường.

- Quy hoạch phát triển.

- Danh mục các dự án ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn.

- Các giải pháp chính sách và tổ chức thực hiện.

b. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường phải đảm bảo phát triển hài hòa các lĩnh vực: Sản xuất chế tạo máy móc, thiết bị bảo vệ môi trường; Xử lý, tái chế chất thải; Tư vấn môi trường và nghiên cứu phát triển công nghệ.

2. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường quốc gia; công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường quốc gia.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường quốc gia có trách nhiệm lập và phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường cấp tỉnh; công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường thuộc phạm vi quản lý.

Điều 14. Quản lý nhập khẩu vật tư, linh kiện, thiết bị, dây chuyền xử lý, tái chế chất thải:

8

Page 9: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành danh mục vật tư, linh kiện, thiết bị, dây chuyền xử lý, tái chế chất thải trong nước chưa sản xuất được làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước về nhập khẩu hàng hóa xác định thuế nhập khẩu.

Điều 15. Quản lý nha nước về chất lượng sản phẩm của nganh công nghiệp môi trường:

1. Xây dựng và ban hành quy chuẩn thiết kế, chế tạo đối với vật tư, linh kiện, thiết bị dây chuyền xử lý, tái chế chất thải.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm công nghiệp môi trường với quy chuẩn kỹ thuật (gọi là chứng nhận hợp quy).

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp thông qua việc chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp do tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ khác thực hiện.

4. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường thông qua việc xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoăc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

Điều 16. Dán nhãn sản phẩm của nganh công nghiệp môi trường:

1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành tiêu chí xác định và quy trình dán nhãn đối với sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường.

2. Sản phẩm dán nhãn là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định các áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế đối với sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường.

Điều 17. Đảm bảo chi phí, giá thanh xử lý va tái chế chất thải:

1. Các hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải đô thị và nông thôn được nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác.

Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt được nhà nước ưu tiên lựa chọn làm đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quản lý.

2. Chi phí, giá thành dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giá thành xử lý nước thải sinh hoạt tập trung do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý và lợi nhuận hợp lý của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Phương pháp xác định giá thành dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động tại khoản 1 điều này.

Điều 18. Hình thanh thị trường tái chế chất thải9

Page 10: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

1. Hoạt động tái chế chất thải quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường được nhà nước hỗ trợ tín dụng, trợ giá sản phẩm tái chế.

2. Nhà nước có chính sách giảm dần cơ sở tái chế chất thải quy mô nhỏ không đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở tái chế quy mô nhỏ liên kết hình thành các khu tái chế chất thải tập trung.

Điều 19. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về công nghiệp môi trường

1. Chỉ tiêu thống kê về ngành công nghiệp môi trường là một phân ngành trong hệ thống thống kê quốc gia.

2. Chỉ tiêu thống kê về ngành công nghiệp môi trường bao gồm các chỉ tiêu:

a. Số doanh nghiệp, số lao động

b. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp môi trường

c. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp môi trường chủ yếu

d. Các chỉ tiêu thống kê khác.

Chương IV

Tổ chức thực hiện

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phát triển ngành công nghiệp môi trường.

1. Xây dựng, ban hành hoăc trình cấp thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phát triển ngành công nghiệp môi trường.

2. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường quốc gia; công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch.

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trọng điểm.

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm tra xác nhận đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trọng điểm, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường cho từng thời kỳ phát triển.

10

Page 11: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

6. Xây dựng và ban hành danh mục vật tư, máy móc, thiết bị bảo vệ môi trường trong nước có khả năng chế tạo được cho từng thời kỳ làm căn cứ áp dụng mức thuế suất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

7. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình thí điểm xây dựng khu tái chế chất thải tập trung quy mô lớn.

8. Chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường.

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tai nguyên va Môi trường

1. Xây dựng, ban hành hoăc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xử lý và tái chế chất thải, lộ trình loại bỏ dần các cơ sở tái chế chất thải quy mô nhỏ gây ô nhiễm môi trường.

2. Lồng ghép các chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Xây dựng, trình cấp thẩm quyền công bố danh sách công nghệ xử lý, tái chế chất thải khuyến khích đầu tư.

4. Dành một phần vốn từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường theo quy định của Nghị định này.

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Lồng ghép các chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt đô thị và nông thôn thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Xây dựng và ban hành quy định về xử lý nước thải đối với khu chung cư, cụm dân cư và tòa nhà thương mại lớn.

3. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng định mức chi phí, đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý nước thải sinh hoạt.

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Khoa học va Công nghệ

1. Xây dựng và ban hành quy định về thẩm định công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm đối với thiết bị, dây chuyền công nghệ xử lý môi trường.

2. Thẩm định và công bố danh sách công nghệ khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường theo đề nghị của các Bộ, ngành liên quan.

3. Dành một phần vốn từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia để thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường và các hỗ trợ khác theo quy định của Nghị định.

11

Page 12: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

Lồng ghép các chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị và nông thôn thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch va Đầu tư

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về ngành công nghiệp môi trường; bổ sung chỉ tiêu thống kê về ngành công nghiệp môi trường vào hệ thống thống kê quốc gia; hướng dẫn trình tự, thủ tục xác nhận đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ quy định tại điều này.

2. Cân đối nguồn vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương trình cấp thẩm quyền quyết định hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường.

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Tai chính

1. Chủ trì hướng dẫn thanh toán, quyết toán các khoản hỗ trợ, ưu đãi cho tổ chức, cá nhân theo Nghị định này.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện quy định của Nghị định này.

Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ, nganh khác

Các Bộ, ngành khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp môi trường theo Nghị định này.

Điều 28. Trách nhiệm của Ngân hang Phát triển Việt Nam

1. Dành một phần vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường, dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trọng điểm.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân có dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường, dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trọng điểm được cấp thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.

Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thống nhất quản lý nhà nước về phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường cấp tỉnh.

2. Đảm bảo dành quỹ đất sạch cho các dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn của địa phương.

12

Page 13: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

3. Căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cơ chế, mức hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trọng điểm.

4. Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giá thành thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thuộc lĩnh vực công ích trên địa bàn theo từng thời kỳ.

5. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế đấu thầu hoăc đăt hàng đối với việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn

6. Cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động vốn đầu tư từ các nguồn tài chính hợp pháp để hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn.

7. Rà soát nhu cầu và năng lực tái chế chất thải thuộc địa bàn quản lý. Xây dựng và ban hành lộ trình giảm dần các cơ sở tái chế chất thải quy mô nhỏ không đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, khuyến khích các cơ sở tái chế theo mô hình sản xuất nhỏ liên kết hình thành các khu tái chế chất thải tập trung.

Điều 30. Điều khoản thi hanh

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày….2. Các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- VP BCĐ TW vê phòng, chống tham nhũng;- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;- Văn phòng Quốc hội;- Toà án nhân dân tối cao;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Kiểm toán Nhà nước;- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;- Ngân hàng Chính sách Xã hội;- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;- Lưu: Văn thư, KGVX.

TM. CHÍNH PHỦTHỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

13

Page 14: 635-Du thao Nghi dinh CNMT lan 6.doc

Phụ lục

Danh mục dự án phát triển nganh công nghiệp môi trường trọng điểm (Ban hành kèm theo Nghị định /2015/NĐ-CP ngày tháng năm 2015

của Chính phủ quy định vê phát triển ngành công nghiệp môi trường)

I. Dự án sản xuất, chế tạo máy móc, thiết bị môi trường1. Chế tạo thiết bị lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện cho các nhà máy có

lượng phát thải khí lớn trong ngành nhiệt điện, thép, xi măng, hóa chất…;2. Sản xuất bể sử lý nước thải kiểu mô đun để xử lý nước thải phân toán

phù hợp cho các tòa nhà, khu dân cư, khu cư dân phân tán, làng nghề, các điểm dịch vụ đơn lẻ…;

3. Sản xuất xe chuyên dụng phun nước, quét rác, xẻ trở rác, xe hút bùn thải, thông cống.

4. Sản xuất hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh trên các phương tiện giao thông vận tải (toa xe khách, tầu thủy).

5. Sản xuất thiết bị phân loại rác, lò đốt rác, dây chuyền sản xuất phân vi sinh.

II. Dự án đầu tư xử lý, tái chế chất thải1. Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung tại các

thành phố, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung;2. Đầu tư xây dựng các nhà máy phân loại rác, sản xuất phân vi sinh, đốt

rác kết hợp thu hồi nhiệt, phát điện;3. Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải nguy hại;4. Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn cho một số ngành công nghiệp

trọng điểm: Xử lý bã thải gyps trong sản xuất phân bón; xử lý bụi lò điện hồ quang trong sản xuất thép; xử lý xỉ và tro bay trong sản xuất nhiệt điện.

5. Xây dựng nhà máy tái chế nhựa phế liệu thành dầu nhiên liệu hoăc các sản phẩm khác.

6. Xây dựng nhà máy tái chế chất dầu thải thành dầu nhiên liệu hoăc các sản phẩm khác.

7. Xây dựng và triển khai mô hình thu gom, tái chế rác thải thiết bị điện, điển tử.

14