—— t˜i sao chÚng ta ch˚ng l˜i lu˛t giÚp k˝t …sót vì nó chỉ dựa vào bản báo...

5
NHỮNG GIỚI HẠN VÀ GIA TĂNG HỢP LÝ Việc cho rằng con người có quyền được cho phép tự tử mang lại nhiều câu hỏi, và đây chỉ là một: nếu một người được quyền tự tử, tại sao quyền ấy chỉ giới hạn cho những người đang bị đau đớn vì mắc bệnh nan y? Còn một người già đang suy sụp và đang chết dần mòn thì sao? Còn người thanh niên đang đau đớn vì bệnh tâm thần, mất trí, hay tuyệt vọng thì sao? Còn người trung niên đang sống cô đơn và không còn muốn sống thì sao? Trong khi luật lệ đưa ra những giới hạn khó khăn lúc đầu - chỉ sống 6 tháng, trên 18 tuổi, có khả năng về trí tuệ v.v… - những dự trù an toàn này sẽ dần dần bị bỏ qua vì chỉ có tính cách chủ quan. Những lập luận pháp lý ở tòa án rồi ra sẽ phá vỡ những giới hạn ấy một khi quyền được tự tử được luật pháp công nhận. Việc những giới hạn này rồi ra sẽ bị phá bỏ đã xảy ra qua trường hợp giúp kết liễu sự sống ở Bỉ và Hòa Lan trước đây, và đó chỉ là một vài thí dụ. Ở Bỉ việc một người đàn ông được cho phép tự tử vì bị bệnh “tâm thần không chữa trị được” và một người tù khác bị “rối loạn thần kinh.” Ở Hòa Lan những trường hợp tương tự cũng xảy ra và được phổ biến trong cả nước qua những thay đổi trong vòng 40 năm kể từ khi luật cho phép tự tử được áp dụng. Gần đây một người đàn bà ở Hòa Lan được cho phép tự tử vì bà không muốn sống ở khu nhà hưu dưỡng. Những quốc gia này cho thấy rằng việc “đưa đẩy” không phải chỉ là một thực tế mà còn là một điều hợp lý: việc gia tăng được đặt vào những nguyên tắc về quyền tự tử đã được chấp nhận ngay từ lúc đầu. Việc chăm sóc cuối đời đúng mức không được cải thiện ở những nước mà việc cho phép tự tử đã trở thành luật lệ, thay vì thế, những người ở trong hoàn cảnh khó khăn lại bị đặt vào tình trạng nguy hiểm hơn. —— TẠI SAO CHÚNG TA CHỐNG LẠI LUẬT GIÚP KẾT LIỄU SỰ SỐNG ——

Upload: others

Post on 02-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: —— T˜I SAO CHÚNG TA CH˚NG L˜I LU˛T GIÚP K˝T …sót vì nó chỉ dựa vào bản báo cáo của người bác sĩ đã cho thuốc tự tử. Việc báo cáo này đòi

NHỮNG GIỚI HẠN VÀ GIA TĂNG HỢP LÝViệc cho rằng con người có quyền được cho phép tự tử mang lại nhiều câu hỏi, và đây chỉ là một: nếu một người được quyền tự tử, tại sao quyền ấy chỉ giới hạn cho những người đang bị đau đớn vì mắc bệnh nan y? Còn một người già đang suy sụp và đang chết dần mòn thì sao? Còn người thanh niên đang đau đớn vì bệnh tâm thần, mất trí, hay tuyệt vọng thì sao? Còn người trung niên đang sống cô đơn và không còn muốn sống thì sao? Trong khi luật lệ đưa ra những giới hạn khó khăn lúc đầu - chỉ sống 6 tháng, trên 18 tuổi, có khả năng về trí tuệ v.v… - những dự trù an toàn này sẽ dần dần bị bỏ qua vì chỉ có tính cách chủ quan. Những lập luận pháp lý ở tòa án rồi ra sẽ phá vỡ những giới hạn ấy một khi quyền được tự tử được luật pháp công nhận.

Việc những giới hạn này rồi ra sẽ bị phá bỏ đã xảy ra qua trường hợp giúp kết liễu sự sống ở Bỉ và Hòa Lan trước đây, và đó chỉ là một vài thí dụ. Ở Bỉ việc một người đàn ông được cho phép tự tử vì bị bệnh “tâm thần không chữa trị được” và một người tù khác bị “rối loạn thần kinh.” Ở Hòa Lan những trường hợp tương tự cũng xảy ra và được phổ biến trong cả nước qua những thay đổi trong vòng 40 năm kể từ khi luật cho phép tự tử được áp dụng. Gần đây một người đàn bà ở Hòa Lan được cho phép tự tử vì bà không muốn sống ở khu nhà hưu dưỡng. Những quốc gia này cho thấy rằng việc “đưa đẩy” không phải chỉ là một thực tế mà còn là một điều hợp lý: việc gia tăng được đặt vào những nguyên tắc về quyền tự tử đã được chấp nhận ngay từ lúc đầu. Việc chăm sóc cuối đời đúng mức không được cải thiện ở những nước mà việc cho phép tự tử đã trở thành luật lệ, thay vì thế, những người ở trong hoàn cảnh khó khăn lại bị đặt vào tình trạng nguy hiểm hơn.

——TẠI SAO CHÚNG TA CHỐNG LẠILUẬT GIÚP KẾT LIỄU SỰ SỐNG

——

Page 2: —— T˜I SAO CHÚNG TA CH˚NG L˜I LU˛T GIÚP K˝T …sót vì nó chỉ dựa vào bản báo cáo của người bác sĩ đã cho thuốc tự tử. Việc báo cáo này đòi

NHỮNG GIỚI HẠN VÀ GIA TĂNG HỢP LÝCác bác sĩ thần kinh thường gặp bệnh nhân mỗi ngày và bệnh nhân là những người có thái độ muốn tự tử, những người mà cuộc đời họ đầy những thất vọng, như cuộc đời của cô Maynard, và những “lý do” đầy khẩn thiết. Tuy vậy những người trong ngành y khoa có bổn phận can thiệp và dùng mọi cách để ngăn ngừa những người ấy tự kết liễu cuộc sống. Việc hợp thức hóa quyền được phép tự tử sẽ chỉ làm băng hoại những nỗ lực ngăn ngừa tự tử như thế.

Những tranh luận gần đây về quyền được phép tự tử hầu như đã bỏ ra ngoài kết quả của những nghiên cứu về tự tử mà ngành phân tâm học và nhân sinh học mang lại. Chúng ta cần hiểu những động lực nào thúc đẩy việc tự tử, những người nào dễ có khuynh hướng tự tử, và nguy cơ tự tử có thể được giảm bớt như thế nào. Chẳng hạn như chúng ta biết rằng tự tử là một hành động bị thúc dục và do những tranh chấp nội tâm. Nơi có nhiều vụ tự tử nhất thế giới là Cầu Golden Gate ỏ San Francisco nơi đã có 1400 người chết, và chỉ một số ít thoát chết. Một ký giả đã theo dõi những người sống sót và hỏi họ điều gì vụt qua trong đầu họ trong khoảnh khắc 4 giây từ khi họ nhảy khỏi cầu cho đến khi họ chạm mặt nước. Mỗi người đều trả lời là họ ân hận đã nhảy xuống cầu, và có một người nói: “Tôi chợt nhận ra rằng mọi điều trong đời tôi mà tôi nghĩ là không giải quyết được đều có thể giải quyết được, ngoại trừ việc tôi đã nhảy xuống cầu tự tử.”

Nguyên nhân của những tranh chấp nội tâm ở nơi những người mưu toan tự tử là do việc họ thường không muốn chết nhưng chỉ muốn thoát khỏi hoàn cảnh hay đau khổ mà họ không chịu đựng nổi, dầu trong hiện tại hay tương lai. Khi được an ủi, nâng đỡ hay được chăm sóc như được chữa trị về tâm trí, trị giảm đau, được săn sóc điều dưỡng, được cố vấn về những giải pháp như khó khăn gia đình, ước muốn tự tử của họ dần dần lắng xuống. Ông Michael Freeland ở Oregon là một thí dụ. Ông bị suy nhược thần kinh rất nặng trong vòng 40 năm và được bác sĩ cho thuốc tự tử. Nhưng sau khi được chăm sóc về tâm thần, được cho thuốc trị đau và được an ủi, ông ta bỏ ý định tự tử và sống thêm được 2 năm cho đến khi bị ung thư rồi chết.

NHỮNG GIỚI HẠN VÀ GIA TĂNG HỢP LÝChúng ta cũng biết việc có một số người “bắt chước” tự tử, đặc biệt là những trường hợp nổi tiếng, khi có một người tự tử mà được báo chí thêu dệt thêm. Một số người gọi cái chết của cô Brittany Maynard là “can đảm” hay “gây cảm hứng.” Chúng ta quan ngại rằng cái chết của cô ấy có thể “gây cảm hứng” cho một số người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, nhất là những người trẻ, cũng bắt chước, như những nghiên cứu về việc tử tử trước đây thường cho thấy. Người ta chỉ mong rằng đây chỉ là một trường hợp rất cá nhân, nhưng những nghiên cứu về tự tử cho thấy quyết định của cô được phổ biến nhiều nên sẽ có ảnh huởng trên những người khác đang gặp khó khăn có thể làm theo. Dựa theo chững gì chúng ta biết về ảnh hưởng xã hội và những gì báo chí phổ biến, chúng ta tiên liệu rằng quyết định của cô sẽ làm cho một số người khác đang gặp hoàn cảnh khó khăn cũng bắt chước tự tử theo.

Những con số thống kê về tự tử tạo nên một khủng hoảng về y tế: hiện nay tự tử là nguyên nhân

1 For the full case history, see: http://www.pccef.org/articles/art32HouseOfLords.htm 2 For a systematic review of 56 studies on this topic, see: Sisask M, Värnik A., Int J, Media roles in suicide prevention: a systematic review. Environ Res Public Health. 2012 Jan;9(1):123-38.

Page 3: —— T˜I SAO CHÚNG TA CH˚NG L˜I LU˛T GIÚP K˝T …sót vì nó chỉ dựa vào bản báo cáo của người bác sĩ đã cho thuốc tự tử. Việc báo cáo này đòi

thứ hai gây nên cái chết nơi những người trẻ thuộc hạng thanh thiếu niên (sau tai nạn xe cộ) và đứng thứ 11 trong mọi nguyên nhân gây ra cái chết ở Hoa kỳ. Không phải mọi trường hợp tự tử đếu có thể ngăn ngừa được, nhưng rất nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được, và những nỗ lực chung của chúng ta để giảm bớt các vụ tự tử sẽ cứu được nhiều người. Những nghiên cứu đã cho thấy rằng khi chúng ta can thiệp trong trường hợp có khủng hoảng cá nhân - chẳng hạn như trong thời gian mấy tháng sau khi một người được giám định là mắc bệnh nan y hay trầm trọng - chúng ta có thể giảm thiểu rất nhiều những nguy cơ tự tử. Những nghiên cứu về những người đã thoát qua khỏi mưu toan tự tử chứng minh được rằng việc có ngưới nói không thể ngăn ngừa tự tử vì trước sau gì người ấy cũng tìm cách tự tử nữa là không đúng. Ngược lại, những nghiên cứu cho thấy là những người thoát qua khỏi mưu toan tự tử về sau cho biết là họ rất biết ơn các bác sĩ hay những người khác đã cứu sống họ, mặc dầu trong thời gian bị khủng hoảng họ không muốn có ai an thiệp. Chúng ta biết rằng việc tự tử muốn thành hình phải có ý định (thường có khi thay đổi) và phải có phương tiện. Gia tăng phương tiện đề tự tử là khi cho phép các bác sĩ cho thuốc tự tử làm cho việc khủng hoảng y tế về tự tử trở nên trầm trọng hơn.

Việc cho phép giúp kết liễu sự sống - dầu được gọi bằng tên gì - làm cho người ta nghĩ rằng có nhiều trường hợp không đáng sống. Luật là một người thầy: Nếu việc giúp kết liễu sự sống được hợp thức hóa, mọi người đang có mưu toan tự tử, nhất là những người trẻ, sẽ nghe theo sứ điệp này. Việc cho phép tự tử sẽ làm băng hoại mọi nỗ lực của chúng ta để cứu thoát những người đang bị đau đớn vì xấu xa và tuyệt vọng. Những người này đang cần những tấm lòng nhân bản và đang cần hy vọng. Một khi cái chết không còn tránh khỏi, họ cần sự chăm sóc điều dưỡng ở những ngày cuối đời.

NHỮNG GIỚI HẠN VÀ GIA TĂNG HỢP LÝTổ chức Lòng Nhân Bản và Sự Chọn Lựa muốn đưa ra một đạo luật cho phép tự tử ở California dựa theo đạo luật hiện hành ở Oregon. Nhưng có một vài sai lầm nghiêm trọng trong đạo luật này, ngoài những sai lầm về nguyên tắc như đã vạch ra ở trên. Chúng ta biết rằng hầu hết các vụ tự tử đều có liên hệ đến bệnh suy nhược thần kinh và những bệnh về thần kinh khác mà có thể chữa trị được. Tuy nhiên chỉ có không tới 6% trong 752 người đã chết vì được giúp tự tử theo luật của Oregon là được gửi đi khám nghiệm về thần kinh trong thời gian trước khi họ chết. Dựa vào những gì chúng ta biết về những yếu tố có thể gây tự tử, điều này tạo ra một thiếu sót rất lớn về y khoa. Ngoài ra việc không đòi hỏi có người làm chứng trong thờì gian một người được giúp tự tử rất dễ gây ra lạm dụng.

Việc báo cáo các dữ kiện liên quan đến trường hợp giúp tự tử theo luật của Oregon cũng rất thiếu sót vì nó chỉ dựa vào bản báo cáo của người bác sĩ đã cho thuốc tự tử. Việc báo cáo này đòi hỏi theo luật định, nhưng nếu không báo cáo thì cũng không bị chế tài gì. Nếu sở y tế muốn có những con số chính xác thì theo nguyên tắc phải có việc báo cáo theo luật định và phải có chế tài, do người bác sĩ cho toa và người dược sĩ cấp thuốc thực hiện. Ngoài ra cũng không có dữ kiện gì được ghi nhận cho thấy có bao nhiêu bệnh nhân nhận được thuốc giúp tự tử và bao nhiêu người đã thực sự uống

3 Eagles JM1, Carson DP, Begg A, Naji SA. British Journal Psychiatry. Suicide prevention: a study of patients’ views. 2003 Mar;182:261-5.

Page 4: —— T˜I SAO CHÚNG TA CH˚NG L˜I LU˛T GIÚP K˝T …sót vì nó chỉ dựa vào bản báo cáo của người bác sĩ đã cho thuốc tự tử. Việc báo cáo này đòi

(hay chích) thuốc đó. Điều càng làm cho sự việc khó khăn hơn trong việc lạm dụng và thiếu minh bạch về y tế là luật của Oregon cũng như của Tiểu bang Washington còn đòi hỏi chứng chỉ khai tử phải ghi sai: nguyên nhân gây ra cái chết là do bệnh, mặc dầu rõ ràng nguyên nhân là do thuốc giúp tự tử, và ngay cả bệnh nhân không có triệu chứng gì. Việc áp dụng như thế chưa hề nghe thấy ở đâu trong ngành y khoa. Đây là một thí dụ về việc lạm dụng ngôn ngữ để che đậy thực trạng của việc giúp kết liễu sự sống.

NHỮNG GIỚI HẠN VÀ GIA TĂNG HỢP LÝĐạo lý trong ngành y khoa kể từ Hippocrate đã hiểu được rằng có sự khác biệt quan trọng giữa việc giết chết một người bệnh bằng cách cho thuốc giết người và để cho chết tự nhiên mà không cần dùng những phương cách không mang lại kết quả hoặc quá đáng khi người ấy đã gần chết. Việc cho thuốc để kéo dài cuộc sống qua khả năng kỹ thuật không có nghĩa là người bệnh nhất thiết phải tìm cách kéo dài cuộc sống bằng mọi giá. Sự ra đời của ngành trị liệu điều dưỡng trong y khoa, cũng như ngành điều dưỡng cuối đời (hospice) đã giúp cải tiến được việc áp dụng chăm sóc người bệnh một cách nhân đạo trong những ngày cuối đời. Nếu được chăm sóc trị liệu điều dưỡng một cách đầy đủ người bệnh không phải trải qua nhiều đau đớn. Trong một vài trường hợp khi người bệnh quá đau đớn thì việc trị liệu an thần (palliative sedation) được chấp thuận trong cả 50 tiểu bang Hoa kỳ, giúp cho người bệnh cảm thấy êm ái hơn trong giai đoạn chờ chết, mà không phải dùng thuốc giúp tự tử. Do đó ngày nay có giải pháp thích hợp để giúp cho người bệnh khỏi đau đớn và khó chịu mà không cần dùng thuốc giúp kết liễu sự sống. Các bác sĩ có bổn phận phải tìm cách giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn (mà không phải bỏ rơi bệnh nhân) và bảo vệ sự sống, nhất là sự sống của những người ở trong hoàn cảnh khó khăn. Đối với ngành y khoa việc giúp tự tử đi ngược với bổn phận của người y sĩ là giúp chữa lành trong mọi trường hợp có thể, luôn luôn xoa dịu, và không bao giờ làm hại ai.

Ngôn từ xử dụng “sự chọn lựa” trong đề tài tranh luận thuờng bỏ quên một điều: cho việc giúp tự tử như một giải pháp thích hợp ở cuối đời thật ra không cho người bệnh quyền được chọn lựa hay tự quyết gì. Áp lực xã hội, tuy không hiển nhiên, và áp lực về kinh tế cũng là những điều không tránh khỏi khi phải quyết định. Điều nguy hiểm còn trở nên nghiêm trọng hơn đối với những người sa sút hoặc đang gặp khó khăn, chẳng hạn như những người tàn tật, mà đôi khi bị một số người coi là “vô tích sự,” hay những người thiếu thốn không đủ khả năng về y tế. Việc tự quyết của người bệnh không được tôn trọng hơn mà chỉ bị hạ thấp, qua việc giúp họ tự tử.

NHỮNG GIỚI HẠN VÀ GIA TĂNG HỢP LÝCuối cùng, những sai lầm mới đưa ra gần đây trong việc tranh luận về viêc giúp kết liễu sự sống là do những người chủ trương tìm cách định nghĩa lại việc tự tử. Xử dụng danh từ Lòng Nhân Bản và Sự Chọn Lựa (trước đây gọi là Tổ chức Hemlock) cho thuận tai, họ nói rằng việc bác sĩ giúp kết liễu sự sống không phải là tự tử, vì phương tiện được xử dụng – dùng thuốc trợ tử - không dùng võ lực

4 The primary intent of such intervention is to provide pain relief but not to hasten death or relieve the person from the burden of consciousness. This can also allow physician time to reassess the person’s pain control needs. In this scenario, the terminally ill sedated person may later be with-drawn from the sedatives and brought back to consciousness, with his or her pain under control.

Page 5: —— T˜I SAO CHÚNG TA CH˚NG L˜I LU˛T GIÚP K˝T …sót vì nó chỉ dựa vào bản báo cáo của người bác sĩ đã cho thuốc tự tử. Việc báo cáo này đòi

và hoàn toàn “bình an.” Nếu theo lý luận kỳ cục này thì hàng ngàn người ở Hoa kỳ đã tự tử bằng những phương tiện không dùng võ lực như dùng thuốc quá độ (drug overdose), nhiễm hơi độc v.v… đều không phải là tự tử. Điều này chỉ đáng nực cười và việc họ cố tình bóp méo ngôn ngữ là một điều vô trách nhiệm và dối trá. Việc định nghĩa tự tử xưa nay đã rõ ràng và không tùy thuộc vào phương tiện được xử dụng. Chúng ta cần thành thật với nhau về những gì được đưa ra thảo luận và tranh luận: việc bác sĩ giúp kết liễu sự sống là giúp tự tử.