bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo su.doc · web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo chƯƠng trÌnh...

119
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ

Upload: others

Post on 03-Feb-2020

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊNMÔN: LỊCH SỬ

Hà Nội, 12/2009

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

LỚP 10I. MỤC TIÊU

Ngoài việc thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học, nội dung bồi dưỡng học sinh giái môn Lịch sử cho

trường THPT, môn Lịch sử ở trường chuyên cần đạt:

a) Kiến thức:

- Trên cơ sở nắm vững những kiến thức lịch sử được cung cấp ở chương trình nâng cao lớp 10 THPT, học sinh được

học sâu hơn những sự kiện phản ánh bước phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, chú trọng đến những sự

kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những nền văn minh tiêu biểu, những mô hình xã hội, mối liên hệ giữa lịch sử thế giới

với lịch sử dân tộc.

- Bồi dưỡng hs giỏi bộ môn lịch sử ngay từ đầu cấp học, tạo sự hứng thú, say mê tìm hiểu lịch sử cho học sinh.

- Tạo nguồn cho học sinh đi vào một số chuyên ngành lịch sử hay liên quan đến lịch sử ở bậc đại học.

b) Kỹ năng:

- Nâng cao năng lực tư duy lịch sử cho học sinh nhất là tư duy lịch sử và tư duy lôgic. Biết xem xét, đánh giá các sự

kiện, hiện tượng trong mối quan hệ với không gian, thời gian, nhân vật lịch sử.

- Rèn luyện và hình thành được kỹ năng học tập bộ môn như làm việc với sách giáo khoa, sưu tầm và sử dông các

loại tư liệu lịch sử.

- Nâng cao khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, biết đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử trên quan

điểm của sử học mác-xit.

- Có khả năng vận dông kiến thức đã học vào nhận thức kiến thức mới và vào thực tiễn.

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.

c) Tư tưởng, tình cảm:

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản lịch sử văn hóa,

cách mạng của dân tộc.

- Trân trọng các nền văn hóa trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, học tập và chọn lọc các tinh hoa văn hóa

nước ngoài.

- Hình thành niềm tin vào sự phát triển quy luật của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc, góp phần vào sự đấu tranh

cho tiến bộ xã hội.

- Bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người công dân, có thái độ tích cực đối với xã hội, có tinh thần trách

nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, ham thích và sẵn sàng đi vào khoa học, sống nhân ái, có kỷ luật theo phát

luật.

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

- Tổng số tiết: 150% số tiết của chương trình nâng cao, trong đó 50% dành cho nội dung chuyên sâu.

- Cả năm: 99 tiết

+ Thực học: 83 tiết.

+ Kiểm tra 1 tiết và học kì: 4 tiết.

+ Làm bài tập lịch sử: 8 tiết

+ Ngoại khóa: 2 tiết.

+ Lịch sử địa phương: 2 tiết.

3

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

III. NỘI DUNG DẠY HỌC

3.1. Cấu trúc nội dung dạy học

Trên cơ sở nội dung được qui định trong chương trình nâng cao môn Lịch sử, lớp 10, ban hành kèm theo Quyết định

số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dôc và Đào tạo, một số vấn đề được học sâu

hơn:

- Hệ thống hóa kiến thức lịch sử từ nguyên thủy đến hiện nay, xác định mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử

Việt Nam, đặc biệt phần hiện đại.

- Nâng cao trình độ khái quát để hiểu sâu lịch sử.

- Tăng cường tính khái quát của môn học.

Cô thể là:

A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

1. Xã hội nguyên

thủy

- Nguồn gốc loài vượn cổ, quá trình lao động và chuyển biến:

Người tối cổ, Người tinh khôn, hình thành chủng tộc.

- Đời sống vật chất, tinh thần: chế tác công cô, dùng lửa, săn

bắn, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi.

- Tổ chức xã hội.

- Văn hóa nguyên thủy: vẽ tranh trong hang, nặn tượng (xăm

người), tôc mai táng.

- Lao động tạo ra con người và xã

hội loài người.

- Phân tích hiện tượng của cài thừa

thường xuyên làm nảy sinh hiện

tượng phân hóa giàu nghèo, xuất

hiện giai cấp.

4

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

- Sự tan rã của xã hội nguyên thủy: Sự xuất hiện tư hữu, gia

đình phô hệ, phân chia giai cấp.

2. Xã hội cổ đại.

2.1. Các quốc gia

cổ đại phương

Đông.

2.2. Hy Lạp và Rô-

ma cổ đại

- Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện sớm ở phương Đông:

điều kiện thiên nhiên thuận lợi, kinh tế sớm phát triển.

- Sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông.

- Phân hóa xã hội, xuât hiện giàu nghèo: quý tộc, bình dân.

Các quốc gia được hình thành: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc.

- Kết cấu xã hội và chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông:

Xã hội có giai cấp thống trị và bị trị. Nhà vua có quyền lực tối

cao, tuyệt đối.

- Những thành tựu văn hóa của phương Đông cổ đại: chữ viết,

thiên văn, lịch, tính toán.

- Điều kiện thiên nhiên: đất đai khô, không màu mỡ, đồng

bằng hẹp, có biển dài.

- Kinh tế: nông nghiệp hạn chế, thủ công và thương nghiệp

phát triển.

- Hiểu biết về hình thành bang và nền dân chủ chủ nô, các thể

chế chính trị: dân chủ, cộng hòa. Chế độ chiếm hữu nô lệ.

- Chú ý quan hệ xã hội, bộ máy Nhà

nước.

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt

động kinh tế và tổ chức xã hội.

- Hiểu được thế nào là chế độ chiếm

hữu nô lệ.

- Giải thích sự phát triển của văn

hóa cổ đại Hy Lạp, Rôma.

5

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

- Hiểu chế độ chiếm nô: chế độ kinh tế xã hội dựa trên lao

động nô lệ, bóc lột nô lệ; hai giai cấp: chủ nô và nô lệ.

- Văn hóa cổ đại Hy Lạp, Rôma: lịch, chữ viết, các khoa học,

văn học, nghệ thuật …; liên hệ, so sánh với các thành tựu văn

hóa cổ đại phương Đông.

3. Xã hội phong

kiến

3.1. Trung Quốc

thời phong kiến.

- Hiểu khái quát quá trình hình thành xã hội phong kiến ở

Trung Quốc: sự phân hóa giai cấp, hình thành giai cấp: địa

chủ, nông dân lĩnh canh.

- Các triều đại phong kiến thay đổi nhau: đầu tiên đại thịnh

vượng, cuối suy tàn

- Chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến tồn tại.

- Đời sống nhân dân cực khổ, nông dân nổi dạy khởi nghĩa

liên tôc.

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội qua các thời kỳ Tần, Hán,

Đường, Tống và Minh, Thanh.

- Trình bày những thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Quốc

thời phong kiến: Nho giáo, sử học, văn học, kiến trúc, y học,

kỹ thuật.

- Nêu một vài tác giả, tác phẩm nổi

tiếng của Trung Quốc thời phong

kiến (thơ Đường, tiểu thuyết cổ

điển).

6

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

3.2. Ấn Độ thời

phong kiến

3.3. Các nước

Đông Nam Á thời

phong kiến

- Biết sơ giản về xã hội Ấn Độ cổ đại hình thành các quốc gia

đầu tiên như Magađa, sự thịnh trị dưới thời vua Asoca.

- Hiểu nét chính về sự hình thành, phát triển quốc gia phong

kiến Ấn Độ: Ấn Độ thống nhất và vương triều Gúpta. Sự

chinh phôc của người Hồi giáo vào Ấn Độ lập nên vương

triều Đêli. Môgôn và vùng trên Môgôn (giữa Mông Cổ) là

thời kỳ cuối cùng của phong kiến Ấn Độ. Những chính sách

tích cực của Acơba.

- Nêu được văn hóa Ấn Độ trong các thế kỷ XIII-XVIII.

+ Tôn giáo và các tập tôc.

+ Nghệ thuật

+ Chữ viết

- Nêu được sự xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

(điều kiện tự nhiên, niên đại ra đời các quốc gia cổ đại, đôi

nét về chính trị, xã hội,…)

- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng gió mùa: mùa khô, mùa mưa.

- Các quốc gia cổ của người Việt, Chăm, Môn,…

- Hiểu biết về sự hình thành, phát triển thịnh đạt và suy thoài

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối

với Việt Nam.

7

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

3.4. Sự hình thành

và phát triển chế

độ phong kiến Tây

Âu.

3.5. Tây Âu thời

hậu kỳ trung đại

của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Nêu được nét chính các chặng đường lịch sử và những thành

tựu văn hóa truyền thống đặc sắc của Cămpuchia và Lào.

- Bước đầu xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

- Các quốc gia phong kiến: Qua các giai đoạn (VII-VIII) phát

triển (XIII-XVIII) và suy vong (sau thế kỷ XVIII). Về chính

trị, kinh tế, chiến tranh phong kiến, kinh tế đạt đỉnh cao.

- Trình bày quá trình phong kiến hóa và sự hình thành các

vương quốc của người Giecmanh. (sự tan rã của xã hội

nguyên thủy và sự xâm nhập của người Giecmanh).

- Biết về lãnh địa phong kiến. Tổ chức lãnh địa, các quan hệ

giai cấp, đẳng cấp trong xã hội phong kiến châu Âu.

- Trình bày sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại Tây

Âu. Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Sự phát triển của thương mại:

+ Hội chợ.

+ Thương đoàn.

- Văn hóa Tây Âu thời trung đại: Đạo Thiên Chúa.

- Lập niên biểu về quá trình phát

triển lịch sử Lào, Cămpuchia thời

phong kiến.

- Giới thiệu một công trình kiến trúc

nổi tiếng của Lào, Cămpuchia.

- Miêu tả một lãnh địa phong kiến,

một thành thị Tây Âu thời trung đại.

8

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

- Những phát triển về địa lý (nguyên nhân và tiền đề, diễn

biến, vai trò lịch sử).

- Trình bày sự nảy sinh phương thức sản xuất TBCN trong

lòng chế độ phong kiến ở châu Âu: những thay đổi trong quan

hệ xã hội.

- Nêu nét chính về các phong trào văn hóa Phôc Hưng. Cải

cách tôn giáo. Chiến tranh nông dân (nguyên nhân, diễn biến,

kết quả, ý nghĩa).

4. Ôn tập lịch sử

thế giới cổ trung

đại.

Hệ thống hóa những nội dung chính và những sự kiện lịch sử

tiêu biểu, so sánh (những nét chính) về xã hội phong kiến

phương Đông và phương Tây.

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX)

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

1. Việt Nam từ

thời nguyên thủy

đến thế kỷ X.

1.1. Việt Nam thời - Biết được cách đây 30-40 vạn năm người tối cổ đã sinh sống - Liên hệ với những vấn đề lịch sử

9

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

nguyên thủy

1.2. Các quốc gia

cổ đại trên đất Việt

Nam

trên đất nước ta qua dấu tích ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng

Nai, Bình Phước.

- Sự chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại. Biết so

sánh về mặt thời gian, địa bàn cư trú, công cô lao động, hoạt

động kinh tế, tổ chức xã hội của văn hóa Sơn Vi với văn hóa

Hòa Bình – Bắc Sơn để thấy được hai giai đoạn hình thành và

phát triển của công xã thị tộc.

- Hiểu được ý nghĩa của thuật luyện kim ra đời đã đưa xã hội

nguyên thủy bước sang giai đoạn cuối. Biết so sánh sự giống

nhau của văn hóa Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh Đồng

Nai, Óc Eo để thấy được cách đây khoảng 4000 năm ở Việt

Nam đã hình thành nền văn hóa sơ kì đồng.

- Trình bày được trên cơ sở và điều kiện của văn hóa Đông

Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo các quốc gia Văn Lang, Chămpa và

Phù Nam ra đời và phát triển.

- Nắm được các giai đoạn phát triển chính của nước Văn

Lang – Âu Lạc, quốc gia cổ Chămpa và Phù Nam.

- Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất và tinh

thế giới có liên quan.

- Nhấn mạnh sự phát triển của các

nền văn hóa cổ trên đất nước Việt

Nam (rút ra một số đặc điểm chung)

- Một vài đặc điểm của các quốc gia

cổ đại trên đất nước Việt Nam.

- Nhấn mạnh một vài nét chính về

10

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

1.3. Thời Bắc thuộc

và cuộc đấu tranh

giành độc lập

thần của cư dân các quốc gia cổ đại.

- Trình bày được chính sách đô hộ của các triều đại phong

kiến phương Bắc: Tổ chức bộ máy cai trị, bóc lột về kinh tế,

đồng hóa về văn hóa.

- Giải thích được môc đích chính sách đô hộ và chuyển biến

về kinh tế, văn hóa, xã hội dưới ảnh hưởng của chính sách

trên.

- Nhận xét khái quát về các cuộc đấu tranh giành độc lập của

nhân dân ta trong các thế kỷ I-X. Trình bày những nét chính

của một số cuộc kỹ khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Hai Bà

Trưng, Bà Triệu, Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân, khởi

nghĩa Khúc Thừa Dô, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.

- Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa

Lý Bí và chiến thắng Bạch Đằng (938).

đời sống các cư dân thời kỳ này.

- Cả ảnh hưởng tiêu cực và tích cực.

- Khái quát và nâng cao những hiểu

biết của học sinh THCS đã học một

cách có hệ thống, cơ bản và nâng

cao về nguyên nhân các cuộc khởi

nghĩa (chú trọng đến hình thành

truyền thống yêu nước)…

2. Việt Nam từ thế

kỷ X đến thế kỷ XV

2.1. Quá trình hình

thành và phát triển

Đặc điểm của nhà nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và thời Lý,

Trần, Hồ, Lê sơ. Bước đầu so sánh để thấy được sự hình

- Chú trọng:

+ Sự hình thành và phát triển nhà

11

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

nhà nước độc lập

thống nhất.

2.2. Xây dựng và

phát triển kinh tế.

Sự phân hóa giai

tầng trong xã hội ở

các thế kỷ X-XV.

2.3. Những cuộc

kháng chiến chống

giặc ngoại xâm.

2.4. Xây dựng và

phát triển văn hóa

dân tộc.

thành và phát triển của nhà nước phong kiến: về tổ chức bộ

máy nhà nước, pháp luật, quân đội, chính sách đối nội và đối

ngoại.

- Nắm được sự mở rộng và phát triển nông nghiệp, thu công

nghiệp, mở rộng thương nghiệp qua các thời Ngô, Đinh - Tiền

Lê và thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.

- Hiểu được tình hình ruộng đất tư ngày càng phát triển, đó là

nguyên nhân làm cho sự phân hóa trong xã hội ngày càng sâu

sắc.

Biết được những nét khái quát (nguyên nhân, diễn biến, kết

quả, ý nghĩa) của các cuộc kháng chiến: 2 lần chống quân

Tống, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –

Nguyên, phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và

khởi nghĩa Lam Sơn.

- Tư tưởng và tôn giáo: Sự du nhập và phát triển của Nho

giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Sự thay đổi vai trò thống trị về tư

tưởng của Phật giáo và Nho giáo.

- Biết được giáo dôc ngày càng phát triển có quy củ. Sự phát

nước phong kiến.

+ Về phát triển kinh tế, sự phân hóa

giai tầng trong xã hội.

+ Tinh thần kháng chiến chống giặc

ngoại xâm.

+ Phát triển nền văn hóa dân tộc

(Những vấn đề này được nâng cao

hơn ở chương trình chuẩn).

12

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm.

- Phân tích được đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc

điêu khắc. Khái quát về sự hình thành và phát triển những loại

hình sân khấu, đặc biệt là rối nước.

- Kể được những công trình khoa học đặc sắc.

3. Việt Nam từ thế

kỷ XVI đến thế kỷ

XVIII

3.1. Chiến tranh

phong kiến và sự

chia cắt đất nước.

3.2. Tình hình kinh

tế.

- Biết được năm 1527 nhà Lê sôp đổ. Nhà Mạc ra đời. Một số

chính sách của nhà Mạc nhằm ổn định đất nước.

- Trình bày sơ lược diễn biến của các cuộc chiến tranh phong

kiến dẫn đến sự hình thành Nam triều – Bắc triều và Đàng

trong – Đàng ngoài. Giải thích được nguyên nhân của các

cuộc chiến tranh và hậu quả dẫn đến đất nước bị chia cắt, sức

của nhân dân bị tiêu hủy.

- Những biểu hiện nông nghiệp Đàng ngoài bị kiệt quệ và

nguyên nhân của hiện tượng đó. Sơ lược quá trình khẩn

hoang ở Đàng trong và kết quả của nó làm cho nông nghiệp

- Làm rõ nguyên nhân, hậu quả của

việc đất nước bị chia cắt

- Làm rõ hơn về việc khẩn hoang

(mở mang bờ cõi) ở phía Nam.

13

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

3.3. Văn hóa, tư

tưởng

3.4. Khởi nghĩa

nông dân và phong

trào Tây Sơn.

phát triển.

- Những biểu hiện của thủ công nghiệp phát triển: thủ công

nghiệp nhà nước được chú trọng; các làng nghề ở nông thôn

rất phát triển.

- Về thương nghiệp: Sự trao đổi hàng hóa giữa các địa

phương được mở rộng; mối quan hệ buôn bán với các nước

phương Đông được phát triển; sự hình thành và hưng thịnh

của một số đô thị (Thăng Long, Hội An, Phố Hiến).

- Trình bày được tình hình phát triển tư tưởng văn hóa, giáo

dôc, khoa học kỹ thuật và giải thích được nguyên nhân phát

triển của nó.

- Đặc điểm của phong trào nông dân ở Đàng ngoài và nguyên

nhân cũng như kết quả của nó. Phong trào nông dân Tây Sơn:

sự ra đời; làm chủ toàn bộ Đàng trong; tiến quân ra Đàng

ngoài, lập lại nền thống nhất đất nước và kháng chiến chống

quân Thanh thắng lợi. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang

Trung trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

- Nhấn mạnh nguyên nhân phát

triển của kinh tế hàng hóa.

- Chú ý làm rõ:

+ Xây dựng nền văn hóa dân tộc.

+ Vai trò của Nguyễn Huệ -Quang

Trung trong việc đặt cơ sở cho

thống nhất đất nước.

4. Việt Nam ở nửa - Nhà nước phong kiến tập quyền dưới thời Nguyễn được xây - Giúp học sinh nhận thức về trách

14

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

đầu thế kỷ XIX dựng quy củ. Sự hạn chế về chính sách đối ngoại của Nhà

Nguyễn.

- Nông nghiệp khó khăn, thủ công nghiệp phát triển, mâu

thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. Nguyên nhân của hiện

tượng này.

- Phật giáo và tín ngưỡng dân gian phát triển. Văn học phát

triển phong phú, đa dạng; khoa học đặc biệt Sử học đạt được

một số thành tựu. Nghệ thuật phát triển. Nguyên nhân của các

hiện tượng đó.

nhiệm của nhà Nguyễn trong việc

làm mất nước ta.

5. Sơ kết lịch sử

Việt Nam từ

nguồn gốc đến

giữa thế kỷ XIX

5.1.Những thành

tựu chính của dân

tộc trong sự nghiệp

dựng nước và giữ

nước.

Hệ thống hóa:

- Những thành tựu về chính trị: Sự ra đời của các quốc gia cổ

đại đầu tiên (Văn Lang-Âu Lạc; Lâm ấp – Chăm pa, Phù

Nam); Sự hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến

tập quyền.

- Học sinh được hướng dẫn để ôn

tập các điểm nêu trong chương trình

- Chú ý các loại bài tập thực hành,

bài tập nhận thức để HS nâng cao

15

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

5.2. Đóng góp của

các dân tộc ít

người vào sự

nghiệp chung của

đất nước

- Những thành tựu về kinh tế: ruộng đất được mở rộng; hệ

thống đê và thủy lợi được xây dựng; thủ công nghiệp ngày

càng mở rộng; thương nghiệp phát triển.

- Trình bày được những thành tựu về văn hóa: Nho giáo, Phật

giáo được kết hợp với tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền

thống; giáo dôc Nho học từng bước phát triển; Văn học nghệ

thuật ngày càng đa dạng và phong phú; những thành tựu về

khoa học và sự tiếp thu khoa học kỹ thuật của phương Tây.

- Trình bày được những đặc điểm trong sự nghiệp chống giặc

ngoại xâm của nhân dân ta: thường xuyên phải chống ngoại

xâm nhưng nhân dân ta không chịu khuất phôc và làm nên

các chiến công hiển hách.

Trình bày được:

- Sự hòa hợp giữa các dân tộc; sự hình thành ý thức dân tộc

của các dân tộc ít người.

- Những đóng góp về mặt kinh tế - văn hóa: các nghề truyền

thống của các dân tộc ít người; những nét đặc sắc về nghệ

thuật, chữ viết của các dân tộc.

nhận thức.

Chú trọng: Sự đóng góp của các

dân tộc ít người vào công cuộc dựng

nước, giữ nước (qua một số tài liệu

– sự kiện cô thể).

16

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

- Những đóng góp vào sự nghiệp dựng nước: một số sự kiện

phản ánh sự đóng góp vào các cuộc kháng chiến chống ngoại

xâm của dân tộc

17

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

3.2. Nội dung chuyên sâu

Chuyên đề 1: CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ Ở HY LẠP VÀ RÔMA THỜI CỔ ĐẠI

Số tiết: 5 tiết

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

1

2

3

Sự ra đời của xã hội chiếm nô

ở Hy Lạp và Rôma

- Điều kiện tự nhiên

- Bối cảnh lịch sử.

- Quá trình hình thành các quốc

gia cổ đại.

Xã hội chiếm nô ở Hy Lạp và

Rôma

- Cơ cấu xã hội.

- Đời sống của nô lệ

- Các cuộc khởi nghĩa nô lệ

Kết luận

Kiến thức:

- Điều kiện tự nhiên khu vực Địa Trung Hải.

- Sự phát triển của nền kinh tế thủ công nghiệp,

thương mại.

- Sự ra đời của các quốc gia Địa Trung Hải.

- Nguyên nhân nổ ra các cuộc đấu tranh của nô

lệ.

- Những cuộc đấu tranh của nô lệ, tiêu biểu là

cuộc khởi nghĩa Xpáctacút (diễn biến, kết quả, ý

nghĩa).

- Diễn biến và kết quả của các cuộc khởi nghĩa

nô lệ ở Hy Lạp và Rôma.

Kỹ năng: Sử dông bản đồ xác định Hy Lạp,

Rôma. Phân tích và đánh giá các cuộc khởi nghĩa

- Sử dông bản đồ để miêu tả

điều kiện địa lý, để giải

thích những đặc điểm của

các quốc gia cổ đại Địa

Trung Hải.

- Sử dông tài liệu thành văn,

đồ dung trực quan để tường

thuật đời sống nô lệ.

- Kỹ năng - Sử dông tài liệu

tham khảo, đồ dùng trực

quan.

- Phân tích và đánh giá các

sự kiện lịch sử được học.

Liên hệ thực tế.

18

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

nô lệ trong xã hội chiếm nô.

19

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 2: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN Ở ĐÔNG NAM Á

Số tiết: 5 tiết

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

1

2

3

4

Sự hình thành và bước đầu phát

triển của các quốc gia phong kiến

Đông Nam Á

- Sơ lược về các nước Đông Nam Á.

- Quá trình hình thành và bước đầu

phát triển.

Sự phát triển thịnh đạt của các quốc

gia phong kiến Đông Nam Á

- Điều kiện của sự phát triển thịnh đạt

- Những biểu hiện của sự phát triển

thịnh đạt.

Thời kỳ suy thoái của các quốc gia

phong kiến Đông Nam Á.

- Nguyên nhân suy yếu.

- Những biểu hiện của sự suy yếu.

Kết luận

Kiến thức:

- Tình hình các quốc gia ở Đông Nam Á

nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất.

- Quá trình hình thành các quốc gia

phong kiến Đông Nam Á.

Những biểu hiện của sự phát triển và suy

thoái của các quốc gia phong kiến Đông

Nam Á.

Kỹ năng:

- Biết sử dông tài liệu tham khảo, đồ

dùng trực quan.

- Phân tích và đánh giá các sự kiện hiện

tượng lịch sử theo quan điểm của Sử học

Macxit.

- Sử dông bản đồ để xác định

vị trí các quốc gia phong

kiến Đông Nam Á.

- Trình bày những nét chủ

yếu về sự hình thành, phát

triển và suy yếu của các quốc

gia phong kiến Đông Nam Á

20

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

21

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 3: NÊN VĂN MINH ĐẠI VIỆT

Số tiết: 5 tiết

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

1

2

3

4

Điều kiện lịch sử sự hình thành nền

văn minh Đại Việt.

- Điều kiện lịch sử.

- Quá trình hình thành

Những thành tựu tiêu biểu của nền

văn minh Đại Việt

- Kinh tế.

- Chính trị.

- Văn hóa, khoa học, nghệ thuật.

Bản sắc dân tộc và ý nghĩa của nền

văn minh Đại Việt.

- Những đặc điểm cơ bản

- Giá trị.

- Ý nghĩa.

Kết luận

Kiến thức:

- Khái niệm ”văn minh” và “văn minh Đại

Việt”.

- Điều kiện lịch sử ra đời nền văn minh Đại

Việt: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938; tiếp

nối nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trước

đây; tiếp thu có chọn lọc các nền văn minh

trong khu vực lúc bấy giờ; nhân dân lao động

cần cù, sáng tạo…

- Những thành tựu mọi mặt (chính trị, kinh

tế…), qua các triều đại Lý - Trần - Lê…

- Những đặc điểm cơ bản, giá trị, ý nghĩa của

nền văn minh Đại Việt.

Kỹ năng:

- Nhắc lại những nét cơ

bản về văn minh Văn

Lang – Âu Lạc .

- Lập bảng hệ thống kiến

thức về những thành tựu

của nền văn minh Đại

Việt.

22

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

- Hệ thống hóa kiến thức đã học.

- Đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Liên hệ thực tế.

Chuyên đề 4: TRUYỀN THỐNG CHỐNG NGOẠI XÂM, BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN

CUỐI THẾ KỈ XVIII

Số tiết: 5 tiết

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

1

2

Quá trình hình thành truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.- Những điều kiện hình thành

truyền thống dân tộc.

- Quá trình hình thành truyền

thống dân tộc.

Nội dung và đặc điểm cơ bản truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.- Nội dung cơ bản.

Kiến thức:

- Khái quát các cuộc kháng chiến, đấu tranh giải

phòng dân tộc bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta từ

thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.

- Quá trình hình thành truyền thống chống giặc

ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung và đặc điểm truyền thống phải tiến

hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh

giặc, kết hợp khôn khéo giữa đấu tranh quân sự

với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, thể

- Hệ thống hóa kiến thức

trong việc học tập.

- Phân tích các đặc điểm

truyền thống đánh giặc

23

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

3- Những đặc điểm nổi bật

Ý nghĩa- Giá trị.

- Tiếp thu và phát huy.

hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng, vận dông

và phát huy một cách sáng tạo nghệ thuật quân

sự của tổ tiên, đánh lâu dài khi cần thiết.

Kỹ năng: - Hệ thống hóa kiến thức đã học.

- Biết lựa chọn sự kiện tiêu biểu.

- Trình bày nội dung và phân tích cho những đặc

điểm của truyền thống đánh giặc.

- Liên hệ thực tế.

IV. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.

4.1. Kế hoạch dạy học

- Việc dạy học Lịch sử lớp 10 THPT chuyên dựa trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa nâng cao, nhưng do

mục tiêu dạy học nên có 50% dành cho nội dung chuyên sâu. Vì vậy, khi thực hiện chương trình dạy học lịch sử (nâng

cao) cần bổ sung một số tinh thần để đi sâu hơn vào:

+ Các vấn đề cơ bản của chương, bài.

+ Những sự kiện, nhân vật tiêu biểu, lớn.

+ Khái quát lý luận (ở mức độ phù hợp) để nâng cao chất lượng dạy học của trường chuyên.

+ Trao đổi, thảo luận.

24

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

+ Bài tập, thực hành.

- Việc soạn thảo phân phối chương trình chi tiết và thực hiện kế hoạch dạy học ở mỗi trường cần chú ý:

+ Tham khảo số tinh thầnết phân phố cho mỗi chương trình, mỗi chủ đề tự chọn được gợi ý ở các phần “Cấu trúc

nội dung giảng dạy” và “Nội dung chuyên sâu”.

+ Tùy điều kiện địa phương, trường mà có thể điều chỉnh thời lượng dạy học cho phù hợp.

- Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện nội dung chương trình:

+ Bảo đảm sự cân đối giữa các phần trong chương trình lịch sử mang tính toàn diên (kinh tế, chính trị, quân sự, văn

hóa, giáo dôc…), giảm bớt những sự kiện chi tiết về quân sự, chiến tranh, chú trọng hơn các vấn đề về kinh tế, văn hóa,

các nhân vật tiêu biểu, những vấn đề lịch sử của các dân tộc ít người, của địa phương...

+ Thể hiện mối quan hệ trọng việc hiểu biết lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc trong cùng một thời đại.

+ Dành thời giờ thích đáng cho học sinh tự học, hoạt động trên lớp, trao đổi, thảo luận, làm bài tập, công tác ngoại

khóa bộ môn.

4.2. Nội dung dạy học

- Bảo đảm những vấn đề cơ bản của chương trình lịch sử (nâng cao) lớp 10 và những gợi ý nêu trên khi điều chỉnh

thời lượng giảng dạy và soạn thảo phân phối chương trình.

- Ngoài các chuyên đề tự chọn nêu trên, giáo viên lịch sử các trường THPT chuyên có thể biên soạn một số chuyên

đề khác, như:

+ Những quan điểm khác, ngoài quan điểm macxít – lêninnít, về nguồn gốc loài người.

+ Sự tan vỡ của xã hội nguyên thủy và chuyển sang xã hội có giai cấp, hình thành nhà nước.

25

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

+ Các giai đoạn phát triển của xã hội Trung Quốc thời phong kiến.

+ Lãnh địa phong kiến: tổ chức, cơ cấu, quan hệ xã hội, tính chất và kinh tế.

+ Sự ra đời và vai trò của các thành thị trong xã hội phong kiến châu Âu.

+ Tháp Chàm: nghệ thuật kiến trúc, vai trò, ý nghĩa trong đời sống xã hội người Chăm.

+ Thế kỷ X – bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển lịch sử Việt Nam.

+ Vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Mông và quân Minh.

+ Những thành tựu về văn hóa vào nửa đầu thế kỷ XIX.

+ Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc làm mất nước ta.

Những chủ đề tự chọn này là những vấn đề cơ bản của chương trình, song đòi hỏi việc hệ thống kiến thức, bao quát

toàn bộ chương trình, đòi hỏi kiến thức hỗ trợ sâu rộng (phù hợp trình độ học sinh), nâng cao trình độ nhận thức lịch sử.

4.3. Về phương pháp và phương tiện dạy học

- Khắc phôc những phương pháp cũ chỉ học thuộc lòng, biết mà không hiểu, không có bài tập thực hành...

- Phát huy tính tích cực học tập, phát triển khả năng độc lập tư duy, biết vận dông kiến thức đã học để tiếp thu kiến

thức mới vào trong hoạt động thực tiễn.

- Chú trọng những biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo trong học tập, làm bài.

- Trang bị đầy đủ bản đồ (do Nhà nước cung cấp hay tự vẽ) cần cho việc dạy học những vấn đề chủ yếu của chương

trình, trang bị tài liệu sách, báo cần thiết cho việc học bao gồm tài liệu tham khảo khoa học, tài liệu công cô (các loại từ

điển phổ thông), văn truyện tài liệu lịch sử, chuyên khảo khoa học có tính chất phổ biến, nhưng chính xác…, tranh ảnh

giáo khoa lịch sử…. Những trường có điều kiện trang bị máy vi tính để áp dông công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử.

26

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

4.4. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập; tuy nhiên việc

kiểm tra sau một khóa trình, một học kỳ, cuối năng học có vai trò, ý nghĩa quan trọng.

- Do nội dung, đặc trưng của môn lịch sử, hình thức kiểm tra (viết và nói) được tiến hành phong phú, đa dạng, có

mối quan hệ với nhau. Không chỉ dùng một loại kiểm tra mà gồm có:

+ Trắc nghiệm khách quan.

+ Tự luận.

+ Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.

+ Các bài tập thực hành bộ môn.

- Biện pháp kiểm tra không phải chỉ có thầy và trò mà cần thiết tiến hành việc tự kiểm tra, tự đánh giá của mỗi học

sinh, kiểm tra và đánh giá giữa học sinh với nhau.

- Sau việc kiểm tra (thường xuyên hay định kỳ với các hình thức khác nhau) giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi,

thảo luận, rút kinh nghiệm (về nội dung và phương pháp tiến hành) để học sinh xác định thái độ tinh thần, phương pháp

học tập, làm bài.

Những điều hướng dẫn nêu trên chỉ có tính định hướng, giáo viên vận dông sáng tạo, phù hợp với điều kiện của

mình.

27

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa lịch sử (chương trình nâng cao) – Nxb Giáo dôc, Hà Nội, 2006.

2. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

3. Tư liệu lịch sử lớp 10, Nxb Giáo dôc, Hà Nội, 2004.

4. Đặng Đức An (chủ biên), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, Tập 1, Nxb Giáo dôc, Hà Nội, 1999.

5. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2006.

6. Trương Hữu Quýnh, Lê Mậu Hãn, Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo

dôc, Hà Nội, 2002.

28

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

LỚP 11I. MỤC TIÊU

Từ mục tiêu giáo dôc và mục tiêu môn học thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi cho trường THPT môn Lịch sử ở lớp 11 trường chuyên cần đạt một số điểm cơ bản sau:

1.1. Kiến thức- Trên cơ sở nắm vững những kiến thức lịch sử được cung cấp ở chương trình nâng cao lớp 11 THPT, học sinh được

học sâu hơn những sự kiện căn bản trong bước phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, chú trọng đến những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những nền văn minh tiêu biểu, những mô hình xã hội, mối liờn hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.

- Tiếp tôc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử về kiến thức và kỹ năng, tạo hứng thú say mờ học tập tìm hiểu lịch sử cho học sinh

- Tạo nguồn cho học sinh đi vào một số chuyờn ngành lịch sử hay liên quan đến lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng.1.2. Kĩ năng- Hình thành năng lực tư duy lịch sử cho học sinh, nhất là tư duy lịch sử và tư duy lôgíc, nâng cao năng lực xem xét,

đánh giá các sự kiện hiện tượng trong mối liên hệ với không gian, thời gian và nhân vật lịch sử- Rèn luyện và nâng cao kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc với sách giáo khoa,

sưu tầm và sử dông các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành.- Phát triển khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, biết đánh giá các sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử trên quan

điểm sử học mác-xít.- Có khả năng vận dông những kiến thức đó học vào nhận thức kiến thức mới và vào thực tiễn- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập1.3. Thái độ, tình cảm, tư tưởng

29

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cỏc di sản lịch sử văn hóa, cách mạng của dân tộc.

- Trân trọng các nền văn hóa thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, học tập và chọn lọc các tinh hoa văn hóa của nước ngoài.

- Hình thành niềm tin vào sự phát triển quy luật của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc, gúp phần vào sự đấu tranh cho tiến bộ xã hội

- Bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người công dân, có thái độ tích cực đối với xã hội, cú tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, ham thích và sẵn sàng đi vào khoa học sống nhân ái, có kỉ luật theo pháp luật.

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC- Tổng số tiết: 150% số tiết của chương trình nâng cao, trong đó 50% dành cho nội dung chuyên sâu.- Cả năm: 105 tiết, trong đó:

Thực hành: 89 tiếtKiểm tra 1 tiết và học kì : 4 tiếtLàm bài tập lịch sử: 8 tiếtNgoại khúa: 2 tiếtLịch sử địa phương: 2 tiết

III. NỘI DUNG DẠY HỌC3.1. Cấu trúc nội dung dạy họcTrên cơ sở nội dung được qui định trong chương trình nâng cao môn Lịch sử, lớp 11, ban hành kèm theo Quyết định

số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dôc và Đào tạo, cần đi sâu hơn một số vấn đề theo hướng:

30

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Hệ thống húa kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới từ giữa thế kỉ XVI đến Chiến tranh thế giới thứ hai và lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

- Nâng cao trình độ khái quát để hiểu sâu những vấn đề chủ yếu của chương trình lịch sử 11.- Tăng cường tính thực hành của môn họcCô thể là:

A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lịch sử 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

1 Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đén cuối thế kỉ XVIII)

- Khái quát về sự chuyển biến kinh tế, xã hội dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản sản đầu tiên- Cách mạng tư sản Hà Lan giữa thế kỉ XVI-Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII-Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII: Sự di dân đến Bắc Mĩ và chế độ thực dân Anh; nguyên nhân và tính chất của chiến tranh giành độc lập: Oasinhtơn và Tuyên ngôn độc lập 1776; chế độ Cộng hòa và Hiến pháp liên bang- Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII: những tiền đề cách mạng; khởi nghĩa 14 – 7 – 1798- Trình bày những diễn biến qua các giai đoạn cách mạng Pháp: chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hũa, nền chuyên chớnh dân chủ cách mạng, chiến tranh cách mạng, sự phát triển đi lên của cách mạng.

* Về các cuộc cách mạng tư sản cần nêu được:- Nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực tiếp của cuộc cách mạng- Diễn biến chớnh (các hình thức cách mạng tư sản)- Kết quả- ý nghĩa

* Tìm hiểu: Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”, Rôbexpie, Napôlêông

31

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lịch sử 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

2 Các nước tư bản châu Âu, Mĩ từ đầu thế kỉ XX

- Châu Âu đầu thế kỉ XIX: chiến tranh Napôlêông, Hội nghị Viên 1815 và sự thay đổi bản đồ châu Âu- Cách mạng công nghiệp: Những tiền đề của cách mạng công nghiệp; những phát minh và sử dông máy móc; hệ quả của cách mạng công nghiệp; sự hình thành hệ thống sản xuất mới, tạo ra biến đổi về mặt xã hội (hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản), quá trình hình thành nền văn minh công nghiệp- Hoàn thành cách mạng tư sản ở Âu và Mĩ: cuộc vận động thống nhất ở Đức và Italia (cuộc vận động thống nhất “từ trên xuống”, “từ dưới lên”, kết quả và ý nghĩa); Nội chiến ở Mĩ và cải cách nông nô ở Nga (nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa)- Các nước tư bản Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:+/ Sự tiến bộ, các thành tựu khoa học tự nhiên, kĩ thuật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đánh giá ảnh hưởng đối với việc phát triển, mở rộng của sản xuất+/ Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền trong sản xuất, trong tài chính, sự đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và chính sách đối ngoại hiếu chiến chuẩn bị chiến tranh thế giới của các nước đế quốc+/ Các mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa đế quốc+/ Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị của các

- ảnh hưởng, tác động của Hội nghị Viên 1815 đối với châu Âu.-Trình bày quá trình chuyển từ lao động thủ công san lao động cơ khí trong các lĩnh vực sản xuất.- Những biến đổi xã hội do cách mạng công nghiệp tạo ra(hoàn thành sự phân chia xã hội tư bản ra hai giai cấp cơ bản đối đich – tư sản và vô sản)

* Chú ý: - Các hình thức diễn ra cách mạng tư sản - Nguyên nhân bùng nổ và thắng lợi hàng lọat của các cuộc cách mạng tư sản ở Âu – Mĩ vào giữa thế kỉ XIXMức độ và kết quả đạt được của các cuộc cách mạng tư sản khác nhau

32

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lịch sử 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ; sự phát triển không đồng đều; đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc của mỗi nước.

- Nêu rõ những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là những phát minh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tác động về mặt chính trị xã hội- Đặc điểm, vị trí của chủ nghĩa đế quốc ở mỗi nước

3 Phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

- Sơ lược về quá trình hình thành giai cấp công nhân và những phong trào đấu tranh chính trị quan trọng những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX; tình cảnh giai cấp công nhân công nghiệp, các cuộc đấu tranh ở Pháp, Anh, Đức- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng; nội dung tiêu biểu, những hạn chế và ý nghĩa- Sự ra đời của CNXH khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen- Tuyên ngôn Đảng cộng sản (một số đoạn trích)- Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai, những đóng góp của các tổ chức này đối với phong trào công nhân quốc tế- Công xã Pari: nguyên nhân ra đời, quá trình hoạt động và vai trũ lịch sử- Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX: Quốc tế thứ hai, cuộc tổng bói công ở Sicagô (1 – 5 – 1886).

- Nêu râ các thời kỳ của phong trào công nhân thế giới qua các cuộc đấu tranh.

- Tìm hiểu thêm cuộc đời, sự nghiệp của C.Mác và Ăngghen- Từ chủ nghĩa xã hội không tưởng đến chủ nghĩa xã hội khoa học

* Chú ý cần nắm vững:- Cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Công xã Pari- Nhà nước vô sản đầu tiên thể

33

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lịch sử 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

Sự thành lập các đảng của giai cấp công nhân- Phong trào công nhân Nga và vai trũ của Lê-nin trong việc lónh đạo cách mạng Nga và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kì mới: hoạt động của Lê-nin, cách mạng Nga 1905 – 1907 với cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Matxcơva tháng 12 – 1905; tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng

hiện bản chất nhà nước kiểu mới- í nghĩa bài học của công xã Pari

4 Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

- Các nước châu Á trước sự sâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Giải thớch nguyên nhân- Nhật Bản: Công cuộc cải cách Minh Trị: nguyên nhân, các biện pháp cải cách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dôc, tính chất, kết quả Hiến pháp 1889, chính sách đối ngoại và chiến tranh xâm lược- Trung Quốc: các sự kiện lịch sử quan trọng của Trung Quốc thời cận đại; chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) và quá trình xâm lược của các nước đế quốc vào Trung Quốc, phong trào Thái bình Thiên quốc, cuộc duy tân năm Mậu Tuất (1898), cách mạng Tân Hợi (1911)- Ấn Độ: chế độ thực dân Anh ở Ấn Độ và hậu quả. Cuộc khởi nghĩa năm 1857. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội và sự ra đời, hoạt động của Đảng Quốc đại, phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX

- Lấy các bảng hệ thống kiến thức, niên biểu và quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây và phong trào đấu tranh của nhân dân các nước bị xâm lược

- Giải thớch các yếu tố làm cho Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á trở nên cường thịnh, trở thành nước tư bản phát triển và tiến lên chủ nghĩa đế quốc

- Tính chất của Đảng Quốc đại

34

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lịch sử 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

- Đông Nam Á: quá trình xâm lược của các nước phương Tây, ách thống trị thực dân và những chuyển biến kinh tế-xã hội. Hôxê Riđan và phong trào chống Tây Ban Nha ở Philippin (1896 – 1898). Những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Campuchia và Lào. Vương quốc Xiêm và cải cách Chulalongcon. Xu hướng dân chủ đầu thế kỉ XX ở Inđônêxia, Miến Điện- Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh thời cận đại:+/ Các nước đế quốc xâm lược, phân chia và thống trị châu Phi; các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi chống chủ nghĩa thực dân+/ Tình hình khu vực Mĩ La-tinh; phong trào đấu tranh và sự hình thành các quốc gia độc lập; Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XX, chính sách bành trướng của Mĩ

(thông qua các chủ trương và hoạt động)

- Sử dông bản đồ, nêu quá trình xâm lược của các nước thực dân (ghi rừ năm, nước bị xâm lược,..)

- Nắm khái quát về đặc điểm chung của phong trào yêu nước chống ngoại xâm của các dân tộc.

5 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Quan hệ quốc tế dẫn tới chiến tranh; sự hình thành hai khối quân sự đối địch ở châu Âu- Hai giai đoạn chính của cuộc chiến tranh: những diễn biến chính của chiến sự- Tính chất, hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Học sinh sưu tầm, sử dông tài liệu, đồ dùng trực quan,… trong bài này

6 Ôn tập Trinh bày những nội dung chính và những sự kiện lịch sử tiêu Học sinh được hướng dẫn tự học

35

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lịch sử 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

lịch sử thế giới cận đại

biểu: Thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản, những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa, phong trào công nhân, phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược

các vấn đề

36

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lớp 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

1 Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1917 – 1941)

- Hiểu được vì sao năm 1917 nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng- Qúa trình chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai sang cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười: tình trạng hai chớnh quyền song song tồn tại, các giai đoạn và các sự kiện lớn của quá trình chuyển biến cách mạng, sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười.- í nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười- Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội:+/ Chớnh sách “Kinh tế mới” và công cuộc khôi phôc kinh tế (1921 – 1925), sự ra đời của Liên Xô+/ Trình bày quá trình công nghiệp húa, tập thể húa nông nghiệp ở Liên Xô. Nêu những thành tựu vĩ đại và đánh giá ý nghĩa của chúng đối với lịch sử Liên Xô. Phân tích một số sai lầm, thiếu sót có ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử

Cần nhấn mạnh các vấn đề:- Những tiền đề điều kiện cho việc bùng nổ Cách mạng tháng Hai 1917 và việc chuyển lên cách mạng XHCN

- í nghĩa của Cách mạng tháng Mười - ảnh hưởng (liên hệ với cách mạng Việt Nam )

- Chớnh sách cộng sản thời chiến- Chớnh sách kinh tế mới (liên hệ với Việt Nam)

2 Các nước Tây Âu, Mĩ, Nhật Bản giữa

- Tình hình châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứnhất; Hội nghị hũa bình Pari 1919; Hệ thống hũa ước Vécxai – Oasinhtơn; sự suy kém về kinh tế và bước đầu ổn định, những năm vàng son ngắn ngủi

- Khái quát về tình hình các nước TBCN từ 1918-1939, các giai đoạn, sự kiện nổi bậtLiên hệ với hoạt động yêu nước

37

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lớp 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

- Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở Đức, Hunggari,… ảnh hưởng từ Cách mạng tháng Mười Nga. Sự ra đời và hoạt động của Quốc té cộng sản (chủ yếu và các Đại hội II, V, VII)- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933: nguyên nhân, diễn biến và những hậu quả của nú- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xớt ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha,…- Nước Đức: khủng hoảng kinh tế và sự hình thành chủ nghĩa phát xớt, chớnh sách đối nội và đối ngoại phản động của chính quyền phát xớt- Nước Mĩ: tình hình sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. “Đường lối mới” – Chính sách mới của Rudơven và tác dông của nó đối với nền kinh tế Mĩ- Nhật Bản: tình hình những năm 1918 – 1929, 1919 – 1933, khủng hoảng kinh tế, quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, cuộc đấu tranh cảu nhân dân Nhật chống chủ nghĩa quân phiệt; chính sách bành trướng và xâm lược của Nhật Bản

của Nguyễn Ái Quốc với ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười – đưa bản yêu sách 8 điểm lên Hội nghị Véc-xai, tham dự Hội nghị Tua và quyết định đứng về phía Quốc tế cộng sản.- Liên hệ với Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội V của Quốc tế Cộng sản- Trình bày những biểu hiện của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và phân tích hậu quả đối với các nước(liên hệ với Việt Nam)

- Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và sự chuẩn bị chiến tranh của các nước Đức, Italia và Nhật Bản

3 Các nước châu Á giữa hai

- Phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong thời kì này: phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản ở Trung Quốc (1921); chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927) và nội chiến Quốc

- Những sự kiện chủ yếu của Trung Quốc từ 1918-1939; sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng

38

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lớp 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

– Cộng (1927 – 1937). Trung Quốc trước sự bành trướng và xâm lược của Nhật Bản- Hiểu biết về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ, về các nhân vật lịch sử tiêu biẻu (M. Gan-đi và R. Nê-ru)- Hiểu biết một số nột tiêu biểu về tình hình chung ở Đông Nam Á. Sự ra đời của các đảng phái chính trị (đảng Cộng sản và đảng Quốc dân) ở Inđônêxia. Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở Inđônêxia, chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mó Lai, Miến Điện, cách mạng năm 1932 ở Xiêm.

sản Trung Quốc; cuộc kháng Nhật cứu nước.

- Tìm hiểu Gan-đi và đường lối của ông- Nhấn mạnh mối liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương thuộc Pháp.

4 Chiến tranh thế giới thứ hai

- Phân tớch nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai- Trình bày những diễn biến chớnh ở mặt trận châu Âu và mặt trận châu Á – Thái Bình Dương. Quan hệ quốc tế trong chiến tranh; sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít; các Hội nghị Tê-hê-răng, I-an-ta, Pox-đam.- Phân tích và đánh giá hậu quả Chiến tranh thế giới thứ hai

- Vài trũ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít- Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và bị phát xít Đức, Italia, Nhật thống trị chođộc lập dân tộc, chống chủ nghĩa phát xít

5 ễn tập lịch sử thế giới (1917 – 1945)

Ôn tập những nội dung chính đó học và những sự kiện lịch sử tiêu biểu: sự xác lập CNXH ở một nước đầu tiên trên thế giới; chuyển biến mới của phong trào cách mạng thế giới sau Cách mạng tháng Mười Nga; những bước phát triển thăng trầm, đầy

-Hệ thống kiến thức và xác lập những mối quan hệ giữa các kiến thức; đặc biệt giữa kiến thức lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc

39

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lớp 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao của lớp chuyên)

biến động của CNTB; cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử

- Tăng cường công tác thực hành bộ môn

C. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lớp 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao cho lớp chuyên)

1 Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

- Trình bày được tình hình Việt Nam ở giữa thế kỉ XIX: Nhà Nguyễn ra sức khôi phôc chế độ quân chủ chuyên chế; nông nghiệp sa sút, công nghiệp phát triển, đường lối đối ngoại của nhà Nguyễn không đúng đắn; đời sống của nhân dân khổ cực, trong khi đó ác nước tư bản phương Tây ra sức nhũm ngú, đặc biệt là Pháp ngày càng can thiệp sâu vào nước ta.- Trình bày được các sự kiện chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX:+/ Pháp tấn công Đà Nẵng và chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì; cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khởi nghĩa Trương Định; Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân lôc tỉnh Nam Kì+/ Pháp mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, nhân dân ta kháng chiến chống Pháp xâm lược; Hiệp ước 1883 và 1884

* Lưu ý:- Liên hệ kiến thức lịch sử Việt Nam đang học với kiến thức lịch sử thế giới liên quan- Trình bày tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX để thấy rừ mặt phát triển, sự sa sút về kinh tế, văn hóa và đường lối đối ngoại không thức thời của nhà Nguyễn.- Trách nhiệm của triều đình Huế trong việc làm mất nước- Trên cơ sở kiến thức được học cô thể ở THCS, bồi dưỡng nội dung mang tính chất hệ thống, khái quát

40

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lớp 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao cho lớp chuyên)

+/ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương (Ba Đình, Bói Sậy, Hương Khê) và khởi nghĩa Yên Thế - phong trào nông dân Yên Thế, các phong trào đấu tranh chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi.

nhằm làm cơ sở để khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta và thái độ khác nhau của nhân dân và nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.- Nhấn mạnh: cuộc kháng chiến của nhân dân ta đó làm cho Pháp bị động, phải sau hơn 40 năm mới “bình định” được nước ta; nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế; Tính chất, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của hai phong trào đó.

2 Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ

- Trình bày được những chuyển biến về kinh tế: sự xuất hiện đồn điền, hầm má, một số cơ sở công nghiệp và đường sắt, bến cảng. Pháp độc chiếm về nội và ngoại thương; sự chuyển biến về xã hội. Giai cấp địa chủ phong kiến, nông dân, hình thành giai cấp công nhân, tư sản, tầng lớp tiểu tư sản-trí thức; ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam

- Nguyên nhân sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

- Làm rừ mối quan hệ giữa chuyển biến về kinh tế, chuyển

41

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lớp 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao cho lớp chuyên)

nhất

Việt Nam trong những năm

- Giải thích nguyên nhân của sự chuyển biến kinh tế là do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp. Sự chuyển biến về kinh tế dẫn tới sự chuyển biến về xã hội; vì sao trào lưu tư tưởng tư sản vào được Việt Nam?- Trình bày túm tắt được phong trào yêu nước tiêu biêu đầu thế kỉ XX: Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh, Đông Kinh nghĩa thôc, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, vô đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, hoạt động của nghĩa quân Yên Thế- Giải thích được nguyên nhân xuất hiện các phong trào trên; tính chất dân chủ tư sản của phong trào; sự khác nhau về tính chất và hình thức của phong trào; nguyên nhân thất bại của phong trào (con đường cách mạng chưa đúng đắn), sự khủng hoảng của phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX.- Trình bày được chính sách cai trị thời chiến của Pháp, sự biến động về kinh tế, xã hội. Giải thớch được mối quan hệ giữa chính sách của Pháp và sự biến động về kinh tế, xã hội Việt Nam- Trình bày túm tắt các cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu: khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên, phong trào Hội kín ở Nam Kì

biến về xã hội và cuộc đấu tranh chống Pháp.

- So sánh được sự khác nhau và giống nhau giữa phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX và cuối thế kỉ XIX(Chú ý đến hai xu hướng đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh)

- Trong hai nguyên nhân xuất hiện phong trào, nguyên nhân trong nước là nguyên nhân chính

42

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Stt Nội dung Mức độ cần đạt(Phần chung cho chương trình lớp 11 THPT nâng cao)

Ghi chú(Phần nâng cao cho lớp chuyên)

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Nêu được đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này, giải thích được nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm đó- Trình bày được quá trình hình thành giai cấp công nhân từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, những hình thức đấu tranh của công nhân: bá việc, bói công, tham gia phong trào yêu nước- Trình bày được hoàn cảnh dẫn đến Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới; buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1919 – 1918)

- Thấy rừ sự khác nhau giữa phong trào trong giai đoạn này với các phong trào đầu thế kỉ XX- Tìm hiểu về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành và ảnh hưởng của quê hương, gia đình đến Nguyễn Tất Thành.

43

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

3.2. Nội dung chuyên sâuChuyên đề 1: Thành tựu khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỷ XIXSố tiết: 7 tiếtSTT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

1

2

Bối cảnh lịch sử nửa sau thế kỷ XIX.- Cách mạng tư sản đã hoàn thành ở hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mĩ.- Chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở châu Âu và Bắc Mĩ.- Cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở Anh, Pháp, Đức và tiếp tôc diễn ra ở các nước châu Âu- Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và vô sản, đấu tranh dân tộc giữa chủ nghĩa thực dân với các

Kiến thức: Những điều kiện lịch sử thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển khoa học kỹ thuật nửa sau thế kỉ XIX

- Các cuộc cách mạng tư sản nửa đầu thế kỉ XIX.

- Chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mĩ.

- Các cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở châu Âu và Mĩ: Anh, Pháp, Đức, Mĩ…

- Cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản lên cao dẫn tới sự ra đời của nhiều học thuyết chính trị.

- Quá trình xâm lược thuộc địa của các nước tư bản dẫn tới phong trào giải phóng dân tộc á, Phi, Mĩ latinh.

- Những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên phần nào về khoa học xã hội nửa sau thế kỷ XIX.

- Sử dông lược đồ châu Âu, xác định vị trí địa lý của một số quốc gia tiêu biểu nửa sau thế kỉ XIX.- Sưu tầm bổ xung một vài tư liệu cần thiết để hiểu thêm về những phát minh lớn trong lĩnh vực khoa học và kĩ thuật nửa sau thế kỉ XIX.- Liên hệ với thực tiễn nước ta.- Tích hợp các kiến thức về khoa học tự nhiên đã học ở các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh…với kiến thức lịch sử đang học.- Sử dông các loại phương tiện trực quan (chú ý các thành tựu công nghệ thiên tài).- Liên hệ với nhiệm vô hiện đại hóa, công nghiệp hóa nước ta hiện nay trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

44

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

3

4

nước thuộc địa lên cao.Những thành tựu tiêu biểu của khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XIX.- Những phát minh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên: về Sinh học, Vật lý, Hoá học…- Những thành tựu của khoa học xã hội (những điểm chủ yếu).Những thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật nửa sau thế kỉ XIX.Kết quả và ý nghĩa lịch sử của nhưng thành tựu khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XIX

- Những thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật nửa sau thế kỉ XIX.

- Kết quả và ý nghĩa của những thành tựu khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XIX: Về kinh tế, về chính trị, xã hội…

Kĩ năng:- Tái hiện được bối cảnh lịch sử thế giới cuối

thế kỉ XIX.- Phân tích và đánh giá được vai trò, ý nghĩa

của những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật cuối thế kỉ XIX.

- Sưu tầm tranh ảnh phản ánh những thành tựu khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XIX.

- Liên hệ với khoa học kĩ thuật ở nước ta hiện nay.

45

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

46

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 2: Hai xu hướng giải phóng dân tộc trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945Số tiết: 7 tiếtSTT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

1 Tình hình thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)- Sự ra đời và tồn tại của hệ thống Vecxai-Oasinhtơn. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 tác động đến các nước- các nước tư bản và thuộc địa.- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sự ra đời Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản…- ảnh hưởng, tác động của thế giới tư bản chủ nghĩa vào các nước thuộc địa. Thắng lợi của cách mạng Tân Hợi…

Kiến thức:- Biết râ bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào

giải phóng dân tộc giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới. Nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện 2 khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc.

- Hiểu râ và giải thích được tính tất yếu của hai xu hướng giải phóng dân tộc từ 1918 đến 1945. Vì sao phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới thời kì này lại chủ yếu đi theo 2 xu hướng tư sản và vô sản.

- Trình bày được những biểu hiện của 2 xu hướng cứu nước ở một số quốc gia, khu vực cũng như trong một nước.Kĩ năng:

- Đánh giá 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Rút ra những bài học qua việc nghiên cứu phong trào giải phóng dân tộc. Biết liên hệ với cách mạng Việt Nam.

- Sử dông lược đồ thế giới để phân biệt được các quốc gia, khu vực diễn ra phong trào giải phóng dân tộc.- Bằng quan điểm lịch sử để giải thích sự xuất hiện 2 xu hướng tư sản và vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc.- Liên hệ với phong trào giải phóng dân ở Việt Nam.- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh phản ánh 2 xu hướng cứu nước từ 1918 đến 1945. - Tiến hành cuộc trao đổi, thảo luận của học sinh về một số vấn đề cơ bản của chủ đề.

47

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú2

3

Sự hình thành và phát triển của 2 xu hướng giải phóng dân tộc trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945.- Sự hình thành và phát triển xu hướng tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc.- Sự hình thành và phát triển xu hướng vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc.

Kết quả và ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ 1918 đến 1945.- Kết quả- ý nghĩa lịch sử.

48

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 3 : Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam 1858 – 1918: Tiến trình , đặc điểm cơ bảnSố tiết: 7 tiếtSố TT

Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

- Bối cảnh lịch sử 1858-1918.- Các phong trào yêu nước chống Pháp từ 1858 đến 1918- Khái quát chung về phong trào yêu nước chóng Pháp 1858-1918: đặc điểm, tích chất, sự phát triển, kết quả, ý nghĩa .

Kiến thức: Tiến trình, nội dung , các bước phát triển cơ bản và đặc điểm của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam từ khi Pháp nổ súng xâm lược(1858) đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918) , trải qua các thời kỳ : 1858-1884; 1885-1896; đầu thế kỷ XX đến 1918. Để giúp học sinh nắm được các nội dung trên, chủ đề đi sâu vào một số điểm :-Diễn biến cuộc đấu tranh , nhất là về sự hình thành trận tuyến nhân dân trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp với những đặc điểm, tính chất , hình thức biểu hiện độc đáo của nó.;sự khác biệt so vói cuộc kháng chiến do triều đình Huế tổ chức. Mối quan hệ giữa hai trận tuyến chống xâm lược của nhân dân và trận tuyến kháng Pháp của triều đình.Biểu hiện , hệ quả,…- Từ năm 1885 , khi nước ta hoàn toàn rơi vào tay Pháp, phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam mang tính chất của một cuộc đấu tranh giải phóng ( giành lại nền độc lập đã bị mất). Trong cuộc đấu tranh này, ngoài “dòng

Chủ đề bám sát nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử 11 nâng caoTổ chức trao đổi, thảo luận một số vấn đề của chủ đề.- Sự khủng hoảng của phong trào yêu nước chống Pháp vào đầu thế kỷ XIX “dường như trong đêm tối không có đường ra”.- Quyết định của Nguyễn Tất Thành sang phương Tây tìm con đường cứu nước đúng cho dân tộc.

49

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Số TT

Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

chính” là Cần vương,hoặc mang danh nghĩa Cần vương ,còn có những cuộc đấu tranh khác mang đậm tính dân tộc: đấu tranh chống chính sách áp bức , bóc lột , bất công của đế quốc Pháp , vì cuộc sống độc lập tự do . Tuy nhiên các phong trào này, do điều kiện lịch sử chi phối , còn “ mang nặng cốt cách phong kiến”.Sự thất bại của phong trào liên quan đến giai cấp lãnh đạo, đường lối, hệ tư tưởng và các cấn đề khác.

-Từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất , phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mới của Việt Nam và thế giới. Những biến đổi về kinh tế, xã hội và văn hóa tư tưởng đã làm thay đổi lối tư duy và hành động của những người yêu nước đương thời. Nhiều hình thức và biện pháp cứu nước mới đã được đề xuất , biến thành cuộc vận động sôi nổi đầu thế kỷ XX . ý thức vươn ra thế giới, hòa nhập cùng thời đại, muốn tìm trong thế giới một mô hình xã hội phù hợp , vừa đáp ứng nguyện vọng giải phóng dân tộc , vừa tháa mãn yêu cầu tiến bộ xã hội ... một lần nữa đã chứng tá sức sống , sức sáng tạo to lớn của con người Việt Nam

50

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Số TT

Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

-Tuy nhiên, trong khuôn khổ xã hội đầu thế kỷ XX, con đường cứu nước có tính chát tư sản ở VN đã không thể đi tới đích . Một bộ phận của phong trào ( ở các vùng xa xôi , hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc ít người...)vẫn tiếp tôc đi theo khuynh hướng cũ : vũ trang bạo động chống Pháp. Chính trong bối cảnh lịch sử đó , Nguyễn Tất Thành đã quyết tam ra đi tìm con đường cứu nước mới.Kĩ năng:- Phân tích được đặc điểm phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam 1858 - 1918- Phân tích những điểm mới và khác trong con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

51

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 4 : Cuộc vận động Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX: Tiến trình, Kết quả và ảnh hưởngSố tiết: 7 tiếtSố TT

Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

- Bối cảnh lịch sử: quốc tế và trong nước, yêu cầu duy tân đất nước.- Những người khởi xướng phong trào.- Nội dung các chủ trương duy tân.- Ảnh hưởng, tác động.- Đánh giá.

Kiến thức:Đầu thế kỷ XX, trước những biến đổi to lớn của tình hình kinh tế, xã hội trong nước; những ảnh hưởng của các cuộc duy tân Trung Quốc, Nhật Bản trào lưu tư tưởng tư sản từ nước ngoài dội vào và sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, ở Việt Nam đã làm xuất hiện một cuộc vận động yêu nước và cách mạng sôi nổi mang khuynh hướng DCTS . Chúng ta gọi chung đó là phong trào Duy tân-Theo cách hiểu xưa nay, phong trào Duy tân chỉ chủ yếu diễn ra ở Trung Kỳ và gắn với tên tuổi của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế ... -Thực ra Duy tân phải được hiểu rộng hơn. Nó bao gồm rất nhiều hoạt động, trên nhiều phương diện : Kinh tế, chính trị , văn hóa, xã hội.-Tư tưởng Duy tân xuất hiện ở nước ta từ khá sớm. Sôi nổi từ những năm 60 ( thế kỉ X I X) . Sang đầu thế kỉ XX, tân thư, tân văn , tân báo... từ nước ngoài đưa vào

- Liên hệ đến phong trào duy tân ở các nước (chủ yếu Trung Quốc, Nhật Bản).- Hướng dẫn học sinh đi sâu đánh giá về chủ trương, nội dung duy tân, kết quả.- Những bài học lịch sử rút ra từ phong trào duy tân

52

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

nước ta,kết hợp với tư tưởng có sẵn ở trong nước và những điều kiện mới về kinh tế , xã hội đã làm dấy lên cuộc vận động động cách mạng theo trào lưu tư tưởng mới, trong đó nội dung chủ yếu là trấn hưng kinh tế, cải cách văn hóa,phong tôc, đào đạo bồi dường nhân tài, hướng tới việc tự lực tự cường xây dựng một xã hội văn minh,giàu mạnh, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.-Trào lưu duy tân ( hay cuộc vận động Duy tân, phong trào Duy tân) diễn ra trên khắp ba miền : Bắc , Trung , Nam với những đặc điểm khác nhau.Biểu hiện của Duy tân có thể khái quát trên hai phương diện : truyền bá tư tưởng và hoạt động thực tiễn.Tư tưởng và ý thức duy tân là cái bao trùm; Tư tưởng duy tân ( đổi mới ) cũng đồng nghĩa với việc tấn công vào các quan niệm cũ, hướng tới việc xây dựng một nền kinh tế, văn hóa dân tộc độc lập, tự chủ, tiên tiến.Với quan niệm như vậy, phong trào Duy tân phải được xem xét đầy đủ hơn, toàn diện hơn ( cả những thành công và thất bại)- Diện mạo phong trào và những ảnh hưởng của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thê kỷ XX đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

53

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Kĩ năng:- Tái hiện tình hình xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX- Đánh giá vai trò, ý nghĩa của phong trào Duy Tân.

Chuyên đề 5: Liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào trong cuộc đấu tranh chống Pháp từ 1858-1918Số tiết: 7 tiếtSTT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú

- Bối cảnh lịch sử (chủ yếu thực dân Pháp tiến hành xâm lược)- Sự kết hợp trong việc đấu tranh chống Pháp xâm lược giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia.- Sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào vào đầu thế kỉ XX.- Sự hình thành trên thực tế liên minh chống Pháp giữa nhân dân ba nước

Kiến thức:- Đôi nét về tình hình ba nước Việt Nam,

Campuchia, Lào vào nửa đầu thé kỉ XIX: truyền thống lịch sử, sự suy yếu của ché độ phong kiến, nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, mối quan hệ giữa ba nước…

- Sự liên kết đấu tranh, liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước thể hiện trong các cuộc đấu tranh.+ trong các cuộc đấu tranh chống Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX của nhân dân Việt Nam và Campuchia: Cuộc khởi nghĩa của hoàng thất Xixôtha (Xivatt), Pucômpô(Pukompao).+ trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp, do châu Phạ Pachày, nổ ra từ năm 1918 và kéo dài đến 1922; nổ

- Hướng dẫn học sinh nhớ lại những kiến thức đã học có liên quan đến chủ đề.- Tổ chức học sinh trao đổi, thảo luận một số vấn đề về ý nghĩa, bài học về liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào trong kháng chiến chống Pháp từ 1858-1918.

54

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Đông Dương trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930).- ý nghĩa, bài học của liên minh chiến đấu ba nước Việt Nam , Campuchia, Lào.

ra ở Lào Cai, Sơn Hà, Lai Châu ở Việt Nam, mở rộng ở vùng Đông Bắc Lào.

- Kết quả, ý nghĩa, bài học lịch sử.Kĩ năng:- Phân tích được tình hình 3 nước Đông Dương nửa đầu thế kỉ XIX.- Chứng minh sự liên kết đấu tranh, chiến đấu giữa nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp nửa sau thế kỉ XIX.

IV. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.

4.1. Kế hoạch dạy học

Việc dạy học Lịch sử lớp 10 THPT chuyên dựa trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa nâng cao, nhưng do mục

tiêu dạy học nên có 50% dành cho nội dung chuyên sâu. Vì vậy, khi thực hiện chương trình dạy học lịch sử (nâng cao) cần

bổ sung một số tinh thần để đi sâu hơn vào:

+ Các vấn đề cơ bản của chương, bài.

+ Những sự kiện, nhân vật tiêu biểu, lớn.

+ Khái quát lý luận (ở mức độ phự hợp) để nâng cao chất lượng dạy học của trường chuyên.

+ Trao đổi, thảo luận.

+ Bài tập, thực hành.

- Việc soạn thảo phân phối chương trình chi tiết và thực hiện kế hoạch dạy học ở mỗi trường cần chú ý:

55

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

+ Tham khảo số tiết phân phối cho mỗi chương trình, mỗi chủ đề tự chọn được gợi ý ở các phần “Cấu trỳc nội dung

dạy học chương trình nâng cao” và “Nội dung chuyên sâu”.

+ Tùy điều kiện địa phương, trường mà có thể điều chỉnh thời lượng dạy học cho phù hợp.

- Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện nội dung chương trình:

+ Bảo đảm sự cân đối giữa các phần trong chương trình lịch sử mang tớnh toàn diện (kinh tế, chính trị, quân sự,

văn hóa, giáo dôc…), giảm bớt những sự kiện chi tiết về quân sự, chiến tranh, chú trọng hơn các vấn đề về kinh tế, văn

hóa, các nhân vật tiêu biểu, những vấn đề lịch sử của các dân tộc ít người, của địa phương...

+ Thể hiện mối quan hệ trọng việc hiểu biết lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc trong cùng một thời đại.

+ Dành thời giờ thích đáng cho học sinh tự học, hoạt động trên lớp, trao đổi, thảo luận, làm bài tập, công tác ngoại

khúa bộ môn.

4.2. Nội dung dạy học

- Bảo đảm những vấn đề cơ bản của chương trình lịch sử (nâng cao) lớp 11 và những gợi ý nêu trên khi điều chỉnh

thời lượng giảng dạy và soạn thảo phân phối chương trình.

- Ngoài các chuyên đề tự chọn nêu trên, giáo viên lịch sử các trường THPT chuyên có thể biên soạn một số chuyên

đề khác phù hợp với yêu cầu và điều kiện dạy học.

Những chủ đề tự chọn này là những vấn đề cơ bản của chương trình, song đũi hái việc hệ thống kiến thức, bao quát

toàn bộ chương trình, đũi hái kiến thức hỗ trợ sâu rộng (phự hợp trình độ học sinh), nâng cao trình độ nhận thức lịch sử.

4.3. Về phương pháp và phương tiện dạy học

- Khắc phôc những phương pháp cũ chỉ học thuộc lũng, biết mà không hiểu, không cú bài tập thực hành...

56

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Phát huy tính tích cực học tập, phát triển khả năng độc lập tư duy, biết vận dông kiến thức đó học để tiếp thu kiến

thức mới vào trong hoạt động thực tiễn.

- Chú trọng những biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo trong học tập, làm bài.

- Trang bị đầy đủ bản đồ (do Nhà nước cung cấp hay tự vẽ) cần cho việc dạy học những vấn đề chủ yếu của chương

trình, trang bị tài liệu sách, báo cần thiết cho việc học bao gồm tài liệu tham khảo khoa học, tài liệu công cô (các loại từ

điển phổ thông), văn truyện tài liệu lịch sử, chuyên khảo khoa học có tính chất phổ biến, nhưng chính xác…, tranh ảnh

giáo khoa lịch sử…. Những trường có điều kiện trang bị máy vi tính để áp dông công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử.

4.4. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập; tuy nhiên việc

kiểm tra sau một khúa trình, một học kỳ, cuối năng học có vai trũ, ý nghĩa quan trọng.

- Do nội dung, đặc trưng của môn lịch sử, hình thức kiểm tra (viết và núi) được tiến hành phong phú, đa dạng, có ối

quan hệ với nhau. Không chỉ dùng một loại kiểm tra mà gồm có:

+ Trắc nghiệm khách quan.

+ Tự luận.

+ Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.

+ Các bài tập thực hành bộ môn.

- Biện pháp kiểm tra không phải chỉ cú thầy và trũ mà cần thiết tiến hành việc tự kiểm tra, tự đánh giá của mỗi học

sinh, kiểm tra và đánh giá giữa học sinh với nhau.

57

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Sau việc kiểm tra (thường xuyên hay định kỳ với các hình thức khác nhau) giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi,

thảo luận, rút kinh nghiệm (về nội dung và phương pháp tiến hành) để học sinh xác định thái độ tinh thần, phương pháp

học tập, làm bài.

Những điều hướng dẫn nêu trên chỉ có tính định hướng, giáo viên vận dông sáng tạo, phù hợp với điều kiện của

mình.

58

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7. Sách giáo khoa lịch sử (chương trình nâng cao) – Nxb Giáo dôc, Hà Nội, 2007.

8. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

9. Tư liệu lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dôc, Hà Nội, 2004.

10.Phan Ngọc Liên (chủ biên), Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2006.

11.Trương Hữu Quýnh, Lê Mậu Hón, Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo

dôc, Hà Nội, 2002.

59

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

LỚP 12I. MỤC TIÊUTừ mục tiêu giáo dôc và mục tiêu môn học thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học, nội dung bồi

dưỡng học sinh giỏi cho trường THPT môn Lịch sử ở lớp 12 trường chuyên cần đạt một số điểm cơ bản sau:1. Kiến thức+ Trên cơ sở nắm vững những kiến thức lịch sử được cung cấp ở chương trình nâng cao lớp 12 THPT, học sinh

được học sâu hơn những sự kiện căn bản trong bước phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, chú trọng đến những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những nền văn minh tiêu biểu, những mô hình xã hội, mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.

+ Tiếp tôc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử về kiến thức và kỹ năng, tạo hứng thú say mê học tập tìm hiểu lịch sử cho học sinh

+ Tạo nguồn cho học sinh đi vào một số chuyên ngành lịch sử hay liên quan đến lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng.2. Kĩ năng+ Hình thành năng lực tư duy lịch sử cho học sinh, nhất là tư duy lịch sử và tư duy lôgíc, nâng cao năng lực xem

xét, đánh giá các sự kiện hiện tượng trong mối liên hệ với không gian, thời gian và nhân vật lịch sử+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc với sách giáo khoa,

sưu tầm và sử dông các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành.+ Phát triển khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, biết đánh giá các sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử trên quan

điểm sử học mác-xít.+ Có khả năng vận dông những kiến thức đó học vào nhận thức kiến thức mới và vào thực tiễn+ Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập3. Thái độ, tình cảm, tư tưởng

60

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

+ Bồi dưỡng lũng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản lịch sử văn hóa, cách mạng của dân tộc.

+ Trân trọng các nền văn hóa thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, học tập và chọn lọc các tinh hoa văn hóa của nước ngoài.

+ Hình thành niềm tin vào sự phát triển quy luật của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc, gúp phần vào sự đấu tranh cho tiến bộ xã hội

+ Bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người công dân, có thái độ tích cực đối với xã hội, cú tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, ham thích và sẵn sàng đi vào khoa học sống nhân ái, có kỉ luật theo pháp luật.

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC+ Tổng số tiết: 150% số tiết của chương trình nâng cao, trong đó 50% dành cho nội dung chuyên sâu.+ Cả năm: 105 tiết, trong đó:Thực hành: 89 tiếtKiểm tra 1 tiết và học kì : 4 tiếtLàm bài tập lịch sử: 8 tiếtNgoại khúa: 2 tiếtLịch sử địa phương: 2 tiếtIII. NỘI DUNG DẠY HỌC

3.1. Cấu trúc nội dung dạy họcTrên cơ sở nội dung của chương trình, sách giáo khoa nâng cao lớp 12, đi sâu hơn một số vấn đề theo hướng:+ Hệ thống húa kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới từ thế kỉ XX đến nay và lịch sử Việt Nam từ năm 1918 đến nay+ Nâng cao trình độ khái quát để hiểu sâu những vấn đề chủ yếu của chương trình lịch sử 12.+ Tăng cường tính thực hành của môn họcCô thể được thể hiện như sau:

61

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 1: Phong trào giải phóng dân tộc thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XXSố tiết: 7 tiết STT NộI DUNG MứC Độ CầN ĐạT GHI CHú

1 I. Những tiền đề lịch sử dẫn tới sự bùng nổ và phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai- Thuộc địa là nơi tập trung mọi mâu thuẫn cơ bản nhất, chủ yếu nhất của thời đại. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc- Sự thất bại của chủ nghiã phát xít, sự suy yếu của chủ nghĩa tư bản- Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới- chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc- Sự lớn mạnh của các lực lượng dân chủ, hoà bìnhII. Quá trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc- Từ 1945 đến 1949: Sự bùng nổ và phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, chủ yếu ở một số nước Đông Nam á- Từ 1949 đến 1954: phong trào giải phóng dân tộc tiếp tôc phát triển và giành thắng lợi ở châu á- Từ 1954 đến 1960: Phong trào phát triển ở châu Phi và khu vực Mĩ latinh- Từ 1960 đến 1975: Tiếp tôc đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa

Kiến thức: Hiểu rõ:- Những nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển (vì sao phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển thắng lợi?.)

- Từng nấc thang phát triển thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc- Những biêủ hiện của sự phát triển và thành tựu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc- Chủ nghiã thực dân cũ bị sôp đổ, chủ nghĩa thực dân mới lần lượt bị đánh bại- Giải thích vì sao các dân tộc

- Phân tích những chuyển biến của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới cuộc đấu tranh của nhân dân á, Phi và Mĩ latinh

- Sử dông bản đồ để xác định vị trí và sự phát triển của phong trào- Chú ý các mốc đánh dấu sự phát triển: + Thắng lợi của cách mạng In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào ở Đông Nam á + Cách mạng ấn Độ (1947) + Cách mạng Trung

62

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

thực dân mới- Từ 1975 đến 1999: Hoàn thành cơ bản sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộcIII. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai1. Đặc điểm chung- sự thức tỉnh mạnh mẽ của các dân tộc thuộc địa và phô thuộc- Tính chất quần chúng càng sau và rộng- Các hình thức đấu tranh đòi độc lập dân tộc phong phú, quyết liệt- Cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với phong trào cộng sản, công nhân và các lực lượng tiến bộ - Cuộc đấu tranh đòi độc lập về kinh tế phát triển mạnh mẽ2. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á- Diễn ra cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp rộng lớn- Cuộc đấu tranh do giai cấp vô sản lãnh đạo, hoặc do giai cấp tư sản lãnh đạo: hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng, quyết liệt- Đông Nam á hình thành hai nhóm nước khác nhau với hai định hướng khác nhau trong quá trình giành độc lập3. Sự khác nhau giữa cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi và Mĩ latinh- Thời gian giành độc lập- Đối tượng đấu tranh

thuộc địa giành được độc lập về chính trị là do bộ mặt thế giới có sự thay đổi căn bản

- Những đặc điểm chung của cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân các nước thuộc địa và phô thuộc; những biểu hiện của các đặc điểm chung này- Biết những nét riêng của nhân dân Đông Nam á trong cuộc đấu tranh giành độc lập- Nêu sự khác nhau và những biểu hiện của sự khác nhau của nhân dân châu Phi và Mĩ latinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập Vai trò, ý nghĩa của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của cách mạng thế giới, trước hết là cách mạng giải phóng dân tộc thông qua các sự kiện: + Đánh giá ý nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 + Kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điệ Biên Phủ + Kháng chiến chống Mĩ cứu

Quốc (1949). ý nghĩa của cách mạng Trung Quốc + Mốc 1954- chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam . ý nghĩa của sự kiện này + Mốc 11-1954- nhân dân An-giê-ri đứng lên kháng chiến + Mốc 1959- Cách mạng Cu Ba + Mốc 1960- “ năm châu Phi” + Mốc 1975- thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thức dân mới

+ Mốc 1999: Ma Cao trở về với Trung Quốc

- Lập bảng so sánh các vấn đề:- Phân tích các đặc điểm chung và riêng từng khu vực- Đặt cách mạng Việt

63

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Mục tiêu đấu tranh- Hình thức và phương pháp đấu tranhIV. Vai trò và vị trí của phong trào giải phóng dân tộc nửa sau thế kỉ XX- Cách mạng tháng Tám là cuộc giải phóng dân tộc đầu tiên thành công dưới sự lãnh đạo của một chính đảng của giai cấp vô sản, góp phần mở ra thời kì tan rã của chủ nghĩa thực dân trên thế giới- Chiến thắng Điện Biên Phủ là “ mốc vàng lịch sử”, mở đầu cho sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, xác nhận khả năng của các dân tộc thuộc địa trong việc đánh bại chủ nghĩa thực dân- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của đế quốc Mĩ vào các lực lượng cách mạng thế giới, phá vì phòng tuyến nhăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mĩ xuống Đông Nam á, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của các dân tộc

nước ( 1954-1975)Kĩ năng- Biết sử dông bản đồ, các loại đồ dùng trực quan qui ước, tài liệu tham khảo- Biết lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và khai thác ý nghĩa của các sự kiện đó- Biết phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh các sự kiện, rút ra đặc điểm- Biết lập bảng thống kê về các sự kiện tiêu biểu, lập bảng so sánh

nam trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

64

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 2: Sự hình thành và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta và xu thế thiết lập trật tự thế giới mớiSố tiết: 7 tiết

stt nội dung mức độ cần đạt ghi chú2 I. Những thoả thuận giưa ba cường quốc ở Hội

nghị I-an-ta và tình hình quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai- Khái quát về tình hình quốc tế khi chiến tranh thế giới chấm dứt- Những thoả thuận Xô- Mĩ- Anh ở I-an-ta, ý nghĩa của những thoả thuận I-an-ta đối với sự phát triển tình hình quốc tế II. Sự thiết lập trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai- Thành lập Liên hợp quốc- Giải quyết vấn đề với các nước chiến bại sau chiến tranh- Xuất hiện sự đối đầu giữa hai phe và sự căng thẳng giữa hai phe trong bối cảnh Chiến tranh lạnh- Đặc điểm của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta

Kiến thức: Hiểu rõ- Sự suy yếu và sự thay đổi tương quan trong thế giới tư bản và âm mưu của Mĩ trong thực hiện “ chiến lược toàn cầu”- Sự lớn mạnh của Liên Xô và các lực lượng cách mạng - Sự Phát triển của phong trào giải phóng dân tộc- Những thoả thuận giữa Xô- Mĩ- Anh ở châu Âu, châu á , thành lập Liên hợp quốc, phân chia phạm vi ảnh hưởng- Những thoả thuận này là cơ sở và khuôn khổ cho việc thiết lập Trật tự thế giới mới- Sự thành lập Liên hợp quốc, Hiến chương, các cơ quan chủ yếu, vai trò, nguyên tắc hoạt động- Việc giải quyết vấn đề Đức, Nhật

- Phân tích khái quát tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Sử dông bản đồ để xác định các khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ

- Vẽ sơ đồ về các cơ quan chính của Liên hợp quốc- Tập trung vào vấn đề

65

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

III. Sự sôp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta - Bối cảnh thế giới- Quá trình sôp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-

an-ta - Nguyên nhân sôp đổ của Trật tự thế giới hai

cực I-an-ta IV. Trật tự thế giới mới đang hình thành

- Chủ trương thiết lập Trật tự thế giới đơn cực của Mĩ

- Sự vươn lên của các cường quốc về xác lập trật tự thế giới đa cực

- Những nhân tố dẫn tới sự hình thành trật tự thế giới mới

- Đặc điểm và xu thế phát triển của thế giới

Bản và các nước trong phe phát xít chiến bại

- Những biểu hiện của sự đối đầu giữa hai phe- Những đặc điểm chủ yếu của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta (so sánh với Trật tự thế giới theo Hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

- Bối cảnh quốc tế sự sôp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta : Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới bước vào hoà dịu, sự khủng hoảng ở Liên Xô và Đông Âu

- - Quá trình sôp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta : Sự xãi mòn những qui định của Trật tự hai cực, sự thay đổi của thế giới, những biểu hiện về sự sôp đổ

- Vì sao Trật tự này sôp đổ?- Xu hướng thiết lập Trật tự thế giới

Đức và Nhật Bản

- Có cái nhìn khái quát về thế giới khi Trật tự hai cực sôp đổ - Chỉ ra những nhân tố của sự xãi mòn và những sự kiện của sự sôp đổ, giải thích nguyên nhân sự sôp đổ

66

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 3: Công cuộc xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)Số tiết: 7 tiếtSTT NộI DUNG MứC Độ CầN ĐạT GHI CHú

3 1.Vai trò, ý nghĩa của vấn đề xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp.

- Vấn đề xây dựng hậu phương trong truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta biểu hiện qua các cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý, chống Mông Nguyên của nhà Trần, Khởi nghĩa Lam Sơn…( khái quát)

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề xây dựng hậu phương trong chiến tranh.

- Đường lối “kháng chiến, kiến quốc” của Đảng ta

- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”.

- Biết được trong chiến tranh, hậu phương vững chắc là cơ sở để giải quyết vấn đề nhân lực, hậu cần, lực lượng chiến đấu của quân đội, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt chung của toàn dân, tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng.- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa, phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, kháng chiến trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội…- Nêu những bài học kinh nghiệm trong xây dựng hậu phương của dân tộc qua các cuộc kháng chiến lớn: Lý, Trần, Lê…

- Chủ đề bám sát nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946-1954.- Những kiến thức của chuyên đề bổ sung giúp học sinh hiểu lịch sử một cách toàn diện hơn. Thắng lợi của cuộc kháng chién chống Pháp không chỉ ở tiền tuyến, qua các chiến dịch mà còn thể hiện qua kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội…- Cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa lịch sử và các tài liệu tham khảo khác.

67

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

2. Chủ trương của Đảng và công cuộc xây dựng hậu phương về kinh tế, chính trị trong giai đoạn kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954). a. Về kinh tế- Xây dựng kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp, phá hoại kinh tế của địch.- Phát triển nông nghiệp + Xoá bỏ từng bước quan hệ bóc lột phong kiến, tịch thu ruộng đát của bọn việt gian chia cho nông dân.+ Ban hành sắc lệnh giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất cho nông dân.+ Quốc hội khoá I thông qua cải cách ruộng đất (12-1953) .+ Kết quả việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp ( tăng sản lượng, gây phấn khởi cho nông dân trong kháng chiến chống Pháp)- Phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng và công nghiệp địa phương+ Sản xuất được vũ khí đơn giản.+ Xây dựng cơ sở công nghiệp nhẹ, nhằm phôc vô đời sống nhân dân.+ Mậu dịch quốc doanh ra đời (1951).b. Về chính trị+ Đối nội- Củng cố, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở khối liên minh công nông được củng cố, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Hiểu rõ: có tổ chức được nền kinh tế vững mạnh thì kháng chiến mới có điều kiện thắng lợi. đây là yếu tố có vai trò quyết định cho kháng chiến thắng lợi.- Những thành tựu tiêu biểu trong cuộc xây dựng kinh tế tự cung tự cấp: sản lượng nông nghiệp tăng; giảm dần quan hệ bóc lột phong kiến; tịch thu ruộng đất của bọn việt gian chia cho dân nghèo.- Phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức,… Từ tháng 4-1953 đến 7-1954, tiến hành 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.- Tháng 12-1953 Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất.- Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng : sản xuất được vũ khí phôc vô cho kháng chiến: SKZ, AKZ..- Xây dựng các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ sản xuất phôc vô đời sống nhân dân…- Thương mại hình thành và phát triển..- Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân

68

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Giác ngộ chính trị, dân tộc, giai cấp cho chiến sĩ: củng cố vai trò của công nhân; nâng cao sức chiến đấu của nông dân; phát huy sự đóng góp của nhân sĩ, trí thức...- Phá tan âm mưu chia rẽ của địch.- Phong trào học sinh, sinh viên ở vùng địch tạm chiếm lên cao..- Đảng ra công khai để lãnh kháng chiến năm 1951 .+ Đối ngoại- Đảng ta coi cuộc kháng chiến chống Pháp là bộ phận của phong trào cách mạng thế giới.- Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.- Liên minh Việt Miên Lào được thành lập 1951

trên cơ sở liên minh công nông.- Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. ổn định và củng cố chính quyền các cấp ở vùng tự do.- Phong trào đấu tranh chính trị chống âm mưu lập chính quyền bù nhìn: phong trào học sinh, sinh viên ở vùng địch tạm chiếm ...- Năm 1951 Đảng ra công khai lãnh đạo kháng chiến.- Hoạt động đối ngoại của cuộc kháng chiến được mở rộng. Ta đã phá được thế đơn độc, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.- Mặt trận văn hoá, giáo dôc được Đảng ta coi trọng “Chống giặc dốt cũng như chống giặc ngoại xâm”; Đi học là kháng chiến; Tiến hành cải cách hệ thống giáo dôc phổ thông và chuyên nghiệp - Các phong trào vận động đời sống mới, đoàn kết thương yêu nhau, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ…

Tổ chức trao đổi thảo luận mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về đề tài kháng chiến chống Pháp về văn hoá, xã hội…

3. Công cuộc xây dựng hậu phương về văn hoá, giáo dôc trong cuộc kháng chiến chống Pháp- Đảng ta coi trọng kháng chiến trên mặt trận văn

- Biết rõ và trình bày được những thành tựu tiêu biểu của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nền văn

69

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

hoá, giáo dôc ( cải cách giáo dôc 1950).- Thanh toán nạn mù chữ.- Đại hội văn nghệ toàn quốc vạch ra đường lối văn nghệ mới phôc vô nhân dân, kháng chiến (năm 1948) - Những cuộc vận động đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan…

hoá, giáo dôc, đời sống mới ở hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp

4 Mối quan hệ giữa xây dựng hậu phương với tiền tuyến trong kháng chiến chống Pháp.- Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ hữu cơ.- Hậu phương có vai trò quyết định thường xuyên.- Thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân ( trường kì, toàn dân, toàn diện) của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Khái quát về mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến + Hậu phương cung cấp cho tiền tuyến nhân lực, v ũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men…Thường xuyên bổ xung lực lượng cho tiền tuyến, khích lệ tiền tuyến chống Pháp. + Hậu phương chăm lo giải quyết hậu quả chiến tranh: cứu chữa thương binh, học tập chính trị… + Tác dông của tiền tuyến bảo vệ hậu phương… + Kết luận về vai trò hậu phương

- Tổ chức trao đổi, thảo luận mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc, giữa xây dựng hậu phương với tiền tuyến trong kháng chiến chống Pháp.

70

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 4: : Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta từ 1975 đến naySố tiết: 7 tiết

stt nội dung mức độ cần đạt ghi chú4 1. Khái quát tình hình nước ta từ 1976

đến 1986- Miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất , cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.- Những thuận lơi và khó khăn của nước ta từ một nền sản xuất nhỏ đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.- Các cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.- Những chuyển biến về kinh tế xã hội ở nước ta từ năm 1976-1986. + Khôi phôc và phát triển kinh tế từ 1976-1980 + Cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải được khôi phôc bước đầu phát triển. + Diện tích gieo trồng tăng. + Công nghiệp được khôi phôc và xây dựng.Công nghiệp bình quân tăng 9,5%. + Cải tạo quan hệ sản xuất. + Phát triển văn hoá, giáo dôc, y tế… + Nông nghiệp tăng bình quân 4,9%.

- Biết được những nét chính về hoàn cảnh lịch sử nước ta trong 10 năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau năm 1975.- Biết liên hệ tình hình thế giới đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta từ năm 1975 đến 1986.

- Hiểu rõ hơn hoàn cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới ở nước ta, đặc biệt là những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, cuộc khủng hoảng toàn diện ở Liên Xô và các nước XHCN.

- Chủ đề bám sát chương trình nâng cao về nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1975-2000.- Chủ đề đi sâu vào lịch sử của lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dôc, y tế trong những năm đổi mới. Bổ sung cho học sinh kiến thức lịch sử toàn diện hơn.- Tổ chức trao đổi, thảo luận về bối cảnh lịch sử ở nước ta sau năm 1975. Đặc biệt hướng dẫn học sinh xem xét đánh giá tình hình thế giới ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta.

71

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Sản lượng lương thực từ 13,4 triệu tấn lên 17 triệu tấn. + Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Tình hình nước ta từ 1986-2000.- Một số thành tựu sau 10 năm thống nhất đất nước- Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội.- Những sai lầm mắc phải nghiêm trọng kéo dài, trong đó có một số chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.- Những thay đổi về tình hình thế giới, chiến tranh lạnh chấm dứt, cuộc khủng hoảng trầm trọng và sôp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.- Sự phát triển kinh tế của các nước ở châu á và khu vực: Hàn Quốc, Thái Lan, Xinhgapo…- Đường lối đổi mới của Đảng ta năm 1986.

- Trình bày được nội dung đường lối đổi mới của Đảng ta.

- Cần tham khảo thêm tư liệu ngoài sách giáo khoa cũng như thực tiễn những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hoá mà học sinh chứng kiến.- Gợi ý để học sinh lấy những ví dô cô thể về những thành tựu trên các lĩnh vực mà học sinh được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như ở địa phương.

a. Giai đoạn 1986-1990.- Về kinh tế: từ chỗ thiếu ăn đến chỗ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

- Hiểu rõ đường lối đổi mới của Đảng qua các Nghị quyết của Đảng: Đại hội VI (12-1986); Đại hội VII (6-1991), Đại

- Đây là nội dung trọng tâm của chủ đề.

72

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Hàng hoá trên thị trường dồi dào, đa dạng.- Kinh tế đối ngoại phát triển.- Đã kiềm chế được một bước lạm phát.- Hình thành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. b. Giai đoạn 1991-1995- Kinh tế ổn định và được đẩy mạnh.- Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng.- Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới.- Văn hoá xã hội có những chuyển biến tích cực.- Chính trị ổn định.c. Giai đoạn 1996-2000.- Kinh tế ổn định và tăng trưởng nhanh chóng.- Khoa học công nghệ, giáo dôc đào tạo.- Văn hoá, xã hội có bước phát triển đáng kể.

hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001).

- Hệ thống những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc đổi mới ở nước ta qua các kế hoạch 5năm: 1986-1990, 1991-1995, 1996-2000.- Nêu và phân tích những thành tựu cũng như những yếu kém về kinh tế- xã hội của nước ta sau 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới.

d. Nhận xét chung về những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới ở nước ta từ 1986-2000.

73

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Chuyên đề 5: : Hồ Chí Minh trong tiến trình lịch sử dân tộcSố tiết: 7 tiết

stt nội dung mức độ cần đạt ghi chú5 I. Bối cảnh lịch sử Việt nam cuối thế kỉ

XIX đầu thế kỉ XX và sự xuất hiện, hoạt động của Hồ Chí Minh1. Trong nước- Khái quát về tình hình đất nước vào cuối thế kỉ XX khi Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên- Thực dân Pháp đã bình định về quân sự, thiết lập sự đô hộ ở Việt nam, Lào, Cam-pu-chia và tiến hành khai thác thuộc địa đông Dương lần thứ nhất- Cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt nam- phong trào Cần Vương, phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, các phongvtrào chống Pháp lần lượt bị thất bại, rơi vào tình trạng “ dường như trong đêm tối không có đường ra”- ảnh hưởng tác động của đất nước, quê

- Những nét chung về tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

- ảnh hưởng của đất nước, quê hương, gia đình với Hồ Chí Minh , để hiểu rằng: Hồ Chí Minh là một người vĩ đại của dân tộc Việt Nam

- Tổ chức cho học sinh trình bày những kiến thức đã học và trao đổi, nêu kết luận về ảnh hưởng của đất nước, quê hương, gia đình với Hồ Chí Minh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, phân tích: “ Vì sao phong trào yêu nước lúc bấy giê đã lần lượt thất bại”

74

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

hương và gia đình đến việc hình thành con người Hồ Chí Minh2. Trên thế giớiNội dung và đặc điểm của thời đại mà Hồ Chí Minh ra đời và lớn lên vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:- Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần lên giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc- Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc lớn đã xong, gây ra mâu thuẫn gay gắt, dẫn tới cuộc đấu tranh quyết liệt để chia lại thuộc địa- Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc ngày một mạnh mẽ, dù bị đàn áp, khủng bố khốc liệt. Chủ nghĩa Mác- lênin là ngọn cờ, cương lĩnh đấu tranh của vô sản và nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công- Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ theo xu hướng mới: Bên cạnh con đường dân chủ tư sản, bắt đầu hình thành con đường cách mạng vô sảnII. Những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc1. Nhận thức đúng về phong trào yêu

- Những sự kiện chủ yếu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn- Những đặc điểm cơ bản của thời kì lịch sử này: chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc; bắt đầu sự liên kết giữa phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng dân chủ tư sản và con đường cách mạng vô sản

Giáo viên hướng dẫn học sinh: - Nhớ lại những kiến thức cơ bản đã học về lịch sử thế giới- Trao đổi, phân tích về các đặc điểm cơ bản của lịch sử thế giới vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

75

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

nước vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX- Những hoạt động yêu nước buổi đầu của Hồ Chí Minh- Tham gia phong trào đấu tranh của nông dân Thừa Thiên ( tháng 4-1908)- Dạy học ở trường Dôc Thanh ( Phan Thiết- Bình Thuận)- giáo dôc lòng yêu nước cho học sinh2. Chọn con đường cứu nước đúng cho dân tộc- Quá trình tìm đường cứu nước- ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga 1917- Đọc “ Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin- ý nghĩa của việc xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam* Đôi nét về sự chuẩn bị của Hồ Chí Minh để thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam- Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- Mở lớp huấn luyện ở Quảng Châu để đào tạo cán bộ cách mạng cho Việt Nam* Thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam và thành lập Đảng Cộng sản Việt

- Giải thích vì sao Hồ Chí Minh quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước

- Những nét chính trong quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh

- Công lao đầu tiên của Hồ Chí Minh đối với dân tộc

- Đi sâu phân tích công lao của Hồ Chí

- ở đây không trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh mà tập trung vào những đóng góp lớn của Người đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, tìm lời giải đáp về động cơ ra nước ngoài tìm đường cứu nước và phân tích lí do sang phương Tây

- Nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học về quá trình chuẩn bị và thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam- Nêu lại ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam- Trao đổi, phân tích về công

76

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

Nam- Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam- Hồ Chí Minh chủ trì cuộc Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam* Công lao của Hồ Chí Minh đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam4. Cùng với Đảng đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945- Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam ( 28-1-1941)- Trực tiếp chủ trì Hội nghị Trung ương đảng lần thứ VIII ( 10-19/5/1941)- Thành lập Mặt trận Việt Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, xây dựng căn cứ Việt Bắc- Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công- Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân sau cách mạng, vượt qua thác ghềnh5. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) thắng lợi- Đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì- Xây dựng hậu phương vững mạnh- khối đoàn kết toàn dân

Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Hệ thống những sự kiện chủ yếu đã học về các vấn đề đã nêu

- Công lao của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945

- Phân tích những sự kiện chủ yếu về những đóng góp của Hồ Chí Minh đưa

lao của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng đối với phong trào cáh mạng Việt Nam

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, phân tích về công lao của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, phân tích về công lao của Hồ Chí Minh

77

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Đường lối ngoại giao đúng đắn6. Lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ cứu nước- Tham gia hoạch định và lãnh đạo thực hiện đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước- Những sự động viên, cổ vũ, giáo dôc nhân dân xây dựng miền Bắc và đánh cho “ Mĩ cút, nguỵ nhào”- Chiến sĩ tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới, góp phần tăng cường đoàn kết phong trào cộng sản quốc tế7. Tư tưởng Hồ Chí Minh – một di sản quí báu của dân tộc và thời đại* Đôi nét về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh * Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh- Tư tưởng về cách mạng dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc- Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội - Tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam- Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân , vì dân

tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954

- Hệ thống những sự kiện cơ bản đã học về những đóng góp của Hồ Chí Minh cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

- Giới thiệu những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh

đối với thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp

- Trao đổi, phân tích về ý nghĩa về những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

- Phần này có thể thực hiện đối với những học sinh khá giỏi- Trao đổi về ý nghĩa sự cần thiết học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

78

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

-Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc, về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại- Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh- Tư tưởng về đạo đức-Tư tưởng về văn hoá* Kết luận

TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO CHỦ YẾU

12.Sách giáo khoa lịch sử (chương trình nâng cao) – Nxb Giáo dôc, Hà Nội, 2008.

13.Phan Ngọc Liên (chủ biên), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

14.Tư liệu lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dôc, Hà Nội, 2008.

15.Phan Ngọc Liên (chủ biên), Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2006.

16.Trương Hữu Quýnh, Lờ Mậu Hón, Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo

dôc, Hà Nội, 2002.

79

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

IV. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.

4.1. Kế hoạch dạy học

Việc dạy học Lịch sử lớp 12 THPT chuyên dựa trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa nâng cao, nhưng do

mục tiêu dạy học nên có 50% dành cho nội dung chuyên sâu.

Vì vậy, khi thực hiện chương trình dạy học lịch sử (nâng cao) cần bổ sung một số tinh thầnết để đi sâu hơn

vào:

+ Các vấn đề cơ bản của chương, bài.

+ Những sự kiện, nhân vật tiêu biểu, lớn.

+ Khái quát lý luận (ở mức độ phù hợp) để nâng cao chất lượng dạy học của trường chuyên.

+ Trao đổi, thảo luận.

+ Bài tập, thực hành.

- Việc soạn thảo phân phối chương trình chi tiết và thực hiện kế hoạch dạy học ở mỗi trường cần chú ý:

+ Tham khảo số tiết phân phối cho mỗi chương trình, mỗi chủ đề tự chọn được gợi ý ở các phần “Cấu trúc nội

dung dạy học chương trình nâng cao” và “Nội dung chuyên sâu”.

+ Tùy điều kiện địa phương, trường mà có thể điều chỉnh thời lượng dạy học cho phù hợp.

- Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện nội dung chương trình:

80

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

+ Bảo đảm sự cân đối giữa các phần trong chương trình lịch sử mang tớnh toàn diện (kinh tế, chính trị, quân

sự, văn hóa, giáo dôc…), giảm bớt những sự kiện chi tiết về quân sự, chiến tranh, chú trọng hơn các vấn đề

về kinh tế, văn hóa, các nhân vật tiêu biểu, những vấn đề lịch sử của các dân tộc ít người, của địa phương...

+ Thể hiện mối quan hệ trọng việc hiểu biết lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc trong cùng một thời đại.

+ Dành thời giê thích đáng cho học sinh tự học, hoạt động trên lớp, trao đổi, thảo luận, làm bài tập, công tác

ngoại khúa bộ môn.

4.2. Nội dung dạy học

- Bảo đảm những vấn đề cơ bản của chương trình lịch sử (nâng cao) lớp 12 và những gợi ý nêu trên khi điều

chỉnh thời lượng giảng dạy và soạn thảo phân phối chương trình.

- Ngoài các chuyên đề tự chọn nêu trên, giáo viên lịch sử các trường THPT chuyên có thể biên soạn một số

chuyên đề khác phù hợp với yêu cầu và điều kiện dạy học.

Những chủ đề tự chọn này là những vấn đề cơ bản của chương trình, song đũi hỏi việc hệ thống kiến thức, bao

quát toàn bộ chương trình, đũi hỏi kiến thức hỗ trợ sâu rộng (phự hợp trình độ học sinh), nâng cao trình độ nhận thức

lịch sử.

4.3. Về phương pháp và phương tiện dạy học

- Khắc phôc những phương pháp cũ chỉ học thuộc lũng, biết mà không hiểu, không cú bài tập thực hành...

- Phát huy tớnh tớch cực học tập, phát triển khả năng độc lập tư duy, biết vận dông kiến thức đó học để tiếp

thu kiến thức mới vào trong hoạt động thực tiễn.

81

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Chú trọng những biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo trong học tập, làm

bài.

- Trang bị đầy đủ bản đồ (do Nhà nước cung cấp hay tự vẽ) cần cho việc dạy học những vấn đề chủ yếu của

chương trình, trang bị tài liệu sách, báo cần thiết cho việc học bao gồm tài liệu tham khảo khoa học, tài liệu công cô

(các loại từ điển phổ thông), văn truyện tài liệu lịch sử, chuyên khảo khoa học có tính chất phổ biến, nhưng chính

xác…, tranh ảnh giáo khoa lịch sử…. Những trường có điều kiện trang bị máy vi tính để áp dông công nghệ thông tin

vào dạy học lịch sử.

4.4. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập; tuy nhiên

việc kiểm tra sau một khúa trình, một học kỳ, cuối năng học có vai trũ, ý nghĩa quan trọng.

- Do nội dung, đặc trưng của môn lịch sử, hình thức kiểm tra (viết và nói) được tiến hành phong phú, đa dạng,

có ối quan hệ với nhau. Không chỉ dùng một loại kiểm tra mà gồm có:

+ Trắc nghiệm khách quan.

+ Tự luận.

+ Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.

+ Các bài tập thực hành bộ môn.

- Biện pháp kiểm tra không phải chỉ cú thầy và trũ mà cần thiết tiến hành việc tự kiểm tra, tự đánh giá của mỗi

học sinh, kiểm tra và đánh giá giữa học sinh với nhau.

82

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO su.doc · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Hà Nội, 12/2009 LỚP 10 I. MỤC

- Sau việc kiểm tra (thường xuyên hay định kỳ với các hình thức khác nhau) giáo viên hướng dẫn học sinh trao

đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm (về nội dung và phương pháp tiến hành) để học sinh xác định thái độ tinh thần,

phương pháp học tập, làm bài.

Những điều hướng dẫn nêu trên chỉ có tính định hướng, giáo viên vận dông sáng tạo, phù hợp với điều kiện

của mình.

83