bỘ nÔng nghiỆp vÀvukehoach.mard.gov.vn/datastore/baocaome/20148151031_b… · web viewlàm...

24
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2014 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 7 VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 8 (Báo cáo phục vụ giao ban Bộ) I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG 7, 7 THÁNG Trong tháng 7, Bộ tập trung chỉ đạo các địa phương phía Bắc đối phó, phòng chống cơn bão số 2, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đối phó với nắng hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng với thời gian khá dài; tiếp tục chỉ đạo quyết liệt triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững” trên tất cả các tiểu ngành, lĩnh vực và thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và tập trung xây dựng Kế hoạch phát triển ngành năm 2015. Một số kết quả cụ thể: 1. Về tình hình thực hiện Đề án Tái cơ cấu trong tháng 7 Hiện nay, nhiệm vụ của các đơn vị được phân công trong Kế hoạch hành động của Bộ và tại văn bản số 1809/BNN-KH ngày 09/6/2014 về các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2014-2015 cơ bản đã và đang được triển khai thực hiện theo tiến độ. Các Tổng cục, Cục, Vụ đang tích cực hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện nội dung tái cơ cấu lĩnh vực theo các Đề án đã được Bộ trưởng phê duyệt. Đối với các địa phương, đến nay đã có thêm 2 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình) ban hành đề án/ kế hoạch 1

Upload: others

Post on 27-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2014

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 7 VÀ

NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 8 (Báo cáo phục vụ giao ban Bộ)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG 7, 7 THÁNG Trong tháng 7, Bộ tập trung chỉ đạo các địa phương phía Bắc đối phó, phòng

chống cơn bão số 2, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đối phó với nắng hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng với thời gian khá dài; tiếp tục chỉ đạo quyết liệt triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững” trên tất cả các tiểu ngành, lĩnh vực và thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và tập trung xây dựng Kế hoạch phát triển ngành năm 2015.

Một số kết quả cụ thể: 1. Về tình hình thực hiện Đề án Tái cơ cấu trong tháng 7Hiện nay, nhiệm vụ của các đơn vị được phân công trong Kế hoạch hành

động của Bộ và tại văn bản số 1809/BNN-KH ngày 09/6/2014 về các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2014-2015 cơ bản đã và đang được triển khai thực hiện theo tiến độ. Các Tổng cục, Cục, Vụ đang tích cực hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện nội dung tái cơ cấu lĩnh vực theo các Đề án đã được Bộ trưởng phê duyệt.

Đối với các địa phương, đến nay đã có thêm 2 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình) ban hành đề án/ kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Như vậy, đã có 25/63 tỉnh, thành phố đã ban hành đề án/kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương.

2. Về kết quả sản xuất, kinh doanh 2.1. Trồng trọt* Miền Bắc: các địa phương tập trung gieo cấy và chăm sóc lúa mùa. Tính

đến ngày 15/7, diện tích gieo cấy toàn miền đạt 1.023 ngàn ha, bằng 97,5% cùng kỳ năm ngoái; diện tích gieo cấy lúa hè thu được 161,5 ngàn ha.

* Miền Nam: tổng diện tích gieo cấy lúa hè thu đạt gần 1.940 ngàn ha, bằng 94% so với cùng kỳ năm trước, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt hơn 1.673,6 ngàn ha, bằng 93,1%; thu hoạch gần 590 ngàn ha, chiếm 30,3% diện tích xuống giống, năng suất ước đạt hơn 59 tạ/ha, cao hơn năm trước khoảng 3 tạ/ha. Lúa thu đông đã xuống giống đạt hơn 300 ngàn ha, bằng 83% so với cùng kỳ

1

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

năm ngoái. Lúa mùa cũng đã xuống giống đạt 177 ngàn ha, bằng 90% so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc địa bàn Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

* Các cây trồng khác: đến ngày 15/7, diện tích gieo trồng các cây màu lương thực cả nước ước đạt 1.462 ngàn ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó diện tích ngô đạt 871 ngàn ha, tăng khoảng 2 ngàn ha; khoai lang đạt 110 ngàn ha, tăng 6,7%; sắn đạt gần 455,5 ngàn ha, tăng 6,2%.

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày đạt hơn 520 ngàn ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó lạc đạt 182,9 ngàn ha, xấp xỉ cùng kỳ; đậu tương đạt 82 ngàn ha, bằng 98,2%; thuốc lá đạt 27,6 ngàn ha, tăng 7,7%; mía gần 165 ngàn ha, bằng 97,3% và diện tích rau, đậu các loại đạt hơn 708 ngàn ha, tăng 2,8 % so với cùng kỳ năm trước.

* Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 (Rammasun) tại khu vực miền núi phía Bắc có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to đã làm thiệt hại tài sản và nhiều diện tích lúa, rau màu bị ngập lụt và hư hại nặng. Cụ thể: Trung du miền núi phía Bắc đã bị thiệt hại 5.586 ha lúa (Lạng Sơn 2.000 ha, Lai Châu 161 ha, Cao Bằng 45 ha, Bắc Kạn 156 ha, Sơn La 236 ha, Tuyên Quang 209 ha, Hà Giang 408 ha, Điện Biên 1.013 ha, Lào Cai 1.285 ha); rau màu bị hư hại 250 ha và cây công nghiệp là 212 ha.

* Tình hình sâu bệnh: Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, diện tích nhiễm các loại sâu bệnh trên lúa trong tháng có chiều hướng tăng, đặc biệt đối với lúa mùa ở các tỉnh miền Bắc, đối tượng gây hại chính là sâu cuốn lá nhỏ, riêng tỉnh Nghệ An đã công bố dịch trên toàn tỉnh.

Một số loại bệnh tăng so với cùng kỳ: sâu cuốn lá nhỏ gây hại 114.481 ha, tăng gần 75 ngàn ha với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiễm nặng hơn 46,3 ngàn ha, tập trung nhiều tại các tỉnh Nghệ An 69.858 ha (nặng 39.935 ha), Hà Tĩnh gần 15.000 ha; Bệnh đạo ôn lá gây hại 79.383 ha, tăng hơn 21,2 ngàn ha với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiễm nặng gần 4 ngàn ha; tập trung chủ yếu ở địa bàn Nam bộ; Bệnh lùn sọc đen gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh với diện tích nhiễm 4,5 ha; diện tích nhiễm bệnh vàng lùn và LXL trên 464 ha, phát sinh ở các tỉnh Đồng Tháp và An Giang; bệnh đen lép hạt gây hại gần 22.400 ha, trong đó nhiễm nặng 260 ha và bệnh bạc lá gây hại 17.570 ha, tăng hơn 5 ngàn ha so với cùng kỳ năm trước.

Một số loại bệnh giảm so với cùng kỳ: Rầy nâu - rầy lưng trắng gây hại 37.834 ha, giảm gần 26,3 ngàn ha so với cùng kỳ năm trước; diện tích nhiễm nặng không đáng kể; diện tích bị nhiễm đạo cổ bông là 10.127 ha, giảm so với cùng kỳ năm trước; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; chuột gây hại 5.576 ha; bệnh khô vằn gây hại 10.915 ha, diện tích nhiễm sâu đục thân khoảng 2.940 ha; OBV gây hại 5.548 ha.

Các đối tượng dịch hại khác như: sâu năn, nhện gié, bọ xít đen, bọ xít dài...xuất hiện rải rác, gây hại ở mức độ nhẹ.

2

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

2.2. Chăn nuôiTrong tháng, sản xuất chăn nuôi khá ổn định, chăn nuôi trâu, bò và gia cầm

không có biến động nhiều, chăn nuôi lợn phát triển tốt. Bộ đã tập trung chỉ đạo công tác giám sát dịch bệnh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chất lượng vật tư chăn nuôi, phát triển con giống tại các tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và triển khai kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành chăn nuôi; đồng thời, tổ chức khảo sát, đánh giá mô hình hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi trong sản xuất chăn nuôi tại 7 tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Tiền Giang và Tp.Hồ Chí Minh;

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, đến tháng 7 năm 2014, số lượng bò tăng 0,5-1% so với cùng kỳ năm 2013; đàn lợn tăng và gia cầm tăng khoảng gần 1% so với cùng kỳ năm 2013, riêng đàn trâu giảm khoảng 1%.

* Về thị trường nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm so với tháng 6/2014:

- Một số nguyên liệu có chiều hướng giảm nhẹ: ngô 6.300 đ/kg (giảm 3,2%), khô dầu đậu tương 13.545đ/kg (giảm 4,4%), sắn lát 5.040 đ/kg (giảm 5,9%), cám gạo 6.300 đ/kg (giảm 6,3%).

- Một số nguyên liệu tăng: bột cá 27.350 đ/kg (tăng 18,4%) methionine 110.250 đ/kg (tăng 19,6%). Lyzin 44.100đ/kg (tăng 12%).

- Giá thức ăn thành phẩm không đổi: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà Broiler 11.602,5 đ/kg; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng 10.489,5 đ/kg.

* Tình hình dịch bệnh: Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến ngày 22/7/2014 cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và dịch tai xanh. Tuy nhiên, trong thời gian tới nguy cơ dịch phát sinh và lây lan cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; nhất là ở những địa phương có ổ dịch cũ; cần chỉ đạo, khuyến cáo các địa phương về chủng vi rút và hiệu lực các loại vắc xin tương ứng để tổ chức phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.

2.3. Lâm nghiệpTrong tháng 7, Bộ ban hành 04 kế hoạch hành động triển khai Đề án Tái cơ

cấu ngành Lâm nghiệp; tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014; thực hiện Đề án trồng rừng thay thế; đẩy nhanh tiến độ kiểm kê rừng đối với 13 tỉnh khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long và hoàn thiện kế hoạch điều tra, kiểm kê rừng đối với 25 tỉnh thuộc kế hoạch 2014 – 2015. Kết quả cụ thể:

a, Công tác lâm sinh: Trong tháng, trồng rừng tại các tỉnh miền Bắc tương đối thuận lợi do khu vực

này có mưa nhiều và lượng mưa tương đối lớn. Tuy nhiên những khu vực còn lại trong cả nước lượng mưa không đáng kể và có nắng nóng kéo dài cản trở công việc trồng rừng.

3

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

Diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 100,6 nghìn ha, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 8,4 ngàn ha, tăng 20%; rừng sản xuất đạt 92,2 ngàn ha, tăng 13,4%, trồng cây phân tán đạt 126,5 nghìn cây, giảm 1%. Rừng trồng được chăm sóc ước đạt 283,7 ngàn ha, giảm 2,5%; khoanh nuôi tái sinh đạt 610,3 ngàn ha, giảm 3,1%; khoán bảo vệ đạt 4.976,3 ngàn ha, tăng 48,2%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.033,8 nghìn m3, tăng 8,1%.

b, Công tác kiểm lâmMặc dù các địa phương đã tích cực chủ động trong việc phòng chống cháy

rừng, tuy nhiên do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết có nhiều ngày không mưa, nắng nóng và khô hạn kéo dài nên tại một số tỉnh Trung bộ đã liên tiếp xảy ra cháy rừng, có nơi nghiêm trọng. Tổng diện tích rừng bị cháy trong tháng là 330 ha (một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy lớn là Đà Nẵng 105,6 ha; Quảng Trị 95 ha; Bình Định 69,8 ha; Phú Yên 49,1 ha...).

Theo báo cáo của các địa phương, trong tháng toàn quốc xảy ra 983 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó: 77 vụ phá rừng trái phép; 152 vụ khai thác rừng trái phép; 28 vụ vi phạm quy định về PCCCR; 6 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 441 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản; 101 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản; 03 vụ vi phạm về quy định về sử dụng đất lâm nghiệp; 175 vụ vi phạm khác. Tổng số vụ vi phạm đã được xử lý là 515 vụ, trong đó xử phạt hành chính 504 vụ; xử lý hình sự 11 vụ. Tịch thu 516m3 gỗ các loại, bao gồm 360 m3 gỗ tròn và 156 m3 gỗ xẻ. Thu nộp ngân sách 5.830 triệu đồng. Tổng số diện tích rừng bị thiệt hại là 320,7 ha.

Lũy kế 7 tháng, tổng số vụ vi phạm quy định về BVR và quản lý lâm sản là 12.640 vụ, giảm 14% so với cùng kỳ, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.539,4 ha, tăng 194,1 ha (+14%). Trong đó, thiệt hại do cháy rừng là 1.196,7 ha (+46%) và do phá rừng trái phép là 342,7 ha.

2.4. Thủy sảnƯớc sản lượng thủy sản tháng 7 đạt 601 nghìn tấn; lũy kế 7 tháng đạt gần

3.463 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2013. a, Khai thác thủy sảnSau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt

Nam, tàu cá của Việt Nam thường xuyên hiện diện tại khu vực thuộc vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, DK1 với số lượng lớn (985 -1.559 chiếc/ngày). Cùng với thời tiết thuận lợi trên các vùng biển, các chủ tàu cá tăng cường liên kết với nhau theo mô hình tổ/đội sản xuất nên sản lượng khai thác đạt cao.

Ước 7 tháng, sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.644 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ước khai thác biển đạt 1.542 ngàn tấn, tăng 5,3%.

Tình hình tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, tai nạn: Tính đến ngày 21/7/2014 đã xảy ra 06 vụ/ 07 tàu cá/ 61 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ; đã xảy ra 07 vụ tai nạn đối với tàu cá (giảm 04 vụ so với cùng kỳ), làm chìm 04 tàu, chết 01 người và mất tích 07 người, cứu vớt được 29 người.

4

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

b, Nuôi trồng thuỷ sảnSản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 ước đạt 368 ngàn tấn, tăng 4,0% so

với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng đạt 1.819 ngàn tấn, tăng 3,4% so với cùng kì năm trước. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:

+ Cá Tra: Diện tích nuôi lũy kế đạt 3.440 ha, sản lượng thu hoạch 539.187 tấn. Giá cá tra nguyên liệu trung bình tại ao là 21.500 đồng/kg, cao nhất 24.500, thấp nhất 20.500 đồng/kg. Giá cá tra hiện nay giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn cao hơn từ 2.000-3.000 đồng/kg so với thời điểm cùng kỳ 2013.

+ Tôm Sú: Diện tích thả nuôi tôm lũy kế đạt 644.193 ha (tăng 10,3% so với cùng kỳ 2013), trong đó diện tích tôm sú là 562.492 ha (tương đương cùng kỳ), diện tích tôm thẻ chân trắng là 81.701 ha (tăng 245,3%). Sản lượng thu hoạch lũy kế đạt 317.305 tấn (tăng 189,3%), trong đó sản lượng tôm sú là 152.035 tấn (tăng 91%), tôm thẻ chân trắng là 165.269 tấn (tăng 449,4%).

Giá tôm đã tăng trở lại và tương đối ổn định. Trong tuần báo cáo, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ so với tuần trước; cao hơn 40-50.000 đồng/kg so với năm 2013 (tôm sú), tương đương thời điểm tháng 7/2013 (tôm thẻ chân trắng).

c, Dịch bệnh: Trong tháng 7, diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng khoảng 2.010,23

ha tại 38 xã, 12 huyện thuộc 6 tỉnh1; bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra trên cả tôm thẻ và tôm sú nuôi tại 36 xã, 12 huyện thuộc 8 tỉnh2 với diện tích bị bệnh là 240,77 ha;

Nguyên nhân khác: 2,75 ha nuôi tôm sú bị bệnh đỏ than; 42ha tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm đen; 139,66 ha nuôi tôm bị bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), do môi trường là 74,05 ha; chưa xác định được nguyên nhân hoặc không rõ nguyên nhân là 936,8 ha nuôi tôm.

Trước thông tin về tình hình bệnh tôm tăng đột biến, Bộ đã tổ chức đoàn kiểm tra tình hình nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh tại 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre để xác định nguyên nhân3.

2.5. Sản xuất muốiTính đến ngày 20/7, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.814 ha, tăng

625 ha so với cùng kỳ 2013; sản lượng muối đạt khoảng 957.760 tấn (tăng 11,2% so với cùng kỳ 2013), trong đó: muối thủ công đạt 692.638 tấn (tăng 5,9%); muối công nghiệp đạt 265.122 tấn (tăng 28,2%). Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 309.953 tấn.

2.6. Xuất, nhập khẩu1 Quảng Ninh, Nghệ An, Tp. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng2 Tp. Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Phú Yên, Tp. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau3 (1) biến động của thời tiết, (2) người nuôi chưa tuân thủ lịch mùa vụ, cải tạo ao nuôi, ngắt vụ theo hướng dẫn, thậm chí vẫn tiếp tục thả nuôi trong thời gian công bố dịch; (3) công tác tổng hợp số liệu thống kê diện tích bị thiệt hại tại một số địa phương chưa chính xác.

5

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

a, Xuất khẩu Tháng 7, một số mặt hàng nông sản chính vẫn tiếp tục giảm cả về lượng và

giá trị xuất khẩu như: gạo, cao su, chè và sắn, các sản phẩm từ sắn. Ngược lại, một số mặt hàng xuất khẩu tăng khá như: cà phê (tăng 26,9% về khối lượng và tăng 21,9% về giá trị), hạt điều (tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị), hồ tiêu (tăng 28,6% về khối lượng và tăng 41,8% về giá trị).

Kim ngạch xuất khẩu nông sản chính tháng 7 đạt 1,06 tỷ USD, giảm 7,2% so với tháng 7/2013 và giảm 13% so với tháng 6/2014; kim ngạch thủy sản đạt 647 triệu USD, tăng 9,7% so với T7/2013 và tăng 1,1% so với T6/2014; các mặt hàng lâm sản chính đạt 480 triệu USD, tương đương tháng 7/2013 nhưng giảm 9,4% so với T6/2014. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 2,38 tỷ USD, bằng 99,5% so với cùng kỳ năm 2013 và giảm 8,5% so với T6/2014.

Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu của nông sản chính đạt 8,31 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2013; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 24,5%; xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 7 tháng đạt 17,43 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2013. Thặng dư thương mại đạt 4,98 tỷ USD, bằng 96,5% so với cùng kỳ. (chi tiết tại phụ lục 8)

b, Nhập khẩu Giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp trong 7 tháng

ước đạt 12,45 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính ước đạt 9,63 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. (Chi tiết tại phụ lục 8)

3. Thủy lợi và đầu tư XDCB 3.1. Thủy lợiBộ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, địa phương, Ban chỉ huy

phòng chống lụt bão Trung ương chủ động theo doi, nắm bắt tình hình thời tiết, mưa, lũ, bão để chỉ đạo đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra; đồng thời, thực hiện kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên; kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê được thực hiện đúng tiến độ.

Trong tháng, tổng hợp đề xuất của các tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí sửa chữa công trình thủy lợi, hồ chứa và kinh phí khắc phục tình hình hạn hán vụ hè thu cho các địa phương Nam Trung Bộ. Tiếp tục chuẩn bị phương án đối phó với các siêu bão để triển khai tại các địa phương; xây dựng bản đồ ngập lụt, cụ thể đến từng lưu vực sông, các cấp độ bão và nước biển dâng tại những khu vực dân cư thường xuyên bị ngập lũ theo các số liệu thống kê mực nước và mưa lịch sử đối với các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đế Phú Yên.

3.2. Đầu tư XDCB

6

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

a, Vốn ngân sách tập trung do Bộ quản lýVốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014 của Bộ thuộc nguồn ngân sách tập

trung được giao trong năm là 4.660,18 tỷ đồng, bao gồm 2.960,18 tỷ đồng vốn trong nước và 1.700 tỷ đồng vốn nước ngoài.

Khối lượng thực hiện 7 tháng ước đạt 4.146 tỷ đồng, đạt 89,0% kế hoạch TTCP giao (bao gồm cả khối lượng thu hồi ứng trước) và 52,0% kế hoạch Bộ giao. Trong đó: vốn ngoài nước đạt 2.629 tỷ đồng (bằng 154,7% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao và 52,5% kế hoạch Bộ giao); vốn trong nước đạt gần 1.516 tỷ đồng, bằng 51,2% kế hoạch.

- Vốn thực hiện dự án đạt 3.795 tỷ đồng bằng 92,1% kế hoạch năm, gồm:+ Khối Thuỷ lợi: Ước đạt 2.395,8 tỷ đồng, bằng 93,2% kế hoạch;+ Khối Nông nghiệp: Ước đạt 605,5 tỷ đồng, bằng 104,0% kế hoạch;+ Khối Lâm nghiệp: Ước đạt 453,4 tỷ đồng, bằng 173,3% kế hoạch;+ Khối Thuỷ sản: Ước đạt 173,5 tỷ đồng, bằng 67,8% kế hoạch;+ Khối Giáo dục - Đào tạo: Ước đạt 102 tỷ đồng, bằng 50,2% KH; + Các ngành khác: Ước đạt 48 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm;- Vốn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: Ước đạt 287,6 tỷ đồng, 60,8%

KH.- Vốn chuẩn bị đầu tư: Ước đạt 7,7 tỷ đồng, bằng gần 83,7% KH năm;- Các dự án vốn ODA: giải ngân đạt 42,2% kế hoạch, trong đó vốn đối ứng

mới đạt 29,7%, vốn nước ngoài đạt 44,3%.b, Vốn trái phiếu Chính phủ Kế hoạch vốn được giao là 6.700,2 tỷ đồng, 7 tháng thực hiện ước đạt 3.300

tỷ đồng, tương đương 49,3% so với KH.4. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới4.1. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Trong tháng, đã tổng hợp báo cáo đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội các

xã bãi ngang ven biển, hải đảo có số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới thấp và đề xuất giải pháp, cơ chế xây dựng nông thôn mới ở các địa phương này.

Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM; phối hợp triển khai các thủ tục thực hiện Đề án “Một số mô hình thí điểm xử lý rác thải nông thôn”.

Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí khen thưởng cho 27 xã tiêu biểu đã đạt chuẩn nông thôn mới; phối hợp với Văn phòng Chính phủ thống nhất tổ chức bộ máy của Văn phòng Điều phối các cấp; ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Điều phối TW chương trình nông thôn mới. 4.2. Phát triển nông thôn

Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu xây dựng mô hình HTX điểm tại các vùng sản xuất theo lĩnh vực chuyên ngành để nhân rộng ra các vùng sản xuất hàng hóa lớn như: vùng lúa, gạo (ĐBSCL); hồ tiêu và cà phê (Tây Nguyên); chè (miền núi và

7

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

Trung du Bắc Bộ); đánh bắt thủy hải sản tại các tỉnh ven biển miền Trung. Chuẩn bị sơ kết triển khai liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vụ Hè Thu 2014 rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện vụ Đông Xuân 2014-2015"

Làm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu thập và bổ sung số liệu đề cương xây dựng đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi phía Bắc.

Kiểm tra tình hình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Lạng Sơn; nghiên cứu Xây dựng văn bản hướng dẫn đào tạo nghề; rà soát, hoàn thiện các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề.

Chuẩn bị dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định Hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại; tiếp tục hoàn thiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân tái định cư và sau di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện,....

Dự án di dân, tái định cư Thuỷ điện Sơn La: lũy kế đến ngày 24/7/2014, đã giải ngân được 18.538,07 /21.188 tỷ đồng đạt 87,5% KH vốn giao; Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Lai Châu giải ngân vốn bồi thường, hỗ trợ tái định cư đạt 1.813 tỷ đồng.

5. Các công tác khác5.1. Tổ chức bộ máy: dự thảo điều chỉnh chức năng và cơ cấu tổ chức của

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Chăn nuôi; phối hợp xây dựng Thông tư Liên tịch Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện về nông nghiệp và phát triển nông thôn; giải quyết các kiến nghị về cơ chế đặc thù của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.

Ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch cán bộ diện Bộ quản lý của 21 đơn vị giai đoạn 2011-2015 đối với 114 người quy hoạch vào 119 chức danh, giai đoạn 2016-2021 đối với 156 người quy hoạch 178 chức danh.

5.2. Khoa học và công nghệ: Nghiệm thu 13 nhiệm vụ KHCN kết thúc năm 2013; công bố tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng trong “Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới – WB7”; tổ chức xét chọn, thẩm định nội dung và tài chính các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2015; thẩm định nội dung tài chính các dự án sản xuất thí nghiệm bắt đầu từ năm 2015;

Hoàn thiện dự thảo Quyết định trình Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; ban hành Quyết định phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ thuộc Chương trình Phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;

5.3. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp: Tiếp tục tiến hành xác định giá trị DN tại các TCTy, Cty thuộc Bộ để thực

hiện CPH theo kế hoạch; Công bố giá trị doanh nghiệp của TCT thủy sản VN để cổ phần hóa; tổ chức đoàn khảo sát doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu nông

8

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

thủy sản tại ĐBSCL (13/13 tỉnh). Tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

5.4. Hợp tác quốc tế: Tích cực thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế hỗ trợ cho xuất khẩu nông

sản, thu hút đầu tư và đàm phán thương mai. Xây dựng đề cương chi tiết Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành và phối hợp với các đơn vị liên quan để lập kế hoạch triển khai hoàn thiện Chiến lược

Tiếp tục xây dựng các phương án đàm phán chuẩn bị các phiên đàm phán tiếp theo của TPP, Việt Nam – EU, Việt Nam – EFTA, Việt Nam – Liên minh Hải quan (VCU), RCEP, Việt Nam - Hàn Quốc. Tham gia phiên đàm phán giữa kỳ FTAViệt Nam – Hàn Quốc, Phiên Ottawa của Hiệp định TPP và tham gia đàm phán song phương với Úc về Chương NCM trong TPP; báo cáo kết quả sơ bộ đợt rà soát lần thứ 10 của Mỹ (POR10) về áp thuế chống bán phá giá cá tra đối với Việt Nam và đề xuất phương án xử lý trong thời gian tới.

5.5. Kế hoạch, tài chính: đã hoàn thành xây dựng kế hoạch năm 2015 của ngành, Bộ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ; tổ chức Hội nghị công tác quản lý tài chính năm 2014.

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 81. Triển khai mạnh Tái cơ cấu ngànhToàn ngành tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu theo Kết luận của Phó thủ

tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện tái cơ cấu ngành đã được Bộ cụ thể bằng các nhiệm vụ trọng tâm tại văn bản số 1809/BNN-KH ngày 09/6/2014.

Các Tổng cục, Cục được giao nhiệm vụ tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai, thực hiện đề án tái cơ cấu các lĩnh vực. Các Cục, Vụ được phân công xây dựng kế hoạch 6 chuyên đề hỗ trợ tái cơ cấu đã được phê duyệt khẩn trương hướng dẫn các đơn vị, địa phương và phối hợp với các Bộ ngành liên quan thực hiện theo tiến độ nhằm tạo được sự chuyển biến ro rệt trong thực tế.

2. Nhiệm vụ cụ thể 2.1. Trồng trọt, BVTV Tiếp tục theo doi tình hình thời tiết chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ, chăm sóc lúa vụ

Mùa 2014, lúa Hè thu 2014 ở phía Bắc; công tác xuống giống lúa Hè Thu 2014, cơ cấu giống, mùa vụ phù hợp từng vùng và tiến độ sản xuất lúa và các cây trồng ngắn ngày khác; đánh giá và đề xuất các giải pháp chỉ đạo cho sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả, cây mía, cây dược liệu ở phía Nam.

Tăng cường kiểm tra, theo doi sát tình hình, chủ động dự báo, hướng dẫn phòng trừ kịp thời dịch hại cây trồng sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh đạo ôn, chuột; ốc bươu; bệnh vàng lùn, lùn xoắn trên cây lúa; rệp sáp bột hồng trên cây sắn; đồng

9

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

thời, tăng cường giám định mẫu để phát hiện và chỉ đạo phòng chống bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại các tỉnh Nam bộ.

Tiếp tục hoàn thiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030; Đề án phát triển cà phê bền vững, Đề án phát triển điều, Đề án thâm canh phát triển nguyên liệu mía đến 2020.

Tiếp tục chỉnh sửa và trình: Thông tư Quy định về công nhận cho áp dụng các tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt khác và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ khác trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Nghị định thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật;....

2.2. Chăn nuôi, thú yChỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình phòng, chống dịch bệnh ở các địa

phương; triển khai chương trình VietGAP trong chăn nuôi tại một số địa phương. Đồng thời đôn đốc các địa phương đẩy mạnh công tác thực hiện nhiệm vụ quy hoạch chăn nuôi thực hiện Đề án Tái cơ cấu chăn nuôi trên địa bàn;

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở giống có giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu giống cho sản xuất và kiểm soát giá giống vật nuôi, đảm bảo bình ổn thị trường và phục vụ tái đàn, đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi; thực hiện chương trình hỗ trợ con giống cho các tỉnh miền núi phía Bắc và các địa phương trên cả nước, đặc biệt trong thời gian tới nhu cầu con giống tăng cao để phục vụ thực phẩm dịp cuối năm.

Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vi phạm về chất lượng và an toàn thực phẩm trong thức ăn chăn nuôi; thanh tra điểm một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức chứng nhận tại TP.HCM và tỉnh Bình Dương; kiểm tra, đánh giá tình hình nhập lậu các sản phẩm chăn nuôi tại các tỉnh biên giới, kiểm tra khâu phân phối, lưu thông các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.

Hoàn thiện Dự thảo Quyết định về "Chính sách đổi mới chăn nuôi nông hộ" trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành; Đề án “Nâng cao năng lực sản xuất giống gia cầm tại các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc; Thông tư quản lý giống vật nuôi, Thông tư ban hành "Danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam"; ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi”.

2.3. Lâm nghiệp Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch trồng rừng; đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt

việc trồng bù rừng theo kế hoạch; thường trực, chỉ đạo kịp thời công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đối với các địa phương đang trong thời kỳ nắng nóng, hanh khô (Miền trung và Nam Trung Bộ).

10

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

Triển khai các giải pháp đồng bộ, tập trung thực hiện có hiệu quả 04 nhiệm vụ trọng tâm4 đã được phê duyệt để tạo chuyển biễn ro nét trên thực tiễn đối với việc thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tiếp tục thực hiện Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng theo kế hoạch; công bố số liệu diễn biến tài nguyên rừng năm 2013 của các địa phương; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, triển khai kế hoạch thu-chi năm 2014; thực hiện chuẩn bị các nội dung tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Phối hợp với UBKT Quốc hội tổ chức hội nghị Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng (dự kiến tổ chức ngày 01/8/2014 tại Thái Nguyên); Tổ chức hội nghị về Công tác bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên (dự kiến tổ chức ngày 8/8/2014 tại Đắc Lắc).

2.4. Thuỷ sảnTheo doi, bám sát diễn biến thời tiết, tình hình sản xuất, tình hình an ninh trên

biển để có giải pháp ứng phó kịp thời; tổ chức kiểm tra, tập huấn, hướng dẫn để bảo đảm an toàn cho hoạt động khai thác của ngư dân.

Tiếp tục làm việc với các địa phương rà soát, kiểm tra tình hình đăng ký, đăng kiểm tàu cá; các trang thiết bị thông tin liên lạc, trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người và tàu cá; rà soát, cấp phép cho tàu cá khai thác hải sản trong năm 2014, 2015 ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc; khắc phục những tồn tại về chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo khuyến cáo của Thanh tra Châu Âu về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).

Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ để thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP và Nghị định 67/2014/NĐ-CP: (1) xây dựng dự toán kinh phí thiết kế và thẩm định thiết kế mẫu tàu cá; (2) hoàn thiện quy định yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu cá; (3) công bố thiết kế mẫu một số mẫu tàu cá vỏ thép khai thác hải sản tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; (4) quy định yêu cầu kỹ thuật đối với cơ sở đóng tàu; (5) công bố danh sách các cơ sở đóng tàu cá vỏ thép, gỗ, vật liệu mới đủ điều kiện).

Hướng dẫn các địa phương triển khai Đề án tổ chức lại khai thác hải sản trên biển theo Quyết định 375/QĐ-TTg ngày 04/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức khai thác theo tổ đội sản xuất trên biển; triển khai Đề án thí điểm Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Phú Yên, Kiên Giang.

Theo doi chặt chẽ hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là diễn biến dịch bệnh để kịp thời có biện pháp xử lý; tổ chức Hội nghị giao ban sơ kết nuôi trồng thủy sản và phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.5. Chế biến, thương mại4 Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch hành động Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014 - 2020; Kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014-2020 Kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020

11

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Đề án "Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, các Tập đoàn, Tổng Công ty theo doi sát tình hình sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực; đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiêu thụ nông sản kịp thời, hiệu quả cho doanh nghiệp và người sản xuất; tổ chức Hội thảo về tình hình chế biến sâu cao su trong nước.

Thành lập Tổ xây dựng đề án xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam; tiếp tục xây dựng lộ trình và phương thức quản lý đối với chè xuất khẩu phù hợp với Luật an toàn thực phẩm; hoàn chỉnh Đề án cơ giới hóa nông nghiệp đến 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ xúc tiến thương mại: Quảng bá NLTS trên VTV1, VTC16; tổ chức đoàn XTTM nghiên cứu thị trường Ấn Độ, Hàn Quốc.

Triển khai Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 hướng dẫn một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư số 13/2014/TTLT-BNN&PTNT-BKH&ĐT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre.

Khẩn trương hoàn chỉnh: Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Thông tư thay thế Thông tư số 60/2011/TT-BNNPTNT và 68/2011/TT-BNNPTNT Hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.

2.6. Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP

hàng nông, lâm, thủy sản và muối. Tổng hợp nhu cầu của các đơn vị đăng ký tham gia chương trình thí điểm việc công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và thí điểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

Duy trì lấy mẫu giám sát theo kế hoạch kết hợp với thông tin vi phạm ATTP từ các nguồn khác nhau làm cơ sở đánh giá nguy cơ, xác định sản phẩm - công đoạn - địa bàn nguy cơ cao và tổ chức thanh tra, điều tra nguyên nhân, xử lý vi phạm (kể cả thu hồi sản phẩm không an toàn);

Tiếp tục thẩm tra hồ sơ đăng ký nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật của các nước nhập khẩu vào Việt Nam theo Thông tư 25, Thông tư 13; xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu nông lâm thuỷ sản vào các thị trường Châu Âu, Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản); phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động ngăn chặn tạp chất có hiệu quả.

12

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

Tổ chức đánh giá các phòng kiểm nghiệm và thẩm định theo Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT, ban hành các quy trình phân tích chuẩn theo kế hoạch; thẩm định đề cương và dự toán xây dựng 04 TCVN liên quan đến lĩnh vực kiểm nghiệm.

Tổng hợp ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 về việc hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu; Thông tư thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư quy định điệu kiện bảo đảm ATTP và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Thông tư quy định điều kiện đảm bảo ATTP chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

2.7. Thủy lợi, đê điều, XDCBĐôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện công tác đảm bảo an

toàn công trình, thủy lợi; kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên; kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương; Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và các địa phương.

Tiếp tục đánh giá hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản vùng ĐBSCL, duyên hải miền Trung; rà soát hiện trạng hồ chứa nước trên phạm vi toàn quốc; hoàn thiện Hướng dẫn đánh giá công nhận đạt tiêu chí thuỷ lợi trong Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.

Phê duyệt quy hoạch thủy lợi: vùng Đông Nam Bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu; lưu vực sông Cà Lồ; lưu vực sông Trà Bồng-Trà Khúc; vùng lòng hồ Dầu Tiếng và khu đầu mối phục vụ quản lý khai thác đa mục tiêu; vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ.

Tiếp tục đôn đốc các Chủ đầu tư, BQL dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đảm bảo chất lượng và an toàn công trình; kiểm tra một số dự án đang thực hiện: các dự án TPCP, NSNN và đẩy nhanh tiến độ các dự án WB3, ADB5, WB5, RETA; Theo doi, đôn đốc thực hiện Đề án phát triển các trạm bơm điện vừa và nhỏ vùng Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng Tiêu chuẩn về an toàn đập, định mức kiểm định an toàn đập.

Xây dựng dự thảo Luật Thủy lợi; Thông tư hướng dẫn vận hành, khai thác và bảo vệ công trình cấp nước tập trung nông thôn; Thông tư hướng dẫn về đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn; hoàn thiện Thông tư thực hiện cấp nước an toàn khu vực nông thôn; xây dựng đề án thủy lợi phục vụ thủy sản; đề án huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình chống ngập các thành phố vùng ĐBSCL và TP.HCM; tiếp tục hoàn thiện Đề án ứng phó với siêu bão.

3. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới Tiếp tục triển khai mô hình thí điểm bảo vệ môi trường và mô hình chỉ đạo

sản xuất; mô hình huyện nông thôn mới và khảo sát xã bãi ngang ven biển, hải đảo; kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014 tại một số địa phương; hoàn thiện Bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng

13

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

cán bộ triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp; dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy trình xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.

Triển khai kế hoạch xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất: chè, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo, đánh bắt thủy hải sản xa bờ; khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật HTX và Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; triển khai kế hoạch đăng ký khảo sát liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL; chuẩn bị hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 13.

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện mô hình giảm nghèo năm 2014; rà soát, hoàn thiện các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dự thảo hướng dẫn các Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp.

Đôn đốc UBND các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu đáp ứng tiến độ chung của toàn Dự án. Kiểm tra, phát hiện những khu, điểm tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã đón dân trong thời qian qua có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ quét, sạt lở và có phương án phòng ngừa, xử lý kịp thời nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong mùa mưa lũ; hoàn thiện chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

Tiếp tục xây dựng Nghị định hợp tác xã nông nghiệp; khảo sát xây dựng Dự thảo Thông tư quy định quy trình bố trí ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo Quyết định về chính sách phát triển kinh tế trang trại.

4. Quản lý Nhà nước * Tổ chức bộ máy: Triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT; tiếp tục triển khai Nghị quyết Ban Cán sự Đảng Bộ liên quan công tác cán bộ: công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, tuyển dụng các vị trí trong Bộ.

Trình Thủ tướng chính phủ dự thảo Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp; hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư Liên Bộ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng phương án phân định nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại nông sản giữa Bộ và các Bộ, Ngành liên quan.

* Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp: Tiếp tục phê duyệt, công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa các Tổng

công ty, công ty theo kế hoạch đã được phê duyệt. Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phương án CPH Tổng công ty Thủy sản Việt Nam; báo cáo tình hình

14

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20148151031_B… · Web viewLàm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc và khảo sát một số tỉnh để thu

hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu nông thủy sản tại ĐBSCL và đề xuất các biện pháp hỗ trợ.

* Khoa học công nghệ: Phê duyệt Danh mục và kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu và Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ đặt hàng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2015-2019.

Tiếp tục phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định và công bố các Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia xây dựng theo kế hoạch 2013, 2014; đánh giá, chỉ định phòng thử nghiệm ngành; xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ các phòng thí nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy.

* Kế hoạch, tài chính: Theo doi và đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2014 kịp thời, hiệu quả; tổ chức làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về kế hoạch năm 2015.

Giao dự toán NSNN 2014 (lần 5) khi Bộ TC có văn bản thẩm định; duyệt quyết toán 2013 các đơn vị theo lịch và kế hoạch; thẩm định dự toán các chương trình, đề án năm 2015;

* Hợp tác quốc tế: Tiếp tục xây dựng các phương án chuẩn bị các phiên đàm phán tiếp theo của TPP, Việt Nam – EU, Việt Nam với liên minh Hải quan, Việt Nam – EFTA, Việt nam - Hàn Quốc, RCEPT và các FTA khác. Chuẩn bị tham dự các phiên đàm phán TPP, EFTA, EVFTA và VCU tại Việt Nam.

Tập trung hoàn thiện Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành và Đề án FDI, đề án về phát triển cao su trong khuôn khổ CLV; tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO.

* Các công tác khác: xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cải cách hành chính, công tác tổ chức sắp xếp và đào tạo cán bộ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

15