bÁc hỒ vỚi khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ - trang chủ hdkh_01.pdf · quân, các loại binh...

6
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 5/2015 [1] HOẠT ĐỘNG KH-CN n Lê Đức Hoàng 1. Những bài viết, nói chuyện của Bác Hồ đề cập tới KH&CN (1) So với các chủ đề khác, số bài Bác Hồ viết riêng về KH&CN không nhiều mà thường gắn với các lĩnh vực khác, nhân các dịp dự hội nghị tổng kết ngành, thăm địa phương, đơn vị. Đề cập tới chủ đề KH&CN, trước hết Người chú ý kêu gọi các nhân tài đóng góp nghiên cứu, sáng kiến. Ngày 14/11/1945, trong bài “Nhân tài và Kiến quốc”, Người kêu gọi ai có tài năng và sáng kiến xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ, có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay. Tiếp đó, tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc năm 1946, Bác lại nhấn mạnh chính sách cầu tài. Tháng 9/1946, Bác sang nước Pháp, một mặt để đấu tranh ngoại giao, mặt khác là cố gắng vận động, thu hút một số chuyên gia KH&CN là người Việt Nam đang sống ở Pháp hướng về cống hiến cho đất nước, trong đó có giáo sư Trần Đại Nghĩa - một chuyên gia về vũ khí. Cuối năm 1946, Bác Hồ có bài phân tích khoa học về vai trò quyết định của lục quân, các loại binh khí công nghệ cần thiết cho lục quân, tìm và sử dụng người tài về khoa học quốc phòng, gắn kết khoa học với sản xuất vũ khí, phục vụ kháng chiến. Chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5 BÁC HỒ VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ S inh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến khoa học và công nghệ (KH&CN), không ngừng thu hút, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học. Người khẳng định “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận”. Tìm hiểu quan điểm, đóng góp của Người về KH&CN để vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

Upload: lenhi

Post on 29-Aug-2019

221 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁC HỒ VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Trang chủ HDKH_01.pdf · quân, các loại binh khí công nghệ cần thiết cho lục quân, tìm và sử dụng người tài

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [1]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

n Lê Đức Hoàng

1. Những bài viết, nói chuyện của Bác Hồ đề cập tớiKH&CN(1)

So với các chủ đề khác, số bài Bác Hồ viết riêng về KH&CNkhông nhiều mà thường gắn với các lĩnh vực khác, nhân các dịpdự hội nghị tổng kết ngành, thăm địa phương, đơn vị. Đề cậptới chủ đề KH&CN, trước hết Người chú ý kêu gọi các nhân tàiđóng góp nghiên cứu, sáng kiến. Ngày 14/11/1945, trong bài“Nhân tài và Kiến quốc”, Người kêu gọi ai có tài năng và sángkiến xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ, có thể thực hànhđược thì sẽ thực hành ngay. Tiếp đó, tại phiên họp đầu tiên củaỦy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc năm 1946, Bác lại nhấnmạnh chính sách cầu tài. Tháng 9/1946, Bác sang nước Pháp,một mặt để đấu tranh ngoại giao, mặt khác là cố gắng vận động,thu hút một số chuyên gia KH&CN là người Việt Nam đangsống ở Pháp hướng về cống hiến cho đất nước, trong đó có giáosư Trần Đại Nghĩa - một chuyên gia về vũ khí. Cuối năm 1946,Bác Hồ có bài phân tích khoa học về vai trò quyết định của lụcquân, các loại binh khí công nghệ cần thiết cho lục quân, tìm vàsử dụng người tài về khoa học quốc phòng, gắn kết khoa họcvới sản xuất vũ khí, phục vụ kháng chiến.

Chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5

BÁC HỒ VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

S inh thời, Bác Hồ luônquan tâm đến khoahọc và công nghệ

(KH&CN), không ngừng thu hút,chăm lo bồi dưỡng, đào tạo độingũ cán bộ khoa học. Ngườikhẳng định “Chủ nghĩa xã hộicộng với khoa học chắc chắn sẽđưa loài người đến hạnh phúcvô tận”. Tìm hiểu quan điểm,đóng góp của Người về KH&CNđể vận dụng vào công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc hiệnnay là vấn đề có ý nghĩa khoahọc và thực tiễn sâu sắc.

Page 2: BÁC HỒ VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Trang chủ HDKH_01.pdf · quân, các loại binh khí công nghệ cần thiết cho lục quân, tìm và sử dụng người tài

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [2]

Tháng 10/1947, trong tác phẩm Sửa đổi lốilàm việc, Bác phân tích mối quan hệ giữa dânchủ, sáng kiến và sự hăng hái trong công tácnghiên cứu, cải tiến kỹ thuật. Tiếp đó, trong Lờikêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1948, Bácđộng viên trí thức thi đua sáng tác, không ngừngnghiên cứu, phát minh. Đặc biệt, Báo cáo chínhtrị tại Đại hội Toàn quốc lần thứ II của Đảngtháng 2/1951 đã khẳng định sự phát triển nhanhchóng của khoa học kỹ thuật (KHKT) trong nửađầu thế kỷ XX, đề cập tới những phát minh vềvô tuyến điện, vô tuyến truyền hình, nguyên tửmà theo như Bác nói “nghĩa là loài người đãtiến một bước dài trong việc điều khiển sức thiênnhiên”(2). Từ đó, Bác đã từng bước biến ý tưởngmuốn đồng bào cả nước ta được nghe phát thanhvà xem truyền hình thành hiện thực.

Tại Đại hội Chiến sỹ thi đua và cán bộ gươngmẫu toàn quốc ngày 01/5/1952, Bác lưu ý vấnđề công nghệ, yêu cầu phải có nhiều sáng kiến,nâng cao năng suất; xem việc nâng cao kỹ thuậtvà gom góp sáng kiến là những cách thức trongthi đua của các ngành. Năm 1953, trong bài viếtThưởng thức chính trị, Bác khẳng định: “Mộtnước độc lập ắt phải có công nghệ. Vì đế quốcvà phong kiến áp bức mà Việt Nam không pháttriển được công nghệ”(3). Ngày 30/1/1956, Bácviết bài Quý trọng những người khoa học tiếnbộ, trong đó nhắc nhở chúng ta “phải quý trọngnhững người khoa học tiến bộ đời nay và phảibiết ơn những người khoa học tiến bộ đời xưa,vì họ có công to lớn với xã hội”, “chỉ có chế độxã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân là thật sựquý trọng những người khoa học tiến bộ”(4).

Tháng 2/1958, trong bài Tình nghĩa anh emViệt - Ấn - Miến, Bác chuyển đến nhân dân trongnước và nước ngoài thông điệp: “Chủ nghĩa xãhội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loàingười đến hạnh phúc vô tận”. Đến dự Đại hộiSinh viên Việt Nam lần thứ II ngày 7/5/1958,Người yêu cầu thanh niên trí thức phải yêu Tổquốc, yêu nhân dân, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêulao động, yêu khoa học và kỷ luật; khẳng địnhthời đại chúng ta là thời đại của vệ tinh nhân tạo,của khoa học phát triển rất mạnh(5). Cũng trongnăm 1958, tại Đại hội Chiến sỹ thi đua nôngnghiệp toàn quốc lần thứ III ngày 23/5 và trongbuổi nói chuyện với cán bộ, đồng bào tỉnh NamĐịnh ngày 13/8, Bác đều nhấn mạnh công táccải tiến kỹ thuật, căn dặn: “Muốn có sản xuấttốt, phải chú ý đến: nhất nước, nhì phân, tamcần, tứ là cải tiến kỹ thuật”. Trong năm 1958,

Bác ký Sắc lệnh phong tặng danh hiệu anh hùng cho cáctrí thức tiêu biểu.

Tháng 3/1959, phát biểu tại lễ nhận bằng tiến sĩ danhdự do Trường Đại học Patgiagiaran (Indonesia) trao tặng,Bác đánh giá cao vai trò của KHKT đối với hiện tại vàtương lai loài người rằng: “Thế giới ngày nay đang tiếnnhững bước khổng lồ về kiến thức của con người. Khoahọc tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mởrộng ra những chân trời mới. Con người ngày càng làmchủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnhcủa xã hội và của bản thân mình”(6). Đến ngày 4/3/1959,Bác ký Sắc lệnh số 016-SL thành lập Ủy ban Khoa họcNhà nước có chức năng chính là tham mưu và quản lý cáchoạt động khoa học trong phạm vi cả nước, bao gồm khoahọc xã hội, khoa học tự nhiên và KHKT. Đại hội lần thứIII của Đảng năm 1960 đã bước đầu đặt vấn đề tiến hànhcách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa vàKHKT; có định hướng phát triển KHKT, thực hiện thắnglợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Ngày 18/5/1963, tại Đại hội Toàn quốc Hội Phổ biếnKHKT Việt Nam lần thứ nhất, Bác Hồ có bài phát biểu,nói rõ nhiều nội dung về KHKT. Đến Hội nghị Cán bộ caocấp ngày 16/01/1966, Bác đặt vấn đề yêu cầu cán bộ chínhtrị phải biết học kỹ thuật để lãnh đạo sản xuất được tốt vìkhông biết kỹ thuật, chỉ là chính trị suông(7).

2. Một số quan điểm của Bác Hồ về KH&CNa) Ở tầm vĩ mô, Bác chỉ ra vai trò, vị trí, tầm quan trọng

đặc biệt của KH&CN đối với sự nghiệp cách mạng, xâydựng, phát triển và bảo vệ đất nước; đồng thời nêu lênquan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng giải pháp pháttriển KH&CN.

Từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã rất chúý đến KHKT, nhất là đối với việc chế tác vũ khí chiến đấuvà cải tiến công cụ sản xuất. Những năm 50 thế kỷ XX trởđi, Người càng chỉ rõ sự phát triển nhanh chóng và tácđộng to lớn của KH&CN đối với nhân loại, căn dặn chúngta phải tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, cải tiếnkỹ thuật, quý trọng đội ngũ nhà khoa học: “Chủ nghĩa xãhội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đếnhạnh phúc vô tận”(8). Do vậy, mỗi lần nói chuyện với cánbộ, công nhân, các địa phương, đơn vị, Bác đều nhắc nhởphải ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Xây dựng quan hệ sản xuất mới, cải tiến quản lý phảiđi đôi với cải tiến kỹ thuật, xây dựng nền tảng cơ sở vậtchất kỹ thuật mới bảo đảm thắng lợi bền vững. Người nói,“đi đường, ai cũng muốn mau tới đích. Chúng ta làm cáchmạng, cũng muốn mau tới thắng lợi cuối cùng. Con đườngcủa chúng ta ngày nay ở miền Bắc là qua thời kỳ quá độtiến lên chủ nghĩa xã hội, đi từ một nước nông nghiệp lạchậu tiến lên thành một nước công nghiệp và nông nghiệphiện đại, có khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Chỉ có đi theo conđường ấy, miền Bắc nước ta mới vĩnh viễn thoát khỏi cảnh

Page 3: BÁC HỒ VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Trang chủ HDKH_01.pdf · quân, các loại binh khí công nghệ cần thiết cho lục quân, tìm và sử dụng người tài

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [3]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

nghèo đói, lạc hậu và xây dựng cơ sở vững chắccho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc”(9). Vì vậy,càng phải tăng cường đầu tư cho nghiên cứu,phải nhanh chóng và mạnh dạn áp dụng thànhtựu KHKT vào sản xuất, phục vụ đời sống, quốcphòng an ninh.

Khi miền Bắc đang đẩy mạnh các phongtrào thi đua thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứnhất, Bác Hồ tham dự Đại hội Hội phổ biếnKHKT Việt Nam lần thứ nhất ngày 18/5/1963,trong bài phát biểu chỉ rõ nhiều nội dung vềKH&CN, cụ thể là:

- Về quan điểm, chiến lược: Khoa học là tàisản chung của toàn dân, không phải của riêngmột nhóm người nào, nên phải ra sức truyền bárộng rãi trong nhân dân nhằm đẩy mạnh thi đuasản xuất, cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh;đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biếnKHKT một cách có trọng điểm, từng bước vữngchắc, nhằm phục vụ sản xuất, dân sinh, quốcphòng; ra sức đào tạo cán bộ khoa học và xâydựng các cơ sở nghiên cứu khoa học cần thiết,kết hợp với việc phổ biến rộng rãi; mở rộng hợptác với các nước anh em trong việc nghiên cứuKHKT.

- Về mục tiêu, nhiệm vụ: Khoa học phải rasức cải tiến trình độ, lề lối sản xuất, năng suấtlao động còn thấp kém, phong tục tập quán cònnhiều lạc hậu; khoa học phải từ sản xuất mà ravà phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quầnchúng, nhằm nâng cao năng suất lao động,không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, bảođảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Mọi ngành,mọi người đều phải tham gia công tác KHKT.

- Về định hướng, giải pháp: Những điềuđược đem phổ biến phải thiết thực, chính xác,làm sao cho quần chúng hiểu được và làm được;sau khi phổ biến, phải theo dõi, giúp đỡ quầnchúng học tập và áp dụng cho tốt; cán bộ phảixuống tận các xí nghiệp, hợp tác xã, hỏi hancông nhân, nông dân yêu cầu gì, làm ăn, sinhsống như thế nào và phổ biến những điều cầnthiết, giúp đỡ họ cải tiến kỹ thuật, phát triển sảnxuất, cải thiện đời sống; cần tổng kết những kinhnghiệm quý báu từ nhân dân; nêu cao vai tròxung phong, gương mẫu học tập và áp dụngKHKT. Đem kinh nghiệm và sáng kiến của bảnthân phổ biến cho người khác, đồng thời phảibền bỉ, cố gắng học tập KHKT. Dựa vào lựclượng của các tổ chức quần chúng như thanhniên, phụ nữ, công đoàn..., đồng thời phối hợpchặt chẽ với các ngành chuyên môn và tổ chức

khoa học khác. Dạy bảo các cháu thiếu niên về KHKT, làmcho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học để maisau trở thành những người có thói quen sinh hoạt và làmviệc theo khoa học.

b) Ở những nội dung cụ thể, Bác chỉ ra một số vấn đềsau đây:

- Phát triển KH&CN phải gắn với sản xuất kinh doanh;phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sốngnhân dân.

KH&CN liên kết chặt chẽ với sản xuất, nhất là ở nướcnghèo, để phục vụ sản xuất phát triển; đồng thời sản xuấtcũng là động lực thúc đẩy KH&CN phát triển. Đối vớinước ta, việc xây dựng tiềm lực KH&CN hướng tới hiệnđại, làm cho sản xuất phát triển nhanh, tạo điều kiện nângcao đời sống của nhân dân, trước hết là bảo đảm các yêucầu cơ bản, xóa đói giảm nghèo. “Khoa học phải từ sảnxuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quầnchúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừngcải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩaxã hội thắng lợi”. Các tổ chức khoa học và nhà khoa họcphải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với các cơsở thực tế để nắm rõ nguyện vọng, biết họ cần gì để giúpđỡ, chuyển giao, phổ biến những tiến bộ KH&CN.

KH&CN có nhiệm vụ phục vụ sự phát triển đất nước,toàn diện đời sống xã hội, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, xóa bỏ cácphong tục tập quán lạc hậu, tiến tới xây dựng một xã hộivăn minh. Từ năm 1951, Bác đã nghĩ cách thực hiện chođồng bào cả nước cùng được nghe phát thanh và được xemtruyền hình. Bác Hồ vạch rõ lộ trình, tìm tòi bước đi, cáchtổ chức và nhờ chuyên gia Liên Xô giúp đỡ đào tạo kỹ sư;giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổchức nghiên cứu, thử nghiệm. Chỉ sau một thời gian ngắnđã lắp đặt thành công Đài Phát thanh Mễ Trì - Hà Nội. Tiếpsau đó, Bác Hồ đặt vấn đề trong Bộ Chính trị chỉ đạo, xúctiến nghiên cứu khoa học để sớm phát sóng truyền hình vàcử một ủy viên Bộ Chính trị trực tiếp phụ trách chỉ đạo.

Bác Hồ thăm Khu Công nghiệp Dầu khí BACU (Liên Xô) - năm 1959

Page 4: BÁC HỒ VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Trang chủ HDKH_01.pdf · quân, các loại binh khí công nghệ cần thiết cho lục quân, tìm và sử dụng người tài

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [4]

Năm học 1968-1969, tại Trường Đại học Báchkhoa Hà Nội đã trình diễn thử thành công mộtchương trình truyền hình ngắn. Bác Hồ rất vuimừng, đồng thời chỉ đạo nhà trường cử ngườira nước ngoài học thêm để về giảng dạy; giaoBộ Tài chính chi tiền để nhà trường mua thiếtbị và thành lập Phòng Thí nghiệm. Ngày15/8/1969, tại Trường Đại học Bách khoa HàNội, phát thử chương trình vô tuyến truyềnhình đầu tiên, đến năm 1970 thành lập ĐàiTruyền hình Việt Nam.

- Phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộxứng đáng đội ngũ KH&CN; phát huy dân chủtrong nghiên cứu KH&CN.

Để KHKT đảm đương được vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của mình, Hồ Chí Minh khẳngđịnh yếu tố con người, vấn đề nguồn lực trongphát triển KHKT mang tính quyết định. Chonên, trước hết phải “ra sức đào tạo cán bộ khoahọc”, nhưng đồng thời phải biết “kết hợp vớiviệc phổ biến rộng rãi những hiểu biết KHKTtrong đông đảo quần chúng”, nhằm phát huytiềm năng sáng tạo của tất cả mọi người. Đây làvấn đề có ý nghĩa định hướng, chỉ đạo, khôngchỉ đối với giai đoạn cách mạng trước đây, màcòn có giá trị thời sự trong giai đoạn hiện nay,để Đảng và Nhà nước ta vận dụng việc đào tạo,bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộKHKT, đồng thời đề ra những chính sách thuhút, trọng dụng nhân tài.

Để xây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộlàm công tác nghiên cứu KHKT có trình độchuyên môn giỏi, có phẩm chất chính trị tốt,dành toàn tâm, toàn trí cho công việc, hoànthành nhiệm vụ của mình, Hồ Chí Minh lưu ýcác cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thểphải quan tâm giúp đỡ họ cả về điều kiện làmviệc và động viên tinh thần. Người yêu cầu cáccấp ủy Đảng phải đi sâu đi sát, hiểu rõ tính chất,vai trò quan trọng và khó khăn của công tácnghiên cứu khoa học nói chung, của cán bộnghiên cứu khoa học nói riêng, để kịp thời chỉđạo tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ,động viên cán bộ về mọi mặt. Người nói: “Ngàynay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳngnhững thạo về chính trị, mà còn phải giỏi vềchuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”.“Đối với anh em lao động trí óc và cán bộKHKT, công đoàn phải có kế hoạch giúp đỡ họkhông ngừng tiến bộ và thực hiện đoàn kết chặtchẽ giữa lao động trí óc và lao động chântay...”(10).

Bác luôn nhắc nhở, trí thức là vốn liếng quý báu củadân tộc. Theo Người, “trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiếnbộ và tinh thần hy sinh của người ta không có giới hạn.Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệvới nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúngđề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thìnhững người đó càng thêm hăng hái và người khác cũnghọc theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng háilàm việc thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữađược nhiều”(11). Hiểu rộng ra, chính là sản phẩmKH&CN nói chung cũng như vậy. Ở tầm sáng tạo lớn,có ảnh hưởng rộng chính là phát minh, bao hàm cả sángchế. Ở tầm thấp hơn, nhỏ hơn chính là sáng kiến, cải tiếnkỹ thuật. “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chungcủa dân tộc. Không biết quý trọng và phổ biến kinhnghiệm tức là lãng phí của dân tộc”(12) và “Cán bộ chínhtrị phải biết kỹ thuật, không biết, chỉ chính trị suôngkhông lãnh đạo được”(13).

- Đưa việc phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuậtthành tiêu chí thi đua ở mọi ngành, mọi cấp; đẩy mạnhcông tác nghiên cứu, phổ biến KHKT nhưng có trọngđiểm, bước đi chắc chắn; tiếp thu, ứng dụng thành tựutiên tiến; không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, học tậpkinh nghiệm nước ngoài.

Người cho rằng, công tác nghiên cứu khoa học là mộtlĩnh vực có tính đặc thù, phải kiên trì, bền bỉ, khắc phụckhó khăn mới thành công. Trong điều kiện nước ta cònnghèo, đầu tư cho khoa học còn hạn chế, nên phải nghiêncứu có trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan, hình thức,kiểu “chuồn chuồn đạp nước” hoặc đầu tư vào nhữnglĩnh vực không sát với yêu cầu phục vụ của thực tiễn đấtnước, tiêu phí của cải của nhân dân. Phải xác định mụctiêu, kế hoạch nghiên cứu “có từng bước vững chắc”,nhằm phục vụ sản xuất, dân sinh, quốc phòng. Thúc đẩyphong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh.Mặt khác, phải chú trọng đến vấn đề mở rộng quan hệhợp tác KHKT với các nước, tranh thủ học hỏi, áp dụngnhững thành tựu KHKT của thế giới, đó chính là quanđiểm “đi tắt, đón đầu” trong KH&CN mà chúng ta đangthực hiện. Mọi ngành, mọi người đều phải tham gia côngtác KHKT để nâng cao năng suất lao động, sản xuất ranhiều của cải vật chất, để xây dựng chủ nghĩa xã hộithắng lợi. Các công trình, đề tài nghiên cứu phải có hiệuquả thiết thực.

“Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trởlại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằmnâng cao năng suất lao động và không ngừng cảithiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủnghĩa xã hội thắng lợi”.

Page 5: BÁC HỒ VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Trang chủ HDKH_01.pdf · quân, các loại binh khí công nghệ cần thiết cho lục quân, tìm và sử dụng người tài

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [5]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

- Gắn công tác phát triển KH&CN với sựnghiệp giáo dục - đào tạo, bảo đảm an ninhquốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển KHKT, tất yếu gắn liền với giáodục - đào tạo và khi nói về giáo dục - đào tạo,Người quan tâm ngay đến thế hệ trẻ, coi đây lànhững chủ nhân tương lai của nước nhà, là lựclượng nắm bắt, tiếp thu khoa học hiệu quả, sẽlàm nên cuộc cách mạng KHKT trong tương lai.Muốn công tác phổ biến KHKT thành phongtrào mạnh mẽ, phải dựa vào lực lượng to lớn củacác tổ chức quần chúng, phối hợp chặt chẽ vớicác ngành chuyên môn, các tổ chức khoa học.Chăm lo dạy bảo về KHKT cho thế hệ trẻ, “phảidạy bảo các cháu thiếu niên về KHKT, làm chocác cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học,để mai sau các cháu trở thành những người cóthói quen sinh hoạt và làm việc theo khoahọc”(14). Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ dântrí cho toàn dân là tiền đề cơ bản để tiếp thu tiếnbộ KHKT. Quần chúng không chỉ có khả năngáp dụng tiến bộ KHKT mà còn có khả năng sángtạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thậmchí là phát minh, sáng chế.

KH&CN phải góp phần bảo vệ đất nước, gắnchặt với quốc phòng, cung cấp cho quân đội cácsản phẩm KHKT phục vụ yêu cầu chiến đấu,hậu cần... Trong chiến tranh giải phóng dân tộc,vấn đề KH&CN được Đảng ta sử dụng một cáchsáng tạo nhằm chiến thắng kẻ thù xâm lược vàtay sai cho đế quốc. Khi hòa bình, nó càng mởrộng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bác từngcó những bài phân tích khoa học về vai trò quyếtđịnh của lục quân, các loại binh khí công nghệcần thiết cho lục quân, kể cả xe tăng, các hình

thức chiến tranh và vũ khí hiện đại. Áp dụng KH&CN trong bảo vệ môi trường được hình

thành từ rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểmấy còn có trước cả khi thế giới đề ra phong trào bảo vệ môitrường. Bởi vậy, Bác Hồ từng chỉ ra mối quan hệ giữa conngười và thiên nhiên. Từ năm 1959, Bác Hồ đã phát độngTết trồng cây làm cho nước ta phong cảnh ngày càng tươiđẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn, góp phầnquan trọng vào việc làm sạch môi trường sống, nâng caosức khỏe và cải thiện đời sống của nhân dân. Trong Dichúc, Người cũng căn dặn hàm chứa nội dung khoa họcmôi trường.

3. Tiếp thu và vận dụng quan điểm của Bác Hồ vềKH&CN

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò hết sứcquan trọng của KH&CN, không ngừng có quan điểm tiếnbộ và chính sách thích hợp về lĩnh vực này. Đặc biệt, trongđường lối đổi mới đất nước, Đảng ta có định hướng, chỉđạo sát sao hơn về phát triển KH&CN. Nghị quyết Đại hộilần thứ VIII của Đảng coi KH&CN cùng với giáo dục -đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lựccông nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết Đại hội lần thứIX tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của KH&CN trong sựnghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;Đại hội X nhấn mạnh vai trò, động lực của KH&CN trongphát triển kinh tế tri thức; Đại hội XI xem KH&CN giữvai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiệnđại, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanhvà bền vững.

KH&CN nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng,đóng góp to lớn cho đất nước, đã góp phần thiết thực pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cảithiện an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuynhiên, công tác nghiên cứu KHKT, công nghệ; trình độ,năng lực đội ngũ cán bộ khoa học còn nhiều hạn chế, bất

Bác Hồ thăm Nhà máy Dệt 8/3 (1965)

Page 6: BÁC HỒ VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Trang chủ HDKH_01.pdf · quân, các loại binh khí công nghệ cần thiết cho lục quân, tìm và sử dụng người tài

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [6]

cập, chưa thực hiện đúng theo lời dạy của BácHồ. Ví như việc đầu tư ồ ạt, trên diện tích rộng,tốn kém hàng trăm tỷ đồng cho việc trồng mậntam hoa ở các tỉnh phía Bắc nhưng khi mận cóquả không tiêu thụ được; việc đầu tư chăn nuôibò sữa của các hộ gia đình ở đồng bằng sôngHồng nhưng không có nhà máy chế biến sữa,nông dân phải đổ hàng nghìn lít sữa vì không cóphương tiện bảo quản, chế biến; xây dựng nhàmáy đường với công suất lớn nhưng thiếunguyên liệu mía đường... Rất nhiều công trìnhkhoa học tiêu tốn tiền tỷ của Nhà nước nhưngsau khi nghiệm thu lại đang xếp xó vì nhiều lýdo, trong đó có việc không có giá trị ứng dụngthực tiễn hoặc không có kinh phí để triển khai.Vô số đề tài luận văn, luận án cao học thạc sỹ,nghiên cứu sinh tiến sỹ, nhất là trong lĩnh vựckhoa học xã hội có chung tình trạng “nghiên cứurồi xếp xó”. Theo cách nói của Bác, đó là hànhđộng “bỏ mặc quần chúng”; là sự thiếu tinhthần trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉđạo nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học. Đầutư nghiên cứu phải thiết thực phục vụ yêu cầucủa đời sống xã hội, kết quả nghiên cứu phảiđược chuyển giao, nhanh chóng áp dụng vàothực tiễn; đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả,tránh lãng phí trong nghiên cứu KH&CN. “Saukhi đã phổ biến, ta phải theo dõi, giúp đỡ quầnchúng học tập và áp dụng cho tốt. Nếu chỉ phổbiến rồi bỏ mặc quần chúng, không quan tâmtheo dõi họ thực hiện được hay là không, kết quảtốt hay là xấu, như vậy là thiếu tinh thần tráchnhiệm”(15). Đó là căn dặn tâm huyết của Bác từcách đây hơn 1/2 thế kỷ.

Đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng. Trong đó, KH&CN luôn đóng vai trò cựckỳ quan trọng và những quan điểm chỉ đạo củaNgười về lĩnh vực này luôn là kim chỉ nam, làđộng lực để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực,lập nhiều thành tích về KH&CN, phục vụ tốtcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh về KHKT trongtình hình mới, nhằm khắc phục những yếu kémtrên lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, Đảng ta cóNghị quyết Trung ương 6 khóa XI (Nghị quyếtsố 20-NQ/TW ngày 31/10/2012) về phát triểnKH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốctế. Trong đó xác định mục tiêu tổng quát là“phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho

KH&CN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triểnlực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinhtế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưanước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đạitheo định hướng XHCN vào giữa thế kỷ XXI”.

Luật KH&CN (Luật số 29/2013/QH13, có hiệu lực từngày 01/01/2014) được Quốc hội thông qua ngày18/6/2013 quy định lấy ngày 18/5 hằng năm là NgàyKH&CN Việt Nam. Theo đó, ngày 18/5/2014 là lần đầutiên nước ta tổ chức Ngày KH&CN Việt Nam. Lấy ngày18/5 hàng năm làm Ngày KH&CN Việt Nam là có chủ ýchọn ngày Bác Hồ nói chuyện tại Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ nhất của Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật ViệtNam (18/5/1963). Mục tiêu chính của Ngày KH&CN ViệtNam là khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của công chúng,nhất là đam mê nghiên cứu khoa học; tuyên truyền rộngrãi các thành tựu KH&CN; tôn vinh đội ngũ cán bộ làmcông tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN; độngviên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mênghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển độingũ nhân lực KH&CN, xây dựng và phát triển đất nước.Đây còn là dịp để nhắc nhở những người làm KH&CNnhớ lại lời căn dặn của Bác Hồ về KH&CN; cũng là dịpđể các cấp, các ngành cùng với đội ngũ trí thức thể hiệnquyết tâm hiện thực hóa chủ trương của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước về KH&CN.

Tháng 5/2015, chúng ta kỷ niệm 125 năm Ngày sinhChủ tịch Hồ Chí Minh cũng là dịp kỷ niệm Ngày KH&CNViệt Nam. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết,chung sức đồng lòng thực hiện tốt lời dạy của Người vềKH&CN, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh thông qua những việc làm thiết thực, gópphần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa./.

Chú thích

(1) Trước đây, Bác Hồ chủ yếu sử dụng thuật ngữ KHKTnhưng để sát với thực tế hiện này, chúng tôi dùng thuật ngữKH&CN.

(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, HàNội, 2000, tr. 153.

(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 208.(4) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 116.(5), (6), (8), (12), (14) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Sđd, tr. 180, 137,

363-364.(7), (13) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 11, Sđd, tr. 24.(9), (10), (11) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 79, 588. (15) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 11, Sđd, tr. 78.