bài dự thi robinson

5
Bài dự thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em” ROBINSON CRUSOE – TƯỢNG ĐÀI BẤT TỬ CỦA Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG Từ xưa tới nay, những con người chinh phục thiên nhiên, vượt lên số phận hay chính xác hơn là vượt qua chính mình luôn trở thành tượng đài bất tử. Danh tiếng của họ được lưu truyền đến muôn đời sau, tên tuổi của họ trở thành câu cửa miệng trong các đề tài bàn tán. Hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một người hùng của tôi – Robinson Crusoe. Tác phẩm “Robinson Crusoe lạc trên hoang đảo” (gọi tắt là “Robinson”) được viết bởi Daniel Defoe – nhà văn người Anh – theo một câu chuyện có thật. Daniel Defoe từng làm nhiều nghề, đi nhiều nước, ở tù, tác phẩm bị ném vào lửa… Tác phẩm Robinson đã làm say mê hàng triệu con tim độc giả và đưa Daniel Defoe lên hàng ngũ những nhà văn nổi tiếng suốt ba thế kỷ qua. Sự mào đầu của tác phẩm rất đơn giản. Robinson Crusoe là con út trong một gia đình buôn bán giàu có. Được cưng chiều từ nhỏ và không phải học nghề nghiệp gì, đầu óc ông sớm quay cuồng với những ý tưởng phiêu lưu viển vông. Cha ông – một thương gia từng trải – đã nhìn thấu nỗi vất vả của cuộc đời phiêu lưu nên kiên quyết khuyên bảo Robinson, nặng có nhẹ có. Tuy nhiên, sự nông nổi thời trai trẻ là một thứ khó lay chuyển. Chính bất đồng cha mẹ con cái đã dẫn Robinson đến quyết định trốn nhà. Vào một ngày định mệnh, ông đã trốn lên tàu, đi theo tiếng gọi của sự ngông cuồng. Ngay ngày đầu tiên, ông đã được nếm trải cảm giác “vào đời”. Số phận đã liên tiếp dội xuống đầu ông những bài học 1

Upload: geniusaq

Post on 25-Dec-2015

212 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Bài Dự Thi Robinson

TRANSCRIPT

Page 1: Bài Dự Thi Robinson

Bài dự thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em”

ROBINSON CRUSOE – T NG ĐÀI B T T C A Ý CHÍ KIÊN C NGƯỢ Ấ Ử Ủ ƯỜ

Từ xưa tới nay, những con người chinh phục thiên nhiên, vượt lên số phận hay chính xác hơn là vượt qua chính mình luôn trở thành tượng đài bất tử. Danh tiếng của họ được lưu truyền đến muôn đời sau, tên tuổi của họ trở thành câu cửa miệng trong các đề tài bàn tán. Hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một người hùng của tôi – Robinson Crusoe.

Tác phẩm “Robinson Crusoe lạc trên hoang đảo” (gọi tắt là “Robinson”) được viết bởi Daniel Defoe – nhà văn người Anh – theo một câu chuyện có thật. Daniel Defoe từng làm nhiều nghề, đi nhiều nước, ở tù, tác phẩm bị ném vào lửa… Tác phẩm Robinson đã làm say mê hàng triệu con tim độc giả và đưa Daniel Defoe lên hàng ngũ những nhà văn nổi tiếng suốt ba thế kỷ qua.

Sự mào đầu của tác phẩm rất đơn giản. Robinson Crusoe là con út trong một gia đình buôn bán giàu có. Được cưng chiều từ nhỏ và không phải học nghề nghiệp gì, đầu óc ông sớm quay cuồng với những ý tưởng phiêu lưu viển vông. Cha ông – một thương gia từng trải – đã nhìn thấu nỗi vất vả của cuộc đời phiêu lưu nên kiên quyết khuyên bảo Robinson, nặng có nhẹ có. Tuy nhiên, sự nông nổi thời trai trẻ là một thứ khó lay chuyển. Chính bất đồng cha mẹ con cái đã dẫn Robinson đến quyết định trốn nhà. Vào một ngày định mệnh, ông đã trốn lên tàu, đi theo tiếng gọi của sự ngông cuồng.

Ngay ngày đầu tiên, ông đã được nếm trải cảm giác “vào đời”. Số phận đã liên tiếp dội xuống đầu ông những bài học đầu đời khắc nghiệt. Người hùng của tôi vốn chỉ là một cậu ấm sống trong nhung lụa từ nhỏ. Giờ đây ông gần như gục ngã, ông say sóng và mê sảng liên miên. Nhà văn Daniel đem đến cho độc giả một bài học đầu tiên: thực tế là người thầy tốt nhất. Chính trong lúc mê sảng, Robinson dường như rất tỉnh táo trong tâm hồn, ông bắt đầu hối hận, lương tâm cắn rứt vì coi thường lời cha mẹ. Nhiều lần ông tự hứa nếu qua cơn hoạn nạn thì sẽ về nhà và ngoan ngoãn nghe theo cha mẹ.

Như tôi đã nói ở trên, sự nông nổi thời trai trẻ là một thứ khó lay chuyển. Sau khi vật lộn với hai cơn bão của chuyến đầu, ý tưởng về nhà phai nhạt dần trong tâm trí Robinson. Cứ như vậy, ông cứ tiếp tục hết hành trình này đến hành trình khác. Cũng không ai đen đủi như Robinson, trong bốn hành trình chính thì ông và mọi người gặp bốn cơn bão to và một lần đụng độ cướp biển. Lần nào cũng có kết cục thảm hại, lần thì tàu đắm hoàn toàn, lần dạt vào nơi đất khách quê người, lần bị cướp biển bắt làm nô lệ. Tuy nhiên, mỗi một lần gặp tai họa là một lần Robinson thêm dạn dày. Trong những chuyến đi sau, người hùng của tôi tuy có sợ hãi trước phong ba nhưng ông không hề hối tiếc về con

1

Page 2: Bài Dự Thi Robinson

đường mình đã chọn. Đặc biệt là sau chuyến đi thứ ba, Robinson học được nghề kinh doanh và phất to ở Brazil. Bản thân tôi cho rằng, việc phiêu lưu của Robinson là cực kỳ cần thiết cho một đấng nam nhi. Nếu như tiếp tục ở nhà, chắc chắn Robinson sẽ không có kiến thức thực tế; kể cả công việc mà cha mẹ định hướng cho ông, ông sẽ không thể làm tốt.

Điểm nhấn của tác phẩm đồng thời là điểm khiến nó trở nên nổi tiếng đó là quãng thời gian Robinson dạt vào hoang đảo. Trong tất cả những cái đen đủi, Robinson chỉ có một may mắn là người duy nhất giữ được mạng sống. Từ một công tử chốn thành thị, ông trở thành người tiền sử theo đúng nghĩa đen. Giờ đây, Robinson đã chính thức bước vào cuộc sống cùa một người hùng.

Chúng ta cùng xem cách mà Robinson bắt đầu từ con số không. Đầu tiên, ông quay ra chỗ tàu cạn để lấy toàn bộ những gì lấy được. Qua nhân vật Robinson, tác giả Daniel rất đề cao tính tự lực cá nhân. Trước các nhu cầu của cuộc sống, dần dần Robinson biết đóng bè, dựng trại, may quần áo, chế tạo dụng cụ, trồng trọt, chăn nuôi… Tội nghiệp Robinson, mọi công việc nặng nhẹ kể trên chỉ có mình ông với đôi tay của mình. Để đóng một chiếc cọc gỗ làm hàng rào, dụng cụ thiếu thốn, ông phải vào rừng chặt gỗ, đẽo, gọt, kéo về mất nguyên hai ngày; lại mất thêm một ngày để đóng xuống đất. Khi Robinson bị sốt rét, ông phải vật lộn với cơn bệnh trong 10 ngày. Tới ngày thứ 11, nhờ kinh nghiệm ở Brazil, ông đã tìm phương thuốc giúp ông khỏi bệnh sau 5 ngày.

Ý chí kiên cường là thứ cần ca ngợi nhất ở Robinson. Chính ý chí kiên cường đã giúp ông chống chọi với cơn bão cuối cùng. Cơn bão đã cướp đi mạng sống của cả đoàn, nhưng nó lùi bước trước Robinson. Trên đảo, Robinson đã khôi phục hầu hết những tiện nghi mà cuộc sống một người cần có. Cần chỗ ở, ông đào hang, dựng lều. Cần bánh mỳ, ông trồng lúa. Cần thịt, ông nuôi dê. Cần nơi trồng trọt và chăn nuôi, ông dựng trang trại… Cần thứ gì, Robinson có thứ ấy. Chính vì tự làm rất nhiều việc nên ông sở hữu nhiều nghề: thủy thủ, thương gia, nông dân, thợ săn, tiều phu, thợ mộc, thợ gốm, đan lát… Tuy nhiên, ý chí kiên cường kèm theo sự nông nổi đã gây cho Robinson một số phiền toái. Cái phiền toái lớn nhất là ông đã dấn thân vào cuộc đời phiêu lưu để rồi chuốc lấy sự gian truân này. Khi Robinson đóng thuyền độc mộc, do không tính toán nên sau khi mất hơn 5 tháng để đóng, ông đã không thể hạ thủy nó.

Mặc dù bị số phận ác nghiệt vùi dập, nhưng những phẩm chất tốt đẹp trong con người Robinson không bị phai mờ. Một thân một mình trên đảo hoang, ông rất thèm được giao tiếp với loài người. Ông chú tâm dạy nói cho con vẹt, ông còn một ước muốn bất khả thi nữa là dạy con chó biết nói. Robinson rất khổ tâm trước các cuộc hành hình tù binh man rợ của thổ dân. Điều này thôi thúc ông giải cứu Thứ Sáu và nhiều tù binh khác. Chính

2

Page 3: Bài Dự Thi Robinson

những con người này về sau đã giúp ông thực hiện mục tiêu cuối cùng là trở về quê hương.

Ở mức tổng quan và sâu sắc hơn, tác phẩm còn bàn về vấn đề mà cho đến ngày nay vẫn còn nóng hổi: định hướng của cha mẹ và quyết định của con cái. Rất nhiều gia đình ngày nay có mâu thuẫn cha mẹ định hướng cho con mình học những ngành nghề mà theo họ là nhàn, dễ xin việc; mặc dù ngành nghề này không phù hợp với ước mơ hay sở trường của con cái. Thường thì các bậc phụ huynh là người từng trải, họ định hướng tương đối chính xác để con mình có một tương lai tốt đẹp. Nhưng định hướng của cha mẹ không phải là con đường duy nhất đến thành công. Cuộc đời mỗi người không thể đánh giá bằng độ dài của nó hay cách mà người đó sống. Cuộc đời phải được đánh giá bằng những gì đạt được. Hỡi các bạn trẻ, các bạn chọn con đường nào? Con đường bằng phẳng trơn tru với cái đích đến tầm thường, không phân biệt nổi. Hay con đường ghập ghềnh, chông gai; đích đến chói lọi, ai ai cũng phải nhớ đến người đã vượt qua nó. Trong bài hát: “Một đời người một rừng cây” có câu: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?”. Thực ra gian khổ chỉ là khái niệm tương đối. Nếu ta thực sự yêu thích, thực sự quyết tâm thì sẽ không có khái niệm gian khổ.

Bây giờ, mời các bạn cùng đến với Robinson Crusoe để chiêm ngưỡng một tượng đài bất tử về lòng dũng cảm, ý chí chinh phục thiên nhiên. Hy vọng rằng trên đường đời gian truân, chúng ta sẽ được chứng kiến nhiều Robinson nữa.

Nguyễn Anh Quân(Lớp 12A2 Trường THPT Chu Văn An)

3