bai giang cd-vcd

32
Bài giảng compact disc CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÁY PHÁT ĐĨA COMPACT 1.1 Các loại máy máy phát đĩa Compact Máy CD gia đình: -Máy hát đĩa compact gia đình sử dụng nguồn điện xoay chiều, nó trông giống như máy cassette, thường có thể nạp đĩa vào mặt trước hoặc mặt trên của máy. Một số máy CD tự động có thể hát nhiều đĩa -Máy CD dùng trên xe hơi: Máy hát đĩ compact dùng trên xe hơi ngày nay đang trở nên phổ biếnrộng rãi và được các hãng lắp đặt vào niầu ôtô mới. Máy CD này có thể lấy tín hiệu CD để đưa các bộ phận khác như: máy casstte, ampli…. - Máy CD xách tay: Hầu hết các máy CD xách tay đều được dùng chung với 1 ống nghe stereo, máy CD náy có thể dùng nguồn Ac hoặc Acquy để hoạt động. - Máy CD: Máy hát đĩa compact đượ sản xuất theo kiểu kết hợp Radio với nhiều loại khác nhau. Ngoài ra còn có các máy CD rất thong dụng hiện nay như: VCD, SVCD, DVD, DVCD… * Các biện pháp bảo quản: - Phải sử dụng đúng điện áp được cho bởi nhà sản xuất - Sử dung đĩa không cong, vênh, bụi bẩn.. - Bảo quản khi vận chuyển bằng vít an toàn để khối đầu quang nằm đúng vị trí. - Các chip điện tử và nhất klà diode lazer là các linh kiện khó bảo quản rất nhạy cảm với tĩnh điện và điện thế cao nên phải rất thân trọng trong việc trong việc sữa chữa. * Các biện pháp an toàn: Phải kiểm tra dòng rỉ sau khi sữa chữa bằng cách thử nguội và thử nóng. Trang 1

Upload: thanh-hau

Post on 24-Jul-2015

1.081 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÁY PHÁT ĐĨA COMPACT

1.1 Các loại máy máy phát đĩa Compact

Máy CD gia đình:

-Máy hát đĩa compact gia đình sử dụng nguồn điện xoay chiều, nó trông giống như máy cassette, thường có thể nạp đĩa vào mặt trước hoặc mặt trên của máy. Một số máy CD tự động có thể hát nhiều đĩa

-Máy CD dùng trên xe hơi:

Máy hát đĩ compact dùng trên xe hơi ngày nay đang trở nên phổ biếnrộng rãi và được các hãng lắp đặt vào niầu ôtô mới. Máy CD này có thể lấy tín hiệu CD để đưa các bộ phận khác như: máy casstte, ampli….

- Máy CD xách tay:

Hầu hết các máy CD xách tay đều được dùng chung với 1 ống nghe stereo, máy CD náy có thể dùng nguồn Ac hoặc Acquy để hoạt động.

- Máy CD:

Máy hát đĩa compact đượ sản xuất theo kiểu kết hợp Radio với nhiều loại khác nhau.

Ngoài ra còn có các máy CD rất thong dụng hiện nay như: VCD, SVCD, DVD, DVCD…

* Các biện pháp bảo quản:

- Phải sử dụng đúng điện áp được cho bởi nhà sản xuất

- Sử dung đĩa không cong, vênh, bụi bẩn..

- Bảo quản khi vận chuyển bằng vít an toàn để khối đầu quang nằm đúng vị trí.

- Các chip điện tử và nhất klà diode lazer là các linh kiện khó bảo quản rất nhạy cảm với tĩnh điện và điện thế cao nên phải rất thân trọng trong việc trong việc sữa chữa.

* Các biện pháp an toàn:

Phải kiểm tra dòng rỉ sau khi sữa chữa bằng cách thử nguội và thử nóng.

+ Thử nguội: Rút phích cắm điện nguồn, nối tắt 2 đầu phích cắm, đặt vị trí công tắt nguồn là ON. Dùng Ôm kế: ! que đo đặ tại đầu phích cắm, que còn lại đặt vào sườn máy, nếu điện trở lớn hơn 1MΩ hay nhỏ hơn 5,2 MΩ thì máy cần phải hiệu chỉnh lại.

+ Thử nóng: Đo dòng rỉ giữa đất và tất cả các bộ phận kim loại bên ngoài của máy 0,5mA.

Luôn giữ mắt cách xa tia lazer 1 khoảng tối thiểu là 30cm. Trong khi máy đang hoạt động nấu nhìn vào thấu khính thì mắt có thể bị nguy hiểm nên cần đặt đĩa vào khay đĩa trước khi sữa chữa.

* Các phím điều khiển

Là các phím được bố trí trước mặt máy hoặc trên Remote control để điều khiển các chức năng như: play, stop, next….

Trang 1

Page 2: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

1.2 Sơ đồ khối:

1.2.1 Sơ đồ nguyên lý

1.2.2 Nguyên lý vận hành:

Chùm tia lazer được phát ra từ những diode lazer đặt trong khối di quang. Chum tia ngang qua 1 hệ thấu kính ( Khối di quang) và hội tụ trên mặt đĩa CD. Đến CD chum tia phản xạ trở lại rồi chiếu vào những cảm biến quang (photo transistor hoặc phto diode ) ngang qua hệ thấu kính.

- Ngõ ra biên độ thấp của bộ cảm biến quang được đưa đến mạch khuếch đại (preamp) lọc và sửa dạng rồi đưa vế IC để kích hoạt lazer.

Ngõ ra này cũng được ghép các mạch xử lý tín hiệu.

- Khối xử lý tín hiệu nhận dạng các tín hiệu số ở mức 0 hoặc 1 và xử lý thông tin đưa về đồng bộ, điều khiển và audio sau đó mới đưa đến các mạch sữa sai ( error corection) và giải mã để đưa đến các ngõ ra chính.

- Hai ngõ ra là các tín hiệu Audio kênh trái ( L ) và kênh phải ( R), ngõ ra thứ 3 là tín hiệu điều khiển mạch motor quay đĩa, ngõ ra thứ 4 là tín hiệu điều khiển

Trang 2

Page 3: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

chùm tia lazer trên CD dượ đưa vào khối điều khiển hệ thống rồi đưa đến mạch điều khiển servo.

- Mạch Servo gồm: Servo hội tụ và Servo vệt ghi có nhiệm vụ chuyển dịch khối di quang sao cho chum tia luôn luôn hội tụ trên mặt đĩa và giữ cho chum tia hội tụ đúng trên cệt ghi.

- Khối phím chức năng nhận và giãi mã tất cả ngỏ vào từ phím, chuyển thành các lệnh cho khối hiển thị và khối điều khiển hệ thống.

1.2.3 Phân tích sơ đồ khối máy VCD/MP3 Trung Quốc hiệu Cali…

Sơ đồ khối

Trang 3

Page 4: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

Phân tích

+ Khối nguồn: tạo điện áp cho các mạch trong máy

- Nguồn 5V: cấp cho các mạch: MDA, giải mã lệnh, Servo, OSC, giải nã hình….

- Nguồn 8V: cấp cho mạch MDA

- Điện áp: -22V cấp cho đèn hiển thị ( đối với loại sử dụng LCD không sử dụng nguồn)

+ Khối cơ:

Khối cơ dùng trên các máy VCD/MP3 có cấu trúc hoàn toàn giống các máy CD. Trên hệ cơ người ta bố trí hệ thống dịch chuyển đầu đọc, hệ thống xoay mâm đĩa,…

Trên hệ cơ người ta còn bối trí các khóa điện tử để báo hiệu tình trạng cuả hệ cơ ở vị trí: open, close. Khóa LMT khống chế tầm hoạt động của động cơ dịch chuyển đầu đọc khi đầu đọc di chuyển vào vị trí trong cùng

Trong hệ cơ gồm có các loại động cơ sau:

- Simple motor: động cơ quay đĩa vận tốc biến thiên từ: 500 vòng/phút ( khi đầu đọc tin ở vị trí trong cùng) xuống 200 vòng/phút (khi đầu đọc tin ở vị trí ngoài cùng).

- Loading motor: đưa khay đĩa vào/ra.

- Sled motor: di chuyển đầu đọc tin.

+ Khối điều khiển, xử lý tín hiệu gồm:

- Mạch điều khiển motor đọc tin

Trang 4

Page 5: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

- Mạch điều khiển motor quay đĩa

- Mạch xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh.

- Mạch xử lý các tín hiệu điều khiển.

Trang 5

Page 6: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

CHƯƠNG 2: ĐĨA COMPACT DISC

2.1 Cấu tạo đĩa compact:

Trong máy hát đĩa compact disc, dữ liệu ghi được lấy ra bằng chùm tia lazer bán dẫn mà không cần tiếp xúc lên đĩa và dược chuyển thành tín hiệu analog.

Đĩa compact gồm 3 lớp vật liệu khác nhau: chất liệu plastic trong suốt chứa thông tin có các vệt lỗ gọi là bit và phần đảo gọi là island của thông tin dạng số. Một lớp tráng bằng nhôm hay bằng bạc phản xạ được ghép trên mặt đĩa. Tiếp theo là 1 lớp bảo vệ bằng nhựa acrylic được ghép trên lớp tráng này và nằm trên cùng. Nhãn đĩa được dán lên bề mặt này.

Khoảng cách giữa 2 bit: 0,4µ.

Độ dài 1 bit: 0,9 đến 3,3µ.

Khoảng cách giữa 2 track: 1,6µ.

2.1.1 Nguyên tắc ghi – phát CD:

Khi phát đĩa compact theo kỹ thuật số phục hồi tín hiệu trung thực hơn hẳn loại kim đĩa, chỉ có tia lazer chiấu lên mặt CD mà không trực tiếp chạm vào điã CD.

+ Nguyên tắc ghi CD:

Chùm tia lazer do tín hiệu audio điều biến thiên ( làm thay đổi cường độ) chiếu lên lớp quang trở của CD tạo ra các đường ghi gồm những vệt lồi, lõm. Theo tính toán lý thuyết mỗi CD có khoảng 2,5 tỉ pit ghi trên các track.

Trang 6

Lớp bạc phảnquang

Vệt ghi dữ liệu

Lớp bảo vệ

Lớp Plastic chứa thông tin

Vệt ghi gồm những bit trên

CD

Page 7: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

Chùm tia lazer di động từ vòng tâm đĩa ra vòng ngoài biên trong lúc đĩa quay làm thành những vòng track đồng tâm phân bố đều trên mặt CD. Do cường độ chùm tia tại mọi điểm trên lớp quang trở thay đổi nên khi chiếu mạnh vàothì tạo ra các pit hoặc island. Mỗi pit tương ứng với số 1, mỗi island tương ứng với số 0.

Tóm lại ghi CD là dòng tia lazer chiếu lên mặt đĩa là lớp quang trở chứ không trực tiếp cọ xát vào đĩa để tạo ra những rãnh liên tục với bề rộng rãnh thay đổi như loại đĩa pick-up cũ.

+ Nguyên tắc phát CD

Thông tin digital audio ghi lên đĩa dưới dạng các pit và island sẽ được chùm tia lazer chuyển đổi thành tìn hiệu số gọi là EFM

- Motor đĩa quay làm quay CD với tốc độ ( 500v/p – 200v/p) do 1 hệ servo ổn tốc.

- Motor đọc tin di chuyển đầu lazer từ tâm ra biên đĩa trong lúc CD đang quay. Đầu lazer phát ra chùm lazer chiếu lên các track rồi phản chiếu xuống 1 hệ thống thấu kính trong đầu lazer. Cuối cùng đầu lazer phản chiếu rọi lên chùm photodiode để lấy ra tín hiệu EFM.Tín hiệu EFM được xử lý để đưa đến mạch D/A conceter

- Để nhận được tín hiệu EFM mạnh nhất cần phải:

+ Motor đọc tin phải được điều khiển bằng servo di quang.

+ Chùm tia phải hội tụ đúng trên mặt CD

+ Chùm tia phải chiếu đúng lên các vệt ghi của CD

2.2 Sử dụng đĩa compact disc:

- Cầm đĩa tại vùng biên, không nên sờ hoặc làm ướt mặt đĩa. Mặt đĩa chứa thông tin nên cần phải giữ thật sạch

- Khi đãi bẩn nên dùng vải mềm để lau, chú ý phải lau từ tâm ra ngoài vùng biên.

- Muốn kéo dài tuổi thọ cần phải bảo quản cẩn thận, nếu đĩa bị cong hoặc vênh => tia lazer sẽ không hội tụ chính xác trên mặt đĩa , nếu đĩa bị sướt có thể sẽ mất thông tin lưu trên đĩa.

- Đĩa CD không nên đặt nơi quá nóng hoặc quá lạnh hoặc những nơi có ánh nắng, độ ẩm cao…

* Sử dụng bộ lau đĩa compact disc:

Bộ chùi đĩa là 1 đĩa CD được số hóa với 1 các chổi cực mịn gắn trên đĩa CD để khi CD quay chổi mịn sẽ lau sạch các thấu kính trong bộ phận quang.

Bộ chùi đĩa cũng có thể xóa vết nhòe, lau sạch bụi bẩn trên đĩa CD.

Trang 7

Page 8: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

CHƯƠNG 3: KHỐI ĐẦU QUANG

Khối đầu quang là 1 bộ phận rất phức tạp và độ chính xác rất cao. Khối đầu quang gồm có các thành phần: vật kính, cuộn dây hội tụ, cuộn dây vạch, thấu kính chuẩn trực, bộ tách tia, kính bán trong suốt, diode cảm quang, diode giám sát vá diode phát tin lazer.

3.1 Cấu tạo khối đầu quang

3.1.1.Diode cảm quang:

Các diode cảm quang nhận tín hiệu EFM từ đĩa và được đưa vào mạch khuếch đại RF, bên cạnh việc cung cấp tín hiệu EFM các diode cảm quang ( A, B ,C, D) còn cung cấp tín hiệu sai lệch vệt ghi, do tín hiệu EFM rất yếu nên cần mạch khuếch đại để tăng biên độ tín hiệu EFM.

Diode cảm quang điều khiển vệt ghi E&F cung cấp tín hiệu sai lệch vệt ghi để điều chỉnh độ lệch ghúp chùm tia hội tụ đúng vệt ghi

Diode phát tia lazer: phát ra 1 chùm tia sang để điều chỉnh tia hội tụ đúng các vệt ghi trên mặt đĩa.

Diode lazer cũng phát tia đến diode giám sát trong khối đầu quang. Dòng điện nguồn ánh sang phát sinh được hồi tiếp đến ngõ vào âm của mạch khuếch đại thuật toán để duy trì cường độ tia lazer ra không đổi.

3.1.2 Bộ phận quang:

- Bộ nhiễu xạ:

Bộ phận này biến chùm tia lazer thành 3 tia: 1 tia chính và 2 tia phụ để phát hiện ra sự sai lệch hội tụ của chùm tia lazer lên cá vệt ghi trên CD.

- Bán lăng kính và bộ phận hội tụ:

Bán lăng kính có tác dụng phân cực thẳng, bộ phận tia có tác dụng với phân cực vòng.

Bán lăng kính chỉ cho qua 50% nguồn tia, như vậy khi ánh sang đến diode cảm quang chỉ còn 25%.

- Thấu kính chuẩn trực: biến chùm tia thành 1 dòng chùm tia song song với nhau.

- Phiến /4

Phiến này có tác dụng chuyển thành ánh sáng phân cực thẳng thành ánh sáng phân cực vòng. Và ánh sáng phân cực vòng thành ánh sáng phân cực thẳng.

- Vật kính:

Có nhiệm vụ hội tụ chùm tia lazer trên mặt đĩa, được điều khiển bởi 2 cuộn dây: cuộn hội tụ và cuộn vệt ghi

- Thấu kính lõm: co 1nhiệm vụ làm giảm lộ trình của ánh sáng.

- Thấu kính hình trụ: biến chùm tia lazer thành dạng elip thẳng đứng.

3.2 Sự hoạt động của tia lazer

Để tái tạo lại tín hiệu đã mã hóa, máy CD sử dụng chùm tia lazer có đường kính 1,6µm. Bằng cách quay đĩa và chiếu tia lazer trên các vệt lỗ, diode cảm quang nhận

Trang 8

Page 9: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

biết được sự có mặt hay không có mặt các vệt lỗ trong 1 chu kỳ thời gian quy định. Sự thay đổi trong tia sáng phản ứng các tín hiệu đã ghi.

Nguồn phát tia lazer là diode lazer có bước sóng 780nm chùm tia phát ra từ diode lazer được chia thành 3 tia. Ba tia này đi qua bán lăng kính trong suốt tạo thành chùm tia song song qua thấu kính chuẩn trực được lăng kính khúc xạ qua vật kính và được hội tụ trên đĩa sẽ đọc dữ liệu của đĩa, ánh sáng hội tụ trên đĩa sẽ đọc dữ liệu của đĩa, sau đó phản xạ di ngược về vật kính và thấu kính chuẩn trực qua bán kính trong suốt và thấu kính trụ sau đó tia lazer chiếu vào diode cảm quang.

Để có sự thẳng hang khi có sự biến động và lệch đĩa theo hang dọc vật kính di chuyển lên xuống, qua trái, qua phải để chuỗi vệt lỗ trên ĩa luôn luôn đúng điểm hội tụ.

* Đo thử khối đầu quang:

Vệt ghi của khối đầu quang yếu hay không chính xác có thể do các linh kiện ngoài khối, nguồn điện thế không đúng hoặc khối đầu quang kém chất lượng gây ra.

Có thể dùng thiết bị đo dòng, thế, đồng hồ đo ánh sáng hay các bộ chỉ thị khác để kiểm tra khối đầu quang.

Đồng hồ đo cường độ ánh sáng nên được sử dụng trong phép chỉnh diode lazer tới hạn.

Phép đo thử dòng và thế thực hiện ngang qua điện trở cố định trong mạch diode lazer nhưng không trực tiếp trên diode lazer, không nên nhìn vào khối đầu quang khi thực hiện các phép đo thử này.

Trị số điện thế 0,48 0,84V tương ứng với dòng 48 84 mA: đây là mức an toàn.

Trang 9

Page 10: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

CHƯƠNG 4: CÁC MẠCH NGUỒN NUÔI

4.1 Nguồn ổn áp tuyến tính

Nhiệm vụ : Mạch ổn áp tuyến tính có nhiệm vụ => Tạo ra điện áp đầu ra ổn định và bằng phẳng, không phụ thuộc vào điện áp vào , không phụ thuộc vào dòng điện tiêu thụ

Sơ đồ tổng quát mạch ổn áp tuyến tính

- Điện áp vào là nguồn DC không ổn định và còn gợn xoay chiều.

- Điện áp ra là nguồn DC ổn định và bằng phẳng

- Mạch lấy mẫu là lấy ra một phần điện áp đầu ra, điện áp lấy mẫu tăng giảm tỷ lệ với điện áp đầu ra .

- Mạch tạo áp chuẩn : là tạo ra một điện áp cố định

- Mạch dò sai : so sánh điện áp lấy mẫu với điện áp chuẩn để phát hiện sự biến đổi điện áp ở đầu ra và khuếch đại thành điện áp điều khiển quay lại điều chỉnh độ mở của đèn công xuất, nếu điện áp giảm thì áp điều khiển , ĐKhiển cho đèn công xuất dẫn mạnh, và ngược lại .

- Đèn công xuất : khuếch đại về dòng điện và giữ cho điện áp ra cố định .

* Sơ đồ chi tiết của mạch ổn áp tuyến tính

Trang 10

Page 11: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

Mạch ổn áp tuyến tính trong Ti vi Samsung 359R

- Mach tạo áp lấy mẫu gồm R5, VR1, R6 , điện áp lấy mẫu được đưa vào cực B đèn Q2 .

- Mạch tạo áp chuẩn gồm Dz và R4, điện áp chuẩn đưa vào cực E đèn Q2

- Q2 là đèn dò sai , so sánh hai điện áp lấy mẫu và điện áp chuẩn để tạo ra điện áp điều khiển đưa qua R3 điều khiển độ hoạt động của đèn công xuất Q1

- Q1 là đèn công xuất

- R1 là điện trở phân dòng

- Tụ 2200µF là tụ lọc nguồn chính .

* Nguyên tắc ổn áp như sau : Giả sử khi điện áp vào tăng hoặc dòng tiêu thụ giảm => Điện áp ra tăng lên => điện áp chuẩn tăng nhiều hơn điện áp lấy mẫu => làm cho điện áp UBE đèn Q2 giảm => đèn Q2 dẫn giảm => dòng qua R3 giảm => đèn Q1 dẫn giảm ( vì dòng qua R3 là dòng định thiên cho đèn Q1 ) => kết quả là điện áp ra giảm xuống, vòng điều chỉnh này diễn ra trong thời gian rất nhanh so với thời gian biến thiên của điện áp, vì vậy điện áp ra có đặc tuyến gần như bằng phẳng.Trường hợp điện áp ra giảm thì mạch điều chỉnh theo chiều hướng ngược lại.

4.2 Nguồn ngắt mở

4.2.1 Hoạt động nguồn sơ cấp

Khi mới cấp điện AC cho máy, mạch nguồn Switching sẽ bắt đầu hoạt động, quá trình hoạt động của mạch được mô tả như sau:

Điện áp DC phía sơ cấp đến mạch kích bao gồm các điện trở R520, R521, R522, R526 và C515 khiến transistor V512 dẫn, dòng điện trên cuộn (3), (7) của biến áp xung biến đổi theo sự nạp của tụ C515, khi tụ nạp đầy điện tích, V512 ngưng dẫn và V513 dẫn bão hò, năng lượng của tụ sơ cấp sẽ cảm ứng qua cuộn thứ cấp (1), (2)

Trang 11

Page 12: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

tạo xung kích ban đầu cho V513, transistor V513 ngắt mở liên tục, quá trình hoạt động đóng mở phần sơ cấp mạch nguồn bắt đầu.

4.2.2 Hoạt động ổn áp

Hoạt động ổn áp nguồn trên máy được thực hiện bởi transistor V553 kết hợp với OPTO N501, khi áp +110V ở ngõ ra thay đổi, áp phân cực cho transistor V553 thay đổi , phân cực OPTO bị thay đổi theo, độ dẫn điện của V511 thay đổi, khống chế thời gian tắt/mở của V512, V513.

Điện áp ngõ ra được điều chỉnh theo hướng ổn định nhất, ta thấy khi biến trở RP551 chỉnh lên trên, áp cực B ( V553) càng cao, V553 dẫn càng mạnh, OPTO dẫn mạnh do áp chân (2) giảm, V512 dẫn mạnh, V513 dẫn càng yếu, áp thứ cấp càng giảm, hay nói cách khác bất cứ nguyên nhân nào làm N501 dẫn càng yếu thì điện áp ngõ ra càng tăng.

Điện áp phân cực cho N501 tồn tại nhờ điện trở R555 = 47K và R115 (R556) = 22K .

4.2.3 Hoạt động tắt/mở bằng nguồn vi xử lý:

Ý tưởng thực hiện mở nguồn bằng vi xử lý: người ta thực hiện tắt mở nguồn bằng cách khống chế:

+ Hoạt động OPTO: dẫn yếu hay mạnh khi có lệnh tác động .

+ Hoạt động ON/OFF của V551 ( cấp đường +24V ), V544 ( cấp nguồn cho IC ổn áp 7812( N551).

* Khi hoạt động ở chế độ POWER OFF

Điện áp +115V tại thứ cấp biến áp nguồn chưa xuất hiện đầy đủ, tuy nhiên nguồn +5V vẫn xuất hiện tại chân (12) IC N701, chân (7) là chân tạo lệnh mở nguồn, khi chân này ở mức cao, làm cho transistor V703 dẫn V552 tắt VD562 tắt V581 dẫn V580 dẫn diode bên trong N501 dẫn phototransistor dẫn mạnh V511 dẫn mạnh ( phototransistor và V511 tạo nên cặp transistor ghép Dalington) V512 dẫn mạnh V513 dẫn yếu nguồn ra ở cuộn thứ cấp T511 giảm mạnh.

* Khi hoạt động ở chế độ POWER ON

Khi chân (7) N701 ở mức thấp, V703 tắt V552 dẫn, xảy ra ba quá trình song song song nhau:

+ VD562 dẫn V581 tắt V580 tắt, V512, V513 chịu sự tác động của mạch ổn áp, các mức điện áp tại ngõ ra T511 xuất hiện bình thường.

+ V551 dẫn điện áp B4 (+24V) xuất hiện cấp cho transistor H-driver IC công suất dọc.

+ V554 dẫn điện áp B6 ( +12V) xuất hiện cấp cho chân (16), (25).

Trang 12

Page 13: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

CHƯƠNG 5: CÁC MẠCH ĐIỆN TÍN HIỆU

5.1 Mạch khuếch đại RF

5.1.1 Sơ đồ nguyên lý:

5.1.2 Nguyên lý hoạt động:

- Khi không có ánh sáng chiếu vào, diode quang được phân cực nghịch, dòng điện ngược rất bé. Khi có ánh sáng chiếu vào, dòng điện tăng tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu vào.

- Mạch khuếch đại RF 1&2 được biến đổi thành các dạng điện thế dựa vào mạch tín hiệu của diode cảm quang qua điện trở 58 KΩ. Dòng điện của diode cảm quang được đưa vào bộ khuếch đại thuật toán.

- Tín hiệu ngõ ra của các diode cảm quang được lấy ở ngõ ra của bộ khuếch đại thuật toán 3.

Mạch KĐ RF sử dụng IC CAx2550.

Trang 13

22k

+OPAMP5

10k

10k

1k

1k

+OPAMP5

+OPAMP5

+V5V

DIODE

DIODE

DIODE

DIODE

1k

4 diodeCảm quang

4IC

CAX2550

5

V.out

Page 14: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

5.2 Mạch điện chỉnh cường độ tia lazer.

Mục đích giữ cho cường độ tia lazer ở ngõ ra 1 mức không đổi

* Sơ đồ mạch

Trị số dòng ILD ( dòng qua led phát quang) nằm trong khoảng 50 80 mA. Khi diode bình thường, trị số dòng ILD trong mỗi đầu quang được định trước để xuất xưởng và được chỉ rõ bởi con số có 3 chữ số bên dương.

Ví dụ: 691 chỉ định dòng điện là 69,1 mA

Dòng diện đo được khác với trị số dòng này khoảng hơn 10% cho biết diode lazer đã kém phẩm chất.

Tia lazer cũng được chiếu lên diode giám sát bên trong khối đầu quang.

Dòng điện đo được khác với trị số này khoảng hơn 10% cho biết diode lazer kém phẩm chất

5.3 Mạch xử lý tín hiệu

IC xử lý tín hiệu thường bao gồm các mạch phát định thời, EFM, tùy động CLV, hiệu chỉnh độ lệch. Ngoài các mạch điện bên trong, IC xử lý còn kết nối với các

Trang 14

+V5V

+V5V

1kDIODEDIODE

1k

PNP1k

1kNPN

+V

5V

ZENER

1k

1k

1k

+V5V

1k

1k

+OPAMP5

Page 15: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

mạch bên ngoài như: VCD ( dao động điều khiển bởi điện áp), mạch điều khiển motor quay đĩe, RAM và mạch điều khiển hệ thống.

Tín hiệu RF hay HF được đưa vào IC xử lý tín hiệu có sự điều chỉnh định thời rồi đưa đến mạch chuyển đổi DA và đến các mạch điều khiển tùy động.

Sự sắp xếp lại các tín hiệu được mạch này đảm nhận có tác động đặc biệt đối với sự tổn thất tín hiệu, dòng diện9 âm thanh được đưa đến lien tục lộn xộn nhưng được bộ phận xử lý sắp xếp lại trật tự và đúng với tín hiệu âm thanh ghi trên đĩa.

Trong hệ thống tạo lại, các tín hiệu này dược phục chế thep phương pháp ngược với phương pháp đưa vào. Để phục chế được tín hiệu dữ liệu ghi trong bộ nhớ RAM.

Bộ so sánh điện thế:

Mạch so sánh điện thế IFM đổi tín hiệu RF thành giá trịnhị phân. Khi có sự không đối xứng do có sự biến dạng trong quá trình sản xuất đĩa hang loạt có thể laọi bỏ được bằng cách chỉ cho ghép nối riêng các thành phần tín hiệu AC, điện thế chuẩn của bộ so thế EFm được diều chỉnh bằng cách lợi dụng khả năng tạo ra của mỗi mức 1 và mức 0 là 50% các tín hiệu nhị phân EFM.

Do bộ so thế là mạch khóa, mỗi một điện thế trong các mức H&L không tương đương với điện thế nguồn nuôi nên cần có dường hồi tiếp mạch điện CMOS.

Mạch làm lệch độ hội tụ

Chùm tia từ khối đầu quang phải duy trì độ hội tụ trên bờ mặt đĩa để đọc chính xác thông tin. Khi độ hội tụ trên đĩa bị lệch, hệ tùy dộng độ hội tụ sẽ dời vật kính lên hay xuống để điều chỉnh. Khi chùm tia lazer được rọi tổ hợp qua thấu kính nó được dẫn ra và sau đó và trở thành 1 vòng tròn hoàn hảo, khi chùm tia lazer phản chiếu từ đĩa nó được lăng kính đưa trực tiếp vào thấu kính trụ và sau đó vào diode cảm quang, tại đây nó tách ra thành 4 vòng tròn.

Những tín hiệu ra từ 4 diode quang này được đưa vào mạch khuếch đại làm lệnh và tạo nên điện thế ra bằng 0. Mạch làm lệch độ hội tụ được bố trí để dò những thay đổi khoảng cách từ diode cảm quang đến đĩa nhờ đó đảm bảo chùm tia lazer hội tụ chính xác trên mặt đĩa.

Mạch làm lệch đương ghi:

Mạch làm lệch đường ghi tạo ra tín hiệu làm lệch một khi chùm tia di chuyên ra khỏi vệt lỗ. Tín hiệu làm lệch này đễ đảm bảo chùm tia lazer dò vạch chính xác các vệt lỗ. Các mạch làm lệch đường ghi nằm trong IC tiền khuếch đại RF hoặc IC xử lý tín hiệu EFM.

Nếu tia lazer có khuynh hướng di chuyển ra khỏi vệt lỗ độ phản xạ trong các tia phụ thay đổi tùy vào chiều độ lệch các tia phụ phản xạ được các diode quang E & F nằm trong khối quang tạo ra và các tín hiệu điện và các sai lệch được thu như là tín hiệu làm lệch đường ghi.

Mạch điện gồm 3 bộ phận khuếch đại thuật toán, diode quang E&F được biến trở VR làm cân bằng và tác dụng đường ghi được loại bỏ.

Tín hiệu từ 2 diode E&F vào 2 chân 7&8 của IC 301 sau đó đưa ra tín hiệu làm lệch trcking TE ở chân 11 qua R150 vào chân 41 của IC 401 sau đó xuất ra 2 chân 31 & 32. Tín hiệu ra TFDR và TRDD đưa vào chân 9 & 10 và cuối cùng xuất ra chân 12 & 13 của IC 402.

Trang 15

Page 16: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

5.4 Mạch xử lý tín hiệu Audio

Tín hiệu RF từ 4 diodecảm quang và các diode vệt ghi được đưa vào mạch KĐ RF. Tín hiệu qua RF đưa đến IC xử lý tự động rồi đưa đến bộ xử lý tín hiệu số.

Tín hiệu EFM được đưa đến bộ lọc số rồi đến bộ chuyển đổi D/A chia đôi tín hiệu dạng số để đưa đến mạch xử lý audio.

Trang 16

Khối đầu

quang

KĐRF

Xử lý tín hiệu dạng số

Bộ lọc số Chuyển

đổi D/A

Audio out

Page 17: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

5.5 Mạch xử lý tín hiệu Video

Tín hiệu lấy ra từ khối đầu quangđược cấp cho khối RF Amp, ngõ ra các khối này là RF cấp cho khối DSP. Khối DSP đưa ra các tín hiệu DATA, BCK, LRCK cấp cho khôí giải nén Video, ngõ ra khối giải nén Video là dữ liệu 8 bit cấp cho khối RGb DAC khối này đưa ra các tín hiệu hình hỗn hợp ( Video, Y out, C out)

Trang 17

Y. OUT

KS22BA

B

C

D

Preamp

DSP

DATA LRCK BCK

Video Mpeg

DECODE

ROM

R G BDAC C. OUT

VIDEO

Page 18: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG TÙY ĐỘNG

6.1 Mạch tùy động hội tụ

1uF

1k

1uF1k

D

1k

+V5V

+OPAMP5

1k

1k

1k

1k

+OPAMP5

+OPAMP5

CBA

Chùm tia từ khối đầu quang phải duy trì độ hội tụ trên bờ mặt đĩa để đọc chính xác thông tin. Khi độ hội tụ trên đĩa bị lệch, hệ tùy dộng độ hội tụ sẽ dời vật kính lên hay xuống để điều chỉnh. Khi chùm tia lazer được rọi tổ hợp qua thấu kính nó được dẫn ra và sau đó và trở thành 1 vòng tròn hoàn hảo, khi chùm tia lazer phản chiếu từ đĩa nó được lăng kính đưa trực tiếp vào thấu kính trụ và sau đó vào diode cảm quang, tại đây nó tách ra thành 4 vòng tròn.

Những tín hiệu ra từ 4 diode quang này được đưa vào mạch khuếch đại làm lệnh và tạo nên điện thế ra bằng 0. Mạch làm lệch độ hội tụ được bố trí để dò những thay đổi khoảng cách từ diode cảm quang đến đĩa nhờ đó đảm bảo chùm tia lazer hội tụ chính xác trên mặt đĩa.

Trang 18

Page 19: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

6.2 Mạch tùy động vệt ghi

10k 1,2,3

+OPAMP5

1uF

1uF

1k

+V5V

1k

1k

1k

1k

+OPAMP5

+OPAMP5

BA

Tín hiệu TE ( làm lệch đường ghi) qua biến trở VR để điều chỉnh độ lợi trước khi đưa vào cực (+) của Opamp 1. Tín hiệu đi qua đường mạch khuếch đại thuật toánbù pha Opamp 1, ngõ ra qua 1 mạch khuếch đại thuật toán bù pha Opamp 2 khác. Tín hiệu ra từ Opamp 2 qua Opamp 3 để khuếch đại dòng điện đưa vào cuộn dây vạch của đầu quang để điều khiển vật kính.

Các thành phần R5, R12, C2, C3 điều chỉnh độ lợi lấy tần số qua chân: khóa điện trung gian, đáp tuyến tần số có thể có điều chỉnh theo TG1 kết hợp với C 5 các mạch khóa điện này được kích do việc nhảy dò vệt và tìm đọc vệt để làm ổn định hệ tùy động vệt ghi.

Mạch T2C làm phát sinh tín hiệu định thời để bật tắt tùy động vệt ghi theo sự hoạt động nhảy dò hay khi số lượng các vẹt lỗ được đến cùng tín hiệu phản chiếu trong thời gian tìm đọc vệt. Các thành phần tần số thấp trong tín hiệu TE được C và R loại bỏ trước khi tín hiệu đưa vào Opamp 3.

Khóa điện TM1 bật lên để ngắt mạch vòng tùy động cùng lúc với các khóa điện TM3, TM4.

Trang 19

Page 20: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

6.3 Mạch tùy động đọc thông tin:

Motor đọc tin cũng dược vận hành từ IC tùy động trong hầu hết các máy CD

Mạch điều khiển motor đọc thông tin dùng để dời khối đầu quang ra khỏi phía biên ngoài của đĩa giữ vật kính không xê dịch theo đường tâmcủa trục quay.

Trang 20

+V

-10

+V10

+-

+V13V

PNP

NPN

1k

15k

+OPAMP5

18k

270k

Page 21: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

CHƯƠNG 7: MẠCH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG

7.1 Chức năng điều khiển hệ thống

Các chân lệnh của vi xử lý

Nhiệm vụ chính của vi xử lý là tạo ra các lệnh điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy như :

+ Điều khiển tắt mở cao áp+ Điều khiển tăng giảm độ sáng, độ tương phản, âm lượng, chuyển hệ mầu hệ

tiếng . + Điều khiển dò kênh và nhớ kênh + Điều khiển tạo hiển thị trên màn hình .

Điều kiện để vi xử lý hoạt động

Trang 21

Page 22: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

Các yếu tố cần thiết cho vi xử lý hoạt động

Để vi xử lý hoạt động được cần có :

* Điện áp Vcc 5V với sai số < 10%

* Thạch anh tạo dao động

* Xung Reset xuất hiện khi mới bật máy

* Các phím bấm không bị dò, không bị chập .

Nếu sau khi đã kiểm tra các điều kiện cho vi xử lý đã có mà vẫn không có lệnh Power xuất hiện thì ta phải thay thử IC vi xử lý .

7.2 Sơ đồ khối

Trang 22

Khối nhậnTín hiệu

Khối xử lýTín hiệu

Khối KĐ

V.out

Mạch bàn phím Dao động

Page 23: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

- Mạch bàn phím có nhiệm vụ nhận dạng các phím và đưa đến khối xử lý tín hiệu.

- Khối xử lý tín hiệu có nhiệm vụ giải mã các tín hiệu từ bàn phím và thực hiện các chức năng của phí.

- Khối khuếch đại có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu đủ lớn để đưa đến các mạch điều khiển hệ thống.

- Dao động: có nhiệm vụ tạo xung clock cung cấp cho khối xử lý tín hiệu.

7.3 Các mạch điều khiển hệ thống điển hình7.3.1 Mạch điều khiển tín hiệu Analog

Mạch vi xử lý Analog là các mạch như ta đã biết, các lệnh ra là điện áp dạng Analog nghĩa là điện áp thay đổi từ 0V đến 5V hoặc điện áp trạng thái 0V và 5V, trong IC này khi đưa ra các lệnh chúng đã được đổi từ dạng số Digital thành dạng Analog thông qua mạch D-A Converter trong IC vi xử lý .

IC vi xử lý thông thường đưa ra các lệnh dạng điện áp Analog

7.3.2 Mạch điều khiển tín hiệu Digital

Đây là mạch vi xử lý trong các máy hiện nay, mạch vi xử lý này không đưa ra các lệnh thông thường mà chỉ đưa ra hai đường tín hiệu số Data và Clock, hai tín hiệu số này sẽ đi tới các IC chức năng và tại IC chức năng sẽ thiết kế các mạch đổi D-A Converter để đổi các tín hiệu số này thành các lệnh điện áp Analog, với cách thiết kế này sẽ làm cho số lượng mạch in trên vỉ máy giảm đi đến mức tối thiểu, ngoài ra người ta có thể tăng số lượng các lệnh lên tuỳ ý để thay thế các chức năng chỉnh phụ, do đó trong các máy có ráp IC vi xử lý này sẽ không còn xuất hiện các biến trở nữa, việc cân chỉnh như cân bằng trắng, chỉnh AGC, chỉnh chiều cao hình v .v .. ta phải thực hiện bằng phương pháp chỉnh Service ( phương pháp chỉnh Service được đề cập ở chương sau )

Trang 23

Page 24: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

Mạch vi xử lý Digital trong các Ti vi hiện nay

Lưu ý : một số lệnh như lệnh Power , lệnh AV vẫn có thể ra trực tiếp từ IC vi xử lý .

IC nhớ Memory có nhiệm vụ nhớ lại các mức lệnh hoặc trạng thái của lệnh sau khi ta điều chỉnh, nhớ các kênh sau khi ta nhớ kênh .

Trang 24

Page 25: Bai Giang CD-VCD

Bài giảng compact disc

MỤC LỤCTrang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÁY PHÁT ĐĨA COMPACT...........................................11.1 Các loại máy máy phát đĩa Compact.....................................................................11.2 Sơ đồ khối:.............................................................................................................2

CHƯƠNG 2: ĐĨA COMPACT DISC.............................................................................62.1 Cấu tạo đĩa compact:.............................................................................................62.2 Sử dụng đĩa compact disc:.....................................................................................7

CHƯƠNG 3: KHỐI ĐẦU QUANG...............................................................................83.1 Cấu tạo khối đầu quang.........................................................................................83.2 Sự hoạt động của tia lazer.....................................................................................8

CHƯƠNG 4: CÁC MẠCH NGUỒN NUÔI.................................................................104.1 Nguồn ổn áp tuyến tính.......................................................................................10

CHƯƠNG 5: CÁC MẠCH ĐIỆN TÍN HIỆU..............................................................135.1 Mạch khuếch đại RF............................................................................................135.2 Mạch điện chỉnh cường độ tia lazer.....................................................................145.3 Mạch xử lý tín hiệu..............................................................................................145.4 Mạch xử lý tín hiệu Audio...................................................................................165.5 Mạch xử lý tín hiệu Video...................................................................................17

CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG TÙY ĐỘNG......................................................................186.1 Mạch tùy động hội tụ...........................................................................................186.2 Mạch tùy động vệt ghi.........................................................................................196.3 Mạch tùy động đọc thông tin:..............................................................................20

CHƯƠNG 7: MẠCH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG.......................................................217.1 Chức năng điều khiển hệ thống...........................................................................217.2 Sơ đồ khối............................................................................................................227.3 Các mạch điều khiển hệ thống điển hình.............................................................23

Trang 25