bài giảng điện tử

143
BỆNH SẢN KHOA GIA SÚC BỆNH SẢN KHOA GIA SÚC Biên soạn: TS. Đỗ Quốc Tuấn Biên soạn: TS. Đỗ Quốc Tuấn Th.S La V Th.S La V ăn ăn Công Công Bộ môn: Bệnh động vật Bộ môn: Bệnh động vật Khoa Chăn nuôi Thú y Khoa Chăn nuôi Thú y

Upload: gacong-nghiep

Post on 30-Oct-2014

157 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

Bài giảng sản khoa gia súc

TRANSCRIPT

Page 1: Bài giảng điện tử

BỆNH SẢN KHOA GIA SÚCBỆNH SẢN KHOA GIA SÚC

Biên soạn: TS. Đỗ Quốc TuấnBiên soạn: TS. Đỗ Quốc Tuấn

Th.S La VTh.S La Văn Côngăn CôngBộ môn: Bệnh động vậtBộ môn: Bệnh động vật

Khoa Chăn nuôi Thú yKhoa Chăn nuôi Thú y

Page 2: Bài giảng điện tử

DUNG LƯỢNG GIẢNG DẠYDUNG LƯỢNG GIẢNG DẠY

• Tổng số tiết: 03 đơn vị học trình

• Tài liệu học chính: Bài giảng bệnh sản khoa gia súc

• Biên soạn: TS. Đỗ Quốc Tuấn

Th.S La Văn Công

Page 3: Bài giảng điện tử

NỘI DUNG GIẢNG DẠYNỘI DUNG GIẢNG DẠY

• PHẦN I: SINH LÝ SINH SẢN

• Chương 1: Giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh dục của gia súc đực và cái

• Chương 2: Quá trình thụ thai

• Chương 3: Hiện tượng có thai ở gia súc

• Chương 4: Chẩn đoán sự có thai ở gia súc

• Chương 5: Quá trình sinh đẻ

Page 4: Bài giảng điện tử

PHẦNPHẦN II: BỆNH SẢN KHOAII: BỆNH SẢN KHOA

• Chương 6: Những bệnh trong thời gian gia súc có thai

• Chương 7: Những bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ

• Chương 8: Những bệnh trong thời gian gia súc sau sinh đẻ

• Chương 9: Đẻ khó ở gia súc

• Chương 10: Bệnh ở tuyến vú

• Chương 11: Hiện tượng không sinh sản ở gia súc đực và cái

Page 5: Bài giảng điện tử

Chương 1Chương 1: : GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CƠ QUAN SINH DỤC GIA SÚC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CƠ QUAN SINH DỤC GIA SÚC ĐỰC VÀ CÁIĐỰC VÀ CÁI

I. Giải phẫu cơ quan sinh dục gia súc cái

- Bao gồm bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong

1. Bộ phận sinh dục bên ngoài

- Âm môn: nằm ở dưới hậu môn, phía ngoài âm môn có hai môi,trên âm

môn có sắc tố mầu đen và có nhiều tuyến tiết.

- Âm vật: cấu tạo có các thể hổng như con đực, trên âm vật có nếp da tạo

ra mũ âm vật.

- Tiền đình: là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, trong tiền đình có màng

trinh.

2. Bộ phận sinh dục bên trong

2.1. Âm đạo: Âm đạo là một ống tròn để chứa cơ quan sinh dục con đực

khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình

sinh đẻ.

Page 6: Bài giảng điện tử

- Kích thước âm đạo của mỗi loài gia súc khác nhau:

+ Ngựa: 15 cm – 20 cm

+ Trâu, Bò: 22 cm – 25 cm

+ Lợn: 10 cm – 12 cm

+ Dê, Cừu: 8 – 10 cm

2.2. Tử cung: Cấu tạo phù hợp với chức

năng phát triển và dinh dưỡng của bào

thai.Tử cung được cấu tạo bằng lớp cơ

trơn có vai trò quan trọng trong việc đẩy

thai ra ngoài.Bên trong lớp cơ trơn là các

sợi liên kết đàn hồi

2.3 . Buồng trứng: có hai buồng trứng

treo ở cạnh trước dây chằng rộng và nằm

trong xoang chậu. Buồng trứng như một

tuyến nội tiết của gia súc cái, có nhiệm vụ

nuôi dưỡng trứng và tiết ra hoocmon sinh

dục.

Page 7: Bài giảng điện tử

2.4. Ống dẫn trứng: Ống dẫn nằm ở màng treo buồng trứng, ống dẫn trứng được chia làm hai đoạn, đoạn một ống dẫn trứng nằm ở phía buồng trứng, đoạn hai nằm ở phía sừng tử cung. Bề mặt niêm mạc ống dẫn được phủ lớp nhung mao, luôn rung động để đẩy tế bào trứng hay hợp tử xuống tử cung làm tổ.

Page 8: Bài giảng điện tử

II. Giải phẫu cơ quan sinh dục gia súc đực:1. Dịch hoàn: Bên ngoài là lớp sợi vững

trắc do phúc mạc kéo dài đến hình thành, phía trong là các tổ chức liên kết hình màng mỏng gọi là màng trắng. Lớp màng trắng đi sâu vào và chia dịch hoàn thành nhiều múi, mỗi múi có chứa ống sinh tinh uốn khúc. Tinh trùng được hình thành từ tế bào nuôi.

2. Dịch hoàn phụ: là kho để chứa tinh trùng, dịch hoàn phụ như cái nơm úp lên dịch hoàn và có các ống dẫn tinh dịch hoàn phụ được gắn vào bờ sau của dịch hoàn. Các ống dẫn ở dịch hoàn phụ đều đổ chung vào một ống gọi là ống xuất tinh chung.Tinh trùng sống trong dịch hoàn lâu nhất từ 1 – 2 tháng. Ở dịch hoàn phụ có pH = 6,2 – 6,8 do đó ức chế quá trình hoạt động của tinh trùng, nhiệt độ ở đây cũng thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể làm cho tinh trùng ít hoạt động và sống lâu hơn.các vách của dịch hoàn phụ có nhiều mạch quản và lâm ba quản là nguồn cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động.

Page 9: Bài giảng điện tử

3. Các tuyến sinh dục phụ:

- Tuyến Caupơ: nằm ở đoạn cuối của niệu đạo trong xoang chậu. Cấu tạo có các cơ củ hổng và cơ co bóp tuyến. Tuyến củ Caupơ tiết ra dịch trong suốt có tác dụng làm trơn và rửa niệu đạo trước khi phóng tinh.

- Tuyến tiền liệt: nằm phần cuối ống dẫn tinh và phần đầu của niệu đạo, tuyến này tiết ra dịch có tính kiềm nhằm trung hòa độ axit trong niệu đạo và axit cácbonnic do tinh trùng sản sinh ra trong quá trình hoạt động.

Tuyến tiền liệt phát triển theo lứa tuổi của gia súc: gia súc non thì nhỏ, gia súc trưởng thành rất phát triển, gia súc già thì teo đi.

- Tuyến tinh nang: là một túi rỗng để chứa tinh trùng, tuyến tinh nang có mầu vàng nhạt và tiết ra chất keo màu trắng hoặc vàng, chất keo này gặp dịch tiết của tuyến tiền liệt thì kết lại tạo ra cái nút để đóng cổ tử cung không cho tinh trùng chảy ngược ra ngoài.

Page 10: Bài giảng điện tử

III. Tính thành thục: một cơ thể được gọi là thành thục về tính khi cơ quan sinh dục phát triển căn bản đã hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố (các phản xạ về sinh dục) khi đó có các noãn bao chín và trứng rụng.

1. Điều kiện ảnh hưởng đến tính thành thục: Gia súc thành thục sớm hay muộn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

a. Giống gia súc: Gia súc nhỏ thành thục về tính sớm hơn so với gia súc lớn. Những giống được thuần hóa sớm sẽ thành thục về tính sớm hơn so với giống thuần hóa muộn. Vật nuôi thành thục về tính sớm hơn so với thú rừng.

b. Điều kiện chăm sóc nuoi dưỡng: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, làm việc hợp lý thì gia súc thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.

Chú ý: Khi gia súc đã có biểu hiện về tính dục thì ta phải nhốt riêng gia súc đực và cái để tránh giao phối tự do làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thể vóc.

Page 11: Bài giảng điện tử

2. Những đặc điểm của tính thành thục:

a. Hiện tượng rụng trứng: Noãn bao dần lớn lên nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, dưới tác dụng của thần kin, hoocmon, áp suất noãn bào vỡ giải phóng ra tế bào trứng. Số lượng tế bào trứng giải phóng ra ở mỗi loài gia súc khác nhau:

Ngựa: 1 – 2 tế bào trứng/ lần

Trâu, Bò: 1 – 5 Tế bào trứng/ lần

Lợn 20 – 30 tế bào trứng/ lần

b. Sự hình thành thể vàng: Sau khi noãn nang vỡ và dịch nang chảy ra, màng trên xẹp xuống đường kính ngắn lại bằng nửa xoang trứng, các nếp nhăn gồm nhiều lớp ăn sâu và lấp đầy xoang gồm nhiều tế bào hạt, trong các tế bào hạt có chứa lipoit và sắc tố mầu vàng, do sự phát triển của tế bào hạt mang sắc tố đã hình thành nên thể vàng. Đây là nơi tạo ra hoocmon progesteron.

c. Niêm dịch: Trong đường sinh dục của gia súc cái có niêm dịch chảy ra cũng là do kết quả của quá trình tế bào trứng rụng và do sự thay đổi hàm lượng các kích tố trong máu

Page 12: Bài giảng điện tử

d. Tính dục: Do kết quả của quá trình trứng rụng hàm lượng oestrogen tăng lên trong máu nên có một loạt biến đổi bên ngoài khác so với bình thường như: đứng nằm không yên, kém ăn, kêu rống, phá chuồng, thích gần con đực. Tính dục tăng lên về cường độ cho đến khi tế bào trứng rụng.

e. Tính hưng phấn: thường kết hợp song song với tính dục con vật có một loạt biến đổi bên ngoài khác so với bình thường như: đứng nằm không yên, kém ăn, kêu rống, phá chuồng. Tính hưng phấn cao độ nhất là lúc tế bào trứng rụng, khi đã rụng trứng tính hưng phấn giảm đi rõ rệt.

IV. Chu kỳ sinh dục:

1. Khái niệm: Mỗi lần rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc biệt là cơ quan sinh dục cái phát sinh hàng loạt biến đổi về hình thái và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi này được xảy ra lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là chu kỳ tính. Từ lần thải trứng trước đến lần thải trứng sau gọi là một chu kỳ tính.

2. Các yếu tố quyết định tính chu kỳ:

Page 13: Bài giảng điện tử

a. Yếu tố ngoại cảnh: Khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng…..

b. Yếu tố thần kinh và thể dịch: Quy luật và đặc điểm của chu kỳ sinh dục chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương.

V. Các giai đoạn của một chu kỳ:

1. Giai đoạn trước động dục: xuất hiện các hoạt động về sinh lý.- Đường sinh dục xung huyết, nhu động sừng tử cung tăng- Gia đoạn này tính hưng phấn chưa cao. Cổ tử cung mở hoàn

toàn

2. Gia súc động dục: Gia súc xuất hiện tính dục, cơ quan sinh dục ngoài có nhiều biến đổi. Cuối thời kỳ gia súc hưng phấn cao độ, không yên tĩnh, kêu rống, phá chuồng,….Giai doạn này tế bào trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng sẽ được thụ thai thì chu kỳ sẽ ngừng lại. Gia súc cái trong giai đoạn có thai đến khi đẻ xong thì chu kỳ tính không xuất hiện.

3. Giai đoạn sau động dục: Giai đoạn này cơ thể gia súc đần dần trở lại trạng thái bình thường, tính hưng phấn đần dần mất hẳn, buồng trứng đã có thể vàng.

Page 14: Bài giảng điện tử

4. Giai đoạn nghỉ ngơi:các biểu hiện về tính của gia súc ở thời kỳ yên tĩnh hoàn toàn

VI. Sự thay đổi của tử cung trong thời kỳ sinh duc:

1. Giai đoạn chuẩn bị: Niêm mạc tử cung tăng sinh, mạch quản trong màng này tử cung tăng lên, tăng tiết dịch nhày ở âm đạo và tử cung, kích thích cổ tử cung hé mở. Khi noãn bao chín, sừng tử cung co bóp mạnh, cở tử cung mở hoàn toàn.

2. Giai đoạn động dục: Tế bào trứng rụng, niêm mạc tử cung phát triển và tăng sinh, niêm dịch tiết ra nhiều.

3. Gia súc sau động dục: Ở giai đoạn này thể vàng teo đi, quá trình tăng sinh dừng lại, tử cung nhỏ dần, các tuyến tử cung cũng ngừng hoạt động, cơ quan sinh dục dần trở lại trạng thái bình thường.

4. Giai đoạn nghỉ ngơi: Thể vàng bị teo đi, một số noãn bao bắt đầu hình thành và phát triển. Thành tử cung nhỏ lại, không tiết dịch bào biểu mô niêm mạc bé lại.

Page 15: Bài giảng điện tử

VII. Một số đặc điểm chu kỳ sinh dục của các loài gia súc.

1. Ngựa: Chu kỳ sinh dục: 20 – 21 ngày, Thời gian động dục cao độ: 2 – 10 ngày; Thời gian rụng trứng 1 – 2 giờ trước khi kết thúc động dục

2. Bò: Chu kỳ sinh dục: 19 – 21 ngày, Thời gian động dục cao độ: 15 – 20 giờ; Thời gian rụng trứng 10 - 15 giờ trước khi kết thúc động dục

3. Trâu: Chu kỳ sinh dục: 21 ngày, Thời gian động dục cao độ: 1 – 3 ngày; Thời gian rụng trứng 10 - 15 giờ trước khi kết thúc động dục

4. Lợn: Chu kỳ sinh dục: 27 – 28 ngày, Thời gian động dục cao độ: 24 – 72 giờ; Thời gian rụng trứng thường là ngày thứ 2 sau động dục

Page 16: Bài giảng điện tử

Chương 2Chương 2: : QUÁ TRÌNH THỤ THAIQUÁ TRÌNH THỤ THAI

Khái niệm: Thụ tinh là quá trình sinh lý giữa tế bào trứng và tế bào tinh trùng kết hợp, phát sinh đồng hóa, dị hóa. Kết qủa tạo thành một tế bào mới có tính di truyền của bố và của mẹ.

I. Hình thức giao phối tự nhiên: Sự giao phối này có tính chất chọn lọc cao độ theo giống và loài, mà vai trò cấu tạo và tính chất của các gen có ảnh hưởng quyết định trong việc cấu tạo và phát triển của bào thai.

Ưu điểm: + Đúng thời điểm động dục của gia súc cái

+ Quá trình thụ tinh đảm bảo chắc chắn

Nhược điểm: + Xảy ra những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của bào thai

+ Lây lan bệnh đường sinh dục cho gia súc.

+ Không theo ý muốn của con người

Page 17: Bài giảng điện tử

II. Hình thức thụ tinh nhân tạo:

- Áp dụng phương pháp này khắc phục những nhược điểm của giao phối tự nhiên

- Dùng tinh của một đực giống tốt thụ tinh cho nhiều gia súc cái- Đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao- Cải tạo được giống và tỷ lệ sinh sản tăng cao

III. Phương thức thụ tinh:

1. Sự bắn tinh vào đường sinh dục cái: có 2 phương thức bắn tinh

a. Bắn tinh tử cung: Gồm các loài gia súc như: Ngựa, Lợn, Chó, Lạc đà

b. Bắn tinh âm đạo: Gồm các loài gia súc như: Trâu, Bò, Dê, Cừu.

Page 18: Bài giảng điện tử

2. Đặc tính của tinh trùng:

- Đặc tính lội ngược dòng

- Tiến thẳng

- Xu hướng đi về đầu mút của ống dẫn trứng

- Tiếp xúc với điện

- Trong tử cung tinh trùng có thể sống được 30 – 40 giờ.

3. Sự co bóp của đường sinh dục gia súc cái:

Sự co bóp theo thứ tự: từ ống dẫn trứng đến đầu mút sừng tử cung, đến thân tử cung và đến âm đạo. Sự so bóp này là điều kiện thích hợp để tinh dịch vào bên trong cơ quan sinh dục được nhanh hơn.

4. Những nhung mao ở đường sinh dục gia súc cái: các nhung mao luôn luôn rung động để tế bào trứng chuyển động từ đầu mút ống dẫn trừng đến sừng tử cung

Page 19: Bài giảng điện tử

Chương 3Chương 3: : HIỆN TƯỢNG CÓ THAIHIỆN TƯỢNG CÓ THAI

Khái niệm: Có thai là hiện tượng sinh lý đặc

biệt của cơ thể gia súc cái. Được bắt đầu từ

khi thụ tinh đến khi đẻ xong.

Hiện tượng có thai được chia ra:

- Loại chửa đẻ lần đầu

- Loại chửa để lần sau

- Loại chửa đơn thai

- Loại chửa đa thái

Page 20: Bài giảng điện tử

II. Thời gianII. Thời gian có thai của gia súccó thai của gia súc

Loài gia súc

Trâu

Ngựa

Dê, Cừu

Lợn

Chó

Mèo

Thỏ

Thời gian có thai trung bình

9 tháng 10 ngày

10 tháng 15 ngày

11 tháng

5 tháng

114 ngày

2 tháng

2 tháng

1 tháng

Page 21: Bài giảng điện tử

III. Số lượng bào thai:

Phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau:

- Loài, giống, tuổi gia súc, lứa sinh sản, nuôi dưỡng, quản lý và khai thác

- Thời điểm phối giống

- Cơ thể và cơ quan sinh duc (có bình thường hay không)

- Tác động của con người ( Khoa học có thể điều khiển gia súc đơn thai để sinh đôi theo ý muốn)

Page 22: Bài giảng điện tử

IV. Quá trình phát triển của phôi thai: (xem môn học TCPT)

Quá trình phát triển của bào thai chia làm 3 thời kỳ:

1. Thời kỳ thứ nhất: Từ khi tế bào trứng được thụ tinh đến khi hình thành màng phôi, túi phôi (3 – 10 ngày sau khi thụ tinh)

2. Thời kỳ thứ 2: (thời kỳ phôi thai) là thời kỳ hình thành nahu thai, hình thành các tế bào và cơ quan hệ thống của cơ thể.

3. Thời kỳ thứ 3: (thời kỳ bào thai) là thời kỳ cuối giai đoạn phôi thai đến khi sinh đẻ.

Page 23: Bài giảng điện tử

V. Sự phát triển của bào thai qua các tháng:(xem môn học TCPT)

1. Sự phát triển của bào thai bò: (bò chửa 9

tháng 10 ngày)

2. Sự phát triển của bào thai lợn: (lợn chửa 114

ngày)

VI. Sự cấu tạo và phát triển của nhau thai:

1. Nhau thai:

- Nhau thai mẹ

- Nhau thai con

2. Các màng nhau thai:

- Túi noãn hoàng

- Màng ối

- Màng niệu

- Màng nhung

Page 24: Bài giảng điện tử

VI. Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi gia súc có thai

1. Sự biến đổi toàn thân của cơ thể mẹ có thai- Quá trình ăn, uống, trao đổi chất của cơ thể mẹ được nâng lên, do vậy cơ

thể mẹ béo, lông mượt hơn- Bào thai phát triển to ảnh hưởng đến tuần hoàn, hô hấp của gia súc mẹ- Dưới sự chèn ép cơ học của bào thai làm cho cơ thể gia súc mẹ bị phù ở

chi sau, vùng thấp của cơ thể.- Đại tiểu tiện tăng nhưng số lượng ít.- Gia súc làm việc nhanh mệt mỏi.

2. Sự thay đổi ở cơ quan sinh dục:

a. Buồng trứng: Khi có thai buồng trứng không đều nhau (bên có thai to hơn bên không mang thái)

- Trên buồng trứng xuất hiện thể vàng

Page 25: Bài giảng điện tử

b. Tử cung: tử cung thay đổi về khối lượng, kích thước, thể tích và vị trí.

- Hệ tuần hoàn ở tử cung được tăng cường, lượng máu cung cấp nhiều

- Các tuyến tử cung phát triển và tăng tiết dịch, niêm mạc tử cung hình thành nahu thai mẹ

- Khối lượng tăng 5 – 20 lần, thể tích gấp hàng trăm lần,

- Cổ tử cung được khép kín hoàn toàn

- Tế bào thượng bì tăng cường tiết dịch đặc có tác dụng nút cổ tử cung lại.

3. Những thay đổi về hoocmon sinh dục

a. Nửa kỳ đầu có thai: Nhau thai hình thành phát triển tiết ra ProlanB, nó kích thích thể vàng phát triển và tăng tiết Progesteron làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên.

Page 26: Bài giảng điện tử

- Thùy trước tuyến yên không tiết ra Gonado – Stimulin A vì vậy tế bào trứng không phát triển và không có hiện tượng rụng trứng trong suốt thời gian gia súc mang thai.

- Lượng Oestrogen trong nước tiểu tăng rõ từ ngày 120 – 130, và đạt cực đại ngày thứ 200 sau đó giảm đi.

b. Nửa thời kỳ sau có thai: - Progesteron giảm thấp nhất trong máu. Progesteron

có tác dụng ức chế tử cung co bóp và Fulliculin kích thích co thắt tử cung thuận lợi cho quá trình sinh đẻ.

- Nhau thai thay thế chức năng nội tiết của thùy trước tuyến yên, tiết ra ProlanA và ProlanB.

Page 27: Bài giảng điện tử

VII. Vị trí, chiều hướng và tư thế của thai trong tử cung

1. Vị trí: vị trí làm tổ của hợp tử và phát triển thành

bào thai trong tử cung của các loài gia súc khác nhau

a. Ngựa: Bào thai nằm giữa gốc thân và sừng của tử

cung

a. Trâu, bò: Phần lớn bào thai nằm ở sừngtử cung

bên phải, nếu sinh đôi thì mõi sừng có một thai

a. Gia súc đa thai: Thai nằm cách đều nhau ở hoàn

toàn hai bên sừng tử cung

2. Chiều của thai: chiều của thai chỉ mối quan hệ giữa

xương sống của bào thai với xương sống con mẹ.

a. Thai dọc: xương sống của thai song song với

xương sống gia súc mẹ, chia làm hai loại:

Thai dọc đầu: đầu và chân trước của thai ra ngoài trước.

- Thai dọc đuôi: đuôi và chân sau của thai ra ngoài

trước.

Page 28: Bài giảng điện tử

b. Thai ngang: xương sống của thai và gia súc mẹ giao chéo nhau

- Thai ngang hông: hông của thai có hướng ra ngoài trước

- Thai ngang lưng: lưng của thai có hướng ra ngoài trước

- Thai ngang bụng: bụng của thai có hướng ra ngoài trước

• Thai ngang sẽ đẻ khó nên có biện pháp can thiệp kịp thời

c. Thai vuông góc thước thợ: xương sống của thai và con mẹ tạo thành góc vuông

- Thai vuông góc thước thợ hông: Hông ra ngoài trước

- Thai vuông góc thước thước thợ: lưng có hướng ra ngoài trước

- Thai vuông góc thước thợ bung: bụng có hướng ra ngoài trước.

3. Hướng của thai: chỉ mối quan hệ giữa lưng của thai và lưng của gia súc mẹ

- Thai sấp: lưng của thai quay lên trên cùng với lưng con mẹ

- Thai ngửa: Bụng của thai quay lên trên cùng với lưng con mẹ

- Thai ngiêng: lưng của thai quay sang một bên hông của con mẹ

Page 29: Bài giảng điện tử

4. Tư thế của thai: chỉ mối quan hệ giữa các bộ phận: đầu, cổ, thân và đuôi của thai, bình thường thì các bộ phận này được duỗi thẳng.

- Trong thời gian có thai kỳ cuối, chiều hướng và tư thế của thai phải đạt các yêu cầu sau: Thai dọc đầu hay dọc đuôi, hướng thai sấp. Nếu tư thế của thai không ở trường hợp trên thì sẽ đẻ khó.

VIII. Nuôi dưỡng quản lý và sử dụng gia súc có thai:

1. Chăm sóc nuôi dưỡng: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia súc mẹ và bào thai phát triển.

- Cung cấp đầy đủ chất khoáng ( Ca, P), VTM A, E….- Cuối thwoif kỳ có thai cần cung cấp thêm thức ăn tinh và thức có nhiều

nhưạ (riêng bò sữa phải giảm thức ăn tinh khi gần ngày đẻ)- Không cho ăn quá no mà phải cho ăn nhiều bữa- Không nên thay đổi khẩu phần ăn đột ngột.

Page 30: Bài giảng điện tử

2. Quản lý gia súc có thai:

- khi gia súc có thai không nên đánh, đập, đuổi chạy, hoặc gây kích động mạnh

- Không chăn thả ở nơi quá nắng- Không cho uống thuốc tẩy, thuốc gây mê, thuốc lợi tiểu, thuốc kích thích cơ

trơn.- Gia súc có thai phải được nuôi nhốt riêng- Chuồng trại sạch sẽ, ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè- Nền chuồng bằng phẳng, không trơn, không dốc- Cho gia súc vận động nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày- Cách nagyf đẻ 5 – 7 ngày chuyển gia súc sang chuồng rộng rãi để tiện theo

dõi.

Page 31: Bài giảng điện tử

3. Chế độ sử dụng và khai thác gia súc có thai- Với gia súc cày kéo nếu có thai trong thời gian đầu

vẫn cho cày kéo bình thường, nhưng phải nhẹ nhàng, giai đoạn giữa và giai đoạn sau phải giảm đàn về cường độ và thời gian làm việc

- Giai đoạn gần đẻ: cho nghỉ làm việc, chăn thả tự do

- Gia súc vắt sữa: quá trình cạn sữa rất quan trọng. Để đảm bảo thời gian cạn sữa thích hợp cần căn cứ vào tình hình sức khỏe và sản lượng sữa cụ thể từng con.

Page 32: Bài giảng điện tử

Chương 4Chương 4: CHẨN ĐOÁN SỰ CÓ THAI: CHẨN ĐOÁN SỰ CÓ THAI

I. Ý nghĩa của chẩn đoán gia súc có thai:- Sau một thời gian phối giống ta phải kiểm tra để xác

định gia súccó thai hay không.- Nếu có thai: phải có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, sử

dụng và khai thác hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho gia súc mẹ và bào thai phát triển bình thường.

- Nếu gia súc không có thai: phải tìm nguyên nhân, phục hồi chức năng sinh sản và đề phòng hiện tượng vô sinh

- Chẩn đoán sự có thai cần tiến hành sớm, chính xác. Cần chú ý tránh gây tổn thương cho gia súc mẹ

Page 33: Bài giảng điện tử

II. Những phương pháp chẩn đoán chủ yếu:

Những phương pháp đều dựa vào sự thay đổi sinh lý của gia súc cụ thể:- Gia súc không động dục sau 3 – 4 tuần phối giống- Gia súc ăn khỏe, béo hơn, lông mượt hơn.- Sự máy động của bào thai ở thành bụng (cuối kỳ 2)- Con vật trầm tĩnh, đi lại thận trọng- Làm việc nhanh mệt mỏi- Phù thũng ở tứ chi, dưới thành bụng và tuyến vú- Mất cân bằng đối xứng hai bên thành bụng- Chức năng tiết sữa giảm hay ngừng hoàn toàn (gia súc sản xuất sữa)- Ngoài ra cần phải hỏi chủ gia súc một số vấn đề sau:

+ Số lần phối giống, thời gian phối giống lần cuối.

+ Quá trình sinh đẻ của những lần trước

+ Gia súc đã bị bệnh gì? Nhất là bệnh đường sinh dục

Page 34: Bài giảng điện tử

1. Phương pháp chẩn đoán trên lâm sàng:

a. Phương pháp chẩn đoán bên ngoài:

Phương pháp này áp dụng đối với gia súc lớn (ĐGS) cho kết quả tương đối chính xác ở tháng thứ 5 – 6 trở đi.

- Phương pháp quan sát: Xem sự mất cân bằng đối xứng hai bên thành bụng, trạng thái phù thũng, tuyến sữa phát triển, sự máy động của bào thai qua thành bụng

- Phương pháp sờ nắn: dùng lòng bàn tay ấn vào phía trong và phía dưới thành bụng để kiểm tra sự máy động của bào thai

- Phương pháp gõ ghe: dùng ống nghe để nghe hoạt động của tim thai (áp dụng đối với đại gia súc)

b. Phương pháp chẩn đoán bên trong: có hai phương pháp đó là phương pháp chẩn đoán qua âm đạo và phương pháp chẩn đoán qua trực tràng

Page 35: Bài giảng điện tử

- Phương pháp chẩn đoán qua âm đạo:

+ phát hiện những thay đổi trong âm đạo, tử cung, quan sát mầu sắc, nếp nhăn, chất tiết trong âm đạo và tử cung.

+ Phương pháp này ít được áp dụng vì: độ chính xác thấp, không phân biệt được tuổi của thai. Khi thao tác không cẩn thận và đúng phương pháp dễ gây sẩy thai hay viêm nhiễm âm đạo.

- Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng:

+ Phương pháp này xác định đặc điểm, tính chất và sự thay đổi của các bộ phận: cổ, thân, sừng tử cung, buồng trứng, núm nhau, động mạch giữa tử cung, độ lớn và vị trí của bào thai.

+ Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, chẩn đoán được gia súc có thai hay không và có thai ở tháng thứ mấy

+ Chủ yếu áp dụng chẩn đoán có thai cho trâu, bò, ngựa

Page 36: Bài giảng điện tử

2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: - Phương pháp này tiến hành cần nhiều thí nghiệm, chủ yếu phát hiện tính

chất sinh hóa học của các chất tiết như: niêm dịch, sữa, hay kích tố sinh dục có trong máu và nước tiểu

- Phương pháp chẩn đoán sự có thai: (phương pháp dùng ếch đực để chẩn đoán)

- Một số phương pháp chẩn đoán hiện đại:

3. Phương pháp chẩn đoán bò có thai:

a. Phương pháp chẩn đoán bên ngoài: sử dụng các phương pháp chẩn đoán chung

b. Phương pháp chẩn đoán qua âm đạo: quan sát âm đạo qua hệ thống gương soi, mỏ vịt

c. Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng:

Page 37: Bài giảng điện tử

Cách tiến hành: - Cố định gia súc: đóng gióng để cố định gia súc- Cắt móng tay, sát trùng tay người khám thai- Chuẩn bị nước sạch, xà phòng, khăn lau và sổ ghi chép- Buộc đuôi gia súc sang một bên, thụt nước ấm vào trực tràng để gia

súc thải phân ra ngoài, bôi trơn găng tay sản khoa, chờ khi trực tràng hết cơn co bóp đưa tay vào, sau đó nhẹ nhàng xác định các bộ phận của cơ quan sinh dục

+ Buồng trứng: nằm ở phía trước sừng tử cung, hình bầu dục hay hình tròn. Xác định buồng trứng có noãm bao chín hay không, có thể vàng hay không (thể vàng tồn tại gia súc có thai)

+ Động mạch giữa tử cung: Đường kính động mạch khi không có thái: 4 – 4,5 mm , khi có thai 10 – 15 mm. Kích thước và hoạt động của động mạch giữa tử cung là điều kiện để xác định tuổi của thai

+ Tử cung: bình thường tử cung nằm xoang chậu, khi có thai thì tử cung roi dần vào xoang bụng.

Page 38: Bài giảng điện tử

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THÁNG THAI BÒ

- Thai 1 tháng: cổ tử cung nằm trong xoang chậu, rãnh giữa tử cung rõ ràng, sừng tử cung co bóp yếu. Sừng tử cung bên có thai lớn gấp 1,5 lần bên không có thai. Dịch thai trong tử cung 100 ml, sờ thấy thể vàng.

- Thai 2 tháng tuổi: Sừng tử cung bên có thai lớn gấp 2 lần bên không có thai. Dịch thai trong tử cung 300 ml, sừng tử cung có chuyển động sóng, rãnh giữa tử cung phẳng dần. Cổ tử cung di chuyển dần xuống cuối xoang chậu, sờ thấy thể vàng.

- Thai 3 tháng: Sừng tử cung bên có thai lớn gấp 3 - 4 lần bên không có thai, Dịch thai trong tử cung 1 – 1,5 lit, hai phần ba sừng tử cung rơi xuống xoang bụng, rãnh giữa tử cung rộng và phẳng. Sừng tử cung bên có thai chuyển động sóng, buồng trứng rơi xuống xoang bụng.

Page 39: Bài giảng điện tử

- Thai 4 tháng tuổi: sừng và cổ tử cung rơi hoàn toàn vào xoang xoang bụng, các núm nhau phát triển, dịch thai 3 – 4 lít, động mạch giữa tử cung phát triển và đập rõ. Có thể sờ thấy rõ bào thai.

- Thai 5 tháng tuổi: toàn bộ tử cung đã rơi xuống xoang bụng, cổ tử cung to và dễ phát hiện, khi khám thai chỉ sờ thấy 1/3 tử cung, động mạch giữa tử cung hoạt động rõ, thời kỳ này có thể sờ thấy một số bộ phận của bào thai.

- Thai 6 tháng tuổi: bào thai phát triển nhanh nên tử cung rất lớn, toàn bộ tử cung sa xuống xoang bụng, những núm nhau phát triển lớn, động mạch giữa tử cung cũng phát triển lớn.

- Thai 7 tháng tuổi: các biểu hiện gần giống tháng thứ 6, tìm được nhiều núm nahu khi khám thai, động mạch giữa tử cung phát triển to và đập mạnh.

Page 40: Bài giảng điện tử

- Thai 8 tháng tuổi: Bào thai phát triển rất lớn, các núm nhau dễ phát hiện, động mạch giữa tử cung phát triển to và đập mạnh. Khi khám có thể thấy một số bộ phận của bào thai ở cửa vào xoang chậu.

- Thai 9 tháng tuổi: Cổ tử cung và một phần của bào thai đã trở vào xoang chậu, các núm nhau to, động mạch giữa đập mạnhỞ thời gian này bò đã xuất hiện những dấu hiệu bên ngoài rõ nhất là các bộ phận sinh dục.

Page 41: Bài giảng điện tử

Chương 5Chương 5: QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ: QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ

I. Những yếu tố thúc đẩy quá trình sinh đẻ:

Đẻ là một quá trình sinh lý của gia súc khi bào thai đã phát triển thành thục. Quá trình này được nhiều học thuyết đưa ra

1. Học thuyết áp lực:

Khi bào thai đã phát triển đầy đủ, ở giai đoạn cuối bào thai to tiếp giáp chặt với tử cung, đè mạnh lên đường sinh dục. Trong khi đó các hoạt động của bào thai càng tăng kích thích lên tổ chức thần kinh ở tử cung và cổ tử cung, làm áp lực đường sinh dục tăng, tăng quá trình hưng phấn. Áp lực và kích thích cơ giới đạt đến mức độ nhất định sẽ gây cho gia súc có phản xạ co bóp tử cung và cổ tử cung mở gây ra quá trình sinh đẻ.

Page 42: Bài giảng điện tử

2. Học thuyết kích tố:

Ở cuối thời kỳ có thai hàm lượng Progesteron trong máu hạ xuống vì thể vàng dần teo đi thành thể bạch, đồng thời hàm lượng oestrogen trong máu tăng dần tăng cao. Hàm lượng hai loại hoocmon ở trong máu đã có sự thay đổi và chênh lệch nhau theo hướng tăng kích thích hoạt động của cơ quan sinh dục cái, do đó sinh ra phản ứng mạnh đối với các chất axetylcolin và oxytocin, từ đó kích thích tử cung co bóp và gây ra quá trình sinh đẻ.

3. Học thuyết tính biến đổi nhau thai:

Khi bào thai đã phát triển thành thục, quan hệ sinh lý giữa bào thai và cơ thể mẹ không cần thiết nữa, do đó màng tahi biến thành xơ, quan hệ sinh lý giữa bào thai và cơ thể mẹ bị cắt đứt, bào thai trở thành dị vật trong tử cung nên bị đẩy ra ngoài.

Page 43: Bài giảng điện tử

II. Thời gian đẻ của gia súc:II. Thời gian đẻ của gia súc:

Thời gian đẻ của gia súc được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi thai ra khỏi cơ thể mẹ (kể cả gia súc đa thai)

- Ngựa: 15 – 20 phút

- Trâu bò: 20 phút – 4 giờ

- Lợn: 2 – 6 giờ

- Cừu: 15 phút – 2 giờ 30 phút

- Dê: 30 phút – 4 giờ

- Chó : 1 – 8 giờ

- Thỏ: 15 – 20 phút

Page 44: Bài giảng điện tử

III. Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời gian gần đẻ:

1. Triệu chứng thời kỳ sắp đẻ:

- Trước khi đẻ 1 – 2 tuần xuất hiện niêm dịch ở cổ tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài

- Khi 1 – 2 ngày trước đẻ thì cơ quan sinh dục bên ngoài có những thay đổi: phù to, xung huyết, hai núm vú to, bầu vú căng, tĩnh mạch vú nổi rõ

- Gia súc có biểu hiện sụt mông, nhiệt độ tăng cao hơn bình thường.

2. Triệu chứng rặn đẻ:

- Khi đẻ gia súc phải sử dụng sức lực cùng với các khí quan trong đường sinh dục để đẩy thai ra ngoài. Sức rặn cơ bản là sự co bóp của tử cung, tuy nhiên phải kết hợp với cơ bụng, hoành cách mô và toàn thân, mặt khác còn cóp sự co bóp của cơ âm đạo và cơ chậu hông.

Page 45: Bài giảng điện tử

a. Thời kỳ mở cổ tử cung:

Lúc đầu lực co bóp yếu, thời gian co bóp ngắn ( 1 – 2 giây), thời gian nghỉ giữa hai lần co bóp dai ( 20 – 30 phút)

b. Thời kỳ đẻ:

Sức co bóp mạnh dần lên, thời gian co bóp 2 – 5 giây, thời gian nghỉ giữa hai lần co bóp ngắn ( 1 – 5 phút), do vậy số lần co bóp nhiều và lực co bóp mạnh. Thời kỳ này ngoài sự co bóp của tử cung còn có lực co bóp của các cơ quan khác và toàn thân nhờ đó cổ tử cung mở rộng và bào thai đi dần vào vào cổ tử cung và đi ra ngoài.

c. Thời kỳ sau đẻ:

Thời kỳ này tử cung vẫn tiếp tục co bóp để đẩy nhau thai và các sản phẩm trung gian khác ra ngoài

Page 46: Bài giảng điện tử

IV. Phương pháp đỡ đẻ:

1. Chuẩn bị trước khi đỡ đẻ:

- Người đỡ đẻ: là người đã qua các lớp tập huấn chuyên

môn, có kiến thức về sản khoa, vệ sinh thú y.

- Dụng cụ và thuốc: chuẩn bị ánh sáng, xô, chậu, xà phòng,

khăn bông, thừng, Bộ đồ sản khoa, dụng cụ đỡ đẻ khó, bộ đồ

ngoại khoa.

Thuốc: trợ sức trợ lực, kháng sinh, sát trùng, VTM K…

- Chuồng đẻ: Ở cách xa chuồng nuôi gia súc khác, chuồng

rộng thoáng mát, sạch sẽ. Trước khi gia súc đẻ vài ngày phải tắm

cho gia súc

2. Phương pháp đỡ đẻ cho gia súc:

Chú ý: không nên đỡ đẻ quá sớm và đỡ đẻ không hợp lý,

quá vội vàng sẽ làm cho gia súc đẻ khó. Phải tuyệt đối vô trùng

trước khi đỡ đẻ tránh viêm nhiễm cho gia súc

Page 47: Bài giảng điện tử

- Gia súc có triệu chứng rặn đẻ:

+ Ta kiểm tra xem chiều hướng và tư thế của thai có bình thường không. Nếu thai bình thường thì ta để gia súc tự đẻ, nếu thai ở tư thế không bình thường thì ta xoay thai về tư thế bình thường

+ Trường hợp gia súc rặn đẻ quá yếu, tử cung co bóp yếu, tahi không ra được ta phải xé rách màng ối, dùng tay hoặc dây sản khoa buộc vào chân của bào thai để kéo ra ngoài. Có thể dùng tay nắm lấy xương hàm dưới và kéo thai ra ngoài.

+ Khi kéo cần chú ý:

Trâu bò kéo chếch lên phía trên

Ngựa kéo thẳng ra ngoài.

Tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục gia súc mẹ

Page 48: Bài giảng điện tử

3. Công tác hộ lý sau khi đẻ:

a. Gia súc non: - Lau sạch nhớt ở miệng và toàn thân gia súc- Tiến hành công tác cắt rốn, bấm nanh và bóc móng - Cố định bầu vú và cho gia súc non bú sữa đầu.

b. Gia súc mẹ: - Lau sạch phần thân sau, sát trùng cơ quan sinh dục ngoài,

bầu vú.- Cho uống nước đầy đủ (cho uống nước muối hoặc cháo

loãng)- Cho gia súc ăn từ từ, không cho ăn no ngay- Kiểm tra xem nhau thai có bị sót không

Page 49: Bài giảng điện tử

V. Thời kỳ sau đẻ:

1. Sản dịch:

Khi nhau thai ra hết gia súc dần dần trở lại bình thường.

- Ngựa: Sau 3 ngày thì dịch thải ra không còn nữa, nếu vẫn

còn thì tử cung bị viêm nhiễm, ta phải khám và điều trị kịp thời.

- Trâu, Bò: sau 7 – 10 ngày thì dịch thải ra không còn nữa,

nếu vẫn còn thì tử cung bị viêm nhiễm, ta phải khám và điều trị

kịp thời.

- Lợn: Sau 2 - 3 ngày thì dịch thải ra không còn nữa

- Dê, cừu: sau 5 – 7 ngày thì dịch thải ra không còn nữa

Page 50: Bài giảng điện tử

2. Tử cung:

Sau đẻ 3 ngày thì tử cung co lại, thành tử cung dày lên, thể tích tử cung nhỏ lại

- Gia súc đẻ nhiều lần, gia súc già tử cung co lại chậm hơn.

- Hai sừng tử cung hồi phục bình thường, khi cổ tử cung đã đóng kín.

- Những mạch quản hình thành khi có thai nhỏ lại và tiêu đi.

3. Buồng trứng:

- Sau đẻ một thời gian noãn bao trong buồng trứng bắt đầu phát triển, thể vàng teo đi, do vậy gia súc lại bắt đầu vào chu kỳ động dục tiếp theo.

Page 51: Bài giảng điện tử

VI. Chăm sóc gia suc cái sau đẻ:- Sau đẻ 1 – 2 ngày đầu thì cơ thể gia súc mẹ và bộ máy sinh dục có sự thay đổi lớn về sinh lý, do vậy sức đề kháng kém.- Sau đẻ quá trình trao đổi chất tăng do vậy cho gia súc ăn thức ăn tốt, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng.- Thường xuyên kiểm tra xem gia súc có bị viêm nhiễm không.- Gia súc đẻ xong trong vòng một tháng thì không cho làm việc, lao tác.

Page 52: Bài giảng điện tử

Chương 6Chương 6: : NHỮNG BỆNH TRONG THỜI GIAN GIA SÚC NHỮNG BỆNH TRONG THỜI GIAN GIA SÚC CÓ THAICÓ THAI

I. Bệnh phù khi có thai: K/n: là sự tích tụ dịch trong tế bào, tổ chức dưới da, xuất hiện vào thời gian ngắn trước đẻ (giai đoạn có thai kỳ 2); thường gặp ở bò và ngựa1. Nguyên nhân:- Albumin thấm qua các vi ti huyết quản ra ngoài- Phản ứng của cơ thể gia súc mẹ khi có thai- Gia súc mẹ bị bệnh tim, bệnh thận- Khẩu phần ăn không đầy đủ, kém chất lượng, không đảm bảo nhu cầu phát triển của thai.

Page 53: Bài giảng điện tử

2. Triệu chứng: - Phù các bộ phận vùng thấp của cơ thể: tứ chi, bầu vú, thành

bụng…..- Con vật mất cảm giác, tê lạnh, sờ trên bề mặt da để lại vết lõm

sâu.- Toàn thân mệt mỏi, niêm mạc trắng nhạt, tim hoạt động yếu- Viêm niêm mạc dạ dày ruột- Đi tiểu tiện ít, trong nước tiểu xuất hiện Albumin.

3. Tiên lượng:- Xuất hiện thời gian dài trước đẻ xuất hiện tổn thương mạch

máu và hệ thống lâm ba.- Tế bào phù bị chấn thương- Phù nặng dẫn đến bại liệt, phù ở bầu vú dẫn đến viêm vú.

Page 54: Bài giảng điện tử

4. Điều trị:- Ức chế hiện tượng phù phát triển, cho gia súc ăn thức

ăn chất lượng tốt.- Giảm thức ăn nhiều muối- Tăng cường vận động- Thuốc: Cafein, VTM B1, tiếp dung dịch gluco 20% và

dùng các thuốc lợi tiểu.

Page 55: Bài giảng điện tử

II. Bệnh xuát huyết tử cung:

K/n: biểu hiện có máu chảy từ tử cung ra ngoài, bệnh gặp ở bò,

ngựa thỉnh thoảng gặp ở một số loài gia súc khác.

1. Nguyên nhân:- Do hệ thống mạch máu ở màng nhung bị tổn thương- Tử cung bị chấn thương- Cơ thành bụng hoặc cơ tử cung căng quá mức- Rối loạn chức năng nội tiết sinh dục gây ra phá hủy mối quan

hệ nhau thai- Kích tố hậu yên và noãn bào tố tăng lên, cơ tử cung co bóp

mạnh làm các tua nhau bị tổn thương

Page 56: Bài giảng điện tử

2. Triệu chứng:- Xuất hiện tình trạng máu chảy từ tử cung ra

ngoài- - Niêm mạc mắt, miệng, hậu môn, âm đạo nhợt

nhạt- Tim đạp nhanh, run rẩy, đứng không vững- Toàn thân mệt mỏi, sức lực giảm

Chú ý: Máu chảy từ cổ tử cung, âm đạo ra ngoài

có màu đỏ tươi Máu chảy từ tử cung có mầu nâu

sẫm, vón cục

3. Tiên lượng:

- Phụ thuộc vào mức độ xuất huyết,- Nếu ảnh hưởng đến mối quan hệ nhau thai thì

bào thai sẽ bị chết.

Page 57: Bài giảng điện tử

4. Điều trị: - Cầm máu cho con vật: - Để con vật dứng ở vị trí đầu thấp đuôi cao để giảm áp

lực xoang chậu- Đắp nước lạnh vào vùng xương sống hông khum- Tiêm thuốc VTM K- Tiêm Adrenalin 0,1% gia súc lớn 5 ml

gia súc nhỏ 0,5 ml

Tiêm glucose 5 %

Gia súc quý có thể tiếp máu

Page 58: Bài giảng điện tử

III. Bệnh rặn đẻ sớm:

K/n: gia súc xuất hiện những cơn rặn đẻ, cơn co bóp tử cung khi

chưa đến thời gian đẻ bình thường một số tuần hoặc một số

tháng. Thường gặp ở trâu bò, ngựa , dê cừu.

1. Nguyên nhân: - Thành bụng bị chấn thương do gia súc ngã- Khám thai không đúng kỹ thuật- Chăm sóc nuôi dưỡng kém- Rối loạn các kích tố nhau thai, buồng trứng tuyến yên…- Kế phát từ bệnh sa âm đạo.

Page 59: Bài giảng điện tử

2. Triệu chứng:- Xuất hiện những cơn co bóp, những cơn rặn khi chưa đến thời

gian đẻ bình thường.- Con vật đứng nằm không yên, đau bụng, toát mồ hôi, kêu rống,

cong đuôi rặn- Nhịp thở sâu và mạnh, mạch nhanh

3. Tiên lượng:- Nếu kéo dài 2 – 12 giờ có thể gây sẩy thai- Kéo dài 2 -3 ngày có thể gây thai bị chết , đẻ non.

4. Chẩn đoán:- Căn cứ vào các triệu chứng đẻ bình thường- Kiểm tra qua trực tràng thấy cổ tử cung vẫn đóng kín

Page 60: Bài giảng điện tử

5. Điều trị:- Xác định gia súc đẻ sớm, chẩn đoán bào thai còn sống hay đã

chết.- Bào thai chết phải tìm mọi cách đưa thai ra khỏi cơ thể gia súc

mẹ.- Bào thai sống tiến hành điều trị:

+ Giữ con vật yên tĩnh, ức chế cơn rặn bằng các thuốc

+ Atropin 0,2 g cho gia súc lớn tiêm dưới da

+ Cho uống Chloranhydrat 15 – 30 gr

+ Trâu bò cho uống cồn hoặc rượu trắng 500ml

+ Gây tê lõm khum đuôi bằng Novocain 3%

Page 61: Bài giảng điện tử

IV. Bại liệt trước khi đẻ:

K/n: Là quá trình bệnh lý phức tạp xuất hiện ở cơ thể gia súc mẹ khi mang thai,

bệnh làm cho gia súc nằm một chỗ không vận động được, xuất hiện vào thời

gian đẻ trên dưới 1 tuần hay một tháng Hay gặp ở trâu bò và dê

1. Nguyên nhân:- Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng khai thác không đúng

kỹ thuật.- Khẩu phần ăn không hợp lý, không đầy đủ dinh dưỡng theo yêu cầu phát

triển từng giai đoạn của bào thai.- Thức ăn thiếu Ca, P (Ca, P cấu tạo lên bộ xương của bào thai)- Gia súc mẹ ít được tắm nắng, tiếp suc với ánh nắng mặt trời tổng hợp

VTM D.- Gia súc mẹ bị bệnh đường ruột, ảnh hưởng đến sự hấp thu Ca, P- Do bị chèn ép thần kinh đám rối hông khum, độc tố bào thai gây nên.

Page 62: Bài giảng điện tử

2. Triệu chứng:- Bệnh sảy ra từ từ hay đột ngột, Thời gian đầu

của bệnh, phản xạ với xung quanh đều bình

thường, tình trạng chung: nhiệt độ, tiều hóa tuần

hoàn ho hấp, bình thường.- Con vật thích ăn đất đá, gặm nền chuồng…..- Kế phát một số bệnh: sa âm đạo,

chướngbụng

đầy hơi, viêm dạ dày ruột….

3. Tiên lượng: - Phụ thuộc vào thời gian phát sinh của bệnh,

nếu trước đẻ một vài tuần thì bệnh nhanh khỏi,

thời gian dài trước đẻ thì tiên lượng xấu.

- gia súc có thể bị bại huyết và có thể bị chết.

Page 63: Bài giảng điện tử

4. Điều trị:

Hộ lý: Bổ xung thức ăn dễ tiêu hóa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết,

bổ xung khoáng đặc biệt là Ca, P

- Đề phòng các bệnh kế phát: Trở mình cho gia súc (3 – 4 lần

/ngày)đại gia súc đóng gióng treo gia súc đứng. Cho gia súc nằm

trên đệm rơm dạ cỏ khô.

Dùng thuốc:

Gia súc quý cho uống dầu cá.- Tiêm gluconatcanci 20% 500 – 1000 ml cho gia súc lớn (tiêm

tĩnh mạch)- Tiêm Chloruacanci- Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để điều trị các bệnh kế phát.

Page 64: Bài giảng điện tử

V. Bệnh âm đạo lộn ra ngoài:

K/n: là bệnh âm đạo bị lộn trái và đẩy ra ngoài khỏi mép âm môn, chia làm 2 thể: Thể hoàn toàn và thể không hoàn toàn.

1. Nguyên nhân: - Do tổ chức âm đạo bị suy yếu- Sức đàn hồi của thành âm đạo bị giảm sút, tổ chức đay chằng âm đạo

căng quá mức- Âm đạo, tử cung bị tổn thương.- Gia suc bị thiếu VTM nhóm B- Nuôi nhốt gia súc ở nền chuồng dốc về phía sau- Thức ăn không đầy đủ, khẩu phần ăn không hợp lý- Bao thai to, nhiều thai- Gia súc đẻ nhiều lứa- Ảnh hưởng của một số bệnh nội khoa

Page 65: Bài giảng điện tử

2. Triệu chứng:

2.1. Thể không hoàn toàn:- Khi con vật dứng lên hoặc nằm xuống niêm

mạc âm đạo bộc lộ ra ngoài có mầu đỏ.- Bệnh tiếp tục phát triển sẽ chuyển sang thể

hoàn toàn

2.2. Thể hoàn toàn: - Toàn bộ niêm mạc âm đạo bị bộc lộ ra ngoài,

con vật thích nằm hơn đứng- Gia súc bị sốt 39,5 0 C, đau đớn, khó chịu,

rặn…- Bộ phận niêm mạc bên ngoài xuất huyết, thủng

do tiếp xúc với đất, nền chuồng….- Thể tích âm đạo lớn dần, nước vàng, các tổ

chức hoại tử thải ra ngoài.

Page 66: Bài giảng điện tử

3. Tiên lượng:- Phụ thuộc vào thời gian và mức độ xảy ra của

bệnh- Thể hoàn toàn thì tiên lượng không tốt lắm.- Bệnh xảy ra vào gần ngày đẻ thì tiên lượng tốt- Bệnh xảy ra vào thời gian lâu trước ngày đẻ thì

tiên lượng xấu

4. Điều trị:- Giữ con vật ở trạng thái yên tĩnh, cố đinh vị trí

đầu thấp, đuôi cao- Sát trùng âm đạo bằng các thuốc sát trùng- Dùng các thuốc glycerin Iode 2-3, thuốc kháng

sinh dạng mỡ xoa lên toàn bộ niêm mạc âm đạo- Tiến hành đưa âm đạo về vị trí cũ- Cố định đề phòng tái phát: Khâu 3 -4 mũi bằng

chỉ mềm và chắc ở 2/3 phía trên mép âm môn

Page 67: Bài giảng điện tử

VI. Có thai ngoài tử cung:

Chia làm 3 loại: Có thai trong buồng trứng, có thai trong ống đãn

trứng và có thai trong xoang bụng

1. Có thai trong buồng trứng:- Nguyên nhân: do đường kính của ống dẫn trứng trên loa kèn

không bình thường ảnh hưởng đến sự di chuyển của tế bào trứng

xuống ống dẫn trứng- Buồng trứng lớn dần lên về thể tích, giá súc không động dục- Bệnh gây viêm phúc mạc, gia súc đau đớn- Bệnh sảy ra thời gian ngắn buồng trứng vỡ ra và bào thai bị

chết- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Page 68: Bài giảng điện tử

2. Có thai trong ống dẫn trứng:- Ống đẫn trứng nhu động yếu- Ống dẫn trứng dị dạng, dài, cong…nên hợp tử nằm lại trong

ống dẫn trứng.- Ống đãn trứng to dần sau một thời gian ngắn ống dẫn trứng vỡ

ra- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

3. Có thai trong xoang bụng:- Tế bào trứng được thụ tinh rơi vào xoang bụng sau đó dính

vào xoang bụng hay tổ chức phúc mạc bao quấn lại- Bào thai bị tan rã, gia súc mẹ hấp thu hoàn toàn, hay thành một

khối tế bào.- Gây viêm phúc mạc, tổn thương ruột- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Page 69: Bài giảng điện tử

VII. Sẩy thai:- K/n: Quá trình có thai của gia súc bị gián đoạn, ngắt quãng

được gọi là hiện tượng sảy thai- Nguyên nhân: do sức sống bào thai yếu, quá trình phát

triển của bào thai không bình thường. Mặt khác có thể do gia súc mẹ bị bệnh ở cơ qiuan sinh dục

- Hiện tượng sảy thai do nhiều nguyên nhân, điều kiện gây ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

PHÂN LOẠI HIỆN TƯỢNG SẢY THAI1. Căn cứ vào thời gian xuất hiện của bệnh:- Loại sảy thai: xuất hiện ở thời kỳ có thai kỳ I và kỳ II. Hiện

tượng này do bệnh lý ở cơ quan sinh dục gia súc mẹ- Loại đẻ non: xuất hiện vào thời gian có thai kỳ III; Gia súc

sơ sinh có phản xạ bú chậm, nhiệt độ thấp nên cần chăm sóc chu đáo.

Page 70: Bài giảng điện tử

2. Căn cứ vào triệu chứng, mức độ biểu hiện của bệnh lý:

- Sẩy thai hoàn toàn:Toàn bộ bào thai không được phát triển và

bị đẩy ra ngoài

- Sẩy thai không hoàn toàn: Một số bào thai bị chết và bị gia súc

mẹ đẩy ra ngoài, số còn lại được phát triển bình thường

- Tiêu thai: Hợp tử phát triển không bình thường, sức sống bào

thai yếu do vậy tất cả các tổ chức tế bào của thai được cơ thể mẹ

hấp thu hoàn toàn.

- Thai chết và chưa biên đổi: Bào thai chết trở thành dị vật trong

tử cung và bị cơ thể mẹ đẩy ra ngoài.

- Sẩy thai do thói quen: Sau một thời gian có thai, tùy thuộc vào

các loài gia súc khác nhau toàn bộ các lần có thai đều bị sẩy; gặp

nhiều ở bò và ngựa

Nguyên nhân: do màng treo rộng của tử cung bị ngắn, tử cung phát triển không hoàn toàn.

Page 71: Bài giảng điện tử

- Thai khô: Khi bào thai chết tất cả các dịch trong các tế bào tổ

chức được cơ thể mẹ hấp thu, những phần khác trở thành khô cứng

và được lưu lại trong tử cung đến hết thời kỳ có thai và được đẩy ra

ngoài cùng với các bào thai phát triển bình thường.- Nhuyễn thai: Sau khi bào thai chết, cổ tử cung mở vi khuẩn sinh

mủ xâm nhập, các phần mềm của thai bị phân hủy gây thối rữa bào

thai, các tổ chức hoại tử được thải ra ngoài.

+ Can thiệp: kích thích cổ tử cung mở rộng lấy bào thai ra ngoài,

sau đó dùng kháng sinh thụt rửa cơ quan sinh dục gia súc mẹ tránh

nhiễm trùng- Thai bị chương to và thối rữa: Sau khi bào thai chết vi khuẩn xâm

nhập phân hủy các phần mềm tổ chức dưới da của bào thai sản sinh

ra các khí: H2S, CO2, NH3 ….được tích tụ lại dưới da bào thai.

+ Can thiệp: dùng phương pháp thủ thuật lấy bào thai ra khỏi cơ

thể mẹ, tránh làm tổn thương CQSD gia súc mẹ

Page 72: Bài giảng điện tử

3. Căn cứ vào điều kiện nguyên nhân gây bệnh:- Sảy thai có tính chất truyền nhiễm: do một sô loại vi khuẩn,

siêu vi khuẩn, KST hoặc độc tố của chúng gây ra; bệnh chủ yếu

do Brucellosis, Vibriosis gây ra; ngaoif ra còn kế phát từ một số

beenhjtruyeenf nhiễm: LMLM, dịch tả, THT, PTH…..KST đường

máu, sán lá gan….- Sảy thai không có tính chất truyền nhiễm:

+ Sảy thai do nuôi dưỡng: Chất lượng và số lượng thức ăn

khong đầy đủ, nuôi dưỡng khai thác không hợp lý-- sức đề

kháng con mẹ kém, rối loạn mối quan hệ nhau thai gây ra hiện

tượng sảy thai.

Khi thiếu các loại VTM A, B, A, D cũng gây ra hiện tượng sảy thai.

+ Sảy thai do tổn thương: Gia súc ngã, vận động

mạnh…những nguyên nhân này cũng gây ra sảy thai.

+ Sảy thai do gia súc mẹ bị bênh: Chủ yếu gia súc mẹ mắc các

bệnh ở cơ quan sinh dục. Ngoài ra khi mắc các bệnh như: bệnh ở

hệ tim mạch, bệnh ở hệ tiêu hóa, bệnh ở hệ tuần hoàn, hô hấp cũng gây ra sảy thai.

Page 73: Bài giảng điện tử

+ Sảy thai do bệnh ở nhau thai: Chủ yếu do các nguyên nhân bào thai phát triển không bình thường, thai dị hình, phù thũng bào thai, dây rốn bị dị dạng, dịch thai nhiều…..

4. Đề phòng hiện tượng sảy thai:- Chọn và nuôi gia súc sinh sản không mắc các bệnh

truyền nhiễm.- Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong quản

lý chăm sóc và nuôi dưỡng.- Áp dubgj các biện pháp phòng trừ bệnh lý ở cơ

quan sinh dục sau đẻ của gia súc- Với tất cả các dạng sảy thai khi bào thai đã chết

phải tìm mọi cách đưa bào thai ra khỏi cơ thể gia súc mẹ

Page 74: Bài giảng điện tử

Chương 7Chương 7:: NHỮNG BỆNH TRONG THỜI GIAN SINH ĐẺNHỮNG BỆNH TRONG THỜI GIAN SINH ĐẺ

I. Bệnh rặn đẻ yếu:1. Nguyên nhân:- Do các cơ tử cung, cơ thành bụng co bóp yếu; căn cứvào thời gian quá trình sinh đẻ, bệnh có thể chia làm 2 thời kỳ+ Thời kỳ thứ nhất: xuất hiện vào thời kỳ đầu của quá trìnhsinh đẻ (gs đẻ lứa đầu – sinh lý bình thường)+ Thời kỳ thứ hai: Giai đoạn đầu quá trình co bóp của các cơbình thường, giai đoạn sau những cơn có bóp yếu dần bbaof thai không được đẩy ra ngoài.- Do dịch thai nhiều, nhiều thai, cơ tử cung giãn quá mức.- Chiều hướng và tư thế của thai không bình thường, thaito không phù hợp với kích thước xoang chậu.

Page 75: Bài giảng điện tử

2. Triệu chứng:- Thể nguyên phát: Một số triệu chứng của hiện

tượng đẻ xuất hiện nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngoài.

- Kiểm tra qua âm đạo thấy thai nằm trước cổ tử cung nhưng không được đẩy ra ngoài.

- Thể thứ phát: lúc đầu sự co bóp của tử cung bình thường, một số bào thai được đẩy ra ngoài, sau đó xuất hiện trạng thái co bóp yếu dần, quá trình sinh đẻ bị đình trệ.

3. Tiên lương: - Thai có thể bị chết, quá trình bệnh lý trầm trọng

hơn- Con mẹ bị bại liệt sau đẻ, sa tử cung, huyết nhiễm

trùng hoặc huyết nhiễm mủ.

Page 76: Bài giảng điện tử

4. Điều trị:Căn cứ vào một số đặc điểm để quyết định phương pháp điều

trị: - Thời gian của các giai đoạn sinh đẻ- Độ mở của cổ tử cung- Các màng thai còn nguyên vẹn hay rách- Thai sống hay chết- Tư thế và chiều hướng của thai- Thời kỳ đầu nếu thai còn sống, cổ tử cung chưa mở hoàntoàn có thể kích thích cổ tử cung mở (xoa bóp từ thành bụng đến xoang châu, dùng khăn tẩm nước ấm buộc vào thành bụng, hay thụt nước ấm 50 0C vào âm đạo)- Nếu quá trình sinh đẻ kéo dài cổ tử cung mở bào thai chếtpahir lập tức đưa bào thai ra ngoài.- Dùng thuốc: chủ yếu dùng các loại thuốc có tác dụng kíchthích hoạt động co bóp của tử cung

Page 77: Bài giảng điện tử

- Ergotin: ngựa 10 – 12 ml/con; trâu bò: 15 – 20 ml/con; lợn 3 -5 ml/con

- Oxytocin: 6 -8 ml/con (gs lớn); 2 – 5 ml/con (gs nhỏ)- Trợ sức lực bằng các thuốc glucose tiêm tĩnh mạch- Chú ý: khi sử dụng thuốc cổ tử cung phải mở hoàn toàn; chiều

hướng và tư thế của thai phải mở hoàn toàn- Phương pháp thủ thuật: Áp dụng phương pháp kéo thai ra khỏi

cơ thể gs mẹ

+ chú ý: dụng cụ kéo thai phải vô trùng, bôi trơn

Chiều hướng và tư thế của thai phải bình thường

Khi kéo thai phải kết hợp với sức rặn của gia súc mẹ- Phương pháp phẫu thuật: cưa cắt bào thai ra thành từng bộ

phận để đưa ra ngoài hoặc mổ bụng gs mẹ lấy thai ra ngoài.

Page 78: Bài giảng điện tử

II. Bệnh rặn đẻ quá mạnh:

1. Nguyên nhân:- Do các cơ thành bụng, cơ tử cung co bóp quá mạnh- Tư thế và chiều hướng của thai không bình thường- Thai to không phù hợp với kích thước của xoang chậu- Sử dụng các loại thuốc kích thích không đúng liều lượng- Gs mẹ tiết ra nhiều acetylcolin

2. Triệu chứng: - Gia súc rặn mạnh liên tục- Khoảng cách giữa hai lần rặn ngắn

3. Tiên lượng- Nếu chiều hướng và tư thế của thai bình thường thì thai sẽ

được đẩy ra ngoài, ngược lại nếu chiều hướng và tư thế không

bình thường thai sẽ bị chết ngạt, tử cung bị vỡ, sa âm đạo, tử

cung xuất huyết…

Page 79: Bài giảng điện tử

4. Điều trị: - Để gia súc đứng hoặc nằm tư thế đầu thấp đuôi cao để giảmáp

lực xoang chậu.- Giảm và ức chế hiện tượng co bóp tử cung- Ngựa có thể tiêm Chloralhydrat- Trâu bò cho uống rượu trắng, hoặc cồn (500 ml)- Ức chế cơn rặn bằng cách phóng bế khum đuôi, sau đó áp

dụng phương pháp đỡ đẻ bình thường.

Page 80: Bài giảng điện tử

III. Đẻ khô: 1. Nguyên nhân:- Khi tử cung đã mở hoàn toàn, màng thai bị rách, dịch thai được

thải ra ngoài- Thòi gian dài thai không ra được khỏi đường sinh dục gia súc,

gọi là đẻ khô.- Nguyên nhân do vỡ ối sớm- Bọc thai không còn dịch ối.2. Triệu chứng: - Quá trình co bóp của tử cung bình thường, sức rặn của con mẹ

bình thường nhưng thai không ra ngoài được3. Tiên lượng: - Nếu để thời gian kéo dài bào thai có thể bị chết- Có thể dẫn đến sa âm đạo, tử cung lộn bít tất, tổn thương

đường sinh dục

Page 81: Bài giảng điện tử

4. Điều trị: - Can thiệp bằng cách thụt trực tiếp các loại dầu nhờn vào

tử cung gia súc (dầu thực vật, glycerin….)- Áp dụng phương pháp thủ thuật để lấy bào thai ra ngoài.

Page 82: Bài giảng điện tử

IV. Hẹp xương chậu:

1. Nguyên nhân:

Có ba loại hẹp xương chậu: Hẹp bẩm sinh, hẹp sinh lý và hẹp

bệnh lý.

- Gia súc cái đẻ ra, trong quá trình trưởng thành, xương

chậu bị hẹp là hiện tượng bẩm sinh

- Thời kỳ hậu bị, cơ thể chưa thành thục hoàn toàn, xương

chậu hẹp là hiện tượng sinh lý.

- Xương chậu hẹp bệnh lý thường do gẫy xương, mẻ

xương, mềm méo xương gây ra.

2. Triệu chứng

- Gia súc mẹ xuất hiện đầy đủ các triệu chứng đẻ bình

thường, vật rặn mạnh nhưng thời gian đẻ kéo dài bào thai

không ra ngoài được.

- Khám qua âm đạo có thể thấy tình trạng khác nhau cảu

xương chậu.

Page 83: Bài giảng điện tử

3. Tiên lượng:- Có thể dẫn đến tử cung bị lộn bít tất, tử cung bị rách,

thủng….- Bào thai chết hoặc cả gia súc mẹ bị chết.4. Điều trị:- Dùng các loại dầu nhờn ( dầu thực vật , pharaphin…)

thụt vào tử cung sau đó áp dụng phương pháp kéo thai ra khỏi cơ thể gai súc mẹ

- Nếu không có kết quả, tùy thuộc vào mức độ biến đổi của xương chậu, thai còn sống hay chết có thể tiến hành phương pháp cắt thai ra thành bộ phận để đưa ra ngoài hoặc mổ bụng gia súc mẹ lấy bào thai.

Page 84: Bài giảng điện tử

V. Bệnh sát nhau:

Thời gian ra nhau của một số loại gia súc sau khi sổ thai là:

- Ngựa: 20 – 60 phút

- Trâu bò: 4 – 6 giờ ( không quá 12 giờ)

- Lợn : 10 – 60 phút

- Dê cừu: 30 phút – 2 giờ.

Nếu quá thời gian ra nhau trung bình trên gọi là hiện tượng sát

nhau.

Sát nhau ở 3 thể:

- Thể sát nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính

lại với niêm mạc tử cung

- Thể sát nhau không hoàn toàn: Phía sừng tử cung không có

thai nhau thai con tách khỏi nahu thai mẹ

- Thể sát nhau từng phần: Một phần màng nhau thai hay một ít núm nhau còn sót lại bên trong.

Page 85: Bài giảng điện tử

1. Nguyên nhân: - Sau khi sổ thai tử cung co bóp yếu, sức rặn con mẹ giảm dần+ Thời gian gia súc có thai thiếu vận động, thức ăn thiếu khoáng nhất là

Canxi+ Gia súc quá nhiều thai, bào thai to, dịch thai nhiều…+ đẻ khó ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tử cung…- Nhau thai con và nhau thai mẹ dính chặt vào nhau:+ Do cấu tạo giữa núm nhau con và núm nhau mẹ theo hình thức “cài

răng lược” khá chặt chẽ do vậy tử cung co bóp yếu dẫn đến sát nhau.

2. Triệu chứng:- Trâu bò: Tùy theo mức độ sát nhau, toàn bộ nhau thai còn ở trong

tử cung, hoặc một ít núm nhau được tách ra, được đảy ra và treo lòng thòng ở trước âm môn

+ gia súc bồn chồn, khó chịu cong đuôi rặn, sau sổ thai 2 – 3 ngày nhau thai chưa ra nhau thai bị thối rữa, mùi hôi thối…

Page 86: Bài giảng điện tử

- Càng về sau mức độ biến đổi của nhau thai càng nặng, lúc này cơ thể bị trúng độc xuất hiện triệu chứng toàn thân như: nhiệt độ tăng, không ăn,, sản lượng sữa giảm, chướng bụng, từ cơ quan sinh dục thải ra hỗn dịch…

- Con vật bị huyết nhiễm trùng, nhiễm mủ và chết.- Đối với ngựa: Ngựa xuất hiện trạng thái đau bụng nặng, rặn

mạnh gây sa âm đạo, nhiệt độ tăng cao, thở nhanh và mạnh, không ăn ngừng tiết sữa.

+ Dịch viêm lẫn tổ chức hoại tử thải ra ngoài

+ ngựa bị nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng huyết mủ và chết. Với ngựa triệu chứng toàn thân và cục bộ biểu hiện nhanh và mạnh hơn trâu bò.

- Đối với lợn: Lợn thường triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau, thỉnh thoảng rặn, nhiệt độ hơi tăng, lợn thích uống nước, từ cơ quan sinh dục thải ra hỗn dịch mầu nâu

Page 87: Bài giảng điện tử
Page 88: Bài giảng điện tử

3. Chẩn đoán:

Chủ yếu dựa vào triệu chứng cục bộ và toàn thân

4. Tiên lượng:

- Ngựa bị sát nhau phải can thiệp kịp thời vì loài này rất mẫn cảm với bệnh, nhanh chết.

- Trâu bò, lợn ít chết hơn nhưng thường gây tình trạng kế phát các bênh: Viêm âm đạo, viêm tử cung ảnh hưởng đến quá trình thụ thai lần sau.

- Ngaoif ra bệnh kế phát như: chướng hơi, liệt dạ cỏ, sản lượng sữa mất.

- Sát nhau là bệnh tổn thất nhiều về kinh tế nhất là trâu bò sữa nên việc đề phòng và điều trị kịp thời , tránh hiện tượng kế phát cần phải hết ức quan tâm.

Page 89: Bài giảng điện tử

5. Điều trị:

Có hai phương pháp điều trị:

- Phương pháp bảo tồn:

+ Chủ yếu dùng các loại thuốc kích thích tử cung co bóp để đẩy nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài

+ Thuốc: Oxytocin 30 – 40 UI (6 – 8 ml) tiêm dưới da 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 15 – 20 phút.

+ Đề phòng hiện tượng viêm tử cung cần phải dùng các loại thuốc sát trùng rửa sạch cơ quan sinh dục, thụt rửa cơ quan sinh dục bên trong (tiến hành 1 lần một ngày và trong 3 ngày liền). Sau khi rửa sạch và thụt rửa thuốc sát trùng dùng Penicilin 1 -2 triệu UI, Streptomicin 1 gr hòa nước cất bơm trực tiếp vào tử cung.

Hoặc có thể dùng kháng sinh dạng viên để đặt vào tử cung: Aureomycin, Tetramycin….

Page 90: Bài giảng điện tử

- Phương pháp thủ thuật:

+ Chuẩn bị: Cố định gia súc, dùng nước ấm thụt vào trực tràng để gia súc thải phân ra ngoài, rửa sạch cơ quan sinh dục bên ngoài, sát trùng tay, di găng tay sản khoa, bôi trơn găng tay.

+ Tiến hành thủ thuật: Tay trái cầm cuống dây rốn kéo nhẹ, tay phải lần theo cuống dây rốn, luồn vào giữa màng thai và niêm mạc tử cung, khi tìm được núm nahu con và nhau mẹ dính với nhau thì ngón tay trỏ và ngón tay giữa cố định núm nhau mẹ, ngón tay cái tách dần núm nhau con ra khỏi núm nhau mẹ. Tiến hành bóc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ núm nhau này đến núm nhau khác, sau khi tách hết đưa toàn bộ nhau thai ra ngoài.

+ Chú ý khi thủ thuât:

+ Tránh nhiễm trùng và làm mối liên hệ nhau mẹ và nhau con lỏng ra cần thụt vào tử cung nước muối ấm 1% từ 1 – 2 lít trước khi bóc nhau.

+ Phân biệt núm nhau con và núm nhau mẹ (núm nahu mẹ to và nhám, sù sì)

Page 91: Bài giảng điện tử

+ Tuyệt đối không bóc nhầm núm nhau mẹ.+ Thao tác phải cẩn thận, kiên nhẫn, trành làm tổn thương tử cung.+ Trường hợp gia súc mẹ rặn mạnh thì phải ức chế cơn rặn bằng cách phóng bế khum đuôi.+ Sau khi bóc nhau song rửa tử cung bằng bằng dung dịch thuốc sát trùng, kích thích tử cung co bóp để thải hết những sản phẩm còn lại trong tử cung ra ngoài.+ Đề phòng cơ quan sinh dục bị nhiếm trùng, dùng kháng sinh

(Penicilin + Streptomycin) bơm trực tiếp vào tử cung, hoặc dùng kháng sinh dạng viên đặt vào tử cung.+ Đối với ngựa rất mẫn cảm do vậy nếu ngựa bị sát nhau phải can thiệp ngay.+ Đối với lợn: chủ yếu dùng phương pháp bảo tồn.

Page 92: Bài giảng điện tử

VI. Tử cung lộn bít tất:

K/n: Bệnh tử cung lộn bít tất là tử cung bị lộn trái và bị đẩy ra ngoài khỏi mép âm môn. Bệnh thường gặp ở trâu bò, thỉnh thoảng gặp ở lợn và các loài gia súc khác.

1. Nguyên nhân:- Gia súc ít được chăn thả vận động, thường

xuyên nuôi nhốt ở nền chuồng dốc về phía sau

- Thức ăn kém chất lượng, không đủ dinh dưỡng….

- Bào thai to, nhiều thai, nhiều dịch thai….- Tử cung giãn quá mức- Thao tác đỡ đẻ không đúng kỹ thuật.- Kế phát từ bệnh bại liệt sau khi đẻ.

Page 93: Bài giảng điện tử

2. Triệu chứng:- Trường hợp đầu mút của tử cung lộn vào

trong xoang tử cung thì con vật không có triệu chứng điển hình.

- Trường hợp sừng tử cung và thân tử cung lộn trái qua cổ tử cung vào âm đạo thì con vật có triệu chứng điển hình toàn thân và cục bộ

- Gia súc ăn uống giảm, không nhai lại, đau bụng, cong lưng rặn. Dần về sau sừng và thân tử cung bị đẩy ra ngoài, gia súc đau đớn, đứng lên nằm xuống tử cung bị tổn thương, xuất huyết, nhiễm khuẩn

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao do vi khuẩn xâm nhập.

3. Tiên lượng:- Gia súc có thể bị nhiễm trùng huyết, nhiễm

trùng mủ và chết- Trâu bò có thể chết sau 5 -6 ngày, gia súc

khác chết sau 1-2 ngày.

Page 94: Bài giảng điện tử

4. Điều trị:

- Tiến hành phương pháp đưa tử cung về vị trí cũ

- Trường hợp đầu mút của sừng tử cung lộn vào xoang của tử cung: Bôi trơn tay bằng dầu vzolin từ từ đưa sừng tử cung về vị trí cũ, sau đó rửa tử cung bằng các thuốc sát trùng và dùng kháng sinh đặt vào tử cung

- Trường hợp lộn tử cung: tiến hành đưa tử cung về vị trí cũ.

+ Chuẩn bị: cố định gia súc ở vị trí đầu thấp đuôi cao.

ức chế cơn rặn bằng phóng bế khum đuôi.

Sát trùng tay, rửa sạch phần thân sau của gia súc.

+ Tiến hành: rửa sạch tử cung bộc lộ ra ngoài bằng thuốc sát trùng, khâu những chỗ niêm mạc bị rách, mạch quản bị đứt, dùng dầu thực vật xoa lên niêm mạc tử cung.

Dùng miếng vải sạch bọc lấy phần tử cung bị đẩy ra ngoài nâng cao ngang tầm âm môn, kiểm tra xem tử cung có bị xoắn vặn không sau đó từ từ đưa tử cung về vị trí cũ.

Page 95: Bài giảng điện tử

Chú ý: - Đẩy tử cung khi con mẹ ngừng rặn

- Thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc

- Chống hiện tượng nhiễm trùng tử cung và cơ thể:

+ Thụt rửa tử cung bằng các loại thuốc sát trùng

+ Bơm trực tiếp vào tử cung: Penicilin 1-2 triệu UI + Streptomycin 1gr + nước cất 20 ml.

+ dùng kháng sinh dạnh mỡ xoa khắp niêm mạc tử cung.

- Cố định đề phòng tái phát:

+ Dùng bóng bơm hơi đưa vào âm đạo, hoặc dùng chày sản khoa (2 -3 giờ lấy bóng ra để gia súc tiểu tiện)

+ Dùng chỉ mềm và chắc khâu 2/3 phía trên của mép âm môn để cố định.

Page 96: Bài giảng điện tử

Chương 8Chương 8:: NHỮNG BỆNH TRONG THỜI GIAN SAU NHỮNG BỆNH TRONG THỜI GIAN SAU SINH ĐẺSINH ĐẺ

I. Bệnh nhiễm trùng sau đẻ:1. Nguyên nhân:- Vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong cơ quan sinh dục sau đó gây

hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể.- Các loài vi khuẩn: Streptococcus, staphylococcus, E.coli….- Nếu sức đề kháng của cơ thể yếu, độc tính của vi khuẩn tăng cao

sau đó phát triển vào máu và ở các cơ quan tổ chức khácm thỉnh thoảng gây nên tình trạng di căn ổ viêm.

2. Triệu chứng: - Toàn thân: nhiệt độ tăng cao, không ăn, ngừng nhai lại- gây rối loạn các chức năng hoạt động của các cơ quan nội phủ tạng

Page 97: Bài giảng điện tử

3. Tiên lượng:- Viêm nặng ở cơ quan sinh dục- Nhiễm độc toàn thân nặng con vật có thể chết.

4. Điều trị:- Hộ lý: chăm sóc nuôi dưỡng tốt- Dùng kháng sinh liều cao điều trị kết hợp với thuốc trợ

sức trợ lực cho gia súc.- Điều trị các ổ viêm cục bộ.- TIêm kháng sinh trực tiếp vào tĩnh mạch.

Page 98: Bài giảng điện tử

II. Viêm âm môn tiền đình âm đạo:

1. Nguyên nhân:

- Niêm mạc âm môn, tiền đình, âm đạo bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập

- Quá trình thao tác thủ thuật không đúng kỹ thuật

- Kế phát từ hiện tượng sảy thai, thai thối rữa trong tử cung.

2. Triệu chứng:

- Toàn thân: con vật mệt mỏi, ăn kém, sản lượng sữa giảm, đi tiểu tiện nhiều lần nhưng số lượng ít.

- Dịch viêm thải ra ngoài.

- Thân nhiệt tăng cao.

3. Tiên lượng:

- Nếu viên thể thanh dịch thì tiên lượng tốt.

- Trường hợp viêm màng giả, nhiều mảng loét lớn gây nên tình trạng bại huyết, huyết nhiễm mủ, tiên lượng xấu, ảnh hưởng đến lứa đẻ lần sau

Page 99: Bài giảng điện tử

4. Điều trị:- Thụt rửa bộ phận âm đạo, âm môn, tiền đình bằng

các loại thuốc sát trùng, thuốc tím 1/1000, Rivanol 1-2%, H2O2 1%...

- Chú khi khi thụt rửa âm đạo cần lưu ý không để dịch viêm và thuốc sát trùng chảy vào bên trong gây viêm kế phát.

- Trường hợp viêm màng giả không nên thụt rửa, vì có thể làm chỗ viêm phát triển lan rộng

- Xoa niêm mạc các loại kháng sinh dạng mỡ, bột sulphamid, hoặc bơm vào âm đạo dung dịch lugol 0,1%

- Dùng hỗn hợp

Sulfamid9 phần

Iodofrome1 phần

Vaselin vừa đủ tạo thành hỗn hợp sệt xoa khắp niêm mạc tử cung.

Tiêm kháng sinh toàn thân.

Page 100: Bài giảng điện tử

III. Viêm nội mạc tử cung:

Bệnh chia làm 2 thể

- Viêm nội mạc tử cung thể cấp tính có mủ

- Viêm nội mạc tử cung màng giả

1. Viêm nội mạc tử cung thể cấp tính có mủ.

- Nguyên nhân:

+ Niêm mạc tử cung, âm đạo bị tổn thương vi khuẩn xâm nhập

+ Gia súc đẻ khó can thiệp không đúng kỹ thuật gây tổn thương vi khuẩn xâm nhập

- Triệu chứng:

+ Thân nhiệt tăng cao, ăn uống kém, sản lượng sữa giảm, con vật trạng thái đau, cong lưng rặn

+ Dịch viêm thải ra ngoài lẫn máu mủ, mảnh tổ chức hoại tử.

Page 101: Bài giảng điện tử

- Tiên lượng:

+ Tùy theo mức dộ viêm nặng hay nhẹ

+ Trâu bò, lợn nếu điều trị tích cực sẽ khỏi sau 7 ngày điều trị , trường hợp bệnh kéo dài có thể trở thành mãn tính khó điều trị.

- Điều trị:

+ Dùng các loại thuốc sát trùng thụt rửa tử cung

+ Dùng: 1 – 2 triệu UI Penicilin + 1 gr Streptomicin + H2O bơm trực tiếp vào tử cung

Thụt rửa và bơm kháng sinh tiến hành 1 lần một ngày và liên tục trong 3 ngày.

+ Tiêm kháng sinh toàn thân kết hợp với trợ sức trợ lực cho gia súc.

2. Viêm nội mạc tử cung:

- Nguyên nhân:

+ Thể viêm này những vết thương ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử.

Page 102: Bài giảng điện tử

+ Vi khẩn xâm nhập gây những ổ viêm

- Triệu chứng: Con vật đau đớn, luôn cong lưng rặn, cwo quan sinh dục thải ra hỗn dịch, những mảnh tổ chức hoại tử.

- Điều trị: Không thụt rửa, dùng thuốc kích thích tử cung co bóp để thải chất bẩn trong tử cung ra ngoài.

+ Dùng kháng sinh dạng mỡ xoa lên niêm mạc tử cung, viên đặt

+ dùng dung dịch Lugol 0,1% 100 ml bơm trực tiếp vào tử cung

+ tiêm kháng sinh toàn thân kết hợp với thuốc trợ sức trợ lực, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng.

Page 103: Bài giảng điện tử

IV. Huyết nhiễm mủ:

1. Nguyên nhân: - Vi khuẩn xâm nhập, hệ thống tĩnh mạch bị tắc nghẽn, trong máu hình

thành những cục huyết bị nhiễm mủ, sau đó cục huyết nhiễm mủ mềm tan ra và di căn gây nên nhiều ổ mủ ở các tổ chức của cơ thể.

- Huyết nhiễm mủ thường do vi khuẩn tụ cầu trùng, liên cầu trùng, E.coli gây ra.

- Bệnh chủ yếu xuất hiện trong trường hợp viêm tử cung hoại tử, sát nhau, viêm âm đạo thể màng giả.

2. Triệu chứng: - Gia súc bỏ ăn, thân nhiệt tăng 1 – 2 độ, mất sữa hoàn toanfsau đó một

thời gian thì nhiệt độ hạ xấp xỉ bình thường rồi lại lại tăng cao- Nếu ổ mủ ở khớp chân thì gia súc đi lại khó khăn.

Page 104: Bài giảng điện tử

3. Tiên lượng:- Gia súc, đặc biệt là trâu bò sau khi điều trị khỏi bệnh,

thường hay tái phát dẫn đến tình trạng vô sinh.

4. Điều trị:- Điều trị dùng kháng sinh liều cao tiêm bắp, có thể sử

dụng Penicilin tiêm tĩnh mạch, tăng cường sức đề kháng, trợ sức, trợ lực trợ tim

- Dùng glucose tiêm tĩnh mạch…- Trường hợp có những ổ mủ dưới da thì tiến hành

can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa.

Page 105: Bài giảng điện tử

V. Bại liệt sau đẻ:

K/n: là bệnh mà gia súc mất khả năng vận động sau khi sổ thai

1. Nguyên nhân:- Thai to, tư thế chiều hướng của thai không bình thường- Thủ thuật đỡ đẻ khó không đúng kỹ thuật- Tổn thương thần kinh tọa ảnh hưởng đến đám rối hông khum.- Ngoài ra còn do khẩu phần thức ăn không hợp lý, thiếu khoáng, đặc biệt

là thiếu Ca, P.

2. Triệu chứng:- Gia súc đi lại khó khăn, không đứng lên được, nằm một chỗ- Kế phát một số bệnh: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp…- Xuất hiện các vết loét trên da nơi tiếp súc với nền chuồng

Page 106: Bài giảng điện tử

3. Tiên lượng:- Gia súc không vận động, ăn uống được, gầy yếu, sức đề kháng giảm và

có thể chết sau 3 -4 tuần

4. Điều trị:- Hộ lý: + Để gia súc nằm trên đệm rơm rạ cỏ khô, hàng ngày trở mình cho

gia súc tránh bần huyết, hoại tử đa. + tăng cường bổ xung các loại khoáng, cho ăn thức ăn giàu đạm,

khoáng nhất là Ca, P.

- Điều trị: Dùng các loại dầu nóng xoa hai chân sau

+ Tiêm gluconatcanxi hay Chloruacanci,

+ Tiêm Strichnin

+ Điều trị trong 3 tuần, bệnh không chuyển biến tốt thì loại thải

Page 107: Bài giảng điện tử

VI. Liệt nhẹ sau đẻ:

K/n: là bệnh sốt sữa gây nguy hiểm cho gia súc. Bệnh phát sinh đột ngột gây lên tình trạng con vật mất cảm giác, tê ở các ngón chân, ruột họng,,,gây rối loạn tất cả các phản xạ có và không có điều kiện. Thường gặp ở bò sữa cao sản.

1. Nguyên nhân:

- Do thức ăn dinh dưỡng cao được sử dụng trong thời kỳ gia súc có thai kỳ cuối.

- Do giảm can xi huyết, xuất hiện lượng máu nhiều tập trung vào bầu vú sau đẻ, khi thành phần của sữa chứa nhiều Canxi.

- Do rối loạn chức năng hoạt động của tuyến phó giáp trạng

- Do vỏ tuyến thượng thận hoạt động kém

- Tuyến tụy hoạt động quá mạnh cũng gây lên hiện tượng giảm canxi huyết.

Page 108: Bài giảng điện tử

2. Triệu chứng:

- Bệnh thường xảy ra sau đẻ 3 ngày

- Bệnh tiến triển nhanh, con vật bỏ ăn, ngừng nhai lại, không yên tĩnh.

- Đi lùi có biểu hiện rung cơ, triệu chứng thần kinh, kêu rống, giãy dụa toát mồ hôi

- Chướng hơi nhẹ

- Nhiệt độ hạ dần xuống 35 - 360 C, đầu và gốc sừng, gốc tai da và bốn chân lạnh

- Nước bọt tích trong xoang miệng do bị liệt hầu và liệt lưỡi

- Cuối cùng hai chân sau bị bại liệt con vật ở tình trạng hôn mê.

3. Tiên lượng:

- Bệnh tiến triển nhanh vật có thể chết sau 12 – 48 giờ

- Nếu can thiệp kịp thời đúng phương pháp thì con cật khỏi sau 1 vài giờ hoặc sau 1 – 3 ngày điều trị.

Page 109: Bài giảng điện tử

4. Điều trị:- Dùng phương pháp điều trị đặc hiệu: bơm không

khí vào tuyến vú bằng dụng cụ riêng- Chú ý trước khi bơm phải vắt hết sữa trong lá vú.- Bơm đầy không khí vào 4 lá vú sau đó dùng dây vải

mềm buộc núm đầu vú lại, sau một giờ thì mở dây buộc núm đầu vú ra.

- Khi không khí đầy trong các lá vú, các đầu mút thần kinh trong tuyến vú bị kích thich và truyền về vỏ đại não làm cho con vật hưng phấn, mặt khác bơm không khí vào tuyến vú còn làm cho huyết áp cơ thể tăng và hạn chế được lượng canxi trong sữa.

- Điều trị theo phương pháp này 30 phút sau con vật sẽ hồi phục, trường hợp hồi phục chậm có thể bơm lần thứ 2.

- Trong quá trình điều trị cần điều trị can thiệp các trường hợp kế phát như: chướng vụng đầy hơi, viêm phế quản, bại liệt….

- Trợ sức, trợ lực và trợ tim, tiêm tĩnh mạch Gluconatcanci…

- Có thể dùng thêm thuốc tẩy: Sulfat natri, Calomen….

Page 110: Bài giảng điện tử

5. Phòng bệnh:

- Thành phần dinh dưỡng gia súc mẹ phải giảm dần ở 2 tuần trước khi đẻ, nhất là loại thức ăn nhiều nước, nhiều nhựa.

- Những con đã bị bệnh này thì thường lặp lại lần ở lứa đẻ sau, nên cần chú ý đề phòng

- Sau khi gia súc đẻ cho uống nước đường hoặc mước muối

Page 111: Bài giảng điện tử

Chương 9Chương 9: ĐẺ KHÓ: ĐẺ KHÓ

- K/n: khi gia súc sinh đẻ thời gian sổ thai kéo dài nhưng thai vẫn chưa ra ngoài được gọi là hiện tượng đẻ khó

- Hiện tượng đẻ khó do nhiều nguyên nhân, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi.

Vì vậy việc đề phòng, can thiệp các trường hợp đẻ khó kịp thời đúng kỹ thuật avf có hiệu quả là điều vô cùng cần thiêt.

- Để quyết định phương pháp can thiệp thích hợp trước hết phải tiến hành chẩn đoán chính xác và kịp thời

Page 112: Bài giảng điện tử

I. Kiểm tra trước khi thủ thuật.

1. Kiểm tra toàn thân:

- kiểm tra thân nhiệt, sự hoạt động của hệ tuần hoàn hô hấp, tiêu hóa, vận động , tiết niệu…. Kiểm tra bầu vú, bộ phận sinh dục bên ngoài và những đặc điểm khác để biêt gia súc đã đến ngày đẻ chưa.

2. Kiểm tra cơ quan sinh dục

- Kiểm tra độ mở của cổ tử cung

- Kiểm tra xem đã vỡ ối chưa

- Kiểm tra các đặc điểm khác của cwo quan sinh dục

- Kiểm tra màu sức của dịch thải ra ngoài

3. Kiểm tra thai

- Kiểm tra vị trí, chiều hướng, tư thế của bào thai

- Thai còn sống hay đã chết.

- Nếu thai chết phải can thiệp nhanh mục đích là để cứu lấy gia súc mẹ.

Page 113: Bài giảng điện tử

- Trường hợp thai còn sống: phải tìm biện pháp can thiệp và chọn dụng cụ thích hợp để đảm bảo sự sống cho cả con mẹ và gia súc non.

- Phân biệt thai sống hay chết:

+ Trường hợp đầu ra trước: Kéo nhẹ lưỡi xem có cử động không, kiểm tra phản xạ bú, dùng ngón tay trỏ và ngón cái ấn vào đồng tử mắt hoặc kiểm tra hoạt động của tim thai.

+ Trường hợp đuôi ra trước: Kiểm tra qua trực tràng, kiểm tra dây rốn để xác định động mạch rốn có hoạt động không

II. Chuẩn bị trước khi thủ thuật:

1. Dụng cụ và thuốc:

- Rơm rạ cỏ khô làm đệm cho gia súc

- Bộ đồ đỡ đẻ khó, bộ đồ ngoại khoa

- các loại thuốc sát trùng, cấp cứu, trợ tim, trợ lực, kháng sinh….

- Người đỡ đẻ và người giúp việc

Page 114: Bài giảng điện tử

2. Cố định gia súc:- Cố định gia súc đứng ở vị trí đầu thấp đuôi cao, thai lùi vào xoang chậu dễ xoay sửa thai- Nếu gia súc nằm thì tùy vào tay thuận của người đỡ đẻ - Không cho gia súc nằm sấp

3. Gây tê cục bộ màng cứng tủy sốngGây tê để tiến hành các thao tác thủ thuật như:+ Đẩy thai lùi vào xoang bụng đẻ sửa thai+ Khi gia súc đẻ khó kéo dài, dường sinh dục bị khô+ Áp dụng khi tiến hành phẫu thuật: mổ bụng gia súc mẹ lấy thai.

Page 115: Bài giảng điện tử

4. Những điều chú ý khi can thiệp các trường hợp đẻ khó.- Chẩn đoán chính xác và can thiệp sớm kịp thời.- Xác định phương pháp tiến hành và chọn dụng cụ thích hợp cho từng loại

đẻ khó khác nhau- Thao tác thủ thuật phải thành thạo, khéo léo, cẩn thận, bình tĩnh, tránh làm

tổn thương cơ quan sinh dục gia súc mẹ- Đường sinh dục gia súc bị khô phải thụt vào tử cung, âm đạo các loại dầu

thực vật, Paraphin….

III. Một số dụng cụ can thiệp đẻ khó:- Dụng cụ kéo thai:+ Dây sản khoa: dây vải mềm và chắc dài 1 -2 m dùng để sửa thai hoặc kéo thai ra ngoài+ Móc sản khoa: dùng để kéo thai ra ngoài, vị trí móc vào hàm dưới, lỗ mũi, hốc mắt, khung xương chậu….

Page 116: Bài giảng điện tử

Móc nhọn sử dụng trong trường hợp bào thai đã chếtMóc tù sử dụng trong trường hợp thai còn sống.Kẹp thai: dùng để kẹp dầu, cổ thai để kéo ra ngoài

- Dụng cụ đẩy thai: Nạng sản khoa dùng đẩy thai lùi vào xoang bụng để xoay sửa thai

- Dụng cụ cắt thai: khi không còn biện pháp nào để đưa thai ra ngoài thì cần phải cắt thai ra từng bộ phận nhỏ.+ Dao dấu lưỡi: Khi đưa vào hay lấy dao ra khỏi tử cung thì lưỡi dao được dấu trong cán dao+ Đục sản khoa: Dùng đục khớp xương, dây chằng+ Dầm bóc da: Dùng bóc da ở bốn chân+ Dây cưa sản khoa: Dùng cưa khớp xương, dây chằng

Page 117: Bài giảng điện tử

IV. Một số loại đẻ khó và phương pháp can thiệp.

Hiện tượng đẻ khó xuất hiện do nhiều nguyên nhân:

- Đẻ khó do nguyên nhân cơ thể mẹ:

+ Tử cung co bóp yếu, sức rặn để của gia súc mẹ yếu

+ các phần mềm của cơ quan sinh dục giãn nở không bình thường

+ Hệ thống khung xoang chậu bị hẹp hay biến dạng

+ Khớp bán động háng bị cốt hóa

+ Tử cung bị xoắn vặn ở thời gian có thai kỳ cuói

- Để khó do nguyên nhân bào thai:

+ Thai to không phù hợp với kích thước của xoang chậu

+ Chiều hướng và tư thế của thai không bình thường

+ Thai dị hình hay quái thai

Mặt khác trong quá trình thủ thuật do không nắm vững thao tác kỹ thuật nên làm cho gia súc đẻ càng khó thêm.

Page 118: Bài giảng điện tử

1. Kích thước của thai không phù hợp với xoang chậu

a. Thai quá to:

- Do nhiều nguyên nhân: nhu cầu cải tạo giống, thai phát triển tốt, ít thai ở gia súc đa thai

- KIểm tra qua thai qua trực trangfcos thể phát hiện được chiều hướng và tư thế của thai bình thường nhưng kích thước của thai lớn và tử cung kẹp chặt lại.

Can thiệp: Dùng dầu thực vật thụt trực tiếp vào tử cung, dùng dây sản khoa buộc vào hai chân trước kết hợp với người đỡ đẻ chính cho ngón tay cái vào miệng bào thai và nắm chặt lấy hàm dưới. Kết hợp nhịp nhàng giữ người chính và người phụ kéo thai ra ngoài.

- Chú ý: khi kéo thai

+ Tư thế và chiều hướng của thai phải bình thường

+ Kéo thai phải phù hợp với từng cơn rặn của gia súc mẹ

+ Kéo theo đứng hướng của trục xoang chậu.

Page 119: Bài giảng điện tử

b. Đẻ sinh đôi.

Thường gặp hai trường hợp đẻ khó:- Một thai ở tư thế bình thường, một thai ở tư thế không bình thường

Trường hợp này can thiệp như biện pháp thai quá to.- Hai thai cùng lọt vào xoang chậu một lúc, nên thai bị kẹt chặt trong tử cung

gây ra đẻ khó.

+ Can thiệp: Dùng dụng cụ đẩy thai lùi một thai vào bên trong (qua cửa vào xoang chậu) . Sau đó áp dụng phương pháp kéo từng thai ra ngoài một.

+ Chú ý:

khi đẩy và kéo cần phân biệt từng thai tránh trường hợp vừa đẩy vừa kéo cùng một thai

Nếu gia súc mẹ nằm thì kéo thai bên trên trước, thai dưới kéo sau.

2. Tư thế của bào thai không bình thường:

Có thể xuất hiện đầu ra trước hoặc phần sau ra trước

Page 120: Bài giảng điện tử

a. Đầu và cổ quay sang một bên.Khi đẻ bào thai ở tư thế hai chân trước đã lọt vào xoang chậu hay lọt vào tử cung, nhưng đầu thai lại quay sang một bên, nên gia súc mẹ không đẩy thai ra ngoài được. Tư thế này do tử cung co bóp quá mạnh, cổ tử cung mở không phù hợp với nhịp điệu co bóp của thành tử cung.- Biện pháp can thiệp:+ Trường hợp mõm thai quay về phía sau: Dùng nạng sản khoa đẩy thai lùi vào bên trong, sau đó dùng tay và dụng cụ để sửa đầu thai về tư thế bình thường. Tay giữ chặt lấy xương hàm dưới, dùng sức đẩy đầu thai về phía đối diện và sau đó kéo đầu thai vào xoang chậu, có thể dùng dây sản khoa buộc chặt xương hàm dưới kết hợp với người đỡ đẻ chính bịt chặt lấy mõm thai để đảy thai về phía đối diện và người phụ kéo dây để điều chỉnh đàu thẳng ra và vào xoang chậu.+ Trường hợp mõm thai hướng về phía trước và trúc xuống dưới: dùng dây sản khoa buộc chặt xương hàm dưới sau đó kéo dần cổ thẳng ra vào xoang chậu.

Page 121: Bài giảng điện tử

b. Đầu gập xuống dưới:

Đầu gập xuống dưới và nằm giữa hai chân trước

- Can thiệp:

+ Trường hợp trán thai ra ngoài trước: dùng tay nắm chặt xương hàm dưới vừa đẩy lên trên vừa kéo ra ngoài làm cho mõm thai lọt vào cửa vào xoang chậu.

+ Trường hợp đỉnh đầu ra ngoài trước: dùng dụng cụ đẩy thai lùi về bên trong, sau đó dùng dây sản khoa buộc vào xương hàm dưới của thai, người chính dùng ngón tay cho vào hốc mắt vừa nâng đầu thai lên vừa đẩy vào bên trong, đồng thời kết hợp người phụ kéo dây sản khoa để đầu thai lọt vào xoang chậu.

+ Trường hợp cổ thai ra trước: đẩy lùi thai vào bên trong, dùng nạng sản khoa vừa đẩy đầu sang một bên và lên trên. Kết hợp với tay ấn mạnh lên đỉnh đầu, kéo mõm thai thẳng vào xoang chậu.

Nếu không sửa đầu và cổ thai về tư thế bình thường được thì áp dụng biện pháp cưa cắt thai ra thành từng bộ phận để đưa ra ngoài.

Page 122: Bài giảng điện tử

c. Đầu gối của thai ra trước.Tư thế này khi một hay cả hai chân trước không được

duỗi thẳng, đầu gối lọt vào xoang chậu, khớp vai và khuỷu cũng bị cong lên nên thai không thể qua được xoang chậu.+ Can thiệp: Dùng nạng sản khoa cố định vào vai của thai phía chân trước bị gập lại đẩy thai lùi về phía trước, người đỡ đẻ chính giữ chắc vào đầu móng chân thai kết hợp khi người phụ đẩy thai về phía trước thì người chính đồng thời nâng cao móng chân kéo mạnh để chân được thẳng ra ngoài

d. Vai của thai ra trước.Tư thế này thì đầu thai ở xoang chậu, một hay cả hai chân trước bị gập lại nằm ở dưới bụng vì vậy 1 hay 2 khớp vai lọt vào xoang chậu, thể tích vòng ngực tăng lên+ Can thiệp: Trường hợp thai không lớn, một chân bị gập lại còn chân kia và đầu bình thường, có thể kéo thai ra không cần can thiệp.

Page 123: Bài giảng điện tử

- Trường hợp một chân ở tư thế không bình thường: Người phụ dùng nạng sản khoa đẩy thai lên trên về phía trước, đồng thời người chính nắm chắc đầu gối của thai kéo mạnh về xoang chậu để trở thành tư thế đầu gối ra trước, sau đó can thiệp theo tư thế đầu gối ra trước.

- Trường hợp cả hai chân trước không bình thường: Nếu thai còn sống thì dùng dây buộc vào vai của thai kết hợp đồng thời kéo đầu và vai của thai ra ngoài. Nếu thai to quá phải trực tiếp kéo đầu thai theo chiếu sang trái, sang phải và kéo ra ngoài.

e. Chân trước của thai đề lên đỉnh đầu: Là tư thế một hoặc cả hai chân đè lên đỉnh đầu

Can thiệp: Dùng dụng cụ đẩy thai lùi vào trong, dùng dây sản khoa buộc vào ống chân của thai, người phụ dùng nạng cố định vào ngực của thai và đẩy thai về phía trước và lên trên, người chính dùng tay kéo từng chân sang bên và đẩy hàm dưới lên. Sau đó kéo đầu và hai chân trước của thai ra ngoài.

Page 124: Bài giảng điện tử

g. Khoeo của chân sau ra ngoài trước:

Là tư thế một hoặc hai chân sau không được duỗi thẳng, bị gập lại phía trước làm thể tích phần đùi và mông tăng lên dẫn đến đẻ khó.

Can thiệp: Người phụ cố định đầu nạng vào chỗ lõm xương ngồi của hai gốc đuôi, người chính dùng tay nắm lấy đầu móng chân thai, khi người ohuj đẩy thai vào phía trong thì người chính nâng mạnh đầu móng chân làm chân sau uốn lại và móng chân vượt ra phía trước về phía xương ngồi, sau đó kéo thẳng chân ra ngoài và dùng các dụng cụ thích hợp kéo thai ra khỏi cơ thể mẹ.

h. Mông của thai ra trước:

Trường hợp một chân hoặc cả hai chân của thai bị gập lại nằm dưới bụng thai

Can thiệp: Trước hết phải sửa chân thai về tư thế bình thường, người phụ đẩy thai về phía trước, người chính điều chỉnh chân sau về tư thế khoeo ra trước sau đó can thiệp theo tư thế khoeo ra trước.

Page 125: Bài giảng điện tử

3. Hướng của thai không bình thường:

Hướng của thai không bình thường, những bộ phận phình ra như đầu, ngực, vai của thai không phù hợp với kích thước xoang chậu nên quá trình sinh đẻ bị trở ngại.

a. Thai ngiêng và ngửa trong trường hợp đầu ra trước.

Thai nằm ngiêng thì đầu nằm cạnh chân, thai nằm ngửa thì đầu và cổ nằm dưới hai chân.

Can thiệp: dùng các loại dầu thực vật, vazolin… bơm vào tử cung sau đó áp dụng phương pháp xoay sửa thai và kéo hơi ngiêng thai thai ra ngoài. Chú y khi xoay, sửa thai nên cho gia súc mẹ đứng thai thõng xuống dưới, không bị các bộ phận khác chèn ép trở ngại đến thao tác.

b. Thai ngiêng và ngửa trong trường hợp đuôi ra trước.

Kiểm tra qua đường sinh dục thấy một hoặc hai móng chân úp sấp, hoặc căn cứ vào khớp khoeo để xác định chân sau.

Page 126: Bài giảng điện tử

Can thiệp: - Nếu thai không quá to có thể kéo thai ra ngoài mà không cần phải chỉnh sửa

- Nếu thai nằm ngửa, gia súc mẹ không đứng lên được thì có thể can thiệp xoay thai như trường hợp đầu ra trước.

4. Chiều của thai không bình thường:

Chiều thai không bình thường xuất hiện khi chiều dọc của thai và chiều dọc con mẹ nằm chếch nhau tạo thành góc vuông.

a. Thai ngang: Thai nằm ngang trong tử cung bốn chân đâm thẳng vào đường sinh dục

Can thiệp: Sửa và xoay thai về tư thế nằm nghiêng và mông ra trước. Mặt khác có thể sửa về tư thế nằm nghiêng và đầu ra trước, áp dụng khi đầu và hai chân trước của thai nằm sát cửa vào xoang chậu.

Page 127: Bài giảng điện tử

b. Thai vuông góc thước thợ:

Thường do màng thai rách sớm, cơ thể mẹ rặn đẻ sớm do vậy thai chưa kịp đổi chiều hướng thích hợp. Kiểm tra qua đường sinh dục có thể phát hiện được bờm hoặc cổ hoặc sống lưng của thai thẳng đứng.

Can thiệp: sửa thai về tư thế nằm ngửa và đầu ra trước khi thấy đầu và hai chân trước ở gần cửa vào xoang chậu.

Sửa thai về tư thế mông ra trước khi thấy mong của thai ở gần cửa vào xoang chậu.

Bằng những biện pháp trên không có kết quả có thể cưa cắt thai ra thành từng bộ phận để đưa ra ngoài.

Page 128: Bài giảng điện tử

Chương 10Chương 10: BỆNH Ở TUYẾN VÚ: BỆNH Ở TUYẾN VÚ

I. Bệnh viêm vú thể thanh dịch:1. Nguyên nhân:

- Vi khuẩn xâm nhập qua da lá vú bị tổn thương, hay lỗ đầu vú.- Kế phát từ các bệnh sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, vi khuẩn theo máu về tuyến vú gây bệnh.

2. Triệu chứng:- Tuyến vú xung huyết, dịch viêm tiết ra nhiều- Biểu hiện đầy đủ của quá trình viêm (sưng, nóng, đỏ, đau)- sản lượng sữa giảm, sữa loãng các tế bào biểu mô và bạch cầu tăng- Thân nhiệt tăng, ăn uống giảm, ủ rũ, mệt mỏi.

Page 129: Bài giảng điện tử

3. Tiên lượng:

Điều trị kịp thời sẽ khỏi bệnh sau một tuần hoặc có thể chuyển sang thể viêm khác nặng hơn.

4. Điều trị:

- Hộ lý: Cách ly gia súc ốm, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng số lần vắt sữa trong ngày đề giảm áp lực trong bầu vú, giảm thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước, nhựa.

- Dùng thuốc: Nosulphazol 6 – 8 gr uống 2 lần/ngày và điều trị 4 -5 ngày.

+ Đề phòng chuyển thể viêm năng có thể dùng: Nosulphazol – Natri 10%, 100 – 150 ml tiêm tĩnh mạch.

+ Dùng thuốc kháng sinh bơm qua lỗ đầu vú

+ Tiêm kháng sinh toàn thân + trợ sức, trợ lực

+ Dùng paraphin dun nóng 60o C bôi lên da lá vú bị viêm để khoảng 30 phút; dùng novocain 0,25%, 20 ml tiêm tĩnh mạch

Page 130: Bài giảng điện tử

II. Viêm vú thể cata.

1. Nguyên nhân:

- Vi khuẩn xâm nhập qua lỗ đầu vú, vệ sinh chuồng trại kém

- Thao tác vắt sữa không đúng kỹ thuật

- Sức đề kháng giảm vi khuẩn có sẵn trong bể sữa phát triển.

2. Triệu chứng:

2.1. Viêm cata bể sữa và ống dẫn sữa:

- Lá vú bị xung huyết

- Tế bào biểu mô bị thoái hóa

- sữa bị đông vón thành từng cục nhỏ màu xanh hoặc vàng, bịt kín ống dẫn sữa, sản lượng sữa giảm, sờ lá vú thấy nóng.

2.2. Viêm cata nang sữa:

- trong nang sữa chứa nhiều dịch dỉ viêm

- Trong sữa có nhiều bạch cầu và lâm ba cầu, sữa có nhiều cục sữa đông.

Page 131: Bài giảng điện tử

3. Tiên lượng:

Nếu điều trị kịp thời sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị; nếu phát hiện muộn thì dễ bị chuyển sang thể mạn tính, sản lượng sữa giảm thậm chí mất hẳn.

4. Điều trị.

- Hộ lý: Cách ly gia súc ốm, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng số lần vắt sữa trong ngày đề giảm áp lực trong bầu vú, giảm thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước, nhựa. Nếu sữa có nhiều cục sữa đông thì dùng dung dịch Bicacbonat Natri 2% 40 – 50 ml bơm vào bầu vú sau đó xoa bóp nhẹ nhàng.

- Thuốc: + Bơm dung dịch Rivanol 0,2 % ; Furacilin 1/5000 khoảng 100 – 250 ml

+ Dùng Penicilin + Streptomycin bơm vào lá vú bị viêm

+ Dùng kháng sinh tiêm bắp kết hợp trợ sức, trợ lực

Page 132: Bài giảng điện tử

III. Viêm vú thể Fibrin1. Nguyên nhân:

- Kế phát từ thể viêm thanh dịch hay viêm cata.- Kế phát từ viêm phúc mạc, viêm tử cung tích mủ.

2. Triệu chứng:- Xuất hiện ở 1 lá vú, ít thấy ở 2 hoặc cả 4 lá vú.- Sữa chứa nhiều nước vàng fibrinogen và tế bào chết.- fibrinogen dưới tác dụng của men tế bào chết tạo thành Fibrin. Fibrin phủ kín niêm mạc ống dẫn sữa và nang sữa.- Nhiệt độ cơ thể tăng, mệt mỏi không ăn, chướng hơi, lá vú sưng to

3. Tiên lượng: điều trị không kịp thời có thể chuyển sang fibrin hóa mủ hay thể viêm hoại thư.

4. Điều trị: Tăng số lần vắt sữa trong ngày, dùng kháng sinh bơm trực tiếp vào lá vú bị viêm hoặc kết hợp tiêm bắp- trợ sức trợ lực cho con vật

Page 133: Bài giảng điện tử

IV. Viêm vú thể cata có mủ:

1. Nguyên nhân:

- Do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào

- Vi khuẩn có sẵn trong bể sữa khi sức đề kháng giảm thì phát triển và gây bệnh

2. Triệu chứng:

- Thể cấp: niêm mạc bể sữa và ống dẫn sữa bị xung huyết, tế bào bị thoái hóa, trong sữa có nhiều bạch cầu

+ Sản lượng sữa giảm, sữa loãng và đắng, sữa bị vón cục

+ Triệu chứng toàn thân thể hiện rõ: sốt, không ăn, hô hấp tuần hoàn tăng.

- Tiên lượng: nếu điều trị kịp thời sẽ khỏi sau 3 – 5 ngày ; có thể chuyển sang thể mạn tính

- Thể mạn tính: triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, sữa loãng.

Page 134: Bài giảng điện tử

3. Điều trị:

- Hộ lý: tăng số lần vắt sữa, giảm thức ăn nhiều nước, nhựa, thức ăn tinh

- Điều trị: + Dùng Rivanol 1/2000, thuốc tím 1/500 hay sulfamid 2 % với liều 250 ml bơm vào lá vú bị viêm qua lỗ đầu vú.

Trước khi bơm thuốc phải vắt hết sữa, sau khi bơm thuốc xoa bóp nhẹ nhàng tuyến vú

+ Dùng Sulfathyazol Natri 5% hay một số thuốc kháng sinh bơm trực tiếp vào lá vú bị viêm.

Chú ý: không được chườm nóng bầu vú

Nếu các phwowngphaps trên không có hiệu quả ta dùng Nitrat Ag 0,5 – 1% liều 150 ml bơm vào lá vú bị viêm hoặc dùng cồn Iode 5% 50 ml bơm vào lá vú . Điều trị theo phương pháp này quá trình viêm khỏi đồng thời lá vú bị teo đi.

Page 135: Bài giảng điện tử

V. Viêm vú thể áp xe

1. Nguyên nhân:- Do tuyến vú bị nhiễm khuẩn- Bọc áp xe được hình thành khi tuyến vú bị tổn thương năng hoặc bị nhiễm

khuẩn theo đường máu, thường xuất hiện sau thể viêm cata có mủ, thể fibrin nặng

2. Triệu chứng:

- Tuyến vú xuất hiện nhiều bọc mủ to nhỏ khác nhau

- Sản lượng sữa giảm, chất lượng sữa giảm. Sau đó bọc mủ phát triển to có thể thành lỗ dò rồi vỡ ra.

- Nhiều bọc mủ nằm sâu trong lá vú thân nhiệt tăng cao, ngừng tiết sữa; trong sữa lẫn máu và mủ

Page 136: Bài giảng điện tử

3. Tiên lượng:

Nếu có nhiều bọc áp xe có thể dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ, các bọc mủ di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.

4. Điều trị:

- Áp xe nông điều trị theo ngoại khoa: chích bọc mủ, đặt ống dẫn lưu

- Áp xe sâu: Dùng kim hút mủ ra khỏi bộc áp xe sau đó bơm kháng sinh vào.

Nếu dung dịch đặc thì ta dùng Bicacbonat Natri 5 % 50 ml bơm thẳng vào bọc mủ cho tan sau đó hút mủ ra ngoài

- Dùng thuốc kháng sinh bơm thăng vào bọc mủ

- tăng cường sức đề kháng bằng trợ sức, trợ lực cho con vật.

Page 137: Bài giảng điện tử

Chương 11Chương 11: HIỆN TƯỢNG KHÔNG SINH SẢN : HIỆN TƯỢNG KHÔNG SINH SẢN

I. Hiện tượng không sinh sản ở gia súc cái

1.1. Các phương pháp chẩn đoán gai súc cái không sinh sản.- Tìm hiểu bệnh sử:Thông qua sổ sáh của cán bọ kỹ thuật, người

chăn nuôi về chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng và khai thác; các bệnh về sinh sản và cách điều trị

- Chẩn đoán trên gia súc:

+ Quan sát hình dáng gia súc: gia súc béo hay gầy….

+ Kiểm tra cơ quan sinh dục: Chất tiết ở tử cung, âm đạo,

- kiểm tra âm đạo

- Kiểm tra tử cung: Vị trí, hình dáng

- Kiểm tra sừng tử cung: khi không có thai thì hai sừng tử cung đối xứng nhau

- Kiểm tra buồng trứng và ống dẫn trứng

Page 138: Bài giảng điện tử

1.2. Không sinh sản do nuôi dưỡng và chế độ sử dụng.- Không sinh sản do nuôi dưỡng: Chăm sóc kém trong thời kỳ đầu sinh

trưởng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát dục.

+ Protein: thiếu protein gia súc sẽ bị suy yếu chức năng sinh lý

+ Khoáng: thiếu sẽ ảnh hưởng đến sức sinh sản của gia súc

+ Nguyên tố vi lượng: Rất cần thiết trong hoạt động sinh lý

+ VTM: Thiếu VTM sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh lý sinh dục.

- Không sinh sản do sử dụng khai thác: gia súc sinh sản bắt làm việc nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh sản, chức năng sinh dục bị rối loạn, hay đình trệ, gia súc biểu hiện động dục yếu hay không động dục.

1.3. Không sinh sản do già yếu:

Gia súc già đẻ nhiều lứa chức năng sinh lý bị giảm sút, cơ năng hoạt động sinh dục bị giảm đây là trạng thái sinh lý bình thường.

Page 139: Bài giảng điện tử

1.4. Không sinh sản do bẩm sinh:- Bệnh ấu trĩ: do tuyến yên phát triển không hoàn thiện, hoặc chức năng sinh

lý của tuyến giáp bị rối loạn. Biểu hiện gia súc không động dục, hai sừng tử cung nhỏ, buồng trứng không phát triển. Bệnh này kết quả điều trị thấp.

- Bệnh Lưỡng tính dị dang: Trên một cơ thể gia súc tồn tại cả hai tuyến sinh dục đực và cái. Nguyên nhân do giao phối cận thân. Khi mắc bệnh này gia súc bị mất khả năng sinh sản.

- Hiện tượng Free –martin: Sảy ra đối với trâu bò đẻ sinh đôi, con đực phát triển bình thường nhưng con cái mất khả năng sinh sản (94%).

1.5. Không sinh sản do quá trình bệnh lý ở cơ quan sinh dục.

- Bệnh ở buồng trứng: Viêm buồng trứng, thiểu năng buồng trứng, thể vàng tồn tại, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung…. đều ảnh hưởng đến sinh sản của gia súc cái

Page 140: Bài giảng điện tử

II. Hiện tượng không sinh sản ở gia súc đực

1. Phương pháp chẩn đoán:- Tìm hiểu bệnh sử: cần nắm một số đặc điểm chủ yếu sau:

+ Tuổi và tình hình sức khỏe của đực giống

+ Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng

+ Chế độ khai thác và làm việc

+ Đàn gia súc cái được phối giống có bị bệnh đường sinh dục không.

+ Tình hình vệ sinh phòng bệnh của cơ sở.- Kiểm tra lâm sàng chung: kiểm tra ngoại hình, đầu, cổ, chân và các đặc

điểm riêng biệt của giới tính- Kiểm tra dịch hoàn: dịch hoàn bình thường nằm trong bao dịch hoàn,

tương xứng với tuổi đực giống, khi sở nắn co vật phản ứng đau.

Page 141: Bài giảng điện tử

- Kiểm tra các tuyến sinh dục phụ: kiểm tra độ rắn mềm của các tuyến sinh dục phụ.

- Kiểm tra bao dương vật và quy đầu: xác định xem mức độ nguyên vẹn hay bị tổn thương

- Kiểm tra hành động của đực giống: cho gia súc tiếp súc với gia súc cái động dục để kiểm tra tính hăng và tốc độ cường dương.

2. Không sinh sản do bẩm sinh.

- Hiện tượng này là do cơ quan sinh dực không phát triển bình thường, nhất là dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ. Mặt khác có thể do tạp giao khác loài.

3. Không sinh sản do già yếu.

- Khi già yếu cơ quan sinh dục dần teo đi, khả năng phối giống giảm. VACK nhiều thay đổi.

Page 142: Bài giảng điện tử

4. Không sinh sản do nuôi dưỡng, sử dụng và khai thác.- Gia súc béo quá hoặc gầy quá cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

5. Không sinh sản do bệnh lý: khi đực giống xuất hiện các quá trình bệnh lý ở cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng, dần dần có thể dẫn đến tình trạng vô sinh

- Viêm da bao dịch hoàn: khi da bị viêm, việc điều hòa nhiệt độ bị trở ngại , chất lượng tinh dịch sẽ bị kém.

- Bao dịch hoàn tích dịch: bao dịch hoàn chứa đầy dịch bên trong, chất lượng tinh dịch sẽ bị kém.

- Viêm tương mạc dịch hoàn: Quá trình phát triển thấy rất ít lượng tinh trùng hoặc tinh trùng bị chết.

- Viêm bao dương vật: làm cho dương vật không bộc lộ ra ngoài được ảnh hưởng đến quá trình giao phối.

- Khối u: ảnh hưởng đến quá trình giao phối- Liệt cổ bàng quang: liệt cổ bàng quang thường do bẩm sinh.

Page 143: Bài giảng điện tử

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Đình Tín. Sản khoa và bệnh sản khoa thú y. NXB Nông nghiệp , 1986

2. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Tấn Anh. Sinh lý sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp, 1998

3. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ. Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp 2006

4. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong. Bệnh sinh sản gia súc NXB Nông nghiệp, 2008

5. R. Mrode. Linear Models for the prediction of animal breeding values. NXB CABI, 2006

6. Ebooks – sinh sản gia súc.