bai thuc tap ngiep vu

48
Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong Lời mở đầu Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương với các nước bè bạn năm châu, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế. Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được tầm quan trọng của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nên em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Tìm hiểu nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam” để làm đề tài thực tập nghiệp vụ. Đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam Chương 2: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa NK tại Công ty CP phát triển kinh tế Hải Nam Chương 3: Đánh giá và nhận xét 1 SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Upload: linh-thuy

Post on 11-Aug-2015

22 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Lời mở đầu

  Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu

hoá, khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không thể xem nhẹ

hoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương với các

nước bè bạn năm châu, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và

thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và

chuyên môn hoá quốc tế. Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế

vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với

nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần

đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải phá t t r i ển mạnh

mẽ . Nhận thức được tầm quan trọng của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nên em đã

mạnh dạn chọn đề tài : “Tìm hiểu nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty

cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam” để làm đề tài thực tập nghiệp vụ.

Đề tài được chia làm ba chương:

Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam

Chương 2: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa NK tại Công ty CP phát triển kinh tế Hải Nam

Chương 3: Đánh giá và nhận xét

 Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn ThS. Trần Quang

Phong và các anh chị công tác tại công ty đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn

thành bài thực tập nghiệp vụ này. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm

thực tiễn cũng như sự  giới hạn về thời gian, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi

những thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận được sự chỉ

bảo, góp ý quý báu của các thầy cô và các anh chị để giúp em trong quá trình

thực tập và công tác sau này. 

Em xin chân thành cảm ơn!

1SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 2: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Tên Công ty: CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HẢI NAM

•Tên giao dịch quốc tế: HAI NAM ECONOMIC DEVELOPMENT JOINT STOCK

COMPANY

• Tên viết tắt : HAI NAM . EDT . JSC

1.1.2 Người đại diện theo pháp luật của Công ty:

• Chức danh: Giám Đốc

• Họ và tên: Nguyễn Ngọc Kiên

Các quyền và nhiệm vụ của Giám Đốc:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị

- Quyết định tất cả vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà

không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty.

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức

danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.

- Tuyển dụng lao động.

- Các quyền hạn khách được quy định trong Hợp đồng mà Giám Đốc ký với công ty và

theo quyết định của Hội đồng quản trị.

1.1.3 Địa chỉ: 456 Lê Thánh Tông – Vạn Mỹ - Ngô Quyền – Hải Phòng.

1.1.4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:

2SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 3: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Cty Cổ phần số: 0200631108 do Sở kế hoạch và

đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 31/05/2005.

1.1.5 Hình Thức Công ty:

Công ty là Công ty cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản

khác của Công ty trong phạm vi số cổ phần của mình. Mọi hoạt động của Công ty được

điều chỉnh bởi luật Doanh nghiệp, các quy định có liên quan của luật pháp nước Cộng

Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Công ty.

1.1.6 Nguồn vốn

Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập được xác định là ba tỷ tám trăm triệu

đồng bằng tiền mặt.

Vốn điều lệ chỉ được sử dụng cho hoạt động kinh doanh như sau:

- Mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị, mở rộng quy mô hoạt động của Công

ty.

- Đào tạo chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Phát triển kỹ thuật nghiệp vụ.

- Mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn, liên doanh.

- Kinh doanh theo đăng ký kinh doanh của Công ty.

- Không được sử dụng vốn điều lệ để chia cho các cổ đông dưới bất kỳ hình thức nào.

1.1.7 Quá trình phát triển

Ngày 31/05/2005 công ty CP phát triển kinh tế Hải Nam đã ra đời và đi vào hoạt động

theo giấy phép kinh doanh số 0200631108 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hải

Phòng.

Từ đó Công ty bắt đầu tổ chức kinh doanh với nghề kinh doanh sau:

3SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 4: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

- Vận tải và dịch vụ vận tải hàng hóa thủy, bộ. Dịch vụ bốc xếp, giao nhận, kiểm

đếm hàng hóa. Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Kinh doanh vật tư, thiết bị, máy móc,

vật liệu xây dựng, vật liệu điện, đồ nội thất gia đình – văn phòng. Lắp đặt, sửa chữa máy

móc, phương tiện vận tải. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và san lấp mặt

bằng.

- Bán buôn, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

- Bán buôn sắt thép, bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại

- Cho thuê xe có động cơ

• Ngày đầu tiên thành lập Công ty mới chỉ có 05 người hoạt động trong lĩnh vực là

đào tạo, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa.

Công ty được thành lập vào giai đoạn nền kinh tế trong nước đang tăng trưởng nhanh,

cùng với sự lãnh đạo và lựa chọn đường đi đúng hướng của chủ tịch hội đồng quản trị,

Giám đốc cùng với sự nỗ lực quyết tâm gắn bó với toàn thể cán bộ công nhân viên trong

công ty đã có những thành công nhất định trong thời gian qua.

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

1.2.1 Chức năng

- Dịch vụ khai thuê hải quan

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng xe tải và container.

- Nhận ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Kinh doanh thương mại.

1.2.2 Nhiệm vụ

Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường duy trì

đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo ra nền tảng phát triển vững chắc và lâu dài cho

công ty.

4SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 5: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm khách hàng, tăng cường hợp tác với công

ty trong nước và ngoài nước để khai thác dịch vụ.

Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng.

Nâng cao trình độ cho nhân viên bằng cách tiếp nhận, trao đổi với thị trường giao nhận

trong nước và ngoài nước.

Luôn quan tâm, chăm lo giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường làm việc

của công ty.

Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, tuân thủ các chính

sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của Nhà

nước.

Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng giao nhận hàng hóa, hợp đồng vận

chuyển hàng hóa, hợp đồng hợp tác, … với các tổ chức, các thành phần kinh tế cả tư

nhân.

Tạo mối quan hệ tốt với hãng tàu, Hải quan, các cảng biển, sân bay, … nhằm tranh thủ

sự ưu đãi của họ nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi cho công ty trong việc kinh doanh.

1.2.3 Quyền hạn

Được chủ động giao dịch, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa và hợp đồng giao

nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Được tham gia hội chợ triển lãm, tìm hiểu nhu cầu thị trường, quảng bá hàng hóa, các

hoạt động dịch vụ trong và ngoài nước.

Được quyền tố tụng trước các cơ quan tố tụng trước các cơ quan pháp luật đối với tổ

chức, các cá nhân vi phạm các hợp đồng kinh tế, vi phạm lợi ích của công ty.

Được vay vốn tại các ngân hàng trong và ngoài nước, huy động các nguồn vốn khác ở

trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh theo chế độ pháp luật

hiện hành.

1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

5SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 6: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN DỊCH VỤ GIAO NHẬN

BỘ PHẬN KINH DOANH

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Như sơ đồ trên, ta nhận thấy cơ cấu tổ chức của công ty như là một hệ thống được liên

kết một cách chặt chẽ. Đứng đầu công ty là Giám Đốc, dưới là Phó Giám đốc và dưới

Phó Giám Đốc là các bộ phận. Nhìn chung công ty được tổ chức theo mô hình kinh

doanh rộng.

Theo mô hình quản lý trên thì các vấn đề phát sinh trong các bộ phận chức năng sẽ do

cán bộ phụ trách chức năng quản lý. Đối với những vấn đề chung của công ty sẽ có sự

bàn bạc giữa Giám Đốc và Phó Giám Đốc, Giám đốc sẽ là người đưa ra phương hướng

giải quyết cuối cùng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Phó Giám đốc: là người thay mặt Giám đốc điều hành công việc theo chỉ đạo

trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ

Giám đốc trong quản lí và hoạch định.

- Bộ phận dịch vụ giao nhận: bao gồm bên giao nhận và bên chứng từ, đây là bộ

phận có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực tiếp nhận các hợp

đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, phân công cho các nhân viên thực hiện công việc

một cách hiệu quả và nhanh chóng.

+ Bên giao nhận : trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận, chịu trách nhiệm hoàn

thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai đến khâu giao hàng cho khách hàng của công ty.

6SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 7: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Với đội ngủ nhân viên năng động, được đào tạo thành thạo nghiệp vụ chuyên môn. Có

thể nói bên giao nhận giữ vai trò trọng yếu trong việc tạo uy tín với khách hàng

+ Bên chứng từ: theo dõi, quản lý lưu trữ chứng từ và các công văn. Soạn thảo bộ

hồ sơ Hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công

việc được giao. Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp xúc với khách

hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng.

- Bộ phận kinh doanh: tổ chức và điều hành các hoạt dộng kinh doanh của công ty,

đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng

mới. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trong trong hoạt động của công ty, góp phần

mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty.

- Bộ phận kế toán: hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các

số liệu chính xác định kỳ, theo dõi và tổ chức cho hoạt động kinh doanh liên tục và hiệu

quả, chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn thành công tác.

Dưới sự quản lý gián tiếp của Giám đốc và sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc

đối với từng phòng ban, từng cá nhân đã làm cho hoạt động của công ty ngày càng trở

nên nề nếp, đồng bộ và phát triển.

1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

So sánh

Tuyệt đối (+/-) Tương đối

(%)

1 Doanh thu thuần 3.939.450.723 6.835.539.229 2.896.088.506 173,5%

2 Chi phí 2.190.547.098 5.887.693.433 3.697.146.336 268,8%

3 Lợi nhuận 1.748.903.625 947.845.796 - 801,057,829 54,2%

Nguồn   : Báo cáo KQHĐKD

Nhìn từ bảng tính toán phía trên ta thấy nhìn chung năm vừa qua công ty có dấu hiệu kinh

doanh không tốt. Doanh thu thuần năm 2011 tăng đáng kể, tăng 173,5% so với năm 2010

7SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 8: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

tương ứng 2.896.088.506 đồng, bên cạnh đó chi phí cũng tăng – năm 2011 tăng 268,8%

so với năm 2010 tương ứng 3.697.146.336 đồng. Do đó lợi nhuận giảm xuống, lợi nhuận

của công ty năm 2011 là 947.845.796 đồng, chỉ bằng nửa lợi nhuận năm 2010 (=54,2%).

Nguyên nhân đầu tiên làm cho lợi nhuận năm 2011 giảm cần xem xét đó là ảnh hưởng

của nền kinh tế thế giới và trong nước. Do ảnh hưởng kinh tế nên hầu hết mọi hoạt động

xã hội của người dân cũng đều ảnh hưởng, tiêu dùng giảm mạnh, các Công ty cũng hạn

chế sản xuất do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty .

Một nửa lý do là do sự cạnh tranh của các Công ty đối thủ, ngày càng có nhiều công ty

giao nhận ra đời dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Về vấn đề chi phí thì cũng tăng mạnh. Chi phí năm 2011/2010 tăng 3.697.146.336 đồng.

Nguyên nhân là do công ty đã đầu tư một khoản chi phí lớn để mở rộng phạm vi hoạt

động và trang bị thêm một số máy móc thiết bị phục phục cho công tác văn phòng. Còn

về lợi nhuận thì công ty đã có những biện pháp, chiến lược đảm bảo giữ ở mức tăng an

toàn. Dù rằng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng kinh tế song công ty vẫn đảm bảo được

lợi nhuận cho hoạt động của mình. Điều này chứng minh tầm nhìn, chiến lược và hoạch

định mà Ban Lãnh đạo của công ty vạch ra là rất đúng đắn.

Chương 2: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Công ty cổ

phần phát triển kinh tế Hải Nam

8SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 9: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

2.1 Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa

2.1.1 Khái niệm về người giao nhận

Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế công

nhận. Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giao nhận là người lo

toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của

người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải”.

Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua

thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục xuất khẩu, nhập

khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện người giao nhận với nhiệm vụ thu

xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa

từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí.

Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận được định nghĩa

như sau:

Điều 164: Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận

kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

(Nguồn : Luật Thương mại 2005)

2.1.2 Khái niệm nghiệp vụ giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định

nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc

xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến

các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập

chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng

hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ

người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ

khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người

vận tải hoặc của người giao nhận khác.

9SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 10: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan

đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi

nhận hàng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại

lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

Căn cứ vào vai trò của người giao nhận, chúng ta có thể hiểu hoạt động giao nhận là

tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi và các thủ tục liên

quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua.

Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì dịch vụ giao nhận được định

nghĩa như sau:

Điều 163: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ

giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm

các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự

ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi

chung là khách hàng).

(Nguồn : Luật Thương mại 2005)

2.1.3 Phân loại

Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

- Giao nhận quốc tế: là hoạt dộng giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên chở

quốc tế.

- Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống): là hoạt động giao nhận chỉ chuyên

chở hàng hóa trong phạm vi một nước.

Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:

- Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi hoặc

gửi hàng đến.

10SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 11: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy còn bao

gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi, …

Căn cứ vào phương tiện vận tải:

- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển

- Giao nhận hàng không

- Giao nhận đường thủy

- Giao nhận đường sắt

- Giao nhận ô tô

- Giao nhận bưu điện

- Giao nhận đường ống

- Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải đa phương

thức (Montimodal Transportation – MT).

2.1.4 Ý nghĩa

Để cho nền sản xuất xã hội phát triển một cách có hiệu quả, các nhà kinh tế học từ

xưa đã đưa ra ý tưởng là chuyên môn hóa lao động. Phải có mối quan hệ hợp tác với nhau

thông qua các hoạt động kinh tế mà quan trọng nhất là việc di chuyển tư bản, lao động và

trao đổi hàng hóa giữa các khu vực, các quốc gia với nhau. Nhờ đó các quốc gia có thể

mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mình, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân.

Giao nhận là một khâu, một mắc xích quan trọng trong quá trình tái sản xuất ngành vận

tải nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, giúp cho việc lưu thông hàng hóa

trên phạm vi toàn thế giới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy việc nâng cao

chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Mạng lưới giao nhận ngày càng phủ khắp toàn cầu và hoạt động nhộn nhịp. Các đại

lý giao nhận cùng tạo một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay, cảng biển, các đầu mối

vận tải, các thành phố, … đảm nhận một khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc

ra đời các công ty giao nhận giúp cho các nhà xuất nhập khẩu đơn giản được những vấn

đề mà lẽ ra họ phải thực hiện. Công ty giao nhận mang tính chuyên môn hơn, do đó thời

gian thực hiện công việc sẽ mau chóng hơn.

11SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 12: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

2.1.5 Vai trò và chức năng

Công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu rất cần thiết trong việc thực

hiện hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, nó giúp cho hai bên có

thể thực hiện đúng thời gian giao hàng theo đúng quy định của hợp đồng, đồng thời cũng

giúp cho việc thông quan hàng hóa nhanh chóng hơn.

Hiện nay sự trao đổi giao thương giữa các nước ngày càng phát triển, số lượng hàng

ngày càng lớn và đa dạng, và Việt Nam cũng đang trên đường hòa nhập từng bước với sự

phát triển nền Kinh tế Thế Giới. Đường lối đúng đắn của chính phủ đã và đang khuyến

khích các công ty trong nước xuất khẩu, do đó lượng hàng xuất nhập khẩu ngày càng

tăng và chủng loại ngày càng phong phú hơn, số lượng các công ty đăng ký kinh doanh

ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa trong và

ngoài nước được ký kết thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho

ngân sách nhà nước và sự sống còn của đa số các công ty trong nước.

Để thực hiện tốt và hoàn thành đúng hợp đồng thì không thể không nhắc đến vai trò

của các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Cùng với sự phát triển về kinh doanh

xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác giao nhận xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan

trọng và số lượng nhân viên trong công tác giao nhận ngày một tăng giúp cho sự lưu

thông hàng hóa trong và ngoài nước trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên giao nhận là một

việc làm tương đối phức tạp, đòi hỏi người làm giao nhận phải có kiến thức chuyên môn

và sự năng động nhanh nhẹn. Nếu một nhân viên giao nhận yếu về nghiệp vụ thì có khi lô

hàng sẽ bị chậm trễ và dẫn đến nhiều khó khăn như: giao nhận hàng chậm. Điều này sẽ

làm cho doanh nghiệp hay chủ hàng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, không có hàng để

bán ra thị trường trong khi thị trường đang khan hiếm, hoặc phải đóng tiền lưu kho, lưu

bãi, …

2.1.6 Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập khẩu bằng đường biển theo lý thuyết

12SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 13: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

P.GIAO NHẬN KHÁCH HÀNG

NHẬN CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU

CHUẨN BỊ BỘ CHỨNG TỪ

KHAI BÁO HẢI QUAN

KIỂM HÓA

NHẬN HÀNG TẠI CẢNG

GIAO HÀNG CHO KHÁCH HÀNG

THANH LÝ TỜ KHAI & GIAO HÀNG CHO K.HÀNG

N.VIÊN GIAO NHẬN

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

2.1.7 Phạm vi hoạt động

Trừ trường hợp người gửi hàng hay người nhận hàng tự mình thực hiện giao nhận

hàng hóa, làm các thủ tục và các loại giấy tờ có liên quan thì thông thường người giao

nhận sẽ thay mặt cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng đảm nhận tất cả, thậm chí cả

việc vận chuyển hàng hóa. Người giao nhận có thể cung ứng dịch vụ thông qua các đại lý

nước ngoài của mình, các chi nhánh hoặc cũng có thể sử dụng các dịch vụ này thông qua

các nhà thầu phụ.

Thay mặt người xuất khẩu

Theo yêu cầu của người gửi hàng (người xuất khẩu), người giao nhận sẽ:

13SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 14: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển hay người chuyên chở thích hợp.

Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.

Nhận hàng và cung cấp những chứng từ có liên quan như giấy chứng nhận đã

nhận hàng chuyên chở, …

Kiểm tra tất cả những điều khoản trong thư tín dụng cũng như những quy định

của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước

quá cảnh.

Đóng gói hàng hóa phù hợp, thuận lợi cho việc chuyên chở đến nước nhập khẩu

(trừ khi việc này đã được người gửi hàng thực hiện trước khi giao hàng cho người

giao nhận).

Thu xếp việc lưu kho hàng hóa khi cần.

Cân đo hàng hóa

Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.

Vận chuyển hàng hóa đến ga, cảng và làm thủ tục khai báo Hải quan và các thủ

tục khác có liên quan để giao hàng cho người chuyên chở.

Thu xếp việc chuyển tải hàng hóa khi cần.

Nhận vận đơn của người chuyên chở và giao hàng cho người gửi hàng.

Giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến người nhận hàng thông qua mối quan hệ

với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.

Ghi nhận những tổn thất và giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người

chuyên chở khi có tổn thất xảy ra.

Thay mặt người nhập khẩu

Theo yêu cầu của người nhận hàng (người nhập khẩu), người giao nhận sẽ:

Nhận hàng và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.

Nhận hàng của người chuyên chở và trả các cước phí cần thiết nếu có.

Tiến hành khai báo hải quan và các thủ tục có liên quan.

Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh hàng hóa khi cần.

Giao hàng cho người nhận hàng.14

SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 15: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Giúp người nhận hàng giải quyết các khiếu nại nếu có.

2.1.8 Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập

khẩu

Việc sử dụng các dịch vụ giao nhận thường mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích

thiết thực như sau:

- Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Người

giao nhận thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong thuê phương tiện, nhất

là tàu biển do họ thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên họ biết rõ hãng tàu

nào là có uy tín, cước phí hợp lý, lịch tàu cụ thể, …

- Tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh cho chủ hàng. Sử dụng dịch vụ giao

nhận một mặt tạo điều kiện giảm nhân sự cho doanh nghiệp, nhất là khi việc giao

nhận là không thường xuyên. Mặt khác do chuyên môn trong lĩnh vực này nên

người giao nhận thường tiến hành các công đoạn một cách nhanh chóng nhất,

tránh hiện tượng chậm trễ trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

- Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận đảm

trách việc này, giúp cho doanh nghiệp không phải có người đại diện tại nước

chuyển tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa bị tổn thất là ít nhất nếu có trong

quá trình chuyển tải hàng hóa.

- Người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được ủy quyền) để làm các

thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo hiểm khi xảy ra tổn thất

hàng hóa.

- Người giao nhận cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như áp

mã thuế (nếu hàng hóa thuộc loại chịu thuế) sao cho số thuế mà doanh nghiệp phải

nộp là hợp lý và ở mức tối thiểu.

- Có thể nói sự phát triển của dịch vụ giao nhận ngày càng lớn rộng là do sự tiện lợi

của dịch vụ này mang lại. Qua đó cho ta thấy tầm quan trọng của giao nhận trong

xuất nhập khẩu, nó vừa mang tính chuyên môn vừa giảm được chi phí xuất nhập

khẩu, làm cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh và giá cả thấp hơn. Như

15SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 16: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Nhận hồ sơ và chuẩn bị

chứng từ Hải quan

Lấy D/O Khai báo Hải quan

Giao hàng và chứng từ cho

KHCho khách

Kiểm hóa thực tế hàng

hóa

Nhận hàng tại cảng

Thông quan Tính thuế nhập khẩu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

vậy giao nhận cũng góp phần vào việc kích thích người tiêu dùng và dẫn đến kết

quả hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng phát triển.

2.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần

phát triển kinh tế Hải Nam

Để tìm hiểu về nghiệp vụ giao nhận của công ty, báo cáo lấy ví dụ về việc làm thủ

tục nhập khẩu cho lô hàng mà Công ty Hải Nam được Công ty cổ phần đầu tư thương

mại B.E.E ủy thác làm thủ tục nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc.

+ Thông tin chung về lô hàng nhập khẩu của Công ty B.E.E:

- Tên hàng: Toluene dùng trong công nghiệp, 174 kg/thùng, hàng mới 100%

- Vận đơn số: PLISL2306194

- Cửa nhập khẩu: Hải Phòng

- Số lượng: 1× 20’ / 80 Kiện / 15,360 kg.

+ Quy trình Công ty Hải Nam thực hiện nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu hàng do Công ty

B.E.E ủy thác:

2.2.1 Nhận hồ sơ và chuẩn bị chứng từ

a, Nhận hồ sơ từ khách hàng

16SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 17: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Công ty CP phát triển kinh tế Hải Nam hoạt động với danh nghĩa là một công ty

giao nhận. Khách hàng là Công ty cổ phần đầu tư thương mại B.E.E ( địa chỉ: Đường 80,

xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam). Hai bên đã hợp tác nhiều lần, giao

nhận nhiều lô hàng thành công, an toàn và hiệu quả. Trên tinh thần tin cậy lẫn nhau, hai

bên đã thỏa thuận một lô hàng mới, như mọi khi Công ty B.E.E là công ty đi thuê dịch

vụ, Công ty Hải Nam đảm nhận thực hiện dịch vụ và hưởng phí dịch vụ. Dịch vụ này

được thực hiện trên cơ sở kí kết hợp đồng thương mại giữa CÔNG TY CP THƯƠNG

MẠI ĐẦU TƯ B.E.E (VIỆT NAM) và CÔNG TY KOREA PETROLEUM IND. CO.,

LTD (HÀN QUỐC).

Sau khi hoàn thành việc giao hàng lên tàu, Công ty Korea Petroleum Ind. Co., Ltd

sẽ gửi các chứng từ cần thiết cho Công ty B.E.E. Công ty B.E.E sẽ nhận và kiểm tra bộ

chứng từ xuất hàng của công ty Korea Petroleum Ind. Co., Ltd.

Sau đó Công ty B.E.E sẽ bàn giao những chứng từ cần thiết để nhập khẩu cho

công ty Hải Nam bao gồm:

- Hợp đồng thương mại (Contract) hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 1

bản sao.

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chính.

- Phiếu đóng gói (Packing List – P/L): 1 bản chính và một bản sao.

- Vận đơn đường biển (Bill of Lading): 1 bản chính và 1 bản sao.

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): 1 bản chính (nếu có).

- Giấy chứng nhận số lượng / trọng lượng (Certificate of Quanlity / Weight): 1 bản

chính (nếu có).

- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật ( Vaterinary Certifiacate): 1 bản chính (nếu

có).

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate): 1 bản chính (nếu

có).

- Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate): 1 bản chính (nếu có).

17SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 18: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

- Giấy báo hàng đến (Notice Document): 1 bản sao.

- Văn bản cho phép nhập khẩu (giấy phép nhập khẩu tự động) của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền (Bộ Công Thương) (đối với mặt hàng cấm nhập khẩu có điều kiện):

1 bản chính (dùng để đối chiếu) và 1 bản sao.

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu: 1 bản sao.

- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp: 2 bản chính.

Lưu ý: các giấy tờ trên nếu là bản sao thì phải được người đứng đầu tổ chức kinh doanh

ủy quyền xác nhận, ký tên và đóng dấu. Người xác nhận ký tên, đóng dấu chịu trách

nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.

b, Kiểm tra và chuẩn bị chứng từ cho thủ tục Hải quan:

Sau khi nhận được bộ chứng từ từ công ty B.E.E, (chứng từ này đã được công ty

B.E.E kiểm tra tính hợp lệ và phù hợp so với hợp đồng hai bên đã ký kết). Trên cơ sở các

chứng từ nhận được, nhận viên giao nhận của công ty Hải Nam sẽ phải tiến hành kiểm tra

thật kỹ bộ chứng từ bằng cách kiểm tra thật kỹ bộ chứng từ cả về nội dung lẫn hình thức (

kiểm tra tính hợp lý của chứng từ, nhân viên bắt đầu kiểm tra thật kỹ hợp đồng, trên cơ sở

hợp đồng nhân viên tiếp tục kiểm tra các giấy tờ khác như hóa đơn, phiếu đóng gói xem

có phù hợp với hợp đồng hay không. Nếu có sai sót nhân viên sẽ thông báo ngay cho phía

công ty B.E.E để công ty thông báo lại cho công ty xuất khẩu chỉnh sửa các chứng từ cho

phù hợp). Nếu khi kiểm tra các chứng từ và nhận thấy không có sai sót gì nhân viên công

ty Hải Nam sẽ tiến hành lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, tiếp theo chuyển bộ chứng từ

đầy đủ ngược lại cho Công ty B.E.E kiểm tra, ký tên và đóng dấu.

Nhân viên của công ty Hải Nam sẽ sử dụng toàn bộ chứng từ đã được ký trên để

thực hiện quá trình làm hàng.

Việc kiểm tra chi tiết các chứng từ rất cần thiết, nó giúp người giao nhận hình

dung rõ hơn về lô hàng mình đang làm, tránh được những sai sót và bảo vệ quyền lợi

khách hàng khi có những tình huống phát sinh không hay xảy ra.

18SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 19: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Tiếp theo đó công ty Hải Nam sẽ tiến hành tạm ứng tiền trước cho nhân viên giao

nhận. Nhân viên giao nhận sẽ viết giấy tạm ứng với công ty để tạm ứng một số tiền đáp

ứng cho việc làm hàng ( tùy theo giá trị lô hàng, các phí cần đóng, các chi phí có thể phát

sinh mà nhân viên giao nhận sẽ ước lượng tiền ứng trước một khoản phù hợp).

2.2.2 Lấy lệnh giao hàng ( Delivery Order – D/O)

Để có được lệnh giao hàng thì nhân viên giao nhận phải tiến hành lên hãng tàu để

lấy lệnh giao hàng. Những giấy tờ nhân viên giao nhận cần phải mang theo để nhận lệnh

giao hàng:

+ Giấy giới thiệu của công ty B.E.E ( có tên nhân viên đi nhận lệnh).

+ Giấy báo hàng đến ( Notice Of Arrival).

+ Vận đơn gốc ( Bill Of Lading).

Nhân viên giao nhận sẽ mang những giấy tờ trên đến hãng tàu liên hệ với nhân

viên hãng tàu và đóng các khoản phí liên quan ( phí D/O, phí làm hàng …). Hãng tàu sau

khi nhận giấy giới thiệu và thông báo hàng đến sẽ kiểm tra xem đầu hãng tàu bên kia có

ra thông báo giao hàng hay chưa, kiểm tra các nội dung trên thông báo hàng đến. Sau khi

kiểm tra xong nhân viên hãng tàu sẽ đóng dấu điện giao hàng, ký tên và cấp bộ lệnh giao

hàng cho nhân viên giao nhận.

Trên bộ lệnh của hãng tàu giao phải có dấu ký nhận của đại diện hãng tàu và phải

có chữ PAID nghĩa là đã thu đủ phí.

2.2.3 Khai báo Hải quan

2.2.3.1 Lập tờ khai hải quan

Dựa vào những chứng từ mà công ty B.E.E cung cấp, nhân viên của công ty Hải

Nam sẽ tiến hành lập tờ khai Hải quan. Các công ty dịch vụ đều có sẵn mẫu tờ khai. Tờ

19SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 20: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

khai hàng hóa nhập khẩu có màu xanh nhạt. in chữ NK chìm, mẫu này được mua ở Chi

cục Hải quan và được lưu trữ tại công ty để phục vụ cho việc lập tờ khai.

2.2.3.2 Đăng ký tờ khai

a) Sắp xếp bộ hồ sơ

- Giấy giới thiệu của Công ty B.E.E

- Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ: 1 bản

- Tờ khai Hải quan: 02 bản chính ( 01 bản lưu Hải quan và 01 bản dùng để lưu người khai

Hải quan); 02 phụ lục tờ khai kèm theo ( 01 bản lưu Hải quan và 01 bản dùng để lưu

người khai Hải quan)

- Hợp đồng thương mại: 01 bản sao

- Hóa đơn thương mại: 02 bản ( 01 bản chính, 01 bản sao)

- Bản kê chi tiết: 02 bản ( 01 bản chính, 01 bản sao)

- Vận đơn: 01 bản chính

b) Tiếp nhận hồ sơ của Công ty (Công ty B.E.E)

Sau khi sắp xếp bộ hồ sơ hoàn chỉnh xong nhân viên giao nhận của công ty Hải

Nam sẽ đến Cục Hải quan Hải Phòng để mở tờ khai. Nhân viên giao nhận nộp bộ hồ sơ

cho công chức Hải quan và chờ kiểm tra bộ chứng từ. Cán bộ hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ

sơ kiểm tra từng chứng từ, cán bộ Hải quan sẽ nhập mã số thuế của Công ty B.E.E vào

máy tính, hệ thống máy tính sẽ kiểm tra doanh nghiệp có bị cưỡng chế hay không, có

được ân hạn thuế hay không. Nếu sau khi kiểm tra bộ hồ sơ nhận thấy tất cả các chứng

từ hợp lệ, không có sai sót nào thì Hải quan sẽ cho số tờ khai Hải quan và đóng dấu ký

tên lên tờ khai và ra lệnh hình thức mức độ kiểm tra Hải quan. Ở lô hàng này thì được

miễn kiểm tra.

20SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 21: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Hải quan cho số tờ khai là 1629/NKD01 ngày 06 tháng 02 năm 2012 và đã được

đóng dấu và ký tên đủ. Cùng với việc cho số tờ khai cán bộ Hải quan sẽ in chứng từ số

thuế phải thu cho doanh nghiệp, số tiền thuế trên chứng từ này là số tiền thuế mà doanh

nghiệp khai báo, việc in ra chứng từ thể hiện việc khai báo của Công ty bước đầu đã được

chấp nhận. Công ty phải đóng thuế ngay.

Sau khi biết được số tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ đóng lệ phí Hải quan. Số tiền lệ

phí theo chi cục của Hải quan là 30000 VNĐ/tờ khai.

Nhận xét: Công việc đầu tiên trong quy trình thủ tục Hải quan cũng được xem là

khâu khá quan trọng vì chỉ khi nào bộ hồ sơ khai Hải quan hợp lệ và được công

chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ cho số tờ khai thì quy trình mới có thể thực hiện

được những bước tiếp theo. Do đó nhân viên giao nhận đảm nhiệm việc khai báo

Hải quan cần phải am hiểu rõ về những nội dung, vấn đề có liên quan đến bộ hồ sơ

khai báo vì khi xem xét tính hợp lệ của bộ hồ sơ công chức Hải quan tiếp nhận có

thể không rõ một vài điểm và yêu cầu nhân viên giao nhận phải giải thích thì lúc

đó nhờ có nắm bắt rõ được hồ sơ thì nhân viên giao nhận mới có thể đưa ra những

lời giải thích thuyết phục được. Ngoài việc nắm rõ được nội dung của bộ hồ sơ,

nhân viên giao nhận cũng cần phải biết được những quy định của Hải quan hay

của Bộ ngành liên quan có những hướng dẫn về hàng hóa mà công ty đang làm thủ

tục để có thể làm theo đúng yêu cầu.

2.2.4 Kiểm hóa

Nhân viên giao nhận dùng lệnh giao hàng (D/O) để liên hệ công chức Hải quan

giám sát bãi đối chiếu Manifest hay không; công chức Hải quan giám sát bãi sẽ đóng dấu

“Đã đối chiếu” lên D/O. Đồng thời nhân viên giao nhận sẽ sang bộ phận Điều độ cảng

nhờ nhân viên điều độ xem xét container đã được chuyển, nhân viên giao nhận nhanh

chóng ra bãi container để định vị bằng cách đối chiếu số container và số seal trên D/O.

Thường mỗi container có màu đặc trưng.

21SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 22: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Việc xác định màu container sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm vị trí container, tiết

kiệm được thời gian – vốn là thứ quý nhất đối với người làm công tác giao nhận. Sau khi

xác định được vị trí hàng hóa của mình, nhân viên giao nhận liên hệ ngay cán bộ kiểm

hóa để mời họ kiểm hàng.

Việc kiểm tra hàng hóa phải do 2 công chức Hải quan thực hiện theo quy định và

quyết định (tỷ lệ kiểm tra) của Lãnh đạo Chi cục. Sau khi cùng với Hải quan đối chiếu

đúng số container và số seal, công chức Hải quan cho phép cắt seal kiểm hóa thì nhân

viên giao nhận mới được cắt. Nhân viên giao nhận phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho

Kiểm hóa viên làm việc để lô hàng nhanh chóng hoàn thành thủ tục Hải quan. Vì thế

nhân viên giao nhận có thể tự mình làm hay thuê công nhân bốc xếp ở cảng hoặc kho làm

vì họ có dụng cụ chuyên dùng để mở container, hoặc kiện hàng hoặc lấy mẫu. Công chức

Hải quan kiểm hóa sẽ đếm số lượng hàng thực có trong container. Tùy theo mức độ kiểm

tra mà Lãnh đạo Chi cục đã ban hành đối với từng mặt hàng cụ thể mà cán bộ kiểm hóa

thực hiện theo đúng tinh thần đó.

Tiếp theo, công chức Hải quan yêu cầu lấy một thùng ra ngoài để tiện kiểm tra. Sau

khi hỏi vài câu liên quan đến lô hàng, chặng hạn như: “Hạn sử dụng sao không thấy trên

bao bì?”; “Xuất xứ từ nước nào?” để Hải quan ghi vào tờ khai, và cũng để kiểm tra xem

người làm giao nhận có thực sự hiểu rõ về mặt hàng mình nhập hay không.

Vì hàng hóa đúng như đã khai báo nên công chức Hải quan yêu cầu nhân viên giao

nhận ký vào tờ khai.

Sau đó lấy mẫu để sau này đưa cho nhân viên đi kiểm tra chất lượng hàng hóa; dùng

ổ khóa khóa container lại để đảm bảo hàng không bị mất cắp, nhất là khi hàng trên đường

vận chuyển từ cảng về kho riêng.

Như vậy là đã hoàn thành khâu kiểm hóa. Sau khi kiểm hóa viên ghi chép đầy đủ nội

dung phần “dành cho cán bộ kiểm hóa”, ký tên xác nhận, nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra

22SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 23: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

thực tế hàng hóa thì tờ khai sẽ được Kiểm hóa viên chuyển sang Công chức kiểm tra tính

giá thuế, kiểm tra việc tính thuế của Công ty.

Nhận xét: khi kiểm hóa hàng nhập khẩu ta có thể gặp một số tình huống sau:

Sai seal hãng tàu: Trước khi công chức Hải quan kiểm hóa tiến hành kiểm tra hàng hóa

thực tế, nhân viên giao nhận phải có trách nhiệm kiếm vị trí container tại bãi kiểm hóa và

đối chiếu số seal thực tế so với chứng từ (B/L hoặc lệnh giao hàng).

Hàng thiếu, hàng thừa và hàng không đúng so với khai báo: Trường hợp kiểm tra tỷ lệ

(5% hay 10%) thì khó phát hiện được hàng thiếu hay thừa so với khai báo. Nhưng nếu

kiểm tra toàn bộ mà công chức Hải quan kiểm hóa phát hiện hàng thiếu, thừa hay hàng

không đúng so với khai báo thì công chức Hải quan kiểm hóa sẽ lập Biên bản vi phạm.

2.2.5 Tính thuế nhập khẩu

Thông thường đối với những mặt hàng quen thuộc công ty thường nhập thì ngay

khi mở tờ khai thì tờ khai sẽ được chuyển hẳn sang bước tính thuế nhưng vì với mặt hàng

này là lần đầu Công ty mới nhập về do vậy bước tính thuế được tính sau bước kiểm hóa.

a, Tính giá thuế

Việc kiểm tra xác định số thuế phải nộp của một lô hàng là căn cứ vào các quy định

của luật pháp hiện hành, cũng như kết quả tự tính của người khai Hải quan và kết quả

kiểm tra thực tế hàng hóa. Trong quá trình tính thuế lại, nếu thuế không thay đổi thì

chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra tính thuế để xác nhận

đã làm thủ tục Hải quan và thông quan và trả tờ khai cho chủ hàng.

Với lô hàng này, Công ty B.E.E phải nộp thuế GTGT (10%) tương ứng số tiền là

37.690.349 đồng. Lô hàng này không bị đánh thuế nhập khẩu.

b, Nộp thuế

23SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 24: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Đối với lô hàng này để rút được tờ khai và lấy hàng ra buộc công ty phải có giấy

chứng nhận đã nộp thuế. Theo thỏa thuận với khách hàng (công ty B.E.E) nên việc nộp

thuế do công ty tự đảm nhận do vậy ngay khi có nhận được thông báo nộp thuế nhân viên

giao nhận sẽ tiến hành liên lạc ngay với công ty B.E.E để nhân viên kế toán của công ty

này để tiến hành đóng thuế ngay.

c, Lấy tờ khai

Sau khi Công ty B.E.E nộp thuế xong, nhân viên giao nhận kiểm tra. Sau đó công

chức Hải quan tách tờ khai “ Bản lưu người khai Hải quan” cho nhân viên giao nhận và

nhân viên giao nhận dùng phiếu tiếp nhận (bản dành cho người khai hải quan lưu) đến bộ

phận trả tờ khai đóng lệ phí Hải quan 130.000/tờ khai.

Tiếp theo nhân viên giao nhận tiến hành ký nhận mới được rút tờ khai. Tờ khai

được lấy ra phải có đóng mộc vuông màu đỏ gần góc phải tờ khai đóng dấu “đã làm thủ

tục Hải quan”

2.2.6 Thông quan

Sau khi thủ tục Hải quan hoàn thành, không có gì thay đổi thì hàng hóa sẽ được

thông quan. Nhân viên giao nhận đi nhận hàng và giao hàng cho khách hàng cùng với

chứng từ.

2.2.7 Nhận hàng tại Cảng

Lưu ý đến lệnh giao hàng (D/O) xem còn hạn hay không, nếu hết hạn thì đem lệnh

đến hãng tàu để xin gia hạn bằng cách đóng dấu gia hạn của hãng tàu lên D/O; đồng thời

phải đóng phí gia hạn mức thu trung bình là 10 USD/ngày/20’ và 15 USD/ngày/40’.

Nhân viên giao nhận tiến hành làm giấy mượn container rỗng (vì thường mỗi hãng tàu có

chỗ hạ container rỗng khác nhau).

Đem D/O đến phòng Điều độ để đổi lấy “Phiếu vận chuyển container” gồm 4 liên,

màu khác nhau nhưng có giá trị như nhau. Đồng thời thông báo cho nhân viên phòng điều

24SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 25: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

độ biết số xe nào sẽ vận chuyển container nào để nhân viên điều độ ghi cụ thể từng số xe

ứng với từng container trên “giấy nhận chuyển container” (mỗi container sẽ có 1 giấy vận

chuyển riêng). Nhân viên phòng điều độ giữ một bản màu trắng. Cùng lúc đó, nhân viên

giao nhận ghi số container ứng với số xe tài xế vào một số nhỏ để tài xế tự điều động gắp

container lên xe và chờ sẵn ở bãi.

Tiếp theo, nhân viên giao nhận đến bộ phận Hải quan cổng xuất trình tờ khai Hải

quan và 3 “giấy nhận chuyển container” còn lại. Sau khi kiểm tra tờ khai Hải quan, Hải

quan cổng sẽ gửi lại cho nhân viên giao nhận đồng thời lưu 1 liên màu xanh và ký tên xác

nhận vào hai liên còn lại. Hai liên này, một liên màu hồng dùng để đưa bảo vệ cổng cảng

để ra khỏi cảng, một đưa tài xế để đi đường.

Vậy là thủ tục nhận hàng xem như là hoàn tất.

2.2.8 Giao hàng cho khách hàng cùng với bộ chứng từ của lô hàng

* Giao hàng cho khách hàng:

Sau khi nhận hàng tại Cảng xong, nhân viên giao nhận tiến hành giao hàng cho

khách hàng tại kho riêng và hai bên ký nhận vào Biên bản bàn giao hàng hóa. Khi kiểm

tra hàng hóa đúng và đầy đủ theo chứng từ, nhân viên đại diện cho khách hàng sẽ ký vào

Biên bản bàn giao hàng hóa nhằm chứng minh hàng hóa đã được giao theo đúng thỏa

thuận.

Nhận xét: Khi giao hàng cho khách hàng thì nhân viên giao nhận phải hết sức lưu ý

về số lượng của hàng hóa thực giao so với số lượng ghi trên chứng từ. Nếu như hàng hóa

được Hải quan kiểm tra với tỷ lệ 5% hay 10% thì thật khó để đảm bảo đúng số lượng trên

chứng từ. Nhưng khi hàng hóa được kiểm tra toàn bộ thì số lượng hàng hóa sẽ do nhân

viên giao nhận chịu trách nhiệm thực tế so với số lượng trên chứng từ.

* Thanh lý tờ khai và giao chứng từ cho khách hàng:

25SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 26: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Sau khi tất cả các thủ tục liên quan đã hoàn chỉnh, nhân viên giao nhận tiến hành

thanh lý tờ khai và bàn giao hồ sơ cần thiết cho khách hàng. Công ty sẽ nhận phí dịch vụ

từ khách hàng dựa trên hợp đồng đã ký kết. Đến đây coi như quy trình giao nhận đối với

hàng nhập khẩu đã kết thúc.

2.2.9 Các chi phí liên quan để nhận được lô hàng này:

Tùy thuộc vào mỗi lô hàng mà các chi phí bỏ ra sẽ khác nhau. Có những chi phí

công ty có thể dự đoán chính xác được đó chính là những chi phí có hóa đơn. Xét về quá

trình làm một lô hàng thì đôi khi những chi phí này không đáng kể so với những chi phí

không có hóa đơn. Những chi phí không có hóa đơn như: “chi phí bồi dưỡng cán bộ Hải

Quan từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho đến khâu kiểm hóa, chi phí cho công nhân cắt seal, đội

bốc xếp và cả khâu thanh lý cổng” đây là những khoản phí mà công ty không thể dự đoán

được. Nó tùy thuộc vào từng loại hàng, giá trị của toàn bộ lô hàng và mức độ cần thiết

của chủ hàng khi lấy hàng.

26SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 27: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

Chương 3: Đánh giá và nhận xét

3.1 Nhận xét

3.1.1 Nhận xét về các bước thực hiện quy trình giao nhận

3.1.1.1 Ưu điểm

Do có nhiều năm làm công việc giao nhận xuất nhập khẩu ở những công ty lớn mà

ban lãnh đạo của Công ty Hải Nam đã có thời gian tiếp xúc và làm việc với các khách

hàng lớn. Chính vì vậy mà khi mới thành lập công ty, ban lãnh đạo đã có được những

khách hàng lớn như: Công ty LG Electronics Việt Nam, …

Việc tìm kiếm khách hàng là khâu rất quan trọng, vì thế bộ phận giao nhận đã rất

quan tâm trong việc này. Ban lãnh đạo công ty cũng như là trưởng bộ phận giao nhận

luôn luôn nhắc nhở các nhân viên là nên tìm kiếm những khách hàng tiềm năng lâu dài và

nguồn hàng ổn định, cần hạn chế những khách hàng nhỏ lẻ chỉ mang tính thời vụ mà

không mang lại lợi nhuận cao.

Hầu hết những nhân viên của bộ phận giao nhận đều có nghiệp vụ chuyên môn cao,

có kinh nghiệm, …Vì vậy mà công việc được thực hiện một cách suôn sẻ, tránh được

những sai sót và nhanh chóng xử lý những tình huống bất ngờ.

- Do công ty có gây dựng uy tín lâu dài nên Công ty được kiểm hóa với tỷ lệ thấp và

thỉnh thoảng còn được miễn kiểm hóa 100%. Điều đó làm giảm thời gian nhập hàng và

tránh những phiền phức trong quá trình kiểm hóa.

- Chứng từ có liên quan đến lô hàng nhập được các bên đối tác cung cấp đầy đủ, nhanh

chóng.

- Tận dụng được lợi thế nhà cung cấp của công ty là đối tác quen nên đã lược bỏ một

số bước không cần thiết, rút ngắn thời gian nhận hàng, không làm ứ đọng vốn, giúp tăng

lợi nhuận trong việc thu hồi vốn nhanh.

27SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 28: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

3.1.1.2 Nhược điểm

- Kho bãi ở cảng thì bề bộn gây khó khăn cho việc tìm container, kiếm hàng và rút

hàng về kho.

- Do không kiểm tra kỹ chứng từ khi nhận từ khách hàng nên trong quá tình khai báo

hải quan đã phát sinh thêm những chi phí khác, điều đó đã làm cho khách hàng tốn thêm

nhiều chi phí. Có nhiều trường hợp khác là do nhân viên giao nhận không nắm rõ được

lịch giao hàng hóa cho khách hàng nên khi lấy lệnh giao hàng đã gia hạn lệch quá nhiều

ngày, dẫn đến việc phát sinh thêm chi phí cho khách hàng.

- Việc lập tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu cũng rất quan trọng nhất là việc áp mã thuế

đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nhân viên chứng từ áp mã

thuế hoặc cộng tiền thuế sai, do đó gây khó khăn cho người giao nhận, làm chậm tiến

trình làm việc.

- Quá trình từ khi nhận chứng từ của khách hàng đến khi giao hàng hóa cho khách

hàng còn diễn ra chậm do nhân viên giao nhận vừa phải lo kiểm tra chứng từ, vừa phải đi

làm thủ tục hải quan.

- Trong quá trình rút ruột hàng container, do không liên lạc với khách hàng để cử nhân

viên xuống giám sát nên khi kiểm tra hàng hóa mới phát hiện bị thiếu hụt so với chứng

từ, lúc này thật khó lý giải với khách hàng ( nhưng thực tế hầu hết những trường hợp này

là do người gửi hàng gửi thiếu hàng). Vì thế mà những rắc rối có thể xảy ra cho riêng cá

nhân cũng như là uy tín của công ty nói chung.

- Do không có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa nhân viên mà trong quá trình

làm việc thường gặp phải những vấn đề như: công việc chồng chéo nhau hoặc cả hai

người đều làm một việc … do đó mà tiến trình làm việc bị chậm lại, làm chậm tiến trình

giao hàng cho khách hàng.

28SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 29: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

3.1.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường

biển tại công ty

* Điểm mạnh:

- Công ty Hải Nam với vị trí nằm ở đường Cảng nên thuận lợi trong việc làm thủ tục giao

nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như làm thủ tục Hải quan, nhận hàng tại Cảng

- Công ty chuyên phục vụ khách hàng với chi phí thấp, giá rẻ, đội ngũ nhân viên có trình

độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong quá trình làm nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất

nhập khẩu

- Ban lãnh đạo Công ty luôn tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên

nhằm phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất.

* Những hạn chế:

- Thị phần còn hạn chế: Hiện nay, công ty Hải Nam mới chỉ chiếm được một phần rất

nhỏ trong thị phần giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển

- Cơ cấu giao nhận còn mất cân đối

- Hiệu quả sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận còn thấp

- Tính thời vụ của hoạt động giao nhận: Tính thời vụ khiến cho hoạt động của công ty

không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều.

- Trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế, hiệu quả làm việc chưa cao

3.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa quốc

tế như hiện nay, để đạt được kết quả mong muốn, Công ty phải nhanh chóng kiện toàn lại

tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động.

Trước mắt, công ty cần thực hiện các biện pháp huy động nguồn vốn đầu tư cho

hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tiến hành đồng bộ các giải pháp trên vì chúng

có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chẳng hạn, công ty không thể thực hiện các biện pháp

mở rộng thị trường nếu như không có các loại hình dịch vụ đa dạng, đội ngũ lao động có

chuyên môn, giàu kinh nghiệm và nếu chất lượng dịch vụ không đảm bảo.

Nhưng chỉ nỗ lực của bản thân công ty thôi chưa đủ, các công ty như công ty Hải

Nam rất cần có được sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan 29

SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 30: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

hữu quan như Hiệp hội giao nhận Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt

Nam để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của công ty. Sự quan tâm này không

chỉ qua đường lối chính sách đúng đắn, hợp lý mà còn phải qua những hành động thiết

thực hơn như thường xuyên đi sâu đi sát để nắm được những khó khăn, những tâm tư

nguyện vọng của doanh nghiệp, từ đó có ngay những hướng đi giúp công ty tháo gỡ khó

khăn. Có thế những nỗ lực của công ty mới phát huy hiệu quả.

30SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B

Page 31: Bai Thuc Tap Ngiep Vu

Thực tập nghiệp vụ GVHD: ThS. Trần Quang Phong

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực tập tại công ty CP phát triển kinh tế Hải Nam, báo cáo thực tập

nghiệp vụ về nội dung: “tìm hiểu nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty”

của em đã hoàn thành. Em đã cố gắng tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các anh chị ở

công ty và qua một vài lần được đi thực tế đến cục Hải quan.Tất cả là nhờ vào sự giúp

đỡ tận tình của các anh chị phụ trách ở phòng giao nhận đã hướng dẫn, phân tích cặn kẽ

từng phần việc, từng khâu giao nhận và những đặc thù riêng trong công ty giúp em nắm

bắt kịp thời về những tài liệu có liên quan đến công ty và đề tài báo cáo thực tập của

mình. Mặc dù thời gian thực tế ở công ty có hạn và bản thân em vẫn còn thiếu kinh

nghiệm thực tế, nhưng em đã cố gắng tìm hiểu và phản ánh một cách trung thực, chính

xác thực trạng của công ty. Do từ lý thuyết được học mới bước vào thực tế nên em không

thể không có những thiếu sót. Vì thế, em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo thêm

của thầy giáo hướng dẫn ThS. Trần Quang Phong cùng các thầy cô giáo trong khoa.

Em xin chân thành cám ơn!

Hải Phòng, ngày 05 tháng 06 năm 2012

Sinh viên thực hiện

ĐỖ THÙY LINH

31SVTT: Đỗ Thùy Linh Lớp: KTNT – K10B