bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường ams

95
Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams Đó là bài văn của Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” . Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường THPT Hà Nội- Amsterdam Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giáo là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.

Upload: hahangufa1398

Post on 28-Jul-2015

48 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Đó là bài văn của Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam.

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” . 

Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường THPT Hà Nội- Amsterdam

 Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giáo là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.

Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.

Page 2: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.

Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …

Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ , các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn -Nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.

Nguyễn Trung Hiếu cho biết, em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …

Vũ Quốc Lịch (Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)

* Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.

Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chẩn đoán

Page 3: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm ghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố

Page 4: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹNguyễn Trung Hiếu

ThơBách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm

a. Mục lục

1 Một cách hiểu về thơ 2 Phân tích

o 2.1 Âm [4]

Page 5: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

o 2.2 Vần o 2.3 Điệu [6] o 2.4 Luật [8]

2.4.1 Thơ lục bát 2.4.2 Thơ song thất lục bát 2.4.3 Thơ bốn chữ 2.4.4 Thơ năm chữ 2.4.5 Thơ sáu chữ 2.4.6 Thơ bảy chữ 2.4.7 Thơ tám chữ

2.4.7.1 Cách gieo vần o 2.5 Dạng (form)

3 Thơ Việt Nam o 3.1 Ca dao [14]

3.1.1 Những thể ca dao cổ điển 3.1.1.1 Thể phú 3.1.1.2 Thể tỉ 3.1.1.3 Thể hứng

o 3.2 Lục bát 3.2.1 Lục bát biến thể

o 3.3 Thơ Đường Việt Nam o 3.4 Phong trào Thơ mới o 3.5 Phong trào Thơ tự do o 3.6 Truyện Kiều o 3.7 Chinh phụ ngâm o 3.8 Trần Tế Xương o 3.9 Nguyễn Khuyến o 3.10 Bà Huyện Thanh Quan o 3.11 Hồ Xuân Hương o 3.12 Chơi thơ

3.12.1 Lẩy thơ 4 Các dạng thơ nổi tiếng trên thế giới 5 Các nhà thơ nổi tiếng trên thế giới 6 Ghi chú

7 Liên kết ngoài

Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.

Thơ có một lịch sử lâu dài. Định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy-Lạp Aristotle (384-322) BC. Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Những câu có vần điệu, dễ nhớ như Sấm bên đông, động bên tây vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà

Page 6: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành một hình thức văn nghệ, giải trí.

Thông qua giao lưu giữa các nền văn hóa, các thể loại thơ được tăng dần. Từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Những xu hướng gần đây cho thấy, cấu trúc không còn là một yếu tố quan trọng trong thơ. Trong các thể loại thơ ở Việt Nam ta có thể kể đến vài loại như lục bát, song thất lục bát, các thể loại thơ Đường như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú rồi đến các loại thơ mới và thơ tự do. Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức hầu như không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác hầu như đều có một cấu trúc nhất định. Chặt chẽ nhất có thể là các loại thơ 'Đường, trong đó cấu trúc về nội dung, luật về số chữ trong câu, số câu trong bài, về cách gieo vần quyết định thể loại của bài thơ. Sự khắt khe trong cấu trúc làm cho thơ Đường trở nên gần như một hình loại văn học chỉ dành riêng cho các tầng lớp trung lưu trở lên, là những người có giáo dục đường hoàng. Chính vì sự khắt khe này, thơ Đường hiện nay dần dần bị phai nhạt và hầu như không còn ai để ý đến nữa.

Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến. Không ai đã từng thông qua một quá trình giáo dục mà không biết một vài câu thơ. Thơ còn trở nên một hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ.

b. [sửa] Một cách hiểu về thơ

Thơ, thơ ca hay thi ca, là một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và chiết khúc. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây.

Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính âm nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như "rì rào", "vi vút", "ầm ầm", "lanh canh", v.v... Chính vì tính chất này, việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hoặc việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có, và người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra phương pháp biểu tả tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý, với một số lượng từ rất nhỏ. Để lùng tìm những câu, chữ, từ, nghĩa nhanh chóng, người làm thơ thường phải kinh qua một quá trình luyện tập lâu dài, bằng cách đọc sách, học cách biểu tả tình cảm của mình bằng những câu chữ ngắn gọn, đồng thời có cảm quan nhạy bén với ngữ nghĩa của từ được dùng. Thơ còn đòi hỏi tính phân tích các từ nghép và cô đọng từ. Chính vì thế, nhiều khi do làm thơ, người làm

Page 7: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

thơ dễ rơi vào tình trạng liên tưởng giữa từ của nghĩa này sang từ của nghĩa khác. Khi được dùng trong thơ, người ta còn gọi là sự "chơi chữ".

Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là "cảm hứng". Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc v.v. Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, họ sẽ đi lại, vào các góc của thế giới của mình, nhìn rõ hơn các vật cảnh, liên kết thêm những màu sắc, những chuyển động, những dãy liên tiếp của các sự kiện xảy ra, hay nói cách khác, họ xa rời cái thế giới mà họ đang sống. Chính vì hiện tượng này, người ta có câu nói đùa, chỉ các nhà thơ là thơ thẩn, nằm mơ hay mơ mộng như người ở trên cung trăng. Đây là một hiện trạng có thật. Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được xắp đặt nó theo ý riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, được cho các vật chuyển động, xoay quanh các vật, chiêm ngưỡng chúng, cảm giác chúng v.v. gây nên sự ham mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ. Không những quan sát và diễn tả không thôi, họ còn phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mỹ, không tầm thường - đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác. Một số cách dùng từ để thể hiện:

Quan sát

Cách diễn tả thường thấy Cách diễn tả có tính thơ hơn

mưa ảm đạm, xối xả, rầu rĩthì thầm, lõm bõm, quất mặt, vắt nước, bạc trời

đất, xiên ngang trời

buồnthảm, rầu, ơi là buồn, héo

hắt, tênhlãng đãng, nham nhở, đặc sệt, nhỏ giọt, thở khói

đen, bám rễ, đeo trên ngực

hoanở, thắm, thơm lừng, thơm

ngát, thơm nồngchúm chím, nứt ra, ngóc đầu, nhảy múa, hát vị

ngọt, phanh lồng ngực tỏa hương

Việc chọn lọc từ tạo nên hình ảnh thường được thấy rất nhiều trong các bài thơ. Có những hình ảnh đẹp, mềm mại, hài hòa, thơ mộng. Có những hình ảnh khắc khổ, vuông thành sắc cạnh, song cũng có những hình ảnh đồ xộ, đôi khi gớm ghiếc. Mỗi một hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của người làm thơ lúc họ viết. Một trong những ví dụ về hình ảnh có thể tìm thấy trong tập Truyện Kiều của Nguyễn Du: [1]

Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa

Do ảnh hưởng của quan niệm hội họa dưới thời người làm thơ còn sống, Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình. Phong cảnh đơn sơ, chấm điểm, phác thảo và nhẹ nhàng, nhưng không kém sức quyến rũ. Một câu khác của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Page 8: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hay Nguyễn Khuyến:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teoSóng biếc theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Hay gần đây hơn của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài Nghe thầy đọc thơ:

Em nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhàMái chèo nghiêng mặt sông xaBâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Không chỉ là những hình ảnh đẹp, tĩnh tại, hình ảnh trong thơ còn động đậy, hoạt bát. Người đọc thơ vừa hình tượng được vật thể, vừa thấy màu sắc, vừa thấy sự chuyển động của chúng. Chính vì lý do này, nhiều khi các vật được miêu tả trong thơ được nhà thơ cho thêm tính "hoạt họa" của nó, hay còn gọi là "nhân cách hóa". Dùng động từ cho những vật tưởng là vô tri, vô giác cũng giống như việc thổi sức sống vào trong vật thể, làm nó sống động trong đầu người đọc thơ. Chẳng hạn Trần Đăng Khoa đã viết trong bài Mặt bão:

Bão đến ầm ầmNhư đoàn tàu hỏaBão đi thong thảNhư con bò gầy

Hay trong bài "Góc Hà Nội"

Nắng tháng tư xỏa mặtChe vội vàng nỗi nhớ đã ra hoa.

..

Thành phố ngủ trong rầm rì tiếng gióNhà ai quên khép cửaGiấc ngủ thôi miên cả bến tàu[2]

Đương nhiên khi đọc những câu thơ trên, chúng ta còn thấy tính ẩn dụ, so sánh hình ảnh. Tính tương đương của hình ảnh làm cho người đọc dễ liên tưởng hơn, đặc biệt khi để miêu tả một trạng thái với nhiều chi tiết mà tính chắt lọc của thơ không cho phép người ta được rườm rà. Ví von, ẩn dụ còn gây hiệu ứng về các trạng thái tình cảm, chẳng hạn như người ta cảm thấy những vật vô tri, vô giác, hay những hoàn cảnh tự nhiên bỗng trở nên đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn, đáng ghét hơn, hay đáng sợ hãi hơn v.v. Những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh thường thấy trong các bài thơ của thiếu nhi làm, chẳng hạn mấy câu thơ Khoa làm lúc 9 tuổi trong bài Buổi sáng nhà em:

Ông trời nổi lửa đằng đôngBà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

..

Page 9: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Chị tre chải tóc bên aoNàng mây áo trắng ghé vào soi gươngBác nồi đồng hát bùng boongBà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Song nó cũng xuất hiện trong những bài của những nhà thơ lớn tuổi. Ví dụ Nguyễn Mỹ trong bài Con đường ấy[3]:

Nắng bay từng giọt - nắng ngân vangỞ trong nắng có một ngàn cái chuông

Hoặc Hàn Mặc Tử trong bài Một Nửa Trăng:

Hôm nay chỉ có nửa trăng thôiMột nửa trăng ai cắn vỡ rồi

Đặc biệt tính ví von trong thơ Hồ Xuân Hương gây nhiều trạng thái tình cảm nửa hư, nửa thực, gần như trêu chọc người đọc, như trong bài Đánh Cờ:

Quân thiếp trắng, quân chàng đen,Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.Hai xe hà, chàng gác hai bên,Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.

Hay trong bài Ốc nhồi (thơ Hồ Xuân Hương):

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.Quân tử có thương thì bóc yếm,Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Nếu hình ảnh trong đầu của nhà thơ không sống động, thì người đọc thơ cũng không có cảm quan sống động của bài thơ. Sự tương tác giữa họa, nhạc trong thơ có thể gần như tương tự với sự đóng góp của họa sĩ, nhạc sĩ, hay nói cách khác, sự dàn dựng một bộ phim, và người họa sĩ, nhạc công, đạo diễn phim v.v. tất cả đều chỉ bởi nhà thơ với ngòi bút và những từ ngữ trong một hệ thống ngôn ngữ mà ra.

Cách sử dụng dùng hình ảnh động đậy bằng việc cho thêm các động từ cũng thường được thấy trong các bài thơ Đường, đặc biệt là trong các vế đòi hỏi tính đối lập. Chẳng hạn Hồ Xuân Hương trong bài Lên chơi đông sơn tự:

Đông Sơn cảnh chiếm một hồ riêng,Uyên báu bay về, khói pháp chen,Đá núi điểm đầu, mưa phất xuống,Ngàn hoa nở rộ, gió tung lên,Đế Bà hương hỏa thơm bên xóm,Trịnh Chúa xe qua vết cũ còn,Cứu độ bè từ qua bể khổ,Chim âu ngủ đứng bến ngư thôn.

Page 10: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Một điểm khá quan trọng trong phim ảnh, nhạc, thơ hoặc bất cứ một hình thức nghệ thuật nào là tính lôgic của các sự kiện. Sự phát triển của các hình ảnh từ nhỏ đến lớn, từ trầm đến thanh, từ mịn màng đến gồ ghề v.v. phải luôn luôn được cân nhắc. Người đọc thơ bị lôi cuốn một phần cũng vì tính lôgic của nó. Rất nhiều bài thơ, ngay cả của những thi sĩ nổi tiếng, do sắp xếp các hình ảnh trong thơ thiếu tính lôgic mà bài thơ của họ không được mấy người để ý. Những hình ảnh đẹp họ gợi lên, hay những tương tác giữa các nhân vật trong thơ, cũng như tiến trình dẫn đến cao trào không có một sự phát triển lôgic nhất định, gây cảm giác bấp bênh, lõm bõm, và rời rạc cho người đọc. Nhạc trong thơ, hay sự tiến trình của cao trào cũng như thuôi trào trong thơ, cũng tương tự như tiến trình của âm nhạc, đòi hỏi phải theo cung, theo nhịp và theo sự tiến triển của thời gian. Trong hội họa tiến trình này còn được hiểu như tiến trình của các gam màu, đồng dạng hoặc đối lập. Thơ không phải là một tổ hợp của các hình ảnh lộn xộn, song là một chuỗi các hình ảnh được gắn lại với nhau theo một quá trình sắp đặt hợp lý, không kể tính thuận nghịch. Chính vì đặc tính này, người làm thơ, hay các nhà thơ, còn có thể được gọi là các "nghệ sĩ". Họ không chỉ là người biết nhiều từ vựng, biết mường tượng phong cảnh giỏi, song họ là người biết sắp xếp các sự kiện hợp lý, và các bài thơ của họ tái tạo lại tình cảm, tái tạo lại sự kiện trong đầu người đọc nhanh tróng và gắn bó, như sự phát triển tình cảm của họ khi họ viết một bài thơ. Nắm bắt được sự phát triển tình cảm của mình, gây dựng được cao trào đòi hỏi nhà thơ gần như có thêm một bản sao của chính mình. Họ phải quan sát cảm quan và sự tiến triển tình cảm của chính bản thân, ghi nhớ chúng và viết lại. Cảm quan của nhà thơ, sự hội tụ của các sự kiện bên ngoài, tính triết lý v.v. đều ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và môi trường xã hội. Không một nhà thơ nào không bị ảnh hưởng của điều kiện chính trị, lịch sử, phong cách suy nghĩ của thời đại khi họ còn sống.

Tứ thơ, hay ý tứ của bài thơ, là tình cảm, hình ảnh chủ đạo mà bài thơ muốn truyền đạt. Phong cách là cách trọn từ, cách diễn đạt ý tưởng của mình, chẳng hạn: ngộ nghĩnh, đơn sơ, mộc mạc, đơn giản, thanh thoát, gồ ghề, góc cạnh, mỉa mai, châm biếm, hoặc là cao thượng, đầy tính triết lý v.v. Cấu tứ của bài thơ là cấu trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, sự sắp xếp của bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ. Để có một cấu tứ tốt, người làm thơ thường phải nâng tầm mắt mình cao hơn tình cảm của mình, bao quát toàn bộ bài thơ, làm chủ chính tác phẩm của mình.

Một điểm nữa khá quan trọng, song lại có thể là lỗ hổng lớn nhất trong tất cả các bài bàn luận về thơ là dư âm. Dư âm là cảm quan người đọc có được sau khi đọc một cụm từ, một câu thơ, một đoạn thơ, hay một bài thơ. Tuy nguồn gốc của dư âm là ở bản thân cấu kết của các từ, cách sử dụng từ, của âm thanh và hình ảnh do các từ tạo ra, song kết quả của dư âm còn do ảnh hưởng của tâm trạng người đọc, cảm quan của người đọc, hay nói cách khác, khả năng cảm nhận của người đọc. Sở dĩ dư âm là một lỗ hổng lớn là vì tính khó bao trùm được của bất cứ một bàn luận nào về khía cạnh này. Có thể nói dư âm là kết xuất của cảm quan của người viết thơ cộng với cảm quan của người đọc thơ. Tạo được dư âm như mình mong muốn là cái thần của người làm thơ. Nó cũng tương tự như cảm quan của người nghe âm nhạc, sau khi nghe một đoạn nhạc. Tính mỹ thuật và âm hưởng của bài thơ, của đoạn nhạc là cái làm cho người ta nhớ và mến trọng. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ dùng ngoại cảnh để nói nội tình hơn là phân tích tình cảm nội tâm, tức là đi gián tiếp hay hơn là đi trực tiếp, hay lấy cái chung để nói cái riêng tư hay hơn là lấy cái riêng tư để nói cái riêng tư. Dư âm còn có thể là cái hương vị của bài thơ, từ đó người đọc cảm nhận được phong thái, cái hay cái đẹp trong tâm tư của nhà thơ. Nếu tôi nói hoa thơm thì người đọc chưa chắc đã cảm thấy hoa thơm, nhưng nếu tôi nói thoảng đưa trong không gian thì người đọc thấy cái gì nhè nhẹ, hình dung được cái hương bay. Hay nói cách khác, người làm thơ không diễn tả những gì hiển hiện trước mặt, không nói những gì hiển nhiên vốn có, bằng ngôn ngữ cửa miệng, đầu lưỡi, tức là thứ ngôn ngữ vẫn dùng thường ngày, song dùng một cách khác, gián tiếp chỉ đến điều mình muốn nói. Một trong những ví dụ là cách dùng hình ảnh cái bàn với những cái ghế trống rỗng trong vở nhạc kịch "Những người khốn khổ", phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo.

Page 11: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

There's a grief that can't be spoken.There's a pain goes on and on.Empty chairs at empty tablesNow my friends are dead and gone.

...

Phantom faces at the window.Phantom shadows on the floor.Empty chairs at empty tablesWhere my friends will meet no more.

Tạm dịch:

Có những nỗi thương tiếc không bật được thành lời.Có những nỗi đau lê gót chẳng dừng.Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống khôngNhững người bạn của tôi giờ đã chết và không còn nữa.

...

Ảo ảnh của những gương mặt ngoài cửa sổ.Những bóng ma trên sàn nhà.Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống khôngNơi những người bạn của tôi không còn gặp nhau được nữa.

Nếu cộng những câu trên với bản nhạc hát chúng thành bài hát thì dư âm là những giọt nước mắt trào ra. Như vậy việc dùng hình ảnh gián tiếp để nói cái nỗi đau ở trong lòng có tác động mạnh hơn, có sức truyền cảm lớn hơn, hơn là chỉ đơn giản nói "những người bạn của tôi chết cả rồi".

Làm thơ là một việc khó và không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều khi người ta cho rằng khả năng làm thơ là một thiên phú, trời cho và thường gây cảm xúc thán phục nếu ai đó có khả năng "xuất khẩu thành thơ". Đương nhiên khi làm thơ, người làm thơ phải có hiểu biết và một trí tuệ nhất định, song kể cả khi dùng trí tuệ thì trí tuệ của người làm thơ cũng bị cảm xúc của tình cảm chủ quan chi phối.

Thơ là thể loại văn học lấy cảm xúc, lấy trí tuệ súc tích được diễn đạt theo hình thức có vần điệu hoặc tự do (không vần điệu). Trong việc sáng tác các thể loại văn học thì nhà thơ là người cần thiên phú nhất, cho nên ít khi do học mà làm được thơ hay, dù nếu đã làm được thơ hay và cũng được học thì vẫn tốt hơn.

Thơ tồn tại như một loại thể văn học, còn "chất Thơ" hay "chất Thi ca" thì tồn tại ở nhiều loại hình, loại thể văn nghệ và trong thiên nhiên nói chung. Ví dụ một phong cảnh đẹp, một không khí môi trường gợi cảm xúc thi ca - như mùa thu vàng, chiều đông tuyết nhẹ rơi lãng đãng, khi tiễn hay đón gặp lại người thân sau nhiều năm xa vắng... làm cho tâm hồn tràn lên cảm xúc trữ tình, khiến ta như muốn ca lên, hát lên để biểu lộ một cái gì đó dạt dào hay xao xuyến.

Nói tóm lại thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm xúc rung động đa dạng của con người. Khi nào bạn còn những rung động đó, nghĩa là tâm hồn bạn còn chất thi ca, còn khiến bạn sống có ý nghĩa hơn trên cõi đời này. Thơ, ngoài đặc điểm đó, lại là một nghệ thuật tuân theo các tính chất riêng của thể loại này - trong đó yếu tố trời cho làm thơ

Page 12: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

là số một. Những tính chất riêng của thể loại thơ là một vấn đề lớn, mà muốn hiểu nó chúng ta cần tham khảo từ nhiều nguồn như các giáo trình văn học, cũng như các nguồn khác.

Bài thơ đầu em viết riêng tặng anh

Có một bài thơ chưa bao giờ được viết Là bài thơ đầu em viết tặng riêng anh Nét mực xanh còn đong đầy trong nỗi nhớ Luyến tiếc dại khờ phố cũ hóa rêu xanh

Có một bài thơ chưa bao giờ được viết Là nụ cười xanh biếc nở trên môi Thoáng bồi hồi em lạnh lùng hờn dỗi Để hạt mưa buồn buốt nhói lạnh con tim

Có một bài thơ chưa bao giờ được viết Là bài thơ buồn em viết lúc thu sang Cánh nhạn hồng trông tin người viễn xứ Để bây chừ nhuộm tím cả hoàng hôn

Bài thơ đầu em viết bằng nụ hôn Trên chiếc giỏ xe nơi tâm hồn trú ngụ Gió mùa thu khẽ khàng lay giấc ngủ Một thiên đường tuyết trắng thuở xa xưa

Cơn mưa chiều xóa nhòa bao ký ức Một chuyện tình ngưu chức vọng thiên thu Anh bây giờ yên giấc ngủ ngàn thu Giữa lòng đại dương có lời ru của biển

Bài thơ đầu tiên em viết bằng mực tím Mượn phím đàn em trao gửi đến anh Để biển xanh ru hồn theo nỗi nhớ Em vẫn chờ nơi phía cuối hoàng hôn

http://www.sachdientu.edu.vn

c. [sửa] Phân tích

[sửa] Âm [4]

Bài chi tiết: Tiếng Việt

Âm (sound) do sự nhóm họp của một hoặc nhiều nguyên âm tạo nên. Những âm gần giống nhau, không kể các phụ âm đứng trước hay đứng sau hay sự tác động của các dấu gây sự trầm bổng của âm, tạo nên vần trong thơ. Chẳng hạn, âm đơn:

à, ca, cha, đá, lá, ta

âm kép:

biên, chiêm, chuyên, xuyên

Bảng phân các loại âm sau đây được trích từ Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm):

Loại thanh Tên các thanh Dấu chỉ thanh Chua thêm

Bằngphù bình thanhtrầm thượng thanh

không có dấudấu huyền

Page 13: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Trắc

phù thương thanhtrầm thương thanhphù khứ thanhtrầm khứ thanh

ngã (~)hỏi (?)sắc (')nặng (.)

phù nhập thanhtrầm nhập thanh

sắc (')nặng (.)

riêng cho các tiếngđằng sau có phụ âmch, p, và t

Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.

[sửa] Vần

Vần (rhyme) là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có hai loại vần:

vần bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — ba, bà vần trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — bả, bã, bá, bạ

Chữ "đấy", "cấy" cùng phát ra một âm "ây" song đều thuộc trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" và thuộc bình thanh.

Vần thể còn được quan niệm là vần giàu hay nghèo:

Vần giàu (hay còn gọi là Vần Chính): những chữ có cùng âm và thanh o Thanh bằng: Phương, sương, cường, trườngo Thanh trắc: Thánh, cảnh, lãnh, ánh

Vần nghèo (hay còn gọi là Vần Thông): đồng thanh nhưng với âm tương tự o Thanh bằng: Minh, khanh, huỳnh, hoànho Thanh trắc: Mến, lẽn, quyện, hển

Ví dụ hai câu dùng Vần Chính:

Lầu Tần chiều nhạt vẻ thuGối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông[5]

Cưỡng vậnKhi hai vần là Vần Thông với nhau mà thôi. Người lên ngựa kẻ chia bàoRừng phong thu đã nhuộm màu quan san

Lạc vậnKhi hai vần không thuộc Vần Chính hay Vần Thông. Người về chiếc bóng năm canhKẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Trong thơ Việt, có hai cách gieo vần

Page 14: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Gieo vần ở giữa câu (Yêu Vận hay "vần lưng"): Chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm bên trong câu dưới như trong thể thơ lục bát, chữ cuối câu có sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ sau đó. Chẳng hạn Nguyễn Du truyện Kiều (1(6)-2(6)) (2(8)-3(6)) (3(8)-4(6)) (4(8)-..):

Người về chiếc bóng năm canhKẻ đi muôn dặm một mình xa xôiVầng trăng ai xẻ làm đôi?Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

Gieo vần ở cuối câu (Cước Vận hay "vần chân"): Các chữ ở cuối câu vần với nhau.

Vần tiếpcác cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau. Chẳng hạn Xuân Diệu trong Tương Tư Chiều (2,3) (4,5) (6,7):

1. Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,2. Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.3. Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,4. Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.5. Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;6. Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;7. Mây theo chim về dãy núi xa xanh8. Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.9. Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

Vần chéoTrong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ ba và chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư. Chẳng hạn Anh Thơ trong bài Tiếng chim tu hú (1,3) (2,4):

1. Nắng hè đỏ hoa gạo2. Nước sông Thương trôi nhanh3. Trên đường đê bước rảo4. Gió nam giỡn lá cành

Nhiều khi chỉ cần chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư mà thôi. Chẳng hạn Quang Dũng trong bài Đôi bờ (2,4):

1. Xa quá rồi em người mỗi ngả2. Bên này đất nước nhớ thương nhau3. Em đi áo mỏng buông hờn tủi4. Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Vần ômTrong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ tư và chữ cuối câu hai vần với câu thứ ba. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại. Chẳng hạn Nguyên Sa trong Áo lụa Hà Đông (1,4) (2,3):

1. Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát2. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông3. Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng4. Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Vần ba tiếngTrong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu một, câu hai và câu thứ tư vần với nhau. Câu ba khác vần. Chẳng hạn Thâm Tâm trong Tống Biệt Hành (1,2,3).

1. Đưa người ta không đưa qua sông

Page 15: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

2. Sao có tiếng sóng ở trong lòng?3. Bóng chiều không thắm không vàng vọt4. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Cách gieo vần dùng chữ cuối cùng của câu cũng xuất hiện trong các bài thơ của châu Âu, chẳng hạn như hai câu trích trong bài On His Being Arrived to the Age of Twenty-three của nhà thơ người Anh John Milton (tiếng Anh):

That I to manhood am arrived so near,And inward ripeness doth much less appear,

Hay tạm dịch là:

Tuổi thành xuân đến quá nhanhĐã nào một chút trưởng thành trong tôi

Ở đây âm "ia" (của near và appear) được dùng để làm vần nối hai câu thơ.

[sửa] Điệu [6]

Điệu (rhythm), hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp điệu ngắt câu. Nhạc trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Thơ lục bát, ca dao là một thể loại giàu nhạc tính.

Âm hưởng của vần:

(a)- Vần bằng thường gây cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại. Gió mơn man sợi nắng mànhSương còn đu ngọn lá xanh miệt màiDương gian hé rạng hình hàiTrời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi[7]

(b) - Vần trắc thường gây cảm giác mạnh mẽ, động đậy, tỉnh thức. Gió mơn man sợi nắng mànhSương còn đu ngọn lá xanh miệt màiDương gian hé rạng hình hàiTrời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi

Tiết tấu của câu: Tiết tấu là nói đến cái nhịp, cái điệu của câu thơ. dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn. Đó là nhịp dài (--), khi ngâm người ta ngừng lại ngân nga lâu một chút. Ngoài ra, trong mỗi vế, khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn (-).

Dương gian (-) hé rạng (-) hình hài (--)Trời (-) se sẽ lạnh (-), đất ngai (--) ngái mùi(--)

Nhịp trong thơ: tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngưng hơi.

Nhịp (4/4) - (2/2/2/2)Em ngồi cành trúc (--) em tựa cành mai (--)Đông đào (-) tây liễu (-) biết ai (-) bạn cùng (--)Nhịp (2/2/2) - (2/2/2/2)Trời mưa (-) ướt bụi (-) ướt bờ (-)

Page 16: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Ướt cây (-) ướt lá (--) ai ngờ (-) ướt em (--)Nhịp (2/4) - (2/2/2/2)Yêu mình (--) chẳng lấy được mình (--)Tựa mai (-) mai ngã (--) tựa đình (-) đình xiêu (--)Nhịp (2/4) - (4/4)Đố ai (-) quét sạch lá rừng (--)Để ta khuyên gió (--) gió đừng rung cây (--)Nhịp (2/4) - (2/4/2)Hỡi cô (-) tát nước bên đàng (--)Sao cô (-) múc ánh trăng vàng (--) đổ đi (--)Nhịp (4/2) - (2/4/2)Trách người quân tử (-) bạc tình (--)Chơi hoa (--) rồi lại bẻ cành (--) bán rao (--)Nhịp (3/2/2) - (4/3/2)Đạo vợ chồng (-) thăm thẳm (-) giếng sâu (--)Ngày sau cũng gặp (--) mất đi đâu (-) mà phiền (--)

Nhạc tính của từ: Theo ngữ học, mỗi từ đơn của ta thường là một âm tiết, khi phát lên nhẹ hay mạnh, trong hay đục là tùy theo vị trí phát âm của nó trong khẩu cung (kể từ môi đến cuống họng, kể cả độ mở của miệng). Một từ được phát lên tại vị trí nào trong khẩu cung là phải chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tạo nên nó: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh. Vì thế từ nào có:

1. nguyên âm bổng như: i, ê, e2. phụ âm vang như: m, n, nh, ng3. thanh bổng như: không dấu, dấu sắc, dấu hỏi, thì từ được phát ra, âm sẽ cao,

trong và nhẹ.

Ngược lại, từ nào gặp phải : 1. nguyên âm trầm: u, ô, o,2. phụ âm tắc: p, t, ch, c,

và thanh trầm: dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng thì từ phát ra âm sẽ đục và nặng.Sự trong đục của các từ ngắt nhịp trong câu, và nhất là của các từ dùng làm vần có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhạc tính của thơ.Hôm qua (-) tát nước đầu đình (--)Bỏ quên cái áo (-) Trên cành hoa sen (--)Em được (--) thì cho anh xin (--)Hay là (-) em để làm tin (-) trong nhà. (--)Những từ ngắt nhịp và những từ dùng làm vần trong 4 câu thơ này hầu hết đều có những yếu tố tạo nên âm vang và trong, nên nhạc thơ nghe vui, diễn tả được tình cảm trong sáng, yêu đời của chàng trai ở đây.Nụ tầm xuân (-) nở ra xanh biếc. (--)Em đã có chồng (--) anh tiếc (-) lắm thay. (--)Âm “iếc” trong 2 từ “biếc” và “tiếc” lấy làm vần ở đây có 2 nguyên âm bổng (iê) vút cao với thanh sắc cũng thuộc loại thanh bổng nhưng đã bị đứt hơi, tắc nghẽn bởi phụ âm cuối ‘c’, được mệnh danh là âm tắc, nên khi đọc lên nghe như tiếng nấc, nhạc thơ vì vậy chậm lại, nghe nghẹn ngào, tức tưởi. Như thế, vần “iếc” ở đây gieo rất đắt, đã cực tả được nỗi tiếc nuối đứt ruột của chàng trai khi trở lại chốn cũ, gặp lại người xưa, tình mình thì đang nồng, người mình yêu lại quá đẹp, nhưng than ôi muộn mất rồi, vì nay nàng đã là gái có chồng!Yêu ai tha thiết, thiết thaÁo em hai vạt trải ra chàng ngồi.

Page 17: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Đôi khi để đảm bảo cho nhạc tính của câu ca dao (âm luật, âm vận), những âm tiết của từ kép có thể đảo ngược vị trí. Như câu ca dao trên hai âm tiết “tha thiết” được đảo thành “thiết tha” vì thể lục bát chỉ gieo vần bằng (tha, ra).Thơ hoặc ca dao hay sử dụng từ láy, nhờ sự lập lại toàn thể hay một số yếu tố của từ gốc mà từ láy khi phát âm, hai điểm phát âm sẽ trùng nhau (từ láy hoàn toàn) hay tiến sát gần nhau (từ láy không hoàn toàn) tạo thành một chuỗi hòa âm, giúp cho nhạc điệu của thơ vừa phong phú, vừa tăng uyển chuyển, nhịp nhàng.

[sửa] Luật [8]

Luật làm thơ (rule) : Vần bằng được ký hiệu bằng B, vần trắc được ký hiệu bằng T, vần không theo luật để trống.

[sửa] Thơ lục bát

Bài chi tiết: Thơ lục bát

Câu số Vần

1 B B T T B B

2 B B T T B B T B

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

Ông trời nổi lửa đằng đôngBà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thayBiệt lệTuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh". Những ô để trống là những ô không theo luật.

Câu số Vần

1 B T B

2 B T B B

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Page 18: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Phá LuậtThỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế. Chẳng hạn hai câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ "cốt" là một chữ thuộc vần trắc, song lại nằm ở vị trí của vần bằng:

Câu số Vần

1 Mai cốt cách, tuyết tinh thần

2 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

[sửa] Thơ song thất lục bát

Bài chi tiết: Thơ song thất lục bát

Song thất là hai câu bảy chữ nối theo hai câu lục bát. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã được Đoàn Thị Điểm diễn nôm lại bằng thể thơ này. Trong câu bảy chữ trên, chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm là vần bình, chữ thứ bảy là vần trắc; trong câu bảy chữ dưới, chữ thứ ba là vần bình, thứ năm là vần trắc, và chữ thứ bảy là vần bình. Hai câu lục bát tiếp sau thì theo luật thường lệ.

Câu số Vần

1 T B T

2 B T B

3 B T B

4 B T B B

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

Chàng thì đi cõi xa mưa gióThiếp lại về buồng cũ gối chănĐoái trông theo đã cách ngănTuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh

Page 19: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Chữ cuối cùng của câu có bảy chữ trên vần với chữ thứ năm của cây bảy chữ dưới, chữ cuối câu bảy chữ ở dưới vần với chữ cuối của câu sáu chữ trong hai câu lục bát tiếp theo, chữ cuối câu sáu chữ lục bát vần với chữ thứ sáu của câu có tám chữ, và chữ cuối của câu tám chữ lục bát vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ tiếp theo. Tuy nhiên, chữ cuối câu lục bát tám chữ cũng có thể vần với chữ thứ ba câu bảy chữ, biến đổi âm trong vần chữ này đổi sang vần bình. Do đó, chữ thứ ba trong câu bảy chữ trên có thể là trắc hay bằng.

Câu số Vần

1 B T

2 B T B

3 B T B

4 B T B B

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửaCỏ xanh thơm dạ nhớ khó quênNhủ rồi tay lại trao liềnBước đi một bước lại vin áo chàng

[sửa] Thơ bốn chữ

Bài chi tiết: Thơ bốn chữ

Nếu chữ thứ hai là vần bằng thì chữ thứ tư là vần trắc.

Câu số Vần

1 T B

2 B T

Chữ thứ 1 2 3 4

Bão đến ầm ầmNhư đoàn tàu hỏa[9]

Page 20: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Ngược lại, nếu chữ thứ hai là vần trắc thì chữ thứ tư là vần bằng.

Câu số Vần

1 B T

2 T B

Chữ thứ 1 2 3 4

Chim ngoài cửa sổMổ tiếng võng kêu[10]

Song nhiều bài thơ không theo luật ở trên.

Bão đi thong thảNhư con bò gầy

[sửa] Thơ năm chữ

Bài chi tiết: Thơ năm chữ

Tương tự như luật của thơ bốn chữ ở trên, song cũng nhiều trường hợp không theo luật.

Hôm nay đi chùa HươngHoa cỏ mờ hơi sươngCùng thầy me em dậyEm vấn đầu soi gương[11]

[sửa] Thơ sáu chữ

Bài chi tiết: Thơ sáu chữ

Dùng chữ cuối cùng, với cách gieo vần như vần chéo hoặc vần ôm:

Vần chéoQuê hương là gì hở mẹMà cô giáo dạy phải yêuQuê hương là gì hở mẹAi đi xa cũng nhớ nhiều Đỗ Trung Quân - Quê Hương

Vần ômXuân hồng có chàng tới hỏi:-- Em thơ, chị đẹp em đâu?-- Chị tôi tóc xõa ngang đầuĐi bắt bướm vàng ngoài nội Huyền Kiêu - Tình sầu

Page 21: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

[sửa] Thơ bảy chữ

Bài chi tiết: Thơ bảy chữ

Do ảnh hưởng của Thất ngôn tứ tuyệt trong thơ Đường, thơ bảy chữ hiện nay vẫn còn mang âm hưởng luật của nó. Có hai loại câu:

Vần bằng

Câu số Vần

1 B T B B

2 T B T B

3 T B T T

4 B T B B

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Quanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồngLặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông[12]

Hay gần đây hơn:

Em ở thành Sơn chạy giặc vềTôi từ chinh chiến cũng ra điCách biệt bao ngày quê Bất BạtChiều xanh không thấy bóng Ba Vì Quang Dũng - Đôi Mắt Người Sơn Tây

Vần trắc

Câu số Vần

1 T B T B

2 B T B B

3 B T B T

Page 22: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

4 T B T B

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râuPhen này ông quyết đi buôn cốiThiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu[13]

Hiện nay, thể thơ này được cải biên và nó chỉ còn là:

Câu số Vần

1 B T B

2 T B T

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Ta về cúi mái đầu sương điểmNghe nặng từ tâm lượng đất trờiCảm ơn hoa đã vì ta nởThế giới vui từ mỗi lẻ loi Tô Thùy Yên - Ta về

[sửa] Thơ tám chữ

Bài chi tiết: Thơ tám chữ Chữ cuối có vần trắc thì chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm và sáu là vần bằng

Vần

T B B T

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

Chữ cuối có vần bằng thì chữ thứ ba là vần bằng, chữ thứ năm và sáu là vần trắc.

Vần

Page 23: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

B T T B

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.

[sửa] Cách gieo vần

Vần tiếpEm cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,Tình mất vui lúc đã vẹn câu thềĐời chỉ đẹp những khi còn dang dở.Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa... Hồ Dzếnh - Ngập NgừngVần chéoTrong ánh nắng hạt sương dần nhẹ bỗngRồi tan vào thoáng đãng trời xanhCánh hoa mỏng rập rờn với gióCó nhớ về hạt sương sớm long lanh? Hải Kỳ - Giấc mơVần ômĐêm Trường Sơn. Lá với nước rầm rìHơi đá lạnh nép mái nhà nghe ngóngChúng tôi ngồi xòe tay trên lửa nóngMáu bàn tay mang hơi lửa vào tim Nguyễn Khoa Điềm - Bếp lửa rừng

Muốn cho thơ tám chữ thêm âm điệu, một số nhà thơ thường gieo vần chữ thứ tám của câu trên với chữ thứ năm hay sáu của câu dưới:

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổiNhững hào hùng, uất hận gối lên nhau Cao Tần - Ta làm gì cho hết nửa đời sau?

[sửa] Dạng (form)

1. thơ lục bát2. thơ song thất lục bát3. thơ bốn chữ4. thơ năm chữ5. thơ sáu chữ6. thơ bảy chữ7. thơ tám chữ8. thơ tự do

Page 24: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

d. [sửa] Thơ Việt Nam

[sửa] Ca dao[14]

Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca. Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán-Việt. Trong Văn học dân gian, tập II[15], Đinh Gia Khánh có chú thích:

Trong Kinh thi, phần Ngụy Phong, bài Viên hữu có câu: "Tâm chi ưu hữu, ngã ca thả dao" - hay "Lòng ta buồn, ta ca và dao".

Sách Mao truyện viết:

"Khúc hợp nhạc viết ca, đô ca viết dao" - hay "Khúc hát có nhạc đệm theo lời gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao".

Trước đây người ta còn gọi ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Ca dao có những câu bốn chữ, năm chữ, sáu tám hay bẩy sáu tám, đều có thể "ngâm được nguyên câu", không cần tiếng đệm như người ta ngâm thơ vậy. Chẳng hạn hai câu sáu tám:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ

Hay:

Tốt gỗ hơn tốt nước sơnXấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của con người. Tình yêu của người lao động biểu hiện trong ca dao về nhiều mặt: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất được, yêu lao động, yêu thiên nhiên. Ca dao còn là một biểu hiện tư tưởng đấu tranh trong cuộc sống xã hội, trong khi tiếp xúc với thiên nhiên. Chính vì thế, cao dao còn phản ánh đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người, ý thức lao động sản xuất v.v. trong tình hình xã hội, kinh tế, chính trị dưới thời đại lịch sử sinh sống. Chẳng hạn sự kiềm chế của tứ đức, tam tòng trong giới phụ nữ bật lên những câu than:

Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Do số phận họ phần lớn là do người khác định đoạt mà không có quyền tự chủ, sự chua xót vắt nước thành những câu vừa hài vừa đau:

Lấy chồng chẳng biết mặt chồngĐêm nằm mơ tưởng, nghĩ ông láng giềng

Tình yêu nam nữ ở nông thôn là một thứ tình yêu liên quan đến ruộng đồng, đến xóm làng. Những câu như tự nhắc mình, hoặc nhắc người mình yêu:

Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Page 25: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Nhớ ai dãi nắng dầm sươngNhớ ai tát nước bên đường hôm nao!

Cuộc sống nặng nhọc, con trâu đi trước, cái cày đi sau cũng phản ánh trong ca dao:

Trâu ơi, tao bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng, trâu cày với taCày cấy vốn nghiệp nông gia,Ta đây trâu đấy, ai mà quản công...

Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, giản dị và tươi tắn. Chúng giản dị như lời nói thường, nhẹ nhàng, gọng gàng, song không kém phần chải chuốt, đầy tính miêu tả những tình cảm sâu sắc. Một cảnh buồn:

Sóng sầm sịch lưng chưng ngoài bể bắc,Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên...

Hay nỗi nhớ bịn rin:

Gió vàng hiu hắt đêm thanhĐường xa dặm vắng, xin anh đừng vềMảnh trăng đã trót lời thềLàm chi để gánh nặng nề riêng ai!

Một cô gái, trong chế độ tảo hôn, chưa vấn tóc gọn đã về nhà chồng, anh chồng dửng dưng coi vợ như một đứa trẻ. Nhưng khi cô ta vừa đến tuổi, thì tình hình khác hẳn:

Lấy chồng tử thủa mười lămChồng chê tôi bé, chẳng nằm cùng tôiĐến năm mười tám, đôi mươiTối nằm dưới đất, chồng lôi lên giườngMột rằng thương, hai rằng thươngCó bốn chân giường, gãy một, còn ba!...

Ca dao còn được dùng như một hình thức truyền kinh nghiệm dễ nhớ, chẳng hạn kinh nghiệm nấu ăn:

Con gà cục tác: lá chanhCon lợn ủn ỉn: mua hành cho tôiCon chó khóc đứng khóc ngồi:Bà ơi! đi chợ mua tôi đồng riềng.

[sửa] Những thể ca dao cổ điển

[sửa] Thể phú

Phú có nghĩa là trình bày, diễn tả, chẳng hạn như nói về người, về việc hay vật gì thì trình bày, diễn tả cho người ta hình dung được người, việc, hay vật ấy. Chẳng hạn:

Đường lên xứ Lạng bao xaCách một trái núi với ba quãng đồngAi ơi! đứng lại mà trông

Page 26: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Kìa núi Thành Lạc, kìa sông Tam Cờ.Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờBụng anh vẫn thẳng như tờ giấy phong...

Hay chống đối với dâm ô, giã man của giai cấp phong kiến thống trị:

Em là con gái đồng trinhEm đi bán rượu qua dinh ông nghèÔng nghè sai lính ra ve.."Trăm lạy ông nghè, tôi đã có con!".- Có con thì mặc có con!Thắt lưng cho giòn mà lấy chồng quan.

[sửa] Thể tỉ

Tỉ là so sánh. Ở thể này, câu ca không nói thẳng như ở thể Phú, song lại mượn cái khác để so sánh, ngụ ý hay gửi gắm một tâm sự gì. Chẳng hạn:

Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mâyNhư con chèo bẻo xa cây măng vòi

Hay:

Gối mền, gối chiếu không êmGối lụa không mềm bằng gối tay em.

Hoặc:

Ăn thì ăn những miếng ngonLàm thì chọn việc cỏn con mà làm

[sửa] Thể hứng

Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn, thấy ngoại cảnh mà có hứng, muốn nói lên nỗi lòng mình, cảnh tình riêng của mình:

Trên trời có đám mây vàngBên sông nước chảy, có nàng quay tơNàng buồn nàng bỏ quay tơ,Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành...

Hay:

Gió đánh đò đưa, gió đập đò đưa,Sao cô mình lơ lửng mà chưa có chồng...

khìn quá è!!!

[sửa] Lục bát

Theo Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Can Mộng [16] , người viết cuốn Ngạn ngữ phong dao, đã từng viết:

Page 27: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Văn vần nước ta phôi thai từ ngạn ngữ, rồi đến phong dao thì thành điều, thành chương, có thể ngâm nga được. Văn lục bát, hay song thất sau này đều từ ở đấy cả.

Lịch sử sưu tập và biên soạn tục ngữ, ca dao, và dân ca chỉ mới được bắt đầu từ khoảng hai trăm năm trở lại đây. Vào nửa cuối thế kỷ 18, Trần Danh Án (hiệu Liễu Am) đã sưu tập và biên soạn Quốc phong giải trào và Nam phong nữ ngạn thi. Các soạn giả trên đã ghi chép tục ngữ, ca dao bằng chữ nôm, rồi dịch ra chữ Hán và chú thích, có ý đem ca dao Việt Nam sánh với thơ Quốc Phong trong Kinh thi của Trung Quốc.

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta thấy xuất hiện những sách chữ nôm sưu tập tục ngữ, ca dao[17]. Sang đầu thế kỷ 20, Việt Nam mới có những sách sưu tập những di sản này bằng chữ quốc ngữ [18] .

Như vậy có thể nói, lục bát bắt nguồn từ trong tục ngữ và ca dao mà ra.

Như trên đã nói, "lục" (sáu), "bát" (tám), hay còn gọi là thể thơ sáu tám (6, 8) ám chỉ đến độ dài của hai câu thơ: một câu gồm 6 chữ và một câu gồm 8 chữ. Câu sáu chữ đi trước và câu tám chữ theo sau. Vần rơi vào những chữ in đậm. Chẳng hạn trong truyện Kiều, lúc Sở Khanh rủ Kiều chạy trốn khỏi lầu xanh của mụ Tú Bà:

Đêm thu khắc lậu canh tàn[19]

Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gươngLối mòn cỏ nhợt mùi sương [20]

Lòng quê[21] đi một bước đường một đau.

Thơ lục bát thường là nguồn cảm hứng thơ đầu tiên, gây ảnh hưởng nhiều cho những nhà thơ Việt Nam từ những ngày còn bé. Có thể qua những lời ru bằng ca dao, bằng các câu ca cửa miệng người lớn dùng. Chẳng hạn:

Cái ngủ mày ngủ cho ngoanĐể mẹ đi cấy đồng xa trưa vềBắt được con cá rô trêThòng cổ mang về cho cái ngủ ăn

Do nhạc tính mềm mại của lục bát, loại thơ này còn thấy được dùng trong các bài thơ như một phần chuyển giọng, từ gồ ghề sang mượt mà, êm ái như trong trạng thái than thở hay ca ngợi. Chẳng hạn trong bài thơ Tiếng Hát Sông Hương của Tố Hữu:

Trên dòng Hương-giangEm buông mái chèoTrời trong veoNước trong veoEm buông mái chèoTrên dòng Hương-giangTrăng lên trăng đứng trăng tànĐời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Hay Trần Đăng Khoa trong trường ca[22] Khúc hát người anh hùng

Cô Bưởi lắng nghe tiếng gà rừng rựcThấy sức triệu người hồi sinh trong lồng ngựcVà cô đi

Page 28: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Bên đám cháyChưa tànLửa hát rằng:Quê tôi - những cánh rừng hoangChính trong cơn bão đại ngàn - tôi sinhNuôi tôi trong bếp nhà gianhỦ là một chấm - thổi thành biển khơi...

[sửa] Lục bát biến thể

Biến thể trong thơ lục bát là những câu thơ bị đổi cách gieo vần.

[sửa] Thơ Đường Việt Nam

Bài chi tiết: Thơ Đường Việt Nam

Kết quả của lịch sử giao tiếp văn hóa phương bắc, đặc biệt là thời cực thịnh của thơ Trung Quốc là thể thơ phát triển thời nhà Đường, thơ Đường đã thâm nhập vào văn hóa Việt thành thơ Đường Việt Nam. Đầu tiên, thơ Đường Việt Nam được viết bằng chữ Hán, rồi dần được viết bằng chữ Hán Nôm và chữ thuần Việt.

[sửa] Phong trào Thơ mới

Bài chi tiết: Phong trào Thơ mới

[sửa] Phong trào Thơ tự do

Bài chi tiết: Thơ tự do

Có lẽ bắt đầu từ bài thơ dịch của Nguyễn Văn Vĩnh La Cigale et la Fourmi trên Trung Bắc Tân văn (1928) mà nguồn thơ mới khởi thảo:

Ve sầu kêu ve veSuốt mùa hèĐến kỳ gió bấc thổiNguồn cơn thật bối rối.

Lối thơ không niêm, không luật, không hạn chế số chữ trong câu, không hạn chế số câu lại có vẻ thích ứng với đông đảo quần chúng hơn.[23]

Lối thơ này đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Phục Hưng, như trong các tác phẩm của William Shakespeare. Chẳng hạn trong bi kịch Hamlet, khi chàng gọi mẹ mình vào, mời bà ngồi (Những câu tiếng Việt chỉ là phần dịch tạm thời):

Queen.

Have you forgot me?(Ngươi quên ta là ai rồi chăng?)

Ham.

No, by the rood, not so:

Page 29: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

(Không, tôi thề bằng thánh giá, không phải vậy:)[24]

You are the queen, your husband's brother's wife;(Bà là nữ hoàng, vợ người em nhà vua, chồng bà)And,--would it were not so ! --you are my mother.(Mà dù có không phải thế đi chăng nữa, bà vẫn là mẹ của tôi)

Queen.

Nay, then, I'll set those to you that can speak.(Đúng, vậy ta sẽ chỉ phép những gì ngươi được nói.)

Ham.

Come, come, and sit you down; you shall not budge;(Lại đây, lại đây, và hãy ngồi xuống; bà hãy ngồi im, không nhúc nhích)You go not till I set you up a glass(Bà sẽ không được ra khỏi đây, cho đến khi nào tôi mời bà một cốc nước)Where you may see the inmost part of you.(Trong đó bà sẽ nhìn thấy đáy lòng của bà)[25]

Có quan điểm cho rằng thơ tự do đặt tầm quan trọng về cách đọc thơ, hay sự bố trí theo chiều dọc của tờ giấy hơn, và nhịp điệu của thị giác mới là phần quan trọng. Chẳng hạn:

Đến thời Phục hưng, thơ không vần tiếng Anh với kỹ thuật vắt dòng, phá bỏ cách đọc ngừng lại ở cuối dòng. Đọc từ dòng trên vắt xuống dòng dưới theo cú pháp văn phạm, rõ chữ, và câu liền lạc. Sau này, vào đầu thế kỷ 20, thơ tự do cũng theo cách đọc như thế. Nhưng giữa thơ không vần và thơ tự do vẫn có sự khác biệt khi đọc. Với loại thơ tự do dùng kỹ thuật dòng gãy, trình bày dòng ngắn dài, để tạo nhịp điệu thị giác trên mặt giấy, khi đọc lên, không đọc theo dòng mà theo câu, mục đích chỉ để nghe rõ âm thanh của từng chữ. Nhịp điệu thị giác mới là phần quan trọng, qua đó, người đọc lần theo tiến trình phân tích để tìm ra ý nghĩa bài thơ. Như vậy, để hiểu một cách toàn vẹn bài thơ loại này, người đọc phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, âm thanh của chữ, nhịp điệu của câu dòng và ý nghĩa trong tiến trình phân tích. Với loại thơ trình diễn, gần với sự ứng tác thì người nghe dễ bị lôi cuốn bởi khả năng trình diễn và cách đọc của người đọc thơ. Như vậy cách đọc của thơ tự do không thể hiểu theo nghĩa của thơ truyền thống, nhịp điệu thị giác và cách trình diễn quan trọng hơn phần âm thanh của tiếng nói.[26]

Chữ tự dọ ở đây có thể hiểu là sự thoát thân khỏi sự kiềm chế của các luật thơ. Nhà thơ muốn chạy theo cảm hứng, theo tình cảm, lấy chữ để biểu tả nội tâm thay vì để cho con chữ, để cho những luật lệ bắt người ta bị kìm kẹp, bị chê trách, mà phải đổi chữ, đổi ý, biến bài thơ thành một đứa con quái thai của tình cảm của họ. Phan Khôi viết trong Phụ nữ Tân Văn - số 132:

.. lâu nay mỗi khi có hứng, tôi toan mở ngâm vịnh thì cái hồn thơ của tôi lúng túng. Thơ chữ Hán ư? Thì ông Lý, ông Đỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi rồi. Thơ Nôm ư thì cụ Tiên Điền, bà Huyện Thanh Quan đè ngang ngực làm cho tôi thở không ra. Cái ý nào mình muốn nói lại nói không được, thì đọc đi đọc lại nghe như họ đã nói rồi. Cái ý nào chưa nói, mình muốn nói ra lại bị những niêm luật bó buộc mà nói không được. Té ra mình cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong lòng bàn tay của họ thật là dễ ức.

Chẳng hạn như bài thơ của Lưu Trọng Lư sau này đưa vào tập Tiếng thu đổi tên là Xuân về:

Page 30: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Năm vừa rồiChàng cùng tôiNơi vùng giác mộTrong gian nhà cỏTôi quay tơChàng ngâm thơVườn sau oanh giục giãNhìn ra hoa đua nởDừng tay tôi kêu chàng...Này, này! Bạn! Xuân sangChàng nhìn xuân mặt hớn hởTôi nhìn chàng, long vồn vã...Rồi ngày lại ngàySắc màu: phaiLá cành: rụngBa gian: trốngXuân điChàng cũng điNăm nay xuân còn trở lạiNgười xưa không thấy tớiXuân về.[27]

Rồi sau này Hữu Thỉnh trong bài Thơ viết ở biển:

Anh xa emTrăng cũng lẻMặt trời cũng lẻBiển vẫn cậy mình dài rộng thếVắng cánh buồm một chút đã cô đơnGió không phải là roi mà vách núi phải mònEm không phải là chiều mà nhuộm anh đến tímSông chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đếnDù sóng đã làm anh Nghiêng ngả Vì em[28]

Như vậy có thể nói, thơ tự do thiên về tính âm nhạc, tính hình tượng và nội dung tình cảm muốn truyền đạt hơn hình thức, thể loại của bài thơ. Thơ tự do như là thơ được thoát thân, thả cánh, bay cao như thể bay cao được, trải rộng như có thể bao trùm, không còn hạn chế, không còn gò bó, không còn giới hạn, và quan trọng nhất nó nói rằng, nếu bạn yêu thơ thì không ai không có thể làm thơ được.

ai níu nổi thời gian?ai níu nổi?Con mỗi ngày một lớn lênMẹ mỗi ngày thêm già cỗiCuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Con sẽ không đợi một ngày kiacó người cài cho con lên áo một bông hồng

Page 31: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹmỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồnghoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹSống tự do như một cánh chim bằngTa làm thơ cho đời và biết bao người con gáiCó bao giờ thơ cho mẹ ta không?Những bài thơ chất ngập tâm hồnđau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúcCó những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ácmà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờgiọt nước mắt già nua không ứa nổita mê mải trên bàn chân rong ruổimắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưngKhi gai đời đâm ứa máu bàn chânmấy kẻ đi quamấy người dừng lại?Sao mẹ già ở cách xa đến vậytrái tim âu lo đã giục giã đi tìmta vẫn vô tìnhta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...anh đã bao lần dừng lại trên phố quenngã nón đứng chào xe tang qua phốai mất mẹ?sao lòng anh hoảng sợtiếng khóc kia bao lâu nữacủa mình?Bài thơ này xin thắp một bình minhtrên đời mẹ bao năm rồi tăm tốibài thơ như một nụ hồngCon cài sẵn cho tháng ngàysẽ tới!

(Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có MẹĐỗ Trung Quân - 1986)

Hộp muối dưa cà thông minhsolo.vn

Tiện lợi, an toàn, muối dưa cực nhanh. Sản xuât tại Hưng Yên - Việt NamSốt lịch đặc biệt tưởng nhớ Steve Jobssolo.vn

Hãy cứ khát khao,hãy cứ dại khờ- Cuốn lịch về con người được cả thế giới nể phục - 49.000đ

Page 32: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

MẸ ỐM

Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâuLá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nayCánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tanKhắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi ! Cô bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh y sĩ đã mang thuốc vàoSáng nay trời đổ mưa ràoNắng trong trái chín ngọt ngào bay hươngCả đời đi gió đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập điMẹ vui, con có quản gìNgâm thơ kể chuyện rồi thì múa caRồi con diễn kịch giữa nhàMột mình con sắm cả ba vai chèoVì con, mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhănCon mong mẹ khỏe dần dầnNgày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ sayRồi ra đọc sách, cấy càyMẹ là đất nước, tháng ngày của con.

Trần Đăng Khoa

GỞI MẸ

Tha thứ cho con, mẹCon đã quên lời mẹ ân cầnCon nhầm tưởng mình đã biết dại khônCon nhầm tưởng mình không là đứa trẻTrăm năm thèm tiếng vỗ về

Mẹ đừng im lặng thếMẹ đừng xa xót thếSao mẹ không mắng conCon đã đánh mất quyền được làm đứa trẻQuyền được sợ chiếc roi tre mẹ giắt ở mái nhà

Con nào có gì sau năm tháng đi xaChỉ đôi tay đã bầm nhiều vết cứaChỉ đôi mắt dửng dưng tàn tro bếp lửaTiếng thở dài trong mỗi bước chân qua

Con không giàu hơn sau năm tháng xa nhàNước mắt cũng nghèo đi

Page 33: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Niềm tin cũng nghèo điVà hạnh phúc là cánh diều ảo ảnh

Mẹ ơi, con thèm được khócThèm được mẹ dỗ dànhMẹ cầm lấy chiếc roi tre đi mẹMay ra con còn nước mắtCon chưa lớn đó chính là sự thật

Tha thứ cho con, mẹCon đã mang trái tim mẹ trong ***g ngực con điVà thương tổnCon biết làm gì bây giờKhi máu chảy đã lạnh lùng sắc đỏ

Mẹ đừng im lặng thếMẹ đừng xa xót thếMẹ cầm lấy chiếc roi tre đi mẹ...

THƠ VỀ MẸ

Thuở cỏn con, con nằm bên mẹĐầu rúc vào lòng, con ấm lắm mẹ ơiCon thương mẹ đêm ngày tần tảoThức đêm dài mẹ may áo cho con

Gió đồng nội trưa hè nắng nóngMẹ ngồi khom nhổ cỏ một mìnhMưa đêm lạnh mẹ ngồi lo lắngLo cho con yên giấc cơn đau

Con vui sướng khi được ôm lưng mẹMỗi lần mẹ về với chị em conĐem cho con muôn điều hạnh phúcMẹ vẫn luôn nghĩ về chúng con

Thuở thiếu thời con không nghe lời mẹĐể mỗi lần mẹ đánh con đauTuổi nhỏ bồng bột chưa biết nghĩGiờ lớn khôn con cố học hành

Con sẽ bay cao bay xa mãiTìm đến ánh sáng của tương laiTìm ra người bạn con mong ướcGiữ mãi hình mẹ ở trong con

Đảm việc nhà lo toan việc nướcXây gia đình giữ hạnh phúc cho conCon muốn tìm, muốn gặp người bạn đóNgười bạn như mẹ, mẹ của con

Page 34: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Xa cha mẹ, chúng con lên thành phốNhớ tuổi thơ mẹ nhắc con học hànhMẹ làm lụng chúng con mong giúp mẹNhưng mẹ chỉ cười “học đi con”

Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúcDạy cho chúng con biết điều hayMẹ cũng chăm con từng giấc ngủMỗi lần con về bên mẹ, mẹ ơi!

Con muốn ở bên mẹ như thuở béCảm nhận tình thương mẹ dành cho conThoải mái từng giờ trong hạnh phúcBên mẹ, gia đình, giấc ngủ ngon.

Hoàng Long2000

NGÀY XƯA CÓ MẸ

Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm con muỗng cháoKhi con đòi ngủMẹ là người thức hát ru conBầu trời trong mắt conNgày một xanh hơnLà khi tóc mẹNgày thêm sợi bạc

Mẹ có thành hiển nhiên trong trời đấtNhư cuộc đời không thể thiếu trong conNếu có đi vòng quanh quả đất trònNgười mong con mỏi mònVẫn không ai ngoài mẹ

Cái vòng tay mở ra từ tấm béCứ rộng dần theo con trẻ lớn lênMẹ là người đã đặt cho con cái tên riêngTrước cả khi con bật lên tiếng mẹ

Mẹ là tiếng từ khi bập bẹĐến lúc trưởng thànhCon vẫn chưa hiểu hết chiều sâuMẹ có nghĩa là bắt đầuCho sự sống, tình yêu và hạnh phúc

Mẹ có nghĩa là duy nhấtMột bầu trời, một mặt đất, một vầng trăngMẹ không sống đủ trăm nămNhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát

Mẹ có nghĩa là ánh sáng

Page 35: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Một ngọn đèn thắp bằng máu con timMẹ có nghĩa là mãi mãiLà cho đi không đòi lại bao giờ

Nhưng có một lần mẹ không ngăn con khócMẹ không thể nào lau nước mắt cho conLà khi mẹ không cònHoa hồng đỏ từ đây hóa trắng

Cổ tích thường khi bắt đầuXưa có một vị vua hay một nàng công chúaNhưng cổ tích conBắt đầu từ ngày xưa có mẹ

Thanh Nguyên

BÀI THƠ DÂNG MẸ

Chiều nhung nhớ mây buồn giăng mắcVọng quê nghèo ruột thắt từng cơnThương về bóng mẹ cô đơnChiều chiều tựa cửa mong con mỏi mòn

Ngày xưa ấy con còn nhỏ béChưa bao giờ xa mẹ tấc gangNay con cách trở quan sanHướng về quê mẹ đôi hàng lệ rơi

Con xa mẹ một đời thương nhớBóng mẹ già, mình hạc xương maiNgày qua tháng rộng, năm dàiMong con mẹ, những u hoài

Quê hương đợi ngày về chưa thấyĐể mẹ buồn lau sậy xót xaMẹ ơi nước mắt chan hòaLời ru của mẹ ngân nga một đời

Con buồn nhớ mẹ, mẹ ơi!

Sương Mai

ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng ngườiTiếng ai như tiếng lá thu rơiMười năm mẹ nhỉ mười năm lẻChỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Hôm ấy con đi chẳng hẹn thềNgựa rừng xưa lạc dấu sơn khê

Page 36: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Mười năm tóc mẹ màu tang trắngTrắng cả lòng con lúc nghĩ về

Con đi góp lá ngàn phươngĐốt lên cho đời tan khói sươngCon đi xin mẹ hãy chờNgậm ngùi con dấu trong thơ

Đau thương con viết vào trong láHơi ấm con tìm trong giấc mơCon đi xin mẹ hãy chờNgậm ngùi con dấu trong thơ

Nghe tiếng me như tiếng nghẹn ngàoTiếng người hay chỉ tiếng chiêm baoMẹ xa xôi quá làm sao vớiBiết đến bao giờ trông thấy nhau

Nghe tiếng me ơi bỗng lặng ngườiGiọng buồn hơn cả tiếng mưa rơiVí mà con đổi thời gian đượcĐổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

Trần Trung Ðạo

Những ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn nhé

Bông Hồng Vàng

Vu lan về con cài lên ngựcBông hồng vàng báo hiếu mẹ chaTháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhoàCủa những đứa con nhớ về cha mẹ

Một nén hương thơm nồng nàn lặng lẽNỗi lòng con gửi gắm những niềm thươngDù bao năm dù có hoá vô thườngCông sinh dưỡng vẫn là công lớn nhất

Cả cuộc đời mẹ cha tất bậtCho chúng con lẽ sống tình yêuĐại dương bao la đâu đã là nhiềuVới chúng con cha mẹ là tất cả

Có đôi lúcMải mê quay với dòng đời ồn ãNhững đô hội thị thànhNhững phương trời lạChợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha

LÒNG MẸ

Page 37: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Gái lớn ai không phải lấy chồngCan gì mà khóc, nín đi không !Nín đi ! mặc áo ra chào họRõ quí con tôi ! Các chị trông !

Ương ương dở dở quá đi thôi !Cô có còn thương đến chúng tôiThì đứng lên nào ! lau nước mắtMình cô làm bận mấy mươi người.

Này áo đồng lầm, quần lĩnh tíaNày gương này lược này hoa taiMuốn gì tôi sắm cho cô đủNào đã thua ai đã kém ai ?

Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi háiNuôi dạy em cô tôi đảm đươngNhà cửa tôi coi, nợ tôi giảTôi còn mạnh chán, khiến cô thương !

Đưa con ra đến cửa buồng thôiMẹ phải xa con, khổ mấy mươi !Con ạ ! đêm nay mình mẹ khócĐêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.

Page 38: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

- Nguyễn Bính -

MẸ

Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹÐể đọc lên cho nước mắt trào rơiVì có gì đẹp đẽ nhất trên đờiThiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.

Những kỷ niệm xa xưa còn lưu dấuChiếc nôi êm tôi ngủ mẹ ngồi đưaHồn ca dao phảng phất giấc ban trưaMẹ tôi đã ru tôi vào sông núi.

Những miếng khoai tôi ăn tranh phần mẹÐói năm nào ... khổ cực quá mẹ ơiMẹ cho con, mẹ nhịn, mẹ vẫn vuiGiờ nghĩ đến tôi buồn khôn xiết kể.

Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộnMẹ đi rồi ... kỷ niệm vẫn trong conTrên thiên đàng con biết chắc mẹ cònTheo sát bước chân con nơi trần thế

-RimBa-

NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA

Bần thần hương huệ thơm đêmKhói nhang vẽ nẻo đường lên niết bànChân nhang lấm láp tro tànXăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta không có yếm đàoNón mê thay nón quai thao đội đầurối ren tay bí tay bầuváy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chuaCâu ca mẹ hát gió đưa về trờiTa đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thuTrái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằmBao giờ cho tới tháng nămmẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên caoquạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…bờ ao đom đóm chập chờntrong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Page 39: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Mẹ ru cái lẽ ở đờisữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnbà ru mẹ… mẹ ru conliệu mai sau các con còn nhớ không

Nhìn về quê mẹ xa xămLòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưaNgồi buồn nhớ mẹ ta xưamiệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…

-Nguyễn Duy-

MẸ ƠI, ĐỜI MẸ

Mẹ ơi, đời mẹ khổ nhiềuTrách đời, mẹ giận bao nhiêu cho cùngMà lòng yêu sống lạ lùngMẹ không phút nản thương chồng, nuôi con."Đắng cay ngậm quả bồ hòn,Ngậm lâu hoá ngọt!" Mẹ còn đùa vui!Sinh con mẹ đã sinh đờiSinh ra sự sống, mẹ ngồi chán sao?Quanh năm có nghỉ ngày nào!Sớm khuya làm lụng người hao mặt gầy.Rét đông đi cấy đi càyNóng hè bãi cát, đường lầy đội khoai.Bấu chân khỏi ngã dốc nhoàiNhững chiều gánh nước gặp trời đổ mưa.Giận thầy, mẹ chẳng nói thưa,Vỉa câu chua chát lời thơ truyện Kiều.Cắn răng bỏ quá trăm điềuThuỷ chung vẫn một lòng yêu đời này.Mẹ là tạo hoá tháng ngàyLàm ra ngày tháng sâu dày đời con.

-Huy Cận-

BÀI THƠ VỀ MẸ

Con đã viết nhiều bài thơ về MẹKhông lần nào kể hết nỗi lòng con.Ơn nghĩa sinh thành như biển như non, .......Thơ của con nhỏ chưa bằng hạt bụi.Lạc lõng phương trời, bước đi thui thủi,Sương tuyết phôi pha nhuốm bạc mái đầu.Bỏ quê hương trang trải những niềm đau,Mà năm tháng chưa phai mờ dông bão.Nghĩ đến Mẹ suốt cuộc đời tần tảo,

Con đòi theo níu vạt áo không rời.Tay dắt con vẫn nặng trĩu đôi vai,

Page 40: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Đường quan dài giữa trưa hè gắt nắng.Con lủm đủm quẩn quanh theo gánh nặng,Cát bỏng chân con, nước mắt mẹ trào.Không chỗ nào có bóng mát cây cao,Để ngồi đỡ tạm thời vài ba phút.Câu chuyện xưa Mẹ từng lo chăm chút,Cõi lòng con rơi lệ biết bao lần.Đã già rồi sao cứ mãi tủi thân,Con còn nhỏ, Mẹ đã sớm về Tiên Phật.Cay đắng ngọt bùi, cuộc đời chơn chất,Công danh lật đật, có trước không sau.Con cố gắng vươn vai làm lại từ đầu,Khi nắng sớm, mưa trưa, khi bão tố,Vẫn vững tâm như tuồng có Mẹ độ.Khi đặt bút cảm xúc đó lại dâng tràn,Mắt cay cay, lòng nhớ Mẹ vô vàn !Nên vần thơ cứ loay hoay chi lạ,Ý lộn xộn tuôn ra khắp mọi ngả,Như đời con trôi dạt chốn trời xa.

-Võ Đình Tiên-

tiếp nối: Thơ về mẹ ~ (Của thành viên dangtrhieu)Con ơi, mẹ chẳng cần chiMong con ứng xử trong khi mẹ cònCho đúng bổn phận làm conLà gương sáng để con soi con vàoCho dù sức khỏe thế nàoTuổi già, tất phải dựa vào con thôiNuôi con, trả nghĩa cho đờiChỉ mong thấy được những lời thân thươngCuộc đời vất và trăm đườngĐắng cay mẹ chụi ngọt đường phần conNăm qua, tháng lại mỏi mònngược xuôi, vất vả nuôi con lớn dầnẦu ơ, nước mắt trong ngầnMẹ tràn ngập cả mọi phần hẩm huiGiờ đây tuổi đã xế chiềuChỉ mong con nhớ nhũng điều phật rănCòn khi đã khuất núi nonChằng cần con khóc nỉ non làm gìNgày giỗ cũng chẳng cần chiLàm mâm cỗ lớn, mang đi cúng ruồiChỉ cần lúc sống này thôiCông cha, nghĩa mẹ con thời nhớ ghiChẳng cần quà biếu làm chiRất cần thăm hỏi bởi vì cô đơnÂn cần tỏ tấm lòng sonNhư miếng trầu đắng, nhưng ngón tay mờiNhân quả phải nhớ lấy lờiDù là cao quý, hèn đời con ơi !

Page 41: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Cuộc đời, thiện ác thế thôiNhớ có nhân quả, mẹ thời an vui...

NGÀY CỦA MẸ

Tình mẫu tử thật tuyệt vời !Như là thiên tính của trời ban cho.Cưu mang chín tháng mong chờ,Đợi giờ sinh nở con thơ vuông tròn.Lòng mẹ quặn thắt chon von!Nhưng mừng có một đứa con ra đời.Mắt đẫm lệ miệng mĩm cười,Nâng niu hòn ngọc không rời đôi tay.Dòng sữa ngọt của con đây,Bú cho mau lớn cho tày người ta.

Cho dù gặp lúc phong ba,Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao !Ngày của mẹ, đẹp làm sao !Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.Công của mẹ cao như non,Tình thương của mẹ rộng hơn biển trời.Quà nào xứng đáng mẹ ơi !Thơ nào mà viết trọn lời thân yêuRằng con yêu mẹ rất nhiều,món quà chỉ để dệt thêu tấm long.

Riêng mẹ tôi đã hư không,Người về nước Phật con còn ngây thơ.Lớn lên lưu lạc bơ vơ,Đến khi thành đạt mẹ nhờ được đâu.Khi bể cả, khi nương dâu,Mỏi mòn nhớ mẹ mà đau suốt đời !

-Võ Đình Tiên-

THỨC GIẤC NỬA KHUYA

Chập chờn thức giấc nửa khuya,Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua.Áo dài nối vạt phất phơ !Con theo níu lấy gió đưa mất rồi.Đâu đây thoang thoảng giọng cười,Thân thương biết mấy, suốt đời không quên.Chung quanh khung cảnh lặng yên,Mùi hương dạ lý trước hiên quyện vào.Làm con nhớ lại năm nao !Lời thơ Mạ kể, thuộc làu Cúc Hoa.*Giọng trầm thổn thức, xót xa,Cuộc đời nhân vật thật thà gian nan.Mạ ơi ! Cuộc sống cơ hàn,Mà tình mẫu tử đầy tràn niềm thương.

Page 42: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Chiến tranh rực lửa quê hương,Mạ không còn nữa mảnh vườn tan hoang.Lớn lên khoảnh khắc võ vàng,

Chúng con lạc lõng làm dân xứ người.Đêm nay mất ngủ, đắng môi,Để dòng kỷ niệm một thời diễn ra…Những ngày thơ ấu an hòa,Quẩn quanh theo Mạ vào ra không rời !Bao nhiêu chuyện cũ bỏ rồi,Chỉ còn bóng Mạ sáng hoài trong tim

-Võ Đình Tiên-

NHỚ MẸ XIẾT BAO !

Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao !Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con.Mơ màng giấc mộng chưa tròn,Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.Mẹ ơi ! Biển rông muôn trùng,,Con đang run rẩy giữa dòng thời gian.Đêm qua gió tạt mưa chan,Mắt con đẫm lệ miên man giọt sầu.Bây giờ Mẹ ở nơi đâu ?Xin nghe được tiếng con cầu, hiển linh.Bao năm lăn lóc nhục vinh,Trong tâm con vẫn in hình Mẹ yêu.Quê người một mảnh trăng treo,Ánh vàng hiu hắt, gió theo biển về.Mẹ ơi ! Nắng ấm tình quê,Con đang lạc lõng bốn bề tuyết rơi !Dùng dằng hai cảnh hai nơi,Nơi con cắt rốn, nơi đời tạm dung.

-Võ Đình Tiên-

MẸ VÀ ĐÔI GÁNH

Sớm mai Mẹ đi gánh nước,Mẹ gánh hai thùng sương đầyMặt trời hãy còn yên giấcBờ lau sậy còn ngủ say.

Buổi trưa Mẹ đi gánh nướcMẹ gánh đôi thùng nắng vàngNghiêng nghiêng con nhìn trong ấyThấy cả mây trời mênh mang.

Buổi chiều Mẹ đi gánh nướcMẹ gánh hai thùng mưa đầy

Page 43: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Mưa lên nhạc mềm nón láMẹ về ướt áo không hay!

Rồi đêm, lại đi gánh nướcMẹ gánh hai thùng sao trờiCó khi con nhìn rất lạTrong thùng có cả trăng trôi!

Ngày ngày Mẹ đi gánh nướcGánh theo sương nắng bao mùaGánh cả đời con nằng nặngTình thương Mẹ nói sao vừa…

- Chiếu Tuệ -

LỜI RU CỦA MẸ

Lời ru ẩn nơi nàoGiữa mênh mang trời đấtKhi con vừa ra đờiLời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm ápLời ru là tấm chănTrong giấc ngủ êm đềmLời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấcThì lời ru đi chơiLời ru xuống ruộng khoaiRa bờ ao rau muống

Và khi con đến lớpLời ru ở cổng trườngLời ru thành ngọn cỏĐón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khônTrên đường xa nắng gắtLời ru là bóng mátLúc con lên núi thẳmLời ru cũng gập ghềnhKhi con ra biển rộngLời ru thành mênh mông

-Xuân Quỳnh-

Mẹ! (của thành viên Mèo Tom)

Mẹ là những dịu dàng nơi trái tim conLà những chắt chiu, tảo tần nuôi con khôn lớnMẹ là chốn bình yên khi con quay cuồng giữa dòng

Page 44: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

đời tất bậtMẹ là ấm êm khi con đã mệt nhoài.

Suốt cả đời Mẹ vất vả ngược xuôiÁo Mẹ sờn, bạc màu vì dãi dầu mưa nắngVai Mẹ gầy vì gánh đời trĩu nặngTóc con đen dài...tóc Mẹ bạc thời gian.

Chưa một lần con nghe Mẹ thở thanNhững nhọc nhằn Mẹ âm thầm một mình gánh chịuChỉ mong sao cho con được đủ đầy bằng chúng bạnCon lớn khôn dần...mắt Mẹ quầng sâu.

Dù con trưởng thành và đi đến nơi đâuTrong trái tim con vẫn khát khao vòng tay MẹCon muốn ngược thời gian trở về những ngày còn thơ béĐể được sà vào lòng Mẹ...Mẹ ơi!

Mèo Tom.

HÁT RU CHO MẸ

Mẹ ơi ! Mẹ ngủ cho ngonĐể con ru mẹ say tròn giấc sayĐếm tay hơn bốn ngàn ngàyMẹ ra đồng vắng nằm ngoài sương đêm

Mẹ ơi ! Mẹ ngủ cho yênCó con bên cạnh lòng thêm ấm lòngMẹ ngao du cõi khôn cùngNhớ con xin mẹ thong dong trở về

Lá vàng mẹ đã rụng điGió bay lá vẫn ôm ghì lá xanhNgày xưa được mẹ dỗ dànhLá xanh giữ được màu xanh hôm nào

Lá vàng mẹ vội đi đâuLá xanh con khóc bạc đầu lá xanhĐêm chừng như đã qua nhanhMẹ ơi say ngủ cho lành vết thương

Mẹ ru con suốt đêm trườngGiờ con ru mẹ qua hương khói mờNgủ đi, mẹ ngủ... ầu ơ!

-Trần Kiêu Bạt- (California)

Bình Yên - Mẹ! (của thành viên Mèo Tom)

Page 45: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Mẹ là trăng sáng êm đềmMẹ là gió mát những đêm mùa hèMẹ là nâng giấc, chở cheMẹ là bóng mát con về tựa nương.

Mẹ là sao sáng đêm trườngCon không lạc bước trên đường chông gaiMẹ là những buổi sớm maiMặt Trời là Mẹ...rạng ngời yêu thương.

Mẹ là tần tảo gió sươngMẹ là bến đợi cuối đường con điBão giông...cay đắng mọi bềNgả vào lòng Mẹ...con về Bình Yên!

AN.

Tình Mẹ

Cho con giấc ngủ trong nôiNgọt ngào lời mẹ à ơi tháng ngàyGió về từ những bàn tayLời ru của mẹ đong đầy giấc con

À ơi hình bóng nước nonCó con sáo sậu, đậu mòn cành đaDịu dàng câu hát dân caGiọt mồ hôi mặn chắt ra lúa vàng

Xanh xanh là luỹ tre làngDòng sông biêng biếc bên hàng phi laoẤm lòng con khúc ca daoRót vào con những ngọt ngào thương yêu

Thương sao làn khói lam chiềuTừ mái rạ chốn quê nghèo bay lênNgủ yên, con nhé ngủ yênÀ ơi... tiếng mẹ dịu hiền ru con...

-Lại Văn Hạ-

(của thành viên thieugiavnn)

Page 46: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Mẹ kính yêu của con mẹ có biết hay không?ngày mà con buồn nhấtlà ngày không còn mẹ

Mẹ là vì sao sáng để con học hỏi và noi theomẹ là ánh trăng tròndẫn bước con khi con lầm lỡ mẹ là thiên thần nhỏmang đến bao điều tốt đẹp cho con.

Nếu trên đời ko còn mẹ nữathế giới này buồn thảm biết bao nhiêu xung quanh vắng lặng hoang tàn màu đen vô tận thật là thảm đaucon như chim nhỏ lạc loài không cha chẳng mẹ giữa biển người mênh mông.

Rồi ngày ấy có đến thật hay khôngnếu con không có mẹgiàu sang phú quý chỉ là hư vô công danh lợi lộc mà chi chỉ cần mẹ và chỉ mẹ trên đời mà thôi!

MẸ

Người ta trẩy hội mùa xuânMẹ tôi dầm dãi gian truân cả đờiNắng mưa vất vả mẹ ơiThương con mẹ chẳng quản đời đắng cay.

Mưa dầm trĩu nặng đôi vaiNắng trần bạc áo không phai chỉ sờnMẹ như cánh hạc giữa trờiCho con khôn lớn giữa đời bao la.Mẹ ơi giờ đã hôm quaKý ức rêu phủ lệ nhoà trong con

Page 47: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Cỏ đầy một nấm mồ xanhVẳng nghe tiếng mẹ năm canh vọng về.

-Nguyễn Thái Thăng Long-

LÒNG MẸ

Con nhói lòng một tiếng gọi ”cha…”Trưa hè nắng lao xao vàng lá rụngCô bé tìm cha giữa phố phường đông đúcVạt tóc hoe in nắng trên vai gầy.

Chạnh lòng nhớ ngày xưa bé thơ ngâyBao buồn vui con gửi về phía mẹCả cuộc đời người tảo tần lặng lẽCha biền biệt nơi nao…?

Mái nhà tranh gió thổi ào àoMưa trút nước phập phồng bong bóngChở che con yêu thương bằng biển rộngMẹ của con không phải của ca dao.

Con lớn lên từ những ước aoMẹ vun đắp qua tháng ngày thầm lặngNgười là cha suốt bốn mùa mưa nắngViết cho con những thương nhớ hao gầy.

Bao năm rồi giờ tóc mẹ màu mâyTrang thơ con lại thêm nhiều khoảng trốngCuộc đời mẹ như bao ngàn con sóngVỗ về con năm tháng đến bạc đầu.

gớm thật Mikan Yuuki sưu tập nhiều bài thơ về mẹ nhỉ... Bần đạo cũng xin viết vài chữ. (của thành viên manhbecon)

20 năm sống cùng mẹChưa một lần nói yêu mẹ từ con20 năm mong đợi mỏi mònMong con lớn, con không còn thơ dại.

Nhớ xưa con khóc con nàiNước mắt nước mũi đòi vài đồ chơiLười biếng hai chữ " tuyệt vời"Mẹ dậy mẹ đánh thành người cho conCuộc sống trong ánh mắt trònCủa thời xưa ấy lon ton cười đùaSao hiểu sớm nắng chiều mưaSao hiểu gánh nặng mẹ đưa lên mìnhMẹ thương không vì chữ vinhMẹ yêu mẹ quý chữ tình mà thôi.

Page 48: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Nay con đã lớn thế rồiBước ra cuộc sống một thời mở mangHoài bão tuổi trẻ giàu sangNhiều lần vấp ngã, đau mang lên ngườiMẹ vỗ vai, âu yếm cườiMang lòng an ủi của người thân thươngGiúp con bước vững trên đườngDẫu cho trắc trở bình thường vượt qua.

Mẹ ơi! dù có bao xaCon vẫn mong mãi mẹ là giờ thôiMong mãi nhìn thấy mẹ ngồiĐể nói yêu mẹ đời đời được không.

Bài Thơ Thương Gửi Mẹ

TỨ DIỄM

Con chỉ ước con được là thi sĩĐem tâm tình đan kết lại thành thơDù lời thơ còn quá dại khờNhưng gói trọn tấm lòng con trong đó.Có những điều dùng lời quả thật khó,Biết nói gì để Mẹ hiểu lòng con .....Theo tuổi ta, Mẹ đúng sáu mươi tròn,Nhưng con đã làm gì đền ơn Mẹ ???Tình mẹ thương con thật nhiều vô kể:Những buổi sớm khuya thức trắng thâu đêm,Lo lắng cho con giấc ngủ êm đềmĐến bữa cơm gia đình đầy ấm cúng.Rồi những buổi sớm Đông trời lạnh cóngHay ban khuya trời trĩu nặng mù sương,Mẹ thương con, ra đón tận ngoài đườngMặc giá rét, tuyết băng ngập đầy lối.Rồi những buổi mẹ thức giấc nửa tốiVào từng phòng để săn sóc cho con.....Mẹ ban cho những tiếng cười tươi, dòn,Những mật ngọt, hương thơm, cùng ánh sáng ....Biết làm gì để thật xứng đángVới tấm lòng của Mẹ quá bao laCứ mỗi ngày qua, Mẹ lại thêm giàCon bất hiếu chẳng làm chi đỡ MẹDù vẫn biết Mẹ thương con chẳng kểNhưng trong lòng, con vẫn thấy nao naoCon chỉ ước học thật giỏi, điểm caoLàm quà tặng để kính dâng lên Mẹ!

Bài Thơ Tháng Năm Dâng Mẹ

TỨ DIỄM

Thời gian thoáng trôi sao nhanh quá,

Page 49: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Mái tóc mẹ thương đã đổi màuNgày tiếp ngày, năm tháng theo nhauTình Mẹ mãi như dòng suối ngọtChảy vào đời, mát rượi thương yêu....

Mẹ ơi, con muốn nói thật nhiều,Những lời riêng tặng mẹ thương yêu,Những lời gói trọn lòng con đóSuốt bấy nhiêu năm con chắt chiu .....

Mẹ ơi, con muốn viết thật dài,Những bài thơ, văn dẫu chẳng hayNhưng con viết bằng con tim, khối óc,Và cả tấm lòng của con đây ........

Mẹ ơi, con muốn gọi Mẹ hoàiDẫu chỉ một câu nói: "Mẹ ơi"Vẫn khiến lòng con tràn vui sướngVì con còn có Mẹ trong đời ..........

VẦN THƠ THÁNG BA

TỨ DIỄM

Vần thơ tháng Ba kính dâng MẹThay lời chúc thọ của riêng ConMong đáp đền tình Mẹ vuông trònĐã lo lắng cho con bao năm tháng .....

Vần thơ tháng Ba tuy thật ngắnKhi đem so với tình Mẹ cho conNhưng chân thành viết bởi lòng conTừng dòng chữ thành bài thơ nhỏ .....

Vần thơ tháng Ba đọc thật dởCon vụng về ráng ghép chữ thành thơKhi muốn tả tình Mẹ vô bờNhưng con chẳng tài nào tả nổi ......

Vần thơ tháng Ba thay lời nói"Yêu Mẹ nhiều, Mẹ có biết không! ”Thay những lời con dấu tận đáy lòngCon chỉ nghĩ, nhưng lại không nói .......

LÒNG MẸ

''công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''

mẹ đã đi rồi hỡi mẹ ơi !mây kia che kín cả bầu trờimẹ đã đi rồi nhưng để lại

Page 50: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

tấm lòng son sắc , tấm lòng son.khi chiến tranh đất nước đang còn.chắt chiu từng bát cơm manh áo.nuôi chúng con khôn lớn từng ngày.đến bây giờ mẹ năm nơi đây.con mới hiểu khi không còn mẹ.trong tay mẹ khi con còn bé.mẹ chở che âu yếm nâng niu.nay con đã đến tuổi về hưuvề thăm mẹ . mẹ lo đầy đủ.mẹ mắc màn dặn con đi ngủ.mẹ dõi theo từng bước con đi.con nhớ ghi mẹ dạy những gì.luôn ghi nhớ những lời mẹ dặn.con cũng hiểu gừng cay muối mặn.cả cuộc đời tần tảo nuôi con.''ai còn mẹ chớ để mẹ buồnđừng để mẹ nước mắt rơi luôn''xin hãy nhớ không ai bằng mẹ.suốt cuộc đời vất vả vì con.(con dù lớn vẫn là con của mẹsuốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con)

Của ''sơn thơ 16''

MẸ LÀ TẤT CẢ

Hoa Nghiêm

Như cỏ xanh ngóng đợi mùa Xuân tớiMỗi bình minh vẫy gọi tiếng chim caTâm hồn con đón nhận biển bao laLà biển Mẹ chan hoà tình thương mến

Mẹ là gió, tự nghìn xưa gió đếnRu lòng con qua từng bến long đongMẹ là trăng, soi sáng những giòng sôngTrôi êm ả, tuổi thơ bên gối Mẹ

Mẹ là nắng, từng giọt rơi … rất nhẹRất mong manh, nắng vẽ đủ muôn hìnhNắng nồng nàn, sưởi ấm những bình minhCho vạn vật an lành muôn sức sống

Mẹ là hoa, cho đời bao thơ mộngNgát hương yêu giữa ***g lộng núi đồiMẹ là mây, cho bóng mát ngàn nơiLà mưa xuống cho người thêm trái ngọt

Mẹ là nhạc, những giòng tình thánh thótMỗi sớm mai như chim hót trên cànhMẹ là thơ, bay ngàn lối mênh mông

Page 51: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Lá sao sáng khắp đầu ghềnh cuối bãi

Mẹ là Phật đưa con qua khổ hảiBao nắng mưa dầu dãi một đời mêBước chân xa dẫu lạc lối quay vềXin nương tựa trong tình thương của Mẹ

Bông hồng cho Mẹ

THANH TUYỀN

Nhìn con thơ bước đều trên lối nhỏBao tình thương dào dạt đến tuôn trànNụ cười tươi trên vành môi mọng đỏƯớc ao đời hạnh phúc mãi hoà chan

Thêm lần nữa bụng lại mang dạ chửaNghe tiếng con tung đạp mãi vui thayBao ngày qua với nhiều cơn ói mửaHiểu thế nào làm Mẹ của ngày mai !

Mẹ của con cũng bao lần dầu dãiSanh và nuôi cho con lớn nên ngườiThương Mẹ hiền chịu bao điều khổ ảiChẳng buồn than, mong nhìn thấy con cười

Tình yêu đó không có gì sánh đượcHiểu Mẹ hơn khi tay ẵm con thơMột bông hoa toả sang niềm thông suốtCánh mượt mà toả sắc toả hương mơ

Mẹ của con một bông hồng duy nhấtMột bông hồng vĩnh viễn đẹp vô ngầnHương hoa thơm làm lòng con chất ngấtBiết bao giờ trả được nghĩa hiếu ân?

Con kính dâng Bông Hồng thương tặng Mẹ!

Hạnh Phúc Trong Tay Mẹ

HÀN NGỌC TUYẾT BĂNG

Ca ngợi Mẹ , thơ con không trau chuốtKhông văn hoa , không tha thướt mỹ từTrái tim con đơn giản nét suy tưNên con viết Mẹ Tôi bằng gan, ruột .

oOo

Bong bóng nước phập phồng trên mặt đấtCơn mưa giông rơi lất phất ngoài trời

Page 52: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Từ Ba đi , Mẹ một mình chơi vơiNhìn con dại , giọt sầu rơi lặng lẽMây xuống thấp, gió mùa thu thổi nhẹNắng lên cao, manh áo Mẹ sờn vaiMái tóc đen thêm mỗi lúc một dàiTheo nỗi nhớ ngóng trông ngày đoàn tụ.

oOo

Dâu ngoan hiền, Mẹ vuông tròn cư xửVợ thủy chung, Mẹ lam lũ cuộc đờiMiếng canh cặn, bát cơm trắng chưa vơiNuốt cay đắng, ngậm bao lời tủi hậnNuôi chúng con những năm dài lận đậnThúng xôi vò đặt kế cận gánh chèTiếng u hoài kêu khan cổ, ai nghe!Đành câm nín, mắt lệ nhòe mây trắng

oOo

Bỗng ngày kia khu phố trưa hè vắngCó một người da xạm nắng trở vềNét hân hoan, niềm hy vọng tràn trềPhải người ấy, hay cơn mê chưa dứt ?Con gọi Mẹ, Mẹ ơi, đây sự thực:Ba đã về! Thoát cơ cực từ đây!Thôi vất vã lên thăm chốn tù đàyVì hạnh phúc có trong tay Ba Mẹ.

Lời Ru Của Mẹ

MẠC PHƯƠNG ĐÌNH

Nửa khuya giọng hát nhà aiâm ba tiếng Mẹ ru dài phố đêmlời ru khi nổi khi chìmmang mang hoài niệm cho tim bồi hồi.Ta thầm gọi nhỏ: Mẹ ơi !tháng ngày thơ ấu đẫm lời Mẹ runghe trong tiềm thức sa mùgiọng xuân đầm ấm, giọng thu dịu dàngtrưa hè giọng Mẹ nhặt khoanđêm đông lời Mẹ như than lửa hồng…Một đời thân Mẹ long đonglời ru vẫn mãi thanh trong ngọt ngàolời ru như giấc chiêm baochắp con đôi cánh bay vào tương lai…

Page 53: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Mải mê biển rộng sông dàicon đi giữ nước áo phai bụi đườnglời ru tình tự quê hươngngợi ca quốc sử anh hùng tiền nhânlời ru Mẹ đã bao lầngiục con tiến bước trước ngàn chông gai…

Vọng khuya nghe tiếng ru dàiViễn phương lòng vẫn u hoài niềm đau !

Mẹ Của Con

ĐẠI HƯƠNG

Khi mặt trăng còn mải đang đi dạoTrên bầu trời chưa chịu khuất trong mâyNhững vì sao chơi đuổi bắt từng bầyMẹ đã dậy, bắt đầu một ngày mới.

Ngày của mẹ bắt đầu trong bận rộnVẫn lo tròn cho giấc ngủ của conMẹ cặm cụi nấu những gì con thíchĐể sáng mai, con lót dạ đến trường.

Vì thương con, mẹ ngại gì giông bãoĐội mưa dầm để che chở cho conMỗi ngày qua nhiều những vết chân chimTrên mắt mẹ, với màu sương tóc bạc.

Cuộc đời mẹ từng ngày qua lặng lẽMãi âm thầm như ngọn gió miền namLàm dịu mát đời con từ thơ béTừng phút giây con hít thở hơi trời.

Mẹ có biết bao lần con tự nhủSẽ không hề làm cho mẹ buồn lòngNhưng rồi con vẫn là một đùa trẻIn vết hằn trên trán mẹ lo toan.

Một dòng sông sẽ không trở về nguồnBao con suối hòa vào lòng biển lớnNhưng con nguyện làm một con suối nhỏChảy suốt đời giữa lòng mẹ yêu thương

XIN CẢM ƠN MẸ!

Tuyết Nhi

Dâng lên mẹ những bông hồng thắm đỏ,Tựa như dòng máu đỏ mẹ cho con.Đã bao năm mẹ bương chải, hao mòn,Nuôi con lớn, chỉ mong con thành đạt.

Page 54: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Cảm ơn mẹ một tình yêu bát ngátLúc con khờ trôi dạt chốn tha hươngDang cánh tay mẹ che chở mọi đườngVà ôm ấp trong tình thương tuyệt đối.

Cảm ơn mẹ đã bao phen thứ lỗi,Con dại khờ nông nổi đã bao lầnTấm lòng vàng rộng mở chẳng phân vânVà bảo bọc đỡ đần khi nguy khó.

Cảm ơn mẹ, Người là vầng trăng tỏ,Dẫn soi đường mở ngõ đến tương lai.Cảm ơn mẹ bao tháng miệt mài,Cho con trẻ những ngày dài hạnh phúc!

------------------------------------------------------------------------------MẸ TẬP ĐI

Một đời tần tảo âu lo

Giờ mẹ ốm yếu lò dò tập đi

Nghẹn lòng con lệ tràn mi

Con đau từng bước mẹ đi nhọc nhằn

Trong nhà nào phải xa gần

Mà chia từng đoạn nghỉ chân cho đều

Bàn tay gầy guộc nhăn nheo

Nuôi con bồng bế chống chèo tháng năm

Lo đi lo đứng lo nằm

Nhường cơm sẻ áo âm thầm cho con

Lo cho con ngủ giấc tròn

Lời ru thuở ấy vẫn còn trong veo

Page 55: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Cuộc đời biết mấy gieo neo

Giờ bàn tay ấy lần theo vách tường

Lòng con khấn vái bốn phương

Mong chân mẹ bước bình thường như xưa.

TRẬT KHẤC

Miếng ăn đầu đời con

dòng sữa mẹ

Miếng ăn cuối đời mẹ

thìa sữa trên tay con

Cho con ăn nước mắt mẹ rơi

cho mẹ ăn nước mắt con dụa dàn

Hai dòng nước mắt

như hai trật khấc đời con

Trật khấc con chào đời

trật khấc… mồ côi

Giữa hai lần trật khấc

tuổi con nhớ

tuồi con mong

tuổi con yêu thương

Page 56: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

tuổi hành trang con mang suốt đời mình

Trần Vũ Long

NGẪM

Phòng mẹ muỗi bay như trấuMẹ ơi con mua vợt vềĐã qua ba lần hướng dẫnNgười già nói trước quên sau

Bảy giờ tí tởn đánh cầuTám giờ bia hơi, cơm bụiVề nhà gác vợt, ngủ sayBiết đâu buồng mẹ muỗi đầy

Có con nhằm vào cánh tayCó con nhằm vào khoé mắtSáng mai mận đỏ nỗi dàyVô tình nào con có hay

Bây giờ mẹ lên cơn sốtSống chung với muỗi lâu nayMáu đỏ ở hai bàn tayXót xa mẹ tấm thân gầy

Nghĩ bỏ phố về với mẹHuênh hoang hiếu nghĩa đủ đầyNào là màn tuyn, vợt muỗiNào là quạt cây, giường tâySáng gió, chiều mây, no sayMột mình mẹ canh đồ vậtMuỗi chưa tha tao đi mất!Ngộ ra dẫu muộn còn may.

Lê Văn Vỵ Thay đổi nội dung bởi Mikan Yuuki; Hôm qua lúc 08:14.

Trả Lời Với Trích Dẫn

Có 31 thành viên cảm ơn Mikan Yuuki cho bài viết này: ๑ ۩۞۩ ๑ _Rose™_ ๑ ۩۞۩ ๑  (17-07-2011), Baby | DieHard (09-08-2010), bebanak47 (11-05-2011), cafe_don_coi (10-10-2011), chanhdangyeu (02-09-2010), dangtrhieu (22-05-2011), dhvo.it (09-08-2010), dieugiandichamcom (19-10-2011), duylanh93 (Hôm qua), foreverandone_tu (04-11-2010), hthaivn89 (09-08-2010), iDanny (15-05-2011), idians (08-08-2011), kaspersky199298 (10-

Page 57: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

08-2010), King M.U (10-08-2010), KySiMuDen (16-09-2011), Lovely_girl98 (15-05-2011), motlanvamaimai (15-05-2011), my_pride175 (10-08-2010), Ndv_v9 (13-11-2011), nhymxynh000 (22-05-2011), noirion123 (02-09-2011), quocsa (19-05-2011), taodo2291 (11-05-2011), thanhluan506 (13-11-2011), thienhassc (11-05-2011), toanxecon (Hôm qua), trieuloihua (16-07-2011), ttdkhp (13-11-2011), viruskill9x (Hôm qua), wuangwuang76 (13-11-2011)

09-08-2010 12:18 #2 dhvo.it

Rìu Bạc

Tham giaJan 2010Bài301VZD1.507 Cảm ơn155Điểm86/49 bài viếtThông tin game Tiền$163Yêu thíchTiến lên MN (cấp 1)

nhớ mẹ wa Tư vấn thiết kế website công ty, doanh nghiệp, thương mại điện tử.Dịch vụ quản trị, sửa chữa, nâng cấp, upload dữ liệu, quảng bá website Liên hệ ĐT: 0933 81 39 81

Trả Lời Với Trích Dẫn

09-08-2010 12:24 #3 Mikan Yuuki

Page 58: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Super Moderator

Tham giaDec 2008Bài3.384VZD52.564 Cảm ơn3.049Điểm4.901/1.940 bài viếtThông tin game Tiền$11,354Yêu thíchTiến lên MN (cấp 0)

THƠ VỀ MẸ

Thuở cỏn con, con nằm bên mẹĐầu rúc vào lòng, con ấm lắm mẹ ơiCon thương mẹ đêm ngày tần tảoThức đêm dài mẹ may áo cho con

Gió đồng nội trưa hè nắng nóngMẹ ngồi khom nhổ cỏ một mìnhMưa đêm lạnh mẹ ngồi lo lắngLo cho con yên giấc cơn đau

Con vui sướng khi được ôm lưng mẹMỗi lần mẹ về với chị em conĐem cho con muôn điều hạnh phúcMẹ vẫn luôn nghĩ về chúng con

Thuở thiếu thời con không nghe lời mẹĐể mỗi lần mẹ đánh con đauTuổi nhỏ bồng bột chưa biết nghĩGiờ lớn khôn con cố học hành

Con sẽ bay cao bay xa mãiTìm đến ánh sáng của tương laiTìm ra người bạn con mong ướcGiữ mãi hình mẹ ở trong con

Đảm việc nhà lo toan việc nướcXây gia đình giữ hạnh phúc cho con

Page 59: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Con muốn tìm, muốn gặp người bạn đóNgười bạn như mẹ, mẹ của con

Xa cha mẹ, chúng con lên thành phốNhớ tuổi thơ mẹ nhắc con học hànhMẹ làm lụng chúng con mong giúp mẹNhưng mẹ chỉ cười “học đi con”

Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúcDạy cho chúng con biết điều hayMẹ cũng chăm con từng giấc ngủMỗi lần con về bên mẹ, mẹ ơi!

Con muốn ở bên mẹ như thuở béCảm nhận tình thương mẹ dành cho conThoải mái từng giờ trong hạnh phúcBên mẹ, gia đình, giấc ngủ ngon.

Hoàng Long2000

.......................Trả Lời Với Trích Dẫn

Có 13 thành viên cảm ơn Mikan Yuuki cho bài viết này: ๑ ۩۞۩ ๑ _Rose™_ ๑ ۩۞۩ ๑  (17-07-2011), Baby | DieHard (09-08-2010), chanhdangyeu (02-09-2010), dangtrhieu (22-05-2011), iDanny (13-07-2011), kaspersky199298 (10-08-2010), King M.U (10-08-2010), Lovely_girl98 (15-05-2011), my_pride175 (10-08-2010), phamdata99a (09-08-2010), quocsa (19-05-2011), thienhassc (11-05-2011), wuangwuang76 (13-11-2011)

09-08-2010 13:08 #4 Baby | DieHard

Page 60: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Rìu Chiến Vàng

Tham giaJul 2010Đến từPrivate WorldBài5.080VZD6.798 Cảm ơn25.788Điểm11.081/4.767 bài viếtThông tin game Tiền$11,292Yêu thíchCờ Caro (cấp 5)

Đọc xong mún nhảy vào ôm mẹ ngay ak` Trả Lời Với Trích Dẫn

Thành viên đã cảm ơn bài viết này của Baby | DieHard: kaspersky199298 (10-08-2010)

09-08-2010 14:09 #5 Mikan Yuuki

Super Moderator

Tham giaDec 2008Bài3.384VZD

Page 61: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

52.564 Cảm ơn3.049Điểm4.901/1.940 bài viếtThông tin game Tiền$11,354Yêu thíchTiến lên MN (cấp 0)

NGÀY XƯA CÓ MẸ

Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm con muỗng cháoKhi con đòi ngủMẹ là người thức hát ru conBầu trời trong mắt conNgày một xanh hơnLà khi tóc mẹNgày thêm sợi bạc

Mẹ có thành hiển nhiên trong trời đấtNhư cuộc đời không thể thiếu trong conNếu có đi vòng quanh quả đất trònNgười mong con mỏi mònVẫn không ai ngoài mẹ

Cái vòng tay mở ra từ tấm béCứ rộng dần theo con trẻ lớn lênMẹ là người đã đặt cho con cái tên riêngTrước cả khi con bật lên tiếng mẹ

Mẹ là tiếng từ khi bập bẹĐến lúc trưởng thànhCon vẫn chưa hiểu hết chiều sâuMẹ có nghĩa là bắt đầuCho sự sống, tình yêu và hạnh phúc

Mẹ có nghĩa là duy nhấtMột bầu trời, một mặt đất, một vầng trăngMẹ không sống đủ trăm nămNhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát

Mẹ có nghĩa là ánh sángMột ngọn đèn thắp bằng máu con timMẹ có nghĩa là mãi mãiLà cho đi không đòi lại bao giờ

Nhưng có một lần mẹ không ngăn con khóc

Page 62: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Mẹ không thể nào lau nước mắt cho conLà khi mẹ không cònHoa hồng đỏ từ đây hóa trắng

Cổ tích thường khi bắt đầuXưa có một vị vua hay một nàng công chúaNhưng cổ tích conBắt đầu từ ngày xưa có mẹ

Thanh Nguyên

BÀI THƠ DÂNG MẸ

Chiều nhung nhớ mây buồn giăng mắcVọng quê nghèo ruột thắt từng cơnThương về bóng mẹ cô đơnChiều chiều tựa cửa mong con mỏi mòn

Ngày xưa ấy con còn nhỏ béChưa bao giờ xa mẹ tấc gangNay con cách trở quan sanHướng về quê mẹ đôi hàng lệ rơi

Con xa mẹ một đời thương nhớBóng mẹ già, mình hạc xương maiNgày qua tháng rộng, năm dàiMong con mẹ, những u hoài

Quê hương đợi ngày về chưa thấyĐể mẹ buồn lau sậy xót xaMẹ ơi nước mắt chan hòaLời ru của mẹ ngân nga một đời

Con buồn nhớ mẹ, mẹ ơi!

Sương Mai Thay đổi nội dung bởi Mikan Yuuki; 09-08-2010 lúc 14:15.

.......................

Page 63: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Trả Lời Với Trích Dẫn

Có 12 thành viên cảm ơn Mikan Yuuki cho bài viết này: ๑ ۩۞۩ ๑ _Rose™_ ๑ ۩۞۩ ๑  (17-07-2011), Baby | DieHard (09-08-2010), Cu Tho Beo (26-08-2010), dangtrhieu (22-05-2011), foreverandone_tu (04-11-2010), hau2606 (13-11-2011), iDanny (13-07-2011), kaspersky199298 (10-08-2010), King M.U (10-08-2010), my_pride175 (10-08-2010), phamdata99a (09-08-2010), tutama (06-04-2011)

09-08-2010 14:30 #6 hthaivn89

Rìu Sắt

Tham giaSep 2009Đến từvÙng nÚi ca0 ^^Bài145VZD151 Cảm ơn24Điểm72/27 bài viết

Tặng mẹ 8/3 thì tuyệt ! Trả Lời Với Trích Dẫn

Có 2 thành viên cảm ơn hthaivn89 cho bài viết này: kaspersky199298 (10-08-2010), thienhassc (11-05-2011)

09-08-2010 15:25 #7 Mikan Yuuki

Super Moderator

Page 64: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Tham giaDec 2008Bài3.384VZD52.564 Cảm ơn3.049Điểm4.901/1.940 bài viếtThông tin game Tiền$11,354Yêu thíchTiến lên MN (cấp 0)

ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng ngườiTiếng ai như tiếng lá thu rơiMười năm mẹ nhỉ mười năm lẻChỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Hôm ấy con đi chẳng hẹn thềNgựa rừng xưa lạc dấu sơn khêMười năm tóc mẹ màu tang trắngTrắng cả lòng con lúc nghĩ về

Con đi góp lá ngàn phươngĐốt lên cho đời tan khói sươngCon đi xin mẹ hãy chờNgậm ngùi con dấu trong thơ

Đau thương con viết vào trong láHơi ấm con tìm trong giấc mơCon đi xin mẹ hãy chờNgậm ngùi con dấu trong thơ

Nghe tiếng me như tiếng nghẹn ngàoTiếng người hay chỉ tiếng chiêm baoMẹ xa xôi quá làm sao vớiBiết đến bao giờ trông thấy nhau

Nghe tiếng me ơi bỗng lặng ngườiGiọng buồn hơn cả tiếng mưa rơiVí mà con đổi thời gian đượcĐổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

Page 65: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Trần Trung Ðạo

.......................Trả Lời Với Trích Dẫn

Có 10 thành viên cảm ơn Mikan Yuuki cho bài viết này: ๑ ۩۞۩ ๑ _Rose™_ ๑ ۩۞۩ ๑  (17-07-2011), dangtrhieu (22-05-2011), iDanny (13-07-2011), kaspersky199298 (10-08-2010), King M.U (10-08-2010), Lovely_girl98 (15-05-2011), my_pride175 (10-08-2010), nhymxynh000 (22-05-2011), phamdata99a (09-08-2010), thienhassc (11-05-2011)

09-08-2010 15:45 #8 kien_tb

Rìu Bạc

Tham giaMar 2010Đến từ台灣大學醫學Bài381VZD16 Cảm ơn232Điểm606/153 bài viếtThông tin game Tiền

Page 66: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

$197Yêu thíchTá lả (cấp 1)

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹGánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng chaNước biển mênh mông không đong đầy tình mẹMây trời ***g lộng không phủ kín công cha.

Tẩn tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớnMang cả tấm thân gầy cha che chở đời conAi còn mẹ xin đừng làm mẹ khócĐừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.

很高興認識你Trả Lời Với Trích Dẫn

Có 2 thành viên cảm ơn kien_tb cho bài viết này: Lovely_girl98 (15-05-2011), wuangwuang76 (13-11-2011)

09-08-2010 23:22 #9 phamdata99a

Page 67: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Tham giaApr 2009Đến từHà NộiBài3.015VZD18.914 Cảm ơn1.373Điểm2.596/719 bài viếtThông tin game Tiền$160Yêu thíchTá lả (cấp 3)

chả biết diễn tả tâm trạng sao... Standing on a mountain highLooking at the moon through a clear blue sky

Trả Lời Với Trích Dẫn

Đọc xong tôi thấy má nóng bừng, nước mắt như trực trào ra rồi, tôi nhớ mẹ quá.Tôi thấy mình là người cực kì may mắn khi vẫn còn có mẹ. Ai bảo cây không sầu không khócĐá không buồn không nhỏ lệ đêm thâuVậy không khóc sao lá vàng rơi rụngĐá không buồn sao đá phủ rêu phong

Page 68: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Những ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn nhé

Bông Hồng Vàng

Vu lan về con cài lên ngựcBông hồng vàng báo hiếu mẹ chaTháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhoàCủa những đứa con nhớ về cha mẹ

Một nén hương thơm nồng nàn lặng lẽNỗi lòng con gửi gắm những niềm thươngDù bao năm dù có hoá vô thườngCông sinh dưỡng vẫn là công lớn nhất

Cả cuộc đời mẹ cha tất bậtCho chúng con lẽ sống tình yêuĐại dương bao la đâu đã là nhiềuVới chúng con cha mẹ là tất cả

Có đôi lúcMải mê quay với dòng đời ồn ãNhững đô hội thị thànhNhững phương trời lạChợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha

.......................

LÒNG MẸ

Page 69: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Gái lớn ai không phải lấy chồngCan gì mà khóc, nín đi không !Nín đi ! mặc áo ra chào họRõ quí con tôi ! Các chị trông !

Ương ương dở dở quá đi thôi !Cô có còn thương đến chúng tôiThì đứng lên nào ! lau nước mắtMình cô làm bận mấy mươi người.

Này áo đồng lầm, quần lĩnh tíaNày gương này lược này hoa taiMuốn gì tôi sắm cho cô đủNào đã thua ai đã kém ai ?

Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi háiNuôi dạy em cô tôi đảm đươngNhà cửa tôi coi, nợ tôi giảTôi còn mạnh chán, khiến cô thương !

Đưa con ra đến cửa buồng thôiMẹ phải xa con, khổ mấy mươi !Con ạ ! đêm nay mình mẹ khócĐêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.

Page 70: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

- Nguyễn Bính -

MẸ

Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹÐể đọc lên cho nước mắt trào rơiVì có gì đẹp đẽ nhất trên đờiThiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.

Những kỷ niệm xa xưa còn lưu dấuChiếc nôi êm tôi ngủ mẹ ngồi đưaHồn ca dao phảng phất giấc ban trưaMẹ tôi đã ru tôi vào sông núi.

Những miếng khoai tôi ăn tranh phần mẹÐói năm nào ... khổ cực quá mẹ ơiMẹ cho con, mẹ nhịn, mẹ vẫn vuiGiờ nghĩ đến tôi buồn khôn xiết kể.

Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộnMẹ đi rồi ... kỷ niệm vẫn trong conTrên thiên đàng con biết chắc mẹ cònTheo sát bước chân con nơi trần thế

-RimBa-Thay đổi nội dung bởi Mikan Yuuki; 19-05-2011 lúc 22:03.

.......................Trả Lời Với Trích Dẫn

Có 5 thành viên cảm ơn Mikan Yuuki cho bài viết này: ๑ ۩۞۩ ๑ _Rose™_ ๑ ۩۞۩ ๑  (17-07-2011), dangtrhieu (22-05-2011), FebruarySad (17-09-2011), iDanny (13-07-2011), jostrandoai (17-09-2011)

Page 71: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

+ Trả Lời Ðề Tài Top of FormTrang 1/5 1 2 3 ... cuối

Jump to page: Bottom of Form

« Thơ Hay Về Thầy Cô, Cuộc Sống Sinh Viên (20-11) | giữa thất bại và thành công »

Quyền sử dụng Bạn không thể gửi chủ đề mớiBạn không thể gửi trả lờiBạn không thể gửi file đính kèmBạn không thể tự sửa bài viết của mìnhBB code is MởSmilies đang Mở[IMG] đang MởHTML đang TắtTrackbacks are TắtPingbacks are TắtRefbacks are MởQuy định và Điều khoản [V-Z]

Top of Form

Bottom of FormLiên LạcRút GọnLên Trên

Bài 1 (5 điểm);

1/ Các từ được gạch chân trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?

a/ mực nước biển, lọ mực, cá mực, khăng khăng một mực. Đó là các từ .......

b/hoa xuân, hoa tay, hoa điểm mười, hoa văn. Đó là các từ......

c/ rúc rích, thì thào, ào ào, tích tắc. Đó là từ....

Page 72: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

d/ ngật ngưỡng, lênh khênh, chót vót, đủng đỉnh. Đó là các từ...

2/ Tìm cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu thành ngữ sau:

a/ Bóc.........cắn...........                                     c/ Tay...........tay...............

b/...............được...........thấy                            d/ Trống đánh.......kèn thổi......

3/ Đọc kĩ khổ thơ sau:

“Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

(Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)

a/Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên?

b/ Nhà thơ muốn nói tới điều gì qua câu thơ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”? Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối đó?

Bài 2 (5 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

(1)   Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.(2) Thảo quả chín dần. (3)Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4) Rừng ngập hương thơm. (5)Rừng sáng  như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. (6) Rừng say ngây và ấm nóng. (7) Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

1/ a – Đoạn văn trên trích trong bài.....của tác giả....

    b – Em hãy chuyển hai câu (4) và (5) thành một câu ghép”

    c – Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số:...

2/ a – Ghi ra các từ láy có trong đoạn văn?

    b - Phân tích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu số (3)

3/ a – Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả  hay kể chuyện? Vì sao?

 b – Tại sao nhà văn lại so sánh “Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày....nhấp nháy vui mắt”?

Bài 3 (5 điểm): Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời nổi gió

Page 73: Bài văn gây xúc động của cậu trò nghèo trường Ams

Không cần bạn bay xa

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao

Mấy năm giặc bắn phá

Ba Đình vẫn cây xanh

Trăng vàng chùa Một Cột

Phủ Tây Hồ hoa bay...

(Trích “Hà Nội” – Trần Đăng Khoa)

1/  - Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái gì?

- Em hiểu thế nào về hình ảnh ngọn Tháp Bút “viết thơ lên trời cao”?

2/ Nhà thơ nói đến “xanh cây, trăng vàng, hoa...”ở Ba Đình, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ có phải chỉ để nói đến cảnh đẹp Hà Nội hay còn để nói đến gì khác nữa? Nếu có thì đó là điều gì?

3/ Hãy gạch chân ba từ trong số các từ sau đã thể hiện chính xác nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với Hà Nội: lạ lùng, ca ngợi, thích thú, tự tin, ngạc nhiên, say mê, tự hào?

4/ Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết  một đoạn  văn ngắn (6 đến 8 dòng) về Thủ đô trước thềm Đại lễ “1000 năm Thăng Long – Hà Nội”