bẢn tin tbt viỆt nam - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/media/files/thang 10/ban tin...

43
BN TIN TBT VIT NAM Chuyên mc: Vấn đề hôm nay Bn tin s10/2015 …………….………………………………………………………………………………………………………………………………………. 1 Hoàn tất đàm phán hiệp định TPP – Dự báo tác động tích cực đối với kinh tế Việt Nam Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) gồm 12 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã chính thức kết thúc đàm phán vào khoảng 18h ngày 5/10/2015 giờ Việt Nam khi các Bên đạt được đồng thuận cuối cùng cho Hiệp định Thương mại Tự do lớn nhất thế giới. Các Bộ trưởng đã đạt được đồng thuận về tất cả các vấn đề còn tồn tại và Hiệp định TPP đã chính thức kết thúc đàm phán sau hơn 5 năm. Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, cả về phương diện kinh tế, thể chế và xã hội. Đặc biệt, TPP sẽ tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc. Trước hết về tiến trình thực hiện TPP tiếp theo đối với Việt Nam trong thời gian tới, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định. Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu là 18 tháng. Đây cũng là khoảng thời gian để các nước tham gia chuyển bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được tốt Hiệp định.

Upload: truongnhan

Post on 06-Feb-2018

216 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 10/2015 …………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

1

Hoàn tất đàm phán hiệp định TPP – Dự báo

tác động tích cực đối với kinh tế Việt Nam

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) gồm 12 nước thành

viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New

Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã chính thức kết thúc đàm

phán vào khoảng 18h ngày 5/10/2015 giờ Việt Nam khi các Bên đạt được đồng

thuận cuối cùng cho Hiệp định Thương mại Tự do lớn nhất thế giới.

Các Bộ trưởng đã đạt được đồng thuận về tất cả các vấn đề còn tồn tại và Hiệp định TPP đã

chính thức kết thúc đàm phán sau hơn 5 năm.

Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, cả về phương diện kinh tế,

thể chế và xã hội. Đặc biệt, TPP sẽ tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất

khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy

sản... nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc.

Trước hết về tiến trình thực hiện TPP tiếp theo đối với Việt Nam trong thời gian

tới, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến

hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu

trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định. Quá trình này thông thường

kéo dài tối thiểu là 18 tháng. Đây cũng là khoảng thời gian để các nước tham gia

chuyển bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được tốt Hiệp định.

Page 2: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 10/2015 …………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

2

Đối với Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận chung giữa các nước TPP, Bộ Công

Thương và Đoàn đàm phán Chính phủ sẽ công bố chính thức toàn văn của Hiệp

định TPP cho công chúng tham khảo và phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan

triển khai việc rà soát và phê chuẩn hiệp định theo Luật ký kết, gia nhập và thực

hiện Điều ước quốc tế. Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự kiến

Hiệp định sẽ được báo cáo Ban chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến chỉ đạo

trước khi bắt đầu quá trình phê chuẩn Hiệp định. Chính phủ đã có các chỉ đạo để

các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng hoàn thành dự thảo báo

cáo Ban chấp hành Trung ương. Thời gian phê chuẩn Hiệp định cũng là thời gian

để chuẩn bị các công việc cần thiết, trong đó tập trung vào việc điều chính hệ

thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh để có

thể tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Về tác động của TPP đối với Việt Nam, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định,

Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, cả về phương diện kinh tế, thể chế và xã hội.

Cụ thể, về kinh tế , theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp

GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm

2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc

các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0%

sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các ngành

xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... nhiều khả năng sẽ có bước

phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Ngoài ra, tham gia TPP sẽ giúp ta có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới

hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30%

thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc

chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Thêm vào đó,

cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc

cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Về mặt thể chế, cũng như tham gia WTO, tham gia TPP sẽ là cơ hội để ta tiếp tục

hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá

chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng

trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn

thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán

hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc

Page 3: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 10/2015 …………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

3

hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền SHTT sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu

tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, thí dụ như sản xuất dược phẩm,

trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với vắc xin và một số sản phẩm ta có bước

phát triển mạnh trong các năm qua).

Thêm vào đó, Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và

hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ giúp ta tiếp tục hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền XHCN; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch,

vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ

cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Về mặt xã hội, tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng.

Hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm

nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng

nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các

nước TPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên nếu có

một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có

thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia TPP.

Đặc biệt, do Hiệp định TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến

trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách

thân thiện với môi trường hơn, giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.

Văn phòng TBT Việt nam tổng hợp

Page 4: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4

DANH MỤC CÁC THÔNG BÁO NHẬN ĐƯỢC TỪ 16/09/2015 - 15/10/2015

Nước thông

báo

Số

lượng

TB

Vấn đề thông báo

Ả Rập Xê Út 6 ICS: 29.120.30, ICS: 29.140.40, ICS: 29.140.30, ICS:

29.140.99. Mỹ phẩm. Đồ dùng trong nhà tắm. Sản

phẩm thay thế sữa mẹ (HS Code: 67,230)

Albania 4 Các chất nguy hiểm. Các chất hóa học. Một số hóa chất

và một số vật phẩm nguy hiểm. Chất có mối quan ngại

rất cao (SVHC)

Ai Cập 4 Các sản phẩm rau và trái cây. Muối cho thực phẩm

Brazil 2 Giường và nôi sử dụng trong nước. Nệm lò xo (HS:

9404). Giường và các đồ đi kèm (ví dụ: đệm, mền,

chăn, chăn nhồi lông, nệm, ghế đệm loại dài và gối) có

gắn lò xo và được nhồi bằng cao su hoặc xốp plastic

Bahrain 2 Các đồ uống nói chung. Mỹ phẩm. Đồ dùng gia dụng

Các tiểu

vương quốc

Ả Rập thống

nhất

3 Phụ tùng xe cơ giới. Mỹ phẩm. Đồ dùng trong nhà tắm

(ICS: 71.100.70). Kết cấu cơ khí cho các thiết bị điện

tử (ICS: 31,240)

Indonesia 1 Thực phẩm

Lithuania 1 Xăng, dầu diesel (đối với động cơ diesel), tàu, bếp gia

đình

Nhật Bản 2 Các chất có khả năng tác động hệ thống thần kinh trung

ương, Dược phẩm 30

New Zealand 1 Bất kỳ sản phẩm sản xuất nào có chứa amiăng, bao

gồm, nhưng không giới hạn: dệt may; sản phẩm

amiăng-xi măng; vật liệu cách nhiệt; vật liệu ma sát;

bảng thạch cao và sơn phun. ICS Code: 13.300 – Bảo

vệ chống lại hàng hóa nguy hiểm

Page 5: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5

Nam Phi 1 Trái cây tươi và rau quả, đậu khô, lúa mì và sàn phẩm

từ lúa mì, ngô và các sản phẩm từ ngô, lúa mạch, lạc,

lúa miến, khoai tây, đậu nành, hạt hướng dương, tỏi,

gạo, sản phẩm đóng hộp ( trái cây/rau/nấm/pasta), trái

cây đông lạnh, rau quả, nước ép trái cây, trái cây sấy

khô, mật ong, giấm, mỡ, thịt gia cầm, thịt đỏ, trứng, sốt

mayonnaise sốt salad, mứt, thạch và mứt cam, sữa, sản

phẩm từ sữa, kem

Oman 1 Đồ trang sức cho trẻ em và người lớn (ICS: 39.060)

Chi Lê 2 Lắp đặt van lưu lượng khí gas dư thừa trong nhà (thiết

bị an toàn). Lò sưởi patio sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng

(LPG)

Trung Quốc 1 Mỹ phẩm

Trung Quốc

Đài Bắc

7 Máy ép hoặc máy cắt và các thiết bị tương tự. Máy

chiếu và các phương tiện truyền thông. Thực phẩm cho

người tiêu dùng. Máy ép hoa quả. Máy điều hòa. Dụng

cụ ăn, hộp đựng thực phẩm hoặc đóng gói có chứa vật

liệu nhựa

EU 3 3-decen-2-1 (Hoạt chất thuốc trừ sâu). Các chất hóa

học hiện có trên thị trường EU. Thực phẩm.

EL

SALVADOR

1 ICS: 11.120.01

Hàn Quốc 7 Mỹ phẩm. Thực phẩm, sản phẩm chăn nuôi. Thiết bị

đưa người xuống biển. Thiết bị viễn thông và các thiết

bị điện. Chất hút ẩm trong hộ gia đình.

Kuwait 2 ICS: 67.120.10. ICS: 67.050.00

Thái Lan 2 Máy giặt gia dụng hoặc máy giặt trong tiệm giặt là, bao

gồm cả máy có chức năng giặt và làm khô. An toàn nội

địa (ICS: 13.120), thiết bị giặt ủi (ICS: 97.060). Các

tiêu chuẩn khác liên quan đến đèn (ICS: 29.140.99)

Page 6: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6

Uganda 8 Lốp khí nén cho xe tải và xe buýt. Lốp bơm hơi mới,

cao su (HS: 4011). Lốp xe đường (ICS: 83.160.10).

Lốp khí nén cho xe ô tô chở khách. Lốp bơm hơi mới,

cao su (HS: 4011). Lốp xe đường (ICS: 83.160.10).

Lốp khí nén cho xe tải nhẹ. Lốp bơm hơi mới, cao su

(HS: 4011). Lốp xe đường (ICS: 83.160.10). Lốp khí

nén cho các dụng cụ nông nghiệp. Lốp bơm hơi mới,

cao su (HS: 4011). Lốp cho máy móc nông nghiệp

(ICS: 83.160.30). Ngũ cốc, đậu và các sản phẩm có

nguồn gốc (ICS: 67.060), đồ uống không cồn (ICS:

67.160.20). Các sản phẩm thực phẩm nói chung (ICS:

67,040). Ngũ cốc, đậu và các sản phẩm có nguồn gốc

(ICS: 67.060)

Việt Nam 1 Xe tải và xe kéo

Vương Quốc

Anh

2 Quy định về công cụ cân nặng không tự động 2016 áp

dụng cho tất cả các công cụ không tự động. Các quy

định dụng cụ đo lường năm 2016 áp dụng cho các dụng

cụ sau (a) đồng hồ nước; (b) khí mét; (c) hoạt động

năng lượng điện mét; (d) nhiệt năng lượng mét; (e) các

hệ thống đo lường chất lỏng không nước; (f) Các công

cụ có trọng lượng tự động trong các loại sau: (i)

catchweighers tự động; (ii) các công cụ tự động điền

vào trọng lực; (iii) totalisers không liên tục; (iv) cân

vành đai (v) đường sắt tự động cân cầu; (g) taxi mét (h)

Các biện pháp tài liệu sau: (i) Các biện pháp chiều dài;

(ii) các biện pháp công suất phục vụ; (i) Các công cụ

đo chiều dài: (i) Các công cụ đo chiều dài; (ii) các công

cụ đo lường khu vực; (iii) Các công cụ đo lường đa

chiều; (j) phân tích khí thải

Hoa Kỳ 10 Hệ thống phát hiện khoảng cách. Thiết bị khai thác mỏ

(ICS: 73,100). Khí thải. Chất lượng không khí (ICS:

13,040), Máy nén khí và máy nén (ICS: 23,140). Sản

phẩm thuốc lá. Xì gà, xì gà loại nhỏ, thuốc lá hoặc các

chất thay thế thuốc lá (HS: 2402). Thuốc lá, sản phẩm

thuốc lá và thiết bị liên quan (ICS: 65.160). Nho, trái

cây, rau quả (ICS: 67.080). Các chất hóa học. Bảo vệ

Page 7: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7

môi trường (ICS: 13.020), sản phẩm của ngành công

nghiệp hóa chất (ICS: 71,100). Tiêu chuẩn thực phẩm

và chính sách ghi nhãn. Quy trình trong công nghiệp

thực phẩm (ICS: 67.020). Động cơ và phụ tùng xe. Hệ

thống đường (ICS: 43.040). Nguồn khí thải. Bảo vệ

môi trường (ICS: 13.020), điều kiện thử nghiệm và thủ

tục nói chung (ICS: 19,020). Giường cho bệnh nhi, cũi

y tế. Đồ nội thất y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y

(ví dụ, bàn mổ, bàn khám, giường bệnh, ghế nha khoa);

ghế cắt tóc và các loại ghế tương tự, có thể xoay, ngả

và nâng hạ; các bộ phận của các mặt hàng trên (HS:

9402). Thiết bị y tế (ICS: 11,040)

THÔNG BÁO CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN CẦN QUAN TÂM

Các chất độc đối với mắt và da Ngày 01/10/2015 Châu Âu thông báo cho

các nước Thành viên WTO về việc sửa đổi

phụ lục VII và VIII Quy định (EC) số

1907/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu

Âu về đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn

chế hóa chất (REACH) gây dị ứng da, dị

ứng mắt hoặc tổn thương mắt nghiêm trọng

và gây nhiễm độc cấp tính. Từ Phụ lục VII

đến Phụ lục X của REACH quy định các

yêu cầu thông tin về tiêu chuẩn của các chất phải đăng ký trên cơ sở khối lượng

sản xuất / nhập khẩu của một chất. Mục 8.1, 8.2, 8.3 và 8.5 của Phụ lục VII và

VIII xác định các yêu cầu thông tin tiêu chuẩn của REACH và khả năng thích ứng

đối với các chất độc hại gây dị ứng và ăn mòn da, gây dị ứng mắt nghiêm trọng và

ngộ độc cấp tính. Dự thảo Quy định này của Ủy ban đề xuất việc sửa đổi quy định

trong các Mục của phụ lục REACH để đáp ứng sự tiến bộ khoa học đạt được trong

quá trình nghiên cứu các phương pháp thay thế và cách tiếp cận trong các lĩnh vực

liên quan. Các nước Thành viên WTO có 60 ngày kể từ ngày 1/10/2015 để đóng

góp ý kiến cho dự thảo. Văn bản dự kiến sẽ được ban hành và có hiệu lực trong

quý 1 năm 2016. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/EEC/15_3846_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/317

Page 8: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8

Thực phẩm Ngày 01/10/2015 Châu Âu thông báo cho

các nước Thành viên WTO về việc xây

dựng Dự thảo Quy định Ủy ban cho phép

cảnh báo sức khỏe cụ thể trên thực phẩm,

đồng thời sủa đổi quy định của Ủy ban

(EU) số 432/2012. Dự thảo Quy định này

của Ủy ban cho phép bốn hình thức cảnh

báo sức khỏe trên thực phẩm, ngoài những

quy định về việc giảm nguy cơ bệnh tật và

về sự phát triển và sức khỏe của trẻ em theo quy định của Điều 18 (4) Quy định

(EC) số 1924/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 20 tháng 12 năm

2006 về dinh dưỡng và yêu cầu sức khỏe trên thực phẩm. Mục đích của dự thảo

này là nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho con người. Các nước Thành viên

WTO có 60 ngày kể từ ngày 1/10/2015 để đóng góp ý kiến cho dự thảo. Văn bản

dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 12 năm 2015 và dự kiến có hiệu lực sau 20

ngày kể từ ngày công bố trên Công báo của EU. Thông tin chi tiết của Dự thảo

xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/EEC/15_3902_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/318

Tiêu chuẩn về thực phẩm và ghi nhãn thực phẩm

Ngày 12/10/2015 Hoa Kỳ thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc Cơ

quan kiểm tra và an toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) dự định sửa đổi Tiêu chuẩn

thực phẩm và Cẩm nang chính sách ghi nhãn . Cơ quan này đã ngừng đưa ra thêm

hướng dẫn chính sách; tuy nhiên, FSIS sẽ tiếp tục sửa đổi hoặc loại bỏ các mục

trong cẩm nang, nếu cần, để phù hợp với chính sách và các quy định đưa ra. Các

tiêu chuẩn thực phẩm và Cẩm nang về chính sách ghi nhãn sửa đổi sẽ cung cấp

thông tin cập nhật cho các cơ sở sản xuất khi tạo nhãn mới và khi điều chỉnh nhãn

hiện có đối với sản phẩm thịt và sản phẩm gia cầm. Mục đích của dự thảo này là

nhằm ngăn ngừa các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng. Hạn cuối cùng

cho Các nước Thành viên WTO đóng góp ý kiến là 19/10/2015. Chưa xác định

thời gian dự kiến thông qua và thời gian có dự kiến có hiệu lực. Thông tin chi tiết

của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/USA/15_3992_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1036

Page 9: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

9

Chất độc hóa học Ngày 12/10/2015 Hoa Kỳ thông

báo cho các nước Thành viên

WTO về việc nước này đưa ra một

quy định quan trọng mới về một số

chất hóa học. Cơ quan bảo vệ môi

trường Hoa Kỳ (EPA) ban hành

quy tắc quan trọng mới (SNURs)

theo Đạo luât kiểm soát các chất

độc hại (TSCA) đối với 30 chất

hóa học sẽ là đối tượng điều chỉnh

của quy định thông báo trước khi

sản xuất (PMNs). 9 trong số 30 hóa chất nãy sẽ tuân thủ theo Điều 5(e) TSCAD do

EPA ban hành. Quy định này đòi hỏi những nhà sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu)

hoặc xử lý bất kỳ hóa chất nào trong số 30 chất này, theo quy định là quan trọng,

sẽ phải thông báo cho EPA ít nhất 90 ngày trước khi bắt đầu hoạt động đó. Các

thông báo sẽ giúp cho EPA có cơ hội để đánh giá mục đích sử dụng, và nếu cần

thiết, để cấm hoặc hạn chế trước khi sử dụng. Mục đích của Quy định này là để

bảo vệ môi trường. Hạn cuối cùng cho Các nước Thành viên WTO đóng góp ý

kiến là 02/11/2015. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian có dự

kiến có hiệu lực của Quy định. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/USA/15_3991_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1035

Thuốc lá

Ngày 01/10/2015 Hoa Kỳ thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc Cục

Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của nước này dự định quy định nhằm

làm rõ các trường hợp sản phẩm được sản xuất hoặc làm từ thuốc lá phục vụ sử

dụng của con người, hoặc các sản phẩm kết hợp khác được quy định theo Luật

Liên bang về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (Luật FD & C). Đạo luật này đưa ra

nhằm hướng dẫn cho nhà sản xuất và giúp người tiêu dùng tránh nhầm lẫn khi sử

dụng sản phẩm. Hạn cuối cùng cho Các nước Thành viên WTO đóng góp ý kiến là

24/11/2015. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian có dự kiến có

hiệu lực. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/USA/15_3850_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1031

Page 10: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10

Quy chế chứng nhận

Ngày 22/09/2015 Hàn Quốc thông báo cho

các nước Thành viên WTO về việc Bộ an

toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc

(MFDS) dự định đưa ra "Quy định về việc

chỉ định cơ quan đảm bảo chứng nhận đối

với thức ăn và các sản phẩm sống". MFDS

trước đó đã thông báo về việc sửa đổi Luật

thi hành vệ sinh thực phẩm cho Ủy ban SPS

của WTO (mã thông báo

G/SPS/N/KOR/507) liên quan đến việc ghi

nhãn chứng nhận hoặc bảo đảm sản phẩm.

Tiếp theo quy định này, MFDS dự định ban

hành Quy định nói trên nhằm đưa ra các thủ tục, đánh giá, v.v… cần thiết cho việc

chỉ định một Cơ quan bảo đảm chứng nhận. Mục đích của việc đưa ra Quy định

này là nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng, phát triển ngành công nghiệp và hài

hòa với các quy định có liên quan. Các nước Thành viên WTO có 60 ngày kể từ

ngày 22/09/2015 để đóng góp ý kiến cho dự thảo. Chưa xác định thời gian dự kiến

thông qua và thời gian có dự kiến có hiệu lực. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem

tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/KOR/15_3762_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/KOR/604

Thép cốt bê tông Ngày 24/09/2015 Ai Cập thông báo cho các nước Thành viên WTO về Nghị định

Bộ trưởng số 535/2015 bắt buộc tiêu chuẩn Ai Cập ES 262-1 đối với thép cốt bê

tông. Nghị định của Bộ trưởng quy định các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu

phải tuân thủ ES 262-1/2015. Các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu được có thời

gian chuyển tiếp trong sáu tháng. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối

với thép tấm sử dụng trong gia cố bê tông chín lớp thép không dùng cho hàn.

Đồng thời áp dụng cho thép cuộn .Tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn ISO:

6935-1 / 2007. Mục đích của quy định này là để đảm bảo yêu cầu an toàn và chất

lượng. Các nước Thành viên WTO có 60 ngày kể từ ngày 24/09/2015 để đóng góp

ý kiến cho dự thảo. Văn bản dự kiến có thông qua vào 21/07/2015 và văn bản dự

kiến có hiệu lực vào 12/08/2015. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://www.eos.org.eg

Mã thông báo: G/TBT/N/EGY/100.

Page 11: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

11

Xe tải Ngày 01/10/2015 Trung Quốc thông báo

cho các nước Thành viên WTO về việc

Trung Quốc xây dựng quy định giới hạn

mức tiêu thụ nhiên liệu cho xe tải. Chương

4-10 của tiêu chuẩn này là bắt buộc. Tiêu

chuẩn này áp dụng cho xe sử dụng xăng

hoặc diesel với tốc độ tối đa không nhỏ

hơn 50km/h đối với loại N1 hoặc tối đa

GVW không quá 3500 kg cho loại M2.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các

loại xe hoạt động đặc biệt. Dự thảo quy

định này nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Các nước Thành viên WTO có 60

ngày kể từ ngày 01/10/2015 để đóng góp ý kiến cho dự thảo. Văn bản dự kiến

được thông qua sau 90 ngày kể từ ngày chuyển thông báo cho Ban thư ký WTO.

Văn bản dự kiến có hiệu lực vào 01/01/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem

tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/CHN/15_3883_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/253/Rev.1.

Đạo luật giám định hàng hóa

Ngày 07/10/2015 Trung Quốc Đài Bắc thông

báo cho các nước Thành viên WTO về việc

đang xây dựng đạo Luật giám định hàng hóa.

Máy điều hoà không khí chịu sự kiểm tra bắt

buộc theo Luật giám định hàng hóa của Cục

Tiêu chuẩn Đo lường và Kiểm tra (BSMI) kể từ

ngày 18/02/1982. Mục đích của dự thảo này là

để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả

của các thiết bị điện để đạt được mục tiêu tiết

kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Thành

viên WTO có 60 ngày kể từ ngày 07/10/2015 để

đóng góp ý kiến cho dự thảo. Chưa xác định

thời gian dự kiến thông qua và thời gian có dự kiến có hiệu lực. Thông tin chi tiết

của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/CHT/15_3928_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/TPKM/218

Page 12: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

12

Quảng cáo thực phẩm y tế

Ngày 18/09/2015 Indonesia thông báo cho

các nước Thành viên WTO về việc nước này

đang xây dựng dự thảo Quy định của Chủ

tịch NADFC-RI về việc kiểm soát quảng cáo

thực phẩm đã qua chế biến. Tất cả các loại

thực phẩm đã qua chế biến được quảng cáo.

Tuy nhiên chỉ được quảng cáo sau khi có sự

chấp thuận từ Cơ quan pháp lý quốc gia.

Thông tin trong quảng cáo phải phù hợp với

nhãn đã được phê duyệt, chính xác và không

gây hiểu lầm. Dự thảo quy định này thay thế các quy định của Chủ tịch NADFC

RI số HK.00.05.52.1831 năm 2008 về Hướng dẫn quảng cáo thực phẩm. Thành

viên WTO có 60 ngày kể từ ngày 18/09/2015 để đóng góp ý kiến cho dự thảo.

Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian có dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/IDN/15_3693_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/IDN/102

(Để có nội dung đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn

đọc có thể truy cập vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam:

http://www.tbtvn.org)

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

1. Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không

2. Nghị quyết 75/NQ-CP năm 2015 phê duyệt Hiệp định Thương mại biên giới

giữa Việt Nam - Lào do Chính phủ ban hành

3. Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc

hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

4. Quyết định 1645/QĐ-BTTTT năm 2015 về thừa nhận phòng thử nghiệm Movon

Corporation - KR0151 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Page 13: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

13

5. Quyết định 1643/QĐ-BTTTT năm 2015 về thừa nhận phòng thử nghiệm Korea

Testing Certification – KR0006 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban

hành

6. Quyết định 1644/QĐ-BTTTT năm 2015 về thừa nhận phòng thử nghiệm BWS

Tech Inc. – KR0017 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

7. Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính

sách phát triển thủy sản

8. Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử

dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng

Chính phủ ban hành

9. Nghị quyết 66/NQ-CP năm 2015 về ký Nghị định thư thứ 3 sửa đổi Hiệp định

Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện

ASEAN - Hàn Quốc do Chính phủ ban hành

10. Thông tư 31/2015/TT-BCT về quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp

định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di lân do Bộ trưởng Bộ

Công Thương ban hành

11. Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước

12. Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV về Quy định mã số và tiêu

chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn

lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ ban hành

Page 14: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

14

An toàn đồ chơi và sản phẩm có chứa chất biến đổi gien

(GMOs) - những vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự

của Ủy ban WTO/TBT

An toàn đồ chơi và các thực phẩm biến đổi gien là một trong những quan

ngại thương mại chủ yếu được nêu lên bởi các Thành viên WTO trong cuộc họp

của Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại ( Ủy ban TBT) của WTO từ

ngày 15-18/6/2015. Các thảo luận về việc thúc đẩy hoạt động của Ủy ban và đưa

ra chương trình hoạt động cho giai đoạn 2016 – 2018 được đưa ra bởi 11 đề xuất

mới.

Ảnh. Minh họa

Các nước Thành viên WTO sử dụng Ủy ban TBT (bao gồm 3 phiên họp

trong 1 năm) tại Genava, Thụy Sĩ để thảo luận về các quy định và tiêu chuẩn của

các nước khác đối với các sản phẩm mà gây khó khăn cho các nhà sản xuất và các

nhà kinh doanh. Các chính phủ sử dụng các quy định về sản phẩm nhằm bảo vệ

sức khỏe và an toàn hoặc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các

quy định đó cần phải được thực hiện theo cách không tạo ra những gánh nặng hoặc

cản trở không cần thiết với thương mại.

Page 15: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

15

An toàn đồ chơi là nhằm đảm bảo sự an toàn của đồ chơi được thiết kế cho

trẻ em thường là thông qua việc áp dụng một loạt các tiêu chuẩn an toàn.

Mục đích của tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi là để hạn chế đến mức tối đa

các mối nguy hiểm tiềm tàng, ví dụ như bị nghẹn tắc hay nguy cơ cháy có thể gây

thương tích. Trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi rất nhỏ thường cho đồ chơi vào miệng, vì

vậy vật liệu được dùng để chế tạo đồ chơi cần được quy định để phòng tránh sự

nhiễm độc. Các vật liệu còn được quy định để đề phòng các nguy cơ bốc cháy. Trẻ

em còn chưa được học để biết thế nào là an toàn và thế nào là nguy hiểm và các

bậc cha mẹ cũng không thể lường trước được tất cả các tình huống có thể xảy ra vì

vậy thông tin cảnh báo và các quy định là điều quan trọng đối với Đồ chơi trẻ em.

An toàn đồ chơi là một trong những vấn đề nóng hổi của chương trình nghị

sự, liên quan tới an toàn đồ chơi trong cuộc họp của Ủy ban TBT tháng 6 vừa qua,

có đến 5 quan ngại thương mại là về an toàn đồ chơi, trong đó có 2 quan ngại mới.

Các thảo luận của Ủy ban TBT đã tập trung về việc làm thế nào để đảm bảo rằng

đồ chơi trẻ em không tạo ra các rủi ro về mặt sức khỏe cho trẻ em, ví dụ như sự có

mặt của các hóa chất độc hại hoặc các kiểu dáng không an toàn của đồ chơi cho trẻ

em. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn về an toàn là khác nhau giữa nước

này và nước kia, hoặc các quy trình thử nghiệm có thể trùng lặp, tạo gánh nặng

hoặc cụ thể đối với một thị trường.

Trong một quy định về an toàn đồ chơi trẻ em, Pháp đã đề xuất cấm chất

BPA ( Bisphenol A) như là một phần sửa đổi của luật y tế - đây có thể là một ảnh

hưởng đánh kể với thương mại quốc tế về đồ chơi trẻ em. Hoa Kỳ đã nêu lên

những quan ngại mới của họ đối với quy định này của Pháp. Tương tự trong một

quy định liên quan tới thủ tục giám định mới của Thổ Nhĩ Kỳ theo Thông cáo về

đồ chơi trẻ em số 2012/10 cũng được đề cập như là một rào cản thương mại do

các yêu cầu thử nghiệm trùng lặp và không phù hợp, quy định này đã làm cho một

Page 16: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

16

số lô hàng xuất khẩu đồ chơi của Hoa Kỳ bị tắc nghẽn tại cảng của Thổ Nhĩ Kỳ

trong vài tuần. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã biện minh rằng các thủ tục này của họ được

áp dụng một cách công bằng giữa các đồ chơi được sản xuất trong nước và đồ chơi

nước ngoài và các thủ tục này là nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ em.

Cũng liên quan tới đồ chơi trẻ em, trong các cuộc họp trước đó của Ủy ban

TBT, đã có 3 quan ngại thương mại được nêu lên với an toàn đồ chơi trẻ em của

Indonesia (tiêu chuẩn quốc gia của Indonesia về an toàn bắt buộc của đồ chơi trẻ

em). Các quan ngại thương mại đối với quy định này được nên lên bởi EU, Nhật

Bản và Hoa Kỳ. Một quan ngại khác liên quan tới đồ chơi trẻ em là quy định về

yêu cầu đánh dấu GSO đối với đồ chơi của Ả Rập Sê Út do Canada nêu lên và giới

hạn đối với chất hexavalent chromium trong đồ chơi theo quy định 2009/48/EC

của Liên minh Châu Âu - quan ngại của Trung Quốc đưa ra .

Đối với Việt Nam, kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010, đồ chơi trẻ em sản xuất

trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng

nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN 3:2009/BKHCN) do Bộ Khoa học và Công

nghệ ban hành.

Những tiêu chuẩn được nêu trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà đồ chơi trẻ em

phải đạt như sau:

STT YÊU CẦU VỀ

AN TOÀN

SỐ TIÊU

CHUẨN TÊN TIÊU CHUẨN

1 Yêu cầu về cơ lý

TCVN 6238-

1:2008 (ISO

8124-1:2000)

An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1:

Các khía cạnh an toàn liên quan đến

tính chất cơ lý.

2 Yêu cầu về

chống cháy TCVN 6238-2 :

2008 (ISO 8124-

An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2:

Yêu cầu chống cháy.

Page 17: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

17

2:2007)

3 Yêu cầu về hóa

học

3.1

Giới hạn mức

thôi nhiễm của

một số nguyên tố độc hại

TCVN 6238-

3:2008 (ISO 8124-3:1997)

An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3:

Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố.

3.2 Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại

3.2.1

Chất lỏng

trong đồ chơi trẻ em

ISO 787-9: 981

Phương pháp thử chung đối với chất

màu và chất độn – Phần 9: Xác định giá trị pH trong dung dịch nước

3.2.2 Hàm lượng formaldehyt trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi

a) Đối với các

chi tiết vải dệt

có thể tiếp xúc

được của đồ

chơi cho trẻ em

TCVN 7421-1:2004

(ISO 14184-1:1998)

Vật liệu dệt – Xác định formaldehyt

– Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy

phân (phương pháp chiết trong nước).

b) Đối với các

chi tiết giấy có

thể tiếp xúc

được của đồ

chơi cho trẻ em

EN 645 và EN

1541

EN 645 Giấy và các tông tiếp xúc

với thực phẩm – Chuẩn bị theo

phương pháp chiết nước lạnh;

EN 1541 Giấy và các tông tiếp xúc

với thực phẩm – Xác định formaldehyt trong phần chiết nước.

c) Đối với các

chi tiết gỗ liên

kết bằng keo

dán có thể tiếp

xúc được của

EN 717-3

Ván gỗ nhân tạo – Xác định

formaldehyt giải phóng – Phần 3:

Phương pháp bình thí nghiệm xác định formaldehyt giải phóng

Page 18: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

18

đồ chơi cho trẻ em

3.3

Hàm

lượng các

amin thơm

trong vật liệu

sản xuất đồ chơi trẻ em

EN 71-10 :2005 –

Phần 10 và EN

71-11:2005 – Phần

11

EN 71-10 :2005 An toàn đồ chơi trẻ

em – Phần 10: Hợp chất hóa hữu cơ

– Chuẩn bị mẫu và chiết mẫu;

EN 71-11 :2005 An toàn đồ chơi trẻ

em – Phần 11: Hợp chất hóa hữu cơ – Phương pháp phân tích

Cụm từ “Thực phẩm biến đổi gen” được dùng để chỉ các loại thực phẩm có

thành phần từ cây trồng chuyển gen - hay còn gọi là cây trồng Genetically

Modified (GM), cây trồng biến đổi gen (CNSH). Nhờ công nghệ sinh học mà việc

biến đổi gen nhằm tạo ra những loại cây trồng tăng khả năng chống cỏ dại, chống

sâu bệnh hay tăng hàm lượng dưỡng chất. Một số thực phẩm biến đổi gen phổ biến

như là: gạo vàng - loại gạo có beta-carotene (tiền tố vitamin A), cà chua - nhằm

bảo quản được lâu hơn, ngô – năng suất cao và không bị sâu bệnh ăn hại.

Ảnh. Minh họa

Page 19: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

19

Theo kết quả nghiên cứu của hàng loạt các tổ chức quốc tế, thực phẩm được sản

xuất bởi công nghệ sinh học hay còn gọi là thực phẩm biến đổi gen đang có sẵn

trên thị trường và an toàn cho con người. Các chuyên gia cho rằng các thực phẩm

có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen (GMO) chắc chắn được đánh giá là an toàn

nếu không chúng sẽ không thể được công nhận và đăng ký bởi các cơ quan quốc

tế. Giống như bất kỳ thực phẩm truyền thống nào khác, thực phẩm biến đổi gen

(GM) cũng chứa nhiều chất khác nhau với hàm lượng khác nhau. Thông thường

người ta hay tin vào các thực phẩm truyền thống vốn đã được sử dụng bao đời nay.

Tuy nhiên, sự tin tưởng này chỉ đơn giản dựa trên kinh nghiệm chứ chưa hẳn đã có

cơ sở khoa học. Trong khi đó, đối với thực phẩm GM, việc chứng minh tính an

toàn là một yêu cầu bắt buộc.

Biến đổi gien trong thực phẩm và các loại hạt là một chủ đề rất được quan

tâm trong cuộc họp của Ủy ban TBT vừa qua. Có hai quan ngại thương mại mới

được nêu ra với các quy định về biến đổi gien của Liên Minh Châu Âu và Đài

Loan. Các nước Thành viên WTO đi theo những tiếp cận khác nhau về quản lý

biến đổi gien trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho động vật, bao gồm khi

thông báo cho người tiêu dùng thông quan nhãn hàng hóa và đôi khi điều này tạo

ra những thách thức đối với thương mại. Quy định của đề xuất sửa đổi của Liên

minh Châu Âu cho quy định (EC)1829/2003 về GMOs trong thông báo

G/TBT/N/EU/284 đã gặp nhiều phản ứng của các nước Argentina, Brazil, Canada,

Chile, Paraguay và Hoa Kỳ. Sửa đổi này của EU cho phép các nước Thành viên

của EU cấm một số chất GMOs vì lý do lợi ích của cộng đồng, thậm chí nếu các

chất GMO đó đã được cấp phép tại EU là không tạo ra những rủi ro liên quan tới

sức khỏe và môi trường. Các nước Thành viên đã yêu cầu EU cũng thông báo sửa

đổi đề xuất này cho Ủy ban SPS ( Ủy ban về An toàn vệ sinh động thực vật) của

WTO. EU cho rằng sửa đổi đề xuất này không đưa ra bất kỳ hạn chế hoặc lệnh

Page 20: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

20

cấm nào mà là cho phép các nước thành viên của EU lựa chọn loại bỏ việc cấp

phép cho GMO tại EU. Việc lưu hành tự do các chất có chứa GMO trong thị

trường nội địa EU sẽ được bảo lưu theo đề xuất vì các nước thành viên sẽ không

được cho phép để hạn chế hoặc cấm nhập khẩu và lưu hành các chất có chứa

GMOs mà chỉ sử dụng chúng.

Canada, New Zealand và Hoa Kỳ cũng nêu ra những câu hỏi về các yêu cầu

ghi nhãn mới do Đài Loan đưa ra nhằm chỉ ra sự có mặt của các chất GMOs trong

thực phẩm. Các thành viên này hỏi tại sao có nhiều sản phẩm phải ghi nhãn là có

chứa GMOs hơn và cho rằng các nhãn này có thể gây hiểu nhầm cho người tiêu

dùng và có thể tạo ra ấn tượng rằng thực phẩm có chứa GMOs là không an toàn.

Đài Loan giải thích rằng ba quy định mới về ghi nhãn được nhằm đưa ra để cung

cấp thông tin cho người tiêu dùng.

Các lý do như bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe, an toàn của người

tiêu dùng và bảo vệ môi trường là một trong những lý do chính đáng mà các nước

Thành viên sử dụng để đưa ra các quy định đối với sản phẩm tuy nhiên trong thực

tế một số nước khi muốn bảo vệ sản xuất trong nước đã lạm dụng các lý do này để

đưa ra các rào cản đối với các mặt hàng xuất khẩu khi muốn xâm nhập vào thị

trường của nước mình.

TBTVN

Page 21: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Nghiên cứu trao đổi thảo luận Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

21

Kỳ 9 (tiếp): Những quy định kỹ thuật và thủ tục nhập khẩu của một

số thị trường có tiềm năng phát triển đối với hàng thực phẩm

CÁC RÀO CẢN VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG THỰC PHẨM VÀO

THỊ TRƯỜNG EU (trích Chương III)

3. Một số yêu cầu khác

a. Yêu cầu về môi trường

Luật pháp EU chỉ cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu và các chất gây ô nhiễm

trong các loại thực phẩm tiêu thụ trên thị trường EU. Tuy nhiên, EU không được

phép quản lý quá trình sản xuất tại các quốc gia và khu vực ngoài EU (trừ khi có

sự liên hệ trực tiếp tới sản phẩm cuối cùng). Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã đặt ra

nhiều yêu cầu bằng cách tuân theo các quy định quốc gia (của nước sản xuất) hoặc

quy định quốc tế có liên quan tới môi trường đối với các cơ sở sản xuất. Nhiều

công ty cũng hướng tới việc giảm thiểu sử dụng nguyên liệu thô, nước và chất thải.

Tiếp theo là tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường để thay thế

cho các biện pháp truyền thống. Một số công ty tập trung vào thị trường ngách và

để trở thành nhà cung cấp cho các công ty này, hàng hóa của doanh nghiệp xuất

khẩu phải được cấp chứng nhận hữu cơ. Một số công ty lớn làm việc với các tổ

chức phi chính phủ hoặc các nhóm lợi ích khác để sản xuất ra các sản phẩm thân

thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường EU, sản phẩm

sản xuất theo công nghệ hữu cơ hay thân thiện với môi trường không phải yêu cầu

chính và bắt buộc, nhưng nếu có sẽ là một lợi thế lớn khi tìm kiếm khách hàng tại

EU.

b. Yêu cầu mang tính xã hội

Yêu cầu mang tính xã hội thường được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn cơ

bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) – tổ chức đặt ra một số nguyên tắc được

coi là vấn đề quan trọng nhất liên quan tới lao động. Các nguyên tắc ngày liên

quan tới các điều kiện lao động an toàn cơ bản cho người lao động (“y tế và an

toàn nghề nghiệp”, vệ sinh lao động), không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao

động cưỡng bức và quyền của công đoàn... Những tiêu chuẩn cơ bản của tổ chức

ILO được rất nhiều công ty áp dụng rộng rãi.

Một số công ty còn đưa ra các yêu cầu bên ngoài những tiêu chuẩn cơ bản

của ILO. Trong một số trường hợp, các công ty muốn được một tổ chức độc lập

cấp giấy chứng nhận, hoặc tham gia vào việc đưa ra các sáng kiến công nghiệp

hoặc cùng làm việc về một số vấn đề với sự tham gia của các nhóm lợi ích khác

như các tổ chức phi chính phủ.

Page 22: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Nghiên cứu trao đổi thảo luận Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

22

Mặc dù việc nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu không phải điều kiện tiên

quyết nhưng hoạt động kinh doanh và nhận thức của nhà sản xuất cũng đóng vai

trò rất quan trọng khi nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung ứng, đặc biệt là trong

trường hợp phải lựa chọn giữa các ứng viên ngang bằng nhau.

Các công ty đặt ra mức yêu cầu mang tính xã hội cao là những công ty đang

kinh doanh theo nguyên tắc thương mại công bằng. Nhìn chung, những công ty

này tập trung chủ yếu vào thị trường ngách.

Thương mại công bằng: Tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và

phát triển về xã hội, kinh tế, môi trường của các nhà sản xuất và chủ đất quy mô

nhỏ ở các nước đang phát triển. Các sản phẩm thương mại công bằng bao gồm

hàng dệt may, đồ trang sức, nhạc cụ bản địa, vật trang trí và các sản phẩm thủ

công mỹ nghệ khác, thực phẩm (như cà phê, chè, mật ong, các loại hạt và gia vị).

Tương tự như đối với các nhãn mác môi trường, các nhãn mác về thương mại công

bằng cũng khác nhau ở từng nước. Có hai bộ tiêu chuẩn chung đối với người sản

xuất: một cho các trang trại nhỏ, và một cho công nhân làm việc trong các đồn

điền và nhà máy. Các đồn điền và các nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn này,

Tổ chức thương mại công bằng sẽ dành cho các sản phẩm của họ một giá “công

bằng”, giúp sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn.

c. Nhãn sinh thái

Theo WTO và Ngân hàng Thế giới (WB): Nhãn sinh thái là một loại nhãn

được cấp cho những sản phẩm thỏa mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan

chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ ủy nhiệm đề ra. Các tiêu chí này

tương đối hoàn thiện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong những giai

đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công,

đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường hợp người ta

chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí

thải phát sinh, khả năng tái chế…

Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể mang tên gọi khác nhau ở từng

nước. Ví dụ ở các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga trắng, Đức có nhãn Thiên thần

xanh. Châu Âu có nhãn Bông hoa, trong khi ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh.

Ngoài nhãn sinh thái do một cơ quan đứng ra cấp, còn có một loại nhãn

khác do nhà sản xuất tự gắn lên sản phẩm của mình như một hình thức quảng cáo

với người tiêu dùng. Ta thấy có tủ lạnh dán nhãn “không có CFC” hoặc có loại pin

ghi “không có thủy ngân”.

Cả hai loại nhãn trên, nhãn sinh thái và nhãn do nhà sản xuất tự dán, đều gọi

chung là nhãn môi trường.

Page 23: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Nghiên cứu trao đổi thảo luận Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

23

Nhãn sinh thái của Châu Âu được xây dựng từ năm 1992 có biểu tượng là

một bông hoa. Mục tiêu của nhãn bông hoa giúp cho người tiêu dùng có thể xác

định sản phẩm đã được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng tốt, giảm tác

động của sản phẩm đến môi trường từ quá trình sản xuất đến quá trình loại bỏ sản

phẩm. Nhãn sinh thái khuyến khích các nhà sản xuất, các chính phủ, các tổ chức

khác hoàn thiện tiêu chuẩn môi trường đối với các sản phẩm và dịch vụ. Nhãn

bông hoa có hiệu lực ở 25 nước Châu Âu cũng như ở các nước Na Uy, Iceland, và

Lienchtenstein. Các sản phẩm mang nhãn sinh thái có khả năng thu hút hơn 450

triệu người tiêu dùng, một con số khổng lồ làm tăng nhu cầu thị trường.

Dấu xác nhận tiêu chuẩn đối với các sản phẩm thân thiện đối với môi trường

hoặc nhãn sản phẩm rau quả sản xuất hữu cơ cũng có thể được coi là nhãn sinh

thái. Một dấu xác nhận tiêu chuẩn chỉ ra rằng sản phẩm (bao gồm toàn bộ quá trình

sản xuất sản phẩm) có ít tác động đối với môi trường so với những sản phẩm

tương tự khác.

Các tiêu chuẩn của EU về sản xuất và dán nhãn thực phẩm hữu cơ nằm

trong Quy định EC/2092/91. Các nhà cung cấp ở nước thứ ba muốn xuất khẩu rau

quả sản xuất hữu cơ cũng như dán nhãn sinh thái phải đáp ứng tất cả các quy định

được ghi rõ trong Quy định EC/2092/91. Để chứng minh sự tuân thủ, nhà kinh

doanh thực phẩm phải đăng ký với một cơ quan chứng nhận hữu cơ được EU chấp

nhận và thực thi một kế hoạch chứng nhận hữu cơ kết hợp với sự xác minh độc lập

về sự tuân thủ trên cơ sở hằng năm. Một số nước đã chứng minh thành công với

EU rằng họ có hệ thống kiểm soát sản xuất hữu cơ quốc gia tương đương và do đó

việc nhập khẩu tự do các sản phẩm hữu cơ từ những nước này được cho phép. Các

nhà kinh doanh cá thể ở hầu hết các quốc gia chưa chứng minh được có các hệ

thống quốc gia tương đương về sản xuất hữu cơ yêu cầu phải có sự chấp nhận

trước về xuất khẩu và một giấy chứng nhận nhập khẩu (được ban hành bởi một cơ

quan quốc gia hoặc quốc tế được EU công nhận) kèm theo mọi lô hàng. Chi tiết về

giấy chứng nhận nhập khẩu và thủ tục xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trường

EU được đưa ra trong Quy định EC/1788/2001.

d. Tiêu chuẩn ISO

Hiện nay tiêu chuẩn ISO của Châu Âu chia thành 3 tiêu chuẩn chính:

- Tiêu chuẩn môi trường ISO 14001

- Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001

- Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000.

Đầu tiên các nhà sản xuất buộc phải xem xét ảnh hưởng sản phẩm của mình

đến môi trường. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001 cho phép mọi người biết rằng

Page 24: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Nghiên cứu trao đổi thảo luận Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

24

công ty được quản lý dưới hệ thống quản lý môi trường. Mặc dù các tiêu chuẩn về

quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, tiêu chuẩn ISO14001

vẫn là một yêu cầu không chính thức tăng khả năng cạnh tranh trong nhiều khu

vực thị trường.

Tiếp theo là tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008 được tổ chức

Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2008. Đây là tiêu

chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý

chất lượng tại các tổ chức/ doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc

cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng

thông qua 5 yêu cầu: Hệ thống quản lý chất lượng; Trách nhiệm của lãnh đạo;

Quản lý nguồn lực; Tạo sản phẩm, Đo lường, phân tích và cải tiến.

Cuối cùng là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000. Tên đầy đủ là ISO

22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in

the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức

trong chuỗi thực phẩm). ISO 22000 là hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh

thực phẩm, có cấu trúc tương tự như ISO 9001:2000 và được dựa trên nền tảng của

7 nguyên tắc HACCP và các yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng. Khi

áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết

(GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này

bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, hành vi vệ sinh, vệ sinh cá

nhân, vệ sinh nhà xưởng, khử trùng, kiểm soát côn trùng…

Các nhà sản xuất xem chứng nhận ISO là tài sản quan trọng và là điểm bắt

đầu để cạnh tranh trong thị trường EU, tạo một niềm tin mạnh mẽ cho đối tác.

Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy để tiếp tục duy trì ISO,

các đợt kiểm toán nội bộ (1-2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần trong

năm) cần thực hiện. Điều này có nghĩa là công ty phải có 1 người quản lý chịu

trách nhiệm cho các chính sách về quản lý chất lượng. 1

e. Bộ tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt

Hướng dẫn 2000/29/EC quy định các điều kiện chống lại sự thâm nhập và

lây lan các loài gây hại và bệnh dịch trên cây trồng ở EU. Việc đưa vào tình cờ các

loài gây hại ở thực vật và dịch bệnh vào EU trên các lô hàng sản phẩm thực vật

nhập khẩu có khả năng lan tràn dịch bệnh gây hại vào EU và có thể dẫn đến những

thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng. Chính vì vậy, EU quy định tất cả các nước muốn

xuất khẩu vào các nước thành viên của EU phải có một cơ quan bảo vệ thực vật

1 Để biết thêm thông tin xin tham khảo website Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế

(International Organization for Standardisation- ISO): www.iso.org

Page 25: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Nghiên cứu trao đổi thảo luận Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

25

quốc gia (NPPA). Tất cả các lô hàng đều phải có một chứng nhận tình trạng sản

phẩm rau quả, biện pháp kiểm tra và chữ ký xác nhận của một nhân viên của

NPPA không quá 14 ngày phải có trước khi gửi hàng và những chứng nhận không

phải ngôn ngữ tiếng Anh phải có bản dịch đi kèm.

Các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên sẽ được tiến hành tại cửa khẩu vào EU để

khẳng định giá trị pháp lý của thông tin được cung cấp trên chứng nhận. Các lô

hàng vi phạm về các quy định tình trạng rau quả có khả năng bị từ chối và tiêu huỷ

và nhà xuất khẩu sẽ phải chịu toàn bộ chi phí tiêu huỷ hàng.

Các nhà xuất khẩu bắt buộc phải thực hiện các cuộc kiểm tra về chất lượng

của chính họ để đảm bảo rằng các lô hàng không chứa các sinh vật gây hại cũng

như phải gửi sản phẩm tới các cơ quan chức năng để được kiểm tra chính thức. Đã

có trường hợp một số nước cấp chứng nhận mà không hề kiểm tra hàng. Đây là

cách đối phó gây rủi ro cao bởi nếu bị các thanh tra EU phát hiện ra có thể ảnh

hưởng tới toàn bộ các nhà xuất khẩu của một nước và khi sự tin tưởng đã mất đi sẽ

làm giảm giá trị của các chứng nhận cũng như sự đảm bảo về công tác kiểm soát

chất lượng của nhà xuất khẩu.

Các tiêu chí mà EUREPGAP yêu cầu tuân thủ:

(1) Truy nguyên nguồn gốc

(2) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ

(3) Giống cây trồng

(4) Lịch sử vùng đất

(5) Quản lý nguồn gốc

(6) Sử dụng phân bón

(7) Tưới tiêu

(8) Các hoạt động bảo vệ mùa màng

(9) Thu hoạch

(10) Vận hành sản phẩm

(11) Quản lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất, tái sử dụng

(12) Sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động

(13) Môi trường

(14) Khiếu nại

Page 26: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Nghiên cứu trao đổi thảo luận Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

26

Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủ

tục xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn GAP do

hội đồng EUREPGAP tư vấn và chứng nhận.

f. Thực hành sản xuất tốt và Thực hành chăn nuôi tốt

GMP là một tập hợp các tiêu chuẩn áp dụng cho sản xuất và chế biến thịt

lợn và thịt bò. GMP đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm, sự sạch sẽ của các

nguyên liệu thô và các thành phần được sử dụng để làm ra sản phẩm cuối cùng.

GMP cũng đảm bảo toàn quyền kiểm soát về chất lượng và nguồn gốc của vật

liệu thô được sử dụng trong sản xuất.

Tỷ lệ ngộ độc thực phẩm và những bệnh lây nhiễm liên quan đến thực

phẩm đặc biệt thấp ở châu Âu cũng là do một hệ thống quan trọng khác, được gọi

là GHP. GHP đặt chuẩn cho tất cả các vấn đề liên quan đến các biện pháp thực

hiện để đảm bảo các điều kiện thích hợp cho việc sản xuất thực phẩm an toàn tại

tất cả các bước của chuỗi sản xuất. Hệ thống này bao gồm: các chi tiết về việc

xây dựng của các cơ sở sản xuất, việc lựa chọn công nghệ thích hợp và thiết bị,

các qui trình rửa, khử trùng, bảo trì máy móc và các thiết bị sử dụng để bảo đảm

an toàn vi sinh và số lượng thích hợp của tất cả các nguyên liệu thô được sử dụng

trong các quá trình đó. GHP cũng chỉ ra chi tiết các qui trình và các bước công

nghệ thích hợp, các yêu cầu đào tạo và quy tắc vệ sinh cá nhân của nhân viên.

TBTVN(Tổng hợp)

Page 27: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

27

Thông báo: Sử dụng hệ thống email TBT mới

Được sự hỗ trợ của Dự án EU - Mutrap về Hệ thống email TBT, Văn phòng

TBT Việt Nam xin trân trọng thông báo, kể từ ngày 15/10/2015 Hệ thống email

TBT Việt Nam mới, chính thức đưa vào sử dụng tại địa chỉ truy cập:

http://mail.tbt.gov.vn

Ảnh. Giao diện hệ thống email TBT mới

Đối với hệ thống email cũ tại địa chỉ: http://mail.tbtvn.org:3000 đề nghị các

Điểm TBT tải hết các email về trước ngày 30/10/2015.

Văn phòng TBT Việt Nam đề nghị các Điểm TBT trong Mạng lưới TBT

Việt Nam sớm liên hệ để nhận mật khẩu theo địa chỉ: Phòng Thông tin TBT – Văn

phòng TBT Việt Nam số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT:

04.379.121.46; Email: [email protected]

Page 28: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

28

DANH SÁCH EMAIL TBT 10 BỘ VÀ 63 TỈNH/THÀNH

TT TBT CÁC BỘ ĐỊA CHỈ EMAIL CŨ ĐỊA CHỈ EMAIL MỚI

1 Bộ KH&CN [email protected] [email protected]

2 Bộ Công Thương [email protected] [email protected]

3 Bộ Giao thông vận tải [email protected] [email protected]

4 Bộ Thông tin và Truyền thông [email protected] [email protected]

5 Bộ Tài nguyên Môi trường [email protected] [email protected]

6 Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch [email protected] [email protected]

7 Bộ Xây Xựng [email protected] [email protected]

8 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn

[email protected] [email protected]

9 Bộ Lao động Thương binh Xã hội tbt_ [email protected] [email protected]

10 Bộ Y tế [email protected] [email protected]

TT TBT CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ ĐỊA CHỈ EMAIL CŨ ĐỊA CHỈ EMAIL MỚI

1 An Giang [email protected] [email protected]

2 Bà Rịa-Vũng Tàu [email protected] [email protected]

3 Bạc Liêu [email protected] [email protected]

4 Bắc Kạn [email protected] [email protected]

5 Bắc Giang [email protected] [email protected]

6 Bắc Ninh [email protected] [email protected]

Page 29: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

29

7 Bến Tre [email protected] [email protected]

8 Bình Dương [email protected] [email protected]

9 Bình Định [email protected] [email protected]

10 Bình Phước [email protected] [email protected]

11 Bình Thuận [email protected] [email protected]

12 Cà Mau [email protected] [email protected]

13 Cao Bằng [email protected] [email protected]

14 Cần Thơ (TP) [email protected] [email protected]

15 Đà Nẵng (TP) [email protected] [email protected]

16 Đắk Lắk [email protected] [email protected]

17 Đắk Nông [email protected] [email protected]

18 Điện Biên [email protected] [email protected]

19 Đồng Nai [email protected] [email protected]

20 Đồng Tháp [email protected] [email protected]

21 Gia Lai [email protected] [email protected]

22 Hà Giang [email protected] [email protected]

23 Hà Nam [email protected] [email protected]

24 Hà Nội (TP) [email protected] [email protected]

25 Hà Tĩnh [email protected] [email protected]

26 Hải Dương [email protected] [email protected]

Page 30: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

30

27 Hải Phòng (TP) [email protected] [email protected]

28 Hòa Bình [email protected] [email protected]

29 Hồ Chí Minh (TP) [email protected] [email protected]

30 Hậu Giang [email protected] [email protected]

31 Hưng Yên [email protected] [email protected]

32 Khánh Hòa [email protected] [email protected]

33 Kiên Giang [email protected] [email protected]

34 Kon Tum [email protected] [email protected]

35 Lai Châu [email protected] [email protected]

36 Lào Cai [email protected] [email protected]

37 Lạng Sơn [email protected] [email protected]

38 Lâm Đồng [email protected] [email protected]

39 Long An [email protected] [email protected]

40 Nam Định [email protected] [email protected]

41 Nghệ An [email protected] [email protected]

42 Ninh Bình [email protected] [email protected]

43 Ninh Thuận [email protected] [email protected]

44 Phú Thọ [email protected] [email protected]

45 Phú Yên [email protected] [email protected]

46 Quảng Bình [email protected] [email protected]

Page 31: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 10/2015

……………………………………………………………………………………..

31

47 Quảng Nam [email protected] [email protected]

48 Quảng Ngãi [email protected] [email protected]

49 Quảng Ninh [email protected] [email protected]

50 Quảng Trị [email protected] [email protected]

51 Sóc Trăng [email protected] [email protected]

52 Sơn La [email protected] [email protected]

53 Tây Ninh [email protected] [email protected]

54 Thái Bình [email protected] [email protected]

55 Thái Nguyên [email protected] [email protected]

56 Thanh Hóa [email protected] [email protected]

57 Thừa Thiên - Huế [email protected] [email protected]

58 Tiền Giang [email protected] [email protected]

59 Trà Vinh [email protected] [email protected]

60 Tuyên Quang [email protected] [email protected]

61 Vĩnh Long [email protected] [email protected]

62 Vĩnh Phúc [email protected] [email protected]

63 Yên Bái [email protected] [email protected]

TBT VN

Page 32: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Tranh chấp thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

32

Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ - Nam Phi về gia cầm:

trên hành trình tìm tiếng nói chung

Tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Nam Phi đã kéo dài nhiều tháng và vẫn chưa thể giải

quyết toàn diện bởi những vướng mắc đến từ cả 2 phía.

Xuất khẩu gia cầm từ Hoa Kỳ sang Nam Phi từ nhiều tháng nay là tâm điểm của

cuộc tranh chấp thương mại ngày càng leo thang giữa 2 quốc gia này. Vụ việc xảy

ra trong bối cảnh nông dân nuôi gia cầm và gia súc ở Hoa Kỳ muốn Chính quyền

Nam Phi gỡ bỏ các hạn chế thương mại đang áp đặt để bảo vệ ngành công nghiệp

trong nước khỏi ‘cơn lũ’ sản phẩm nhập khẩu giá rẻ hơn. Trong khi đó Đạo Luật

Cơ hội và Phát triển Châu Phi (AGOA) – một luật của Hoa Kỳ nhằm tăng và thuận

lợi hóa thương mại giữa Hoa Kỳ và Châu Phi cận Sahara hết hiệu lực vào ngày

30/9/2014 và được làm mới vào tháng 6/2015 để kéo dài thêm 10 năm nữa.

AGOA và những lợi ích hấp dẫn dành cho Nam Phi

Đạo Luật Cơ hội và Phát triển Châu Phi (AGOA) là một chương trình đơn phương

cho phép nhập khẩu miễn thuế hàng ngàn sản phẩm từ các quốc gia Châu Phi được

chỉ định vào thị trường Hoa Kỳ. Luật này được ký vào năm 2000, lúc đầu có thời

hạn 8 năm nhưng được gia hạn năm 2004 đến năm 2015. Tháng 6 năm 2015 là

thời điểm Luật này cần được rà soát lại để làm mới.

Kể từ thời điểm ký kết, Nam Phi đã được hưởng lợi nhờ xuất khẩu miễn thuế vào

thị trường Hoa Kỳ cho gần 95% hàng hóa xuất khẩu vào Hoa Kỳ qua AGOA.

AGOA đã cho phép Nam Phi tăng gấp hơn 2 lần xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Theo dữ

liệu của Trung tâm Luật Thương mại Tralac có trụ sở tại Stellenbosch, gần Cape

Town, năm 2014, xuất khẩu theo AGOA chiếm hơn 1/5 xuất khẩu của nước này

Page 33: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Tranh chấp thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

33

sang Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông nghiệp và xe cộ là những đối tượng được hưởng

lợi chính từ hiệp định thương mại. Các thiết bị giao thông chiếm 75% trong 1,7 tỷ

Đô la giá trị xuất khẩu từ Nam Phi sang Hoa Kỳ năm 2014 theo AGOA. Có thể

thấy, lợi ích mà AGOA mang đến cho cả 2 quốc gia là không hề nhỏ, bởi theo

AGOA, Nam Phi đã xuất khẩu rất nhiều hàng hóa sản xuất sang Hoa Kỳ, đáng kể

có 60.000 xe hơi mỗi năm và 75% nhập khẩu không dầu vào Hoa Kỳ từ Châu Phi

là đến từ Nam Phi. Đạo Luật này khi làm mới nếu vẫn cho phép Nam Phi tham gia

thì quốc gia này sẽ được xóa thuế nhập khẩu cho hơn 7000 sản phẩm từ dệt may

đến hàng hóa sản xuất.

Giá trị xuất khẩu từ Nam Phi sang Hoa Kỳ theo AGOA (Nguồn: Bloomberg)

Trong khi đó, cũng từ năm 2000, Nam Phi đã áp các mức thuế ngặt nghèo lên gà

của Hoa Kỳ để bảo vệ ngành công nghiệp gà trong nước khỏi tăng chi phí sản xuất

thực phẩm do đồng tiền yếu, chi phí lao động tăng và mất điện thường xuyên.

Trong khi phía Hoa Kỳ cho rằng những thuế quan này là vi phạm thương mại thì

các quan chức Nam Phi vẫn bảo lưu ý kiến về việc Hoa Kỳ bán phá giá hay nói

cách khác là bán thịt gà dưới giá sản xuất ở Nam Phi. Trong khi Đạo Luật AGOA

Page 34: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Tranh chấp thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

34

và mang đến lợi ích cho 39 quốc gia Châu Phi, vụ tranh chấp về thịt gà cũng làm

phức tạp thêm quy trình làm mới Đạo Luật này và đặt ra câu hỏi về vị trí tương lai

của Nam Phi trong hiệp định thương mại.

40.000 con gà thịt trong 1 nhà nuôi tại một nông trại ở Milford, Bang Delware,

Hoa Kỳ (Nguồn: Newyorktimes)

Thịt gà Hoa Kỳ và mối duyên nợ với Nam Phi

Quận Sussex là nơi sản xuất thịt gà nhiều nhất Hoa Kỳ, và tương lai của ngành

kinh doanh này chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là loại thịt đỏ không

được yêu thích trong nước nhưng lại rất được ưa chuộng ở nước ngoài. Những

người nuôi gà coi đó thị trường nước ngoài là công cụ thiết yếu trong việc mở rộng

thương mại. Việc Nam Phi áp thuế lên thịt gà Hoa Kỳ nhiều năm đã khiến cho

người nông dân, quan chức thương mại và thành viên quốc quan ngại sâu sắc.

Thượng nghị sĩ Chris Coon, Đảng dân chủ Bang Delware Hoa Kỳ cho biết có đến

Page 35: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Tranh chấp thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

35

14.000 người dân ở bang này sống dựa vào thịt gà. Người dân Hoa Kỳ cho rằng

nếu Nam Phi tiếp tục 'từ chối' thịt gà Hoa Kỳ để bảo hộ ngành công nghiệp của

nước mình thì Nam Phi nên bị loại khỏi hiệp định thương mại cho phép nước này

xuất khẩu rượu, xe sang và hàng hóa khác vào Hoa Kỳ.

Thượng nghị sĩ Johnny Isakson (R-Ga.) cùng Thượng nghị sĩ Chris Coons (D-

Del.) đại diện cho những bang sản xuất thịt gà lớn nhất ở Hoa Kỳ đã gửi một lá

thứ tới Tổng thống Nam Phi, ông Jacob Zuma để thúc giục ông này đảm bảo tiếp

cận thị trường cho gia cầm Hoa Kỳ. Trong trường hợp không cho phép tiếp cận,

những thượng nghị sĩ này đe dọa sẽ loại bỏ Nam Phi khi làm mới hiệp định thương

mại, mặc dù hành động này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả 2 bên.

Ngày 4 và 5/6/2015, các quan chức của cả 2 quốc gia đã gặp nhau tại Paris để giải

quyết những vấn đề thương mại nông nghiệp còn tồn tại liên quan đến tư cách của

Nam Phi trong Luật này. Theo đó, 2 quốc gia đã thỏa thuận về một khung cho

phép tiếp cận thị trường theo phương thức mới đối với thịt gà cả xương của Hoa

Kỳ vào thị trường Nam Phi. Khung này cũng sẽ cho phép xuất khẩu trở lại sang

Nam Phi sản phẩm thịt gà cả xương của Hoa Kỳ sau khi 2 chính phủ hoàn thành

các bước thực thi cần thiết. Chính phủ Nam Phi sẽ áp dụng khung theo quy trình

tham vấn công khai. Ở thời điểm này, cả 2 bên đều cam kết sẽ tham gia sâu hơn

vào các vấn đề phát triển để đẩy mạnh sản xuất ở Nam Phi cũng như lợi ích sự

tham gia của các cá nhân trong ngành công nghiệp gia cầm. Theo Bộ trưởng Bộ

Công Thương Rob Davies, khung thống nhất bởi 2 ngành công nghiệp sẽ hỗ trợ

Nam Phi tiếp tục tham gia vào AGOA và thể hiện nỗ lực đáng khen ngợi của

ngành công nghiệp gia cầm vì lợi ích của nền kinh tế Nam Phi.

Page 36: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Tranh chấp thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

36

Không ít lâu sau khi 2 quốc gia đạt thỏa thuận về nhập khẩu gà Hoa Kỳ vào Nam

Phi thì nảy sinh tranh chấp mới liên quan đến hạn chế nhập khẩu sau khi bùng phát

cúm gà ở Hoa Kỳ. Các chuyên gia thú y từ 2 quốc gia đã gặp nhau hồi tháng 9 để

thảo luận những quan ngại về sức khỏe xung quanh việc vận chuyển thịt gà, thịt bò

và thịt lợn đến Nam Phi.

Chìa khóa giải quyết vấn đề nằm trong tay ai?

Hiện Nam Phi vẫn đang cố gắng “chiến đấu” để giữ lại quyền lợi xuất khẩu miễn

thuế với giá trị lên đến 1.7 tỷ USD /năm. Trong khi đó Hoa Kỳ vẫn đang xem xét

lại tình trạng của Nam Phi với tư cách là nước hưởng lợi hoàn toàn từ Luật

AGOA. Vài ngày trước, trong khi ông Rob Davies cho biết Nam Phi đã làm tất cả

những gì có thể để bảo lưu quyền tiếp cận trong AGOA thì chính quyền Hoa Kỳ

nói vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa giải quyết được. Trevor Kincaid, người phát

ngôn cho văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ ở Washington cho biết “Nam

Phi cần có những động thái chắc chắn trong việc xóa bỏ hàng rào đối với thương

mại và đầu tư Hoa Kỳ, một tiêu chí hàng đầu để được hưởng những lợi ích thương

mại từ AGOA. Điều này có nghĩa việc Nam Phi có đủ điều kiện vào AGOA hay

không nằm trong tay của chính nước này. Trong khi đó Kevin Lovell, chủ tịch

Hiệp hội Gia cầm Nam Phi cho biết ông kỳ vọng chính quyền Hoa Kỳ và ngành

công nghiệp chăn nuôi áp dụng một phương pháp tiếp cận công bằng và hợp lý.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Pretoria hôm 16/9 cho biết xóa bỏ hàng rào xuất khẩu gia

cầm và thịt bò Hoa Kỳ sẽ giải quyết quan ngại dấy lên trong ngành công nghiệp

này.

Trong lúc này, Nam Phi tiếp tục bị cáo buộc hạn chế hoạt động kinh doanh của

Hoa Kỳ với kế hoạch thâu tóm quyền sử hữu nước ngoài của các công ty bảo mật

Page 37: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Tranh chấp thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

37

tư nhân tới 49%. Luật Sửa đổi Quy chế Công nghiệp Bảo mật Tư nhân đã được cả

2 nghị viện thông qua nhưng vẫn đang nằm trên bàn của Tổng thống Jacob Zuma

để chờ ký nhiều tháng này vì Khoản 20(d) gây tranh cãi lớn. Điều khoản này sẽ bắt

buộc các công ty bảo mật tư nhân nước ngoài bán ít nhất 51% công ty của họ cho

Nam Phi. Pretoria cho rằng sở hữu nước ngoài sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia. Các

quan chức Hoa Kỳ cảnh báo nếu không xóa bỏ Khoản 20(d) thì chính quyền Hoa

Kỳ có quyền nghi ngờ Nam Phi đang sung công tài sản của Hoa Kỳ. Điều này sẽ

tự động loại Nam Phi khỏi việc tiếp tục tham gia vào AGOA và cũng sẽ buộc các

đại diện của Hoa Kỳ ở IMF và Ngân hàng Thế giới phủ quyết bất cứ vốn vay nào

từ những tổ chức tài chính quốc tế đó cho Nam Phi. Theo đó, Nam Phi sẽ mất

quyền xuất khẩu miễn thuế của Nam Phi vào thị trường Hoa Kỳ qua AGOA và

kích động trả đũa thương mại từ Hoa Kỳ và các nước Châu Âu.

Eckart Naumann, một nhà kinh tế độc lập và hội viên tại Trung tâm Luật Thương

mại “Nam Phi là người chơi chính trong AGOA và không bên nào muốn Nam Phi

ra khỏi cuộc chơi vì những thiệt hại về kinh tế và chính trị đều lớn”. Ngày 5/10,

nhà kinh tế học Roelof Botha thuộc Viện Khoa học Kinh doanh Gordon (BIGS)

phát biểu tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Phi (SACCI) rằng luật bảo

mật có thể khiến Nam Phi mất khoảng gần 10 tỷ USD GDP, gần 4 tỷ USD thuế

thu nhập và 850.000 công việc chính thức và không chính thức.

Như vậy, để tiếp tục là đối tượng hưởng lợi từ AGOA, ngoài các vấn đề khác, các

nước Nam Phi được yêu cầu xóa bỏ hàng rào đối với thương mại và đầu tư Hoa

Kỳ, điều hành nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền lợi của công nhân và thực thi

các chính sách kinh tế để giảm đói nghèo. Xóa bỏ Khoản 20(d) là một trong 4 yêu

cầu mà Hoa Kỳ đưa ra để cho phép Nam Phi tiếp tục hưởng các lợi ích từ AGOA,

Page 38: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Tranh chấp thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

38

đặc biệt là xuất khẩu xe hơi. 3 yêu cầu khác gồm nới lỏng nhập khẩu cho thịt gà,

thịt bò và thịt lợn của Hoa Kỳ vào Nam Phi vì đã bị cấm đến 15 năm, chủ yếu vì

những lý do sức khỏe.

Nam Phi là người chơi chính trong cuộc chơi giành ưu đãi từ AGOA (Nguồn: Internet)

Đến thời điểm hiện tại, mặc dù thời hạn 30/9 đã qua nhưng thỏa thuận giữa các

chuyên gia thú y của cả 2 bên tại cuộc họp tại Pretonia tháng trước dường như đã

đẩy thời hạn đến tận 15/10. Nam Phi đã rút lại yêu cầu trước đó về việc cho phép

các nhà kiểm định đến các cơ sở sản xuất thịt bò của Hoa Kỳ để đảm bảo không có

cơ sở nào bị nhiễm bệnh bò điên. Các quan chức cũng cho biết 2 bên đã gần đạt

được thỏa thuận về chứng nhận sức khỏe để cho phép một số cắt giảm đối với thịt

lợn Hoa Kỳ vào Nam Phi sau khi chế biến để tránh rủi ro bệnh tật. Tuy nhiên, dù

đã thu hẹp được khoảng cách nhưng những thủ tục hành chính về phía Nam Phi

vẫn gây chậm trễ kéo dài. Họ hy vọng nhập khẩu gia cầm từ Hoa Kỳ có thể đến

Page 39: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Tranh chấp thương mại Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

39

Nam Phi trước thời điểm cuối năm. Lúc này, mối đe dọa từ thịt đến những lợi ích

của Nam Phi từ AGOA có vẻ mờ nhạt đi. Song nếu Zuma ký vào luật bảo mật với

nội dung như hiện nay thì cục diện sẽ thay đổi tất cả. Theo nguồn tin mới nhất, đến

thời điểm hiện tại Nam Phi đã gần tiến đến ký kết một hiệp định để cho phép nhập

khẩu 65.000 tấn gia cầm từ Hoa Kỳ. Liệu người nông dân chăn nuôi gia cầm ở

Hoa Kỳ có được tận dụng công cụ xuất khẩu? Liệu Nam Phi có được hưởng những

ưu đãi nhập khẩu như những năm đầu thập kỷ 20? Chúng ta cùng chờ những động

thái tiếp theo của cả 2 nước này.

TBTVN

Page 40: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

40

Giới thiệu các quan ngại về GMO được trao đổi tại Ủy ban

TBT/WTO (kỳ 1)

Các Nước Thành viên WTO sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

để thảo luận về các quy chuẩn và tiêu chuẩn về sản phẩm của nhau, những quy

chuẩn và tiêu chuẩn này đôi khi gây khó khăn cho các nhà sản xuất các thương

nhân. Chính phủ sử dụng các quy chuẩn về sản phẩm để bảo vệ an toàn và sức

khỏe của người tiêu dùng hoặc để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Tuy

nhiên, họ cần phải thực hiện điều này theo phương thức

không gây ra phiền phức một cách không cần thiết cho thương mại những sản

phẩm này.

Sinh vật biến đổi gen (GMO) trong thực phẩm và cây trồng là chủ đề của

hai mối quan ngại thương mại cụ thể về các quy định mới của EU và Đài

Bắc Trung Quốc. Thành viên WTO áp dụng những cách tiếp cận khác nhau trong

quản lý GMO trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, kể cả thời điểm

thông báo cho người tiêu dùng thông qua việc ghi nhãn và điều này đôi

khi tạo ra những thách thức thương mại.

Argentina, Brazil, Canada, Chile, Paraguay và Mỹ bày tỏ quan ngại về

một đề xuất sửa đổi các quy định của EU (EC) 1829/2003 về GMO

(G/TBT/N/EU/284). Việc sửa đổi sẽ cho phép các nước thành viên EU cấm

các GMO cụ thể vì những lý do về lợi ích quan trọng của cộng đồng, ngay cả khi

GMO này đã được xác nhận ở cấp EU là không gây nguy cơ nào đối

với sức khỏe hoặc môi trường. Các thành viên quan ngại đã thúc giục

EU đồng thời thông báo các đề xuất sửa đổi cho Ủy ban vệ sinh và kiểm dịch thực

vật của WTO (SPS). EU cho biết đề xuất sửa đổi này không đưa ra bất

kỳ hạn chế hoặc lệnh cấm nào song cho phép thành viên EU không

tham gia vào việc cấp phép GMO trong EU. Việc lưu thông tự do của GMO trong

thị trường nội bộ EU sẽ được duy trì theo đề xuất vì các nước thành

viên sẽ không được phép hạn chế hoặc cấm nhập khẩu và lưu thông GMO

ngoại trừ việc sử dụng chúng.

Canada, New Zealand và Mỹ đã nêu các câu hỏi về yêu cầu ghi nhãn mà Đài Loan

mới đưa ra để chỉ ra sự có mặt của GMO trong thực phẩm. Họ đặt câu hỏi về lý do

Page 41: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

41

hạ ngưỡng ghi nhãn (nghĩa là thêm nhiều sản phẩm phải được dán nhãn là chứa

GMO), và lập luận rằng các nhãn mác có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm

và gây cho họ ấn tượng rằng thực phẩm có chứa GMO là không an toàn. Đài Loan

giải thích rằng ba quy định ghi nhãn mới của họ được xây dựng nhằm cung cấp

thông tin cho người tiêu dùng.

Các quan ngại khác được thảo luận tại các cuộc họp liên quan đến ghi nhãn thực

phẩm, mỹ phẩm, các sản phẩm IT, đồ uống có cồn, thuốc

lá, thiết bị viễn thông, hóa chất và các thiết bị y tế.

Các quan ngại mới tiếp tục được nêu liên quan đến GMO

Liên minh châu Âu- Sửa đổi đề xuất cho Quy định (EC) 1829/2003 liên quan đến

sinh vật biến đổi gen, G/TBT/N/EU/284.

Đại diện của Argentina cho biết, trước khi cuộc họp này diễn

ra đoàn đã yêu cầu Liên minh châu Âu thông báo quy định đề xuất

này tới Ủy ban SPS, vì vấn đề này thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SPS.

Tuy nhiên, thay vào đó biện pháp đề xuất lại được thông báo đến Ủy ban TBT.

Ông nói Argentina quan ngại sâu sắc về quy định mới được đề xuất này. Đây là

quy định nhằm sửa đổi hệ thống cấp phép hiện nay dành cho GMO, được xây

dựng trong Quy định (EC) số 1829/2003, nhằm cho phép các quốc gia thành

viên EU hạn chế hoặc cấm sử dụng GMO và thực phẩm biến đổi gen hoặc

thức ăn chăn nuôi trong toàn bộ hoặc một số phần lãnh thổ của họ, mặc dù việc sử

dụng đó đã được Châu Âu cho phép. Ông nhắc lại rằng các quốc gia

thành viên EU đã có khả năng cấm và hạn chế, ở cấp quốc gia, việc

tiếp thị và nhập khẩu các sản phẩm công nghệ sinh học, với điều kiện họ đưa ra

được những bằng chứng khoa học cho thấy các sản phẩm này có thể gây nguy

hiểm cho sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, đề xuất mới lại trao phạm vi tự do

hành động quá rộng cho các nước thành viên EU, một việc làm

không phù hợp với các quy tắc của WTO, vì lúc này họ có thể đơn

phương từ chối sự cho phép được chấp thuận bởi Ủy ban châu Âu theo hệ

thống hiện hành, mà không cần phải cung cấp bất kỳ bằng chứng khoa học

nào. Đây là một hạn chế thương mại quốc tế mang tinh phân biệt đối xử, tùy tiện

và phi lý.

Page 42: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Bản tin số 10/2015 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

42

Ông cho rằng theo lời văn của quy định được đề xuất, các điều cấm

hoặc hạn chế được áp dụng bởi các quốc gia thành viên EU phải dựa vào

những yếu tố khác hơn là những điều cấm hoặc hạn chế được xác

định trong đánh giá rủi ro của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu

(EFSA) đối với việc cấp phép cho GMO, tức là , các yếu tố khác ngoài nguy cơ

đối với sức khỏe con người và động vật, hoặc môi trường. Argentina nhắc lại

rằng trong quá khứ, EU và các nước thành viên đã cố gắng nhưng không thành

công trong việc biện minh cho những hạn chế của họ về việc sử dụng GMO

dựa trên các lập luận có căn cứ khoa học, đó là lý do tại sao vấn đề này đã được

đưa ra trước một Ban WTO vào năm 2003 (EC – Phê duyệt và Tiếp thị

của Công nghệ sinh học sản phẩm). Năm 2006, Ban này đã phát hiện ra rằng rằng

những hạn chế này không phù hợp với Hiệp định SPS. Để tránh

cho tranh cãi tiếp tục được đưa ra trong WTO, Ủy ban châu Âu đã tìm kiếm,

thông qua sửa đổi mới được đề xuất cho Quy định EC số 1829/2003, các phương

thức thay thế nhằm né tránh nghĩa vụ quốc tế theo Hiệp định SPS. Argentina tin

rằng các biện pháp theo quy định được đề xuất sẽ cho phép các nước thành viên

EU hạn chế hoặc cấm GMO cũng không phù hợp với các quy tắc của WTO. Lí do

là đề xuất này sẽ tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế

và sẽ thiếu sự cân xứng trong hạn chế thương mại hơn mức cần thiết nhằm thực

hiện các mục tiêu mà nước thành viên EU hướng đến.

Argentina cho rằng nếu đề nghị này được thông qua, nó sẽ gây mức độ

không thể lường trước cao trong thị trường hàng hóa quốc tế

do những tác động vô lý đến không chỉ các nhà sản xuất trong EU, mà

còn những nhà sản xuất ở các nước thứ ba. Biện pháp được đề xuất này cũng

sẽ ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của thị trường nội địa duy nhất của EU và

trao đổi hàng miễn phí trong phạm vi EU. Mặc dù điều này có thể do một quyết

định cạnh tranh của các tổ chức EU gây ra, nó cũng sẽ ảnh hưởng bất lợi, trực tiếp

hoặc gián tiếp, đến xuất khẩu của Argentina sang EU. Do đó Argentina đã yêu cầu

EU không thông qua đề xuất đã thông báo và thay vào đó, thực thi, một cách kịp

thời và thích hợp, luật pháp EU hiện hành về việc phê duyệt và cấp phép sử dụng

GMO trên toàn lãnh thổ của EU, từ đó làm cho các quy định của mình phù hợp với

các quy tắc của WTO.

Page 43: BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/Thang 10/Ban tin so 10_2015.pdf · Ngoài ra, do tầm quan trọng của Hiệp định TPP, dự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Mục Lục: Bản tin số 10/2015 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

43

Trong số này: Trang

1. Vấn đề hôm nay

- Hoàn tất đàm phán hiệp định TPP – Dự báo tác động tích cực đối với kinh tế

Việt Nam

1

2. Hàng rào kỹ thuật trong và nước ngoài

- Danh mục thông báo nhận được từ 16/09/2015 - 15/10/2015 4

- Thông báo của một số nước cần quan tâm 7

- Danh mục Văn bản PQKT 12

3. Doanh nghiệp và TBT

- An toàn đồ chơi và sản phẩm có chứa chất biến đổi gien (GMOs) - những vấn

đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ủy ban WTO/TBT

14

4. Nghiên cứu, trao đổi

- Kỳ 9 (tiếp): Những quy định kỹ thuật và thủ tục nhập khẩu của một số thị

trường có tiềm năng phát triển đối với hàng thực phẩm

21

5. Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam

- Thông báo: Sử dụng hệ thống email TBT mới 27

6. Tranh chấp thương mại

- Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ - Nam Phi về gia cầm: trên hành trình

tìm tiếng nói chung

32

7. Bảo về lợi ích người tiêu dùng

- Giới thiệu các quan ngại về GMO được trao đổi tại Ủy ban TBT/WTO (kỳ 1) 40