bản tin văn phòng jica việt nam

9
S7 (Tháng 4 năm 2016) Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam Quản lý lưu vực sông thông qua thúc đẩy điều phi liên tnh (trang 2) Nht Bn htrnâng cp trường Đại hc Cần Thơ (trang 4) Tín dng nông nghip và gii pháp chính sách (trang 5) Công nghđặc bit loi bProtein trong cao su tnhiên (trang 6) Trin khai 7 dán mới Chương trình Đối tác phát trin (trang 8) Hi tho tng kết Dán Xây dng Chương trình thạc schính sách công (trang 9) TIÊU ĐIỂM Thông điệ p t Trưởng đạ i di n Văn phòng JICA Việ t Nam trọng tâm chính là: thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lực cnh tranh quc tế, tăng cường qun trnhà nước, và htrcác đối tượng dbtổn thương. Vi những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như trên, khi trin khai hoạt động trong thi gian ti tôi schú trng ti 4 vấn đề sau: Thnht là htrcải cách cơ chế đa dạng da trên chính sách ca chính phmi và Kế hoch phát trin kinh tế xã hội 5 năm tới. Ktkhi đảm nhim chc vnày vào tháng 3 đến nay, tôi đã có cơ hội gp gmt slãnh đạo có vai trò quyết định chính sách trong chính phủ, lãnh đạo các địa phương và các chuyên gia. Điều mà tôi cm nhận được tnhng cuc gp gnày là stha nhn tính cp bách ca ci cách thchế, kctốc độ xlý thtc hành chính và hiu suất đầu tư công, cũng như quyết tâm thc hin ci cách này. Tuy nhiên, tkinh nghim ca Nht Bn, có ththy, ci cách thchế hoàn toàn không phi là việc làm đơn giản. Ngoài vic vn dng kinh nghim và bài hc ca Nht Bn trong htrci cách thchế như lập pháp, tư pháp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và htrlĩnh vực tài chính hiện đang được thc hin thông qua hình thc hp tác kthut, tôi stiếp tục xem xét tăng cường htrnhm đáp ứng các nhu cu mi ny sinh thông qua đối thoi vi nhng nhà hoạch định chính sách ca chính phmi. Tôi là FUJITA Yasuo, nhn nhim vTrưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam ttháng 3 năm 2016. Kinh tế, chính trvà xã hi ca Vit Nam chun bbước vào thi kmới, đánh dấu bng vic Quc hi thông qua ni các mi ca chính phvà Kế hoch phát trin kinh tế hội giai đoạn 5 năm tới trong khp tháng 4 vừa qua. Trong 10 năm qua, kinh tế Vit Nam đạt mức tăng trưởng ổn định trung bình 6,1%/năm. Năm 2015, trong bối cnh bt n ca tình hình kinh tế thế gii, Vit Nam vn đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,7% và kim chế tllạm phát dưới 1%. Vic gia nhp Cng đồng kinh tế ASEAN và tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được kvng slà cơ hội giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng hơn nữa. Tuy nhiên, để đạt được mc tiêu phát trin bn vng, Vit Nam cn có các gii pháp quyết liệt hơn nữa để ci thin môi trường đầu tư, ứng phó vi biến đổi khí hu và gim thâm ht ngân sách. Trong bi cảnh đó, các hoạt động htrphát trin ca Nht Bn dành cho Vit Nam cũng dần thay đổi. Năm 2015, Chính phủ Nht Bn ban hành Tuyên bvHp tác Phát triển, còn trên trường quc tế, Các mc tiêu Phát trin Bn vng (SDGs) và Hiệp ước Pari vbiến đổi khí hậu đã được thông qua. Hin nay, JICA đang hỗ trcho Vit Nam vi ba

Upload: lyphuc

Post on 28-Jan-2017

233 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Số 7 (Tháng 4 năm 2016)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Quản lý lưu vực

sông thông qua

thúc đẩy điều phối

liên tỉnh (trang 2)

Nhật Bản hỗ trợ

nâng cấp trường

Đại học Cần Thơ

(trang 4)

Tín dụng nông

nghiệp và giải

pháp chính sách

(trang 5)

Công nghệ đặc biệt

loại bỏ Protein trong

cao su tự nhiên

(trang 6)

Triển khai 7 dự án

mới Chương trình

Đối tác phát triển

(trang 8)

Hội thảo tổng kết

Dự án Xây dựng

Chương trình thạc

sỹ chính sách công

(trang 9)

TIÊU ĐIỂM

Thông điệp từ Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

trọng tâm chính là: thúc đẩy tăng trưởng và

tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế, tăng

cường quản trị nhà nước, và hỗ trợ các đối

tượng dễ bị tổn thương. Với những thay đổi

của môi trường bên trong và bên ngoài như

trên, khi triển khai hoạt động trong thời gian

tới tôi sẽ chú trọng tới 4 vấn đề sau:

Thứ nhất là hỗ trợ cải cách cơ chế đa dạng

dựa trên chính sách của chính phủ mới và Kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới. Kể

từ khi đảm nhiệm chức vụ này vào tháng 3

đến nay, tôi đã có cơ hội gặp gỡ một số lãnh

đạo có vai trò quyết định chính sách trong

chính phủ, lãnh đạo các địa phương và các

chuyên gia. Điều mà tôi cảm nhận được từ

những cuộc gặp gỡ này là sự thừa nhận tính

cấp bách của cải cách thể chế, kể cả tốc độ xử

lý thủ tục hành chính và hiệu suất đầu tư công,

cũng như quyết tâm thực hiện cải cách này.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của Nhật Bản, có

thể thấy, cải cách thể chế hoàn toàn không

phải là việc làm đơn giản. Ngoài việc vận

dụng kinh nghiệm và bài học của Nhật Bản

trong hỗ trợ cải cách thể chế như lập pháp, tư

pháp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hỗ

trợ lĩnh vực tài chính hiện đang được thực

hiện thông qua hình thức hợp tác kỹ thuật, tôi

sẽ tiếp tục xem xét tăng cường hỗ trợ nhằm

đáp ứng các nhu cầu mới nảy sinh thông qua

đối thoại với những nhà hoạch định chính sách

của chính phủ mới.

Tôi là FUJITA Yasuo, nhận nhiệm vụ

Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

từ tháng 3 năm 2016.

Kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam

chuẩn bị bước vào thời kỳ mới, đánh dấu bằng

việc Quốc hội thông qua nội các mới của

chính phủ và Kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội giai đoạn 5 năm tới trong kỳ họp tháng 4

vừa qua. Trong 10 năm qua, kinh tế Việt Nam

đạt mức tăng trưởng ổn định trung bình

6,1%/năm. Năm 2015, trong bối cảnh bất ổn

của tình hình kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn

đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,7% và kiềm chế

tỷ lệ lạm phát dưới 1%. Việc gia nhập Cộng

đồng kinh tế ASEAN và tham gia Hiệp định

Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được kỳ

vọng sẽ là cơ hội giúp kinh tế Việt Nam tăng

trưởng hơn nữa. Tuy nhiên, để đạt được mục

tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần có các

giải pháp quyết liệt hơn nữa để cải thiện môi

trường đầu tư, ứng phó với biến đổi khí hậu

và giảm thâm hụt ngân sách.

Trong bối cảnh đó, các hoạt động hỗ trợ

phát triển của Nhật Bản dành cho Việt Nam

cũng dần thay đổi. Năm 2015, Chính phủ

Nhật Bản ban hành Tuyên bố về Hợp tác Phát

triển, còn trên trường quốc tế, Các mục tiêu

Phát triển Bền vững (SDGs) và Hiệp ước Pari

về biến đổi khí hậu đã được thông qua. Hiện

nay, JICA đang hỗ trợ cho Việt Nam với ba

Page 2: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

phủ Nhật Bản. Hơn nữa, Việt Nam là một nước đáng

tự hào với số lượng dự án nhiều nhất trong số các dự

án JICA hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển

khai hoạt động tại nước ngoài, đồng thời cũng là quốc

gia được các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các sản

phẩm và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản rất quan

tâm. Ý kiến của các doanh nghiêp này và của trên

1500 doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang hoạt động tại

Việt Nam sẽ là cơ sở thực tế cho hoạt động hỗ trợ của

JICA.

Thứ tư là nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm

giải trình trong hỗ trợ phát triển chính thức của JICA

cho Việt Nam. Để thực hiện điều đó, trước tiên phải

tăng cường hơn nữa hoạt động truyền thông, để người

dân hai nước Nhật Bản và Việt Nam hiểu rõ hơn về

các dự án của JICA. Vào nửa đầu năm 2016 chúng tôi

sẽ có một bước tiến mới trong việc nâng cao tính

minh bạch bằng cách chính thức công khai thông tin

về tiến độ đấu thầu và tình hình giải ngân của các dự

án vốn vay ODA. Từ những bài học trong quá khứ,

tôi sẽ tiếp tục nỗ lực phòng chống các hành vi gian

lận và tham nhũng liên quan đến ODA, và áp dụng

các biện pháp an toàn trong xây dựng trong các dự án

của JICA.

Với tư cách là đối tác hợp tác phát triển lớn nhất,

JICA sẽ tiếp tục lắng nghe và thảo luận cùng chính

phủ và người dân Việt Nam, nhằm đóng góp tốt hơn

vào công cuộc phát triển và giải quyết các vấn đề của

Việt Nam. Rất mong nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ

của các bạn đối với các dự án của JICA.

(Fujita Yasuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA

Việt Nam)

Thứ hai là thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án có

tầm ảnh hưởng lớn và duy trì phát triển thành quả bền

vững của các dự án đó. Năm 2015, cầu Nhật Tân

khánh thành đã rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển

từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội. Tuyến

đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà

Nội hiện đang trong giai đoạn thi công, được kỳ vọng

sẽ giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông tại hai đô thị

lớn. Ngoài ra, các dự án do chính quyền địa phương

làm chủ nhằm phát huy thế mạnh của địa phương như

thúc đẩy kinh doanh nông nghiệp có giá trị gia tăng

cao tại Lâm Đồng, cũng đã được khởi xướng. Mặt

khác, để phổ biến nhân rộng các thành quả của dự án

hợp tác kỹ thuật, một dự án vốn vay xây dựng cơ sở

hạ tầng quy mô nhỏ gắn liền với kết quả thực hiện

của chính quyền địa phương cũng đang được xem xét.

Như vậy, tôi sẽ áp dụng cách tiếp cận mới để đẩy

nhanh thủ tục và thúc đẩy thực hiện các dự án thông

qua việc huy động tất cả các hình thức hợp tác mà

JICA đang có như hỗ trợ vốn vay, viện trợ không

hoàn lại và hợp tác kỹ thuật.

Thứ ba là ứng dụng tri thức và công nghệ của Nhật

Bản, từ khu vực tư nhân cũng như khu vực công.

Chính sách “Xuất khẩu Hệ thống Hạ tầng” và “Đối

tác Phát triển Hạ tầng Chất lượng cao” mà Chính phủ

Nhật Bản đưa ra là nhằm mục đích chuyển giao công

nghệ tiên tiến và bí quyết của Nhật Bản trong những

lĩnh vực này. Ngoài ra, “Sổ tay Theo dõi sức khỏe Bà

mẹ trẻ em” của Nhật Bản cũng bắt đầu được triển

khai nhân rộng trên các tỉnh thành của Việt Nam. Tri

thức của Nhật Bản cũng được đánh giá cao, thông qua

các hoạt động như phái cử chuyên gia và tình nguyện

viên Nhật Bản, đào tạo tại Nhật Bản và các hoạt động

của chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính

Quản lý lưu vực sông thông qua thúc đẩy điều phối liên tỉnh

Có rất nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra để lý giải

cho những hạn chế của công tác quản lý nước nhưng

một trong những lý do căn bản, đó là sự kém hiệu quả

trong công tác điều phối vùng, điều phối giữa các tỉnh

trong quản lý tài nguyên nước trên các lưu vực sông

liên tỉnh.

Sự phối hợp giữa các địa phương trên cùng một lưu

vực sông chưa đủ hiệu quả để giải quyết những thách

thức hay đi kèm với sự gia tăng không ngừng về nhu

cầu nước trong vùng, dù nguyên tắc cơ bản về quản lý

nước theo lưu vực sông và quản lý tổng hợp đã được

nhấn mạnh trong Luật Tài nguyên nước năm 2012.

Những mâu thuẫn trong việc chia sẻ và khai thác

nguồn nước cho nhiều mục đích khác nhau giữa khu

vực đầu nguồn và cuối nguồn như ở các tỉnh miền

Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ phản ánh những vấn

đề điển hình của sự điều phối giữa các tỉnh trên cùng

lưu vực sông.

Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội,

nhu cầu về nước ở Việt Nam cũng tăng mạnh trong

khi nguồn nước có thể sử dụng được đang ngày một

trở nên khan hiếm.

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012, mực

nước và lưu lượng trung bình cao nhất và thấp nhất

trên các con sông từ 2006 đến nay có xu hướng giảm.

Ngoài những yếu tố khách quan như biến đổi khí

hậu và sự sụt giảm lượng nước bên ngoài lãnh thổ

chảy vào thì các hoạt động phát triển không bền vững

trong nước được cho là nguyên nhân chính khiến cho

nguồn nước mặt có thể sử dụng từ các con sông ngày

một giảm.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và

bảo vệ tài nguyên nước ở cả cấp trung ương và địa

phương nhưng tình trạng suy thoái và khan hiếm

nguồn nước mặt trên các lưu vực sông vẫn chưa được

cải thiện tích cực ở Việt Nam.

Page 3: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Vì vậy việc đánh giá và bổ sung những năng lực còn

yếu của từng bên theo hướng thúc đẩy thực hiện được

những mục tiêu chung của cả lưu vực là rất quan

trọng.

Ngoài sự hỗ trợ của Trung ương và các nguồn lực

từ bên ngoài, các địa phương và cộng đồng liên quan

nên chủ động xây dựng cho mình những năng lực cần

thiết, đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu chung

được xác định cho toàn lưu vực. Năng lực ở đây

không chỉ được hiểu là năng lực mềm mà cả năng lực

cho phần cứng.

Quang cảnh lưu vực sông Sài Gòn

Về khía cạnh tài chính: Đây là vấn đề quan trọng

cho mọi lĩnh vực và càng quan trọng hơn đối với hiệu

quả hoạt động của một cơ chế điều phối chung.

Các cơ chế hiện tại chưa được trao thẩm quyền để

ra hoặc ảnh hưởng tới các quyết định tài chính cho các

vấn đề về nước trên các lưu vực sông liên tỉnh tương

ứng. Cùng với việc thiếu những trách nhiệm có tính

ràng buộc pháp lý, thiếu thẩm quyền về tài chính càng

làm cho hiệu quả hoạt động của các cơ chế điều phối

hiện nay bị hạn chế.

Vì vậy vai trò và trách nhiệm về tài chính cần được

phân định rõ trong các mô hình mới về điều phối lưu

vực sông liên tỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động

và tính bền vững.

Cơ chế tài chính ở đây cần được hiểu không chỉ là

cơ chế để huy động các nguồn tài chính riêng cho

công tác bảo vệ môi trường ở lưu vực sông liên tỉnh

mà cả việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính hiện

có được dành cho công tác bảo vệ môi trường nói

chung.

Xuất phát từ bối cảnh trên, Dự án hỗ trợ kĩ thuật về

quản lý môi trường nước trên lưu vực sông do JICA

tài trợ, dưới sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và Môi

trường và sự tham gia của sáu tỉnh thành mục tiêu ở

trên lưu vực sông Cầu và Đồng Nai đang được tích

cực triển khai.

Dự án được thiết kế nhằm góp phần cải thiện chất

lượng nước ở lưu vực sông thông qua việc tăng cường

năng lực thể chế cho cả cấp trung ương và địa phương

Cũng phải nói thêm rằng, bên cạnh việc thống nhất

quản lý nhà nước về tài nguyên nước, Chính phủ cũng

đã thành lập thêm một số cơ chế phối hợp đặc thù để

quản lý và bảo vệ môi trường của một số lưu vực sông

đang có chất lượng nước bị suy thoái ở mức báo động.

Tuy nhiên, những cơ chế đó cho đến nay vẫn chưa

phát huy được hiệu quả một cách tối đa như kỳ vọng.

Để giúp cải thiện công tác phối hợp liên tỉnh trong

quản lý nước ở lưu vực sông, Chính phủ và các địa

phương sẽ cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ

nhưng có thể cân nhắc tập trung vào một số nhóm giải

pháp sau:

Về tổ chức thể chế: Chính phủ cần thành lập một

cơ chế (cơ quan) mới có quyền hạn hành chính đủ

mạnh và có trách nhiệm giải trình liên quan đến tất cả

vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn nước cho các lưu

vực sông liên tỉnh.

Bất luận cơ quan đó được tổ chức như thế nào, nó

phải là cơ quan có tiếng nói đủ ảnh hưởng tới các

ngành và địa phương liên quan đến quản lý và khai

thác nước trên lưu vực sông và hoạt động dựa trên

mục tiêu chung của cả lưu vực.

Các cơ chế hiện nay đã cho thấy những hạn chế

trong hoạt động, vì ngoài sự thiếu tính chuyên trách,

cơ chế hiện nay còn không có đủ thẩm quyền để ảnh

hưởng tới những quyết định về vấn đề nước trên lưu

vực sông liên tỉnh.

Thêm vào đó, hoạt động của các mô hình hiện nay

vẫn thiếu sự tham gia thực chất từ những bên liên quan

chính, bao gồm các bên ở ngoài khối cơ quan quản lý

cũng như các bên ở khu vực ngoài nhà nhà nước, dẫn

tới thiếu minh bạch và hạn chế tính khả thi của các đề

xuất và kiến nghị. Do vậy cơ chế mới cần tránh lặp lại

hạn chế này, để mang lại hiệu quả thực chất cho công

tác quản lý nước trên lưu vực sông.

Về năng lực của các cơ quan và cộng đồng liên

quan: Việc thành lập một tổ chức liên cơ quan đủ

mạnh là một trong các giải pháp thể chế cơ bản nhưng

việc nâng cao những năng lực cần thiết cho các bên

liên quan, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp,

tổ chức phi chính phủ đến người dân tham gia vào

quản lý nước trên lưu vực sông cũng không kém phần

quan trọng để đảm bảo hiệu quả của cơ chế phối hợp

đó.

Thực tế đã cho thấy các cơ chế phối hợp chung sẽ

khó đạt hiệu quả như mong đợi nếu các bên tham gia

thiếu những năng lực cần thiết để triển khai hiệu quả

các hoạt động của cơ chế đó.

Các địa phương tham gia vào cơ chế quản lý chung

của cả lưu vực thường sẽ có những điều kiện và năng

lực được định hình từ các mục tiêu riêng khác nhau.

Page 4: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

trong hoạt động quản lý nước trên lưu vực sông liên

tỉnh.

Cụ thể, Dự án được kỳ vọng sẽ có những đánh giá

thực tế cũng như dự báo về chất lượng nước nhằm

phục vụ cho công tác qui hoạch các hoạt động phát

triển trên lưu vực sông Cầu và Đồng Nai, nơi chất

lượng nước đang phải chịu sức ép rất lớn từ các hoạt

động kinh tế tập trung cao và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Dự án cũng sẽ tập trung nghiên cứu và đề xuất một cơ

chế hiệu quả hơn nhằm cải thiện công tác điều phối

liên tỉnh giữa các tỉnh, thành mục tiêu trên hai lưu vực

sông này.

Quang cảnh lưu vực sông Cầu

Nếu việc triển khai một cơ chế phối hợp liên tỉnh

hiệu quả có thể sẽ cần những thay đổi quan trọng về

tổ chức thể chế và cơ chế tài chính – những yếu tố

thường được coi là khá nhạy cảm và cần nhiều thời

gian như đề cập ở trên – thì việc chia sẻ thông và số

liệu một cách hiệu quả có thể được coi là một giải

pháp ban đầu giúp cải thiện công tác điều phối liên

tỉnh, hướng tới quản lý tài nước bền vững trên lưu

vực sông.

Thực tế đã cho thấy, một trong các rào cản đáng kể

đối với cơ chế điều phối hiệu quả là sự thiếu thống

kê, chia sẻ thông tin và dữ liệu về các hoạt động có

ảnh hưởng tới môi trường nước ở lưu vực sông.

Dự án sẽ tiến hành những phân tích cụ thể về vấn

đề này và đề xuất các cách thức phù hợp để góp phần

xây dựng nên một cơ chế điều phối mới hiệu quả hơn

cho công tác quản lý nước ở lưu vực sông.

Mặt khác, Dự án cũng sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành

mục tiêu xây dựng những năng lực cần thiết cho việc

thu thập, tổng hợp và chia sẻ hiệu quả thông tin liên

quan giữa các tỉnh tham gia. Đây sẽ là những nội

dung quan trọng mà Dự án sẽ tập trung nhằm mang

lại hiệu quả cho hoạt động quản lý môi trường nước

trong các khu vực được lựa chọn.

Hy vọng rằng, thông qua hỗ trợ này, Dự án sẽ

không chỉ góp phần nâng cao năng lực về quản lý môi

trường nước cho các cơ quan Việt Nam mà còn thúc

đẩy sự phối hợp giữa các tỉnh trong công tác quản lý

tài nguyên nước nói chung.

---------------------------

Bài viết đã được giới thiệu tại Hội thảo quốc tế về “Thúc đẩy

liên kết vùng để tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình

tăng trưởng ở Việt Nam” diễn ra ngày 3 tháng 4 năm 2016, tại

Hà Nội.

Nhật Bản hỗ trợ nâng cấp trường Đại học Cần Thơ

Ông Kakioka Naoki, Phó trưởng Đại diện Văn

phòng JICA Việt Nam, cho biết hoạt động hỗ trợ Đại

học Cần Thơ là một trong những hoạt động quan

trọng nhất của JICA tại Đồng bằng sông Cửu Long,

nơi cung cấp khoảng 50% sản lượng gạo, 65% sản

lượng thủy sản, 70% sản lượng rau quả của cả nước,

đóng góp 25% GDP của Việt Nam.

Trường Đại học Cần Thơ đang trên con đường trở

thành trường đại học mô hình quốc tế như đã nêu

trong “Chiến lược xây dựng trường đại học mô hình

quốc tế” được Chính phủ Việt Nam phê duyệt năm

2006 và được coi là trung tâm nghiên cứu trọng điểm

của khu vực.

Hội thảo giới thiệu tổng quan chương trình phối

hợp nghiên cứu với khu vực tư nhân trong khuôn khổ

Dự án “Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ” đã

được tổ chức tại trường Đại học Cần Thơ (CTU) vào

ngày 1/4/2016, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành

lập trường.

Đây là dự án do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông

qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) bao

gồm các hợp phần Hợp tác Kỹ thuật với tổng ngân

sách 4 triệu USD và vốn vay ODA khoảng 100 triệu

USD bằng đồng yên. Hợp phần Hợp tác Kỹ thuật đã

được bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2016 và sẽ kết thúc

vào năm 2020, còn hợp vốn vay cũng đang trong giai

đoạn triển khai lựa chọn tư vấn.

Page 5: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Dự án sẽ cung cấp hỗ trợ về tài chính cho các

nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Cần Thơ và các

trường đại học Nhật Bản cũng như hợp tác với các

công ty Nhật Bản. Chương trình nghiên cứu phối hợp

này được kỳ vọng sẽ không chỉ nâng cao năng lực

nghiên cứu của trường mà còn thúc đẩy sự liên kết

giữa Nhà trường – Doanh nghiệp – Chính quyền địa

phương - Cộng đồng trong khu vực Đồng bằng sông

Cửu Long, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền

vững của khu vực.

Giáo sư Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại

học Cần Thơ, phát biểu tại hội thảo: “Trường Đại học

Cần Thơ phấn đấu tới năm 2020 sẽ trở thành một

trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam và

được công nhận là một trong những trường đại học

hàng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đào

tạo và nghiên cứu. Chúng tôi cảm ơn JICA và Chính

phủ Nhật Bản đã hỗ trợ chúng tôi cả về tài chính và kỹ

thuật. Trường Đại học Cần Thơ sẽ được hưởng lợi từ

việc nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao công

nghệ khoa học, và cả từ những cơ hội mới cho cán bộ

của trường cũng như từ mạng lưới hợp tác với các đối

tác Nhật Bản”

“Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực

nghiên cứu và đào tạo của trường Đại học Cần Thơ

trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và

môi trường để đáp ứng các chuẩn quốc tế, qua đó nâng

cao giá trị thặng dư của sản phẩm nông nghiệp đồng

thời bảo vệ môi trường của khu vực đồng bằng sông

Cửu Long”, ông Kakioka cho biết thêm.

Trong khuôn khổ của Dự án, JICA sẽ hỗ trợ phát

triển nguồn nhân lực, các hoạt động nghiên cứu, xây

dựng các cơ sở nghiên cứu và học thuật, cung cấp tài

liệu và trang thiết bị để tiến hành các hoạt động nghiên

cứu và học tập nâng cao cũng như các dịch vụ tư vấn.

Tín dụng nông nghiệp - cần những giải pháp chính sách sát sao hơn có những lý lẽ riêng để đưa ra các điều kiện ngặt

nghèo về tài sản đảm bảo của khoản vay. Trong khi

đó, nông dân Việt Nam có tích lũy tài sản hạn chế và

chủ yếu tài sản là đất nông nghiệp có giá trị thấp và

kém thanh khoản, nên gặp bất lợi khi tiếp cận vốn

ngân hàng.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để

mở rộng tín dụng ngành, tiêu biểu là Nghị định 55,

nhưng các văn bản pháp luật này dường như chưa thực

sự có giải pháp cho các hộ nông dân quy mô vừa. Ví

dụ, định mức vay tối đa của Nghị định 55 không đủ

đảm bảo nguồn vốn đầu tư cần thiết cho mở rộng sản

xuất, trong khi vay vốn theo dự án công nghệ cao thì

lại quá khả năng cũng như vướng nhiều rào cản về thủ

tục.

Kết quả khảo sát cho thấy cần phải có các giải pháp

kỹ thuật cần thiết, ví dụ hỗ trợ liên quan đến tài sản

đảm bảo, xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt, hình

thành các công cụ tài trợ tín dụng mới… để nâng đỡ

nhóm đối tượng này.

Những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã dần

bước ra khỏi thế tự cung tự cấp và đang vươn lên

chiếm lĩnh một số vị trí nhất định trên thị trường nông

sản thế giới. Tuy nhiên, để thực sự chuyển mình trở

thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện

đại, quy mô lớn… việc nâng đỡ bộ phận nông hộ và

cơ sở kinh doanh quy mô vừa là rất quan trọng.

Ngày 18/3/2016, với sự hợp tác của Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam, Văn phòng JICA Việt

Nam đã tổ chức “Hội nghị hướng tới Tín dụng Nông

nghiệp bền vững tại Việt Nam - từ nghiên cứu cho

tỉnh Lâm Đồng”.

Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ

quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài

chính và khối ngân hàng thương mại trong và ngoài

nước.

Tỉnh Lâm Đồng, tỉnh được chọn cho khảo sát của

JICA, được coi là một trong những tỉnh có khí hậu

thuận lợi nhất cho nhiều ngành sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt là rau, hoa, bò sữa… Bản thân ngành trồng

rau và hoa của tỉnh trong thời gian qua đã chứng tỏ vị

thế nhất định của mình trên thị trường nông sản Việt

Nam và một số cơ sở sản xuất đã tìm được đầu ra cho

sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, rất nhiều cơ sở

kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng

ngân hàng để đầu tư và mở rộng sản xuất, trong đó

khó khăn lớn nhất là yêu cầu về tài sản đảm bảo hay

thời hạn và lãi suất khoản vay cao.

Với đặc điểm thị trường tài chính chưa thực sự phát

triển, ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chủ đạo của nền

kinh tế. Ngân hàng, trên yêu cầu bảo toàn nguồn vốn,

Page 6: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển công chức tại Nhật Bản

Về phía Nhật Bản, có sự tham dự của bà Kikuchi

Atsuko -Chủ tịch Hội Phát Triển Nguồn Nhân Lực

Công Nhật Bản, ông Watanabe Mitsuaki –nguyên Phó

Vụ trưởng phụ trách về thi tuyển, Cơ quan Nhân sự

Quốc gia Nhật Bản, và đại diện JICA tại Tokyo và

Việt Nam.

Tại hội thảo, bà Kikuchi và ông Watanabe đã chia

sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm thực tiễn từ đặc

trưng và phương châm của thi tuyển công chức tại

Nhật Bản đến cơ cấu kỳ thi và nội dung từng môn thi.

Khác với Việt Nam, Nhật Bản tổ chức thi tuyển

công chức quốc gia tập trung và do Cơ quan Nhân sự

Quốc gia Nhật Bản thực hiện. Kỳ thi của Nhật Bản

được chia thành hai vòng, trong đó Vòng 1 kiểm tra

năng lực cơ bản của thí sinh bao gồm kiến thức cơ bản

và năng lực suy luận cơ bản và Vòng 2 kiểm tra năng

lực chuyên môn gồm kiến thức chuyên môn và năng

lực phân tích, tổng hợp đồng thời cả tính cách của thí

sinh thông qua phỏng vấn.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn

cho biết, Bộ Nội vụ đang nghiên cứu để đề xuất Chính

phủ cải tiến kỳ thi công chức tại Việt Nam và mô hình

của Nhật Bản là một trong những nguồn tham khảo

của Bộ Nội vụ.

Cách thức tổ chức và nội dung của từng môn thi

trong kỳ thi tuyển công chức Nhật Bản đã nhận được

sự quan tâm của nhiều đại biểu Việt Nam tham dự hội

thảo.

Ngày 29/2/2016, tại Hải Phòng, Cơ quan Hợp tác

Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và Bộ Nội Vụ

phối hợp tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về tổ

chức thi tuyển công chức tại Nhật Bản.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Dự án hợp

tác giữa JICA và Bộ Nội vụ về cải cách chế độ công

chức công vụ Việt Nam và là hoạt động tiếp nối của

chương trình nghiên cứu khảo sát của Bộ Nội vụ về

mô hình thi tuyển công chức tại Nhật Bản diễn ra vào

tháng 9/2015.

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần

Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố

Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình, lãnh đạo Sở Nội vụ từ

hơn 20 tỉnh, thành và cán bộ phụ trách công tác cán bộ

của nhiều cơ quan trung ương.

Quang cảnh buổi hội thảo

Công bố công nghệ đặc biệt loại bỏ Protein trong cao su tự nhiên

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

của Nhật Bản và Việt Nam đã thảo luận về tương lai

phát triển ngành công nghiệp cao su tại Việt Nam và

xu hướng ứng dụng các sản phẩm cao su tự nhiên trên

thế thế giới.

ESCANBER là dự án hợp tác giữa HUST, NUT

và Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV), sử

dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản do Cơ quan Hợp

tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cục Khoa học và

Công nghệ Nhật Bản (JST) hỗ trợ triển khai. Dự án

bắt đầu vào tháng 4/2011 và đã kết thúc vào cuối

tháng 3/2016.

Công nghệ mới để loại bỏ protein là chất gây dị

ứng có trong cao su tự nhiên được phát triển trong

khuôn khổ dự án nhằm tăng độ an toàn cho các sản

phẩm cao su tự nhiên và đẩy mạnh việc sử dụng cao

su tự nhiên thay thế cho cao su tổng hợp.

Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu của dự án

“Tạo lập hệ chu trình vòng khí thải cácbon với cao su

tự nhiên” (ESCANBER) đã được tổ chức tại khách

sạn Nikko Hà Nội hôm 3/3/2016 nhằm mục đích thúc

đẩy ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu của dự

án.

Đây là một sự kiện quan trọng để giới thiệu những

thành quả của dự án tới các doanh nghiệp cao su tại

Việt Nam và tìm kiếm cơ hội để mở rộng hợp tác

kinh doanh.

Hơn 20 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ

chế biến cao su từ Đại học Bách khoa Hà Nội

(HUST) và Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản

(NUT) cùng với đại diện các công ty sản xuất sao su

Việt Nam và Nhật Bản đã tham gia hội thảo này.

Page 7: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Một số xí nghiệp cao su khu vực Tp. Hồ Chí Minh

đã sử dụng cao su chứa lượng protein thấp để thử

nghiệm sản xuất các loại găng tay dùng trong phòng

thí nghiệm, găng tay phẫu thuật và găng tay dùng

trong nhà bếp. Dự án đã phân phối 150.000 đôi găng

tay dùng trong phòng thí nghiệm cho 16 viện nghiên

cứu và bệnh viện lớn ở Hà Nội để nhận ý kiến phản

hồi. Một y tá sau khi dùng thử đã nhận xét rằng: “Nếu

loại găng này có giá thành phù hợp thì chúng tôi sẽ

mua dùng để phòng tránh dị ứng cho bệnh nhân và các

nhân viên y tế.”

Bên cạnh đó, các sản phẩm cao su chất lượng cao

và polyme tính năng cao tạo ra từ cao su tự nhiên chứa

hàm lượng protein thấp cũng được dự án phát triển.

Những vật liệu này có thể hữu ích trong ngành công

nghiệp ô tô hoặc các ứng dụng cụ thể như màng điện

phân polymer trong pin nhiên liệu.

Một thành quả khác của dự án chính là phát triển

thành công công nghệ tiên tiến xử lý nước thải từ các

nhà máy sản xuất cao su, góp phần tích cực giảm thiểu

khí nhà kính và thu hồi lại khí Metan có thê sử dụng

như một nguồn nhiên liệu. Đồng thời, men phân hủy

sinh khối xenlulo với cao su để sản xuất đường và

rượu cũng được dự án nghiên cứu phân tách thành

công.

Giáo sư Fukuda, Giám đốc dự án, một trong

những nhà nghiên cứu tiên phong trong việc phát

triển nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của dự án,

khẳng định: “Dự án đã đạt được những kết quả quan

trọng giúp đẩy mạnh việc sử dụng cao su tự nhiên

thay thế cho cao su tổng hợp, góp phần giảm thiểu

phát thải khí nhà kính. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ

của ngành công nghiệp cao su ở Việt Nam trong

những năm gần đây, việc phát triển các sản phẩm mới

từ cao su tự nhiên sẽ giúp Việt Nam đạt được mục

tiêu tăng trưởng xanh”.

Ngoài ra, một trong những kết quả quan trọng của

dự án là trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã thành

lập Trung tâm nghiên cứu cao su và trong thời gian

tới trường sẽ tiếp tục hợp tác với các giáo sư Nhật

Bản và các doanh nghiệp trong lĩnh vực cao su để đưa

vào ứng dụng rộng rãi những kết quả nghiên cứu của

dự án.

Page 8: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

STT Tên Dự án CQ thực hiện Việt Nam CQ thực hiện Nhật Bản

1 Dự án đa dạng hóa sinh kế dựa vào du lịch

di sản ở các làng nông, ngư nghiệp

- Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch, tỉnh Nghệ An

- Trung tâm Quản lý bảo

tồn di sản văn hóa Hội

An

Đại học nữ Chiêu Hòa

2 Dự án hỗ trợ kỹ thuật y tế nhằm nâng cao

khả năng chẩn đoán, điều trị nội khoa và

phẫu thuật cho bệnh nhân mắc bệnh tim

bẩm sinh tại Việt Nam (Giai đoạn 2)

- Bệnh viện Nhi Trung

Ương

- Bệnh viện E

- Bệnh viện Đại học Y

Dược TPHCM

Đại học Y Okayama

3 Dự án hỗ trợ cải thiện thu nhập của người

nông dân thông qua tái thiết nông nghiệp

tổng hợp khu vực đồi núi

Trường Đại học Tây Bắc Tổ chức IFPaT

4 Phát triển kênh bán hàng thông qua liên

kết giữa địa phương với sản phẩm và du

lịch – Mở rộng sản xuất rau an toàn và

Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ

truyền thống -

- Liên hiệp các tổ chức

hữu nghị tỉnh Quảng

Nam

- Trung tâm Xúc tiến Đầu

tư, Thương Mại và Du

lịch Hà Nội

Thành phố Minamiboso

5 Dự án Hỗ trợ thực hiện Thành Phố Hội An

“Thành phố Sinh thái”

Ủy ban Nhân dân thành

phố Hội An, Phòng Tài

nguyên và Môi trường

Hội vận động tái chế rác

thải của người dân Oki-

nawa (OCRM), thành phố

Naha

6 Dự án xây dựng mô hình phòng chống

bệnh liên quan đến lối sống tại TP Hải

Phòng

Trung tâm y tế dự phòng

thành phố Hải Phòng

Tỉnh Kagawa

7 Dự án xây dựng năng lực và đào tạo công

nghệ giảm thất thoát thất thu nước tại Hà

Nội

Công ty Nước sạch Hà

Nội

Công ty cổ phần TSS To-

kyo Water

Triển khai 7 dự án mới trong khuôn khổ Chương trinh Đối tac

phat triển cua JICA

(1) Là dự án hợp tác kỹ thuật thông qua con người.

(2) Là dự án có nội dung tác động trực tiếp tới cải

thiện cuộc sống và sinh kế của người dân tại các nước

đang phát triển.

(3) Dự án phải do tổ chức của Nhật Bản triển khai và

là cơ hội tốt để người dân Nhật Bản trực tiếp tham gia

và tăng cường hiểu biết về các hoạt động hợp tác

quốc tế

Để tìm hiểu kỹ thêm về những thành tích và kết

quả đạt được của Chương trình Đối tác Phát triển tại

Việt Nam kể từ khi bắt đầu tại Việt Nam từ năm

2002, Quý vị có thể vào đường link dưới đây để tham

khảo Báo cáo Khuyến nghị Chính sách về Dự án hợp

tác kỹ thuật cấp cơ sở của JICA: Làm thế nào để duy

trì tính bền vững? http://www.jica.go.jp/vietnam/office/others/ku57pq00000m936r-

att/kusanone_v.pdf

Từ tháng 4/2016, JICA bắt đầu triển khai thực hiện

bảy dự án mới trong khuôn khổ Chương trình Đối tác

Phát triển, theo đó JICA ủy thác việc thực hiện dự án

cho các chính quyền địa phương, tổ chức NGO, các

trường đại học… của Nhật Bản. Các dự án này sẽ

được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3- 5 năm.

Chương trình Đối tác Phát triển của JICA là

chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở, được thực

hiện với mục đích hỗ trợ các hoạt động dự án của các

tổ chức phi chính phủ (NGO), trường đại học, chính

quyền địa phương, các tổ chức công… của Nhật Bản,

mà có nguyện vọng tiến hành các hoạt động hợp tác

quốc tế nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân địa

phương tại các nước đang phát triển.

Các dự án thực hiện trong khuôn khổ Chương

trình này phải đảm bảo đủ ba (3) điều kiện dưới đây:

Page 9: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Hội thảo tổng kết Dự án Xây dựng Chương trinh thạc sỹ Chính sách công (Ngày 3 - 4 thang 3 năm 2016) Trong 3 năm kể từ tháng 5/2013, JICA đã thực

hiện hỗ trợ xây dựng chương trình Thạc sĩ Chính sách

Công (MPP) cho Học viện Hành chính Quốc gia

(NAPA) nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực xử

lý vấn đề tại hiện trường, năng lực hoạch định chính

sách của cán bộ hành chính.

Để giới thiệu chương trình này, Dự án đã tổ chức

hội thảo tổng kết trong hai ngày 3-4/3/2016.

Trong khuôn khổ hội thảo có cuộc tọa đàm đặc

biệt với chủ đề “Gợi ý cho Việt Nam” đã diễn ra với

sự tham dự của các giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực

chính trị, hành chính học của Nhật Bản.

Ngoài ra, các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam

trình bày về sự khác biệt và các vấn đề nảy sinh trong

quá trình hoạch định chính sách của hai nước và cùng

thảo luận về hiện trạng, vấn đề trong hoạch định

chính sách tại Việt Nam hiện nay.

Hội thảo cũng đã tiến hành giới thiệu các hoạt

động của Dự án và chương trình MPP do NAPA thiết

kế và xây dựng trong suốt gần 3 năm và thảo luận về

việc làm thế nào để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạch

định chính sách để có thể giải quyết các vấn đề chính

sách mà hiện tại Việt Nam đang gặp phải.

Mặc dù chương trình có sự tham gia của rất nhiều

học giả, chuyên gia của Nhật Bản nhưng điều quan

trọng nhất lại chính là các phát biểu của đội ngũ giảng

viên NAPA.

Đặc biệt, trong phát biểu liên quan tới việc lồng

ghép kết quả khảo sát chung về quá trình hoạch định

chính sách tại Việt Nam làm tình huống chính sách

trong các môn học MPP đã đưa ra được những

phương án vận dụng rất cụ thể và là bài trình bày cho

thấy khóa học này sẽ tiến triển rất tốt trong tương lai.

Chương trình MPP của NAPA mà dự án hỗ trợ lần

này sẽ trở thành chương trình MPP đầu tiên mà trong

đó các cơ sở đào tạo của Việt Nam tự phát triển và

quản lý. Tuy nhiên, song song với nó, các cơ sở đào

tạo khác cũng đang dự kiến xây dựng hoặc khai giảng

các khóa học MPP. Là một tổ chức nòng cốt đào tạo

cán bộ công chức, chương trình MPP tại NAPA sẽ

phải không ngừng cải tiến nội dung và tiếp tục trở

thành khóa học phù hợp với nhu cầu thay đổi liên tục

của thời đại, đào tạo được nhiều cán bộ chính sách,

cán bộ hành chính ưu tú.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04-3831-5005; Fax: 04-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html