bao cao huy moi

45
 LI CM ƠN 1

Upload: nhatdong123

Post on 17-Jul-2015

180 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 1/45

LỜI CẢM ƠN

1

Page 2: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 2/45

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................1

MỤC LỤC...............................................................................................2

DANH SÁCH BẢNG BIỂU...................................................................4

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT................................................................5

Phần 1: MỞ ĐẦU........................................................................................6

Phần 2: NỘI DUNG....................................................................................7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH...............................7

1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................... 7Mạng máy tính................................................................................7

Đường biên mạng............................................................................7

Đường trục mạng.............................................................................8

Các lợi ích của mạng máy tính......................................................12

1.2. Các thành phần của mạng máy tính ........................................... 13

Phần cứng mạng máy tính.............................................................13

Phần mềm mạng máy tính.............................................................16

Mô hình tham khảo OSI................................................................19

TCP/IP...........................................................................................20

1.3. Mô hình ngang cấp (Peer – to – Peer) ........................................ 22

Khái niệm......................................................................................22

Phân loại........................................................................................23

Đặc điểm.......................................................................................25

Mạng đồng đẳng có không có cấu trúc và có cấu trúc..................27

Chương 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH THỰC HÀNH MẠNG PEER TOPEER...............................................................................................................29

1.4. Bài toán đặt ra ............................................................................ 29

1.5. Mô hình logic ............................................................................. 29

1.6. Cài đặt phần mềm ....................................................................... 29Cài đặt win Xp cho hai máy PC 1 và PC 2...................................29

2

Page 3: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 3/45

Thiết lập địa chỉ IP cho từng máy.................................................34

Tạo Workgroup.............................................................................36

Chia sẻ file và ổ CD – Room........................................................39

Chia sẻ máy in...............................................................................40Chương 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT.............42

1.7. Kết quả thực hiện ....................................................................... 42

1.8. Đề xuất ....................................................................................... 42

Phần 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................45

3

Page 4: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 4/45

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

4

Page 5: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 5/45

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

5

Page 6: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 6/45

Phần 1: MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

 Ngày nay trên thế giới công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến vàhầu nhưmọi lĩnh vực đều có sự góp mặt của nền công nghệ mới này.Hiện nay với sự pháttriển đến chóng mặt của công nghệ thông tin, ngoàinhững tiện ích đã có những trao đổi, tìm kiếm thông tin qua mạng, đào tạo quamạng, giải trí trên mạng (nghe nhạc,xem fim, chơi game…) nó đã tiếp cậnđến cái nhỏ nhất trong đời sống hàng ngàycủa con người.

Ở Việt Nam trong công nghệ thông tin tuy đã và đang phát triểnrất nhanh nhưng số đông người dân còn khá xa lạ với công nghệ thông

tin. Với xu hướng tinhọc hoá toàn cầu, việc phổ cập tin học cho ngườidân là hết sức quan trọng.

Một mục đích quan trọng của hệ thống mạng đóng góp tàinguyên, bao gồm băng thông, lưu trữ và khả năng tính toán. Do đó việcnghiên cứu và thực hành về hệ thống mạng là vô cùng cần thiết.

Trong khuôn báo cáo tốt nghiệp này chúng tôi trình bày về:“Thiết kế hệ thống thực hành mạng peer to peer”

Mục tiêu của đề tài

a)Mục đíchXây dựng thành công hệ thống thực hành mạng mô hình ngang hàng (peer 

to peer)b)Mục tiêuTìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống mạng máy tính.Đánh giá thiết kế hệ thống thực hành mạng mô hình ngang hàng (peer to

 peer).Nhiệm vụ nghiên cứu

Nội dung nghiên cứuBố cục nội dung đề tài bao gồm 3 chương chính:Chương 1: Tổng quan về mạng máy tínhChương 2: Thiết kế mô hình thực hành mạng Peer to Peer Chương 3: Kết quả thực hiện đề tài và đề xuất

6

Page 7: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 7/45

Phần 2: NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

1.1. Các khái niệm cơ bản Mạng máy tính

Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: computer network haynetwork system), Được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên kết nối với nhauđể chia sẻ tài nguyên:máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu…

Các thành phần của mạng có thể bao gồm:

Các hệ thống đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành

mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiệnnay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạngmáy tính như điện thoại di động, PDA, tivi …

Môi trường truyền (media) mà các thao tác truyền thông được thựchiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn, sóngđiện từ (đối với các mạng không dây).

Giao thức truyền thông ( protocol ) là các quy tắc quy định cách traođổi dữ liệu giữa các thực thể.

 Đường biên mạng 1.1.1.1.  Mô hình khách hàng / người phục vụ (Client/Server)Mô hình client-server là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính,

được áp dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web hiện có. Ý tưởng củamô hình này là máy con (đóng vài trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request)để máy chủ (đóng vai trò người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kếtquả về cho máy khách.

Một mô hình ngược lại là mô hình master - slaver, trong đó máy chủ sẽ

gửi dữ liệu đến máy con bất kể máy con có cần hay không.

7

Page 8: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 8/45

Mô hình khách hàng / người phục vụ (Client/Server)

1.1.1.2.  Mô hình ngang cấp (Peer – to – Peer)(Phân tích mở rộng ở phía dưới phần 1.4)

 Đường trục mạng Là hệ thống mạng của các bộ chọn đường (routers), làm nhiệm vụ chọn

đường và chuyển tiếp thông tin, đảm bảo sự trao đổi thông tin thông suốt giữahai máy tính nằm trên hai nhánh mạng cách xa nhau.

Câu hỏi đặt ra là làm sao thông tin có thể được truyền đi trên mạng? Người ta có thể sử dụng một trong hai chế độ truyền thông tin có thể đượctruyền tải được thông tin: chuyển mạch và chuyển gói.

8

Page 9: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 9/45

1.1.1.3.  Mạng chuyển mạch (circuit switching)Chế độ này hoạt động theo mô hình của hệ thống điện thoại. Để có thể

giao tiếp với máy tính B, máy A phải thực hiện một cuộc gọi (call). Nếu máy Bchấp nhận cuộc gọi, một kênh ảo được thiết lập dành riêng cho thông tin trao đổitừ máy A và máy B.

Tất cả các tài nguyên được cấp cho cuộc gọi như băng thông đườngtruyền, khả năng của các bộ hoán đổi thông tin đều được dành riêng cho cáccuộc gọi, không chia sẻ cho các cuộc khác, mặc dù những khoảng lớn thời gianhai bên giao tiếp là “im lặng”.

Tài nguyên (băng thông) sẽ được chia thành nhiều những “phần” bằng

nhau và sẽ gán cho các cuộc gọi. Khi cuộc gọi sở hữu một “phần” tài nguyênnào đó, mặc dù không sử dụng tới nó cũng không chia sẻ tài nguyên này chocuộc gọi khác.

Việc phân chia băng thông của kênh truyền thành những “phần” có thểđược thực hiện thành một trong hai kỹ thuật: phân chia theo tần số (FDMA – Frequency Division Multi Access) hay phân chia theo thời gian (TDMA – TimeDivision Multi Access).

9

Page 10: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 10/45

Chuyển mạch số (Digital):  Đường truyền chuyển mạch số lần đầu tiênđược AT&T thiệu vào cuối 1980 khi AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số

Acnet với đường truyền 56 kbs. Việc sử dụng đường chuyển mạch số cũng đòihỏi sử dụng thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số (Data Service Unit - DSU) vào vịtrí modem trong chuyển mạch tương tự. Thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số cónhiệm vụ chuyển các tín hiệu số đơn chiều (unipolar) từ máy tính ra thành tínhiệu số hai chiều (bipolar) để truyền trên đường truyền.

Mô hình chuyển mạch số

Chuyển mạch tương tự (Analog): Việc chuyển dữ liệu qua mạng chuyểnmạch tương tự được thực hiện qua mạng điện thoại. Các trạm sử dụng một thiết

 bị có tên là modem, thiết bị này sẽ chuyền các tín hiệu số từ máy tính sao tínhiệu tuần tự có trể truyền đi trên mạng điện thoại và ngược lại.

Mô hình chuyển mạch tương tự

1.1.1.4.  Mạng chuyển góiTrong phương pháp này, thông tin trao đổi giữa hai máy tính (end

systems) được phân thành những gói tin (packet) có kích thước tối đa xác định.

Gói tin của những người dùng khác nhau sẽ chia nhau băng thông củađường truyền. Mỗi gói tin sẽ sử dụng toàn bộ băng thông của kênh truyền khi nóđược phép. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lượng thông tin cần truyền vượt quákhả năng đáp ứng của kênh truyền.

Trong trường hợp này, các router sẽ ứng sử theo giải thuật lưu và chuyểntiếp (store and forward), tức lưu lại những gói tin chưa gửi đi được vào hàng đợichờ cho đến khi kênh truyền rảnh sẽ lần lượt gửi chúng đi.

 Người ta chia các phương thức chuyển mạch gói ra làm 2 phương thức:

Phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc.

10

Page 11: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 11/45

Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định.Với phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc các gói tin được

chuyển đi trên mạng một cách độc lập, mỗi gói tin đều có mang địa chỉ nơ i gửivà nơi nhận. Mổi nút trong mạng khi tiếp nhận gói tin sẽ quyết định xenm

đường đi của gói tin phụ thuộc vào thuật toán tìm đường tại nút và những thôngtin về mạng mà nút đó có. Việc truyền theo phương thức này cho ta sự mềm dẻonhất định do đường đi với mỗi gói tin trở nên mềm dẻo tuy nhiên điều này yêucầu một số lượng tính toán rất lớn tại mỗi nút nên hiện nay phần lớn các mạngchuyển sang dùng phương chuyển mạch gói theo đường đi xác định.

Ví dụ phương thức sơ đồ rời rạc.

Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định:Trước khi truyền dữ liệu một đưòng đi (hay còn gọi là đường đi ảo) được

thiết lập giữa trạm gửi và trạm nhận thông qua các nút của mạng. Đường đi trênmang số hiệu phân biệt với các đường đi khác, sau đó các gói tin được gửi đitheo đường đã thiết lập để tới đích, các gói tin mang số hiệu củ đường ảo để cóthể được nhận biết khi qua các nút. Điều này khiến cho việc tính toán đường đicho phiên liên lạc chỉ cần thực hiện một lần.

11

Page 12: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 12/45

Ví dụ phương thức đường đi xác định1.1.1.5.  Mạng truy cập

Cho phép các máy tính vào các router ngoài biên. Nó có thể là các loạimạng sau:

Mạng truy cập từ nhà, ví dụ sử dụng mạng hình thức modem dialqua đường điện thoại hay ADSL.

Mạng cục bộ cho các công ty, xí nghiệp.

Mạng không dây.

Các lợi ích của mạng máy tính

1.1.1.6.  Mạng tạo khả năng dùng chung tài nguyên cho người dùng Vấn đề là làm cho các tài nguyên trên mạng như chương trình, dữ liệu vàthiết bị, đặc biệt là các thiết bị đắt tiền, có sẵn dùng cho mọi người trên mạngmà không cần quan tâm đến vị trí thực của người dùng và tài nguyên.

Về mặt thiết bị, các thiết bị chất lượng cao thường đắt tiền, chúng thườngđược dùng chung cho nhiều người nhằm giảm chi phí và dễ bảo quản.

Về mặt chương trình dữ liệu, khi được dùng chung, mọi thay đổi sẽ sẵndùng cho mọi thành viên trên mạng ngay lập tức. Điều này thể hiện rất rõ tại các

nói như ngân hàng, các đại lý bán vé máy bay …1.1.1.7.  Mạng cho phép nâng cao độ tin cậyKhi sử dụng mạng có thể thực hiện một chương trình tại nhiều máy khác

nhau, nhiều thiết bị có thể dùng chung. Điều này tăng độ tin cậy trong công việcvì khi có máy tính hoặc thiết bị trong mạng bị hỏng, công việc vẫn có thể tiếptục với các máy tính và thiết bị khác trên mạng trong khi chờ sửa chữa.1.1.1.8.  Mạng giúp cho công việc đạt hiệu suất cao hơn

Khi chương trình dữ liệu dùng chung trên mạng, có thể bỏ qua một số

khâu đối chiếu không cần thiết. Việc điều chỉnh chương trình (nếu có) cũng tiếtkiệm thời gian hơn do chỉ cần cài đặt lại một máy.

12

Page 13: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 13/45

Về mặt tổ chức, việc sao chép dữ liệu phòng hờ tiện lợi hơn do có thểgiao cho một người thay vì mọi người phải tự sao chép phần của mình.1.1.1.9. Tiết kiệm chi phí 

Việc dùng chung các thiết bị ngoại vi sẽ cho phép giảm chi phí trang thiết

 bị tính trên số người dùng. Về phần mềm, nhiều nhà sản xuất phần mềm cungcấp các phần mềm cho nhiều người dùng, với chi phí thấp hơn cho mỗi ngườidùng.1.1.1.10. Tăng cường tính bảo mật thông tin

Dữ liệu được lưu trên các máy phục vụ tập tin(file server) sẽ được bảomật tốt hơn so với việc để trên các máy cá nhân nhờ cơ chế bảo mật của hệthống điều hành mạng.1.1.1.11. Việc phát triển mạng máy tính tạo ra nhiều ứng dụng mới

Một số ứng dụng có ảnh hưởng quan trọng đến toàn xã hội: khả năng truyxuất các chương trình và điều khiển từ xa, khả năng thông tin liên lạc dễ dàng vàhiệu quả, tạo điều kiện giao tiếp thuận lợi giữa những người dùng khác nhau,khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới…1.2. Các thành phần của mạng máy tính

 Phần cứng mạng máy tính1.2.1.1.  Phân loại mạng máy tính theo kỹ thuật truyền tin

Dựa trên các kỹ thuật truyền tải thông tin, người ta có thể chia mạng

thành hai loại là mạng quảng bá (Broadcast Network) và mạng điểm nối điểm( Point – to – Point Network).

a) Mạng quảng báTrong hệ thống mạng quảng bá chỉ tồn tại một kênh truyền được chia sẻ

cho tất cả các máy tính. Khi một máy tính gửi tin đi, tất cả các máy tính còn lạisẽ nhận được tin đó. Tại một thời điểm chỉ cho phép một máy tính được sử dụngđường truyền.

 b) Mạng điểm nối điểm

Trong hệ thống mạng này, các máy tính được nối lại với nhau thành từngcặp. Thông tin được gửi đi sẽ được truyền trực tiếp từ máy gửi đến máy nhậnhoặc được chuyển tiếp qua nhiều máy trung gian trước khi qua máy nhận.

13

Page 14: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 14/45

1.2.1.2.  Phân loại máy tính theo phạm vi địa lý

LAN (viết tắt từ tên tiếng Anh  Local Area Network , "mạng máy tính cục bộ") là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ(nhà ở, phòng làm việc, trường học, …). Các máy tính trong mạng LAN có thểchia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét vàmột số thiết bị khác.

Một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ ( server ), các thiết bị ghép nối( Repeater ,  Hub, Switch,  Bridge), máy tính con (client ), card mạng ( Network 

 Interface Card – NIC ) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau.Một hình thức khác của LAN là WAN (Wide Area Network). Có nghĩa là

mạng diện rộng. Dùng để nối các LAN lại với nhau (thông qua router ).a) Mạng trục tuyến tính (Bus):Tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung (bus). Đường truyền

chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗitrạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc mộtthiết bị thu phát (transceiver). Mô hình mạng Bus hoạt động theo các liên kết

Point to Multipoint hay Broadcast.

14

Page 15: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 15/45

Ưu điểm: Dễ thiết kế, chi phí thấp.Khuyết điểm: Tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng

 bị ngừng hoạt động.

b) Mạng hình sao (Star):Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm

có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Tuỳ theo yêucầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là Switch, router, hubhay máy chủ trung tâm. Vai trò của thiết bị trung tâm là thiết lập các liên kết

Point to Point.Ưu điểm: Thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớtcác trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng được tối đa tốc độtruyền của đường truyền vật lý.

Khuyết điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bịhạn chế (trong vòng 100m, với công nghệ hiện nay).

15

Page 16: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 16/45

c) Mạng hình vòng (Ring):Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều

duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với nhau qua một bộ chuyển tiếp(repeater) có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng.

 Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các liên kếtPoint to Point giữa các repeater.

Mạng hình vòng có ưu, nhược điểm tương tự như mạng hình sao, tuy

nhiên mạng hình vòng đòi hỏi giao thức truy nhập mạng phức tạp hơn mạnghình sao.

 Phần mềm mạng máy tính

1.2.1.3. Cấu trúc thứ bậc của giao thức

16

Page 17: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 17/45

Giao thức giao tiếp hay còn gọi là Giao thức truyền thông, Giao thức liênmạng, Giao thức tương tác, Giao thức trao đổi thông tin (tiếng Anh làcommunication protocol) – trong công nghệ thông tin gọi tắt là giao thức(protocol).

Tuy nhiên, tránh nhầm với giao thức trong các ngành khác – là một tậphợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứng thựcvà phát hiện lỗi dữ liệu – những việc cần thiết để gửi thông tin qua các kênhtruyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và trao đổithông tin với nhau. Các giao thức truyền thông dành cho truyền thông tín hiệu sốtrong mạng máy tính có nhiều tính năng để đảm bảo việc trao đổi dữ liệu mộtcách đáng tin cậy qua một kênh truyền thông không hoàn hảo.

Có nhiều giao thức được sử dụng để giao tiếp hoặc truyền đạt thông tin

trên Internet, dưới đây là một số các giao thức tiêu biểu:

• TCP (Transmission Control Protocol): thiết lập kết nối giữa các máy tínhđể truyền dữ liệu. Nó chia nhỏ dữ liệu ra thành những gói (packet) và đảm

 bảo việc truyền dữ liệu thành công.

• IP (Internet Protocol): định tuyến (route) các gói dữ liệu khi chúng đượctruyền qua Internet, đảm bảo dữ liệu sẽ đến đúng nơi cần nhận.

• HTTP (HyperText Transfer Protocol): cho phép trao đổi thông tin (chủyếu ở dạng siêu văn bản) qua Internet.

• FTP (File Transfer Protocol): cho phép trao đổi tập tin qua Internet.

• SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): cho phép gởi các thông điệp thưđiện tử (e-mail) qua Internet.

• POP3 (Post Office Protocol, phiên bản 3): cho phép nhận các thông điệpthư điện tử qua Internet.

• MIME (Multipurpose Internet Mail Extension): một mở rộng của giaothức SMTP, cho phép gởi kèm các tập tin nhị phân, phim, nhạc, … theothư điện tử.

• WAP (Wireless Application Protocol): cho phép trao đổi thông tin giữacác thiết bị không dây, như điện thoại di động.

1.2.1.4.  Dịch vụ mạng a) DỊCH VỤ ARP ( ADDRESS RESOLUTION PROTOCOL)

ARP là giao thức phân giải địa chỉ. Trên các mạng TCP/IP, giao thứcARP được dùng để tìm một địa chỉ MAC tương ứng với một địa chỉ IP. Một địa

17

Page 18: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 18/45

chỉ IP là một địa chỉ liên mạng mức-cao để định danh một máy tính cụ thể trênmột mạng con của các mạng được liên kết. Một địa chỉ MAC là địa chỉ của một

 NIC ( Network Interface Card - Card giao tiếp mạng). Các địa chỉ MAC chỉ được dùng để truyền tải các

khung dữ liệu giữa những máy tính trong cùng một mạng. Chúng không đượcdùng để gởi khung dữ liệu đến những máy tính trên những mạng khác nhauđược liên kết bằng các bộ định tuyến. ARP được dùng trong tất cả những trườnghợp một nút trên một mạng TCP/IP cần biết địa chỉ MAC của một nút khác trêncùng mạng vật lý.

 b) DỊCH VỤ ICMP ( INTERNET CONTROL MESSAGE PROTOCOL)

Dịch vụ ICMP là dịch vụ thông báo điều khiển mạng, nó hỗ trợ cho IP vìIP không có cơ chế kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu nên luôn đi kèm

với ICMP, nó định nghĩa một tập các thông điệp lỗi sẽ gửi về các host khi mộtrouter hay một host không thể xử lý một IP datagram thành công (sử dụng lệnhkiểm tra mạng: ping ).

c) DỊCH VỤ DHCP ( DYNAMIC HOST CONFIGURATION PROTOCOL)

Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP - giao thức cấu hìnhđộng máy chủ) là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấuhình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. Nócung cấp một database trung tâm để theo dõi tất cả các máy tính trong hệ thống

mạng. Mục đích quan trọng nhất là tránh trường hợp hai máy tính khác nhau lạicó cùng địa chỉ IP.

 Nếu không có DHCP, các máy có thể cấu hình IP thủ công Ngoài việccung cấp địa chỉ IP, DHCP còn cung cấp thông tin cấu hình khác, cụ thể nhưDNS. Hiện nay DHCP có 2 version: cho IPv4 và IPv6.

d) DICH VỤ DNS ( DOMAIN NAME SERVER)

DNS quản lý việc ánh xạ địa chỉ giữa tên host với địa chỉ IP. Ngoài ra,đây còn là một kỹ thuật chuẩn được sử dụng để quảng cáo và truy xuất tất cả các

thông tin về các host không chỉ riêng về địa chỉ trên Internet. DNS giúp chothông tin các host được phổ biến trên khắp Internet. DNS cung cấp các cáchthức lấy các thông tin từ xa ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống mạng.

e) DỊCH VỤ FTP (FILE TRANSFER PROTOCOL)

FTP là một dịch vụ truyền tập tin trên hệ thống mạng Internet và trên cáchệ thống mạng TCP/IP. Về cơ bản, FTP là giao thức client/server (khách/chủ)trong đó một hệ thống đang sử dụng trình FTP server chấp nhận các yêu cầu từmột hệ thống đang chạy FTP client. Dịch vụ này cho phép các người dùng gửi

đến máy chủ các yêu cầu tải lên hoặc chép về các tập tin. FTP hoạt động giữa

18

Page 19: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 19/45

nhiều loại hệ thống hỗn hợp và cho phép người dùng từ hệ thống này tương tácvới hệ thống khác loại mà không cần quan tâm đến các hệ điều hành tại đó.

f) DỊCH VỤ WEBWWW hay Web là một dịch vụ tích hợp, sử dụng đơn giản và có hiệu quả

nhất trên Internet. Web tích hợp cả FTP, WAIS, Gopher. Trình duyệt Web cóthể cho phép truy nhập vào tất cả các dịch vụ trên.

g) DỊCH VỤ MAILDịch vụ thư điện tử (hay còn gọi là điện thư) là một dịch vụ thông dụng

nhất trong mọi hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ. Thư điện tử được sử dụng rộngrãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trên mạng nhờ tính linh hoạt và

 phổ biến của nó. Từ các trao đổi thư tín thông thường, thông tin quảng cáo, tiếpthị, đến những công văn, báo cáo, hay kể cả những bản hợp đồng thương mại,

chứng từ, … tất cả đều được traođổi qua thư điện tử.Một hệ thống điện thư được chia làm hai phần, MUA ( Mail User Agent )

và MTA ( Message Transfer Agent ). MUA thực chất là một chương trình làmnhiệm vụ tương tác trực tiếp với người dùng cuối, giúp họ nhận thông điệp, soạnthảo thông điệp, lưu các thông điệp và gửi thông điệp. Nhiệm vụ của MTA làđịnh tuyến thông điệp và xử lý các thông điệp đến từ hệ thống của người dùngsao cho các thông điệp đó đến được đúng hệ thống đích. Hệ thống điện thư hoạtđộng cũng giống như một hệ thống thư bưu điện. Một thông điệp điện tử muốn

đến được đích thì địa chỉ người nhận là một yếu tố không thể thiếu. Trong mộthệ thống điện thư mỗi người có một địa chỉ thư. Từ địa chỉ thư sẽ xác định đượcthông tin của người sở hữu địa chỉ đó trong mạng. Nói chung, không có một quitắc thống nhất cho việc đánh địa chỉ thư, bởi vì mỗi hệ thư lại có thể sử dụngmột qui ước riêng về địa chỉ. Để giải quyết vấn đề này, người ta thường sử dụnghai khuôn dạng địa chỉ là địa chỉ miền (Domain-base address) và địa chỉ UUCP(UUCP address, được sử dụng nhiều trên hệ điều hành UNIX). Ngoài hai dạngđịa chỉ trên, còn có một dạng địa chỉ nữa tạo thành bởi sự kết hợp của cả hai

dạng địa chỉ trên, gọi là địa chỉ hỗn hợp.h) DỊCH VỤ RAS( REMOTE ACCESS SERVICE )

Windows NT cung cấp Dịch vụ Remote Access Service cho phép cácmáy trạm có thể nối với tài nguyên của Windows NT server thông qua đườngdây điện thoại. RAS cho phép truyền nối với các server, điều hành các user vàcác server, thực hiện các chương trình khai thác số liệu, thiết lập sự an toàn trênmạng.

 Mô hình tham khảo OSI 

OSI, hay còn gọi là "Mô hình liên kết giữa các hệ thống mở", là thiết kếdựa trên sự phát triển của ISO (Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế).

19

Page 20: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 20/45

Mô hình bao gồm 7 tầng:Tầng ứng dụng: cho phép người dùng (con người hay phần mềm) truy cập

vào mạng bằng cách cung cấp giao diện người dùng, hỗ trợ các dịch vụ như gửithư điện tử truy cập và truyền file từ xa, quản lý CSDL dùng chung và một số

dịch vụ khác về thông tin.Tầng trình diễn: thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cú pháp và nội

dung của thông tin gửi đi.Tầng phiên: đóng vai trò "kiểm soát viên" hội thoại (dialog ) của mạng với

nhiệm vụ thiết lập, duy trì và đồng bộ hóa tính liên tác giữa hai bên.Tâng giao vận: nhận dữ liệu từ tầng phiên, cắt chúng thành những đơn vị

nhỏ nếu cần, gửi chúng xuống tầng mạng và kiểm tra rằng các đơn vị này đếnđược đầu nhận.

Tầng mạng: điều khiển vận hành của mạng con. Xác định mở đầu và kếtthúc của một cuộc truyền dữ liệu.

Tầng liên kết dữ liệu: nhiệm vụ chính là chuyển dạng của dữ liệu thànhcác khung dữ liệu (data frames) theo các thuật toán nhằm mục đích phát hiện,điều chỉnh và giải quyết các vấn đề như hư, mất và trùng lập các khung dữ liệu.

Tầng vật lý: Thực hiện các chức năng cần thiết để truyền luồng dữ liệudưới dạng bit đi qua các môi trường vật lý.

TCP/IP TCP/IP cũng giống như OSI nhưng kiểu này có ít hơn ba tầng:

20

Page 21: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 21/45

Tầng ứng dụng: bao gồm nhiều giao thức cấp cao. Trước đây người ta sửdụng các áp dụng đầu cuối ảo như TELNET, FTP, SMTP. Sau đó nhiều giaothức đã được định nghĩa thêm vào như DNS, HTTP...

Tầng giao vận: nhiệm vụ giống như phần giao vận của OSI nhưng có hai

giao thức được dùng tới là TCP và UDP.Tầng mạng: chịu trách nhiệm chuyển gói dữ liệu từ nơi gửi đến nơi nhận,

gói dữ liệu có thể phải đi qua nhiều mạng (các chặng trung gian). Tầng liên kếtdữ liệu thực hiện truyền gói dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng, còntầng mạng đảm bảo rằng gói dữ liệu sẽ được chuyển từ nơi gửi đến đúng nơinhận. Tầng này định nghĩa một dạng thức của gói và của giao thức là IP.

21

Page 22: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 22/45

Tầng liên kết dữ liệu: Sử dụng để truyền gói dữ liệu trên một môi trườngvật lý.

1.3. Mô hình ngang cấp (Peer – to – Peer) Khái niệm

Mạng ngang hàng (tiếng Anh:  peer-to-peer network ), còn gọi là mạng

đồng đẳng, là một mạng máy tính trong đó hoạt động của mạng chủ yếu dựavào khả năng tính toán và băng thông của các máy tham gia chứ không tập trungvào một số nhỏ các máy chủ trung tâm như các mạng thông thường.

Mạng đồng đẳng có nhiều ứng dụng. Ứng dụng thường xuyên gặp nhất làchia sẻ tệp tin, tất cả các dạng như âm thanh, hình ảnh, dữ liệu,... hoặc để truyềndữ liệu thời gian thực như điện thoại VoIP.

22

Page 23: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 23/45

Một mạng đồng đẳng đúng nghĩa không có khái niệm máy chủ và máykhách, nói cách khác, tất cả các máy tham gia đều bình đẳng và được gọi làpeer, là một nút mạng đóng vai trò đồng thời là máy khách và máy chủ đối vớicác máy khác trong mạng.

 Phân loại 1.3.1.1.  Mạng đồng đẳng thuần túy (Pure Peer-to-peer Systems)

Các máy trạm có vai trò vừa là máy chủ vừa là máy khách.Không có máy chủ trung tâm quản lý mạng.Không có bộ định tuyến trung tâm, các máy trạm có khả năng tự

định tuyến.

23

Page 24: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 24/45

1.3.1.2.  Mạng đồng đẳng lai (Hybrid Peer-to-peer System)

Có một máy chủ trung tâm dùng để lưu trữ thông tin của các máy trạm và trả lời các truy vấn thông tin này.

Các máy trạm có vai trò lưu trữ thông tin, tài nguyên được chia sẻ,cung cấp các thông tin về chia sẻ tài nguyên của nó cho máy chủ.

Sử dụng các trạm định tuyến để xác định địa chỉ IP của các máytrạm.

1.3.1.3.  Hệ thống siêu ngang hàng (Super-peer Architecture)Mỗi loại hệ thống ngang hàng có mức độ tập trung khác nhau. Đối với hệ

thống ngang hàng thuần túy, tất cả các peer đều có vai trò và trách nhiệm nhưnhau. Trong hệ thống ngang hàng lai, quá trình tìm kiếm lại được thực hiện tạinhững thư mục tập trung.

Khác với những hệ thống nói trên, mạng siêu ngang hàng lại có cấu trúc

trung gian. Mỗi super-peer (nút siêu ngang hàng) là một nút mạng hoạt độnggiống như Sever đối với một tập con các Client.

24

Page 25: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 25/45

1.3.1.4.  Hệ thống siêu ngang hàng có dự phòng (Super-peer Redundancy)Một hệ thống siêu ngang hàng có dự phòng cấp k nếu như có k nút mạng

cùng chia sẻ tải tại điểm siêu ngang hàng. Hình dưới mô tả một hệ thống mạngsiêu ngang hàng có dự phòng cấp 2, trong mạng này, tại mỗi super-peer, có 2nút thực hiện việc điều hành tải của mạng, do đó, gọi là mạng siêu ngang hàngcó dự phòng cấp 2.

Đây là một cải tiến của mạng siêu ngang hàng thông thường, kiến trúcmạng theo kiểu siêu ngang hàng có dự phòng cấp k đáp ứng điều kiện yêu cầu

 phát triển của hệ thống mạng có quy mô lớn.

 Đặc điểm

25

Page 26: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 26/45

1.3.1.5. Ưu điểmMột mục đích quan trọng của mạng đồng đằng là trong mạng tất cả các

máy tham gia đều đóng góp tài nguyên, bao gồm băng thông, lưu trữ, và khảnăng tính toán. Do đó khi càng có nhiều máy tham gia mạng thì khả năng tổng

thể của hệ thống mạng càng lớn. Ngược lại, trong cấu trúc máy chủ-máy khách,nếu số lượng máy chủ là cố định, thì khi số lượng máy khách tăng lên khả năngchuyển dữ liệu cho mỗi máy khách sẽ giảm xuống.

Các peer tham gia vào mạng có thể đóng góp tài nguyên chia sẻ với nhau,tài nguyên có thể riêng lẻ và có thể truy cập tài nguyên ở bất các các nodes nàotrong mạng.

Các peer đóng vai tròn như cả Client khi truy vấn thông tin và Server khicung cấp thông tin.

Không cần Server riêng, khi hệ thống càng mở rộng thì khả năng hoạtđộng càng tốt.

Chi phí thấp, dễ cài đặt và bảo trì.

26

Page 27: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 27/45

1.3.1.6.  Nhược điểmLiên quan đến văn hóa trong chia sẻ về các tài nguyên có bản quyền.

Không đáng tin cậy và không tốt cho các ứng dụng cơ sở dữ liệu cần bảomật cao. Mạng đồng đẳng có không có cấu trúc và có cấu trúc

1.3.1.7.  Mạng đồng đẳng không có cấu trúcMột mạng đồng đẳng không cấu trúc khi các liên kết giữa các nút mạng

trong mạng phủ được thiết lập ngẫu nhiên (tức là không theo qui luật nào). Những mạng như thế này dễ dàng được xây dựng vì một máy mới khi muốntham gia mạng có thể lấy các liên kết có sẵn của một máy khác đang ở trong

mạng và sau đó dần dần tự bản thân nó sẽ thêm vào các liên kết mới của riêngmình.Khi một máy muốn tìm một dữ liệu trong mạng đồng đẳng không cấu

trúc, yêu cầu tìm kiếm sẽ được truyền trên cả mạng để tìm ra càng nhiều máychia sẻ càng tốt. Hệ thống này thể hiện rõ nhược điểm: không có gì đảm bảo tìmkiếm sẽ thành công.

Đối với tìm kiếm các dữ liệu phổ biến được chia sẻ trên nhiều máy, tỉ lệthành công là khá cao, ngược lại, nếu dữ liệu chỉ được chia sẻ trên một vài máy

thì xác suất tìm thấy là khá nhỏ. Tính chất này là hiển nhiên vì trong mạng đồngđẳng không cấu trúc, không có bất kì mối tương quan nào giữa một máy và dữliệu nó quản lý trong mạng, do đó yêu cầu tìm kiếm được chuyển một cách ngẫunhiên đến một số máy trong mạng. Số lượng máy trong mạng càng lớn thì khảnăng tìm thấy thông tin càng nhỏ.

Một nhược điểm khác của hệ thống này là do không có định hướng, mộtyêu cầu tìm kiếm thường được chuyển cho một số lượng lớn máy trong mạnglàm tiêu tốn một lượng lớn băng thông của mạng, dẫn đến hiệu quả tìm kiếm

chung của mạng thấp.1.3.1.8.  Mạng đồng đẳng có cấu trúcMạng đồng đẳng có cấu trúc khắc phục nhược điểm của mạng không cấu

trúc bằng cách sử dụng hệ thống DHT(Bảng Băm Phân Tán, tiếng anh:Distributed Hash Table).

Hệ thống này định nghĩa liên kết giữa các nút mạng trong mạng phủ theomột thuật toán cụ thể, đồng thời xác định chặt chẽ mỗi nút mạng sẽ chịu tráchnhiệm đối với một phần dữ liệu chia sẻ trong mạng.

27

Page 28: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 28/45

Với cấu trúc này, khi một máy cần tìm một dữ liệu, nó chỉ cần áp dụngmột giao thức chung để xác định nút mạng nào chịu trách nhiệm cho dữ liệu đóvà sau đó liên lạc trực tiếp đến nút mạng đó để lấy kết quả.

28

Page 29: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 29/45

1.3.1.9.

Chương 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH THỰC HÀNH MẠNG PEER TO PEER 

1.4. Bài toán đặt ra

Thiết kế mô hình mạng Peer to Peer để chia sẻ: File

Ổ CD

Máy in1.5. Mô hình logic

PC 2PC 1 Printer 

Cấu hình IP của từng máy:PC 1: IP – 192.168.1.1

Subnet mask: 255.255.255.0PC 2 : IP – 192.168.1.2

Subnet mask: 255.255.255.0

1.6. Cài đặt phần mềmCài đặt win Xp cho hai máy PC 1 và PC 2

Trước tiên bạn cần vào BIOS để chọn khởi động từ CD-ROM, sau đó đặtCD WinXP vào ổ CD-ROM rồi khởi động lại máy tính. Bạn bấm phím bất kỳkhi màn hình xuất hiện thông báo Press any key to boot from CD để khởi động

 bằng CD.Màn hình đầu tiên của tiến trình cài đặt hiện ra, trong màn hình này, bạn

có thể bấm phím F6 để cài đặt driver của nhà sản xuất nếu bạn sử dụng ổ cứng

theo chuẩn SCSI, SATA, RAID. Sau đó Setup sẽ nạp các file cần thiết để bắtđầu cài đặt.

29

Page 30: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 30/45

Trong màn hình Welcome to Setup, bạn bấm phím Enter để tiếp tục càiđặt (bấm phím F3 để thoát khỏi trình cài đặt).

Trong màn hình License, bấm F8 để đồng ý với thỏa thuận về bản quyền.Trong màn hình liệt kê ổ đĩa, không gian chưa phân vùng (partition), các

 phân vùng hiện có và định dạng của chúng. Bạn có thể dùng phím mũi tên chọnổ đĩa (hay phân vùng) rồi bấm Enter để cài đặt (hay chọn Unpartitioned space

rồi bấm phím C để tạo phân vùng mới, hoặc xóa phân vùng đang chọn với phímD). Trong trường hợp ổ đĩa mới và bạn không cần phân vùng, chọnUnpartitioned space rồi bấm Enter.

+ Nếu muốn phân vùng, bạn bấm phím C -> nhập dung lượng chỉ định cho phân vùng -> Enter.+ Bấm phím mũi tên để chọn định dạng cho phân vùng là FAT (FAT32 cho

 phân vùng trên 2GB) hay NTFS, có thể chọn chế độ Quick (nhanh) nếu muốn bỏ qua việc kiểm tra đĩa (tìm và đánh dấu sector hỏng) để rút ngắn thời gianđịnh dạng -> Enter để tiến hành định dạng.

Trích dẫn:Bạn nên chia đĩa thành 2 phân vùng, gồm: phân vùng khởi động (Primary)

để cài WinXP và phân vùng Logic (extanded) để lưu trữ dử liệu quan trọng của bạn. Như vậy, khi WinXP bị hư hỏng bạn chỉ cần định dạng và cài lại phân vùng

30

Page 31: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 31/45

WinXP, không ảnh hưởng đến phân vùng dữ liệu. Trước khi cài đặt WinXP, bạncó thể sử dụng Fidsk để phân vùng nếu chỉ cần định dạng theo FAT32. Nếumuốn phân vùng theo định dạng khác (NTFS, Linux...), bạn cần dùng PartitionMagic.

Setup sao chép các file cần thiết của WinXP từ CD vào ổ cứng. Sau khisao chép xong, Setup sẽ tự khởi động máy lại.

Khi khởi động lại cũng sẽ xuất hiện thông báo Press any key to boot from

CD. Lần này, bạn đừng bấm phím nào cả để máy khởi động bằng đĩa cứng vàtiếp tục quá trình cài đặt trong chế độ giao diện đồ họa (GUI - Graphical User Interface).

Màn hình Regional and Language Options xuất hiện. Bạn bấm nútCustomize để thay đổi các thiết đặt về dạng thức hiển thị số, tiền tệ, thời gian,ngôn ngữ cho phù hợp với quốc gia hay người dùng.-> Bấm Next để tiếp tục.

Bấm next, tiếp tục hiện lên:

31

Page 32: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 32/45

 Điền tên và tên cơ quan. Tiếp theo nạp CD key(tìm thấy trên lưng CD) vàokhung như sau:

Bấm next, đặt tên cho máy:

32

Page 33: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 33/45

Tiếp theo là chỉnh giờ và chọn time Zone:

33

Page 34: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 34/45

Máy khởi động lại thì nó sẽ yêu cầu conect vô internet:

Bấm next , windows sẽ yêu cầu bạn đăng kí với Microsoft, và bấm finish thếlà bạn đã cài xong windows XP.

Thiết lập địa chỉ IP cho từng máyCấu hình IP động: Chọn option “Obtain an IP address automatically”

34

Page 35: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 35/45

Cấu hình IP tĩnh: Chọn option “Use the following IP address”, thường sử

dụng option này khi may đang trong mạng LAN; các máy tính thay đổi địa chỉ,cố định.

• IP address: địa chỉ IP bạn muốn thiết lập cho máy

• SubnetMask: subnet mask của đường mạng

• Default gateway: địa chỉ IP của máy trung gian khi các kết nối củamáy bạn ra ngoài mạng LAN

• Preferred DNS server: địa chỉ IP của server thực hiện chức năngDNS (phân giải tên miền th nh địa chỉ IP hoặc ngược lại)

• Alternate DNS server: địa chỉ của DNS server phụ (được sử dụngkhi Preferred bị sự cố kh ng phục vụ ph n giải được), có thể bỏ qua mục nàynếu bạn không có DNS server thay thế.

35

Page 36: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 36/45

Làm tương tự cho máy thứ hai.

Tạo WorkgroupWorkGroup: các máy tính có quyền ngang nhau. Việc quản trị và bảo

mật sẽ được thực hiện trên từng máy. Mỗi máy sẽ quản lý thông tin các ngườidùng trên máy mình.

Các bước tạo Workgroup:

Bước 1: Properties của My Computer Chọn tab Computer NameBước 2: Chỉnh cấu hình WorkGroup hay Domain. Có 2 cách:

a) Có Wizard: chọn mục Network ID

36

Page 37: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 37/45

37

Page 38: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 38/45

 b) Không wizard: chọn mục Change

38

Page 39: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 39/45

Cuối cùng reset lại máy để apply các thay đổi.Chia sẻ file và ổ CD – Room

Vào “My Computer” -> click chuột phải vào phân vùng đĩa cứng cần chiasẻ để xuất hiện menu xổ ra -> chọn “Sharing and Security” -> chọn thẻ“Sharing” -> nhấn vào dòng chữ cảnh báo “If you understand the risk…” ->Tiếp tục nhấn vào dòng chữ “If you understand the security risk...” trong giaodiện mới để hiện ra giao diện “Enable File Sharing” -> chọn “Just Unable filesharing” và nhấn OK để hiện ra thẻ “Sharing” đã được “độ” lại để chia sẻ file ->đánh dấu vào “Share this folder” và đánh dấu luôn vào “Allow network user tochang my files” để bạn có thể ngồi ở máy 1 mà vẫn có thể chỉnh sửa được mọi

file trong phân vùng đĩa cứng đã chia sẻ ở máy 2 -> sau khi nhấn “Apply” và“OK” là phân vùng đĩa cứng mà bạn đã chọn đã được chia sẻ cho máy bạn.

Làm tương tự cho folder, CD - Room:

39

Page 40: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 40/45

Kết quả:

Chia sẻ máy inChọn máy in

40

Page 41: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 41/45

Cấu hình chia sẻ máy inVào start / control panel / printer and fax / click phải chọn sharing... /

chọn tabs Share / chọn mục Share this printer / OK 

41

Page 42: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 42/45

Chương 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT

1.7. Kết quả thực hiện

Thiết kế được mô hình mạng Peer to Peer để có thể chia sẻ được file, ổCD – Room và máy in.

Thứ tự công việc:Bạn A:Bạn B:

1.8. Đề xuất Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin nói

chung và ngành mạng máy tính nói riêng, con người đã tạo ra nhiều công nghệ

mạng mới tiến bộ hơn với mục đích tiết kiệm,nhanh chóng và tiện lợi.Đề xuất hướng chính là giới thiệu, nghiên cứu và xây dựng mô hình mạng

BootRom, mô hình mạng máy tính trong đó, các máy con (client) không cần ổcứng để cài đặt hệ điều hành mà vẫn có thể hoạt động như bình thường thôngqua hệ điều hành ảo được sao chép trên đĩa ảo của máy chủ.

Ảo hóa hệ điều hành và quá trình Streaming

Ưu điểm của mạng BootRomSự dự phòng linh độngVới ảo hóa hệ điều hành, bạn có thể dễ dàng kết nối các ổ đĩa ảo (Vdisk)

khác vào một hệ thống. Máy khách có thể dễ dàng khởi động hệ điều hành khác

42

Page 43: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 43/45

hoặc role khác. Điều này rất hữu dụng cho các môi trường Terminal Server khisử dụng nguyên lý silo (hay cũng được gọi là Application Load ManagedGroups), một silo có thể được mở rộng dung lượng một cách dễ dàng. Cũng theođó, các máy trạm hoặc các máy chủ có thể được gán một role cụ thể khi cần thiết

 bằng cách gán một đĩa ảo khác.Hỗ trợ đa image (ảnh ảo ) trên hệ thống, gồm có cả menu khởi độngViệc dự phòng linh động mở rộng có thể tạo lên một bước đi dài hơn

trong việc gán nhiều image đồng thời cho một client. Khi bắt đầu, một menukhởi động cũng có thể được hiện diện cho máy khách, chính vì vậy người dùngcó thể chọn hệ điều hành nào (với một role khác) sẽ được khởi động. Trongtrường hợp này, một hệ thống có thể được sử dụng cho một số mục đích bêntrong khoảng thời gian tính theo giây.

Triển khai phần mềm (OS/App) nhanhViệc bổ sung thêm máy chủ mới hoặc máy trạm vào cơ sở hạ tầng chỉ mất

một vài phút thay vì phải cài đặt và cấu hình hệ thống một cách thủ công hoặcthông qua công cụ triển khai, mất tối thiểu cũng một vài giờ, chỉ cần một số

 bước, máy khách sẽ được gán cho một đĩa ảo và có thể được sử dụng trong sảnxuất.

Hệ thống giống nhau 100%Thông thường, việc khắc phục sự cố các vấn đề thường tập trung vào một

máy vì ở đó có sự khác nhau trên máy tính đó. Đặc biệt là trong TerminalServers, đây là một thành phần quan trọng mà tất cả các máy chủ đang cấu hìnhcùng một role (silo) giống nhau. Vấn đề này chỉ áp dụng cho các ổ đĩa chia sẻ vìtrong đĩa private, các thay đổi sẽ được lưu lại.

Cải thiện dễ dàng cho các nâng cấp và các hotfix ( lỗi nguy hiểm ) củacácứng dụng và hệ điều hành

Với sự ảo hóa hệ điều hành, một nâng cấp hoặc một hotfix chỉ nên được bổ sung cho image Virtual Disk thay vì tất cả các máy chủ. Mặc dù vậy, bạn có

thể tạo một đĩa ảo mới gồm có nâng cấp hoặc hotfix sau đó kiểm tra thử nó mộtcách dễ dàng bằng cách gán ổ đĩa ảo này cho một máy tính nào đó. Nếu các lầnkiểm tra diễn ra thành công thì đĩa ảo này có thể được gán cho tất cả các máykhách khác. Về phía các bạn, chỉ cần tạo thủ tục/ các hệ thống để quản lý cácnâng cấp và các phiên bản ổ đĩa ảo khác.

Dễ dàng rollback ( quay trở lại ) các kịch bản ban đầuMặc dù nâng cấp hoặc hotfix đã được test qua nhưng trong suốt quá trình

sản xuất, hành vi của nâng cấp hay hotfix này vẫn không diễn ra như mong đợi.

Khi đó bằng cách gán đĩa ảo cho các máy khách đó và khởi động lại chúng, bạncó thể chuyển đổi về trạng thái trước đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.

43

Page 44: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 44/45

Sau khi khởi động lại, hệ thống sẽ trở về trạng thái sạch trơnƯu điểm này chỉ áp dụng cho các image chia sẻ. Nếu hệ thống của bạn có

hành vi nào đó lạ thường, thường một cài đặt lại hoàn tất là một giải pháp chotrường hợp này, tuy nhiên với sự ảo hóa hệ điều hành (kết hợp với ổ đĩa chia sẻ),

mỗi một máy chủ chỉ cần khởi động lại và load các cấu hình mặc định lại.

44

Page 45: bao cao huy moi

5/14/2018 bao cao huy moi - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/bao-cao-huy-moi 45/45

Phần 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Đức Hải – Giáo trình Mạng máy tính – NXB Giáo dục – 1996.

[2]. Trần Thống – Giáo trình Mạng máy tính 1 – Trường Đại học Đà Lạt – 1999.[3]. Bùi Thế Hồng –  Mạng máy tính và các dịch vụ trên mạng  – Viện Công nghệThông tin Hà Nội – 1999.[4]. Nguyễn Thúc Hải –  Mạng máy tính và các hệ thống mở - NXB Giáo dục – 1999.[5]. Andrew S.Tanenbaum (Hồ Anh Phong dịch) –  Mạng máy tính – Nhà xuất

 bảnthống kê – 2002.[6]. Tống Văn On –  Mạng máy tính – Tập 1, 2 – Nhà xuất bản thống kê – 2004.[7]. Tạp chí PC – World của Việt Nam.

45