báo quốc gia số 129 & 130

141

Upload: luan-doan

Post on 10-Mar-2016

345 views

Category:

Documents


30 download

DESCRIPTION

Báo Quốc Gia số 129 & 130

TRANSCRIPT

Page 1: Báo Quốc Gia số 129 & 130
Page 2: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 2

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL

BAN GIÁM SÁTÔng TrÀn ñình Th¡ng ........................................Chû TÎchÔng ñ¥ng TÃn Nghi....................................Phó Chû TÎchBà Phan ThÎ SÏ............................................T°ng ThÜ KšÔng NguyÍn NhÜ Thành.....................................Ñy ViênÔng Phan Væn Ninh............................................Ñy Viên

BAN CHƒP HàNHBà ñ¥ng ThÎ Danh.............................................Chû TÎchBà NguyÍn Kim Chi.......................Phó Chû TÎch N¶i VøÔng ñ‡ QuÓc Bäo......................Phó Chû TÎch Ngoåi VøCô NguyÍn Ng†c Thuÿ Dung.......................T°ng thÖ kšÔng Lâm Quang HÒ.......................................... Thû QuÏ

C– VƒN ñOànÔng Thân Tr†ng An, Bà Lâm HÒng Hà, Bà TrÀn ThÎ MÜ©i,

Ông NguyÍn Væn Phú, Ông VÛ Væn Thái

CÓ vÃn pháp luÆtÔng NguyÍn An Låc

CÁC ÑY VIÊNY t‰ và xã h¶i: Bà Tå Mai Anh; Gi§i trÈ: Ông ñ‡ QuÓc Bäo; Væn NghŒ: Ông Duy Ng†c; Thông tin: Ông DÜÖng Tâm Chí; Th‹ thao: Ông ñ¥ng VÛ Hoàng; Du lÎch: Ông ñ¥ng TÃn Sï; Tài chánh Ç¥c trách tài tr® cûa chính phû:Bà NguyÍn Kim Chi; Sinh hoåt: Ông ñào Bá Anh Khoa

phø tá ÇiŠu hành: ông TrÜÖng QuÓc Thông

TåP CHí QUÓC GIAChû nhiŒm : Bà ñ¥ng ThÎ Danh

Chû bút: Ông TrÀn M¶ng Lâm T°ng thÜ Kš: Ông NguyÍn Væn Khiêm

BAN BIÊN TÆPÔng TØ Uyên, Ông Lê QuÓc, Ông NguyÍn Bá Hoa, Ông

Lâm Væn Bé, Ông Thân Tr†ng An, Ông TrÀn M¶ng Lâm, Ông NguyÍn LÜÖng TuyŠn

VỚI SỰ HỢP TÁC CỦA QU´ VÎ:

Cấn T. Bích Ngọc, Dư Mỹ, Dương Tử, Ðặng Chương, Ðông Phước, Hồ Mạnh Trinh, Lâm Chương, Lâm Lễ Trinh, Lâm Xuân Quang, Lê Bạch Lựu, Lê Hữu Mục, Lê Mai Lĩnh, Lê Quang Xuân, Lê Quỳnh Mai, Lê Thái Lâm, Lê Văn Châu, Lọ Lem, Lưu Nguyễn Ðạt, Lưu Thư Trung, Mộng Thu, Ngô Minh Hằng, Nguyễn Bá Dĩnh, Nguyễn Ðăng Tuấn, Nguyễn Hải Bình, Nguyễn Khánh Hoà, Nguyễn Tấn Khang, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Ngũ Yên, Phan Nhật Nam, Phan Tấn Khôi, Phan Xuân Sinh, Quan Dương, Tiểu Thu, Thái Việt, Thuỷ Trang, Tôn Thất Tuệ, Tốt Ðen, Trà Lũ, Trần Cao Thăng, Trần Thị Lý, Trần Văn Dũng, Trần Trung Ðạo, Trần Hoài Thư, Trương Chi

Møc Løc QG 129&1302. Møc løc3. ThÜ chúc T‰t cûa chính quyŠn Canada6. Lá thÜ chû nhiŒm8. Th©i s¿, TØ Uyên11. TÜ©ng thuÆt bu°i Væn NghŒ tØ thiŒn..., m¶t khán giä13. Vài cäm nghï vŠ bu°i h¶i thäo 14-11, TØ Uyên16. Bu°i nói chuyŒn cûa GS TrÎnh Xuân ThuÆn, Nguyên Phúc20. Cái nhìn cûa m¶t nhà khoa h†c, T.B22. ChÜÖng trình væn nghŒ hành trình 35 næm, Cñ NgÜ©i ViŒt Úc24. Giai thoåi ngoåi giao, TØ Trì28. Vài cäm nghï..., Lê QuÓc32. Cu¶c vÆn Ƕng cho nhân quyŠn VN, NguyÍn ñan Qu‰35. QuÓc kÿ chúng ta trên ÇÌnh Everest, Phåm Bá Hoa38. B†n TQ phi tang c¶t mÓc biên gi§i cÛ, tin BBC39. Trung C¶ng Çã mua ÇÙt Châu Phi, Måc ViŒt HÒng42. Bu°i h†p Ç‹ låi sau ngày Çåi lÍ, VÛ ñông Hà44. Có nên làm tØ thiŒn cho VN, NguyÍn Huy Hùng46. Khi ngܪi ta g†i..., ñ¥ng Bình DiÍm Chi47. Ngàn næm gÜÖng cÛ, TrÀn Gia Phøng51. M¶t linh hÒn ch‰t xin lên ti‰ng, Tô Häi54. S¿ søp Ç° tÃt y‰u cûa các ch‰ Ƕ CS, Phåm Çình HÜng59. ñåi h†c VN låc hÆu & y‰u kém, Lâm Væn Bé68. Québec Ƕc lÆp hay không Ƕc lÆp, NguyÍn Thanh Båch73. NhÙc nhÓi con tim, Tràm Cà Mau78. Thæng Long-Hà N¶i, NguyÍn Bá Hoa87. Các giá trÎ PhÆt h†c trong truyŒn Løc Vân Tiên, Thái Công Tøng92. Næm Mèo k‹ chuyŒn Mèo, Ti‹u Tº NguyÍn Phú ThÙ98. Thú chÖi T‰t cûa ngÜ©i miŠn Nam, ñ K T100. QuÓc hiŒu nܧc ViŒt, DÜÖng BÌnh105. Ch»a lành tâm sân hÆn, Dalai Lama107. Mùa Thu ª tråi Sikew, TrÀn Trung ñåo109. Cái T‰t sau cùng tåi VN cûa tôi, TrÀn M¶ng Lâm113. B»a cÖm tÓi ª nhà hàng Ly hôn, ñ‡ Quyên115. Ng¶ Çåo ÇÃt tr©i, Tràm Cà Mau121. Tranh vui ngày T‰t123. TÖ HÒng, M¶ng Thu127. Nø hôn Çêm giao thØa, Linh Vang131. Hoa du, NguyÍn Bá Thông134. M¶t thoáng Âu Châu, Nguyên Nhung138. Paradis terrestre, Mme Chu LÜÖng CÖ140. ThÖ Xܧng h†a mØng Xuân Tân Mão, nhiŠu tác giä

thÖ: Lê PhÜÖng Nga (12); Ngô Minh H¢ng (50); Lê Chân (112); Huÿnh Anh (133); Ý Nga (139)

Hình bià: Mèo Xuân Tân MãoThư từ, bài vở, chi phiếu xin gửi về điạ chỉ :

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL 6767 Côte des Neiges suite 495, Montréal, Québec,

CANADA,H3S2T6 Tél : (514) 340-9630 Fax: (514) 340-1926

Web site : http://www.vietnam.ca E-mail : [email protected]

Văn phòng mở cửa 6 ngày trong tuần

Page 3: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 3

Jean Charest

Message du premier ministre

C’est avec plaisir que je transmets mes salutations et mes amitiés à tous les membres de la communauté viet-namienne au Canada, Région de Montréal, à l’occasion du Nouvel An.

Au nom du gouvernement du Québec, je vous fais à vous tous mes vœux de santé, de bonheur et de pros-périté. Que les célébrations de cette nouvelle année qui commence vous apportent des moments de réjouis-sance, du temps pour vous retrouver en famille et entre amis autour des valeurs que vous chérissez. Et que tous les jours qui suivent soient remplis du meilleur pour chacun de vous.

Bonne et heureuse année du chat!

Page 4: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 4

Page 5: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 5

La communauté montréalaise d’origine vietnamienne est importante. Depuis des décennies, elle contribue pleinement au dynamisme de notre métropole. Je suis heureux de saluer ses membres réunis au Centre Pierre-Charbonneau pour célébrer la nouvelle année 2011. En ce temps de partage que je vous souhaite le plus joyeux et le plus serein, voilà une belle occasion de mettre à l’honneur les traditions qui forment votre riche héritage culturel.

À toutes et à tous, mes meilleurs vœux de santé, de bonheur et de prospérité pour cette année du chat.

Gérald TremblayMaire de Montréal

Page 6: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 6

Lá Thư Chû nhiŒm

Thưa quý Đồng Hương,

Một năm lại trôi qua, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia cùng các Hội Đoàn & Nhân Sĩ của các thế hệ người Việt tỵ nạn CS tại Montréal đã tụ về trong đêm gây quỹ Hội Chợ Tết Tân Mão.

Dù xa quê hương trên 30 năm, 20 năm hay 10 năm, chúng ta, những người Việt tha hương đi tìm Tự Do, đã góp một tia lửa để cùng hưởng những giờ phút nồng ấm, đượm tình Dân Tộc trong bầu trời tuyết trắng lạnh lẽo. Đó là một trong những ngày đầu năm, Hội Chợ Tết.

Tết ? Chỉ một chữ đã đổi thay tâm trạng con người. Nhất là những người Việt của nửa thế kỷ vừa qua. Nhớ ngày nào được cha mẹ sắm quần áo mới để đi mừng tuổi Ông Bà. Vô tư và hạnh phúc trong gia đình, trong nắng ấm, muôn màu, muôn sắc của hoa Mai, Lan, Cúc . . . , thở không khí trong lành tươi mát của những ngày đầu Xuân. Thời son trẻ, tuổi thơ trong khói lửa do giặc Cộng phương Bắc gây ra nhưng chúng tôi vẫn bình an đón Xuân. Kính cẩn nghiêng mình đến những chiến sĩ vô danh, anh linh những anh hùng vì Quốc Gia, Dân Tộc và Tự Do.

Tại sao ngày nay con Rồng cháu Tiên tìm đất lành khắp năm châu ? Tại sao con dân Việt Nam phải rời bỏ Quê hương ? Họ là đï điếm, bất hảo, ăn bám vô đế quốc Mỹ hay ươn hèn chăng ?

Năm 54, lìa bỏ làng mạc, nơi chôn nhau cắt rún nhưng vẫn sống trên gÃm vóc sơn hà của Tổ Tiên tạo dựng. Năm 75, người lià bỏ quê hương, khóc cho vận mệnh của Dân Tộc ; kẻ ở lại mong sống trong thanh bình của đất nước vừa được ‘’Thống Nhất Nam Bắc một nhà’’. Nhưng chỉ có cảnh tù tội và cướp bóc của chính quyền CSVN. Họ còn hơn loài dã thú, từ Bắc vô Nam, đồng bào cùng ngôn ngữ màu da như họ đã không sợ tử thần, phó mặc số mạng cho bão tố, biển cả, rừng thiêng nước độc. Kết quả, khắp năm châu, những nắm xương khô, những nấm mồ hoang lạnh, những oan hồn vất vưªng trên những đảo nhỏ rừng hoang . . .

Ngày nay, với nền kinh tế mở rộng, với viện trợ của Quốc Tế và ‘’núm ruột ngàn dặm’’, tại sao những trẻ thơ, những thanh thiếu niên, ‘’cháu ngoan của Bác’’, tương lai của đất nước phải lang thang khắp nẻo đường Quê hương, khắp năm châu để cho thiên hạ mua vui, đày đọa. Mỉa mai thay, là tự các em hay cha mẹ các em phải hối lộ cho chính quyền CS để đi vào địa ngục trần gian mà tưởng sẽ cứu gia đình thoát cảnh lầm than, nghèo đói.

Lừa thế giới, lừa ‘’núm ruột ngàn dặm’’ và lừa cả những ‘’cháu ngoan của Bác & Đảng’’. Nhờ tài phỉnh mà các ông cán bộ đã thành chủ nhân ông của núm ruột ngàn dặm. Nghề bịp rất thịnh vượng thì nền đạo đức của cả một dân tộc hài hòa đã mất dạng dưới chế độ CSVN. Cả một dân tộc sắp bị tiêu diệt bởi chính người cùng màu da và ngôn ngữ. Đệ Nhị Thế Chiến, nhân loại rùng mình và điêu linh, chiến tranh do một bạo quyền của một quốc gia gây ra. Sự tàn bạo của Đức Quốc Xã đối với dân tộc Do Thái so với Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam trong nửa thế kỳ vừa qua và tương lai của chính tổ quốc họ, chúng ta cần phải chờ lịch sử nhân đạo mới nhận thức được hay chờ đưa lên bàn cân luật pháp nhân tính mới thức tỉnh.

Tại sao dân Do Thái vẫn tồn tại ? tình người, ý chí hay đoàn kết ? anh Lâm Văn Bé, trong một số của báo Quốc Gia, đã dẫn chứng sự hiện hữu của một tập thể thay vì đã bị diệt chủng.

Chúng ta, những người Việt được tái sinh trong cùng một kiếp, sống trong một xã hội, một đất nước tự do và nhân quyền, có nghĩ gì đến nhân loại, đồng loại và xứ sở đã và đang cưu mang chúng ta. Ý chí sinh tồn và tinh thần đoàn kết ngày nào còn hay không ? Mỗi người Việt chúng ta tự vấn lương tâm và góp sức xây dựng Cộng Đồng cho vững mạnh. Thế hệ nối tiếp đang dấn thân, kề vai chung sức để tiếp tục sứ mệnh của những bậc trưởng thượng, tiền nhân của dân tộc Việt ở những xứ tự do và đa văn hóa. Với cả tình thương của bậc Cha Chú, các em có để mất một Cộng Đồng được xây dựng bằng máu và nước mắt của các bậc tiền nhân từ 36 năm trước, dù bận gia đình con cái, công ăn việc làm, đối đầu với xã hội đa chủng tộc hay không ? Phận làm cha mẹ, chú bác với tuổi về chiều, sống chết bất ngờ, nên cứ vui chơi hưởng nhàn con cái thành danh nên không bận tâm tới môi trường tập thể.

Có một dân tộc K’mông không có quê hương, cùng sống trong một làng ở Cali, không cô đơn và tủi nhục.

Page 7: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 7

Tổ tiên ông bà và cha mẹ họ đã không đem con cháu tìm đất sống rồi bỏ mặc đàn cháu con với những chủng tộc khác. Người Việt chúng ta thì sao ? Trụ sở Cộng Đồng Việt Nam ? Nhà Việt Nam ? Làng Việt Nam ? nguồn gốc cho con cháu mai sau ?

Trên lãnh vực văn hóa xã hội, có những vị nhân sĩ âm thầm sinh hoạt và cống hiến cho Cộng Đồng những bài viết tâm tình xây dựng, đoàn kết và đấu tranh cho nền Dân Chủ Nhân quyền, tài trợ cho báo Quốc Gia đứng vững cho tới ngày nay. Các anh chị em Nghệ Sĩ đem những lời ca, tiếng nhạc sưởi ấm tình đồng hương trong những ngày lễ cỗ truyền, trong những buổi hội thảo, trong những buổi cơm thân mật . . . xích lại gần nhau để thông cảm nhau, trao nhau những kinh nghiệm sống của nửa thế kỷ qua mà cha chú đã đổi lấy mạng sống để bảo tồn linh hồn của những người Việt đi tìm tự do, như anh Từ Uyên, anh Trần Văn Thanh, anh Lâm Xuân Quang, chị Lê Thanh Hương, cô Cao Kim Hậu . . . xích lại gần nhau để cùng xoa dịu những người bất hạnh do thiên tai, bệnh tật . . . gây ra như anh Trần Kỳ Sĩ, anh Nguyễn Tấn Khang, anh Lê Văn Trang, Thanh Bình, Hồng Phúc, Thùy Dung . . . xích lại gần nhau để truyền đạt nghệ thuật văn học Việt Nam như anh Trần Mộng Lâm, Chị Hải Phong, Lê Minh Thịnh, Hoa Xuân Long . . . xích lại gần nhau để khẩu vị Việt Nam không thất truyền như chị Trang, chị Kim Chung, Thanh Vân, Như Lan . . . tất cả những xích lại gần nhau không có sự sốt sắng trong công việc của nhân viên Văn Phòng Cộng Đồng và các Vị Thiện Nguyện thì không thành hình.

Tiệc gây Quỹ chợ Tết Tân Mão, chúng tôi, Đại Diện Ban Chấp Hành đã vinh danh anh Bác Sĩ Đặng Phú Ân, chị Dược Sĩ Cỗ Thị Ruông, anh chị đã âm thầm đóng góp cho Cộng Đồng, cho tập thể, cho Hội nhà. Anh Chị đã đem sự hiểu biết trong lãnh vực chuyên môn đến đồng hương. Cô Cao Kim Hậu, thế hệ nối tiếp, đã vào Cộng Đồng cùng các em Thùy Dung, Phó Trâm, Quốc Bảo . . . trưởng thành trong nền dân chủ và nhân quyền. Với nhiệt huyết, cô đã góp sức cho sự hội nhập của Cộng Đồng, cho Xã Hội mà tập thể chúng ta đang bình an sinh sống và bảo tồn văn hóa với màu cờ thân thương.

Em Phạm Đăng Kim My, sanh ra trong xã hội đượm tình nhân loại, được vun xới cội nguồn nên buồn đau khi thấy mất lá cờ chính nghĩa trong trường học của em. Em đã mạnh dạn góp ý xây dựng cho xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc. Đó là lịch sử của lá cờ được bảo vệ bằng cả mạng sống của bao anh hùng vô danh, những người Việt tha hương trên khắp thế giới.

Một con én không đem lại mùa Xuân. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal còn tồn tại đến ngày nay là nhờ những cánh én góp sức xây dựng và đấu tranh cho Nhân quyền. Chúng tôi, Ban Chấp Hành, đã nhận lãnh trách nhiệm trước Đại Hội Đồng cho nhiệm kỳ 2009-2011, kính xin tri ân tất cả những Hội Đoàn, Nhân Sĩ, Mạnh Thường quân, Thiện Nguyện Viên và Đồng Hương đã chung sức phát triển Cộng Đồng để cho chúng tôi làm tròn trách nhiệm.

Trước thềm năm mới, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal, kính chúc Quý đồng hương, một Năm Tân Mão an khang, thịnh vượng và nhiều sức khỏe.

Page 8: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 8

Hai tháng sau cùng cùa năm 2010 cũng để lại một số ấn tượng

cho sinh hoạt Thế giới nói chung cũng như Canada và Québec nói riêng

Tại Á ChâuHai tháng qua toàn Á châu

sôi động về tình hình căng thẳng giữa hai miền Nam Bắc Hàn quốc nay thường được mệnh danh Hàn quốc ( phần nam ) và Bắc Triều tiên ( phần bắc ). Sau khi Kim chính Nhật phong cho con út chức vụ Đại tướng để sửa sọan trao quyền độc tài, độc đảng và gia đình trị kéo dài từ thời Kim nhật Thành tới nay đã 65 năm, Bắc Triều tiên đã hai lần gây chiến tại vùng biển bằng cách bắn đắm một chiến hạm nhỏ Chenam và pháo kích tàn phá một đảo nhỏ trong vùng tranh chấp Nam-Bắc khiến cả thế giới và ngay cả hai cường quốc Hoa kỳ và Trung Hoa quan tâm. Rồi lại có tin đưọc tung ra Bắc Triều tiên sẽ được trao cho Nam Hàn và Hoa Kỳ để đổi lại việc biến Việt Nam thành một nước trong Liên bang Trung quốc. Tin này do mạng Wikileaks tung ra và còn tả đủ chi tiết trong cuộc hội đàm Trung-Việt tại Thành Đô thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên năm 1990 giữa các nhà lãnh đạo cao cấp cộng sản hai nước coi nhau như môi hở răng lạnh và thương

yêu nhau qua 16 chữ vàng: “ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng về tương lai ( dù đã trải qua hai cuộc chiến “ anh em “ hai lần năm 1979 và 1984 ).

Gh‰ trÓng cûa LÜu hi‹u BaTrong khi đó Trung Hoa tiếp

tục đàn áp đối lập, Pháp luân công bị khủng bố tàn tệ và ngay cả nhà tranh đấu Lưu hiếu Ba người được giải Nobel hoà bình 2010 đã bị giam cầm và gia đình bị kiểm soát lưu trú cấm không cho tới Oslo để nhận giải Nobel này. Thậm chí Trung Hoa còn gây áp lực khiến 19 nước trong đó có Việt Nam không tới tham dự việc trao giải thưởng vinh dự này ngày 10-12-2010 tại Oslo nhân ngày kỷ niệm bản tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền ban bố tại Paris năm 1948.

Tại Miến Điện, bà Aung san Suy Kyi cũng đã được trả tự do sau khi chính quyền quân nhân độc tài đã thành công trong cuộc tuyển cử không có đối lập.

Bà Aung San Suy KyiTại Việt Nam, trước ngày bầu

lại Ban chấp hành trung ương và từ đó bầu ra Tân Tổng Bí thư vào trung tuần tháng 01-2011, nhiều biến chuyển đầy kịch tính đã diễn ra sau “ Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long“ một đại lễ cho tới nay còn nhận biết bao nhiêu lời phê bình từ tổ chức tới chi phí tốn kém cả nhiều tỉ USD và kết toán tài chánh cũng vẫn chưa được báo cáo đầy đủ trong khi cả nước lâm vào cảnh lụt lội triền miên trong khi đó áo quần cứu trợ được mang ra chùi xe,và tiền và thực phẩm cứu trợ chạy đâu không rõ nạn nhân chỉ nhận mì gói khô và thuốc quá thời hạn sử dụng.

Đây cũng là bài học cho những người mang nhiều thiện chí mong muốn đồng tiền cứu trợ nhìn thấy sự thực.

Tại các phiên họp Quốc hội cuối năm 2010 một số dân biểu như Nguyễn minh Thuyết, Trần du Lịch, Phạm thị Loan, Dương trung Quốc và vài vị khác đã kịch liệt chất vấn các Bộ trưởng

Page 9: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 9

và Thủ tướng trong 3 ngày 22, 23 và 24 tháng 11- 2010 về vụ Công ty Vinashin lỗ tới 10 tỷ USD cũng như bùn đỏ Bauxite đang là mối quan tâm cho môi trường Tây nguyên, nhưng như nước đổ lá môn, có bộ trưởng nhận lỗi, rồi đổ lỗi cho nhau và sau rồi cũng ” Vẫn như cũ “. Tổng Bí thư thủ khẩu như bình vì sắp hết 2 nhiệm kỳ 10 năm và Chủ tịch Quốc Hội tổng kết có tiến bộ rồi thôi. Thủ tướng lại tàn tệ hơn cho biết tuy tình trạng tham nhũng và lạm quyền có thực nhưng từ khi lên làm Thủ tướng ông ta chưa dám kỷ luật ai!

Tại Âu Châu.Tình hình Âu Châu cũng

không khả quan. Ngoài nước Đức kinh tế còn vững chắc, các nước Grèce ( Hy lạp ) Irlande ( Ái nhĩ lan ) đang lâm vào cảnh phá sản và các cơ quan tài chánh thế giới đang gia công giải cứu.

Các nước khác như Portugal (Bồ đào nha) Espagne (Tây Ban Nha) và cả Anh quốc cũng đang lâm cảnh suy thoái và các biện pháp tài giảm trong địa hạt xã hội và giáo dục bị coi là thất nhân tâm đang khiến dân càng ngày càng bất mãn và các cuộc biểu tình đang diễn ra đôi khi còn gây ra bạo động. Tại Pháp tình hình cũng không sáng sủa hơn mặc dầu Tổng Thống Sarkozy và Thủ tướng Fillion vừa cải tổ chính phủ.

Tại Oslo Na uy giải thưởng Nobel hoà bình được tổ chức long trọng. Có 45 vị đại sứ các nước và Hoàng gia Na uy dự lễ. Một ghế để trống và dành cho ông Lưu Hiếu Ba người đang bị Trung Hoa giam giữ vì tranh đấu cho nhân quyền và đang bị cầm

tù 11 năm tại Liêu Ninh, Trung hoa đã cấm vợ ông và các nhân sĩ bị nghi quen biết ông xuất ngoại vì sợ rằng các vị này sẽ đại diện ông để lãnh giải. Trung Hoa cũng gây áp lực khiến 19 nước trong đó có Cuba, Bắc Triều Tiên và Việt Nam không tham dự lễ trao giải. Tuy nhiên có hai người Trung hoa có mặt trong số người quan sát: ông Wan Yan Hai và ông Yang Ji ang. Trong khi đó tại Hong Kong nhiều người đã biểu tình đề phản đối việc Trung Hoa giam giữ người đã tham dự mọi cuộc tranh đấu không ngừng cho dân chủ từ thời sinh viên bị đàn áp năm 1989 tại Thiên An Môn tới nay.

Toàn cõi Âu Châu cũng lâm vào cảnh lụt lội và bão tuyết bất thường khiến cuộc hội nghị về khí tượng quốc tế tại Cancun ngày càng được chú trọng.

Tại Hoa kỳ.Cuộc tuyển cử Hạ viện và

1/3 Thượng viện giữa nhiệm kỳ mang lại thắng lợi lớn lao của đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện Hoa kỳ tháng 11 đã khiến Tổng Thống Obama lo ngại dù đa số tại Thượng Viện vẫn còn trong tay đảng Dân Chủ.

Các cải tổ về kinh tế đang bị xét lại và Hoa kỳ hiện nay chưa ra thoát cuộc khủng hoảng kinh tế, số người thất nghiệp vẫn quanh mức độ 10% và cơ quan tài chánh vẫn tiếp tục in thêm tiền để tiếp sức các xí nghiệp khiến đồng Mỹ Kim xuống giá. Trong khi đó cuộc chiến tại A phú Hãn còn tiếp tục và Hoa kỳ đang bước vào giai đoạn rút bớt quân khỏi Irak.

Gần đây nhất, những tiết lộ động trời của hệ thống Wikikeaks

xuât phát từ một chuyên viên tin học gốc Úc châu ghi nhận nhiều hoạt động thầm kín của nhiều nước nhất là của Hoa Kỳ đã khiến Hoa kỳ vô cùng bối rối và khiến các báo chí loại chống chính quyền như New York Times và Le Monde khai thác tận tình và trong tin tức hàng ngày các nguồn tin từ Wikileaks đang chiếm hàng đầu.

Haiti sau cơn động đất gây bao tan tác kinh hoàng hồi đầu năm, nay vẫn chưa được tái thiết lại gặp thêm tai vạ : dịch tả hoành hành, phần vì vệ sinh yếu kém, phần khác lại do vi khuẩn dịch tả gốc Á châu mang lại và nhiều chuyên viên nghi rằng do lính gốc Népal do Liên Hiệp quốc mang qua đã reo giắc mầm bệnh này khiến các cuộc phản đối càng ngày càng lan rộng trong khi đã có tới trên 2000 người chết về bệnh truyền nhiễm này. Mới đây cuộc Tổng tuyển cử đã có những dấu hiệu gian lận, khiến dân Haitien dù đang bị dịch tả đe doạ vẫn xuống đường phản đối việc gian lận này.

Mexique nay không còn là nơi nghỉ mát an toàn của những người trốn nóng. Tình trạng bạo lực của các băng đảng buôn ma túy đang diễn ra tại nước này khiến các địa điểm du lịch ven biển Mexique nay mất an ninh. Honduras cũng cùng tình trạng. Vài ngưới giàu có đi nghỉ mát đã bị sát hại tại Cancun và Honduras.

Tại Canada tình hình cũng không sáng sủa.

Sau 4 năm chính phủ thiểu số Harper dù chỉ có 143 dân biểu trong tổng số 308 vẫn đứng vững vì đối lập chính quá yếu. Đảng

Page 10: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 10

Liberal nay được 78 chỗ, đảng NDP nay mất 1 chỗ còn 36, và Bloc Québecois vớ 49 chỗ vẫn chưa đủ sức đánh đổ chính phủ thiểu số này. Nhờ những lợi thế đó Harper vẫn luôn có thái độ kẻ cả, coi thường đối lập và coi thường cả báo chí, tiếp tục không chú ý tới việc giảm bớt ô nhiễm môi trường do khối lượng khói do kỹ nghệ cát bitumineuse do Alberta gây ra vì đây là nguồn lợi to lớn tạo nên việc phát triển kinh tế miền Tây nhờ đó Canada còn giữ nổi tỷ lệ thất nghiệp thật ít 7,6% cho cả nước. Harper đang tỏ ra lỳ lợm không tôn trọng thoả hiệp Kyoto về môi trường. Mặt khác có thể Canada còn tiếp tục lưu giữ quân đội tại A phú Hãn sau năm 2011 nhưng không trực tiếp hành quân và trở thành huấn luyện viên quân sự cho quân đội nước này.

Thế nhưng những tiết lộ mới đây trong Wikileaks cũng khiến chánh phủ Harper bối rối không ít. Tuy nhiên Harper cũng như các lãnh tụ 3 đảng đối lập vẫn không dám nghĩ đến một cuộc tuyển cử mới vì theo các cuộc thăm dò chưa đảng nào có hy vọng đạt được con số 155 dân biểu để thành lập một chính phủ liên bang đa số.

Tỉnh bang Québec nơi Cộng Đồng ta đang sinh sống cũng đang trải qua nhiều cơn sóng gió. Khởi đi từ lời tố cáo những hành vi dọa nạt để đạt độc quyền trong các dịch vụ xây cất, từ đó tới việc tố cáo các tài phiệt thân cận nhóm Mafia và một số chủ nhân các hãng xây cất lớn đã và đang gây áp lực với một số nhân viên trong chính quyền nhờ đó trúng nhiều cuộc đấu thầu xây

cất, kèm thêm những vụ tố cáo tham nhũng và lạm quyền liên hệ cả tới việc bổ nhiệm thẩm phán. Tất cả đã mang lại một cuộc vận động Quốc hội bỏ phiếu “ Bất tín nhiệm chính phủ “.

Tuy việc bất tín nhiệm không thành nhưng uy tín cuả chính phủ Jean Charest đang xuống thấp sau 3 nhiệm kỳ Thủ tướng Tỉnh bang.

Hai năm nữa bắt buộc có tuyển cử và trong buổi họp tạm mãn khoá Quốc hội trước lễ Giáng sinh, Thủ tướng một mặt nhìn nhận đang gặp nhiều khó khăn, mặt khác cho biết tới ngày Quốc hội họp trở lại ngày 08-02-2011 ông sẽ đưa ra nhiều biện pháp mới và qua các cuộc phỏng vấn ông khẳng định sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư.

Tại Montreal Montréal cũng không duy trì

nổi vị trí của thành phố lý tưởng trước đây.

Cuộc sửa chữa các con đường chính đã kéo dài quá lâu và đã gây bất tiện cho các thương gia và cả những người mua sắm. Thêm vào đó chi phí đậu xe cũng tăng gia tùy khu vực. Thuế thổ trạch sẽ được định lại theo hướng tăng giá trị tới 25% khiến cả hai phía chủ nhà và người thuê nhà cùng chịu ảnh huởng. Thời gian gần đây giá nhiên liệu được thả nổi nhưng chỉ có phần tăng lên có khi tới 1,22 CND một litre, trong khi đó vé của các phương tiện giao thông công cộng cũng tăng giá.

Mãi lực của người dân có khuynh hướng suy giảm tuy nhiên đặc biệt số xe hơi mới và thị trường địa ốc vẫn tăng. Các căn nhà trung bình tại Montreal

không dưới 300.000 CAD, tuy nhiên giá xe hơi có vẻ tạm thời giảm bớt.

Tỷ lệ thất học tại Montreal tàn tệ nhất tỉnh bang. Hơn 39% học sinh trung học đã bỏ học trước khi hoàn tất lớp 3 trung học.

Montréal vừa lãnh một trận bão tuyết đầu mùa và việc thu dọn tuyết đã gập ngay những lời than phiền của dân chúng khiến Thị trưởng Gerald Tremblay trong thời gian qua bị phản đối về đủ chính sách từ tài chánh tới xây cất nay lại nhận thêm buá rìu của dư luận.

Cộng đồng ta cũng có nhiều hoạt động đáng kể.

Trong vài tháng sau cùng của năm 2010 Cộng đồng đã có hai buổi sinh hoạt chính. Buổi hội thảo giới trẻ ngày 14-11-2010 đã được tổ chức và tạo nên những ý kiến và cảm nghĩ khác nhau. Bữa tiệc ngày 20-11-2010 nhằm mục đích gây qũi tổ chức chợ Tết cổ truyền cũng đem lại một số thu đáng kể nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, đôi khi có những lời phát ngôn ngoài chương trình.

Ngoài ra Ban Chấp hành Cộng đồng cũng tham gia Đại hội đông Liên hội tại Ottawa và có lẽ vì quá bận với các công tác nội bộ nên trong thời gian tới Hội Montreal không có mặt trong các chức vụ quan trọng trong Liên Hội như các nhiệm kỳ trước.

Bản ghi nhận những sinh hoạt trong vài tháng cuối năm 2010 còn nhiều thiếu sót, ước mong trong các số tới có thêm những cây viết mới khiến báo của Cộng Đồng vững mạnh nữa.

Page 11: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 11

Vào dịp lễ Noël năm vừa qua (2009) Cộng Đồng NVQG.MTL đã vận động và quyên góp được nhiều tặng phẩm và tiền mặt do

các nhà Mạnh Thường Quân và các nhà Hảo Tâm nhiệt tình ủng hộ số phẩm vật và số tiền mặt 1240$ được Cộng Đồng VN & các Thiện Nguyện Viên giới trẻ trao tận tay cho ông Đại Diện Hội Từ Thiện Moisson MTL (6880 chemin de la Côte-de-Liesse MTL) ký nhận ; để phân phối đến các gia đình nghèo khó, kém may mắn tại MTL.

Năm nay, cũng vào dịp Noël 2010, Cộng Đồng NVQG.MTL phối hợp với Hội Fondation pour Enfants tổ chức Ngày Từ Thiện với show văn nghệ : Cây Nhà Lá Vườn do các bạn trẻ nhiệt tình tham gia với tư cách tự nguyện và thiện nguyện !

Đó là buổi sinh hoạt văn nghệ Gây Quỹ Từ Thiện : Cho Một Ngày Mai Tươi Sáng Hơn.

Được tổ chức tại Carrefour Hóc Môn (cạnh bên Chùa Huyền Không, số 1300 blv Rosemont – ngày thứ bảy 18-12-2010 từ 12 pm đến 15 pm.

Để giúp các trẻ em bị bệnh tật tạI BV Saint-Justin MTL & Cứu trợ Nạn Nhân đang bị thiên tai lũ lụt miền Trung VN.

Trước khi khai mạc – là lễ chào Quốc Kỳ và Quốc Ca Canada & Việt Nam Cộng Hòa – do 3 em thiếu niên nam nữ cầm Quốc Kỳ, xuyên 45º với tư thế thật nghiêm trang, chỉnh tề.

Kế tiếp là lời phát biểu của Bà Đặng Thị Danh, Chủ Tịch CĐNVQG.MTL ca ngợi tinh thần hăng say, vì lòng nhân ái, từ thiện, xây dựng xã hội của giới trẻ hiện nay tại Montréal, để nối tiếp vòng tay với các bậc lảo thành, tiền nhiệm để chung sức, chung lòng vì tình thương nhân loại mà giúp đỡ những mänh đời bất hạnh còn rất nhiều ở quê hương Việt Nam ta! Tiếp đến là lời phất biểu và cảm ơn của cô Ann Nguyễn, Đại Diện ban Từ Thiện BV Sainte-Justine.

Mở đầu buổi văn nghệ để gây Quỹ từ thiện này là những tiếng hát quen thuộc, rất ấm áp, truyền cảm của các Nghệ Sĩ đã từng đóng góp với Cộng Đồng VN từ nhiều năm nay như Em Tuyết Ngọc, Anh Tân Dân, Cô Hải Phong & Thùy Dung.

Bên cạnh đó đang xuất hiện nhiều tài năng trẻ đầy

triển vọng như cặp Song Ca Hồng Phúc – Hoàng Lâm và đôi bạn trẻ hát nhạc ngoại quốc, Billy và Cô bạn người Philippin Trisha đưa vào chương trình những bài ca nóng bỏng – kích động ! thêm vào đó là sự c° vũ cho Thế Hệ trẻ có một sức mạnh tự tin là màn biểu diễn Võ Thuật Taikido của các Võ Sư trẻ : Tiến, David & Michel đang mang các đẳng cấp : Đệ I, Đệ II và Đệ III đẳng huyền đai Thái Cực Đạo !

Để làm cho không khí được êm dịu là các màn độc tấu guitare của em Trần Lục, Đàn violon của em Đan Thanh cũng như Nghệ Sĩ : Cô Marie-Noël đã góp tiếng thổi kèn Tây vào chương trình văn nghệ phong phú và đa dạng này !

Xuyên suốt chưÖng trình, khán giả cũng rất hài lòng với màn Ca Múa chủ lực, Hoạt cảnh : Làm Dâu Miệt Vườn với : Thuỳ Dung, Minh Thy, Minh Duy và Justine Nhã, thật là vui vẻ, hào hứng! mà trước đó không lâu, trong khán giả cũng có nhiều vị rơi nước mắt vì quá xúc động qua bài: ‘’ Chị đi tìm em ‘’ trong cảnh thiên tai, lÛ lụt do Thuỳ Dung diễn tả !

Để kéo lại không khí êm đềm, thơ mộng mà Ca Sĩ Tân Dân cũng như Cô Hải Phong đã nhiều lần làm Hội Trường bớt xao động, để lắng nghe tiếng hát ngọt ngào, êm dịu, ru vào lòng ngườI trở về quê hương đất Việt, nên khá đông khán giả, rời ghế ngồi, tự động đem tặng nhiều tiền bạc bỏ vào trong ba thùng Từ Phước Thiện; cũng như tiền bán nhiều mặt sách của Cô Thu Hà, Hội Trưởng Hội Phụ Nữ MTL biên soạn, đặc biệt là những vị Mạnh Thường Quân, những nhà Hảo Tâm đã ủng hộ nhiều tiền mặt, nhiều quà bánh, thức ăn để bán.

Dịp này, Bà Đặng Thị Danh, Chủ Tịch CĐNVQG.MTL có mỹ ý gởi tặng 10 vé Đại Nhạc Hội Tết 2011 trị giá 550$, để Ban Tổ Chức mở cuộc xổ số bốc thăm 10 lần để tìm người có số hên, và sự may mắn ngày Tết. Tất cả tiền bán, thu được đều xung vào Thùng Công Quỹ Từ Phước Thiện để làm việc nghĩa, cao đẹp này :

Cho một ngày mai tươi sáng hơn !Tổng kết và công bố, phân chia Tài Chánh trước

mặt các Quan khách tại Hội Trường trước khi ra về vào khoảng 3 giờ chiều.

1/ Ban Tổ Chức giao tận tay cô Anne Nguyen, đại

Tường thuật về

Buổi văn nghệ từ thiện giúp trẻ em bệnh tật tại Bệnh viện Sainte-Justine Montréal &

Cứu trợ nạn nhân bị thiên tai lũ lụt Miền trung Việt Nam

Năm 2010 do CĐNVQG.MTL tổ chức

Page 12: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 12

Diện Bệnh Viện Sainte-Justine : 5546$ 2/ Giao tận tay bà ñặng Thị Danh, Chủ Tịch

CDNVQG.MTL: để giao chuyển về Việt Nam giúp, cứu trợ nạn nhân bị Thiên Tai Lũ Lụt Miền Trung.

Nhận xét : Hoàn thành buổi diễn văn nghệ gây Quỹ Từ Thiện

này, kể ra cũng thành công! đó là nhờ vào sự ủng hộ hết lòng đầy tình thương dân tộc, đầy tình ngườI của ngườI Việt Nam đồng hương đang sinh sống an lành tạI MTL, cÛng như sự nhiệt tình làm việc trong tinh thần thiện nguyện của các bạn trẻ :

Anh Nguyễn Thanh Bình (M.C) là sáng lập viên của Quỹ Tử Thiện 1% Fondation pour Enfants.

Cô Nguyễn Ngọc Thùy Dung (M.C) là Tổng Thư Ký của CĐNVQG.MTL

Anh Phúc và đông đảo bạn bè trẻ khác !Dưới sự hỗ trợ tích cực của Bà Đặng Thị Danh, Chủ

Tịch CĐNVQG.MTL, Cô Hải Phong và các Hội Đoàn, Đoàn Thể đã sinh hoạt thường xuyên tạI MTL.

Rất mong và hy vọng những show Từ Thiện sắp tớI (nếu có) xin cổ động để có được nhiều sự hưởng ứng, ủng hộ và tiếp tay nhiều hơn nữa của đông đảo đồng hương Việt Nam quý mến của chúng ta !

Để thể hiện câu :“Lá lành đùm lá rách”và “Một miếng khi đói bằng một gói khi no ”

Kính chào.

Một Khán Giả tường thuật

*******************************

Xuân Đến Ở Một Làng Quê

Mồng một Tết anh nằm nghe lệ nhỏ,

Chị ngồi bên giếng nước rửa khoai mì,

Đàn trẻ nít lưng trần vui với gió?

Đóm lửa chiều ai đốt tiễn xuân đi?

Xuân Lưu Lạc

Quê nhà mấy dặm ai ngăn trở .

Mưa đã mùa xuân hoa mãn khai,

Nhà ai khói bếp thơm mùi nhớ,

Rượu đắng riêng ta giấc mộng dài.

Xuân Cảm

Từng bước xuân đi dáng nặng nề,

Mây lồng, khói tỏa ngợp trời quê.

Bao nhiêu cánh én ngày xưa ấy

Có nhớ trời xanh vỗ cánh về.

Page 13: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 13

Cầm thư mời tham dự hội thảo kèm theo lời căn dặn nhắc nhở con em

cùng tham dự để tìm hướng đi cho người trẻ gốc Việt tại Montréal, tôi hơi phân vân suy nghĩ. Trước đây cả hơn hai chục năm những người lãnh đạo Cộng đồng đã tổ chức và xây dựng nhiều buổi sinh hoạt với giới trẻ. Ngay 1982 Liên hội Sinh viên và Đoàn Thanh niên Văn Lang đã hoạt động mạnh.

Nhóm trẻ này không những được các nhà lãnh đạo Cộng đồng ngày đó nể vì, mà ngay bà Toàn quyền Canada Jeanne Sauvé cũng rất mến chuộng họ trong dịp tới Québec năm 1987 để hội thảo về Pháp thoại. Hình bà chụp với các bạn trẻ, Nguyệt Ánh, Bích Hoà, Tố Anh, và Nguyễn Huỳnh Thu Vân vẫn còn được lưu giữ.

Các bạn trẻ này đã hoạt động hăng say trong mọi lãnh vực từ văn hoá tới thể thao và cũng đôi lần tham dự những hoạt động chính trị.

Các cây viết như Trương Anh Đào, Trương ngọc Uyên, Võ Như Mai, Võ như Hạnh, Mai Chính, Võ Như Ngọc đã hơn một lần viết bài trong tở Liên Kết, cơ quan chính của Liên hội Sinh Viên, đồng thời cũng góp phần đóng góp nhiều bài cho tờ Quốc Gia của Cộng Đồng. Hơn thế nữa ngoài hoạt động trong chương trình Quê hương mến yêu mỗi cuối tuần tại trụ sở Cộng đồng, các bạn trẻ còn phụ trách hoàn toàn bộ phận thông tin của Cộng Đồng. Nguyễn nhật Phương đã giữ vị trí Tổng thư ký tờ Quốc Gia khi tờ này

còn ở khổ tabloid, Trương minh Dũng phụ trách phần phát thanh và nhóm Hạnh Nga, Nguyễn xuân Khôi và Nguyễn hữu Trâm Anh phụ trách Truyền hình.

Nhưng sau này có thể vì các vị lãnh đạo đã hoặc vì không giao hảo tốt hay vì tính gia trưởng nên nhân có một quyền hạn rộng lớn, hình như đơn phương hoạt động và có lẽ vì đôi lần g¥p khủng hoảng nội bộ hay vì lý do nghi ngại nào khác đã không còn nghĩ tới nương nhờ hay đón mời các bàn tay trẻ nữa. Cũng vì vậy nhóm trẻ của thời 1982-1987 đã lần lần vắng bóng và nay người đi tận Windsor, kẻ Toronto, Ottawa, hay còn ở Montreal và tuy họ e ngại không còn muốn dấn thân dù mỗi năm còn g¥p lại nhau trong tình Sinh viên ngày trước, và dần dần gánh nặng gia đình cũng khiến họ không còn mức hăng say cũ.

Từ 1995 tới nay 2010 các ban Chấp hành Cộng đồng lần lượt ra đời với những chương trình tranh cử rất cao xa nhưng chưa lần nào tổ chức nổi một cuộc tập hợp người trẻ dù trên tờ Quốc Gia đã có nhiều bài của độc giả đề nghị nên tiếp tục hợp tác với giới trẻ ít nhất trên phương diện văn hoá và thể thao..

Thực ra không phải người trẻ hoàn toàn xa lánh Cộng đồng nhưng họ tham gia tùy hứng. Các buổi sinh hoạt về chính trị khi biểu tình chống sự có mặt của Thủ tướng VNXHCN tại Ottawa hay tham dự các buổi thảo luận về nhân quyền cũng như phản đối sự có mặt của Nguyễn thị Doan ( Phó

chủ tịch nước VNXHCN ) không thiếu người trẻ tham gia. Nhưng mức tham gia chính lúc sau này chỉ giới hạn vào văn nghệ. Tại sao vậy?

Lầm l‡i chính do một số người lãnh đạo trong 10 năm qua đã bận rộn nhiều với những cuộc tranh quyền gây nên bất hòa (và thậm chí còn mang nhau ra pháp luật ) khiến không phải chỉ người trẻ e ngại mà ngay cả những người đã góp sức với Cộng đồng từ nhiều năm cũng chùn bước, trong khi đó nghị quyết 36 của Đảng Cộng Sản đang tìm đường xâm nhập khối người Việt hải ngoại. (Tuy nhiên trong cuộc họp nội bộ ngày 6-11-2010 tại Hà Nội Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã nhìn nhận tại hải ngoại nay có 400.000 người có trình độ cao chính qui, nhưng quá ít người muốn về giúp nước và như thế sau 6 năm phát động, Nghị Quyết 36/TW chưa quyến rũ nổi người trẻ )

Cũng may những người lãnh đạo lần này dù được đọc vấn đề nên mời người trẻ tham gia ngay trên tờ Quốc gia số ra mắt ban Chấp hành dưới bài ký tên Đồng Thanh nhưng còn chờ hơn 18 tháng mới thấy cần thực hiện cuộc “ Hội thảo ngày 14-11-2010”.

Trước hoàn cảnh đó, tôi cố tới tham dự để học hỏi thêm.

Sau khi được nghe hai bài thuyết trình và 5 lời tham luận, chúng tôi với khả năng còn thiếu cũng rút ra được những nhận định như sau:

Ban Tổ chức đã quá chú ý tới hình thức, phần văn nghệ mở đầu cũng như phần giới thiệu các diễn

Page 14: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 14

giả quá dài và chiếm tới ¼ thời gian. Trong khi đó phần thuyết trình và phần tham luận cũng không ngắn khiến thời gian thảo luận quá ít.

Bài thuyết trình của diễn giả Jackie Bông nhắc nhiều tới các thành phần khác nhau và lý do xuất hiện của khối người Việt hải ngoại. Ngoài những người thực sự di cư vì tị nạn, còn một số không ít người Việt nguồn gốc khác do chế độ đương quyền đưa ra từ việc đi lao động tại Đông Âu để đầu tiên trả nợ những nguồn viện trợ trong cuộc chiến chiếm miền Nam, qua số lao động tự nguyện ( dĩ nhiên cũng phải qua lo lót, chạy chọt ) đi kiếm sống tại các nước cộng sản cũ rồi từ đó qua con đường tự do di chuyển, nay tràn qua các nước trong Liên hiệp Âu châu. Ngoài ra khối người theo diện đoàn tụ gia đình không ít qua các chương trình rộng rãi vê di trú. Thành phần khác nhau, việc lãnh đạo cộng đồng hải ngoại là một công tác khó khăn và người lãnh đạo cần nhiều đức tính :

Yêu mến cộng đồng, Hoạch định môt chương

trình hữu ích, Qui tụ đước một đội ngũ

cùng chung lý tưởng, hy sinh cho cộng đồng,

Khéo léo trong việc giao tế, hoà dịu với nhân sự,

Phân công hợp lý Quan trọng nhất là đi tìm

nguồn tài chánh.Và đó là những nét chính của

người lãnh đạoBà cũng nhắc lại những thành

tựu của một số doanh thương trẻ hay những vị đang thành công trong công tác tiếp tục giúp người tị nạn và bà mong đóng góp những nhận định của bà nhằm giúp ít nhiều cho giới lãnh đạo còn trẻ với niềm tin họ sẽ đóng góp vào việc đem dân chủ, nhân quyền và thịnh vượng cho một nuớc Việt Nam Tự do.

Diễn giả kế tiếp: Bà Hải Phong đã với những lời văn trong sáng đưa cử tọa vào lãnh vực văn chương và xã hội, bà chứng minh việc cần thiết bảo vệ chữ và tiếng Việt cũng như nhắc nhở những ai từ ngày nước Việt Nam mở cửa đổi mới (?) đã có dịp vê thăm lại đất nước cũng nên nhìn, ngoài vÈ đẹp thiên nhiên của quê hương còn cần ghi lại những dấu vết của chiến tranh, bên cạnh những nấm mồ liệt sĩ bên phía thắng cuộc được sơn son thếp vàng, còn thấy những tang thương của các nghiã trang của người thua cuộc. Và khi thấy bên cạnh cuộc sống giữa hai thái cực của giới nhờ đảng trở nên giàu, trong khi đó nét nghèo khổ và thiếu tự do trong xã hội việt nam hiện tại còn nhiều. Khi trở lại cần nói rõ sự thực để giúp kinh nghiệm cho thân nhân và giới trẻ.

Qua phần tham luân, năm tham luận viên, hai vị từ Ottawa tới đã cùng ba vị còn khá trẻ tại Montreal đưa ra những nhận xét và đề nghị khác nhau nhưng cÛng đồng ý ở điểm thiếu vắng người trẻ trong hàng ngũ lãnh đạo cộng đồng cũng như mong muốn người trẻ hăng hái dấn thân hơn.

Qua phần thảo luận và đặt câu hỏi, vì thời giờ quá ít và người hỏi quá nhiều nên cuộc thảo luận tuy sôi nổi nhưng chưa đạt được mức độ mong muốn.

Qua 4 giờ qua từ thủ tục khai mạc, diễn văn của ban tổ chức và phần văn nghệ mở đầu và qua hai bài thuyết trình dài và 5 lời tham luận ngắn cũng như qua một số câu hỏi và góp ý chúng tôi xin tạm đưa ra vài cảm nghĩ sơ đẳng và chắc còn thiếu sót:

Các bài thuyết trình chỉ là những gợi ý mang lại một số ý kiến để một mặt đóng góp với hai nhiệm vụ lãnh đạo cộng động đa dạng cũng như bảo tồn và phong phú hoá những ý thức về văn hoá.

Nhưng qua các lời phát biểu của các tham luận viên ta mới tìm thấy những suy tư của người trẻ.

Theo thiển ý có thể có 5 đường lối khác nhau:

1/ Đường lối ngắn nhất: Hãy coi nước Việt Nam chết hẳn rồi, người trẻ nên: Đoạn tang nó và nên hướng về hiện tại.

2/ Đường lối tạm dùng sinh hoạt văn hoá để mang người trẻ trở lại với các hoạt động cộng đồng, chính trị chỉ dùng để bổ túc cho các hoạt động sau này.

3/ Đường lối thứ ba đồng thời hoạt động song hành cả về văn hoá và chính trị vì cả hai ắt phải liên hệ với nhau nhưng các chiến thuật cần uyển chuyển.

4/ Đường lối thứ tư : không cần định hướng và để người trẻ với trí tuệ cao sẵn có và kinh nghiệm nơi làm việc hoàn toàn lựa chọn phương thức lãnh đạo. Họ có thể về lại Việt Nam để quan sát tại chỗ và từ đó so sánh với môi trường họ đang sống để có khả năng tự quyết định đường đi.

5/ Đường lối thứ năm : nhờ đã giữ một chức vụ cao trong Cộng đồng nay đã định được căn bệnh và đã sẵn có phương thức điều trị qua việc sửa cơ chế hiện hữu cũng như định hướng đúng mức.

Đường lối ngắn nhất ít được người nghe tán thưởng vì một phần được phát biểu bằng Pháp ngữ với danh nghĩa một chuyên gia nhưng ngay trong chính đề đã khó chấp nhận.

Cái chết của con người (ông, cha, mẹ hay thân thuộc) có thể theo thời gian được quên đi và tuy đã vợi lòng thương nhớ nhưng vẫn còn trong kỷ niệm qua ngày giỗ, tết.

Còn so sánh một nước với một sinh vật và coi nó như đã chết rồi có lẽ không đúng vì lẽ nước Việt nam vẫn còn hiện diện dù trước đây đã trải qua nhiều lần ngoại thuộc

Page 15: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 15

nhưng vẫn còn tồn tại, chỉ có thể chế thay đổi mà thôi.

Nếu cho Việt Nam là chết hẳn cũng xin dành cho một ngày kỷ niệm. Ngày nào ?, Ngày lập quốc, Ngày phân chia Nam Bắc hay là Ngày Thống nhất khiến cả vài triệu dân ra đi khỏi nước, gần một triệu vào tù cải tạo, và cả khối dân còn lại trước đây đầy nhân tính, nay đang phải lưu manh hoá để còn sống với nhóm cầm quyền không kém lưu manh.

Các đường lối sau còn có thể thảo luận để đi tới một đồng thuận mang tính cách Trung dung khiến người lớn tuổi bớt bảo thủ và người trẻ bớt nghi ngại ngõ hầu mang lại một nên tảng lãnh đạo và hợp tác rộng rãi để mang lại niềm tin mới cho tổ chức cộng đồng hải ngoại trong tương lai. Dám mong người bạn trẻ đã nghĩ ra giải pháp thay đổi cơ chế và định hướng, hãy cụ thể hoá tư duy của mình.

Tôi ra về trong băn khoăn vì không biết trước năm ý kiến này ta phải lưạ chọn giải pháp nào khiến Cộng đồng gồm phần đông gốc tị nạn tìm được sự đóng góp hăng say của người trẻ nhưng vẫn giữ nguyên lý tưởng ban đầu. Hội nhập để sống, khác xa với Đồng hoá.

Một khi chấp nhận Đồng hoá người trẻ cần gì gia nhập Cộng đồng người Việt.

Tạm xin đề nghị một điều hãy nhường cho những người trẻ đã dự và nghe các điều thảo luận, ra lãnh đạo Cộng đồng theo đúng Mục tiêu bất biến đã ấn định trong điều 2 của Nội qui hiện còn hiệu lực luôn luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, trong khi tiến hành thành công trong con đường Hội Nhập.

Từ Uyên

18-11-2010

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai. Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối. Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư. Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết không đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5. Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6. Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không quen! ——>Mẹ nói dối lần thứ bảy. Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ .

Page 16: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 16

Buổi nói chuyện của GS Trịnh Xuân ThuậnNhà Vật lý học thiên văn tại Montréal ngày 03-11-2010

LỜI NÓI ĐẦU:Nhà vật lý thiên văn nổi danh, có tầm vóc quốc tế: GS TRINH XUÂN THUẬN đã sang Montréal cho một buổi nói chuyện rất quý giá về sự hình thành của vũ trụ bằng tiếng Pháp dưới tiêu đề “Le Big-Bang, et après”, được rất đông thính giả ngoại quốc ái mộ. Rất tiếc là về phiá cộng đồng Việt Nam chỉ có 6 người dự thính. Chúng ta thường nghe nói tới Big-Bang và Lỗ đen nhiều lần, gần đây trên Internet và báo chí nói tới TS Ngô Bảo Châu, một nhà toán học lý thuyết trẻ tuổi được giải thưởng Fields và TS ĐÀM Thanh Sơn đã thành công đưa ra một lý thuyết Toán học mới được hai đại học Duke và New York kiểm nghiệm bằng máy gia tốc ở nhiệt độ thật cao, và thí nghiệm khác ở nhiệt độ thật thấp, được tạp chí cuả Hột Vật lý Mỹ khen ngợi. Ngày 19-11 các báo cũng đăng tin các nhà Vật lý thiên văn vừa tìm ra một hành tinh mới phát ra từ một thiên hà (galaxie) khác. Được may mắn theo dõi buổi nói chuyện của nhà Vật lý học thiên văn danh tiếng, và phấn khởi những tin mới về khoa này, có các nhân tài trẻ Việt Nam nổi danh, một độc giả đã viết bài tường thuật cho QUỐC GIA để các bạn thưởng lãm.Tạp chí QUỐC GIA.

Page 17: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 17

Ngày 3-11-10, tại Musée de la nature de Montréal, đã có một buổi nói chuyện tại

vườn Bách thảo, với đề tài “Le Big-Bang et après” của GS Trịnh Xuân Thuận.Chỉ được tin ba ngày trước, bốn anh em chúng tôi, may mắn lắm mới mua được vé, vì các thính giả ngoại quốc đã mua gần hết.Thoạt đầu, GS nói qua về các quan niệm cổ xưa về vũ trụ: người Ai Cập có nữ thần NOUT, mang nữ trang long lánh trên người, biểu tượng các vì sao, thần RA tỏa sức nóng và ánh sáng, tượng trưng cho mặt trời. Thần SHIVA Ân Độ có 4 tay, nhảy múa trong khung tròn lửa, tượng trưng cho năng lượng của vũ trụ có: THÀNH, TRỤ, HOẠI và DIỆT như tiến trình BIG-BANG và BIG CRUNCH (diệt) của các vì sao. Ý niệm Âm-Dương cûa Trung Quốc cũng được GS nói tới. Tiếp đó ông cũng nói tới : COPERNIC, TYCHO BRAHÉ, GALILÉE, LAPLACE, KEPLER và NEWTON, là những nhà thám hiểm vũ trụ với kính thiên văn ngày càng tinh xảo. Sau đệ nhị thế chiến, với sự phát minh ra RADAR, HOẢ TIỄN, các kính thiên văn VÔ TUYẾN (RADIOTELESCOPE) được phóng lên cao xa, khiến tầm mắt chúng ta đã ra ngoài thái-dương hệ, để tới các Thiên Hà (GALAXIE) và các giải NGÂN HÀ (VOIE LACTÉE). Mặt trời, tưởng là cố định, cũng chạy quanh giải ngân hà và ngân hà cũng lao về chùm sao ANDROMEDE để làm thành một nhóm Cục Bộ (groupe local) để bị hút về một nhóm vĩ đại có hình những giải ánh sáng lớn. Thuyết Big Bang do ông Edward HUBBLE gợi ra khi ông thấy các thiên hà tách khỏi các giải ngân hà (1929) với các tốc độ cực nhanh, càng đi xa càng thật nhanh tới các vị trí hiện nay. Khởi đầu một khối năng lượng có sức nóng

VÔ TẬN bị dồn ép vào một không gian quá nhỏ chỉ bằng đầu kim nên đã phát nổ với một lực siêu đẳng (superforce), tung ra những hạt cơ bản1 (particule élémentaire) gọi là QUARK và ANTIQUARK (quark và đối quark) nhầy nhẻo, lổn nhổn như cháo (soupe). Lực siêu đẳng đổi thành lực số một là TRỌNG LỰC (gravitation) (lực này như chúng ta biết, tạo ra sức hút của trái đất, nước thuỷ triều và làm mặt trăng quay quanh trái đất vân vân). Số quark và anti-quark sấp sỉ bằng nhau nên trung hoà nhau, nên không còn anti-quark nữa, số quark còn dư sẽ hợp với các electron Çể tạo ra các hạt nhân (Proton và Neutron còn gọi là NUCLÉON). Proton có 3 quark hợp lại dính chặt với nhau (riêng các quark cũng dính với nhau bằng GLUON) bởi lực thứ hai là lực TƯƠNG TÁC MẠNH (interaction forte). Lực này rất mạnh nên các máy gia tốc cực mạnh hiện nay vẫn chưa phá vỡ cho quark rời ra, nên ta không thấy được quark nhưng nhiệt độ vũ trụ lúc đó đã đủ cao để có soupe de quark và antiquark, lúc đó chưa có các nucleon là Proton và Neutron. Quark có 6 loại được đặt tên là down, shape, bottom, up, down, top. Rồi electron lại còn trao đổi photon với quark , sẽ giao động quanh quark để tạo nên các nguyên tử (xin coi phần phụ chú). Các hạt nhân được cấu kết với nhau bởi lực thứ hai là lực tương tác mạnh (interaction forte). Một Proton và một Neutron họp thành Nhân (noyau) và sự tổng hợp nhân bắt đầu (Nucléo-synthèse). Từ Hydrogen, tới Hélium, tới Carbone, Oxygen, Néon, Magnésium, Souffre và Sắt. Nhưng Sắt (Fer) không làm nhiên liệu (combustible) được mà còn đòi có năng lượng nên năng lượng sẽ kém đi. Trọng lực (gravitation) trước kia bị năng lượng (energie) tỏa ra, chế ngự,

thì nay mạnh lên và bóp ép vì sao (étoile) nên sao sẽ chết đi và trở thành cái lỗ đen vì trọng lực đã quá lớn để giam hãm ánh sáng. Trong nhân còn có lực thứ ba là lực điện yếu (force electro faible) có nhiệm vụ làm chuyển vị nguyên tố (transmutation) các hạt, tạo ra các tia α và β (Alpha và Béta). Lực điện yếu này cũng sẽ trở thành lực thứ tư là lực điện từ (force electro-magnétique) (làm quay kim chỉ nam, và các điện cực hút nhau hay đẩy nhau). Như đã nói, vụ nổ lớn 13.7 tỷ năm trước đây từ một nguồn năng lượng và nhiệt độ lớn vô hạn, bị nén ép trong một không gian cực kỳ nhỏ bé, làm cho không gian dãn nở và lạnh dần đi thành vũ trụ. Phương pháp hay nhất để kiểm nghiệm mô hình Big Bang là quan sát được các ánh sáng còn sót lại (rayonnement fossil) tức là những sóng điện từ vi ba tràn ngập không gian. Nhiệt độ cao 1032 khởi đầu nay chỉ còn lạnh 2.735 độ K Tuyệt đối. Năm 1965 ARNO PENZIAS và ROBERT WILSON, dùng kính thiên văn vô tuyến (radio telescope) bắt được tín hiệu này qua vệ tinh truyền thông TELSTAR lần đầu tiên. Năm 2008 vệ tinh PLANCK được phóng lên với viễn vọng kính để quan sát tường tận, tàn dư của thuả nổ lớn xa xưa; đồng thời máy gia tốc hạt nhân2 (Large Hadron Colider L.H.C.) của CERN (centre européen de recherché nucléaire) có chu vi 27km, đang đào sâu tìm hiểu các hạt mới, thống nhất các định luật cơ bản tận cùng của vạn vật, để giải quyết những bí ẩn của hai thế giới:- Thế giới VĨ MÔ của vũ trụ bao la, diễn giải bằng thuyết “tương đối RỘNG”- Thế giới VI MÔ của hạt cơ bản, diện giải bằng thuyết lượng tử4

Khoa Vật lý thiên văn ngày nay được gọi là Thiên văn Vật lý hạt

Page 18: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 18

nhân (astro particle physics).

*** Các nhà khoa học hàng đầu như STEPHEN HAWKING đều nhìn nhận là phổ biến những kiến thức khoa học cao cho đại chúng không phải là chuyện dễ. Với GS Thuận, chúng tôi thấy nhiều khi ông đã rất tài tình làm thiên chức này. Tỷ như trong cuốn “Les voies de la lumière”, ông đã khéo léo giải thích rất dễ hiểu hiệu ứng quang điện (effet photo-électrique) để đi tới thuyết lượng tử (quanta). Theo học trường Chasseloup Laubat tai Saigon rồi du học sang Bỉ, sang Pháp, sang Mỹ, xuất thân từ một gia đình luật gia và y giới 6 , ông đã có một kiến thức uyên bác về nhiều ngành: Hội hoạ, Âm nhạc, Triết học, Luật và Y. Qua những buổi nói chuyện của ông, ông đã chứng tỏ là một bực thầy có tầm vóc quốc tế và một trí thức thượng lưu quảng bá. Thân phụ ông, cụ Trịnh Xuân Ngạn, Phó Chủ tịch Tối cao Pháp viện đã phải đi tù sau ngày 30 tháng 4-1975 cũng như bao người quân dân chính khác dưới danh nghiã đẹp là “chỉ đi học tập vài tháng để trở nên người”. Thế mà, trong ngành thẩm phán, ít ra có 5 vị đã “học tập” quá tốt để trở nên người thiên cổ ngay trong trại. Đó là cụ Lưu Đình Việp, chưởng lý Toà Thượng thẩm, cụ Vũ Tiến Tuân, chưởng lý Toà Tối cao, cụ Vũ Trung Vịnh, Chánh án phòng, Toà Thượng thẩm, cụ Nguyễn Mạnh Nhụ, Phó chưởng lý Toà Thượng thẩm, cụ Phạm Văn Hiền, chánh nhất Toà Thượng thẩm Huế. Khi Tổng thống Pháp Giscard d’Estaing thăm Việt Nam, có GS Thuận trong phái đoàn, VC mới phóng thích cụ Ngạn để đi Pháp đoàn tụ với gia đình, sống thêm được 15 năm nữa. Điều miả mai và khôi hài là các hậu duệ của “lũ phản động tiểu

tư sản”, trước đây đảng ta đàn áp, dập vùi dã man tàn bạo, nay thành danh tại quốc ngoại, ngày nay lại được đảng trân quý; chúng trơ tráo lân la tới chào đón là vốn liếng quý báu của dân tộc:- TS Đàm Thanh Sơn5, thần đồng toán học, tốt nghiệp Tiến sỹ Vật lý hạt nhân Đ.H. Mạc Tư Khoa, giáo sư các trường Đ.H. Washington ở Seattle và MIT, là cháu nội cụ Đàm Duy Hiến, tuần phủ, tỉnh trưởng tỉnh Ninh Bình, đã bị VC xông vào BV Phủ lý bắt, rồi đem đâm chém, vùi thây vào một hố chôn tập thể với hơn 30 người khác, trong đó có ông tri huyện Thanh Liêm, cụ Nghiêm Xuân Khải, thân phụ BS Nghiêm Xuân Tuân (hiện ở Massachusetts) và Nhạc sỹ Hoàng Quý.- GS dương cầm Đặng Thái Sơn, người đoạt nhiều giải thưởng quốc tế về dương cầm, hiện ở Montréal là con ông Đặng Đình Hưng, một nạn nhân vụ án Nhân Văn Giai phẩm, bị bỏ đói gần chết, may được con thành danh nổi tiếng trường quốc tế, mới được Đảng khoan hồng cho bố ông về. - Rồi còn nhiều nhân tài trẻ tuổi khác, hậu duệ của “nguỵ”, tốt nghiệp các ngành quản trị cao cấp, bằng toán áp dụng, y học hiện đại với cộng hưởng tri chức năng và sinh học phân tử, cũng đã hãnh diện trả lời những hành vi miệt thị đầy đoạ cha mẹ họ (không cho bọn “phản động” chúng nó “ngóc đầu lên được đến tận đời thứ ba”), khi trở lại dạy học một vài tuần ở Việt Nam. Mặc dầu những ve vãn, phỉnh phờ để vơ vào các thành quả quốc tế của các nhân tài, những vị này cũng đã lựa chọn nơi dung thân tại ngoại quốc (Washington, Montréal, Seattle hay Paris). Được đón mời về Việt Nam dự những cuộc hội thảo, hay làm giảng huấn, họ cũng đã thấy số phận của Triết

gia Trần Đức Thảo, sự thất sủng của GS Hoàng Tuỵ (sau bản kháng kháng nghị Bauxite) sự sa đoạ vô phương cứu chữa của nền giáo dục Việt Nam, từ tiểu học đến đại học, sự chán nản của giới trẻ, họ cũng không còn tin tưởng gì vào sự ĐỔI MỚI mà chính quyền đã rêu rao từ cả chục năm nay, chừng nào một chính thể dân chủ thật sự đa nguyên chưa lên thay thế chế độ Cộng sản độc tài hủ lậu.

***

Sau buổi nói chuyện, chúng tôi đã được tiếp xúc với GS Thuận để cám ơn ông đã cho chúng tôi một buổi nói chuyện rất hữu ích, khiến chúng tôi có thể hiểu thêm về công trình của TS Đàm Thanh Sơn vừa được báo chí (nhất là tạp chí Physics of Today) và Internet đăng gần đây. Chúng tôi cũng đã tới quầy sách trong Vườn Bách thảo mua một số sách của ông và được ông đề tặng và ông cũng hứa là nếu có dịp sang Montréal (ông ở Washington) sẽ nói chuyện với thính giả Việt Nam đông đảo hơn. Thầy Thuận cũng quở chúng tôi là: “Già rồi mà còn ham”…vũ trụ (có Vénus) tuy là đã gần đất xa trời.

Nguyên Phúc18 tháng 11-2010

CHÚ GIẢI

1- Các hạt cơ bản: Trước đệ nhị thế chiến, mô hình vật chất chỉ vỏn vẹn có một số hạt (particule) là electron, proton, ponton và neon. Sau đệ nhị thế chiến nhờ có máy gia tốc (accélérateur), máy gây xung kích (collisionnneur) và chụp hình được sự va chạm (chambre à bulles) người ta mới tìm ra được các hạt mới và năm 1960-1970, mới

Page 19: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 19

lập ra các mẫu tiêu chuẩn (modèle standard) cho vật chất, căn cứ vào hai ý niệm chính:a-Những hạt được xếp thành hai loại: - Fermion coi như là những “viên gạch” xây cất gồm có: electron, proton, neutron và quark (quark là cấu phần của proton và neutron)- Boson coi như là xi măng (ciment) để gắn các hạt với nhau gồm có photon, gluon, gravitonb- Những tương tác (interaction) giữa các hạt có tính cách đối xứng (symétrie) tức là các tương tác này sẽ không thay đổi nếu ta thay đổi các hạt. Người ta cũng đặt thêm những ý niệm về SPIN3, ISOSPIN, NOMBRE LEPTONIQUE, BARIONIQUE, tương tác mạnh, CHARME và HYPER CHARGE thêm vào các ý niệm cũ là điện tích CHARGE: dương tính (+) hay âm tính (-) hay trung tính (neutre) . Thuyết tương đối cũng buộc là: đã có hạt (particule) thì phải có đối-hạt (anti-particule) tức là các hạt có cùng một khối lương cùng một SPIN, cùng một ISOSPIN, cùng một đời sống (vie) v§i HẠT (particule) mà nó đang lien kết. Nếu có khác thì vì một vài đặc tính của nó như là cái điện tích (charge électrique) của nó nếu nó không phải là trung tính (neutre). Năm 1967, các vật lý gia thử hợp nhất (unifier) 4 lực căn bản nói trên làm một, nhưng chỉ thành công hợp lực điện từ (électromagnétique) với lực điện yếu (électro faible) làm một. Năm 1974, lý thuyết Đại hợp nhất (théorie de grande unification viết tắt là TGU) ra đời để hợp nhất lực điện yếu (electro faible) này với hai lực còn lại. Rồi người ta cũng định hợp nhất Fermion với Boson; như vậy họ phải mường tượng ra một mẫu số chung là ĐỐI XỨNG (symétrie). Sau không gian 4 chiều (gọi là

“không-thời gian”) người ta nói tới chiều thứ năm là các sóng điện từ (onde électromagnétique) rồi người ta phải thêm chiều thứ sáu cho các lực tương tác yếu (force interaction faible) và chiều thứ bảy cho các lực tương tác mạnh (interaction fort). Khi bàn tới các Đối xứng (Symétries) trong lý thuyết Đại hợp nhất TGU thì phải thêm 4 chiều nữa, vị chi tất cả 11 chiều trong ngành Vật lý mới. Trong vũ trụ như vậy sẽ không còn hạt (tức là các điểm vật chất) mà chỉ là còn các nguyên tố tuyến tính (element linéaire) mà ta gọi là SỢI GIÂY (có chiều dài là 10-35

mét tức là chiều dài PLANCK (bán kính của một electron nhỏ nhưng cũng còn 100 tỷ tỷ lớn hơn chiều dài PLANCK). Năm 1970 người ta còn bàn tới SIÊU SỢI GIÂY (SUPER CORD) để đi với mẫu SIÊU ĐỐI XỨNG (SUPER SYMETRIE) của các hạt.2- Máy Gia tốc: là các máy có điện trường cực mạnh để phóng các hạt có mang điện (điện tích) (proton và electron) với tốc độ thật nhanh vào một mục tiêu (cible) tạo ra các phản ứng, khiến ta nghiên cứu được các cấu trúc của vật chất, và cũng để chế tạo các nguyên tố phóng xạ như các đồng vị phóng xạ trong y khoa. Máy gia tốc tròn là cyclotron. Máy gia tốc thẳng là LINAC (ac. linéaire).3- SPIN: có nghiã là quay là tính chất ở trong của những hạt cơ bản, tuy tương đương nhưng không giống nhau về chuyên quay.4- Thuyết Lượng tử: Xin coi bài “Thử xem điểm nào của thuyết Lượng tử gần với tư tưởng Phật Giáo - tạp chí Quốc Gia 2005 tháng 7 số 100.5- TS Đàm Thanh Sơn: Tháng 05-2010 tạp chí Physics Today của hội Vật lý Mỹ có đăng 3 bài liền về công trình của TS Đàm Thanh Sơn và hai cộng sự của ông ở ĐH Washington:

Phát triển thành công một kỹ thuật Toán học có nguồn gốc từ lý thuyết sợi giây (string theory) gọi là gauge gravity duality (GGD) để tạo sự tương đồng giữa các hệ tương tác mạnh (interaction forte) với các hệ tương tác yếu. một thí dụ về hệ tương tác mạnh là trạng thái nhầy nhẻo lởn nhởn của quack-gluon plama (QGP) khi các hạt nhân nặng (như vàng) va chạm nhau ở nhiệt độ cao. Tại BROOKHAVEN NATIONAL LABORATORY, máy xung kích RHIC (RELATIVISTIC HEAVY ION COLLIDER), các hạt nhân vàng được gia tốc đến vận tốc rất cao, gần vận tốc ánh sáng để va chạm với nhau, tạo ra một trạng thái lỏng của vật chất, tương tác mạnh, giải phóng một năng lượng cực lớn. Mặt khác, một thí nghiệm ở Duke University (North Carolina) người ta cũng đo độ nhớt của các nguyên tử LITHIUM, tương tác mạnh ở nhiệt độ rất thấp chỉ vài phần triệu độ KELVIN (gần không độ tuyệt đối). Cả hai thí nghiệm được làm để kiểm chứng lý thuyết toán học của nhóm Đàm Thanh Sơn và nhóm này đã kết hợp tài tình các phương pháp toán học phức tạp trong lý thuyết trường lượng tử hiện đại.6- Thúc phụ của ông là cố BS TRỊNH XUÂN TRỤ, vị trưởng khu Điện Tuyến đầu tiên của Tổng Y Viện Cộng Hòa (1955-1960).

Tham khảo:- Le destin de l’univers- Le big bang et après- Trịnh Xuân Thuận- Décovert Gallimard Sciences- La première seconde- Hubert Reeves- Les voies de la lumière - Trịnh Xuân Thuận- Du Big Bang à nos jours – Bruno Manguin- Lược giải về thuyết tương đối, hình thành, hiện tình và triển vọng- Phạm Xuân Yêm – Vietsciences

17/09/2008.

Page 20: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 20

Ngày 3 tháng 11 năm 2010 hồi 19.30 giờ tại hội trường Vườn

Bách Thảo Montréal, cơ quan Les Muséums Nature de Montréal đã tổ chức một buổi thuyết trình do giáo sư Trịnh Xuân Thuận đảm trách. Là chuyên gia về ngành thiên văn vật lý, giáo sư Thuận giảng dạy tại phân khoa thiên văn cuả University of Virginia, Charlotteville, VA, USA từ năm 1976. Ông nổi danh trong giới khoa học quốc tế không những trong lãnh vực thiên văn vật lý mà còn về việc đại chúng hoá những kiến thức khoa học, qua các hoạt động phổ biến và thuyết trình tại nhiều nơi trên thế giới. Ông là tác giả cuả nhiều tác phẩm và tài liệu khoa học, và đã nhận giải Kalinga cuả UNESCO năm 2009. Buổi nói chuyện tuy không do Cộng Đồng Người Việt tổ chức mà vẫn có sự tham dự cuả nhiều thính giả Việt Nam vùng Montréal, dù mua vé vào cửa không dễ. Hội trường chiều hôm đó không còn chỗ trống.

Đề tài là “ Le big bang et après: la place de l’homme dans l’univers”, “Từ đột phá khai thiên đến nay: chỗ đứng cuả con người trong vũ trụ”. Qua 90 phút trình bày mạch lạc và lôi cuốn, diễn giả đã đưa hội trường du hành qua 13.7 tỉ năm, là thời gian từ lúc xảy ra big bang cho đến nay.

Diễn giả duyệt qua những công trình nghiên cứu thiên văn từ thời thượng cổ và trung cổ, từ những kiến thức sơ khai cuả loài người mà nay nhìn lại ta thấy là ngây ngô, cho đến những khám phá có tầm vóc cách mạng và nhiều hứa hẹn. Sự nới rộng tầm hiểu biết cuả con người về vũ trụ đưa đến nhận thức

về sự thu hẹp chỗ đứng cuả nhân loại trong cái vũ trụ đó.

Tiến trình dài vô tận cuả cuộc khai thiên lập địa đã được diễn giả trình bày khéo léo qua một “ cây tháp cuả sự phức tạp”, le pyramide de la complexité. Sau khi big bang xảy ra được 10 exp-43 sec ( là một thời khoảng ngắn đến mức mà óc con người khó có thể mường tượng), thì vũ trụ là một khoảng chân không chứa toàn năng lượng. Rồi lần hồi, 350000 năm sau thì những nguyên tử đầu tiên được tạo thành. Sau đó là sự xuất hiện cuả những thiên hà gieo giống, gọi là semences galaxies, rồi đến sự hình thành cuả ngân hà tức voie lactée, với hàng tỉ thái dương hệ. Trong “hằng hà sa số” đó, thái dương hệ với 8 hành tinh xoay quanh mặt trời đương nhiên được đề cập với nhiều chi tiết hơn, vì nơi đó có trái đất mà loài người đang cư ngụ. Gần đây người ta mới quyết định rằng thiên thể ở vị trí thứ 9, là Diêm vương tinh, Pluton, không phải là một hành tinh cuả mặt trời, vì nó bị lạc vào đám đông vô số thiên thể khác và quĩ đạo cuả nó không thoả mãn những điều kiện cuả một quĩ đạo hành tinh.

Trái đất cuả chúng ta được hình thành trong những đìều kiện đó, rồi qua nhiều triệu năm lần hồi sự sống phát hiện, từ thảo mộc, khủng long, đến loài có vú, chim muông, tiếp theo là sự diệt chủng cuả khủng long, và sự xuất hiện cuả những loại hầu đầu tiên, tức là premiers primates, và sau hết, loài người, là sinh vật có tri thức. Qua bao nhiêu chuyển biến sôi nổi đó, vũ trụ chỉ gồm có 0.5% là chất liệu phát quang, 4% là những nguyên

tử, phần còn lại là chất liệu “đen” và năng lượng “đen”, matière noire, énergie noire, và nhân loại không có kiến thức gì về chúng. Như vậy, 96% cuả vũ trụ nằm ngoài tầm hiểu biết cuả con người.

Để kết thúc, diễn giả đặt câu hỏi : với tầm hiểu biết hạn hẹp như vậy, liệu ta có thể tìm được giải đáp thoả đáng cho niềm thắc mắc muôn thuở: vì đâu có con người, và vì đâu có tri thức? Sự ra đời cuả con người và cuả tri thức là kết quả ngẫu nhiên mà có, hay là kết quả tất nhiên phải có ? hasard ou nécessité? Là ngẫu nhiên, tựa như “ hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai ”, hay là tất nhiên, tựa như lời Phật dạy rằng mọi sự đều có nhân có quả? Theo diễn giả, sự hình thành cuả con người và tri thức là kết quả tất nhiên phải có. Nếu không phải là tất nhiên, thì vì sao chỉ có vũ trụ này là có thể quan sát được, các vũ trụ khác nếu có cũng không thể quan sát; vì sao mà có những cảnh đẹp thiên nhiên trong thế gian; vì đâu có sự hoà hợp toàn hảo trong những định luật vật lý, chẳng hề thay đổi với không gian hay thời gian; vi sao có sự thống nhất trong mọi hiện tượng cuả vũ trụ, như hiện tượng điện từ, hiện tượng siêu lực, superforce ? Nhưng ngoài những yếu tố tất nhiên, cũng có những yếu tố ngẫu nhiên, mà thí dụ đầu tiên nằm ngay nơi bản chất cuả cái big bang. Thật vậy, nó đã xuất phát ở một cường độ đúng mức : nếu nó xảy ra với trọng khối hay tỷ trọng quá lớn, thì thay vì đột phá tạo nên vũ trụ, có thể đã chuyển thành đột xụm, big crunch, đưa đến sự huỷ diệt, cũng chỉ trong ….. 10exp-43sec.

Page 21: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 21

Sau phần thuyết trình, một số thính giả đã đưa ra nhiều câu hỏi hàm nhiều ý nghiã để thảo luận và diễn giả cũng đã đáp ứng thích đáng. Những vấn đề nêu lên có tính cách khoa học đồng thời cũng nặng phần triết lý. Có vị hỏi phải chăng vũ trụ bành trướng mạnh chính là vì vật chất tự hủy và tạo ra năng lượng ? Diễn giả giải thích rằng điều này vẫn còn nằm trong phạm vi giả thuyết. Một tham dự viên hỏi trước khi big bang xảy ra thì trong vũ trụ có gì, nói cách khác, bên kia bức tường cuả Planck là gì ? Diễn giả đưa ý kiến rằng ở đây cũng vậy, còn là phạm vi giả thuyết nhưng ắt cũng phải có một sự hoà hợp giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Một thính giả thắc mắc làm sao phối hợp được khoa học với triết lý, tôn giáo, siêu hình, và thi tứ nơi con người? Diễn giả tâm sự rằng khi làm nghiên cứu, viết tài liệu, thì người làm khoa học phải tuân thủ những nguyên tắc khoa học, tôn trọng những sự việc cụ thể, mới tạo được sự khả tín, nhưng đồng thời ta cũng là con người, có suy tư, có đức tin, có tình cảm, hoài bão, có ước mơ, thi tứ, và do đó mà nối liền được hai thế giới. Người nêu câu hỏi đã tỏ ra rất thoả mãn với đáp ứng này. Một thính giả Việt Nam nêu một câu hỏi có căn bản khoa học đồng thời gần gụi với quan điểm cuả Phật giáo, đó là, qua nhiều tỷ năm chính bản chất cuả ánh sáng cũng thay đổi, vậy có nên tự hỏi liệu những quan sát cuả ta có hoàn toàn trung thực, hay là “coi vậy mà không phải vậy”? Mọi người đồng ý rằng không dễ gì có câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này, âu cũng là một lời kết khá hợp tình hợp cảnh cho buổi gặp gỡ đầy hứng thú về một đề tài vừa bao la như vũ trụ lại vừa tinh tế như quang tử, và nội dung bao hàm những yếu tố tất nhiên đồng thời không thể vắng bóng những yếu tố ngẫu nhiên.

C¶ng ñòng NgÜ©i ViŒt QuÓc Gia và Tåp chí QuÓc Gia trân tr†ng tri ân Quí vÎ Månh ThÜ©ng Quân và nguyŒn cÓ g¡ng Ç‹ xÙng Çáng v§i s¿ ûng h¶ vŠ vÆt chÃt lÅn tinh thÀn cûa quí vÎ.

Page 22: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 22

Quá hay! Quá xuất sắc! Đó là lời khen ngợi phát xuất từ cảm xúc của khán giả, của những người đã bị thu hút, lôi cuốn từ đầu cho tới cuối đến nỗi không dám rời ch‡ ngồi trên suốt 3 giờ đồng hồ.Có lẽ chương trình văn nghệ đánh dấu 35 năm định cư của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Melbourne Úc Châu là một chương trình thành công vượt bực về phương diện lịch sử, ý nghĩa và lòng người. Bằng giọng đọc trầm bổng và đầy cảm xúc cô Thiên Giang (tiếng Anh) và anh Châu Xuân Hùng (tiếng Việt) đã giới thiệu, dẫn dắt khán giả đi suốt cuộc hành trình của con dân đất Việt với lời mở đầu - Sau ngày Sài Gòn sụp đổ, nhiều người Việt buộc phải rời quê hương đi tỵ nạn ở nhiều đất nước xa xôi trên khắp thế giới. Rất đông người Việt đã may mắn được định cư ở Úc nhờ vào sự lãnh đạo của chính phủ Úc lúc đó và lòng trắc ẩn của người Úc. Người Việt bắt đầu cuộc sống mớivới hai bàn tay trắng - khởi đầu từ

những toà chung cư ỏ Flemington, Collingwood và Carlton trong những thập niên 70 và 80. Từ những giờ làm miệt mài ở các hãng xưởng như Ford và Toyota đến những ngày ngồi may tại nhà thâu đêm suốt sáng. Biết bao bậc ông bà cha mẹ đã hy sinh cuộc đời mình để tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu. Lớp trẻ đó được lớn lên trong tình yêu thương, nhận được kết quả của tinh thần chuyên cần làm việc, tình yêu quê hương và lòng khao khát đóng góp cho xã hội. Chương trình văn nghệ mang tên “Hành Trình 35 Năm”, miêu tả hành trình của người Việt được dàn dựng công phu, diễn tả từ nỗi đau và lo sợ của người Việt khi buộc phải rời quê hương xứ sở; những đau khổ do Cộng sản gây ra; những hiểm nguy sợ hãi trên đường vượt biển tìm tự do, phải đương đầu với sóng gió và hải tặc; đến những thử thách cam go của cuộc sống mới nơi quê hương thứ hai. “Hành Trình 35 Năm” cũng

nói lên lòng khao khát của người Việt hải ngoại muốn nhìn thấy tự do dân chủ thật sự trên quê mẹ. Đúng như lời giới thiệu đây là một chương trình văn nghệ đã đưa khán giả theo những bước chân Việt Nam, xuôi theo giòng lịch sử, đi từ Cái Trứng Trăm Con của dòng giống Tiên Rồng, đến cuộc di cư vĩ đại năm 1954 khi đất nước bị chia đôi. Tiếp theo là quãng thời gian của những năm thanh bình, thịnh trị của Miền Nam với cô thôn nữ, với đồng lúa vàng có con trâu gặm cỏ đầu làng … cho đến khi CSVN mang súng đạn vào để gây nên bao nhiêu tang tóc, đau thương cho người dân Việt.

Rồi chiến tranh leo thang, chiến tranh lan tràn trên khắp mọi miền của đất nước với những biến cố đầy tang thương của Tết MÆu Thân 1968, của Mùa Hè Đỏ Lºa 1972, và của Tháng Tư Đen 1975 đầy uất hận, nghiệt ngã. Để rồi sau đó lịch sử được tiếp nối bằng những thảm cảnh của người Việt vượt biên, vượt biển chạy trốn làn sóng đỏ đi tìm sự sống với trên dưới 500,000 người không đến được bến bờ tự do. Những người may mắn sống sót, nay tuy đã có được một cuốc sống đầy đủ nhưng luôn luôn mang nặng trong lòng những đau buồn của quá khứ, những ưu tư cho tương lai dân tộc và không bao giờ quên ơn cưu mang của đất nước mình đang định cư. Phải nói đây là một chương trình quá hay, hay không ngờ, hay đến n‡i một số khán giả đã quá ngỡ ngàng, lâng lâng thÅn thờ không muốn ra về khi chương trình đã chấm dứt. Người ta thường có câu

TÜ©ng thuÆt

Chương trình văn nghệ hành trình 35 năm cûa Cộng Đồng Người Việt Tự Do Melbourne Úc Châu

Page 23: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 23

“một tấm hình đáng giá bằng ngàn lời nói”, nhưng những tấm hình kèm theo đây chỉ là những lời nói không có “âm thanh”, không có cảm xúc. Vì vậy phải có mặt trong đêm văn nghệ này thì mới cảm nhận được tất cả ý nghĩa, tình tự, n‡i lòng ... đã được những người soạn thảo, dàn dựng nhắn gởi qua các màn ca, múa và hoạt cảnh. Cho nên có rất đông khán giả đã tỏ ra tiếc ngÄn ngơ cho những người không có mặt trong đêm văn nghệ đặc sắc này. Do đó Cộng Đồng đã được yêu cầu cho trình diễn lại chương trình văn nghệ “Hành Trình 35 Năm” trong một dịp thuận tiện khác, hoặc cho ra một cái DVD, và có người còn đề nghÎ Cộng Đồng nên tổ chức một chuyến lưu diễn đi khắp các tiểu bang. Không phải là nói quá, nhưng những trung tâm âm nhạc thương mãi có thể làm những chương trình ca nhạc với tổn phí lên đến bạc triệu với sân khấu hào nhoáng, âm thanh tuyệt hảo, cùng các nghệ sĩ, MC chuyên nghiệp có lẽ cũng không đi sâu vào lòng người và làm khán giả xúc động đến như vậy. Đặc biệt nhất, các diễn viên chính của chương trình là các em thuộc nhóm vũ Nắng Hồng, trường tiểu học St. Albans East, Liên đoàn hướng đạo Hoa Lư & Phù Đổng, và dễ thương nhất là các em nhỏ, có em chưa tới tuổi đi học. Cảm động nhất là có em đã xuất sắc nhập vai với những giọt nước mắt thật khi phải rời xa mẹ để đi vượt biển tìm tự do cho một tương lai tươi sáng. Sự hăng say, thích thú của các em trong việc tập dợt và trình diễn đã tạo cho chương trình văn nghệ một sắc thái sống động, vui nhộn, trẻ trung, hồn nhiên và khác lạ đã làm cho các bậc cha anh rưng rưng vui mừng, tin tưởng và vô cùng hãnh diện đối với các thế hệ con em. Hình ảnh thương nhất là có em vừa phải tự lo cho mình mà còn

phải vừa lếch thếch lo bồng bế, săn sóc cho em. Đây là một chương trình được dàn dựng hoàn toàn do sự đóng góp, công sức của những người thiện nguyện, không chuyên nghiệp, không tiền bạc nhưng lại có một tấm lòng. Chỉ có một tấm lòng mà những vị này đã bỏ ra biết bao nhiêu thời giờ để lo đi mượn, đi may từng cái áo, cái quần, cái khăn, cái nón, đôi giầy, ... cho đúng c« của từng em “diễn viên”. Và vì không có tiền cho nên mọi vật dụng, cảnh trí dựng trên sân khấu từ cái trứng trăm con, cung tên, giỏ hoa, chiếc cần câu, con cá cho đến con trâu đi cày, chiếc tàu Cap Anamur ... đều phải tự vẽ, tự làm lấy bằng những vật liệu phế thải, chế biến hay xuất ra từ tiền túi. Đó là chưa nói đến việc thu dọn, chuyên chở sau lần trình diễn và sau m‡i lần tập dợt - công này là trọn cả một tấm lòng của gia đình ông bà Nguyễn Thế Thái. Những lời giới thiệu (lời bạt cho từng màn trình diễn) chất chứa n‡i lòng của Người Việt lưu vong cũng do chính ông Nguyễn Thế Thái (tiếng Việt) và cô Thiên Giang (tiếng Anh) soạn thảo. Cùng với cô Phượng Vỹ và anh Châu Xuân Hùng, cô Thiên Giang còn là người bao giàn, chạy tới lui, liên lạc, kết hợp (coordinate), sắp xếp mọi công việc từ ca sĩ, âm thanh, ánh sáng, sân khấu cho đến việc chọn nhạc, chọn cảnh trí (theme)... Nhưng quan trọng và có trách nhiệm nặng nề nhất về mọi vấn đề trên sân khấu (stage production) vẫn chính là ông Nguyễn Thế Thái. Ngoài ra khó khăn không kém là việc “chăn” một bầy trẻ nhỏ - nào là lo ăn lo uống, thay áo quần, tập dợt, ... cho các em nhỏ. Có chứng kiến việc tập dợt cho các em thì mới thấy được sự vất vä, khó khăn của các vị có trách nhiệm vì các em lúc nào cũng nhao nhao như một nhà trẻ, không bao giờ chịu

đứng yên một ch‡, chụp được em này thì em kia bỏ chạy mất tiêu, ... có lúc cứ như là đang chơi trò cút bắt. Làm được điều này phần lớn là công các “vũ sư” nhiệt thành, kiên nhẫn cùng với một tấm lòng yêu thương trẻ em của các cô Tina Thịnh, Uyên Di và Kim Su-Nhi. Và đáng khen và khích lệ nhất là việc s¤n lòng đưa đón các con em và sự đóng góp, phụ giúp của của các vị phụ huynh từ những tuần tập dợt cho đến ngày trình diễn. “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” với một rừng cờ tung bay rực rỡ trên sân khấu đã chấm dứt chưÖng trình văn nghệ “Hành Trình 35 Năm” trước sự hân hoan và những tràn vỗ tay của khán giả tưởng chừng như vô tận.

Cộng Đồng Người Việt Úc Châu nói chung và Victoria nói riêng thật sự may mắn đã có được sự đóng góp đầy nhiệt huyết của những người có lòng về mọi phương diện từ việc điều hành, tổ chức, các công tác xã hội cho đến vấn đề đấu tranh, văn nghệ, truyền thông, ... - trong hoàn cảnh nào, trong lãnh vực nào cũng có những người chung vai sát cánh góp một bàn tay.

(NgÜ©i ViŒt ly hÜÖng -Úc Châu)

TẾT HẢI NGOẠI

Ba ngày pháo nổ đì ÇùngKỳ lân gióng trống múa vung tán- tàn ! Bánh chưng xôi gấc cả bàn Lại thêm ca vũ nhiều màn sexy ! Bà con cô bác cụng ly Đón mừng Năm Mới quên đi ưu- phiền ! Nhưng vẫn hăng hái quyên tiền Giúp dân quê cũ triền miên đói -dài !! tôn kàn 2010

Page 24: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 24

Trong năm 2010 vừa qua một sự kiện nổi bật trong nền ngoại giao thế

giới là bắt đầu từ tháng 11 mạng lưới WikiLeaks do một ngưòi Úc tên là Julian Assange chủ trương với sự cộng tác của một người lính Mỹ Bradley Manning 23 tuổi, phục vụ trong đơn vị mật vụ tại Irak, đã tiết lộ các tài liệu mật của bộ Ngoại Giao Mỹ. Khi đăng tải trên 250 000 bức điện văn ngoại giao Mỹ hai người này muốn lột trần mặt trái của chính sách đối ngoại của nhiều nước, nhất là nước Mỹ. Vì theo họ các hoạt đông ngoại giao của các quốc gia trên thế giới đều thiếu minh bạch.

Julian AssangeSự kiện thứ hai là vai trò quốc

tế của Trung cộng càng ngày càng lớn mạnh vì nước này nhờ có nhân công đông và rẻ đã mau lẹ trở thành một đại cường kinh tế vào bậc nhất nhì thế giới.

Trong khi Liên Hiệp Âu Châu (LHÂC) hãy còn chưa đủ đoàn kết nội bộ và lớn mạnh nên các hoạt động ngoại giao trên thế giới xoay quanh chính sách đối ngoại của hai

siêu cường là Mỹ và Trung Quốc.Chính sách của Mỹ thường

uyển chuyển tùy theo thời cơ nên nhiều khi tỏ ra mập mờ. Đối với các nước bạn đồng minh Âu Châu thì Mỹ có thái độ trịch thượng coi thường. Vì vậy mà hơn một năm sau khi nhậm chức, ông Obama, Tổng Thống Mỹ, mới bằng lòng chính thức tiếp kiến ông Sarkozy, Tổng Thống Pháp, tại tòa Bạch Ốc, vào tháng 3, tuy rằng theo các tờ trình mật của Sứ quán Mỹ ở Paris ông Sarkozy là một vị Tổng Thống Pháp thân Mỹ nhất từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến tới nay. Vậy mà khi tiếp ông Sarkozy Mỹ chỉ dùng nghi lễ ở mức tối thiểu. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong một bữa cơm tối có bốn người tham dự là hai ông Tổng Thống và hai bà đệ nhất phu nhân.

Dân chúng Mỹ phần lớn chả biết ông Sarkozy là ai. Khi ông tới đọc diễn văn tại viện đại học Columbia ở New York người ta phải kê thêm một cái bục để ông đứng cho đỡ thấp.

Ngược lại trong bang giao với Trung Quốc thì ông Obama lại tỏ vẻ luôn luôn kính nể. Tuy nhiên nhiều khi người ta lại thấy Mỹ lúng túng trong quan hệ với Trung Quốc. Mỹ bán võ khí cho Đài Loan làm cho Bắc Kinh bất bình. Ông Obama tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 2 khiến cho Trung Cộng « nổi sùng ». Nhưng trước sự hung hăng của họ ông Obama vội vã « xuống nước » bằng cách không tiếp Ngài tại

« văn phòng bồ dục » mà tại một phòng khách. Nhưng đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không vừa. Lúc ra về Ngài đi ra cửa chính và họp báo ngay trước cửa Bạch Ốc tuyên bố là ông Obama ủng hộ Ngài.

Trong dịp này báo chí Trung cộng đe ông Obama là Trung Quốc sẽ « trị » ông như họ đã « trị » ông Sarkozy năm ngoái.

Vào tháng 10, Uỷ ban Giải Thưởng Nobel dằn mặt Trung cộng bằng cách cấp grải Nobel về Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba là một nhân vật đối kháng ở Trung Quốc đang bị cấm cố trong nước. Chính phủ Bắc Kinh cực lực phản đối quyết định này cho là một hành động can thiệp vào nội bộ Tàu.

LÜu Hi‹u BaĐến tháng 12, chính phủ Bắc

Kinh không cho phép ông Lưu Hiểu Ba sang Na Uy nhận giải và đe dọa sẽ trừng phạt nước nào cử người tham dự buổi lễ trao giải. Vì vậy mà có tới 20 nước «nhát gan » không dám đến dự lễ, trong đó có Nga, Việt Nam, Iran, Irak…

Trung Cộng còn làm oai khi tuyên bố giúp các nước thành viên

Từ Trì

Page 25: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 25

khu vực tiền tệ Euro gặp khó khăn. Ỷ thế có của, với khoản dự trữ tới 2600 tỷ Mỹ kim, Trung cộng tung ra 5 tỷ Mỹ kim để mua công khố phiếu của Bồ Đào Nha. Làm như vậy Trung cộng hy vọng chi phối nền kinh tế Âu Châu, buộc các quốc gia thuộc LHÂC phải mua hàng Tàu và gây áp lực để các quốc gia Âu Châu bỏ luật cấm vận bán võ khí cho Trung Quốc.

Trong năm 2010, các tiết lộ của mạng lưới WikiLeaks đã làm cho các nhà ngoại giao Mỹ mất mặt vì chúng đã phơi bày trước công chúng thế giới những cảm nghĩ xấu của Mỹ đối với bạn cũng như thù. Về bạn thì ông Sarkozy bị Mỹ coi là một con người hiếu thắng lộng quyền, dễ giận dữ, ông Cameron, Thủ Tướng Anh, thì « thiếu chiều sâu », bà Merkel, Thủ Tướng Đức, thì « nhút nhát », ông Berlusconi, Thủ Tướng Ý, thì là con người « vô trách nhiệm ».

Về thù thì ông Kadhafi, lãnh tụ xứ Libye, chỉ được an tâm khi có một cô y tá người Lỗ Mã Ni, tóc vàng, ngực to đi bên cạnh.

Tai hại hơn nữa là WikiLeaks lại « bật mí » việc bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton ra chỉ thị cho nhân viên ngoại giao dưới quyền bà phải đi do thám các nhà ngoại giao nước khác, nhất là ở Liên Hiệp Quốc, dò xét điện thoại, trương mục ngân hàng, mọi hành động của các nhân viên kể từ ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký trở xuống.

Các tiết lộ này được chính phủ Ý coi như là một vụ « 11 tháng 9 ngoại giao » nguy hại như vụ các máy bay khủng bố Hồi giáo phá hai cao ốc của World Trade Center ở New York năm 2001.

Trong vấn đề ngăn chặn Ba Tư (Iran) chế tạo võ khí hạt nhân Mỹ được các quốc gia thuộc LHÂC nhất là Pháp ủng hộ hết mình. Nhưng các biện pháp chế tài trừng phạt Iran mà Mỹ đề nghị ở Liên

Hiệp Quốc đều bị Nga và Trung Quốc làm cản trở. Vì Nga muốn nương nhẹ với nước láng giềng gần gũi và Trung cộng thì o bế Iran để được cung cấp dầu hỏa cần thiết cho kỹ nghệ của họ. Ngoài ra các nước Ả Rập ôn hòa như Arabie Saoudite, Qatar, Bahrein, Ai cập luôn luôn thúc đẩy Mỹ dùng biện pháp mạnh như oanh tạc phá hủy các nhà máy hạt nhân của Iran để trừ hậu họa. Quốc Vương Abdallah xứ Arabie Saoudite lại còn yêu cầu Mỹ « chặt đầu con rắn Ba Tư » tuy bề ngoài ông vẫn đón tiếp niềm nở Tổng Thống Ba Tư Ahmadinejad năm 2007.

Trong năm qua một phụ nữ Iran tên là Sakineh Mohammadi-Ashtiani bị tòa án xử tử hình vì tội ngoại tình. Các lãnh tụ cả thế giới can thiệp xin tha cho can phạm khỏi bị hành quyết. Tờ báo cuồng tín Kayhan của Iran lên tiếng thóa mạ bà Carla Bruni, đệ nhất phu nhân Pháp, nói rằng bà ta là một « con đi‰m » vì đã bênh vực một người đàn bà hủy hoại thuần phong mỹ tục. Nhưng lần này không hiểu sao ông Ahmadinejad lại lên tiếng bênh bà Carla vì theo ông « nhục mạ một lãnh tụ ngoại quốc là một tội nặng trái với nguyên lý Hồi giáo ».

Carla Bruni & Sarkozy Bà Carla Bruni, vợ ông Tổng

Thống Pháp Nicolas Sarkozy, năm 2010 cũng được nhiều người nhắc nhở đến. Vào tháng 3, khi Tổng Thống Nga Dmitri Medvedev sang viếng thăm chính thức nước Pháp, ông được chính phủ Pháp đón tiếp nồng hậu vì Pháp hy vọng ông sẽ

mua võ khí của Pháp. Trong một bữa đại tiệc khoản đãi ông ở điện Elysée bà Carla đã mang một bộ y phục đại lễ rất « sexy », không mang « nịt bao ngực ». Thế là báo chí Anh nhao nhao lên đăng tải tin này. Tờ Times thì nói rằng bà « đội mũ đi hia chẳng mặc quần (lót, culotte) », Tờ Sun thì viết : « Ố là là cái yếm của bà đâu ? « ( Ooh la la where is her bra ?).

Medvedev

Không biết có phải vì vậy không mà ông Medvedev quyết định mua một lúc 4 trực thăng mẫu hạm (porte-hélicoptères) và các hệ thống truyền tin điện tử tối tân cùng ký kết một loạt thỏa ước cộng tác trong lãnh vực điện lực và dầu khí với Pháp. Các quốc gia lân cận của Nga như Lettonie (Latvia), Estonie tỏ ra vô cùng lo lắng vì họ sợ Nga sẽ dùng các trang bị quân sự này để xâm lăng họ.

Đến tháng 11, khi bà Carla cùng chồng sang viếng chính thức Ấn Độ, bà được dân chúng ưa thích bầy hình ảnh của bà ra đầy đường, báo chí đua nhau khen ngợi bà đến độ người ta đã nói tới « carlamania » của dân Ấn Độ. Ba năm về trước, khi bà chỉ mới « bắt bồ » với Tổng Thống Pháp, nên khi ông này sang viếng Ấn Độ, chính phủ Ấn đã ngỏ ý không muốn đón tiếp bà vì bà chưa chính thức lấy chồng Tổng Thống. Lần này, với qui chế được hợp thức hóa bà được người t a vồn vã đón chào. Khi đi thăm đền Taj Mahal nổi tiếng là đền của tình ái bà lại còn nhờ một vị cao tăng trong đền cầu nguyện cho bà sinh được một đứa

Page 26: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 26

con trai.Trong năm 2010, Mỹ bắt đầu

rút quân khỏi Irak. Từ 140 000 số lính Mỹ giảm xuống chỉ còn có 50 000 nên an ninh của người Mỹ khó được bảo đảm. Sứ quán Mỹ ở Bagdad trở thành một cái pháo đài kiên cố, tọa lạc trên một khoảng đất 4900 thước vuông, tường dày 4 thước, trong có đầy đủ máy phát điện, máy lọc nước, tiệm ăn, điện ảnh, sân vận động để cho 2400 nhân viên ngoại giao được sống an toàn.

Tony BlairVề vấn đề can thiệp quân sự tại

Irak, cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair viết trong cuốn hồi ký của ông là ông tiếc đã « theo đuôi » ông Bush sang tham chiến ở nước này. Khi ông Blair ra mắt cuốn hồi ký vào tháng 9, dân chúng xúm nhau tới ném đá khiến ông phải bỏ ký tặng sách mà chạy dưới sự che chở của cảnh sát.

Không riêng gì Mỹ, tại Ba Tư, chính phủ Pháp cũng gặp nhiều khó khăn. Từ hơn một năm, một cô sinh viên Pháp tên là Clotilde Reiss bị cảnh sát Ba Tư bắt khi đang chụp hình sinh viên Ba Tư biểu tình chống ông Ahmadinejad bầu cử gian. Bị gán cho tội làm gián điệp cô Reiss bị xử tù. Để cho cô này được thả về, chính phủ Pháp đã có những hành động mập mờ thiếu minh bạch. Pháp phải nhờ tới ba vị Tổng Thống Ba Tây, Sénégal và Syrie tới đìều đình. Đến tháng 5, cô Reiss được thả về Pháp và người ta đồn rằng Pháp đã phải trả tiền chuộc tuy bộ Ngoại Giao Pháp chối bai bải. Nhưng sau đó viên cựu phó

giám đốc Cơ quan tình báo Pháp (DGSE) tên là Maurice Dufresne, bí danh là Pierre Simary, tiết lộ rằng cô này có tên trong sổ lương của sở mật vụ Pháp. Và hai ngày sau khi cô Reiss trở về, tòa án Pháp ra lệnh thả một tù nhân người Ba Tư tên là Vakili Rad bị án tù chung thân vì tội đã ám sát cựu Thủ Tướng Ba Tư Chapour Bakhtia tỵ nạn ở Pháp năm 1991.

Trong bang giao với các nước Phi châu, cựu thuộc địa, chính sách của Pháp cũng không kém mập mờ. Từ khi các quốc gia Phi châu được độc lập 50 năm về trước tới nay, các vị lãnh đạo độc tài Phi châu luôn luôn cấu kết với các đảng cầm quyền Pháp trong một hệ thống hối mại quyền thế, hối lộ tiền bạc.

Vào tháng 2, trong cuộc viếng thăm Rwanda, Tổng Thống Pháp Sarkozy đã lên tiếng xin lỗi dân tộc xứ này vì Pháp đã ủng hộ chính phủ của Juvénal Habyarimana trong vụ diệt chủng tàn sát 800 000 người thuộc chủng tộc tutsi. Trước đấy hai nước Bỉ và Mỹ cũng đã xin lỗi về vụ này.

Sự cấu kết giữa các lãnh tụ Pháp và Phi châu đã tạo nên nhiều tấn bi hài kịch. Vào tháng 6, cựu Tổng Thống Pháp Jacques Chirac nhận đề tựa cho cuốn sách « Congo, un rêve d’avenir » (Xứ Congo, một giấc mơ cho tương lai) của Denis Sassou Nguesso, Tổng Thống Congo. Ông này đang bị toà án Pháp điều tra về vụ biển thủ công quĩ, đem tiền sang Pháp đầu tư. Trước đấy một năm, khi ra mắt cuốn « Parler vrai pour l’Afrique » (Nói thật chuyện Phi châu) ông Nguesso đã khoe là được cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela, một nhà cách mạng tranh đấu cho tự do, đề tựa. Nhưng ngay sau đó văn phòng ông Mandela đã ra thông cáo cải chính là : « ông Mandela không đời nào lại đề tựa sách cho một ông Tổng Thống độc tài, phản dân chủ, luôn

luôn tổ chức bầu cử gian lận ». Tháng 11, trong cuộc bầu cử

Tổng Thống tại Côte d’Ivoire, ông Laurent Gbagbo, Tổng Thống mãn nhiệm bị thất cử nhưng từ chối không chịu trao quyền hành cho ông Alassane Outtara đắc cử vớí 54% số phiếu. Cả thế giới yêu cầu ông Gbagbo ra đi. Tổng Thống Pháp Sarkozy « làm oai » ra tối hậu thư cho ông Gbagbo một tuần lễ phải rời bỏ chính quyền.

Laurent GbagboHết hạn, ông Gbagbo không

những không đi mà còn trả đũa đòi quân Pháp phải rút lui khỏi nước ông và các bộ hạ của ông đe dọa kiều dân Pháp cư ngụ trong nước.

Alassane OuttaraCác quốc gia Âu Mỹ từ chối

không thừa nhận đại sứ của ông Gbagbo và tại Paris và nhiều thủ đô khác những người thuộc phe Ouattara chiếm tòa Đại Sứ Côte d’Ivoire, trục xuất đại sứ và nhân viên còn theo ông Gbagbo.

Vào tháng 12, mạng lưới WikiLeaks lại tiết lộ thêm rằng cố Tổng Thống xứ Gabon là ông Omar Bongo đã chiếm đoạt 30 triệu euros của Ngân Hàng các Quốc Gia Trung Phi (Banque des Etats d’Afrique Centrale) để làm của riêng và

Page 27: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 27

chuyển một phần sang Pháp để tài trợ các đảng phái Pháp, thuộc phe tả cũng như hữu, nhất là đảng của hai ông Chirac và Sarkozy.

Trong năm 2010 cũng còn có những giai thoại ngoại giao lặt vặt khác.

Vào tháng 2, một số nhân viên của cơ quan tình báo Do Thái Mossad đã dùng thông hành (hộ chiếu) của các nước Anh, Pháp, Đức để ngụy trang nhập cảnh xứ Dubaï và ám sát một tên chỉ huy khủng bố Al Qaidar tên là Mahmoud-al-Mabouh. Vụ này đổ bể khiến các đại sứ Do Thái ở Luân Đôn, Bá Linh và Paris bị các bộ Ngoại Giao sở tại triệu tới « sát sà phòng lên đầu ».

Vào tháng 4, một nhà ngoại giao trẻ tuổi của nước Qatar tên là Mohammed al-Modadi đã làm cho cả nước Mỹ kinh hoàng khi cậu ta « đùa dai » vào cầu tiêu máy bay, trên đường đi từ Washington tới Denver, hút thuốc lá và nói là châm lửa chất nổ trong giày. Nhưng được hưởng quyền đặc miễn ngoại giao cậu ta không bị pháp luật Mỹ truy tố.

Tháng 9, một viên đệ nhất tham vụ (bí thư thứ nhất) của tòa Tổng Lãnh Sự Arabie Saoudite ở Los Angeles tên là Ali Ahmad Asseri xin tỵ nạn chính trị ở Mỹ vì đối với luật pháp nước ông ông phạm hai tội là đồng tính luyến ái và đồng thời có một cô bạn thân người Do Thái. Năm 1994 đã có một tiền lệ của vụ này. Một nhân viên phái đoàn Arabie Saoudite ở Liên Hiệp Quốc cũng xin tỵ nạn vì đã chỉ trích nước ông vi phạm nhân quyền.

Năm 2010, nhiều nhà ngoại giao mắc phải cái tật loạn ngôn. Loạn nhất có lẽ là Ông Ahmadinejad, Tổng Thống Ba Tư. Ông không ngớt tuyên bố là phải xóa bỏ Do Thái trên bản đồ thế giới. Vào tháng 9, khi ông đến dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ông không ngần ngại tố cáo Mỹ là đã cố ý tự

phá hủy hai cao ốc của World Trade Center ở Nữu Ước ngày 11 tháng 9 năm 2001 để đánh lạc hướng dư luận, hầu cho dân chúng quên cuộc khủng hoảng kinh tế trên đất Mỹ.

AhmadinejadKhông phải chỉ có ông

Ahmadinejad mới hay phát ngôn bừa bãi. Ông Fidel Castro xứ Cuba cũng có tật này. Sau bao năm nằm liệt giường, phải nhường quyền cho ông em Raoul, Fidel Castro bỗng vùng dÆy vào tháng 9, tuyên bố là : “Ông Sarkozy là một người nguy hiểm mà lại nắm trong tay lực lượng hạch tâm thứ ba trên thế giới khiến cho Thế Chiến thứ ba có thể xẩy ra bất cứ lúc nào”.

Fidel Castro

Người thứ ba không giữ được mồm miệng là bà Viviane Reding, Ủy viên LHÂC. Khi ông Sarkozy quyết định trục xuất những người dân du mục Roms ra khỏi nước Pháp, bà Reding nói là chính phủ của ông Sarkozy xử sự như chính thể Vichy của Pétain ngày trước. Đây là một điều sỉ nhục nặng nề cho nước Pháp vì trong thời Đệ Nhị Thế Chiến Pháp dưới quyền lãnh

đạo của Thống chế Pétain đã đàn áp người Do Thái để làm hài lòng Đức quốc xã của Hitler. “Nổi nóng” ông Sarkozy phản ứng lại nói : “Tại sao Lục Xâm Bảo” không chứa chấp các người này mà bắt Pháp phải nhận ? ”. Ông nói tới Lục Xâm Bảo vì bà Reding là công dân của nước này.Trong năm 2010, nhiều quốc gia thuộc khu vực tiền tệ Euro gặp khó khăn. Sau Hy Lạp lại đến Ái Nhĩ Lan bị đe dọa phá sản vì nợ quá nhiều. Các nước khác giầu mạnh hơn như Đức, Pháp phải tung ra hàng trăm tỷ để cứu vãn tình thế vì khủng hoảng tài chánh có thể có phản ứng dây chuyền lôi cuốn theo cả 16 quốc gia của khu vực Euro vào vực thẳm. Nhưng bà Angela Merkel, Thủ Tướng Đức, làm khó khăn không chịu giúp các nước này vì bà không muốn Đức phải “lãnh đủ” hậu quả của những nước không biết quản trị kinh tế như nước bà.Ngoài hai nước Hy Lạp và Ái Nhĩ Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đang lo bị chung cảnh ngộ. Bốn nước này bị các giới tài phiệt Âu châu gọi là bọn PIGS (Portugal, Ireland, Greece, còn có nghĩa là con heo)Cũng như mọi năm, trong năm 2010, nền ngoại giao thế giới vẫn có những cảnh mâu thuẫn, bi hài, cười ra nước mắt. Phải chăng đó chỉ là phản ảnh của đời sống con người. Đời sống các quốc gia trên thế giới cũng như đời sống cá nhân có đủ cả hỷ, nộ, ai, lạc.

Từ Trì

Page 28: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 28

Thế hệ thứ nhứt đã già cỗi..Tuổi đời mấp mé - hoặc đã qua - con số 7. Tre tàn, măng mọc - trường giang, sóng sau dồn sóng trước - là một

định luật muôn đời của Tạo hóa. * Người già muốn trao bó đuốc. Người trẻ hăm hở đón nhận. Điều nầy có thể nhận thấy trong ngày hội thảo và trong những phát biểu của người trẻ và người già trong cuộc hội thảo tại Montréal ngày 14-11 và ngày 27-11- 2010 tại Ottawa. * Tuy nhiên – trao bó đuốc không phải bàn giao một chiếc ghế, một chức vụ hay một tổ chức. Trao một bó đuốc mang một ý nghĩa thiêng liêng và quan trọng hơn. Bởi bó đuốc là một biểu tượng soi sáng, để chọn con đường đi, để tránh mọi chông gai hiểm trở, mọi thử thách gian nan – đồng thời là một ngọn lửa thiêng nung nấu thúc giục tuổi trẻ lên đường nhận lấy trách nhiệm của mình trước 3 triệu đồng bào tị nạn hải ngoại. Đây là một sứ mệnh. lớn mang tính cách lịch sử. *Tuổi già với tất cả tâm thành, thiện ý …Tuổi trẻ với ý thức trách nhiệm dấn thân.Thế nhưng - để tuổi trẻ vững tin vào con đường mình chọn lựa, rút ngắn khoảng cách giữa già trẻ do tài năng, học thức, cách suy tư, thang giá trị, để tìm một sự hợp tác của khối người già - một cuộc đối thoại rộng rãi không thể bỏ qua. Và những kiến thức về lãnh đạo cũng như chặng đường lịch sử 35 năm của CĐNVQG – cũng cần thiết như là 1 kinh nghiệm cho tuổi trẻ ở bước đầu…Già và trẻ đã có một mẫu số chung là bảo tồn văn hoá Việt và hướng về Tổ Quốc thân yêu là một nước Việt Nam Tự Do Dân chủ. Được như vậy - tuồi già an tâm. Tuổi trẻ thêm sức để làm bừng lên ngọn đuốc. * Buổi hội thảo có đáp ứng dược với nhu cầu nầy không ? Hãy nghe 2 diễn giả và những lời phát biểu của thành phần trí thức trẻ và già. DIỄN GIẢ I : BÀ JACKIE BÔNG Bằng vào những hoạt động không ngừng nghỉ - cả đời mình gần như dâng hiến cho xã hội CĐNVQG tại khắp nơi trên thế giới. Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Tây Âu và vài nước Á Châu… Từ những hoạt động đó - bà muốn truyền đạt một số kinh nghiệm đã thấy hoặc gặt hái được, cho giới trẻ.

* Bà trưng ra những bằng cớ cho thấy người trẻ tuổi Việt Nam thành công ở mọi lãnh vực : Người trẻ dấn thân tranh cử tại Cali: 18 người VN tranh cử vào các chức vụ ở Quốc Hội Liên Bang và Tiểu Bang, ở các ngành Hành Chánh,Giáo Dục, Nghị viên tại các quận hạt..v.v. Đã có 4 người đắc cử cộng với 2 Phụ Nữ là Madison và Janet Nguyễn. * Ngoài những thành công về khoa bảng, đạt được những học vị cao như Tiến sĩ, Bác Sĩ, Dược Sĩ, Luật Sư - người trẻ tuổi Việt còn thành công về mặt sản xuất, thương mãi - một số đã trở thành triệu phú, một số là sĩ quan cao cấp trong quân đội Hoa Ký - hay ít nhứt - họ cũng có một đời sống ổn định, con cái học hành đàng hoàng khiến cho người địa phương cũng phải gật đầu thán phục… Những người trẻ dấn thân như TS Nguyễn đình Thắng (25 tuổi) - chủ tịch tổ chức Boat People SOS, làm việc xã hội giúp người tị nạn VN định cư, tìm việc làm, bảo vệ nhân quyền trong lao động hãng xưởng v.v Quỹ của tổ chức nầy lên đến 10 Triệu $US. Thật đáng làm gương cho tuổi trẻ VN hải ngoại. * Bà gợi ý về một số tiêu chuẩn lãnh đạo: Nhạy cảm, có chỉ số IQ cao, chính trực, có nghị lực, tự tin, và phải có tham vọng lãnh đạo, có khả năng phân tích và có kiến thức để quyết định. Ngoài ra - còn phải hy sinh, nhìn xa, gương mẫu trong cách ăn ở xử sự, tạo sự tin tưởng ở người khác v.v..Và trong các nước dân chủ - người ta chọn phương pháp lãnh đạo dân

BÀ JACQUIE BÔNG và HẢI PHONG Trong cuộc hội thảo ngày 14-11-2010 về đề tài: “ Vấn đề lãnh đạo của tuồi trẻ” và “ Tuổi trẻ và văn hoá Việt ”.

Tham luận đoàn - đa số là thành phần trẻ ưu tú tại Montréal.

VÀI CẢM NGHĨ … LÊ QUỐC

Page 29: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 29

chủ : Để cho những người cộng tác tham gia vào việc đưa ra các quyết định. Các cấp dược tự do phát huy sáng kiến, tham gia từng bước vào tiến trình lập kế hoạch.. Các cấp đều thấy các quyết định mang ra thi hành - đều có ý kiến của mình tham gia – do đó - họ cảm thấy quyết định nầy là của chính họ, nên họ hăng say thực hiện các quyết định nầy.

* Và sau cùng – bà nêu câu hỏi cho tuổi trẻ : Trước sự xâm lăng của Trung quốc – Pháp, Nhật Bổn - tiền nhân ta đã mang xương máu ra để bảo vệ Tổ Quốc. Hiện tai – Trung quốc xâm lược VN ta kiểu mới bằng một hình thức tinh vi hơn, thâm độc hơn các thế kỳ trước - tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại làm gì cho xứng đáng với hôn thiêng sống núi VN, với máu xương tiền nhân đã đổ ra để bảo vệ từng tấc đất quê hương?

DIỄN GIẢ II : BÀ HẢI PHONG..

Là diễn giả thứ hai cho đề tài “ Tuổi trẻ và văn hoá Việt”. Dù đề tài bao quát, rộng rãi -diễn giả đã khéo léo gói ghém, đưa đề tài đúng vào hướng đi của BTC cuộc hội thảo :Tạo điều kiện cho giới trẻ dần dần thay thế thế hệ đi trước nay đã già cỗi..Bà diễn giải diễn biến của CĐNVQG tại Montréal qua 4 giai đoạn : Hình thành, biến thái, khó khăn bảo tồn văn hoá và phương cách lôi cuốn người trẻ tham gia sinh hoạt CĐ. * Hình thành từ nhu cầu của những người Việt bỏ nước ra đi.., những ngày đầu - ngơ ngác, bơ vơ, bất an trước cuộc sống mới – lòng còn thương nhớ quê hương, thương nhớ thân nhân còn kẹt lại..Họ cần tìm nhau, để sinh hoạt với nhau qua ngôn ngữ, tâm tình, phong tục tập quán.. CĐNVQG hình thành từ nhu cầu đó, để vừa hội nhập vừa bảo tồn văn hoá Việt. * Đoạn đường 35 năm qua – CĐ người Việt – có nhiều biến thái. Từ hăm hờ, sôi sục đến mất dần tin tưởng.. và lơ là… Theo diễn giả - trước sự kiện người Việt ồ ạt trở về thăm lại quê hương – không ngăn cản

được và chống đối vô hiệu - một số người tập trung vào việc hội nhập cho con cái thành công trong học vấn, công ăn việc làm … * Cũng theo diễn giả - giới trẻ đối diện với những khó khăn trong việc bảo tồn văn hoá Việt :- Một mặt - phải hội nhập, để có một chỗ đứng trong xã hội mới. Mặt khác - phải bảo tồn văn hoá cũ. Và cộng thêm cái khoảng cách giữa người trẻ và thế hệ cha anh : Chênh lệch về kiến thức mới cũ, ngôn ngữ bất đồng, lo ngại người trẻ đi chệch hướng và cuối cùng là những lủng củng nội bộ, những tranh chấp trong ban lãnh đạo CĐ - khiến cho giới trẻ mất niềm tin, nên xa lánh… * Diễn giả đặc biệt nhấn mạnh rằng : Dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc duy nhứt lưu vong. Do Thái,Tàu, Nga, Đông Âu…cũng trải qua tình cảnh lưu vong như chúng ta. Các dân tộc nầy vẫn giữ được nguồn gốc và văn hoá của họ. Còn dân tộc VN – đặc biệt là giới trẻ - cho dù là nhà khoa bảng cao cấp, cho dù là người thành công sáng chói – cho dù hội nhập hoàn toàn 100% - Người Mỹ cũng không nhìn nhận chúng ta là người Mỹ. Người Anh, người Pháp người Canadien cũng không coi ta là dân tộc của họ. Bởi vì – như trái chuối chín muồi - ruột dù trắng nhưng vỏ vẫn vàng. Rốt cuộc – chúng ta vẫn tìm về sống với Cộng Đồng của ta. * Sau cùng -diễn giả đề nghị mở cuộc đối thoại, để tìm sự hiểt biết và cảm thông giữa già và trẻ.Lớp người đi trước nên cởi mở, tế nhị và hiểu biết người trẻ - Và người trẻ cũng nên khiêm tốn, ôn hoà, không tự cho mình là người khoa bảng, để xem thường những bậc cha anh. Trong gia đình – nên thực hiện thường xuyên những thức ăn Việt, trân quý treo lá cờ VNCH trong nhà, kể những chuyện lịch sử về những gương anh hùng của tiền nhân, tạo những diễn đàn để thảo luận về văn hoá và hiện tình đất nước..Giới trẻ sẽ nhận thức được máu của ông cha đổ xuống để bảo vệ màu cờ, để gìn giữ từng gang sông tấc đất của quê hương.. Từ đó - giới trẻ sẽ hiểu rõ bản sắc của dân tộc mình, để chọn một hướng đi thích hợp và lãnh đạo CĐ hướng về một nước Việt Nam Tự Do,dân chủ thật sự…

VÀI CẢM NGHĨ … Buổi thuyết trình là do sáng kiến ban lãnh đạo CĐ.. rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại, được tổ chức khá quy mô, quy tụ được giới trẻ ưu tú tham dự và diễn giả tên tuổi. Tuy nhiên - phần phát biểu và trả lời -ngắn quá. Người hỏi sắp hàng dài, nhiều người muốn lên máy vi âm, nhưng hết giờ. Người hỏi còn muốn hỏi. Người trả lời còn muốn trả lời. Diễn giả còn nhiều điếu muốn nói - nhưng không nói được.

Page 30: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 30

* Phần thảo luận là phần quan trọng bởi qua phần nầy - mới hiểu được tâm tình và ước vọng của tuồi trẻ cũng như những ưu tư lo lắng của tuồi già. * Phát biểu của tuổi trẻ rất đáng quan tâm. Phát biểu xuất phát từ tham luận đoàn, từ thành phần trẻ tại hội trường. Có thể tóm lược làm 2 khuynh hướng chính: 1- Dùng sinh hoạt văn hóa trước, chính trị sau - hoặc văn hoá và chính trị song hành. 2.- Cứ để giới trẻ với tài năng, trí tuệ cao tự mình hoạch định phương thức làm việc cũng như hướng đi tương lai.. * Nói chung - cuộc hội thảo khá thành công về số người tham dự ( khoản 200 ), về mặt tổ chức và về sự hưởng ứng tham gia của tuổi trẻ và thuyết trình của 2 diễn giả đã – ít nhứt cũng gieo vào đầu tuổi trẻ những THÀNH CÔNG CỦA TUỔI TRẺ VIỆT và Mỹ tại Hoa Kỳ và những tiêu chuẩn căn bản của 1 người lãnh đạo, đề làm hành trang cho tuổi trẻ trong vai trò lãnh đạo CĐ và trình bày những khó khăn của tuổi trẻ trong việc bảo tồn văn hoá và những phương thức lôi kéo tuổi trẻ vào sinh hoạt CĐ. Hiện tại nào cũng bắt đầu bằng quá khứ. Và tương lai nào cũng được xây dựng từ hiện tại. Quá khứ, hiện tại và tương lai là một chuỗi dài liên kết nhau, chồng chéo lên nhau - không thể cắt đứt hoặc xoá bỏ một đoạn nào. Cũng như một cái cây – dù bứng ra khỏi đất cũ để trồng lại trên đất mới - nó vẫn còn gốc rễ, còn nhựa nguyên, nhựa luyện trong thân, còn cái di thể ( gène), để còn là cái cây của cái tên nó mang. Tương tự như vậy đối với con người. Con người nhứt định phải có nguồn gốc - dù vì cảnh ngộ phải lưu vong xứ người.. Văn hoá cũng như một dòng sông, phải có cội nguồn.. Không ngược dòng lịch sử trở về nguyên thuỷ của dòng văn hóa Lạc Việt – kể từ văn hoá Hoà Bình, Đông Sơn với trống đồng Ngọc Lũ, văn hoá trồng lúa nước của Tổ tiên người Việt, văn hoá chống ngoại xâm của ông cha ta - nếu không bảo tồn được nền văn hoá nguồn gốc nầy - thì ta đã bị Tàu đồng hóa từ mấy ngàn năm trước… Nay lưu vong xứ người – dòng văn hoá Việt bị thử thách nghiêm trọng trước thế thượng phong áp đảo..của nền văn hoá Tây Phương. Nhưng nhìn chung - ta có thể thấy nếp sống văn hoá ta còn hiện diện những tập quán căn bản trong mọi gia đình người Việt : Ăn gạo thay vì bánh mì. Dùng đôi đũa thay vì muỗng nĩa. Vẫn có chén nước mắm, nước tương, mắm tôm cà pháo, canh chua cá kho trong mâm cơm tại các gia đình người Việt. Vẫn còn nbững chiếc áo dài tha thướt..Vẫn giữ niềm tin tôn giáo.Vẫn còn nói và dạy con nói tiếng Việt. Vẫn có tình thương yêu, cung cách đối xử nhau trong tinh thần gia tộc. Dù có phai lạt

phần nào - nhưng những tiêu chuẩn đạo đức cũ vẫn còn được coi trọng. Nói cách khác-dòng văn hoá Việt vẫn còn tồn tại trong nếp sống và cả trong huyết thống người Việt hải ngoại.. Nếp sống văn hoá nầy - đối với các thế hệ sau – còn giữ gìn được hay không - là do nỗ lực của chính chúng ta, của chính gia đình của thế hệ thứ nhứt và những thế hệ kế tiếp. Mọi sự việc xảy ra trong hiện tại đều có nguồn gốc từ quá khứ và từ hiện tại mới có thể dự phóng hướng đến tương lai. Mỗi biến cố là một chuỗi dài quá khứ, hiện tại liên kết nhau, tròng tréo lên nhau. Đoạn tuyệt với quá khứ chẳng khác nào chặt đứt gốc rễ của một cái cây, rồi đem trồng một nơi khác. Dù đất có mầu mỡ, phân bón có hiện đại – cái cây ấy nhứt định èo uột, héo rũ.. rồi cũng tàn tạ, chết lần mòn. Ba mươi lăm năm trước - những đứa trẻ rách rưới, gầy gò, xơ xác,vừa thoát chết… từ chiếc thuyền vượt biên rách nát, chưn siêu vẹo bước lên cầu « Jetti » ở Pulau Bidong, Palawan, Song Kla hay bất cứ đảo nào khác…- không biết một chữ Anh, chữ Pháp - nhờ hấp thụ nền giáo dục căn bản của cha mẹ vốn mang trong máu « ước mong cho con ăn học nên người » - nhờ vào sự hy sinh, nỗi nhọc nhằn,vất vả của cha mẹ : Nhịn ăn nhịn mặc – làm 2, 3 jobs, cắt cỏ rửa chén, làm bồi, lặt rau, hái táo,bắt trùng.. Chắt chiu từng đồng để con mình đươc no ấm cắp sách đến trường.. Những đứa trẻ nầy - nay đã trở thành những vị khoa bảng, những Tiến sĩ, những bác sĩ, kỹ sư những nhà dân biểu dân cử trước sự thán phục của người bản địa. Những đứa trẻ nầy mang dòng máu của những cha mẹ bỏ nước ra đi… và cũng là những người cha đã đổ máu trên chiến trường, để bảo vệ nửa phần đất quê hương. Sự thành công của tuổi trẻ phát xuất từ sự hy sinh và giáo dục căn bản của cha mẹ.. từ dòng máu của những người thấm nhuần văn hoá ngàn năm của dòng Lạc Việt- từ dòng máu mang truyền thống « nuôi con ăn học thành tài ». Nói cách khác- thành công hiện tại của giới trẻ bắt nguồn từ giáo dục và quá khứ ông cha.. Dù muốn phủ nhận cũng không thể phủ nhận được. Và thế hệ cha anh là ai ? Là một trong hàng triệu người bỏ nước ra đi.. bất chấp hiểm nguy, hải tặc, sóng gió hãi hùng trên biển cả.. là thân nhân, bạn bè của hằng trăm ngàn người chìm sâu dưới lòng biển cả.. Hằng triệu người may mắn thoát chết - trong đó có các trẻ thế hệ 1.5 và sau nầy được tiếp nối bằng thế hệ con cháu về sau.. Thế hệ trẻ thành công hiện tại nhứt định là con cháu của thế hệ hàng triệu người bỏ nước ra đi.. Và không nói xa vời – xin hỏi có người Việt Nam nào mà huyết quản nào không trào sôi căm phẫn

Page 31: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 31

– khi nghe quân Tàu xâm lược chiếm đất, chiếm rừng, chiếm biển, ngang nhiên đánh đập giết chết ngư dân đánh cá VN ngay trên biển của quốc gia mình ? Câu trả lời là trừ một thiểu số bán nước – còn TẤT CẢ NGƯỜI VN đều sôi sục căm hờn … Dòng máu nầy luân lưu trong huyết quản của người Việt hàng ngàn năm nay và tôi vẫn tin rằng nó vẫn lưu truyền trong máu huyết giới trẻ ngày nay tại hải ngoại. Khơi lại quá khứ không phải để hận thù.. mà để người đời sau dùng làm một bài học cho hiện tại và tương lai. Trẻ con Do Thái học lịch sử về những Holocaust, những trại trừng giới của Đức quốc xã…không phải để căm thù..mà để tránh những vết xe đã đổ. Trẻ em Nhật Bản học lịch sử về hai quả bom nguyên tử ném xuống tại Hiroshima và Nagasaki năm 1945 - nếu chỉ để khơi sâu hận thù Mỹ - thì nước Nhật không thể tiến bộ và phú cường như ngày nay. Và quốc gia Do Thái được dựng lại từ những người Do Thái vốn là những người trẻ không quên quá khứ của mình, từ khắp nơi trên thế giới đổ về lập lại quốc gia Do Thái. Người trẻ Việt Nam cũng không thể quên những máu xương ông cha đã đổ ra để bảo vệ từng gang sông, tấc đất – những chiến công hiển hách, những hào khí ngất trời của tiền nhân trong việc gìn giữ cõi bờ trước sự xâm lược của quân thù phương Bắc - những hy sinh của những anh hùng, những chiến sĩ đã ngã gục trên chiến địa, để bảo vệ màu cờ, hàng trăm ngàn đồng bào chìm sâu dưới lòng biển cả, để tìm Tự Do.

Người trẻ VN hải ngoại là những đứa con không quên công ơn cha mẹ trong gia đình - những đứa con không quên nguồn gốc mình ngoài xã hội - không quên mình là NGƯỜI VIỆT NAM.. có một quê hương mang tên VIỆT NAM. Có ý kiến phát biểu rằng nên quên đi cái tang (« đoạn tang » - để từ hiện tại, xây dựng tương lai ). Cái tang đây được hiểu là những đau thương, tủi nhục - những uất hận căm hờn của những người mất nước lưu vong ? - hay cái tang đây chính là nước Việt Nam ? Theo BS Từ Uyên thì cái tang đây là cả nước Việt Nam: «Ngay cả cái chết của ông cha - tuy lòng thương nhớ vơi đi qua ngày tháng, nhưng vẫn có là kỷ niệm qua ngày Giỗ Tết. Huống chi là nước Việt Nam - « Dù coi Việt Nam đã chết rồi,nhưng VN vẫn còn đó, vẫn còn lịch sử Việt Nam, còn ngày lập quốc, ngày 2 lần phân chia Nam Bắc, ngày cả triệu người bỏ nước ra đi ». Nếu quả đúng là ý của bạn trẻ phát biểu thì « quên đi cái tang Việt Nam, để từ hiện tại, xây dựng tương lai » – thì xây dựng tương lai bằng những chất liệu ( tinh thần) gì ? Chẳng lẽ bằng chất liệu ngoại lai ? bằng văn hóa bản địa ? Và coi như nước Việt Nam đã chết tức là quên cả lịch sử mấy ngàn năm của nòi giống.. quên cả nguồn gốc - quên dân tộc, quên TỔ QUỐC VIỆT NAM. Tôi không tin đó là ý của bạn trẻ phát biểu. Về dòng văn hoá Việt trước văn hoá Tây Phương - sử gia Trần trọng Kim nhắc nhở thế hệ trẻ : « Ta nên giữ lấy điều hay của ta vẫn có, bỏ những điều hủ bại đi, và bắt chước lấy những điều hay của người, để gây lấy cái nhân cách đặc biệt của dân tộc ta và cùng tiến với người mà không lẫn với người. Muốn được thế,ta phải biết phân biệt cái hay cái dở,không ham muốn những cái huyền hão bề ngoài, rồi đồng tâm hiệp lực với nhau mà làm cho mọi việc cho thành cái hiệu quà mỹ mãn » Đất nước - lúc thịnh, lúc suy - lịch sử - khi hưng khi phế.. Triều đại nào rồi cũng qua, chế độ nào rồi cũng suy tàn…Chế độ khác thay thế. Chỉ có đất nước, dân tộc và Tổ Quốc là mãi mãi trường tồn… Tuổi trẻ Việt Nam - những tinh hoa của dân tộc – hãy đứng lên làm lịch sử. Và hãy bắt đầu bằng những việc làm cụ thể ích lợi tại CĐNVQG, tạo được sự tin tưởng đưa đến sự đoàn kết, tranh đấu cho một Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam tự do dân chủ thật sự và no ấm cho toàn dân. Khối người Việt thầm lặng hy vọng, chờ đợi tuổi trẻ làm một cái gì cho xứng đáng với tuổi trẻ ưu tú hải ngoại o/o

Hỏi ai?Ba phạm nhân A, B, C mới vào tù, đứng trước một cai ngục mắt lé (mắt lác). Cai ngục trợn mắt nhìn phạm nhân A, hằm hằm hỏi:- Mày phạm tội gì?Phạm nhân B vội nói:- Dạ, tôi phạm tội trốn thuế.Cai ngục nhìn sang phạm nhân B hét lên tức giận:- Tao đâu có hỏi mày mà mày trả lời!Phạm nhân C sợ quá rú lên:- Dạ nãy giờ em đứng yên, em đâu có trả lời !

Page 32: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 32

Cuộc vận động cho nhân quyền VN Đỗ Hiếu, phóng viên RFA (2010-12-06)

Bản tuyên bố của những người Việt tham gia đấu tranh cho tự do, dân chủ tại Việt Nam vừa được phổ biến

AFP PHOTOCác ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê

Thăng Long, Lê Công Định (từ trái sang), tại phiên tòa ở TP.HCM hôm 20-1-2010.

Mục đích để vận động sự hưởng ứng của dư luận trong và ngoài nước đúng vào dịp kỷ niệm 62 năm ngày ra đời của Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền, do Liên Hiệp Quốc ban hành.

Để tìm hiểu thêm về mục đích cuộc vận động vừa mới khởi sự, chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Đan Quế, từ Saigon, là người soạn thảo và công bố nội dung bản tuyên bố.

Nhân quyền tại VNĐỗ Hiếu: Xin bác sĩ cho biết lý do chính về việc

cho phổ biến bản tuyên bố chung của người đúng vào dịp sắp kỷ niệm năm thứ 62 Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền?

BS Nguyễn Đan Quế: “Hiện nay nhà cầm quyền Hà Nội đang đàn áp những người đứng lên tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ, dám lên tiếng chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa, chống lại những vụ tham nhũng, đường lối phát triển sai lầm, bị phá sản của tập đoàn tàu thủy Vinashin.

Trước tình hình cai trị độc tài, vô hiệu quả của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân không thể chịu đựng được nữa, đang đứng lên để chống

đối những sai lầm đó, đứng lên đòi nhân phẩm, nhân quyền, dân chủ. Càng ngày càng có nhiều người đứng lên tranh đấu, người trước kẻ sau, càng ngày càng đông.

Trước phong trào đòi dân chủ lên cao, chúng tôi thấy đã đến lúc phải ra một bản tuyên bố chung, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 62 Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền, để minh định rõ ràng lập trường của phong trào đấu tranh bất bạo động, cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, trước tòan thể đồng bào trong, ngoài nước và trước quốc tế.”

Đỗ Hiếu: Theo ông thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện giờ ra sao?

BS Nguyễn Đan Quế: “Gần đây, Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã ra lệnh cho công an, mật vụ đàn áp có hệ thống, vi phạm những quyền căn bản nhất của dân tộc ta, chẳng hạn như bịt miệng, bắt giam những ai lên tiếng đòi nhân quyền, tự do, dân chủ, sách nhiễu hãm hại những ai tố cáo tham nhũng, hay phê bình đường lối giáo dục, lỗi thời, phi nhân bản, hay phơi bày mặt trái chính sách kinh tế sai lầm, làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng của nhân dân.

Công an trấn áp những người yêu nước chống Trung Quốc, hay những người phản biện chuyện khai thác bô xít ở Cao Nguyên, lợi bất cập hại, hay những ai chỉ trích việc cho thuê rừng đầu nguồn làm nguy hại đến việc phòng thủ quốc gia.

Hiện bây giờ, khi gần đến ngày họp đại hội của đảng cộng sản Việt Nam thì sự đàn áp ngày càng gia tăng, sau những vụ án Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, có rất nhiều bloggers bị bắt, tình trạng nhân quyền tại Việt Namm trong những tháng gần đây đã xuống dốc, dẫn đến nhiều nguy hiểm cho những anh em đang tranh đấu.”

Nội dung bản tuyên bốĐỗ Hiếu: Xin ông cho biết sơ lược về nội dung

chính trong Bản Tuyên bố chung vừa được phổ biến đến người Việt toàn cầu?

BS Nguyễn Đan Quế: “Trong bản Tuyên bố chung này, chúng tôi long trọng tuyên bố trước quốc dân và quốc tế một số điểm chính. Thứ nhất, đảng cộng sản Việt Nam không có quyền tước đoạt những quyền căn bản của người dân Việt Nam, như quyền tự do tư tưởng, tự do trao đổi thông tin, phát biểu, tự do báo chí, Internet, tự do viết blog. Người chỉ nói lên quan điểm, nhận định, lập trường chính trị, trước những vấn đề hệ trọng liên quan đến sự tồn vong của tổ quốc. Chúng tôi mạnh mẽ và hòan toàn phủ nhận mọi hình thức kiểm duyệt báo chí, kiểm soát Internet, dùng tin tặc phá hoại những trang báo điện tử.

Chúng tôi, những người đang tranh đấu, đang viết

Page 33: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 33

blog, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, cương quyết chống lại mưu đồ của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, trong việc bưng bít thông tin, tuyên truyền một chiều, nô dịch hóa nhân dân, theo đường lối của họ.

LS. Lê Thị Công Nhân khóc khi nhận những bó hoa của bạn bè gởi đến sau khi cô ra tù. Photo courtesy

Vietnamexodus Chúng tôi cũng nói rõ là đảng cộng sản Việt Nam

phải hoàn tòan chịu trách nhiệm trước lịch sử trong việc sử dụng công an mật vụ, sách nhiễu, bắt bớ, giam giữ, bỏ tù trái phép các công dân Việt Nam yêu nước, đó là những người đã can trường lên tiếng đòi nhân quyền, dân chủ, tự do tín ngưỡng, đòi thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của lao động, hay những nông dân đấu tranh đòi trả lại quyền sở hữu đất đai canh tác của mình.

Chúng tôi cũng nêu lên lộ trình mà đảng cộng sản Việt Nam phải làm, đó là trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho những người con của tổ quốc đang bị giam giữ, tù đày, bất hợp pháp, chỉ vì họ phát biểu ý kiến một cách ôn hòa, đòi hòi nhân quyền cho tòan dân Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng, tổ chức bầu cử tự do, công bằng, có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để người dân Việt Nam có thể bầu một quốc hội lập hiến, mở đường đưa đất nước tiến đến dân chủ thật sự và đưa đất nước hội nhập với cộng đồng nhân loại văn minh ngày nay.”

Đỗ Hiếu: Ông có điều gì muốn chia sẻ với người Việt trong và ngoài nước?

BS Nguyễn Đan Quế: “Chúng tôi mong mỏi đồng bào trong nước đã chán ghét chế độ cộng sản, thì bản Tuyên bố chung này nói lên lập trường bất bạo động, đòi tự do, dân chủ như mong muốn, đúng với nguyện vọng và quyền lợi dân tộc ta, mong được đồng bào trong nước ủng hộ, tham gia ký vào Tuyên bố chung này.

Tôi xin được báo là vừa mới công bố chưa đầy một ngày mà số người ủng hộ từ khắp nước, Hà Nội, Huế,

nhiều tỉnh Miền Nam, đã lên trên 80 người.ĐCS VN phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng, tổ

chức bầu cử tự do, công bằng, có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để người dân VN có thể bầu một quốc hội lập hiến.

Chúng tôi không ngờ và rất mừng vì đồng bào trong nước ủng hộ mãnh mẽ, tôi mong rằng, những hội đoàn, người Việt hải ngoại, đang hưởng tự do thì hãy dùng quyền tự do đó, để ủng hộ chúng tôi ở trong nước, đang ngày đêm trực diện đấu tranh chống chế độ cộng sản, để người dân có được tự do, dân chủ thật sự.

Tiện đây, chúng tôi cũng mong rằng qua các cơ quan truyền thông đại chúng, chúng tôi thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc, các chính phủ dân chủ, các đài phát thanh quốc tế, tổ chức nhân quyền quốc tế, cùng tất cả những người yêu chuộng công lý trên thế giới, hãy tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh bất bạo động, đòi tự do, dân chủ, cho dân tộc Viêt Nam.”

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã dành cho đài chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.

BS Nguyễn Đan Quế: “Sắp sửa đến lễ Giáng sinh, năm mới dương lịch, xin gởi lời chúc đến tất cả quý thính giả của RFA, anh chị em của RFA một năm mới mạnh khỏe, tốt lành, và nhiều điều may mắn đến với dân tộc chúng ta.”

Tuyên bố của những người Việt yêu nước vào dịp Kỷ niệm

năm thứ 62 Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ

Xét rằng, Việt Nam đã tự nguyện là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, vậy bắt buộc phải có nghĩa vụ tôn trọng và thi hành Bản Tuyên ngôn Nhân quyền được Liên Hiệp Quốc chấp thuận ngày 10 tháng 12 và long trọng công bố 62 năm về trước.

Ngoài ra, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị do Liên Hiệp Quốc ban hành ngày 16-12-1966, trong đó qui định:

Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm, quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia. (Điều 19,2)

Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình. (Điều 22,1)

Hơn nữa, Tuyên ngôn về Bảo vệ Nhân quyền (The

Page 34: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 34

Declaration on human rights defenders) của Liên Hiệp Quốc ngày 09.12.1998 quy định:

Nhằm thăng tiến và bảo vệ quyền con người và các tự do căn bản, mọi người, cá nhân hay cùng với người khác, đều có quyền trên bình diện quốc gia hay quốc tế:

a) Gặp nhau hay hội họp một cách ôn hoà; b) Thành lập, gia nhập hay tham dự những hội

đoàn hay nhóm phi chính phủ; (Điều 5) Mọi người, cá nhân hay cùng với những người

khác, trên căn bản không phân biệt đối xử, đều có quyền tham gia hữu hiệu vào chính quyền nước họ và vào quản lý việc công. (Điều 8,1)

Trong số này gồm cả quyền, cá nhân hay cùng với những người khác, đệ trình các cơ quan công quyền, cũng như các cơ cấu đảm trách việc công, những phê phán và đề nghị nhằm cải thiện sự điều hành các cơ quan này và cảnh báo về mọi mặt công tác của chính các cơ quan đó có nguy cơ gây trở ngại hay ngăn cản sự thăng tiến, thực thi nhân quyền cùng các tự do căn bản. (Điều 8,2)

Mọi người, cá nhân hay cùng với những người khác đều có quyền tham gia các hoạt động ôn hoà chống lại mọi vi phạm nhân quyền và các tự do căn bản. (Điều 12,1)

Ghi nhận rằng Việt Nam đã ban hành Luật Ký kết, Tham gia và Thực hiện Điều ước Quốc tế ngày 01.01.2006, trong đó qui định:

Trong trường hợp văn bản qui phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế. (Điều 6,1).

Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thi hành điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định về cùng một vấn đề. (Điều 6,2)

Thực tế chứng minh rằng đa số các quyền căn bản quy định trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 12, 1948, cũng như trong các Công Ứơc quốc tế mà Việt Nam từng ký thừa nhận đã và không hề được tôn trọng; đồng thời, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn lạm dụng hình luật để trừng phạt bất cứ ai cổ võ hay bảo vệ các quyền này.

Nhận định rằng bất cứ nhà nước nào không tôn trọng hiến pháp nước mình cũng như luật lệ quốc tế đã cam kết thừa nhận thì nhà nước ấy đã phản bội, không còn tính chính danh và người dân có chính nghĩa khi phải đòi lại những quyền căn bản của mình để thiết lập một nền dân chủ pháp trị. CHÚNG TÔI NHỮNG NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC

LONG TRỌNG TUYÊN BỐ TRƯỚC QUỐC DÂN VÀ QUỐC TẾ:

1. Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam không có quyền tước đoạt những Nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam, trong đó có quyền tự do tư tưởng, tự do trao đổi thông tin, tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do internet, tự do viết blog để nói lên những nhận định, quan điểm và lập trường chính trị của mình hay của nhóm mình trước các vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của Tổ Quốc.

2. Chúng tôi phủ nhận hoàn toàn mọi hình thức kiểm duyệt báo chí, kiểm soát internet; dùng tin tặc phá hoại các trang báo điện tử. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, cương quyết chống lại mọi mưu đồ đen tối của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam để bưng bít thông tin, tuyên truyền một chiều nhằm nô dịch hoá nhân dân Việt Nam theo đường lối phản dân hại nước.

3. Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử trong việc xử dụng công an, mật vụ sách nhiễu, bắt bớ, giam giữ, bỏ tù trái phép hàng ngàn công dân Việt Nam yêu nước, thương dân tộc. Đó là những người đã can trường lên tiếng đòi Nhân quyền, Nhân phẩm, Dân chủ, Tự do tín ngưỡng, đòi thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ công nhân, đòi trả lại quyền sở hữu đất canh tác của mình.

4. Bộ chính trị đảng Cộng Sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho những người con yêu của Tổ Quốc đang bị giam giữ tù đầy bất hợp pháp chỉ vì họ muốn phát biểu ý kiến một cách ôn hòa hay đòi hỏi những nhân quyền cho toàn dân Việt Nam; đảng Cộng Sản Việt Nam phải chấp nhận đa nguyên đa đảng và tổ chức bầu cử tự do, công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để toàn dân Việt Nam có thể bầu một Quốc Hội Lập Hiến mở đường đưa đất nước tiến đến một nền Dân chủ thực sự và hội nhập nhịp bước vào cộng đồng nhân loại văn minh ngày nay.

5. Chúng tôi thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc, các chính phủ dân chủ, đặc biệt là Mỹ, Liên minh Âu Châu, Nhật, Úc, Gia nã đại; các cơ quan truyền thông quốc tế; các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng tất cả những người yêu chuộng nhân quyền, công lý trên thế giới hãy ủng hộ cuộc đấu tranh bất bạo động đòi tự do dân chủ và nhân quyền của dân tộc Việt Nam.

Làm tại Việt Nam ngày 10 tháng 12 năm 2010

Bs Nguyễn Đan Quế và những người cùng ký: 1. 2. 3. ..

Page 35: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 35

Quốc Kỳ chúng ta trên đỉnh Everest‏

Cùng là cư dân của thành phố Portland, kiến trúc sư Huỳnh Lương Vinh quen biết với ông Craig Van Hoy, 46 tuổi, người Mỹ có vợ

gốc người Lào, tên Malyson. Có lẽ do quốc tịch gốc của bà vợ mà ông Craig dễ thông cảm với những dân tộc láng giềng của quê vợ, nhất là 3 nước Đông Dương cũ: Lào, Cam Bốt, và Việt Nam, đang dưới sự cai trị của cộng sản độc tài tàn bạo.

Trong những câu chuyện trao đổi giữa hai người bạn, nhất là những khi tâm tình hoàn cảnh phải xa quê hương, kiến trúc sư Vinh cho ông Craig biết về thành công bước đầu của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ, trong nỗ lực vận động các cơ quan hành chánh từ thành phố đến tiểu bang, ban hành những văn kiện công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng tự do của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại.

Trong những thành công đó, kiến trúc sư Vinh nhắc lại sự kiện ngoạn mục do sự vận động của Nghị Viên Andy Quach mà ngày 19/02/2003, Hội Đồng thành phố Westminster tiểu bang California đã ban hành Nghị Quyết công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ biểu tượng tự do của Cộng Đồng Việt Nam tại thành phố này. Nghị Quyết này trở thành bước khởi đầu của Cộng Đồng Việt Nam tại các nơi khác trên toàn liên bang Hoa Kỳ nỗ lực vận động các cơ quan hành chánh địa phương cho mục tiêu văn kiện công nhận như tại Westminster. Một quốc kỳ tưởng như quên lãng theo thời gian khi lãnh đạo cộng sản Việt Nam (CSVN) xua quân xâm lăng đánh chiếm Việt

Nam Cộng Hòa ngày 30/04/1975. Quân của quốc gia này sang đánh chiếm quốc gia kia, không có nhóm chữ nào khác ngoài nhóm chữ xâm lăng. (Bổ túc. Đến ngày 01/10/2010, đã có 115 đơn vị hành chánh ban hành văn kiện công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta, gồm: 15 tiểu bang + 8 quận hạt + 92 thành phố. Tất cả 115 đơn vị hành chánh trên đây thuộc 29 tiểu bang).

Qua sự trình bày của ông Vinh, ông Craig Van Hoy cảm kích tinh thần của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản, không quên mình là người Việt Nam dù sống ở một nơi xa quê hương đến nửa vòng trái đất. Và ông chấp nhận lời yêu cầu của kiến trúc sư Huỳnh Lương Vinh. Theo đó, kiến trúc sư Vinh yêu cầu ông Craig mang theo lá quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trong chuyến ông (Craig) và đoàn thám hiểm chinh phục ngọn Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya). Ông Craig nói rằng: “Ông sẽ cắm lá quốc kỳ này (ông chỉ vào lá quốc kỳ mà ông Vinh vừa trao) lên đỉnh Everest theo ước nguyện của ông Vinh, nhưng danh dự này không phải chỉ dành riêng cho ông Vinh hay cho 3.000.000 người Việt tị nạn tại hải ngoại, mà ông còn dành cho 86.000.000 dân đang bị cộng sản độc tài cai trị trên đất nước Việt Nam. Vì nơi đó -tức Việt Nam- một dân tộc đã và đang bị bất hạnh như đồng bào trên quê hương cội nguồn hiền thê của ông”. Ông Craig nói thêm:

“Ông sẽ mang lá cờ này, lá cờ mang ý nghĩa tranh đấu và bảo vệ dân chủ tự do cắm trên đỉnh Everest, và ông sẽ chụp hình mang về trao cho kiến trúc sư Vinh và Cộng Đồng Việt Nam tị nạn trên thế giới, vừa là một kỹ niệm vừa là một biểu tượng dân chủ tự do và nhân quyền của dân tộc Việt Nam”.

Theo lời thuật của kiến trúc sư Vinh, chẳng những ông Craig Van Hoy bằng lòng giúp cắm lá quốc kỳ chúng ta trên đỉnh núi cao nhất thế giới, mà ông còn tỏ ra thích thú khi ông nhận lời thực hiện việc làm này nữa. Xin trình bày thêm rằng. Đoàn leo núi này ngoài ông

Page 36: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 36

Craig là Trưởng Đoàn, còn có 4 người Hoa Kỳ và 1 người Đài Loan. Đoàn rời Hoa Kỳ ngày 18/03/2004 sang Népal để còn thời gian chuẩn bị cần thiết về nhân sự và vật chất. Tại Népal, ông Craig mướn 5 thổ dân địa phương, chẳng những thông thạo hành trình lên đỉnh Everest lại còn nhiều kinh nghiệm khi có những bất trắc lúc leo núi. Chuẩn bị xong, ngày 09/05/2004, đoàn leo núi bắt đầu leo dốc. Sau khi vượt qua những trở ngại về thời tiết, ngày 16/05/2004 đoàn đến đỉnh Everest trên độ cao 29.035 feet so với mặt biển trung bình. Ông Craig Van Hoy đã cắm quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta trên đỉnh Everest vào ngày 17 tháng 05 năm 2004, như một thông điệp gởi cho nhân loại về chính nghĩa của dân tộc Việt Nam tôn trọng Dân Chủ Tự Do & Nhân Quyền từ vị trí cao nhất của trái đất.

Về tấm hình quốc kỳ Việt Nam tự do chúng ta trên đỉnh Everest do ông Craig chụp mang về như ông đã hứa với kiến trúc sư Vinh, được ông Huỳnh Lương Thiện -anh của ông Huỳnh Lương Vinh- công bố trong bữa tiệc gây quỹ cho ông Andy Quach ngày 16/07/2004 tại thành phố Oakland (bắc California) tranh chức Thị Trưởng thành phố Westminster. Tấm hình

được phóng lớn đã thuộc về nhà địa ốc William Tấn khi ông thắng trong cuộc đấu giá với số tiền 1.000 mỹ kim, và ông Tấn tặng lại cho Hội Cao Niên Diên Hồng Oakland treo trong trụ sở của Hội.

Thưa quí vị, sự kiện ngẫu nhiên là hai ngày sau đó, tức ngày 19/05/2004, thành phố Westminster và thành phố Garden Grove ban hành Nghị Quyết không tiếp những nhân vật cộng sản Việt Nam chánh thức đến hai thành phố này. Đây là lần đầu tiên, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có văn thu chánh thức thông báo cho tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại thủ đô Washington DC biết rằng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ tôn trọng Nghị Quyết số 85654 của thành phố Garden Grove. Đồng thời ông Francis Taylor, Phụ Tá Ngoại Trưởng Colin Powell, ngày 09/07/2004, gởi văn thư cho ông Joseph Polisar, Cảnh Sát Trưởng Garden Grove, xác nhận là từ nay mỗi khi có cá nhân hay những phái đoàn CSVN muốn thăm chánh thức thành phố này, Bộ Ngoại Giao sẽ thông báo trước cho thành phố ít nhất là 14 ngày. Hẳn quí vị cũng không quên là từ trước, dù trong chính sách của Bộ Ngoại Giao có thật sự ủng hộ nhóm lãnh đạo CSVN hay không thì không rõ, nhưng những hành động bên ngoài cho phép chúng ta nhận định là Hoa Kỳ ủng hộ CSVN, vì mỗi khi Cộng Đồng chúng ta vận động đưa ảnh hưởng của chúng ta vào các văn kiện của Lập Pháp gây áp lực với nhóm lãnh đạo CSVN, thường hay bị ngăn trở. Nhưng lần này rõ ràng là Bộ Ngoại Giao đứng về phía Cộng Đồng chúng ta, những công dân Hoa Kỳ gốc Việt Nam ngày càng lớn mạnh một cách vững vàng trên đất nước này. Vì thời gian 14 ngày đã đủ cho Cộng Đồng chúng ta tổ chức “dàn chào” nhóm người cộng sản Việt Nam tự xưng “đỉnh cao trí tuệ”, mà chắc chắn là họ không bao giờ dám đối mặt với chúng ta. Thưa quí vị, nói đến ngày 19 tháng 05, chắc quí vị cũng đồng ý với người viết bài thời sự này, là những gì xảy ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại (2010) và có thể là trong tương lai nữa, sẽ không bao giờ xóa được

Page 37: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 37

nỗi đau của dân tộc Việt Nam! Vì đó là cái ngày mà ông Hồ Chí Minh ra đời cách nay hơn 100 năm, chính vì sự có mặt của con người hiểm độc và tàn bạo bậc nhất trong lịch sử, mà cả dân tộc Việt Nam đã và đang gánh chịu biết bao tan tóc điêu linh, quê hương thì bị cắt đất xén biển dâng cho Trung Cộng kẻ thù muôn thuở của dân tộc, tài nguyên phần thì kiệt quệ phần thì tìm kiếm khai thác quá muộn màng, văn hoá dân tộc bị biến dạng, một xã hội sống với nhau bằng lọc lừa dối trá trở thành một nếp trong cuộc sống đời thường, dẫn đến tình trạng đất nước ngày càng thụt lùi so với các quốc gia có cùng hoàn cảnh, địa lý, văn hoá, kinh tế, chính trị! Nếu chế độ độc tài đó còn tiếp tục thống trị thì dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn còn bị đày đọa trong một xã hội tối tăm câm điếc, bởi chính sách cai trị bịt mắt bịt tai bịt miệng của nhón lãnh đạo CSVN. Nhớ lại vào năm 1988, theo lời ông Trần Quốc Vọng tại Paris, lãnh đạo CSVN với sự vận động năng nỗ ngang qua một số quốc gia Phi Châu mà CSVN gọi là “anh em”, Hội Đồng Điều Hành UNESCO đã biểu quyết thuận cho việc tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Hồ trong phòng khánh tiết của UNESCO tại Pháp. Ông Tổng Giám Đốc UNESCO lúc bấy giờ là ông M’ BOW, một người da màu, có khuynh hướng thân cộng sản. UNESCO còn dự định ấn hành một số tài liệu, nói về cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, song song với việc tài trợ một khoản tiền nhỏ cho nhà cầm quyền Hà Nội tổ chức sinh nhật ông Hồ tại Việt Nam. Khi quyết nghị này tiết lộ ra ngoài, một Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác của ông Hồ đã được thành lập tại Paris, thủ đô nước Pháp. Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần, được bầu vào trách nhiệm Chủ Tịch. Ngay lập tức, một cuộc vận động rất qui mô trên toàn thế giới, để phản đối hành động của UNESCO. Đã có hằng vạn bà con Việt Nam trong Cộng Đồng tị nạn hải ngoại, tấp nập gởi thư phản kháng, phần lớn gởi trực tiếp đến UNESCO, và phần nhỏ ngang qua Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh chuyển đến UNESCO.

Với phản ứng kịp thời và mạnh mẽ của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn trên khắp thế giới, UNESCO đã hủy bỏ chương trình lễ sinh nhật của ông Hồ, và UNESCO trao tận tay đại diện Việt Nam tại đây, hằng chục ngàn lá thư phản kháng của cộng đồng Việt Nam từ các nơi gởi đến. Vậy mà cả hệ thống truyền thông CSVN quảng bá rầm rộ là ông Hồ đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. Đúng là họ chẳng biết xấu hổ là gì, dù các cơ quan ngoại giao kể cả cơ quan đại diện UNESCO có mặt tại Hà Nội và Sài Gòn. Bây giờ mời quí vị thử nhìn đỉnh Everest dưới góc cạnh huyền bí của người Tây Tạng. Theo Lạt Ma Anagarika, thì dãy Hi Mã Lạp Sơn vươn cao hai đầu, phía giáp

Ấn Độ là đỉnh Kailas, phía giáp Trung Hoa là đỉnh Côn Luân. Người ta tin rằng, hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ đều liên hệ chặt chẻ với hai đỉnh núi này, vì dòng sông Hoàng Hà và song Dương Tử của Trung Hoa bắt nguồn từ đỉnh Côn Luân, trong khi các dòng sông của Ấn Độ là Bramaputra, Indus, Karnali, và Sutlej, bắt nguồn từ đỉnh Kailas, đều bị thu hút bởi rặng Hy Mã Lạp Sơn và tập trung ở đỉnh Kailas. Everest trên đỉnh Kailas, nơi mà quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của người Việt tự do được cắm xuống ngày 17 tháng 05 năm 2004.

Lạt Ma Anagarika tin rằng, đỉnh Kailas chính là nguồn lực của vũ trụ được truyền đi khắp mặt địa cầu qua những lực vận hành trong vũ trụ bao la, tựa như mệnh mệnh được truyền đi từ não bộ đến khắp cơ thể con người qua hệ thần kinh vậy.

Tóm lại.Sau 35 năm cai trị toàn cõi Việt Nam với chế độ

độc tài, nhóm lãnh đạo CSVN cứ tưởng đã xé nát được quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của dân tộc Việt Nam để thay vào đó lá cờ máu của chúng đã nhuộm máu biết bao oan hồn người dân Việt. Nhưng chúng đã tối tăm mặt mũi vì khi bước chân đến quốc gia dân chủ văn minh nào đều phải đối mặt với những “Tượng Đài Ghi Công Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh” sát cánh bên nhau trong cuộc chiến 1954-1975 bảo vệ dân chủ tự do tại Việt Nam, và chúng bắt buộc phải đối mặt với cả một rừng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ ngang hàng với quốc kỳ hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, quốc kỳ Canada, quốc kỳ Australia, quốc kỳ Pháp, quốc kỳ Đức, ..v..v.. mỗi khi Cộng Đồng tị nạn cộng sản từ nhiều nơi quy tụ lại để phản đối chúng vi phạm nhân quyền, phản đối chúng không thực hiện những điều khoản dân chủ tự do, và bảo vệ quyền con người có ghi trong Hiến Pháp của chúng. Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản, không đòi hỏi bất cứ điều gì cho bản thân của Cộng Đồng, mà đòi lãnh đạo CSVN thực hiện dân chủ tự do, đồng thời phải trả lại tài sản đã cướp đoạt, trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân, trả lại quyền làm người cho toàn dân Việt trên quê hương. Giờ đây, quốc kỳ của Cộng Đồng Việt Nam tự do chánh thức lộng gió trên đỉnh tuyết sơn Everest cao hơn bất cứ nơi nào trên trái đất, là niềm tự hào chung của chúng ta, là động lực góp thêm sức mạnh tinh thần và niềm tin của chúng ta, góp phần thêm nữa vào cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa chính trị trên quê hương Việt Nam.

Phạm Bá Hoa Cập nhật ngày 01/12/2010

Page 38: Báo Quốc Gia số 129 & 130

BỌN TRUNG QUỐC PHI TANG CỘT MỐC BIÊN GIỚI CŨ

Hình do ban BBC tiếng Trung Quốc cấp (cho BBC) từ nguồn Tân Hoa Xã Tin BBC: Trung Quốc cho đào cột mốc theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895 để đem về bảo tàng

Trong hình là cột mang dòng chữ Đại Nam Quốc Giới tại Đông Hưng, Quảng Tây

Tin này được các báo và trang mạng Trung Quốc đăng tải như trong

Chinareviewnews.com hôm 13/08/2010

Được biết một số cột ở Quảng Tây và Vân Nam đều được đem về bảo tồn

Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là “Trung Hoa” và “An Nam”

Trên cột này còn dòng chữ Đại Thanh Quốc khâm châu giới.

Quốc Gia 38

Page 39: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 39

Lời người dịch: Trung Quốc ngày càng lấn át trên biển Đông cũng như ở biên giới phía Bắc. Không những thế, họ còn thò tay vào tận Tây Nguyên qua các dự án khai thác Bauxite. Gần đây, những cánh rừng đầu nguồn của nước ta bị họ chiếm đoạt qua những hợp đồng thuê mướn dài vài chục năm với giá hết sức rẻ mạt.

Năm ngoái, một báo cáo của bộ Xây dựng đã cho biết, họ trúng thầu hầu hết các dự án xây dựng lớn ở Việt Nam. Công nhân Trung Quốc sang làm việc chui đã nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ Lao động và Thương binh Xã hội, gây ra nhiều tệ nạn thậm chí xung đột ở những vùng mà họ cư trú. Ở châu Phi, Trung Quốc đã lũng đoạn cả về kinh tế lẫn chính trị. Bài

dịch (1) hy vọng cung cấp tới bạn đọc một cái nhìn về hiểm họa Trung Quốc đang ngày một gia tăng với đất nước ta.

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ những năm đáng ghi nhớ của châu Phi,

khi 17 quốc gia của lục địa này cùng giành được độc lập. Ngày nay, những người châu Á – mà chủ yếu là Trung Quốc – đã thay thế các cường quốc thực dân cũ để tiếp tục các cuộc chinh phục. Và có thể, nó sẽ tạo ra cơ hội để giải quyết những bế tắc của châu Phi?

Trong các chuyến bay giữa thủ đô các nước châu Phi, thường có các hành khách đi du lịch với hộ chiếu của Trung Quốc. Tới châu Phi là các công nhân Trung Quốc, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, giới ngoại giao, các thương gia lớn và cả những người với mơ ước mở một cửa hàng nho nhỏ ở một nơi nào đó tại Uganda. Trong những năm gần đây, hơn 1 triệu người Trung Quốc đã tới châu Phi, ở Algeria khoảng 50.000, Angola lên tới hơn 100.000, còn ở Nigeria số người Trung Quốc sống ở đây nhiều hơn so với người Anh trong thời kỳ thuộc địa. Làn sóng di dân này bắt đầu từ mười mấy năm trước và tăng mạnh trong vài năm gần đây. Khởi đầu vào tháng Năm 1996, khi Giang Trạch Dân đi thăm châu Phi trong lúc lục địa này đang bị phương Tây quên lãng. Tại Addis Ababa (thủ đô của Ethiopia – ND), Giang Trạch Dân đã nói với các nhà lãnh đạo của châu

lục này trong cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức châu Phi Thống nhất rằng: Các công ty Trung Quốc sẽ làm cho các cửa hàng ở châu Phi đầy ắp hàng hóa, còn châu Phi sẽ cung ứng nguyên liệu để Trung Quốc – nhà máy của thế giới – sản xuất hàng hóa cung cấp cho toàn cầu… Trung Quốc đã nhận ra một điều hết sức đơn giản: Có thể mua tận gốc tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản từ các nhà khai thác và không phải thông qua các trung gian tại Thị trường Nguyên liệu London (LME), nơi thường áp đặt giá khoáng sản cho cả thế giới- ông Richard Dowden, giám đốc của Hiệp hội Hoàng gia châu Phi, có trụ sở tại London giải thích.

Tiếp cận kiểu Trung Quốc Tại Addis Ababa và thủ đô của

một số nước khác, Giang Trạch Dân đã đưa ra nhiều nguyên tắc theo kiểu Trung Quốc. Đổi lại việc kinh doanh, nhượng quyền khai thác mỏ, khai thác dầu hỏa, quyền mua đất, Trung Quốc sẽ xóa nợ, viện trợ và đầu tư lớn, xây dựng các đập nước, trường học, bệnh viện, dinh tổng thống, xây dựng lại đường giao thông bị hư hỏng, cầu cống, đường sắt, hải cảng. “Ngoài tiền bạc, Trung Quốc cũng cam kết sẽ ủng hộ các chính phủ ở châu Phi”, ông Princeton N. Lyman – chuyên gia của Hội đồng Quan hệ Quốc tế ở Washington, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại Nigeria và Nam Phi – nói. Trung Quốc đã ban tặng cho các

Page 40: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 40

nước châu Phi tình hữu nghị vô điều kiện và họ cũng không tiếc lời khen ngợi dành cho kẻ độc tài ở Sudan là Omar al-Baszir, người đang bị tòa án Quốc tế Hague truy nã về tội ác diệt chủng khoảng 250.000 thường dân. Trung Quốc đã nói với các chính trị gia châu Phi rằng: Chúng tôi là những người anh em của các bạn, chúng tôi không phải là thực dân giống như những người châu Âu hay người Mỹ. Chúng tôi không nói với các bạn rằng, các bạn cần phải làm gì và quản lý đất nước ra sao, cũng không đề cập đến nhân quyền mà chỉ làm sao để 2 bên cùng có lợi. Những lời đường mật này rót vào tai Bashir, người sau đó đã cho Trung Quốc khai thác các giếng dầu Sudan, nơi sẽ cung cấp một phần mười lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Sau hơn chục năm, các chính sách của Giang Trạch Dân đã đạt được kết quả mong đợi. Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại châu Phi và là nhà cung cấp viện trợ phát triển lớn thứ 2 sau Mỹ – Giáo sư Scarlett Cornelissen, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi, người đã nhiều năm theo sát hoạt động của Trung Hoa trên lục địa này- phát biểu. Năm 1996, năm mà Giang Trạch Dân tới châu Phi, kim ngạch thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc ước tính mới khoảng 5 tỷ USD. Trong năm 2008, kim ngạch giữa Trung Quốc với châu lục này đã tăng 20 lần, vào khoảng hơn 100 tỷ Mỹ kim. Một phần tư trong tổng kim ngạch này là từ Angola, nơi cung cấp 16% trong tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc – nhiều hơn Iran, một đối tác truyền thống và đồng minh đắc lực của Bắc Kinh. Ngoài ra, dầu hỏa từ 2 quốc gia châu Phi khác là Libia và Nigeria cũng không

ngừng chảy vào Trung Quốc. Các quốc gia như Nam Phi, Equatorial Guinea, Zambia, Zimbabwe và Congo thì trở thành nguồn cung cấp kim loại quý, kim cương và gỗ cho Hoa lục. Người ta tính, cứ 10 cây bị đốn ở Châu Phi thì có 7 cây được chở tới Trung Quốc. Dòng chảy ngược lại từ phía Trung Quốc bao gồm máy móc, điện thoại di động, thuốc, xe hơi và quần áo. Chưa có bao giờ, các sản phẩm như Coca-Cola đến được những vùng sâu, vùng xa nhất của châu Phi. Bây giờ, ở những nơi đó, trong những quầy hàng là những lon Coca- Cola và những chiếc bát nhựa màu đỏ, đèn pin và đồ điện tử… Tất cả đều cực kỳ rẻ và được sản xuất tại Trung Quốc. “Đối với nhiều người dân châu Phi, đây là lần đầu tiên trong đời, họ có đủ tiền để mua một chiếc radio hay một cái đồng hồ” - ông Dowden nói. Trái ngọt từ châu Phi

Chiếc cầu Vàng ( Golden Bridge) được xây dựng ở một nơi nghèo đói và bụi bặm, thuộc Lusaka. Kiến trúc sư Trung Quốc, không phải ngẫu nhiên, đã thiết kế giống như hình dáng của một ngôi chùa với chiếc mái cong cong. Họ muốn rằng, những người Trung Quốc sống ở đây, sẽ cảm nhận được bầu không khí của quê hương. Nơi đây không thiếu người Trung Quốc: trong khu vực Lusaka, có vài ngàn người Trung Quốc đang sống và liên tục xuất hiện những người mới tới. Đây là vùng có trữ lượng đồng rất lớn thuộc Zambia mà Trung Quốc luôn quan tâm. Thực ra, họ nhòm ngó đến bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế, với mục đích đoạt quyền sở hữu các mỏ. Trong tháng Ba vừa rồi, Trung Quốc đã mở lại các mỏ nickel ở Munali, mà một công ty khai thác mỏ của Úc đã bỏ vì lợi nhuận không đáng kể. Năm ngoái, đầu tư của Trung

Quốc tại Zambia đạt 1,2 tỉ đô la (gần bằng một nửa tổng đầu tư nước ngoài vào đất nước này). Người ta tính rằng, cứ bỏ ra 11 triệu để đầu tư thì có thể mang lại 25.000 việc làm mới. Bất chấp những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trong năm qua, đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi tăng 40% so với năm 2008 và đó chưa phải là kết quả cuối cùng, họ đang chuẩn bị các dự án tiếp theo, với tổng trị giá là 5,5 tỷ USD. “Các công ty Trung Quốc hoạt động không chỉ ở những nơi yên ổn như Zambia. Họ xâm nhập cả vào những khu vực mà không người da trắng nào dám ló mặt tới” - Richard Dowden nói. Chẳng hạn, tại mỏ dầu hỏa ở Ogaden, nơi vẫn đang tranh chấp giữa Somalia và Ethiopia. Trong năm 2005, mấy kỹ sư Trung Quốc đã bỏ mạng ở đó. Nếu như các công nhân của hãng dầu khí Shell hay BP bị thiệt mạng thì những công ty này sẽ ngay lập tức quyết định dừng khai thác. Các công ty phương Tây không thể vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng của các kỹ sư của công ty mình. Trong khi đó, những nhà khai thác dầu mỏ Trung Quốc không mảy may xúc động và vài ngày sau đó họ tìm ngay những kỹ sư khác thay thế. Không còn bất kỳ chỗ nào ở châu Phi mà không có sự hiện diện của người Trung Quốc. Trong 53 quốc gia của châu lục này, Trung Quốc đã có đại diện ngoại giao tại 49 nước, bao gồm 37 đại sứ quán, nhiều hơn cả Hoa Kỳ. Ví dụ như Gabon. Liệu có mấy ai trong chúng ta biết tới đất nước này không? Đó là một nước nhỏ ở châu Phi, nơi có sản phẩm chủ yếu là lạc (đậu phộng). Vậy mà giữa Trung Quốc và Gabon (dân số 1,5 triệu người, diện tích bằng 2/3 của Việt Nam- ND) đã có sự hợp tác khai thác dầu mỏ, mangan và gỗ. Lợi nhuận của Trung Quốc đã được chính chủ tịch Hồ Cẩm Đào đảm bảo trong chuyến thăm Gabon

Page 41: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 41

năm 2004. Đón ông chủ tịch ngay tại sân bay là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Libreville (thủ đô của Gabon). Trong cùng năm đó, lãnh đạo độc tài của Gabon, Omar Bongo cũng tới thăm Bắc Kinh. Gabon hiện là nhà cung cấp gỗ lớn nhất của châu Phi cho Trung Quốc và là một đối tác quan trọng về dầu khí.

Mục đích sâu xa - Ngược lại với Hoa Kỳ và

Liên minh châu Âu, Trung Quốc đã mở một cuộc tấn công trên quy mô lớn trong lĩnh vực ngoại giao với cố gắng mua chuộc Châu Phi – Justin Szczudlik Tatar, một nhà phân tích thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan lưu ý như vậy. Bước phát triển trong mối quan hệ Trung-Phi là năm 2006, năm được Trung Quốc công bố là “Năm châu Phi”. Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Phi được tổ chức tại Bắc Kinh. Trong những ngày đó, trên nhiều đường phố Bắc Kinh, giao thông bị cấm, các nhà máy gây ô nhiễm bị tạm đóng cửa. Thành phố treo đầy áp phích chào mừng các vị vua, vị tướng, tổng thống và thủ tướng của các nước châu Phi. Mặc dù có những hạt sạn nhỏ, như trên một số áp phích, không phải là hình ảnh những người châu Phi mà là hình những người Papuasi với những mẩu xương đeo trên cánh mũi, Hội nghị thượng đỉnh vẫn là một thành công lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo châu Phi, xếp hàng từng người một, nhích dần trên thảm đỏ để tới bắt tay hai người đàn ông thấp lùn trong bộ complet – Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo – đang đứng trong hành lang tại Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn. Không còn nghi ngờ gì nữa, người ta biết, quốc gia nào mạnh nhất ở Châu Phi. Đó là miếng bánh ngọt (2) dành

cho châu Phi, mà trước đó, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu hay Liên Xô thời còn tồn tại cũng chưa bao giờ nghĩ ra. Tại Bắc Kinh, các thỏa thuận cụ thể được đưa ra, Trung Quốc sẽ gia tăng trợ giúp, đề xuất các khoản tín dụng và xóa nợ. Tháng mười một năm ngoái, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi lại được tổ chức. Lần này tại Sharm el-Sheikh, trong khu nghỉ mát Ai Cập, quy mô nhỏ hơn, nhưng hứa hẹn nhiều hơn: 10 tỷ USD tín dụng ưu đãi dành cho các chính phủ, cộng với một tỷ cho các khoản vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 3 tỷ để hỗ trợ các công ty tư nhân Trung Quốc hoạt động tại châu Phi. Trung Quốc cũng hứa hỗ trợ cho những khu vực kém phát triển, miễn giảm thuế, xây dựng từ 3 tới 5 trung tâm hậu cần để đào tạo khoảng 1.500 giáo viên, cấp 5.500 xuất học bổng cho học sinh, tăng số lượng các trung tâm tư vấn nông nghiệp lên 20 và xây dựng 50 trường học Hữu nghị Trung Quốc-Châu Phi. Sự hào phóng của Trung Quốc khác xa với hoạt động từ thiện, nó bắt nguồn từ một nguyên nhân còn quan trọng hơn chuyện dầu khí hay quặng đồng. Cộng sản Bắc Kinh muốn tranh thủ sự ủng hộ của các nước châu Phi với cuộc chiến của họ trong việc thực hiện chính sách “Một Nước Trung Quốc“, theo đó Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, mối quan hệ tế nhị này đã dẫn tới việc mười mấy nước châu Phi cắt đứt quan hệ với Đài Loan… Bắc Kinh đã bỏ ra hàng tỷ đô để đổi lấy các lá phiếu của các nước châu Phi tại Liên Hợp Quốc, ở Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hoặc – gần đây nhất – tại hội nghị Thượng đỉnh bàn về khí hậu ở Copenhagen.

Mạc Việt Hồng

Dịch từ tuần báo “Polityka” Ba Lan, tháng 3/2010. Bài viết mang tên “Azja kupuje Afrykę: Nowe kolory czarnej Afryki”. Tác giả Jędrzej Winiecki viết từ Lusaka .

Ngạc nhiênChị vật vã:- Anh xài tiền phí quá, mấy tháng nay không có dư để trả thêm vào tiền nhà. Anh lại làm thêm nhiều giờ phụ trội, như vậy tiền đi đâu? Hay là anh dấu em làm việc gì, đi nuôi con nào?- Không phải em kiểm soát tất cả tiền bạc trong nhà sao?- Nhưng em rất thắc mắc!Thắc mắc đã được trả lời, vào ngày sinh nhật, anh đã surprise chị bằng đôi bông tai thật đẹp mà chị hằng ao ước.

Hột đậu phọngTôi ngồi may, hai đứa con trai nhỏ chơi bên cạnh. Thằng anh lấy phôn gọi vào hãng cho chồng tôi kể lể gì đó, thằng em đang ăn xen vào:- Anh Bi, em muốn cho bố ăn đậu phọng.Vừa nói cháu vừa gõ gõ hột đậu vào ống nghe, thằng anh la lên:- Đừng làm như vậy!Tôi nghĩ Bi sẽ nói muốn cho bố ăn thì phải chờ bố về, thức ăn không chuyển qua phôn được, nhưng cháu nói:- Em làm như vậy hột đậu phọng sẽ rớt vào lỗ tai bố đó! Mình không được làm đau tai bố!Tôi mỉm cười, các cháu thật ngây thơ và biết yêu thương bố mẹ. Tiếc là bây giờ các cháu đã lớn, tới tuổi “teenager” bướng bỉnh hay cãi, thỉnh thoảng nói những lời nghe thật chói tai. Không biết cháu có còn nhớ câu chuyện hột đậu phọng ngày xưa?

Page 42: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 42

Báo cáo đồng chí Đại Nễ thành công thành công đại thành công. Chi phí toàn bộ chỉ hơn hơn 5% Gờ đờ pờ.    Anh Ba  (Dũng): Dzậy  là  quá  tốt! dzậy mà  tụi  phản  động  lề  trái  cứ lải nhải là chi phí Đại Lễ dzượt quá 10% GPD.  Nhớ  thưởng  công  cho thằng Nghị  đã nhanh  chóng đăng đàn tuyên truyền là Đại Lễ tốn 10% GDP là không có căn cứ. 

Dạ … dạ thưa… nhưng mà đồng chí Nghị nại nỡ mồm tuyên bố chính đồng chí ấy cũng không biết Đại Nễ tốn bao nhiêu đồng. Tụi bờ nóc gờ nó nợi dụng khai thác nàm xấu mặt đảng ta!

  Anh Ba: dzậy thì lờ!  Vâng, … mà thưa… thưa đồng

chí…   Anh Ba: cái dzì!!!???  Dạ, thưa đồng chí nhưng mà

chi phí thật và chính xác của Đại Nễ thì nại hơn 10% gờ đờ bờ. Sau khi thanh toán mọi phí, quà, bì cho các đồng chí TW, các đồng chí ở Hà Nội, các ban ngành, ngay cả đám doanh nghiệp mà đồng chí Nghị tuyên bố với bên ngoài nà góp phần hỗ trợ Đại Nễ thì tổng chi nà 11% gờ đờ pờ.

  Anh Ba: dzữ dzậy! Nhưng mà sau Đại Lễ thì phần Để Lại của Ba 

đây là nhiêu?  Dạ thưa đồng chí cũng khoảng

… (nói nhỏ quá! hổng nghe!)    Anh Ba: ừ dzượt chỉ tiêu ban 

đầu.  Xong  cái  dzụ  quan  trọng  đó rồi, bây giờ báo cáo dư luận về Đại Lễ coi sao. 

Dạ thưa đồng chí, trước hết thì dư nuận trong nội bộ đảng ta. Phải nói nà các đồng chí nãnh đạo từ trung ương đến địa phương rất nà hài nòng. Ai cũng nhất trí rằng phen này đảng ta thắng nợi nớn từ mặt tinh thần cho đến vật chất. Riêng đám đảng viên quần chúng thì nầm nì không nói gì. Khi hỏi đến thì đứa nào cũng nhiệt niệt hoan nghênh.

   Anh Ba: ừ,  tụi nó  thì  lúc nào cũng  dzậy. Còn wuần  chúng  nhân dzân ta thì sao? 

Quần chúng thì rất nà hồ hởi và phấn khởi…

    Anh  Ba:  nè,  đồng  chí  đang tuyên truyền dzới ai hở. Có sao báo cáo sát sườn!… 

Vâng, đồng chí cho phép thì em xin thưa thật. Như thế này… quần chúng nói chung thì chỉ một số ham vui tụ về Hà Nội. Ai cũng than thở với nạn ùn tắc giao thông. Sau Đại Nễ thì Hà Nội ta thành biển rác. Còn nại cả nước thì đều hướng về miền

Trung nũ nụt. Nói chung thì đa phần đều bất mãn nà đảng ta đã chi tiêu quá nhiều cho Đại Nễ. Riêng về mặt nệ thuộc Trung Quốc thì đám bờ nóc gờ nề trái tinh thật. Chúng vạch ra rành mạch từ chuyện ngày giờ các đồng chí TW quyết định tổ chức Đại Nễ theo chỉ thị của các đồng chí Bắc Kinh cho đến chuyện nội dung phim Ný Công Uẩn…

  Anh Ba: còn dzụ pháo bông bị nỗ thì sao ? 

Dạ, vụ nỗ thì yên ắng thưa đồng chí. Sau khi nổ thì các đồng chí an ninh mạng đã ra nệnh tất cả báo chí ta gỡ ngay các tin tức đã noan tải, các diễn đàn thảo nuận cũng thế. Đám phóng viên ta nhiều đứa bất mãn nắm nhưng chẳng dám hó hé. Bây giờ cả nước đều đinh ninh nà chỉ có 4 người chết. Tuy nhiên phải nói nà đám bờ nóc gờ đã cùng nhau noan tải mọi tin tức niên quan đến vụ nổ Mỹ Đình quá nhanh. Chỉ trong vòng vài giờ thì ai ai cũng biết. Chúng còn biết rõ chuyện ta ngưng bắn pháo bông ở nhiều địa điểm để ủng hộ đồng bào miền trung nụt nội nà náo, và chúng phân tích rằng đám thằng Thảo phải tịt ngòi bắn pháo vì không có s¤n bông. À mà nần sau đề nghị đồng chí cứ để

Page 43: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 43

yên đừng bịt mồm. Bịt mồm thì nại nhiều tin đồn…

  Anh  Ba:  đồng  chí  đang  lãnh đạo tôi đó hả… 

Dạ, dạ em không dám!!! Xin nỗi đồng chí. À còn riêng đám quân đội thì em cũng nói thằng Thảo chung chi thêm cho mấy cái thùng pháo bông ta không dùng của cánh bên ấy. Đám bờ nóc gờ cũng tinh, có chút xíu nó đã phăng ra nà quân đội cũng chế pháo bông nàm ăn. Chúng còn nói quân đội ta tay này cầm súng tay kia cầm tiền!.

  Anh Ba: còn dzư luận dzề dzụ lũ lụt? 

Vâng nói chung thì đồng bào rất nà cảm kích hình ảnh của đồng chí đến tận nơi chụp hình, bắt tay, tặng quà cho các cụ. Các đồng chí nãnh đạo tỉnh ai cũng khen đồng chí đã sáng suốt chọn màu áo trắng tinh khôi, đội nón màu xanh xanh đầy sức sống, và gói quà bọc giấy hoa màu hồng hồng cực kì nãng mạn… Có một đồng chí bên cánh nhà báo thì góp ý nần sau ta phải phóng tên

của đồng chí to hơn để chụp hình dù từ xa hay gần đều thấy rõ mồn một.

   Anh  Ba:  ừ  lần  sau  nhớ  nhắc chuyện  đó.  Bây  dzờ  qua  cái  dzụ năm tới. Như hôm qua có nói dzới đồng chí  là qua thành công dzượt bực  lần này, dzai trò của tôi trong đảng xem như có nhiều triển dzọng được tín nhiệm dzào chức tổng bí thư. Nhưng mình không thể ỷ  lợi. Tụi nó ăn xong là wuên quá khứ chỉ nhìn về lợi nhuận tương lai. Tôi và đồng chí phải tính tiếp. Phải kiên trì không ngưng nghỉ. Dzụ tôi nói với đồng chí là sẽ làm Đại Lễ tương tợ cho Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, đồng chí đã bàn dzới các đồng chí ở bển chưa? 

Vâng, em đã trình với đồng chí Thanh. Đồng chí ấy nhất trí đồng ý. Đồng chí Thanh nói chuyện nhỏ, thằng Thảo nàm được thì Thanh đây nẽ nào nại không. Nhưng đồng chí ấy nhắn với đồng chí nà nần này chơi với nhau sòng phẳng, đừng đá giò nái đồng chí ấy như vụ sòng bài.

  Anh Ba: ừ, chút nữa gọi lại cho 

nó. Lần này chơi sòng phẳng miễn sao nó bỏ phiếu đúng người trong lần  đại  hội  sang  năm.  Còn  thằng Hải thì nó nói sao? 

Dạ… dạ…!!!   Anh Ba: sao!?, làm dzì mà lẩm 

bẩm, lí nhí dzậy!?  Vâng, đồng chí Hải thì nói khó

nắm. Đồng chí ấy cứ khăng khăng nà tổ chức một Đại Nễ như thế thì phải chia phần trăm phương nghìn hướng, phần Để Nại cho đồng chí ấy tính ra không nhiều so với những kế hoạch giải phóng mặt bằng, kinh doanh nước ngoài… mà đồng chí ấy đã và đang xúc tiến. Đồng chí ấy cứ nói khó nắm, khó nắm, không nàm được, không nàm được!.

  Anh Ba: đập bàn, quát: Gọi  nó  liền  cho  tao!

Tại  sao  thằng  Hà  Nội  làm  được!! thằng  Đà  Nẵng  làm  được!!! mà  thằng  Hồ  Chí  Minh  lại  làm không được!!!! 

Vũ Đông Hà

Dinh anh Ba, 3 ngày sau Đại Lễ

Page 44: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 44

Ngày nay, mỗi năm Việt Nam ngồi không thu lợi:

- 500.000 Việt Kiều về nước & mỗi ngưòi mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ. - Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim. - Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim. Tổng cộng gần 25 tỷ đô la. Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD/người /năm. Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á. Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí. Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí. Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc. Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD/người /năm. Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ. Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện. Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.

Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, Whasington DC, .... Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại. Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ. Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức. Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần. Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ. Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần. Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu. Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền

về nước cống nạp cho

CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng. Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc. Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau? Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước? Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên

Có nên làm Từ Thiện cho VN ?? ************** Nguyễn Huy Hùng ************

Page 45: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 45

tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”. 35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta. Đừng nên quá ôm đồm. Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính. Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ. Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước.

Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay. 35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...” Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010). Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam . Xây

cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ... Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta. Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai! Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm. Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ

và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng. Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.

35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh. Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị. Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.

Đêm tân hôn cô dâu thẹn thùng thỏ thẻ với chú rể: - Anh ôi, em hổng biết gì về dzụ đó hớt, anh cắc nghĩa cho em đi! Chú rể cười: - Dzụ đó dễ ợt hè. Em cứ tưởng tượng cái của em là nhà tù, còn của anh là thằng tù, ta cứ nhốt thằng tù vào nhà tù là xong. Xong xuôi rồi cô dâu thích quá, một lát sau lại thỏ thẻ: - Anh ôi, thằng tù nó xổng chuồng gồi!

Chú rể bảo: - Thì mình bắt nhốt nó lại. Xong lần nhốt tù này chú rể châm thuốc lá hút lấy lại hơi. Cô dâu lại nói: - Nó lại xổng chuồng nữa gồi, anh mau bắt nhốt nó lại đi anh! Thế là chú rể lại uể ỏai đi bắt thằng tù nhốt lại. Xong xuôi anh nằm xuội lơ như ông già tai ga. Một lát cô dâu lại thỏ thẻ: - Anh ôi, nhốt thằng tù nữa đi anh! Lần này thì chú rể nổi quạu: - Thằng này ở tù hết hạn thì phải thả cho nó ra chứ, nó có bị án chung thân khổ sai đâu !

Page 46: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 46

KHI NGƯỜI TA GỌI BÁC CỦA TÔI, BA TÔI VÀ ANH TÔI LÀ “GIẶC”!

p Đặng Bình Diễm Chi p

Trước giờ vẫn nghe câu “Thắng làm vua, thua làm giặc” và “Kẻ thắng viết nên lịch sử”,

nhưng chưa từng thấm thía nó như lúc này!

Ngày còn cắp sách đến trường, mỗi thứ hai đứng chào dưới cờ tổ quốc, gào lên cùng lũ bạn “...cờ in máu chiến thắng” mà không biết rằng lá cờ ấy cũng có thấm máu của người thân mình, những dòng máu bị rẻ khinh, không được thừa nhận!

Khi người ta cố nhồi nhét hình ảnh về một đấng lãnh tụ vĩ đại, toàn năng vào đầu óc non trẻ của tôi, tôi đã không kháng cự, chỉ đôi lúc tự hỏi một cách lén lút “Thật là có con người như thánh sống thế ư?”. Bởi vì đôi khi những gì họ nói trước sau bất nhất. Họ chẳng bảo “Không có gì tuyệt đối và toàn vẹn” đấy sao? Hay có ngoại lệ?

Ngày đó ngây thơ đến mức nằm trong phòng đọc bài học lịch sử oang oang, không ngừng mắng chửi “ngụy”, “tay sai”, mà không nhớ rằng ba mình từng khoác áo lính của Việt Nam Cộng Hòa!

Khi người ta dạy cho tôi phỉ báng những người lính “ngụy”, coi khinh họ như nhưng kẻ không có lương tâm, những kẻ bán rẻ tổ quốc, những con người máu lạnh, giết người không gớm tay

Thì tôi, đã thấy những người lính sa cơ ấy rất hiền lành, là những người cha, người chồng mẫu mực, những người nông dân không ngại

vất vả ngoài đồng.Thì tôi, thấy trong ánh mắt họ

một nỗi đau bất lực vì không bảo vệ được tổ quốc của mình!

Thì tôi, thấy họ loay hoay tìm cho gia đình mình một con đường tươi sáng khác để đi. Họ không ngồi đó và khóc cho một quá khứ tươi đẹp đã mất, đã bị cướp mất!

Tôi đã thấy họ dạy con họ yêu tổ quốc, yêu cội nguồn, và trân trọng tình thân! (xin đừng đánh đồng như cái cách người ta đang giả vờ tự lừa dối nhau, tổ quốc không bao giờ nên hiểu là “người chiến thắng”, và “người chiến thắng” cũng không phải là tổ quốc, nếu như hôm nay tôi nói tôi chẳng có chút cảm tình nào đối với “người chiến thắng” thì không có nghĩa là tôi không yêu đất nước của tôi).

Tôi đã thấy họ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi đất khách, nhưng cái nhìn của họ vẫn hướng về nơi này một cách khắc khoải. Bởi lẽ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp họ đã bị đẩy đi xa quá xa nơi họ được sinh ra và lớn lên, nơi còn có những người thân còn ở lại! Họ có thể trở về, nhưng họ sẽ không trở về, tôi biết thế, không phải vì họ chê cố hương nghèo khó!

Khi người ta nói họ là những kẻ “vong quốc”, tôi sẽ lắc đầu bảo rằng không phải, họ là những người “vọng quốc” (luôn luôn hoài vọng về tổ quốc của mình).

Khi người ta bảo rằng họ ở bên kia bờ biển đang tìm mọi cách phá

hoại an ninh quốc gia, thì tôi lại tin rằng, họ đã bày tỏ một nỗi thất vọng khôn xiết về cách “trị quốc” của “kẻ thắng”, họ đang bày tỏ niềm xót thương với những số phận đang ngày ngày tìm đến nhau trong niềm an ủi và hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Họ đang cất lên tiếng nói giúp những những người mà họ nghĩ rằng “thấp cổ bé họng”.

Không có triều đại nào vĩnh viễn, thì sao cứ mãi lừa mị nhau về cái gọi là “muôn năm”?

Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc” thì tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa!

Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ!

Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng!

Tôi sẽ ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!./.

Næm 146 trܧc Tây lÎch, Hi Låp bÎ La Mã Çánh båi, nhÜng tuy chi‰n th¡ng b¢ng quân s¿, La Mã, tØ næm 50 trª Çi Çã bÎ væn hóa Hi Låp chinh phøc. ‘‘Hy låp båi trÆn Çã chi‰n th¡ng kÈ th¡ng trÆn hung t®n‘‘(La Grèce vaincue vainquit son farouche vainqueur)

Page 47: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 47

1.- RỒNG BAY CÁCH ĐÂY MỘT NGÀN NĂM

Sau khi đảo chánh, lật đổ nhà Tiền Lê vào cuối năm 1009 (kỷ dậu), Lý Công Uẩn lên ngôi vua năm 1010 (canh tuất), lấy niên hiệu là Lý Thái Tổ (trị vì 1010-1028), lập ra nhà Lý (1010-1225). Việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La, và đổi tên là Thăng Long vào tháng 7 năm canh dần.

Việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La được Lý Thái Tổ giải thích như sau: “Ngày xưa, nhà Thương [Trung Hoa, 1783-1123 TCN] đến đời Bàn Canh [vua Thương thứ 17, 1401-1374 TCN] năm lần dời đô, nhà Châu [Trung Hoa, 1134-256 TCN] đến đời Thành Vương [vua Châu thứ 3, 1115-1079] ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương [Cao Biền], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng nầy mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở...”( Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư [chữ Nho], Hà Nội:

bản dịch tập 1, Nxb. Khoa học Xã hội, 1998, tr. 241.)

Nói như thế, nhưng quyết định dời đô của Lý Thái Tổ bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa hơn là chiếu chỉ đã viết. Vùng Hoa Lư là địa bàn sinh hoạt của đại gia tộc nhà Tiền Lê. Lý Thái Tổ lật đổ nhà Tiền Lê và cướp chính quyền. Cuộc đảo chánh bề ngoài xem ra êm ái, ít được sử sách ghi lại chi tiết. Có thể vì “lịch sử thuộc về kẻ chiến thắng”, vua quan nhà Lý không muốn nhắc đến việc nầy, nên đời sau không biết mà ghi lại. Tuy nhiên một đại gia tộc như nhà Tiền Lê, với khoảng 10 hoàng tử đã từng tranh quyền với nhau, hoàn toàn bị tiêu diệt, ắt hẳn phải xảy ra một cuộc tranh chấp rất gay gắt. Có thể Lý Thái Tổ lo ngại thế lực còn lại của nhà Tiền Lê, hoặc dư âm của cuộc đảo chánh, không muốn ở lại địa bàn còn nhiều ảnh hưởng của triều đại trước.

Thứ đến, thành Đại La nằm gần Bắc Ninh, nơi xuất phát của Lý Thái Tổ và quân sư của ông là thiền sư Vạn Hạnh. Bắc Ninh là chiếc nôi của Phật giáo nước ta, nơi từ đầu Công nguyên có thành Luy Lâu (cách Hà Nội ngày nay 20km), được xem là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước Việt, cũng là nơi có chùa Pháp Vân (chùa Dâu) được thành lập từ thế kỷ thứ 6. Các thiền sư Phật giáo là những người hậu thuẫn mạnh mẽ cho Lý Thái Tổ. Do những lẽ đó, Lý Thái Tổ mới quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long,

Thành Đại La (Thăng Long) được ưu điểm hơn thành Hoa Lư ở vị trí trung tâm nước ta lúc đó, nằm

trên sông Hồng, dễ giao thông liên lạc, nhưng về địa lý chính trị, trong thế đối kháng với Trung Quốc thời bấy giờ, thì thành Đại La không lợi thế bằng thành Hoa Lư.

Hoa Lư ở xa biên giới Trung Quốc hơn Đại La, đường sá lúc bấy giờ đi lại khó khăn, nên người Trung Quốc khó tấn công hơn. Có thể chính vì Đại La gần Trung Quốc, dễ giao thông liên lạc với Trung Quốc, nên nhà cầm quyền Trung Quốc chọn Đại La làm thủ phủ của Giao Châu (cổ Việt) do họ đô hộ. Cũng có thể chính vì thế, mà nhà Đinh, và nhà Tiền Lê bỏ Cổ Loa (Đông Anh, Phúc Yên), kinh đô của Ngô Quyền, gần Đại La và gần Trung Quốc, mà chọn Hoa Lư ở Ninh Bình làm thủ đô, xa biên giới Trung Quốc hơn, nhằm tránh áp lực tấn công của Trung Quốc.

Để thu hút quần chúng, lúc đó còn nhiều mê tín dị đoan, Lý Thái Tổ tạo ra huyền thoại rằng khi nhà vua đi thuyền đến Đại La, có rồng xuất hiện trên bầu trời báo điềm lành, nên nhà vua cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (rồng bay). Đến năm 1014 (giáp dần) Lý Thái Tổ cho xây thành Thăng Long bằng đất, ngay trên vị trí của thành Đại La cũ.

2.- KINH NGHIỆM NGÀN NĂM Kể từ khi Lý Thái Tổ chọn Đại

La làm kinh đô và đổi tên thành Thăng Long, tính cho đến ngày nay (2010), thành Thăng Long được một ngàn năm chẳn. Vì vậy, năm nay, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) quyết định tổ chức lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long.

Page 48: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 48

Thông thường, kỷ niệm một người hay một sự kiện gì, là để tưởng nhớ công ơn người xưa hay những bài học từ chuyện xưa tích cũ, để từ đó rút ra những kinh nghiệm ứng dụng vào việc ứng xử ngày nay. Riêng thành Thăng Long, trong một ngàn năm qua, Thăng Long đã chia sẻ đời sống với dân tộc Việt, thăng trầm theo sự thăng trầm của lịch sử Việt, và đã để lại những kinh nghiệm thật là quý báu.

Kinh nghiệm đầu tiên, dầu Thăng Long là kinh đô, được nhà cầm quyền Việt phòng thủ chặt chẽ, nhưng cũng đã bị ngoại bang tấn công và chiếm đóng nhiều lần. Đó là các nước Trung Quốc, Chiêm Thành và Pháp. Trong các nước nầy, nước tấn công và chiếm đóng Thăng Long nhiều lần nhất là Trung Quốc.

Kinh nghiệm thứ hai là bất cứ nhà cầm quyền Trung Quốc nào cũng đều muốn tiến quân chiếm nước Việt, vừa để mở rộng biên giới, vừa để tìm đường xuống Đông Nam Á. Vì vậy, bất cứ nhà cầm quyền Trung Quốc nào cũng lợi dụng cơ hội nước Việt suy yếu, tranh chấp nội bộ, hay xảy ra thay đổi triều đại, Trung Quốc liền chụp lấy thời cơ, đem quân sang tấn công nước ta.

Kinh nghiệm thứ ba là những cuộc xâm lăng bằng bạo lực vũ bảo, thì theo Đức Trần Hưng Đạo dễ chống đỡ hơn những cuộc xâm lăng theo kiểu tằm ăn dâu. Trước khi Đức Trần Hưng Đạo từ trần năm 1300, vua Trần Anh Tông (trị vì 1293-1314) đến thăm và hỏi ý kiến phải làm sao nếu quân Nguyên trở qua lần nữa? Trần Hưng Đạo đã dặn dò vua Anh Tông như sau: “Đại khái nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản [binh] chế trường [trận] là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế

ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn đúng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha với con thì mới dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.”.(Toàn thư, bản dịch tập 2, sđd. tr. 79.)

Kinh nghiệm thứ tư là những cuộc xâm lăng nhằm mục đích quân sự hay kinh tế không nguy hiểm bằng những cuộc xâm lăng nhằm tiêu diệt văn hóa Việt để đồng hóa dân tộc Việt. Những cuộc xâm lăng không tiếng súng bằng văn hóa ảnh hưỏng lâu năm trong đời sống dân tộc. Tiêu biểu cho loại nầy là cuộc xâm lăng của nhà Minh vào thế kỷ 15. Sau khi chiếm nước ta vào năm 1407, các tướng nhà Minh chẳng những vơ vét của cải, vàng ngọc, mà còn bắt giới trí thức cũng như nghệ nhân người Việt đem về Trung Quốc, tịch thu và chở về Trung Quốc hầu như toàn bộ sách vở nước Việt đã có từ thời Hồ Quý Ly trở về trước. Đó là sách của các tác giả sau đây: Lý Thái Tông (Hình thư), Trần Thái Tông (Hình luật, Quốc triều thông lễ, Kiến Trung thường lễ, Khóa hư tập, Ngự thi), Trần Thánh Tông (Di hậu lục, Cờ cừu lục, Thi tập), Trần Nhân Tông (Trung hưng thực lục, Thi tập), Trần Anh Tông (Thủy vân tùy bút), Trần Minh Tông (Thi tập), Trần Dụ Tông (Trần triều đại điển), Trần Nghệ Tông (Bảo hòa điện dư bút thi tập), Trần Hưng Đạo (Binh gia yếu lược, Vạn Kiếp bí truyền), Chu Văn Trinh tức Chu Văn An (Tứ thư thuyết ước, Tiều ẩn thi), Trần Quốc Toại (Sầm lâu tập), Trần Quang Khải (Lạc đạo tập), Trần Nguyên Đán (Băng Hồ ngọc hác tập), Nguyễn Trung Ngạn (Giới Hiên thi tập), Phạm Sư Mạnh (Giáp thạch tập), Trần Nguyên Đào (Cúc Đường di thảo), Hồ Tông Thốc tức Hồ Tông Vụ (Thảo nhàn hiệu

tần, Việt nam thế chí, Việt sử cương mục), Lê Văn Hưu (Đại Việt sử ký), Nguyễn Phi Khanh (Nhị Khê thi tập), Hàn Thuyên (Phi sa tập), Lý Tế Xuyên (Việt điện u linh tập) ...

Cuối cùng, Trung Quốc là nước lân bang, ở ngay sát phía bắc nước ta, trong khi Pháp là một nước ở xa. Người Trung Quốc và người Việt Nam có những điểm gần nhau về chủng tộc cũng như về văn hóa, đời sống. Vì vậy, những cuộc xâm lăng của Trung Quốc nguy hiểm hơn cuộc xâm lăng của Pháp vì Pháp có thể bóc lột khai thác dân tộc Việt một thời gian, nhưng người Pháp khác chủng tộc, khác văn hóa, khác môi trường sống, người Pháp đến rồi đi, không ở lại vĩnh viễn ở nước ta như người Trung Quốc.

3. NGÀN NĂM GƯƠNG CŨ SOI KIM CỔ

Bà Huyện Thanh Quan, vào đầu thế kỷ 19, khi nhà Nguyễn dời đô từ Thăng Long vào Phú Xuân, đã ngậm ngùi thương nhớ cố đô trong bài “Thăng Long thành hoài cổ” như sau: “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, / Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương. / Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. / Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,/ Nước còn cau mặt với tang thương./ Ngàn năm gương cũ soi kim cổ, / Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.”

Nếu Thăng Long là tấm gương mà Bà Huyện Thanh Quan mô tả: “Ngàn năm gương cũ soi kim cổ”, thì tấm gương đó đã ẩn chứa biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ đã hy sinh vì dân tộc, nhưng đồng thời tấm gương đó cũng phản chiếu rất đầy đủ những kẻ phản quốc hại dân, nhất là trong thời hiện đại, kể từ khi xuất hiện đảng CSVN.

Trước hết, theo sử sách, Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long sau một cuộc đảo chánh và tuyên chiếu đời đô, nói rõ nguyên nhân vì sao

Page 49: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 49

nhà vua dời đô. Năm 1945, Hồ Chí Minh cũng dời đô từ Huế ra Hà Nội, cũng sau một cuộc đảo chánh. Hồ Chí Minh không có chiếu dời đô, mà có bản “Tuyên ngôn độc lập”. “Tuyên ngôn độc lập” nói rõ lý do đảo chánh, kết án thực dân Pháp.

Những lời kết án nầy lại chính là lời báo trước chủ trương chính sách của CSVN cho đến ngày nay. Hãy trích vài câu trong bản ‘Tuyên ngôn”: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào….Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược…Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.”

Chữ “chúng” trong bản “Tuyên ngôn” dùng để chỉ người Pháp. Tuy nhiên, ứng dụng những câu trên trong bản tuyên ngôn vào hoàn cảnh ngày nay, chủ từ trong những câu trên không ai khác hơn là CSVN: “không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào…. nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi, tắm các cuộc khởi nghĩa trong những bể máu, thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện [ma túy], rượu cồn [nhậu khắp nước], để làm cho nòi giống ta suy nhược… cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệ, giữ độc quyền in giấy bạ [Ngân hàng nhà nước Việt Nam], đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý ...”

Nếu có một người nào nghịch ngợm, viết lại các câu nầy trong bản Tuyên ngôn do chính Hồ Chí

Minh viết và đọc, nhưng đừng ghi xuất xứ, rồi gởi cho nhà cầm quyền CSVN hiện nay, người đó sẽ không khỏi bị công an CS bắt giữ ngay, giống như bắt giữ những người mang 6 chữ vàng HS-TS-VN (Hoàng Sa-Trưòng Sa-ViệtNam).

Trở lại chuyện Lý Thái Tổ dời đô. Nhà vua dời đô vào tháng 7 âm lịch. Nhà cầm quyền CSVN hiện nay ở Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long vào ngày 1-10-2010, tức ngày 24-8 năm canh dần (âm lịch). Trong lịch sử Việt Nam, ngày 1-10 không ghi dấu bất cứ một sự kiện quan trọng nào của đất nước. Trong lịch sử thế giới, ngày 1-10-1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tức 1-10 là ngày quốc khánh của Cộng sản Trung Quốc.

Tổ chức lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long vào ngày quốc khánh Trung Quốc, nhà cầm quyền CSVN làm cho mọi người cảm giác là nhà cầm quyền CSVN muốn cùng góp vui với Trung Quốc nhân quốc khánh Trung Quốc, trong khi kinh nghiệm ngàn năm Thăng Long cho thấy Trung Quốc là nước lớn luôn luôn tìm cơ hội tấn công, chiếm đóng và thống trị Thăng Long, nghĩa là nhà cầm quyền Trung Quốc là kẻ thù số một của Thăng Long.

Sở dĩ mọi người có cảm giác như vậy vì quan hệ mật thiết giữa đảng CSVN và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) trong 80 năm qua, từ khi Hồ Chí Minh vâng lệnh Đệ tam Quốc tế Cộng Sản thành lập đảng CSVN tại Hồng Kông ngày 6-1-1930. Từ đó, đảng CSVN phát triển dưới ô dù của đảng CSTQ, nhất là từ năm 1950, khi Hồ Chí Minh cầu viện Liên Xô không được, phải quay qua nhờ Trung Quốc giúp đỡ.

Tục ngữ Việt Nam có câu:

“Bà con xa không bằng láng giềng gần”, chỉ đúng trong trường hợp người bạn láng giềng gần tử tế, lương thiện không hiếp đáp mình. Đàng nầy, người bạn láng giềng gần Trung Quốc qua kinh nghiệm một ngàn năm Thăng Long, là kẻ ỷ thế nước lớn, đã nhiều lần hiếp đáp và chiếm đóng nước ta. Vì vậy nhờ Trung Quốc đánh Pháp là một sai lầm lớn lao, nếu không muốn nói là một tội lỗi của Hồ Chí Minh và đảng CSVN đối với dân tộc, vì một khi giúp Việt Nam đuổi Pháp, Trung Quốc sẽ điền thế chỗ của Pháp, thống trị Việt Nam. Sự thống trị của Trung Quốc còn tệ hại hơn của Pháp. Bằng chứng là dưới thời Pháp thuộc, nước Việt vẫn vẹn toàn lãnh thổ. Trong khi nhờ Trung Quốc đánh Pháp, gọi là giành độc lập, mà dần dần nước ta mất đất, mất biển vào tay Trung Quốc

Sau đó, cầu viện Trung Quốc để đánh Mỹ lại càng sai lầm hơn nữa. Có hai sự kiện cụ thể dễ thấy chứng minh sự sai lầm của CSVN trong vụ chống Mỹ. Thứ nhất, chỉ cần nhìn qua các nước Á Châu gần nước Việt. Mỹ chiến thắng Nhật Bản, tiến quân đến Triều Tiên, nhưng Mỹ đâu có xâm lăng hai nước nầy, mà còn giúp hai nước nầy phục hưng sau thế chiến và cường thịnh như ngày nay. Thứ hai, chính nhà cầm quyền CSVN, vào đầu thế kỷ 21, trải thảm đỏ rước Mỹ vào để vực dậy nền kinh tế Việt Nam và làm đối trọng với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Biển Đông.

Tuy hiện nay muốn nhờ Mỹ để lấy thế mặc cả với Trung Quốc, CSVN vẫn còn nằm dưới trướng của Trung Quốc, vẫn muốn đu giây giữa Trung Quốc và Mỹ, và nhất là lo sợ đàn anh Trung Quốc trả đũa giống như đã từng trả đũa năm 1979 khi CSVN bỏ Trung Quốc chạy theo Liên Xô, nên bị Trung Quốc “dạy” cho một bài học. Phải chăng vì vậy mà đảng CSVN làm

Page 50: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 50

lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long vào ngày 1-10-2010 để gọi là mừng ngàn năm Thăng Long, nhưng thực chất là mừng quốc khánh Trung Quốc nhằm lấy lòng đàn anh Trung Quốc?

Muốn chống lại Trung Quốc, chẳng những phải mượn thế của Mỹ, mà quan trọng hơn phải tạo nội lực dân tộc, phải thực hành như Đức Trần Hưng Đåo đã dạy: “Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.” Khoan thư sức dân như thế nào, chắc chắn đảng CSVN dư biết, nhưng cũng chắc chắn không phải cách kỷ niệm ngàn năm Thăng Long đúng vào ngày quốc khánh Trung Quốc.

Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long là để tưởng nhớ đến sự kiện lập đô hết sức trọng đại của Lý Thái Tổ và tưởng nhớ đến quá trình sống còn của dân tộc với kinh đô Thăng Long, mà CSVN lại tổ chức vào ngày quốc khánh Trung Quốc, là một hành vi quốc nhục, xỉ vả vào lịch sử Thăng Long, lăng nhục lịch sử dân tộc. Tuyệt đại đa số người Việt Nam không chấp nhận thái độ khinh mạn nầy của CSVN. Lễ kỷ niệm chỉ diễn ra vài ngày phù du, nhưng vết nhơ quốc nhục do đảng CSVN gây ra sẽ được dân chúng truyền tụng thiên thu, theo như câu ca dao: “Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 1-9-2010)

Quê hương là gì hở đảng ?Khi mà đảng giết tin yêuNếu quê là "vòng tay ấm" Sao dân bỏ nước, đi liều ??? Quê hương: đảng giăng bẫy mậtCho dân chết đứng từng ngàyQuê hương đảng gieo nọc độcTrồng người từ tuổi thơ ngây !!! Quê hương là nơi đảng giếtMáu dân nhuộm đỏ cánh đồngĐầu dân đảng bêu trên cọcXác dân đảng dấp bờ sông! Quê hương: nhà tù lớn nhỏKhắp cùng thành thị, thôn trangQuê hương: lá cờ máu đỏĐảng gieo tang tóc kinh hoàng! Quê hương xưa là tổ ấmNhưng nay đảng phá tan tành Cắt đất Nam Quan, Bản GiốcĐảng dâng Tàu cộng đàn anh! Quê hương: nghẹn ngào tiếng- nấcCủa bao thế hệ lương dânĐảng chưng chiêu bài, quỉ thuậtĐảo điên, lừa mị, vô thần !!!

Quê hương: đỉnh cao tham - nhũngLừa dân, cướp đất, cướp nhàĐảng chốn thành đô, nhung gấmXua dân núi thẳm rừng xa!

Quê hương: đảng làm băng - hoạiLưu manh, đủ kiểu bụi đờiAi yêu giang sơn, chủng loạiNhà tù, đảng nhốt khơi khơi... Quê hương: đảng trừ tôn giáoSống còn, chỉ đạo quốc doanhĐảng viên khoác màu áo đạoRồi đi truyền tụng vô thần! Quê hương: lớp người tuổi trẻĐảng đè chìm bóng tương laiCho dân sống bằng bánh vẽCho người mai một đời trai! Quê hương: còn hang bắc póVà còn xác qủi ba đìnhĐời còn đau thương khốn khóNước còn quằn quại, điêu linh Đảng khoe đồng xanh, cỏ ngọtManh tâm chiêu dụ đàn bòĐảng luyện cho bày vẹt hótNhững điều gian dối quanh co! Vẹt bảo: quê hương phải nhớVề nguồn như trẻ về nôi!Vẹt bảo: quê hương có mộtĐô la phải đắp, phải bồi Nghĩa là đem đô dâng đảngCó tiền, đảng sẽ dài ngôiYêu nước là yêu đảng, bácNếu không, lớn chẳng thành-người !!!

Ngô Minh Hằng

Page 51: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 51

Vâng! Tôi, một “linh hồn chết” đã bỏ cái thân xác của “Hắn” ra đi từ những

ngày “Cách mạng long trời lở đất”, mặc xác “Hắn” sống trong lo âu, sợ hãi. Mặc xác “Hắn” lo cho vợ con “Hắn” không có bát cơm ăn, ” Hắn” sợ vì tính mạng “Hắn” chẳng biết lúc nào sẽ vào tù, đi cải tạo hoặc bị sát hại. ” Hắn” sống trong khắc khoải,lo âu, sống giả vờ để làm tròn trách nhiệm của một đảng viên, của một cán bộ, của một cây kèn chuyên cất lên những giai điệu hào hùng,, thúc giục mọi người tiến lên đánh thắng mọi kẻ thù giai cấp một cách bất đắc dĩ.! Tôi ghét “Hắn”! nên.. kệ thây “Hắn” …Nhưng dù sao vì “tình nghĩa thể xác- linh hồn” thỉnh thoảng tôi cũng trở về nhập vào “Hắn” để xem “Hắn” suy nghĩ gì. Thì ra, “Hắn” vẫn còn dấu vết của linh hồn là tôi. Đặc biệt sau gần 40 năm tôi bỏ “Hắn” ra đi, “Hắn” đã có những hành động và việc làm đáng cho tôi phải nhập hồn giúp “Hắn” khỏi những “cơn đau thế kỉ”…. Kể từ khi “Hắn” đã xa rời mọi trách nhiệm, mọi toan tính cuộc đời để về ở ẩn tại một nơi xa vắng thì đầu óc của hắn đã đã làm tôi muốn nhập hẳn về lại xác thịt Hắn. Và tôi đã làm đúng cái cương vị của một linh hồn, tuy chết rồi nhưng nay sống lại để nâng hắn đứng dậy, truyền thêm sức mạnh cho cái thể xác đã tàn úa, hom hem, tồn tại đúng như một cái xác không hồn suốt hơn 40 năm qua….

Mấy hôm nay, “Hắn” cặm cụi xem ti vi, đọc báo, lên mạng rồi băn khoăn chẳng biết nói gì trước những ý kiến của những lão thành cách mạng hơn “Hắn” cả về thành tích vào tù ra tội, xung phong nơi chiến địa ngoài Bắc, trong Nam, bên Lào, bên Căm,quyết tâm chống trả máu xương vì bài học

của Đặng Tiểu Bình nơi biên cương Tổ Quốc…….”Hắn” đọc những trang lí luận dài dòng,Hắn” phân tích những tài liệu của các ông mà “Hắn” phục lăn như Đặng Quốc Bảo, Trần Độ… “Hắn” gõ keyboard để xem lại các tài liệu từ Đông sang Tây, từ cổ chí Kim để ấp ủ một văn kiện gì đó mà ”Hắn” sẽ công bố thật hoành tráng chăng? Tôi thấy thương “Hắn” quá, chỉ còn 5 ngày nữa là ”Hắn” chính thức bước sang tuổi 84. Vậy mà “Hắn” vẫn ăn không ngon, ngủ không yên với những công việc mà chẳng ai cần hắn dính tới. Do đó, tôi- linh hồn chết của “Hắn” sống lại xin thay

mặt “Hắn” làm cái việc mà tôi nắm được (vì tôi là linh hồn của ”Hắn” mà) cái việc mà hắn vẫn luôn ngập ngừng khi phải gọi đúng chữ đúng nghĩa khi cần góp ý phản biện hoặc xây dựng một vấn đề gì liên quan tới vận mệnh của đất nước.

Vậy thì, tôi, là linh hồn của Hắn,cao hơn thể xác Hắn một cái đầu, nhân dịp này thay mặt Hắn phát biểu một ý kiến duy nhất mà nếu:hơn 3.000.0000 đảng viên đảng công sản VN kể các vị lãnh đạo,chịu lắng nghe và chịu thực hiện thì mọi vấn đề băn khoăn của “Hắn” và hàng ngàn sĩ phu đất Việt khỏi tốn công lí luận dài dòng ! Đó là:GIẢI TÁN NGAY CÁI ĐẢNG CỘNG SẢN ĐI

-Thực tế cái chủ nghĩa cộng sản do 2 ông Mác, Lê nguỵ tạo ra một cách điên khùng đã làm đảo lộn thế giới loài người gần 1 thế kỉ qua,làm

chết cả trăm triệu con người nhân danh đấu tranh giai cấp…. Chẳng lẽ các ông không biết ?

-,Thực tế cái chủ nghĩa cộng sản bị toàn thế giới loài người lên án. Sang Tây, sang Mĩ, ở đâu cũng thấy những đài tưởng niệm những nạn nhân và lên án những kẻ giết người. Gần đây nhất là sự thú nhận tội lỗi của ông cha mình gây ra vụ thảm sát hơn 20. 000 sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyn bởi chính tổng thống Medvedev nước Nga đến dự lễ tưởng niệm phải liều mạng vượt dưới làn bụi tro khiến mọi vận chuyển hàng không phải đình chỉ…Chẳng lẽ các ông cũng không biết ?

– Thực tế là chủ nghĩa cộng sản đã xụp đổ ở những nước “thành trì cách mạng vô sản” và những tượng đài cuối cùng của 2 anh Mác, Lê đã bị đập tan và vất vô bãi rác ngay đúng giữa

ngày ông Nguyễn Minh Triết có mặt tại Nga kỉ niệm ngày chiến thắng Phát Xít Đức Chẳng lẽ các cũng không không biết ?

-Thực tế là ngay cái “chủ nghĩa xã hội” phát minh “ảo” của chủ nghĩa cộng sản làm người đời lầm tưởng với chủ nghĩa xã hội dân chủ hay chủ nghĩa quốc gia dân chủ (quốc xã của Hitler),nên trên thế giới ngày nay,ngay đất nước anh “Kim điên” hay anh “Phiden xồm”, anh Săm-béc Hun-sen, anh Cù Mông chi chít gì đó bên nước Lào, đặc biệt bên nước đàn anh “láng giêng 4 tốt”, cũng chẳng ai dám lấy nó để đặt tên nước.Vậy mà giữa lúc bị tư bề bao vây,cấm vận,giữa lúc toàn dân ăn bo bo cái tên Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được chiềng làng một cách liều lĩnh,vô duyên! Ai quyết định? Vì sao phải thay đổi tên Đảng, tên Nước ? Chẳng lẽ các ông không biết nốt ?

Page 52: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 52

– Thực tế là trên các văn kiện Đảng của nước bạn “16 chữ vàng”, họ đã chối bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin thậm chí gần đây lên án nó, loại bỏ hình ảnh 2 ông Tây điên này cùng chủ tịch Mao của họ ra khỏi hội trường các đại hội Đảng gọi là cộng sản Trung Hoa của họ. Chẳng lẽ các ông cũng không biết ?

- Hồ Cẩm Đào nói những gì về việc “thay đổi cơ chế chính trị sớm nếu không muốn thành quả về kinh tế sẽ bị xụp đổ “trong chuyến viếng thăm Thâm Quyến vừa qua,… Tướng Lưu Á Châu con rể Lý Tiên Niệm trong một tài liệu cực dài hi hữu được phổ biến công khai bên Tầu, phủ nhận tất cả những thành quả thậm chí đạo đức tư cách của người Trung Hoa cộng sản và khẳng định con đường duy nhất tốt đẹp là đi…. theo con đường của Mỹ!. 16.000 ý kiến phản đối chế độ chính trị phản dân chủ,sau khi có đường liên hệ bằng web thẳng từ 20 triệu công dân mạng tới Hồ Cẩm Đào. Chẳng lẽ các ông không biết ?

- Anh em nhà Castro vừa giờ nói gì, làm gì ở bên kia bán cầu giữa lúc ông Nguyễn Phú Trọng đang có mặt tại Cuba chừng kiến việc mời gần 1.000.000 công chức nhà nước nghỉ việc,ra khỏi biên chế ăn lương nhà nước mà buôn bán, kiếm sống bằng ….kinh tế thị trường đến nỗi cuộc gặp của ông Trọng và Fidel chẳng được chụp ảnh, quay phim,và báo chí lề phải thì…im thin thít…Chẳng lẽ ông Trọng và tất cả các ông cũng không biết ?

Còn ở trong nước:+ Cộng sản gì mà lại có hàng

tỉ đô la, có hàng vạn công nhân,có máy bay riêng, có du thuyền riêng, có thể tung ra hàng tỉ đồng để mua vui khen thưởng trong một kì thi hoa hậu, một trận bóng đá! Đây là chủ nghĩa cộng sản kiểu gi? Chẳng lẽ các ông không biết?

+ Chủ nghĩa cộng sản gì mà ruộng đất của nông dân trở thành

của các tập đoàn tư nhân nước ngoài, nhà cửa đất đai của cá nhân kể cả các cựu chiến binh, của các bà mẹ anh hùng đều bị dỡ bỏ để cho họ hàng anh em các vị lãnh đạo thực hiện “dự án”, xây nơi ăn chơi nghỉ dưỡng, sân golf…Uất ức đi khiếu kiện hăng quá có khi vào tù ! Chẳng lẽ các ông cũng không biết ?

+ Giai cấp “công nhân tiền phong” của quý vị được trả mỗi tháng mấy đồng lương và đồng lương đó có thể nào giúp họ kiếm được một miếng thịt ăn mỗi tuần, may được cái áo mỗi tháng, nuôi được đứa con mấy năm Chẳng lẽ các ông không biết ?

+, Nột ông giáo sư ra trường quý vị trả cho họ bao nhiêu đồng để đến nỗi họ phải làm thêm, mở phòng mạch thêm, dạy thêm … và cả ăn cắp thuốc, khai man bệnh nhân. Tại sao? Chẳng lẽ các ông không biết ?

+ Những cán bộ có quyền cao chức trọng đặc biệt quyền kí cho ngân sách chi tiêu bạt mạng, cho vợ con, anh em họ hàng nắm những “quả đấm thép kinh tế nhà nước”như Vinashin,như các Ngân Hàng, các thị trường chứng khoán, các Tập Đoàn Dầu Khí,Than,Khoáng Sản, Điện Lực …Họ là những ai? Làm và phá như thế nào? Chẳng lẽ các ông không biết ?

+ Những vụ quan tham làm vua ở mọi “sứ quân”, thậm chí chủ tịch xã com lê cà vạt đi thăm đồng nay cũng cưỡi cả xe Lexus, cũng chơi gái tập thể, cũng vẫn thao thao giảng dạy đạo đức tư cách Hồ Chí Minh. Hàng ngàn tiến sĩ giáo sư chẳng một ngày đi học đi dạy, chẳng bao giờ có đề án nghiên cứu hay công trình khoa học những vấn được cấp văn bằng thật, được giới thiệu om sòm trên báo trên đài với những cái tên lạ hoắc, mặt mũi ngớ ngẩn, ăn nói lắp bắp, “L” thành “N”. Ở đâu ra? Chẳng lẽ các ông không biết?

+ Văn học nghệ thuật lai căng, đồi truỵ, phụ thuộc nước ngoài thậm chí “bán nước về văn hoá” như phim “Lí Công Uẩn…. đường về Bắc Kinh”. Giới khoa học,lịch sử,văn nghệ sĩ đang vạch trần cái mưu đồ Hán Hoá văn hoá Việt này thì ở bên nước “bạn” người ta cũng cho công bố những văn bản “Chiếu dời đô” bằng chữ Hán và tuyên bố ngay trên báo chí là “Lí Công Uẩn chính là người Tàu” cho nên vở “kịch phim sấn khấu” nói trên là một sự hợp tác ngay từ đầu để khẳng định một lần nữa là “người Việt Nam là dân Bách Việt của người Tàu,(!?) đất, biển Việt Nam chính là đất biển của người Tàu, nền văn hoá Việt Nam chính là văn hoá của người Tàu”. Chẳng lẽ các ông không biết?

Chỉ kể qua mấy thực tế trong vài ba nước còn sót lại do chủ nghĩa cộng sản đẻ ra đang “chuyển hoá” về ý thức hệ cũng như về kinh tế xã hội.

Chỉ nói đến thực tế của xã hội Việt Nam, từ khi ông Đỗ Mười chúc mừng”toàn dân làm giàu”bắt chước lời tuyên ngôn bất hủ của một Đảng viên cộng sản Trung Quốc (bốn lần bị khai trừ Đảng) nhưng khi nắm được chính quyền rồi thì mới mạnh miệng : “Mèo trắng hay mèo đen đều tốt, miễn là bắt được chuột” rồi sang Mĩ đội mũ cao bồi, cưỡi ngựa sánh vai cùng tổng thống Hoa Kì thì mọ lý thuyết của cái chủ nghĩa cộng sản phản khoa học đã bị chính những người cộng sản chính thức gạt bỏ.

Cho nên, là một “linh hồn chết” nhưng tôi đã sống lại và “nhập” vào thân xác”Hắn” để nói lên hộ hắn những điều này:

- Chủ nghĩa cộng sản với cái Đảng của nó chưa hề và không thể có ở xã hội Việt Nam

- Nó chỉ ra mặt chính danh bởi những vị lãnh tụ kiêu binh sau khi người Mĩ rút lui và cộng Hoà Việt

Page 53: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 53

Nam xụp đổ tưởng chừng “một nước nhỏ mà đánh thắng hai Đế Quốc to” thì làm gì cũng được, cái tên nước CHXHCN Việt Nam và đảng cộng sản Việt Nam mới vênh vang thay thế VNDCCH và Đảng lao động

- Với sự thay đổi bốc nhằng này, các vị lãnh đạo cao nhất, nhưng quá trẻ để dám làm điều gì ngược ý tiền nhân đành cứ “anh đã phóng lao thì em phải theo lao”. Đành bày ra những Viện nọ Ban kia, cố gắng xây nên một nền lí luận tả pí lù vẫn theo chủ nghĩa cộng sản nhưng đổi mới bằng mảng kinh tế thị trường nghĩa là vẫn có tư bản bóc lột.. Vẫn đề cao ông Mác ông Lê những vẫn bắt tay hợp tác những người đã vứt ông Lê ông Mác vào sọt rác.

Quý vị đều biết những gì mà chúng tôi biết là chúng tôi biết quý vị biết chúng tôi biết những cái gì ! Chứ chẳng ai không biết những gì mà quí vị cũng như triệu triệu người khác biết đâu. Vậy mà quý vị cứ lúng ta lúng túng mãi trong những rừng rậm rịt chữ nghĩa của hết văn kiện này đến văn kiện khác mà nội dung cốt làm người đọc bị gỡ không ra trong cái mớ bòng bong chữ nghĩa để rồi chẳng hiểu nó nói cái gì vì toàn những con số, những phần trăm, những phương hướng, những dự án, kế hoạch do những tiến sĩ không phải văn chương mà là tiến sĩ chính trị Mác Lê nin ảo soạn thảo cốt để làm nản lòng người đọc càng nhiều càng tốt.

Có một cái điều mà nhân dân mong đợi kể cả đảng viên mong đợi nhất đó là tuyên bố (hoặc không tuyên bố cũng được): xoá bỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin, bỏ tên

Đảng cộng sản mà ai cũng muốn cũng biết thì lần này lại… Không! Không! và Không!.

Cái gì đã làm cho quý vị không dám nói, không dám hành động như một Gorbachev, một Eltsine? Phải chăng là do quyền lợi, ngôi vị? Phải chăng vì chẳng ai tin ai vì sợ…. Tổng cục 2,hay sợ một thế lực nào?

Riêng tôi,thì tôi nghĩ, khi có một nhóm lãnh đạo cao nhất can đảm đứng lên như Khrut xốp vạch trần trội ác của Stalin tại đại hội Đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 20 thì những người đó sẽ được toàn thể đảng viên cũng như nhân dân tung hộ nhiệt liệt vì chính từ những ngòi nổ đó sẽ tạo thành cả chuỗi nổ tiếp theo, giải quyết mọi vấn đề mà các nước Nga,Đức, Tiệp, Hung đã “diễn biến hoà bình”, đã tự hoàn chỉnh để đi lên độc lập thật sự, hạnh phúc thật sự và giàu mạnh thật sự.

Vạn chuyện trên đời sẽ tiến lên hay thụt lùi cũng nhờ vào sự “mở miệng” của các ông Đảng viên cộng sản đó!. Có đi trước thì làng nước mới theo sau. Và lần này điều kiện để theo sau đang có đầy đủ không đến nỗi bị đơn độc, bị trừng trị, trấn áp như thời các ông Đặng Quốc Bảo, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Quế Dương, Vũ Cao Quận, Hoàng Minh Chính… nữa đâu. Mấy lời gọn gàng khó nghe nhưng dễ hiểu, nhân danh linh hồn chết của “Hắn”gửi tới các vị.

Xin vái các ông mớ bái, mong các ông ghi vào văn kiện: Giã từ chủ nghĩa Mác Lê Nin, vĩnh biệt chủ nghĩa cộng sản cho toàn dân nhờ!

Sợ lũ trẻ đau lòng ? Một cặp vợ chồng già quyết định chia tay. Trước khi cho phép hai người ly thân, tòa án đề nghị họ đến một cơ sở tư vấn hôn nhân gia đình để tìm cơ hội cuối cùng cứu vãn cuộc hôn nhân. Chuyên gia tư vấn trổ hết khả năng ăn nói để thuyết phục đôi vợ chồng già nhưng vô hiệu. Hai người khăng khăng một mực đòi sống ly thân để tiến tới ly dị. Cuối cùng, vị chuyên gia thở dài: - Các cụ đã có tuổi cả rồi, một người 95, còn người kia 93, kết hôn với nhau đã 72 năm. Tại sao bây giờ lại phải chia tay cơ chứ? Cụ bà đáp lời: - Chúng tôi không thể chịu đựng nổi nhau suốt 46 năm qua nhưng cả hai đều nghĩ rằng cần chờ đến khi lũ con qua đời hết rồi mới chính thức cắt đứt quan hệ, kẻo chúng nó buồn...

HAI CỤ NÀY THƯƠNG CON THIỆT TÌNH, MÀ CÒN LẠC QUAN NỮA CHỨ...

Page 54: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 54

Vũ trụ vần xoay theo một quy luật tư nhiên của Tạo Hóa. Trong thiên nhiên, bốn

mùa xuân, hạ, thu, đông tuần tự kế tiếp nhau khoe sắc rồi tàn lụn theo ngày tháng. Tất cả tạo vật trên thế gian nầy đều phải tuân theo một quy trình bất biến: ra đời, trưởng thành và tan biến. Là một tạo vật của Thượng đế, con người chỉ là hoa cỏ. Cỏ uá, hoa tàn một sớm một chiều. Một đế quốc hay một chế độ chánh trị chỉ là sản phẩm của con người, không thể tồn tại mãi mãi. Sản phẩm nầy hiện hữu hay không tùy theo Ý Chúa. Thánh kinh đã dạy: “ Không có một đế quốc nào không suy tàn” (Daniel 2: 24-49)

Lịch sử thế giới đã chứng minh chân lý nầy. Thật vậy, từ thượng cổ đến nay, các đế quốc hùng mạnh một thời trên quả địa cầu như đế quốc Assyria (Assyrian empire: 2400 BC-612 BC), đế quốc Babylon (Babylonian empire: 2000 BC-538 BC), đế quốc La mã (Roman empire: 44 BC-1453 AD), đế quốc Mông Cổ (Mongolian empire: 1279-1368), đế quốc Thổ nhĩ Kỳ (Ottoman empire: 1326-1918), đế quốc Liên Xô (Soviet Union empire: 1922-1991) đã lần lượt sụp đ°. Các chế độ chánh trị bạo tàn của Tần Thủy Hoàng Doanh Chánh ở Trung Hoa (259 BC-210 BC), Adolf Hitler ở Đức (1933-1944), Ceaucescu ở Romania sau Thế Chiến 2 cũng đã bị tiêu diệt.

Lời Thánh kinh là một cảnh

báo về sự sụp đổ tất yếu của đế quốc cộng sản Trung Hoa (gọi tắt là Trung Cộng) và một số ít chế độ cộng sản còn sót lại tại Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba sau các biến cố trọng đại đã xảy ra từ năm 1989 tại Đức, Ba Lan, Liên Xô và các nước Đông Âu. Khát vọng tự do dân chủ của nhân dân Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba sẽ là một cơn sóng thần dữ dội quét sạch các chế độ cộng sản đã và đang ngự trị trên các nước bất hạnh nầy trên nửa thê kỷ. Hâu quả của các hành động trả thù tự phát của quần chúng uất ức và căm phẫn sẽ vô cùng ghê gớm không thể đo lường trước được.

I- ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG Sau ngày thành lập (1-10-1949),

nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Cộng) đã thực hiện ngay tham vọng bành trướng của Hán tộc: thôn tính bốn nước lân bang là Tây Tạng, Hồi Cương, Mãn Châu và Nội Mông. Sự thành công của quốc sách Tứ Hiện Đại Hóa và sự giao thương với Hoa Kỳ và Liên Âu đã đưa Trung Cộng lên hàng siêu cường kinh tế số 2 trên thế giới với GDP (Tổng Sản Lương Quốc Nội) lên đến 7.6 trillion (7,600 tỷ) đô la Mỹ. Chủ nợ của Hoa Kỳ (900 tỷ đô la), Việt Nam và nhiều nước Phi châu, Trung Cộng đã gia tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, tăng cường hải quân, vươn tay dài đến Đông Nam Á, Phi châu, Mỹ châu la tinh, Úc, Tân Tây Lan và các đảo ở Nam Thái Bình

Dương để khai thác tài nguyên của các vùng đất giàu có nầy thay thế các cựu đế quốc Tây phương. Sự phát triển nhanh chóng của Trung Cộng về cả hai mặt kinh tế và quân sự đã hồi sinh niềm tự hào dân tộc của người Tàu và phát sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan thay thế chủ nghĩa cộng sản ở Trung Hoa. Mơ tưởng sẽ trở thành siêu cường số 1 trên thế giới và nuôi mộng mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Trung Cộng, giới quân sự Tàu đã vội quên di huấn của Đặng Tiểu Bình: hãy âm thầm phát triển, đừng để lộ cho thế giới hãi sợ sự lớn mạnh của Trung Quốc. Đi vào con đường hiếu chiến của Đức Quốc Xã trước Thế chiến 2, Trung Cộng đã không giấu diếm ý đồ nới rộng biên cương đến phân nửa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và bộc lộ tham vọng đánh chiếm Bắc Mỹ, Úc Châu để cướp đoạt tài nguyên dồi dào của hai châu nầy. Hiểm họa Da Vàng (Yellow Peril-Peril Jaune) đã hé lộ cho toàn thế giới trông thấy.

Bước đi đầu tiên của Trung Cộng trên đường xâm lăng thế giới là khống chế Đông Nam Á, nhứt là Việt Nam. Thực hiện kế hoạch xâm lược Đông Nam Á, Trung Cộng đã thiết lập hai căn cứ hải quân tại đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa đã chiếm đoạt của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, công bố bản đồ Lưỡi Bò nuốt trọn 80% diện tích biển Nam Hải (South China Sea) hay là biển Đông của Việt Nam, triển khai một số chiến hạm trên

Page 55: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 55

biển Đông, xây dựng một số xa lộ từ Vân Nam đến Cao Miên xuyên qua hai nước Lào và Việt Nam, xây dựng một mật khu trên cao nguyên Trung phần Việt Nam trá hình dưới danh nghĩa hợp tác khai thác bô xít tại Lâm Đồng và Dak Nong. Trên biển Đông của Trung Hoa hay là Hoàng Hải (Yellow Sea) của Nhựt bản, Trung Cộng đã ra mặt tranh chấp với kẻ cựu thù về chủ quyền trên đảo Senkaku/Điểu Ngư vì vùng biển nầy có tr» lượng dầu hỏa đáng kể. Trung Cộng đã tỏ ra rất hung hăng, ngạo mạn và bất chấp các nghi thức ngoại giao quốc tế khi áp lực Nhựt phải trả tự do cho viên thuyền trưởng Tàu đã cố ý đâm thuyền đánh cá vào hai tuần dương hạm Nhựt. Theo khuyến cáo của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nhựt bản đã phải nhượng bộ Trung Cộng.

Về sự tranh chấp lâu đời giữa Trung Hoa và Nhựt bản, cần ghi nhân các sự kiện lịch sử kể sau:

- Năm 1894, Đại Thanh đã giao tranh với Nhựt bản và đại bại. Thua Nhựt, Đại Thanh bắt buộc phải ký kết năm 1895 hiệp ước Shimonoseki nhường cho Nhựt Đài Loan (Taiwan), Bành Hồ (Peng Hu) và quần đảo Okinawa. Sau khi bại trận và đầu hàng Đồng minh năm 1945, Nhựt phải trả Taiwan và Peng Hu lại cho Trung Hoa Dân Quốc nhưng Đồng minh không buộc phải trả quần đảo Okinawa. Vã lại, Đồng minh (Hoa kỳ) chiếm đóng Okinawa như chiếm đóng nước Nhựt. - Nhựt bản là một cường quốc trong Bát Quốc Liên Quân đã xâu xé Trung Hoa năm 1901 dưới thời Từ Hi Thái Hậu. - Năm 1932, Nhựt bản đánh chiếm Mãn châu, thành lập Mãn Châu Quốc (Manchukuo) và đưa cựu Hoàng đế Phổ Nghi (Pu Yi) lên làm vua. - Năm 1937, Nhựt bản tấn công Trung Hoa, mở đầu Hoa-Nhựt Chiến tranh kéo dài đến khi Nhựt

đầu hàng Đồng minh năm 1945 Đối với Nga, Trung Cộng đã

có tranh chấp biên giới từ thời Sa Hoàng Nicolas II và Từ Hi Thái Hậu. Năm 1969, hai nước cộng sản anh em Trung Cộng và Liên Xô đã đánh nhau trên đảo Damansky trong vùng sông Amur (Hắc Long Giang). Ngoài ra, Trung Cộng còn hận thù Nga đã chiếm của Trung Hoa từ Siberia (Tây Bá Lợi Á) đến bán đảo Kamchatka. Vì vậy, Trung Cộng đã ngấm ngầm tổ chức cho người Tàu di dân bất hợp pháp đến Siberia, một vùng đồng cỏ bao la quanh năm băng giá nhưng giàu tài nguyên khí đốt và dầu hỏa. Trong thời gian 50 năm sắp tới, dân Hán ở Siberia sẽ đông hơn dân Nga và vùng đất mênh mông nầy có thể đổi chủ giống như Tây Tạng và Hồi Cương.

Đối với Ấn Độ, Trung Cộng đã đánh chiếm 60,000 km2 trong cuộc chiến tranh Hoa-Ấn năm 1962 và hiện nay vẫn còn tranh chấp đất đai tại vùng biên giới Himalaya (Hi mã lạp sơn).

Trong quan hệ đối ngoại ngày nay, Trung Cộng đã công khai biểu thị thái độ kẻ cả xấc láo của một siêu cường đang lên trong thế kỷ 21:

- Cấm lãnh tụ các nước, kể cả Hoa Kỳ, không được tiếp kiến Đức Dalai lama (Đạt lai lạt ma), lãnh tụ lưu vong của nước Tây Tạng đã bị sát nhập vào Trung Quốc từ năm 1950; - Đề nghị Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (International Monetary Fund) tìm một đơn vị tiền tệ khác thay thế đồng đô la Mỹ trong giao hoán quốc tế; - Phản đối dữ dội Ủy Ban Hòa Bình Nobel đã lựa chọn trao giải Nobel cho ông Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), một nhà bất đồng chánh kiến đã bị nhà cầm quyền Trung Cộng kết án 11 năm tù và đang thụ hình trong nhà tù Trung Cộng; - Phản đối chánh phủ nước Norway (Na Uy) về việc Ủy Ban

Hòa Bình Nobel trao giải thưởng cho ông Liu Xiaobo và đã có vài hành động trừng phạt Na Uy. - Chỉ trích mạnh mẽ Hoa Kỳ đã trực tiếp tấn công Trung Cộng khi bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, tuyên bố ngày 22-7-2010 tại hội nghi Asean ở Hà Nội rằng Hoa Kỳ có quyền lợi cốt lõi ở biển Đông của Việt Nam và các tranh chấp chủ quyền trên vùng biển nầy phải được giải quyết trên cơ sở đa phương thay vì song phương như Trung Cộng mong muốn.

Trong trường hợp giới quân phiệt Tàu chiếm thế thượng phong trên chánh trường Trung Cộng và dám có hành động gây chiến, Trung Cộng sẽ phải đương đầu với Hoa Kỳ, siêu cường kinh tế và quân sự số 1 trên thế giới hiện nay. Đồng minh của Hoa Kỳ sẽ bao gồm nhiều nước dân chủ như Canada, Liên Âu, Thổ nhĩ kỳ, Nga, Nhựt bản, Đại Hàn và Ấn Độ. Lúc đó, Trung Cộng sẽ có nhiều thù trong, giặc ngoài. Bốn quốc gia đã bị Trung Cộng thôn tính (Tây Tạng, Hồi Cương, Mãn Thanh, Nội Mông) sẽ đứng lên đòi độc lập. Nhân dân Trung Quốc sẽ nổi dậy đòi quyền làm người, tự do dân chủ và chống bất công, áp bức. Đế quốc Trung Cộng sẽ bị xé ra thành lục quốc để tái lập hòa bình thế giới. Nếu vào năm 1901 tại Trung Hoa có Bát Quốc Liên Quân thì trong tương lai sẽ có con số liên quân lớn hơn gấp bội. Khi có chiến tranh, Hoa Kỳ và Đồng minh sẽ phong tỏa con đường hàng hải vận chuyển dầu hỏa và nguyên liệu từ nhiều nước đến Trung Quốc vì Hải quân Trung Cộng còn rất yếu kém so với Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhựt và Nga. Mặc dầu dân số trên 1.3 tỷ người, Trung Cộng rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, nhứt là dầu hỏa, khí đốt và thực phẩm. Về mặt khoa học kỹ thuật, Trung Cộng vẫn còn phải nhập cảng từ Liên Âu các linh kiện cần thiết cho việc sản xuất

Page 56: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 56

các thành phẩm kỹ thuật cao. Cũng như Nhựt bản trong Thế chiến 2, Trung Cộng không thể kéo dài cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ và Đồng minh.

Nhận thấy các nhược điểm của Trung Cộng, giới chánh trị của triều đình Bắc kinh đã có lập trường tương đối ôn hòa hơn giới quân phiệt. Tuy nhiên, trong hàng ngũ các tướng lãnh Tàu cũng có một nhân vật cấp tiến. Đó là Trung tướng Không quân Lưu Á Châu, một “hoàng tử” của triều đình Bắc kinh. Con rể của cố Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Lý Tiên Niệm, Trung tướng Lưu Á Châu đã du học Hoa Kỳ từ năm 1986 và hiểu rõ hệ thống chánh trị lâu đời nhưng rất ổn cố của Hoa Kỳ. Với tư thế sẵn có trong chế độ chánh trị Trung Cộng, “hoàng tử” Lưu Á Châu đã mạnh dạn đề nghị áp dụng mô thức chánh trị dân chủ của Hoa Kỳ thay thế mô thức Trung Quốc để tồn tại.

Trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo chánh trị Trung Cộng hiện nay, Thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) là một hiện tượng đáng lưu ý. Gần dân, vị đương kim Thủ tướng Trung Cộng đã nhiều lần công khai phát biểu cổ động cho tự do dân chủ, kêu gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc nhanh chóng cải cách chánh tri và đòi hỏi nhà cầm quyền phải thượng tôn luật pháp. Mới đây, ngày 3-10-2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã can đảm tuyên bố như sau tại Thẩm Quyến: “Nguyện vọng và đòi hỏi của dân chúng về dân chủ, tự do là một sức mạnh không thể kháng cự”.

Trả lời phỏng vấn của Fareed Zakaria, phái viên tuần báo TIME, trên đài truyên hình CNN, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói rằng “tự do ngôn luận là cần thiết đối với bất cứ quốc gia nào”. Ngoài Ôn Gia Bảo và Lưu Á Châu , đã có 20 cán bộ lão thành cách mạng của đảng Cộng

Sản Trung Hoa ký kiến nghị đòi bải bò chế độ kiểm duyệt báo chí để tôn trọng các quyền tư do báo chí, ngôn luận và tư tưởng.

Nói tóm lại, lo ngại của Ôn Gia Bảo và Lưu Á Châu về sự sụp đổ tất yếu của đế quốc Trung Cộng rất chánh đáng. Sau 60 năm bị đày đọa, áp bức, khủng bố và bóc lột dưới ách thống trị bạo tàn của đảng Cộng Sản Trung Hoa, trên một tỷ người dân oán ghét chế độ sẽ quật khởi đứng dậy đòi nhân quyền, tự do dân chủ và công bằng xã hội. Khát vọng tự do dân chủ của nhân dân Trung Hoa sẽ bùng nổ lúc có chiến tranh và quét sạch chế độ cộng sản độc tài độc đảng đã giết chết trên 50 triệu người Tàu.

II - CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BẮC

HÀN Chế độ Bắc Hàn là một chế độ

cộng sản theo kiểu Stalin (Stalinist regime) còn sót lại trên thế giới trong thế kỷ 21. Về thưc chất, đó là một chế độ quân chủ chuyên chế trá hình dưới lớp sơn cộng sản. Từ 1948 đến nay, quyền lãnh đạo tối cao Bắc Hàn đã được cha truyền con nối từ Kim Nhựt Thành (Kim il- Sung) đến đời con là Kim Chánh Nhựt (Kim Jong -il) và qua đời cháu là Kim Chánh Ân (Kim Jong Un).

Do xuất thân của Kim Nhựt Thành, cựu Đại úy của Hồng quân Liên Xô, Bắc Hàn thân Liên Xô nhiều hơn Trung Cộng. Nhưng từ ngày Liên Xô tan rã (1991), Trung Cộng đã đỡ đầu và viện trợ cho Bắc Hàn nên có nhiều ảnh hưởng đối với nước chư hầu nhỏ bé nầy. Mặc dầu đất nước nghèo nàn, dân chúng lầm than, đói khổ, “lãnh tụ kính yêu” Kim Chánh Nhựt lại sống xa hoa, phung phí; Bắc Hàn lại phải nuôi một đạo quân trên một triệu lính được trang bị hỏa tiễn và có khả năng nguyên tử.

Thỉnh thoảng, chế độ cộng sản Bắc Hàn có vài hành động gây hấn:

- Đe dọa thiêu hủy thủ đô Seoul (Hán Thành) của Nam Hàn để đòi Hoa Kỳ và Nam Hàn viện trợ thực phẩm và nhiên liệu; - Bí mật đánh chìm tuần dương hạm Cheonan của Nam Hàn để biểu lộ ý muốn gây chiến tranh.

Mặc dầu hiếu chiến nhưng nếu có chiến tranh, Bắc Hàn có dám tham chiến bên cạnh Trung Cộng chống lại Hoa Kỳ và Đồng minh hay không? Nga có thể là đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh chống lại đế quốc Trung Cộng. Thời gian sẽ trả lời câu hỏi nầy. Hiện nay, về mặt biểu kiến, Bắc Hàn là một chư hầu của thiên triều Bắc kinh chớ không phải là một thuộc quốc của Trung Cộng như Việt Nam. Mới đây, Bắc Hàn lại loại bỏ cụm từ “chủ nghĩa xã hội” ra khỏi đảng quy của đảng Lao Động Triều Tiên để ngầm nói lên một lập trường độc lập đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, một điều chắc chắn sẽ xảy ra: một khi đế quốc Trung Cộng tan rã, làn sóng tự do dân chủ sẽ cuốn trôi chế độ cộng sản Bắc Hàn, một chế độ độc tài gia đình trị, ra ngoài biển cả.

III - CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT

NAMChế độ cộng sản Việt Nam đã

được xây dựng trên xương máu của cả chục triệu người Việt bị giết hại trong hai cuộc nội chiến kéo dài 30 năm từ 1945 đến 1975. Chiến tranh nồi da xáo thịt do đảng Cộng Sản Việt Nam chủ động gây ra theo chỉ thÎ của Liên Xô và Trung Quốc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản trên ba nước Việt, Miên, Lào. Người lãnh đạo tối cao của đảng Cộng Sản Việt Nam là Hồ Chí Minh tức Nguyễn Tất Thành, một cán bộ trung kiên của Đệ tam Cộng Sản Quốc tế từ năm 1924 và của đảng Cộng Sản Trung Quốc từ năm 1938.

Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhứt (1945-1954), Trung Cộng đã viện trợ quân sự

Page 57: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 57

giúp cho đảng Cộng sản Việt Nam chiếm được nửa nước ở phía Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam lần thứ hai (1954-1975), Trung Cộng, Liên Xô và cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ dồi dào cho Cộng sản Việt Nam đánh chiếm miền Nam với sự thỏa hiệp của Hoa Kỳ. Chế độ độc tài toàn trị đã được áp đặt trên cả nước Việt Nam sau ngày 30-4-1975.

“Đời đời nhớ ơn” thiên triều Bắc kinh, Hồ Chí Minh đã chuyển nhượng cho Trung Cộng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng giác thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm văn Đồng. Theo gương bán nước của Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã dâng cho Trung Cộng một giải đất liền dọc theo biên giới Việt-Hoa, phân nửa diện tích Vịnh Bắc Việt bằng hai hiệp ước ký kết ngày 25-12-1999 và 30-12-2000 để nhận được 2 tỷ đô la hối lộ của Bắc kinh. Bắt chước Hồ Chí Minh và Lê Khả Phiêu, đương kim Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thuộc cấp đã bí mật ký kết với Trung Cộng một số hợp đồng để triều cống thêm nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và một vị trí chiến lược trọng yếu của đất nước Việt Nam:

- hợp đồng hợp tác đánh cá ngoài biển Đông chuyển giao tất cả tài nguyên của biển Việt Nam cho Trung Quốc (hải sản, dầu hỏa, khí đốt và khoáng sản dưới đáy biển) - hợp đồng gọi là hợp tác khai thác bauxite tại Lâm Đồng và Dak Nông cho phép Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm cao nguyên Trung phần, khai thác tài nguyên của Việt Nam trên đất liền trong đó có bauxite, uranium và đất hiếm (terre rare) tối cần cho kỹ nghệ quốc phòng và các sản phẩm kỹ thuật cao. Trong quá trình thực hiện hợp đồng,

Trung Cộng đã thành lập tại một vị trí chiến lược yết hầu của Việt Nam một cơ sở quân sự bí mật của người Tàu cấm người Việt lai vãng; - Hợp đồng cho người Tàu thuê rừng đầu nguồn tại 18 tỉnh để lập làng riêng của Hán tộc dưới danh nghĩa trồng rừng với công nhân di dân từ Trung Cộng qua Việt Nam. Hình thức hợp đồng (contracts) đã được Cộng sản Việt Nam lợi dụng để khỏi phải thông qua Quốc Hội xét duyệt và phê chuẩn như các hiệp ước (treaties)

Từ năm 1950 đến nay, Trung Cộng đã ngầm bố trí người thân tín trong tất cả các cơ quan trực thuộc hai hệ thống Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam, tuyển chọn các Thái thú bản xứ để thi hành các mệnh lệnh của Bắc kinh, từng bước xâm thực Việt Nam, đồng hóa dân tộc Việt và dần dần biến nước ta thành một tỉnh của Trung quốc mà không cần tốn một viên đạn. Hai hình ảnh sau đây chứng tỏ hiện nay Việt Nam đã là một thuộc quốc của đế quốc Trung Cộng:

- Hình Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng Công Sản Việt Nam (nhân vật số 1 của Việt Nam) đứng cúi đầu xuống đất khúm núm chào đón Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) của Trung Quốc đang thẳng lưng đi duyệt hàng quân danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Hình Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại Giao, đứng ngang hàng với Tỉnh Trưởng Quảng Tây trong buổi lễ liên hoan do Trung Cộng tổ chức tại Ải Nam Quan cũ để ăn mừng hoàn thành cắm cọc biên giới mới Việt-Hoa.

Trong quan hệ chánh thức giữa Việt Nam và Trung Cộng đã có nhiều bằng chứng triều đình Bắc kinh trong thực tại đã xem Việt Nam là một tỉnh của Trung Cộng:

- Trong các kỳ đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam trước đây, Tổng

Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (Hồ Cẩm Đào) hoặc Thủ tướng chánh phủ Trung Quốc (Lý Bằng) đến tham dự để chỉ định người lãnh đạo tối cao của Bắc bộ phủ. - Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam tự xem có quyền ban chỉ thị cho các cấp lãnh đạo của Cộng Sản Việt Nam. - Các Tỉnh trưởng Vân Nam, Quảng Tây và Hải Nam đã trực tiếp ký kết hợp đồng giao thương với Thủ tướng Việt Nam. - Chủ tịch Khu tự trị của dân tộc Choang trong tỉnh Quảng Tây đã được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón trọng thể như một quốc khách vì trước Quốc Vụ Viện Trung Quốc tại Bắc kinh, Nông Đức Mạnh đã công khai tự nhận là người Choang của Trung Quốc.

Trước sự hèn yếu của các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, Trung Cộng ngày càng lấn lướt trên đất liền cũng như ngoài biển cả. Tại nhiều tỉnh, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã nhắm mắt làm ngơ cho người Tàu tự do đến Việt Nam lập làng riêng và kinh doanh, ngang nhiên trương thương hiệu viết toàn chử Tàu. Các nhà thầu Tàu cũng đã được ưu tiên trúng thầu thực hiện các dự án lớn của Việt Nam và sử dụng công nhân Hán từ Trung quốc đến thay vì thuê mướn người địa phương.

Ngoài biển Đông, Trung Cộng đã ngang nhiên công bố bản đồ Lưỡi Bò để nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, gây thiệt hại nặng nề quyền lợi của Việt Nam. Để áp đặt quyền kiểm soát trên biển Đông, nhiều chiến hạm của Trung Cộng cải trang thành tàu đánh cá đã đâm thủng nhiều thuyền đánh cá của ngư dân Việt, bắn giết hoặc bắt giữ thuyền và ngư dân Việt để đòi trả tiền phạt. Trước các hành động bá quyền ngang tàng của Trung Cộng, bộ Ngoại Giao Việt Nam đã câm

Page 58: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 58

miệng một cách nhục nhã.Sau 35 năm vắng bóng tại

Đông Nam Á, Hoa Kỳ bắt đầu lưu ý đến các hành động diệu võ giương oai của Trung Cộng trên biển Đông bất chấp công ước quốc tế về luật biển năm 1982. Tại Bangkok, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thẳng thắn tuyên bố : “We are back” (Chúng tôi đã trở lại). Đối phó với chánh sách bành trướng của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã phải lên tiếng can thiệp để giúp đỡ Việt Nam và các nước Đông Nam Á thoát khỏi hiểm họa mất nước. Lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ ngày 22-7-2010 tại hội nghị Asean ở Hà Nội đã khiến cho Bắc kinh giận dữ một cách điên cuồng và lớn tiếng chỉ trích Hoa Kỳ là một kẻ ngoại cuộc không có quyền gì can thiệp trong vụ tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Thay vì tán dương sự can thiệp của Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Việt Nam, lại bay qua Bắc kinh triều kiến Bô trưởng bộ Quốc Phòng Trung Cộng để trấn an quan thầy và công bố lập trường Ba Không của Việt Nam cộng sản: Không liên minh với bất cứ quốc gia nào- Không cho nước nào lập căn cứ tại Việt Nam-Không liên minh với một nước nào để chống lại một nước khác. Ngoài việc công bố lập trường Ba Không nhân danh quốc gia Việt Nam trong khi chỉ có cấp bậc Trung tướng giữ chức vụ Thứ trưởng bộ Quốc Phòng, Nguyễn Chí Vịnh còn loại bỏ vấn đề biển Đông ra ngoài nghị trình của hội nghị các Bộ trưởng Quốc Phòng khối Asean mở rộng (+ 8 Bộ trưởng Quốc Phòng của 8 nước ngoài Asean) do Việt Nam tổ chức ngày 10-10-2010 tại Hà Nội. Mặc dầu vậy, Bô trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates vẫn lập lại trước hội nghị lập trường của Ngoai trưởng

Hillary Clinton. Nhưng khác với lần trước, Trung Cộng đã tỏ thái độ hòa dịu về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và mời ông Robert Gates thăm viếng Bắc kinh vào năm 2011.

Lập trường Ba Không của Việt Nam cộng sản do Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, một phát ngôn viên bán chánh thức của đảng Cộng Sản Việt Nam, công bố tại Bắc kinh đã cho thấy Việt Nam cộng sản muốn tiếp tục đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng nhưng vẫn nghiêng về thiên triều Bắc kinh mặc dầu Việt Nam cộng sản rất được Hoa Kỳ ve vuốt, nâng đỡ và xem như một đồng minh thân thiết. Lập trường nầy thật sự nhằm mục đích ngăn chận sự can thiệp của Hoa Kỳ tại biển Đông với hảo ý giúp Việt Nam và các nước Đông Nam Á thoát khỏi sự khống chế của Trung Cộng. Nguyễn Chí Vịnh chắc chắn sẽ được thiên triều Bắc kinh tín nhiệm giao phó một chức vụ lãnh đạo quan trọng tại Bắc bộ phủ trong kỳ đại hội đảng Cộng sản Viêt Nam lần thứ 11 vào tháng 1 năm 2011.

Dưới áp lực của hai Thái thượng hoàng đầy quyền uy trong hai thập niên qua (Lê Đức Anh-Đỗ Mười) và cánh cộng sản miền Bắc vốn thân Tàu, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tiếp tục thần phục Trung Cộng để duy trì địa vị muôn năm trường trị trên đất nước Việt Nam và tích lÛy thêm tài sản khổng lồ cho con cháu các đời sau an hưởng tại ngoại quốc, bất chấp hiểm họa mất nước và mất dân tộc Việt Nam đang hiển hiện trước mắt mọi người.

Một câu hỏi cần đặt ra cho đảng Cộng Sản Việt Nam: Trong tương lai 10 năm hoặc 20 năm sau, nếu chiến tranh xảy ra giữa đế quốc Trung Cộng và Thế giới Tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo, Việt Nam cộng sản sẽ đứng theo phe nào? Một số

không ít đảng viên cộng sản yêu nước chắc chắn sẽ chọn đứng theo Thế giới Tự do hoặc đứng trung lập. Nhưng các Thái thú bản xứ của Tàu sẽ phải cúi đầu thi hành mệnh lệnh của thiên triều Bắc kinh: đưa hàng triệu thanh niên Việt ra chiến trường phơi thây để bảo vệ mẫu quốc Trung Hoa.

Một cuộc chiến tranh rộng lớn giữa Thế giới Tự do và Trung Cộng sẽ dẫn tới sự tan rã của đế quốc cộng sản còn sót lại trên thế giới ngày nay. Sự tan biến của đế quốc Trung Cộng sẽ giải phóng dân tộc Việt Nam ra khỏi ách thống trị của Hán tộc và chế độ cộng sản Việt Nam sẽ đương nhiên sụp đổ.

IV- CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN CUBAThành lập từ năm 1959, chế độ

cộng sản Cuba thân Liên Xô hơn là Trung Cộng. Sau gần nửa thế kỷ trị vì đảo quốc Cuba, Fidel Castro đã truyền ngôi cho em ruột là tướng Raoul Castro. Gần đây, nhà độc tài Fidel Castro đã thừa nhận rằng chế độ cộng sản không thích ứng, cần phải cải tổ.

Về mặt nhân quyền, chế độ cộng sản Cuba đã tỏ ra mềm dÈo hơn Trung Cộng, Việt Nam và Bắc Hàn: trả tự do cho một số lớn tù nhân chánh trị Cuba theo đề nghị của Giáo Hội Công giáo La mã với điều kiện họ phải đi lưu vong tại Tây ban nha.

Vì Fidel Castro là một trí thức và Raoul Castro là một nhà lãnh đạo ôn hòa, chế độ cộng sản Cuba sẽ nhanh chóng theo gương nước Nga đổi mới về cả hai mặt kinh tế và chánh trị để đáp ứng khát vọng tư do dân chủ của nhân dân Cuba.

California, ngày 27-10-2010

PHẠM ĐÌNH HƯNG

Page 59: Báo Quốc Gia số 129 & 130

Đại học Việt Nam: lạc hậu và yếu kém

***** Lâm Văn Bé ***** Cái tựa của bài viết không phải là của «bọn Việt kiều phản động» bôi bác chế độ. Đó là cái tựa của Việt Báo, cơ quan ngôn luận trong nước (vietbao.vn ngày 13/9/2009). Và từ nhiều tháng nay, không phải chỉ có Việt Báo mà nhiều tờ báo khác, giáo sư và sinh viên, thậm chí cả Quốc hội cũng đồng thanh lên tiếng là nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học đang bị khủng hoảng trầm trọng. Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân bị thay thế, chỉ còn giữ lại chức Phó thủ Tướng, điều ít thấy trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng Sản. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin nêu lên những yếu tố quan trọng của tình trạng lạc hậu và yếu kém của đại học Việt Nam hiện nay. Đại học lạm phát Trên thế giới, không một quốc gia nào có số đại học mới thành lập chiếm kỷ lục trong một thời gian rất ngắn như ở Việt Nam (VN). Năm 1998, VN có 123 trưởng đại học và cao đẳng, năm 2008, VN có 393 trường, không kể 71 Viện nghiên cứu có đào tạo sinh viên hậu đại học. Chỉ trong 10 năm, VN tăng thêm 341 cơ sở giáo dục và nghiên cứu cấp đại học, chiếm tỷ lệ 277%. Ngoài ra, còn phải kể thêm 120 trường cao đẳng nghề trung cấp (tên gọi «chết người» cao đẳng mà trung cấp) trực thuộc Bộ Thương Binh Xã hội và Lao Động. (nguồn : Thống kê VN- Giáo dục đại học, 2008) Trong số 270 trường mới thành lập, thực sự chỉ có 94 trường tân lập hoàn toàn (Nguyễn Thiện Nhân phát biểu trước Quốc Hội ngày 7/6/2010), số còn lại là trường nâng cấp từ trường thấp hơn (trung cấp, cao đẳng, học viện trở thành đại học), trường đại học tư thục, đại học bán công. Tham nhũng và bè phái, bản chất căn bản của chế độ là nguyên nhân của việc lạm phát đại học. Tham nhũng đã làm băng hoại giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học là thành trì kiến tạo quốc gia, bởi lẽ các phe nhóm đã cấu kết nhau để lợi dụng việc lập trường đại học hầu tìm lợi nhuận, tạo thế lực. Tổ chức các đại học đặt dưới quyền quản lý chồng chéo của nhiều cơ quan lãnh đạo khác nhau, thí dụ trường Đại học Kinh Tế Thái Nguyên phải chịu sự quản lý của Bộ Giáo Dục và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thái Nguyên, trường Đại học quân sự phải theo lệnh của Bộ Quốc Phòng và Bộ Giáo Dục. Các địa phương tranh nhau mở trường, nhiều chương trình đào tạo giống nhau, các trường tranh chấp nhau, nhiều ngành học không xứng danh đặt trong học trình đại học, hay phát triển một cách đại qui mô ở khắp các địa phương. Có ít nhất 21 đại học quân sự, 4 đại học công an, không kể các học viện có qui chế như trường cao đẳng. Trên 63 tỉnh và thành phố của cả nước chỉ có 3 tỉnh chưa có đại học, tỉnh Bắc Kạn có dân số ít nhất cũng có một trường cao đẳng. Nhiều loại đại học có tên ngộ nghĩnh : đại học Dân lập, đại học Mở, đại học FPT, Viện Đào Tạo Răng-Hàm-Mặt, đại học Phòng cháy chửa cháy, đại học Công an nhân dân, cao đẳng Kiểm Sát, Học Viện Biên Phòng, …. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh lớn có tổng cộng 15 đại học gọi là đại học Trọng điểm gồm có 2 đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh và Hànội , 4 đại học vùng và 9 đại học theo lãnh vực quan trong. Chỉ riêng người đứng đầu đại học quốc gia được gọi là giám đốc, người chỉ huy các loại đại học, cao đẳng , học viện khác được gọi là hiệu trưởng. Hãy đọc định nghĩa của vài đại học Cộng Sản. Đại học Mở là cơ sở đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh, còn đại học tư thục gọi là đại học dân lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của đảng và nhà nước VN. Thông thường, thành lập một đại học là một biến cố giáo dục quan trọng, đem lại niềm tự hào cho một quốc gia. Nhưng với VN, mở thêm một đại học là tạo thêm một tập đoàn kinh doanh, mở rộng thêm một vết rạn nứt của ngôi nhà đại học cổ lỗ rêu phong và đến nay ngôi nhà đã đến hồi sụp đổ. Đại học VN hôm nay chỉ còn xếp ngang hàng với Miên và Lào, là một mối nhục lớn cho một quốc gia có 85 triệu dân, đã có một lịch sử giáo dục và văn hóa tốt đẹp trước khi Cộng Sản thống nhứt sự trì trệ từ Bắc vô Nam.

QuÓc Gia 59

Page 60: Báo Quốc Gia số 129 & 130

Trên thế giới, không có quốc gia nào lập trường đại học mà chưa có cơ sở và giáo sư cơ hữu như VN. Trước tình trạng nguy kịch của đại học, Quốc Hội đã phải thành lập một Ủy Ban Điều Tra và trong báo cáo hồi tháng 12 năm 2009 cho biết là 20% số trường mới mở chưa xây dựng trường sở, phải thuê mướn cơ sở thiếu tiện nghi và các trang bị cần thiết cho việc học tập và giảng dạy. Sau đây là một đoạn văn trong báo Tuổi Trẻ online ngày 10 tháng 7 năm 2010 liên quan đến trường đại học dân lập Hồng Bàng.

Một cơ sở của Trường ĐH dân lập Hồng Bàng nằm trong Công ty cổ phần Bao bì dược trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.Phú Nhuận, từ bên ngoài...

Liên tục trong năm, sáu năm, gần như năm nào trường cũng tăng học phí. Chẳng hạn năm 2005, sinh viên ngành điện - điện tử đóng học phí 2.980.000 đồng/năm thì đến năm học 2006-2007 đã tăng lên 4.480.000 đồng/năm, bước sang năm học 2008-2009 học phí lên thành 5.880.000 đồng/năm. Vừa bước sang học kỳ II năm học này, trường đột ngột tăng học phí lên 3.490.000 đồng/học kỳ. Trong công bố mới nhất, học phí ngành thấp nhất của trường đã lên đến 6.980.000 đồng/năm và ngành cao nhất đạt mức gần 14.000.000 đồng/năm.Trường hiện nay có trên mười địa điểm học. Trong đó hầu hết là các địa điểm thuê mướn. Văn phòng các khoa, phòng công tác chính trị sinh viên, văn phòng Đoàn được đặt ở chín địa điểm khác nhau, nằm rải rác khắp các quận khá xa trung tâm TP.HCM. Lần theo một địa chỉ trên bảng hướng dẫn, chúng tôi tìm đến cơ sở số 89 Nguyễn Đình Chiểu (Q.Phú Nhuận). Đến nơi, chúng tôi ngỡ ngàng khi trước mắt là biển hiệu của Công ty CP Bao bì dược, đi sâu vào hẻm mới thấy bảng tên Trường ĐHDL Hồng Bàng.

Trường hợp Đại Học Hồng Bàng là điển hình của chợ trời đại học VN. Trong khi chánh phủ đóng cửa 10 trường hồi cuối năm 2009 vì mở trường đã lâu mà không có cơ sở, chánh phủ lại cho mở thêm những trường mới, và chuyện cạnh tranh mở trường đại học để trục lợi đã nói lên một khía cạnh vô liêm sĩ của chế độ Cộng Sản là không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để tham nhũng và trục lợi, ngay trong lãnh vực đào tạo trí tuệ và đạo đức con người. Ngày 17 tháng 8 năm 2010 vừa qua, thêm một đại học tư nữa của tư bản đỏ vừa ra đời. Đó là trường Đại học tư thục Tân Tạo của tập đoàn công kỹ nghệ và viễn thông Tân Tạo (ITACO) vừa được khánh thành cơ sở ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và theo quảng cáo, trường dạy chỉ bằng tiếng Anh, 3 năm đầu học ở VN và năm cuối được gởi sang tiếp tục học ở Anh Mỹ. Chưa khai giảng, bà chủ tịch công ty Tân Tạo (cũng là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của trường) Đặng thị Hoàng Yến đã tuyên bố : «…trong vòng 10 năm, Trường đại học Tân Tạo phấn đấu thành một trường trong 10 trường đứng đầu khu vực Châu Á » (Lễ khánh thành trường ĐH Tân Tạo www.thv.vn/news) Theo một tin tức đăng trong VNeconomy ngày 19/4/2010 thì từ con số 393 trường đại học năm 2008, đến đầu năm 2010 đã tăng lên 412 và trong số 412 trường đại học cao đẳng, Bộ Giáo Dục chủ quản 58 trường (14%),

QuÓc Gia 60

Page 61: Báo Quốc Gia số 129 & 130

các bộ, ngành khác và các doanh nghiệp quản lý 130 trường (31,6%), Ùy Ban Nhân Dân tỉnh,thành phố quản lý 134 trường (32,5%), hai trường Đại học Quốc Gia quản lý 13 trường (3,1%) và 77 trường tư không có cơ quan chủ quản (18,6%). Đại học VN đã mất quyền tự chủ, đặc tính truyền thống của tổ chức đại học. Đảng Cộng Sản nắm quyền đại học ở mọi cấp : tất cả quyết định về đường lối quản trị, chương trình giảng dạy đều phải có sự chấp thuận của Bí thư đảng ủy, các giáo sư lệ thuộc vào Công đoàn và tất cả sinh hoạt của sinh viên được huy động bởi Ban bí thư Đoàn Thanh niên. Trong một báo cáo tháng 11/2008 của Trường Lãnh đạo Kennedy thuộc Đại Học Harvard (Harvard Kennedy School, ASH Institute) tựa là Vietnamese Higher education: crisis and response đã viết: Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng đại học VN ngày nay là sự thất bại nghiêm trọng trong vấn đề quản lý. Các trường đại học có uy tín từ Boston đến Bắc kinh đều có những yếu tố căn bản mà VN không có. Trước hết là vấn đề tự trị đại học. Các đại học VN vẫn chịu một sự quản lý tập trung cao độ. Chính phủ trung ương quyết định số sinh viên được tuyển, tiền lương của giáo sư, ngay cả việc thiết lập hội đồng khoa và việc điều hành. Tham nhũng là phổ quát và ai ai cũng biết là bằng cấp, học hàm, học vị đều có thể mua bán. Hệ thống tổ chức nhân sự không rõ rệt, việc bổ nhiệm thăng thưởng dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật (non-scholastic) như thâm niên, lý lịch gia đình và chính trị, và các liên hệ cá nhân. Các người lãnh đạo thường là các người đã tốt nghiệp từ Liên Sô hay Đông Âu, không nói được tiếng Anh và không có thiện cảm với những người được đào tạo từ các đại học Tây phương.( dịch từ Memorandum Higher Education Task Force / Thomas J.Valley & Ben Wilkinson, p.3-4). Đại học VN lại bị hiện tượng một cổ đôi tròng (phải nói là nhiều tròng). Ngoài chính phủ trung ương gồm nhiều bộ, các đại học địa phương, công cũng như tư, còn phải chịu sự chi phối của chính quyền tỉnh. Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh có quyền « bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, cách chức, giáng chức vị trí người đứng đầu trường đại học, cao đẳng ờ địa phương. Có quyền công nhận hay không công nhận hội đồng quản trị, hiệu trưởng các đại học tư trên địa bàn, giám sát chất lượng cơ sở đào tạo đại học đóng trên lãnh thổ…» (Tin mới VN, ngày 21/04/2010). VN hôm nay trở lại thời kỳ thuộc địa ngu dân thuở xưa bởi lẽ các cơ sở giáo dục cao cấp lại đặt dưới quyền sinh sát của các chủ tịch UBND tỉnh, mà đa số là những cán bộ ít học hay thất học, chỉ vì phe cánh hay trung kiên với đảng được cất nhắc làm lãnh chúa ở các địa phương, thì thử hỏi trong một hoàn cảnh như vậy, đại học VN bảo sao mà không lạc hậu. Thực ra, các ông bà chủ tịch UBND tỉnh có sự cố vấn của các ông giám đốc sở Văn Hóa Giáo Dục địa phương mà đa số đều có bằng tiến sĩ. VN hôm nay có chánh sách giúp đỡ các đảng viên bằng phương thức «vừa làm vừa học» để có một học vị tương xứng với chức vụ. Tiến sĩ giả, tiến sĩ dỏm cũng nở rộ lên cùng lúc với phát triển đại học. Chuyện lạ mà có thật ở VN. Báo chí VN hồi tháng tư năm nay tường thuật Ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao tỉnh Phú Thọ vừa đậu bằng tiến sĩ do một trường đại học ở Mỹ cấp, dù ông không nói được tiếng Mỹ và chẳng bao giờ đi học. Ông cho biết là ông tốn 17 000 mỹ kim để đi Hawaï 2 tuần để nhận bằng từ đại học South Pacific University là một đại học đã bị tòa án Hawai đóng cửa từ năm 2003 nhưng vẫn tiếp tục bán văn bằng. Cũng cần biết là số tiền 17 000 mỹ kim là do ngân sách của tỉnh Phú Thọ «hổ trợ». Chuyện ông tiến sĩ có bằng Mỹ không biết tiếng Mỹ đã phơi bày một bi hài kịch về học vị tiến sĩ ở VN. Nhiều trưởng cơ quan, đảng viên cao cấp đã có bằng tiến sĩ hay thạc sĩ theo kiểu học cho có lệ tại sở làm để rồi được các đại học VN cấp văn bằng dưới áp lực chính trị, tình cảm hay mua bán. Chuyện ông tiến sĩ giấy lại phơi bày thêm một khía cạnh đạo đức của xã hội VN vì có tờ báo cho là bằng cấp của ông Ân là bằng thật chớ không phải bằng giả bởi không phải do ông ngụy tạo ra, ông có đến Mỹ trình luận án của ông tựa là «Bảo tồn văn hóa phNm tỉnh Phú Thọ» qua một thông dịch viên, đại học Mỹ đã cấp văn bằng tiến sĩ và chỉ có chánh phủ Mỹ mới có quyền hủy bỏ văn bằng. N hư vậy, cùng lắm có thể nói bằng tiến sĩ của ông Ân là tiến sĩ dỏm chớ không phải là tiến sĩ giả. Chuyện tranh cải tương tự cũng xảy ra với trường hợp ông N guyễn Văn N gọc, Phó Chủ Tịch Ủy Ban N hân Dân tỉnh Yên Bái cũng có bằng tiến sĩ tuy không đi học, không biết tiếng Mỹ, sau 6 tháng nhận trợ

QuÓc Gia 61

Page 62: Báo Quốc Gia số 129 & 130

cấp của chánh phủ 74 triệu đồng. Ông Ân cũng cho biết có 10 đồng chí của ông nhận được bằng tiến sĩ của đại học ma nầy. N hà văn Võ thị Hảo, hiện sống trong nước đã trả lời như sau trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 6/7/2010: Xã hội VN hôm nay vô đạo quá. Tôi nghĩ cái căn nguyên của vấn đề là bởi con người đã giả dối quá lâu. Từ khi bắt đầu tiếp xúc với xã hội, từ đứa bé mẫu giáo trở đi đã phải bắt đầu nói dối rồi, từ những bài hát, từ những câu chào…rồi sau đó bắt chước người lớn cách hành xử…Cái quan trọng nhất là những tấm gương, những quản lý xã hội, những người lãnh đạo cho đến những người thầy, cô giáo…, những người ít ra phải sống đàng hoàng, đáng tin cậy, có đạo nghĩa, nhưng ít có người sống như vậy hôm nay… Giáo sư Cử nhân dạy sinh viên Cử nhân và đại học hoàn toàn bị chính trị hóa Từ 1998 đến 2008, nếu số sinh viên đại học tăng lên 13 lần thì số giáo sư chỉ tăng lên 3 lần. Con số chính thức của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về Giáo dục công bố là năm 2008, « trong tổng số 61 190 giảng viên đại học, chỉ có 2 286 có chức danh giáo sư, phó giáo sư (3,8%), 6 217 tiến sĩ (10%), 22 831 thạc sĩ (37,3%), số còn lại là cử nhân chiếm gần 50%. Về thực tập các ngành chuyên khoa rất ít. Thí dụ tại Trường Đại học Y-Dược Cần Thơ, trong giờ giải phẩu, mỗi sinh viên được thực hành trên một con ếch và 5 sinh viên thực hành trên một con chó. Nay vì thiếu ngân sách, 10 sinh viên mới có 1 con ếch và 30 sinh viên 1 con chó». Giáo sư cử nhân dạy sinh viên cử nhân trên phân nửa các đại học, và càng trầm trọng hơn, các trường chuyên nghiệp trung cấp sau khi được nâng cấp thành trường cao đẳng hay đại học, các giáo sư trung cấp cũng nghiểm nhiên thành giáo sư đại học. Giáo sư không có trình độ, lối giảng dạy theo kiểu thầy đọc trò chép, chương trình giảng dạy không ứng dụng vào đời sống, thi nhập học và thi tốt nghiệp bằng hối lộ và tham nhũng, tất cả các tệ hại nầy đã đưa đến hậu quả tất nhiên là «có những sinh viên tốt nghiệp đại học mà vẫn chưa biết tra cứu một quyển sách chuyên đề hay tra tự điển. Những kiến thức sinh viên nhận được đều lấy từ sách vở và do giáo viên cung cấp. Sinh viên không biết tự tìm tòi, nghiên cứu » (Giáo duc đại hoc. www.tgvn.com.vn 16/3/2010) N goài việc giáo sư thiếu khả năng, chương trình giảng dạy phải rập theo đường lối của đảng. Từ mẫu giáo đến đại học, giáo dục hoàn toàn bị chính trị hóa mà việc học tập lý thuyết Cộng Sản và tư tưởng Hồ Chí Minh đứng hàng đầu trong các môn học, ngành học. Đề thi Tú Tài năm 2010 môn Sử Học là một chứng minh rõ rệt cho bản chất lạc hậu của nền giáo dục bởi lẽ trong 3 câu hỏi thì 2 câu liên hệ đến bác và đảng. Sau đây là đề thi Tú Tài môn Sử học năm 2010 :

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010 Môn thi: LNCH SỬ - Giáo dục trung học phổ thông

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt N am đầu năm 1930. N êu vai trò của N guyễn Ái Quốc trong hội nghị trên. Câu 2. (3,0 điểm) Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp? Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà N ội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến (từ ngày 19 -12 -1946 đến ngày 17 -2 -1947). II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Toàn cầu hóa là gì ? N êu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỉ XX

Chương trình học giáo điều cộng sản như trên tiếp diễn ở bậc đại học với một mức độ «cao cấp» hơn. Tất cả sinh viên mọi ngành đều phải học từ 20 đến 30 đơn vị học trình về 5 môn chính trị :

QuÓc Gia 62

Page 63: Báo Quốc Gia số 129 & 130

- Triết học Mác-Lênin - Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Chủ nghĩa xã hội khoa học - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt N am - Tư tưởng Hồ Chí Minh

Mỗi đơn vị học trình gồm 15 tiềt (giờ) học lý thuyết, 30-45 giờ thực hành hay thảo luận, 45-60 giờ làm tiểu luận, 45-90 giờ thực tập tại cơ sở. N hư vậy, thời gian tối thiểu cho mỗi đơn vị khoảng 130 giờ, và tổng số giờ học chính trị chiếm hơn 2000 giờ không kể 165 giờ học quân sự. N ói chung, chương trình huấn luyện chính trị và quân sự chiếm 25% học trình cử nhân khiến nhiều nhà giáo dục chân chính đã lên tiếng phản đối về vấn đề nầy nhưng một số đảng viên bảo thủ « cho rằng đó là việc giáo dục yêu nước, như một đại biểu đã phát biểu tại Quốc hội vào ngày 7/11/2006» (Truyền Thông, số 22&23, tr. 114). Báo cáo của Đại học Harvard nói rõ hơn về hậu quả của chuyện dạy chính trị tuyên truyền trong đại học VN : «… Surveys conducted by government-linked associations have found that as many as 50 percent of Vietnamese university graduates are unable to find jobs in their area of specialization…With up to 25% of undergraduate curricula devoted to required coursework laden with political indoctrination, it is little wonder that Vietnamese students are ill-prepared for either professional life or graduate study abroad… Một đọan của báo cáo được dịch như sau : Có thể lấy thí dụ trường hợp hảng Intel tìm kiếm kỹ sư VN khi hảng thiết lập tại Tp. HCM là điển hình. Với 2000 ứng viên, chỉ có 90 người đạt được tiêu chuẩn (5%) và sau cùng trong số nầy chỉ có 40 người có trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận rằng đây là kết quả tồi tệ nhất trong số các nước mà họ đầu tư» (Harvard Kennedy School. Memorandum Higher Education Task Force, N ovember 2008, p.2). Giáo dục đại học VN tụt hậu, các nhà đầu tư cho rằng việc thiếu các chuyên viên kỹ thuật và quản trị là một trở ngại lớn trong công cuộc kỹ nghệ hóa quốc gia. Về phương diện nghiên cứu và sáng tạo, đại học VN vẫn còn ấu trỉ trong công tác giảng dạy thực nghiệm, bởi phương pháp thầy đọc trò chép, thiếu tài liệu nghiên cứu, thiếu phòng thí nghiệm , do đó các văn bằng tiến sĩ do đại học VN sản xuất tử 35 năm nay chủ yếu là các khoa nhân văn, chính trị, điều khiển bởi các giáo sư nay đã già nua, tốt nghiệp từ các đại học Liên Sô và Đông Âu, thiếu tiếp cận và cập nhật hóa kiến thức mới. Vì nhu cầu sỉ số, vì phe nhóm, các tân tiến sĩ đa số không có khả năng sáng tạo, nên VN hoàn toàn vắng bóng trong lãnh vực nghiên cứu và sáng chế. Thực là một mối nhục lớn khi các quốc gia như Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, là các quốc gia sánh vai với VN CH trước 1975, thì nay lại vượt qua VN Cộng Sản quá xa. Một vài thí dụ được bản báo cáo của Đại Hoc Harvard trích dẫn trong các bảng như sau :

Bảng 1. Số bằng sáng chế được cấp năm 2006

Hàn Quốc : 102 633; Trung Quốc : 26 292; Singapore : 995; Thái Lan : 158; Mã Lai : 147; Phi Luật Tân : 76; Việt Nam : 0 (N guồn : World Intellectual Property Organization , 2008)

Bảng 2. Bài viết được đăng trong các tạp chí khoa học 2007

Đại Học Quốc gia Số bài viết Seoul N ational University Hàn Quốc 5 060 N ational University of Singapore Singapore 3 598 Peking University Trung Quốc 3 219 Fudan University Trung Quốc 2 343 Mahidol University Thái Lan 950 Chulalongkorn University Thái Lan 822 University of Malaya Mã Lai 504 University of Philippines Phi Luật Tân 220 Vietnam N ational University (Hanoi & HochiMinh City)

Vietnam 52

Vietnam Academy of Science &Technology

Vietnam 44

N guồn : Science Citation Index Expanded. Thomas Reuters

QuÓc Gia 63

Page 64: Báo Quốc Gia số 129 & 130

Bảng 3. Các quốc gia Á Châu có số đại học xếp hạng hàng đầu trong 200 đại học năm 2010 Quốc gia Số ĐH Tên trường ĐH có hạng cao nhất N hật Bản 56 Tokyo U : 5è; Osaka U : 7è Hàn Quốc 42 Seoul U : 6è ; KAIST : 7è Trung Quốc 40 Beijing U :12è; Tsinghua U : 16è Đài Loan 17 Taiwan U : 21è, Cheng Kung U : 31è Án Độ 12 Institute of Technology Bombay : 34è Hong Kong 7 Hong Kong U : 1er, HKU of Tech: 2è Indonésia 7 Gadjah Mada U : 85è Thái Lan 7 Chiang Mai U : 79è Malaysia 6 Universiti Malaya: 42è Philippines 4 Atento de Manila U : 58è Singapore 2 N ational U of Singapore : 2è Tổng cộng 200 Hồng Kong và Singapore tuy ít có số đại học trong bảng xếp hạng, nhưng lại có những đại học đứng hàng đầu : 2 đaị học của Hong Kong đứng hạng nhất và nhì, đại học Singapore đứng hạng 3. N hật bản là quốc gia có nhiều nhất đại học nổi tiếng (56 trường) ở Tokyo, Osaka, Kyoto, Tohuku, N agoya. Các bảng thống kê quốc tế trên cho thấy, chỉ với các quốc gia châu Á mà thôi, VN thực sự lạc hậu về việc đào tạo khoa học kỹ thuật. Trong bảng xếp hạng các đại học Á Châu năm 2010, trong số 200 trường hàng đầu, không thấy có trường đại học nào của VN . Lãnh đạo bất tài và khoác lác GS Hoàng Tụy, nhà toán học số một của VN , đã góp phần vào việc nghiên cứu thuyết Tối ưu toàn cục (Global optimization), được nhiều đại học quốc tế mời làm giám khảo trong các kỳ thi tiến sĩ về Toán, được huy chương Hồ Chí Minh, trong bài tham luận đăng trên báo Tia Sáng online ngày 5 tháng 10 năm 2009 tựa là Giáo dục : xin cho tôi nói thẳng đã thẳng thắn chỉ trích giới lãnh đạo giáo dục bất tài. Không dám đụng tới nhà giáo dục lớn được đất nước nể trọng, chính phủ quay ra đóng cửa báo Tia Sáng. Sau đây là những đoạn văn làm chết tờ báo : «Sự sa sút của giáo dục có nguyên nhân khách quan : do đất nước nghèo, đầu tư không đủ, do trình độ non yếu của thầy cô giáo, do ý thức của người dân lạc hậu, do phụ huynh cũng là đồng tác giả của nhiều sai lầm yếu kém của giáo dục. Đương nhiên tất cả những nguyên nhân nầy đều đúng. Song muốn lay chuyển tình hình phải thừa nhận nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó là lãnh đạo, quản lý bất cập, bất cập cả tâm lẫn tầm và từ trên xuống dưới. Giáo dục đại học cao đẳng có nhiều chuyện ly kỳ : khắp nước, kể cả đại học quốc gia, tràn lan và bát nháo «đào tạo liên kết», môn học một học kỳ chỉ cần 3-4 ngày xong hết cả học lẫn thi, nên ai cũng học được, trường trung cấp cũng đào tạo thạc sĩ là chuyện hi hữu trên thế giới. Chẳng lạ gì trong vài năm đã xuất hiện hàng mấy trăm đại học mới, lại sắp có cả Văn Miếu hiện đại xây dựng trên 25 ha đất cho đủ chỗ vinh danh hết tiến sĩ thời nay. Lạ nhất là đề án tiến sĩ hóa, thạc sĩ hóa 100% cán bộ công chức của thủ đô để «đột phá tư duy lãnh đạo (may mà kế hoạch nầy đã tạm rút lại sau khi bị phản đối kịch liệt).Cái não trạng sính bằng cấp và thói hư học thâm căn cố đế bị lợi dụng triệt để, biến kinh doanh chữ nghĩa thành một nghề phát đạt chưa từng thấy, trường tư được tự do chạy theo lợi nhuận, bất kể chất lượng nào chỉ cần trưng biển đại học quốc tế, tha hồ đặt ra những khoảng thu kỳ dị bóc lột người học» Bài nhận định trên là một cáo trạng hùng hồn về sự bất tài của lãnh đạo giáo dục VN . Vô trách nhiệm, đổ lỗi cho kẻ khác, phô trương, là những bản chất căn bản của sự bất tài và là những bản chất điển hình của giới lãnh đạo Cộng Sản. Ba năm trước đây, khi nhận chức Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục, ông N guyễn Thiện N hân đã chỉ trích những người tiền nhiệm và hứa hẹn hàng trăm dự án cải tổ. Tốt nghiệp tiến sĩ từ Đông Đức, với những quan niệm giáo điều thời bao cấp, tự cao vì có nhiều

QuÓc Gia 64

Page 65: Báo Quốc Gia số 129 & 130

quyền lực trong đảng, ông N hân đã gạt bỏ mọi đề nghị hợp tình hợp lý của các nhà giáo dục cấp tiến. Triều đại của Tổng trưởng N hân là triều đại của những dự án dang dở, thất bại và những khNu hiệu phô trương . Xin đan cử vài khNu hiệu vang dội một thời làm giới giáo dục điên đảo. - hai không : nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với bịnh chạy theo thành tích. - ba công khai : công khai điều kiện đào tạo, công khai nguồn lực, công khai tài chính thu chi. - bốn kiểm tra : kiểm tra ngân sách địa phương chi cho giáo dục, kiểm tra sử dụng nguồn học phí, kiểm tra tiến độ kiên cố hóa trường lớp, kiểm tra xây dựng nhà công cụ cho giáo viên. - năm quy luật chi phối hệ thống giáo dục... Trang giấy có hạn, chúng tôi không thế nào kê khai hết những tuyên ngôn, khNu hiệu sưu tầm được nên phải dừng ở khNu hiệu năm để nhảy qua khNu hiệu mới nhất «12 nhóm giải pháp và 60 nhiệm vụ» khi ông Phó Thủ Tướng được mời ra điều trần ở Quốc Hội sau khi bị mất chức Bộ Trưởng Giáo Dục. N hững khNu hiệu mà ông đề ra là những dự án mà ông không thực hiện được và khi bị Quốc Hội chất vấn, ông vắn tắt trả lời là các nhà lãnh đạo chính trị và giáo dục từ 1975 phải chia sẻ trách nhiệm với ông. Tuy vậy, ông vẫn sáng giá và có thể thay ông N guyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Đúng như Ông Hoàng Tụy đã ví von mai mỉa : «có người khen Bộ Giáo Dục trơ như đá, vững như đồng» , chế độ Cộng Sản hôm nay mang bản chất của một tổ chức mafia, trong đó quyền lực và quyền lợi cá nhân và bè đảng là cứu cánh, và sau nửa thế kỷ cầm quyền, hồng vẫn hơn chuyên. Bản chất vô trách nhiệm của chánh phủ đã đẻ ra chánh sách «dạy thêm -học thêm», làm xuống cấp phNm chất giáo dục và nhân phNm của nhà giáo. Ai cũng biết là trong các ngành nghề, dạy học là nghề không thể có tham nhũng bởi lẽ không có gì để tham nhũng và thiên chức của nhà giáo, để được học trò tin tưởng và kính trọng, nhà giáo phải có một cung cách để làm gương. N hưng từ sau 1975, Cộng Sản đã nhuộm đen nhà giáo, và tham nhũng trong giáo dục cũng là chuyện tất nhiên như bao ngành nghề khác. Chuyện nhà giáo xuống cấp bắt đầu với chuyện cô giáo, thầy giáo phải bán cái bánh cây kẹo cho học trò của mình vào những năm đầu khi đất nước được «thống nhứt» sự nghèo đói. Một số giáo chức, để tránh nhục nhã, kêu gọi học sinh của mình về nhà dạy thêm lén lút để phụ huynh cho chút quà bánh, phụ thêm vào số lương chết đói để cầm hơi. Từ việc dạy lén lút học sinh tiểu học, trung học lúc ban đầu, việc dạy thêm và học thêm đã dần dần trở thành công khai và bành trướng lên cả đại học. Việc cũng dễ hiểu thôi, một giảng viên đại học lảnh lương trung bình tương đương với 150 mỹ kim, chỉ vừa đủ nuôi thân, phải dùng mồ hôi nước mắt để dạy thêm hầu nuôi sống gia đình. Lương ít, dạy nhiều, giáo sư làm sao có thời giờ nghiên cứu, kể cả các bài giảng từ năm nầy sang năm khác vẫn không thay đổi . Cái vô trách nhiệm của chánh phủ là dù biết đời sống kinh tế của giáo chức khó khăn mà không có giải pháp để chuyện dạy thêm - học thêm trở thành như một quốc sách, biến tất cả trường học trong nước, từ tiểu học đến đại học thành trường tư thục, mặc nhiên bắt nhân dân phụ giúp lương cho giáo chức. Khi lương ít thì lậu nhiều, khi thượng bất chính thì hạ tắc loạn, trường học tha hồ mở ra các kỳ thi để kiểm tra, sát hạch học sinh. Giáo chức dạy ở trường công một phần, và giành một phần để dạy tư, dạy các bài «tủ», là dịp cho các thầy cô cạnh tranh nhau, bán đề thi, sửa điểm thi, kể cả việc làm bài thi cho học sinh trong các kỳ thi nhập học, tốt nghiệp, làm luận án, thi tuyển học bổng…Chánh sách dạy thêm - học thêm đã làm băng hoại đạo đức hàng ngũ giáo chức, tạo thêm phân cách trí tuệ giữa người giàu và kẻ nghèo, bởi lẽ người nghèo đã quá chật vật đóng học phí cho chính phủ thì tiền đâu đóng học phí để học thêm, lo lót cho giáo sư trong các kỳ thi, và cuối cùng đành phải bỏ học. Đó là thành tích của chế độ ưu việt đỉnh cao trí tuệ. Khoác lác là một bản chất khác của chế độ Cộng Sản mà dự án đào tạo 23 000 tiến sĩ trong 10 năm (2010-2020), xây dựng 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế, một trường vào top 200 thế giới…là những dự án chứng tỏ sự khoác lác cùng cực của những nhà lãnh đạo giáo dục và ngoài giáo dục Cộng Sản. Thử bàn qua về dự án 23 000 tiến sĩ trong 10 năm. Theo dự án, chính phủ sẽ đào tạo 23 000 tiến sĩ với kinh phí là 778 triệu mỹ kim, 10 000 đào tạo trong nước, 10 000 đào tạo ở ngoài nước và 3000 với kinh phí hợp tác giữa đại học VN và ngoại quốc. Chỉ cần có một tối thiểu kiến thức đại học thì thấy ngay là dự án bất khả thi. Trước tiên là thời gian đào tạo. Thông thường thời gian tối thiểu để đào tạo một người có cử nhân đề đỗ tiến sĩ là 4 năm. N ếu chương trình thực sự bắt đầu năm 2010 thì năm 2014 mới có nhóm tiến sĩ đầu tiên, và như

QuÓc Gia 65

Page 66: Báo Quốc Gia số 129 & 130

vậy trong 6 năm từ 2014 đến 2020, mỗi năm phải có 3800 ứng viên học trình tiến sĩ. Thông thường, tỷ lệ cử nhân đi học tiến sĩ độ 1 - 2%, nghĩa là mỗi năm VN phải cung cấp từ 200 000 đến 380 000 cử nhân để sàng lọc được số ứng viên cần thiết. Muốn như vậy, đại học VN phải phát văn bằng cử nhân giấy để có đủ số ứng viên như trên. N goài ra còn phải kể đến trình độ kiến thức và ngoại ngữ của cử nhân VN hôm nay, làm sao có thể tiếp tục bậc hậu đại học ở ngoại quốc được? Đối với 10 000 tiến sĩ đào tạo trong nước, ai sẽ là giáo sư giảng dạy. Theo thống kê của nhà nước, VN hiện nay có 6217 tiến sĩ trong đó chỉ có 10% tốt nghiệp ở ngoại quốc. N goài ra, 70% tiến sĩ VN làm công chức, như vậy chỉ có 30% tức khoảng 2000 tiến sĩ đang làm công việc giảng dạy. (RFA,22/6/2010) Trình độ kiến thức của các giáo sư tiến sĩ VN cũng đáng nghi ngờ. Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội ngày 7/11/2006, đại biểu Huỳnh thị Hường, tỉnh Quảng N am đã phát biểu như sau : Về vấn đề đào tạo tại chức trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, theo nghiên cứu mới đây cho thấy, có gần 90% tiến sĩ không đủ trình độ áp dụng vào cuộc sống. Một số công trình khoa học chỉ là vòng khép kín từ thư viện đến thư viện và học vị của một số vị, kể cả trong ngành giáo dục chỉ là để giữ ghế. Hiện có nguy cơ đáng báo động là đội ngũ kế cận những giáo sư, tiến sĩ trong ngành giáo dục ở tuổi 70 chưa có người thay…» Về chuyện giáo sư lão niên, GS Đỗ Trần Cát, Tổng Thư Ký Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư N hà N ước đã phát biểu : « Đến thời điểm nầy, có khoảng 80% GS Việt Nam có tuổi trên 60, chỉ có khoảng 20% ở độ tuổi dưới 60. So với thế giới, tuổi giáo sư VN là quá già » (Truyền Thông 22&23, tr. 102) Về chi phí, thông thường mỗi năm học ở ngoại quốc, sinh viên cần khoảng 30 000 mỹ kim, như vậy để hoàn tất học trình tiến sĩ, mỗi sinh viên cần độ 120 000 mỹ kim. Với 10 000 tiến sĩ, chi phí sẽ là 1,2 tỷ MK, không kể chi phí cần thiết cho 10 000 tiến sĩ đào tạo trong nước. Dựa trên căn bản nào, dự án ấn định kinh phí 778 triệu MK chưa kể lạm phát. Trong trạng huống như vậy, dự án đào tạo 23 000 tiến sĩ trong 10 năm là chuyện hoang tưởng nếu không nói là khoác lác. Dự án tiến sĩ hóa hàng ngủ cán bộ ở thủ đô trước đây đã tạo nên sự chế riểu của người dân nên chính phủ phải tạm ngưng. Dự án 23 000 tiến sĩ và các dự án bước nhảy vọt đại học đang được các nhà lãnh đạo thường xuyên nhắc đến như niềm tự hào của dân tộc. Cho đến bao giờ người dân VN mới thoát được sự khoác lác và lừa dối của người Cộng Sản ?

Kết luận Khi nghiên cứu về một vấn đề, sự liêm chính đòi hỏi người nghiên cứu phải nhìn vấn đề qua cái tốt và cái xấu, ưu và khuyết điểm. Đọc nhiều tài liệu về giáo dục và đại học VN , người viết chỉ toàn thấy những lời chỉ trích, nếu không phải là những tuyên ngôn, tuyên truyền của chính phủ. Bài viết không đi sâu vào từng chi tiết của sự việc bởi giới hạn số trang viết, và bởi càng tìm hiểu, càng thấy đau đớn phũ phàng cho một quốc gia có 85 triệu dân, chỉ trong 35 năm, dưới sự cai trị của những người độc tài và bất tài đã đNy nền giáo dục đến tình trạng lạc hậu và đưa xã hội tiến dần đến chỗ mất đạo đức, nếu không muốn nói là đã mất đạo đức. Để kết luận, không gì tốt hơn là nhờ lời « nói thẳng » của giáo sư Hoàng Tuỵ, nhà giáo được trong nước và thế giới kính nể về tài năng và tấm lòng đối với nền giáo dục . «… Không nói chi nhiều, tôi chỉ xin nêu hai việc. Một là cách dạy chính trị cổ lỗ, vô bổ, có tính chất kinh kệ tôn giáo, chứ không phải nhằm phát triển tư duy khoa học, mà lại chiếm nhiều thời gian chỉ để cung cấp cho học sinh một cách nhìn xơ cứng về thế giới, thay vì như lý thuyết đề ra, một vũ khí cải tạo để xây dựng xã hội. Hai là, trong khi cuộc cạnh tranh và hội nhập ở thời đại kinh tế trí thức đòi hỏi nhiều đức tính và năng lực, trước hết là tính trung thực và năng lực sáng tạo, hai cái mà xã hội ta đang thiếu nghiêm trọng, thì, trong nhà trường, gian lận dưới mọi hình thức, và thói lười biếng suy nghĩ, đầu óc bắt chước, sao chép, học vẹt, nô lệ tư duy, lại phát triển mạnh hơn bao giờ hết trong lịch sử giáo dục của ta. Nói một đàng, làm một nẻo, học tách rời với hành, chuộng hình thức, hư danh, chạy theo các loại nhãn mác rởm, không còn thói xấu nào không bị lên án, thế nhưng thực tế thì lại khác, và buồn thay, gương xấu nhan nhản không chỉ ở chốn học đường, mà ngay trong giới cầm cân nẩy mực về giáo dục và khoa học.

QuÓc Gia 66

Page 67: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 67

Và ông kết luận : Những đổi mới trong các đề án công tác của ngành giáo dục, giỏi lắm cũng cho ta một nền giáo dục tốt theo chuẩn mực… nửa thế kỷ 20, chứ không thể biến nó thành một nền giáo dục hiện đại ở thế kỷ 21. Cứ xem bản chiến lược giáo dục 2009-2020 thì rõ : ví thử chiến lược nầy được thực hiện đầy đủ, điều khó có thể, thì đến năm 2020, VN cũng chỉ có một nền giáo dục kiều 1950, lạc hậu, còn xa mới hòa nhập được vào nền văn minh thời đại». N hà văn Trần Mạnh Hảo, tác giả tiểu thuyết «Ly Thân» đã can đảm chỉ trích chế độ từ thập niên 80, trong bài tham luận Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước đọc trước Đại hội nhà văn lần thứ 13 vừa được tổ chức tại Đà Lạt ngày 12 tháng 7 năm 2010 đã nhận định: «….Nền giáo dục Việt Nam hôm nay là một nền giáo dục thiếu trung thực, đúng như ý kiến của ông Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã công nhận. Đạo đức trong giáo dục Việt Nam hôm nay đồng nghĩa với dối trá: thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước đang là đại họa của nền giáo dục. Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa… là sách đạo văn. Cán bộ có chức quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ… lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục Việt Nam. Việc Hà Nội vừa qua đưa chỉ tiêu “xóa mù tiến sĩ” cho cán bộ công nhân viên nhà nước đã nói lên học vị tiến sĩ chẳng còn giá trị gì cả. Có lẽ trong vài năm tới, sau việc Bộ Giáo dục ra chỉ tiêu đào tạo thêm 23.000 tiến sĩ, sẽ dẫn tới chiến dịch xóa mù tiến sĩ trên phạm vi toàn dân. Nhiều ông cán bộ cấp cao có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính?

Và ông kết luận: Chính trị hóa giáo dục chỉ đẻ ra những chiến binh đánh bom tự sát, chứ không đẻ ra những công dân xây dựng tương lai ». Mỗi ngày, đọc tin trong nước và ngoài nước, người VN ưu tư với thời cuộc không khỏi bi phNn trước sự xuống cấp trầm trọng về giáo dục và đạo đức xã hội của Việt N am. Làm sao mà đất nước khá lên được khi người lãnh đạo quốc gia, ông N guyễn Tấn Dũng đã bỏ học đi làm du kích từ lúc 12 tuổi (nhưng trong lý lịch khai là có Cử N hân Luật), sau làm bí thư huyện kiêm trưởng ban công an huyện Hà Tiên (1980-1986) đặc trách chỉ huy buôn lậu ở cửa biển Hà Tiên để làm kinh tài cho đảng và cho mình, được cha đỡ đầu Lê Đức Anh đưa lên làm Thứ Trưởng Bộ Công An rồi Thống đốc ngân hàng và khi nhậm chức thủ tướng đã hùng dũng tuyên bố :«Tôi kiên quyết chống tham nhũng, nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay». Vừa dốt vừa láo khoét, Dũng và đồng bọn hiện nay là những tay tham nhũng nhất nước. Làm sao mà dân VN có thể tin được người Cộng Sản khi ông chủ tịch nước N guyễn Minh Triết đã tuyên bố không biết ngượng : «Mình vừa động viên ông Obama, mình muốn phân hóa cái nội bộ của ổng…» (nói chuyện với« kiều bào» thân Cộng về nước đến vái lạy chủ tịch năm 2009) Độc tài, ngu dốt, lừa dối và tham nhũng đã làm cho đất nước VN suy đồi mà giáo dục là căn bản của một dân tộc. Đảng Cộng Sản VN phải trả lời trước lịch sử trọng tội nầy. Thư mục chính yếu - N guyễn Đức Tuyên. Một cái nhìn về giáo dục đại học VN . - Montréal : Truyền Thông , no.22&23, 2007. - Harvard Kennedy School. ASH Institute. Vietnamese higher education: crisis and response/Thomas J.

Valley & Ben Wilkinson, N ovember 2008. - Hoàng Tụy. Giáo dục : Xin cho tôi nói thẳng. (trang mạng của Hoàng Tụy) - Đại học VN . www.vi.wikepedia.org - Các trang mạng với chủ đề về giáo dục VN , đại học VN .

Lâm Văn Bé Tháng 10/2010

Page 68: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 68

I.- Québec :Tóm lược lịch sử Những người đầu tiên đến

Châu Mỹ cách đây vào khoảng 30.000 năm.. Họ xuất phát từ Châu Á, băng qua biển Béring, lúc đó còn khô cạn. Khoảng 1000 năm trước đây, người Inuit đã đến vùng Québec theo từng nhóm nhỏ không quá 30 người. Nghề nông xuất hiện từ thế kỷ thứ 8; nhưng phải đợi đến thế kỷ thứ 14, dân tộc Iroquois tại lưu vực sông Saint-Laurent mới bắt đầu trồng bắp, đậu, vv…Vào đầu thế kỷ thứ 16, khi người Pháp bắt đầu đến thám hiểm thì đã có khoảng 30.000 người thuộc các dân tộc người “Da Đỏ” (Amérindiens) đến sinh sống tại vùng Québec.

Khoảng 16 năm sau chuyến thám hiểm Mỹ châu của ông Christophe Colomb, vào năm 1508, người Pháp tên Thomas Aubert có tổ chức một cuộc thám hiểm đồng thời đi đánh cá tại vùng Terre-Neuve, sau đó, có dẫn về Pháp một số thổ dân Amérindiens. Năm 1524, ông Verrazzno tổ chức một cuộc thám hiểm chính thức theo sự yêu cầu của vua nước Pháp, mục đích là để tìm con đường ngắn nhất đi đến các nước Châu Á ( Trung Hoa và Ấn Độ), nhưng không thành công. Tiếp theo là những chuyến thám hiểm của ông Jacques Cartier (1534-1542) được vua nước Pháp là François đệ nhất tài trợ, với mục đích là “ tìm ra những nước có nhiều vàng, hương liệu và lụa”. Chuyến đi đầu tiên vào năm 1534, ông Jacques Cartier thám hiểm khu vực thuộc vịnh Saint-Laurent; vào ngày 23 tháng 7, ông đã nhân danh vua nước Pháp, dựng một cây thánh giá cao 9 thước tại Gaspé. Chuyến đi thứ hai vào năm 1535, ông Jacques Cartier dừng chân tại Québec ngày 7 tháng 9 và ngược dòng Saint-Laurent đến Hochelaga (nay là Montréal), được người Da Đỏ đón tiếp. Ông đã trèo lên ngọn

núi tại đó; ông đặt tên là Mont-Royal. Trong chuyến đi thứ ba vào năm 1541, ông là người phụ tá của ông Roberval. Ông đã thành lập vùng thuộc địa di dân Charlesbourg-Royal, và sau đó, vào năm sau, được ông Roberval đặt tên là France-Roy.

Thất vọng vì không ai tìm được vàng bạc châu báu như mình mong muốn, vua nước Pháp không chịu tài trợ nữa, và ra lệnh cho đoàn thám hiểm trở về nước Pháp. Tuy vậy một số người Pháp quê quán thuộc các vùng Bretagne và Normandie vẫn tiếp tục đến Terre-Neuve và Saint-Laurent để đánh cá hoặc trao đổi hàng hoá để lấy da thú. Các cuộc trao đổi thương mại ngày càng trở nên quan trọng nên cần có sự có mặt thường xuyên của họ; từ đó có sự định cư lâu dài tại các vùng Acadie và lưu vực Saint-Laurent. Tuy không tài trợ nữa nhưng chính phủ Pháp cung cấp một số đặc quyền cho các công ty thương mại nào chịu bỏ tiền ra để thiết lập cơ sở tại các vùng nầy. Có những cơ sở bị thất bại như tại Nouvelle Écosse năm 1598, tại Tadoussac năm 1600, tại cửa sông Ste-Croix và tại Port-Royal vào năm 1603.

Trong thời gian đó, ông Samuel de Champlain tổ chức nhiều cuộc thám hiểm ven biển giữa hai vùng Acadie và Cap Cod; ông đã đi ngược dòng sông Saint-Laurent cho đến tận Montréal. Ông để ý đến một vùng của dân tộc Iroquois đã được Jacques Cartier đặt tên là Stadaconé, còn bộ lạc Montagnais thì gọi tên là “Kébec”. Tại nơi đây,

ông Champlain đã thành lập thành phố Québec, đánh dấu bước khởi đầu cho việc xây dựng lãnh thổ Nouvelle France của người Pháp.

Vào năm 1618, ông Champlain đệ trình lên Chính phủ Pháp một hồ sơ nói về những tài nguyên phong phú của vùng Nouvelle-France, được Đức Hồng y Richelieu là người nắm quyền thừa tướng thời đó lưu tâm tới. Vào năm 1627, “Compagnie des Cent Associés” ra đời, lo việc khai thác vùng Nouvelle-France. Công ty nầy được giao độc quyền kinh doanh về da lông thú (fourrures) trong thời hạn 15 năm, đổi lại với sự cam kết là phải làm cho số di dân tăng lên là 4000 người.

Công ty nói trên thất bại; độc quyền kinh doanh giao cho «Compagnie des Habitants » vào năm 1645. Thị trấn Trois-Rivières được thành lập vào năm 1634. Montréal được khởi công xây dựng vào năm 1642. Vào năm 1662, tức là 54 năm sau khi thành phố Québec thành hình, chỉ mới có 3000 người di dân định cư. Năm 1663, vua nước Pháp là Louis thứ 14 dành lại quyền cai trị Nouvelle-France, lập thành một thuộc địa với tổ chức hành chánh mới. Đứng đầu, vẫn là môt thống đốc (gouverneur) nhưng bên cạnh, có thêm một viên quản đốc (intendant), tên là Jean Talon. Dân số Nouvelle-France tăng dần, phần lớn là do sự sinh đẻ. Năm: 3215 người; năm 1710 : 70.000. Hoạt động chính vẫn là thương mại ngành da lông thú.

Cuộc chiến tranh « Bảy Năm” (1756-1763) giữa Anh vào Pháp đưa

Québec : Độc Lập hay Không Độc lập?

Nguyễn Thanh Bạch

Page 69: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 69

đến sự thất bại của nước Pháp tại Nouvelle-France. Nguyên do là vì hải quân của nước Anh mạnh trội hơn. Anh quốc đã xâm chiếm Québec vào năm 1759, Montréal vào năm 1760.

Với Hiệp ước Paris 1763, nước Pháp đã bỏ rơi Nouvelle-France. Với « bản tuyên ngôn » năm1763, Hoàng gia Anh thành lập vùng thuộc địa «Province de Québec». Viên thống đốc người Anh tên là Murray, áp dụng luật lệ Anh quốc, cả về dân sự lẫn hình sự. Tại Québec lúc đó số người dân gốc Pháp là 90.000, gốc Anh là 2000.

Năm 1774, Anh quốc ban hành Đạo luật Québec (Acte de Québec) nới rộng quyền cai trị cho ngưòi dân gốc Pháp :

* Áp dụng bộ dân luật Pháp * Quyền tự do hành đạo theo

tôn giáo của mình * Nâng cao vai trò của người trí

thức công giáo và giao quyền thâu thuế (dîme) cho Nhà thờ công giáo.

Sau khi nước Anh bị đánh bại trong cuộc chiến tranh dành độc lập của Hoa kỳ, một số người gốc Anh trung thành với vua nước Anh chạy về lập nghiệp trên đất Canada, nâng số người dân gốc Anh lên cao.

Từ năm 1791, với Hiến chương 1791, nước Canada thuộc Anh gồm có hai thực thể chính trị: Bas-Canada, đa số dân gốc Pháp và Haut-Canada, ở về phiá tây sông Outaouais, đa số dân là người gốc Anh. Người dân được quyền bầu đaị biểu vào Hội đồng địa phương nhưng quyền quyết định vẫn thuộc quyền của mÅu quốc. Đảng « Các nhà ái quốc » (parti des Patriotes) do ông Louis Joseph Papineau lãnh đạo gởi kiến nghị lên vua nước Anh, đòi thêm quyền hành cho Hội đồng địa phương. Không những bác bỏ mà Luân đôn còn tăng thêm quyền hành cho vị thống đốc người Anh.. Vào các năm 1837 và 1838, xảy ra cuộc n°i loạn của các nhà ái quốc

(rébellion des patriotes), bị quân đội của Hoàng gia Anh dẹp tan.

Đạo luật Hợp nhất (Acte d’Union) năm 1840 sát nhập hai vùng Bas-Canada và Haut-Canada làm thành một, với nhiều biện pháp nhằm đồng hoá người Canada gốc Pháp. Vào năm 1848, ông Louis-Hyppolite Lafonfaine, đại biểu gốc Pháp, n°i bật trong vai trò tạo được sự liên minh với một số đaị biểu gốc Anh để xin thực thi ý niệm về một Chính phủ trách nhiệm (Gouvernement responsable), có thực quyền để lo cho người dân tại địa phương.

Với đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh (Acte de l’Amérique du Nord britannique) năm 1867, các tỉnh Ontario và Québec, cùng với hai thuộc địa Nouveau-Brunswick và Nouvelle-Écosse được sát nghập để tạo thành một nước Canada mới. Tuy nhiên, lúc đó Canada chưa thực sự độc lập vì chỉ nắm quyền về tài chánh, nội vụ và thương mại. Ngoại giao và quân đội vẫn còn thuộc quyền của Chính phủ Hoàng gia Anh quốc.

Năm 1931, Quy chế Westminster (Statut de Westminster) mới công nhận sự độc lập của nước Canada. Canada nay đã có chủ quyền toàn vẹn, kể cả về mặt đối ngoại và có chân trong Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth).

Từ năm 1879, tỉnh Québec phát tri‹n mạnh mẽ về kỹ nghệ nhờ khai thác các tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Québec huy động được vốn của nước ngoài, hướng về các ngành thủy điện, bột giấy, nhôm và các sản phÄm hoá học.

Ông Henri Bourassa (1868-1952), một chính trị gia, dân biểu Quôc hội và sáng lập viên tờ báo Le Devoir, đã có công khơi dậy tinh thần quốc gia của người Canada và tinh thần quốc gia của người Québec về sau nầy.

Québec chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929; thất nghiệp gia tăng từ 3% đến 25%.

Thế chiến thứ hai hoá giải được hậu quả tai hại của cuộc đại khủng hoảng kinh tế vì nhu cầu chiến tranh đã tạo thêm được công ăn việc làm cho các ngành sản xuất thực phẩm, khí giới, đạn dược,vv…

Tuy nhiên, chiến tranh đã khiến cho sự xung khắc giữa người Canada gốc Anh và gốc Pháp càng trở nên trầm trọng. Người gốc Anh thì đồng ý tham gia vào cuộc chiến tranh còn người gốc Pháp thì chống lại. Từ đó, làm khơi dậy tinh thần quốc gia của người dân gốc Pháp tại Québec. Trong khi người gốc Anh đóng vai trò « chủ nhân ông », người dân gốc Pháp chỉ là người làm công và bị bạc đãi.

Thế chiến thứ hai chấm dứt vào năm 1945. Mặc dầu người dân Québec gốc Pháp chiếm đa số nhưng trong lãnh vực kinh tế, người dân gốc Anh lãnh đạo, nắm giữ các địa vị then chốt.

Có hai sự kiện quan trọng đánh dấu lịch sử cận đại của Québec :

* Cuộc Cách mạng thầm lặng (La Révolution tranquille) và

* Phong trào dành quyền tối cao của một quốc gia ( Mouvement souverainiste).

1) Cuộc Cách mạng thầm lặng Cuộc bầu cử năm 1960 đưa

đảng Tự do lên nắm quyền dưới sự lãnh đạo của ông Jean Lesage. Sự cai trị đất nước từ nay thoát khỏi sự chi phối của Nhà thờ công giáo, theo tiến trình kỹ nghệ hoá và đô thị hoá. Guồng máy hành chánh được cải tổ, nhằm thiết lập những chương trình mới về y tế và xã hội. Nhà nước lấy lại quyền điều khiển về giáo dục, can thiệp mạnh trong các lãnh vực kinh tế và văn hoá. Các định chế mới được thiết lập như : Régie des rentes du Québec, lo về hưu b°ng, Caisse de dépôt

Page 70: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 70

et placement du Québec, quản lý tiền hưu b°ng và các nguồn tài chánh khác về bảo hiểm thuộc về Nhà nước. Bộ Dân luật được sửa đổi. Lần đầu tiên một phụ nữ được bầu vào Quốc hội (bà Marie-Claire Kriklan Casgrain). Phụ nữ được giải thoát khỏi sự « giám hộ » (tutelle) của người chồng; quyền xin ly dị được thiết lập.

Về sau nầy, dưới thời của đảng Québécois do ông René Levesque lãnh đạo (thắng cử năm 1976), ngành điện lực được quốc hữu hoá, đặt dưới sự quản trị của Hydro-Québec.

2) Phong trào dành quyền tối cao của một quốc gia.

Phong trào nầy khởi sinh từ những năm 1960 với cuộc Cách mạng thầm lặng. Danh từ «souveraineté» bắt nguồn từ Phong trào «Mouvement Souveraineté-Association » (MSA) do ông René Lévesque thành lập, và từ đó khai sinh ra Parti québécois vào năm 1968.

« Souveraineté-Association» phối hợp hai ý niệm :

* đạt được quyền tối cao của một quốc gia cho Québec (souveraineté);

* tạo nên một sự liên kết chính trị và kinh tế giữa quốc gia độc lập Québec và nước Canada (association)

Những ý niệm trên được trình bày lần đầu tiên trong bản tuyên cáo chính trị của ông René Levesque, có tựa đề là « Option Québec ».

Đảng Québécois định nghĩa «souveraineté » như là « quyền làm ra luật pháp, thu thuế và thiết lập bang giao với các nước khác». Sự liên kết giữa môt quốc gia độc lập Québec và phần còn lại của Canada được mô tả như là một sự liên hiệp về tiền tệ, thuế quan cùng với những định chế chung (institutions communes) để quản trị các mối

tương quan giữa hai nước. Sự liên hiệp nầy dựa trên mô hình của Cộng đồng Âu châu khi mới vừa thành lập. Đảng Québécois cho rằng hai ý niệm đó phải đi đôi với nhau vì sự liên hiệp với Canada còn cần thiết trong khi Québec mở rộng giao dịch về kinh tế với Hoa kỳ. Tuy nhiên, sau khi Canada ký kết với Hoa kỳ « Hiệp ước về mậu dịch tự do », theo đó Québec có thể tư do xuất cảng sang Hoa kỳ không cần có sự can thiệp của chính phủ Canada thì ý niệm về sự liên hiệp « association » với Canada không còn cần thiết nữa.

Vào đầu thập niên 1960, một tổ chức quá khích lấy tên là « Mặt trận giải phóng Québec» (FLQ), cực đoan cánh tả, chủ trương dùng vũ lực đ ể đòi quy ền t ự tr ị cho tỉnh Québec. Ngày 10 tháng 10 năm 1970, người của Mặt trận đã bắt cóc và giết hại ông Pierre Laporte, là bộ trưởng bộ lao động Québec. Vụ sát hại ông Laporte bị dân chúng lên án là hành vi khủng bố, giết người. Chúng đã núp dưới chi êu bài dành quyền tự trị cho Québec để có hành động quá khích.

II.- Québec : Độc lập hay không độc lập?

Trong một chuyến viếng thăm vào năm 1967, Thủ tướng nước Pháp, tướng De Gaulle, đã tạo nên tính cách hợp pháp đối với quốc tế cho phong trào đòi độc lập của Québec khi hô to khẩu hiệu « Vive le Québec libre » trước một đám đông người Québec tại Montréal. Sụ kiện nầy gây nhiều phấn khởi và tăng thêm khí thế cho phong trào dành độc lập của Québec.

Vào năm 1968, đảng Québécois được thành lập với sự sát nhập của Phong trào «Souveraineté-Association » với đảng « Ralliement national», dưới sự lãnh đạo của ông René Lévesque. Trong các cuộc bầu cử, tỷ lệ số phiếu bỏ cho đảng Québécois cứ tăng lần. Năm

1970 : 23%; năm 1973 : 30%. Năm 1976, đảng Québécois thắng cử. Ông René Lévesque lên làm Thủ tướng. Trong lúc tranh cử, đảng Québécois luôn luôn chủ trương mở cuộc trưng cầu dân ý về một quốc gia Québec độc lập khi nào đảng nắm được quyền hành.

Sau đây là lời biện minh cho một quốc gia Québec độc lập (Argumentaire pour la souveraineté) của đảng Québécois được cập nhật hoá vào năm 2008 :

1- Tính cách khả thi So với 192 quốc gia hội viên

của Liên Hiệp Quốc, về diện tích : Québec đứng vào

hàng thứ 18 về trọng lượng kinh tế : Québec

ở vào hàng thứ 23 về mức sống : Québec, thứ 26

(sau Pháp, Đức, Ý). Những nước có mức sống cao hơn nhưng lại có diện tích nhỏ hơn là Ái nhĩ lan, Na uy, Islande, Thuỵ sĩ, Đan mạch, Phần lan, Thuỵ đi‹n.

2.- Tiềm năng phát tri‹n - Québec giàu tài nguyên thiên

nhiên (rừng, khoáng sản, vv..). - giàu năng lượng. Alberta tạo

năng lượng với dầu hoả; Québec có nước và gió. Nguồn dầu hoả sẽ cạn dần; trong khi đó, nước và gió thì có vô tận, lại « sạch sẽ » hơn.

- Ontario sản xuất xe hơi; Québec sản xuất máy bay, tàu hỏa và xe buýt.

- Trong số 30 nước cuả OCDE (Organisation de cơpération et de développement économique = Tổ chức hợp tác và phát triễn kinh tế), sinh viên Québec đứng vào hàng thứ ba trong các cuộc thi quốc tế về toán học, Canada đứng vào hàng thứ năm (năm 2007).

- Québec là một lực lượng quốc tế về ngành sinh kỹ học (biotechnologies) và về khoa học truyền thông (sciences de l’information) là hai lãnh vực áp đảo trong đời sống vào thế kỷ thứ

Page 71: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 71

21. 3.- Tại sao Québec phải tranh

thủ độc lập? a) Để đảm bảo cho tương lai

của dân tộc, là một dân tộc nói tiếng Pháp ở Mỹ châu. Người dân Québec có cá tính riêng biệt,cách sống, cách suy nghĩ, các giá trị xã hội và văn hoá tạo nên những nét đặc thù của dân tộc Québec.

b) Để củng cố ngôn ngữ Pháp. Tiếng Pháp là tiếng nói chung

của người dân Québec, tạo nên sự khác biệt so với Canada và Hoa kỳ; được bảo vệ bởi đạo luật 101; tạo nên sự đoàn kết, sự gắn bó với một quốc gia Québec. Sau khi Québec tuyên bố độc lập, người dân Québec sẽ hứng khởi lên, bảo đảm cho tương lai của dân tộc Québec; và dân tộc Québec sẽ chiếm một địa vị quan trọng trên thế giới.

c) Để bảo đảm sự phát tri‹n của nền văn hoá Québec.

d) Để bảo vệ môi trường tốt hơn. Vì Canada chú trọng đến viêc khai thác dầu hoả ở miền Tây nên không sẵn sàng tiến tới trong việc bảo vệ môi trường.

e) Để có một bộ hình luật riêng đáp ứng với các giá trị riêng biệt của Québec (hiện giờ còn chịu ảnh hưởng của luật hình sự Anh quốc);

f) Để có thể sống đồng hành một cách tốt đẹp hơn với Canada.

Ngay khi lên nắm chính quyền vào năm 1976, đảng Québécois do ông René Lévesque lãnh đạo xúc tiến ngay việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Năm 1979, chính phủ Québec phổ biến tài liệu về «Sự thoả hiệp ngang hàng (entente d’égal à égal) giữa Québec và Canada: ‘độc lập - liên hiệp’ (souveraineté-association) »

Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 20 tháng 5 năm 1980. Tuy nhiên, người dân tỉnh Québec đã bác bỏ đề nghị của đảng Québécois với tỷ lệ 59,56% (2.187.991 phiếu) so với số phiếu

1.485.851 (40.44%) của các cử tri ủng hộ.

Trong lời tuyên bố sau khi thua cuộc, ông René Lévesque hứa hẹn sẽ có một « lần sau ».

Mặc dầu thất bại, đảng Québécois vẫn nắm chính quyền vì được tái đắc cử vào năm 1981.

Năm 1985, đảng Tự do Québec dành lại được quyền điều khi‹n đất nước. Và, với sự lãnh đạo nước Canada của đảng Bảo thủ, vào tháng sáu năm 1987, một bản thoả ước, được gọi là « Thoả ước Hồ Meech »(Accord du Lac Meech) nhìn nhận Québec là một « xã hội riêng biệt » (société distincte) được đưa ra nhưng thỏa ước nầy không thực hiện được vì không được tất cả các quốc hội các tỉnh biểu quyết chấp thuận. Tiếp theo, Chính phủ Canada tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc vào năm 1992 về bản Thoả ước gọi là « Thoả ước Charlottetown » nhưng cũng đã bị bác bỏ (kể cả Québec).

Trở lại nắm chính quyền vào năm 1994, đảng Québécois tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai vào năm 1995. Cuộc trưng cầu dân ý năm 1995 có điểm khác biệt với cuộc trưng cầu dân ý năm 1980 ở chỗ là năm 1980 đề xuất « độc lập-liên kết » với Canada trong khi năm 1995, đề xuất « độc lập » với sự hợp tác « tuỳ chọn » với Canada.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày 30 tháng 10 năm 1995 và đề xuất ly khai Quéébec đã không được dân Québec thông qua, với 50,58% cử tri bầu chống và 49,42% cử tri bầu thuận.

Ngay sau cuộc trưng cầu dân ý, ông Jacques Parizeau từ chức lãnh đạo Parti Québécois, một phần là do câu nói gây sự tranh cải của ông, đổ lỗi sự thất bại vào « tiền của và lá phiếu của người sắc tộc ». Ông Lucien Bouchard thay thế ông Parizeau trong chức vụ thủ tướng Québec. Trong những năm sau đó,

sự ủng hộ cho độc lập giảm xuống. Cho nên, mặc dầu tái thắng cử vào năm 1998, Parti Québécois không tổ chức trưng cầu dân ý nữa mà có ý chờ đợi cho « tình trạng thắng thế ».

Trong cuộc bầu cử năm 2003, Parti Québécois thua đảng Tự do. Đảng Tự do lên nắm chính quyền, dưới sự lãnh đạo của ông Jean Charest.

Trước đây, trước ngày trưng cầu dân ý 30 tháng 10 năm 1995, chính phủ Canada hứa hẹn sẽ cải cách hệ thống liên bang để đáp ứng các mối lo âu của Québec. Sau đó, chỉ có một số cải cách có giới hạn được thực hiện như đạo luật liên bang đòi hỏi phải có sự chấp thuận cùa một số khu vực (kể cả Québec) trước khi sửa đổi hiến pháp. Chính phủ liên bang theo đuổi cái gọi là « phương án B » do ông Chrétien lập ra lúc còn là lãnh tụ đảng Tự do và là Thủ tướng Canada để cố gắng thuyết phục cử tri Québec về những khó khăn về kinh tế và luật pháp mà họ sẽ gặp phải nếu Québec trở nên độc lập. Sự việc nầy dẫn đến Đạo Luật Rõ Ràng (Clarity Act) dược chính phủ liên bang thông qua năm 2000, đòi hỏi cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai cần phải có một « câu hỏi rõ ràng » và phải được một « đa số rõ ràng » ủng hộ để được chính phủ liên bang công nhận.

Ngày 23 tháng 11 năm 2006, chính phủ Canada, dưới quyền lãnh đạo của ông Harper, thuộc đảng Bảo Thủ, đã đệ trình một kiến nghị - và đã được quốc hội thông qua - công nhận «dân tộc québécois» (nation québécoise) trong một nước Canada hợp nhất (au sein d’un Canada uni).

Gần đây, theo kết quả thăm dò của Léger Marketing- Le Devoir đăng trên báo Le Devoir ngày 15 tháng 11 năm 2010, 64% người québécois không muốn có trưng

Page 72: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 72

cầu dân ý vào nhiệm kỳ thứ nhứt của đảng Québécois nếu đảng nầy (do bà Pauline Marois lãnh đạo) thắng cử trong kỳ bầu cử sắp tới; chỉ có 26% muốn có một cuộc trưng cầu dân ý nhanh chóng (référendum rapide) ngay sau khi đảng Québécois thắng cử..

Québec độc lập hay không độc lập ? Trong một nước có tự do dân chủ, vấn đề chỉ có thể định đoạt bằng lá phiếu của người dân, giải quyết theo đa số mà thôi.

Nguyễn Thanh Bạch

Tài liệu tham khảo : Parizeau, J. La souveraineté du Québec, Montréal,

Edition Michel Brûlé, 2009. Histoire du Québec- Wikipédia Histoire du Québec – La Toile du Québec François Pétry. Le parti québécois : bilan des

engagements électoraux, 1994-2000, Québec, Les Presses de l’Université Laval, 2002.

CƠM HẾN Đã nghe ớt đỏ cay nồng Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành... Mời anh buổi sáng chân thành món quê

BÁNH BÈO Tôm chấy hồng thắm cánh bèo Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương Hẹn em ngồi quán ven đường Bánh bèo kết mối tơ duyên đôi lòng

BÁNH NẬM Mảnh mai xanh sắc lá dong Mềm mại bánh nậm ấm trong tay người Nhụy hồng bột trắng tươi mươi Xuýt xoa nước mắm ngọt lời tỉ tê

BÁNH BỘT LỌC Bột trong bọc thịt tôm hồng Lá xanh em gói ươm nồng hương yêu Bánh ngon nước mắm cay nhiều Mời anh bữa lỡ ban chiều cùng em

BÁNH PHU THÊ Lá dừa ôm bột lọc trong Ngọt ngào thơm nhụy đậu xanh ửng vàng Phu thê vui chuyện xóm làng Mừng nhau tác hợp thiếp chàng hòa duyên

BÁNH RAM ÍT Này em ăn ngậm mà nghe Ram vàng ít dẻo càng mê vị tình Mới hay đặc sản Huế mình Sắc hương dân dã cung đình tìm nhau

MÈ XỮNG Thơm tho mềm dẻo ngọt ngào Mè vàng bột nhuyễn ôi chao! Tuyệt vời! Món quà xứ Huế em ơi Kẹo ngon mẽ xững tặng người tình chung

TÔM CHUA Nguyên là đặc sản Gò Công Theo bà Từ Dũ ra cùng Hương Giang Tôm hồng, ớt đỏ, riềng vàng... Vị chua thấm lưỡi nhớ hàng thịt phay (thịt heo luộc)

NEM HUẾ Mời em khai vị món nem Em nem anh chả tình thêm mặn mà Nem thơm, chua, ngọt đậm đà Nhờ ai quết nhuyễn thịt thà đêm đêm

CHẢ HUẾ Mời anh thử miếng chả này Nâng ly hào sảng hương say tận lòng Cung đình chả phượng nem công Đôi ta nem chả vốn dòng dân gian

CHÈ HẠT SEN Hạt sen vừa bổ vừa thanh Tan trên đầu lưỡi ngọt lành hương xưa Chè sen mời gọi người thơ Mát lòng du khách ngẩn ngơ bạn tình

CHÈ BỘT LỌC BỌC THỊT QUAY Ngọt ngào bùi béo tìm nhau Thịt quay nằm giữa trắng phau bột mềm Quen nhau tình đã nên duyên Chè ngon xứ Huế ngỡ quên đường về

CHÈ ĐẬU NGỰ Thức ngon xưa tiến quân vương Tinh hoa trời đất đượm hương kinh thành Chè đậu ngự mát và thanh Đêm, dâng chén ngọc an lành châu thân

Page 73: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 73

Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to,

ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim. Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là “trúng gió”, trúng gió mà chết, nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung, cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là “trúng gió” cả.

- Câu chuyện “trúng gió” tại Mỹ cũng rất nhiều. Trong sở tôi, có một ông chưa được 60 tuổi, buổi trưa gục đầu trên bàn và chết mà không ai biết. Ông bạn ngồi bên cạnh đến lay nhẹ và nói: “Dậy, dậy, trong giờ làm việc mà ngủ, người ta thấy kỳ lắm”. Ông nầy chết trong khi đang làm việc. Đâu phải công việc khó khăn, mệt nhọc và căng thẳng thần kinh lắm cho cam. Công việc cũng nhàn nhã, thong dong, không ai thúc hối, thế mà vẫn chết. Một ông khác, tuổi trên 50, còn độc thân, đi ăn trưa về, vừa buớc vào thang máy, thì quỵ xuống. Bạn đồng nghiệp kêu xe cấp cứu, đến bệnh viện thì đã chết rồi. Nhiều người ngạc nhiên, vì ông nầy trông trẻ trung, dáng vóc khỏe mạnh, lanh lẹ và độc thân, không có ai mè nheo, cằn nhằn đến độ bực mình mà chết.

- Một ông bạn, suốt đời không

có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi. Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: “Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá”. Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống. Bà vợ nạt: “Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?” Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa. Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc.

- Báo đăng, có ba ông bác sĩ gây mê, chưa đến 50 tu°i, đều chết vì bịnh tim. Cả ba ông đều không có triệu chứng gì về đau tim. Một ông vừa lái xe về nhà. Bà vợ ở phòng trên nghe tiếng ga-ra mở cửa. Chờ mãi không thấy chồng, chạy xuống ga-ra, thì thấy ông gục đầu trên tay lái mà chết. Ông đã bị đứng tim. Một ông khác, vừa chuyển thuốc mê vào cho bệnh nhân sắp mổ, thì gục xuống, và đi luôn. Một ông khác, cũng chết đột ngột tương tự. Đau tim mà chết. Không biết nghề bác sĩ gây mê nầy có lo lắng lắm không, mà giết chết nhiều người tuổi còn khá trẻ. Ngày nay, 50 tuổi được xem là còn trẻ, chứ ngày xưa, vua Khải Định đã ăn mừng “tứ tuần thượng thọ” rồi đó. Thời nầy, 40 tuổi thì xem như còn xuân xanh lắm, nhiều anh chưa chịu lấy vợ, nhiều chị chưa chịu lấy chồng, vì

còn trẻ mà, vội chi?- Bạn tôi, đi làm việc về, đút

chìa vào ổ khóa cửa mãi mà không được, cứ trật ra ngoài hoài. Rồi bỗng nhiên quỵ xuống trước cửa nhà. Trong phút nguy cấp đó, anh biết không phải bị “trúng gió”, vội vã mò điện thoại cầm tay, kêu số cấp cứu 911. Anh được chở kịp vào bệnh viện, và đêm đó, bác sĩ đè ra mổ tim ngay. Cứu anh sống. Nhưng không làm việc được, tay yếu không lái xe, trí óc không còn sáng suốt. Vẫn sống bình thường. Hai năm sau, trong khi đang tắm, qụy xuống, và chết vì tim. Có người phỏng đoán, anh chết vì tắm nước quá mát. Máu dồn ra ngoài da để bảo vệ thân thể, tim không còn máu, nên “đi” luôn.

- Ông bạn ngồi cạnh tôi, người Mỹ, tuổi chưa được 50, dáng người gầy, thon thả, mổi chiều sau khi tan sở, chạy bộ ven bờ sông. Một hôm nọ, vợ ông không thấy ông không về, điện thoại hỏi thăm khắp nơi. Hôm sau điện thoại vào sở xem ông có đi làm không. Đi tìm mãi, cảnh sát báo cho bà biết, tìm ra xác ông bên bờ sông. Ông chết vì bị đứng tim.

- Một ông bác sĩ mổ tim, tập thể dục mỗi ngày. Cũng không có triệu chứng gì trước về căn bệnh tim. Hôm đó ra sân quần vợt. Vừa đưa vợt lên, thì té qụy xuống, và chết luôn. Không cứu kịp. Một ông khác, trưa nào cũng lái xe đến sở của cô con gái, để cha con cùng đi ăn, và chuyện trò cho vui. Một hôm, trên đường đi, ông thấy đau

Đâu phải tại yêu nhiều tim đau nặng,

Trái tim nầy riêng tặng một người thôi.

Page 74: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 74

trong ngực, và biết cần cấp cứu ngay. Ông ráng hết sức, lái xe đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện và khai là đau tim. Nhân viên bệnh viện thấy ông còn lái xe được, và để ông chờ. Chờ lâu quá, ông chết ngay trong phòng làm hồ sơ tiếp nhận cấp cứu. Đáng ra, ông phải dừng lại, và kêu xe cấp cứu ngay. Bởi lái xe, nguy hiểm cho người khác nếu ngất xỉu trên tay lái. Hơn nữa, nếu đi xe cấp cứu, bệnh viện sẽ cứu ông ngay khi mới vào. Nhiều người rất sợ vào nằm chờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Vì trên đường thì xe hú còi ầm ỉ, gấp gáp lắm, nhưng khi đến bệnh viện, thì để cho người bệnh nằm chờ dài cổ ra, chờ cho chán chê, mà chẳng ai dòm ngó đến. Rồi chán nản quá, họ đứng dậy, ra về mà không cần báo cho bệnh viện biết.

- Bạn tôi, buổi tối ngồi xem truyền hình với đứa con trai. Khi hết phim, cháu đến thức bố dậy đi ngủ: “Bố ơi, hết phim rồi, vào đi ngủ.” Lay hoài không thấy bố dậy. Cháu bé khóc: “Bố đừng làm con sợ.” Và bạn tôi đã chết tự bao giờ mà không biết. Chỉ có hai bố con sống với nhau. Tội nghiệp thằng bé, không biết phải làm gì trong tình thế đó.

- Nhiều trường hợp khác nữa, thấy tận mắt, nghe tận tai, nhiều quá không kể hết được. Thế mà, tôi cũng như mọi người khác, cứ tưởng bệnh tim là bệnh của ai, chứ không phải của mình. Y hệt chuyện chết chóc, ai đó chết, chứ mình thì không, như sống mãi muôn đời.

Nhiều năm trước, khi đi ra ngoài trời lạnh, tôi cảm thấy nhói nhói trong tim. (Nói theo bạn tôi, là cảm thấy đau nhè nhẹ như khi bị phụ tình). Tôi cũng không cần báo cho bác sĩ biết. Một hôm đi khám bệnh, trong lúc nói chuyện đùa cho vui, tôi tiết lộ cái “nhói nhói như bị phụ tình” đó. Ông bác sĩ nầy tử tế, đưa tôi đi đo tâm động đồ. Không

biết sao hôm đó, tâm động đồ của tôi bất thường, lặng đi hai nhịp. Nhiều người cho biết, bình thường thì cảm thấy tim đau, nhưng khi đo nhịp tim, thì tim đập bình thường, nên không có dấu hiệu nào cả, bác sĩ cho là tim đập bình thường. Sau đó, tôi được đưa đi thử nghiệm nhiều cách khác nữa. Làm luôn cả thử nghiệm “phóng xạ” (nuclear scanning), bơm chất cản quang vào máu, và soi xem các cơ tim hoạt động ra sao. Tôi được nằm và chuồi vào một cái máy, như sắp phóng tôi vào trong không gian, ở các phim giả tưởng. Sau đó, được xét nghiệm bằng siêu âm xem các van tim hoạt động có bình thường không. Bác sĩ gia đình nói cho tôi biết, có một mạch máu rất nhỏ dưới đáy nhọn của tim bị nghẹt nhẹ. Về sau, tôi nói điều nầy với ông bác sĩ chuyên môn bệnh tim, ông cười và mÌa mai tôi. Vì các thử nghiệm đó, không thể kết luận nghẹt mạch máu tim. Chỉ khi nào làm thử nghiệm soi mạch máu (angiography) mời biết rõ có nghẹt hay không.

Bác sĩ gia đình cho tôi uống thuốc trừ mỡ trong máu (cholesterol), uống mỗi ngày, uống đều đều. Một hôm tôi đọc được tài liệu cho biết, uống thuốc trị mỡ lâu ngày, có thể đưa đến bệnh gan trầm trọng. Bạn tôi cũng dọa tôi về bệnh gan, đưa cho tôi nhiều thống kê đáng sợ về những người bị hư gan vì uống thuốc đau tim. Có lẽ tôi thiên vị, thương lá gan hơn thương trái tim, cho nên tôi ngưng uống thuốc trừ mỡ. Sau đó, tôi thường nghĩ, đâu cần uống thuốc trừ mỡ, không uống, tôi vẫn sống nhăn răng ra đây, có can gì đâu.

Cho đến một hôm, tôi thấy cánh tay trái mỏi trong bắp thịt, hơi tê tê, nhói nhói. Tôi tưởng vì cắt tỉa mấy cây hường mà ra. Nếu đau tay vì tỉa hoa, thì phải đau tay mặt mới đúng, nhưng tôi cố giải thích sao

cho tự yên tâm mình. Nghĩ rằng, rồi bắp thịt sẽ hết đau. Nhưng sau đó, nhiều hôm đang tập thể dục nữa chừng, thì mệt dữ dội, phải ngưng tập năm bảy phút mới tập lại được. Sau đó, mỗi lần xách cái gì nặng, cũng mau mệt khủng khiếp. Những lúc đi ra ngoài trời lạnh, thì mệt ngất, đi không được, phải quay về. Thêm vào các triệu chứng đó, là thỉnh thoảng nghe nhói trong tim, ở ngực, nhưng không xác định được chắc chắn đau chỗ nào. Có đêm đang ngủ, nghe nhói tim thức giấc dậy. Những lúc nầy, là tim đau, nếu được “thăng” ngay, thì khỏe khoắn và nhẹ nhàng lắm. Không đau dớn chi nhiều cả.

Với những lời khai bệnh như trên, ông bác sĩ gia đình vẫn cười, cho rằng chưa đáng chuyển qua bác sĩ chuyên môn, và chỉ cho uống thuốc. Dù ông nầy rất tử tế, rất tốt. Khi tôi khai có ngày bị đau nhói trong ngực và mệt đến hai ba lần, ông mới chuyển qua bác sĩ chuyên môn về tim. Qua lời khai, ông bác sĩ nầy biết ngay là tôi bị nghẽn mạch máu tim. Ông giải thích, và cho tôi biết có 3 cách chữa trị. Thứ nhất là uống thuốc để cầm cự. Thuốc không chữa được bệnh, mà chỉ làm mạch máu giản to ra, cho máu dễ lưu thông hơn, khi nào không uống thuốc, thì mạch máu không gỉản, và lúc đó có cơ nguy. Cách thứ hai là đút vào chỗ nghẽn một cái ống kim loại như cái lò xò lưới, rồi cho ống phình ra, ép chất mỡ vào thành mạch máu, để máu có thể lưu thông qua “ống cống” đó. Cách thứ ba, là lấy ống tĩnh mạch ở chân, rồi nối bắc cầu băng qua chổ nghẽn, cho máu lưu thông theo đường mới. Cả ba cách, chất mỡ vẫn còn nằm đó, nguồn bệnh vẫn còn đó, nhưng máu huyết được lưu thông, thì bớt đau, hoặc bớt nguy hiểm cho tính mạng. Ông hẹn ngày, và nói sẽ đút cái “ống cống” vào mạch máu cho tôi, dễ lắm, chưa đầy nºa

Page 75: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 75

tiếng thì xong. Chỉ nằm bệnh viện một hôm rồi về nhà. Tôi yên chí lớn. Sá gì một hai cái ống kim loại nằm trong thân thể.

Đúng ngày hẹn, ông bác sĩ cho đè tôi ra, cắt mạch máu ở háng, đút cái ống thông lên tận tim. Thật lạ, tôi không thấy đau đớn chi cả. Chỉ khi ông bơm thuốc nhuộm vào mạch máu qua cái ống, thì cảm thấy nóng nóng, ấm ấm. Tôi nhìn vào màn truyền hình, thấy màu đen tỏa ra nhiều nhánh như hệ thống thượng nguồn của sông rạch. Ông bác sĩ chỉ cho tôi chỗ mạch máu bị nghẹt. Ông nói, mạch nầy đã nghẹt 100% nếu không thì sẽ thấy máu đi vòng qua bên kia. Ông cho biết hai mạch bị nghẹt nặng, một mạch khác bị nghẹt 60%. Không thể đặt “ống cống” thông (sten) được. Ông cắt cử bác sĩ giải phÅu cho tôi, và định luôn ngày mổ banh ngực. Tôi cũng hơi ngạc nhiên, và không ngờ tình trạng trái tim của mình tệ đến thế. Rồi tôi làm đủ các thủ tục. Được dặn dò điều gì phài làm trước ngày lên bàn m°. Cho tài liệu đọc, để biết sơ sơ về mổ cái gì, mổ ra làm sao, và làm cái gì trong lúc mổ.

Để biết lý lịch và kinh nghiệm của ông bác sĩ sắp giải phÅu cho tôi, tôi mở internet ra, vào Google, rồi đánh máy tên ông bác sĩ vào. Mở cái web có tên ông ấy ra, tôi sẽ biết rõ năm sanh, học trung học ở đâu, đại học ở đâu, tốt nghiệp năm nào, làm ở nhà thưong nào bao nhiêu năm, làm gì, đưọc huy chưong, tưởng thưởng nào. Tôi không ngờ, ông bác sĩ sẽ mổ cho tôi, là trưởng khoa tim ở bệnh viện tôi sắp nằm, và ông nầy có rất nhiều kinh nghiệm trong việc mổ tim.

Tôi về nhà, lục internet xem về mổ tim. Qua mạng lưới Google, tôi tìm mục mổ tim (open heart surgery), tìm ra được rất nhiều bài viết, phim chiếu rất rõ ràng, hay. Có nhiều mục chiếu video cuộc mổ tim. Chiếu từ khi rạch ngực, cưa đôi

cái xương sụn nối với các xương lồng ngực, banh lồng ngực ra, và khâu vá, mổ, đóng lại. Xem thì hơi ớn, vì thấy ghê quá, banh toác bộ xương sườn ra, mà mằn mò, khâu vá như một ông thợ may vụng về tập may, trong khi trái tim vẫn đập thoi thóp co bóp. Nếu không “cóc cần” mọi sự, thì e cũng lo lắm. Ai sắp mổ ngực, nếu sợ chết, thì đừng xem các video nầy mà sợ. Không thấy, không biết, thì yên tâm hơn. Đỡ sợ.

Trước khi mổ tim mấy ngày, bệnh viện dặn dò tôi làm phải giữ gìn sức khỏe kỹ lưỡng, đừng để bị ho hen, cảm cúm, vì nếu bị bệnh khác, thì cuộc mổ sẽ hoãn lại, hoặc bị nhiÍm trùng trong khi mổ, rất khó bình phục và nguy hiểm. Họ phát cho tôi khá nhiều tài liệu để đọc, nhiều giấy tờ dặn dò làm việc gì trước, việc gì sau, phải ghi xuống giấy để nhớ theo thứ tự. Cái bàn của tôi, vung vãi giấy tờ lộn xộn. Biết là có thể “đi đong” cái mạng già trong cuộc giải phÅu, tôi làm một bảng liệt kê nhắc nhở và dặn dò bà xã phài làm gì, làm gì, nếu tôi không còn nữa. Điều cần nhất là đừng có khóc lóc, buồn bả, vì chết cũng là một tiến trình của đời sống. Đừng có làm đám tang um sùm, đừng tụng kinh gõ mõ cầu siêu, cũng đừng cáo phó, đừng vòng hoa, đừng hòm tốt. Giản dị đem thiêu, rồi lấy tro. Sau đó, làm gì với mớ tro đó cũng được.

Trước khi mổ mấy hôm, tôi giữ gìn vệ sinh kỹ lắm. Mặc thật ấm áp, ăn uống điều độ, ăn chất hiền lành, ngủ nghê đầy đủ. Ít dám đi ra ngoài, tránh đám đông. Thế mà trước khi mổ hai hôm, gia đình đứa cháu kêu điện thoại, nói là còn chừng bốn mươi lăm phút nữa thì sẽ ghé thăm. Họ đi xa bốn trăm dặm để thăm tôi, lẽ nào từ chối được. Họ nói là nghe cậu sắp đi mổ, đến thăm và chúc may mắn. Tôi và vợ v¶i vã dọn dẹp lại căn phòng khách

bừa bãi, lộn xộn, quét nhà, lau chùi, đang bệnh mệt, lại mệt thêm, giữa mùa đông mà mồ hôi vã ra. Mấy lần vợ chồng mệt quá, gắt nhau. Cả gia đình đưá cháu gồm năm người, vừa ho hen, vừa hít mũi sụt sịt. Họ ngồi trong phòng khách mà nhảy mũi lia lịa, làm bà xã tôi sợ hãi, tái mặt. Tôi cũng ngại mình bị nhiễm bệnh, chỉ cười mà không dám nói ra. Họ ngồi chơi chừng một tiếng đồng hồ. Tôi cũng mệt lắm, nhưng không dám đi nằm. Sau khi gia đình đứa cháu đi rồi, chúng tôi vội vàng bày lại giấy tờ cần thiết ra bàn lại, và nhất định không bốc điện thoại. Ai kêu cũng không bắt. Bệnh viện có gì khẩn cấp thì nhắn lại trong máy. Bây giờ, tôi mới có cái kinh nghiệm là đừng đi thăm ai trước khi họ sắp lên bàn mổ, và đừng thăm họ sau khi họ mổ xong về nhà. Vì thời gian nầy, sức khoẻ của họ rất mong manh, rất dễ bị nhiễm trùng từ người khác. Vä lại, họ đang mệt, đừng làm họ mệt thêm, mình thì vì thương mến họ, đến thăm viếng, nâng đỡ tinh thần, và nếu không thăm, thì sợ bị trách là vô tình. Nhưng nếu chờ họ bình phục rồi đến thăm thì tốt hơn, vui hơn.

Bệnh viện hẹn tôi 5 gờ sáng. Tôi phải dậy lúc 3 sáng giờ sửa soạn, 4 giờ thì anh bạn hàng xóm lái xe đưa tôi đi. Đến nơi, bệnh viện còn đóng cửa. May nhà tôi không xa bệnh viện, có nhiều bệnh nhân phải ngủ tại khách sạn đêm trước đó, để kịp giờ hẹn.

Những y tá, nhân viên làm thủ tục giấy tờ trước khi lên bàn mổ rất dịu dàng, vồn vã, tử tế. Cũng làm cho tôi cảm thấy vui trước khi lên bàn m°. Nhắc tôi rằng, đời còn có nhiều người dễ thương lắm. Một ông y-tá già, cầm cái dao cạo điện, hỏi han tôi ngọt ngào, và ông bắt đầu cạo lông lá cho tôi, cạo từ dưới háng cạo lên bụng, ngực. Trơn tru, sạch sẽ. Ông vừa cạo vừa mÌm

Page 76: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 76

cười. Sau đó, tôi được đẩy vào phòng mổ. Trên đường vào phòng mổ, tôi nghĩ rằng, mình đã về hưu được đúng hai năm, đã được nghỉ ngơi, thong dong, đi chơi, vui thú, làm biếng, không lo lắng, không bận rộn, nhàn nhã, thảnh thơi. Thế thì hôm nay, nếu cuộc giải phẫu thất bại, cái thân nầy được chở xuống nhà xác, thì cũng khỏe, không có gì để tiếc nuối cả. Nghĩ thế, tôi sướng quá, và cười thành tiếng. Ông y-tá đẩy xe ngạc nhiên, chắc chưa thấy một “thằng điên” nào vui vẻ cười tươi như vậy trước khi được mổ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Ông hỏi tôi cười cái gì, giờ nầy mà còn cười được, không lo lắng hay sao. Tôi cho ông biết lý do tại sao tôi cười sung sướng, ông vỗ vào chân cái bộp, và khen tôi chí lý. Thực tâm mà nói, thì sống chết đối với tôi, cũng không quan trọng lắm. Không chết trẻ, thì chết gìa. Không chết bây giờ, thì sau nầy cũng chết. Con người phải già, phải chết, để cho các thế hệ trẻ lớn lên thay thế, thế giới sung sức hơn. Cứ thử giả dụ như, con người không chết, thì bây giờ, cả thế giới đầy cả người già lụ khụ, già chiếm chín phần, trẻ chỉ một phần. Thế giới nÀy toàn ông bà già mấy trăm tuổi, chống gậy lê từng bước, xe lăn đầy phố phường, đường xá. Thế thì lấy ai mà sản xuất, nuôi nấng nhân loại.

Bởi vậy, tôi bình tïnh, và nghĩ rằng được sống cũng vui, mà được chết, cũng vui không kém.

Vào phòng mổ, từng y tá tự đến giới thiệu tên tuổi, và cho tôi biết phần hành của họ. Tôi cũng vui vẻ chào, nói vài lời xã giao bình thường. Khi bác sĩ gây mê đến, xưng danh, và nói cho tôi biết, ông sẽ chuyền thuốc mê cho tôi. Tôi chỉ kịp chào xã giao, và sau đó, mê man ngay, không còn biết trời trăng chi nữa cả. Giá như, có chết khi đó, thì cũng được nhẹ nhàng, êm thấm, mau và tiện lắm.

Tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xÄy ra. Chừng mười giờ sau, tôi mơ màng tỉnh dậy trong phòng “hồi sinh”. Nghe tiếng bà y tá kêu lớn, và vặn nhạc lớn, kêu tôi mở mắt ra, đừng nhắm mắt lại. Tôi cố gắng hết sức, mà hai mí mắt cứ kéo trì xuống, cứ he hé chút xíu, lại bị nhắm lại. Tôi cũng nhớ là mình đang qua cuộc giải phẫu tim. Nghe tiếng bà xã tôi phụ kêu với bà y tá, tôi cố gắng mÌm cười cho vợ yên lòng. Nhưng không biết miệng có cười được hay không. Khi tôi mở mắt đưọc, tôi thấy bà y tá, bà chị tôi và bà xã đang đứng bên giường lo lắng. Tôi đếm được hai mươi mấy cái ống nối vào ngực, vào họng, vào tay, vào mũi, và có tiếng xì xèo của cái máy bơm nào đó, mà tôi tưởng đâu bên cạnh giường có cái hồ nuôi cá, máy bơm nước đang chạy. Tôi thầm nghĩ, thế là cũng chưa “đi đong” cái mạng già được. Thuốc mê làm tôi hơi buồn nôn và chóng mặt.

Suốt đêm hôm đó, một bà y tá da den, mập ú, thức và chăm sóc tôi. Chừng mươi phút, mười lăm phút, bà vào châm thêm thuốc vào bình Çang treo, châm thêm máu, xem lại biểu đồ nhịp tim, ghi chú vào sổ. Công việc liên miên, không biết thủ tục bắt buộc, hay bà là người có lương tâm, nên làm việc hết lòng. Rồi rút máu tôi, tiêm thêm thuốc, nhiều lần kê lại gối nằm sau lưng tôi, hỏi han tôi rất tử tế, dịu dàng. Cổ tôi khô như đốt. Bà cho tôi cục nước đá nhỏ như viên kim cương, ngậm trong miệng cho đỡ khát. Khi đó, đúng là quý viên kim cưong ngậm trong miệng. Không được uống nước. Tôi khôi hài, tự ví bà y tá là Đức Bà Quan Âm đang ban giọt cam lồ (cục nước đá) cho người khổ nạn. Suốt một đêm, bà không ngủ, loay hoay quanh giường tôi. Tôi thật tình cảm động. Có những người vì nghề nghiệp, chỉ làm cho xong bổn phận, làm

vừa phài thôi. Bà y tá nầy, làm với cả tấm lòng, tưởng như tôi là thân nhân ruột thịt trong gia đình.

Vừa mổ xong chiều hôm qua, mà sáng nay, lúc 5 giờ sáng, y tá đã bắt tôi ngồi dậy trên ghế, dây nhợ lòng thòng hơn hai chục sợi dính từ mũi, miệng, ngực, bụng, chim. Tôi không thể tưởng tượng được, có là muốn hành hạ bệnh nhân chắc. Mệt và chóng mặt lắm. Bà y tá bảo tôi phải ngồi như vậy trong một giờ đống hố. Ngồi được chừng 25 phút, hết sức chịu đựng, tôi xin bà cho mằm, vì mệt quá.

Nằm phòng hồi sinh được hai đêm, sáng hôm sau họ đẩy tôi xuống phòng bệnh thường, và bắt tôi tập đi bộ m‡i ngày và tắm. Khiếp, vết thương dài hơn hai tấc, còn rỉ máu còn tươi, và nhiều cái lỗ trên ngực, có ống lớn bằng ngón tay nối từ trong tim, trong phổi lòng thòng ra ngoài, dính với cái máy, cái bình. Thế mà bắt tôi tắm vòi sen, tắm xong y tá dùng khăn chậm khô ngực, không dám lau.

Trước khi đi mổ, bà xã tôi ép ăn, để có đủ sức khỏe mà qua cuộc giải phẫu. Tôi ăn cho vợ vui. Nhưng sau khi mổ xong, bị bón. Cái ruột già căng cứng như muốn nổ ra. Ba bốn ngày không đi tiêu được. Không được rặn, vì sợ các mối chỉ may tại nơi mổ bung ra. Hai y tá cho tôi uống nước trái mÆn đen, cũng không hiệu quả. Tôi phải dùng đến thủ thuật đề cho phân ra, mà cũng vô hiệu. Cái bụng cứng ngắt, rất đau đớn, khó chịu. Y tá cũng không giúp tôi được gì. Đêm nằm trên giường, tôi nghĩ thầm, chắc mình không chết vì bệnh tim, mà chết vỉ vỡ ruột già. Cứ lăn lộn mãi, có khi thiếp đi chừng năm phút. Tôi gần như mê sảng. Trong thời gian đau ốm, bịnh hoạn, khi nào tôi cũng giữ được tinh thần khôi hài, ngạo nghễ, xem thường, thế mà hôm nầy, tinh thần tôi xuống lắm. Khi nºa đêm, tôi hé mắt ra,

Page 77: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 77

trong bóng mờ, thấy một bà y tá da đen. Lúc nầy là đổi phiên trực gác của các y tá chăm sóc con bệnh. Ngọn đèn phiá sau người y tá làm thành một vòng hào quang trên đầu bà. Tôi vốn không tin theo một tôn giáo nào, và cũng chẳng tin vào thần thánh, nhưng buột miệng thều thào hỏi: “Có phải bà là thiên thần mà Thượng Đế gởi xuống để giúp tôi không?” Bà cười, nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi, và hỏi, bà có thể làm gì để giúp tôi không. Tôi nói với bà, là tôi có cảm tưởng cái ruột già của tôi sắp nổ tung vì bón mấy hôm nay. Bà mau mắn cho tôi thuốc nhét hậu môn. Không kết quả. Bà bảo tôi nằm nghiêng, co chân, và trải nhiŠu khăn ra giường, quấn nhiều khăn làm vòng đai bao quanh vùng khăn trải. Rồi bà đưa ngón tay vào hậu môn, mà móc phân ra từ từ, từng chút một. Cẩn thận, nhẹ nhàng. Khi phần cứng của phân moi ra hết, thì phần bên trong chạy phọt ra. Tôi thấy người nhẹ như đang bay bổng lên không trung. Như trên vai mọc cánh, đang bay lượn giữa trời. Khỏe h£n. Bà y tá dọn giường, và cho tôi viên thuốc ngủ. Tôi cám ơn bà. Nụ cười trên môi bà hiền từ làm tôi liên tưởng đến những bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi nắm lấy tay bà mà cám ơn. Dù đã được uống viên thuốc ngủ, nhưng khi bà đi rồi, tôi vẫn cảm động thao thức mãi. Nằm không yên, tôi lấy giấy bút, trong cơn xúc động vì lòng tử tế, vì tình người lai láng, tôi viết một bài thơ, nhan đề là “Belinda”, tên của bà y tá. Có lẽ cũng là loại thơ con cóc. E rằng, lời lẽ cũng ngô nghê như một ông ngoại quốc làm thơ bằng tiếng Việt. Viết xong bài thơ, tôi yên tâm ngủ một giấc Çến sáng. Đêm hôm sau, tôi đưa cho bà. Đọc xong, bà cảm động, ôm tôi mà khóc. Bà nói riêng cho tôi biết, bà là nữ Mục Sư đang điều hành một nhà thờ tin lành trong thành phố nầy. Đúng là

bà có trái tim của một nữ Thánh. Có lẽ, trước khi đi mổ lớn, chỉ nên ăn thức ăn lỏng, đừng ăn chất đặc, chất xơ, vì thế nào cũng bị bón.

Ông bác sĩ giải phẫu cho tôi cũng rất tử tế. Nhiều hôm sau ca mổ, đã 9 giờ đêm, ông còn ghé thăm tôi, hỏi han kỹ lưỡng, dịu dàng. Cái lưng ông còng xuống, có lẽ do cứ cúi xuống lâu trên bàn mổ mãi thành còng lưng. Tôi nghĩ, đa số những người làm việc trong bệnh viện nầy, ngoài mục đích mưu sinh, còn cả một say mê nghề nghiệp, và cả tấm lòng nhân từ.

Sau khi mổ, vết cắt lớn, mà tôi không thấy đau đớn, nhức nhối gì cả. Hồi phục rất mau, vết thương kéo da cũng nhanh, làm các y tá và bác sĩ ngạc nhiên. Cũng nhờ một ông bà con có kinh nghiệm dặn, khi nào cảm thấy đau nhức sơ sơ, thì xin thuốc giảm đau ngay, đừng để cho đau quá, vì phải có thời gian, thuốc mới hiệu nghiệm. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi ráo riết ôn lại tiếng Pháp để chuẩn bị đi chơi Âu Châu, nên cũng không có thì giờ nghĩ đến bệnh, đến đau đớn.

Dẫm lên chân bác sĩ, tôi viết sơ về các bệnh dau tim, như múa một đường quyền hoang dại. Sách viết rằng, bệnh liên quan đến tim, rất nhiều khi là “những bước chân âm thầm”, không báo trước. Bệnh tim có nhiều loại khác nhau. Thông thường nhất là suy tim, nghĩa là tim không chuyển vận máu đủ cho nhu cầu. Cứ 100 ngưòi Mỹ, thì có 1 người bị bệnh nầy. Nước Mỹ có hơn 2 triệu người suy tim. Tốn phí bệnh viện rất lớn. Trong một năm, những người bị suy tim chết đến 15%, kế dến Çau tim bẩm sinh, sinh ra đã bị đau tim rồi, vì cấu tạo tim mạch không được bình thường. Cứ 1000 em bé sinh ra, có đến 6 đến 8 em bị đau tim bẩm sinh. Bệnh nầy chữa được, bác sĩ sẽ mổ và điều chỉnh lại. Sau nữa là nghẽn mạch máu tim và động tim. Một năm

có hơn 1.5 triệu người Mỹ bị bệnh nầy. Sẽ có hơn 500 ngàn ngưòi chết, và khoảng 300 ngàn người đưọc mổ tim. Kế đến là bệnh tim đập sai nhịp và bất tỉnh. Sau đến là van tim bị hư hỏng, rồi đến bệnh mạch máu bị thương tật, bị phình, teo. Cuối cùng là màng bao tim bị bệnh. Ai muốn biết rõ hơn, xin vào thư viện mượn cuốn “Mayo Clinic Heart Book” mà đọc, rất hay, viết cho người thường đọc.

Kinh nghiệm của những người

đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc.

Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi

triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm thành lo lắng, triệu chứng tái diễn.

Những người yêu nhiều thì thường bị nhói tim, không biết có chuyển qua bệnh đau tim không. Nhưng những người ăn nhiều chất béo bổ, chắc chắn sẽ đau tim, cho nên có rất nhiều người sợ các chất béo, ngọt, mặn, như sợ thuốc độc. Lo lắng, bị áp lực, muộn phiền nhiều cũng sinh ra đau tim.

Bởi vậy, có ông Mỹ đau tim nằm chung bệnh viện với tôi, nói đùa rằng: “Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chÒng cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm.” Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém./.

.

Page 78: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 78

Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào tháng 7 năm Canh

Tuất, Thuận Thiên thứ nhất (1010), đến nay (2010) là đúng 1000 năm lịch sử .

Chiếu dời đô (hay Thiên đô chiếu )

Bức trấn phong Chiếu dời đô có kích thước phủ bì dài 4,58m,

cao 3,85m, nặng gần 5,5 tấn. Phần khung Chiếu dời đô được làm bằng gỗ tự nhiên nhóm 1 (nhóm gỗ quí hiếm).

* * *

THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI QUA CÁC TRIỀU ĐẠI

A*- Thời nhà Lý

Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

có thể nói là bản khai sanh của kinh đô Thăng Long, có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Chiếu dời đô là một áng văn được sử gia Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất vào thế kỷ XV trong bộ ‘’Đại Việt Sử Ký Toàn thư’’. Áng văn nầy được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Thăng Long), đó là một tác phẩm khai sáng văn học Hà Nội và triều nhà Lý.

Chúng tôi xin trích Bản dịch tiếng Việt :

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu việc lớn, chọn chỗ ở gi»a, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đô, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn

Page 79: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 79

vật không hợp, Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao vương, ở giũa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng nầy mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào ?

(Bản dịch của VKHXHVN - Đại Việt sử ký toàn thư –NXB KHXH – 1993).

Có ý kiến cho rằng Chiếu dời đô đã thể hiện ý tứ sâu sắc, tầm nhìn quảng đại của Hoàng đế Lý Thái Tổ , một ngàn năm về trước khi ngài chọn thành Đại La làm kinh đô mới để dựng sự nghiệp lớn, kinh tế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Mở đầu, bài chiếu phân tích lý do dời đô là lẽ tự nhiên, khi kinh đô cũ không còn đáp ứng nhu cầu phát triển, xu thế đi lên của thời đại, của đất nước. Vua Lý Thái Tổ là người hiểu sâu sắc sự gắn bó , sự liên hệ mật thiết giữa kinh đô của một đất nước với sự hưng thịnh của sơn hà xã tắc. Bản chiếu nêu bật sự quan trọng của kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chánh trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. Nhà Lý do ngài lập nên đã ngự trên đất Thăng Long hơn hai trăm năm (1010 – 1225). Sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các triều Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê trung hưng và cho đến Hà Nội ngày nay.

Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Thì Sỹ (1726 -1780) trong Đại Việt sử ký tiền biên :

‘’ Núi là vạc áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng

mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi nầy ‘’.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chiếu dời đô có vài nhược điểm như sau:

- * Tinh thần dân tộc: Chiếu dời đô là văn bản khai sanh ra thủ đô Hà Nội, nhưng không có đề cập đến truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc của các triều vua Việt Nam trước đó đã tạo dựng. Thực ra trong lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, cho đến triều đại Lý Thái Tổ, các triều đại trước đã từng nhiều lần dời đô ( hay là chọn đóng đô ở nhiều địa danh khác nhau): thời Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ), An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh), Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh (Phúc Yên); Lý Nam Đế đóng đô ở Long Biên (Thuận Thành , Bắc Ninh) ; Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh) ; nhà Đinh , nhà Lê đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình). Nếu vua Lý Thái Tổ lấy thí dụ trong lịch sử Việt Nam thì bài chiếu của ngài càng hay hơn , càng ý nghĩa nhiều hơn.

- * Tinh thần độc lập : Các nhà nghiên cứu đều cho rằng nhà Đinh, nhà Tiền Lê, trong bối cảnh vừa thoát khỏi thời Bắc thuộc, chính quyền còn non trẻ, kinh đô Cổ Loa không thể trấn áp được loạn cát cứ thì việc lập kinh đô ở Hoa Lư lợi cho phòng thủ chiến tranh hơn cả. Việc xây dựng kinh đô ở Hoa Lư là của riêng người Việt mà không theo một hình mẫu nào của Trung hoa. Vua Lý Thái Tổ không tự khởi nghiệp ở Thăng Long mà là người được triều đình Hoa Lư tiến cử lên thay nhà Tiền Lê. Do đó hệ thống triều đình và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long có được đều thừa hưởng từ cố đô Hoa Lư. Hoa Lư được lợi thế phòng thủ vững, hai triều Đinh và Tiền Lê đều có võ

công hiển hách, nhưng không triều nào dài quá ba chục năm. Phải chăng, đó là ly do chánh để Lý Thái Tổ, vị vua có tầm nhìn xa trông rộng phải tìm đến Thăng Long ? Thực tế rất nhiều vị anh hùng vì đại nghĩa đã hy sinh như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Quang Trung . . . mà triều đại do các vị nầy gây dựng tồn tại rất ngắn nhưng lịch sử luôn đánh giá công bằng.

Ngoài một vài nhược điểm nói trên, Chiếu dời đô là bản khai sanh của kinh đô Thăng Long. Trên thế giới văn minh ngày nay có nhiều kinh đô của nhiều nước, nhưng hiếm có kinh đô nào có bản khai sanh mang dấu ấn ngàn năm như kinh đô Thăng Long của chúng ta. Sau một ngàn năm, ngày nay đọc lại Chiếu đời đô, ta càng thấm thía càng cảm phục tài năng, trí tuệ, tầm nhìn quảng đại và ý chí quyết đoán sáng suốt của vị vua sáng lập triều đại nhà Lý.

* * * * * *Thăng Long – Hà Nội là kinh

đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Vùng đất địa linh nhân kiệt nầy, từ khi thành hình cho đến nay, Thăng Long – Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau, chúng tôi xin nhắc đến những danh xưng chánh thức thường dùng dưới các triều đại Việt Nam : Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội (1) (không nhắc đến các tên gọi dưới thời Bắc thuộc ).

Địa giới hành chánh của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã nhiều lần thay đổi :

Từ ngày 01 / 08 / 2008, Hà Nội được mở rộng :

- Diện tích : 3.344, 47 km2

- Dân số :6.232.940 người - Các quận huyện :

Trước kia có 9 quận nội thành: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân .

Page 80: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 80

Và 5 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm

Từ ngày 01 / 08 / 2008, ngoài 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành như nêu trên, nay thêm quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 13 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thanh Oai, Thạch Thất, Thường Tín, Ứng Hoà (sách Hà Nội, con đường, dòng sông và lịch sử -NVP.).

Sơ lược lịch sử :

Lš Thái T°* - Thăng Long: (Rồng bay lên)

là danh xưng của Hà Nội có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong các tên của thành phố Hà Nội. Theo sách Đại Việt Sử Ký toàn thư có dẩn giải lý do hình thành tên gọi nầy: “ Mùa Thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, thuyền vừa cặp bến dưới thành, thấy có rồng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành là thành Thăng Long” (Toàn thư, tập 1, H.1993, tr,241) . Chúng tôi sẽ ghi chi tiết thêm ở phần sau.

*- Đông Đô: Năm 1397, Hồ Quý Ly ép buộc vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ). Theo sách Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, sử

thần nhà Nguyễn chú thích : “Đông Đô tức là Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Đô “.

* - Hà Nội : Theo sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội : Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện chung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội. (Lịch sử Thủ đô Hà Nội, THL chủ biên, H.1960, tr.82)

- Thăng Long , các di tích lịch sử

Lý Công Uẩn là người tài giỏi xuất chúng, văn võ kiêm toàn, làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, khi Lê ngoạ triều tức là Lê Long Đĩnh mất, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế tức là vua Lý Thái Tổ vào đầu năm Canh Tuất (1010), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình, Hà Nam Ninh ngày nay).

Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất ( 1010 ), vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, và đặt cho Kinh đô tên là Thăng Long (Rồng bay lên.). Đó là danh xưng đầy tự hào, dựa theo một điềm lành như truyền thuyết dân gian đã kể rằng khi đoàn thuyền ngự của Lý Thái Tổ từ Hoa Lư vừa cặp bến, thành Đại La, nhà vua thấy Rồng vàng bay lên đón mừng nhà vua.

Thế là từ đầu thế kỷ XI trở đi, Thăng Long trở thành thủ đô của nước Việt.. Đến đầu thế kỷ XV, Thăng Long còn được gọi là Đông Đô. Nhà Nguyễn thống nhất đất nước đóng đô ở Huế và sau đó đổi gọi Thăng Long là Hà Nội. Và danh xưng Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã trở thành tên gọi quen thuộc, thiêng liêng, nói lên lịch sử lâu đời của thủ đô .

Theo lịch sử có ghi, vùng đất Thăng Long – Đông đô – Hà Nội là vùng đất được khai thác ngay từ

thuở các vua Hùng, là một trong những nơi trù phú nhất nước Văn Lang.

Còn nếu như kể từ An Dương Vương, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô tại thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) thì vùng đất Hà Nội ngày nay đã trải qua hơn hai nghìn năm lịch sử. Có thể nói các giai đọan lịch sử dân tộc Việt Nam được phản ánh khá rõ nét qua lịch sử của Thăng Long – Đông đô- Hà Nội, rõ hơn là qua lịch sử của bất cứ vùng nào khác của nước ta.

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là một trong những thủ đô cổ của Đông Nam Á, hơn nữa là một trong những thành phố đã hầu như liên tục trong một nghìn năm qua giữ vững vị trí đầu não chánh trị, là trung tâm kinh tế và trung tâm văn hoá của một nước ở vùng nầy của thế giới.

Đông Nam châu Á, có nhiều quốc gia cổ đại hình thành từ đầu công nguyên, mỗi quốc gia đều có thủ đô như : nước Phù Nam thủ đô là Vyadhapura, nước Champa thủ đô là Vijaya Indrapura, nước Chân Lạp thủ đô là Angkor, nước Miến Điện cổ, thủ đô là Pagan . Tất cả những thủ đô cổ ấy đều đã từ lâu không còn là thủ đô nữa .

Và thủ đô các nước Đông Nam Á hiện nay đều không có lịch sử lâu dài và liên tục như Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội. Kualalumpur là thủ đô của Malaysia từ thế kỷ XX; Rangoon là thủ đô của Miến Điện từ cuối thế kỷ XIX (hiện nay đã thay đổi); Bangkok là thủ đô của Thái Lan từ cuối thế kỷ XVIII; Manilla là thủ đô của Philippine từ thế kỷ XVI; Jakarta là thủ đô của Indonesia từ thế kỷ XVI; Phnom Penh là thủ đô của Campuchia từ thế kỷ XV; Vientiane là thủ đô Lào từ thế kỷ XIV.

Trong « Chiếu dời đô », vua Lý Thái Tổ nói đến ‘’ trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân’’. Mệnh trời,

Page 81: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 81

thiên mệnh, theo cách nói của người xưa, đượm màu sắc thần bí. Nhưng thiên mệnh là để gọi cái lẽ phải làm theo, không thể cưỡng lại được . ‘’ Dưới theo ý dân’’ , nhà vua vì nguyện vọng của nhân dân mà chọn nơi nầy làm thủ đô .

Khi nhà Lý bắt đầu xây dựng kinh thành Thăng Long thì đất đai nơi đây còn nhiều vùng hoang dại. Hiện nay rừng Sặt vẫn còn lác đác những cây lim, cây sến, cây táu, loại gỗ ‘’tứ thiết ‘’ rất quí ở nước ta.

Truyền thuyết Trâu vàng Hồ Tây cũng nói đến chuyện Trâu vàng tung hoành trong khu rừng lim ở đây, ngày nay dân đánh cá Hồ Tây cũng cho biết khi lặn xuống đáy hồ còn thấy những cây lim to chìm sâu trong bùn. Sử còn ghi vào năm 1044, vua Lý Thái Tông sai đặt cũi lớn ở bên Hồ Tây, nhốt con voi nhà trong đó để làm mồi nhử voi rừng. Năm 1119, vua Lý Nhân Tông ngự đến vùng Khoái Trường tức Khoái Châu, Hải Hưng sau nầy, để săn bắt voi trắng .

Trước khi xây dựng kinh thành Thăng Long, miền đất nầy trong nhiều thế kỷ đã từng là nơi đóng trị sở của bọn đô hộ phương Bắc, rồi đến họ Khúc (905-930), họ Dương (931-937) khi cầm quyền tự chủ cũng chọn nơi nầy làm căn cứ chánh, nên nhân dân qua các thời đại đến sinh cơ lập nghiệp đã khá nhiều..

Thời nhà Lý, kinh thành Thăng Long gồm có 2 phần : Hoàng thành và Kinh Thành . Các thời nhà Trần, Lê sau đều chia như vậy.

Hoàng thành nằm trong kinh thành, là khu vực của triều đình làm việc và vua ở.

Kinh thành bao bọc bên ngoài Hoàng thành là là khu vực các phố phường nhân dân và nơi quan lại làm việc. Trong Hoàng Thành có một khu vực gọi là Cấm Thành hoặc Cung thành, có xây tường kiên cố, lính gác nghiêm mật là nơi nhà vua

cùng các hoàng hậu và cung tần ở. Bên ngoài Hoàng thành còn đắp thêm một vòng tường gọi là Long thành hoặc Phượng thành. Vị trí chính xác của kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần, đó là điều mà các nhà sử học, khảo cổ học còn phải tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, căn cứ vào các truyền thuyết dân gian, vào các di vật khảo cổ, các địa danh, di tích cũ, có thể đoán định rằng Hoàng thành của thành Thăng Long thời Lý - Trần, phía Bắc giáp Hồ Tây, phía Nam giáp đường Cầu Giấy, phía Đông giáp quảng trường Ba ĐÌnh và đường Hùng Vương ngày nay, phía Tây giáp sông Tô Lịch . Như vậy, thành Thăng Long thời Lý - Trần là ở vào mé tây thành Hà Nội thời nhà Nguyễn sau nầy..

Khi chuẩn bị dời đô, vua Lý Thái Tổ đã cho rằng nơi đây là ‘’ Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời .‘’ Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời ‘’ ( Chiếu dời đô – Lý Thái Tổ). Theo con mắt của các địa lý dân gian nơi đây là đất ‘’Chín rồng tranh ngọc’’. Nơi Đó là thế đất cương mãnh, khí tiêu tán ở bên trên mà ngưng tụ ở bên dưới. Nơi đây có long mạch gọi là thế ‘’ Âm lai Dương thụ ’’. Thiên huyệt kết ở chỗ thÃp nhất. Và long mạch thế đất nầy quả đã không phụ lòng vị vua sáng lập triều nhà Lý tồn tại hơn hai trăm năm, tính từ Lý Thái T° đến Lý Huệ Tông và triều đại của Lý Chiêu Hoàng (triều đại ngắn nhất) là 9 đời vua (1010 – 1225).

Việc kiến trúc khu Hoàng thành triều nhà Lý được tiến hành theo qui mô lớn, vừa đa dạng vừa tráng lệ từ trước chưa từng có, thể hiện một phong cách riêng của triều đại nầy. Chỗ vua Thái Tổ làm việc thì có điện Kiền Nguyên, điện Tập Hiền, điện Giảng Võ. Chỗ vua nghỉ ngơi thì có điện Long An, điện Long Thuỵ. Nơi phi tần ở thì có cung

Thuý Hoa, cung Long Thuỵ. . . Trước chánh điện, đời vua nào

cũng cho kiến tạo sân rồng rộng lớn, bốn bề sân rồng có hành lang, nhà giải vũ và nhiều lầu gác. Sân rồng , cùng với chánh điện là nơi nhà vua thiết triều để bàn việc quốc sự với văn võ bá quan, đôi khi , nơi đây cũng dùng làm nơi thết tiệc trong những dịp lễ tiết long trọng hoặc tổ chức lễ tuyên thệ cho các quan . Đặc biệt, đời vua Lý Thái Tông, ở cạnh sân rồng còn dựng lầu Chính Dương, trên để loại đồng hồ cổ, có người thường trực canh báo giờ giấc. Theo sách ‘’ Việt sử lược’’ Đài Chúng Tiên được xây dựng năm 1161, tầng trên lợp ngói bằng vàng,từng dưới lợp ngói bằng bạc. Hồ ao, vườn ngự cũng được thiết lập khá nhiều: hồ Kim Minh Vạn Tuế (1049), có đắp ba ngọn núi đá cao trên mặt và có cầu Vũ Phượng từ bờ đi vào. Hồ Thuỵ Thanh (1051), hồ Phượng Liên (1098). . . đều là những hồ đẹp, trên bờ có dựng nhiều lầu các, đình tạ.

Cùng với việc đào hồ, lập vườn ngự uyển trồng các lòai hoa thơm cỏ lạ, khu vực Hoàng thành còn được kiến tạo nhiều núi đất, trong đó có những ngọn thành danh thắng như núi Nùng (đ¡p cao thêm trên một gò đất cổ), núi Tam Sơn, núi Ngũ Nhạc... núi Nùng là nơi được xây điện Kính Thiên, và cũng là ngọn núi đã trở thành biểu tượng của non nước kinh thành :

Núi Nùng, sông Nhị chốn nầy làm ghi . (Chính Khí ca)

Nhà Lý là triều đại xiển dương Phật giáo, nên chùa, tháp được xây dựng khá nhiều ở Thăng Long, cũng như ở bên xứ Bắc (trước là châu Cổ Pháp thuộc Bắc Giang), nơi đất tổ Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích nhà Lš.

Trong số các đền chùa có nhiŠu ngôi có tiếng trong lịch sử như chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh ... Chùa Chân Giáo chính là ngôi chùa

Page 82: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 82

còn ghi lại dấu tích Lý Huệ Tông, có thể coi như vị vua cuối cùng của nhà Lý, sau khi nhường ngôi cho công chúa là Lý Chiêu Hoàng, nhà vua đã đến đây tụng kinh gõ mõ và trở thành sư ông Huệ Quang. (Tháng 10 năm giáp Thân (1224) Lý Huệ Tông bị Trần Thủ Độ bắt buộc đi tu, nhường ngôi lại cho công chúa Chiêu Thánh, lúc đó mới 7 tuổi, là vua Lý Chiêu Hoàng, quyền hành về tay Trần Thủ Độ.) .

Ngoài Hoàng thành có một bức tường gạch bao quanh, và có bốn cửa thông ra ngoài khu kinh thành: hướng bắc là cửa Diệu Đức, hướng nam là cửa Đại Hưng, hướng đông là cửa Tường Phù, hướng tây là cửa Quang Phúc.

Cửa Tường Phù thông ra chợ Đông và chợ Cầu Đông, rất quen thuộc trong ca dao dân ca Hà Nội xưa. Tương truyền từ cửa nầy có một con đường đi ra bến sông Hồng, theo lệ triều Lý, mỗi triều thần phải trồng một cây hoè ở hai bên đường, lâu dần thành ‘’ con đường hoè’’ – tên chữ là Hoè Nhai, tức tiền thân của phố Hoè Nhai sau nầy. Còn địa danh bến sông Hồng đó chính là Đông Bộ Đầu, một bến cảng lừng danh lịch sử Long thành vì đua thuyền, múa rối nước và nhất là vì chiến công diệt giặc ngoại xâm ở thời nhà Trần .

Khu vực kinh thành Thăng Long có sông Hồng, sông Nhuệ bao bọc và sông Tô chảy qua. Hồ lớn thì có hồ Dâm Đàm (Hồ Tây), hồ Lục Thuỷ (hồ Hoàn Kiếm), Thái Hồ, hồ Linh Lang (Voi Phục) ... Điều đặc biệt là các sông hồ đều thông với nhau bởi các ngòi lạch, nên có thể dùng thuyền đi lại khắp kinh thành.

Bên tả ngạn sông Hồng, ở khu vực thôn Cự Linh, huyện Gia Lâm ngày nay, xây dựng trạm Hoài Viễn làm nơi đón tiếp các sứ giả nước ngoài và các tù trưởng dân tộc thiểu số tới Thăng Long triều kiến

nhà vua.

Miếu thần Đồng Cổ : Năm 1028, vua Lý Thái Tông

cho lập một miếu ở mé Hồ Tây, xế cửa ngoài phía bắc Hoàng thành gọi là miếu thần Đồng Cổ (Trống Đồng). Trước miếu cho xây một đàn thề hai tầng, tầng trên thờ thần, tầng dưới là chỗ vua quan làm lễ. Hàng năm, đến ngày mùng 4 tháng tư âm lịch, tổ chức hội thề tại đây. Trong buổi lễ, các quan phải cùng thề truớc thần Đồng Cổ rằng:’ ’làm con chẳng hiếu, làm tôi chẳng trung, thần minh tru diệt’’. Lệ nầy còn mãi đến đời nhà Lê.

Ca dao có câu :Gươm vàng rơi xuống Hồ Tây,Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng sâu.

Tháp Báo ThiênTrên bờ hồ Lục Thuỷ (hồ Hoàn

Kiếm) phía đông nam kinh thành, có dựng một ngọn tháp nổi tiếng về chiều cao, đó là tháp Báo Thiên, dựng năm 1057, đời vua Lý Thánh Tông. Tháp gồm 12 tầng xây bằng đá và gạch, mấy tầng trên cùng đúc bằng đồng. Trong tháp trang trí nhiều tượng người và vật bằng đá rất kỹ xảo. Tục truyền, thuyền từ xứ nam lên kinh đô, tới bến Yên Duyên, bên cánh đồng lúa xanh rờn của đất Thanh Trì, là đã nhìn thấy xa xa đỉnh tháp Báo Thiên :Mênh mông biển lúa xanh rờn,Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau .

Tháp Báo Thiên được liệt vào một trong bốn công trình lớn của nước Nam ‘’ An nam tứ đại khí’’ (2)

Văn Miếu , Quốc tử GiámNăm 1070, vua Lý Thánh Tông

cho xây dựng trên bờ Thái Hồ, phía nam kinh thành, một miếu thờ tổ Nho giáo, gọi là Văn Miếu, mỗi tháng hai kỳ, thái tử đến đó nghe giảng kinh sử.. Đến năm 1076, đời

vua Lý Nhân Tông, cho dựng nhà Quốc Tử Giám ở sau Văn Miếu, làm nơi dạy học cho con cháu các quan. Đây là trường Đại Học đầu tiên của nước ta . Thời nhà Trần và nhất thời nhà Lê, khu vực nầy được mở rộng thêm và xây dựng qui mô hơn, để tuyển chọn các học sinh ưu tú trong cả nước về đây học tập.

Hồ Chu Tước ở phía nam Thái Hồ, nhà Lý cho đặt đàn Viên Khâu để tế trời. Cũng ở khu vực nầy, nhà Lý cho lập đàn Xã Tắc, để bốn mùa làm lễ tế thần Đất, thần Lúa, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng được tươi tốt.

Đền Linh Lang (đền Voi Phục) được vua nhà Lý tạo lập để trấn giữ phía tây kinh thành cùng với ba đền khác: đền Quán Thánh hay quán Trấn Võ trấn phía bắc, đền Cao Sơn trấn phía nam, đền Bạch Mã trấn phía đông, gọi chung là ‘’ Thăng Long tứ trấn’’.

Đền Linh Lang (đền Voi Phục)Đền được lập trên bờ hồ Linh

Lang ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ, từ thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền Linh Lang là hoàng tử Hoằng Châu con vua Lý Thái Tông. Lớn lên Linh Lang xin cầm quân, đánh thắng quân Tống. Vua cha muốn nhường ngôi nhưng chàng từ chối, về ở lại nơi nay là đền. Sau đó hoá thành rồng đến cuốn quanh một phiến đá rồi xuống Hồ Tây biến mất. Vua cho lập đền thờ ngay nơi ở của hoàng tử và cũng để trấn giữ

Page 83: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 83

phía tây kinh thành. Trong đền có 2 pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm. Cửa đền có đắp hai con voi quỳ, do đó đền còn được gọi là đền Voi Phục.

Đền Quán Thánh Đền còn có tên là ‘’Trấn Vũ

Quán nghĩa là quán thờ ông Thánh Trấn Vũ. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp giữa một nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh giúp An Dương Vương trừ ma quấy rối khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung quốc (một ông Thánh coi giữ phương Bắc).

Đền Quán Thánh được xây dựng vào đời vua Lý Thái Tổ .

Đền Hai Bà Trưng

Đền còn được gọi là Đồng Nhân, vì khu đất dựng đền thuộc làng Đồng Nhân nay thuộc quận Hai Bà Trưng. Đền được lập năm 1142 đời vua Lý Anh Tông để thờ hai vị nữ anh thư Trung Trắc và Trưng Nhị. Trong hậu cung đền có tượng Hai Bà Trưng bằng đất luyện, hai bên tả hữu có tượng 12 vị nữ tướng đã cầm quân theo Hai Bà đánh giặc . Hàng năm đến ngày

mùng 5 và 6 tháng 2 âm lịch, nhân dân nô nức kéo về Đồng Nhân dự lễ hội tưởng niệm hai vị nữ anh hùng dân tộc.

Chùa Một Cột :

Khu vực phía tây Cấm thành Thăng Long, năm 1049 nhà Lý cho xây dựng chùa Một Cột. (Chùa ở quận Ba Đình ngày nay). Tương truyền vua Lý Thái Tông đã cao tuổi chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa cầu tự. Một hôm, vua nằm mộng thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế một bé trai đưa cho nhà vua. Ít lâu sau, Hoàng hậu sinh được hoàng tử. Nhà vua bàn với quần thần và theo ý kiến chung, cho kiến tạo ngôi chùa Một Cột có dáng dấp như ngài đã thấy trong giấc mơ để thờ Đức Phật Quan Âm và để cầu xin được trường thọ, vì thế chùa được gọi là Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành lâu dài). Chùa Một Cột nhỏ, nhưng chỗ đặc sắc của công trình nầy là toàn bộ ngôi chùa dựng trên một cột đá lớn, nhô lên giữa hồ, như một đoá sen nở trên mặt nước. Hằng năm , đến ngày mùng 8 tháng tư lịch trăng (âm lịch), nhà vua đến chùa làm lễ tắm Phật. Sau lễ tắm Phật, nhà vua ra ngự ở trên một đài cao trước chùa, làm lễ phóng sinh. Vua đứng trên đài thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cũng đua nhau tung bầy chim bay theo, bóng chim bay rợp trời, tiếng hò reo vui mừng dậy đất. Ngày lễ hội tắm Phật trở thành

một sinh hoạt văn hoá lớn của kinh đô Thăng Long.

Chuông Quy ĐiềnGắn liền với chùa Một Cột, còn

phải nói đến chuông Quy Điền, là một công trình nghệ thuật nổi tiếng trong ‘’ An nam tứ đại khí ’’. Nguyên vua nhà Lý cho đúc một quả chuông để treo ở chùa Diên Hựu, nhưng khi công việc đúc chuông hoàn tất , chuông lớn quá không treo vừa trong lầu chuông, đành phải để chuông dưới ruộng cạnh chùa. Lâu ngày , ruộng ngập nước hoang phế, rùa vào chuông

làm tổ, vì thế mà thành tên Ruộng Rùa – Quy Điền và chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền.

Chùa Hoè Nhai

Chùa có tên chữ là Hồng Phúc tự , thuộc quận Ba Đình, Hà Nội ngày nay. Tương truyền chùa được xây dựng từ đời nhà Lý, xây dựng theo kiểu chữ công. Chùa có nhiều tượng Phật được trưng bày thành

Page 84: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 84

6 lớp gồm có 68 pho, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng. Chùa có quả chuông mang niên hiệu Tự Đức 17 (1864), một khánh đồng cao 1 m, rộng 1,5 m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức 3 (1734). Sân chùa có 2 ngọn tháp cao 3 tấng.

Trong chùa có tấm bia dựng năm 1703 xác định vị trí của chiến thắng Đông Bộ Đầu chống quân Nguyên (1258) ở gần chùa Hoè Nhai hiện nay.

Ở phía bắc của chùa có một tháp kỷ niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu ở Sài Gòn năm 1963.

Trong hơn 200 năm vương triều nhà Lý, tại kinh đô Thăng Long đã được xây dựng nhiều công trình to đẹp, , xứng đáng là một đô thành mở nền của kỷ nguyên văn hiến Đại Việt..

B*- Thời nhà Trần (1226- 1400)

Đến năm 1226, sứ mệnh lịch sử đã về tay vương triều nhà Trần (1225-1400) nổi tiếng với 3 lần thắng quân xâm lược Nguyên Mông,

Điện Diên Hồng

Dưới thời nhà Trần, có một nơi nổi tiếng , đó là điŒn Diên Hồng từng diễn ra cuộc hội nghị vang tiếng ngàn thu với lời ‘’Quyết chiến! Quyết chiến ! Quyết chiến !’’ (Đánh ! Đánh ! Đánh !) của các bô lão sục sôi hào khí ‘’Sát Thát’’(3)

Kinh thành Thăng Long thời

Trần, nhìn chung cũng không có gì thay đổi mới so với Thăng Long thời nhà Lý. Việc sửa sang và xây dựng mới chủ yếu tập trung ở khu Hoàng thành vào thời kỳ đầu nhà Trần. Kinh thành bị tàn phá nặng nề qua ba mươi năm kháng chiến chống giặc Nguyên, sau đó nhà Trần chỉ sửa chữa chắp vá, không tổ chức xây dựng quy mô như thời nhà Lý.

Thăng Long cuối thời Trần chưa xây dựng được bao nhiêu thì lại tiếp tục bị giặc cướp phá, thiêu đốt kinh thành đổ nát , tan hoang.

C*- Thời nhà Hồ (1400-1407)Đến năm 1400 , nhà Trần bị nhà

Hồ (1400-1407) cướp ngôi.Hồ Quý Ly lên nắm chánh

quyền, ch£ng những không tu sử kinh thành mà lại còn phá hết những cung điện còn sót lại ở Thăng Long, để lấy nguyên vật liệu đem vào Thanh Hoá xây dựng kinh đô mới. Việc làm của Hồ Quý Ly đã làm thêm tổn thất cho kinh thành và hẳn là không được đồng tình của nhân dân.

Nếu tính từ năm Bính Tuất (1407), quân Minh bắt được cha con Hồ Quý Ly giải về Kim Lăng cho đến khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng năm 1428., thì nước ta bị giặc Minh chiếm đóng hai mươi năm liền. Giặc Minh xâm lược bòn rút tất cả những gì còn lại ở các công trình trong Hoàng thành và phá phách những gì chúng không lấy được, ‘’không ăn được’’ ở những công trình xây dựng bên ngoài Hoàng thành. Nhiều chùa tháp đền miếu bị huỷ hoại, nhiều cổ vật bằng đồng, quý giá như đỉnh tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền ... đều bị chúng lấy để đúc vũ khí. Thật là quân giặc tham lam đê hèn, dã man, hầu hết những công trình kiến trúc ở Thăng Long từ thế kỷ XI, XII trở đi đều bị chúng phá sạch. Kinh thành Thăng Long thật sự trơ

trụi .

D*- Thời nhà Hậu Lê (1428 – 1527)

Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lật đổ ách thống trị quân Minh, lập ra triều Lê (1428 – 1527).

*- Đông ĐôNăm Mậu Thân (1428), sau

mười năm kháng chiến chống giặc Minh tàn ác, nhân dân ta đã toàn thắng, đất nước ta giành lại được độc lập.

Ngày 15 tháng 4 năm Mậu thân (1428) Lê Lợi chánh thức lên ngôi vua tại điện Kính Thiên, thành Đông Đô (tức Thăng Long – Hà Nội).

Đến cuối năm 1430 đổi Đông đô là Đông Kinh , hàm ý đăng đối với đất phát tích của nhà vua là Tây Kinh hoặc còn gọi là Lam Kinh, tức đất Lam Sơn. Tuy nhiên, danh xưng Thăng Long vẫn được nhân dân quen dùng , từ đây Thăng Long cũng là đất đế đô của các triều đại kế tiếp trong suốt 400 năm .

Theo bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490, dưới triều vua Lê Thánh Tông, bản đồ đầu tiên của quốc gia Đại Việt được hoàn thành và những tài liệu khác thì cả khu Hoàng thành và kinh thành đều được mở rộng hơn trước. . Hoàng thành Thăng Long rộng gấp đôi Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần.

Thắng cảnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lê đã trở thành đề tài ngâm vịnh của những văn nhân, thi sĩ. Nhiều người phương Tây cũng từng ca ngợi Thăng Long trước thế kỷ XIX là một trong những công trình đô thị được xây dựng đẹp nhất châu Á (4)

Khoảng cuối thế kỷ XVIII , cuộc tranh chấp quyền hành giữa vua Lê và chúa Trịnh đã nổ bùng gay gắt, đưa đến cuộc tương tàn dữ dội trên đất Thăng Long. Ngày mùng 8 tháng Chạp năm Bính Ngọ, tức

Page 85: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 85

đầu năm 1787, Lê Chiêu Thống sai người phóng hỏa đốt hết phủ chúa. ‘’Khi phủ cháy khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt. Thế là hai trăm năm lâu đài cung khuyết huy hoàng, bỗng chốc đã thành bãi đất cháy đen ‘’ ( ).

Chẳng bao lâu sau, Lê Chiêu Thống lại còn rước quân Thanh về dày xéo kinh thành Thăng Long.

Thời nhà Mạc và nhà Lê Trung hưng, vua Lê – chúa Trịnh kinh thành Thăng Long không có công trình xây dựng mới.

E*- Thời Nhà Tây Sơn (1778-1802)

Trước tình thế đó, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã đem quân Tây Sơn ra Thăng Long, xóa bỏ triều đình Lê - Trịnh mục nát, và đập tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược ( 5 ), lập nên chiến công hiển hách.

Trưa ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (30-1-1789), vua Quang Trung ngồi trên mình voi, áo bào sạm đen khói súng dẫn đầu đạo quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh vui mừng khôn xiết của nhân dân. Đúng như dự kiến và lời hứa của vị Tổng binh, với tài dùng binh táo bạo, thần tốc, chưa đầy 5 ngày đêm, đạo quân bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung đã đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh, đập tan hoàn toàn âm mưu xâm chiếm nuớc ta của nhà Mãn Thanh . Quân đội của Hoàng đế Quang Trung đã vui mừng cùng toàn dân ăn Tết khai hạ tại kinh thành Thăng Long. Hoa đào Nhật Tân còn đang nở rộ chào mừng Xuân chiến thắng.

Thăng Long trong hơn mười năm ngắn ngủi dưới chánh quyền Tây Sơn có được sửa sang ít nhiều các tường thành hư hại, nhất là từ quảng cửa Đông Hoa đến cửa Nam, một số công trình kiến trúc được tu bổ lại hoặc được xây dựng mới .

F*- Thời nhà Nguyễn (1802-1945)

Năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước lập ra triều đại nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Từ đây, kinh thành Thăng Long chỉ còn là trấn thành, và sau đổi là tỉnh thành. Vua Gia Long cho đổi chữ ‘’Long’’ là Rồng thành chữ ‘’Long’’ là ‘’Thịnh’’ . Danh xưng Thăng Long như vậy là còn, nhưng ý nghĩa thì đã thay đổi .

Năm 1803, vua Gia Long cho cho triệt phá Hoàng thành cũ, cho xây lại Hoàng thành mới theo kiểu Vauban (một kiểu thành của Pháp).Trong thành, ở chính giữa vẫn là điện Kính Thiên dựng trên núi Nùng, cột gỗ to người ôm không xuể, thềm điện có chín bậc, hai bên đặt hai con rồng đá. Gần điện có xây hành cung, để mỗi khi vua ra Thăng Long thì tới ngự nơi đây .

Năm 1812, cho dựng cột cờ phía nam thành, hình lục lăng, cao 60 mét, xây bằng gạch gốm trên bậc tam cấp.

Hà Nội Năm 1831, vua Minh Mạng sáp

nhập vào Thăng Long các huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân, phủ Thường Tín và lập ra tỉnh Hà Nội.

Sự thăng trầm của khu vực Hoàng thành thường gắn liền với sự hưng vong của các triều đại. Đó là quy luật lịch sử.

Một số công trình văn hoá xã hội :

Năm 1802, Khuê Văn Các được xây ở khu Văn Miếu, xây tường bao quanh khu vực và tu bổ một số nhà cửa trong đó. Khu Văn MIếu thời nhà Lš - Trần nằm cạnh một hồ nước rộng minh mông, gọi là Thái hồ. Sau người ta đến làm nhà quanh hồ càng ngày càng đông, nên hồ bị lấp dần, chỉ còn lại phần hồ phía nam ở trước cổng Văn

Miếu trông ra., gọi là Văn Hồ. Thời nhà Nguyễn, vùng Văn Hồ vẫn còn là một cảnh đẹp thu hút khách làng văn. Các thầy cử, thầy cống thường tới trọ học ở các xóm quanh hồ, ngày đêm ôn nhuần kinh sử để chờ chiếm bảng vàng bia đá. Đêm đêm tiếng đọc sách ngâm thơ hoà với tiếng thoi đưa của các cô thôn nữ làng Văn Chương, làng Minh Giám, càng làm cho cảnh Văn Hồ thêm gợi cảm.

Dưới thời vua Tự Đức, ở phía đông Văn Hồ có một Nho Sinh Quán, thường gọi là quán Anh Đồ, do một hương quan làng Minh Giám lập ra để cho học trò nghèo các tỉnh tới trọ.

Xem thế, việc học hành thi cử ở Thăng Long đầu thời nhà Nguyễn vẫn còn tấp nập. Nhưng đến năm 1879 thì thực dân Pháp chiếm đất Trường Thi để xây nhà cửa, và đó cũng là năm cuối cùng của khoa thi hương tại Hà Nội. Gần khu Trường Thi có xưởng đúc tiền gọi là Tràng Tiền, sau là khu phố Tràng Tiền.

Từ khi vua Gia Long thống nhất đất nước, đóng đô ở Huế, thì Thăng Long – Hà Nội không còn là quốc đô, nhưng đời sống xã hội, cùng những hoạt động kinh tế, văn hoá của cư dân cố đô Thăng Long vẫn phát triển không ngừng, khiến cho Hà Nội vẫn giữ được vị trí quan trọng của đất nước về các mặt nầy.

Từ những năm của hậu bán thế kỷ XIX, Hà Nội cũng như cả nước đã trải qua những ngày đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cũng như bọn phong kiến phương Bắc ngày xưa, thực dân Pháp hiểu rằng , muốn chiếm được Bắc Kỳ thì trước hết phải chiếm Hà Nội.

Hà Nội bị tấn công lần thứ nhất

Lấy cớ tên lái buôn Jean Dupuis mượn đường sông Hồng đi Vân Nam, ngày 20 -11-1873, thực dân

Page 86: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 86

Pháp đã nổ súng tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất. Khâm sai Nguyễn Tri Phương một nhà gồm cha con anh em năm người đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Hà Nội..

Hà Nội bị tấn công lần thứ haiNgày 20-4-1882, thực dân

Pháp lại tấn công Hà Nội lần thứ hai, Tổng Đốc Hoàng Diệu quyết tâm bảo vệ thành đã xông lên mặt thành,cùng quân sï chống trả mãnh liệt. Nhưng do không được sự đồng tình của triều đình, Hà Nội phải chiến đấu đơn độc, nên cuối cùng bị thất bại. Hoàng Diệu quá phẫn uất đến treo cổ tuÅn tiết ở Võ Miếu. Hà Nội thất thủ lần nầy không phải vì quân dân thành Thăng Long ‘’bách chiến’’ kém tinh thần chiến đấu, mà vì triều đình mang nặng tư tưởng đầu hàng. Hà thành thất thủ, nhưng quân dân xung quanh Hà Nội vẫn tiếp tục kháng Pháp. Viên sĩ quan hải quân chỉ huy quân đội thực dân Pháp ở Bắc Kỳ mà cũng chính là viên chỉ huy tấn công Hà Nội lần thứ hai là Henri Rivière đã phải phơi xác đền tội tại mặt trận Cầu Giấy. Nhưng vì tình thế lúc bấy giờ, triều đình Huế phải nhượng bộ ký hoà ước Patenôtre (1884) và các hiệp ước khác để cho thực dân Pháp đặt nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thế là bắt đầu từ tháng 10-1888, Hà Nội chánh thức trở thành một thành phố thuộc địa của đế quốc Pháp. Nhưng nhân dân Việt Nam không cam chịu nô lệ, đã liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa đứng lên chống Pháp, giành lại độc lập cho nước nhà.

Lời Kết :Ngày nay, nhân kỷ niệm lịch sử

một ngàn năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, chúng ta nhắc lại những kỳ tích oai hùng, dù đã trải

qua những biến đổi thăng trầm, nước Đại Việt không ngừng lớn mạnh. Và so với lân bang phương Bắc : ‘’ Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau ,Mà hào kiệt không bao giờ thiéu’’ . (Bình Ngô Đại cáo)

Truyền thống Thăng Long – Đông đô – Hà Nội luôn tiếp nối bằng những chiến công hiển hách: Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Chi Lăng, Ngọc Hồi . . .

Dân tộc Việt Nam tự hào với những di sản văn hoá lâu đời, thiêng liêng và đặc sắc của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, với những áng văn bất hủ, mang tinh thần tự chủ bất khuất, mang hùng khí non sông như: Chiếu dời đô, Nam Quốc Sơn Hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô Đại cáo ...

Kỷ niệm một ngàn năm lịch sử Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội, chúng ta phải luôn giữ được truyền thống kiên nhẫn,oanh liệt chống ngoại xâm :’’Sông núi nước Nam, vua Nam ở , Rành rành định phận ở sách trời’’ (LTK) . ( Nam quốc son hà, Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.)

Vua Lê Thánh Tông đã từng nói :‘’Một thước núi. một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng phạt nặng’’ .

Đối với các lân bang nhất là bọn bá quyền, tổ tiên ta :

- luôn mưu trí và sáng tạo : ... ‘’Sửa hòa hiếu cho hai nước,Tắt muôn đời chiến tranh.Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh’’. (Bài phú Núi Chí Linh - Nguyễn Trãi)

- luôn lấy lòng nhân đạo mà cư xử dầu đó là kẻ thù thâm hiểm đã thất trận:‘’ ...Rốt cuộc, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,

Đem chí nhân để thay cường bạo .’’- Với tinh thần giao hảo hiếu

hoà nhưng phải luôn cảnh giác kẻ âm mưu xâm lược : ‘’Để mở nền muôn thuở thái bình,Để rửa nỗi nghìn thu hổ thẹn’’.

(Bình Ngô Đại Cáo - N.T.)Ngàn năm lịch sư Thăng Long

– Đông Đô – Hà Nội, con cháu Tiên Rồng quyết giữ lại Nam Quan, không để thác Bản Giốc đau lòng hờn vong quốc , Hoàng sa, Trường Sa phải gắn liền Tổ quốc Việt Nam .

NGUYỄN BÁ HOA

Sách tham khảo :- Các triều đại Việt Nam (QC và Đ Đ H)- Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam (HVT và THĐ)- Địa chí Văn hoá Dân gian Thăng Long- Đông Đô – Hà Nội (ĐGK)- Non Nước Việt Nam .

Ghi chú :(1) a-/ Tên chánh quy: Long

Đỗ, Đại La thành, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành (thời vua Quang Trung), Thăng Long ( từ chữ Long là Rồng đổi thanh chữ Long là Thịnh vương), Hà Nội .

b-/ Tên không chánh quy: Trường An (Tràng An) , Phượng Thành, Long Biên, Long Thành, Hà Thành, Hoàng Diệu , Kẻ Chợ, Thượng Kinh, Kinh Kỳ.

(2) An Nam tứ đại khí gồm : tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, đỉnh Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm.

(3) Sát thát nghĩa là giết giặc Thát-đát (tức là Tartar, là tên phiên âm của tiếng Hán để chỉ chung người Mông cổ thời xưa)

(4) J.B. Chaigneau : Mémoire sur la Cochinchine ,1820

(5) Theo Bang giao lục là 27 vạn

Page 87: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 87

1. Dẫn nhập. Trong lịch sử văn học Việt Nam, có rất nhiều truyện thơ, từ Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, đến Phạm Công Cúc Hoa, Cung Oán..luôn luôn có phản ánh triết thuyết Tam Giáo nghĩa là phảng phất 3 giáo lý chính: Phật, Nho, Lão... đan xen trong truyện. Truyện Lục Vân Tiên, một truyện thơ 2 082 câu viết theo lục bát cũng không thoát khỏi nhận xét đó. Đặc biệt, truyện chuyên chở những giá trị Phật giáo trong đó có nhân quả, tinh thần phá chấp, lòng từ bi, tính cách vô thường vốn là những thuộc tính của Phật giáo. Thực vậy, ta thấy nhan nhãn và rải rác đây đó trong truyện các thuật ngữ Phật giáo thông thường: qủa báo, từ bi, quy y, quan âm, phật bà, phiền não, phù du v.v. Trước khi đi vào chi tiết, ta hãy nói qua về tác giả và tình tiết câu truyện. 2. Tác giả và tình tiết câu truyện21. Nói qua về tác giả trong bối cảnh lịch sử Tác giả truyện Lục vân Tiên là Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) có cha là Nguyễn đình Huy, người Thừa

Thiên, theo Lê Văn Duyệt từ Huế vào làm thư lại ở Gia Định. Sau đó lấy vợ sinh ra ông. Năm 22 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú Tài trường Gia Định (trào vua Thiệu Trị).Năm 25 tuổi, Chiểu ra Huế học chờ khoa thi hội nhưng vì mẹ mất (1848) nên bỏ thi, trở vào Nam chịu tang, khi đến Quảng Nam, bị đau mắt, trở thành mù. Năm 30 tuổi, Chiểu mở trường dạy học ở Gia Định, do đó có tên gọi cụ Đồ Chiểu.Bối cảnh lịch sử lúc đó rất nhiễu nhương với hạm đội Pháp bắn phá Đà Nẳng (năm 1858), lấy thành Gia Định (1859) rồi các cuộc khởi nghĩa nhân dân Nam bộ nổi dậy chống Pháp khắp nơi, lúc đó Chiểu 41 tuổi.Trong suốt những năm đó truyện Lục Vân Tiên ra đời, đề cao lòng trung nghĩa nên nhờ đó được nhiều người ưa chuộng. Ông mất năm 1888 lúc 67 tuổi.Có nhiều người con trong đó phải để ý Sương Nguyệt Ánh là một nữ sĩ có tiếng ở miền Nam (gọi thêm là Sương vì bà Nguyệt Ánh là goá phụ )2.2 về truyện Lục Vân Tiên Chuyện tình gian truân với nhiều hoàn cảnh éo le này

Page 88: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 88

lôi kéo độc giả trở về thế kỷ 19.Gian truân vì trong truyện, cuộc tình trong trắng giữa một chàng trai đi thi tức Lục Vân Tiên với một kiều nữ tức Kiều Nguyệt Nga đã gặp phải rất nhiều chông gai, hết nghịch cảnh này đến gian truân kia. Những sự cố trong truyện với muôn hình, muôn vẻ, nào những người bạc ác tinh ma, nào kẻ cướp, người phản bạn, kẻ vô lương như Trịnh Hâm, như Bùi Kiệm, cha con vợ chồng nhà Võ Công nhưng cũng đầy các nhân vật lí tưởng như Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, Tiểu đồng, những người có lòng từ bi như người tiều phu, người đánh cá. Truyện Lục Vân Tiên tuy văn phong không chải chuốt như Truyện Kiều nhưng được nhiều người,- và đặc biệt là người đồng bằng sông Cửu Long- ưa thích vì lời văn bình dị dễ hiểu, thêm vào đó có chút bi kịch lâm ly nên dễ phả vào hồn người.

Truyện tóm tắt như sau:Từ câu đầu đến câu 286: Lục Vân Tiên, một sinh viên cótài lẫn nết đã đính hôn vớI Võ Thể Loan rồi nhân đi lên kinh đô đi thi, gặp Kiều Nguyệt Nga bị bọn giặc bắt. NguyệtNga được Vân Tiên cứu khỏi và thề nguyền lấy Vân Tiên sau này để tạ ơn. Từ câu 287 đến câu 1264 : nhiều nghịch cảnh xảy đến với Lục Vân Tiên: lên đường đi thi với người tiểu đồng, bị Trịnh Hâm lừa trói vào rừng nhưng được thoát nạn, tưởng Vân Tiên đã chết, nguyền che chòi giữ mả cho Vân Tiên còn Vân Tiên bị Trịnh Hâm xô xuống sông, nhưng được người đánh cá cứu sống. Lục Vân Tiên lại bị ông nhạc, tức cha Võ Thể Loan bội ước, không gả vì Lục vân Tiên bị mù, đem bỏ vào hang, nhưng được người tiều phu cứu. Cha Võ Thể Loan muốn gả con gái mình cho Vương Tử Trực là bạn của Lục Vân Tiên nhưng bị mắng nhiếc, xấu hổ ốm chết. Vân Tiên gặp lại Hớn Minh vượt ngục ẩn trốn trong chùa, vì Hớn Minh đánh con quan huyện trong khi cứu một phụ nữ . Từ câu 1265 đến câu 1664 kể chuyện Nguyệt Nga bị tên nịnh thần,-Thái sư trong triều-, muốn ép duyên nhưng không được. Nhân có giặc Phiên sang quấy nhiễu, Thái sư bèn tâu vua Sở bắt nàng sang cống cho giặc Phiên, nhưng vì muốn giữ lòng chung thuỷ với Vân Tiên nên đã nhảy xuống sông tự tử. May gặp Ngư ông vớt, được Quan Âm cứu rồi bị Bùi Kiệm ép duyên, được một bà lão đem về nuôi.Và cuối cùng từ câu 1665 đến câu 2082 là Lục Vân Tiên gặp lại Nguyệt Nga, cưới nhau: Vân Tiên được thuốc tiên sáng mắt ra, đậu Trạng Nguyên, đánh tan giặc Phiên lập công to ;lúc về gặp Nguyệt Nga trong

chùa ; các kẻ gian ác bị tội.

3. Các giá trị Phật giáo qua truyện Lục Vân TiênNgay từ vài câu đầu truyện thơ, ta đã thấy tương quan nhân quả: Có người ở quận Đông thành.Tu nhân tích đức sớm sanh con hiềnĐặt tên là Lục Vân Tiên (câu 7-9)

Ý nói là nhờ cha mẹ tu nhơn tích đức đã lâu nên con sinh ra hiền lành, đúng như tục ngữ ta là: cha mẹ hiền lành để phúc cho conTrong tương quan nhân qủa, thật ra, không có cái gì xảy ra mà chỉ có một nguyên nhân duy nhất sinh ra. Ngoài cái yếu tố ‘nhân’ ra, phải còn để ý các yếu tố khách quan như môi trường, hoàn cảnh, tóm lại cái mà phật học gọi là duyên. Nhân đi liền với duyên: thuận duyên hay nghịch duyên. Có một nhân chánh, nhưng nhân chánh này bị nhiều nhân và duyên phụ đến làm sai lạc sự thuần nhất của cái nhân chánh ấy đi, như tục ngữ ta có câu: cha mẹ sinh con, trời sinh tánhSự vật hiện ra được là do nhiều nhân duyên tương tác với nhau mà hình thành:Có giống tốt nhưng nếu điều kiện chủ quan xấu ( đất nghèo, khô nước, sâu bọ) và điều kiện khách quan không thuận lợi (bão lụt, hạn hán,..) thì dù ‘nhân’ ở đây là hạt giống có tốt đi chăng nữa thì cũng không phát huy được kết qủa tốt. Tóm lại, nhân và duyên tác động qua lại, đan xen, tương quan, tương nhập mới tạo nên cái quả. Như vậy, quả chính là sự hỗn hợp của nhiều nhân duyên phức tạp. Truyện Kiều cũng có câu: Nhân duyên đâu lại mà mong, chính cũng xác nhận điều đó.Tương quan nhân qủa như vậy không có tính cách đơn tuyến mà mọi quan hệ đều có tính cách phi tuyến, có tương tác giữa các yếu tố.Thử điểm qua vài nhân vật chính trong truyện:

-Lục Vân Tiên. Trên đường đi thi, dọc đường khi nghe dân quanh vùng than phiền có bọn lâu la cướp bóc và đặc biệt ‘thấy con gái tốt qua đường bắt đi, Xóm làng chẳng dám nói chi ‘thì Vân Tiên giúp giải thoát được các cô thục nữ này trong đó có Kiều Nguyệt Nga. Nguyệt Nga muốn mời về nhà để trả ơn vì ‘gặp đây đương lúc giữa đàng, của tiền chẳng có bạc vàng cũng không’ nhưng Vân Tiên thối thác: ‘Làm ơn há dễ trông người trả ơnNay đà rõ đặng nguồn cơnNào ai tính thiệt so hơn làm gì ‘Như vậy có nghĩa là bố thí; bố thí không nhất thiết về tiền bạc, của cải mà một lời nói ngọt ngào, một cử chỉ hướng thiện cũng là bố thí. Như một Phật tử chân

Page 89: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 89

chính, thấm nhuần với nguyên tắc Vô Ngã, Vân Tiên đã hướng lòng vị tha tự nhiên để giúp đỡ tích cực cho người bị nạn qua ý nghĩ, hành động và lời nói đem lại an lạc cho tha nhân.Cử chỉ và lời đáp của Vân Tiên như một bố thí tự nhiên, mà bố thí là điểm đầu tiên của phép lục độ (bố thí, tinh tấn, nhẫn nhục, trì giới, thiền định, trí huệ ).

- Nguyệt NgaKhi nước sắp sửa bị giặc Phiên xâm lăng, lại có những người như Thái sư, đầy quyền thế muốn lấy Kiều Nguyệt Nga nhưng không được bèn bắt nàng sang cống cho vua nước Phiên để cho yên: Muốn cho khỏi giặc Ô QuaĐưa con gái tốt giao hoà thời xongNguyệt Nga là gái Kiều CôngTuổi vừa hai tám má hồng đương xinh ( câu 1381-1384)nhưng vì Nguyệt Nga vẫn yêu người tình là Lục Vân Tiên nên Nguyệt Nga nhảy xuống sông : Nguyệt Nga nhảy xuống nửa vời Sóng thần đưa đẩy vào nơi bãi rày (câu 1517-1518) được Quan Âm giúp:Xiết bao sương tuyết đêm đôngMình nằm giữa bãi lạnh lùng ai hayQuan âm thương đứng thảo ngayBèn đem nàng lại bỏ rày vườn hoaDặn rằng: nàng hỡi Nguyệt NgaTìm nơi nương náu cho qua tháng ngày Đôi ba năm nữa gần đâyVợ chồng sao cũng sum vầy một nơi’ (câu 1521-1528)Như vậy, gặp trường hợp hiểm nghèo, Nguyệt Nga đã được vị Bồ tát Quan Âm phò trì. Nhưng tìm được chỗ dung thân tại nhà họ Bùi thì ông cha muốn con mình là Bùi Kiệm kết hôn với nàng nhưng Nguyệt Nga cự tuyệt và đi trốn ban đêm qua bụi, qua đèo và nhờ gặp người tốt:Người ngay trời phật cũng vưngLão bà chống gậy trong rừng bước raHõi rằng: Nàng phải Nguyệt NgaKhá tua gắng gượng về nhà cùng taKhi khuya nằm thấy Phật bàNgười đà mách bảo nên già tới đây (câu 1651-1656)

Nguyệt Nga nhờ phật bà Quan Âm hộ trì chờ ngày nối lại với người tình đầuTrong khi đó, Thái sư, người đã ép Nguyệt Nga lấy vua Phiên thì sau khi Vân Tiên thi đậu Trạng Nguyên và cùng với Hớn Minh lên đường xông pha đuổi được giặc Phiên, ca khúc khải hoàn trước nhà vua

thì nhà vua bèn cách chức:Sở vương phán trước trào ca :‘Thái sư cách chức về nhà làm dân’chứng tỏ thêm nữa cái hậu qủa của sự tạo nghiệp dữ từ trước

- Trịnh Hâm:Con người Trịnh Hâm nhiều tham, sân, si và có nhiều hành động tạo nghiệp dữ. Nào là.với Vân Tiên thì:Trịnh Hâm khi ấy ra tayVân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời (câu 939-940)Nhưng may được người đánh cá cứu thoát: Vừa may trời đã sáng ngàyÔng chài xem thấy vớt ngay lên bờHối con vầy lửa một giờÔng hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày (câu 947-950)-với tiểu đồng đi theo Vân Tiên thì y trói gốc cây:Trịnh Hâm trong dạ gươm daoBắt người đồng tử trói vào gốc câyTrước cho hùm cọp ăn màyHại Tiên phải dụng mưu này mới xongVân Tiên ngồi những đợi trôngTrịnh Hâm về nói tiểu đồng cọp ăn (câu 871-876)

Tuy nhiên, trong truyện, sau khi Vân Tiên thi đậu, vua sai đánh phá được giặc Phiên, đem những người hãm hại ngày xưa như Trịnh Hâm ra xử cũng được Vân Tiên tha bổng, chứng tỏ tinh thần phá chấp của Vân Tiên:Trạng rằng: Hễ đứng anh hùngNào ai có giết đứa cùng làm chiThôi thôi ta cũng rộng suyTruyền quân mở trói đuổi đi cho rồi (câu 1971-1974)Phá chấp vô ngã chính cũng là những lời dạy trong Phật pháp.Nhưng vì cái nghiệp nặng nề của Trịnh Hâm nên khi đi về qua sông cũng bị chìm xuồng chết:Trịnh Hâm về tới Hàn GiangSóng thần nổi dậy thuyền chàng chìm ngayTrịnh Hâm bị cá nuốt ràyThiệt trời báo ứng lẽ này rất ưngThấy vầy nên dửng dừng dưngLàm người ai nấy thì đừng bất nhân (câu 1989-1994)

‘Thiệt trời báo ứng’ chính cũng phản ánh tương quan nhân quả của Phật học và do đó tác giả khuyên ngay: Làm người ai nấy thì đừng bất nhân

-Võ CôngLại có những kẻ giàu có nhưng có lòng bội bạc như Vũ Công, cha vợ Lục vân Tiên, khi thấy con rể bị mù,

Page 90: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 90

định hãm hại con rể để gả con gái mình tên Võ Thể Loan cho người khác thuộc gia đình họ Vương, bằng cách đem bỏ Vân Tiên vào hang:Ngẫm mình tai nạn biết baoMới lên khỏi biển lại vào trong hang (câu 1063-1064)nhưng được người tiều phu cứu thoát.

Mẹ con Thể Loan rút cục cũng bị quả báo hiện ra:Vội vàng cúi lạy chưn rày trở raTrở về chưa kịp tới nhàThấy hai con cọp chạy ra đón đàngThảy đều bắt mẹ con nàngĐem vào lại bỏ trong hang Thương tòngBốn bề đá lấp bịt bùngMẹ con than khóc khôn trông ra rồiTrời kia quả báo mấy hồiTiếc công son điểm phấn dồi bấy lâu (2062-2070)

Trời kia quả báo mấy hồi, đây là một câu quan trọng tóm tắt luật nhân quả: ai gieo gió thì gặt bão. Trước đây, ta cũng đã gặp chữ ‘Thiệt trời báo ứng’

- Hớn MinhAnh chàng này giữa đường thấy chuyện bất bình ra tay cứu giúp một cô gái bị hiếp dâm, ra huyện tự nộp mình, bị đày và vượt ngục trốn thoát, vào chùa mai danh ẩn tích: Minh rằng: Tôi vốn chẳng may,Ngày xưa mắc phải án đày trốn điDám đâu bày mặt ra thiĐã đành hai chữ quy y chùa này (câu 1677-1680)hoặc:Ngày xưa mắc án trốn điPhải về nương náu từ bi ẩn mình (câu 1755-1756)

Như vậy, Hớn Minh gặp cơn hoạn nạn đã nhờ bàn tay ân cần của chùa chiền, nương ánh từ bi, sống qua ngày đoạn tháng, như nàng Kiều trong Truyện Kiều: Phật tiền thảm lấp sầu vùiNgày pho thủ tự đêm nồi tâm hưongCho hay giọt nước cành dươngHoặc:Gửi thân được chốn am mâyMuối dưa đắp đổi tháng ngày thong dong

Vân Tiên cũng nhờ Hớn Minh cho tá túc ở chùa với

lời nguyền:Mấy năm hẩm hú tương rauKhó nghèo nỡ phụ sang giàu đâu quên

Sau này Lục Vân Tiên khi thi đậu ra làm quan to bèn giới thiệu Hớn Minh với vua; vua ân xá cho Hớn Minh để rồi cùng với Vân Tiên lãnh đạo đuổi giặc Phiên; như vậy, ngoài cái nhân và cái trí, hai nhân vật này lại thêm cái dũng nữa.’Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã’. Thiếu dũng thì không dám đấu tranh, chỉ là kẻ cơ hội, chờ thời, thấy đúng không dám bảo vệ. Như vậy họ có cả 3 đức tính: nhân, trí, dũng

- Người tiểu đồng, bị Trịnh Hâm lừa trói vào rừng nhưng đưọc thoát nạn, tưởng Vân Tiên đã chết, nguyền che chòi giữ mả cho Vân Tiên. Ai cũng tưởng chú tiểu đồng đã chết nhưng nhờ nghiệp lành trung thành với chủ đã hộ trì trở về không phải trong mộng nhưng là người thật:Người ngay trời Phật động lòngPhút đâu ngó thấy tiểu đồng đén coi (2007-2008)

- Lòng từ bi của người tiều phu: khi Vân Tiên muốn trả ơn người tiều phu đã cứu thoát mình,Lão tiều mới nói: Thôi thôiLàm ơn mà lại trông người sao hay ?Già hay thương kẻ thảo ngay,Này thôi để lão dắt ngay về nhà (câu 1107-1110)

Lời thốt ra của người tiều phu : Làm ơn mà lại trông người sao hay ? rất quan trọng vì có nghĩa là sự bố thí, lòng từ của người tiều phu là giúp người không phân biệt, không tính toán. Lòng từ ở đây không ‘trụ’ tướng, không trông trả ơn cũng chẳng cầu phúc báo, nói khác đi không chấp trước, không vướng mắc. Ngoài giá trị nhân quả, giá trị từ bi trong truyện Lục Vân Tiên, thỉnh thoảng ta cũng thấy ý niệm vô thường. Thực vậy, khi cha Lục Vân Tiên thấy Nguyệt Nga thất vọng vì tưởng là Lục Vân Tiên đã chết thì :Kiếm lời khuyên giải với nàng:Giải cơn phiền não kẻo mang lấy sầuNgười đời như bóng phù duSớm còn tối mất công phu lỡ làng (câu 1299-1302)-

Trong Phật học, khái niệm vô thường, sắc sắc không không do cuộc đời và trào lưu tâm lí biến đổi liên tục cũng là một khái niệm căn bản. Do đó, con người cần sống trong giây phút hiện tại, giữ chánh niệm trong mỗi phút giây, tìm lại sự an nhiên tự tại, như lời thốt ra của người tiều phu cứu Vân Tiên ra khỏi

Page 91: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 91

hang :Tấm lòng chẳng muốn của aiLánh nơi danh lợi chông gai cực lòngKìa non nọ nước thong dongTrăng thanh gió mát bạn cùng hươu nai (1141-1144)

hoặc của lời người ngư phủ cứu Vân Tiên:Rày doi mai vịnh vui vầyNgày kia hứng gió đêm nầy chơi trăngMột mình thong thả làm ănKhoẻ quơ chài kéo mệt quăng câu dầmNghêu ngao nay chích mai đầmMột bầu trời đất vui thầm ai hay (câu 967-972)

hoặc của người chủ quán, nơi 4 chàng Trịnh Hâm, Tử Trực, Bùi Kiệm, Vân Tiên dừng lại nghỉ chân trước khi ra kinh đi thi :Non xanh nước biếc vui vầyKhi đêm rượu cúc khi ngày trà lanDấn thân vào chốn an nhànThoát vòng danh lợi lánh đàng thị phi (Câu 615-618)

Cả ba đoạn thơ sau cùng này đề cao một môi trường thái hoà giúp con người lâng lâng thoát tục. Môi trường trong sạch với núi rừng thiên nhiên, mây trời hiền hoà, con suối nước ngại ngùng chảy, mùi nhựa thông ngai ngái v.v.giúp con người tìm lại chính mình, thoát khỏi các phiền buồn. Như trong một dung dịch hoá học, các chất tham, sân, si bị kết tuả, còn lại phía trên là tâm an lạc, thanh tịnh, mà ý tốt, tức chánh tư duy, chánh kiến là tiền đề cho mọi hành động tốt. Môi trường yên tĩnh giúp ta an niệm dễ dàng hơn, niệm trong giây phút hiện tại, đúng như khi chiết tự chữ NIỆM theo chữ Hán, gồm 2 phần: phần trên có chữ Kim tức hiện tại, phần dưới có chữ Tâm.Vô hình chung, Nguyễn Đình Chiểu qua các đoạn thơ trên đã minh xác tương quan giữa người và vạn vật trong cõi môi sinh thái hoà, tìm lại cái thân tâm tự tại. Bất chợt nghĩ đến các câu thơ sau của Tô Thùy Yên :

Liệu đời ta còn chăng một chỗ phẳngĐủ dọn quang mà dựng am mâyẨn ngày tháng, đi về không động bóngTrụ nơi tâm, tự tại giữa vần xoay

Trụ nơi tâm, thực vậy, nhà thơ Tô Thùy Yên đã nói lên cốt lỏi của đạo Phật: điều phục Tâm, đạo đời một cội, gần xa tại lòng.Tự tại thong dong cũng là một thuộc tính của Phật giáo vì Phật giáo khuyên ta nên có trí viên dung vô ngại, thoát khỏi cái nhị nguyên và đề cao một nền văn

hoá hoà bình.

4. Kết luận: Ngoài những giá trị Phật giáo muôn đời vừa đề cập ỏ trên như Từ, Bi, Hỉ, Xả, như bố thí, phá chấp.. truyện Lục Vân Tiên còn dạy điều trung nghĩa:Trai thời trung hiếu làm đầuGái thời tiết hạnh là câu trau mình (câu 5-6)hoặc:Làm người cho biết ngãi sâuGặp cơn hoạn nạn cùng nhau cho tròn (2071-2072)Ngoài ra, trong câu truyện, người đọc có thể nhận ra bao nhiêu nghịch cảnh mà Lục Vân Tiên đã trãi qua. Con người như vậy có chỉ số AQ rất cao. Thế nào là AQ ? Ta chỉ thường nghe nói đến chỉ số IQ (độ trí tuệ, intelligence quotient), chỉ số EQ ( cảm xúc, emotional quotient) nhưng gần đây các nhà tâm lý học mới bày thêm một chỉ số khác nữa, đó là chỉ số AQ (adversity quotient). Chỉ số này cho thấy nhiều người có thể chống chọi được nghịch cảnh để vươn lên, vượt qua số phận mà định mệnh đã cay nghiệt đè nặng lên mình : Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều Lục Vân Tiên chính là một người có AQ cao vì gặp phải toàn người ác độc tinh ma như Trịnh Hâm, như Võ Công, mà bền lòng, đủ can trường vượt qua thử thách. Nhưng phải thấm nhuần trong khí quyển văn hoá Phật giáo với nhẫn nhục, tinh tấn, con người Lục Vân Tiên mới vượt qua được mọi nghịch cảnh vậy. Thư tịch tham khảoDương Quảng Hàm.Việt-Nam văn học sử yếu .Bộ Giáo dục. Trung Tâm Học Liệu xuất bản Saigon 1968Ca văn Thinh, Nguyễn sỹ Lâm, Nguyễn thạch Giang. Nguyễn Đình Chiểu toàn tập.Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hanoi 1980

Canon ñi‰u Cày - Hi hoa BaBui

Page 92: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 92

Sau khi năm Canh Dần chấm dứt, thì đến năm Tân Mão được bàn giao

từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ tư, 02-02-2011 để cầm tinh đến 24 giờ đêm 22-01-2012. Năm Tân Mão này thuộc hành Mộc và mạng Tùng Bách Mộc tức Gỗ cây tùng bách, năm này thuộc Âm, có can Tân thuộc mạng Kim và có chi Mão thuộc mạng Mộc. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì năm này “Can khắc Chi” tức Trời khắc Ðất . Bởi vì: “ Mạng Kim = Tân khắc mạng Mộc = Mão (mạng Kim tức Trời được khắc xuất, mạng Mộc tức Ðất bị khắc nhập) . Do vậy, năm này xem như tổng quát rất xấu, bởi vì bị Trời khắc Ðất giống như các năm : Giáp Tuất (1994), Nhâm Ngọ (2002), Mậu Tý 2008 đã qua. Ðược biết năm Mão vừa qua là năm Kỷ Mão thuộc hành Thổ, nhằm ngày thứ ba, 16-02-1999 đến 04-02-2000.

Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Ðông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm thứ 61 của đời Hoàng Ðế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2011 = 4648, rồi đem chia cho 60 thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 77 và số dư 28 năm bắt buộc rơi vào Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 cho đến năm 2043. Do vậy, năm Tân Mão 2011 này là năm thứ 28 của Vận Niên Lục Giáp 78.

Chữ Tết là do chữ Tiết mà ra, ở Việt Nam chúng ta, thời tiết miền Nam không được rõ ràng hơn miền Bắc, mặc dù cũng có bốn mùaá: Xuân, Hạ, Thu và Ðông, được tính

mỗi mùa có 3 tháng trong năm dương lịch như sauá:

- Mùa Xuân bắt đầu ngày lập Xuân là ngày 5 tháng 2 đến ngày 6 tháng 5, giữa mùa Xuân, có ngày 21 tháng 3, thì đêm và ngày bằng nhau. Ðó là, ngày Xuân phân.

- Mùa Hạ tức Hè, bắt đầu lập Hạ là ngày 6 tháng 5 đến ngày 8 tháng 8, giữa mùa Hạ, có ngày 22 tháng 6, thì ngày dài nhứt trong năm. Ðó là, ngày Hạ Chí.

Vào mùa Hạ mỗi năm, các trường học thường đóng cửa một thời gian, để cho các Thầy Cô giáo, giáo sư cũng như học sinh, sinh viên nghỉ hè và cũng là mùa hoa phượng có bông nở rất đẹp.

- Mùa Thu bắt đầu ngày lập Thu là ngày 8 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11, giữa mùa Thu có, ngày 23 tháng 9, thì đêm và ngày bằng nhau, giống như ngày 21 tháng 3 mùa Xuân vậy. Ðó là, ngày Thu phân. Ðối với mủa Thu mỗi năm, ở các

nước Âu Châu, những chiếc lá đổi màu từ xanh sang vàng, rồ từ từ rơi rụng trông rất đẹp mắt, tuy nhiên, nếu so sánh với nước Gia Nã Ðại (Canada), thì thua xa, bởi cái màu đỏ thẫm ở xứ Bắc Mỹ Châu này.

- Mùa Ðông bắt đầu ngày lập Ðông là ngày 8 tháng 11 đến ngày 5 tháng 2, giữa mùa Ðông, có ngày 22 tháng 12 là ngày ngắn nhứt trong năm. Ðó là, ngày Ðông Chí.

Nhưng đối với quý ông bà sống ở nông thôn ngày xưa, thường phân chia bốn mùa trong năm rất giản dị, là chia đều mỗi mùa 3 tháng, tính theo âm lịch như sauá:

- Mùa Xuân bắt đầu mùng một Tết của tháng Giêng cho đến cuối tháng ba.

- Mùa Hạ từ đầu tháng tư đến cuối tháng sáu.

- Mùa Thu từ đầu tháng bảy đến cuối tháng chín.

- Mùa Ðông từ đầu tháng mười đến cuối tháng chạp (tháng 12).

(Tân Mão từ 03-02-2011 đến 22-01-2012)

(Trích dẫn tác phẩm Tìm Hiểu Đời Sống An Lạc 2010 của Tiểu Đệ Nguyễn-Phú -Thứ)

Page 93: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 93

Trong khi đó, ở Âu Châu, nhứt là là nước Pháp, cũng phân chia 4 mùa cho mỗi năm, xin trich dẫn như sauá:

- Mùa Xuân bắt đầu từ 20-3 đến 20-6- Mùa Hạ bắt đầu từ 21-6 đến 22-9- Mùa Thu bắt đầu từ 23-9 đến 21-12- Mùa Ðông bắt đầu 22-12 đến 19-3Trong dân gian Việt Nam chúng ta, thói thuờng

tính theo âm lich, cho nên những câu ca dao có liên quan đến các tháng và các mùa trồng trọt của nhà nông hết sức trung thực, đúng lúc, xin đơn cử trích dẫn nhu sauá:

Tháng Chạp là tháng trồng Khoai (1)Tháng Giêng trồng Ðậu (2)Tháng Hai trồng CàTháng Ba cày vỡ ruộng raTháng Tư làm Mạ, mưa sa đầy đồng(1) Tháng Chạp tức tháng 12 cũng là tháng ăn chơi,

vì nhà nông sau vụ lúa, thì lo trồng hoa màu phụ như trồng : Khoai, Ðậu, Cà, Bắp... để sau khi ăn Tết, cho đến cuối tháng Hai đầu tháng Ba mới lo cày bỏ hoa màu phụ và lo trồng vụ lúa chánh.

(2) Tháng Giêng tức tháng 1.Hoặc là :Tháng Giêng ăn Tết ở nhàTháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hèTháng Tư đong Ðậu nấu chèĂn Tết Ðoan Ngọ trơ về tháng NămTháng Sáu buôn nhẫn, bán TrâmTháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhânTháng Tám chơi đèn kéo quânTrở về tháng Chín chung chân buôn hồngTháng Mười buôn thóc bán bôngTháng Một (3) , tháng Chạp nên công hoàn thành(3) Tháng Một chúng ta phải hiểu là tháng Mười

Một, để cho câu này có 8 chữ đúng luật theo thể thơ Lục Bát.

Nếu viếtá:Tháng Mười Một, tháng Chạp nên công hoàn thành thì nó có 9 chữ, thì sai luật theo thể thơ Lục Bát?.

Trở lại năm con Mèo, nếu chúng ta lần tay tính lại những năm Mèo đã qua và những năm Mèo sắp tới, sẽ thấy các năm như sau : 1951 - 1963 - 1975 - 1999 - 2011 - 2023 - 2035 - 2047 - 2059.... Nếu chúng ta để ý sẽ thấy các năm có cùng số tận cùng, thì có Can giống nhau, ví như :

1951 - 2011 (Số tận cùng là 1 cho nên có cùng CAN là Tân)

1963 - 2023 (Số tận cùng là 3 cho nên có cùng CAN là Quí)

1975 - 2035 (Số tận cùng là 5 cho nên có cùng CAN là Ất)

1999 - 2059 (Số tận cùng là 9 cho nên có cùng CAN là Kỷ)

Do vậy, để biết cách tính Can của mỗi tuổi, chúng ta chỉ cần để ý số tận cùng năm tuổi sanh đó để tính theo bảng kê trong Thập Thiên Can như sau :

Số tận cùng năm sanh Can gì

0 Canh1 Tân2 Nhâm3 Quý4 Giáp5 Ất6 Bính7 Ðinh8 Mậu9 Kỷ

Ðó là, bảng kê tính Thập Thiên Can tức 10 thân Trời là : Giáp, Ất, Bính, Ðinh , Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý. Khi tính tuổi năm sanh là Can gì xong rồi, thì chúng ta lần lượt tính tuổi năm sanh đó kết hợp với Thập Nhị Ðịa Chi tức 12 nhánh Ðất là : Tý, Sửu Dần Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi gì ?

Hơn nữa, chúng ta để ý sẽ thấy : Không thể bất cứ Can và Chi gì kết hợp với nhau hết được. Bởi vì, chúng ta không bao giờ thấy tuổi : Nhâm Sửu, Nhâm Mão, Nhâm Tỵ, Nhâm Mùi, Nhâm Dậu, Nhâm Hợi hoặc trái lại là : Quý Tý, Quý Dần, Quý Thìn, Quý Ngọ, Quý Thân và Quý Tuất bao giờ. Do vậy, sự kết hợp giữa Can và Chi phải có từng cặp cùng Dương hoặc cùng Âm thì mới kết hợp được.

Nhân đây, xin trích dẫn Thập Thiên Can tính theo Dương và Âm như sau : Giáp (Dương), Ất (Âm), Bính (Dương), Ðinh (Âm), Mậu (Dương), Kỷ (Âm), Canh (Dương), Tân (Âm), Nhâm (Dương) và Quý (Âm).

Và đối với Thập Nhị Ðịa Chi tính theo Dương và Âm, xin trích dẫn như sau : TÝ (Dương), SỬU (Âm), DẦN (Dương), Mẹo = Mão (Âm), THÌN (Dương), T (Âm), NGọ (Dương), MÙI (Âm), THÂN (Dương), DậU (Âm), tuất (Dương) và Hợi (Âm).

Khi chúng ta biết tuổi thuộc Can Chi có Dương Âm như thế nào tức là biết Cành và Gốc của tuổi đó mà thôi. Do vậy, không thể ngừng ở đây, bởi vì tuổi của chúng ta còn có Ngũ Hành là : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ, cho nên chúng ta phải tìm hiểu, xem tuổi của chúng ta có Mạng thuộc Hành gì nữa, cho nên chúng ta còn phải tìm ra phương cách tính Mạng, bởi vì mỗi người đều có số mạng, mặc dù có cùng số tuổi , nhưng Ngày, Giờ sanh Tháng đẻ lại khác nhau. Hơn nữa,

Page 94: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 94

chúng ta còn có cái quả tốt hay xấu xa xưa hoặc có chúng ta hay Ông Bà, Cha Mẹ nữa, có thấu hiểu hết những bí ẩn của cuộc đời, thì mới biết về con người của chúng ta như thế nào?

Do vậy, muốn tìm hiểu phương pháp tính Mạng thuộc Hành gì ? và phải thực hiện như thế nào? Xin trích dẫn theo phương thức các bậc tướng số xa xưa, đã rút kinh nghiệm để tính Mạng thuộc Hành gì ? như sau :

Như chúng ta đã biết, cứ 60 năm, thì kết thành một chu kỳ có Lục Giáp, cho nên gọi chung là Vận Niên Lục Giáp. Vậy, nếu chúng ta muốn tính Mạng, thì chúng ta phải đặt con Giáp đứng đầu để tính, xin trích dẫn như bài thơ dưới đây :

Giáp Tý :Ngân - Ðăng - Gíá - Bích - Câu

(Kim) - (Hõa) - (Mộc) - (Thổ) - (Kim)Giáp TUất :

Yên - Mãn - Tự - Chung - Lâu(Hỏa) - (Thủy) - (Thổ) - (Kim) - (Mộc)

Giáp Thân :Hán - Ðịa - Siêu - Sài - Thấp

(Thủy) - (Thổ) - (Hỏa) - (Mộc) - (Thủy)Nên nhớ : Bài thơ tính Mạng ở trên chỉ tính Mạng có ba con Giáp là : Giáp Tý, Giáp Tuất và Giáp Thân.

Vậy muốn tính thêm ba con Giáp nữa để được sáu con Giáp phải làm thế nào? Chúng ta để ý sẽ thấy, trong sáu con Giáp, nó có từng cặp giống nhau về Mạng, xin trích dẫn sau đây : Giáp Tý giống Giáp Ngọ - Giáp Tuất giống Giáp Thìn và Giáp Thân giống Giáp Dần.

Ngoài ra, chúng ta thấy bài thơ tính Mạng chỉ có 5 chữ, nhưng phải tính với Thập Thiên Can tức có 10 Can. Do vậy, mỗi chữ phải tính 2 Can từng cặp với nhau : Giáp Ất, Bính Ðinh, Mậu Kỷ, Canh Tân và Nhâm Quý. Khi hết Nhâm Quý thì luân chuyển trở lại Giáp Ất như bảng kê dưới đây :

Giáp Tý = Giáp Ngọ : Ngân - Ðăng - Gíá - Bích - Câu 银 汉 架 碧 钩

(Kim) - (Hõa) - (Mộc) - (Thổ) - (Kim)Giáp Tý GIÁP NGọ

Thứ tự Can Chi Hành Thứ tự Can Chi Hành1 Giáp Tý KIM 31 Giáp Ngọ KIM2 Ất Sửu KIM 32 Ất Mùi KIM3 Bính Dần HỎA 33 Bính Thân HỎA4 Ðinh Mão HỎA 34 Ðinh Dậu HỎA5 Mậu Thìn MộC 35 Mậu Tuất MộC6 Kỷ Tỵ MộC 36 Kỷ Hợi MộC7 Canh Ngọ Thổ 37 Canh Tý Thổ8 Tân Mùi Thổ 38 Tân Sửu Thổ9 Nhâm Thân KIM 39 Nhâm Dần KIM

10 Quý Dậu KIM 40 Quý Mão KIM

Giáp Tuất = Giáp Thìn : Yên - Mãn - Tự - Chung - Lâu

烟 满 自 钟 楼(Hỏa) - (Thủy) - (Thổ) - (Kim) - (Mộc)

Giáp Tuất GIÁP ThìnThứ tự Can Chi Hành Thứ tự Can Chi Hành

11 Giáp Tuất HỎA 41 Giáp Thìn HỎA12 Ất Hợi HỎA 42 Ất Tỵ HỎA13 Bính Tý Thủy 43 Bính Ngọ Thủy14 Ðinh Sửu Thủy 44 Ðinh Mùi Thủy15 Mậu Dần Thổ 45 Mậu Thân Thổ16 Kỷ Mão Thổ 46 Kỷ Dậu Thổ17 Canh Thìn KIM 47 Canh Tuất KIM18 Tân Tỵ KIM 48 Tân Hợi KIM19 Nhâm Ngọ Mộc 49 Nhâm Tý Mộc20 Quý Mùi Mộc 50 Quý Sửu Mộc

Page 95: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 95

Giáp Thân = Giáp Dần : Hán - Ðịa - Siêu - Sài - Thấp 汉 地 烧 柴 湿

(Thủy) - (Thổ) - (Hỏa) - (Mộc) - (Thủy)

Giáp Thân GIÁP DầnThứ tự Can Chi Hành Thứ tự Can Chi Hành

21 Giáp Thân Thủy 51 Giáp Dần Thủy22 Ất Dậu Thủy 52 Ất Mão Thủy23 Bính Tuất Thổ 53 Bính Thìn Thổ24 Ðinh Hợi Thổ 54 Ðinh Tỵ Thổ25 Mậu Tý Hỏa 55 Mậu Ngọ Hỏa26 Kỷ Sửu Hỏa 56 Kỷ Mùi Hỏa27 Canh Dần Mộc 57 Canh Thân Mộc28 Tân Mão Mộc 58 Tân Dậu Mộc29 Nhâm Thìn Thủy 59 Nhâm Tuất Thủy30 Quý Tỵ Thủy 60 Quý Hợi Thủy

Nếu chúng ta để ý và ghép nối số thứ tự liên tục sáu con Giáp đã dẫn thượng, sẽ có bảng Vân Niên Lục Giáp, xin trích dẫn (không ghi phần Ngũ Hành cho đơn giản) như sau :

01020304050607080910

Giáp Tý

Ất SửuBính DầnÐinh MãoMậu Thìn

Kỷ TỵCanh Ngọ

Tân MùiNhâm Thân

Quý Dậu

11121314151617181920

Giáp Tuất

Ất HợiBính Tý

Ðinh SửuMậu DầnKỷ Mão

Canh ThìnTân Tỵ

Nhâm NgọQuý Mùi

21222324252627282930

Giáp Thân

Ất DậuBính TuấtÐinh HợiMậu TýKỷ Sửu

Canh DầnTân Mão

Nhâm ThìnQuý Tỵ

31323334353637383940

Giáp Ngọ

Ất MùiBính ThânÐinh DậuMậu Tuất

Kỷ HợiCanh TýTân Sửu

Nhâm DầnQuý Mão

41424344454647484950

Giáp Thìn

Ất TỵBính NgọÐinh MùiMậu Thân

Kỷ DậuCanh Tuất

Tân HợiNhâm TýQuý Sửu

51525354555657585960

Giáp Dần

Ất MãoBính ThìnÐinh Tỵ

Mậu NgọKỷ Mùi

Canh ThânTân Dậu

Nhâm TuấtQuý Hợi

Như chúng ta đã thấy Mạng tức Hành có 5 loại, cho nên người ta thuờng nói Ngũ Hành là : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ dành cho tất cả số tuổi. Nếu phân tách từng cặp Hành một, thì chúng nó sẽ có Tương Sanh và Tương Khắc nhau, bởi vì mỗi Hành có đặc tính riêng, xin trích dẫn như sau :

1.- Những cặp hành được Tương Sanh :- Thổ sanh Kim ( Thổ bị sanh xuất, Kim được sanh nhập)- Kim sanh Thủy ( Kim bị sanh xuất, Thủy được sanh nhập)- Thủy sanh Mộc ( Thủy bị sanh xuất, Mộc được sanh nhập)- Mộc sanh Hỏa ( Mộc bị sanh xuất, Hỏa được sanh nhập)- Hỏa sanh Thổ ( Hỏa bị sanh xuất, Thổ được sanh nhập)

Page 96: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 96

1.- Những cặp hành bị Tương Khắc :Nhưng người ta cho rằng : Kim là (cái Búa) sẽ đốn

được Mộc (Cây), Mộc (Cây sẽ trở thành Thổ (Ðất), Thổ (Ðất) sẽ ngăn chận được Thủy (nước), Thủy (nước) sẽ làm tắt được Hỏa (Lửa), Hỏa (Lửa) sẽ đốt cháy Kim cho nên có những cặp Tương Khắc như sau :

- Kim khắc Mộc (Kim được khắc xuất, Mộc bị khắc nhập)

- Mộc khắc Thổ (Mộc được khắc xuất, Thổ bị khắc nhập)

- Thổ khắc Thủy (Thổ được khắc xuất, Thủy bị khắc nhập)

- Thủy khắc Hỏa (Thủy được khắc xuất, Hỏa bị khắc nhập)

- Hỏa khắc Kim (Hỏa được khắc xuất, Kim bị khắc nhập)

Trở lại tuổi Mão (Mẹo), chúng ta thấy Mạng như sau :

- Kỷ Mão (1939 -1999 - 2059) có mạng Thổ- Ðinh Mão (1927-1987 - 2047) có mạng Hỏa- Ất Mão (1915-1975 - 2035) có mạng Thủy- Quý Mão (1903-1963 - 2023) có mạng Kim- Tân Mão (1981-1951 - 2011) có mạng Mộc

Trở lại năm Kỷ Mão năm nay thuộc con Mèo, con vật đứng vào hàng thứ tư trong Thập Nhị Ðiạ Chi tức 12 Chi của chu kỳ một con Giáp có 12 năm. Khi nói tên con Mèo nó có một đặc điểm khác thường hơn những con vật khác trong Thập Nhị Ðịa Chi, bởi vì nó có hai nghĩa đen (Mèo 4 chân) và bóng (Mèo 2 chân) ai cũng biết. Mèo là con vật nhỏ con, mình nhẹ, leo cây rất giỏi, lông mềm, có móng bén nhọn, có râu và thường được nuôi trong nhà để bắt Chuột rất tài tình, Mèo rất sợ nước và lạnh, cho nên ở nông thôn Việt Nam bên đêm, thường thấy Mèo vào bếp nằm khoanh trong tro để cho ấm nên mặt mũi lọ lem hoặc lén chui vào giường ngủ với trẻ em. Trong khi ở các nước Âu Tây, Mèo được nuôi trong nhà cùng với Chó để làm kiểng cho vui cửa vui nhà, lại được có nơi ngủ có riêng và ăn uống đặc biệt hơn ở Việt Nam. Mèo có màu sắc lông khác nhau ví như : Mèo mun là mèo có sắc lông màu đen, Mèo mướp là mèo có sắc lông mốc, vằn màu hơi đen, Mèo tam thể là mèo có 3 sắc lông màu đen, trắng và vàng, Mèo vá là mèo có sắc lông màu đen và trắng xen kẻ nhau... Ngoài các loại Mèo nhà, còn thấy loại Mèo hoang, mèo rừng sống từng đàng.

Khi nói Mèo có bộ lông đen thì gọi là Mèo mun, tôi lại nhớ đến ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú đáng tự hào, bởi vì :

- Mèo có bộ lông đen thì gọi là Mèo mun- Chó có bộ lông đen thì gọi là Chó mực- Gà hay Ngựa có bộ lông đen thì gọi là Gà ô hay

Ngựa ô

hay là :- Mực đen để viết liễn thì gọi Mực tàu- Dầu đen để tráng đường gọi Dầu hắc- Ðôi mắt đen là đôi mắt huyền....Chúng ta cũng đã thấy những năm đã qua, ví như

1963 -1975 - 1987 - 1999 đất nước Việt Nam chúng ta thường có diễn biến quan trọng, không biết bước sang năm 2011 tương lai như thế nào? Hơn nữa, trong các kinh thơ, sấm giảng xa xưa, thì cũng có viết về năm con Mèo, xin trích dẫn như sau :

... Chuột sa chĩnh gạo nằm chơi,Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra,Hùm gầm khắp nẻo gần xa,Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời,Rồng bay năm vẻ sáng ngời,Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng,Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng...Sấm Trạng Trình (*)(*) Ðối với Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

(1491-1585) đã viết Sấm Giảng trên 5 thế kỷ kể từ khi Cụ sanh ra đời (1491-2011) làm sao đoán trúng năm nào là năm Mèo Cụ nói, chúng ta chỉ biết sau khi sự việc xảy ra mà thôi.

Hoặc làá:... Mèo kêu nghe tiếng bi ai,Quân thần phụ tử xiết chi ưu phiền,Rồng bay xao xuyến nào yên,Rắn bò giáp giới đảo điên dương trần,Chừng nào có Ngựa, có Lân,Có Qui, có Phụng, có Quân, có Thần...Sư Vải Bán KhoaiHay là :... Năm Mẹo, tháng Mẹo chưa buồn,Năm Mẹo, tháng Hợi lụy tuôn dầm dề,Vậy mà chưa thấy ủ ê,Trung ương Rồng lộn ê hề thây thi,Mèo kêu riết tới ai bi,

Tới Gà về ổ dân thì bình an...

Hoặc làá:... Mèo ngồi sợ Rắn xa đàng,Dê thời ghét Khỉ, xóm làng sạch trơn,Thập bát quốc làm hội đầu sơn,Thăng thiên, độn thổ nhờ ơn Phật Trời ...Ông Ba Thới

Page 97: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 97

Trong khi đó sấm giảng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ viết như sau :

... Mèo kêu ba tánh lao xao,Ðến chừng Rồng Rắn, máu đào chỉn ghê,Con Ngựa lại đá con Dê,Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao,Khỉ kia cũng bị xáo xào,Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng ...Ngoài ra, trong Kim Cổ Kỳ Quan trong bài Thừa

Nhàn, Ông Ba Thới lại viết nhu sau :... Mèo nọ no lại nằm co,Mèo nằm rình Chuột còn lo đói lòng,Chuột lang no chạy ra đồng,Trâu ai thả đó mích lòng không lo,Phải đem tiền bạc dằn kho,Ruớc quan thầy kiện lại lo chuyện nầy...(Trích Kim Cổ Kỳ Quan 171 : 61)

Xuyên qua những bài Kinh Thơ, Sấm giảng ở trên viết có liên quan đến năm Mèo là để chứng minh duy nhất là 12 con vật trong Thập Nhị Ðịa Chi cũng có trong Kinh Thơ, Sám Giảng, còn nội dung giải bày thi khó biết năm nào, tháng nào thực hành đúng với đất nước chúng ta, bởi vì Thiên Cơ Bất Khả Lậu.

Ðối với năm Mèo trong Ca dao, Thành Ngữ, Tục ngữ đã phổ biến sâu rộng trong dân gian, ngoài ra con Mèo là loại gia súc, nên nó thường liên quan đến thú vật trong nhà như : Chó, Chuột, Gà, Heo... Xin trích dẫn như sau : Mèo bắt Chuột, Chó giữ nhà - Như Mèo với Chó - Chửi Chó mắng Chó - Thắt cổ Mèo, treo cổ Chó - Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang - Rình như Mèo rình Chuột - Mèo nhỏ bắt Chuột con - Mèo già lại thua gan Chuột lắt... (Thành ngữ, Tục ngữ).

Con Mèo mầy trèo cây cauHõi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà ,Chú Chuột đi chợ đường xa,Mua mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo.

Mèo tha miếng thịt xôn xao,Cọp tha con Lợn thì nào thấy chi.

Con Mèo xán vỡ nồi rang,Con Chó chạy lại nó mang lấy đòn,

Con Mèo, con mẹo, con meo,Muốn ăn thịt Chuột phải leo xà nhà.

Con Mèo, con Chó có lông,Bụi tre có măt, nồi đồng có quai.

Con Mèo, con Chó có cũng không,Ông tre có mắt, ngoài đồng không có ai...(Ca Dao)

Ngoài ra, chúng ta còn thấy : Như Mèo thấy mỡ - Mèo nào từ mỡ - Tiu nghỉu như Mèo cụt tai - Mèo già hóa cáo - Mèo khen Mèo dài đuôi - Mèo cào không xé vách vôi - Mèo uống nước bể chẳng cạn... (Thành Ngữ).

Mèo khoe Mèo dài đuôi,Chuột khoe nhỏ mình dễ chạy,

Mèo lành chẳng ở mã,Ả nàng chẳng ở hàng cơm,

Mèo mả Gà đồng,Chực sánh lông công phượng hoàng,

Mèo lành ai nỡ cắt tai,Gái kia trồng rẫy khoe tài làm chi... (Tục ngữ)

Ðặc tính của con Mèo biết leo trèo rất giỏi, trái lại con Cọp thì không biết leo trèo, theo sách Kim Nam Thi Tập chú rằng : Thuở xưa Mèo và Cọp ở chung trong rừng sâu, Meèo là cậu của Cọp, Mèo thì biến nhác, Cọp thì siêng năng, đi săn thu vật mang về hang để ăn chung với nhau, Cọp không ngờ bữa nọ, Cọp đi vắng nhà, Mèo ở nhà ăn hết rồ nằm duỗi chân ra ngủ ngon lành, đến khi Cọp trở về thì bụng đói, phần không còn cái gì để ăn, nên Cọp tức giận bắt Mèo để ăn thịt. Mèo chạy đến một cây cao leo lên cây để lánh nạn, Cọp vì thân lớn lại nặng, nên không thể leo để bắt Mèo được, vì thế Cọp mới nói với Mèo, nếu bắt được Mèo thì sẽ ăn thịt kể cả cứt nữa cho hả giận. Từ đó, mỗi khi Mèo ỉa xong, thì lập tức giấu cứt là thế đó.

Hơn nữa, chúng ta còn thấy những cây có mang tên Mèo, xin trích dẫn như sau : Cây lưỡi Mèo - Cây Râu Mèo, Cây Bút Mèo, Cây Chàm Mèo, Nấm Mèo ....

Ðể tạm kết thúc bài nầy và nhân dịp bước sang năm Tân Mão (2011), kính chúc tất cả quý bà con đồng hương năm mới được Vạn Sự Tốt Ðẹp và An Khang Thịnh Ðạt mọi nhà.

Hàn Lâm NGUYỄN- PHÚ-THỨ

Mừng Xuân Tân Mão 2011

Page 98: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 98

Đ.K. T

Khác với bà con các tỉnh phía Bắc xưa nay thường quan niệm ngày Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình và lo tổ chức “ăn ba ngày Tết”, người

dân phía Nam lại chỉ quan tâm đến chuyện vui chơi di dưỡng tinh thần để xả hơi sau một năm ròng vất vả bon chen kiếm sống. Bởi thế, nên dân phương Bắc thì lo “ăn Tết” còn dân phía Nam thì mải lo “chơi Tết” mà thôi. Ngày Tết, bà con phương Bắc xưa nay quan niệm là phải có mâm cao cỗ đầy nhằm bồi bổ sức lực sau một năm chắt bóp ăn nhịn để dành. Chả thế mà tiêu chuẩn tối thiểu của ba ngày Tết đã được nâng lên thành câu đối: Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.hoặc được ngân nga thành thơ của thi sĩ Tú Xương nổi tiếng thành Nam Định hồi đầu thế kỷ XX: Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết Kiết cú như ai cũng rượu chè! Có lẽ do đất đai phương Nam màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi mưa thuận gió hòa, mùa màng thường bội thu, cây trái phong phú, chim trời,cá nước, thú rừng, gia súc, gia cầm đều sẵn… nên quanh năm người dân không thiếu cái ăn, việc ở lại thường đơn giản chẳng tốn kém cầu kỳ nên họ cứ thoải mái mà sống lè phè và Tết đến họ chỉ lo rong chơi đàn đúm “ca sáu câu vọng cổ”. Thú chơi Tết của ngườiá phương Nam theo thời gian cũng đã loại bỏ dần những thói hư tật xấu như cờ bạc, đá gà, chọi chim ăn tiền, nhậu nhẹt, hút xách, chơi hoang “tơi bời hoa lá”ù để ngày càng hướng tới một sự di dưỡng tinh thần, sự thưởng thức thanh cao, thuần khiết nặng về văn hóa-nghệ thuật. Thú chơi hoa, cây kiểng, bon-sai, chim cá…. Ngày Tết, như đã thành lệ, không gia đình nào ở mi?n Nam không lo để có được một gốc mai vàng, một chậu bông cúc, một vài chậu tắc (cây quất ở phương Bắc)trĩu trịt trái hay mấy nhánh phong lan, mấy chậu địa lan. Trước Tết cả tháng, người ta đã lên Thủ Đức, Lái Thiêu dò tìm vào các vườn mai, vườn kiểng để chọn cây, chọn gốc bông, chọn thế bon-sai và đặt cọc nhờ nhà vườn dưỡng cây và cung ứng đúng

hẹn trong dịp Tết. Mấy năm gần đây dân thành phố lại khoái mua phong lan, địa lan, các loại bông to khỏe, giàu màu sắc được nhập giống ngoại quốc về trồng tại Đà Lạt như bông hồng nhiều màu, thược dược, tuy-lip Hà Lan, hoa lài Mỹ, mãn đình hồng Nam Mỹ… Người dân còn thích thú mua về các loại mai ghép có bông nhiều cánh (có loại có tới 36 cánh trên một bông) và một gốc nhiều màu hoặc mua các gốc đào, nhành đào chở máy bay từ miền Bắc vô hoặc đào Bắc được trồng ở Đà Lạt, Lâm Đồng và chung quanh thành phố. Có kẻ giàu còn cầu kỳ “rước” về nào hoa hồng xanh, hoa hồng đen, lay-ơn, tuy-lip đủ màu và cả các gốc lão mai giá hàng chục triệu đồng cùng các gốc cây thế hàng trăm tuổi. Ngoài các loại hoa kiểng, cây kiểng, cây thế (bon-sai) người ta cũng có cái thú đi chọn mua chim kiểng, cá kiểng … làm phong phú thêm cuộc sống gia đình với tiếng chim hót trong lồng treo ngoài hàng hiên hay với đàn cá nước ngọt, cá biển đủ màu sắc, hình dáng bơi lượn tung tăng trong các hồ nuôi cá bằng thủy tinh đồ sộ được kết đèn màu, bơm dưỡng khí bày biện trong phòng khách các nhà thay vì trồng cây nêu ngày Tết.

Thú du ngoạn thiên nhiên đổi gió, về đồng quê hay lên rừng, xuống biển. Q uanh năm sống giữa đô thị chộn rộn, chen lấn xô bồ, ngập đầy khói bụi và tiếng ồn, được dịp nghỉ ngơi ngày Tết ai nấy đều khoái du ngoạn thiên nhiên để “đổi gió” cho thân xác thảnh thơi đón nắng trời miệt vườn, giỡn sóng nước ngoài biển hay hòa vào mây bay, thác đổ, nghe suối hát, rừng reo… Dân ít tiền thì rủ nhau chạy xe gắn máy về các vùng quê gần thành phố như lên Bến Dược, về Cần Giờ rừng Sác, về vườn cò Thủ Đức hay xuống Bàu cò, Láng Le Bình Chánh… Quá nữa thì lên vườn trái cây Lái Thiêu của Thủ Dầu Một (Bình Dương) hoặc về vườn trái cây Long Thành (Đồng Nai). Khá giả hơn, các gia đình thuê xe du lịch hoặc hùn hạp thuê xe đò chạy lên rừng, xuống biển. Có những năm thành phố Đà Lạt đầy ngập dân Sài Gòn về chơi Tết tới độ các khách sạn, nhà trọ không còn giường đón khách, các nhà hàng ăn uống không còn chỗ phục vụ và du khách đành ngủ ngoài xe, ngoài sạp chợ, hàng ba…Cũng có những dịp Tết tại suối nước nóng Bình Châu hay tại các bãi biển Long Hải, Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết… không còn chỗ nghỉ để đón du khách. Ngay cả những nơi xa xôi như Plây-cu, Buôn Mê Thuột, Đà Nẵng, Bà Nà, Hội An… nhiều dịp Tết trên đường phố hay tại các tụ điểm tham quan du lịch…chỉ người thành phố đụng đầu dân thành phố mà thôi. Cái máu du ngoạn đã ngấm sâu vào nhiều thế

Page 99: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 99

hệ dân thành phố có lẽ bởi họ thường phải sống chen chúc trong không gian ngột ngạt tù túng, họ khó chịu với nhịp sống công nghiệp hối hả, bon chen hàng ngày nên có dịp là phải thoát ra ngoài thiên nhiên cao rộng giải tỏa bao ức chế để tìm lại sự yên ả thảnh thơi. Mấy năm gần đây,nh? tham nh?ng hay buơn bán v?i vi?t ki?u v? th?m nhà, nhiều gia đình còn chịu khó đi du lịch nước ngoài hưởng Tết. Đã có khá đông du khách mua tour đi du lịch Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc, Hồng Công, thậm chí đi hành hương tại các đền chùa nổi tiếng của Căm pu chia, Phi lip pin, Mianma, Ấn Độ trong các dịp tết cổ truyền của dân tộc. Có năm ngành du lịch thành phố thống kê được đã cóù hơn 2 triệu lượt du khách thành phố góp mặt tại các điểm tham quan du lịch vui chơi xa gần trong dịp Tết Nguyên Đán.

Thú hành hương cúng chùa, cầu Phật. Những người lớn tuổi ở thành phố, nhất là các cụ, các bà lại thường có cái thú hành hương, cúng chùa, cầu Phật. Tết đến, dân đi cầu cúng vác theo cây nhang, hoa trái, đèn nến… tràn ngập các chùa lớn trong và ngoài thành phố như các chùa Gò, chùa Xá lợi, Vĩnh Nghiêm, Ấn Quang, chùa Tàu, chùa Ấn Độ, chùa Một Cột, chùa Phật cô đơn… Cũng dịp Tết, từng đoàn xe hối hả rời thành phố chạy về các tỉnh xa đưa bà con Phật tử hành hương về các chùa thiêng như chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc, chùa Dơi ở Sóc Trăng, chùa Bà Đen ở Bình Dương, chùa Đại Tòng Lâm ở Long Thành, hoặc các đền thiêng như đền Đức thánh Trần Hưng Đạo ở thành phố, Tháp Chàm Pô na ga ở Nha Trang, tòa Thánh ở Tây Ninh… Bất kể chùa lớn hay chùa nhỏ, đền thiêng hay không thiêng, ở đâu có nơi thờ Phật,thờ các vị thần thánh là bà con ta đều vô cúng tế hết sức thành khẩn và van vái cầu xin một năm mới đầy ân trạch.

Thú góp mặt tại các điểm vui chơi cộng đồng D ịp Tết Nguyên Đán, người dân thành phố phương Nam còn có nhiều niềm vui thú khác nữa. Đó là dịp họ được sảng khoái góp mặt tại các điểm sinh hoạt, vui chơi cộng đồng như triển lãm tranh tượng, thư pháp, hội Báo Xuân, Hội chợ sách, hội diễn văn nghệ các Sở, các ngành, các hội chọi chim, đá gà, các cuộc tranh tài thể dục thể thao, các rạp coi hát, coi phim…Cũng đã từ lâu, hàng năm cứ vào dịp áp Tết thành phố lại mở chợ hoa và tổ chức Hội Xuân độc đáo với biết bao gian hàng hấp dẫn, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất, tinh thần đủ loại cho mọi tầng lớp nhân dân thành phố. Ngày Tết người ta đổ về các điểm vui chơi đông nghẹt. Nào công viên Đầm Sen, nào Thảo cầm Viên,

nào Vườn Tao Đàn rồi đi xa hơn là tới Đồng Diều, Suối Tiên, Sàigòn Water Park hay Vietnam Water World… Khoảng chục năm gần đây, dân Nam còn có cái thú đi tới các khu du lịch như ở vùng Bến Dược, các vườn chim miền Tây ä, các vườn cây trái ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, chợ nổi trên sông Hậu - Cần Thơ…Thành phố và các tỉnh còn mở ra các ngày Hội đua thuyền, Hội ẩm thực trên xuồng ghe, mở Chợ đêm bán các món ăn truyền thống…tạo nên bao thú vui cho dân trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tết Nguyên Đán ở phương Nam nóng đổ mồ hôi, nắng chói chang hắt lửa xuống đường tráng nhựa, xuống các cao ốc, nhà tầng xi măng cốt thép, có mâm cao cỗ đầy ăn cũng chẳng thấy ngon, vậy chuyển hướng qua “chơi Tết” quả là đắc sách vậy./.

Đ.K.T

Các nhà vạt lý Viện công nghệ Massachussetts đã nghiên cứu thành công loại máy ảnh chụp xuyên tường.

ThànhcôngmớinhấtcủacácnhàkhoahọcMỹsắptớisẽgâyramộtsựchấnđộngthựcsự.Họphátminhramộthệthốngtruyềndẫnhìnhảnhđộngfemtogiây. ÔngRameshPaskharViệncôngnghệMassachusetts(MIT,HoaKỳ)đứngđầunhómdựánCameraCulture,nghiêncứuthànhcôngloạicameramớinàychobiết:“Phátminhcủachúngtôichophépchiếunhữngtiaxuyênquacácvậtngăncáchgiốngnhưtiarơnghennhưnglạikhôngphảilàtiarơnghen”.

( Xem ti‰p trang 114)

Máy ảnh với lazer femto giây chụp ảnh đằng sau bức tường. Ảnh: popsci.com

Page 100: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 100

Đất Nước ta có núi cao,

sông dài, biển cả bao la, đồng bằng thênh thang, tài nguyên phong phú.

Do vị trí và tính phong phú của thiên nhiên Việt nam đã là lý do để ngoại bang nhòm ngó. Từ ngày lập quốc, nhân dân Việt nam đã phải chiến đấu để tồn tại và phát triển bên cạnh một nước Tàu vừa to lớn vừa tham tàn luôn uy hiếp và muốn bành trướng về phía nam, đã từng đô hộ nước ta gần một ngàn năm.

Trải qua chiều dài lịch sử, giang sơn Đất Việt tuy gặp nhiều bất hạnh nhưng mỗi khi lâm nguy đều có vị cứu tinh, có anh hùng hào kiệt đứng lên cứu nước, cứu dân, dành tự chủ cho nước qua nhiều giai đoạn và mang quốc hiệu theo ý nghĩa mỗi thời kỳ củng cố nền độc lập.

Văn Lang : Văn lang là quốc hiệu đầu tiên

của Việt nam về đời Hồng Bàng. Theo sử thì bấy giờ trong khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lãnh bộ lạc nầy đóng vai lãnh đạo thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang. Ông xưng vua gọi là Hùng Vương, truyền được 18 đời, từ năm 2879 đến 258 trước Tây lịch.

Theo truyền thuyết thì vào thời Hùng Vương thứ 6 có bọn xâm lược phía Bắc gọi là giặc Man, giặc Mũi Đỏ, giặc Ân hay quấy nhiễu và cướp bóc nhân dân ta. Vua cho rao truyền tìm người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước. Bấy giờ ở làng Phù đổng, còn gọi là làng Dóng, có đứa trẻ ba năm nằm trên chỏng đá, nghe loan tin vua cầu hiền chống giặc, bé liền vụt lớn như thổi và ăn liền một lúc:

Bảy nong cơm, ba nong cà, Uống một hơi nước cạn đà khúc sông…

Đứa bé xin đi đánh giặc giúp vua và yêu cầu đúc một con ngựa và một roi bằng sắt. Khi ngựa và roi sắt đúc xong. Bé vươn vai vụt cao lớn lên một trượng rồi nhảy lên ngựa cầm roi xuất trận, quất roi sắt vào thân giặc, vụt tre ngà xuống đầu giặc: Đứa thì sứt mũi sứt tai, Đứa thì chết nhóc vì gai tre ngà…

Giặc thua thảm bại. Cả nước mừng chiến thắng. Phá được giặc rồi, đứa trẻ lên núi Sóc Sơn rồi biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù đổng và phong là ‘Phù Đổng Thiên Vương’ cũng gọi là ‘Thánh Dóng’.

Chuyện Phù Đổng Thiên Vương là thiên thần thoại ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc Việt nam thời cổ, lúc mà con

người phải chống chọi với nhiều khó khăn gian khổ nơi rừng rậm, thú dữ lại còn phải đương dầu với bọn cướp bóc xâm lăng. Nhờ vậy, ý thức dân tộc được hình thành và triển nở trong tiến trình dựng nước và giữ nước.

Âu Lạc : Vào thời suy yếu của triều

Hùng Vương cuối cùng, Thục Phán, một thủ lãnh người Âu Việt, phát quân đánh chiếm Văn lang. Triều Hùng sụp đổ.

Năm giáp thìn (275 TCN), Thục Phán xưng là An Dương Vương,cải quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong khê. Lãnh thổ Âu Lạc bao gồm cả Bắc bộ và Trung bộ ngày nay. Hai năm sau, An Dương Vương dời đô về miền Cổ Loa và xây Loa thành. Thành nầy được xây vòng vo chín tầng như trôn ốc, có nhiều ụ công sự phòng thủ. Ngoài thành có hào sâu và rộng, cạnh sông Hoàng giang. Thành Cổ loa là một công trình quy mô lớn, huy động hàng vạn nhân công Âu Lạc, thể hiện tính sáng tạo về nghệ thuật quân sự và cách phòng ngự của nhân dân Âu Lạc.

Cùng thời điểm nầy, bên Tàu Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, An Dương Vương xin thần phục nhà Tần, nhưng nhân dân Âu Lạc

Page 101: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 101

quyết không khuất phục người Tàu, đã nổi lên giết tướng Tàu là Đồ Thư và tiêu diệt hàng vạn quân xâm lược.

Nam Việt : Năm quí tỵ (208 TCN), đời An

Dương Vương, Triệu Đà, một viên quan lại của nhà Tần đem quân đánh chiếm Âu Lạc và sáp nhập đất Âu Lạc vào nước Nam Việt. An Dương Vương thua vì bị con r‹ là Trọng Thỉ (Con Triệu Đà) và con gái là Mị Châu (vợ Trọng Thỉ) làm phản, nên khi chạy đến Mộ Dạ (tỉnh Nghệ an) thì An Dương Vương rút gươm chém Mị Châu rồi nhảy xuống biển tự tử.

Triệu Đà là người Tàu, làm quan nhà Tần, dùng chính trị và luật pháp nước Tàu cai trị, dân Âu Lạc bất phục, không ngừng đấu tranh giành quyền tự chủ, chống lại quân xâm lăng.

Năm 111 (TCN), sau khi đánh bại nhà Tần, nhà Hán điều binh đánh chiếm Nam Việt, vua tôi nhà Triệu bị tiêu diệt. Đất Âu Lạc bị chuyển sang tay nhà Hán. Bắc Thuộc lần thứ nhất.

Thời Bắc thuộc lần thứ nhất, có hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo nhân dân nổi lên đánh chiếm được 65 thành trì, lập quốc, xưng đế được ba năm thì bị nhà Hán sai Mã Viện tiến quân đánh Hai Bà chạy đến sông Hát giang thì tự tận. Bắc Thuộc lần thứ hai.

Năm 248, bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu thị Trinh, một nữ nhi đầy khí phách cùng anh là Triệu quốc Đạt, tụ họp nghĩa binh khởi nghĩa tiến công chống xâm lược Tàu. Toàn thể Châu Giao (Âu Lạc) đều chấn động.

Hai Bà Trưng Trắc Trưng Nhị và Bà Triệu là những bậc anh thư liệt nữ của dân Việt đứng lên đánh đuổi quân tham tàn. Tấm gương sáng ngời của những trang nữ kiệt Việt nam được thể hiện từ hàng ngàn

năm trước, trong khi nước Pháp mãi đến năm 1429 mới có một Jeanne d`Arc, nữ anh hùng 19 tuổi chống quân xâm lược Anh.

Vạn Xuân : Sau gần 5 thế kỷ bị Tàu đô

hộ,lòng ái quốc của dân Việt chẳng những không bị mai một mà ý thức dân tộc càng mạnh mẽ hơn. Nhân dân Việt nam đã vùng lên đánh bại bọn xâm lược, tranh thủ độc lập. Mùa xuân năm 542, đại khởi nghĩa toàn dân do Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, Lý Bôn tuyên bố dựng nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, xây dựng đền Vạn thọ, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi hoàng đế, hiệu là Nam Đế (vua nước Nam), xây một chùa mới gọi là chùa Khai Quốc (mở nước) và ban sắc phong thần cho Bà Triệu.

Năm 545, vua nhà Lương bên Tàu phái quân sang đánh Nam Việt, Lý Nam Đế rút lui và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục chống quân Tàu. Triệu quang Phục tự xưng là Việt Vương, tiếp tục kháng chiến chống ngoại xâm. Năm 571, Lý Phật Tử, dòng dõi Lý Nam Đế, cất quân đánh Triệu Việt Vương, lập ra nhà Hậu Lý Nam Đế. Năm 602, vua nhà Tùy nước Tàu cho quân sang đánh chiếm Nam Việt, Lý Phật Tử qui hàng nhưng thực tâm vẫn chống lại quân Tàu xâm lược. Năm 603, giặc Tàu vây thành Cổ Loa, bắt Lý Phật Tử giải về Tàu. Nước ta lại bị Bắc Thuộc lần thứ ba, thêm 330 năm nữa.

Phong kiến phương Bắc cố thi hành chính sách đồng hóa nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì giành quyền tự chủ với các cuộc khởi nghĩa vùng lên chống xâm lăng. Lý tự Tiên khởi nghĩa vào năm 687, Mai thúc Loan khởi nghĩa năm 722, Phùng Hưng năm 766, Dương Thanh năm 819, Khúc Thừa Dụ năm 906, Khúc Hạo năm 907-917, Khúc Thừa Mỹ năm

917-923. Năm 931, Dương Đình Nghệ

lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi bọn xâm lăng, năm 937 ông bị viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết. Con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền kéo quân từ Châu Ái (Thanh hóa) ra Bắc trị tội tên phản bội. Kiều Công Tiễn xin vua Nam Hán cứu viện. Khi quân Hán đang lãng vãng ngoài biên cương thì Ngô Quyền giết chết tên phản bội bán nước Kiều công Tiễn và gấp rút tổ chức chống xâm lược Hán.

Biết rõ đường tiến quân của địch từ biển vào, Ngô Quyền cho quân dân đóng cọc ngầm xuống lòng sông Bạch đằng, đợi lúc thủy triều lên, Ông cho quân dụ địch vào lòng sông, khi thủy triều xuống, quân ta đánh quật ngược lại, thuyền địch bị cọc nhọn đâm thủng bị vỡ và đắm, quân địch hoàn toàn tan rã. Vua Nam Hán được tin thất trận, bỏ ý đồ xâm lăng nước ta.

Dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân dân ta đã chiến thắng oanh liệt tại Bạch Đằng giang cuối năm 938, chấm dứt ách Bắc thuộc một ngàn năm, dọn đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần … củng cố nền độc lập và chủ quyền của dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt nam. Ngô Quyền xưng vương, thành lập một quốc gia độc lập, đóng đô tại Cổ loa là kinh đô của nước Âu lạc thời An Dương Vương.

Sau khi Ngô Quyền mất (944), trong triều xẩy ra nhiều xung đột, bên ngoài thì có loạn 12 sứ quân đánh lẫn nhau. Khi nội loạn có nguy cơ dẫn đến mất nước thì Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa lư đem quân dẹp loạn sứ quân, đem giang sơn về một mối và lập nên cơ nghiệp nhà Đinh.

Đại Cồ Việt : Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên

ngôi hoàng đế, gọi là Đinh Tiên

Page 102: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 102

Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và đặt niên hiệu là Thái Bình. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đổ Thích giết. Triều đình tôn Đinh Tuệ lên làm vua hiệu là Vệ Vương. Vì vua trẻ 6 tuổi, mọi việc triều chính đều do Lê Hoàn nắm giữ.

Lúc bấy giờ nghe tin Đinh Tiên Hoàng mất, tự quân nhỏ dại, vua nhà Tống bên Tàu muốn thừa cơ tái xâm lăng nước ta. Vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, quân sĩ và một số quan lại suy tôn Lê Hoàn lên làm vua, hiệu là Đại Hành, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng quân xâm lược Tống và trừng phạt nước Chiêm thành vì đã bắt giam sứ thần nước ta. Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, Lê Trung Tông lên nối ngôi bị em là Lê Long Đĩnh giết cướp ngôi. Năm 1009, Long Đĩnh chết, con còn bé, đình thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua lập nên cơ nghiệp nhà Lý (1009-1225).

Đại Việt : Sau khi lên ngôi vua, năm

1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa lư về thành Đại la và đổi tên là thành Thăng long (Hà nội) và cho xây tại thành nầy nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa và thành lũy bảo vệ. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông (1054-1072) đổi quốc hiệu là Đại Việt. Việc đổi tên nước biểu thị sức mạnh và niềm tự hào của dân tộc, ý thức nền độc lập của một quốc gia hùng mạnh.

Từ Đại Cồ Việt năm 968 thời Đinh Tiên Hoàng đến Đại Việt năm 1054 thời Lý Thánh Tông, trải qua 86 năm oanh liệt chống quân xâm lược Nam Hán, đánh bại quân thù tại Bạch Đằng giang, dẹp loạn 12 sứ quân, kháng chiến chống quân xâm lượcTống, với ý chí quyết thắng của dân tộc, Lý Thường Kiệt đã viết lên một bài thơ bất hủ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Địa vị nước Đại Việt lúc ấy

không những nhà Tống bên Tàu phải kiêng nể mà còn bình phục được Chiêm thành, Chân lạp về triều cống triều đình ta.

Nhà Lý làm vua được 216 năm (1010-1225) làm cho nước ta phú cường phồn thịnh. Nhưng đến năm 1220, nhà Lý suy vong, Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và truyền ngôi cho chồng. Cuối năm 1225 Trần Cảnh lên ngôi, hiệu là Trần Thái Tông, triều Trần được thành lập từ đây.

Triều Trần thay triều Lý trong hoàn cảnh đặc biệt quan trọng, đó là lúc đoàn quân viễn chinh Mông cổ tung hoành trên lục địa Á-Âu, lăm le xâm chiếm nước ta. Nhà Trần sửa sang việc cai trị, định lại thuế má, học hành, pháp luật và nhất là binh chế được chỉnh đốn, nhờ vậy mà quân đội ta đã đánh bật quân Mông cổ ra khỏi thành Thăng long rồi tháo chạy về Vân nam vào ngày 29-1-1258. Dân quân ta đã bùng lên ngọn lºa yêu nước, đứng lên chiến đấu chống quân Nguyên vào năm 1285, quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Hốt Thất Liệt tức tối tái xâm lăng lần thứ ba vào năm 1287, bị quân dân ta phản công chiến thắng Bạch Đằng (1288) với chiến thuật cọc ngầm của Ngô Quyền thuở trước phá quân Nam Hán.

Sau các cuộc kháng chiến thắng lợi, triều Trần lo phục hồi kinh tế và xây dựng đất nước, uy thế của triều đình được củng cố. Nhưng từ giữa thế kỷ 14, triều Trần dần dần đi vào suy thoái rồi sụp đổ vì vua chúa hoang chơi, đất nước rối reng, hoàng triều bị lung lay tận gốc. Thiếu Đế, ông vua cuối đời Trần mới 3 tuổi bị Hồ Quí Ly phế bỏ. Nhà Trần được 12 vua, trị vì 175 năm (1225-1400).

Đại Ngu : Năm 1400, Hồ Quí Ly tự xưng

đế. Bởi Hồ Quí Ly là dòng dõi nhà Ngu bên Tàu, nên Quí Ly đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Nhà Hồ qua hai đời vua, đến năm 1407 thì mất vì bị quân Minh đánh bại.

Tuy đánh bại nhà Hồ nhưng quân Minh không thể khuất phục được nhân dân Việt nam. Năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn (Thanh hóa) Lê Lợi cùng 18 chiến hữu làm lễ tuyên thệ quyết chiến đuổi giặc cứu nước. Cuộc khởi nghĩa dần dần phát triển thành cuộc chiến lan rộng cả nước: ‘‘Nghĩa quân càng đánh càng thắng, đi đến đâu đánh tan đến đấy, như phá vật nát, như bẻ cành khô’’ (Ng.Trải), phạm vi cai trị của địch bị thu hẹp dần, hàng vạn quân địch bị tiêu diệt. Đến ngày 3-1-1427 tên địch cuối cùng rời khỏi lãnh thổ Việt nam.

Đại Việt : Lê Lợi lãnh đạo toàn quân toàn

dân đánh thắng giặc Minh, đem giang sơn lại cho nước nhà. Năm 1428, ông lên ngôi hiệu là Lê Thái Tổ, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Cuộc khởi nghĩa Lam sơn với 10 năm chiến đấu kiên cường đã thắng lợi vẻ vang, quật ngã ách thống trị của quân Tàu xâm lược . Dân tộc ta đã ý thức sâu sắc nền độc lập của nước nhà, một quốc gia hùng cường không khuất phục trước bất cứ thế lực ngọai bang nào :

Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Cõi bờ sông núi đã riêng, Phong tục Bắc – Nam cũng khác. Trải…Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Mà hào kiệt không bao giờ thiếu… (Trích Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo) .

Nhà Lê làm vua được 360 năm (1428-1788), thời gian đầu, các vua Lê lãnh đạo dân quân chiến thắng oanh liệt, đè bẹp ngọai xâm, giành độc lập, đem lại vẻ vang và kiêu

Page 103: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 103

hảnh cho nước nhà, nhưng triều Lê dần dần suy yếu, truyền đến vua Lê Chiêu Tông thì bị họ Mạc cướp ngôi. Sau nhờ có họ Trịnh và họ Nguyễn giúp đỡ, nhà Hậu Lê trung hưng lên, rồi vua Lê bị chúa Trịnh hiếp chế. Khi nghiệp chúa suy thì ngôi vua cũng tàn, truyền đến vua Lê Chiêu Thống thì hết.

Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, họ Trịnh xưng chúa ở miền Bắc, họ Nguyễn xưng chúa miền Nam. Chiến tranh Trịnh Nguyễn diễn ra ròng rã 45 năm (1627-1672), người dân hai miền phải đi lính và sưu dịch rất vất vả lại còn bị Trương phúc Loan, quyền thần nhà Nguyễn, chuyên quyền làm bậy, tham lam, gây nhiều tội ác, nhân dân oán giận. Bởi vậy, năm 1771, cơn bão cách mạng bùng nổ do ba anh em nhà Nguyễn Tây sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyện Huệ lãnh đạo. Tại Qui nhơn, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế, Nguyễn Lữ được phong làm Đông Định Vương cai quản đất Gia định, Nguyễn Huệ được phong làm Bắc Bình Vương cai quản từ Quảng nam đến tỉnh Nghệ an.

Vua Lê Chiêu Thống, một ông vua bạc nhược, được sự che chở của Nguyễn hữu Chỉnh, kẻ đang chuyên quyền hống hách ở đất Bắc, bị Nguyễn Huệ sai Vũ văn Nhậm ra đánh phá quân Nguyễn hữu Chỉnh. Thấy quân Hữu Chỉnh thua, vua Lê Chiêu Thống bỏ kinh đô, cùng 30 người tôn thất chạy lên Cao bằng và cho người sang Tàu cầu cứu nhà Mãn Thanh.

Sau hơn ba trăm năm không xâm phạm nước ta và dưới triều vua Càn Long, nhà Thanh đã đạt đến độ cường thịnh, thì việc vua Lê cầu cứu là cơ hội cho nhà Thanh thực hành ý đồ xâm lược nước ta. Dưới chiêu bài cứu nhà Lê, 20 vạn quân Tàu do Tôn sĩ Nghị chỉ huy tiến chiếm Bắc Hà, bị Quang Trung

Nguyễn Huệ đánh tan vào ngày 30-1-1789 nhằm ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín cùng đoàn bại binh tháo chạy về nước, vua tôi nước Tàu khiếp đảm khi được tin bại trận. Từ xưa đến nay, nước chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy.

Anh hùng Nguyễn Huệ được người phương Tây so sánh như một Nã phá Luân (Napoléon) của châu Âu. Quang Trung Nguyễn Huệ là niềm kiêu hảnh và tự hào của dân tộc Việt nam. Tiếc rằng chưa thực hiện được hoài bão lớn ‘’đánh Tàu lấy lại đất Lưỡng Quảng’’ thì Quang Trung đã từ trần ở tuổi 40, trị vì được 4 năm (1788-1792).

Sau khi Quang Trung mất, con là Quang Toản còn ít tuổi, thiếu năng lực và uy tín nên nội bộ triều Tây sơn lủng củng với nhiều mâu thuÅn, các đại thần giết hại lẫn nhau. Nhân cơ hội ấy, Nguyễn Ánh chuyển sang thế công, đánh chiếm Qui nhơn (1799), Phú xuân (Huế) (1801), đến tháng 7 năm 1802 chiếm Thăng long (Hà nội) thống nhất giang sơn. Ông Nguyễn Ánh khởi binh chống Tây sơn từ năm 1778, hai mươi bốn năm sau mới dứt được nhà Tây Sơn.

Việt Nam : Sau khi thống nhất đất nước,

ông Nguyễn Ánh xưng đế, hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Huế), trị vì được 18 năm (1802-1819), thọ 59 tuổi.

Đại Nam : Vua Gia Long băng hà, thái tử

Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng, một ông vua văn võ kiêm toàn, có tài trị quốc, mở mang bờ cõi, cũng là công lao của nhà Nguyễn, bởi lãnh thổ nước ta chưa bao giờ rộng lớn như dưới thời Minh Mạng. Đời Lý-Trần, biên cương phía nam nước ta chỉ đến

Hoá Châu (Quảng nam). Thời Minh Mạng, năm 1834, ông Trương minh Giảng lập đồn An nam ở gần Nam vang để bảo hộ Chân lạp (Cambốt). Năm 1835 đổi Chân lạp ra làm Trấn Tây Thành. Năm 1840 vua Minh Mạng đặt hệ thống cai trị ở Trấn Tây Thành. Vì các quan bảo hộ áp chế nên dân địa phương khởi nghĩa đánh lại chính quyền Bảo hộ. Khi vua Minh Mạng mất, quan quân Bảo hộ bỏ Trấn Tây Thành rút về An giang.

Đối với Lào, thời bấy giờ quân Tiêm la (Thái lan) hay sang quấy nhiễu dân Lào nên các xứ Lào xin về nội thuộc nước ta để được bảo vệ. Từ Luang-Prabang đến Savannakhet đều thuộc về Việt nam cả.

Tiếng tăm nước Việt dưới triều Minh Mạng vang danh đến Thái lan, Miến điện,Tân gia ba… nước nào cũng xin thông hiếu. Danh tiếng lừng lẫy như vậy nên năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước Việt nam thành Đại Nam. Nhà vua cũng còn gọi nước Đại Nam hay Đại Việt Nam cũng dược.

Tuy nhiên, dưới triều các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đình thần chỉ chăm lo việc văn chương thơ phú, khéo nghề bút nghiên, bàn đến việc nước thì noi theo chỉ giáo của thánh hiền, áp dụng thuật trị quốc đời Nghiêu Thuấn thời cổ đại bên Tàu, tự cho mình hơn người, thiên hạ là man rợ, rồi bế quan tỏa cảng, kỳ thị người châu Âu, trong khi học thuật thiên hạ đã tiến bộ nhiều, các nước châu Âu như Anh, Pháp, Tây ban Nha, Bồ đào nha…..đua nhau đi kiếm thị trường, chiếm đất làm thuộc địa như Ấn độ, Miến điện, Mã lai, các nước vùng châu Phi, châu Mỹ, vùng Trung Đông, ngay nước Tàu cũng bị mất đất Hồng kông, Ma cao…Lúc bấy giờ có một ít người Việt quê Nghệ an được các nhà truyền giáo đưa đi du học nước ngoài như các

Page 104: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 104

ông Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Điều, sau khi về nước, năm 1866 đã làm các bản điều trần, kể hết tình tự nước mình, xin vua Tự Đức mau mau cải cách mọi việc thì không mất nước. Đình thần cho là nói càn, không ai nghe. Năm 1868, ông Đinh văn Điền ở Ninh bình dâng sớ xin đặt kế hoạch doanh điền, khai mỏ vàng, làm tàu hỏa, cho các nước Tây phương vào buôn bán, luyện tập quân sĩ để phòng thủ khi hữu sự, bị đình thần cho là không hợp thời rồi bỏ không dùng. Năm 1871, ông Nguyễn Hợp đi sứ Tiêm la (Thái lan) về tâu rằng: Người Anh sang xin thông thương thì Thái lan lập điều ước và cho ngay. Vì vậy, người Anh không có cớ gì mà sinh sự để đánh chiếm đất. Thái lan còn cho các nước Pháp, Đức, Ý, Mỹ … đặt lãnh sự để coi sóc việc buôn bán. Như thế các nước đều có quyền lợi, không ai hiếp chế Thái lan. Nhưng vua Tự Đức nhất thiết không cho người ngoại quốc vào buôn bán. Vì vậy mà nước Pháp có cớ để đánh chiếm và đô hộ nước ta trong gần 80 năm.

Tuy chịu Pháp đô hộ, nhưng lòng ái quốc của người dân Việt vẫn nồng nhiệt, sôi sục căm hờn, đã nổi lên chống thực dân Pháp xâm lăng, như các ông Phan đình Phùng với Văn thân, Trần cao Vân và Thái Phiên trong Việt nam Phục quốc hội, Phan bội Châu, Phan chu Trinh trong Đông kinh Nghĩa thục, ở Thái nguyên có Hoàng hoa Thám nổi lên đánh Pháp, ở Hà nội có vụ đầu độc lính Pháp, Cuộc Khởi nghĩa Yên bái ngày 10-2-1930, v.v…

Việt Nam Ngày 8 thảng 3 măm 1945,

quân Nhật đánh úp Pháp trên toàn cõi Đông dương. Đaị sứ Nhật là Yokohama tiếp xúc với chính phủ Nam triều và tán thành một nước Việt nam độc lập. Vua Bảo Đại triệu

tập viện Cơ Mật và ra tuyên chiếu bố cáo cho quốc dân ‘’ Kể từ đây nước Việt Nam đã độc lập và tất cả các hiệp ước ký kết với Pháp trước đây đều hủy bỏ’’.

Kể từ thời Ngô Quyền xưng vương năm 939, thành lập một nước độc lập, tiếp đến Đinh Bộ Lĩnh xưng đế đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, các triều đại kế tiếp lần lượt thay dổi quốc hiệu như Đại Việt, Việt Nam, Đại Việt Nam rồi Việt Nam.

Chữ Đại 大 trong quốc hiệu Đại Việt mang ý nghĩa tư duy nước lớn, tính tự tôn tự trọng, tự hào, tự lực, tự cường, tự chủ của dân tộc ta.

Chữ Việt 越 tên của dân tộc ta từ nguồn gốc Lạc Việt.

Chữ Nam 南 là phương Nam, phía Nam. Các quốc hiệu nước ta phần nhiều mang chữ Nam như nước Nam, Đại Nam, An Nam, Việt Nam. Theo quan niệm địa lý Đông Phương thì phía Nam là hướng ánh sáng, nơi có Ông Trời ngự, ngược với Bắc là tối tăm. Vì vậy, ngôi vua xoay về hướng Nam gọi là Nam Diện. Theo Tiên thiên Bát quái thì hướng Nam thuộc về dương, và hướng Bắc thuộc về âm.

Nước ta tuy nhỏ nhưng với tư duy nước lớn ; Đại Nam, Đại Việt, nhân dân ta đã vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ của Phương Bắc, Phương Tây. Ngoại bang nào còn nuôi mộng xâm lăng Việt nam thì :

‘’Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư’’ (Lý thường Kiệt)

(Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).

Thực dân Phương Tây sau 80 năm đô hộ đã nếm mùi thất bại, nhưng Phương Bắc ngàn đời vẫn lăm le xâm chiến nước ta, cho dù họ có thay đổi thể chế nào đi nữa, thì mộng bá quyền bành trướng, tuy ngày nay đã lỗi thời, nhưng vẫn là hoài bão muôn đời của họ. Nếu có cơ hội, họ sẽ lấn chiếm lãnh thổ,

lãnh hải các lân bang. Mấy năm gần đây, Trung quốc

gây áp lực trên Biển Đông, vë ra một đường lưỡi bò nuốt toàn bộ quần đảo Trường sa và Hoàng sa của nước ta, họ cướp ngư thuyền, bắt ngư dân nước ta hành nghề trên ngư trường quốc tế, họ còn gây trở ngại trên tuyến đường lưu thông hàng hải. Biển Đông mà người Tàu gọi là Nam Hải được Bắc kinh xác nhận là con đường huyết mạch, là quyền lợi ưu tiên của Trung quốc. Do vậy, họ bá chủ Biển Đông, làm mưa làm gió, gây tình trạng căng thẳng nơi vùng biển nầy.

Hoa kỳ cũng lên tiếng xác nhận quyền lợi của mình trong việc tàu bè phải được lưu thông tự do trên hải lộ trong vùng Nam hải và để chứng tỏ sức mạnh của Hải quân Mỹ trên Thái bình dương, Hoa kỳ đã mở các cuộc thao diễn quân sự trên biển Nam hải và cho siêu Hàng không Mẫu hạm USS Washington đến ngoài khơi Đà n¤ng, không xa quần đảo Hoàng sa. Mặt khác, Hải quân Nga cũng đang lảng vảng nơi vùng biển đang tranh chấp nầy và lập lờ muốn tái thiết căn cứ Cam ranh. Cùng thời điểm nầy, Thủ Tướng Ấn độ thăm Nhật bản nhằm tạo thế liên minh đối phó với ảnh hưởng của Trung quốc ngày càng lớn tại châu Á.

Có thể xem đây là một cuộc dàn trận của các cường quốc để kìm chân Trung quốc đồng thời giúp bảo vệ an ninh khu vực được hữu hiệu. Được vậy, Việt nam sẽ bớt lo ngại bị Trung quốc áp chế.

Tài liệu tham khảo: Montréal, Mùa Xuân 2011

-Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. -Lịch Sử Việt Nam của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt nam.

Page 105: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 105

Chữa lành tâm sân hận

Nguyên tác: HEALING HATRED by His Holiness the Dalai Lama

Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như

là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc có nơi bạn. Khi một tư tưởng ẩn chứa sự hận thù bên trong, sẽ làm cho bạn có cảm giác căng thẳng và lo lắng gây nên ăn mất khẩu vị, khó ngủ và còn hơn thế nữa…. Nếu như bạn quan sát kỷ tư tưởng sân hận và đố kỵ đang phát sinh trong bạn như thế nào, bạn sẽ tìm được ra rằng, nói chung, nó chỉ xuất hiện khi bạn bị tổn thương, hoặc bị đối xử bất công bởi người nào đó, trái với sự mong đợi của bạn. Nếu khi tâm sân hận có mặt, quán chiếu kỷ, bạn thấy rằng nó xuất hiện như là một người bạn để bảo vệ, để đối kháng lại hoặc trả đủa đối với ai gây tác hại đến bạn. Vì vậy, sự giận dữ hay tâm sân phát sanh như là một lá chắn bảo vệ bạn. Nhưng thực tế, đó là một ảo ảnh hay là một sự đánh lừa tâm bạn. Ngài Chandrakirti, trong “Thể nhập vào Trung đạo” cho rằng có thể bạn biện minh rằng đó là sự ứng phó với vũ lực bằng bạo lực, vì sự trả đủa

bằng cách nầy để tránh được hoặc giảm sự tổn thương đến bạn, khi sự kiện xẩy ra. Nhưng đây không phải là trong trường hợp nầy, vì nếu khi bạn bị gây hại, thì thân đã bị thương hoặc những diễn biến đã xẩy ra. Ngược lại, trong hiện trạng đó, nếu sự phản ứng một cách tiêu cực của bạn được thay bằng thái độ khoan dung, thì chính bạn đã có lợi ích tức thời, mà còn phá hũy được hạt giống bất hạnh đến từ sự xung động và hành xử thiếu sáng suốt. Theo quan điểm của đạo Phật, thì hậu quả xấu của những việc trả thù sẽ do chính bạn lãnh nhận trong đời sống hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, nếu một người bị đối xử rất bất công và nếu tình trạng nầy bị lãng quên không truy cứu, có thể sẽ gây hậu quả xấu nghiêm trọng cho tội phạm. Trường hợp nầy được gọi là phản tác dụng. Nên trong tình huống nầy, bạn cần có lòng từ đối với người gây tội, cũng như không mang tâm sân hận hoặc thù ghét, mà cần bình tĩnh, dùng biện khôn ngoan để đối phó. Như vậy, khi một người mang hạnh Bồ tát, thì nên dấn thân tích cực để chuyển hoá các sai lầm của kẻ ác. Nếu như bạn đã thọ giới Bồ tát mà không can đảm đối diện khi tình thế đòi hỏi, bạn đã làm sai lời nguyện của mình. Ngoài ra, theo như quan điểm trong “Thể Nhập vào Trung Đạo”, thì không chỉ dòng tư tưởng thù hận dẫn dắt bạn đến những hình thái bất hạnh trong đời sống tương lai, nhưng trong lúc mà tâm sân nổi dậy, dù bạn cố gắng kiểm soát thái độ của mình, thì gương mặt cũng đã biến sắc xấu xí, đó là sự biểu lộ cảm xúc bất an, và gây ra từ trường thiếu thân thiện. Ai cũng có thể cảm nhận điều nầy khi đối diện với bạn, và nó cũng như gây dị ứng khó chịu không chỉ cho con người, mà cả loài thú nuội hoặc

con vật khác đều cố gắng tránh xa. Do đó, khi quan sát dòng tư tưởng hận thù, đố kỵ phát sinh và tác động như thế nào, bạn khám phá rằng, nó xuất hiện khi bạn bị gây tổn thương, bị đối xử bất công bởi người khác, với những điều mà bạn không muốn. Có một số những hậu quả trước mắt đến từ lòng hận thù, như làm cho thân tâm bạn bất an, gây các chuyển biến không tốt. Ngoài ra, khi mà cường độ của sự tức giận và hận thù lên cao điểm, sẽ gây hại cho phần tốt nhất bộ não của bạn- nơi mà khả năng phán đoán giữa đúng và sai hay nhận thức được hậu quả ngắn hoặc dài hạn- bị hoàn toàn không còn tác dụng, hoặc làm làm đúng chức năng nữa. Nó có thể gây nên những khủng hoảng hoặc các tác hại xấu do không kiềm chế được. Khi bạn phán đoán về những tác động tiêu cực và phá hoại của lòng sân và đố kỵ, bạn nhận thức rằng mình cần phải có khoảng cách xa với các cảm xúc đang bùng vỡ đó. Nếu bạn thực sự quan tâm đến những tác hại của nó, bạn sẽ biết rằng khi nó xẩy ra, bạn khó có thể bảo vệ được sự giàu sang, dù bạn giàu đến cỡ nào, cũng không tránh khỏi ảnh hưỡng bởi những cảm xúc trong lúc đó. Ngay cả là người có học thức cũng vậy. Luật pháp, cũng tương tự, không thể bảo đảm che chở được. Như vũ khí hạt nhân, dù là có nhiều vấn đề phức tạp như thế nào để kiểm soát trong hệ thống phòng thủ, thì vẫn không thể bảo vệ được bạn bị tác hại đến. Yếu tố duy nhất có thể giúp cho bạn thoát khỏi hoặc bảo vệ bạn tránh được những tác hại tiêu cực của lòng sân và đố kỵ, là phải thực tập lòng khoan dung và kiên nhẫn”. Hỏi: Niệm sân hận đến từ đâu? Dalai Lama: “Đó là một câu hỏi mà cần có nhiều giờ để thảo luận. Theo

Page 106: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 106

quan điểm Phật giáo, câu trả lời đơn giản là nó không có khởi nguồn. Để giải thích thêm, người Phật tử tin rằng có nhiều mức độ khác nhau của tâm thức. Những tâm thức vi tế nhất mà chúng ta quán chiếu đến dựa trên căn bản về đời sống quá khứ (tiền kiếp), hiện tại và đời sống tương lai, là một hiện tượng tâm thức vi tế tạm thời đến từ kết quả của các nhận duyên và điều kiện. Người Phật tử kết luận rằng những tâm thức tự nó không được cấu thành bởi sự kiện, mà được thay thế để chấp nhận như là dòng tâm thức tương tục. Và đó là nền tảng của học thuyết tái sanh. Đó là nơi mà trong tâm thức, vô minh và sân hận cùng phát sinh tựnhiên. Những cảm xúc tiêu cực, cũng như các cảm xúc tích cực, xuất hiện từ vô thủy, đều là một phần của tâm của chúng ta. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực thực sự đều dựa căn bản trên sự thiếu hiểu biết, mà không có nền tảng vững chắc. Không có những cảm xúc tiêu cực nào, dù biểu lộ mạnh mẻ, mà có một nền tảng vững chắc. Nói cách khác, các cảm xúc tích cực, chẳng hạn như là lòng từ bi hoặc trí tuệ, lại có một cơ sở vững chắc: đó là hạt giống được đặt nền và có gốc rễ trong sự tu tập và hiểu biết, khác với trường hợp những xúc cảm do sân hận và đố kỵ. Tính chất căn bản của tâm thức vi tế tự nó là cái gì trung hoà. Vì vậy, có thể thanh tịnh hoá và loại bỏ tất cả những tâm bất thiện, và bản tánh tự nhiên đó được gọi là Phật tánh. Do đó, sân hận và đố kỵ không có nguồn gốc, không có khởi đầu và chấm dứt, nên tâm tự nó cũng không có khởi đầu và kết thúc, chúng ta nên hiểu vững chắc điều nầy...

Nhật Tịnh dịch (The Buddhist Translation Group)

Tại sao bệnh đau khớp kéo dài? Đáng tiếc là nhiều bệnh nhân chưa được thông tin về các loại thực phẩm nên dùng khi đau khớp.

Cho dù có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phong thấp bước qua bệnh gút cho đến viêm khớp chỉ vì dị ứng, khớp khi viêm thường sưng nóng, phù nề, đau nhức và giới hạn vận động. Tuy người này có dấu hiệu đau nhức nhiều hơn, kẻ kia thì sưng phù là triệu chứng chiếm ưu thế nhưng liệu pháp cơ bản cũng không thể ra ngoài mục tiêu kháng viêm. Tưởng đơn giản nhưng lại không. Vấn đề thầy thuốc thường gặp là thuốc kháng viêm nào cũng thế, dù thuộc nhóm có corticoid hay không có steroid, đều khó tránh không gây ảnh hưởng bất lợi trên đường tiêu hóa, nhất là khi bệnh nhân trước đó đã bị viêm loét dạ dày.

Nhiều bệnh nhân vì thế không thể theo đuổi liệu pháp đến nơi đến chốn do thuốc phá bao tử trước khi khớp hết đau. Nếu không uống được nhiều thuốc, chỉ còn cách áp dụng món ăn nên thuốc, sao cho thuốc uống vào tuy có lượng thấp hơn nhưng hiệu quả vẫn như mong đợi. Bên cạnh đó, món ăn nên thuốc trong bệnh khớp ít nhiều đều có công năng như kháng viêm trên cơ chế sinh học, giảm đau bằng hoạt chất không hại dạ dày, trợ lực thuốc để thu ngắn liệu trình và giảm

thiểu liều lượng, giới hạn tác dụng phụ của thuốc vì đằng nào cũng khó tránh phải dùng nhiều ngày. Đáng tiếc là nhiều bệnh nhân chưa được thông tin về các loại thực phẩm nên dùng khi đau khớp.

Cụ thể những loại đó là:- Trái bơ, cà rốt, khoai lang

ta: Nhằm tận dụng tác dụng kháng ôxy hóa cộng hưởng của cặp sinh tố bài trùng A và E để bảo vệ bao khớp và đầu xương. - Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí: Nhằm vừa mượn hiệu năng chống dị ứng của canxi vừa cung cấp chất vôi để bảo vệ đầu xương trước tác dụng xói mòn của độc chất trong ổ viêm.

- Cá biển như cá hồi, cá mòi,...: Nhằm tiếp tế cho cơ thể chất 3-Omega để chất này sau đó được biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm. - Đu đủ, thơm, chanh, bưởi: Các loại trái này là nguồn cung ứng hai hoạt chất có tác dụng trợ lực cho chức năng kháng viêm của tuyến thượng thận. Đó là men ly giải chất gây đau và sinh tố C. - Nấm đông cô và nấm mèo: Là hai món ăn đang được đánh giá cao nhờ có tác dụng giảm đau không thua các loại thuốc kinh điển như aspirin, paracetamol... và an toàn hơn vì không gây kích ứng trên đường tiêu hóa.

Dùng món ăn để hoàn toàn thay thế thuốc trong lúc đang viêm khớp là quan niệm thiếu thực tế. Nhưng áp dụng tri thức về dinh dưỡng nhằm thu ngắn thời gian dùng thuốc là điều hoàn toàn khả thi. Đừng quên thuốc nào cũng thế, hễ thừa đều thành thuốc ... độc!

Page 107: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 107

Boston hôm nay trời mưa. Mùa thu đang qua trên thành phố. Lá rơi

đầy trên con đường nhỏ và nhiều nhất là trên bãi đậu xe bên hông nhà. Nhìn ra vườn tôi chợt nghĩ đến một cuối tuần bận rộn đang chờ đợi và những việc phải làm để tiễn đưa đám lá vàng khô đi theo luật tuần hoàn của vũ trụ.

Tôi đã đến với nhiều mùa thu trên nước Mỹ nhưng mùa thu New England với tôi vẫn là mùa thu đẹp nhất. Mỗi năm hàng trăm ngàn người đổ về các tiểu bang miền Đông Bắc chỉ để xem lá vàng. Hầu hết khách sạn thường được giữ chỗ từ nhiều tháng trước. Dân chúng trong các khu vực quanh hồ Winnipesaukee hay vùng ven núi White Mountain ở New Hampshire và Washington Mountain ở Vermont lại có dịp sửa soạn nhà cửa để cho du khách mướn. Thật vậy. Khi đứng trên đỉnh Loon Mountain nhìn xuống mặt hồ thu phản chiếu những cánh rừng phong đỏ rực, dù một người có tâm hồn khô khan, chai đá bao nhiêu cũng không khỏi nghe lòng dâng lên một niềm xúc cảm đầy thi vị. Đó là phút hồi sinh của mối tình đầu để nghe lòng khe khë hát “người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây”.

Mùa thu là mùa của thi ca, là nguồn cảm hứng cho bao nhiêu bài thơ tình tuyệt vời của nhiều thi sĩ. Hai câu thơ “Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô” có thể là tưởng tượng của nhà thơ Lưu Trọng Lư nhưng ở Vermont là chuyện rất thường xảy ra vào mỗi đầu tháng Mười. Có khi xe

phải dừng lại một đoạn khá dài để chờ cho cặp tình nhân nai chầm chậm dẫm lên trên xác lá băng qua đường. Phải chăng vì những gì đẹp nhất thường dễ tàn phai nên mùa thu thường được đưa vào văn chương gắn liền với những hạnh phúc vội vàng và chia ly tan nát.

Mười tám năm trước tôi có viết một bài thơ về mùa thu:Một chiếc lá vừa rơi trên nấm mộ Thu đã về rồi đó phải không em?

Thoạt nghe như mang âm hưởng của Đinh Hùng trong “Trời cuối thu rồi em ở đâu/Nằm trong đất lạnh chắc em sầu“. Nhưng không phải. Tôi không viết cho một người tình mà viết về một cô gái không quen, 26 tuổi, đã sống, chịu đựng và chết trong một hoàn cảnh vô cùng thương tâm ở trại Sikew Thái Lan.

Tôi nhắc đến mùa thu chỉ vì đó thời điểm tôi viết bài thơ và cũng vì tên em là Thu Cúc, Hoàng Thị Thu Cúc. Ba của em là một cựu công chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị tù và chết trong tù. Em dắt bốn người em và một người cháu vượt biên sang Thái Lan. Cuối năm 1992, gia đình em bị từ chối quyền tỵ nạn chính trị. Phẫn uất trước quyết định quá phũ phàng của Cao Ủy, em treo cổ tự tử. Tấm hình em nằm bên cạnh cuộn dây đã được nhiều báo Pháp đăng và câu chuyện cũng đã được các hãng tin quốc tế gởi đi từ Bangkok.

Trong lúc trại tại các quốc gia khác, đồng bào tỵ nạn là những thuyền nhân đúng với định nghĩa, đồng bào tỵ nạn tại Thái Lan bao gồm một số không ít đã vượt

biên bằng đường bộ qua ngã Campuchia. Tôi không biết Thu Cúc và các em đến Thái bằng ngã nào. Nói đến Thái Lan là nói đến thảm cảnh hải tặc đã và đang ám ảnh trong tâm trí của nhiều đồng bào bất hạnh. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi ghe tỵ nạn trong hải lộ từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Tuy nhiên con số đó như chúng ta biết chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế bi thảm mà đồng bào ta đã gánh chịu.

Những năm đầu của thập niên 90, tôi và bạn bè sinh hoạt trong phong trào Chống Cưỡng Bách Hồi Hương ở Mỹ để yểm trợ đồng bào đang chống cưỡng bách hồi hương ở các trại tỵ nạn. Chúng tôi không phải là hội đoàn hay tổ chức gì mà chỉ là một nhóm nhỏ từ VietNet và các tổng hội sinh viên. Công việc chính của chúng tôi là quyên tiền cho các trại qua hình thức các buổi đi bộ phần lớn do LAVAS tổ chức, cho các cơ quan đang giúp đồng bào làm hồ sơ tỵ nạn và gởi thư đến chính giới của nhiều nước kêu gọi họ tiếp tục nhận người tỵ nạn Việt Nam. Chúng tôi thường đặt bàn ở các chợ để phân phối tài liệu về các thảm cảnh đang diễn ra cho số phận hàng trăm ngàn đồng bào đang chờ thanh lọc ở các trại Đông Nam Á.

Những cố gắng của chúng tôi chỉ là những hạt nước nhỏ, không thay đổi được gì. Rất nhiều đồng bào ở các trại Sikew, Galang, Pulau Bidong, Whitehead phẫn uất và đã chọn cách phản đối trong tuyệt vọng. Một Hoàng Thị Thu Cúc ở Sikew, 26 tuổi, treo cổ, một Lâm Hoàng Mạnh ở Pulau Bidong, 22 tuổi, nhảy xuống vực sâu, và cũng có trường hợp đáng thương hơn như em Lưu Thị Hồng Hạnh chỉ mới 16 tuổi trong diện không thân nhân đã tự thiêu.

Page 108: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 108

Nhân loại có nhiều cách sống nhưng có lẽ trên thế giới này không có một dân tộc nào lại có nhiều cách chết hơn dân tộc Việt Nam.

Tôi hay nghĩ đến đến những chịu đựng, những cách chết thương tâm của đồng bào mình trong một giai đoạn lịch sử đầy biến cố. Đất nước chúng ta có một thời như thế. Một thời, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì mình trân quý nhất để ra đi tìm tự do. Một thời, những bài ca không còn được phép hát lên thay cho lời tỏ tình của những kẻ mới yêu nhau. Một thời, những bài thơ không còn được khắc lên hàng phượng đỏ trong sân trường làm chứng tích cho mối tình học trò đầy kỷ niệm. Một thời những căn nhà thân yêu đã bị thay đổi chủ và những trường học, những con đường thân quen đã bị đổi thay tên.

Trên website của tôi, bên cạnh bài thơ Vĩnh Biệt Em, Thu Cúc, là bức hình bốn người em ruột và một người cháu đang ngồi chung quanh thi hài đắp vải trắng của Thu Cúc. Chiếc dây đã được tháo khỏi cổ ra nhưng vẫn còn đặt bên cạnh em. Cả gia đình ngồi chung quanh em trong căn phòng đầy bóng tối. Không một ai nói lời nào. Bến bờ tự do còn quá xa xôi nhưng cánh chim đầu đàn vừa trúng đạn. Vách đá vô tri. Lời than vô nghĩa. Ngôn ngữ dù phong phú bao nhiêu cũng không thể nào tả được nỗi đau thương của các em lúc đó.

Mười tám năm sau.Cách đây không lâu, một độc giả viết vào mục ý

kiến bằng tiếng Anh phía dưới bài thơ. Tôi xin dịch ra tiếng Việt: “Tôi đánh tên của chị tôi trong Google và tìm được bài thơ này, và cũng thấy hình của 3 người anh, tôi, và cháu trai. Tôi cảm thấy thật buồn. Đó là ngày buồn nhất trong đời. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày đó. Cám ơn ông Trần Trung Đạo, người đã viết bài thơ để san sẻ với hương hồn của chị tôi và san sẻ với chúng tôi về cái ngày khủng khiếp trong cuộc đời của chúng tôi. Tôi sẽ thương, sẽ nghĩ về và sẽ không bao giờ quên chị cho đến cuối đời mình. Tất cả gia đình tôi hiện đang sống ở Mỹ (tiểu bang Maryland). Tôi là người ngồi thứ hai từ phía trái và bà con trong trại ngày đó gọi tôi là CuBi”.

Tôi rất mừng khi đọc được ý kiến của CuBi. Hoàng Thị Thu Cúc đã chết trên đất Thái xa xôi để lại bốn người em trong đó có CuBi, ngày đó còn rất nhỏ. Chết là thách thức, võ khí và hy vọng cuối cùng của một con người trước hoàn cảnh. Em chọn cái chết, có thể một phần, vì nghĩ rằng chỉ với cách đó Cao Ủy mới chấp thuận cho các em của em được định cư. Thu Cúc nghĩ đúng, gia đình còn lại sau đó đã được công nhận quy chế tỵ nạn như CuBi đã viết dù đã trả bằng một giá quá đắt.

Đúng, sai, nên, không nên đều chỉ là những phán

xét của hôm nay và vô nghĩa đối với những người ngày đó đang quằn quại trong vực thẳm.

Cám ơn Hoàng Thị Thu Cúc. Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất nhưng cũng từ nơi đó những bụi Cúc vàng xinh đẹp và đầy hy vọng cho tương lai sẽ vươn lên.

Trần Trung Ðạo ******************

Vĩnh Biệt Em, Thu Cúc ( Gửi hương hồn em Hoàng Thị Thu CúcTrại Sikew, Thái Lan)

Con chim nhỏ chiều nay không hát nữa Trại Cấm buồn tia nắng cũng vàng hơn Ðôi mắt khép cuộc đời em đóng cửa Ðường về Nam phảng phất một linh hồn

Em trở lại bóng ma từ viễn xứ Cổng trường xưa nghe đá rỉ mồ hôi Như nước mắt đong đầy trong quá khứ Bướm hoa ơi, vườn mộng cũ đâu rồi ?

Khi treo cổ bằng sợi dây oan nghiệt Em nghĩ gì về đất nước mai sau Chúng ta có quá nhiều điều thua thiệt Trách chi em ước vọng đã phai màu

Hai chữ tự do treo trên thánh giá Tiếng kinh cầu không đủ sáng vô minh Em run sợ nhìn loài người giương ná Con chim non trúng đạn chết vô tình

Một chiếc lá vừa rơi trên nấm mộ Thu đã về rồi đó phải không em Anh chợt thấy bàng hoàng trong tuổi dại Một tình thương tha thiết sẽ không quên

Chúng ta lớn với trăm điều mất mát Tuổi thơ qua theo dấu đạn bom cày Quê hương đó vẫn chìm trong tiếng khóc Vẫn hận thù chồng chất xuống tương lai

Vĩnh biệt em, người con yêu xứ Huế Ngủ đi em, đừng oán hận cuộc đời Anh đứng lặng nghe đau từ tim phế Xin thơ này lau vết máu em rơi.

Trần Trung Ðạo

Page 109: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 109

Cuối năm 1977, sau khi được thả từ trại cải tạo vùng U Minh

Hạ trở về, tôi rách như cái mền. Gia đình thì ở mãi Sài Gòn, giấy ra tù thì bắt buộc phải trở về Cần Thơ để chịu sự quản chế tại đây.

Không còn cách nào khác, tôi đành xin vào làm tạm tại Phường Cái Khế Cần Thơ. Phòng Y Tế của phường Cái Khế không có thuốc men gì . Một vài viên thuốc vớ vẩn như aspirine, vài viên thuốc nam thấy mà gớm. Người y tá cùng làm với tôi tại phường này lại có thêm một nghề tay trái kiếm ra tiền là nghề giết heo tại lò heo Cần Thơ, cho nên có thể nói thời gian này tôi làm lang băm nhiều hơn là trị bịnh. Tuy nhiên đây là thời gian tương đối thoải mái trong cuộc đời mới cửa tôi, vì trong thời gian đó, tôi giao du với các nhân viên phòng lương thực, của hàng ăn uống, phòng vật tư...v.v sống bụi đời, khác hẳn khi trước nên cũng thấy thú vị.

Tôi còn nhớ chúng tôi gồm một bọn 7,8 đứa . Không có đứa nào là việt cộng trước 1975 hết.Trước 1975, có người còn đi học, có người đi làm. Sau 1975, nín thở qua sông, xin được chỗ làm tại phường Cái Khế để sống qua ngày. Có Hiển làm thư ký cho phường. Nga và Gấm làm ở phòng vật tư. Thủy làm ở cửa hàng ăn uống, Sang, làm ở phòng Y tế với tôi, và hai cô giáo tiểu học cũng nhập bọn.Chúng tôi

nhận làm anh em kết nghĩa với nhau. Tôi vì lớn tuổi nhất nên cả bọn gọi tôi là anh cả.Không hiểu sao họ không gọi tôi là anh hai, có lẽ vì tôi gốc người miền Bắc.Các người khác đều sống trong gia đình của họ. Tôi, vì gia đình ở Sài Gòn nên giận đời, vào ở chung với các nhân viên của phòng Y Tế phường, sống tập thể cũng vui lắm.

Bọn bụi đời chúng tôi đùm bọc lấy nhau, chia sẻ với nhau những gì có được, thí dụ như các chai bia trong cửa hàng ăn uống. Hồi đó không dễ gì có bia để uống, nhưng nếu quen biết, thì cũng dễ thở một chút.

Cũng giống như những đôi dép của cử hàng vật tư hay hàng hóa gì đó trong cửa hàng của phường, những thứ vớ vẩn như lòng heo , hay trái cam, trái ổi. Cuối tuần, bọn chúng tôi đạp xe đạp lọc cọc, hẹn nhau đến Phong Điền, khóa xe lại rồi gọi đò đi sang một cái cù lao ở giữa sông, nơi đó là nhà của cô Mai, một giáo viên tiểu học, có vườn cam, rất nhiều ổi, mận hồng đào, và có cả soài cát nữa. Lòng heo thì do anh bạn làm ở lò heo Cần thơ cung cấp. Cũng tạm quên được những cực nhọc tủi hờn của người thất thế.

Tôi cũng tưởng người ta sẽ để tôi yên.Nào ngờ một hôm bỗng nhiên tôi nhận được giấy mời của của Ty Y Tế Tỉnh Hậu Giang. Họ chuyển tôi về làm giáo viên cho trường Trung Hoc

Y Tế Tỉnh Hậu Giang. Tôi xin ở lại làm y sĩ cho phường. Nghĩa là chịu xuống hạng không được. Họ nhất định bắt tôi phải sang chỗ làm mới. Tôi đành ngậm ngùi chia tay với bọn em kết nghĩa gốc ngụy tại phường Cái Khế .

Thời gian đó trường Trung Học Y Tế Hậu Giang chuyển về tỉnh Chương Thiện, nay gọi là tỉnh Vị Thanh. Thế là tôi khăn gói gió đưa cái tỉnh nghèo nàn, cầy lên sỏi đá này.

Một anh bạn, là một dược sĩ,có gia đình gồm vợ và hai đứa con chưa tới 10 tuổi, một trai, một gái, rất xinh, rất đáng yêu, cũng đưọc chuyển về trường cùng lúc với tôi nhất định ở lỳ tại Cần Thơ. Anh này sau đó tổ chức vượt biên, thất bại.

Lẽ ra thì vượt biên thất bại cũng là chuyện thường tình, không đi được chuyến này thì người ta đi chuyến khác. Anh bạn dược sĩ của tôi quá tuyệt vọng vì mất hết tiền, và quá chán cảnh sống “từ người xuống vượn”, nên có một quyết định rất nông nổi là tự tử cả gia đình. Anh bơm thuốc độc cho vợ và các con. Vợ anh và hai đứa trẻ chết, đến phiên anh thì anh không còn đủ sức hay can đảm kết liễu đời mình nên sau cùng bị bắt đưa về Cần Thơ .

Họ đưa anh về bệnh viện Đa Khoa CT để điều trị trước khi đưa anh ra tòa. Gập được một người đàn anh khi đó làm bác sĩ điều trị tại đây. Ông này tạo điều kiện để anh trốn đi đêm hôm đó. Bọn CS có lẽ thấy người chết là gia đình ngụy, và cũng không muốn làm lớn chuyện sợ tai tiếng, nên xếp hồ sơ, không truy cứu gì. Tôi không biết người bạn dược sĩ ấy bây giờ ra sao. Có người nói anh

***** Trần Mộng Lâm *****

Page 110: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 110

tự tử sau đó. Không biết thực hư. Đây là chuyện thực 100% của Cần Thơ năm 1977.

Đây chính là một trong những chuyện thương tâm xẩy ra trong những năm sau 1975 mà cho đến nay, chưa có tác phẩm văn chương nào ghi lại được một cách trung thực .

Trường THYT gồm những căn nhà vách gỗ, mái lá trông rất nghèo nàn. Bọn thầy giáo chúng tôi ở riêng một khu. Các học trò ở trong những căn nhà tương tự ở một khu khác. Thầy trò dung chung những phòng vệ sinh gọi là “hố xí hai ngăn”.Có bữa tôi ngồi tại một hố, nhìn sang hố bên cạnh thấy cô học trò. Thầy trò nhìn nhau, ngượng ngùng.

Tôi lại sống đời tập thể. Trường này có hiệu trưởng là một bác sĩ tập kết về từ miền Bắc, tên gọi là Trần Sáu. Hiệu phó là một bác sĩ (??) từ trong bưng ra. Anh này là người miền Nam,tên Ba Lập. Theo chỗ tôi đánh giá, thì anh ấy mới là người nắm thực quyền trong tay. Bọn giáo viên thực sự dậy chuyên môn gồm có một anh bạn tôi, cũng là một đồng nghiệp khi trước làm ở Quân Y Viện với tôi, một bác sĩ trẻ ra trường đúng vào năm 1975, chưa có một ngày nào hành nghề trước khi miền Nam sụp đổ. Ba đứa chúng tôi là giáo viên gốc ngụy. Ngoài ra là bọn y sĩ từ rừng rú trở vê, trong bọn có một cô bác sĩ từ miền Bắc gửi vào. Cô này tên Hồng, cách ăn mặc không khác gì một người chuyên buôn bán ngoài chợ , nghĩa là giống một người nông dân hơn là bác sĩ miền Nam. Tuy nhiên cô bác sĩ này rất dễ thương, rất đáng thương thì đúng hơn, vì

lúc nào cô cũng thiếu tiền vì có tới ba đứa con nhỏ. Lúc đó chưa có chuyện bác sĩ khám bệnh tư. Lương tháng của tôi được 67 đồng việt công. Hồng luôn luôn nợ tiền anh bạn tôi,trung bình 20,30 đồng một tháng, vì anh này khi đó cũng độc thân như tôi, nhưng có một chút tiền . Anh luôn luôn khuyên tôi “lấy của che thân”. Tôi cũng đồng ý với anh nên tất cả các quyền lợi vật chất nhỏ mọn, thí dụ như khi bọn giáo viên được chia mua một chiếc mùng, cả bọn họp nhau lại bình bầu xem ai đáng được mua, chúng tôi đều nhường cho bọn họ.

Tôi ăn cơm tập thể, mỗi buổi trưa mang xuống nhà ăn mỗi người một cái chén, một đôi đũa của mình. Ăn xong lại đem đũa chén của mình rửa và đem về phòng. Cơm và đồ ăn rất đạm bạc, nuốt không vô nên có một lần một anh gốc Miên để cả một ngày hì hục tát cái hồ trước khu nhà tập thể để bắt cá. Anh tốn hết sức mà sau cùng chỉ bắt được 4, 5 con cá nhỏ bằng mấy ngón tay.

Tôi và anh bạn chỉ đợi đến chiều, sau khi hết làm việc, và khi bọn bác sĩ từ ngoài bắc( là nhân viên giảng huấn của trường trung học y tế Hà Sơn Bình, là trường THYT kết nghĩa với Hậu Giang, gửi vào để huấn luyện chúng tôi) ngồi nhai những sâu mía ghim, bán 0.50 đồng một sâu, ngồi chồm hổm theo cách ngồi đặc biệt của bọn họ, thì hai đứa chúng tôi lỉnh ra bến xe Vị Thanh, ở đó bánh canh được bán với giá 2 đồng một tô, ăn ngon tuyệt cú mèo. Lẽ dĩ nhiên lương của tôi chỉ đủ ăn mỗi ngày một tô bánh canh !!!

Tết năm đó công nhân viên được đặc biệt chiếu cố. Mỗi người được mua 2 thước vải để may quần, được mua một cây thuốc Vàm Cỏ, là loại thuốc lá nội địa,hút vào còn kém xa thuốc rê, nhưng thời buổi khó khăn, có còn hơn không. Tôi đem ngay cây thuốc vừa được mua, ra bán lại lấy một chút lời.

Trương Hải là giáo viên trường trung học y tế Hà Sơn Bình được cử vào công tác tại trường THYT Hậu Giang. Anh ta vừa dậy học, vừa huấn luyện chúng tôi . Tôi còn nhớ khi ấy tôi phải chấp hành những nguyên tắc “năm bước lên lớp” gì gì đó, ngày nay tôi chỉ còn nhớ nguyên tắc thứ nhất là : “Ổn định lớp”nghĩa là điểm danh , trước khi bắt đầu , bốn nguyên tắc sau thì quên hết rồi. Bọn học trò phân nửa là học sinh ngoài Bắc theo gia đình vào miền Nam, phân nửa là học trò gốc miền Nam.Trình độ hai nhóm khác nhau rõ rệt, kể cả về sự hiểu biết lẫn lễ phép đối với thầy. Trong 3 tháng đầu tiên của lớp học năm đó, tôi chỉ dậy được hai hay ba bài gì đó, vì học trò mất một tháng để học lao động, lại còn học chính trị,học những thứ quỷ quái gì không biết. Lương tâm của một người thầy đào tạo những y sĩ tương lai cho Hậu Giang làm tôi tuy không đồng ý nhưng không dám mở miệng.

Trương Hải tương đối là người có thể nói chuyện được vì trước khi CS vào Hà -Nội, anh theo học tại Đại Học Y Khoa Hà Nội. Nhiều buổi chiều chúng tôi và Trương Hải rủ nhau đi tắm sông Vị Thanh vì trường THYT không có phòng tắm. Mấy ông

Page 111: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 111

thầy nhẩy xuống sông đục ngầu vì phù sa, kỳ cọ không giống ai nhưng đó là những kỷ niệm khó quên cho tôi, từ nhỏ đến lớn quen sống trong tiện nghi. Cũng có đêm tôi rủ Trương Hải đi nhậu. Trương Hải nói với tôi là đây là giai đoạn thỏai mái nhất của đời anh. Anh nói với tôi : Cậu thử tưởng tượng xem nhà tớ ở Hà Nội nhỏ tí. Năm anh em tớ sau khi lập gia đình về chung sống trong cùng một cái nhà. Năm người anh em trở thành năm gia đình, chia ra mỗi gia đình một góc bé tí, sống tù túng, chật chội vô cùng.

Nhờ các lien hệ mà tôi quên mất không hiểu làm sao có được, tôi quen thân với bác Năm là người thợ hớt tóc lâu năm tại thành phố này. Chúng tôi thân nhau vì rượu. Nhờ ở thời gian trong quân ngũ, và nhờ những năm học tập , tôi thích nghi dễ dàng với giới bình dân.

Tôi biết một điều là muốn sống còn tại Miền Tây,phải biết nhậu.

Ông năm thường thủ trong nhà những can rượu đế, nay nghĩ lại tôi còn rùng mình, không hiểu sao hồi ấy mình liều thế, rượu thì đùng đục, lại được ngâm bằng những thứ quỷ quái gì không biết, mà ông Năm gọi là rượu thuốc. Mồi thì khi là con vịt, khi là mấy con ếch, có khi là mấy con khô, hay vài trái ổi, trái cóc. Nhưng rượu vào, lời ra, sau này ở Montréal, nhậu cognac, hay vin rouge, vin blanc, đủ thứ, tôi cũng chỉ thấy đã như thế là cùng.

Gần Tết năm đó, tôi đưa Trương Hải tới nhậu tại nhà ông Năm. Cùng đi với mấy chúng tôi có mấy anh tài xế lái xe cho

trường, mấy anh khác làm những công tác bảo vệ vớ vẩn gì đó. Lương của tôi là giáo viên 67 đồng một tháng. Lương của mấy anh lái xe là 75 đồng. Với mức lương chết đói đó, tôi chẳng thấy thích thú cũng như bổn phận gì phải tốn thì giờ soạn giáo án. Cứ việc đem các giáo án soạn sẵn của ông Đăng Văn Chung ra đọc từ từ cho học trò chép.

Trương Hải cũng chẳng hơn gì. Anh nói với tôi :

-Tớ không cổ cánh nên không được đi ngoại quốc nên đói rách lắm .Anh Nguyễn Hải (Một giáo viên khác, cũng đến từ Hà Sơn Bình) vì được là đảng viên nên đã được đi Tiệp (Tiệp Khắc).Cậu biết không, một năm đi Tiệp bằng ba năm đi Nga. Bọn giáo viên đi sang Tiệp học có học hành quái gì đâu, chúng chỉ lăm lăm tìm mua xe đạp Tiệp gửi về cho gia đình bán kiếm lời. Sau một năm, làm giầu. Đây là lần đầu tiên tớ vào Nam. Đi Tiệp chắc cũng chỉ sướng thế này là cùng.

Tôi chỉ biết cười, không biết nói gì. Nín thở qua sông, tôi tránh không kể cho anh nghe nếp sống của tôi trước 1975.

Tại nhà ông Năm, năm đó, Trương Hải được ăn nhậu thả dàn với bọn chúng tôi. Khi đã khá say, anh quên hết cả những giữ gìn mà lẽ ra anh đã phải học trước khi vào miền Nam. Anh nói :

-Khi tôi mới ra trường, chúng nó (Việt Cộng) đâu có phát bằng cho tôi. Tôi phải đi làm việc tập sự tại Cao Bằng trong 3 năm. Tại vùng thượng du miền Bắc này, tôi cũng đã được uống rượu, nhưng rượu của dân miền núi nhạt thếch, đâu có bằng rượu

ngày hôm nay tôi được uống tại miền Nam.

Ông Năm , như tất cả người dân bình dân miền Nam khi uống rượu, hào sảng :

-Vậy thì hôm nay chú mày phải uống thật say, Dô thêm một ly nữa nghe thằng em.

Cứ thế chúng tôi làm hết hai can rượu đế của bác Năm. Nói nào ngay, chúng tôi hùn tiền lại để uống cho say trong những ngày cuối năm, cho nó quên đi những đắng cay của cuộc đời khi “xuống chó”.

Sau cùng khi đêm đã khá khuya, tôi và Trương Hải đưa nhau về khu tập thể.

Tôi biết khi ấy Trương Hải thực sự quý mến tôi.

Khi chỉ còn hai đứa với nhau, Trương Hải nói với tôi :

-Lâm này, tớ nói cho cậu nghe, đừng làm như anh C. (Tên người dược sĩ đã giết chết vợ con sau khi vượt biên thất bại). Tớ biết các cậu khổ lắm nhưng nghe tớ đi, người ta sống được thì mình sống được, cố gắng chịu đưng đi.

Trong bóng đêm, tôi chợt thấy mắt anh rất buồn, và long lanh ngấn lệ. Có lẽ anh đang khóc, khi nhớ lại những đoạ đầy một người trí thức như anh phải chiụ đựng trong suốt cuộc đời trong ngục tù CS.

Một lát sau, anh nói tiếp : -Ngày mai, thế nào lão

Lục (giáo viên Hà Sơn Bình, dậy môn chính trị), và lão Nguyễn Hải, thế nào cũng phê bình, cũng kỷ luật tớ, nhưng tớ già rồi, sắp về hưu, tớ cóc cần. Còn cậu, nghe cho kỹ lời tôi sắp nói với cậu, và đừng nói lại với ai : “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, cậu không có

Page 112: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 112

quyền than vãn. Hai mươi năm cậu được hưởng, từ 1954 đến 1975, như vậy cũng đủ, cũng đáng giá lắm rồi,nếu so sánh với chúng tôi”.

Tôi giả lả nói với Trương Hải : -Anh yên lòng, tôi đã nhất quyết làm một

người thầy tận tâm cho các em học trò ở đây. Tôi dại gì phiêu lưu để mua lấy cái chết không đáng gì.

Trương Hải đâu biết khi đó người bạn cựu đại úy y sĩ cùng dậy học với tôi đang tổ chức vượt biên. Anh nói với tôi :

-Bọn mình hai đứa. Tôi đi thì anh ở lại sẽ bị bọn nó hành khổ lắm nên tôi không đành dấu anh.

Chúng tôi thí mạng cùi sau đó ra đi, bỏ lại tổ quốc sau lưng . Cuộc vượt biên đầy gian nguy trắc trở, có gặp bão, có gặp hải tặc Thái Lan nhưng nhờ phước đức ông bà để lại, cả bọn đến được Mã Lai. Khi ấy hải tặc chưa giết người vượt biên. Việc tàn ác đó chỉ xẩy ra những năm sau này.

Tôi xa VN đã trên 30 năm, và không một lần trở lại.

Việt Nam trong tâm tưởng của tôi đã trở thành dĩ vãng. Một dĩ vãng quá xa xôi, quá u buồn.

Tất cả những kỷ niệm mịt mờ, như trong tiền kiếp.

Các người em kết nghĩa của tôi thuở nào, ai còn, ai mất ?

Có người nói với tôi sau này Ba Lập lên tới chức là thủ trưởng Y Tế toàn miền Tây.

Còn anhTrương Hải, người đồng nghiệp đàn anh ? Anh Trần Sáu ? Cô đồng nghiệp tên Hồng? Tôi không có chút gì thù hận khi nghĩ tới những người này. Trái lại là khác.

Riêng đối với anh Trương Hải, cho đến giờ phút này, tôi vẫn không quên câu nói của anh trong dịp Tết cuối cùng của tôi tại Cần Thơ: Người ta chịu được thì mình chiụ được. Dù sao chăng nữa, anh đã có được 20 năm sung sướng tại miền Nam .

Anh Trương Hải ơi, đã trên 30 năm rồi tôi không trở lại Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.

Cần Thơ, Cần Thơ.Biết bao giờ tôi có dịp trở về ? Quê ngoại của

các đứa con tôi.Thôi thì cũng đành, như nước chẩy qua cầu mà

thôi,. Sẽ chẳng bao giờ tôi tìm lại được cái thành phố dễ thương đó.Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế: Qua đi, Qua đi, Qua nữa đi.

TIẾNG GỌI NON SÔNG Anh nghe chăng đồng bào đang rên xiết,Anh nghe chăng tiếng trống giục Diên Hồng,Anh nghe chăng cuồn cuộn máu Tiên Long,Thề diệt giặc đáp đền ơn Sông Núi? Anh nghe chăng non sông vẫy gọi,Ngàn con tim oán hận sục sôi.Anh biết chăng vận nước nổi trôi?Thề cứu lấy sơn hà cơn tăm tối. Nghe chăng Anh ơi! Biển đông sóng dậyTổ quốc ta đang đợi một bàn tay,Đồng bào ta mắt ướt lệ hoen dài,Thì hỡi anh còn chần chờ gì nữa? Anh nghe chăng gông cùm rên xiết,Mịt mờ, đâu là hướng đến tương lai?Bùng lên anh, vùng vẫy chí làm trai,Ta liều chết để non sông được sống. Lưỡi liềm đó, giặc xâm lăng cuồng vọng,Bọn cộng nô đã bán cả biển Đông.Nhìn non sông máu lệ chảy tuôn giòngGiặc đã cướp Tây Nguyên rồi anh hỡi! Anh nhớ chăng tháng ngày trong lửa khói?Nhắc nhở ai khấn hứa với quê hươngBảo quốc, an dân với tất cả yêu thươngNghe anh hỡi! Ôi đoạn trường dân Lạc Việt Lê Chân

Page 113: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 113

nh cưới chị được 10 năm. Giữa hai vợ chồng không còn xúc cảm và hứng thú. Anh ngày

càng cảm thấy đối với vợ hầu như chỉ còn là trình tự và nghĩa vụ. Anh bắt đầu thấy ngán.

Nhất là khi đơn vị vừa nhận về một người phụ nữ trẻ hết sức sôi nổi và cuồng nhiệt bám lấy anh. Anh chợt có cảm giác cô ta là mùa xuân thứ hai của anh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định ly dị vợ. Chị dường như đã trơ lỳ, bình thản, đồng ý đòi hỏi của anh. Thủ tục tiến hành rất thuận lợi. Sau khi ra khỏi cửa, anh chị đã trở thành cá nhân độc lập và tự do. Không hiểu sao, anh bỗng thấy trống trải vô cùng, anh nhìn chị nói: “Trời tối rồi, hay là đi ăn cơm đã”. Chị nhìn anh nói: “Vâng. Em nghe nói gần đây vừa khai trương Nhà hàng Ly Hôn, chuyên phục vụ bữa ăn cuối cùng cho các cặp vợ chồng ly dị. Chúng mình đến đấy đi?” Anh gật đầu. Hai người, một trước một sau lặng lẽ đi vào Nhà hàng Ly Hôn. Anh chị vừa yên vị trong phòng VIP, cô phục vụ đã bước vào nói: “Anh chị dùng gì ạ?” Anh nhìn chị nói: “Em gọi đi.” Chị lắc đầu: “Em ít khi ăn nhà hàng, không quen gọi món, anh gọi đi.” “Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi quy định, bữa này do vợ gọi món hàng ngày người chồng thích ăn nhất, và chồng gọi món người vợ thích ăn

nhất. Đấy là món “Ký ức cuối cùng.” “Thôi được”, chị hất món tóc xõa trước mặt ra sau, nói: “Gà luộc chấm gia vị nước chanh, đậu phụ rán chấm nước mắm nguyên chất rắc hành thái nhỏ, chân giò luộc chấm mắm tôm, rau cải thảo luộc.”

“Anh gọi gì ạ?” Cô phục vụ nhìn anh. Anh sững người. Lấy nhau 10 năm, anh thật sự không biết vợ anh thích ăn món gì. Anh

há hốc mồm, ngồi thừ ra đấy. “Những món này đủ rồi, đều là món chúng tôi thích nhất.” Chị vội chữa thẹn cho anh. Cô phục vụ cười: “Thực tình mà nói, đến nhà hàng chúng tôi ăn bữa cơm cuối cùng, các anh các chị đều không thể nuốt trôi. Hay là anh chị đừng dùng món “Ký ức cuối cùng” nữa, hãy dùng bữa tối nhà hàng đặc biệt làm cho vợ chồng ly hôn: Đồ uống ướp lạnh. Những người đến đây, không có ai từ chối sự lựa chọn này.” Anh chị gật đầu: “Được.”

Chốc lát, cô phục vụ mang đến hai suất đồ uống ướp lạnh. Trong hai suất có một suất xanh lơ, toàn đá đập vụn; một suất đỏ tươi, còn đang bốc khói. “Bữa tối này gọi là “một nửa ngọn lửa, một nửa nước biển”. Mời anh chị thưởng thức.” Cô phục vụ nói xong lui ra. Trong phòng ăn im lặng như tờ, anh chị ngồi đối diện, nhưng không biết nói gì với nhau. “Cộc cộc cộc!” Có tiếng gõ cửa nhẹ

nhàng. Cô phục vụ đi vào, tay bưng chiếc khay có một bông hồng đỏ tươi, nói: “Anh còn nhớ cảnh tặng hoa cho chị đây không? Bây giờ, khi mọi việc đã kết thúc, không còn là vợ chồng, nhưng là bạn. Bạn bè gặp nhau vui vẻ rồi chia tay, anh tặng chị bông hồng cuối cùng đi.” Chị rùng mình, trước mắt hiện ra cảnh anh

tặng hoa chị 10 năm về trước. Hồi đó, anh chị vừa đến thành phố xa lạ này, hai bàn tay trắng, bắt đầu xây tổ ấm từ số không. Ban ngày, anh chị đi tìm việc làm, ban đêm chị ra hè phố bán quần áo. Anh vào nhà hàng rửa bát. Nửa đêm mới về đến gian nhà thuê chưa đầy 10 mét vuông. Đời sống khổ cực, nhưng anh chị thấy vui, thấy hạnh phúc. Tết Valentin đầu tiên ở thành phố này, anh mua tặng chị bông hồng đầu tiên, nước mắt chị chảy dài trên má vì sung sướng quá. 10

Page 114: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 114

năm rồi, cuộc đời đã giàu lên, thế mà anh chị lại chia tay nhau. Càng nghĩ, chị càng tủi, hai mắt ngấn lệ, xua tay nói: “Thôi, thôi, khỏi cần.” Anh cũng nhớ lại 10 năm qua. Và sực nhớ 5 năm nay, anh không mua hoa tặng chị. Anh vội vẫy tay, nói: “Không, phải tặng.” Cô phục vụ cầm bông hồng lên, “xoèn xoẹt” một cái, bẻ làm đôi, ném vào cốc của anh chị, mỗi người một nửa. Bông hồng tức khắc hòa tan trong cốc. “Đây là bông hồng nhà hàng làm bằng gạo nếp, cũng là món ăn thứ ba gửi anh chị. Mời anh chị thưởng thức. Còn cần gì nữa, anh chị cứ gọi tôi”. Nói xong, cô quay người ra khỏi phòng. “Em... anh...” Anh nắm lấy tay chị, nói không nên lời. Chị rút mạnh bàn tay. Không rút nổi, bèn để yên. Anh chị im lặng nhìn nhau, vẫn không nói nên lời. “Phụt!” Đèn điện tắt ngấm, trong phòng tối om. Bên ngoài vang lên tiếng chuông báo động đổ dồn, có mùi cháy khét lẹt bay vào. “Chuyện gì thế?”

Anh chị vội đứng lên. “Nhà hàng cháy rồi, mọi người ra ngoài mau, mau lên!” Bên ngoài có người kêu thét lên. “Anh!” Chị ép vào người anh, “em sợ!” “Đừng sợ!” Anh ôm chặt lấy chị, “Em đừng sợ, có anh ở bên cạnh. Chúng mình chạy ra ngoài đi.” Ngoài phòng, đèn điện sáng trưng, mọi vật như cũ, không có chuyện gì xảy ra. Cô phục vụ nói: “Xin lỗi anh chị, đây là món “Sự lựa chọn từ đáy lòng” của nhà hàng gửi tới anh chị.” Anh chị trở về phòng ăn, ánh sáng chan hòa. Anh cầm tay chị nói: “Vừa nãy là sự lựa chọn từ đáy lòng của chúng mình thật. Anh cảm thấy chúng mình không thể sống thiếu nhau, ngày mai chúng mình đi đăng ký lại!”

Chị cắn môi: “Anh nói thật lòng đấy chứ?”

“Thật! Anh hiểu rồi.” Cô ơi, cho thanh toán.

Cô phục vụ đi vào, đưa cho anh chị mỗi người một tấm phiếu màu hồng rất đẹp nói: “Đây là phiếu thanh toán của anh chị, cũng là món quà của nhà hàng gửi tặng anh chị, gọi là “Phiếu thanh toán vĩnh viễn”, mong anh chị cất giữ mãi mãi.” Anh nhìn phiếu, mắt đỏ hoe. “Anh làm sao thế?” Chị lo lắng hỏi. Anh đưa phiếu thanh toán của mình cho chị, nói: “Anh có lỗi với em, mong em tha thứ.” Chị cầm tấm phiếu đọc: “Một gia đình ấm cúng, hai bàn tay làm lụng, ba canh ngồi chờ anh về, bốn mùa dặn anh giữ gìn sức khỏe, năm tháng săn sóc anh chí tình, sáu mươi mẹ già vui vẻ, bảy ngày trong tuần nuôi dạy con cái, tám phương giữ gìn uy tín của anh, chín giờ thường xuống bếp làm món anh khoái khẩu, mười năm hao tổn tuổi xuân. Vì ai... Đó là vợ anh”. “Anh vất vả thật đấy. Mấy năm qua em thờ ơ với anh quá.” Chị đưa phiếu thanh toán của mình cho anh xem. Anh mở ra đọc: “Một mình gánh vác trách nhiệm, hai vai nặng trĩu cơ đồ, ba canh cặm cụi bên bàn, tứ thời chạy ngược chạy xuôi, vinh nhục biết chia sẻ cùng ai, bể dâu khắc sâu đuôi mắt, nghĩa vụ đối với gia tộc, gập ghềnh chông gai con đường công danh, là người phàm tục làm sao mười phân vẹn mười. Lúc nào cũng tận tình với vợ con... Đấy là chồng em”. Anh chị ôm chầm lấy nhau, oà lên khóc thành tiếng.

Theo Đỗ Quyên

Hạnh phúc gia đình

( ti‰p theo trang 99 )

Bản chất hoạt động của hệ là ở chỗ chiếu những bức xạ ánh sáng có cường độ cao từ một máy phát laser femto giây. Ánh sáng có bước sóng cực ngắn bật lên chỉ kéo dài 1/1015 giây. Nó sẽ được phản xạ lại và đập vào đối tượng cần chụp. Nếu phía sau của cảnh chụp này còn có những đối tượng khác nữa, thì ánh sáng phản xạ luôn cả chúng và quay trở lại sensor của máy. Trong máy đã cài đặt phần mềm là thuật toán phức tạp, có thể lập tức tính thời gian và khoảng cách của mỗi điểm (pixel) phản xạ lại. Các dữ liệu thu được sẽ được sử dụng để tái hiện cảnh đã chụp.

Hiện nay, hệ thống chụp “theo kiểu tia rơnghen” như vậy mới ở giai đọan nghiên cứu và thử nghiệm ban đầu. Buồng chụp còn gặp nhiều khó khăn do phải bao quát một khung cảnh quá rộng với nhiều đối tượng. Nhưng vài năm nữa có thể khắc phục được điều này để đưa vào sản xuất. Phạm vi áp dụng của phát minh này rất đa dạng. Không chỉ được các tay săn ảnh trộm (paparazzi) hoặc những chàng Don Juan đào hoa quan tâm mà nó còn rất thuận tiện cho những ca mổ cấp cứu không thể đưa máy móc y tế đến chụp vì nạn nhân bị đè dưới một vật nặng (ví dụ trong các vụ động đất) hoặc khi khám nội soi mà thiết bị y tế bất lực.

Thêm vào đó, nó sẽ được dùng trong ngành robot học, giúp cho các máy móc điều khiển có thể phân biệt rõ ràng hơn để đánh giá môi trường xung quanh.

Phát minh quan tr†ng

Page 115: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 115

Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu

tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông. Bà vợ nghe dặn dò cách thức làm đám tang kỳ dị, thì nói giọng buồn, với đôi mắt cầu khẩn:

- Em nghe nói ngày xưa ở Huế, người đàn bà đầu tiên đi xe đạp, bị cả thành phố phỉ nhổ, xem như là Me Tây, như kẽ phá hoại phong hóa nơi đất thần kinh. Cho đến khi chiếc xe gắn máy hiệu “Velo solex” ra đời, người đàn bà đầu tiên xữ dụng, cũng bị xem như là thứ côn đồ, cao bồi du đảng, chẵng ai dám giao du thân mật. Đến như bà Thu, vốn là một công chúa, dù là con của vị phế đế, là người đàn bà có xe hơi, và lái xe hơi dầu tiên ở Huế, cũng bị thiên hạ nghi ngờ oan ức đến cái đức hạnh của bà, mà suốt đời không kiếm được một tấm chồng. Thế mà bây giờ, anh bảo em làm đám tang khác thiên hạ, không giống ai, thì chịu sao nỗi lời tiếu đàm của bà con, họ hàng! Ông Tư cười, nhìn vợ và nói : - Cái gì cũng phải có khởi đầu, có người làm trước, về sau thiên hạ thấy hay mà làm theo. Không ai khởi đầu cả, thì làm sao có tiền lệ để mà bắt chước? Thời trước nếu không có cô, bà nào dám tiên phong leo lên xe đạp, thì bây giờ đàn bà đi bộ cho rã cẳng ra. Ngày nay, còn có ai xì xầm khi thấy các cô, các bà đi xe đạp, xe gắn máy và lái xe hơi đâu? - Sao anh bắt em phải làm cái

việc khác đời, cho tội cho nghiệp em. Em đâu phải là hạng người thừa gan dạ, để có thể phớt lờ dư luận, khen chê của thế gian ? Ông Tư trả lời với giọng rất bình tỉnh: - Chỉ là ước mong nhỏ nhoi cuối cuộc đời của anh, mà em cũng không giúp anh được sao? Ai có nói gì, thì em cứ bảo đó là ý nguyện của anh trước khi chết. Mà có lẽ, mọi người đều biết anh muốn như vậy, em khỏi cần giải thích cho ai. Em không làm theo ý nguyện, anh chết không nhắm mắt, làm sao linh hồn siêu thoát? Như thế, em không sợ anh về quấy phá em mãi sao? Nghe đến đây, thì bà Hoa tái mặt. Bà vốn sợ ma, sợ người chết, sợ bóng tối, sợ sự thiêng liêng. Bây giờ ông chồng còn sống, bà có thể lấn áp, bắt nạt ông được, chứ sau khi ông chết rồi, thì bà phải chịu thua, phải sợ ông. Ông Tư biết tính vợ, nên đem ma quỷ ra mà dọa trước, may ra sau khi ông chết, thì bà chịu theo lời ước nguyện của ông.

Nếu có ai biết ông Tư đang cận kề cái chết mà ái ngại cho ông, thì ông cười vui mà an ủi họ - chứ không phải là họ an ủi ông - rằng, nếu tin theo đạo Chúa, thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết? Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng sẽ về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai? Và nếu nói theo đức Đạt Lai Lạt Ma, thì cái xác thân ở trần gian, có thể ví như bộ áo quần ta mang, khi nó đã sờn cũ, xấu xí, rách rưới mục nát rồi, thì nên bỏ đi, mà mang bộ

áo quần khác, đại ý nói đi đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn. Ông Tư nói với bạn rằng, thân xác ông bây giờ như cái quần đã mục mông, rách đáy, không còn che được cái muốn che, thì phải bỏ đi, không xài nữa là hơn. Bởi vậy, ông bình tỉnh đón chờ cái chết cận kề. Khi biết ông bị ung thư sắp chết, thì phút đầu tiên, ông lặng người đi. Nhưng rất mau sau đó, ông nghĩ ra rằng bây giờ chỉ còn hai con đường để lựa chọn. Một là rầu rĩ bi ai, than thân trách phận, oán thán trời đất, làm cho những ngày ngắn ngủi còn lại trở thành u ám, khổ sở, muộn phiền. Hai là bình tỉnh chấp nhận điều không thể tránh được với thái độ tích cực, lạc quan, vui vẻ. Làm cho những ngày còn lại thành tươi vui, tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Khi ra đi sẽ không có chút tiếc thương vướng bận. Ông chọn con đường sau, nên không buồn bả, không hoang mang, không bi ai. Ông thấy cuộc đời bỗng đáng yêu hơn, đẹp hơn. Ông mở lòng vui vẻ đón nhận từng thời khắc, từng ngày còn lại. Mỗi sáng dậy, ông ca hát nhạc vui, và nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi nhắm mắt nằm xuống, thì dù có muốn tử tế với những người thân thương, cũng không còn làm được nữa. Ban đầu, vợ con, gia đình, ai cũng ái ngại, nên cư xử tế nhị, dè dặt, gượng nhẹ với ông. Về sau, thấy thái độ bình tỉnh của ông, mọi người quên đi chuyện ông sắp xa lìa cõi đời nầy, mà cư xử với ông không khác gì người bình thường. Đôi khi bị vợ gắt gỏng, bị con giận hờn, bị bạn bè to tiếng, ông không buồn giận, mà cảm thấy tức cười, và thấy thương họ hơn. Ông Tư dặn thêm vợ rằng đừng đăng báo, không đăng cáo phó gì cả. Đừng làm rộn, bận trí bà con gần xa, buộc họ phải thăm viếng. Không nên để phiền ai phúng điếu

Page 116: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 116

chia buồn. Ông đưa tờ báo cho bà, và nói:

- Em nhìn vào mấy cái cáo phó nầy đây, đọc thấy buồn cười : Chúng tôi đau đớn báo tin cho thân bằng quyến thuộc: Ông Nguyễn Văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày , tháng, năm, hưởng thọ 82 tuổi... Được Chúa gọi thì phải vui mừng, sung sướng, chứ sao lại đau đớn báo tin ? Về với Chúa là khổ lắm sao? Có đi tù cải tạo đâu mà đau buồn? Đáng ra phải cáo phó bằng câu : “Chúng tôi hoan hỉ báo tin cùng thân bằng quyến thuộc rằng, Ông Nguyễn văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày, tháng, năm,..”. Và đây, một cáo phó khác, cũng “khóc báo” với thân bằng quyến thuộc là thân nhân chúng tôi đã về cõi Phật. Về cõi ma vương quỷ sứ mới khóc báo, chứ về cõi Phật, sướng quá, mà khóc cái nỗi gì?

Bà Hoa nhăn mặt nói : - Anh đừng chi li bắt bẻ từng câu từng chữ . Đó là một lối nói thôi. Vì có ai biết chắc đi về đâu mà dám vui, buồn. Nhưng cứ cho là về thiên đàng, cực lạc, về với Chúa Phật, cho người sống an lòng. Không lẽ báo tin ông nội tôi được quỷ sứ rước đi rồi. Dù sống có gian ác đến đâu, khi chết cũng có quyền hy vọng về nơi lạc phúc, bình an. Ông Tư lắc đầu nói tiếp : - Em có thấy ông cụ Trương nằm liệt giường hai năm, không cử động được, như bị hành hình, cả nhà lao đao lận đận chăm sóc. Hai vợ chồng bác Thu con cụ, vì khổ nhọc quá, gây gỗ nhau, gia đình suýt tan vỡ. Khi cụ mất, cả nhà thở phào sung sướng cho cụ, và cho mọi người trong gia đình. Thế mà khi cáo phó, cũng đau đớn báo tin. Bà con bạn bè đăng báo chia buồn, cũng là vô cùng thương tiếc, vô cùng đau đớn. Tang gia mừng, mà bà con lại chia buồn. Bà con muốn cụ nằm đó mãi, để khổ thân cụ, khổ con cháu cụ lâu dài hơn nữa hay sao? Hay là

họ không phải khổ cực chăm sóc cụ, không phải đau lòng khi thấy cụ nằm liệt ra đó, nên cụ chết họ buồn đau? Bỡi thế, khi anh chết, anh không muốn cáo phó, không muốn ai phân ưu chia buồn. Chết cũng là một tiến trình của tự nhiên của trời đất, thì có chi mà phân ưu, chia buồn. Có ai sống mãi được?. Bà Hoa không đồng ý, nói lớn: - Mất mát nào mà không đau buồn? Dù biết chắc rằng, ông cụ Trương chết là thoát được khổ đau đang hành hạ. Nhưng khi cụ mất, cả nhà cũng buồn vì mất cụ, mà vui vì cất đi được gánh nặng, bớt được mối thương tâm khi thấy người thân yêu của mình khổ cực nằm đó. - Thế thì khi cụ mất, chắc chắn cả nhà vui nhiều hơn buồn, mừng nhiều hơn tiếc. Không ai dám nói mừng khi thấy thân nhân mình chết, vì sợ thiên hạ hiểu lầm, tiếu đàm. Thế thì đừng giả dối, nói là đau đớn, tiếc thương, mất mát. Mất cái gì mới ngại, chứ mất cái khổ đau hành hạ, thì cầu cho mất sớm, mất đi càng nhiều càng mau, càng tốt. Anh nghe nói người Lào có quan niệm rất hay về lẽ sống sự chết. Khi trong gia đình có người chết, họ không bao giờ khóc lóc rầu rĩ, mà bình tỉnh an nhiên, chắc rằng họ đã thấm nhuần cái lẽ thâm sâu của Phật giáo, biết chết là giải thoát, rũ sạch nợ đời. Bà Hoa hỏi:

- Hay là đời sống dân họ đau khổ lầm than quá, nên chết đi là khỏe chăng? Chết là hết lo cơm áo, khỏi đói khát bệnh tật? Bà Hoa nghĩ là ông Tư không thương bà đủ nhiều, nên cứ thản nhiên trước cái chết cận kề. Bà không biết làm sao chịu nỗi cảnh cô đơn khi sống thiếu ông trên đời. Ông Tư thường nói với bạn bè rằng, rồi ai cũng phải chết. Không chết sớm thì chết muộn. Không chết lúc ba bốn mươi, thì bảy tám chín chục tuổi cũng phải chết. Cuộc

đời, có thể ví như một đêm, không đi ngủ lúc chín mười giờ, thì mười hai giờ, một giờ sáng cũng phải đi ngủ. Nếu đêm không vui, thì tội gì không đi ngủ sớm cho khỏe, mà phải thức để nỗi buồn gặm nhấm. Nếu đêm nay đau răng thì cố thức làm gì, ngủ sớm đi mà quên đau. Nhiều người sống với thái độ như sẽ không bao giờ chết, cho nên tích tụ của cải, bao nhiêu cũng không vừa, làm nhiều điều không đúng, không phải. Bỡi vậy , khi biết mình sắp chết, thì hốt hoảng khóc lóc, bi ai, mà vẫn không tránh được. Nhiều vị vua chúa đời xưa cũng muốn sống đời, nên uồng thuốc trường sinh, mà ngộ độc chết sớm. Còn gia đình, thì thời gian đầu thấy thiếu vắng, mất mát, nhưng rồi sau cũng quen dần, vì phải lo lắng nhiều công việc khác trong một cuộc sống bình thường, không còn có thì giờ mà tiếc thương, mà bi ai. Phần người chết, buông tay là xong tất cả, bình yên vĩnh viễn. Không còn phải lo công việc làm ăn, lo cơm áo gạo tiền, không còn lo làm giàu, lo tích trữ của cải, không còn ghen tuông, giận hờn, không còn phải thức khuya học hành, hoặc viết văn làm thơ mệt nhọc, không còn theo đuổi mộng lớn mộng bé, không ưu tư dằn vặt vì thời thế, vì đất nước, quê hương... Bỏ hết. Tất cả cũng chỉ là tro bụi. Thiên hạ còn ngưỡng mộ, còn khen ngợi những anh hùng liệt sĩ trong lịch sử, nhưng chính các người nầy có còn biết gì nữa đâu? Cũng là một mớ xương khô mục nát, đâu có nghe, có cảm xúc, hân hoan, vui thú gì. Có ca ngợi, nhắc nhở thì để các thế hệ con cháu về sau noi gương người đi trước mà dìn giữ quê hương, mà sống cho đàng hoàng, cho nên người, đừng làm việc xấu xa đê tiện.

Ông Tư dặn vợ làm một đám tang đơn giản, không mở nắp hòm cho bạn bè thăm viếng nhìn mặt. Hát nhạc vui trong tang lễ, không

Page 117: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 117

khóc lóc, mà vui cười tự nhiên. Sau khi thiêu xong thì gởi tro xương về quê nhà, đừng xây mộ, đừng đắp bia. Bà Hoa thì chỉ muốn làm giống như tất cả mọi người. Ai làm sao mình làm vậy trong khả năng tài chánh của gia đình. Bà không muốn làm khác ai, để họ có thể nghị dị, bàn ra nói vào, thêm thắt thêu dệt. Nhưng bà cũng không nỡ từ chối ước nguyện cuối cùng của ông. Hai người con của ông bà, đứa con gái đầu thì tán thành, muốn làm theo ý kiến cũa bố, đứa con trai phản đối, vì sợ thiên hạ chê cười. Ông nói với con : Con nên vì bố, không nên vì thiên hạ. Ông Tư xin nghỉ việc, đi thăm bà con họ hàng, đến đâu ông cũng nói chuyện khôi hài, vui vẻ, nồng nàn với bạn bè bà con, thức đêm, uống rượu, hát hò, ngâm thơ, ăn uống không kiêng cữ. Theo ông, thì kiêng cũng chết, mà không kiêng cũng chết, chết sớm hơn vài tháng, vài tuần, cũng chẵng nghĩa lý gì. Còn chẵng bao lâu nữa, kiêng cử làm chi cho khổ thân, cho đời mất đi một phần ý vị. Ông cho rằng, đã sống đến trên năm mươi tuổi là quá lời, quá đủ, không có gì để nuối tiếc. Thấy ông tươi vui, người biết ông có bệnh sắp chết, cũng quên mất là ông đang bệnh, người không biết bệnh trạng của ông, thì ông cũng không muốn nói ra làm gì. Ông đưa bà và hai con đi chơi một chuyến trên du thuyền. Ông tham gia các cuộc chơi tập thể trên du thuyền như hát hò, nhảy múa ca hát, tham gia các buổi hòa nhạc, uống rượu, cho đến khi mãn cuộc. Ông vui vẻ, bình tĩnh đến nỗi nhiều khi bà quên mất là vợ chồng không còn bên nhau bao lâu nữa.

Ông Tư chuẩn bị tinh thần cho vợ, cho con, để chấp nhận một sự thực không tránh được. Chấp nhận với sự bình tỉnh, sáng suốt, không vui vẻ nhưng không bi ai. Có người nói cho ông Tư nghe về kinh nghiệm của những kẽ đã chết thật rồi, mà

sống lại nhờ sự mầu nhiệm nào đó. Rằng khi chết, thì thấy mình đi vào một vùng ánh sáng lạ, rất hân hoan sung sướng, khoái cảm tràn trề. Bỡi vậy, nên người đã trãi qua cận tử, thì không cón sợ chết nữa, mà đón nhận như là một ân huệ của trời đất. Ông Tư không tin chuyện cận tử, vì ông vốn con người thực tế và lý trí, cái gì chưa kiểm nghiệm được thì chưa tin. Nhưng cho rằng, nếu được như vậy thì càng tốt. Nếu không được vậy, thì cũng thôi.

Cuộc đời ông Tư đã trãi qua nhiều giai đoạn sướng khổ. Chưa xong đại học thì bị kêu đi lính, tham dự những trận chiến kinh hoàng, ngày đêm trấn đóng nơi ma thiêng nước độc, đã từng bị bắt làm tù binh, đã vượt ngục. Khi miền Nam thua trận, phải đi tù nhiều năm. Đã sống trong chế độ hà khắc kìm khớp, bữa đói bữa no. Đã đi qua biển tìm tự do. Và ước nguyện rằng, được sống thêm một ngày trong xứ tự do, thì có chết cũng không có gì ø tiếc nuối. Thế mà ông đã sống thêm được nhiều năm trong một xã hội có tự do, dân chủ. Con người được pháp luật bảo vệ, tôn trọng. Ông biết ơn trời đất đã cho ông cái phần thưởng vô cùng quý giá đó trong nhiều năm qua. Ông Tư chỉ là một người bình thường, có đủ cả tốt xấu. Có chút rượu chè, nhưng không ghiền và say sưa. Khi vui bạn vui bè, thì ai đến đâu, ông đến đó. Ông hòa đồng cùng đám đông. Thỉnh thoảng ăn nhậu cùng bạn bè, nói chuyện trời đất, vui chơi. Cờ bạc ông cũng có chút chút, từ xì phé, bài cào, cờ tướng, cờ vua, đi sòng bài. Nhiều khi ông xoa mạt chược cùng bạn bè, một mạch từ sáng thứ bảy cho đến chiều chủ nhật mới thôi, ai về nhà nấy để chuẩn bị cho ngày đi làm vào thứ hai. Ông không mê, không lậm, biết dừng lại đúng lúc, không phải khi thua cờ bạc thì nóng mặt cố gỡ, và gỡ cho đến bán nhà.

Trai gái ông cũng có, nhưng không làm hại đến ai, biết giới hạn của cuộc chơi. Không làm khổ vợ con, không gây khổ đau cho người khác phái. Thuốc lá, cà phê hàng ngày, ông không ghiền, nhưng cũng không bỏ hút thuốc. Ông Tư còn có chút máu nghệ sĩ . Ông thổi kèn hắc tiêu rất đạt, nên lâu lâu theo người bạn Mỹ gốc Phi Châu đến các hộp đêm thổi kèn chơi, không lấy thù lao. Ông có chân trong một ban nhạc tài tử, lâu lâu đi trình diễn ở các nơi công cọng. Ông Tư có sáng tác vài bản nhạc, nhưng không ai hát, và hát không ai nghe, không ai khen, nên ông không sáng tác nữa. Ông Tư cũng thích đọc truyện, đọc thơ. Ông cũng có làm thơ, nhưng bà Hoa là vợ ông, khuyên đừng để cho ai biết những bài thơ đó do ông viết, vì người sợ người ta cười lây cả bà. Ông nghe vợ chê, nãn lòng, không muốn làm thơ nữa. Tuy nhiên, có nhiều khi cao hứng, không cầm được cảm xúc, ông cũng làm thơ chơi, và dấu kín, vì sợ vợ đọc được chê bai .

Một người bạn của ông Tư cũng thích thơ phú, thường cùng ông ngâm vịnh khi nhàn tản, một hôm nghe ông nói về quan niệm cuộc đời, lẽ sống và cái chết. Ông nầy ngồi nghe mà đờ ra, và nói: - Bác chờ chút, tôi lục tìm bài thơ của một ông bạn tôi, sao mà ý tưởng của bác với ông kia trùng nhau, như cùng học một sách. Kỳ lạ ghê. Lần đầu đọc bài thơ nầy, tôi khoái quá, phải xin ông bạn cho tôi mượn, chạy ra phố, chụp lấy một bản, còn cất giữ đây.

Ông Tư cầm lấy bài thơ dài, vừa đọc vừa gật gù, đọc xong ông vỗ đùi sung sướng, nói: - Tuyệt. Hoàn toàn giống hệt suy nghĩ của tôi. Bác đem tôi đến giới thiệu tác giả bài thơ nầy đi. Bác xem đấy, đâu phải một mình tôi suy nghĩ khác đời đâu. Có nhiều người cùng một ý nghĩ, nhưng

Page 118: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 118

không dám nói ra, không dám thi hành. Đúng như cụ Nguyễn Công Trứ có viết là chỗ ta ngồi hiện tại, người xưa đã ngồi rồi. Tôi dốt chữ Hán, nhớ mang máng hình như là Ngã kim nhật tại tọa chi địa, cổ chi nhân tằn tiện ngã tọa chi . Mấy ông Tây cũng từng viết là dưới ánh mặt trời nầy, không có cái gì mới cả. Những suy nghĩ của tôi về cái chết, sự sống, người xưa cũng đã viết nhiều, tàng ẩn bàng bạc trong kinh Thánh, kinh Phật. Ngày xưa khi còn nhỏ, bố mẹ tôi gởi tôi vào học nội trú trường đạo Thiên Chúa, mỗi ngày mỗi đêm đều đọc kinh Thánh. Hồi đó tôi không hiểu hết ý nghĩa của kinh, tôi tưởng lầm đọc kinh là ngày đêm kêu gào sự xót thương của Chúa. Tuổi trẻ ngu muội và ngông cuồng nên tôi không có cảm tình với chuyện kinh kệ, nhưng khi lớn lên, đọc lại kinh Thánh, tôi thấy hay quá ông ạ. Lời kinh an ủi, vỗ về con người trong khổ đau, trong bước đường hoạn nạn, khi gặp cam go chìm nổi, tìm được yên bình để chịu đựng mà hy vọng qua khỏi nghịch cảnh . Ông bạn cười, nói:

- Tôi thấy nhà bác thờ Phật, mà lại nói chuyện Chúa rành rẽ. Bác có theo đạo Cao Đài hay không? - Không phải đạo Cao Đài, nhưng Phật Chúa gì cũng hoan nghênh. Bà xã tôi vẫn thường đi chùa. Ngày xưa khi còn trong quân đội, đóng quân giữa núi rừng, mẹ tôi gởi cho mấy bộ kinh Phật, không có sách vở, báo chí, buồn mà đọc chơi. Không có tâm tu hành, nhưng đọc mãi, nó thấm vào trong tư tưởng lúc nào không hay. Bỡi vậy, tôi có quan niệm rất rõ ràng về sự sống, cái chết, và bình tỉnh đón nhận như một lẽ thường của trời đất, tạo hóa. Hai người đang nói chuyện, thì có bà bạn ghé chơi. Bà nầy yêu cầu ông Tư và bạn ông đóng tiền để mua đất chôn cất và xây mộ cho một người đồng hương Việt Nam

nghèo mới chết. Gia đình không đủ tiền để làm ma chay và mua đất chôn ở nghĩa trang. Ông Tư móc ví, đóng ba chục đồng, và nói: - Kêu gọi thì tôi đóng tiền, chứ thực tình trong lòng tôi nghĩ khác. Chết thì hỏa thiêu là đẹp nhất, tốt nhất và lại vệ sinh. Chôn xuống đất cho dòi bọ nó rúc rỉa, cho sình thối chứ có được gì. Một vạn cái xác, mới có được một cái không thối rữa, mà cũng khô đét nằm nhăn răng ra, hôi hám xấu xí. Nằm chật chội trong tối tăm âm u, dưới đất lạnh lẽo, chứ có sung sướng gì đâu. Rồi lâu ngày, thịt da cũng rữa, xương cũng mục. Được bao nhiêu năm? Mà cứ nghĩ kỹ xem, nếu mỗi người chết phải có một nấm mồ chừng hai thước vuông, thì trên thế giới nầy từ triệu năm trước đến nay, và nhiều triệu năm sau nữa, tỉ tỉ người đã chết và sẽ chết, lấy đâu ra đất mà chôn. Không lẽ cả thế giới nầy chẵng còn một tấc đất mà trồng trọt, nhịn đói chết hết sao? Nhiều xứ văn minh hiện nay, người ta thiêu xác. Bên Nhật, bên Tàu, Ấn Độ và nhiều xứ khác nữa, người chết được hỏa thiêu. Đạo Phật chính tông, thì các tăng ni đều được hỏa táng, nhưng những người theo đạo Phật nửa vời, thì lại chôn cất. Bày đặt ma chay linh đình cho thêm tốn kém. Bạn ông Tư hỏi:

- Có phải người theo đạo Chúa không dám hỏa táng? Nghe đâu họ tin có ngày phán xét cuối cùng, và được sống lại. Bỡi vậy nên phải giữ thân thể, không muốn thiêu tan thành tro bụi. Ông Tư cười lớn nói:

- Chờ đến ngày phán xét cuối cùng, thì sắt đá cũng đã mũn ra tro bụi, nói chi đến cái thân xác mong manh? Có lẽ những kẽ mê tín, kém hiểu biết, diễn dịch sai ý nghĩa của kinh Thánh chăng? Mà dù cho xương cốt có còn, thì cũng chỉ là bộ xương cũ mục, làm sao mà sống lại trên bộ xương đó được?

- Nghe đâu các nghĩa trang cũng chỉ bán đất trong vòng một trăm năm thôi- Bà bạn bàn thêm - Sau một trăm năm thì không biết họ có đào lên, đem chôn ở hố tập thể, hoặc đem thiêu đốt đi chăng? Nhưng khi mua đất chôn, thân nhân, không nghe ai nói đến điều nầy. Mà dù cho chủ nghĩa trang có hứa miệng là bán đất vĩnh viễn, thì sau một trăm năm, họ đào bỏ đi, cũng chẵng ai hoài công đi kiện. Lời hứa trăm năm trước con cháu không nghe, không còn chứng cớ, cả người hứa hẹn lẫn người nghe hứa hẹn, đã chết từ lâu. Mà có lẽ con cháu cũng vì lo làm ăn, sinh kế, đi tứ tán, không ai còn đoái hoài chi đến mấy ngôi mộ của tiền nhân trong các nghĩa trang đây đó. Bạn ông Tư nói:

- Trong phim tài liệu về Tây Tạng, ở đó đạo Phật là quốc giáo, ông Phật sống cai trị dân như vua. Khi có người chết, thì họ quàng dây kéo lê lên núi, sau đó mấy ông chuyên môn chặt xác chết ra nhiều khúc, và ném cho chim kên kên ăn. Trông khiếp lắm. Không biết họ làm như thế, có đau lòng thân nhân ? Rõ như câu nguyền rủa ở xứ mình là chim tha quạ rỉa. - Chẳng có đau lòng chi cả - Ông Tư bàn thêm - Bên đó toàn đá núi cứng. Muốn đào đá ra làm huyệt mộ cũng quá cực khổ. Thân nhân người chết, dẫu có muốn chôn cất đến mấy cũng không ai làm nỗi việc đó. Cho chim ăn là tiện nhất. Có điều, không biết làm sao chim kên kên không lây bệnh người chết, biết bao nhiêu là bệnh nan y, vi trùng, vi khuẩn. Bỡi thế, nên tôi cho hỏa thiêu là sạch sẽ và tiện lợi nhất. Câu chuyện bàn rộng đến phong trào Việt Kiều về quê xây lăng mộ cho thân nhân, cho tổ tiên, đến nỗi có nhiều làng thi đua xây cất cho nguy nga, cho to lớn. Thấy lăng mộ người khác lớn hơn, thì đập cái cũ ra, xây lại cho lớn, cho đồ sộ hơn.

Page 119: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 119

Có nơi người ta đặt tên là Làng Ma, vì toàn cả lăng mộ. Ông Tư cho rằng, xây lại mồ mả cho tổ tiên để báo hiếu, cũng là một hành động tốt, không có chi sai trái. Nhưng thi đua nhau xây và xây cất có tính cách phô trương thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Liệu những phần mộ kia đứng vững được bao nhiêu năm, và còn được con cháu chăm sóc đến bao giờ? Rồi cũng có ngày trở thành hoang phế, chẵng ai đoái hoài đến, mà mục rữa với thời gian. May ra, những nơi thiêng liêng như đền quốc tỗ Hùng Vương, lăng mộ các bậc anh hùng giữ nước, dựng nước, mới được con cháu tiếp tục tu sửa chăm nom. Thế mà cũng có còn tả tơi, tàn tạ, không ai chăm nom. Huống chi mình, là thứ thường dân, vô danh tiểu tốt, chưa làm được gì. Chưa kể những kẽ là tội đồ của dân tộc, bày đặt xây lăng ướp xác, như các ông lảnh tụ cọng sản từ Âu sang Á, từ từ rồi mồ mã cũng bị phá bỏ , san bằng. Bỡi thế, ông Tư dặn vợ con đừng xây mộ, tạc bia cho ông làm chi. Ông Tư mượn bài thơ của ông bạn về đánh máy và sắp xếp lại cho đẹp, in ra nhiều bản, phóng ra một bản lớn, để dành khi ông chết sẽ sử dụng. Chỉ bốn tháng, sau khi được báo tin ung thư, ông Tư qua đời mà không đau đớn nhiều, không dùng hóa học trị liệu trước khi chết. Có người mách cho ông nhiều loại thuốc ngoại khoa, ông cũng dùng thử. Trong giới bạn bè thân tình, có người nói là ông Tư đã tự chọn lấy con đường ra đi nhẹ nhàng, không để bệnh hoạn hành hạ trước khi chết. Ông Tư thường đùa rằng, còn nước thì còn tát, biết là dù có tát thì thuyền cũng chìm, thì quẳng gàu đi cho đở mệt trước khi thuyền chìm. Bà con bạn bè đến viếng tang ông Tư tại nhà, khi bước vào cỗng, họ cố sửa soạn lại bộ mặt cho có vẽ buồn rầu, nghiêm nghị, để hợp với cảnh tang ma, dù trong lòng họ không có chút bi ai nào. Nhưng họ nghe có tiếng nhạc vui đang rộn rã vẵng ra từ bên trong, hòa với tiếng nhạc là tiếng cười vui vang vang, tiếng ồn ào. Người nào cũng giật mình, vội vả xem kỹ lại số nhà, sợ đi lầm . Vào nhà, mỗi khách viếng tang được phát một tờ giấy màu hồng, bên trên ghi bài thơ Khi Tôi Chết . Bài thơ cũng được chụp phóng lớn, dán trên tấm bảng che kín cả một bức tường. Khách và chủ đang vui vẻ chuyện trò, cười đùa. Không thấy quan tài ông Tư đâu cả. Trên bệ thờ có cái ảnh ông Tư phóng lớn, miệng cười toe toét, tóc bù gió lộng. Trước tấm ảnh có cái hộp vuông chứa tro xương của ông Tư. Tiếng nhạc vui vang vang từ máy hát. Bài thơ in đậm nét:

- Khi Tôi ChếtKhi tôi chết, viếng tang đừng buồn bả Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa , Trong sáu tấm biết chắc tôi hả dạ, Lên tinh thần, ấm áp buổi tiển đưa,

Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoải mái Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ? Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái . Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì . Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó, Ai thay da mãi mãi sống trăm đời . Kẽ trước người sau, xếp hàng xuống mộ Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi . Nếu có khóc, khóc cho người còn lại, Bỡi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi . Cũng mất mát, dáng hình , lời thân ái Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời . Đừng đăng báo, phân ưu lời cáo phó Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ? Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi, Trỗi nhạc vui cho người người ý thức, Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng, Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không . Đừng xây mộ, khắc bia ghi tên tuổi Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài . Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối, Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai Khi tôi chết đừng ma chay đình đám, Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn Trong tôi còn tha thiết chút tình mê Thì cũng C, H, O, N kết lại Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái Cho tôi về, dù cát bụi vô tri .

Khi đọc xong bài thơ, có người thì mĩm cười, có người vui hẵn, và nói chuyện oang oang. Họ cho rằng bài thơ đã nói hết ý nguyện của người chết. Người chết không muốn bạn bè buồn rầu, thương tiếc, thì việc chi mà lại làm bộ, gượng gạo tạo ra nét buồn khổ trên mặt . Vợ con người chết cũng không tỏ vẽ buồn rầu, mà cũng không hớn hở. Không một tiếng khóc lóc, thở than. Nhạc vui vẫn dồn dập phát ra từ máy vang dội. Khi khách đã đến chật nhà, và đúng giờ cử hành tang lễ, bà vợ ông Tư và đứa con trai mang áo quần trắng đứng chắp tay bên bàn thờ, cô con gái đứng bên tấm ảnh ông, cầm máy vi âm nhoẻn miệng cười và nói: -Thưa các cụ, cô bác chú dì, bà con bạn bè thân thiết xa gần, chúng tôi xin cám ơn quý vị đã có lòng đến viếng tang Ba chúng tôi. Tang lễ nầy làm theo ý nguyện của người quá cố. Không làm tang lễ theo tục lệ bình thường, vì sợ trái với ước vọng cuối cùng của Ba chúng tôi. Chúng tôi xin nhận lấy mọi lời trách móc nếu có từ bà con bạn bè. Ba chúng tôi đã bình

Page 120: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 120

tĩnh và vui vẻ đón cái chết như một sự trở về không tránh được . Trong những ngày cuối của cuộc đời, Ba chúng tôi rất vui, chuẩn bị kỹ cho gia đình và cho chính ông. Ông đã dặn dò chúng tôi, không nên khóc lóc, không nên buồn rầu, vì sự thực không có chi đáng buồn cả. Ông dặn chúng tôi vặn cuốn băng sau đây cho bà con cô bác nghe. Người con gái đến bên bàn thờ, bật máy , có tiếng ông Tư cười hăng hắc vui vẻ, làm một số người không cầm được, cũng cười theo. Một vài bà yếu bóng vía sợ xanh mặt. Sau tiếng cười chào, thì có tiếng ông Tư dọc bài thơ dán trên tường, giọng đọc rất chậm rãi, rõ ràng, như đang nói chuyện thủ thỉ với bạn bè. Mọi người im lặng lắng nghe, người thì nghiêm trang, người thì mĩm cười. Giọng Huế của ông Tư đọc chậm và ngân dài những đoạn ông đắc ý : Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó . Ai thay da mãi mãi sống muôn đời, Kẽ trước người sau xếp hàng xuống mộ, biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi. Cuối cùng, có một tràng cười ha ha của ông Tư để chấm dứt bài thơ. Sau bài thơ, có ba ông người Mỹ, hai ông da đen, một ông da trắng, cầm đàn và kèn trỗi lên mấy khúc nhạc vui, các ông nhún nhẫy uốn éo, nhiều lúc dậm chân xuống sàn. Ba ông cùng lúc lắc, làm hàng một, đi quanh phòng khách, như múa lượn trước bàn thờ ông Tư. Những ông nầy, là bạn chơi nhạc với ông Tư tại các quán ca nhạc ban đêm.

Bỗng nhiên, bà chị ông Tư nhào ra, lăn lộn trước bàn thờ mà khóc lóc gào lớn:

- Cậu Tư ơi là cậu Tư. Chúng nó đem cái chết của cậu ra mà

bêu rếu họ hàng. Vợ cậu muốn đi lấy chồng sớm nên bày ra cái cảnh chướng tai gai mắt nầy. Con cậu cũng là thứ bất hiếu bất mục, cha chết mà không có một giọt nước mắt, còn cười nói

lung tung. Chỉ có tôi là chị câu, thương cậu thật tình thôi, ruột đứt lòng đau, nên khóc than đây. Ông chồng chạy đến ôm bà kéo ra, và nhỏ nhẹ giãi bày. Bà vùng vằng và càng khóc lớn hơn, xỉ vả bà Tư những câu tục tỉu nặng nề. Bà Tư ôm mặt khóc lóc. Bà chị chồng nói lớn: Mai mốt chúng mày chết, bà đến phóng uế lên hòm chúng mầy. Nhiều người bà con đến phụ ông chồng lôi bà chị ông Tư ra xe chạy đi. Khách viếng tang lảng ra, và có người lẵng lặng ra về không chào hỏi ai, vì sợ gia quyến ngượng ngùng. Cô con gái ông Tư đứng ra xin lỗi mọi người vì chuyện không may, không vui vừa xẫy ra. Một bạn thân của ông Tư, quen nhau từ thuỡ trung học, đại diện bà con, đến trước bàn thờ, vỗ vào hộp tro xương, cười ha hả và nói: - Tư ơi, ông là số một rồi đó, chả có ai bằng ông. Ông hiểu tận tường lẽ huyền vi của tạo hóa. Sống cũng vui, mà chết cũng vui. Sống cũng dám làm, mà chết rồi cũng dám làm, và làm được. Tôi cũng ước mong rằng, sau khi chết, vợ con làm cho tôi một đám tang như thế nầy, thì vô cùng sung sướng. Tưởng ông nói đùa chơi, ai ngờ làm thật. Một vị mục sư là bạn thân của gia đình, cũng đến trước bàn thờ, và đoan chắc rằng bây giờ ông Tư đã được về với Thiên Chúa. Ông cho rằng thái độ của ông Tư trước cái chết rất sáng suốt, đáng khâm phục, và đáng được mọi người noi theo. Một vị sư già, có bà con họ hàng với ông Tư, đã từng viết nhiều sách Phật và rao giảng đạo từ bi, nói trước linh vị : - Bần đạo không cần đọc kinh cầu siêu cho thí chủ. Bỡi linh hồn thí chủ đã thực sự siêu thoát trước khi chết. Thí chủ không vướng bận cõi trần, không hệ lụy vào cái thân xác tạm bợ. Thanh thản ra đi như kẽ đi chơi, thong dong, dễ dàng. Thí chủ đã hiểu thấu đáo

cái lẽ vô thường trong đạo pháp. Mọi người ra về, lòng nhẹ nhàng, tưởng như đi trong mơ. Từ phía nhà ông Tư, còn vang vọng nhạc vui đưa tiển đám tang khách. Sau tang lễ, bà Hoa vợ ông Tư thở phào. Bà vui mừng vì đã làm được đúng lời căn dặn của chồng mà không bị tai tiếng. Bà chỉ sợ tai tiếng thôi. May mắn, đa số bà con đều tán thành nghi thức tang lễ, và nếu không tán thành, họ cũng im lặng, chỉ có bà chị ông Tư gây rắc rối thôi. Nắm tro xương của ông Tư được vợ con gói kỹ bốn năm lớp, bỏ vào hộp bằng chất nhựa dày, để cho khỏi vỡ, rồi gởi bảo đảm về Việt Nam . Chiếc xe chở hàng của hãng vận chuyển bị tai nạn trên đường ra phi trường. Xe rơi từ cầu xa lộ cao ba từng xuống đất, thùng xe vở nát, hàng hóa tung vung vãi, rách nát, cháy xém. Anh tài xế gảy hết tay chân và xương sống, hấp hối. Người ta đồn rằng anh tài xế buồn vì bị vợ cắm sừng, đã uống rượu say xỉn, không điều khiển được tay lái. Cái hộp tro xương của ông Tư bị rách và cháy xém mất một phần địa chỉ, được gởi lầm đi ngao du qua xứ Nambia bên Phi Châu. Cô con gái ông Tư hỏi tin tức bên nhà hàng ngày, qua liên mạng máy vi tính, về cái hộp tro xương, mãi đến hai ba tháng vẫn chưa nhận được. Bà Hoa viết nhiều thơ khiếu nại hãng chuyên chở. Họ trả lời là sẽ bồi thường cho bà hai trăm sáu mươi tám đồng. Bà Tư khóc lóc, thuê luật sư đâm đơn kiện. Sáu tháng sau, nhờ còn có địa chỉ người gởi, nên cái hộp tro xương được hoàn trả cho gia đình, với ghi chú là không có địa chỉ người nhận. Bà Hoa mừng ôm cái hộp mà khóc ròng. Lần nầy, bà Hoa quyết định tự tay đem hộp tro xương ông chồng về tận Việt Nam . Bà sợ thất lạc thêm lần nữa, thì tấm lòng hoài.

Tràm Cà Mau

Page 121: Báo Quốc Gia số 129 & 130

TRANH VUI NGAØY TEÁT

QuÓc Gia 121

Page 122: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 122

Page 123: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 123

-Này đi sát vào bà, tối nay đông người kẻo lạc thì khốn.

Bật cười khi nghe bà dặn Thơ Ngây nghĩ thầm “bà cứ coi như con còn lên năm lên sáu ấy, con lớn rồi chứ bộ”. Thơ Ngây níu chặt tay bà :

-Thế này được chưa ạ ?Bà kêu :-Có xiết thì cũng vừa vừa thôi

cô, con gái mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu đó muốn làm tay bà già này phải bó bột giống khúc gỗ sao đây.

Le lưỡi Thơ Ngây nịnh :-Già đâu mà già, da nhẵn thẳng

mượt con còn thua bà.Củng khẽ đầu cháu bà mắng

yêu :-Cha mày cái miệng khéo nói,

một con bé ranh dám đem so sánh với bà già xuân sanh mới chỉ ngoài tám mươi mí mà nghe được hả.

Thơ Ngây cãi :-Tụi bạn con khen đâu phải con

đâu.Bà thở dài :-Bà đã gần đất xa trời rồi cháu

ơi. Bà cháu mình còn cặp kè bên nhau lúc nào hay lúc đó. Tuổi tác cao tựa quả trên cây chín mõm rời cuống lìa cành rơi xuống tan nát trong đất thế là xong. Đời người sinh, lão, bệnh, tử, nào ai tránh khỏi.

Thơ Ngây sịu mặt :-Bà nói vậy nữa con khóc đấy.Biết cháu “mít ướt”, bà vội dỗ

dành :-Giữa chốn bá quan văn võ

đông đúc cháu “nhè” là quê lắm không khéo họ tưởng bà là mẹ mìn

dụ dỗ trẻ con thì nguy to.Bà pha trò, Thơ Ngây cười khanh khách.-Lêu lêu vừa khóc vừa cười ăn

mười hột gạo, giá có cái gương để con coi nhỉ, rõ đẹp gái, mấy đứa con trai đang ngó kìa.

Thơ Ngây cuống quít :-Làm sao bay giờ hả bà, tại bà

hết con bắt đền.-Làm sao là làm sao, tại cháu

mộc mạc quá nên bà cố tình giúp đôi má cháu điểm thêm chút phấn hồng tự nhiên mà.

Thơ Ngây ngúng nguẩy :-Trêu con hoài, nghỉ chơi bà

luôn.Bên ngoài đã đông nơi chánh

điện còn đầy kín. Mới mười một giờ còn cả tiếng nữa mới giao thừa, kinh nghiệm bản thân hèn chi bà dục đi sớm. Có điều Thơ Ngây không hiểu tuy vội vã mà bà còn thi giờ chú ý tới cách phục sức của Thơ Ngây.

-Bà không thích con mặc bộ này vào thay ngay.

Thơ Ngây kêu :-Bà vai chính, con nhiệm vụ

hộ vệ vả lại lên chùa cần chi chưng diện ạ.

Bà nghiêm giọng :-Tối nay bà chỉ huy, con theo

lệnh hành sự, hiểu chưa.Thấy hai bà cháu dằng co, mẹ

xen vào hòa giải :-Thơ Ngây, mặc cái áo bà cho

đi.Thơ Ngây nhăn nhó :-Thôi ạ …Quay qua định phân trần thấy

cụ tảng lờ nhìn phía khác, Thơ Ngây đành vâng lời vào phòng đổi

lốt. Quả nhiên mẹ đoán đúng vừa thấy Thơ Ngây, bà cười toe toét khen lấy khen để :

-Mọi người xem có phải trông nó như tiên giáng trần không hở.

Trong tấm áo dài mầu hoàng yến bó sát thân hình thon gọn nẩy nở, hai vạt áo dài tăng thêm phần tha thướt mềm mại, làn tóc óng ả chấm bờ vai, da trắng mịn màng, mắt tròn to, vẻ đẹp tươi mát của tuổi dậy thì không những cả nhà ngạc nhiên mà ngay chính Thơ Ngây khi soi bóng trong gương cũng sửng sốt bàng hoàng nhận không ra mình vì thường lệ quần tây áo sơ-mi, váy đầm chứ có bao giờ mặc kiểu này đâu, chê vướng chân vướng cẳng không thoải mái Thơ Ngây nại mọi lý do kiếm đủ cách lẩn tránh mỗi lần mẹ bảo đi may nhưng phải chịu thua bà. Năm nào bà cũng cúng giao thừa xong mới xuất hành, năm nay tự nhiên thay lề luật, đi chùa trước về xông nhà sau. Từ ông cho tới bố mẹ đều nín thinh, tối cao ban lệnh chả ai dám cãi, Thơ Ngây trong danh sách tháp tùng. Toàn là cháu trai nên cháu gái Thơ Ngây độc nhất được bà chiều chuộng đặc biệt. Cậy thế ỷ thần Thơ Ngây hay nũng nịu vòi vĩnh, bà là bùa hộ mệnh che chở khi bố mẹ mắng mỏ la rầy. Tuy nhiên bênh thì bênh bà vẫn nghiêm khắc dậy bảo :

-Tư cách con người qua cách xử sự lời nói chứ không phải hình dáng bề ngoài hay của cải tiền bạc. Nếu nòng cốt tốt với thời gian bản chất vẫn mãi mãi tồn tại, còn trái lại, sự ngụy tạo ví như lớp vỏ hay lớp sơn bọc phủ ngoài sớm muộn sẽ tróc hoặc phai mờ bộc lộ nguyên hình, giấy sao gói được lửa. Cảm tình muốn có nhờ ở biết khiêm tốn lễ độ. Hai đức tính này con luôn luôn phải ghi nhớ thuộc lòng. Ở đời có trao ra mới nhận lại con à. “Nhân chi sơ tính bản thiện”, tâm hồn con nít nào cũng như tờ giấy

Page 124: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 124

trắng tinh khiết hiền lương, một viên ngọc chưa cắt góc cạnh mài rũa, một cái cây muốn thân cành thẳng, cong, tròn phải uốn nắn, bắt bẻ ngay lúc mới nhú mới mọc còn non nớt yếu ớt mỏng manh.Thanh thiếu niên cũng thế, tuổi trẻ vô tri, nhẹ dạ dễ tin, hay bắt chước, tính tình thay đổi theo từng lứa tuổi, dễ bảo, ương ngạnh, làm cha mẹ ai cũng muốn dậy bảo con cái nên người nhưng khổ nỗi cha mẹ sinh con trời ban tính. Trách nhiệm giáo huấn của các bậc sinh thành, thiên chức này quả thật khó khăn, nhức đầu, nhọc nhằn !.

*-Này cô bé có thể nhường chỗ

cho già được không ?Tiếng hỏi phía sau, hai bà cháu

cùng quay lại. Nhận ra bạn quen bà niềm nở :

-Bác, bác mới tới, sao trễ vậy nẫy giờ tôi tìm mãi. Thơ Ngây chào cụ đi con.

Vâng lời bà Thơ Ngây đứng lên chắp tay cúi đầu :

-Thưa bà.Bà cụ than :-Chật kín như nêm, chiếm chỗ

của con ta ngại quá.Thơ Ngây lễ phép :-Dạ không sao ạ.-Thế này nhé, cụ đề nghị, sẵn

cháu trai của ta đang ở đây, trong khi chờ đợi cô cậu nói chuyện với nhau cho vui. Bác cho phép nhé bác.

Bà gật đầu :-Tốt lắm, được ạ, tiện cả đôi

đường.Ngó phía sau để kiếm cụ vẫy

tay gọi chàng thanh niên :-Bàgiao con nhiệm vụ săn sóc

cháu gái đây nếu sơ xuất bà sẽ hỏi tội.

Bà dặn theo :-Con à, trông dùm cháu cưng

của bà cẩn thận nghe con.Thơ Ngây ngượng ngùng

cùng chàng thanh niên sóng bước.

Trước khi bắt chuyện Thơ Ngây cần quan sát xem anh chàng thuộc loại nào. Thứ nhất, luận về chiều cao, đủ tiêu chuẩn, thứ hai, tướng mạo, không cần đẹp trai giống tài tử màn bạc nhưng cần có khí phách người đàn ông, thứ ba, chững chạc nhanh nhẹn không lù đù chậm chạp. Phần mạn đàm, một, sẽ dùng phương cách mở lối nếu hợp (tiếp chuyện vui vẻ), hai, không hứng thú kiểu nhát gừng ( có nghĩa khi nói chuyện, lơ đãng, uốn lưỡi bẩy lần mới nói), hỏi câu nào trả lời câu đó (kiểu đố vui để học), dáng điệu chán chường (như người mới ốm dậy). Sau khi cộng trừ nhân chia, Thơ Ngây phê (chấm đậu).

Đang ngon trớn tự nhiên chàng ta dừng chân xoay người đụng trúng Thơ Ngây. Mải tính toán không kịp xoay sở thân hình xính vính, việc xẩy ra chỉ trong tích tắc Thơ Ngây luống cuống thì chàng trai giữ kịp Thơ Ngây trong vòng tay, định cúi xuống nói gì ai ngờ cũng đúng lúc Thơ Ngây ngước đầu lên, vô tình hai làn môi chạm nhau. Phút đê mê qua đi, chàng trai lấy lại bình tĩnh, thái độ thân mật cốt gây bầu không khí tự nhiên tránh cho Thơ Ngây đỡ thẹn thùng.

-Xin lỗi Thơ Ngây, tại anh bất cẩn khiến em hụt chân. Quãng đường này rải nhiều đá răm, nếu Thơ Ngây ngã hậu quả eo ôi khó tưởng tượng, may mắn anh đỡ kịp nếu không bị các cụ trị tội, nhẹ trăm roi, nặng tùng xẻo riêng anh cũng ân hận đến mất ăn mất ngủ. Lớn xác như anh coi bộ không nặng ký bằng Thơ Ngây bởi bà chỉ căn dặn coi chừng Thơ Ngây có ngó ngàng gì thằng cháu cụ đâu, anh buồn lẫn tủi thân ghê.

Cách làm lành của chàng trai thật hiệu nghiệm, khả ái, dễ thương biết cách dỗ ngọt khiến Thơ Ngây không giận hờn mà quên luôn khúc phim đóng bất đắc dĩ vừa

qua.-Dạ cám ơn anh …Chàng trai nhanh nhẹn tự giới

thiệu :-Bắc Đẩu tên anh, khoá lễ khá

lâu, chúng mình ngồi xuống ghế đằng kia kẻo Thơ Ngây mỏi chân. Nội túm cổ bắt theo đành chịu, còn Thơ Ngây.

-Giống nhau thôi, anh xem, lần đầu tiên em mặc áo dài, bà độc tài bắt buộc.

Được dịp Bắc Đẩu ngắm :-Có cho phép anh khen không ?Thơ Ngây ra hiệu chấp thuận.-Em đẹp tuyệt vời.Cắn nhẹ miệng, Thơ Ngây thẹn

thùng nhớ lại phút giây vừa qua, làn môi trinh nữ đã bị làn da khác phái “phớt” lên.

-Sao im lặng vậy không buồn ngủ chứ Thơ Ngây, Bắc Đẩu ân cần.

-Không ạ. Đêm nay bầu trời chi chít đầy sao. Nhớ hồi nhỏ, buồn cười ghê cứ đếm một ông sao sáng, hai ông sáng sao … lộn tùng phèo chẳng thể đếm xuể.

-Thơ Ngây thấy sao đổi ngôi bao giờ chưa ?

-Chưa ạ, nghe bảo nếu nói kịp lời ước đúng lúc thì sẽ ứng nghiệm phải không anh ?.

-Vài lần nhưng lúc ấy chưa có điều gì để cầu cả, bây giờ anh đang mong hiện tượng đó xuất hiện bởi vì câu khấn anh đã chuẩn bị sẵn sàng.

Không biết có phải cảm thông lòng thành của Bắc Đẩu hay muốn thử chàng, một đốm sáng sẹt ngang, miệng Bắc Đẩu nhanh không kém :

-Xin cho Thơ Ngây-Bắc Đẩu nên đuyên.

Tuy Bắc Đẩu nói nhỏ nhưng cố ý để Thơ Ngây nghe. Lời tỏ tình và ý tứ của Bắc Đẩu đương nhiên Thơ Ngây hiểu.

-Ngày mai Thơ Ngây sẽ nhận nhiều tiền mừng tuổi lắm nhỉ,

Page 125: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 125

rủng-rỉnh tiêu suốt năm không hết.-Dạ vì em có nhiều cô, chú,

bác, cậu.Lời Bắc Đẩu đầy ẩn ý :-Vui nhỉ mà biết đâu gia đình

Thơ Ngây còn gia tăng nhân số.Thơ Ngây ngơ ngác :-Mấy thím, mợ, cô, dì, bụng bà

nào bà ấy xẹp lép, không mang thai làm sao thêm người chứ.

Bắc Đẩu cười :-Ấy chịu khó chờ. Thiên cơ bất

khả lậu.Thơ Ngây tò mò :-Bộ anh biết bói quẻ hả, được

nếu trúng em không những phục sát đất còn thưởng nữa cơ.

Đưa ngón tay Bắc Đẩu đòi móc nghéo. Thơ Ngây chẳng đắn đo đồng ý ngay.

*Mùng một Tết, trên bàn thờ,

tầng trên, chính giữa là linh vị Tổ Tiên cao hẳn hơn mọi thứ bầy cúng. Hai lọ lộc bình sắp hai bên cắm hoa glaieui đỏ, đỉnh, bát hương, chân nến đều bằng đồng đánh bóng loáng, một mâm bồng lớn, mầu sắc rất đẹp, xanh của cam sành, vàng của bưởi, chuối ngự, cam của hồng, đỏ của táo … Kệ dưới, bánh cốm, bánh khảo, bánh đậu xanh, chè kho, sôi vò chè đuờng. Mâm cỗ cúng, măng khô hầm chân giò, măng tây nấu cua bể, nấm hộp, miến gà … mỗi thứ mỗi bát. Những đĩa nộm sứa, chả giò, nem chua, giò lụa, bì, thủ, chả quế, gà quay... Đấy là chưa kể tháng trước mẹ muối một vại dưa để nguyên cây, hành củ muối từng bó, khi ăn lột lớp vỏ bên ngoài còn lại củ hành trắng nõn ăn giòn tan. Nhộn nhịp nhất ngày gói bánh chưng, các chú, cậu đến giúp. Những giá gạo nếp, đậu xanh, chậu thịt lợn nửa mỡ nửa nạc ướp gia vị, thúng lá rong vạt cuống cứng, mâm sợi lạt của thanh nứa tước mỏng đã ngâm nước mềm, khuôn gói bánh khung hình vuông đóng bằng gỗ hai mặt

để trống, gồm một nhỏ một lớn, cái nhỏ dùng để gói lá rong đặt lọt vào trong lòng cái lớn (đã đặt sẵn sáu sợi lạt ) sau đó mới mở những đầu lá đứng dựng lên lấy khuôn ra rồi cho vào lần lượt, gạo, đậu, thịt. Bốn góc cạnh phải thẳng, hình dạng vuông vắn, mấy sợi dây thắt buộc chặt sao cho cái bánh không lỏng lẻo.

Phận dâu trưởng ngày giỗ Tết đương nhiên mẹ phải bao thầu từ A tới Z. Bái phục mẹ thật nhưng dại chi bắt chước, chẳng màng hai chữ đảm đang đảm đương vất vả khổ cực Thơ Ngây không kham nổi, chàng nào trưởng tộc, trưởng họ, trưởng nam, xin miễn dùm.

Thơ Ngây kêu :-Con đói bụng.Bà lườm :-Chưa cúng nói lăng nhăng

phải tội con. Sắp mười tám, thiếu nữ không còn bé nữa đâu.

Le lưỡi Thơ Ngây đùa:-Năm này con bị sao la chiếu

cho coi.Ngắm cành đào bà đắc chí :-Ông xem kìa, hoa đào nở rộ

thế này hẳn năm nay nhà mình có hỷ sự, phát tài, phát lộc.

Ông rung đùi tự đắc :-Bà coi bát thủy tiên đẹp ghê

chưa, thế này mới biết cách chơi chứ, cả một nghệ thuật đừng tưởng dễ dàng khó lắm đấy. Gọt tỉa làm sao mà nhánh thấp lùn lại đầy hoa chứ cao ngổng cao ngồng gầy tong teo giống củ hành tây mọc mầm, hỏng toẹt, biết ngay tay không sành điệu.

Bà tán thưởng :-Công nhận ông tài thật.Ông nở mũi khoái chí ngâm :Đào Hồng cộng với Tiên Vàng,chuyện gì mà lại chẳng vuông

chẳng tròn.Mọi người chúc tết mừng tuổi

xong, bà ngó ông :-Sao chưa thấy ?Ông lắc đầu :-Lạ há.Đúng lúc có tiếng gọi :-Thơ Ngây có ai hỏi kìa.Đoán ra, ông bà nhìn nhau tỏ

dáng hài lòng.-Bắc Đẩu cháu đã đến hả ?Bắc Đẩu phải chính người đó

là Bắc Đẩu, trao Thơ Ngây bó hoa hồng :

-Tặng em.Bao nhiêu con mắt đổ dồn vào

Bắc Đẩu:-Ai thế ?-Bồ của Thơ Ngây chăng.-Đẹp trai cao lớn.-Xứng đôi vừa lứa há. Theo sát Thơ Ngây, Bắc Đẩu

cười thầm “tội nghiệp Thơ Ngây, quýnh quáng chân tay, tại bà dặn trước phút xe chạy không cách nào báo em hay”.

Bắc Đẩu đưa gói quà bọc rất đẹp biếu ông bà :

-Con xin kính chúc ông bà tăng phúc, tăng lộc, tăng thọ.

Bắt tay Bắc Đẩu, ông tươi cười :-Ông chúc con thành công mọi

lãnh vực, công danh, sự nghiệp … nhân duyên hàng đầu.

Bà trao phong bao mừng tuổi niềm nở :

-Cám ơn con mang lộc đầu năm.

Thơ Ngây thắc mắc, bố mẹ lần đầu tiên gặp Bắc Đẩu sao không tỏ vẻ ngạc nhiên. Lạ kỳ, chả nhẽ bà đạo diễn, hèn chi bắt mình …

Lợi dụng có khách Thơ Ngây kéo áo Bắc Đẩu thì thào :

-Anh …Bắc Đẩu ngắt ngang giải thích :-Bà cho phép. Nếu Thơ Ngây

không bằng lòng ...Thơ Ngây vội vàng cản :-Ý em không phải vậy.ƒy, ấy,

bà mời anh bỏ về bà giận chết.Bắc Đẩu tấn công :-Thơ Ngây có mừng khi thấy

Page 126: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 126

anh không ?Đôi má đỏ ửng, Thơ Ngây cúi

mặt sượng sùng tay vân vê mép áo, dáng điệu nhu mì hiền hậu trông đáng yêu làm sao khiến Bắc Đẩu si ngây vì tình. Thơ Ngây luống cuống, vừa định mở miệng lại mím, tức thầm, người ta ngượng chín cả người chả nhẽ nhận “mừng” tức là tự thú có cảm tình như thế mình nhận “yêu” trước, xấu hổ chết. Nhưng nếu anh ta tưởng mình vô tình không tiến tới thì khổ não ập xuống chịu sao thấu, thôi thì, một liều ba bẩy cũng liều, thử xem con tạo xoay vần ra sao. Quyết định, Thơ Ngây nhìn thẳng đối phương hùng hồn trả lời bằng cách gật đầu.

Hiểu rõ cảm tình Thơ Ngây dành cho mình, Bắc Đẩu hớn hở niềm vui lộ ra mặt.

-Thế nào anh chị muốn làm một chân rút bất với tụi em không ?

Đám em họ rủ, Bắc Đẩu hưởng ứng liền :

-Nếu quý vị cho phép.Thơ Ngây nói nhỏ :-Họ chơi bài giỏi kinh khủng,

anh có rành không.Nắm tay Thơ Ngây kéo ngồi

xuống cạnh mình Bắc Đẩu trấn an :-Yên tâm.Một cậu nghe được mách :-Anh em ơi, chị Thơ Ngây lo

chúng ta hốt tiền của anh Bắc Đẩu.-Chị Thơ Ngây xấu há, chưa chi

đã bênh anh Bắc Đẩu, đừng có mới nới cũ à nghe.

-Anh Bắc Đẩu có hiểu luật muốn được lòng chị thì phải điệu với đám em không.

-Trông tướng anh Bắc Đẩu hào hoa phong nhã chịu chi là cái chắc, một cậu nói khích.

Bắc Đẩu hài lòng vô cùng vì mới gặp đã được gia đình Ngây Thơ đón tiếp nồng nhiệt thân thiện chứng tỏ không coi Bắc Đẩu là người xa lạ. Sát cánh nhau vì Bắc Đẩu và Thơ Ngây chung một cửa.

-Có vẻ hợp tác chặt chẽ lắm,

anh em lưu ý. Anh Bắc Đẩu chưa rõ, chị Thơ Ngây có sao cờ bạc, đỏ hơn gấc chín.

-Yên chí, hôm nay chị thua là cái chắc, đỏ tình đen bạc.

Mặc kệ, bỏ ngoài tai, Bắc Đẩu, Thơ Ngây cứ chụm đầu rủ rỉ rù rì bàn bạc và Thơ Ngây phát giát Bắc Đẩu chả biết chơi vì rút mười ông cụ mà Bắc Đẩu còn định thò tay lấy thêm. Rút cục Thơ Ngây đành ra tay. Mải chiến đấu sát phạt cử chỉ tự nhiên thoải mái bớt ké né giữ gìn, lúc thì đưa lá bài tốt ghé sát tai Bắc Đẩu giải thích, lúc tì vào người chàng nhoài lấy bài, Bắc Đẩu đang lạc trong trận mê …

-Rủ anh Bắc Đẩu mà chị Thơ Ngây dành không à. Tụi em thua liểng xiểng, không công bằng chút nào, phản đối.

-Đúng, mình đơn độc mà chọi công ty “Thơ Đẩu” bị bóc lột sạch bách.

-Hai đánh một chả chột cũng què.

Nghe các cậu cãi cọ chí chóe, Bắc Đẩu nháy Thơ Ngây :

-Ngừng há. Bây giờ mừng tuổi nghe.

-Đồng ý. Hoan hô anh Bắc Đẩu, xứng đáng bực đàn anh, các cậu vỗ tay rầm rĩ.

Thơ Ngây lên tiếng :-Khoan, chị đưa trả số tiền mấy

cậu thua với điều kiện không lấy của anh Bắc Đẩu đồng bạc nào.

Chờ Thơ Ngây thực hiện lời hứa xong các cậu đồng thanh la ó đòi Bắc Đẩu chi địa. Thơ Ngây lên giọng đàn chị :

-Ê thất hứa hả ?Mấy cậu phá lên cười :-Chị mắc lừa rồi. Lúc nẫy tụi em

gật đầu nhưng có nói gì đâu.Khi tất cả tản mát, Thơ Ngây

ngao ngán :-Chán chưa, vai vế trong họ cao

mà tuổi tác em nhỏ hơn nhiều đứa nên toàn thua tụi nó nhưng chịu thiệt một tý thì được đền bù rất

nhiều quà. Anh coi với đại đội đực rựa đông muốn liên lạc với môn phái nữ đương nhiên phải nhờ em. Vấn kế, đưa thư, móc nối, giúp làm quen, ôi thôi nhức đầu nhức óc với chúng. Em, không anh chị em, bố mẹ đám cưới mười mấy năm, cầu mãi mới có thai, lớn tuổi sinh khó mẹ đẻ một lần. Lo nhà hiếm hoi nuôi khó, đầy tháng bà đem em lên chùa, đền lấy khước, đặt tên xấu xấu chứ không gọi tên trong giấy khai sinh, có kiêng có lành bà ngoại bảo. Có lẽ vì thế em hay ăn chóng lớn mỗi lần ai khen, bà lập tức đốt vía, “vía ông đi qua vía bà đi lại, vía lành thì ở vía dữ thì đi”.

Dốc bầu tâm sự, đôi mắt Thơ Ngây bộc lộ sự tin cậy, Bắc Đẩu vỗ về :

-Thương em.Thơ Ngây bẽn lẽn :-Anh cười em không ?Lau khô ngấn lệ trên má cho

Thơ Ngây, Bắc Đẩu trìu mến :-Tội em anh.Bằng vào ánh mắt đắm đuối đủ

thấy tình Bắc Đẩu đối với Thơ Ngây sâu đậm cỡ nào. Chợt Thơ Ngây hoảng hốt :

-Nguy to …Bắc Đẩu hết hồn :-Chuyện gì em ?-Năm mới em khóc “giông” cả

năm.Bắc Đẩu âu yếm vuốt tóc Thơ

Ngây :-Em quên anh là sao Bắc Đẩu

à, có anh trấn đóng giông gió đều không lọt. Anh và em chung sức se sợi tơ hồng do hai bà nối cho chúng mình nhé em.

Thơ Ngây ngoan ngoãn :-Dạ.Bắc Đẩu tình tứ :-Cho anh nụ hôn mừng xuân.

MỘNG THU

Page 127: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 127

Tôi được việc làm ở công ty MicroSoft. Từ New Jersey tôi

về lại thành phố Seattle lần này trong niềm hân hoan sống cùng với gia đình. Các năm trước tôi thường về thăm nhà vào cuối năm dịp Giáng Sinh - Tân Niên, rồi vội vã rời nhà sau đó, nhưng đặc biệt từ bây giờ sau mùa lễ lộc, tôi không còn phải cuốn gói đi nữa.

Đêm giao thừa vài người bạn rủ tới chỗ nhảy, tôi gặp một số bạn quen cũ khác, mỗi người tay bắt mặt mừng, hỏi thăm nhau vài câu, nhảy vài bản nhạc cũng đủ làm tôi thấy mệt, và cuối cùng tôi được để yên. Ngồi cùng bàn với Thùy Chinh, em của Yến Chi, vì đông người, tôi chưa có dịp nói chuyện nhiều, hơn nữa đã lâu không gặp nên hôm nay là một dịp thích thú.

Tôi vui vẻ nói: -Anh mới về nên chưa đến

thăm Chinh và Yến Chi được. Mong đừng trách anh nhé!

Chinh nở nụ cười thông cảm và từ tốn nói:

-Không có đâu. Tôi cười hỏi lại:

-Trông anh có gì lạ không? Thùy Chinh ngập ngừng,

khuôn mặt luống cuống tìm che trong mái tóc xõa, ngày xưa tóc nàng ngắn hơn, như bị bắt quả tang là có để ý đến tôi và phải

nhận tội: -Đàn ông mập một tí có vẻ

khỏe mạnh hơn. Tôi lại cười nhắc: -Nhớ không, ngày đó tôi ốm

và cao lêu nghêu chỉ sợ qua cầu gió bay thôi, mong bám vào cô nào có da có thịt...

Chinh cười khúc khích. Nhớ lại chuyện xưa, mới đó đã ba năm, tôi theo việc làm qua tận New Jersey vì không tìm được

việc ở đây. Ngày từ giã, buồn vô hạn, gần như muốn khóc vì vừa xa gia đình vừa xa Diệu Hương, cô bạn gái mới vừa quen.

Tôi lại không có người thân bên ấy, nên khi được việc, tôi

buồn nhiều hơn vui. Nhưng không còn cách nào khác hơn, vì lúc đó tôi bị Boeing - làm ăn khó khăn cắt người- cho nghỉ việc đã 2 năm và đang làm việc linh tinh chẳng dính líu gì đến nghề chuyên môn của mình. Gia đình lo lắng, bạn bè ái ngại dùm làm tôi mất tự tin, đôi khi chỉ vài câu nói thông thường cũng đủ làm tôi buồn. Miệng thế

gian có lúc ác độc vô tả, và họ luôn nhắc khéo tôi rằng, một cái bằng kỹ sư mà không dùng vào việc gì sau một năm thì sẽ không còn giá trị nữa.

Tôi vẫn trung thành lái chiếc xe trắng Chevrolet 8 máy chạy khùng điên vào cuối tuần xuống Olympia đón Diệu Hương, rồi chạy ngược về thành phố Seattle nơi tôi ở mới có chỗ nhảy đầm, rồi đưa Diệu Hương

hhh

Page 128: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 128

về Olympia, rồi tôi về nhà tôi khi...ló dạng ánh bình minh! Đổ xăng như là có hùn với hãng xăng! Cũng hên con «thiên lý mã « của tôi chưa lần nào nằm trên xa lộ I 5.

May mà thời gian này chỉ xảy ra trong vòng một năm. Nếu biết trước mình lông bông như vậy, thì tôi đã không dám cua đào ở xa. Chắc cũng có người nói nhỏ sau lưng tôi rằng:» Thằng đó hay thật! Seattle - Olympia, đi lên đi xuống, nhảy đầm, xã giao như một người bình thường.» Vì thất nghiệp, tôi lại càng phải tỏ vẻ bình thường, đôi khi cất tiếng hát tự thưởng cho mình:» Đi lên đi xuống, may mà có em, đời còn dễ thương...em Olympia má đỏ môi hồng...»

Tình cảm của Diệu Hương đối với tôi thì đã cất cánh bay xa; nàng có người yêu nửa năm sau lúc tôi rời khỏi Seattle. Ngày nghe tin nàng đi lấy chồng, tôi thấy lòng mình bình thản, quả là con tim của tôi không mềm yếu như tôi đã tưởng, nó cũng đã quên đi chuyện sang ngang của «người ấy» rồi.

Ba năm sống và làm việc ở New Jersey, tôi cũng chưa kiếm được cho mình một cô bạn gái nào. Tôi chợt mỉm cười, có lẽ nhờ vậy mà tôi không đóng rong mọc rễ ở bên ấy. Tôi vẫn nghĩ tới Chinh như là cô em gái. Đôi khi có xao xuyến, tôi lại xua đuổi ngay cái cảm xúc ấy.

Dòng quá khứ của tôi bị cắt đứt đột ngột khi Chinh lên tiếng:

-Diệu Hương bây giờ gầy lắm, anh biết không? Cô ấy có 2 con rồi!

Chinh nói, tưởng như nàng có thể đọc hết được những ý

nghĩ trong đầu tôi. Âm thanh thật nhẹ nhàng, lời Chinh nói tưởng như mất hút trong tiếng nhạc ồn ào. Tôi gật đầu và nói:

-Lẹ quá!...Anh cũng không trách gì Hương, nhưng tự trách mình nhiều hơn.

Rồi tôi hỏi: -Còn Chinh, có gì thay đổi

không, trong mấy năm nay Chinh làm gì?

Hỏi xong, tôi lại ngạc nhiên cho chính mình. Tôi đã dùng câu hỏi đó với Chinh sao? Những năm lui tới nhà Yến Chi, bạn học thời UW với tôi, tôi không mấy để ý tới Chinh. Chỉ thấy Chinh cắt tóc ngắn, dễ thương. Chinh biết rất rõ về cuộc tình giữa tôi và Hương. Rồi thời gian tôi ở New Jersey, Chinh ở đâu, làm gì, tôi nào có biết, chỉ nhớ là Chinh vẫn ở gần, vẫn hiện diện trong những lần đi chơi cả nhóm, vẫn thấp thoáng trong đời sống của tôi.

Giờ thì Chinh ngồi đây, tóc nàng đã dài hơn. Câu hỏi quá bất ngờ của tôi làm nàng lúng túng, đôi mắt chớp nhanh, và dù trong ánh đèn mờ nhạt, tôi đoán là hai gò má nàng đã ửng hồng.

-Vẫn chẳng có gì thay đổi. Còn anh, ở New Jersey vui không?

Tôi nói như than thở: -Không có việc ở đây mới

đi, làm sao bằng ở gần nhà! Chinh tiếp lời: -Bây giờ về MicroSoft vui

rồi. Ban nhạc chơi khá ồn ào,

nhạc bây giờ đều như vậy, tôi nói gần như hét trong suốt buổi nhảy: than về đám bạn cũ giờ chẳng còn mấy đứa, theo công việc làm ăn tản mác khắp nơi,

về nỗi bận rộn của những người còn ở lại... Để dễ nói chuyện, tôi ngồi gần nàng hơn, và rồi có thể thấy đôi mắt đen to mở lớn và nhận được mùi nước hoa nhẹ thoang thoảng, làm tôi ngất ngây.

Bao năm nay tôi biết Chinh dễ thương, ngoan, và lại thông minh. Bây giờ Thùy Chinh đã lớn, cô em nhỏ của bạn là một thiếu nữ xinh đẹp và thùy mị.

Tôi nói nhiều, còn nàng thì ngồi yên lắng nghe, chừng như nhận thấy được điều đó, tôi cười xin lỗi:

-Anh than thở quá có làm phiền Chinh không?

Chinh lắc đầu nói nhẹ: -Không đâu, anh cứ nói, em

muốn nghe. Những năm anh đi xa..., em ...cũng buồn. Em nhớ những ngày có anh và bạn bè đến thăm chị Yến Chi, dạo đó em rất vui. Bây giờ, anh Phan với chị Yến Chi cũng bận rộn chẳng khác gì ai, nhất là từ lúc có hai nhóc tì sinh đôi. Bận mà vui, như chị Yến Chi vẫn nói, hạnh phúc giờ chỉ còn là gia đình nhỏ đó thôi.

Tôi nghe Chinh nói mà nghĩ như đó là một trách cứ nhẹ nhàng. Cả hai đều im lặng một hồi, sau đó tôi mới nói:

-Anh cần một thời gian để mọi việc trở lại bình thường; anh sẽ trở lại thăm em như xưa...

Chinh đặt nhẹ bàn tay ấm áp của nàng lên lưng bàn tay của tôi nói:

-Việc đâu sẽ còn có đó. Anh đừng vội lo.

Tôi cười hỏi về nàng: -Chinh sống với ba mẹ chắc

không có gì để than thở?

Page 129: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 129

Chinh từ từ rút bàn tay về, tôi tiếc cho giây phút thân mật, hạnh phúc này quá ngắn. Chinh nói:

-Anh biết thời tiết ở đây mà, mưa mút mùa. Định hỏi anh New Jersey có khá hơn không?

-Nhưng đi xa lại nhớ cái mưa dầm dề của miền Tây Bắc.

Có thật là tôi đã nhớ mưa hay chỉ nói qua loa? Chinh nhăn mặt lắc đầu:

-Em chắc không nhớ nổi. Đang chờ cơ hội để đi. Như...- Nàng ngập ngừng - lấy chồng chẳng hạn... ít nhất lấy danh nghĩa theo chồng, mình có cớ bỏ giốp, bỏ phố núi cao nguyên này.

Nàng cười sau câu nói. Tôi cũng cười theo, không hiểu nàng đùa hay nói thật.

-Chinh có thể kiếm việc ở bất cứ thành phố nào mà, làm gì phải chờ lấy chồng mới đi?

-Nhưng đang có giốp an toàn, bỏ đến xứ lạ lại sợ, rồi cũng phải kiếm việc vậy?

-Có người để nghĩ tới chưa? -Có rồi! Tôi bất ngờ hỏi nhanh, mà

Chinh trả lời cũng nhanh, rồi nàng quay đi hướng khác. Tôi nghe mình bỗng hụt hẫng, chợt bàng hoàng mất vui, nhưng sao tôi lại nghĩ Chinh chưa có ai. Ngày đó đám bạn của Yến Chi, của Phan và tôi khá đông, còn độc thân cả, Chinh lại dễ thương, thông minh. Những lúc sau này thỉnh thoảng gặp lại, tôi nhận thấy Chinh trầm lặng hẳn đi, nhưng ai mà chẳng phải lo nghĩ công ăn việc làm. Nên tôi chỉ xem đó như là một sự thay đổi thường tình. Chinh đã lớn, một ngày nào đó nàng cũng lấy chồng chứ, sao tôi lại cứ tưởng

Chinh chưa thương ai. Vờ tỉnh tôi gượng cười hỏi

tiếp: -Ai vậy? Anh biết được

không? Chinh lại bối rối thấy rõ,

không trả lời ngay, hai tay vân vê mái tóc. Chỉ vài phút trước đó Chinh còn nói cười tự nhiên, và tôi đâu phải là người xa lạ. Tôi nghĩ thầm nếu nàng không thích nói thì tôi cũng chẳng nên tò mò chi thêm. Chinh nói như vừa đủ cho tôi nghe:

-Anh quen thân người đó mà!

Đám bạn bè khá đông, nói khơi khơi như thế thì làm sao tôi biết là ai được. Sau câu trả lời bâng quơ, Chinh cúi xuống cầm cái muỗng khuấy khuấy ly đá chanh. Tôi ngồi yên nhìn theo động tác vô tình của Chinh và lúc đó mới nhận thấy Chinh có bàn tay khá xinh với những ngón thon dài, móng tay được cắt thật sát.

-Mà anh biết để làm gì? -Không chừng ra đường

không biết nhau, lại đánh nhau... Em không tin à?

Chinh cười cười, xong nàng lại cúi đầu nói nhỏ:

-Anh không phải lo xa... Nàng còn đang ngập ngừng

thì anh bạn Tiến đến mời Chinh ra sàn nhảy. Đêm hẳn đã khuya. Chúng tôi mải nói chuyện, chẳng nhảy với nhau bản nào. Giờ thì tôi ngồi say mê ngắm bước chân Thùy Chinh dịu dàng, khoan thai trong nhịp điệu, và tiếc rằng đã không mời nàng nhảy. Ban nhạc đang chơi bản Tiếng sáo Thiên Thai, điệu Tango. Chiếc đèn tròn nhiều màu lấp lánh trên cao xoay tròn, những làn khói nhân

tạo tỏa mờ như sương mù trong đêm lạnh làm Eagle Ball huyền huyền ảo ảo. Chinh trang sức đơn sơ, áo đầm trắng để hở cổ cao, làm Chinh nổi bật trong đêm. Dáng nàng cao, đôi chân dài, thon. Tôi như ngất ngây say dù chẳng uống rượu.

-Sao ngồi một mình vậy? Giật mình tôi quay lại. Thì ra

là Yến Chi. Mải nhìn Chinh và Tiến

nhảy, đầu óc tôi đang đắm chìm trong suy nghĩ, tôi không hay Chi đến ngồi bên cạnh tự lúc nào. Chi nói như nhìn thấy rõ ý nghĩ trong đầu tôi:

-Anh có thấy là Thùy Chinh đẹp nhất đêm nay không?

Rồi chị nói tiếp, bất ngờ: -Đáng lẽ hai người phải

nhảy cho vui, giao thừa mà, chị cười nói úp mở,... trông anh với Chinh thật xứng đôi!

Tôi vội lên tiếng đính chánh: -Chinh có người rồi. -Ồ! tôi tưởng... anh đã biết.

Ấy! xin lỗi anh. Rồi Chi cười dòn. Cử chỉ

của Chi làm tôi thắc mắc; tôi định hỏi vì sao chị xin lỗi, nhưng chưa kịp thì Chinh đã trở lại bàn và ngồi xuống bên cạnh:

-Đã lâu em không đến những chỗ như thế này nữa, thích yên tĩnh hơn.

Chi phụ họa: -Anh Hùng không biết,

Chinh đã thay đổi tính tình, không thích đi nhảy, năm lần mười lượt mọi người năn nỉ dữ nó mới chịu đi, mà có đến cũng chỉ ngồi một đống thôi.

Sao tôi thấy vui khi nghe điều này? Tôi ích kỷ, thật không muốn Thùy Chinh nhảy với ai.

Chi nói tiếp:

Page 130: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 130

-Hôm nay có anh, mới kéo được nó đi đó.

Thùy Chinh lúng túng cắt nghĩa:

-Tại Tết nhất mà. Tôi vẫn thích lời giải thích

của Chi hơn, nó có vẻ riêng tư ấm cúng, như là trên đời còn có người để ý đến mình, và vì mình. Lúc này tôi mới nhận ra một điều, tôi đã thương Chinh từ lúc nào, có phải từ khi tôi mất Diệu Hương? Hình như bóng hình Thùy Chinh len vào hồn tôi để lấp chỗ trống mà tôi không hay biết? Tôi có lần tự hỏi: Đi thương cô em của người bạn học? Nhưng đã nhiều năm biết Chinh, sao tôi lại quá ngu ngơ để cho mất nàng?

Quá khứ lại chợt về với tôi, như có lần tôi trêu chọc trắc nghiệm Chinh với mấy câu thơ bắt đầu từ những chữ N,H,Ớ, C,H,I,N,H viết trên trang giấy học trò, khi ấy lòng tôi vẫn còn ngổn ngang chuyện tình giữa tôi với Diệu Hương mà Chinh cũng có thể biết được:

Nắng vàng từng sợi xanh xao

Hôn lên suối tóc má đào em xinh

Ớ dầu còn nhớ tới mìnhCho anh giữ lấy chút tình

mộng mơHỏi rằng ai đã thẫn thờIêu hình bóng cũ, nhớ bờ

bến xưaNghe như điệu nhạc chiều

mưaHành trang cuộc sống vẫn

chưa quên nàngChinh đọc xong có vẻ cảm

động, Chinh hỏi: -Anh có thực như vậy

không? Để em giữ tờ giấy này

làm bằng. Chinh ngây ngô và sau

này mới biết được cái ý «nhớ Chinh» của tôi, nàng đỏ mặt, bẽn lẽn mỗi khi gặp lại tôi.

Tôi nghĩ ngay đến Yến Chi. Tôi nhìn quanh tìm kiếm Chi và rồi thấy ngay Chi đang nói chuyện với một người bạn gái ở bàn cuối, gần cửa ra vào. Tôi đến vừa lúc cô bạn của Chi ra sàn nhảy, tôi ngồi xuống và nói có một việc cần đến chị giúp đỡ. Nhạc chơi ồn ào, nên tôi vội nói ngay, giọng hơi lớn:

- Tôi có chút chuyện muốn nói với chị?

Chi cười tủm tỉm dễ dãi, rồi tôi vòng vo hỏi về đời sống của Chinh sau khi tôi đi New Jersey. Cuối cùng chị hiểu ý tôi, chị trách tôi ngay:

-Tôi tưởng là anh đã biết. Nhưng hồi nãy lúc nói chuyện với anh xong, tôi mới biết: thì ra anh chỉ vô tình!... Người Chinh thương nhớ chờ đợi trong mấy năm nay chẳng ai khác hơn... là anh. Chưa thấy ai vô tình như anh!

Tim tôi đập thình thịch. Hình như Chi còn nói nhiều mà tôi chẳng nghe gì thêm. Nếu lúc này Chi có tới tấp xỉ vả và bảo tôi là thằng ngốc, hơn 30 tuổi vẫn còn ngốc, tôi vẫn cảm ơn chị rối rít. Phải có người banh mắt, vạch tai, tôi mới biết sao chuyện tôi với Diệu Hương không thành, sao Thùy Chinh vẫn chưa lấy chồng, và sao xứ này mưa hoài mà tôi vẫn nhớ.

Tôi nhớ lời mẹ tôi bảo năm tới là năm tốt cho con lấy vợ, tưởng tượng có Chinh bên cạnh để chia sẻ đời sống cũng đủ làm cõi lòng tôi ấm áp, hạnh phúc

dù đêm nay là đêm mừng Xuân, trời về khuya rất lạnh.

Tôi bước vội về hướng Thùy Chinh và biết rằng mình sẽ làm gì..., thì Chi gọi giật :

-Anh Hùng! Tôi quay đầu lại, thấy Chi

mỉm cười nói theo: -Anh đừng để Chinh thất

vọng! -Tôi biết, tôi biết. Thùy Chinh đã đợi tôi nhiều

năm nay rồi. Khi tôi trở lại bàn thì ban

nhạc đang bắt đầu chơi một bản slow. Thùy Chinh đang ngồi một mình. Tôi đưa tay dìu Chinh ra sàn nhảy. Chinh bối rối nhưng không từ chối. Không ai nói với ai lời nào, hồi lâu tôi cười, đùa nhẹ:

-Anh biết người... của em là ai rồi?

Tôi dọ dẫm, siết chặt Thùy Chinh vào lòng mình, Chinh không phản đối, không nói gì..., bây giờ tôi biết chắc Chi đã nói đúng. Trong một phút bất ngờ, tôi nâng cằm Chinh lên, hôn nhẹ vào đôi môi mộng của nàng, rồi thì thầm:

-Anh sẽ không để em đợi nữa đâu!

Thùy Chinh mềm nhũn, ngoan hiền trong tay tôi, như vẫn chưa ra khỏi trạng thái thắc mắc, hỏi:

-Sao anh biết? -Bởi vì anh biết em đã chấp

nhận cho anh nhớ Chinh trong mấy câu thơ anh viết trên giấy học trò. Khờ thật, hôm nay anh mới khám phá ra điều đó!..

Linh Vang (Tacoma)

Page 131: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 131

T ừ những ngày còn đi học ở bậc trung học,chúng tôi mê đọc

những truyền thiên tiểu thuyết lịch sử và kiếm hiệp Tàu, đã ao ước có ngày được đi Trung quốc để tìm hiểu những bí mật của một trong những nền văn minh cổ xưa nhất của thế giới, để xem những di tích lịch sử,lối sống xưa kia của một dân tôc đã một thời có một nền văn minh lên đến mức cao tuyệt đỉnh để rồi sau đó bị chìm trở lại. Trung quốc là cánh cửa mở ra cho chúng ta thấy lịch sử xa xưa,một thời đại huy hoàng của loài người,những thành tựu, đồng thời cũng thấy được sự lụn bại sau đó.

Cho nên,nhân chuyến du lịch ViệtNam, chúng tôi thực hiện chuyến đi tham quan Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu.

Ngày đầu tiên, chuyến bay PM838 của Hàng Không VN khởi hành lúc 18 giờ 40 đến phi trường Phố Đông-ThượngHải lức 22 giờ40. Sau khi hoàn tất thủ tực Hải quan, đoàn được đón, đưa về khách sạn,nhận phòng và nghỉ đêm.

Ngày thứ hai, sau điểm tâm tại khách sạn,du khách mang theo hành lý lên xe car trực chỉ HàngChâu,tạm nghỉ giải lao tại thành phố Gia Hưng, đến nơi khoảng 11 giờ trưaS. Sau đó, đoàn được du thuyền đưa đi thưởng ngoạn Tây Hồ, rộng gần 6 cs vuông, 3 phía là núi bao bọc. Hàng Châu thuộc Giang Nam, có phong cảnh hữu tình như chùa Linh Ẩn,núi Phật Phi Lai,Tam đàn Ấn Nguyệt. Hàng Châu trước công nguyên mang tên Tiền Đường, tên của dòng sông

chảy qua Hàng châu. Đến năm 589, thời nhà Tùy,TP xinh đẹp nầy mới lấy lại tên cũ,xây dựng kinh đào Đại Vân Hà dài 1800cs từ Bắc Kinh chảy về đây. HC là cố đô của nhiều Triều đại mà phồn vinh nhất là đời Tống, lúc triều đại nầy lánh nạn về phía Nam trong thế kỷ thứ 12. Đến nơi đây,mới thấy cảnh sắc thiên nhiên,thanh lịch,tao nhã,những lá phong đỏ cùng màu xanh của nhành dương liễu rũ ven hồ.Nhìn những cô gái Giang Nam tôi liên tưởng đến TâyThi,Trịnh Đán. Thiên tình sử PhạmLãi/TâyThi. Nơi đây có núi Cô Sơn,cao 38m,nơi Lâm Bô đời Tống ẩn dật, nuôi hạc, trồng mai. Ngày nay còn nấm mộ của ông. Tây hồ còn ghi dấu nhiều thế hệ thi nhân, văn sĩ như Lý Bạch, Đỗ Phù,Mạch hạo Nhiên,Tô Đông Pha, Bạch Cư Dị. Hàng Châu cũng là nơi an nghỉ ngàn thu của Nhạc Phi thời Nam Tống (1103-1142),vị tướng trung quân bị gian thần Tần Cối, tư thông với giặc hãm hại, chịu án oan tử hình. Sau khi được minh oan, phục hồi danh dự, thi hài của ông và con trai được đưa về đây an táng. Trên nóc điện thờ,có khắc hình chim hạc,tượng trưng ngưới trung liệt, bất tử. Sau đó đoàn đến Linh Ẩn Tự, tọa lạc dưới chân núi gần Tây Hồ, trong có Tượng Phật và 500 vị La Hán được khắc trên vách núi. Đại sảnh được xây kiểu đời nhà Đường, mái cong, trên nóc có chạm Lưỡng Long Tranh Châu.Tượng đức Phật Thích Ca ngồi trên toà sen cao 20m,trên trán Ngài có huệ nhãn sáng lấp lánh. Cuối cùng đến Vườn trà Long tĩnh, uống trà, về khách sạn ăn tối và nghỉ đêm.

Ngày thứ 3,rời Hàng Châu đi Vô Tích,ngắm cảnh Thái Hồ,một đại hồ có tiếng ở khu vực Hoa Đông. Nơi đây, đoàn được xe điện mini kiểu bỏ túi đưa đi tham quan quanh hồ. Sau cơm trưa, du khách tham quan phim trường, xem biểu diễn trận TriệuTửLong đơn thương độc

mã cỡi ngựa đánh với vài trăm binh sĩ trên bãi chiến rộng khoảng 2 sân đá bóng,chụp hình lưu niệm với các diễn viên thời chiến quốc như Lưu Bị, Quan Công,Trương Phi vv.. Sau đó đoàn đến Tô Châu ăn tối và nghỉ đêm.

Ngày thứ Tư, sau khi ăn sáng, đoàn tham quan Lưu viên, kiến trúc mang dấu ấn của thời phong kiến, cơ ngơi của Lưu Bị, tham quan xưởng tơ lụa, xem các người đẹp TôChâu biẻu diễn thời trang. Sau khi dùng cơm trưa, đoàn tham quan Hàn Sơn Tự,một ngôi chuà nổi tiếng với bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của hai nhà thơ Trương Kế và Sư Tử Lâm. Sau khi dùng cơm tối, đoàn ngủ đêm trên xe lửa chạy suốt đêm đến sáng tới Bắc Kinh.

Ngày thứ 5, đoàn tham quan Tử CấmThành, nơi ở và lâm triều của các vua nhà Minh,Thanh. Tham quan quãng trường Thiên An Môn, được xem là rộng lớn nhất thế giới,nơi ghi đậm nhiều dấu ấn thăng trầm trong lịch sử đương đại TrungQuốc. Sau khi dùng cơm trưa, đoàn tham quan Di Hòa Viên,cung điện mùa hè của Từ Hy Thái hậu. Dùng cơm tối,về khách sạn nghỉ đêm.

Ngày thứ Sáu,sau điểm tâm thưởng ngoạn Vạn LýTrường Thành được 3 nước Tề,Yên,và Triệu xây dựng từ thời chiến quốc,từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Sau đó,gần 300 năm mới được Tần ThuỷHoàng Đế xây nối tiếp về hướng Bắc,một công trình vĩ đại để phòng vệ các dị tộc tấn công từ Hung Nô,Kim Liêu,Tây Hạ, TâyTạng từ thời Tần Thủy Hoàng đến thế kỷ thứ 19 vào đời Đường. Thực tế,thì Mông cổ,Mãn châu đã từng làm chủ Trung Quốc. Đứng trước và lên lưng chừng thành vạn lý, tôi vô cùng thất vọng vì chỉ thấy núi non chung quanh vậy thôi. Một nơi vĩ đại được đánh giá là một kỳ quan trên thế giới, hàng triệu người đến

Page 132: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 132

viếng, một siêu cường như Trung Quốc ngày nay mà không xây một thang máy tối tân để đưa du khách lên đỉnh núi mà chỉ có một thang kéo giống như chiếc xuồng ba lá bằng sắt, giữa có tay để du khách cầm giữ thân, chung quanh trống không được kéo lên chừng 5 bưc thang, nếu chẳng may có ai chóng mặt té xuống núi chết thì ban quản trị nơi đây sẽ chịu trách nhiệm như thế nào cho thỏa đáng ? Tiếp đến đoàn tham quan Thập tam lăng, nơi an nghỉ ngàn thu của 13 vị vua đời nhà Minh, chấm dứt ngày thứ Sáu.

Ngày thứ Bảy, đoàn được đưa ra phi trường giã từ Bắc Kinh đi Thượng Hải. Sau khi ổn định nơi nghỉ, đoàn được đua đi tham quan Ngọc Phật Tự. Sau bữa cơm trưa, đoàn tham quan chớp nhoáng Bến Thượng Hải,tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu được ví như tháp Eiffel của Pháp, đi mua sắm tại đường Nam Kinh.Sau khi dùng cơm tối, đoàn lên du thuyền ngấm cảnh Shanghai by night chấm dứt ngày thứ Bảy.

Ngày cuối cùng, sau điểm tâm, trả phòng, lúc 10 giờ30, đoàn ra phi trường đáp chuyến bay FM 837 khởi hành lúc 14 giờ, đến phi trường TânSơnNhất lúc 17 giờ kết thúc chuyến đi chơi Trung Quốc, vất vả và không thõa mãn như mơ ước !..

Trung Quốc là một xứ bát ngát mà thất quân bình về địa dư gồm có 3 khu vực. Từ biền TháiBình tới bên trong, trước tiên là vùng duyên hải, được gọi là Trung Nguyên, có hai châu thổ,2 con sông lớn là Hoàng hà, Dương Tử. Khu vực nầy có độ ấm dễ tròng trọt,là trung tâm xây dựng nền văn minh Hoa hạ, trung tâm quyền bính của Hán tộc. Phần thứ hai,các tỉnh bị khóa trong lục địa mênh mông, đất đai khô cằn,hiểm trở của rừng núi, sa mạc và thảo nguyên bạt ngàn. Sự

giao thông không tiện lợi, đất sinh sống của các sắc tộc thiểu số,nơi xuất phát từ Tây Bắc và Tây Nam vào trung nguyên. Tần vương ngày xưa cũng từ đó gồm thâu lục quốc thống nhất TrungQuốc. Tài giỏi và mưu lược nhu Gia cát Khổng minh mà bị khóa bên trong TứXuyên cũng không làm nên đại nghiệp. Vùng thứ ba là vùng biên cương. Từ Đông Bắc qua hướng Tây, xuống Tây Nam là nơi Hán tộc kiểm soát, khống chế, trải rộng từ Đông sang Tây, gồm MãnChâu,Nội Mông,Tân Cương và Tây Tạng.

Trung Quốc tiêu biểu cho sự vinh quang rồi tàn lụi của những vua chúa độc tài, chuyên chế. Họ là những vĩ nhân giỏi việc cai trị, xây dựng đất nước. Cuối cùng họ cũng bị sa thải. Điều nầy cho thấy dù có văn minh, tiến bộ đến đâu thì lịch sử xoay vòng, sinh ra, lớn lên rồi cũng chết. Không gì tồn tại được vĩnh viễn.

Đôi dòng cảm tưởng. Chuyến du hành vất vả vì đi

bô nhiều, phải mang hành lý theo, chương trình tham quan tổ chức express ví thời gian ngắn. Ngoài Hàng Châu,Tô Châu,non nước hữu tình,cảnh sắc thiên nhiên, còn 2 TP lớn nhất nhì Bắc Kinh,Thượng Hải với nhiều cung điện, cao ốc chọc trời, cửa hàng đồ sộ, đường sá thênh thang như Washington,Newyork của Mỹ. Nhất là BắcKinh với khu quãng trướng Thiên An Môn,các cung điện vua chúa với hàng triệu du khách đến tham quan không có gì đặc sắtc trái với lòng mơ ước. Đoàn chỉ được đến xem từ trong ra ngoài, không xem được những bảo vật vua chúa,những trang trí lộng lẫy xa hoa như các hoàng cung ở Pháp, Anh, Nga. Không tham quan viện bảo tàng, khu văn hoá là những nơi cần được giới thiệu với du khách bốn phương. Đến nơi đây, tôi nhớ biến cố Thiên An Môn,hàng hàng lớp lớp sinh viên

Tàu yêu nước biểu tình bị đàn áp bằng súng đạn,bị nghiền nát dưới xích sắt xe tăng. Một sinh viên tay không đứng chận trước đầu xe bọc sắt không chút run sợ. Một người trong số thanh niên đó còn sống vừa được giải thưởng Nobel hoà bình. Bỗng nhiên, tôi chạnh nghĩ tại sao người Việt chúng ta, những vị tiền bối, những sĩ phu lão thành, những thi sĩ,văn sĩ trẻ ngày nay,mải mê ca tụng nước Tàu,thần thánh hoá những nhân vật trong truyện Tầu,những thi nhân,mỹ nhân mà quên mất chính giặc Tàu đã hơn ngàn năm xâm lăng, tàn sát dân ta, đô hộ nước ta?..

Chúng tôi đến TrungQuốc trong thời gian chuẩn bị thế vận hội nên những khu xưa cũ bị đập phá,nên nơi nơi có nhiều giàn giá,cần cẩu để xây dựng cao ốc làm cho cảnh trí kém phần hấp dẫn để giới thiệu cho thế giới một siêu cường quốc sẽ thay thế vị trí số một của HoaKỳ. Tại trung tâm thành phố,các nơi công cộng, khu có nhiều du khách rất khang trang sạch sẽ vì có công nhân vệ sinh thường trực quét dọn. Tuy nhiên còn có những khách sạn, nhà hàng, nơi công công,nhiều nơi có nhà vệ sinh không có bàn ngồi, tiểu tiện trên máng nước rất kém văn minh,nhất là không có giấy vệ sinh. Trên các đường phố chính,người đông như kiến, phải có cảnh sát giao thông hướng dẫn vì dân Tàu cứ qua đường hàng đoàn bất chấp đèn xanh đỏ. Nhìn đoàn xe chạy hỗn độn trên đường dù có vẽ lằn cho xe chạy,nhưng có ai chạy theo những lằn đó đâu nên kẹt xe kinh khủng. Xe chạy bừa, cứ có chỗ trống là len vào miễn là tránh không đụng nhau. Nhưng nếu có đụng nhau thì gân cổ lên cãi nhau làm chúng tôi có cảm giác như ở bên nhà. Về mua sắm tại các khu du lịch thì họ nói thách, giá bán năm họ nói mười nên dể bị mua lầm. Có nhiều người vô công rỗi nghề,kiếm

Page 133: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 133

sống bằng cách làm cảnh để du khách chụp hình rồi nhận tiền. Cũng có cảnh khi họ muốn bán một món hàng, họ cứ dúi vào tay, rồi đòi mình phải mua, không chịu rời mình ra. Về phần ăn uống, cơm Tàu hợp khẩu vị, nhưng dầu mỡ nhiều khó tiêu. Tuy các món ăn thịnh soạn nhưng ngày nào cũng vậy, vẫn thực đơn cũ, qua ngày thứ ba, ăn hết ngon. Chúng tôi đi vào tháng năm, tiết trời mát mẻ,nhưng về đêm thì trở lạnh. Đêm cuối cùng ở ThượngHải, trời lại đổ mưa,nên hôm đi thuyền ngắm cảnh Thượng Hải về đêm, gió lạnh, làm chúng tôi co ro rét lạnh, mong thuyền sớm về

bến để về khách sạn nghỉ ngơi.. Tuy nhiên, hướng dẫn viên có

tổ chức cho một số du khách đi uống bia trong địa điểm dành cho khách ngoại kiều. Đặc biệt không thấy bia SingTao sản xuất trong nước mà toàn bia heineken. Phục vụ khách là các chị mặt mày trẻ măng. Các nàng yêu kiều nầy trang phục theo kiểu phụ nữ quí tộc ngàn xưa, áo dài đen tới gót, nhưng xẻ hai bên lên tới mông. Dưới ánh đèn mờ mờ, trông càng huyền ảo.

Trung Quốc giống ViệtNam như tôi nghĩ, non non, nước nước, sơn thủy chập chừng, nhìn lại thấy biển xanh, đậm nhạt như trong

tranh. Đất nước phồn vinh đồ sộ,không hiểu ngàn xưa, súng ống Tây phương đã xấu xé mảnh đất nầy ra sao mà chiếm được cả non lẫn nước thế nầy.

Trung Quốc, nước mạnh, có nhiều tỷ phú, đại gia, nhưng còn hằng hà vô số dân nghèo ,khốn khổ, chưa có nếp sống văn minh, sự sống tự do, dân chủ, dân quyền, chưa có an sinh xã hội như nhiều nước trên thế giới.

Nguyễn BáThông.

Mẹ là mầu nhiệm thế gian,Là nguồn phép lạ trời ban hồng trần.Mẹ là linh hiển xa gần,Biển tình vô tận, thiên thần trần gian.Mẹ là dòng suối miên man,Đại dương lai láng, mưa ngàn thênh thang.Mẹ là giọt nắng huy hoàng,Cầu vòng rực rỡ sau màn gió mưa.Mẹ là bóng mát trời trưa,Dù che sương, nắng, gió, mưa trong đời.Mẹ là giòng sữa đầu đời,Bàn tay dẫn dắt qua thời ấu thơ.Đêm trường, canh vắng, trăng mờ,Mẹ ru con ngủ, tóc bờ rối vai.Chiều tàn hay sớm ban mai,Miếng cơm, manh áo, ngày dài chăm nom.Gió lùa mái lá chiều hôm,Mẹ lo chăn ấm, mẹ gom than hồng.Ru con an ngủ giấc nồng,

Lời ru trầm b°ng, mẹ bồng, mẹ mang.Chiều chiều mẹ thắp nén nhang,Cầu cho con trẻ an khang trọn đời.Ngày con khôn lớn vào đời,Tiễn con khăn đÅm lệ rơi hàng hàng.Cầu trời con đặng bình an,Đường dài quang đãng, miên man phước lành,Cánh bằng trời thẳm tung hoành,Bốn phương lướt gió, mây lành, trời trong,Dòng đời xuôi ngược ru°i rong,Phước, duyên, ân, nghiã, cầu mong đủ đầy.Mẹ hiền như bát nước đầy,Như cơm gạo mới ngọt đầy vị hương.Như hồng ánh lửa đêm trường,Như vầng trăng sáng soi đường gió sương.Mẹ là ngọn đuốc tình thương,Vòng hoa trần thế, trầm hương thiên đường.

Page 134: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 134

Vâng, tất cả chỉ là một thoáng, như bao nhiêu nơi chốn, con người, hình ảnh trong dòng đời đã trở thành một thoáng trong ký

ức của tôi. Chuyến đi xa mùa hè năm nay, tôi theo chân phái đoàn Hoa Bưởi Vượt Đại Dương tại Houston, làm một chuyến viễn du thăm Âu Châu. Chuyến bay đưa tôi đến vùng trời xa, vượt qua Đại Tây Dương , đến Paris vào một ngày đẹp trời hừng nắng. Tám tiếng đồng hồ ngồi trên phi cơ ngủ chập chờn, có lẽ vì chói ánh đèn từ chỗ ngồi của một cô sinh viên đang soạn lại bài vở sau chuyến đi xa. Suốt ngày hôm trước tôi gần như thức trắng để chuẩn bị cho một chuyến đi dài, hai tuần lễ với một chương trình biết trước là mọi người sẽ phải chạy như ma đuổi.

Buổi Sáng Ở ParisMải suy nghĩ và ngắm phong cảnh hai bên đường,

xe chui qua những hầm cầu, có lúc xe đã đi ngang khúc đường hầm gây nên cái chết oan nghiệt cho công nương Diana và người tình cuả cô.

Hơn nửa tiếng đồng hồ, xe chạy vào thành phố, sau khi đem hành lý vào khách sạn, buổi sáng đã thấy nhiều người khách dậy sớm đang lục tục đi xuống. Giờ đây tôi đang đứng trên con đường thuộc quận 13, vài bà đầm đang dẫn chó đi bộ, mấy chú chó vô tư làm vệ sinh dưới gốc cây trước mặt mọi người, vì thế mà người ta hay dặn dò nhau khéo đạp “mìn” khi mải dáo dác nhìn người qua kẻ lại. Đa số là những người đi làm, đi chợ sớm, đẩy theo một cái xe có một túi từa

tựa như cái valy nhỏ. Mới đầu tôi tưởng họ cũng là du khách như mình, nhưng sau quan sát kỹ mới biết họ chất đầy thực phẩm trong đó, thêm một ổ bánh mì “ baguette” cầm tay dài thoòng, thế cũng tiện, Tây ăn bánh mì như người mình ăn cơm. Đường xá ở Paris rất chật, ngoại trừ một vài con đường nổi tiếng trong phim ảnh là thênh thang, hầu hết phương tiện cuả người Paris là xe điện ngầm, đường chỉ đủ cho hai xe lách nhau vưà khít, và chỗ đậu xe thì lại càng hiếm hoi hơn nữa.

Người Paris lái xe thiện nghệ hơn các nơi khác, kể cả xứ cao bồi Texas cũng chào thua kiểu lái xe như lúc nào cũng có thể đâm xầm vào nhau ở Paris. Ngày xưa chắc những lòng đường hẹp này chỉ dành cho xe ngựa cuả vua chúa hay người giàu có, trong khi đó hai bên viả hè lại khá rộng, người đi lại thong dong như những kẻ nhàn tản nhất thế gian, hèn gì có người đã bảo “phong cách người Paris rất Paris” là vậy. Xe thì nhỏ, chỗ đậu xe rất hiếm và chật dọc theo đường phố, tôi đã tò mò đứng từ cửa sổ cuả một tiệm ăn nhìn xuống xem cách một người lái xe đã lách làm sao để có được một chỗ đậu xít xao giữa hai chiếc xe khác. Rất ngộ, và tự nhiên đến không thể nào nghĩ được, chiếc xe lách vào húc tỉnh bơ vào đuôi chiếc xe trước cho nhích lên một tý, và lại thản nhiên gie lui đụng vào chiếc xe phiá sau, thế là gọn gàng tìm được một chỗ đậu chỉ cách nhau khoảng hai gang tay, cừ thật!

Chưa có một đồng Euro nào trong túi, hỏi thăm vài du khách cũng từ Mỹ sang, họ chỉ cho vài chỗ để đổi tiền. Ngay đầu đường gần về khách sạn Le Baron, có một chỗ đổi tiền mà lúc nãy người tài xế khi lái xe ngang đã chỉ cho tôi. Ngạc nhiên vì mới sớm mai mà đã thấy một đoàn người rồng rắn xếp hàng đi xin trợ cấp, trông họ buồn rầu, nhếch nhác khiến kẻ mới đến phải rùng mình nghĩ đến cảnh nheo nhóc cuả lớp người nghèo trên thế giới, ảnh hưởng bởi cơn sốt kinh tế toàn cầu. Một người mới quen rất tử tế chỉ cho một chỗ đổi tiền gần siêu thị, nhưng căn dặn phải cẩn thận, và nhất là đừng móc ví ra mà bố thí cho một vài hành khất ngồi đó đây chờ đợi, nguyên nhân là đã có rất nhiều du khách bị giựt mất ví trong khi đang mở bóp để tìm mấy đồng hào lẻ. Ôi cha, coi bộ nhiều thứ để

Page 135: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 135

phải “coi chừng” như lời anh dặn dò, chúng tôi vội vã đi nhưng lòng không được thoải mái lắm…

Có tiền rồi là nghĩ đến ăn, paté, jambon cuả Pháp nổi tiếng thế giới, một tiệm bánh mì cuả người Việt ngay đầu đường trông thật hấp dẫn, giá một khúc bánh mì không rẻ, nhưng chắc phải ngon, mà ngon thật, cái ngon này sau khi về nhà tôi mới nghĩ ra. Ở nhà phải kiêng khem nhiều món cho cái tuổi già khỏi bệnh tật, khi đi chơi ai cũng nghĩ “lâu lâu xả láng một lần”, nên bao nhiêu chất béo, chất ngọt ai cũng ăn tỉnh queo, nhưng vẫn phải công nhận là paté của Pháp rất ngon, và vì thế bánh mì thịt chả nơi nào ngon bằng quận 13 ở Paris.

Đa số những tiệm ăn ở đây đều mang tính chất đa quốc gia, nhưng đâm đầu vào một tiệm ăn để ăn một tô phở Tàu thì tôi khuyên bạn nên suy nghĩ trước khi vào quán. Lạ thiệt! Cái tô phở cũng bĩ bàng nào thịt, nào bánh, nào hành ngò đủ hết, nhưng phở vẫn không là phở, phở mà thiếu hương vị phở thì làm sao gọi là món ngon quê hương được. Đấy là nói đến ban đêm đi chơi sông Seine về, bụng đang đói ngẫu, thấy tiệm phở còn mở cửa như buồn ngủ gặp chiếu manh. Thế là ghé vô, ráng hít mãi mà không ngửi được mùi phở hành ngò phả trong gió đêm Paris. Chờ đợi khá lâu tô phở mới được bưng ra, ai nấy nhanh nhẩu cầm muỗng đuã, xuỵt xoạt. Đói thế mà tô nào cũng còn đến phân nửa, một anh quen ở Houston phát biểu cảm tưởng: “No rồi, ngon quá nên ăn không nổi”. Cô hầu bàn vui tính cũng xen vào nói nhỏ với khách: “Phở Mỹ ngon hơn, tui nói chủ đuổi tui cũng nói.”, mọi người cười hỉ hả với nhau, chia tay không hẹn lần sau tái ngộ.

Tôi lại lạc đề rồi, đang nói về bình minh Paris trên phố quận 13, một buổi sáng nắng hanh vàng và hơi lành lạnh như sáng Đà Lạt năm nào. Cuối xuân sang hè cành lá xanh biếc được rắc một lượt nắng nhẹ, êm đềm và dịu dàng như nét đẹp cuả cô gái tuổi dậy thì. Người đi đường không vội vã, không tò mò trong một vẻ thật khoan thai từ tốn. Nếu bạn chỉ khoác một chiếc áo măng tô nhẹ, rồi hai tay thong thả đánh đung đưa mà đi vào những con ngõ nhỏ Paris đang ngái ngủ, sẽ hình dung ra vẻ an nhàn bên trong đời sống người dân Paris. Mùi cà phê thoảng bay trong gió sớm, mùi bánh mì nóng rộm vàng rơm, mùi bơ thơm, những mùi này mới thật là mùi cuả Paris phả vào gió lạnh và du khách nếu không vội đi đâu, cứ thong thả mà thưởng thức.

Liên lạc được gia đình ông chú, trưa hôm đó chúng tôi được đón về thăm gia đình ở ngoại ô Paris, đúng vào giờ kẹt xe nên mất khá nhiều thời giờ loanh quanh trên các ngả đường kẹt cứng như nêm. Xa lộ tương đối thoáng, nhưng Paris ngoại ô vẫn là những con đường nhỏ vòng vèo, nhà cửa ở đây không đồ sộ,

nhưng xinh xắn dễ thương với mái ngói đỏ, nhà nào cũng có lầu nho nhỏ và ở mỗi ô cửa sổ họ trồng những bụi hoa đủ màu rất đẹp. Đường vô nhà cũng nhỏ như một cái ngõ vắng ở Sài Gòn năm xưa, yên tĩnh với làn gió mát buổi xế trưa, có tiếng chim bồ câu gù gù sau mái hiên.

Buổi tối cơm nước xong thì đã muộn, cả nhà đưa nhau đi một vòng sơ sơ cho khách phương xa thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tấp nập cuả một Paris về đêm. Chiếc xe lăn bánh đi dọc theo bờ sông, loang loáng ánh đèn dưới mặt nước lung linh tuyệt đẹp, những lâu đài, nhà thờ, mờ mờ ảo ảo dưới mặt nước thẫm đen, và đặc biệt thân tháp Eiffel như được nạm vàng dát ngọc vươn lên bầu trời nhung thẫm.

Paris về đêm như một người phụ nữ quyến rũ lôi cuốn những con thiêu thân lao vào ánh đèn, đại lộ Champs Elysees là đại lộ lịch sử nổi tiếng thế giới của Paris. Con đường dài khoảng 2 cây số chạy dọc theo suốt chiều dài của quận 8, hướng Tây Bắc của Paris, nối liền quảng trường Concorde là quảng trường lớn nhất của thủ đô nước Pháp, với diện tích 86.400 thước vuông, toà đại sứ Mỹ tọa lạc gần quảng trường Charles de Gaulle, có Khải Hoàn Môn nổi tiếng của Pháp. Nơi hội tụ của 12 con đường lớn của Paris vì vậy xe cộ đổ ra đổ vào suốt ngày đêm nườm nượp. Trong 12 con đường này có một con đường mang tên rất thân quen với người Sài Gòn năm xưa, đó là đường “Bạc Má Hồng” (Mac-Mahon).

Đã có nhiều tài liệu viết về Paris, riêng tôi chỉ vài ngày ngăn ngủi cho nên không thể nào đi sâu vào từng ngõ ngách cuả Paris, vẻ đẹp cổ kính và văn minh cuả nhân loại nhiều thế kỷ. Bây giờ khi xe chạy dọc theo sông Seine, buổi tối ở đây vắng vẻ hơn, chỉ thấy những đôi tình nhân dìu nhau đi dưới bóng cây và ánh sáng mập mờ, vô số những sạp bán sách vở và đồ lưu niệm đã đóng cửa, bên kia là những quán cà phê vỉa hè, mà người ta hay nhắc đến vì nó là nơi những nhà thơ, nhà văn tụ hội lại với nhau uống cà phê, nghe nhạc tìm

Page 136: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 136

nguồn hứng khởi. Đi qua nhà thờ Đức Bà, người ta chen chúc nhau trên mảnh sân phiá trước, ánh sáng tỏa ra từ những trụ đèn lồng cổ kính,chỉ mong nghe tiếng chuông ngân để tưởng tượng ra tiếng thở dài cuả anh chàng Quasimodo đau khổ trong nhạc kịch “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” cuả Victor Hugo được đọc qua trong sách vở.

Thời gian ở Paris đúng là vàng ngọc, biết bao giờ trở lại nơi đây lần nữa nên cũng cố xem cho biết được chút nào hay chút đó. Xe trở lại đại lộ Champs Elysses để nhìn tận mắt giòng người đổ về đây dù lúc ấy đã gần nửa đêm. Xe chạy xuống hầm tìm chỗ đậu, cả nhà già trẻ lớn bé ngoi lên lòng phố đêm đang oà ra như ong vỡ tổ.

Người ở đâu mà nhiều thế không biết, mỗi năm Paris có khoảng vài chục triệu du khách khắp nơi đổ về, dù đây chỉ là một đêm ngày thường mà cơ man nào là người, lớp đi bộ, lớp ngồi nghỉ chân bên hè phố nghe đêm Paris chuyển mình như một làn sóng nhấp nhô bởi người và xe. Hình như người ta không ngủ, đêm Paris lành lạnh vừa đủ cho du khách tha hồ đi rong trên đường phố , trong khi đó dòng xe cứ tuôn chảy vào về phiá Khải Hoàn Môn rực sáng ánh đèn.

Cứ tưởng tượng ngày xưa nơi đây chắc xe ngựa dập dìu, đoàn quân đi chinh phạt các nước chư hầu cuả Pháp trở về, chắc đã từng diễn hành hàng hàng lớp lớp. Những hình bóng ấy nay chỉ còn là một thoáng trong lịch sử: “ qua rồi theo dòng đời hưng phế, hồn xưa có sống lại bao giờ”( thơ NN)

ngẫm ra có chút vô thường trong dòng đời đang bày trải trước mắt.

Đêm đã khuya, gió phả sương khuya lành lạnh nên ai cũng phải khoác thêm một chiếc áo ấm, mọi người đều mỏi mệt nên phải trở về. Những nẻo đường Paris về khuya thiêm thiếp ngủ ….

Chiều ParisNgày kế tiếp, sau một bữa tiệc họp mặt thật nồng

ấm tình đồng hương xứ Bưởi trong một nhà hàng nhỏ, không khí ấm cúng thân mật chứ không loãng như những hội đồng hương quy tụ đông đảo mà lại thiếu tình thân. Hình như mọi người đều quen biết nhau, ai nấy tay bắt mặt mừng với những màn văn nghệ “cây nhà lá vườn” nhưng thật vui.

Buổi chiều trở lại khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị lấy sức đi thuyền trên sông Seine, ngắm tháp Eiffel biểu tượng cuả Paris. Mọi người theo nhau xuống xe điện ngầm ra sông Siene. Phương tiện cuả dân Paris hầu hết là bằng xe điện ngầm lan toả khắp thành phố, như những cái rễ bạch tuộc rất thích hợp cho người lao động. Nhưng xã hội nào cũng vậy, những nơi đông

người vẫn xảy ra những tệ nạn như móc túi, giật dọc hành lý, du khách thường mang một vẻ ngơ ngác lạ lẫm trước những cái mới mẻ, vì thế mà mỗi lần cả đoàn dẫn nhau lên xe, bà con mình đã tự giác đứng gần nhau để bảo vệ. Mỗi lần lên xe anh trưởng đoàn không quên la lớn:“Bà con ơi, hồn ai nấy giữ nghe.”

Xe đông người, chuyến nào cũng đầy ắp, ai biết người gian kẻ ngay, chỉ tự mình “hồn ai nấy giữ” như lời dặn dò, vậy mà cũng có người gài túi cẩn thận vẫn bị chớp mất ví hồi nào không hay.

Băng qua một cây cầu để xuống bến tàu được gọi

Page 137: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 137

là Bateaux Mouches. Gọi bằng thuyền cho thơ mộng, như ở miền Trung quê nhà đi thuyền trên sông Hương, chiếc thuyền chở khách trên sông Siene to hơn nhiều với một lượng khách khá đông. Khi khách đầy, thuyền tách bờ với những bản nhạc êm dịu không lời đưa hồn du khách chơi vơi theo triền sóng lặng, chiều đang rơi trên dòng sông mênh mông. Nếu khách là một nhà thơ, sẽ không khỏi rung động để ghi nhanh một bài thơ “Chiều lênh đênh trên sông Seine”, tặng riêng cho một người nào mà anh đang nghĩ đến:

“Chiều du thuyền sông SeineTa thấy nắng vàng êmTheo gió lồng hương tócTrên nụ cười cuả em”( Thơ Lâm Sông Đồng)

Hai bên bờ lừng lững những lâu đài, nhà thờ cổ, hàng cây, bóng người và những cặp tình nhân đang ngồi tâm tình trên ghế đá, tất cả cùng với ánh nắng se sắt buổi chiều vàng, phản chiếu xuống mặt nước một hoàng hôn Paris diễm lệ. Thi sĩ có thể viết thêm vào bài thơ dang dở : “Những lâu đài in bóng xuống dòng sông, Em có biết đời cũng nghiêng như bóng”( thơ NN).

Bóng chiểu thẫm hơn và nước sông Seine cũng chuyển sang một màu thẫm hơn, buổi chiều thật dài để du khách tha hồ thưởng thức vẻ đẹp cổ xưa thật tráng lệ in trên nền trời nhung mềm như lụa. Và từ tấm màn nhung ấy, muôn ánh đèn từ tháp Eiffel đã nhấp nháy bừng sáng cho dòng sông và bầu trời thêm ảo mộng.

Ngày Cuối Cùng Ở ParisThấm thoát mà thời gian trôi nhanh, sau một

chuyến đi ngắn qua các nước Tây Âu, trở lại Paris nghỉ ngơi để chuẩn bị bay về mái nhà thân yêu của mình. Đi đâu thì đi, sao vẫn nhớ căn phòng quen thuộc trong ngôi nhà nhỏ, mảnh vườn be bé chắc rau cỏ đang chờ mình trở về trong nắng hè gay gắt.

Ngày cuối cùng còn lại ở Paris, một cô bạn mời đi thăm cảnh vườn Bois-de-Boulogne, để biết thêm một khía cạnh khác thật tươi mát của Paris mùa hè. Khu vườn này nằm ở hướng Tây của quận 16, rộng gần 8500 km2, ban ngày là một khu vườn thiên nhiên nhiều hoa cảnh lạ, nhưng nghe nói ban đêm cũng là nơi xuất hiện của các nàng Kiều. Gặp ngày có những chương trình bổ ích, thầy cô giáo dẫn các em học sinh cỡ tuổi mẫu giáo đi tung tăng trên các con đường quanh co rừng cây và hoa rất thơ mộng. Xen lẫn vào cảnh rừng và hoa là hồ nước, đàn vịt thanh thản bơi lặn trong hồ, bóng dáng một con thiên nga với bộ lông trắng toát thật quý phái, lững lờ bơi trên dòng nước . . .

Còn ngày cuối ở Paris sắp hết, lang thang trên phố chiều với những con đường lớn có vỉa hè thênh thang , hàng cây thẳng tắp che bóng mát cho du khách đếm từng bước một trong buổi chiều Paris thật êm ả, để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của Paris mà mai đây sẽ chỉ là một thoáng trong dòng đời xuôi chảy. Paris buổi chiều khác hẳn Paris ban đêm, êm ả vì trời xanh gió nhẹ, ngước nhìn lên bầu trời mà nghe được cả tiếng gió đang rì rào trên vòm lá mềm tít ở trên cao, Đi ngang những căn phố yên tĩnh, sân trước là những dây hồng leo quấn quýt bờ tường thấp, thấp thoáng có bóng người sau tấm màn mỏng lay động, Paris dịu dàng và lãng mạn biết bao!

Ngày vui qua mau, bịn rịn, quyến luyến chia tay với người Paris, bay về Houston nắng ấm, mang theo bao nhiêu kỷ niệm và nỗi nhớ dành cho “Một Thoáng Âu Châu”.

Nguyên Nhung

Page 138: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 138

Oraison funèbre prononcée lors de l’inauguration du monument aux morts (En l’honneur de : - Nos Feux Héros – Combattants vietnamiens. - Nos compatriotes décédés en quête de la liberté) Hélas ! Ici présente, dans l’unanimité, la communauté des Réfugiés. Non soumis à des atrocités excessives imposées à notre terre natale – ancestrale. Nous tous, rassemblés aujourd’hui en ce jour marqué, Soudés d’un même sentiment de respect et de vénération. Célébrons l’inauguration solennelle de cet auguste Monument, à la mémoire de : ‘’ Nos défunts Héros de, par tous les temps, défenseurs de la Patrie ‘’. ‘’ Nos chers concitoyens décédés aux cours des Périples du siècle ‘’, Au sein de la Sainte-Terre, ‘’Le repos Saint-François d’Assise ‘’, Pour souligner un fait historique ainsi que rappeler à la prospérité, la noble cause de la mutation collective des habitants : . La dégénérescence infernale de la nation, sous l’effet d’un empire irrationnel, illogique. . La misère du peuple poussée à son comble, par un pouvoir extravagant, tyrannique. … Et depuis, tant et tant de nos braves guerriers sont trépassés pour la gloire de notre cher pays ! Ceux qui, vaillamment lutté, ont parcouru parout, sur divers champs de bataille, Préservant jusqu’à la dernière parcelle de terre, au dernier li marin, à la dernière zone céleste. Ceux qui, stoïquement, ont fait dérouter des troupes d’ennemis, envahisseurs de terres et de peuples, En suivant d’exemple de grande ferveur de nos prédécesseurs célèbres, des dynasties :Đinh, Lê, Lý, Trần . . .

Enfin, tous ces prénérables ont tracé des caractères d’or dans nos illustres pages d’histoire ! . . . Et maintenant, nous voulons : * Redresser notre drapeau national, symbole de l’indépendance, sur un Việt Nam réunifié, fortifié à perpétuité, où les concitoyens, joints d’une ultime volonté, se serrent la main, conjuguant leurs efforts, pour : Garder intactes nos frontières limitrophes Tel est notre serment de jadis aussi bien qu’aujourd’hui, le même et l’unique ! - Mais hélas ! . . . - D’un côté, à cause de la divergence d’opinions, issues des théories constratantes, - à cause de la dureté extrême de l’autorité répressive, friande de pouvoirs et d’agressivités, - Et de l’autre, avides de liberté comme avides d’un air pur, plus d’un million de nos concitoyens oppressés, se sont réduits à ‘‘rechercher la liberté aux risques de leur vie ‘’, en s’expatriant audacieusement ! Abandonnement villages, pays, parentés et amitiés, Jeunes, vieux, grands, petits, ayant traversé la mer ou franchi la forêt, Ont été victimes de cruautés et de viols, des barbares pirates de mer ou de montagne. Ou soit qu’ils ont été naufragés, leurs corps ballonnés au gré des courants marins. Ou soit qu’ils ont été désorientés, perdus et péris, désséchés dans le cœur de la forêt dense . . . C’est tellement écoeurant et pitoyable, pour les humains, en des temps d’insécurité ! Ces circonstances tragiques soulèvent l’exaspération entière de toute la planète. Réveillés au vif par les sentiments de fraternité et d’altruisme, Les organismes de bienfaisance se sont donné mains fortes à l’accueil et à l’entraide des boat-people rescapés.

(Texte original ‘’Văn Tế‘’ de Mr Trinh Tường Nguyễn Lương Hưng

Page 139: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 139

Et en ce jour-ci. Devant le somptueux et majestueux Monument aux Morts, Les émanations parfumées de santal des baguettes d’encens allumées, Surmontant en volutes, comme portées aux nues d’un bleu d’azur, Surpassent l’espace immense pour se déposer ailleurs, - à notre cher pays Viêt Nam, - à l’endroit où les tombeaux de terre sont détériorés et délaissés. - Oh ! douleur ! * ô divinités forestières et marines ! * ô Mânes des Aïeux, vivant dans l’au-delà ! * ô Esprits transcendants des combattants héroïques de tous les siècles ! * ô âmes des compatriotes impliqués dans les

morts catastrophiques ! Que vous tous, âmes tapissées dans le vague, Voudriez-vous y rejoindre et agréer nos gratifications d’estime Concrétisées en la réalisation de ce ‘‘Monument des larmes historiques ‘‘ que voiçi ! Et cet emblème de ‘‘Liberté trop coûteuse‘‘à jamais gravé dans le fond du cœur des vietnamiens libres, que nous sommes ! - Tant que le Viêt Nam reste en vie, - Tant que l’univers en vie, Nous tous, de même cœur et de même espérance, Lorgnons hautement notre vue vers la grande Étoile polaire, qui éclaire et annonce de beau ! Ainsi soit-il ! (Traduction adaptée par Mme Chu Lương Cơ) le 25 mai 2008

Ạ… ời… ời…! Ạ… ơi…ơi!Đêm đông ngắm tuyết rơi rơi xứ ngườiGọi về, như trẻ nhỏ nhoiXa xăm chúc Tết cuối trời Việt Nam Tâm đau vận nước thăng trầmEm khờ, Mẹ yếu biết làm sao khuyên?Ạ… ơi! Bên những hão huyềnMấy ai ngớ ngẩn, thản nhiên, ơ hờCho nên lời chúc quanh coXa lơ xa lắc, dày vò. À…ơi…! Thương Mẹ, lòng con bùi ngùiThương con, lời Mẹ mềm môi dặn dòCon trẻ hứa hẹn vẩn vơMẹ già trách móc: -Đợi chờ héo hon!Làm sao Mẹ hiểu lòng sonThương Mẹ thương chín, nước non thương mười! Mẹ ơi! Con trẻ chưa cườiNhớ Mẹ, nhớ quá đi thôi Tết này!Xuân này, mấy xuân chia tay?Ba mươi năm đã quắt quay xa… Nhà.

Phải mình dân… nọ, nước… kiaThời con năm… kỉa, mười… kìa về luôn.Sáng chiều bên Mẹ cho trònCháo cơm săn sóc, cười dòn âm thanh. Ạ… ơi… ơi… Giấc mộng lành.Con xin gói ghém làm thành bài thơ.Loài hoa vạn thọ cũng… khôLòng con thương Mẹ, âu lo khôn cùngDâng Mẹ một mối Lo Chung:Cơ đồ để mất tương phùng được ai? Ý Nga, 19.2.2010.

Mồng Bảy Tết Canh Dần.

Ạ… ƠI…!

Tranh Bé Kš

Page 140: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 140

HY VỌNG MỚI                     (Xướng : Huy Hùng) Canh Dần hung hãn ngập thiên tai ,Tân Mão hiền lương thóang vượng thời .Xuân mới tràn đầy hy vọng mới ,   Cộng quân tan rã dân thay ngôi.Dân quyền, dân chủ tự do thịnh ,Hạnh phúc, công bằng đẹp sống vui .Già trẻ, gái trai mau sát cánh ,Viết trang sử mới rạng muôn đời . Khiết Châu, Nguyễn Huy Hùng NĂM MỚI ĐUỔI CỌP ĐÓN MÈO                         ( Họa : TTX ) Đuổi Cọp bất lương, hết họa tai ,Đón Mèo thiện ý, thuận thiên thời .Mừng Xuân dân tộc ba Kỳ nguyện :Diệt cộng Hồ gian chiếm lại ngôi . Đuổi bọn Tàu Mao ra khỏi nước ,Dựng cờ Vàng thắm khắp nơi vui .Tự do, dân chủ, dân quyền trị ,Việt sử oai danh vạn vạn đời .

TTX CỌP CŨ MÈO MỚI Cọp cũ hung hăng làm chẳng nên,Nước còn tụt hậu, dân còn rên.            Giầu sang cán bộ sống thêm sướng

Bần tiện dân lành chết bớt phiềnLửa nóng bạo tàn ít kẻ chết,Dịu hiền nước mát giết người êm.Thành công ở chỗ nhẹ nhàng ấy,          Mèo mới xem chừng đạt ý trên! Dzoãn Thường

XUÂN TÁI LAI Lạnh giá lòng em chẳng bởi trời ?! Bao năm ngong ngóng đón tin người,Vững lòng em đợi cam đơn chiếc;Anh hứa sẽ về để có đôi! Vừa bước chân đi là nhớ rồi.Lòng em ray rứt nhớ khôn nguôi!Anh đi vì nước rồi quay lại,Dẫu nhớ cũng đành gạt lệ thôi. Vì nhớ nên em vẫn cứ chờ.Chờ anh mòn mỏi hóa bơ phờ.Tháng năm buồn tủi anh nào thấu,Em đã yêu anh khiến ngẩn ngơ! Chờ mãi! lỡ rồi em gắng đợi.Anh mong toàn thắng nên chờ thời.Bao năm mài kiếm anh rèn chí,Diệt cộng, cứu dân danh sáng ngời. Em đợi anh yêu có biết không?      Bao đêm thức trắng mỏi mòn trông,  Nơi xa sương gíó đừng quên nhé,Em nhớ, em chờ, em đợi, mong!!

Page 141: Báo Quốc Gia số 129 & 130

QuÓc Gia 141

Anh sống sao cho rạng kiếp trai.Vì dân, vì nước hãy phô tài,Diệt tan cộng phỉ là yêu đó,Xứng đáng em chờ xuân tái lai!!! Dzoãn Thường

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2010 Tân Niên DL 2011 và ÂL Tân Mão

Tân niên sắp đến chẳng còn xa Kính chúc đồng hương khắp mọi nhà Trước đón Giáng Sinh ơn Chúa hậu Sau mừng năm mới phướxc Trời đa Thân tâm thanh tịnh niềm an lạc Gia đạo bình yên cảnh thái hòa Đế quốc, độc tài và khủng bố Không còn ích kỷ tạo can qua .

TỪ PHONG   bài họa 1  CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI Sắp Giáng Sinh rồi, Tết chẳng xaMừng Xuân, đón Chúa, chúc muôn nhàCông danh tài lộc tăng vô kểHạnh phúc yên lành đạt tối đaDâu rể đông vui niềm hiếu thảoCháu con quấn quít cảnh an hòaNon sông tổ quốc năm Tân MãoÐau khổ, oan hờn sẽ phải qua Ngô Minh Hằng   Bài họa 2

MỪNG GIÁNG SINH CHÚC NĂM MỚI

Giáng Sinh rồi Tết chẳng bao xa Mừng Chúa xuống trần cứu vạn nhà Nước Việt giầu sang cộng thiểu thiểu Nhân dân khổ cực quá đa đa

Chúc năm Tân Mão ơn Tiên Tổ Tuyệt diệt cộng kia chẳng giải hòa Non nước thu hồi đất biển mất Nhà nhà phúc lộc khổ nghèo qua! Dzoãn Thường Bài họa 3

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI Giáng Sinh sắp đến Tết không xa Kính chúc muôn nơi khắp mọi nhà Mừng Chúa ra đời ban thiên phước Tân Niên hoan lạc hát bài ca Gia đình hạnh phúc luôn an thái Nhân thế tươi vui thoát khắc hà Lòng chúng sinh cùng một nguyện ý Yêu Thương chia xẻ sống chan hoà Xuân Lan kính họa

Bài họa 4

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI

Giáng Sinh, Năm Mới chẳng còn xa. Nhân bóng Chúa, Xuân đến mọi nhà, Thương chúc hận thù sinh hóa diệt, Thân cầu danh lợi tiểu thành đa, Gia đình xả tắc trùng trùng thuận, Thế giới chúng sanh điệp điệp hòa. Lúc đó rảnh rang, tâm tự tại, Chùa chiền mình thử đảo chân qua. Văn Anh