báo tháng 10 năm 2014

34

Upload: yesnews

Post on 23-Jul-2016

220 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Báo tháng 10 năm 2014
Page 2: Báo tháng 10 năm 2014

Quản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Xuân ToànBiên tập: Phan Huy Hoàng,

Đỗ Phương Dung, Đinh Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thu Trang

Nội dung: Phương Dung, Hồng Ngọc, Thanh Nhàn, Thu Trang, Ngọc Thanh, Xuân Toàn

Cao Nhung, Kiều Oanh, Ngọc Ánh

Thiết kế và trình bày: Hồng Nga

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 - nhà 11Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Mục Lục

Giao lộ thông tin • Tin tức kinh tế trong nước tháng 10 - 2014..........2 • Tin tức kinh tế thế giới tháng 10 - 2014................6

Lăng kính khoa học • Lương hưu............................................................11 • Già hóa dân số thế giới thế kỷ 21 và cơ hội dân số vàng ở Việt Nam.......................................................15

Nhìn ra thế giới • Chăm sóc người cao tuổi Khoản mục bị bỏ quên…........................................21•.Một thế hệ người cao tuổi đang thay đổi kinh tế toàn cầu...................................................................25

Góc nội bộ• YES với Bình minh sinh viên ver 9 ........................30

Yesnews 1

Page 3: Báo tháng 10 năm 2014

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2014 tăng nhẹ, qua đó chỉ số CPI 10 tháng đầu năm tăng thấp nhất trong 11 năm qua.

Theo số liệu của tổng cục thống kê, CPI tháng 10/2014 tăng ở mức 0,11% so với

tháng trước, như vậy, CPI cả nước 10 tháng đầu năm tăng 2,36% - mức thấp nhất trong vòng 11 năm trở lại đây.

Diễn biến của chỉ số CPI tháng 10 không quá bất ngờ bởi tại thời điểm trước đó TP.HCM đã công bố chỉ số CPI quay

đầu giảm ở mức 0,03% và tại Hà Nội tăng nhẹ 0,04% so với tháng trước

Trong tháng 10, do ảnh hưởng của 3 lần điều chỉnh giảm giá xăng dầu, chỉ số giá của một số hàng hóa có xu hướng giảm như: chỉ số giá nhóm hàng hóa dịch vụ giao

thông giảm 1,02% so với tháng trước; chỉ số nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng giảm 0,08% so với tháng trước. Mặt khác CPI nhóm hàng hóa dịch vụ liên quan đến giáo dục giữ mức tăng cao nhất, trên mức bình quân,

đạt 1,31%. Mức tăng này được lý giải do một số địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí năm học 2014 – 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế ở mức tăng thứ 2, đạt 0,53%. Bên cạnh đó, hàng hóa dịch vụ về ăn uống lại tăng không đáng kể, chỉ ở mức 0,05%, trong đó mặt hàng lương thực tăng 0,2%, mặt hàng thực phẩm tăng 0,01% và đồ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07% so với tháng 9/2014.

Không xét trong các mặt hàng tính CPI, chỉ số giá vàng và USD có sự vận động trái chiều. Chỉ số giá vàng tháng này giảm 2,82%, còn chỉ số giá USD tăng 0,18%.

Giá xăng dầu – giảm 3 lần liên tiếp

Trong tháng 10/2014, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 10

Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 11 năm qua, kỳ họp quốc hội với điểm đáng chú ý là báo cáo tổng kết lại nền kinh tế 9 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, diễn biến kinh tế trong nước tháng 10 khá phức tạp xoay quanh tình hình giá xăng dầu, giá vàng, cũng như bài toán nan giải đặt ra khi các doanh nghiệp thờ ơ với vốn tín dụng như hiện nay.

Giao lộ thông tinYesnews 2

Nguồn: Tổng cục thống kê

Page 4: Báo tháng 10 năm 2014

đồng/lít, giá dầu diesel loại 0,05S giảm 880 đồng xuống 20.500 đồng/lít và giảm 730 đồng với các loại dầu mazut. Sau đó, ngày 13/10, theo đó mức giá mới như sau: xăng RON 92 giảm 670 đồng xuống 22.890 đồng/lít, giá dầu die-sel loại 0,05S giảm 880 đồng xuống 20.240 đồng/lít, dầu hỏa giảm 850 đồng xuống 20.500 đồng/lít và giảm 730 đồng với các loại dầu mazut. Sau đó, ngày 23/10, giá xăng dầu lại

Họp quốc hội – tổng kết kinh tế 9 tháng đầu năm

Ngày 20/10/2014 kỳ họp thứ 8 quốc hội khóa XIII đã chính thức diễn ra. Trong đó điểm đáng chú ý là báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày. Trong báo cáo thủ tướng tổng kết tình hình tế vĩ mô cả nước 9 tháng đầu năm 2014, nhìn chung, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tốc độ tăng chỉ số CPI giảm mạnh, 9 tháng đầu năm tăng 2,25%, thấp nhất trong 10 năm qua; dự kiến cả năm sẽ tăng dưới 5%. Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2013. Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9 đạt 7,26% (cùng kỳ là 6,87%), dự kiến cả năm tăng 12 - 14% theo kế hoạch. Nhìn chung, kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc. Bội chi ngân sách hiện còn cao, nợ công tăng nhanh. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%. Tổng cầu tăng chậm, tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm. Hơn nữa, nợ xấu ở mức cao

3 lần liên tiếp. Ngày 30/9 là mốc giảm giá đầu tiên trong tháng 10 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), mức giảm không đáng kể đối với các loại xăng (giảm 150 đồng/lít), giảm 240 đồng/kg đối với dầu mazut các loại. Lần giảm thứ 2 diễn ra vào ngày 13/10, theo đó mức giá mới như sau: xăng RON 92 giảm 670 đồng xuống 22.890

tiếp tục được điều chỉnh giảm, cụ thể: giá xăng RON 92 giảm 550 đồng xuống 22.340 đồng/lít, giá dầu diesel loại 0,05S giảm 480 đồng xuống 19.760 đồng/lít, dầu hỏa giảm 440 đồng xuống 20.060 đồng/lít, dầu mazut giảm 560 đồng/kg. Lãnh đạo Petrolimex cho biết: Việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn

biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15.10.2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 84) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 84 của Liên bộ Tài chính – Công thương.

Giao lộ thông tin Yesnews 3

Page 5: Báo tháng 10 năm 2014

mà xử lý lại chậm. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc. Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Cũng trong báo cáo, thủ tướng nêu rõ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm đạt 5,62%, trong đó quý I đạt 5,09%, quý II tăng ở mức 5,25%, quý III đạt 6,19%; ước cả năm 2014 đạt khoảng 5,8%.

Bên cạnh đó, đáng chú ý là môi trường đầu tư kinh do-anh và năng lực cạnh tranh cải thiện còn chậm. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, năng lực tài chính và quản trị của phần lớn doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Do đó, số doanh ng-

hiệp giải thể, ngừng hoạt động đang ở mức cao. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước giảm.

Cũng trong buổi họp, việc ban hành Luật Đầu tư công được trình Quốc hội. Trong luật này, vốn sẽ được tập trung cho các công trình quan trọng, cấp thiết, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng, tránh đầu tư một cách dàn trải. Cùng với đó, việc tái cơ cấu ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đã có những khởi sắc. Trong 9 tháng đầu năm cơ bản hoàn thành tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, giảm 7 tổ chức tín dụng. Nợ xấu cũng đã được xử lý (53,6% trong tổng số nợ xấu được xác định trong đề án) bằng thu hồi nợ, tái cơ cấu nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và mua lại nợ xấu qua công ty quản lý tài sản

(VAMC). Với mục tiêu đặt ra đầu năm, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước luôn là mối quan tâm lớn. Cho đến nay, 9 tháng đầu năm đã cổ phần hóa 71 doanh nghiệp trong khi đó kế hoạch là 432 doanh nghiệp. Theo dự kiến trong năm nay sẽ cổ phần hóa khoảng 200 doanh nghiệp nhà nước.

Chưa bao giờ doanh nghiệp lại thờ ơ với vốn tín dụng như hiện nay

Trong tuần đầu của tháng, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm mức lãi suất huy động VND ở hầu hết các kỳ hạn. Thực tế cho thấy, động thái này đã thể hiện sự thừa vốn của các ngân hàng, ngay cả hạn mức tín dụng cấp cho do-anh nghiệp cũng đang dư thừa. Nhiều ngân hàng TP.HCM cho biết các doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mặc dù các ngân hàng đã ra sức tiếp cận. Từ đó, có thể thấy, hiện tại các ngân hàng đang cần doanh nghiệp nhưng các doanh ng-hiệp không cần ngân hàng. Ông Nguyễn Phước Hưng – Tổng thư ký hiệp hội DN TP.HCM đã phải thốt lên: “Chưa bao giờ các doanh nghiệp lại thờ ơ vốn tín dụng như hiện nay. Bởi với hàng ngàn phiếu thăm dò nhu cầu vốn vay được phát ra

Giao lộ thông tinYesnews 4

Page 6: Báo tháng 10 năm 2014

cho các DN, hiệp hội chỉ nhận được vài chục phiếu có nhu cầu vay”.

Lý giải về sự thờ ơ vốn, một số DN cho rằng do khó khăn chung của thị trường và sức mua sụt giảm nên các DN ngần ngại trong việc vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, một số doanh ng-hiệp nhỏ đã tự túc được vốn, một số doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn do điều kiện tài sản thế chấp, một số doanh nghiệp cho rằng mức lãi suất vẫn ở mức cao tuy đã giảm do tình hình kinh tế khó khăn.

Trước tình hình đó, chương trình kết nối NH – DN đã được đẩy mạnh nhằm thúc đẩy cho vay. Thông qua chương trình này các doanh nghiệp được hưởng mức lãi suất thấp nhất 7%/năm với vay ngắn hạn, trung và dài hạn không quá 11%/năm.

Giá vàng trong nước biến động mạnh

Nhìn lại tháng 10 vừa qua, có thể thấy, giá vàng trong nước tiếp tục biến động theo giá vàng thế giới. Trong những ngày đầu tháng, giá vàng có xu hướng giảm sâu. Ngày 1/10 tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 35,72 triệu đồng/

lượng (mua vào) và bán ra ở mức 35,76 triệu đồng/lượng. Mức giảm sâu nhất vào ngày 6/10 với mức giá vàng SJI mua vào là 35,5 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 35,54 triệu đồng/lượng giảm khoảng 220.000 so với đầu tháng.

Sau sự giảm mạnh đó, giá vàng tăng mạnh và đạt mốc 35,86 triệu đồng/lượng mua vào và 35,9 triệu đồng/lượng bán ra ngày 13/10. Trong khi đó, thị trường quốc tế hồi phục mạnh mẽ ngay phiên đầu tuần mỗi ounce tương đương 1.233 USD, cao hơn 10 USD so với mở cửa. Mức tăng này tương đương 250.000 đồng/ lượng. Quy ra tiền Việt, giá vàng thế giới hiện tương đương 31,47 triệu đồng (chưa bao gồm thuế, phí các loại). Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới khoảng 4,3 triệu đồng/ lượng, hẹp hơn nhiều so với 4,5 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước hay đỉnh cao của năm trên 5 triệu đồng cách

đây một tuần. Đến ngày 25/10 giá vàng trong nước chững lại, cụ thể DOJI niêm yết giá vàng ở mức 35,65 triệu đồng mua vào. Giá bán ra ở mức 35,69 triệu động/lượng. So với giá chốt phiên hôm qua, hiện vàng SJC

với tháng trước, giảm 2,23% so với tháng 12/2013 và giảm 6,46% so với cùng kỳ năm 2013. Bình quân 10 tháng đầu năm, giá vàng giảm 12,68% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Giá vàng tháng 10 có xu hướng giảm chủ yếu do giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Trong khi đó, giá vàng thế giới liên tục giảm sâu vào những ngày cuối tháng khi đồng Đôla Mỹ (USD) tăng điểm mạnh và thị trường chờ đợi tin tức mới từ các cuộc họp của Cụ Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Xuân Toàn-Thanh Nhàn (Tổng hợp)

vẫn không đổi. Chênh giá mua - bán tiếp tục duy trì mức 120.000 đồng/lượng.

Nhìn chung, theo số liệu từ tổng cục thống kê, chỉ số giá vàng tháng 10/2014 giảm 2,82% so

Giao lộ thông tin Yesnews 5

Page 7: Báo tháng 10 năm 2014

TIN TỨC KINH TẾ QUỐC TẾ THÁNG 10

Trong tháng vừa qua, kinh tế thế giới bị bao trùm bởi màu sắc u ám. Nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu đang có những dấu hiệu tăng trưởng kém tích cực: thị trường chứng khoán đi xuống, chính trị bất ổn cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh Ebola khiến cho kinh tế các nước lao đao. Tuy USD tăng giá là dấu hiệu tích cực nhưng nó vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro trái chiều.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu- con số không như mong đợi

Vừa qua, tại Hội nghị bộ trưởng tài chính các nước thành viên diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) họp tại Bắc Kinh (22/10), giám đốc điều hành WB, Sri Mulyani In-drawati, đã đưa ra cảnh báo về bức tranh nền kinh tế toàn cầu. Trái với những kì vọng về sự phục hồi, thực tế cho thấy “2014 có thể là một năm đáng thất vọng đối với kinh tế thế giới”.

Nhịp độ tăng GDP toàn cầu của năm nay có thể chỉ ở mức 2,6% trong khi năm ngoái là 2,4%. Con số gia tăng là không đáng kể so với tổng thể chung. Nguyên nhân chính do một phần từ những tác động tiêu cực sự đi xuống của thị trường hàng hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến các nước xuất khẩu. Sau một giai đoạn ổn định ngắn vào nửa đầu năm

có nhiều tia sáng khởi sắc.

Màu đỏ tràn ngập thị trường chứng khoán thế giới

Tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động cùng với diễn biến bất thường của dịch Ebola đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới trong tháng 10 “đỏ lửa”.

Sau khi kết thúc giao dịch ngày 13/10, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp, khiến các chỉ số đồng loạt giảm mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây. Chỉ số S&P 500 giảm 1,6% xuống 1.874,82 điểm vào lúc 16h00 tại New York, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 5. Trong khi đó, Nasdaq cũng lao dốc 5,7%, mức giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2011. Chỉ số Dow Jone cũng giảm tới 4%, xuống mức thấp nhất 6 tháng. Đầu tháng 10, khoảng 1,5 nghìn tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu do các nhà đầu tư liên tục bán

nay, trong quý 3/2014, chỉ số giá năng lượng của WB giảm khoảng 6%. Thêm nữa, dịch bệnh Ebola vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với các nền kinh tế. Nó không chỉ gây thiệt hại cho các nước Tây Phi, các nước láng giềng mà còn lan ra toàn khu vực, thế giới. Theo các chuyên gia, ước tính đến cuối năm 2015, con số thiệt hại ở các quốc gia Tây Phi có thể lên tới gần 33 tỷ USD. Các yếu tố bất ổn ở Trung Đông, khủng hoảng Ukraine kết hợp với những tiêu cực trên làm dòng chảy vốn cũng như tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị chững lại, khó đạt được kì vọng. Trước những thách thức đó, bà Indrawati đã chỉ ra những dấu hiệu phục hồi mong manh của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời kêu gọi các quốc gia cần có các chính sách và chương trình cải cách phù hợp, hiệu quả hơn nữa nhằm vực dậy một nền kinh tế vốn đang trì trệ và chưa

Giao lộ thông tinYesnews 6

Page 8: Báo tháng 10 năm 2014

tháo cổ phiếu trước lo ngại về tình hình tăng trưởng yếu của kinh tế thế giới. Đến giữa tháng, những lo ngại về dịch bệnh Ebola cũng như đà trượt giá của dầu Brent tiếp tục nhấn chìm thị trường chứng khoán Mỹ. Ngày 23/10, sau khi phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên tại New York (như vậy, Mỹ đã có 3 trường hợp mắc Eb-ola, trong đó một trường hợp tử vong), thị trường chứng khoán châu Á đã giảm điểm. Nhiều chỉ số khác cũng chững lại. Tại châu Âu, mối lo ngại đại dịch Ebola cũng khiến cho chỉ số DAX của Đức giảm 0,4%. Theo các chuyên gia, triển vọng kinh tế sụt giảm, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp không mấy khả quan, đặc biệt nền kinh tế thế giới đang phải chịu tác động

mạnh của từ những diễn biến phức tạp của đại dịch Ebola, đã dấy lên những lo ngại và tâm lý bất an trong giới đầu tư,khiến thị trường chứng khoán thế giới liên tục giảm điểm.

Tại châu Á, sau khi mất gần 450 điểm vào hôm 29/9, trong phiên giao dịch ngày 30/9, thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục mất thêm hơn 90 điểm, sau đó đà giảm điểm gia tăng với tốc độ rất nhanh. Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 30/9 (theo giờ Hồng Kông), chỉ số Hang Seng chỉ còn 22.985 điểm. Trước diễn biến đó, các thị trường tài chính của Hong Kong đã phải tạm thời ngừng giao dịch trong ngày 1/10 và 2/10. Trong hai phiên đầu tiên sau khi hoạt động “Chiếm Trung tâm” (chiếm lĩnh khu vực được

coi là “Phố Wall” của Hong Kong) bùng nổ, thị trường chứng khoán Hong Kong đã mất gần 750 điểm, làm “bốc hơi” gần 20 tỉ USD. Chỉ số chứng khoán châu Á cũng đã rớt xuống mức thấp thất trong vòng hơn 2 năm qua do tình hình bất ổn đang diễn ra tại Hong Kong (Trung Quốc). Cụ thể, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm khoảng 0,6% vào chiều 30/9. Tuy nhiên, khi hoạt động “Chiếm Trung tâm” có phần lắng dịu, nhất là khi triển vọng đối thoại giữa chính quyền và sinh viên mở ra, chỉ số Hang Seng đã có ba phiên hồi phục liên tiếp.

Tình hình lại xấu đi sau khi chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) quyết định tạm hoãn đối thoại với sinh viên vào tối 9/10, chỉ số Hang Seng ngày10/10 đã lại mất hơn 440 điểm, tương đương 1,9%. Giảm điểm cũng là xu hướng chung của thị trường chứng khoán châu Á ngày 10/10 với chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương “bốc hơi” 1,6%, ở mức thấp nhất kể từ 27/3. Chỉ số Shanghai Composite Index (Thượng Hải) mất 0,6% , trong khi, chỉ số Topix (Tokyo) và chỉ số Kospi (Hàn Quốc) giảm lần lượt 1,4% và 1,2%. Chuyên gia

Giao lộ thông tinYesnews 7

Page 9: Báo tháng 10 năm 2014

của IG Investment Ltd, Benja-min Tam nhận định thị trường chứng khoán Hồng Kông vốn đang phải chịu áp lực trong thời gian gần đây bởi thanh khoản của các thị trường mới nổi đang sụt giảm kết hợp với bất ổn chính trị cùng sự đi xuống của thị trường chứng khoán Mỹ khiến cho chỉ số Hang Seng đã lao dốc mạnh. Các chuyên gia tài chính cho biết: hoạt động “Chiếm lĩnh Trung tâm” bùng nổ ở Hồng Kông được nhìn nhận là sẽ càng làm tăng rủi ro địa chính trị vốn đang đè nặng lên thị trường chứng khoán thế giới, gồm cả chứng khoán Hong Kong, cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cuộc chiến chống IS ở Syria.

Kinh tế Trung Quốc - mức tăng trưởng thấp kỉ lục kể từ năm 2009

Trong quý 3/2014, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp kỉ lục từ năm 2009 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

So với các nền kinh tế khác đây có thể là con số được đánh giá cao, nhưng với quốc gia này thì 7,3% là mức tăng trưởng chậm, phá vỡ mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay. GDP của quý III tăng 1,9% so với quý trước. Như vậy, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 42 nghìn tỷ NDT (tương đương 6.840 tỷ USD), trong 9 tháng đầu năm nay. Mấy tháng trước đây, Chính phủ Trung Quốc đã tiết lộ các biện pháp kích cầu bao gồm: tăng chi tiêu cho ngành

đường sắt, năng lượng, nhà ở, nới lỏng hạn chế trong kinh doanh bất động sản…

Việc áp dụng một loạt các biện pháp kích thích quy mô lớn như vậy, một mặt sẽ giúp kinh tế Trung Quốc phần nào có chuyển biến, đạt được mức tăng trưởng GDP cả năm ở mức cận dưới mà Bắc Kinh đặt ra. Tuy nhiên, mặt trái của các biện này có thể dẫn tới gia tăng thêm nợ nần của các địa phương, một vấn đề cũng không dễ giải quyết ở các quốc gia hiện nay.

Thăng trầm đồng đô la - câu chuyện USD tăng giá

Sau một thời gian dài bị xem là “mất giá”, mới đây, đồng tiền xanh đột nhiên có cuộc lội dòng đầy ngoạn mục.

USD tăng giá 6,3% so với các đồng tiền chủ chốt khác trong ba tháng gần đây, ở mức cao nhất trong 6 năm so với đồng yên và cao nhất 2 năm so với đồng euro. Sự chênh lệch này xuất phát từ những kì vọng vào nền kinh tế Mỹ, trong khi các nền kinh tế khác phải đương đầu với lo ngại về kinh tế. Cụ thể, sản lượng công nghiệp Đức sụt giảm 4% trong tháng 8-mạnh nhất trong hơn 5 năm trở lại đây. Kinh tế Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 7,3% trong quý 3/2014.

Giao lộ thông tin Yesnews 8

Page 10: Báo tháng 10 năm 2014

Tương phản với gam màu u ám ấy, báo cáo kinh tế Mỹ đưa ra con số đầy hứa hẹn khi số việc làm tháng 9 tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức

5,9%. Điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế, làm thị trường chứng khoán Mỹ có sự nhảy vọt so với các thị trường ở châu Âu và Nhật, kể cả khi đồng USD chưa tăng giá. Kể từ đầu năm nay, các doanh nghiệp nước ngoài đã mua 325 tỷ USD trái phiếu do các doanh nghiệp Mỹ phát hành. Chính vì vậy, cầu về đồng USD ngày càng tăng cao.

Sự lên giá USD đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực như bù đắp thâm hụt ngân sách, giảm giá hàng nhập khẩu, giảm lạm phát… tuy nhiên đây chính là con dao hai lưỡi. Giá USD tăng tất yếu sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Trong bối cảnh Mỹ có thâm hụt cán cân vãng lai tương

đương 2,3% GDP, việc hàng xuất khẩu giảm khả năng cạnh tranh là một điều đáng lo ngại. Theo tính toán của Fed con số tăng trưởng GDP sẽ sụt giảm

nhập khẩu sẽ tăng lên và giá hàng xuất khẩu sẽ giảm xuống. Bản thân đồng USD không thể gánh vác sứ mệnh cứu rỗi cả thế giới khỏi sự trì trệ nhưng sẽ giúp các nền kinh tế có thời gian phục hồi khi mà cuộc chiến chống giảm phát

Âu hay Nhật Bản, giá hàng

và thúc đẩy tăng trưởng đang diễn ra cam go, khốc liệt. Còn

đối với các thị trường mới nổi như Brazil thì hiệu ứng không tích cực như vậy, các nhà đầu tư ồ ạt rót tiền vào đây, buộc chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ dòng vốn. và thúc đẩy tăng trưởng đang diễn ra cam go, khốc liệt. Còn đối với các thị trường mới nổi như Brazil thì hiệu ứng không tích cực như vậy, các nhà đầu tư ồ ạt rót tiền vào đây, buộc chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ dòng vốn. Khi đồng USD tăng mạnh, dòng vốn bị rút ngay lập tức khỏi thị trường, trong khi bản thân các nước này lại vay mượn quá nhiều đồng đô la và đông nội tệ thì không ngừng mất giá.

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh châu Âu

Sau 2 ngày họp đầy căng thẳng, tối 24/10, Hội nghị thượng đỉnh châu Âu đã kết-

khoảng 0,5 điểm phần trăm trong năm 2015. Đó là các ảnh hưởng đối với Mỹ, còn tại các quốc gia khác, sự thay đổi này cũng tạo nên ảnh hưởng trái chiều. Một mặt, ở các nền kinh tế châu

Giao lộ thông tin Yesnews 9

Page 11: Báo tháng 10 năm 2014

thúc tại Brussels (Bỉ). Thông báo của EU công bố sau cuộc họp đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến kinh tế vĩ mô mới đây trong Liên minh châu Âu.

Trong ngày đầu tiên, các nhà lãnh đạo của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu EU đã thống nhất quan điểm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và chính sách năng lượng. Theo đó, các bên đã đạt được thỏa thuận: đến năm 2030 sẽ cắt giảm được khoảng 40% khí thải gây ra sự nóng lên của trái đất. Hành động ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine của Nga buộc các nước thành viên EU phải xem xét chính sách năng lượng để đảm bảo nhu cầu khí đốt gia tăng trong mùa đông này, bởi một phần ba lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu là từ Nga và một nửa trong số này được vận chuyển qua Ukraine. Mặc dù, trọng tâm cuộc họp là giải quyết vấn đề biến đổi khí hâu và chính sách năng lượng, tuy nhiên, nhận thức rõ bối cảnh dịch Ebola đang bùng phát với quy mô toàn cầu, hội đồng châu Âu cũng đã có những hành động của riêng mình. Các quốc gia thành viên đã cam kết viện trợ 1 tỉ Euro cho các nước Tây Phi nhằm đối phó với sự lây lan

của Ebola.Trong cuộc họp ngày thứ

hai, các đại biểu đã thống nhất quan điểm: kinh tế và việc làm là những ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Tình trạng tăng trưởng GDP thấp dẫn tới tỷ lệ thất ng-hiệp cao, dai dẳng và lạm phát thấp bất thường diễn ra ở hầu hết các nước thành viên. Vì vậy, các lãnh đạo đã kêu gọi Ủy ban châu Âu phải có các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngay lập tức. Trong một tuyên bố, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết: chính phủ của ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giảm thâm hụt ngân sách và tôn trọng các cam kết mà Liên minh châu Âu đề ra. Phát biểu bên lề hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khẳng định: “Chúng ta cần một thời gian dài để chính sách tiền tệ thực sự có thể giải quyết được những vấn đề bất ổn trong nền kinh tế của châu lục. Nếu chính sách tiền tệ không giải quyết được những khó khăn của nền kinh tế và nếu chúng ta không nâng cao được sức cạnh tranh của khối, sự phối hợp đồng bộ trong vấn đề tài chính và đầu tư thì chúng ta sẽ không thể thoát ra được tình hình bất ổn hiện nay.”

Phần cuối của hội nghị, sau

khi tính toán lại các khoản thu chi trong năm nay, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu một số nước phải đóng góp thêm cho ngân sách chung. Cụ thể, Hà Lan phải nộp thêm 600 triệu Euro, nhưng nặng nhất là nước Anh, phải góp thêm hơn 2 tỷ Euro. Điều này đã gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối của lãnh đạo các nước. Thủ tướng Anh, David Cameron, nói: “Có lúc phải trả nhiều hơn, có lúc phải trả ít hơn, nhưng không thể bất ngờ đưa ra một con số hơn 2 tỷ Euro như vậy. Điều đó là không thể chấp nhận được. Tôi sẽ không trả khoản tiền này”. Lãnh đạo các quốc gia châu Âu đã chỉ nhất trí được một điểm là sẽ thảo luận một kế hoạch đầu tư chung thúc đẩy tăng trưởng với nội dung bơm 300 tỷ Euro (tương đương khoảng 380 tỷ USD) cho nền kinh tế khu vực. Ngoài vấn đề tăng trưởng kinh tế của khối, Liên minh châu Âu cũng cam kết tiếp tục can dự đầy đủ trong việc hỗ trợ tìm giải pháp chính trị cho Ukraine.

Cao Nhung – Thu Trang (Tổng hợp)

Giao lộ thông tinYesnews

10

Page 12: Báo tháng 10 năm 2014

Lương hưu

Lương hưu cũng như những khoản thu nhập khác là mối quan tâm lớn của nhiều người, bởi nó là chỗ dựa tài chính cho những người không tiếp tục tham gia lao động khi đã quá tuổi theo luật định. Hơn nữa, thu nhập bình quân của người dân nước ta chưa cao, chủ yếu được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, nên ý nghĩa của nó với cuộc sống càng trở nên quan trọng. Vì vậy, quản lý lương hưu có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội, nhất là với người cao tuổi trong bối cảnh nước ta đang già hóa dân số. Tuy nhiên, công tác này ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo.

Lương hưu dưới góc độ kinh tế vĩ mô

Hưu trí là chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) dành cho những người hết thời gian lao động chính thức với những điều kiện nhất định. Như vậy, lương hưu là một loại BHXH, được tính dựa trên mức lương của người lao động và thời gian họ tham gia đóng bảo hiểm. Đây là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH.

Ở góc độ cá nhân, lương hưu là một khoản thu nhập. Tuy nhiên, dù cũng được gọi là lương nhưng thực chất đây lại không phải là lương. Theo Bộ luật lao động 2012, tiền lương “là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận”, “căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc”. Nói cách khác, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.

Trong khi đó, về bản chất, lương hưu không phải là cái giá thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, mà là sự bù đắp hao phí lao động sau khi người lao động kết thúc thời gian lao động. Đây chính là sự khác biệt cơ bản với tiền lương. Thêm nữa, lương hưu được trích ra từ quỹ hưu trí, được đơn thuần chuyển tiếp tới người nhận mà không ứng với giá trị mới

nào được tạo ra, trong khi tiền lương do đơn vị sử dụng lao động trả trên cơ sở kết quả, hiệu quả công việc. Bởi vậy, khi nhìn dưới góc độ kinh tế vĩ mô, nó chỉ được coi là một khoản chuyển giao thu nhập thay vì là chi phí nhân công như tiền lương thông thường.

Tăng lương hưu đồng nghĩa với việc tăng chuyển giao thu nhập, tức là không trực tiếp tác động đến các thành tố của tổng cầu, mà cụ thể là chi tiêu chính phủ (G). Tuy nhiên, việc tăng lương hưu làm tăng thu nhập khả dụng của người hưu trí, nên nó lại có tác động gián tiếp làm tăng tổng cầu của nền kinh tế, trước hết thông qua thành tố chi tiêu cá nhân. Thu nhập tăng khiến người hưu trí mở rộng khả năng tiêu dùng, từ đó góp phần làm tăng sản lượng và mức giá chung. Bên cạnh đó, nó còn làm tăng tiết kiệm, từ đó tăng cung vốn, hạ lãi suất và kích thích đầu tư.

Tuy vậy, tác động gián tiếp của lương hưu tới tổng cầu cũng nằm trong nguyên nhân gây ra vòng luẩn quẩn tăng lương – tăng giá. Khi mức lương cơ bản tăng, bên cạnh sự tăng lên của tiền lương còn có sự điều chỉnh tăng của lương hưu, từ đó gây ra lạm phát. Ngược lại, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, áp lực tăng lương để người lao động xoay sở với cuộc sống lại xuất hiện. Vấn đề là làm thế nào để nhịp độ tăng của chúng tương thích với nhau,

Lăng kính khoa học Yesnews 11

Page 13: Báo tháng 10 năm 2014

người dân sống được bằng lương mà không tạo đà đẩy nhanh tốc độ tăng mức giá chung.

Những bất cập xoay quanh chế độ hưu tríTheo luật hiện hành, mức lương hưu

hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ mỗi năm đóng thêm lại được tăng 2% với nam, 3% với nữ, mức tối đa là 75%. Ngoài ra còn có một số quy định cụ thể cho các đối tượng khác.

Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH (hưu trí, tử tuất) của người lao động từ tháng 1/2014 là 8% tiền lương, đã tăng 1% so với năm 2013. Như vậy, mức đóng góp này vẫn thấp hơn so với mức mà người lao động được hưởng sau khi nghỉ hưu khi chỉ chiếm khoảng 70% lương. Khoảng chênh lệch 5% được bù đắp bằng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của

quỹ, các nguồn thu hợp pháp và chắc chắn là cả sự bao cấp của nhà nước. Sự mất cân đối trong việc đóng - hưởng là nguyên nhân chính làm tăng khả năng vỡ quỹ bảo hiểm xã hội, đồng thời tạo ra gánh nặng cho ngân sách.

Mức tiền lương được sử dụng làm căn cứ tính lương hưu cũng tỏ ra bất hợp lý khi chỉ lấy bình quân những năm cuối của đời công tác đối với cán bộ Nhà nước, cũng là những năm mà người lao động được hưởng lương cao nhất. Bởi vậy nên mới có trường hợp của ông Nguyễn Minh, nguyên Tổng giám đốc Công ty bia Huda Huế nhận lương hưu tới hơn 65 triệu đồng như báo chí đã đưa tin. Cùng thời gian tham gia BHXH nhưng khu vực ngoài Nhà nước lại dùng mức lương bình quân toàn bộ thời gian, khiến lương hưu thấp hơn với cùng mức tiền lương. Hơn nữa, tiền lương đóng BHXH chỉ được khai báo bằng khoảng một nửa tiền lương thực tế, nhất là ở khu vực có thu nhập cao nhất nền kinh tế như doanh nghiệp FDI, nên mức đóng so với mức hưởng càng có sự chênh lệch lớn. Một thực tế khác đang tồn tại cũng gây ra nhiều băn khoăn là chế độ hưu trí đối với LLVT. Thứ nhất, đây là nhóm đối tượng có tuổi nghỉ hưu thấp hơn với lí do đặc thù nghề nghiệp: 55 tuổi với nam, 50 tuổi với nữ. Điều đó có nghĩa là thời gian hưởng lương hưu của họ dài hơn so với các khu vực khác. Thứ hai, tiền lương tháng đóng BHXH của LLVT là tiền lương theo cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Do được trả cho công việc đặc thù nên so với lương hành chính thông thường, chắc chắn mức lương này cao hơn với hệ số cao hơn, kéo theo mức đóng BHXH và lương hưu được hưởng cao hơn. Tuy vậy, vẫn giống

Lăng kính khoa học Yesnews 12

Page 14: Báo tháng 10 năm 2014

các khu vực khác, mức hưởng của LLVT cao hơn mức đóng vì tiền lương thực tế bao gồm nhiều khoản phụ cấp khác theo quy định của Nghị định 204 năm 2004 của Chính phủ.

Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng BHXH diễn ra ngày càng phổ biến, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% số nợ, gây thiệt hại quyền lợi chính đáng của người lao động và tăng nguy cơ vỡ quỹ BHXH, trong khi mức phạt chậm đóng chỉ chiếm 1% lãi suất đầu tư của quỹ hoàn toàn chưa đủ sức răn đe. Một số vấn đề khác có thể kể tới như số người tham gia BHXH không nhiều, chỉ khoảng 20% lực lượng lao động do nhiều lao động thời vụ, không có hợp đồng; hoạt động đầu tư của quỹ chưa hiệu quả; thủ tục còn rườm rà…

Thay đổi cách tính lương hưu: bước lùi trong bảo vệ quyền lợi người lao động hay tiến bộ trong thực hiện nguyên tắc công bằng?

Nhằm khắc phục những điểm chưa hợp lý, giảm áp lực cho quỹ BHXH, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã đề xuất phương án tính lương hưu mới. Theo Khoản 2 Điều 55 của dự thảo, “số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu cho người nghỉ hưu vào năm 2016 là 16 năm; năm 2017 là 17 năm; năm 2018 là 18 năm; năm 2019 là 19 năm và từ năm 2020 trở đi là 20 năm. Từ năm 2031 trở đi, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 53 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 61 của Luật này tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với cả nam và nữ; mức tối đa bằng 75%”. Bên cạnh đó, dự thảo cũng tiến tới tính lương hưu

dựa trên mức lương bình quân của toàn bộ thời gian công tác cho tất cả các đối tượng.

Đề xuất trên đã vấp phải nhiều sự phản đối của nhiều đại biểu quốc hội do làm giảm lương hưu của người lao động. Theo bà Nguyễn Thanh Thủy (Đại biểu quốc hội tỉnh Hậu Giang): “Nếu tính bình quân 15 năm cuối so với 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu thì lương hưu đối với cán bộ công chức giảm trung bình từ 3,6 - 6,1% và đối với lực lượng vũ trang (LLVT) giảm từ 4,4 – 7,2%. Nếu tính trung bình 20 năm so với 10 năm cuối trước

khi nghỉ hưu thì lương hưu đối với cán bộ công chức giảm trung bình từ 4 – 13%, LLVT giảm trung bình 10 – 24%”. Thậm chí, có đại biểu gay gắt cho rằng đây là một bước lùi khi dồn gánh nặng tài chính lên vai người lao động, trong đó phần lớn có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng sự ra đời của đề xuất này chắc chắn đều phải dựa trên những phân tích về sự chưa phù hợp trong cách tính đang được áp dụng, ít nhất là dưới góc độ quản lý nhà nước. Trên thực tế, quyền lợi của người lao động có thể giảm, nhưng quan trọng là giảm cái gì. Giảm cái dôi ra, hay giảm từ đủ thành thiếu? Cùng một sự

Lăng kính khoa học Yesnews 13

Page 15: Báo tháng 10 năm 2014

thay đổi về con số, nhưng tính chất của hai trường hợp rõ ràng là hoàn toàn khác nhau.

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa được thông qua, những tác động về mặt xã hội của nó chưa hiện hình, nhưng ở khía cạnh kinh tế, rõ ràng nó hướng tới việc đóng – hưởng tương xứng. Nếu như trước đây, người lao động được hưởng cao hơn mức đóng góp thì cách tính mới điều chỉnh mức lương hưu về đúng với những gì người lao động bỏ ra trong suốt quá trình công tác. Điều này không chỉ giảm nguy cơ vỡ quỹ BHXH mà còn tránh ảnh hưởng tới phần đóng góp của các thế hệ sau.

Thực ra, lương hưu chỉ nhằm mục tiêu bù đắp, đảm bảo cuộc sống cho người nghỉ hưu chứ không phải để làm giàu, nên không cao cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lương hưu của người già nước ta bị cho rằng không đảm bảo được cuộc sống, việc này phải truy nguyên về các chế độ trong thời gian công tác của người lao động chứ không thể đổ thừa cho cách tính.

Theo dự thảo, mức tiền lương bình quân để tính lương hưu sẽ lấy trên toàn bộ thời gian cho cả khu vực Nhà nước thay vì chỉ với khu vực ngoài Nhà nước như

trước. Như vậy, người lao động ở khu vực Nhà nước sẽ bị giảm lương hưu so với khu vực ngoài Nhà nước, nhưng đổi lại hai khu vực sẽ được hưởng sự đài thọ bình đẳng.

Nếu cách tính mới được áp dụng, trước mắt, thu nhập của những người nghỉ hưu vào thời điểm bắt đầu theo cách tính đó sẽ bị giảm. Tác động về mặt kinh tế của nó có thể biểu hiện ở sự suy giảm tổng cầu (giảm tiết kiệm, chi tiêu), nhưng trong dài hạn, cùng với sự gia tăng của mức lương tối thiểu, lương hưu cũng sẽ được điều chỉnh, kết hợp với những động thái khác để đảm bảo cuộc sống của người cao tuổi. Tất nhiên, đó là về lý thuyết, còn thực tế diễn ra thế nào phụ thuộc vào tình hình thực tế và phẩm chất của nhà quản lý.

Để cân đối quỹ, bên cạnh đề xuất thay đổi cách tính lương hưu còn cần áp dụng một số giải pháp khác nhằm tăng thu, giảm chi như tiết giảm chi phí vận hạnh bộ máy bằng việc ứng dụng công nghệ trong quản lý, tinh giản biên chế; đầu tư tăng trưởng quỹ hiệu quả, áp dụng các chế tài mạnh hơn với hành vi trốn, nợ BHXH, cải cách thủ tục hành chính… Đồng thời, cần phải mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện, vì như vậy, người lao động có thể tự đảm bảo cho cuộc sống của mình sau này.

KếtNước ta đang trong tiến trình già hóa dân

số, đối tượng hưởng lương hưu chắc chắn sẽ ngày một nhiều. Khắc phục những tồn tại trong quản lý lương hưu nói riêng và BHXH nói chung là việc cấp thiết, giúp đảm bảo cuộc sống của người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mà trước mắt là tận dụng cơ hội của giai đoạn cơ cấu dân số vàng.

Phương Dung

Lăng kính khoa học Yesnews 14

Page 16: Báo tháng 10 năm 2014

Già hóa dân số thế giới thế kỷ 21 và cơ hội dân số vàng ở Việt Nam

Già hóa dân số đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với tốc độ khác nhau. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc UNFPA dự đoán đến năm 2050, thế giới có trên 2 tỷ người từ 60 tuổi trở lên, tăng gần 3 lần so với hiện nay. Già hóa đã và đang tác động lớn tới kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, quá trình này bắt đầu vào năm 2011, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho đất nước, nhất là khi Việt Nam đang ở giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”.

Xu hướng già hóa dân số thế giới

Theo quy định của Liên Hợp Quốc thì những người từ 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều báo cáo, nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của các quốc gia phát triển thì mốc 65 tuổi được sử dụng phổ biến hơn. Do vậy không có một khái niệm hoàn toàn chính xác về “người cao tuổi”. Khái niệm này sẽ khác nhau giữa các quốc gia, khu vực và tại các thời điểm khác nhau. Ở đây, tác giả sẽ dùng khái niệm đầu tiên do Liên Hợp Quốc đưa ra để phân tích.

Dân số được gọi là già hóa khi số người cao tuổi chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dân số. Khi số người trên 60 tuổi đạt ngưỡng 10% tổng dân số (hoặc số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số) và tiếp tục có chiều hướng tăng lên thì ta nói dân số đang già hóa. Khi tỷ lệ này đạt 20 – 29.9% thì dân số được gọi là già. Ở mức 30 – 34.9% ta nói dân số rất già; còn trên 35% thì ta có dân số siêu già. Hiện tại dân số thế giới đang ở giai đoạn già hóa, tuy nhiên mức độ và tốc độ có sự khác biệt lớn giữa các khu vực.

Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi (60+) trên thế giới, 1950 – 2050

1950 1975 2000 2025 2050Số dân (triệu người) 2500 3900 6080 8011 9150

Số người cao tuổi (triệu người) 214 350 590 1193 2008

Tỷ lệ người cao tuổi (%) 8.6 9.1 9.7 14.9 21.9

Nguồn: United Nations, Population Division of the Department of Economic and Social Affairs, World Population Prospects: The 2008 Revision.

Tại sao dân số thế giới lại già hóa?

Già hóa dân số được đánh giá là thành tựu của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, phản ánh sự phát triển của xã hội. Thật vậy sự phát triển về y tế, giáo dục, kinh tế đã tạo điều kiện để chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ của con người. Trong khi đó, nhờ thực hiện tốt công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh nở giảm làm cho số trẻ em trong tổng dân số có xu hướng

Lăng kính khoa học Yesnews 15

Page 17: Báo tháng 10 năm 2014

giảm. Kết quả tổng hợp của hai xu hướng trên là hiện tượng già hóa dân số.

Trong nhiều năm qua tỷ lệ sinh và số lượng trẻ em được sinh ra liên tục giảm. Tỷ lệ sinh của toàn thế giới giảm từ 5 trẻ/1 phụ nữ giai đoạn 1950-1955 xuống còn 2.5 trẻ/1 phụ nữ giai đoạn 2010-2015 (Theo UNFPA, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, năm 2013). Con số này sẽ tiếp tục giảm vào thời gian 2045 – 2050, dự tính ở mức 2.2 trẻ/1 phụ nữ. Tỷ lệ sinh giảm là nguyên nhân chính dẫn đến già hóa dân số.

Sự thay đổi về tỷ lệ sinh ở các nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển rất khác nhau. Trong đó, nhóm các nước đang phát triển giảm mạnh, còn các nước phát triển lại có xu hướng tăng chậm. Chính điều này đã thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ sinh giữa các khu vực. Bên cạnh đó, số lượng trẻ em được sinh ra mỗi năm đang có xu hướng ổn định trên phạm vi toàn thế giới. Nếu như xuyên suốt thế kỷ 20, số lượng trẻ sơ sinh tăng từ thập kỷ này sang thập kỷ khác thì hiện nay số lượng này đang ở mức ổn định, gần 140 triệu/năm. Song song với xu hướng này, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có chiều hướng giảm qua các năm, dần dần thay đổi hình dạng của biểu đồ tháp dân số ứng với độ tuổi từ 0 – 60 sang hình chữ nhật. Đây là đặc điểm của dân số già.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến già hóa dân số là sự tăng lên về tuổi thọ trung bình. Tuy nhiên, sự tăng lên về tuổi thọ trung bình không có tác động ngay tức khắc tới quá trình già hóa. Bởi tuổi thọ trung bình tăng bắt nguồn từ sự giảm xuống về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, qua đó trước hết làm tăng số lượng về trẻ sơ sinh và trẻ em, và làm giảm tỷ trọng người cao tuổi trong cơ cấu dân số. Sự gia tăng liên tiếp về tuổi thọ trung bình dần dần kéo theo tỷ trọng người già tăng lên cho đến khi chạm ngưỡng già hóa.

Lăng kính khoa học Yesnews 16

Page 18: Báo tháng 10 năm 2014

Bảng 2: Tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh của các nước đang phát triển và phát triển 1950 - 2050

1950 2010 - 2015 2045 – 2050

Đang phát triển 42 68 75Phát triển 65 78 83

Nguồn: United Nations, Population Division of the Department of Economic and Social Affairs, World Population Aging 2013.

Tốc độ già hóa dân số thế giới

Già hóa dân số thế giới đang diễn ra với tốc độ rất nhanh và nhanh hơn nhiều so với giai đoạn 1950 – 2000. Số lượng người cao tuổi tăng lên nhanh chóng. Hiện tại Nhật Bản là quốc gia duy nhất có dân số rất già (số người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng trên 30% tổng dân số). Nhưng chỉ gần 40 năm nữa, khoảng năm 2050, sẽ có tới 64 nước có trên 30% dân số thuộc nhóm già. Theo UNFPA, năm 2013 thế giới có 841 triệu người già, gấp 4 lần năm 1950 với 202 triệu người. Con số này sẽ tăng gần 3 lần trong năm 2050, đạt ngưỡng trên 2 tỷ người. Tỷ trọng của nhóm dân số này trong tổng dân số thế giới cũng tăng nhanh, từ 8% năm 1950 lên 12% năm 2013,

và dự đoán năm 2050 là khoảng 21%.

Tốc độ tăng về dân số già diễn ra nhanh hơn ở nhóm các nước đang phát triển. Già hóa

Lăng kính khoa học Yesnews 17

Page 19: Báo tháng 10 năm 2014

dân số đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước tại các quốc gia phát triển, nhưng nó mới chỉ bắt đầu đối với nhóm nước đang phát triển. Mặc dù tỷ trọng người già của các nước phát triển vẫn cao hơn nhóm còn lại, xét về tốc độ tăng thì nhóm các nước đang phát triển lại vượt trội hơn. Trong khoảng thời gian 1950 – 2013, số người từ 60 tuổi trở lên tại các nước đang phát triển tăng lên 5 lần (từ 108 triệu người lên 554 triệu người), trong khi ở các quốc gia phát triển là 3 lần (từ 94 triệu lên 287 triệu người). Từ nay đến 2050, số người già ở các nước đang phát triển sẽ tăng gấp 3, đạt 1.6 tỷ người; trong khi đó ở các nước phát triển con số này là 417 triệu người, chỉ tăng gần gấp đôi. Một đặc điểm nổi bật là quá trình già hóa dân số ở nhóm các nước đang phát triển diễn ra quá nhanh so với các nước phát triển. Quá trình thay đổi của tỷ trọng người cao tuổi từ 7% lên 14% diễn ra trong vòng 115 năm đối với Pháp, 85 năm với Thụy Điển, và với Mỹ sẽ là 69 năm. Ngược lại, để đạt được ngưỡng 14% theo dự tính Trung Quốc chỉ mất 26 năm, Brazil 21 năm và Colombia là 20 năm (theo Kinsella và Phillips, 2005).

Biểu đồ: Số người từ 60 tuổi trở lên, trên thế giới, các nước phát triển và đang phát triển, 1950 - 2050

Nguồn: Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Population Aging 2012

Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm người cao tuổi

Nhóm người cao tuổi cũng đang trong quá trình già hóa. Số người từ 80 tuổi trở lên trong tổng số dân số già tăng khá nhanh, từ 7% năm 1950 lên 14% năm 2013 và đạt khoảng 19% năm 2050. Ước tính đến cuối thế kỷ 21, cả thế giới có trên 830 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Đáng chú ý, số lượng và tỷ trọng người từ 100 tuổi trở lên thậm chí còn tăng nhanh hơn. Đến năm 2050 số lượng người “sống trăm tuổi” sẽ là 3.4 triệu người, gấp khoảng 8 lần hiện nay (441 000 người).

Lăng kính khoa học Yesnews 18

Page 20: Báo tháng 10 năm 2014

Phụ nữ có chiều hướng sống “thọ” hơn nam giới. Tỷ lệ giới tính (nam/nữ) ở độ tuổi từ 60 trở lên, 80 trở lên và 100 trở lên giảm dần. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các khu vực trên thế giới. Bên cạnh đó, tình trạng người già sống độc lập ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở các quốc gia phát triển.

Người cao tuổi chủ yếu sống ở các nước đang phát triển, nơi hệ thống chăm sóc y tế, chính sách an sinh xã hội chưa hoàn thiện và còn thiếu thốn. Theo thống kê của UNFPA, hiện nay cứ 3 người già thì có 2 người sống ở các nước đang phát triển. Con số này tiếp tục tăng do tốc độ tăng rất nhanh về người cao tuổi ở nhóm nước đang phát triển. Đến năm 2050, sẽ có khoảng 80% người cao tuổi sống tại các khu vực này.

Già hóa dân số và “cửa sổ cơ hội” của lợi tức dân số

Già hóa dân số làm thay đổi cơ cấu dân số của toàn thế giới cũng như mỗi quốc gia. Tỷ trọng trẻ em (0-14 tuổi) và người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) ngày càng giảm, trong đó tỷ trọng trẻ em giảm nhanh hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng vào năm 2050 số lượng người cao tuổi sẽ vượt qua số lượng trẻ em. Đồng thời, tỷ lệ phụ thuộc của các quốc gia sẽ có sự thay đổi.

Trong tiến trình già hóa dân số, tỷ lệ phụ thuộc nhận được sự quan tâm đặc biệt từ chính phủ các nước. Tại sao lại như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm tỷ lệ

cao tuổi tăng lên trong khi tỷ lệ phụ thuộc trẻ em giảm xuống. Khi tỷ lệ phụ thuộc chung nhỏ hơn 50% thì cửa sổ cơ hội của lợi tức dân số (cơ cấu dân số vàng/cơ hội dân số vàng/quà tặng dân số) xuất hiện. Một quốc gia nếu biết tận dụng cơ hội dân số vàng, áp dụng chính sách phù hợp thì có thể đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế-xã hội. Nhật Bản, Hàn Quốc là hai đại diện tiêu biểu

phụ thuộc”. Tỷ lệ phụ thuộc chung được tính bằng tổng tỷ lệ phụ thuộc trẻ em và tỷ lệ phụ thuộc người cao tuổi. Trong đó, tỷ lệ phụ thuộc trẻ em được tính bằng tỷ số giữa số trẻ em (0-14) với 100 người trong tuổi lao động (15-64); tỷ lệ phụ thuộc người cao tuổi được tính bằng tỷ lệ giữa số người cao tuổi (từ 65 trở lên) với 100 người trong tuổi lao động (15-64). Tỷ lệ phụ thuộc chung trên thế giới từng lên đến đỉnh điểm ở mức 76/100 năm 1965, hiện nay tỷ lệ này là 52/100. Cùng với quá trình già hóa dân số, tỷ lệ phụ thuộc người

Lăng kính khoa học Yesnews 19

Page 21: Báo tháng 10 năm 2014

thành công trong việc nắm bắt cơ hội dân số vàng trong tiến trình già hóa để có bước phát triển ấn tượng. Tuy nhiên, cần phải nói rằng già hóa dân số và cơ hội dân số vàng cũng đặt ra rất nhiều thách thức, nhất là với các nước đang phát triển. Bởi với tốc độ già hóa nhanh chóng, các nước này có ít thời gian để thích ứng với dân số già, trình độ phát triển kinh tế còn thấp sẽ gây áp lực lớn đối với việc bảo đảm tài chính, sức khỏe cho người già.

Cơ cấu “Dân số vàng” ở Việt Nam: cơ hội hay gánh nặng?

Việt Nam mới bước vào thời gian đầu của cơ hội dân số vàng. Theo các nhà nghiên cứu, cơ cấu dân số vàng là cơ hội có một không hai, kéo dài trong khoảng 30 – 35 năm. Cơ cấu dân số vàng không tự nó đem lại tác động tích cực lên nền kinh tế-xã hội mà cần có chính sách phù hợp để tận dụng nó. Đối với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, cơ cấu dân số vàng hoàn toàn có thể đem lại động lực lớn cho sự phát triển của đất nước; đồng thời kéo theo rất nhiều khó khăn nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam có khá nhiều thay đổi, đặc biệt về giáo dục-đào tạo. Có lẽ đây là những bước đi đầu tiên của Chính phủ nhằm phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng. Dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em; nâng cao chất lượng toàn diện của dân số tương lai. Bên cạnh đó, những thay đổi trong nhóm chính sách an sinh xã hội, việc làm và lao động, dân số-gia đình và y tế là rất cần thiết. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, còn tồn tại nhiều yếu kém trong hệ thống giáo dục, chăm sóc y tế, chất lượng nguồn nhân lực... Chính vì vậy Việt Nam cần tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong việc tận dụng cơ hội dân số vàng để bứt phá. Một trong những giải pháp quan trọng là duy trì mức sinh nở hợp lý để kéo dài giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, làm chậm lại quá trình già hóa. Nếu không kiểm soát tốt, tỷ lệ phụ thuộc tăng lên, quá trình già hóa ngắn lại thì Việt Nam sẽ phải chịu gánh nặng lớn khi cửa sổ cơ hội dân số già hóa kết thúc, cũng là thời điểm nước ta bước vào ngưỡng dân số già.

Kết

Xu hướng già hóa dân số đã trở thành dấu hiệu đặc trưng của thời đại. Mỗi quốc gia đang ở những giai đoạn khác nhau của tiến trình già hóa dân số, do vậy đang có những nỗ lực khác nhau để phát triển kinh tế-xã hội. Hy vọng rằng các quốc gia sẽ có chính sách phù hợp để người già không phải là gánh nặng của xã hội. Thay cho lời kết, xin được trích dẫn thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10/2014: “Sự gia tăng ổn định trong tuổi thọ của con người đại diện cho một trong những biến đổi và thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta thất bại trong việc bắt kịp với xu hướng thay đổi về nhân khẩu học này, nó sẽ khiến chúng ta khó khăn trong việc đạt được một tương lai bền vững, an toàn và đầy đủ cho mọi người ở mọi lứa tuổi.”

Kiều Oanh

Lăng kính khoa học Yesnews 20

Page 22: Báo tháng 10 năm 2014

Chăm sóc người cao tuổiKhoản mục bị bỏ quên…

Người dân tại các nước phát triển hiện nay đang có tuổi thọ cao hơn từ 4-5 năm so với tuổi thọ của họ những năm 1970, và trong hầu hết các quốc gia này, tuổi thọ trung bình còn có xu hướng tiếp tục tăng lên cao thêm nữa. Với thực tế đó, các chi phí liên quan tới cung cấp lương hưu đã được đề cập đến rất nhiều trên các trang báo và các ng-hiên cứu thời gian gần đây. Tuy nhiên, còn có một khía cạnh khác nữa và nó thường bị rơi vào quên lãng, đó là vấn đề về cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và xã hội cho những người cao tuổi trong những năm tháng cuối đời của họ. Vấn đề này đã được khai thác trong bài báo

cáo xuất sắc của Bà Kate Bark-er cho The King’s Fund, một nhóm chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.Mặc dù bản báo cáo này được dựa trên thực tế của nước Anh với những đặc thù riêng của nó, tuy nhiên nó vẫn tạo ra được những ảnh hưởng vang dội đến với các quốc gia phương Tây còn lại. Tuổi thọ tăng lên mang đến những ý ng-hĩa không thể bàn cãi, nhưng nó cũng đồng nghĩa với thực tế là giờ đây, người ta có thể sẽ không nhanh chóng qua đời vì những cơn đau tim như trước, nhưng thay vào đó lại phải chống chọi dai dẳng với những căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến như Alzheimer

hay lú lẫn, mất trí nhớ. Các căn bệnh như thế khiến họ thực sự rất cần đến những sự giúp đỡ để có thể tồn tại được trong thế giới hiện đại ngày nay. Dù rằng, có nhiều người vẫn đang cố gắng hết sức để dành thời gian chăm sóc cho cha mẹ mình khi họ tuổi cao sức yếu, tuy nhiên số người này ngày càng hiếm hoi; một phần bởi vì con người ta càng ngày càng trở nên cá nhân và ích kỷ hơn, một phần nữa là do ngày càng có nhiều hơn những phụ nữ phải bận rộn lu bù với công việc tại các cơ quan, công sở.Kết quả là rất nhiều người rốt cuộc đã phải lựa chọn chuyển tới những viện dưỡng lão, nơi mà họ sẽ bị giám sát suốt ngày suốt đêm. Đây còn là một lựa chọn hết sức tốn kém, và điều này được chính tác giả bài viết chứng thực, khi mẹ của ông cũng đã phải trải qua bảy năm cuối đời tại một nhà dưỡng lão dành cho những người bị mất trí nhớ. Chi phí cuối cùng đã lên tới 50.000 bảng (tương đương 85,000 USD) mỗi năm; và hóa đơn đó chỉ dừng lại khi số tiền tiết kiệm của bà đã cạn kiệt, và bà phải nhờ tới hỗ trợ của chính quyền địa phương

Nhìn ra thế giớiYesnews 21

Page 23: Báo tháng 10 năm 2014

để thanh toán được hết các

khoản chi phí của mình.Nguyên nhân chính của thực trạng này đến từ hệ thống rất khác thường ở Anh. Khi hệ thống phúc lợi xã hội được hình thành bởi chính phủ At-tlee thời hậu chiến, dịch vụ y tế quốc gia được cung cấp miễn phí tại thời điểm sử dụng (điều này hầu như vẫn được duy trì từ đó tới nay). Tuy nhiên, lĩnh vực chăm sóc xã hội lại được tài trợ một cách riêng rẽ; Các đối tượng phải qua thẩm tra khả năng tài chính (như tài sản hay thu nhập) để được xét hưởng trợ cấp xã hội. Nhưng kể cả khi khu vực công đã cung cấp kinh phí thì nó lại vẫn được chi trả bởi chính quyền địa phương ngoài ngân sách chung của họ. Vấn đề tài chính của các chính quyền địa phương ở Anh khá

lộn xộn; và phần lớn số tiền này đến từ chính quyền trung ương mà trong thời gian thắt lưng buộc bụng (như hiện tại), lại được xem như một mục tiêu dễ dàng. Kinh phí cụ thể của các địa phương ở Anh được xuất phát từ thuế đánh vào bất động sản hay tài sản thực, và đây là một trong những vấn

đề nhạy cảm và gây nhiều tra-nh cãi tới mức sẽ tất yếu dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho bất kỳ nhà chính trị nào có ý định đả động tới nó (the third rail); và nỗ lực để thay thế nó bằng một loại tiền thuế đánh vào tất cả mọi cư dân (được gọi là “thuế cử tri” – về bản chất giống như thuế thân) đã góp phần khiến “bà đầm thép” Margaret Thatch-er bị tuột dần khỏi quyền lực.Vì vậy, về bản chất, sự tăng lên của các khoản chi cho chăm sóc người cao tuổi sẽ rơi vào phần chính phủ khó có khả năng đối phó nhất. Hơn nữa, như báo cáo chỉ ra, nó còn tạo ra một sự phân loại tùy tiện giữa các bệnh nhân; những người mắc bệnh ung thư sẽ được điều trị miễn phí với dịch vụ y tế quốc gia (NHS) trong khi những bệnh nhân Alzheimer lại phải

Nhìn ra thế giớiYesnews

22

Page 24: Báo tháng 10 năm 2014

hoàn toàn tự trả tiền để được chăm sóc trên cơ sở kết quả thẩm tra khả năng tài chính. Một khía cạnh rắc rối hơn của vấn đề là sự phân biệt giữa chi phí chăm sóc sức khỏe và chi phí cho vấn đề ăn ở. Vấn đề này thực sự rất khó có thể giải quyết, khi rất nhiều người được nhận dịch vụ chăm sóc xã hội vẫn phải tự mua nhà (vì đa số họ thích sống tại nhà riêng hơn là chuyển tới một nhà dưỡng lão), và họ không hề nhận được bất kỳ trợ cấp nào cả. Trong khi những người mắc những căn bệnh nặng hơn (và do đó phải nằm viện) thì lại không phải trả bất cứ chi phí gì cho chỗ ở.Những người sống tại các nhà dưỡng lão thì nằm ở giữa. Theo quy định mới, họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm với việc ăn ở của mình, với mức trần trợ cấp là 12.000 bảng một năm (đối với nhiều người, điều này sẽ có nghĩa là số tiền lương hưu của họ sẽ được sử dụng để trả các chi phí này). Thật kỳ quặc (và sẽ rất tốn kém) khi phải chi trả cho những thứ thuộc về ăn uống ngủ nghỉ tại những nhà dưỡng lão. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó để tách biệt hai vấn đề này.Hệ thống ba tầng nấc này quả thật rất kỳ cục. Vì vậy, báo cáo đã đưa ra đề xuất kết hợp ngân

sách hiện có cho trợ cấp phục vụ (tiền nhà nước trả cho người chịu trách nhiệm chăm sóc) với quỹ tài trợ của chính quyền địa phương cho chăm sóc xã hội và các khoản chi cho dịch vụ y tế quốc gia khác (NHS).Những vấn đề này sẽ phải được giải quyết trên phạm vi cả nước, do đó, một số tiêu chuẩn thống nhất có thể được thiết lập. Sự thay đổi về mặt hành chính này dường như rất hợp lý; và hệ thống hiện tại được xem là

một hậu quả do lịch sử để lại.Vấn đề phức tạp hơn (và cũng đang là thắc mắc của rất nhiều người ở khắp nơi trên thế giới hiện nay) là ai sẽ là người phải trả tiền, và phải trả cho những gì. Chi phí đang ngày càng thay đổi theo hướng không ngừng tăng lên, từ khoảng 6 tỷ bảng mỗi năm dưới hệ thống hiện tại

tăng lên đến 9 tỷ bảng năm 2025.Đây lại là một vấn đề chính trị vô cùng nhạy cảm. Phần lớn tài sản của hầu hết mọi người đều tồn tại dưới hình thức nhà ở, và giá trị của nó không hề bị đánh thuế trong suốt cuộc đời của họ. Những tài sản được thừa kế là căn nguyên chính của sự bất bình đẳng, và nếu chúng ta muốn hướng tới một xã hội trọng dụng nhân tài, thì chúng ta cần phải đảm bảo rằng tất cả mọi công dân đều

được bắt đầu cuộc sống với những cơ hội bình đẳng nhất có thể. Tuy nhiên, có rất nhiều người lại không cảm thấy như vậy và bất kỳ biện pháp nào với mục đích đóng góp cho dịch vụ chăm sóc người cao tuổi mà làm suy giảm tài sản của họ đều bị họ xem như một thứ “thuế chết” (loại thuế đánh vào việc

Nhìn ra thế giớiYesnews 23

Page 25: Báo tháng 10 năm 2014

chuyển giao tài sản của người chết đến cho những người được thừa kế). Báo cáo trước đó về lĩnh vực chăm sóc xã hội của Sir Andrew Dilnot đã đề xuất áp dụng mức trần hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe suốt đời cho các cá nhân; Chính phủ đã chấp nhận đề xuất này và mức trần sẽ được áp dụng từ năm 2016 là 72.000 bảng. Nhưng báo cáo của Barker đã chỉ ra, mức trần này đi kèm với một ràng buộc; chính quyền địa phương cần phải đánh giá nhu cầu của bệnh nhân. Chỉ những người có nhu cầu “đáng kể” mới được bảo hiểm, được chi trả và điều này sẽ được suy diễn theo vô vàn các cách khác nhau, đặc biệt là khi ngân sách đang bị quá tải. Kết quả là với những bệnh nhân trong những tình trạng giống nhau, ở một số quận họ phải tự chi trả cho quá trình điều trị của mình còn ở nơi khác thì lại được chăm sóc miễn phí, điều này giống như trò chơi xổ số vậy.Vì vậy, báo cáo cho thấy theo chương trình kế hoạch của quốc gia thì những người có nhu cầu “cấp bách” và “đáng kể” cần phải được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí (không bao gồm chi phí nhà ở), bất kể khả năng của họ thế nào. Chi phí cung

cấp dịch vụ này sẽ tăng thêm 3 tỷ bảng, lên đến 5 tỷ bảng vào năm 2025. Đây là một khoản bắt buộc phải chi trả, với đa dạng những phương án có thể thực hiện, bao gồm thẩm tra khả năng tài chính trước khi hỗ trợ chi trả cho nhiên liệu sử dụng trong mùa đông và giấy phép truyền hình miễn phí, nâng mức phí bảo hiểm đối với những người trên 40 tuổi, tăng thuế thừa kế và đánh thuế thu nhập với những người trên 65 tuổi đang tiếp tục làm việc. Tất cả những phương án trên đều có vẻ hợp lý, ngoại trừ phương án cuối cùng, bởi vì trong bối cảnh hiện nay, chúng ta rất nên làm tất cả những gì có thể để khuyến khích người cao tuổi tiếp tục làm việc. Phải chăng sự mở rộng của các khoản hỗ trợ chăm sóc sức khỏe này là quá hào phóng? Báo cáo này

lập luận rằng nước Anh có thể sẽ phải dành 11-12% GDP cho y tế và chăm sóc xã hội vào năm 2025; tuy nhiên, trên thực tế, Canada, Pháp và Hà Lan hiện tại đã chi ở mức này và sẽ tăng thêm nhiều hơn nữa từ giờ cho đến năm 2025…Hàng ngày, có vô vàn những bài viết được giật tít trên các trang báo mà vẫn chẳng được mấy ai ngó ngàng tới; và bài viết này lại càng dễ bị phớt lờ hơn khi nó đến từ khu vực tư nhân và còn đề xuất tăng thuế. Nhưng ít nhất, nó có thể khiến cho các chính trị gia và những cử tri trên khắp thế giới dừng lại và suy nghĩ xem rằng, liệu chúng ta sẽ nên đóng góp như thế nào cho việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi?

Nguyễn Hồng Ngọc(Theo The Economist)

Nhìn ra thế giớiYesnews 24

Page 26: Báo tháng 10 năm 2014

Trong thế kỷ 20, dân số trên hành tinh của chúng ta đã tăng lên gấp đôi. Theo các dự báo, dân số thế giới sẽ không tăng gấp đôi một lần nữa trong thế kỷ 21, bởi tỷ lệ sinh ở nhiều nơi đã giảm mạnh. Tuy nhiên số người trên 65 tuổi thì vẫn sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm tới.

Sự thay đổi trong cơ cấu dân số này không quá ng-hiêm trọng như việc bùng nổ dân số thời gian trước. Nhưng như vậy đã là quá đủ để định hình lại nền kinh tế thế giới.

Theo dự báo của Liên hợp Quốc- một nguồn ước tính chính thức về dân số, hiện nay có khoảng 600 triệu người từ 65 tuổi trở lên - một con số đáng để lưu tâm. Tác giả Fred Pearce cho rằng số lượng những người từ 65 tuổi trở lên hiện nay bằng một nửa số người sống đến độ tuổi này từ trước đến nay. Tuy nhiên, tỷ trọng 8%

trên tổng dân số của số người trên 65 tuổi lại không khác quá nhiều với thập kỷ trước.

Cũng theo dự báo, đến năm 2035, sẽ có hơn 1,1 tỷ người trên 65 tuổi - chiếm khoảng 13% tổng dân số. Đây là hệ quả tất yếu của việc tỷ lệ sinh giảm. Điều này cũng có nghĩa là sẽ có ít hơn những người

trẻ tuổi. “Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc”- tức tỷ lệ số người cao tuổi trên số người lao động - sẽ tăng một cách nhanh chóng. Năm 2010 trên thế giới có 16 người từ 65 tuổi trên 100 người trưởng thành (25 đến 64 tuổi). Theo Liên hợp quốc, đến năm 2036, tỷ lệ này sẽ tăng lên thành 26/100.

Ở các nước phát triển, tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc còn cao hơn (bảng 1). Ở Nhật Bản tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc là 69/100 vào năm 2035, tức 69 người cao tuổi tương ứng với 100 người trưởng thành (từ tỷ lệ 43/100 vào năm 2010). Ở Đức, tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc là 66/100 (tăng từ

Một thế hệ người cao tuổi đang thay đổi kinh tế toàn cầu

Nhìn ra thế giới Yesnews 25

Page 27: Báo tháng 10 năm 2014

38/100). Thậm chí Mỹ, nơi có tỷ lệ sinh tương đối cao, có tỷ lệ là 44/100 (tăng 70%). Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này thấp hơn. Trung Quốc năm 2010 chỉ có 15 người cao tuổi trên 100 người trưởng thành, đến năm 2035, con số này là 36. Với Châu Mỹ Latin tỷ lệ tăng từ 14/100 lên đến 27/100.

Ba kênh chính

Ở các nước Nam Á và châu Phi, xuất hiện ngoại lệ về sự già hóa dân số. Tỷ lệ sinh ở nơi đây vẫn còn cao. Ban đầu dân số chỉ khoảng 3 tỷ người, đến giữa thế kỷ, dân số sẽ tăng lên 5 tỷ. Người trẻ ở đây chính là đối trọng với già hoá dân số. Nhưng họ chỉ có thể làm chậm lại quá trình già hóa chứ không thể đảo ngược nó. Các nước mới nổi nói chung sẽ đồng loạt tăng gấp đôi tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc, lên tới 22/100 vào năm 2035.

Dễ thấy, nhiều người cao tuổi đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế chậm lại vì người cao tuổi có ít nhu cầu gia tăng về sản phẩm, dịch vụ; người cao tuổi cũng sống tiết kiệm kéo theo lãi suất tăng trong khi giá sản phẩm, dịch vụ giảm. Một vài nhà kinh tế lạc quan cho rằng mọi người sẽ thích ứng và làm việc lâu hơn

dẫn đến các đo lường về người phụ thuộc trở nên vô nghĩa khi những đo lường này được đặt trong giả thiết không có ai làm việc sau tuổi 65. Nhóm nhà kinh tế thứ 3 là Alvin Hansen - người được biết đến như “Keynes của Mỹ”, cùng các cộng sự đã có những ng-hiên cứu cho rằng sự sụt giảm dân số ở Mỹ năm 1938 sẽ làm giảm sự khuyến khích đầu tư của các công ty do ít lao động thì cần ít vốn đầu tư và như vậy tình trạng trì trệ sẽ kéo dài.

Dự đoán của Hansen đã sai khi bùng nổ dân số bất ngờ xảy ra năm 1946-1964, và các sự kiện bất khả kháng xảy ra có thể làm thay đổi những dự báo về dân số hiện nay. Tuy nhiên nếu những người cao tuổi làm việc lâu hơn, tiết kiệm nhiều hơn trong khi dân số tăng chậm có nghĩa là các công ty ít có động lực để đầu tư, điều này gần giống với những gì Hansen đã dự kiến. Vài tháng trước Larry Summers, giáo sư đại học Harvard, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng nền kinh tế Mỹ xuất hiện “sự trì trệ qua các thế hệ”- trích nguyên văn lời Hansen.

Vậy trong số họ ai đúng? Câu trả lời phụ thuộc vào việc kiểm tra ba kênh chính

mà qua đó nhân khẩu học ảnh hưởng tới nền kinh tế: Thay đổi trong quy mô lực lượng lao động, thay đổi trong tỷ lệ tăng trưởng năng suất, và thay đổi trong các mô hình tiết kiệm. Hiện tại những kết quả kiểm chứng được đưa ra đều chưa thuyết phục. Nhưng trong vòng vài năm tới đây, những lo lắng của Hansen dường như sẽ đúng: những người có tay nghề cao hơn sẽ làm việc lâu hơn và hiệu quả hơn những gì họ đã làm được cho đến nay.

Già hoá dân số ngụ ý rằng, nếu không có những thay đổi về tuổi về hưu thì sẽ ngày càng có ít lao động trong xã hội, làm giảm sản lượng kinh tế, trừ khi năng suất lao động tăng để bù đắp. Theo giả định của Liên Hợp Quốc, dân số già có thể giảm tốc độ tăng trưởng ở các nước giàu của từ một phần ba đến một nửa trong những năm tới nếu năng suất nền kinh tế không thay đổi.

Người cao tuổi: có kỹ năng sẽ có việc làm

Amlan Roy, nhà kinh tế tại Credit Suisse, đã tính toán rằng giảm dân số trong độ tuổi lao động làm giảm tăng trưởng GDP Nhật Bản hơn 0,6% /năm trong giai đoạn 2000-2013 và sẽ giảm hơn 1%/năm trong 4

Nhìn ra thế giớiYesnews 26

Page 28: Báo tháng 10 năm 2014

năm tiếp theo. GDP của Đức có thể giảm gần 1%. Và ở Mỹ, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể giảm đến 0,7%.

Nguyên nhân của việc tăng độ tuổi lao động là do chính sách về độ tuổi nghỉ hưu ở các nước. Chính phủ các nước châu Âu do nợ nần đã cắt giảm lương hưu của những người lao động và buộc phải hứa hẹn tăng độ tuổi làm việc.

Nguyên nhân khác là do tình hình tài chính cá nhân. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng tới phần tiết kiệm của những người gần về hưu tại đa số các quốc gia. Bên cạnh đó, với việc loại bỏ kế hoạch trả lương hưu tại các công ty, người lao động có xu hướng ở lại làm việc lâu hơn trước đây.

Nhưng có một yếu tố còn quan trọng hơn tất cả, đó chính là là giáo dục. Một nền giáo dục tốt giúp người cao tuổi có khả năng làm việc lâu hơn. Gary Burtless của Viện Brookings đã tính toán rằng chỉ có 32% nam giới ở Mỹ tốt nghiệp phổ thông và không học cao hơn thuộc lực lượng lao động có độ tuổi từ 62 - 74. Với nam giới có bằng cấp chuyên môn, con số này là 65%. Đối với nữ giới, hai tỷ lệ này là 1/4 và 1/2, cùng

số phụ nữ có học vấn cao làm việc ở tuổi 60 tăng cao (bảng 2).

Điều này không quá khó để giải thích, người lao động có tay nghề thấp thường gặp khó khăn khi già đi. So với nhận thu nhập thấp khi đi làm, việc nghỉ hưu với mức lương hưu trở nên hấp dẫn hơn. Theo nghiên cứu của Clemens Het-schko, Andreas Knabe và Ron-nie SCHOB, những người thất nghiệp được nghỉ hưu có một trạng thái tâm lý hạnh phúc gia tăng ở mức đáng ngạc nhiên.

Các khoảng trống

Một lực lượng lao động ở mức thấp sẽ không làm giảm

tăng trưởng kinh tế nếu năng suất lao động tăng lên. Tuy

nhiên việc này khó có thể xảy ra ở một nền dân số lão hóa. Các nghiên cứu và kinh ng-hiệm cho thấy năng lực nhận thức và vật chất sẽ suy giảm theo tuổi tác. Theo một nghiên cứu của 3 học giả Canada, dựa trên trò chơi điện tử chẳng hạn như“StarCraft II”, cho thấy độ tuổi đỉnh cao của sức mạnh trí não là 24. Hay Alfred Sauvy, nhà tư tưởng người Pháp lo lắng rằng các nước phát triển sẽ trở thành “xã hội của những người già sống trong các ngôi nhà cũ và suy nghĩ về những ý tưởng cổ lỗ xĩ”. Năng suất của Nhật

Nhìn ra thế giớiYesnews 27

Page 29: Báo tháng 10 năm 2014

Bản giảm mạnh trong những năm 1990 khi dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm. Hiệu suất lao động của Đức cũng giảm đi khi dân số già.

Nhưng cũng chính sự thiếu hụt lao động là động lực khiến con người phát minh ra công nghệ tiết kiệm lao động. Các công ty Nhật Bản đã đi tiên phong trong việc sử dụng robot để chăm sóc người già. Các máy tính ngày càng thông minh hơn, năng suất được nâng cao, sức mạnh được tăng cường, có đầy đủ các kỹ năng và kinh nghiệm quản lý của con người.

Có lẽ quan trọng nhất vẫn là giáo dục, giáo dục tốt dẫn đến năng suất cao ở mọi lứa tuổi. Một nhóm có trình độ học vấn cao trong một xã hội già hóa có thể tăng năng suất, bù đắp phần không nhỏ ảnh hưởng của một lực lượng lao động bị thu hẹp.

Đức tính tiết kiệm

Đây sẽ là một tin tốt cho các quốc gia có nhiều người cao tuổi được đào tạo tốt, nhưng là tin không tốt cho những nước kém phát triển. Gần một nửa số người lao động của Trung Quốc ở độ tuổi từ 50 đến 64 chưa tốt nghiệp tiểu học. Khi già đi, năng suất lao động của họ hẳn sẽ bị suy

giảm. Ông Skirbekk cùng các đồng nghiệp là Elke Loihinger và Daniela Weber tại IIASA đã cố gắng đánh giá hiệu ứng này bằng cách tính toán “chỉ số phụ thuộc khả năng nhận thức” nhằm so sánh khả năng

nhận thức của người dân trong độ tuổi từ 50 trở lên ở các quốc gia giàu hoặc quốc gia có nền kinh tế mới nổi bằng một số thử nghiệm về trí nhớ hay tính toán. Tỷ lệ này ở Bắc Âu cao hơn Trung Quốc, những người già ở Bắc Âu nhiều hơn nhưng họ lại ghi được điểm cao hơn. Tương tự, chỉ số phụ thuộc của Mỹ tốt hơn ở Ấn Độ.

Kỹ năng và giáo dục quyết định độ tuổi làm việc cũng như hành vi tiết kiệm – kênh thứ 3 ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhóm người cao tuổi có học vấn cao có thu nhập ngày càng lớn hơn trong tổng

thu nhập của quốc gia. Ở Mỹ, phần thu nhập của nam giới độ tuổi 60-74 tăng từ 7,3% đến 12,7% từ năm 2000 khi thế hệ sinh ra từ khi bùng nổ dân số bước vào tuổi 60. Một phần thu nhập này sẽ được dùng để

chi trả lương hưu khi họ quyết định về hưu, khoản mà họ tiết kiệm ở tuổi 60 và chi tiêu ở tuổi 80. Nhưng rất nhiều người cao tuổi có học vấn cao sẽ tích góp được số tiền lớn hơn nhiều số tiền họ tiêu cho tới cuối đời. Thomas Piketty, một nhà kinh tế Pháp tính toán rằng thu nhập trung bình của người Pháp ở độ tuổi 80 bằng 134% độ tuổi từ 50 đến 59, khoảng cách lớn nhất kể từ những năm 1930. Trong một vài năm tới đây, lão hóa có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong thu nhập và gia tăng tiết kiệm tư nhân.

Trong khi đó, Chính phủ

Nhìn ra thế giới Yesnews 28

Page 30: Báo tháng 10 năm 2014

các nước giàu trên thế giới (đặc biệt là ở châu Âu) đang cắt giảm lương hưu và giảm thâm hụt ngân sách, qua đó làm tăng tiết kiệm quốc gia. Các cải tổ theo hướng cắt giảm trợ cấp của chính phủ sẽ khiến những người già tiết kiệm nhiều hơn khi gần về hưu và chính phủ phải chi tiêu ít hơn cho mỗi người trong số họ. Theo dự báo mới nhất của Ủy ban châu Âu, mức chi cho lương hưu ở EU sẽ giảm 0,1% trên tổng GDP giai đoạn 2010 đến 2020, nhưng sẽ tăng 0,6% vào thập kỷ tiếp theo. Tuy con số này không thể nói là ít, nhưng nó dễ chịu hơn những lời bình thái quá về “gánh nặng” tuổi già.

Tóm lại, ảnh hưởng của tiết kiệm tăng cùng trợ cấp giảm sẽ trở thành một xu hướng tiết kiệm không ngờ tới tại các nước phát triển, ít nhất là trong vài năm tới. Số tiền tiết kiệm nếu được đầu tư hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Không phải số mệnh, nhưng vẫn cần chú ý

Xu hướng nhân khẩu học sẽ định hình tương lai của chúng ta nhưng đó không phải một hệ quả tất yếu. Sự phát triển của nền kinh tế còn phụ thuộc vào cách hoạch định chính sách trong tình hình

mới. Các chính sách sẽ hướng đến ưu tiên người cao tuổi trong nhiều trường hợp hơn, vì người cao tuổi sẽ chiếm phần lớn dân số và họ có xu hướng tham gia bỏ phiếu nhiều hơn những người trẻ tuổi.

Ở hai bờ Đại Tây Dương, các dự thảo ngân sách gần đây cho thấy những ưu tiên cho người già. Cải cách trợ cấp hàng năm ở Anh giúp tăng sự tự do của người dân khi chi tiêu số lương hưu của họ. Ở Ý, thuế thừa kế bị xóa bỏ. Mỹ cắt giảm chi tiêu ngân sách cho người trẻ và người nghèo nhưng lại hào phóng với những người giàu. Rất ít chính phủ cho thấy tham vọng đầu tư trên diện rộng, cho dù lãi suất vẫn ở mức thấp.

Trong khi đầu tư giảm và tiết kiệm tăng, vẫn không có nhiều chính sách nhằm chống lại điều này. Thế giới rồi sẽ như Hansen mô tả: tăng trưởng chậm, quá nhiều tiền tiết kiệm và lãi suất vô cùng thấp. Đó sẽ là thế giới mà già hoá dân số sẽ làm gia tăng phân phối thu nhập: người già có tay nghề kiếm nhiều tiền hơn, kẻ không có tay nghề bị bóp nghẹt. Những người trẻ học vấn thấp và thất nghiệp sẽ bị đối xử tệ bạc, không bao giờ đủ kỹ năng để gia nhập lực

lượng lao động chất lượng cao.

So với những viễn cảnh tồi tệ về hậu quả của già hoá dân số, đây có thể là một tin tức dễ chịu hơn nhiều, nhưng vẫn chưa phải là một tin tốt lành.

Ngọc Thanh (dịch)

Nhìn ra thế giới Yesnews 29

Page 31: Báo tháng 10 năm 2014

YES trên đại

dương Bình Minh Sinh Viên ver 9

Ngọc Ánh

Đến hẹn lại lên, cứ một tháng sau mỗi mùa khai trường, dòng người lại tấp nập đổ về sân KTX trường Đại học Kinh tế quốc dân để cùng nhau đón ánh “Bình Minh Sinh Viên” mang theo “làn gió mới”. Năm nay, ngày 12/10/2014, Bình Minh Sinh Viên ver.9 với Slogan “Giương buồm – Đón gió – Vượt trùng khơi” đã mang đến một bầu không khí vô cùng sôi động, cuồng nhiệt, đam mê đối với các bạn

sinh viên, đặc biệt đối với “làn gió mới K56” – những tân sinh viên, những triển vọng mới. Chương trình như một sự kiện đánh dấu sự khởi đầu trên con đường sinh viên của các bạn.

Cùng với các CLB và tổ đội khác, Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học YES (Young Economics Scientists) cũng đã có một ngày trải ng-hiệm rất tuyệt vời cùng K56.Nếu ví Bình Minh Sinh Viên giống như một đại dương, thì mỗi CLB, tổ đội trong trường giống như một hòn đảo, xác định hải phận và vị thế của đại dương ấy, lan tỏa tín hiệu mang hình ảnh Đại học Kinh tế quốc dân tới đông đảo các bạn gần xa.

Nhộn nhịp và tất bật từ sáng cùng các CLB và tổ đội khác, YES cuối cùng cũng đã trang

hoàng xong cho “hòn đảo” của mình bằng những đường nét mang đậm màu sắc của những “sinh viên nghiên cứu khoa học” : không quá cầu kỳ, không quá màu sắc nhưng đã phần nào tạo được một dấu ấn rất riêng trong lòng “đại dương” Bình Minh SinhViên ver.9.

Tham gia Bình Minh Sinh Viên, YES có cơ hội được mang hình ảnh của mình tới gần hơn các bạn tân sinh viên cũng như được hòa vào không khí chung vui của ngày hội. Với đặc thù là một CLB học thuật, nghiên cứu, YES luôn muốn được chia sẻ nhiều hơn những nội dung đã đúc kết được tới các bạn sinh viên có quan tâm tới nghiên cứu khoa học.

Tham gia vào YES, các bạn sẽ có cơ hội được bổ sung,

Thành viên CLB

YESers năng độngYesnews 30

Page 32: Báo tháng 10 năm 2014

trau dồi các kiến thức kinh tế vĩ mô, không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt nó, mà bạn cònsẽ biết cách để đào sâu, phân tích, mổ xẻ nó, biến nó thành

kiến thức của bạn. Bên cạnh đó, bạn sẽ được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, đây là một hoạt động không những phục vụ trực tiếp tới quá trình học tập của bạn mà còn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bản thân các bạn sau này.

Tham gia vào YES, các bạn có nhiều cơ hội hơn để rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết báo khoa học qua YESNEWS – Bản tin Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, đồng thời là ấn phẩm sinh viên duy nhất được Phòng Công tác Chính trị và Quản lý

sinh viên cấp phép hoạt động. Từ khi thành lập đến nay, YESNEWS cùng với những biên tập viên mang trong mình niềm đam mê, khát khao học

hỏi, luôn mong muốn mang đến cho bạn đọc những bài viết hay, bổ ích, góp phần khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Vì vậy, YESNEWS tự hào khi mang đến cho tất cả bạn đọc những ấn phẩm Báo hàng tháng với những tin tức kinh tế trong nước và quốc tế nổi bật, những bài dịch thuật chất lượng từ những nguồn tri thức trên thế giới, hay những bài báo khoa học viết về những vấn đề khác nhau liên quan đến kinh tế, tiếp cận dưới góc nhìn sinh viên đến từ các thành viên YES. Đến nay Yesnews rất vinh hạnh khi nhận được những phản hồi, những đóng góp tích cực từ phía tất cả bạn đọc, đó sẽ là một động lực rất

Giao lưu cùng k56

YESers năng độngYesnews 31

Page 33: Báo tháng 10 năm 2014

lớn để YESNEWS ngày một phát triển và hoàn thiện trên hơn con đường của mình.

Trong suốt hành trình Bình Minh Sinh Viên ngày hôm đó, đã có rất nhiều các bạn sinh viên ghé thăm “hòn đảo” của YES để tham gia trò chơi, xin hồ sơ tuyển CTV, hay thậm chí nhiều bạn còn chủ động tìm hiểu thêm thông tin về YES. Điều này khiến cho các thành viên YES dù đã khá mệt trong suốt quá trình diễn ra sự kiện, nhưng ai nấy đều cảm thấy mình đã có một ngày làm việc thật vui và ý nghĩa.

Có thể nói, Bình Minh Sinh Viên không chỉ là một sự kiện chào đón các bạn sinh viên khóa mới, mà còn là một sân chơi, một không gian để giao lưu, kết bạn với tất cả các bạn sinh viên; một sợi dây gắn bó giữa các CLB, tổ đội trực thuộc Hội sinh viên; và cũng là một môi trường để các bạn sinh viên Kinh tế quốc dân được thỏa sức với niềm đam mê sáng tạo của mình.Chỉ cần các bạn thực sự quan tâm và có đam mê với nghiên cứu khoa học, hãy đến với YES – nơi có thể tiếp thêm năng lượng cho các bạn trên hành trình tìm kiếm tri thức và giúp bạn tự định hướng con đường của bạn sau này.

Thành viên cùng Yesnews

Hẹn gặp lại các bạn tại phòng 121 KTX Đại học Kinh tế quốc dân và đừng quên mang theo gì đấy nhé!

YESers năng độngYesnews 32

Thành viên YES

Page 34: Báo tháng 10 năm 2014