bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

26
Trang 1 Cng thông tin Tài chính Chng khoán CafeF Báo cáo Kinh tế-Tài chính 6 tháng 2012 Thc hin bi Ban biên tp & Bphn phân tích dliu CafeF Địa ch: Tng 18, tòa nhà VTC Online, 18 Tam Trinh, Hà Ni Đin thoi: 04 – 39743410. Máy l: 295 Fax: 04 – 39744082 Email: [email protected] Tài trvàng Ni dung chính Kinh tế thế gii 2 Châu Âu “chìm sâu” vào khng hong nKinh tế Msuy gim, Trung Quc có nguy cơ hcánh “cng” Sn xut toàn cu suy gim mnh Hot động IPO ti tnht t2009. Các nước đua kích thích kinh tế USD vn là “vnh tránh bão” s1. Chng khoán là tài sn sinh li nht Kinh tế Vit Nam 3 Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 4,38%. CPI tháng 6 chtăng 6,9% Nhp siêu thp nht nhiu năm, FDI 6 tháng bng 72,3% cùng kTltht nghip 6 tháng là 2,29% Htrn lãi sut huy động VND xung 9%/năm t11/6 Giá xăng A92 là 20.600 đồng/lít, thp hơn 200 đồng so vi cui 2011 Giá đin tăng 5% lên 1.369 đồng/kWh. Giá nước sch tăng ti đa 50% Thtrường chng khoán Vit Nam 9 GAS niêm yết ln đầu, VCB niêm yết bsung khiến trct TT thay đổi 6 cphiếu bhy niêm yết bt buc trong 6 tháng 7 CTCK thuc din kim soát đặc bit, 5 công ty rút nghip vmôi gii E&Y stiến hành soát xét đặc bit Sacombank-SBS T2/7 áp dng lnh thtrường MP HNX30 ra mt trong tháng 6 vi gii hn ttrng vn hóa 15% Khi ngoi đẩy mnh “rót vn” vào bluechips Niêm yết đường vòng thành trào lưu, phát hành dưới mnh giá Thtrường Bt động sn 13 Bc tranh thtrường 6 tháng đầu năm nhìn chung m đạm Dư nBĐS đến tháng 4/2012 là 151.678 tđồng, tăng 4,83% so vi 2011 Bit th, lin ktiếp tc gim giá t10-30% trong quý 2 Mvan tín dng cho BĐS, giãn np 64.000 tđồng tin sdng đất, chtrương xây căn ht25-40 m 2 Tng hp dliu TTCK 15 Các dán Bt động sn tiêu biu 19 100 người giàu nht trên TTCK Vit Nam 20

Upload: lamcong

Post on 27-May-2015

670 views

Category:

Economy & Finance


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 1

Cổng thông tin Tài chính Chứng khoán CafeF

Báo cáo Kinh tế-Tài chính 6 tháng 2012

Thực hiện bởi Ban biên tập & Bộ phận phân tích dữ liệu CafeF Địa chỉ: Tầng 18, tòa nhà VTC Online, 18 Tam Trinh, Hà Nội Điện thoại: 04 – 39743410. Máy lẻ: 295 Fax: 04 – 39744082 Email: [email protected] Tài trợ vàng

Nội dung chính Kinh tế thế giới 2

• Châu Âu “chìm sâu” vào khủng hoảng nợ

• Kinh tế Mỹ suy giảm, Trung Quốc có nguy cơ hạ cánh “cứng”

• Sản xuất toàn cầu suy giảm mạnh

• Hoạt động IPO tồi tệ nhất từ 2009.

• Các nước đua kích thích kinh tế

• USD vẫn là “vịnh tránh bão” số 1. Chứng khoán là tài sản sinh lời nhất

Kinh tế Việt Nam 3

• Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 4,38%. CPI tháng 6 chỉ tăng 6,9%

• Nhập siêu thấp nhất nhiều năm, FDI 6 tháng bằng 72,3% cùng kỳ

• Tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng là 2,29%

• Hạ trần lãi suất huy động VND xuống 9%/năm từ 11/6

• Giá xăng A92 là 20.600 đồng/lít, thấp hơn 200 đồng so với cuối 2011

• Giá điện tăng 5% lên 1.369 đồng/kWh. Giá nước sạch tăng tối đa 50%

Thị trường chứng khoán Việt Nam 9

• GAS niêm yết lần đầu, VCB niêm yết bổ sung khiến trụ cột TT thay đổi

• 6 cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc trong 6 tháng

• 7 CTCK thuộc diện kiểm soát đặc biệt, 5 công ty rút nghiệp vụ môi giới

• E&Y sẽ tiến hành soát xét đặc biệt Sacombank-SBS

• Từ 2/7 áp dụng lệnh thị trường MP

• HNX30 ra mắt trong tháng 6 với giới hạn tỷ trọng vốn hóa 15%

• Khối ngoại đẩy mạnh “rót vốn” vào bluechips

• Niêm yết đường vòng thành trào lưu, phát hành dưới mệnh giá

Thị trường Bất động sản 13

• Bức tranh thị trường 6 tháng đầu năm nhìn chung ảm đạm

• Dư nợ BĐS đến tháng 4/2012 là 151.678 tỷ đồng, tăng 4,83% so với 2011

• Biệt thự, liền kề tiếp tục giảm giá từ 10-30% trong quý 2

• Mở van tín dụng cho BĐS, giãn nộp 64.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, chủ trương xây căn hộ từ 25-40 m2

Tổng hợp dữ liệu TTCK 15

Các dự án Bất động sản tiêu biểu 19

100 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam 20

Page 2: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 2

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

KINH TẾ THẾ GIỚI

Brazil bơm 4 tỷ USD kích thích tăng trưởng kinh tế, Hàn Quốc công bố bơm 7 tỷ USD. Tây Ban Nha cũng bơm 4,5 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng. Tại Hội nghị thượng đỉnh, EU thông qua kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng trị giá 120 tỷ euro. Mỹ kéo dài chương trình Operation Twist đến cuối năm. Một loạt các nước nới lỏng tiền tệ. Anh, Mỹ, Nhật Bản, NHTW châu Âu giữ lãi suất ở mức gần 0. Aus-tralia, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil, Ấn Độ đều cắt giảm lãi suất.

Hoạt động sản xuất trên toàn cầu tiếp tục suy giảm với 15 trong tổng số 23 nước ghi nhận chỉ số PMI sụt giảm. PMI của Mỹ tụt xuống 52,5 điểm – mức thấp nhất 18 tháng. PMI của Trung Quốc giảm tháng thứ 8 liên tiếp trong khi PMI của eurozone giảm mạnh nhất 3 năm.

Cho đến nay đã có tới 5 nước ở eurozone phải nhận gói cứu trợ gồm Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và mới đây nhất là Cộng hòa Síp. Chỉ số PMI của toàn khu vực giảm mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 2009 trong khi tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 chạm mức kỷ lục 11,1%. Niềm tin kinh tế của euro-zone trong tháng 6 giảm tháng thứ 3 liên tiếp và xuống mức thấp nhất 2,5 năm.

Sản xuất công nghiệp sụt giảm tháng thứ 8 liên tiếp. Lượng đơn hàng mới, nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu đều sụt giảm. Credit Suisse giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống còn 7,7% - mức thấp nhất trong vòng 13 năm trong khi Deutsche Bank AG hạ thấp dự báo từ mức 9,2% xuống còn 7,9%.

Thị trường lao động u ám với tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 8%, số việc làm mới trong tháng 5 thấp nhất 8 tháng. Chỉ số PMI bất ngờ sụt giảm xuống 52,5 điểm trong tháng 6, mức thấp nhất 18 tháng. Niềm tin tiêu dùng tháng 6 xuống mức thấp nhất 5 tháng. Fed hạ

dự báo tăng trưởng xuống 1,9%-2,4% năm 2012, giảm so với mức 2,4%-2,9% đưa ra hồi tháng 4.

Số vốn huy động từ các khoản tín dụng giảm 471 tỷ USD, hoạt động M&A giảm 321 tỷ USD, trái phiếu giảm 227 tỷ USD và cổ phiếu giảm 124 tỷ USD. Trong quý II, các vụ IPO trên toàn cầu chỉ huy động được 41,3 tỷ USD và đây là quý tồi tệ nhất kể từ năm 2009. Ít nhất 50 công ty đã hoãn IPO vì lo ngại về khủng hoảng nợ công lan rộng, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm và vụ IPO thất bại của Facebook.

Theo số liệu từ IMF, tỷ lệ đồng USD trong các kho dự trữ ngoại tệ toàn cầu đã tăng lên 62,1% (cao nhất từ tháng 6 năm 2010), tỷ lệ đồng euro sụt giảm 25% so với tháng 9 năm 2006. Chỉ số Dollar Index chạm mức 83,5 điểm vào ngày 1/6 – mức cao nhất từ năm 2010. Vừa qua cũng là 6 tháng đồng USD tăng mạnh nhất từ năm 2010.

Lợi nhuận của chứng khoán vẫn lớn hơn so với đồng USD, trái phiếu và hàng hóa. Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng tổng cộng 5,7% trong 6 tháng đầu năm trong khi chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 4,5%. Chỉ số MSCI chứng khoán toàn tăng tới 6%. Dẫn đầu vẫn là thị trường Mỹ với giá trị các cổ phiếu tăng thêm 1,1 nghìn tỷ USD. Mức tăng này cao hơn 1,1 lần so với trái phiếu và 1,8 lần so với đồng USD.

Biến động của một số chỉ số chứng khoán chính trên thế giới 6 tháng đầu năm 2012 (nguồn: FT)

TÀI TRỢ VÀNG

Các nước kích thích tăng trưởng kinh tế

Sản xuất toàn cầu suy giảm mạnh

Châu Âu chìm sâu vào khủng hoảng nợ

USD vẫn là “vịnh tránh bão” số 1

Hoạt động IPO tồi tệ nhất từ năm 2009

Chứng khoán là tài sản đầu tư sinh lời nhất

Trung Quốc đối mặt nguy cơ hạ cánh cứng

Kinh tế Mỹ tiếp tục suy giảm

Page 3: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 3

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

Biến động của một số loại tiền tệ lớn trên thế giới so với USD 6 tháng đầu năm 2012 (nguồn: FT)

Trong nửa đầu năm, chỉ số S&P GSCI theo dõi giá 24 mặt hàng nguyên liệu thô giảm 7,2% trong khi chỉ số MSCI của TTCK toàn cầu tăng 6%, chỉ số đồng USD tăng 1,7% và trái phiếu chính phủ tăng 2,89%.

Quý 1, hàng hóa có quý khởi đầu năm tốt nhất trong 4 năm, với mức tăng 6,8%, nhờ lạc quan vào kinh tế toàn cầu. Sang quý 2, tình hình đảo ngược hoàn toàn do nợ công châu Âu và Mỹ không kích thích kinh tế. Ngày 21/6, hàng hóa chính thức rơi vào thị trường giá xuống. Tính chung 6 tháng, có 15 trong số 24 nguyên liệu thô thuộc chỉ số S&P GSCI giảm giá với cà phê, bông và dầu thô giảm mạnh nhất, lần lượt (-30%); (-29%) và (-18%).

Nếu như dòng tiền đổ vào thị trường hàng hóa tăng cao trong 3 tháng đầu năm thì tháng 4, 5 và 6 lại chứng kiến dòng chảy ngược lại. Riêng tháng 5, theo dữ liệu của Barclays Capital, có 8,2 tỷ USD bị rút, mức cao nhất kể từ khi dòng tiền bị rút kỷ lục 9,8 tỷ USD hồi tháng 9/2011.

Barclays Capital dự báo giá hàng hóa sẽ hồi phục trong quý 3 do châu Âu dần thoát khỏi suy thoái trong khi kinh tế Trung Quốc hồi phục từ mức đáy. Khảo sát của Bloomberg với các chuyên gia kinh tế cho thấy, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng trong quý

3 do EU cấm vận Iran. Morgan Stanley khuyên nhà đầu tư mua vàng, đồng và quặng sắt vì giá sẽ lên cao trong thời gian tới.

Biến động của chỉ số S&P GSCI trong 6 tháng 2012 (nguồn: FT)

KINH TẾ TRONG NƯỚC

GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, với quý I tăng 4%, quý II tăng 4,66%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81% (đóng góp 0,48 điểm phần trăm), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,81% (đóng góp 1,55 điểm phần trăm), khu vực dịch vụ tăng 5,57% (đóng góp 2,35 điểm phần trăm). Mức tăng trưởng cả ba khu vực 6 tháng đầu năm nay đều thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011.

TÀI TRỢ VÀNG

Hàng hóa là tài sản đầu tư tồi tệ nhất

Dòng tiền bị rút mạnh

15/24 mặt hàng giảm giá

Chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ 2011

Dự báo của chuyên gia

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 4,38% nhờ quý 2

Page 4: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 4

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

CPI 6 tháng đầu năm biến động theo hướng tích cực. Tháng 6 chỉ số đã giảm 0,26% so với tháng trước và 3 tháng liên tiếp trước đó chỉ tăng thấp ở mức dưới 0,2% theo hướng mức tăng giảm dần. Đây là tháng đầu tiên CPI giảm sau 38 tháng tăng liên tục. Trong 9 năm qua, đây là lần đầu CPI tháng 6 giảm so với tháng trước. CPI tháng 6/2012 tăng 2,52% so với tháng 12/2011; tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011. Bình quân 6 tháng đầu năm 2012 tăng 12,2% so với bình quân cùng kỳ năm 2011.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6 ước tính đạt 9,8 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm đạt 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

TÀI TRỢ VÀNG

Xuất khẩu tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt chủ yếu như: Điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện, hàng dệt may... Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 9,9 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ. 6 tháng đạt 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011 (mức tăng thấp nhất kể từ sau năm suy giảm kinh tế 2009). Nếu loại trừ yếu tố giá, nhập khẩu 6 tháng chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu tháng 6 ước đạt 150 triệu USD, bằng 1,5% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu 6 tháng ước đạt 685 triệu USD, bằng 1,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 6,7 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu), là mức nhập siêu thấp nhất trong nhiều năm qua. 

CPI tháng 6 chỉ tăng 6,9% so với cùng kỳ

Nhập siêu thấp nhất nhiều năm, lo sản xuất giảm

Page 5: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 5

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

KINH TẾ TRONG NƯỚC

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6 tăng 2% so với tháng trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng 3%; công nghiệp chế biến tăng 4,0%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 14,2%. IIP 6 tháng năm nay thấp hơn nhiều mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2011 và mức tăng 8,9% của cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, chỉ số đã chuyển biến theo hướng tích cực từ quý II/2012.

Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến năm tháng đầu năm chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ sản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến chậm dẫn đến tồn kho cao. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/6/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng thời điểm năm trước (Chỉ số tồn kho cùng thời điểm năm trước là 15,9%).

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 giảm 0,5% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng ước tính đạt 1137,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,5%.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện sáu tháng đầu năm nay theo giá hiện hành ước tính đạt 431,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,5% GDP: Vốn khu vực Nhà nước 158.700 tỷ đồng, chiếm 36,8% tổng vốn và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực ngoài Nhà nước 163.000 tỷ đồng, chiếm 37,7% và tăng 18,1% Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 110.000 tỷ đồng, chiếm 25,5% và tăng 4,2%.

TÀI TRỢ VÀNG

Chỉ số SX công nghiệp chuyển biến tích cực FDI từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2012 đạt 6.384 triệu USD, bằng 72,3% cùng kỳ năm trước, gồm: Vốn đăng ký của 452 dự án được cấp phép mới đạt 4762,1 triệu USD, bằng 75,3% số dự án và bằng 75,4% số vốn cùng kỳ năm 2011. Vốn đăng ký bổ sung của 123 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 1621,9 triệu USD. FDI thực hiện sáu tháng đầu năm ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2012 là 2,29%, trong đó khu vực thành thị là 3,62%, khu vực nông thôn là 1,65%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2012 là 3,06%, trong đó khu vực thành thị là 1,92%, khu vực nông thôn là 3,60%.

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Theo báo cáo của cục Thống kê Hà Nội, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 826.205 tỷ đồng, tăng 1,4% so cuối tháng trước và tăng 0,53% so cuối năm 2011. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 0,8% và tăng 9,9%, phát hành giấy tờ có giá tăng 0,9% và giảm 18,4%, tiền gửi thanh toán tăng 1,9% và giảm 1,6%. Cục Thống kê T.P Hồ Chí Minh cho biết tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 6 ước đạt 940.000 tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước, tăng 11,9% so cùng kỳ.

Tại T.P Hồ Chí Minh, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 6 ước đạt 779.000 tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng trước, tăng 3,6% so cùng kỳ. Theo báo cáo, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ 212.000 tỷ đồng, chiếm 27,2% tổng dư nợ, giảm 7,1% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ chiếm 72,8% tổng dư nợ, tăng 8,3% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 42,6%, giảm 0,8%, dư nợ ngắn hạn tăng 7,2% so cùng kỳ.

FDI 6 tháng chỉ bằng 72,3% cùng kỳ

Tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng là 2,29%

Chỉ số tiêu thụ tăng thấp, tồn kho cao

Vốn đầu tư 6 tháng bằng 34,5% GDP

Bán lẻ tháng 6 giảm 0,5% so với tháng trước

Huy động vốn

Tăng trưởng tín dụng

Page 6: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 6

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

Tại Hà Nội, tổng dư nợ cho vay tháng 06 năm 2012 đạt 598.221 tỷ đồng, tăng 0,5% so cuối tháng trước và tăng 2,1% so cuối năm 2011, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 0,8% và tăng 0,7%, dư nợ trung và dài hạn tăng 0,2% và tăng 4,3%. Tại báo cáo “Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2012” của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính từ đầu năm 2012 đến 12/06 là 0,17%.

Theo tính toán của CafeF, đến hết 30/06 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút về 111.089 tỷ đồng thông qua 2 nghiệp vụ thị trường mở OMO là giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá và phát hành tín phiếu NHNN. Trong 6 tháng đầu năm 2012, NHNN đã 4 lần hạ lãi suất nghiệp vụ chiết khấu từ 14%/năm xuống 8,5%/năm và từ ngày 26/06 chuyển sang đấu thầu lãi suất. Từ ngày 15/03/2012, NHNN thực hiện giao dịch Outright phát hành tín phiếu. Đã có 48.806 tỷ đồng được hút về thông qua kênh tín phiếu

Lãi suất giao dịch liên ngân hàng có xu hướng giảm dần. Đến cuối tháng 6 lãi suấ giao dịch của 3 kỳ hạn nhiều nhất trên thị trường đều dưới 10%/năm. Đặc biệt giai đoạn trung tuần tháng 5 đến tuần đầu tháng 6 lãi suất qua đêm và kỳ hạn 1 tuần đều xuống dưới 5%/năm. Chứng tỏ thanh khoản hệ thống đã được cải thiện đáng kể so với cuối năm 2011 cũng như đầu năm 2012.

TÀI TRỢ VÀNG

Giao dịch trên thị trường vẫn chủ yếu kỳ hạn ngắn qua đêm đến dưới 1 tháng chiếm 92% lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó doanh số giao dịch qua đêm chiếm 44%, kỳ hạn 1 tuần chiếm 29% tổng doanh số giao dịch.

6 tháng đầu năm Kho bạc Nhà nước đã thu về 54.800 tỷ đồng qua các đợt đấu thầu TPCP tại HNX (gần 55% kế hoạch năm). Tổng khối lượng trúng thầu ở mức kỳ hạn 3 và 5 năm đạt gần 40.4000 tỷ đồng (chiếm 74% tổng khối lượng trúng thầu). Với TPCP bảo lãnh, các tổ chức đã phát hành thành công 32.600 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành thành công 20.000 tỷ đồng, còn lại là của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Giao dịch thị trường mở

Giao dịch liên ngân hàng

Diễn biến giao dịch thị trường mở OMO theo tuần

Thị trường trái phiếu

Page 7: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 7

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

TÀI TRỢ VÀNG

Riêng tháng 6 chỉ có 3 phiên mời thầu và huy động được vỏn vẹn 1.850 tỷ đồng với cả 4 loại kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm. Lãi suất trúng thầu tiếp tục duy trì dưới 10%/năm. Lãi suất thấp nhất là 8,8%/năm với trái phiếu kỳ hạn 2 năm và cao nhất là 9,5 – 9,55 %/năm với kỳ hạn 5 năm và 10 năm.

6 tháng đầu năm, giá vàng giảm 1,6 triệu đồng xuống còn 41,7 – 41,9 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới dao động từ 1-2 triệu đồng/lượng. Hoạt động giao dịch nhìn chung trầm lắng. Sau khoảng vài chục lần dự thảo, cuối cùng nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng đã được Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực từ 25/5/2012. Theo đó, quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật; Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng; Các doanh nghiệp có 6 tháng kể từ 10/7 để chuyển đổi và hoàn tất thủ tục xin cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Hoạt động mua, bán ngoại tệ diễn ra sôi động trong hệ thống ngân hàng, thanh khoản tốt, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng hầu hết đạt mức dương. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được NHNN giữ ổn định ở mức 20.828 đồng/USD. Có 2 đợt được xem là “sốt” USD trên thị trường là trung tuần tháng 3 và giữa tháng 6, với mức tăng tổng cộng gần 200 đồng/đợt và kéo dài 4 – 6 ngày. Cuối tháng 6, giá mua bán USD tại các ngân hàng phổ biến là 20.870 – 20.920 đồng, trong khi tại Sở Giao dịch NHNN là 20.850 – 21.036 đồng.

6 tháng đầu năm 2012, NHNN đã ban hành nhiều chính sách tiền tệ quan trọng Ban hành 4 thông tư điều chỉnh trần lãi suất huy động với VND. Trần lãi suất huy động ngắn hạn từ 14%/năm của năm 2011 xuống còn 9%/năm vào ngày 08/06. Ngày 20/03, ban hành Thông tư 07 về trạng thái ngoại tệ cuối ngày của TCTD là +/- 20%. Có hiệu lực thi hành từ 02/05. Ngày 04/05, quy định trần cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 4 lĩnh vực ưu tiên = trần huy động ngắn hạn + 3%. Ngày 25/05, ban hành Thông tư 16/NHNN hướng dẫn nghị định của Chính phủ quản lý kinh doanh vàng. Ngày 18/06, NHNN ban hành quy định về giao dịch mua bán giấy tờ có giá, cho vay liên ngân hàng của các TCTD. Cùng với những văn bản chính sách, Thống đốc NHNN đã công bố nhiều thông tin quan trọng. Tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc cho biết tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng đã tăng từ 6% lên 10%. Để xử lý nợ xấu, NHNN cũng nghiên cứu đề xuất thành lập công ty mua bán nợ với khối lượng nợ xấu dự kiến được xử lý là 100.000 tỷ đồng. Thống đốc cho biết, từ đầu năm NHNN bơm ra thị trường khoảng gần 300.000 tỷ đồng, trong đó 180.000 tỷ đồng mua USD dự trữ ngoại hối (~ 9 tỷ USD), 60.000 tỷ đồng phục vụ chương trình nông nghiệp nông thôn và hơn 30.000 tỷ đồng đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng. Về tỷ giá, Thống đốc NHNN nhiều lần khẳng định giữ ổn định tỷ giá VND/USD, nếu có điều chỉnh thì đến cuối năm mức điều chỉnh (tăng) cũng không quá 3%.

Thông tin quan trọng

Thị trường vàng, ngoại tệ

Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm 2012 (nguồn: SJC)

Page 8: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 8

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC

Từ đầu năm tới nay, giá xăng đã qua 2 lần tăng tổng cộng 3.000 đồng/lít và giảm 5 lần tổng cộng 3.200 đồng/lít. Cụ thể, ngày 7/3 giá tăng 2.100 đồng; ngày 20/4 tăng 900 đồng; ngày 9/5 giá giảm 500 đồng; ngày 23/5 giảm 600 đồng; ngày 7/6 giảm 800 đồng; ngày 21/6 giảm 700 đồng và ngày 2/7 giảm 600 đồng/lít. Hiện xăng A92 giá 20.600 đồng/lít, thấp hơn 200 đồng so với cuối năm 2011.

Từ đầu năm tới nay, giá gas điều chỉnh 10 lần, trong đó 5 lần tăng tổng cộng 138.000 đồng/bình và 5 lần giảm tổng cộng 173.000 đồng. Cụ thể, ngày 1/1 giá tăng 26.000 đồng/bình, ngày 1/2 tăng 6.000 đồng/bình; ngày 10/2 tăng 42.000 đồng/bình; ngày 1/3 tăng tiếp 52.000 đồng/bình lên kỷ lục 485.000 đồng/bình loại 12kg. Ngày 2/3, giá giảm 16.000 đồng/bình; ngày 1/4 giảm 56.000 đồng/bình; ngày 1/5 giảm 35.000 đồng/bình; ngày 1/6 giảm 30.000 đồng/bình; ngày 21/6 tăng 12.000 đồng/bình và ngày 2/7 giảm 36.000 đồng/bình. Hiện giá gas dao động từ 312.000 – 315.000 đồng/bình loại 12kg.

Sau khi tăng 5% vào cuối năm 2011, giá điện lại tăng thêm 5% nữa kể từ ngày 01/7, lên bình quân 1.369 đồng/kWh (chưa gồm VAT). Giá bán lẻ điện sinh hoạt ở bậc cao nhất là 2.192 đồng, thay vì mức cũ là 2.060 đồng. Giá điện sản xuất cao nhất là 2.306 đồng, tăng 281 đồng. Còn giá điện kinh doanh ở hạng mục đắt nhất là 3.539 đồng/kWh, tăng 170 đồng. Riêng giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 - 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp giữ nguyên 993 đồng.

Theo thông báo từ cuối tháng 6 của Bộ Tài chính, giá nước sạch sẽ tăng tối đa 50% từ 11/7. Cụ thể, giá nước sạch ở đô thị loại 1 sẽ ở mức tối đa 18.000 đồng/m3 (tăng 6.000 đồng/m3). Giá nước sạch ở đô thị loại 2, 3, 4 và 5 tối đa 15.000 đồng/m3

TÀI TRỢ VÀNG

(tăng 5.000 đồng/m3). Giá nước sạch ở nông thôn cao nhất là 11.000 đồng/m3 (tăng 3.000 đồng/m3).

Giá nhiều loại phân bón liên tục tăng mạnh trong tháng 5 và tháng 6, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Nguyên nhân, theo giới kinh doanh, chủ yếu là do quản lý yếu kém, không đánh giá đúng cung - cầu, dẫn đến tình trạng khan hàng.

Thị trường vật liệu xây dựng u ám do ảnh hưởng từ thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp đều phải tiết giảm sản xuất và hạ giá bán để kích cầu song mức tiêu thụ thấp nên lượng tồn kho vẫn cao. Tiêu thụ thép 6 tháng đầu năm giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi sản lượng tăng tới gần 10%. Tiêu thụ và sản xuất xi măng đều giảm, chỉ bằng 43% kế hoạch của Bộ Xây dựng.

Từ lúa gạo, khoai lang, sắn, mía, cao su cho đến thịt lợn, thịt gà, trứng… đều giảm giá mạnh trong khi chi phí đầu vào tăng cao khiến người nông dân lao đao. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do nguồn cung mạnh trong khi sức cầu yếu.

Sau năm 2011 liên tục thu gom nguyên liệu và ép giá đối với nông thủy sản nước ta, 6 tháng qua, thương lái Trung Quốc tiếp tục sử dụng chiêu cũ đối với cua biển Cà Mau, sầu riêng Tiền Giang, khoai lang Vĩnh Long, dứa Tiền Giang, hải sản Bà Rịa Vũng Tàu... Họ đặt mua giá cao hơn hẳn so với thị trường, nhưng sau đó đột ngột ngưng mua khiến cho giá sản phẩm lao dốc. Nặng nề hơn, họ tạo niềm tin với bà con rồi biến mất cùng với khoản nợ khó đòi lên tới hàng chục tỷ đồng.

Giá điện tăng 5%

Giá nước sạch tăng tối đa 50%

Phân bón liên tục sốt giá

10 lần điều chỉnh giá gas

7 lần điều chỉnh giá xăng

Thị trường vật liệu xây dựng đóng băng

Nông sản rớt giá thảm hại

Thương lái Trung Quốc tận thu nguyên liệu, ép giá

Page 9: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 9

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

TÀI TRỢ VÀNG

Kết thúc tháng 6, VN-Index chốt ở mức 422,37 điểm, giảm 1,6% so với tháng trước; HNX-Index chốt ở mức 71 điểm, giảm 4% so với tháng trước. Quý II/2012, VN-Index mất 4,2%, HNX-Index mất 1,57%, tuy nhiên hai chỉ số vẫn tăng hơn 20% so với đầu năm. TTCK Việt Nam đã có 4 tháng tăng điểm, trong đó tháng 1 VN-Index tăng mạnh nhất với mức tăng hơn 10%, 3 tháng sau đó HNX-Index có tốc độ tăng nhanh hơn VN-Index, với mức tăng tháng 2 đạt 13,3%. VN-Index đạt mức cao nhất ngày 10/5 là 491,35 điểm, HNX-Index đạt 85,4 điểm.

Tháng 5 và tháng 6 hai sàn đều mất điểm, đặc biệt trong tháng 6 thanh khoản giảm mạnh. Tính bình quân trong 6 tháng qua, KLGD 1 phiên trên sàn HoSE đạt 70 triệu cp, đạt giá trị bình quân khoảng 1.100 tỷ đồng/phiên.

Tuy nhiên trong tháng 6, KLGD bình quân chỉ đạt 66,5 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị đạt 1.117 tỷ đồng. Tháng 4 là tháng giao dịch mạnh nhất với hơn 1,76 tỷ cổ phiếu được giao dịch, bình quân 1 phiên của tháng 4 có 92,8 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, đạt giá trị 1.450 tỷ đồng. Tuy vậy phiên giao dịch kỷ lục trong 6 tháng lại rơi vào tháng 3 khi có tới hơn 300 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng trên hai sàn vào ngày 6/3.

Thị trường trong 4 tháng đầu năm tăng điểm một phần do hai sàn đã bị đè nén một thời gian dài, khi nhận được sự hậu thuẫn từ phía Bộ Tài chính, UBCK và động thái giảm lãi suất từ phía NHNN đã khiến NĐT lạc quan về thị trường. Cộng thêm làn sóng mua theo tin M&A (thương vụ STB-EIB, HBB-SHB, tin về GMD…). Khá nhiều cổ phiếu tăng gấp 2-3 lần như nhóm khoáng sản, cao su hay một số cổ phiếu HSG, PVT, CMI… Tuy nhiên sau khi nóng

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Tốc độ tăng trưởng từng tháng năm 2012 của TTCK

Biểu đồ khối lượng giao dịch 6 tháng trên HOSE

Page 10: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 10

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

trong 4 tháng, khối ngoại bắt đầu bán ròng, đỉnh điểm là các quỹ ETF hạ tỷ trọng nắm giữ hàng loạt bluechips, tiền yếu khiến thị trường rơi vào trạng thái cực kỳ ảm đạm.

GAS niêm yết lần đầu gần 1,9 tỷ cổ phiếu VCB niêm yết bổ sung 1,8 tỷ cổ phiếu thuộc phần vốn Nhà nước. VIC niêm yết bổ sung 158 triệu cổ phiếu hoán đổi từ VPL.

Đầu tháng 3/2012, Thủ tướng ký 2 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK, Chiến lược phát triển TTCK năm 2012-2020. Nội dung đáng chú ý gồm: hướng tái cấu trúc TTCK, sáp nhập 2 Sở, giải thể CTCK yếu kém, tách bạch tiền gửi NĐT. Ngày 26/2, VN30 chính thức đi vào hoạt động. Ngày 5/3, lần đầu tiên thử nghiệm giao dịch buổi chiều trong 3 tháng. Ngày 6/6, chính thức áp dụng giao dịch buổi chiều. Ngày 26/3, sàn Hà Nội thay đổi cách tính giá bình quân trong 15 phút cuối giao dịch. Ngày 1/6, chính thức áp dụng Thông tư 52 về công bố thông tin trên TTCK, công ty đại chúng quy mô lớn vẫn phải công bố thông tin như doanh nghiệp niêm yết. Từ 2/7 áp dụng lệnh thị trường MP. HNX30 chính thức áp dụng từ 9/7 với giới hạn tỷ trọng vốn hóa 1 cổ phiếu là 15% (HOSE là 10%). Từ 4/9 sẽ triển khai T+3.

Từ 1/7, E&Y sẽ tiến hành soát xét đặc biệt SBS, không loại trừ SBS có thể bị hủy niêm yết. SBS giảm sàn liên tục sau thông tin này. 6 tháng đầu năm, tự doanh CTCK bán ròng hơn 390 tỷ đồng. Các quỹ ngoại cho rằng TTCK Việt Nam sẽ tăng trưởng 20-30% trong 6 tháng tới. Hàng loạt công ty hoãn niêm yết: BIDV hoãn niêm yết do chưa chốt xong số liệu kế toán. Danh sách các công ty bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục: THV, TNG, SHN, VNA, VTA, KSD, V11. Chứng khoán APEC phát pháo hiệu về làn sóng sáp nhập các CTCK trong 6 tháng cuối năm nay. Quốc hội vẫn giữ nguyên khung hình phạt hành chính tối đa trên TTCK là 500 triệu đồng. 5 tháng đầu năm các quỹ đầu tư tại Việt Nam đều có mức tăng trưởng NAV từ 20-30%.

VSG bị tạm dừng giao dịch từ 27/3 do lỗ hai năm liên tiếp. BAS bị hủy niêm yết do lỗ 3 năm liên tiếp, MCV bị hủy niêm yết do liên tục vi phạm công bố thông tin. TRI âm vốn chủ sở hữu và đã hủy niêm yết tự nguện. Tháng 6, VSP, CAD và VKP bị hủy niêm yết do lỗ 3 năm liên tiếp. AGC hủy niêm yết từ 17/7 do vốn chủ sở hữu âm.

Kế hoạch 2012 đặt ra của các công ty chứng khoán (CTCK) đều rất thận trọng: BVS lãi 14 tỷ đồng, TLS lãi 10,4 tỷ đồng, VND lãi 152 tỷ đồng nhưng trước dự phòng, BSI lãi 20 tỷ đồng… Quý I/2012 các CTCK đều có lãi duy nhất SBS lỗ hơn 600 tỷ đồng. 7 CTCK thuộc diện kiểm soát đặc biệt, hầu hết là các CTCK lỗ 2-3 năm liên tiếp như CTCK Cao Su, CTCK Vina, CTCK Hà Nội, CTCK Trường Sơn, CTCK Đà Nẵng, CTCK Mêkông, VICS. 5 công ty rút nghiệp vụ môi giới là SME, TSS, Chợ Lớn, Hà Nội, Đông Dương. Cựu CEO Chứng khoán Liên Việt ông Hoàng Xuân Quyến bị bắt do sai phạm trong việc ra quyết định mua cổ phiếu OTC.

TÀI TRỢ VÀNG

Nhiều chính sách mới áp dụng trong 6 tháng

Trụ cột thị trường thay đổi

Thông tin trong tháng 6

6 tháng: 7 cổ phiếu bị hủy niêm yết

Hoạt động của các công ty chứng khoán

Page 11: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 11

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

Lãi suất cho vay margin của các CTCK có xu hướng giảm, dao động từ 18,5%-21%/năm (0,05-0,055%/ngày). Cựu Chủ tịch CTCP Chứng khoán Thủ Đô bị truy nã toàn quốc. SBS: Nếu không tính khoản trái phiếu 800 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn lại hơn 100 tỷ đồng. SBS hiện có lỗ lũy kế lên tới 1.400 tỷ đồng.

Trong nửa đầu năm nay, theo dữ liệu giao dịch từ 2 Sở GDCK, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 409 tỷ đồng tại HoSE và mua ròng 980 tỷ đồng tại HNX. Riêng trong tháng 6, khối ngoại bán ròng 650 tỷ đồng tại HoSE, chủ yếu là bán STB. Quỹ Market Vectors Vietnam ETF thời gian trước đã mua vào và nắm giữ gần 19 triệu cổ phiếu STB; tuy nhiên trong tháng 6 đã bán ra liên tục và giảm lượng nắm giữ xuống còn gần 8 triệu cổ phiếu. Việc khối ngoại bán ròng tại HoSE không phản ánh đúng động thái chung của nhà đầu tư ngoại khi mà nhiều nhà đầu tư lớn đã thoái vốn tại Sacombank. Tính chung 6 tháng, cổ phiếu STB bị bán ròng 177 triệu đơn vị, tương đương 3.341 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là ANZ chuyển nhượng 103 triệu cổ phiếu cho Eximbank. Ông Chang Hen Jui – một trong những người mua vào khi Dragon Capital thoái vốn năm ngoái – cũng đã bán ra toàn bộ hơn 35 triệu cổ phiếu. Như vậy, nếu loại bỏ STB thì khối ngoại vẫn mua ròng khá lớn tại sàn HoSE. Hiện tại, khối ngoại chỉ còn sở hữu 6% vốn điều lệ của Sacombank, trong khi cuối năm 2011 là gần 23%. Các mã bị bán ròng nhiều khác có VIC (912 tỷ), HAG (109 tỷ), BVH (96 tỷ)… Năm 2011, VIC và STB cũng là 2 mã bị bán ròng nhiều nhất, lần lượt là 1.800 tỷ và 1.000 tỷ đồng. Mới đây, Vingroup (VIC) đã thông báo hoàn tất 2 đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế, thu về 300 triệu USD. Giá chuyển đổi sau khi pha loãng là 88.000 đồng/cp. Phía mua ròng, 2 mã được mua nhiều nhất là 2 cổ phiếu ngân hàng MBB (815 tỷ) và VCB (580 tỷ đồng). Hiện khối ngoại nắm giữ 7% của Ngân hàng

Quân đội và 19,1% cổ phần của Vietcombank; trong đó cổ đông chiến lược IFC sở hữu 10%. Các mã được mua mạnh khác có MSN, NTP, GAS… Lượng mua NTP là do công ty nhựa Thái Lan Nawaplastic thực hiện. Mới đây, Nawaplastic đã công bố nắm giữ hơn 22% cổ phần Nhựa Tiền Phong và hơn 20% cổ phần của Nhựa Bình Minh.

Khá nhiều giao dịch lớn do được thực hiện trực tiếp tại Trung tâm lưu ký chứng khoán nên đã không được ghi nhận trong dữ liệu giao dịch của 2 Sở. Lớn nhất là việc quỹ PENM II thuộc BankInvest đã chuyển nhượng hơn 20 triệu cổ phiếu MSN – tương ứng giá trị hơn 2.000 tỷ đồng – cho 3 nhà đầu tư cá nhân trong nước. Nếu thực hiện qua sàn, con số giá trị bán ròng của khối ngoại sẽ tăng lên đáng kể. Các giao dịch lớn khác có thể kể đến như việc Nawaplastic mua 20% cổ phần Nhựa Bình Minh từ các nhà đầu tư nước ngoài khác; AIT mua 10% cổ phần của CII.

Tiếp tục xu hướng của năm ngoái, nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư mạnh vào các doanh nghiệp Việt. Các thương vụ điển hình Mizuho Bank mua 15% cổ phần của Vietcombank (570 triệu USD). Ezaki Glico rót hơn 30 triệu USD vào Kinh Đô. Quỹ DIAIF mua 31% cổ phần CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC). Nichirei Food mua 19% cổ phần Cholimex Food Bên cạnh các thương vụ của nhà đầu tư Nhật Bản có thể kể đến các thương vụ của nhà đầu tư Singa-pore như AIT mua 10% cổ phần CII, Platinum Vic-tory đang mua gom và nắm hơn 10% cổ phần REE. Hãng đồ uống Anh Quốc Diageo thông qua công ty con tại Singapore đã mua thêm hơn 10% cổ phần của Halico (22 triệu USD). Tổng cộng Diageo đã mua lại hơn 9,1 triệu cổ phần Halico với mức giá 213.600 đồng/cp. Một thương vụ lớn khác là Kusto Group mua 24,7% cổ phần của CotecCons với giá 50.000 đồng/cp (hơn 500 tỷ đồng).

TÀI TRỢ VÀNG

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

Khối ngoại đẩy mạnh “rót vốn” vào bluechips

Nhiều giao dịch lớn của khối ngoại không được thể thiện trong dữ liệu giao dịch

Page 12: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 12

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

Dù thị trường đã điều chỉnh trong 2 tháng vừa qua thì NAV của phần lớn các quỹ đầu tư cổ phiếu vẫn tăng từ 10-20% so với năm ngoái. Một số quỹ nhỏ tăng gần 30%. Tính đến 21/6, hai quỹ VEIL và VGF thuộc Dragon Capital tăng trưởng lần lượt là 21,4% và 16,1% 

TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NỔI BẬT

Theo kết quả điều tra chọn mẫu 9331 doanh nghiệp trên cả nước về thực trạng và tình hình khó khăn của khu vực doanh nghiệp, từ đầu năm đến 01/4/2012, số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động chiếm 91,6%; số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4%. Doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ phá sản, giải thể cao nhất (9,1%), tiếp đến là khu vực doanh nghiệp nhà nước (2,7%) và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (2,4%).

Hủy niêm yết bắt buộc: TRI, VKP, BAS, VSP, AGC, CAD, MCV, VSP Xin hủy niêm yết để tái cấu trúc: MKP, V11, CMV, VFC, MNC, QCC, BHT, ORS

Nếu như trước đây, hầu hết doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu quỹ khi thị giá xuống thấp để trông chờ tạo ra thặng dư vốn khi thị TTCK phục hồi hay ''lấy cớ'' là tăng EPS cho cổ đông thì nay câu chuyện mua cổ phiếu quỹ lại được nhắc

đến nhiều hơn như một công cụ chống thâu tóm Điển hình cho trào lưu mua lượng lớn cổ phiếu quỹ là STB, QNS, THT, VTB, DQC, MKP, SVC, CSG.

Thay vì chỉ đầu tư tài chính như trước đây, nhiều quỹ đầu tư, CTCK dần đưa nhân sự vào ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Điển hình cho trào lưu này là LAF, NSC, GIL, FDC… Việc chèn người vào ban quản trị của doanh nghiệp sẽ giúp các quỹ có tiếng nói rõ nét hơn trong nhiều quyết sách của doanh nghiệp và cũng giúp doanh nghiệp tận dụng được kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp của các công ty quản lý quỹ, CTCK.

Ngay những tháng đầu năm, TTCK đã chứng kiến 3 vụ niêm yết đường vòng thành công là FLC-FLC Land, LCS- Licogi 16.9, VIS-Luyện thép Sông Đà. Alphanam-Đầu tư Alphanam đang hoàn tất thủ tục và nhiều doanh nghiệp khác đã có chủ trương như KDC sẽ phát hành cổ phiếu hoán đổi cổ phiếu Vinabco, JVC muốn sáp nhập Kyoto Medical Sci-ence và Y tế RC…

VDS, DTA, TTF bất ngờ lên kế hoạch phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá. TTF có giá trị sổ sách cao và thị giá cũng xấp xỉ mệnh giá nhưng lên kế hoạch phát hành giá 5.000 đồng.

PVFC lộ diện tham vọng tham gia lĩnh vực ngân hàng. ĐHCĐ đã thông qua thông qua phương án phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. SJS: Sau ĐHCĐ căng thẳng Tập đoàn Sông Đà chấp nhận 2 ghế trong HĐQT. SBS: Kiểm toán đặc biệt, nhiều uẩn khúc chưa tỏ. Vingroup hoàn thành kế hoạch phát hành 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế (TPCĐQT) đã đề ra. Đây là thương vụ giao dịch TPCĐQT lớn thứ hai châu Á từ đầu năm 2012.

TÀI TRỢ VÀNG

NAV các quỹ tăng trưởng từ 10-20%

Nhiều doanh nghiệp phát hành dưới mệnh giá

Phá sản chiếm 8,4%

Hàng loạt doanh nghiệp phải hủy niêm yết

Nhiều doanh nghiệp mua lại 30% vốn làm cổ phiếu quỹ

Nhà đầu tư tổ chức dần đưa nhân sự vào ban lãnh đạo doanh nghiệp

Niêm yết đường vòng thành trào lưu

Thông tin khác

Page 13: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 13

BẤT ĐỘNG SẢN

Bức tranh thị trường bất động sản (BĐS) 6 tháng đầu năm 2012 nhìn chung ảm đạm. Giao dịch sụt giảm mạnh do nguồn cầu yếu dẫn đến thanh khoản thị trường ở mức thấp, hàng tồn kho tăng cao. Theo thống kế sơ bộ từ một số công ty tư vấn bất động sản, lượng tồn của căn hộ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lên đến vài chục nghìn căn. Giá bất động sản sụt giảm ở hầu hết các mảng của thị trường, đáng lưu ý là đất nền dự án tại các khu đô thị vùng ven giảm rất sâu, khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, có dự án giảm tới 50%. Thị trường đón nhận thông tin đáng chú ý nhất từ chính sách tiền tệ là việc mở van tín dụng của NHNN vào giữa tháng 4 sau nhiều tháng đóng chặt. Lãi suất cũng từ đó được hạ nhanh. Dù có tín hiệu tốt từ chính sách tiền tệ của NHNN đối với bất động sản như cho vay hỗ trợ người mua nhà với lãi suất ưu đãi, lãi suất tiếp tục hạ, hỗ trợ doanh nghiệp bằng các gói tín dụng của Nhà nước… nhưng một thực tế đang diễn ra đối với bất động sản là vấn đề tiếp cận vốn. Vì thế, dòng vốn vẫn chưa thể lưu thông trong thị trường. Thị trường vẫn khá dè dặt, trừ những phân khúc có tính thanh khoản cao như nhà thương mại giá trẻ, đất nền giá rẻ ven T.P Hồ Chí Minh.

Tháng 6 là tháng ghi nhận sự sôi động của phân khúc chung cư bình dân, dành cho nhiều người mà điển hình là dự án Đại Thanh tại Hà Đông, với nguồn cung trong 2 đợt bán trong tháng 6 lên tới 1000 căn (đã được hấp thụ hết). Căn hộ cao cấp tiếp tục chào bán trở lại sau thời gian dài dừng bán như IPH, Golden Palace, Golden Land, Dolphin,…

Thị trường T.P Hồ Chí Minh vẫn đang hướng vào phân khúc bình dân và giá rẻ. Các chủ đầu tư vẫn tập trung vào ưu đãi để tăng doanh số như cho phép nhận nhà trước sau khi thanh toán 50%, trả trước 30% còn lại trả góp trong 24 tháng,…Tại Hà Nội, các chủ đầu tư cạnh tranh bằng hỗ trợ lãi suất từ 6-7%.

Thị trường văn phòng vẫn cho thấy sự phục hồi yếu ớt. Giá thuê ở xu hướng giảm. Văn phòng cho thuê tại Hà Nội có mức giảm và trống nhiều nhất ở khu vực phía Tây do có nhiều dự án mới đi vào hoàn thành, khai thác. Sắp tới, thị trường này sẽ đón nhận thêm 2 dự án văn phòng đi vào hoạt động là Indochina Plaza Hanoi (14000 m2 sàn) và Hapro Cát Linh 9000 m2 sàn. Tại T.P Hồ Chí Minh, nhiều dự án văn phòng cho thuê vẫn đang trì hoãn. Nhu cầu thuê văn phòng giảm sút. Theo báo cáo mới nhất của CBRE diện tích thuê thực trong quý 2 chỉ đạt 15.000m2 sàn chỉ bằng 1 nửa so với quý trước.

Thời gian qua, thị trường ghi nhận sự tích cực ở phân khúc giá thấp ở một số dự án như Venesia Nha Trang, Điền Viên Thôn ở Ba Vì, Flamingo Đại Lải,…

Sau nhiều năm duy trì là thị trường bán lẻ có vị trí hấp dẫn nhất toàn cầu. Vừa qua, A.T Kearney đã đánh tụt hạng thị trường bán lẻ Việt Nam từ vị trí số 1 vào năm 2008 xuống vị trí thứ 30 vào năm 2012. 

Dư nợ bất động sản: Số liệu mới nhất của NHNN cho thấy dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến hết tháng 4/2012 là 151.678 tỷ đồng, tăng 4,83% so với cuối năm 2011. Biệt thự, liền kề tiếp tục giảm giá từ 10-30% trong quý 2: Theo CBRE, thị trường đất nền, biệt thự và nhà liền kề trong quý 2 vẫn nằm trong tình trạng thanh khoản thấp. Nhiều nhà đầu tư, đầu cơ vẫn đang tìm cách cắt lỗ khiến giá tiếp tục xu hướng giảm. Hàng loạt chung cư có giá dưới 15 triệu đồng/m2: Bất động sản Hà Nội xuất hiện nhiều dự án mới trên thị trường giá bán khá hấp dẫn như: Chung cư Đại Thanh (14-14,7 triệu đồng/m2), Dự án Tân Việt Tower (14-15 triệu đồng/m2), Chung cư cao tầng Tây Tây Đô (15,3 triệu đồng/m2), Dự án An Bình Tower (14,2 triệu đồng/m2), Dự án The Sun Garden (14-16 triệu đồng/m2).

TÀI TRỢ VÀNG

Nhà ở để bán

Văn phòng cho thuê

Nhận định chung

Bất động sản nghỉ dưỡng

Mặt bằng bán lẻ

Tin tức nổi bật

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

Page 14: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Trang 14

BẤT ĐỘNG SẢN Ngân hàng ồ ạt tài trợ cho dự án BĐS: Nhiều dự án căn hộ mở bán và được ngân hàng tài trợ vốn gồm Berriver Long Biên (11,99%/năm 3 tháng đầu), Golden Land (tặng 100% lãi suất), D’.Palais de Louis (7% /năm), FLC Landmark Tower (15%/năm), Dream Tower (12%/năm). Nguồn cung BĐS mới chào bán tăng đột biến: Tính riêng con số thống kê sơ bộ các dự án công bố mở bán khoảng 2 tháng trước, số lượng căn hộ đã lên đến khoảng 5.500 căn tại Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh, riêng Hà Nội trên 3.000 căn (gấp 3 lần quý 1/2012). Nhà phố và biệt thự ước tính khoảng 1.700 căn. Bầu Đức phá giá bất động sản tại T.P Hồ Chí Minh: Tại ĐHCĐ thường niên 2012 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ngày 19/4, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cho biết sẽ chào bán dự án căn hộ tại quận 7 (T.P Hồ Chí Minh) vào tháng 6 với giá bằng 50% sản phẩm cùng vị trí. Mặc dù tuyên bố rầm rộ nhưng cho tới đầu tháng 7, nhà đầu tư vẫn chưa nhận được bất cứ động thái hạ giá nào từ Hoàng Anh Gia Lai.

Mở van tín dụng cho bất động sản: Ngày 4/10, NHNN có thông báo mở rộng hơn đối tượng cho vay với bất động sản, loại trừ dự án hoàn thành sau năm 2012 ra khỏi dư nợ bất động sản, các khoản nợ được cơ cấu gia hạn….Hiện nay, lãi suất huy động được điều chỉnh xuống 9%. Chính phủ đồng ý bỏ khung giá đất: Hiện nay, chủ trương còn chờ quyết định cuối cùng từ Quốc hội vì khung giá đất được quy định trong Luật Đất đai, muốn bãi bỏ phải được sửa luật. Thủ tướng đồng ý giãn nộp 64.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất tối đa 12 tháng và giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012. Đây được xem là “liều thuốc” trợ lực cho các doanh nghiệp BĐS. Bộ Xây dựng trình Chính phủ chủ trương xây căn hộ từ 25-40 m2: Theo Bộ Xây dựng, căn hộ diện tích nhỏ phù hợp với nhu cầu trên thị trường, giúp giảm giá thành nhà thương mại và giảm lượng hàng tồn kho căn hộ diện tích lớn.

Hà Nội chưa đóng cửa bến xe Lương Yên: Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu Công ty Lương thức cấp I Lương Yên tiếp tục vận hành bến xe khách nằm ngay tại trung tâm thành phố đến khi có bến xe khác thay thế. Quy hoạch các huyện ngoại thành Hà Nội: Thạch Thất sẽ là trung tâm đô thị phía Tây Hà Nội, Mê Linh sẽ thành vành đai xanh của Hà Nội, Thị trấn sinh thái Chúc Sơn là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Chương Mỹ.

FLC hoàn tất việc nâng vốn lên 771,8 tỷ đồng: Ngày 20/6/2012, Sở Kế hoạch Đầu tư T.P Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi ghi nhận vốn điều lệ mới của Tập đoàn FLC. Qua đó tăng vốn điều lệ của Tập đoàn FLC từ 170 tỷ đồng lên 771,8 tỷ đồng và chính thức sáp nhập Công ty Cổ phần FLC Land vào Tập đoàn FLC. Hanel Hà Nội mua lại toàn bộ Khách sạn Dea-woo Hà Nội: Khách sạn Deawoo Hà Nội là công trình mang tính biểu tượng cho làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam trước đây đã được công ty Hanel Hà Nội mua lại 100% cổ phần. Khách sạn Deawoo nằm ở vị trí cực kỳ đắc địa tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội với toàn bộ diện tích 29.500m2. Petro Vietnam rút khỏi dự án PVN Tower: Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, Petro Vietnam với tư cách là chủ đầu tư dự án tòa nhà dầu khí PVN Tower tại Mễ Trì (Hà Nội) cao 102 tầng, đã quyết định không tiếp tục tham gia đầu tư dự án trên, nhằm từng bước đưa Petro Vietnam ra khỏi lĩnh vực đầu tư bất động sản.

TÀI TRỢ VÀNG

Chính sách nổi bật

Hoạt động doanh nghiệp

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

Page 15: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

  

   

      1.Toàn cảnh thị trường 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

Quy mô thị trường qua 6 tháng đầu năm 2012 HOSE HNX Upcom

Index 422.37 (20.1%) 71.07 21%) 36.49 (8.4%) - khi bỏ BVH, VIC, MSN, VNM 324.18 Tổng số DN niêm yết 308 397 130 - niêm yết mới trong 6 tháng 7 5 0 Vốn hóa (tỷ VNĐ) 667,106 105,764 24,662% Sở hữu của NĐTNN 15.1% 10.1% 3.1%P/E 11.17 8.98 _ P/B 1.57 0.96 _ - khi bỏ BVH, VIC, MSN, VNM P/E 9.47 _ _ P/B 1.28 _ _

(*) Số liệu tính tới ngày 29/6/2012

Lượng cung, cầu cổ phiếu & tiền qua 6 tháng đầu năm 2012

Tiền mặt đã trả cổ tức (tỷ đồng) 20,650 - riêng trong tháng 6 6,493Tiền thu qua phát hành tăng vốn (tỷ đồng) 2,178 - riêng trong tháng 6 112 Số cổ phiếu tăng thêm qua phát hành thêm 1,501,083,849 - riêng trong tháng 6 353,660,168 Đấu giá thành công 14,253,758 cp (thu về 213 tỷ đồng)

Các ngành tăng mạnh qua 6 tháng qua có thể kể tới là ngành Công nghiệp (tăng 37%), ngành BĐS và Xây dựng (tăng 34,3%) hay ngành Tài chính (33,4%).

Tài chính và BĐS & Xây dựng cũng là 2 nhóm ngành mà tỷ lệ vốn hóa của các cổ phiếu trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất (tương đương gần 63% tỷ lệ vốn hóa toàn thị trường).

 

TTCK Việt Nam đã tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm sau đó đi xuống trong tháng 5 và 6. Tuy nhiên tính qua 6 tháng, VN-Index và HNX-Index vẫn tăng trên 20%.

Có 12 Doanh nghiệp mới niêm yết trên HOSE và HNX qua nửa đầu 2012. Đáng chú ý nhất là mã GAS, khi cổ phiếu này chào sàn với khối lượng “khủng” 1,9 tỷ đơn vị.

Nếu không tính BVH, MSN, VIC và VNM thì VN-Index tại thời điểm 29/6/2012 tương đương 324,18 điểm. Khi loại bỏ 4 cổ phiếu trên, P/E và P/B sàn HOSE tương đương ở mức 9.47 và 1.28 lần.

Tổng hợp dữ liệu TTCK trong 6 tháng đầu năm 2012

Ngành Thay đổi 6 tháng (+/- %) P/E P/B Room

trống Tỷ lệ

vốn hóaNông nghiệp 31.7% 4.3 1.1 69.5% 5.0%Hàng tiêu dùng 9.1% 11.0 2.2 30.7% 8.4%Năng lượng 10.4% 5.7 0.9 86.1% 13.3%Tài chính 33.4% 12.3 1.6 49.6% 44.8%Y tế 19.0% 7.1 1.4 32.4% 1.2%Công nghiệp 36.9% 14.7 0.8 77.8% 2.3%Nguyên vật liệu 27.7% 11.5 1.2 72.1% 4.3%BĐS và Xây dựng 34.3% 17.1 1.1 79.3% 17.9%Dịch vụ 9.4% 6.9 0.9 78.5% 1.3%Công nghệ & Viễn thông 13.7% 9.3 1.6 48.8% 2.0%

 

 

Tính cả lượng cổ phiếu phát hành tăng vốn và giao dịch lần đầu cũng như đấu giá thành công, thì tổng cung cổ phiếu đưa ra thị trường qua 6 tháng đầu năm đạt gần 3,6 tỷ đơn vị.

Lượng tiền mặt các Doanh nghiệp dùng để chi trả cổ tức qua nửa đầu 2012 đạt 20,650 tỷ đồng.

 

Page 16: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

  

 

       2. Thống kê tăng, giảm giá cổ phiếu

 

       

Tháng 6 tại sàn HCM

Mã % tăng KLGD

trung bình tháng

Mã % giảmKLGD

trung bình tháng

DAG 32.0% 36,176 DLG -33.9% 440,867IFS 29.7% 265 FDG -30.8% 7,310DTT 26.4% 54 VES -29.6% 830GIL 22.5% 42,982 SBS -29.1% 1,000,576VNS 19.8% 11,398 VPK -24.8% 175,542SVT 19.7% 190 TAC -24.8% 35,562KSA 18.6% 486,196 DXG -23.4% 118,361SFC 16.4% 2,815 CLG -23.1% 177,568ALP 15.4% 2,794 STG -22.9% 30GDT 14.8% 789 CNT -22.4% 680

Tháng 6 tại sàn Hà Nội

Mã % tăng KLGD

trung bình tháng

Mã % giảmKLGD

trung bình tháng

MKV 44.6% 3,957 BXH -55.3% 362SGH 30.8% 19 CVN -55.0% 42,157YBC 29.2% 1,700 AGC -41.7% 42,252GLT 25.8% 2,690 SDS -40.6% 771SAP 21.8% 5,157 BHV -32.8% 143SDG 21.7% 95 TV3 -31.1% 186LUT 21.0% 19,224 PHS -28.2% 5,800DAC 20.6% 186 TET -26.1% 876QHD 20.4% 157 NVC -25.0% 109,124NIS 18.6% 895 PSG -25.0% 108,110

(*) Số liệu tính tới ngày 29/6/2012

Tăng/Giảm mạnh nhất HOSE trong 6 tháng đầu năm 2012

Mã % tăng Mã % giảm

KSA 235.0% DLG -55.8% CSM 200.1% KTB -52.0% SRC 183.6% CTI -46.8% DAG 166.7% SAV -46.5% FBT 165.2% CCL -43.7% BMC 152.1% LCM -42.9% PTC 150.0% ASM -40.4% VNE 130.0% SVC -37.1% HSG 129.0% HTL -35.7% DRC 128.9% LGC -33.9%

Tăng/Giảm mạnh nhất HNX trong 6 tháng đầu năm 2012

Mã % tăng Mã % giảm

VIX 218.1% CVN -76.6%CMI 194.9% BXH -67.1%CCM 150.0% V21 -58.8%HCC 139.6% DTC -58.4%SCR 126.9% VIE -53.8%TAS 125.0% TET -52.6%SVS 125.0% CMC -50.5%NHA 124.1% MHL -50.3%UNI 123.1% IDV -49.9%SAP 116.6% BHT -49.5%

Trong Top tăng giảm mạnh nhất HOSE tháng 6 vừa qua có 3 cái tên nổi bật là KSA, DLG và SBS.

KSA bắt đầu tháng 6 với chuỗi 6 phiên trần liên tiếp, ngay sau khi công ty đưa ra giải trình ý kiến về việc kiểm toán BCTC hợp nhất 2011. Tuy không phải là cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng, nhưng KSA là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất nhóm tăng giá và thu hút nhiều sự quan tâm của NĐT trong tháng qua.

Ngược lại, 2 cổ phiếu DLG và SBS là 2 mã giảm mạnh nhất sàn HOSE với mức giảm trên dưới 30%. Trong khi DLG giảm sàn 13 / 21 phiên gd trong tháng thì SBS cũng đạt tới con số 12 phiên đóng cửa giá sàn. Các thông tin về KQKD hay giao dịch của cổ đông nội bộ là vấn đề chính của 2 mã này trong tháng.

Còn tại sàn Hà Nội, thanh khoản sụt giảm nhiêm trọng đã làm cho các mã tăng hay giảm giá mạnh không còn được NĐT quan tâm.

Các cổ phiếu tăng mạnh như MKV (44,6%), SGH (31%) hay YBC (29,2%), tính trung bình không quá 4.000 đơn vị được giao dịch trong 1 phiên.

Ở phía kia, thanh khoản có tốt hơn đôi chút ở các mã giảm mạnh là CVN (-55%) và AGC (-42%) khi trung bình mỗi phiên có 42 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

 

Vị trí quán quân trong Top tăng giá nửa đầu năm 2012 thuộc về KSA với mức tăng 235%. Tiếp theo tới VIX (218%) và CSM (200%).

Ở chiều ngược lại, giảm giá mạnh nhất và tiêu biểu nhất là các mã CVN, BXH của sàn Hà Nội với mức giảm lần lượt đạt 76,6% và 67,1%. Tại sàn HOSE, mã DLG và KTB là 2 cái tên tương ứng khi đều có mức giảm trên 50%.

 

Page 17: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

  

3. Quy mô giao dịch của NĐTNN trong 6 tháng đầu năm 2012

 

 

Mua/Bán ròng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2012

Mã Sàn Mua ròng Mã Sàn Bán

ròng

MBB HSX 815.4 STB HSX -3,340.9VCB HSX 580.0 VIC HSX -912.3MSN HSX 406.6 HAG HSX -109.0NTP HNX 266.3 BVH HSX -95.7GAS HSX 246.9 GMD HSX -65.2CTG HSX 183.0 SCR HNX -48.8HPG HSX 182.1 QCG HSX -45.8FPT HSX 174.3 IJC HSX -40.4DPM HSX 158.5 CSM HSX -31.7DBC HNX 149.7 PPC HSX -29.2PNJ HSX 146.0 EIB HSX -26.6PGS HNX 126.9 HRC HSX -21.4REE HSX 126.4 BVS HNX -20.7JVC HSX 113.0 DRC HSX -18.0PVD HSX 108.4 BMC HSX -17.0

Màu xanh là cp thuộc VN30Index (*) đv: tỷ đồng

Trong 5 năm qua, nửa đầu năm 2012 là khoảng thời gian mà khối ngoại mua ròng ít nhất. Giá trị mua vào chỉ nhỉnh hơn giá trị bán ra 68 tỷ đồng (tính trên cả HOSE và HNX).

Các cổ phiếu được khối ngoại quan tâm và giao dịch nhiều nhất qua 6 tháng đầu năm vẫn là các cổ phiếu Ngân hàng như MBB, VCB, STB hay các siêu Bluechips VIC, MSN.

Cổ phiếu STB qua nửa đầu năm 2012 đã bị bán ròng 3.341 tỷ đồng. Ngoài việc thoái vốn ồ ạt của khối ngoại, Sacombank cũng đang trải qua nhiều xáo trộn ở đội ngũ lãnh đạo trong những tháng qua.

 

Diễn biến VN‐Index, HNX‐Index và GTGD ròng của khối ngoại từ 1/7/2011 – 29/6/2012 

Giao dịch ròng tại HOSE & HNX qua 6 tháng trong 5 năm gần đây 

Page 18: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012

  

4. Tình hình đấu thầu Trái phiếu chính phủ qua 6 tháng đầu năm 2012

Chi tiết tình hình phát hành TPCP qua 6 tháng đầu năm 2012 (đv KL: tỷ đồng) 

 

 

- Về việc phát hành TPCP, trong 6 tháng đầu năm đã thu được 54,8 nghìn tỷ đồng qua các đợt đấu thầu tại HNX (tương đương gần 55% kế hoạch). Trong số này, tổng khối lượng trúng thầu ở mức kỳ hạn 3 và 5 năm đạt gần 40,4 nghìn tỷ, chiếm 74% tổng khối lượng trúng thầu.

- Lãi suất trúng thầu trong nửa đầu năm nay có xu hướng giảm dần theo từng tháng. Những đợt đấu thầu trong tháng 6 vừa qua, vùng lãi suất trúng thầu chủ yếu dao động trong biên độ hẹp, từ 9% - 9,5%.

- So với nửa đầu năm 2011, lượng tiền thu được qua đấu thầu TPCP năm nay tăng mạnh 45%, tương đương tăng gần 17 nghìn tỷ. Các kỳ hạn trúng thầu chủ yếu vẫn là các kỳ hạn ngắn, kỳ hạn từ 10 năm hoặc trên rất ít thu hút sự quan tâm.

- Còn ở mạng phát hành TPCP bảo lãnh, trong 6 tháng đầu 2012 đã thu được 32,6 nghìn tỷ đồng, tương đương đạt 55% kế hoạch đề ra. Trong số này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành thành công 20 nghìn tỷ, phần còn lại thuộc về Ngân hàng Chính sách xã hội.

Page 19: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng 2012   

TÀI TRỢ VÀNG

STT Tên dự án

Chủ đầu tư

Tổng mức đầu tư

Diện tích Địa điểm Tiến độ Mô tả

1 Berriver Long

Biên Hanco9

2.500

tỷ đồng

3,45

ha

390 Nguyễn Văn

Cừ, Hà Nội

Đang

xây hầm

Berriver Long Biên là tổ hợp 5 toà tháp 22 tầng trên diện tích

rộng tới trên 30,000 m2

2 KĐT Đại

Thanh

Xi nghiệp Xây

dựng tư nhân số 1

Lai Châu

N/A 17

ha

Thanh Trì, Hà

Nội

Đang

xây hầm

Khu đô thị là tổ hợp các công trình được đầu tư xây dựng mới

đồng bộ, hiện đại gồm 600 căn biệt thự liền kề và 6 khối nhà

chung cư cao tầng, công viên, trường học, công viên,… Dự

kiến bàn giao nhà vào quý 1 năm 2014.

3

Skyview

Phương

Thành

Trí Tuệ Việt N/A 2.100

m2 Cầu Giấy, Hà Nội

Chưa

xây dựng

Dự án có diện tích 2.100m2, nằm tiếp giáp hồ điều hòa của

Khu đô thị Cầu Giấy. Tòa nhà được thiết kế hiện đại với 2 tầng

hầm, 25 tầng nổi, trong đó có 2 tầng penthouse.

4

Khu nghỉ

dưỡng Phú

Quốc – Nam

Cường

Nam Cường 3.200

tỷ đồng

32

ha Phú Quốc

Chấp

thuận

đầu tư

Dự án có diện tích 32,2 ha, với tổng vốn đầu tư lên tới 3.200

tỷ đồng được thực hiện trong giai đoạn 2012-2018. Khu tổ hợp

gồm khách sạn, khu vui chơi giải trí, biệt thự nghỉ dưỡng cao

cấp tiêu chuẩn Quốc tế.

5

Tổ hợp đô thị

sân bay Nha

Trang

Tổng Công ty 319

và Thành Đông N/A

460

ha Nha Trang

Quy

hoạch

Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính và du lịch

Nha Trang. Tổng diện tích khu vực nghiên cứu lập quy hoạch

khoảng 460 ha, diện tích lập ý tưởng quy hoạch 238,15 ha với

quy mô dân số từ 20.000-28.000 người.

6 Ehome 3 Nam Long và

Indochina Land N/A N/A

Hồ Ngọc Lãm,

Bình Tân

Khởi công

tháng 7

Gồm 14 khối chung cư cao 9 tầng tương đương khoảng 2.000

căn hộ. Giai đoạn 1 sẽ xây 495 căn hộ, diện tích từ 50-60 m2.

Phụ lục 2: Các dự án Bất động sản tiêu biểu

Page 20: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012
Page 21: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012
Page 22: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012
Page 23: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012
Page 24: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012
Page 25: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012
Page 26: Bc kinh te_taichinh_6 thang 2012