bÀi 6: hƯỚng dẪn nghiỆp vỤ cho vay i-6... · web view- người vay vốn phải có...

78
BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY THEO CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG 1. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO 1.1. Nguyên tắc vay vốn Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận. 1.2. Điều kiện để được vay vốn - Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân dân (UBND) xã xác nhận trên danh sách 03/TD. - Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ. - Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH. - Hộ nghèo phải tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn. 1.3. Những hộ nghèo không được vay vốn của NHCSXH - Những hộ không còn sức lao động. - Những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án. - Những hộ nghèo được chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động. - Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp. 1.4. Mục đích sử dụng vốn vay - Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón..., công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản. 1

Upload: others

Post on 18-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY THEO CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG

1. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO1.1. Nguyên tắc vay vốnHộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.1.2. Điều kiện để được vay vốn- Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân

dân (UBND) xã xác nhận trên danh sách 03/TD.- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo

do Bộ Lao động thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.- Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan

hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

- Hộ nghèo phải tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn. 1.3. Những hộ nghèo không được vay vốn của NHCSXH- Những hộ không còn sức lao động.- Những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án.- Những hộ nghèo được chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn

vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.- Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như già cả neo đơn, tàn tật,

thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.1.4. Mục đích sử dụng vốn vay- Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón..., công

cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

- Góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

- Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập. NHCSXH cho vay vốn hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những con em đang theo học phổ thông để trang trải các chi phí sau:

+ Tiền học phí phải nộp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường công lập và theo quy định của nhà trường đối với trường dân lập.

+ Kinh phí xây dựng trường theo quy định của địa phương phù hợp với quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

+ Tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa theo giá ghi trên bìa sách (không cho vay mua sách tham khảo, sách nâng cao).

+ Tiền mua quần áo hoặc trang phục học đường của học sinh theo quy định.Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn vốn và nhu cầu vốn tại địa phương, Giám

đốc chi nhánh NHCSXH cơ sở ưu tiên, tập trung nguồn vốn cho vay hộ nghèo sản xuất

1

Page 2: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

kinh doanh trước, sau đó mới xét đến cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập tại các trường phổ thông.

1.5. Mức cho vayMức cho vay quy định đối với từng loại mục đích cụ thể như sau:- Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/1hộ.- Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp

sáng và học tập với mức cho vay cụ thể như sau:+ Cho vay sửa chữa nhà ở, mức cho vay tối đa 3 triệu đồng/1hộ.+ Cho vay điện thắp sáng, mức cho vay tối đa 1,5 triệu đồng/1hộ.+ Cho vay nước sạch, mức tối đa 4 triệu đồng/1hộ. + Cho vay chi phí học tập tại các trường phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền

cho Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố quyết định mức cho vay nhưng không vượt quá tổng 4 khoản chi phí học tập cao nhất được vay nêu ở điểm 1.4.

Lưu ý: Mức cho vay tối đa của chương trình cho vay hộ nghèo là: 30 triệu đồng/1hộ (bao gồm cả nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng, chi phí học tập cho con em học trường phổ thông).

1.6. Lãi suất cho vay: 0,65 %/tháng.Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.1.7. Thời hạn cho vay- Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng.- Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.- Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng (đối với trường hợp cho vay để trang trải chi

phí cho con em học phổ thông).NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Mục đích sử dụng vốn vay của người vay.- Thời hạn thu hồi vốn của phương án đầu tư (chu kỳ sản xuất kinh doanh).- Khả năng trả nợ của người vay.- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.1.8. Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãiVốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết.1.8.1. Thu nợ gốc:NHCSXH tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay tại Điểm giao dịch

theo quy định sau:- Món vay ngắn hạn: thu nợ gốc một lần khi đến hạn.- Món vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần (6 tháng hoặc 1 năm một lần do

NHCSXH và hộ vay thỏa thuận), Hộ vay được quyền trả nợ trước hạn.1.8.2. Thu lãi:

1.8.2. Thu lãi: - Có hai hình thức:

+ Thu gốc đến đâu thu lãi đến đó (cùng 1 lần).+ Thu lãi theo định kỳ hàng tháng theo Biên lai.

2

Page 3: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Đối với khoản nợ trong hạn, thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng trên số dư nợ vay.

+ Lãi chưa thu được của kỳ trước chuyển sang thu vào kỳ hạn kế tiếp.- Các khoản nợ quá hạn thu gốc đến đâu thu lãi đến đó.

+ Riêng các khoản nợ khó đòi ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau. + Số lãi chưa thu được hạch toán ngoại bảng để có kế hoạch thu sát với thực tế.1.9. Quy trình cho vay

SƠ ĐỒ CHO VAY HỘ NGHÈO

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng. Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD). Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách

hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân. Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.* Đối với cho vay để trang trải chi phí cho con em học phổ thông, ngoài các

quy định như cho vay hộ nghèo thông thường, còn có một số điểm quy định cụ thể như sau:

- Chủ hộ đứng tên vay là bố, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hợp pháp vay để chi phí học tập cho con mình (kể cả con nuôi theo pháp luật).

3

Hộ nghèo Tổ TK&VV

UBND cấp xãNHCSXH

Tổ chứcCTXH cấp xã

(7)

(2)

(3)

(4)

(8)

(5)

(6)

(1)

Page 4: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Mỗi năm 1 lần vào đầu năm học, hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn mẫu 01/TD số tiền xin vay cho cả năm học đó, nộp Tổ TK&VV để tổ chức họp bình xét và lập danh sách mẫu 03/TD…

- Thời hạn cho vay gồm thời gian ân hạn và thời gian trả nợ: Thời gian ân hạn: là khoảng thời gian tính từ ngày hộ vay nhận món vay đầu

tiên cho đến khi người con kết thúc kỳ thi tốt nghiệp cấp học kể cả năm học lưu ban (nếu có). Trường hợp hộ nghèo có nhiều con theo học thì thời gian ân hạn được xác định theo số năm của người con đang theo học ở cấp học có số năm dài nhất. Trong thời gian ân hạn, hộ nghèo chưa phải trả gốc nhưng phải trả lãi tiền vay.

Thời gian trả nợ: tối đa được tính bằng số năm được NHCSXH cho vay vốn trong thời gian học tại cấp học đó (tiểu học là 5 năm, trung học cơ sở 4 năm, trung học phổ thông 3 năm).

- NHCSXH thu nợ gốc một năm 1 lần, kỳ thu nợ đầu tiên trong thời gian 1 năm kể từ khi kết thúc cho vay đối với học sinh đó. Số tiền thu nợ mỗi kỳ ít nhất bằng số tiền cho vay bình quân một năm trong thời gian ân hạn.

- Hiện nay, NHCSXH thu lãi định kỳ hàng tháng theo Biên lai.1.10. Xử lý nợ đến hạn1.10.1. Cho vay lưu vụ- Trường hợp áp dụng cho vay lưu vụ:+ Các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. + Áp dụng cho các khoản vay đầu tư ngành nghề sản xuất, kinh doanh có chu

kỳ kế tiếp như chu kỳ sản xuất, kinh doanh trước.- Điều kiện cho vay lưu vụ:+ Khoản vay đã đến hạn trả nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn cho chu kỳ

sản xuất, kinh doanh liền kề.+ Phương án đang vay có hiệu quả.+ Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát nghèo.- Mức cho vay lưu vụ tối đa không quá số dư nợ còn lại của hộ vay vốn đến

ngày cho vay lưu vụ.- Thời hạn cho vay lưu vụ là thời hạn của chu kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo

nhưng tối đa không quá thời hạn đã cho vay.- Lãi suất cho vay lưu vụ được áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho

vay lưu vụ.(1)

- Thủ tục cho vay lưu vụ: Khi có nhu cầu vay lưu vụ, trước 5 ngày đến hạn trả cuối cùng, hộ nghèo làm giấy đề nghị vay lưu vụ (mẫu số 07/TD) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV, các thủ tục khác không phải lập lại. NHCSXH không thực hiện việc hạch toán giả cho vay, giả thu nợ.

Mọi trường hợp cho vay lưu vụ, NHCSXH phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định vào cả Sổ vay vốn lưu tại NHCSXH và Sổ của hộ vay giữ.

1.10.2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ- Trường hợp hộ vay có khó khăn, chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn đã

thoả thuận do nguyên nhân:

1(? ) LSCV lưu vụ, thủ tục cho vay lưu vụ theo văn bản 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29/3/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ

4

Page 5: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

+ Chưa kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh. + Chưa tiêu thụ được sản phẩm hoặc hộ vay gặp khó khăn tạm thời về tài chính.- Khoản nợ của kỳ hạn đó được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không

chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người vay không phải làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ).

1.10.3. Gia hạn nợ- Trường hợp hộ vay không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên

nhân khách quan khác, đã được NHCSXH kiểm tra xác nhận và có giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD), thì NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.

- Thời gian cho gia hạn nợ: NHCSXH có thể thực hiện việc gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với cho vay trung hạn.

Trường hợp hộ nghèo vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đã được gia hạn nợ tối đa theo quy định trên, nhưng hộ vay vẫn chưa có khả năng trả nợ, nếu có nhu cầu thì được gia hạn nợ bổ sung để tiếp tục khôi phục sản xuất kinh doanh. Thời gian tối đa không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay ghi đối với cho vay trung hạn (2).

Nếu hộ nghèo trong quá trình sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về tài chính, chưa trả được nợ do các nguyên nhân khách quan đã được NHCSXH nơi cho vay cho gia hạn nợ, nhưng đến hạn trả nợ, hộ vay vẫn có nhu cầu vay lưu vụ (nếu có đủ điều kiện) thì có thể được xem xét cho vay lưu vụ (3).

1.10.4. Chuyển nợ quá hạn- Các trường hợp chuyển nợ quá hạn:+ Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích.+ Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ

cuối cùng, hộ vay không được gia hạn nợ thì NHCSXH chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.

- Sau khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ.

1.11. Xử lý nợ rủi roThực hiện theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

1.12. Kiểm tra sử dụng vốn vay (i). Trước khi phát tiền vay cho người vay, NHCSXH phải kiểm tra:- Người vay phải là thành viên của Tổ TK&VV do tổ chức chính trị - xã hội

thành lập theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH.- Người vay có tên trong Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH

(mẫu số 03/TD) do Tổ TK&VV bình xét, lập danh sách và được UBND cấp xã xác nhận.

2(? ) Văn bản 2100/NHCS-TD ngày 06/8/2008 v/v xử lý nợ đến hạn trả nợ.3(?) VB 1297/NHCS-TDNN-HSSV ngày 30/5/2011 v/v vướng mắc trong thực hiện nghiệp vụ tín dụng

5

Page 6: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

(ii). NHCSXH uỷ thác cho tổ chức Hội, Tổ TK&VV kiểm tra việc sử dụng vốn vay của từng người vay trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nhận tiền vay và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất (theo mẫu số 06/TD). Ngân hàng phối hợp với tổ chức Hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay và chấp hành quy định cho vay của người vay khi cần thiết. Kết quả kiểm tra của tổ chức Hội, Tổ TK&VV được gửi cho ngân hàng sau khi hoàn thành việc kiểm tra.

(iii). NHCSXH uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đối chiếu nợ công khai ít nhất một năm một lần theo mẫu số 15/TD và gửi kết quả đối chiếu cho ngân hàng.

CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH

1. Văn bản 316/NHCS-TD ngày 02/5/2003 về Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo.2. Văn bản 2628/NHCS-NVTD ngày 15/12/2004 Hướng dẫn nghiệp vụ cho

vay một phần nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt về sửa chữa nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập đối với hộ nghèo.

3. Văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007 về việc sửa đổi một số điểm văn bản 316/NHCS-KH.

4. Văn bản 1030/NHCS-TD ngày 08/6/2007 về việc giải đáp thắc mắc sau hội nghị tập huấn.

5. Văn bản 1617/NHCS-TD ngày 28/8/2007 về việc nâng cao chất lượng tín dụng6. Văn bản 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29/03/2011 Hướng dẫn sửa đổi, bổ

sung, thay thế một số điểm trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

7. Văn bản 2100/NHCS-TD ngày 06/8/2008 về việc xử lý nợ đến hạn trả nợ.8. Văn bản 1297/NHCS-TDNN-HSSV ngày 30/5/2011 về việc vướng mắc

trong thực hiện nghiệp vụ tín dụng.9. Văn bản 1910/NHCS-TDSV ngày 28/7/2011 về việc giải quyết vướng mắc

nghiệp vụ tín dụng.

2. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO2.1. Nguyên tắc vay vốn

6

Page 7: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Hộ cận nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.2.2. Điều kiện để được vay vốn- Hộ cận nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được UBND xã

xác nhận trên danh sách 03/TD.- Có tên trong danh sách hộ cận nghèo tại xã, phường, thị trấn xác nhận theo

chuẩn hộ cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ (Hiện nay, được thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011).

- Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

- Hộ cận nghèo phải tham gia Tổ TK&VV trên địa bàn. 2.3. Mục đích sử dụng vốn vay- Sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.2.4. Mức cho vay- Mức cho vay do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận nhưng không vượt quá mức

cho vay tối đa phục vụ sản xuất, kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

- Hiện nay, mức cho vay tối đa: 30 triệu đồng/1 hộ2.5. Lãi suất cho vay- Lãi suất cho vay: bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong

từng thời kỳ. Hiện nay, lãi suất cho vay là 0,845 %/tháng.- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.2.6. Thời hạn cho vay- Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng.- Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Mục đích sử dụng vốn vay của người vay.- Thời hạn thu hồi vốn của phương án đầu tư (chu kỳ sản xuất kinh doanh).- Khả năng trả nợ của người vay.- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.2.7. Các nội dung khác về: phương thức cho vay, điều kiện cho vay, thủ tục và

quy trình cho vay, định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro, kiểm tra, đối chiếu nợ,... được thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo.

VĂN BẢN HIỆN HÀNH1. Văn bản 1003/NHCS-TDNN ngày 12/4/2013 về Hướng dẫn nghiệp vụ cho

vay đối với hộ cận nghèo theo quyết định 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/1013 của Thủ tướng Chính phủ.

7

Page 8: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

3. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN (HSSV) CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

3.1. Đối tượng được vay vốn- HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương

đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Lưu ý: a. Đối với trường hợp HSSV học trung cấp, cao đẳng học liên thông lên cao

đẳng, đại học; HSSV đang học trường này nhưng đỗ chuyển sang trường khác, HSSV học hệ đại học tại chức, đào tạo từ xa đủ điều kiện thuộc điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ vẫn được giải quyết cho vay.

b. NHCSXH không giải quyết cho vay đối với những HSSV là: - Học viên cao học, nghiên cứu sinh.- Cán bộ công tác tại các ngành ở xã, huyện, tỉnh học tại chức.- HSSV có hoàn cảnh khó khăn bị các cơ quan xử phạt hành chính trở lên về: cờ

bạc, nghiện hút, trộm cắp...- HSSV đang bị các trường học kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.- HSSV học văn bằng thứ 2.(4)

3.2. Quy định về HSSV có hoàn cảnh khó khănHSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đào tạo được vay vốn tại

NHCSXH bao gồm:- HSSV mồ côi cả cha và mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại

không có khả năng lao động.- HSSV là con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp) của hộ gia đình, thuộc một

trong các đối tượng:+ Hộ nghèo theo quy định của pháp luật. + Hộ gia đình có thu nhập bình quân tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân

đầu người của hộ nghèo.(5)

- HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

4(?) VB 3386/NHCS-TDSV ngày 26/11/2009 v/v giải đáp vướng mắc về cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn5(?) QĐ số 09/2011-QĐ- TTg ngày 30/01/2011 ban hành chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo và văn bản hướng dẫn số 2364/NHCS-TDSV ngày 27/9/2011 về giải đáp vướng mắc nghiệp vụ về cho vay HSSV

8

Page 9: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

3.3. Điều kiện vay vốnĐể được vay vốn, HSSV phải có đủ các điều kiện sau:(1) HSSV đang sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho

vay có đủ các tiêu chuẩn như mục 3.2.Nơi cư trú hợp pháp của người vay vốn là nơi người đó thường xuyên sinh

sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND xã, nơi quản lý hộ gia đình đang sinh sống xác nhận (trên mẫu số 03/TD).

(2). HSSV được vào học và đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cụ thể phải có một trong 02 loại giấy tờ sau:- Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có Giấy báo nhập học của nhà trường (hoặc giấy

xác nhận mẫu 01/TDSV). - Đối với sinh viên năm thứ 2 trở đi phải có Giấy xác nhận của nhà trường theo

mẫu quy định (mẫu 01/TDSV).(3). Là HSSV có hoàn cảnh khó khăn được UBND cấp xã nơi hộ gia đình của

HSSV sinh sống xác nhận.3.4. Mức vốn cho vay(a). Mức cho vay cụ thể đối với từng HSSV được xác định căn cứ vào khả năng

tài chính của NHCSXH và nhu cầu vay vốn của người vay, nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ. Mức cho vay tối đa:

- Từ ngày 01/10/2007 đến 25/8/2009 đối với mỗi HSSV là 800.000 đồng/tháng; (8.000.000 đồng/năm học).

- Từ ngày 26/8/2009 đến 14/11/2010 đối với mỗi HSSV là: 860.000 đồng/tháng; (8.600.000 đồng/năm học).

- Từ ngày 15/11/2010 đến 31/7/2011 đối với mỗi HSSV là: 900.000 đồng/tháng; (9.000.000 đồng/năm học).

- Từ ngày 01/8/2011 đến 31/7/2013 áp dụng mức cho vay mới đối với mỗi HSSV là: 1.000.000 đồng/tháng; (10.000.000 đồng/năm học).

- Từ ngày 01/8/2013 áp dụng mức cho vay mới đối với mỗi HSSV là: 1.100.000 đồng/tháng; (11.000.000 đồng/năm học).

Đối với HSSV đang trong quá trình giải ngân dở dang (vay vốn trực tiếp tại NHCSXH nơi Nhà trường đóng trụ sở hoặc vay thông qua hộ gia đình), nếu có nhu cầu vay theo mức mới, thì kể từ ngày 01/8/2013 được áp dụng theo mức cho vay mới.

(b). Số tiền xem xét cho vay tối đa đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng HSSV trong gia đình, mức vốn cho vay tối đa của NHCSXH, số tháng từng sinh viên còn phải theo học tại trường kể từ ngày có nhu cầu vay vốn.

(c). Đối với những HSSV thuộc diện được miễn, giảm học phí hoặc HSSV theo học tại các trường Công an, Quân sự đã được miễn học phí và sinh hoạt phí thì loại trừ không cho vay đối với số tiền đã được miễn, giảm học phí, sinh hoạt phí... Mức học phí làm căn cứ giảm trừ là mức học phí của các trường đào tạo hệ công lập của cơ quan có thẩm quyền quy định.

9

Page 10: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

(d). Đối với HSSV thuộc đối tượng được vay vốn nhưng học hệ đại học tại chức, đào tạo từ xa thì HSSV vẫn được vay, nhưng mức cho vay phải căn cứ vào số tháng thực tế HSSV phải theo học tại trường, mức thu học phí của từng tháng, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn ở, đi lại (nếu học tại chức) để xem xét xác định mức cho vay.

3.5. Vốn vay được sử dụng vào việcNộp học phí, chi phí để mua sắm sách vở, phương tiện học tập nghiên cứu và

các chi phí khác phục vụ cho việc học tập của HSSV.3.6. Thời hạn cho vayThời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món

vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận.Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. a. Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món

vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Trong thời gian phát tiền vay, HSSV chưa phải trả nợ gốc và lãi. Lãi tiền vay được tính từ ngày nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc.

b. Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và Ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:

- Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng hai lần thời hạn phát tiền vay.

- Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

Trường hợp, một hộ gia đình vay vốn để chi phí học tập cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.

Trường hợp HSSV đã vay vốn, sau khi tốt nghiệp, đi nghĩa vụ quân sự, nếu còn dư nợ chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH thì số dư nợ đó được kéo dài thời gian trả nợ và được miễn lãi tiền vay tương ứng với thời gian phục vụ tại ngũ của HSSV đó, nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày HSSV nhập ngũ.

Đối với HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính đã được vay vốn nhưng nay thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ có thu nhập bình quân bằng 150% mức thu nhập bình quân của hộ nghèo, thời hạn phát tiền vay phải được xác định lại bao gồm thời hạn phát tiền vay trước đây và thời hạn phát tiền vay lần này.

* Lưu ý: Món nợ gốc và lãi đầu tiên được trả khi HSSV ra trường, có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Như vậy, thời hạn cho vay tối đa bao gồm thời hạn phát tiền vay, thời gian HSSV ra trường chờ việc làm chưa có thu nhập và thời hạn trả nợ vay.

3.7. Lãi suất cho vay- Các khoản cho vay từ 01/8/2011 trở đi được áp dụng lãi suất cho vay

0,65%/tháng; Lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

10

Page 11: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Các khoản cho vay từ 31/7/2011 trở về trước còn dư nợ đến ngày 31/7/2011 vẫn được áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên sổ TK&VV hoặc khế ước nhận nợ cho đến khi thu hồi hết nợ.

3.8. Hồ sơ cho vay3.8.1. Cho vay thông qua hộ gia đình: - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) kèm

Giấy xác nhận của nhà trường đối với sinh viên năm thứ hai trở đi (bản chính) hoặc giấy báo nhập học đối với sinh viên năm thứ nhất (bản chính hoặc bản photo có công chứng).

Cơ quan có thẩm quyền xác nhận (mẫu 01/TDSV): Là các trường, cơ sở giáo dục khác (gọi chung là các trường) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Các đơn vị tham gia liên kết đào tạo, không trực tiếp cấp bằng tốt nghiệp cho HSSV thì không có thẩm quyền xác nhận; Hiệu trưởng các trường có thể uỷ quyền cho trưởng phòng công tác HSSV hoặc trưởng phòng đào tạo xác nhận; Các cơ sở đào tạo do thủ trưởng đơn vị xác nhận; Các khoa thuộc một số trường đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, đại học Thái Nguyên, đại học Đà Nẵng nếu có tài khoản, con dấu riêng được giám đốc đại học uỷ quyền thì chủ nhiệm khoa xác nhận.

- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) - Biên bản họp Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) (mẫu 10/TD)- Thông báo phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) * Lưu ý: (6)

- Đối với hộ gia đình đã vay vốn cho HSSV nhưng năm học mới này có thêm HSSV trúng tuyển, Hộ vay lập giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) đính kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi Tổ TK&VV.

- Đối với Bộ đội xuất ngũ, người vay gửi cho NHCSXH nơi cho vay bản sao Quyết định về việc quân nhân xuất ngũ có chứng thực của UBND cấp xã.

- Đối với người học nghề phải có giấy xác nhận (Mẫu số 01/TDSV) hoặc giấy báo nhập học của cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Đối với lao động đã được vay vốn học nghề một lần nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan phải có tên trong Quyết định của UBND cấp tỉnh về việc được tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án thì được NHCSXH tiếp tục xem xét cho vay nhưng tối đa không quá 03 lần.

- Đối với HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính, nếu hộ vay đã nhận tiền vay đủ 12 tháng nhưng vẫn còn khó khăn hoặc lại khó khăn tiếp thì yêu cầu phải có văn bản nêu rõ lý do khó khăn được UBND cấp xã xác nhận hoặc danh sách do UBND cấp xã lập gửi NHCSXH và Giấy xác nhận của nhà trường làm cơ sở xác định mức cho vay cụ thể để giải ngân tiếp cho hộ vay theo quy định mà không phải lập thêm thủ tục gì.

6(?) Văn bản 3182/NHCS-TDSV ngày 21/12/2010 thực hiện cho vay theo QĐ 1956/QĐ-TTg; văn bản 883/NHCS-TDSV ngày 19/4/2011 giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ TD; VB 2225/NHCS/TD ngày 30/10/2007, văn bản 2364/NHCS-TDSV ngày 27/9/2011 v/v giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ tín dụng cho vay HSSV.

11

Page 12: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Đối với HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính đã được vay vốn nhưng nay thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ có thu nhập bình quân bằng 150% mức thu nhập bình quân của hộ nghèo, khi được UBND xã xác nhận, Hộ vay lập Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) đính kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi Tổ TK&VV.

3.8.2. Cho vay trực tiếp HSSV tại NHCSXH: HSSV mồ côi cả cha và mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại

không còn khả năng lao động được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại NHCSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.

Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm theo giấy xác nhận của nhà trường (Mẫu số 01/TDSV) về việc sinh viên đang theo học tại trường và là HSSV có hoàn cảnh mồ côi (bản chính) và giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng) gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.

Việc xác nhận của nhà trường có thể xác nhận theo mẫu số 01/TDSV hoặc trên Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) hoặc theo văn bản riêng của nhà trường là đủ điều kiện để Ngân hàng xem xét cho vay.

Lưu ý: Nhà trường không có trách nhiệm xác nhận HSSV đó có thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, việc xác nhận này thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã nơi HSSV cư trú.(7)

Nhận được hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ (gốc, lãi) và thực hiện các nội dung khác theo quy định.

3.9. Tổ chức giải ngân- Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ học:

Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay/tháng và số tháng của từng học kỳ. Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học được sử dụng làm căn cứ giải ngân cho 2 lần của năm học đó. Để giải ngân cho năm học tiếp theo phải có Giấy xác nhận mới của nhà trường.

- Đến kỳ giải ngân, người vay mang chứng minh nhân dân, sổ vay vốn đến Điểm giao dịch quy định của NHCSXH để nhận tiền vay. Trường hợp, người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay được uỷ quyền cho thành niên trong hộ lĩnh tiền nhưng phải có giấy uỷ quyền có xác nhận cuả UBND cấp xã. Mỗi lần giải ngân, cán bộ ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký xác nhận tiền vay theo quy định.

- NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người vay theo phương thức NHCSXH nơi cho vay chuyển tiền cho HSSV nhận tiền mặt tại trụ sở NHCSXH nơi gần trường học của HSSV hoặc chuyển khoản cho HSSV đóng học phí cho nhà trường theo đề nghị của người vay.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV khi sử dụng vốn vay đóng học phí và trang trải các khoản chi phí cho học tập, đồng thời hỗ trợ cho gia đình khi vay và chuyển tiền vay không phải chịu chi phí khi chuyển tiền cho HSSV, HSSV không phải bảo quản tiền mặt nên đảm bảo an toàn và được hưởng lãi theo mức lãi suất không kỳ hạn tính trên số dư của tài khoản thẻ, NHCSXH đã ký hợp đồng hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) về việc phát hành thẻ để

7(?) VB 2225/NHCS/TD ngày 30/10/2007,VB 1964/NHCS-TDSV ngày 15/7/2009 v/v mét sè néi dung bæ sung vµ chÊn chØnh cho vay HSSV n¨m häc 2009-2010.

12

Page 13: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

thực hiện giải ngân cho vay Chương trình tín dụng HSSV. Để được giải ngân qua thẻ thì HSSV phải có thẻ tại Agribank hoặc Vietinbank. HSSV chưa có thẻ sẽ được Agribank hoặc Vietinbank cấp thẻ miễn phí.

3.10. Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay3.10.1. Định kỳ hạn trả nợ:- Khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay

cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do ngân hàng và người vay thoả thuận ghi vào sổ vay vốn.

- Trường hợp người vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì việc định kỳ hạn trả nợ được thực hiện khi giải ngân số tiền cho vay kỳ học cuối của HSSV ra trường sau cùng.

- Trường hợp HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính, NHCSXH nơi cho vay và người vay thỏa thuận phát tiền vay một lần cho cả năm học thì ngân hàng và hộ vay tiến hành thỏa thuận kỳ hạn trả nợ ngay khi giải ngân. Khi hộ vay đã nhận tiền vay đủ 12 tháng nhưng đủ điều kiện để được vay tiếp, khi giải ngân khoản vay này thì ngân hàng nơi cho vay tiếp tục định kỳ hạn nợ, thời hạn trả nợ bao gồm cả thời hạn trả nợ của số tiền giải ngân trước và thời hạn phát tiền vay lần này.

3.10.2. Thu nợ gốc:- Việc thu nợ gốc được thực hiện theo phân kỳ trả nợ đã thoả thuận trong sổ vay vốn.- Trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn trả

nợ theo phân kỳ (kỳ con) thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.3.10.3. Thu lãi tiền vay:- Lãi tiền vay được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả

hết nợ gốc. NHCSXH thoả thuận với người vay trả lãi theo tháng trong thời hạn trả nợ. - Đối với các khoản nợ quá hạn, thu nợ gốc đến đâu thì thu lãi đến đó; trường

hợp người vay thực sự khó khăn có thể ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau.Lưu ý: Trường hợp sinh viên trả gốc trước hạn sẽ được hưởng chính sách

giảm lãi của Nhà nước. Cụ thể như sau:* Số tiền lãi được giảm khi trả nợ trước hạn.Số tiền lãi được giảm tính trên số tiền gốc trả nợ trước hạn và thời gian trả nợ

trước hạn của người vay. Mức lãi suất được giảm bằng 50% lãi suất cho vay.Số tiền lãi được giảm cho mỗi lần trả nợ trước hạn được

tính theo công thức sau:

Số tiền lãi được giảm =

Số tiền gốc trả nợ trước

hạnx

Số ngày trả nợ trước

hạnx

Lãi suất cho vay (%/tháng)30 ngày

x 50%

Số ngày trả nợ trước hạn được tính từ ngày trả nợ đến ngày trả nợ cuối cùng ghi trên sổ vay vốn. Trường hợp thời hạn trả nợ chưa ghi trên sổ vay vốn thì ngày trả nợ cuối cùng là ngày cuối cùng của thời gian trả nợ tối đa theo quy định tại Công văn số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH về Hướng dẫn thực hiện cho vay đối với HSSV.

13

Page 14: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Đối với những HSSV đã được kéo dài thời hạn trả nợ do đi nghĩa vụ quân sự, nếu trả nợ trước hạn vẫn được thực hiện giảm lãi tiền vay theo quy định hiện hành.

Đối với HSSV sau khi tốt nghiệp, toàn bộ số dư đã hết thời gian gia hạn nợ bị chuyển sang nợ quá hạn mà sinh viên đó mới đi nghĩa vụ quân sự thì số dư nợ này không được chuyển trạng thái nợ từ quá hạn sang trong hạn và không được miễn lãi tiền vay.

* Thực hiện trả tiền lãi được giảmThoái trả tiền lãi được giảm tính một lần khi người vay trả hết nợ cho NHCSXH (cả gốc

và lãi) và không vượt quá tổng số lãi tiền vay phải trả của khế ước đó, cụ thể:- Trường hợp tổng số lãi được giảm nhỏ hơn hoặc bằng số tiền lãi còn phải trả,

ngân hàng thực hiện khấu trừ trực tiếp vào số lãi còn phải trả. - Trường hợp tổng số lãi được giảm lớn hơn số lãi còn phải trả, ngân hàng thực hiện

thoái trả cho khách hàng phần chênh lệch giữa số lãi được giảm với số lãi còn phải trả, nhưng số thoái trả không được vượt quá tổng số tiền lãi người vay đó trả.

3.11. Xử lý nợ đến hạn3.11.1. Gia hạn nợ:- Đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu người vay có khó khăn khách quan chưa

trả được nợ thì được NHCSXH cho gia hạn nợ.- Thủ tục gia hạn nợ: Trước 05 ngày đến hạn trả nợ cuối cùng, người vay viết

giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ.

- Thời gian cho gia hạn nợ: tuỳ từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể cho gia hạn một hay nhiều lần cho một khoản vay, nhưng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.

3.11.2. Chuyển nợ quá hạn:Trường hợp người vay không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và

không được NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.Sau khi chuyển nợ quá hạn, ngân hàng nơi cho vay phối hợp với chính quyền sở

tại, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là HSSV đã được vay vốn để thu hồi nợ. Trường hợp, người vay có khả năng trả nợ thì xem xét chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý thu hồi vốn theo quy định của pháp luật.

3.12. Xử lý nợ rủi roThực hiện theo Quyết định số 50/2010/QĐ- TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng

Chính phủ; Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

3.13. Kiểm tra vốn vay- Đối với những trường hợp vay vốn thông qua hộ gia đình: Kiểm tra giống như

cho vay hộ nghèo.- Đối với trường hợp HSSV vay trực tiếp tại NHCSXH nơi trường đóng trụ sở:

NHCSXH nơi cho vay trực tiếp kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ xin vay và kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay (mẫu số 06/TD).

3.14. Về việc cam kết trả nợTrước kỳ thi tốt nghiệp tối thiểu 2 tuần, sinh viên đã vay vốn vẫn còn dư nợ tại

NHCSXH phải làm giấy cam kết trả nợ theo mẫu 05/TDSV nộp cho nhà trường.

14

Page 15: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Chỉ sau khi HSSV vay vốn làm giấy cam kết trả nợ thì nhà trường mới làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp, phát bằng tốt nghiệp và trả hồ sơ cho HSSV.

CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH

1. Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

2. Văn bản 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

3. Văn bản 2225/NHCS-TD ngày 30/10/2007 về giải đáp một số vướng mắc về cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

4. Văn bản 1883/NHCS-TD ngày 10/7/2008 về ban hành giấy cam kết trả nợ và thay giấy xác nhận.

5. Văn bản 2883/NHCS-TD ngày 16/10/2008 về giải đáp một số vướng mắc về cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

6. Văn bản 1964/NHCS-TDSV ngày 15/7/2009 về một số nội dung bổ sung và chỉnh sửa cho vay học sinh sinh viên năm học 2009 - 2010.

7. Văn bản 2547/NHCS-TDSV ngày 03/9/2009 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

8. Văn bản 2525/NHCS-TDSV ngày 7/9/2009 về việc giải ngân qua thẻ đối với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

9. Văn bản 3182/NHCS-TDSV ngày 21/12/2010 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 và Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

10. Văn bản 2861/NHCS-TDSV ngày 16/11/2010 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV.11. Văn bản số 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29/03/2011 về việc hướng dẫn sửa

đổi, bổ sung, thay thế một số điểm trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

12. Văn bản số 883/NHCS-TDSV ngày 19/4/2011 về việc giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ tín dụng.

13. Văn bản số 1662/NHCS-TDSV ngày 08/7/2011 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

14. Văn bản số 2364/NHCS-TDSV ngày 27/9/2011 về việc giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ tín dụng chương trình cho vay HSSV.

15. VB 3802/NHCS-KTTC ngày 03/12/2012 về việc thay đổi phương pháp tính và chi trả hoa hồng, phí ủy thác đối với chương trình cho vay HSSV.

16. VB 1002/NHCS-KTTC ngày 12/4/2013 về việc chi trả hoa hồng, phí ủy thác chương trình cho vay HSSV.

17. VB 2609/NHCS-TDSV ngày 18/7/2013 về việc Giải đáp vướng mắc về chương trình tín dụng HSSV.

15

Page 16: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

4. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM4.1. Đối tượng vay vốnĐối tượng vay vốn chương trình Quốc gia giải quyết việc làm là các cơ sở sản

xuất, kinh doanh và hộ gia đình.Trong đó: +Hộ gia đình: Các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, trong đó

ưu tiên cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.(8) +Cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm:- Hộ kinh doanh cá thể.- Tổ hợp sản xuất.- Hợp tác xã hoạt động theo luật Hợp tác xã.- Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật.- Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp.- Chủ trang trại (có đủ tiêu chí theo quy định hiện hành của Nhà nước).4.2. Điều kiện vay vốn4.2.1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh,

tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định.- Dự án phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương

trình ở địa phương nơi thực hiện dự án; (riêng đối với các dự án thuộc nguồn vốn do Tổng liên đoàn Lao động quản lý thì phải có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở).

- Đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH.

(Đối với nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động quản lý thì nhất thiết cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tổ chức Công đoàn).

4.2.2. Đối với hộ gia đình:- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới.- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương

trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận.- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.Lưu ý : Đối với nguồn vốn do Tổng liên đoàn Lao động quản lý thì Hộ gia đình

được vay vốn phải có đủ những điều kiện sau: Hộ gia đình phải là gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVC - LĐ) đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

+ Có vợ hoặc chồng, hoặc con (gọi chung là thành viên trong gia đình) trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.

+ Có thành viên trong gia đình bị mất việc, thôi việc, bị dôi dư trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, thuộc diện tinh giảm biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

8(?) VB số 297/NHCS-TDNN ngày 04/02/2013 của Tổng giám đốc NHCSXH v/v hướng dẫn thực hiện cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo QĐ 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chíh phủ.

16

Page 17: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

+ Có thành viên trong gia đình là người nghỉ hưu sớm, nghỉ mất sức lao động nhưng thực tế vẫn còn khả năng lao động.

+ Có thành viên trong gia đình nghỉ chờ việc dài ngày không hưởng lương.Đối tượng vay vốn đáp ứng một trong các tiêu chí trên phải được Thủ trưởng cơ

quan, đơn vị hoặc Giám đốc doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở lựa chọn và xác nhận. Các hộ CNVC - LĐ có thể cùng nhau góp vốn thành dự án nhóm hộ.

4.3. Vốn vay được sử dụng vào các việc - Mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, mở rộng nhà xưởng, phương tiện vận tải,

phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh.

- Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

4.4. Mức cho vay- Mức cho vay căn cứ vào: + Nhu cầu vay vốn.+ Vốn tự có của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.+ Khả năng hoàn trả của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa không quá 500

triệu đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động thu hút mới.- Đối với hộ gia đình: mức cho vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ.- Đối với dự án nhóm hộ, mức cho vay tối đa phụ thuộc vào số hộ tham gia dự

án nhưng mức cho vay mỗi hộ tối đa không quá 20 triệu đồng. - Đối với nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý: Mức cho

vay cao nhất đối với hộ gia đình không vượt quá 20 triệu đồng và thấp nhất không dưới 5 triệu đồng.

4.5. Lãi suất cho vay- Từ ngày 01/01/2006, lãi suất cho vay là 0,65%/tháng.- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay trong hạn.Lưu ý: - Lãi suất cho vay đối với tổ chức sản xuất của thương binh, người tàn tật; các

dự án hộ, nhóm hộ gia đình của thương binh, người tàn tật là 0,5%/tháng.(9)

- Lãi suất cho vay bằng 50% mức lãi suất cho vay đối với các đối tượng khác vay vốn GQVL của NHCSXH (= 0,325%/tháng)(10) được áp dụng đối với các cơ sở SXKD dành riêng cho người lao động là người tàn tật gồm: các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có trên 51% số lao động là người tàn tật và có quy chế hoạt động hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật.

4.6. Thời hạn cho vay áp dụng cho từng mục đích sử dụng vốn vay 9(?) VB 711/NHCS-KT ngày 05/4/2006 của Tổng giám đốc NHCSXH v/v lãi suất cho vay đối tượng người tàn tật thuộc chương trình cho vay GQVL.10(?) QĐ 51/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở SXKD dành riêng cho người lao động là người tàn tật.

17

Page 18: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Đến 12 tháng Trên 12 - 24 tháng Trên 24 - 36 tháng Trên 36 - 60 tháng

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm;- Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng;- Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.

- Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng;- Nuôi thuỷ, hải sản, con đặc sản;- Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt;- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản).

- Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;- Đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thuỷ bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản;- Chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.

Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.

4.7. Phương thức cho vay4.7.1. Đối với hộ gia đình:- Các dự án vay vốn thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh, nguồn vốn do Hội

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (LHPNVN), Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) quản lý: Áp dụng phương thức uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội trên cơ sở thiết lập các Tổ TK&VV.

- Các dự án thuộc nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (HTXVN), Hội người mù Việt Nam (HNMVN) và Bộ Quốc phòng quản lý: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp thông qua các dự án, cụ thể là dự án nhóm hộ hoặc dự án do người vay vốn trực tiếp làm chủ dự án.

4.7.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở ngân hàng cấp tỉnh, huyện.4.8. Xây dựng dự ánCác đối tượng khách hàng khi có nhu cầu vay vốn phải xây dựng dự án trình

bày rõ mục tiêu, nội dung, hiệu quả kinh tế của dự án và cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, thu hút số lao động vào làm việc, cụ thể:

- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh là chủ dự án phải xây dựng dự án theo mẫu 1a ban hành kèm theo thông tư 14.

- Đối với hộ gia đình: Chủ hộ làm chủ dự án phải xây dựng dự án theo mẫu số 1b ban hành kèm theo thông tư 14, cụ thể:

+ Đối với các hộ gia đình cùng tham gia một dự án (dự án nhóm hộ gia đình): người vay vốn phải làm đơn tham gia dự án theo mẫu 02 ban hành kèm theo thông tư 14 gửi chủ dự án (là người đại diện nhóm hộ gia đình hoặc đại diện chính quyền hoặc đại diện cơ quan thực hiện chương trình).

+ Đối với hộ gia đình tự xây dựng dự án thì người vay vốn làm chủ dự án.4.9. Phân cấp phê duyệt dự án

18

Page 19: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Cơ quan quản lý dự án

Dự án có mức vay đến 100 triệu đồng

Dự án có mức vay từtrên 100 triệu - 500 triệu đồng

Đối với các dự án thuộc nguồn vốn do địa phương quản lý

- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt. (Tuỳ tình hình có thể uỷ quyền cho cơ quan cấp dưới thẩm định và phê duyệt như đối với mức vay đến 100 triệu)

Dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức CT - XH, tổ chức xã hội quản lý

- Thủ trưởng cơ quan thực hiện Chương trình tỉnh phê duyệt

- Thủ trưởng cơ quan Trung ương thực hiện chương trình phê duyệt.(Tuỳ tình hình có thể uỷ quyền cho cơ quan cấp dưới thẩm định và phê duyệt, như đối với mức vay đến 100 triệu)

Đối với các dự án do Bộ Quốc phòng quản lý

Việc phân cấp phê duyệt dự án tuỳ theo tình hình cụ thể do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc phân cấp cho cấp dưới phê duyệt dự án

Riêng đối với nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố phê duyệt cho vay và ra quyết định cho vay các dự án có mức vốn vay từ 200 triệu đồng trở xuống; Dự án có mức vốn vay từ 201 triệu đồng trở lên: Tổng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt và ra quyết định cho vay.

4.10. Thẩm định dự án NHCSXH nơi cho vay chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hoặc uỷ thác cho tổ chức

chính trị - xã hội cấp xã tổ chức thẩm định, bảo đảm các chỉ tiêu tạo việc làm mới và bảo toàn vốn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án theo quy định:

- Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh; nguồn vốn do Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM, Hội NDVN, Hội CCBVN quản lý: NHCXH nơi cho vay uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ chức việc thẩm định dự án vay vốn.

- Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, Hội người mù Việt Nam và Bộ Quốc phòng quản lý: NHCSXH nơi cho vay trực tiếp tổ chức thẩm định dự án vay vốn.

- Đối với các dự án vay vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH nơi cho vay trực tiếp tổ chức thẩm định dự án vay vốn.

4.11. Thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay- Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy

đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan thực hiện chương trình hoặc NHCSXH có trách nhiệm thẩm định hồ sơ cho vay trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.

- Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt, cơ quan có thẩm quyền phải phê duyệt dự án, nếu không ra Quyết định phê duyệt dự án thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để NHCSXH thông báo cho người vay. (Riêng đối với nguồn vốn do TLĐLĐ quản lý trong thời gian làm việc 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và tờ trình, các cơ quan có trách nhiệm phê duyệt và ra quyết định cho vay các dự án theo phân cấp).

19

Page 20: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

4.12. Thủ tục và quy trình cho vayNgười vay lập 03 bộ hồ sơ (sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định

phê duyệt kèm biểu tổng hợp dự án theo mẫu số 4 ban hành kèm theo thông tư số 14 và hồ sơ vay vốn đó qua thẩm định) được gửi 01 bộ cho chủ dự án, 01 bộ gửi NHCSXH nơi cho vay, 01 bộ gửi Sở Lao động thương binh và xã hội (LĐTB & XH) (đối với nguồn vốn do UBND tỉnh quản lý) hoặc cơ quan TW thực hiện chương trình (đối với nguồn vốn do cơ quan Trung ương thực hiện chương trình quản lý), chi tiết như sau:

4.12.1. Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh, nguồn vốn do Hội LHPNVN; Đoàn TNCSHCM, Hội NDVN; Hội CCBVN quản lý:

Bước 1: Người vay lập dự án vay vốn (mẫu số 1b) gửi Tổ TK&VV.Bước 2: Tổ TK&VV nhận hồ sơ của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho

vay, kiểm tra các yếu tố trên dự án, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn, bản đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện.

Bước 3: Tổ TK&VV trình tổ chức chính trị - xã hội cấp xã được NHCSXH nhận ủy thác để tiến hành thẩm định dự án, việc thẩm định theo mẫu số 3b ban hành theo Thông tư số 14.

Bước 4: Sau khi có kết quả thẩm định, Tổ TK&VV lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm theo dự án vay vốn (mẫu số 01b) trình UBND cấp xã xác nhận trên dự án về địa chỉ nơi thực hiện dự án và xác nhận trên danh sách mẫu số 03/TD về địa chỉ cư trú hợp pháp của hộ gia đình tại xã, thuộc các hộ có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm.

Bước 5: Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ xin vay cho NHCSXH. Khi nhận hồ sơ do Tổ TK&VV gửi lên, NHCSXH viết Giấy biên nhận theo mẫu số 18/TD sau đó trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.

Bước 6: Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, quyết định phê duyệt dự án, Cán bộ NHCSXH thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay, sau đó hướng dẫn hộ vay lập Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) trình Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phê duyệt giải ngân.

Bước 7: NHCSXH nơi cho vay lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.

Bước 8: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận uỷ thác) để Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục nhận tiền vay.

4.12.2. Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do TLĐLĐVN, Liên minh các HTX, Hội người mù và Bộ Quốc phòng quản lý:

Bước 1: Xây dựng dự án. + Trường hợp các hộ gia đình cùng tham gia một dự án (dự án nhóm hộ gia

đình): người vay vốn phải làm đơn tham gia dự án theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 14 gửi chủ dự án, chủ dự án kiểm tra các yếu tố trên đơn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ, nếu chưa đúng thì hướng

20

Page 21: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu, sau đó tổng hợp xây dựng thành dự án nhóm hộ theo mẫu số 1b và lập biểu tổng hợp danh sách hộ gia đình tham gia dự án vay vốn giải quyết việc làm ban hành kèm theo Thông tư số 14.

+ Đối với hộ gia đình: chủ hộ làm chủ dự án xây dựng dự án theo mẫu số 01b ban hành kèm theo Thông tư số 14.

Bước 2: Chủ dự án trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận trên đơn tham gia dự án về việc cư trú hợp pháp của người vay và xác nhận trên dự án về địa chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng hiện đang hoạt động trên địa bàn.

Bước 3: Chủ dự án gửi hồ sơ cho NHCSXH nơi cho vay, hồ sơ bao gồm: đơn tham gia dự án và dự án vay vốn. NHCSXH nơi cho vay kiểm tra các yếu tố trên dự án vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu, sau đó ghi giấy biên nhận hồ sơ cho Chủ dự án theo mẫu số 18/TD.

Bước 4: Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định theo mẫu số 3b, sau đó trình Tổ trưởng (Trưởng phòng) xem xét hoặc thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) sau đó trình Giám đốc để trình bộ hồ sơ xin vay lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay hoặc lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay theo mẫu số 04/TD (đối với trường hợp không đủ điều kiện cho vay) gửi người vay.

Bước 5: Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ NHCSXH thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp lệ hợp pháp của bộ hồ sơ xin vay vốn sau đó hướng dẫn hộ vay lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 05b/GQVL ban hành kèm theo văn bản này, trình Giám đốc phê duyệt giải ngân.

Bước 6: NHCSXH nơi cho vay lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi chủ dự án đồng thời gửi cơ quan thực hiện chương trình cấp cơ sở để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay làm thủ tục nhận tiền vay.

4.12.3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh:Bước 1: Người vay vốn lập dự án vay vốn theo mẫu số 01a có xác nhận của

UBND cấp xã nơi thực hiện dự án về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng hiện đang hoạt động trên địa bàn.

- Đối với các đối tượng có mức vay trên 30 triệu đồng, người vay phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định.

- Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể người vay cần có một trong các giấy tờ sau:

+ Bản sao Hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh có chứng nhận của UBND cấp xã (đối với Tổ hợp tác).

+ Bản sao Giấy tờ chứng minh có đủ tiêu chí xác định trang trại theo quy định tại mục III Thông tư liên tịch số 69/2000/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê “Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại” (đối với Chủ trang trại).

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề (đối với Hộ kinh doanh cá thể; Hợp tác xã; Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật).

+ Bản sao Quyết định thành lập (đối với Trung tâm giáo dục lao động - xã hội);

21

Page 22: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Bước 2: Người vay vốn gửi hồ sơ xin vay tới NHCSXH, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay vốn, sau đó viết Giấy biên nhận theo mẫu số 18/TD.

Bước 3: Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định theo mẫu số 3a trình Trưởng phòng (Tổ trưởng) Tín dụng tổng hợp hoặc tổ chức thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) sau đó trình Giám đốc NHCSXH ký duyệt để trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt cho vay (đối với trường hợp đủ điều kiện cho vay) hoặc lập Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu số 04/TD trình Giám đốc NHCSXH gửi đến người vay (đối với trường hợp không đủ điều kiện vay vốn).

Bước 4: Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công hướng dẫn người vay lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay) và cùng người vay lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 05a/GQVL ban hành kèm theo văn bản này, trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phê duyệt giải ngân.

4.13. Tổ chức giải ngân- Đối với hộ gia đình: Việc tổ chức giải ngân được thực hiện như cho vay đối

với hộ nghèo. - Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt

hoặc chuyển khoản tại trụ sở NHCSXH cấp tỉnh hoặc cấp huyện.4.14. Thu nợ, thu lãi4.14.1. Thu nợNHCSXH tiến hành thu nợ trực tiếp từ người vay theo định kỳ khi đến hạn do

người vay và ngân hàng thoả thuận trên Hợp đồng tín dụng (khế ước nhận nợ). Người vay có thể trả nợ trước hạn.

4.14.2. Thu lãiViệc thu lãi được thực hiện theo định kỳ hàng tháng.- Đối với các hộ gia đình vay vốn thông qua các Tổ TK&VV và ủy thác qua các

tổ chức chính trị - xã hội thì NHCSXH có thể ủy nhiệm cho Tổ TK&VV thu lãi theo quy định hiện hành.

- Đối với dự án nhóm hộ: Tuỳ tình hình thực tế, NHCSXH thực hiện việc thu lãi trực tiếp của từng hộ hoặc uỷ nhiệm cho chủ dự án trực tiếp thu lãi nếu chủ dự án có tín nhiệm và được các thành viên của dự án nhất trí.

+ Trường hợp được uỷ nhiệm thu lãi thì chủ dự án cùng NHCSXH ký Hợp đồng uỷ nhiệm theo mẫu số 11/TD và được NHCSXH chi trả hoa hồng hiện nay là 0,085%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi.

+ Trường hợp không được uỷ nhiệm thu lãi thì chủ dự án được NHCSXH uỷ nhiệm thực hiện một số công việc trong quy trình cho vay, NHCSXH cùng chủ dự án lập Hợp đồng uỷ nhiệm theo mẫu số 11/TD và được ngân hàng chi trả hoa hồng với mức chi là 0,075%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi.

Để thực hiện Hợp đồng uỷ nhiệm nêu trên, ngân hàng đã ban hành bảng kê lãi phải thu - lãi thực thu - tiền gửi tiết kiệm - thu nợ gốc từ tiền gửi tiết kiệm (Bảng kê 13/TD) để các chủ dự án theo dõi được việc thu lãi, thu nợ, số dư nợ của từng thành viên trong dự án. Bảng kê này được chủ dự án cập nhật và lưu giữ theo tháng.

Việc thu lãi, chi trả hoa hồng cho chủ dự án được thực hiện theo tháng như cho vay hộ nghèo.

22

Page 23: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trường hợp hộ vay trực tiếp: NHCSXH tổ chức thu nợ theo định kỳ đã thỏa thuận, thu lãi theo tháng ghi trên Hợp đồng tín dụng, thực hiện thu trực tiếp tại Điểm giao dịch hoặc tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.

4.15. Xử lý nợ đến hạnĐến hạn trả nợ người vay có trách nhiệm trả nợ gốc, lãi đầy đủ cho NHCSXH.4.15.1. Gia hạn nợTrước 05 ngày của kỳ hạn trả nợ cuối cùng, người vay không trả được nợ do

các nguyên nhân khách quan gặp khó khăn về tài chính dẫn đến người vay chưa có khả năng trả nợ và có nhu cầu gia hạn phải có Giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét giải quyết. Căn cứ vào Giấy đề nghị gia hạn nợ, NHCSXH nơi cho vay kiểm tra, xem xét, giải quyết gia hạn nợ. Sau khi gia hạn nợ, NHCSXH nơi cho vay có trách nhiệm báo cáo với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan thực hiện chương trình cung cấp để tổng hợp báo cáo liên Bộ.

Thời gian gia hạn nợ: đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng thời hạn đã cho vay, đối với cho vay trung hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.

4.15.2. Chuyển nợ quá hạna. Các trường hợp chuyển nợ quá hạn:- Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích.- Đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng (đối với hộ gia đình), hoặc đến kỳ hạn trả nợ theo

thỏa thuận ghi trên Hợp đồng tín dụng (đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh) người vay không trả được nợ, không được ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ thì NHCSXH chuyển số dư đó sang nợ quá hạn.

b. Mọi trường hợp chuyển nợ quá hạn, NHCSXH gửi thông báo chuyển nợ quá hạn cho từng khách hàng (mẫu số 14/TD) và báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án để có biện pháp thu hồi nợ tích cực hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý thu hồi theo quy định của pháp luật.

c. Sau 03 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ nhưng vẫn cố tình dây dưa thì NHCSXH xem xét, có thể chuyển hồ sơ cho vay đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị phát mại tài sản thế chấp theo quy định hiện hành để thu hồi vốn hoặc đề nghị xử lý theo pháp luật; trường hợp nghiêm trọng, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.16. Kiểm tra, giám sát và xử lý sau khi kiểm tra4.16.1. Kiểm tra, giám sát: * Đối với các dự án NHCSXH trực tiếp thẩm định và cho vay: NHCSXH trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay:- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày phát tiền vay, NHCSXH nơi cho vay tiến

hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Đối với dự án nhóm hộ, NHCSXH có thể trực tiếp kiểm tra hoặc uỷ nhiệm cho chủ dự án kiểm tra việc sử dụng tiền vay của từng hộ. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào Biên bản kiểm tra (mẫu số 06/TD) để theo dõi và lưu hồ sơ cho vay.

- Định kỳ hoặc đột xuất, NHCSXH có trách nhiệm kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan thực hiện chương trình kiểm tra.

23

Page 24: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Định kỳ một năm hoặc đột xuất, NHCSXH đối chiếu số dư nợ gốc, số tiền lãi thu được giữa hồ sơ lưu tại ngân hàng và người vay đảm bảo khớp đúng.

* Đối với các dự án cho vay thông qua Tổ TK&VV và ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội.

Thực hiện việc kiểm tra, giám sát như đối với chương trình hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

4.16.2. Xử lý sau khi kiểm tra:Giám đốc NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào kết quả kiểm tra tùy theo mức độ

vi phạm của người vay quyết định xử lý như sau:- Tạm ngừng cho vay trong các trường hợp: người vay sử dụng vốn vay sai mục

đích, cung cấp thông tin sai sự thật.- Chấm dứt cho vay trong các trường hợp người vay sử dụng vốn vay sai mục

đích và báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án vay vốn ra quyết định thu hồi nợ trước hạn.

- Khởi kiện trước pháp luật trong các trường hợp sau:+ Người vay vi phạm các quy định trong Hợp đồng tín dụng đã được NHCSXH

thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục.+ Người vay có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện

pháp khả thi để trả nợ ngân hàng.+ Người vay có năng lực tài chính để trả nợ nhưng cố tình trốn tránh trả nợ

Ngân hàng; người vay có hành vi lừa đảo, gian lận.- Các vi phạm khác theo quy định của pháp luật.4.17. Xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quanThực hiện theo Quyết định số 50/2010/Q Đ- TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng

Chính phủ; Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/1/2011 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

CÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ VĂN BẢN HIỆN HÀNH

1. Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chín phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay các Quỹ quốc gia về việc làm.

2. Quyết định 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm

3. Văn bản số 2539/NHCS-TD ngày 16/9/2008 về hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Tổng giám đốc NHCSXH

4. Văn bản số 2812/NHCS-TD ngày 9/10/2008 của Tổng giám đốc về việc sửa đổi một số điểm về nghiệp vụ cho vay giải quyết việc làm.

5. Văn bản số 711/NHCS-KT ngày 5/4/2006 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc lãi suất cho vay đối tượng người tàn tật thuộc chương trình cho vay Giải quyết việc làm.

24

Page 25: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

6. Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở SXKD dành riêng cho người lao động là người tàn tật.

7. Văn bản số 297/NHCS-TDNN ngày 4/02/2013 của Tổng giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

25

Page 26: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

5. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH ĐI LAO ĐỘNG CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

5.1. Đối tượng được vay- Vợ (chồng), con của liệt sĩ.- Thương binh (kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về

trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động), người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh).

- Vợ (chồng), con của thương binh.- Con của: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; người hoạt động

kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân, huy chương kháng chiến; cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945.

- Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.- Người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên

phạm vi cả nước bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường (gọi là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp).

5.2. Điều kiện vay vốn* Cho vay đối với những đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo

văn bản 1034/NHCS-KH ngày 21/4/2008:- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay đóng trụ sở.- Có xác nhận của UBND cấp xã nơi người vay cư trú về việc người vay thuộc

đối tượng chính sách. Trường hợp, đối tượng chính sách không thuộc UBND cấp xã quản lý thì người vay có thể xuất trình giấy tờ để chứng minh (như thẻ thương binh, giấy chứng nhận,...) để UBND có cơ sở xác nhận.

- Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

* Cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo văn bản 279/NHCS-TDNN ngày 04/02/2013:

- Có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.- Có Quyết định thu hồi đất trong vòng 3 năm kể từ ngày Quyết định thu hồi đất

có hiệu lực. - Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước

ngoài.Lưu ý: Trường hợp người lao động đi XKLĐ tại Libya, các nước Bắc Phi và

Trung Đông phải về nước trước hạn do nguyên nhân khách quan, nếu còn dư nợ và có nhu cầu vay vốn đi XKLĐ ở nước khác, ngoài các thủ tục theo quy định hiện hành phải có thêm các điều kiện sau:

+ Có bản "Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài" hoặc giấy tờ khác chứng minh người lao động về nước trước hạn.

+ Người vay đã sử dụng toàn bộ các khoản tiền được nhận lại khi thanh lý Hợp đồng lao động theo khoản vay trước (được nêu cụ thể trong Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm: tiền phí dịch vụ, tiền phí môi giới, tiền đặt cọc...) để trả nợ NHCSXH.

+ Đã hoàn tất các thủ tục theo quy định về xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan với NHCSXH (như gia hạn nợ, khoanh nợ...)

26

Page 27: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

5.3. Mục đích sử dụng vốn vayChi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để được đi lao động có thời hạn ở

nước ngoài. Cụ thể là:- Phí đào tạo. - Phí tư vấn hợp đồng.- Phí đặt cọc.- Vé máy bay một lượt từ Việt Nam đến nước mà người lao động tới làm việc.- Chi phí cần thiết khác tại hợp đồng lao động. 5.4. Thời hạn cho vayViệc xác định thời hạn cho vay được căn cứ vào thời hạn đi lao động ở nước

ngoài theo Hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động.

5.5. Lãi suất cho vay - Mức lãi suất cho vay hiện nay là 0,65%/tháng. - Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.5.6. Mức cho vay- Mức cho vay cụ thể đối với từng người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của người vay để chi phí đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng, khả năng trả nợ của người vay và khả năng nguồn vốn của NHCSXH, nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa do Hội đồng quản trị NHCSXH quy định từng thời kỳ.

Hiện nay, Hội đồng quản trị NHCSXH quy định mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/người đi lao động ở nước ngoài.

- Đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, mức cho vay được xác định theo nhu cầu và khả năng trả nợ của người vay, nhưng tối đa bằng tổng các khoản chi phí cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo quy định ghi trên Hợp đồng và không vượt quá mức trần cho vay theo từng thị trường lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định từng thời kỳ (tại phụ lục đính kèm văn bản số 3354/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 09/9/2009 và văn bản 3328/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 04/10/2011).

Lưu ý: Đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, mức cho vay không bao gồm các khoản chi phí: Học phí học nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức; lệ phí làm vi sa, hộ chiếu, khám sức khỏe, lệ phí lý lịch tư pháp. Các khoản chi phí này đã được Nhà nước hỗ trợ 100%.

5.7. Phương thức cho vay- Người vay (bao gồm cả cho vay thông qua hộ gia đình và cho vay trực tiếp

người lao động là độc thân) không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ TK&VV tại thôn (xóm), ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, được Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã xác nhận.

- Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội theo cơ chế ủy thác như cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách hiện hành của NHCSXH.

27

Page 28: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

5.8. Hồ sơ, thủ tục cho vay- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD). - Hợp đồng lao động đã ký giữa người lao động với bên tuyển dụng. Trường

hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động cá nhân do người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài thì Hợp đồng lao động cá nhân phải được chứng nhận đã đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động cư trú.

Trong khi chưa có Hợp đồng lao động, NHCSXH căn cứ vào thông báo hoặc giấy xác nhận của bên tuyển dụng về việc người lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để xem xét và làm các thủ tục cho vay. Tiền vay chỉ được phát ra khi NHCSXH nhận được bản gốc Hợp đồng lao động.

- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD).- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) có xác

nhận của UBND cấp xã về việc người lao động thuộc đối tượng chính sách.- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD).Nếu người vay vốn thuộc đối tượng người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp,

ngoài các giấy tờ trên, phải có Quyết định thu hồi đất nông nghiệp của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực của UBND cấp xã).

Nếu người có tên trong Quyết định thu hồi đất nông nghiệp không phải chủ hộ và không trùng với người đứng tên vay trong Sổ vay vốn (hộ đã vay vốn NHCSH) thì phải có xác nhận của UBND cấp xã về quan hệ của người vay và người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là vợ, chồng, bố, mẹ... của người có tên trong Quyết định thu hồi đất đang trong cùng hộ khẩu của gia đình.

5.9. Tổ chức giải ngânTiền vay được chuyển trả thẳng cho bên tuyển dụng lao động. Khi nhận được

thông báo kết quả phê duyệt cho vay, người vay đến trụ sở NHCSXH để làm thủ tục chuyển tiền vay trả thẳng cho bên tuyển dụng theo hợp đồng tuyển dụng. Trường hợp bên tuyển dụng có đề nghị bằng văn bản, NHCSXH có thể phát tiền vay trực tiếp cho người vay tại điểm giao dịch quy định. Nếu người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay được thì uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền nhưng phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND cấp xã.

5.10. Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay- Việc định kỳ hạn trả nợ thực hiện như cho vay hộ nghèo. Trường hợp Doanh

nghiệp Việt Nam được phép đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài quản lý được thu nhập của người lao động do Bên nước ngoài trả thì NHCSXH, người lao động và doanh nghiệp Việt Nam có thể thoả thuận việc Doanh nghiệp Việt Nam trả nợ trực tiếp cho NHCSXH từ thu nhập của người lao động.

- Việc thu nợ gốc thực hiện theo định kỳ trả nợ gốc đã thoả thuận. Trường hợp người vay trả nợ bằng Đô la Mỹ thì NHCSXH chuyển đổi theo tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm trả nợ. Trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng phân kỳ trả nợ (kỳ con) thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.

- Việc thu lãi thực hiện theo định kỳ hàng tháng.

28

Page 29: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

5.11. Gia hạn nợNHCSXH có thể thực hiện việc gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản

vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng thời hạn đã cho vay, đối với cho vay trung hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn đã cho vay.

5.12.Chuyển nợ quá hạn: Thực hiện như cho vay hộ nghèo.

CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH

1. Văn bản số 1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008 của Tổng giám đốc về việc Hướng dẫn cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

2. Văn bản số 2362/NHCS-TDNN ngày 26/9/2011 của Tổng giám đốc về việc cho vay bổ sung đối với lao động đi XKLĐ tại Libya, các nước Bắc Phi và Trung Đông phải về nước trước hạn.

3. Văn bản số 297/NHCS-TDNN ngày 4/02/2013 của Tổng giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Văn bản số 3354/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 9/9/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội về việc mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.

5. Văn bản số 3328/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 4/10/2011 của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội về việc bổ sung mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở Malaysia.

29

Page 30: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

6. CHO VAY HỖ TRỢ CÁC HUYỆN NGHÈO ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009

6.1. Đối tượng vay vốnNgười lao động cư trú hợp pháp tại 62 huyện nghèo và huyện được tách ra từ

62 huyện nghèo đã được tuyển chọn có nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động thuộc đối tượng được vay vốn NHCSXH đi xuất khẩu lao động theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

6.2. Điều kiện vay vốn- Được UBND cấp xã nơi người vay cư trú xác nhận là cư trú hợp pháp tại xã,

phường, thị trấn. - Được bên tuyển dụng (gồm doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp)

chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (có hợp đồng lao động ký kết giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ hoặc có thông báo tuyển dụng của tổ chức sự nghiệp).

Lưu ý: Trường hợp người lao động đi XKLĐ tại Libya, các nước Bắc Phi và Trung Đông phải về nước trước hạn do nguyên nhân khách quan, nếu còn dư nợ và có nhu cầu vay vốn đi XKLĐ ở nước khác, ngoài các thủ tục theo quy định hiện hành phải có thêm các điều kiện sau:

+ Có bản "Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài" hoặc giấy tờ khác chứng minh người lao động về nước trước hạn.

+ Người vay đã sử dụng toàn bộ các khoản tiền được nhận lại khi thanh lý Hợp đồng lao động theo khoản vay trước (được nêu cụ thể trong Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm: tiền phí dịch vụ, tiền phí môi giới, tiền đặt cọc...) để trả nợ NHCSXH.

+ Đã hoàn tất các thủ tục theo quy định về xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan với NHCSXH (như gia hạn nợ, khoanh nợ...)

6.3. Lãi suất cho vay- Người vay thuộc hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số: lãi suất cho vay bằng 50%

lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng đối với cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Người vay thuộc các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay theo lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.

- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.6.4. Thời hạn cho vayViệc xác định thời hạn cho vay được căn cứ vào thời hạn đi lao động ở nước

ngoài theo hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

6.5. Mức cho vayTheo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải đóng

góp theo từng thị trường.

30

Page 31: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Các khoản chi phí bao gồm: chi phí được ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hợp đồng đã ký kết giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động) hoặc ghi trong văn bản thông báo chi phí của các tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các chi phí khác ngoài hợp đồng gồm: lệ phí làm visa, hộ chiếu, khám sức khỏe, lệ phí lý lịch tư pháp và 50% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết và phí bảo hiểm (đối với các đối tượng không thuộc diện hộ nghèo tại các huyện nghèo), nhưng tối đa không vượt quá mức trần cho vay theo từng thị trường lao động đã được Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định từng thời kỳ.

Hiện nay, Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định mức trần chi phí đối với lao động các huyện nghèo đi làm việc ở một số thị trường như sau:

STT Khu vực Thị trườngMức trần chi phí

(VNĐ)Ghi chú

1 Đông Bắc Á

Đài Loan 65.000.000 Công nhân SXCT, hộ lý

Nhật Bản 75.000.000 Tu nghiệp sinh/ IMM

Hàn Quốc 25.000.000 Chương trình EPS

Ma Cao25.000.000 Giúp việc gia đình

45.000.000 Dịch vụ nhà hàng, Bảo vệ

2 Trung Đông

UAE

45.000.000

Mọi ngành nghề

Ả rập xê út Mọi ngành nghề

Bahrain Mọi ngành nghề

Ô Man Mọi ngành nghề

Li Băng Mọi ngành nghề

Ku wait Mọi ngành nghề

Cata Mọi ngành nghề

CH Síp Mọi ngành nghề

Bắc Thổ Síp Mọi ngành nghề

3 Bắc PhiLibya

40.000.000Mọi ngành nghề

Algeria Mọi ngành nghề

4 Đông Nam á

Malaysia 25.000.000 Mọi ngành nghề

Bruney 25.000.000 Mọi ngành nghề

Lào 15.000.000 Mọi ngành nghề

Lưu ý: Mức cho vay tối đa đối với lao động đi làm việc trong lĩnh vực xây dựng ở Malaysia như sau:

- Lao động xây dựng có nghề: 42.000.000 đ- Lao động xây dựng phổ thông: 38.000.000 đ

31

Page 32: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

6.6. Phương thức cho vayÁp dụng phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội. 6.7. Quy trình và thủ tục cho vayThực hiện theo hướng dẫn của chương trình cho vay các đối tượng chính sách

đi lao động có thời hạn ở nước ngoài hiện hành.Trên danh sách mẫu 03/TD cột “Đối tượng” ghi là “Hộ nghèo” nếu hộ vay là

Hộ nghèo theo chuẩn quy định; ghi là “Hộ dân tộc thiểu số - DTTS” nếu hộ vay là DTTS; ghi là “Hộ khác” đối với những hộ còn lại (11)

Lưu ý (12): Trường hợp người lao động đi XKLĐ tại Libya, các nước Bắc Phi và Trung Đông

phải về nước trước hạn thì đều phải thực hiện thanh lý Hợp đồng lao động với Doanh nghiệp XKLĐ và nhận lại tiền phí dịch vụ, phí môi giới tương ứng với số tháng người lao động về nước trước hạn và bộ tiền đặt cọc (nếu có). Những lao động đã vay vốn NHCSXH thì NH phối hợp với Tổ TK&VV đôn đốc hộ vay trả nợ ngay số tiền nhận được này; đồng thời động viên và đôn đốc người vay và gia đình có kế hoạch trả hết nợ hoặc lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan theo quy định.

Trường hợp người lao động về nước trước hạn do nguyên nhân khách quan như: DN tiếp nhận người lao động bị phá sản, giải thể hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng chính trị kinh tế, nếu còn dư nợ NH nhưng có nhu cầu tiếp tục vay vốn để đi XKLĐ ở nước khác thì NH có thể xem xét cho vay tiếp một khoản vay mới ngoài số dư nợ của món vay cũ. Ngoài các thủ tục theo quy định hiện hành còn có thêm điều kiện sau:

- Có bản "Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài" hoặc giấy tờ khác chứng minh người lao động về nước trước hạn.

- Người vay đã sử dụng toàn bộ các khoản tiền nhận lại khi thanh lý Hợp đồng lao động theo khoản vay trước (được nêu cụ thể trong Thanh lý hợp đồng đưa người đi lao động làm việc ở nước ngoài gồm: tiền phí dịch vụ, tiền phí môi giới, tiền đặt cọc, ...) để trả nợ NHCSXH.

- Đã hoàn tất các thủ tục theo quy định về xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan với NHCSXH (như gia hạn nợ, khoanh nợ ...).

6.8. Xử lý nợ bị rủi roThực hiện theo Quyết định số 50/2010/Q Đ- TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng

Chính phủ; Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.

2. Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 9/9/2009 hướng dẫn một số nội dung quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009.

11(? ) Văn bản số 2076/NHCS-TDNN ngày 15/8/2011 về việc hướng dẫn ghi chép trên danh sách 03/TD đối với cho vay XKLĐ12(? ) Văn bản 2362/NHCS-TDNN ngày 26/9/2011 về việc cho vay bổ sung đối với lao động đi XKLĐ tại Libya, các nước Bắc Phi và Trung Đông về nước trước hạn.

32

Page 33: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

3. Văn bản số 2667/NHCS-TDNN ngày 21/9/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc cho vay lao động thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động.

4. Văn bản 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29/03/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

5. Văn bản 2362/NHCS-TDNN ngày 26/9/2011 về việc cho vay đối với lao động đi XKLĐ tại Libya, các nước Bắc Phi và Trung Đông về nước trước hạn.

6. Văn bản 2596/NHCS-TDNN ngày 24/10/2011 về việc bổ sung mức trần cho vay đối với lao động huyện nghèo làm việc trong lĩnh vực xây dựng ở Malaysia.

33

Page 34: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

7. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

7.1. Phạm vi thực hiệnTừ năm 2004, thực hiện cho vay tại 10 tỉnh: Sơn La, Hải Dương, Nam Định, Ninh

Bình, Nghệ An, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đăk Lăk, Tiền Giang và Kiên Giang. Từ năm 2006, thực hiện mở rộng cho vay các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.7.2. Đối tượng được vayCác hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn bao gồm các xã thuộc huyện, các xã

thuộc thị xã và xã thuộc thành phố thuộc tỉnh.7.3. Điều kiện vay vốnNHCSXH xem xét và quyết định cho vay khi hộ vay có đủ các điều kiện sau:- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại khu vực nông thôn nơi

chi nhánh NHCSXH đóng trụ sở.- Chưa có công trình nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) hoặc đã có

nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn được UBND cấp xã xác nhận.

- Hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải là thành viên Tổ TK&VV, được Tổ bình xét lập thành Danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã về địa chỉ cư trú hợp pháp của các hộ gia đình tại xã, chưa có công trình NS&VSMT hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.

7.4. Mục đích sử dụng vốn vay- Mua nguyên vật liệu.- Trả công xây dựng.- Các chi phí cần thiết khác cho việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình

nước sạch, công trình vệ sinh bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về NS&VSMT nông thôn (hố xí hoặc hố xí kèm bể biogaz, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý nước thải, rác thải khu vực làng nghề nông thôn).

7.5. Mức cho vay và phương thức cho vayCho vay hai loại công trình: công trình nước sạch và công trình vệ sinh. Mức

cho vay đối với mỗi loại công trình tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ, thực hiện phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội.

7.6. Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay tối đa không quá 60 tháng, trong đó thời gian ân hạn là 6

tháng. Trong thời gian ân hạn, hộ vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay.7.7. Lãi suất cho vay: Từ ngày 01/4/2008, áp dụng lãi suất cho vay 0,9%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.7.8. Định kỳ hạn nợ, thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ- Số tiền gốc được phân kỳ hạn trả nợ tối đa 6 tháng/1 lần.- Tiền lãi thu theo tháng.- Trường hợp hộ vay không trả nợ được đúng hạn do nguyên nhân khách quan

làm thiệt hại đến công trình xây dựng của hộ dân hoặc ảnh hưởng đến đời sống của hộ

34

Page 35: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

vay làm hộ vay khó khăn trong việc trả nợ và có giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu 09/TD) thì NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.(13) Việc gia hạn nợ có thể thực hiện một hay nhiều lần nhưng thời gian cho gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay ghi trên Sổ vay vốn.

7.9. Tổ chức giải ngânTuỳ theo hình thức thi công, NHCSXH tổ chức giải ngân như sau: * Đối với công trình của từng hộ riêng biệt do hộ tự làm hoặc thầu khoán - Giải ngân trực tiếp cho người vay hoặc giải ngân theo phương thức thanh toán

tay ba (hộ vay ký nhận tiền vay và số tiền vay này được chuyển thẳng cho đơn vị nhận thầu khoán xây dựng công trình).

- Căn cứ vào tình hình thực tế, NHCSXH có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần số tiền cho vay được duyệt.

* Đối với công trình cấp nước và vệ sinh môi trường tập trung (các hộ cùng góp vốn để xây dựng và được sử dụng chung):

- Việc giải ngân thực hiện theo phương thức thanh toán tay ba, hộ vay nhận nợ NHCSXH và NHCSXH chuyển tiền cho đơn vị nhận thầu.

- Việc giải ngân thực hiện làm hai đợt: đợt một ứng trước tối đa 70% số tiền cho vay theo Sổ vay vốn, đợt hai giải ngân số tiền cho vay còn lại sau khi công trình đã nghiệm thu bàn giao của các bên có liên quan (Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đơn vị xây dựng, các hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình và UBND cấp xã).

7.10. Hồ sơ cho vay- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD). - Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD).- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu 10/TD).- Thông báo phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD).7.11. Quy trình cho vay: Như cho vay hộ nghèo.

CÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ VĂN BẢN HIỆN HÀNH

1. Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2. Văn bản số 1411/NHCS-KHNV ngày 03/8/2004 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn cho vay chương trình NS&VSMT nông thôn.

3. Văn bản số 1984/NHCS-KHNN ngày 15/10/2004 của Tổng giám đốc về việc triển khai chương trình tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

4. Văn bản số 2492/NHCS-TDSV ngày 10/10/2011 về việc gia hạn nợ chương trình NS&VSMTNT.

13(?) Văn bản 2492/NHCS - TDSV ngày 10/10/2011 về việc gia hạn nợ chương trình NS&VSMTNT.

35

Page 36: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

8. CHO VAY THƯƠNG NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VÙNG KHÓ KHĂN

8.1 Đối tượng vay vốn- Là thương nhân (sau đây gọi tắt là người vay) hoạt động thương mại thường

xuyên ở vùng khó khăn. Vùng khó khăn bao gồm các xã, phường, thị trấn được quy định tại danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

- Thương nhân hoạt động thương mại tại các xã thành lập sau khi Quyết định 30/2007/QĐ-TTg có hiệu lực, trên cơ sở chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

(Thương nhân hoạt động thương mại bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh).

8.2. Điều kiện được vay vốn - Phải có vốn tự có tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn vay cho hoạt

động thương mại tại vùng khó khăn (vốn tự có gồm giá trị vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, giá trị quyền sử dụng đất mà người vay nắm giữ, giá trị tài sản trên đất, giá trị ngày công lao động mà người vay tham gia phương án sản xuất, tiền mặt bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, dư có các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, giá trị các chứng chỉ có giá khác).

- Thương nhân vay vốn trên 30 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định.

a. Đối với thương nhân là cá nhân: Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được UBND cấp xã nơi

thương nhân hoạt động thương mại xác nhận có hoạt động thương mại thường xuyên trên địa bàn.

b. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế: Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được UBND cấp xã xác nhận

là nơi thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên trên địa bàn. Trường hợp tổ chức kinh tế mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại vùng khó khăn phải có thêm Giấy phép hoạt động.

8.3. Mục đích sử dụng vốn vay- Đầu tư xây dựng trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị và các tài sản khác.- Mua sắm hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,

hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường.- Góp vốn với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các dự án sản xuất kinh,

doanh tại địa bàn vùng khó khăn.8.4. Thời hạn cho vayThời hạn cho vay tối đa không quá thời hạn hoạt động còn lại theo Giấy phép

hoạt động (nếu có).- Cho vay ngắn hạn: những khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

36

Page 37: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Cho vay trung hạn: những khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng.

8.5. Lãi suất cho vay- Áp dụng bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh

tại vùng khó khăn (hiện tại là 0,9%/tháng).- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.- Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ

quyết định theo đề nghị của HĐQT NHCSXH.8.6. Gia hạn nợ, phân kỳ hạn trả nợ: Thực hiện như cho vay hộ nghèo.8.7. Loại cho vay

- Cho vay từng lần: Là loại cho vay mỗi lần vay vốn người vay và NHCSXH nơi cho vay thực hiện thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng (hoặc sổ vay vốn).

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là loại cho vay NHCSXH nơi cho vay và người vay thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì một khoảng thời gian nhất định (áp dụng đối với thương nhân là tổ chức kinh tế). Việc xác định hạn mức tín dụng căn cứ vào tổng giá trị hàng hóa luân chuyển trong kỳ trừ (-) vốn tự có của tổ chức kinh tế. Nhưng hạn mức tín dụng tối đa không quá 500 triệu đồng.

8.8. Mức cho vay- Đối với người vay là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế

khoán theo quy định của cơ quan thuế: mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng.- Đối với người vay là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp

thuế theo quy định của pháp luật: mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng. - Đối với người vay là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp: mức cho vay

tối đa là 500 triệu đồng.8.9. Phương thức cho vay- Đối với thương nhân là cá nhân, NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp đến người

vay thông qua phương thức uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội như cơ chế uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại Hội sở ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện.

8.10. Thủ tục, quy trình nghiệp vụ cho vay8.10.1. Đối với thương nhân là cá nhân.a. Hồ sơ cho vay* Đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp

thuế khoán. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực của UBND cấp

xã hoặc công chứng).- Thông báo nộp thuế khoán của cơ quan Thuế kỳ trước liền kề (bản sao có

chứng thực của UBND cấp xã hoặc công chứng).- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD).- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD).

37

Page 38: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Sổ vay vốn.* Đối với thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp các loại

thuế theo quy định của pháp luật.- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực của UBND cấp

xã hoặc công chứng).- Tờ khai thuế hoặc Quyết toán thuế (bản sao có chứng thực của UBND cấp xã

hoặc công chứng).- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD)- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD).- Sổ vay vốn.- Hồ sơ bảo đảm tiền vay đối với trường hợp người vay vay trên 30 triệu đồng.b. Quy trình cho vay, tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi: Giống như cho vay hộ nghèo.8.10.2. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tếa. Hồ sơ cho vay: Bao gồm 3 loại hồ sơ sau: Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ kinh tế; Hồ sơ vay vốn. * Hồ sơ pháp lý:Tuỳ theo loại hình tổ chức kinh tế người vay gửi cho ngân hàng các giấy tờ

(bản sao có công chứng) sau:- Điều lệ Doanh nghiệp, Điều lệ Hợp tác xã (trừ Doanh nghiệp tư nhân).- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc

(Giám đốc), Kế toán trưởng.- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh. Trường hợp tổ chức kinh tế mở văn

phòng đại diện hoặc chi nhánh tại vùng khó khăn phải có thêm Giấy phép hoạt động.- Giấy phép hành nghề đối với các trường hợp hoạt động thương mại phải có

giấy phép hành nghề (ví dụ: Kinh doanh Dược phẩm).- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty Cổ phần, Công ty

Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh).- Các giấy tờ về đăng ký mẫu dấu, chữ ký và mở tài khoản.- Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát (đối với Hợp tác xã).- Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập hợp tác xã (đối với Hợp tác xã).* Hồ sơ kinh tế:- Kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ.- Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện kinh doanh kỳ trước liền kề.* Hồ sơ vay vốn:- Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/DNV&N).- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (do người vay tự lập).- Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.- Phiếu thẩm định, tái thẩm định (mẫu số 02/DNV&N)- Thông báo phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD).- Hợp đồng tín dụng (mẫu số 03/DNV&N).

38

Page 39: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay (Mẫu số 06/DNV&N).b. Quy trình cho vay- Người vay có nhu cầu vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số

01/DNV&N) có xác nhận của UBND cấp xã. Sau đó người vay nộp trực tiếp hồ sơ cho vay về NHCSXH nơi cho vay.

- NHCSXH nơi cho vay sau khi nhận được Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/DNV&N) và các hồ sơ theo quy định tại tiết a, b điểm 2.1 mục 2 phần II văn bản này cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định theo mẫu số 02/DNV&N.

- Căn cứ vào kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng, Trưởng phòng hoặc Tổ trưởng Tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hoặc thẩm định lại (nếu cần thiết) trình Giám đốc phê duyệt.

- Nếu được phê duyệt cho vay, cán bộ tín dụng được phân công hướng dẫn người vay lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định. Trường hợp không được vay, thì lập thông báo theo mẫu số 04/TD gửi người vay.

- Sau khi hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định, người vay cùng NHCSXH lập Hợp đồng tín dụng (mẫu số 03/DNV&N). Người vay được lựa chọn và thỏa thuận với ngân hàng áp dụng 1 trong 2 hình thức cho vay từng lần hoặc cho vay theo hạn mức tín dụng.

c. Giải ngân Đối với đối tượng người vay là tổ chức kinh tế phải mở tài khoản tiền gửi tại

NHCSXH nơi cho vay, để thực hiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và trả nợ Ngân hàng.

Người vay trực tiếp đến nhận tiền vay tại ngân hàng. Trường hợp người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay, được uỷ quyền cho thành viên khác bằng văn bản có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

Trường hợp giải ngân đối với cho vay từng lần: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của người vay.

Trường hợp giải ngân cho vay theo hạn mức: Mỗi lần nhận tiền vay người vay viết Giấy nhận nợ, tổng số tiền nhận nợ lần này cộng (+) dư nợ không được vượt quá hạn mức tối đa đã được phê duyệt. Ngân hàng trực tiếp giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của người vay.

d. Thu nợ, thu lãi tiền vayThu nợ gốc được thực hiện trực tiếp tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay. Người

vay nếu áp dụng loại cho vay theo hạn mức có thể trả nợ trực tiếp vào tài khoản tiền vay hoặc trích từ tài khoản tiền gửi để trả nợ hàng ngày hoặc theo chu kỳ kinh doanh thương mại.

Việc thu lãi được thực hiện theo tháng tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.Mỗi lần thu nợ, thu lãi, kế toán NHCSXH nơi cho vay lập phiếu thu tiền, căn cứ

vào chứng từ, kế toán ghi vào hồ sơ cho vay lưu tại NHCSXH và hồ sơ người vay giữ theo đúng quy định.

8.11. Xử lý nợ đến hạnThực hiện theo quy định của chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại

vùng khó khăn.

39

Page 40: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.

2. Văn bản số 2479/NHCS-TDSV ngày 4/9/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn cho vay theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.

40

Page 41: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

9. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI VÙNG KHÓ KHĂN

9.1. Đối tượng được vay vốn- Các hộ gia đình theo quy định của Bộ Luật dân sự (bao gồm cả hộ gia đình

làm kinh tế trang trại) không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy định tại Quyết định này bao gồm các xã, phường, thị trấn quy định trong danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ hộ vay vốn tại NHCSXH là người đại diện cho hộ gia đình chịu trách nhiệm giao dịch với NHCSXH trong quan hệ vay vốn, trả nợ, trả lãi (là người đã thành niên) được UBND cấp xã sở tại xác nhận.

9.2. Điều kiện vay vốn- Người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.- Người vay vốn cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản

xuất, kinh doanh. * Trường hợp hộ vay vốn trên 30 triệu đến 100 triệu đồng thì ngoài các điều

kiện trên còn phải có 3 điều kiện sau :- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được

UBND xã nơi thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận.- Có vốn tự có tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc

phương án sản xuất, kinh doanh.- Cam kết sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm tiền vay. 9.3. Mục đích sử dụng vốn vay- Mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất; cây trồng, vật nuôi, sửa

chữa, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, kinh doanh (SXKD); xây dựng và cải tạo đồng ruộng, trang trại chăn nuôi; các nhu cầu về vệ sinh môi trường; thanh toán tiền thuê nhân công và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác SXKD:+ Người vay và các bên góp vốn tự nguyện sử dụng vốn vay góp vốn với các hộ, các

tổ hợp, các chủ trang trại, các tổ chức kinh tế trên địa bàn đang cùng sinh sống, có truyền thống làm ăn giỏi, trực tiếp thực hiện các phương án sản xuất.

+ NHCSXH không cho vay góp vốn kinh doanh tiền tệ như mua bán chứng khoán, mua xổ số...

- Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng và đào tạo tay nghề có liên quan mật thiết đến dự án hoặc phương án SXKD.

NHCSXH không được cho vay những dự án, phương án SXKD những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện (theo phụ lục số 01 Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ).

9.4. Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án SXKD- Vật tư: nguyên vật liệu, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi...

41

Page 42: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Quyền sử dụng đất: giá trị quyền sử dụng đất mà hộ nắm giữ theo giá trị thị trường. Trường hợp đi thuê là giá tiền thuê đã được thanh toán cho thời hạn thuê đất còn được sử dụng.

- Giá trị tài sản trên đất: tính theo giá trị thị trường. Trường hợp đi thuê là giá tiền thuê đã được thanh toán cho thời hạn thuê tài sản còn được sử dụng.

- Lao động: giá trị ngày công lao động mà người vay tham gia phương án sản xuất.

- Vốn bằng tiền: tiền mặt, dư có các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng, giá trị các chứng chỉ, kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu...

9.5. Lãi suất cho vay- Lãi suất cho vay : 0,9%/tháng.- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.9.6. Thời hạn cho vay - Các loại: Ngắn hạn đến 12 tháng, trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, dài

hạn từ trên 60 tháng.- Món vay ngắn hạn trả nợ gốc 1 lần khi đến hạn. Món vay trung, dài hạn định

kỳ trả nợ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. - Đối với cho vay dài hạn, thời gian ân hạn tối đa là 2 năm. Thời gian ân hạn cụ

thể do giám đốc NHCSXH nơi cho vay quyết định. Trong thời gian ân hạn, người vay chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo tháng.

- Thời gian gia hạn nợ đối với các khoản cho vay ngắn hạn tối đa bằng thời hạn đã cho vay. Thời gian gia hạn nợ đối với các khoản cho vay trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay ghi trên Sổ vay vốn hoặc Hợp đồng tín dụng.

9.7. Mức cho vay và phương thức cho vay- Mức cho vay tối đa 30 triệu đồng: áp dụng phương thức cho vay uỷ thác qua

các tổ chức chính trị - xã hội.- Một số trường hợp cụ thể, mức cho vay có thể trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng/1

hộ: NHCSXH trực tiếp cho vay tại trụ sở ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện.- Công thức xác định mức cho vay cụ thể:

Mức cho vay = Nhu cầu vốn của phương án sản xuất - Vốn tự có tham gia vào

phương án sản xuất

* Một số điểm giống và khác nhau về quy trình và thủ tục vay vốn đối với mức vay đến 30 triệu đồng và trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng:

Quy địnhMức vay đến30 triệu đồng

Mức vay trên 30 triệu đến 100 triệu đồng

Phương thức cho vay

Uỷ thác từng phần qua tổ chức chính trị - xã hội Cho vay trực tiếp

Đảm bảo tiền vay

Không phải đảm bảo tiền vay nhưng hộ vay phải là thành viên Tổ TK&VV

- Đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay- Có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất tối

42

Page 43: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

thiểu 20%

Hồ sơ cho vay

1. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD)

2. Danh sách (mẫu 03/TD)3. Biên bản họp tổ

TK&VV (mẫu 10/TD)4. Thông báo kết quả phê

duyệt cho vay (mẫu 04/TD)

1. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất (mẫu 01A/TD) (Có xác nhận của UBND xã nơi thực hiện dự án)

2. Phiếu thẩm định (mẫu 02/TD)3. Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu

04/TD)4. Khế ước kiêm cam kết đảm bảo tiền vay bằng tài

sản hình thành từ vốn vay (mẫu 05/TD); Khế ước kiêm cam kết đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay bổ sung (mẫu 05A/TD)

Điều chỉnh kỳ hạn nợ

Không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn

Trước 5 ngày phải có giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ

Gia hạn nợ

Ngắn hạn tối đa bằng thời hạn cho vayTrung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay ghi trên Sổ vay vốn (mẫu 09/TD)

Ngắn hạn tối đa bằng thời hạn cho vayTrung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay ghi trên Hợp đồng tín dụng (mẫu 09/TD)

Cho vay lưu vụ

Chỉ áp dụng với trường hợp cho vay ngắn hạn, thủ tục như cho vay hộ nghèo

Chỉ áp dụng với trường hợp cho vay ngắn hạn, thủ tục như cho vay hộ nghèo

Chuyển nợ quá hạn

NHCSXH chuyển dư nợ đến hạn chưa trả sang quá hạn (Thông báo mẫu14/TD) trong trường hợp:- Đến hạn trả nợ cuối cùng, nếu không được gia hạn nợ- Các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích

NHCSXH chuyển dư nợ đến hạn chưa trả sang quá hạn (Thông báo mẫu14/TD) trong trường hợp:- Đến kỳ hạn giữa (kỳ con) mà chưa trả được nợ, nếu không có giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ.- Đến hạn trả nợ cuối cùng, nếu không được gia hạn nợ- Các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích

Dư nợ Tổng dư nợ tại chi nhánh không được vượt quá 3% tổng dư nợ cho vay hộ SXKD vùng khó khăn.

9.9. Quy trình cho vay.* Đối với người vay đến 30 triệu đồng: Thực hiện như cho vay hộ nghèo.* Đối với người vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng:- Người vay có nhu cầu vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản

xuất theo mẫu 01A/TD, xin xác nhận của UBND cấp xã, gửi NHCSXH nơi cho vay.

43

Page 44: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- NHCSXH nơi cho vay sau khi nhận được Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định theo mẫu số 02/TD.

- Căn cứ vào kết quả thẩm định, cán bộ NHCSXH ghi rõ ý kiến cho vay hoặc không đủ điều kiện cho vay gửi Trưởng phòng hoặc Tổ trưởng tín dụng; Trưởng phòng hoặc Tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hoặc thẩm định lại (nếu cần thiết) trình Giám đốc phê duyệt.

- Nếu được phê duyệt cho vay, NHCSXH và người vay lập Khế ước nhận nợ kiêm cam kết bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (mẫu số 05/TD).

Trường hợp không được vay thì lập thông báo theo mẫu 04/TD gửi người vay.

CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH

1. Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

2. Văn bản 677/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn thực hiện cho vay vốn theo quyết định 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Văn bản 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29/03/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

4. Văn bản 767/NHCS-TD-KH-CNTT ngày 9/4/2009 về việc một số vướng mắc sau hội nghị tập huấn nghiệp vụ tháng 03/2009.

44

Page 45: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

10. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY DỰ ÁN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ10.1. Khái quát Quỹ tín dụng quay vòng Dự án phát triển doanh nghiệp

vừa và nhỏ Bộ Tài chính cho NHCSXH vay khoản vay bằng đồng Euro tương đương Bảy

triệu Euro (7.000.000 EUR) từ nguồn vay vốn của Cộng hoà Liên bang Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) để thiết lập Quỹ tín dụng quay vòng nhằm cho vay tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc vùng dự án.

Quỹ tín dụng quay vòng được thực hiện trong 20 năm (2005 - 2025).10.2. Phạm vi thực hiện dự án Hiện nay có 21 đơn vị NHCSXH đang có dư nợ cho vay chương trình này là: Hà

Giang, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Sở Giao dịch, Hà nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Gia Lai, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

10.3. Đối tượng vay vốnKhách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị

định 56/2009/NĐ-CP): là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

III. Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

10.4. Điều kiện vay vốn (14)

14(? ) Văn bản 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29/3/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm trong các văn bản nghiệp vụ

45

Page 46: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

NHCSXH xem xét và quyết định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ các điều kiện sau:

- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của NHCSXH.10.5. Mục đích sử dụng vốn vayVốn vay sử dụng để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật

không cấm theo chương trình, dự án xin vay.10.6. Mức vốn được vay, phân quyền phán quyết cho vay10.6.1. Mức cho vay được xác định căn cứ vào:- Nhu cầu vay vốn của khách hàng.- Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ.- Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay.- Khả năng nguồn vốn của Dự án nhưng mức cho vay tối đa không quá

500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) đối với một Doanh nghiệp.10.6.2. Quyền phán quyết cho vay:- Tổng giám đốc NHCSXH uỷ quyền phán quyết cho vay: Giám đốc các chi

nhánh NHCSXH cấp tỉnh phán quyết cho vay tối đa đối với một khách hàng là 500 triệu đồng.

- Giám đốc các chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, thành phố thực hiện Dự án được uỷ quyền phán quyết cho vay đối với Phó Giám đốc nhưng tối đa không được vượt quá mức phán quyết mà Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc cấp tỉnh.

- Giám đốc các chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, thành phố thực hiện Dự án được ủy quyền phán quyết cho vay đối với Giám đốc Phòng giao dịch cấp huyện tối đa không được quá 200 triệu đồng/khách hàng tùy theo năng lực của từng Phòng giao dịch.

- Trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn vượt quyền phán quyết cho vay, Giám đốc Phòng giao dịch tổ chức thẩm định và trình lên NHCSXH cấp tỉnh, thành phố: Hồ sơ trình gồm: Tờ trình, Hồ sơ vay vốn của khách hàng, Phiếu thẩm định, tái thẩm định.

10.7. Phương thức cho vayTuỳ đặc điểm về luân chuyển vốn của mỗi khoản vay và khả năng quản lý vốn

của NHCSXH, NHCSXH cùng với khách hàng lựa chọn một trong hai phương thức cho vay sau đây:

* Cho vay từng lần: Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng phải cùng NHCSXH lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng.

* Cho vay theo dự án đầu tư: Bên cho vay cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư khác.

10.8. Thời hạn cho vay, lãi suất cho vay

46

Page 47: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Thời hạn cho vay tối đa 5 năm nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của khách hàng và thời gian thực hiện dự án.

- Lãi suất cho vay hiện nay là 0,9%/tháng . Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

10.9. Hồ sơ cho vaya. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: (15)

Bao gồm 3 loại hồ sơ sau: Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ kinh tế; Hồ sơ vay vốn. * Hồ sơ pháp lý:Doanh nghiệp gửi cho ngân hàng các giấy tờ (bản sao có công chứng) sau:- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).- Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền

(nếu có) (đối với đơn vị hạch toán phục thuộc). * Hồ sơ kinh tế:Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề và kỳ

gần nhất.* Hồ sơ vay vốn:- Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01/DNVVN-KfW).- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.b. Hồ sơ do NHCSXH lập.- Phiếu thẩm định, tái thẩm định (Mẫu số 02/DNVVN-KfW).- Các loại thông báo: Thông báo từ chối cho vay (Mẫu số 09/DNVVN-KfW),

thông báo chuyển nợ quá hạn (Mẫu số 05/DNVVN-KfW).- Sổ theo dõi cho vay, thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng) (Mẫu số 10/DNVVN-

KfW).- Các hồ sơ khác (nếu có).c. Hồ sơ do khách hàng và NHCSXH cùng lập:- Hợp đồng tín dụng (Mẫu số 03/DNVVN-KfW).- Hợp đồng bảo đảm tiền vay.- Giấy nhận nợ (Mẫu số 04/DNVVN-KfW).- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay (Mẫu số 06/DNVVN-KfW).- Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (nếu có).10.10. Quy trình xét duyệt cho vay- Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận Hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành

thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.- Bước 2: Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ (hoặc tổ trưởng tổ tín dụng) có

trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ và phiếu thẩm định, tái thẩm định để trình Giám đốc xem xét, quyết định.15(? )Văn bản 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29/03/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm trong các văn bản nghiệp vụ

47

Page 48: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

Đối với dự án vay vốn vượt mức phán quyết cho vay:+ Phòng giao dịch tổ chức thẩm định và báo cáo NHCSXH cấp tỉnh, thành phố.+ Tại NHCSXH cấp tỉnh, thành phố, Trưởng phòng Kế hoạch - nghiệp vụ tổ

chức thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) và trình Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh, thành phố xem xét phê duyệt cho vay.

Nội dung tờ trình về việc phê duyệt dự án cho vay cần nêu rõ một số điểm cơ bản: Tên doanh nghiệp, mức vốn xin vay, ý kiến của cán bộ thẩm định và của Phòng giao dịch về nhu cầu vay của doanh nghiệp.

- Bước 3: Giám đốc NHCSXH xem xét hồ sơ cho vay từ phòng Kế hoạch nghiệp vụ (tổ tín dụng) trình để quyết định cho vay hay không cho vay.

Trường hợp 1: Nếu đồng ý cho vay thì cùng khách hàng lập Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản).

Đối với khoản vay vượt quyền phán quyết thì NHCSXH cấp tỉnh, thành phố thông báo cho Phòng giao dịch NHCSXH nơi cho vay về việc phê duyệt hay không phê duyệt cho vay. Nếu phê duyệt cho vay thì thông báo cho Phòng giao dịch để Phòng giao dịch làm thủ tục giải ngân theo quy định.

Trường hợp 2: Nếu không cho vay thì Phòng giao dịch NHCSXH nơi cho vay thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết, trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

- Bước 4: Hồ sơ khoản vay được Giám đốc ký duyệt cho vay, cán bộ tín dụng chuyển cho kế toán viên thực hiện việc hạch toán kế toán theo chế độ quy định hoặc chuyển bộ phận thủ quỹ để giải ngân khoản vay cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).

10.11. Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay- Các khoản vay trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm

việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung hạn kể từ khi NHCSXH nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và các thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHCSXH.

- Các khoản vay vượt quyền phán quyết: Thời gian thẩm định trình lên cấp trên như khoản vay trong quyền phán quyết và thời gian xem xét NHCSXH cấp trên là không quá 05 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung hạn kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình, NHCSXH cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận.

10.12. Xử lý nợ đến hạn10.12.1. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ:- Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn đã thoả thuận

trong hợp đồng tín dụng và NHCSXH đánh giá là có thể trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì NHCSXH xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay.

- Trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng ghi trong hợp đồng tín dụng do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, biến động thị trường không có lợi cho nhà sản xuất... và có đơn đề nghị thì NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ. Thời gian cho gia hạn nợ cụ thể:

+ Đối với cho vay ngắn hạn: cho gia hạn nợ một hay nhiều lần nhưng tổng số thời gian cho gia hạn không quá 12 tháng.

+ Đối với cho vay trung hạn: tổng số thời gian cho gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

48

Page 49: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

* Thủ tục điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ:- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, khách hàng lập giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số

07/DNVVN-KfW) hay giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ (mẫu số 08/DNVVN-KfW), gửi Bên cho vay trước 05 ngày đến hạn trả nợ.

- Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, trình Trưởng phòng tín dụng và Giám đốc.- Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét quyết định cho điều chỉnh kỳ hạn

trả nợ, gia hạn nợ.- Các trường hợp cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ: NHCSXH cùng với

khách hàng thoả thuận bổ sung vào hợp đồng tín dụng (mục theo dõi cho vay- thu nợ). Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ phải được thực hiện trước khi khoản nợ đến hạn.

10.12.2. Chuyển nợ quá hạn:a. Các trường hợp chuyển nợ quá hạn:- Khách hàng vay sử dụng vốn vay sai mục đích.- Khách hàng vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả.- Đến kỳ hạn trả nợ phân kỳ thoả thuận, khách hàng không trả được nhưng

không có giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ (mẫu 08/DNVVN-KfW). - Đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, khách hàng không được xem xét gia hạn nợ thì

NHCSXH chuyển số dư nợ đó sang nợ quá hạn.b. Sau khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH phối hợp với các cơ quan chức năng

tìm biện pháp tích cực thu hồi nợ. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, NHCSXH có quyền xử lý tài sản làm bảo đảm tiền vay theo thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có).

10.13. Xử lý nợ rủi roThực hiện theo Quyết định số 50/2010/Q Đ- TTg ngày 28/7/2010 của Thủ

tướng Chính phủ; Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/1/2011 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

10.14. Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vaya. Kiểm tra, giám sát vốn vayKiểm tra trước khi cho vay, trong khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay. Kết

quả kiểm tra phải được ghi vào Biên bản kiểm tra dự án sau khi cho vay để theo dõi và quản lý (mẫu số 06/DNVVN-KfW).

b. Xử lý vốn vayNHCSXH căn cứ vào kết quả kiểm tra tuỳ theo mức độ vi phạm của khách

hàng quyết định xử lý như: tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay và khởi kiện trước pháp luật.

CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH

1. Văn bản số 3254/NHCS-HTQT ngày 16/11/2005 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với dự án "Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn KFW"

49

Page 50: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

2. Văn bản 720/NHCS-TDNN-HSSV ngày 29/03/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác11. CHO VAY HỘ NGHÈO XÂY DỰNG CHÒI PHÒNG TRÁNH LŨ,

LỤT THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 716/QĐ-TTg ngày 14/6/201211.1. Đối tượng thụ hưởng- Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg

ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và là hộ độc lập có thời gian tối thiểu 01 năm tính từ thời điểm tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành, được cấp có thẩm quyền công nhận; bao gồm những hộ đã có nhà ở và những hộ thuộc diện được hỗ trợ theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, đoàn thể.

- Chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6m tính từ nền nhà.

11.2. Xếp loại thứ tự ưu tiên cho vay và cách thức bình xét* Xếp loại thứ tự ưu tiên cho vayTrường hợp xã được chọn để triển khai thí điểm có số hộ nghèo thuộc diện đối

tượng nhiều hơn 50 hộ thì tiến hành lựa chọn số hộ thuộc diện đối tượng để hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:

1. Hộ gia đình có công với cách mạng.2. Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.3. Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...).4. Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn.5. Các hộ gia đình còn lại.* Cách thức bình xét- UBND xã lựa chọn và lập danh sách các hộ được hỗ trợ, trình UBND huyện.- UBND huyện phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ, báo cáo UBND tỉnh,

thông báo danh sách hộ gia đình thuộc đối tượng đã được phê duyệt cho NHCSXH cùng cấp để thực hiện cho vay.

11.3. Phạm vi áp dụng Triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở,

ứng phó với lũ lụt vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung được áp dụng tại 14 xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt thuộc 7 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên (mỗi tỉnh có 2 xã, mỗi xã 50 hộ nghèo do địa phương lựa chọn).

Đối với những tỉnh không lựa chọn được xã có đủ 50 hộ theo quy định thì có thể lựa chọn thêm 1 xã để thực hiện (tổng cộng 3 xã). Xã bổ sung cần liền kề với xã đã lựa chọn để thuận lợi cho việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

11.4. Mức cho vay. Theo đề nghị của người vay, nhưng tối đa không vượt quá 10 triệu đồng/hộ.

11.5. Lãi suất cho vay: 3%/năm (0,25%/tháng); Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

11.6. Thời hạn cho vay

50

Page 51: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

- Thời hạn cho vay tối đa là 10 năm kể từ thời điểm hộ dân nhận nợ món vay đầu tiên, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm đầu.

- Trong thời gian ân hạn, hộ dân chưa phải trả nợ gốc, trả lãi, hộ dân bắt đầu trả nợ tiền vay từ năm thứ 6 trở đi. Mức trả nợ mỗi năm tối thiểu bằng 20% tổng số vốn đã vay.

- Hộ dân có thể trả nợ trước hạn.11.7. Số lượng và nguồn vốn hỗ trợ- Tổng số hộ được hỗ trợ theo Quyết định 716/QĐ-TTg là 700 hộ.- Nguồn vốn cho vay do ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay

cho NHCSXH, 50% còn lại do NHCSXH huy động, ngân sách trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất cho NHCSXH theo quy định.

11.8. Phương thức cho vay: Ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội.

11.9. Chi trả phí dịch vụ và hoa hồngViệc trả phí dịch vụ ủy thác và hoa hồng được thực hiện 01 tháng/lần tính trên

số dư nợ bình quân tháng theo quy định: - Phí dịch vụ ủy thác trả cho tổ chức chính trị xã hội cấp xã là 0,03%/tháng.- Hoa hồng trả cho Tổ TK&VV là 0,05%/tháng.11.10. Quy trình, thủ tục cho vaya. Hồ sơ cho vay- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD)- Sổ vay vốn.- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu 03/TD).- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD).- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD). b. Quy trình cho vay: như cho vay hộ nghèo.Lưu ý:- Tổ TK&VV, tổ chức chính trị - xã hội và Ban giảm nghèo cấp xã phải đối

chiếu tên người đề nghị vay vốn với Danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng vay vốn đã được UBND cấp huyện phê duyệt, đồng thời thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo mục 11.2 nêu trên,

- NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ vay vốn, đối chiếu tên người đề nghị vay vốn với Danh sách các hộ nghèo thuộc diện được vay vốn xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt đã được UBND cấp huyện phê duyệt.

c .Phương thức giải ngânTùy thuộc vào điều kiện cụ thể, NHCSXH nơi cho vay có thể lựa chọn phương

thức giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt cho người vay hoặc chuyển khoản cho đơn vị cung cấp vật tư, nguyên vật liệu (nếu người vay yêu cầu) để người vay tự xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt.

Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...) không thể tự xây dựng được và được UBND xã phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của địa phương tổ chức xây dựng thông qua các tổ chức, các đơn vị xây dựng

51

Page 52: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

cho các đối tượng này thì NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các tổ chức xây dựng đó, nhưng phải có sự chứng kiến của đại diện Tổ TK&VV, đại diện của Mặt trận Tổ quốc ở xã, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, đại diện Ban giảm nghèo và UBND cấp xã, trong trường hợp này phải được người vay chấp thuận và ký đầy đủ vào hồ sơ vay vốn.

Lưu ý: - Giải ngân trực tiếp hay chuyển khoản, hộ vay vẫn phải trực tiếp làm thủ tục ký

nhận nợ với NHCSXH.- Trường hợp người đứng tên vay vốn không đến nhận tiền thì ủy quyền cho

thành viên khác trong hộ (từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự) đến nhận tiền vay nhưng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND xã.

- Khi giải ngân, cán bộ ngân hàng phải ghi đầy đủ các nội dung và yêu cầu người vay ký vào sổ vay vốn (gồm cả liên người vay giữ và liên NHCSXH lưu).

d. Định kỳ hạn trả nợKhi cho vay, NHCSXH cùng với hộ vay thoả thuận với nhau về số tiền trả nợ theo kỳ

hạn hàng năm bắt đầu từ năm thứ 6 trở đi và ghi cụ thể vào sổ vay vốn. Mức trả nợ mỗi năm tối thiểu bằng 20% tổng số tiền gốc đã vay.

e. Thu nợ- Trước ngày đến hạn, tổ chức Hội nhận uỷ thác căn cứ vào thông báo danh

sách nợ đến hạn để thông báo cho tổ trưởng Tổ TK&VV đôn đốc hộ vay trả nợ ngân hàng.

- Người vay trả nợ trực tiếp tại điểm giao dịch của NHCSXH.- Trường hợp hộ vay trả nợ trước hạn, NHCSXH thực hiện thu và hạch toán

theo quy định.f. Thu lãi - Tiền lãi tính từ ngày hộ vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.- NHCSXH thực hiện thu lãi hàng tháng kể từ năm thứ 6 trở đi. Mức thu lãi

hàng tháng được tính trên nguyên tắc số tiền lãi trả trong mỗi năm tối thiểu bằng 20% tổng số tiền lãi phải trả.

g. Gia hạn nợ- Hộ vay gặp khó khăn khách quan chưa trả được nợ thì viết giấy đề nghị gia

hạn nợ mẫu 09/TD gửi NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.- Ngân hàng có thể gia hạn nợ một hoặc nhiều lần nhưng thời gian gia hạn nợ

tối đa bằng ½ thời hạn đã cho vay. h. Chuyển nợ quá hạnĐến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, người vay không trả nợ đúng hạn và không được

NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn, lãi suất quá hạn = 130% lãi suất cho vay.

i. Lưu giữ hồ sơ: Theo quy định hiện hành của NHCSXH.

CÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ VĂN BẢN HIỆN HÀNH

52

Page 53: BÀI 6: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CHO VAY i-6... · Web view- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND xã nơi thực

1. Quyết định số 716/2012/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

2. Văn bản số 2437/NHCS-TDNN ngày 13/7/2012 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn thực hiện cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định số 716/2012/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Văn bản số 3505/NHCS-TDNN ngày 05/11/2012 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung văn bản số 2437/NHCS-TDNN của Tổng giám đốc NHCSXH.

53