bài 6 vẬn hÀnh, bẢo dƯỠng cÔng trÌnh khÍ sinh hỌc 6. the seco… ·  ·...

38
1 Bài 6 VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt nam 2007 – 2011” Cục Chăn nuôi - Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV

Upload: phamkhanh

Post on 30-May-2018

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Bài 6

VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG CÔNG

TRÌNH KHÍ SINH HỌC

Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành

chăn nuôi Việt nam 2007 – 2011”

Cục Chăn nuôi - Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV

2

Mục tiêu giảng dạy

Cần làm học viên hiểu được:

1. Vận hành công trình khí sinh học

2. Bảo dưỡng công trình khí sinh học

3. An toàn trong sử dụng

4. Sự cố thường gặp và cách khắc phục

3

Phương pháp giảng dạy:

• Chào mừng học viên, nhắc lại nội qui hoc tập (không hút

thuốc, không sử dụng điện thoại…)

• Chiếu các slide có liên quan

• Hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu: Phương pháp vận hành và bảo

dưỡng công trình KSH

• Đặt các câu hỏi gợi ý cho học viên và trả lời các câu hỏi của

học viên.

4

Công cụ và các trợ giúp cho giảng dạy bài này (trang 75-81 của giáo trình)

• Máy chiếu projector và màn chiếu

• Chiếu các tranh ảnh,

• Chiếu băng vidio

• Bảng và bút viết bảng,

• Các điểm trợ giúp quan trọng cho giảng dạy (thí dụ bản gạch đầu dòng các điểm mà giáo viên thấy cần phải nhấn mạnh…)

5

Các hình ảnh cần chiếu trong bài này

Chiếu các bức ảnh về

• Khuấy đảo dịch phân giải

• Kiểm tra an toàn khi lấy cặn bã trong bể phân giải

• Xả nước đọng trong đường ống dẫn khí

Chiếu băng vidio: “Hướng dẫn vận hành và bảo

dưỡng công trình KSH”

6

Thời lượng giảng dạy

Thời lượng giảng dạy bài này là 90 phút.

• Giới thiệu vấn đề ……………………………… 2 phút

• Vận hành công trình khí sinh học ….……….. 20 phút

• Bảo dưỡng công trình khí sinh học ………… 10 phút

• An toàn trong sử dụng……………………….. . 10 phút

• Sự cố thường gặp và cách khắc phục ……… 15 phút

• Tóm tắt bài 6…………………………………… 3 phút

• Chiếu băng vidio “Hướng dẫn vận hành và

bảo dưỡng công trình KSH” …………………. 25 phút

• Hỏi và trả lời câu hỏi………… ……................ 5 phút

7

Những gợi ý cho giáo viên

• Giải thích rõ mục tiêu của bài giảng,

• Nêu những vấn đề liên quan của bài trước với bài

này,

• Hỏi học viên về những điều họ đã biết về phương

pháp vận hành và bảo dưỡng công trình KSH

• Tạo mọi điều kiện cho học viên có thể hỏi bầt kỳ

lúc nào trong giờ học.

8

Những vấn đề có liên quan đến

chuyên đề trước

Chuyên đề trước đã giới thiệu:

• Phương pháp lắp đặt ống dẫn khí và các bộ

phận phụ và những yêu cầu an toàn (trong lắp

đặt và sử dụng)

Chuyên đề này sẽ giới thiệu:

• Phương pháp vận hành bảo dưỡng công trình

khí sinh học và an toàn trong sử dụng

9

Nội dung chính của bài giảng

1. Vận hành công trình khí sinh học

2. Bảo dưỡng công trình khí sinh học

3. An toàn trong sử dụng

4. Sự cố thường gặp và cách khắc phục

10

1. Vận hành công trình khí sinh học

1.1 Đưa công trình vào hoạt động

1.2 Theo dõi chất lượng khí và đưa khí vào

sử dụng

1.3 Vận hành công trình hàng ngày

11

1.1 Đưa công trình vào hoạt động

1.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu nạp ban đầu

1.1.2 Pha loãng và hoà trộn nguyên liệu

1.1.3 Nạp nguyên liệu

12

1.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu nạp ban đầu

Nguyên liệu là chất thải vật nuôi: • Thu gom chất thải trong vòng 20-30 ngày trước khi

nạp (chú ý tưới nước, giữ ẩm),

• Lượng chất thải cần thiết nạp lúc ban đầu là 300-

400kg /1m3 thể tích dịch phân giải.

• Như vậy bể phân giải có dung tích 6 m3 cần 1 lượng

chất thải ban đầu xấp xỉ 2100 kg

13

• Khi nạp dung dịch phân ban đầu, phải mở nắp

cửa thăm và các van khí,

• Nếu trong bể phân giải còn nước, có thể pha

chất thải đặc hơn,

• Nếu chưa đủ lượng phân thì vẫn phải cho đủ

nước ít nhất cũng tới mức đủ lấp kín miệng ống

lối ra.

14

Nếu nguyên liệu là thực

vật (bèo, cây cỏ, rơm,

dây lang, dây lạc…):

• Cần băm nhỏ, ủ trước

• Hoặc ngâm trong 1 bể bên

cạnh rồi, cho chảy dần vào

bể phân giải.

• Không nên cho quá nhiều

vì chúng dễ tạo váng, (sẽ

tạo ít khí sinh học)

15

1.1.2 Pha loãng và hoà trộn nguyên liệu

• Phân rắn được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1

hoặc 1:2

• Nguyên liệu là thưc vật được pha với nước theo

tỷ lệ 2:1 (2 phần thực vật 1 phần nước)

• Nước pha loãng nên là nước hồ, ao không được

quá kiềm hoặc quá axit.

16

1.1.3 Nạp nguyên liệu

• Nạp nguyên liệu có thể qua ống lối vào và ống

ống lối ra

• Khi nạp nguyên liệu cần mở tất cả các van khí

• Nếu là mùa hè chỉ vài ngày sau sẽ sinh khí, áp

kế cột nước tăng dần,

• Nếu trời rét lạnh: Có thể kéo dài tới vài ba

tuần mới có khí sinh học

17

1.2 Theo dõi chất lượng khí và đưa khí

vào sử dụng

• Sau khi đã hoàn thành nạp nguyên liệu, đóng tất

cả các van khí, kiểm tra lại độ kín của nắp bể

phân giải.

• Khi sinh học hình thành ban đầu có hàm lượng

khí mê - tan thấp, do đó khí chưa cháy được,

cần xả hết khí tạp đi, sau đó chờ 1-2 ngày, dùng

bếp đốt thử.

• Ngọn lửa KSH co mầu xanh da trời nhạt, khó

nhìn thấy

18

1.3 Vận hành công trình hàng ngày

1.3.1 Nạp nguyên liệu bổ sung hàng ngày

1.3.2 Khuấy đảo dịch phân giải

1.3.3 Phá váng

1.3.4 Theo dõi áp suất và sản lượng khí

19

1.3.1 Nạp nguyên liệu bổ sung hàng ngày

• Bể phân giải có thể tích 6-8 m3 có thể tạo ra

được 1,0 - 1,4 m3 khí sinh học hàng ngày, đủ

đun nấu cho 1 gia đình 4-5 người,

• Bể này cần được cung cấp hàng ngày lượng

phân của 8-10 lợn thịt (mỗi con nặng 40-50

kg), hoặc 20-25 kg phân trâu bò và được pha

với nước đúng tỷ lệ.

20

1.3.2 Khuấy đảo dịch

phân giải

• Làm tăng quá trình lên men tạo khí sinh học

• Ngăn cản sự hình thành váng

Cách khuấy đảo :

• Dùng gậy thọc qua ống lối vào của bể phân giải rồi kéo đẩy nhiều lần Hàng ngày khuấy vài lần, mỗi lần 5-10 phút.

21

• Do chất xơ, lông súc vật,... nổi lên trên bề mặt và kết lại

với nhau tạo thành váng, cản trở quá trình sản xuất khí

sinh học .

1.3.3 Phá váng

Phá váng bằng cách:

• Khuấy đảo, pha loãng

nguyên liệu đúng tỷ lệ.

• Lấy bỏ khi váng quá

dầy.

22

1.3.4 Theo dõi áp suất, sản lượng khí

Khi phát hiện thấy áp suất khí không thể đạt mức bình thường, đó là do:

• Khí bị rò rỉ (cần sửa chữa),

• Sản lượng khí thấp (do không đủ lượng chất thải nạp hàng ngày, hoặc tỷ lệ pha với nước không hợp lý…)

Nếu áp suất và lượng khí ổn định là công trình KSH tốt

23

2. Bảo dưỡng công trình khí sinh học

2.1 Lấy bỏ váng và chất lắng cặn

• Các chất rắn (đất, cát) lâu ngày sẽ tạo ra lắng

cặn, làm giảm thể tích phân giải và có thể gây tắc

ống lối vào và ống lối ra.

• Nên kết hợp lấy váng và lắng cặn cùng một lúc.

• Nhưng khi mở bể phân giải cần theo các bước

như sau:

+ Mở van xả khí, mở nắp bể phân giải để ít nhất 1 ngày

cho hả hơi.

+ Kiểm tra an toàn khi thu dọn lắng cặn.

24

• Kiểm tra an toàn bằng cách cho 1 con gà hay vịt vào lồng và thả xuống bể phân giải trong 15-20 phút, nếu con vật vẫn sống là an toàn.

• Đây là một công việc nguy hiểm, đã có trường hợp gây tai nạn

chết người, nên phải rất thận trọng ! • Xuống làm việc phải có người ở trên theo dõi, tốt nhất nên buộc

dây an toàn.

25

2.2 Xả nước đọng trong đường ống*

• Với những đường ống

dẫn bằng nhựa mềm,

thường dễ bị nước

đọng ở những chỗ

võng, hàng tuần cần

dốc ống để xả nước đi.

26

3. An toàn trong sử dụng*

3.1 Đề phòng cháy và nổ

• KSH có thể nổ khi trộn lẫn

với không khí ở tỷ lệ 6% - 25%.

• Vì vậy nếu đường ống có

không khí cần phải đẩy hết không khí ra ngoài trước khi sử dụng.

• Cấm lửa tuyệt đối khi mở

nắp bể phân giải hay ở nơi có khí rò rỉ.

27

3.2 Đề phòng ngạt thở

Khi muốn lấy hết váng

và cặn bã trong công trình KSH:

• Phải đợi cho KSH thoát ra hết. Có thể dùng quạt quạt không khí vào bể phân giải để tống KSH ra.

28

4. Những sự cố thường gặp và cách khắc

phục

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

4.1 Khí sinh

học

không

có hoặc

ít so với

dự kiến

Nguyên liệu bị nhiễm

độc tố

Kiểm tra lại chất lượng nguyên liệu,

nạp lại nguyên liệu có chất lượng tốt

hoặc pha thêm dịch phân mới

Nước pha không đảm

bảo chất lượng

Kiểm tra lại chất lượng nước, độ pH,

nguồn nhiễm độc tố

Thời tiết quá lạnh Đợi thời tiết ấm lên

Có chỗ rò rỉ khí Kiểm tra lại các chỗ có khả năng rò rỉ ở

vòm chứa khí và ống dẫn khí

29

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

KSH không

có hoặc ít so

với dự kiến

(tiếp theo)

Hình thành lớp váng

dày bịt kín không cho

khí thoát lên

Lấy bỏ váng đi

Lắp thêm bộ khuấy

- Đảm bảo tỷ lệ pha loãng thích hợp

- Không nạp các cơ chất tạo váng

Váng và lắng cặn đầy

bể

Lấy bỏ váng và lắng cặn đi

Cơ chất quá axit

(pH<7)

Dùng vôi hoặc tro để điều chỉnh

Cơ chất quá kiềm

(pH>8)

Chỉ cần đợi thời gian

Lượng nguyên liệu

nạp bổ sung không

đủ

Tăng nguyên liệu nạp bổ sung

30

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

4.2 Lượng khí

không thoả mãn

nhu cầu

Khí ít so với dự kiến Xem mục trên

Lượng khí sử dụng

quá nhiều so với công

suất của bể phân giải

Giảm lượng tiêu thụ

4.3 Thừa khí sử

dụng

Quá nhiều nguyên liệu Tăng cường dùng khí

(như đun nước cho các gia

đình hàng xóm…)

Giảm bớt lượng nạp,

Không thải khí gas vào

không khí, gây ô nhiễm

môi trường.

4.4 Nguyên liệu

không nạp được

vào bể

Cơ chất quá đặc Pha loãng nguyên liệu

Các ống nạp bị tắc Thông cho khỏi tắc

Lối vào bị lắng cặn lấp Lấy lắng cặn đi

31

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

4.5 Khí quá hôi Quá nhiều H2S Giảm nạp phân người, phân

Lắp thêm bộ lọc H2S

4.6 Các bộ phận

kim loại bị đen

Quá nhiều H2S Giảm nạp phân người, phân

Lắp thêm bộ lọc H2S

4.7 Không có khí

sinh ra nữa

Dịch phân giải bị

nhiễm độc

Phải nạp lại toàn bộ

32

Tóm tắt bài 6: (nhắc lại những điểm chính)

1. Vận hành công trình khí sinh học

Chuẩn bị nguyên liệu nạp ban đầu và hoà trộn nguyên

liệu

• Phân gia súc cần được hoà với nước, cây cỏ cần được

băm nhỏ

• Lượng chất thải cần nạp lúc ban đầu là 300- 400kg /1m3

thể tích dịch phân giải.

• Như vậy bể phân giải có dung tích 6 m3 cần 1 lượng phân

tươi ban đầu xấp xỉ 2100 kg

• Khuấy đảo dịch phân giải hàng ngày

33

Tóm tắt bài 6 (tiếp theo):

2. Bảo dưỡng công trình khí sinh học

• Định kỳ lấy bỏ váng và cặn bã

• Xả nước đọng trong đường ống

3. An toàn trong sử dụng

• Đề phòng cháy và nổ

• Đề phòng ngạt thở

4. Những sự cố thường gặp và cách khắc

phục (xem các bảng tóm tắt)

34

Hỏi và đáp

1. Vận hành công trình khí sinh học

2. Bảo dưỡng công trình khí sinh học

3. An toàn trong sử dụng

4. Sự cố thường gặp và cách khắc phục

35

Các câu hỏi gợi ý

1. Tại sao cần thường xuyên khuấy đảo dịch lỏng trong bể phân giải?

2. Tại sao khi mở nắp bể phân giải lấy váng và cặn bã cần để ít nhất 1 ngày?

3. Tại sao khi xuống bể phân giải làm việc phải buộc dây an toàn vào người và phải có 1 người nam giới khoẻ mạnh bên trên cùng làm việc? (đề phòng tai nạn chết người)

(Giáo viên đặt thêm câu hỏi)

36

Cảm ơn sự chú ý lắng nghe!

37

Các điểm trợ giúp quan trọng cho

giảng dạy

• Từ trang 75 -81 của tập giáo trình,

• Slide 12+13+14

• Slide 17

• Slide 20

• Slide 24+25

38

Một số ảnh có thể bổ sung cho bài giảng