bài viết và trích dẫn của ts. lê văn Út trên các báo · về số lượng các bài...

175
1 Bài viết và trích dn ca TS. Lê Văn Út trên các báo *** (Trang nhà: https://levanut.wordpress.com/ ) * Qun lí nghiên cu khoa hc * Kinh nghim giáo dc * Bo vchquyn lãnh thtrên mt trn xut bn *** Cp nht ngày: 01.11.2012

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

1

Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo

*** (Trang nhà: https://levanut.wordpress.com/)

* Quản lí nghiên cứu khoa học

* Kinh nghiệm giáo dục

* Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên mặt trận xuất bản

***

Cập nhật ngày: 01.11.2012

Page 2: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

2

Mục lục I. Quản lí nghiên cứu khoa học

1. Việt Nam tụt hạng về chỉ số trí tuệ (Báo Thanh Niên) 2. Đánh giá thành tựu khoa học sao cho khách quan? (Báo Dân Trí) 3. Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế? (Báo VietNamNet) 4. Công bố phát minh, ai có quyền thẩm định? (Báo VietNamNet) 5. VN không cần có bằng sáng chế đăng kí ở Mỹ? (Tạp chí Tia Sáng) 6. Bảo vệ sự liêm khiết trong nghiên cứu khoa học (Báo Tuổi Trẻ) 7. Trông Nga, Australia, nền khoa học Việt Nam ngẫm gì? (Báo Khoa học & Đời

Sống) 8. Kêu gọi tẩy chay nhà xuất bản Elsevier (Báo VietNamNet) 9. Việt Nam có bao nhiều bằng sáng chế Mỹ công nhận? (Báo Khoa học & Đời

Sống) 10. Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học (Tạp chí Tia Sáng) 11. Tác giả "ma" đạo công trình của GS Việt và học trò (Báo Khoa học & Đời Sống) 12. GS Việt bị đạo văn: Dùng homepage... "nổ" là bêu xấu mình (Báo Khoa học &

Đời Sống)

II. Kinh nghiệm giáo dục

1. Chuyện về “nền giáo dục trong bóng tối” (Báo Sinh Viên Việt Nam) 2. Nỗi buồn của một vị giáo sư (Báo VietNamNet) 3. Việt Nam có thiếu giáo sư? (Báo VietNamNet) 4. Kiến thức hay bằng cấp? (Báo Người Lao Động) 5. Chỉ “thổi còi” chứ không “đá bóng” (Báo Người Lao Động) 6. “Kẻ bại trận” chiến thắng không chỉ bằng Nokia! (Tạp chí Khám phá) 7. Thế nào là một trường đại học? (Báo Thanh Niên) 8. Nghĩa hiện nay của từ 'trí thức' (Báo VietNamNet) 9. Những điều Mỹ làm ngơ về kỳ tích Phần Lan (Báo VietNamNet) 10. 'Chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh' (Báo VietNamNet) 11. Dẫn đầu thế giới, không nhăm nhe trò xuất sắc (Báo VietNamNet) 12. Dùng bằng dỏm có thể bị tù (Báo Thanh Niên) 13. Nhàn đàm... tố chất người Việt (Báo Pháp luật Việt Nam) 14. Thầy Việt trên những giảng đường thế giới (Báo Tiền Phong) 15. Thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Phần Lan (Báo VietNamNet) 16. Bằng Licentiatexem ở Thụy Điển và Phần Lan (Báo Giáo Dục Việt Nam)

III. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên mặt trận xuất bản

1. Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa (Báo Người Việt ở Đức)

Page 3: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

3

2. Học giả Việt Nam: Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp Quốc tế (Báo Người Việt ở Đức)

3. Buồn vì Việt Nam ít công bố về Hoàng Sa, Trường Sa! (Báo Khoa học & Đời Sống)

4. Thắng lợi mới: Tạp chí Science "lật tẩy" đường lưỡi bò (Báo Khoa học & Đời Sống)

5. Thuyết phục Science đăng thư phản đối đường lưỡi bò thế nào? (Báo Khoa học & Đời Sống)

6. Cuộc tranh luận giữa một trí thức gốc Việt và một học giả Na Uy về đường lưỡi bò (Báo Người Việt ở Đức)

7. Tạp chí Science đăng “Quan ngại về đường lưỡi bò” (Báo Tuổi Trẻ) 8. Lại xuất hiện bản đồ đáng ngờ (Báo Thanh Niên) 9. Google không thể vì lợi nhuận mà xúc phạm Việt Nam (Báo Khoa học & Đời

Sống) 10. Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò (Báo Khoa học & Đời Sống) 11. Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò” (Báo Thanh Niên) 12. Thử tìm công trình về Trường Sa trên tạp chí quốc tế (Báo Khoa học & Đời Sống) 13. Google Maps again falsely depicts Vietnamese territory as China's: scholar (Báo

Thanh Niên) 14. Journal response to U-shape issue unsatisfactory (Báo Tuổi Trẻ) 15. Tạp chí Science: Sẽ xem lại quy trình đăng bài có bản đồ tranh cãi (Báo Tuổi Trẻ) 16. Tạp chí khoa học quốc tế sẽ đính chính về “đường lưỡi bò ngụy tạo” (Báo Tuổi

Trẻ) 17. "Hoan nghênh giới KHVN đã cảnh giác, hành động kịp thời!" (Báo Khoa học &

Đời Sống)

Page 4: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

4

I. Quản lí nghiên cứu khoa học

Page 5: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

5

***

Việt Nam tụt hạng về chỉ số trí tuệ

(Thanh Niên, 18/09/2012 3:25)

Năm 2012, Việt Nam tụt hạng trên bảng chỉ số đổi mới toàn cầu (Global Innovation Index) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO) thuộc Liên Hiệp Quốc.

Từ thông tin này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS-TSKH Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, xung quanh vấn đề sáng tạo, đổi mới.

Page 6: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

6

Cần thiết phải có môn học về phương pháp luận sáng tạo và sở hữu trí tuệ

trong trường học - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Theo bảng xếp hạng của WIPO, Việt Nam xếp thứ 76/141, thuộc phần nửa dưới của các nước trên thế giới - nghĩa là tính đổi mới, sáng tạo của nước ta thuộc vào loại kém. Là người dạy cho người khác phương pháp luận sáng tạo, ông suy nghĩ gì về điều này?

Không có bằng sáng chế nào

Theo hai tiến sĩ Lê Văn Út (Phần Lan) và Thái Lâm Toàn, từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ (trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế). Đến năm 2011, Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nhưng không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Trong khi đó, con số này ở năm 2011 của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như sau: Singapore: 647 bằng/4,8 triệu dân, Malaysia: 161/27,9 triệu,

Page 7: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

7

Theo WIPO, sở hữu trí tuệ có 2 nhánh chính: sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả. Nói đến đổi mới (Innovation) không thể không nói đến sáng tạo (Creativity). Trong các loại sáng tạo của con người, cần nhấn mạnh sáng chế (Invention) thuộc sở hữu công nghiệp, được bảo hộ bằng patent (bằng độc quyền sáng chế) và phát minh (Discovery) thuộc bản quyền tác giả thể hiện dưới dạng các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học.

Theo tôi hiểu, khi đưa ra chỉ số đổi mới toàn cầu, WIPO phải tính đến số lượng các patent được cấp; các hợp đồng chuyển giao sáng chế, bản quyền; số lượng và chất lượng các bài báo khoa học đăng trong các tạp chí quốc tế chuyên ngành của quốc gia mà WIPO muốn đánh giá.

Với những thông tin tôi có được về 2 loại sáng tạo vừa nêu, tôi nghĩ rằng vị trí 76/141 của Việt Nam là khá chính xác.

Ông cho rằng sự sáng tạo và đổi mới thật sự quan trọng với cuộc sống như thế nào?

Quan trọng như thế nào ư? Dẫn chứng mới đây thôi. Hội nghị APEC 20 ở Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga vừa mới đây đã đưa ra tuyên bố chung: “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”.

Thực tế mà nói, “hành trình” của sáng tạo, đổi mới, trí tuệ dường như chỉ dành cho những nước giàu, còn những quốc gia như Việt Nam thường vẫn phải đi đằng sau?

Tôi nghĩ ngược lại, nhờ sáng tạo và đổi mới nước nghèo mới trở nên giàu. Những nước giàu hiện nay là những nước đã chú ý đến sáng tạo và đổi mới từ rất lâu. Ví dụ, ở Anh, đạo luật về patent đã có từ năm 1623, các phát minh khoa học và sau đó là các sáng chế kỹ thuật nở rộ ở phương Tây từ thế kỷ 16 cho đến nay. Các nước công nghiệp mới cũng là các nước rất chú ý đến sáng tạo và đổi mới.

Như vậy, để trở nên hùng mạnh - tức ít nhất không phải đi sau các nước láng giềng về đổi mới, sáng tạo - theo ông chúng ta cần phải làm gì?

Muốn được như thế thì đòi hỏi nỗ lực ở nhiều phía, nhiều mặt. Trong đó yếu tố quan trọng bậc nhất là cải cách giáo dục. Theo thông tin từ các báo, khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục tại Hà Nội và TP.HCM vào tháng 5 vừa qua cho thấy, hơn 80% học sinh tiểu học tham gia mẫu khảo sát còn thiếu những kỹ năng thực hành xã hội và khả năng nhạy bén trong tư duy phân tích, giải quyết vấn đề. Đa số học sinh tiếp thu kiến thức, học thuộc bài rất giỏi nhưng khi xử lý một tình huống thực tế lại lúng túng và thiếu linh hoạt.

Thái Lan: 53/68,1 triệu, Philippines: 27/93,6 triệu, Indonesia: 7/232 triệu, Brunei: 1/0,407 triệu. Trừ Mỹ ra, theo thống kê, 10 quốc gia/vùng lãnh thổ đứng đầu về số bằng sáng chế trong năm 2011 lần lượt: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Canada, Pháp, Anh, Trung Quốc, Israel, Úc.

Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc), từ năm 1998-2008, Việt Nam có 5.070 bài. Trong khi đó, Thái Lan công bố 23.163 bài, cao hơn Việt Nam 4,5 lần dù số lượng giáo sư và tiến sĩ thấp hơn ta. Số bài báo của Việt Nam chỉ bằng 10% so với Singapore, 34% với Malaysia...

Page 8: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

8

Học ở Việt Nam thường mới chỉ tác động lên trí nhớ chứ chưa tác động đến tư duy sáng tạo và chúng ta thường nhầm lẫn giữa giáo dục và dạy học. Giáo dục là phải tạo ra được sự thay đổi chắc chắn và ổn định các hành động (hành vi) của người học, trong đó có các hành động (hành vi) liên quan đến sáng tạo và đổi mới.

Cần phải đưa hẳn môn học về phương pháp luận sáng tạo và sở hữu trí tuệ vào trường học để những điều này trở thành hiểu biết rộng rãi. Trong thực tế, có những sáng chế đơn giản, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Nhiều người cũng có những sáng chế nhưng do không hiểu biết về sở hữu trí tuệ, không nghĩ đó là sáng chế nên không viết đơn hoặc không biết cách viết đơn đăng ký. Ngoài ra, cần phải có các tổ chức hỗ trợ khác như các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp tư vấn về đăng ký bản quyền sáng chế, cơ quan sở hữu trí tuệ cũng phải chuyên nghiệp và nâng cao năng lực tuyên truyền, quản lý…

Thế nhưng chương trình giáo dục của chúng ta đang bị xem là quá ôm đồm, nặng nề nên cần phải giảm tải. Nếu thêm vào môn này, môn khác thì có thích hợp không, thưa ông?

Những gì không cần thì phải bỏ, còn những gì cần thiết thì phải đưa vào. Giáo dục là phải dạy cách suy nghĩ để giúp người học nắm vững lô gích, triết lý, các ích lợi của môn học đó chứ không chỉ chú trọng nhồi nhét kiến thức vì kiến thức là vô cùng, vô tận.

Thật sự, chúng ta đang cần một tổng công trình sư để thay đổi toàn diện hệ thống giáo dục.

Chỉ số đổi mới của Việt Nam và các nước xung quanh

Từ năm 2007, WIPO cho ra đời hệ thống chỉ số đổi mới toàn cầu (Global Innovation Index). Đó là chỉ số đánh giá về trí tuệ, hoạt động và thành quả của hoạt động trí tuệ con người. Đây là năm thứ hai liên tiếp Thụy Sĩ, Thụy Điển và Singapore xếp các vị trí đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Các vị trí tiếp theo trong tốp 10 là Phần Lan, Anh quốc, Hà Lan, Đan Mạch, Hồng Kông, Ireland, Mỹ. Thông tin chi tiết về bảng xếp hạng tại http://www.wipo.int/export/sites/www/econ_stat/en/economics/gii/pdf/rankings.pdf

Thùy Ngân

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120917/viet-nam-tut-hang-ve-chi-so-tri-tue.aspx

***

Page 9: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

9

Đánh giá thành tựu khoa học sao cho khách quan?

(Báo Dân Trí, 09/07/2012)

(Dân trí) - Việc thống nhất một thước đo chung để đánh giá nền khoa học của các nước đôi khi là vấn đề gây tranh cãi, vì không phản ảnh đúng thực chất. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm đối với thực trạng khoa học nước ta.

Ở một số nước đang phát triển, để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học, người ta sử dụng kết quả “nghiệm thu” các đề tài khoa học mà không cần có kết quả công bố trên các diễn đàn khoa học quốc tế có uy tín, hoặc sử dụng những bài báo khoa học đăng tải trên

Page 10: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

10

các tạp chí cấp địa phương hoặc cấp quốc gia và nói chung không có (hoặc có ít) sự tham gia bình duyệt của các chuyên gia quốc tế.

Tuy nhiên, hầu hết các nước phát triển và một số nước đang phát triển (nhưng thực sự muốn phát triển nền khoa học của họ) thường dùng chung một số tiêu chuẩn đánh giá thành tựu khoa học của họ như số bài báo quốc tế ISI, chỉ số trích dẫn, số bằng sáng chế (chủ yếu đăng kí ở Mỹ). Ngoài những chỉ số khách quan trên, các nước này còn kiểm định năng lực khoa học của họ thông qua các hội đồng đánh giá mà thành viên là những chuyên gia độc lập và hàng đầu trên thế giới; đối với họ, hoàn toàn không có hình thức "mẹ hát con khen" hay "con hư mẹ làm ngơ".

Kết quả số hoá về thành tựu khoa học của một nước cùng với ý kiến đánh giá của các chuyên gia độc lập và hàng đầu thế giới giúp các cơ quan hữu trách của nước này có dịp nhìn lại chính mình, để biết mình đang ở đâu trong khu vực và trên thế giới. Nếu một nước có nền khoa học quá thấp kém so với khu vực và thế giới thì đương nhiên nước này phải xem lại cơ chế, chính sách khoa học của chính mình.

Thực tế cho thấy, những cường quốc đều có nền khoa học với những chỉ số khách quan cao hơn các nước khác, và cơ chế, chính sách khoa học của họ thường thông thoáng, minh bạch và hiện đại hơn.

TSKH Trần Đình Toại chiết tách Manitol từ nấm mối. (Nguồn ảnh: Internet)

Nghiên cứu khoa học: Có cần công bố?

Trong bài “Khoa học và công nghệ: từ Tây sang Ðông”, tác giả đưa ra nhận định rất đáng quan tâm: “Phác thảo một đạo luật, thực thi một chính sách, đưa ra một chiến lược để triển khai sản phẩm phức tạp hơn nhiều so với việc thực hiện thí nghiệm hay xuất bản một bài báo cáo. Vì vậy, khi phê bình thành quả giáo dục, khoa học và công nghệ của một nước mà chỉ theo thói quen hàn lâm liệt kê số bài báo hàng năm đăng trên tạp chí

Page 11: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

11

chuyên ngành, đánh giá mức độ nổi tiếng hay tầm thường của các tạp chí bằng những chỉ số phức tạp, thì e rằng còn khập khiễng, chưa toàn diện.”

Thực tế có nhiều tạp san khoa học quốc tế nhận công bố bất cứ vấn đề gì về ứng dụng, hay thậm chí thông tin về triển khai sản phẩm công nghệ, v.v., chứ không hẳn chỉ có các tập san khoa học chuyên công bố kết quả nghiên cứu lí thuyết. Công bố bài báo khoa học trên các tập san thường là miễn phí hoặc nếu có thì cũng “không nhiều”. Tại sao chúng ta không công bố?

Một thực tế là tại hầu hết đại học trên thế giới, một nhiệm vụ quan trọng của giảng viên là phải nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san quốc tế. Nếu sau một thời gian không có kết quả nghiên cứu được công bố, vị trí của một giảng viên có thể bị lung lay. Như vậy, nghiên cứu khoa học đối với những người làm việc ở các đại học (trừ công việc hành chánh) là việc “sống còn”. Công bố khoa học đối với họ không hẳn là nhằm để nổi tiếng mà nó liên quan trực tiếp đến “sự tồn tại” của họ.

Ngoài ra, khi xin việc ở các đại học này, thành tích về công bố khoa học được xem là yếu tố tối cần thiết trong việc xem xét một ứng viên.

Nếu nghiên cứu khoa học nhưng không có công bố trên các tập san quốc tế thì thật sự đó có phải là nghiên cứu khoa học? Hoặc những kết quả nghiên cứu đó sẽ bị nghi ngờ nếu chỉ có “nghiệm thu, bỏ phiếu, giơ tay” hay chỉ giới thiệu trên các tạp chí địa phương không có quy trình phản biện bài bản.

Để có cái nhìn khách quan hơn về phát biểu trên, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của hai nhà khoa học có nhiều tâm huyết đối với tiến trình cải tổ nền khoa học ở Việt Nam, GS. Phạm Duy Hiển và GS. Nguyễn Văn Tuấn.

GS. Phạm Duy Hiển (nguyên Viện trưởng Viện hạt nhân Đà Lạt, nguyên Phó Viện trưởng Viện nguyên tử Quốc gia): "Ðương nhiên là chưa toàn diện, nhưng kiểu dật tít này e rằng sẽ rất dễ bị hiểu lầm và gây khó khăn cho những cố gắng hiện nay của nhiều người muốn lập lại trật tự trong nghiên cứu khoa học ởViệt Nam, nơi mà tiền tỷ đang đổ vào những công trình vô nghĩa vì tác giả không hề biết trên thế giới các đồng nghiệp đang làm gì, nơi mà người ta dễ dàng tung hô nhau bằng những công trình tập dượt nghiên cứu hoặc chỉ là chuyện của thế kỷ trước. Chúng tôi đã khốn khổ nhiều năm nay rồi vì chuyện này. "

GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garvan và ĐH New South Wales, Úc): “Hoàn toàn đồng ý với anh Hiển. Tôi đã từng thấy những dự án bạc tỉ ở Việt Nam mà tác giả chẳng có gì để chứng tỏ rằng dự án có thành tựu cụ thể. Họ thường viện dẫn rằng nghiên cứu khoa học ứng dụng không cần công bố! Một “lí luận” hết sức hài hước! Thế nhưng đó lại là cái biện minh cả mấy chục năm nay của những người làm nghiên cứu khoa học chưa đạt. Nếu không có một thước đo khách quan như số và chất lượng bài báo khoa học hay bằng sáng chế (patents) thì Nhà nước sẽ còn phí tiền dài dài cho những cái gọi là “nghiên cứu khoa học”.

Page 12: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

12

Vấn đề là outcome - thành quả. Nhà khoa học làm cái gì cũng phải có thành quả. Thành quả phải cân đo đong đếm được, chứ không phải nói suông. Mà, thành quả thì tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của nhà khoa học.

Đối với một người làm trong kĩ nghệ (như kĩ nghệ dược chẳng hạn) thì thành quả của họ như số bằng sáng chế và kết quả nghiên cứu biến thành thuốc hay giúp bào chế thuốc. Những thành quả đó quan trọng hơn số bài báo khoa học trên các tập san chuyên ngành. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không công bố thành tựu nghiên cứu; chỉ có ưu tiên khác nhau mà thôi.

Đối với người làm trong các trung tâm nghiên cứu và đại học, thì số và chất lượng bài báo là rất quan trọng cho sự nghiệp. Khi xét duyệt một nhà khoa học, đồng nghiệp sẽ nhìn vào “đầu ra khoa học” - scientific output, đóng góp cho chuyên ngành, đóng góp cho cộng đồng và chính phủ, v.v. Nhưng để có dịp đóng góp cho chuyên ngành thì người đó phải có bề dày về nghiên cứu khoa học (thể hiện qua công trình nghiên cứu), chứ nếu không có công bố gì thì người đó chẳng được ai biết đến, chẳng được ai mời, chẳng có cơ hội để đóng góp. Do đó, số và chất lượng bài báo khoa học được giới khoa học xem là currency - đơn vị sự nghiệp. Còn nếu ai làm trong các trung tâm nghiên cứu mà xem nhẹ cái đơn vị đó thì nên tìm việc làm khác thích hợp hơn.

Đó là cá nhân, còn bình diện quốc gia thì khác. Tôi nghĩ không có cơ quan nào đánh giá một nền khoa học mà chỉ dựa vào những chỉ số như số bài báo khoa học và chỉ số trích dẫn. Bên cạnh những chỉ số đó, còn phải xem xét nhiều thước đo khác như bằng sáng chế, sản phẩm hitech (công nghệ cao) xuất khẩu, số nhà khoa học với bằng PhD, sử dụng internet, viễn thông, v.v. Nhưng những chỉ số về scientific output (như bài báo khoa học) vẫn là chỉ số chính, bởi vì nó khách quan và dễ nhận biết. Úc, Mĩ, Anh, Hàn, Nhật, UNESCO, v.v. tất cả đều sử dụng nó như là một thước đo thành tựu khoa học công nghệ. Kinh nghiệm tôi cho thấy những chỉ số scientific output còn là một marker. Nó là marker về trình độ của một nền khoa học công nghệ. Marker ở đây hiểu theo nghĩa nó có tương quan cao với những thước đo như vừa kể. Chỉ cần biết số lượng và chất lượng bài báo khoa học cộng với patents của một nước là có thể hình thành một đánh giá tổng quan nền khoa học nước đó.

Nền khoa học của một nước được hình thành từ những cá nhân. Không có nhà khoa học thì nước đó không có nền khoa học. Nhưng nhà khoa học phải tương tác với cộng đồng trong việc làm của họ. Do đó, những thước đo cá nhân nhà khoa học cũng có thể ứng dụng để đánh giá một nền khoa học, cộng với những đóng góp của họ cho cộng đồng khoa học nói chung và đất nước nói riêng.”

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn GS. Phạm Duy Hiển và GS. Nguyễn Văn Tuấn về những ý kiến thú vị, khoa học và bổ ích; đặc biệt là sự cho phép chúng tôi trích dẫn những ý kiến này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn TS. Trần Lê Nam (ĐH Oulu, Phần Lan) về những trao đổi hữu ích.

TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn

Page 13: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

13

http://dantri.com.vn/c25/s809-616395/danh-gia-thanh-tuu-khoa-hoc-sao-cho-khach-quan.htm

***

Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế? (Báo VietNamNet, 3/7/2012 08:00)

- Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.

Không bằng sáng chế là chuyện… bình thường?!

Page 14: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

14

Việt Nam không có bất cứ bằng sáng chế nào được đăng ký tại Mỹ trong năm 2011. Ảnh minh họa.

Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.

Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.

Để bảo đảm tính “khách quan”, người viết không thống kê số bằng sáng chế Mỹ của chính nước Mỹ. Bài viết chỉ đề cập số bằng sáng chế Mỹ trong năm 2011, và được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.

Theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc được xếp thứ 8 với 3174 bằng sáng chế; trong năm 2010, Trung Quốc cũng được xếp thứ 8 với 2657 bằng sáng chế.

Page 15: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

15

Bảng 1: Nhóm 10 nước dẫn đầu (trừ Mỹ):

Hạng Nước Dân số (triệu) Số bằng sáng chế 2011

1 Nhật Bản 126.9 46139

2 Hàn Quốc 48.9 12262

3 Đức 82.1 11920

4 Đài Loan 23 8781

5 Canada 34.3 5012

6 Pháp 62.6 4531

7 Vương Quốc Anh 62.4 4307

8 Trung Quốc 1,350 3174

9 Israel 7.3 1981

10 Úc 21.5 1919

(Trung Quốc: không tính Hồng Kông và Ma Cao)

Trong khu vực Đông Nam Á, đất nước nhỏ bé Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế (một đất nước xa xôi ở Bắc Âu với dân số tương đương, Phần Lan với 5.3 triệu dân cũng có 951 bằng sáng chế). Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011.

Bảng 2: Nhóm vài nước Đông Nam Á:

Hạng Nước Dân số (triệu) Số bằng sáng chế 2011

1 Singapore 4.8 647

2 Malaysia 27.9 161

3 Thái Lan 68.1 53

4 Philippines 93.6 27

5 Indonesia 232 7

6 Brunei 0.407 1

7 Việt Nam 89 0 Trong bối cảnh Việt Nam phải hội nhập với thế giới bên ngoài về mọi mặt, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, kết quả thống kê trên thật sự đáng ngại cho khoa học Việt Nam. Chia sẽ vấn đề này, PGS. Phạm Đức Chính (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: “Nghiên cứu cơ bản của Việt Nam chúng ta so sánh trong khu vực, trên cơ sở thống kê công bố quốc tế ISI, thua kém khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Về mặt công nghệ, ứng dụng thì tình hình còn tệ hơn, như theo một chỉ số quan trọng mà thống kê này cho thấy. Nếu như cứ cho rằng tiềm năng thực của chúng ta không tệ tới mức như vậy, thì năng lực hội nhập của chúng ta lại còn yếu hơn nữa. Mà yếu tố sống còn và đi lên của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mọi mặt hiện nay, là chúng ta phải hội nhập được với thế giới.

Page 16: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

16

Tuy nhiên, một thực tế là vấn đề tác quyền ở Việt Nam chưa được xem trọng một cách đúng mức. GS. Nguyễn Đăng Hưng (nguyên Trưởng khoa Cơ học phá hủy, Đại học Liège, Bỉ) chia sẻ: "Tôi không ngạc nhiên về những con số thống kê mà các tác giả đã có công tra cứu tham khảo. Bằng sáng chế là thước đo đẳng cấp công nghệ kỹ thuật của một nước. Việt Nam kém cỏi về công bố quốc tế về khoa học. Nhưng tụt hậu về khâu công nghệ kỹ thuật, không có bằng sáng chế đăng ký thì quả là trầm trọng hơn”.

Nguyên nhân vì đâu?

Đã đến lúc các nhà quản lí khoa học ở Việt Nam phải nhìn nhận lại thực tế yếu kém của khoa học Việt Nam, đặc biệt là các khoa học ứng dụng. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có số lượng tiến sĩ rất lớn, nhưng thành tựu khoa học của Việt Nam, cụ thể là số bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ, quá yếu kém như thế thì quả là một thực tế khó chấp nhận. Đã đến lúc, Nhà nước và các nhà khoa học phải có một nhận thức chung về nguyên nhân và cách khắc phục sự yếu kém trên.

Là người có nhiều nghiên cứu về khoa học Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales) đã chỉ ra một số lý do mà theo quan điểm của cá nhân ông là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:

"Tôi không ngạc nhiên với số bằng sáng chế của Việt Nam được đăng kí ở Mĩ. Trong một bài trước đây, tôi trích dữ liệu từ báo cáo của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000 - 2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 2 bằng sáng chế. Có năm (như 2002) không có bằng sáng chế nào được đăng kí. Do đó, năm 2011 không có bằng sáng chế từ Việt Nam được đăng kí cũng có thể xem là chuyện… bình thường.

Nhưng một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan (có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Kampuchea và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.

Nhưng tôi nghĩ con số bằng sáng chế không có nghĩa là khả năng sáng tạo của người Việt thấp. Tôi nghĩ khả năng sáng tạo của người Việt không kém bất cứ ai; chỉ cần nhìn qua sự thành công của các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài thì biết nhận xét đó không quá đáng. Tôi nghĩ con số đó phản ảnh khả năng hội nhập khoa học và công nghệ của Việt Nam chưa cao, và thiếu tầm trong quản lí khoa học. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo khoa học ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề đăng kí bằng sáng chế, vì họ vẫn còn loay hoay với những thủ tục hành chính. Có người còn chưa biết thủ tục để đăng kí ra sao!

Cũng cần nói thêm rằng Việt Nam chưa có một cơ chế để hỗ trợ và phụ trách đăng kí sáng chế. Theo tôi biết, Việt Nam còn thiếu những luật sư có kinh nghiệm trong việc đăng kí bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Nhà khoa học thì chắc chưa chắc có khả năng tài chính để tự đăng kí, mà dù cho có khả năng tài chính thì không có luật sư cũng khó làm

Page 17: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

17

được. Trong khi đó, các đại học còn chưa quan tâm đến nghiên cứu khoa học, thì họ đâu có thì giờ quan tâm đến việc đăng kí bằng sáng chế.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học (tôi chỉ nói trong lĩnh vực y khoa) thường tập trung vào những chủ đề khó có thể đăng kí bằng sáng chế. Nghiên cứu y khoa thường chia thành 3 loại: me too, incremental knowledge, và breakthrough. Nghiên cứu me too (bắt chước) có nghĩa là những nghiên cứu bắt chước người khác ở môi trường Việt Nam, không cho ra một phương pháp hay phát hiện gì mới, chủ yếu là để học nghề.

Nghiên cứu mang tính incremental knowledge là những nghiên cứu có đóng góp vào tri thức khoa học, nhưng mức độ đóng góp tương đối khiêm tốn (như phát triển phương pháp mới, phát hiện mới, cách tiếp cận mới,…) Các công trình breakthrough hay đột phá có nghĩa là những nghiên cứu định ra một trường phái mới, định nghĩa một lĩnh vực mới. Hầu hết những nghiên cứu từ Việt Nam là me too nên khó có thể phát triển cái gì mới để có thể đăng kí bằng sáng chế.

Những lí do trên có thể giải thích tại sao Việt Nam chúng ta có mặt rất khiêm tốn trong bản đồ sáng tạo tri thức mới và bằng sáng chế".

TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/78867/hon-9-000-giao-su-sao-khong-co-bang-sang-che-.html

***

Page 18: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

18

*

Công bố phát minh, ai có quyền thẩm định? (Báo VietNamNet, 31/5/2012 07:00)

- Khi xuất hiện những kết quả nghiên cứu “phát minh” làm đảo lộn thế giới khoa học, như kiểu “phát hiện máy phát điện chạy bằng nước” của một nhóm nghiên cứu ở TpHCM vừa rồi, việc tổ chức hội đồng thẩm định là cần thiết. Vấn đề là hội đồng gồm những ai…

Page 19: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

19

Cho tới nay TS. Nguyễn Chánh Khê vẫn giữ bí mật về chiếc máy phát điện bằng nước của mình.

Trong khoa học, việc đánh giá một công trình nghiên cứu cần phải nghiêm chỉnh làm theo đúng qui trình khoa học. Trong qui trình đó, việc thẩm định của các đồng nghiệp có cùng chuyên môn đóng vai trò chủ đạo.

Đối với những kết quả nghiên cứu mới từ trung bình cho đến những phát minh lớn, có thể gây chấn động cộng đồng khoa học thế giới thì các cơ quan hữu trách không nên tổ chức đánh giá một cách hời hợt, rồi đưa ra những kết luận qua loa hay chỉ mang tính phong trào. Cũng không nên công bố những kết quả này trên các phương tiện truyền thông và tranh luận trên đó khi mà kết quả chưa được giới chuyên gia bình duyệt một cách có hệ thống.

Việc làm như thế (công bố trên báo chí đại chúng trước khi công bố trên tập san khoa học) rất tốn giấy mực và thời gian của nhiều người, và đôi lúc có thể gây phản cảm nếu những “phát minh” đó chỉ là những tuyên bố “giật gân”.

Một qui trình chuẩn trong công bố khoa học là những bản tin trên BBC. Chuyên trang sức khoẻ của BBC thường xuyên giới thiệu những phát minh mới trong y học. BBC chủ yếu lấy thông tin từ các công trình đã công bố trên các tạp chí y học có tiếng, tức kết quả nghiên cứu đã được thẩm định (peer-review) bởi các chuyên gia.

Sau đó họ liên hệ phỏng vấn tác giả và những người có cùng chuyên môn, và vì thế thông thường những bài báo trên BBC về vấn đề sức khỏe vừa mang tính khoa học lẫn tính thời sự. Người viết cho rằng đây là cách mà các phương tiện truyền thông ở các nước đang phát triển nên tham khảo.

Page 20: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

20

Những kết quả mang tính đột phá hay có tầm ảnh hưởng lớn cần phải được bình duyệt một cách thấu đáo. Các tập san khoa học lớn như Nature, Science, PNAS,... là những trung gian cho qui trình bình duyệt như thế, vì những tập san này chỉ công bố những công trình mang tính tiên phong.

Thật vậy, khi xuất hiện những kết quả nghiên cứu như đã nêu từ bất cứ cá nhân hay tổ chức nghiên cứu nào, ví dụ như “phát minh” làm đảo lộn thế giới vật lý hay “phát hiện” máy phát điện chạy bằng nước, việc tổ chức hội đồng thẩm định là cần thiết.

Nếu kết quả thật sự mới và gây chấn động như tuyên bố của các tác giả, hay nếu việc thẩm định phức tạp và khó có thể cho kết luận khách quan thì các cơ quan hữu trách nên tạo điều kiện cho tác giả công bố kết quả của mình ra cộng đồng khoa học thế giới. Khi đó kết quả nghiên cứu của các tác giả chắc chắn sẽ được các chuyên gia quốc tế thẩm định và đánh giá khách quan hơn.

Nếu tác giả muốn giữ bản quyền công nghệ thì tác giả có thể đăng kí bằng sáng chế (patent). Và bằng sáng chế của Mỹ có uy tín cao trên thế giới. Ngay cả khi đăng ký bằng sáng chế, tác giả vẫn phải trình bày kết quả trên một tập san khoa học để đồng nghiệp thẩm định. Rất hiếm thấy ai công bố bằng sáng chế mà chưa từng công bố nghiên cứu của mình trên các tập san khoa học.

Nếu nghiên cứu khoa học do công ty tài trợ thì công ty có quyền không công bố kết quả lên tạp chí quốc tế mà chỉ cần phải ký patent và sản phẩm sẽ được một hội đồng chuyên môn thẩm định.

Ngoài ra, nếu tác giả muốn giữ bí mật phát minh của mình thì có thể gửi thông báo ngắn về kết quả nghiên cứu cho những tạp chí khoa học tổng quát nổi tiếng như Nature (Anh), PNAS (Mỹ). Theo thông tin từ hai tạp chí nổi tiếng này thì họ có thể nhận đăng các thông báo ngắn về các kết quả nghiên cứu mới, tác giả không nhất thiết phải công bố chi tiết các kết quả này.

Ở một số nước đang phát triển, đã và đang có một hiện tượng đáng buồn trong việc đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học. Đó là hiện tượng “nghiệm thu và xếp vào ngăn kéo” đối với các đề tài khoa học. Một số nơi, có hiện tượng tổ chức các “hội đồng nghiệm thu” gồm cả những người không có cùng chuyên môn hoặc chuyên môn yếu kém.

Nếu một đề tài được hội đồng nghiệm thu bỏ phiếu “thông qua” thì coi như việc nghiên cứu đề tài này được hoàn thành; trong khi giá trị khoa học của đề tài này có thể vẫn còn là dấu chấm hỏi.

Đã đến lúc, các nước đang phát triển cần chỉnh đốn lại qui trình làm khoa học, từ duyệt đề cương, thực hiện và giám sát đến đánh giá thành quả. Khâu đầu và cuối phải qua quy trình phản biện. Riêng khâu cuối cần phải công bố quốc tế.

Người viết cho rằng các nhà quản lí khoa học nên xem lại chuyện “nghiệm thu” đối với các đề tài khoa học. Chính cái gọi là nghiệm thu làm cho tình trạng mập mờ như hiện nay

Page 21: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

21

vẫn tồn tại, vì nếu kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí quốc tế thì đâu có ai phản đối!

Trong khi Việt Nam còn hạn chế về số bằng sáng chế cũng như số lượng công trình trên các tạp chí khoa học uy tín, việc đăng kí thành công bằng sáng chế quốc tế hay có được công trình nghiên cứu trên những tạp chí uy tín sẽ làm tăng thêm uy tín của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế và sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nền khoa học của đất nước. Điều này cũng sẽ tạo tiền đề cho khoa học Việt Nam sớm bắt nhịp với dòng chảy chung của khoa học quốc tế.

TS. Lê Văn Út (từ Phần Lan)

(http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/74310/cong-bo-phat-minh--ai-co-quyen-tham-dinh-.html)

***

Page 22: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

22

*

*

VN không cần có bằng sáng chế đăng kí ở Mỹ? (Tạp chí Tia Sáng, 11:22-04/06/2012) TS. Lê Văn Út

TS. Trần Lê Nam Đầu năm nay, người viết có làm một thống kê1 cho thấy Việt Nam có quá ít bằng sáng chế được Mỹ công nhận, so với ngay cả các nước trong khu vực. Bài viết nhận được nhiều phản hồi, trong đó nổi bật có ý kiến “Việt Nam không cần có bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ” với lý do chi phí đắt, giá trị khoa học không cao v.v.. Thậm chí có người mỉa mai: “Dùng bằng sáng chế để so sánh đánh giá một nền khoa học có khi giống như hỏi: “Việt Nam có bao nhiêu bằng lái xe hơi vậy?”

Page 23: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

23

Để hiểu rõ hơn về bằng sáng chế Mỹ và giá trị của nó, người viết có cuộc trao đổi với TS. Trần Lê Nam về vấn đề này.

Hỏi: Xin anh cho biết các nước đánh giá thế nào về tầm quan trọng của bằng sáng chế? TS. Trần Lê Nam: Việc xác định tầm quan trọng của bằng sáng chế đối với mỗi quốc gia nằm ngoài khẳ năng của tôi. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là tất cả các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển thì số lượng bằng sáng chế đều đứng hàng đầu thế giới. Nghĩa là, các viện nghiên cứu, trường đại học, và các công ty ở những nước đó đều được khuyến khích (hay thậm chí là bắt buộc) đăng ký bản quyền cho những phát minh của mình. Trong rất nhiều trường hợp kết quả của việc thực hiện dự án được đánh giá dựa trên số lượng bằng sáng chế. Ví dụ như dự án mà tôi đang tham gia ở đai học Oulu, người ta yêu cầu phải đăng ký ít nhất 1 bằng sáng chế, tất nhiên là ngoài việc phải có bài báo đăng ở tạp chí hoặc hội nghị. Vì vậy, theo tôi nghĩ, không có nước nào xem nhẹ tầm quan trọng của bằng sáng chế đối với nền khoa học công nghệ. Vần đề là làm thế nào để có nhiều bằng sáng chế có chất lượng.

Theo anh kết quả về số lượng bằng sáng chế của một nước có liên hệ gì với thành tựu nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng của nước đó?

- Trước hết chúng ta phải thấy rằng nghiên cứu lý thuyết vá ứng dụng liên hệ mật thiết với nhau, ít nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Nghiên cứu ứng dụng chỉ có thể phát triển nếu như chúng ta có một mô hình lý thuyết đầy đủ. Ngược lại, những yêu cầu từ thực tế lại đặt ra các vấn đề mới cho nghiên cứu lý thuyết. Trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ như hiện nay, những kết quả mà nghiên cứu lý thuyết mang lại có thể áp dụng vào thực tế chỉ trong vòng vài năm, trong khi trước đây phải mất vài chục năm. Như vậy, về mặt công nghệ, thật khó để phân biệt giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Một điều không hay mà tôi được biết ở Việt Nam là chúng ta thường có ý xem nhẹ các nghiên cứu lý thuyết, kể cả trong những lĩnh vực có tính ứng dụng cao. Điều này bắt nguồn từ việc chúng ta không thấy được tiềm năng ứng dụng của những nghiên cứu lý thuyết đó. Anh nghĩ sao khi có nhận xét “một bằng sáng chế thật ra không bằng một công trình trên Science hay Nature, hay các bài báo khoa học ISI nói chung”? - Việc đánh giá bài báo khoa học và bằng sáng chế thì tùy thuộc vào quan điểm mỗi người. Đứng trên khía cạnh kinh tế, bằng sáng chế có thể được xem trọng hơn. Tuy nhiên về mặt học thuật thì bài báo khoa học có tiếng vang hơn. Bằng sáng chế có thể rất đơn giản nhưng giá trị về kinh tế lại rất lớn. Chẳng hạn như QUALCOMM có bằng sáng chế về công nghệ CDMA cho điện thoại di động, và nhiều nước đã phải trả rất nhiều tiền để dùng công nghệ này. Ngược lại các bài báo khoa học thường đặt những viên đá đầu tiên cho một xu thế công nghệ. Tôi có thể lấy ngay một ví dụ, tất cả những bước phát triển trong ngành viễn thông nói chung và thông tin di động nói riêng đều bắt đầu từ bài báo “A Mathematical Theory of Communication” của Claude Shannon đăng trên tạp chí “The Bell System Technical Journal” năm 1948. Hiểu theo một nghĩa rộng, bài báo khoa học thường đóng góp vào kiến thức chung của nhân loại, còn bằng sáng chế là tài sản riêng. Trong rất nhiều trường hợp, bài báo khoa học và bằng sáng chế có liên hệ với nhau. Thậm chí là giống nhau về ý tưởng nhưng cách trình bày khác nhau. Một ví dụ rất nổi tiếng trong lĩnh vục công nghệ không dây là nhà nghiên cứu Siavash Alamouti. Bài báo đăng trên tạp chí IEEE Selected Areas in Communications năm 1998 của ông được IEEE Communication Society đánh giá là 1 trong 57 bài báo quan trọng nhất trong tất cả các bài báo của hiệp hội trong vòng 50 năm qua. Kỹ thuật mà ông ấy trình bày trong bài báo đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, và có mặt hầu hết trong các tiêu chuẩn truyền thông không dây hiện nay. Một điều thú vị là ông ấy cũng

Trong 5 năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được Mỹ công nhận; cũng trong thời gian đó, Nhật có 197.075, Đức có 54.971, Canada có 22.095 và một đất nước nhỏ bé trong khu vực Đông Nam Á là Singapore có 2.496.

Page 24: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

24

đã đăng ký bản quyền cho ý tưởng trong bài báo này. Nghĩa là ông ấy đang hưởng lợi kinh tế từ bản quyền, và nổi tiếng về mặt khoa học từ bài báo của mình. Có ý kiến cho rằng "Bằng sáng chế không phải là thước đo công bằng cho một nền khoa học, nhất là đối với các nước kinh tế còn khó khăn" và "Bằng sáng chế được sử dụng như công cụ pháp luật và kinh tế hơn là để so sánh hơn kém năng lực khoa học". Anh nghĩ sao về những nhận định này? Không có thước đo nào hoàn hảo để đánh giá một nền khoa học. Tuy nhiên số lượng bằng sáng chế cũng là tiêu chí quan trọng. Chúng ta có thể thấy ngay rằng, các nước phát triển đều có số lượng bằng sáng chế cao, và những nước có ít bằng sáng chế thì nền khoa học kỹ thuật kém phát triển. Có một ngoại lệ mà chắc ai cũng biết, đó là nước Nga có nền khoa học cơ bản và ứng dụng thuộc hàng mạnh của thế giới nhưng số lượng bằng sáng chế không nhiều. Chuyện này chúng ta nên đề cập rõ hơn vào dịp khác. Tuy nhiên cũng không nên lấy một vài trường hợp cá biệt để xem nhẹ bằng sáng chế. Tất nhiên bằng sáng chế được sử dụng như công cụ pháp luật và kinh tế. Nhưng nó cũng phần nào phản ánh trình độ phát triển công nghệ. Ví dụ như Hàn Quốc từ năm 2007 đến 2011, số bằng sáng chế lần lượt là 7.264, 8.730, 9.566, 12.508, và 13.239, điều này cũng trùng hợp với giai đoạn phát triển mọi mặt về nền khoa học công nghệ của Hàn Quốc, điển hình là ngành công nghệ điện tử và xe hơi của họ đã leo lên hàng đầu thế giới. Theo ý kiến cá nhân của tôi, đối với một nước kinh tế còn khó khăn như Việt Nam, thì chúng ta vẫn nên khuyến khích việc đăng ký bằng sáng chế nhưng phải có chọn lọc. Đồng thời chính phủ cũng nên dành kính phí để hỗ trợ việc triển khai các ý tưởng đó vào thưc tế. Các nước mà tôi từng làm việc đều có viện nghiên cứu ứng dụng hoặc các cơ quan hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng mạnh. Ví dụ Hàn Quốc có viện ETRI chuyên về nghiên cứu ứng dụng (http://www.etri.re.kr/eng/), Thụy Điển có VINNOVA (http://www.vinnova.se/en/), Phần Lan có TEKES (http://www.tekes.fi/en/). Lại có ý kiến cho rằng "Rất ít sáng chế ứng dụng thực sự trong sản xuất" nên không cần phải đăng ký bằng sáng chế vì rất tốn kém. Theo anh thì nhận định này có hoàn toàn đúng không? Thực tế là số lượng bằng sáng chế đang được sử dụng thì ít hơn rất nhiều so với số lượng đã được đăng ký. Tuy nhiên nếu nói rằng không cần phải đăng ký bằng sáng chế là hoàn toàn sai. Đối với các công ty, số lượng bằng sáng chế chưa được sử dụng được xem như của để dành, chứ không phải không có ứng dụng thực sự trong sản xuất. Ví dụ như Kodak rao bán hơn 1000 bằng sáng chế của mình và dự kiến có thể mang về 2 tỷ USD, nhằm thoát khỏi tình trạng phá sản. Hoặc như công ty Nortel từng bán 6,000 bằng sáng chế với trị giá khoảng 4,5 tỷ USD. Bằng sáng chế bao giờ cũng đi trước 1 bước so với thực tế, và ở dạng tiềm năng. Nếu đợi đến khi thấy rõ ứng dụng của một nghiên cứu nào đó rồi mới đăng ký hoặc không cần đăng ký, chúng ta lúc nào cũng là người đi sau. Tại sao các nước hay đăng ký bằng sáng chế Mỹ? - Bằng sáng chế của Mỹ thường được quan tâm vì thị trường Mỹ bao giờ cũng là đích ngắm của các công nghệ mới. Khẳng định được vị trí ở thị trường khó tính này thì việc chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là việc nằm trong tầm tay. Quốc gia nào cũng có cơ quan đăng ký bằng sáng chế của riêng mình, nhưng bằng sáng chế của Mỹ mới là tấm giấy thông hành và cũng là lá khiên bảo vệ

TS. Trần Lê Nam là đồng tác giả của bằng sáng chế Mỹ mang số "US 2008/0225936 A1". Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngành công nghệ điện tử tại Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc, TS. Trần Lê Nam được mời làm giảng viên tại trường. Sau đó anh quyết định làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Học Viện Kỹ Thuật Hoàng Gia Thụy Điển (KTH) để trau dồi kiến thức tại một trong những trung tâm nghiên cứu xuất sắc của châu Âu và thế giới. Hiện tại anh đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm xuất sắc về truyền thông không dây (Center of Excellence for Wireless Communications) thuộc Đại học Oulu ở Phần Lan.

Page 25: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

25

khi chúng ta bước ra thế giới. Khi tôi còn học ờ Hàn Quốc, trong các dự án với các công ty, họ đều ưu tiên đăng ký bằng sáng chế của Mỹ trước. Trong những năm gần đây, các công ty về điện thoại di động của Trung Quốc như HUAWEI, ZTE đã phát triển rất nhanh, và đã làm cho các đại gia khác e sợ. Nếu tìm hiểu kỹ thì sẽ thấy là các công ty này đã có nhiều bằng sáng chế của Mỹ trước đó khá lâu. Khi nào Việt Nam chúng ta có những công ty hướng đến toàn cầu như thế, việc đăng ký bằng sáng chế Mỹ là điều tất nhiên. Còn nếu chúng ta chỉ muốn phục vụ cho thịtrường nội địa hoặc chỉ là làm gia công cho nước ngoài, thì đăng ký bằng sáng chế Mỹ là không cần thiết. Theo anh, Việt Nam có thể gặp những khó khăn gì khi đăng ký bằng sáng chế Mỹ? Và những nhà khoa học ở Việt Nam có nên đăng ký bằng sáng chế (Mỹ chẳng hạn) một khi họ có phát minh mới không, thưa anh? - Việc những nhà khoa học ở Việt Nam có nên đăng ký bằng sáng chế hay không thì tùy thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân và chính sách phát triển khoa học của nước đó. Thế giới cũng có nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng nhưng không có nhiều bằng sáng chế vì họ không quan tâm nhiều đến giai đoạn biến ý tưởng đó vào sản phẩm ứng dụng. Đối với họ, những khám phá đó đem lại niềm vui khám phá khoa học cho bản thân, và kết quả là của mọi người. Vì vậy việc công bố các công trình trên các tạp chí khoa học là đủ. Việc này rất đáng trân trọng. Ngược lại, cũng có rất nhiều giáo sư đại học, đặc biệt là các giáo sư ở Mỹ trong các lĩnh vực khoa hoc ứng dụng, đã xin bằng sáng chế cho những ý tưởng của mình và dựa vào đó thành lập công ty của riêng mình. Ví dụ như giáo sư Andrea Goldsmith của đại học Standford là người đồng sáng lập và là CTO của công ty Quantenna Communications, một công ty hàng đầu thế giới chuyên về thiết kế vi mạch cho chuẩn 802.11n. Theo tôi, nếu nàh khoa học Việt Nam có ý tưởng tốt và khác biệt thì việc đăng ký không có gì trở ngại, ngoài các thủ tục pháp lý mà chúng ta bắt buộc phải thực hiện. Điều khó khăn nhất là chúng ta không biết những cái gì đã được đăng ký bản quyền. Hay nói cách khác, chúng ta không biết rõ công nghệ trên thế giới đã tiến đến đâu để tập trung trọng tâm đầu tư vào đâu. Điều này làm tôi nhớ lại khi học đại học ở Việt Nam, có những cái mà tôi tưởng là mới thì thực ra thế giới đã làm từ lâu rồi. Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Lê Nam về những trao đổi bổ ích này. --- 1. http://levanut.wordpress.com/2012/01/21/vi%E1%BB%87t-nam-co-bao-nhi%E1%BB%81u-b%E1%BA%B1ng-sang-ch%E1%BA%BF

(http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=5240)

***

Page 26: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

26

Bảo vệ sự liêm khiết trong nghiên cứu khoa học

(Báo Tuổi Trẻ, Thứ Ba, 21/02/2012)

TTCT - Có thể nói các hành vi sai trái trong nghiên cứu khoa học là những căn bệnh rất khó trị dứt, ngày nào nhân loại còn nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu thì những nguy cơ ấy vẫn còn.

Với câu lạc bộ “Vì một nền giáo dục sạch - FACE”, Trường ĐH Hoa Sen, TP.HCM đang cổ vũ, khuyến khích sinh viên tôn trọng bản quyền, chống đạo văn. Trong ảnh: sinh viên Trường ĐH Hoa Sen tìm hiểu thông tin về hoạt động của câu lạc bộ FACE - Ảnh: Minh Đức

Page 27: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

27

Để phòng tránh các tệ nạn học thuật, Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ có một bộ phận trực thuộc mang tên “Phòng bảo vệ sự liêm khiết trong nghiên cứu khoa học” (ORI, www.ori.hhs.gov).

Công khai sai phạm

ORI cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho những người làm nghiên cứu như cách viết bài báo khoa học, quy định về các hành vi sai trái trong hoạt động khoa học, thông tin về quy trình bình duyệt của các tạp chí khoa học, hướng dẫn cách tránh đạo văn... Có một mục cực kỳ quan trọng là thông tin về quá trình điều tra và kết luận về các vụ đạo văn. Qua ORI, độc giả có thể tố giác các vụ đạo văn hay các hành vi sai trái trong khoa học mà họ phát hiện.

Mới đây, ngày 3-1-2012, ORI phát hiện một vụ đạo văn và một hành vi ngụy tạo dữ liệu của hai nhà y học. Thông tin đã được công bố công khai trên trang web của ORI và trên tờ Federal Register, www.gpo.gov, chuyên đăng tin về các trường hợp có hành vi sai trái trong hoạt động khoa học.

Trường hợp thứ nhất, GS Mahesh Visvanathan thuộc Đại học Kansas, người đang có dự án nghiên cứu được Viện Y tế quốc gia Mỹ tài trợ, đã cố tình sao chép phần lớn kết quả nghiên cứu trong ba công trình đã công bố của người khác. Trường hợp thứ hai là TS Jennifer Jamieson, cựu nghiên cứu sinh Đại học Liên bang New York. Người này đã ngụy tạo dữ liệu trong một hồ sơ xin tài trợ, trong một bài báo đang được bình duyệt và trong một số bài báo cáo.

Ở một số nước đang phát triển, có thể thấy mỗi đại học đều có phòng nghiên cứu khoa học, nhưng khi vào xem thì chẳng thấy thông tin gì. Nơi thì có vài thông tin về “thế nào là nghiên cứu khoa học” nhưng cũng chỉ là những cóp nhặt thiếu hệ thống, hay “công trình khoa học” nhưng thực tế không phải vậy. Ở một số đại học khác có danh sách bài báo quốc tế, có các đề tài khoa học, dự án khoa học... Tuy nhiên hầu như ít khi thấy thông tin về “giữ gìn sự liêm khiết trong nghiên cứu khoa học” một cách hệ thống.

Có thể không cần phải có một ORI, nhưng nếu có quyết tâm giữ gìn sự liêm khiết trong môi trường khoa học thì các trường nên có thông tin tương đối đầy đủ về cách viết bài báo khoa học, quy định về các hành vi sai trái trong hoạt động khoa học, thông tin về quy trình bình duyệt của các tạp chí khoa học, danh sách các tạp chí quốc tế, hướng dẫn cách tránh đạo văn... Những quy định này được áp dụng chung cho giới khoa học quốc tế nên việc hệ thống hóa tài liệu không phải là vấn đề khó khăn.

Trang web của khoa toán Đại học Cambrigde (Anh) có hẳn mục “cam kết của khoa toán đối với tệ đạo văn” với những nội dung như: thế nào là đạo văn, kiểm tra đạo văn, làm sao để tránh đạo văn... Hay trong trang web của Đại học Tilburg (Hà Lan) có mục “gian

“Người thiếu liêm khiết trong khoa học là kẻ thù của nền khoa học nói chung, nhất là nền khoa học của cơ sở hay nước mà mình đại diện”.

TS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

(giáo sư danh dự và nguyên trưởng khoa cơ học phá hủy thuộc Đại học Liège, Bỉ)

Page 28: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

28

lận và đạo văn” quy định rất chi tiết về các hình thức gian lận trong học thuật, đạo văn trong nghiên cứu và các hình thức xử phạt. Với những quy định chặt chẽ như thế nên khi có dấu hiệu đạo văn, họ xử lý rất nhanh chóng và bài bản...

Thiếu liêm khiết - kẻ thù của khoa học

Chia sẻ với người viết, TS Phan Thanh Bình (phó giáo sư, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Đây là một nội dung mà tất cả đơn vị hoạt động khoa học đều phải hết sức quan tâm, nhất là các trường đại học, viện nghiên cứu ở các nước đang phát triển. Vấn đề này có hai khía cạnh: cố ý đạo văn và sự đạo văn do thiếu hiểu biết, chưa có đủ độ chín về bản lĩnh và văn hóa nghiên cứu khoa học. Từ đó cần có nội dung triển khai phù hợp.

Ở Việt Nam, việc đạo văn trong nghiên cứu khoa học thể hiện đạo đức, văn hóa trong nghiên cứu khoa học, bị phê phán và lên án (thậm chí bị xử lý hành chính) một cách nghiêm khắc. Tuy nhiên việc phổ biến và có quy trình chặt chẽ để kiểm tra vấn đề này tại các cơ sở khoa học chưa được đặt ra một cách nghiêm túc, cụ thể”.

TS Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng Trường đại học Hoa Sen (TP.HCM), lên tiếng mạnh mẽ: “Bảo vệ sự liêm khiết trong nghiên cứu khoa học gắn với bảo vệ sự liêm khiết nói chung. Người có học càng cần phải là người ngay thẳng, trong sạch”.

TS Phượng cho biết câu lạc bộ FACE (Vì một nền giáo dục sạch), ra mắt cuối năm 2010, nhấn mạnh mục tiêu tái tạo niềm tin trong cộng đồng. FACE Hoa Sen sẽ mở cuộc vận động nhằm trang bị hiểu biết rõ ràng, cập nhật cho giảng viên, sinh viên, cấp quản lý về các khái niệm, quy định và biện pháp bảo đảm liêm khiết, tôn trọng tác quyền, chống đạo văn, trích dẫn đúng chuẩn mực... trước và cùng lúc với việc ban hành quy định xử lý của trường.

Việc trình bày một cách hệ thống các chuẩn mực về sự liêm khiết trong nghiên cứu khoa học trên trang web của mình là điều các đại học và các viện nghiên cứu nên làm, nhằm nhắc nhở và cảnh báo đội ngũ khoa học giữ gìn sự liêm khiết trong các hoạt động khoa học.

TS LÊ VĂN ÚT (ĐH Oulu, Phần Lan)

(http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Ban-doc-va-TTCT/477998/Bao-ve-su-liem-khiet-trong-nghien-cuu-khoa-hoc.html)

***

Page 29: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

29

Trông Nga, Australia, nền khoa học Việt Nam ngẫm gì?

(Báo Khoa học và Đời sống, 04/02/2012 11:30:33)

- Tạp chí Nature vừa đăng những ý kiến "phàn nàn" của những nhà khoa học Nga về hoạt động khoa học của nước này. Những bất cập ở nước ta cũng như vậy: (a) lương bổng bất hợp lí, (b) hệ thống bình duyệt để cấp tài trợ còn nhiều bất cập và (c) thiếu chuẩn mực trong việc đánh giá và quản lí công trình khoa học".

Dưới đây là cuộc trao đổi giữa hai nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Australia) và TS Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan) về nền khoa học Nga, Australia và liên hệ sang Việt Nam.

Khoa học Nga hay Australia tốt hơn?

TS. Lê Văn Út: Trong bài viết ngày 14/1/2012 trên Tia sáng, một nhà khoa học Việt Nam đã so sánh nền khoa học Nga và Australia. Tôi cũng có làm bảng thống kê các công trình và sáng chế của hai nền khoa học trên. Còn ông, nhận xét của ông thế nào? GS. Nguyễn Văn Tuấn: Tôi thấy những dữ liệu trên rất thú vị và có ích. Tôi sống ở Australia cũng lâu, nhưng ít khi nào có dịp so sánh khoa học của Australia với các nước khác, và đây là lần đầu tiên tôi thấy những con số phản ảnh một phần nào hoạt động khoa học giữa hai nước Nga và Australia.

Page 30: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

30

Những dữ liệu này cho thấy một cách khách quan rằng nền khoa học Australia tuy còn ”non trẻ” nhưng có phần trội hơn nền khoa học Nga. Tuy dân số nước này chỉ bằng 15% dân số Nga, nhưng số bài báo khoa học trên các tập san ISI cao hơn Nga 42%, trong đó số công trình trên Nature và Science của Australia cao hơn Nga gấp 4 lần. Nên nhớ rằng đây là so sánh trong thời gian 10 năm qua, tức sau khi Nga đã trở thành một nước dân chủ, chủ động hội nhập quốc tế, và đã đầu tư hàng tỉ USD cho nghiên cứu khoa học. Cố nhiên, cũng không nên so sánh chỉ dưạ vào số ấn phẩm khoa học ISI. Vì vấn đề tiếng Anh nên các nhà khoa học Nga có thể gặp khó khăn trong công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san ISI mà phần lớn viết bằng tiếng Anh. Một chỉ số khác có lẽ khách quan hơn là số bằng sánh chế. Số liệu trên cho thấy số bằng sáng chế của Australia cao hơn Nga gần 6 lần.

Chỉ tiêu Nga Australia Dân số (triệu) 142,8 21,5 Công trình ISI 307,352 438,955 Công trình Nature, Science 302 1.260 Giải Nobel 3 4 Bằng sáng chế (Mỹ) 1.958 11.350 Xếp hạng cạnh tranh kinh tế 66 20 Thu nhập bình quân (USD) 9.900 43.590

(Dữ liệu được truy xuất vào ngày 16/1/2012 đối với 10 năm gần nhất 2002 - 2011, trừ xếp hạng cạnh tranh toàn cầu về kinh tế. Đối với bằng sáng chế Mỹ, người viết dùng dữ liệu 10 năm 2001 - 2010)

Một cách so sánh khác là dựa vào chỉ số H. Trong bảng xếp hạng về khoa học của SJR (SCImago Journal and Country ranking), tính chung cho tất cả các ngành khoa học, thì Australia đứng hạng 11 (trong số 236 nước trên thế giới) với chỉ số H là 450, và Nga đứng hạng 12 với chỉ số H 285. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong từng lĩnh vực nghiên cứu.

Chẳng hạn như về toán học thì Nga (hạng 10) cao hơn Úc (hạng 13). Về vật lí, Nga đứng hạng 5 với chỉ số H 214, cao hơn Australia (hạng 18, với chỉ số H 146). Nhưng trong lĩnh vực y khoa, Australia đứng hạng 10 (chỉ số H là 325), trong khi đó Nga đứng hạng 38 (chỉ số H 113).

Nói tóm lại, những con số này cho thấy rõ ràng rằng năng suất khoa học của Australia hơn hẳn Nga, và quan trọng hơn là những thành tựu nghiên cứu khoa học của Australia được chuyển giao sang ứng dụng (thể hiện qua bằng sáng chế) hơn thành tự ứng dụng của Nga. TS. Lê Văn Út: Tạp chí Nature vừa đăng những phàn nàn của các nhà khoa học Nga về những bất cập trong môi trường khoa học Nga. Úc có đang gặp phải những bất cập trên không, thưa ông?

Page 31: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

31

GS. Nguyễn Văn Tuấn: Những vấn đề các nhà khoa học Nga phàn nàn là vấn đề lương bổng cho giới khoa học quá thấp, tham nhũng trong tài trợ cho nghiên cứu khoa học, thiếu chuẩn mực để đánh giá nghiên cứu khoa học...

Australia không có những vấn đề mà các nhà khoa học Nga phàn nàn. Nhưng các nhà khoa học ở Australia phàn nàn nhiều về vấn đề ngân sách nghiên cứu khoa học.

Khoảng 10 năm trở lại đây, ngân sách dành cho khoa học của Australia càng ngày càng bị cắt giảm, một phần do kinh tế gặp khó khăn nhưng phần khác do ảnh hưởng của chính sách. Hệ quả là nhiều nhà khoa học Australia bỏ nước sang ”đầu quân” cho các nước lớn hơn như Mĩ và Anh.

Bất cập giống Nga, Việt Nam khắc phục sao?

TS. Lê Văn Út: Là người thường xuyên có các hoạt động khoa học ở Việt Nam, xin ông vui lòng cho biết những bất cập của nền khoa học Việt Nam hiện tại là gì? Những bất cập này có giống với ở Nga không, thưa ông?

GS. Nguyễn Văn Tuấn: Những bất cập về việc tài trợ cho nghiên cứu khoa học ở nước ta rất giống với những gì các nhà khoa học Nga phàn nàn. Những vấn đề nổi cộm ở nước ta là (a) lương bổng bất hợp lí, (b) hệ thống bình duyệt để cấp tài trợ còn nhiều bất cập, và (c) thiếu chuẩn mực trong việc đánh giá và quản lí công trình khoa học.

Nếu ở Nga, lương một giáo sư thực thụ còn kém hơn thu nhập trung bình của người dân Moscow, thì ở Việt Nam, lương của một giáo sư có khi còn thấp hơn lương của một kĩ sư mới ra trường làm cho công ty nước ngoài.

Ở Việt Nam, ít có nhà khoa học nào sống bằng đồng lương, họ phải bươn chãi tìm việc khác chẳng liên quan gì đến chuyên môn để kiếm thêm thu nhập. Ai cũng biết đồng lương cho nhà khoa học là bất hợp lí, nhưng cho đến nay hình như chẳng ai có hành động gì để khắc phục vấn đề.

Page 32: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

32

Việt Nam nên lập ra một vài tập san khoa học bằng tiếng Anh, với chiều hướng đưa các tập san này vào hệ thống ISI. Ảnh sưu tầm từ Internet

Hệ thống bình duyệt cấp tài trợ cho nghiên cứu khoa học còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Vấn đề lớn nhất là thiếu chuyên gia có trình độ chuyên môn đủ và có kinh nghiệm tốt để có thể thẩm định đề tài nghiên cứu một cách khách quan. Trong nhiều ”hội đồng phản biện”, có khi các chuyên gia phát biểu sai vì họ không hiểu vấn đề chuyên môn, hoặc chẳng có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Thật ra, có khi chính họ cũng chẳng hiểu họ nói gì! GS Phạm Duy Hiển có lần tâm sự rằng ông rất sợ phải trình đề cương nghiên cứu của ông cho hội đồng khoa học mà trong đó chẳng ai biết ông làm gì và đưa ra những nhận xét cảm tính và thiếu tính chuyên nghiệp. Đây là vấn đề lớn làm chùn bước rất rất nhiều nhà khoa học trẻ muốn làm nghiên cứu ở Việt Nam. Có thể nói rằng ở Việt Nam thiếu những chuẩn mực khách quan để đánh giá nghiên cứu khoa học. Nhiều nghiên cứu mà ý tưởng chẳng có gì mới (kiểu ”me too”) hoặc tính khả thi có vấn đề, nhưng vẫn được cấp tài trợ; ngược lại, có những nghiên cứu có khả năng đóng góp vào tri thức khoa học và thiết thực cho Việt Nam thì không được tài trợ. Ngay cả khâu nghiệm thu cũng có vấn đề về chuẩn mực. Người chủ trì đề tài chỉ đơn giản trình bày một báo cáo dài, có khi chẳng có công bố quốc tế nào (hoặc có nhưng chỉ trên một tạp chí địa phương không có bình duyệt) và xem đó là ”thành quả” của nghiên cứu! Đó không phải là chuẩn mực quốc tế.

TIN LIÊN QUAN

Khoa học Việt Nam: một năm nhìn lại Buồn vì Việt Nam ít công bố về Hoàng Sa, Trường Sa!

Page 33: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

33

Ở Việt Nam, các nhà khoa học rất sợ cơ quan quản lí khoa học. Họ sợ thủ tục hành chính mà nói theo dân gian là ”hành” là chính. Những thủ tục rườm rà, mà thoạt đầu tôi nghe qua tưởng như đùa, nhưng hoàn toàn có thật. Những thủ tục và qui định này tạo điều kiện cho các quan chức hành chính có cơ hội làm khó (nếu cần) – chứ không phải giúp đỡ — cho các nhà khoa học.

TS. Lê Văn Út: Theo ông, Việt Nam nên làm gì để khắc phục những bất cập trong nền khoa học mình?

GS. Nguyễn Văn Tuấn: Việt Nam cần làm rất nhiều để khắc phục những bất cập nêu trên. Trước mắt, tôi nghĩ đến 4 việc liên quan đến những vấn đề tôi vừa nêu:

Thứ nhất là phải cải cách chế độ lương bổng cho nhà khoa học. Nhà khoa học cần phải có thu nhập xứng đáng với trình độ chuyên môn và khả năng thực của họ. Cần phải thiết lập các chế độ khen thưởng cho các nhà khoa học có công trình xuất sắc trên các tập san quốc tế có ảnh hưởng cao. Tôi nghĩ đến việc thiết lập các chương trình fellowship để thu hút và nuôi dưỡng những nhà khoa học có thực tài, những người sẽ đóng vai trò lãnh đạo các nhóm nghiên cứu khoa học.

Thứ hai là phải cải cách hệ thống cung cấp tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Cải cách từ khâu tổ chức, đánh giá đề tài, đến quản lí. Về tổ chức, nên bỏ đi những hệ thống cấp Nhà nước và cấp bộ, và thay vào đó là một cơ chế tài trợ độc lập với các bộ nhưng do các nhà khoa học quản lí và điều hành. Cơ chế này có thể chỉ có 2 hội đồng tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản (basic research) và nghiên cứu chuyển giao công nghệ (translation research). Ngân sách nghiên cứu sẽ do các bộ cung cấp, nhưng quyết định cấp duyệt đề tài sẽ do các nhà khoa học phụ trách. Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa hình thức tài trợ. Không chỉ tài trợ cho nghiên cứu, mà còn phải tài trợ cho các cá nhân xuất sắc với định hướng tạo ra một thế hệ tiếp nối trong việc lãnh đạo khoa học.

Thứ ba là phải chấn chỉnh lại các hội đồng khoa học, cách đánh giá và quản lí. Phải dứt khoát loại bỏ những ”chuyên gia” không có trình độ chuyên môn trong các hội đồng khoa học, và thay vào đó những người có khả năng học thuật và kinh nghiệm thực tế được minh chứng qua các công trình đã công bố. Nếu cần, có thể mời chuyên gia nước ngoài tham gia các hội đồng khoa học. Về đánh giá đề tài nghiên cứu, cần phải dựa vào những chuẩn mực khách quan mà cộng đồng quốc tế công nhận.

Về quản lí, phải làm cho thủ tục tinh giản hơn, chứ như hiện nay thì thủ tục chỉ ”hành” là chính và tạo cơ hội cho cửa quyền, nhũng nhiễu, hối lộ. Không nên bắt buộc nhà khoa học phải làm nghiệm thu giữa kì, và càng bỏ thủ tục nghiệm thu tốn kém như hiện nay. Thay vào đó là những chuẩn mực như công bố quốc tế, bằng sáng chế, đào tạo nghiên cứu sinh... Chỉ có các chuyên gia trong ngành mới đánh giá được thành tựu của nghiên cứu, và công bố quốc tế là một hình thức ”kiểm định acid” để tất cả đồng nghiệp quốc gia và quốc tế kiểm tra. Điều này đòi hỏi công bố quốc tế như là một chuẩn mực để ”nghiệm thu” đề tài nghiên cứu.

Page 34: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

34

Thứ tư là tôi đề nghị Việt Nam nên lập ra một vài tập san khoa học bằng tiếng Anh, với chiều hướng đưa các tập san này vào hệ thống ISI. Hiện nay, chúng ta chưa có tập san khoa học nào viết bằng tiếng Anh mà được ISI công nhận. Trong thực tế, tôi nghĩ các nhà khoa học Việt Nam có khả năng lập ra vài tập san viết bằng tiếng Anh, có bình duyệt (peer review), với ban biên tập quốc tế, để trong vòng 2-3 năm đưa vào hệ thống ISI. Tôi tin rằng những nỗ lực đề nghị trên sẽ góp phần phát huy tiềm năng của khoa học nước nhà, và có thể nâng cao khoa học Việt Nam trên trường quốc tế.

TS Lê Văn Út (Phần Lan)

(http://bee.net.vn/channel/1988/201202/Trong-Nga-australia-nen-khoa-hoc-Viet-Nam-ngam-gi-1823947/)

***

Page 35: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

35

Kêu gọi tẩy chay nhà xuất bản Elsevier

(Báo VietNamNet, 30/01/2012 02:19:57)

- Nếu cộng đồng khoa học chung sức làm cho Elsevier thay đổi các chính sách của họ, đặt biệt là về giá cả thì sẽ rất có lợi cho một nước đang phát triển như Việt Nam. Elsevier là một nhà xuất bản quốc tế lớn xuất bản trên 2000 ấn phẩm khoa học các loại, có trụ sở tại Hà Lan và chi nhánh ở rất nhiều nước.

Nhà xuất bản này xuất bản nhiều ấn phẩm có giá trị khoa học rất cao trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu nên rất nhiều đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã phải trả những khoản tiền rất lớn để mua bản quyền truy cập các tập san của Elsevier.

Page 36: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

36

Hiện tại, chưa có một đại học hay viện nghiên cứu nào của Việt Nam có khả năng mua bản quyền trực tiếp từ Elsevier. Chỉ có Thư viện Quốc gia Việt Nam mua bản quyền truy cập Elsevier và sau đó chia sẽ lại cho các nơi khác, nhưng việc truy cập bị giới hạn về thời gian và số lần trong ngày nên gây ra nhiều bất tiện cho các nhà khoa học. Điều này cho thấy Việt Nam chưa có một hạ tầng (khoa học) tối thiếu cho quá trình xây dựng đại học nghiên cứu hay đại học đẳng cấp quốc tế.

Vào ngày 21.1.2012, GS. Timothy Gowers đăng bài "Elsevier - phần của tôi trong sự sụp đổ của nó" trên blog của ông.

Trong bài viết của mình, GS. Gowers đã lên án ít nhất bốn vấn đề đối với Elsevier: (1) Giá ấn phẩm rất cao và đương nhiên rất khó khăn cho các nước đang phát triển.

(2) Luôn tìm cách "ép" các thư viện phải mua nhiều tập san bằng việc kèm các tập san kém chất lượng vào các nhóm tập san và buộc các thư việc phải mua các nhóm tập san (không được mua riêng lẻ một tạp chí).

(3) Nếu các thư viện tìm cách đàm phán để có các thoả thuận tốt hơn thì Elsevier tàn nhẫn cắt quyền truy cập của họ,.

(4) Luôn tìm nhiều biện pháp để ngăn chặn việc tiến tới hình thức truy cập mở và họ ủng hộ mạnh mẽ đối với đạo luật SOPA và PIPA.

Sau đó, ông đã kêu gọi các nhà khoa học tẩy chay Elsevier bằng việc không hợp tác với họ; cụ thể là:

(1) Không tham gia vào ban biên tập của các tập san thuộc Elsevier. (2) Không gửi bài cho các tạp chí này. (3) Không tham gia làm phản biện cho các tạp chí của Elsevier.

Một ngày sau lời kêu gọi của GS. Gowers, TS. Tyler Neylon, hiện là đồng sáng lập công ty phân tích dữ liệu Zillabyte (Austin, Texa, Mỹ), đã lập trang web http://thecostofknowledge.com/ để mọi người ký tên phản đối Elsevier.

Trang web mới lập ra vài giờ thì đã có hàng trăm người ký tên và cho đến ngày 27.1.2012 đã có đến 629 nhà Toán học và học giả ký tên. Đặc biệt, Terence Tao (giải Fields năm 2006 và rất nhiều giải thưởng khác) hiện là giáo sư ĐH California ở Los Angeles đã tham gia ký tên từ rất sớm.

Thiết nghĩ sự liêm khiết trong môi trường khoa học cần được tôn trọng, cũng như cần tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học từ các nước đang phát triển, Việc phản đối Elsevier với 4 điểm mà giáo sư khả kính Timothy Gowers đã chỉ ra là rất cần thiết.

Page 37: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

37

Hy vọng việc phản đối nhà xuất bản Elsevier do GS. Gowers phát động sẽ mang lại kết quả khả quan.

Trước đây, ban biên tập của vài tập san do Elsevier xuất bản (như Topology, Journal of Algorithms, Journal of Logic Programming, European Economic Review, v.v.) đã kéo nhau từ chức vì chính sách giá cả “cắt cổ” của Elsevier.

Điều này đã làm cho Elsevier gặp không ít khó khăn. Họ phải thành lập ban biên tập mới hoặc tập san mới, và đương nhiên kém chất lượng hơn.

Rất mong các nhà khoa học của Việt Nam cũng có sự quan tâm đến vấn đề này, vì thật sự các đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn về tài chính để mua bản quyền truy cập các tập san khoa học của Elsevier.

Nếu cộng đồng khoa học chung sức làm cho Elsevier thay đổi các chính sách của họ, đặt biệt là về giá cả thì sẽ rất có lợi cho một nước đang phát triển như Việt Nam.

Vài nét về GS. Timothy Gowers Timothy Gowers mà một nhà Toán học Anh. Ông hiện là giáo sư tại ĐH Cambridge (Anh). Ông được tặng giải thưởng Fields của Hội toán học thế giới năm 1998 cho cống hiến của ông trong lĩnh vực Giải tích hàm và Tổ hợp. Ông là một blogger rất năng động và khả kính trong giới Toán học. Ngoài những bài viết về Toán học, ông có rất nhiều bài viết về việc xây dựng một cộng đồng khoa học lành mạnh. Đặc biệt, ông đã từng viết bài lên án Chính phủ Anh về việc cắt giảm kinh phí nghiên cứu, và lên án các nhà xuất bản quốc tế về việc bán bản quyền các tập san khoa học của họ với giá "cắt cổ". Mới đây ông đã kêu gọi mọi người tham gia "biểu tình" nhằm phản đối dự luật chống vi phạm bản quyền SOPA (hay còn gọi là Đạo luật chấm dứt vi phạm bản quyền trên mạng), và ông đã đóng cửa blog của ông trong 24 giờ để phản đối. Nếu hiểu “Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” (theo Giản Tư Trung) thì Gowers là một trí thức đáng kính của thế giới.

TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)

Page 38: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

38

(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/58416/keu-goi-tay-chay-nha-xuat-ban-elsevier.html)

***

Việt Nam có bao nhiều bằng sáng chế Mỹ công nhận?

(Báo Khoa học và Đời sống Online, 21/01/2012 09:39:45)

- Thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Bằng sáng chế ở đây được hiểu là bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó. Theo thống kê, trong 5 năm gần đây nhất 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thống kê của USPTO cho thấy, Singapore là nước có nhiều bằng sáng chế nhất, 2.496 bằng, gấp khoảng 3 lần nước đứng thứ hai về thành tích này, Malaysia.

Với nhóm các nước thuộc nhóm G7, đứng đầu là Mỹ với 1.000.900 bằng, đứng thứ 2 là Nhật Bản 197.075 bằng.

Thành tựu nghiên cứu khoa học không chỉ là những bài báo khoa học được cống bố trên các tạp chí quốc tế, mà còn được thể hiện qua việc chuyển giao sang ứng dụng hay còn gọi là nghiên cứu ứng dụng. Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng là các bằng sáng chế.

Page 39: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

39

Nắm trong tay hai bằng chế, một do Việt Nam cấp và một do Mỹ cấp đối với sáng chế về “tàu lặn”, thế nhưng cụ Nguyễn Đăng Lương, ngụ tại Q.7, TP.HCM từng ngậm ngùi: “Ai sẽ sử dụng sáng chế của tôi”.

Một bằng sáng chế là một hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế.

Một điều không thể chối cãi là số bằng sáng chế của một nước phản ánh hiệu quả thực tiễn của thành tựu khoa học lý thuyết của nước đó. Số bằng sáng chế còn giải tỏa tâm lý “nghiên cứu ứng dụng” của nhiều người làm khoa học rằng “nghiên cứu ứng dụng nên không cần công bố bài báo quốc tế” – tức là người nghiên cứu ứng dụng chỉ công bố kết quả nghiên cứu dưới dạng bằng sáng chế (thật ra thành tựu lý thuyết và ứng dụng có mối liên hệ mật thiết).

Kết quả thống kê cho thấy thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.

Nhóm G7

Hạng Nước Dân số (triệu người) Số bằng sáng chế

1 Mỹ 317,6 1.000.900

2 Nhật 126,9 197.075

Page 40: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

40

3 Đức 82,1 54.971

4 Canada 34,3 22.095

5 Vương quốc Anh 62,4 21.233

6 Pháp 62,6 20.294

7 Ý 60,8 9.724

Nhóm vài nước Đông Nam Á

Hạng Nước Dân số (triệu người)

Số bằng sáng chế

1 Singapore 4,8 2.496

2 Malaysia 27,9 8.77

3 Thái Lan 68,1 206

4 Phillipines 93,6 143

5 Indonesia 232 74

6 Việt Nam 89 5

(Dân số: nguồn BBC, số bằng sáng chế: nguồn USPTO)

TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)

(http://bee.net.vn/channel/2981/201201/Viet-Nam-co-bao-nhieu-bang-sang-che-My-cong-nhan-1822969/)

***

Page 41: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

41

Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học

(Báo Tia Sáng, 10:50-14/01/2012)

Lê Văn Út và Nguyễn Xuân Hưng*

Liệu có thể đánh giá thực lực nền khoa học Việt Nam theo số bài đăng trên hai tạp chí Science và Nature? Cuối năm 2011, Viện hàn lâm Phần Lan tổ chức một buổi tổng kết thành quả nghiên cứu khoa học của Phần Lan trong thời gian gần đây. Viện yêu cầu thành viên của các hội đồng nghiên cứu chuẩn bị bài tham luận và phát biểu tại buổi tổng kết này. Nội dung chủ yếu tập trung vào khả năng cạnh tranh của Phần Lan về nghiên cứu khoa học so với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.

Page 42: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

42

Viện hàn lâm Phần Lan không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học, mà chỉ là cơ quan quản lí các hoạt động khoa học cấp quốc gia của Phần Lan. Các dự án nghiên cứu hầu hết được thực hiện tại các đại học.

Chúng tôi có sự quen biết đặc biệt với một thành viên của Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật thuộc Viện, nhiệm kỳ 2010 - 2012, hiện là một giáo sư tại Đại học Oulu. Ông đã chuẩn bị một bài báo cáo mà trong đó ông đưa ra thống kê số lượng bài báo khoa học của Phần Lan trên hai tạp chí Nature và Science. Vị giáo sư này có nhờ chúng tôi giúp ông tra cứu kết quả thống kê trên, và đồng thời so sánh kết quả này của Phần Lan với các nước trong khu vực Bắc Âu và trên toàn thế giới.

Chúng tôi tò mò nên hỏi vị giáo sư "Tại sao chỉ Nature và Science?". Ông cho biết "việc công bố trên hai tạp chí lừng danh này chỉ là điều kiện đủ để đánh giá thành tựu khoa học của một nước, chứ không phải điều kiện cần" và ông nói tiếp "có thể đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một quốc gia dựa trên số lượng bài báo khoa học công bố trên hai tạp chí Nature và Science."

Thú vị với nhận định của vị giáo sư, chúng tôi đã thống kê tốp 10 nước có số số lượng bài báo trên Nature và Science cao nhất, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Xếp hạng của Việt Nam so với khu vực

Dữ liệu dưới đây được truy xuất từ Web of Knowledge (nơi thống kê và xếp hạng đầy đủ nhất các tạp chí khoa học quốc tế) trong 10 năm gần nhất, 2001 – 2011 và ngày truy xuất là 02.1.2012. Chỉ các bài báo khoa học (articles - một trong 17 loại ấn phẩm) theo cách phân loại của Web of Knowledge mới được tính. Chúng tôi cũng có kèm theo dân số (theo CIA.gov và ons.gov.uk đối với Anh) của nước được liệt kê. Kết quả thu được như sau:

Tốp 10 nước đứng đầu:

Xếp hạng Tên nước Số bài báo Dân số

1 Mỹ 13228 313.232.044 2 Anh 3035 52.234.000 3 Đức 2586 81.471.834 4 Pháp 1776 65.312.249 5 Nhật 1623 126.475.664 6 Canada 1209 34.030.589 7 Thụy Sĩ 963 7.639.961 8 Hà Lan 824 16.847.007 9 Úc 767 21.766.711 10 Ý 743 61.016.804 Một số nước trong khu vực Đông Nam Á:

Xếp hạng Tên nước Số bài báo Dân số

1 Singapore 103 4.40.737 2 Indonesia 37 245.613.043 3 Thái Lan 35 66.720.153

Trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trênScience và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính.

Page 43: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

43

4 Philippines 16 101.833.938 5 Malaysia 12 28.728.607 6 Việt Nam 7 90.549.390 Việc dựa trên số lượng bài bào trên hai tạp chí lừng danh Nature và Science để đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một nước có thể chỉ là ý kiến riêng của vị giáo sư trên, có thể không phải là chuẩn mực do Viện hàn lâm Phần Lan đặt ra. Tuy nhiên ông có chia sẻ “hầu hết các viện hàn lâm trên thế giới làm như thế”.

Thông tin về con số bài đăng khá khiêm tốn của Việt Nam trên đây có thể giúp mọi người thấy rằng sự "trưởng thành" (theo cách hiểu của vị giáo sư Phần Lan nói trên) của khoa học nước nhà là khá khiêm tốn so với khu vực. Chưa kể đến thực tế là trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trên Science và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính (first authors, corresponding authors). Thậm chí trong một bài trên Science vào năm 2007, có đến 444 tác giả tham gia và họ đến từ 90 quốc gia khác nhau.

Ý kiến của các nhà khoa học và các nhà quản lí khoa học

Để giúp cung cấp cho bạn đọc quan điểm của một số nhà khoa học và nhà quản lí khoa học Việt Nam về việc đánh giá thực lực nền khoa học dựa trên số bài đăng trên hai tạp chí Nature và Science, chúng tôi đã phỏng vấn một số người và được phản hồi như sau.

Phó giáo sư Phan Thanh Bình (Giám đốc ĐHQG TP.HCM):

Tôi rất thú vị, và nhất trí, với ý kiến của vị GS Phần Lan, khi ông cho rằng số bài báo được công bố trên 2 tạp chí Nature và Science của các nhà khoa học của một đất nước có thể xem như điều kiên ĐỦ để góp phần đánh giá thành tựu, mức độ trưởng thành của nền khoa học của đất nước đó. Điều dĩ nhiên trước khi nói đến điều kiện ĐỦ thì ta phải có điều kiện CẦN!

Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ. Theo tôi, ý kiến của vị Giáo Sư ĐH Oulu là chấp nhận được và có thể hiểu một cách khác như sau: nhìn vào việc phát triển khoa học cơ bản của một đất nước, chúng ta có thể biết được trình độ phát triển cùa nền khoa học của đất nước đó. Tuy nhiên, một cách khoa học, cũng cần cân nhắc đến cái CẦN và cái ĐỦ giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, giữa điểu kiện ĐỦ của khoa học và yêu cầu đối với điều kiện ĐỦ của một đất nước đang phát triển như Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (Nguyên chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Việc một quốc gia đã công bố nhiều công trình trên hai tạp chí lừng danh này (Nature và Science) là một bằng chứng rõ rệt về trình độ khoa học cao của quốc gia đó. Tôi biết rõ một quốc gia vào thời kỳ mà quốc gia đó nằm trong top 5 nước hàng đầu thế giới về khoa học nhưng chỉ có rất ít bài đăng trên hai tạp chí nói trên, và trong 10 năm qua chưa nằm trong top 10 nước có nhiều công bố trên hai tạp chí nói trên nhưng dứt khoát hiện nay đang có nền khoa học hơn hẳn nước Úc mà tôi cũng biết khá rõ: đó là nước Nga.

“Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ.”

Page 44: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

44

Riêng đối với Việt Nam thì con số chỉ có 7 bài đăng trên hai tạp chí nói trên phù hợp với tình trạng tụt hậu không đáng có của khoa học Việt Nam, một điều làm cho giới khoa học Việt Nam chúng ta phải băn khoăn, lo lắng. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Nguyên trưởng khoa Cơ học Phá huỷ, ĐH Liège, Bỉ): Quan điểm của vị giáo sư Phần Lan về tầm quan trọng của hai tạp chí Nature và Science là không sai, đăc biệt ông nhấn mạnh ở điền kiện đủ chứ không cần. Vì có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học lừng danh có cống hiến quyết định cho khoa học thế giới, nhưng lại chưa từng công bố trên hai tạp chí này. Ảnh hưởng sâu rộng của hai tạp chí này phát xuất từ tính nghiêm túc ngay từ ngày sáng lập, nhưng cũng từ chỗ hai tờ báo lừng danh này thường đăng tải những công trình tổng quát hay khi có chuyên môn lại phải có ảnh hưởng phổ quát. Thông thường những bài nghiên cứu mũi nhọn ít người đọc thì đã có những tạp chí chuyên ngành, ngày càng vừa hẹp, vừa sắc bén. Theo nhật báo “le Monde” của Pháp số ra ngày 1/4/2011, chính Nature đã công bố bảng sắp hạng về nguồn gốc số tác giả đã đăng tải trên báo mình. Xin ghi lại đây 10 nguồn sắp đầu bảng này: 1. Đại học Harvard, Mỹ 2. Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp 3. Viện nghiên cứu Max Planck, Đức 4. Đại học Stanford, Mỹ 5. Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ 6. Đại học Tokyo, Nhật 7. Viện nghiên cứu sức khoẻ quốc gia, Hoa Kỳ (National Institutes of Health) 8. Đại học Yale, Mỹ 9. Đại học Công nghệ California, Mỹ 10. Đại học Columbia New York, Mỹ Trừ ngoại lệ Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp không phải là đại học mà là một tổ chức tầm cỡ quốc gia hay viện Max Planck, bản sắp hạng trên đây khá trùng hợp với bản sắp hạng chất lượng các đại học lớn trên thế giới. Cũng đừng nên tuyệt đối hoá Nature và Science. Họ đã từng mắc sai lầm nghiêm trọng. Thí dụ trong năm 2000-2001 Narure đã cho đăng công bố bài của Jan Hendrik Schön có dữ kiện bị đánh tráo. Hay khi Nature từ chối đăng bài của hai tác giả Paul Lauterbur and Peter Mansfield để họ phải đăng báo khác, rồi sau đó hai tác giả này đã nhận được giải Nobel (2003). Vài trò khiêm tốn của các tác giả Việt Nam trên bảng xếp hạng của “Web of Knowledge” phải làm cho chúng ta lo ngại. Đến như Philippines mà cũng có hơn gấp đôi chúng ta về số lượng công bố khoa học trên báo chí sáng giá của thế giới. Những số liệu được tập hợp này ngày càng cho thấy vị thế hạn chế của khoa học Việt Nam, trong khi xu hướng phát triển tiếp theo vẫn chưa xuất hiện những cải tổ quyết liệt trong giáo dục hay tổ chức nghiên cứu khoa học với kết quả đủ thuyết phục để cho thấy chúng ta bắt đầu đi đúng hướng. GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và Khoa Y thuộc ĐH New South Wales, Úc): Science và Nature là hai diễn đàn khoa học quốc tế nổi tiếng, vì hai tập san này chỉ công bố

Page 45: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

45

những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng và mang tính đột phá (ground breaking). Thật ra, bản chất của hai tập san này là magazine (chứ không phải journal), nhưng uy danh của họ không hề bị ảnh hưởng vì chữ magazine! Có công trình đăng trên Nature và Science là một vinh dự lớn và triển vọng có giải thưởng quan trọng cũng rất cao. Thật vậy, rất nhiều tác giả được trao giải Nobel từng có bài công bố trên hai tạp chính danh tiếng này. Chính vì thế mà một số nhóm xếp hạng đại học thường dựa vào số công trình khoa học được công bố trên Nature và Science này như là một trong những thước đo về chất lượng nghiên cứu khoa học. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng Nature và Science không phải là tập san có chỉ số ảnh hưởng lớn nhất trong khoa học. Nếu chấp nhận impact factor (IF) là một chỉ số phản ảnh mức độ ảnh hưởng của một tập san thì IF năm 2011 của Nature là 27.95 và Science là 23.3. Những chỉ số này vẫn còn thấp hơn một số tập san nổi tiếng khác như New England Journal of Medicine (29.1) hay Cell (29.2). Ngoài ra, còn một số tập san nổi tiếng khác (chỉ tính trong ngành Y) như JAMA, PNAS, Lancet, v.v. cũng công bố nhiều công trình quan trọng đẳng cấp giải Nobel. Do đó, theo tôi, không chỉ giới hạn các công trình trên Nature và Science để đánh giá một nền khoa học. Tôi đồng ý với nhận định rằng những bài báo trên Nature và Science là điều kiện đủ, nhưng chưa cần, để đánh giá thành tựu khoa học của một quốc gia. Riêng trường hợp Việt Nam, cũng đã có những công trình trên Science, Nature, New England Journal of Medicine, Lancet, v.v. Nhưng rất tiếc là những công trình này không phải của người Việt Nam, mà thường hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc (chứ không phải “nội lực”). Điều này cũng có thể hiểu được vì Việt Nam ta thiếu những phương tiện làm nghiên cứu đẳng cấp cao, và phải hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc. Hiện nay, khoảng 80 đến 85% những bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế là do hợp tác với các nhà khoa học ngoại quốc. Thật ra, số nhà khoa học Việt Nam có thể độc lập từ ý tưởng, phương pháp, đến khả năng viết một bài báo hoàn chỉnh bằng tiếng Anh không nhiều. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong tương lai, nếu có chính sách đúng và hợp lí, số nhà khoa học độc lập ở Việt Nam sẽ tăng nhanh." ---- * TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan), TS. Nguyễn Xuân Hưng (ĐH Strasbourg, Pháp) (http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&News=4811&CategoryID=36)

***

Page 46: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

46

Tác giả "ma" đạo công trình của GS Việt và học trò

(Báo Khoa học và Đời sống, 07/12/2011 14:44:08)

- “Có thể học trò Garzon đã gian dối trong khi viết bài và đã đạo công trình của tôi và GS. Nguyễn Đăng Hưng. Nhưng Sargoso, người hướng dẫn, chỉ thấy kết quả thú vị và gửi công bố mà không biết rằng học trò mình đã đạo kết quả của người khác.”

Tác giả ma

Qua trao đổi email với TS. Marc Duflot, hiện làm việc tại Trung Tâm Cenaero (Bỉ) và nguyên là nghiên cứu sinh của GS. Nguyễn Đăng Hưng, người viết được biết thêm thông tin về hai vụ đạo văn đối với hai công trình của anh và GS. Nguyễn Đăng Hưng. Thật ra thông tin về vụ đạo văn này đã được công khai trên internet, nhưng người viết vẫn muốn trao đổi trực tiếp với "nạn nhân" để xác nhận thông tin. Hơn nữa, Duflot là người trực tiếp gửi phản đối đến tạp chí về việc công trình của anh và GS. Nguyễn Đăng Hưng bị đạo.

Ngay sau khi phát hiện bài báo “Equilibrium meshless method” trên tạp chí Meccanica, một tạp chí Cơ học của Ý và sau này được Springer xuất bản, của hai tác giả với địa chỉ từ Tây Ban Nha M. Garzon và D. Sargoso giống với bài báo của anh và GS. Nguyễn Đăng Hưng “Dual analysis by a meshless method”, đã được tạp chí Communications in Numerical Methods in Engineering công bố 7 năm trước đó, một cách đáng ngờ, anh đã gửi thư phản đối đến tạp chí Meccanica. Ban biên tập tạp chí này đã gửi thông báo và đề

Page 47: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

47

nghị hai tác giả giải thích. Do không nhận được hồi đáp của hai tác giả nên ban biên tập tạp chí đã quyết định rút lại bài này vì họ cũng đồng ý với sự phản đối của Duflot.

GS Nguyễn Đăng Hưng, một trong hai tác giả bị... đạo văn.

Ảnh website cá nhân của GS Nguyễn Đăng Hưng

Cũng theo Duflot, anh đã truy tìm hai tác giả trên dựa theo địa chỉ ghi trong bài (Bộ môn kỹ thuật dân dụng, Đại học Madrid) nhưng chẳng thấy tung tích gì. Và điều thú vị là trước khi Duflot gửi thư phản đối đến Meccanica, tạp chí này cũng đã nhận được yêu cầu của Sargoso (tác giả thứ hai) đề nghị tạp chí rút bài của họ vì người này cho rằng học trò của mình là Garzon (tác giả thứ nhất) đã gian dối về kết quả và phương pháp trong bài báo.

Tuy nhiên, Sargoso đã không thừa nhận là bài báo của họ có đạo văn hay không. Ban biên tập tạp chí này cũng đã thực hiện quy trình rút bài. Đến khi nhận được thư phản đối

Page 48: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

48

của Duflot và không nhận được phúc đáp của hai tác giả trên thì Ban biên tập đã quyết định rút bài, và có thể một lần nữa khẳng định hành vi đạo văn của hai tác giả này.

Trong thư riêng cho người viết, Duflot nhận định: “Có thể học trò Garzon đã gian dối trong khi viết bài và đã đạo công trình của tôi và GS. Nguyễn Đăng

Hưng. Nhưng Sargoso, người hướng dẫn, chỉ thấy kết quả thú vị và gửi công bố mà không biết rằng học trò mình đã đạo kết quả của người khác”.

Trong trường hợp này, khó có thể nói tác giả thứ hai Sargoso là tác giả ma, theo nghĩa không biết mình có tên trong bài báo, vì chính người này đã biết bài được đăng và đã gửi thư yêu cầu tạp chí rút bài. Lí do mà người này đưa ra “học trò gian dối trong kết quả và phương pháp” nên yêu cầu rút bài có thể hiểu rằng người này đã cùng tham gia viết bài với học trò mình. Do đó lỗi đạo văn này nên được chia đều cho hai tác giả, cũng có thể học trò đạo văn nhưng thầy không phát hiện khi duyệt bài. Nhưng Sargoso có phần lập lờ khi viết thư yêu cầu tạp chí rút bài.

"Ma"... kiểu khác

Câu chuyện về tạp chí Meccanica không dừng lại ở đó. Một tháng sau, Duflot lại phát hiện một bài khác trên tạp chí này đạo văn một bài khác của anh và GS. Nguyễn Đăng Hưng. Lần này có khác, G. Hildebrand ghi địa chỉ từ Đức, Viện nghiên cứu cao cấp về khoa học máy tính và kỹ thuật thuộc Đại học Paderborn, với bài “Fracture analysis using an enriched meshless method” là đạo văn bài “Marc Duflot, Hung Nguyen-Dang: A meshless method with enriched weight functions for fatigue crack growth” đã được công bố trên tạp chí International Journal for Numerical Methods in Engineering 5 năm trước đó.

Trong thư gửi Meccanica lần này, Duflot chua chát: “Giống như bài của Garzon và Sargoso, phương pháp giải số mới, tất cả các phương trình, một vài câu chữ, và tất cả các kết quả số là sao chép từ công trình của tôi (chúng tôi - người viết).”

Ngoài việc yêu cầu Meccanica rút bài đạo văn, Duflot còn thông báo vụ việc đến Đại học Paderborn. Kỳ lạ là Đại học Paderborn khẳng định rằng họ chưa từng có nhân sự tên G. Hildebrand hay Gunter Hildebrand. Duflot chia sẻ với người viết “hoàn toàn vô nghĩa khi công bố một công trình với địa chỉ ảo".

Do khâu bình duyệt?

TIN LIÊN QUAN

Chính trường Đức lại rung chuyển vì scandal “đạo văn” Bộ trưởng Quốc phòng Đức từ chức vì bị tố đạo văn Bị tố đạo văn, Bộ trưởng Quốc phòng Đức bỏ “tiến sĩ” Bộ trưởng Quốc phòng Đức bị tố đạo văn Trung Quốc: Tước giải thưởng quốc gia vì đạo văn

Page 49: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

49

Cũng giống như trường hợp thứ nhất, Ban biên tập tạp chí Meccanica cũng đã liên hệ yêu cầu tác giả giải thích, nhưng tác giả cũng im lặng. Sau đó thì tạp chí quyết định rút bài khi thấy hành vi đạo văn quá rõ ràng.

Trong trường hợp này, G. Hildebrand phải được gọi là tác giả gì? Đạo văn thì đã rõ; Tác giả ma thì nghe chưa suôn lắm. Tuy nhiên kiểu “bỏ chạy” hay “bỏ trốn” như G. Hildebrand cũng không khác gì ma, và do đó cũng có thể xem vị này là một tác giả ma.

Hiện tại trên trang web của Meccanica, vẫn còn lưu quyết định rút bài vì lỗi đạo văn của các tác giả Garzon, Sargoso và Hildebrand.Qua đây cho thấy khâu bình duyệt của Meccanica đã có vấn đề. Có thể họ đã không cẩn thận trong việc chọn phản biện cho tạp chí, dù rằng theo giải thích của họ thì mỗi bài gửi đăng phải được thẩm định bởi hai phản biện kín.

Ngoài ra, hình như ban biên tập tạp chí Meccanica cũng không biết rõ danh tánh tác giả gửi bài đến họ. Thật ra việc xách định danh tính của tác giả là rất khó khăn. Trong phần sau, người viết sẽ phỏng vấn “đồng nạn nhân” của hai vụ đạo văn trên, GS. Nguyễn Đăng Hưng - thầy cũ của Marc Duflot và cũng là đồng tác giả của hai công trình bị đạo, về vấn đề này.

Tóm lại, tệ nạn đạo văn và tác giả ma có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, ngay cả ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở các nước phát triển thì sự việc, nếu có, được giải quyết bài bản và khá nhanh chóng; điển hình là một nguyên Bộ trưởng quốc phòng Đức phải từ chức khi luận án tiến sĩ của ông bị phát hiện có đạo văn. Trong khi đó, ở những nơi mà khoa học chưa phát triển thì đôi khi người ta còn chưa hiểu thế nào là đạo văn, đạo dịch hay tác giả ma là gì. Kết quả là có người “vô tình” trở thành tác giả ma, tác giả đạo văn hay tác giả đạo dịch mà bản thân không hề biết.

Kỳ tới: Phỏng vấn GS.TS. Nguyễn Đăng Hưng về vấn đề tác giả ma và cách ngăn chặn

TS Lê Văn Út, Phần Lan

(http://bee.net.vn/channel/2981/201112/Tac-gia-ma-dao-cong-trinh-cua-GS-Viet-va-hoc-tro-1818929/)

***

Page 50: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

50

GS Việt bị đạo văn: Dùng homepage... "nổ" là bêu xấu mình

(Báo Khoa học và Đời sống, 08/12/2011 15:05:14)

- Tự giới thiệu mình một cách trung thực, không đánh bóng, không bôi trơn vẫn hay hơn, nhanh hơn, chân tình, chính xác hơn - "đồng nạn nhân" trong hai vụ đạo văn như đã nêu là GS.TS. Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ về tính chính danh trong khoa học.

TIN LIÊN QUAN

Tác giả "ma" đạo công trình của GS Việt và học trò

Chính danh

Vừa là một nạn nhân của tác giả ma, theo Giáo sư, làm thế nào để tránh tệ nạn tác giả ma?

Theo tôi thì khó tránh việc này nhất là mình là tác giả. Khi mình gởi bài cho một tạp chí khoa học, họ đưa đi thẩm định, như vậy đã công khai cho một số người! Nếu gặp người không đàng hoàng là thua.

Page 51: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

51

Câu hỏi này nên đặt cho tổng biên tập các tạp chí khoa học, .... Cái mình có thể làm là luôn luôn cảnh giác và phát hiện có sao chép là phải phản ứng ngay. Như vậy phải thường xuyên theo dỏi các tạp chí khoa học có chủ để gần mình. Việc này không dễ vì có quá nhiều tạp chí, nhất là ngày nay thượng vàng hạ cám đều có hết.

GS Nguyễn Đăng Hưng. Ảnh tamnhin.net

Nghĩa là ban biên tập các tạp chí khoa học và phản biện phải xem xét danh tính của tác giả trước khi thẩm định bài gửi đăng?

Đúng vậy. Tính chính danh của tác giả là việc đi đầu là chuẩn mực của nhà khoa học. Tuy nhiên, đòi hỏi này hơi khó vì cái quan trọng bao giờ cũng là nội dung bài báo. Nhất là ngày nay tác giả tới rất nhiều phương trời khác nhau, phần đông là tác giả trẻ chưa thành danh.

Vấn đề mà tạp chí phải chọn lưa các thành viên thẩm định có năng lực. Họ phải là người am hiểu và đọc thường xuyên và nhất là có chính danh rõ rành, có đạo đức khoa học sáng tỏ. Ta chỉ có thể giảm thiểu cái xấu chứ ta không thể triệt tiêu tuyệt đối được.

Lập homepage không phải... nổ

Như Giáo sư đã nói tính chính danh của tác giả là việc đi đầu là chuẩn mực của nhà khoa học. Như vậy tính chính danh có giúp giảm tệ nạn tác giả ma? Giáo sư có nghĩ rằng mỗi nhà khoa học nên xây dựng cho mình một homepage (trang web cá nhân) với đầy đủ

Page 52: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

52

thông tin về hoạt động khoa học sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm tệ nạn tác giả ma?

Đúng vậy. Đây là cách có tính tích cực và hữu hiệu nhất. Homepage là xây dựng hình ảnh trung thực của tác giả, của nhà khoa học. Qua homepage người ta có thể kiểm tra và đánh giá năng lực và cống hiến của cá nhân. Không thể dùng homepage để khoe khoang, để "nổ" vô lối được vì như vậy sẽ bị phát hiện ngay và tự bêu xấu chính mình.

Tuy nhiên, một số người cho rằng việc tạo homepage, giới thiệu hoạt động khoa học, thành tựu, ... là hành vi "nổ". Giáo sư nghĩ sao về vấn đề này?

Phê phán trên thường đến từ những cá nhân không có công trình khoa học hoặc có nhưng rất hạn chế cả về chất lượng và số lượng, những kẻ không chung đụng với nghiên cứu khoa học, không có tinh thần khoa học. Vì tôn trọng sự thực chính là có tinh thần khoa học. Nói lên sự thực về hoạt động khoa học của cá nhân mình là thể hiện tính chân thật của mình trước mọi người. Đây là điều rất quan trọng trong môi trường khoa học.

Ở các nước phát triển, hầu hết các nhà khoa học, ngay cả các nghiên cứu sinh, đều có hompage để giới thiệu hoạt động khoa học và những thành tựu họ đạt được.

Xin Giáo sư vui lòng cho biết ở Châu Âu hay ở các nước phát triển có khái niệm "nổ" hay không?

Làm sao gọi là "nổ" được? Cách nói này hình có cái gì suy bụng ta ra bụng người! Đó là cách nói của thiểu số bất lực kém cỏi, mà lòng thì đầy rẫy những đố kỵ có nguyên do phát xuất từ đời thường có nhiều uẩn khúc. Khái niệm “nổ” chỉ dùng để bài bác người có sự nghiệp chính đáng, và để chạy chữa cho sự yếu kém, bất lực.

Ở Châu Âu hay các nước, tôi ít khi nghe khái niệm "nổ", gần như không có.

Ở Âu và Mỹ, người ta bảo: Anh phải nói về anh, nói hết mà nói thực. Anh bảo "tôi đã viết bài báo này nọ, tôi đã nhận được giải thưởng kia" mà đó là sự thực thì người ta sẽ đánh giá cao anh chứ ít khi người ta bĩu môi "quá nổ". Và người ta có cơ sở kiểm chứng ngay mà.

Nếu anh nói không thực thì anh đặt dấu chấm hết cho lòng tin cậy ở đời sống khoa học, ngay cả đời sống thường nhật của anh.

Khái niệm "hữu xạ tự nhiên hương" là quan điểm cổ truyền Á Đông, có trước thời đại bùng nổ của thông tin INTERNET. Nếu duy trì nó như một chuẩn mực bất biến duy nhất, thì theo tôi, sẽ dẫn đến thái độ thụ động, ỡm ờ, khó phù hợp với ngày nay. Anh có gì hay, sớm muộn người ta sẽ biết, đúng vậy.

Ngày xưa có người sau khi mất đi, qua bao thăng trầm của công việc tìm tòi nghiên cứu, người ta mới xác định được tầm vóc của nhân vật. Phải chăng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã từng lo ngại cho tình trạng này mà đã thốt ra:

Page 53: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

53

Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

(Ba trăm năm sau không biết có ai khóc Tố Như không?)

Tôi nghĩ, tự giới thiệu mình một cách trung thực, không đánh bóng, không bôi trơn vẫn hay hơn, nhanh hơn, chân tình, chính xác hơn.

Là nhà khoa học hôm nay, tôi cho rằng việc lấy chính danh trong giao tế là cách lựa có đạo đức và hiệu quả nhất.

Nếu họ cứ hiểu vậy tôi cũng chịu thua

Theo Giáo sư nói thì hình như chụp mũ "nổ" là một sự ngụy biện, một hành vi xấu. Nhưng có người cho rằng nhà khoa học cần phải khiêm tốn, và "nổ" (tức giới thiệu hoạt động khoa học và thành tựu khoa học,…) nghĩa là không khiêm tốn. Giáo sư nghĩ sao về việc nhiều người cố tình lập lờ giữa khiêm tốn và "nổ"?

Cái lạ là ngay cả các Việt Kiều sống lâu năm nước ngoài, ở các nước tiên tiến mà còn không biết hay không học được thái độ khách quan vô tư này.

Tôi lập homepage rất sớm và khi viết e-mail tôi thường lấy chính danh dự giới thiệu, tôi đã bao lần bị một vài Việt Kiều bĩu môi bảo tôi hay "nổ" và "nổ" thường xuyên!

Có kẻ rất vô duyên trực tiếp viết e-mail khuyên tôi không nên lấy chính danh như vậy vì anh ta cho rằng nên khiêm tốn thì được người ta ưa hơn ().

Được ưa tôi cũng thích, nhưng làm người trung thực tôi vẫn thích hơn. Kết quả là tôi chưa bao giờ thay đổi cách ứng xử. Chỉ cần 51% người ưa tôi vì sự chân thật của tôi là tôi đủ vui rồi.

Tôi vẫn nghĩ tôi là người khiêm tốn khi nói thật về mình một cách không phô trương quá lố. Cái lạ là sự thực về mình có thể làm mất lòng một số người!

Tôi xin chịu thua với số người này là tôi tự bảo tôi không thể giúp họ chữa trị được. Tốt hơn hết là bớt giao du với họ.

Tóm lại theo Giáo sư thì tính chính danh của các nhà khoa học thể hiện qua việc xây dựng homepage giới thiệu hoạt động khoa học, thành tựu khoa học,... là rất cần thiết, nhất là góp phần làm giảm tệ nạn tác giả ma, và đây không thể xem là "nổ" như sự chụp mũ của vài người. Cuối cùng xin Giáo sư có đôi lời nhắn nhủ đối với những người bắt đầu hay đang làm khoa học về những vấn đề đề cập ở trên?

Tôi cho rằng homepage là phương tiện hiện đại để tự khẳng định, tự giới thiệu mình một cách trung thực trong giao tế đối với những người đang và sẽ làm khoa học. Đây không phải là phương tiện duy nhất, nhưng là phương tiện tiện ích nhất.

Page 54: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

54

Tôi cho rằng những phê phán thiển cận và xuyên tạc chỉ nên làm ta mỉm cười cho qua, không nên để ý bận tâm, mất thì giờ. Đời còn nhiều người tốt, còn nhiều niềm vui.

Nên cám ơn những ai nghĩ tốt về mình vì mình trung thực!

Nên cầu trời tha thứ cho những ai có ác ý hay cố ý hiểu lầm về mình!

Vài nét tiểu sử GS Nguyễn Đăng Hưng

Ông là người có hai quốc tịch Việt Nam và Bỉ. Được sinh ra ở Miền Trung, nhưng ông theo học trung học ở Sài Gòn và sau đó được học bổng du học sang Bỉ.

Ông tốt nghiệp tiến sĩ habin ngành vật lý hàng không và không gian tại Đại học Liège thuộc Vương quốc Bỉ. Ông đã có khoảng 40 năm giảng dạy và nghiên cứu trên đất Bỉ.

Trong thời gian đó, ông có 15 năm là giáo sư thực thụ và là trưởng Khoa cơ học phá huỷ thuộc Đại học Liège. Ông đã công bố hàng trăm công trình khoa học trong những lĩnh vực nghiên cứu của ông. Ngoài các học trò quốc tế, ông đã đào tạo cho Việt Nam hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ cơ học chất lượng quốc tế thông qua dự án nghiên cứu do ông chủ trì hoặc do ông giới thiệu ra nước ngoài.

Sự cống hiến của ông đối với khoa học và cộng đồng được ghi nhận qua Huy chương của Viện Hàn Lâm Khoa học, Văn học và Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ năm 1984, Huy chương Lao động hạng nhất của Chính phủ Bỉ năm 1996, Huân chương “Đại sĩ quan của Vua Léopold II” Vương quốc Bỉ 1999, Bằng khen của Bộ Ngoại Giao Việt Nam năm 2001, Bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM năm 2002, Huân chương Đại thần của Vương triều Bỉ năm 2010. Ông cũng được vinh danh là một trong 12 người nước ngoài làm cho nước Bỉ đổi thay. Ngoài nghiên cứu và giảng dạy cơ học, ông còn sáng tác nhạc và làm thơ. Nhiều tập thơ của ông đã được xuất bản.

Xin chân thành cảm ơn Giáo sư!

TS Lê Văn Út, Phần Lan

(http://bee.net.vn/channel/2981/201112/GS-Viet-bi-dao-van-dung-homepage-no-la-beu-xau-minh-1819042/)

Page 55: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

55

II. Kinh nghiệm giáo dục

Page 56: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

56

*** 

*

Page 57: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

57

Chuyện về “nền giáo dục trong bóng tối”

(Báo Sinh Viên Việt Nam, 31/10/2012)

Trung tâm Nghiên cứu giáo dục so sánh thuộc ĐH Hồng Kông vừa công bố nghiên cứu "Shadow Education: Private Supplementary Tutoring and Its Implications for Policy Makers in Asia". Theo nghiên cứu này, ngành công nghiệp dạy thêm, còn gọi là "giáo dục trong bóng tối" (Shadow Education) ít chú ý đến hỗ trợ học sinh học thêm mà chú trọng hơn vào cạnh tranh và tạo ra các thang bậc. Với không ít người, việc này được coi là một hình thức của tham nhũng. TS Lê Văn Út (tốt nghiệp tiến sĩ Toán học tại ĐH Oulu, Phần Lan) chia sẻ cùng Sinh Viên Việt Nam.

"Nồi cơm" chính, "nồi cơm" phụ

Theo ông, tại sao phải học thêm, khi học sinh đã có các buổi học chính khóa?

Học thêm là một nhu cầu vừa hữu hình, vừa vô hình của học sinh. Nó hữu hình ở chỗ, bên cạnh việc học chính khóa, học sinh có nhu cầu bổ sung kiến thức vì có thể trên lớp họ không thể theo kịp chương trình hoặc họ có nhu cầu học nâng cao thêm so với chương trình chính khóa. Tuy nhiên, việc học thêm đôi khi cũng vô hình. Do áp lực điểm số và áp lực thi cử nên phụ huynh và học sinh xem giải pháp "học thêm" như là một giải pháp không thể thiếu. Ngoài ra, có lẽ cũng phải kể đến áp lực từ phía giáo viên lên chính học sinh của họ.

Các nhà nghiên cứu đã ví nền công nghiệp học thêm là "Shadow Education" (giáo dục trong bóng tối). Với kiểu

"chơi chữ" này, chắc hẳn tính chính danh của việc học thêm là "có vấn đề", thưa ông?

Chắc chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi gần đây, dư luận xã hội bàn nhiều về vấn đề dạy thêm. Một số hệ lụy của vấn đề học thêm, dạy thêm cũng đã được nêu ra. Theo tôi, nếu việc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu hữu hình như đã nêu thì chúng ta không thể xem hoạt động này là "giáo dục trong bóng tối", không đáng bị lên án. Ngược lại, nếu việc dạy thêm, học thêm xuất phát từ những nhu cầu vô hình thì tính chính danh của những hoạt động này rõ ràng là có vấn đề.

Hệ thống học thêm (thứ được sinh ra từ hệ thống trường lớp chính thức) lại quay lại tác động tiêu cực đến chính hệ thống đã sinh ra nó. Vậy tại sao hệ thống trường lớp chính thức không thể ngăn chặn nó?

Đây là một vấn đề rất tế nhị. Nó xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa. Cũng có thể là do chương trình học quá tải, cũng có thể là do đồng lương của giáo viên chưa phù hợp, hay có thể là do quản lý về mặt vĩ mô chưa được tốt... Tôi thấy rất đáng tiếc khi nền giáo dục đã bị thương mại hóa. Một khi người ta vì lợi nhuận (và có thể bất hợp pháp) thì việc

Page 58: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

58

ngăn chặn là hết sức khó khăn. Lúc đầu, có thể xuất phát từ những nhu cầu hữu hình nên người ta tổ chức dạy thêm, học thêm nhưng khi những hoạt động này bị biến tướng thành dịch vụ cho các nhu cầu vô hình như đã nêu thì chúng đã tạo nên những nhức nhối cho toàn xã hội.

Lương giáo viên thấp cũng có thể là một nguyên nhân. Giáo viên có thể nhờ vào việc dạy thêm để cải thiện thu nhập nhưng cái khổ là đôi khi họ lại vô tình (cũng có khi cố ý) lẫn lộn giữa việc công và việc tư nên việc dạy thêm có thể bị biến tướng.

Quan sát nền giáo dục Việt Nam, ông nghĩ "nền công nghiệp dạy thêm" đang như thế nào?

Tôi có cảm giác việc dạy thêm ở Việt Nam đã vượt rất xa việc phục vụ những nhu cầu hữu hình như đã nói. Không ít giáo viên đã xem thu nhập từ dạy thêm là "nồi cơm chính" của họ, mà thực tế cũng đúng vì giáo viên rất khó sống được bằng lương. Tuy nhiên, từ "nồi cơm chính" nhiều giáo viên lại chọn đây là cách làm giàu (kinh doanh) luôn nên vấn đề trở nên rất trầm trọng.

Học hỏi từ nền giáo dục hàng đầu

Theo ông, làm thế nào để giảm thiểu được tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan?

Có lẽ, những người làm công tác quản lý (bậc giáo dục phổ thông) sẽ có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi thì vấn đề lương giáo viên có thể là vấn đề cốt lõi. Nếu lương thấp quá thì giáo viên không thể an tâm cho công việc của họ và việc họ làm thêm bằng chính năng lực của mình (như dạy thêm) là khó tránh khỏi. Một khi lương giáo viên không quá thấp và họ có thể nuôi sống họ và gia đình thì chắc không khó để thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc dạy thêm, học thêm. Tôi biết một số trường trung học phổ thông dân lập ở Việt Nam trả lương khá cao cho giáo viên của họ và nhà trường yêu cầu giáo viên không được tổ chức dạy thêm ngoài trường cho chính học sinh của mình.

Tôi nghe nhiều giáo viên, học sinh phàn nàn về chương trình quá tải, áp lực thi cử... Do đó, không thể không học thêm, dạy thêm! Nếu sự thật là thế thì tôi nghĩ, nhà trường có thể tổ chức phụ đạo cho học sinh ngay tại trường. Nên chăng có một mức học phí bổ sung phù hợp cho việc học phụ đạo để giáo viên dạy phụ đạo có thể cải thiện được thu nhập?Ngoài ra, thực hiện xã hội hóa giáo dục thông qua các chương trình bồi dưỡng văn hóa phổ thông trên truyền hình, Internet cũng có thể là giải pháp cần thiết.

Ông đã từng giảng dạy và sinh sống ở Phần Lan, đất nước được coi là có nền giáo dục tốt nhất thế giới, ông thấy họ có kinh nghiệm gì trong chuyện này?

Đây là vấn đề rất thú vị. Như chúng ta đã biết, kết quả PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) của Phần Lan trong các năm gần đây đều cao, có năm dẫn đầu thế giới. Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000. Nhiều chuyên gia giáo dục và nhà báo từ

Page 59: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

59

khắp nơi trên thế giới đã tìm đến Phần Lan để tìm hiểu những "bí mật" thành công của nước này.

Về vấn đề học thêm, dạy thêm thì thật ra, nó vẫn có ở Phần Lan. Cụ thể, học sinh Phần Lan có thể được phụ đạo ngoài các lớp chính khóa, nếu các em không theo kịp chương trình. Việc phụ đạo này thường đến trước các kỳ thi quan trọng. Học sinh không phải trả phí cho việc học phụ đạo này, nhà trường trả thêm lương cho giáo viên tham gia dạy phụ đạo. Bên Phần Lan, nói đến học là hoàn toàn miễn phí nên việc tổ chức dạy thêm tại nhà của giáo viên như ở Việt Nam là không thể.

Bên cạnh đó, giáo viên ở Phần Lan, tuy khó có thể làm giàu nhưng họ có thể sống được bằng lương và cũng có thể nuôi thêm gia đình của họ, nên việc dạy thêm để lấy tiền của học sinh chắc là chưa cần thiết.Một chi tiết quan trọng là chương trình học ở Phần Lan được thiết kế sao cho học sinh tất cả các trình độ khác nhau có thể theo kịp. Nếu học sinh nào gặp khó trong học tập thì họ có thể được xếp học ở những nhóm nhỏ với những giáo viên đặc biệt.

Chắc hẳn cách dạy và cách học ở Phần Lan có khá nhiều điều hay, thưa ông?

Học sinh không bị học nhồi, học vẹt. Giáo viên thường yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà ít hơn và thu hút họ tham gia nhiều trò chơi sáng tạo hơn. Họ cho học sinh giỏi kèm học sinh kém. Đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, Phần Lan không có bài kiểm tra chuẩn hóa, ngoại trừ duy nhất kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà tất cả học sinh đều phải tham gia để kết thúc chương trình. Giáo viên được đào tạo để đánh giá học sinh của mình bằng các bài kiểm tra, do chính họ biên soạn.

Phần Lan quan tâm đến việc tạo ra sự bình đẳng, sao cho mọi học sinh đều có cơ hội, hơn là chạy theo thành tích. Do việc trở nên xuất sắc trong học thuật không phải là một vấn đề ưu tiên hàng đầu ở Phần Lan, mà họ đã tạo ra một nền học thuật xuất sắc, thông qua các chính sách về sự bình đẳng. Ở Phần Lan, không có "bệnh thành tích" trong giáo dục nên giáo viên, phụ huynh và học sinh ít bị những áp lực vô hình.

Cũng tại đất nước Bắc Âu này, nếu phát hiện giáo viên tổ chức dạy thêm tại nhà để thu tiền của học sinh, thì ngay lập tức sẽ bị đuổi việc nhưng những trường hợp này dường như không có. Tôi nghĩ những cách làm của Phần Lan rất đáng để các nước khác tham khảo.

Xin cảm ơn ông!

Lê Ngọc Sơn (thực hiện)

http://www.svvn.vn/vn/news/giaoduc/4965.svvn

***

Page 60: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

60

 

Nỗi buồn của một vị giáo sư (Báo VietNamNet, 23/10/2012)

- Trong một cuộc họp của bộ môn, vị giáo sư (GS) này đã bị chất vấn: “việc ông không có công bố quốc tế nào trong 5 năm gần đây và cũng không có bằng chứng cho thấy ông đang làm ít nhất một bài toán lớn trên thế giới là không thể chấp nhận được đối với chức vụ GS mà ông đang giữ.”

Ảnh minh họa

Chuyện về một vị giáo sư ở Phần Lan

Page 61: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

61

Chức vụ GS ở các ĐH Phần Lan được xem là “bất khả xâm phạm”. Các ĐH ở Phần Lan không có chức vụ PGS như ở các nước. Dưới GS là các trợ giảng cao cấp (senior assistants, thường trực) hay các docent (không thường trực), tương tự như chức vụ PGS ở các nước, và được bổ nhiệm có thời hạn.

Mặc dù chức vụ GS được bổ nhiệm không thời hạn, nhưng gần đây các ĐH ở Phần Lan đã “hoài nghi” về tính hiệu quả của việc này. Xin kể ra đây một trường hợp cụ thể mà người viết đã biết.

Giáo sư N. từng tốt nghiệp tiến sĩ từ một ĐH thuộc hàng tốp trên thế giới, từng là một học giả Fulbright cao cấp (senior Fulbright scholar) tại một ĐH ở Mỹ. Ông được bổ nhiệm chức vụ GS kiêm trưởng bộ môn tại một ĐH ở Phần Lan cách đây 13 năm.

Trước khi được bổ nhiệm, đương nhiên ông đã có những công trình khoa học có uy tín về cả số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên trong 5 năm gần đây, ông không có một công bố quốc tế nào.

Trong một cuộc họp của bộ môn, vị GS này đã bị chất vấn: “việc ông không có công bố quốc tế nào trong 5 năm gần đây và cũng không có bằng chứng cho thấy ông đang làm ít nhất một bài toán lớn trên thế giới là không thể chấp nhận được đối với chức vụ GS mà ông đang giữ.”

Việc một GS đại học bị chất vấn như thế có thể là một “cú sốc” ở một số ít nước trên thế giới, nhưng ở Phần Lan thì đó là chuyện bình thường. Các ĐH ở Phần Lan xem chức vụ GS được gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi, chứ không phải là một phẩm hàm như ở một số nơi.

Theo quan sát, người viết thấy vị GS này rất “sầu não” trong giai đoạn này. Ông ít vào trường hơn. Theo một GS khác trong hội đồng khoa học thì rất có thể vị GS này sẽ bị giảm lương cho đến khi ông ấy có công bố trở lại, hoặc chứng minh được ông ấy đang nghiên cứu những vấn đề lớn của thế giới. Trước tình hình căng thẳng như thế, vị GS này đã quyết định xin tạm vắng mặt một thời gian (on leave) để trở lại Mỹ làm nghiên cứu.

Trong thời gian gần đây, một số ĐH ở Phần Lan đã bắt đầu cảnh giác! Một số nơi đã từng bước áp dụng mô hình bổ nhiệm chức vụ GS của Mỹ. Chức vụ “GS trợ giảng” (assistant professor), PGS (associate professor) đã bắt đầu xuất hiện ở một số ĐH ở Phần Lan.

Vốn mà một đất nước có tiếng là có nền giáo dục xuất sắc trên thế giới, nhưng không vì thế mà các ĐH ở Phần Lan cố chấp hay tự phụ. Họ sẵn sàng thay đổi, khi cần thiết, để hoà mình vào dòng chảy chung của thế giới. Đây chắc là một bài học không thừa cho nhiều nước, nhất là các quốc gia đang phát triển.

Chế độ thường trực mãn đời của các GS ở Bỉ đã bị bãi bỏ

Page 62: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

62

Chia sẻ về vấn đề này, GS Nguyễn Đăng Hưng, nguyên trưởng Khoa cơ học phá hủy thuộc Đại học Liège (Bỉ), người đã từng có 40 năm giảng dạy và nghiên cứu trên đất Bỉ, cho biết: “Bỉ là một nước khác ở Châu Âu cũng có một nền giáo dục đáng nể.

Các ĐH ở Bỉ cũng coi trọng việc nghiên cứu khoa học. Việc xuất bản các bài nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế là điều kiện không thể không có để có thể được bổ nhiệm lên các chức vị: PGS rồi GS thực thụ. Đây là những chức vị cao quý được người dân trọng nể, có lương bổng khá cao cho nên việc chọn lựa nhân sự được tổ chức một cách rất nghiêm túc và bảo đảm tính dân chủ...

Không vì vậy mà không có những trường hợp buồn. Một thiểu số GS sau vài năm được bổ nhiệm đã lợi dụng chức vụ có tính thường trực này, sao nhãng nghiên cứu khoa học, thậm chí còn từ chối đứng lớp, giao việc cho các trợ giảng thay thế mình.

Để khắc phục tiêu cực này, trường thường gởi thư văn cho giảng viên yêu cầu báo cáo chi tiết sinh hoạt trong năm. Các báo cáo sẽ đăng tải trên các trang của khoa để dư luận phê phán. Mỗi năm, sinh viên thực hiện chấm điểm các giáo sư rồi công bố trên các diễn đàn đại học. Gần đây, chế độ thường trực mãn đời của các giáo sư bị bãi bỏ”.

“Nếu tôi là vị GS đó, tôi không buồn”

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc), nghiên cứu viên cao cấp tại Hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế Úc (NHMRC),GS tại ĐH New South Wales (Úc), thì nếu ông là GS N. thì ông sẽ không buồn.

Cụ thể, GS Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Trong hệ thống khoa bảng bậc đại học, GS là chức danh cao nhất, nên rất được xã hội trọng vọng. Đó cũng là cái “đỉnh” khoa bảng mà nhiều người muốn đạt đến. Nhưng khi đã đạt đỉnh thì không phải ai cũng giữ được vị trí đó.

Câu chuyện buồn của vị GS này thực ra là khá phổ biến trong ĐH phương Tây, và chắc cả ở Việt Nam nữa.

Năng suất khoa học của một cá nhân có khi phụ thuộc vào giai đoạn sự nghiệp. Sau khi xong tiến sĩ (được xem như là xong phần tập sự làm nghiên cứu), ứng viên phải phấn đấu để được đề bạt chức danh Assistant Professor, có lẽ tương đương với “PGS” trong hệ thống Việt Nam. Khi đạt được vị trí Assistant Professor, ứng viên còn phải nỗ lực nhiều để bước vào cấp Associate Professor. Nhưng từ Associate Professor lên Professor thì cả một quá trình rất gian nan. Rất nhiều người chỉ dừng ở vị trí Associate Professor cho đến ngày nghỉ hưu.

Để được đề bạt chức danh Professor, ứng viên phải có nỗ lực gấp 2, 3 lần so với giai đoạn đầu trong sự nghiệp khoa bảng. Không ít người chẳng nghiên cứu hay công bố gì sau khi đạt được chức danh Professor. Có nhiều nghiên cứu cho thấy đây là tình trạng chung, và trường hợp vị GS đề cập trong bài không phải là cá biệt.

Page 63: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

63

Tại sao năng suất của Professor thường thấp hơn trước khi họ phấn đấu? Ở Úc, có thời chức danh này là vĩnh viễn, không ai có thể “giáng chức” họ (ngoại trừ đương sự phạm sai lầm nghiêm trọng như sách nhiễu tình dục). Có lẽ vì chức danh này ở mức “đỉnh” nên khi người ta đạt được thì không có động cơ để phấn đấu nữa. Cũng có thể họ “hết hơi”, sức sáng tạo không còn dồi dào như trước kia. Đó có thể là một lí do giải thích tại sao khi một cá nhân được đề bạt chức danh Professor thì năng suất khoa học bắt đầu suy giảm.

Một lí do thực tế khác mà đôi phần là sau khi đề bạt họ quá bận. Tôi có thể lấy cá nhân mình ra làm ví dụ. Thật ra, ngay từ lúc ở chức Associate Professor, ứng viên đã rất bận với việc hành chính và quản lí. Thêm vào đó là những việc có thể gọi là “vác ngà voi đi làm chuyện thiên hạ” (hiểu theo nghĩa làm việc không có lương bổng). Đó là phục vụ trong các hội đoàn chuyên ngành, các tập san khoa học. Khi đã đạt chức Professor, nhiệm vụ này càng nặng nề hơn. Thêm vào đó và quan trọng hơn là xin tài trợ. Trong hệ thống khoa học hiện đại, Professor như là một giám đốc một doanh nghiệp khoa học, tức phải lo quản lí nhân sự, quản lí tài chính, quản lí dự án, xin tài trợ, tranh thủ và vận động cho “thương hiệu” trong ngành... Những “việc không tên” này tốn rất nhiều thời gian, và là một yếu tố cho sự suy giảm năng suất khoa học của GS.

Nhưng tất cả những yếu tố đó không đủ thuyết phục các hiệu trưởng ĐH. Theo họ, đã là GS thì phải có công trình nghiên cứu và có công bố quốc tế thường xuyên, vì đó là tiêu chuẩn số 1 cho chức danh GS. Do đó, trong 3 thập niên qua đã có một cuộc “cách mạng” trong việc đề bạt các chức danh khoa bảng.

Hệ quả là tất cả các GS phải được đánh giá thường kì (ví dụ như mỗi 5 năm), và chức danh GS không phải là vĩnh viễn. Chẳng hạn như cá nhân tôi, cứ mỗi 5 năm, tôi lại phải trả lời những câu hỏi của hội đồng khoa bảng (academic board) liên quan đến năng suất của tôi trong vòng 5 năm qua, và đặc biệt tự tôi phải giải thích tại sao tôi có quyền giữ chức danh đó trong 5 năm tới.

Công bằng mà nói, việc tái đánh giá cũng hợp lí. Trong khoa học, đào tạo và nuôi dưỡng thế hệ tiếp nối rất quan trọng, vì không có thế hệ tiếp nối thì khoa học đi vào ngõ cụt. Do đó, nếu một GS không còn khả năng nghiên cứu và không có lí do tốt để giải thích, thì nên nhường cho thế hệ kế tiếp.

Dĩ nhiên, GS là một chức danh quan trọng và họ là một “tài sản” quốc gia, cho nên nhường cho thế hệ kế tiếp không có nghĩa là họ sẽ “khuất bóng”, mà nên đóng vai trò cố vấn, giúp đỡ, và hướng dẫn. Do đó, nếu tôi là vị GS đó, tôi không buồn; ngược lại, tôi rất vui vẻ nhường sân chơi khoa học cho thế hệ sau.”

TS. Lê Văn Út

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/93575/noi-buon-cua-mot-vi-giao-su.html

*** 

Page 64: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

64

 

Việt Nam có thiếu giáo sư? (Báo VietNamNet, 9/10/2012)

- Thống kê mới đây của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, tỉ lệ giảng viên giáo sư (GS) là 1%, tỉ lệ phó GS 4,5%. Con số này hiện tại đang rất khiêm tốn so với các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore khi tỉ lệ GS của họ đã đạt trên 10% và trung bình mỗi bộ môn của họ đều có 2-3 GS.

Trong khi tính toán của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ GS, PGS trong các cơ sở giáo dục ĐH phải đạt lần lượt 15% và 35% mới đáp ứng nhu cầu đào tạo của đất nước. Về vấn đề này, VietNamNet giới thiệu bài viết của TS Lê Văn Út.

Page 65: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

65

Ảnh Lê Anh Dũng

GS ở các nước phát triển

Tại nhiều ĐH ở các nước phát triển, GS (gọi chung cho các bậc GS khác khau) là bậc khoa bảng cao nhất dành cho những người làm các công tác nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy.

GS không được xem là một phẩm hàm, mà là một chức vụ hay vị trí gắn liền với công việc mà một GS phải làm.

Đối với một ứng viên GS, ngoài nhiều tiêu chuẩn cần phải đạt thì hai tiêu chuẩn thường được xem xét đầu tiên là thành tích nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế và khả năng thu hút kinh phí nghiên cứu thông qua các đề tài khoa học từ các quỹ quốc gia và quốc tế.

Có thể nói uy tín khoa học của GS và uy tín của ĐH ở các nước này giống như “môi với răng”. Năng lực nghiên cứu của GS quyết định chất lượng đào tạo của ĐH. Không ngạc nhiên khi sinh viên trên thế giới chấp nhận trả hàng chục ngàn đô la mỗi năm để theo học các ĐH như Harvard, Cambridge, Stanford, MIT, v.v.

Nguyên nhân chính chắc có lẽ là vì những ĐH này có những GS lừng danh.

Mỗi bộ môn hay mỗi hướng nghiên cứu ở các ĐH của các nước phát triển thường có ít nhất một GS, là chuyên gia có uy tín cao chẳng những trong nước mà còn trên cả thế giới về lĩnh vực chuyên môn đó. Do đó, hầu hết họ được trả lương rất hậu; đương nhiên không bao giờ có chuyện “không sống được bằng lương”.

Mỗi khi một ĐH ở các nước phát triển muốn tìm một người đứng đầu về một lĩnh vực chuyên môn thì họ tuyển GS một cách công khai, và thông thường thì họ kêu gọi ứng

Page 66: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

66

viên trên toàn cầu. Việc này về hình thức cũng khá giống với việc tuyển trưởng phòng chuyên môn trong một công ty, xí nghiệp.

Quy trình xét tuyển GS của các ĐH ở các nước phát triển xin được bàn sau. Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là “thiếu thì tuyển”, và khái niệm “thiếu GS” rất ít (nếu không muốn nói là không) được nhắc đến.

Vấn đề mà các ĐH này quan tâm là lực lượng GS họ tuyển có đủ uy tín như họ mong muốn hay không, có phải là những chuyên gia có uy tín trên thế giới hay không, và sau khi được tuyển thì những GS này có thể duy trì được năng lực nghiên cứu của họ hay không.

Khi một người giữ chức GS chuyển sang công tác khác hay về hưu thì người đó không còn được xem là GS nữa, có chăng thì họ có thể mang những danh có tính danh dự.

Sự khác biệt

Ngược lại, ở một số nước đang phát triển thì khái niệm GS phần nào bị hiểu chưa đúng bản chất của nó. Người ta xem GS là một phẩm hàm, có giá trị sử dụng suốt đời, kể cả khi về hưu. Phẩm hàm này được phong tặng bởi nhà nước, thông qua các hội đồng xét duyệt cấp nhà nước.

Tuy quá trình xét duyệt phải qua nhiều công đoạn, nhưng quá trình này gần như ngoài sự kiểm soát của các ĐH (cho dù các ĐH có tham gia “hội đồng cơ sở”). Gần đây thì quy trình này có thay đổi chút ít: Hội đồng nhà nước chứng nhận ứng viên đủ khả năng làm GS, sau đó các ĐH sẽ bổ nhiệm GS theo nhu cầu.

Sự thay đổi này nghe có phần giống quy trình bổ nhiệm GS ở những nước đang phát triển, nhưng về bản chất thì không hẳn như vậy. Các ĐH không được toàn quyền tuyển GS cho chính mình. Điều này dẫn đến tình trạng “khủng hoảng thiếu GS”, và các ĐH hoàn toàn bị động.

Số lượng và chất lượng GS quyết định chất lượng của một ĐH. Như vậy, một khi các ĐH không tự chủ được nguồn GS cho chính họ thì họ không thể quyết định được chất lượng của chính họ (?!). Đây là một thực tế không nên có, nhất là trong quá trình tự chủ hóa ĐH hay tiến trình xây dựng các ĐH nghiên cứu.

Đã đến lúc các nước đang phát triển nên xem GS chỉ là một chức vụ về chuyên môn gắn liền với công việc và trách nhiệm, chứ không phải là một phẩm hàm hay một món đồ trang sức nhằm làm phong phú thêm “uy tín” của bản thân. Nên để cho các ĐH tự tuyển chọn GS cho chính họ. Các ĐH tự quyết định chất lượng của họ thông qua đội ngũ GS mà họ xây dựng. Cũng không nên cào bằng chức vụ GS đối với tất cả các ĐH; uy tín của một GS nên được gắn liền với uy tín của ĐH và thành tích khoa học của họ.

Các cơ quan quản lí ĐH nên quản lí chặt đầu ra của các ĐH (kết quả nghiên cứu và đào tạo, bên cạnh nhiều chỉ số khác), hơn là khống chế không cho họ tự tuyển chọn đội ngũ

Page 67: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

67

GS. Nếu làm như thế thì các cơ quan nói trên sẽ không phải sa đà quá nhiều vào công việc của các ĐH, và khi đó họ sẽ chỉ là những người thổi còi chứ không phải “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Cũng có lí luận cho rằng nếu để các ĐH tự tuyển GS thì sẽ không còn tình trạng “thiếu GS”, nhưng sẽ gây ra tình trạng “loạn GS”. Thật ra nếu khái niệm GS được hiểu đúng bản chất của nó thì sẽ không có vấn đề gì. Chẳng lẽ chúng ta lại kêu “loạn trưởng phòng” ở các công ty, xí nghiệp?

Tiến sĩ Lê Văn Út

(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91335/viet-nam--sao-lai-thieu-giao-su-.html)  

*** 

Kiến thức hay bằng cấp?

(Người Lao Động, 19/08/2012 22:04)

LTS: Báo Người Lao Động số ra ngày 19-8 đăng bài “Bộ GD-ĐT “giết” hệ tại chức” và đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi quanh vấn đề này. Sau đây là ý kiến của tiến sĩ Lê Văn Út từ Viện Mekong

Bằng cấp và giá trị của nó luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Những vấn đề tranh cãi thường tập trung vào những khía cạnh như bằng cấp trường này chất lượng hơn trường kia, bằng cấp ngoại chất lượng hơn nội, bằng cấp chính quy chất lượng hơn tại chức?… Thậm chí, một số nơi có thông báo hẳn hoi: Không tuyển ứng viên tốt nghiệp chương trình tại chức X, Y, Z hoặc chỉ tuyển ứng viên tốt nghiệp từ trường đại học A, B, C.

Page 68: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

68

Những vấn đề tranh cãi trên không phải là không có lý do. Việc những nơi tuyển dụng đặt ra những yêu cầu tối thiểu đối với ứng viên mà họ cần cũng chưa hẳn là sai. Điều đáng nói, bằng cấp chỉ là tín hiệu về năng lực của một người, chưa hẳn đã phản ánh toàn bộ năng lực mà nhà tuyển dụng cần có. Đương nhiên, bằng cấp của những trường càng uy tín thì tín hiệu về năng lực của ứng viên càng cao và sự ngoại lệ lúc nào cũng có.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần bằng cấp hay năng lực của ứng viên? Thông thường, họ cần cả 2 và năng lực ắt hẳn quan trọng hơn bằng cấp. Vậy tại sao nhà tuyển dụng không tổ chức thẩm định để chọn ứng viên có năng lực mà họ cần hơn là chỉ dựa vào bằng cấp hay phân biệt bằng cấp?

Khi người viết bài này xin học bổng tiến sĩ của Viện Hàn lâm Phần Lan, nhà tuyển dụng đã tổ chức thẩm định suốt 2 tuần trước khi đưa ra quyết định. Cũng như ở nhiều nước, hệ thống giáo dục của Phần Lan có chương trình giáo dục dành cho người lớn, tương tự hệ bổ túc và tại chức ở một số nước. Tuy nhiên, phần lớn chương trình giáo dục người lớn đều không cấp bằng (non-degree programs).

Mục đích chính của những người tham gia những chương trình này là tự bổ sung và nâng cao kiến thức nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu công việc. Như vậy, họ học vì kiến thức chứ không phải vì bằng cấp. Hiện nay, các chương trình học trực tuyến được xem là ưa chuộng ở Phần Lan vì nó mang lại rất nhiều lợi ích.

Ngoài ra, những người tham gia chương trình giáo dục người lớn ở Phần Lan (đối với chương trình phổ thông) cũng có thể thi lấy bằng tốt nghiệp THPT chung của cả nước và có thể theo học đại học.

Thiết nghĩ, học tập là nhu cầu suốt đời của mỗi người. Mọi người có thể học bất cứ hình thức nào, miễn sao tích lũy được cho mình những kiến thức thiết thực cho công việc và cuộc sống. Hiện nay, học tập trực tuyến có thể là một phương thức rất thuận lợi cho mọi người, ai cũng có thể tham gia vì chi phí rất thấp và có thể học ngay tại nhà hoặc nơi làm việc. Một khi đã lựa chọn học vì kiến thức thì việc chỉ được cấp giấy chứng nhận hay không có bằng cấp gì cả cũng chẳng sao!

Nhiều người học vì kiến thức

Mới đây, giáo sư Sebastian Thrun - chuyên về khoa học máy tính, trưởng dự án xe tự lái của Google - đã quyết định rời vị trí tại Đại học Stanford để cùng đồng nghiệp thành lập Trường Đại học trực tuyến Udacity (http://www.udacity.com). Chỉ trong vòng 10 tháng đầu, số lượng người đăng ký học lên đến 160.000. Những sinh viên tham gia và hoàn thành khóa học sẽ được cấp “giấy chứng nhận hoàn thành khóa học” chứ không có bằng cấp gì cả. Có tới 23.000 sinh viên đã làm tất cả bài tập để hoàn thành các khóa học mà họ đăng ký, trong đó 248 người đạt điểm xuất sắc.

Page 69: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

69

Những con số ấn tượng trên cho thấy không ít người học vì kiến thức, không phải chỉ vì bằng cấp. Chính Đại học trực tuyến Udacity của giáo sư Sebastian Thrun đã giúp sinh viên từ những nơi xa xôi trên trái đất có được cơ hội dự bài giảng của những giáo sư nổi tiếng của Mỹ.

Tiến sĩ Lê Văn Út http://nld.com.vn/20120819100457687p0c1042/kien-thuc-hay-bang-cap.htm

*** 

Chỉ “thổi còi” chứ không “đá bóng” (Báo Người Lao Động, Thứ Sáu, 25/05/2012 22:00)

GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (*)

Vấn đề cốt lõi để tạo ra sự thay đổi về bản chất của nền giáo dục đại học là tăng cường tính tự chủ cho các trường đại học. Đơn cử nền giáo dục đại học của Phần Lan - một trong các quốc gia có nền giáo dục đại học tốt nhất - để hiểu thêm về tính tự chủ đại học

Page 70: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

70

Thông báo của Bộ Giáo dục và Văn hóa (GD-VH) Phần Lan chỉ rõ: “Bộ GD-VH và Hội đồng Giáo dục quốc gia chịu trách nhiệm thực hiện chính sách giáo dục và quản lý hệ thống giáo dục ở cấp trung ương” . Đối với các ĐH Phần Lan thì Bộ GD-VH chỉ làm nhiệm vụ “trọng tài” chứ không trực tiếp “đá bóng”. Nhiệm vụ của họ là cùng với Hội đồng Giáo dục quốc gia xây dựng Luật Giáo dục ĐH thật tốt và giám sát hoạt động của các ĐH theo đúng luật.

Yếu tố mang tính quyết định từ sự tự chủ

Ở Phần Lan và các nước, sự tự chủ đem lại cho các ĐH một thuận lợi mang tính quyết định là họ xây dựng được đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu.

Khi có nhu cầu tuyển dụng, họ thông báo công khai, ứng viên không phân biệt thành phần xã hội có thể nộp hồ sơ dự tuyển. Xin làm giảng viên mà chỉ có bằng tiến sĩ, ngoài ra, không có công trình nào trên các tập san khoa học quốc tế thì tốt nhất không nên nộp hồ sơ.

Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM trên giảng đường.

Ảnh: TẤN THẠNH

Ở Phần Lan và các nước, các ĐH tự tuyển chọn giáo sư và tự quyết định chất lượng giáo sư dựa theo sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế. Khái niệm giáo sư là khái niệm công việc; ở các ĐH thì đó là những người có khả năng nghiên cứu, đào tạo sau ĐH và giảng dạy. Quá trình tuyển chọn giáo sư của họ là quá trình làm việc khoa học, theo đúng chuẩn mực quốc tế. Họ không xem giáo sư là một phẩm hàm hay danh xưng mà phải làm việc rất cật

Page 71: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

71

lực để tồn tại với vị trí đó (chứ không phải được “phong hàm” như ở Việt Nam) và khi về hưu thì coi như là rời chức giáo sư. Một ĐH được tự chủ thì phải có quyền tự xây dựng đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy cho mình. Không có quyền đó thì còn có thể làm được gì hơn là “dạy chay, học chay”. Điều này khác hoàn toàn với chế độ “biên chế” đã và đang giết chết ĐH ở một số nước, vì nó không khuyến khích giảng viên phấn đấu trong nghiên cứu (yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng ĐH).

Tự chủ sẽ dẫn đến tình trạng “cá mè một lứa”?

Ở Phần Lan, các ĐH sẽ “cá mè một lứa” nếu không có sự giám sát chặt chẽ và khoa học của Bộ GD-VH. Bộ không nhúng tay trực tiếp vào hoạt động của các ĐH nhưng nếu các ĐH làm sai luật thì phải chịu trách nhiệm.

Chính tình trạng các ĐH không có quyền tự chủ đã vô tình tạo ra hiện tượng “cha chung không ai khóc” (không thua kém tình trạng “cá mè một lứa”?) ở một số nước. Một khi cơ quan quản lý cao nhất về giáo dục nhúng tay vào hoạt động của các ĐH thì cuối cùng nếu hiệu quả hoạt động của các ĐH không cao thì sẽ dẫn tới tình trạng “không biết trách nhiệm thuộc về ai”. Đây là hậu quả của việc “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Về chương trình học, các ĐH tự lựa chọn và xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, nhưng phải đảm bảo đúng số tín chỉ theo quy định của luật. Các ĐH cung cấp các chương trình “đúng luật” nhưng nội dung và lực lượng giảng dạy yếu kém thì sẽ bị sinh viên và xã hội tẩy chay. Do đó ĐH nào cho ra lò những sinh viên kém chất lượng thì họ tự giết họ.

Nghiên cứu sinh cũng được trả lương

Về kinh phí, các trường chỉ được chính phủ cấp khoảng 70%. Hằng năm các ĐH phải nộp báo cáo tình hình hoạt động và thành quả về bộ. Bộ căn cứ vào đó (đương nhiên có kiểm tra) để quyết định việc cấp kinh phí cho những năm tiếp theo. Thành tích đào tạo và thành tích nghiên cứu khoa học là 2 yếu tố quyết định số tiền tài trợ mà một ĐH có thể nhận được từ chính phủ.

Còn 30% kinh phí hoạt động các trường phải tự lo. Cần nhấn mạnh rằng giáo dục ở Phần Lan hoàn toàn miễn phí nên 30% này không phải thu được từ học phí. Tiền từ những tổ chức hoặc cá nhân nhận bảo trợ cho trường, lợi nhuận từ các hoạt động chuyển giao khoa học và quan trọng là tiền từ những đề tài và dự án nghiên cứu do viện hàn lâm và các quỹ tư nhân tài trợ sẽ bù đắp vào số tiền 30% còn lại. Ở các ĐH Phần Lan, ai nhận được kinh phí tài trợ nghiên cứu ngoài trường thì thường được xem là “anh hùng” vì chẳng những họ mang tiền về cho trường (trường được hưởng tiền quản lý dự án) mà còn khẳng định chất lượng đào tạo của trường. Ngoài ra, nếu có tiền dự án thì chủ đề tài mới có thể tuyển nghiên cứu sinh (vì nghiên cứu sinh cũng được trả lương) và cứ mỗi nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án thì chính phủ phải trả cho trường một số tiền khá lớn.

Page 72: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

72

Một khi thành tích nghiên cứu khoa học ở các ĐH được xem trọng và được đánh giá theo các chuẩn mực quốc tế thì hiện tượng “cá mè một lứa”, nếu có, sẽ tự động chuyển mình thành “cá mè nhiều lứa”, tức các ĐH tự động được phân tầng.

Liên hiệp châu Âu (năm 2006) khẳng định: “Các trường ĐH sẽ không trở nên sáng tạo và không thể đáp ứng nhu cầu thay đổi nếu họ không có quyền tự chủ thật sự”. Đây là điều cần lưu ý trong công cuộc cải cách giáo dục ở các nước đang phát triển.

TS LÊ VĂN ÚT http://nld.com.vn/20120525095434173p0c1002/chi-thoi-coi-chu-khong-da-bong.htm

***

“Kẻ bại trận” chiến thắng không chỉ bằng Nokia!

(Thứ hai, 07/05/2012)

Page 73: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

73

Phần Lan không chỉ có Nokia Chúng ta nên khép lại quá khứ (không có nghĩa là quên hẳn), dù đau thương hay huy hoàng.

“Phần Lan không phải chỉ có Nokia” - đó là khẳng định của một doanh nhân Phần Lan với người viết trong một cuộc nói chuyện khá dài tại phi trường Helsinki. Trong lúc cùng chờ đợi một chuyến bay nội địa, chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện thú vị.

“Kẻ bại trận” chiến thắng

Khi người viết hỏi về lịch sử phát triển gần đây của Phần Lan, vị doanh nhân cho biết: "Chúng tôi đi lên từ chiến tranh, đặc biệt là "Cuộc chiến mùa đông". Chúng tôi bị bại trận và bị buộc "nộp tô" trong 8 năm sau cuộc chiến". Và ông tiếp tục tâm sự: "Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn sau khi ra khỏi chiến tranh với tư thế của một "kẻ bại trận". Đất nước không có nhiều tài nguyên (có thể họ chưa muốn khai thác - người viết). Khí hậu thất thường nên việc sản xuất cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là không thể!" Tôi "an ủi" ông: "Nhưng bây giờ Phần Lan là ngôi sao phương Bắc rồi. Nhắc tới Phần Lan chắc người ta sẽ nghĩ ngay đến Nokia?". Vị doanh nhân trợn mắt với tôi: "Phần Lan không chỉ có Nokia!"

Đúng vậy! Phần Lan không chỉ có Nokia, một nhà sản xuất dẫn đầu về thị trường điện thoại di động, mà họ còn có: Stora Enso, nhà sản xuất giấy lớn nhất trên thế giới; Neste Oil, tập đoàn chuyên về tiếp thị và lọc dầu; UPM-Kymmene, nhà sản xuất giấy lớn thứ ba trên thế giới; "Aker Finnyards, nhà sản xuất tàu du lịch và đã từng sản xuất những tàu lớn nhất thế giới như Royal Caribbean’s Freedom of the Seas"; Rovio Mobile, nhà phát triển các trò chơi video; KONE, nhà sản xuất thang máy và thang cuốn; Wärtsilä, nhà sản xuất nhà máy điện và động cơ tàu; Fazer, một trong những tập đoàn lớn nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm.

"Phần Lan còn nhiều nhà sản xuất và tập đoàn khác, ngoài những nhà sản xuất hàng đầu trên", đó là khẳng định của một anh bạn Phần Lan.

Page 74: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

74

Trụ sở của Nokia tại Espoo, Phần Lan

Do có những nhà sản xuất lớn như trên, chứ không chỉ là các công ty dịch vụ hay môi giới thông thường, nên kết quả là sản phẩm xuất khẩu chính của Phần Lan là thiết bị điện và quang học, máy móc và thiết bị điện tử, giấy và bột giấy, hóa chất, thiết bị vận tải, kim loại cơ bản, gỗ. Thu nhập bình quân của Phần Lan trong năm 2011 là 38.300 đô-la, theo CIA. Cần nhấn mạnh rằng sau 20 năm (1945 - 1965) ra khỏi chiến tranh thì thu nhập bình quân của Phần Lan đã là 1.882 đô-la, sau 30 năm 6.191 đô-la, và sau 40 năm là 11.253 đô-la. Hiện tại Phần Lan còn có những kết quả về xếp hạng rất ấn tượng trên toàn cầu:

• Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2011 - 2012: 3/139

• Chỉ số thịnh vượng năm 2011: 7/110

• Xếp minh bạch về tham nhũng năm 2011: 2/182

Tại sao Phần Lan có những thành tựu xuất sắc như vậy? Tâm sự với người viết, một giáo sư của ĐH Aalto cho biết: "Phần Lan là nước nhỏ, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi và cũng không có nhiều tài nguyên nên chúng tôi phải phát triển con người và đầu tư cho khoa học công nghệ. Hiện nay chúng tôi đang hưởng lợi từ con đường mà chúng tôi đã chọn, cụ thể là hiện tại Phần Lan chuyên xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận."

Một ủy viên của Hội đồng khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Viện hàn lâm Phần Lan, hiện là giáo sư của ĐH Oulu, tự hào nói: "Phần Lan không có cách nào khác là phát triển giáo dục. Chúng tôi đã làm như vậy cho đến ngày hôm nay. Nhờ có nền giáo dục tốt, chúng tôi đã đào tạo ra được một nguồn lực lao động cũng như một đội ngũ các nhà khoa học có chất lượng cho đất nước. Chính vì thế mà giờ đây Phần Lan có nhiều tập đoàn sản xuất có uy tín trên thế giới."

Page 75: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

75

Ai cần tỉnh giấc?

Bài học của Phần Lan rất đáng cho các nước khác học hỏi, nhất là các nước có lịch sử chiến tranh. Sau 40 năm ra khỏi chiến tranh, họ đã vươn lên là nước có thu nhập thuộc hàng cao (11.253 đô-la) . Để rồi hiện nay, 65 năm sau chiến tranh, thu nhập bình quân của họ là 38.300 đô-la; nền giáo dục thì xuất sắc nhất thế giới và miễn phí hoàn toàn; các xếp hạng về khả năng cạnh tranh, thịnh vượng và minh bạch về tham nhũng đều thuộc tốp đầu của thế giới.

Khi người viết hỏi một anh bạn người Phần Lan, một kỹ sư cơ học tính toán: "Sao tôi thấy dân Phần Lan ít bàn về chiến tranh?". Anh vui vẻ nói: "Có thể anh nói đúng! Chúng tôi ít nói về quá khứ, nhưng không có nghĩa là chúng tôi quên quá khứ! Chúng tôi vẫn biết và vẫn đang rất cảnh giác với kẻ thù của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thể hiện qua hành động, qua công việc cụ thể. Chắc anh cũng biết rằng ở Phần Lan tất cả nam trên 18 tuổi bắt buộc phải đi bộ đội một năm và được huấn luyện một cách chính quy, và có thể tác chiến bất cứ lúc nào nếu có chiến tranh".

Anh hứng chí nói tiếp: "Hiện nay Phần Lan có một nền giáo dục tuyệt vời. Đầu tư cho khoa học công nghệ luôn là ưu tiên của chúng tôi. Chính vì thế mà chúng tôi có một nền kinh tế vững mạnh và đã hiện đại hóa trang bị quốc phòng. Hơn nữa, chúng tôi có các mối quan hệ quốc tế tin cậy. Chúng tôi không những không sợ kẻ thù (trước đây - NV) của chúng tôi mà còn đang thu hút chất xám của họ nữa!"

Kinh nghiệm Phần Lan cho thấy chúng ta nên khép lại quá khứ (không có nghĩa là quên hẳn), dù đau thương hay huy hoàng! Vấn đề quan trọng là những kết quả mà chúng ta đang có ở hiện tại là gì. Những đất nước có điều kiện thuận lợi hơn Phần Lan phải nghĩ sao nếu đất nước họ không được như Phần Lan sau 40 năm hay sau 65 năm ra khỏi chiến tranh? Chắc có lẽ họ phải tỉnh giấc! Phải phát triển giáo dục và khoa học công nghệ với phương châm làm thật, không làm giả, không làm hời hợt, không nên làm theo kiểu phong trào, mà phải làm theo chuẩn mực quốc tế, nếu thực sự muốn xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

TS. Lê Văn Út (Phần Lan) (http://khampha.vn/toi/ke-bai-tran-chien-thang-khong-chi-bang-nokia-c8a868.html)

***

Page 76: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

76

Thế nào là một trường đại học?

(Báo Thanh Niên, 21/04/2012 3:47)

Trong hệ thống giáo dục Phần Lan, ammattikorkeakoulu là một loại hình đào tạo sau bậc phổ thông trung học. Điều đáng lưu ý là những người tốt nghiệp từ ammattikorkeakoulu không được học lên tiền tiến sĩ (licentiate) hay tiến sĩ (PhD), mặc dù họ được cấp bằng cử nhân và thạc sĩ.

Vừa qua, tại Quốc hội Phần Lan có một cuộc tranh luận giữa Bộ Giáo dục và văn hóa Phần Lan và Hiệp hội các ĐH khoa học ứng dụng Phần Lan về chuyện nên dịch chữ ammattikorkeakoulu (tiếng Phần Lan) sang tiếng Anh như thế nào. Hiệp hội thống nhất dịch chữ này sang tiếng Anh là University of applied sciences (ĐH khoa học ứng dụng) nhưng bộ không đồng ý và cho rằng ammattikorkeakoulu phải được dịch là Polytechnics hay community colleges hoặc Vocational colleges (trường kỹ thuật hay CĐ cộng đồng).

Bộ lập luận rằng các ammattikorkeakoulu hoàn toàn không có nghiên cứu khoa học hay nói cách khác thành tích khoa học cực kỳ yếu. Do đó, loại hình này không thể xem là ĐH vì ĐH phải là nơi vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học. Ở Phần Lan hiện chỉ có 16 trường ĐH chứ không phải vài chục trường như một số nơi đã quảng cáo.

Hiệp hội đã không đồng ý với lập luận của bộ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, Hiệp hội đã bác bỏ lập luận trên của bộ bằng một lý do rất "không khoa học", rằng việc dùng tên tiếng Anh University of applied sciences giúp các ammattikorkeakoulu thuận lợi trong việc thu hút được sinh viên quốc tế!

Page 77: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

77

Kết quả là, hiện tại trên website của Bộ Giáo dục và văn hóa, các ammattikorkeakoulu được dịch sang tiếng Anh là Polytechnics. Trong khi đó, Hiệp hội lại dịch thuật ngữ này là University of applied sciences trên chính trang nhà của họ.

Câu chuyện trên cho thấy khái niệm ĐH cần được hiểu đúng theo chất của nó. Một ĐH được xem là một cơ sở giảng dạy và nghiên cứu bậc cao. Nếu một trường thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thể xem là một ĐH hay một ĐH tốt.

TS Lê Văn Út (Phần Lan)

(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120420/the-nao-la-mot-truong-dai-hoc.aspx)

***

Nghĩa hiện nay của từ 'trí thức'

Page 78: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

78

(Báo VietNamNet, 02/02/2012 10:59:55)

- Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn.

Nghĩa ban đầu

Intellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí tuệ, trí thông minh).

Nhưng một văn bản kháng nghị công bố năm 1906 - do nhà văn Zola ký tên đầu - lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels).

Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa hề có trong các từ điển lớn trước đó như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902. Ngay sau đó, thế giới đã chấp nhận một từ ngữ mới.

Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, chống lại một bản án oan cũng nổi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy Dreyfuss, sau gọi là “Sự kiện Dreyfuss”).

Trên thực tế, các tác giả của bản kháng nghị đã bị chính quyền chỉ trích, phân biệt đối xử, hăm dọa, kể cả tù đầy, nhưng không nao núng, mà vẫn theo đuổi sự việc tới cùng. Nay gọi là dấn thân.

Page 79: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

79

Như vậy, danh từ “trí thức” ra đời nhân một sự kiện chống bất công nói riêng và chống mọi bất cập của xã hội nói chung.

Từ đó, một người có học vấn cao sẽ được mang danh “trí thức” nếu ông ta sẵn sàng tạm bước ra khỏi lĩnh vực chuyên sâu của mình để lên tiếng – với lập luận vững chắc - về những bất cập xã hội, với động cơ không vụ lợi. Nay gọi là phản biện.

Sau 100 năm, nghĩa gốc bị thay đổi

Từ rất lâu trước khi có từ “trí thức”, xã hội đã sử dụng nhiều từ tôn vinh dành cho những người có học vấn uyên thâm, làm nghề sáng tạo: nào là học giả, nhà văn, nào là nghệ sĩ, bác học…

Đó là bước tiến lớn khi xã hội nhận ra các sản phẩm tinh thần ngày càng đặc trưng cho văn minh nhân loại.

Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó… Để được gọi là trí thức, điều kiện “cần” là làm nghề sáng tạo các giá trị tinh thần; còn điều kiện “đủ” là phản biện xã hội - để xã hội tốt đẹp thêm. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn:

- Một hướng cố giữ nguyên nghĩa: tuy chỉ thoi thóp, bị chìm lấp, nhưng khi cần thiết và gặp hoàn cảnh thuận lợi vẫn cứ bùng lên - chứng tỏ nó chưa chết hẳn. Bằng chứng là cách đây 5 năm - khi mọi người thảo luận sôi nổi về vai trò trí thức - đã có những “suy nghĩ về khái niệm trí thức”. Sau đó, thêm một ý kiến khác tỏ vẻ không đồng tình (với hướng thứ hai) về sự tầm thường hóa trí thức, với nhận định “trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa”…

- Một hướng khác, áp đảo, đã rất thành công biến “trí thức” thành một từ bao quát và gói ghém trong nó tất cả các từ cụ thể quen dùng trước đó (như: học giả, soạn giả, tác gia, bác học, văn gia…). Ở mức độ cụ thể hơn nữa, ta có các từ chỉ rõ bằng cấp và nghề nghiệp của họ (ví dụ): tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc, giáo sư, nhà văn, nhà khoa học, nhà toán học… Tất cả, đều được quan điểm này coi là trí thức. Theo hướng thứ hai, công lao của người sáng tạo từ “trí thức” rốt cuộc chỉ là đưa ra một từ chung, để gộp vào nó các từ sẵn có về giới “có học” trong xã hội.

Hướng thứ hai mạnh tới mức khuất phục được cả nhiều người soạn từ điển và soạn Nghị Quyết ở nước ta. Và do vậy, cũng là ý kiến của đông đảo bạn đọc trong cuộc thảo luận đầu năm 2012. Cụ thể, số người nói giống như GS Ngô Bảo Châu (và như Nghị Quyết) vẫn đông gấp bội số người đồng ý với GS Chu Hảo.

GS Ngô Bảo Châu: "Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ

Page 80: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

80

tiêu để được phong hàm “trí thức”… giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội". Nghị quyết số 27-NQ/TW (6-8-2008) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đưa quan điểm: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. GS Chu Hảo: Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức.

Sự thuận tiện và đắc dụng

Hướng thứ hai chiếm thế áp đảo, được xem là chính thống, vì nó đem lại nhiều cái lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thí dụ, sự thuận tiện khi cần nói gộp. Nó giúp chúng ta gộp vào khái niệm trí thức, từ Hoàng Tụy, Ngô Bảo Châu cho tới một người thầy tốt nghiệp trường cao đẳng nay dạy Toán ở bậc trung học ( cũng như trước đây rất thuận tiện khi gộp một văn hào với viên thư ký của ông ta vào giai cấp tiểu tư sản vậy). Nó càng thuận tiện khi cần tổng kết thành tích đào tạo. Nếu – như hiện nay - coi tốt nghiệp cao đẳng cũng là trí thức, thì số lượng giới này của chúng ta đào tạo ra đã tới vài triệu – là đông đảo, hết sức phong phú.

Đương nhiên, để phát huy sức mạnh xây dựng CNXH của đông đảo trí thức, cần phải xếp họ vào đội ngũ – đúng như nghị quyết đã chỉ rõ. Nó cũng giúp chúng ta hiểu thêm một đặc trưng lớn của trí thức XHCN.

GS Nguyễn Ngọc Lanh

TRÍ THỨC LÀ GÌ? Lời chủ nhân blog: Gần đây, có nhiều bàn tán về trí thức là gì, vai trò của trí thức, v.v. Tôi nghĩ tôi cần học thêm về vấn đề này. Có mấy bài đáng suy ngẫm nên tôi lưu lại để học hỏi. “Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!” – Triết gia Aristotle.

Page 81: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

81

“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” – Giản Tư Trung. “Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” – GS. Cao Huy Thuần “Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường, không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị” – Đào Tiến Thi “Nhưng theo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn” - GS. Nguyễn Văn Tuấn “Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” – Nguyễn Quang Minh “Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?” - Phạm Việt Hưng “Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” thì tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)” – Nguyễn Đức Hiệp “Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” – GS. Nguyễn Huệ Chi

Page 82: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

82

“Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn” – GS. Phạm Quang Tuấn “Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“ - TS. Nguyễn Đình Đăng “Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?” - Phạm Việt Hưng “Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking” - GS. Phạm Quang Tuấn (Trích từ blog của TS Toán học Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan)

(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/58775/nghia-hien-nay-cua-tu--tri-thuc-.html)

***

Page 83: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

83

Những điều Mỹ làm ngơ về kỳ tích Phần Lan

(Báo VietNamNet, 02/01/2012 03:05:04)

Anu Partanen là một nhà báo Phần Lan hiện đang làm việc ở New York. Bà đang viết một quyển sách về những điều mà nước Mỹ có thể học từ các xã hội Bắc Âu. Về giáo dục, Partanen vừa đăng một bài với tựa đề “What Americans Keep Ignoring About Finland's School Success” (những điều người Mỹ làm ngơ khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan) trên Theatlantic. Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị về nền giáo dục Phần Lan. VietNamNet giới thiệu bản dịch tiếng Việt bài báo này.

Page 84: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

84

Học sinh Phần Lan trong một giờ học Các nước Bắc Âu là những siêu cường giáo dục bởi vấn đề bình đẳng được coi trọng hơn hơn sự xuất sắc. Mọi người đều nhìn thấy rằng Hoa Kỳ cần phải cải thiện hệ thống giáo dục của mình một cách toàn diện, nhưng làm thế nào? Một trong những xu hướng được quan tâm nhất gần đây trong cải cách giáo dục chính là nhìn vào sự thành công đáng kinh ngạc của siêu cường giáo dục phương Tây, đó chính là Phần Lan. Nhưng vấn đề là, khi nói đến những bài học mà các trường học Phần Lan đã gợi ra, hầu hết các cuộc thảo luận đều dường như lại bỏ qua những điểm quan trọng. Xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000 Phần Lan, quốc gia Bắc Âu nhỏ bé, nếu nói về sự nổi tiếng, thì nó được biết đến là quê hương của Nokia, hãng điện thoại di động khổng lồ.

Nhưng gần đây, Phần Lan đang thu hút sự chú ý vào cuộc điều tra toàn cầu về chất lượng cuộc sống - Phần Lan được Newsweek xếp hạng số một vào năm ngoái - và hệ thống giáo dục quốc gia của Phần Lan đã nhận được nhiều lời nể phục đặc biệt, vì trong vài năm gần đây học sinh Phần Lan đã đạt được những điểm số cao nhất trên thế giới. Trường học Phần Lan giành được danh tiếng mới mẻ này chính là do một nghiên cứu của tổ cức khảo sát PISA, tiến hành ba năm một lần bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Page 85: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

85

Cuộc khảo sát so sánh khả năng của những học sinh ở độ tuổi 15 ở những quốc gia khác nhau trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học.

Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000, ngang hàng với các quốc gia kì cựu như Hàn Quốc và Singapore. Trong cuộc khảo sát gần đây nhất vào năm 2009 tuy tụt hạng không đáng kể, nhường vị trí cao nhất cho các sinh viên ở Thượng Hải, Trung Quốc, nhưng Phần Lan vẫn nằm trên tốp đầu.

Trong khi đó, kết quả khảo sát PISA đối với Hoa Kỳ lại không cao, và lần xếp hạng cao nhất cũng chỉ ở mức trung bình.

Không bị học nhồi, học vẹt

So với mô hình giáo dục khuôn mẫu của Đông Á – thời gian học kéo dài cùng với sự nhồi nhét, học vẹt - thành công của Phần Lan đặc biệt gây hấp dẫn vì các trường học yêu cầu làm bài tập ở nhà ít hơn và thu hút học sinh tham gia nhiều trò chơi sáng tạo hơn. Tất cả điều này đã dẫn đến sự đổ xô của các phái đoàn nước ngoài đến Phần Lan để tham quan trường học và trao đổi với các chuyên gia giáo dục của nước này, và phát đi liên tục các chương trình về kì tích của nền giáo dục Phần Lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên toàn thế giới.

Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình

Vì vậy, có rất nhiều sự quan tâm về một chuyến thăm gần đây đến Mỹ của một trong những người đứng đầu chính quyền Phần Lan về cải cách giáo dục, ông Pasi Sahlberg, giám đốc Trung tâm Chuyển dịch Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan và đồng thời là tác giả cuốn sách mới: Những bài học từ Phần Lan: Thế giới học được gì từ cải cách giáo dục ở Phần Lan?

Đầu tháng này, Sahlberg đã có cuộc nói chuyện với những người làm giáo dục và sinh viên tại trường Dwight ở New York.

Chuyến thăm của ông nhận được sự chú ý của giới truyền thông Mỹ và tạo ra nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này.

Nhưng điều đó vẫn không đảm bảo rằng thông điệp của Sahlberg được nhìn nhận thấu đáo. Sahlberg cho tôi biết rằng ở Mỹ có những điều không ai thực sự muốn thảo luận.

* * * Suốt chiều hôm đó Sahlberg lưu lại trường Dwight, một nhiếp ảnh gia làm cho tờ Thời Báo New York và một thành viên đoàn làm phim hãng Dan Rather thi nhau đưa tin khi ông tham gia vào một cuộc trò chuyện với các sinh viên. Các bài viết tiếp theo sự kiện

Page 86: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

86

này trên tờ Thời Báo sẽ tập trung vào Phần Lan như một "mô hình cải cách trường học siêu phàm."

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà Sahlberg đã nhắc đến nhưng thực sự không được chú ý.

Ông đề cập rằng “Không có trường học tư nhân nào ở Phần Lan cả.” Khái niệm này có vẻ khó hiểu với người Mỹ, nhưng đó là sự thật. Chỉ có một số nhỏ các trường học tồn tại độc lập ở Phần Lan, và thậm chí là tất cả đều được tài trợ từ cộng đồng. Không trường nào được phép thu học phí. Cũng không có trường đại học tư nhân. Điều này có nghĩa là thực tế, tất cả mọi người ở Phần Lan học tại trường công lập, cho dù là học mẫu giáo hay học tiến sĩ. Điều nực cười là Sahlberg đưa ra nhận xét này trong một cuộc nói chuyện tại Trường Dwight rất rõ ràng. Giống như nhiều trường học tốt nhất của Mỹ, Dwight là một trường tư, chi phí cho một học sinh trung học phải đóng lên tới 35.000 đô la Mỹ một năm – nếu không muốn nói Dwight là một trường hoạt động vì lợi nhuận, xu hướng ngày càng phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, không ai trong phòng bình luận về tuyên bố này của Sahlberg. Tôi thấy ngạc nhiên về điều này, còn ông thì không. Sahlberg biết người Mỹ muốn nói về những gì khi thảo luận về giáo dục, bởi vì ông là người họ luôn tìm đến khi ở Phần Lan. Là con trai gia đình có cha mẹ đều là giáo viên, ông lớn lên trong môi trường giáo dục Phần Lan. Ông dạy toán học và vật lý tại trường trung học cơ sở ở Helsinki, làm việc tâm huyết và dần nắm giữ một loạt các vị trí trong Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, trải qua nhiều năm làm việc như một chuyên gia giáo dục của OECD, Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức quốc tế khác. Hiện tại, ngoài nhiệm vụ của mình, Sahlberg được các tổ chức tổ chức giáo dục nước ngoài mời đến tham quan, khoảng một trăm cuộc mỗi năm, trong đó gồm nhiều người Mỹ, những người muốn biết bí mật sự thành công của Phần Lan. Cuốn sách mới của Sahlberg một phần cũng là một nỗ lực để trả lời những câu hỏi mọi người thường đưa ra. XEM PHẦN 2: Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh Chuyển ngữ: TS. Lê Văn Út - Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)

XEM THÊM Thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Phần Lan Tại sao nhà trường Phần Lan thành công? Giải mã kỳ tích giáo dục Phần Lan Giáo dục Phần Lan - Mỹ: Cánh cửa tiếp theo Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục Đứng nhất, các nhà giáo dục vẫn kêu gọi cải cách Đọ sức giáo dục Trung Quốc và MỹĐọ sức giáo dục Nga - Mỹ

Page 87: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

87

************************************************************************VietNamNet cảm ơn TS Lê Văn Út và đã chia sẻ bài viết này. Mời bạn đọc chia sẻ thông tin theo địa chỉ: [email protected] hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.

(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/55325/nhung-dieu-my-lam-ngo-ve--ky-tich-phan-lan.html)

***

'Chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh'

Page 88: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

88

(Báo VietNamNet, 03/01/2012 06:48:00)

“Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh.” Thật khó để nghĩ không theo tư tưởng của người Mỹ, nhưng khi nói đến giáo dục, thành công của Phần Lan cho thấy rằng thái độ của họ thật sự đáng nhìn nhận. Đây là những dòng trong bài viết "What Americans Keep Ignoring About Finland's School Success” (những điều người Mỹ làm ngơ khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan) trên Theatlantic. Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị về nền giáo dục Phần Lan, do Anu Partanen - một nhà báo Phần Lan hiện đang làm việc ở New York thực hiện. Bà đang viết một quyển sách về những điều mà nước Mỹ có thể học từ các xã hội Bắc Âu.

XEM PHẦN 1

Theo quan điểm của mình, người Mỹ luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi:

Làm thế nào để có thể theo dõi khả năng của sinh viên nếu không kiểm tra chúng thường xuyên? Làm thế nào có thể cải thiện việc giảng dạy nếu bạn không có biện pháp chế tài cho các giáo viên tồi hoặc trao bằng bằng khen cho các giáo viên giỏi?

Làm thế nào để thúc đẩy cạnh tranh và đưa các khu vực tư nhân vào cuộc? Làm thế nào để đáp ứng sự lựa chọn trường học?

Những câu trả lời mà Phần Lan cung cấp dường như đều đi ngược lại mọi thứ mà các nhà cải cách trường học của Mỹ đang cố gắng thực hiện.

Đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, Phần Lan không có bài kiểm tra chuẩn hóa.

Page 89: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

89

Ngoại trừ duy nhất kì thi tốt nghiệp phổ thông trung học mà tất cả học sinh đều phải tham gia để kết thúc chương trình phổ thông trung học tự nguyện, gần tương đương với chương trình trung học ở Mỹ.

Thay vào đó, trong hệ thống trường công lập, giáo viên được đào tạo để đánh giá học sinh trong lớp học bằng các bài kiểm tra do chính giáo viên tự soạn. Tất cả học sinh nhận được một sổ liên lạc vào cuối mỗi học kỳ, nhưng các sổ liên lạc này được dựa trên đánh giá cá nhân của mỗi giáo viên.

Định kỳ, Bộ Giáo dục và Văn hóa theo dõi tiến độ giáo dục của quốc gia bằng cách kiểm tra một vài nhóm làm mẫu ở một loạt các trường khác nhau.

Còn đối với trách nhiệm giải trình của giáo viên và cán bộ quản lý, Sahlberg nhún vai:

"Không có từ trách nhiệm giải trình trong tiếng Phần Lan", sau đó ông nói với khán giả tại trường Khoa Sư phạm của Đại học Columbia. “Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình.”

Đối với Sahlberg điều quan trọng là ở Phần Lan, tất cả các giáo viên và cán bộ quản lý được tín nhiệm, trả lương chính đáng, và gánh rất nhiều trách nhiệm. Một bằng thạc sĩ là cần thiết để vào nghề, và chương trình đào tạo giáo viên là một trong những lựa chọn nghề nghiệp cao nhất trong cả nước. Nếu có một giáo viên dạy dở, thì hiệu trưởng phải có trách nhiệm chú ý và xử lý việc đó. Và trong khi người Mỹ thích nói về cạnh tranh, Sahlberg chỉ ra rằng đó là điều mà không có gì làm cho người Phần Lan thấy khó chịu hơn. Trong cuốn sách của mình, Sahlberg trích dẫn lời từ một nhà văn Phần Lan tên Samuli Puronen rằng: “Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh.” Thật khó để nghĩ không theo tư tưởng của người Mỹ, nhưng khi nói đến giáo dục, thành công của Phần Lan cho thấy rằng thái độ của Phần Lan thật sự đáng nhìn nhận. Không có danh sách của trường học hoặc giáo viên hàng đầu ở Phần Lan. Động lực chính của chính sách giáo dục không phải là cạnh tranh giữa các giáo viên và giữa các trường, nhưng là hợp tác. Điều cuối cùng là, ở Phần Lan, việc chọn trường không phải là ưu tiên hàng đầu, cũng không cần phải huy động các thành phần tư nhân vào cuộc.

"Không có từ trách nhiệm giải trình trong tiếng Phần Lan" - Pasi Sahlberg, giám đốc Trung tâm Chuyển dịch Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan.

Page 90: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

90

Điều làm cho mọi người suy ngẫm là bình luận của Sahlberg tại trường Dwight rằng một trường như Dwight không tồn tại ở Phần Lan. Sahlberg cho biết tại trường Khoa sư phạm rằng: "Ở đây là Mỹ, cha mẹ có thể đưa trẻ đi học ở các trường tư. Điều này, có thể coi giống như mô hình hoạt động của thị trường, ví dụ như là các cửa hàng. Trường là một cửa hàng và các bậc cha mẹ có thể mua bất cứ những gì họ muốn. Cha mẹ Phần Lan cũng có thể lựa chọn. Nhưng tất cả các tùy chọn đều như nhau." Tiếp theo mới là cú sốc thực sự. Sahlberg tiếp tục, và theo đó là thông điệp chính yếu của ông, liệu có bất kì ai trong số khán giả Mỹ nghe được. Nhiều thập kỷ trước, khi hệ thống trường học Phần Lan cấp thiết phải cải cách, mục tiêu của chương trình mà Phần Lan thiết lập đã mang lại kết quả thành công như ngày hôm nay, là không nhất thiết phải tạo ra những học sinh xuất sắc, mà hướng đến sự bình đẳng cho xã hội. (còn tiếp phần cuối: Dẫn đầu thế giới, không nhăm nhe trò xuất sắc?)

TS Lê Văn Út và Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)

(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/55349/-chien-thang-that-su-la-nguoi-khong-canh-tranh-.html)

***

Page 91: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

91

Phần Lan:

Dẫn đầu thế giới, không nhăm nhe trò xuất sắc

(Báo VietNamNet, 04/01/2012 06:40:00)

Từ những năm 1980, động lực chính của chính sách giáo dục Phần Lan là khái niệm rằng mỗi đứa trẻ cần phải có cùng cơ hội như nhau để học tập, bất kể nền tảng gia đình, thu nhập, hoặc vị trí địa lý. Giáo dục đã được nhìn thấy là điều kiện đầu tiên và tiên quyết nhất, không chỉ là tạo ra những sinh viên xuất sắc, mà còn là nhưng như một công cụ để loại trừ sự bất bình đẳng trong xã hội.

Page 92: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

92

XEM PHẦN 1 XEM PHẦN 2

Sahlberg mô tả rằng trong cách nhìn của người Phần Lan, điều này có nghĩa là trường học phải là môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ em. Quan niệm này bắt đầu với những điều cơ bản. Phần Lan cung cấp cho tất cả các học sinh bữa ăn miễn phí, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho mọi người, tư vấn tâm lý, và sự hướng dẫn cho từng sinh viên. Do việc trở nên xuất sắc trong học thuật không phải là một vấn đề ưu tiên hàng đầu, nên khi sinh viên Phần Lan đạt điểm số rất cao trong cuộc khảo sát PISA đầu tiên vào năm 2001, rất nhiều người dân nước này nghĩ rằng kết quả đã có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng những lần khảo sát PISA sau đó đã chứng minh rằng Phần Lan đã tạo ra một nền học thuật xuất sắc thông qua các chính sách về sự bình đẳng. Điều đó tạo được sự khác biệt so với một nước tương tự là Na Uy.

Ở Hoa Kỳ, quan điểm này gần như luôn luôn bị phớt lờ hoặc gạt sang một bên, và đặc biệt là tại thời điểm này, nó trở nên chua chát, sau cuộc khủng hoảng tài chính và phong trào "chiếm phố Wall" đã làm cho vấn đề bất bình đẳng ở Mỹ càng trở nên nổi cộm. Khoảng cách giữa những người có đủ khả năng để chi ra 35.000 đô la Mỹ học phí cho mỗi đứa trẻ mỗi năm, hoặc thậm chí là giá của một ngôi nhà ở quận có trường công lập tốt - và "99%" còn lại là sự thật cay đắng mà không mấy ai muốn nhìn nhận.

Page 93: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

93

Vấn đề dân số không phải yếu tố quyết định

Pasi Sahlberg muốn nhấn mạnh rằng cuốn sách “Những bài học từ Phần Lan” của ông không phải là một sự hướng dẫn để điều chỉnh hệ thống giáo dục của các nước khác. Tất cả các nước đều khác nhau, và như nhiều người Mỹ đã chỉ ra rằng Phần Lan là một quốc gia nhỏ với dân số đồng nhất hơn nhiều so với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Sahlberg không nghĩ rằng câu hỏi về kích thước hay tính đồng nhất là lý do người Mỹ đưa ra có để bỏ qua những minh chứng từ Phần Lan.

Phần Lan đúng là một quốc gia tương đối đồng nhất. Ví dụ như năm 2010, chỉ có 4,6% cư dân Phần Lan được sinh ra ở một quốc gia khác, so với 12,7% ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, số sinh ở nước ngoài cư trú tại Phần Lan đã tăng gấp đôi trong thập kỷ trước năm 2010, và quốc gia này vẫn không mất đi lợi thế của mình trong giáo dục. Những người nhập cư có xu hướng tập trung ở một số khu vực nhất định, làm cho một số trường học trở nên đa dạng hơn hơn những nơi khác, nhưng lại không có được thay đổi nhiều so với sự khác nhau đáng kể này giữa các trường học Phần Lan trong các cuộc điều tra của PISA trong cùng kỳ.

Samuel Abrams, một học giả, đã đến thỉnh giảng tại trường Khoa Sư phạm thuộc ĐH Columbia. Ông đã nói về sự ảnh hưởng của quy mô và tính đồng nhất đối với việc giáo dục của một quốc gia bằng cách so sánh Phần Lan với một nước Bắc Âu khác là Na Uy. Giống như Phần Lan, Na Uy là một nước nhỏ và nhìn chung không đa dạng lắm về chủng tộc. Nhưng khác với Phần Lan ở chỗ Na Uy có một cách tiếp cận với giáo dục giống Mỹ hơn. Kết quả đã thấy rõ thông qua cuộc điều tra PISA. Abrams cho thấy chính sách giáo dục mới góp phần quan trọng cho sự thành công của nền học vấn của một quốc gia hơn là so với quy mô hoặc vấn đề chủng tộc.

Thật vậy, dân số 5,4 triệu của Phần Lan có thể được so sánh với một bang ở nước Mỹ. Suy cho cùng, hầu hết nền giáo dục của Mỹ được quản lý ở cấp tiểu bang. Theo Viện Chính sách di cư, một tổ chức nghiên cứu ở Washington, trong năm 2010 có 18 tiểu bang ở Mỹ có cùng tỷ lệ phần trăm về số cư dân được sinh ra ở nước ngoài hoặc có khi còn nhỏ hơn đáng kể so với Phần Lan.

Hơn nữa, mặc dù có nhiều điểm khác biệt, Phần Lan và Mỹ có một mục tiêu giáo dục chung. Những nhà hoạch định chính sách Phần Lan quyết định cải cách hệ thống giáo dục của đất nước trong những năm 1970, họ đã làm như vậy bởi vì nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.

Họ đã làm như vậy bởi vì nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.

Page 94: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

94

Với việc ngành công nghiệp sản xuất đang suy giảm, mục tiêu của chính sách giáo dục ở Mỹ là để bảo toàn khả năng cạnh tranh của nước Mỹ bằng việc tương tự. Đó cũng là nguyện vọng của tất cả người dân Mỹ, đến cả Tổng thống Obama.

Kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng để giành chiến thắng, một quốc gia phải chuẩn bị tốt không chỉ một phần dân số, mà phải là tất cả dân số cho nền kinh tế mới. Được sở hữu một vài trong những trường tốt nhất trên thế giới có thể vẫn không hay nếu vẫn có nhiều lớp trẻ bị bỏ lại phía sau.

Vậy liệu đó có phải là một mục tiêu không khả thi? Sahlberg nói rằng tuy cuốn sách của ông không phải là sách hướng dẫn, nhưng nó có vai trò là "cuốn sách nhỏ của hy vọng." Sahlberg cho biết trong chuyến thăm của ông đến New York:

"Khi Tổng thống Kennedy muốn thu hút con người vào việc tăng cường phát triển khoa học và công nghệ, ông đã đặt mục tiêu vào cuối thập niên 60, Mỹ sẽ đưa người lên Mặt Trăng, lúc đó nhiều người nói điều đó là không tưởng. Nhưng ông ấy đã dám nghĩ đến, cũng như vài năm sau Martin Luther King cũng đã có một giấc mơ. Những giấc mơ này đều trở thành sự thật.

Người Phần Lan mơ ước có một nền giáo dục công lập tốt cho mọi trẻ em, không phân biệt nơi học tập, hay hoàn cảnh gia đình. Và chính người Phần Lan cũng từng nghĩ rằng điều đó không thể thực hiện được".

Rõ ràng, nhiều người đã sai lầm. Dĩ nhiên, chúng ta có thể tạo ra sự bình đẳng. Và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn - như là một thách thức đối với cách người Mỹ suy nghĩ về cải cách giáo dục - kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng chúng ta có thể đạt được nền học thuật xuất sắc không phải bằng cách nhấn mạnh vào sự cạnh tranh, nhưng chính là sự hợp tác, và không là sự lựa chọn, nhưng là sự bình đẳng.

Vấn đề mà nền giáo dục ở Mỹ đang phải đối mặt không phải là sự đa dạng dân tộc của dân số nhưng là vấn đề về sự bất bình đẳng kinh tế của xã hội, và điều này chính là vấn đề mà cải cách giáo dục Phần Lan đã giải quyết. Sự bình đẳng trong nước có thể chính là tất cả là những gì nước Mỹ cần phải được đạt được để tăng thêm khả năng cạnh tranh của mình ở trường quốc tế.

Anu Partanen - The Atlantic Người dịch: TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu (Đại học Oulu, Phần Lan)

(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/55426/dan-dau-the-gioi--khong-nham-nhe-tro-xuat-sac.html)

***

Page 95: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

95

Dùng bằng dỏm có thể bị tù

(Báo Thanh Niên, 10/01/2012 2:38)

Điều này là sự thật diễn ra ở Phần Lan, đất nước được xem là có nền giáo dục hàng đầu thế giới.

Gần đây nhất, một y tá cứu thương đã làm việc trong khu vực Oulu 18 tháng qua bị nghi ngờ không có có bằng cấp hợp lệ. Y tá này đã tham gia trường học điều dưỡng nhưng sau khi hoàn tất vài tín chỉ đã bỏ học nên không đủ điều kiện tốt nghiệp. Người này chưa từng xin giấy phép từ Valvira (Cơ quan quốc gia về kiểm soát phúc lợi và y tế). Ở Phần Lan, để được nhận vào làm trong ngành y tế, ứng cử viên phải được Valvira cấp chứng chỉ hành nghề. Nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân Med Group, nơi y tá này làm việc, cũng không kiểm tra giấy phép hành nghề của ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Y tá này hiện không còn làm việc cho Med Group và đang bị cảnh sát điều tra.

Mới đầu tháng trước, Esa Antero Laiho, 49 tuổi, cũng bị điều tra về việc sử dụng bằng bác sĩ dỏm có xuất xứ từ một viện nghiên cứu ở Nga. Laiho đã làm việc dưới danh nghĩa là một bác sĩ ở Helsinki từ năm 2003.

Page 96: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

96

Lãnh đạo Trường ĐH Helsinki Metropolia (Phần Lan) trao bằng tốt nghiệp

ĐH cho một sinh viên Việt Nam - Ảnh: Nhựt Quang

Một trường hợp khác, năm 2010, Mika Jokinen làm việc như một bác sĩ thực tập tại bệnh viện trung tâm thuộc thành phố Tampere (miền nam Phần Lan). Ông này bị phát hiện là đã sử dụng kiến thức sinh học từ trường cấp 3 của mình để chẩn đoán bệnh. Jokinen làm hồ sơ giả là một sinh viên y khoa giai đoạn cuối. Vì vậy, ông được phép làm việc như một bác sĩ tập sự. Hiện tại ông đã bị cầm tù.

Như vậy trong hai năm qua, đã có 3 trường hợp sử dụng bằng dỏm trong ngành y tế ở Phần Lan bị phát hiện. Một quan chức của Valvira, bà Pirjo Pennanen cho biết Valvira đang tiến hành kiểm tra khoảng 500 bác sĩ, nhân viên y tế làm việc ở Phần Lan có bằng được cấp bên ngoài Liên minh châu Âu trong vòng 20 năm qua. Phần lớn trong số này được cấp tại Nga.

Một giáo sư Phần Lan cho biết: “Việc sử dụng bằng dỏm để làm việc là rất hiếm vì nó cực kỳ mạo hiểm. Một khi bị phát hiện thì cảnh sát sẽ điều tra ngay, và có thể bị tù”.

TS Lê Văn Út - Lê Thị Minh Hiếu

(ÐH Oulu, Phần Lan)

(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120109/dung-bang-dom-co-the-bi-tu.aspx)

Page 97: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

97

***

Nhàn đàm... tố chất người Việt (Báo Pháp Luật Việt Nam, 22/01/2012)

Viện Nghiên cứu khoa học xã hội học Hoa Kỳ liệt kê 10 tố chất của người Việt chúng ta. Nhìn mình bằng con mắt của người nước ngoài, đối chiếu, tham khảo và so sánh âu cũng là một sự thú vị và bổ ích; còn có chấp nhận kết quả nghiên cứu này không thì còn tùy vào mỗi người và cộng đồng.

10 tố chất mà người Mỹ liệt kê được Tiến sĩ Lê Văn Út (Đại học Oulo – Phần Lan) dịch, trong phạm vi bài viết này chỉ dẫn ra một vài tố chất có liên quan đến văn hóa ứng xử.

Page 98: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

98

Niềm vui ngày tốt nghiệp. Ảnh: N.Trần

Tố chất thứ 5: “Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục đích tự thân của người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)”.

Cái “ngoài ra” này thật đáng quan tâm, nó phản ánh chính xác tâm thế học của người Việt hiện đại, trẻ con bị ép phải học, người lớn ra sức nhồi nhét đủ kiểu, cả xã hội bị chi phối bởi hội chứng học thêm, phát cuồng về thành tích, không cần biết đến nhân vật trung tâm là các em có thích học không.

Học theo kiểu a dua, phong trào, mục đích học bị chi phối hoàn toàn bởi danh vọng, địa vị, sỹ diện chứ không phải trang bị kiến thức cho bản thân. Nguồn gốc sâu xa của việc mua bằng, bán điểm cùng các tệ nạn khác làm tha hóa ngành giáo dục chính là xuất phát từ đây.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố tích cực rất đáng để khai thác như thế mạnh của người Việt đó là sự ham học hỏi và tiếp thu nhanh, nếu không bị chi phối bởi thói khôn vặt, ranh ngầm, bắt chước lỏi, thì hẳn là sẽ tạo lập được ý thức để đi “đến đầu đến đuôi” của sự học.

Tố chất thứ 7: “Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời)”.

Cái này chẳng có gì phải bàn cãi vì cách hành xử của người Việt trong đại đa số trường hợp là vậy. Chúng ta phô trương một cách quá đà, từ việc tổ chức việc nhỏ trong gia đình đến lễ hội cộng đồng và cả các sự kiện mang tầm quốc gia. Ngay trong một bữa nhậu bạn bè cũng đã thấy hiện diện đầy đủ các tố chất sĩ diện, khoe khoang và thích hơn đời.

Page 99: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

99

Những tố chất này còn thể hiện qua cả các công trình kiến trúc, nhà cửa, thói quen mua sắm hoặc thể hiện “đẳng cấp” qua phương tiện đi lại, ăn mặc, trang sức và trong cả phong cách xã giao, làm việc.

Tố chất thứ 8: “Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít khi xuất hiện”.

Nhận định này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Đơn giản vì nó quá đúng, đúng đến nỗi làm ta phát ngượng! Bao nhiêu tục ngữ, ca dao, bao nhiêu lời hay ý đẹp ca ngợi tinh thần tương thân tương ái, lá lành lá rách, bầu bí thương nhau trong hoạn nạn.

Người ta rất dễ chia sẻ khó khăn, cảm thương trước bất hạnh của đồng loại nhưng khó mà chia sẻ một cách thực tình trước niềm vui của người khác (thành đạt, thăng quan tiến chức, giàu có…). “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”, chính là biến thái của cái tố chất chỉ thương nhau trong bần hàn.

Một biến tướng khác của tinh thần “đoàn kết có điều kiện” là khi người ta giàu có thì rất dễ bị ghét, như dân gian tổng kết: “Giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh thì… không dùng”. Bị tâm lý này chi phối nên những kiểu hành xử thọc gậy bánh xe, níu áo, không ăn được thì đạp đổ… trở nên thịnh hành, làm chậm tiến trình tiến bộ xã hội.

Cuối cùng, là cái tố chất thứ 10: “Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)”. Có lẽ đúng thế thật, các bạn thử đối chiếu với công việc trong một cơ quan mà bạn đang công tác xem, nhiều việc hỏng, nhiều việc không làm được, do đâu?

Nhàn tản ngày xuân, thực hiện sống chậm, giở nghiên cứu về người Việt của người Mỹ thử xem có điều gì tâm đắc, chẳng hạn, họ cho tố chất số 1 của chúng ta là : “Cần cù lao động, song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng”. 9 ngày nghỉ Tết liệu có quá dài cho một kỳ hưởng thụ, mặc dù quanh năm cần cù lao động?.

Nhị Ngọc

(http://phapluatvn.vn/doi-song/201201/Nhan-dam-to-chat-nguoi-Viet-2062911/)

***

Page 100: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

100

Thầy Việt trên những giảng đường thế giới

(Báo Tiền Phong, 09:06 | 20/11/2011)

TP - Sinh viên Âu- Mỹ thẳng thắn và tinh tế trong quan hệ thầy trò. Những người thầy Việt Nam ngày càng để lại dấu ấn đậm nét ở các trường đại học phương Tây. Họ chỉ mong gặp được nhiều học trò từ quê nhà trên những giảng đường ấy.

GS Nguyễn Đăng Hưng (thứ hai từ phải sang) cùng đồng nghiệp và sinh viên khoa hàng không không gian, ĐH Liège,

Page 101: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

101

Bỉ (2006).

Khi sinh viên Tây cho thầy ta một “bài học”

Tiến sỹ Lê Văn Út - Đai học Oulu Phần Lan, kể: “Trong lớp tôi đang giảng có một sinh viên người Phần Lan, anh vừa tốt nghiệp thạc sĩ hạng tuyệt đối (5/5) và được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đây. Anh này lúc nào cũng ngồi bàn nhất và lúc nào cũng muốn tranh luận với người dạy. Một lần anh gặp riêng tôi và lịch sự dò hỏi liệu việc anh tranh luận “tới bến” trong lớp có làm tôi bực bội không. Tôi trả lời rằng tôi rất thích và xin mời anh cứ tiếp tục.

Có lần anh “quây” tôi liên tục vì anh cho rằng tôi quá lạm dụng việc trích dẫn tên tuổi các nhà toán học lớn khi nhắc lại các kiến thức cũ. Tôi hỏi lại: “Bạn cho tôi biết có gì sai không?”.

Anh bảo: “Tôi nghĩ thầy không sai gì về kiến thức, nhưng việc thầy trích dẫn những công cụ đơn giản mà lại kèm theo tên tuổi những nhà toán học lớn như vậy là không phù hợp cho lắm và thầy có chắc là những người mà thầy đề cập có là tác giả của những công cụ đó không?”.

Tôi nói: “Như tôi đã nói, bài giảng của tôi phần lớn là dựa theo sách của Evans ở Berkeley mà! Tôi sử dụng phần lớn ký hiệu, công thức trong quyển sách này”.

Anh phán: “Thầy đừng nên mang bất kỳ tên tuổi lớn nào ra để dọa tôi nhé (Evans hiện là giáo sư ĐH California ở Berkeley - chú giải của tôi)! Cái tôi cần là gốc gác thật sự của các tên gọi cho những công cụ mà thầy sử dụng. Dù cho Evans là một tên tuổi lớn nhưng chắc gì những thứ ông ấy viết là hoàn toàn đúng”. Tôi rút ra bài học cho mình: đừng bị “hốt hồn” bởi những cái bóng to”.

TS Toán học Lan Nguyễn, từng đoạt giải giảng dạy xuất sắc bang Ohio - Hoa Kỳ năm 2011, nhưng lần đầu tiên bước lên bục giảng vẫn “sợ” vì lúc đó kỹ năng nghe tiếng Anh chưa tốt lắm. Buổi dạy đầu tiên, TS Lan Nguyễn phải hỏi lại sinh viên: “Could you please repeat your question?” (Bạn có thể nhắc lại câu hỏi?). Nhưng không phải thế mà thầy “mất điểm” với sinh viên. Và sinh viên dù có kém thì thầy cũng không được chê.

TS Lan Nguyên kể: “Hồi ở Việt Nam, khi đang dạy ở Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tôi đã nhiều lần phàn nàn với sinh viên: “Các anh chị học dốt và lười quá”. Nhưng ở bên này, nói câu đó có thể bị đuổi việc”.

Page 102: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

102

Tiến sỹ Út trên giảng đường Đại học Oulu, Phần Lan.

Đưa tục ngữ Việt Nam vào dạy Toán

Tôi đến Đại học Cambridge lừng danh, ngôi trường đã có 81 giải Nobel. Trở thành giảng viên của trường đại học số một thế giới dĩ nhiên cực kỳ khó và là niềm mơ ước của bất cứ người nào làm nghề dạy học.

Ở Cambridge có nột người Việt đang giảng dạy: TS Hoàng Việt Hà. Anh còn rất trẻ, dáng thư sinh, luôn mỉm cười. Anh Hà kể, bố mẹ anh đều là giảng viên đại học. 18 tuổi Hà đã được nhận học bổng AusAID du học Úc. Tốt nghiệp đại học năm 1996, anh nhận học bổng làm nghiên cứu sinh tại Cambridge. Khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ ngành toán, anh được giữ lại trường làm giảng viên.

Ngày đầu tiên đứng trên bục giảng của trường Emmanuel (Đại học Cambridge), Hoàng Việt Hà hơi run, khi ngồi dưới kia là những sinh viên xuất sắc nhất toàn nước Anh và thế

Page 103: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

103

giới. Rồi anh lấy lại tự tin. Sinh viên Việt Nam ở Cambridge “khét tiếng” giỏi toán: Lê Hoàng Việt Bảo, Lương Thế Vinh, Đinh Nho Tâm.

Phong cách học ở Cambridge, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, cố vấn, truyền cảm hứng và kỹ năng cho sinh viên. TS Hà bằng sự tận tâm của mình đã giúp nhiều sinh viên bản xứ vốn tự tin về tư duy độc lập của mình hiểu rằng “Không thầy đố mày làm nên”. Giờ toán, TS Hà minh hoạ bằng ca dao tục ngữ Việt Nam và cả truyện Kiều.

Khi tôi đến, TS Hoàng Việt Hà đang sống cảnh “cơm niêu nước lọ” một mình trong một căn hộ dành cho giảng viên ở Cambridge. Những ngày lễ tết của xứ ta, anh vẫn thường tụ họp với sinh viên Việt Nam, làm nem rán, phở, dưa hành. Anh luôn mong mỏi có nhiều sinh viên quê nhà đến học ở Cambrige hơn, bởi một đất nước có truyền thống hiếu học mà mới gần 40 người có mặt ở đại học lừng danh này thì vẫn ít so với Thái Lan, Malaysia, Singapore.

Học trò Pháp viết báo ca ngợi thầy Việt

GS - TSKH Nguyễn Đăng Hưng, người châu Á duy nhất được Vua Albert II trao tặng Huân chương Đại thần của Vương triều Bỉ, được tạp chí hàng tuần của Bỉ Le Vif - l’Express bình chọn là một trong 10 người nước ngoài “đã làm thay đổi nước Bỉ”.

Chất giọng Quảng Nam, ông kể, ông bắt đầu đứng lớp ở Đại học Liège cách đây 40. Dù tiếng Pháp của thầy lúc ấy chưa chuẩn lắm, nhưng học trò đã bị cuốn hút bởi cách cách dạy truyền cảm và kiến thức sâu rộng. Tình thầy trò cứ thế nảy nở và GS Nguyễn Đăng Hưng cùng những sinh viên của mình đã xuống đường biểu tình phản đối Mỹ gây chiến ở Việt Nam. Có những học trò được GS Hưng hướng dẫn luận án tiến sỹ và sau này trở thành cộng sự và đồng nghiệp của ông.

Một trong những người học trò ấy mới đây đã viết một bài báo bằng tiếng Pháp rất cảm động về thầy Nguyễn Đăng Hưng. Người học trò đó là Géry de Saxcé - Giáo sư, Phòng thí nghiệm cơ học Lille, trường Đại học Lille, Pháp. Bài viết được TS Châu Đình Thành, một học trò khác của GS Hưng dịch lại bằng tiếng Việt.

“Thầy Hưng là một người có lòng đam mê đặc biệt và luôn luôn bận rộn trong nghiên cứu khoa học. Thầy còn là một nhà yêu nước đáng kính phục. Tôi có cảm tưởng thầy có khả năng chuyển hóa nhiệt huyết của tuổi trẻ để hướng họ đến việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn”. Lời của GS Géry de Saxcé.

Bài báo viết: 17 năm qua (từ 1995 đến 2007), thầy dành gần phân nửa quĩ thời gian của mình đi đi về về giữa Bỉ và Việt Nam để góp phần đào tạo cho đất nước 400 thạc sĩ và 20 tiến sĩ có trình độ quốc tế. Thầy đã đưa rất nhiều học bổng của các trường đại học uy tín châu Âu về Việt Nam, ngặn chặn tình trạng chảy máu chất xám...

Người học trò Pháp còn biết được dự định thầm kín cuối đời của thầy mình, khi anh trích lời tâm sự của GS Nguyễn Đăng Hưng: “Tôi muốn dành phần còn lại của đời mình tiếp tục một số việc có ích để cuộc đời ý nghĩa hơn. Sau đó, tôi mong mỏi sống lại thuở ấu thơ

Page 104: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

104

bên dòng suối nhỏ, có nước chảy róc rách trong buổi trưa hè hay được thường xuyên nằm nghe trước khi chợp mắt, bản đàn bất tận phát ra từ thuở hoang sơ, tiếng rì rào của sóng biển ngày đêm vỗ về cát trắng...”

Phùng Nguyên

(http://www.tienphong.vn/giao-duc/558678/Thay-Viet-tren-nhung-giang-duong-the-gioi-tpp.html)

***

Page 105: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

105

Thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Phần Lan

(Báo VietNamNet, 16/10/2011 03:09:09)

- Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) đầu tiên của Phần Lan được tổ chức vào năm 1852 bởi Đại học Helsinki. Từ năm 1919, kỳ thi này do Hội đồng quốc gia về tốt nghiệp PTTH tổ chức. Nếu vượt qua kỳ thi này, học sinh có thể tiếp tục theo học bậc đại học.

Hội đồng thi tốt nghiệp

Hội đồng thi tốt nghiệp PTTH (HĐTNPTTH) của Phần Lan là một hội đồng quốc gia do Bộ Giáo dục và Văn hóa thành lập. Chủ tịch và thành viên của hội đồng này được đề cử bởi các đại học, các viện nghiên cứu về giáo dục đại học và Hội đồng giáo dục quốc gia. HĐTNPTTH gồm 25 tiểu ban chuyên môn.

Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và thành viên tiển ban. Có những tiểu ban chỉ có một thành viên và cũng là trưởng tiểu ban (địa lý, lịch sử, tâm lý, tiếng Pháp, tiếng Đức,…); tiểu ban Toán, tiếng Phần Lan, tiếng Thuỵ Điển và tiếng Anh là có nhiều thành viên nhất. Môn thi và đề thi

Có ít nhất 4 môn cho mỗi kỳ thi. Một môn bắt buộc là quốc ngữ (Phần Lan hoặc Thụy Điển hoặc tiếng Saami). Thí sinh tự chọn ít nhất 3 môn còn lại từ các môn: quốc ngữ thứ hai, ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh), Toán, và ít nhất một môn trong các môn về khoa học và nhân văn.

Toàn bộ đề thi do HĐTNPTTH ra. Đề thi có hai mức độ: cơ bản và nâng cao, riêng quốc ngữ hai có thêm mức trung cấp. Học sinh có thể chọn mức độ đề thi, nhưng phải có ít nhất một môn thuộc nhóm các một bắt buộc ở mức nâng cao. Kết quả tốt nghiệp và mức độ của kỳ thi (hay đề thi) sẽ ảnh hưởng việc cạnh tranh vào đại học của học sinh. Đối với môn ngoại ngữ, học sinh phải thi ba kỷ năng: nghe, đọc, viết.

Chấm thi

Quá trình chấm thi gồm hai vòng. Vòng 1 do các trường phổ thông tự tổ chức chấm. Sau đó toàn bộ bài thi được gửi về HĐTNPTTH. Hội đồng này tổ chức chấm vòng 2.

Những người tham gia chấm vòng 2 là những người đang làm việc ở các đại học (chủ yếu), các nhà khoa học hoặc những nhà giáo dục uy tín do HĐTNPTTH tuyển chọn thông qua sự giới thiệu và cam kết của cơ quan chủ quản của họ.

Ông chủ tịch hội đồng Toán thuộc HĐTNPTTH cho biết: "Tôi là người quyết định chọn ai chấm vòng 2, tôi chỉ chọn các giáo sư hoặc tối thiểu là các giảng viên kỳ cựu ở các đại học, không ai can thiệp vào công việc của tôi, ngay cả Bộ Giáo dục và Văn hóa".

Page 106: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

106

Sau khi nhận được bài thi từ vòng 1, HĐTNPTTH gửi bài đến cán bộ chấm vòng 2 qua đường bưu điện (người ở gần thì có thể đến HĐTNPTTH nhận bài), nghĩa là người chấm vòng 2 không cần phải tập trung về một nơi. Như vậy việc chấm vòng 2 rất giống với quá trình phản biện, peer-review, của các tạp chí khoa học quốc tế.

Thi lại

Học sinh đậu một môn nhưng điểm thấp thì có thể đăng ký thi lại môn đó. Số lần thi lại không giới hạn và điểm cao nhất sẽ được ghi vào giấy chứng nhận.

Học sinh rớt môn bắt buộc thì có thể đăng kí thi lại tối đa hai lần trong ba mùa thi ngay sau đó. Học sinh có thể thay đổi mức độ đề thi. Nếu học sinh không đậu môn bắt buộc thì phải thi lại toàn bộ.

Học sinh rớt môn tự chọn thì có thể thi lại tối đa hai lần và không giới hạn trong bao nhiêu mùa thi.

Tiêu cực thi cử

Một cô giáo tiếng Anh ở Oulu cho biết: "Thời gian cho mỗi môn thi là 6 tiếng, học sinh có thể mang thức ăn, nước uống vào phòng thi. Giám thị kiểm tra rất kỹ những thứ học sinh được phép mang vào phòng thi. Hầu như học sinh không có một cơ hội nào để tiêu cực." Khi được hỏi liệu có thể "bùa phép" gì không? Một sinh viên ở Oulu từng tham dự kỳ thi tuyên bố: "Ai muốn "chết" sớm thì cứ mà tiêu cực. Làm thế để làm gì? Không được lần này thì thi lại lần khác. Kiến thức học thì sẽ được nhưng sự trung thực thì không phải dễ có, ...."

Một học sinh ở Turku vừa tham dự kì thi cho biết: "Không thể nào tiêu cực được, có đến 3 giám thị mỗi phòng thi và họ rất nghiêm khắc, vi phạm một lần thì coi như rớt cả kỳ thi và sẽ bị cấm thi một năm,...". Khi hỏi liệu có cảnh sát giám sát và bảo vệ kỳ thi hay không thì bạn ấy ngạc nhiên: "Cảnh sát vào trường học làm gì, hoàn toàn không có". Một giáo sư hiện là ủy viên Hội đồng giảng dạy Toán của Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan cho biết: "Kỳ thi tốt nghiệp PTTH của Phần Lan cho đến bây giờ là khá tốt. Chúng tôi có thể phân loại được học sinh và giúp họ có định hướng tốt cho việc chọn ngành học bậc đại học."

Khi được hỏi ông nghĩ gì về kỳ thi tốt nghiệp PTTH, một giáo sư ở Helsinki phấn khởi khẳng định: "Chúng tôi rất hài lòng và luôn tin vào kết quả của kỳ thi."

Tuyển sinh vào đại học

Kết quả tốt nghiệp PTTH sẽ giúp học sinh tiếp tục vào đại học. Tuy nhiên, các đại học Phần Lan không chỉ dựa vào kết quả này để tuyển sinh. Bài tới sẽ bàn chi tiết về vấn đề này.

Page 107: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

107

TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)

(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/43865/thi-tot-nghiep-pho-thong-trung-hoc-o-phan-lan.html)

***

Bằng Licentiatexem ở Thụy Điển và Phần Lan

(Báo Giáo Dục Việt Nam, Thứ tư 21/09/2011 11:08) (GDVN) - […] Để bạn đọc hiểu thêm "Licentiatexem", báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích dẫn từ bài viết của tiến sĩ Lê Văn Út (hiện đang làm việc tại Khoa Toán, Đại học Oulu, Phần Lan). Bài viết được đăng trên blog của tiến TS Lê Văn Út vào ngày 6/9 […]. Theo giải thích của Tiến sĩ Lê Văn Út, trong hệ thống giáo dục của Thụy Điển và Phần Lan, chương trình sau đại học có hai mức được gọi là Licentiate of Philosophy (viết tắt là Ph.L.) hay Licentiatexamen (tiếng Thụy Điển) và Doctor of Philosophy (viết tắt là Ph.D., tiến sỹ).

Theo thông tin trên trang studyinsweden, một trang web giới chính thức giới thiệu về giáo dục Thụy Điển, tiến sĩ là học vị cao nhất được trao tại Thụy Điển. Chương trình nghiên cứu học vị tiến sỹ tại Thụy Điển có tất cả 240 tín chỉ, yêu cầu phải học toàn thời gian tối thiểu là 4 năm, trong đó luận án tiến sĩ chiếm 120 tín chỉ.

Theo tiến sỹ Lê Văn Út: "Ph.L. hay Licentiatexamen là một bằng cấp giữa bằng master (thạc sỹ) và bằng Ph.D.. Licentiatexamen phải được xem như một văn bằng (degree) chứ không phải là chứng chỉ (certificate) vì nó nằm trong hệ thống văn bằng chính thức của Thụy Điển".

Bảng hệ thống cấp bằng vị của trường Uppsala, Thụy Điển

Page 108: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

108

"Hơn nữa, licentiatexamen cũng không phải là yêu cầu cần có để học tiến sĩ, mà là một bậc trong quá trình đào tạo của nghiên cứu sinh (trên licentiatexamen còn một bậc cao hơn là doctorsexamen). Điều kiện để theo học chương trình này là phải có bằng thạc sỹ, phải có người hướng dẫn khoa học. Sau khi hoàn thành 120 tín chỉ bao gồm các môn học và một luận văn thì người học được cấp bằng Ph.L. hay Licentiatexamen".

"Có được bằng Ph.L., người học có thể tiếp tục làm luận án tiến sỹ. Vào khoảng năm 1970, bằng Ph.L. có thể được xem tương đương với bằng tiến sỹ, nhưng hiện nay thì không" - tiến sỹ Lê Văn Út cho biết.

"Tóm lại, hiện tại, ở Thụy Điển và Phần Lan, Ph.L. hay Licentiatexamen là một loại bằng cấp khoa học, không phải là chứng chỉ. Và bằng cấp này không phải là bằng thạc sĩ, cũng không phải là bằng tiến sỹ, và cũng không được xem là tương đương với bằng tiến sỹ. Nó đơn giản là một bằng cấp sau đại học trên thạc sỹ và dưới tiến sỹ". Bằng này được được nhận sau khi cử nhân đã trải qua 2 năm nghiên cứu, hoàn thành 120 tín chỉ và một luận văn. Nói một cách nôm na, licentiatexamen là một bậc đào tạo giống y hệt như phó tiến sĩ của khối Đông Âu trước đây (học 4 năm sau bằng cử nhân, gồm 2 năm thạc sĩ và 2 năm sau thạc sĩ).

Theo doktorandhandboken, một trang web về giáo dục của Thụy Điển, mỗi năm, có khoảng 2.900 người Thụy Điển được cấp văn bằng loại này và 800 người được cấp bằng tiến sỹ.

Nguyễn Hường (http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Mot-su-that-khac-ve-bang-tien-si-cua-Thu-truong-Bo-Y-te/58172.gd)

Page 109: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

109

III. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên mặt trận xuất bản

Page 110: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

110

***

Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa (Báo Người Việt ở Đức, 08.03.2012 19:31)

(NguoiViet.de) Google lại tiếp tục vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Dưới đây là bài bình luận của TS Lê Văn Út về vấn đề này.

Page 111: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

111

Mới đây, bạn Phạm Thanh Vân (CHLB Đức), đã phát hiện một sai lầm nghiêm trọng của Google liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam. Đó là việc trang chính của dịch vụ bản đồ của Google (Google Maps), http://maps.google.com/, cho rằng Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) thuộc Trung Quốc.

Nếu vào trang chính của Google Maps, http://maps.google.com/, và tra cứu thuật ngữ “Paracel Islands” tức Quần đảo Hoàng Sa thì kết quả như ảnh trên.

Với chi tiết “Address: Paracel Islands China” (“Địa chỉ: Quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc”), Google Maps đã hiển nhiên cho rằng Paracel Islands tức Quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Ngoài ra, khi tra cứu thuật ngữ “Paracel Islands” thì Google Maps cho gợi ý là “Paracel Islands, China”, tức “Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc”. Cụ thể hình ảnh chụp lại từ Google Maps vào lúc 23 giời 55 phút (giờ Paris) ngày 6/3/2012 như sau:

Page 112: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

112

Tuy nhiên, gợi ý “Paracel Islands, China” cũng có thể là do autocompletion (chế độ tự động điền vào - BTV) dựa theo những search (tìm kiếm - BTV) trước của người dùng, chứ không phải Google đặt ra.

Hai chi tiết trên cho thấy Google Maps đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Việc Google Maps chủ động cập nhật những thông tin sai lệch về Quần đảo Hoàng Sa trên trang chính như thế là không thể chấp nhận được. Theo TS. Dương Danh Huy (Anh), Chính phủ Việt Nam nên có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp yêu cầu Google Maps chỉnh sửa những chi tiết sai lệch trên.

Cũng nên nhớ rằng Google Maps đã từng cài cơ chế tự động trên website của mình để khi người dùng internet gõ vào “Paracel Islands” tức Quần đảo Hoàng Sa thì mạng sẽ tự động hiển thị cụm từ “Paracel Islands, Hainan” (Quần đảo Paracel, Hải Nam). Sau khi báo chí, các cơ quan chính quyền, tổ chức, cá nhân người Việt khắp thế giới lên tiếng, Google Maps đã chỉnh sửa chi tiết sai trái này. Gần đây, phiên bản tiếng Hoa của Google Maps lại xuất hiện “đường lưỡi bò” bao trọn Biển Đông; cộng đồng người Việt khắp nơi đã gửi thư phản đối đến Google Maps nhưng cho đến nay Google vẫn im lặng.

Giờ đây dường như Google Maps đang thách thức dư luận quốc tế bằng hai chi tiết sai trái đã nêu (gợi ý tra cứu “Paracel Islands, China”, và ghi địa chỉ “Address: Paracel Islands China”). Nếu chỉ vì lợi nhuận mà Google chấp nhận cho đăng những thông tin sai trái như vậy thì Google đã tự đánh mất hình ảnh của chính họ.

TS. Lê Văn Út (Phần Lan)

Page 113: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

113

Tác giả cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn và bạn Phạm Thanh Vân đã góp ý cho bài viết.

Người đăng tin: Hoàng Trường (Theo blog TS Lê Văn Út)

(http://nguoiviet.de/nv/modules.php?name=News&op=viewst&sid=21709)

***

Học giả Việt Nam: Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp Quốc tế

(Báo Người Việt ở Đức, 20.02.2012 15:57)

(NguoiViet.de) Phiên bản tiếng Anh của tờ The Asahi Shimbun AJW, một nhật báo hàng đầu của Nhật, vừa đăng bài “Official says Beijing has ‘historical rights’ over South China Sea” (Quan chức Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh có quyền lịch sử trên biển Nam Trung Hoa) vào ngày 26.1.2012. Đây là bài phỏng vấn với Wu Shicun, chủ tịch của Viện nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc.

Trong bài này, Wu Shicun đã “truyền tải” thông điệp rõ ràng của Trung Quốc (TQ) – thôn tính toàn bộ các đảo trong đường lưỡi bò ngụy tạo mà TQ đã tự bịa ra. Dưới đây là cuộc phỏng vấn do phóng viên Nozomu Hayashi thực hiện.

Page 114: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

114

Hỏi: Ý nghĩa của các quyền tài phán mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Nam Trung Hoa là gì?

Wu: Một số lập luận rằng toàn bộ khu vực biển, được gọi là “đường lưỡi bò” vì hình dạng địa lý của nó, nên thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên điều đó có vẻ miễn cưỡng, và đó không phải là quan điểm chính thức của Bắc Kinh. Quan điểm được chấp nhận rộng rãi (ở TQ) là một đường phân định ranh giới cho các đảo. Quan điểm này là tất cả các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò” thuộc về Trung Quốc, và rằng Trung Quốc có “quyền lịch sử”, bao gồm cả các quyền đánh cá, trên các vùng biển xung quanh.

Page 115: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

115

Hỏi: Ý nghĩa của “các quyền lịch sử” mà ông nói là gì?

Wu: Cá nhân tôi tin rằng điều quan trọng nhất là để giữ gìn cái “quyền đánh bắt cá.” Ngư dân là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng quần đảo Trường Sa và các đảo khác. Tôi đang đề cập đến các quyền mà họ đã tích lũy được. Chúng cũng bao gồm quyền hàng hải và quyền ưu tiên cho sự phát triển các nguồn lực. Chúng không nhất thiết phải độc quyền.

Hỏi: Các nước láng giềng phía nam của TQ cũng đang tuyên bố các quyền của mình trên cơ sở các quy định về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Wu: Quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc ngay cả trước khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có hiệu lực. Câu hỏi là quốc gia nào có chủ quyền các quần đảo này. Không có gì để bàn luận đối với các khu vực thềm lục địa. Quy ước xác định vấn đề về các quyền tài phán, nhưng nó không đủ để giải quyết vấn đề Biển Đông. Chúng ta cần phải căn cứ vào nhiều điều luật quốc tế khác nhau về các vấn đề lãnh thổ (tức là những luật tạo cơ sở cho chủ quyền).

Hỏi: TQ tuyên bố quyền đối với một phần mở rộng tự nhiên của thềm lục địa ở Biển Đông Trung Quốc, nhưng không công nhận quyền của Việt Nam trên thềm lục địa trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Có phải điều đó là bất hợp lí?

Wu: Một số người nghĩ như thế, ngay cả ở TQ, tuy nhiên các vấn đề của Biển Đông Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa nên được xử lý riêng biệt. Không có nhu cầu cho sự hợp nhất (trong lập luận của TQ). Tranh chấp lãnh thổ không chỉ về pháp luật quốc tế mà còn về việc làm thế nào để tối đa hóa các lợi ích quốc gia. Mọi quốc gia đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của mình.

Hỏi: Có lẽ những bàn cãi về việc liệu ai là người đầu tiên phát hiện và khai phá một hòn đảo sẽ không bao giờ chấm dứt, ông có nghĩ thế không?

Wu: Không chính phủ nào dám nhượng bộ trong khi tình cảm dân tộc chủ nghĩa ở mỗi nước đang gia tăng. Không có cách nào khác ngoài việc nhắm tới một giải pháp từng bước và tìm những lúc thích hợp (để hoà giải từng bước).

Page 116: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

116

***

Nhận định về các tuyên bố của Wu Shicun, các nhà khoa học Việt, những người đã rất tích cực đấu tranh xoá đường lưỡi bò nguỵ tạo của TQ trên các ấn phẩm khoa học trong thời gian qua, cho biết như sau.

-----

Quan điểm của nhà học giả Trung Quốc này là hoàn toàn sai lầm

TS. Dương Danh Huy (Anh, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Qũy nghiên cứu Biển Đông):

“Một số lập luận rằng toàn bộ khu vực biển, được gọi là “đường lưỡi bò” vì hình dạng địa lý của nó, nên thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó có vẻ miễn cưỡng, và đó không phải là quan điểm chính thức của Bắc Kinh. Quan điểm được chấp nhận rộng rãi (ở TQ) là một đường phân định ranh giới cho các đảo. Quan điểm này là tất cả các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò” thuộc về Trung Quốc, và rằng Trung Quốc có “quyền lịch sử”, bao gồm cả các quyền đánh cá, trên các vùng biển xung quanh.

Sự thật là một số lập luận rằng “toàn bộ khu vực biển, được gọi là “đường lưỡi bò” vì hình dạng địa lý của nó, nên thuộc về Trung Quốc” không chỉ là miễn cưỡng mà còn là hoàn toàn vô lý.

Nhưng điều quan trọng ở đây là chưa chắc đó không phải là quan điểm chính thức của Bắc Kinh, và GS Wu Shicun đang tìm cách tạm thời che đậy nó, kiểu như giấu mình chờ thời. Sự thật là Bắc Kinh cố ý mập mờ về quan điểm của họ. Nếu Bắc Kinh không muốn để ngỏ khả năng đòi vùng biển bên trong đường lưỡi bò thì tại sao lại mập mờ như thế. Trên thực tế, việc Trung Quốc gây áp lực với Việt Nam và Ấn Độ về các lô dầu khí 127, 128 của Việt Nam, gây áp lực với BP tại hai vịnh MộcTinh, Hải Thạch của Việt Nam, là hành động đòi biển bên trong đường lưỡi bò.

Page 117: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

117

Việc cho rằng quan điểm được chấp nhận rộng rãi (ở TQ) là “đường lưỡi bò” được xem như là một đường phân định ranh giới cho các đảo thì chỉ nhằm trấn an để đánh lạc hướng, chứ không có ý nghĩa gì. “Được chấp nhận rộng rãi” là thế nào? Thí dụ như quan điểm của giáo sư Shu Hao, giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược và quản lý tranh chấp của đại học ngoại giao, cụ thể là

The South China Sea is the sea area which was discovered and explored by the ancient Chinese people, and was then effectively managed by the Chinese government. Compared with its neighboring counties, China owns abundant historical records to prove its legal rights over the South China Sea and most islands in that area.

(NguoiViet.de tạm dịch:

Biển Đông đã được phát hiện và khai thác bởi những người Trung Quốc từ thời xa xưa, và sau đó đã được chính phủ Trung Quốc quản lý một cách có hiệu quả. So với những nước láng giềng khác, Trung Quốc sở hữu rất nhiều bằng chứng lịch sử chứng minh quyền lợi hợp pháp của mình đối với biển Đông và hầu hết các đảo trong khu vực này.)

có không được chấp nhận rộng rãi không? Trên thực tế, quan điểm như của GS Shu Hao đã bị các nhà học giả và chính trị gia trên thế giới bác bỏ hoàn toàn, và quan điểm như

Page 118: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

118

của GS Wu Shicun là nhằm khoác chiếc áo “có thể chấp nhận được cho thế giới” lên một điều không thể chấp nhận được.

Câu hỏi để đánh giá ý nghĩa của quan điểm như của GS Wu Shicun là cái gọi là “quyền lịch sử” đó có ra tới đường lưỡi bò hay không. Nếu cho rằng ra tới thì quan điểm đó thực chất cũng không hơn quan điểm của GS Shu Hao gì mấy.

Cá nhân tôi tin rằng điều quan trọng nhất là để giữ gìn cái “quyền đánh bắt cá.” Ngư dân đầu tiên được phát hiện và sử dụng quần đảo Trường Sa và các đảo khác. Tôi đang đề cập đến các quyền mà họ đã tích lũy được. Chúng cũng bao gồm quyền hàng hải và quyền ưu tiên cho sự phát triển các nguồn lực. Chúng không nhất thiết phải độc quyền.

Về các “quyền lịch sử” mà GS Wu Shicun mạo nhận ở trên, tôi cho rằng:

Thứ nhất, không có chứng cớ gì để cho rằng ngư dân Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá ra và sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ nhì, nếu ngư dân Trung Quốc có quyền đánh cá truyền thống trong vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ bờ các nước khác, thì ngư dân các nước khác cũng phải có quyền đó trong vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ bờ Trung Quốc. Và nếu như vậy thì chắc chắn là ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá truyền thống chung quanh Hoàng Sa, chưa nói đến Hoàng Sa là của Việt Nam.

Thứ ba, theo luật quốc tế thì việc ngày xưa đánh cá ở nơi nào không nhất thiết có nghĩa ngày nay có quyền khai thác dầu khí ở nơi đó. Không thôi thì ngày nay các nước Địa Trung Hải hay Bắc Hải đều có quyền khai thác dầu khí trên thềm lục địa của nhau, hoặc các nước đánh cá hay săn cá voi khắp thế giới sẽ có quyền khai thác dầu khí khắp nơi trên thế giới.

Thứ tư, việc Trung Quốc đã phê chuẩn UNCLOS có nghĩa nước đó phải tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, không thể đòi cái gọi là “quyền lịch sử” một cách lung tung được. Nếu nước nào cũng đòi cái gọi là “quyền lịch sử” trên biển một cách lung tung như các học giả và chính phủ Trung Quốc đòi thì còn gì là trật tự đại dương nữa. Nếu như thế thì nước Anh cũng có thể đòi lung tung khối cái gọi là “quyền lịch sử” trên khắp các đại dương – nhưng trên thực tế thì nước Anh đã để thời đế quốc lại trong quá khứ.

Như vậy, quan điểm của nhà học giả Trung Quốc này là hoàn toàn sai lầm. Vậy mà ông ta còn đòi quyền ưu tiên cho Trung Quốc. Cũng xin nói thêm quan điểm đó là thuộc loại tương đối tiến bộ của Trung Quốc mà còn thế.

Khi GS Wu Shicun nói Trường Sa là của Trung Quốc thì đó là một sự sai lầm không có gì mới.

Không có nhu cầu cho sự hợp nhất [trong lập luận của TQ về Biển Đông và Biển Hoa Đông]. Tranh chấp lãnh thổ không chỉ về pháp luật quốc tế mà còn về việc làm thế nào

Page 119: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

119

để tối đa hóa các lợi ích quốc gia. Mọi quốc gia đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của mình.

Điều này thì GS Wu Shicun đã thành thật và nói rõ việc Trung Quốc sẵn sàng bỏ qua luật pháp, cũng như sẵn sàng dùng tiêu chuẩn kép để tối đa hóa quyền lợi. Chúng ta không bao giờ nên lầm lẫn về điều đó.

Không chính phủ nào có thể có đủ khả năng để thừa nhận sự dấy lên của tình cảm dân tộc ở các nước liên quan. Không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận một giải pháp từng bước trong khi tìm kiếm thời điểm thích hợp.

Thật ra có giải pháp là đưa cho Tòa án Công lý Quốc tế xử trang chấp, hoặc đưa cho Tòa án Trọng tài Luật Biển xử một bước của tranh chấp (cụ thể là đưa cho Tòa án Trọng tài Luật Biển phán quyết về các đảo có bao nhiêu biển và thềm lục địa). Nhưng Trung Quốc lại tuyên bố không chấp nhận cơ chế quải quyết tranh chấp của UNCLOS. Như vậy, chính Trung Quốc đã cố tình cản trở một cách giải quyết khả thi, khách quan và công bằng, xong rồi họ lại nói không có cách nào khác”.

Một con bài nhũn của TQ sau khi bị cô lập và bị chất vấn về thái độ của TQ về Biển Đông

TS. Phạm Quang Tuấn (giáo sư ĐH New South Wales, Úc):

“Theo ý kiến của tôi thì dường như ông này đưa một quan niệm vừa phải hơn về đường lưỡi bò, so với một số quan điểm cực đoan của một số học gỉả Tàu khác trong thời gian gần đây (cụ thể là những hội thảo quốc tế về Biển Đông (BĐ) ở Hà Nội và Kuala Lumpur vào cuối năm 2011). Chẳng hạn, ông ta không còn đòi hỏi quyền quản lý hầu như tất cả BĐ mà chỉ nhấn mạnh quyền lợi kinh tế trong vùng nước quanh các đảo. Ông ta chấp nhận rằng “Chúng không nhất thiết phải độc quyền”. Chữ “”indisputable” (không thể tranh cãi) không xuất hiện trong bài này. Ông ta nhấn mạnh là phải “căn cứ vào các luật quốc tế” về biển cũng như về chủ quyền, tức là không còn đưa ra luận điệu rằng chủ quyền của TQ có trước và do đó đứng lên trên luật pháp quốc tế. Rất lạ là ông ta dùng chữ “cow tongue” (lưỡi bò) là một chữ chưa bao giờ tôi thấy dùng trong các bài của các tác giả Tàu, vì nó hàm ý chế nhạo.

Page 120: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

120

Về sự khác nhau giữa quan điểm của TQ về Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa, ông ta thú nhận rằng hai quan điểm này mâu thuẫn. Câu giải thích rằng TQ làm vậy chỉ để “tối đa hóa lợi ích quốc gia” thì người ngoài (không phải là người TQ) ai cũng thấy, nhưng thốt ra từ miệng một học giả Tàu thì có lẽ là lần đầu.

Có thể đây là một con bài nhũn của TQ sau khi bị cô lập và bị chất vấn về thái độ của TQ về Biển Đông ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm ngoái, cũng như bị chỉ trích ở nhiều diễn đàn khác. Tuy nhiên, cũng nên nhớ là ông Wu Shicun chỉ trả là một học giả chứ không phải là phát ngôn viên chính thức của TQ”.

Chiến lược của TQ là biến không thành có – chúng ta không nên “tham gia” vào bàn cờ mà họ đang hay sắp đi

TS. Nguyễn Văn Tuấn (nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và giáo sư Khoa Y thuộc ĐH New South Wales, Úc):

“Tôi nghĩ những ý kiến của Wu như phát biểu trên đây là một phần trong chiến lược thôn tính Biển Đông của China. Xin cho tôi không dùng chữ ”Trung Quốc”. Nhìn chung, chiến lược xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của China có thể tóm lược bằng một câu: biến không thành có. Chiến lược này thường được thực hiện qua 3 bước như sau:

Bước 1, biến một vấn đề hoàn toàn không tranh chấp thành một vấn đề tranh chấp;

Bước 2, gây áp lực — nếu cần dùng bạo lực — trên nước láng giềng nhỏ bé hơn;

Bước 3, đàm phán, và trong đàm phán thì phải có nhân nhượng, China dĩ nhiên sẽ chiếm được một phần dưới danh nghĩa là “nhường” cho nước nhỏ! Đối với những nước nhỏ mà người đàm phán bất tài thì sẽ hả hê vì nghĩ rằng mình thắng (nhưng thật ra là thua)!

Page 121: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

121

Đối với Biển Đông, họ khởi đầu bằng những bài báo khoa học và ngoài khoa học có lồng bản đồ đường lưỡi bò, như là một cách tranh thủ dư luận, rồi sau đó là phô trương và sử dụng bạo lực để chứng minh rằng họ thật lòng với ý định thôn tính Biển Đông. Bài phỏng vấn này do đó đặt vào bối cảnh chung thì chúng ta cũng không ngạc nhiên.

Nhưng chúng ta ngạc nhiên vì những lí lẽ có thể nói là thiếu thông minh và phi khoa học của Wu. Thiếu thông minh là vì những biện luận mang tính ngụy biện. Ví dụ như “quan điểm được chấp nhận rộng rãi” là một kiểu ngụy biện, nói lấy có lấy được. Lấy gì để nói là nhiều người chấp nhận quan điểm của China về đường lưỡi bò? Trong thực tế thì không có; ngược lại, giới học giả trên thế giới, kể cả Việt Nam, phản đối đường lưỡi bò và sự ngụy tạo đường lưỡi bò. Luận điểm China có quyền “lịch sử” cũng là một cách nói lấy được, bất chấp logic và chứng cứ lịch sử của Việt Nam. Nó cũng chẳng khác gì một kẻ chỉ có nhìn bằng một mắt. Do đó, tôi thấy ý kiến của Wu rất ư là phi khoa học, khó có thể chấp nhận được trong những thảo luận nghiêm túc.

Do đó, những ý kiến của Wu trên đây một lần nữa khẳng định rằng những phản đối bản đồ đường lưỡi bò của giới khoa học Việt Nam là đúng. Biết được chiến lược xâm lấn của China, chúng ta cũng không nên “tham gia” vào bàn cờ mà họ đang hay sắp đi”.

-----

Việc TQ chuẩn bị cho một bước đi mới sau khi học thuyết “đường lưỡi bò” bị thất bại đã thể hiện khá rõ. Tuy Wu Shicun chỉ là một học giả chứ không phải là một phát ngôn viên chính thức của TQ, nhưng rất có thể đây là cách TQ muốn “đánh tiếng” trước. Chiêu bài “biến không thành có” lần này chắc chắn sẽ là một sai lầm mới của TQ trong chiến lược Biển Đông, bởi lẽ các nước sẽ không để yên cho TQ “đứng trên luật pháp quốc tế”.

TS. Lê Văn Út.

* Bài có sự biên tập lại của NguoiViet.de nhưng không làm thay đổi nội dung bài.

Người đăng tin: Như Liên (Theo blog TS Lê Văn Út)

Page 122: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

122

(http://nguoiviet.de/nv/modules.php?name=News&op=viewst&sid=21397#)

***

Buồn vì Việt Nam ít công bố về Hoàng Sa, Trường Sa!

(Báo Khoa học và Đời sống Online, 13/12/2011 10:10:30)

- Đấu tranh chống lại những tuyên truyền sai sự thật của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam phải được thực hiện bằng việc vận động quốc tế, phản biện và bác bỏ kịp thời những tuyên truyền sai trái của Trung Quốc và xuất bản ấn phẩm khoa học trên các tạp chí và báo tiếng Anh về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

LTS: Thời gian gần đây, nhiều học giả đã đưa ra các giải pháp quan trọng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bài viết dưới đây, hai tác giả từ ĐH Oulu, Phần Lan bàn về khía cạnh đấu tranh lại với những tuyên truyền sai sự thật của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng khoa học. Bee.net.vn xin đăng bài viết dưới đây mong muốn cung cấp thêm một góc nhìn mới về vấn đề này. Bài viết không thể hiện quan điểm của tòa soạn.

Page 123: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

123

Trong thời gian qua, các học giả của Trung Quốc đi tuyên truyền về “chủ quyền” của họ đối với Hoàng Sa và Trường Sa tại các nước. Họ cũng tăng cường công bố các bài viết, các bài báo khoa học trên các tạp chí, báo tiếng Anh về vấn đề này. Nghiêm trọng hơn là các nhà khoa học Trung Quốc đã chèn “đường lưỡi bò” phi pháp, một yêu sách "chủ quyền" đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc vào các ấn phẩm khoa học. Những hành động trên đã làm không ít người nước ngoài hiểu sai về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Bản đồ của Trung Quốc với "đường lưỡi bò" phi pháp đã xuất hiện nhiều nơi. Trước tình hình này, chúng ta cần:

1. Cảnh giác phát hiện và phản biện kịp thời giọng điệu tuyên truyền sai trái của học giả Trung Quốc tại các hội thảo về tranh chấp Biển Đông trong và ngoài nước.

2. Gửi thư phản đối khi phát hiện "đường lưỡi bò" trong các ấn phẩm khoa học hay bài viết trên báo chí.

3. Có thư cảnh báo về tính phi pháp của đường lưỡi bò và hành động sai trái của các học giả Trung Quốc gửi đến các phương tiện thông tin đại chúng, nhà xuất bản,… những nơi mà "đường lưỡi bò" có thể xuất hiện. Cũng cần kêu gọi sự tham gia của các nước trong khu vực.

4. Thực hiện các nghiên cứu một cách bài bản đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau đó công bố bài viết, công trình khoa học về vấn đề này trên các tạp chí khoa học quốc tế, báo tiếng Anh.

Page 124: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

124

Làm được những việc trên, chúng ta có thể “lật tẩy” và “đánh trả” hành động

tuyên truyền sai trái của

Trung Quốc đối với vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Đây cũng là cách để chúng ta khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên phạm vi toàn cầu. Trong thời gian qua, vài tri thức Việt đã có những phản biện kịp thời đối với các giọng điệu tuyên truyền sai trái của TQ về Hoàng Sa và Trường Sa. Tri thức Việt trong và ngoài nước đã gửi thư phản đối những nơi có "đường lưỡi bò" xuất hiện và đã mang lại một số kết quả to lớn. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều công bố khoa học hay bài viết về chủ quyền trên Biển Đông trên các tạp chí khoa học hay báo quốc tế. Rất mong các cơ quan khoa học cũng như các nhà khoa học trong nước lưu tâm hơn về vấn đề này. Theo chúng tôi được biết, TS. Nguyễn Hồng Thao là người Việt Nam có công trình nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa đăng trên tạp chí ISI “Ocean Development & International Law” (ODIL). Chia sẻ với chúng tôi, TS. Nguyễn Hồng Thao cho biết: "Đúng là các bài viết của tác giả Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa còn rất ít. Chúng ta kêu nhiều nhưng nghiên cứu lập luận chặt chẽ thì còn có vấn đề. Việc thiếu các bài viết chất lượng, bảo đảm tính khoa học bằng tiếng Anh trên các tạp chí quốc tế không có lợi cho cuộc đấu tranh chung”. Ông cũng cho biết thêm: “Rất buồn là trong khi rất nhiều học giả Trung Quốc viết về "đường lưỡi bò", bảo vệ "đường lưỡi bò" trên ODIL, một tạp chí quốc tế về luật biển, thậm chí trong một số có hai ba bài từ Trung Quốc thì các học giả Việt Nam còn ít tiếp cận hay không để ý đến lĩnh vực này. Gần đây tôi và anh Nguyễn Đăng Thắng có viết bài phản bác "đường lưỡi bò" trên ODIL. Có lẽ đó là bài đầu tiên các học giả Việt Nam viết về ĐLB trên ODIL. Tôi cũng rất mong các nhà khoa học Việt Nam chú ý nhiều hơn nữa, có nhiều bài về Hoàng Sa, Trường Sa hơn nữa, đóng góp vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước." Cũng xin nói thêm, đã có một số tác giả người Việt ở nước ngoài có bài viết rất giá trị về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trên các báo tiếng Anh. Chúng tôi sẽ có một bài viết riêng về vấn đề này trong thời gian tới. TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)

TIN LIÊN QUAN

Thắng lợi mới: Tạp chí Science "lật tẩy" đường lưỡi bò Tạp chí Science trả lời về việc đăng bản đồ lưỡi bò Người "lật tẩy" đường lưỡi bò trên Nature:Chính tôi phải cảm ơn! Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò thế nào? Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò Tạp chí Nature phỏng vấn GS Việt về đường lưỡi bò Thử tìm công trình về Trường Sa trên tạp chí quốc tế

Page 125: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

125

(http://bee.net.vn/channel/2981/201112/Thang-loi-tren-Science-gioi-khoa-hoc-VN-can-lam-gi-tiep-1819486/)

***

Thắng lợi mới: Tạp chí Science "lật tẩy" đường lưỡi bò

(Báo Khoa học và Đời Sống Online, 12/12/2011 11:32:26)

- Mới đây, một bức thư phản đối về đường lưỡi bò phi lý của GS Phạm Quang Tuấn (Úc) và một số tri thức Việt đã được Tạp chí Science công bố sau nhiều lần trì hoãn. Bức thư giải thích tính phi pháp của đường lưỡi bò bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ Trung Quốc, cũng như lên án hành động phản khoa học, nghi ngờ mưu đồ chính trị của các học giả Trung Quốc.

TIN LIÊN QUAN

Người "lật tẩy" đường lưỡi bò trên Nature:Chính tôi phải cảm ơn! Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò thế nào? Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò Giới khoa học lên tiếng về "đường lưỡi bò" trên Google Maps Tạp chí Nature phỏng vấn GS Việt về đường lưỡi bò

Page 126: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

126

Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò”

Xin điểm qua những chi tiết quan trọng trong bức thư của tri thức Việt được đăng trên Science – Phản hồi bài “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của X. Peng, đăng trên Science vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, số trang 1581-587: 1. Các bản đồ của Trung Quốc có một đường cong hình chữ U hay còn gọi là đường lưỡi bò kèm theo gần như ôm trọn Biển Đông và các đảo trong đó (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), rõ ràng ngụ ý rằng các khu vực được tô màu trong đường cong này thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, các quần đảo này thuộc các vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan (Trung Quốc). Vì thế việc cho rằng các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc một cách không thể chối cãi là có vấn đề, đặc biệt là khi chúng gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo.

Bài báo Quan ngại về Biển Đông trên Science.

Page 127: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

127

2. Đường cong hình chữ U trong bản đồ thì thực sự ít thuyết phục. Nó chỉ xuất hiện trong các bản đồ Trung Quốc và chỉ được tuyên bố bởi các tác giả Trung Quốc để biểu thị đường ranh giới hàng hải truyền thống của Trung Quốc. Nó được sử dụng chính thức bởi Trung Quốc để khẳng định “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các nguồn tài nguyên của biển Biển Đông. Bất cứ nơi nào nó xuất hiện, đường cong này ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) các nước khác được công nhận bởi luật pháp quốc tế. Nó mở rộng vượt ra ngoài đường trung tâm giữa các đảo đang bị tranh chấp và bờ biển của các quốc gia khác, và do đó hình thành một yêu sách rộng lớn hơn nhiều so với các vùng nước liên quan đến các quần đảo này.

3. Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật Biển của Liên Hợp Quốc, mà tất cả các quốc gia xung quanh Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, đã phê chuẩn. Việc Trung Quốc đẩy tuyên bố này một cách cương quyết là không nghi ngờ, bằng chứng là các sự cố gần đây trong đó các tàu Trung Quốc quấy rối tàu thăm dò dầu Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

4. Không một quốc gia nào công nhận biên giới biển hình chữ U của TQ. Indonesia và Việt Nam đã chính thức bày tỏ mối quan ngại. Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết nhất trí lên án hành động của TQ. Không có sự biện minh nào cho một chi tiết gây tranh cãi và phi pháp (trong điều khoản của luật pháp quốc tế) trong một bài báo mang tính học thuật. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng sự hiện diện của chi tiết này không phải do áp lực chính trị.

Science đã giật tít “Concern over the South China Sea” tức “Quan ngại về Biển Đông" chứng tỏ họ đã không nhẫn tâm xem nhẹ sự liêm khiết trong môi trường học thuật. Động thái này chứng tỏ rằng Science đã bị khuất phục bởi các tri thức Việt, tôn trọng tính chân thật trong khoa học và phải giữ cho môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.

Như vậy đến thời điểm này, hai tạp chí vào hàng bậc nhất trong khoa học, Nature và Science, đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trong các ẩn phẩm khoa học. Đây sẽ là lí do để các tạp chí khác có quyền tẩy chay các bài báo có đường lưỡi bò từ Trung Quốc, bởi một tạp chí khoa học nghiêm túc không bao giờ chấp nhận bị lợi dụng bởi những mục tiêu chính trị và không bao giờ muốn những ấn phẩm của họ bị phản đối.

Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của môi trường khoa học quốc tế trước việc các học giả Trung Quốc lấp liếm chèn đường lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học của họ khi gửi công bố trên các tạp chí quốc tế. Tri thức Việt đã thu được những thắng lợi quan trọng. Một thắng lợi chấn động cả cộng đồng khoa học quốc tế là tạp chí lừng danh Nature đã lên án hành động lấp liếm và phản khoa học cuả các học giả TQ về vấn đề trên, và cũng tuyên bố “sẽ không có chổ cho đường lưỡi bò” trên tạp chí này.

Page 128: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

128

Tạp chí Science bị phản đối và cũng đã nhận thức được tính phi pháp của đường lưỡi bò. Tạp chí này cũng đã ra tuyên bố về vấn đề này. Tuy nhiên tạp chí này có phần hơi lấp liếm, kiểu như “có thể đã có sự hiểu nhầm”, “Science không đứng về bên nào” hay “chúng tôi sẽ xem lại quy trình … để tránh lặp lại …”.

Theo người viết, dù Science không nói rõ nhưng họ sẽ không đăng bài có đường lưỡi bò phi pháp của các học giả Trung Quốc. Nhưng nhiều nhà khoa học đã tiếp tục phản đối và yêu cầu Science phải giải thích rõ ràng hơn về lập trường của họ đối với đường lưỡi bò và đến nay đã đạt được kết quả nói trên.

Đây có thể nói là một thắng lợi cực kỳ quan trọng nữa của tri thức Việt trong quá trình đấu tranh xóa đường lưỡi bò của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu.

Kỳ tới: Tường thuật lại quá trình “tranh luận” giữa GS. Phạm Quang Tuấn và biên tập viên của Science

TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

(http://bee.net.vn/channel/2981/201112/Thang-loi-moi-Tap-chi-Science-lat-tay-duong-luoi-bo-1819387/)

***

Page 129: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

129

Thuyết phục Science đăng thư phản đối đường lưỡi bò thế nào?

(Báo Khoa học và Đời sống Online, 03/01/2012 07:05:12)

- "Một điều vô cùng bất lợi cho Việt Nam là thực lực của chúng ta trong trường khoa học quốc tế rất kém cỏi, chưa bằng thể so sánh với Trung Quốc" - trao đổi của GS Phạm Quang Tuấn, ĐH New South Wales, Australia, người đã kiên trì tranh luận với BTV tạp chí Science, thuyết phục họ đăng thư phản đối đường lưỡi bò của các nhà khoa học Việt Nam.

LTS: Trong năm 2011, có một sự kiện không được nhắc tới trong các bảng bình chọn sự kiện của năm: nỗ lực của giới khoa học Việt Nam "lật tẩy" đường lưỡi bò. Kết quả là hai tạp chí khoa học hàng đầu thế giới đã đăng bài viết thể hiện quan điểm khách quan, khoa học và chính xác "lật tẩy" đường lưỡi bò phí lý bao trọn Biển Đông. Họ đã bằng những nỗ lực của cá nhân, làm cho giới khoa học thế giới hiểu thêm về vấn đề phức tạp và có phần nhạy cảm này, đồng thời cũng tạo nên được những cứ liệu khoa học chất lượng phản bác lại hiện trạng áp đảo các công trình khoa học có dùng "bản đồ lưỡi bò" minh họa.

Nhân dịp đầu năm mới, Bee.net.vn xin đăng bài trao đổi của TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan với GS Phạm Quang Tuấn, ĐH New South Wales, Australia. GS Phạm Quang Tuấn là người đã kiên trì tranh luận với BTV tạp chí Science để cuối cùng họ đã đăng thư phản đối của giới khoa học Việt Nam dưới bài báo chèn đường lưỡi bò phi lý của tác giả Trung Quốc. TS Lê Văn Út là người luôn theo sát và góp công trong những nỗ lực "lật tẩy" đường lưỡi bò. Mong rằng, trong năm tới, những nỗ lực của giới khoa học Việt Nam sẽ được ủng hộ và giành được nhiều kết quả tốt đẹp hơn.

Việt Nam vẫn bất lợi vì thực lực khoa học kém Trung Quốc

TS Lê Văn Út: Giáo sư đã nghĩ gì khi Science đã im lặng trước thư phản đối mà ông gửi cho họ, sau khi họ cho đăng "Thông báo của tổng biên tập" có phần lấp liếm?

GS. Phạm Quang Tuấn: Tôi không nghĩ họ cố ý “lấp liếm” mà là không đủ quan tâm về vấn đề, nên không đọc kỹ mọi lá thư mà cho rằng chỉ cần một trả lời chung chung. Tuy nhiên, tôi nghĩ là phản ứng này khá đáng thất vọng. Họ là một trong hai tờ báo khoa học đa ngành nổi danh nhất mà phản ứng yếu xìu và có vẻ không quan tâm về vụ xâm phạm đạo đức khoa học trên tờ báo của họ.

TS Lê Văn Út: "Thông báo của tổng biên tập" có làm giáo sư nản chí? Ông có nghĩ câu chuyện đã kết thúc ở đó không?

GS. Phạm Quang Tuấn: Dĩ nhiên là không, nhưng tôi khá ngạc nhiên khi họ không trả lời thẳng câu hỏi của mình là có định đăng bài hay không.

Page 130: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

130

GS Phạm Quang Tuấn

TS Lê Văn Út: Có thể nói bức thư ông phản ứng về việc họ trưng ra "thông báo của tổng biên tập" đã chuyển câu chuyện theo hướng tích cực? Xin ông vui lòng cho biết những điểm nhấn trong bức thư này là gì?

GS. Phạm Quang Tuấn: Căn bản là chỉ ra cho họ rằng nội dung bản thông báo của họ không áp dụng cho thư của chúng tôi, và yêu cầu họ xử lý lá thư theo thủ tục thông thường.

TS Lê Văn Út: Tại sao họ lại im lặng sau khi giáo sư phản ứng việc họ

dùng

TIN LIÊN QUAN

Thắng lợi mới: Tạp chí Science "lật tẩy" đường lưỡi bò Người "lật tẩy" đường lưỡi bò trên Nature:Chính tôi phải cảm ơn! Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò thế nào? Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò Giới khoa học lên tiếng về "đường lưỡi bò" trên Google Maps Tạp chí Nature phỏng vấn GS Việt về đường lưỡi bò

Page 131: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

131

"Thông báo của tổng biên tập" để hồi đáp lá thư phản đối của ông? GS. Phạm Quang Tuấn: Tôi không biết tại sao. Tuy nhiên, trong việc gửi bài đăng báo khoa học, việc trì trệ, không được trả lời cả tuần hay cả tháng là thường. Việc phải viết thư nhắc nhở cũng rất thường. TS Lê Văn Út: Science chưa in lá thư phản đối trên báo giấy. Ông có đang tiếp tục yêu cầu họ về vấn đề này? GS. Phạm Quang Tuấn: Họ đã ra quyết định tối hậu là chỉ đăng trên trang điện tử, đó là quyền của họ, mình chỉ đòi hỏi được đến mức đó. Tôi không hiểu thái độ của họ, nhưng có thể là những người trong ban biên tập – đều là khoa học gia – có quá nhiều nối kết khoa học với Trung Quốc– đồng nghiệp, sinh viên, hợp tác khoa học....

Đây là một điều vô cùng bất lợi cho Việt Nam, vì thực lực của chúng ta trong trường khoa học quốc tế rất kém cỏi, chưa bằng thể so sánh với Trung Quốc. Một phần vì dân số mình ít, nhưng một phần lớn hơn là vì sự phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam thua Trung Quốc quá xa. Họ có quá nhiều khoa học gia tầm cỡ, nằm trong ban biên tập các tập san khoa học quốc tế, các hội khoa học, các đại học quốc tế. Trình độ nhiều đại học và trung tâm nghiên cứu của họ lên đến tầm cỡ cao trên thế giới, có những công trình cộng tác với Tây phương ở tư cách ngang hàng (chứ không phải chỉ là xin tiền hay được giúp đỡ). Trừ phi Việt Nam có chính sách phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ đàng hoàng, tiếng nói của chúng ta sẽ càng ngày càng yếu ớt.

Nhưng quyết tâm theo đuổi sẽ thành công

TS Lê Văn Út: Giáo sư nghĩ gì về quá trình tranh luận giữa ông và vị đại diện của Science, và sự thắng lợi vừa qua? Những kinh nghiệm gì mà ông muốn chia sẻ với những người gửi thư phản đối các tạp chí khoa học có đăng bài dính đường lưỡi bò? GS. Phạm Quang Tuấn: Thư phải đi thẳng vào vấn đề, xác thực, dẫn chứng đầy đủ. Nên viết với tư cách một nhà khoa học hay ít ra một người khách quan, chứ đừng viết trên cương vị của một người Việt Nam, vì độc giả không phải chỉ có người Việt Nam. Nếu không được đăng ngay thì cần phải để tâm theo đuổi.

TS Lê Văn Út: Các tạp chí bị phản đối về đường lưỡi bò thường trả lời rất chung chung “đó trách nhiệm của tác giả” hay “chúng tôi không quan tâm chính trị”. Giáo sư nghĩ sao về vấn đề này?

GS. Phạm Quang Tuấn: Tôi nghĩ là các báo khoa học cũng rất lúng túng về vấn đề các tác giả Trung Quốc đưa bản đồ lưỡi bò vào công trình nghiên cứu. Người chịu trách nhiệm đăng bài là tổng biên tập, nhưng thường thường tổng biên tập không có thì giờ đọc kỹ hết các bài gửi đến mà dựa lên các người bình duyệt (reviewers). Người bình duyệt thì rất đông, trên nguyên tắc toàn thể các nhà khoa học trên thế giới ai cũng có thể được chọn để bình duyệt nếu thông thạo đề tài. Vì không tìm được biện pháp cụ thể, họ phản ứng lập

Page 132: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

132

lờ và lúng túng. Có lẽ chúng ta phải tìm cách giúp họ bằng cách đưa tra những đề nghị cụ thể và khả thi

TS Lê Văn Út: Được biết giáo sư đang tham gia ban biên tập của hai tạp chí quốc tế và đã công bố hàng trăm công trình khoa học, có phải chỉ những kinh nghiệm này làm nên thắng lợi vừa qua hay không? Những người không có thành tích khoa học như giáo sư có thể làm nên những thắng lợi tương tự hay không?

GS. Phạm Quang Tuấn: Mỗi người chúng ta đều có thể làm theo cách của mình. Chẳng hạn, thư phản đối gửi cho các báo của các cựu sinh viên New Zealand, tuy không theo quy củ hàn lâm, nhưng đã đưa tới hai bài viết rất mạnh trên báo Nature. Tuy nhiên, với những người không thông thạo tiếng Anh và văn hóa Tây phương thì việc này rất khó và cần sự cộng tác của những người đã ở ngoại quốc lâu năm.

Lược thuật quá trình tranh luận của GS Phạm Quang Tuấn với BTV tạp chí Science

Bài báo “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của Xizhe Peng, đăng trên Science vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, số trang 1581-587, với các bản đồ Trung Quốc có chèn đường lưỡi bò phi pháp, đã bị nhiều tri thức Việt phản đối. Do Science nhận thức được sự vô lí của đường lưỡi bò trong bài báo của Xizhe Peng nên họ đã đăng cho đăng một thông báo của tổng biên tập. Tuy nhiên thông báo đó chỉ đề cập “có thể đã có sự hiểu nhầm”, “Science không đứng về bên nào” hay “chúng tôi sẽ xem lại quy trình … để tránh lặp lại…”. Không bằng lòng với sự không rõ ràng của Science, nhiều tri thức Việt đã tiếp tục gửi thư phản đối đến Science. GS Phạm Quang Tuấn cùng nhiều tri thức Việt đã gửi một lá thư cho Science (mã số: 177180) giải thích rõ về tính phi pháp của đường lưỡi bò, và đề nghị Science xét đăng lá thư này. Tuy nhiên, Jennifer Sills, phó ban biên tập trang thư của Science, đã hồi đáp rằng họ đã đăng thông báo của ban biên tập. Không đồng ý với câu trả lời của bà Jennifer Sills, GS. Phạm Quang Tuấn đã phản ứng: "Bà đã không nói rõ liệu lá thư của chúng tôi sẽ được công bố hay không. Thông báo của tổng biên tập viên về các bản đồ Trung Quốc đề cập đến một vấn đề hoàn toàn khác với lá thư của chúng tôi. Tôi biết rằng đã có nhiều thư phản đối đưa đến việc Science đã ra một thông báo như vậy, nhưng lá thư của chúng tôi là về một vấn đề hoàn toàn khác. Chúng tôi không đặt vấn đề liệu các bản đồ có phản ánh một lập trường của Science hay không. Vấn đề mà lá thư của chúng tôi đề cập là tính khoa học và tính hợp pháp của các tài liệu trong một bài báo được xuất bản trên Science. Như vậy, nó cần phải được xem xét theo thủ tục bình thường dành cho các thư phản hồi, điều đó có nghĩa rằng nó phải được chuyển đến tác giả bài báo gốc để lấy ý kiến, và sau đó tổng biên tập sẽ quyết định có công bố lá thư hay không, dựa trên giá trị khoa học của nội dung. Tóm lại, tôi kính xin quý báo áp dụng một quy trình khoa học bình thường cho lá thư của chúng tôi. Tôi mong đợi thư trả lời của bà." Trước sự phản hồi nhẹ nhàng, khoa học, và thẳng thắn của GS. Phạm Quang Tuấn, bà Jennifer Sills và Science đã phải im lặng. Một tuần sau đó, GS. Phạm Quang Tuấn đã gửi cho bà Jennifer Sills một bức thư quyết định: "Tôi đã gửi bà bức thư đính kèm một tuần trước đây, nhưng vẫn chưa nhận được trả lời của bà. Chắc chắn thật là một vấn đề đơn giản để cho tôi biết liệu lá thư của chúng tôi có đang được xem xét để xuất bản hay không, và nếu nó đã bị bác thì dựa trên những căn cứ gì. Như bà phải biết, chúng tôi cần biết điều này để chúng tôi có thể sắp xếp cách khác, chẳng hạn như tìm kiếm một nơi thích hợp cho bức thư của chúng tôi. Tôi mong nhận được trả lời sớm của bà." Lần này, bà Jennifer Sills đã lập tức đưa ra giải pháp mà tri thức Việt đang mong đợi: "Chúng tôi có thể đăng lá thư của ông trên trang web của Science. Xin vui lòng cho tôi biết liệu ông muốn chúng tôi thực hiện giải pháp này, hay ông muốn tìm một giải pháp khác như ông đã đề cập". Theo người viết được biết, ngoài việc GS. Phạm Quang Tuấn hồi đáp bà Jennifer Sills rằng ông hài lòng với quyết định của bà, ông còn yêu cầu Science phải đăng lá thư trên báo giấy của Science. Nhưng Science đã từ chối đề nghị này này. Tuy nhiên, việc Science buộc phải cho công bố lá thư phản đối trên trang web của họ ngay sau bài báo của Xizhe Peng

Page 133: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

133

cũng đã là một thành công to lớn."

TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

(http://bee.net.vn/channel/2981/201201/Thuyet-phuc-Science-dang-thu-phan-doi-duong-luoi-bo-the-nao-1821367/)

***

Cuộc tranh luận giữa một trí thức gốc Việt và một học giả Na Uy về đường lưỡi bò

(Báo Người Việt ở Đức, 24.02.2012 05:32)

(NguoiViet.de) Sau hội nghị quốc tế lần thứ 3 về Hợp tác vì Sự phát triển và An ninh trên biển Đông, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3-5 tháng 11 năm 2011, GS. Phạm Quang Tuấn (Úc) đã phát hiện chi tiết hết sức kỳ quặc trong bài báo cáo của ông Stein Tønnesson (Na Uy) liên quan đến đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ngay sau đó, GS. Phạm Quang Tuấn (PQT) đã trao đổi qua email với ông Stein Tønnesson (ST) về vấn đề này. Và một cuộc tranh luận giữa một giáo sư công nghệ hóa (PQT) và một giáo sư về lịch sử (ST) đã xảy ra.

Page 134: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

134

GS Phạm Quang Tuấn

GS. Phạm Quang Tuấn tốt nghiệp tiến sĩ ngành công nghệ hóa tại Đại học Canterbury University, New Zealand, năm 1976. Hiện ông đang làm việc tại Khoa Công nghiệp Hóa học thuộc Đại học New South Wales (Úc). Ông đã có hàng trăm công trình trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành. Ông là thành viên ban biên tập của hai tạp chí quốc tế International Journal of Refrigeration và Journal of Food Process Engineering.

Trong thời gian qua, ông rất tích cực trong việc phản đối đường lưỡi bò trong bản đồ của Trung Quốc xuất hiện trên các tạp chí quốc tế. Ông đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của tri thức Việt đối với hai tạp chí lừng danh Nature và Science.

GS. Stein Tønnesson tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Oslo, Na Uy, năm 1991 với đề tài về Cuộc cách mạng tháng 8 của Việt Nam. Hiện ông là giáo sư nghiên cứu của Viện nghiên cứu hoà bình ở Oslo, và đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu về hoà bình khu vực Đông Á thuộc Đại học Uppsala (Thụy Điển). Ông hiện là thành viên ban biên tập của hai tạp chí quốc tế Global Asia và Globalisations. Ông có khá nhiều bài viết về lịch sử Việt Nam.

Page 135: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

135

Ngoài công việc nghiên cứu, ông còn là một nhà báo.

Điều đáng lưu ý một vị học giả của Trung Quốc có liên quan đến nội dung của cuộc tranh luận này đã được mời giải thích một số vấn đề liên quan, nhưng ông đã không xuất hiện. Đó là ông Su Hao, giáo sư và là giám đốc Trung tâm Chiến lược và Quản lý Xung đột, Đại học Ngoại giao Trung Quốc.

Xin giới thiệu bản dịch của bạn Phạm Thanh Vân (CHLB Đức). Cuộc tranh luận là một tài liệu bổ ích cho quá trình “đánh trả” các giọng điệu tuyên truyền sai trái về đường lưỡi bò của Trung Quốc, cũng như kịp thời điều chỉnh những sai lầm trong nhận thức về vấnđề này.

Cuộc tranh luận cho thấy sự lúng túng của một giáo sư lịch sử trước một giáo sư hóa học về một vấn đề lịch sử nóng mà ông này đang nghiên cứu.

***

TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)

———————-

Những yêu sách về biển của Trung Quốc và những ý đồ khó lường

Page 136: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

136

Người dịch: Phạm Thanh Vân (CHLB Đức)

(Người dịch xin cảm ơn GS. Phạm Quang Tuấn đã đọc bản dịch và đã có nhiều góp ý quan trọng)

Lời giới thiệu của GS Stein Tønnesson về một cuộc trao đổi bằng email giữa ông và GS Phạm Quang Tuấn:

Thế giới nên hiểu thế nào về đường chữ U xuất hiện trên hầu hết các bản đồ biển Đông của Trung Quốc? Như một tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển? Hay chỉ là những hòn đảo trên biển và khu vực biển xung quanh nó? Câu hỏi này đã được đưa ra thảo luận tại hội nghị quốc tế lần thứ 3 Hợp tác vì Sự phát triển và An ninh trên biển Đông, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3-5 tháng 11 năm 2011, do hiệp hội luật sư và Học viện Ngoại giao của ViêtNam tổ chức.

Trong bài trình bày tại hội nghị, Stein Tønnesson bày tỏ ý kiến rằng thế giới nên quyết định một cách mặc nhiên rằng đường chữ U chỉ dùng để tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo trên biển Đông và vùng biển xung quanh chúng, vì không thể có cách giải thích nào khác. Các chuyên gia pháp lý của Trung Quốc cũng thừa nhận rằng bất kỳ cách giảithích nào khác đều không có cơ sở dựa theo luật pháp quốc tế.

Sau hội nghị, Giáo sư Phạm Quang Tuấn của Trường Công nghiệp Hóa học tại Đại học New South Wales, trong một email gửi tới Stein Tønnesson, đã chỉ ra rằng tuyên bố của Stein là hoàn toàn mâu thuẫn với một tuyên bố khác cũng tại hội nghị đó của Giáo sư Su Hao đến từ trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh. Su Hao đã nói rất rõ rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không chỉ đối với các hòn đảo mà là đối với biển Đông như một “vùng biển”.

Điều này đã dẫn đến một cuộc trao đổi qua email, sẽ được trình bày dưới đây với sự cho phép của Stein Tønnesson và Phạm Quang Tuấn.

Email của GS. Phạm Quang Tuấn tới GS. Stein Tønnesson và những người khác:

1. Theo lời Su Hao, giáo sư / giám đốc Trung tâm Chiến lược và Quản lý Xung đột, Đại học Ngoại giao Trung Quốc: “Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] đã được phát hiện và khai thác bởi người dân Trung Quốc cổ đại, và sau đó được quản lý một cách hiệu quả bởi chính phủ Trung Quốc. So với các nước láng giềng, Trung Quốc có rất nhiều hồ sơ lịch sử để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình trên biển Đông và hầu hết các đảo trong khu vực đó.”

2. Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (PRIO) và Sở Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột, Đại học Uppsala: “Cách hiểu phổ biến rằng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển trong đường chữ U nên được dẹp bỏ như là một cách hiểu sai. Sự cố ý mập mờ về giới hạn của những yêu sách về biển của Trung Quốc không thể được xem như dấu hiệu rằng Trung Quốc đưa ra đòi hỏi phi lý như vậy. Ta có thể chắc chắn rằng đường chữ U chỉ là để nhằm đòi hỏi những hòn đảo bên trong nó và vùng biển

Page 137: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

137

tính từ đường cơ bản xung quanh những đảo đó.”

Cả hai báo cáo này đều ở cùng một hội nghị!

Email của TS. Lê Văn Út (Đại học Oulu, Phần Lan) gửi tới GS. Phạm Quang Tuấnvà GS. Stein Tønnesson:

Hôm nay tôi nhận được thư từ giáo sư Phạm Tuấn ở Úc. Tôi thấy rằng nó cũng đồng thời được gửi đến cho ông.

Bởi vì ý tưởng của ông về ý nghĩa của đường chữ U rất lạ kỳ, và có thể nói là không đúng, tôi mong muốn ông đọc hai bài báo sau của Nature:

http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html

http://www.nature.com/nature/journal/v478/n7369/full/478285a.html

Tôi hy vọng sớm được nghe thêm ý kiến của ông về vấn đề này.

GS. Stein Tønnesson trả lời TS. Lê Văn Út và GS. Phạm Quang Tuấn:

Mâu thuẫn giữa báo cáo của tôi và Su Hao tại hội nghị về biển Đông vừa rồi ở Hà Nội là do những tuyên bố của Su Hao thiếu sự chính xác về cơ sở pháp lý. Như các tác giả đã nói trong hai bài báo của tạp chí Nature mà TS. Lê Văn Út đã đề cập, Su Hao đã không nhận thức rõ sự khác biệt cơ bản giữa đất và biển theo luật pháp quốc tế. Trong khi có thể đòi hỏi chủ quyền đối với đất (ví dụ quần đảo Trường Sa) dựa trên sự phát hiện ra nó và sự chiếm cứ lâu dài tại đó, việc đòi hỏi chủ quyền đối với cái gọi là “vùng nước lịch sử” chỉ có thể xảy ra dưới những hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt (không hề có ở biển Đông). Chủquyền tài nguyên ở khu vực biển phải dựa trên khoảng cách tính từ đường bờ biển gần nhất (12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa). Cách lý giải hợp pháp duy nhất về đường chữ U của Trung Quốc bởi vậy chỉ có thể là đòi hỏi các vùng đất (quần đảo) bên trong đường đó, ví dụ như các quần đảo Hoàng Sa, rặng san hô Scarborough và Trường Sa, và vùng biển xung quanh những quần đảo này. Và đây chắc chắn là ý nghĩa của đường chữ U khi nó lần đầu tiên được công bố chính thức bởi Cộng hòa Trung Hoa vào năm 1948 (tại thời điểm đó vùng biển lãnh thổ của hầu hết các quốc gia chỉ là 3 hải lý).

Trong khi một số học giả ở Trung Quốc và Đài Loan đã cố gắng lập luận rằng Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền đối với những “vùng nước lịch sử” trên biển Đông, phần lớn các học giả Trung Quốc được đào tạo về pháp lý đều nhận ra rằng điều này là không thể và rằng đường chữ U chỉ có thể hiểu theo cách đã được đề cập ở trên. Có thể thấy rõ điều này trong một bài báo năm 1994 được viết bởi Cao Chi Quốc (Gao Zhiguo), chuyên gia hàng đầu về luật biển của Trung Quốc, người mà sau đó được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án Quốc tế về luật Biển tại Hamburg. Luật gia Zou Keyuan vốn được đào tạo ở Anh cũng đã lưu ý trong cuốn sách gần đây của ông: Mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN và luật pháp quốc tế (Chandos 2009, p.178) rằng: “Mặc dù vẫn còn tranh cãi, đa

Page 138: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

138

số các học giả Trung Quốc có xu hướng công nhận đường chữ U là để xác định xác định các đảo và các vùng lãnh thổ khác bên trong nó” (Khái niệm “vùng lãnh thổ khác” mà Zou Keyuan đề cập không được rõ ràng lắm đối với tôi, nhưng có lẽ ông ấy sẽ làm rõ).

Ngày 7 tháng 5 năm 2009, bản đồ có đường chữ U lần đầu tiên xuất hiện trong một văn bản chính thức của Trung Quốc gửi tới Liên Hợp quốc, khi chính phủ Trung Quốc gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc văn bản phản đối báo cáo chung của Malaysia và Việt Nam về việc mở rộng thềm lục địa ở phía Nam biển Đông. Trong lá thư mở đầu, Trung Quốc đã giải thích đường chữ U như sau: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo trong biển Đông và những vùng nước lân cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước lân cận cũng như đáy biển và lòng đất tương ứng (xem bản đồ đính kèm).” Mặc dù cách sử dụng từ ngữ ở đây (rõ ràng là cố ý) không rõ ràng và có nhiều thuật ngữ mơ hồ như “lân cận” và liên quan” thay vì phải sử dụng những thuật ngữ pháp lý chính xác, cách lý giảiduy nhất hợp lý của câu nói của Trung Quốc là họ muốn tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và các vùng biển được phép tạo ra từ đó.

Những nước Đông Nam Á đang tranh chấp (Việt Nam, Malaysia, Philippines – và có thể là cả Brunei) dường như cùng tiến về quan điểm là các đảo Trường Sa quá nhỏ để có thể đòi hỏi những vùng biển nhiều hơn lãnh hải 12 hải lý. Điều này được dựa trên điều khoản 121.3 trong Công ước về luật Biển (LOSC), trong đó nói những đá mà không thể duy trì sự cư ngụ hay đời sống kinh tế của con người thì không thể có hơn một lãnh hải 12 hải lý. Tuy nhiên gần đây Trung Quốc đã đưa ra quan điểm ngược lại. Điều này có thể là tranh cãi pháp lý chính hiện tại trên biển Đông, và cần phải được giải quyết trước khi có những bước tiến tiếp theo. Có thể sẽ rất hữu ích nếu có hai nước tranh chấp yêu cầu Tòa Quốc tế về Luật biển đưa ra ý kiến pháp lý về vấn đề này. Nếu có thể xác định được quan điểm rằng các đảo Trường Sa quá nhỏ để tạo ra vùng lãnh hải lớn hơn 12 hải lý thì cuộc tranh cãi xung quanh quần đảo Trường Sa sẽ bớt căng thẳng. Những nước xung quanh có thể bắt đầu thương lượng đường biên giới biển trong khu vực mà không cần lưu ý tới tranh chấp về chủ quyền của quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc dành cho mỗi đảo một vùng lãnh hải 12 hải lý. Việc tranh chấp những vùng đó có thể được tạm gác.

Tôi nghĩ điều TỐI CẦN THIẾT là các nhà bình luận quốc tế và các phương tiện truyền thông cần chấm dứt việc gây cảm tưởng rằng Trung Quốc có thể hoặc đang yêu sách tất cả các vùng nước bên trong đường chữ U. Và chúng ta phải ngăn chặn sự xuất bản những bản đồ sai lạc như đã được đăng trong tạp chí Nature, được chú thích là “khu vực đang tranh chấp”, bởi trong loại bản đồ này đường chữ U (với quá nhiều vạch ngắn) đã đè lên đường EEZ của các nước lân cận và vượt quá xa đường EEZ của bản thân Trung Quốc, và được hiểu rằng đây là yêu sách “lãnh hải” của Trung Quốc. Điều này là hết sức vô lý và đảo lộn luật pháp, bởi vùng lãnh hải chỉ có thể tối đa là 12 hải lý trong khi EEZ có thể đi tới 200 hải lý.

Chúng ta cần phải giúp cho Su Hao và những người khác hiểu và sau đó giải thích cho công chúng Trung Quốc rằng cách duy nhất để thúc đẩy những lợi ích của Trung Quốctrên biển Đông là Trung Quốc phải xác định chính xác đường EEZ và thềm lục địa của mình, đưa ra những lý lẽ có tính pháp lý để hỗ trợ cho những tuyên bố của Trung Quốc

Page 139: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

139

đối với các đảo, và sau đó có lẽ cố gắng chứng minh rằng một số những hòn đảo này thỏa mãn các điều kiện để có vùng EEZ và thềm lục địa. Trong khi điều này rất khó khăn đối với các hòn đảo thuộc Trường Sa (hòn đảo lớn nhất Itu Aba do Đài Loan chiếm giữ, chỉ dài 1400m và rộng 400m), cá nhân tôi cho rằng có cơ sở để đảo Phú Lâm (nguyên văn: đảo Woody) thuộc Hoàng Sa đủ lớn để có EEZ của riêng nó, và vì vậy có lẽ sẽ bao quanh bãi ngầm Macclesfield. Bãi ngầm này ngập ở dưới nước nên theo quan điểm pháp luật có thể được coi là một phần của đáy biển. Vì vậy Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác không thể coi bãi ngầm Macclesfield như vùng đất, nhưng có thể đòi hỏi các quyền chủ quyền đối với những nguồn tài nguyên của bãi ngầm này dựa trên cơ sở là khoảng cách từ đường bờ biển gần nhất, mà có lẽ chính là đảo Phú Lâm, đã được ít nhiều chiếm đóng liên tục bởi Trung Quốc từ tháng 11 năm 1946, đầu tiên bởi Đài Loan từ 1946 tới 1950 và sau đó bởi Trung Hoa đại lục từ những năm 1955-1956.

Sự phát tán những bản đồ sai lạc kiểu như bản đồ trong Nature sẽ tạo ra những ảo tưởng rất nguy hiểm trong công chúng Trung Quốc và gây ra nỗi lo sợ thái quá đối với những nước khác. Chúng ta cần phải thảo luận vấn đề dựa trên cơ sở của luật quốc tế chứ không phải dựa trên sự tưởng tượng của những người theo chủ nghĩa dân tộc.

GS. Phạm Quang Tuấn hồi âm GS. Stein Tønnesson:

Cảm ơn ông đã trả lời thư của tôi. Sự hùng biện của ông khiến tôi lúng túng. Đối với chính sách ngoại giao của Trung Quốc thì tôi nên tin ai, một học giả cấp cao của Trung Quốc từ trường Đại học Ngoại giao của Trung Quốc, hay là một nhà nghiên cứu người Scandinavia?

Tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm đối với Scandinavia. Ngược lại, vùng đất này chính là một vùng đất đáng ngưỡng mộ của thế giới, nơi mà dân chủ được thực thi một cách thực sự hơn bất kỳ nơi nào khác, nơi mà tất cả mọi người có thể có và bảo vệ quan điểm riêng của mình mà hông phải lo sợ về hậu quả. Thậm chí là những ý tưởng phi lý. Tuy nhiên, Trung Quốc thì hoàn toàn khác. Ngay cả những nhà khoa học vật lý và kỹ sư khiêm nhường nhất cũng phải tuân theo chính phủ của họ và tìm cách chèn vào các công trình khoa học của họ tấm bản đồ ngớ ngẩn và không được quốc tế công nhận (như bài báo trong tạp chí Nature đã nêu). Vậy thì cơ hội nào cho những người như giáo sư Su Hao để có thể có riêng cho mình những ý tưởng ngoại giao “lố bịch”?

Người như giáo sư Tô, giám đốc của một trung tâm nghiên cứu trong một trường đại học Trung Quốc – không phải là một trường đại học bình thường mà là ĐẠI HỌC NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC- sẽ không thể có được vị trí ngày hôm nay nếu ông ta dám mạnh mẽ bảo vệ những ý tưởng ”phi lý” và không chính thống về chính sách ngoại giao. Những quan điểm của ông chắc chắn đã được cấp trên xem xét kỹ lưỡng từng tí một từ thời sinh viên để đảm bảo rằng chúng nằm trong dòng chính thống.

Ông đặt cách giải thích của một bài báo đã có từ năm 1994 của một học giả Trung Quốc cao hơn cách giải thích của một bài khác vào năm 2011 bởi một học giả Trung Quốc khác. Đây lại là một vấn đề nữa, bởi vì bây giờ là năm 2011, chứ không phải 1994, nhưng hình như ông lại giả định rằng chính sách biển Đông của Trung Quốc là một điều không

Page 140: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

140

thể thay đổi theo thời gian và vẫn được giữ nguyên trong suốt 17 năm qua. 17 năm là 1/3 quãng thời gian kể từ khi đường chữ U chính thức xuất hiện trên những tấm bản đồ của Trung Quốc, gấp ba lần thời gian mà bản đồ được bắt buộc công nhận ở Trung Quốc, và bằng một nửa khoảng thời gian kể từ khi nước này chuyển đổi từ nền kinh tế cộng sản sang nền kinh tế tư bản, và đó cũng chính là thời gian mà Trung Quốc vươn lên từ một quốc gia đang trỗi dậy thành một quyền lực chính trên thế giới, và chừng đó thời gian đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc mua tầu sân bay đầu tiên. Vậy mà ông muốn chúng tôi tin rằng chính sách ngoại giao và tham vọng của Trung Quốc không hề thay đổi trong suốtthời gian đó?

Ông công nhận rằng Trung Quốc cố ý giữ cách giải thích về đường chữ U một cách mơ hồ, nhưng ông lại nhấn mạnh rằng tấm bản đồ này phải được giải thích theo cách vô hại nhất. Nhưng Trung Quốc không phải là một cô gái phù phiếm, ẩn giấu ý định của mình chỉ để trêu chọc người khác, hoặc là một đứa trẻ câm không có khả năng nói ra ý tưởng của mình. Đó là một cường quốc lớn trên thế giới và là bậc thầy về kỹ thuật chính trị trong suốt ba thiên niên kỷ qua. Đó là đất nước đã sản sinh ra Tôn Tử, người có bộ binh pháp vẫn đang được nghiên cứu trong các học viện quân sự trên toàn thế giới, một nhân vật không hề thua kém Machiavelli. Nếu một cường quốc như vậy lại cố ý giữ kín những ý định của mình, chúng ta có thể rút ra điều gì? Chắc phải có điều gì đó đang được che đậy.

Bây giờ tôi xin đưa quan điểm của tôi. Chúng ta có thể tin chắc rằng Trung Quốc giữ thái độ mơ hồ đối với đường chữ U để phát huy tối đa cái lợi và giảm thiểu cái hại cho họ. Đây dĩ nhiên là điều mà chính phủ nào cũng làm. Bằng cách không nói cụ thể bất cứ điều gì, Trung Quốc tránh tự ràng buộc mình vào một vị trí nhất định, trong khi lại để ngỏ tất cả các khả năng. Tất nhiên, những lựa chọn của họ sẽ ngày càng được mở rộng hơn khi sức mạnh của họ gia tăng. Tuy nhiên, Trung Quốc cho phép các học giả của mình phát ngôn một cách không chính thức. Điều này thuận tiện cho họ, vì như vậy các chính sách của họ vẫn được truyền bá mà họ không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Và như vậy họ sẽ tránh được những chỉ trích trực tiếp về những tham vọng của mình, bởi vì nếu có ai chỉ trích những tuyên bố bất hợp pháp của họ, họ chỉ cần giữ im lặng và không trả lời câu hỏi, cho đến khi điều này không còn quan trọng nữa, tức là khi họ có sức mạnh quân sự áp đảo. Hơn thế nữa, sẽ có những người đứng ra biện hộ cho họ với lập luận rằng họ chưa bao giờ, thậm chí sẽ không bao giờ yêu sách điều gì quá đáng.

GS. Stein Tønnesson trả lời GS. Phạm Quang Tuấn và GS. Su Hao:

Tôi thấy khá thú vị là ông, Phạm Quang Tuấn, đã đưa ra dư luận rộng hơn sự mâu thuẫn giữa báo cáo của tôi và Su Hao tại hội nghị gần đây ở Hà Nội về những tuyên bố của Trung Quốc ở biển Đông. Trong khi tôi đồng ý với ông rằng tuyên bố của một giáo sư Đại học Ngoại giao Trung Quốc về yêu sách của Trung Quốc đáng tin hơn những lời của một nhà nghiên cứu Scandinavian, tôi vẫn nghĩ rằng tôi đã đúng trong những điều tôi nói về cách giải thích duy nhất có thể có đối với đường chữ U. Tôi cũng nghĩ rằng tôi đúng khi đề nghị rằng bây giờ tất cả chúng ta cần phải hành xử trên giả thiết rằng đường chữ U của Trung Quốc chỉ có nghĩa là những tuyên bố chủ quyền đối với những hòn đảo bên trong nó và các vùng biển có thể tạo ra từ đó. Trong khi phát biểu đáng tiếc của Su Hao

Page 141: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

141

phản ánh sự mập mờ một cách cố ý của chính phủ Trung Quốc thì ý kiến của tôi phản ánh cách giải thích duy nhất có tính pháp lý đối với những tuyên bố của Trung Quốc trên biển Đông. Nếu Trung Quốc quyết định tuyên bố chính xác những yêu sách của mình, họ chắc chắn sẽ phải từ bỏ ảo tưởng rằng họ có thể đòi toàn bộ vùng biển bên trong đường chữ U.

Tôi cũng thấy thú vị, ông Su Hao ạ, khi nhìn thấy việc sử dụng đường chữ U không rõ ràng của Trung Quốc đã gây ra phản ứng mạnh mẽ thế nào trong cộng đồng người Việt cả ở Việt Nam và hải ngoại mà ông và tôi đã chứng kiến trong cả hai hội nghị mà chúng ta cùng tham dự, trước hết ở Washington DC vào tháng sáu và sau đó là ở Hà Nội vào đầu tháng mười một, và giờ đây là trong những lá thư của ông Phạm Quang Tuấn gửi cho tôi. Sự mập mờ của Trung Quốc đã đi ngược lại những lợi ích của Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc bởi nó gây ra những phản ứng chống Trung Quốc mạnh mẽ trong những quốc gia mà Trung Quốc đang muốn có mối quan hệ tốt đẹp, và nó cũng đã gây ra sự chống đối từ trong Việt Nam với chính những nhà lãnh đạo của họ, những người muốn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hòa bình với Trung Quốc. Và như tôi đã chỉ rõ tại hội nghị, Trung Quốc không thể nào dùng quyền lực cứng để thực thi yêu sách đối với toàn bộ vùng biển trong đường chữ U. Cho dù hải quân Trung Quốc có mạnh đến đâu, các nước láng giềng sẽ không bao giờ chấp nhận từ bỏ quyền lợi hợp pháp của họ. Họ cũng am hiểu luật biển như các chuyên gia luật của Trung Quốc, bởi vậy họ biết chỗ nào rõ ràng là của họ, chỗ nào Trung Quốc có thể yêu cầu, và chỗ nào là vùng mà các yêu cầu hợp pháp chồng lấn nhau. Vì vậy, nếu Trung Quốc chọn cách sử dụng vũ lực để chiếmđoạt những nguồn tài nguyên ở khu vực được công nhận là vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của các nước khác, Việt Nam và Philippines sẽ làm hết sức mình để tìm sự giúp đỡ bên ngoài chống lại Trung Quốc, và cũng có thể sử dụng mọi biện pháp riêng của họ để ngăn chặn Trung Quốc khai thác dầu của họ. Họ cũng sẽ bác bỏ bất kỳ lệnh cấm đánh cánào của Trung Quốc. Cách duy nhất để Trung Quốc thực hiện lợi ích của mình trên biển Đông là đàm phán song phương và đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế. Bởi vậy việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý vào ngày 11 tháng 10 năm 2011 là sẽ quay lại bàn đàm phán là tín hiệu rất tốt lành. Sự phân chia vịnh Bắc Bộ đã đạt được thông qua đàm phán giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 2000 trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nó đã không tuân theo hai đường đứt đoạn trên đường chữ U mà Trung Quốc đã từng đưa vào bản đồ, nhưng đường ranh giới đã được xác định theo cách được thực hiện ở những nơi khác trên thế giới. Đàm phán song phương bởi những chuyên gia luật pháp giỏi rất có thể sẽ mang lại những tác động rất có lợi đối với mối quan hệ của Trung Quốcvà Việt Nam.

Trong lá thư trước đó của tôi tới Phạm Quang Tuấn, tôi đã đề cập rằng thẩm phán người Trung Quốc tại Tòa án Luật biển ở Hamburg, Cao Chi Quốc, đã viết vào năm 1994 rằng dòng chữ U nên được hiểu như là một khẳng định chủ quyền với những hòn đảo và các khu vực biển chúng tạo ra. Tôi cũng đã trích dẫn lời Zou Keyuan nói vào năm 2009 rằng đây là quan điểm của đa số các học giả luật của Trung Quốc. Nhưng bây giờ Phạm Quang Tuấn lại cho rằng tuyên bố của Trung Quốc có thể đã thay đổi so với năm 1994 và trở nên cực đoan hơn và càng xa rời luật pháp quốc tế hơn. Đây là một giả định sai lầm. Cao Chi Quốc không hề thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc vào năm 1994, và quan điểm chính thức của Trung Quốc khi đó cũng mơ hồ và không rõ ràng chẳng

Page 142: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

142

khác gì bây giờ. Nếu có thay đổi, thì sự thay đổi đó chỉ có thể là sau khi Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước Luật biển vào năm 1996, đã có thêm nhiều chuyên gia pháp lý Trung Quốc nhận ra rằng cách giải thích đường chữ U duy nhất hợp lý là cách giải thích của Gao Zhiguo năm 1994.

Phạm Quang Tuấn cho rằng sự cố ý mơ hồ của Trung Quốc là dấu hiệu rằng Trung Quốc có “một điều gì đó đang che giấu.” Tôi rất muốn biết ý kiến của ông, Su Hao, rằng tại sao Trung Quốc lại không thể trình bày một cách chính xác ranh giới vùng biển mà họ đòi hỏi trên biển Đông. Một số lý do có thể là: a) Về phương diện tâm lý, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể gặp khó khăn khi phải trình bày những đòi hỏi một cách chính xác, trong khi công chúng Trung Quốc cho rằng hầu như toàn bộ biển Đông là thuộc về Trung Quốc. Những đòi hỏi chính xác sẽ khiêm tốn hơn, điều này có thể dẫn đến những phản ứng dư luận bất lợi từ những người theo chủ nghĩa dân tộc; b) có sự không thống nhất trong quan điểm giữa những cơ quan Trung Quốc cũng như giữa những người làm chính sách, và hiện tại họ vẫn chưa thống nhất về những điểm khác biệt này để đi đến một quan điểm chính thức hợp lý; c) Các nhà lãnh đạo cấp cao không có đủ hiểu biết về luật biển, và không chịu lắng nghe những tư vấn về pháp lý; d) Họ nhận ra rằng một quyết định đối với các tranh chấp trên biển Đông sẽ gắn liền với vấn đề Đài Loan, và chừng nào Đài Loan còn chưa thống nhất với Trung Quốc đại lục thì tốt hơn hết là giữ những đòi hỏi về biển Đông ở trạng thái mập mờ; e) Có thể đã có những suy nghĩ rằng bằng cách gây lo sợ cho các nước trong khu vực rằng Trung Quốc định đòi quyền chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông, các nước này sẽ dễ dàng chấp nhận đàm phán hơn một khi Trung Quốc quyết định đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế; f) Có thể có một niềm tin sai lầm rằng thời gian sẽ giúp cho Trung Quốc, và một khi Trung Quốc đủ sức mạnh, các nước láng giềng sẽ phải chấp nhận một giải pháp trên lập trường của Trung Quốc hơn là dựa trên luật pháp quốc tế. Nhiều người hay chỉ trích Trung Quốc cũng có niềm tin sai lầm này, như ông Phạm Quang Tuấn, khi ông nói rằng “Những chọn lựa của Trung Quốc sẽ mở rộng hơn khi nước này trở thành mạnh hơn.” Nếu Trung Quốc phát triển kinh tế và quân sự mạnh mẽ hơn nhưng lại không nuôi dưỡng tình bạn và ký các thỏa thuận với các nước láng giềng của mình, những cơ hội của Trung Quốc sẽ bị thu hẹp lại thay vì mở rộng. Và tình bạn thì không thể kết hợp với sự coi thường luật pháp quốc tế trong các vấn đề thiết yếu như phân định vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông.

Một số trong những lý do này, và có thể những lý do khác, chắc là nguyên nhân khiến Trung Quốc theo đuổi một chính sách trên biển Đông đi ngược lại những lợi ích của chính Trung Quốc. Nó làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc trong khu vực,và cũng có thể cản trở quan hệ kinh tế với các nước láng giềng. Nó thúc đẩy các nước khác khuyến khích Hoa Kỳ đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trong khu vực. Và nó làm chậm tiến trình thăm dò dầu và khí đốt, nguồn tài nguyên mà Trung Quốc rất muốn phát triển trong vùng lân cận gần của nó để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước xa xôi. Và nó ngăn cản sự thiết lập một chế độ quản lý việc đánh bắt thủy sản có tráchnhiệm.

Tôi hầu như chắc chắn rằng Tôn Tử (nếu còn sống) cũng sẽ thấy chính sách Trung Quốc là phản tác dụng. Ông cũng sẽ hiểu rằng không thể lấy dầu, khí đốt và cá bằng vũ lực. Đất đai có thể được chiếm giữ bởi quân đội. Nhưng biển thì không. Bạn có thể đi tầu bè

Page 143: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

143

qua đó, nhưng bạn không thể kiểm soát biển như là kiểm soát đất. Nếu bạn muốn khai thác các nguồn tài nguyên biển và dưới đáy biển, bạn cần phải có những thỏa hiệp quốctế.

Và, Phạm Quang Tuấn, tôi không phải là một ngươ ̀i biện hộ cho Trung Quốc như ông dường như ngụ ý ở đoạn cuối lá thư của ông. Tôi không ngần ngại chỉ trích Trung Quốcnếu họ sai trái, và chắc chắn Trung Quốc đã sai trong vấn đề biển Đông. Nhưng tôi đánh giá cao sự hòa bình tương đối mà Trung Quốc đã duy trì với các nước láng giềng kể từ sau cuộc chiến Trung-Việt năm 1988. Trung Quốc, một cách khôn ngoan, cùng đã đàm phán để đạt được những hiệp định biên giới đất liền với tất cả các nước láng giềng, ngoại trừ Ấn Độ và Nepal, và thường có những nhượng bộ đáng kể. Tôn Tử hẳn cũng sẽ ủng hộ cách tiếp cận chủ động này đối với vấn đề biển Đông.

Thư trả lời của GS. Phạm Quang Tuấn tới GS. Stein Tønnesson:

Tôi tin rằng chỉ có các học giả Trung Quốc có thể trả lời những câu hỏi mà ông nêu ra, và giải quyết sự khác biệt giữa chúng ta, liên quan đến những ý định sâu xa hơn của Trung Quốc. Vì vậy, tôi mong đợi sự hồi âm từ Giáo sư Su Hao.

GS. Stein Tønnesson đáp lại GS. Phạm Quang Tuấn:

Câu hỏi liên quan đến “ý định sâu sắc hơn của Trung Quốc” có có lẽ chỉ có các học giả Trung Quốc mới trả lời được, nhưng tôi không quan tâm quá nhiều về “ý định thực sự” của Trung Quốc. Điều tôi quan tâm là xác định những gì Trung Quốc có thể đòi hỏi theo luật pháp. Khi tôi nói rằng Trung Quốc không đòi hỏi và không thể đòi hỏi toàn bộ diện tích biển trong đường chữ U, mục đích của tôi là không phải là làm nhẹ đi ý định của Trung Quốc như ông có vẻ đã nghĩ, mà là làm rõ những phần nào của biển Nam Trung Hoa (biển Đông) là vùng tranh chấp pháp lý, những phần nào thì không. Nếu ông và những người khác cho rằng “vùng biển” nằm trong đường chữ U có nghĩa là Trung Quốc “đang đòi hỏi toàn bộ vùng biển”, thì thực ra chính ông đã phần nào thừa nhận một sự đòi hỏi bất hợp pháp của Trung Quốc. Dĩ nhiên là ông không ủng hộ nó, nhưng ông đưa nó lên địa vị của một yêu sách. Điều này sẽ dễ dàng khiến một số người kết luận rằng không ai có thể thăm dò dầu và khí đốt trong “vùng còn đang tranh chấp” (vì các bên đều có tuyên bố chính thức – người dịch), và những vùng này nên được coi là vùng khai thác chung.

Quan điểm của tôi là Trung Quốc chỉ có thể đòi hỏi quyền chủ quyền ở khu vực nằm trong vòng 200 hải lý tính từ bờ biển của nó (hoặc, nếu thềm lục địa tự nhiên của nó rộng hơn thì cũng chỉ được kéo tối đa đến 350 hải lý). Còn tại các khu vực nằm trong 200 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam và nằm ngoài vùng 200 hải lý từ bờ biển của các quốc gia khác thì chỉ Việt Nam có quyền thực thi quyền chủ quyền. Ông có thể chưa nhận ra sự quan trọng của điểm này. Tôi xin giải thích rõ: Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực để ngăn cản việc thăm dò dầu khí và đánh bắt hải sản của Việt Nam trong vùng mà chỉ Việt Nam có quyền chủ quyền, như vụ việc vào tháng 6 vừa rồi thì đây không phải là hành động để bảo vệ những tuyên bố của Trung Quốc, mà chính là một hành vi xâm lược. Điều này đã thực sự vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, và trở thành một vấn đề có thể đưa lên Hội

Page 144: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

144

đồng Bảo an Liên hợp quốc.

GS. Phạm Quang Tuấn trả lời GS. Stein Tønnesson:

Tôi hoàn toàn không có vấn đề gì với sự giải thích của ông về giới hạn pháp lý trongtuyên bố của Trung Quốc, như ông đã nêu ra trong đoạn thứ hai.

Tuy nhiên, tôi không thể đồng ý với lập luận của ông trong đoạn văn đầu tiên trong lá thư của ông. Gióng lên một tiếng chuông cảnh báo không có nghĩa là “thừa nhận nó ở một mức độ nhất định”. Ngược lại, trong quan hệ quốc tế, giữ im lặng về các hành động chứa nguy cơ bất hợp pháp thì tức là hỗ trợ ngầm và khuyến khích những đòi hỏi càng ngày càng không hợp lý, cho đến khi tình hình trở nên bất ổn đến mức chiến tranh có thể nổ ra. Giới học giả và truyền thông Trung Quốc vẫn thường xuyên nói rằng việc không ai phản đối đường chữ U của Trung Quốc trong những năm vừa qua là bằng chứng cho thấy quốc tế đã chấp nhận nó.

Lờ đi một mối đe dọa sẽ không làm cho nó biến mất. Ông cho rằng tôi là một người hay chỉ trích Trung Quốc chỉ bởi vì tôi đã rung lên một hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa mà nó có thể gây ra cho các nước láng giềng. Tuy nhiên, nếu người dân và các quốc gia ý thức được ngay từ đầu những mối đe dọa tiềm tàng đối với hòa bình, họ sẽ lên tiếng và sức mạnh của dư luận có thể sẽ buộc những kẻ có ý định xâm lược phải suy nghĩ lại.

Bởi vậy, nếu ông muốn phục vụ lý tưởng hòa bình có hiệu quả, theo đúng với những mục tiêu của bộ môn của ông, và chắc chắn rằng cũng là những mục tiêu của riêng ông, tôi mong ông hãy thẳng thắn và thực tế hơn về mối đe dọa hòa bình nảy sinh từ những đòi hỏi tham lam của Trung Quốc trên biển. Trên hết, ông cần PHẢI quan tâm tới những ý đồ thâm sâu của Trung Quốc, bởi chúng chính là chìa khóa thực sự cho vấn đề hòa bình và chiến tranh trong vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông).

GS. Stein Tønnesson trả lời GS. Phạm Quang Tuấn:

1. Việc nói rằng “Trung Quốc muốn đòi hỏi toàn bộ vùng biển phía trong đường chữ U” không phải là một lời cảnh báo mà là một sự củng cố niềm tin sai lầm rằng có thể làm một lời tuyên bố như vậy. Những người nắm vững pháp lý nên cảnh báo Trung Quốc rằng khi họ gây cảm tưởng rằng họ yêu sách những gì không thể yêu sách, họ phá hoại hòa bình khu vực và gây thiệt hại cho lợi ích cao nhất của Trung Quốc.

2. Bạn có chắc chắn rằng Trung Quốc thực sự có “ý đồ thâm sâu” hay là một quốc gia có thể có “ý đồ thâm sâu”? Liệu Việt Nam, Nhật Bản hay Hoa Kỳ cũng có “ý đồ thâm”?Một quốc gia không phải là một con người đầy mưu mô, mà là một tập hợp của rất nhiều người và nhiều tổ chức với những lợi ích và quan điểm khác nhau. Hiện tại thì tôi thấy những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang không thực sự chắc chắn họ cần làm gì với sức mạnh đang nổi lên của họ, ngoại trừ một điều là họ muốn duy trì sự ổn định chế độ và tiếp tục phát triển kinh tế. Đã có một số ý tưởng nguy hiểm lan truyền trong Trung Quốc rằng quốc gia này cần rửa mối nhục trong lịch sử và bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình, và cũng có một số người nghĩ rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi Trung Quốc ở giữa

Page 145: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

145

– hoặc nằm trên cùng – một hệ thống nước chư hầu trong khu vực. Tuy nhiên, cũng có nhiều người Trung Quốc nhận ra Trung Quốc đã được hưởng lợi nhiều như thế nào trong suốt 30 năm vừa qua bằng việc hòa mình vào thế giới một cách hòa bình và họ cũng biết Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục hưởng lợi như thế nào nếu có thể duy trì hòa bình với các nước xung quanh. Khi chúng ta đưa ra những cảnh báo chống lại sự nguy hiểm của lối suy nghĩ thứ nhất, những người theo cách nghĩ thứ hai tự nhiên sẽ trở thành đồng minh của chúng ta.

GS. Phạm Quang Tuấn đáp lại GS. Stein Tønnesson:

1. Trong khi các quốc gia nhỏ phải dựa vào luật pháp và các tổ chức quốc tế để bảo vệ quyền lợi của họ, các cường quốc thường có nhiều lựa chọn hơn. Họ có thể chọn cách gây áp lực để thay đổi luật, họ có thể lạm dụng luật pháp hay đơn giản là phớt lờ chúng hoàn toàn. Nếu họ tính sai, chiến tranh sẽ xảy ra. Bởi vậy có vẻ hơi lạc quan khi nói rằng họ “không thể” hoặc “không” đòi hỏi cái này hay cái kia chỉ vì nó trái với luật pháp.

2. Tôi không biết ý định thâm sâu của Việt Nam là gì, nhưng tôi biết rằng, là một nước nhỏ, cuối cùng Việt Nam vẫn phải dựa trên ngoại giao và luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trung Quốc thì không bị những hạn chế này. Việc họ đã cố tình và kiên quyết che giấu những ý định (liên quan tới đường chữ U) của họ có nghĩa là họ phải có những động cơ thâm sâu. Dĩ nhiêu chúng ta cần phải đoán đó là gì, nhưng ta có thể đoán khá đúng dựa trên những hành động của họ. Ví dụ như, bắt buộc đưa đường chữ U vào tất cả các bản đồ (bao gồm cả bản đồ Google), hoặc ép buộc các nhà khoa học phải đưa nó vào các bài báo khoa học: mục đích rõ ràng là để khiến người Trung Quốc nói chung tin rằng biển Đông là của họ. Khi họ đã đạt được điều này, việc sở hữu biển Đông sẽ không chỉ còn là một mưu đồ thâm sâu mà sẽ trở thành mục đích của cả nước.

Ông nói rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng tới việc duy trì sự ổn định của chế độ của họ. Điều đó không ngăn cản tham vọng lãnh thổ, bởi vì việc mở rộng lãnh thổ hay đánh trống thổi kèn những yêu sách về lãnh thổ đã luôn là điểm tựa cho các chế độ độc tài muốn duy trì sự ổn định của họ.

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc biết rõ rằng những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông vượt quá những gì Công ước về Luật biển cho phép là bất hợp pháp. Đó là lý do tại sao họ đã không bao giờ giải thích ý nghĩa thực sự của đường chữ U. Nói rõ ra thì sẽ bị sự lên án của quốc tế. Việc họ không giải thích ý nghĩa của bản đồ là một dấu hiệu khá chắc chắn rằng họ đang có những ý định bất hợp pháp. Nếu ông nghĩ rằng cần phải dạy cho họbiết cái gì là hợp pháp và cái gì không, tùy ông, nhưng tôi nghĩ điều đó hầu như không cần thiết – họ biết rõ luật pháp quốc tế như bất kỳ ai khác. Vì lợi ích của hòa bình trong khu vực, những gì họ cần phải biết là dư luận thế giới sẽ cùng đồng lòng chống lại bất kỳ hành động nào vi phạm pháp luật, và đó là điều mà tôi nghĩ rằng ông đã chưa nhấn mạnh đúng mức.

TS. Lê Văn Út trả lời GS. Stein Tønnesson:

Page 146: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

146

Tôi đã theo dõi cuộc trao đổi giữa các giáo sư Stein Tønnesson và Phạm Quang Tuấn. Tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư Phạm về đường chữ U.

Người đăng tin: Như Liên (Theo blog TS Lê Văn Út)

(http://nguoiviet.de/nv/modules.php?name=News&op=viewst&sid=21453#)

***

Tạp chí Science đăng “Quan ngại về đường lưỡi bò”

(Báo Tuổi Trẻ, Thứ Hai, 12/12/2011, 16:59)

TTO - Tạp chí Science (Khoa Học) đã đăng tải bức thư phản đối của giáo sư Phạm Quang Tuấn, Trường ĐH New South Wales (Úc), phản đối bài viết của các học giả Trung Quốc đề cập “đường lưỡi bò”.

Đây là một trong những tạp chí khoa học đa ngành uy tín nhất thế giới do Hiệp hội Mỹ vì

sự tiến bộ của khoa học xuất bản.

Trong mục thư điện tử của tạp chí, bức thư của giáo sư Phạm Quang Tuấn cùng một số trí thức Việt Nam và Việt kiều, giải thích tính phi pháp của "đường lưỡi bò" bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ Trung Quốc.

Page 147: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

147

>> Xem bài tiếng Anh tại đây

Bài của giáo sư Phạm Quang Tuấn trên Science

Nhóm tác giả cho rằng việc tác giả Trung Quốc đưa bản đồ có "đường lưới bò" vào bài viết, với hàm ý khẳng định các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc “là điều đáng phải đặt câu hỏi, đặc biệt là khi các quần đảo gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo”.

>> Lạm dụng khoa học để hợp lý hóa đường lưỡi bò

Bức thư tiếp: “Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật biển của Liên Hiệp Quốc vốn đã được tất cả quốc gia xung quanh biển Đông, kể cả Trung Quốc, phê chuẩn”.

Giới trí thức Việt Nam nhận định đây là một kết quả đáng khích lệ trong quá trình khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

Tiến sĩ Lê Văn Út từ ĐH Oulu (Phần Lan) nhận định các trí thức Việt Nam đã buộc tạp chí Khoa Học phải giữ môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.

K.L.

(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/469002/Tap-chi%C2%A0Science-dang-tai-%E2%80%9CQuan-ngai-ve-duong-luoi-bo%E2%80%9D.html)

***

Page 148: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

148

Lại xuất hiện bản đồ đáng ngờ

(Báo Thanh Niên, 24/11/2011 23:26 )

Bản đồ “kỳ lạ” trên Environmental Research Letters - Ảnh chụp từ website của IOPScience

Thời gian qua, nhiều cá nhân, tổ chức người Việt trên khắp thế giới liên tục phát hiện và phản đối các tác giả Trung Quốc lồng bản đồ có đường lưỡi bò gần ôm trọn biển Đông vào những bài báo khoa học.

Các tạp chí như Waste Management và Nature đã có phản hồi chính thức khẳng định bản đồ phi lý này không có chỗ trong các ấn phẩm khoa học không liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Page 149: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

149

Tuy nhiên, mới đây ấn phẩm Environmental Research Letters thuộc nhà xuất bản IOPScience đăng một bài nghiên cứu của một nhóm tác giả Trung Quốc và Ý, trong đó có các bản đồ gây nhiều lo ngại mới. Cụ thể, trong bài Changes in snow cover over China in the 21st century as simulated by a high resolution regional climate model về lượng tuyết phủ ở Trung Quốc trong thế kỷ 21 có nhiều bản đồ nước này không kèm đường lưỡi bò.

Thế nhưng ở góc phải phía dưới của các bản đồ lại xuất hiện một phụ đồ nhỏ thể hiện gần như toàn bộ biển Đông và lãnh thổ Việt Nam mà không có bất cứ chú thích hay diễn giải nào. Điều này có thể gây ngộ nhận rằng khu vực trong bản đồ nhỏ này cũng thuộc Trung Quốc. Thiết nghĩ cộng đồng người Việt trong ngoài nước và các cơ quan hữu trách cần lên tiếng yêu cầu giải thích rõ ràng, tránh chuyện lập lờ nhằm phục vụ cho mục đích nào đó.

TS Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)

(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111124/lai-xuat-hien-ban-do-dang-ngo.aspx)

***

Google không thể vì lợi nhuận mà xúc phạm Việt Nam

Page 150: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

150

(Báo Khoa học và Đời sống Online, 14/11/2011 07:09:21)

- "Trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn" - Ý kiến của TS Lê Văn Út, Đại học Oulu, Phần Lan, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều bài viết "lật tẩy" đường lưỡi bò phi pháp.

Google phải chịu trách nhiệm về phiên bản tiếng Hoa

Đã hơn 15 ngày kể từ khi nhóm các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài gửi thư phản đối đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps. Nhóm các nhà khoa học đã nhận được phản hồi gì từ phía Google hay chưa, thưa ông? Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía Google. Trang chính của Google Maps không sai nhưng phiên bản tiếng Hoa lại sai, nhiều người đặt nghi vấn đây là lỗi do cố tình. Quan điểm của ông như thế nào?

Tôi nghĩ phiên bản tiếng Hoa của Google Maps bị sai, tức có chèn đường lưỡi bò, và khác với trang chính của Google Maps là lỗi do cố tình.

Tôi chưa biết chính xác ai, bộ phận nào quản lí nội dung trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps, nhưng điều tôi biết là phiên bản tiếng Hoa của Google không phải là trang mạng của Trung Quốc và cũng không phải nằm dưới cự quản lí của Chính phủ Trung Quốc. Bộ phận trực tiếp quản lí trang www.google.cn là Google Ireland Holdings, một chi nhánh của Google ở Ireland.

Google Maps có hai phiên bản tiếng Hoa là http://ditu.google.com và http://ditu.google.cn; địa chỉ IP (internet protocol) cho cả hai đều ở Mỹ, có nghĩa là server ở Mỹ. Vì thế tôi cho rằng chính Google phải chịu trách nhiệm về lỗi trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps.

Mong Bộ Ngoại giao lên tiếng

Các nhà khoa học Việt Nam đã "lật tẩy" được đường lưỡi bò trên Nature. Ông có tự tin sẽ "cắt được lưỡi bò" trên Google Maps phiên bản tiếng Hoa không?

Hiện tại, do chưa nhận được bất cứ phản hồi chính thức nào từ Google nên chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định gì.

TS Lê Văn Út

Page 151: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

151

Thật ra, quá trình "lật tẩy" được đường lưỡi bò trên Nature cũng rất gian nan. Ban đầu, Nature vẫn cứ giữ im lặng, nhưng các lý lẽ thuyết phục của các tri thức Việt đã khiến họ phải cử phóng viên tìm hiểu vấn đề kỹ càng. Nhiều nhà khoa học (GS. Nguyễn Văn Tuấn, GS. Phạm Quang Tuấn, …) đã phải nhiều lần dùng những bằng chứng xác thực để thuyết phục Nature tôn trọng tính minh bạch trong môi trường khoa học.

Xin trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn. Nếu Google Maps vẫn tiếp tục để đường lưỡi bò tồn tại trên phiên bản tiếng Hoa thì tôi thấy Google dường như đang đi ngược lại nguyên tắc trung lập, khách quan và phi chính trị mà một tổ chức uy tín như Google phải có.

Phản đối đường lưỡi bò phi pháp trên Google Maps phiên bản tiếng Hoa

Cũng cần nhắc lại Google đã từng chiều lòng của Trung Quốc bằng việc chặn các từ khóa Taiwan (Đài Loan), Tibet (Tây Tạng)... trên trang tìm kiếm của Google. Vụ việc này đã làm cho Google bị mang nhiều tai tiếng.

Nhưng thật là khôi hài và lố bịch khi có hai bản đồ khác nhau cho cùng một vùng lãnh thổ trên Google. Hơn nữa, Google không thể vì mục tiêu lợi nhuận mà xúc phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Sẽ có thư ngỏ trên phạm vi toàn cầu

Page 152: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

152

Mới đây, tại hội thảo Biển Đông tổ chức tại Hà Nội, đã có sự góp mặt của nhiều học giả đến từ các nước trong khu vực như Singapore, Phillipines, Indonesia. Ông nghĩ sao về tín hiệu này?

Tôi cho rằng đây là một tín hiệu đáng mừng và rất tích cực. Hội thảo này cho thấy vấn đề Biển Đông không phải là một vấn đề khó công khai hóa (cần thu hẹp tranh luận) như nhiều người đã nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét chúng ta đã thu được những gì qua hội thảo đó. Tôi hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận rộng rãi hơn nữa tại Việt Nam trong thời gian tới.

Làm thế nào để kêu gọi được sự tham gia của các học giả trong khu vực tới vấn đề đường lưỡi bò nói chung và câu chuyện đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa Google Maps nói riêng?

Hiện tại, có một nhóm các nhà khoa học đã soạn một bức thư ngỏ đề cập đến tính phi pháp và cảnh báo sự phi lý của đường lưỡi bò trên phạm vi toàn cầu. Trong thời gian sắp tới, bức thư này sẽ được phổ biến rộng rãi với mục đích kêu gọi các học giả Việt Nam ở trong nước, ngoài nước và các học giả trong khu vực và quốc tế cùng tham gia ký tên phản đối.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang vận động các cây bút quốc tế tham gia viết về tính phi pháp của đường lưỡi bò, cũng như sự vô lý về lỗi cố tình trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps.

Theo tôi, một vấn đề cực kỳ quan trọng là những người quan tâm đến Biển Đông ở Việt Nam cần thực hiện các nghiên cứu một cách bài bản về Biển Đông và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín của quốc tế. Khi đó, chúng ta sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế hơn. Vị thế của Việt Nam trong quá trình giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông sẽ trở nên mạnh mẽ và thuận lợi hơn rất nhiều.

Hoàng Hạnh (thực hiện)

(http://bee.net.vn/channel/2981/201111/Google-khong-the-vi-loi-nhuan-ma-xuc-pham-Viet-Nam-1816762/)

***

Page 153: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

153

Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò

(Báo Khoa học và Đời sống Online, 20/10/2011 23:31:03)

- Hôm nay (20/10), tôi xin phép được “mãn nguyện” vì một tạp chí lừng danh không kém gì Science, Nature đã lên tiếng chính thức, thẳng thắn về tính phi lý và phản khoa học của "đường lưỡi bò" trong bản đồ của Trung Quốc - TS Lê Văn Út thông báo từ Phần Lan.

Đọc toàn văn: Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò thế nào?

Việc làm của Nature được thực hiện thông qua hai bài viết: một thông báo chính thức của ban biên tập (article) và một bản tin.

1. Bài dạng tin tức: David Cyranoski, Angry words over East Asian seas, Nature 478, 293-294 (2011), 19 October 2011.

2. Thông báo chính thức (article),tác giả là toàn ban biên tập: Editorial, Uncharted territory, Nature 478, 285 (20 October 2011)

Page 154: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

154

Trong bài thứ nhất, phóng viên David Cyranoski của Nature, hiện phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương viết:

1. Các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học Trung Quốc đang bị kéo vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực.

2. Trong khi các vụ chạm trán giữa các tàu thăm dò đang gây căng thẳng trong khu vực thì chính phủ Trung Quốc lại đang bị tố cáo về việc dùng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học của họ để tiếp sức cho việc tuyên bố chủ quyền của nước này.

GS Nguyễn Đăng Hưng, GS danh dự thực thụ trường ĐH Liège, Bỉ: Thắng lợi có tính quyết định

Một tờ báo khoa học danh giá vào bậc nhất trên thế giới đã khẳng định quan điểm một cách đanh thép như vậy thì chúng ta có thể nói ra hôm nay là chiến dịch phản đối đường lưỡi bò của trí thức chuyên gia trong và ngoài nước khởi động từ đâu năm đã đem lại thắng lợi có tính quyết định. Ít ra trên bình diện khoa học, trên báo chí khoa học quốc tế âm mưu đen tối chiếm biển Đông Nam Á của Trung Quốc đang ở trên đường phá

Page 155: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

155

3. Vụ tranh chấp biển đảo đang tràn lên các tạp chí khoa học. Nhiều ý kiến phê bình cho rằng các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đang cố tình giúp nước họ chiếm trọn biển Đông bằng việc sử dụng các bản đồ có đường biên mở rộng ra biển. Ví dụ, trong bài “Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010)”, có bản đồ của Trung Quốc bao trọn Biển Đông.

4. Hành động của Science: khẳng định không đứng về bên nào, không nhận sai nhưng hứa sẽ xem lại quy trình xét duyệt để không dính dáng tới các vụ tranh chấp lãnh thổ.

5. Ông Michael Oppenheimer, ĐH Princeton và là tổng biên tập tạp chí Climate Change, đã vô tâm với phản đối của các tri thức Việt. Lời lẽ nhẫn tâm của Oppenheimer: “đó không phải là vấn đề mà một tạp chí như của chúng tôi muốn đề cập tới”.

6. Trích lời của hai giáo sư Australia, Nguyễn Văn Tuấn và Phạm Quang Tuấn khẳng tính phi pháp của đường lưỡi bò và thái độ thiếu trách nhiệm của các tạp chí khoa học như Science và Climate Change.

Trong thông báo chính thức, bài thứ 2, Ban biên tập của Nature khẳng định: 1. Các quan chức Trung Quốc lúc nào cũng nói khu vực biển Đông là của Trung Quốc và "đường lưỡi bò" cũng nằm trong mục tiêu này. Tuy nhiên chưa có một công ước quốc tế nào khẳng định vấn đề này.

2. Việc các nhà khoa học Trung Quốc đưa bản đồ có đường chín đoạn vào các công bố khoa học là một hành vi phản khoa học.

3. Trong nhiều trường hợp, bản đồ có đường chín đoạn không liên quan gì đến nội dung khoa học của các bài báo.

4. Các tác giả khi đăng bài trên Nature phải tránh đưa các vấn đề chính trị vào đó.

5. Tác giả phải tránh đưa các bản đồ dính đến các vùng còn trong tình trạng tranh chấp vào các ấn phẩm khoa học. Nếu tác giả không tránh được điều này thì tác giả phải ghi rõ “khu vực đang tranh chấp”. Đối với các bài trên Nature, ban biên tập của Nature sẽ dùng quyền của mình để làm thế nếu tác giả vi phạm.

Tóm lại:

1. Nature đã lên án và có hành động cụ thể về việc làm phản khoa học của Trung Quốc.

sản.

Phải nói đây là thành quả đáng khích lệ, niềm vui xứng đáng của người Việt Nam, của trí thức chuyên gia Việt Nam, đã chung vai sát cánh, đấu tranh không ngừng nghĩ vì tiền đồ của dân tộc.

Khi chúng ta có chính nghĩa, khi chúng ta nắm vững luật pháp quốc tế, tính khách quan vô tư của khoa học, ta sẽ đi đến chiến thắng dù đối phương có thế lực đến đâu chăng nữa.

Xin chúc mừng các nhân sỹ, các đồng nghiệp, các bằng hữu đã quen lâu hay mới bước vào trận tuyến, từ nhiều nơi trên quả địa cầu, đã góp sức cho thắng lợi ban đầu này.

Page 156: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

156

2. Nature cũng đã "ngầm chê trách" các tạp chí và cá biên tập viên đã có thái độ vô trách nhiệm với việc phản đối của các tri thức Việt.

3. Nature đã khẳng định: không chấp nhận các bản đồ dính các vùng đang trong vòng tranh chấp xuất hiện trên tạp chí của họ. Nếu có thì phải có ghi chú: vùng đang tranh chấp. Và nếu tác giả không thực hiện điều đó chính ban biên tập sẽ dùng quyền của họ để thực hiện nguyên tắc này.

4. Việc đấu tranh của các tri thức Việt vừa qua nhìn chung đã thắng lợi. Thắng lợi này là một món quà rất ý nghĩa cho tổ quốc Việt Nam thân yêu.

5. Tuy nhiên, một cuộc chiến mới cũng đã bắt đầu – tri thức Việt đang đấu với gã khổng lồ Google về tấm bản đồ đường 10 đoạn trong phiên bản tiếng Hoa của bản đồ Trung Quốc trên Google chiếm trọn biển Đông.

Xin chân thành cảm ơn và khâm phục tinh thần khoa học, tính bền bỉ và tình yêu quê hương sâu nặng của các tri thức Việt. Chúng ta đôi lúc cũng có những bất đồng nhưng tấm lòng với quê hương, với nước Việt thương yêu đã kết dính chúng ta lại với nhau.

Sơ lược về Tạp chí Nature

Nature là một tạp chí tổng quát, có thể nhận đăng bài trong tất cả các lĩnh vực. Và tạp chí này chỉ nhận đăng những kết quả mang tính khám phá, những phát minh lớn. Những người có bài đăng trên tạp chí này, cũng như Science, thường có cơ hội nhận được giải thưởng cao trong khoa học (ngày hôm qua tôi được biết Viện Hàn Lâm Phần Lan đã yêu cầu trong hội đồng khoa học của họ làm một so sánh về số lượng bài đăng của Phần Lan trên hai tạp chí Science và Nature với các nước trong khu vực Bắc Âu). Chỉ số trích dẫn, impact factor, của Nature hiện tại là 36.104, xếp thứ 6 trong 7170 tạp chí của ISI (cao hơn Science 5 bậc).

TS Lê Văn Út, ĐH Oulou, Phần Lan

(http://bee.net.vn/channel/2981/201110/Tap-chi-lung-danh-Nature-lat-tay-duong-luoi-bo-1814972/)

***

Page 157: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

157

Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò”

(Báo Thanh Niên,16/10/2011 23:22)

Trong phiên bản tiếng Hoa, dịch vụ bản đồ của Google có hành động khó hiểu khi thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc (TQ) tại biển Đông.

Hiện nay, TQ đang tìm mọi cách tuyên truyền cho “bản đồ đường lưỡi bò”, vốn gần như ôm trọn biển Đông. Trong sách giáo khoa, các công trình nghiên cứu hay bất cứ tài liệu nào liên quan đến bản đồ, nước này đều không quên đưa “đường lưỡi bò” vào.

Mới đây, việc một số tạp chí khoa học quốc tế đăng bản đồ TQ, trong đó có thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò”, đã gây nhiều bức xúc cho cộng đồng người Việt khắp thế giới. Sau khi nhận được thư phản đối, Science, một tạp chí học thuật uy tín hàng đầu thế giới, đã thông báo sẽ chấn chỉnh việc đăng tải bản đồ.

Giờ đây, dịch vụ bản đồ của Google (Google Maps) lại có một hành động rất đáng bị lên án khi phần bản đồ thể hiện biển Đông lại có hình “đường lưỡi bò”, một yêu sách hết sức vô lý của TQ. Trong cuộc tranh luận với người viết, một phó giáo sư của TQ đã “trưng” ra cái bản đồ trên Google Maps và coi như “bằng chứng không thể chối cãi” về chủ quyền của nước này trên biển Đông.

Page 158: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

158

Bản đồ biển Đông có “đường lưỡi bò” trên Google Maps - Ảnh: Chụp từ Google Maps tiếng Hoa lúc 15 giờ 30 phút ngày 16.10

“Đường lưỡi bò” trên bản đồ của Goolge có 10 đoạn, bắt đầu từ Đài Loan, kéo dọc xuống bờ đông biển Đông, chạy xuống gần tới bờ biển Malaysia trên đảo Borneo, rồi sau đó men dọc vùng biển gần bờ Việt Nam (VN) và chấm dứt ở cửa vịnh Bắc Bộ. Bên trong “đường lưỡi bò” này là tên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough được ghi theo cách gọi của TQ: quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa, đảo Hoàng Nham...

Điều khó hiểu ở đây là trong khi phiên bản tiếng Anh, Nhật, Pháp… của Google Maps đều không thể hiện yêu sách hình chữ U của TQ trên biển Đông thì bản tiếng Hoa lại có.

Với phiên bản bản đồ có “đường lưỡi bò”, Google Maps hoặc vô tình hoặc cố ý tiếp tay tuyên truyền cho yêu sách của TQ. Hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của VN. Trước đây, chính Google Maps từng nhiều lần đăng tải bản đồ có một số chi tiết sai liên quan tới đường biên giới phía bắc VN. Một lần khác, dịch vụ này đã cài cơ chế tự động trên website của mình để khi người dùng internet gõ vào “Paracel Islands” (tên tiếng Anh của quần đảo Hoàng Sa) thì mạng sẽ tự động hiển thị cụm từ “Paracel Islands, Hainan” (Quần đảo Paracel, Hải Nam). Sau khi báo chí, các cơ quan chính quyền, tổ chức, cá nhân người Việt khắp thế giới lên tiếng, Google Maps đã chỉnh sửa các chi tiết sai trái ấy.

Page 159: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

159

Giờ đây, với việc đăng bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của TQ, Google Maps dường như đang đi ngược lại nguyên tắc trung lập, khách quan và phi chính trị mà một tổ chức uy tín như Google phải có. Thiết nghĩ, bản đồ với đường chữ U vô lý kia cần phải được gỡ bỏ ngay khỏi bản đồ phiên bản tiếng Hoa của Google.

TS Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)

(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111016/google-maps-can-go-bo-duong-luoi-bo.aspx)

***

Thử tìm công trình về Trường Sa trên tạp chí quốc tế

(Báo Khoa học và Đời sống Online, 08/10/2011 10:44:17)

- TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan tìm trong Web of Knowledge, nơi thống kê và xếp hạng hàng ngàn tạp chí khoa học trên thế giới với từ khóa "Trường Sa". Ông đã gửi tới Bee.net.vn kết quả tìm kiếm và những nhận xét của mình. Từ khóa “Spratly” (Trường Sa), tôi thấy có 27 bài từ các nước và vùng lãnh thổ: Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Australia, Pháp, Anh, Philippines, và Canada.

Page 160: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

160

Từ khóa “Nansha (Spratly) Islands” có 1 bài của tác giả Trung Quốc trên tạp chí của Trung Quốc.

Từ khóa “Nansha Islands” có 20 bài: 19 bài từ Trung Quốc, 01 từ Đài Loan (Trung Quốc).

Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa

Tuy nhiên, TS. Dương Danh Huy có cho biết thật ra cũng có công bố từ Việt Nam liên quan đến đường lưỡi bò phi pháp và tranh chấp biển Đông: 1. Nguyen Dang Thang; Nguyen Hong Thao: China’s nine-dotted lines in the South China sea: the 2011 exchange of diplomatic notes, Ocean Development & International Law (accepted) 2. Nguyen Hong Thao; Ramses Amer: A new legal arrangement for the South China Sea?, Ocean Development & International Law, 40:333–349, 2009 Tạp chí Ocean Development & International Law là một tạp chí ISI. Các tạp chí ISI thường có số lượng người đọc nhiều hơn. Do tiêu đề bài thứ 2 không nói trực tiếp “Spratly” nên không có trong các nhóm các bài tôi tìm, còn bài thứ 1 mới được nhận đăng nên đương nhiên chưa có trong Web of Knowledge. Tôi cho đây là điều đáng mừng, mặc dù như thế là còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam. Nếu các nhà khoa học Việt Nam gửi công bố của họ đến các tạp chí ISI thì sẽ có nhiều người quan tâm hơn. Tạp chí ISI được chia thành các nhóm như:

Page 161: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

161

1. SCI: Science Citation Index 2. SCIE: Science Citation Index Expanded 3. SSCI: Social Sciences Citation Index 4. AHCI: Arts and Humanities Citation Index Tôi cho rằng nếu có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ quyền biển đảo từ Việt Nam xuất hiện trên các tạp chí quốc tế uy tín thì sẽ rất thuận lợi cho Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền. Hy vọng những người đang làm nghiên cứu về Lịch sử, Địa lý, Tài Nguyên - Môi Trường và Luật tại Việt Nam lưu tâm hơn về vấn đề này. TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan (http://bee.net.vn/channel/2981/201110/Thu-tim-cong-trinh-ve-Truong-Sa-tren-tap-chi-quoc-te-1814263/)

***

Google Maps again falsely depicts Vietnamese territory as China's: scholar

(Báo Thanh Niên, trang tiếng Anh, Monday, October 17, 2011 10:35:00)

Page 162: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

162

A Google map wrongly following China's bogus claims to much of the East Sea, including Vietnamese territory and waters.

Google’s web mapping service has again falsely depicted Vietnamese territory as belonging to China.

In August 2010, Google Maps fixed errors that depicted parts of Vietnamese land territory as belonging to China, following a request from Vietnamese Ministry of Foreign Affairs.

But experts say some of those errors were not corrected and in the latest error, Google Maps has followed China’s un-founded claims to much of the East Sea, also known as South China Sea, on its Chinese-language web mapping page.

China's false claims to over 80 percent of the East Sea are often illustrated by Chinese propaganda in the form of the now infamous "U-shaped line," which China has placed on maps to encompass what it wrongly claims are it's territorial waters.

“Google’s web mapping service committed an act that deserves to be condemned when its East Sea map shows the [U-shaped] line, which is a totally unreasonable claim by China,” said Le Van Ut, a Vietnamese scholar at the Oulu University in Finland.

“In a debate with me, a Chinese associate professor showed the Google Map as indisputable evidence of his country’s sovereignty over the East Sea,” he wrote to Thanh Nien.

Ut said the U-shaped line on Google map has ten dots drawn from Taiwan to near the coast of Malaysia and Vietnam, encompassing Vietnam’s Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagos.

He said the line appeared only on Google's Chinese-language map.

“Google Maps has either unintentionally or deliberately supported China’s bogus claim," according to Ut. "This has seriously violated Vietnam’s sovereignty over the water and islands,” he said, requesting that the U-shaped line be immediately removed from Google’s web mapping service.

Ut accused China of initiating a propaganda campaign in which the U-shaped line is placed on as many maps as possible to support its unreasonable claim over of a majority of the resource-rich East Sea.

Last month, a group of overseas Vietnamese scholars strongly protested an article published by an American science journal that features maps falsely portraying most of the East Sea as belonging to China.

Page 163: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

163

The July 29, 2011 issue of Science – an international weekly science journal published by the American Association for the Advancement of Science (AAAS) – carried an article by Xizhe Peng titled "China's Demographic History and Future Challenges."

The article included a number of depictions of the so-called “U-shaped line” that incorrectly described most of the East Sea as belonging to China.

On September 30, the journal issued a statement saying it was “reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes."

In the previous error on Google Maps, Vietnamese authorities asked Google to correct mistakes concerning the borderline between Vietnam and China in March 2010 .

In the map published by Google, many areas that belong to Vietnam totaling thousands of square kilometers were presented as belonging to China. The mapping mistakes can be seen from Apachai Town in Dien Bien Province to Quang Ninh Province’s Mong Cai Town.

In August 2010, the Vietnamese Ministry of Affairs announced that Google Maps had re-drawn the two nations' borderline in the northern province of Lao Cai in an effort to fix its errors.

However, many remain unhappy with the corrections as the new borderline does not run along exactly as it should. Errors found in other parts of the Vietnam-China borderline outside Lao Cai have also not been fixed, critics have said.

By Thanh Nien News (http://www.thanhniennews.com/2010/pages/20111017-google-maps-south-china-sea-error.aspx)

***

Page 164: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

164

Journal response to U-shape issue unsatisfactory

(Báo Tuổi Trẻ, trang tiếng Anh, Mon, October 3, 2011,4:55 PM)

Page 165: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

165

The Editor's Note by the Science Journal on September 30, 2011

Photo: Tuoi Tre

Following objections by Vietnamese scholars to China’s cow tongue-shaped line that recently appeared in an article on the Science Journal, the magazine said it would review map acceptance procedures to ensure the magazine does not appear to endorse a political position on East Sea issues.

In its Editor’s Note on September 30, the Science Journal released its opinion about the article “China’s demographic history and future challenges” published in late July.

The Note read “In the review “China’s demographic history and future challenges” in the 29 July special section on Population (1), Fig. 1 showed a map of the South China Sea [East Sea]. We have become aware that some readers are interpreting the publication of this map as a statement by Science on the maritime borders marked in the image. This is not the case”.

It continued “Science’s policy, found on the masthead page of each issue, states that “all articles published in Science—including editorials, news and comment, and book reviews—are signed and reflect the individual views of the authors and not official points of view adopted by AAAS or the institutions with which the authors are affiliated.” “Science does not have a position with regard to jurisdictional claims in the area of water included in the map. We are reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes.”

In an email to Tuoi Tre, Dr. Le Van Ut, a Vietnamese math lecturer at Finland’s Oulu University, wrote that thanks to the Editor’s Note, China will no longer be able to take unfair advantage of peer-reviewed magazines to disseminate its illegal cow’s tongue line.

Science Journal’s response is unsatisfactory

Another Vietnamese scholar, Prof. Dr Nguyen Van Tuan from the Garvan Institute in Australia, told Tuoi Tre that he and his colleagues have warned the Science Journal about Chinese scientists’ wrongdoings in using the cow’s tongue-shaped line in the map of the East Sea in their article.

However, the Science’s response to the objection as shown in its Editor’s Note was an unsatisfactory reply, he said.

Page 166: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

166

“We have mentioned the scientific shortcomings of the article and we did not ask the journal about whether it agrees or disagrees with the relevant parties’ views about the East Sea issue. We have pointed out that the map is scientifically wrong and is not recognized by any scientific organizations. Therefore, the fact that a scientific journal publishes such a map is a violation of scientific ethics.”

Such wrong articles must be prevented from being published by international magazines in the future, he said.

Earlier in June 2011, the Journal of Waste Management has published a correction after it published on April 19, 2011 an article that included a map showing China’s cow tongue line in the East Sea.

The journal’s editor-in-chief, Prof. Dr Raffaello Cossu, from Italy’s Padova University, admitted the journal’s shortcomings after Vietnamese scientists objected to the map, which was used as an illustration for an article about solid wastes.

According to Dr. Tuan, such a response from the Journal of Waste Management was “fairer” to readers than that of Science Journal.

Illegal “border line” According to the Chinese government, the entire area within the cow’s tongue or the “u-shaped line” or the “9-dashed line”, including the islands, reefs and the bordering water, belongs to the sovereignty and jurisdiction of China based on history. In late May 2011, Vice Chairman of the National Border Committee of Vietnam Nguyen Duy Chien was quoted by the website of the Vietnamese Embassy in the United States as saying: “China’s nine-dotted line in the East Sea, aka “the cow tongue”, is legally groundless and in contrary to the 1982 UN Convention on the Law of the Sea to which China is a party. “The claim encroaches on the exclusive economic zones and the continental shelves of many regional countries, including Vietnam, and thus is rejected by many countries. China’s attempt to realize this claim is in fact making tensions in the region escalate.”

(http://www.tuoitrenews.vn/cmlink/tuoitrenews/society/journal-response-to-u-shape-issue-unsatisfactory-1.46615)

***

Page 167: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

167

Tạp chí Science: Sẽ xem lại quy trình đăng bài có bản đồ tranh cãi

(Báo Tuổi Trẻ, thứ Hai, 03/10/2011, 08:09)

TT - Tạp chí Khoa Học (Science Journal) số ra ngày 30-9 thông báo sẽ xem xét lại quy trình đăng bản đồ sau khi nhận được những ý kiến phản đối của các học giả Việt Nam liên quan tới bài viết của các học giả Trung Quốc, trong đó có in kèm bản đồ có "đường lưỡi bò".

Page 168: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

168

Phần “Ghi chú của ban biên tập” được đăng tải trên tạp chí Science liên quan tới bản đồ có đường lưỡi bò sai trái của nhà khoa học Trung Quốc - Ảnh do TS Lê Văn Út cung cấp

Page 169: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

169

Từ Phần Lan, TS Lê Văn Út, hiện đang giảng dạy tại khoa toán Đại học Oulu, email cho Tuổi Trẻ biết sau khi nhận được sự phản đối quyết liệt của các học giả Việt Nam về “đường lưỡi bò” phi pháp mà tác giả Trung Quốc đã sử dụng trong bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai (China’s demographic history and future challenges) ngày 29-7-2011, có trích dẫn tại [X. Peng, Science 333, 581 (2011)], tạp chí Science đăng tải ý kiến của mình trên mục Ghi chú của ban biên tập. Nội dung như sau:

Trung Quốc mất cơ hội lợi dụng khoa học

“Bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai trong số ra ngày 29-7, hình ảnh 1, phần Dân số đã có bản đồ của Nam Hải (biển Đông). Chúng tôi được biết một số độc giả đã diễn giải việc đăng tải bản đồ này là một tuyên bố của Science về đường biên giới lãnh hải được vẽ trên hình. Điều này là không đúng.

Quan điểm của Science, được ghi trên đầu trang của mỗi ấn bản, nêu rõ: “Tất cả các bài viết được đăng tải trên Science - kể cả bình luận, tin tức, xã luận, điểm sách - được ký tên và thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, và không phải là quan điểm chính thức của Hiệp hội Khoa học tiên tiến của Mỹ (AAAS) hay của các cơ quan nghiên cứu của các tác giả liên quan. Science không đưa ra quan điểm liên quan đến đòi hỏi về quyền tài phán tại khu vực lãnh hải trong bản đồ. Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không tỏ ra ủng hộ hay có quan điểm trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ/tài phán”.

Đường link phần ghi chú này có thể tìm thấy tại

http://utvle.files.wordpress.com/2011/10/science-2011-1824.pdf.

TS Út nhận định: “Như vậy sắp tới Trung Quốc sẽ không thể lợi dụng các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam nữa. Bởi lẽ khi một tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế thì các tạp chí khác cũng khó lòng mà làm khác (tức phản khoa học)”.

“Một trả lời không thỏa đáng”

Tuy nhiên, từ Úc, GS.TS Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện Garvan cũng cho Tuổi Trẻ biết ông và nhiều đồng nghiệp khác trong và ngoài Việt Nam đã thông tin cho tạp chí Science về việc làm sai trái của nhà khoa học Trung Quốc. Nhưng sau khi nhận được những ý kiến phản đối này, việc tạp chí Science thông tin lại với độc giả như vậy “là một cách trả lời không thỏa đáng”.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi nêu vấn đề khoa học, sai sót của bài báo, chứ không hỏi quan điểm của tạp chí Science là ủng hộ hay không ủng hộ đối với quan điểm của các bên về vấn đề trên biển Đông. Chúng tôi đã chỉ ra đây là một bản đồ vi phạm khoa học,

Page 170: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

170

không được tổ chức nào công nhận. Do đó, nếu một tạp chí khoa học đăng tải vấn đề như vậy là vi phạm đạo đức khoa học”.

Ông Tuấn cho rằng việc quan trọng tiếp theo là các nhà khoa học cần ngăn chặn những hiện tượng xuất bản sai trái tương tự trên các ấn phẩm quốc tế.

Trước đó, tháng 6-2011, tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management) đã tỏ ra sòng phẳng với độc giả hơn khi thông báo đính chính về việc đã đăng tải bài viết có kèm hình bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.

Đích thân tổng biên tập, GS.TS Raffaello Cossu, khoa công nghệ môi trường Đại học Padova (Ý), đã thừa nhận sai sót của tạp chí sau khi các nhà khoa học Việt Nam cùng lên tiếng phản đối tấm bản đồ có đường lưỡi bò minh họa cho bài viết Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: một phân tích so sánh của các tác giả Trung Quốc trong số ra ngày 19-4-2011.

GS.TS Nguyễn Đăng Hưng:

Nên lập Hội Khoa học địa lý môi trường

Các nhà khoa học Việt Nam, nhất là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực địa lý, tài nguyên môi trường, cần tăng cường báo cáo khoa học liên quan đến biển Đông và trình bày một cách trung thực và chính xác bản đồ Việt Nam, bản đồ hải đảo, thềm lục địa của Việt Nam, nhất là những vùng mà luật pháp quốc tế cho phép là vùng trời, vùng biển của đất nước chúng ta. Đây là việc làm hữu hiệu nhất, không cần can thiệp chính trị, chỉ cần tính khách quan, trung thực của nhà khoa học.

Ngoài ra, các nhà khoa học Việt Nam nên nhanh chóng thành lập Hội Khoa học địa lý môi trường để có dịp lên tiếng với quốc tế khi có yêu cầu. Chính phủ nên hỗ trợ kinh phí cho các nhà khoa học tăng cường nghiên cứu về biển Đông.

KHỔNG LOAN

(http://tuoitre.vn/The-gioi/458656/Tap-chi-Science-Se-khong-dang-bai-viet-co-%E2%80%9Cduong-luoi-bo%E2%80%9D.html)

***

Page 171: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

171

Tạp chí khoa học quốc tế sẽ đính chính về “đường lưỡi bò ngụy tạo”

(Báo Tuổi Trẻ, thứ Ba, 21/06/2011, 22:14)

TTO - Tiến sỹ Lê Văn Út, hiện đang làm việc tại Khoa Toán, ĐH Oulu, Phần Lan, cho Tuổi Trẻ biết, Tổng biên tập Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management) đã thông báo, tạp chí này sẽ đính chính trong số ra tới liên quan đến bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông mà tạp chí này vừa xuất bản.

Qua email trao đổi, TS Út cho biết: “Việc đính chính thông tin là chuyện chắc chắn 100%”, và khẳng định ông đã nhận được thư hồi đáp của GS. TS Raffaello Cossu, Khoa công nghệ môi trường, Đại học Padova (Ý) và đồng thời là Tổng biên tập của tạp chí nói trên, sau khi TS. Út cùng các nhà khoa học của Việt Nam lên tiếng phản đối tấm bản đồ có đường lưỡi bò minh họa cho bài viết “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” của các tác giả Trung Quốc trong số ra ngày 19-4-2011.

Theo thông tin trên trang của tạp chí này, Waste Management là tạp chí quốc tế chuyên về chất thải rắn trong công nghiệp ở các nước đang phát triển, với đối tượng là các nhà khoa học, kỹ sư, nhà quản lý trên thế giới.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, GS.TS Cossu sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là thông tin không chính xác.

KHỔNG LOAN

Page 172: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

172

(http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/443377/tap-chi-khoa-hoc-quoc-te-se-dinh-chinh-ve-%E2%80%9Cduong-luoi-bo-nguy-tao%E2%80%9D.html)

***

"Hoan nghênh giới KHVN đã cảnh giác, hành động kịp thời!"

(Báo Khoa học & Đời Sống Online, 21/06/2011 08:19:29)

- Sau khi đăng tải bài viết "Giới khoa học Việt phản đối chú thích sai về bản đồ Trung Quốc", Bee.net.vn đã nhận được phản hồi của GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) về sự việc này. Chúng tôi xin đăng tải nội dung bức mail này: "Xin gởi nội dung mail tôi vửa gởi cho các trí thức Việt Nam: Các đồng nghiệp, các bạn thân mến, Tôi rất vui báo cho các bạn một tin vui, nhỏ thôi, nhưng có tính cách tiêu biểu trong những ngày dầu sôi lửa bỏng!

Page 173: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

173

Chuyện nói về bài báo : "Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis", published in Volume 31, Issue 8, Pages 1671-1904 (August 2011) của các tác giả người Trung Quốc trong ấy có dùng bản đồ Trung Quốc có vẽ thêm "cái lưỡi bò oan nghiệt " mà chúng ta ai cũng biết. Không ăn nhập gì với nội dung bài báo nhưng họ cố tình qua mặt mọi người...

Bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò trong bài báo trên tạp chí Waste Management vi phạm chủ quyền Việt Nam

Page 174: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

174

Sau đó anh Trần Ngọc Tiến Dũng (mà tôi chưa quen), đã phát hiện và phản đối với ban biên tập cùng các đồng nghiệp qua một e-mail mà nội dung được Bee.net.vn diễn tả chi tiết như trên.

Một nghiên cứu sinh Việt Nam rất trẻ, đang nghiên cứu khoa học sau tiến sỹ (postdoc) tại Phần Lan, TS Lê Văn Út ([…]) đã hưởng ứng sau khi nhận được điện thư của TS Dũng. Đầu tháng 6/2011, TS Lê Văn Út đã tham gia một sê-mi-na tại Padova (Ý) và nhân dịp này có gặp TS Raffello Cossu, giáo sư trưởng khoa công nghệ môi trường, Đại học Padova (Ý). Chính giáo sư này là Tổng

biên tập tạp chí Waste Management, nơi đăng tải bài báo khoa học của các tác giả người Trung Quốc. Sau khi trở về Phần Lan , TS Út đã viết e-mail nhắc nhở nhà khoa học này trên tinh thần điện thư của TS Dũng. Như đã chờ đợi, GSTS Raffello Cossu đã phản ứng ngay có nội dung như sau. “… The Editor in Chief is evaluating the matter as a priority and will publish a note on the next issue of our Journal, stating that the map of China published in the article contained incorrect information… bản dịch: "… Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác…”. Tôi cho đây là điểm son của tinh thần yêu nước của các trí thức trẻ VN ! Đám hậu sinh khá thật ! Trí thức VN ngày nay mà cảnh giác và hành động kịp thời như vậy thì quá hay! ... Cùng thời điểm TS Út gửi mail nhắc nhở tạp chí Waste Management, nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những phản ứng tương tự. GS Nguyễn Kim Đan (ở Pháp) viết: "Kính gửi ông Tổng biên tập, Trong bài báo nhan đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” của các tác giả Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng, xuất bản tại Tập 31, Số 8, ở các trang từ 1671-1904 (tháng 8/2011) trên Tạp chí của ông, hình số 2 đưa ra một bản đồ địa lý của Trung Quốc, bao gồm cả “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố là vùng biển thuộc lãnh thổ Trung Quốc ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Đường

"… Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác…”.

GS.TS Raffello Cossu, Tổng biên tập tạp chí Waste Management

"Chúng tôi rất hoan nghênh sự phát hiện kịp thời của của nhà khoa học trong và ngoài nước. Chúng tôi tiếp tục theo dõi những phản ứng từ phía tạp chí Waste Management về việc này. ...".

GS.TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Page 175: Bài viết và trích dẫn của TS. Lê Văn Út trên các báo · Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn

175

lưỡi bò này của Trung Quốc bao trùm cả các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc không thể đưa ra chứng cứ thuyết phục về hoạt động chủ quyền, một cách liên tục và hòa bình, trong một thời gian dài tại toàn bộ vùng biển rộng lớn này. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố về quyền sở hữu đối với các đảo ở Trường Sa nhưng thực tế họ chưa bao giờ chiếm giữ quần đảo này cho đến tận 1988 khi hải quân của họ đụng độ với hải quân Việt Nam và lần đầu tiên trong lịch sử họ giành quyền kiểm soát 6 đảo đá. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ thêm nhiều đảo trong các vụ đụng độ sau đó với Việt Nam vào năm 1992 và với Philippines vào năm 1995. Một cách tự nhiên, Biển Đông là sự kết hợp các chế độ kinh tế giữa các quốc gia Đông Nam Á và giữa họ với các vùng đất phía Nam Trung Quốc. Biển Đông là ngôi nhà chung của các quốc gia trong khu vực và quy tụ các mối quan tâm chung của các quốc gia bên trong và bên ngoài khu vực. Bởi vậy, các vấn đề của Biển Đông nên được xử lý công bằng, tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia. Hình số 2 trong bài báo này sẽ gây nên một vấn đề ngoại giao và chính trị nghiêm trọng giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Vì vậy, tôi viết thư này đề nghị ông xem xét lại để gỡ bỏ ít nhất là hình minh họa này trong bài báo". Tiến sĩ Tô Văn Trường là người gửi đến các nhà báo trong nước thông tin về việc tạp chí Waste Management đăng thông tin sai sự thật về bản đồ Trung Quốc, đã giúp Bee.net.vn cập nhật phản ứng của các nhà KHVN. Ông vừa gửi mail thông báo thêm: "Chúng tôi, gần chục người đều đã nhận được phản hồi tích cực từ ban biên tập tạp chí quốc tế về quản lý chất thải ở Ý sẽ xem xét chỉnh sửa lại bản đồ hình chữ U của Trung Quốc trong số xuất bản lần tới. Việc tuy nhỏ nhưng thể hiện sự phản ứng nhanh nhạy, kịp thời kết hợp hiệu quả giữa các nhà khoa học VN ở trong và ngoài nước vì sự bảo vệ lãnh thổ của quóc gia. Nếu có sự lãnh đạo hướng dẫn vào cuộc của các tổ chức khoa học, chúng tôi tin rằng sẽ tăng sức mạnh tiếng nói của cộng đồng khoa học VN với cộng đồng quốc tế. Hôm nay là ngày nhà báo cách mạng VN, xin chức các anh chị nhà báo luôn khỏe mạnh, chân cứng đá mềm".

(http://bee.net.vn/channel/2981/201106/Tri-thuc-VN-da-canh-giac-va-hanh-dong-kip-thoi-1802955/)