bẢn tin khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ tỈnh thỪa thiÊn huẾ …€¦ · giám đốc sở khoa...

44
Trong số này: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2 4 8 10 12 14 15 18 23 26 27 28 29 30 30 31 33 34 35 36 37 37 38 39 40 Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 054.3849266-3825453 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 01-10/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 01/12/2010 In tại: Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2015 v CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH l Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 l Quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế l Xây dựng Huế thành một đô thị xanh, phát triển bền vững, phù hợp với đặc điểm riêng có của thành phố Huế l Ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 2016-2025 l Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 l Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân v KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG l Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sở l Tạo lập nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đúc đồng Huế l Xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu tràm quy mô hộ gia đình theo hướng thân thiện với môi trường l Nghiên cứu kỹ thuật bào chế thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất Mangiferin để điều trị bệnh do virus Herpes gây ra ở mắt l Nghiên cứu, tìm nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thay thế cát lòng sông tỉnh Thừa Thiên Huế l Hội nghị giao ban ngành khoa học và công nghệ quý III, năm 2015 l Hội thảo phổ biến mô hình áp dụng công cụ 5S l Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng công cụ tích hợp, chia sẻ, liên thông giữa các hệ thống thông tin l Nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa cơ sở l Những cách làm hay trong phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường l Viện Công nghệ sinh học-Đại học Huế sẽ trở thành trung tâm quốc gia về công nghệ sinh học miền Trung l Triển khai thành công kỹ thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế v KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ l Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn thế giới 15/10/2015 l Việt Nam đóng góp ý sáng kiến tại Hội nghị Bộ trưởng Khoa học ASEAN+3 l Đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới l Tìm ra cách khôi phục trứng “xấu” l Thúc đẩy hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ l Phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng đồng vị phóng xạ đầu tiên ở Việt Nam l Giải Nobel 2015 ISSN 1859-0144 10/2015

Upload: others

Post on 09-Aug-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Trong số này:

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2

4

8

10

1214

1518

23

26

27

2829

3030

31

33

34

35

36373738

39 40

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚNGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:NGUYỄN VŨ HỒ HẢI

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố HuếĐiện thoại: 054.3849266-3825453

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 01-10/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 01/12/2010

In tại:Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế

Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 10 năm 2015

v CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCHl Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020l Quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếl Xây dựng Huế thành một đô thị xanh, phát triển bền vững, phù hợp với đặc điểm riêng có của thành phố Huếl Ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 2016-2025l Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030l Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhânv KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNGl Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sởl Tạo lập nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đúc đồng Huếl Xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu tràm quy mô hộ gia đình theo hướng thân thiện với môi trườngl Nghiên cứu kỹ thuật bào chế thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất Mangiferin để điều trị bệnh do virus Herpes gây ra ở mắtl Nghiên cứu, tìm nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thay thế cát lòng sông tỉnh Thừa Thiên Huếl Hội nghị giao ban ngành khoa học và công nghệ quý III, năm 2015l Hội thảo phổ biến mô hình áp dụng công cụ 5Sl Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng công cụ tích hợp, chia sẻ, liên thông giữa các hệ thống thông tinl Nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa cơ sởl Những cách làm hay trong phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trườngl Viện Công nghệ sinh học-Đại học Huế sẽ trở thành trung tâm quốc gia về công nghệ sinh học miền Trungl Triển khai thành công kỹ thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huếv KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾl Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn thế giới 15/10/2015l Việt Nam đóng góp ý sáng kiến tại Hội nghị Bộ trưởng Khoa học ASEAN+3l Đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giớil Tìm ra cách khôi phục trứng “xấu”l Thúc đẩy hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệl Phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng đồng vị phóng xạ đầu tiên ở Việt Naml Giải Nobel 2015

ISSN 1859-014410/2015

Page 2: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với

tinh thần dân chủ, đoàn kết, đổi mới, ngày 24/10/2015 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV đã tiến hành phiên bế mạc và thông qua nghị quyết Đại hội.

Theo đó, mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2015-2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế được Đảng bộ tỉnh thảo luận và nhất trí thông qua là: Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và

bền vững; phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; đến năm 2020, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hoá-du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của cả nước và khu vực; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị-xã hội ổn định, vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Với 16 chỉ tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân trên 9%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt từ 3.400-3.700 USD;

cơ cấu GRDP du lịch, dịch vụ 55%; công nghiệp-xây dựng 37%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân từ 15-20%/năm; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân từ 10-12%/năm; tỷ lệ đô thị hóa từ 60-65%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên khoảng 1-1,1%/năm; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 8-10%; tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt trên 95% (trong đó, nước sạch đạt trên 90%); lao động qua đào tạo đạt 65-70%; giải quyết việc làm mới từ 15.000-17.000 lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1,5-

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XV,NHIỆM KỲ 2015-2020

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020 ra mắt Đại hội

Page 3: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

2%/năm; số xã đạt chuẩn nông thôn mới 50-60%; ổn định độ che phủ rừng từ 57-58%; 95% các khu đô thị, 70% khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% tổ dân phố, thôn, bản có tổ chức đảng, đảng viên; bình quân hàng năm kết nạp trên 2.000 đảng viên; phấn đấu không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.

Nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung thực hiện 4 chương trình trọng điểm gồm: Chương trình phát triển du lịch-dịch vụ; Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát

triển nguồn nhân lực. Đồng thời, đề ra 14 nhiệm vụ chủ yếu và 3 nhóm giải pháp đột phá chiến lược để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định: “Thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV là nguồn sức mạnh mới hết sức to lớn để tăng cường hơn nữa sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, cổ vũ mạnh mẽ Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển với tốc độ nhanh, bền vững hơn”. Đồng thời đề nghị, ngay sau Đại hội, Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội trong toàn tỉnh cần tổ chức

tốt việc nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những quan điểm, chủ trương mà Đại hội đã thông qua; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đột phá đến tận quần chúng nhân dân; xây dựng

chương trình hành động và có

kế hoạch, giải pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, đồng bào và chiến sĩ trong toàn tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”; nêu cao ý chí tự lực, tự cường; đồng tâm, hiệp lực; toàn tỉnh là một khối thống nhất ý chí và hành động, “Người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua”; nắm bắt thời cơ và vận hội mới; quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Hải Yến

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu tại Đại hội

Page 4: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

PV: Thưa ông Trần Duy Chiến, Quyết định về ban hành quy định quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hiệu lực từ ngày 18/10/2015. Ông có thể cho biết phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy định là gì?

Ông Trần Duy Chiến: Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ KH&CN quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ KH&CN quy định việc

chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; Thông tư liên tịch số 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 29/7/2015 của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN hướng dẫn cơ chế phối hợp và xử lý trong

QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ, AN NINHNGUỒN PHÓNG XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LTS: Ngày 08/10/2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 49/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18/10/2015 và thay thế Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Chiến, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.

Kiểm định thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và kiểm xạ khu vực làm việc (Ảnh minh họa)

Page 5: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

việc kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ tại các cửa khẩu và các văn bản quan trọng khác, ngày 08/10/2015, UBND tỉnh đã có Quyết định số 49/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quyết định này quy định quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: Khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Kiểm định thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và kiểm xạ khu vực làm việc. Hoạt động của Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường địa phương. Xây dựng, thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Thanh tra, kiểm tra về đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ. Các nội dung liên quan khác về đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ không quy định tại Quyết định này được thực hiện theo quy định hiện hành.

Đối tượng áp dụng của Quy định là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực bức xạ. Các tổ chức, cá

nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ và phát sinh chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

PV: Tại Mục 3 đã quy định hoạt động trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường địa phương và Mục 4 quy định việc xây dựng, thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Vậy ông có thể nói rõ hơn những yêu cầu tại các mục này là gì?

Ông Trần Duy Chiến: Tại Mục 3 nêu rõ, Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường địa phương tại tỉnh Thừa Thiên Huế được phê duyệt trong mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ quốc gia được đặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế và được kết nối trực tuyến với các Trạm vùng. Sở KH&CN có trách nhiệm xây dựng trình UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Trạm địa phương trên cơ sở quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia; quản lý trực tiếp hoạt động của Trạm địa phương trên địa bàn.

Trạm địa phương có chức năng thực hiện quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế; phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, tập hợp dữ liệu, phân tích đánh giá và gửi báo cáo kết quả

quan trắc tới Trạm vùng, Sở KH&CN định kỳ mỗi tháng một lần, báo cáo ngay khi có hiện tượng bất thường về phóng xạ hoặc khi Trạm vùng và Sở KH&CN yêu cầu.

Còn tại Mục 4, việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố gồm có: kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở, kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia. Sở KH&CN đang chuẩn bị tổ chức xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh, với các nội dung cơ bản như:

- Phân tích nguy cơ gây ra sự cố trên địa bàn tỉnh.

- Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố.

- Công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó sự cố.

- Hoạt động ứng phó sự cố: Áp dụng các nguyên tắc ứng phó sự cố theo quy định; Xây dựng cơ chế điều hành trong quá trình ứng phó sự cố theo quy định; Xây dựng phương án huy động nhân lực và trang thiết bị ứng phó phù hợp với mức báo động, đáp ứng được quy định; Thiết lập các giai đoạn ứng phó tương ứng với quy định; Xây dựng cách thức, nội dung thông báo các thông tin liên quan tới tiến trình ứng phó sự cố cho tổ chức tham gia ứng phó sự cố, phương tiện thông tin đại chúng trong

Page 6: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

quá trình ứng phó sự cố; Xây dựng quy định về thông báo, trợ giúp và yêu cầu trợ giúp tới các địa phương khác có liên quan trong ứng phó sự cố.

PV: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ, mà cụ thể ở đây là Sở KH&CN, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được quy định như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Duy Chiến: Tại Điều 20 đã quy định trách nhiệm đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Cụ thể:

- Sở KH&CN: Nghiên cứu, đề xuất trình UBND tỉnh ban hành các quy định, chương trình, kế hoạch cụ thể hóa chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn bức xạ; phối hợp với các cơ quan có chức năng đào tạo an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về an toàn bức xạ cho các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ; Tổ chức thẩm định an toàn, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang

chẩn đoán trong y tế), chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn theo phân cấp; Quản lý các hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn, chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động này; Xây dựng, cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ trong toàn tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở; thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo thẩm quyền...

Sở KH&CN chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch và tổ chức tổng kiểm kê các nguồn phóng xạ được sử dụng và lưu giữ trên địa bàn theo quy định. Làm việc với Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử-Sở Thông tin và Truyền thông để cập nhật cơ sở dữ liệu X-quang trên nền GISHue. Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý, giám sát nguồn phóng xạ thông qua vệ tinh GPS.

Còn đối với các ban, ngành liên quan, cụ thể là Công an tỉnh phối hợp với Sở KH&CN trong công tác bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt

nhân, thiết bị bức xạ và thiết bị hạt nhân trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở KH&CN và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác minh thông tin, tham gia tìm kiếm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh-trật tự khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra nguyên nhân sự cố cũng như các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Cử cán bộ tham gia Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân của tỉnh. Khi sự có sự cố xảy ra, căn cứ vào sự điều động, phân công của Ban chỉ huy, có trách nhiệm chỉ đạo, huy động nhân lực, phương tiện tham gia bảo vệ hiện trường, điều tra vụ việc, cứu hộ, cứu nạn...

Sở Y tế đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn bức xạ của các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý; tham gia phối hợp với Sở KH&CN trong công tác thanh tra việc chấp hành các quy định an toàn bức xạ đối với các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế. Cử cán bộ tham gia Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân của tỉnh. Khi có sự

Page 7: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

cố xảy ra, căn cứ vào sự điều động, phân công của ban chỉ huy, có trách nhiệm chỉ đạo, huy động nhân lực, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Đối với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ cần thực hiện khai báo và xin cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo đúng quy định của pháp luật và phải thực hiện đầy đủ các điều kiện được ghi trong giấy phép. Thường xuyên cập nhật và tổ chức thực hiện các văn bản quy định của pháp luật có liên quan đến công tác an toàn bức xạ. Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, các chỉ dẫn về an toàn, an ninh; bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và theo dõi liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ; cung cấp bảo hiểm nghề nghiệp cho nhân viên bức xạ. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra an toàn bức xạ; cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

Đặc biệt là phải lắp đặt thiết bị định vị nguồn phóng xạ theo quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21/7/2015. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thuộc mức an ninh A, B, C và D phải gắn

dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa theo quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21 tháng 7 năm 2015. Đối với nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B và C, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ bổ sung theo quy định Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21/7/2015.

Ngoài ra các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ cũng phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và chỉ tiêu kỹ thuật trong quá trình vận hành thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ. Việc thiết kế, lắp đặt thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ phải

thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn của Bộ KH&CN và các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thường xuyên kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra được quy định tại Điều 21 của Luật Năng lượng nguyên tử; kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị định kỳ theo quy định; thực hiện thường xuyên và có hệ thống việc kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc các thông số cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá an toàn tại cơ sở...

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.

Minh An(thực hiện)

Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại các cơ sở X-quang trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 8: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Hiện thực hóa tầm nhìn thành phố xanh

Đây là kế hoạch nhằm hiện thực hóa tầm nhìn thành phố xanh trong khuôn khổ thực hiện sự hợp tác giữa Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và UBND tỉnh trong bối cảnh thành phố Huế được tham gia vào chương trình phát triển đô thị loại II-Các thành phố xanh do ADB tài trợ. Có thể thấy rằng, việc xây dựng Huế thành một đô thị xanh, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan tự nhiên đặc biệt là trùng tu khu Kinh thành, các điểm di tích, điểm đặc trưng thu hút du lịch của Huế. Tạo ra mô hình phát triển mới, phù hợp với đặc điểm riêng có của thành phố Huế; là công cụ để các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý, giám sát một cách chủ động hơn trong quá trình phát triển thành phố.

Ngoài ra, các giải pháp, sáng kiến đưa ra thiết thực phù hợp với khả năng quản trị của

các cấp chính quyền, đảm bảo khả năng huy động vốn; là cơ sở giải quyết các thách thức theo lộ trình xác định, trước mắt từ nay đến năm 2020.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và ADB đã thống nhất thông qua 03 sáng kiến; trong mỗi sáng kiến bao gồm các Kế hoạch hành động thực hiện. Những sáng kiến này cũng chính là nhiệm vụ và nội dung các giải pháp thực hiện Kế hoạch:

- Cải thiện môi trường đô thị: Để thực sự trở thành một thành phố xanh, Huế cần có hạ tầng cơ bản để có thể quản lý nước mưa và nước thải tốt hơn. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt mới được đề xuất cho bờ bắc sẽ được lắp đặt cho khu vực Kinh thành và vùng đệm. Với rất nhiều hoạt động khác nhau được lên kế hoạch để thực hiện sáng kiến này, môi trường đô thị của khu vực xung quanh khu Kinh thành và các khu vực khác sẽ được cải thiện.

- Nâng cao các trải nghiệm du lịch: Sáng kiến này nhằm

mở rộng và làm sâu sắc hơn những trải nghiệm du lịch để thu hút nhiều hơn du khách đến với Huế và tăng thời gian tham quan của họ, qua đó tăng doanh thu từ du lịch và các hoạt động kèm theo. Sự đa dạng của các hoạt động du lịch văn hóa và tự nhiên sẽ được mở rộng. Thêm các hoạt động về đêm, bao gồm: các chợ đêm và buổi diễn văn hóa sẽ được giới thiệu. Một chợ thủ công mỹ nghệ mới sẽ được xây dựng trên một mặt bằng gần khu Kinh thành. Ngoài ra các địa điểm chiến lược khác trong khu Kinh thành (nhưng ngoài khu Hoàng Thành) sẽ được xây dựng để làm đa dạng hóa trải nghiệm thăm quan Kinh thành và điểm độc đáo riêng có của Huế.

- Phát triển giao thông bền vững cho khu vực thành phố Huế mở rộng: Thành phố Huế hiện đang trong quá trình mở rộng, vượt ra ngoài các trung tâm đô thị truyền thống của Huế. Chính quyền mới và một trung tâm đa năng, đa dụng hiện đang được xây dựng tại

XÂY DỰNG HUẾ THÀNH MỘT ĐÔ THỊ XANH,PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CÓ

CỦA THÀNH PHỐ HUẾ

Đó là những mục tiêu lớn nằm trong Kế hoạch hành động thành phố xanh Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt vào

ngày 09/10/2015.

Page 9: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

khu An Vân Dương, nằm ở phía đông nam của trung tâm thành phố. Dự kiến sẽ mở rộng thêm các đô thị về phía tây của khu Kinh thành. Cần có các đô thị mới này để có thể mở rộng cấu trúc đô thị và tạo không gian đa năng, đa dụng để phát triển ngành dịch vụ. Tỉnh và thành phố dự kiến sẽ phát triển khu đô thị mới trên cơ sở nguyên tắc thành phố xanh trong đó có phát triển giao thông bền vững.

Tập trung 3 nhiệm vụ mang tính đột phá

Xây dựng Huế thành một đô thị xanh, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là trùng tu khu Kinh thành, các điểm di tích, điểm đặc trưng thu hút du lịch của Huế, tạo ra mô hình phát triển mới, phù hợp với đặc điểm riêng có của thành phố Huế.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, việc xây dựng thành phố xanh Huế sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chính, mang tính đột phá là cải thiện môi trường đô thị, nâng cao các trải nghiệm du lịch và phát triển giao thông bền vững cho khu vực thành phố Huế mở rộng. Theo đó, về nhiệm vụ cải thiện môi trường đô thị, Huế cần có hạ tầng cơ bản để có thể quản lý nước mưa và nước thải tốt hơn. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt mới

được đề xuất cho bờ bắc sẽ được lắp đặt cho khu vực Kinh thành và vùng đệm.

Với rất nhiều hoạt động khác nhau được lên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ này, môi trường đô thị của khu vực xung quanh khu Kinh thành và các khu vực khác sẽ được cải thiện. Trên cơ sở đó sẽ ưu tiên phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải trong khu Kinh thành và các khu vực lân cận; cải tạo ao hồ, kênh rạch; cải tạo hệ thống thoát nước trong khu Kinh thành; xây dựng bãi chôn lấp rác tại Hương Bình; phát triển hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; cải thiện công tác giám sát chất lượng nước trên toàn thành phố...

Cũng trong Kế hoạch, UBND đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai một số nhiệm vụ chính nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh xem xét thành lập Ban chỉ đạo Kế hoạch hành động thành phố xanh Huế, các chủ trương triển khai dự án hạ tầng xanh, phân kỳ đầu tư phù hợp với tiến độ huy động vốn; tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án Chương trình phát triển đô thị loại 2 (đô thị xanh) tỉnh Thừa Thiên Huế; lập danh mục kêu gọi các dự án xã hội hóa đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện như: Xây dựng nhà máy

xử lý rác thải, xây dựng các bãi đỗ xe kết nối mạng lưới giao thông công cộng, xây dựng chợ thủ công...

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh, việc tổ chức thực hiện Kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đô thị xanh bền vững, công tác tổ chức triển khai đòi hỏi phải kiên trì, quyết liệt, có sự phối hợp toàn diện của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh. Vì vậy, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện; kiến nghị các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với Sở Xây dựng, UBND thành phố Huế triển khai thực hiện Kế hoạch và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ báo cáo UBND tỉnh. Để huy động nguồn lực xã hội, tỉnh sẽ lập danh mục kêu gọi các dự án xã hội hóa đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện như: Xây dựng nhà máy xử lý rác thải, xây dựng các bãi đỗ xe kết nối mạng lưới giao thông công cộng, xây dựng chợ thủ công...

Minh An

Page 10: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Ngày 13/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 1747/QĐ-TTg Phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025” (viết tắt là Chương trình).

Chương trình được thực hiện với quan điểm hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phù hợp với năng lực tiếp thu của người dân, phát huy được lợi thế so sánh từng vùng miền, phát huy

được các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện Chương trình để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Tập trung ưu tiên cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; các dự án có sự tham gia của các doanh nghiệp với vai trò là hạt nhân trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Chuyển giao tiến bộ KH&CN phải đi đôi với công tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ cho cơ

sở, nâng cao năng lực ứng dụng KH&CN của người dân.

Giai đoạn 2016-2020 phải xây dựng được ít nhất 1.200 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN có hiệu quả, có quy mô phù hợp với vùng sinh thái của từng địa bàn nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, trong đó có ít nhất 30% mô hình thực hiện ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; xây dựng

được ít nhất 20% mô hình liên kết ứng dụng KH&CN theo chuỗi giá trị hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân; chuyển giao được ít nhất 1.500 lượt công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án, năng lực ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho ít nhất 1.500 cán bộ quản lý và khoảng 2.500 kỹ thuật viên cơ sở ở địa phương, khoảng 80.000 lượt nông dân để có đội ngũ cán bộ

ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTHÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NÔNG THÔN,

MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2016-2025

Dệt zèng A Lưới (ảnh minh họa)

Page 11: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

kỹ thuật, quản lý thường xuyên bám sát địa bàn giúp nông dân tiếp tục mở rộng việc áp dụng các tiến bộ KH&CN đã được chuyển giao.

Giai đoạn 2021-2025 phải xây dựng được ít nhất 1.000 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN có hiệu quả, trong đó có ít nhất 30% mô hình thực hiện ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; tăng tỷ lệ các mô hình liên kết ứng dụng KH&CN theo chuỗi giá trị hàng hóa, các mô hình có quy mô sản xuất lớn, quy mô công nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Chuyển giao được ít nhất 1.500 lượt công nghệ mới, tiên tiến ở các lĩnh vực KH&CN, trong đó có ít nhất 20% công nghệ cao; Đào tạo ít nhất 1.500 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 60.000 lượt nông dân. Có ít nhất 10 doanh nghiệp KH&CN hoạt động chuyển

giao KH&CN phục vụ phát triển nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số được hình thành từ Chương trình.

Chương trình cũng đã đưa ra 2 nội dung để thực hiện trong giai đoạn 2016-2025. Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN thông qua các mô hình cụ thể phù hợp với từng vùng nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số, xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ phát triển của từng vùng miền, địa phương. Xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng, chuyển giao KH&CN. Xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ KH&CN, tổ chức quản lý, phát triển thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa có sự tham gia, liên kết giữa nhà khoa học, doanh

nghiệp và người dân, trong đó doanh nghiệp là nòng cốt.

Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ phục vụ hoạt động ứng dụng, chuyển giao KH&CN tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng tài liệu, dữ liệu về các tiến bộ KH&CN, thực hiện các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức KH&CN.

Có 3 giải pháp trong quá trình thực hiện, đó là về KH&CN, về nguồn nhân lực, về tổ chức quản lý. Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm kinh phí sự nghiệp KH&CN của ngân sách trung ương được giao hàng năm về Bộ KH&CN để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình; kinh phí từ ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện các dự án tại địa phương; kinh phí của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các dự án thuộc Chương trình.

Bộ KH&CN chủ trì, điều phối tổ chức thực hiện Chương trình; xây dựng và ban hành quy định quản lý Chương trình trong năm 2015; tổ chức lựa chọn tiến bộ KH&CN phù hợp với từng vùng, miền; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả hàng năm việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình.

Vỹ KhangHội nghị nghiệm thu dự án cấp trung ương ủy quyền địa phương

quản lý tại Sở Khoa học và Công nghệ

Page 12: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Ngày 28/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình).

Nguồn gen là tài sản quốc gia, là nguồn tài nguyên sinh học để phát triển khoa học, kinh tế-xã hội, môi trường và quốc phòng-an ninh. Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại kết hợp hài hòa với tri thức truyền thống trong bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen. Bảo tồn kết hợp với sử dụng bền vững nguồn gen góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen được thực hiện trên cơ sở mạng lưới quỹ gen thống nhất toàn quốc.

Theo Chương trình, đến năm 2020 phải thu thập, nhập nội, lưu giữ an toàn được ít nhất 70.000 nguồn gen sinh vật. Đánh giá, xác định giá trị nguồn gen, trong đó đánh giá ban đầu được ít nhất 20.000

(khoảng 30%) nguồn gen sinh vật đã thu thập, tập trung vào nguồn gen có giá trị kinh tế, khoa học, môi trường và y-dược; đánh giá chi tiết được ít nhất 10% trong tổng số nguồn gen sinh vật đã đánh giá ban đầu. Đánh giá tiềm năng di truyền được ít nhất 300 nguồn gen sinh vật có giá trị khoa học và kinh tế; giải mã, xây dựng bản đồ gen của ít nhất 5 nguồn gen đặc hữu hoặc có giá trị kinh tế cao hoặc là các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của Việt Nam. Tư liệu hóa nguồn gen, bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen quốc gia phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học và trao đổi thông tin trong mạng lưới quỹ gen thống nhất toàn quốc (Mạng lưới quỹ gen quốc gia). Khai thác và phát triển ít nhất 100 nguồn gen có giá trị ứng dụng để phát triển phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, y-dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh-quốc phòng.

Đến năm 2025, tiếp tục thu thập, nhập nội, lưu giữ, bảo tồn an toàn và nguyên trạng được ít nhất 90.000 nguồn gen sinh vật, đánh giá, xác định giá trị nguồn gen, trong đó đánh giá ban đầu ít nhất 30.000 (khoảng

40%) nguồn gen đã thu thập; nguồn gen có giá trị khoa học, y-dược, kinh tế và có triển vọng phát triển giống cho sản xuất; đánh giá chi tiết ít nhất 10% trong tổng số nguồn gen đã đánh giá ban đầu. Đánh giá tiềm năng di truyền của ít nhất 500 nguồn gen sinh vật có giá trị khoa học và kinh tế; giải mã, xây dựng bản đồ gen của ít nhất 10 nguồn gen đặc hữu có giá trị kinh tế cao hoặc là các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của Việt Nam. Tư liệu hóa nguồn gen và hoàn thiện hệ thống thông tin quốc gia về nguồn gen phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin trong Mạng lưới quỹ gen quốc gia. Khai thác và phát triển ít nhất 200 nguồn gen có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y-dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh-quốc phòng.

Định hướng đến năm 2030 sẽ tiếp tục thu thập, nhập nội, lưu giữ, bảo tồn an toàn quỹ gen quốc gia; đánh giá, khai thác có hiệu quả và phát triển bền vững nguồn gen có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y-dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh-quốc phòng; các thành viên

BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN GEN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Page 13: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

Mạng lưới quỹ gen quốc gia được tiếp tục nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực KH&CN, nhiều tổ chức thành viên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, thế giới.

Theo Chương trình có 4 nội dung chính được thực hiện, đó là (1) Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen sinh vật; (2) Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; (3) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen quốc gia; (4) Các nhiệm vụ ưu tiên triển khai. Theo đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách có liên quan

đến công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, kiện toàn hệ thống quản lý về nguồn gen, Mạng lưới quỹ gen quốc gia, xây dựng và triển khai thực hiện đề án khung và các nhiệm vụ, dự án về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen.

Về hoạt động KH&CN, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong bảo tồn, khai thác nguồn gen sinh vật. Thực hiện chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế các phương pháp trong nghiên cứu bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen. Khuyến khích và hỗ trợ bảo hộ sở hữu

trí tuệ cho các nguồn gen có giá trị kinh tế, y-dược và khoa học. Lồng ghép các hoạt động KH&CN về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen, đánh giá di truyền nguồn gen với các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu chung, nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu có sự hỗ trợ của nước ngoài về những vấn đề liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen.

Vỹ Khang

Thực hiện chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế các phương pháp trong nghiên cứu bảo tồnvà sử dụng bền vững nguồn gen

Page 14: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản

lý nhà nước, nghiên cứu-triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2020 phục vụ phát triển điện hạt nhân” (gọi tắt là Kế hoạch) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 15/10/2015.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là phát triển, tăng cường năng lực nguồn nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu-triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu triển khai hiệu quả, an toàn, an ninh Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và chương trình phát triển điện hạt nhân. Theo đó, mục tiêu cụ thể là phát triển năng lực của các nhóm chuyên môn/công việc về quản lý nhà nước phục vụ phát triển điện hạt nhân với tổng số 400 người, trong đó 50 người có năng lực chủ trì các nhóm chuyên môn/công việc, 100 người có năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và 250 người được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ sở cần thiết cho các chuyên môn/công việc. Phát triển năng lực của các nhóm chuyên môn/công việc về nghiên cứu-triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân với tổng số 1400 người, trong đó

50 người có năng lực chủ trì các nhóm chuyên môn/công việc, 400 người có năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và 950 người được trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ sở chuyên ngành.

Có hai nội dung chính được phê duyệt, đó là đào tạo, bồi dưỡng và hình thức quy mô đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực quản lý nhà nước bao gồm: Các nội dung về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế; Thẩm định, đánh giá an toàn; cấp phép xây dựng, cấp phép vận hành; thanh tra an toàn, quản lý chất lượng, quản lý môi trường và thanh sát hạt nhân; Công nghệ, an toàn lò phản ứng, nhà máy điện hạt nhân và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan; các nội dung quản lý và kỹ thuật cần thiết về thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành, quản lý chất thải phóng xạ nhà máy điện hạt nhân.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực nghiên cứu-triển khai và hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: khoa học và công nghệ hạt nhân, các lĩnh vực kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân; an toàn bức xạ, an toàn

hạt nhân; chu trình nhiên liệu hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ; ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát, sắp xếp, bổ sung nguồn nhân lực bảo đảm số lượng và cơ cấu chuyên môn phù hợp cho các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu-triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân để cử đi bồi dưỡng, thực tập hàng năm. Hoàn thiện cơ chế đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu đặc thù phục vụ phát triển điện hạt nhân. Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước có nền khoa học và công nghiệp hạt nhân phát triển nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường trao đổi chuyên gia, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị.

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, kiểm tra giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và tổ chức phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

An Khang

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂNĐIỆN HẠT NHÂN

Page 15: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc phạm vi của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước. Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng.

Hiện nay, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế có 17 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, có 330 UBKT Đảng ủy cơ sở, với 1.241 ủy viên UBKT. Trong tổng số 330 UBKT Đảng ủy cơ sở có 151 UBKT loại hình phường, xã; 94 UBKT loại hình cơ quan hành chính, sự nghiệp; 36 UBKT loại hình doanh nghiệp, 49 UBKT loại

hình lực lượng vũ trang. Trong những năm qua, đội ngũ làm công tác xây dựng đảng nói chung, cán bộ làm công tác kiểm tra nói riêng luôn được cấp ủy các cấp quan tâm, tạo điều kiện trong công tác, chính sách, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị. Tỷ lệ cán bộ được đào tạo lý luận chính trị từ cơ sở đến cao cấp, cử nhân của các khối bình quân 85,3%. Nhìn chung hoạt động của UBKT cơ sở trong những năm gần đây dần đi vào nề nếp, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đảng và việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương. Chất lượng của đội ngũ làm công tác kiểm tra cơ sở không ngừng được nâng lên cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ lẫn trình độ lý luận chính trị. Việc bố trí số lượng ủy viên UBKT cơ bản phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị, địa phương.

Tuy nhiên, chất lượng chương trình công tác kiểm

tra, giám sát định kỳ và các cuộc kiểm tra, giám sát đột xuất của cả cấp ủy và UBKT Đảng ủy cơ sở còn hạn chế; một số tổ chức còn lung túng trong phương pháp, xác định nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát. Quy trình một số cuộc kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả một số cuộc kiểm tra chưa bảo đảm yêu cầu nên chưa tạo được chuyển biến tích cực sau kiểm tra…

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò lãnh đạo của đảng, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của đảng ủy cơ sở là một trong những giải pháp được nhóm tác giả hướng đến. Trước hết là sự giác ngộ về Đảng và lý tưởng của Đảng, tính đảng, về tư tưởng vừa lâu dài, vừa cấp bách, có ý nghĩa quyết định hành động của cán bộ, đảng viên nói chung, của cấp ủy và UBKT các cấp nói riêng,

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY CƠ SỞ

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống UBKT các cấp, là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy cơ sở về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát ở tổ chức cơ sở đảng sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng nói chung và của Đảng bộ, Chi bộ cơ sở nói riêng. Vì vậy, đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của UBKT Đảng ủy cơ sở trên địa bàn Thừa Thiên Huế” do UBKT Tỉnh ủy chủ trì đã phần nào giải quyết được những vấn đề nói trên.

Page 16: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy. Trọng tâm của công tác này trước mắt cần tập trung làm rõ tính tất yếu, nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; làm cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở nhận thức rõ cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng trong nền thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nội dung quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng; tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng. Nội dung tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy, học tập phải phù hợp với từng loại hình tổ chức cơ sở đảng.

Đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là đối với đảng bộ, chi bộ cơ sở theo đúng tinh thần của Thông báo số 226-TB/TW, ngày 03/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở cơ sở cũng là cách để phân biệt sự khác nhau về thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy cơ sở và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của UBKT Đảng ủy cơ sở. Làm rõ vấn đề này để tránh sự

lẫn lộn trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng ủy cơ sở và của UBKT Đảng ủy cơ sở xảy ra hiện nay và góp phần khắc phục tình trạng Đảng ủy cơ sở “khoán trắng” công tác kiểm tra, giám sát cho UBKT Đảng ủy. UBKT Đảng ủy cơ sở căn cứ vào nội dung trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị trong từng thời gian để ban thường vụ Đảng ủy chuẩn bị nội dung, trình Đảng ủy cơ sở quyết định.

Các giải pháp về công tác tổ chức cán bộ và chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát ở UBKT Đảng ủy cơ sở cũng đã được nhóm thực hiện đề tài đề cập đến. Để nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cấp cơ sở được thực hiện có hiệu quả, một trong những giải pháp cần thực hiện là tăng số lượng ủy viên UBKT đảm bảo đủ theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế từng loại hình đơn vị, địa phương. Đây là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, định hướng cho việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở ổn định, có tính lâu dài, mỗi nhiệm kỳ, các cấp ủy, UBKT cần phải chú trọng khâu quy hoạch. Các cấp ủy cấp trên cơ sở cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác

quy hoạch cán bộ kiểm tra cơ sở. Hàng năm, có kế hoạch rà soát lại phương án quy hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ kiểm tra, để trên cơ sở quy hoạch, tích cực chuẩn bị đội ngũ cán bộ kiểm tra kế cận, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như nghiệp vụ kiểm tra, giám sát.

Bên cạnh việc thực hiện những giải pháp về tổ chức cán bộ, để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của UBKT Đảng ủy cơ sở, các cấp ủy cần quan tâm thực hiện một số chế độ, chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và hướng dẫn của UBKT trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đến cấp ủy và cán bộ làm công tác kiểm tra đảng ở cơ sở. Phương pháp tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ phải luôn được đổi mới; hình thức tuyên truyền, phổ biến phải thật ngắn gọn, làm cho người nghe dễ hiểu, tiếp thu, đi thẳng vào những vấn đề, đảm bảo chất lượng; tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị với nhau, giữa vùng miền, lĩnh vực công tác để rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu; báo cáo viên là đồng chí có

Page 17: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn đến trao đổi, truyền đạt các quy trình, tình huống phức tạp trong thực tiễn đã xảy ra.

UBKT cấp trên trực tiếp phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm tra, giám sát. Giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc nổi cộm, mới nảy sinh từ cơ sở. Sau mỗi kỳ đại hội Đảng, cấp ủy, UBKT cấp trên phải xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cử các đồng chí cấp ủy viên và ủy viên UBKT Đảng ủy cơ sở dự tập huấn, bồi dưỡng về công tác xây dựng Đảng nói chung, về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng; cung cấp các văn bản mới ban hành kịp thời, đầy đủ. Xây dựng quy

trình công tác kiểm tra, giám sát, hệ thống hóa các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của UBKT Đảng ủy cơ sở. Xây dựng quy trình các cuộc kiểm tra, giám sát; quy định lập, lưu trữ hồ sơ các cuộc kiểm tra hợp lý cũng như mẫu hóa một số văn bản…

Nhìn chung, công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng, bảo đảm cho đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh và có kết quả trong thực tiễn. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: Trong giai đoạn hiện nay, lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và giữ gìn kỷ luật trong Đảng là một đòi hỏi

khách quan của thời kỳ cách mạng, nó càng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ nói chung, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của UBKT Đảng ủy cơ sở nói riêng trong giai đoạn này là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng càng có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi cán bộ, đảng viên có ý thức và trách nhiệm đầy đủ, có sự tham gia của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, được tiến hành thường xuyên, có nề nếp với chiều sâu và chất lương cao, góp phần xây dựng đất nước với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”.

Minh An

Toàn cảnh hội nghị nghiệm thu đề tài

Page 18: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có

27 nghề, nhóm nghề và 110 làng nghề. Tuy nhiên, nội lực của các làng nghề nói chung còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ; khả năng cạnh tranh hàng hoá của các làng nghề trên thị trường còn thấp, các làng nghề truyền thống thiếu thông tin về thị trường tiêu

thụ và chưa có chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu; ngoài ra, các làng nghề hiện đang làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Điều đó khiến nhiều làng nghề hoạt động kém hiệu quả và có nguy cơ không tồn tại. Một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam là làng nghề đúc đồng. Sự thăng trầm của các làng nghề truyền thống gắn với quá trình phát triển

kinh tế-xã hội và ý thức bảo tồn, gìn giữ các giá trị truyền thống văn hóa của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày nay trước cơ chế thị trường nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống bị mai một dần, việc khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống là yêu cầu bức xúc nhằm phát huy nội lực khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Huế, văn hóa dân tộc.

Chính vì vậy, việc thực hiện dự án “Tạo lập nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đúc đồng Huế” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì là việc làm cần thiết và cấp bách. Đây là tiền đề nâng cao uy tín của làng nghề và sản phẩm làng nghề đúc đồng trên thị trường trong và ngoài

TẠO LẬP NHÃN HIỆU TẬP THỂ CHO SẢN PHẨM ĐÚC ĐỒNG HUẾ

Thành phố Huế nổi tiếng với làng nghề đúc đồng, tập trung chủ yếu tại phường Thủy Xuân và phường Phường Đúc. Việc khôi phục và phát triển làng nghề đúc đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với việc khôi phục các làng nghề hoàn toàn phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước hiện nay cũng như của chính quyền địa phương. Một dự án liên quan đến vấn đề này đã được triển khai thực hiện nhằm phát triển một ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị văn hóa, góp phần tạo thương hiệu sản phẩm làng nghề đúc đồng trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài.

Làng nghề đúc đồng đã góp phần tạo việc làm, nâng caothu nhập cho người dân

Page 19: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

nước, giải quyết những vấn đề còn ách tắt, khó khăn của làng nghề, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội trong sản xuất hàng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Dự án được thực hiện với mục tiêu tạo lập được nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đúc đồng của làng nghề đúc đồng thành phố Huế và sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ việc xây dựng thương hiệu góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và kinh tế-xã hội của địa phương. Theo đó nhãn hiệu tập thể đúc đồng Huế được bảo hộ, góp phần duy trì danh tiếng sản phẩm đúc đồng Huế và nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm (bao gồm Phường Thủy Xuân và Phường Đúc, thành phố Huế).

Nghề đúc đồng bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVIII, trải qua một thời gian dài tồn tại và phát triển, các nghệ nhân đúc đồng đã góp phần làm nên những nét đẹp, bản sắc riêng của một số làng nghề đúc đồng. Ở miền Bắc có các vùng đúc đồng nổi tiếng như Cầu Nôm (Hà Bắc), Ngũ Xá (Hà Nội), ở miền Trung các làng nghề đúc đồng như Thạch Lâm (Hà Tĩnh), Phan Xá, Hoàng Giang (Quảng Bình), Cam Lộ (Quảng Trị),

Phường Đúc (Huế), Phước Kiều (Quảng Nam), Bích Liên (Quảng Ngãi). Vào miền Nam, một số địa phương vẫn còn duy trì nghề đúc.

Làng nghề đúc đồng Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những người thợ thuyền phong kiến Nguyễn. Theo thời gian tên gọi Phường Đúc được dùng làm tên địa phương chỉ vùng đất chạy dọc theo đường Bùi Thị Xuân cách trung tâm thành phố Huế 3km về phía tây nam. Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở kinh đô Huế. Nhiều sản phẩm của người thợ đúc đồng Phường Đúc khi xưa đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể kinh thành Huế như: Vạc đồng ở Đại Nội (1659-1684), Chuông chùa Thiên Mụ (1710), Cửu Đỉnh đặt trước Thế Miếu (1835-1804), Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn (1803-1804), Chuông chùa Diệu Đế (1846) và rất nhiều các vật dụng thờ cúng bằng đồng. Các chùa ở Huế cũng có rất nhiều tượng phật bằng đồng với niên đại thuộc đầu thế kỷ XX qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và người thợ Phường Đúc. Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, với những biến cố của kinh thành Huế và thăng trầm của lịch sử, những

người thợ đúc đồng Huế vẫn truyền đời giữ lửa nghề cho đến hôm nay.

Ngoài các sản phẩm truyền thống đặc trưng (đồ thờ cúng) như: lư đồng, bát hương, tam sự, ngũ sự, chuông, cồng, chiêng… Các sản phẩm lưu niệm tinh xảo bằng đồng cũng được sản xuất phục vụ người yêu văn hóa trưng bày và khách du lịch như: tượng danh nhân, trống đồng, bình hoa, các biểu tượng văn hóa tiêu biểu của Huế và đất nước.

Với bề dày lịch sử phát triển và những tác phẩm mang tính nghệ thuật, làng Đúc đồng Huế gắn liền với lịch sử phát triển của người dân Thừa Thiên Huế. Đây không chỉ là một địa chỉ thú vị cho khách du lịch, cho những nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn là nguồn động viên tích cực cho việc nâng cao tay nghề cũng như tạo hưng phấn, lòng tự hào về nghề của những thợ đúc đồng.

Qua quá trình khôi phục và phát triển, đến nay các hoạt động sản xuất của làng nghề đúc đồng trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã có một số chuyển biến tích cực. Các hộ sản xuất trong các làng nghề bước đầu có chuyển biến trong tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, có một số mẫu mã mới phục vụ du lịch, thờ cúng, lưu niệm... Một số cơ sở của làng nghề đúc đồng

Page 20: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

cũng mạnh dạn đầu tư, tăng năng lực sản xuất, chú ý đến thương hiệu của cơ sở và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các dịch vụ phục vụ làng nghề đã đưa vào khai thác. Bước đầu đã hình thành và đưa vào khai thác một số tour du lịch tham quan làng nghề đúc đồng phường Phường Đúc và phường Thủy Xuân.

Tuy nhiên, công tác khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống còn chậm. Sự phát triển nghề và làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, thu nhập của người làm nghề còn thấp, ít sản phẩm có sức cạnh tranh và có thương hiệu trên thị trường. Các sản phẩm phục vụ du lịch, xuất khẩu còn ít và đơn điệu về chủng loại. Công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, thô sơ, quy mô sản xuất còn nhỏ bé.

Qua quá trình điều tra khảo sát cho thấy hiện nay trên địa bàn phường Thủy Xuân và Phường Đúc hiện có 50 cơ sở đúc đồng đang hoạt động. Như vậy, so với tổng hợp điều tra khảo sát thực trạng làng nghề của Hội Nghề đúc truyền thống Huế năm 2005 với 61 cơ sở tham gia hoạt động sản xuất thì số cơ sở năm 2013 đang có xu hướng giảm số lượng cơ sở. Một số cơ sở của các nghệ nhân lớn tuổi làng nghề đúc đồng Huế

nghỉ làm hoặc cơ sở sản xuất được chuyển lại cho con cháu trong gia đình quản lý.

Trong quá trình sản xuất, các nghệ nhân phải mất nhiều thời gian cho quá trình sản xuất, đòi hỏi tính kiên nhẫn, sự khéo tay, tính thẩm mỹ và sự chịu khó cao, đây cũng là đặc điểm chung của làng nghề truyền thống. Với những yêu cầu như trên đối với người thợ làng nghề nên những lớp thợ trẻ hoặc các thanh niên trong làng nghề có xu hướng tìm ngành nghề khác. Phần lớn những thành viên con cháu trong các cơ sở đúc có xu hướng chọn những nghề khác để sinh sống thay vì theo nghề. Ngoài ra thị trường sản phẩm trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn cũng là yếu tố dẫn đến sự suy giảm số cơ sở sản xuất trong thời gian điều tra. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm về số lượng cơ sở sản xuất của làng nghề.

Một số cơ sở sản xuất như cơ sở Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Khôi… chuyên sản xuất sản phẩm thờ cúng như tượng Phật và sản phẩm nghệ thuật như đại hồng chung. Mặt hàng chính của các cơ sở trên chủ yếu là 2 chủng loại này. Do đặc điểm sản phẩm tượng Phật và Đại hồng chung có kích thước lớn nên hầu hết các cơ sở trên đều

có sự đầu tư về thiết bị và nhân lực. Khảo sát cho thấy các cơ sở sản xuất nhỏ thường là các cơ sở có tiềm lực yếu, người chủ các cơ sở trên thường là thợ học việc đã ra nghề, một số ít cơ sở sản xuất nhỏ do những người trẻ tuổi làm chủ. Hầu hết các cơ sở trên chỉ hoạt động cầm chừng. Trong quá trình sản xuất do không có nhiều lựa chọn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm hoặc gặp khó khăn về vốn thì họ ngưng sản xuất và làm thuê cho các cơ sở khác hoặc chuyển nghề.

Các cơ sở sản xuất vừa là những hộ gia đình sản xuất dựa trên nguồn nhân lực gia đình, sản xuất chủ yếu vào các mặt hàng có lợi nhuận cao như đại hồng chung, chuông gia trì, tượng phật… theo đơn đặt hàng. Sản phẩm các cơ sở này còn là các đồ mỹ nghệ tuy nhiên số lượng không nhiều. Các cơ sở này thường tuyển thêm nhân công từ các cơ sở khác khi có đơn đặt hàng lớn.

Sự phát triển làng nghề đúc đồng ở Phường Đúc và Thủy Xuân thời gian qua chưa thực sự bền vững, sức cạnh tranh yếu. Nhiều cơ sở sản xuất thiếu thông tin về thị trường, một số cơ sở vừa sản xuất vừa là đầu mối trung gian buôn bán sản phẩm. Các sản phẩm sản xuất ra chưa được gắn nhãn hiệu. Do vậy các cơ sở thậm chí là cơ sở có quy mô

Page 21: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

sản xuất lớn còn gặp khó khăn trong việc hợp tác làm ăn với các thị trường lớn, chưa ký hợp đồng trực tiếp nên bị ép giá và không chủ động được sản xuất. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sản xuất theo kinh nghiệm nên mẫu mã sản phẩm còn ít. Giá thành nguyên vật liệu cao kết hợp yếu tố các sản phẩm làm bằng thủ công nên giá thành bán ra cao. Chính những điều này khiến thu nhập của người lao động trong làng nghề thường thấp, không ổn định nên họ chưa thực sự gắn bó với công việc.

Các thợ lành nghề có nhiều kinh nghiệm của các cơ sở vừa sau một thời gian làm chung thì có xu hướng tách riêng, thành lập các cơ sở nhỏ mang tính chất gia đình và tiến hành sản xuất tại nhà. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất do sản xuất không ổn định, quy mô sản xuất phân tán nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết, khả năng tiêu thụ sản phẩm không tốt, nguồn vốn kinh doanh còn ít nên sau một thời gian sản xuất riêng, một số thợ lành nghề này quay trở lại làm việc cho các cơ sở lớn hơn. Điều này góp phần làm biến động nhân lực tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề.

Việc khôi phục và phát triển nghề đúc đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với việc khôi phục các làng nghề là phù hợp với chủ trương và chính

sách của Đảng và nhà nước. Trong thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 14/7/2006 về việc quy định tạm thời tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời đã chỉ đạo Sở Công thương xây dựng đề án “Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015”. Trong đó, làng nghề đúc đồng ở Huế là một trong năm nhóm nghề, làng nghề truyền thống ưu tiên tập trung khôi phục và phát triển. Và đến năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 về việc công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa

Thiên Huế, trong đó có làng nghề đúc đồng Huế.

Cùng với chính sách khôi phục và phát triển làng nghề là xu thế hội nhập kinh tế đang ngày càng đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả ổn định. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho sản phẩm của làng nghề đúc đồng Huế là phải tạo lập được nhãn hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài nhằm góp phần phát triển một ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị văn hóa, lịch sử góp phần tạo việc làm, đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho các cộng đồng dân cư mà đặc biệt là một số lượng lớn lao động trên địa bàn.

Với mục đích khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đa số các cơ sở đã đóng

Hội thảo khoa học thuộc dự án“Tạo lập nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đúc đồng Huế”

Page 22: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

góp nhiều ý kiến về tên gọi nhãn hiệu tập thể. Một số tên nhãn hiệu tập thể như: “Đúc đồng Huế”, “Nghề đúc Huế” hoặc “Đúc đồng truyền thống Huế” được các cơ sở đặt vấn đề để chọn lựa với biểu tượng đặc trưng của nhãn hiệu là Đại hồng chung hoặc Cửu đỉnh.

Qua kết quả hội thảo khoa học về dấu hiệu nhận diện nhãn hiệu tập thể, hội nghị đã thống nhất tên nhãn hiệu tập thể là “Đúc đồng truyền thống Huế” với tỷ lệ đồng ý 100%, thay vì “Đúc đồng Huế” hoặc “Nghề đúc Huế” do các tên nhãn hiệu này chưa phản ánh hết các sản phẩm cũng như quá trình phát triển của làng nghề đúc đồng.

Theo ThS Trần Tuấn, chủ nhiệm dự án, với các thế mạnh vốn có của làng nghề đúc đồng Huế như các sản phẩm đồ nghi lễ nổi tiếng (chuông, lư, tượng…), quy trình kỹ thuật được đảm bảo, đã tạo được các

sản phẩm kỹ thuật cao cho thị trường kén chọn. Kết hợp với các thế mạnh hiện nay như sản phẩm có chất lượng, đã đúc thành công các sản phẩm có trọng lượng lớn. Do vậy, logo của nhãn hiệu tập thể phải thể hiện rõ nét đặc trưng cuả làng nghề gắn liền với lịch sử phát triển của đất cố đô.

Để đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu tập thể Hội Nghề Đúc truyền thống Huế, đơn vị chủ trì đã tiến hành thủ tục tra cứu trước khi chính thức nộp đơn. Kết quả tra cứu cho thấy nhãn hiệu có khả năng được chấp nhận bảo hộ tổng thể khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thuộc nhóm 06.

Dự án đã góp phần nâng cao ý thức về việc duy trì, phát triển và gìn giữ thương hiệu vốn có của làng nghề đúc đồng Huế thông qua quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể “Đúc đồng truyền thống Huế”,

qua các phóng sự, chuyên đề và tờ rơi sản phẩm. Kết quả dự án tạo cơ sở cho việc mở rộng các hội viên sử dụng nhãn hiệu tập thể, nâng cao ý thức của các hội viên về lợi ích và trách nhiệm cuả việc sử dụng nhãn hiệu tập thể Hội Nghề đúc truyền thống Huế cũng như điều kiện để sử dụng nhãn hiệu tập thể này.

Dự án góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống nói riêng và lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung. Việc xác lập và đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm của làng nghề đúc đồng Huế có tác dụng nâng cao giá trị của sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người sản xuất.

Võ Minh

Cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Viện

Ngày 17/01/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 111/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, làng nghề đúc đồng Huế của phường Thủy Xuân và Phường Đúc cũng được quy hoạch và gắn với phát triển du lịch, đồng thời chọn lọc, phát triển các ngành nghề và làng nghề có hiệu quả kinh tế cao và gắn với việc bảo vệ môi trường.

Page 23: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Dự án cấp cơ sở do Trung tâm Ứng dụng

tiến bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đã được nghiệm thu tại Hội đồng nghiệm thu huyện Phú Lộc.

Tràm (Melaleuca cajuputi) là cây gỗ nhỏ hay trung bình, cao 10-15m và đường kính có thể đạt tới 50-60cm; đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu mọc

ở vùng đồi cằn cỗi. Tinh dầu nói chung và tinh dầu tràm nói riêng từ rất lâu đã được dùng trong công nghệ dược phẩm và mỹ phẩm. Tinh dầu tràm (Eucalypton) với các thành phần chủ yếu là cineol, eucalyptol... có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế tinh dầu tràm có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hóa, đặc biệt là có công dụng rõ rệt trong việc chữa ho, long đờm. Eucalypton được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương. Hoa tràm chứa

hơn 2% tinh dầu, vò nát trong tay tỏa mùi thơm, đem cất lên thành tinh dầu tràm. Tinh dầu tràm là một chất lỏng màu vàng xanh trong suốt, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong cồn 800, hương thơm dễ chịu, dùng làm thuốc cao để xoa bóp, chữa đau nhức, cảm mạo, tiêu đờm, chứng tê thấp.

Hiện nay phần lớn tinh dầu tràm được xuất khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam và Indonesia. Có nhiều phương pháp để chưng cất tinh dầu tràm, nhưng chủ yếu là theo nguyên tắc cất kéo hơi nước, có thể tiến hành theo phương pháp thủ công hay hiện

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU TRÀM QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH THEO HƯỚNG

THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Dầu tràm Lộc Thủy được bán dọc theo quốc lộ 1A

Tinh dầu tràm Lộc Thủy đã có thương hiệu trên thị trường, nhiều hộ dân rất tâm huyết với nghề này. Dọc theo quốc lộ 1A nghề chưng cất và bán tinh dầu tràm đã trở thành nghề chủ đạo của nhiều bà con. Hiện nay, nghề dầu tràm Lộc Thủy bắt đầu khôi phục trở lại như thành lập HTX dầu tràm Lộc Thủy, xây dựng nhãn hiệu tập thể tinh dầu tràm Lộc Thủy. Vì vậy, việc thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu tràm quy mô hộ gia đình theo hướng thân thiện với môi trường tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” là thiết thực, phù hợp với nhu cầu của địa phương.

Page 24: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

đại, tuy nhiên phương pháp thủ công dễ làm, đơn giản và tiện lợi phù hợp với điều kiện kinh tế hộ gia đình.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh hỗ trợ cơ sở chế biến dầu tràm Thanh Bình xây dựng mô hình chưng cất dầu tràm lôi cuốn bằng hơi nước, giúp tăng năng suất, tiết giảm chất đốt và nhân công với kinh phí hỗ trợ là 40,3 triệu đồng trên tổng mức đầu tư là 82 triệu đồng. Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng thì còn tồn tại một số hạn chế như kích thước nồi quá lớn, khó thao tác, ít phù hợp với quy mô hộ gia đình; còn phát sinh khói bụi làm ảnh hưởng đến môi trường…

Là đơn vị có chức năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước vào thực tiễn sản xuất, đời sống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất tinh dầu tràm Lộc Thuỷ theo hướng thân thiện với môi trường. Đó là áp dụng thiết bị kỹ thuật về lò đốt nhiên liệu than, củi, lá tràm đã chưng cất khô để tiết kiệm năng lượng và chi phí sản xuất. Áp dụng thiết bị kỹ thuật về xử lý khói, bụi và khí thải độc hại nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn giao thông. Áp dụng thiết bị kỹ

thuật về thiết kế nồi chưng cất tinh dầu tràm phù hợp với quy mô hộ gia đình nhằm thuận lợi trong việc nhân rộng mô hình. Áp dụng thiết bị kỹ thuật về phương pháp chưng cất tinh dầu tràm theo hướng hiện đại hoá, tự động hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu nhân lực. Các kỹ thuật trên đều dễ áp dụng, đơn giản, dễ làm, chi phí thấp; vấn đề chủ yếu chính là hàm lượng khoa học của công nghệ được áp dụng một cách phù hợp.

Mục tiêu chung của dự án là xây dựng thành công mô hình chưng cất tinh dầu tràm quy mô hộ gia đình theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thân thiện với môi trường tại xã Lộc Thủy nhằm khôi phục, phát triển làng nghề sản xuất tinh dầu tràm góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Phú Lộc. Qua đó ứng dụng tổng hợp các công nghệ gồm: công nghệ xây lò đốt tiết kiệm năng lượng; công nghệ xử lý khói, bụi và khí thải độc hại ra môi trường; công nghệ chưng cất tinh dầu tràm được tự động hoá ở khâu ngưng tụ tinh dầu, bổ sung nước; tách riêng dầu và nước... để xây dựng thành công mô hình chưng cất tinh dầu tràm theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường cho 02 hộ dân thuộc làng nghề tinh dầu tràm xã Lộc Thủy.

Lò nấu được xây bằng gạch thẻ và đất sét, thiết kế theo dạng tập trung nhiệt cao nhất, tiết kiệm được nhiên liệu khi nấu. Lò nấu có ống thoát khí thải và khí thải này được kết nối với hệ thống xử lý khói, bụi và khí thải độc hại nhằm khắc phục việc gây ô nhiễm môi trường.

Nồi chưng cất được làm bằng Inox 304 nên bền nhiệt và đẹp về hình thức. Đặc biệt được thiết kế để tận dụng được nhiệt nhiều nhất, cho năng suất trong chưng cất tinh dầu được cao nhất và phù hợp với quy mô hộ gia đình. Nồi nấu tinh dầu được thiết kế dạng roăng nước, có đai ốc cố định nắp nên dễ sử dụng, dễ thao tác và không để thất thoát hơi. Nắp nồi được thiết kế tạo với miệng nồi một góc nghiêng từ 30-450 nên thuận lợi cho hơi nước và tinh đầu bốc lên đỉnh. Tại đỉnh là một bầu để hơi nước và tinh dầu tập trung và dễ đi vào ống dẫn hơi của hệ thống sinh hàn.

Nước và tinh dầu sau khi được ngưng tụ được hứng vào một phễu chiết thủy tinh (có thể vạch mức định lượng tinh dầu trên đó), thuận tiện trong quá trình theo dõi lượng dầu ra. Tại đáy phễu chiết có khóa để có thể lấy tinh dầu ra. Đặc biệt là trong quá trình nấu, đầu ra của phễu chiết được nối với nồi nấu bằng một ống nhựa hoặc bằng kim loại để hồi lưu

Page 25: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

phần nước bên dưới vào lại nồi nấu theo nguyên lý bình thông nhau, tránh tình trạng bị khê khét. Hệ thống nồi nấu, hệ thống sinh hàn và hệ thống tách chiết tinh dầu được thiết kế, chế tạo theo thiết bị, dụng cụ thường dùng của một phòng thí nghiệm, bảo đảm tính tối ưu về thiết kế và hiệu quả sử dụng. Giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của các cơ sở nấu dầu tràm truyền thống tại làng nghề Lộc Thủy.

Năm 2011, nhãn hiệu tập thể của sản phẩm dầu tràm ở Lộc Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ chính thức công nhận, là điều kiện quan trọng trong việc vực dậy làng nghề. Đến nay, trên địa bàn xã có 52 hộ gia nhập HTX với 54 điểm bán. Tất cả các xã viên thuộc HTX đều cam kết sản xuất

kinh doanh giữ uy tín sản phẩm dầu tràm của làng, như đoàn kết hỗ trợ nhau trong sản xuất; không bán dầu dỏm, dầu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc… Năm 2012, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng kế hoạch về khôi phục, phát triển nghề, làng nghề và sản xuất sản phẩm xuất khẩu, trong đó có quan tâm đến phát triển nghề chế biến dầu tràm. Năm 2013, UBND huyện Phú Lộc đã quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề dầu tràm Lộc Thủy. Năm 2014, huyện Phú Lộc sản xuất ước tính khoảng 4.500 lít dầu tràm để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá 1 lít tinh dầu bán từ 1.000.000-1.500.000 đồng.

Dựa trên những kinh nghiệm sẵn có của các hộ dân và sự hướng dẫn áp dụng công nghệ tiên tiến của đơn vị chủ trì, chính quyền địa phương hỗ trợ để xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu tràm quy mô nông hộ theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và thân thiện môi trường cho 02 hộ dân ở hợp tác xã. Hai mô hình được thực hiện ở hộ dân Nguyễn Thị Lý (thôn Phước Hưng) và Phạm Thị Quyên (thôn Phú Cường) là hai đầu của xã Lộc Thủy.

Dự án đã góp phần trong việc tạo nguồn sản phẩm tinh dầu tràm tiêu thụ nội địa và hướng đến xuất khẩu. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống sản xuất tinh dầu tràm góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện và tỉnh, góp phần xây dựng thành công mô hình chưng cất tinh dầu tràm theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường.

Võ Minh

Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống sản xuất tinh dầu tràm góp phầnđổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội

Page 26: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bào chế thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất Mangiferin để điều trị bệnh do virus Herpes gây ra ở mắt” do Công ty Cổ phần Dược Trung ương Medipharco-Tenamyd chủ trì thực hiện đã được Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế nghiệm thu vào ngày 06/10/2015.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thiết lập công thức và bào chế thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất Mangiferin để điều trị bệnh do virus Herpes gây ra, qua đó, tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Đề tài được nghiên cứu gồm 7 nội dung: Nghiên cứu các tính chất của nghiên liệu và các tá dược để lựa chọn dạng bào chế thích hợp cho thuốc mắt Mangiferin; Nghiên cứu thiết lập các công thức, kỹ thuật bào chế của hỗn dịch thuốc nhỏ mắt; Xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì và xây dựng tiêu chuẩn bao bì; Xây dựng và thẩm định quy trình sản xuất trên quy mô công nghệ 10 lít; Nghiên cứu độ ổn định sản phẩm và xác định tuổi thọ; Thử tiền lâm sàng; Thử lâm sàng.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nghiên cứu các tính

chất của nguyên liệu và các tá dược để lựa chọn hệ tá dược (chất gây thấm, chất làm tăng độ nhớt, hệ đệm, chất bảo quản...) giúp thuốc lưu lại trên mắt, khó bị rửa trôi, đặc biệt trong hỗn dịch giúp thuốc khó bị lắng đọng, dễ phân tán khi bị lắc; tạo pH tương đương pH sinh lý nước mắt, giúp thuốc không gây kích ứng mắt, đảm bảo vô trùng của chế phẩm. Nghiên cứu thiết lập 17 công thức kỹ thuật bào chế của hỗn dịch thuốc nhỏ mắt để chọn được 01 công thức đáp ứng các tiêu chí tối ưu. Đặc biệt đã tìm được phương án kĩ thuật vô trùng hóa nguyên liệu Mangiferin bằng hấp tiệt trùng ở điều kiện 121oC và thời gian 30 phút với kết quả sau khi hấp tiệt trùng không bị giảm hàm lượng (99,62%) do hỗn dịch nhỏ mắt không thể tiệt trùng sau khi đã pha chế. Phương pháp và quy trình kĩ thuật được sử dụng để bào chế là phân tán cơ học. Ng-hiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng. Phương pháp kiểm nghiệm của thành phần và bao bì đạt yêu cầu của Dược điển Việt Nam. Thẩm định tính đặc hiệu, chính xác và lặp lại của quy trình phân tích định lượng

methyl paraben, mangiferin trong thuốc nhỏ mắt Mangiferin là 2%.

Đề tài cũng đã xây dựng và thẩm định quy trình sản xuất trên quy mô công nghệ 10 lít, quy trình sản xuất thử nghiệm sản phẩm hỗn dịch thuốc nhỏ mắt Mangiferin trên quy mô pilot cho ra sản phẩm đạt các tiêu chí và chất lượng đề ra. Nghiên cứu độ ổn định sản phẩm đối với 3 lô sản phẩm sản xuất pilot, bằng phương pháp lão hóa cấp tốc và thời gian thực tế để xác định, đề xuất bước đầu tuổi thọ của sản phẩm là 24 tháng. Đồng thời sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá chất lượng sản phẩm sau 36 tháng để xác định tuổi thọ của sản phẩm khi đăng kĩ sản xuất và lưu hành thuốc hỗn dịch nhỏ mắt Mangiferin 2%. Phối hợp với Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm Dược mỹ phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành thử tiền lâm sàng, kết quả thu được trong số 30 thỏ thử nghiệm có 25 thỏ không kích ứng và 5 thỏ kích ứng nhẹ.

Theo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nghiên cứu đã công bố

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC NHỎ MẮTCHỨA HOẠT CHẤT MANGIFERIN ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH

DO VIRUS HERPES GÂY RA Ở MẮT

Page 27: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

nào liên quan đến kỹ thuật bào chế thuốc hỗn dịch mắt từ hoạt chất Mangiferin chiết xuất từ lá xoài. Ngoài ra, việc thực hiện đề tài cũng đã giúp tìm được phương pháp tiệt trùng nguyên liệu Mangiferin mà không làm giảm hàm lượng của nguyên liệu đối với hỗn dịch nhỏ mắt không tiệt trùng sau cùng.

Với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV được đánh giá tiền lâm sàng và lâm sàng (nếu có kết quả) sẽ lập hồ sơ đăng kí sản xuất lưu hành thuốc. Kết quả nghiên cứu sau khi có số đăng kí sẽ được triển khai trên dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc nhỏ mắt theo tiêu chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco-Tenamyd để cung cấp cho các cơ sở điều trị chuyên khoa mắt và cộng đồng.

Đề tài cũng đã cung cấp thêm dạng bào chế mới chữa bệnh mắt do Virus Herpes gây ra ở mắt cho cơ sở phòng bệnh-Khám chữa bệnh. Việc sử dụng hoạt chất Mangiferin được chiết xuất từ lá xoài để thay thế cho các hoạt chất có tác dụng kháng virus Herpes đang phải nhập khẩu để sản xuất nhằm thay thế một phần thuốc cung ứng trên thị trường sẽ góp phần bình ổn giá thuốc là đi đúng phương hướng và phương châm của ngành y tế.

Đình Phong

Ngày 10/10/2015, Sở Khoa học và Công

nghệ Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, tìm nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thay thế cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” do Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế chủ trì và TS Nguyễn Đại Viên làm chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sử dụng cát mịn kết hợp với đá mi, cát mịn với cát nghiền với tỷ lệ phù hợp để chế tạo bê tông đạt tiêu chuẩn dùng trong xây dựng các công trình dân dụng, đường giao thông nông thôn; nghiên cứu sử dụng cát mịn để chế tạo vữa đạt tiêu chuẩn dùng trong các công trình xây dựng; nghiên cứu, xác định các đặc trưng kỹ thuật của bê tông, vữa sử dụng các loại cốt liệu hỗn hợp nêu trên; cường độ chịu nén, chịu kéo khi uốn, mô đun đàn hồi, khả năng chống thấm, chống mài mòn bê tông… Từ đó, xây dựng chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng các loại vật liệu nghiên cứu để thay thế cát lòng sông trong bê tông và vữa; phân tích đánh giá cấp tài nguyên dự báo đối với các loại vật liệu thay thế cát lòng sông.

Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài đã xác định hướng đi cho từng nội dung nghiên cứu, đặc biệt đối với việc lựa chọn vật liệu và thành phần bê tông. Trong điều kiện của địa phương, hoàn toàn có thể sử dụng vật liệu thay thế cát lòng sông để chế tạo bê tông, vật liệu thay thế đó là hỗn hợp cốt liệu nhỏ bao gồm đá mi và cát mịn hoặc hỗn hợp cát nghiền và cát mịn. Việc chọn tỷ lệ phối trộn các loại cốt liệu nhỏ để tạo thành hỗn hợp cốt liệu có mô đun độ lớn tốt là yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới tính chất của bê tông. Trong các trường hợp nghiên cứu, việc chọn tỷ lệ đá mi và cát mịn là 65-35 cho kết quả tốt. Có thể sử dụng cát mịn khai thác trên địa bàn tỉnh nhằm thay thế cát lòng sông để chế tạo vữa có cường độ đến 75 với giá thành hợp lý.

Kết quả đạt được của đề tài đã góp phần vào việc các loại vật liêu có thể thay thế (cát mịn, đá mi và cát nghiền) trên địa bàn tỉnh là tương đối lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu trong những năm đến và trong tương lai.

Ngọc Hân

NGHIÊN CỨU, TÌM NGUỒN NGUYÊN LIỆU LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THAY THẾ

CÁT LÒNG SÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Page 28: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 16/10/2015, tại Hội trường UBND thị

xã Hương Trà, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND thị xã Hương Trà tổ chức hội nghị giao ban ngành KH&CN quý III năm 2015 và bàn kế hoạch nhiệm vụ cho những tháng còn lại.

Theo báo cáo, hoạt động KH&CN trong 9 tháng đầu năm đã triển khai đúng kế hoạch đề ra, các nhiệm vụ được thực hiện đúng tiến độ, nội dung, chất lượng nhiệm vụ được đảm bảo; công tác quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu-thử nghiệm được triển khai chặt chẽ, đã tổ chức xét duyệt 14 đề tài/dự án thuộc danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu-thử nghiệm của tỉnh năm 2015, tổ chức thẩm định dự toán 21 đề tài/dự án, tổ chức nghiệm thu 18 đề tài/dự án, quyết toán 13 đề tài/dự án, kiểm tra nội nghiệp/ngoại nghiệp 15 đề tài dự án theo đúng tiến độ; thẩm tra công nghệ cho 12 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho 21 cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế; cấp 06 Giấy phép tiến hành công việc bức xạ; cấp 02 Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho nhân viên phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở

sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; bước đầu hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh đặc sản địa phương thông qua việc phản đối đơn nhãn hiệu có sử dụng cụm từ “Bún bò Huế” và đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Trà Cung đình. Trong 09 tháng đầu năm, ngành đã nhận 31 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và đã có 20 văn bằng bảo hộ đã được cấp; tổ chức 3 hội đồng xét chấp thuận kết quả xét công nhận 06 sáng kiến trình UBND tỉnh chấp thuận.

Công tác quản lý nhà nước về chất lượng, đo lường đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng nhạy cảm như xăng, dầu, vàng bạc, đá quý đã được kiểm tra, giám sát chặt chẽ; triển khai chuyên ngành tại 57 cơ sở đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh đối với các mặt hàng đồ chơi trẻ em, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, các loại hàng đóng gói sẵn, mũ bảo hiểm, cân, cột đo nhiên liệu…

Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư cho phát triển KH&CN được triển khai đúng kế hoạch; hoạt động sự nghiệp KH&CN đã đi vào nề nếp, đã tạo được vị thế về khả năng cung cấp sản phẩm, dịch

vụ KH&CN trên địa bàn… Các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN, với sự tích cực chỉ đạo của lãnh đạo các huyện/thị xã/thành phố cũng như các ý kiến tư vấn của Hội đồng KH&CN cấp huyện. Đồng thời, được sự hướng dẫn của Sở KH&CN, trong 09 tháng đầu năm 2015 các huyện/thị xã/thành phố đã triển khai các nhiệm vụ KH&CN tại các địa phương tương đối thuận lợi. Hội đồng KH&CN cấp huyện đã tham mưu hiệu quả trong việc đề xuất, xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở tại địa phương mình. Công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng được các địa phương đặc biệt quan tâm.

Hội nghị cũng đã nghe đại diện thị xã Hương Trà báo cáo tình hình triển khai hoạt động KH&CN trên địa bàn thị xã Hương Trà và một số định hướng giải pháp phát triển trong thời gian đến; đại diện Phòng Quản lý Công nghệ phổ biến Quy định quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngọc Hân

HỘI NGHỊ GIAO BAN NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆQUÝ III, NĂM 2015

Page 29: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 15/10/2015, tại Hội trường Chi cục

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp cùng với Viện năng suất Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến mô hình áp dụng công cụ 5S.

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, “SEIKETSU” và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, “SĂN SÓC”, “SẴN SÀNG”. Công cụ 5S là một phương pháp quản lý nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc, một chương trình hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một đơn vị hành chính. Phương pháp thực hiện công cụ 5S rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất cao trong thực tế. Từ văn phòng, nhà kho cho đến công trường xây dựng, hay nhà xưởng công nghiệp hoặc trang trại nông nghiệp. Nơi nào có hoạt động thì nơi đó cần sắp xếp, cần phân loại sạch sẽ, cần thay đổi để hợp lý hơn. Công cụ 5S tạo ra sự thông thoáng cho nơi làm việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm dụng cụ vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn. Tạo môi trường làm việc thoải

mái, giúp tăng năng suất lao động và tránh được những sai sót. Các thiết bị sản xuất được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ nên ít hư hỏng và bảo đảm an toàn cho người lao động.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo tổng kết về đề án hỗ trợ triển khai công cụ 5S cho 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Công ty Cổ phần Vĩnh Phát, Công ty Cổ Phần In và Sản xuất bao bì Huế, Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang), nhằm xây dựng mô hình về việc triển khai áp dụng công cụ quản lý tiên tiến 5S gắn với công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau gần 03 tháng thực hiện, kết quả triển khai áp dụng công cụ 5S tại 03 doanh nghiệp nêu trên cho thấy: Nơi làm việc được sạch sẽ, thông thoáng, ngăn nắp. Các thiết bị, vật tư được phân loại và cách ly hợp lý nhằm giảm thiểu được nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra; Tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm tài liệu sau khi được sắp xếp lại; Tâm lý công nhân thoải mái trong môi trường làm việc sạch sẽ; Những vật dụng thừa được loại bỏ; Mặt bằng

kho bãi được hợp lý hóa, giải quyết được nhu cầu xuất nhập; Công nhân có ý thức khi thực hiện công việc như máy móc, thiết bị đã được vệ sinh và bảo dưỡng đúng theo kế hoạch, các vật dụng được đặt đúng nơi quy định thuận tiện hơn cho người sử dụng.

Hội thảo cũng đã lắng nghe những chia sẻ về quá trình triển khai áp dụng công cụ 5S của đại diện các công ty được lựa chọn triển khai về thực trạng trước khi tiến hành triển khai công cụ 5S, những khó khăn gặp phải khi triển khai công cụ 5S, kết quả và kinh nghiệm trong việc áp dụng thành công 5S.

Việc áp dụng tốt công cụ 5S không chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa mà còn phòng ngừa rủi ro trong phòng chống cháy nổ, điều mà không ai mong muốn. Dưới góc độ này thì áp dụng công cụ 5S thực sự mang lại giá trị rất lớn, không thể đo lường được.

Hải Yến

HỘI THẢO PHỔ BIẾN MÔ HÌNH ÁP DỤNG CÔNG CỤ 5S

Page 30: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại

buổi họp với một số sở ngành liên quan và 4 trung tâm công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh về tình hình triển khai dự án xây dựng công cụ tích hợp, chia sẻ, liên thông giữa các hệ thống thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế và bộ tài liệu khung vào ngày 27/10.

Hiện nay, việc khai thác thông tin, dữ liệu hành chính chủ yếu được thực hiện qua 2 hình thức đó là: kết nối liên thông trực tiếp và kết nối liên thông trao đổi dữ liệu trực tiếp. Việc kết nối này không đảm bảo tính đồng bộ cũng như việc chia sẻ thông tin nếu các cơ quan, đơn vị có sử dụng và ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên ngành hay phần mềm ứng dụng chung của quốc gia.

Để việc khai thác dữ liệu có hiệu quả, tạo tính linh hoạt cho các hệ thống thông tin tham gia thì việc xây dựng hệ thống tích hợp, chia sẻ, liên thông giữa các hệ thống thông tin theo hình thức

trung gian là rất cần thiết. Qua đó nâng cao khả năng kết nối liên thông, khai thác dữ liệu; đồng thời sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin hiện có, hạn chế đầu tư trùng lắp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai.

Kết luận tại buổi họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, theo lộ trình của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử thì việc kết nối liên thông khai thác dữ liệu trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng và hành chính công trên nền tảng hệ thống CNTT là rất quan trọng. Thời gian tới 04 trung tâm CNTT của tỉnh cần phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai dự án; về mặt kỹ thuật và giải pháp là không được chống chéo, thiếu sót, công cụ quản lý tích hợp phải đồng bộ với khung chung của Chính phủ; việc xây dựng kết nối trung gian phải lưu ý tính thống nhất, đồng bộ và tính bảo mật thông tin, dữ liệu chia sẻ.

HT

ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNGCÔNG CỤ TÍCH HỢP, CHIA SẺ, LIÊN THÔNG GIỮA

CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN

Ngày 28/7/2014, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thừa Thiên Huế phối hợp với Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức lớp tập huấn Nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa cơ sở.

Với mục đích giúp các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nắm vững và thực hiện tốt những quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng, lớp tập huấn đã thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn, các đại biểu tham dự đã được nghe giới thiệu một số vấn đề chung về cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn hóa và hệ thống các tiêu

chuẩn, quy chuẩn và hệ thống quy chuẩn. Lớp tập huấn cũng đã giới thiệu các quy trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, các nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và những lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn, tối đá hóa lợi ích tiêu chuẩn mang lại.

Lớp tập huấn đã giúp các đại biểu tham dự nắm rõ thêm các quy định của nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, góp phần nâng cao nghiệp vụ về công tác chuyên môn để có thể áp dụng tốt trong lĩnh vực hoạt động của ngành cũng như của doanh nghiệp.

Đình Phong

NGHIỆP VỤ TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ

Page 31: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Chăn nuôi được xác định là tiềm năng, thế mạnh,

là mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền. Chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn, góp phần đưa nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển theo hướng tăng trưởng và ổn định. Tuy nhiên do tập quán chăn nuôi theo hướng tự phát, quy mô nuôi nhỏ lẻ nên ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nuôi là vấn đề thường hay xảy ra. Để đưa lĩnh vực chăn nuôi của huyện theo hướng thân thiện môi trường, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Theo đó, đã đầu tư kinh phí hàng trăm triệu đồng triển khai các dự án, các mô hình chăn nuôi theo hướng thân thiện môi trường. Bước đầu dự án được triển khai ở xã Quảng Phước, Quảng An và

thị trấn Sịa. Qua quá trình triển khai cho thấy, chế phẩm sinh học EM giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được triệt để, từ đó các chất thải: Phân, nước tiểu… của gia súc, gia cầm giảm hẳn sự hình thành các khí độc hại, các hợp chất phân giải gây mùi... Chế phẩm sinh học EM làm tăng khả năng sử dụng thức ăn của gia súc, tăng sức khỏe gia súc đem lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn, cải thiện môi trường chuồng nuôi rõ rệt, làm giảm mùi hôi, giảm độ ẩm của chuồng. Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả của mô hình chăn nuôi lợn có sử dụng chế phẩm EM, chị Nguyễn Thị Hường, xã Quảng An cho biết “Gia đình tôi nuôi lợn đã rất lâu, những năm trước đây khi chưa sử dụng chế phẩm EM vào chăn nuôi, lợn chậm lớn, còi cọc, thường hay xảy ra dịch bệnh nên thua lỗ trong chăn nuôi thường xuyên xảy ra. Hiện nay khi được hỗ trợ của

Trường Trung cấp nghề huyện đã hướng dẫn các biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học EM vào chăn nuôi thì lợn phát triển khá nhanh, bệnh giảm hẳn, tạp ăn, chóng lớn nên thu nhập từ lợn mang lại khá lớn. Bên cạnh đó, khi sử dụng chế phẩm này, lượng phân chuồng cũng ít hôi hơn, môi trường được cải thiện hơn”.

Cùng với đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thời gian gần đây, huyện Quảng Điền đã hỗ trợ khuyến khích đẩy mạnh sử dụng hầm khí biogas. Qua thống kê đến nay huyện Quảng Điền đã có 658 hộ chăn nuôi có sử dụng hầm khí biogas. Mô hình được đưa vào thử nghiệm đầu tiên là gia đình chị Lê Thị Hóa, thôn Thủ Lễ 2, xã Quảng Phước. Là gia đình có thế mạnh chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, trước đây, ngoài lợi nhuận kinh tế của chăn nuôi lợn mang lại, phân

Quảng Điền là huyện có thế mạnh trên lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Trong những năm trở lại đây, cùng với việc đẩy mạnh trên lĩnh vực chăn nuôi tổng đàn, các địa phương đã chú trọng phát triển chất lượng đàn vật nuôi. Mô hình chăn nuôi đã mang lại hiệu quả khá lớn cho người dân, trong đó chăn nuôi theo hướng thân thiện môi trường được các cấp, các ngành và người dân đặc biệt chú trọng.

NHỮNG CÁCH LÀM HAYTRONG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GẮN VỚI

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Page 32: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

lợn được thải bỏ ra ngoài vừa lãng phí vừa tạo nên ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Năm 2004, được sự hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ của địa phương, gia đình đã đầu tư kinh phí hơn 4 triệu đồng xây dựng hầm khí biogas để tận dụng phế phẩm chăn nuôi, tạo khí đốt để phục vụ sinh hoạt gia đình vừa hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Chị Lê Thị Hóa cho biết “Hầm khí biogas không phải tốn kinh phí mua chất đốt, nguồn phân không phải thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Qua đây gia đình có

thêm điều kiện phát triển đàn nuôi để phát triển kinh tế”.

Hiệu quả từ việc sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi đang là giải pháp đa tiện ích, không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần tích cực cải thiện môi trường trong chăn nuôi. Anh Nguyễn Văn Quang, Trạm trưởng Trạm khuyến nông lâm ngư huyện cho biết: “Chương trình sử dụng hầm khí biogas trên địa bàn huyện, những năm trở lại đây phát triển khá mạnh, góp phần rất lớn cho người dân trong sử dụng chất đốt. Đặc biệt, chương trình đã góp phần

trong cải thiện môi trường, ổn định cuộc sống của dân cư trong khu vực chăn nuôi”.

Từ những lợi ích thiết thực của hầm khí biogas cũng như chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học mang lại đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết môi trường chăn nuôi. Đây là tiền đề quan trọng để Quảng Điền phát triển chăn nuôi theo hướng tổng đàn, đưa nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

Công Cường

Gia đình chị Lê Thị Hóa xây dựng hầm khí biogas

Page 33: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 28/09/2015, Thủ tướng chính phủ đã

ban hành Quyết định số 1670/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học đến năm 2025. Với mục tiêu hình thành mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ sinh học để tạo sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao năng lực, hiệu quả trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học.

Theo quy hoạch Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển 3 Trung tâm Công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, tiến tới sáng tạo các công nghệ nền của công nghệ sinh học, bao gồm: Trung tâm quốc gia về Công nghệ sinh học miền Bắc phát triển từ Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; Trung tâm quốc gia về Công nghệ sinh học miền Nam, phát triển từ Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm quốc gia về Công nghệ sinh học miền Trung được phát triển từ Viện

Công nghệ sinh học thuộc Đại học Huế.

Trong đó, giai đoạn 2016-2020, đầu tư nâng cấp Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để phát triển thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Bắc; đầu tư bổ sung cho Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam; đầu tư ban đầu phát triển cơ sở hạ tầng cho Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung.

Giai đoạn 2021-2025, đầu tư các dự án mở rộng Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Bắc và đầu tư nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung. Đặc biệt trong giai đoạn này sẽ phát triển 03 trung tâm công nghệ sinh học quốc gia nêu trên đạt trình độ tương đương khu vực ASEAN, trong đó có ít nhất 01 trung tâm đạt trình độ thế giới.

Trung tâm quốc gia về Công nghệ sinh học miền Trung có nhiệm vụ: nghiên cứu cơ bản về khoa học sự sống; nghiên cứu ứng dụng công nghệ nền

về công nghệ sinh học trong y dược, sinh học biển, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến và môi trường; phân tích, thử nghiệm và đánh giá an toàn sinh học về GMO (thực phẩm biến đổi gen), sản phẩm hàng hóa từ GMO; tham gia đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ (đại học, sau đại học, đào tạo lại về công nghệ sinh học).

Trung tâm quốc gia về Công nghệ sinh học miền Trung phát triển từ Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế là nơi hội tụ đủ bề dày nghiên cứu công nghệ sinh học, có đội ngũ mạnh về lĩnh vực này. Mặc dù trải qua nhiều tên gọi khác nhau theo từng giai đoạn nhưng kể từ khi thành lập (1999) đến nay, Bộ phận Công nghệ sinh học vẫn duy trì hoạt động thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, đã tham gia đào tạo cho các trường thành viên của Đại học Huế 10 tiến sĩ, 66 thạc sĩ và hàng trăm cử nhân hoặc kỹ sư; công bố 92 bài báo khoa học với 30 bài báo quốc tế thuộc SCI, SCIE và ISI; đăng ký 18 trình tự gen trên cơ sở dữ liệu Genbank (Mỹ); nhận được nhiều giải thưởng khoa

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC-ĐẠI HỌC HUẾSẼ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM QUỐC GIA

VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC MIỀN TRUNG

Page 34: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

học và công nghệ, nhiều bằng lao động sáng tạo.

So với cả nước, miền Trung và Tây Nguyên là khu vực đặc thù về sinh cảnh và tài nguyên thiên nhiên. Vùng duyên hải với đường bờ biển dài, có ngư trường khai thác thủy sản rộng lớn, nhất là ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. có thế mạnh về công nghiệp, khai khoáng, nuôi trồng thủy sản, khai thác và chế biến hải sản. Tây Nguyên là vùng có thế mạnh về trồng và chế biến các loại cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và chế biến lâm sản. Tuy nhiên, miền Trung và Tây Nguyên lại gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi về điều kiện tự nhiên khi phải đối mặt với nhiều vấn đề như hạn hán về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa, sự tác động mãnh liệt của tự nhiên và sự phá hoại của con người đã làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nặng. Đây cũng là nơi đời sống của người dân còn nhiều hạn chế. Vì thế, việc ra đời một Trung tâm nghiên cứu như Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung tại Huế là hết sức cần thiết.

Hải Yến

Ngày 29/10, Ths-BS Nguyễn Đình Khoa-

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thành công kỹ thuật thay khớp háng toàn phần cho bệnh nhân Bùi Duy B..., 58 tuổi ở Hải Lăng (Quảng Trị) với chẩn đoán thoái hóa khớp háng vô mạch. Trước đây, bệnh nhân không thể đi lại bình thường được do khớp háng đã bị thoái hóa. Kỹ thuật thay khớp háng đã giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Đây là một trong những kỹ thuật cao được triển khai liên tục tại bệnh viện Đa khoa tỉnh, từng bước đưa các kỹ thuật tiên tiến vào công tác điều trị, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị tại bệnh viện. Trong thời gian qua, bệnh viện cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật cao và các kỹ thuật này đã được thực hiện một cách thường qui tại bệnh viện như kỹ thuật thay khớp háng bán phần, nội soi khớp gối điều trị rách sụn chêm, thoái hóa khớp, nội soi khớp vai điều trị trật

khớp vai tái phát, cứng khớp vai, hội chứng bắt chẹn, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, kết hợp xương cột sống và tất cả các trường hợp gãy xương…Trong lĩnh vực tiêu hóa và tiết niệu, nhiều kỹ thuật cao cũng được thực hiện thường qui như phẫu thuật nội soi ổ bụng, tái tạo thành bụng trong thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo, mổ sỏi san hô bể thật đặt sonde JJ, tán sỏi ngoài cơ thể…

Hiện tại, bệnh viện đang tiếp tục triển khai các kỹ thuật cao khác như nội soi khớp gối tái tạo dây chằng chéo, nội soi khớp vai điều trị các bệnh lý ở khớp vai, thực hiện các kỹ thuật vi phẫu…Với việc đưa các kỹ thuật cao áp dụng vào công tác điều trị, bệnh viện đã dần khẳng định được vị thế của một bệnh viện đa khoa tỉnh, tạo được uy tín và sự tin tưởng của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Xuân Trường

TRIỂN KHAI THÀNH CÔNGKỸ THUẬT THAY KHỚP HÁNG

TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆNĐA KHOA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Page 35: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Ngày 14/10 hàng năm đã được các tổ chức

tiêu chuẩn hoá hàng đầu thế giới lựa chọn là ngày Tiêu chuẩn thế giới. Tiêu chuẩn giúp các sản phẩm cùng phối hợp vận hành thuận lợi cho con người giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Hàng năm, ba tổ chức tiêu chuẩn hoá hàng đầu thế giới gồm: Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đều thống nhất đưa ra một Thông điệp với những chủ đề khác nhau cho Ngày Tiêu chuẩn Thế giới. Năm nay chủ đề được lựa chọn là: “Tiêu chuẩn-Ngôn ngữ chung của thế giới” nhằm khẳng định vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong cuộc sống hàng ngày.

Dưới đây là toàn văn Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm như sau:

Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mà bạn không thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở tất cả các máy rút tiền hay bạn phải đi lòng vòng qua các cửa hàng chỉ để tìm một chiếc bóng đèn có thể lắp vừa đui đèn. Một thế giới không có mã điện

thoại, mã nước, mã tiền tệ và không có kết nối Internet. Làm thế nào để bạn biết được cuộc gọi đến từ đâu, hoặc làm sao để gọi đến một khu vực cụ thể? Nếu không có tiêu chuẩn, việc giao tiếp giữa con người, máy móc, linh kiện và sản phẩm sẽ vô cùng khó khăn.

Thực tế là các ký hiệu đồ họa thể hiện các thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và rõ ràng về hướng dẫn giặt là quần áo, dấu hiệu sơ tán khẩn cấp, hoặc hướng dẫn cho thiết bị điện, không phụ thuộc vào việc chúng ta nói hay đọc bằng ngôn ngữ nào. Nhưng nếu mọi người sử dụng các ký hiệu khác nhau cho cùng một thông điệp thì sẽ không đúng mục đích của nó!

Công nghệ cũng cần tiêu chuẩn để có thể giao tiếp. Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào máy tính của bạn có thể gửi văn bản đến máy in của một nhà sản xuất khác chưa? Tiêu chuẩn thiết lập các quy tắc và các thông số chung để các sản phẩm có thể phối hợp vận hành. Định dạng tệp tin chuẩn như MPEG và JPEG cho phép bạn chia sẻ video và hình ảnh với gia đình và bạn bè nhờ sử

dụng công nghệ của các nhà cung cấp khác nhau.

Nếu như không có các đơn vị đo lường tiêu chuẩn thì việc mua bán sản phẩm và linh kiện của các nhà cung cấp nước ngoài sẽ rất khó khăn. Mọi người có thể hiểu về khái niệm “nhỏ”, “trung bình” và “lớn” theo những nghĩa khác nhau.

Tiêu chuẩn không chỉ tạo thuận lợi cho thương mại, mà chúng còn giúp cho mọi người trên thế giới có thể làm việc cùng nhau dễ dàng hơn.

Tiêu chuẩn quốc tế được ví như chiếc chìa khóa của công nghệ. Tiêu chuẩn giúp cho các sản phẩm cùng phối hợp thông suốt và con người giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Khi áp dụng các tiêu chuẩn, mọi thứ chỉ việc hoạt động, nhưng nếu tiêu chuẩn không được sử dụng, chúng ta sẽ nhận thấy ngay điều đó. Trong một thế giới không có tiêu chuẩn, các hoạt động thường ngày mà chúng ta cho là hiển nhiên, như thực hiện một cuộc gọi, lướt web hay sử dụng thẻ tín dụng khi đi du lịch, sẽ phức tạp hơn nhiều và gần như không thể thực hiện được.

PV

THÔNG ĐIỆP NGÀY TIÊU CHUẨN THẾ GIỚI 14/10/2015:TIÊU CHUẨN-NGÔN NGỮ CHUNG CỦA THẾ GIỚI

Page 36: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Hội nghị Bộ trưởng khoa học ASEAN+3

là chương trình nằm trong khuôn khổ Diễn đàn KH&CN thế giới và Hội nghị Bộ trưởng KH&CN của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), diễn ra từ ngày 19-23/10, tại thành phố Daejeon, cách thủ đô Seoul khoảng 170km về phía Nam.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh dẫn đầu đã tham gia nhiều hoạt động và có đóng góp tích cực, đặc biệt là tại Hội nghị Bộ trưởng khoa học ASEAN+3.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3 nhằm thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác toàn diện về STI trong khu vực, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định vai trò quan trọng, mang tính quyết định của STI đối với tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã giới thiệu sáu giải pháp trọng tâm trong hệ thống STI mà Chính phủ Việt Nam đang tập trung điều chỉnh nhằm đáp ứng các mục tiêu

phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Sáu giải pháp trên gồm: tập trung vào thương mại hóa và chuyển giao kết quả KH&CN; nghiên cứu về các vấn đề nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, phòng chống dịch bệnh…; nâng cao quyền tự chủ cho các viện nghiên cứu công lập; dành nhiều ưu đãi cho các nhà khoa học có trình độ cao ở Việt Nam và ở nước ngoài đóng góp tri thức của họ tại Việt Nam; tăng cường mối liên kết giữa các viện nghiên cứu và các ngành công nghiệp; tạo ra các kênh hỗ trợ cho các hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua việc thành lập Quỹ quốc gia về Phát triển công nghệ và thực hiện một số chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy sự đổi mới; và tăng cường hội nhập quốc tế về KH&CN dưới các hình thức phù hợp, trên cơ sở cùng có lợi.

Thay mặt đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng đã đưa ra các sáng kiến nhằm tăng cường hơn nữa

vai trò và đóng góp của STI vào sự phát triển của khu vực ASEAN+3 gồm xây dựng một mạng lưới liên kết nhằm thúc đẩy sự đổi mới trong các nước, hình thành các chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập dựa trên sự đổi mới giữa các nước trong khu vực ASEAN+3; tăng cường các kênh hợp tác, chia sẻ thông tin, kiến thức KH&CN giữa các tổ chức nghiên cứu trong ASEAN+3, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, năng lượng mới và dịch bệnh…

Các sáng kiến trên của đoàn Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của các thành viên tham dự. Những kết quả và sáng kiến tại hội nghị lần này cũng sẽ được phản ánh tại cuộc họp của Ủy ban KH&CN ASEAN dự kiến diễn ra tại Lào vào tháng 11 tới.

PV(Nguồn: vietnamplus.vn)

VIỆT NAM ĐÓNG GÓP SÁNG KIẾN TẠIHỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG KHOA HỌC ASEAN+3

Page 37: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

37BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Đây là một trong những vấn đề quan trọng được “mổ xẻ” nhiều nhất tại hội

nghị triển khai Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức ngày 20/10 tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện Việt Nam là 1 trong 3 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo (cùng với Thái Lan và Ấn Độ), với sản lượng từ 6-8 triệu tấn gạo, mang về kim ngạch 3-3,7 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, nghịch lý là Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu gạo quốc gia; gạo Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng giá rẻ, đời sống nông dân vẫn rất khó khăn. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là cần thiết và rất cấp bách.

Mục tiêu của Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam là đến năm 2020 thương hiệu gạo Việt Nam sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Robinson, Đại học tổng

hợp Adelaide, bang Nam Australia, đã khám phá ra cách để biến những quả trứng “xấu” hoặc “hỏng” ở phụ nữ thành những quả trứng tốt trở lại. Nhóm trên đã phát hiện bên trong trứng có chất làm cho hồng cầu có màu đỏ (được gọi là “haemoglobin”) và đây chính là protein hay thứ bên trong tế bào máu của trứng làm cho nó có màu đỏ.

Theo Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Hannah Brown, thông thường những quả trứng tốt sẽ có

dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia khác; có ít nhất 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam và tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu; đến năm 2030 sẽ có vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, bền vững, đưa gạo Việt Nam thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm…

Tuy nhiên, đề án trên vẫn còn một số vấn đề khiến doanh nghiệp băn khoăn. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, hiện Việt Nam chưa có các trung tâm kiểm định chất lượng gạo đạt chuẩn quốc tế, muốn xuất khẩu vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao thì doanh nghiệp phải gửi mẫu đi kiểm định ở nước ngoài vừa tốn tiền, vừa mất thời gian…

Ngọc Hân (Nguồn: Thanh Niên)

haemoglobin rất cao, trong khi những quả trứng hỏng mất đi chất này.

Chủ tịch Hội sinh sản Australia, giáo sư Michael Chapman cho biết phát hiện mới này sẽ mở ra cánh cửa hy vọng cho những phụ nữ hiếm muộn hoặc những người bị vô sinh bẩm sinh hoặc do lối sống không lành mạnh dẫn đến vô sinh. Chương trình nghiên cứu này bắt đầu được thực hiện từ năm 2012 và vẫn đang được thí nghiệm thêm trên động vật.

Ngọc Hân ( Nguồn: Xã Luận)

TÌM RA CÁCH KHÔI PHỤC TRỨNG “XẤU”

ĐƯA GẠO VIỆT NAMTRỞ THÀNH THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Page 38: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

38 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Ngày 23/10/2015 tại Nghệ An, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa

học và Công nghệ (KH&CN) và Sở KH&CN tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo Ứng dụng công nghệ sinh học và thực phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An.

Tham dự và phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết: Hội thảo nhằm mục tiêu kết nối cung-cầu công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đặt hàng nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ theo nhu cầu của doanh nghiệp cũng như xúc tiến, quảng bá kết quả nghiên cứu, ý tưởng có khả năng ứng dụng, thương mại hóa sản phẩm cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở hoạt động điều tra, khảo sát xác định nhu cầu nguồn cung công nghệ thông qua các hoạt động như: hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ hoàn thiện ý tưởng công nghệ từ các nhóm nghiên cứu trong nước; tư vấn tiếp nhận công nghệ, cải tiến kỹ thuật và giới thiệu công nghệ mới cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại các địa phương; hỗ trợ giải quyết nhu cầu đặt hàng nghiên cứu công nghệ từ các địa phương, doanh nghiệp,…

Thứ trưởng đề nghị các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Sở KH&CN tỉnh Nghệ An, các nhà khoa học, viện nghiên cứu,… nhằm đi đến ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng như tìm kiếm, hỗ trợ các nguồn cung công nghệ phù hợp với địa phương. “Kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở để Bộ KH&CN nghiên cứu, tiếp tục triển khai hiệu quả tại các tỉnh trong khu vực cũng như các tỉnh thành trên

cả nước trong chuỗi sự kiện kết nối cung-cầu công nghệ”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng bày tỏ.

Tại Hội thảo, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Nghệ An Trần Quốc Thành cho biết, Hội thảo còn hướng tới đẩy mạnh việc tạo ra sản phẩm mới và hàng hóa đưa ra thị trường; tăng cường công tác gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại hóa sản phẩm KH&CN…

Cũng theo ông Trần Quốc Thành, tại Quyết định số 7343/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển Nghệ An thành Trung tâm KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu đến năm 2020, mức độ đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 25-30%. Theo đó, Nghệ An sẽ tập trung vào một số lĩnh vực: công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông lâm nghiệp; công nghệ y dược, công nghệ điện tử và vật liệu mới,…

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau giới thiệu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp những khó khăn, vướng mắc,… thông qua một số tham luận gồm: Một số công nghệ và kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng tại Nghệ An; Nhu cầu hoàn thiện công nghệ và nhân rộng mô hình trong lĩnh vực sản xuất phân bón; Một số sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao…

HT

THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Page 39: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

39BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Phòng thí nghiệm về đồng vị phóng xạ đầu

tiên ở Việt Nam đặt tại Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) sẽ tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong chẩn đoán, điều trị ung bướu tại Việt Nam.

Ngày 23/10, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu ứng dụng đồng vị phóng xạ đã ra mắt. Đây là kết quả hợp tác giữa Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nơi duy nhất ở Việt Nam sở hữu lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân, và Bệnh viện Quân y 175, một trong những đơn vị năng động về áp dụng các phương pháp điều trị y học hạt nhân hiện đại ở khu vực phía Nam.

Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị, phòng thí nghiệm sẽ tập trung vào việc thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu liên quan đến ứng dụng đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ. Kết quả từ các đề tài, dự án này sẽ được ứng dụng lâm sàng trong việc chẩn đoán và điều trị ung bướu tại bệnh viện Quân y 175 cũng như các bệnh viện, cơ sở y tế có nhu cầu sử dụng đồng vị phóng xạ.

Trước mắt, phòng thí nghiệm sẽ được trang bị một

thiết bị có chức năng tách chiết đồng vị phóng xạ Technetium-99M, Iod-131…, Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt sẽ có trách nhiệm kiểm chứng và đảm bảo chất lượng thiết bị này. Phòng thí nghiệm sẽ cung cấp sản phẩm đồng vị phóng xạ cho các cơ sở ứng dụng trong điều trị tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận như Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân dân 115… Khi thực hiện được nhiệm vụ này, Phòng thí nghiệm sẽ góp phần “chia lửa” với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nơi duy nhất trong cả nước sản xuất và cung cấp đồng vị phóng xạ. Hiện dù đã hoạt động 130 đến 150 giờ liên tục với công suất 500KW nhưng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt mới chỉ cung cấp đủ 50% nhu cầu của các cơ sở y tế trong nước.

Về lâu dài, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Bệnh viện Quân Y 175 sẽ cùng bàn bạc về việc bổ sung thêm trang thiết bị sản xuất dược chất phóng xạ như lò Cyclotron sản xuất chất FDG-F18 dùng cho cho máy chụp cắt lớp PET/CT, bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ sở y tế và xa hơn là có

đủ nguồn dược chất dự trữ để kịp thời ứng phó nếu xảy ra sự cố bức xạ hạt nhân.

Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Bệnh viện Quân y 175 sẽ còn ký kết hợp tác với Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh để đưa Phòng thí nghiệm này trở thành đơn vị duy nhất của Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra các sản phẩm dược chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ nhập khẩu, trong đó Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt sẽ đảm trách việc kiểm tra các chỉ tiêu phóng xạ (độ dính kết hạt nhân phóng xạ, hoạt độ phóng xạ...), còn với Viện Kiểm nghiệm thuốc là các chỉ tiêu không phóng xạ (chỉ tiêu hóa lý, độ vô trùng của sản phẩm...).

Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Nhị Điền-Viện trưởng Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn-Giám đốc Bệnh viện 175, việc nghiên cứu tại phòng thí nghiệm sẽ giúp cả hai đơn vị phát huy năng lực nghiên cứu, đào tạo và thúc đẩy quá trình ứng dụng sản phẩm mới trong thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh ung bướu tại Việt Nam.

PV(Nguồn: Tạp chí Tia sáng)

PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Page 40: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

40 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Giải Nobel Y họcÔng William Campbell sinh tại Ireland,

ông Satoshi Omura tới từ Nhật Bản và bà Youyou Tu từ Trung Quốc đã được trao giải Nobel Y học 2015 cho những phát hiện của họ trong việc điều trị các ký sinh trùng.

Nhà khoa học Campbell và Omura được tôn vinh vì các phát hiện liên quan tới phương pháp điều trị chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ra do giun tròn ký sinh, trong khi bà Youyou Tu được vinh danh về những phát hiện liên quan tới một phương pháp điều trị bệnh sốt rét. Bà Youyou Tu là người Trung Quốc đầu tiên giành giải

Nobel Y học và là người phụ nữ thứ 12 giành giải thưởng cao quý này.Hội đồng Nobel cho biết, các phát hiện trên “đã mang đến cho loài người những biện pháp mới hiệu

quả để chống lại các loại bệnh gây đang ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người mỗi năm”. Campbell là nghiên cứu sinh danh dự tại Đại học Drew ở Madison, New Jersey, Mỹ. Omura là giáo sư danh dự ở Đại học Kitasato, Nhật. Bà Tu là giáo sư tại Viện y học Cổ truyền Trung Quốc.

Giải Nobel kinh tếNhà khoa học gốc Scotland-

Angus Deaton đã được trao giải Nobel Kinh tế 2015 nhờ nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi.

Giáo sư Angus Deaton năm nay 69 tuổi. Ông sinh ra tại Edinburg (Scotland), nhưng hiện giảng dạy tại Trường Woodrow Wilson, thuộc Đại học Princeton. Tại đây, ông nghiên cứu về sự thịnh vượng và phát triển kinh tế.

GIẢI NOBEL 2015Ủy ban Nobel tại Stockholm, Thụy Điển vừa công bố các giải thưởng về y học, kinh tế, hòa

bình, vật lý, văn học và hóa học cho các tác giả đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến các vấn đề liên quan. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin tổng hợp và giới thiệu các tác giả được vinh danh trong giải thưởng Nobel năm nay.

Ba nhà khoa học William Campbell, Satoshi Omura và Youyou Tu

Giáo sư Angus Deaton

Page 41: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

41BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Trong cuộc điện đàm tại lễ công bố, Giáo sư Deaton đã nhận được câu hỏi về giải pháp cho việc hàng trăm năm phát triển không đồng đều giữa các nước đã đẩy khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Nhiều quốc gia bị bỏ lại phía sau và những người muốn có cuộc sống tốt hơn đang phải chịu áp lực rất lớn. Ông cho biết việc giảm nghèo tại các quốc gia sẽ giải quyết được vấn đề này, nhưng sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Trong ngắn hạn, bình ổn chính trị tại các vùng đang có chiến tranh sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Trả lời về vấn đề ông có cho rằng tình trạng nghèo cùng cực trên thế giới đang giảm dần, Giáo sư Deaton nhận xét điều này là đúng. Tuy nhiên, ông không muốn mình là “kẻ lạc quan mù quáng”. Vì có rất nhiều người trên thế giới vẫn đang nghèo đói. Nhiều người lớn và cả trẻ em đều đang mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Nhận xét về nghiên cứu của ông Deaton, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết: “Để thiết kế chính sách kinh tế hỗ trợ phúc lợi và giảm nghèo, đầu tiên chúng ta phải hiểu sự lựa chọn tiêu dùng của mỗi cá nhân. Hơn ai hết, Angus Deaton đã nâng tầm nhận thức này. Bằng việc liên kết lựa chọn cá nhân với tổng thu nhập, nghiên cứu của ông đã giúp cải tổ lĩnh vực kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và kinh tế học phát triển”.

Theo cơ quan này, 3 đóng góp lớn nhất của nghiên cứu là: Tìm ra cách người tiêu dùng phân bổ chi tiêu vào các loại hàng hóa khác nhau; Thu nhập của xã hội được phân chia thế nào giữa tiêu dùng và tiết kiệm; Cuối cùng là tìm ra phương pháp tối ưu để đo lường và phân tích sự giàu có-nghèo khổ.

Giải Nobel hòa bìnhGiải thưởng Nobel Hòa Bình 2015

đã được trao cho bộ tứ đối thoại quốc gia Tunisia, vì những đóng góp của họ trong việc xây dựng nền dân chủ ở quốc gia Bắc Phi này. Bộ tứ bao gồm Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia, Liên minh Công nghiệp-Thương mại và Thủ công nghiệp Tunisia, Liên đoàn Nhân quyền và Hội đồng Luật sư Tunisia.

Được thành lập vào hè năm 2013 trong bối cảnh quá trình dân chủ ở Tunisia có nguy cơ đổ vỡ vì các vụ mưu sát chính trị và bất ổn xã hội, bộ tứ đã thiết lập nên một quá trình chính trị hòa bình.

Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Kaci Kullmann Five tuyên bố: “Sau mùa xuân Ả Rập ở Tunisia giai đoạn 2010-2011, bộ tứ đã mở đường cho cuộc đối thoại hòa bình giữa các công dân”. Họ được trao giải vì “những đóng góp mang tính quyết định đến việc kiến tạo một nền dân chủ ở Tunisia, trong sự thức tỉnh của cuộc Cách mạng Hoa Nhài năm 2011”.

Giải Nobel vật lýGiáo sư người Canada Arthur B. McDonald và người Nhật Takaai Kajita với công trình nghiên

cứu về hạt neutrino đã được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tuyên bố đoạt giải Nobel Vật lý.

Bộ tứ đối thoại quốc gia Tunisia

Page 42: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

42 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Hạt neutrino không mang điện tích, từ lâu được cho là có khối lượng nghỉ bằng không. Nhưng giáo sư Kajita ở Đại học Tokyo và McDonal ở Đại học Queen, đã chứng minh điều ngược lại.

Sự tồn tại của hạt neutrino được công nhận lần đầu năm 1930 nhưng phải đến năm 1956, hai nhà vật lý người Mỹ mới tìm thấy dấu vết của hạt.

Tuy nhiên, hạt neutrino vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu khoa học.Năm 1998, nhóm nghiên cứu của Kajita phát hiện ra neutrino trong tia vũ trụ chiếu vào khí quyển

trái đất. Năm 2001, nhóm của McDonal cũng phát hiện neutrino được tạo ra từ mặt trời. Bằng cách sử dụng máy dò cực nhạy được lắp sâu dưới lòng đất, các nhà khoa học phát hiện hạt neutrino có thể dao động, biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi xuyên qua không gian, chứng tỏ nó có khối lượng. “Phát hiện này thay đổi hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về vũ trụ”, theo thông cáo của ủy ban trao giải Nobel.

Phát hiện này cho thấy, mô hình chuẩn của vật lý hạt (thuyết miêu tả về tương tác mạnh, tương tác yếu, lực điện từ cũng như những hạt cơ bản tạo nên vật chất) được phát triển vào những năm đầu của thập niên 1970 không phải là lý thuyết hoàn chỉnh, giải thích đầy đủ được tính chất những thành tố cơ bản của vũ trụ.

Neutrino là một trong số những hạt dồi dào nhất trong vũ trụ. Hàng nghìn tỷ neutrino lướt qua chúng ta mỗi giây mà chúng ta không hề hay biết. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được neutrino có khối lượng lớn hơn một triệu lần khối lượng của electron. Vì số lượng dồi dào, nên ước tính tổng trọng lượng của các hạt neutrino trong vũ trụ tương đương trọng lượng của tất cả các ngôi sao con người quan sát được.

Giải nobel văn họcNữ nhà văn của chiến tranh-bà Svetlana Alexievich đã giành giải Nobel Văn học 2015 và trở

thành người phụ nữ thứ 14 trong lịch sử chiến thắng giải thưởng cao quý này. “Svetlana Alexievich đã mang đến những tác phẩm xuất chúng đầy mẫu mực về nỗi đau, lòng

dũng cảm hiện hữu trong thời đại của chúng ta. Bằng câu chữ và phương pháp kết nối hình ảnh con người đặc biệt của mình bà ấy đã tái hiện những trang sử về tâm hồn, những cung bậc cảm xúc mà độc giả chưa bao giờ được biết đến, đồng thời đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về cả một thời đại”, thư ký thường trực Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển Sara Danius chia sẻ trong phần công bố kết quả Nobel Văn học vừa diễn ra.

Để giành được chiến thắng này Svetlana Alexievich đã vượt qua rất nhiều ứng cử viên nặng ký

Giáo sư Arthur B. McDonald và Takaai Kajita

Page 43: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

43BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

như tiểu thuyết gia hàng đầu Nhật Bản Haruki Murakami, nhà văn người Kenya Ngugi Wa Thiong’o, biên kịch và tác giả nổi tiếng Na Uy Jon Fosse, hai nhà văn Mỹ Carol Oates và Philip Roth.

Svetlana Alexievich là nhà báo, nhà văn người Belarus nổi tiếng với những tác phẩm với góc nhìn đặc biệt và chân thật về chiến tranh cũng như thảm họa hạt nhân trong lịch sử như War’s Unwomanly Face (tạm dịch: Gương mặt thiếu nữ tính của chiến tranh), quyển sách xuất bản năm 1988 được viết dựa trên hàng trăm cuộc phỏng vấn với những người phụ nữ từng tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai; hay quyển Voices of Utopia (tạm dịch: Tiếng nói của Utopia) miêu tả cuộc sống ở Liên bang Xô Viết trước đây theo góc nhìn của tác giả.

Ngoài War’s Unwomanly Face thì bà Alexievich còn những tác phẩm khác viết bằng tiếng Anh như Zinky Boys: Soviet Voices From a Forgotten War (tạm dịch: Tiếng nói Xô Viết từ một cuộc chiến tranh bị lãng quên) xuất bản năm 1992; Voices From Chernobyl: Chronicle of the Future (tạm dịch: Tiếng nói từ Chernobyl: Niên đại ký sự của tương lai) năm 1999; Voices From Chernobyl: The Oral History of a Nuclear Disaster (tạm dịch: Tiếng nói từ Chernobyl: Lời nói lịch sử của một thảm họa hạt nhân) năm 2005.

Vì luôn thể hiện những quan điểm chính trị thẳng thắn và quyết liệt trái ngược với chính phủ Belarus nên Svetlana Alexievich đã từng phải di chuyển đến sống ở nhiều nước khác như Ý, Pháp, Đức và Thụy Điển... Dù vậy bà vẫn chưa bao giờ ngừng viết và xuất bản sách dù ở bất cứ đâu.

Chiến thắng của bà Alexievich là một sự khích lệ lớn cho các tác giả không có sách ăn khách hàng đầu mang tham vọng giành giải Nobel. Thực tế trong một thập niên qua Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thường trao giải cho những nhà văn châu Âu không “nổi như cồn” mà có những tác phẩm có chiều sâu như tiểu thuyết gia Pháp J. M. G. Le Clézio vào năm 2008, tác giả người Rumani-Đức Herta Muller năm 2009 hay nhà thơ-dịch giả Thụy Điển Tomas Transtromer năm 2011.

Nữ nhà văn Svetlana Alexievich

Page 44: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …€¦ · Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

44 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2015

Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố: “Giải Nobel Văn học 2015 được trao cho Svetlana Alexievich để tôn vinh những dòng văn phức điệu của bà. Văn của bà là tượng đài tri ân sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta. Những dòng văn phi thường giúp nhân loại hiểu biết sâu sắc hơn về cả một thời đại của thế giới-thời đại Liên bang Xô Viết”.

Giải nobel hóa họcViện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải thưởng Nobel hóa học năm nay

cho các nhà nghiên cứu Thomas Lindahl, (gốc Thụy Điển, đang làm việc cho Viện Francis Crick và phòng thí nghiệm Clare Hall ở Anh), Paul Modrich (gốc Mỹ, đang làm việc tại Trường Y, Đại học Duke và Viện Y học Howard Hughes) và Aziz Sancar (gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đang làm việc tại Đại học North Carolina, Mỹ). Các khám phá của ba nhà khoa học này “đã cung cấp kiến thức cơ bản về cách một tế bào sống hoạt động như thế nào và có thể được sử dụng để phát triển các phương pháp chữa trị ung thư mới ra sao”.

Hồi đầu những năm 1970, các nhà khoa học tin rằng, ADN là một phân tử vô cùng ổn định, nhưng nhà khoa học Tomas Lindahl chứng minh rằng, ADN phân rã ở một tốc độ chắc chắn đã tạo điều kiện cho sự phát triển của sự sống trên Trái đất. Quan điểm thấu đáo này đã dẫn ông tới khám phá về một cơ chế sửa chữa đứt đoạn gốc ở cấp độ phân tử, liên tục chống lại sự sụp đổ của ADN của chúng ta.

Nhà nghiên cứu Aziz Sancar cũng đã lập sơ đồ về sự sửa chữa đứt đoạn nucleotide, cơ chế mà các tế bào đang sử dụng để sửa chữa tổn hại do tia cực tím gây ra với ADN. Những người sinh ra đã bị khiếm khuyết trong hệ thống sửa chữa này sẽ phát triển bệnh ung thư da nếu họ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các tế bào cũng đang tận dụng việc sửa chữa đứt đoạn nucleotide để khắc phục các khiếm khuyết bắt nguồn từ các chất gây đột biến.

Trong khi đó, nhà khoa học Paul Modrich đã phát hiện cách tế bào sửa chữa lỗi xảy ra khi ADN được sao chép trong quá trình phân bào. Cơ chế sửa chữa ghép đôi không xứng này đã giảm tần suất lỗi xảy ra trong quá trình tái tạo ADN khoảng 1.000 lần. Chúng ta đã ghi nhận các khuyết tật bẩm sinh do trục trặc về cơ chế sửa chữa ghép đôi đã dẫn đến một biến thể di truyền của bệnh ung thư ruột.

“Từ một tế bào này đến một tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông tin di truyền quyết định cách con người định hình như thế nào đã trôi chảy khắp cơ thể chúng ta suốt hàng trăm ngàn năm qua. Nó liên tục đối mặt với các cuộc tấn công từ môi trường, nhưng vẫn còn nguyên vẹn đáng kinh ngạc. Tomas Lindahl, Paul Modrich và Aziz Sancar được trao giải Nobel Hóa học 2015 vì có công lập bản đồ và lý giải cách tế bào sửa chữa ADN của nó và bảo vệ thông tin di truyền”, trích thông cáo của Ủy ban Nobel.

Nguyễn Khoa(tổng hợp)

Ba nhà nghiên cứu Thomas Lindahl, Paul Modrich vàAziz Sancar