bản tin kinh tế - dệt may - vitasmid.org.vnvitasmid.org.vn/uploads/files/ban tin kinh te - det...

36

Upload: others

Post on 15-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 1

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

TIN KINH TẾ THẾ GIỚI

Hoa Kỳ: Với diễn biến tích cực của hàng loạt chỉ số vĩ mô quan trọng, kinh tế Hoa Kỳ cho thấy sự hồi phục vững chắc và khả năng cao Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất ngay trong tháng 12 này. Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III theo số liệu mới nhất đạt 3.2% - cao hơn so với dự báo tăng 3% và đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này kể từ quý II năm 2014. Trong đó mức lạm phát cơ bản đã tăng 1.7% trong quý III, tiến gần hơn tới mục tiêu 2% của FED. Chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng 11 cũng tăng mạnh từ 100.8 điểm lên 107.1 điểm, vượt xa dự báo 101.3 điểm và ghi nhận mức cao nhất kể từ 2007. Theo báo cáo của ADP, kinh tế Hoa Kỳ cũng tạo ra 216 nghìn việc làm mới trong khu vực tư nhân trong tháng 11, cao hơn rất nhiều so với con số 119 nghìn việc làm trong tháng 10 và 165 nghìn việc làm như dự báo trước đó. Những diễn biến này cho thấy kinh tế Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn khả quan nhất trong những năm gần đây. Việc ứng cử viên Donald Trump đắc cử Tổng thống dự báo sẽ có nhiều tác động tới kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế thế giới trong thời gian tới do những quan điểm dân túy và bảo hộ nền kinh tế của ông này.

EU: Tỷ lệ lạm phát toàn khu vực trong tháng 11/2016 đạt 0.6% - đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 4/2014. Trong đó, yếu tố góp phần đẩy tỷ lệ lạm phát của khu vực này tăng cao là do giá cả ngành dịch vụ tăng mạnh với mức tăng 1.1%, tiếp theo là sự tăng giá của thực phẩm, đồ uống với mức tăng 0.7%. Diễn biến này được đánh giá là tín hiệu tích cực đối với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sau hàng loạt chương trình kích thích tiền tệ nhằm đẩy lạm phát lên mức mục tiêu gần 2%. Tuy nhiên mức tăng 0.6% này cho thấy kinh tế khu vực này vẫn chưa hồi phục hoàn toàn và còn cách rất xa mức mục tiêu gần 2%. Liên minh Châu Âu (EU) vừa hạ dự báo tăng trưởng khu vực Eurozone và Anh trong năm 2017. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của khu vực Eurozone sẽ giảm xuống mức 1.5% vào năm tới và sẽ tăng lên 1.7% vào năm 2018 do nhu cầu chi tiêu giảm trong khi tỷ lệ lạm phát có chiều hướng tăng, sự mất giá tiền tệ và tình trạng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.

Châu Á: Tại khu vực này cũng ghi nhận những tín hiệu khả quan trong lĩnh vực SX và XK tại một số thị trường chủ chốt như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tại Trung Quốc: nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định trong tháng 11, với lạm phát cao hơn và tín dụng mở rộng với tốc độ nhanh bất chấp lo ngại về nợ tăng. Chỉ số quản lý sức mua PMI đã tăng từ 51.2 điểm lên 51.7 điểm trong tháng 11/2016, cao hơn nhiều so với mức dự báo 51 điểm – ghi nhận sự cải thiện liên tiếp trong hoạt động SX của Trung Quốc trong 3 tháng qua. Lợi nhuận công nghiệp và hoạt động SX đã tăng trở lại. Gần đây, Trung Quốc đã kiểm soát chặt các khoản đầu tư ra bên ngoài và sử dụng kho dự trữ ngoại hối của mình để kiềm chế đồng Nhân dân tệ giảm quá nhanh.

Tại Nhật Bản: Kinh tế Nhật Bản đã lấy lại đà tăng trưởng trong quý III/2016 bất chấp sự tăng giá của đồng Yên và mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một năm qua. Theo báo cáo của Văn phòng nội các Nhật Bản công bố ngày 3/11/2016 cho thấy GDP của nước này tăng 2.2%

Nhận định chung: Kinh tế toàn cầu trong giai đoạn cuối năm 2016 đã ghi nhận một số tín hiệu tích cực với sự tăng trưởng trong lĩnh vực SX và tiêu dùng tại hầu hết các khu vực chủ chốt, niềm tin tiêu dùng được cải thiện đáng kể, các chỉ số chứng khoán có xu hướng hồi phục và giá dầu tăng. Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế toàn cầu (OECD), GDP toàn cầu sẽ tăng 2.9% trong năm nay, giảm 0.1% so với dự báo đưa ra ngày 21/9/2016, tuy nhiên sẽ cải thiện rõ rệt hơn trong năm 2017 với mức tăng 3.3% và tăng 3.6% trong năm 2018.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 2

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

trong quý III/2016 so với quý trước, tiếp theo sau sự gia tăng 0.7% trong quý II/2016, vượt xa mức dự báo tăng 0.8% của các nhà phân tích thị trường. Về tốc độ tăng trưởng hàng năm, GDP tăng 0.9% trong quý III/2016. Chỉ số PMI trong lĩnh vực SX đạt 51.3 điểm trong tháng 11/2016, mặc dù giảm nhẹ so với 51.4 điểm trong tháng 10 tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức dự báo là 51.1 điểm.

Tại Hàn Quốc: Theo số liệu do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết xuất khẩu (XK) của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này trong tháng 11 vừa qua đã tăng 2.7% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 44.3 tỷ USD lên 45.5 tỷ USD. Đây cũng là tháng ghi nhận giá trị XK cao nhất kể từ tháng 7/2015.

Tình hình tài chính tiền tệ thế giới tháng 11/2016 có nhiều biến động với diễn biến chính xoay quay những ảnh hưởng mang tính toàn cầu đến từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ và những động thái cho thấy FED sẽ có lần điều chỉnh lãi suất đầu tiên trong năm 2016. Giá USD tăng cao so với hầu hết các đồng tiền chủ yếu trên thế giới. Chỉ số USD Index hiện đạt ở mức 101.92 điểm (mức điểm cao nhất trong 11 tháng qua). Tình hình thị trường chứng khoán thế giới tháng 11/2016 không bị ảnh hưởng nhiều từ kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Giá cả hàng hoá thế giới 11 tháng tăng 30% so với đầu năm do giá nhiên liệu, đặc biệt là giá dầu thô tăng mạnh. Từ đầu năm đến nay, giá dầu thế giới đã tăng 65% do các nước XK dầu mỏ OPEC đạt thoả thuận giảm sản lượng trong tháng 9/2016. Bên cạnh đó, giá than đá cũng tăng mạnh tới 87% trong 11 tháng do sản lượng tại các mỏ khai thác của Hoa Kỳ và Trung Quốc bị cắt giảm trong khi nhu cầu than đá tại các thị trường mới nổi Châu Á vẫn tăng cao.

Vốn Trung Quốc chảy mạnh vào 3 "thị trường sơ khai" - (frontier market) của ASEAN. Theo hãng tin Bloomberg, vốn đầu tư từ Trung Quốc đang khiến ba nước Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào và Myanmar thay đổi nhanh chưa từng thấy, biến các quốc gia này trở thành thị trường lớn hơn cho hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực từ đường sắt tới bất động sản ở 3 nước này. Nhờ nguồn vốn Trung Quốc, nền kinh tế các quốc gia nói trên đạt tốc độ tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới, cùng với đó đem đến cho các công ty Trung Quốc những lựa chọn thay thế với chi phí “mềm” hơn nếu muốn chuyển một phần hoạt động sản xuất (SX) khỏi “sân nhà”. Phần lớn vốn Trung Quốc chảy vào 3 nước này đều là vốn vay với điều kiện ưu đãi dành cho các dự án xây dựng do các công ty Trung Quốc làm nhà thầu. 3 nước này đang ngày càng gia nhập sâu hơn vào chuỗi phân phối của Trung Quốc. Các nước này mua hàng hóa trung gian từ các nhà máy của Trung Quốc và bán những mặt hàng tiêu dùng như quần áo và giày dép thường là hàng SX bởi các công ty Trung Quốc. Dữ liệu của IMF cho thấy nhập khẩu (NK) của Trung Quốc từ ba quốc gia nay đã tăng gấp hơn 2 lần trong 5 năm qua.

TIN KINH TẾ TRONG NƯỚC

Nhận định chung: Trong tháng 11, tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực; an sinh và phÚc lợi xã hội được bảo đảm; tiềm lực quốc phòng được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, những khó khăn thách thức vẫn còn rất lớn ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017.

Nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, nhất là trong SX công nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ, sự tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến, cải thiện sức mua và tổng cầu, đầu tư FDI và phát triển dịch vụ là các nhân tố bảo đảm cho dự báo tăng trưởng GDP năm 2016 là 6.3% là khả thi.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 3

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Một số chỉ tiêu chủ yếu trong 11 tháng năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 Chỉ số SX công nghiệp +7.3% Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng +9.5% Tổng kim ngạch XK +7.5% Tổng kim ngạch NK +3.5% Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước +14.4% Chỉ số giá tiêu dùng 11T đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 +2.47% Lạm phát cơ bản 11T đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 +1.82%

(Nguồn Tổng Cục Thống kê)

XK hàng hóa tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ thấp hơn cùng kỳ. Tính chung 11 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa XK ước tính đạt 159.5 tỷ USD, tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 45.4 tỷ USD, tăng 4.8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 114.1 tỷ USD, tăng 8.7%. Kim ngạch XK một số mặt hàng gia công, lắp ráp (với tỷ trọng lớn thuộc về các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 31.3 tỷ USD, tăng 10.2%; dệt may đạt 21.5 tỷ USD, tăng 4.5%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 16.8 tỷ USD, tăng 17.1%; giày dép đạt 11.6 tỷ USD, tăng 7.5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9.3 tỷ USD, tăng 26%. Về thị trường hàng hóa XK 11 tháng năm 2016, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với 34.7 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp đến là thị trường EU đạt 30.5 tỷ USD, tăng 8.3%; Trung Quốc đạt 19.6 tỷ USD, tăng 26.7%; Nhật Bản đạt 13.2 tỷ USD, tăng 2,9%; Hàn Quốc đạt 10.4 tỷ USD, tăng 27.6%; riêng XK sang thị trường ASEAN đạt 15.7 tỷ USD, giảm 6.6%.

Kim ngạch hàng hoá NK tính chung 11 tháng năm 2016 đạt 156.6 tỷ USD, tăng 3.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 63.8 tỷ USD, tăng 3.4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 92.8 tỷ USD, tăng 3.6%. Kim ngạch NK một số mặt hàng phục vụ nhu cầu SX trong nước giảm so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 25 tỷ USD, giảm 0.2%; điện thoại và linh kiện đạt 9.6 tỷ USD, giảm 3.5%; xăng dầu đạt 4.2 tỷ USD, giảm 14% (lượng tăng 15.6%); hóa chất đạt 2.8 tỷ USD, giảm 1.8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1.6 tỷ USD, giảm 18.1%; phân bón đạt 994 triệu USD, giảm 22,4%. Một số mặt hàng có kim ngạch NK tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 25.4 tỷ USD, tăng 18.9%; vải đạt 9.5 tỷ USD, tăng 2.3%; sắt thép đạt 7.3 tỷ USD, tăng 7.4%; chất dẻo đạt 5.7 tỷ USD, tăng 4%; nguyên phụ liệu (NPL) dệt may, giày dép đạt 4.7 tỷ USD, tăng 0.5%; kim loại thường khác đạt 4.4 tỷ USD, tăng 13%; sản phẩm chất dẻo đạt 4 tỷ USD, tăng 16.5%; sản phẩm hóa chất đạt 3.4 tỷ USD, tăng 9.6%; bông đạt 1.5 tỷ USD, tăng 1.3%; tân dược đạt 2.3 tỷ USD, tăng 11.6%. Về thị trường hàng hóa NK 11 tháng năm 2016, Trung Quốc vẫn là thị trường NK lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 44.6 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 28.9 tỷ USD, tăng 13.2%; ASEAN đạt 21.2 tỷ USD, giảm 1.9%; Nhật Bản đạt 13.6 tỷ USD, tăng 3.5%; EU đạt 10.1 tỷ USD, tăng 7%; Hoa Kỳ đạt 7.8 tỷ USD, tăng 8.7%.

Cán cân thương mại hàng hóa, tính chung 11 tháng năm 2016 xuất siêu 2.84 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 18.40 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 21.24 tỷ USD.

Ngân sách quốc gia thâm hụt hơn 171.9 nghìn tỷ đồng sau 11 tháng: Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2016 ước tính đạt 852.8 nghìn tỷ đồng, bằng 84.1% dự toán năm. Trong đó thu nội địa đạt 683.5 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô đạt 34.5 nghìn tỷ đồng; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) đạt 131.3 nghìn tỷ đồng. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2016 ước tính đạt 1024.7 nghìn tỷ đồng, bằng 80.5% dự toán năm. Trong đó chi đầu tư phát triển đạt 167.7 nghìn tỷ đồng; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 713.9 nghìn tỷ đồng. Đáng lưu ý, trong cơ cấu chi ngân sách, số tiền chi trả nợ và viện trợ đạt tới 136 nghìn tỷ đồng. Như vậy, bình quân cứ thu được 6.2 tỷ đồng thì ngân sách nhà nước lại phải mang 1 tỷ đồng đi

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 4

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

trả nợ, viện trợ. Ngoài ra, các khoản chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quản lý hành chính tiếp tục chiếm con số rất lớn trong cơ cấu chi ngân sách.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2016 tăng 0.48% so với tháng trước, tăng 4.5% so với tháng 12/2015 và tăng 4.52% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 11 tháng năm nay tăng 2.47% so với bình quân cùng kỳ năm 2015.

Lạm phát tiếp tục được kiểm soát: Lạm phát cơ bản tháng 11/2016 tăng 0.1% so với tháng trước và tăng 1.87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng tăng 1.82% so với bình quân cùng kỳ năm 2015.

Các cân đối về tiền tệ cơ bản ổn định và đúng định hướng, tín dụng tiếp tục tăng trưởng đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng diễn biến tích cực. Các chỉ tiêu tiền tệ tăng trưởng phù hợp với diễn biễn kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Tính đến ngày 22/11/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 14.92% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ tăng 11.89%); huy động vốn tăng 15.46% (cùng kỳ tăng 11.96%). Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 14.03%. Mặt bằng lãi suất về cơ bản diễn biến ổn định, từ cuối tháng 9/2016, một số tổ chức tín dụng lớn điều chỉnh giảm lãi suất huy động khoảng 0.3-0.5%/năm, giảm khoảng 0.5-1%/năm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, SX kinh doanh.

Chỉ số giá vàng tháng 11/2016 giảm 1.12% so với tháng trước; tăng 13.85% so với tháng 12/2015 và tăng 10.65% so với cùng kỳ năm trước. Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới.

Chỉ số giá đô la Hoa Kỳ tháng 11/2016 tăng 0.22% so với tháng trước; giảm 0.71% so với tháng 12/2015 và giảm 0.02% so với cùng kỳ năm 2015.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân và cam kết cần hoàn thiện chính sách để thúc đẩy đầu tư. Khi làm chính sách, Thủ tướng nêu ra 3 câu hỏi cần trả lời với các Bộ trưởng – (i) Cái chính là Nhà nước được gì, (ii) Doanh nghiệp (DN) được gì, (iii) nhân dân và người lao động được gì? 3 câu hỏi này phải được trả lời để làm chính sách tốt hơn. Việt Nam giờ đã có hơn 600,000 DN, trong đó có nhiều công ty tư nhân, công ty cổ phần lớn trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh 2016 là năm đầu tiên Việt Nam có hơn 100,000 DN đăng ký thành lập mới trong 1 năm, nghĩa là “bình quân cứ hơn 1 tiếng đồng hồ, có 12 DN thành lập mới”. Thủ tướng mạnh mẽ cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, chính sách pháp luật, cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các DN. Đồng thời, Thủ tướng kêu gọi cộng đồng DN Việt Nam chủ động, tích cực tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế thông qua đa dạng hóa các hoạt động đầu tư, trong đó chú trọng hình thức đối tác công - tư (PPP). Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển giữa khu vực kinh tế tư nhân trong nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nền kinh tế quốc gia.

Mỗi năm, Việt Nam có thể thiệt hại 5% GDP vì ô nhiễm môi trường. Đây là nhận định trong báo cáo nghiên cứu: "Việt Nam - thiên đường ô nhiễm của các DN nước ngoài" do PGS, TS Đinh Đức Trường, Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra tại Hội thảo bàn về phát triển kinh tế Việt Nam trong trung hạn, tác động của môi trường. Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề về môi trường đã rất nghiêm trọng. Mỗi năm chúng ta thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP, bằng nửa con số này ở Trung Quốc là 10%. Như vây, với GDP của Việt Nam vào khoảng 204 tỷ USD năm 2015, theo tính toán của PGS Trường, Việt Nam sẽ mất 5%, tương đương 10 tỷ USD, chủ yếu là tác động tiêu cực làm giảm giá trị tăng trưởng các ngành SX, chi phí để cải tạo môi trường và sức khỏe cộng đồng... Để đảm bảo dòng FDI lâu dài, đảm bảo tăng trưởng bền vững về cả kinh tế, xã hội và môi trường, Việt Nam cần thu hút FDI sạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp đảm bảo quy hoạch đồng bộ, phù hợp

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 5

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

với kế hoạch tài nguyên môi trường; tăng cường giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường…

Phát triển không đi kèm rủi ro môi trường. Chủ tịch AmCham Virginia B.Foote bày tỏ: “Càng ngày chúng tôi càng thấy áp lực giữa phát triển kinh tế và môi trường. Sự phát triển nhanh chóng không cần thiết phải kéo theo các rủi ro về môi trường và sức khỏe người dân”. Phó Chủ tịch EuroCham Tomaso Andreatta nhấn mạnh ô nhiễm và suy thoái môi trường là những vấn đề nan giải không thể tách rời trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam. Ông cũng lưu ý ngành du lịch Việt Nam đang chiếm gần 10% GDP song đã không được đầu tư đúng đắn dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường và quá tải mật độ xây dựng.

Chính phủ thống nhất lập 3 đặc khu kinh tế: Chính phủ vừa có ý kiến chính thức đối với đề án xây dựng đặc khu kinh tế tại 3 tỉnh là Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang. Theo đó, tại nghị quyết phiên họp tháng 11 vừa ban hành, Chính phủ thống nhất nguyên tắc xây dựng mô hình 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) theo định hướng: mỗi đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lựa chọn phát triển thế mạnh riêng có, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi đơn vị, tạo động lực phát triển mới, bảo đảm phân bổ nguồn lực theo vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước.

Việt Nam nỗ lực để trở thành điểm đến số 1 của nhà đầu tư: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng Việt Nam đang nỗ lực cải cách để trở thành điểm đến số 1 của các nhà đầu tư trong Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và thế giới... Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN 2016, Bộ trưởng Dũng khẳng định ASEAN là sân chơi đầu tiên và vẫn là sân chơi quan trọng nhất của Việt Nam. Sân chơi này đã mở rộng và gắn kết với nhau một cách chặt chẽ hơn trở thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Ở AEC, tuy Việt Nam thuộc nhóm trung bình nhưng là quốc gia đang có triển vọng, có nhiều cơ hội chín muồi cho đầu tư và phát triển kinh doanh. Điều quan trọng hơn là có sự mong muốn và chuẩn bị khá kỹ càng để đón nhận đầu tư quy mô lớn và tầm cỡ chiến lược. Bộ trưởng Dũng nhận định, triển vọng phát triển của Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi, đó là sự ổn định về chính trị, an ninh, không có những vấn đề xung đột về sắc tộc, tôn giáo hay vấn đề an ninh khủng bố, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tiêu chuẩn của hội nhập quốc tế, ổn định kinh tế vĩ mô cũng luôn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam cũng là thị trường lớn với hơn 92 triệu dân cùng sự phát triển mạnh của tầng lớp trung lưu cung cấp nguồn lao động trẻ, dồi dào có chất lượng và chi phí cạnh tranh, có sự kết nối chặt chẽ với thị trường trên 600 triệu dân của ASEAN và trên thế giới, nhiều tiến trình cải cách đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ như tái cơ cấu, thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính. Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh các cơ hội và các yếu tố thuận lợi đã được định hình. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một lựa chọn tốt để đầu tư kinh doanh.

Việt Nam tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh: Trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016" mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố mới đây, môi trường thương mại của Việt Nam đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc lên vị trí thứ 73/136 nền kinh tế được đánh giá. Thành tích của Việt Nam chủ yếu dựa vào cải cách của hoạt động hải quan, giảm thời gian nộp thuế và thủ tục hàng hóa NK, XK. Bên cạnh đó, những thay đổi gần đây của môi trường kinh doanh, tâm lý kỳ vọng ngày càng rõ nét phản ánh các nỗ lực gần đây của Chính phủ mới của Việt Nam. Tuy nhiên, WEF cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn cả chặng đường dài phía trước để vươn tới các chuẩn mực quốc tế. Việt Nam được nhận xét là đã cải thiện sự tiếp cận của hàng hóa nước ngoài đối với thị trường nội địa.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 6

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Tình hình đăng ký DN:

Tính chung 11 tháng, cả nước có 101,683 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 797.7 nghìn tỷ đồng tăng 17.1% về số DN và tăng 48.1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; số vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 7.8 tỷ đồng, tăng 26.5%. Tổng số lao động đăng ký của các DN thành lập mới trong 11 tháng là 1,157.2 nghìn người, bằng 87.8% cùng kỳ năm 2015. Trong 11 tháng năm nay còn có 24,560 DN quay trở lại hoạt động, tăng 31.7% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2015 tăng 31.2% so với cùng kỳ năm 2014), nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 126.2 nghìn DN. Điều này cho thấy khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích DN phát triển đang tiếp tục phát huy hiệu quả.

Số DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động SX, kinh doanh trong 11 tháng là 10,468 DN, tăng 23.6% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2015 giảm 2.2% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó có 9,768 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 93.3% và tăng 23.2%.

Số DN tạm ngừng hoạt động trong 11 tháng năm nay là 54,046 DN, giảm 13.8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 18,901 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 27.3% và 35,145 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 26.6%.

Tình hình đầu tư:

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2016 ước tính đạt 27,547 tỷ đồng, tăng 17.1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương 6,675 tỷ đồng, tăng 14.1%; vốn địa phương 20,872 tỷ đồng, tăng 18.2%. Tính chung 11 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước tính đạt 233.6 nghìn tỷ đồng, bằng 88.6% kế hoạch năm và tăng 14.4% so với cùng kỳ năm 2015. Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong tháng tiếp tục đạt khá do đang là thời kỳ cao điểm của hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản, các công trình đang khẩn trương hoàn thành tiến độ. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện tích cực Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.

Thu hút FDI 11 tháng giảm so với năm trước: Tính đến ngày 20/11/2016, cả nước có 2,240 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,028.2 triệu USD, tăng 20.8% về số dự án và giảm 3.9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, có 1,075 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5,074.8 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn bổ sung trong 11 tháng năm nay đạt 18,103 triệu USD, giảm 10.5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng ước tính đạt 14.3 tỷ USD, tăng 8.3% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 11 tháng năm nay, cả nước có 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,446.1 triệu USD, chiếm 18.8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội 1,428.9 triệu USD, chiếm 11%; Bình Dương 1,329.2 triệu USD, chiếm 10.2%; Đồng Nai 1,036 triệu USD, chiếm 8%; thành phố Hồ Chí Minh 808.8 triệu USD, chiếm 6.2%; Bắc Giang 623.1 triệu USD, chiếm 4.8%; Hà Nam 604.3 triệu USD, chiếm 4.6%.

Trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam 11 tháng năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 4,818.1 triệu USD, chiếm 37% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 1,567.7 triệu USD, chiếm 12%; Đặc khu Hành chính Hồng Kông (TQ) 963 triệu USD, chiếm 7.4%; Trung Quốc 944.8 triệu USD, chiếm 7.3%; Đài Loan 848.8 triệu USD, chiếm 6.5%; Nhật Bản 730.8 triệu USD, chiếm 5.6%.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 7

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

TIN DỆT MAY QUỐC TẾ:

Teijin phát triển vải kháng nước Minotech: Tập đoàn Teijin đã phát triển Minotech, vật liệu mặc ngoài có độ kháng nước cao cho mùa xuân/hè 2017. Được truyền cảm hứng bằng áo mưa rơm rạ được người Nhật Bản cổ xưa làm ra, Minotech kết hợp tính hữu dụng của vải chất lượng làm ô, tính thực tiễn của quần áo chức năng cao và tính hấp dẫn của vật liệu thời trang. Nhờ kết cấu micro-garter của vật liệu, các chỗ lồi tí hon làm giảm sức căng bề mặt theo phương ngang để làm cho các giọt nước mưa trượt trơn tru ra khỏi về mặt theo phương thẳng đứng. Minotech cũng có khả năng thoát ẩm cao do cấu trúc không phải là dán lớp, nên cho phép mồ hôi thoát ra, giữ bề mặt bên trong khô và dễ chịu khi sờ vào.Các mẫu vải bền lâu và chịu được áp lực sẽ được trình diễn tại triển lãm Teijin’s Frontier cho mùa thu/đông 2017 “Spirit of Frontier’ tại Tokyo, được tổ chức vào ngày 17-18 tháng 11.

Pigment tự nhiên từ lá rụng mùa thu có thể nhuộm màu vật liệu dệt: Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Phần Lan đang cộng tác phát triển các công nghệ gia công lá để lấy được pigment tự nhiên từ lá rụng mùa thu, có thể dùng để nhuộm màu vật liệu dệt. Lá rụng mùa thu tạo ra màu từ các carotenoid màu cam và vàng và anthocyanin đỏ, và có chứa nhiều hợp chất có lợi khác, các carbohydrate và protein. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật (VTT) Phần Lan đã sấy khô và nghiền vụn lá thu gom từ vườn và công viên để chiết ra các hợp chất. Các công đoạn gia công do VTT phát triển trong các thực nghiệm quy mô phòng thí nghiệm và R&D hiện đã đi vào giai đoạn thử nghiệm. Tính thân thiện với môi trường của toàn thể quá trình và tính an toàn của các hợp chất SX ra được chú ý đặc biệt. Thành phần hóa học của lá biến động nhiều giữa các giống cây khác nhau. Có thể nhận được giá trị gia tăng bằng cách gia công lá rụng của chỉ các loại cây nào đó, do vậy mà SX được các hợp chất xác định rõ phù hợp cho sản phẩm mới. Sinh khối còn lại sau chiết xuất cũng rất giàu chất dinh dưỡng và phù hợp cho ngành mỹ phẩm và vệ sinh. Các nhà nghiên cứu tin rằng các phương pháp mà VTT phát triển có thể ứng dụng được cho các công ty gia công nguyên liệu thô trong ngành dệt và mỹ phẩm.

Áo thông minh giám sát sức khỏe của ITRI: Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI) Đài Loan đã phát triển một dòng sản phẩm áo độc nhất vô nhị iSmartweaR có thể đưa ra cảnh báo sự mệt mỏi và thông tin để điều chỉnh huyết áp. Ứng dụng của áo gồm quản lý sức khỏe cá nhân và chăm sóc y tế khẩn cấp. Dòng sản phẩm áo cũng tích hợp công nghệ có thể giặt và mặc thấy tiện nghi. IsmartweaR có thể đo các tín hiệu sinh lý như là nhịp tim và nhịp thở, để giám sát hoạt động thể lực của người mặc, chất lượng giấc ngủ và trạng thái cảm xúc. Công nghệ cảm biến trường gần mạch đập tính bằng nano giây (NPNS) được tích hợp vào dòng sản phẩm áo đo mạch của người mặc và truyền tín hiệu mạch với các cường độ để phát hiện nhịp tim và các tin hiệu sinh lý khác. Các mô đun cảm biến NPNS là tiện nghi do người mặc không cảm thấy bị quần áo hạn chế cử động hoặc ép lên. Áo thông minh phá vỡ khuôn mẫu của áo thông minh truyền thống không tiện nghi là loại kém phân tán nhiệt, độ bền lâu kém và độ nhạy cảm biến thấp. Các đặc tính nổi bật của áo gồm tính tiện nghi, truyền thông tin bằng sóng vô tuyến, trao đổi thông tin với điện thoại di động và máy tính bảng (Bluetooth 4.0), truyền và phân tích dữ liệu theo thời gian thực.

Mực in từ tính mới có thể làm nên dụng cụ mặc trên người tự sửa chữa: Một nhóm các kỹ sư tại Đại học California (UC) San Diego đã phát triển loại mực từ tính có thể được dùng để làm nên dụng cụ mặc trên người tự sửa chữa và mạch điện dựa trên vật liệu dệt. Mực có thể sửa chữa chỗ rách rộng tới 3 mm, một kỷ lục trong lĩnh vực các hệ thống tự sửa chữa, trong khoảng chừng 0.5 giây và không yêu cầu chất xúc tác bên ngoài để làm việc. Thành phần chính của

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 8

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

mực là các hạt micro được định hướng trong cấu hình nào đó bằng từ trường. Do cách thức chúng định hướng mà các hạt ở cả hai phía của vết rách được hút lại với nhau bằng từ, làm cho dụng cụ được in bằng mực tự liền lại. Các kỹ sư đã dùng mực để in nhiều dụng cụ gồm các mạch điện có thể mặc trên người và các mạch điện dựa trên vật liệu dệt. Sau đó họ làm tổn thương các dụng cụ này bằng cách cắt và kéo chúng tách ra để tạo nên khoảng cách rộng dần. Họ cũng tạo nên các tổn thương ở bốn chỗ khác nhau trên cùng dụng cụ. Các dụng cụ vẫn tự làm liền và hồi phục chức năng trong khi độ dẫn điện giảm đi lượng nhỏ nhất. Các kỹ sư chuyên về công nghệ nano cũng đã in một mạch điện tự sửa chữa lên tay áo của áo T-shirt và nối với một bóng đèn LED và một pin cúc áo. Sau đó họ cắt mạch điện và vải trên đó mạch điện được in. Vào lúc đó, đèn LED tắt đi. Nhưng sau đó trong vòng vài giây thì đèn bắt đầu sáng lại do hai đầu mạch điện tiến lại phía nhau và tự liền lại, phục hồi tính dẫn điện. Bài báo có tiêu đề ‘Dụng cụ điện hóa tự sửa chữa bằng mực in từ” được công bố trên tạp chí Sicence Advances. Những cộng sự cùng Badodkar và Wang trong nghiên cứu này là Christian S. Lopez, Allibao Mohannan, Vinu Mohan, Lu Yin và Rajan Kumar từ Khoa Kỹ thuật nano tại trường Kỹ nghệ Jacob của Đại học UC San Diego.

Rhone phát triển công nghệ mới GoldFusion kiểm soát mùi: Công ty chuyên về quần áo mặc khi hoạt động tích cực Rhone sẽ giới thiệu GoldFusion, một công nghệ mới đưa các hạt nano vàng vào các loại vải có thương hiệu dùng cho hàng may mặc mặc khi hoạt động tích cực để có quần áo mềm hơn, an toàn hơn, khô nhanh hơn và trung hòa mùi vào mùa xuân 2017. Rhone đã phát triển công nghệ GoldFusion và đang trong quá trình tạo ra công nghệ dẫn ẩm nhanh hơn và giữ quần áo tươi mới lâu hơn. Theo công ty, áo sơ mi được xử lý bằng công nghệ GoldFusion khô nhanh gấp ba lần các nhãn hàng hàng đầu trên thị trường, dẫn đến vận chuyển ẩm tốt hơn ra khỏi cơ thể trong khi công nghệ cũng cải thiện khả năng kháng khuẩn hiện hành bằng các tích hợp các hạt trung hòa mùi. Sau 100 lần giặt, các hạt kháng mùi vẫn còn có hiệu quả 99%. GoldFusion cũng cung cấp khả năng bảo vệ chống tia cực tím và cải thiện độ bền màu, đảm bảo rằng vải sẽ không phai màu theo thời gian và được tích hợp trực tiếp lên hàng may mặc để giảm phế thải hoặc hao hụt vật liệu và rõ ràng là quá trình không phát thải.

FDI vào ngành dệt Bangladesh tăng 11% trong năm tài khóa 2016: Theo Ngân hàng Trung ương Bangladesh thì có sự gia tăng 11% vốn FDI vào ngành dệt may Bangladesh trong năm tài khóa 2016. Dòng FDI vào ngành dệt là 396 triệu USD so với 351.62 triệu USD trong năm tài khóa 2015. Tuy nhiên vẫn thấp hơn mức FDI kỷ lục là 445.82 triệu USD trong năm tài khóa 2014. Bangladesh là nước XK hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Nước này cũng được hưởng tiếp cận thị trường miễn thuế vào EU, Canada, Úc và các nước phát triển khác trên thế giới trừ Hoa Kỳ. Trong tổng số đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may trong năm tài khóa 2016, chừng 222.86 triệu USD là khoản thu dùng để tái đầu tư của các công ty hiện đang hoạt động tại Bangladesh. Các công ty Hàn Quốc hầu hết là ở các khu chế xuất đã đầu tư 111.61 triệu USD, gần như là 1/3 FDI trong ngành dệt. Các công ty Hồng Kông đã đầu tư 89.07 triệu USD. Về tổng thể FDI tăng 9.27% trong năm tài khóa. Dệt may, viễn thông, ngân hàng, khí đốt dầu mỏ và lĩnh vực năng lượng chiếm 73% tổng dòng FDI vào Bangladesh.

Khai trương Khu công nghiệp nhẹ Việt Nam tại LB Nga: Ngày 8/11/2016, tại thành phố Serpukhov, tỉnh Moskva, LB Nga đã diễn ra lễ khai trương Khu công nghiệp nhẹ Việt Nam. Tham dự buổi lễ có Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Nguyễn Thanh Sơn, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Moskva Denis Butsaev, đại diện các ban, ngành tỉnh Moskva và Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, cùng đông đảo cán bộ, công nhân đang làm việc tại đây. Theo lãnh đạo khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng nhà xưởng, cũng như ký túc xá dành cho công nhân, khu vui chơi, giải trí... được xây dựng rất hiện đại trên khuôn rộng khoảng 2 hecta. Tất cả các DN đều hoạt động trong lĩnh vực may mặc, tạo công ăn việc làm hợp pháp cho 280 công nhân, trong đó chủ yếu người Việt Nam. Nhờ được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại nên mỗi tháng khu công nghiệp này cung cấp cho thị trường khoảng 60 nghìn đơn vị thành phẩm, giá trị tương đương 35-40 triệu ruble. Dự án xây dựng khu công nghiệp nhẹ của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Moskva được đề cập đến từ năm 2013 và ngay sau đó dự án này được lãnh đạo cấp cao hai nước thảo

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 9

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

luận. Dự kiến, trong thời gian tới khu công nghiệp sẽ tiếp tục được mở rộng. Ngoài ý nghĩa kinh tế, Dự án này còn được kỳ vọng trở thành cầu nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Nga và Việt Nam, cũng như giúp giải quyết các vấn đề lao động bất hợp pháp.

Dự trữ bông thế giới giảm 7% trong vụ 2016-2017: Dự trữ bông thế giới cuối vụ được dự báo giảm 7% xuống còn 17.8 triệu tấn vào cuối vụ 2016-2017 do Trung Quốc tiếp tục giảm dự trữ. Dự trữ cuối vụ tại Trung Quốc nơi giữ phần lớn dự trữ dư thừa giảm 13% xuống còn 11.3 triệu tấn do chính phủ đã bán ra trên 2 triệu tấn từ kho dự trữ trong khoảng từ tháng 5 cho tới tháng 9 năm nay. Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế hạn ngạch NK xuống lượng mà cam kết WTO yêu cầu vào năm 2015 và 2016. Chính phủ cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục bán từ dự trữ bắt đầu từ tháng 3 năm 2017 sang năm khi phần lớn vụ bông mới sẽ được bán ra.

TIN DỆT MAY TRONG NƯỚC:

FDI tăng lực cho XK dệt may: Chỉ trong chưa đầy 1 tháng qua, 2 nhà máy có tổng vốn đầu tư lên tới 100 triệu USD của nhà đầu tư nước ngoài đã chính thức đi vào vận hành, tạo thêm xung lực cho XK mặt hàng dệt may. Trong bối cảnh XK dệt may giảm sút liên tục từ đầu năm 2016, đặc biệt ở khối DN trong nước, thì sự bổ sung nguồn lực từ các dự án có vốn FDI này càng được kỳ vọng sẽ nâng kim ngạch XK trong những tháng còn lại của năm 2016. (i) Nhà máy may được đưa vào hoạt động cuối tháng 9/2016 là Tập đoàn Hansoll Textile

Hàn Quốc, với quy mô công suất 90 triệu sản phẩm/năm tại KCN Giao Long (Bến Tre). Công ty TNHH Unisoll Vina đã tiến hành đầu tư với tổng vốn 50 triệu USD, xây dựng 4 nhà xưởng, với 96 dây chuyền may, quy mô 5,500 công nhân, chuyên SX hàng may sẵn, trang phục và các sản phẩm từ da lông thú để XK. Đây là dự án FDI lớn nhất tại Bến Tre, cũng là dự án có số lao động lớn nhất của Tập đoàn Hansoll Textile tại VN. Dự kiến, đến năm 2018, Công ty Unisoll Vina sẽ hoàn thành toàn bộ 10 nhà xưởng, gồm 236 chuyền may, nâng tổng số công nhân lên trên 16,000 người.

(ii) Trong khi đó, VNG - một dự án nhà máy may mặc XK với số vốn tương tự Hansoll Textile, cũng đã được khánh thành tại Vĩnh Phúc vào trung tuần tháng 10 vừa qua thuộc Tập đoàn SX hàng may mặc TAL của Hồng Kông. Được xây dựng trên tổng diện tích 75,000 m2, VNG là nhà máy lớn và hiện đại nhất của TAL, có quy mô cung ứng 4 triệu sản phẩm ngay trong năm đầu tiên hoạt động. TAL hiện là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực may mặc. Với lực lượng lao động hơn 26,000 nhân công làm việc tại 11 nhà máy tại Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, TAL đã trở thành DN dẫn đầu trong ngành công nghiệp SX hàng dệt may. Sự ra đời của nhà máy VNG, dự án thứ hai của TAL tại Việt Nam, đã nâng sản lượng của TAL tại các thị trường lên hơn 60 triệu sản phẩm may mặc mỗi năm và riêng số lao động tại 2 nhà máy đã lên tới 16,000 người. Cứ 6 chiếc áo sơ mi nam bán ra tại thị trường Hoa Kỳ thì 1 chiếc là do TAL SX.

Nhiều DN dệt nhuộm tiếp tục đầu tư nhà máy nguyên liệu đón đầu TPP: Để đón đầu cơ hội từ hiệp định TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), trong 2 năm qua, rất nhiều DN trong ngành dệt may đã xây dựng những cụm công nghiệp dệt nhuộm để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước. Tại tỉnh Bình Dương, đã có hàng chục DN đầu tư hàng trăm triệu USD. Do đó, nhiều DN không khỏi hụt hẫng sau khi Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi TPP. Dù vậy, việc đầu tư vào nhà máy nguyên liệu dệt may vẫn tiếp tục, bởi đó là chiến lược lâu dài.

(i) Hoạt động 14 năm qua, chủ yếu làm gia công và XK sang thị trường Hoa Kỳ, Công ty May Quốc tế đã khẩn trương đầu tư một nhà máy dệt nhuộm ở Đồng Nai để đón đầu TPP và chuẩn bị đi vào hoạt động đầu năm sau. Việc xây dựng được nhà máy giúp DN chủ động được nguồn nguyên liệu và từ đó có kế hoạch làm việc với khách hàng để có thêm đơn hàng.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 10

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

(ii) Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam cũng đã hoạt động tại VN hơn chục năm nay, tất cả nguồn nguyên liệu dệt may đều lấy từ Trung Quốc. Năm 2015, DN đã đầu tư một nhà máy dệt nhuộm tại Bình Dương, cũng một phần là để đón đầu TPP. Nhà máy đã xong giai đoạn 1 và đi vào hoạt động 1 năm nay. DN này cho biết sẽ phải tính toán kỹ càng hơn cho việc đầu tư vào giai đoạn 2 & 3 của nhà máy. Tuy nhiên về lâu dài, chiến lược xây dựng nhà máy để khép kín quy trình SX dệt may vẫn phải được triển khai đầu tư tại Việt Nam.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CN 4.0) tác động gì đến ngành dệt may Việt Nam? CN 4.0 với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet sẽ tạo ra các lợi thế hết sức to lớn. Cuộc các mạng này nâng cao mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống khi các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp, việc thực hiện được đơn giản hóa. Tuy nhiên, CN 4.0 dự báo cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành SX. Đó là nguy cơ mất việc làm cao đối với một số ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giầy. Một báo cáo mới đây của ILO (7/7/2016) dự báo, máy móc công nghệ của CN 4.0 có thể thay thế 85% lao động dệt may của VN trong một vài thập niên tới. TS. Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm TTK Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho rằng, đối với ngành dệt may, một ngành có tính thời trang cao, có nhiều công đoạn SX, CN 4.0 khó có thể đồng loạt thay thế lao động tay chân của con người trong thời gian ngắn, nhất là công đoạn may. Tuy nhiên, CN 4.0 vẫn làm gia tăng nguy cơ mất việc làm đối với lao động dệt may, đặc biệt lao động có trình độ thấp và ở những công đoạn dễ thay thế bằng máy móc, song mức độ tác động ở mỗi công đoạn SX dệt may cũng khác nhau. Do đó, để khuyến nghị giải pháp đối với các DN dệt may, TS. Trương Văn Cẩm cho rằng, các DN cần có nhận thức đúng, tìm hiểu kỹ về CN 4.0, sự tác động của nó đến ngành dệt may bằng cái nhìn thực tế, khách quan phù hợp với đặc điểm của một ngành SX hàng hóa theo xu hướng thời trang, thị hiếu, thời tiết, vùng miền, tôn giáo, sản phẩm nhiều đẳng cấp với giá cả hợp lý. Đại diện VITAS cũng khuyến nghị các giải pháp vĩ mô, trong đó Chính phủ cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, giúp DN dệt may tăng năng lực cạnh tranh để tích lũy nguồn lực đầu tư công nghệ mới theo xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

DN dệt may cần tạo giá trị khác biệt bằng len: Với xu thế thị trường quốc tế đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới phân khúc sản phẩm cao cấp, vừa qua tại TP. HCM, Công ty Đổi mới Len Úc (AWI) và Công ty Woolmark (TWC) đã tổ chức triển lãm các sản phẩm len lông cừu lần thứ 2. Triển lãm thu hút sự tham gia trưng bày của hơn 27 DN dệt may uy tín trong và ngoài nước nhằm khuyến khích các nhà bán lẻ và thương hiệu quốc tế khai thác các sản phẩm cao cấp từ len cừu Merino Úc được SX tại Việt Nam. Theo ông Alex Lai, Trưởng đại diện Woolmark HongKong, xu thế phát triển ngành may mặc từ các sản phẩm cơ bản làm từ bông, polyester …đã dần chuyển dịch sang các sản phẩm cao cấp như len lông cừu, cashmere, lụa và những sản phẩm sợi pha từ các chất liệu nói trên.

Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế sợi polyester từ Việt Nam lên đến 72.56%: Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hôm 14/11/2016 dẫn quyết định cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giá lên đến hơn 72% đối với sợi polyester (DTY) NK từ Việt Nam. Cụ thể, Tổng vụ NK - Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ (MOE) đã ban hành quyết định cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá với sợi dún polyester NK từ một số nước, trong đó có Việt Nam. Theo quyết định này, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với các DN Việt Nam là 34.81% - 72.56%, và DN Thái Lan là 6.88% - 37.69%.

Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ cũng kiện chống bán phá giá một mặt hàng sợi khác (yarn of man-made or synthetic or artificial staple fibres) NK từ Việt Nam, Malaysia, Hy Lạp, Pakistan và Thái Lan. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp thuế chống bán phá giá 19.48% đến 25.25% đối với sản phẩm sợi này của Việt Nam, trong 5 năm bắt đầu từ tháng 8/2014.

Theo Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 1/3 lượng sợi XK của Việt Nam, nhưng thị trường này áp thuế chống bán phá giá với sợi Việt Nam trong vài năm

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 11

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

qua, khiến DN chuyển hướng tăng cường XK sợi vào Trung Quốc. Ngoài ra, một số DN Việt Nam cũng bắt đầu đẩy mạnh XK sợi sang thị trường Hàn Quốc nhờ ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại (FTA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Doanh nhân Việt Nam hội ngộ tại Vietnam International Fashion Week Thu Đông: Trong khuôn khổ Vietnam International Fashion Week Thu Đông lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội, sáng ngày 3/11/2016 tại khách sạn Fortuna Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm về chủ đề “Thời trang Việt Nam – thách thức và cơ hội trong bối cảnh hội nhập” với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực thời trang tại Việt Nam và thế giới. Đây cũng lần đầu tiên BTC Vietnam International Fashion Week phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội tổ chức hội thảo bên lề sự kiện, nhằm mang đến cái nhìn toàn cảnh hơn về nền thời trang Việt Nam và thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang tiềm năng của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Tại buổi tọa đàm, các khách mời đã cùng chia sẻ quan điểm, ý kiến về các vấn đề thời trang đang được quan tâm như thực trạng của công nghiệp thời trang Việt Nam hiện nay, những vấn đề vấp phải và hướng đi đúng đắn để phát triển trong thời gian sắp tới. Buổi tọa đàm không chỉ giải đáp được rất nhiều trăn trở đối với các đại biểu đến tham dự còn là nơi giao lưu, học hỏi giữa các doanh nhân và các chuyên gia thời trang quốc tế.

Dệt may giành lại thị trường trong nước: Trong những năm qua, ngành dệt may, da giày luôn đứng trong “tốp đầu” các nhóm ngành XK hàng hóa chủ lực của cả nước, với tổng kim ngạch XK duy trì ở mức hàng chục tỷ USD mỗi năm (năm 2015 đạt 42.5 tỷ USD, năm 2016 phấn đấu đạt khoảng 48.5 tỷ USD). Tuy nhiên, do khó khăn cũng như những biến động về nhu cầu tiêu dùng thế giới khiến cho các đơn hàng XK của các DN liên tục bị sụt giảm. Trước bối cảnh thị trường XK sa sút, trong khi mức tiêu thụ nội địa tăng trung bình từ 10% đến 15%/năm, thì giờ đây cơ hội lớn để các DN ngành dệt may tiếp tục đẩy mạnh hoạt động SX chính là thị trường trong nước.

Theo đánh giá của VITAS, với dân số hơn 90 triệu người, mức tiêu dùng hàng dệt may hiện nay chiếm khoảng 5 - 6% chi tiêu của người dân, tương đương khoảng 3.5 tỷ USD, cho thấy đây là thị trường rất tiềm năng đối với các DN nội địa. Tuy nhiên, để có thể chiếm được thị phần từ 10% đến 30% lại là điều rất khó đối với các DN trong nước. Bởi lẽ, trên thị trường hiện nay, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan, thậm chí còn được gắn mác hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng hiệu và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Ngoài ra, NPL cho ngành may mặc trong nước chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu phải NK, đóng thuế, nên các sản phẩm rất khó cạnh tranh được với hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thời gian qua đã có một số DN tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, phần lớn hàng Việt vẫn bị lép vế so với hàng ngoại, tại thị trường nông thôn vẫn nhan nhản các loại giày dép, quần áo có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số nước trong khu vực.

Nắm bắt cơ hội này, các thương hiệu thời trang của các công ty lớn trong nước đã có những chiến lược kinh doanh cụ thể để khai thác thị trường nội địa và thành công như May 10, Việt Tiến, Đức Giang, Nhà Bè,… Như vậy, quan tâm và khai thác triệt để thị trường nội địa, chính là một giải pháp hữu hiệu cho ngành dệt may cả hiện tại và trong tương lai. Để tăng tính hội nhập, cạnh tranh trong thị trường nội địa, không còn cách nào khác, các DN phải liên tục đổi mới, cả về phương thức quản lý lẫn máy móc, thiết bị và nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định FTA mới, chắc chắn tính cạnh tranh còn khốc liệt hơn, do đó DN phải chủ động từ khâu nguyên liệu, đến đội ngũ lao động có tay nghề giỏi, chỉ như vậy, mới có thể tồn tại và phát triển được.

Dệt may cần đột phá từ chuỗi cung ứng hoàn chỉnh: Theo đánh giá của VITAS, khác với kết quả của nhiều năm trước, năm 2016 là một năm đầy khó khăn của ngành dệt may. Với thực trạng hiện nay, mục tiêu kim ngạch XK của toàn ngành trong năm nay chỉ có khả năng đạt 28,5 tỷ USD, thay vì 31 tỷ USD như kỳ vọng. Dự báo, ngành dệt may sẽ tiếp tục gặp khó đến hết quý

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 12

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

III/ 2017.“Thách thức đang đặt ra cho ngành dệt may là công nghệ quản trị của các DN dệt may Việt Nam so với các nước trong khu vực còn đang ở mức khiêm tốn, đặc biệt trong thời điểm hội nhập mạnh mẽ hiện nay. Nếu các DN dệt may Việt Nam không bắt kịp trình độ quản lý, công nghệ của khu vực thì sẽ mất cơ hội phát triển”, Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang lo lắng. Hạn chế nữa của DN Việt Nam là sức cạnh tranh đuối hơn so với các DN tại Campuchia, Bangladesh do họ được hưởng thuế suất thấp hơn khi XK vào thị trường Hoa Kỳ, châu Âu. Ngoài ra, hiện nay hàng dệt may phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại tại một số nước, cũng như sức ép về thời gian giao hàng ngày càng rút ngắn, chi phí lao động không ngừng tăng. Đặc biệt, tác động từ cơ chế chính sách của Việt Nam không theo kịp với tình hình thay đổi hiện nay của ngành dệt may. Dệt may Việt Nam chủ yếu mạnh về khâu gia công XK như cắt, may, nhưng lại rất yếu về khâu thượng nguồn là sợi, dệt, nhuộm… Đây là nguyên nhân mấu chốt khiến ngành dệt may trong nước khó cạnh tranh với các đối tác.

Do đó, ngành dệt may Việt Nam đang kêu gọi các DN tập trung đầu tư cho chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, bằng giải pháp thành lập mới các DN ở khâu thắt nút là sợi, dệt, nhuộm hoàn tất. Việc Việt Nam kết thúc đàm phán FTA với EU, ký FTA với Hàn Quốc và ký Hiệp định TPP đã mang lại nhiều cơ hội cho các DN đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong bối cảnh thị trường tiêu dùng có dấu hiệu bão hòa, yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm ngày một cao, trong khi giá đơn hàng ngày một thấp, đã buộc DN phải nâng cao năng suất lao động (NSLĐ), tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và đầu tư cho công nghệ SX mới, hiện đại là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.

May Việt Tiến vừa được công nhận DN ưu tiên trong lĩnh vực hải quan: Tại Quyết định 3768/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan quyết định công nhận DN ưu tiên đối với May Việt Tiến (Q. Tân Bình, TP. HCM), thời hạn áp dụng chế độ ưu tiên là 36 tháng. Sau thời hạn trên, nếu công ty đáp ứng các điều kiên quy định thì tiếp tục gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên. Với việc được công nhận ưu tiên này, May Việt Tiến sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên: Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh; ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan; kiểm tra chuyên ngành; thủ tục thuế; thủ tục XK tại chỗ; kiểm tra sau thông quan. May Việt Tiến là một trong 6 DN dệt may và là DN thứ 56 được công nhận DN ưu tiên trong lĩnh vực hải quan. Năm 2015, doanh thu của DN này đạt 6,311 tỷ đồng và kế hoạch năm 2016 đạt doanh thu 6,700 tỷ đồng. Hàng hóa XK của Tổng Công ty tập trung vào các thị trường chủ lực là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU… Mục tiêu của Tổng công ty, phấn đấu đến năm 2020 đạt kim ngạch XK 1 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm.

Dệt may Việt Nam có thể tiết kiệm hơn 1 tỷ USD từ giảm chi phí logistics: Hiện nay, chi phí logistics đang chiếm tới gần 1/3 giá thành mỗi sản phẩm XNK dệt may. Nếu giảm được chi phí này, dệt may Việt Nam có thể tiết kiệm hơn 1 tỷ USD/năm. Số liệu này đã được Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) đưa ra trong buổi hội thảo diễn ra ngày 3/11/2016 giữa VITAS và VLA. Mỗi năm, Việt Nam XK một lượng lớn hàng may mặc tương đương trên 20 tỷ USD, NK vải và NPL trị giá trên 15 tỷ USD và và NK trên 1 triệu tấn bông. Tuy nhiên, để xuất và NK các mặt hàng này, các DN dệt may thường tự tìm DN logistics, mạnh ai nấy làm. Do vậy, các container chỉ có hàng 1 chiều xuất hoặc nhập, chiều còn lại đều là container rỗng khiến chi phí vận chuyển tăng cao. Vì vậy, điều cần làm để tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển là tìm cách cho các DN dệt may và logistics gặp được nhau. Nếu các DN trong VITAS và VLA hợp tác được chặt chẽ, ước tính chi phí vận chuyển sẽ giảm được 10%, tương đương hơn 1 tỷ USD. Một giải pháp khác giúp giảm chi phí logistics cũng được nhiều ý kiến đồng thuận là thành lập một vài trung tâm điều chuyển hàng hóa. Thay vì DN chỉ xuất 1 container phải chịu giá vận chuyển cao, DN logistics sẽ gom thêm hàng từ các DN khác để giảm giá thành vận chuyển.

Nguồn nhân lực cho phương thức SX ODM: Trong khuôn khổ Triển lãm Thiết bị & NPL dệt may VN năm 2016 (HanoiTex 2016), chiều 03/11/2016, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức hội thảo

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 13

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

“Nguồn nhân lực cho phương thức SX ODM”. Hội thảo đã thu hút đông đảo các DN trong ngành Dệt May Việt Nam tham dự. TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho biết, ngành Dệt May Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức về đơn hàng, thị trường XK và lương người lao động ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, phương thức SX trong những năm tới của ngành dệt may sẽ là ODM để thay thế cho phương thức gia công (CMT) truyền thống đem lại giá trị gia tăng ít. Ngay từ bây giờ, các DN dệt may Việt Nam cần chuẩn bị các bước đi để SX hàng ODM, OBM và bước đi đầu tiên đó chính là đầu tư cho nguồn nhân lực. Đây là bước đi quan trọng và ít tốn kém nhất để bắt đầu cho phương thức SX ODM. Buổi hội thảo này sẽ cung cấp cho các DN những phương pháp để giảm thiểu những rủi ro khi chuyển sang SX ODM. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài tham luận và cùng nhau thảo luận về: Tổng quan về nguồn nhân lực cho phương thức SX ODM; Nguồn nhân lực cho khâu thiết kế thời trang; Nguồn nhân lực cho khâu thiết kế mẫu rập; Nguồn nhân lực cho khâu phát triển sản phẩm mẫu; Nguồn nhân lực cho khâu quản trị chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng merchandiser.

Việt Nam tham gia hội chợ lớn nhất Úc về may mặc & da giày: Từ ngày 15-17/11/2016, tại Melbourne, Úc đã diễn ra Hội chợ quốc tế nguồn hàng 2016 – International Sourcing Expo. Đây là hội chợ lớn nhất Úc về may mặc & da giày và được tổ chức hàng năm, diễn ra liên tục từ năm 2001. Các nước tham gia gian hàng năm nay bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaixia, Hồng Kông, Đài Loan, Pakitstan, Bangladesh, Xrilanca, Thổ Nhĩ Kỳ, Môritút và Việt Nam. Tham dự hội chợ năm nay có khoảng 700 gian hàng, trong đó 213 gian hàng ở khu vực International Sourcing Expo, 336 gian hàng của các DN Trung Quốc tại khu vực China Clothing & Textiles Expo và 147 gian hàng tại khu vực da giày. Việt Nam tham gia Hội chợ với 05 gian hàng da giày của Thương vụ Việt Nam tại Úc, Hiệp hội Da giày Việt Nam, Công ty TNHH Chính Việt, Công ty TNHH Phong Châu và gian hàng dệt may của Tổng công ty Cổ phần Phong Phú. Trong ba ngày ngày diễn ra hội chợ đã có nhiều DN đến thăm gian hàng trưng bày của Việt Nam để trao đổi về cơ hội hợp tác kinh doanh. Cũng trong dịp hội chợ, Thương vụ đã tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa các DN Việt Nam tham dự hội chợ và Hội doanh nhân Việt Nam tại Úc. Các DN có thể tra cứu danh sách một số nhà NK hàng dệt may và giày dép của Úc tham dự hội chợ tại: http://www.internationalsourcingexpo.com/exhibitors/.

Giao lưu DN dệt may Việt Nam - Thái Lan: Ngày 23/11/2016 tại TP. HCM, VCCI đã phối hợp với Hiệp hội Các nhà SX Dệt May Thái Lan (TGMA) tổ chức buổi “Giao lưu DN Việt Nam - Thái Lan” chuyên ngành dệt may và NPL. Tham dự buổi giao lưu về phía Thái Lan có 13 DN chuyên về lĩnh vực dệt may, NPL và hóa chất thuốc nhuộm. Tại buổi giao lưu, các DN Thái Lan đã gặp mặt và trao đổi với các DN Việt Nam là các nhà SX, nhà phân phối, đại lý và kinh doanh sỉ các sản phẩm dệt may, hóa chất, NPL, máy móc liên quan để trao đổi về phương thức mở rộng quan hệ hợp tác giữa các DN hai nước.

Khai mạc triển lãm quốc tế lần thứ 16 về máy móc, thiết bị ngành Công nghiệp Dệt và May - VTG 2016. Sáng 23/11/2016, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM, Chi nhánh Công ty cổ phần Quảng cáo & Hội Chợ Thương mại (Vinexad), Công ty Paper Communication Exhibition Service (Hồng Kông), Công ty Yorkers Trade & Marketing Service Co., Ltd. (Hồng Kông) và Công ty Chan Chao International Co., Ltd. (Đài Loan) phối hợp tổ chức Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về máy móc, thiết bị, NPL ngành Công nghiệp Dệt và May - VTG 2016. Đây là một sự kiện thường niên được tổ chức tại Việt Nam, quy tụ nhiều DN trong nước và quốc tế đến từ các quốc gia và lãnh thổ có nền công nghiệp dệt may phát triển. Tham gia triển lãm lần này có gần 550 gian hàng của 400 DN đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Úc, Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Ý, Hoa Kỳ, Indonexia, Bangladesh... Đặc biệt, các khu gian hàng đến từ Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông và Đài Loan… với các thương hiệu nổi tiếng như: Juki, Brother, Pegasus, Pfaff, Hashima, Summit, Kansai, Siruba, Tajima… của các Công ty công nghiệp lớn như: Việt Tiến Tung Shing, Liên Việt, Nhất Tín, Việt Tín, Thiên hiệp… Trưng bày tại triển lãm có các loại

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 14

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

máy dệt, máy may, máy in, NPL ngành dệt may, thiết bị thêu, thiết bị kiểm tra và điều khiển, hóa chất và thuốc nhuộm, NPL ngành dệt may, công nghệ in ấn trên các chất liệu vải,… Bên cạnh đó, còn có một số dòng máy in lụa Heinz Walz có độ chính xác cao nhất và vùng in ấn lớn nhất được SX tại Đức; Máy in màu thăng hoa Dye-sublimation tốc độ cao SX tại Hàn Quốc; Máy đục lỗ tự động…

Khai mạc triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ in thêu dệt may tại Việt Nam - VIETNAM TEXPRINT 2016: Sáng 07/12/2016, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - TP.HCM, Công ty cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam - VIETFAIR phối hợp với Tập đoàn HongKong Allallinfo Media Group tổ chức “Triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ in thêu dệt may tại Việt Nam - VIETNAM TEXPRINT 2016” và “Triển lãm quốc tế in phun quảng cáo kỹ thuật số - VIETNAM SIGN 2016”. Đây là một sự kiện thường niên được tổ chức tại Việt Nam, quy tụ nhiều DN trong nước và quốc tế đến từ các quốc gia và lãnh thổ có nền công nghiệp dệt may phát triển. Tham gia triển lãm có hơn 450 gian hàng của 250 Tập đoàn, DN đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia... với các thương hiệu nổi tiếng. Trưng bày tại triển lãm có các loại máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dụng trong ngành in thêu trên vải, theo công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất. Cùng với đó là các loại máy móc thiết bị sợi, dệt, nhuộm; dây chuyền dệt in, thêu, may tự động; phần mềm thiết kế; NPL, vải, sợi và các giải pháp công nghệ ngành dệt in, thêu, may…

NBC đạt giải thưởng “Thương hiệu quốc gia” 2016: Là DN được 5 lần vinh danh đạt Thương hiệu Quốc gia, điều đó minh chứng cho thành quả tốt đẹp mà Tổng công ty May Nhà Bè (NBC) đạt được cũng như những đóng góp tích cực cho xã hội trong thời gian qua. Điều này thể hiện sự phấn đấu bền bỉ và bản lĩnh vững vàng của NBC trong tiến trình đồng hành cùng sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bà Trần Thị Thu Hiền chia sẻ: Đây là niềm tự hào lớn của NBC khi 5 lần được bình chọn là Thương hiệu Quốc gia. Danh hiệu này thể hiện sự đánh giá tốt của cộng đồng, đối tác và khách hàng với các sản phẩm NBC. Để đạt được thành quả trên, NBC luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến từ các nước Nhật, Hoa Kỳ…vào SX và quản lý, tạo ra những sản phẩm may mặc có giá trị vượt trội, xứng đáng với các tiêu chí chất lượng – đổi mới – sáng tạo – năng lực – tiên phong.

Dấu ấn thời trang Việt Tiến tại đất nước Triệu Voi: Tuần lễ thời trang Lào (Lao Fashion Week 2016) đã kết thúc tại thủ đô Viêng Chăn trong nửa cuối quý III/2016 để lại ấn tượng lớn trong lòng công chúng yêu thích thời trang của đất nước Triệu Voi. Chủ tịch tuần lễ Thời trang Lào, bà Pany Saignavongs nhận xét: “Tôi nhận thấy ngành công nghiệp Thời trang Việt Nam đã đi quá xa và đạt nhiều thành tựu. Đất nước các bạn có những nhân công tay nghề cao, đạo đức làm việc chăm chỉ và các NTK Việt Nam rất sáng tạo”. Đặc biệt, dấu ấn khó phai trong sự kiện là màn xuất hiện của thời trang Việt Tiến, một thương hiệu nổi bật của ngành Dệt May Việt Nam. Không chỉ gặt hái được nhiều thành công từ thị trường bán lẻ các sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến. Một bước tiến xa hơn nữa mà Tổng Công ty Việt Tiến đã vươn tới đó là trực tiếp may đo đồng phục cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các công ty danh tiếng của Lào như Unitel, Lao Toyota, Ngân hàng BFL, Ngân hàng STB, Công ty dầu khí PV Oil… Điều này càng khẳng định chiến lược đúng đắn, dài hơi của Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến.

CẬP NHẬT TIN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ các nước đàm phán Hiệp định RCEP. Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ lần thứ hai giữa các nước đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được tổ chức trong hai ngày: 3-4/11/2016 tại Cebu, Philippines với sự tham dự của các Bộ trưởng từ 16 nước thành viên tham gia đàm phán RCEP. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn. Tại hội nghị lần này, các Bộ trưởng đã nhắc lại Tuyên bố Cấp cao về đàm phán RCEP được đưa ra dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 và 29 hồi tháng 9/2016, nhằm thúc đẩy hơn nữa nỗ lực kết thúc đàm phán hiệp định. Các Bộ trưởng cũng ghi nhận kết quả của Phiên đàm phán thứ 15 vừa được tổ chức ở Thiên Tân, Trung

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 15

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Quốc trong tháng 10 năm 2016, đồng thời có các định hướng chính sách chiến lược cho Phiên đàm phán thứ 16 sẽ tổ chức tại Indonesia vào tháng 12 năm nay. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh kết quả quan trọng của Chương về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đã đạt được tại Phiên đàm phán thứ 15, có ý nghĩa trong việc tạo động lực cho tiến trình đàm phán hiệp định. Chương này nhằm đạt mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước tham gia RCEP bằng cách tối đa hóa lợi ích thông qua thực thi và sử dụng hiệu quả hiệp định này.

Đàm phán về RCEP tăng tốc trong bối cảnh TPP có khả năng thất bại: Trong vòng đàm phán thứ 16 của RCEP được tổ chức tại nước Indonesia vào ngày 07/12/2016, Indonesia đã kêu gọi các nước thành viên ký kết RCEP vào năm 2017. Dưới sự hậu thuẫn của Trung Quốc và sáu đối tác thương mại chính của ASEAN, bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, trong điều kiện không có một thỏa thuận thương mại tự do nào trước đó, thì các cuộc đàm phán về RCEP được thiết lập để bao phủ 30% kinh tế thế giới và một thị trường chung gồm 3.4 tỉ người với GDP là 21.4 nghìn tỉ đô-la Mỹ. Người phát ngôn Bộ Thương mại Shen Danyang của Trung Quốc phát biểu trên Reuters vào tháng trước rằng Trung Quốc - vốn được xem là nhà máy của thế giới với siêu quy mô SX công nghiệp - sẽ tăng cường thúc đẩy để các cuộc đàm phán RCEP nhanh chóng hoàn thành. Cuộc họp ở Indonesia sẽ cố gắng để kết thúc một chương nữa liên quan tới các DN vừa và nhỏ, đồng thời cũng sẽ đẩy nhanh các vấn đề mới, như mở rộng tự do hóa dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục thảo luận về thương mại đối với hàng hóa lẫn dịch vụ. Cho đến nay chỉ có một chương về hợp tác kinh tế và kỹ thuật được hoàn thành.

Sự khác nhau giữa Hiệp định RCEP và TPP: Ngoài điểm chung là có sự cam kết mở rộng và cam kết tự do hóa sâu hơn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, 2 Hiệp định này có nhiều khác biệt dễ nhận thấy.

(i) Quy mô : RCEP là một FTA tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa khối ASEAN với 6 đối tác, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và Ấn Độ, còn được gọi là ASEAN + 6. Còn TPP là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các nước thành viên TPP chiếm 32% GDP của thế giới và 26% thương mại toàn cầu trong khi các nước RCEP chiếm 24% GDP thế giới và 28% thương mại toàn cầu. Động lực chính của TPP là Hoa Kỳ và TPP không có sự tham gia của Trung Quốc. Còn RCEP do ASEAN lãnh đạo và được Trung Quốc hỗ trợ tích cực, không bao gồm Hoa Kỳ.

(ii) Thời hạn hoàn tất: Thời hạn ban đầu để hoàn tất TPP là cuối năm 2013 đã trôi qua và chính quyền Tổng thống Obama đã đưa ra một cam kết mới đạt được hiệp định này vào cuối năm nay. Thời hạn quy định kết thúc đàm phán RCEP là vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, quá trình đàm phán RCEP vẫn đang tiếp tục và dự định sẽ kết thúc vào giữa năm 2017.

(iii) Mục đích: Hiệp định TPP vượt qua giới hạn của sự tự do hóa hàng hóa và dịch vụ, nhấn mạnh vào các mảng quan trọng đối với các nước phát triển, chẳng hạn như những điều kiện kinh doanh, các tiêu chuẩn, quy định và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó,RCEP chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ. Điều này không có nghĩa là RCEP không chứa nhiều tham vọng. Cụ thể, RCEP bắt đầu sớm hơn trên một số phương diện, chủ yếu là về quy tắc hoạt động và không có sự phân biệt đối xử nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại trong khuyến khích hợp tác khu vực. Ngược lại, TPP hướng tới đề ra những tiêu chuẩn của “nước phát triển” mà các nước muốn tham gia hiệp định cần phải đáp ứng, ví dụ tự do hóa 100% thương mại hàng hóa với phạm vi áp dụng toàn diện, bao gồm dịch vụ và đầu tư (tương tự như nguyên tắc và mục tiêu chỉ đạo đàm phán của RCEP), mà cả quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và lao động.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 16

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Cân đối xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam 11 tháng 2016 (ước tính) Đơn vị: Triệu USD

TT Chủng loại T10/16 So

T9/16 (%)

So T10/15

(%) 10T/16

So 10T/15

(%) ƯT11/16

So T10/16

(%)

So T11/15

(%) Ư11T/16

So 11T/15

(%)

Xuất khẩu Dệt May

1,934 -10.75 8.80

19,683 3.85

1,850 -4.34 8.80

21,533 4.51

Trong đó, XK vải 95 9.20 1.20

875 5.42 98 3.16 1.20 973 7.40

Xuất khẩu Xơ Sợi 268 2.68 25.80

2,612 23.27 260 -2.99 25.80

2,654 14.20

Xuất khẩu Vải không dệt 33 -5.71 -8.33

356 -5.57 32 -3.03 14.29

388 -4.20

Xuất khẩu NPL Dệt May

79 -6.63 -2.00

789 18.12

73 -7.99 -2.00

859 2.66

1 Tổng xuất khẩu

2,314 -9.17 0.23

23,440 5.98

2,215 -4.29 10.49 25,434 5.23

2 Nhập khẩu

1,524 17.98 7.13

13,918 3.10

1,525 0.13 11.97 15,443 5.74

Bông

151 17.81 32.07

1,385 -2.40

156 3.48 51.24

1,541 1.25

Xơ sợi các loại

137 8.56 7.55

1,308 3.47

143 4.25 12.45

1,451 4.41

Vải

949 24.82 4.44

8,534 1.66

950 0.15 6.96

9,484 2.31

NPL DM

287 3.62 5.46

2,691 11.10

276 -3.69 13.36

2,966 22.47

3 NK cho XK

1,222 15.84 6.09

11,193 3.21

1,213 -0.75 13.09 12,385 5.71

4 Cân đối X-NK (1-3)

1,092 -26.85 -5.61

12,247 8.65

1,002 -8.25 7.50 13,049 4.78

5 Tỷ lệ GTGT (4/1) 47.2% -11% -2.9% 52.2% 1.3% 45.2% -2.0% -1.3% 51.3% -0.2%

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 17

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng năm 2016

Thị trường T10/2016 (USD)

so T9/2016 (%)

so T10/2015 (%)

10T/2016 (USD)

So 10T/2015 (%)

TPP 1,168,592,025 -13.97 0.36 12,683,054,932 3.35

USA 857,461,646 -15.38 2.3 9,476,931,320 3.55

Japan 234,437,521 -13.29 -5.9 2,376,365,465 4.26

Canada 33,311,115 -5.76 -12.25 414,896,543 -8.3

Australia 13,928,979 8.29 18.22 137,969,739 16.39

Mexico 7,815,925 16.27 10.57 77,960,451 -3.76

Malaysia 7,049,375 13.65 11.3 71,107,532 28.86

Chile 7,953,028 17.02 7.44 59,590,534 -27.14

Singapore 5,523,520 0.94 0.37 56,253,556 6.94

New Zealand 1,110,916 -12.13 16.77 11,979,792 -5.95

EU 256,602,841 -2.33 -7.55 2,851,926,023 3.37

England 48,280,205 -17.71 -10.67 590,463,514 1.79

Germany 54,269,118 26.95 -2.59 581,978,241 5.1

Netherlands 40,390,643 -6.86 -5.76 429,580,517 5.88

Spain 26,018,639 -17.5 -34.8 371,252,112 -13.91

France 42,502,953 -2.86 15.25 357,051,590 28.46

Belgium 16,691,268 24.76 26.73 166,564,018 12.79

Italia 11,747,561 -0.16 -23.87 161,229,392 -5.39

Denmark 4,179,674 -18.08 -22.34 58,418,306 -2.94

Sweden 3,268,791 -22.16 -32.29 50,351,192 -5.7

Poland 4,444,471 9.03 21.03 37,293,067 3.76

Austria 2,253,490 18.19 -25.05 23,269,110 61.56

Finland 572,604 -20.34 73.24 8,207,775 -4.15

Czech Rep 924,451 179.71 -16.12 6,683,140 -31.08

Greece 798,292 17.48 20.04 6,648,784 11.88

Slovakia 194,213 -60.66 -65.23 2,443,492 -8.88

Hungary 66,468 491,773 -62.37

Korea 287,655,300 -9.65 -7.04 1,995,615,584 7.79

China 68,318,265 -9.51 2.82 659,785,090 22.77

Taiwan 22,415,173 -8.25 -23.88 208,839,147 1.36

Cambodia 22,954,580 12.88 40.76 196,960,011 13.29

Hongkong 16,899,183 -21.82 -16.04 184,879,546 -4.34

Indonesia 12,167,950 49.19 5.77 90,513,229 -18.45

UAE 8,963,930 27.69 -4.98 88,961,989 -14.43

Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 11/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may của Việt Nam đạt 2.22 tỷ USD, giảm 4.29% so với tháng trước và tăng 10.49% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng KNXK mặt hàng này của nước ta trong 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt

25.43 tỷ USD, tăng 5.23% so với cùng kỳ 2015, hoàn thành 82% so với kế hoạch. Theo số liệu thống kê thực tế, trong tháng 10, KNXK đạt 2.31 tỷ USD, giảm 9.17% so với tháng trước và tăng 0.23% so với cùng kỳ 2015.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 18

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Russia 13,028,823 57.41 50.9 85,662,882 26.6

Thailand 8,080,965 17.96 34.08 70,924,537 60.42

Philippine 6,433,394 9.03 25.52 65,531,513 31.84

Arab Saudi 3,950,884 8.13 -36.02 40,721,168 -15.24

Bangladesh 5,119,171 -0.54 10.86 39,665,137 17.54

Brazil 4,822,226 99.72 13.01 33,441,980 -43.87

India 1,751,139 -64.82 -65.97 29,391,763 7.41

Turkey 2,953,485 29.88 14.19 25,683,791 -17.71

Norway 1,403,291 32.61 64.25 21,609,659 22.5

Panama 2,236,758 15.58 -28.93 19,105,728 -16.83

Argentina 1,397,429 34.94 -22.55 16,963,246 -16.75

South Africa 1,608,400 -4.96 -0.53 16,355,561 0.07

Israel 964,348 -5.74 28.06 12,653,573 5.91

Switzerland 744,247 -8.61 -29.14 9,925,877 20.65

Myanmar 968,843 -26.85 -17.32 9,299,151 -12.67

Nigeria 866,406 -8.65 17.27 6,516,600 -0.42

Laos 652,055 73.98 -4.23 6,502,001 6.82

Senegal -100 4,746,373 -6.53

Ghana 26,519 4,680,642 -19.15

Egypt 300,789 -24.46 -31.87 3,891,872 0.97

Ukraine 363,445 8.87 58.88 3,637,114 8.27

Angola 185,844 -67.44 62.55 3,012,367 -21.21

Côte d’Ivoire 176,717 -65.52

Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam 10 tháng năm 2016

Chủng loại Tháng 10 (USD)

so T9/2016 (%)

so T10/2015 (%)

10 tháng (USD)

so 2015 (%)

áo Jacket 474,067,671 -19.1 -14.54 4,168,287,038 -2.78

áo Jacket 585,959,621 -16.46 -6.92 3,694,219,366 -1.03

áo thun 401,324,619 -6.78 4.95 3,492,617,999 2.65

Quần 351,280,316 -15.19 -0.3 3,036,693,392 4.98

Quần áo trẻ em 124,910,923 -26.54 -3.24 1,116,101,834 10.53

Váy 88,330,746 -4.66 22.95 1,028,568,462 9.17

áo sơ mi 106,416,477 -7.36 8.46 987,838,827 4.72

Đồ lót 87,633,239 -9.63 27.49 752,172,563 25.37

Vải 80,566,701 -13.43 3.2 723,131,939 6.47

áo 69,513,094 -19.63 3.07 660,430,979 3.77

Quần Short 24,109,585 1.69 -1.39 576,252,097 2.03

Quần áo BHLD 28,237,554 -0.16 47.68 218,665,368 31.91

Găng tay 22,184,075 -15.88 -12.1 182,065,929 1.87

Quần áo Vest 24,440,863 -6.82 19.99 180,592,415 7.69

Khăn bông 17,871,154 -7.31 1.53 153,101,465 11.16

Quần áo ngủ 30,965,297 14.71 18.39 139,718,408 10

áo len 24,317,777 -7.24 3.24 136,359,640 7.97

Quần áo bơi 11,918,782 78.15 27.36 118,199,588 12.1

Hàng may mặc 9,434,040 -4.02 -30.51 86,568,370 -27.19

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 19

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

áo Ghilê 11,298,663 -23.38 12.1 68,108,480 4.9

Màn 11,484,525 18.77 -20.18 61,785,963 -28.6

Quần Jean 5,763,232 0.86 15.19 47,421,504 -6.92

Bít tất 5,550,568 7.63 28.68 46,274,871 30.63

áo Kimono 4,750,038 -7.72 5.61 45,377,189 -4.71

áo đạo hồi 4,154,723 39.5 10.7 30,234,916 18.58

áo y tế 2,556,997 -13.24 -32.51 24,574,491 -35.03

Quần áo mưa 1,977,671 -17.91 16.34 21,385,535 19.79

PL may 2,177,567 -28.48 45.92 20,054,279 3.38

áo nỉ 1,320,045 -46.14 -35.69 11,122,844 12.78

áo lễ hội 290,067 -83.49 -40.36 8,090,675 -30.13

Caravat 420,648 18.08 23.41 4,064,224 16.55

Khăn 1,128,395 17.11 56.83 4,011,318 -3.67

áo HQ 67,248 -60.56 -82.6 2,122,018 -42.2

Khăn bàn 163,830 -1.79 -31.71 1,237,032 -17.24

Một số doanh nghiệp xuất khẩu điển hình trong tháng 10 năm 2016 (1000 USD)

Doanh nghiệp Tháng 10 Doanh nghiệp Tháng 10

Tcty CP May Việt Tiến 43,729 Cty TNHH Crystal Sweater Việt Nam 10,447

Cty TNHH May Tinh Lợi 34,513 Cty TNHH Esprinta (Việt Nam) 10,414

Cty TNHH Sakurai Việt Nam 27,191 Tcty May Nhà Bè - CTCP 10,398

Cty TNHH Gain Lucky (VN) 23,645 Cty CP ĐT và TM TNG 10,073

Cty CP - Tcty May Bắc Giang 21,754 Cty TNHH Din Sen Việt Nam 9,799

Cty CP May Sông Hồng 19,178 Tcty Đức Giang - CTCP 9,480

Cty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế 18,553 Cty CP May Xuất Khẩu Hà Bắc 9,201

Tcty May 10 - Cty CP 16,498 Cty TNHH Shinsung Việt Nam 9,155 Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Fashion Garments 2 15,204 Cty TNHH E,Land Việt Nam 8,735

Cty TNHH Hanesbrands Việt Nam 14,501 Cty TNHH Tav 8,642

Cy TNHH Hansoll Vina (Hsv,) 13,850 Cty CP May Và Dịch Vụ Hưng Long 8,462

Cty TNHH May Mặc Bowker (Việt Nam) 13,673 Cty TNHH, Ld Vĩnh Hưng 8,358

Cty TNHH Ivory Việt Nam - Thanh Hóa 13,168 Cty May Mặc Quảng Việt 8,188

Cty TNHH Panko Vina 13,167 Cty TNHH Youngone Nam Định 8,082 Cty CP Sản Xuất Hàng Thể Thao - Cn Thái Bình 12,976 Cty TNHH Worldon (Việt Nam) 7,814

Cty TNHH Hansae Việt Nam 12,521 Cty TNHH Foremart Việt Nam 7,791

Cty TNHH Yakjin Việt Nam 12,436 Cty CP May Xuất Khẩu Hà Phong 7,691

Cty TNHH Eins Vina 12,053 Cty TNHH Hansae TG 7,685

Cty TNHH Nobland Việt Nam 11,988 Cty TNHH Crystal Martin (VN) 7,643

Cty TNHH Hansae Tn 11,648 Cty Scavi Huế 7,527

Cty TNHH Dệt May Eclat Việt Nam 11,615 Cty TNHH May Mặc Makalot Việt Nam 7,480

Cty TNHH Shinwon Ebenezer VN 10,987 Cty TNHH Regina Miracle International Việt Nam 7,057

Cty TNHHạn Vina Korea 10,873 Cty TNHH Youngor Smart Shirts VN 6,977

Cty TNHH Ivory Việt Nam 10,849 Cty TNHH Apparel Far Eastern 6,788

Cty CP Đồng Tiến 10,749 Cty TNHH May Mặc Triple (VN) 6,740

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 20

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Tcty CP Dệt May Hòa Thọ 10,538 Cty TNHH Ps Vina 6,625

Cty CP Quốc Tế Phong Phú 10,526 Cty TNHH Viet Pacific Clothing 6,577

Cty TNHH Haivina 10,481 Cty TNHH E-Top Việt Nam 6,445

Nhập khẩu bông của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 965 ngàn tấn, trị giá 1,541 triệu USD, tăng 1.6% về lượng và 1.3 % về trị giá so với cùng kỳ năm 2015. Tính riêng tháng 11/2016, nhập khẩu bông của nước ta ước đạt 90 ngàn tấn, trị giá 156 triệu USD, tăng 3.2% về lượng và 3.5% về trị giá so với tháng trước đó, và tăng 37.5% về lượng và 51.2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015. Giá bông nhập khẩu của nước ta trong tháng 10/2016 tiếp tục tăng so với tháng trước,trung bìtnh đạt 1,729 USD/tấn, tăng 1.86% so với tháng trước đó và tăng 8.88% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm 2016, giá bông nhập khẩu của Việt Nam trung bình đạt 1,584 USD/tấn, giảm 1.34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham khảo thị trường nhập khẩu Bông 9 tháng 2016

Thị trường

T10/2016 So T10/2015 (%) 10T/2016 So 10T/2015 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

USA 41,667 71,046 108.39 110.3 440,946 706,043 5.08 1.07

Australia 21,219 39,642 169.24 189.43 89,413 158,534 105.68 99.09

Brazil 10,482 17,927 -28.14 -22.29 89,650 140,948 30.93 28.18

India 2,146 2,569 -62.14 -68.79 93,119 133,902 -21.17 -24.03

Pakistan 1,096 1,714 -77.33 -73.27 2,597 4,000 -82.79 -79.72 Côte d’Ivoire 747 1,345 -53.4 -41.56 31,181 47,211 -17.9 -18.99

Indonesia 441 490 118.32 149.65 3,820 3,747 39.37 46.93

China 209 240 -73.14 -79.92 2,154 3,467 -32.98 -40.98

Korea 137 229 -21.71 19.8 990 2,065 -60.85 -33.22

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 21

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Taiwan 35 40 -10.26 62.86 1,588 2,109 -25.59 -7.74

Argentina 2,331 3,357 12.07 20.98

Nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 779 ngàn tấn, trị giá

1,451 triệu USD, tăng 8.2% về lượng và 4.4% về trị giá so với cùng kỳ 2015. Tính riêng tháng 11/2016

nhập khẩu xơ sợi nguyên liệu của nước ta ước đạt 75 ngàn tấn, trị giá 143 triệu USD, tăng 1.9% về

lượng và 4.2% về trị giá so với tháng trước và tăng 5.3% về lượng và 12.5% về trị giá so với cùng kỳ

2015. Về giá, giá sợi 100% polyester nhập khẩu trung bình trong đầu tháng 11/2016 dao động từ 0.73 -

6.84 USD/kg;

.

Tham khảo thị trường nhập khẩu xơ nguyên liệu trong 9 tháng năm 2016

(Lượng: tấn, trị giá: nghìn USD, Đơn giá: USD/tấn)

Thị trường 9T/2016 So 9T/2015 (%)

Lượng Trị giá Đơn giá Lượng Trị giá Đơn giá

Taiwan 71,121 91,415 1,285 3.68 3.99 0.29

China 41,530 50,520 1,216 39.52 16.41 -16.57

Thailand 39,786 40,202 1,010 14.81 2.53 -10.7

Korea 29,590 39,220 1,325 -14.12 -23.21 -10.59

Indonesia 8,839 8,553 968 45.76 15.35 -20.86

Japan 3,889 16,096 4,139 46.43 50.12 2.52

Malaysia 2,522 2,652 1,051 2.955.51 2.052.34 -29.56

Germany 1,093 3,016 2,759 286.9 365.38 20.28

South Africa 879 499 567 272.53 196.82 -20.32

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 22

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

USA 845 1,960 2,319

Slovenia 801 2,006 2,506 0.92 20.5 19.4

India 585 1,681 2,871 77 90.72 7.75

Belgium 439 677 1,543 -30.43 -40.11 -13.91

England 418 1,167 2,794 343.89 314.55 -6.61

Togo 304 463 1,520

Italy 303 696 2,300 2.232.33 576.17 -71.01

Singapore 101 1,234 12,200 232.63 290.02 17.25

Netherlands 65 1,112 17,125 7.87 21.56 12.69

Nhập khẩu vải của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 9,484 triệu USD, tăng 2.3% so với cùng kỳ 2015. Tính riêng tháng 11/2016 nhập khẩu vải của Việt Nam ước đạt 950 triệu USD, tăng 0.2% so với tháng và tăng 7% so với cùng kỳ 2015.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,966 triệu USD, tăng 22.47% so với cùng kỳ 2015. Tính riêng tháng 11/2016 nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam ước đạt 276 triệu USD, giảm 3.7% so với tháng trước và tăng 13.36% so với cùng kỳ 2015.

Tham khảo thị trường nhập khẩu NPL dệt may, da giày 10 tháng năm 2016 (1000 USD)

Thị trường T10/2016

So T9/2016

(%) So T10/2015

(%) 10T/2016 So 10T/2015

(%)

China 166,301 4.31 4.98 1,549,879 3.21

Korea 67,150 31.01 -0.91 651,695 -0.94

Taiwan 40,655 -3.2 -2.46 394,321 -1.79

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 23

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Japan 27,594 65.88 61.42 185,797 14.93

USA 26,174 14.96 -7.42 234,607 -7.09

Italia 20,073 86.86 24.27 176,643 10.47

Hong Kong 19,144 3.14 -14.48 174,980 -1.94

Thailand 18,884 -1.69 -3.27 174,208 -0.2

Brazil 10,449 -1.48 34.07 130,503 -14.02

India 9,973 21.25 -9.63 84,102 -12.07

Indonesia 4,016 26.87 37.67 29,380 -8.87

Germany 3,639 36.8 12.43 27,566 2.04

New Zealand 3,462 62.83 31.03 22,824 -5.72

Australia 2,789 9.16 22.52 25,633 -17.05

Achentina 2,692 26.94 14.74 23,471 -29.15

Malaysia 2,655 0.24 17.07 24,212 6.13

Pakistan 2,289 13.11 -5.73 19,106 -9.14

Poland 1,220 82.69 3.88 7,229 113.63

England 853 -9.6 -28.54 12,644 -14.09

Spain 786 -29.83 -48.4 11,411 -9.46

France 762 -19.24 12.7 6,426 17.01

Netherland 179 -72.91 31.84 3,276 42.13

Singapore 138 30.47 -10.75 1,510 -2.34

Austria 68 9.65 -34.73 994 -11.61

Canada 26 -84.77 -94.96 20,449 -0.61

Xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,060 ngàn tấn, trị giá 2,654 triệu USD, tăng 20.9% về lượng và 14.2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015. Tính riêng tháng 11/2016 xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam ước đạt 100 ngàn tấn, trị giá 260 triệu USD, giảm 3.3% về lượng và 3% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng 24% về lượng và 26.8% về trị giá so với cùng kỳ 2015.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 24

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Tham khảo thị trường xuất khẩu xơ, sợi 10 tháng/2016

Thị trường

10 tháng 2016 So 10T/ 2015 (%) Tỷ trọng (%) Lượng

(tấn) Trị giá (1000

USD) Đơn giá

(USD/tấn)

Về lượng

Về trị giá

Về đơn giá

Total 959,657 2,393,785 2,494 20.5 13.09 -6.15 100

China 520,655 1,327,145 2,549 26.26 16.4 -7.81 54.25

Korea 91,985 219,231 2,383 52.34 38.38 -9.16 9.59

Turkey 70,374 142,608 2,026 -10.93 1.09 13.49 7.33

India 21,736 76,439 3,517 34.11 8.64 -18.9 2.26

Hongkong 18,976 69,675 3,672 -2.78 -2.29 0.5 1.98

Thailand 28,446 56,786 1,996 4.84 -3.94 -8.38 2.96

Bangladesh 16,014 55,633 3,474 78.27 33.62 -25 1.67

Brazil 20,711 47,451 2,291 38.54 40.89 1.7 2.16

Malaysia 17,946 43,489 2,423 7.74 0.95 -6.3 1.87

Taiwan 13,295 40,541 3,049 7.66 6.99 -0.62 1.39

Japan 11,248 40,463 3,597 27.23 -4.35 -24.8 1.17

Indonesia 10,014 37,819 3,777 -24.98 -18.1 9.16 1.04

Egypt 13,761 28,199 2,049 16.98 9.42 -6.46 1.43

Philippine 12,842 26,390 2,055 19.02 9.15 -8.29 1.34

Pakistan 6,243 21,586 3,458 -6.93 0.59 8.08 0.65

Colombia 8,586 20,209 2,354 27.41 5.22 -17.4 0.89

USA 16,792 19,789 1,178 -17.08 -25.8 -10.5 1.75

England 16,826 14,895 885 22.72 7.66 -12.2 1.75

Cambodia 5,920 14,303 2,416 5 -9.75 -14 0.62

Italia 1,101 7,431 6,750 10.54 -28.5 -35.3 0.11

(Nguồn: Trung tâm TTTM – Bộ Công Thương, số liệu sơ bộ mang tính tham khảo)

Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam 10 tháng năm 2016

Cat.

Đơn vị

Trị giá (USD) Số lượng Đơn giá

T10/16 10T/16 So 10T/15

(%)

T10/16 10T/16 So 10T/15

(%)

T10/16 10T/16 So 10T/15

(%)

Tổng SME 1,073,602,925 9,685,015,613 0.31 431,571,618 3,779,776,467 2.39 2.49 2.56 -2.03

May SME 1,045,303,011 9,223,416,679 2.12 330,456,384 2,835,591,209 6.52 3.16 3.25 -4.14

Dệt SME 28,299,914 461,598,934 -25.89 101,115,234 944,185,258 -8.30 0.28 0.49 -19.18

12 SME 17,621,296 159,861,020 -14.82 72,671,862 662,740,630 -5.24 0.24 0.24 -10.10

13 SME 1,045,303,011 9,223,416,679 2.12 330,456,384 2,835,591,209 6.52 3.16 3.25 -4.14

14 SME 9,633,886 292,372,514 -30.46 25,204,650 253,495,304 -11.73 0.38 1.15 -21.21

30 SME 464,443,765 3,954,835,505 -2.04 150,412,154 1,295,507,414 1.34 3.09 3.05 -3.33

31 SME 457,802,202 3,885,578,643 -1.81 141,581,195 1,215,099,932 1.03 3.23 3.20 -2.81

32 SME 6,641,563 69,256,862 -13.46 8,830,958 80,407,482 6.25 0.75 0.86 -18.55

40 SME 26,748,643 156,024,624 -2.65 3,810,300 16,054,508 -9.12 7.02 9.72 7.12

41 SME 26,648,766 155,752,668 -2.09 3,803,280 16,031,512 -8.87 7.01 9.72 7.44

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 25

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

60 SME 578,490,148 5,445,221,130 1.77 275,836,851 2,433,052,606 3.04 2.10 2.24 -1.24

61 SME 557,013,546 5,055,628,389 5.05 183,623,942 1,571,536,338 11.39 3.03 3.22 -5.69

62 SME 21,476,602 389,592,741 -27.59 92,212,909 861,516,269 -9.36 0.23 0.45 -20.12

80 SME 3,920,369 128,934,354 20.64 1,512,313 35,161,939 2.46 2.59 3.67 17.74

81 SME 3,838,497 126,456,979 22.45 1,447,966 32,923,427 6.85 2.65 3.84 14.59

229 Kg. 15,642,965 141,368,914 -14.26 4,890,551 44,143,260 -4.79 3.20 3.20 -9.95

239 Kg. 20,190,023 175,782,566 -8.12 956,724 7,794,015 -9.09 21.10 22.55 1.06

334 Doz 9,881,051 59,933,466 -4.41 81,171 497,963 3.63 121.73 120.36 -7.76

335 Doz 12,126,544 109,193,577 -2.42 102,667 930,063 6.90 118.12 117.40 -8.72

336 Doz 7,487,324 115,789,127 -6.63 159,769 2,041,262 8.30 46.86 56.72 -13.79

338 Doz 79,950,147 557,210,621 1.23 1,712,010 13,454,984 -0.49 46.70 41.41 1.72

339 Doz 94,939,397 846,338,582 -9.93 2,414,360 25,179,946 -6.17 39.32 33.61 -4.01

340 Doz 34,816,957 257,837,236 11.64 398,848 3,222,617 11.50 87.29 80.01 0.12

341 Doz 9,984,817 80,540,010 -11.86 164,884 1,458,056 -9.56 60.56 55.24 -2.55

342 Doz 1,338,784 37,602,522 -9.25 28,546 803,759 -1.06 46.90 46.78 -8.28

347 Doz 36,443,548 366,188,999 16.15 469,035 5,414,410 22.08 77.70 67.63 -4.86

348 Doz 79,185,709 770,279,175 3.16 1,661,286 15,114,748 4.67 47.67 50.96 -1.44

350 Doz 4,795,581 27,506,844 8.96 77,233 536,026 15.24 62.09 51.32 -5.46

351 Doz 20,354,484 84,198,764 -2.88 427,776 1,915,960 17.20 47.58 43.95 -17.13

352 Doz 37,963,365 328,483,147 -14.00 3,270,313 28,322,210 -12.56 11.61 11.60 -1.65

359 Kg. 5,851,733 61,704,906 -0.89 318,987 3,257,159 -8.59 18.34 18.94 8.42

369 Kg. 4,743,401 52,777,203 -12.11 180,820 1,895,126 -2.34 26.23 27.85 -10.01

433 Doz 2,604,492 31,278,232 15.31 7,751 91,310 13.48 336.02 342.55 1.61

447 Doz 2,010,526 19,870,762 7.90 9,068 96,535 3.90 221.72 205.84 3.85

631 Dpr 4,002,107 37,819,214 -22.46 141,150 1,036,431 -23.29 28.35 36.49 1.08

633 Doz 4,301,331 61,878,354 26.66 20,318 321,863 9.26 211.70 192.25 15.93

634 Doz 43,180,715 398,254,935 -9.67 233,738 2,001,937 -10.34 184.74 198.93 0.75

635 Doz 58,475,486 448,910,676 -4.69 376,005 2,817,526 -5.96 155.52 159.33 1.35

636 Doz 47,131,907 484,921,237 6.40 795,947 6,818,206 18.01 59.21 71.12 -9.84

638 Doz 43,410,873 421,913,925 -0.85 605,695 6,229,655 -2.38 71.67 67.73 1.57

639 Doz 102,568,698 818,418,502 9.89 2,175,356 19,516,635 21.03 47.15 41.93 -9.21

640 Doz 3,647,146 55,479,543 9.90 41,270 663,266 14.29 88.37 83.65 -3.84

641 Doz 26,941,462 267,283,190 13.03 637,211 5,189,102 10.51 42.28 51.51 2.28

642 Doz 9,126,318 115,076,063 0.86 160,285 2,051,589 23.19 56.94 56.09 -18.12

647 Doz 34,672,171 454,157,798 8.40 468,814 6,735,499 4.59 73.96 67.43 3.65

648 Doz 67,964,583 635,049,931 7.89 1,218,996 10,315,228 10.74 55.75 61.56 -2.57

649 Doz 17,066,910 107,670,290 158.19 267,611 1,927,798 143.15 63.78 55.85 6.18

650 Doz 3,792,801 24,772,260 -26.25 57,235 502,604 -17.74 66.27 49.29 -10.33

651 Doz 11,650,581 47,833,062 34.06 261,008 958,234 48.34 44.64 49.92 -9.63

652 Doz 11,781,231 122,375,151 34.28 702,652 6,833,298 59.72 16.77 17.91 -15.93

659 Kg. 47,350,051 389,358,384 5.52 2,170,792 16,690,850 7.15 21.81 23.33 -1.52

669 Kg. 3,934,842 35,399,078 -12.23 1,535,920 12,928,856 -1.47 2.56 2.74 -10.92

670 Kg. 438,104 196,290,994 -36.92 64,399 10,922,174 -43.21 6.80 17.97 11.09

838 Doz 1,003,476 37,292,284 41.03 20,219 721,377 67.21 49.63 51.70 -15.66

840 Doz 522,751 16,191,716 3.42 4,483 141,819 -13.04 116.61 114.17 18.92

847 Doz 264,087 32,007,844 29.33 2,610 466,408 21.03 101.18 68.63 6.86

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 26

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Một số doanh nghiệp xuất khẩu nhiều sang Mỹ 9 tháng đầu 2016 (1000 USD)

Doanh nghiệp Kim

ngạch Doanh nghiệp Kim ngạch

CTy TNHH Hanesbrands VN Huế 142,705 Cty TNHH APPAREL FAR EASTERN (VIETNAM) 51,080

Cty CP May Sông Hồng 118,938 Cty TNHH Nam Yang Sông Mây 50,658 Cty TNHH Hansae Việt Nam 109,730 Cty TNHH ESPRINTA (Việt Nam) 49,346 Cty TNHH Nobland Việt Nam 90,557 Cty CP - TCty May Bắc Giang 48,961 Cty TNHH may Tinh Lợi 86,474 Cty Thương mại VINA KYUNGSEUNG 47,648 Cty TNHH Fashion Garments 2 83,933 Cty TNHH FTN Việt Nam 47,438 CN Cty CP Sản Xuất Hàng Thể Thao-Maxport 80,390

Cty TNHH SHINWON EBENEZER VIệt NAM 47,425

Cty TNHH Hanesbrands Việt Nam 79,129 Cty TNHH thời trang STAR 47,233 Cty TNHH EINS VINA 77,111 Cty TNHH YAKJIN Việt Nam 47,046

Cty TNHH HANSOLL VINA (HSV,) 74,018 Cty TNHH SHINWON EBENEZER Hà Nội 46,022

TCty CP May Việt Tiến 71,674 TCty CP Dệt May Hòa Thọ 45,863 Cty CP May Xuất Khẩu Hà Phong 68,625 Cty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng 45,489 Cty TNHH Hansae TG 67,095 Cty TNHH may mặc LANGHAM 44,806 Cty TNHH Dệt may Hoa Sen 66,552 Cty May Mặc Quảng Việt 43,583 Cty TNHH YOUNGONE Nam Định 66,416 Tcty Đức Giang - Cty CP 43,353 Cty TNHH HANSAE T N 66,210 Cty TNHH KL Texwell Vina 43,076 CTy CP Quốc Tế Phong Phú 65,575 Cty TNHH NAM YANG DELTA 42,324

Cty TNHH Quốc tế Chutex 63,060 Cty TNHH GREAT GLOBAL INTERNATIONAL 42,070

Cty TNHH POONG IN VINA 60,344 Cty TNHH RICHWAY 41,935 Cty TNHH Dệt May Eclat Việt Nam 60,055 Cty TNHH KISOO VINA 41,903 Cty TNHH TAV 59,419 Cty TNHH SX- ĐT- TM Taad Việt Nam 41,866 Cty TNHH May Trịnh Vương 58,726 CTy CP TCty May Nhà Bè - 40,013 Cty TNHH may mặc MAKALOT VN 55,014 Cty TNHH May Mặc Triple (V) 39,030 Cty TNHH VINA KOREA 54,229 Cty TNHH WINNERS VINA 38,730 Cty TNHH SHINSUNG Việt Nam 52,634 Cty TNHH HAI VINA 38,511 Cty CP may xuất khẩu Hà Bắc 52,587 Cty TNHH COLLTEX (VN) 37,510 TCTy May 10 - Cty CP 51,090 CTy May Thêu Thuận Phương 37,494

(Nguồn: Trung tâm TTTM – Bộ Công Thương, số liệu sơ bộ mang tính tham khảo)

Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ một số nước chính 10 tháng năm 2016

Nước XK

10T/2016 So 10T/2015 (%) Thị phần (%) Giá trị (USD) Số lượng (M2)

Đơn giá (USD/M2)

TĐ GT TĐ SL TĐ ĐG

World 89,332,950,803 52,956,394,255 1.69 -6.50 -1.99 -4.60 100.00

China 33,098,991,460 25,296,749,772 1.31 -10.76 -4.05 -7.00 37.05

_ASEAN 18,059,840,037 6,969,928,071 2.59 -4.42 -2.79 -1.68 20.22

_W HEMI 13,242,861,003 6,105,206,205 2.17 -3.62 0.92 -4.50 14.82

Vietnam 9,685,015,613 3,779,776,467 2.56 0.31 2.39 -2.03 10.84

_CAFTA-DR 6,899,694,457 2,665,307,747 2.59 -2.77 0.42 -3.18 7.72

_OECD 6,135,853,092 4,506,600,178 1.36 -3.38 3.88 -6.99 6.87

India 6,155,745,140 4,033,250,339 1.53 -1.02 4.41 -5.20 6.89

_NAFTA 4,805,518,610 2,956,995,082 1.63 -5.08 1.39 -6.39 5.38

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 27

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Bangladesh 4,744,839,006 1,881,217,243 2.52 -2.04 -1.33 -0.71 5.31

Indonesia 4,215,309,510 1,475,830,328 2.86 -4.96 -2.64 -2.37 4.72

Mexico 3,721,730,856 2,050,014,603 1.82 -5.31 1.54 -6.75 4.17

_EU28 3,380,935,513 1,630,089,640 2.07 -5.16 3.11 -8.02 3.78

_EU27 3,368,405,654 1,629,490,091 2.07 -5.12 3.12 -7.99 3.77

Pakistan 2,278,031,435 2,045,953,395 1.11 -11.71 -7.83 -4.22 2.55

Honduras 2,133,422,560 919,264,090 2.32 -5.15 -4.07 -1.13 2.39

Cambodia 1,902,735,239 853,955,381 2.23 -13.84 -13.00 -0.97 2.13

Sri Lanka 1,659,375,716 398,587,953 4.16 -2.94 -2.79 -0.16 1.86

El Salvador 1,659,103,400 706,188,888 2.35 -0.86 0.93 -1.77 1.86

Italy 1,402,595,271 301,370,609 4.65 -7.32 -4.40 -3.06 1.57

Nicaragua 1,236,764,829 441,109,702 2.80 0.15 8.22 -7.46 1.38

Guatemala 1,185,277,146 328,461,992 3.61 -3.26 2.75 -5.85 1.33

Canada 1,083,787,754 906,980,478 1.19 -4.31 1.06 -5.31 1.21

Turkey 1,105,728,229 685,632,318 1.61 5.58 6.54 -0.90 1.24

Jordan 1,091,223,670 198,206,774 5.51 -0.04 -0.02 -0.02 1.22

Thailand 903,202,998 426,806,731 2.12 -11.41 -4.22 -7.50 1.01

Philippines 881,004,990 286,467,760 3.08 -14.03 -16.22 2.61 0.99

_SUB-SAHARA 883,104,301 237,149,222 3.72 3.29 3.96 -0.65 0.99

Egypt 724,239,063 212,507,371 3.41 -17.37 -12.67 -5.37 0.81

Korea, South 761,019,976 1,315,567,832 0.58 -3.65 5.69 -8.84 0.85

_CBI 729,489,013 288,031,398 2.53 -3.20 1.96 -5.07 0.82

Haiti 726,679,789 286,270,988 2.54 -3.28 1.79 -4.99 0.81

Taiwan 613,760,768 716,157,106 0.86 -16.28 -8.99 -8.01 0.69

Dominican Rep 657,724,964 257,841,993 2.55 -3.14 1.30 -4.39 0.74

Peru 526,313,393 64,993,173 8.10 1.34 16.93 -13.33 0.59

Malaysia 385,046,049 123,727,029 3.11 -20.41 -29.13 12.30 0.43

Japan 389,940,042 252,291,723 1.55 4.54 3.75 0.76 0.44

Kenya 287,392,263 80,586,416 3.57 -8.28 -8.77 0.53 0.32

Portugal 302,049,821 126,087,419 2.40 -0.05 -17.38 20.98 0.34

Germany 305,706,853 441,670,357 0.69 0.66 8.07 -6.85 0.34

France 233,318,274 106,285,067 2.20 -11.50 -6.08 -5.77 0.26

United Kingdom 231,367,378 61,554,726 3.76 -8.45 -3.76 -4.88 0.26

Lesotho 243,722,455 56,104,367 4.34 1.40 2.51 -1.08 0.27

Colombia 210,688,440 59,377,326 3.55 -11.26 -21.29 12.74 0.24

Israel 222,233,531 377,038,436 0.59 -5.56 -1.92 -3.71 0.25

Hong Kong 204,443,404 96,400,973 2.12 6.37 4.16 2.12 0.23

Mauritius 174,939,256 25,079,589 6.98 -4.87 -5.75 0.93 0.20

Bahrain 149,138,306 60,400,481 2.47 -14.46 -0.44 -14.08 0.17

Romania 153,392,446 15,972,791 9.60 1.90 9.52 -6.96 0.17

Belgium 131,598,322 37,379,214 3.52 2.91 -21.37 30.89 0.15

Morocco 111,069,840 16,233,627 6.84 6.23 19.76 -11.30 0.12

Spain 89,288,075 71,576,584 1.25 8.19 27.28 -15.00 0.10

(Vitas tổng hợp từ Otexa)

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 28

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản 9 tháng năm 2016

Nhà cung cấp

9 tháng 2016 So với 2015 (%) Thị phần theo trị giá (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu Yên)

Đơn giá (Yên/kg)

Về lượng Về trị giá

Về đơn giá

Total 1,919,230 2,870,786 1,496 4.06 -10.28 -13.78 100.00

China 1,065,244 1,776,587 1,668 2.24 -13.89 -15.77 61.89

Viet Nam 162,963 298,277 1,830 10.41 -1.4 -10.7 10.39

Indonesia 132,147 117,118 886 4.41 -10.15 -13.94 4.08

Korea 79,581 38,004 478 5.54 -9.43 -14.18 1.32

Thailand 77,862 71,872 923 3.21 -5.52 -8.46 2.50

Taiwan 73,564 30,424 414 -1.19 -14.62 -13.59 1.06

Bangladesh 49,719 82,658 1,663 26.61 11.61 -11.84 2.88

USA 39,280 34,728 884 -5.79 -17.28 -12.2 1.21

Malaysia 38,012 18,451 485 9.37 -23.12 -29.71 0.64

India 30,819 38,888 1,262 4.72 -9.24 -13.33 1.35

Cambodia 27,024 71,676 2,652 37.93 20.11 -12.92 2.50

Pakistan 20,001 9,716 486 -0.96 -11.56 -10.7 0.34

Myanmar 19,756 53,447 2,705 18.28 8.5 -8.27 1.86

Australia 11,853 3,508 296 35.82 11.1 -18.2 0.12

Philippines 11,305 13,058 1,155 1.68 -6.46 -8.01 0.45

Greece 10,816 2,121 196 8.53 0.54 -7.36 0.07

Italy 5,366 79,000 14,722 -2.59 -5.42 -2.91 2.75

Germany 5,360 7,425 1,385 -5.44 -17.74 -13.01 0.26

Luxembourg 5,048 3,649 723 -5.47 -17.55 -12.78 0.13

Brazil 4,631 1,718 371 -39.79 -33.76 10.02 0.06

Austria 4,570 1,917 419 28.27 10.59 -13.79 0.07

Turkey 4,496 11,939 2,655 4.88 -8.07 -12.35 0.42

Belgium 4,041 2,877 712 15.54 -1.63 -14.86 0.10

Sri Lanka 2,923 4,547 1,555 -17.97 -16.96 1.23 0.16

Netherlands 2,724 3,886 1,427 9.16 -0.75 -9.07 0.14 United Kingdom 2,699 12,000 4,447 4.67 -16.61 -20.33 0.42 Czech Republic 2,307 981 425 42.54 8.71 -23.73 0.03

Canada 2,279 2,900 1,273 30.91 -27.51 -44.63 0.10

France 2,226 13,034 5,854 -3.59 -7.74 -4.3 0.45

Mexico 2,018 3,328 1,649 -16.35 -3.04 15.92 0.12 New Zealand 1,883 997 529 -7.03 -17.37 -11.12 0.03

Một số DN xuất khẩu điển hình sang Nhật Bản 10 tháng năm 2016 (1000 USD)

Doanh nghiệp Kim

ngạch Doanh nghiệp Kim

ngạch

TCTy CP May Việt Tiến 102,768 CTy CP Đầu Tư An Phát 15,989

Cty TNHH may Tinh Lợi 88,654 Cty CP - TCty May Bắc Giang 14,776

Cty TNHH PANKO VINA 81,968 Cty TNHH Youngor Smart Shirts Việt 14,668

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 29

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Nam

Cty TNHH SAKURAI Việt Nam 59,244 Cty TNHH may mặc Việt Thiên 14,533

Cty TNHH SAKURAI Việt Nam 39,609 TCty CP Phong Phú 14,461

CTy CP May Sài Gòn 3 28,746 Cty TNHH May Thêu Giày An Phước 13,907

TCTy CP May Việt Tiến 26,502 Cty TNHH Tomiya Summit Garment 13,838 Cty TNHH May mặc FIRST TEAM Việt Nam 26,052 Cty CP May Hữu Nghị 13,497

Cty TNHH Việt Nam Wacoal 25,291 Chi Nhánh Cty TNHH Vật Tư May Xuất Nhập Khẩu Tân Bình 13,163

Cty TNHH May Phú Long 23,932 Cty CP May Bình Minh 13,158

TCTy CP Dệt May Hòa Thọ 22,521 Cty TNHH UNIMAX SAIGON 12,535

CTy TNHH Worldon (Việt Nam) 22,355 Cty May VESTON Phú Thọ - SHONAI 12,437 Cty CP Dệt May- Đầu Tư- Thương Mại Thành Công 21,880 Cty TNHH Hugo Knit (Việt Nam) 12,354

Cty TNHH PANKO VINA 17,934 Cty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân 12,171

Cty TNHH CRYSTAL SWEATER Việt Nam 17,681 Cty TNHH MSV 11,697

Cty CP May Bình Thuận - Nhà Bè 16,543 Cty CP Đồng Tiến 11,542

Cty TNHH may Tinh Lợi 16,488 Cty CP Vinatex Đà Nẵng 11,521 Cty TNHH May Mặc Xuất khẩu VIT GARMENT 16,487 Cty May Mặc Quảng Việt 11,409

Cty TNHH GUNZE (Việt Nam) 16,457 Cty CP Giày Da Và May Mặc Xuất Khẩu (Legamex) 10,961

Cty TNHH NOMURA FOTRANCO 16,256 CTy TNHH Han-Soll Việt Nam 10,928

TCty May 10 - Cty CP 16,166 Cty TNHH Liz Vina 10,924

Nhập khẩu hàng may mặc (HS61&62) của Hàn Quốc 9 tháng năm 2016

Nhà cung

cấp 9 tháng 2016 So 9 tháng 2015 (%)

Thị phần theo trị giá (%)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (kg)

Đơn giá (USD/kg)

Về trị giá Về lượng

Về đơn giá

Total 6,234,392 249,037,330 25.03 3.63 8.77 -4.73 100.00

China 2,449,942 132,501,374 18.49 -3.31 4.11 -7.12 39.30

Viet nam 1,862,459 66,207,176 28.13 15.09 23.32 -6.67 29.87

Indonesia 376,751 15,358,094 24.53 3.59 8.13 -4.2 6.04

Italy 289,038 888,370 325.36 6.24 -7.32 14.63 4.64

Myanmar 267,092 10,535,554 25.35 -10.88 -8.7 -2.38 4.28

Bangladesh 162,088 7,968,422 20.34 1.45 12.85 -10.1 2.60

Cambodia 111,564 4,444,312 25.1 15.85 18.08 -1.89 1.79

Philippines 73,047 2,537,177 28.79 21.57 16.96 3.94 1.17

Japan 57,055 348,541 163.7 29.19 24.56 3.71 0.92

Thailand 57,019 886,257 64.34 -10.66 -19.94 11.59 0.91

Turkey 56,293 1,036,971 54.29 15.95 27.51 -9.06 0.90

India 55,850 1,596,712 34.98 2.42 3.82 -1.35 0.90 United States 44,499 433,962 102.54 -11.08 -33.04 32.81 0.71

Romania 43,311 172,901 250.5 4.96 7.69 -2.54 0.69

France 39,948 94,496 422.75 5.42 8.83 -3.13 0.64

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 30

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Portugal 38,124 381,081 100.04 19.92 17.53 2.03 0.61

Srilanka 32,330 602,158 53.69 4.79 -6.67 12.28 0.52 United Kingdom 25,066 99,176 252.74 1.52 -1.73 3.31 0.40

Morocco 22,308 411,971 54.15 23.79 24.74 -0.76 0.36

Pakistan 17,701 722,992 24.48 25.1 34.2 -6.77 0.28

Tunisia 13,708 110,070 124.54 -1.75 -5.31 3.76 0.22

Bulgaria 12,577 79,249 158.7 4.19 11.92 -6.9 0.20

Spain 11,462 127,086 90.19 5.92 -39.14 74.03 0.18

Canada 10,025 66,645 150.42 69.94 33.65 27.16 0.16

Mexico 8,333 245,123 34 -6.59 23.04 -24.08 0.13

Malaysia 7,845 164,416 47.71 32.18 72.54 -23.39 0.13

Poland 7,324 32,609 224.6 26.49 34.79 -6.16 0.12

Honduras 5,670 225,532 25.14 62.51 102.43 -19.72 0.09

Egypt 5,018 113,607 44.17 -25.16 -6.7 -19.78 0.08

Germany 4,711 43,863 107.4 -8.27 -3.39 -5.05 0.08

Peru 4,623 45,718 101.12 -5.36 3.55 -8.61 0.07

Một số chủng loại hàng may mặc chính của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc

Chủng loại 9 tháng 2016

(USD) So 2015 (%)

áo Jacket 727,455,097 2.89

Quần 316,333,053 9.05

áo thun 220,043,686 28.75

áo sơ mi 69,266,236 44.6

Quần áo trẻ em 61,211,432 19.2

Vải 47,561,793 -8.31

Đồ lót 40,753,602 96.2

Quần áo Vest 27,393,106 23.16

Váy 26,863,050 14.45

Quần Short 26,342,378 -8.09

áo len 23,230,655 -2.26

Găng tay 22,088,029 -1.86

áo 21,777,690 22.06

Khăn bông 21,296,509 30.17

Quần áo BHLD 14,492,870 134.7

áo Ghilê 10,313,880 28.97

Quần áo bơi 7,538,850 50.46

Hàng may mặc 6,463,495 6.12

Quần áo ngủ 5,663,280 13.76

PL may 4,658,890 -17.82

Bít tất 2,478,930 35.85

áo HQ 1,893,360 -48.43

áo y tế 1,100,464 -49.67

Quần Jean 1,097,844 109.17

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 31

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Một số DN xuất khẩu nhiều sang Hàn Quốc 9 tháng 2016 (1000 USD)

Doanh nghiệp Kim

ngạch Doanh nghiệp Kim

ngạch

Cty CP - TCty May Bắc Giang 44,291 Cty TNHH YOUNGONE Nam Định 10,963

CTy TNHH E,Land Việt Nam 34,786 Cty TNHH Unico Global VN 10,623

Cty TNHH IVORY Việt nam 28,859 Cty TNHH SESHIN Việt Nam 10,597

CTy CP May & DVụ Hưng Long 23,495 Cty TNHH VIET PACIFIC CLOTHING 10,495

Cty TNHH Geu-Lim Culture And Fashion 22,001 CTy TNHH Westwood Vi Na 10,361

Cty TNHH Foremart Việt Nam 21,443 C ty TNHH IVORY Việt nam 9,552

CTY TNHH 1 Thành Viên WONDO VINA 20,946 Cty TNHH C&M VINA 9,389

Cty TNHH PS VINA 20,216 Cty TNHH Fourwell Vina 9,287

Cty TNHH IVORY Việt Nam - Thanh Hóa 18,861 Cty TNHH YEJIN F&G Vina 9,091 CTy CP Dệt May- Đầu Tư- Thương Mại Thành Công 17,942 Cty trách nhiệm hữu hạn JMC Việt Nam 8,760

Cty TNHH Hansol VINA 16,747 Cty TNHH Youngtex Vina 8,566

Cty TNHH SAKURAI VN 16,714 Cty TNHH MTV May Mặc Thượng Đỉnh 8,545

TCTy CP May Việt Tiến 16,219 Cty TNHH I & Y Vina 8,237

Cty CP may Sơn Hà 15,713 Cty CP May 9 7,723

Cty TNHH PANKO VINA 15,518 Cty TNHH Sejin Vina 7,587

CTy TNHH WONDO Sài Gòn 13,251 Cty TNHH ACE Gament Vina 7,535

Cty TNHH SHINSUNG VN 12,769 Cty TNHH Một Thành Viên Hosanna Vina 7,433

Cty CP - TCty MAY BắC GIANG 12,395 Cty CP TCty May Đồng Nai 7,344

Cty TNHH may Tinh Lợi 12,093 Cty TNHH MTV Quốc tế Việt Pan pacific 7,318

CTy CP SongWol Vina 11,909 Cty TNHH YIC VINA 7,153

Cty TNHH Daeseung Vina 11,866 Cty BEEAHN VIET NAM 7,090

CTy TNHH Wha Il Vina 11,855 CTy TNHH Foremart VN 6,965

Cty TNHH SHINTS BVT 11,303 CTy TNHH Wooyang Vina II 6,910

(Nguồn: Trung tâm TTTM – Bộ Công Thương, số liệu sơ bộ mang tính tham khảo)

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 32

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Thông tư 31/2016/TT-NHNN: Ngày 15/11/2016, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 31/2016/TT-NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung cho Thông tư số 24/2015/TT-NHNN về quy định cho vay bằng ngoại tệ của Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với người cư trú. Theo đó, thời hạn áp dụng được kéo dài đến hết ngày 31/12/2017 đối với quy định về việc các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cho vay vốn bằng ngoại tệ với loại nhu cầu vốn cho vay ngắn hạn để SX- KD hàng XK qua biên giới Việt Nam mà khách hàng (KH) vay có đủ ngoại tệ thu từ XK để trả nợ vay. Khi được giải ngân, KH phải bán số ngoại tệ đó cho bên cho vay theo hình thức giao dịch spot, trừ khi KH vay vốn để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Thông tư 31/2016/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

Nghị định 153/2016/NĐ-CP: Ngày 14/11/2016, Nghị định 153/2016/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Ngoài quy định mức tăng lương tối thiểu vùng dao động từ 180,000 – 250,000 đồng/tháng kể từ ngày 01/01/2017, Nghị định cũng có một số thay đổi về địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:

- Huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ chuyển từ vùng II thành vùng I; - Thành phố Sông Công và Thị xã Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên), Thành phố Trà Vinh (tỉnh

Trà Vinh), Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) sẽ chuyển từ vùng III thành vùng II; - Huyện Quế Sơn, Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) và Thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) sẽ

chuyển từ vùng IV thành vùng III; - Huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) sẽ chuyển từ vùng III thành vùng IV.

Nghị định 153/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2017. Quyết định 2185/QĐ-Ttg: Ngày 14/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết dịnh số

2185/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020. Theo Quyết định này, Chính phủ đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phải hoàn thành triển khai tất cả các thủ tục hành chính (TTHC) của các bộ, ngành tham gia quản lý hàng hóa XNK, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; Rút ngắn thời gian thông quan và giải phóng hàng hóa, người và phương tiện liên quan tới các TTHC một cửa còn chỉ bằng với nhóm 04 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN; Đảm bảo 100% các TTHC thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia được thu phí, lệ phí bằng phương tiện điện tử. Song song với việc đặt ra mục tiêu, Chính phủ cũng đưa ra một số giải pháp như hoàn thiện cơ sở pháp lý và cải cách TTHC, xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin... nhằm hoàn thành mục tiêu nên trên. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, ngày 14/11/2016.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP: Ngày 18/112016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo quy định, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có bao gồm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Và các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở SX, kinh doanh và dịch vụ và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung.

Nghị định quy định rõ mức phạt đối với từng hành vi vi phạm. Trong đó, Nghị định quy định cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh và dịch vụ tập trung, làng nghề và khu nuôi trồng thủy sản bị phạt từ 5 - 500 triệu đồng. Tối đa có thể bị phạt lên tới 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức trên một hành vi vi phạm. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 33

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT

Chủ tịch VITAS tiếp đoàn Sibexpocenter – LB Nga: Ngày 26/11/2016, tại Văn phòng TP. HCM, Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS đã tiếp Đoàn Công ty Sibexpocenter – LB Nga để bàn về triển vọng hợp tác hai bên. Sibexpocenter đã mời VITAS hợp tác cùng tổ chức Triển lãm hàng dệt may thời trang Việt Nam tại Thành phố Irkutsk, tỉnh Irkutsk thuộc Vùng Baikal LB Nga. Đoàn cho biết, Irkutsk – thủ phủ của vùng Đông Xibiri là một khu vực chuyên về công nghiệp nặng – khai thác nguyên liệu. Ở đây không có ngành công nghiệp nhẹ, cho nên có nhu cầu lớn về sản phẩm dệt may, thời trang mà các DN Việt Nam có thể đáp ứng được. Ông Giang nhất trí trong năm 2017 sẽ tổ chức đoàn DN VITAS sang dự Triển lãm về sản phẩm dệt may thời trang Việt Nam tại thành phố Irkutsk. Hai bên thống nhất sẽ tổ chức Hội thảo tại TP. HCM để giới thiệu về Triển lãm cũng như thị trường Irkutsk và vùng Sibiri, tạo điều kiện cho các DN dệt may Việt Nam có đầy đủ thông tin trước khi tham gia Triển lãm.

Chủ tịch VITAS tham dự Hội thảo Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Ngày 25/11/2016, tại TP. HCM, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với sự tham dự của 20 đại diện đến từ các bộ, ban, ngành; lãnh đạo 40 địa phương trên cả nước và hơn 200 DN thuộc các lĩnh vực, ngành hàng. Phát biểu tại hội thảo, Ông Vũ Đức Giang cho biết, năm 2015, XK trên 27 tỷ USD, thặng dự thương mại ngành dệt may trên 12 tỷ USD. Hiện nay ngành dệt may có trên 6,000 DN có quy mô từ 500 lao động trở lên, trong đó có 30% DN có vốn đầu tư nước ngoài, thu dụng khoảng 2.5 triệu lao động. Khoa học công nghệ đang chiếm lĩnh ngành công nghiệp dệt may nhanh hơn da giày, đã có robot SX áo sơ mi. Vì vậy, nếu không có chiến lược phát triển khoa học công nghệ thì VN sẽ mất cơ hội phát triển. Ông Giang cũng kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công thương cần xác định rõ vị trí, vai trò của công nghiệp dệt may so với các ngành khác giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 để có chính sách phù hợp trong trung và dài hạn. Đồng thời, nên quy hoạch các viện, trường nghiên cứu để xây dựng đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu các đề tài khoa học áp dụng thực tiễn để hỗ trợ cho DN SX. Ngành dệt may nên quy hoạch thành các khu công nghiệp lớn, tập trung các DN dệt nhuộm vào một điểm để quản lý môi trường. Chính phủ nên dành nguồn vốn ODA cho các dự án công trình trọng điểm xử lý nước thải, các bộ ngành rà soát, bãi bỏ văn bản pháp lý không còn phù hợp để tạo điều kiện cho DN phát triển...

Chủ tịch VITAS dự Lễ kỷ niệm ngày 20/11/2016 tại Trường CĐ KT – KT Vinatex TP. HCM: Ngày 19/11/2016, tại trụ sở 586 Kha Vạn Cân, Q. Thủ Đức, TP. HCM, Trường CĐ KT - KT Vinatex TP. HCM đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh và ghi nhận công lao đóng góp của các thầy cô giáo. Ông Vũ Đức Giang đã đến dự và tặng hoa chúc mừng. Trong năm qua, tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và HSSV đã tích cực tham gia các phong trào thi đua như: phong trào dạy tốt, học tốt, phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập giúp cho HSSV chủ động, sáng tạo tự lĩnh hội tri thức, tích cực tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi giỏi nghề Thành phố, Quốc gia và Asean. Nhiều giáo viên, sinh viên đã được Bộ Công Thương, VINATEX và ban giám hiệu Nhà trường biểu dương và khen thưởng. Đặc biệt có em Vũ Thị Kim Tuyết - sinh viên của nhà trường đã đạt được giải Nhất tại Hội thi tay nghề quốc gia lần thứ 9 năm 2016. Ông Hồ Ngọc Tiến - Hiệu trưởng Trường CĐ KT - KT Vinatex TP. HCM đã phát biểu cảm ơn và tri ân tất cả sự đóng góp, quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo tận tình, sát sao của các cấp lãnh đạo, tổ chức, DN, các thế hệ thầy, cô giáo của nhà trường… để giúp cho nhà trường đạt được những kết quả như ngày hôm nay. Ông Hồ Ngọc Tiến cam kết sẽ nỗ lực cùng tập thể Ban giám hiệu, CBGV tiếp tục phấn đấu đạt chất lượng cao trong công tác đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của các DN dệt may.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 34

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

VITAS phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu thị trường Myanmar. Ngày 24/11/2016, tại TP. HCM, VITAS đã phối hợp với Hiệp hội Dệt May Myanmar và công ty công ty Minh Vy tổ chức buổi hội thảo giới thiệu về thị trường Myanmar. Tại hội thảo, đại biểu đã nghe ý kiến trao đổi của hiệp hội dệt may hai nước và các DN về những vấn đề liên quan đến ngành dệt may Myanmar, các cơ hội để thâm nhập, phát triển và mở rộng thị trường. Trong các quốc gia tham gia AEC, Myanmar được biết đến như thị trường mới nổi với ưu thế cạnh tranh như: dân số đông, giá nhân công thấp… Thực tế cho thấy, Myanmar đang có những thay đổi nhiều trong chính sách kinh tế thương mại hiện nay và đã hội nhập rất nhanh với thế giới. Thị trường Myanmar đang mở cửa mạnh mẽ, cơ hội cho DN Việt Nam thâm nhập thị trường này hiện rất lớn. Do vậy, việc nắm bắt kịp thời những thay đổi đó sẽ rất quan trọng đối với DN dệt may Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Myanmar. Ông Aung Phyo Chit, Trợ lý Hiệp hội Dệt may Myanmar chia sẻ, Myanmar có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, năm 2015 đạt tăng độ trưởng 8.7%, thu hút đầu tư của Myanmar năm 2015 đạt 1.7 tỷ USD, năm 2016 dự kiến đạt 2.2 tỷ USD. Riêng đối với ngành dệt may, kim ngạch XK của Myanmar trong những năm gần đây tăng trưởng liên tục. Năm 2014 đạt 1.5 tỷ USD, năm 2015 đạt 1.7 tỷ USD và năm 2016 dự kiến đạt 2.2 tỷ USD. Trong đó XK sang các nước EU tăng gần 40%. Thị trường XK chính của ngành dệt may Myanmar là Nhật Bản 33% và Hàn Quốc và EU cùng ở ở mức 25%, Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng với mức 2.4%. Để hỗ trợ các DN, Chính phủ Myanmar đã có nhiều cải cách cho các ngành trong đó có dệt may để thu hút đầu tư, khuyến khích và bảo vệ quyền và lợi ích cho các DN liên doanh nước ngoài. Ông Aung Phyo Chit cũng kỳ vọng, các DN Việt Nam sẽ tham gia vào triển lãm Myanmar Gar-Tex Expo 2017 sắp tới tại Myanmar để có thể trực tiếp giao thương, tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại thị trường tiềm năng này.

VITAS phối hợp tổ chức khóa đào tạo - Cách ghi nhãn mác nguồn gốc xuất xứ: Ngày 18/11/2016, tại TP. HCM, VITAS phối hợp cùng Công ty STC Việt Nam tổ chức khóa đào tạo về “Cách ghi nhãn mác - nguồn gốc xuất xứ hàng dệt may”. Trong khóa học, các đại biểu đã được nghe chuyên gia của STC chia sẻ kiến thức về những quy định, quy chuẩn kỹ thuật của các nước Hoa Kỳ, EU, Canada về nhãn sản phẩm dệt may, phân tích lợi ích của DN khi nắm rõ luật ghi nhãn sản phẩm dệt may của các nước trên thế giới, đưa ra các chỉ tiêu thử nghiệm quan trọng liên quan đến nhãn mác. Đồng thời, các đại biểu cũng chia sẻ những khó khăn, thuận lợi tại đơn vị trong quá trình SX và XK hàng dệt may với việc đáp ứng các quy định về cách ghi nhãn mác xuất xứ để vừa bảo vệ thương hiệu sản phẩm, vừa được hưởng những ưu đãi về thuế quan từ các hiệp định FTA.

VITAS và KITECH đã ký Biên bản ghi nhớ trong kỳ họp thứ 7 của Ủy ban Hỗn hợp Quốc về hợp tác điện hạt nhân, Công nghiệp và Thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Ngày 07 /12/2016, theo lời mời của Ngài JooHyungwan- Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOITE), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã dẫn đoàn công tác tham dự kỳ họp thứ 7 của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác năng lượng hạt nhân, công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Kỳ họp diễn ra tại Seoul , Hàn Quốc.

Trước đó, từ ngày 05-06/12/2016, các tiểu ban về hợp tác Kỹ thuật, công nghiệp, năng lượng hạt nhân, năng lượng, tài nguyên khoáng sản và thương mại đã có cuộc họp tổng kết các hoạt động hợp tác đã thỏa thuận trong kỳ họp thứ 6 và bàn về các hoạt động hợp tác cụ thể trong thời gian tiếp theo. Đại diện của VITAS, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch và bà Hoàng Ngọc Ánh – Phó Tổng thư ký cùng đại diện của Viện Công nghiệp Kỹ thuật Hàn Quốc - KITECH, ông Park Jun Ho Giám đốc Văn phòng KITECH Việt Nam cũng tham gia tiểu ban về hợp tác trong Kỹ thuật công nghiệp để thảo luận những nội dung cuối cùng của dệt may trong chương trình hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Tại cuộc họp toàn thể, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao sự phối hợp trong chỉ đạo của Bộ trưởng MOITE Ngài JooHyungwan và nỗ lực của các tiểu ban cùng các nhóm công tác trong việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được gần đây, mang lại kết quả tích cực và hiệu quả. Bộ trưởng JooHyungwan nhấn mạnh rằng Hiệp định Thương mại giữa Việt

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 12/2016

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 35

Email: [email protected] website: http://www.vietnamtextile.org.vn

Nam-Hàn Quốc ( VKFTA) đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho cả hai nước và cũng yêu cầu Bộ Công Thương hãy luôn ủng hộ sự hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại hai nước trên cơ sở VKFTA.

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7 của Ủy ban Hỗn hợp Quốc tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc, lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về ngành công nghiệp dệt may giữa VITAS và KITECH đã được tổ chức với sự chứng kiến của hai Bộ trưởng hai nước. Chủ tịch KITECH - Ông Lee Youngsoo và Phó Chủ tịch VITAS – Ông Trương Văn Cẩm đã cùng ký vào Biên bản ghi nhớ. Mục tiêu của Biên bản ghi nhớ là thiết lập một khuôn khổ hoạt động hợp tác trong tương lai trong việc phát triển nghiên cứu dệt may, tăng cường năng lực sản xuất và khả năng tiếp thị cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu.

SỰ KIỆN SẮP TỚI

VITAS sẽ tiến hành tổng kết hoạt động năm 2016 tại Nha Trang: Vào ngày 17/12/2016, tại Thành phố Nha Trang, VITAS sẽ tổ chức hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá tình hình SXKD ngành dệt may, tình hình hoạt động của Hiệp hội năm 2016 và đề ra phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2017.

Họp triển khai Đề án pháp phục: Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch VITAS về việc tham gia Đề án Pháp phục của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), chiều 17/12/2016, tại TP. Nha Trang, VITAS sẽ tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Đề án ở giai đoạn thiết kế và SX.

QUÝ DOANH NGHIỆP CÓ NHU CẦU QUẢNG CÁO TRÊN BẢN TIN vui lòng liên hệ: Ms Thu – Trưởng Ban Thông tin Truyền thông, Hiệp hội Dệt May Việt Nam Tel: 84-4-3936 1167 / 09820 15902, email: [email protected] Nội dung Bản tin Dệt May do Hiệp hội Dệt May Việt Nam tổng hợp từ một số nguồn tin chính thống trong và ngoài nước nhằm phục vụ mục đích tham khảo nghiên cứu nội bộ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp sử dụng các thông tin trên gây tổn thất đến bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.