bẢn tin nỘi bỘ sonadezi - news.sonadezi.com.vnnews.sonadezi.com.vn/uploads/userfiles/ban tin...

16
1 Trong số này: Số đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 30/4 và 01/5 1. Lễ Dâng hương tại Đền thờ các Vua Hùng—Phú Thọ 2. Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đại đội Lam Sơn 3. Hành trình về nguồn thăm chiến trường xưa tại Lào của Chi hội Cựu Chiến binh Tổng công ty Sonadezi Chiến dịch tình nguyện hiến máu nhân đạo 2013; Chương trình “Vạn tấm lòng Vàng”; Lễ viếng nhà bí Đại đội Lam Sơn; Lễ khới công xây dung nhà máy Hokuriku Aluminium Việt Nam; Hợp long cầu Hóa An; Thông tin tư liệu: Người cắm cờ trên nóc tòa nhà Sonadezi; Lịch sử ngày 1/5. . Sonadezi - Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá - đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm. Ngày 24 tháng 3 năm 2013, Để tưởng nhớ và kỷ niệm Lễ Quốc Giỗ - Giỗ tổ Hùng Vương; Đoàn cán bộ Tổng công ty Sonadezi do Phó Tổng Giám đốc Trần Thanh Hải dẫn đầu chuyến đi "Về nguồn" đã thực hiện nghi thức Dâng hương và báo công tại Đền thờ các Vua Hùng tại Phú Thọ. Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đại đội Lam Sơn Lãnh đạo Tng công ty Sonadezi dâng hoa và báo công ti Lăng mCác Vua Sonadezi - Ngày 27 tháng 3 năm 2013, tại Công Viên Lam Sơn, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đại đội Lam Sơn (27/03/1948 - 27/03/2013) đã được tổ chức long trọng. Tới dự có đại diện HĐND tỉnh, tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai; thành ủy và UBND, thành đội thành phố Biên Hòa;UBND phường An Bình; Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty phát triển KCN; các đồng chí cựu chiến binh Đại đội Lam Sơn và thân nhân cùng đại diện lãnh đạo các phòng ban Tổng công ty Sonadezi. Các đại biểu tham dự đã ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Đại đội Lam Sơn năm xưa và thưởng thức chương trình văn nghệ đặc sắc của các cựu chiến binh. BN TIN ĐIN T—LƯ U HÀNH NI B30/04/2013 Volume 1, Issue 5 BẢN TIN NỘI BỘ SONADEZI

Upload: others

Post on 12-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Trong số này:

Số đặc biệt nhân dịp

kỷ niệm 30/4 và 01/5

1 . Lễ Dâng hương tại

Đền thờ các Vua

Hùng—Phú Thọ

2 . Kỷ niệm 65 năm

ngày thành lập Đại

đội Lam Sơn

3 . Hành trình về nguồn

thă m chiến trường

x ưa tại Lào của Chi

hội Cựu Chiến binh

T ổ n g c ô n g t y

Sonadezi

Chiến dịch tình nguyện

hiến máu nhân đạo 2013;

Chương trình “Vạn tấm

lòng Vàng”;

Lễ viếng nhà bí Đại đội

Lam Sơn;

Lễ khới công xây dung nhà

m á y H o k u r i k u

Aluminium Việt Nam;

Hợp long cầu Hóa An;

Thông tin tư liệu:

Người cắm cờ trên nóc

tòa nhà Sonadezi;

Lịch sử ngày 1/5.

.

Sonadezi - Từ nhiều đời nay,

trong đời sống tinh thần của

người Việt Nam, đã luôn

hướng tới một điểm tựa của

tinh thần văn hoá - đó là lễ

hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng

Vương, được tổ chức vào

ngày 10 tháng 3 âm lịch. Dù

ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày

Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà

ngàn năm. Ngày 24 tháng 3

năm 2013, Để tưởng nhớ và

kỷ niệm Lễ Quốc Giỗ - Giỗ tổ

Hùng Vương; Đoàn cán bộ

Tổng công ty Sonadezi do Phó Tổng Giám đốc Trần Thanh Hải dẫn đầu chuyến đi "Về

nguồn" đã thực hiện nghi thức Dâng hương và báo công tại Đền thờ các Vua Hùng tại Phú

Thọ.

Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đại đội Lam Sơn

Lãnh đạo Tổng công ty Sonadezi dâng hoa và báo công tại Lăng mộ Các Vua

Sonadezi - Ngày 27 tháng 3 năm 2013, tại

Công Viên Lam Sơn, phường An Bình,

thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Lễ kỷ

niệm 65 năm ngày thành lập Đại đội Lam

Sơn (27/03/1948 - 27/03/2013) đã được

tổ chức long trọng. Tới dự có đại diện

HĐND tỉnh, tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng

Nai; thành ủy và UBND, thành đội thành

phố Biên Hòa;UBND phường An Bình; Hội

đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc

Tổng công ty phát triển KCN; các đồng chí

cựu chiến binh Đại đội Lam Sơn và thân

nhân cùng đại diện lãnh đạo các phòng

ban Tổng công ty Sonadezi. Các đại biểu

tham dự đã ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Đại đội Lam Sơn năm xưa và thưởng thức

chương trình văn nghệ đặc sắc của các cựu chiến binh.

BẢN TIN ĐIỆN TỬ—LƯU HÀNH NỘI BỘ

30/04/2013 Volume 1, Issue 5

BẢN TIN NỘI BỘ SONADEZI

Sonadezi - Trong tháng 3 vừa

qua, Chi hội Cựu chiến binh

Tổng công ty Sonadezi đã thực

hiện chuyến hành trình về

nguồn thăm lại chiến trường

xưa tại Lào.

Hành tr ình về nguồn thăm chiến trường xưa tại Lào của Chi hội Cựu Chiến

binh Tổng công ty Sonadezi

Chương trình về nguồn của Đoàn

Thanh niên CSHCM Tổng công ty

Sonadezi

Ngày 16/3/2013, Chi đoàn Văn phòng Tổng

công ty Sonadezi tổ chức chuyến đi thăm

quan về nguồn. Địa điểm thăm quan: Nhà

máy thủy điện Trị An, Trung ương Cục miền

Nam, Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ.

3

Chiến dịch tình nguyện hiến máu nhân đạo 2013

Sonadezi - Ngày 17 tháng 4 năm 2013, Công đoàn Tổng Công ty Sonadezi, trường Cao đẳng CN & QT Sonadezi, Sonadezi Châu Đức, Sonacons đã phối hợp thực hiện chiến dịch tình nguyện "Hiến máu nhân đạo - Giọt hồng nhân ái". Tham dự có đông đảo các em sinh viên, công đoàn viên các đơn vị trên.

Lễ bàn giao nhà "Vạn tấm lòng Vàng" của Công ty

CP Sonadezi An Bình và Công ty CP Cơ khí Đồng Nai

Ngày 19/04/2013 Lễ bàn giao căn nhà "Vạn tấm lòng Vàng" cho gia đình bà Trần Thị

Trí,nguyên là cựu chiến binh; sinh năm 1950 tại xã Bao Quang, thị xã Long Khánh do

Công ty CP Sonadezi An Bình và Công ty CP Cơ khí Đồng Nai tài trợ xây dựng đã được tỏ

chức long trọng. Tham dự có Ông Cao Minh Trung Trưởng phòng Tổng hợp Công ty CP

Sonadezi An Bình và Ông Đỗ Minh Sao đại diện Công ty CP Cơ khí Đồng Nai cùng đại

diện các ban ngành xã Bảo Quang, các mạnh thường quân cùng đông đảo bà con lối

xóm. Đây là hộ gia đình có công với cách mạng và nằm trong diện xóa đói giảm nghèo

của địa phương. Bản thân già yếu và đau bệnh nhưng hằng ngày bà Trí vẫn phải mưu

sinh bằng nghề làm nấm mèo thuê. Hiện bà đang sống cùng người con gái nuôi nhưng

chị vẫn thường xuyên đau yếu. Cả hai mẹ con đang sống nhờ trong căn nhà của người hàng

xóm.

5

Lễ bàn giao căn nhà "Vạn tấm lòng Vàng" của Công ty CP

Điện cơ Đồng Nai và Công ty CP Sách và Thiết bị trường học

Đồng Nai .

Ngày 19/04/2013 Lễ bàn giao căn nhà "Vạn tấm lòng Vàng" cho gia đình anh chị Trần Anh Dũng và

Nguyễn Thị Ánh Tuyết tại xã Bao Quang, thị xã Long Khánh do Công ty CP Điện cơ Đồng Nai và Công

ty CP Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai tài trợ xây dựng đã được tỏ chức long trọng. Tham dự có

Ông Nguyễn Tấn Đức đại diện Công ty CP Điện cơ Đồng Nai và Ông Nguyễn Văn Nhiên đại diện Công

ty Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai cùng đại diện các ban ngành xã Bảo Quang, các

mạnh thường quân cùng đông đảo bà con lối xóm. Đây là hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và nằm

trong diện xóa đói giảm nghèo của địa phương. Bản thân anh Dũng hiện bị bệnh gai cột sống và đau

bệnh nhưng hằng ngày vẫn phải mưu sinh bằng nghề làm thuê. Cuộc sống dù có khó khăn nhưng các

con của anh chị đều học rất giỏi. Hiện nay cả gia đình với 5 thành viên đang sống trong căn nhà lá rách

nát, xiêu vẹo.

Lễ dâng hương tại nhà bia Đại đội Lam Sơn

Sáng ngày 25 tháng 04 năm 2013; nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2013) và kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 - 5; đại diện Đảng ủy, UBND, MTTQ phường An Bình; Ban lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp; Các cựu chiến binh Đại đội Lam Sơn và Cán bộ công nhân viên Tổng công ty Sonadezi đã thực hiện nghi thức dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các chiến sỹ Đại đội Lam Sơn tại phường An Bình, TP Biên Hòa.

7

Lễ khởi công xây dựng nhà máy Hokuriku Al-

uminium Việt Nam tại KCN Giang Điền

Sáng ngày 18 tháng 4 năm 2013 tại KCN Giang Điền, Lễ

khởi công xây dựng nhà máy Hokuriku Aluminium Việt

Nam tại KCN Giang Điền đã được tổ chức long trọng. Đây

là dự án đầu tư đầu tiên của Nhật Bản tại KCN Giang

điền. Công ty CP Xây dựng Sonacons đã trúng thầu thiết

kế và xây dựng nhà máy. Tham dự có Ông Chu Thanh

Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Sonadezi; Đại diện

chủ đầu tư, XN Dịch vụ KCN Giang Điền và cán bộ, công

nhân viên Công ty CP Xây dựng Sonacons.

9

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh khiến nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa hàng ngày qua cầu Hóa An tăng mạnh. Vì vậy, việc xây dựng cầu Hóa An mới là nhiệm vụ cấp bách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP. Biên Hòa với khu vực và các địa phương lân cận.

* Huyết mạch giao thông chính

Anh Nguyễn Văn Vinh, ở phường Tân Phong (TP.Biên Hòa), công nhân của Công ty Pouchen Việt Nam (xã Hóa An, TP.Biên Hòa), cho biết mỗi ngày anh phải qua cầu Hóa An hai lần và rất “ngán” chuyện kẹt xe ở đây. “Từ Tết Nguyên đán đến giờ, cảnh sát giao thông tổ chức điều tiết nên bớt kẹt xe, trước đó ngày nào qua đây cũng kẹt cứng, bên cầu Ghềnh cũng đông kín xe, không biết đi đường nào”, anh Vinh nói. Quả thực, cầu Hóa An đóng vai trò trục chính trong lưu thông giữa nội ô TP.Biên Hòa với các xã, phường bờ Nam sông Đồng Nai của thành phố. Song do cầu quá cũ, lại chật hẹp và đang xuống cấp nên không đáp

HỢP LONG CẦU HÓA AN Ngày 26-4, cầu Hóa An mới bắc qua sông Đồng Nai đã được chủ đầu tư là Tổng công ty phát triển khu công nghiệp - Sonadezi tổ chức hợp long. Đây là chiếc cầu đang được người dân TP.Biên Hòa mong sớm đưa vào sử dụng để giải quyết ùn tắc giao thông.

Công nhân đan sắt chuẩn bị đổ bê tông mặt cầu.

ứng nổi lưu lượng giao thông vào những giờ cao điểm. Chính vì vậy, mong đợi chiếc cầu mới sớm được thông xe của người dân

Biên Hòa cũng là điều dễ hiểu.

Cầu Hóa An được xem là cửa ngõ của TP.Biên Hòa, nằm trên tuyến quốc lộ 1K đi ngã tư Linh Xuân (TP.Hồ Chí Minh), kết nối với

đường xuyên Á, từ đó sang tỉnh Tây Ninh hoặc kết nối với tỉnh lộ 760 đi hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Anh Nguyễn Mạnh

Cường ở phường Thanh Bình (Biên Hòa), tài xế chạy xe chở rau từ huyện Thống Nhất lên chợ đầu mối Thủ Đức (TP.Hồ Chí

Minh), cho biết nếu đi qua cầu Đồng Nai sẽ xa hơn so với cầu Hóa An tới 7km, do đó cung đường này vẫn được nhiều người

chọn để đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

* Chạy đua tiến độ

Cuối năm 2010, dự án cầu Hóa An được khởi công xây dựng và nay sẽ được hợp long. Anh Trần Văn Nguyên, Trưởng ban Quản

lý dự án (QLDA) cầu Hóa An, cho biết do cầu mới xây dựng ngay bên cạnh cầu cũ nên cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc

đảm bảo an toàn giao thông. Đơn cử, việc đổ bê tông cầu hoàn toàn phải thực hiện vào ban đêm, khi lượng xe trên cầu cũ đã

giảm. “Những ngày đổ bê tông, công nhân phải làm từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Việc thi công khoan cọc nhồi đơn vị thi công

cũng thường xuyên phải thực hiện ban đêm”, anh Nguyên nói. Ngay cổng vào khu văn phòng Ban QLDA và đơn vị thi công, một

tấm bảng với dòng chữ “Toàn thể ban điều hành và các đơn vị thi công quyết tâm hoàn thành hợp long cầu Hóa An trước ngày

30-4-2013” cho thấy sự quyết tâm về tiến độ của công trình này khá cao.

Theo Ban QLDA cầu Hóa An, về phần cầu chính đến nay chỉ còn công tác hoàn thiện, như: thảm nhựa mặt cầu, lắp đặt hệ

thống chiếu sáng, lan can, biển báo và sơn làn đường. Riêng các hạng mục trên cạn đang được triển khai đồng loạt, như: khoan

cọc nhồi cho các trụ, thi công phần đường mở rộng hai bên bờ, thi công hệ thống thoát nước… Theo dự kiến, cầu Hóa An sẽ đưa vào sử dụng

trong năm 2014.

Vân Nam—Báo Đồng Nai

Dự án cầu Hóa An có tổng vốn đầu tư là 1.174 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức BT, thời gian thi công khoảng 36 tháng. Cầu được thiết kế xây dựng song song với cầu Hóa An hiện hữu, nằm về phía hạ lưu sông Đồng Nai. Dự án bao gồm cầu Hóa An và 3 nút giao giữa đường Nguyễn Ái Quốc (quốc lộ 1K cũ) với đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Bùi Hữu Nghĩa (ĐT 760 cũ) và đường Nguyễn Văn Trị dọc bờ sông. Chiều dài của cầu là 1,3km, được xây dựng theo dạng cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự

ứng lực với tải trọng 30 tấn.

Cầu Hóa An mới bắc qua sông Đồng Nai. Ảnh: V.Nam

11

Ông Cai đặc biệt ở khu kỹ nghệ Biên Hòa

Cách đây đúng 30 năm, lúc 6 giờ sáng 30-4-1975, một người đàn ông trạc tuổi 40, dáng nhỏ thó, cùng 2 thanh niên xông vào trụ sở Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ Biên Hòa (SONADEZI) giật phăng lá cờ vàng ba sọc đỏ xuống và treo cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Những người chung quanh chưa hết ngỡ ngàng thì ba người này phóng xe Honda 67 đến Nhà máy Đường Biên Hòa, Nhà máy vỏ xe TALUCO, Nhà máy Bột ngọt Thiên Hương, Viện Định chuẩn (Trung tâm Đo lường - Chất lượng)… tiếp tục treo cờ giải phóng.

Người đàn ông cắm cờ giải phóng trên trụ sở SONADEZI là ông Hai Thượng – cai thợ hồ, một nhân vật khá đặc biệt. Trong giấy căn cước, ông Hai Thượng có tên là Lý Ngọc Thượng, sinh năm 1920 tại sông Ông Đốc (tỉnh Cà Mau). Kỳ thực đây là thẻ căn cước do cậu vợ của Hai Thượng – một công chức có máu mặt ở Cà Mau khi ấy, bỏ ra đến 10.500 đồng tiền Sài Gòn (lúc ấy vàng khoảng 3.000 đồng/lượng) để làm cho thằng cháu rể mà ông ta biết chắc là “Việt Cộng”. Tên thật của Hai Thượng là Tôn Văn Điểu, sinh năm 1931 tại xã Lộc Thọ, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam).

Lúc mới 17 tuổi, Điểu đã tham gia cách mạng và thoát ly gia đình hoạt động trong Ban Công tác Vận chuyển Khu B150 đóng

ở Tiên Phước (Quảng Nam). Năm 1959, Hai Điểu được chuyển sang hoạt động ở Ban Đặc công Sài Gòn – Chợ Lớn. Cuối năm 1967, Hai Điểu được điều về Sài Gòn để cùng đồng đội diệt tên chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan vừa được Nguyễn Cao Kỳ – Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, cất nhắc làm Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Trận đánh diễn ra như kế hoạch nhưng tên Nguyễn Ngọc Loan chỉ bị thương ở chân phải. Do đó, Hai Điểu phải cùng vợ về Cà Mau để tạm lánh và làm căn cước mang tên Lý Ngọc Thượng. Đầu năm 1970, Hai Điểu được giao nhiệm vụ đặt chất nổ TNT phá nhà máy điện. Công việc không thành, đám cảnh sát, an ninh làm nhiệm vụ bảo vệ nhà máy điện cũng không biết. Thế nhưng, hành động này đã không lọt khỏi mắt một cán bộ hoạt động nội thành. Đó là ông Bảy Nga (Trần Việt Nga) một đảng viên đang hoạt động dưới vỏ bọc một người lái xe lam chạy tuyến Chợ Đồn – Tân Vạn – An Hảo – Bình Đa. Ông Bảy Nga đã báo cáo với ông Năm Trang (Phan Văn Trang), Bí thư Thành ủy Biên Hòa, về con người đặc biệt này và được Thành ủy chỉ thị phải tìm cách móc ráp Hai Điểu tham gia hoạt động cho Ban Công vận Biên Hòa. Được giao làm Phó Trưởng ban Đặc trách Vận chuyển Vũ khí, Hai Điểu được Ban Công vận bí mật tạo điều kiện từ thợ hồ trở thành cai thầu xây dựng. Ngày 23-3-1972, tại căn cứ Bắc Trảng Bom, Tôn Văn Điểu được Thành ủy Biên Hòa kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Theo đề nghị của Ban Công vận, một tuần sau, cũng tại căn cứ Bắc Trảng Bom, Thành ủy Biên Hòa ra quyết định thành lập chi bộ H21 với nhiệm vụ tăng cường hoạt động trên địa bàn dân cư An Hảo. Chi bộ H21 có 4 đảng viên là Trần Việt Nga, Nguyễn Văn Bảo (tự Nguyễn Phản), Lê Văn Xiếu và Tôn Văn Điểu. Chi bộ H21 đã phối hợp với lực lượng biệt động thị xã Biên Hòa trừng trị những tên gián điệp núp dưới lớp áo công nhân để chống phá cách mạng, trong đó nổi bật là trận đánh vào trụ sở ấp An Hảo đêm 27-1-1973 diệt tên trưởng ban an ninh, 2 nhân viên an ninh cùng tên trưởng ban thanh niên và 32 tên khác bị thương khi chúng đang triển khai kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” nhằm phá hoại Hiệp định Paris. Trong trận này, Tôn Văn Điểu bị địch bắt. Vợ Hai Điểu là Nguyễn Thị Hạnh cấp tốc chạy về Sài Gòn mượn 50.000 đồng của cha đang làm kế toán cho Công ty Xuất nhập Cảng Đông Phương để lo lót. Món tiền lớn này đã xóa sạch hồ sơ tình nghi Việt Cộng của đương sự Lý Ngọc Thượng nên khi ra tòa tiểu hình Biên Hòa, Hai Điểu chỉ bị tuyên án tù treo. Những ngày cuối tháng 4-1975, Hai Điểu và các cơ sở của ông hoạt động không mệt mỏi. Được cử làm Trưởng ban Khởi nghĩa ấp An Hảo kèm thêm nhiệm vụ giữ không cho địch phá cầu Long Bình, Hai Điểu còn phải lo bố trí người đón cán bộ, bộ đội về ém ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Chị Hạnh, vợ Hai Điểu, phải bán gấp đám rẫy để có thêm tiền phụ vào 500 đồng do Ban Công vận chuyển đến để mua vải may cờ Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam cho chồng và các đồng chí của mình kịp thời cắm lên các xí nghiệp, nhà máy… báo hiệu Khu Kỹ nghệ Biên Hòa đã về tay cách mạng.

Bùi Thuận

Ông Hai Thượng hôm nay.

Labor day - Ngày Quốc tế lao động có từ đâu?

Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5.Tại Việt Nam, đây là một ngày

mà mọi người dân ai ai cũng được nghỉ ngơi, vui chơi không phải làm việc. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được lịch sử cũng

như ý nghĩa trọng đại của ngày Quốc tế Lao động, nhất là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X.

Trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế

I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu

tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng

sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho

ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu

ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có

nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang

các nước khác.

Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi

làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là

sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm

quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong

các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư

nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.

Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày

1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ".Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế

toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có

thểbiết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham

gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chica-

go. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không

người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi

cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra

5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân

giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.

Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các

thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ

dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác

nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như

vậy".

Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự

lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu

dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

13

Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương

lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc

tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm

làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền

lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ

chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ

Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân

dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội

với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc

mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao

động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thànhvượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.

Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.

Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh

cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

L.A (dịch từ Internet)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỢP LONG CẦU HOA AN

15