bẢn tin - skhcn.thuathienhue.gov.vn · quyết định về việc áp dụng htqlcl theo tcvn...

23

Upload: others

Post on 20-Feb-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống
Page 2: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ISSN 1859-01443/2014

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Ban biên tập:TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ

NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày:

LÊ ĐÔNG HIẾUĐịa chỉ tòa soạn:

24 Lê Lợi, thành phố HuếĐiện thoại: 054.3825453-3849266

Fax: 054.3838038Email: [email protected]

Website: http://skhcn.hue.gov.vn

Giấy phép xuất bản số: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. In tại Công ty TNHH In Huế, in xong và

nộp lưu chiểu tháng 3 năm 2014.

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCHNghị định về hoạt động thông tin KH&CN Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nướcHoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt NamTổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2014Kế hoạch tổ chức Tuần lễ “Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo”Thành lập khu bảo vệ thủy sản thứ 11 trên phá Tam GiangThực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quanBộ KH&CN luôn đồng hành cùng doanh nghiệp KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆNghiên cứu hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây dựng quy trình sản xuất glucomannan trong củ nưa trồng tại tỉnh Thừa Thiên HuếNghiên cứu áp lực nội sọ trong hồi sức cấp cứu và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng điều trị tại Bệnh viện Trung ương HuếLồng ghép nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe người dân và tăng cường năng lực cho cán bộ y tế trong phòng chống ung thư cổ tử cung tại tỉnh Thừa Thiên HuếXây dựng mô hình sản suất giống, nuôi trồng nấm xích chi và nấm sò tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNGKỹ thuật trồng rau xà lách thủy canh bằng phương pháp bấc đèn (Phương pháp mao dẫn)Làm giàu từ mô hình nuôi rắn mối, dếChỉ định vaccine phòng bệnh viêm gan B VĂN HÓA - XÃ HỘIMột ý tưởng độc đáo dành cho Hộ thành hàoTrà cung đình Đức Phượng - Đệ nhất danh trà xứ Huế TRANG TIN TỔNG HỢP

Trong số này:

2

3

4

5

6

6

89

10

12

14

18

212628

30

3234

p

p

p

p

p

Ảnh bìa: Hội nghị nghiệm thu

đề tài KH&CN

Page 3: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

Nghị định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

Ngày 18/02/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2014/NĐ-CP

về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN).

Nghị định này quy định về hoạt động thông tin KH&CN, bao gồm: nội dung hoạt động, hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, các biện pháp bảo đảm phát triển, tổ chức và quản lý nhà nước về hoạt động thông tin KH&CN.

Các loại hình hoạt động thông tin KH&CN bao gồm: Thu thập, cập nhật và xử lý các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, thông tin nhằm tạo lập và phát triển nguồn tin KH&CN; Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin KH&CN phục vụ cho dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác; Phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, các trang thông tin và cổng thông tin điện tử về KH&CN; Thiết lập, triển khai các mạng thông tin KH&CN; Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động thông tin KH&CN; Xây dựng thư viện điện tử, thư viện số; Tìm kiếm, tra cứu, chỉ dẫn, khai thác, sử dụng thông tin KH&CN; Cung cấp, trao đổi, chia sẻ các nguồn tin KH&CN; Phổ biến thông tin, tri thức KH&CN; Các hoạt động khác có liên quan.

Nghị định còn quy định, hướng dẫn việc thực hiện đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cũng như các nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà

nước. Cơ quan nhà nước quản lý về KH&CN các cấp phải căn cứ vào thông tin về các nhiệm vụ KH&CN trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN để xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân thực hiện, đánh giá kết quả, xử lý vi phạm nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước. Kết quả tra cứu thông tin về nhiệm vụ KH&CN là một trong những tài liệu trong hồ sơ xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện, đánh giá kết quả, xử lý vi phạm về thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Việc sử dụng thông tin về nhiệm vụ KH&CN để phục vụ hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo, sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Về dịch vụ thông tin KH&CN, đây là loại hình dịch vụ KH&CN được các tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin KH&CN thực hiện dưới các hình thức như cung cấp thông tin, tài liệu phân tích, tổng hợp phục vụ cho dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý nhà nước; cung cấp thông tin thư mục về: nhiệm vụ KH&CN, tài liệu sở hữu trí tuệ, công bố KH&CN trên tạp chí, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học; cung cấp danh mục các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN và cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cung cấp thông tin thống kê KH&CN; cung cấp thông tin chi tiết về: nhiệm vụ KH&CN, tài liệu sở hữu trí tuệ, công bố KH&CN trên tạp

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

3

(Cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển Việt Nam; UBND xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp công lập) cũng được khuyến khích xây dựng và áp dụng HTQLCL theo quy định tại Quyết định này.

Quyết định gồm 4 Chương với 17 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/5/2014.

chí, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học; cung cấp thông tin chi tiết về các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN và cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cung cấp dịch vụ mạng viễn thông dùng riêng, dịch vụ hỗ trợ các ứng dụng trên nền tảng mạng tiên tiến trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tra cứu, cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin KH&CN...

Việc định hướng phát triển nguồn tin KH&CN là đầu mối phối hợp phát triển, cập nhật và chia sẻ các nguồn tin KH&CN sử dụng ngân sách

Vỹ Khang

nhà nước. Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN quốc gia làm đầu mối duy trì và phát triển liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin KH&CN để điều tiết, phối hợp bổ sung, cập nhật và chia sẻ các nguồn tin KH&CN giữa các tổ chức thông tin, thư viện trong cả nước; trao đổi và quảng bá các tạp chí KH&CN Việt Nam thông qua hình thức trực tuyến.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2014 và thay thế Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004.

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG HTQLCL THEO TCVN ISO 9001:2008 VÀO HOẠT ĐỘNG

CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Ngày 5/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2014/

QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Quyết định nêu rõ các cơ quan sau đây phải xây dựng và áp dụng HTQLCL: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Bên cạnh đó, một số cơ quan, đơn vị

ĐT

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

Page 4: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Ngày 14/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2014/

QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đối với các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức.

Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên có nhiệm vụ tổ chức tập hợp, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội góp phần vào việc hoạch định chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Đề án cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên là các đề án về đường lối, chủ trương, chính

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

5

sách quan trọng của Đảng; các chương trình, dự án lớn, công trình quan trọng quốc gia; chương trình, dự án lớn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các chương trình, dự án lớn, chủ trương quan trọng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức. Đề án do các cơ quan của Đảng, Nhà nước ở trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đặt hàng Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Các cơ quan lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tư liệu cần thiết, bảo đảm các điều kiện về thời gian, kinh phí và sử dụng cơ sở vật chất (trên cơ sở thỏa thuận trước) cho Liên hiệp Hội Việt Nam hoặc các hội thành viên. Tiếp nhận, nghiên cứu, tiếp thu các kiến nghị, đề xuất trong văn bản tư vấn, phản biện và giám định xã hội để hoàn thiện đề án; trả lời các ý kiến không tán thành.

Quyết định còn quy định trách nhiệm của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu về nội dung, thời gian gửi báo cáo tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Quản lý, bảo mật các hồ sơ, tư liệu của đề án được cung cấp theo quy định, hoàn trả các phương tiện kỹ thuật nếu được giao sử dụng sau khi hoàn thành nhiệm vụ...

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyễn Khoa

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2014

Để hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2014 và sự kiện Lễ mít tinh quốc

gia kỷ niệm Ngày Nước thế giới năm 2014, ngày 07/3/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 1117/UBND-TN yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể; các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị tiến hành các hoạt động kỷ niệm thích hợp.

Năm 2014, chủ đề Ngày Nước thế giới là “Nước và Năng lượng” với mục tiêu nâng cao nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa hai yếu tố cơ bản này; đồng thời, kêu gọi tìm kiếm biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu của con người thông qua khai thác bền vững tài nguyên nước và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng xanh.

Các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng kỷ niệm Ngày Nước thế giới được tổ chức với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư về mối quan hệ tương tác giữa nước và năng lượng, cũng như thúc đẩy đối thoại chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan đến mối liên kết này. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, học sinh, sinh viên, cộng đồng chia sẻ các sáng kiến, các mô hình, các giải pháp ứng dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp và gắn kết các bên hữu quan để cùng giải quyết các vấn đề liên quan nước và năng lượng.

Theo đó, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tổ chức các hoạt động cổ vũ, động viên,

khuyến khích các sáng kiến, điển hình tiên tiến trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên nước; treo biểu trượng, áp phích, tranh cổ động, băng rôn… để tuyên truyền bảo vệ tài nguyên nước; nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp và cộng đồng dân cư về mối quan hệ tương tác giữa nước và năng lượng, cũng như thúc đẩy đối thoại chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan mối liên kết này; nhấn mạnh việc khai thác, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước.

Tuyên truyền, phổ biến về chủ đề Ngày Nước thế giới 2014: “Nước và Năng lượng” tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, trường học, khu công cộng, nơi đông người qua lại để vận động cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên nước; vận động trồng rừng bảo vệ nguồn nước.

Tổ chức phát động thực hiện tổng vệ sinh cơ quan, đơn vị; khơi thông cống rãnh, mở rộng dòng chảy, làm sạch nguồn nước; tuyên truyền vận động cộng đồng không lấn chiếm sông, suối, ao, hồ…

Thời gian tiến hành các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới tập trung từ ngày 18/3/2014 đến ngày 25/3/2014.

Poster cổ động “Ngày Nước thế giới”

Diệu Minh

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

Page 5: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TUẦN LỄ “SỞ HỮU TRÍ TUỆ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO”

Ngày 03/3/2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-SHTT về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ “Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo” nhằm hưởng ứng Ngày Sở hữu

trí tuệ thế giới 26/4 và Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5. Tham gia tổ chức các hoạt động trong Tuần lễ này bao gồm Cục Sở hữu trí tuệ và các Sở Khoa

học và Công nghệ, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan. Đối với các hoạt động do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì và phối hợp tổ chức, Tuần lễ “Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tổ chức cuộc thi thiết kế infographic về sở hữu trí tuệ. Infographic hay còn gọi là thiết kế đồ họa thông tin là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan. Những thiết kế này cung cấp những thông tin phức tạp qua thiết kế dưới dạng ngắn gọn, rõ ràng bằng ký hiệu, biểu tượng, bản đồ, các bài viết kỹ thuật. Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tổ chức “Bàn tư vấn, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp”. Cũng tại thời gian này, Cục sẽ tổ chức cuộc thi và hội nghị báo cáo kết quả cuộc thi “Nghiên cứu khoa học của sinh viên về sở hữu trí tuệ” tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Song song với các hoạt động kể trên, Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức các hoạt động khác như tổ chức tọa đàm về sở hữu trí tuệ dành cho phóng viên, tổ chức cuộc thi “Nâng tầm sáng tạo”, tổ chức Road-show xe đạp cổ động ngày 26/4 và các hoạt động tuyên truyền khác.

Tại các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố, với chủ đề “Sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo”, Cục Sở hữu trí tuệ đã đề nghị các Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan mình.

Nguyễn Khoa

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

Thành lập khu bảo vệ thủy sản thứ 11trên phá Tam Giang

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 thành lập Khu Bảo vệ thủy sản Cồn Giá, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh

Thừa Thiên Huế.Khu bảo vệ thủy sản Cồn Giá (là khu bảo vệ thủy sản thứ 11 trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai)

với diện tích 40ha, được thành lập nhằm mở rộng, phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản trên toàn đầm phá, vùng nước nội địa Tam Giang-Cầu Hai dựa vào cộng đồng để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ và nguồn lợi thủy sản trên toàn vùng đầm phá. Chi hội Nghề cá Hà Giang, xã Vinh Hà được giao trực tiếp quản lý, bảo vệ và ngăn chặn các hành vi gây hại đến khu bảo vệ; phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để xử lý các hành vi vi phạm, gây hại đến khu bảo vệ thủy sản.

Trước đó, từ năm 2009 đến năm 2013, UBND tỉnh đã cho thành lập 10 khu bảo vệ thủy sản. Đến

nay, tổng diện tích 11 khu bảo vệ thủy sản đạt gần 350ha (khoảng 1,5% diện tích đầm phá). Công tác quản lý các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của cộng đồng người dân.

Sau nhiều năm thành lập các khu bảo vệ, nguồn lợi thủy sản trên đầm phá đã có nhiều tín hiệu phục hồi, tái tạo rõ nét, môi trường đầm phá đang có chuyển biến tích cực. Nhìn chung, ngư dân khai thác có hiệu quả hơn ở các vùng xung quanh các khu bảo vệ thủy sản, thu nhập ổn định hơn. Các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá Dìa, cá Kình, Cua, rong Câu… có dấu hiệu phục hồi đã đem lại sinh kế ổn định cho các cộng đồng tham gia bảo vệ. Khu bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ nguồn thủy sản dựa vào cộng đồng nhằm mở rộng, phát triển và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ và nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.

Chi cục Khai thác và bảo vệ thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết tại các khu bảo vệ thủy sản được thành lập trước đó, các địa phương đã tổ chức khoanh vùng bảo vệ, trồng được 5.000 cây tra; thả 12.400 con tôm sú giống, 14.860 con cá dìa giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản; thả 50 rạn nhân tạo bằng chất liệu cứng, tạo sinh cảnh, nơi cư trú của các loài thủy sinh vật...

Tại khu bảo vệ thủy sản Cồn Cát xã Điền Hải (huyện Phong Điền), chỉ sau một thời gian ngắn, trữ lượng

rong mái chèo, rong cỏ ngựa phát triển gấp đôi; các loài thủy sản như rạm, lươn, cua giống khai thác được nhiều lần so với trước. Có thời điểm bà con ngư dân khai thác được 3 tấn cá dìa giống.

Tại Khu bảo vệ thủy sản đập Tây-Chùa Ma, xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc), trữ lượng rau câu phát triển tốt, ngư dân khai thác được khoảng 25.000 con cá dìa. Tại các vùng ngư trường xung quanh nơi có thành lập khu bảo vệ thủy sản, ngư dân khai thác được nhiều cua giống và rau câu. Đặc biệt, sau khi có hệ thống các khu bảo vệ thủy sản, nguồn cá dìa giống và cá dìa thịt phát tán ra bên ngoài, ngư dân khai thác bán thu được trị giá 5 tỷ đồng.

Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có diện tích hơn 22.000ha, lớn nhất Đông Nam Á với nhiều loài thủy sản phong phú. Với hơn 300.000 người dân, chiếm gần 30% dân số tỉnh Thừa Thiên Huế sinh sống dựa vào nguồn lợi của vùng nước này. Tuy nhiên, do lối đánh bắt tự nhiên của người dân trong vùng đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; số lượng các loài thủy sản trên đầm phá giảm đáng kể, nhiều loài có giá trị kinh tế đang dần biến mất. Việc thành lập các khu bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ nguồn thủy sản dựa vào cộng đồng nhằm mở rộng, phát triển và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ và nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.

Ý An

Page 6: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

phố chỉ đạo kiên quyết và áp dụng các biện pháp tích cực, cụ thể, hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật để bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan của các chủ thể quyền thuộc thẩm quyền quản lý.

Vì vậy, văn bản yêu cầu thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Công văn số 2514/BVHTTDL-NTBD ngày 09/7/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Căn cứ điều kiện thực tế ở địa phương, chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, dịch vụ văn hóa đảm bảo không để tình trạng các tổ chức này vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong hoạt động chưa bị xử lý, thay tên, địa chỉ thành lập đơn vị mới để tránh bị xử lý những hành vi đã vi phạm trước đó.

Chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động của đơn vị. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện quyền do pháp luật quy định, đặc biệt là trong hoạt động cấp phép thu và phân phối tiền sử dụng tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng; giám sát hoạt động của các tổ chức này theo thẩm quyền.

Thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

Ngày 06/02/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số

269/BVHTTDL-TTr đề nghị các cơ quan trực thuộc Bộ và các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố triển khai các nội dung thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trong những năm qua, hoạt động văn hóa, kinh hoanh dịch vụ văn hóa phát triển sâu rộng, đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa đã được tăng cường, tạo nên nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa còn bộc lộ một số hạn chế bất cập cần phải chấn chỉnh, việc chấp hành quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của một số tổ chức, cá nhân còn chưa nghiêm túc, tình trạng sao chép băng đĩa ca nhạc, sân khấu, phim không xin phép chủ sở hữu, sử dụng các tác phẩm không xin phép và không trả tiền nhuận bút cho tác giả, trốn tránh nghĩa vụ xin phép và trả tiền tác giả... còn diễn ra. Các sai phạm trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả, làm triệt tiêu động lực sáng tạo của nghệ sỹ, là nguy cơ tiềm ẩn tạo ra một thị trường văn hóa không lành mạnh.

Để chấn chỉnh những tồn tại nêu trên và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, giám đốc các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành PV

Bộ Khoa học và Công nghệluôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Ngày 25/2 tại lễ công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2014 tại thành

phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân đã trao bằng khen về đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Bộ cho 17 doanh nghiệp (DN) tiêu biểu trong việc ứng dụng KH&CN vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là 17 DN đã nhiệt tình tham gia các hoạt động khuyến khích đổi mới sáng tạo của Bộ KH&CN.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, hiện nay, có nhiều điều kiện để các DN đẩy mạnh hoạt động ĐMST. Như mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về phê duyệt chương trình phát triển thị trường công nghệ, đồng thời Bộ KH&CN cũng đẩy mạnh phong trào ĐMST trong DN. “Để các DN mạnh dạn, tự tin trong việc đổi mới, Bộ KH&CN cam kết đồng hành cùng với DN đổi mới công nghệ,” Bộ trưởng nói.

Để hiệu quả của việc đổi mới đạt kết quả cao, Bộ trưởng nhận định rằng DN nên thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển và coi các trung tâm này là nòng cốt cho việc đổi mới công nghệ. Về nguồn vốn, Bộ KH&CN sẽ hỗ trợ tối đa thông qua Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia cũng như Chương trình Đổi mới công nghệ Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt.

Theo Bộ trưởng, chính những trung tâm này là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐMST, từ đó mới đưa ra được nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh cao, sẵn sàng chuẩn bị cho việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi Việt Nam trở thành thành viên của TPP.

Về việc Bộ KH&CN sẽ hỗ trợ hoạt động ĐMST cho các DN, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó

tổng giám đốc công ty Cổ phần Saigon Food, cho rằng đó là một nguồn động viên lớn với những DN đang muốn thay đổi mình trước những thách thức trong những năm tới.

“DN chúng tôi là một trong những đơn vị có tuổi đời trẻ nhất trong số 17 DN được nhận bằng khen của Bộ trưởng về ĐMST, qua đây tôi nhận thấy rằng, không phải được thành lập lâu năm là chắc chắn thành công mà chúng ta phải ĐMST thì chúng ta mới có triển vọng thành công vững chắc. Saigon Food đã đi lên theo hướng đó,” bà Lâm nói.

Trong khi đó, ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc DN tư nhân bánh kẹo Á Châu ABC, nhấn mạnh, DN muốn thành công phải có bộ phận R&D (Nghiên cứu và phát triển). “Tôi luôn tâm niệm rằng muốn cạnh tranh, mình phải vươn lên đi đầu, chứ đừng chạy theo người ta về công nghệ, thiết bị. Những máy móc sản xuất bánh kẹo của chính xưởng cơ khí - điện của chúng tôi làm ra hiện nay đã xuất sang nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không đo được hết các chỉ số về năng lực ĐMST, vì thế việc đo lường bằng bộ chỉ số i2Metrix giúp chúng tôi tự hệ thống và đánh giá về chính hoạt động ĐMST của mình và thực sự nó rất cần kíp cho DN,” ông Lực nói.

Trao đổi với các DN, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng 17 DN trên là những doanh nghiệp tiên phong, đi đầu trong hoạt động ĐMST. Bộ trưởng kỳ vọng “không riêng 17 DN Hàng Việt Nam chất lượng cao nói trên trên, mà qua từng năm, số DN được tặng bằng khen về ĐMST như ngày hôm nay sẽ không ngừng tăng lên”.

Năm nay, 476 DN được nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.

ĐT

Page 7: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

cứu khả năng chống béo phì theo phương pháp Kobayasshi-xác định lượng mỡ quanh thận, mỡ mào tinh hoàn trên chuột cống trắng. Qua quá trình nghiên cứu trên chuột, khi chuột bị tiểu đường mà sử dụng bột glucomannan thì nồng độ glucose trong huyết thanh đã giảm được 40% so với đối chứng trên thí nghiệm. Như vậy, bột glucomannan đã thể hiện hoạt tính hạ glucose huyết trên chuột gây đái tháo đường bằng stretozocin trên mô hình thí nghiệm. Đối với nghiên cứu khả năng chống béo phì, khi chuột béo phì được uống bột glucomannan trong thời gian 4 tuần thì khối lượng chuột đã giảm so với đối chứng chỉ uống nước cất.

Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định được các đặc điểm sinh học, chỉ tiêu sinh trưởng, điều kiện sinh thái và quy mô trồng trọt của loài nưa hiện có tại Thừa Thiên Huế. Nhìn chung, điều kiện khí hậu, đất đai ở huyện Quảng Điền phù hợp cho việc trồng và phát triển cây nưa. Ngoài ra, đề tài đã nghiên cứu được các điều kiện chiết xuất tối ưu thích hợp và xây dựng được quy trình sản xuất bột glucomannan ở quy mô pilot 10kg củ/mẻ đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Với những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và xếp loại xuất sắc. Qua đó, nhóm thực hiện đề tài đã kiến nghị cho tiếp tục nghiên cứu, thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm glucomannan ở quy mô công nghiệp và xây dựng phát triển vùng nguyên liệu; tiếp tục các nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ thử nghiệm dược lý lâm sàng trong định hướng chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống.

Xuất phát từ nội dung đó, đề tài “Nghiên cứu hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây dựng quy trình sản xuất glucomannan trong củ Nưa-Amorphophallus sp. (họ Ráy-Araceae) trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trường Đại học Y Dược Huế chủ trì và PGS, TS Trần Thị Hoài làm chủ nhiệm vừa nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã được hội đồng đánh giá rất cao.

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được hàm lượng, chất lượng và tác dụng dược lý của glucomannan trong củ Nưa, qua đó xây dựng quy trình sản xuất bột glucomannan ở quy mô pilot.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã nghiên cứu điều kiện sinh trưởng và tình hình sản xuất Nưa ở Thừa Thiên Huế; tách chiết, xác định hàm lượng và chất lượng của glucomannan từ củ Nưa; nghiên cứu tác dụng dược lý của glucomannan; xây dựng quy trình sản xuất bột glucomannan ở quy mô pilot đạt chất lượng thương phẩm từ củ nưa.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài loài Nưa chuông Amorphophallus paeoniifolius-Araceae

NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT

GLUCOMANNAN TRONG CỦ NƯATRỒNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

T rong vài thập kỷ gần đây, các polysaccharide có hoạt tính sinh học đã nhận được sự quan tâm ngày càng cao trong lĩnh vực y, sinh học và sản xuất thuốc, trong đó

glucomannan chiết xuất từ củ nưa đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Nưa là tên gọi chung của các loài thuộc chi Amorphophallus được sử dụng lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á như nguồn thực phẩm và dược phẩm truyền thống. Hoạt chất chính trong nưa là glucomannan đã được chứng minh có tác dụng tốt trên y học lâm sàng, có nhiều tính chất như tạo dung dịch có độ nhớt cao, tạo gel ổn định, tạo màng, không độc nên có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ thành phần hóa học, tính chất của glucomannan từ nưa không những là vấn đề có ý nghĩa về mặt khoa học và còn mở ra triển vọng mới cho việc phát triển vùng nguyên liệu cũng như tìm kiếm thuốc mới.

Ý An

và bột glucomannan tách chiết từ củ của loài nưa này, trồng ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nưa chuông là cây thân thảo, có củ lớn hình cầu lõm, đường kính có thể tới 25cm.Từ củ lớn còn hình thành thêm những củ nhỏ hơn, được gọi là củ nhánh. Trong quá trình phát triển, nưa không đòi hỏi nhiều nước, vì thế trong quá trình phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa, củ có thể chứa 75% nước, nhưng khi củ đã trưởng thành hàm lượng nước chỉ còn khoảng 60%. Mặt khác, nưa có hệ thống rễ nông nên chịu hạn kém, cũng không có khả năng chịu nước đọng, nếu độ ẩm đạt đến độ bão hòa thì sự hô hấp giảm đi, làm cho rễ bị chết. Một trong những đặc điểm sinh lý quan trọng của cây khoai nưa là khả năng chịu bóng rất cao, dễ quang hợp ở những nơi có ánh sáng tán xạ, độ che phủ cao, do đó rất thích hợp để trồng xen dưới các tán rừng, vườn cây ăn quả, vừa tận dụng được đất đai, vừa góp phần chống xói mòn bảo vệ đất và rừng rất tốt.

Qua các kết quả nghiên cứu đã xác định được các đặc điểm sinh học, các chỉ tiêu sinh

trưởng, điều kiện sinh thái và quy mô trồng trọt của loài nưa hiện có tại Thừa Thiên Huế. Xã Quảng Thọ hiện nay có gần 10ha nưa được trồng trong vụ đông, đem lại thu nhập 5-7 triệu đồng/sào/vụ, bình quân mỗi hecta nưa thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ. Trong khi đó trồng lúa nếu được mùa, lãi ròng cũng chỉ đạt 500.000 đồng/sào ruộng. Như vậy, cùng một thửa ruộng, trồng cây nưa cho thu nhập gấp 15 lần so với trồng lúa, lại ít tốn công chăm sóc. Một đặc điểm nữa là do thời gian sinh trưởng của cây nưa khá ngắn và trồng trái vụ nên diện tích đất này thường được người dân đưa vào sản xuất các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác. Hiện nay, Quảng Thọ là vùng trồng nưa nhiều nhất, rải rác một số địa phương khác ở thành phố Huế, huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà... cũng có trồng nưa nhưng không nhiều.

Nưa được thu mua tại thời điểm sau thu hoạch (tháng 11 và 12 năm 2012), dùng dao cắt bỏ phần thân sát gốc, củ được làm sạch đất cát tạm thời, rồi sau đó xếp vào nơi khô ráo, thoáng mát ở trên giá cao để bảo quản. Theo nghiên cứu, hàm lượng glucomannan trong củ nưa duy trì khá ổn định trong tháng 12 và tháng 1, giảm nhẹ vào tháng 2, bắt đầu giảm mạnh vào tháng 3, 4; đến tháng 5, 6 thì hàm lượng bột giảm rất mạnh. Sản phẩm bột glucomannan thu được có dạng hạt mịn, trắng, hiệu suất tách chiết đạt tỷ lệ 30,4% trên khối lượng củ nưa khô (tính trên củ nưa đã loại vỏ).

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nghiên cứu tác dụng dược lý của glucomannan, nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết trên chuột bị gây đái tháo đường bằng Streptozocin, nghiên cứu tác dụng hạ cholesterol máu bằng thử nghiệm trên chuột đã gây tăng cholesterol ngoại sinh và thỏ đã gây tăng cholesterol nội sinh, nghiên

Page 8: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Diệu Minh

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

NGHIÊN CỨU ÁP LỰC NỘI SỌ TRONG HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Chấn thương sọ não là vấn đề thường gặp trong cấp cứu chấn thương, hàng

năm loại tai nạn này đã gây hàng trăm ngàn trường hợp tử vong, hàng chục ngàn người tàn phế, để lại một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nguyên nhân chính gây nên chấn thương sọ não là tai nạn giao thông. Nhiều người cho rằng sở dĩ số ca chấn thương sọ não tăng là do người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Ngoài ra té cao, ẩu đả cũng là một trong những nguyên nhân gây chấn thương sọ não. Vấn đề chính ở đây là điều trị chấn thương sọ não như thế nào để giảm tỷ lệ tử vong và thương tật đã được các nhà khoa học đặt ra và là vấn đề lớn của cả cộng đồng và đặc biệt là của ngành y tế.

Ngày nay, bên cạnh những phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp sọ não để chuẩn đoán chính xác, trong quá trình điều trị, việc theo dõi áp lực nội sọ đã mở ra một hướng mới giúp các bác sĩ có thể điều trị cho bệnh nhân chấn thương sọ não một cách hiệu quả, giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn phế. Đó cũng là những nội dung chính trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp lực nội sọ trong hồi sức cấp cứu và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế” vừa được hoàn thành và nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế vào đầu tháng 3 vừa qua.

Để thực hiện tốt đề tài, nhóm tác giả do TS, BS Nguyễn Việt Quang làm chủ nhiệm đã đặt ra 2 mục tiêu chính, đó là xác định được mối liên quan giữa áp lực nội sọ với thang điểm Glasgow

(là một phương pháp đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh một cách lượng hóa), kết quả khí máu động mạch, Glucose, Interleukin-6, Cortisol máu, điện giãi đồ và kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não, từ đó áp dụng phác đồ điều trị phù hợp và đánh giá kết quả của phác đồ đó trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.

Chấn thương sọ não là những tổn thương xảy ra sau chấn thương, thường là các loại máu tụ trong hộp sọ cấp, bán cấp và mãn tính. Ngoài màng cứng, dưới màn cứng và trong não hoặc phối hợp các loại máu tụ trên cùng một bệnh nhân. Chấn thương sọ não là một nguy cơ đe dọa đến sinh mạng người bệnh. Nguyên nhân chính gây chấn thương sọ não là tai nạn giao thông. Biến chứng chấn thương sọ não được chia thành hai loại: tổn thương não khu trú và lan tỏa hoặc tổn thương xuất hiện cùng lúc cả hai loại. Tổn thương ở não được xếp thành hai loại: nguyên phát và thứ phát như tổn thương sợi trục lan tỏa, máu tụ, phù não, thiếu máu não hoặc nhiễm trùng.

Đề tài đã nghiên cứu trên 120 bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng nhập viện điều trị tại Khoa Gây mê Hồi sức A và Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế. Qua quá trình nghiên cứu, trong số 120 bệnh nân chấn thương sọ não nặng có 82% bệnh nhân tuổi < 40, phù hợp với y văn, trong đó nam giới chiếm 86,60%. Điều này rất dễ hiểu vì những người ở độ tuổi này thường là lao động chính trong gia đình, họ tham gia giao thông vì cuộc sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên số người bị chấn thương sọ não chủ yếu là nam giới vì người tham gia giao

thông uống nhiều rượu bia nên không làm chủ tốc độ dẫn đến tai nạn giao thông, chấn thương sọ não.

Về mạch của bệnh nhân, qua nghiên cứu 120 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, tất cả bệnh nhân đều được gắn monitor để theo dõ mạch đã cho thấy đa số bệnh nhân có mạch nhanh, có bệnh nhân mạch 140 lần/phút. Điều này có thể giải thích là do chấn thương quá nặng, bệnh nhân rất đau cộng thêm mất quá nhiều máu. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sau chấn thương lại có mạch chậm 56 lần/phút, đây là dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân bị phù não nặng gây tăng áp lực nội sọ. Kết quả nghiên cứu này của nhóm thực hiện đề tài phù hợp với y văn là có sự thay đổi mạch ở các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.

Đối với đặc điểm tổn thương, có 63 nạn nhân bị máu tụ ngoài màng cứng, 41 bệnh nhân bị máu tụ dưới màng cứng, 12 bệnh nhân bị máu tụ trong não, 4 bệnh nhân bị máu tụ ngoài màn cứng phối hợp dưới màn cứng. Vì vậy 120 bệnh nhân này đều được kiểm tra công thức máu trước khi nhập viện. Qua đó, số lượng hồng cầu của các bệnh nhân có giảm. Riêng về bạch cầu, chấn thương sọ não làm tăng tiết Catecholamine (một

nhóm các hormone tương tự nhau được sản xuất bởi tủy thượng thận, phần bên trong của tuyến thượng thận) và Cortisol (hormone đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa chất protein, chất béo và carbohydrate) trong máu. Bệnh nhân chấn thương sọ não càng nặng, số lượng bạch cầu càng tăng.

Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, nhóm nghiên nghiên cứu đã xác định được mối liên quan giữa áp lực nội sọ não với thang điểm Glasgow, kết quả khí máu động mạch, Glucose, Interleukin 6, Cortisol máu, điện giãi đồ và kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não. Từ việc xác định được mối liên quan, đề tài này cũng đã đưa ra phác đồ hồi sức toàn diện cho bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, bao gồm từ hồi sức hô hấp, hồi sức tuần hoàn cho đến việc chăm sóc toàn thân, tăng tỷ lệ sống, giảm tử vong cũng như tàn phế cho bệnh nhân chấn thương sọ não nặng

Do đó, đối với bệnh nhân tăng áp lực nội sọ, bước đầu tiên quan trọng và cần thiết trong điều trị là phải đo được áp lực nội sọ. Vì vậy, qua nghiên cứu, tất cả bệnh nhân chấn thương sọ não có áp lực nội sọ tăng > 20mmHg. Điều này cho thấy nhóm bệnh nhân tử vong có áp lực nội sọ cao hơn hẳn nhóm bệnh nhân sống sót và qua điều trị 120 bệnh nhân thì có 93 bệnh nhân sống (tỷ lệ 77,50%), 27 bệnh nhân tử vong (tỷ lệ 22,50%).

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã được hội đồng nghiệm thu Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá cao bởi tính thời sự và thực tiễn. Việc theo dõi áp lực nội sọ đã mở ra một hướng mới giúp các bác sĩ hồi sức cấp cứu và các bác sĩ ngoại thần kinh có thể điều trị cho bệnh nhân chấn thương sọ não nặng một cách hiệu quả nhất.

TS, BS Nguyễn Việt Quang trình bàybáo cáo tóm tắt kết quả đề tài

Page 9: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

LỒNG GHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ Y TẾ

TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm có trên 520.000 trường hợp mắc mới

ung thư cổ tử cung (UTCTC), trên 90% xảy ra ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong năm 2006, trên 274.000 phụ nữ đã chết do UTCTC, gần 95% từ các nước đang phát triển, vì vậy UTCTC là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất cho sức khỏe phụ nữ. Dữ liệu dịch tễ học cho thấy UTCTC hiếm gặp ở độ tuổi dưới 30 và thường gặp nhất từ độ tuổi 40 trở lên, với tỷ lệ tử vong cao nhất nằm trong khoảng 50-69 tuổi. Tại nhiều nước đang phát triển, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế bị hạn chế, không có chương trình sàng lọc UTCTC hoặc chương trình chỉ tiếp cận được một lượng nhỏ các khách hàng cần thiết. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào học hàng loạt nhưng tỷ lệ phụ nữ ở các nước đang phát triển được làm tế bào học còn thấp. Lý do chủ yếu của tình trạng này là sự thiếu thốn về điều kiện vật chất và đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, có kinh nghiệm để đánh giá tiêu bản tế bào.

Từ những năm đầu thập kỷ 1980, tác giả Zur Hausen đã gợi ý về mối liên quan giữa nhiễm một số tuýp virus gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus (HPV)) và ung thư cổ tử cung. Hàng loạt nghiên cứu dịch tễ học, bệnh học lâm sàng và sinh học phân tử sau đó đã xác định mối liên quan giữa sự hiện diện của một số tuýp HPV đặc hiệu với sự phát triển ung thư vùng sinh dục, hậu môn và các tổn thương tiền ung thư của chúng. Một nghiên cứu của Walboomers và cộng sự năm 1999 đã ước lượng tần suất nhiễm HPV trong các trường hợp UTCTC trên toàn thế giới

lên đến 99,9%. Ngày nay người ta đã công nhận một cách rộng rãi rằng HPV có vai trò cực kỳ quan trọng trong bệnh sinh của UTCTC và các tổn thương tiền ung thư. Trên 100 týp HPV khác nhau đã được xác định, các týp có nguy cơ sinh ung thư cao phổ biến là 16, 18, 31, 33, 45, 56 và 58. Từ năm 2008, Bộ Y tế Việt Nam đã cho phép lưu hành hai vắc xin phòng nhiễm một số tuýp HPV thường gặp nhất, bao gồm 2 tuýp nguy cơ thấp, gây sùi mào gà (6 và 11) và 2 tuýp nguy cơ cao (16 và 16), là nguyên nhân của trên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Từ những năm đầu của thập niên 90, Tổ chức Y tế thế giới đã bắt đầu khuyến cáo việc ứng dụng và khảo sát các lợi ích của phương pháp quan sát cổ tử cung bằng mắt thường sau bôi dung dịch axít axêtic (Visual Inspection with Acetic acid (VIA)) như là một phương pháp thay thế trong sàng lọc UTCTC tại các quốc gia đang phát triển. Đây là phương pháp tương đối đơn giản, ít tốn kém, không đòi hỏi nhiều thời gian để tích luỹ kinh nghiệm và đã được triển khai tại nhiều nước đang phát triển với kết quả đáng khích lệ.

Địa bàn Thừa Thiên Huế có tần suất lưu hành UTCTC khoảng 10-12 trường hợp mới mắc/100.000 dân/năm, nhưng tỷ lệ các thương tổn tiền ung thư liên quan đến nhiễm HPV tăng rõ rệt trong vòng 15 năm qua.

Tại Việt Nam, đã có một số công trình đánh giá sơ bộ về tỷ lệ, đặc điểm phân bố và giá trị chẩn đoán của VIA so với tế bào học trong các trường hợp thương tổn lành tính và ác tính cổ tử cung tại Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế. Một đề tài được thực

hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế trong các năm 2006-2007 đã cho thấy giá trị chẩn đoán của VIA tương đương với tế bào học cổ tử cung phương pháp chuẩn hiện đang được Bộ Y tế sử dụng trong Chương trình quốc gia phòng chống ung thư để sàng lọc UTCTC.

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch tễ học nhiễm HPV tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tại các Bệnh viện cũng như trong cộng đồng. Tại miền Trung và nhất là tại Thừa Thiên Huế, chỉ mới có 2 nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện bệnh viện trên các đối tượng đến khám vì có triệu chứng phụ khoa hoặc đã có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường, chưa có nghiên cứu nào về dịch tễ nhiễm HPV được thực hiện tại cộng đồng.

Sau khi bắt đầu quan hệ tình dục, người phụ nữ có khả năng lây nhiễm HPV, trong đó có thể có các týp nguy cơ cao sinh ung thư. Tiến triển tự nhiên của nhiễm HPV dẫn đến UTCTC kéo dài trong ít nhất 15-20 năm. Người ta quan sát thấy các tổn thương do HPV gây ra và tiền ung

thư cổ tử cung thường gặp nhất ở độ tuổi 25-49 tuổi, thời điểm phát hiện bệnh lý ung thư cổ tử cung xâm lấn thường là từ độ tuổi 45-50 trở đi. Vì vậy việc phát hiện nhiễm HPV và tổn thương cổ tử cung ở các phụ nữ đã quan hệ tình dục một cách kịp thời sẽ giúp cho việc điều trị đạt

kết quả tốt, tránh các trường hợp tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Mặt khác việc xác định tỷ lệ nhiễm các týp HPV trong cộng đồng và các đối tượng nhiễm trong nghiên cứu này sẽ là cơ sở lý thuyết cho việc triển khai sử dụng vắc xin HPV một cách hợp lý cả về phương diện y tế lẫn chi phí phát sinh.

Đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu tình hình nhiễm Human Papilloma Virus (HPV) sinh dục và tổn thương cổ tử cung của phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phòng chống” đã được thực hiện. Mục tiêu được đặt ra là xác định tỉ lệ nhiễm HPV sinh dục và các týp HPV ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và các yếu tố liên quan tại một số địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Để thực hiện mục tiêu này cần tổ chức khám hàng loạt và lấy mẫu nghiệm để xét nghiệm

Ảnh minh hoạ

Page 10: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

Polymerase Chain Reaction (PCR), xác định tỷ lệ và các týp HPV.

Một mục tiêu khác của đề tài là đánh giá giá trị của 4 phương pháp khác nhau: khám lâm sàng, xét nghiệm tế bào cổ tử cung, Poly-merase Chain Reaction và VIA trong sàng lọc nhiễm HPV sinh dục và tổn thương cổ tử cung trên quần thể tại cộng đồng. Số liệu nghiên cứu về phương pháp VIA trong cộng đồng tại Việt Nam chưa nhiều, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trong môi trường bệnh viện. Trong lần khám phụ khoa lấy mẫu xét nghiệm DNA HPV, các phụ nữ cũng sẽ đồng thời được đánh giá lâm sàng về nhiễm HPV và tổn thương cổ tử cung, lấy mẫu nghiệm tế bào cổ tử cung và làm test VIA. Các trường hợp có kết quả HPV (+) hoặc VIA (+) hoặc tế bào học (+) sẽ được chỉ định soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung để xét nghiệm mô bệnh học. Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán là kết quả soi cổ tử cung và mô bệnh học.

Cả hai mục tiêu trên đây đều có tính cấp thiết và có cả ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn. Trên cơ sở các số liệu có được về dịch tễ học nhiễm HPV trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế và giá trị của các phương pháp sàng lọc, một số giải pháp phòng chống nhiễm HPV sinh dục và tổn thương cổ tử cung cho người dân sẽ được đề xuất, một chuyên mục phổ biến kiến thức y tế trên đài truyền hình sẽ được xây dựng và thực hiện.

Đề tài được thực hiện với cách tiếp cận nghiên cứu cộng đồng, bao gồm các nội dung chính: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn tại cộng đồng dại diện cho địa bàn, khám bệnh, lấy mẫu nghiệm để xét nghiệm, đánh giá giá trị của các xét nghiệm và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp.

Địa bàn nghiên cứu bao gồm 11 xã, phường, thị trấn từ 3 huyện thị đại diện cho 3 vùng địa lý-kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế là huyện Nam Đông, thành phố Huế và huyện

Phú Vang. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn tại cộng đồng đại diện cho địa bàn, khám bệnh, lấy mẫu nghiệm để xét nghiệm, đánh giá giá trị của các xét nghiệm và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013.

Trong quá trình thực hiện khám điều tra, Ban chủ nhiệm đề tài gồm các chuyên gia trong lĩnh vực từ Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai công tác giám sát lồng ghép, sử dụng phương pháp cầm tay chỉ việc để hỗ trợ kịp thời cho các thành viên tham gia đề tài, đặc biệt trong việc đánh giá các trường hợp có tổn thương cổ tử cung bằng test VIA, qua đó đã giúp cho các đồng nghiệp công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nữ tại các tuyến khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế nhanh chóng nâng cao năng lực chẩn đoán.

Về kết quả, qua thăm khám, xét nghiệm cho 1.132 phụ nữ trong độ tuổi 15–49 từ 11 xã, phường và thị trấn, trong đó có 123 trường hợp với ít nhất một trong các test VIA, tế bào học hoặc HPV có kết quả (+) được mời tái khám, soi cổ tử cung và sinh thiết, đề tài rút ra các kết quả chính như sau:

* Tỷ lệ nhiễm HPV sinh dục và các yếu tố liên quan

- Tỷ lệ nhiễm HPV tại cộng đồng ở các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế là 0,9%, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, đa số các trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao gồm typ 16, 18, 33, 45, 52 và 58 và thường nhiễm đơn tuýp.

* Phương pháp tầm soát nhiễm HPV sinh dục và tổn thương cổ tử cung trong cộng đồng

- Phương pháp phù hợp để chẩn đoán nhiễm HPV là kỹ thuật chẩn đoán sinh học phân tử, bao gồm kỹ thuật Polymerase Chain Reaction để xác định tình trạng nhiễm HPV và phản ứng

Reverse Dot Blot để định týp HPV trong trường hợp HPV(+).

- Phương pháp tầm soát tổn thương cổ tử cung trong cộng đồng là xét nghiệm tế bào cổ tử cung và test VIA, với độ chính xác tương ứng là 69,9% và 63,4%.

- Khám phụ khoa đơn thuần có thể phát hiện nhiều tổn thương lành tính ở cổ tử cung, tuy nhiên không đủ mạnh để phát hiện các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

* Đề xuất một số giải pháp phòng chống nhiễm HPV sinh dục nữ cho người dân

- Các giải pháp không đặc hiệu bao gồm giữ gìn vệ sinh sinh dục, vệ sinh kinh nguyệt, duy trì quan hệ một vợ một chồng, tránh quan hệ tình dục phức tạp.

- Giải pháp đặc hiệu duy nhất để phòng chống nhiễm HPV là tiêm vaccin HPV, bao gồm 2 loại nhị giá (trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi 10–25) và tứ giá (trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi -26). Đặc biệt vắc xin nhị giá đã được khẳng định có tác dụng chéo chống lại các týp ngoài 2 týp có trong vắc xin (16 và 18), trong đó có các tuýp được tìm thấy trên địa bàn Thừa Thiên Huế (33, 45, 52 và 58).

Trên cơ sở các kết quả có được của đề tài, các kiến nghị được đưa ra như sau:

* Công tác giáo dục sức khỏe- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền,

giáo dục sức khỏe cho toàn dân, đặc biệt là đối tượng phụ nữ từ độ tuổi sinh đẻ trở đi về nguyên nhân, tác hại của bệnh lý cổ tử cung nói chung, nhiễm HPV và UTCTC nói riêng và các phương pháp dự phòng.

- Khi phát hiện các tổn thương tiền UTCTC bằng các phương pháp sàng lọc, cần tư vấn và đề nghị người dân đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị triệt để, tránh các tổn thương mức độ nặng hơn.

* Cung cấp đủ nguồn lực để mở rộng chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện có

- Phát triển hệ thống xét nghiệm tế bào học cổ tử cung đến tuyến huyện để đủ khả năng cung cấp dịch vụ đến tuyến cơ sở.

- Tăng cường huấn luyện cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về test VIA, khuyến cáo sử dụng test VIA để phát hiện tổn thương cổ tử cung ở bất kỳ tuyến y tế nào hoặc hoàn cảnh nào mà không thể làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung khi khám phụ khoa.

* Tăng cường tỷ lệ sử dụng vaccin phòng HPV trong cộng đồng

- Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng về tác dụng của vắc xin phòng nhiễm HPV trong dự phòng ung thư cổ tử cung.

- Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tiêm vaccin HPV trên địa bàn tỉnh.

- Ở quy mô quốc gia, cần xây dựng dự án và làm việc với Liên minh toàn cầu về vaccin và chủng ngừa (Global Alliance for Vaccines and Immunization - GAVI), tiếp cận với nguồn tài trợ vaccin HPV có chi phí thấp để đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Nguyễn Vũ Quốc Huy(Trường Đại học Y Dược Huế)

Page 11: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG, NUÔI TRỒNG NẤM XÍCH CHI VÀ NẤM SÒ TẠI XÃ PHONG MỸ, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đặt vấn đề Nước ta là một nước nông nghiệp, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên cung cấp một lượng phế

phẩm nông nghiệp và có điều kiện thuận lợi để trồng nấm. Mặt khác nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, đầu tư ít, kỹ thuật nuôi trồng đơn giản, thị trường tiêu thụ phát triển nhanh do dân số ngày càng tăng.

Ở Thừa Thiên Huế có điều kiện tự nhiên và khí hậu thích hợp cho việc nuôi trồng các loài nấm như: nấm Sò, Rơm, Mộc nhĩ, Linh chi, Vân chi... hiện nay đã sản xuất giống và nuôi trồng phổ biến 04 loại nấm: nấm Sò, Rơm, Mộc nhĩ và Linh chi. Việc nuôi trồng các loài nấm này nhằm tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Mặt khác giải quyết công ăn việc làm cho các lao động nhàn rỗi và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Phong trào nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu những năm gần đây đã phát triển hầu hết trên cả nước, đã thu được những thành tựu kinh tế đáng kể. Nuôi trồng nấm là một nghề dễ làm, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ đến người già ai cũng có thể làm được. Vì vậy chúng tôi thực hiện dự án cấp cơ sở để nhân rộng mô hình trồng nấm, dự án: “Xây dựng thành công mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến nấm Xích chi (Ganoderrma lucidum) và nấm Sò tại Hợp tác xã Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Dự án này được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì thực hiện và ThS. Trần Tuấn làm chủ nhiệm. Mục tiêu của dự án là: xây dựng được và áp dụng thành công mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến nấm Xích chi (Ganoderrma lucidum) và nấm Sò tại Hợp tác xã Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho Hợp tác xã chủ động về giống và công nghệ nuôi trồng nấm để mở rộng sản xuất–kinh doanh, tăng thu nhập cho xã viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Qua đây, Hợp tác xã Tân Mỹ sẽ tiếp nhận được công nghệ về sản xuất giống, nuôi trồng nấm Xích chi (Ganoderma lucidum) và nấm Sò do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh chuyển giao công nghệ bao gồm các quy trình sau: Công nghệ sản xuất giống cấp II sang cấp III và bịch nuôi trồng; công nghệ nuôi trồng nấm Sò trên nguyên liệu rơm, rạ và mùn cưa; công nghệ nuôi trồng nấm Xích chi trên nguyên liệu mùn cưa.

Phong Điền là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, địa hình gồm cả đồi núi, đồng bằng, ven biển và đầm phá. Trong đó xã Phong Mỹ nằm ở vùng đồi núi của huyện nên còn khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất, đi lại của người dân và con em đến trường, thu nhập của người dân còn thấp. Người dân chủ yếu là làm nghề trồng rừng, làm rẫy và trồng lúa, khoai, sắn... do vậy qua khảo sát để nhân rộng mô hình dự án tại nơi này nhóm thực hiện dự án đã nhận thấy có những thuận lợi như sau: có nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình; nguồn nguyên liệu sẵn có; kỹ thuật trồng đơn giản; vốn đầu tư cho sản xuất nấm thấp, đặc biệt là cung cấp thực phẩm cho bà con ở vùng xa của xã; nghề trồng nấm dần dần được xem như nghề truyền thống tại địa phương để giải quyết được công lao động nhàn rỗi của phụ nữ và người khuyết tật trên địa bàn xã. Bên cạnh đó một số khó khăn gặp phải là: chưa

chủ động được nguồn giống và kỹ thuật; do địa bàn xa nên người dân vận chuyển đến các chợ còn khó khăn; có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng nhưng chưa được sâu sát đến từng hộ dân; thị trường tiêu thụ còn phụ thuộc vào tư thương nên thường bị ép giá; cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

Kết quả đạt được của dự ánDự án được triển khai từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 đã hoàn thành xong các hạng mục so với

hợp đồng và thuyết minh dự án đã được phê duyệt, các hạng mục đều đạt yêu cầu và vượt kế hoạch so với chỉ tiêu đề ra. Về quản lý, chỉ đạo sản xuất và đào tạo cán bộ kỹ thuật viên cơ sở: đã thành lập Ban quản lý dự án và các kỹ thuật viên cơ sở để chỉ đạo, triển khai sâu sát đến người trực tiếp sản xuất. Kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, rõ ràng, lý thuyết đi đôi với thực hành giúp các học viên có thể tự sản xuất giống để nuôi trồng, không còn phụ thuộc vào giống từ nơi khác. Về điều tra khảo sát bổ sung: nhóm thực hiện dự án đã tiến hành điều tra một số hộ dân trên địa bàn xã, chọn cơ sở sản xuất nấm Tân Mỹ của Hợp tác xã Tân Mỹ để thực hiện dự án và đây sẽ trở thành nơi tham quan học tập cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Dự án cũng đã tập huấn kỹ thuật cho người dân, cán bộ và đối tượng thụ hưởng dự án. Mô hình sản xuất giống nấm Sò được các kỹ thuật viên sau khi được đào tạo đã làm chủ được công nghệ, sản xuất thành công nhiều mẻ giống được cấy sang bịch nuôi trồng và thu được sản phẩm nấm có chất lượng tốt, năng suất đảm bảo. Hiện nay Hợp tác xã đã tự sản xuất giống để làm ra sản phẩm nấm cung cấp ra thị trường. Mô hình nuôi trồng nấm Sò và nấm Xích chi được thiết kế từ khâu lán trại đến nuôi trồng đều đảm bảo các yếu tố kỹ thuật nên sản phẩm nấm thu được cho năng suất cao và chất, nấm to khỏe, cơ sở có các phòng nuôi ươm, phòng nuôi trồng đạt yêu cầu.

Chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng của dự án được đánh giá thông qua bảng dưới đây:

TT Sản phẩm Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng theo HĐ và TMDA

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng đạt được

1 Quy trình công nghệ đã chuyển giao

Quy trình dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với các điều kiện tự

nhiên và xã hội của địa phương

Quy trình dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với các điều kiện tự

nhiên và xã hội của địa phương.

2 Mô hình sản xuất giống nấm Sò Mô hình xây dựng thành công Mô hình xây dựng thành công

và vượt kế hoạch so với TMDA

3 Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở

02 KTV cơ sở nắm vững và sản xuất thành công quy trình công

nghệ sản xuất giống nấm.

02 KTV cơ sở nắm vững và sản xuất thành công quy trình công

nghệ sản xuất giống nấm.

4 Tập huấn kỹ thuật30 lượt người/lớp. Nắm vững

quy trình công nghệ trồng nấm Linh chi và nấm Sò.

35 lượt người/lớp. Nắm vững quy trình công nghệ trồng các

loại nấm.

5 Tham quan học tập mô hình

30 lượt người/đợt, tham quan trạm sản xuất nấm và các hộ dân trồng nấm tại huyện Phú

Vang.

30 lượt người/đợt, tham quan trạm sản xuất nấm và các hộ dân trồng nấm tại huyện Phú

Vang.

6 Nguyên vật liệu mua sắm bằng kinh phí DA

Theo đúng đề cương dự án và hợp đồng đã ký.

Theo đúng đề cương dự án và hợp đồng đã ký.

Page 12: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

Hiệu quả kinh tế và xã hội đạt được của dự ánDự án góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở một số vùng nông thôn Việt Nam, đa

dạng hóa các loại thực phẩm trên thị trường. Đây là loại thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe con người và có giá trị dược liệu.

Giải quyết công ăn việc làm cho những người khuyết tật trên địa bàn xã và các lao động nông nhàn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do đốt và thải mùn cưa, rơm rạ xuống các sông suối, kênh mương. Cơ sở nuôi trồng nấm của Hợp tác xã Tân Mỹ là cơ sở để người dân địa phương và các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập.

Dự án đã chuyển giao công nghệ đến đơn vị thụ hưởng, đơn vị đã làm chủ được công nghệ và sản xuất nhiều mẻ giống nấm thành công và đạt hiệu quả. Bước đầu giảm được chi phí mua giống nấm ở các cơ sở khác.

Khả năng duy trì và nhân rộng mô hìnhDự án là kết quả nhân rộng của dự án nông thôn miền núi cấp trung ương đã triển khai thành công

trên địa bàn huyện Phú Vang khả năng nhân rộng mô hình rất hiệu quả. Mặt khác, tính chất của dự án thích hợp và mang lại lợi nhuận cao cho người dân nên đây cũng là cơ sở để nhân rộng mô hình ra các địa bàn trên toàn tỉnh.

Qua quá trình thực hiện dự án, các đợt tham quan học tập mô hình, Hợp tác xã Tân Mỹ hoàn thành và thực hiện tốt dự án, đã sản xuất vượt chỉ tiêu giống nấm Sò và bịch nuôi trồng nấm các loại, cho năng suất cao. Giúp người dân ổn định cuộc sống, tạo thêm việc làm cho người khuyết tật tên địa bàn xã nên cơ sở sản xuất nấm của hợp tác xã được sự giúp đỡ của chính quyền trên địa bàn huyện, tỉnh và các tổ chức nước ngoài.

Các đợt tập huấn kỹ thuật và hội nghị đầu bờ đã thu hút đông đảo người dân tham giam gia và học hỏi kinh nghiệm. Quy trình đơn giản dể hiểu và thu được hiệu quả kinh tế, người tiêu dùng đã biết được những lợi ích của nấm nên đầu ra của sản phẩm rộng rải, tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hợp tác xã Tân Mỹ có đủ năng lực để sản xuất giống cấp III nấm Sò và túi nguyên liệu trồng nấm Xích chi và nấm Sò.

Vì vậy, đây là dự án mang tính thiết thực, cần thiết cho bà con nông dân nên có thể triển khai rộng rãi đến các địa phương có nhu cầu trồng nấm.

Kết luậnKết quả thành công của dự án là Hợp tác xã Tân Mỹ hoàn thành và thực hiện tốt, sản xuất vượt chỉ

tiêu giống nấm Sò và bịch nuôi trồng nấm các loại, cho năng suất cao. Giúp người dân ổn định cuộc sống, tạo thêm việc làm cho người khuyết tật tên địa bàn xã nên cơ sở sản xuất nấm của hợp tác xã đã được sự giúp đỡ của chính quyền trên địa bàn huyện, tỉnh và các tổ chức nước ngoài.

Dự án đã chủ động sản xuất được giống nấm Sò cấp III từ giống nấm cấp II, các kỹ thuật viên cơ sở được đào tạo bài bản, theo đúng quy trình kỹ thuật. Hiện nay, cơ sở sản xuất nấm ở Hợp tác xã Tân Mỹ đã nắm vững công nghệ và có thể chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu trên địa bàn huyện và tỉnh. Dự án thành công và được nhân rộng là kết quả của đơn vị chủ trì, Hợp tác xã Tân Mỹ, chính quyền địa phương và UBND, Phòng Công thương và các phòng ban liên quan của huyện Phong Điền.

Diệu Thúy

KỸ THUẬT TRỒNG RAU XÀ LÁCH THỦY CANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẤC ĐÈN (Phương pháp mao dẫn)

1. Giới thiệu1.1. Sự cần thiết trồng rau thủy canh bằng phương pháp bấc đèn/mao dẫn tại Thừa

Thiên Huế Qua nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đất chỉ đóng vai trò như một giá thể. Cây có thể sinh

trưởng và phát triển bình thường nếu cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng chất khoáng, ánh sáng,… mà không cần đất. Do đó chúng ta có thể trồng cây trong môi trường dung dịch thích hợp cho mỗi loại cây rau mà không cần đất, chỉ cần có giá thể như xơ dừa, trấu hun, cát,.. Từ lâu kỹ thuật trồng rau thủy canh đã được áp dụng cho những cây ưa ẩm như cà chua, dưa leo, ớt ngọt, xà lách, dâu tây trên thế giới. Đứng trước sức ép dân số ngày càng gia tăng, sự biến đổi khí hậu, xói mòn đất, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng, là những yếu tố ảnh hưởng đến các phương thức canh tác khác nhau. Thủy canh đã đáp ứng được những đòi hỏi từ việc canh tác ngoài trời tới việc trồng trong nhà kính quanh năm không cần đất, không cần tưới, không ô nhiễm môi trường, nhanh cho thu hoạch, giảm được tồn dư các chất độc hại trong cây trồng, chất lượng sản phẩm an toàn, năng suất cao hơn phương pháp trồng thông thường 30-40%. Ở thành phố Huế, giống xà lách hiện trồng rất phong phú, có thể trồng quanh năm với các giống có khả năng chịu nóng khác nhau. Với xà lách xoăn, xà lách búp (cuốn), xà lách lụa, xà lách mỡ (công ty Trang Nông) trồng vụ đông - xuân và một số giống khác như rau diếp, xà lách lá thẳng hiệu 2 mũi tên đỏ của các công ty rau Chia Tai trồng vụ xuân hè và hè - thu tỏ ra rất tốt. Trong lúc đất đai ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa, mật độ dân số tăng cao, nông nghiệp đô thị ngày càng được chú trọng, tuy nhiên kỹ thuật thủy canh chưa được áp dụng rộng rãi đối với nông dân.

Trong một số năm gần đây, nhóm nghiên cứu trồng rau thủy canh ở Trường Đại học Nông Lâm Huế đã nghiên cứu thành công quy trình trồng rau thủy canh với xà lách, trong đó có trồng rau xà lách bằng phương pháp bấc đè/thẩm thấu. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi xin giới thiệu trình kỹ thuật trồng xà lách thủy canh bằng phương pháp bấc đèn/thẩm thấu để góp phần phát triển kỹ thuật thủy canh và nâng cao năng suất, chất lượng rau xà lách an toàn tại Thừa Thiên Huế.

1.2. Vai trò thủy canh với cây rau như thế nào?Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng

hoặc các giá thể, là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại. Kỹ thuật này đã và đang được áp dụng khá phổ biến trồng rau trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển Nhật Bản, Úc, Mỹ, Pháp, đặc biệt những vùng đất trồng trọt ít, khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn như vịnh Ả Rập, Israel trồng rau phổ biến. Kỹ thuật này là sự lựa chọn thích hợp trong điều kiện trồng trọt bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, sự biến đổi khí hậu và đô thị hóa. Trồng thủy canh có nhiều ưu điểm: Có thể trồng rau quanh năm, không phụ thuộc vào thời vụ; Trồng rau ở những nơi khó khăn, khắc nghiệt; Thay đổi cơ cấu cây trồng; Tăng năng suất, phẩm chất; Tạo cảnh quan môi trường; Cung cấp sản phẩm sạch, an toàn ở mức cao. Hiện nay, thủy canh là một hướng đi mới cho nông nghiệp đô thị, đặc biệt với sản xuất rau sạch.

Page 13: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

1.3. Tại sao cho loại rau xà lách để trồng thủy canh? Xà lách là cây ưa ẩm, cây nhỏ, thấp, bộ rễ ăn nông, thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng

suất cao, có thể trồng tận dụng không gian hẹp như ban công, sân thượng, quanh sân nhà vừa có sản phẩm rau an toàn vừa là nơi giải trí sau những ngày làm việc căng thẳng. Xà lách là một loại rau ăn lá, chủ yếu dùng để ăn sống nên yêu cầu mức độ an toàn cao. Vì thế có thể nói rằng xà lách là đối tượng số một, được chọn trồng trong điều kiện nhân tạo thủy canh có nhiều thuận lợi.

1.4. Trồng xà lách thủy canh bằng phương pháp bấc đèn có những ưu nhược điểm gì ?Rau xà lách trồng thủy canh bằng phương pháp bấc đèn (thẩm thấu) không ô nhiễm môi trường,

không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm an toàn và cho năng suất cao, hoàn toàn chủ động về thời vụ, trồng được nhiều vụ và trái vụ, đầu tư cơ bản không lớn nên giá thành cũng không cao, dễ áp dụng. Cũng như các loại rau ăn lá khác, sau khi trồng vào hệ thống đã chuẩn bị sẵn, không cần chăm sóc (tưới nước, phun phân, phun thuốc bảo vệ thực vật), chỉ cần 10-15 ngày một lần đổ nước và dinh dưỡng vào thùng chứa là được. Thỉnh thoảng đến thăm cây cho vui, cây sẽ tự lớn.

Biện pháp kỹ thuật sản xuất rau sạch này là một hướng đi mới cho nền nông nghiệp bền vững. Nhưng nó cũng có nhược điểm là yêu cầu kỹ thuật cao, chặt chẽ từ trồng đến thu hoạch và chỉ trồng cho những loại rau, cây ngắn ngày.

1.5. Cấu tạo của hệ thống thủy canh xà lách bằng phương pháp bấc đèn hay kỹ thuật mao dẫn như thế nào ?

Hệ thống này gồm 3 bộ phận (hình 1):

- Bộ phận trồng cây (1) bao gồm 1 thùng xốp hay 1 cái rổ nhựa hoặc 1 chậu đục lỗ, trong đó có bỏ một lớp giá thể (trấu hun và mụn dừa), hoặc giá thể trơ dày khoảng 4-5 cm. Hạt giống hay cây con sẽ được gieo hoặc trồng trực tiếp vào lớp giá thể này.

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

- Bộ phận chứa dung dịch dinh dưỡng (2): gồm 1 xô nhựa hoặc là thùng xốp, nhiệm vụ đựng nước. Nước và dinh dưỡng đã pha phù hợp từng cây sẽ được đổ vào bộ phận này.

- Bộ phận mao dẫn (3) nối liền từ bộ phận 1 xuống bộ phận 2 (nhiệm vụ dẫn dung dịch dinh dưỡng từ bộ phận 2 (chứa nước và dinh dưỡng) lên bộ phận 1 (trồng cây) bằng những vật liệu có tính mao dẫn như tim đèn, bông gòn.

Sau khi trồng cây, hệ thống này sẽ tự động dẫn nước và dinh dưỡng lên giá thể cho cây trồng mà không cần bơm điện. Đây là phương pháp thủy canh tĩnh.

- Nguyên tắc hoạt động khi trồng xà lách thủy canh bằng phương pháp bấc đèn: Đổ nước và dinh dưỡng vào thùng đựng nước (bộ phận 2), đặt bộ phận trồng (1) lên. Gieo hạt hoặc cây con vào giá thể trong hệ thống trồng. Nước và dinh dưỡng (dung dịch dinh dưỡng) trong thùng chứa đủ cho cây sinh trưởng khoảng 10-15 ngày (hình 2).

2. Kỹ thuật trồng xà lách bằng phương pháp bấc đèn/mao dẫn2.1. Giống trồngTrồng loại xà lách xoăn, giống Green lecttuce (Pháp), là giống cho năng suất cao, chất lượng tốt,

được thị trường ưa chuộng. Giống có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, cuốn búp nhanh, lá tròn, xoăn, rìa lá răng cưa. Độ đồng đều cao, vị ngọt, giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng. Giống có khả năng chịu nóng, thích hợp với điều kiện Thừa Thiên Huế. Bộ rễ sinh trưởng khỏe, nên có thể trồng được bằng thủy canh không hồi lưu.

2.2. Thời vụ trồngRửa sạch, loại bỏ hạt lép và sâu bệnh. Ngâm 2 sôi + 3 lạnh trong vài giờ để quá trình nảy mầm

diễn ra tốt hơn. Hạt được gieo vào tháng 1 vào khay nhựa chứa giá thể xơ dừa + trấu hun + đất phù sa đã xử lý. Sau 25 ngày nhổ cây con đem trồng. Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết trong tháng 2, tháng 3 khá thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của xà lách. Nhiệt độ trung bình dao dộng từ 20,1oC - 22,6oC là mát mẻ. Giai đoạn sau cấy cây con, gặp nhiệt độ không khí cao 35oC, có ảnh hưởng đến sự hồi xanh của cây nên kéo dài thời gian sinh trưởng 3-4 ngày. Ẩm độ không khí trên 90%, số giờ nắng của tháng 3 khá cao nhưng không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của xà lách.

2.3. Mật độ khoảng cách trồngĐể cây sinh trưởng tốt, mỗi thùng xốp có diện tích 0,4m2 trồng 12 cây, mật độ 30 cây/m2.

Hình 2: Trồng xà lách bằng phương pháp bắc đènTrong thùng xốp Trong rổ nhựa

Hình 1: Mô hình trồng cây bằng phương pháp bấc đèn (mao dẫn)

Page 14: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

2.4. Dung dịch dinh dưỡng trồng xà lách Sử dụng dung dịch dinh dưỡng NQ2 có nồng độ 1.000 ppm là thích hợp cho sự sinh trưởng và

phát triển của cây xà lách trong vụ xuân tại Thừa Thiên Huế. (nồng độ dung dịch dinh dưỡng này đã nghiên cứu thích hợp với sinh trưởng xà lách xoăn).

Cách pha dung dịch dinh dưỡng trồng cây (tính theo :- Pha dung dịch mẹ: Pha riêng Ca(NO3)2 và Fe2(SO4)3 vì 2 muối này có phản ứng tạo kết tủa.Ở can A: Cân 1737,32 Ca(NO3)2 cho vào 5 lít nước, khuấy tan cho vào can A. Tương tự cân đúng

trọng lượng (g) của Fe3(SO4)2 và EDTA cho vào 5 lít nước, khuấy tan cho vào can A.Ở can B: Cân đúng 181,335g KH2PO4 cho vào 1 lít nước, khuấy tan cho vào can B. Cân đúng

225,735g KHO3 cho vào 1 lít nước, khuấy tan cho vào can B. Cân đúng 331,07g MgSO4 cho vào 2 lít nước, khuấy tan cho vào can B. Tương tự cân đúng trọng lượng của các muối còn lại cho vào 1 lít nước khuấy tan rồi cho vào can B.

- Pha dung dịch con: Dùng ống đong, pipet đong dung dịch theo tỉ lệ nhất định, sau đó đổ vào thùng xốp đã có đầy nước. Vừa đổ vừa khuấy đũa thủy tinh cho đều.

Chú ý: Tùy thể tích chậu đựng dung dịch và giai đoạn sinh trưởng của cây để pha dung dịch con đúng nồng độ dinh dưỡng và pH (có máy đo EC và pH môi trường).

2.5. Chuẩn bị dụng cụ trồng (hệ thống mao dẫn)Dụng cụ: Thùng xốp: Kích thước 40x50x20cm; Giá thể: xơ dừa+trấu hun+đất; Xô nhựa và ống

tido; Nước và các chất dinh dưỡng để pha; Dao, keo dán, kéo; Máy đo pH.2.6. Chăm sóc sau trồngSau khi gieo hạt phải dùng bình phun sương để giữ ẩm. Khi cây được 4-5 lá thì trồng vào thùng

xốp. Dùng máy đo kiểm tra lại nồng độ dung dịch. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, thường xuyên vệ sinh xung quanh hộp xốp đạt cây, vặt lá già, quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Tuy nhiên chưa thấy sâu bệnh gì xuất hiện.

2.7. Thu hoạchSau trồng 35 ngày, cây có đường kính tán lớn, khép kín chậu trồng, bộ lá mang đặc trưng đặc tính

giống, lá gốc già là thu hoạch.

Bảng 1. Năng suất xà lách trồng thủy canh (nồng độ dung dịch 1000ppm) bằng phương pháp bấc đèn (mao dẫn) so với trồng trên đất (theo quy trình địa phương-Tây Lộc)

Chi tiêuPhương pháp trồng

NSLT(kg/m2)

NSLT(tấn/ha)

NSTT(tấn/ha)

Trồng thuỷ canh tĩnh 3,85 38,5 35,88Đ/C (trồng đất) 1,15 11,5 10,51

Trong cùng một thời gian xà lách được trồng thủy canh cho năng suất cao so trồng trên đất cho NS thực thu cao gấp 2-3 lần. Mặt khác, trồng thủy canh ít tốn công hơn vì không phải làm cỏ và tưới nước. Trong lúc đó Đ/C phải tưới nước 1-2 lần/ngày và phải thường xuyên làm cỏ nên tốn công hơn. Sau đây là hiệu quả kinh tế sơ bộ sau một vụ trồng :

Bảng 2. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế trồng thủy canh đem lại /m2 xà lách/vụ.

Yếu tố Số lượng Đơn vị Đơn giá (đồng)

Thành tiền(đồng) Ghi chú

1. Khoản chiHóa chất 0,5 lít 100.000 50.000

Thùng xốp 4 cái 5.000 20.000Xô nhựa 4 cái 22.000 88.000Xơ dừa 0,5 kg 50.000 25.000

Trấu hun 0,5 kg 10.000 5000Giống 0,05 gam 20.000 20

Ống tido 0,2 m 3.000 6002. Tổng chi 188.620 Đồng3. Tổng thu 4 kg 6000 24.000 Nồng độ

1000ppm

Bảng 3. Ước tính thu nhập xà lách/năm/m2

Môi trường Số vụ (vụ) Chi phí (đồng) Tổng thu (đồng)Thủy canh 5 250.000 170.000

Đất 2 100.000 12.000

Nhìn vào bảng 2 và 3 chúng tôi thấy:Trong điều kiện hiện nay: Áp dụng kỹ thuật thủy canh một năm ta có thể trồng 5 vụ nhiều hơn so

với công thức đối chứng hơn 3 vụ. Các dụng cụ thủy canh có giá khá đắt tiền như xô nhựa, thùng xốp có thể sự dụng từ 2-3 năm và có thể dùng lâu hơn tùy vào người sử dụng. Rau trái vụ thường có giá cao hơn gấp 2 -3 lần rau chính vụ vì thế trồng thủy canh cho hiệu quả cao hơn. Sâu bệnh trong thủy canh ít nên hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật làm cho sản phẩm được an toàn về chất lượng. Nếu sử dụng phương pháp thủy canh hồi lưu thì dung dịch có thể sử dụng lại 1-2 lần. Nên tính về thời gian sử dụng và số mùa vụ thì thủy canh cho năng suất cao và ít tốn công lao động hơn trồng ngoài đất.

Trong tương lai: Những sản phẩm rau sạch và an toàn sẽ được người dân chú trọng vì thế thủy canh là một hướng đi bền vững. Bên cạnh đó, áp dụng thủy canh có thể trồng rau xà lách ở những nơi không có đất như ban công, sân thượng trong các hộ gia đình nên rất thuận lợi.

Nguyễn Văn Quy, Lê Thị Khánh (Trường Đại học Nông lâm Huế)

Page 15: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

cám, trái cây chín, tép. Lúc trời nắng rắn ăn rất mạnh, phải làm vệ sinh khô hàng ngày và vệ sinh ướt 3-4 ngày/lần. Rắn mối con lúc mới đẻ đến khi nuôi trưởng thành khoảng 1,5 năm, mỗi năm rắn đẻ 2 lần, trung bình rắn mối đẻ tại trang trại ông là 5-7 con, một số con đẻ tốt 14-15 con. Sưởi ấm rắn bằng cách lấy lá chuối khô hoặc lá dừa khô đặt vào trong chuồng và cũng là nơi sinh sản lý tưởng cho rắn, sau khi sinh sản cần bắt rắn mối con chăm sóc riêng. Trang trại của ông Bình đang tiêu thụ rất mạnh, hiện nay giá thịt bán ra ngoài thị trường 360.000 đồng-400.000 đồng/kg/25-30 con.

Ông Bình cho biết: “Hàng ngày có khách hàng đến mua rắn thương phẩm, chủ yếu là nhà hàng trên địa bàn thị xã Hương Trà, thành phố Huế và tỉnh Quảng Trị, có khi không đáp ứng nhu cầu mua của bạn hàng phải chờ đến hai hoặc ba ngày sau. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng trong thời gian tới tôi dự định

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Hương Trà phát triển mạnh nhiều mô hình, vì vậy một số hộ nông dân đã làm giàu nhờ biết cách vận dụng nuôi, trồng theo đúng hướng, đúng

trọng tâm, trọng điểm nên nhiều hộ gia đình từ rất khó khăn đã trở nên khá giả. Gia đình ông Hồ Ngọc Bình, phường Hương Văn (thị xã Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Làm giàu từ mô hình nuôi rắn mối, dế

Từ bỏ nghề buôn bán khó khăn, chật vật, ông Bình mua các loại rau màu, cây chuối về trồng trên diện tích đất của gia đình, nhưng bấp bênh, không đủ tiền chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, trong một dịp được Hội Nông dân thị xã Hương Trà triển khai dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi rắn mối thương phẩm, sinh sản cho nông dân phường Hương Văn” đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế và tham quan học hỏi một số mô hình chăn nuôi hiệu quả. Sau khi trở về ông đã vay mượn tiền mua 2.000 con rắn mối bố mẹ về thả nuôi. Đến nay, ông đã đã trở thành một chủ cơ sở chăn nuôi rắn mối, dế với doanh thu khá ổn định.

Trang trại của ông Bình hiện có diện tích khoảng 100m2, với hơn 5.000 con rắn mối lớn nhỏ và 6 thùng dế. Thời gian đầu nuôi đối tượng mới, ông không khỏi băn khoăn về cách thức cho ăn uống, vệ sinh chuồng trại cũng như tạo độ ẩm và sinh đẻ của rắn mối. Qua tìm hiểu, dần dần ông đã bắt nhịp được cách nuôi và nhu cầu của thị trường, nên đã thành công với mô hình này.

Ông Lê Văn Anh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà cho biết: “Năm 2013, Phòng đã tuyển chọn 3 mô hình (rắn mối, lợn rừng và nấm sò nấm rơm),để đưa vào chăn nuôi các mô hình bắt đầu cho tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, mô hình rắn mối của ông Hồ Ngọc Bình ban đầu triển khai nuôi theo dự án 2.000 con nay đã lên đến 5.000 con và đã xuất bán hơn 1.000 con với giá 400.000 đồng/kg, dế thương phẩm bán với giá

350.000 đồng/kg. Hiện nay, rắn mối là một một đặc sản và thực phẩm chữa bệnh (chữa bệnh hen suyễn và suy dinh dưỡng cho trẻ em đã được y học chứng minh) nên cung không đủ cầu”.

Theo cách làm này ông Bình được hỗ trợ hơn 41 triệu đồng từ nguồn kinh phí khoa học và công nghệ, ông bỏ thêm kinh phí đầu tư xây dựng được hệ thống chuồng nuôi hơn 60 triệu đồng. Chuồng nuôi được chia thành 4 loại khung để nuôi: khung bố mẹ, khung đẻ, khung con, khung dự phòng. Xung quanh chuồng được che bằng tôn, có dán gạch men tạo độ láng cho rắn khỏi ra ngoài, phía trước cao 60cm, phía sau cao 1,2m, tầng trên được che bằng lớp tôn xi măng, chuồng làm theo mô hình khép kín nửa hở, nửa kín có ánh nắng vào và trồng cỏ dưới mặt đất để cho rắn mối ra vào.

Theo ông Bình, thức ăn chủ yếu được chia thành 2 buổi sáng và trưa, buổi sáng cho ăn cơm với trứng gà lòng đỏ trộn lẫn vào nhau, buổi trưa cho ăn các loại cá cơm nguội, dế, châu chấu,

đầu tư, mở rộng chuồng trại và nuôi số lượng rắn mối, dế nhiều hơn”.

Ông Lê Khắc Hậu, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Văn trăn trở: “Bước đầu, mô hình của ông Bình khá thành công, trong thời gian đến để đáp ứng nhu cầu nuôi của bà con nông dân và chính quyền địa phương mong muốn ngày càng có nhiều nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế và được nhân rộng tại địa phương”.

Mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối của gia đình ông Hồ Ngọc Bình là một trong những mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối bước đầu có hiệu quả, có thu nhập cao cần được nhân rộng. Thịt rắn mối được chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn như rắn mối chiên giòn, cháo, hầm sả ớt, nướng mọi, nướng chao, xào nghệ, gỏi, xào xả ớt, nướng lá cách và đặc biệt thịt rắn dai, có vị thơm, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con người.

Xuân Trường - Bảo Trân

Ông Hồ Ngọc Bình bên mô hình nuôi rắn mối, dế của gia đình

Page 16: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

nhân có HBsAg dương tính, âm tính hay chưa có kết quả xét nghiệm. Nếu chưa có miễn dịch nhưng tiếp xúc với bệnh nhân có HBsAg dương tính thì tiêm 2 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) hoặc 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) và 1 liều vaccine viêm gan B; khi bệnh nhân có HBsAg âm tính thì không cần xử trí. Tuy vậy, các trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm khi tiếp xúc nguồn bệnh nhưng bệnh nhân có nguy cơ cao thì phải xử lý tiêm phòng như đối với các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân có HBsAg dương tính.

Lúc bị phơi nhiễm nhưng không rõ đáp ứng, nếu tiếp xúc với bệnh nhân có HBsAg dương tính thì phải thử Anti-HBs; khi kết quả dương tính thì không cần xử trí, khi kết quả âm tính thì tiêm 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) và 1 liều vaccine viêm gan B. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân có HBsAg âm tính thì không cần xử trí. Tuy vậy, các trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm khi tiếp xúc nguồn bệnh thì phải thử Anti-HBs; khi kết quả dương tính thì không cần xử trí, khi kết quả âm tính thì tiêm 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) và 1 liều vaccine viêm gan B.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo và hướng dẫn để có thể phòng ngừa lâu dài tình trạng nhiễm virus viêm gan B, phải tiêm phòng vaccine viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh; việc tiêm phòng này nên đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với các nước có tỷ lệ người mang HBsAg dương tính trong cộng đồng chiếm tỷ lệ từ 2% trở lên thì chiến lược tốt nhất để phòng bệnh là nên đưa việc tiêm phòng vaccine viêm gan B vào chương trình tiêm chủng thường xuyên cho trẻ sơ sinh. Việc tiêm phòng vaccine viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh trên thế giới đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng từ năm 1997 cho đến nay đạt những hiệu quả tốt trong việc phòng bệnh.

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

CHỈ ĐỊNH VACCINE PHÒNG BỆNH VIÊM GAN B

Bệnh viêm gan B hiện nay là mối lo ngại của rất nhiều người trong cộng đồng vì

dễ có nguy cơ dẫn đến viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan nguyên phát với hậu quả khá nghiêm trọng. Bệnh được lây truyền qua đường máu, đường tình dục và có thể lây nhiễm từ mẹ sang con chủ yếu trong thời kỳ chu sinh. Căn cứ vào yếu tố dịch tễ học, các nhà khoa học đã khuyến cáo nhiều nhóm đối tượng cần được bảo vệ, ngăn ngừa nhiễm bệnh viêm gan B bằng cách tiêm phòng vaccine.

Theo chỉ định, vaccine phòng bệnh viêm gan B cần được tiêm cho tất cả các nhóm đối tượng trước khi tiếp xúc với nguồn bệnh, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh và tiếp xúc với máu, dịch thể của bệnh nhân viêm gan B do khả năng có thể bị nhiễm bệnh do rủi ro nghề nghiệp.

Đối tượng trước khi tiếp xúc với nguồn bệnhVaccine viêm gan B nên tiêm thường xuyên cho

trẻ sơ sinh và tiêm cho tất cả các trẻ em. Liều đầu tiên tiêm ngay từ lúc trẻ mới sinh và hoàn thành việc tiêm vaccine này vào lúc trẻ được 18 tháng tuổi. Đối với trẻ sinh ra từ người mẹ có HBsAg (Hepatitis B surface antigen: kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) âm tính nhưng khi mới sinh ra trẻ chỉ có cân nặng 1,5kg thì nên tiêm vaccine viêm gan B muộn hơn; có thể tiêm khi trẻ rời cơ sở y tế đã có cân nặng được 2kg hoặc có thể chờ khi trẻ được 2 tháng tuổi sẽ được tiêm vaccine theo lịch tiêm chủng. Nếu trẻ sinh ra từ người mẹ có HBsAg và HBeAg (Hepatitis B early antigen: virus viêm gan B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở, các tế bào gan ít có nguy cơ bị tấn công lan rộng, khả năng lây nhiễm và lan truyền sang cho người khác ít hơn) dương tính thì phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin: globulin chống viêm gan B) ngay trong 12 giờ đầu sau khi sinh, sau đó tiêm vaccine viêm gan B TTƯT, BS Nguyễn Võ Hinh

bằng một bơm kim tiêm riêng vào một vị trí khác.Đối với những người thuộc nhóm đối tượng có

nguy cơ cao cũng cần được tiêm phòng vaccine viêm gan B ngay để bảo vệ, ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng như người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, người đồng tính luyến ái hoặc tình dục lưỡng tính, người có quan hệ tình dục với người có HBsAg dương tính, người nghiện chích ma túy; những người có tiếp xúc với máu và dịch thể của bệnh nhân viêm gan B do rủi ro nghề nghiệp gồm các nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm, nha sĩ và những người khác có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân bị viêm gan. Ngoài ra, những người được tiến hành kỹ thuật lọc máu nhiều lần, những người sống trong vùng lưu hành dịch bệnh cao, những người đi lịch quốc tế... cũng cần được bảo vệ bằng tiêm phòng vaccine viêm gan B.

Đối tượng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnhĐể phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B

trong thời kỳ chu sinh, tất cả các phụ nữ có thai nên được xét nghiệm phát hiện virus viêm gan B. Cần tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B cho người phụ nữ đang mang thai có HBsAg âm tính nhưng có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan B như người nghiện ma túy, người có nhiều bạn tình hoặc người có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm gan. Đồng thời cũng cần tiêm phòng khi trong gia đình có người mang HBsAg hoặc những bạn tình của người phụ nữ mang thai có HBsAg dương tính. Khi phát hiện phụ nữ mang thai có HBsAg dương tính cần thông báo cho nhân viên y tế phụ trách biết để theo dõi. Nếu trẻ em được sinh ra từ người mẹ có HBsAg dương tính nên tuân thủ quy định tiêm liều vaccine viêm gan B phù hợp và một liều HBIG trong 12 giờ đầu sau khi sinh. Cần tiêm đủ liều vac-cine theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất vaccine. Nên xét nghiệm Anti-HBs và HBsAg cho trẻ lúc

được từ 9 đến 15 tháng tuổi, nếu Anti-HBs âm tính thì phải tiêm lại một liều vaccine viêm gan B nữa.

Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B đối với những phụ nữ mang thai chưa được xét nghiệm virus viêm gan B đến bệnh viện để sinh thì phải cho xét nghiệm ngay HBsAg. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm của người mẹ, nếu trẻ được sinh ra phải tiêm ngay liều vaccine đầu tiên cho trẻ trong 12 giờ đầu sau sinh. Nếu người mẹ có kết quả HBsAg dương tính thì phải tiêm ngay 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) càng sớm càng tốt trong vòng 7 ngày sau khi sinh. Trường hợp không có globulin chống viêm gan B thì phải tiêm đủ 3 liều vaccine cơ bản theo khuyến cáo quy định của đơn vị sản xuất vaccine. Nếu người mẹ xét nghiệm có kết quả HBsAg âm tính thì đứa trẻ sinh ra được tiêm vac-cine viêm gan B theo lịch thường quy.

Đối tượng có tiếp xúc với máu và dịch thể của bệnh nhân viêm gan B

Đây là những đối tượng dễ bị nhiễm virus viêm gan B và mắc bệnh do rủi ro nghề nghiệp vì sự tiếp xúc này. Vì vậy sau khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp do tiếp xúc với máu hay dịch thể của nạn nhân bị viêm gan B, cần lấy máu ngay để xét nghiệm HB-sAg; đồng thời kiểm tra xem người đó đã được tiêm phòng vaccine viêm gan B chưa. Việc tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B sau khi bị tai nạn nghề nghiệp được khuyến cáo như sau:

Lúc bị phơi nhiễm chưa tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B, nếu tiếp xúc với máu và dịch thể của bệnh nhân có HBsAg dương tính thì tiêm 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) và 1 liều vac-cine viêm gan B; nếu tiếp xúc nhưng người bệnh có HBsAg âm tính hay chưa có kết quả xét nghiệm thì tiêm vaccine viêm gan B theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất vaccine.

Lúc bị phơi nhiễm đã được tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B, nếu đã có miễn dịch thì không cần xử trí tiêm phòng vaccine nữa cho dù bệnh

Page 17: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

VĂN HOÁ - XÃ HỘI

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

VĂN HOÁ - XÃ HỘI

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

MỘT Ý TƯỞNG ĐỘC ĐÁO DÀNH CHO HỘ THÀNH HÀO

Xuất phát từ tình yêu với thành phố nơi mình sinh sống và học tập, một nhóm

bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Khoa học Huế đã bỏ nhiều tâm huyết và thời gian để thực hiện đề tài “Ng-hiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo cảnh quan Hộ thành hào thuộc hệ thống phòng thủ Kinh thành Huế”. Đề tài mới đây đã đoạt giải cao nhất - giải Nhì (không có giải Nhất) ở lĩnh vực kiến trúc Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2013.

“Hộ thành hào vốn có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, cảnh quan và là tuyến phòng thủ bằng đường thủy quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật kiến trúc thành trì xưa. Dưới tác động của thiên nhiên và con người, Hộ thành hào đã bị biến đổi. Tình trạng các hộ dân lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng khiến di tích dần mất đi vẻ đẹp và chức năng vốn có của nó. Đây chính là lý do cả nhóm quyết định nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cải tạo cảnh quan Hộ thành hào, trả lại vẻ đẹp và chức năng nguyên thủy của nó”, Võ Văn Quả hào hứng nói về công trình tâm huyết nhóm thực hiện hai năm qua.

Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này, làm sao để đề tài nghiên cứu của mình toàn diện hơn và mới hơn chính là vấn đề không đơn giản. Để có thể đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm cải tạo cảnh quan Hộ thành hào vốn ngày càng xuống cấp hiện nay, chúng em đã phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích cấu trúc không gian, phân tích tổng hợp và mô hình hóa, tái hiện không gian bằng phương pháp 3D”, Minh Phụng chia sẻ.

Hà Xuân Du, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, ngoài chức năng bảo vệ trực tiếp Kinh thành, Hộ thành hào còn là nơi để trồng sen, trang trí cho vẻ đẹp của Kinh đô triều Nguyễn và điều tiết mực nước, tham gia cấp thoát nước cho toàn bộ Kinh thành Huế. Ngày nay, kiến trúc cảnh quan Hộ thành hào rất quan trọng bởi nó thể hiện bộ mặt của Kinh thành Huế và đặc biệt liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân xung quanh. Chính vì vậy, cả nhóm đã quyết định dùng những nguyên tắc truyền thống

trong thiết kế cảnh quan của Huế áp dụng cho Hộ thành hào để thiên nhiên và con người hòa quyện lẫn nhau góp phần nâng cao cuộc sống của người dân.

Trong các ý tưởng và giải pháp mà nhóm đưa ra, các yếu tố cảnh quan và môi trường thuận lợi được sử dụng làm tiền đề để phát triển Hộ thành hào thành một không gian mở, không gian công cộng, nơi giao lưu văn hóa, du lịch, nơi sinh hoạt vui chơi nghỉ dưỡng dành cho tất cả mọi người trong cộng đồng. Từ đây cũng có thể thực hiện một số hoạt động phục vụ các dịp lễ

hội như Festival Huế. Võ Văn Quả hào hứng: “Chúng em đưa ra phương án thành lập những tuyến đi bộ dọc Hộ thành hào để tạo cảnh quan sống động và tận dụng được cảnh đẹp; bổ sung những công trình cần thiết cho khu vực như các quán cafe, giải khát. Các quán này được thiết kế bằng vật liệu tự nhiên như tre và có hình thức phù hợp với các công trình cổ đã có trên khu vực Hộ thành hào. Các cửa hàng lưu niệm và buôn bán các mặt hàng đặc trưng như hoa sen, hạt sen và mở các tuyến phố đêm du lịch ở khu vực Trần Huy Liệu. Cũng sẽ có những không gian dành cho những trò chơi nhẹ nhàng như cờ vua, cờ tướng. Những không gian công cộng xung quanh cũng được quy hoạch lại để giải quyết các nhu cầu cần thiết của người dân và làm đẹp hơn cảnh quan”. Ngoài ra, nhóm cũng mạnh dạn đề xuất một tuyến du lịch bằng thuyền thú vị cho du khách trên Hộ thành hào: khách du lịch sẽ được đi thuyền rồng từ bến thuyền trên sông Hương di dọc theo hai con sông Vạn Xuân và Đông Ba để vào kinh thành. Sẽ có 2 bến thuyền nhỏ được bố trí ở đông và tây thành Thủy quan được dùng làm nơi nghỉ chân cho du khách. Từ đây, khách sẽ di chuyển từ thuyền rồng sang những chiếc thuyền nhỏ để tham quan Hộ thành hào - hệ thống sông đào.

Để các ý tưởng trên có thể thực hiện được,

nhóm bạn trẻ đã đề xuất các giải pháp cần thực hiện như: giải tỏa một bộ phận dân cư sống lấn chiếm trên Hộ thành hào, chủ yếu là khu vực phía nam và phía đông Kinh thành, tiếp tục giải tỏa số dân sống trên Thượng thành (Eo Bầu). Sửa chữa các đoạn hư hại của tường thành, cầu cống và cổng thành trong khu vực Hộ thành hào. Phục dựng Quan tượng đài và tiến hành tu bổ các công trình lịch sử. Nạo vét Hộ thành hào trên toàn tuyến để lưu thông dòng nước. Đặc biệt là 2 điểm nút giao thông ở hai cống phía tây và phía đông thành hiện đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Khoanh vùng bảo vệ để xây kè tu bổ hệ thống Hộ thành hào. Tiến hành kiểm kê, khoanh vùng và xây dựng dự án xây bờ kè, tu bổ hệ thống đồng bộ. Xây dựng dự án tiêu thoát nước thải cho thành phố Huế trong đó cần đặc biệt lưu ý đến thủy hệ Kinh thành Huế.

Những ý tưởng về một không gian mở, không gian công cộng ở Hộ thành hào và giải pháp mang tính tổng thể mà nhóm nghiên cứu không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trong vùng mà còn góp phần giải quyết vấn nạn xã hội và tạo thêm một điểm dừng chân lý thú cho du khách đến Huế.

PV (Nguồn: thuathienhue online)

Page 18: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

Những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến cũng chính là những mong muốn chung của người tiêu dùng. Bởi, trong thế giới hiện đại, các chất “đạm, đường, béo” được sử dụng một cách quá mức đã trở thành những tác nhân có hại đối với sức khỏe con người. Trong hoàn cảnh đó, việc sử dụng các thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ có tác dụng tích cực góp phần cải thiện sức khỏe con người. Trà cung đình Đức Phượng, trên nguyên tắc tận dụng những vị thuốc mà tạo hóa đã ban tặng từ trong “hoa quả, cỏ cây” đã bào chế, tinh lọc trong mỗi gói trà. Khi sử dụng nó chứa rất nhiều hoạt chất tự nhiên để tạo nên cho con người ta một sức đề kháng mạnh mẽ, một cơ thể khỏe mạnh. Đó cũng là lý do khiến cho ngày nay, trong mỗi chuyến thăm quan Huế, du khách luôn muốn mua về một vài gói trà cung đình làm quà, vừa để tặng người thân, vừa mang về chút phong vị xứ Huế.

Vì những lợi ích đó, doanh nghiệp đã mạnh dạn đăng ký nhãn hiệu cho thương hiệu trà của

VĂN HOÁ - XÃ HỘI

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

VĂN HOÁ - XÃ HỘI

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

TRÀ CUNG ĐÌNH ĐỨC PHƯỢNG ĐỆ NHẤT DANH TRÀ XỨ HUẾ

Ai đã một lần đến Huế sẽ không thể nào quên được nghệ thuật ẩm thực đậm đà mang phong vị riêng của nơi đây. Trà cung đình là một trong số đó. Và nói đến trà cung đình

xứ Huế không thể không nhắc đến trà cung đình Đức Phượng - một thức uống không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn thể hiện được chiều sâu văn hóa của vùng đất này.

Ra đời từ năm 2000, trà cung đình Đức Phượng được chế biến dựa trên sự sàng lọc những kinh nghiệm quý báu của dân gian và cách chế biến bài bản của trà cung đình Huế. Trước đây, loại trà này thường chỉ được dùng và phục vụ trong hoàng cung, được các vị vua xem như một trong những vị ẩm thực nhất dạ đế vương, bởi được bào chế rất công phu và pha chế theo một bí quyết nhất định. Tất cả các thảo dược đều được sao vàng hạ thổ theo một giờ nhất định và tuân theo luật âm dương ngũ hành, đặc biệt là không có một phụ gia hay hóa chất nào.

Sản phẩm trà cung đình Đức Phượng được bào chế bởi 16 vị thảo dược cung đình nguồn gốc từ thiên nhiên, mỗi loại có một công dụng riêng, được tinh chế theo bí quyết gia truyền nên rất tốt cho sức khỏe. Trà được làm từ nhiều loại thảo dược như: Atiso, cúc hoa, cúc ngọt, câu kỳ tử, vối nụ, hoài sơn, tim sen Huế, đại táo, hồng táo, khổ qua, cam thảo bắc, hoa hòe, hoa lài, quyết minh tử, hạt chi chi... Người ta bào chế trà theo bí quyết truyền thống của cung đình như chọn giờ để “sao vàng hạ thổ” theo luật âm- dương, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất phụ gia nào. Chính nhờ những công dụng đặc biệt mà loại trà này mang lại như vậy mà hơn mười năm qua, trà cung đình Huế mang thương hiệu Đức Phượng luôn được khách hàng đánh giá cao về uy tín chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, là món quà không thể thiếu của du khách khi đến với mảnh đất này.

mình. Và vào ngày 24/9/2008, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109761 cho sản phẩm “Trà cung đình Đức Phượng”. Hiện, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hàng trăm đại lý lớn nhỏ phân phối sản phẩm trà cung đình Đức Phượng. Danh trà này cũng đã có mặt tại hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tại chợ Đông Ba, mỗi ngày, lượng khách du lịch ghé thăm mua về làm quà sản phẩm này cũng rất lớn. Trung bình tháng, trà cung đình Đức Phượng tiêu thụ 2-3 tấn trà.

Cũng phải nói thêm rằng, sự phát triển của đệ nhất danh trà xứ Huế Đức Phượng còn bắt nguồn từ gốc rễ sâu xa nữa chính là nó hướng đúng đến một thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam nói chung, người Huế nói riêng. Bởi lẽ, đối với người Việt Nam, thú uống trà đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc, một nghệ thuật với những giá trị văn hóa tiềm ẩn về cốt cách

của một vùng đất. Trong chén trà mở đầu câu chuyện chung ấy, với riêng Huế, uống trà là một nghệ thuật với bao sự sắp đặt công phu và cả những nghi thức của một vùng văn hóa. Thưởng thức trà theo kiểu cung đình lại càng công phu hơn, từ việc bào chế ra những gói trà, việc lựa chọn những bộ pha trà đúng kiểu, cách pha, nước để pha rồi cả đến cách thưởng thức... Sự công phu ấy cho thấy trà không đơn thuần là một thức uống mà người ta đã lồng vào đó bao công sức và tâm huyết để nâng lên thành một nghệ thuật.. Từ cung đình ra dân gian, tính chất nghi lễ và sang trọng giảm dần nhưng cái hồn của thú thưởng thức trà vẫn được giữ nguyên. Dẫu không uống tại lầu son, gác tía như các bậc vua chúa, quan lại nhưng trong không gian đơn sơ, dân dã, chén trà vẫn được chủ nhân nâng hai tay mời nhau một cách trân trọng.

Đối với trà cung đình Đức Phượng, tất cả những giá trị văn hóa kết tinh trong thú uống trà mang đậm phong vị ấy là động lực để danh trà này luôn nỗ lực hết mình, không chỉ là để làm ra những gói trà tốt cho sức khỏe người uống mà còn là để gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền.

Hơn 10 năm hình thành và phát triển, trà cung đình Đức Phượng đã trở thành một thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng, là món quà quen thuộc mang theo trở về của biết bao du khách khi đến Huế. Hy vọng, thương hiệu này sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, thông quá đó, những giá trị văn hóa từ nghệ thuật uống trà tiếp tục được gìn giữ và phát huy.

(Nhóm thực hiện Chương trình Sở hữu trí tuệ và cuộc sống)

Page 19: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

TRANG TIN TỔNG HỢP

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

TRANG TIN TỔNG HỢP

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

59 ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU -THỬ NGHIỆM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG NĂM 2014

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Theo Quyết định số 2182/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2014 sẽ

thực hiện 59 đề tài, dự án nghiên cứu-thử nghiệm khoa học và công nghệ (KH&CN). Trong đó có 05 dự án nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước và 29 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tiếp tục thực hiện năm 2014; 01 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh ủy quyền địa phương quản lý; 03 nhiệm vụ KH&CN hỗ trợ cấp cơ sở. Các nhiệm vụ KH&CN mới đưa vào kế hoạch năm 2014 gồm 01 đề tài hợp tác với Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam; 5 dự án và 8 đề tài KH&CN cấp tỉnh theo phương thức giao trực tiếp; 01 dự án và 05 đề tài KH&CN cấp tỉnh theo phương thức tuyển chọn và 01 dự án KH&CN hỗ trợ cấp cơ sở.

Theo đó, có một số dự án, đề tài nghiên cứu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như: “Dự án xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ, phế phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học tại tỉnh Thừa Thiên Huế”-Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN chủ trì, thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015. Đề tài “Thử nghiệm mô hình sản xuất một số giống lúa kháng rầy lưng trắng (Soga-tella furcifera Harvath) ở Thừa Thiên Huế”-Trường Đại học Nông lâm Huế chủ trì. Đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất vật liệu zeolite từ tro trấu và ứng dụng để xử lý nước ao hồ nuôi trồng thủy sản”-Trường Đại học Khoa học Huế chủ trì. Đề tài “Ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS để phân vùng khí hậu nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế”-Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường chủ trì. Đề tài

“Đánh giá nguồn lực và đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao”-Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng chủ trì.

Ngoài ra còn có các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được thực hiện theo phương thức giao trực tiếp. Có thể kể đến dự án “Hỗ trợ ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”-Công ty Cổ phần Trường Sơn chủ trì; dự án “Xây dựng mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng của Đan Mạch ở vùng cửa biển tỉnh Thừa Thiên Huế”-Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì; dự án “Xây dựng mô hình thâm canh giống cam mới Valencia 2 (V2) tại Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”-Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế chủ trì; đề tài “Nghiên cứu và xây dựng mô hình công sở điện tử, chính quyền điện tử tại tỉnh Thừa Thiên Huế”-Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì; dự án “Ứng dụng hệ thống tưới phun tự động theo chu trình áp dụng cho sản xuất giống hoa có giá trị tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”-Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế chủ trì; dự án “Hỗ trợ thử nghiệm sản xuất gạch không nung từ đất sét đồi”-Công ty TNHH Trường An chủ trì; đề tài “Sưu tầm, tuyển dịch, phục chế, số hóa tài liệu Hán Nôm ở một số làng xã và tư gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế”-Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì; đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên văn hóa, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế”-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì.

Ý An

THÀNH PHỐ HUẾ ĐƯỢC ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG THÀNH PHỐ BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG ASEAN

Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề cử thành phố Huế tham dự Giải thưởng Thành phố bền vững về môi trường ASEAN lần thứ 3 và đề cử thành phố Đà Lạt

(tỉnh Lâm Đồng) tham dự Chứng chỉ Thành phố tiềm năng trở thành Thành phố bền vững về môi trường ASEAN.

Theo hợp tác ASEAN về môi trường, một trong những sự kiện lớn nhất trong năm 2014 là Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN phi chính thức lần thứ 15, dự kiến được tổ chức tại Lào vào tháng 9/2014. Tại hội nghị này, lễ trao Giải thưởng Thành phố bền vững về môi trường ASEAN lần thứ 3 sẽ được tổ chức liền kế nhằm vinh danh 10 thành phố của ASEAN đạt Giải thưởng.

Ngoài ra, 6 thành phố trong số các thành phố vừa và nhỏ của ASEAN cũng sẽ được trao Chứng chỉ Thành phố tiềm năng trở thành Thành phố bền vững về môi trường ASEAN.

ĐP

NGÀNH CÔNG THƯƠNG THAM GIA LỄ PHÁT ĐỘNG TUẦN LỄ QUỐC GIA AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG,

PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ NĂM 2014

Ngày 16/3, tại Khu công nghiệp Phú Bài, Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trung ương phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức phát

động Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ (ATVSLÐ-PCCN) lần thứ 16, với chủ đề “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”.

Năm 2013, cả nước xảy ra hơn 6.600 vụ tai nạn lao động, làm 6.887 người bị nạn; trong đó 627 người chết và hơn 1.500 người bị thương nặng, gây thiệt hại 71,85 tỷ đồng. Những lĩnh vực, ngành nghề để xảy ra tai nạn lao động chết người chủ yếu là xây dựng, khoáng sản, sản xuất, kinh doanh điện và cơ khí chế tạo. Toàn quốc cũng xảy ra 2.700 vụ cháy nổ, làm chết 100 người, gần 200 người bị thương, tăng 900 vụ so với năm 2012, thiệt hại ước tính 1.700 tỷ đồng. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động chủ yếu do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, không huấn luyện, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý đối với các doanh nghiệp, cơ sở vi phạm còn hạn chế, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng còn chậm.

Ðể thực hiện thắng lợi công tác ATVSLÐ-PCCN năm 2014, Ban chỉ đạo trung ương đã đề nghị các cấp, các ngành, người sử dụng lao động, người lao động tập trung thực hiện đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp quan trọng; trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn trong lao động, có biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công khai thông tin đối với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

ĐP

Page 20: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

TRANG TIN TỔNG HỢP

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

TRANG TIN TỔNG HỢP

37BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

KHU KINH TẾ CHÂN MÂY-LĂNG CÔ: RA QUÂN “VÌ MỘT KHU KINH TẾ XANH, SẠCH, ĐẸP”

Sáng ngày 15/3, Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô phối hợp với thị trấn Lăng Cô tổ chức lễ ra quân “Vì một khu kinh tế xanh, sạch, đẹp” nhằm tuyên truyền, vận động

người dân chung tay xây dựng môi trường an toàn-sạch đẹp-văn minh. Lễ ra quân đã có sự tham gia của hơn 400 đoàn viên, thanh niên thuộc các Chi đoàn của thị

trấn Lăng Cô và lực lượng Bộ đội biên phòng đóng quân trên địa bàn. Để tiếp tục nâng cao ý thức của mỗi đoàn viên, thanh niên trong việc giữ gìn vệ sinh môi

trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, hình thành các tuyến đường văn hóa trên địa bàn thị trấn, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách du lịch. Nhiều hoạt động thiết thực sẽ được tổ chức như: dọn dẹp vệ sinh môi trường khu vực bãi biển, các tuyến đường chính trên địa bàn thị trấn Lăng Cô, tuyên truyền vận động người dân tham gia xây dựng các công trình xanh-sạch-đẹp, nói không với xây dựng nhà ở và khai thác tài nguyên trái phép, đặc biệt là khai thác cát ở khu vực rừng phòng hộ và các đồi cát ven biển…

Ngay sau lễ phát động, đoàn viên thanh niên đã bắt tay làm đẹp bãi biển và các tuyến đường Trịnh Tố Tâm, Quốc lộ 1A là nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sắp tới như: cuộc thi quốc tế 3 môn phối hợp tại Laguna Lăng Cô, lễ hội Lăng Cô Vịnh đẹp thế giới…

ĐP

THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ VII NĂM 2014

UBND tỉnh vừa quyết định thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V năm 2014 do ông Trần Hữu Dàng, Chủ tịch

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh làm Trưởng ban; ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh là Phó Trưởng ban, cùng 5 thành viên khác.

Ban Tổ chức có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch cuộc thi; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, trường học tham gia cuộc thi, tổ chức sơ tuyển tại cơ quan, đơn vị; thành lập Ban Thư ký, các Hội đồng chuyên ngành xét tuyển hồ sơ gửi tham dự cuộc thi ở Trung ương; xem xét, đề xuất UBND tỉnh trao phần thưởng cho các tác giả đạt giải cuộc thi.

Trưởng Ban Tổ chức chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về các hoạt động của Ban. Trưởng Ban Tổ chức và Phó Trưởng Ban Tổ chức được sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác trong các văn bản của Ban Tổ chức để thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao.

ĐT

XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM 05 ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ NĂM 2014

Ngày 06/3/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 472/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao hoạt động các điểm Bưu điện văn hóa xã năm

2014. Theo Kế hoạch, sẽ xây dựng thí điểm tại 5 điểm bưu điện văn hóa xã để đạt được các mục

tiêu, làm cơ sở nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo, đó là: Nâng tổng số đầu sách phục vụ bình quân/điểm lên: 500 quyển; Nâng tổng số người đọc sách, báo bình quân tại mỗi điểm Bưu điện Văn hóa xã từ 10 đến 20 lượt người/ngày; Trang bị cho mỗi điểm Bưu điện Văn hóa xã 04 bộ máy vi tính PC và đường truyền ADSL để truy cập internet; Tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng internet cho lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách Văn hóa Thông tin, nhân viên 5 điểm Bưu điện Văn hóa xã, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; Đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Điểm Bưu điện Văn hóa xã và xây dựng thí điểm Trung tâm Thông tin và Truyền thông cộng đồng của Chính phủ; Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện Văn hóa xã” của tỉnh; vận động nhân dân đến điểm Bưu điện-Văn hóa xã để tìm hiểu các thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; Xây dựng quỹ sách ủng hộ cho các điểm Bưu điện Văn hóa xã; Phát động phong trào quyên góp, ủng hộ sách, báo trong trẻ em, học sinh.

05 điểm bưu điện văn hóa xã được xây dựng thí điểm năm 2014 gồm: xã Quảng Lợi và xã Quảng Thọ-huyện Quảng Điền; xã Phú Thanh-huyện Phú Vang; xã Thượng Quảng và xã Thượng Lộ-huyện Nam Đông.

PHÁT HIỆN 9 CHI NẤM MỐC GÂY HẠI CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI HUẾ

Các tác giả Nguyễn Thị Bé Út, Đỗ Thu Hà-Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu sự phân bố của một số chủng nấm mốc gây hại trên các công trình kiến trúc tại Đại nội Huế.

Đại nội Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới và hiện nay đang bị xuống cấp bởi sự gây hại của các chủng nấm mốc. Đã có nhiều biện pháp ngăn chặn sự gây hại của nấm mốc được áp dụng nhưng chưa đem lại hiệu quả lâu dài, vì vậy giải pháp phòng trừ tốt, có cơ sở khoa học là dựa trên kiến thức về sinh học, sinh thái học của các loài gây hại. Trong nghiên cứu này, tại 8 địa điểm của Đại nội Huế, các tác giả đã xác định được 9 chi nấm mốc gây hại với 63 chủng, trong đó 5 chi gây hại phổ biến là: Penicillium, Curvularia, Trichoderma, Eurotium và Aspergillus; đồng thời tìm ra được quy luật phát sinh, phát triển của các chủng này theo thành phần cơ chất và theo các tháng trong năm, để có cơ sở khoa học phòng trừ đem lại hiệu quả cao.

ĐP

ĐP

Page 21: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

TRANG TIN TỔNG HỢP

38 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

TRANG TIN TỔNG HỢP

39BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

FESTIVAL HUẾ LẦN THỨ 8/2014 “DI SẢN VĂN HÓA VỚI HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN”

Năm 2014, Festival Huế lần thứ 8 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” được diễn ra từ ngày 12-20/4. là nơi tụ hội của các thành phố cố đô của Việt

Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, chương trình xiếc “Làng tôi” sẽ lần đầu tiên có mặt tại Festival Huế (sau chuyến lưu diễn thành công gần 300 suất ở Châu Âu).

Festival Huế lần thứ 8/2014 có qui mô quốc gia và mang tính quốc tế, gắn với các sự kiện lịch sử văn hoá của Huế, các sự kiện văn hoá chính trị quốc gia, đồng thời kết hợp các hoạt động văn hoá du lịch, nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn, có tính cộng đồng cao, mới lạ, hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival Huế với những đặc trưng đã được tạo dựng và đánh giá cao qua các kỳ Festival gần đây.

Festival Huế lần thứ 8/2014 với mục tiêu khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế, thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị sớm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá-du lịch đặc sắc của cả nước, Festival 2014 sẽ là nơi hội tụ của các thành phố cố đô của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Tiếp tục là một hoạt động văn hoá đặc biệt trong khuôn khổ diễn đàn giao lưu văn hóa Đông Á-Mỹ La tinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xướng. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Festival Huế 2014 sẽ diễn ra hội nghị

CẦN ĐẨY MẠNH HƠN NỮA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng tại Hội nghị góp ý xây dựng dự thảo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tổng thể tại

Bộ KH&CN năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được tổ chức ngày 6/3/2014. Theo báo cáo của Trung tâm Tin học, trong thời gian qua, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp

luật liên quan đến ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước được ban hành, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động và công việc của Bộ; hạ tầng kỹ thuật CNTT tốt và đồng bộ; ứng dụng CNTT trong nội bộ được đẩy mạnh; ứng dụng CNTT phục vụ các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân bước đầu phát huy được hiệu quả... Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế như: tỷ lệ sử dụng thường xuyên thư điện tử được cấp tên miền là .gov.vn cho công việc còn chưa cao (đạt 56%); tỷ lệ website xếp loại trung bình và kém còn cao (23,3%); mới chỉ có duy nhất nhóm dịch vụ “Đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn” của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia được triển khai và cung cấp trực tuyến ở mức độ 3...

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu cũng đã đề cập đến những bất cập của hệ thống mạng, vấn đề truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể cho dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT tổng thể tại Bộ KH&CN năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, song việc ứng dụng CNTT ở Bộ KH&CN vẫn còn ở mức thấp, cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới. Cụ thể là: hạ tầng và đội ngũ kỹ thuật cần đảm bảo hệ thống máy tính, mạng và các ứng dụng trong công việc hoạt động ổn định, an toàn; đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hòm thư điện tử có tên miền là .gov.vn; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho các buổi họp, giao ban điện tử; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN...

Bộ trưởng phụ trách văn hóa nghệ thuật ASEAN +3 từ 16/4 đến 21/4/2014 tại Huế theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Festival Huế 2014 với các lễ hội đầy màu sắc và hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng diễn ra liên tục trong 9 ngày đêm, với sự tham gia đông đảo của lực lượng nghệ sĩ, diễn viên và công chúng, bao gồm: các cuộc triển lãm, trưng bày, nghệ thuật thả Diều Huế, thư pháp, đua thuyền, các hoạt động nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật âm nhạc-mỹ thuật đường phố, hội thảo khoa học, hội chợ thương mại quốc tế, hội chợ du lịch; lễ hội dành cho thiếu nhi với nhiều hoạt động đầy màu sắc hướng tới những trẻ em bị thiệt thòi; hoạt động thể dục, thể thao, ẩm thực, tour, tuyến du lịch... sẽ thu hút đông đảo khách du lịch và công chúng tham dự cả ngày lẫn đêm.

Võ Minh

PV

Page 22: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống

TRANG TIN TỔNG HỢP

40 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 3/2014

CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngày 18/02/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về đánh giá chính sách KH&CN của Hàn Quốc và Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ

KH&CN Lê Đình Tiến tham dự và chủ trì hội thảo. Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe và thảo luận các chủ đề: hiện trạng về đánh giá KH&CN

tại Việt Nam; vai trò của việc xây dựng, thực thi và đánh giá chính sách KH&CN để phát triển KH&CN tại Việt Nam... Đặc biệt, chuyên gia cao cấp của Hàn Quốc được Bộ KH&CN mời đến chia sẻ kinh nghiệm lần này là GS Sin-Doo Lee (Chủ tịch Ủy ban Đánh giá chính sách KH&CN thuộc Bộ Khoa học, Thông tin và truyền thông, Kế hoạch tương lai của Hàn Quốc-MSIP) đã trình bày 2 báo cáo về các chủ đề: Lịch sử xây dựng kế hoạch nghiên cứu và phát triển của Hàn Quốc: Chiến lược dành cho Việt Nam; Nghiên cứu và phát triển công nghệ màn hình phẳng tại Hàn Quốc. Trong các báo cáo của mình, GS Sin-Doo Lee không chỉ giới thiệu về sự thay đổi mô hình KH&CN; kinh nghiệm xây dựng, đánh giá các chương trình nghiên cứu phát triển quốc gia của Hàn Quốc mà còn phân tích và gợi ý các hướng đi cụ thể để nền KH&CN của Việt Nam hiệu quả hơn trong việc đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.

Qua hội thảo, Bộ KH&CN hy vọng những kinh nghiệm của Hàn Quốc sẽ hữu ích với Việt Nam. Bộ KH&CN mong muốn sau hội thảo này sẽ có những hội thảo khác giúp rà soát, đánh giá các chính sách chưa hiệu quả của Việt Nam và tìm nguyên nhân vì sao chúng không đi vào được cuộc sống.

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÀM VIỆC VỚI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Ngày 27/02/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã có buổi làm việc nhằm trao đổi một số nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Quy hoạch phát triển Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Sau khi nghe Bộ trưởng Nguyễn Quân thông báo về tình hình triển khai thực hiện các cơ chế chính sách KH&CN và nghe Phó Chủ tịch Viện Nguyễn Đình Công tóm tắt về tình hình hoạt động của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trong thời gian qua, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận và trao đổi về các giải pháp để: (1) Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của KH&CN trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; (2) Kịp thời xây dựng các chế độ đãi ngộ đối với các nhà khoa học nói chung và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nói riêng; (3) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện, thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học cho Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược và Quy hoạch. Bộ trưởng Nguyễn Quân đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ KH&CN cùng phối hợp với các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

PV

PV

Page 23: BẢN TIN - skhcn.thuathienhue.gov.vn · Quyết định về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống