bẢn tin tÀi chÍnh -...

21
Chỉ số tháng 8/2016 Tăng/giảm so với tháng trước Tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) + 0,10% + 2,57% Chỉ số sản xuất công nghiệp + 0,8% + 7,3% Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu DVTD - 0,3% + 8,8% Tổng kim ngạch xuất khẩu + 2,0% + 5,6% Tổng kim ngạch nhập khẩu + 4,6% + 6,2% Ngày 09 tháng 09 năm 2016 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2016 tăng 0,10% so với tháng trước Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2016 tăng 0,1% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 6,18% do trong tháng có 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế bước 2 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 (Nguồn: Tổng cục thống kê – GSO) BẢN TIN TÀI CHÍNH THÁNG 8/2016 www.fpts.com.vn BẢN TIN SỐ 8.2016 THÔNG TIN VĨ MÔ THÔNG TIN VĨ MÔ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG Tài chính Ngân hàng Thị trường Chứng khoán THÔNG TIN PHÁP LUẬT GÓC TRAO ĐỔI DN TRỤ SỞ CHÍNH Tầng 2, 71 Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3773 7070 Fax: (84-4) 3773 9058 CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH Tầng 3, Tòa nhà Bến Thành Times Square, 136-138 Lê Thị Hồng Gấm, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 6290 8686 Fax: (84-8) 6291 0607 CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 100 Quang Trung, P. Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng Điện thoại: (84-511) 3553 666 Fax: (84-511) 3553 888

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

Chỉ số tháng 8/2016 Tăng/giảm so với

tháng trước

Tăng/giảm so với

cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) + 0,10% + 2,57%

Chỉ số sản xuất công nghiệp + 0,8% + 7,3%

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh

thu DVTD - 0,3% + 8,8%

Tổng kim ngạch xuất khẩu + 2,0% + 5,6%

Tổng kim ngạch nhập khẩu + 4,6% + 6,2%

Ngày 09 tháng 09 năm 2016

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2016 tăng 0,10% so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2016 tăng 0,1% so với tháng trước, trong đó

nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 6,18% do trong tháng có 16 tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế

bước 2 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015

(Nguồn: Tổng cục thống kê – GSO)

BẢN TIN TÀI CHÍNH THÁNG 8/2016 www.fpts.com.vn

BẢN TIN SỐ 8.2016

THÔNG TIN VĨ MÔ

THÔNG TIN VĨ MÔ

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Tài chính Ngân hàng

Thị trường Chứng khoán

THÔNG TIN PHÁP LUẬT

GÓC TRAO ĐỔI DN

TRỤ SỞ CHÍNH

Tầng 2, 71 Nguyễn Chí Thanh

Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3773 7070

Fax: (84-4) 3773 9058

CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, Tòa nhà Bến Thành Times Square,

136-138 Lê Thị Hồng Gấm, P. Nguyễn Thái

Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-8) 6290 8686

Fax: (84-8) 6291 0607

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

100 Quang Trung, P. Thạch Thang,

Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (84-511) 3553 666

Fax: (84-511) 3553 888

Page 2: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

2

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Nhóm giáo dục tăng

0,47%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 0,5% do có 9 tỉnh,

thành phố thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định

số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,14%; đồ uống

và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình cùng tăng

0,05%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá

giảm: Giao thông giảm 1,97% do giá xăng dầu được điều

chỉnh giảm vào các thời điểm 20/7/2016 và 04/8/2016;

hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%; văn hóa, giải trí

và du lịch giảm 0,12%; bưu chính viễn thông giảm

0,03%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,02%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2016 tăng 2,58% so với

tháng 12/2015 và tăng 2,57% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm nay tăng

1,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2015.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2016 tăng 0,09% so với tháng

trước và tăng 1,83% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát

cơ bản bình quân 8 tháng tăng 1,81% so với bình quân

cùng kỳ năm 2015.

Không nằm trong rổ các mặt hàng tính chỉ số giá, chỉ số

giá vàng tháng 8/2016 tăng 1,72% so với tháng trước;

tăng 17,50% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la

Mỹ tháng 8/2016 giảm 0,05% so với tháng trước; tăng

1,84% so với cùng kỳ năm 2015.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2016 ước tính

đạt 15,20 tỷ USD, tăng 2% so với tháng trước.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng Bảy đạt

14908 triệu USD, cao hơn 208 triệu USD so với số ước

tính. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Tám ước tính

đạt 15,20 tỷ USD, tăng 2% so với tháng trước và tăng

5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tăng so

với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện tăng

10,6%; hàng dệt may tăng 4,2%; điện tử, máy tính và

linh kiện tăng 11,2%; giày dép tăng 8,1%; máy móc thiết

bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 20,6%; thủy sản tăng

4,8%; cà phê tăng 19,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng

12,1%; hạt điều tăng 13,3%; rau quả tăng 28%. Một số

mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm: Gạo giảm

13,9% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu nhập khẩu

gạo từ một số thị trường lớn giảm; dầu thô giảm 46,2%;

cao su giảm 3,8% do giá cao su xuất khẩu bình quân

giảm 13,6%, trong khi cao su tổng hợp từ dầu thô có

mức giá hấp dẫn hơn; sắn và sản phẩm của sắn giảm

25,7% do nhu cầu từ hai thị trường lớn là Trung Quốc và

Hàn Quốc sụt giảm.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị

trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng

qua. Tiếp đến là EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản,

Hàn Quốc.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 7/2016

đạt 14.344 triệu USD, thấp hơn 256 triệu USD so với số

ước tính. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Tám ước

tính đạt 15,00 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước và

tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm: Máy móc

thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác giảm 4,2%; điện thoại và

linh kiện giảm 9,2%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép

giảm 0,3%; xăng dầu giảm 17,1%; thức ăn gia súc và

nguyên phụ liệu giảm 5,8%; hóa chất giảm 5,1%; gỗ và

sản phẩm gỗ giảm 21,2%; phân bón giảm 18,6%. Bên

cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nguyên

liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước tăng so với

cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng

15,5%; vải tăng 2,3%; sắt thép tăng 2,1%; kim loại

thường khác tăng 13,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 15,4%;

sản phẩm hóa chất tăng 9,9%; sợi dệt tăng 2,8%.

Về thị trường nhập khẩu trong tháng, Trung Quốc vẫn là

thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tiếp đến là

Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Bảy xuất

siêu 564 triệu USD. Tháng Tám ước tính xuất siêu 200

triệu USD, tính chung 8 tháng xuất siêu 2,45 tỷ USD

(cùng kỳ năm 2015 nhập siêu 3,6 tỷ USD), trong đó khu

vực trong nước nhập siêu 12,73 tỷ USD; khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,18 tỷ

USD.

Page 3: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

3

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Tính đến ngày 20/08/2016, ước tính các dự án đầu tư

trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,8 tỷ USD,

tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015

Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/08/2016 cả

nước có 1.619 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn

đăng ký là 9.795 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm

2015. Có 770 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư

với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,571 tỷ USD, bằng

83,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng

ký cấp mới và tăng thêm là 14,366 tỷ USD, tăng 7,7% so

với cùng kỳ năm 2015.

Theo đối tác đầu tư: Trong 8 tháng đầu năm 2016 có 65

quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Hàn Quốc là nước dẫn đầu, Singapore đứng vị trí thứ hai,

Nhật Bản đứng vị trí thứ 3.

Theo lĩnh vực đầu tư: Trong 8 tháng đầu năm 2016 nhà

đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong

đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu

hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài

nhất. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng

thứ hai. Đứng thứ 3 là lĩnh vực hoạt hoạt động chuyên

môn, khoa học công nghệ.

Theo địa bàn đầu tư: Trong 8 tháng đầu năm 2016 nhà

đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh thành phố, trong

đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN

nhất, Hà Nội đứng thứ 2, Đồng Nai đứng thứ 3.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 8 tháng đầu

năm 2016

- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày

15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG

Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản

xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho

các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ

thông minh, máy tính bảng....

- Dự án Thành phố Amata Long Thành, tổng vốn đầu tư

đăng ký 309,3 triệu USD do nhà đầu tư Thái Lan đầu

tư với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ

theo quy hoạch tại Đồng Nai.

- Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung,

tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do Công ty

TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục

tiêu tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và

phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông

công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.

- Dự án Seoul Semiconductor Vina, tổng vốn đầu tư

đăng ký 300 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu

tư tại Hà Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, sản

xuất, lắp ráp và gia công bóng LED (LED Chip), gói

LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

LED (LED components), mô – đun LED (LED

module)

- Dự án nhà máy điện gió Hàn Quốc Trà Vinh (giai đoạn

2), tổng vốn đầu tư đăng ký 247,6 triệu USD với mục

tiêu sản xuất điện từ năng lượng gió cung cấp vào lưới

điện quốc gia; góp phần ổn định việc cung cấp điện

cho nền kinh tế.

- Dự án Midtown, tổng vốn đầu tư 225,62 triệu USD do

Cayman Islands với mục tiêu kinh doanh bất động sản

tại TP Hồ Chí Minh.

(FPTS Tổng hợp)

Page 4: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

4

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Nguồn: GSO, FIA

Nguồn: GSO

Nguồn: SBV, VCB

Thông số vĩ mô

Page 5: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

5

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

I. THÔNG TIN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1. Tăng trưởng tín dụng giữ nhịp độ ổn định và hỗ

trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

Theo thông cáo về tình hình hoạt động ngân hàng tháng

8/2016 của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng đã tăng

trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, đến ngày

23/8/2016, tín dụng nền kinh tế tăng 9,09% so với cuối

năm 2015. Và theo số liệu thống kê của VnEconomy,

tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 8 đã đạt 9,64% so

với cuối 2015. Theo đó, chỉ trong một tuần cuối tháng 8

vừa qua, thay đổi về con số tăng trưởng tín dụng là đáng

kể. Đây cũng là diễn biến thường thấy trong thời gian

qua.

Đặt trong diễn biến chung từ đầu năm đến nay, tốc độ

tăng trưởng tín dụng diễn ra với nhịp độ khá ổn định;

hoạt động tiếp vốn của hệ thống rải khá đều từ đầu năm.

Theo đó, 2016 dự kiến sẽ là năm đầu tiên tăng trưởng

tín dụng có khác biệt lớn so với nhiều năm trở lại đây,

rải đều qua các tháng thay vì tăng trưởng thấp hoặc âm

đầu năm rồi dồn mạnh vào cuối năm.

Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng

tăng trưởng tín dụng ở khoảng 18-20%, có thể linh hoạt

điều chỉnh theo yêu cầu thực tế.

Trên cơ sở định hướng đó, Ngân hàng Nhà nước xét và

giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng tổ chức tín dụng để

thực hiện. Với cơ chế này, những tổ chức tín dụng có nợ

xấu cao, có dư nợ tập trung quá nhiều vào các lĩnh vực

rủi ro, hoặc gặp khó khăn trong đảm bảo các tỷ lệ an

toàn trong hoạt động…, có thể sẽ bị giới hạn chỉ tiêu

tăng trưởng tín dụng ở mức thấp.

Tín dụng hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế

Về hoạt động tín dụng ngân hàng, NHNN cho biết, với

việc triển khai đồng bộ các giải pháp để tín dụng tăng

trưởng hợp lý góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt

chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, tín dụng đối với

nền kinh tế diễn biến tích cực. Cũng theo thông cáo của

Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 8/2016, cơ cấu tín

dụng tiếp tục chuyển dịch, tập trung vào sản xuất kinh

doanh, các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ có hiệu quả hơn

cho tăng trưởng kinh tế; tín dụng bất động sản và các

lĩnh vực rủi ro được kiểm soát nhưng không ảnh hưởng

đến tín dụng bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, dự án

đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của

các tổ chức tín dụng (không bao gồm dư nợ cho vay của

Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển

Việt Nam) đến tháng 8/2016 ước đạt khoảng 900.000 tỷ

đồng, tăng 6,64% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng

xấp xỉ 18% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Thông tin thêm về kết quả cho vay hỗ trợ ngư dân đánh

bắt xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, NHNN cho

biết, tính đến ngày 15/8/2016, 4 NHTM Nhà nước đã ký

hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 663 tàu (đóng

mới 590 tàu, nâng cấp 73 tàu) với tổng số tiền các ngân

hàng cam kết cho vay 6.574 tỷ đồng. Doanh số cho vay

đóng mới, nâng cấp tàu đạt 4.294 tỷ đồng, dư nợ đạt

4.288 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ

khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng

tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý, NHNN đã

phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai

chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Tính đến hết quý II/2016 đã có trên 540 Hội nghị đối

thoại giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp được tổ

chức tại 63 tỉnh, thành phố của cả nước nhằm tìm giải

pháp tháo gỡ khó khăn cho trên 50.000 doanh nghiệp và

hơn 120.000 đối tượng khác (hợp tác xã, tiểu thương, hộ

gia đình...) trong việc vay vốn, cơ cấu lại nợ, giảm lãi

suất khoản vay cũ, cho vay mới...

Tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay mới đạt

hơn 800.000 tỷ đồng, gấp gần 4 lần mức cam kết cho

vay mới tại thời điểm cuối năm 2014 (tổng số tiền cam

kết cho vay mới năm 2014 là 217 nghìn tỷ đồng). Lãi

suất cho vay mới phổ biến 6-9%/năm đối với các khoản

vay ngắn hạn, 9-11%/năm đối với các khoản vay trung,

dài hạn, giảm khoảng 1% so với trước đây.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với 4 tỉnh miền

Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa

Thiên Huế bị thiệt hại do cá chết bất thường, NHNN

Việt Nam cho biết, các NHTM đã xây dựng kế hoạch

miễn, giảm lãi và cơ cấu nợ cho các khách hàng bị ảnh

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Page 6: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

6

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

hưởng và đang tích cực triển khai các gói tín dụng ưu

đãi để hỗ trợ cho các khách hàng tại địa phương để triển

khai phương án sản xuất kinh doanh mới.

Cụ thể, Agribank triển khai gói tín dụng 500 tỷ đồng,

BIDV triển khai gói tín dụng 1.500 tỷ đồng với lãi suất

ngắn hạn 6%, trung dài hạn 8%; VietinBank triển khai

gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ngắn hạn 6%,

trung dài hạn 7%; Ngân hàng Chính sách triển khai gói

tín dụng 125 tỷ đồng...

Tính đến ngày 15/8/2016, các ngân hàng đã hỗ trợ ngư

dân 4 tỉnh miền Trung khắc phục thiệt hại với tổng số

tiền cho vay mới 299,29 tỷ đồng cho 3.738 lượt khách

hàng; dư nợ được cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ là

103,07 tỷ đồng cho 1.255 khách hàng và dư nợ được

miễn, giảm lãi là 923,67 tỷ đồng cho 663 khách hàng

(số tiền lãi được miễn, giảm là 2,79 tỷ đồng) và đang đề

nghị khoanh nợ số tiền 891 triệu đồng cho 44 khách

hàng.

Không chỉ vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính

phủ tại Quyết định số 772/QĐ-Tg ngày 9/5/2016 về việc

hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, ngày

12/5/2016, NHNN đã ban hành Công văn số

3438/NHNN-TD để hướng dẫn 4 NHTM Nhà nước

triển khai việc cho vay thu mua, tạm trữ hải sản trên địa

bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa

Thiên Huế. Thời hạn giải ngân cho vay từ 5/5/2016 đến

ngày 5/6/2016, thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất tối đa 6

tháng, lãi suất áp dụng là lãi suất cho vay ngắn hạn thấp

nhất áp dụng cho các khoản vay cùng kỳ hạn thuộc các

lĩnh vực ưu tiên nhưng không vượt quá 7%/năm và

được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay

trong thời gian khách hàng vay thu mua, tạm trữ hải sản.

Theo chỉ đạo của NHNN, 4 NHTM đều có công văn chỉ

đạo các chi nhánh tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khẩn trương triển khai

chương trình. Sau 2 tháng triển khai, các ngân hàng đã

cho vay 208,93 tỷ đồng để thu mua 7.302 tấn hải sản.

(Theo VnEconomy, Thời báo ngân hàng)

2. Bất thường việc lãi suất cho vay giảm mạnh

Dự thảo Đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn

2016 - 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng

vừa được công khai lấy ý kiến đặt ra mục tiêu kéo LS

cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát

triển là khoảng 5%/năm.

Không đợi đến 2020, ngay trong quý II/2016 này nhiều

ngân hàng đã hạ một số LS cho vay vốn lưu động ngắn

hạn VND thậm chí dưới 5%, ban đầu thì được áp dụng

với khách hàng lớn và tốt, nhưng đến nay ngay những

khách hàng có VĐL dưới 70-80 tỉ cũng đang được áp

dụng mức lãi suất này. Mức lãi suất cho vay từ 6-7% đã

và đang được áp dụng cho không ít các khách hàng

doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cả ở đô thị và vùng

nông thôn.

Thông tin về lãi suất cho vay phát ra hàng tuần của

NHNN đã không cập nhật khi cơ quan này nói chỉ có

nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh,

minh bạch được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn từ 5-

6%/năm. Trên thực tế nhiều ngân hàng đã chào mời

khách mức từ 4,3-4,5%/năm. “Ông lớn” Vietinbank là

NHTM Nhà nước đầu tiên đang giảm mạnh giá vốn cho

vay với các mức thấp hơn các “ông lớn” khác từ 0,2-

05%/năm.

Tác động dây chuyền của việc giảm lãi cho vay hiện đã

lan ra khối bốn NHTM Nhà nước, các ngân hàng nước

ngoài và cả những NHTMCP thuộc top trên. Như vậy

nếu kể cả nhóm doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu được

vay ngoại tệ lãi suất thấp làm vốn lưu động... thì trên thị

trường đã có không ít các doanh nghiệp đang được vay

vốn giá rẻ.

Ban đầu sự ưu đãi này chỉ mang tính cá biệt thì đến nay

đã và đang trở thành hiện tượng phổ biến. Nếu ngân

hàng nào không tham gia cuộc đua “hạ lãi suất” họ sẽ

mất khách hàng. Chính vì vậy mà mới đây “một ông

lớn” trong ngành ngân hàng đã phải tổ chức hội nghị

toàn ngành về tín dụng vào ngày nghỉ cuối tuần để tìm

giải pháp tăng trưởng tín dụng, bởi chỉ trong gần hai

tháng, việc chậm trễ hạ lãi suất cho vay khiến họ mất đi

hàng chục nghìn tỉ đồng dư nợ.

Để có mức lãi suất cho vay 5% thì lãi suất huy động

bình quân phải từ 4%/năm trở lại và tỉ lệ lạm phát danh

nghĩa phải từ 3,5% trở xuống. Điều này chỉ xảy ra khi

nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định. Chỉ có các nền

kinh tế đã phát triển mới có mức lãi suất cho vay bình

Page 7: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

7

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

quân 5%, còn các nước đang phát triển, hoặc chậm phát

triển thì khó có mức lãi suất cho vay này.

Có hiện tượng DN “sống trên lưng NH”

Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động VND ở mức 4,5-

5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến

dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn

từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở

mức 6,4-7,6%/năm. Với mức này, doanh nghiệp chỉ cần

vay với lãi suất 4,3%/năm ở ngân hàng này rồi đi gửi

ngân hàng khác, hoặc vay ở chi nhánh này và gửi ở chi

nhánh khác trong cùng hệ thống (đầu tư tài chính không

SX-KD) đã có lãi. Tình trạng này đã được một ngân

hàng lớn cảnh báo và ngưng cho vay để tránh tình trạng

“cốc mò cò xơi” do ngân hàng chuyển lãi của mình sang

thành lãi cho doanh nghiệp, thế nhưng doanh nghiệp lại

thực hiện bằng cách gửi toàn bộ vốn tự có bằng tiền vào

ngân hàng, còn toàn bộ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất

kinh doanh thì đi vay ngân hàng mà tài sản thế chấp

chính là sổ tiết kiệm.

Các doanh nghiệp được phép vay vốn lưu động bằng

ngoại tệ là những doanh nghiệp có ưu thế nhất trong đầu

tư tài chính hiện nay. Điều này khiến cho một lượng tín

dụng không phải là nhỏ chỉ loanh quanh chuyển tiền từ

ngân hàng thừa nhiều vốn sang ngân hàng thiếu vốn mà

không thực chất bổ sung thật sự cho sản xuất kinh

doanh, không đi vào nền kinh tế thực. Vậy trong bối

cảnh hiện nay, diễn biến lãi suất như vậy là một điều bất

bình thường, không bền vững, chứng tỏ sự ế vốn đồng

nghĩa với khả năng phục hồi sản xuất vẫn đang còn rất

yếu. Sự luân chuyển vốn (mang tính chất đầu tư tài

chính) giữa các ngân hàng thông qua trung gian là

doanh nghiệp chỉ làm tăng thêm hệ số tạo tiền, gây khó

cho việc thực thi chính sách tiền tệ của quốc gia.

Lãi suất giảm không đúng đối tượng

Lãi suất cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp đang

xuống thấp nhưng lãi suất cho vay tiêu dùng vẫn giảm

rất chậm và vẫn đứng ở mức cao (ít nhất gấp 3 lần lãi

suất cho vay doanh nghiệp).

Lãi suất cho vay tiêu dùng khó giảm vì đây là lĩnh vực

mà ngân hàng có nguồn thu lớn để bù đắp cho lĩnh vực

cho vay với lãi suất thấp. Trong khi đó muốn kinh tế

phát triển thì phải kích thích được tiêu dùng tăng lên.

Nghịch lý lãi suất cho vay như đã nêu trên chứng tỏ

rằng khả năng hấp thụ thực về vốn của nền kinh tế vẫn

đang rất yếu.

Lãi suất cho vay doanh nghiệp giảm mạnh vì tình trạng

thừa vốn tạm thời buộc các ngân hàng phải chuyển

hướng kinh doanh vì lợi nhuận sang giữ khách hàng để

chờ thời qua cơn bĩ cực, thà lời ít hay lỗ ít còn hơn là lỗ

nhiều... bởi nếu không thể cho vay mà phải gửi nguồn

vốn dư thừa ở NHNN thì thiệt hại còn lớn hơn nữa. Đây

cũng là lý do vì sao gần đây trái phiếu KBNN hay tín

phiếu của NHNN đều bị mua hết dù giá cả rất rẻ so với

chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng. Một nền

kinh tế với diễn biến lãi suất như hiện nay với một hệ

thống NHTM chấp nhận thực trạng đầu tư tài chính của

doanh nghiệp thì vẫn đang chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn lớn

chực chờ bùng phát nếu không được chỉnh sửa kịp thời.

Lợi nhuận của không ít ngân hàng sẽ bị giảm mạnh và

vì thế khó có thể có đủ nguồn để bù đắp chi phí xử lý nợ

xấu hiện đang là cục máu đông cần loại bỏ gấp.

(Theo Lao động)

3. Giảm nỗi lo tác động từ tỷ giá

Sự ổn định của tỷ giá VND/USD trong 8 tháng đầu năm

2016 được biểu hiện trực tiếp là số tháng mà giá USD

so với VND giảm nhiều hơn tăng. Trong 8 tháng đầu

năm, giá USD có 3 tháng tăng nhẹ (tháng 1, tháng 4,

tháng 6), 5 tháng giảm sâu hơn (tháng 2, tháng 3, tháng

5, tháng 7, tháng 8), nên tính chung 8 tháng (tháng

8/2016 so với tháng 12/2015) giảm 1,07% (trong khi

cùng kỳ năm 2013 tăng 1,59%, năm 2014 tăng 0,42%,

năm 2015 tăng 2,33%).

Điều đó chứng tỏ, trong 8 tháng đầu năm, VND đã lên

giá so với USD, làm giảm bớt nỗi lo từ cuối năm trước

khi nhiều tổ chức và cá nhân dự báo tỷ giá sẽ tăng cao

và là vấn đề lớn nhất của năm 2016. Diễn biến này có

thể làm chúng ta có kỳ vọng yên tâm hơn với tỷ giá

VND/USD. Đáng lưu ý, sự ổn định tỷ giá VND/USD

diễn ra trong khi giá nhiều đồng tiền của các đối tác

thương mại lớn của Việt Nam, nhất là Trung Quốc,

Nhật Bản, Anh... giảm mạnh trong thời gian tương ứng.

Một biểu hiện khác là giá vàng trong nước (yếu tố có

liên quan chặt chẽ với tỷ giá, nhưng tỷ giá vẫn cơ bản

ổn định, mặc dù giá vàng trong nước thường nhảy múa

Page 8: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

8

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

theo giá vàng thế giới) nay không còn bị cộng hưởng

với giá vàng thế giới và sau nhiều năm, chênh lệch giữa

giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã giảm.

Một biểu hiện khác nữa là từ đầu năm đến nay, Ngân

hàng Nhà nước đã mua vào 10 tỷ USD, đưa dự trữ

ngoại tệ (không kể vàng) của đất nước lên mức kỷ lục

40 tỷ USD, trong khi tỷ giá VND/USD vẫn cơ bản ổn

định.

Như vậy, sự ổn định của tỷ giá đã góp phần kiềm chế

lạm phát, xét dưới 2 góc độ. Ở góc độ thứ nhất, giá nhập

khẩu tính bằng USD, khi tỷ giá giảm sẽ làm cho giá

nhập khẩu tính bằng VND giảm, theo đó, chi phí đẩy -

một yếu tố của lạm phát - giảm, kéo lạm phát ở trong

nước xuống. Ở góc độ thứ hai là yếu tố tâm lý, bởi USD

là một trong những nơi trú ẩn của đồng tiền khi lạm

phát cao, nay tỷ giá giảm thì tâm lý này giảm.

Sự ổn định của tỷ giá góp phần vào việc mua USD, tăng

dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước; giảm bớt tình

trạng găm giữ ngoại tệ, tình trạng đô la hóa của nền

kinh tế; làm cho nợ ngoại tệ khi tính bằng VND không

tăng kép (vừa tăng do tính bằng ngoại tệ, vừa tăng do tỷ

giá tăng); đồng thời góp phần ổn định giá vàng, không

làm cho giá vàng tăng kép (vừa tăng do tính bằng USD

tăng, vừa tăng do tỷ giá tăng).

Sự ổn định của tỷ giá VND/USD do nhiều yếu tố. Trong

đó, yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là cán cân

thương mại thặng dư. Tính từ đầu năm đến ngày 15/8,

xuất siêu hàng hóa đạt 2,039 tỷ USD, trong khi cùng kỳ

năm trước nhập siêu 4,138 tỷ USD. Yếu tố này đã góp

phần làm cho cán cân thanh toán thặng dư, dự trữ ngoại

hối tăng, góp phần ổn định tỷ giá VND/USD.

Một yếu tố quan trọng là do lượng ngoại tệ vào Việt

Nam có quy mô lớn và gia tăng so với cùng kỳ từ các

nguồn. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện

trong 7 tháng đạt 8,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng

kỳ năm trước; khả năng cả năm 2016 sẽ vượt kỷ lục

14,5 tỷ USD của năm trước. Nguồn vốn đầu tư gián tiến

(FII) tính đến nay ước đạt trên 15 tỷ USD, cao gấp gần

2,5 lần năm 2011. Lượng kiều hối được chuyển về vào

dịp Tết cổ truyền đầu năm nhiều hơn các thời gian khác

trong năm. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 7

tháng đầu năm đạt trên 5,55 triệu lượt người, tăng 24%,

với chi tiêu khoảng 4,84 tỷ USD, tăng 16,8% so với

cùng kỳ...

Một yếu tố quan trọng khác là do các giải pháp điều

hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Trung

tuần tháng 8/2015, việc điều chỉnh “kép” (vừa tăng tỷ

giá, vừa nới rộng biên độ) và “vượt trước ngăn chặn”

(về việc giảm giá của nhân dân tệ và tăng lãi suất của

Hoa Kỳ). Thay đổi phương thức điều hành tỷ giá từ một

vài lần trong năm như trước (gọi nôm na là “giật cục”),

bằng việc điều hành thông qua tỷ giá trung tâm (gọi

nôm na là “trườn bò”), vừa bảo đảm tính linh hoạt và

phù hợp với cơ chế thị trường, vừa hạn chế tình trạng

đầu cơ, găm giữ ngoại tệ...

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng ít người chú ý là “cánh

kéo” tỷ giá (chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá sức

mua tương đương) của Việt Nam tuy đã giảm (chỉ còn

bằng một nửa cách đây một vài chục năm), nhưng hiện

còn rất lớn so với nhiều nước. Chênh lệch này của Việt

Nam là 2,78 lần, lớn hơn chênh lệch của nhiều nước là

đối tác thương mại lớn của Việt Nam (Singapore 1,43,

Malaysia 2,21, Philippines 1,43, Thái Lan 2,49,

Indonesia 2,75, Trung Quốc 1,75, Hồng Kông 1,4, Nhật

Bản 0,94, Hàn Quốc 1,27, Canada 0,82, Các Tiểu vương

quốc Ả Rập Thống nhất 1,48, Anh 0,92, Italia 0,99, Tây

Ban Nha 1,11, Bỉ 0,89, Pháp 0,88, Đức 0,95, Hà Lan

0,91, Australia 0,64...).

Từ những biểu hiện và các nguyên nhân tác động như

trên, có thể dự đoán giá USD năm nay có thể tương

đương hoặc cao hơn một chút so với tốc độ tăng của

năm 2013 (1,09%), năm 2014 (1,0%), nhưng sẽ tăng

thấp hơn nhiều so với tốc độ của năm 2015 (5,34%).

(Theo baodautu.vn, VnEconomy)

Page 9: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

9

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

A. Tổng hợp thị trường

Chỉ tiêu ĐVT VN-Index HNX-Index UPCOM-Index

Chỉ số đầu tháng Điểm 648,38 83,21 56,22

Chỉ số cuối tháng Điểm 674,63 84,38 56,32

Tăng/giảm chỉ số trong tháng Điểm 26,25 1,17 0,10

Tỷ lệ tăng/giảm chỉ số % 4,05% 1,41% 0,18%

Tổng khối lượng giao dịch Triệu cổ phiếu 2.355,6 848,3 69,6

Biến động thị trường tháng 8/2016

Giao dịch NĐTNN trên 2 sàn

Page 10: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

10

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Top 10 mã CP tăng/giảm trên 2 sàn trong tháng 8/2016

Mã CP Doanh nghiệp

Giá ngày

01/08

(đồng)

Giá ngày

31/08

(đồng)

Thay đổi

(%)

HOSE - TOP 10 MÃ CỔ PHIẾU TĂNG TRONG THÁNG

NKG CTCP Thép Nam Kim 25.800 41.100 59,30%

ST8 CTCP Siêu Thanh 22.100 30.600 38,46%

KDC CTCP Kinh Đô 28.500 38.500 35,09%

PJT CTCP Vận Tải Xăng Dầu

Đường Thủy Petrolimex 10.900 14.000 28,44%

DMC CTCP XNK Y Tế Domesco 74.000 94.500 27,70%

IMP CTCP Dược Phẩm

Imexpharm 50.500 62.500 23,76%

GDT* CTCP Chế Biến Gỗ Đức Thành

47.700 59.000 23,62%

VNM* CTCP Sữa Việt Nam 126.200 156.000 23,62%

HU3 CTCP Đầu Tư & Xây Dựng

HUD3 8.100 10.000 23,46%

VFG* CTCP Khử Trùng Việt Nam 73.500 90.000 22,42%

HOSE - 10 MÃ CỔ PHIẾU GIẢM MẠNH TRONG THÁNG

DRH CTCP Đầu Tư Căn Nhà Mơ

Ước 50.500 18.500 -63,37%

TNT CTCP Tài Nguyên 30.000 11.300 -62,33%

ATA CTCP Ntaco 2.900 1.800 -37,93%

TTF CTCP Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

21.500 13.400 -37,67%

HAR CTCP Đầu Tư Thương Mại

BĐS An Dương Thảo Điền 5.600 4.200 -25,00%

DLG CTCP Tập Đoàn Đức Long Gia Lai

7.200 5.400 -25,00%

KSH CTCP Đầu Tư & Phát Triển

KSH 2.100 1.600 -23,81%

TDW CTCP Cấp Nước Thủ Đức 36.100 27.600 -23,55%

TSC CTCP Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ

5.200 4.000 -23,08%

OGC CTCP Tập Đoàn Đại Dương 2.200 1.700 -22,73%

Mã CP Doanh nghiệp

Giá ngày

01/08

(đồng)

Giá ngày

31/08

(đồng)

Thay đổi

(%)

HNX - TOP 10 MÃ CỔ PHIẾU TĂNG TRONG THÁNG

SIC* CTCP Đầu Tư - Phát Triển

Sông Đà 8.300 19.700 137,35%

S12 CTCP Sông Đà 12 1.000 1.700 70,00%

FID CTCP Đầu Tư & Phát Triển

Doanh Nghiệp Việt Nam 12.000 17.900 49,17%

CMI CTCP CMISTONE Việt

Nam 7.100 9.600 35,21%

HCT CTCP TM - DV Vận Tải Xi

Măng Hải Phòng 9.700 12.500 28,87%

CTT* CTCP Chế Tạo Máy - Vinacomin

6.600 8.200 24,24%

SDP CTCP ĐT & TM Dầu Khí

Sông Đà 4.300 5.300 23,26%

SHN CTCP Đầu Tư Tổng Hợp

Hà Nội 10.000 12.200 22,00%

CVT CTCP CMC 32.400 39.500 21,91%

PVS TCT Cổ Phần DV Kỹ Thuật

Dầu Khí Việt Nam 17.300 21.000 21,39%

HNX - 10 MÃ CỔ PHIẾU GIẢM MẠNH TRONG THÁNG

HKB CTCP Nông Nghiệp & Thực Phẩm Hà Nội - Kinh Bắc

16.100 8.800 -45,34%

KSK CTCP Khoáng Sản Luyện

Kim Màu 1.800 1.200 -33,33%

KSQ CTCP Khoáng sản Quang Anh

3.800 2.600 -31,58%

ITQ CTCP Tập Đoàn Thiên

Quang 5.700 4.300 -24,56%

WSS CTCP Chứng Khoán Phố

Wall 5.500 4.200 -23,64%

PIV CTCP PIV 8.000 6.200 -22,50%

DXP CTCP Cảng Đoạn Xá 27.800 21.700 -21,94%

KLF CTCP Liên Doanh Đầu Tư

Quốc Tế KLF 2.600 2.100 -19,23%

VTC CTCP Viễn Thông VTC 10.400 8.400 -19,23%

LAS* CTCP Supe Phốt Phát Và Hóa Chất Lâm Thao

19.000 15.600 -18,04%

(*) Cổ phiếu có thực hiện quyền trong tháng

Page 11: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

11

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Đánh giá chỉ số VN-Index và HNX-Index giai đoạn đầu tháng 9/2016 – đầu tháng 10/2016 theo PTKT

Nhận định VN-Index

Biến động của VN-Index trong tháng 8 được đánh giá là khá tích cực khi chỉ số thành công tạo đáy ngắn hạn ở

627,39 điểm và có 03 tuần hồi phục liên tiếp đưa đường giá quay lại kênh xu hướng tăng trung hạn. Tuy nhiên,

sang đến đầu tháng 9, những dấu hiệu suy yếu của xu hướng lại tái diễn sau nỗ lực tiếp cận không thành công mốc

điểm 680 và tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khi bước vào giai đoạn cơ cấu của các ETFs. Với việc tạm dừng đà

tăng sau khi VN-Index tiếp cận khu vực 670-680 điểm thì đồ thị giá đang tiềm ẩn khả năng tạo mô hình 02 đỉnh.

Khối lượng giao dịch sụt giảm đáng kể là biến động thường thấy trong các kỳ cơ cấu ETFs tuy nhiên điều này làm

cho việc đánh giá xu hướng trên đồ thị cũng đồng thời bị nhiễu mạnh, tiềm ẩn rủi ro khó nhận biết dấu hiệu đảo

chiều thực sự.

So với biến động đồ thị giá thì biến động của các chỉ báo đang cho những tín hiệu suy yếu của xu hướng rõ rệt hơn.

Cụ thể, đường MACD đang nhanh chóng thu hẹp phân kỳ dương với đường tín hiệu. Ngoài ra, RSI 14 cũng đang

tạo đỉnh sau thấp hơn hàm ý về một phân kỳ giá xuống với VN-Index. Tuy nhiên, do VN-Index vẫn đang dao động

ở phía trên của đường MA 20 nên tín hiệu thoát khỏi xu hướng tăng vẫn chưa được kích hoạt.

Tổng hợp tín hiệu, xu hướng vận động trong Tháng 9/2016 của VN-Index khả năng cao sẽ xoay quanh khu vực 640

– 680 điểm. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý nếu xuất hiện điểm phá vỡ của VN-Index xuống khỏi ngưỡng hỗ trợ vì

đây có thể là dấu hiệu xác nhận cho việc hoàn thành phân kỳ giá xuống theo RSI.

Chỉ số Kháng cự - Hỗ trợ Yếu Mạnh

VN-Index Hỗ trợ 660 640

Kháng cự 670 680

HNX-Index Hỗ trợ 83 81

Kháng cự 85 88

VN-Index HNX-Index

Page 12: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

12

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Nhận định HNX-Index

Đối với HNX-Index, mặc dù xu hướng tăng trong trung hạn vẫn được bảo lưu tuy nhiên trong khung thời gian ngắn

1 tháng thì dao động giá tỏ ra kém tích cực hơn so với VN-Index.

Trên đồ thị tuần, chỉ số HNX-Index đang giữ xu hướng hồi phục nhẹ sau khi tạo đáy ở mốc 81,07 điểm tuy nhiên

xu thế này không thực sự bền vững khi có sự ngược chiều giữa biến động giá và khối lượng giao dịch. Thanh

khoản giữ ở mức thấp và biên độ hẹp của các thân nến tăng theo tuần đang là những tín hiệu cho thấy khả năng tạo

đột biến trong xu hướng của HNX-Index là thấp.

Về chỉ báo, ngoài nhóm chỉ báo nhanh vẫn duy trì tín hiệu cho đà tăng giá ngắn hạn thì việc bollinger bands đang

có dấu hiệu thu hẹp cũng là một điểm trừ đối với kỳ vọng đà tăng của HNX-Index có thể kéo dài đưa chỉ số lên tiếp

cận các ngưỡng kháng cự cao hơn.

Như vậy, diễn biến trong tháng 9/2016 của HNX-Index có khả năng sẽ bị giới hạn trong khoảng hỗ trợ/kháng cự

83-85 điểm và đường MA 20 sẽ đóng vai trò trung gian trong việc đánh giá chiều hướng biến động. Trong đó, kỳ

vọng đi xa hơn đối với HNX-Index vẫn cần chờ thêm tín hiệu mới, đặc biệt là từ thanh khoản.

Khuyến nghị:

Dựa trên nhận định về xu hướng thị trường trong tháng 9 sẽ có thể bị nhiễu mạnh bởi hoạt động cơ cấu danh mục

của các ETFs, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng với các giao dịch mới theo chiều mua, đặc biệt là

khi VN-Index đang có dấu hiệu giằng co bên dưới ngưỡng kháng cự mạnh . Nhóm nhà đầu tư theo khuynh hướng

an toàn nên duy trì một tỷ lệ sinh lời kỳ vọng thấp và lưu ý nhiều hơn đến phản ứng của thị trường tại khu vực hỗ

trợ dưới để đưa ra quyết định kịp thời dự phòng xu hướng giá xuống tái diễn.

Page 13: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

13

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

B. Thông tin hỗ trợ & tiêu cực

Thông tin hỗ trợ

PMI tháng 8 vượt 50 điểm tháng thứ 9 liên tiếp

Các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của

Việt Nam tiếp tục cải thiện trong tháng 8 và được hỗ trợ

bằng mức tăng nhanh hơn của việc làm và tồn kho hàng

mua.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’

Index (PMI) toàn phần của ngành sản xuất Việt Nam –

một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của

ngành sản xuất đã tăng từ 51.9 điểm trong tháng 7 lên

52.2 điểm trong tháng 8 cho thấy các điều kiện hoạt

động cải thiện nhẹ và chỉ cao hơn một chút so với tháng

trước.

Sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã tăng trong suốt chín

tháng qua. Các điều kiện kinh doanh được cải thiện ở

mức độ mạnh hơn mặc dù cả sản lượng và số lượng đơn

đặt hàng mới trong tháng đều tăng yếu hơn.

Sản lượng của các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản

tăng, nhưng sản lượng trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng

và hàng hóa trung gian lại giảm.

Các nhà sản xuất Việt Nam đã tăng nhanh số lượng nhân

công trong tháng 8 và lần tăng này là lần tăng nhanh

nhất kể từ tháng 12/2013.

Tình trạng tăng mua hàng góp phần làm tăng tồn kho

hàng mua khi có các báo cáo tăng hàng dự trữ.

Trên thực tế, tốc độ tăng là ở mức kỷ lục của lịch sử

khảo sát, tương đương với tốc độ tăng trong tháng

5/2015.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào vẫn mạnh khi có các báo

cáo tăng chi phí nguyên vật liệu.

Trong khi đó, các nhà sản xuất tiếp tục giảm nhẹ giá cả

đầu ra trong tháng 8 là tháng giảm thứ ba liên tiếp.

Ở những nơi giá cả giảm, các thành viên nhóm khảo sát

cho biết đã phải chiết khấu giá bán để bảo đảm có đơn

đặt hàng mới.

Giá cả đầu ra đã giảm trong lĩnh vực hàng hóa trung

gian, nhưng lại tăng trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng

và hàng hóa đầu tư cơ bản.

Cuối cùng, tồn kho hàng thành phẩm tiếp tục giảm trong

tháng 8, từ đó kéo dài thời kỳ giảm hiện nay thành tám

tháng.

“Dữ liệu PMI của Việt Nam kỳ mới nhất lại có vẻ như

không cùng chiều. Dữ liệu nói chung là tích cực, với tốc

độ tăng việc làm và tồn kho hàng mua đặc biệt mạnh.

Mặt khác, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới lại

tăng với tốc độ yếu hơn và điều này cho thấy nhu cầu

khách hàng đã có những dấu hiệu yếu đi. Nhân tố góp

phần dẫn đến tình trạng này là các công ty thường giảm

giá cho khách hàng để bảo đảm có công việc mới” ông

Andrew Harker, chuyên gia tại IHS Markit bình luận.

IHS Markit hiện đang dự báo GDP Việt Nam tăng tưởng

5.85% trong năm 2016.

(Theo BizLIVE.vn)

Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế

Á - Âu sẽ có hiệu lực vào ngày 5/10/2016

Theo đánh giá, sau khi hiệp định có hiệu lực. kim ngạch

xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10 – 12 tỷ USD vào năm

2020, gần gấp 3 lần so với năm 2014 (đạt khoảng 4 tỷ

USD).

Theo tin từ Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công thương,

Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là CHXHCN

Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các

quốc gia thành viên (VN - EAEU FTA. bao gồm Liên

bang Nga. Cộng hòa Belarus. Cộng hòa Kazakhstan.

Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được

hai Bên khởi động từ tháng 3 năm 2013, qua 2 năm đàm

phán với 8 phiên chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ.

ngày 29 tháng 5 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ các

nước đã thay mặt Nhà nước chính thức ký Hiệp định này

tại Burabay. Kazakhstan.

Mới đây. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có văn bản thông

báo việc hai Bên đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn và Hiệp

định VN-EAEU FTA chính thức có hiệu lực từ ngày 05

tháng 10 năm 2016.

Sau khi VN – EAEU FTA có hiệu lực, hai Bên sẽ thành

lập Ủy ban hỗn hợp. Ủy ban về Thương mại hàng hóa.

Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ để phối hợp triển khai hiệu

quả, đồng thời giám sát việc thực thi Hiệp định.

Page 14: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

14

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Việt Nam đã ký với Nga và Belarus nghị định thư về ô

tô, theo đó với Nga hai bên đã thỏa thuận phía Nga có

thể thành lập liên doanh sản xuất vận tải có động cơ tại

Việt Nam nhưng phần vốn do các DN Việt Nam đóng

góp trong liên doanh phải đạt ít nhất 50% vốn pháp định

của các liên doanh. tỷ lệ nội địa hóa đến năm 2020 với

xe tải là 30%, xe thể taho đa dụng (SUV) 30%, xe

chuyên dụng 20% và xe vận tải từ 10 chỗ trở lên 35%, tỷ

lệ này sẽ tăng lên đến năm 2025 ở mức 40-50%. Việc

miễn thuế nhập khẩu với các phương tiện vận tải có

động cơ theo hạn ngạch thuế quan, theo đó năm 2016 là

800 chiếc, năm 2017 là 850 chiếc và 2018 là 900 chiếc.

Khi lượng hạn ngạch Khối lượng hạn ngạch được cấp

năm sau sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa

của (các) liên doanh nêu trong (các) kế hoạch thực hiện

dự kiến của mình. nếu sử dụng ít hơn 50% lượng hạn

ngạch thì hạn ngạch cấp cho năm sau sẽ bị giảm 50%.

Về phía Việt Nam, có hơn 4.500 mặt hàng nhập khẩu từ

liên minh kinh tế Á ÂU được cắt bỏ thuế quan ngay lập

tức, như cá hồi (thuế suất 10%). cá rô phi. cá da trơn

(thuế suất 20%). cá ngừ (thuế suất từ 15-20%). Với mặt

hàng gạo, các Thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu sẽ

dành cho Việt Nam lượng hạn ngạch tổng là 10.000 tấn

gạo có xuất xứ tại Việt Nam.

Việt Nam vẫn khá rụt rè với các mặt hàng về xì gà. theo

đó thuế suất nhập khẩu xì gà vẫn giữ ở mức 100% đến

năm 2021 và giảm xuống 50% kể từ năm 2022, các loại

xe ô tô hiện nay chịu mức thuế suất 74% như xe chơi

gôn, xe ô tô đua nhỏ. xe ô tô có nội thất thiết kế (motor

homes) chịu thuế 74% sẽ có lộ trình giảm xuống 60.5%

trong năm 2016, xuống 33.6% năm 2020 và về 0% vào

năm 2025. Lộ trình cắt giảm/xóa bỏ thuế quan không áp

dụng với ô tô cũ.

Xem lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam

Về phía liên minh kinh tế Á – Âu, các bên đã thỏa thuận

lộ trình cắt giảm thuế quan với 6.270 mặt hàng từ Việt

namtrong đó sản phẩm sữa và kem không cô đặc, chưa

pha thêm đường và chất ngọt sẽ giảm từ 15% về 0%

ngay lập tức. trong khi sữa và kem ở thể rắn sẽ giảm từ

20% xuống 16.4% trong năm đầu tiên và giảm dần

xuống 0% vào năm 2025.

Các loại pho mát, chaddar cũng có lộ trình giảm thuế từ

15% xuống 12.5% năm 2016, đến năm 2020 còn 6.8%

và năm 2025 còn 0%.

Các loại hạt óc chó, hạt dẻ tươi, hạnh nhân, hạt

macadamia, dầu lạc, dầu oliu thuế suất 5% giảm ngay về

0%.

Các loại lúa mỳ, bột lúa mạch, gạo lứt giảm từ 10%

xuống 6.7% trong năm 2016, và về 0% năm 2020.

Các loại thịt gà tây, thịt mông đùi (ham) của lợn, thịt vai

của lợn giảm thuế từ 20% về 0% ngay lập tức, các thịt

giữa thịt và giăm bông, thịt vai, cổ giảm từ 25% theo lộ

trình xuống 20.5% năm 2016 và 11.4% năm 2020.

Các loại trứng cá tầm muối, tôm hùm giảm thuế từ 20%

xuống 0% ngay lập tức.

Về công nghiệp, các loại quặng sắt, quặng đồng, quặng

nhôm, niken, than đá, các sản phẩm sắt thép, xăng máy

bay, quặng crom…có thuế suất 5% giảm ngay về 0%.

Theo Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương, các mặt

hàng này nhìn chung đều không cạnh tranh với hàng hóa

Việt Nam, mà ngược lại còn góp phần làm đa dạng hóa

thêm thị trường tiêu dùng trong nước.

Lộ trình cắt giảm thuế của liên minh Á Âu

Theo đánh giá của Bộ Công thương, ngành có lợi thế

nhất khi tham gia hiệp định này bao gồm thủy sản, dệt

may, và da giày. Thủy sản và chế biến giảm thuế 0%

ngay khi hiệp định có hiệu lực. Ngành da giày cũng

hưởng thuế suất 0%. Dệt may có 1 số nhóm hàng cũng

giảm thuế 0%, còn 1 số khác thì sẽ giảm theo lộ trình 3,

5, 10 năm.

Về tổng thể, các bên tham gia hiệp định dự kiến sẽ dành

cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm vào

khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên

90% kim ngạch thương mại song phương.

Theo đánh giá, sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch

xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10 – 12 tỷ USD vào năm

2020, gần gấp 3 lần so với năm 2014 (đạt khoảng 4 tỷ

USD). Theo ước tính của Việt Nam, kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam sang Liên minh này sẽ tăng khoảng

18 – 20% hàng năm.

(Theo ndh.vn)

Page 15: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

15

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Thông tin tiêu cực

Đối diện thách thức ngân sách giai đoạn 2016-2020

Với sự tích cực, chủ động, ngành Tài chính đã đạt được

nhiều kết quả trong cân đối NSNN giai đoạn 2011-2015,

góp vai trò lớn vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của

suy thoái kinh tế toàn cầu. Giai đoạn 2016-2020. thách

thức mới lại nảy sinh đòi hỏi toàn Ngành phải nỗ lực,

sáng tạo hơn nữa để đảm bảo cho sự bền vững và phát

triển của NSNN.

Thu nội địa đang vươn lên

Theo thống kê của Bộ Tài chính, quy mô thu NSNN giai

đoạn 2011-2015 bằng gần 2 lần giai đoạn 2006-2010 và

bằng hơn 5 lần giai đoạn 2001-2005, Đánh giá về vấn đề

này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng:

Trong khi giá dầu liên tục giảm, thuế quan cũng bị cắt

giảm theo hội nhập quốc tế nhưng quy mô thu NSNN lại

tăng gấp đôi so với giai đoạn trước là một thành tựu hết

sức quan trọng. Bên cạnh đó, cơ cấu thu đã có chuyển

biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa bình quân giai đoạn đã

tăng từ 58.9% (2006-2010) lên 68% (2011-2015). Riêng

năm 2015 chiếm 74% tổng thu NSNN, cao hơn kế hoạch

đề ra là 70% và đến hết tháng 7-2016 chiếm 79.3%. Tỷ

lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN bình quân khoảng

21% GDP, khá sát với kế hoạch đề ra, xấp xỉ mức động

viên của cả giai đoạn 2001-2005 (khoảng 22% GDP),

thấp hơn giai đoạn 2006-2010 (24.8% GDP).

Chi NSNN đã bám sát định hướng kế hoạch 5 năm, tập

trung nhiều hơn cho thực hiện chính sách tiền lương và

an sinh xã hội. Tuy nhiên, tỷ trọng huy động ngân sách

từ nền kinh tế có xu hướng giảm, sức ép bố trí chi

NSNN, đặc biệt là chi đảm bảo các chế độ chính sách an

sinh xã hội. Riêng tốc độ tăng chi an sinh xã hội không

kể chi tiền lương tăng bình quân khoảng 18%/năm, cao

hơn cả tốc độ tăng thu và tăng chi NSNN. Chi trả nợ

ngày càng lớn, kéo theo tỷ lệ bố trí chi đầu tư phát triển

trong tổng chi NSNN giảm; bội chi NSNN ở mức cao

hơn kế hoạch. Đến cuối năm 2015. dư nợ công ở mức

62.2% GDP; nợ Chính phủ ở mức 50.3% GDP; nợ nước

ngoài của quốc gia ở mức 43.1% GDP; nghĩa vụ trả nợ

trực tiếp của Chính phủ ở mức 16.1% tổng thu NSNN

được giữ trong phạm vi cho phép; các khoản vay nợ

được trả đầy đủ, đúng hạn; từng bước tái cơ cấu danh

mục nợ, kéo dài thời hạn vay nhằm giảm dần áp lực trả

nợ, đảo nợ và rủi ro tái cấp vốn.

Có thể nói, đó là những con số đáng ghi nhận sau khi

năm 2015 khép lại cả một giai đoạn đầy sóng gió với

kinh tế Việt Nam.

Áp lực ngắn hạn còn lớn

Giai đoạn 2016-2020, ngành Tài chính đã xác định mục

tiêu là huy động, phân phối, quản lý, sử dụng các nguồn

lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng theo các

yêu cầu và định hướng phát triển kinh tế-xã hội đất

nước; từng bước cơ cấu lại NSNN, tiếp tục ưu tiên đầu

tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an

sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh cải

cách hành chính và tăng cường công tác quản lý giảm sát

tài chính, đảm bảo an toàn nợ công.

Trong đó, phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân

khoảng 21-22% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 19-

20% GDP; nâng dần tỷ trọng thu nội địa đến 2020 đạt

80% tổng thu NSNN. Đến năm 2020, tỷ trọng chi đầu tư

phát triển chiếm 19-20% tổng chi NSNN, tỷ trọng chi

thường xuyên giảm xuống khoảng 58%. Bội chi NSNN

bình quân giai đoạn khoảng 4% GDP; duy trì dư nợ

Chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn quy định. dư nợ

công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá

55% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá

50% GDP.

Nhận định từ góc nhìn của chuyên gia, ông Nguyễn Đức

Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính. Học viện

Tài chính cho rằng: Ngân sách giai đoạn 2016-2020 còn

rất nhiều thách thức. Khó khăn dễ nhận thấy nhất nằm ở

nguy cơ hụt thu NSNN do giảm thuế NK theo các cam

kết hội nhập và giá dầu thô tiếp tục duy trì ở mức “không

cao” và biến động liên tục. Nguồn thu trong nước lại bị

tác động nhiều bởi lạm phát thấp, tăng trưởng thấp dẫn

đến tốc độ tăng thu khó đạt mục tiêu. Ông Độ ví dụ: Nếu

tăng trưởng duy trì ở mức 6%. lạm phát ở mức 1% thì

khả năng sẽ tăng thu được trung bình 7%/năm. Song,

bên cạnh những DN đang ăn nên làm ra thì phần lớn còn

lại đều đối mặt với khó khan, điều này có thể kéo tụt con

số 7% nói trên xuống.

Page 16: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

16

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Với khó khăn từ công tác thu NSNN, áp lực chi lại ngày

càng lớn. Bộ máy tổ chức còn cồng kềnh. Chính sách

chờ 2 người nghỉ hưu mới nhận thêm 1 người sẽ phát

huy tác dụng nhưng phải trong trung hạn 5-10 năm sau

mới nhìn thấy kết quả. Trong một vài năm tới, các khoản

trả nợ cũng sẽ là gánh nặng khá lớn cho NSNN, đặc biệt

khi mức lãi suất tương đối cao so với tỷ lệ tăng trưởng

và lạm phát. Thời gian qua. tuy nguồn vốn được Chính

phủ huy động với kỳ hạn dài hơi hơn nhưng với lượng

nợ gốc đang dồn lại sẽ là áp lực chi lớn trong ngắn hạn.

Đồng bộ hóa chính sách

Đứng trước những thách thức của ngân sách 5 năm tới.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng từng khẳng định rằng: “Cần

phải đồng bộ hóa chính sách hơn để đảm bảo yêu cầu hội

nhập, vừa đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế trong

nước, vừa đảm bảo nguồn thu ổn định cho NSNN. Đây

là những vấn đề rất hệ trọng chúng ta cần tiếp tục làm”.

Để thực hiện mục tiêu, ngành Tài chính sẽ triển khai

nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, đối với

chính sách thu, tiếp tục rà soát để có những điều chỉnh,

sửa đổi, bổ sung phù hợp nhằm đảm bảo bao quát các

nguồn thu, đối tượng thu, phù hợp với cam kết hội nhập

quốc tế, giảm thiểu rủi ro do tác động của môi trường

bên ngoài, tạo điều kiện để phát triển sản xuất, kinh

doanh, thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ hơn khu vực

DNNN. Đối với chính sách chi. cùng với việc ưu tiên bố

trí chi cho đầu tư phát triển từ NSNN ở mức hợp lý, cần

thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngoài NSNN,

tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, quyết liệt thực hiện

tinh giản biên chế, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ khu vực

sự nghiệp công có điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả chi.

giảm áp lực bố trí chi từ NSNN; quản lý chặt chẽ vay và

trả nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Nhắc đến việc giảm chi thường xuyên, ông Nguyễn

Minh Tân – Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước. Bộ

Tài chính nhấn mạnh 3 giải pháp căn cơ. Trước hết là nỗ

lực tăng thu NSNN để đạt mức tăng đáng kể so với giai

đoạn trước để có thêm nguồn lực đảm bảo các nhiệm vụ

chi theo các yêu cầu đề ra về phát triển kinh tế. Khi cơ

cấu thu tăng lên, nguồn lực sẽ tăng, tạo điều kiện vừa

đảm bảo chi thường xuyên vừa thêm nguồn cho đầu tư

phát triển. Cùng với đó, phải áp dụng giải pháp huy động

vốn dài hạn cộng với xây dựng, thực hiện hiệu quả kế

hoạch chi tiêu trung hạn để lường trước nguồn lực hiện

có và hoạch định tỷ lệ chi thường xuyên. chi đầu tư phát

triển và chi trả nợ trong cơ cấu chi NSNN một cách hợp

lý.

Đặc biệt, ngay trong nội hàm chi thường xuyên cần phải

căn cơ hơn nữa. Các cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm

chi thường xuyên, đặc biệt là rà soát cắt giảm những

khoản chi không thực sự cần thiết, chỉ giữ lại những

khoản chi thiết yếu cho con người. Cuối cùng, sau khi đã

cắt giảm chi thường xuyên, một việc cần làm là rà soát

sắp xếp lại chi đầu tư phát triển theo hướng tập trung vào

các công trình thực sự quan trọng cấp thiết, có hiệu quả

kinh tế cao, tránh dàn trải để thúc đẩy hạ tầng kinh tế

phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, phục vụ tốt hơn.

Bên cạnh cân đối NSNN. Bộ Tài chính đã, đang và sẽ

tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các khoản vay của NSNN

theo hướng tăng tỷ trọng vay trung hạn và dài hạn với lãi

suất phù hợp. triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ quản

lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công; phát hành

trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu

lại nợ trong nước của Chính phủ; nâng cao hiệu quả sử

dụng các khoản vay của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ

các khoản bảo lãnh Chính phủ, các khoản nợ của chính

quyền địa phương, nợ xây dựng cơ bản; bảo đảm dư nợ

công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong

giới hạn quy định.

(Theo baohaiquan.vn)

Page 17: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

17

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Bản tin phát luật tháng 8/2016

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT tổng hợp điểm tin pháp luật đáng chú ý trong tháng 8/2016 như sau: Sở Giao

dịch Chứng khoán TP.HCM ban hành Quyết định số 340/QĐ-SGDHCM ngày 19/08/2016 về việc ban hành Quy

chế Công bố thông tin tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM; Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ban hành

Quyết định số 346/QĐ-SGDHCM ngày 23/08/2016 về việc ban hành Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao

dịch Chứng khoán TP.HCM.

Ngày 19/08/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ban hành Quyết định số 340/QĐ-SGDHCM về việc

ban hành Quy chế Công bố thông tin tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18/08/2016 và thay thế Quyết định số 07/2013/QĐ-SGDHCM ngày

24/07/2013 về việc ban hành Quy chế Công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,

Quyết định 285/QĐ-SGDHCM ngày 29/7/2014 về việc ban hành Quy chế Công bố thông tin về Quỹ hoán đổi danh

mục tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 158/QĐ-SGDHCM ngày 12/5/2015

về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Công bố thông tin về Quỹ hoán đổi danh mục tại Sở Giao dịch

Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh)

Ngày 23/08/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ban hành Quyết định số 346/QĐ-SGDHCM về việc

ban hành Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12/09/2016 và thay thế Quyết định số 10/QĐ-SGDHCM ngày

13/01/2014 về việc ban hành Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Minh và Quyết định số 286/QĐ-SGDHCM ngày 29/07/2014 về việc ban hành Quy chế niêm yết Quỹ hoán đổi

danh mục tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh)

THÔNG TIN PHÁP LUẬT

Page 18: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

18

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

THỰC HIỆN THÔNG TƯ 121 THEO TINH THẦN LUẬT DOANH NGHIỆP 2014

Ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp chính thức được Quốc hội ban hành với mục tiêu cao nhất là đưa doanh nghiệp

trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư để qua đó tăng cường thu

hút và huy động hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở kế thừa và phát huy

những kết quả đã đạt được của Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005, đồng thời khắc phục những

điểm hạn chế, bất cập của quy định hiện hành và thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, Luật Doanh

nghiệp 2014 đã có những quy định mới nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.

Đến ngày 11/5/2016, UBCKNN có Công văn số 2463/UBCK-QLCB đề nghị các Công ty đại chúng thực hiện Thông

tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các

công ty đại chúng theo nguyên tắc quán triệt tinh thần Luật Doanh nghiệp năm 2014:

Quản trị công ty đại chúng: Trao quyền lựa chọn tiêu chuẩn cao cho DN

Nhiều doanh nghiệp niêm yết đã thực hiện sửa đổi Điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu

lực từ 1/7/2015, trong khi đó, Thông tư hướng dẫn quản trị công ty đại chúng thay thế Thông tư 121/2012/TT-

BTC vẫn chưa được ban hành.

Giao thoa quy định cũ - mới

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, để cuộc họp ĐHCĐ của doanh nghiệp lần 1 diễn ra, chỉ cần có số cổ đông

đại diện cho 51% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp tham dự. Quy định này, theo luật cũ là 65% và

đây cũng là tỷ lệ quy định tại Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Thông tư 121/2012/TT-BTC (hiện vẫn chưa có thông tư

thay thế).

Để phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2014, nhiều doanh nghiệp đã lập tức sửa đổi quy định này trong Điều lệ Công ty

ngay trong năm 2015. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, công ty đại chúng có cần khắt khe hơn so với quy định áp dụng

chung cho các doanh nghiệp khác?

Với số lượng 3 người, DN không vi phạm quy định tại Luật Doanh nghiệp mới, cũng không vi phạm Thông tư

121, nhưng nếu theo tinh thần sửa đổi của dự thảo thông tư thay thế Thông tư 121, thì sẽ không đáp ứng được

yêu cầu.

Thực tế cho thấy, càng đại chúng hóa, xác suất tổ chức thành công cuộc họp ĐHCĐ ngay trong lần đầu tiên càng giảm

đi. Vì thế, quy định có số cổ đông đại diện cho 51% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự sẽ giúp cho các DN

thuận lợi hơn trong việc tổ chức các cuộc họp này. Nhưng, ở chiều ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng, với các công ty

đại chúng nên có quy định chặt hơn để đảm bảo tính minh bạch.

Gần đây, việc một số thành viên HĐQT của một doanh nghiệp lớn đang niêm yết đồng loạt xin từ nhiệm đã dẫn tới

việc cả HĐQT chỉ còn 3 thành viên. Nguyên nhân chính là để tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi phí. Với số lượng 3

người, DN này không vi phạm quy định tại Luật Doanh nghiệp mới, cũng không vi phạm Thông tư 121, nhưng nếu

theo tinh thần sửa đổi của dự thảo thông tư thay thế Thông tư 121, thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu.

Sẽ cho doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn

Ông Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch UBCK cho biết, hiện tại, UBCK vẫn đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo

Thông tư thay thế Thông tư 121 và sẽ cố gắng hoàn thành để trình Bộ Tài chính xem xét phê duyệt kịp mùa ĐHCĐ

sắp tới.

GÓC TRAO ĐỔI DOANH NGHIỆP

Page 19: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

19

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Về đề xuất nên nâng cao tiêu chuẩn quản trị cho các doanh nghiệp niêm yết hay không, ông Long cho hay, quan điểm

của UBCK là xây dựng đúng với tinh thần của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan khác, nhưng

sẽ đồng thời ban hành thêm văn bản hướng dẫn Thông lệ về quản trị công ty tốt (CG) để cho doanh nghiệp cân nhắc

lựa chọn.

Ví dụ, theo quy định, doanh nghiệp phải công bố tài liệu họp ĐHCĐ 10 ngày trước ngày tổ chức họp ĐHCĐ, nhưng

theo CG, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố trước 22 ngày làm việc, tức khoảng 1 tháng trước ngày tổ chức họp.

“Tuy nhiên, CG sẽ theo hướng khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn thực hiện, chứ không bắt buộc, để giúp doanh

nghiệp linh hoạt hơn trong hoạt động. Những doanh nghiệp đã có hệ thống quản trị bài bản, chuyên nghiệp, hướng

đến phát triển bền vững khi lựa chọn theo tiêu chuẩn này sẽ không chỉ giúp hoạt động tốt hơn, mà còn làm tăng uy tín

trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Tôi tin, một số doanh nghiệp lớn đủ sức làm và sẽ tiên phong trong vấn đề này”,

ông Long cho biết thêm.

Một trong những nội dung đặc biệt được chú ý tại Thông tư 121/2012/TT-BTC là ngăn ngừa xung đột lợi ích

với các bên có liên quan của DN, để từ đó bảo vệ cổ đông bên ngoài, cổ đông nhỏ lẻ. Tuy nhiên, các cách hiểu

khác nhau về văn bản này đang khiến DN cảm thấy bị mất đi cơ hội tối ưu hóa hiệu quả tài chính.

Theo đó, ngoài việc thông qua chủ trương ký kết các hợp đồng, giao dịch giữa DN này có giá trị bằng hoặc lớn hơn

35% tổng giá trị tài sản, nội dung “xin” ủy quyền có một điểm đáng chú ý: đề nghị cho phép DN cấp các khoản vay,

bảo lãnh cho các thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, tổng giám đốc điều hành và người có liên quan… với

giá trị mỗi khoản vay, bảo lãnh vay không vượt quá 30% tổng giá trị tài sản ghi trong BCTC tài chính gần nhất của

công ty đã được kiểm toán.

Cũng trong tờ trình này, HĐQT trình ĐHCĐ thông qua các giao dịch trong phạm vi nói trên đã thực hiện ở năm tài

chính 2015 và đề nghị thông qua chủ trương thực hiện năm 2016.

Rà soát các DN niêm yết khác, nhất là với những đơn vị có quy mô lớn, việc xuất hiện giao dịch như: mua bán, cho

vay, vay…giữa công ty con với công ty mẹ, công ty con với các công ty con khác trong cùng hệ thống diễn ra khá phổ

biến. Cá biệt, có những giao dịch hàng nghìn tỷ đồng và có cả những khoản bảo lãnh cho vay của các đơn vị trong hệ

thống với nhau trị giá nghìn tỷ đồng.

Giao dịch giữa công ty với các tổ chức, cá nhân là cổ đông lớn hoặc người có liên quan diễn ra khá phổ biến. Điều

này, trong nhiều tình huống xuất phát từ chính đặc thù hoạt động các DN như công ty con sinh ra với mục tiêu cung

ứng hàng hóa, dịch vụ cho công ty mẹ hoặc các công ty trong hệ thống; hoặc nhằm mục đích tối ưu hóa các nguồn lực

tài chính nhàn rỗi trong bối cảnh: đơn vị này thừa, đơn vị kia thiếu.

Việc bảo lãnh tín dụng cũng xuất hiện khá thường xuyên, bởi trong bối cảnh các DN đều đang mở rộng, không phải

lúc nào việc vay vốn ngân hàng thế chấp bằng tài sản tự có của DN cũng diễn ra thuận lợi. Có bảo lãnh từ bên thứ 3

với tài sản bảo lãnh tốt sẽ giúp DN đàm phán được lãi suất vay hấp dẫn hơn.

Tối ưu hóa hiệu quả là nhu cầu chung của các DN, nhưng quy chế quản trị áp dụng cho công ty đại chúng có phần khá

chặt chẽ, DN kêu khó thực thi.

Theo Khoản 1, Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014, giao dịch giữa công ty với các cổ đông, người đại diện ủy quyền

của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan, thành viên HĐQT, giám

đốc hoặc tổng giám đốc và người có liên quan hoặc các DN mà các đối tượng này có cùng sở hữu trên 10% vốn điều

lệ phải được ĐHCĐ hoặc HĐQT chấp thuận.

Page 20: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

20

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Với quy định này, DN hiểu là họ được phép cấp khoản vay, bảo lãnh khoản vay với cổ đông sở hữu từ 10% trở lên,

hoặc người có liên quan… nếu được ĐHCĐ hoặc HĐQT chấp thuận. Thế nhưng, Khoản 3 Điều 24 Thông tư

121/2012/TT-BTC quy định: “Công ty đại chúng áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa cổ đông và những

người có liên quan tiến hành các giao dịch làm thất thoát vốn, tài sản hoặc các nguồn lực khác của công ty. Công ty

đại chúng không được cung cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh cho các cổ đông và những người có liên quan”.

Đối chiếu với quy định này, DN sẽ bị hiểu là không được phép cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh vay cho cổ đông và

người có liên quan.

Tuy nhiên, Điều 35 Điều lệ mẫu ban hành kèm Thông tư 121 nói trên lại mở hơn, cho phép các giao dịch này, nếu

được Đại hội chấp thuận. Thậm chí, giao dịch với giá trị hợp đồng dưới 20% tổng giá trị tài sản ghi trong BCTC

nhưng được HĐQT cho phép thực hiện một cách trung thực… với các đối tượng nói trên cũng không bị vô hiệu hóa.

Liệu DN có được phép tối ưu hóa tài chính theo cách này

Một số DN niêm yết cho biết, hiện nay, số dư tiền mặt của toàn hệ thống khá lớn. Tuy nhiên, với chủ trương tối ưu

hóa nguồn lực tài chính và chuyên nghiệp hóa, các công ty con chỉ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, tiền nhàn rỗi được

chuyển về cho công ty mẹ. Khi công ty con phát sinh nhu cầu vay vốn, sẽ được vay với lãi suất bằng lãi suất tiền gửi.

Với hoạt động này, công ty con không bị thiệt hại gì, công ty mẹ cũng được hưởng lợi.

Lần dở lại quá khứ, đã từng xuất hiện DN niêm yết ngành khoáng sản mang toàn bộ tiền gửi của công ty (chiếm trên

60% tổng tài sản) đi gửi ở công ty do vợ của chủ tịch HĐQT đứng tên, với lãi suất dưới 5%/năm, dù khi đó, lãi suất

thị trường đang ở mức hơn 13%/năm, gây thiệt hại không nhỏ cho cổ đông.

Vì thế, quy định liên quan đến ngăn ngừa xung đột trong quản trị công ty đại chúng là đặc biệt quan trọng. Thế nhưng,

nếu siết quá chặt, thiệt hại cho các DN quy mô lớn là điều dễ nhìn thấy, nếu họ muốn trung thực, không che giấu

thông tin. Vì thế, với các giao dịch này, nên chăng, bảo vệ cổ đông cần xuất phát từ cơ chế minh bạch thông tin, thay

vì chặn, để DN cảm thấy mình không bị mất đi lợi ích từ việc niêm yết, đại chúng hóa?

Page 21: BẢN TIN TÀI CHÍNH - editor.fpts.com.vneditor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2016/09/12/Bantintaichinhthang8nam2016.pdf · LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện

21

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM CỦA FPTS

Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi

là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của

các thông tin này.

Cá nhân/tổ chức sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan

của chuyên viên phân tích FPTS. Cá nhân/tổ chức sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà

không bị phụ thuộc vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.

Các thông tin liên quan có thể được xem tại http://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu.

DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tư vấn Quản trị công ty Hoàn thiện doanh nghiệp

Tư vấn Quan hệ cổ đông và giải pháp EzSearch Hoàn thiện doanh nghiệp

Tư vấn quản lý cổ đông và giải pháp EzLink Lập kế hoạch kinh doanh

Tư vấn tổ chức ĐHĐCĐ và giải pháp EzGSM Dự báo tài chính

Xây dựng chính sách cổ tức Dịch vụ Ngân hàng đầu tư

Quy chế quản trị M&A

Lập báo cáo thường niên Bảo lãnh phát hành

Xây dựng quy chế ESOP Tư vấn phát hành (cổ phiếu/trái phiếu)

Xây dựng quy chế hoạt động của HĐQT Tư vấn chào bán chứng khoán (IPO- đấu giá, chào bán

riêng lẻ)

Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Thu xếp vốn

Tư vấn quản trị nhân sự EzHRM Tái cấu trúc vốn

Tư vấn quản trị tài chính kế toán EzFAM Rà soát đặc biệt

Tư vấn quản trị quan hệ khách hàng EzCRM Định giá

Tư vấn khác

Niêm yết

Cổ phần hóa

Đăng ký công ty đại chúng

UpCom

Đại lý đăng ký lưu ký trái phiếu

Tư vấn thoái vốn