bÁo chÍ - truyỀn thÔng trong kỶ nguyÊn chuyỂn ĐỔi sỐ…

27
EVN chủ động giảm giá điện, tiền điện đợt 3 cho khách hàng bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19 Thủy điện Hòa Bình khẳng định vai trò chiến lược, đa mục tiêu Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Dốc Sỏi-Pleiku 2: Phấn đấu đóng điện trong tháng 6/2021 Làm báo thời “bão” mạng xã hội BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ… CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ & HỘI NHẬP Số 12/ kỳ 2 tháng 6 năm 2021 POWER REVIEW

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

EVN chủ động giảm giá điện, tiền điện đợt 3cho khách hàng bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19Thủy điện Hòa Bình khẳng địnhvai trò chiến lược, đa mục tiêuDự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Dốc Sỏi-Pleiku 2:Phấn đấu đóng điện trong tháng 6/2021Làm báo thời “bão” mạng xã hội

BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNGTRONG KỶ NGUYÊNCHUYỂN ĐỔI SỐ…

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ & HỘI NHẬP Số 12/ kỳ 2 tháng 6 năm 2021

POW

ER R

EVIE

W

Page 2: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

TIẾT KIỆM ĐIỆNCHO TRÁI ĐẤT XANH HƠN

THIẾT BỊ ĐIỆNKHI KHÔNG SỬ DỤNG

TẮTỞ MỨC 26-27 ĐỘTRỞ LÊN,SỬ DỤNG QUẠTKẾT HỢPKHI BẬT MÁY LẠNH

CÀI ĐẶTMÁY LẠNH

SỬ DỤNG THIẾT BỊTIẾT KIỆM ĐIỆN(ĐÈN LED, TỦ LẠNHĐIỀU HÒA INVERTER,...)

LẮP ĐẶT HỆ THỐNGĐIỆN MẶT TRỜIMÁI NHÀ

LẮP BÌNHĐUN NƯỚC NÓNG BẰNGNĂNG LƯỢNGMẶT TRỜI

1

Tổng biên tập: Võ quang lâm

Phó tổng biên tập: Đinh Thị Bảo ngọc

Thư ký Ban Biên tập: nghiêm Anh Tú

Thiết kế mỹ thuật:TÙng ngUYỄn - mY ngUYỄn

Thực hiện nội dung và xuất bản: TRUng TÂm ThÔng Tin ĐiỆn LỰc (EVnEic)

EVN chủ động giảm giá điện, tiền điện đợt 3cho khách hàng bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19Thủy điện Hòa Bình khẳng địnhvai trò chiến lược, đa mục tiêuDự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Dốc Sỏi-Pleiku 2:Phấn đấu đóng điện trong tháng 6/2021Làm báo thời “bão” mạng xã hội

BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNGTRONG KỶ NGUYÊNCHUYỂN ĐỔI SỐ…

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ & HỘI NHẬP Số 12/ kỳ 2 tháng 6 năm 2021

POW

ER R

EVIE

W

Cơ quan chủ quản:TẬP ĐoÀn ĐiỆn LỰc ViỆT nAm (EVn)Website: http://www.evn.com.vn http://tietkiemnangluong.vn

Toà soạn: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVn11 cửa Bắc, Ba Đình, hà nộiEmail: [email protected] [email protected]

Biên tập - Phóng viên:024.66946733 - 0985.330088

Phát hành:024.66946700 / fax: 024.37725192

Giấy phép xuất bản số: 205/gP-BTTTT, ngày 03/7/2014.Xuất bản 1 tháng 2 kỳ. Kỳ 1: chuyên đề Thế giới điện(phát hành ngày 15 hằng tháng).Kỳ 2: chuyên đề Quản lý và hội nhập (phát hành ngày 25 hằng tháng).

iSSn0868-361X

Tài khoảnTrung tâm Thông tin Điện lực102010000028666ngân hàng Thương mại cổ phần công Thương Việt nam - chi nhánh hà nội

Mã số thuế: 0100100079 - 046

Làm báothời “bão” mạng xã hội

12

EVN chủ động giảm giá điện,tiền điện đợt 3

cho khách hàng bị ảnh hưởng từdịch COVID-19

18 Hiệu quả từứng dụng BIM

MỤC L ỤC

Tôi bị đồng nghiệp nghĩ "chơi trội"khi phản biện sếp

Đồ họa bìa: h. hòa

26

03.

09.

20.

22.

24.

30.

38.

42.

44.

EVN đã thay đổi như thế nào trong công tác truyền thông?

Làm thế nào loại bỏ tin giả?

Thủy điện Hòa Bình khẳng định vai tròchiến lược, đa mục tiêu

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I:Ký kết hợp đồng gói thầu EPC trị giáhơn 30 nghìn tỷ đồng

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạnDốc Sỏi-Pleiku 2: Phấn đấu đóng điện trong tháng 6/2021

Các nhà máy thủy điện của EVN chuẩn bị như thế nào trước mùa mưa bão?

Tư duy phản biện và sự phát triển

Chuyện cãi sếp ở FPT và bài họcvề văn hóa phản biện

Hỏi chuyện những thợ điệndũng cảm cứu người

41

Page 3: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

32 Tháng 6/2021TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Báo chí – Truyền thông

trongkỷ nguyên

chuyển đổi số

Không nằm ngoài xu thế hội nhập, báo chí đang đứng trước cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng phải đối diện với thách thức gay gắt trong thời đại truyền thông kỹ thuật số. Sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là sức ép cạnh tranh thông tin từ truyền thông xã hội vừa tạo ra thách thức, vừa tạo cơ hội cho những người làm báo Việt Nam.

Để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, công tác truyền thông cũng cần được “số hóa” đồng bộ. Nói cách khác, chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền thông là yêu cầu bắt buộc và có vai trò rất quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của EVN. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, Tập đoàn đã thành lập Tổ công tác số 6, chuyên trách về truyền thông và chuyển đổi nhận thức, giúp việc cho Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của EVN.

Để giúp bạn thấy rõ sự chuyển động của báo chí nói chung và hoạt động báo chí truyền thông trong ngành Điện nói riêng, Tạp chí Điện lực QLHN số tháng 6/2021 xây dựng chuyên đề “Báo chí - Truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số” với những ý kiến, chia sẻ của các nhà quản lý, chuyên gia và các nhà báo xoay quanh chủ đề này.

Trân trọng giới thiệu cùng Quý độc giả. Ban biên tập

lời nói đầu trò chuyện trong tháng

Tiêu điểm: Báo chí – truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ông Cao Quang Quỳnh – Thành viên HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có cuộc trao đổi với PV Tạp chí Điện lực xoay quanh chủ đề này.

EVN đã thay đổi như thế nào trong công tác truyền thông?

Ông Cao Quang Quỳnh

PV: Xin ông đánh giá vai trò của báo chí, truyền thông đối với sự phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam? Ông Cao Quang Quỳnh: Báo chí, truyền thông luôn là tấm gương phản chiếu các mặt của đời sống xã hội. Trong những năm qua, báo chí truyền thông luôn đồng hành, theo sát các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Với EVN, báo chí có vai trò là cầu nối quan trọng đến với các khách hàng trực tiếp là người tiêu dùng điện, các đối tác. Nhờ báo chí, EVN hiểu được nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, các xu hướng tiêu dùng, kinh doanh, hợp tác trong tương lai ra sao. Và qua báo chí, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng truyền tải đầy đủ, đa chiều các thông tin về hoạt động sản xuất, đầu tư xây dựng, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, ứng dụng khoa học công nghệ của mình đến với khách hàng sử dụng điện.

Ở khía cạnh khác, báo chí còn tham gia rất tích cực vào việc tuyên truyền, phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của EVN. Trong nhiều trường hợp báo chí còn giúp doanh nghiệp nhìn ra những tồn tại, hạn chế để cải tiến, tiếp tục vươn lên.

Với sự đồng hành của báo chí và thông qua báo chí, thời gian qua, EVN ghi nhận được rất nhiều phản

hồi, đóng góp tích cực từ khách hàng sử dụng điện, từ đối tác trong và ngoài nước, từ đó Tập đoàn đã có định hướng trong công tác truyền thông để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Đây cũng là động lực để EVN tiếp tục nỗ lực cải tiến và không ngừng đổi mới, hướng tới các mục tiêu mới cao hơn trong thời gian tới.

PV: Thưa ông, trong thời gian qua, EVN đã có những chuyển động như thế nào trong công tác truyền thông (cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ)? Ông Cao Quang Quỳnh: Chúng ta không khó để có thể nhận thấy rõ những “chuyển động” mạnh mẽ trong công tác truyền thông của EVN. Tập đoàn đã xây dựng Kế hoạch truyền thông rất cụ thể, chi tiết hàng năm và cho cả giai đoạn 5 năm để nhìn tổng Ảnh minh họa

Page 4: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

54 Tháng 6/2021TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

quan bức tranh truyền thông cả nội bộ và đại chúng, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị liên quan và có phương thức đo lường định lượng kết quả thực hiện hàng năm.

Trước đây, các kênh truyền thông của Tập đoàn chủ yếu tập trung vào các kênh truyền thông truyền thống trong cả truyền thông nội bộ và truyền thông đại chúng. Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ và là xu thế tất yếu của mạng xã hội, Tập đoàn cũng đã nhanh chóng phát triển, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các kênh truyền thông truyền thống và các kênh truyền thông mới có tính tương tác cao để làm tăng thêm hiệu quả truyền thông.

Về truyền thông nội bộ: Kênh truyền thống như trang home của Tập đoàn, các bản tin điện tử của các đơn vị đã mang lại nhiều thông tin và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV trong toàn Tập đoàn. Bản tin truyền hình nội bộ EVNNews cũng đã từng bước chuyên nghiệp cả từ nội dung đến format bản tin. Để bắt kịp với xu thế của thời đại, đáp ứng mục tiêu thông tin cập nhật nhanh nhất đến CBCNV, EVN cũng đã thiết lập Group nội bộ Đồng nghiệp EVN. Group có trên 26.000 thành viên, có nhiều nội dung phong phú ….

Về truyền thông đại chúng, trong công tác truyền thông với báo chí bên ngoài, Tập đoàn đã chuyển từ thế “bị động” sang “chủ động”. Thay vì trước kia

tiêu chuyển đổi số của EVN, công tác truyền thông cũng cần được “số hóa” đồng bộ. Nói cách khác, chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền thông là yêu cầu bắt buộc và có vai trò rất quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, Tập đoàn đã thành lập Tổ công tác số 6, chuyên trách về truyền thông và chuyển đổi nhận thức, giúp việc cho Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của EVN, cùng với 5 tổ công tác chuyên trách trong các lĩnh vực khác. Cùng với đó, Tập đoàn cũng đã phê duyệt kế hoạch tổng thể truyền thông về chuyển đổi số và giao các đơn vị triển khai thực hiện. Trong đó có các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể của năm 2021 - năm chuyển đổi số và các nhiệm vụ dài hơn đến năm 2025.

Cụ thể, nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền thông được Tập đoàn giao cho các đơn vị dựa trên đặc thù riêng của từng đơn vị để từ đó có thể triển khai thực hiện hiệu quả nhất. Ví dụ, đối với Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), Tập đoàn giao triển khai truyền thông về chuyển đổi số tại công ty lưới điện cao thế; Kết hợp với những nghệ sĩ nổi tiếng để xây dựng video clip tuyên truyền về chủ đề sử dụng điện mùa hè và các ứng dụng chăm sóc khách hàng; tổ chức các minigame, truyền thông về ứng dụng chăm sóc khách hàng. Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC), tuyên truyền về kết quả gắn công tơ đo xa; viết bài và làm infographic gửi các báo tuyên truyền về chủ đề “GIS thiết kế Trạm khách hàng”. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), truyền thông về Trạm biến áp số; các ứng dụng về chuyển đổi số trong quản lý vận hành đường dây truyền tải điện...

Khối các Tổng công ty Phát điện, tổ chức truyền thông về phần mềm quản lý quá trình nhiệt của nhà máy nhiệt điện; nghiên cứu xây nội dung truyền thông về chuyển đổi số trong quá trình vận hành các nhà máy thủy điện, nhất là vai trò cắt giảm lũ. Đặc biệt, với Trung tâm Thông tin Điện lực (EVNEIC) - đơn vị phụ trách công tác truyền thông, thông tin chung của Tập đoàn thì yêu cầu chuyển đổi số càng cấp thiết, quan trọng. Tập đoàn giao Trung tâm tập trung xây dựng các kế hoạch và triển khai thực hiện

các cơ quan báo chí gọi điện, khai thác thông tin từ phía Tập đoàn thì hiện nay Tập đoàn và các đơn vị đã thường xuyên gửi thông tin báo chí/thông cáo báo chí tới các cơ quan báo chí, các phóng viên theo dõi ngành để đăng tải thông tin nhanh chóng, kịp thời, đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Các kênh thông tin báo chí được chú trọng, tập trung truyền thông trên các kênh thông tin báo chí chính thống

phù hợp với tính chất hoạt động SXKD của Tập đoàn. Trong số này, phải kể tới trang tin evn.com.vn là kênh thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả, khách hàng sử dụng điện cũng như là nguồn tin đáng tin cậy cho báo chí với hàng chục triệu lượt xem mỗi năm.

Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội facebook, Tập đoàn đã nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội này để lập fanpage Điện lực Việt Nam, Group Đồng nghiệp EVN. Những kênh mạng xã hội này đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia. Trong đó, fanpage hiện nay có trên 40.000 tài khoản like, 42.000 follow; số lượng nội dung đăng tải trên Fanpage từ khi thành lập (tháng 9/2019) đến nay đã lên tới hàng nghìn thông tin, hình ảnh, video, infographic các loại với nhiều nội dung nhận được lượt tương tác rất lớn, qua đó cho thấy các kênh mạng xã hội với ưu thế lan tỏa thông tin rất nhanh đã ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong công tác truyền thông của chúng ta. Hiện nay, Tập đoàn cũng chuẩn bị ra mắt kênh Youtube của EVN đồng thời thử nghiệm các nền tảng mới như TikTok, Twitter trong thời gian tới để bắt nhịp xu hướng truyền thông cũng như phục vụ nhu cầu thông tin tới khách hàng được tốt nhất.

PV: EVN đang có kế hoạch chuyển đổi số trong công tác truyền thông? Xin ông cho biết cụ thể hơn về kế hoạch này? Ông Cao Quang Quỳnh: Để hiện thực hóa mục

truyền thông về chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, với tất cả các ấn phẩm mà Trung tâm quản lý. Trong đó, đẩy mạnh việc xây dựng các infographic, các video clip ngắn gọn, ấn tượng để có thể lan tỏa không chỉ trong Tập đoàn mà cả cộng đồng xã hội. Ngoài ra, EVN cũng giao nhiệm vụ cho EIC trong việc hỗ trợ các đơn vị xây dựng, biên tập và hoàn thiện các video clip về chuyển đổi số của đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông và chuyên nghiệp hóa hơn công tác này…

PV: Nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ông có nhắn nhủ điều gì với người làm công tác báo chí, truyền thông của Tập đoàn và các đơn vị? Ông Cao Quang Quỳnh: Rõ ràng những người làm báo chí, truyền thông cũng là những chiến sĩ trên mặt trận chính trị, tư tưởng. Nghề báo là nghề vinh quang nhưng lại nhiều gian nan, nhọc nhằn. Tôi mong muốn báo chí, truyền thông trong Tập đoàn sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình để có những tác phẩm báo chí đúng, hay, đẹp, thiết thực, kịp thời, đạt được những mục tiêu Tập đoàn đề ra. Tập đoàn cũng rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, chia sẻ của các PV, nhà báo ở các cơ quan báo chí trên cả nước để tuyên truyền mạnh mẽ hơn về các hoạt động Điện lực nói chung và những đổi thay tích cực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng; cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa để các doanh nghiệp định hướng sản xuất, kinh doanh. Đưa ra nhiều những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn nữa để lan tỏa những giá trị tích cực trong cộng đồng các doanh nhân, doanh nghiệp để cùng nhau, chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại để tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn nữa cho nền kinh tế nước nhà.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925-21/06/2021), tôi xin chúc các đồng chí làm công tác báo chí, truyền thông của Tập đoàn và các đơn vị luôn có được sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công!

PV: Xin cảm ơn ông! Xuân Tiến (thực hiện)

Tiêu điểm: Báo chí – truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số

trò chuyện trong tháng

Fanpage Điện lực Việt Nam thu hút được đông đảo số lượng người tham gia thích trang. Ảnh: Đinh Liên

Page 5: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

76 Tháng 6/2021TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tích cực đổi mới trong lĩnh vực truyền thông với mục tiêu nhanh chóng lan tỏa thông tin, bắt kịp xu thế truyền thông thời đại công nghệ số. Là cơ quan ngôn luận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các PV, BTV của Trung tâm Thông tin Điện lực đã vượt qua nhiều khó khăn, đáp ứng kịp thời với cách làm mới, yêu cầu mới từ lãnh đạo Tập đoàn.

Đổi mới để bắt kịp xu thế

Làm mới Tư duy mỗi ngày

Trở Thành những người Làm Truyền Thông số

Từ năm 2019 đến nay, EVN liên tục ra mắt các kênh truyền thông trên mạng xã hội: Fanpage Điện lực Việt Nam, Nhóm Đồng Nghiệp EVN trên nền tảng facebook và từ tháng 7/2021 là Kênh Youtube Điện lực Việt Nam - EVNnews. Nhiệm vụ mới kéo theo các yêu cầu về đổi mới phương thức triển khai. Đó là những thách thức không nhỏ đối với đội ngũ PV, BTV. Cá nhân tôi và các đồng nghiệp đã có nhiều trăn trở, xây dựng nội dung thế nào để các thông tin kỹ thuật khô khan trở lên hấp dẫn hơn, nhanh chóng “chiếm sóng” trên không gian mạng, góp phần đẩy lùi các thông tin không chính xác.

Mạng xã hội có lợi thế là kênh truyền thông “hội tụ”, nhưng vấn đề đặt ra là lúc nào sử dụng video/clip, nội dung nào thích hợp với thể loại infographic, hay đâu là thời điểm của những câu chuyện cảm xúc… Đồng thời, do đặc thù tương tác 2 chiều trên mạng xã hội, chúng tôi cũng phải tìm hiểu, dành nhiều thời gian đọc, lắng nghe các phản hồi từ “cư dân mạng” qua các bình luận (comments). Điều này là sự khác biệt so với các hình thức truyền thống khác mà tôi đã từng tham gia trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, vì phải “theo trend” mạng xã hội nên khi làm nội dung Fanpage, Group, cũng đòi hỏi các phóng viên, ngoài độ nhạy cảm thông tin về ngành Điện, còn cần phải có sự “bắt sóng” với các “trend” đang thịnh hành, xem xét tích hợp vào nội dung cho phù hợp.

“Lọc máu” để cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng - đó là những liên tưởng của tôi khi khi chuyển từ Cơ quan Truyền thông các vấn đề an sinh xã hội sang làm việc tại Trung tâm Thông tin Điện lực - Cơ quan ngôn luận của EVN. Lúc này, có rất nhiều thách thức mà tôi phải đối mặt. Viết về một vấn đề, một lĩnh vực mới đã khó, viết về ngành Điện với hàm lượng thông tin kinh tế - KHCN cao lại càng khó hơn nhiều. Đầu tiên, tôi phải thay đổi cách viết sao cho phù hợp với các vấn đề chuyên sâu của ngành Điện, đòi hỏi sự logic hơn, cụ thể hơn, thay vì định tính.

Bên cạnh bản tin hình phát nội bộ, EVN còn phát triển các kênh truyền thông trên nền tảng mạng xã hội. Chính vì vậy, nếu trước đây, tôi luôn coi mình là một người làm báo đơn thuần, sản xuất các sản phẩm video, clip phục vụ các bản tin phát trên truyền hình, bây giờ, tôi phải tìm hiểu kĩ về những thuật ngữ của mạng xã hội, kỹ năng mới trên nền tảng số và trở thành người làm digital marketing. Ví dụ, việc tận dụng các công cụ trên nền tảng số để tìm kiếm và khai thác những từ khóa đang được quan tâm; kỹ năng đặt title, hastag như thế nào để Youtube đẩy sản phẩm của mình lên vị trí ưu tiên, nhiều người đọc nhất; và cả cách thể hiện, hình thức cũng phải đáp ứng xu hướng trên

Phóng viên Minh Hạnh:

Biên tập viên Vi Thanh:

Cùng với đó, lãnh đạo EVNEIC đặt ra yêu cầu cao hơn với mỗi phóng viên, BTV. Chúng tôi được đào tạo ngắn hạn, hoặc tự học tập để hiểu sâu hơn về tư duy thiết kế, hình ảnh; nghiên cứu sử dụng các hình thức mới như ảnh động, video với nội dung ngắn gọn; cố gắng mỗi ngày làm mới tư duy của mình. Tôi nghĩ rằng, công tác truyền thông của EVN nói chung, EVNEIC nói riêng đang có nhiều thuận lợi, do có được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn; được sự kết nối, phối hợp tích cực từ các đơn vị. Điều đó khiến nguồn thông tin được đa dạng, kịp thời và tin cậy.

Tôi luôn nghĩ, để các thông tin hay, hình ảnh đẹp của EVN được lan toả rộng rãi hơn, rất cần sự tương tác như like, share, comments từ độc giả, sự ủng hộ từ các CBCNV trong Tập đoàn. Với kênh Nhóm Đồng nghiệp EVN, tôi mong muốn lãnh đạo các đơn vị cũng cho phép “mở cửa” thông tin hơn, CBCNV các đơn vị sẽ tích cực, mạnh dạn đóng góp nhiều bài có ý nghĩa, đa chiều trên Nhóm. Qua đó, góp phần phát triển truyền thông, văn hoá nội bộ, góp nguồn tư liệu tiếp tục truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng khác.

những nền tảng số này. Chúng tôi vẫn thường “đùa” rằng, chuyển mình để có thể trở thành cả Youtuber, user Facebook, thực chất là trở thành những người làm truyền thông số.

Chính vì vậy, việc học tập để chuyển mình, theo kịp xu hướng truyền thông mới được lãnh đạo Trung tâm và lãnh đạo phòng đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện. Bản thân tôi cũng phải cố gắng học hỏi từ các kênh truyền thông nước ngoài hay những người làm truyền thông trong nước. Khi nhập vào “sân chơi” truyền thông số, những người đi lên từ báo chí truyền thống phải luôn đón đầu, nắm bắt kịp thời xu thế, thậm chí là tạo ra những xu hướng.

Thử thách và luôn vận động, đổi mới không ngừng là bản chất của những người làm báo. Bất kỳ phóng viên, biên tập viên nào, nhất là những người mới bước vào nghề báo đều phải sẵn sàng đón nhận, thích ứng với sự biến động này để thay đổi mình, bắt kịp cùng xu thế thời đại.

đổi mới để phù hợp với Thị hiếu của độc giả Khác với phóng viên/biên tập viên sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sản phẩm, người thiết kế sử dụng hình ảnh, font chữ, hiệu ứng,... và trên hết là xây dựng ý tưởng để làm nổi bật ý đồ các infographic, banner tĩnh/động muốn thể hiện. Các kênh mới, với các công cụ “đo” chính xác về lượt tiếp cận, tương tác là áp lực để người thiết kế phải sáng tạo, đổi mới các sản phẩm của mình, sao cho hấp dẫn, “níu” mắt độc giả và kích thích họ click vào nội dung…

Thiết kế đồ họa Nguyễn My:

Đặc điểm của infographic là ít khi sử dụng đến hình ảnh mà chủ yếu là các icon, font chữ, size chữ… tạo cho sản phẩm bắt mắt, tức là tạo hiệu ứng thị giác nhiều hơn. Trong khi đó, đặc thù ngành Điện là một ngành có hàm KHCN cao, việc tìm kiếm và chế tác các icon phù hợp, sinh động không đơn

Tiêu điểm: Báo chí – truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số

diễn đàn

Page 6: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

98 Tháng 6/2021TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

nắm BắT công nghệ, Thích ứng kịp Thời“Nội dung là vua, công nghệ là nữ hoàng” là nhận định được nhắc đến khi nói về báo chí trong thời đại số. Chỉ với một chiếc smartphone, mọi thông tin nóng hổi, hấp dẫn đã được độc giả đón nhận trong tầm tay. Chính vì vậy, áp lực của các tòa soạn không chỉ là thông tin chính xác, nhanh mà còn phải hấp dẫn người xem với đa dạng cách thể hiện; đồng thời phải am hiểu về công nghệ để có cách thể hiện phù hợp cho từng loại kênh truyền thông, từng đối tượng độc giả.

Nếu các video, clip của EVN, trước đây chỉ đăng tải trên Bản tin nội bộ EVNNews, website evn.com.vn, hiện nay đã có thêm nhiều kênh mạng xã hội. Đây là một áp lực không nhỏ đối với những người thực hiện nội dung, bởi không chỉ khối lượng công việc tăng lên, mà còn phải có những ý tưởng và sáng tạo trên các kênh truyền thông khác nhau.

Với các video, clip trên các trang mạng xã hội, khó khăn lớn nhất là làm sao hấp dẫn người đọc, phạm vi lan tỏa rộng, tăng lượt tương tác. Trong thời lượng ngắn, video phải truyền tải đầy đủ thông tin và gây được ấn tượng với người xem cả về nội dung và hình thức thể hiện. Do đó, đòi hỏi sự sáng tạo trong cách thể hiện thông qua hình ảnh, hiệu ứng âm thanh hay nói cách khác thường xuyên phải update (cập nhật) phần mềm đồ họa chuyên nghiệp, thêm các hiệu ứng thích hợp, chọn kỹ hình

Kỹ thuật dựng Xuân Hạnh:

ảnh, mang cảm xúc đến người xem, bởi độc giả sẽ không dành quá nhiều thời gian cho những nội dung “nhạt”.

Đối với khâu hậu kỳ, chúng tôi không chỉ dựng hình bằng hình ảnh trực quan, có sẵn mà còn phải biết vận dụng thiết kế đồ họa, làm infographic trong từng tác phẩm. Do đó, phải nỗ lực nắm bắt công nghệ, thích ứng kịp thời, không bị tụt lại phía sau. Cụ thể, tôi thường xuyên phải cập nhật các công nghệ mới về khâu sản xuất video, không ngừng học hỏi thêm các phần mềm đồ họa; đổi mới trong tư duy về dựng hình, nhất là dựng hình cho các video, clip mạng xã hội...

Rất nhiều khó khăn và áp lực phải vượt qua, nhưng chúng tôi cũng hạnh phúc khi những tác phẩm của mình được lan tỏa không chỉ đến với CBNV trong ngành Điện mà còn đến với đông đảo người xem, người sử dụng mạng xã hội trên cả nước. Qua đó, góp phần giúp người dân hiểu hơn về hoạt động của EVN, từ đó chia sẻ, đồng cảm và ủng hộ các hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn.

Tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt làm sai lệch về nội dung, được phát tán rộng rãi. Đây là một thực trạng đáng báo động và cần có những giải pháp loại bỏ.

Làm thế nào loại bỏ tin giả?

nhận diện Tin giảThực tế nhiều năm qua không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới

đều xuất hiện tình trạng tin giả “lộng hành”. Tại Việt Nam, tin giả xuất hiện trên mạng xã hội ở Việt Nam đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cá nhân, tổ chức và đời sống xã hội nói chung. Các loại tin giả này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video clip... nhưng được chỉnh sửa hoặc cắt ghép và thường đăng tải trên các trang thông tin không chính thống, qua các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn hay các công cụ tìm kiếm trên Internet.

Theo thống kê, tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực trong đời sống như, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Mặc dù các cơ quan báo chí, truyền thông chính thống đều có quy trình kiểm chứng nguồn tin, trải qua nhiều bước kiểm duyệt, nhưng tin giả vẫn “lọt” qua các hàng rào bảo vệ, kiểm duyệt để hiện diện trên các phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là trên mạng xã hội.

Ngành Điện nói chung và EVN nói riêng cũng không phải là ngoại lệ. Vào tháng 6/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, cộng thêm tình trạng nắng nóng kéo dài tại các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ, thông tin “EVN tăng giá điện”, rồi “100% người dân hài lòng về việc tăng giá điện” được một số website, mạng xã hội chia sẻ đã gây xôn xao dư luận. Ngay sau đó, Bộ Công Thương và EVN đã phải lên tiếng khẳng định, thông tin trên là thất thiệt, không chính xác.

Mới đây nhất, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã phải thông báo công khai với khách hàng “không

Huy P.

H. Hoa - Minh Tâm (thực hiện)

giản. Chính vì vậy, ngoài việc tham gia các khóa học do cơ quan tổ chức, tôi thường xuyên tìm kiếm các khóa học online về design, youtube, fanpage để nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là bắt kịp các xu thế thiết kế cho mạng xã hội.

Đặc biệt, tôi cũng tìm hiểu nhiều phần mềm thiết kế, từ đó, khéo léo kết hợp các phần mềm khi trình bày một ấn phẩm. Ví dụ, photoshop chuyên về hình

ảnh, được sử dụng để chỉnh sửa, cắt lọng, cúp sâu hình ảnh...; Illustrator thiên về sắp đặt, tô màu mảng nhanh, dễ dàng bóc tách các lớp sản phẩm; Indesign lại nghiêng về hỗ trợ dàn trang, làm mới font chữ... Khó khăn, áp lực là rất lớn khi yêu cầu, thị hiếu của độc giả ngày càng cao. Nhưng tôi luôn tự nhủ, những áp lực này chính là động lực để chúng tôi không ngừng nỗ lực, sáng tạo, làm cho các sản phẩm đẹp hơn, hấp dẫn hơn và được đông đảo người sử dụng mạng xã hội đón nhận.

Tiêu điểm: Báo chí – truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số

diễn đàn

Ảnh minh họa

Page 7: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

1110 Tháng 6/2021TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

có chuyện cắt điện luân phiên”, khi liên tục có một số trang tin điện tử, mạng xã hội đăng tải ngày 28/5/2021 về “lịch cắt điện luân phiên tại Hà Nội trong 3 ngày, từ 29 - 31/5/2021”...

Theo chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long, có nhiều nguyên nhân xuất hiện và lan truyền tin giả. Có những trường hợp do sự thiếu cẩn trọng của người tạo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông nhưng cũng không ít trường hợp vì động cơ nào đó, người ta cố tình tạo ra tin giả để dẫn dắt dư luận; có những trường hợp tạo, lan truyền tin giả chỉ đơn giản là muốn quảng bá danh tiếng từ việc “câu like”, “câu view” của một số cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, một người có thể dễ dàng tạo lập một website, một trang blog, fanpage... trên các mạng xã hội mà không phải đóng phí đã làm tăng số lượng tin giả; các cơ quan quản lý lại khó phát hiện, xử lý chưa kịp thời… Bên cạnh đó, năng lực quản lý, phát hiện và ngăn chặn tin giả của các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa kịp thời. Các chế tài xử phạt các đối tượng tạo lập và tán phát tin giả còn nhiều bất cập, nhận thức, trách nhiệm của

người sử dụng mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác còn chưa cao...

Đặc biệt, việc phát tán và lan truyền tin giả tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đời sống xã hội được dư luận quan tâm hoặc lợi dụng mạng xã hội để gây mất trật tự, an ninh xã hội, kích động người dân. Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cho rằng: “Những tin dạng gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội là dạng thông tin giả nguy hiểm nhất”.

giải quyếT Thế nào với Tin giả?Về khía cạnh pháp lý, theo PGS.TS Cao Thị Oanh- Trưởng khoa Pháp luật hình sự (Trường Đại học Luật Hà Nội), tùy theo nội dung, tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng mà hành vi đăng tin giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Với biện pháp hành chính, người vi phạm sẽ bị xử lý theo các điểm a, d, g khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

“Đây là các chế tài xử phạt nghiêm minh của pháp luật, nhằm răn đe, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin, góp phần giảm và ngăn chặn kịp thời tin giả hoành hành trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin, truyền thông trong thời gian qua” - PGS.TS Cao Thị Oanh cho biết.

Theo ông Nguyễn Ngọc Long, từ vấn nạn tin giả có thể thấy dư luận rất “khát” có những thông tin cập nhật, liên tục, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác. Thời gian qua, mạng xã hội đã và đang chiếm ưu thế lớn so với báo chí, vì tính cập nhật, dễ dàng tương tác ngay trên nền tảng, với số lượng tương tác “khổng lồ”...

Cuộc chiến chống tin giả sẽ vẫn còn cam go, khốc liệt vì hằng ngày, hằng giờ, tin giả giống như bệnh dịch vẫn tìm mọi cách để len lỏi, phát tán trong cộng đồng những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, thổi phồng sự sợ hãi, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Ông Long cho rằng, việc đưa tin đúng là chưa đủ, báo chí, truyền thông cần có nghĩa vụ vạch trần và dập tắt tin giả cũng như thông tin bị bóp méo, tăng thêm lượng thông tin sạch, hạn chế các cơ hội kích động, trục lợi... Vì vậy, báo chí, truyền thông thuộc các cơ quan nhà nước quản lý cần phải thực sự tỉnh táo, cung cấp thông tin nhanh, trung thực, chính xác. Các cơ quan, đơn vị, nhất là các đơn vị nắm giữ nhiều thông tin thiết yếu, có tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có ngành Điện cần chủ động

cung cấp thông tin công khai, minh bạch, nhanh chóng cho công chúng.

Tháng 1/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) và website tingia.gov.vn. Đây là cổng tiếp nhận trực tuyến các phản ánh về tin giả của tổ chức, cá nhân; công bố tin giả với mục tiêu góp phần làm lành mạnh không gian mạng. Đây cũng là cổng thông tin chính thống công bố tin giả bằng hình thức dán nhãn tin giả, tin sai sự thật; công bố tin xác thực; chủ động phát hiện các xu hướng thông tin có lượng người chia sẻ, tương tác lớn để đánh giá, thẩm định, dán nhãn tin giả (nếu có), qua đó cảnh báo người dân không chia sẻ và hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả.

“Với những công cụ, giải pháp tích cực trên, những thông tin chính thống sẽ xuất hiện nhiều hơn, áp đảo tin giả. Khi không còn niềm tin và hiểu rõ bản chất tin tức vô căn cứ trên mạng xã hội, người dân sẽ đặt niềm tin vào các kênh thông tin chính thống để xác minh thông tin họ quan tâm, từ đó định vị và khẳng định sự tin cậy, góp phần “đánh bại” tin giả” - ông Long khẳng định.

- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội..., sẽ bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng (đối với cá nhân) và từ 10 - 20 triệu đồng (đối với tổ chức).- Các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với một trong số các tội danh như tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117 BLHS); Tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS); Tội vu khống (Điều 156 BLHS); Tội đưa và sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288 BLHS)...

Tiêu điểm: Báo chí – truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Page 8: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

1312 Tháng 6/2021TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Trước “cơn bão” dữ dội, tốc độ, lôi cuốn và hấp dẫn của mạng xã hội dường như ai cũng có thể “làm báo”. Chỉ cần người đó sở hữu một chiếc điện thoại thông minh nối mạng Internet là có thể tạo bài viết. Các nhà báo cũng như các tòa soạn nếu không có những chuyển đổi tích cực, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ mất bạn đọc là có thật!

Làm báo thời “bão” mạng xã hội

Tràn ngập Thông Tin Thời COVID, sáng vừa mở mắt tôi đã nghe thấy hai bà hàng xóm đối thoại: “Bà Lan ơi,

bà đã nghe gì chưa, mạng nó đang đồn ầm lên, đầu phố nhà mình có một ca COVID đang bị phong tỏa cách ly kia kìa. Kiểu này đến chết mất thôi, COVID kề ngay cổ rồi!” Bà Lan rất tỉnh táo: “Mạng mà đồn thì tôi không tin. Bao giờ báo chí chính thống đăng tải, tôi mới tin nhé!”

Chỉ cần nghe mẩu đối thoại đời thường này là đủ thấy, bà con mình bây giờ nắm bắt thông tin quá nhanh nhưng cũng rất thông thái, họ biết phân biệt giữa thông tin trên mạng xã hội với cả báo chính thống và rất biết “sàng lọc” thông tin. Ở một góc độ khác, mẩu đối thoại cũng cho thấy rằng, dù mạng xã hội có bùng nổ thông tin thì báo chí chính thống vẫn có vị trí quan trọng, vẫn chiếm được sự tin tưởng trong đại đa số bạn đọc hiểu biết. Đó là bởi vì, họ đã hiểu đúng về nghề làm báo. Nhà báo là những người đưa tin chuyên nghiệp, có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin, sau đó xác minh tính xác thực của thông tin. Nhà báo đó cũng như tờ báo đó phải có trách nhiệm tới cùng về tính chân thực trong bài báo của mình.

Khi đã nhận diện được tính chuyên nghiệp, chính thống của nghề báo, bạn đọc sẽ hiểu và phân biệt được tính chính xác của một thông tin đăng trên mạng xã hội, cũng như một status hoặc một caption

nào đó trên facebook cá nhân. Phần lớn, tính xác thực và trách nhiệm với những thông tin trên các trang mạng xã hội đều rất yếu, phụ thuộc vào sự hiểu biết, nhận thức, ý đồ… của một cá nhân nào đó. Không giống như một tờ báo chuyên nghiệp được xây dựng, kiểm soát thông tin từ cơ quan chủ quản cùng cả hệ thống những người làm nghề chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm tuyệt đối trước pháp luật, mạng xã hội dù đã và đang được kiểm soát nhưng vẫn giống một cái chợ ai cũng có thể thoải mái vào ra, trả giá, cãi vã, xung đột… Chính vì vậy, một trong những biến tướng của nó mà gần đây đang làm các nhà quản lý đau đầu chính là fake news - thông tin giả mạo và trách nhiệm của người đăng các thông tin giả mạo này. Đây là một loại tội phạm mới và cần được bài trừ.

Tuy nhiên, dù muốn hay không, xã hội đều phải thừa nhận sự hấp dẫn của các thông tin trên mạng xã hội. Càng ngày mạng xã hội càng thu hút người đọc, không thể cưỡng lại được. Ai quan tâm tới tình hình chính trị đất nước không thể không đọc facebook nhà báo Liên Liên, nhà báo Tạ Bích Loan; quan tâm tới nông dân, nông nghiệp và khởi nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể không biết đến

facebook của nhà báo Vũ Kim Hạnh; thích tìm hiểu những câu chuyện xung quanh vấn đề tâm lý của lứa tuổi thanh, thiếu niên, thái độ, cách sống, những cảm xúc yêu thương, trách nhiệm với cuộc đời… không thể bỏ qua facebook của Phạm Gia Hiền, Đinh Đức Hoàng, Cu Trí, Phan Đăng...; bạn đọc yêu thích mảng đề tài sức khỏe, xương cốt, những kiến thức về y khoa chắc chắn sẽ mê mẩn facebook của Bác sĩ Khánh (Trần Quốc Khánh); hoặc muốn đọc các câu chuyện vui vẻ, hài hước, tếu táo, xả stress cùng văn hóa văn nghệ thì phải vào facebook của Cù Trọng Xoay, Song Hà… Mỗi người một cách, một văn phong, họ đều có cách hút bạn đọc của mình bằng những câu chuyện mà người đọc được đi đến cùng của sự tò mò, thỏa mãn. Hơn nữa, lối viết thoải mái, đôi khi có cả văng tục một chút cũng khiến cho các trang mạng xã hội “đời” hơn, đọc “sướng” hơn, người đọc thấy “đã” hơn. Đặc biệt là tính tương tác trong các bình luận với chủ “thớt” nhiều khi tạo thành “cơn nghiện” không thể dứt, gây nên những dư âm dậy sóng, lôi kéo rất nhiều người vào cuộc.

Báo chí và cuộc cạnh TranhThông Tin với mạng xã hội Mỗi lĩnh vực đều có phần ưu và nhược của mình, cho nên “đấu” nhau là việc thiếu văn minh, không cần thiết. Phát huy tối đa mặt mạnh của mình, báo chí có thể chậm hơn một nhịp so với mạng xã hội, nhưng tính chuẩn xác, độ tin cậy sẽ kéo người đọc lại. Sử dụng mạng xã hội như một kênh thu thập thông tin là điều rất cần thiết của giới báo chí. Tuy nhiên,

như đã nói trên, đây chính là “con dao hai lưỡi”, để viết chuẩn mực và có trách nhiệm trên mạng xã hội không phải người viết nào cũng có “tâm” và “tầm”, cho nên, khi báo chí luôn tuân thủ nguyên tắc tối thượng của báo chí, đó là sự thật, thì tờ báo đó luôn có độc giả của mình.

Với chiếc điện thoại thông minh, ai cũng có thể “làm báo”, ai cũng có thể cung cấp thông tin, bình luận, khen, chê…Thế mạnh của khuynh hướng truyền thông hiện đại là gia tăng sự tương tác với đối tượng, thông tin được cập nhật liên tục, chú trọng đưa tin quá trình diễn biến của sự kiện chứ không chỉ là kết quả của sự kiện đó. Đây chính là xu hướng biến đổi nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng đối với báo chí. Những xu hướng thông tin này, buộc các báo phải thay đổi hoạt động tác nghiệp cũng như thay đổi cách tư duy về độc giả.

Để giữ vững vị trí, sự tin cậy trong lòng bạn đọc, thiết nghĩ báo chí truyền thống cần làm tốt chức năng của mình. Không nên chậm trễ và né tránh. Sự kiện quan trọng xảy ra cần thông tin trước, thông tin ngay. Bởi báo chí có đủ điều kiện tác nghiệp để đi tìm sự thật, nói đúng sự thật và định hướng, dẫn dắt thông tin. Nếu làm tốt chức năng của mỗi cơ quan báo chí, làm tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mỗi nhà báo, thì thông tin sai sự thật, thông tin giả… sẽ giảm rất nhiều, góp phần không nhỏ vào việc làm gương, đề cao lương tâm và trách nhiệm xã hội của người làm báo- người đưa tin.

Minh Thủy

Tiêu điểm: Báo chí – truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số

góc nhìn đa chiều

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Page 9: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

1514 Tháng 6/2021TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Các tòa soạn báo lớn trên thế giới đang đẩy nhanh ứng dụng công nghệ hiện đại như, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi – khối (Blockchain), thực tế ảo (VR)… tạo ra các sản phẩm báo chí sinh động, hấp dẫn; các sự kiện, nhân vật được mô phỏng như đang diễn ra tại hiện trường.

Các toà soạn báo thời công nghệ số

công nghệ Thực Tế ảo Tạo ra“Báo nhúng”Công nghệ thực tế ảo đã bước đầu được

nghiên cứu và triển khai, tạo ra các tác phẩm báo chí đa phương tiện ở nhiều nước. Đặc điểm của loại báo này là giúp công chúng tiếp nhận thông tin với cảm giác như đang "nhập vai" vào nhân vật đang hiện diện trong môi trường diễn ra thông tin. Hiện nay, thuật ngữ “Immersive Journalism” (báo nhúng) đã ra đời, đặt tên cho các sản phẩm báo chí ứng dụng công nghệ thực tế ảo.

Tác phẩm báo chí đầu tiên được Tạp chí New York Times (Hoa Kỳ) thử nghiệm chuyển thể nội dung bằng hình thức thực tế ảo VR từ cách đây 5 năm mang tên “The Displaced” (Sự di tản). Nhờ công

nghệ thực tế ảo, câu chuyện về 3 trẻ tị nạn phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh đã được cậu bé Chuol - 9 tuổi ở miền Nam Sudan kể lại ngắn gọn, nhưng súc tích, dễ hình dung. Đoạn phim 360 VR của The New York Times chỉ dài khoảng 11 phút nhưng đã phác hoạ rõ nét cảnh hoang tàn, đổ nát trong các trại tị nạn với hơn 60.000 người trên thế giới, phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh, trong đó có đến một nửa là trẻ em. Có thể nói, một tác phẩm báo nhúng tạo ra đỉnh cao về sự tương tác giữa công chúng với tác phẩm báo chí. Công chúng có thể “du hành” và “đắm chìm” trong thế giới ảo - nơi sự kiện được tái hiện lại.

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) cũng được nhiều tòa soạn lớn như The Straits Times của Singapore, National Post của Canada sử dụng, làm sống động loại hình báo in. Bằng cách nhúng mã QR code trong các trang báo in và thông qua điện thoại thông minh, máy tính hay tablet, nội dung tin tức có thể hiển thị luồng video của một cuộc phỏng vấn, trailer của một bộ phim, một sự kiện hay bất kỳ một sự việc liên quan nào. Nhờ việc tích hợp này, thông tin trở nên sống động, hấp dẫn hơn. Theo đó, công chúng sẽ được tiếp nhận nhiều

thông tin hơn so với lượng thông tin bị giới hạn trên mặt báo - một nhược điểm lớn từ trước đến nay của báo in so với báo điện tử. Bên cạnh đó, việc nhúng AR trên các trang quảng cáo của báo in đang trở thành tiềm năng mới. Công nghệ này có thể coi là cơ hội cho quảng cáo - tiếp thị trên báo in, đặc biệt là trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp có xu hướng “rời bỏ” loại hình này vì hạn chế cách truyền tải thông tin.

khi máy Tính Tự động viếT TinNhằm gia tăng tốc độ xuất bản tin bài, các tòa soạn báo đã ứng dụng công nghệ AI tự động viết các tin mang tính thường xuyên, lặp lại, để các nhà báo có thể tập trung vào các bài viết chuyên đề sâu hơn. Chẳng hạn, phần mềm Heliograf (The Washington Post) đưa tin về các sự kiện thể thao và hoạt động tranh cử; RADAR (Press Association, 2017) có khả năng thu thập dữ liệu và tự động viết 30.000 bài báo /tháng; SALCO (BBC) viết 689 tin/ đêm về cuộc bầu cử năm 2019;... Các nhà báo sẽ viết các mẫu văn bản, các mẫu này sau đó được mã hóa và tự động điều chỉnh thông tin của văn bản theo các vị trí địa lý được xác định trong dữ liệu.

Hãng tin Reuters cũng sử dụng AI dự đoán chủ đề của tin tức sau đó thu thập và xử lý dữ liệu, xây dựng hình ảnh. Tờ NewYork Times đã sử dụng AI để nhận dạng các nghị sĩ quốc hội theo các ảnh.

Các bức ảnh được phóng viên chụp gửi về tòa soạn sẽ được gửi trả lại phiên bản mới có chú thích tên thành viên quốc hội từ kết quả nhận dạng. Bên cạnh đó, ứng dụng chuyển văn bản thành giọng nói (Text to Speech) của công nghệ AI cũng đang là xu hướng của các tòa soạn khi cho phép tự động chuyển các tin bài dưới dạng văn bản thành tập tin âm thanh để đọc bài đó giống như báo nói. Giải pháp này rất hữu ích cho các đối tượng là những người già, người khiếm thị, người lái xe hoặc những người không có nhiều thời gian để đọc báo.

Dù tốc độ phổ biến của AI trong lĩnh vực báo chí ngày càng gia tăng nhưng theo ước tính của Công ty Tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey, AI hiện tại chỉ có thể tự động hóa khoảng 15% công việc của phóng viên và 9% công việc của BTV. Trên thực tế, AI mới chỉ làm tốt những công việc được lặp đi lặp lại, chẳng hạn như các tin thời tiết, thể thao, một số tin tức về tài chính doanh nghiệp hay chứng khoán... AI chưa thể thay thế hoàn toàn công việc đòi hỏi lao động sáng tạo của loại hình báo viết như, phóng sự-điều tra, phỏng vấn, tư duy chuyên gia, khả năng thích ứng và sáng tạo....

Đình Ngà

Tiêu điểm: Báo chí – truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tác phẩm “The Displaced”– tác phẩm báo chí đầu tiên được Tạp chí New York Times chuyển thể nội dung bằng hình thức thực tế ảo. Nguồn ảnh: https://vrfilmreview.ru/

Công nghệ thực tế ảotăng cường (AR) mang lại nhiều lợi ích cho báo in.Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Page 10: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

1716 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Tiêu điểm: Báo chí – truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số

sử dụng BLockchain Trong Biên Tập, kiểm duyệT nội dungĐể xác định nguồn gốc và kiểm chứng thông tin, Blockchain (chuỗi khối) là công nghệ đang được ứng dụng, thử nghiệm tại các tòa soạn báo. Một số công cụ kiểm chứng nổi tiếng như Full Fact (Mỹ), Chequeabot (Argentina), PolitiFact (Hoa Kỳ),... đã dựa trên các công cụ xử lý để xác định các phát ngôn trong truyền thông và khớp chúng với cơ sở dữ liệu của các fact-check hiện có khi kiểm tra tính chính xác của thông tin. Chẳng hạn, Chequeabot sử dụng các công cụ lập trình như Freeling (trường Đại học Polytechnic của Catalonia), Nltk và Gensim để trích xuất văn bản, phân tích câu và dự đoán dựa trên học máy. Từ tháng 1/2019, Chequeado bắt đầu chia sẻ code của Chequeabot trên GitHub. Do đó, mọi người đều có thể sử dụng công nghệ này trong tòa soạn.

Công nghệ Blockchain cũng được một số hãng thông tấn như New York Times, Forbes, AP thử nghiệm xác thực nội dung. Công nghệ này có thể lưu trữ dữ liệu bao gồm, thời gian và địa điểm chụp ảnh, quay video, đăng bài, người thực hiện hành động, phương thức thực hiện cũng như thời điểm thông tin được chỉnh sửa và xuất bản,... Qua đó, góp phần minh bạch thông tin về quyền tác giả, đồng thời, tăng sự tin tưởng của độc giả và thúc đẩy năng lực của các nhà báo chân chính.

Ngoài ra, để đến gần hơn với bạn đọc, các tòa soạn còn sử dụng Chatbot. Ví dụ, Chatbot của The Guardian (Anh) cho phép người dùng chọn phiên

bản US, UK và Uc của Guardian News, chọn khoảng thời gian và gửi các bài phóng sự hàng ngày thông qua Facebook Messenger. Nếu người dùng chỉ muốn nắm bắt, theo dõi các tiêu đề và tin tức thể thao, hay đọc các tin tức khoa học và xu hướng công nghệ, họ có thể bổ sung thông tin, khi đó giao diện Chatbot sẽ trả lời tin nhắn với nội dung liên quan đến truy vấn của người sử dụng.

những Thách Thức cho các Tòa soạn của việT nam Hai năm trở lại đây các tòa soạn Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với các xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực báo chí. Nhiều tòa soạn đã nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động của mình như khai thác dữ liệu lớn, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) gợi ý bài viết riêng biệt theo sở thích, thói quen của từng độc giả (như Zing, VnExpress, Chuyên trang Thế giới trẻ của Báo Bưu điện Việt Nam); chat bot (Vietnamplus); hay báo nói tự động (Dân trí, Tổ quốc, ICTnews). Đây là tín hiệu tốt cho thấy sự quan tâm và ứng dụng công nghệ vào hoạt động xuất bản của các tòa soạn đồng thời chủ động xây dựng thêm nhiều hình thức tương tác mới với độc giả, đặc biệt là những người thích nghe tin thay vì xem tin.

Tuy nhiên, để thực sự chuyển mình trong “cuộc cách mạng số”, các tòa soạn báo cần phải có hạ tầng công nghệ thông tin tốt, tốc độ làm báo nhanh hơn, kỹ năng tác nghiệp trên môi trường mạng linh hoạt hơn, tương tác với báo chí và mạng xã hội.... Bên cạnh đó, không thể thiếu những công cụ quản lý tin bài cho tòa soạn tích hợp và quản lý hoạt động của PV, BTV theo hướng nhanh và thuận tiện nhất. Đây thực sự là một “cuộc đua” cho các cơ quan báo chí, đúng như lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn “Báo chí và công nghệ” năm 2020: “Công nghệ sẽ tạo ra cuộc chơi mới, mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động rất mạnh, đặt báo chí vào hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, phát triển. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí.”

Nhân dịp kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2021), Trung tâm Thông tin Điện lực (EVNEIC) vinh dự được các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn, Công đoàn Điện lực Việt Nam chúc mừng và biểu dương những đóng góp của EVNEIC trong việc nâng cao hiệu quả truyền thông của Tập đoàn. Cũng trong dịp này, nhiều đơn vị, cá nhân và bạn đọc đã gửi điện hoa chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên EVNEIC nhân Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam.

Trung tâm Thông tin Điện lực và Ban biên tập Tạp chí Điện lực xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Ban, đơn vị trong ngành, các đối tác, cộng tác viên, bạn đọc đã dành cho những người làm báo, truyền thông của EVNEIC tình cảm, sự quan tâm, động viên vô cùng quý báu, tiếp thêm động lực để cán bộ, phóng viên EVNEIC nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới trong tác nghiệp báo chí, tăng hiệu quả các sản phẩm báo chí, truyền thông xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam!

Kính thưa Quý độc giả! Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, để bắt kịp xu thế truyền thông mới, nhất là trong thời đại công nghệ số, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã phát triển mạnh mẽ nhiều loại hình truyền thông mới như: Trang tin điện tử EVN.COM.VN, fanpage ĐIỆN LỰC VIỆT NAM, nhóm nội bộ trên nền tảng facebook ĐỒNG NGHIỆP EVN, và kênh youtube ĐIỆN LỰC VIỆT NAM - EVNnews… Chính vì vậy, để dành nguồn lực tập trung cho các kênh truyền thông mới, được sự đồng ý của Bộ Thông tin & Truyền thông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, BBT Tạp chí Điện lực quyết định dừng xuất bản ấn phẩm Thế giới điện kể từ sau số tháng 6/2021; ấn phẩm Quản lý & Hội nhập sẽ giảm kỳ từ 01 số/ tháng xuống còn 3 tháng/số.

Ban biên tập Tạp chí trân trọng cảm ơn các chuyên gia, nhà quản lý cùng đông đảo các PV, nhà báo và hàng trăm CTV trên cả nước đã đồng hành với Tạp chí Điện lực trong thời gian qua.

Chúng tôi rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác, ủng hộ của Quý độc giả đối với ấn phẩm của Tạp chí Điện lực chuyên đề Quản lý & Hội nhập (sẽ phát hành kỳ tiếp theo vào tháng 9/2021) và các kênh truyền thông khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Chúc Quý độc giả luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Trân trọng cảm ơn!

Ban biên tập

Thư tòa soạn

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) mang lại nhiều lợi ích cho báo in. Ảnh minh họa

Tháng 6/2021

Page 11: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

1918 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập Tháng 6/2021

EVN chủ động giảm giá điện, tiền điện đợt 3 cho khách hàng bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19Mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng.

B. Hoa

Cùng với việc ủng hộ hơn 450 tỷ đồng cho các hoạt động phòng,

chống dịch COVID-19, được sự đồng ý của Chính phủ và Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết định giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 cho khách hàng là cơ sở lưu trú du lịch bị ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài và các cơ sở cách ly, cơ sở y tế phòng chống COVID-19, với tổng số tiền khoảng 1.570 tỷ đồng. Sự chủ động, kịp thời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giúp khách hàng giảm bớt khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COIVD-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Bắc Giang cho biết, trong thời điểm bình thường, Bệnh viện chỉ có khoảng 200 bệnh nhân. Tuy nhiên, từ tháng 5/2021 đến nay, khi được giao nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện thường xuyên phải tiếp

nhận, điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân. Cùng với đó, Bệnh viện cũng vừa đưa vào hoạt động tòa nhà 5 tầng, nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh. Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm 20% chi phí tiền điện là sự sẻ chia rất đáng quý. Đây cũng là động lực để Bệnh viện tiếp tục cố gắng, tập trung, dồn sức cho điều trị các bệnh nhân COVID-19.

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang được trưng dụng làm cơ sở cách ly phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh. Từ tháng 5 trở lại đây, Trung tâm luôn có gần 50 công dân cách ly và 30 chiến sĩ Trung đoàn 831, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Thiếu tá Đồng Văn Tài - Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 831 cho biết, không chỉ phục vụ cho những người phải cách ly, Trung tâm còn đảm bảo công tác hậu cần cho cả Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng,

nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện là rất lớn. Cùng với đó, thời tiết nắng nóng gay gắt nên việc sử dụng các thiết bị làm mát phục vụ công dân cách ly cũng tăng mạnh.

Thiếu tá Đồng Văn Tài đánh giá: Thời gian qua, Công ty Điện lực Bắc Giang đã đảm bảo cung cấp đủ điện cho khu cách ly phòng, chống dịch. Đặc biệt, việc ngành Điện giảm tới 100% tiền điện cho khu cách ly là một hành động rất có ý nghĩa, hỗ trợ rất thiết thực cho các khu cách ly y tế.

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực làm các thủ tục cần thiết để thực hiện giảm giá điện, tiền điện cho các đối tượng theo đúng quy định. Các Tổng công ty Điện lực/Công

ty Điện lực/Điện lực đã niêm yết công khai về chính sách hỗ trợ giảm giá bán điện, giảm tiền điện đợt 3 tại các địa điểm giao dịch, trên website Chăm sóc khách hàng, website của các đơn vị. Đồng thời, thông báo cho các khách hàng qua tin nhắn zalo, qua facebook.

Ông Lê Văn Trang - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, dự kiến, tổng số tiền giảm giá điện, giảm tiền điện lần 3 cho khách hàng của EVNNPC là 260 tỷ

đồng. Các Công ty Điện lực trực thuộc EVNNPC đã báo cáo UBND tỉnh/thành phố và đang phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương rà soát lại thông tin về các đối tượng khách hàng được hỗ trợ đợt 3, hướng dẫn khách hàng về trình tự, thủ tục, kịp thời, đầy đủ, đúng quy định, đúng đối tượng, tránh sót lọt hoặc để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách.

Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNNPC đã chủ động tổ chức bồi huấn cho các điện thoại viên về việc hỗ trợ giảm giá bán điện,

giảm tiền điện đợt 3, phương pháp tính toán, thay đổi giá trên hóa đơn tiền điện… kịp thời giải đáp cho khách hàng. Đồng thời Công ty CNTT Điện lực miền Bắc đang cập nhật, hiệu chỉnh, kiểm tra thử các chức năng trên phần mềm Quản lý thông tin khách hàng, đảm bảo thực hiện nhanh và chính xác.

Theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), dự kiến số tiền hỗ trợ cho khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đợt này khoảng 105 tỷ đồng trong đó cơ sở lưu trú du lịch khoảng 98,2 tỷ đồng và cơ sở cách ly, khám chữa bệnh COVID-19 khoảng 6,9 tỷ đồng. EVNHCMC đã đề nghị Sở Y tế TP.HCM lập và cung cấp danh sách các cơ sở phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố không thu phí; đề nghị Sở Du lịch TP. HCM lập và cung cấp danh sách cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn theo quy định tại Luật Du lịch 2017, để có cơ sở giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng theo đúng quy định.

Năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, đề xuất cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện trong 2 đợt với tổng số tiền lên đến gần 12.300 tỷ đồng.

Các đối tượng giảm giá điện đợt 3:- Các cơ sở lưu trú du lịch: Giảm giá bán điện từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất;- Các cơ sở đang thực hiện làm nơi cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19: Giảm 100% tiền điện;- Các cơ sở y tế đang được sử dụng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nghiễm, đã nhiễm COVID-19: Giảm 20% tiền điện;- Thời gian giảm giá điện, tiền điện: 7 tháng, kể từ kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2021 đến kỳ hóa đơn tiền điện tháng 12/2021. * Không thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện đối với các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thu phí cách ly y tế tập trung.

Sự kiện - vấn đề

Các đơn vị trực thuộc EVN đang tích cực thực hiện thủ tục giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng. Ảnh ĐVCC

Page 12: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

2120 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập Tháng 6/2021

Thủy điện Hòa Bình khẳng định vai trò chiến lược, đa mục tiêuNhà máy Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn thứ 2 của Việt Nam. Trải qua 33 năm kể từ ngày tổ máy số 1 đi vào vận hành, Nhà máy luôn khẳng định vai trò chiến lược, đa mục tiêu, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bài, ảnh: Đinh Liên

Cung Cấp 250 tỷ kWh Cho hệ thống điện quốC gia

Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình cho biết, vào 2h05 phút ngày 25/5/2021, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đạt sản lượng 250 tỷ kWh, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trước năm 2010, sản lượng điện trung bình hàng năm của Nhà máy đạt xấp xỉ công suất thiết kế 8,16 tỷ kWh.

Giai đoạn mới đi vào vận hành, sản lượng điện sản xuất của Nhà máy chiếm từ 35-40% tổng sản lượng điện toàn hệ thống, không chỉ đáp

ứng nhu cầu điện khu vực phía Bắc mà còn có thể cung cấp một phần cho các tỉnh phía Nam, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra ở phía Nam thời điểm đó. Từ năm 2010 đến nay, sản lượng điện của Thủy điện Hòa Bình tăng lên xấp xỉ 10 tỷ kWh/năm, tăng 24,2% so với sản lượng thiết kế ban đầu. Riêng năm 2017, Nhà máy lập kỷ lục, đạt sản lượng 11,29 tỷ kWh/ năm.

Trong hệ thống điện quốc gia, Thủy điện Hòa Bình còn đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện. Toàn bộ 8 tổ máy có khả năng chuyển đổi nhanh giữa các chế độ làm việc,

nên nhà máy luôn đảm nhận tốt vai trò điều tần và điều áp, góp phần duy trì ổn định chất lượng điện cho cả hệ thống điện.

Cắt 46 Cơn lũ Có đỉnh lũ vượt 7.000 m3/sVới lưu lượng dòng chảy mùa lũ chiếm đến trên 50% dòng chảy của sông Hồng, việc điều tiết lũ sông Đà có tính chất đặc biệt quan trọng cho khu vực hạ du và đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình cho biết, những năm chưa có Thủy điện Hòa Bình, vào mùa lũ hàng năm, tỉnh Hòa Bình và toàn bộ khu vực hạ du sông Hồng thường xuyên phải chịu cảnh lũ lụt. Các vùng ven bãi thường phải chịu cảnh ngập lụt từ 2 đến 3 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như sản xuất của người dân. Các bãi ven

sông hầu như không thể canh tác được từ tháng 6 đến tháng 9. Khi lũ trên sông Đà xuất hiện với các trận lũ có đỉnh từ 5.000 đến 10.000 m3/s kết hợp với dòng chảy của sông Lô, sông Thao, mực nước lũ tại Thủ đô Hà Nội thường xuyên ở mức báo động 2 và trên báo động 2. Đối với các trận lũ lớn (có đỉnh trên 10.000 m3/s) mực nước lũ ở đồng bằng Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội thường ở mức báo động 3, trên báo động 3, rất nguy hiểm cho hệ thống đê điều và tình trạng vỡ đê cũng đã từng xảy ra (điển hình là năm 1971).

Công trình Thủy điện Hòa Bình đang là chốt chặn cuối cùng trên hệ thống bậc thang Thủy điện sông Đà để phòng, chống lũ bảo vệ Thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hồ chứa thủy điện Hòa Bình đã tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho vùng hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ

chứa với dung tích hơn 9 tỷ m3 đã góp phần bảo vệ vùng Đồng bằng Bắc bộ cơ bản không xảy ra tình trạng ngập lụt.

Trải qua 33 năm vận hành, công trình đã cắt được nhiều trận lũ trên sông Đà và đã đạt được hiệu quả KT-XH hết sức to lớn. Ngoài việc điều tiết hạ thấp đỉnh lũ cho vùng hạ du, công trình Thủy điện Hòa Bình còn làm thay đổi đỉnh lũ, tránh tạo thành lũ đồng pha với các sông Lô, Thao, nhờ giải pháp xả trước khi lũ về hoặc tích nước tại hồ sau đó mới xả.

Điển hình là việc điều tiết mực nước trận lũ lịch sử với đỉnh lũ đạt 22.650 m3/s, xuất hiện ngày 18/8/1996. Công trình đã cắt được lưu lượng xả xuống hạ du là 9.550 m3/s, làm giảm mực nước hạ lưu tại Hòa Bình là 1,81m và giảm mực nước sông Hồng tại Hà Nội là 0,87m. Nếu công trình

không tham gia cắt lũ, mực nước tại thành phố Hòa Bình sẽ đạt 24,72m, thiệt hại là rất lớn, gây ngập lụt trên diện rộng khu vực thành phố Hòa Bình, ảnh hưởng đến hệ thống đê sông Hồng - công cụ bảo vệ thành phố Hà Nội.

Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình cho biết, từ năm 1988 đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã điều tiết 46 trận lũ có lưu lượng trên 7.000 m3/s, góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du. Nhà máy Thủy điện này còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng và tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác.

Không chỉ thực hiện tốt các nhiệm vụ chống lũ và phát điện, hàng năm, Công ty Thủy điện Hòa Bình còn đóng góp nguồn kinh phí lớn vào ngân sách của Nhà nước và địa phương. Những năm gần đây, Công ty đã đóng góp cho tỉnh Hòa Bình từ 1.000-1.400 tỷ đồng/năm, nộp thuế tài nguyên cho tỉnh Sơn La từ 300-450 tỷ đồng/năm, đóng góp tiền dịch vụ môi trường rừng cho 6 tỉnh thuộc khu vực phía thượng nguồn sông Đà trên 200 tỷ đồng/năm.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình do Liên Xô (cũ) giúp đỡ xây dựng từ năm 1979, với 8 tổ máy, tổng công suất đặt 1.920MW.

một số cột mốc chính của nhà máy thủy điện hòa Bình:- Ngày 6/11/1979: Khởi công xây dựng.- Ngày 30/12/1988: Tổ máy 1 hòa lưới quốc gia.- Ngày 20/12/1994: Khánh thành Nhà máy.- Ngày 25/02/2005: Sản lượng điện đạt mốc 100 tỷ kWh.- Ngày 25/5/2021: Sản lượng điện đạt mốc 250 tỷ kWh.

Sự kiện - vấn đề

Các tổ máy của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đạt sản lượng 250 tỷ kWh điện vào ngày 25/5/2021

Page 13: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

2322 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập Tháng 6/2021

ký kết hợp đồng gói thầu EpC trị giá hơn 30 nghìn tỷ đồng

Dự án nhà máy nhiệt điện quảng trạch i:

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I vừa ký kết hợp đồng gói thầu EPC “Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp công trình”. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu triển khai xây dựng dự án.

Ngân Hà

sử Dụng Công nghệ trên siêu tới hạnDự án Nhà máy nhiệt

điện Quảng Trạch I có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cao độ an toàn và ổn định trong vận hành hệ thống điện. Dự án này đi vào vận hành sẽ bổ sung một lượng đáng kể nguồn điện chạy nền trong cơ cấu nguồn điện của quốc gia, góp phần đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HĐTV EVN cho biết: Nhà máy sẽ sử dụng công nghệ trên siêu tới hạn. Đây là công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, đồng thời cũng là công nghệ tốt nhất trong lĩnh vực nhiệt điện than tại Việt Nam hiện nay. Việc áp dụng công nghệ này mang lại hiệu quả cao cho dự án do hiệu suất cao và giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường, nồng độ các chất trong khí thải, nước thải trước khi thải ra môi trường, đáp ứng tất cả các chỉ số

quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của Pháp luật Việt Nam hiện hành, nhiều chỉ số thậm chí còn tốt hơn quy định. Công nghệ này cũng hoàn toàn đáp ứng bộ tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tín dụng trên thế giới.

Ngày 29/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 483/QĐ-TTg về việc cấp tín dụng vượt giới hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đối với EVN và người có liên quan để thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1. Theo đó, Vietcombank cho EVN vay 27.100 tỷ đồng thực hiện Dự án. Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I với tổng mức đầu

tư khoảng 41.130 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,84 tỷ USD), quy mô gồm 2 tổ máy, tổng công suất thiết kế khoảng 1.200 MW.

Gói thầu EPC là gói thầu chính và có quy mô lớn nhất của Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I trị giá khoảng 30.238 tỷ đồng. Đây là gói thầu nằm trên đường găng quan trọng nhất, có giao diện ảnh hưởng tới các gói thầu khác và quyết định tiến độ hoàn thành chung của cả Dự án.

Ý thức được tầm quan trọng của gói thầu EPC, thời gian vừa qua EVN đã quyết liệt chỉ đạo Ban QLDA Điện 2, đơn vị tư vấn, các Ban chuyên môn của EVN phối hợp chặt chẽ, triển khai tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế, qua đó đã lựa chọn được nhà thầu trúng thầu là Liên danh giữa các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm của Nhật Bản - Hàn Quốc và Việt Nam, liên danh Mitsubishi Corporation - Hyundai E&C - Tổng công ty xây dựng số 1.

tiến độ song hành Cùng Bảo vệ môi trườngÔng Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: Các dự

án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch mang ý nghĩa quan trọng và tạo động lực phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. Tỉnh Quảng Bình cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để EVN triển khai thi công dự án; sẽ tích cực chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan với tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hoàn thành việc bàn giao mặt bằng còn lại để triển khai dự án đúng tiến độ đề ra.

Tỉnh Quảng Bình mong muốn EVN và các nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương liên quan trong việc thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo môi

trường, an ninh trật tư, an toàn trong quá trình triển khai Dự án.

Ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị EVN chỉ đạo đảm bảo tiến độ đề ra, tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng. Trong quá trình triển khai kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công và vận hành, đảm bảo tiến độ, chất lượng, chi phí, hiệu quả đầu tư. Trong quá trình thi công cần đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, không để xảy ra bất kỳ sự cố môi trường nào. Cùng với đó khẩn trương hoàn thành các thủ tục tiếp theo để thu xếp được phần vốn vay còn lại cho dự án. Ngoài ra, ông Hồ Sỹ Hùng cũng đề nghị EVN tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư Dự án NMNĐ Quảng Trạch II đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

Để đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tỉnh Quảng Bình, đồng thời đáp ứng tiến độ, chất lượng dự án, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành yêu cầu Ban QLDA

Dự án nmnđ quảng trạch i:- Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam- Đại diện chủ đầu tư quản lý, điều hành dự án: Ban QLDA Điện 2;- Địa điểm xây dựng: Thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình;

- Tổng mức đầu tư: 41.130 tỷ đồng;- Dự kiến khởi công: Quý III/2021;- Phát điện tổ máy 1: 42 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực;- Phát điện tổ máy 2: 48 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực;- Hoàn thành công trình: Năm 2025.

Sự kiện - vấn đề

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và lãnh đạo EVN tặng hoa chúc mừng Ban QLDA Điện 2 và liên danh nhà thầu.Ảnh: Huyền Thương

Phối cảnh Trung tâm Điện lực Quảng Trạch. Ảnh ĐVCC

Page 14: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

2524 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập Tháng 6/2021

Điện 2 tập trung cao độ trong công tác tổ chức quản lý dự án, giám sát và quản lý hợp đồng. Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Ban chuyên môn của Tập đoàn tập trung chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ để Ban QLDA Điện 2 hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ông Dương Quang Thành cũng yêu cầu liên danh nhà thầu đảm bảo tiến độ chung của dự án, đặc biệt phải phối hợp chặt chẽ với Ban QLDA và các nhà thầu khác thực hiện tốt các giao diện giữa các gói thầu; đảm bảo chất lượng công trình, phối hợp với Ban QLDA xây dựng và triển khai hệ thống quản lý dự án, kiểm soát chất lượng thi công trên công trường. Triển khai hệ thống quản lý An toàn - Sức khỏe - Môi trường (HSE), tuân thủ các quy trình kiểm soát để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường xã hội trong quá trình triển khai xây dựng theo đúng quy định của hợp đồng. Ứng dụng mô hình BIM trong quản lý dự án. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, ứng phó rủi ro, sự cố theo báo cáo tác động môi trường đã được phê duyệt, cũng như các quy định hiện hành. Chế tạo, mua sắm, lắp đặt và vận hành nhà máy đảm bảo các thông số phát thải theo quy định tại hợp đồng đã ký kết.

phấn đấu đóng điện trong tháng 6/2021

Dự án đường dây 500kv mạch 3 đoạn Dốc sỏi - pleiku 2:

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) khi trao đổi với phóng viên về tiến độ thực hiện Dự án Đường dây 500kV mạch 3 (Vũng Áng – Quảng Trạch – Dốc Sỏi - Pleiku 2).

PV: Thưa ông, khó khăn lớn nhất trong khi thi công đường dây 500kV mạch 3 đoạn Dốc Sỏi - Pleiku 2 là khâu GPMB đã được tháo gỡ. Vậy CPMB đã có những giải pháp gì để hoàn thành Dự án vào cuối tháng 6/2021? Ông Nguyễn Đức Tuyển: Để hoàn thành đoạn tuyến vào cuối tháng 6/2021, lãnh đạo Ban, cán bộ Phòng Kỹ thuật - Đền bù, thường xuyên có mặt trên công trường, tập trung chỉ đạo thi công tại các khoảng néo còn lại, tháo gỡ và xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. Trong một số tình huống, chúng tôi sẽ có phương án bổ sung nhân lực, phương tiện

thi công cho các đội kéo dây (nếu không đảm bảo), điều động kịp thời vật tư, thiết bị trong quá trình thi công…

CPMB luôn chủ động phối hợp với các địa phương, giải quyết mọi vướng mắc, khó khăn liên quan đến khâu BT-GPMB còn lại, đặc biệt là các thủ tục nhà tái định cư, hành lang tuyến... kịp bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công kéo dây. Trong giai đoạn nước rút, lãnh đạo CPMB thường xuyên theo dõi và trực tiếp giải quyết, gặp gỡ chính quyền các địa phương, tạo mọi điều kiện BT-GPMB; đồng thời chỉ đạo đơn vị thi công tăng cường nhân lực, phương tiện thi công, ngay sau khi giải quyết xong khâu đền bù.

CPMB cũng yêu cầu đơn vị thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế,… linh hoạt hơn nữa trong khâu điều hành, kịp thời điều chuyển nhân lực, phương tiện ở những nơi còn vướng mắc sang thi công tại các điểm khác, tránh tình trạng phải chờ đợi, gây lãng phí nhân lực. Ban Tiền phương

phải thường xuyên trao đổi, giải quyết ngay mọi vướng mắc hàng ngày, đảm bảo điều kiện thi công ngay hôm sau. Trong khâu nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu hành lang tuyến, CPMB đã thống nhất với các đơn vị: tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và quản lý vận hành theo nguyên tắc, thi công đến đâu là nghiệm thu hoàn thành đến đó, kết thúc việc kéo dây khoảng néo cuối cùng, cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo đủ điều kiện để đóng điện vận hành.

PV: Thưa ông, khi đoạn Dốc Sỏi - Pleiku 2 thuộc dự án Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành có ý nghĩa như thế nào? Ông Nguyễn Đức Tuyển: Việc hoàn thành đường dây 500kV Dốc Sỏi - Pleiku 2 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng cường năng lực truyền tải của lưới điện 500kV. Cùng với đó, khi đoạn tuyến hoàn thành sẽ là động lực thúc đẩy toàn tuyến Đường dây 500kV mạch 3 từ địa phương, các nhà thầu xây lắp đến các đơn đơn vị liên quan, tập trung tối đa nguồn lực, giải

quyết mọi vướng mắc, sớm bàn giao mặt bằng còn lại và tổ chức thi công theo đúng kế hoạch, đảm bảo hoàn thành toàn tuyến đường dây 500kV mạch 3 từ Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2.

Khi toàn tuyến hoàn thành sẽ giải quyết được nguy cơ sự cố trên các đường dây truyền tải Bắc - Trung, góp phần đảm bảo an toàn cung cấp điện, an ninh năng lượng quốc gia và giảm chi phí vận hành chung của hệ thống điện khi gia tăng truyền tải công suất của các NMĐ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam, tạo điều kiện vận hành kinh tế hệ thống điện sau năm 2025.

PV: Sau khi hoàn thành thi công tuyến này, mục tiêu tiếp theo của CPMB là gì đối với đường dây 500kV mạch 3? Ông Nguyễn Đức Tuyển: Sau khi hoàn thành đoạn Dốc Sỏi - Pleiku 2, CPMB sẽ tập trung nguồn lực thi công đoạn Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi. Xác định đường găng thi công, tháo

gỡ kịp thời các vướng mắc, nhất là vướng mắc còn lại trong khâu BT - GPMB, đặc biệt là tại các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Nam.

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp và kéo dài, CPMB yêu cầu đơn vị xây lắp cần có các phương án điều động nhân lực kịp thời phục vụ thi công, hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.

Tuy nhiên, hiện nay khâu BT-GPMB chưa đảm bảo được yêu cầu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (bàn giao các vị trí móng còn lại trong tháng 4/2021, hành lang tuyến trước 15/5/2021), hầu hết các địa phương đều cam kết bàn giao mặt bằng từ 30/6 đến 15/7/2021. Với khối lượng còn lại rất lớn và việc bàn giao mặt bằng kéo dài đến tháng 7/2021, CPMB quyết tâm phấn đấu hoàn thành Dự án trong Quý III/2021.

PV: Xin cảm ơn ông! Lê Việt (thực hiện)

Ông Nguyễn Đức Tuyển

Sự kiện - vấn đề

Dự án Đường dây 500kV mạch 3 đoạn Dốc Sỏi - Pleiku 2 phấn đấu hoàn thành trong tháng 6/2021. Ảnh: Đinh Liên

Page 15: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

2726 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập Tháng 6/2021

Hiệu quả từ ứng dụng BIM Từ năm 2019, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) đã tổ chức thí điểm mô hình thông tin công trình (BIM) cho Dự án TBA 220kV Krông Ana và đấu nối, Dự án TBA 220kV Duy Xuyên. Mô hình này mang lại hiệu quả thực tế như thế nào?

Lê Việt

nhiều lợi íCh CPMB được giao nhiệm vụ triển khai xây dựng

đề án mô hình thông tin công trình (BIM) cho các dự án lưới truyền tải điện. Đây là cơ hội không chỉ đối với CPMB mà còn giúp cho EVNNPT từng bước tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quốc tế, áp dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đơn vị trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hiệu quả, phù hợp với xu thế CMCN 4.0 và chiến lược phát triển của EVNNPT. Đây cũng là một nội dung rất quan trọng về chuyển đổi số trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Ông Phạm Văn Vận - Trưởng phòng Thẩm định CPMB cho biết, từ xu hướng phát triển BIM trên thế giới, cùng chủ trương của Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNNPT đã tiếp cận và đẩy nhanh ứng dụng BIM, hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công, quản lý vận hành các công trình xây dựng nói chung và các công trình truyền tải nói riêng. Mô hình BIM là phương pháp tối ưu hóa quá trình thiết kế thi công và vận hành công trình xây dựng.

Về cơ bản, BIM được hình thành từ mô hình 3D trên máy tính và có thể được nâng cấp bằng cách bổ sung thông tin như, thời gian, chi phí sử dụng và kết quả là dự án sẽ tạo ra một tập hợp các mô hình BIM với thông tin phong phú, có thể sử dụng trong suốt vòng đời dự án.

Phân tích về những ưu điểm của BIM, ông Phạm Văn Vận cho biết, ứng dụng này mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng và cả cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng. Trong đó, các lợi ích lớn nhất là các bên hiểu tường tận hơn các phương án thiết kế, từ đó giảm bớt các rủi ro cần xử lý do các yêu cầu thay đổi có liên quan đến thiết kế. BIM có khả năng phân tích và tạo môi trường giả lập, dẫn đến những thiết kế hợp lý mang lại hiệu quả

một cách chính xác, kịp thời”- ông Vận cho biết.

tiếp tụC Cải tiến,hoàn thiện hơnÔng Nguyễn Đình Chi - Phó Trưởng phòng Thẩm định (CPMB) cho biết: CPMB cũng đã gặp rất nhiều khó khăn do việc ứng dụng BIM tại Việt Nam còn mới, cần nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng phù hợp với các công trình truyền tải điện. Ngoài ra, để thực hiện BIM, cần trang bị các công cụ phần mềm có thể đọc, kiểm tra hồ sơ thiết kế và quản lý dự án.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng những ưu điểm của dự án khi áp dụng BIM so với những dự án truyền thống bước đầu đã được khẳng định. BIM đã cung cấp một mô hình trực quan, giúp cho chủ đầu tư/Ban quản lý dự án thực hiện điều hành, theo dõi

các công việc liên quan đến dự án một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, có thể tiến hành mô hình hóa các loại vật tư, thiết bị theo nhà cung cấp hàng, cập nhật vào mô hình BIM thiết kế nhằm kiểm tra, đánh giá các đề xuất về vật tư thiết bị. Điều này đã làm giảm bớt việc phải điều chỉnh lại thiết kế, giảm các yêu cầu phải sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công do không phù hợp với thực tế.

BIM là cơ sở để chủ đầu tư/Ban quản lý dự án, điều chỉnh việc phối hợp thực hiện dự án giữa các nhà thầu và các đơn vị liên quan; kiểm tra sự xung đột; xử lý và dự báo các tình huống có thể xảy ra trên công trường.

Ông Nguyễn Đình Chi cho biết thêm, sau khi hoàn thành các mô hình BIM sẽ được bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành, cập nhật, theo dõi và sử dụng, góp

phần nâng cao khả năng điều hành, quản lý suốt vòng đời dự án với trình độ công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, BIM cũng cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn.

Ông Nguyễn Chơn Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 2 - đơn vị trực tiếp phối hợp với CPMB triển khai BIM cho biết: CPMB là đơn vị đi tiên phong ứng dụng BIM trong quản lý điều hành dự án điện. Tới đây, sau khi 02 dự án hoàn thành, sẽ có tổng kết, đánh giá tổng thể, để ứng dụng BIM cho các dự án điện khác tốt hơn, hiệu quả hơn. Từ việc ứng dụng BIM, các đơn vị tư vấn, thiết kế cũng cần phải tích cực chuyển đổi sang thiết kế 3D. Bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng khi các đơn vị đã cùng chung mục tiêu, khó khăn sẽ sớm được khắc phục.

Sơ đồ tổ chức BIM được CPMB áp dụng

đầu tư tốt nhất, đồng thời còn kiểm soát được các mốc tiến độ xây dựng công trình.

Cùng với việc kiểm soát, kiểm tra khối lượng xây lắp, vật tư thiết bị từ việc bóc tách trực tiếp từ mô hình thông tin công trình, BIM còn giúp kiểm tra các xung đột về thiết kế trong quá trình xây dựng (chậm tiến độ thi công, các chi phí đập đi làm lại)… “Các đối tác, các chủ thể liên quan đến công trình xây dựng, cũng như các tổ chức tài chính, ngân hàng đầu tư cho công trình được kết nối với nhau, chia sẻ thông tin

Ảnh minh họa

Sự kiện - vấn đề

Page 16: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

2928 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập Tháng 6/2021

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững

Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, đã xác định, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững.

TS. Phương Hoàng Kim

suy giảm năng lựC Cạnh tranh quốC gia Do sử Dụng

năng lượng lãng phíTheo dữ liệu công bố của Ngân hàng Thế giới, năm 2019, chỉ số cường độ năng lượng sơ cấp tính theo giá cơ sở năm 2015 của Việt Nam đạt khoảng 5,94, thấp hơn so với Trung Quốc (6,69), nhưng cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN (Malaysia: 4,68; Indonesia: 3,53; Philippines: 3,12) và Ấn Độ (4,73), cao hơn nhiều so với các nền kinh tế khác. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sử dụng năng lượng chưa hiệu quả. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và các tổ chức nghiên cứu uy tín quốc tế, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng kỹ thuật giảm thất thoát và sử dụng năng lượng hiệu quả tại tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, sản xuất nông ngư nghiệp cho đến hộ gia đình.

Kết quả khảo sát cho thấy, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các nhà máy điện tuabin hơi đốt than, dầu của Việt Nam chỉ đạt khoảng 28% đến 36%, thấp hơn so với các nước phát triển từ 8 - 10%; hiệu

suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% năm 2010, tuy đã được nâng lên xấp xỉ 70% vào năm 2014, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 10% và nếu so với các nước phát triển thì còn thấp hơn nữa.

Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành Công nghiệp Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh, hàng tiêu dùng… của nước ta có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể tới trên 30%. Kinh nghiệm của các quốc gia thành công là phải xây dựng một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả năng lượng và giảm phát thải cho thấy các hoạt động tổng thể về tiết kiệm năng lượng cần được duy trì, củng cố và hoàn thiện liên tục cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước.

Vì vậy, việc duy trì các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện với một kế hoạch và

chiến lược dài hạn có định hướng rõ ràng, loại bỏ những rào cản và kiểm soát nguy cơ phát sinh về gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng quốc gia, đồng thời trực tiếp giải quyết 05 vấn đề cốt lõi, đảm bảo phát triển bền vững, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia: Giảm áp lực đầu tư nguồn điện, nguồn năng lượng mới; Bảo tồn nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia; Giảm cường độ năng lượng quốc gia; Bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính; Mang lại lợi ích kinh tế - xã hội và xây dựng môi trường sống an toàn, văn minh, hiện đại cho người dân, doanh nghiệp và cộng đồng.

để phát triển Bền vững ngành năng lượngNhiều chuyên gia nhận định, cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, bảo tồn tài nguyên năng lượng là giải pháp quan trọng trong chính sách an ninh năng lượng quốc gia. Ở khía cạnh kinh tế, nhiều tổ chức quốc tế có uy tín nghiên cứu về an ninh năng lượng cho rằng việc đầu tư hiệu quả 01 đồng vốn cho sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mang lại lợi ích tương đương với việc đầu tư từ 3 đến 4 đồng vốn cho phát triển nguồn cung. Ở khía cạnh bảo tồn tài nguyên năng lượng, cho dù Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú, đa dạng (thủy điện, than, dầu khí,

gió, mặt trời…), nhưng thực tế, Việt Nam đã phải chuyển từ xuất khẩu ròng năng lượng sang nhập khẩu vào năm 2015. Qua đó có thể thấy, bên cạnh việc khai thác, mở rộng nguồn cung năng lượng, bao gồm cả việc phát triển các nguồn cung mới ngoài lãnh thổ, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo tồn nguồn năng lượng là yếu tố then chốt trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Ở phạm vi quốc gia, các hoạt động nâng cao chất lượng sử dụng năng lượng đã được thống nhất hóa trong khung hành động tổng thể thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được triển khai liên tục trong 10 năm (2006 - 2015). Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cho thấy, Việt Nam đã thu được những thành tựu bước đầu rất khả quan về cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng. Việt Nam đã ban hành và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (năm 2011) cũng như các văn bản dưới luật gồm, các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mặc dù vẫn phải tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản, quy phạm pháp luật này để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, nhưng có thể thấy, Việt Nam đã có nền tảng pháp lý quan trọng nhằm điều tiết hoạt động xã hội theo hướng bảo vệ tài nguyên năng lượng của đất nước. Các tổ chức quốc tế uy tín đồng hành cùng sự phát triển

ngành Năng lượng Việt Nam cũng đã đánh giá rất cao kết quả này.

kỳ vọng đột phá về Cải thiện Chất lượng sử Dụng năng lượng Của việt namNgày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 tại Quyết định số 280/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Chương trình quốc gia). Như vậy, kể từ khi kết thúc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2006-2015), sau 4 năm, Việt Nam đã có kế hoạch tổng thể tầm quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, cũng như bảo tồn tài nguyên năng lượng. Chương trình quốc gia đặt ra hai mục tiêu quan trọng là cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng tại tất cả ngành/lĩnh vực của Việt Nam và tạo tiền đề đưa ngành Năng lượng Việt Nam phát triển bền vững, ổn định, phục vụ hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

Thực hiện các mục tiêu trên, 3 giải pháp cơ bản Việt Nam cần phải kiên trì áp dụng là: Thứ nhất, Việt Nam phải lồng ghép mục tiêu tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế. Thứ 2, lồng ghép mục tiêu tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào kế hoạch chiến lược đổi mới công nghệ, kỹ thuật quốc gia. Đổi mới công nghệ, phải gắn liền với yếu tố sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiết kiệm điện. Không nhập khẩu những công nghệ, thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, tiêu

thụ điện cao. Xây dựng lộ trình thay thế công nghệ, kỹ thuật, máy móc, thiết bị cũ có hiệu suất sử dụng thấp. Thứ 3, lồng ghép mục tiêu tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phát triển công nghiệp Năng lượng nói riêng, của nền kinh tế Việt Nam nói chung, Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia được thành lập do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các Bộ ngành, một số tập đoàn kinh tế, Hội Khoa học và công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công Thương là Phó Trưởng ban Thường trực của Ban Chỉ đạo. Để Chương trình quốc gia triển khai có hiệu quả, vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, ngành và đặc biệt là UBND các tỉnh là vô cùng quan trọng, trong đó, việc triển khai thực hiện Chương trình tại các địa phương được coi là điểm mấu chốt quyết định việc hoàn thành các mục tiêu mà Chương trình quốc gia đã đề ra.

Ảnh minh họa

Sự kiện - vấn đề

Page 17: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

3130 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập Tháng 6/2021

Các nhà máy thủy điện của Evnchuẩn bị như thế nào trước

mùa mưa bão?

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, năm 2021 sẽ có 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam. Các nhà máy thủy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có sự chuẩn bị như thế nào trước mùa mưa bão năm nay?

phối hợp Chặt Chẽ để đảm Bảo an toàn Cho Công trình và vùng hạ Du

tổng kiểm tra rà soát Công trình

phối hợp Chặt Chẽ với Chính quyền địa phương

đưa vào vận hành trung tâm kiểm soát an toàn Công trìnhtrên BậC thang thủy điện sông đà

Bậc thang thủy điện sông Đà có 5 công trình thủy điện trong đó 3 công trình trên dòng chính sông Đà là Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và 2 công trình trên nhánh sông Nậm Mu là Huội Quảng, Bản Chát.

Công trình Thủy điện Hòa Bình là bậc thang cuối cùng trên hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Đà nên áp lực đảm bảo an toàn hạ du là rất lớn. Để khai thác hiệu quả nguồn nước và đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, việc phối hợp với các nhà máy thủy điện ở bậc thang phía trên là hết sức quan trọng. Ngoài phối hợp chặt chẽ với các Nhà máy trên thượng nguồn sông Đà, Công ty cũng hợp tác với Công ty Thủy điện Sơn La xây dựng “Quy chế phối hợp vận hành điều tiết chống lũ hồ chứa thủy điện trên sông Đà hàng năm”.

Các nhà máy đều trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên việc phối hợp, cung cấp trao đổi thông tin giữa Công ty với các nhà máy trên bậc thang luôn kịp thời và chính xác. Từ đó, việc tính toán được cân bằng lượng nước trên toàn bậc thang và cùng với các nhà máy đề xuất, tham vấn cho Tập đoàn, đề xuất với Ban chỉ đạo PCTT Trung ương ra quyết định vận hành xả lũ phù hợp, đảm bảo mục tiêu kép là an toàn công trình và khai thác hợp lý nguồn nước sử dụng cho phát điện.

Công ty cũng phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia trong điều tiết mở/đóng cửa xả lũ, đảm bảo an toàn cho công trình, nhất là vào mùa mưa lũ đồng thời khai thác hiệu quả nguồn nước trong mùa khô.

Để chủ động ứng phó với mùa mưa bão, Công ty đã hoàn thành kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định. Hàng năm, Công ty lập báo cáo về tình trạng an toàn đập, hồ chứa nước gửi Sở Công Thương tỉnh Yên Bái; báo cáo đánh giá an toàn đập, hồ chứa gửi Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp theo quy định; lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình thủy điện Thác Bà theo quy định, gửi UBND các tỉnh, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang; UBND các huyện, Yên Bình, Đoan Hùng, Yên Sơn.

Công ty cũng tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý, theo Quy trình quản lý vận hành công trình thủy công, Quy trình bảo trì công trình theo quy định tại Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông

Hồng, Quy trình vận hành hồ chứa Thủy điện Thác Bà; thực hiện quan trắc thấm, lún, chuyển dịch ngang, biến dạng đầy đủ; kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phao tiêu biển báo vùng nước nguy hiểm thượng lưu đập chính.

Cùng với đó, Công ty còn kiểm tra, bảo dưỡng 07 trạm phát thanh cảnh báo hạ du và hệ thống 19 mốc cảnh báo hạ du từ công trình đến hợp lưu với sông Lô. Trước mùa lũ, Công ty gửi văn bản đến Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương vùng hạ du dọc hai bên bờ sông Chảy, đề nghị các địa phương tuyên truyền đến người dân, chủ động ứng phó với các tình huống xả lũ hồ chứa, giảm thiệt hại về người và của tại vùng hạ du.

Công ty Thủy điện Sông Tranh luôn chủ động, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong việc thông tin, báo cáo kịp thời về tình hình vận hành, điều tiết hồ chứa Sông Tranh 2 trong mùa mưa lũ. Công ty cũng triển khai đồng bộ nhiều hình thức truyền thông, thông báo đến người dân hạ du về lợi ích của công trình trong việc cấp nước hạ du trong mùa cạn và cắt, giảm lũ trong mùa mưa bão.

Cụ thể, Công ty phối hợp đăng thông tin vận hành điều tiết hồ chứa Sông Tranh 2 trong mùa mưa, lũ,

trên Đài phát thanh các huyện khu vực hạ du, thông tin kịp thời, giúp người dân chủ động, ứng phó; tổ chức các Hội nghị phối hợp truyền thông phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hàng năm tại các huyện vùng hạ du… Tổ chức diễn tập kỹ năng vận hành điều tiết hồ chứa và phương án PCTT hàng năm trước mùa mưa bão, mời Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện hạ du tham dự; tổ chức nhắn tin đến các cấp chính quyền địa phương và người dân khu vực hạ du về vận hành điều tiết hồ chứa trong mùa mưa, lũ.

Trước mùa mưa lũ năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Công ty Thủy điện Sơn La vận hành Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình trên bậc thang thủy điện sông Đà. Việc thành lập Trung tâm đã thể hiện trách nhiệm của Tập đoàn với sự an toàn vùng hạ du. Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm là quản lý tập trung thông tin kiểm soát an toàn cho các công trình trên cơ sở kết nối tín hiệu các thiết bị quan trắc giám sát công trình về Trung tâm. Đồng thời, tiến hành thu thập, phân tích đánh giá và xử lý số liệu một cách chuyên nghiệp, đảm bảo tính khách quan, trung thực. Chủ động kiểm tra thực trạng công trình và xử lý đơn giản khi phát hiện các hư hỏng bất thường hoặc xuất hiện các yếu tố gây mất an toàn

công trình. Tổ chức lập các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình trạng công trình, gửi Tập đoàn EVN và các cấp có thẩm quyền. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài EVN về lĩnh vực quản lý vận hành an toàn đập, hồ chứa nước.

Việc Trung tâm đi vào hoạt động với định hướng quản lý tập trung nguồn dữ liệu, ứng dụng chuyển đổi số kết hợp với việc liên kết, thu thập, phân tích đánh giá và xử lý số liệu chuyên nghiệp, đảm bảo tính khách quan, trung thực, hỗ trợ cho việc ra quyết định vận hành hồ chứa trong mùa lũ linh hoạt, phù hợp với dự báo theo thời gian thực.

Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình:

Ông Nguyễn Văn Quyền - Tổng giám đốc Công ty CP Thủy điện Thác Bà:

Ông Lê Đình Phúc - Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh:

Ông Lưu Khánh Toàn - Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La:

Sự kiện - vấn đề

Các công trình đầu mối của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đều được kiểm tra trước mùa mưa bão. Ảnh: Xuân Tiến

Xuân Tiến - Huyền Thương (thực hiện)

Page 18: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

Mục tiêu chiến lược

Chỉ số hài lòng khách hàng đến 2022:

Tăng 5%~10% thời gian hoạt độngcủa thiết bị, giảm 15%~20% chi phíquản lý vận hành

Hiệu suất sử dụng lao động đến 2022 ≥ 20

Có kiến trúc tổng thể doanh nghiệp, cơ bảnhoàn tất chuẩn hóa dữ liệu các hệ thống;nâng cao năng lực hạ tầng viễn thông,công nghệ thông tin

8,82/10 điểm

Nhiệm vụ giải phápcho các lĩnh vực

Chuyển đổi nhận thức và xây dựngvăn hóa chuyển đổi số:Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số;đào tạo kỹ năng bổ sung, xây dựngvà khai thác hiệu quả các hệ thốngcông nghệ thông tin.

Kinh doanh và dịch vụ khách hàng:- 08 nhiệm vụ chung thuộc kế hoạchchuyển đổi số của EVN- 02 nhóm nhiệm vụ EVNHCMCđăng ký thực hiện

Quản trị nội bộ: - 05 nhiệm vụ chung thuộc kế hoạchchuyển đổi số của EVN - 04 nhóm nhiệm vụ EVNHCMCđăng ký thực hiện

Các sáng kiến chuyển đổi sốgiai đoạn 2021-2022

Viễn thông, CNTT:- 03 nhiệm vụ chungthuộc kế hoạchchuyển đổi số của EVN - 03 nhóm nhiệm vụEVNHCMC đăng ký thực hiện

Quản lý vận hànhhệ thống điện:04 sáng kiến

Kinh doanh vàdịch vụ khách hàng:02 sáng kiến

Quản trịdoanh nghiệp:02 sáng kiến

Chuyển đổicon người:02 sáng kiến

Chuyển đổi côngnghệ và dữ liệu:07 sáng kiến

Đầu tư xây dựng:09 nhiệm vụ chung thuộckế hoạch chuyển đổi sốcủa EVN

Lĩnh vực sản xuất:- 07 nhiệm vụ chungthuộc kế hoạchchuyển đổi số của EVN- 02 nhóm nhiệm vụEVNHCMC đăng ký thực hiện

33Tháng 6/202132 tạp Chí điện lựC chuyên đề quản lý & hội nhập

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, hướng tới mục tiêu: Đến cuối năm 2022, trở thành doanh nghiệp số; trong đó lấy khách hàng/người sử dụng điện làm trung tâm; cung cấp các dịch vụ trực tuyến, minh bạch; kết nối liên thông, tự động hóa các quy trình nội bộ; vận hành thích ứng với nền kinh tế tri thức.

mục tiêu chuyển đổi sốcủa EVNHCMC đến năm 2025

Bài: Hồng Hoa - Đồ họa: H. Hòa

Sự kiện - vấn đề

Page 19: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

Tin vắn

5.796 gói thầu đã được EVN đấu thầu qua mạng (ĐTQM) trong 4 tháng đầu năm 2021, chiếm gần 20% tổng số lượng gói thầu ĐTQM của cả nước và là con số cao nhất trong số các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là thông tin vừa được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra trong báo cáo toàn cảnh ĐTQM 4 tháng đầu năm 2021.

104,66 tỉ kWh là sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống trong 5 tháng đầu năm 2021. Trong đó, nhiệt điện than vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (51,7%), tiếp đó là thủy điện (22,9%), tuabin khí (12,7%), năng lượng tái tạo (11,3%)…

EVN tiếp tục gửi cảnh báo, đề nghị khách hàng sử dụng điện thận trọng với các cuộc gọi mạo danh “Điện lực” hoặc xưng danh là “Công ty Điện lực” nhưng không nói rõ tên, địa bàn quản lý, hoặc thông tin không rõ ràng, minh bạch; đồng thời, khách hàng cần thông báo ngay cho ngành Điện qua các kênh CSKH để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, gần 70% khách hàng trong cả nước đã thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt, tương ứng với 90% số tiền điện được thanh toán.

Năm 2022, 100% lượng tro xỉ nhiệt điện phát sinh sẽ được tiêu thụ hết. Toàn bộ lượng tro xỉ tồn đọng tại các bãi chứa cũng được tiêu thụ hết vào năm 2025. Đây là mục tiêu mà EVN đặt ra trong việc tiêu thụ tro xỉ tại các nhà máy nhiệt điện do Tập đoàn quản lý, góp phần đảm bảo môi trường, cảnh quan.

Công đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các Công đoàn trực thuộc vận động đoàn viên, người lao động tích cực hưởng ứng Chương trình nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19” qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia - 1400.

Công đoàn Điện lực Việt Nam đã ủng hộ 4 tỉ đồng cho Chương trình “Vaccine cho công nhân”. Đây là chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Quỹ Tấm lòng Vàng (Báo Lao động) phát động, nhằm huy động kinh phí tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động trên cả nước.

NhìN ra thế giới

Kết nối dòng điện 5 châu lục, liệu có khả thi?

Theo Damien Ernst - Giáo sư Trường Đại học Liege tại Bỉ, không phải tất cả các công

ty năng lượng đều có đủ nguồn điện gió hoặc năng lượng mặt trời (NLMT). Mặt khác, khi đối mặt với nguồn gió hoặc NLMT không ổn định, sẽ dẫn đến vấn đề công nghệ khá “nan giải”. Do đó, việc phân chia hợp lý nguồn NLTT có thể giải quyết được vấn đề này. Khi gió ở một khu vực nào đó yếu đi, gió ở vùng khác có thể mạnh lên. Ta có thể hiểu một cách đơn giản, khi một trạm điện NLMT bị chìm vào đêm tối, không thể hoạt động được, ở khu vực khác trên trái đất, mặt trời lại sáng rực rỡ. Hay một ví dụ khác, gió ở bờ biển phía Đông Nam của Greenland có thể bù đắp

Hội nghị Quốc tế về Lưới điện lớn (CIGRE) đã đưa ra ý tưởng, xây dựng mạng lưới điện kết nối toàn cầu, hay nói cách khác là xây dựng một mạng lưới điện kết nối cả 5 châu lục. Điều này liệu có khả thi, khi nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) đang phát triển mạnh như hiện nay?

cho khoảng thiếu gió ở toàn bộ Tây Âu. Tương tự, gió mùa hè ở Bắc Phi mạnh hơn, trong khi gió ở châu Âu tiếp tục suy yếu vào thời điểm này. Các kỹ sư hy vọng, sẽ sử dụng sự khác biệt theo mùa giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để có thể điều tiết lượng gió và nguồn NLMT cho nhau.

Việc hình thành mạng lưới điện toàn cầu còn có thể điều chỉnh sự chênh lệch tiêu thụ điện năng toàn thế giới do sự chênh lệch múi giờ. "Trong lúc sử dụng sản lượng điện thấp ở châu Âu, chúng ta có thể truyền lượng điện dư thừa với chi phí thấp từ châu Âu sang Trung Á và châu Mỹ - nơi có nhu cầu sử dụng điện lớn nhất và ngược lại", kỹ sư

Blanclinke Trường Đại học Cork chia sẻ và cho biết thêm: “Hiện tại, do chưa có kết cấu hạ tầng tương ứng, một lượng lớn NLTT không thể phục vụ người sử dụng. Điều này dẫn đến lãng phí lớn. Lưới điện liên kết toàn cầu có thể kết nối năng lượng sạch trên toàn thế giới và giảm đáng kể lượng dự trữ khẩn cấp đắt đỏ, từ đó giải quyết vấn đề thiếu điện ở một số khu vực”.

Ngoài ra, công nghệ truyền tải điện xoay chiều và truyền tải điện một chiều UHV hiện đã đạt được khoảng cách truyền tải khá dài, đến hơn 1.000km là một trong những thuận lợi cho việc kết nối hệ thống điện toàn cầu. Trong đó, tiềm năng của truyền tải điện một chiều UHV thậm chí còn tốt hơn vì có thể giảm đáng kể tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải.

Trên thực tế, các dự án kết nối lưới điện đã xuất hiện. Tính khả thi của "Siêu lưới liên kết châu Á" kết nối Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (thậm chí qua Triều Tiên), Mông Cổ và Nga đang được nghiên cứu. Australia, quốc gia có nguồn NLMT dồi dào cũng đang được nghiên cứu cung cấp năng lượng cho Indonesia,

Philippines và Malaysia. Một nhà máy ĐMT ở miền Bắc Australia và một dự án kết nối điện ở Singapore đã chính thức được khởi động vào mùa hè năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Liên minh Châu Âu cũng đang thúc đẩy mạnh việc kết nối lưới điện. Đức, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Đan Mạch và Bỉ đang thúc đẩy hợp tác xây dựng các trang trại gió ngoài khơi ở Biển Bắc. Lưới điện liên kết giữa Caen của Pháp và Southampton của Vương quốc Anh dự kiến sẽ được đưa vào vận hành trong năm nay; các lưới điện liên kết ở Brittany và miền Nam Ireland sẽ được hoàn thành vào khoảng năm 2026; Lưới điện châu Âu cũng sẽ mở rộng đến Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Nga và đến tận Bắc Phi. Một mạng lưới cấp điện giữa Bồ Đào Nha và Maroc đã được lên kế hoạch, một đường dây khác kết nối Tunisia, Malta và Ý cũng đang được hình thành…

Tất cả các dự án kết nối lưới điện nằm rải rác trên khắp thế giới, cuối cùng sẽ được liên kết lại, trở thành một mạng lưới điện khổng lồ phủ khắp thế giới. “Tất nhiên, để các đường dây tải điện công suất cao đi qua, phải có các hành lang lưới điện quy mô lớn, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến một số vấn đề về môi trường. Để thực hiện các dự án sản xuất điện quy mô lớn ở những vùng đất hoang hóa cũng phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau” - Zheng Zhanghua, người đứng đầu Văn phòng GEIDCO - Tổ chức hợp tác phát triển mạng lưới năng lượng toàn cầu tại EU nhận định và cho biết thêm: “Một vấn đề khác là mạng lưới điện toàn cầu có thể đi qua một số khu vực bị chiến tranh tàn phá hoặc kết nối với các quốc gia đang có xung đột, tranh chấp và rất có thể nguồn điện sẽ bị ngắt một cách bất ngờ. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ”.

Việc xây dựng một mạng lưới điện phức tạp kết nối toàn cầu là một thách thức lớn đối với nhân loại, cần phải có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, điều phối quá trình vận hành quyền lực giữa các quốc gia, bởi gần một thế kỷ qua, các quốc gia đều vận hành độc lập lưới điện của nước mình.

Di Linh(theo https://marvel-it.icu/can-currents-in-the-world-be-interconnected)

Ảnh minh họa

35Tháng 6/202134 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 20: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

nhìn ra Thế giới hộp Thư bạn đọc

Đông Nam Á tập trung phát triển năng lượng tái tạo

Huy P.

Phát triển hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) luôn là vấn đề cấp thiết của các nước khu vực Đông Nam Á, hướng tới cộng đồng ASEAN xanh và sạch. Tuy nhiên, phát triển bền vững các nguồn NLTT phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về tài chính, nguồn nhân lực, điều kiện kỹ thuật, khung pháp lý…

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ASEAN thời gian qua, nhu

cầu sử dụng năng lượng của các quốc gia trong khu vực ngày càng lớn. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mức tiêu thụ năng lượng của ASEAN tăng 60% trong vòng 15 năm qua. Tuy nhiên, than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên không phải là nguồn nhiên liệu vô tận, thay vào đó là phải sử dụng

lớn trong phát triển các dự án NLTT ở Đông Nam Á.

Cuối tháng 10/2018, ASEAN và IRENA đã ký thỏa thuận hợp tác, phối hợp cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các dự án phát triển NLTT. Cụ thể, đại diện IRENA đã làm việc với các Bộ trưởng Năng lượng của ASEAN về việc lập kế hoạch phát triển năng lượng, chia sẻ kiến thức, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, xây dựng năng lực đa bên...

Theo IRENA, Đông Nam Á là khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và dân số ngày càng tăng, từ đó nhu cầu về sử dụng năng lượng, trong đó có điện năng ngày càng cao. Vì vậy, NLTT sẽ giải quyết được vấn đề này và

nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.

Các dự án phát triển NLTT tại các nước Đông Nam Á phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi bật là vốn đầu tư. Theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) và Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE), ASEAN cần số vốn đầu tư lên tới 290 tỷ USD cho NLTT với mục tiêu đến năm 2025

NLTT sẽ chiếm 23% tổng năng lượng sơ cấp do ASEAN sử dụng. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Habibie (Indonesia), tiếp cận tài chính được coi là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các dự án NLTT.

Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu Habibie, một số quốc gia thành viên ASEAN, như Malaysia, Indonesia... còn thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong việc đánh giá mức độ rủi ro khi đầu tư vào các dự án NLTT. Vì vậy, nhà đầu tư ngại rót vốn vào các dự án này. Bên cạnh đó, điều kiện địa lý và kỹ thuật cũng là một thách thức lớn. Như Indonesia, Philippines là những nước có nhiều đảo lưới điện thường bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc truyền tải điện và cản trở triển khai các dự án; thiếu khung pháp lý, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Chính phủ và khu vực tư nhân... về lĩnh vực NLTT cũng là những rào cản

NLTT đang được các nước ASEAN đầu tư phát triển.

Kính gửi Quý cộng tác viên!

Tháng 6/2021, ngoài tin, bài, ảnh đã được đăng trên Tạp chí Điện lực chuyên đề Thế giới điện và Quản lý & Hội nhập, BBT đã nhận được nhiều tin, bài từ các cộng tác viên: Nguyễn Quang Thắng, Đỗ Thông, Nguyễn Thị Hoàng Phượng, Nguyễn Quốc Hưng, Lê Hải, Trương Bảo Thạch, Lý Anh Đức, Ngô Đức Thắng, Dương Ngọc Anh Minh, Hồ Ngọc Lưu, Trần Mạnh Hùng, Đặng Văn Lâm, Nguyễn Duy Thành, Trần Minh Huy, Nghiêm Quang Sơn,...

Tạp chí Điện lực chân thành cảm ơn và rất mong tiếp tục nhận được sự cộng tác của Quý vị. Ngoài các ảnh kèm theo bài viết, Quý vị có thể gửi cho BBT những hình ảnh liên quan đến các lĩnh vực hoạt động khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. BBT sẽ sử dụng để minh họa cho các bài viết, đồng thời sẽ lưu vào Cơ sở dữ liệu ảnh ngành Điện, phục vụ công tác tra cứu. Kính đề nghị Quý vị ghi đầy đủ các thông tin trong ảnh như, nội dung ảnh, thời gian chụp, địa điểm, tác giả… (họ tên, địa chỉ, số điện thoại…).

BBT chân thành cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự cộng tác, giúp đỡ của Quý vị.

Trân trọng!

giải quyết được vấn đề an ninh năng lượng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và toàn diện tại khu vực.

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á, để phát triển nguồn năng lượng sạch, ASEAN cần khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực NLTT với những ràng buộc về chính sách rõ ràng,

hợp lý. Ngoài ra, các nước ASEAN cần xây dựng lộ trình phát triển năng lượng sạch khu vực cũng như cấp quốc gia; bảo đảm môi trường đầu tư ổn định, các nhà đầu tư yên tâm về chính sách sử dụng NLTT và các ưu đãi cụ thể, rõ ràng, nhất quán của Chính phủ đối với phát triển NLTT.

Ảnh minh họa

37Tháng 6/202136 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 21: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

là đối với DN, thiết nghĩ cần thực hiện các giải pháp sau:1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý, bắt đầu từ người đứng đầu cần nhận thức được tầm quan trọng của tư duy phản biện và gương mẫu thực hành phản biện đối với bản thân và tổ chức, cả trong công việc và đời sống.Phản biện cũng có những điểm giống với phê bình, muốn thu được hiệu quả, cần thực hiện trước hết từ bản thân chủ thể; tự phê bình hay tự phản biện tốt thì mới có thể thực hiện hiệu quả đối với người khác. Hiện đang tồn tại một tâm lý chung là cấp dưới rất e ngại khi phản biện các quan điểm, nội dung trái với cấp trên, nhất là đối với người đứng đầu tổ chức. Vì vậy, lãnh đạo phải là người thực sự có tư tưởng cầu thị, biết lắng nghe, không ngại tranh luận với cấp dưới và cả cấp trên, tìm ra sự thật và các giải pháp tốt nhất cho công việc. Ngược lại, nếu lãnh đạo chỉ thích khen, thích dùng những người giỏi “nịnh hót”, lấy lòng sếp, tổ chức đó sẽ không thể có hoạt động và thói quen phản biện thực sự không thể phát huy được hiệu quả.

2. Hoạt động phản biện cần thực hiện với sự công tâm, nghiêm túc và có kỹ năng, tạo được sự đóng góp thực sự vào phát triển của tổ chức.Phản biện là hoạt động khó hơn phê bình, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và bản lĩnh trước khi phát ngôn, thực hiện sự tranh luận. Hiện nay, việc phản biện được thực hiện theo nhiều cấp với quy mô khác nhau như phản biện chính sách, phản biện khoa học, phản biện dự án…song dù dưới hình thức nào cũng cần người

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Có người đồng nhất tư duy phản biện với tư duy phân

tích. Theo tôi, đây là một quan điểm chưa chính xác. Phân tích là một phương pháp phân chia đối tượng/khách thể cần xem xét thành các bộ phận, thành phần nhỏ hơn để nhận biết sâu và rõ hơn. Tư duy phản biện là một phương pháp thuộc phép biện chứng, có nghĩa là phương pháp đối thoại, tranh luận, tìm ra chân lý.

Vai Trò, Tác dụng của Tư duy phản biện1/ Tư duy phản biện giúp chúng ta nhận thức một cách khách quan, biện chứng; chống thái độ chủ quan, duy ý chí trong nhận thức và hành động, có thể dẫn đến những sai lầm và hậu quả nghiêm trọng của cá nhân và tổ chức nếu thiếu sự phản biện khoa học.

VăN hóa evn

Người đứng đầu doanh nghiệp biết cách tiếp cận và áp dụng tư duy phản biện một cách hợp lý, khoa học, mọi CBNV sẽ có được kỹ năng tư duy phản biện tốt. Kết quả là doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay.

2/ Tư duy phản biện giúp cho chúng ta nhận ra được những điểm yếu, từ đó tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, sao cho đạt chất lượng cao hơn. Vì vậy, thực hiện phản biện là một quy trình bắt buộc mà các luận văn, luận án, đề tài, đề án, dự án… phải thực hiện nghiêm. Sự nhận xét, đóng góp ý kiến của tập thể, phần lớn thường mức độ thấp hơn so với sự nhận xét, đánh giá từ các chuyên gia, nhưng vẫn có tác dụng tích cực đến quá trình học tập, phát triển, hoàn thiện sản phẩm, công việc và con người.

3/ Hoạt động phản biện tạo ra áp lực và động lực thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, hỗ trợ sự tiến bộ và phát triển bền vững của xã hội. Ví dụ, sự phản biện nghiêm khắc về mặt trái của sự tăng trưởng kinh tế làm hủy hoại môi trường, biến

PGS, TS. Đỗ Minh Cương, Viện Quản trị kinh doanh và Công nghệ (FSB),

Trường Đại học FPT

văn hóa - Thương hiệu

đổi khí hậu đã hình thành hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức và phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường, dẫn đến hình thành các chính sách, pháp luật về môi trường có tiến bộ hơn.

4/ Phản biện thể hiện tinh thần dân chủ của xã hội; thực hiện phản biện một cách khoa học, hiệu quả và phổ biến sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước dân chủ, công bằng, văn minh. Muốn xây dựng dân chủ, cần coi trọng hoạt động phản biện; ngược lại, tinh thần và môi trường dân chủ sẽ tạo điều kiện cho phản biện phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả.

pháT Triển Tư duy phản biện Để nâng cao tác dụng, hiệu quả của phản biện khoa học, đặc biệt

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

và sự phát triển

cần có các quy chế thực hiện và giám sát thực hiện. Trong DN, những công việc như tư vấn, giám sát, kiểm tra, kiểm toán, kiểm định…các thiết chế như hội nghị sơ kết, tổng kết, xây dựng nghị quyết, kế hoạch…đều có mục tiêu và nội dung phản biện. Tổ chức cần có cơ chế, quy định, đảm bảo cho các hình thức hoạt động phản biện cá nhân, phản biện nội bộ, kết hợp với phản biện độc lập từ bên ngoài được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn, lành mạnh.

Mong muốn chung của người lao động là được làm việc với lãnh đạo công tâm, chính trực, công bằng và dân chủ. Người tài thường thích nói thật, nói thẳng, dám tìm tòi, đấu tranh bảo vệ sự thật, bảo vệ cái đúng và không chịu luồn cúi, lấy lòng cấp trên. Muốn thu hút, giữ được nhân tài, DN cần quản trị và thực hành theo văn hóa tổ chức của mình phù hợp với các giá trị cống hiến vì lợi ích chung.

Khi người đứng đầu trân trọng sự thật, khi tổ chức có một bầu không khí đoàn kết và nhân văn, người lao động được nói lên những điều họ nghĩ thì DN sẽ có nền tảng tinh thần ổn định, vững chắc và nguồn lực mạnh phục vụ phát triển bền vững.

phản biện phải có thái độ khách quan, công tâm và thực hiện một cách cẩn trọng, chu đáo. Ở đây không chỉ đòi hỏi bản lĩnh, tâm huyết, dám nói thẳng nói thật mà còn cần sự hiểu biết thấu đáo về đối tượng và thực hiện phản biện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.

Người thực hiện phản biện giỏi cần có kỹ năng lắng nghe, thu thập thông tin, nghiên cứu, phát hiện vấn đề; cần đặt câu hỏi trúng, kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày gọn, biết thuyết phục… sao cho đạt được mục tiêu và hiệu quả công việc. Phản biện hiệu quả cũng cần có sự quản trị để thực hiện đúng tầm công việc, giao đúng người, làm đúng nơi, đúng lúc. Không giao công việc phản biện cho những người không có tư duy phản biện, không đủ năng lực nói thật, thường nói và viết chung chung, ba phải, cốt vừa lòng người nghe...

3.Hoàn thiện thể chế quản trị, thực hành văn hóa phản biện hiệu quả, nuôi dưỡng nhân tài. Phản biện là một hành vi, thực hiện thường xuyên, liên tục giúp cho các cấp lãnh đạo, quản lý và những người có quyền lực nhận biết và phòng tránh các sai lệch, khiếm khuyết, rủi ro, thiệt hại cho tổ chức. Để phản biện hiệu quả,

39Tháng 6/202138 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 22: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

hỏi - đáp câu chuyện văn hóa

Là người đứng đầu doanh nghiệp, tôi muốn xây dựng văn hoá phản biện, khuyến khích người lao động bày tỏ chính kiến, thậm chí nêu quan điểm trái chiều để tìm ra giải pháp thực hiện công việc sao cho tốt hơn, hiệu quả hơn. Vậy, tôi cần phải làm gì, thưa chuyên gia?

(Nguyễn Hoàng, Thanh Xuân, Hà Nội)

hỏi:

Trả lời:

Bạn Nguyễn Hoàng thân mến!

Bạn muốn xây dựng văn hóa phản biện trong doanh nghiệp của mình, đó là một ý tưởng tốt, nhất là trong điều kiện việc ra quyết định kinh doanh ngày càng khó khăn. Chúng tôi xin đóng góp thêm một vài ý kiến để bạn tham khảo.

Trước hết, bạn cần hiểu rõ bản chất của văn hóa phản biện và mục tiêu xây dựng văn hóa phản biện trong cơ quan. Phản biện trong quản trị DN là hình thức tư duy khách quan, biện chứng, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, có mục tiêu ủng hộ hoặc phê phán cách giải quyết vấn đề và thuyết trình các giải pháp của mình để đi đến một quyết định và cách làm trung thực, hiệu quả hơn.

Như vậy, việc bạn muốn “mọi người nêu quan điểm trái chiều với tinh thần nhìn thẳng, nói thật” là điều kiện cần để có được một phản biện thực. Sản phẩm ở cấp độ là ý kiến đồng ý hay không đồng ý các phương án bạn đưa ra và các ý kiến góp ý ngắn, thẳng thắn, trung thực cho bạn. Cần lưu ý là, không phải khi nào đưa ra ý kiến trái chiều với bạn đều là phản biện tốt.

Ở mức độ cao hơn, việc phản biện hiệu quả đòi hỏi người phản biện không chỉ có thái độ xây dựng mà còn có cả trình độ, kinh nghiệm, năng lực và biết cách trình bày quan điểm của mình một cách thuyết phục. Là chủ DN, bạn cần lắng nghe cả hai cấp độ phản biện này.

Mục tiêu xây dựng văn hóa phản biện sẽ đạt được khi DN của bạn đã nhận thức được, hoạt động phản biện là rất cần thiết, là giá trị văn hóa và thực hành một cách tự nhiên, thành thạo, trở thành thói quen và hành vi chung của tập thể, tác động tích cực đến sự

VăN hóa evn

phát triển bền vững của DN. Ở mức độ này, có thể gọi là giai đoạn trưởng thành của văn hóa phản biện.

Tiếp theo, bạn cần gương mẫu thực hiện phản biện và truyền cảm hứng, xây dựng các tiêu chuẩn về hành vi phản biện và khuyến khích mọi người cùng làm. Xây dựng tư duy phản biện đã khó, thực hiện phản biện trong công việc và sinh hoạt cộng đồng càng khó hơn. Điều mà cấp dưới của bạn quan tâm, theo dõi là:- Bạn có làm thật không? - Phản biện có mang lại hiệu quả tích cực trong công

việc và sinh hoạt cộng đồng của DN không?- Bạn có giữ được nhiệt huyết lâu dài về tinh thần

phản biện không?

Để đạt mục tiêu từ tư duy đến hành động và trở thành nét đẹp văn hóa, các DN thường mất khoảng 10 năm thực hành, trải nghiệm. Là người đứng đầu DN, bạn có thể rút ngắn quá trình này bằng các hoạt động quản trị văn hóa phản biện và VHDN, thực hiện các chức năng tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát hiệu quả khi thực hiện công việc này. Hàng năm, bạn cần chú trọng khảo sát, đánh giá công việc cụ thể của mọi người, từ đó đưa ra quyết định khen thưởng, kỷ luật một cách chính xác, công bằng, minh bạch. Bạn cần cảm ơn mọi ý kiến đóng góp về quyết định của DN và trọng dụng những người có tài về phản biện và đổi mới sáng tạo. Bạn cũng cần lưu ý đến việc xây dựng những điển hình, ghi lại các tấm gương về phản biện thành công, ghi lại lịch sử phát triển của DN và khuyến khích các hoạt động truyền thông, văn nghệ cổ vũ cho sự phát triển của đơn vị mình.

Chúc bạn thành công!

PGS. TS. Đỗ Minh Cương

Tôi bị đồng nghiệp nghĩ "chơi trội" khi phản biện sếp

cuối năm 2018, trong Đại hội bán hàng toàn quốc của công ty tôi, sếp đã

đưa ra kế hoạch về doanh thu và phổ biến cho tất cả trưởng đại diện bán hàng với mức khá cao và thiếu tính khả thi. Tại khu vực do tôi phụ trách, rất khó để đạt được doanh thu được giao, vì có nhiều cửa hàng cạnh tranh hơn các khu vực khác. Do đó, tôi mạnh dạn nêu ra những khó khăn và muốn sếp thay đổi quyết định, đồng thời cũng đề xuất phương án thưởng bổ sung cho nhân viên, nếu họ thực hiện vượt doanh thu được giao. Sếp có vẻ ngạc nhiên khi tôi là người duy nhất từ chối thực hiện kế hoạch của sếp. Nhưng tôi đã đề nghị: “Tôi cần sếp giúp tôi tìm giải pháp đạt được mức doanh thu có tính thực tế, chứ không chỉ nhận cho vui”. Sếp tôi cười lớn bảo: “Được, vậy cậu thử phân tích con số phù hợp cho tôi nghe!” Tôi đưa ra các chứng cứ thuyết phục, cuối cùng sếp đã đồng ý!

Sau khi rời cuộc họp, đồng nghiệp công ty với tư duy "trên bảo dưới phải nghe", "sếp luôn luôn đúng"

Xây dựng văn hoá phản biện sẽ huy động được sức mạnh tập thể; tạo môi trường làm việc năng động, bình đẳng. Tuy nhiên, khi phản biện người khó chịu không phải là sếp mà lại là đồng nghiệp. Câu chuyện của nhà tâm lý học Annie Mckee - Tác giả cuốn “Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc” là một ví dụ sinh động.

cho rằng tôi thích “chơi trội” khi phản biện lại cấp trên và họ bắt đầu kỳ thị tôi. Tuy nhiên, 6 tháng sau, tại cuộc họp đánh giá tình hình doanh thu bán hàng nửa năm 2019, chỉ có cửa hàng của tôi đạt được doanh thu theo đúng kế hoạch. Lý do chúng tôi đạt là vì đã xin giảm doanh thu ngay từ đầu và đưa ra phương án thực thi hợp lý. Lúc đó, rất nhiều trưởng đại diện mới mạnh dạn phân tích nguyên nhân không đạt là do kế hoạch doanh thu giao quá cao. Khi ấy, sếp mới nhẹ nhàng phân tích:

“Vậy tại sao ngay từ khi tôi giao kế hoạch doanh thu không ai có ý kiến, trừ 1 cửa hàng ở khu Trung tâm. Tôi không yêu cầu mọi người phải làm theo 100% doanh thu tôi đưa ra, tôi cần những phản biện hợp lý và những con số phù hợp sau khi đã phân tích tình hình thực tế mỗi khu vực”.

Sau cuộc họp đó, sếp đã đưa ra một quy định, khi họp nhóm bắt buộc nhân viên phải phân tích, phản biện, đưa ý kiến chung. Sếp cũng nhấn mạnh, việc đưa ra các

Thanh Huyền

Ảnh minh họa

41Tháng 6/202140 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 23: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

ý kiến phản biện là chuyện bình thường, thậm chí còn được coi là nét văn hóa của công ty, mọi người đều phải tham gia, đưa ra quan điểm của mình. Nếu không có phản biện, cuộc họp sẽ chỉ có cấp trên thông báo công việc một chiều, cấp dưới ghi chép rồi thi hành. Tình trạng này lâu dần sẽ tạo ra hệ thống quan liêu, chây ỳ từ trên xuống dưới, cấp dưới ỷ lại vào cấp trên, cấp trên không hiểu rõ những khó khăn của cấp dưới.

Phản biện được công ty tôi chia thành hai loại: một là không đồng ý với đề xuất, phân tích rõ thiệt hại nhiều hơn lợi ích mang lại; hai là phản biện đồng ý với đề xuất nhưng cần bổ sung hoàn thiện thêm. Phản biện không phải là chống đối, trừ khi bạn không có lý lẽ cụ thể (hay gọi là cãi ngang). Người cãi ngang thường không quan tâm, đề xuất ấy có lợi hay có hại mà chỉ quan tâm thói quen làm việc của mình có bị thay đổi hay không, nếu đề xuất được thực thi. Đó là những người làm việc theo lối mòn, ngại thay đổi.

Đặc biệt, người phản biện phải giữ thái độ lễ phép, kính trọng những người đi trước. Công việc có gì khó khăn, phức tạp càng phải chịu khó lắng nghe, thấu hiểu rồi mới phản biện và phản biện phải chắc chắn, rành mạch, rõ ràng, không khoan nhượng nếu bạn thấy đúng. Không nên quá nhanh nhảu, phản ứng ngay lập tức. Cần phải tôn trọng, lắng nghe cho đến khi bạn thật sự chứng minh được năng lực của mình thông qua kết quả công việc.

Cần phải hiểu rõ, phản biện và chống phản biện -thường gọi là tranh luận - để mọi người hiểu và đồng thuận, thực hiện với sự tự giác cao.

Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp đã sử dụng hệ quản trị chất lượng ISO để quản trị nội bộ. Hệ quản trị chất lượng ISO chính là "giấy trắng mực đen" giữa cấp trên và cấp dưới. Công ty chúng tôi đã áp dụng hệ quản trị chất lượng ISO đến nay đã hơn 20 năm. Lúc đầu, mọi người cảm thấy rất phiền phức, làm cái gì, nói cái gì liên quan đến công việc cũng phải có văn bản giấy tờ. Nhưng khi đã hiểu rõ, mọi người rất hào hứng làm việc, tránh được những lệnh miệng tùy hứng, quy trách nhiệm đúng người đúng việc. Đặc biệt, mọi người đều yên tâm làm việc, không lo đấu đá nội bộ.

chuyện cãi sếp ở FpT và bài học về văn hóa phản biện

“Mắng” sếp Vẫn được Thăng chứcCách đây nhiều năm, FPT tổ chức một cuộc họp bàn về phát triển một

dự án phân phối lớn của Tập đoàn. Trưởng phòng kinh doanh của một công ty phân phối trực thuộc Tập đoàn đi vắng, một nhân viên kinh doanh của phòng được cử họp thay. Lẽ thường, khi đi họp thay, nhân viên chỉ ghi chép thật đầy đủ, về báo cáo sếp. Nhưng hôm ấy, sau khi nghe các lãnh đạo Tập đoàn, trong đó có cả Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình, nhân viên “đóng thế” này đã lớn tiếng chửi các sếp là “ngu”.

Ông Trương Gia Bình hơi sững người một chút nhưng không hề tức giận, sau đó liền đặt câu hỏi cho người đã dám chê mình một cách công khai: "Vậy em có làm được không?"

Không còn đường lùi, người nhân viên này gật đầu “Tất nhiên là làm được”.

Trong doanh nghiệp, đôi khi ý kiến phản biện, sáng tạo lại bị cho là “lập dị” vì quá khác thường và khó nhận được sự đồng thuận đa số. Vì vậy, tầm nhìn của một người lãnh đạo, quản lý giỏi chính là hiểu rõ vấn đề, đánh giá đúng tính khả thi và tôn trọng mọi ý kiến cá nhân, từ đó khuyến khích họ tiếp tục phát huy.

Dù bị nhân viên làm bẽ mặt và dù biết cậu thanh niên trẻ tuổi kia cũng nhận trách nhiệm một cách đầy bốc đồng, sếp tổng vẫn hỗ trợ, “cầm tay chỉ việc” giúp cậu nhân viên trẻ thực hiện thành công dự án mà sau này đã tạo ra một mảng kinh doanh mang về doanh thu lớn cho FPT. Sau vụ “nổi dậy” thành công ấy, cộng thêm tài năng và cá tính, nhân viên này đã thăng tiến khá nhanh trên đường lập nghiệp, đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo trong Tập đoàn FPT.

Xoá bỏ nếp nghĩ “sếp là chân lý” Người lãnh đạo cần coi nhân viên của mình như những người cộng sự, biết lắng nghe quan điểm của nhân viên một cách tôn trọng và cầu thị. Như vậy, sẽ tiếp thu được vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Qua đó, việc ra quyết định của mình được khách quan hơn, công tâm hơn, nhân viên cũng cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng và mình cũng thực sự có đóng góp nhất định cho tổ chức.

Một trong những lý do giải thích cho việc nhân viên e ngại thể hiện quan điểm của mình là cơ chế “tự bảo vệ”. Họ lo sợ bị phản bác, nguy cơ gây nên những xung đột cá nhân, tạo ấn tượng tiêu cực với cấp trên trong khi họ lại không thể chắc chắn về lợi ích của việc bày tỏ quan điểm. Khi bản năng “tự bảo vệ” trở nên quá lớn, họ sẽ

chọn giải pháp an toàn là im lặng, hoặc hùa theo ý kiến đám đông, coi ý kiến của sếp là “chân lý”.

Để giải quyết vấn đề này, người lãnh đạo cần khẳng định: Những người cùng một tổ chức, DN là cùng ngồi trên một con thuyền, mọi ý kiến phản biện đều hướng đến giải quyết một cách tốt nhất những vấn đề chung của đơn vị, tìm cách “chèo lái” con thuyền xuôi chèo mát mái, đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, trên con thuyền chung ấy, mọi người đều bình đẳng đưa ra quan điểm; mọi ý kiến đều sẽ được ghi nhận, tổng hợp, phân tích một cách khách quan; sẽ không có sự phê phán, chỉ trích bất cứ một quan điểm nào và cần hạn chế những tổn thương về tinh thần có thể gây ra cho người dám nói thẳng, nói thật.

câu chuyện văn hóa

VăN hóa evn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Câu chuyện của FPT cũng đánh giá cao yếu tố “Tôn trọng cá nhân” - một trong những điểm nổi bật của triết lý hiền tài, trong đó tôn trọng 3 yếu tố: Nói thẳng, lắng nghe và bao dung. Nhân viên được quyền nói lên ý kiến của mình, mặc dù ý kiến đó khác với ý kiến của lãnh đạo, khác với ý kiến chung của tập thể. Và khi nói thẳng, bạn vẫn được người khác lắng nghe.

Việc một người sẵn sàng nêu ý kiến và được cấp trên trao quyền thực hiện sẽ thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người khác trong tổ chức cũng phải cố gắng vươn lên, thể hiện khả năng và tự khắc phục những thiếu sót của bản thân, từ đó hiệu suất làm việc của mọi người trong tổ chức sẽ cao hơn.

Thảo Nguyên (tổng hợp)

43Tháng 6/202142 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 24: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

hỏi chuyện những thợ điện dũng cảm cứu người

Anh Nguyễn Trọng Tân, công nhân Điện lực Từ Sơn, Công ty Điện lực Bắc Ninh đã nhanh tri dập lưa và cứu 4 người trong một gia đình bị hỏa hoạn, ngày 9/5/2021.

Anh Lê Huy Dũng, công nhân Điện lực Quỳ Hợp, Công ty Điện lực Nghệ An đã cứu chị Nguyễn Thị Cúc bị tai nạn điện giật, ngày 25/4/2021.

Anh Nguyễn Trung Quyết, công nhân Điện lực Hiệp Hòa - Công ty Điện lực Bắc Giang đã cứu cụ bà Nguyễn Thị Tý bị đuối nước, ngày 9/5/2021.

Anh Nguyễn Trọng Tân: Tôi nghĩ có nhiều người tốt trong cuộc sống! Ở EVN cũng vậy, có rất nhiều gương người tốt việc tốt như những thu ngân viên nhặt được tiền đã trả lại người mất, những người tình nguyện hiến máu khi các bệnh viện thiếu máu trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Cá nhân tôi luôn rất cảm phục các đồng nghiệp và mong muốn được góp thêm những hành động đẹp, giúp cuộc sống thêm sự ấm áp, sẻ chia.

Anh Lê Huy Dũng: Bác Hồ từng dạy: “Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng. Có tập thể anh hùng là vì có nhân dân anh hùng, dân tộc anh hùng, Đảng anh hùng”. Tôi thấy câu nói này rất đúng! EVN đã xây dựng được môi trường văn hoá đẹp, nhân văn, giúp lan toả những điều tốt trong cuộc sống. Do đó, những tấm gương người tốt - việc tốt cũng đã xuất hiện và có sức lan tỏa lớn đối với đồng nghiệp.

Anh Nguyễn Trung Quyết: Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, đã có bao tấm lòng đẹp của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ của người dân Việt Nam hướng về Bắc Giang, Bắc Ninh và các tỉnh có dịch. Điều đó luôn khiến tôi cảm kích và suy nghĩ người tốt không bao giờ thiếu! Còn tại EVN, tôi cũng đã từng chứng kiến rất nhiều gương người tốt, việc tốt. Trong đó, tôi rất ấn tượng với một anh thợ điện đã hiến máu cứu người tới hơn 40 lần. Tôi rất hạnh phúc khi các đồng nghiệp xung quanh tôi luôn sẵn sàng thực hiện các nghĩa cử tốt đẹp mà không chút đắn đo.

T. Huyền (thực hiện)

con người Evn

VăN hóa evn

pV: Khi nhiều người biếT đến Và được chia sẻ Về hành động cứu người của Mình Trên Mạng Xã hội, các anh cảM Thấy Thế nào?

pV: Tập Thể EVn Từng ghi nhận rấT nhiều gương người TốT - Việc TốT. Vậy, các anh suy nghĩ Thế nào Về hành động đẹp của Mình Và đồng nghiệp, cũng như những người TốT Trong cuộc sống Xung quanh?

pV: các anh có Thể chia sẻ đôi điều Về công Việc hiện Tại của Mình?

Anh Nguyễn Trọng Tân: Sau sự việc, tôi trở lại với công việc thường ngày và cũng khá bất ngờ khi việc này được đăng tải. Trước đây, tôi đã từng giúp người dân chữa cháy nhiều, nhưng vụ hoả hoạn lần này có tới 4 người bị mắc kẹt, nên khi tham gia dập lửa tôi phải thật khẩn trương. May mắn thay, cả 4 người đều được giải cứu an toàn!

Anh Lê Huy Dũng: Đây là lần thứ hai tôi tham gia cứu người bị nạn. Tôi cảm thấy rất vui và tự hào, đặc biệt là khi nhận được lời cảm ơn rất chân thành từ gia đình người bị nạn và ánh mắt vui vẻ của con trai tôi khi bé biết, bố mình vừa làm được một việc tốt!

Anh Nguyễn Trung Quyết: Tôi khá bất ngờ khi được nhiều người biết đến. Khi cứu người, tôi chỉ nghĩ, đây là hành động nên làm và ai ở trong hoàn cảnh đó cũng sẽ hành động như vậy. Tôi mong mọi người chỉ cần nhìn dưới góc độ đơn giản, đây là lòng tốt giữa người với người.

Anh Nguyễn Trọng Tân: Hiện tại đang là mùa nắng nóng nên công việc của cá nhân tôi và các công nhân EVN đều vất vả hơn. Có những đêm anh em thợ điện phải làm việc đến 2 giờ sáng mới về. Tôi rất hy vọng, người dân có thể đồng hành, tin tưởng và cảm thông nhiều hơn, giúp chúng tôi có thể làm tốt nhiệm vụ của mình!

Anh Lê Huy Dũng: Những người công nhân điện chúng tôi có “dân số” đông nhất trong ngành Điện và cũng có cơ hội tiếp xúc rất gần gũi với khách hàng. Vì thế, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, bản thân tôi luôn tự nhủ “sống vui, sống khỏe, sống có ích” là được rồi! (cười)

Anh Nguyễn Trung Quyết: Bắc Giang hiện đang có ổ dịch phức tạp nhất cả nước. Thời tiết cũng đang nắng nóng cao điểm, sự cố nhiều hơn, trong khi việc đi lại ở vùng dịch rất nghiêm ngặt. Tổ quản lý vận hành chúng tôi chỉ có 8 người, áp lực công việc cũng lớn. Nhưng chúng tôi cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt “nhiệm vụ kép” - vừa đảm bảo đủ điện, vừa phòng, chống dịch, cùng cả nước góp sức chống dịch thành công.

pV: Xin cảm ơn và chúc các anh luôn thành công trong công việc và cuộc sống!

45Tháng 6/202144 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 25: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

Văn hóa evn

con người Evn

“chúng tôi luôn sẵn sàng”

Tại “điểm nóng” huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Duy Kiên - Giám đốc

Điện lực Thuận Thành (Công ty Điện lực Bắc Ninh) cho biết, ngay sau khi huyện Thuận Thành được lệnh phong tỏa, Điện lực Thuận Thành chuyển sang phương án trực phòng chống dịch COVID-19 ở mức độ cao. Hơn 40 CBCNV gồm lãnh đạo đơn vị, các phòng chức năng, lực lượng trực vận hành “cắm chốt” tại nơi làm việc. Trong số họ, có rất nhiều người có con nhỏ, bố mẹ già yếu…, nhưng gác lại mọi lo toan, họ vẫn ưu tiên đảm nhận nhiệm vụ quan

trọng được giao. Đến nay, công tác đảm bảo điện phục vụ nhân dân nói chung, các điểm cách ly tập trung nói riêng trên địa bàn huyện Thuận Thành vẫn an toàn, thông suốt.

Để lại hai con nhỏ (cặp sinh đôi mới 3 tuổi) cho chồng và bố mẹ chăm sóc, chị Phạm Thương Thương (Tổ thao tác lưu động, Công ty Điện lực Bắc Giang) mang theo quần áo, đồ dùng cá nhân bước vào giai đoạn trực vận hành tại “điểm nóng” - huyện Việt Yên, từ ngày 9/5/2021. Nếu ở những ca trực thông thường, sau 8 giờ làm việc, chị được trở về

với gia đình nhỏ, nghe tiếng bi bô của con, thì lúc này, chị chưa biết sẽ phải xa con đến bao giờ bởi tất cả phụ thuộc vào “cuộc chiến chống dịch COVID-19” mà cả nước đang chung tay, quyết liệt để đẩy lùi.

Được biết, hai con chị Thương đều đang còn nhỏ, vẫn cần có mẹ ở bên vỗ về trước khi đi ngủ, nay lại phải xa mẹ nhiều ngày, thật không dễ dàng. Chị Thương chia sẻ: “Sau mỗi ca trực, gọi điện về nhà nhìn con khóc đòi mẹ, tôi không cầm được nước mắt. Nhưng trên hết, chúng tôi đều hiểu rõ trách nhiệm của mình và luôn sẵn sàng thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao”.

Tại Thủ đô Hà Nội, những cán bộ, kỹ sư trực vận hành của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) không còn bỡ ngỡ như lần đầu thực hiện nhiệm vụ cách ly. Cuộc sống xa gia đình, sau mỗi ca trực mọi người thay phiên nấu ăn, tự giặt quần áo, động viên nhau khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Thậm chí, trong đợt cách ly đã kéo dài gần 1 tháng nay, một số kỹ sư còn đảm nhận công việc mới, đó là… cắt tóc cho đồng nghiệp.

Nghi Viên

CBCNV nữ Công ty Điện lực Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ cách ly trực vận hành tại Trạm biến áp 110kV Vân Trung

Anh Nguyễn Văn Thông - Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia chia sẻ: “Mặc dù điều kiện sinh hoạt không được như ở nhà, nhưng cơ quan cũng đã trang bị đầy đủ giường, đệm, các thiết bị cần thiết phục vụ công việc và sinh hoạt. Chúng tôi xác định, vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định luôn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là trong tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp đúng vào mùa nắng nóng - vốn là thời điểm rất căng thẳng đối với các điều độ viên vận hành hệ thống điện”.

Anh Văn Công Thanh - Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng chia sẻ: “Sáng nào cũng vậy, chúng tôi cập nhật tình hình dịch bệnh từ thông báo của Công ty và các phương tiện thông tin đại chúng. Sau ca trực, chúng tôi về với góc nhỏ của mình. Anh em mỗi người một việc, người tranh thủ nghỉ ngơi; người làm tiếp công việc dở dang; thành viên khác lại gọi điện về nhà thăm hỏi, tâm tình với các vợ con, gia đình…”

Thực tế, khi dịch bệnh căng thẳng mà không thể về nhà, con cái đang trong kỳ thi học kỳ cũng làm một số anh em lo lắng. Thế nhưng mang trên vai trách nhiệm của những người làm điện, lực lượng CBCNV đang cách ly tại nơi làm việc nói riêng, CBCNV trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung đang nỗ lực đảm bảo điện an toàn, thông suốt, góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống dịch, với niềm tin và hy vọng, Việt Nam sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Gác lại mọi công việc gia đình, hàng nghìn CBCNV Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã bước vào giai đoạn tập trung tại nơi làm việc, không tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống điện. Với tư thế “Chúng tôi luôn sẵn sàng”, những người thợ điện đang góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ điện phục vụ SXKD và đời sống nhân dân, đặc biệt là phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

sáng Tạo Trong công ViệcAnh Lê Xuân Thiện sinh

năm 1994, là nhân viên phòng Kinh doanh - Điện lực Đồng Xuân, Công ty Điện lực Phú Yên (PC Phú Yên). Là một nhân viên mới vào làm việc trong ngành Điện nhưng anh Thiện đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đơn vị, đặc biệt là đề xuất được những ý tưởng mới trong sử dụng công nghệ thông tin, mang lại hiệu quả cao.

Anh Thiện tâm sự, với nhiệm vụ được giao, anh là người trực

Nghiên cứu ứng dụng thành công phần mềm Jibit Macro Recoder nhằm tự động hóa việc nhập dữ liệu theo chương trình quản lý khách hàng sử dụng điện (CMIS3) của nhân viên trẻ Lê Xuân Thiện (PC Phú Yên) đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng năng suất lao động.

đề xuất mang lại hiệu quả thiết thực

ứng dụng phần mềm để tự động hóa việc nhập liệu:

Di Linh – Đức Chánh

tiếp và thường xuyên cập nhật các số liệu trên chương trình dùng chung trong EVNCPC. Đó là các chương trình quản lý khách hàng sử dụng điện (CMIS). Khi thực hiện, các chương trình này có nhiều bước lặp đi lặp lại, tốn nhiều thời gian (thời gian gõ phím, rê chuột) và có thể tạo ra những sai sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, anh Thiện đã đề xuất và được lãnh đạo chấp thuận cho phép ứng dụng phần mềm Jibit Macro Recoder nhằm tự động hóa việc nhập liệu. Jitbit Macro Recorder cho phép ghi lại các thao tác của chuột và bàn

Công nhân trẻ Lê Xuân Thiện. Ảnh: NVCC

47Tháng 6/202146 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 26: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

TRUNG TÂMTHÔNG TIN ĐIỆN LỰC

Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà NộiĐT: 024.66946700 / 024.66946733Email: [email protected] / [email protected]

EVNEIC – “Năng lượng chúng tôi, Sức mạnh của bạn”

Là cơ quan ngôn luận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Thực hiện và xuất bản các ấn phẩm: Tạp chí Điện lực

Thực hiện và quản lý các website của EVN:

http://www.evn.com.vn,

http://www.tietkiemnangluong.vn

http://www.cosodulieu.evn.com.vn

và trang chuyên mục Văn hóa EVN (vanhoa.evn.com.vn)

Tổ chức thực hiện Bản tin truyền thông nội bộ

(EVNnews); Bản tin điện tử EVN;

Xây dựng, thu thập, quản lý, khai thác và cung cấp các

cơ sở dữ liệu sách, báo, tạp chí, đề tài, dự án, ảnh,...

phục vụ tra cứu thông tin, hình ảnh về Điện lực.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực thông tin

KHCN, báo chí, truyền thông ngành Điện.

Thực hiện các dịch vụ: Tổ chức sự kiện, hội thảo, triển

lãm, truyền thông; Sản xuất phim QC, tư liệu, phóng

sự; Thực hiện và xuất bản các loại ấn phẩm sách

chuyên đề; Thiết kế, in ấn, quảng cáo...

Quản trị và sản xuất nội dung các trang mạng xã hội:

- Fanpage: Điện lực Việt Nam

- Group: Đồng nghiệp EVN

- Kênh youtube: Điện lực Việt Nam - EVNnews

con người Evn

VăN hóa evn

dự thảo hợp đồng, ký lại hợp đồng, lập biên bản treo, tháo,… Tùy theo chức năng, việc nhập số liệu trên chương trình CMIS3 rất mất thời gian từ 3 phút trở lên và phải thao tác nhiều lần với chuột và bàn phím. Khi áp dụng phần mềm Jibit Macro Recoder, việc nhập dữ liệu đạt được các kết rất quả khả quan, năng suất lao động tăng 2-3 lần. Cụ thể, nếu không sử dụng phần mềm, bước “Dự thảo hợp đồng” trên CMIS3 mất khoảng 3-4 phút/1 hồ sơ. Khi sử dụng phần mềm, thời gian thực hiện giảm còn 01 phút/hồ sơ; tiết kiệm được các chi phí cho đơn vị như tiền điện, chi phí khấu hao thiết bị, chi phí thuê nhân công; giảm sai sót trong quá trình thực hiện.

Khi sử dụng phần mềm trên, chương trình sẽ tự động thực hiện chính xác các bước đã được ghi, có thể bỏ qua hoàn toàn khoảng thời gian tìm vị trí nhấp chuột, rê chuột hay bấm tổ hợp phím.

luôn nỗ lực Không ngừngTrước khi áp dụng phần mềm Jibit Macro Recoder trong công việc, anh Thiện cũng đã tìm hiểu rất nhiều các phần mềm khác suốt hơn 1 năm, nhưng chỉ có phần mềm Jibit Macro Recoder hoàn

phím với các hoạt động như truy cập email, nhập mật khẩu trên các ứng dụng chát, mạng xã hội, gõ địa chỉ URL, cập nhật cho chương trình quét virus, khởi động các phần mềm... Phần mềm sẽ lưu lại những thao tác này trên bộ nhớ và lần sau bạn chỉ cần nhập vào kho lưu trữ để sử dụng, không cần phải thực hiện lại.

“Tôi đã sử dụng Jitbit Macro Recorder ghi lại các thao tác trong công việc và sau đó chuyển đổi chúng thành những tập tin chạy tự động. So với những ứng dụng hiếm hoi cùng chức năng, đây là một công cụ rất hữu ích cho những nhân viên kinh doanh của các Điện lực như chúng tôi” - Anh Thiện chia sẻ và cho biết thêm, sở dĩ anh nảy sinh ý tưởng này là do thấy việc nhập dữ liệu trên chương trình quản lý khách hàng sử dụng điện (CMIS3) mất khá nhiều thời gian, trong khi các thao tác lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Quan trọng hơn, khi ứng dụng, tinh thần làm việc của nhân viên rất phấn khởi vì có công cụ hỗ trợ đắc lực, không còn phải lặp đi, lặp lại thao tác, gây nhàm chán.

Anh Thiện đã tận dụng những tính năng nổi trội của phần mềm Jibit Macro Recoder, áp dụng vào chuyên môn của mình. Để thử nghiệm tính hiệu quả của phần mềm này, anh Thiện đã thử nghiệm trên chương trình quản lý khách hàng sử dụng điện (CMIS3). Các chức năng thường xuyên sử dụng và cần nhập nhiều thông tin trên chương trình CMIS3 như lập

nhân viên lê Xuân Thiện:• Sinhnăm:1994.• PhòngKinhdoanh-ĐiệnlựcĐồngXuân,CôngtyĐiệnlựcPhúYên;• LàmviệctrongngànhĐiện:từnăm2017;• Sởthích:Côngnghệthôngtin,bóngđá.

toàn đáp ứng được các yêu cầu cho công việc hiện tại. Anh rất thích các ưu điểm nổi trội của phần mềm này. Điển hình là giao diện trực quan, dễ sử dụng, độ chính xác cao, ổn định, có nhiều chức năng cần thiết giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng thay đổi phương thức nhập số liệu tùy theo yêu cầu. Đối tượng sử dụng phần mềm chỉ cần biết cơ bản về tin học và tiếng Anh cơ bản. Tuy nhiên, anh Thiện đánh giá phần mềm có một số hạn chế trong việc sử dụng như: không có hỗ trợ bằng tiếng Việt, mất nhiều thời gian khi lần đầu sử dụng phần mềm tạo kịch bản cho một công việc cụ thể. Mặt khác, đây là phần mềm thương mại có tính phí, nên mất tiền mua bản quyền.

Ông Nguyễn Khoa Trình - Chủ tịch Công đoàn - Phó Giám đốc PC Phú Yên chia sẻ, ông rất tâm đắc với việc ứng dụng phần mềm Jibit Macro Recoder và đánh giá cao về nhân viên trẻ Lê Xuân Thiện và khẳng định lãnh đạo Công ty sẽ tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, góp phần nâng cao năng suất lao động.

48 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 27: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ…

1 7 2021Ngày vận hành chính thức

KÊNH YOUTUBE ĐIỆN LỰC VIỆT NAM - EVNNEWS

Địa chỉ truy cập:

Đối tượng hướng đến

12 chuyên mục hấp dẫn

- Toàn thể CBNV, người lao động EVN; - Khách hàng dùng điện; - Đông đảo khán giả trong, ngoài nước quan tâm đến lĩnh vực điện lực.

- Hot news (tin tức); - Điện và đời sống; - Chuyển động 4.0; - Đầu tư – xây dựng; - Sản xuất – Truyền tải; - Công nghệ - Môi trường

Các bước đăng kí theo dõi kênh

https:/ /www.youtube.com/c/dienlucvietnam_EVNnews

Youtube Điện lực Việt Nam – EVNnews: Kênh truyền thông mới, gần gũi, đặc sắc và lôi cuốn về ngành Điện

- Thế giới điện; - Khách hàng hỏi – EVN trả lời; - Kinh doanh và dịch vụ khách hàng; - Năng lượng tái tạo;- Thông tin cơ sở- Văn hoá EVN.

Bước 1:

Truy cập vào trang chủ của Youtube

Bước 2:

Đăng nhập tài khoản Youtube. Nếu chưa có tài khoản, nhấn vào nút Đăng ký và thực hiện theo hướng dẫn để đăng ký tài khoản

Youtube.

Bước 3:

Tại giao diện chính của Youtube, nhấn vào biểu tượng tìm

kiếm và nhập từ khoá “Điện lực Việt Nam”

hoặc EVNnews.

Bước 4:

Tại giao diện của kênh Youtube Điện lực

Việt Nam - EVNnews nhấn nút đăng ký

ngay dưới tên kênh.

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

https://www.youtube.com

watermark