bÁo cÁo cÔng trÌnh nghiÊn cỨu khoa hỌc sinh viÊn...

12
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TBÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CU KHOA HC SINH VIÊN NĂM HC 2014 - 2015 (Bn tóm tt) TÊN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CA VIC CT GIM THUQUAN TRONG FTAS ĐẾN HOT ĐỘNG NHP KHU NGÀNH SA TI VIT NAM: TIP CN BNG MÔ HÌNH SMART Ging viên hướng dn: TS. Nguyn Anh Thu Sinh viên thc hin: Đinh Xuân Chung Nguyn ThTrang TThúy Lan Lp: QH2012E-KTQT-CLC Hà Ni 2015

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO CÔNG TRÌNHNGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NĂM HỌC 2014 - 2015(Bản tóm tắt)

TÊN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CẮT GIẢM THUẾ QUAN TRONG FTAS ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGÀNH SỮA TẠI VIỆT

NAM: TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH SMART

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Thu Sinh viên thực hiện: Đinh Xuân Chung Nguyễn Thị Trang Tạ Thúy Lan Lớp: QH2012E-KTQT-CLC

Hà Nội 2015

Page 2: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

MỞ ĐẦU

a. Tính cấp thiết của đề tàiBắt đầu từ sau thời kì đổi mới, Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường, đặc biệt là sau khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 1, năm 2007. Hoạt động thương mại, cả xuất khẩu và nhập khẩu diễn ra ngày càng mạnh với nhiều ngành trong đó có sữa và các sản phẩm từ sữa.Không thể phủ nhận rằng, sữa và các sản phẩm từ sữa là những sản phẩm thiết yếu trong đời sống của con người, đặc biệt với một quốc gia với dân số khoảng 90 triệu dân như Việt Nam (đứng thứ 14 thế giới), cùng cơ cấu dân số trẻ, mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em sinh ra thì lượng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa vô cùng lớn. Đó là lí do Việt Nam trở thành một thị trường sữa vô cùng tiềm năng và sáng giá. Theo một khảo sát, xu hướng chuộng sữa ngoại của người Việt ngày càng ra tăng. Trong giai đoạn từ năm 2007-2009, sản lượng bán nhóm sữa bột của các hãng sữa nước ngoài xấp xỉ 70%. Theo Tổng cục Hải quan thống kê, năm 2008-2009 có tới 230 doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột thành phẩm và sữa bột nguyên liệu. Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, thịtrường sữa Việt Nam phát triển ngày càng nhanh. Không chỉ phát triển các sản phẩm trong nước, tiêu biểu có thể kể đến các thương hiệu lớn như Vinamilk, Nutifoood, mà các tên tuổi lớn ở nước ngoài như Abbott, Nestle, Mead Jonhson, Dutch Lady... cũng đã có mặt ở Việt Nam và ngày càng trở nên phổ biến, quen thuộc với người Việt.Không những thế, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, toàn cầu hóa. Việc kí kết các FTAs và cam kết cắt giảm thuế quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương mại các ngành, trong đó có sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài các hiệp định song phương mà Việt Nam kí kết với Nhật Bản (VJEPA) và Chille (VCFTA), Việt Nam còn tham gia rất nhiều các hiệp định đa phương khác, đặc biệt là các hiệp định kí kết giữa ASEAN và các nước trên thế giới. Mức thuế cam kết cắt giảm mà Việt Nam kí kết luôn là một vấn đề rất đáng quan tâm, bởi chỉ một sự thay đổi nhỏ trong chính sách thương mại cũng có thể tác động rất lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu. Vào năm 2016, Việt Nam sẽ thực hiện nhiều cam kết giảm thuế đã kí kết, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các ngành trong đó có sữa và sản phẩm từ sữa. Sẽ là vô cùng cần thiết để nghiên cứu nhữngtác động của việc cắt giảm thuế quan, không chỉ ở một mà ở đồng thời nhiều các hiệp định thương mại tự do đến hoạt động nhập khẩu cũng như các ảnh hưởng khác với ngành sữa Việt Nam, cũng như thị trường trong nước và phản ứng của các công ty sữa Việt Nam trong thời gian tới.

b. Mục đích nghiên cứu:Mục tiêu của bài nghiên cứu là thông qua việc tìm hiểu những cơ sở lí thuyết về nhập khẩu, các hiệp định FTAs cũng như các mức cam kết thuế quan, tìm hiểu hoạt động nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam để đưa ra các kịch bản về cắt giảmthuế trong 7 hiệp định tự do thương mại giữa hai năm 2013 và 2016. Qua đó, đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi trong mức thuế đến hoạt động nhập khẩu sữa nói chung và rút ra các ảnh hưởng về tạo lập thương mại, chệch hướng thương mại, doanh thu thuế của chính phủ và phúc lợi xã hội từ mô hình SMART.

c. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung trả lời câu hỏi: “Tác động đồng thời của việc cắt giảm thuếquan trong 7 hiệp định thương mại tự do sẽ tác động ra sao đến hoạt động nhập khẩu ngành sữa Việt Nam?”

Page 3: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

d. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa, cũng như thị trường sữa Việt Nam trong thời gian tới.Không gian: Thị trường sữa Việt Nam.Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2016.

e. Cấu trúc bài nghiên cứu Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Tổng quan về FTAs và Ngành sữa tại Việt Nam Chương 4: Kịch bản và kết quả ước lượng mô hình SMART Chương 5: Một số kiến nghị, đề xuấtChương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆUTrong chương 1, nhóm nghiên cứu tập trung trình bày các tác động nhiều chiều của các FTA đến nền kinh tế: chủ yếu gồm tác động tĩnh ( tác động tạo lập thương mại, chệch hướng thương mại) và tác động động ( như hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể thấy, ký kết các FTA đem lại cả tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế. Nhìn chung với những kết quả gặt hái được về kinh tế và chính trị của các FTA đi trước nên các nước vẫn đang tích cực tìm kiếm FTA.Ngoài ra, chương 1 còn trình bày khái quát các nghiên cứu trong nước và quốc tế nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu. Nhìn chung trên thế giới và ở Việt Nam nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác động của việc giảm thuế quan trong ngành sữa. Tuy nhiên, hiện nay các đánh giá về việc giảm thuế ngành sữa trong các FTAs cònhạn chế và chưa phân tích sâu.Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUBên cạnh các phương pháp định tính, thống kê mô tả thì trọng tâm của bài nghiên cứu nghiên chính là việc sử dụng mô hình SMART, một trong những phương pháp cân bằng cục bộ, tập trung vào một thị trường hoặc một sản phẩm cụ thể.Cụ thể là đưa ra những yếu tố đầu vào của mô hình và quan trọng hơn là những kết quả có thể rút ra từ SMART như ảnh hưởng về thương mại gồm tạo lập, chệch hướng thương mại, ảnh hưởng về doanh thu thuế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra, nhóm cũng giới thiệu đôi chút về trang WITS, một trang web cho phép chạy trực tuyến mô hình SMART, tìm kiếm và tải dữ liệu.Chương 3: TỔNG QUAN VỀ FTAS VÀ NGÀNH SỮA VIỆT NAMTrong chương 3, nhóm nghiên cứu chỉ ra những tổng quan về FTAs. Mặc dù có thể dựa vào nhiều cách để phân các FTA ra nhiều loại như theo quy mô số lượng quốc gia thành viên trong FTA (FTA song phương, FTA đa phương và FTA hỗn hợp), theo mứcđộ tự do hóa(FTA kiểu Mỹ, FTA kiểu Châu Âu và FTA kiểu các nước đang phát triển) nhưng hầu hết các FTA các quốc gia đàm phán và kí kết hiện nay đều có 3 nội dung chính : Tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do hóa thương mại dịch vụ, tự do hóa đầu tư. Ngoài ra, trong nhiều FTA thế hệ mới còn đưa ra các điều khoản về sở hữu trí tuệ. Các FTA đều có tác động nhất định đến kinh tế của các nước thành viên, trên cơ sở mang lại cho họ những lợi ích khác nhau với tác động tích cực và tác động tiêu cực đanxen. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi sẽ tập trung vào 7 hiệp định FTA Việt Nam đã kí kết bao gồm : Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ( ATIGA ), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Úc-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

Page 4: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

(AKFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – ChiLê để phân tích và đánh giá tác động.Cùng với đó, chương 3 cũng đề cập đến các tổng quan về thị trường. Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm về sữa ở Việt Nam tăng cao, có nhiều loại sữa phong phú: sữa bột, sữa uống, sữa đậu nành, sữa chua. Sản lượng nhập khẩu sữa cũng tăng lên theo nhu cầu. Hiện nay trên thị trường nước ta có khoảng 200 doanh nghiệp nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phần. Đây là một con số không nhỏ để tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành sữa.Chương 4: KỊCH BẢN VÀ KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH SMART4.1 Kịch bảnNhóm Nghiên cứu đưa ra kịch bản là việc cắt giảm thuế quan đối với sữa và các sản phẩm từ sữa giữa hai năm 2013 và 2016 được cam kết trong 7 hiệp định gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc – NewZealand (AANZFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản, hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA), để xem xét tác động đồng thời của sự thay đổi trong các FTAs này đến hoạt động nhập khẩu sữa Việt Nam, ngành sữa và những ảnh hưởng liên quan rút ra từ phân tích SMART. Bên cạnh đó, dựa vào kim ngạch nhập khẩu và tỉ trọng nhập khẩu của các mặt hàng sữa phân loại theo mã HS 6 số, nhóm nghiên cứu đã chọn ra 4 mã hàng quan trọng để đưa vào đầu vào của mô hình SMART bao gồm HS040210 – Dạng bột hạt hoặc các thể rắn khác, có hàm lượng chất béo không quá 1.5% tính theo trọng lượng, HS040221 – Dạng bột hạt hoặc các thể rắn khác có hàm lượng chất béo trên 1.5% tính theo trọng lượng, HS040510 – Bơ, và HS040520 – Chất phết từ bơ, sữa.

Mã HS Mức thuế năm

AANZFTA

AIFTA

ATIGA ACFTA

AKFTA

VCFTA

VJEPA

040210 2013 5 8 5 0 5 9 4.52016 0 7 0 0 0 6 3

040221 2013 7 12 5 0 5 9 72016 0 11 0 0 0 6 4

040510 2013 7 15 5 0 7 15 12.52016 5 13 0 0 0 12 10

040520 2013 7 15 5 0 7 15 12.52016 5 3 0 0 0 12 10

Bảng 4.1. Mức thuế cắt giảm trong các FTAs trong 2 năm 2013 và 20144.2 Kết quả mô hình và nhận xét4.2.1 Ảnh hưởng thương mạiKết quả chạy mô hình SMART về ảnh hưởng thương mại gồm tạo lập và chệch hướng thương mại được thể hiện trong bảng dưới đây.Bảng 4.2: Ảnh hưởng thương mại giữa Việt Nam với thế giới, với Australia, NewZealand

Reporter

Page 5: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

Name PartnerName

ProductCode

Trade TotalEffect in 1000

USD

Trade Creation

Effectin 1000 USD

TradeDiversionEffect in

1000 USDVietnam Australia 040221 187.5395 180.9246 6.614832Vietnam Austalia 040210 783.4362 304.6715 478.7647Vietnam Australia 040520 42.09641 30.411841 42.09641Vietnam Australia 040510 7.878366 5.379503 2.498863Vietnam World 040221 8710.436 8710.436 0Vietnam World 040210 1390.909 1390.909 0Vietnam World 040520 30.418 30.418 0Vietnam World 040510 269.029 269.029 0Vietnam NewZealand 040221 8267.92 7989.511 278.409Vietnam NewZealand 040210 2775.901 1086.238 1689.662Vietnam NewZealand 040520 40.231 20.12 20.111Vietnam NewZealand 040510 373.85 263.65 110.2

Nguồn: Tính toán của tác giảTừ bảng số liệu có thể thấy rằng, dưới tác động đồng thời của việc cắt giảm thuế trong các FTAs, giá trị thương mại, cụ thể là giá trị nhập khẩu sữa của Việt Nam với thế giới tăng rất cao. Cụ thể cao nhất là các sản phẩm mã HS040221 khi giá trị thương mại tạo lập lên đến khoảng 8700 nghìn USD, mã HS040210 là khoảng 1390 nghìn USD. Tương tự cho 2 mã còn lại là HS040510 và HS040520 lần lượt là 30.418 nghìn USD và269.029 nghìn USD. Tuy nhiên, xét tổng thể với thế giới, giá trị chuyển dịch thương mại của Việt Nam lại bằng 0.Với hai đối tác mà Việt Nam nhập khẩu sữa chính là Australia và NewZealand thì việc cắt giảm thuế quan trong 7 FTAs cũng dẫn tới những ảnh hưởng lớn về thương mại. Điển hình là với Australia, mã 040210, tổng ảnh hưởng thương mại là khoảng 783.4362 nghìn USD, trong đó tạo lập thương mại là 304.6715 nghìn USD, chệch hướng thương mại là 478.7647 nghìn USD. Với NewZealand, mã 040210 cũng có sự thay đổi lớn khi giá trị tạo lập thương mại tăng lên 1068.238 nghìn USD, chệch hướng thương mại tăng 1689.662 nghìn USD.4.2.2 Ảnh hưởng phúc lợi xã hộiTừ việc chạy mô hình SMART với 4 mã hàng sữa, nhóm nghiên cứu thấy rằng, việc thay đổi chính sách thương mại hay trong trường hợp này là cắt giảm thuế sẽ làm phúc lợi xã hội tăng lên đáng kể.Bảng 4.3. Kết quả chạy mô hình SMART về ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội

Code Product Welfare in 1000 USD

New Weighted Rate

Old Weighted Rate

040221 128.227 0.14 3040210 49.98 3.19 4040520 2.734 6.98 10.99040510 23.795 6.81 10.88

Nguồn : Tính toán của tác giảTừ bảng trên, không khó để thấy sự tăng lên trong phúc lợi xã hội, đáng chú ý nhất là mã 040221 phúc lợi xã hội tăng 128.227 nghìn USD, với các mã 040210, 040520,

Page 6: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

040510 con số này lần lượt là 49.98 nghìn, 2.734 nghìn và 23.795 nghìn USD.4.2.3 Ảnh hưởng đến doanh thu thuế của chính phủ

Bảng 4.4. Kết quả chạy mô hình SMART về ảnh hưởng đến doanh thu chính phủ

Code product Revenue Effect in 1000 USD040221 -3811.13040210 -1935.51040520 -36.156040520 -370.635

Nguồn : Tính toán của tác giảSau khi chạy mô hình SMART và cho ra bảng kết quả như ở trên, nhóm nghiên cứu thấy rằng. Việc cắt giảm thuế theo cam kết vào năm 2016 trong 7 hiệp định mà Việt Nam tham gia sẽ làm cho doanh thu thuế của chính phủ Việt Nam giảm mạnh,điều này phù hợp với lí thuyết về thương mại quốc tế.Cụ thể, riêng đối với mã hàng HS040221 thì doanh thu thuế của chính phủ Việt Nam giảm đến 3811.13 nghìn USD, với mã hàng HS040210 doanh thu từ thuế giảm 1935.51 nghìn USD. Tương tự với 2 mã hàng 040520 và 040520 lần lượt làm cho doanh thu thuế của chính phủ giảm 36.156 nghìn USD và 370.635 nghìn USD.4.2.4 Báo cáo toàn cảnh thị trườngBảng 4.5 : Tác động toàn cảnh thị trường của việc giảm thuế đến nhập khẩu sữa.

ProductCode

ImportsBefore in 1000 USD

ImportChange

TariffRevenue in1000 USD

Tariff New

Revenue in1000 USD

Tariff ChangeIn Revenuein 1000 USD

ConsumerSurplus in 1000 USD

40510 9579 263.65 1041.7 678.16 -363.6 23.41940221 133597 8170.4 4007.9 196.79 -3811 128.2340520 954.87 30.418 104.97 68.814 -36.16 2.73440210 243442 1390.9 9737.7 7802.2 -1936 49.98

Nguồn: Tính toán của tác giảTừ bảng trên ta thấy, khi thuế thay đổi, sẽ khiến cho doanh thu thuế của chính phủ giảm đi và lượng nhập khẩu sẽ tăng lên tính với thời điểm chưa thay đổi .Mã 40221 do có sự thay đổi lớn về thuế nên dẫn theo sự thay đổi đáng kể về doanh thu thuế (từ 4007900 USD giảm xuống còn 196 790 USD, giảm 3811 000 USD ), lượng nhập khẩu tăng lên 8170400 USD, đồng thời thặng dư tiêu dùng cũng ở mức cao nhất so với 3 mã còn lại 128 230 USD. Các mã khác cũng có sự thay đổi tương tự.

Page 7: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

i. Báo cáo toàn cảnh xuất khẩuBảng 4.6: Tác động toàn cảnh xuất khẩu của việc giảm thuế đến nhập khẩu sữa

PartnerName ProductCode ExportsBefore in 1000 USD

ExportsAfterin 1000 USD

ExportChangeInRevenue in

1000 USD  40210 10124 10908 783.44Australia 40221 2806.8 2994.3 187.54  40510 149.55 141.95 -7.6  40520 731.88 773.98 42.096Korea, Rep. 40221 778.22 745.82 -32.4  40210 86.25 85.306 -0.944New Zealand 40221 123946 132214 8267.9  40510 7329.5 7710.6 381.13  40210 36095 38871 2775.9Singapore 40221 328.75 315.07 -13.68  40510 2 1.898 -0.102  40210 3.197 3.162 -0.035

Nguồn: Tính toán của tác giảSự thay đổi về thuế tại Việt Nam là nguồn động lực xuất khẩu của các nước khác, đặc biệt là các quốc gia là đối tác xuất khẩu lớn đến Việt Nam như New Zealand. Với mã 40221, lượng xuất khẩu tăng 8267900 USD, mã 40510 tăng 381130 USD, mã 40210 tăng 2775900 USD. Tuy nhiên, không phải sự giảm thuế nào cũng dẫn đến sự tăng trong lượng xuất khẩu của các nước. Mã 40510 của Australia giảm -7600 USD, mã 40221 giảm -32 400 USD và mã 40210 giảm -944 USD (Hàn Quốc). Mã 40221 giảm -13680 USD, mã 40510 giảm -120 USD, mã 40210 giảm -35 USD tại Singapore

Page 8: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể
Page 9: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

ii. Báo cáo dữ liệu chi tiếtBảng 4.7: Tác động chi tiết của việc giảm thuế đến nhập khẩu sữa

ProductCode

partner_iso_n

TradeValue in 1000 USD

Applied Duty Rate

New Duty Rate

Supply Elasticity

Substitution Elasticity

Import Demand Elasticity

40510 World 9579 10.875 6.890058

99 1.5 0.7914

40221 133597 3 0.138811

99 1.5 2.2131

40520 954.87 10.993 6.984131

99 1.5 0.9144

40210 243442 4 3.186734

99 1.5 0.7824

40510 Australia 149.55 10 10 99 1.5 0.7914

40221 2806.8 3 0 99 1.5 2.213140520 731.88 10 5 99 1.5 0.914440210 10124 4 0 99 1.5 0.782440510 Newzeala

nd7329.5 10 5 99 1.5 0.7914

40221 123946 3 0 99 1.5 2.213140210 36095 4 0 99 1.5 0.782440510 Singapor

e2 5 5 99 1.5 0.7914

40221 328.75 3 3 99 1.5 2.213140210 86.25 4 4 99 1.5 0.782440221 korea 778.22 3 3 99 1.5 2.213140210 3.197 4 4 99 1.5 0.7824

Page 10: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

ProductCode

partner_iso_n

PriceEffect

Trade CreationEffect in 1000 USD

Trade DiversionEffect in 1000 USD

Trade Total Effectin 1000 USD

Bound Duty Rate

40510 World 0 263.65 0 263.64972

 

40221 0 8170.4 1.03E-05

8170.436

 

40520 0 30.418 0 30.418404

 

40210 0 1390.9 0 1390.9094

 

40510 australia 0 0 -7.59969 -7.5996852

13

40221 0 180.92 6.614832

187.53947

17.5

40520 0 30.418 11.678 42.096405

15

40210 0 304.67 478.7647

783.43622

23.125

40510 Newzealand

0 263.65 117.482 381.13168

13

40221 0 7989.5 278.4087

8267.9199

17.5

40210 0 1086.2 1689.663

2775.9006

23.125

40510 Singapore

0 0 -0.1015 -0.10150323

13

40221 0 0 -13.6823 -13.682348

17.5

40210 0 0 -0.94424 -0.94424111

23.125

40221 korea 0 0 -32.3968 -32.39679

17.5

40210 0 0 -3.50E-02

-3.50E-02

23.125

Nguồn: Tính toán của tác giả

Page 11: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

New Zealand, Australia đưa đến sự chêch hướng thương mại dương trong khi Singapore và Korea mang lại sự chệch hướng âm. Điều này được lý giải qua sự nhìn nhận về lượng xuất khẩu của các nước. Với các nước xuất khẩu số lượng lớn sang Việt Nam thì việc giảm thuế sẽ làm thay đổi độ co giãn của cung, làm tăng cung và tăng cầu. Thuế được giảm tuy chưa tạo nên được sự giảm giá đáng kể trên thị trường nhưng đã nhìn nhận thấy được sự thay đổi đáng kể trong giá trị thương mại, nhất là với những đối tác lớn của Việt Nam trong mặt hàng này. Chính sự thay đổi này khiến nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng sữa lớn hơn. Xét chung với thế giới, độ co của nhu cầu nhập khẩu cho mã hàng 40510 là 0.7914, mã hàng 40221 là 2.2131, mã hàng 40520 là 0.9144, mã hàng 40210 là 0.7824. Mức nhập khẩu càng lớn thì sẽ càng tạo nên sự chệch hướng thương mại lớn. Với người tiêu dùng, mức thặng dư sẽ lớn hơn do mức công bằng xã hội lớn hơn. Với ngườisản xuất, có cơ hội tăng cao giá trị thương mại. Nếu giá bán mặt hàng sữa trên thị trường không đổi thì người sản xuất sẽ nhận được mức lợi nhuận lớn. Với chính phủ, việc giảm thuế khiến doanh thu thuế giảm. Với những đối tác xuất khẩu chính thì việc giảm doanh thuế rất lớn và lớn hơn so với những nước đối tác cấp thấp. Sự giảm doanh thu thuế này hoàn toàn có thể bù lại nếu giá trị thương mại lớn. Ví dụ như New Zealandlượng doanh thu thuế giảm được bù lại bằng sự gia tăng lớn trong giá trị thương mại.Tuy nhiên, việc giảm thuế cũng có trường hợp ngoại lệ. Thuế giảm khiến giá thị trường giảm theo không khuyến khích các nhà xuất khẩu nước ngoài sản xuất. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤTViệc cắt giảm sâu hơn thuế quan về sữa và các sản phẩm từ sữa trong các FTAs thúc đẩy hoạt động nhập khẩu sữa tại Việt Nam. Từ kết quả của mô hình

Dưới góc độ xã hội, việc kí kết thêm các hiệp định FTAs sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực

Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước gặp thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Doanhthu thuế giảmCâu hỏi đặt ra là làm sao để năng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp như: Áp dụng các công nghệ sản xuất và chế biến hiện đại hàng đầu thế giới, đồng thời các doanh nghiệp trong nước cần phát triển ngành chăn nuôi bò dựa trên những ưu thế sẵn trên cơ sở dựa vào nông dân để phát triển và cần có sự vào cuộc của các cơ quan tổ chức.KẾT LUẬNBài nghiên cứu đóng góp nhiều cho khoa học: hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về hộinhập kinh tế khu vực và phân tích các tác động của các FTA đến nền kinh tế bao gồm tác động tĩnh và tác động động, bàn sâu đến 7 hiệp định như: ATIGA, AANZFTA, AIFTA, ACFTA,VJFTA, Việt Nam-Chile, AKFTA và phát triển phương pháp đánh giá tác động của các FTA đến việc nhập khẩu sữa tại Việt Nam, đã bổ sung cách áp dụng mô hình SMART vào nghiên cứu trong ngành sữa. Đề tài đã đóng góp cho thực tiễn thông qua việc đánh giá đúng đắn hiệu quả hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực trong ngành sữa Mô hình được sử dụng còn một số hạn chế như sau: các FTA trong ngành sữa cần thêm hiệu lực để phản ánh rõ hơn trong mô hình, mô hình SMART cũng có những hạn chế, ít đề cập đến thương mại đối với sản phẩm mới mà có thể được phát triển dựa vào một FTA hoặc các hình thức thỏa thuận khác.Nghiên cứu của nhóm tuy đưa ra các kịch bản áp dụng mô hình SMART, nhưng mới

Page 12: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18499/2/Smart.pdf · nâng cao năng lực cạnh tranh, tác động lên FDI). Có thể

chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu và cho một ngành sữa. Các nghiên cứu mới có thể mở rộng ra cả xuất khẩu, nghiên trên các ngành khác, hoặc đa ngành. Ngoài ra có thể cho thêm nhiều các FTAs sẽ kí kết trong tương lai để đánh giá tác động của chúng.