bÁo cÁo kẾt quẢ kiỂm tra tÌnh hÌnh ho t ng n m … · trong số các hồ sơ được...

26
1 CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 28 tháng 01 năm 2010 BÁO CÁO KT QUKIM TRA TÌNH HÌNH HOT ĐỘNG NĂM 2009 CA 35 CÔNG TY KIM TOÁN (Kèm theo Công văn s902 /VACPA ngày 28/01/2010) Thc hin Kế hoch kim tra s686/VACPA ngày 17/06/2009 và công văn s747/VACPA ngày 3/8/2009 ca Hi Kim toán viên hành nghVit Nam (VACPA), được shtrca BTài chính, ttháng 8/2009 đến tháng 10/2009, VACPA đã tchc các Đoàn kim tra trc tiếp tình hình thc hin Nghđịnh ca Chính phvkim toán độc lp và tình hình thc hin chun mc kim toán Vit Nam ti 35 trên tng s58 Công ty kim toán đã yêu cu tkim tra và báo cáo kết qutkim tra cho VACPA (Danh sách 35 Công ty ti Phlc 01 kèm theo). Thành phn đoàn kim tra: Đoàn kim tra gm 36 người, chia thành 04 đoàn do các Ông/Bà sau đây làm trưởng đoàn (Danh sách Đoàn kim tra năm 2009 ti Phlc 02 kèm theo): Đoàn 1: Ông Bùi Văn Mai Ông Nguyn Hi Hà Phó Chtch TT kiêm Tng Thư ký VACPA (FCPA, CPA VN) Trưởng Ban kim tra VACPA (CPA VN, ACCA) Đoàn 2: Bà Phùng ThĐoan Trưởng VP VACPA Hà Ni (CPA VN) Đoàn 3: Bà Trnh Hng Nguyt Trưởng VP VACPA HCM (CPA VN) Đoàn 4: Bà Hà ThNgc Hà Phó Vtrưởng VCĐKT&KT-BTC, UV BCH (CPA VN) Thi gian kim tra: Mi đoàn kim tra đã thc hin kim tra t3 đến 4 công ty/1 đợt trong 3 đợt: - Đợt 1 tngày 11/8/2009 đến ngày 01/09/2009; - Đợt 2 tngày 14/9/2009 đến ngày 19/09/2009; - Đợt 3 tngày 5/10/2009 đến ngày 10/10/2009. Quy trình kim tra: Trước khi thc hin kim tra ti tng công ty, tng đoàn và tng thành viên trong đoàn đã ký các bn cam kết bo đảm tính độc lp, khách quan theo quy định ti Quyết định 32/2007/QĐ-BTC. Trong thi gian kim tra tng công ty, tng đoàn đã được nghe các Ông/Bà Tng Giám đốc, Giám đốc các Công ty báo cáo tình hình tchc và hot động ca tng Công ty và đã thc hin các công vic: - Thăm văn phòng làm vic ca các Công ty; - Xem xét cơ cu tchc các phòng, ban, chi nhánh, văn phòng đại din, slượng nhân viên, KTV, cng tác viên, phương thc điu hành, qun lý nhân viên (gm tiêu chun nhân viên, quy trình tuyn dng, chương trình đào to, bi dưỡng KTV, nhân viên, hp đồng lao động, chế độ đãi ng, xpht nhân viên...) và qun lý khách hàng (gm ký kết hp đồng, thanh lý hp đồng, quy định vmc phí ca tng cp bc nhân viên và cách tính giá phí cho tng khách hàng...);

Upload: vocong

Post on 16-Apr-2018

221 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2010

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2009

CỦA 35 CÔNG TY KIỂM TOÁN (Kèm theo Công văn số 902 /VACPA ngày 28/01/2010)

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra số 686/VACPA ngày 17/06/2009 và công văn số 747/VACPA ngày 3/8/2009 của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), được sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, từ tháng 8/2009 đến tháng 10/2009, VACPA đã tổ chức các Đoàn kiểm tra trực tiếp tình hình thực hiện Nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập và tình hình thực hiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam tại 35 trên tổng số 58 Công ty kiểm toán đã yêu cầu tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra cho VACPA (Danh sách 35 Công ty tại Phụ lục 01 kèm theo).

Thành phần đoàn kiểm tra: Đoàn kiểm tra gồm 36 người, chia thành 04 đoàn do các Ông/Bà sau đây làm trưởng

đoàn (Danh sách Đoàn kiểm tra năm 2009 tại Phụ lục 02 kèm theo): Đoàn 1: Ông Bùi Văn Mai Ông Nguyễn Hải Hà

Phó Chủ tịch TT kiêm Tổng Thư ký VACPA (FCPA, CPA VN) Trưởng Ban kiểm tra VACPA (CPA VN, ACCA)

Đoàn 2: Bà Phùng Thị Đoan Trưởng VP VACPA Hà Nội (CPA VN) Đoàn 3: Bà Trịnh Hồng Nguyệt Trưởng VP VACPA HCM (CPA VN) Đoàn 4: Bà Hà Thị Ngọc Hà Phó Vụ trưởng Vụ CĐKT&KT-BTC, UV BCH (CPA VN)

Thời gian kiểm tra:

Mỗi đoàn kiểm tra đã thực hiện kiểm tra từ 3 đến 4 công ty/1 đợt trong 3 đợt: - Đợt 1 từ ngày 11/8/2009 đến ngày 01/09/2009; - Đợt 2 từ ngày 14/9/2009 đến ngày 19/09/2009; - Đợt 3 từ ngày 5/10/2009 đến ngày 10/10/2009.

Quy trình kiểm tra: Trước khi thực hiện kiểm tra tại từng công ty, từng đoàn và từng thành viên trong đoàn

đã ký các bản cam kết bảo đảm tính độc lập, khách quan theo quy định tại Quyết định 32/2007/QĐ-BTC.

Trong thời gian kiểm tra ở từng công ty, từng đoàn đã được nghe các Ông/Bà Tổng Giám đốc, Giám đốc các Công ty báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của từng Công ty và đã thực hiện các công việc:

- Thăm văn phòng làm việc của các Công ty; - Xem xét cơ cấu tổ chức các phòng, ban, chi nhánh, văn phòng đại diện, số lượng nhân

viên, KTV, cộng tác viên, phương thức điều hành, quản lý nhân viên (gồm tiêu chuẩn nhân viên, quy trình tuyển dụng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng KTV, nhân viên, hợp đồng lao động, chế độ đãi ngộ, xử phạt nhân viên...) và quản lý khách hàng (gồm ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng, quy định về mức phí của từng cấp bậc nhân viên và cách tính giá phí cho từng khách hàng...);

Page 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

2

- Kiểm tra danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề toàn thời gian và bán thời gian, việc thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp và việc thực hiện ký báo cáo kiểm toán của KTV;

- Đối chiếu giữa số liệu, tài liệu thực tế trên sổ sách, báo cáo tài chính, hồ sơ của từng công ty với báo cáo kết quả tự kiểm tra của công ty về các nội dung như: số lượng nhân viên, số lượng KTV, chương trình đào tạo, cập nhật, doanh thu, lãi, quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp, hồ sơ, quy chế, quy trình kiểm toán...

- Kiểm tra tổng số 218 hồ sơ làm việc (kỳ kiểm toán 2006, 2007, 2008) gồm: 195 hồ sơ kiểm toán BCTC (trong đó có một số là BCTC công ty cổ phần niêm yết); 16 hồ sơ kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB, kiểm toán thông tin tài chính; 7 hồ sơ hợp đồng tư vấn, định giá doanh nghiệp cổ phần hóa, dịch vụ kế toán... Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 số hồ sơ do các công ty tự lựa chọn để cung cấp cho Đoàn Kiểm tra, 2/3 số hồ sơ là do Đoàn kiểm tra lựa chọn bất kỳ trên cơ sở danh sách khách hàng đã kết thúc dịch vụ (Danh sách Hồ sơ kiểm toán đã được kiểm tra tại Phụ lục số 03 kèm theo).

Sau mỗi cuộc kiểm tra tại từng Công ty, Đoàn kiểm tra đều có cuộc họp trao đổi, thảo luận và thống nhất với đại diện Ban lãnh đạo Công ty về Biên bản kiểm tra, trong đó nêu rõ kết quả kiểm tra và ý kiến nhận xét của Đoàn về tất cả các nội dung công việc được kiểm tra, đánh giá những việc đã làm tốt và các thiếu sót, sai phạm cụ thể của công ty. Nhân dịp này Đoàn kiểm tra đã tư vấn cho công ty được kiểm tra nhiều vấn đề chuyên môn rất bổ ích.

Ngoài ra, căn cứ vào thông tin được cung cấp về các sai phạm trong việc đăng ký hành nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 và tháng 01/2010, VACPA kết hợp với Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán (Bộ Tài chính) đã tổ chức 3 đợt kiểm tra chuyên đề về “Đăng ký hành nghề kiểm toán” tại 33 công ty, trình Chủ tịch VACPA xử lý kỷ luật khiển trách và cảnh cáo hàng chục hội viên đã vi phạm và đăng ký hành nghề kiểm toán hoặc vi phạm về quản lý và sử dụng kiểm toán viên. Các sai phạm về đăng ký hành nghề, VACPA đã báo cáo Bộ Tài chính và UBCK Nhà nước xử lý theo quy định.

Tổng hợp kết quả kiểm tra 35 công ty như sau: 1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động Trong 35 công ty được kiểm tra có 30 Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, 02

Công ty Hợp danh (Công ty Việt Nhất, Nam Việt); 03 Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (Công ty E&Y, PwC, KPMG). 06 Công ty đã có trên 10 năm hoạt động (Deloitte, E&Y, PwC, KPMG, A&C, AISC); 19 Công ty có từ 5-10 năm hoạt động và 10 Công ty hoạt động dưới 5 năm. 09 Công ty là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế.

Có 03 Công ty có vốn điều lệ trên 1.000.000 USD (E&Y, PwC, KPMG); 05 Công ty có vốn điều lệ trong khoảng 5-10 tỷ VND (Deloitte, A&C, AISC, AA, Vũ Hồng); 13 Công ty có vốn điều lệ từ 2 đến 4 tỷ VND; 14 Công ty có vốn điều lệ dưới 1 tỷ VND.

Có 08 Công ty quy mô lớn với trên 100 nhân viên (Deloitte, E&Y, PwC, KPMG, A&C, AISC, DTL, Thăng Long); 02 Công ty quy mô vừa từ 50-100 nhân viên (Gia Cát, AA); 25 Công ty quy mô nhỏ dưới 50 nhân viên.

Có 07 Công ty có từ 20 chứng chỉ KTV Việt Nam trở lên; 08 Công ty có từ 7-10 chứng chỉ KTV Việt Nam; 11 Công ty có từ 4-6 chứng chỉ KTV Việt Nam; 09 Công ty chỉ có 03 chứng chỉ KTV Việt Nam. Ngoài ra, một số Công ty còn có nhân viên có chứng chỉ kiểm toán quốc tế (ACCA, CPAA), chứng chỉ hành nghề kế toán, thẻ thẩm định viên về giá.

Danh sách công ty, ngày thành lập, tổng số nhân viên, số người có chứng chỉ kiểm toán viên và các thông tin chung khác về từng công ty được nêu trong Phụ lục 01.

Hầu hết các công ty đã tổ chức thành các phòng, ban chuyên môn để thuận tiện cho việc chỉ đạo, soát xét chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, 11/35 Công ty có Chi nhánh và 11/35 Công ty đã có văn phòng đại diện. Đã có 6 Công ty có Tổ chức Chi bộ (Deloitte, AISC, A&C, Thăng Long, ATC, AQN); 14/35 công ty đã thành lập tổ chức Công đoàn.

Page 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

3

Đa số các công ty đều đã xây dựng được các quy chế hoạt động cơ bản như: Quy chế tài chính, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế nhân viên...

Hầu hết các công ty được kiểm tra đều có văn phòng làm việc khang trang, sạch sẽ đầy đủ tiện nghi.

Trong số các công ty được kiểm tra, ngoài các công ty big 4 đã mua bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của hãng quốc tế, 19/31 các công ty đã trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định, trong đó có một số công ty có số dư quỹ dự phòng khá lớn (A&C 2.205 triệu VND; AISC 835 triệu VND; Thăng Long 308 triệu VND).

(*) Tồn tại, hạn chế: Một số công ty có quy mô quá nhỏ, dưới 20 nhân viên (đặc biệt có 02 Công ty có dưới

10 nhân viên - An Việt, QMC), mặc dù đã tổ chức thành phòng, ban nhưng khả năng chuyên môn hoá chưa cao. Có 02 công ty chưa thực hiện tổ chức theo phòng, ban (Hồng Hà 15 nhân viên, NVAC 10 nhân viên).

Có trường hợp Công ty nhỏ, không có chi nhánh cũng có chức danh Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (Công ty ATIC): cần phải được xem xét lại. Có Công ty có vốn điều lệ quá thấp (KTQGVN: 175 triệu VND).

Còn một số Công ty có tỷ lệ KTV trên tổng số nhân viên chuyên nghiệp tương đối thấp (Thăng Long 8/80; ATC 4/40). Ngược lại, một số công ty có tỷ lệ này cao hơn 40% cũng chưa thật sự hiệu quả (An Việt 3/5; Sài Minh 6/16; KTQGVN 5/12; Việt Nhất 7/18...).

Còn 12 công ty chưa thực hiện trích quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp hoặc mua bảo hiểm nghề nghiệp, gồm: An Việt, ATIC, Hoàng&Thắng, U&I, Gia Cát, ATC, AA, SGN, Việt Nhất, Hồng Hà, AFIV, NVAC.

Vẫn còn hiện tượng một số công ty đăng ký kinh doanh những dịch vụ không phù hợp như đại lý vận tải, đại lý bán vé máy bay, đào tạo dạy nghề, cấp chứng chỉ kế toán trưởng, dịch vụ dịch thuật ... (Việt Nhất, An Phát).

2. Tình hình tuyển dụng nhân viên Hàng năm các công ty đều có tuyển dụng nhân viên mới từ 1 đến 2 đợt hoặc tuyển nhân

viên riêng lẻ đối với người đã có kinh nghiệm. Việc tuyển dụng tuỳ thuộc vào nhu cầu của công việc. Nhiều công ty đã xây dựng được tiêu chuẩn nhân viên từng cấp bậc và quy trình tuyển dụng qua 3 bước: (1) Nhận hồ sơ/Sơ tuyển hồ sơ, (2) Làm bài kiểm tra chuyên môn và ngoại ngữ, (3) Phỏng vấn trực tiếp và quyết định nhận thử việc ... Nhiều công ty nhận sinh viên từ các trường đại học chuyên ngành tài chính, kế toán đến thực tập, sau đó xem xét khả năng của từng người để tuyển dụng chính thức hoặc đưa vào vòng tuyển thứ 2, thứ 3.

26/35 công ty đã xây dựng được Quy chế nhân viên, trong đó, đặc biệt là các công ty big 4, do áp dụng các quy định của hãng quốc tế nên có bộ quy chế rất đầy đủ, chi tiết, đồ sộ, quy định rõ từng loại chức danh, tiêu chuẩn, điều kiện, quyền hạn, trách nhiệm của từng chức danh, thủ tục tuyển dụng, chế độ lương, thưởng, nghỉ phép, nghỉ bù....

Hầu hết các công ty đã thực hiện ký hợp đồng lao động với nhân viên và kiểm toán viên theo đúng mẫu quy định hoặc theo mẫu và có bổ sung các điều khoản cam kết chặt chẽ hơn, đã thực hiện mua Bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo đúng quy định của Luật Lao động.

(*) Tồn tại, hạn chế: Một số công ty nhỏ chưa có danh tiếng trên thị trường, có nhu cầu tuyển dụng ít (3,4

người/lần) nên chưa thu hút được các ứng viên có trình độ. Vẫn còn một số công ty ký kết hợp đồng lao động theo mẫu rất hình thức: sử dụng mẫu

hợp đồng in sẵn nhưng không điền các nội dung cụ thể về lương, thưởng, phụ cấp, thời gian nghỉ phép, chính sách đào tạo ... chỉ ghi chung chung là “theo quy chế của công ty”, trong khi quy chế của công ty cũng không quy định đầy đủ hoặc đã lạc hậu mà chưa được cập nhật phù

Page 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

4

hợp. Một số thành viên góp vốn là người làm việc tại công ty nhưng không ký hợp đồng lao động.

Hồ sơ nhân viên 1 số công ty còn rất sơ sài, không cập nhật thông tin, 1 số KTV còn không có hồ sơ nhân viên. Công ty Vũ Hồng thành lập từ năm 2004 nhưng đến thời điểm kiểm tra vẫn chưa hoàn thành thủ tục đăng ký Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Một số công ty không đóng BHXH cho các KTV, kể cả chủ doanh nghiệp mà thỏa thuận trả lương bao gồm cả BHXH và người lao động tự đóng, hoặc không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng lao động (COM.PT...). Điều này là vi phạm luật BHXH, đồng thời không khuyến khích sự gắn bó của KTV với Công ty.

3. Tình hình đào tạo nhân viên và KTV Phần lớn các công ty đều có kế hoạch đào tạo nhân viên mới tuyển dụng và đào tạo KTV

liên tục hàng năm. Hình thức đào tạo tương đối đa dạng như: tự đào tạo (giảng viên nội bộ hoặc mời chuyên gia bên ngoài); cử nhân viên đi học các lớp của hội nghề nghiệp, của Bộ Tài chính hoặc các cơ quan, các trường tổ chức.

Đặc biệt các công ty big 4 có hình thức đào tạo trực tuyến theo chương trình của hãng quốc tế, áp dụng cho từng cấp bậc trợ lý và KTV. Chương trình đào tạo do hãng quốc tế cung cấp rất phong phú và thiết thực, gắn với nhu cầu nghề nghiệp, cho phép đối tượng tham gia có sự lựa chọn linh hoạt.

Có 11 công ty đã lưu giữ được bảng thống kê chương trình và thời gian đào tạo, tài liệu đào tạo, theo dõi số giờ đào tạo cho từng nhân viên, KTV.

Một số công ty (các công ty big 4, A&C) có nhân viên tham gia học lấy chứng chỉ ACCA, CPA Australia ... Hàng năm tất cả các công ty được kiểm tra đều đã cử KTV tham gia các lớp học cập nhật kiến thức hoặc tổ chức đối thoại, tọa đàm cho KTV do VACPA tổ chức.

(*) Tồn tại, hạn chế: Đối với các công ty quy mô nhỏ, do hạn chế về thời gian, kinh phí nên không xây dựng

và thực hiện được chương trình đào tạo riêng cho từng cấp bậc nhân viên. Tại các công ty này, hình thức đào tạo chủ yếu là đào tạo trong quá trình làm việc (nhân viên cũ hướng dẫn cho nhân viên mới thông qua thực tế thực hiện các dịch vụ kế toán, kiểm toán). Trong một số trường hợp cũng có tổ chức đào tạo tập trung, do thành viên Ban Giám đốc và KTV có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy cho nhân viên của công ty. Tuy nhiên, công ty chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo cụ thể, không lập và lưu lại bảng thống kê chương trình, thời gian đào tạo và tài liệu đào tạo, theo dõi số giờ đào tạo của từng nhân viên, không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.

Chưa có nhiều công ty kiểm toán Việt Nam có chủ trương, chính sách khuyến khích nhân viên tham gia học lấy chứng chỉ kiểm toán quốc tế.

4. Về việc chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Các công ty big 4 đã có quy chế và hướng dẫn về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, theo

quy định chung của hãng quốc tế và có cụ thể hóa cho Việt Nam. Tại các công ty này, việc áp dụng các quy định về đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập được tuân thủ rất chặt chẽ. Từng nhân viên được yêu cầu ký cam kết về tính độc lập và bảo mật ngay khi ký hợp đồng lao động với công ty. Ngoài việc ký cam kết độc lập đối với từng khách hàng cụ thể khi tham gia kiểm toán, hàng năm, các công ty này và từng nhân viên đều phải hoàn thành các mẫu biểu về cam kết độc lập với hãng quốc tế.

Phần lớn các công ty đã tuân thủ các quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam, đã thực hiện việc ký cam kết độc lập đối với từng khách hàng, thực hiện luân chuyển thành viên Ban Giám đốc và KTV ký báo cáo sau 3 năm...

(*) Tồn tại, hạn chế: Một số công ty chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp như: chưa

yêu cầu thành viên nhóm kiểm toán ký cam kết xác nhận tính độc lập đối với từng khách hàng (17/35 công ty, gồm: An Việt, Hồng Đức, VIA, ATIC, U&I, Sài Minh... – chi tiết tại phụ lục

Page 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

5

04, cột (9)); hoặc có yêu cầu nhưng được chưa thực hiện đầy đủ đối với tất cả khách hàng kiểm toán (DTL, VNAudit, ATC), hoặc còn thiếu xác nhận của một số thành viên (kể cả thành viên Ban Giám đốc và KTV phụ trách hợp đồng). Có trường hợp ngày ký cam kết độc lập còn sau khi bắt đầu kiểm toán tại khách hàng, hoặc công ty chỉ yêu cầu các KTV cam kết về tính độc lập, không bắt buộc đối với nhân viên.

Có trường hợp một công ty kiểm toán vừa cung cấp dịch vụ kế toán, vừa cung cấp dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng (U&I). Một số công ty Ban Giám đốc chỉ có 01 thành viên có chứng chỉ KTV– là Giám đốc công ty, do đó không thực hiện được việc luân chuyển người ký báo cáo đối với các khách hàng trên 3 năm (An Việt, Vũ Hồng, Hồng Đức, Hoàng & Thắng, An Phát, Nam Việt).

Nhiều Công ty chưa mở sổ theo dõi hợp đồng kinh tế đã ký kết, sổ theo dõi báo cáo kiểm toán đã phát hành từng năm (theo số, ngày báo cáo, tên kiểm toán viên và thành viên Ban Giám đốc ký báo cáo), do đó, không cung cấp đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu của đoàn kiểm tra nên chưa đánh giá được mức độ chấp hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Một số công ty có thời gian hoạt động dưới ba năm nên chưa phát sinh vấn đề về ký báo cáo kiểm toán nhiều hơn ba năm cho một khách hàng

5. Về việc chấp hành các quy định về đăng ký hành nghề Một số công ty đã chấp hành tốt các quy định về đăng ký hành nghề: quản lý chặt chẽ

thời gian làm việc của KTV đăng ký hành nghề; yêu cầu KTV lập bảng chấm công đầy đủ theo thời gian và đối tượng khách hàng kiểm toán; tất cả các KTV đăng ký hành nghề đều được phân công trực tiếp phụ trách hợp đồng kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán; thực hiện kịp thời việc báo tăng, báo giảm KTV đăng ký hành nghề với VACPA khi tiếp nhận/ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với KTV.

(*) Tồn tại, hạn chế: Vi phạm về đăng ký hành nghề kiểm toán trong 2-3 năm qua là khá phổ biến. Một số

công ty đăng ký hành nghề kiểm toán toàn thời gian cho KTV nhưng thực tế KTV đó chỉ hành nghề bán thời gian (ký từ 1-2 báo cáo kiểm toán/năm, không có bảng chấm công hàng tháng, không tham gia đóng BHXH tại công ty, nhận mức lương cố định thấp hơn các KTV khác cùng cấp bậc trong công ty). Có KTV đăng ký hành nghề kiểm toán toàn thời gian tại công ty kiểm toán nhưng thực tế vẫn đồng thời ký hợp đồng lao động và đóng BHXH tại đơn vị khác, không hành nghề kiểm toán, không ký báo cáo kiểm toán hoặc tham gia các hợp đồng kiểm toán mà chỉ thực hiện công việc phát triển khách hàng hoặc đào tạo nhân viên. Một số công ty kiểm toán nhỏ có số lượng khách hàng ít, KTV chỉ tham gia kiểm toán trong mùa kiểm toán, còn thời gian không làm kiểm toán thì làm việc ở đơn vị khác... (các sai phạm này đã được xử lý và công khai trên trang web VACPA).

Một số trường hợp KTV đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty kiểm toán nhưng công ty không làm thủ tục báo giảm KTV đăng ký hành nghề với VACPA kịp thời.

Có trường hợp KTV đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nhưng vẫn ký báo cáo kiểm toán sau thời điểm đó (COM.PT).

Có KTV còn gian dối trong kê khai quá trình làm việc, làm việc ở một nơi nhưng khai ở nơi khác và xin Quyết định chấm dứt hợp đồng để hợp pháp hóa thời gian đăng ký hành nghề toàn thời gian ở công ty kiểm toán. Có trường hợp công ty kiểm toán kê khai hộ KTV, thậm chí còn ký giả chữ ký để ĐKHN, quá trình làm việc khai lộn xộn, năm sau khác năm trước, đăng ký không đúng mẫu biểu quy định, kê khai danh sách khách hàng đã kiểm toán cũng không đúng, trùng lẫn nhau...

6. Tình hình ký kết hợp đồng dịch vụ và quản lý khách hàng Tất cả các công ty đều thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng kiểm toán, hợp đồng dịch vụ.

Riêng các công ty KPMG và PwC chủ yếu áp dụng hình thức Thư hẹn kiểm toán và không có thanh lý hợp đồng. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng hoặc thư hẹn kiểm toán đều tuân thủ

Page 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

6

quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210. Người đại diện ký hợp đồng đều là đại diện của công ty theo pháp luật, hoặc có giấy ủy quyền đầy đủ. Việc lập thanh lý hợp đồng mới được thực hiện chủ yếu cho các Doanh nghiệp nhà nước, công ty CP niêm yết.

Về số lượng khách hàng (mỗi hợp đồng tính là 1 khách hàng), có 08 công ty có trên 400 khách hàng (Deloitte, KPMG, E&Y, AISC, A&C, DTL, Thăng Long, Gia Cát), 12 công ty có từ 100 - 300 khách hàng, còn lại 15 công ty có dưới 100 khách hàng (cá biệt, công ty Nam Việt chỉ có 2 khách hàng kiểm toán trong năm 2008). Nhìn chung các công ty đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng và đa dạng hóa đối tượng khách hàng, gồm các DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, các dự án, đơn vị HCSN, hộ kinh doanh cá thể... Trong 35 công ty được kiểm tra đã có 11 công ty đủ điều kiện kiểm toán tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Các loại hình dịch vụ cũng rất đa dạng, có công ty cung cấp 16 loại dịch vụ (Deloitte), trong đó, phổ biến nhất vẫn là dịch vụ kiểm toán BCTC, kiểm toán báo cáo vốn đầu tư XDCB, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn tài chính... Một số công ty có doanh thu dịch vụ kiểm toán XDCB chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu như: AISC 30%; VIA 33%; ATIC 26%; Thăng Long 52%; AFIV 91%; CACC 33%... Các công ty có doanh thu dịch vụ ghi sổ kế toán chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu như: Hoàng &Thắng 70%; Vinaudi 25%; Gia Cát 98%, COM.PT 25%; Nam Việt 52%.... Các công ty có doanh thu dịch vụ tư vấn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu như: Deloitte 30,54%; E&Y 30%; PwC 59%; KPMG 53%; DTL 19%; Nam Việt 35%, Vũ Hồng 24%...

(*) Tồn tại, hạn chế: Trong các công ty được kiểm tra, vẫn còn một số công ty ghi thiếu cơ sở ký kết hợp

đồng (Luật Dân sự, Nghị định 105/2004/NĐ-CP...) Trên hợp đồng của một số công ty còn thiếu các nội dung như: ngày tháng ký hợp đồng,

không nêu hoặc nêu không đầy đủ các nội dung của Điều 2- “Luật định và chuẩn mực”, đặc biệt là đoạn “Do những hạn chế vốn có của kiểm toán...” (đây là đoạn quan trọng giúp đơn vị được kiểm toán có nhận thức nhất định về rủi ro kiểm toán).

Vẫn còn số lượng lớn các hợp đồng kiểm toán được ký sau ngày kết thúc năm tài chính, dẫn đến việc KTV không thể chứng kiến kiểm kê và thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế cần thiết.

Một số công ty chỉ lập bản thanh lý hợp đồng khi khách hàng có yêu cầu. Có trường hợp công ty kiểm toán không thuộc danh sách được kiểm toán chấp thuận

nhưng vẫn ký hợp đồng liên doanh kiểm toán cho các khách hàng niêm yết (Công ty Hồng Hà có 5 hợp đồng liên doanh kiểm toán đối với khách hàng niêm yết, trong đó 3 hợp đồng ký với công ty VAE và 2 hợp đồng ký với công ty CPA Hà Nội).

7. Quy trình kiểm toán và hồ sơ làm việc Phần lớn các công ty được kiểm tra đã xây dựng quy trình và hồ sơ kiểm toán BCTC

mẫu. Một số công ty đã xây dựng được tài liệu hướng dẫn quy trình kiểm toán. Có Công ty đã xây dựng hồ sơ kiểm toán mẫu về BCQT công trình XDCB hoàn thành

(Thăng Long). Trong các công ty big 4, 3/4 công ty đã thực hiện Chương trình kiểm toán trên file mềm

(Deloitte, E&Y, PwC) nên file cứng rất gọn nhẹ, chủ yếu chỉ lưu các tài liệu thu thập từ khách hàng. Công ty KPMG thực hiện kết hợp file mềm (phần soạn CTKT) và file cứng. Các công ty big 4 đã xây dựng được hệ thống các chương trình kiểm toán riêng áp dụng cho từng loại hình khách hàng (sản xuất, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm...), quy mô khách hàng (lớn, vừa và nhỏ, rất nhỏ...).

Đa số các công ty đã cung cấp được cho Đoàn kiểm tra các hồ sơ lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu. Hồ sơ kiểm toán được lưu khá đầy đủ tài liệu, bằng chứng kiểm toán, đã có tham chiếu, dấu hiệu soát xét. Các hồ sơ do công ty đề xuất và cung cấp cho đoàn kiểm tra có chất lượng tương đương với hồ sơ do đoàn kiểm tra lựa chọn. Một số trường hợp hồ sơ do công ty tự cung cấp đã được hoàn chỉnh hơn hồ sơ do đoàn kiểm tra yêu cầu (An Phát, An Việt, COM.PT, Sài Minh, VAAC, AISC...)

Page 7: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

7

Một số công ty lớn (big 4, A&C, AISC...) đã thực hiện quy trình kiểm toán khá tốt và thể hiện đầy đủ trên hồ sơ làm việc (file mềm và file cứng), như: đã lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện thủ tục tìm hiểu khách hàng; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro kiểm toán; xác định gian lận và sai sót và xác định mức trọng yếu cho các chỉ tiêu chủ yếu trên BCTC; kiểm tra số dư đầu năm, làm thủ tục kiểm toán BCTC năm đầu tiên; thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục đặc biệt như: tham gia kiểm kê hàng tồn kho, gửi thư xác nhận nợ phải thu, nợ phải trả, số dư vay nợ, tiền gửi Ngân hàng, các bên liên quan; kiểm tra các ước tính kế toán; xác định và trình bày các thông tin về các bên liên quan; thực hiện đánh giá về khả năng hoạt động liên tục và phân tích tổng hợp trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán; thu thập văn bản giải trình của Ban Giám đốc khách hàng; ...Các công ty này cũng đã xây dựng và thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm soát chất lượng hợp đồng kiểm toán rất chặt chẽ: việc soát xét hồ sơ kiểm toán được thực hiện qua 3-4 cấp (nhóm trưởng, chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán, người soát xét độc lập); bắt buộc phải có người soát xét độc lập đối với các hợp đồng có mức độ rủi ro cao; các báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ phải được tham khảo ý kiến của các thành viên khác trong Ban Giám đốc...

(*) Tồn tại, hạn chế:

Về quy trình kiểm toán: Các công ty kiểm toán vừa và nhỏ đều chưa có tài liệu hướng dẫn về quy trình kiểm toán

và chương trình kiểm toán mẫu hoặc đã xây dựng nhưng theo dạng sao chép của các công ty kiểm toán quốc tế, chưa được cập nhật với các chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành. Quy trình kiểm toán và chương trình kiểm toán mẫu chưa hướng dẫn chi tiết cho từng đối tượng khách hàng và lĩnh vực hoạt động (SXKD, ngân hàng, đơn vị HCSN...).

Hầu hết các công ty vừa và nhỏ chưa xây dựng được hệ thống các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng, hoặc đã xây dựng nhưng chưa thực hiện kiểm soát chất lượng các hoạt động của mình theo chính sách và các thủ tục đó. Về hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính (Không bao gồm Big 4):

Có trường hợp công ty không cung cấp được hồ sơ kiểm toán cho đoàn kiểm tra do có sự cố trong hệ thống máy tính của công ty, các hồ sơ lưu trữ trên file mềm bị virus phá hủy, trong khi công ty không in và lưu trữ tài liệu làm việc ra file cứng (ATIC). Các file giấy của công ty chỉ lưu các tài liệu thu thập của khách hàng và kết quả tổng hợp (biên bản họp với khách hàng, danh sách bút toán điều chỉnh, dự thảo báo cáo kiểm toán...). Có công ty thực hiện chưa tốt việc lưu trữ hồ sơ nên không cung cấp được cho đoàn kiểm tra hồ sơ kiểm toán của các năm theo yêu cầu (COM.PT).

Một số công ty chưa lập hồ sơ kiểm toán chung cho các khách hàng kiểm toán nhiều năm.

Nhiều hồ sơ chưa lưu đủ các thông tin tài liệu theo quy định như: không lưu Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý, báo cáo tài chính, bản giải trình của giám đốc đơn vị được kiểm toán (bản dự thảo và bản chính thức), các thư từ liên lạc với các KTV khác, các chuyên gia khác, và các bên liên quan... Thậm chí, có hồ sơ kiểm toán chỉ bao gồm các bản photo sổ kế toán của khách hàng. Một số công ty không lưu chương trình kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán. Một số công ty có lưu chương trình kiểm toán nhưng không đánh tham chiếu từ chương trình kiểm toán tới giấy tờ làm việc của các thủ tục kiểm toán chi tiết, không giải thích đối với các thủ tục không được thực hiện. Phần lớn các công ty đều sử dụng một mẫu Chương trình kiểm toán cho tất cả các khách hàng, không có sự sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng khách hàng và cuộc kiểm toán.

Nhiều hồ sơ kiểm toán không có ký hiệu tham chiếu kết nối giữa các tài liệu liên quan, không thể hiện bút tích kiểm tra, đối chiếu của người thực hiện. Nhiều hồ sơ không thể hiện bút tích soát xét của KTV và Ban Giám đốc. Một số hồ sơ có dấu hiệu soát xét thì chủ yếu chỉ có 1

Page 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

8

cấp (KTV) hoặc 2 cấp (KTV và Giám đốc), trong đó chủ yếu là soát xét Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán, dấu hiệu soát xét trên giấy tờ làm việc của trợ lý KTV là rất ít.

Nhiều giấy làm việc không thể hiện mục tiêu kiểm tra, nội dung công việc thực hiện và kết luận. Nhiều thủ tục theo công ty giải trình là đã thực hiện nhưng không được lưu trong hồ sơ.

Một số hồ sơ không có tài liệu lập kế hoạch kiểm toán, hoặc có nhưng chỉ mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả vì quá sơ sài, không thu thập và điền đủ các dữ liệu, nội dung cần thiết đối với từng khách hàng, từng hợp đồng kiểm toán. Có trường hợp ngày tháng lập kế hoạch lại sau ngày tháng phát hành báo cáo kiểm toán.

Nhiều hồ sơ chưa có Bản tổng hợp kết quả kiểm toán, chưa tổng hợp danh sách các bút toán điều chỉnh và danh sách bút toán không điều chỉnh, thiếu các kết luận của KTV về những vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán...

Trừ Big 4, phần lớn các hồ sơ được kiểm tra đều chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán quan trọng theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành, cụ thể:

(1) Thủ tục chấp nhận khách hàng mới hoặc duy trì khách hàng cũ: Nhiều hồ sơ kiểm toán chưa thể hiện các thủ tục đánh giá chấp nhận khách hàng mới

hoặc duy trì khách hàng cũ. Một số công ty đã xây dựng biểu mẫu cho thủ tục này nhưng không thu thập và điền đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá. Có công ty lại lập biểu này sau thời điểm ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. (2) Thủ tục tìm hiểu về khách hàng và môi trường kinh doanh:

Hầu hết các công ty chưa thực hiện tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, xem xét hệ thống kế toán, hệ thống KSNB, môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm soát, xem xét đánh giá ảnh hưởng của công nghệ thông tin của đơn vị được kiểm toán..., hoặc chỉ mang tính thủ tục, rất đơn giản, chưa thể hiện sự tìm hiểu sâu sắc, kỹ lưỡng. (3) Đánh giá rủi ro và hệ thống KSNB:

Một số hồ sơ không thực hiện thủ tục này. Một số hồ sơ có tài liệu đánh giá rủi ro nhưng chỉ dừng lại ở việc liệt kê vắn tắt một số rủi ro có thể gặp phải nhưng chưa thể hiện sự đánh giá, phân tích kỹ lưỡng của KTV.

Các hồ sơ được kiểm tra chưa thể hiện việc đánh giá rủi ro dựa trên môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát ở các chu trình nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu (doanh thu, lương, hàng tồn kho), hệ thống kế toán và chính sách kế toán. Hầu hết các hồ sơ không có bằng chứng chứng minh là đã thực hiện việc đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ, nếu có thực hiện thì rất sơ sài và không đưa ra kết luận cuối cùng. Đa số các công ty đều dựa vào thủ tục kiểm tra chi tiết (thử nghiệm cơ bản), không áp dụng kiểm tra hệ thống KSNB. (4) Thủ tục phân tích:

Đa số hồ sơ được kiểm tra chưa áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và trong giai đoạn soát xét tổng thể. Hầu hết chỉ tập trung vào kiểm tra chi tiết chứng từ tràn lan, hiệu quả không cao. (5) Xác định và áp dụng mức trọng yếu:

Một số công ty chưa thực hiện việc xác định và áp dụng mức trọng yếu theo quy định của chuẩn mực kiểm toán. Có công ty xác định hai mức trọng yếu riêng cho các khoản mục trên BCĐKT và BCKQKD. Một số hồ sơ được kiểm tra có thể hiện việc xác định mức trọng yếu ở giai đoạn lập kế hoạch, tuy nhiên không giải thích lý do lựa chọn tiêu chí xác định mức trọng yếu, chưa xác định mức trọng yếu chi tiết cho từng khoản mục. Việc xác định mức trọng yếu chỉ mang tính hình thức, không sử dụng trong quá trình thực hiện kiểm toán và đánh giá các bút

Page 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

9

toán điều chỉnh. Có trường hợp khách hàng không đồng ý điều chỉnh bút toán có giá trị trên mức trọng yếu nhưng công ty cũng chấp thuận và không đưa ý kiến trên báo cáo kiểm toán.

Đa số các công ty đều chưa thể hiện việc xem xét tính trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, không tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không điều chỉnh để đối chiếu với mức trọng yếu để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. (6) Các bên liên quan:

Phần lớn các hồ sơ đều chưa thể hiện các thủ tục nhận diện và kiểm tra các giao dịch, số dư của các bên liên quan. (7) Bằng chứng kiểm toán:

Nhiều hồ sơ chưa lưu lại đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh cho các thủ tục đã thực hiện và chứng minh cho ý kiến kiểm toán. Có những bút toán điều chỉnh không có tài liệu tính toán, xác định số liệu. Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt:

Hầu hết các công ty không thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận đối với tiền gửi ngân hàng mà chỉ kiểm tra, đối chiếu trên cơ sở các tài liệu khách hàng cung cấp.

Một số công ty không thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận công nợ mà sử dụng luôn biên bản đối chiếu của khách hàng với bên thứ ba làm bằng chứng kiểm toán. Một số công ty đã thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận công nợ nhưng chưa lưu lại bằng chứng trong hồ sơ: chưa lưu bản thư xác nhận đã gửi, chưa theo dõi kết quả hồi âm. Một số bản thư xác nhận lưu hồ sơ kiểm toán còn là bản fax. Có những trường hợp chênh lệch giữa số liệu sổ kế toán và số liệu xác nhận nhưng chưa ghi nhận lại nguyên nhân trong hồ sơ kiểm toán. Nhiều công ty không thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế trước khi đưa ra ý kiến ngoại trừ.

Nhiều công ty không tham gia chứng kiến kiểm kê do ký hợp đồng kiểm toán sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC nhưng không thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế trước khi đưa ra ý kiến ngoại trừ trên BCKT. Có công ty đã ký hợp đồng kiểm toán trước ngày khách hàng tổ chức kiểm kê, tuy nhiên vẫn không thuyết phục được khách hàng để tham gia chứng kiến kiểm kê. Trong trường hợp có tham gia chứng kiến kiểm kê, một số hồ sơ còn thiếu thủ tục đối chiếu giữa số liệu kiểm kê và số liệu sổ kế toán, thiếu thủ tục cộng tăng, trừ giảm các nghiệp vụ phát sinh từ thời điểm kiểm kê đến thời điểm khóa sổ kế toán lập BCTC.

Đa số các công ty đều không thực hiện thủ tục kiểm tra tính hiện hữu (kiểm kê) đối với tài sản cố định. Có công ty chỉ kiểm tra đối với các tài sản cố định tăng trong năm, mà không thực hiện đối với các tài sản có giá trị sổ sách lớn. (8) Gian lận và sai sót

Đa số các hồ sơ được kiểm tra chưa thể hiện các thủ tục đánh giá rủi ro về gian lận và sai sót cũng như xây dựng thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót. (9) Lấy mẫu kiểm toán:

Nhiều công ty chưa xây dựng phương pháp lấy mẫu, hoặc đã xây dựng nhưng chưa áp dụng triệt để. Việc lấy mẫu kiểm toán chủ yếu dựa trên xét đoán chủ quan của người thực hiện. Trong hồ sơ kiểm toán chưa ghi nhận lại cách thức lấy mẫu, các xét đoán của KTV về mẫu chọn. (10) Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính:

Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, đa số các công ty đều chưa thực hiện kiểm tra và thu thập các bằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm tài chính; không thực hiện trao đổi với KTV tiền nhiệm trước khi chấp nhận kiểm toán; không xem xét hồ sơ hoặc sử dụng tư liệu của KTV tiền nhiệm.

Page 10: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

10

Một số công ty thường đưa ý kiến ngoại trừ số dư đầu năm mà không thực hiện bất kỳ thủ tục kiểm toán nào trước khi đưa ra ý kiến ngoại trừ. Một số công ty không thực hiện kiểm tra số dư đầu năm mà chấp nhận luôn số dư đầu năm trình bày trên báo cáo tài chính của khách hàng. (11) Kiểm toán các ước tính kế toán:

Nhiều hồ sơ đã thực hiện thủ tục kiểm tra khấu hao tài sản cố định, tuy nhiên chưa thực hiện việc xem xét tính nhất quán, đối chiếu tỷ lệ khấu hao năm nay so với năm trước. Một số hồ sơ chỉ lưu lại bảng tính khấu hao của khách hàng mà không thể hiện bút tích kiểm tra trên bảng tính đó.

Nhiều trường hợp khách hàng không lập các khoản dự phòng nhưng hồ sơ chưa thực hiện thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán như: chưa xem xét sự cần thiết phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. Trong trường hợp khách hàng đã thực hiện các ước tính kế toán này thì hồ sơ kiểm toán chưa thể hiện việc kiểm tra cơ sở của việc ước tính và các xét đoán của Ban Giám đốc. Có trường hợp ngoại trừ số dư dự phòng nhưng cũng không ước tính mức độ ảnh hưởng đến BCTC.... (12) Trao đổi với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán:

Hầu hết các hồ sơ đều không lưu lại bằng chứng về việc trao đổi với ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. Một số trường hợp có thực hiện trao đổi nhưng không ghi nhận lại cụ thể đối tượng, nội dung, thời gian trao đổi. (13) Giải trình của Giám đốc:

Nhiều hồ sơ không thu thập giải trình bằng văn bản của Ban giám đốc khách hàng. Một số trường hợp có thư giải trình nhưng không phải là bản gốc (bản scan, bản fax), thư giải trình không có ngày tháng hoặc ngày tháng chưa phù hợp (trước quá xa hoặc sau ngày ký báo cáo kiểm toán), thư giải trình chưa bao gồm các nội dung, vấn đề cụ thể gắn với đặc điểm từng khách hàng,... (14) Xem xét ảnh hưởng của sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC :

Nhiều công ty chưa thực hiện thủ tục xem xét ảnh hưởng các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC, hoặc đã thực hiện nhưng không lưu lại bằng chứng trong hồ sơ kiểm toán. (15) Xem xét giả định về khả năng hoạt động liên tục :

Nhiều công ty chưa thực hiện thủ tục xem xét giả định về khả năng hoạt động liên tục, hoặc đã thực hiện nhưng không lưu lại bằng chứng trong hồ sơ kiểm toán.

Về hồ sơ kiểm toán XDCB:

Có trường hợp công ty không lập hồ sơ kiểm toán XDCB mà chỉ lưu lại báo cáo đã phát hành (Công ty AQN). Nhiều hồ sơ kiểm toán XDCB chưa đảm bảo tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kiểm toán số 1000, cụ thể:

- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Không thực hiện các thủ tục lập kế hoạch kiểm toán tổng thể như việc đánh giá khách hàng, tìm hiểu hoạt động kinh doanh, tìm hiểu hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định mức độ trọng yếu, đánh giá rủi ro cho các tài khoản và toàn bộ báo cáo quyết toán vốn đầu tư; không lập chương trình kiểm toán xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể.

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Các phần hành kiểm toán cụ thể không được tham chiếu tới số liệu trước kiểm toán và không được tham chiếu tới thủ tục kiểm toán; không lưu lại cơ sở chọn mẫu kiểm toán; tài liệu làm việc đều không có chữ ký của người soát xét; Giấy tờ

Page 11: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

11

làm việc chưa thể hiện mục tiêu kiểm toán và kết luận kiểm toán, nhiều phần hành kiểm toán còn tồn đọng vấn đề chưa được giải quyết; không thu thập giải trình của Ban Giám đốc khách hàng; không đánh giá rủi ro về gian lận ảnh hưởng tới báo cáo quyết toán; không thực hiện thủ tục kiểm tra về hiện vật của hàng hóa mua sắm; các bằng chứng kiểm toán thu thập trong hồ sơ kiểm toán chưa đầy đủ để hỗ trợ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán.

- Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Thiếu các thủ tục soát xét khi kết thúc kiểm toán; không lập Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh kiểm toán và Bảng tổng hợp số liệu sau kiểm toán; chưa tham chiếu các kiến nghị của KTV trên báo cáo kiểm toán tới giấy tờ làm việc chi tiết.

8. Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính 8.1 Báo cáo kiểm toán: Nhìn chung các công ty được kiểm tra đã tổ chức theo dõi, sắp xếp, lưu trữ báo cáo kiểm

toán tương đối tốt. Đa số các báo cáo kiểm toán được kiểm tra đều đã tuân thủ mẫu quy định của Chuẩn

mực kiểm toán Việt Nam số 700 – “Báo cáo kiểm toán”: có đầy đủ nội dung quy định, có số hiệu, ngày tháng, tên gọi, chia ra 3 phần, có chữ ký của KTV, chữ ký của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc công ty, số hiệu, chứng chỉ KTV và dấu của công ty...

(*) Tồn tại, hạn chế: Nhiều công ty (kể cả Big 4) không mở sổ theo dõi phát hành báo cáo kiểm toán, chưa

đánh số báo cáo theo thứ tự liên tục, chưa theo dõi được tên KTV hoặc thành viên Ban Giám đốc ký báo cáo ...Khá nhiều báo cáo kiểm toán không nêu báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC là thành phần của BCTC đã được kiểm toán; không ghi ngày, tháng, năm lập BCTC; không ghi BCTC từ trang mấy đến trang mấy kèm theo.

Có trường hợp ngay tại phần đầu báo cáo kiểm toán đã có đoạn “Báo cáo tài chính đã được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng tại mục ... và các chính sách kế toán tại mục ... trong phần Thuyết minh Báo cáo tài chính.” ( Công ty VAAC). Việc này có thể gây hiểu lầm cho người đọc báo cáo kiểm toán vì trên thực tế BCTC còn nhiều điểm chưa phù hợp và KTV đã đưa ý kiến ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán.

Phần “Cơ sở ý kiến” của một số báo cáo kiểm toán còn chưa phù hợp: “Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam”, trong khi trên thực tế công ty không áp dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Phần “Ý kiến của KTV” đưa ra ý kiến ngoại trừ/ vấn đề lưu ý không phù hợp, như: - Trường hợp kiểm toán năm đầu tiên thì báo cáo kiểm toán thường có ý kiến ngoại trừ

số dư đầu năm, trong khi KTV không thực hiện thủ tục kiểm tra số dư đầu năm.. - Các trường hợp không tham gia kiểm kê đều đưa ra ý kiến ngoại trừ số dư hàng tồn

kho, mà không thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế. - Các khoản mục Nợ phải thu, Nợ phải trả thường cũng hay bị ngoại trừ trong khi không

áp dụng các thủ tục thay thế. Có trường hợp số dư công nợ rất nhỏ, hoặc không có số dư nhưng báo cáo kiểm toán vẫn đưa ý kiến ngoại trừ đối với những khoản mục này.

- Hầu hết các trường hợp đưa ra ý kiến ngoại trừ đều không định lượng được ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính.

- Hầu hết các công ty được kiểm tra không phát hành báo cáo kiểm toán có ý kiến không chấp nhận (trái ngược) hoặc không đưa ra ý kiến (từ chối). Một số báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ cho hầu hết các khoản mục chính (trọng yếu) trên báo cáo tài chính, trong khi lẽ ra phải đưa ra ý kiến không chấp nhận hoặc phải từ chối đưa ra ý kiến.

- Có trường hợp báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần mặc dù khách hàng không đồng ý điều chỉnh đầy đủ các bút toán mà KTV đề xuất, trong đó có những bút toán cao hơn mức trọng yếu nhưng không điều chỉnh. Trong hồ sơ kiểm toán còn thiếu nhiều bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho ý kiến chấp nhận toàn phần.

Page 12: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

12

- Một số công ty cần xem xét lại cách sử dụng câu từ trên báo cáo kiểm toán khi KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ. Việc kiểm toán viên sử dụng các từ như “lấy theo số liệu của đơn vị” , “số liệu được ghi nhận theo báo cáo của đơn vị” dễ dẫn đến hiểu lầm cho người đọc báo cáo tài chính về trách nhiệm của kiểm toán viên.

- Ý kiến kiểm toán chưa phản ánh đủ hoặc chưa đúng theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán số 700. Theo quy định phải ghi là “phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan” nhưng nhiều báo cáo lại ghi là “phù hợp các nguyên tắc kế toán phổ biến được chấp nhận tại Việt Nam”, hoặc “báo cáo tài chính được lập theo nguyên tắc kế toán được trình bày tại ghi chú số xx” (Kể cả Big 4).

- Có một số trường hợp KTV ký báo cáo kiểm toán không trực tiếp tham gia nhóm kiểm toán và không có bút tích soát xét trên hồ sơ làm việc. Một số công ty không phân công cho KTV có tên trong danh sách đăng ký hành nghề ký báo cáo kiểm toán.

- Vẫn còn trường hợp Phó Giám đốc công ty ký BCKT nhưng không có Giấy ủy quyền của Giám đốc (Công ty CACC). Có trường hợp Ban Giám đốc Công ty chỉ có 01 thành viên (là Giám đốc) nên không thực hiện được việc luân chuyển thành viên ký báo cáo kiểm toán đối với các khách hàng kiểm toán trên 3 năm.

- Một số trường hợp báo cáo kiểm toán có ngày tháng trước ngày hoàn tất công việc soát xét trong hồ sơ kiểm toán, trước ngày kết thúc công việc kiểm toán hoặc trước ngày có thư giải trình của Giám đốc đơn vị được kiểm toán.

- Đa số các công ty không phát hành thư quản lý cho khách hàng. 8.2 Báo cáo tài chính Nhìn chung các báo cáo tài chính của khách hàng đính kèm báo cáo kiểm toán đã được

trình bày theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như sau:

(*) Tồn tại, hạn chế:

- Một số báo cáo còn trình bày nhầm lẫn số liệu giữa các chỉ tiêu, số liệu trên thuyết minh BCTC không phù hợp với số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, hoặc không khớp với số liệu trong hồ sơ kiểm toán.

- Một số báo cáo tài chính ghi đơn vị tính là 1.000 đ, là sai so với Luật Kế toán nhưng công ty kiểm toán không có ý kiến (E&Y, KPMG).

- Một số báo cáo chưa phân loại tài sản, công nợ ngắn hạn, dài hạn; không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính...

- Một số báo cáo tài chính có các chỉ tiêu không phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành nhưng KTV không đề xuất bút toán điều chỉnh mà vẫn chấp nhận số liệu của khách hàng (báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần): khoản đặt cọc số dư 32 tỷ VND trình bày trên mục “đầu tư dài hạn khác”; khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phản ánh trên số dư TK 242- “CP trả trước dài hạn” (Vinaudi) ; báo cáo hợp nhất chưa loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện phát sinh trong nội bộ tập đoàn (U&I)...

- Thuyết minh báo cáo tài chính còn thiếu rất nhiều nội dung theo yêu cầu của Chuẩn mực và chế độ kế toán như: nguyên giá tài sản cố định đã hết khấu hao còn sử dụng, tài sản cố định cầm cố, thế chấp; các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ; tính hoạt động liên tục; các bên liên quan; số liệu so sánh. Ngược lại, một số báo cáo lại thuyết minh quá dài, quá thừa so với quy định yêu cầu, như: thuyết minh số dư công nợ theo tên từng khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên...; thuyết minh số dư hàng tồn kho theo từng mã, loại nguyên vật liệu, hàng hóa..., theo đơn giá, số lượng, thành tiền...

- Một số bản lưu báo cáo tài chính không có chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng và dấu của đơn vị được kiểm toán, không có ngày tháng ký báo cáo, dấu giáp lai, số thứ tự các chỉ

Page 13: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

13

tiêu trên báo cáo không liên tục. Có trường hợp ngày ký BCTC là ngày 31/12, cũng là ngày kết thúc năm tài chính...

9. Khung giá phí kiểm toán Một số công ty đã có bảng khung giá phí kiểm toán và phí tư vấn tính theo giờ của từng

cấp bậc nhân viên (các công ty big 4, A&C, DTL, VAAC...). Tuy nhiên, trên thực tế còn tùy theo thỏa thuận với khách hàng.

(*) Tồn tại, hạn chế:

Hầu hết các công ty kiểm toán vừa và nhỏ chưa quy định khung giá phí mà theo thoả thuận từng lần với khách hàng nên tùy tiện tăng giảm phí, không tổng hợp mức chi phí thực tế theo hợp đồng nên không có cơ sở để thỏa thuận năm sau.

Việc cạnh tranh bằng cách giảm giá phí vẫn đang xảy ra, thông tin không chính thức có cả ở công ty lớn và công ty nhỏ.

Mức phí đối với từng công ty rất khác nhau; giá phí bình quân một hợp đồng kiểm toán từ 20-50 triệu đồng. Tuy nhiên, có những hợp đồng kiểm toán BCTC có giá phí 2-3 triệu đồng/ 1 năm là quá thấp.

10. Đánh giá chung

Các công ty được kiểm tra đã có sự quan tâm và chuẩn bị tương đối tốt để phục vụ yêu cầu của đoàn kiểm tra, trên cơ sở kế hoạch đã được thông báo trước và bảng câu hỏi tự kiểm tra.

Hầu hết các công ty đã có trụ sở, văn phòng làm việc tương đối khang trang, ổn định, tổ chức sắp xếp văn phòng quy mô, ngăn nắp. Một số công ty đã sở hữu trụ sở làm việc, thể hiện sự đầu tư ổn định và chiến lược phát triển bền vững. Đa số các công ty đã thể hiện sự quan tâm đến chất lượng quản trị, điều hành và kiểm soát chất lượng dịch vụ, tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách có hệ thống, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên. Một số công ty đã có chính sách đãi ngộ nhân viên tương đối tốt, tăng cường sự gắn bó của nhân viên, đặc biệt là các KTV với công ty.

Các Công ty được kiểm tra đều có tinh thần hợp tác cao với đoàn kiểm tra, hoan nghênh và ủng hộ việc kiểm tra của VACPA vì đã được thực hiện bởi các thành viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực kiểm toán. Trong quá trình làm việc, các thành viên đoàn kiểm tra và đại diện công ty được kiểm tra đã cùng trao đổi, thảo luận nhiệt tình, sôi nổi, trên tinh thần góp ý, xây dựng để giúp công ty được kiểm tra nhận rõ các tồn tại, sai sót, từ đó có biện pháp sửa đổi, khắc phục, nhằm tuân thủ tốt hơn các quy định của chuẩn mực kiểm toán trong thời gian tiếp theo. Nhiều công ty đã đề nghị được kiểm tra thường xuyên hơn.

(*) Tồn tại chủ yếu

Trong số 35 công ty được kiểm tra năm nay có 25 công ty quy mô nhỏ và vừa (từ 50 nhân viên trở xuống). Khó khăn chung của một số công ty nhỏ là số lượng KTV hành nghề ít, thường xuyên biến động về nhân sự (kể cả KTV và trợ lý kiểm toán), không có điều kiện đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, chưa đủ vị thế và uy tín để thu hút các nhân sự có trình độ, giá phí kiểm toán thấp...

Một số công ty, đặc biệt là các công ty mới thành lập và các công ty chỉ có khoảng 3-4 KTV, thường quá chú trọng vào công tác phát triển khách hàng, khai thác hợp đồng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng hồ sơ và báo cáo kiểm toán. Ban lãnh đạo các công ty này cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, thường rơi vào tình trạng thiếu KTV hoặc số lượng KTV thường xuyên biến động, do đó chất lượng hoạt động về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và chưa đảm bảo tuân thủ các quy định của ngành nghề.

Trừ Big 4, phần lớn các công ty được kiểm tra đều chưa thực hiện đầy đủ và đúng quy định của hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành. Báo cáo tài chính được kiểm toán còn nhiều sai sót thể hiện KTV và Ban Giám đốc của công ty chưa nắm vững Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán hiện hành, hoặc có sự dễ dãi, thỏa hiệp với khách hàng khi không yêu cầu

Page 14: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

14

điều chỉnh những bút toán có giá trị cao hơn mức trọng yếu đã xác định, đồng thời cũng không nêu ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán còn thiếu bằng chứng về các thủ tục đã thực hiện và chưa đủ căn cứ để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. Do đó, trong trường hợp xảy ra kiện tụng, tranh chấp thì chắc chắn các công ty kiểm toán vẫn còn nhiều rủi ro không lường trước được. Việc này sẽ không chỉ sẽ ảnh hưởng uy tín của mỗi công ty mà còn có ảnh hưởng không tốt đến toàn ngành kiểm toán Việt Nam nói chung.

Mặc dù hàng năm Bộ Tài chính và VACPA đã thông báo kết quả kiểm tra, nêu rõ các tồn tại phát hiện qua kiểm tra cho tất cả các công ty kiểm toán để rút kinh nghiệm chung nhưng kết quả kiểm tra năm nay cho thấy vẫn tồn tại nhiều sai sót mang tính phổ biến ở các công ty được kiểm tra. Điều này chứng tỏ các công ty, kể cả công ty đã và chưa được kiểm tra, chưa thật sự nghiêm túc xem xét và rút kinh nghiệm để khắc phục các tồn tại nói trên. Để nâng cao chất lượng hoạt động của từng công ty cũng như của toàn ngành kiểm toán độc lập, các công ty đã được kiểm tra năm nay cần căn cứ vào biên bản kiểm tra của đơn vị mình và tham khảo thêm các tồn tại, sai sót của các đơn vị khác đã nêu trong báo cáo này để có biện pháp khắc phục, hạn chế các sai sót tương tự trong tương lai. Các công ty chưa được kiểm tra năm nay cũng cần tự xem xét, đối chiếu các sai sót đã nêu trong báo cáo này với thực tế hoạt động của đơn vị mình để tự rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục, hạn chế các sai sót tương tự.

11. Kiến nghị

a) Đối với các công ty kiểm toán (1) Về cơ cấu tổ chức, đào tạo, tuyển dụng: Các công ty cần từng bước ổn định về mặt nhân sự, tăng dần hoặc duy trì quy mô hoạt

động theo cơ cấu sau: (a) Công ty quy mô nhỏ có từ 25-35 nhân viên với 5-7 kiểm toán viên hành nghề; (b) Quy mô vừa có từ 50-70 nhân viên với 10-15 kiểm toán viên hành nghề; (c) Quy mô tương lớn có từ trên 100 người với 20 KTV trở lên. Các công ty kiểm toán quá nhỏ nên có phương án sáp nhập, hợp nhất từ 2-3 công ty lại thành 1 công ty để tăng cường vị thế cạnh tranh và năng lực hoạt động. Xây dựng cơ cấu Ban Giám đốc có từ 2 người có chứng chỉ KTV trở lên để thực hiện luân phiên ký báo cáo kiểm toán đối với các khách hàng kiểm toán trên 3 năm liên tục. Không khuyến khích thành lập các công ty kiểm toán mới.

Các công ty cần tự xây dựng các quy chế hoạt động tối thiểu gồm: Quy chế nhân viên, quy chế đào tạo, quy chế tài chính, quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động chung cho toàn công ty và kiểm soát chất lượng từng hợp đồng kiểm toán. Việc xây dựng quy chế cần tập trung vào chiều sâu, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các công ty lớn và cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình để đảm bảo tính khả thi, tránh tình trạng xây dựng quy chế tràn lan mang tính hình thức, không áp dụng được trên thực tế.

Các công ty phải mua bảo hiểm nghề nghiệp hoặc trích quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo đúng quy định để hạn chế phần nào các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai do rủi ro nghề nghiệp. Các công ty cần thực hiện đầy đủ chế độ BHXH cho nhân viên, đặc biệt là đối với các KTV để đảm bảo tuân thủ quy định của Luật BHXH, đồng thời tăng cường sự gắn bó của KTV đối với công ty.

Cần đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân viên, đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức cho đội ngũ trợ lý KTV, tăng cường ý thức về việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Mở rộng các hình thức, nội dung đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho KTV và trợ lý kiểm toán, không chỉ giới hạn trong việc tham gia các lớp học do VACPA tổ chức cho đủ giờ cập nhật mà cần tăng cường tham gia các chuyên đề hay, hữu ích đối với ngành nghề, tham gia các lớp đào tạo phù hợp do các đơn vị khác tổ chức, hoặc mời các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm về giảng dạy cho nhân viên. Việc khuyến khích KTV và trợ lý kiểm toán tham gia các chương trình học lấy chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA, CPAA cũng là một biện pháp tốt cho sự phát triển bền vững và góp phần nâng cao uy thế của công ty. Các công ty cần tổ chức theo dõi, thống kê chương trình đào

Page 15: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

15

tạo, số giờ đào tạo mà mỗi KTV, nhân viên nghiệp vụ tham gia hàng năm để có cơ sở tổng kết, đánh giá tính hiệu quả và lập kế hoạch đào tạo cho các năm sau.

(2) Về đăng ký hành nghề: Các công ty cần chấm dứt ngay các sai phạm về đăng ký hành nghề: Đang đăng ký hành

nghề toàn thời gian thì không được ký hợp đồng lao động làm việc ở nơi khác. Hành nghề kiểm toán là phải tham gia kiểm toán, soát xét file, ký báo cáo kiểm toán; tăng giảm phải báo cáo kịp thời. Các sai phạm từ nay về sau sẽ được xử lý đúng quy định.

(3) Về quan hệ giữa các công ty kiểm toán: Cần tăng cường sự phối hợp và liên lạc giữa các công ty kiểm toán, đặc biệt trong trường

hợp khách hàng thay đổi công ty kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính tổng hợp, hợp nhất, theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán 510 - Kiểm toán năm đầu tiên - số dư đầu năm tài chính và Chuẩn mực kiểm toán số 600 – Sử dụng tư liệu của KTV khác. KTV năm hiện tại cần có sự trao đổi với KTV tiền nhiệm (hoặc KTV khác) và KTV tiền nhiệm (hoặc KTV khác) cần có thái độ hợp tác, hỗ trợ trong khả năng cho phép đối với các nhu cầu về thông tin mà KTV năm hiện tại yêu cầu.

Không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty kiểm toán, giới thiệu không đúng sự thật về năng lực của công ty mình và hạ thấp hình ảnh của công ty khác...

(4) Về ký kết hợp đồng kiểm toán: Hạn chế việc ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC sau ngày kết thúc năm tài chính. Trường

hợp phải ký hợp đồng sau ngày kết thúc năm tài chính thì cần cân nhắc tính thêm phí kiểm toán để thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm kê bổ sung, tránh việc đưa ra ý kiến ngoại trừ trong khi không nỗ lực thực hiện thủ tục thay thế.

Các công ty cần mở sổ theo dõi hợp đồng kinh tế (theo số hợp đồng, ngày tháng, tên khách hàng, nội dung dịch vụ, mức giá phí...) để tăng cường quản lý khách hàng, theo dõi các loại dịch vụ cung cấp cho cùng một khách hàng để tránh vi phạm các quy định về tính độc lập. Không được giảm giá phí so với năm trước (Vì giảm giá phí đồng nghĩa với giảm chất lượng). Tốt nhất là giữ hoặc tăng giá phí và tăng chất lượng dịch vụ để nâng cao hình ảnh nghề nghiệp.

(5) Về việc chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: Các công ty cần thực hiện đầy đủ các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, yêu

cầu toàn bộ thành viên nhóm kiểm toán phải ký cam kết về độc lập trước khi tham gia cuộc kiểm toán. Cần mở sổ theo dõi báo cáo kiểm toán đã phát hành từng năm (theo số báo cáo, ngày tháng, tên khách hàng, nội dung kiểm toán, tên thành viên Ban Giám đốc và KTV phụ trách...) để thực hiện luân chuyển nhóm kiểm toán kịp thời đối với các khách hàng kiểm toán từ 3 năm trở lên

(6) Về quy trình kiểm toán và hồ sơ làm việc: Các công ty kiểm toán đã đăng ký áp dụng thí điểm chương trình kiểm toán mẫu phải tập

trung nghiên cứu, triển khai áp dụng, tham gia ý kiến để hoàn chỉnh áp dụng rộng rãi cho năm sau. Các công ty phải tiếp tục hoàn chỉnh quy trình kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, bổ sung các hướng dẫn chi tiết cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, từng đối tượng khách hàng, bổ sung, cập nhật đầy đủ, kịp thời các nội dung theo quy định hiện hành của Chuẩn mực kiểm toán, Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán. Cần nghiêm túc thực hiện theo quy trình đã xây dựng, tránh tình trạng bỏ qua các thủ tục cần thiết do giới hạn về thời gian và giá phí. Cần cân nhắc tính hiệu quả và lợi ích kinh tế khi thương lượng phí kiểm toán. Mức phí kiểm toán phải được tính toán và thỏa thuận đủ để thực hiện các thủ tục kiểm toán theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán.

Page 16: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

16

(7) Đối với các Công ty kiểm toán đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán:

Cần tăng cường sự thận trọng tối đa khi thực hiện kiểm toán cho những khách hàng là tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, vì đây là những khách hàng tiềm ẩn rủi ro kiểm toán rất cao. Cần tăng cường chất lượng hồ sơ kiểm toán, thủ tục kiểm toán, thủ tục soát xét chất lượng đối với các hợp đồng kiểm toán này, đặc biệt nên huy động sự tham gia của thành viên độc lập soát xét chất lượng cuộc kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện tổ chức được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu (như không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán...), công ty kiểm toán cần thông báo kịp thời cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Quyết định 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 về việc ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

b) Đối với Bộ Tài chính (1) Đề nghị Bộ Tài chính tổ chức 02 kỳ thi KTV một năm, tổ chức kỳ thi vào tháng 6

và tháng 10 hàng năm, mở rộng điều kiện dự thi tạo điều kiện cho nhiều người được tham gia kỳ thi và tăng số lượng KTV.

(2) Đề nghị UBCK Nhà nước tăng cường cán bộ chuyên trách có chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế để kiểm tra, giám sát chất lượng BCTC của các công ty cổ phần niêm yết trước khi công khai, từ đó kiểm tra chặt chẽ hơn các công ty kiểm toán được chấp thuận; Yêu cầu công ty niêm yết phải công khai toàn bộ báo cáo kiểm toán cùng với BCTC đã được kiểm toán.

(3) Theo quy định hiện hành thì UBCK Nhà nước chỉ chấp nhận Báo cáo tài chính của Công ty niêm yết, được KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến ngoại trừ khi ý kiến ngoại trừ không mang tính trọng yếu. Quy định này là phù hợp với Luật Chứng khoán phải được chế tài chặt chẽ với công ty niêm yết. Đối với công ty kiểm toán khi ngoại trừ nhiều thông tin trọng yếu thì chuyển thành ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối đưa ra ý kiến và thông báo kịp thời cho UBCK Nhà nước theo quy định.

(4) Đề nghị Bộ Tài chính đẩy nhanh tiến trình soạn thảo Luật Kiểm toán độc lập để trình Quốc hội ban hành, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập. Trong đó, cần quy định chặt chẽ về quyền hạn, nghĩa vụ của các đơn vị được kiểm toán, để nâng cao ý thức và sự hợp tác của đơn vị được kiểm toán đối với KTV và công ty kiểm toán; nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động của công ty kiểm toán để hạn chế việc thành lập quá nhiều công ty nhỏ, hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, Bộ Tài chính cần sớm ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm toán, trong đó, cần hướng dẫn đầy đủ, chi tiết hơn các thủ tục về đăng ký hành nghề, các tình tiết sai phạm và chế tài rõ ràng, cụ thể đối với từng loại sai phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ... để có căn cứ xử lý nghiêm đối với các trường hợp sai phạm trong các năm tiếp theo.

(5) Đề nghị Bộ Tài chính sớm sửa đổi, hệ thống hóa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế hiện hành; tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp với VACPA để tổ chức thường xuyên hơn các cuộc kiểm tra chất lượng dịch vụ hàng năm.

c) Đối với VACPA (1) Cần có biện pháp nhắc nhở và theo dõi việc sửa chữa các sai phạm, yếu kém của

từng công ty được kiểm tra. Đối với công ty có nhiều sai phạm cần tiếp tục kiểm tra ngay vào năm tiếp theo.

(2) Đảm bảo tất cả các công ty kiểm toán đều được kiểm tra định kỳ theo quy định (ít nhất là 3 năm/1 lần), nếu công ty nào tự đề nghị được kiểm tra thì VACPA cần xem xét để đưa

Page 17: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

17

vào danh sách được kiểm tra. Cần kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra đối với các công ty đã được kiểm tra năm trước. Tăng thêm số lượng các công ty được kiểm tra hàng năm, thời điểm kiểm tra có thể diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 để tránh rơi vào mùa kiểm toán, mỗi tháng chỉ kiểm tra 3-4 công ty với thời gian kiểm tra tại 1 công ty kéo dài hơn (ít nhất 3-4 ngày/1 công ty) để có thời gian kiểm tra kỹ lưỡng hơn, tập trung sâu hơn vào kiểm tra kỹ thuật.

(3) Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu cho công ty kiểm toán vừa và nhỏ. Hội nên chủ trì tổ chức họp mặt giao lưu giữa các công ty kiểm toán vừa và nhỏ để tư vấn và hỗ trợ các công ty, kêu gọi các công ty chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc giảm giá phí bất hợp lý, dẫn tới bỏ qua nhiều thủ tục kiểm toán không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

(4) Hỗ trợ và hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc cho các công ty kiểm toán vừa và nhỏ trong quá trình áp dụng Chương trình kiểm toán mẫu. Tổ chức lớp học chuyên đề về thiết lập hồ sơ kiểm toán, kỹ năng kiểm toán theo hồ sơ kiểm toán mẫu; tập huấn cụ thể hơn các chuẩn mực, chế độ kế toán khó. Các lớp học cập nhật tập trung nên tổ chức 2-3 lần/năm, mỗi lớp kéo dài từ 3-4 ngày. Ngoài ra, để trợ giúp các công ty vừa và nhỏ không có điều kiện tự đào tạo nhân viên theo cấp bậc, VACPA nên có các lớp học theo chuyên đề 1-2 ngày cho các cấp độ nhân viên khác nhau, kể cả cho trợ lý KTV.

(5) Phối hợp với Bộ Tài chính để sớm ban hành hướng dẫn hồ sơ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB, hồ sơ dịch vụ kế toán, hồ sơ tư vấn định giá doanh nghiệp...

(6) Thực hiện sửa đổi, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã có hiệu lực từ 15/12/2009 để trình Bộ Tài chính ban hành theo kế hoạch đã định, góp phần tăng cường chất lượng hoạt động của ngành nghề. Ngoài ra, nên có các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết hơn so với quy định của chuẩn mực để giúp các công ty kiểm toán vừa và nhỏ dễ áp dụng.

(7) Tăng cường quản lý đăng ký hành nghề đối với KTV, công ty kiểm toán. Có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các sai phạm về đăng ký hành nghề, tránh lặp lại các sai phạm tương tự trong tương lai.

(8) Báo cáo kịp thời cho Bộ Tài chính và UBCKNN về các vi phạm pháp luật của các Công ty kiểm toán để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

* * * Báo cáo này đã có sự tham gia ý kiến và nhất trí của Bộ Tài chính (Vụ Chế độ Kế toán

và Kiểm toán) ngày 25/01/2010, các công ty được kiểm tra và các thành viên trong đoàn kiểm tra./.

Nơi nhận: - Các Công ty Kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính (Lãnh đạo Bộ, Vụ

CĐKT&KT, UBCKNN,Vụ TCNH, Cục TCDN, Vụ pháp chế...)

- Hội Kế toán và Kiểm toán VN (VAA) (thay báo cáo)

- Trưởng Ban Kiểm tra của Hội - VACPA HCM - Các thành viên đoàn kiểm tra - Lưu VACPA HN (Th)

T/M. BCH HỘI KTV HÀNH NGHỀ VN Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tồng Thư ký

Trưởng Ban Kiểm soát chất lượng

Bùi Văn Mai

Page 18: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

18

Phụ lục 01 DANH SÁCH 35 CÔNG TY KIỂM TOÁN

ĐƯỢC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NĂM 2009

STT

Tên Công ty Năm thành lập

Số lượng

NV

Số lượng NV

nghiệp vụ

Số lượng CPA Việt

Nam

Đã được kiểm tra

năm 1 Cty TNHH Deloitte Việt Nam (Deloitte) 1991 346 309 45 2003 2 Cty TNHH Ernst&Young Việt Nam (E&Y) 1992 599 536 30 2003 3 Cty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) 1994 166 131 21 2008 4 Cty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) 1995 421 340 20 2002 5 Cty TNHH KPMG Việt Nam (KPMG) 1994 674 575 29 2003 6 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 1995 415 358 71 2008 7 Cty TNHH Kiểm toán DTL (DTL) 2001 158 140 23 2005 8 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn An Việt (AnViet) 2001 9 5 3 2005 9 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán

Hồng Đức (HĐ) 2001 25 20 5 2005

10 Cty TNHH Kiểm toán Quốc tế Việt Nam (VIA) 2001 28 25 8 2004 11 Cty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam (ATIC) 2002 16 15 3 2004 12 Cty TNHH Hoàng & Thắng (H&T) 2002 26 24 3 2005 13 Cty TNHH Kiểm toán, Kế toán và Dịch vụ Tài chính

Việt Nam (VINAUDI) 2003 15 13 3 2004

14 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Việt Nam(VNAudit) 2003 40 37 7 2005 15 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long 2003 104 80 8 2005 16 Cty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Thuế (ATC) 2003 46 40 4 2005 17 Cty TNHH Kiểm toán U&I 2001 36 26 4 2005 18 Cty TNHH Kiểm toán và Kế toán Việt Nam (VAAC) 2003 35 30 8 2004 19 Cty TNHH Kế toán Kiểm toán và Tư vấn Sài Minh 2000 18 16 6 2006 20 Cty TNHH Kiểm toán và kế toán độc lập Việt Nam

(AQN) 2003 26 20 3 Kiểm tra

lần đầu 21 Cty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát (Gia Cat) 2000 60 50 3 Kiểm tra

lần đầu 22 Cty TNHH Tư vấn Kế toán Tài chính - Thuế Kiểm

toán (COM.PT) 2001 30 29 4 2004

23 Cty TNHH Kiểm toán Mỹ (AA) 2001 51 45 10 2005 24 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán

SGN (SGN) 2004 18 15 5 Kiểm tra

lần đầu 25 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

(APS) 2004 40 29 4 2008

26 Cty TNHH Kiểm toán độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN)

2005 15 12 5 2007

27 Cty Hợp danh Kiểm toán Việt Nhất (Việt Nhất) 2005 23 18 7 Kiểm tra lần đầu

28 Cty TNHH Kiểm toán Hồng Hà (H.H) 2005 15 13 3 Kiểm tra lần đầu

29 Cty TNHH Kiểm toán, Tư vấn Tài chính và Đầu tư Việt Nam (AFIV)

2006 16 15 4 Kiểm tra lần đầu

30 Cty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô (CACC) 2006 47 43 10 Kiểm tra lần đầu

31 Cty TNHH Kiểm toán Quang Minh (QMC) 2006 9 7 3 Kiểm tra lần đầu

32 Cty TNHH Kiểm toán Sao Việt (SV) 2006 23 22 8 Kiểm tra lần đầu

33 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á (FADACO)

2006 31 29 5 Kiểm tra lần đầu

34 Cty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Nam Việt (NVAC)

2006 10 7 3 Kiểm tra lần đầu

35 Cty TNHH Kiểm toán Vũ Hồng (VuHong) 2004 22 17 4 Kiểm tra lần đầu

Page 19: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

19

Phụ lục 02 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG ĐOÀN KIỂM TRA NĂM 2009

Năm sinh Họ và tên Nam Nữ Chức vụ

Số chứng chỉ KTV

I. Đoàn 1- Hà Nội, Hải Phòng

Ông Bùi Văn Mai 1948 Phó Chủ tịch TT kiêm TTK - Trưởng Ban Kiểm tra VACPA - Trưởng đoàn (Đợt 1) Đ.0021/KTV

Ông Nguyễn Hải Hà 1973 Trưởng Ban Ktra VACPA – Trưởng đoàn (Đợt 2) N.0709/KTV Bà Hà Thị Ngọc Hà 1960 Phó Vụ trưởng Vụ CĐKT&KT, BTC – Trưởng đoàn (Đợt 3) N.1283/KTV Bà Lê Tuyết Nhung 1975 TP. Vụ CĐKT&KT - BTC; UV Ban Kiểm tra VACPA 0782/KTV Bà Đinh Hồng Hạnh 1976 Chủ nhiệm Kiểm toán – Cty PwC 0679/KTV Ông Nguyễn Thành Lâm 1974 Giám đốc Chi nhánh - Cty DTL 0299/KTV Ông Lê Thế Việt 1978 Giám đốc Kiểm toán - Cty NEXIA ACPA 0821/KTV Bà Trần Thanh Thảo 1979 Cán bộ Chuyên môn VACPA 0932/KTV Ông Nguyễn Tuấn Nam 1977 Giám đốc kiểm toán – Cty Nexia ACPA 0808/KTV Bà Khúc Thị Minh Tân 1969 Trưởng phòng cao cấp – Cty KPMG N.1358/KTV Ông Phan Thanh Nam 1978 Giám đốc kiểm toán – Công ty CPA VN 1009/KTV Ông Nguyễn Mạnh Hùng 1980 Phó trưởng phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài-Cty AASC 1119/KTV Bà Nguyễn Diệu Trang 1980 Phó trưởng phòng kiểm toán 1-Cty AASC 0538/KTV Ông Trần Bá Quảng 1976 GĐ đào tạo và KSCL – Cty Thăng Long 1086/KTV Bà Phan Hồ Giang 1965 Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp – Cty PwC 0438/KTV II. Đoàn 2 – Hà Nội, Quảng Ninh Bà Phùng Thị Đoan 1950 Trưởng VP VACPA HN – Trưởng đoàn (Đợt 1, Đợt 2) Đ.0003/KTV Ông Nguyễn Hải Hà 1973 Trưởng Ban Ktra VACPA - Trưởng đoàn (Đợt 3) N.0709/KTV Bà Lê Tuyết Nhung 1975 TP. Vụ CĐKT&KT – BTC; UV Ban Kiểm tra VACPA 0782/KTV Bà Từ Quỳnh Hạnh 1961 Tổng GĐ Cty Thăng Long – UV Ban Kiểm tra VACPA 0313/KTV Bà Trần Thanh Thảo 1979 Cán bộ Chuyên môn VACPA 0932/KTV Bà Nguyễn Diệu Trang 1980 Phó trưởng phòng kiểm toán 1-Cty AASC 0538/KTV Bà Đỗ Ngọc Dung 1976 Phó Trưởng phòng Kiểm toán – Cty AASC 0659/KTV Ông Trần Bá Quảng 1976 GĐ đào tạo và KSCL – Cty Thăng Long 1086/KTV Ông Trần Hồng Kiên 1975 Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp – Cty PwC 0298/KTV Ông Nguyễn Tuấn Nam 1977 Giám đốc kiểm toán – Cty Nexia ACPA 0808/KTV Bà Khúc Thị Minh Tân 1969 Trưởng phòng cao cấp – Cty KPMG N.1358/KTV Ông Đàm Xuân Lâm 1972 Giám đốc kiểm toán – Cty KPMG N.0861/KTV III. Đoàn 3 – TP HCM, Cần Thơ Bà Trịnh Hồng Nguyệt 1949 Trưởng VP VACPA HCM – Trưởng đoàn Đ.0108/KTV Ông Nghiêm Mạnh Hùng 1976 Phó Trưởng phòng Vụ CĐKT&KT – BTC Bà Bùi Tuyết Vân 1967 Giám đốc Kiểm toán – Công ty AFC Đ.0071/KTV Ông Nguyễn Cao Nguyên 1980 Kiểm toán viên – Công ty Deloitte 1174/KTV Ông Trương Văn Nghĩa 1979 Giám đốc kiểm toán – Cty CPA VN 1140/KTV Ông Bùi Văn Khá 1959 Phó Tổng Giám đốc – Công ty A&C Đ.0085/KTV Bà Đoàn Thị Thu Thuỷ 1978 Chủ nhiệm kiểm toán – Công ty E&Y N1070/KTV Bà Nguyễn Thị Thanh Hà 1970 Cán bộ Chuyên môn VACPA HCM 1590/KTV Ông Lê Ngọc Hải 1955 Chủ nhiệm kiểm toán- Công ty AFC 0179/KTV Ông Hà Vũ Định 1975 Trưởng phòng cao cấp – Công ty KPMG 0414/KTV IV. Đoàn 4 – TP HCM Bà Hà Thị Ngọc Hà 1960 Phó Vụ trưởng Vụ CĐKT&KT, BTC – Trưởng đoàn (Đợt 1) N.1283/KTV

Ông Bùi Văn Mai 1948 Phó Chủ tịch TT kiêm TTK - Trưởng Ban Kiểm tra VACPA - Trưởng đoàn (Đợt 2) Đ.0021/KTV

Bà Phùng Thị Đoan 1950 Trưởng VP VACPA HN – Trưởng đoàn (Đợt 3) Đ.0003/KTV Bà Nguyễn Thị Thanh Hà 1970 Cán bộ Chuyên môn VACPA HCM 1590/KTV Ông Bùi Văn Khá 1959 Phó Tổng Giám đốc – Công ty A&C Đ.0085/KTV Bà Đoàn Thị Thu Thuỷ 1978 Chủ nhiệm kiểm toán – Công ty E&Y N1070/KTV Ông Nguyễn Thành Lâm 1974 Giám đốc Chi nhánh - Cty DTL 0299/KTV Ông Nguyễn Song Toàn 1980 Kiểm toán viên – Cty Deloitte 1551/KTV Ông Lê Quang Minh 1975 Chủ nhiệm kiểm toán – Công ty E&Y 0423/KTV Ông Nguyễn Cao Nguyên 1980 Kiểm toán viên – Công ty Deloitte 1174/KTV Bà Nguyễn Thủy Hoa 1975 Chủ nhiệm kiểm toán – Cty AFC 0423/KTV

Page 20: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

20

Phụ lục 03 DANH SÁCH HỒ SƠ KIỂM TOÁN ĐÃ ĐƯỢC

KIỂM TRA TRONG KỲ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NĂM 2009

BCTC năm Stt Tên công ty

2006 2007 2008 BCQT XDCB

Dịch vụ

khác 1/ Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Deloitte) 1 Công ty Điện tử LG Việt Nam x 2 Công ty Thép Việt – Ý x 3 Công ty CP Hòa Phát x 4 Công ty CP Thủy điện Nậm Mu x 5 Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh x 6 Công ty TNHH Khách sạn Hà Nội Fortuna x 7 Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị x 8 Công ty TNHH Keangnam Việt Nam x 2/ Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam (E&Y) 1 Công ty CP Vincom x 2 Công ty CP Vincom x 3 Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội x 4 Công ty thép Viausteel x 5 Công ty CP Kinh Đô x 6 Công ty TNHH Bia Hà Tây x 7 Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp Việt Nhật số 1 (Logitem1) x 3/ Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học AISC 1 Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật HCM x 2 Công ty CP địa ốc Chợ lớn x 3 Công ty CP bê tông ly tâm An Giang x 4 Ngân hàng TMCP Mỹ xuyên x 4/ Công ty TNHH Pricewaterhousecoopers Việt Nam (PwC) 1 Công ty CP sữa Việt Nam x 2 Công ty TNHH Carrier Vietnam Air Conditioning x 3 Công ty TNHH liên doanh khách sạn Plaza x 4 Công ty TNHH American Standard x 5 Ngân hàng TMCP Á Châu x 6 Công ty TNHH POSCO x 7 Công ty TNHH Saigon International Terminal x 8 Công ty TNHH Vina VietSing x 5/ Công ty TNHH KPMG 1 Công ty Capitaland x 2 Công ty TNHH Cargill Long An x 3 Công ty Dược phẩm Hisamitsu Vietnam x 4 Công ty CP dịch vụ tổng hợp Sài Gòn x 5 Quỹ đầu tư chứng khoán y tế Bản Việt x 6 Quỹ đầu tư cân bằng Prudential x 6/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 1 Công ty CP Thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam x x x 2 Công ty CP Hóa An 3 Công ty TNHH New Toyo Puply Việt Nam x x x 4 Công ty Sơn Hóa chất TE-1 Việt Nam x x 5 Công ty TNHH Tsuchiya TSCO Việt Nam x x x 6 Công ty CP Dầu thực vật Tường An x x 7 Công ty CP Bê Tông 620 Châu Thới x x

8 Quyết toán Vốn đầu tư dự án Đường ống và kho cảng LPG Thị Vải đã hoàn thành x

7/ Công ty TNHH Kiểm toán DTL 1 Công ty CP nước giải khát Chương Dương x 2 Công ty CP Xây lắp 3 Petrolimex x x x 3 Công ty Metecno x

Page 21: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

21

BCTC năm Stt Tên công ty

2006 2007 2008 BCQT XDCB

Dịch vụ

khác 4 Công ty Liên doanh Viko Trade x x x 5 Công ty Nyflect x 6 Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư Anpha x 7 Công ty CP Hữu Liên Á Châu x x x 8 Công ty CP Bao bì Biên Hòa x 9 Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam x 8/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn An Việt (AnViet) 1 Công ty TNHH Nghĩa Tùng x 2 Công ty TNHH UAC x 3 Công ty TNHH BOM JINVINA x 4 Công ty SENSHO INDUSTRY VN x 5 Công ty TNHH SUNG CHANG x 9/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán Hồng Đức (HĐ) 1 Công ty liên doanh Medevice 3S x 2 Công ty TNHH SX TM Duy Thảo x 3 Công ty TNHH TM và XD Ngọc Phúc x 4 Công ty TNHH SX TM Tân Trường Hưng x 5 Công ty TNHH Phát lộc x 6 Công ty TNHH Đầu tư XD KD nhà Phước lộc x 10/ Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Việt Nam (VIA) 1 Công ty TNHH Hà Đông VN x 2 Công ty CP Sản xuất và thương mại Hà Châu x 3 Công ty TNHH Italian Production x 4 Công ty CP Công trình hàng không x 5 Công ty TNHH Cơ khí Hưng Yên x 6 Công ty TNHH Eikoh Việt Nam x 7 Công ty CP Dệt Hà Đông x 8 Công ty Liên doanh lâm sản Việt Nam-New Zealand x 9 Công ty Cấp nước Nam Định x 11/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Việt Nam (ATIC) Không kiểm tra được hồ sơ kiểm toán (do bị mất file mềm) 12/ Công ty TNHH Hoàng&Thắng (H&T) 1 Công ty TNHH Bình Minh x 2 Công ty TNHH Technical Việt Nam x 3 Dự án JBIC tỉnh Thừa Thiên Huế x 4 Công ty TNHH Platec VN x 5 Công ty TNHH Vĩnh Hà x 6 Công ty TNHH Happy Lilly x 7 Công ty TNHH Thực nghiệp Trung Tín x 8 Công ty TNHH TM và KT Phúc Thịnh x 9 Công ty Thiết bị An toàn An Phát x 13/ Công ty TNHH Kiểm toán, kế toán và dịch vụ tài chính Việt Nam (VINAUDIT) 1 Công ty TNHH Pulppy Corelex (VN) x 2 Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Vượng x 3 Công ty TNHH Động lực Hưng Yên x 4 Công ty CP Tư vấn xây dựng cảng-đường thủy x 5 Dự án vận chuyển xe cứu hỏa cho CA Tp. HN x 6 Công ty TNHH Cường Thịnh x 7 Công ty TNHH Serin Việt Nam x 14/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Việt Nam (VNAudit) 1 Công ty CP May Đức Giang x 2 Công ty CP Lắp máy điện nước x 3 Bưu điện tỉnh Hòa Bình x 4 Công ty chứng khoán Thái Bình Dương x 5 Công ty CP Hà Châu x 6 Công ty CP Thương mại Bưu chính viễn thông x

Page 22: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

22

BCTC năm Stt Tên công ty

2006 2007 2008 BCQT XDCB

Dịch vụ

khác

7 Cải tạo chống xuống cấp trụ sở Viện kiểm soát nhân dân huyện Tân Kỳ x

8 Công trình sửa chữa hàng rào sân đường Bưu điện Mộc hóa – Long An x

9 Công ty CP Nước sạch và Vệ sinh nông thông tỉnh Nam Định x 15/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long (ThangLong) 1 Công ty Đường bộ 471 x 2 Công ty Đường bộ 471 x 3 Công ty CP XD công trình và Đầu tư 120 x 4 Công ty CP Vận tải và Du lịch Hương Sơn x 5 Công ty CP Đầu tư xây dựng và PTNT 658 x 6 Công ty TNHH Công nghiệp Kwang Yang x

7 Học viện Quân y - Kiểm toán BCQT chi phí đầu tư thực hiện Dự án: Nhà ở chung cư cán bộ-công nhân viên Học viện Quân y x

8 Công ty đầu tư sản xuất và XNK Cà phê, cao su Nghệ An - Kiểm toán BCQT x

9 Dự án nâng cấp hệ thống mạng CDMA 2000 1x450Mhz của EVN tại Tp. HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ x

16/ Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Thuế (ATC) 1 Công ty TNHH Cẩu trục Thánh Khởi x 2 Công ty CP Duyên Linh x 3 Công ty TNHH Công nghiệp Sun Hua x 4 Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R (Việt Nam) x 5 Công ty TNHH Gastech x 6 Công ty TNHH Khánh Vinh x

7 Dự án: Tăng cường chất lượng phủ sóng mạng điện thoại vô tuyến nội thị bưu điện Thành phố Hà Nội x

17/ Công ty TNHH Kiểm toán U&I 1 Công ty TNHH Ritek Việt Nam x x x 2 Công ty TNHH Việt Nam J.S Plastic Packaging x x x 3 Công ty TNHH PrimeAsia Việt Nam x x x 4 Công ty TNHH Giấy Yuenfoongyu Việt Nam x x x 18/ Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Việt Nam (VAAC) 1 Công ty TNHH Thuốc lá Hải Phòng x 2 Công ty CP May Nam Định x 3 Công ty CP NXK công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng x 4 Công ty CP Bao bì Tiền phong x 5 Công ty CP Bao bì Bình Dương x 6 Công ty LD trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy HP-ĐL x 7 Dự án The Fred Hollows Foundation x x 8 Công ty TNHH Thanh Phong x 19/ Công ty Kiểm toán và Tư vấn Sài Minh (SaiMinh) 1 Công ty CP xe máy Hoa Lâm Kymco x x x 2 Công ty TNHH Đồng Nai/ AAT Engineering Việt Nam x x x 3 Công ty CP xây dựng & phát triển Đô thị Tây Ninh x x x 4 Công ty CP Bảo hiểm Toàn cầu x x x 5 Công ty TNHH Thời trang H&T VN x x x 20/ Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán độc lập Việt Nam (AQN) 1 Công ty CP xây dựng Thủy lợi Quảng Ninh x 2 Công ty CP vận tải ô tô số 10 x 3 Cảng Hà Nội x 4 Công ty vận tải ô tô số 5 x 5 Công trình Cầu Bang - Tỉnh Quảng Ninh x 21/ Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát (GiaCat) 1 Công ty TNHH Thuộc da Việt Phú x 2 Công ty TNHH Sản xuất Máy móc và thiết bị Chuan Lih Fa x 3 Công ty TNHH C.S (Việt Nam) x

Page 23: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

23

BCTC năm Stt Tên công ty

2006 2007 2008 BCQT XDCB

Dịch vụ

khác 22/ Công ty TNHH Tư vấn đầu tư tài chính, kế toán Thuế - kiểm toán COM.PT 1 Công ty CP Tập đoàn đầu tư Ba Đình x x x 2 Công ty LD Đầu tư xây dựng Tam Trinh x x 3 Công ty CP Đầu tư xây dựng Ba Đình số 2 x x 4 Công ty TNHH Thương mại Giang Thanh x 5 Công ty TNHH 1 thành viên Cơ khí Đông Anh x 6 Công ty Gạch ngói Hà Thành x 7 Công ty Feal Style x 8 Công ty CP Giấy Trúc Bạch x x 23/ Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ (AA) 1 Công ty TNHH Vinapoly x 2 Công ty CP Cơ khí và xây dựng Bình Triệu x 3 Công ty TNHH Dệt Đông Tiến Hưng x 24/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính kế toán SGN 1 Công ty CP TM Dầu khí Đồng Tháp x 2 Công ty CP Đầu tư thiết kế viễn thông Cần Thơ x 3 Công ty Mía đường Kiên Giang x 4 Công ty CP Đầu tư Xây dựng Cửu Long x x x 5 Công ty Xổ số kiến thiết An Giang x x x 25/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn kế toán An Phát (APS) 1 Công ty TNHH Nomura Thanh Hóa x 2 Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình hàng hải x 3 Công ty TNHH JH Cos Việt Nam x 4 Công ty TNHH Green x 5 Công ty TNHH Tetsugen Việt Nam x 6 Công ty TNHH Injae Vina x 26/ Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTQGVN) 1 Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội x 2 Công ty CP Xuất nhập khẩu máy và phụ tùng x 3 Công ty CP Xi măng Kiện Khê x 4 Công ty CP Cơ khí Hồng Nam x 5 Công ty TNHH Đất Việt x 6 Công ty CPDV và Kinh doanh BĐS Hà Nội x 27/ Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nhất (VietNhat) 1 Công ty Iwasaki Electric VN x 2 Công ty CP Đầu tư xây dựng & ứng dụng công nghệ mới x 3 Công ty CP Công nghiệp Đông hưng x 4 Công ty TNHH Goltens VN x 5 Công ty TNHH Kasuga Electronic VN x 6 Công ty TNHH đầu tư Ngọc Phú x 28/ Công ty TNHH Kiểm toán Hồng Hà (H.H) 1 Công ty CP Thủy điện Mường Sang x 2 Công ty CP đầu tư xây dựng Vinashin-Ligico x 3 Công ty TNHH 1 thành viên cơ khí và sửa chữa Sông Đà 9 x 4 Công ty CP sông Đà 7 x 5

Công ty CP sông Đà 9.01

x

Page 24: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

24

BCTC năm Stt Tên công ty

2006 2007 2008 BCQT XDCB

Dịch vụ

khác 29/ Công ty TNHH Kiểm toán, Tư vấn tài chính và Đầu tư Việt Nam (AFIV) 1 Công ty Constrexim Thăng Long x 2 Công ty Constrexim Thăng Long x 3 Công ty TNHH Thương mại Tư vấn và xây dựng Việt Hưng x 4 Công ty TNHH Thương mại Tư vấn và xây dựng Việt Hưng x 5 Công trình TT Kỹ thuật phát thanh truyền hình tỉnh Điện Biên x 6 Dự án xây dựng Xưởng in báo Hà Tây x

7 Dự án xây dựng doanh trại tiểu đoàn quản lý học viên 9- Trường sĩ quan lục quân 1 x

8 Công trình Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa Nông nghiệp và phát triển nông thôn x

30/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ đô (CACC) 1 Công ty CP Phát triển đầu tư HAFICO Group x x 2 Công ty CP Xây dựng và Đầu tư 122-Cienco 1 x 3 Công ty CP Xi măng Thanh Liêm x x 4 Công ty TNHH Minh Giang x x 5 Công ty TNHH Golden Bridge x 6 Công trình Đường Cách Mạng tháng 8 Tp. Thái Nguyên x

7

Công trình xây dựng tuyến truyền dẫn cáp quang: Kinh môn, Duy Tân, Nhị Chiếu, Hoàng Thạch, Mạo Khê, Đông Triều, Hoàng Tiến x

31/ Công ty TNHH Kiểm toán Quang Minh (QMC) 1 Công ty CP ốc vít Lâm Viễn x 2 Công ty TNHH Jia Mei x 3 Công ty CP nước mắt Phan Thiết x 4 Công ty CP Chấn Kiệt x 5 Công ty TNHH công nghiệp Hồng Minh x 6 Công ty TNHH công nghiệp Syndyne (VN) x 32/ Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt (SV) 1 Công ty ITAXA x 2 Công ty CP bê tông 620 Bình Minh x 3 Công ty TNHH Hoàn Cầu x 4 Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận x 5 Công ty In Bến Tre x 6 Công ty CP Long Hiệp x 33/ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn đầu tư tài chính Châu Á (FADACO) 1 Công ty CP trà Than Uyên x 2 Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh x 3 Công ty TNHH Chung Am Vina x 4 Công ty TNHH Sepangar Oshika Chemical Industrial x 5 Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 45 x

6 Công trình cải tạo Nhà hát ca, múa, nhạc nhẹ VN, hạng mục: Nền hội trường và khu vệ sinh Hội trường x

34/ Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Nam Việt (NVAC) 1 Công ty CP In Khánh Hội x 2 Trung tâm đào tạo quản trị G&H Việt Nam x 35/ Công ty TNHH Kiểm toán Vũ Hồng (VuHong) 1 Công ty TNHH Hirota Precision VN x 2 Công ty TNHH Năng lượng và kỹ thuật môi trường Fujikasui x 3 Trường mầm non bán công Thái Chánh x 4 Công ty TNHH sửa chữa tàu và cứu hộ hàng hải Biển đẹp x 5 Công ty TNHH đầu tư xây dựng Gia Phú x 6 Công ty TNHH VN Plastic Industries x

Page 25: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

25

Phụ lục 04 TỒNG HỢP MỘT SỐ TIÊU THỨC

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NĂM 2009 Ở từng công ty được kiểm tra

Stt Tên công ty

Có tổ chức Công đoàn

Số phòng/

ban

Có quy chế NV

Có Chươ

ng trình kiểm toán mẫu

Có CT đào tạo

hàng năm

Có cử NV đi

học ACCA CPAA

Có cam kết độc lập

Có khung giá phí

Có mua BH/ trích quỹ dự

phòng rủi ro

Đủ điều kiện KT

niêm yết

Có văn

phòng khang trang

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) 1 Cty TNHH Deloitte

Việt Nam x 4 khối

dịch vụ

x x x x x x (x) x x

2 Cty TNHH Ernst&Young Việt Nam

x 5 x x x x x x (x) x x

3 Cty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học

x 11 x x x x x x x

4 Cty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam

7 x x x x x x (x) x x

5 Cty TNHH KPMG Việt Nam

5 x x x x x x (x) x x

6 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn

x 13 x x x x x x x x x

7 Cty TNHH Kiểm toán DTL

8 x x x x x x x x

8 Cy TNHH Kiểm toán và Tư vấn An Việt

3 Lạc hậu

x

9 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Hồng Đức

7 x x x x

10 Cty TNHH Kiểm toán Quốc tế Việt Nam

4 x Lạc hậu

x x x

11 Cty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam

4 x x x x

12 Cty TNHH Hoàng & Thắng

2 x Lạc hậu

x x x

13 Cty TNHH Kiểm toán, Kế toán và Dịch vụ Tài chính Việt Nam

3 Lạc hậu

x x

14 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Việt Nam

3 x x x x

15 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long

x 5 x Lạc hậu

x x x x x x

16 Cty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Thuế

x 5 x x x x x x

17 Cty TNHH Kiểm toán U&I

4 x x x x

Page 26: BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TÌNH HÌNH HO T NG N M … · Trong số các hồ sơ được kiểm tra có 1/3 ... nghề kiểm toán, trong tháng 11,12/2009 ... đã tổ

26

Stt Tên công ty

Có tổ chức Công đoàn

Số phòng/

ban

Có quy chế NV

Có Chươ

ng trình kiểm toán mẫu

Có CT đào tạo

hàng năm

Có cử NV đi

học ACCA CPAA

Có cam kết độc lập

Có khung giá phí

Có mua BH/ trích quỹ dự

phòng rủi ro

Đủ điều kiện KT

niêm yết

Có văn

phòng khang trang

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) 18 Cty TNHH Kiểm

toán và Kế toán Việt Nam

x 4 x x x x x x x x x

19 Cty TNHH Kế toán Kiểm toán và Tư vấn Sài Minh

3 x Lạc hậu

x x x

20 Cty TNHH Kiểm toán và kế toán độc lập Việt Nam

x 3 x x x

21 Cty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát

8 x x

22 Cty TNHH Tư vấn Kế toán Tài chính - Thuế Kiểm toán

x 4 x Lạc hậu

x x

23 Cty TNHH Kiểm toán Mỹ

2 x x x x

24 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán SGN

3 x x x x

25 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

5 x Lạc hậu

x x x x

26 Cty TNHH Kiểm toán độc lập Quốc gia Việt Nam

x 2 x x x x x

27 Cty Hợp danh Kiểm toán Việt Nhất

3 x x x x

28 Cty TNHH Kiểm toán Hồng Hà

0 x x x

29 Cty TNHH Kiểm toán, Tư vấn Tài chính và Đầu tư Việt Nam

x 2 x

30 Cty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô

x 8 x Lạc hậu

x x x x

31 Cty TNHH Kiểm toán Quang Minh

2 Lạc hậu

x x

32 Cty TNHH Kiểm toán Sao Việt

x 2 Lạc hậu

x x x

33 Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á

x 5 x x x x x x

34 Cty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Nam Việt

0 x

35 Cty TNHH Kiểm toán Vũ Hồng

2 x x x