bÁo cÁo ĐÁnh giÁ 5 nĂm thỰc hiỆn vietnam ict index...

25
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX 1. Quá trình hình thành Ngày 28/11/2003, Hội THVN lần đầu tiên công bố Báo cáo thử nghiệm chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam, hay còn gọi là Việt Nam ICT Index. Ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên này, đã có 12 bộ, cơ quan ngang bộ (CQNB), 8 tỉnh – thành phố và 63 doanh nghiệp tham gia cung cấp số liệu. Tuy kết quả lần đánh giá, xếp hạng đầu tiên này có thể còn chưa hoàn toàn thuyết phục đối với các đối tượng tham gia cũng như toàn xã hội, nhưng nó chính là cú hích để bắt đầu từ năm 2005, Báo cáo Vietnam ICT Index trở thành một nội dung không thể thiếu của các cuộc hội thảo hợp tác phát triển tổ chức thường niên và luân phiên tại các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Cũng từ năm 2005, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN phối hợp cùng Văn phòng Ban chỉ đạo thực hiện việc xây dựng báo cáo Vietnam ICT Index hàng năm. Cho đến nay, Hội Tin học Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng BCĐ quốc gia về CNTT đã công bố báo cáo Vietnam ICT Index cho các năm sau: Báo cáo Vietnam ICT Index 2005: công bố tháng 8/2006 tại Thanh Hóa trong khuôn khổ Hội thảo Hợp tác phát triển lần thứ 10. Báo cáo Vietnam ICT Index 2006: công bố tháng 9/2007 tại Ninh Thuận trong khuôn khổ Hội thảo Hợp tác phát triển lần thứ 11. Báo cáo Vietnam ICT Index 2007: công bố tháng 12/2008 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử. Báo cáo Vietnam ICT Index 2009 (khối các bộ, CQNB và khối các tỉnh, thành phố): công bố tháng 11/2009 tại Bắc Ninh trong khuôn khổ Hội thảo Hợp tác phát triển lần thứ 13. Báo cáo Vietnam ICT Index bản đầy -1-

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX

1. Quá trình hình thành

Ngày 28/11/2003, Hội THVN lần đầu tiên công bố Báo cáo thử

nghiệm chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt

Nam, hay còn gọi là Việt Nam ICT Index. Ngay trong lần thử nghiệm đầu

tiên này, đã có 12 bộ, cơ quan ngang bộ (CQNB), 8 tỉnh – thành phố và 63

doanh nghiệp tham gia cung cấp số liệu. Tuy kết quả lần đánh giá, xếp hạng

đầu tiên này có thể còn chưa hoàn toàn thuyết phục đối với các đối tượng

tham gia cũng như toàn xã hội, nhưng nó chính là cú hích để bắt đầu từ năm

2005, Báo cáo Vietnam ICT Index trở thành một nội dung không thể thiếu

của các cuộc hội thảo hợp tác phát triển tổ chức thường niên và luân phiên

tại các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Cũng từ năm 2005, Ban chỉ đạo quốc

gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN phối hợp cùng Văn phòng Ban

chỉ đạo thực hiện việc xây dựng báo cáo Vietnam ICT Index hàng năm.

Cho đến nay, Hội Tin học Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng BCĐ

quốc gia về CNTT đã công bố báo cáo Vietnam ICT Index cho các năm sau:

Báo cáo Vietnam ICT Index 2005: công bố tháng 8/2006 tại Thanh Hóa

trong khuôn khổ Hội thảo Hợp tác phát triển lần thứ 10.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2006: công bố tháng 9/2007 tại Ninh

Thuận trong khuôn khổ Hội thảo Hợp tác phát triển lần thứ 11.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2007: công bố tháng 12/2008 tại Hà Nội

trong khuôn khổ Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2009 (khối các bộ, CQNB và khối các tỉnh,

thành phố): công bố tháng 11/2009 tại Bắc Ninh trong khuôn khổ Hội

thảo Hợp tác phát triển lần thứ 13. Báo cáo Vietnam ICT Index bản đầy

-1-

Page 2: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

đủ (bao gồm cả 4 khối) được công bố tháng 12/2009 tại Hà Nội trong

khuôn khổ IT Week lần thứ 18. Cũng bắt đầu từ năm này, năm trong tên

của báo cáo cũng chính là năm thực hiện báo cáo.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2010 (khối các bộ, CQNB và khối các tỉnh,

thành phố): công bố tháng 8/2010 tại Nghệ An trong khuôn khổ Hội thảo

Hợp tác phát triển lần thứ 14. Báo cáo đầy đủ (bao gồm cả 4 khối) được

công bố tháng 12/2010 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội thảo Vietnam

ICT Outlook 2010.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2011 (khối các tỉnh, thành phố): công bố

tháng 8/2011 tại Tiền Giang trong khuôn khổ Hội thảo Hợp tác phát triển

lần thứ 15. Báo cáo Vietnam ICT Index 2011 (bản đầy đủ, bao gồm cả 4

khối): công bố tháng 1/2012 tại Hà Nội trong khuôn khổ hội thảo

Vietnam ICT Insight.

Tổng cộng lại, cho đIến thời điểm này, Hội THVN cùng với Văn

phòng BCĐ QG về CNTT đã thực hiện và công bố báo cáo Vietnam ICT

Index cho 06 năm liên tiếp (2005-2011).

2. Mục đích và ý nghĩa của báo cáo Vietnam ICT Index

Việc xác định "mức độ sẵn sàng điện tử" hoặc "mức độ sẵn sàng cho

phát triển và ứng dụng CNTT-TT" đang ngày càng được các quốc gia và các

tổ chức quốc tế quan tâm. Trước sự phát triển nhanh chóng của CNTT-TT

nói chung, và mạng Internet nói riêng, các quốc gia, đặc biệt các nước đang

phát triển, đều coi CNTT-TT là phương tiện, là cơ hội để nâng cao năng lực

cạnh tranh của nền kinh tế, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Tuy

nhiên để biến CNTT-TT thành cơ hội, thì các quốc gia phải được chuẩn bị để

có thể tận dụng, khai thác các lợi thế của công cụ này. Tức là các quốc gia

-2-

Page 3: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

phải "sẵn sàng điện tử" hay là "sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-

TT". Chỉ số về "mức độ sẵn sàng điện tử - E-readiness" hay "mức độ sẵn

sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT - ICT Index" là một trong các

công cụ thuận tiện cho việc đánh giá "mức độ sẵn sàng" đó của các quốc gia,

để từ đó xác định các chiến lược, định hướng phát triển trong lĩnh vực

CNTT-TT của mỗi quốc gia.

Việc xây dựng chiến lược phát triển được hiểu một cách tổng quát là

trả lời 3 câu hỏi hay giải 3 bài toán sau:

1) Câu hỏi 1 (hay Bài toán 1): Chúng ta đang ở đâu? Bài toán "Đánh

giá thực trạng".

2) Câu hỏi 2 (hay Bài toán 2): Chúng ta sẽ đi đến đâu hay muốn đi

đến đâu? Bài toán "Dự báo chiến lược".

3) Câu hỏi 3 (hay Bài toán 3): Làm thế nào để đi đến đó? Bài toán

"Tìm đường đi". Lời giải của Bài toán này chính là Phương thức thực

hiện, bao gồm cơ chế, chính sách, lộ trình, chương trình v.v.

Chỉ số về "mức độ sẵn sàng điện tử" hay "mức độ sẵn sàng cho phát

triển và ứng dụng CNTT-TT" là nhằm góp phần trả lời cho Câu hỏi số 1 ở

trên. Kết quả của sự đánh giá này sẽ là cơ sở cho việc đánh giá chính xác

trình độ phát triển, sự thành công của các cơ chế chính sách hiện thời cũng

như làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển trong tương lai

của một đất nước, một vùng lãnh thổ, một ngành kinh tế hay một doanh

nghiệp.

Việc xây dựng báo cáo Vietnam ICT Index là nhằm:

-3-

Page 4: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

1) Đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT của các

bộ, ngành; tỉnh, thành và các doanh nghiệp ứng dụng CNTT-TT.

2) Góp phần làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh về phát triển và ứng dung

CNTT-TT của Việt Nam.

3) Giúp cho các bộ, ngành; các tỉnh, thành và các doanh nghiệp hiểu rõ về

thực trạng ứng dụng CNTT-TT của đơn vị mình để có các biện pháp,

chính sách phù hợp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT-

TT phục vụ các mục tiêu chính trị-kinh tế-xã hội của ngành, địa phương

và doanh nghiệp.

3. Cơ sở khoa học của phương pháp luận xây dựng Vietnam ICT Index

a. Sơ lược về tình hình xây dựng các chỉ số "Sẵn sàng điện tử" (E-

readiness) và "Sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT" (ICT-

readiness) trên thế giới:

Theo thống kê của Tổ chức Bridges.org, đến tháng 3/2005, các tổ

chức quốc tế, các trung tâm nghiên cứu trên toàn thế giới đã thực hiện:

1506 báo cáo đánh giá về mức độ sẵn sàng điện tử của các quốc gia,

các nền kinh tế trên thế giới.

188 nước đã được đánh giá ít nhất 1 lần, trong đó: 68 nước được đánh

giá từ 5 đến 10 lần và 69 nước được đánh giá trên 10 lần (Việt Nam

nằm trong số các nước này).

Về phương pháp và công cụ sử dụng để đánh giá "mức độ sẵn sàng

điện tử" của các nước, hiện phổ biến các phương pháp/công cụ sau:

Các công cụ hoàn chỉnh (ready-to-use tools): Tính điểm hoặc

xếp hạng các nước theo "mức độ sẵn sàng điện tử". Điển hình cho các

-4-

Page 5: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

báo cáo sử dụng loại công cụ này là: "Báo cáo về mức độ sẵn sàng

cho một thế giới nối mạng - Chỉ dẫn cho các nước đang phát triển"

của Trung tâm phát triển quốc tế, Đại học Havard; "Báo cáo về mức

độ sẵn sàng cho TMĐT" của tổ chức APEC.

Các nghiên cứu chuyên biệt (case studies): Xác định mức độ

sẵn sàng điện tử của một số nước cụ thể. Điển hình cho các báo cáo sử

dụng phương pháp này là: "Các nghiên cứu về tính hình Internet của

quốc gia" của Liên minh Viễn thông quốc tế ITU; "Báo cáo về mức độ

săn sàng điện tử" của khối ASEAN.

Các khảo sát và báo cáo điều tra (surveys): Khảo sát đánh giá

mức độ sẵn sàng điện tử của các quốc gia theo các hệ thống tiêu chí

khác nhau. Điển hình cho loại báo cáo này là: "Chỉ số sẵn sàng cho

kết nối mạng" của Diễn đàn kinh tế thế giới; "Xếp hạng mức độ sẵn

sàng điện tử" của Đơn vị tình báo kinh tế EIU.

Ngoài ra còn có các loại nghiên cứu, báo cáo khác tuy không

trực tiếp đánh giá mức độ sẵn sàng điện tử nhưng có thể sử dụng các

kết quả trung gian của chúng cho các báo cáo về mức độ sẵn sàng

điện tử.

Về phương pháp đánh giá, hầu hết các loại công cụ nêu ở trên đều

sử dụng một hoặc một số trong 4 phương pháp cơ bản sau:

Khảo sát.

Phân tích thống kê.

Nghiên cứu các trường hợp điển hình.

Phân tích quá khứ.

-5-

Page 6: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

Giữa các phương pháp đánh giá của các tổ chức có sự khác nhau

khá lớn về hệ thống các chỉ tiêu (mức độ chi tiết, phạm vi đánh giá, số

lượng các tiêu chí sử dụng v.v.), phương pháp tính toán (trung bình cộng

đơn giản hay có sử dụng trọng số, hệ số tương quan v.v.).

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu tình hình đánh giá mức độ sẵn sàng

điện tử do các tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu thực hiện trong

thời gian qua, có thể đưa ra các nhận xét sau:

Việc xác định mức độ sẵn sàng điện tử hay chỉ số ICT Index

ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm, chứng tỏ

giá trị của các đánh giá này.

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện các đánh giá

này. Tuy nhiên mỗi phương pháp chỉ phù hợp cho những mục đích cụ

thể, đối tượng cụ thể. Không tồn tại phương pháp vạn năng áp dụng

được cho mọi loại đối tượng.

Hầu hết các phương pháp hiện có đều chỉ áp dụng cho đối

tượng là các quốc gia, các nền kinh tế, không phù hợp cho các đối

tượng ở quy mô nhỏ hơn như các vùng lãnh thổ của một quốc gia, các

ngành kinh tế, các doanh nghiệp v.v

Hầu hết các kết quả đánh giá đều do các tổ chức quốc tế, các tổ

chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu thực hiện.

b. Tình hình đánh giá về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT

của Việt Nam

-6-

Page 7: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

Mặc dù Việt Nam là một trong số 69 nước (tính đến tháng 3/2005) được nêu tên nhiều lần (trên 10 lần) trong các báo cáo, các bảng xếp hạng về "Mức độ sẵn sàng điện tử", "Xã hội điện tử" v.v. của các tổ chức quốc tế, nhưng cho đến trước năm 2006 chưa có một báo cáo chính thức nào về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của Việt Nam, ngoài một số báo cáo hoặc nghiên cứu chuyên biệt như: Toàn cảnh CNTT-TT của Việt Nam do Hội TH TP Hồ Chí Minh thực hiện hàng năm, Báo cáo của Dự án Việt Nam-Canada năm 2001, Báo cáo về tình hình Internet của Việt nam do Liên minh viễn thông quốc tế công bố năm 2002, Báo cáo về thực trạng CNTT-TT Việt Nam do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) công bố năm 2001, Báo cáo "Tăng tốc độ phát triển CNTT-TT ở Việt Nam" của Ngân hàng thế giới 2001, Báo cáo "CNTT-TT phục vụ phát triển bền vững - Phân tích tình huống và khuôn khổ lý luận đối với Việt Nam" của Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam, 2003 v.v. Tuy nhiên phần lớn các báo cáo này chỉ thực hiện một lần (trừ báo cáo "Toàn cảnh ..." của Hội TH TP HCM) vào các năm 2000-2002 nên số liệu hiện nay đã trở nên lạc hậu. Số liệu phục vụ cho các báo cáo này phần lớn được lấy từ các nguồn không chính thức nên không đầy đủ, độ chính xác và độ tin cậy không cao. Hơn nữa tất cả các báo cáo này đều đánh giá thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT ở Việt Nam trên phạm vi chung chứ không đi vào đánh giá chi tiết cho từng loại đối tượng như các tỉnh thành, các bộ ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp ứng dụng.

Năm 2003, Hội THVN đã có sáng kiến xây dựng ICT Index cho các tỉnh thành, bộ ngành và các doanh nghiệp CNTT-TT. Tuy nhiên do thời gian thực hiện quá ngắn, nguồn lực hạn chế nên các kết quả thu được chưa thể làm thỏa mãn người đánh giá cũng như các đối tượng được đánh giá. Dù vậy sáng kiến này của Hội THVN cũng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều tổ chức và cá nhân trong nước cũng như ngoài nước. Có tổ chức quốc tế đã đến đặt vấn đề hợp tác với Hội THVN để tiếp tục thực hiện các hoạt động tương tự, nhưng sự hợp tác đã không thành do nhiều lý do khác nhau.

Bắt đầu từ năm 2006, theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Hội THVN đã phối hợp cùng Văn phòng Ban chỉ đạo thực hiện

-7-

Page 8: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

việc xây dựng và công bố báo cáo Vietnam ICT Index hàng năm. Đến nay đã có 06 báo cáo như vậy được công bố và trở thành một trong những nội dung không thể thiếu của các Hội thảo hợp tác phát triển hàng năm. Báo cáo Vietnam ICT Index đã được các bộ-ngành và các tỉnh-thành coi như một trong các đánh giá chính thức về hoạt động ứng dụng CNTT của đơn vị mình hàng năm. Rất nhiều bộ như Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lao động – thương binh và xã hội, Công thương và tỉnh thành như Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An v.v đã hưởng ứng bằng việc xây dựng ICT Index cho bộ hoặc tỉnh, thành mình. Ngoài ra, bắt đầu từ .... hàng năm Bộ Thông tin truyền thông đều công bố Sách trắng về CNTT-TT của Việt Nam, một trong những nguồn thông tin chính thức về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của Việt Nam.

c. Cơ sở khoa họa của phương pháp tính Vietnam ICT Index

Trong các bài toán phân tích số liệu, người ta thường phải xem xét đồng thời nhiều đặc trưng quan sát được trên mỗi đối tượng. Khi các đặc trưng đó là các biến số, có thể coi mỗi đối tượng (còn được gọi luôn là quan sát) là một điểm trong không gian m chiều, với m là số lượng các đặc trưng (biến), các tọa độ của mỗi điểm chính là giá trị của m biến ghi nhận được trên đối tượng đang xét. Tập hợp các điểm trong không gian m chiều trên đây, ứng với n đối tượng của tập số liệu, được gọi là đám mây điểm của số liệu trong không gian các quan sát. Việc phân tích tập số liệu có thể được tiến hành thông qua khảo sát bằng trực giác cấu trúc đám mây điểm của tập số liệu.

Thông thường, trực giác của con người không hình dung được các vật thể trong không gian có số chiều lớn hơn 3. Nếu có ít biến được xét đến, đám mây điểm số liệu chứa trong một không gian có số chiều tương đối nhỏ, ta có thể lần lượt xem xét số liệu với từng cặp biến (hoặc từng bộ ba các biến) để thấy được hình ảnh của số liệu thể hiện trên đồ thị phẳng (hoặc đồ thị 3 chiều tương ứng). Tuy nhiên, khi nghiên cứu số liệu với một số lượng lớn các biến thì cách làm như trên trở nên rất phức tạp và khó đem lại hiệu quả. Từ đó, cần có phương pháp rút số gọn số liệu bằng cách tìm ra trong không gian các quan sát một không gian con có số chiều tương đối nhỏ sao cho hình ảnh của đám mây các điểm quan sát

-8-

Page 9: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

được thu gọn trên không gian con đó vẫn phản ánh được cấu trúc cơ bản của số liệu, tức là hình chiếu của đám mây các điểm quan sát lên không gian con tìm được sẽ chứa đựng phần lớn thông tin của số liệu. Một đặc trưng cơ bản cho lượng thông tin chứa trong số liệu chính là độ biến động của số liệu, được xác định qua phương sai (của một biến) hoặc ma trận hiệp phương sai (của một tập các biến). Tất nhiên, một biến có phương sai 0 sẽ hầu như không cung cấp cho chúng ta một thông tin đáng kể nào về số liệu, không giúp chúng ta phân biệt giữa đối tượng này với đối tượng khác của tập số liệu. Ngược lại, một biến có phương sai lớn sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn, giúp chúng ta dễ phân biệt các đối tượng của số liệu với nhau hơn. Như vậy, bài toán rút gọn số liệu ở đây chính là việc tìm trong không gian các quan sát một không gian con có số chiều đã định sao cho độ phân tán của số liệu được hấp thụ vào không gian con đó là lớn nhất.

Phương pháp phân tích thành phần chính (Principle Component

Analysis) – một trong các phương pháp toán học thống kê xác suất hiện

đại thường được sử dụng để giảm số chiều của không gian đánh giá trong

các bài toán đánh giá các đối tượng trong không gian nhiều chiều, đã

được sử dụng làm phương pháp tính chủ yếu của Vietnam ICT Index.

Ngoài ra trong quá trình xây dựng Vietnam ICT Index cũng sử

dụng các phương pháp chuẩn hóa dữ liệu nhằm loại trừ sự ảnh hưởng của

việc lựa chọn đơn vị đo các chỉ tiêu thành phần lên kết quả tính toán cuối

cùng.

Nói tóm lại, tất cả các công cụ toán học nêu ở trên đều nhằm một

mục đích là đưa bài toán so sánh các đối tượng trong không gian nhiều

chiều (nhiều chỉ số thành phần: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng

dụng v.v.) về bài toán so sánh trong không gian 1 chiều (Index). Đây là

cách làm khoa học và khách quan, loại bỏ được sự ảnh hưởng của các

yếu tố chủ quan như quan điểm, sở thích v.v của người đánh giá lên kết

-9-

Page 10: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

quả đánh giá. Kết quả đánh giá chỉ phụ thuộc vào chính bộ số liệu thu

thập được và không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố bên ngoài nào khác.

4. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện

Trong hơn 5 năm qua, nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội THVN

và Văn phòng BCĐ, sự ủng hộ và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ban chỉ đạo,

lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông (trước đây là Bộ Bưu chính Viễn

thông), việc thu thập số liệu và tính toán, xây dựng báo cáo Vietnam ICT

Index đã được tiến hành thuận lợi và thu được các kết quả đáp ứng sự kỳ

vọng của tất cả các bên tham gia.

Sau đây là các đánh giá về số lượng các đối tượng tham gia và chất

lượng của các số liệu thu được:

a) Về số lượng đối tượng tham gia:

Năm 2006:

Khối bộ, CQNB: 26

Khối tỉnh, thành phố: 60

Khối ngân hàng thương mại: 29

Khối tập đoàn kinh tế, TCTy lớn: 44

Năm 2007:

Khối bộ, CQNB: 35

Khối tỉnh, thành phố: 64

Khối ngân hàng thương mại: 32

Khối tập đoàn kinh tế, TCTy lớn: 36

Năm 2008:

-10-

Page 11: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

Khối bộ, CQNB: 21

Khối tỉnh, thành phố: 64

Khối ngân hàng thương mại: 22

Khối tập đoàn kinh tế, TCTy lớn: 32

Ghi chú: Trong năm 2008 có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của

Chính phủ. Số lượng các bộ, CQNB giảm mạnh từ trên 30 xuống còn

27. Số lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng giảm từ

64 xuống còn 63 (Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội). Tuy nhiên Hà Tây

vẫn nộp báo cáo cho năm 2007 vì thế số tỉnh, thành phố không thay

đổi, nhưng số lượng các bộ, CQNB thì giảm hẳn.

Năm 2009:

Khối bộ, CQNB: 22

Khối tỉnh, thành phố: 63

Khối ngân hàng thương mại: 31

Khối tập đoàn kinh tế, TCTy lớn: 28

Năm 2010:

Khối bộ, CQNB: 25

Khối tỉnh, thành phố: 63

Khối ngân hàng thương mại: 25

Khối tập đoàn kinh tế, TCTy lớn: 21

Năm 2011:

Khối bộ, CQNB: 25

-11-

Page 12: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

Khối tỉnh, thành phố: 63

Khối ngân hàng thương mại: 19

Khối tập đoàn kinh tế, TCTy lớn: 36

Sau đây là bảng tổng hợp số lượng và mức độ tham gia của các đơn vị

thuộc các khối trong các năm 2006-2011:

Số lượng các đơn vị tham gia hàng năm:

TT NămBộ,

CQNBTỉnh, TPTƯ

NHTMTĐKT, TCT

1 2006 26 60 29 442 2007 35 64 32 363 2008 21 64 22 324 2009 22 63 31 285 2010 25 63 25 216 2011 25 63 19 34

Mức độ tham gia của các đơn vị:

TTSố năm tham gia

Bộ, CQNB

Tỉnh, TPTƯ

NHTM TĐKT, TCT

Số lượng

%Số

lượng%

Số lượng

%Số

lượng%

1 6 năm 17 68.0% 59 93.7% 6 12.2% 2 2.6%2 5 năm 3 12.0% 4 6.3% 5 10.2% 11 14.1%3 4 năm 4 16.0% 0 0.0% 10 20.4% 9 11.5%4 3 năm 0 0.0% 0 0.0% 10 20.4% 9 11.5%5 2 năm 1 4.0% 0 0.0% 9 18.4% 21 26.9%6 1 năm 0 0.0% 0 0.0% 9 18.4% 26 33.3%

Tổng cộng 25 100.0% 63 100.0% 49 100.0% 78 100.0%

b) Về chất lượng của số liệu:

Thời gian đầu khi mới bắt đầu thực hiện thu thập số liệu cho

Vietnam ICT Index, do không có điều kiện tập huấn về nội dung, phương

pháp thu thập số liệu cho các đơn vị tham gia cung cấp số liệu, nên vẫn

còn phổ biến hiện tượng số liệu không đúng yêu cầu (sai về tính chất, về

-12-

Page 13: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

phạm vị điều tra v.v.). Tuy nhiên sau nhiều năm hiện tượng này càng

ngày càng giảm dần, mặc dù vẫn chưa hết hẳn. Một trong những nguyên

nhân chủ yếu của hiện tượng này là người trực tiếp phụ trách công tác thu

thập số liệu của các đối tượng thường không ổn định qua các năm và

người mới, người thay thế thường không nắm hết hoặc nắm đúng được

yêu cầu, không tận dụng được kinh nghiệm của người làm trước. Đây là

một thực tế khách quan mà nhóm thực hiện Vietnam ICT Index phải tính

đến khi thiết kế các phiếu thu thập số liệu.

Hầu hết số liệu của các đối tượng đều do bộ phận chuyên trách

CNTT thu thập và xử lý:

Ở các bộ, cơ quan ngang bộ là các Cục hoặc Trung tâm Tin học,

Trung tâm Thông tin.

Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là các Sở Thông tin

truyền thông. Thời gian đầu, ở một số tỉnh, công việc này do Văn

phòng UBND tỉnh thực hiện. Hiện nay thì hoàn toàn do Sở Thông

tin – Truyền thông thực hiện.

Ở các ngân hàng thương mại là các Trung tâm Tin học của ngân

hàng.

Ở các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn là các phòng hoặc tổ

CNTT của tập đoàn, tổng công ty.

Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp việc thu thập và xử lý số liệu

là do bộ phận Văn phòng thực hiện, đặc biệt phổ biến trong khối các tập

đoàn, tổng công ty do trong khối này vẫn còn nhiều đơn vị chưa có bộ

phận chuyên trách về CNTT.

5. Tổng hợp kết quả xếp hạng từ năm 2005 đến 2011

-13-

Page 14: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

Sau đây là bảng tổng hợp kết quả xếp hạng Vietnam ICT Index từ năm

2006 đến năm 2011. Căn cứ kết quả xếp hạng của 5 năm cuối (từ 2007 đến

2011), chúng tôi tạm tính ra kết quả xếp hạng trung bình 5 năm để chúng ta

có thêm thông tin nhằm đánh giá một cách toàn diện về mức độ sẵn sàng cho

phát triển và ứng dụng CNTT của các đơn vị trong 5 năm đó. Vì vậy thứ tự

của các đơn vị trong các bảng này chỉ có tính chất tham khảo, không phải là

bảng xếp hạng chính thức.

a. Khối các bộ, cơ quan ngang bộ:

TTTên

Bộ/CQNB

Xếp hạng

Trung bình 5 năm

Số năm tham gia

20062007

20082009

2010 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo 25 1 1 2 1 4 1.8 6

2 Bộ Tài chính 3 2 10 3 2 5 4.4 6

3 Bộ Công Thương 20 11 13 1 4 1 6.0 6

4 Bộ Thông tin Truyền thông 2 4 9 8 3 7 6.2 6

5 Bộ NN-PTNT 26 10 2 5 12 11 8.0 6

6 Bộ Tư pháp 7 13 3 13 7 10 9.2 6

7 Bộ Tài nguyên và Môi trường 14 7 11 14 8 8 9.6 6

8 Ngân hàng nhà nước Việt Nam 6 22 4 6 13 3 9.6 6

9 Bộ Xây dựng 9 28 5 4 6 6 9.8 6

10 Bộ Ngoại Giao 17 30 7 7 5 2 10.2 6

11 Bộ Nội vụ 5 6 14 10 9 15 10.8 6

12 Bộ LĐ–TB-XH 23 17 6 9 14 13 11.8 6

13 Bộ Y Tế 10 8 15 19 10 9 12.2 6

14 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 13 9 12 18 11 12 12.4 6

15 Bộ Giao thông vận tải 4 14 8 12 17 16 13.4 6

16 Thanh tra chính phủ - 5 - - - 23 14.0 2

17 Ủy ban dân tộc 21 15 - 16 16 21 17.0 5

18 Đài Tiếng Nói Việt Nam 19 25 - 15 - 18 19.3 4

19 Viện Khoa học và Công nghệ VN 12 21 - 17 18 22 19.5 5

20 Bộ Khoa học và Công nghệ 16 31 16 11 20 20 19.6 6

21 Đài Truyền hình Việt Nam 15 32 19 - 15 14 20.0 5

22 Bộ VH–TT–DL 11 27 20 21 21 17 21.2 6

23 Thông tấn xã VN - 18 - 22 22 24 21.5 4

24 Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 29 21 - 19 19 22.0 4

25 Viện Khoa học và Xã Hội VN - 26 - 20 23 25 23.5 4

Năm (05) đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng này thực tế cũng là những

đơn vị được xếp hạng cao liên tục và khá ổn định trong nhiều năm qua. Có

-14-

Page 15: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

một số đơn vị (Ngân hàng nhà nước VN, Bộ Tư pháp v.v.) về mặt tiềm năng

lẽ ra phải đứng ở vị trí cao hơn, nhưng do kết quả xếp hạng một số năm

không tốt (có thể do cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác) nên

kết quả trung bình 5 năm không cao. Một số đơn vị khác, ví dụ như Bộ Khoa

học và Công nghệ, Đài Truyền hình VN, Viện Khoa học và Công nghệ VN

v.v, nếu xét về tính chất và đặc thù hoạt động thì phải là những đơn vị mạnh

về ứng dụng CNTT, tuy nhiên kết quả xếp hạng các năm qua của những đơn

vị này không cao, chưa tương xứng với tiềm năng và danh tiếng của đơn vị.

b. Khối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

TTTên

Tỉnh/Thành

Xếp hạng

Trung bình 5 năm

Số năm tham gia

20062007

20082009

2010 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TP. Hồ Chí Minh 1 1 3 2 2 2 2.0 6

1 Đà Nẵng 3 5 2 1 1 1 2.0 6

3 Hà Nội 2 2 1 3 3 7 3.2 6

4 Thừa Thiên Huế 12 4 5 4 6 5 4.8 6

5 Bình Dương 16 3 4 5 5 13 6.0 6

6 Hải Phòng 14 13 20 6 4 11 10.8 6

7 Đồng Nai 7 12 10 19 8 10 11.8 6

8 Vĩnh Phúc 15 10 9 16 9 15 11.8 6

9 Cần Thơ 4 8 11 14 20 8 12.2 6

10 Nghệ An 37 18 18 12 10 4 12.4 6

11 Bắc Ninh 11 9 16 10 27 3 13.0 6

12 Bà Rịa Vũng Tầu 5 6 13 23 22 19 16.6 6

13 Lâm Đồng 8 23 6 15 17 22 16.6 6

14 Thái Nguyên 19 15 12 40 11 9 17.4 6

15 Quảng Ninh 9 27 36 13 7 6 17.8 6

16 Khánh Hoà 6 7 7 27 32 17 18.0 6

17 Đồng Tháp 54 48 8 7 12 23 19.6 6

18 Lào Cai 13 30 35 9 16 12 20.4 6

19 Thanh Hoá 36 26 14 24 23 16 20.6 6

20 Quảng Trị - 19 41 25 15 26 25.2 5

21 Long An 35 33 17 18 25 35 25.6 6

22 Hải Dương 18 46 42 11 14 21 26.8 6

23 Bắc Giang 48 47 24 20 18 25 26.8 6

24 Trà Vinh 56 49 28 21 19 20 27.4 6

25 Hà Tĩnh 23 50 53 8 13 18 28.4 6

26 Đắk Lắk 50 38 31 26 21 27 28.6 6

27 Phú Thọ 34 11 15 38 39 41 28.8 6

28 Hà Nam 32 25 25 28 36 38 30.4 6

-15-

Page 16: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

29 Vĩnh Long 42 31 38 30 29 30 31.6 6

30 Quảng Bình 10 20 22 29 33 55 31.8 6

31 Ninh Thuận 21 35 29 36 28 31 31.8 6

32 Bình Thuận 17 37 23 35 34 33 32.4 6

33 Bình Định 28 16 32 34 37 43 32.4 6

34 Quảng Ngãi 40 36 37 22 31 37 32.6 6

35 An Giang 25 52 27 31 42 14 33.2 6

36 Nam Định 24 40 49 33 24 24 34.0 6

37 Kiên Giang 20 24 19 46 46 40 35.0 6

38 Phú Yên 33 21 58 17 26 58 36.0 6

39 Tây Ninh 27 39 46 39 35 34 38.6 6

40 Quảng Nam 31 28 47 44 44 36 39.8 6

41 Hưng Yên 38 17 39 58 56 32 40.4 6

42 Kon Tum - 14 48 57 51 39 41.8 5

43 Hậu Giang - 32 40 37 54 48 42.2 5

44 Tiền Giang 30 57 21 43 52 42 43.0 6

45 Bạc Liêu 46 34 34 49 48 53 43.6 6

46 Bến Tre 29 43 51 41 30 56 44.2 6

47 Thái Bình 57 45 55 52 41 28 44.2 6

48 Yên Bái 60 55 30 47 38 52 44.4 6

49 Lạng Sơn 49 42 54 32 50 47 45.0 6

50 Lai Châu 52 29 44 42 57 54 45.2 6

51 Bắc Kạn 58 51 56 54 40 29 46.0 6

52 Ninh Bình 26 41 52 50 45 46 46.8 6

53 Gia Lai 39 44 50 53 47 44 47.6 6

54 Bình Phước 22 56 33 55 53 49 49.2 6

55 Sóc Trăng 44 54 60 45 43 45 49.4 6

56 Điện Biên - 53 45 51 58 60 53.4 5

57 Hà Giang 59 64 26 63 59 63 55.0 6

58 Hoà Bình 45 58 64 48 55 51 55.2 6

59 Tuyên Quang 43 62 62 56 49 50 55.8 6

60 Cà Mau 41 60 57 61 61 57 59.2 6

61 Đắk Nông 47 59 59 59 60 62 59.8 6

62 Cao Bằng 55 61 61 62 63 59 61.2 6

63 Sơn La 51 63 63 60 62 61 61.8 6

Trong 5 tỉnh, thành phố đứng đầu bảng xếp hạng này thì Đà nẵng và

thành phố Hồ Chí Minh (có kết quả xếp hạng trung bình 5 năm bằng nhau)

liên tục là những đơn vị đứng đầu các bảng xếp hạng chính thức hàng năm.

Năm 2011, Hà Nội tụt xuống vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng chính thức,

nhưng do liên tục nằm trong tốp 3 của các bảng xếp hạng các năm trước, nên

Hà Nội vẫn giữ được vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng trung bình 5 năm.

Trường hợp của Bình Dương cũng tương tự như của Hà Nội. Trong số 5

thành phố trực thuộc trung ương thì Cần Thơ là đơn vị có kết quả xếp hạng

-16-

Page 17: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

chính thức cũng như không chính thức chưa tương xứng với tiềm năng và

danh tiếng của mình. Sau ba năm liên tục bị tụt hạng khá sâu (2008 – hạng

11, 2009 – hạng 14, 2010 – hạng 20), năm 2011 Cần Thơ đã trở lại tốp 10 ở

vị trí thứ 8. Nhóm 10 đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng gồm hầu hết là các

tỉnh miền núi hoặc vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên sự xuất hiện trong nhóm

này của Bình Phước và Hòa Bình, những tỉnh cách không xa các trung tâm

kinh tế, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh, là một điều ngạc nhiên “không thú vị”.

c. Khối các ngân hàng thương mại

TTTên

Ngân hàng

Xếp hạng

Trung bình 5 năm

Số năm tham gia

20062007

20082009

2010 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam 13 1 2 1 1 1 1.2 6

2 NH TMCP Công thương Việt Nam 16 8 5 7 3 2 5.0 6

3 NH TMCP Kỹ thương Việt Nam 2 11 6 4 - 8 7.3 5

4 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 7 7 3 16 13 3 8.4 6

5 NH NN và PTNT Việt Nam 8 22 4 11 10 5 10.4 6

6 NH TMCP Đông Nam Á 12 10 11 18 - 4 10.8 5

7 NH TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam 6 15 10 15 15 6 12.2 6

8 NH TMCP Kiên Long 24 20 26 14 12 19.2 5

9 NH TMCP Nam Á 20 23 17 24 16 17 19.4 6

10 NH TMCP Đại Á 28 32 15 21 11 - 19.8 5

11 NH Chính sách xã hội Việt Nam 24 31 21 31 25 - 27.0 5

12 NH TMCP Miền Tây 9 5 1 5 3.7 4

13 NH TMCP Quân Đội 5 13 - 8 7 - 9.3 4

14 NH TMCP Đông Á 10 16 7 - 9 - 10.7 4

15 NH TMCP Đại Tín - - 8 20 12 9 12.3 4

16 NH TMCP Quốc Tế Việt Nam 4 14 - 14 22 - 16.7 4

17 NH TMCP Đệ Nhất - - 9 25 21 14 17.3 4

18 NH TMCP Gia Định 19 17 13 - 23 - 17.7 4

19 NH TMCP Sài gòn Công thương 14 26 - 19 - 16 20.3 4

20 NH Phát triển Việt Nam - - 22 28 24 19 23.3 4

21 NH PT nhà Đồng bằng Sông Cửu Long 27 28 - 29 - 15 24.0 4

22 NH TMCP Á Châu 3 2 - 10 6.0 3

23 NH TMCP Sài Gòn 25 9 - 9 9.0 3

24 NH TMCP Đại Dương - 19 - 3 - 13 11.7 3

25 NH TMCP Sài Gòn Hà Nội - - 12 6 17 - 11.7 3

26 NH TMCP VP Bank 11 18 - - 8 - 13.0 3

27 NH TMCP Việt Á 21 12 - - 18 - 15.0 3

28 NH TMCP Phát triển nhà TP.HCM 15 20 - 17 18.5 3

-17-

Page 18: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

29 NH TMCP Phương Nam 23 21 19 20.0 3

30 NH TMCP Hàng Hải Việt Nam 18 29 - 12 20.5 3

31 NH TMCP Mỹ Xuyên 30 19 30 26.3 3

32 NH TMCP Nam Việt - - - 2 5 - 3.5 2

33 NH TMCP đô thị nhà HN 1 6 6.0 2

34 NH TMCP Dầu khí Toàn Cầu - 3 - - - 10 6.5 2

35 NH TMCP Phương Tây - - - - 4 11 7.5 2

36 NH TMCP Xăng dầu Petrolimex - - - 13 2 - 7.5 2

37 NH INDOVINA 4 14 9.0 2

38 NH TMCP Việt Nam Thương Tín 16 23 19.5 2

39 NH TMCP Sài Gòn thương tín 17 25 25.0 2

40 NH TMCP Phương Đông 22 27 27.0 2

41 NH TMCP Bảo Việt - - - - 6 - 6.0 1

42 NH TMCP An Bình - - - - - 7 7.0 1

43 NH TMCP Phát triển Mê Kông - - - - - 18 18.0 1

44 NH TMCP Thái Bình Dương 18 18.0 1

45 NH TMCP Bắc Á - - - - 20 - 20.0 1

46 NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa 22 22.0 1

47 NH Liên doanh Việt Thái 27 27.0 1

48 NH TMCP An Bình 29 1

49 NHTMCP nông thôn Hải Hưng 26 1

Ghi chú: Chỉ xếp hạng các ngân hàng tham gia từ 5 năm trở lên.

Sự tham gia của các NHTM không được thường xuyên và liên tục.

Chỉ có 11 NH tham gia 5 hoặc 6 năm, chiếm chưa đến ¼ (22.4%) số lượng

các NH đã từng tham gia đánh giá, xếp hạng. Nếu so với tổng số tất cả các

NHTM đang hoạt động tại Việt Nam thì tỷ lệ đó còn nhỏ hơn nữa. Trong tốp

05 NH có xếp hạng trung bình 5 năm cao nhất thì có 04 NH là của nhà nước.

Đây đều là các ngân hàng có quy mô lớn (thậm chí lớn nhất Việt Nam) và có

quá trình phát triển lâu dài, có lộ trình rõ ràng cho việc ứng dụng CNTT

trong hoạt động của mình. Những ngân hàng nằm trong tốp đầu của bảng

xếp hạng đều là các ngân hàng có quy mô từ trung bình trở lên. Các ngân

hàng nằm ở tốp cuối thường là các ngân hàng có quy mô nhỏ hoặc mới

thành lập.

d. Khối các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn

TT Tên Ngân hàng

Xếp hạng

Trung bình 5 năm

Số năm tham gia

200 200 200 200 2010 2011

-18-

Page 19: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

6 7 8 9

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TCTy Thép VN 2 2 1 1 1 2 1.4 6

2 TCTy Hàng không VN 3 1 4 2 4 2.75 5

3 Tập đoàn Dầu Khí 9 3 5 4 10 5.5 5

4 Tập đoàn Dệt May 7 6 15 14 13 8 11.2 6

5 TCTy Xăng dầu Việt Nam 13 9 10 12 14 11.25 5

6 TCTy Công nghiệp Xi Măng VN 28 20 14 7 9 12.5 5

7 Tập đoàn Công nghiệp tầu thuỷ VN 8 5 16 13 27 15.25 5

8 TCTy Hàng Hải 10 4 15 17 25 15.25 5

9 TCTy Thương Mại Sài Gòn 19 10 12 11 33 16.5 5

10 TCTy Văn hoá Sài Gòn 14 32 19 9 13 17.4 5

11 TCTy Xuất nhập khẩu và Xây dựng 27 5 27 16 21 19.2 5

12 Tập đoàn CNp Than - Khoáng Sản VN 25 17 13 20 34 21 5

13 TCTy XDCTGT 1 24 22 20 17 29 22 5

14 TCTy thương mại Hà Nội 8 9 3 11 7.75 4

15 TCTy Hóa chất Việt Nam 33 11 18 5 11.33 4

16 TCTy Bia-Rượu-Nước Giải khát SG 29 15 8 19 14 4

17 TCTy Sông Đà 17 19 23 6 16 4

18 TCTy Thuốc Lá VN 38 22 12 20 18 4

19 TCTy Đường Sắt VN 22 23 24 15 20.67 4

20 TCTy Xây dựng đường thuỷ 35 21 18 31 26.25 4

21 TCTy Cà phê VN 44 24 23 32 26.33 4

22 TCTy Rau quả, nông sản 40 34 29 20 27.67 4

23 TCTy Thuỷ tinh và Gốm Xây dựng 31 12 9 10.5 3

24 TCTy Lương thực Miền Bắc 10 16 10 12 3

25 TCTy Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội 12 25 3 14 3

26 TCTy Muối 18 21 8 14.5 3

27 TCTy Bia-Rượu-Nước Giải khát HN 16 18 15 16.33 3

28 TCTy Chè VN 25 6 19 16.67 3

29 TCTy cơ khí xây dựng 35 21 18 19.5 3

30 TCTy Xây dựng Sông Đà 17 19 23 21 3

31 TCTy Giấy Việt Nam 23 28 28 28 3

32 Tập đoàn Bảo Việt 3 1 2 2

33 Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN 2 17 9.5 2

34 Tập đoàn Điện lực VN 16 7 7 2

35 TCTy CN Ô tô Việt Nam 1 25 25 2

36 TCTy XDCTGT 4 18 22 20 2

37 TCTy CP Điện tử và Tin học VN 5 2 2 2

38 TCTy Đầu tư và PTĐT và khu CN VN 11 30 20.5 2

39 TCTy Địa Ốc Sài Gòn 26 6 6 2

40 TCTy Du lịch Sài Gòn 20 7 7 2

41 TCTy Dược Việt Nam 26 16 21 2

42 TCTy Khoáng Sản Việt Nam 32 19 19 2

43 TCTy Lâm Nghiệp VN 11 22 16.5 2

44 TCTy Lương thực Miền Nam 3 6 4.5 2

45 TCTy Mía đường I 30 26 28 2

46 TCTy Thủy sản Việt nam 32 26 29 2

47 TCTy Vật tư nông nghiệp 15 30 30 2

48 TCTy XDCTGT 8 13 14 13.5 2

-19-

Page 20: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

49 TCTY Xây dựng CTGT 4 27 18 18 2

50 TCTy Xây dựng NN & PTNT 14 21 21 2

51 TCTy xây dựng Sài gòn 27 24 25.5 2

52 TCTy XD&PT hạ tầng LICOGI 39 29 29 2

53 Cty CP dược Danapha 7 7 1

54 Cty CP dược phẩm OPC 4 4 1

55 Cty CP hóa dược VN 31 31 1

56 Tâp đoàn Sông Đà 12 12 1

57 TCTy 15 31 31 1

58 TCTy Bến Thành 23 23 1

59 TCTy Bến Thành 7 7 1

60 TCTy Dâu Tằm Tơ VN 28 28 1

61 TCTy ĐTPT nhà và đô thị 36 1

62 TCTy Du lịch Hà Nội 8 8 1

63 TCTy Đường Sông Miền Bắc 36 36 1

64 TCTy Đường Sông miền Nam 26 26 1

65 TCTy Hải Sản Biển Đông 37 1

66 TCTy máy ĐL và máy NN 11 1

67 TCTy Máy và thiết bị CN 43 1

68 TCTy Mía đường II 33 33 1

69 TCTy Thiết bị Kỹ Thuật Điện 41 1

70 TCTy tư vấn thiết kế giao thông vận tải 5 5 1

71 TCTy Vận Tải Hà Nội 6 1

72 TCTy Vật liệu XD số 1 34 1

73 TCTy Xây dựng Công nghiệp VN 28 28 1

74 TCTy Xây dựng Hà Nội 21 1

75 TCTy Xây dựng Miền Trung 17 17 1

76 TCTy Xây dựng Thăng Long 30 1

77 TCTy XDCTGT 5 4 1

78 TCTy XDCTGT 6 42 1

Ghi chú: Chỉ xếp hạng các đơn vị tham gia từ 5 năm trở lên.

Trong tổng số 78 tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã từng tham gia đánh

giá, xếp hạng, chỉ có 13 đơn vị tham gia từ 5 năm trở lên, chiếm tỷ lệ 16.7%,

thậm chí số đơn vị tham gia từ 3 năm trở lên cũng chỉ chiếm chưa đến 40%.

Trên 60% đơn vị chỉ tham gia 1 đến 2 năm. Điều này cũng thể hiện sự quan

tâm chưa cao của phần lớn các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn của

nhà nước đối với việc ứng dụng CNTT. Để đánh giá đúng thực trạng ứng

dụng CNTT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong các năm tới sẽ phải

mở rộng phạm vi điều tra sang các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn

của các thành phần kinh tế khác.

-20-

Page 21: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

6. Một vài đánh giá về thực trạng phát triển và ƯDCNTT của các nhóm

đối tượng điều tra

Trên cơ sở số liệu thu được trong quá trình tính toán ICT Index các

năm qua, có thể rút ra được một vài số liệu về thực trạng ứng dụng CNTT tại

các bộ-CQNB, tỉnh-thành phố và các doanh nghiệp ứng dụng như sau:

Tỷ lệ máy tính/đầu ngườiNăm Bộ, CQNB Tỉnh, TP NHTM TĐKT-TCTy2006 0.26 0.17 0.66 0.09 2007 0.69 0.33 0.68 0.092008 0.69 0.46 0.75 0.042009 0.79 0.30 0.84 0.102010 0.86 0.31 0.92 0.162011 0.85 0.38 1.01 0.24

Tốc độ tăng trung bình hàng năm

126.7% 117.3% 108.9% 123.0%

Từ bảng trên ta thấy mức độ trang bị máy tính, một phương tiện làm

việc có thể nói là không thể thiếu trong thời đại hiện nay đối với các cán bộ,

công chức của các cơ quan QLNN và các cán bộ, nhân viên của các doanh

nghiệp, liên tục tăng trong các năm qua với mức tăng mạnh nhất là trong

khối các bộ, CQNB (trung bình 126.7%/năm) và thấp nhất là trong khối các

NHTM (trung bình 108.9%). Tuy nhiên khối các NHTM lại có tỷ lệ máy

tính/đầu người cao nhất (lớn hơn 1), phản ánh đúng mức độ và nhu cầu ứng

dụng CNTT của các đơn vị thuộc khối này.

Tỷ lệ máy tính kết nối InternetNăm Bộ, CQNB Tỉnh, TP NHTM TĐKT-TCTy2007 58.8% - 36.5% 60.2%2008 55.2% - 69.5% 78.8%2009 80.0% 71.2% 66.2% 69.0%2010 87.3% 73.5% 71.1% 89.9%2011 88.5% 79.6% 49.6% 53.9%

-21-

Page 22: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

Tỷ lệ máy tính kết nối Internet trong khối các cơ quan QLNN ở trung

ương (các bộ, CQNB), cũng như ở địa phương (các tỉnh, thành phố) cũng

liên tục tăng trong các năm qua thể hiện một xu hướng không thể đảo ngược

là Internet ngày càng trở thành nguồn cung cấp thông tin và môi trường trao

đổi thông tin không thể thiếu của các cán bộ, công chức thời nay.

Tỷ lệ băng thông Internet/đầu người, kbpsNăm Bộ, CQNB Tỉnh, TP NHTM TĐKT-TCTy2007 9 - - -2008 15 - 20 22009 51 - 37 32010 33 - 48 632011 5,552 - 149 29

Tỷ lệ băng thông kết nối Internet/đầu người liên tục tăng trong các

năm qua thể hiện sự cải thiện không ngừng của hạ tầng viễn thông quốc gia

nhằm cung cấp cho toàn xã hội một khả năng kết nối Internet ngày càng tốt

hơn.

Tỷ lệ CBNV biết sử dụng máy tính trong công việcNăm Bộ, CQNB Tỉnh, TP NHTM TĐKT-TCTy2006 31.2% - 71.1% 9.6%2007 89.5% 72.2% 83.7% 20.4%2008 87.5% 75.5% 83.5% 14.6%2009 91.6% 58.0% 90.7% 32.8%2010 90.1% 76.4% 91.2% 38.2%2011 90.2% 74.3% 93.8% 48.5%

Tỷ lệ CBCNV biết sử dụng máy tính trong công việc ngày càng cao

thể hiện xu thế tất yếu của việc máy tính ngày càng trở thành công cụ làm

việc không thể thiếu của người lao động thời hiện đại. Với tỷ lệ CBCNV biết

sử dụng máy tính trên 90%, có thể nói hầu hết CBCNV của các bộ, CQNB

và các NHTM đều biết sử dụng máy tính để phục vụ cho công việc chuyên

môn của mình. Trong các cơ quan QLNN của các tỉnh, thành phố tỷ lệ này

còn chưa cao (khoảng 75%) cũng phù hợp với thực tế là mức độ trang bị

-22-

Page 23: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

máy tính (tỷ lệ máy tính/đầu người) ở các đơn vị này còn thấp hơn nhiều so

với các bộ, CQNB (0.38 so với 0.85). Thực tế này đặt ra một nhu cầu cấp

thiết trong việc tăng cường trang bị máy tính (cũng như các thiết bị liên quan

khác) cho các CBCC của các cơ quan QLNN ở các địa phương nhằm nâng

cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTTNăm Bộ, CQNB Tỉnh, TP NHTM TĐKT-TCTy2006 1.2% - 2.3% 0.3%2007 3.6% - 3.3% 0.3%2008 3.0% 0.8% 3.1% 0.1%2009 3.3% 0.7% 3.1% 0.3%2010 3.7% 0.6% 3.1% 0.3%2011 3.8% 0.8% 3.8% 0.5%

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT còn khá thấp (0.8%) ở các cơ

quan QLNN của các địa phương và rất thấp (0.5%) ở các tập đoàn kinh tế,

các tổng công ty lớn của nhà nước thể hiện một thưc tế là ở các đơn vị này

chưa có sự quan tâm cao đối với việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ chuyên

trách về CNTT nên hiệu quả ứng dụng CNTT ở các đơn vị này sẽ bị hạn chế

hơn so với những nơi có tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT cao hơn như

các bộ, CQNB, các NHTM.

Tỷ lệ CBCC sử dụng thư điện tử trong công việcNăm Bộ, CQNB Tỉnh, TP 5 thành phố Các tỉnh2008 73.1% 38.0% 62.4% 36.7%2009 72.1% 37.0% 56.3% 35.3%2010 67.7% 47.0% 55.3% 46.4%2011 72.1% 43.2%

Thư điện tử đang ngày càng trở thành một phương thức trao đổi thông

tin thuận tiện và phổ biến trong xã hội hiện đại, dần thay thế phương thức

truyền thống là thư giấy. Tỷ lệ CBCCVC sử dụng thư điện tử trong công

việc ở các bộ, CQNB đạt trên 70% mặc dù chưa cao so với mong muốn

nhưng cũng thể hiện đúng xu thế trên. Tỷ lệ này ở các tỉnh, thành phố còn

-23-

Page 24: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

khá thấp cũng phù hợp với mức độ trang bị máy tính, tỷ lệ máy tính kết nối

Internet, tỷ lệ CBCC biết sử dụng máy tính trong công việc v.v không cao ở

các đơn vị này. Để nâng cao tỷ lệ này thì rõ ràng cần phải tăng cường đồng

bộ cả về trang bị máy tính, khả năng kết nối Internet, kỹ năng sử dụng máy

tính v.v chứ không nên triển khai đơn lẻ từng việc một.

Triển khai PM QLVB-ĐHCV trên mạngNăm Bộ, CQNB 5 TP Các tỉnh Các SBN Các QH2009 95.5% 100.0% 86.2% 49.3% 42.3%2010 95.7% 100.0% 91.4% 46.3% 49.4%2011 96.0% 100.0% 96.6% 60.3% 66.0%

Việc triển khai phần mềm QLVB và ĐHCV trên mạng được coi là một

yêu cầu bắt buộc, không thể thiếu trong tiến trình cải cách thủ tục hành

chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan QLNN. Ở các bộ,

CQNB và các thành phố lớn việc này đã được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên ở

các sở, ban, ngành và các quận, huyện tỷ lệ triển khai phần mềm này còn

chưa cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cải cách thủ tục hành chính

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

Triển khai hệ thống 1 cửa điện tửNăm VP UBND tỉnh Sở, ngành Quận, huyện2010 33.3% 8.8% 25.5%2011 38.1% 13.4% 41.1%

Tương tự như đối với triển khai phần mềm QLVB và ĐHCV trên

mạng, việc triển khai hệ thống 1 cửa điện tử cũng là một yêu cầu bắt buộc

trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của các cơ quan QLNN. Tuy nhiên qua bảng trên có thể thấy công việc

này được triển khai còn khá chậm, tỷ lệ triển khai thấp hơn nhiều so với

phần mềm QLVB và ĐHCV trên mạng, đặc biệt ở các đơn vị như các sở,

ngành trực thuộc UBND tỉnh, thành phố.

7. Kết luận

-24-

Page 25: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX …ict2012.dongnai.gov.vn/Lists/Dost_Baocao/Attachments/164/BCSK 5 nam...gia về CNTT chính thức giao cho Hội THVN

Năm (05) năm tuy chưa phải là nhiều nhưng cũng đủ cho chúng ta

thấy được ý nghĩa tích cực của Vietnam ICT Index, đó lả:

Các đơn vị được đánh giá, xếp hạng có điều kiện để biết được mức độ

sẵn sàng cũng như kết quả ứng dụng CNTT của đơn vị mình.

Dựa vào kết quả đánh giá, xếp hạng của Vietnam ICT Index, các đơn vị

đã biết được mình yếu, kém ở đâu để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm

khắc phục những yếu, kém đó.

Trên cơ sở các số liệu thu nhận được trong quá trình làm báo cáo

Vietnam ICT Index hàng năm, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Bộ TTTT

và các đơn vị chuyên trách CNTT của các bộ, CQNB và của các tỉnh,

thành phố đã có được các số liệu cập nhật thường xuyên về thực trạng

ứng dụng CNTT của đơn vị mình để làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả

thực hiện hoặc hoạch định mới các chính sách, chiến lược, chương trình

ứng dụng CNTT của quốc gia, ngành hoặc địa phương mình.

-25-