bÁo cÁo quan hỆ ĐỐi tÁc viỆt nam cẬp...

97
BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬT Báo cáo không chính thức do Diễn đàn Hiệu quả Viện trợ và Ngân hàng Thế giới cùng thực hiện Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ cho Việt nam và Diễn đàn Hiệu quả Viện trợ lần thứ nhất Tháng 6 năm 2010

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM

CẬP NHẬT

Báo cáo không chính thức do Diễn đàn Hiệu quả Viện trợ và Ngân hàng Thế giới cùng thực hiện

Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ cho Việt nam và

Diễn đàn Hiệu quả Viện trợ lần thứ nhất

Tháng 6 năm 2010

Page 2: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã phụ trách việc chuẩn bị Báo cáo

Quan hệ Đối tác cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt nam 2 lần mỗi năm với sự giúp đỡ và đóng góp tích cực của rất nhiều đối tác phát triển.

Vào tháng Hai năm nay, Diễn đàn Hiệu quả Viện trợ (AEF) được chính thức

thành lập từ Nhóm đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE) với sự tham gia của nhiều tổ chức và cơ quan bao gồm các cơ quan Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, cộng đồng tài trợ, các Nhóm đối tác, các tổ chức quần chúng, các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ quốc tế. AEF là diễn đàn dành cho đối thoại chính sách liên quan đến hiệu quả viện trợ với mục đích tối đa hóa đóng góp của viện trợ phát triển cho sự phát triển của Việt nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tổ chức JICA của Nhật bản hiện đang là đồng chủ tọa của AEF. Nhận biết rằng điều phối tốt với các đối tác phát triển là một điểm quan trọng nhằm giảm chi phí giao dịch, tránh trùng lắp và tăng hiệu quả viện trợ, AEF và Ngân hàng Thế giới quyết định sẽ cùng nhau chuẩn bị Báo cáo quan hệ đối tác làm một trong những tài liệu chính cho Hội nghị nhóm tư vấn và các sự kiện của AEF. Đây là báo cáo chung đầu tiên do Ngân hàng Thế giới và AEF chuẩn bị. Báo cáo này có sự đóng góp của nhiều nhóm đối tác giữa chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ. Tất cả các nhóm đối tác đã hợp tác nhằm giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tăng cường hiệu quả viện trợ.

Ông Hồ Quang Minh

Vụ trưởng Vụ KTĐN, Bộ KH&ĐT

Đồng chủ tọa phía chính phủ của AEF

Ông Motonori Tsuno Trưởng đại diện JICA Vietnam

Đồng chủ tọa phía tài trợ của AEF

Bà Victoria Kwakwa Giám đốc quốc gia

Ngân hàng Thế giới tại Việt nam

Page 3: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

2

LỜI CẢM ƠN Tài liệu này không thể hoàn thành nếu không có sự hợp tác, đóng góp và hỗ trợ tích cực

của các nhóm đối tác và thành viên của họ. Dưới đây là danh sách chi tiết các nhóm và các tổ chức nắm vai trò chủ đạo. Trường hợp các nhóm không có báo cáo cập nhật trong Báo cáo quan hệ đối tác này không có nghĩa là những nhóm này không hoạt động tích cực.

Nhóm Công tác Xoá nghèo/Tổ công tác chống nghèo đói

Bộ KH&ĐT, NHTG, UNDP

Nhóm đối tác chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo

Bộ LĐ&TBXH, Ủy ban Dân tộc miền núi

Nhóm Hành động đối tác Giới Ủy ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường Nhóm Sự tham gia của người dân JIFF Nhóm Cải cách DNNN và CPH Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế Nhóm đối tác phát triển DNNVV và khu vưc tư nhân

Bộ KH&ĐT, Tổ chức Lao động Quốc tế, UNIDO

Nhóm Khu vực tài chính Ngân hàng Nhà nước/Ngân hàng Thế giới Nhóm Cải cách Thương mại Ngân hàng Thế giới Nhóm Giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhóm Y tế Bộ Y tế Nhóm HIV/AID UNAIDS Đối Tác Hỗ Trợ Ngành Lâm Nghiệp Văn phòng điều phối FSSP – Bộ NN&PTNT Nhóm Giảm nhẹ Thiên tai Bộ NN&PTNT Nhóm hỗ trợ quốc tế - Bộ NNPTNT Bộ NN&PTNT Nhóm QHĐT về Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn Bộ NN&PTNT Đối tác phòng chống cúm gia cầ và cúm ở người Nhóm Giao thông

Bộ NN&PTNT Bộ Giao thông Vận tải, JICA

Diễn đàn Đô thị Bộ Xây dựng Nhóm Luật pháp Bộ Tư pháp Nhóm Quản lý Tài chính công Bộ Tài chính Nhóm Cải cách hành chính Bộ Nội vụ Nhóm đối tác nâng cao hiệu quả tài trợ Bộ KH&ĐT, JICA Bồ Thị Hồng Mai (Ngân hàng Thế giới) và Ban thư ký Diễn đàn Hiệu quả Viện trợ phụ trách quá trình xây dựng tài liệu này và điều phối việc thu thập các báo cáo theo chủ đề từ các Nhóm Đối tác Phát triển. Các phiên bản báo cáo này có thể được cung cấp tại Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam, Tầng trệt, 63 Lý Thái Tổ,và tại trang www.worldbank.org.vn và www.vdic.org.vn. Ảnh bìa lấy từ trang web của Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Kiên giang

Page 4: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

3

MỤC LỤC

NHÓM HÀNH ĐỘNG ĐỐI TÁC GIỚI (GAP)..........................................5

ĐỐI TÁC TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH.......................................9

NHÓM ĐỐI TÁC PT DNNVV VÀ KHU VỰC TN (SMEPG)..........13

NHÓM ĐỐI TÁC NGÀNH Y TẾ........................................................24

NHÓM HỖ TRỢ MÔI TRƯỜNG (ISGE)...........................................41

NHÓM HỖ TRỢ QUỐC TẾ - BỘ NN&PTNT (ISG-MARD)............47

ĐỐI TÁC HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP (FSSP).........................52

NHÓM ĐỐI TÁC CẤP NƯỚC VÀ VSNT (RWSSP).........................61

ĐT PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM VÀ CÚM Ở NGƯỜI............66

NHÓM GIAO THÔNG........................................................................69

DIỄN ĐÀN ĐÔ THỊ (VUF).................................................................86

NHÓM ĐỐI TÁC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (PFM)..........88

Page 5: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

4

TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AFD Cơ quan Phát triển Pháp BCĐQG Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển và Cải cách Doanh nghiệp BTP Bộ Tư pháp BTM Bộ Thương mại CEPT Thuế ưu đãi có hiệu lực chung CIDA Tổ chức Phát triển quốc tế Canada CIE Trung tâm Kinh tế Quốc tế CPNET Mạng lưới thông tin chính phủ CLTT&GN Chiến lược tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện CPLAR Chương trình Hợp tác về Cải cách công tác Quản lý Đất đai DANIDA Cơ quan phát triển Quốc tế Đan Mạch ĐHQG Trường Đại học quốc gia Việt Nam EU Liên minh Châu âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản KfW Ngân hàng Tái thiết Đức LPTS Trường Đào tạo Ngành luật MDG Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ NGO Tổ chức Phi chính phủ NORAD Cơ quan phát triển Na-uy NHCP Ngân hàng cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHT Nhóm Hỗ trợ quốc tế (ISG) ODA Viện trợ Phát triển Chính thức OSS Chế độ một cửa PPA Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân RPA Đánh giá nghèo cấp Vùng SDC Hợp tác Phát triển Thụy sỹ SIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ sỹ TNT Toà án Nhân dân tối cao UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNODC Văn phòng Kiểm soát ma tuý Liên hợp quốc VDG Mục tiêu phát triển Việt Nam VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VQLKTTW Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) VPQH Văn phòng Quốc hội VKSNT Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Page 6: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

5

NHÓM HÀNH ĐỘNG ĐỐI TÁC VỀ GIỚI

Tháng 6, 2010

Giới thiệu Nhóm hành động đối tác về giới (GAP) là một diễn đàn mở cho các thảo luận về bình đẳng giới liên quan đến các lĩnh vực phát triển cơ bản cho cộng đồng các tổ chức đang làm về phát triển. Thành viên của GAP bao gồm đại diện từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức Phi chính phủ trong nước và quốc tế, các tổ chức song phương, các tổ chức Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương hiện đang hỗ trợ sự phát triển của Việt Nam. Nhóm đã có đóng góp cho sự phát triển công bằng và giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc hỗ trợ các chính sách đáp ứng giới, các hoạt động thực tiễn và cách tiếp cận giới trong quá trình phát triển của quốc gia. Các hoạt động của GAP tập trung vào các kết quả trung hạn về bình đẳng giới trong đó lồng ghép với việc hỗ trợ giảm nghèo và phát triển bền vững. Việc này được thực hiện thông qua đối thoại, rà soát chính sách và những hoạt động sáng kiến phát triển cụ thể về các vấn đề giới giữa các đối tác quốc tế và cơ quan chính phủ và giữa các cơ quan chính phủ với nhau. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam (NCFAW) là tổ chức liên ngành có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ; tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về bình đẳng giới trong các chính sách và kế hoạch của quốc gia. Văn phòng Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam có nhiệm vụ giúp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng của cơ quan thường trực của NCFAW. Văn phòng Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cũng đang đóng vai trò là Ban thư ký của GAP. GAP cũng đã và đang đưa ra các đề xuất và giải pháp chính sách về bình đẳng giới cho NCFAW. Các cuộc họp nhóm của GAP được tổ chức bốn lần trong một năm và được tổ chức, chủ trì thông qua sự thay đổi luân phiên của các thành viên trong nhóm.

1. TIẾN ĐỘ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VÒNG 12 THÁNG QUA?

Trong vòng 12 tháng qua, nhóm GAP đã rà soát lại Điều khoản tham chiếu của nhóm và củng cố việc tập trung chiến lược thông qua việc xây dựng một kế hoạch hành động của Nhóm cho giai đoạn 2009-2011. Điều này bao gồm việc xác định những ưu tiên làm việc quan trọng và những lĩnh vực can thiệp. Kế hoạch này cũng cam kết những hành động sau đây:

� Xây dựng các nhóm làm việc theo chủ đề để đóng góp ý kiến vào khung Chiến

lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015;

� Đã tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự thông qua việc tăng số lượng thành viên và số người tham dự trong các cuộc họp, bao gồm hoạt động đồng chủ toạ dựa trên cơ chế luân phiên;

� Xây dựng việc lên danh sách các hoạt động về giới của các thành viên; � Duy trì các diễn đàn thường xuyên để chia sẻ và cập nhật những thông tin liên

quan đền bình đẳng giới ở Việt Nam.

Page 7: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

6

2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA GAP CHO VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN Ở CẤP TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG 12 THÁNG VỪA QUA?

Ở cấp trung ương, những tập trung chiến lược đã tạo điều kiện cho các thành viên của GAP đóng góp vào quá trình tham vấn chính sách quan trọng như Hội nghị tham vấn của các nhà tài trợ (CG) và các Vòng đám phán của Chương trình hỗ trợ tín dụng giảm nghèo (PRSC).

Thông qua đối thoại chính sách Hỗ trợ tín dụng giảm nghèo (PRSC) về giới đã theo dõi sát sao quá trình của chính phủ trong việc:

1. Xác định các chỉ số, xác định khoảng cách và thông qua các biện pháp để giải quyết các vấn đề thông qua kiểm tra và đánh giá bình đẳng giới trong những lĩnh vực ưu tiên.

2. Thông qua các biện pháp để tăng cường sự đại diện của phụ nữ trong các tổ chức hành chính và các cơ quan đại diện; thúc đẩy việc xây dựng chính sách thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 07 hướng dẫn thủ tục tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 02 ngày 16/3/2010 về việc đăng ký và giải thể các trung tâm tư vấn.

Nhóm làm việc của nhà tài trợ về PRCS đã có báo cáo và thông qua cuộc họp của nhóm GAP đã giúp cho việc cập nhật tin tức và thông báo cho các thành viên về chu trình của CG và PRSC.

Báo cáo ngắn gọn về những vấn đề giới hiện tại đã được nhóm GAP soạn thảo cho hội nghị CG giữa kì năm 2009 và tập trung vào nội dung của CG, trong đó có cả các vấn đề kinh tễ vĩ mô, sự xuống dốc về kinh tế; biến đổi khí hậu và viện trợ hiệu quả. Tương tự, một tờ tóm tắt tình hình với tiêu đề “Bạn nên biết gì về bình đẳng giới ở Việt Nam?” đã được soạn thảo cho hội nghị CG cuối năm ngoái. Việc chia sẻ những báo cáo GAP này, cùng với những tài liệu khác và những thảo luận giữa các thành viên GAP và các nhà tài trợ đẩy mạnh đáng kể những đối thoại về vấn đề giới ở các cuộc họp CG giữa kì và cuối năm.

Trong thời gian này nhóm nhà tài trợ của PRSC cũng đã cập nhật thông tin về tiến độ của CG và các vòng họp của PRSC cho diễn đàn GAP.

Nhóm GAP cũng đã tích cực tham gia vào những hội thảo quốc tế được tổ chức ở Việt Nam để chia sẻ các vấn đề giới và đóng góp ý kiến cho những hội thảo này như Hội nghị Cải cách cơ cấu về bình đẳng giới (GEAR) được tổ chức Phát triển và môi trường cuả phụ nữ và NEW tổ chức, và diễn đàn khu vực về lồng ghép giới được World Bank tổ chức.

Nhóm GAP cũng đã thảo luận và đóng góp ý kiến cho khung Chiến lược quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Thành viên nhóm GAP đã tham gia tích cực vào hai cuộc họp tham vấn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức trong năm 2009 và cung cấp những ý kiến chuyên môn về bình đẳng giới cho hai văn bản

Page 8: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

7

này. Nhóm GAP cũng đã thảo luận một vài vấn đề lồng ghép giới chủ chốt như việc vấn đề giới trong Luật Lao động sửa đổi, Kế hoạch hành động cho việc Phòng chống bạo lực gia đình, v..v

3. TRONG 12 THÁNG TỚI, NHÓM GAP SẼ CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỤ

THỂ NÀO? � Xây dựng kế hoạch làm việc cho năm tới cùng với việc xác định những vấn đề

ưu tiên. � Cập nhật danh sách các hoạt động về bạo lực gia đình và bình đẳng giới ở Việt

Nam trong năm 2010. � Cung cấp ý kiến chuyên môn cho Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến

năm 2010 từ góc độ giới. � Xây dựng báo cáo của GAP cho các cuộc họp tới của CG. � Các nhóm làm việc theo chủ đề tiếp tục làm việc để cung cấp ý kiến chuyên môn

cho dự thảo Chiến lược quốc gia giai đoạn 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia 2011-2015.

� Hỗ trợ các cuộc họp quý của nhóm.

4. NHỮNG HOẠT ĐỘNG/THÀNH TỰU NÀO MÀ GAP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ THÚC ĐẨY VIỆN TRỢ HIỆU QUẢ VÀ HÀI HOÀ, BAO GỒM CẢ VIỆC SẮP XẾP NHÀ TÀI TRỢ HỖ TRỢ CHO CÁC CHIẾN LƯỢC NGÀNH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI?

Trong vòng năm quan, nhóm GAP đã tiến hành lên danh sách các sáng kiến và dự án về giới của các thành viên trong nhóm. Hoạt động này đã cho phép thu thập và phân tích các thông tin qua email, điện thoại, phỏng vấn và tài liệu từ 50 tổ chức đối tác. 126 hoạt động đã được liệt kê và được phân loại thành 14 lĩnh vực (chính sách xã hội và phát triển, kinh tế, HVI; sức khoả và quyền sinh sản; các dịch vụ bảo vệ bao gồm dịch vụ cho người bị buôn bán và bạo lực gia đình; giáo dục, quản trị, phát triển bền vững, thảm hoạ thiên tai và khẩn cấp, các bệnh truyền nhiễm, thanh niên, dân tộc thiểu tố, và cách tiếp cận quyền). Những hoạt động này được tiến hành theo nhiều dạng hoạt động và sáng kiến: xây dựng năng lực, truyền thông và vận động, phát triển cộng đồng, hỗ trợ chính sách và luật pháp; nghiên cứu và ứng dụng mô hình thí điểm, lồng ghép, số liệu, tập huấn, giám sát và đánh giá, tài trợ ngân sách. Nghiên cứu lên danh sách này đã giúp thành viên của nhóm GAP trong việc theo dõi ai đang hỗ trợ ngân sách và hỗ trợ những sáng kiến gì, các lĩnh vực quan tâm chung, và khoảng trống về dự án và nghiên cứu. Thông tin này cũng đang được sự dụng trong việc tư vấn và hỗ trợ quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cũng như Chiến lược quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới.

5. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC VÀ NHÓM GAP PHÁI ĐỔI MẶT TRONG VẤN ĐỀ CẢI THIỆN VIỆN TRỢ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN?

Với nhiều thành viên của nhóm thì chương trình làm việc về giới chỉ là một phần, hoặc một phần bổ sung vào bản miêu tả công việc của họ. Có rất ít các chuyên gia giới trong các tổ chức song phương và cơ quan chính phủ. Phần lớn các chuyên gia đang công tác tại LHQ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc thời gian hạn chế và ngân sách

Page 9: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

8

hạn hẹp cho các vấn đề giới đã làm hạn chế công việc của nhóm. Sự thay đổi bộ máy chính phủ về bình đẳng giới trong vòng 18 tháng qua cũng có nghĩa là có sự thay đổi rất nhiều về nhân sự của Ban thư ký của GAP, điều này dẫn đến nhu cầu xây dựng năng lực cho cán bộ mới của Vụ Bình đẳng giới và cán bộ của NCFAW tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hơn nữa, nhóm GAP có thể lường trước được việc thiếu hỗ trợ tài chính khi Chương trình Chung về bình đẳng giới kết thúc vào giữa năm 2011. Ban thư ký của GAP: Uỷ ban quốc gia về sự tiến bộ phụ nữ (NCFAW) E-mail: [email protected] 12 Ngo Quyen street, Hanoi, Viêtnam

Page 10: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

9

QUAN HỆ ĐỐI TÁC TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Tháng 6/2010

Nhóm làm việc Chính phủ - Nhà Tài trợ trong lĩnh vực tài chính được thành lập năm 1999 để thảo luận chương trình cải cách ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (SBV) với mục đích hỗ trợ việc thực hiện chương trình này và phối hợp các hoạt động của các nhà tài trợ. Kể từ đó, nhóm làm việc này đã mở rộng hoạt động ra ngoài lĩnh vực ngân hàng và hiện nay bao gồm rất nhiều các vấn đề trong lĩnh vực tài chính như phát triển thị trường vốn, cải cách ngân hàng chính sách, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi, etc.

Tuy là một nhóm làm việc phi chính thức nhưng đây là một diễn đàn hiệu quả để Chính phủ và các nhà tài trợ có thể định kỳ chia sẻ các thông tin cập nhật và quan điểm về những diễn biến mới nhất trong lĩnh vực tài chính, các trợ giúp kỹ thuật và dự án hiện tại và dự kiến, và điều phối hoạt động của các nhà tài trợ khác nhau. Các cuộc họp của nhóm cũng là diễn đàn để xác định nhu cầu trợ giúp và tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhà tài trợ.

Vai trò chủ chốt của Chính phủ Việc thực hiện chương trình cải cách khu vực tài chính của Chính phủ với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các nhà tài trợ được thể hiện qua các dự án hỗ trợ cũng như các khoản hỗ trợ tài chính mà nhóm các nhà tài trợ cung cấp. Nhóm họp hai lần mỗi năm, và cuộc họp mới nhất diễn ra vào ngày 3/6/2010. Tại cuộc họp này, Ngân hàng Nhà nước (SBV) đã cập nhật về những diễn biến chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam kể từ cuộc họp các nhà tài trợ vào tháng 11/2009, đặc biệt là các chính sách tiền tệ đã được thực hiện và triển vọng của thời gian còn lại của năm 2010. Các chủ đề được thảo luận khác bao gồm việc chuẩn bị chiến lược phát triển ngân hàng 2011-2020 là một phần của chiến lược phát triển chung của ngành tài chính. Chiến lược này lại là một phần của Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020. SBV cũng đã cập nhật tình hình sửa đổi hai luật ngân hàng và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành sau khi các luât này đưuợc Quốc hội thông qua, dự kiến vào tháng 6/2010. Cuộc họp này do Ngân hàng Thế giới và SBV đồng tổ chức, với sự tham gia của đại diện từ 15 nhà tài trợ hoạt động tích cực nhất trong lĩnh vực này. Cập nhật của SBV về các diễn biến kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ chủ yếu và triển vọng năm 2010 Việt Nam đã đối phó rất tốt với những cú sốc từ bên ngoài do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thể hiện với mức tăng trưởng GDP là 5.3% cho cả năm 2009, là mức khá cao so với với nhiều nước khác. Đà phát triển này vẫn được duy trì trong quý đầu năm 2010. Lạm phát được duy trì ở mức độ kiểm soát với CPI năm 2009 là 6.5% và có vẻ như khá khiêm tốn ở những tháng đầu năm 2010 mặc dù vẫn có những quan ngại là CPI có thể tăng tốc. Trong những tháng gần đây áp lực về tỷ giá đã giảm đi và tài khoản vãng lai đỡ căng thẳng hơn. SBV đã rất linh hoạt trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, sử dụng nhiều công cụ khác nhau, giữ các tỷ giá chủ chốt ổn định trong 6 tháng vừa qua. Vào tháng 2/2010, Ngân hàng Nhà nước đã không kiểm soát lãi suất cho vay ngắn hạn nữa (Thông tư

Page 11: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

10

07/2010/TT-NHNN), và đã cho tự do một phần lãi suất trung hạn vào tháng 4 (công văn số 2870/NHNN-CSTT). Vào tháng 2/2010, SBV đã tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 3.36% giúp các ngân hàng thương mại có thể linh hoạt đơn trong điều chỉnh tỷ giá thương mại. Các công cụ khác cũng được thực hiện, như yêu cầu các tổng công ty bán ngoại tệ cho SBV, tăng cường giám sát và thanh tra để bảo đảm sự ổn định và an toàn của hệ thống. Triển vọng kinh tế của phần còn lại 2010 được trình bày với áp lực dự kiến đối với lạm phát và có thể mức thâm hụt thương mại cao, dẫn đến sức ép đối với cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái. SBV đặt mục tiêu tăng 20% mức khả năng thanh toán chung (M2) và 25% tăng trưởng tín dụng (trong 5 tháng đầu năm 2010 mức tăng trưởng tín dụng đã là hơn 8%). Chiến lược Phát triển Ngân hàng 2011-2020

Mục tiêu trước mắt của Chiến lược Phát triển Ngân hàng là xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng cho giai đoạn 2011-2020, là một phần của chiến lược phát triển chung của ngành tài chính. Chiến lược này sẽ được đưa vào Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra lộ trình chiến lược và quá trình phát triển chiến lược. Ngân hàng Nhà nước cũng đặt ra thời gian cụ thể cho việc hoàn thành và lấy ý kiến chiến lược này như sau: (1) Lấy ý kiến về Báo cáo chẩn đoán: 7/2010; (2) Lấy ý kiến cho tầm nhìn và lộ trình chiến lược: 10/2010; và (3) Nộp báo cáo chiến lược: 11/ 2010. Ủy ban Nhà nước về các vấn đề kinh tế đối ngoại của Thụy Sĩ (SECO) đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực này. Cập nhật tình hình hai luật ngân hàng và kế hoạch cho các văn bản dưới luật Tháng 6/2009, SBV trình các dự thảo xin ý kiến của Chính phủ và tháng 8/2009, SBV đã gửi các luật sửa đổi cho Ban Kinh tế Quôc hội để xin ý kiến. Tháng 9/2009, Quốc hội đã cho ý kiến nhận xét về các bản dự thảo. SBV đã phối hợp với các cơ quan của Quốc hội để sửa đổi lại các bản dự thảo và trình Quốc hội để thông qua vào ngày 18/6/2010. SBV đang tìm kiếm các hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị các văn bản dưới luật, đặc biệt là 4 nghị định chính dưới Luật Ngân hàng và 4 nghị định chính dưới Luật Các tổ chức tín dụng.

Nhu cầu Hỗ trợ Kỹ thuật chung cho năm 2010 SBV đã trình bày các nhu cầu kỹ thuật cho năm 2010, tập trung vào việc soạn thảo chính sách và kế hoạch tài chính. Mục tiêu chủ đạo: tăng cường năng lực cho cán bộ của NHTW, nhằm thực hiện tốt chức năng kiểm soát lạm phát, dự báo các chỉ số tài chính, tiền tệ, các chỉ số phát triển kinh tế… làm cơ sở cho công tác xây dựng chính sách và lập chương trình tài chính. Các đơn vị của SBV đang cần các hỗ trợ kỹ thuật bao gồm Chính sách Tiền tệ, Tín dụng, Tỷ giá Hối đoái, Kế toán, Thanh toán, Thống kế và Dự đoán và Cục Thanh tra Ngân hàng. Dự kiến các lĩnh vực cần hỗ trợ kỹ thuật sẽ bao gồm:

- Phân tích và lập trình tài chính, phân tích các tài khoản kinh tế vĩ mô, xây dựng các kịch bản chính sách

Page 12: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

11

- Kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá các chỉ số, số liệu ... liên quan đến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính – ngân hàng - tiền tệ (vốn khả dụng, tiền cung ứng, cán cân thanh toán, tỷ giá, dự trữ, ngoại

- Kỹ năng dự báo phục vụ điều hành chính sách

- Quản trị rủi ro và các phương pháp đo lường rủi ro trên thị trường liên ngân hàng

- Quản lý thị trường ngoại tệ, xây dựng quy chế để điều hành thị trường một cách có hiệu quả

- Lập và phân tích vị thế đầu tư quốc tế của Việt nam, đánh giá độ rủi ro của cơ cấu, của các luồng vốn vào ra của Việt nam

- Thanh tra giám sát hợp nhất trên cơ sở rủi ro đối với tổ chức tín dụng, xây dựng văn bản quy định về xếp hạng tín dụng, quy trình thanh tra

Hỗ trợ của các nhà tài trợ cho chương trình cải cách Có rất nhiều nhà tài trợ đang hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ phát triển khu vực tài chính. Đại diện các nhà tài trợ có mặt tại cuộc họp bao gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Pháp (AFD), Ca-na-đa (CIDA), Đức (GTZ), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhật bản (JICA), Luxemburg (Lux Development), Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Thế giới (WB). Các thông tin cơ bản về các hoạt động của các nhà tài trợ (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) được tổng hợp Ma trận các hoạt động tài trợ trong lĩnh vực tài chính. Ma trận này được Ngân hàng Thế giới cập nhật mỗi năm 2 lần trên cơ sở các thông tin do các nhà tài trợ cung cấp. Ma trận cập nhật được chuẩn bị trước mỗi cuộc họp và cung cấp cho các nhà tài tại các cuộc họp điều phối. Một số nhà tài trợ cũng chia sẻ các thông tin về các hoạt động hỗ trợ hiện tại của mình tại các cuộc họp này.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tiếp tục Tín dụng Chương trình Khu vực Tài chính để đảm bảo sự tiếp nối các chương trình tín dụng cũ, bao gồm bốn mục tiêu và tiểu chương trình sau: (i) Tăng cường khả năng thanh toán của thị trường vốn, (ii) khuôn khổ thể chế cho việc phát hành cổ phiếu, (iii) bảo vệ các nhà đầu tư và người tiêu dùng và (iv) tăng cường hợp tác vùng trong điều phối thị trường chứng khoán. ADB cũng chia sẻ chương trình tương lai cho giai đoạn 2011-2013 tập trung vào phát triển các tổ chức tiết kiệm dài hạn, thị trường chứng khoán và trái phiếu, phát triển nguồn vốn con người, bảo vệ nhà đầu tư, quản trị doanh nghiệp và sự minh bạch.

Canada cung cấp các thông tin về dự kiến nối lại hỗ trợ trong khu vực tài chính tập trung vào giám sát ngân hàng và các lĩnh vực liên quan (tiếp nối các chương trình cũ thông qua CIDA).

Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Nhật bản (JICA) giới thiệu vắn tắt chương trình của khu vực ngân hàng, đặc biệt là sự hỗ trợ cho thanh tra giám sát ngân hàng và phát triển ngân hàng chính sách.

SECO của Thụy sĩ chia sẻ thông tin về những hỗ trợ kỹ thuật cho việc chuẩn bị

chiến lược phát triển ngân hàng và mong muốn được hợp tác với các nhà tài trợ khác trong lĩnh vực quan trọng này.

Page 13: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

12

Bộ Tài chính Mỹ thông báo về chương trình hỗ trợ khu vực tài chính của mình ở Việt Nam bao gồm các hỗ trợ kỹ thuật cho thanh tra giám sát ngân hàng, quản lý và cấp phép ngân hàng, chính sách tiền tệ, các công cụ tín dụng và chống rửa tiền.

Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo với các nhà tài trợ là đã hoàn thành hỗ trợ kỹ thuật cho việc soạn thảo hai luật ngân hàng và sửa đổi qui định về tỷ lệ an toàn (Thông tư 13 đã ban hành) và phân loại nợ và trích lập dự phòng. Năm 2010, WB sẽ tiếp tục hỗ trợ SBV trong việc chuẩn bị các văn bản dưới luật cũng như tăng cường việc công bố và sự minh bạch của các văn bản này. WB cũng dự kiến cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và cố vấn cho việc sửa đổi các qui định về các ngân hàng chính sách của Việt Nam. WB cũng sẽ làm việc với Chính phủ về việc làm sao các SME có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Sự phối hợp các nhà tài trợ trong tương lai Quá trình rà soát chương trình của các nhà tài trợ cho thấy là rõ ràng trong một số lĩnh vực có nhiều nhà tài trợ cùng tham gia hỗ trợ các chủ đề tương tự nhau. Trước kia cũng đã từng có quan ngại về những sự trùng lắp trong công tác hỗ trợ xảy ra do thiếu trao đổi/phối hợp giữa những nhà tài trợ và bên thụ hưởng. Phối hợp tốt hơn sẽ hạn chế sự trùng lắp, tăng cường hỗ trợ và nâng cao hiệu năng tổng thể, đồng thời cũng giúp các nhà tài trợ phối hợp tốt hơn trong việc đáp ứng những nhu cầu hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước và chính phủ. Tuy việc gặp gỡ hai lần một năm cùng với việc cập nhật ma trận các chương trình hỗ trợ là khá tốt cho việc phối hợp, song cần phải làm nhiều hơn nữa để tăng cường phối hợp. Ngân hàng Thế giới kiến nghị tăng cường phối hợp cho lĩnh vực tài chính như sau. � Ma trận tổng hợp các hỗ trợ kỹ thuật, các khoản vay cũng như những hỗ trợ khác cần

phải (i) được tái cấu trúc để tăng mức độ nhất quán với những ưu tiên và các phát triển hiện tại của chính phủ; (ii) dữ liệu/thông tin và chất lượng/tính chính xác của ma trận cần được cải thiện (iii) dữ liệu/thông tin cần được cập nhật thường xuyên hơn, và (iv) SBV và WB cần đăng ma trận này lên các trang thông tin điện tử của mình.

� Các tiểu nhóm có thể được thành lập cho những lĩnh vực có nhiều nhà tài trợ tham gia. Các nhóm này có thể gặp gỡ (trên mạng hoặc trực tiếp) thường xuyên hơn là chỉ gặp 6 tháng một lần. Ngân hàng Thế giới có thể làm việc với SBV và tất cả những nhà tài trợ để thành lập môt hay hai tiểu nhóm như vậy trong mùa hè này.

Kết luận SBVcảm ơn các nhà tài trợ đã trợ giúp trong quá trình phát triển của lĩnh vực tài chính và bày tỏ quan tâm sâu sắc đến việc tiếp tục có được nhiều hỗ trợ hơn nữa. SBV cũng sẽ nỗ lực hết sức trong việc cập nhật cho các nhà tài trợ về các trợ giúp mà SBV đã được nhận, hoặc có kế hoạch tiếp nhận để đảm bảo rằng trùng lắp không xảy ra và nhất trí sẽ làm việc với các nhà tài trợ cũng như Ngân hàng Thế giới về vấn đề này. Các nhà tài trợ hoan nghênh các đề xuất của Ngân hàng Thế giới đối với việc tăng cường phối hợp giữa những nhà tài trợ trong tương lai và nhất trí với việc tham gia cùng SBV và Ngân hàng Thế giới trong công tác này.

Page 14: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

13

NHÓM ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN DNNVV VÀ KHU VƯC TƯ NHÂN (SMEPG)

Tháng 6/2010 Bối cảnh Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục tác động đến Việt Nam, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế chủ yếu ở sự cắt giảm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và sụt giảm trong xuất khẩu. Một loạt các biện pháp, trong đó có gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD, cùng nhiều chính sách bảo trợ xã hội đã được đưa ra nhằm làm giảm nhẹ các tác động tiêu cực và đẩy nhanh tiến độ phục hồi kinh tế - và đã thành công trong việc đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn trước, vẫn có hơn 76.000 doanh nghiệp mới được thành lập trong năm 2009. Các doanh nghiệp quốc doanh vẫn tiếp tục được tái cơ cấu. Ước tính số lượng việc làm mới là 1,5 triệu và tỷ lệ nghèo tại thành thị vẫn được duy trì ổn định ở mức 4,66. Số lao động ra nước ngoài theo hợp đồng lao động được ước tính là 70 nghìn người, đạt 78% chỉ tiêu đặt ra cho năm 2009. Số hộ nghèo giảm còn 11%. Tuy nhiên, số việc làm dễ bị tổn thương và phi chính thức, nhất là tại các DNNVV và doanh nghiệp hộ gia đình, có khả năng tăng, như là hậu quả của cuộc khủng hoảng, do có sự chậm trễ trong tiến độ phục hồi việc làm so với tiến độ độ phục hồi sản lượng kinh tế. Những vấn đề khác khiến công chúng tập trung tìm hiểu và quan tâm trong năm 2009 là suy thoái môi trường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, và khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Năm 2009 là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam vì đất nước đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình thực hiện CLPTKTXH 2001-2010 và KHPTKTXH 2006-2010, cũng như giai đoạn cuối của việc xây dựng CLPTKTXH 2011-2020 và KHPTKTXH 2011-2015, sẽ được hoàn thành trước Đại hội Đảng tháng 1/2011. Quá trình lập kế hoạch PTKTXH ở cấp quốc gia và các cấp tỉnh đã và đang đồng thời diễn ra, thu hút sự tham gia của nhiều bộ và cơ quan khác nhau, và một loạt chiến lược mười năm của các bô chủ quản đang được xây dựng để làm đóng góp đầu vào cho CLPTKTXH và KHPTKDXH, như Chiến lược Bảo trợ Xã hội Quốc gia, Chiến lược Việc làm Quốc gia, Chiến lược Đào tạo Dạy nghề Quốc gia, Chiến lược Khoa học Công nghệ Đổi mới, Kế hoạch Phát triển DNNVV năm năm, v.v.. Nhiều văn bản pháp quy đã được đưa vào thực thi (Luật Công nghệ cao, có hiệu lực từ ngày 1/7/2009; Nghị định 56/2009/NĐ-CP về Hỗ trợ DNNVV), hoặc đang được soạn thảo (Luật An toàn Vệ sinh Thực phẩm), cùng với các chính sách và cơ chế pháp lý và điều tiết có liên quan dựa trên tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện phát triển xuất khẩu, công nghiệp, và doanh nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay, việc nhận định vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như làm thế nào để tăng cường khả năng thích ứng và sức cạnh tranh của đất nước có ý nghĩa then chốt. Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách của LHQ và cộng đồng tài trợ quốc tế là yếu tố rất quan trọng đảm bảo thực hiện được các ưu tiên quốc gia một cách nhất quán, theo đúng các thỏa thuận, hiệp ước, công ước, và tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam cam kết tuân thủ, trong đó có Tuyên ngôn Thiên niên kỷ và các MTPTTNK.

Page 15: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

14

Nhận xét đánh giá và Tiến tới Phát triển Khu vực Tư nhân và Xúc tiến DNNVV Cục Phát triển Doanh nghiệp Năm 2009, Cục Phát triển Doanh nghiệp tăng cường nỗ lực vận động Chính phủ dành nhiều hỗ trợ hơn nữa cho việc phát triển khu vực tư nhân và DNNVV, và sự hợp tác và hỗ trợ mạnh mẽ từ các đơn vị thành viên của Nhóm Đối tác PTKVTN và XTDNNVV (SMEPG) và các nhà tài trợ vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2009. Đến lượt mình, các DNNVV Việt Nam đã chứng minh được khả năng phục hồi mau chóng trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng trong nước, và có đóng góp to lớn cho cả hai lĩnh vực thu nhập và việc làm. Trong lĩnh vực phát triển DNNVV: 1. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về Hỗ trợ DNNVV:

� Xây dựng định nghĩa mới về DNNVV, � Khuyến khích thành lập Quỹ Bảo lãnh Tín dụng DNNVV, với Bộ KHĐT đóng vai

trò đầu mối cho phát triển, � Điều chỉnh diện tích đất có thể sử dụng được thuộc Bộ TNMT để tạo mặt bằng

làm việc cho DNNVV và khu vực tư nhân. � Xúc tiến cụm công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và tạo thuận lợi cho DNNVV

hợp tác với nhau, � Khuyến khích xây dựng năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ để tăng số

lượng DNNVV tiếp cận được với Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia,

� Cải thiện khả năng tiếp cận Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia cho DNNVV, là chương trình sẽ dành một tỷ lệ phần trăm nhất định số hợp đồng hay đơn hàng cho các DNNVV cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công,

� Tiếp tục chú trọng và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, với trọng tâm đặt vào quản trị kinh doanh, tại các DNNVV.

2. Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 5/5/2010, đẩy nhanh việc thực hiện Nghị định 56. 3. Thực hiện cải cách đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc, với hỗ trợ kỹ thuật

của UNIDO: � Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 vế đăng ký kinh doanh được ban hành. � Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia được khai trương. � Mẫu đơn xin đăng ký kinh doanh, thuế, thống kê, và con dấu được đơn giản hóa

và thống nhất, 4. Soạn thảo văn kiện chính sách, trên cơ sở thí điểm, về Nhóm Kinh tế Tư nhân trong

Nhóm Tư nhân Việt Nam. 5. Soạn thảo để Chính phủ phê duyệt việc thành lập Quỹ Phát triển DNNVV. 6. Soạn thảo Sách Trắng về DNNVV năm 2009. 7. Soạn báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển DNNVV 2006-2010. 8. Soạn thảo Thông tư Liên tịch Bộ Kế hoạch Đầu tư-Bộ Tài chính hướng dẫn kế hoạch

đào tạo cho nguồn nhân lực của các DNNVV. Cục Phát triển Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tập trung vào việc:

Page 16: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

15

� Hỗ trợ vườm ươm doanh nghiệp và lập kế hoạch hợp tác với Bộ KHCN xây dựng các chính sách ưu đãi,

� Các ưu tiên của Kế hoạch Phát triển DNNVV 2011-2015 sẽ được tích hợp vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2015, trong đó có ưu tiên chú trọng việc tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ bằng cách bồi dưỡng tinh thần doanh nghiệp và tạo dựng việc làm,

� Hợp tác với các nhà tài trợ o Xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015, o Cập nhật cổng thông tin doanh nghiệp, www.business.gov.vn

� Tiếp tục thực hiện cải cách đăng ký kinh doanh trên quy mô toàn quốc, với hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO, để:

o Các thủ tục đăng ký kinh doanh, thuế, thống kê, và con dấu hiện nay được thống nhất và đơn giản hóa,

o Một mã số duy nhất cho mỗi doanh nghiệp tại Việt Nam được thể chế hóa và sử dụng bởi tất cả các cơ quan chính phủ để công nhận các doanhh nghiệp có đăng ký,

o Quy trình đăng ký tại 63 Phòng Đăng ký Kinh doanh cấp tỉnh được chuẩn hóa và thống nhất, và dịch vụ định hướng khách hàng được củng cố,

o Thông tin về tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký có sẵn công khai tại cơ quan đăng ký kinh doanh quốc gia,

� Tiếp tục tham gia thực hiện Dự án 30 trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, � Tiếp tục thực hiện việc Phát triển Cụm DNNVV trong các ngành và tại các tỉnh

được chọn, � Tích cực tham gia hợp tác quốc tế và khu vực thông qua các diễn đàn như APEC,

ASEAN, và các diễn đàn khác. Các cơ quan Đối tác Quốc gia và Đối tác Phát triển Như chúng ta mong đợi, cam kết của Nhóm SMEPG về việc phát triển DNNVV và khu vực tư nhân vẫn vòn rất mạnh mẽ. Hỗ trợ cùng các cách tiếp cận trong tương lai sẽ cần phải được gắn kết nhiều hơn nữa, trong đó có hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật trong một môi trường kinh doanh thuận lợi. Hiện vẫn tiếp tục có nhu cầu cần chia sẻ thông tin để đảm bảo tính đồng vận và hợp tác, được hình thành dựa trên những gi đã đạt được và đang có, nhằm tránh phát minh lại chiếc bánh xe đã có. Đây là thời điểm hoàn hảo để thống nhất lại các cách tiếp cận nhằm giúp ích cho Cục Phát triển Doanh nghiệp cùng các Kế hoạch của Cục, nhất là những kế hoạch đảm bảo có liên kết giữa các hoạt động ở cấp quốc gia và các hoạt động ở cấp chính phủ. Các hoạt động trong năm 2009 và các kế hoạch tương lai của các thành viên Nhóm SMEPG được tóm tắt dưới đây, theo thứ tự abc. 1. ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á - Asian Development Bank) ADB đã và đang hỗ trợ Khu vực tư nhân và các DNNVV Việt Nam bằng các khoản vốn cho vay thuộc chương trình DNNVV. Cho đến nay, hoạt động đối thoại, tuyên truyền vận động, và tư vấn chính sách vẫn tập trung vào việc:

� Phát triển môi trường kinh doanh thuận lợi cho khu vực tư nhân và các DNNVV; � Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho DNNVV;

Page 17: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

16

� Cải thiện khả năng tiếp cận đất đai cho DNNVV bằng cách hoàn thiện khung phát lý cho vấn đề đất đai;

� Tăng cường khả năng tiếp tận thị trường quốc tế cho các DNNVV bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp cho họ.

2. AOTS (Hiệp hội Học bổng Kỹ thuật Hải ngoại - Association for Overseas

Technical Scholarship, Nhật Bản) AOTS thay mặt cho Chính phủ Nhật Bản giám sát các chương trình học bổng kỹ thuật. Hoạt động hợp tác có liên quan đến việc phát triển khu vực tư nhân và DNNVV tại Việt Nam của AOTS tập trung vào việc:

� Phát triển nguồn nhân lực, chú trọng ngành sản xuất chế tạo và các ngành công nghiệp phụ trợ;

� Hợp tác với khu vực tư nhân và chính phủ (hỗ trợ tài chính); � Hai đề án đào tạo lớn: đào tạo tại Nhật bản hay trong nước: năm 2008: 300 người

được đào tạo tại Việt Nam về quản lý chất lượng (DNNVV) và 500 người được đào tạo tại Nhật.

3. CIDA (Cơ quan Phát triển Quốc tế Canađa - Canadian International

Development Agency) CIDA hỗ trợ cho hoạt động cải cách pháp lý và cải cách chính sách, cũng như thay đổi thể chế cần có để tăng trưởng định hướng thị trường, và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nông thôn. CIDA cũng tập trung vào việc nâng cao kỹ năng việc làm bằng cách tăng cường cơ hội tiếp cận và cải tiến công tác quản lý hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Một số ví dụ về những kết quả được kỳ vọng cho giai đoạn tới là như sau:

� Hơn 3.000 DNNVV sẽ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ đào tạo nâng cao và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của họ

� Khoảng 160.000 người (gồm cả nam và nữ) tại 16 cộng đồng nông thôn nghèo mục tiêu sẽ có nhiều hơn số cơ hội sử dụng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển DNNVV (ví dụ đường xá)

� Năng lực lãnh đạo và quản lý của 150 cơ sở giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề trong cả nước Việt nam sẽ được củng cố

� Xấp xỉ 150 cán bộ chính quyền cấp trung ương sẽ được đào tạo và được hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến các quy trình xây dựng pháp chế

� Xấp xỉ 1.600 cán bộ cấp tỉnh, huyện, và xã sẽ được đào tạo và được hỗ trợ kỹ thuật về quản lý tài chính, mua sắm, chuyển giao chương trình, và quản lý dựa trên kết quả có liên quan đến hỗ trợ DNNVV

4. EC (Ủy ban châu Âu - European Commission) EC là cơ quan đối tác từ lâu của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển khu vực tư nhân và DNNVV. Trong giai đoạn 2007-2013, chương trình hợp tác EC-Việt Nam bao gồm:

Page 18: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

17

� Làm việc với các tổ chức công đoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, ví dụ sản xuất mây của WWF, xúc tiến TNXHDN, tài chính vi mô và tài chính khí hậu của UNIDO;

� Củng cố các tổ chức tín dụng vi mô tại Việt Nam (và Campuchia); � Dự án về hợp tác xã tập trung vào các vùng nông thôn để tổ chức và liên kết tốt

hơn; � Làm việc về phát triển khu vực tư nhân với các bộ để thực hiện các cam kết WTO

về xúc tiến thương mại, hiệp hội kinh doanh; � Hỗ trợ kỹ thuật cho các DNNVV; � Một chương trình 11 triệu euro về du lịch, với tập huấn nội bộ cho các khách sạn

(nay đã tiến tới hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch tổng thể) � Làm việc với chương trình khoa học và công nghệ, là chương trình mà trong đó

các trường đại học và công ty châu Âu sẽ trợ giúp cho các công ty và trường đại học của Việt nam.

5. PHẦN LAN Phần Lan đã hỗ trợ phát triển tinh thần doanh nghiệp cho các hộ gia đình và DNNVV do phụ nữ làm chủ tại miền Trung Việt Nam và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trợ giúp DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh (cùng với Cục Phát triển Doanh nghiệp), với đối tác là Italia và Na Uy. Cả hai sáng kiến này đều được thực hiện với hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO. Hiện nay, một chương trình 3 triệu euro đang được thực hiện cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ, và có mục đích là:

� Nâng cao năng lực khu vực công trong việc tạo thuận lợi cho đổi mới; � Hỗ trợ hoạch định và thực hiện chính sách – đặc biệt là trong việc tạo dựng những

hệ thống công khai liên kết nghiên cứu với kinh doanh (các cụm công nghiệp) và phát triển sản phẩm

� Liên kết các hệ thống với các hoạt động của các nhà tài trợ đối tác (nghĩa là các nỗ lực chung của các ngành và nhà tài trợ cần có sự hợp tác với nhau)

� Hỗ trợ các chương trình đối tác giữa Phần Lan và Việt Nam. 6. IFC (Công ty Tài chính Quốc tế - International Finance Corporation) IFC, cùng với các đối tác Phần Lan,, Ireland, New Zealand, Hà Lan, và Thụy Sĩ, đang thực hiện một chương trình tư vấn năm năm tại khu vực sông Mê Kông trong đó có Việt Nam. Gần đây, bên cạnh các chương trình về Môi trường Đầu tư và Cơ hội Tiếp cận Tài chính của mình, IFC đã xây dựng một loạt dự án mới trong lĩnh vực Môi trường và Xã hội Bền vững, bao gồm:

� Việc làm Tốt hơn (Better Work), được đồng thực hiện bởi IFC và ILO. Bằng việc tham gia chương trình, các dự án mỗi năm thanh toán cho một lần đánh giá. Tiếp theo việc đánh giá nhu cầu tuân thủ này, các dịch vụ tư vấn của chương trình Việc làm Tốt hơn thiết kế và thực hiện kế hoạch cải tiến riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình cập nhật cho người mua thông tin về những bước chủ động mà các doanh nghiệp đang tiến hành để giải quyết những vấn đề chủ yếu về tuân thủ tại cơ sở của họ.

� Sử dụng Năng lượng Hiệu quả và Sản xuất Sạch hơn (Energy Efficiency and Cleaner Production - EECP): Dự án làm việc với một số ngân hàng thương mại

Page 19: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

18

được chọn để xây dựng chiến lược riêng cho họ và phát triển những sản phẩm được dự án EECP tài trợ. Dự án cũng hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và đào tạo về EECP để đáp ứng nhu cầu thị trường.

� Quản trị Doanh nghiệp (Corporate Governance) được khai trương tháng 10/2008 và nhằm giúp nâng cao tiêu chuẩn và cải tiến thông lệ thực hành về quản trị doanh nghiệp cho khu vực doanh nghiệp mới nổi của Việt Nam. Dự án sẽ áp dụng một cách tiếp cận toàn diện, mà với cách tiếp cận này dự án sẽ làm việc với những cơ quan chính phủ thích hợp để hoàn thiện khung điều tiết về quản trị doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp, củng cố năng lực cho các cơ sở giáo dục và đào tạo để cung cấp các chương trình đào tạo về quản trị doanh nghiệp, và tư vấn cho các công ty về việc thực hiện các phương pháp thực hành quản trị doanh nghiệp tốt.

7. ILO (Tổ chức Lao động quốc tế - International Labor Organization) ILO làm việc ở cấp quốc gia và cấp địa phương, cung cấp tư vấn chính sách và hỗ trợ phát triển năng lực. ILO đang thực hiện một loạt dự án tập trung vào các phương diện khác nhau của phát triển doanh nghiệp, bao gồm:

� Xúc tiến Phát triển Doanh nghiệp Nữ và Bình đẳng Giới (Promoting Women’s Entrepreneurship Development and Gender Equality - WEDGE) có mục đích là cải thiện môi trường và xây dựng năng lực thể chế để phát triển doanh nghiệp nữ và bảo đảm bình đẳng giới.

� Xúc tiến Việc làm Bền vững và Nhân văn cho Người Khuyết tật thông qua các Dịch vụ Hỗ trợ bao gồm cả người khuyết tật (Promoting Decent Work for People with Disabilities through inclusion Support Services - INCLUDE) khuyến khích việc đưa người khuyết tật vào trong các chính sách và chương trình phát triển doanh nghiệp, đào tạo dạy nghề, và xúc tiến việc làm.

� Là một phần trong Chương trình Thị trường Lao động, Dự án Tập huấn trên cơ sở Cộng đồng để Tăng cường Quyền năng Kinh tế (Community Based-Training for Economic Empowerment - CB-TREE) mang tính phương pháp luận, thông qua đó các cơ hội kinh tế và việc làm tại địa phương được nhận diện, và các kỹ năng dạy nghề và kỹ năng hoạt động doanh nghiệp được phát triển. Đối tượng mục tiêu của dự án là các nhóm người thiếu việc làm, thất nghiệp, và nếu không thì dễ bị tổn thương và chịu thiệt thòi trong xã hội, thường nằm trong khu vực kinh tế phi chính thức.

� Dự án Việc làm cho Thanh niên nhờ Phát triển Kinh tế Địa phương (Youth Employment through Local Economic Development - LED) tại tỉnh Quảng Nam (khởi động năm 2010) sẽ áp dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị cho việc cải tiến sản phẩm mang giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh, và cải thiện cơ hội tiếp cận thị trường cho một số ngành được chọn. Đồng thời, khả năng được thuê làm việc và việc làm của những người trẻ tuổi trong các ngành này sẽ được tăng cường nhờ hoạt động tập huấn dạy nghề và phát triển kỹ năng hoạt động doanh nghiệp. Dự án cũng cũng sẽ hỗ trợ cho cơ quan chính quyền tỉnh tạo dựng một môi trường thuận lợi hơn cho cả hoạt động kinh doanh lẫn cơ hội việc làm.

� Việc làm Tốt hơn (Better Work) ILO/IFC, (xem phần IFC ở trên)

Page 20: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

19

� Chương trình Chung của LHQ về Sản xuất và Thương mại Xanh (UN Joint Programme on Green Production and Trade) (hợp tác với FAO, ILO, ITC, và UNCTAD) (xem phần UNIDO dưới đây)

� Ngoài ra, ILO có sẵn một loạt công cụ xúc tiến tinh thần doanh nghiệp như “Khởi

sự và Cải tiến Việc kinh doanh của bạn” (Start and Improve Your Business -SIYB) và “Tìm hiểu về Kinh doanh” (Know About Business - KAB).

8. ITALIA

Italia đã có quan hệ đối tác lâu dài với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển khu vực tư nhân và xúc tiến DNNVV. Trong số những hoạt động gần đây nhất có dự án Hỗ trợ Xây dựng Cơ sở hạ tầng Trợ giúp DNNVV cấp Quốc gia và cấp Tỉnh vừa mới hoàn thành, là dự án đồng tài trợ của Chính phủ Phần Lan và Chính phủ Na Uy, được thực hiện thông qua hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO, và xây dựng năng lực cho Cục Phát triển Doanh nghiệp và các Phòng Thông tin Ban đầu cấp tỉnh tại Thái Nguyên, Bình Thuận và Quảng Ninh để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010. Hỗ trợ hiện nay của Italia trong lĩnh vực này gồm các dự án sau:

� Phát triển Cụm DNNVV: Dự án gồm hai giai đoạn này có mục đích là góp phần phát triển kinh tế địa phương nhằm tăng cường sức cạnh tranh của DNNVV thông qua cách tiếp cận về cụm DNNVV, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và bồi đắp các mối liên kết giữa các doanh nghiệp và quan hệ đối tác công-tư ở cấp tỉnh. Các thỏa thuận kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Italia sẽ được cổ vũ, làm động lực giúp chuyển giao kỹ thuật và xúc tiến quan hệ đối tác công nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững hơn nữa. Dự án do UNIDO quản lý, với tổng ngân sách tài trợ không hoàn lại là 3 triệu Euro;

� Dự án về sau gia nhập WTO tại Việt Nam: Sau khi có đóng góp hết sức quan trọng cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) của Việt Nam, Italia hiện đang tài trợ cho giai đoạn hai của Dự án để thành lập một văn phòng tại Bộ Công Thương với nhiệm vụ thông báo cho WTO về các luật và quy trình thủ tục liên quan đến thương mại quốc tế của Việt Nam, và thành lập một trung tâm xuất sắc về đào tạo và nghiên cứu đóng tại một trường đại học về thương mại quốc tế và luật lao động.

9. ITC (Trung tâm Thương mại Quốc tế - International Trade Center) ITC đã tích cực xúc tiến thương mại và hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam, chủ yếu thông qua Bộ Công Thương nói chung, VIETRADE nói riêng. Hiện nay, ITC đang tham gia:

� Chương trình Chung của LHQ về Sản xuất và Thương mại Xanh để Cải thiện Thu nhập và Cơ hội Việc làm cho Người nghèo Nông thôn, với tư cách là Cơ quan LHQ chỉ đạo, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm mây/tre, cỏ biển, sơn mài, và giấy thủ công của các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Các cơ quan đối tác quốc gia của dự án được tài trợ bởi Quỹ MTPTTNK Tây Ban Nha này là Vietrade và Vietcraft;

� Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của một số ngành được chọn, với tài trợ của Thụy Sĩ;

Page 21: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

20

� Phát triển năng lực cho các cơ quan xúc tiến thương mại ở cấp tỉnh cùng các hiệp hội kinh doanh để hỗ trợ DNNVV tiếp cận thị trường quốc tế.

10. JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Japan International Cooperation

Agency) Nhật Bản đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển khu vực tư nhân và DNNVV từ năm 1998. Hiện nay, JICA đang huy động nguồn lực của các công ty Nhật Bản để có thể hỗ trợ cho ngành công nghiệp và các công ty cung ứng phụ tùng và dịch vụ của Việt Nam. Bốn nội dung chủ yếu trong hỗ trợ hiện nay của Nhật Bản cho các DNNVV là:

� Hỗ trợ các cơ quan như Cục Phát triển Doanh nghiệp xây dựng chính sách; � Tài trợ khoảng 180 triệu USD; � Hỗ trợ nguồn nhân lực và tăng cường năng lực; � Hỗ trợ trực tiếp cho các DNNVV: hội thảo chuyên đề, v.v...

11. SECO (Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ - State Secretariat for Economic Affairs,

Switzerland) SECO đã hỗ trợ xúc tiến thương mại cho Việt Nam, thông qua Vietrade, được một thập kỷ nay, cụ thể là hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh cho các DNNVV và khu vực tư nhân. Những lĩnh vực mới mà SECO quan tâm là:

� Các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; � Các vấn đề về chuỗi cung ứng, mối quan tâm của người mua quốc tế; � Hỗ trợ ngành ngân hàng cung cấp các sản phẩm phù hợp cho DNNVV (quỹ ủy

thác tín dụng) � Tiềm năng cải thiện quan hệ hợp tác cùng với sản phẩm mới, tăng cường cơ hội

thiết lập quan hệ đối tác công-tư bằng cách tạo dựng kiến thức và hiểu biết tốt hơn;

� Cải cách đăng ký kinh doanh; � Cố gắng hiểu biết tốt hơn về quan hệ hợp tác liên bộ trong một số lĩnh vực nhất

định, ví dụ xúc tiến thương mại. 12. SNV (Cơ quan Hợp tác Hà Lan – the Netherlands Cooperation Agency) SNV tập trung xây dựng các giải pháp dựa trên thị trường cho người nghèo. Hỗ trợ hiện nay bao gồm:

� Làm việc về cây sắn và sản xuất rượu sắn nhằm nhận diện những vấn đề về hệ thống sản xuất để người nghèo có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và có cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn, cải thiện môi trường thuận lợi trong chuỗi giá trị.

� Làm việc với khu vực tư nhân để cải thiện quan hệ với nhà cung cấp nhằm cải tiến chuỗi giá trị.

� Cũng làm việc để nhận diện cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế mở rộng hoạt động kinh doanh của họ tại cách tỉnh bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.

13. UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghệp của Liên hợp quốc - United Nations

Industrial Development Organization)

Page 22: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

21

UNIDO làm việc với các cơ quan quốc gia về xây dựng chính sách, kết hợp tư vấn chính sách với phát triển năng lực ở cấp quốc gia và cấp địa phương, trong đó có phát triển năng lực của khu vực tư nhân ở cấp doanh nghiệp để tạo ra những ảnh hưởng mang tính trình diễn/có thể nhân rộng. Các lĩnh vực trọng tâm trong giai đoạn 2009-2011 là:

� Hỗ trợ Kỹ thuật cho Cải cách Đăng ký Kinh doanh, thực hiện cùng với Cục Phát triển Doanh nghiệp/Bộ KHĐT, Tổng cục Thuế/Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, và Bộ Công an ở cấp quốc gia và 63 Phòng Đăng ký Kinh doanh cấp tỉnh tại các địa phương (xem phần Cục Phát triển Doanh nghiệp ở trên);

� Tư vấn chính sách và phát triển năng lực để xây dựng Chiến lược Khoa học, Công nghệ và Đổi mới giai đoạn 2011-2020, và thực hiện Luật Công nghệ Cao, được thực hiện cùng với Bộ KHCN, Viện NISTPASS, và các nhóm có lợi ích liên quan khác;

� Thích ứng và giảm thiểu tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với các ngành công nghiệp và thương mại, và hỗ trợ chuyển đổi ngành công nghiệp Việt Nam thành một nền công nghiệp xanh/carbon thấp trong tương lai, thực hiện cùng với cục ISEA/Bộ Công Thương, Bộ TNMT, các hiệp hội và doanh nghiệp ngành công nghiệp, trong đó có hỗ trợ chính sách cho việc xây dựng Kế hoạch Hành động Ứng phó với Biến đổi Khí hậu của Bộ Công Thương;

� Một chương trình mới nhằm theo dõi và đối chuẩn các hoạt động đầu tư và hiệu ứng lan tỏa của việc phát triển đầu tư và nhà cung cấp, thực hiện cùng với Cục ĐTNN/Bộ KHĐT và VCCI, và bao gồm cả việc thiết lập hệ thống theo dõi đầu tư dựa trên trang mạng tại Cục ĐTNN và hệ thống trao đổi nhà cung cấp tại VCCI;

� Tiêu chuẩn chất lượng mới cho quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp, vì đây là những quy định thương mại mới sẽ tác động đến hoạt động thương mại của DNNVV và cách DNNVV tiến hành kinh doanh, thực hiện cùng với Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng Việt Nam/Bộ Công Thương và Tổng cục TCĐLCL/Bộ KHCN;

� Phát triển Cụm DNNVV trong một số ngành được chọn, thực hiện cùng với Cục Phát triển Doanh nghiệp/Bộ KHĐT và các hiệp hội ngành, nhằm củng cố các cụm sản phẩm và các chuỗi giá trị với quan điểm tăng cường quan hệ đối tác và liên kết kinh doanh với quốc tế;

� Hỗ trợ Sau Gia nhập WTO để Phát triển Năng lực Tuân thủ TBT/SPS cho các ngành Xuất khẩu Chủ chốt của Việt Nam, thực hiện cùng với Tổng cục TCĐLCL/Bộ KHCN, ở đây năng lực hiệu chuẩn, thử nghiệm, chứng nhận của các phòng xét nghiệm được củng cố, việc truy nguyên nguồn gốc thực phẩm được thực hiện thí điểm, việc tuân thủ các quy định về hóa chất và vật liệu nguy hiểm được tăng cường, và việc soạn thảo các quy chuẩn kỹ thuật cho một số lĩnh vực được chọn được hỗ trợ;

� Xúc tiến Sản xuất Sạch hơn, thực hiện cùng với Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam, hỗ trợ DNNVV thực hiện những kỹ thuật, phương pháp thực hành, và công nghệ sản xuất sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả;

� Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, với tư cách là một nội dung trong chiến lược kinh doanh và nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của DNNVV, được khuyến khích trong các DNNVV thuộc các ngành dệt may, da giày, và điện tử, thực hiện cùng với VCCI, EuroCham, LEFASO, VITAS, VEIA, Viện ILLSA, và Tổng cục TCĐLCL ;

Page 23: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

22

� Chương trình Chung của LHQ về Sản xuất và Thương mại Xanh (hợp tác với FAO, ILO, ITC, và UNCTAD) nhằm củng cố các chuỗi giá trị hàng tiểu thủ công nghiệp tại bốn tỉnh miền Bắc, cũng hạn chế tác động môi trường ở cấp địa phương, đảm bảo việc làm chất lượng tốt, áp dụng các cách tiếp cận về chuỗi giá trị bằng cách hỗ trợ nông dân và làm việc với các nhà sản xuất để đảm bảo tốt hơn sản phẩm xuất khẩu, thực hiện cùng với VIETRADE, VIETCRAFT và các bên có lợi ích liên quan cấp tỉnh.

14. VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chamber of Commerce

and Industry) Trung tâm Xúc tiến DNNVV của VCCI là cơ quan đầu mối về xúc tiến khu vực tư nhân và DNNVV nằm trong VCCI. Các phòng ban khác thuộc VCCI cũng tham gia hỗ trợ DNNVV/khu vực tư nhân. Hiện nay, VCCI tham gia các loại hình dự án sau:

� Hỗ trợ cán bộ hành chính cấp tỉnh tạo lập môi trường thuận lợi cho DNNVV; � Phổ biến các công cụ dùng cho mô hình Đối tác Công-Tư (hợp tác với ILO và

GTZ); � Áp dụng mô hình Đối tác Công-Tư để giảm nghèo và cải thiện tình hình việc làm; � Phát triển chuỗi giá trị trong các ngành hạt điều, nước mắm, thủy sản sấy khô; � Chỉ số Cạnh tranh cấp Tỉnh, hợp tác với VNCI; � Thường xuyên phát hành Báo cáo Kinh doanh Thường niên; � Cùng IFC phát hành Tin nhanh Chính sách về môi trường kinh doanh.

15. VNCI (Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam - Viet Nam

Competitiveness Initiative-USAID) VNCI tích cực ủng hộ môi trường thuận lợi cho phát triển khu vực tư nhân và DNNVV. Hiện nay, VNCI đang:

� Làm việc để sửa chữa những điểm tắc nghẽn trong các quy trình thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực.

� Hỗ trợ Chính phủ thực hiện dự án Cải cách Hành chính Công — Dự án 30 thông qua Văn phòng Chính phủ. Cho đến nay Dự án 30 đã đạt được các thành tựu sau:

o Khai trương Cơ quan Đăng ký Thủ tục Hành chính, gồm các loại chứng chỉ và giấy phép, từ 24 Bộ và tất cả các tỉnh;

o Nhận diện hầu hết các quy trình thủ tục rườm rà, việc này sẽ kết thúc vào cuối năm 2010;

o Chuẩn bị cho giai đoạn sau, là giai đoạn mà ở đó việc đơn giản hóa quy trình thủ tục sẽ được hỗ trợ để đảm bảo có một môi trường kinh doanh tốt hơn.

� Làm việc với Bộ KHĐT để thành lập hai cơ quan sau: Đơn vị Phát triển Cơ sở hạ tầng, tập trung vào Đối tác Công-Tư và cơ sở hạ tầng cho đầu tư, và Phòng Đăng ký Một cửa cho những ai cần phát triển khu vực tư nhân;

� Cũng nhắm tới mục tiêu là điều phối quy hoạch tổng thể, vì các tỉnh hiện đang thiếu được điều phối một cách tổng thể;

Page 24: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

23

� Làm việc về quỹ tài trợ cơ sở hạ tầng để thâm nhập thị trường trái phiếu nhằm huy động vốn;

� Làm việc với Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về cách huy động các thị trường vốn;

� Làm việc để nâng cao sức cạnh tranh của một số tỉnh nhất định cấp tỉnh, hợp tác với ACI, Viện CIEM, Bộ KHĐT phát hành báo cáo cạnh tranh ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương.

Về Nhóm SMEPG SMEPG là nhóm đối tác được thành lập ban đầu bởi Bộ KHĐT, Đại sứ quán Nhật Bản và UNIDO, và đã đi vào hoạt động từ năm 1999. Nhóm được thường trực đồng chủ trì bởi Cục Phát triển Doanh nghiệp/Bộ KHĐT, là cơ quan đồng thời đảm trách chức năng thư ký. Hai nhà tài trợ đồng chủ trì của SMEPG được luân phiên lựa chọn bởi các cơ quan thành viên, hàng năm một trong hai cơ quan đồng chủ trì được thay bởi một nhà tài trợ đồng chủ trì mới để đảm bảo tính bền vững. Nhóm SMEPF nhóm họp sáu tháng một lần và có thể thường xuyên hơn, khi được các cơ quan đồng chủ trì triệu tập. Các cơ quan thành viên Nhóm SMEPG thường chia sẻ thông tin để điều phối cũng như thực hiện các hoạt động chung. Năm 2009, thành phần Nhóm SMEPG bao gồm ADB, AOTS, CIDA, EC, Phần Lan, IFC, ILO, Italia, ITC, JICA, SECO, SNV, UNIDO, VCCI, và VNCI/USAID. Năm 2009, các nhà tài trợ đồng chủ trì SMEPF là IFC (Bà Trang Nguyen-Cán bộ Quản lý Chương trình MPDF) và ILO (Bà Rie Vejs Kjeldgaard-Giám đốc Quốc gia của ILO). Năm 2010, UNIDO tiếp nhận vai trò đồng chủ trì (Bà Nilgün Taş, Đại diện UNIDO tại Việt Nam) thay cho IFC. Đóng góp cho chương trình nghị sự cho phát triển và điều phối của nhà tài trợ Nhóm SMEPG đã giúp phân bổ hỗ trợ của các nhà tài trợ, nhất là hỗ trợ dành cho phát triển DNNVV, theo thứ tự ưu tiên và các hoạt động được xác định trong Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010, đã được đưa vào trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2006-2010. Ví dụ,

� Sự điều phối và quan hệ hợp tác chặt chẽ đã được thiết lập giữa ADB, UNIDO và VNCI/USAID trong quá trình thực hiện Dự án 30, nhất là trong cải cách đăng ký kinh doanh và đơn giản hóa giấy chứng nhận, giấy phép kinh doanh.

� Nhóm SMEPG giúp tạo điều kiện thực hiện các hoạt động chung (tuyên truyền vận động, xây dựng năng lực thông qua các hoạt động tập huấn chung, chia sẻ và sử dụng các công cụ chung) giữa IFC, EC, GTZ, VCCI và VNCI/USAID nhất là ở cấp tỉnh trong quá trình phát triển chuỗi giá trị, phát triển kinh tế địa phương, và tiến hành các bước cải thiện trong quy hoạch tỉnh và môi trường kinh doanh cấp tỉnh.

� Nhóm SMEPG đã giúp tránh chồng chéo trong hỗ trợ của các nhà tài trợ bằng cách tạo dựng được một cộng đồng nhà tài trợ được thông tin tốt.

� Nhóm SMEPG đã góp phần làm tăng khối lượng và tính đa dạng của hỗ trợ dành cho khu vực DNNVV.

Page 25: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

24

NHÓM ĐỐI TÁC Y TẾ

Giới thiệu chung Kê tư khi Văn bản thỏa thuận chung giữa Bộ Y tế và các đối tác phát triển về tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế (gọi tắt là Văn bản SOI ) đươc thông qua năm 2009 tại cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế (sau đây gọi là cuộc họp HPG) đầu tiên do TS. Nguyên Quôc Triêu , Bộ trưởng Bộ Y tế và Ông Sean Doyle , Trương phai đoan Liên minh châu Âu đồng chủ trì , Bô Y tê va cac đôi tac phat triên đa tıch cưc đưa vân đê hiêu qua viên trơ trơ thanh môt trong nhưng trong tâm cua cac chương trınh nghi sư va cac hoat đông liên qua cua Nhom đôi tac Y tê . Nhưng hoat đông nhăm nâng cao hiêu qua viên trơ cho ngành y tế thể hiện rõ nhất qua việc Bộ Y tế và các đối tác phát triển đã thể hiện sự cam kêt và quyết tâm thực hiện 10 côt môc cua Văn ban SOI đa đê ra . Măt khac , thông qua viêc đôi thoai chınh sach , Bô Y tê va cac đôi tac phat triên chia se cac thông tin mơi nhât trong lınh vưc chınh sach, nhưng ưu tiên trung han va dai han, nhưng ưu tiên câp thiêt cho ngành y tế , và đây là nơi chia sẻ những quan tâm , nguyên vong cua cac đôi tac phat triên đôi vơi qua trınh xây dưng kê hoach y tê , chiên lươc quôc gia va cua nganh y tê . Tại cuộc họp Nhóm đối tác Y tế gần đây nhất do Bộ trưởng Bộ Y tế và Ngài Đại sứ Hoa Kỳ chủ trì, Nhóm đối tác y tế đã xây dựng được một cấu trúc , cơ chê va kê hoach hoat đông kha thi cho ca năm va đinh hương nhưng hoat đô ng cho năm tiêp theo đê tăng cương hiêu qua viên trơ. Xét tổng thể , trong 12 tháng vừa qua , Bô Y tê (đâu môi la Vu HTQT ) đa tô chưc đươc 4 cuôc hop HPG , đang tiên hanh thưc hiên 8 côt môc va dư thao kê hoach hoat đông 2 côt môc con lai , nhiêu hoat đông trong cac côt môc nay đa trơ thanh môt hoat đông thương quy cua Bô Y tê . Ngoài ra Nhóm đối tác Y tế còn có sự liên kết chặt chẽ với các Nhóm đôi tac /Diên đan liên quan : AEF, PCG, INGO forrum ,… Dư kiên trong thơi gian tơi , Nhóm đối tác y tế sẽ tăng cường sự điều phối viện trợ ở tuyến tỉnh . A, Các hoạt động của Nhóm đối tác quốc tế trong vòng 12 tháng qua 1, Các cuộc họp Nhóm đối tác

1.1. Cuôc hop Nhóm đối tác y tế quý II (tháng 5) 2009 � Chủ trì: Thư trương Nguyên Thi Kim Tiên � Đồng chủ trì: Ngài Jean-Marc Oilvé, Trưởng Đại diện TCYTTG

1.2. Cuôc hop Nhom đôi tac y tê quy III (tháng 8) 2009 � Chủ trì: Thư trương Nguyên Thi Kim Tiên � Đồng chủ trì : Bà Victoria Kwakwa , Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt

Nam 1.3. Cuôc hop Nhom đôi tac y tê quy IV (tháng 11) 2009

� Chủ trì: Thư trương Nguyên Thi Kim Tiên � Đồng chủ trì: Ngài Jesper Morch, Trương Đai diên Tổ chức UNICEF tại Việt

Nam 1.4. Cuôc hop Nhom đôi tac y tê quy I (tháng 3) 2010

� Chủ trì: Bô trương Nguyên Quôc Triêu � Đồng chủ trì: Ngài Michael Michalak, Đai sư Hoa Ky tai Viêt Nam

Các nội dung chính trong các cuộc họp này

Page 26: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

25

(1) Đối thoại chính sách: - Chia sẻ các kết luận mới nhất của Bộ Chính trị Việt Nam (Kết luận số 42, 43,

44) về tình hình và định hướng phát triển ngành y tế Việt Nam. - Cập nhật tình hình mới các vấn đề y tế của Việt Nam và khu vực, trong đó đề

cập đến việc ứng phó với đại dịch cúm A/H1N1 hiện nay và thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Kết quả 1 năm thực hiện Đề án 1816 về việc cử cán bộ chuyên môn luân chuyển từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới

- Câp nhât tınh hınh xây dưng va qua trınh triên khai Luât Kham chưa bênh , Luât BHYT, Luật Vệ sinh và An toàn thực phẩm

- Chiên lươc Dân sô va sưc khoe sinh san - Đanh gia kê hoach hanh đông vê Điêu dương va Nư Hô sinh - Câp nhât viêc xây dưng kê hoach 5 năm giai đoan 2011-2015 (2) Báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện Văn bản thỏa thuận chung (3) Chia sẻ thông tin của các thành viên HPG: - Phản hồi của các đối tác từ Hội thảo tư vấn Lập kế hoạch y tế: các vấn đề mới

phát sinh, hỗ trợ của các đối tác cho Kế hoạch y tế 5 năm 2011-2015. - Cập nhật tiến trình đàm phán về Chương trình xóa đói giảm nghèo (PRSC)

lần thứ 8 và 9 và các hoạt động khởi động trong lĩnh vực y tế. - Giơi thiêu vê phương phap tınh Chi phı cân biên va ap dung phương phap

tính vào việc xây dựng Chương trình y tế quốc gia tại Việt Nam (UNICEF) 2. Các hoạt động thực hiện các Milestone trong SOI

Bảng 1: Các cột mốc của Bản Văn bản thỏa thuận chung (SOI)

Số TT Cột mốc 1 Bảng ma trận chi tiết các hoạt động của nhà tài trợ trên cơ sở hàng năm theo

một hình thức đã được thống nhất. Bảng ma trận đầu tiên sẽ do TCYTTG chuẩn bị

2 Thực hiện một nghiên cứu để đánh giá mức độ sự hài hòa và tuân thủ của hỗ trợ kỹ thuật trong ngành Y tế

3 Ban hành Hướng dẫn về việc cung cấp hỗ trợ ngân sách trong ngành Y tế

4 Rà soát các quy trình phê duyệt, mua sắm và giải ngân để sử dụng cho viện trợ Y tế

5 Chính phủ phê duyệt chính thức diễn đàn HPG với các điều khoản tham chiếu được nêu tại Phụ lục 2, thiết lập một cơ chế kinh phí chuyên cho ban thư ký HPG với hỗ trợ của các đối tác có quan tâm. Các quy trình liên kết chính thức HPG với các nhóm đối tác có liên quan đến y tế được thống nhất

6 Kiểm điểm về tính minh bạch, tính chính xác và đúng thời gian đối với thông tin về tài chính do các đối tác cung cấp

7 Hoàn thiện kế hoạch chi tiêu gắn với Kế hoạch 5 năm với thông tin về tổng

Page 27: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

26

thu nhập từ các nguồn trong nước và ngoài nước cho ngành y tế

8 Hoàn thành Kế hoạch 5 năm khả thi, có ước tính kinh phí cho ngành Y tế và gắn với khung theo dõi

9 Đánh giá mức độ hỗ trợ của đối tác được liên kết với Kế hoạch 5 năm và gắn với các kế hoạch hàng năm

10 Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế được thực hiện, với sự tham gia của tất các cấp chính quyền, các tổ chức dân sự và các đối tác tài trợ và được phổ biến

Côt môc sô 1: Xây dưng Bang ma trân hoat đông cac nha tai trơ Bảng Ma trận đã được Bộ Y tế thông qua tháng 2/2010, Vụ HTQT đã g ửi Bảng Ma trận đến 27 đôi tac phat triên va đa nhân đươc 21 phản hồi . Môt han chê chu yêu trong cua Bảng ma trận là các thông tin về kinh phí phân bổ theo các năm của dự án vẫn chưa đầy đu. Bươc tiêp theo , Vụ HTQT se t iêp tuc Lam sach dư liêu va chuyên tơi cac đôi tac đê kiêm tra, sau đo se tô chưc môt hôi thao đê Trınh bay kêt qua phân tıch bươc đâu va môi liên quan vơi kê hoach y tê 5 năm bên canh đo se đưa ra nhưng hương dân c ụ thể và thực hành hoàn chỉnh cho các đối tác phát triển để hoàn thành cơ sở dữ liệu

Côt môc sô 2: Nghiên cưu vê Hai hoa va Liên kêt Hô trơ Ky thuât trong lınh vưc y tê Viêt Nam Được sự hỗ trợ của JICA và GTZ , nhóm nghiên cưu đa hoan thanh xong bao cao nghiên cưu va đang đươc phê duyêt , bên canh đo , nhóm chuyên gia đã hoàn thành Bài trình bày vê cac kêt qua chınh cua nghiên cưu (có kèm theo trong tài liệu). Kêt qua nghiên cưu gôm Tông quan cac tai liêu săn co va kêt qua cac cuôc tham vân y kiên cac đôi tac quôc tê va các cơ quan thực hiện và quản lý y tế Việt Nam . Bươc tiêp theo, Vụ HTQT làm đầu mối của nghiên cứu này sẽ tổ chức một cuộc hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu và đưa những khuyên nghi kha thi đê nâng cao hai hoa va liên kêt cac hô trơ ky thuât trong y tê . Vụ HTQT đang dư kiên se xây dưng Nhom ky thuât vê Nâng cao hai hoa va liên kêt viên trơ trong nganh y tê va hy vong nhân đươc sư hô trơ tiêp theo cua cac nha tai trơ .

Cột mốc 3 - Hướng dẫn hỗ trợ ngân sách trong ngành y tế Vụ KHTC là đầu mối của cột mốc này , Vụ KHTC đã xây dựng khung , xin ý kiến nội bộ BYT, đa xây dựng xong Dự thảo va đang xin ý kiến các Bộ KH -ĐT, Bộ Tài chính . Tiêp theo đây, Vụ KHTC sẽ tiếp tục xin ý kiến các Nhà tài trợ , hoàn thiện hướng dẫn va trình Bộ trương Bô Y tê ban hành.

Cột mốc 4 - Minh bạch các quy trình mua sắm và giải ngân Đây cung la côt môc do Vu KHTC lam đâu môi thưc hiên , kết quả: đa xây dưng xong Dự thảo 1 hướng dẫn về đấu thầu trong các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế theo Luật Đấu thầu và Nghị định 85, đa xây dựng mẫu thẩm định kết quả đấu thầu , Vụ cũng đã tổng hợp những khó khăn với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc góp ý hướng dẫn hài hòa thủ tục đấu thầu với nhóm 6 Ngân hàng.

Cột mốc 5 – Phê duyêt diễn đàn HPG, Ban thư ký HPG Sau thơi gian lam viêc vơi chuyên gia cua TCYTTG va nhân đươc y kiên cua cac nha tai trơ, Vụ HTQT làm đầu mối của cột mốc này đã xây dựng Cấu trúc ban thư ký HPG , Điêu khoản tham chiếu Ban thư ký và tiền đê cho cac Nhom ky thuât, bên canh đo xây dưng dư thảo Kế hoạch hoạt động Diễn đàn HPG . Bươc tiêp theo: ban Thư ky se chınh thưc đươc thông qua vơi câu truc va điêu khoan tham chiêu Ban thư ky đươc trınh bay tai cuôc họp

Page 28: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

27

ngày hôm nay và cũng thông qua kế hoạch dự thảo của HPG năm 2010. Đê nâng cao hiêu quả diễn đàn HPG , Vụ HTQT dư kiên se xây dưng cac Nhom ky thuât trong HPG va xây dưng liên kêt giưa HPG vơi Diên đan AEF va cac Nhom đôi tác khác (PAHI, PCG, diên đan PC HIV/AIDS…)

Ban thư ký của HPG đã được thành lập với mục tiêu: (1) Điều phối các hoạt động cho diễn đàn HPG và hoạt động các nhóm kỹ thuật; (2) Xây dựng liên kết giữa HPG với các Nhóm đối tác/Diễn đàn khác và nhiêm vu: (1) Quản trị diễn đàn, ( Tô chưc cac cuôc hop HPG , Chuân bi va chia se cac tai liêu tơi cac thanh viên HPG trươc, trong va sau cac cuôc hop HPG, Hô trơ Logistic va hô trơ khac cho cac nhom ky thuât cua HPG khi cân thiêt…) và (2) Điều phối hoạt động, ( Đam bao công viêc cac nhom ky thuât HPG đap ứng các ưu tiên của Bộ Y tế, ngành y tế và các ưu tiên cùng quan tâm, …), Xây dưng kê hoạch hoạt động của HPG và giám sát quá trình triển khai Ban thư ký HPG đứng đầu là Vụ trưởng Vụ HTQT, thành viên gồm có 1 Điều phối viên, 1 Admin, 1 chuyên gia tư vấn IT. Dự kiến thời gian tới sẽ thành lập các Nhóm Kỹ thuật ví dụ: Nhóm kỹ thuật về JAHR, Tài chính y tế, Điêu dương va Nư Hô sinh, Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Quyên sưc khoe sinh san, Tiêm chủng mở rộng, bên cạnh đó thiết lập Cơ chê điêu phôi đôc lâp va đôi tac ma Nhom đôi tac se liên kêt vı du: Nhóm đối tác về Phòng chống HIV/AIDS, PAHI, CCM, Diên đan INGO, v...v...

Cột mốc 6 - Kiểm điểm về tính minh bạch, chính xác và đúng thời gian các thông tin về tài chính Năm 2009, chuyên gia Y tê thê giơi va Vu HTQT đa bươc đâu dư thao điêu khoan tham chiêu cho nghiên cưu cua Côt môc nay , năm 2010, Vụ HTQT xin lây y kiên cua cac cơ quan liên quan cua Bô Y tê va cac đôi tac đê hoan thiên ToR . Côt môc nay co liên quan nhiêu đên côt môc sô 1 vì vậy thời gian của Nghiên cứu sẽ được tiến hành sau khi hoàn thành cột mốc số 1 và môt trong nhưng đâu vao cua nghiên cưu la đâu ra tư Bang Ma trân hoạt động nhà tài trợ

Cột mốc số 7- Kế hoạch chi tiêu trung hạn BTC hướng dẫn thí điểm xây dựng KH tài chính trung hạn và KH chi tiêu trung hạn giai đoan 2009 - 2011 (MTEF): BTC, Bộ KH-ĐT, các Bộ YT , GD-ĐT, NN-PTNT, GT-VT, Thành phố Hà Nội , Bình Dương, Vĩnh Long. Hiện nay, Vụ KHTC của Bộ Y tế , cơ quan đâu môi cua côt môc nay , đã tổng hợp số liệu 2010 của Bộ và các đơn vị trực thuộc, tổng hợp số liệu các tỉnh (40/63 tỉnh thành), xây dưng kê hoach chi thường xuyên , kê hoach nhiệm vụ mới: KCB TE dưới 6t; Đề án 47, 225, 1816…, tổng hợp nhu cầu, tông hơp đanh giá những thiếu hụt ngân sách…

Cột mốc 8- Kế hoạch 5 năm ngành y tế Kết quả thực hiện cua côt m ốc này như sau : Vụ KHTC đang xây dựng khung kế hoạch 5 năm (bao gồm mục tiêu, các hoạt động) với sự hỗ trợ của chuyên gia EC , dự kiến hội thảo lần 1: tại trung ương và tuyến tỉnh để cung cấp thông tin xây dựng kế hoạch 5 năm. Sau đo các nhà tài trợ đã cho ý kiến về khung thu thập thông tin va dự kiến : bản thảo đầu tiên sẽ hoàn thành cuối tháng 4

Cột mốc 9- Đanh gia mưc đô hô trơ cua đôi tac đươc liên kêt vơi kê hoach 5 năm va kê hoach hăng năm Do môt sô kho khăn , AusAID đa r út khỏi hỗ trợ cho cột mốc này và cột mốc này chưa đươc triên khai . Trong qua trınh lam viêc vơi môt sô đôi tac phat triên , côt môc nay cân phải dựa trên kế hoạch 5 năm va kêt qua côt môc sô 1 và cột mốc này sẽ hỗ trơ cho “phân

Page 29: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

28

tích khoảng trống ngân sách” cho kế hoạch 5 năm. Bên canh đo Côt môc 6 và cột mốc 9 có mối liên hệ chung . Vụ HTQT kêu gọi những y kiên va hô trơ tiêp theo cua cac đôi tac phát triển.

Cột mốc số 10- Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế (JAHR) Vụ KHTC đang tiến hành xây dựng Báo cáo JAHR 2010 (Chủ đề: tổng quan và đánh giá chung ngành y tế , hỗ trợ xây dựng KH 5 năm ngành y tế ). Cụ thể , Vụ KHTC đã Hoàn thành xây dựng TOR và cơ bản tuyển được chuyên gia , đa hoàn thiện khung báo cáo đánh giá va đang xây dựng các khung chi tiết cho từng chương , xác định các vấn đề. Vụ KHTC đa lam đâu môi tổ chức hội thảo 1 về các vấn đề ưu tiên cần giải quyết vào ngày 22/3/2010.

Xét một cách tổng thể, việc xây dựng các Cột mốc (Milestone) trong Văn bản thỏa thuận chung giữa Bộ Y tế và các đối tác phát triển về tăng cường hiệu quả viện trợ trong lĩnh vực y tế là sự cụ thể hóa các nguyên tắc và hành động đề ra trong Tuyên bố Paris, Cam kết Hà Nội và kế hoạch hành động Accra

Bảng 2. Các cột mốc SOI liên hệ với các nguyên tắc trong Tuyên bố Paris

Số TT Cột mốc Nguyên tắc trong tuyên bố Paris 1 Bảng ma trận chi tiết các hoạt động của nhà tài

trợ trên cơ sở hàng năm theo một hình thức đã được thống nhất. Bảng ma trận đầu tiên sẽ do TCYTTG chuẩn bị

- Quản lý dựa trên kết quả - Trách nhiệm giải trình chung

2 Thực hiện một nghiên cứu để đánh giá mức độ sự hài hòa và tuân thủ của hỗ trợ kỹ thuật trong ngành Y tế

- Sự hài hòa

- Sự tuân thủ

3 Ban hành Hướng dẫn về việc cung cấp hỗ trợ ngân sách trong ngành Y tế

- Sự hài hòa

- Sự tuân thủ

4 Rà soát các quy trình phê duyệt, mua sắm và giải ngân để sử dụng cho viện trợ Y tế

- Sự hài hòa

- Sự tuân thủ

5 Chính phủ phê duyệt chính thức diễn đàn HPG với các điều khoản tham chiếu được nêu tại Phụ lục 2, thiết lập một cơ chế kinh phí chuyên cho ban thư ký HPG với hỗ trợ của các đối tác có quan tâm. Các quy trình liên kết chính thức HPG với các nhóm đối tác có liên quan đến y tế được thống nhất

- Tinh thần làm chủ

- Sự hài hòa

- Sự tuân thủ

6 Kiểm điểm về tính minh bạch, tính chính xác và đúng thời gian đối với thông tin về tài chính do các đối tác cung cấp

- Quản lý dựa trên kết quả

- Trách nhiệm giải trình chung

7 Hoàn thiện kế hoạch chi tiêu gắn với Kế hoạch 5 năm với thông tin về tổng thu nhập từ các nguồn trong nước và ngoài nước cho ngành y tế

- Tinh thần làm chủ

- Sự tuân thủ

8 Hoàn thành Kế hoạch 5 năm khả thi, có ước tính kinh phí cho ngành Y tế và gắn với khung theo

- Tinh thần làm chủ

- Sự tuân thủ

Page 30: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

29

dõi

9 Đánh giá mức độ hỗ trợ của đối tác được liên kết với Kế hoạch 5 năm và gắn với các kế hoạch hàng năm

- Tinh thần làm chủ - Sự tuân thủ - Quản lý dựa trên kết quả

10 Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế được thực hiện, với sự tham gia của tất các cấp chính quyền, các tổ chức dân sự và các đối tác tài trợ và được phổ biến

- Sự hài hòa

- Sự tuân thủ

- Quản lý dựa trên kết quả

3.Hô trơ cho lâp chınh sach

EC và các đối tác phát triển đã và đang tiếp tục hỗ trợ Vu Kê hoach tai chınh xây dựng kế hoạch y tế 5 năm B, Đong gop cua Nhom đôi tac Y tê đên chương trınh phat triên ơ câp trung ương va đia phương trong 12 tháng qua 1. Câp trung ương Diễn đàn Nhóm đối tác Y tế là nơi chia sẻ thông tin và các ưu tiên liên quan đến

+ Kê hoach y tê 5 năm + Kê hoach SEDP + Luât kham chưa bênh (đã được Quốc hội đã thông qua) + Luât Bao hiêm y tê (đã được Quốc hội đã thông qua) + Xây dựng dự thảo Luật Vệ sinh và An toàn Thực phẩm + Xây dưng Chiên lươc dân sô KHHGD

2. Câp đia phương

+ Kê hoach y tê 5 năm Vơi sư hô trơ cua Liên minh Châu Âu, và một số đối tác phát triển khác, Vụ KHTC đã tiên hanh thu thâp thông tin tư cac tỉnh để xây dựng kế hoạch 5 năm va dư kiên thı điêm ap dung phương thưc hô trơ ngân sach cho kê hoach y tê tai môt sô tınh trong nươc (hiên tai la 3 tỉnh gần Hà Nội ), các địa phương này sẽ xây dựng kế hoạch y tế của mình dựa trên kế hoạch y tế của ngành y tế , đây la môt phương thưc lập kế hoạch mơi ở Việt Nam va dưa trên nhu câu cua chınh đia phương + Hô trơ triên khai cac Luât (Khám chữa bệnh, BHYT, ATVSTP)

C, Nhưng hanh đông chu yêu se làm trong 12 tháng tới 1. Mục tiêu

1. Tăng cường điều phối viện trợ, tính minh bạch, giảm sự trùng lặp, manh mún trong việc điều phối viện trợ trong lĩnh vực y tế đặc biệt là tăng cường hiệu quả viện trợ tại tuyến tỉnh;

2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Nhóm đối tác y tế đặc biệt là tăng cường sự hài hòa và tuân thủ của các đối tác phát triển đối với các chính sách, hệ thống, kế hoạch y tế và các ưu tiên của ngành y tế trong giai đoạn tới;

3. Thực hiện việc tiếp cận đa ngành để đạt được các mục tiêu y tế, thu hút sự tham gia các cơ quan chính phủ liên quan và các đối tác phát triển.

2. Các hoạt động

1. Tô chưc cac cuôc hop HPG, có sự tham gia của đại diện các tỉnh

Page 31: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

30

2. Củng cố Ban thư ký HPG, tuyên hơp đông Quan tri viên va Điêu phôi viên HPG 3. Xây dưng Website HPG, liên kêt vơi website cua Bô Y tê 4. Xây dưng cac nhom ky thuât cua HPG 5. Liên kêt giưa cac Nhom đôi tac liên quan đên sưc khoe va HPG 6. Liên kêt vơi Diên đan Hiêu qua viên trơ AEF 7. Xây dưng Cơ sơ dư liêu vê hoạt động các nhà tài trợ 8. Triên khai các cột mốc còn lại 9. Tăng cương hiêu qua viên trơ ơ tuyên tınh

3. Đầu ra dự kiến

1. Các mô hình thí điểm về điều phối, hài hòa, liên kết và quản lý viện trợ một cách tối ưu nhất;

2. Hoàn thiện các chiến lược, kế hoạch và dự thảo kinh phí liên quan tới y tế của Bộ Y tế và của Chính phủ;

3. Đưa ra các đề xuất tài chính quan trọng, nhằm đảm bảo sự liên kết với các chiến lược của Chính phủ;

4. Kế hoạch cho các đoàn công tác, các nghiên cứu và các đánh giá chung; 5. Các giải pháp lựa chọn để đưa ra các vấn đề y tế có liên quan trong thảo luận phát

triển ở cấp cao hơn, chẳng hạn như Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ; 6. Các báo cáo của các tiểu nhóm trong HPG, đặc biệt là về các vấn đề thích hợp và

tác động đến toàn bộ ngành Y tế

D, Nhưng hoat đông /thành tựu của Nhóm đối tác y tế đã đạt được nhằm nâng cao hiêu qua viên trơ va hai hoa trong lınh vưc y tê , bao gôm ca sư tuân thu cac hô trơ của các nhà tài trợ đối với chiến lược ngành và chươ ng trınh Phat triên kinh tê xa hôi

- Tại cuộc họp Nhóm đối tác y tế đầu tiên năm 2009, các đối tác phát triển đã cam kết hỗ trợ cho ngành y tế 1 tỷ USD, các Đối tác phát triển và Bộ Y tế đã cùng cam kết thực hiện và đưa ra kế hoạch hành động để triển khai 10 cột mốc trong Văn bản SOI. 8 cột mốc đã được triển khai và 2 cột mốc đang dự thảo là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của cả hai phía: Đối tác phát triển và Bộ Y tế trong việc nâng cao hiệu quả viện trợ.

- Vai trò làm chủ của Bộ Y tế đã được thể hiện đáng kể đặc biệt là việc trở thành cơ quan đầu mối và giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động thực hiện cột mốc cũng như trong diễn đàn HPG. Vụ HTQT và Vụ KHTC là những cơ quan đầu mối của Bộ Y tế trong diễn đàn HPG đã tích cực phối hợp hoạt động với các Vụ, Cục của Bộ Y tế, Bộ KHĐT, Bộ TC để đưa ra xây dựng các lĩnh vực ưu tiên trong y tế, định hướng cho các đối tác hỗ trợ cho những lĩnh vực này.

- Sự hài hòa và tuân thủ của các đối tác phát triển với kế hoạch của ngành và kế hoạch SEDP cũng đã được minh chứng một cách rất rõ ràng thông qua việc đối tác phát triển và Bộ Y tế cùng tham gia lập kế hoạch và chia sẻ các ưu tiên của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, các đối tác phát triển đều nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của Nhóm đối tác y tế đối với việc tăng cường hiệu quả viện trợ và hiện thực hóa những nguyên tắc và hành động của Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội. Các đối tác đều cam kết tham gia hỗ trợ bằng kỹ thuật và tài chính cho các hoạt động thực hiện các Cột mốc. Chẳng hạn việc xây dựng kế hoạch 5 năm ngành y tế hay việc xây dựng những Văn bản pháp luật (Luật Khám chữa Bệnh, Luật BHYT…) đã nhận được sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, đặc biệt đối với kế hoạch 5 năm ngành y tế nhiều đối tác cũng cam kết cung cấp viện trợ vào nguồn ngân sách chung của chính phủ sau khi kế hoạch 5 năm ngành y tế được hoàn thành.

Page 32: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

31

- Qua diễn đàn HPG, Bộ Y tế đã xây dựng được quan hệ đối tác có hiệu quả và rộng tãi về phát triển. Bộ Y tế (với đầu mối về HTQT là Vụ HTQT) cũng là chủ trì của diễn đàn INGO dành cho các INGO hoạt động trong lĩnh vực y tế, đồng thời cũng là đồng chủ trì nhóm PCG (theo sáng kiến 1 LHQ của UN)…Trong các hoạt động sắp tới, Nhóm đối tác y tế sẽ tiếp tục tăng cường tính liên kết với các nhóm đối tác và các nhóm công tác khác liên quan đến vấn đề y tế như PAHI, AEF, diễn đàn PC HIC/AIDS, … để thực hiện điều phối tốt hơn HQ viện trợ.

Bài học kinh nghiệm được rút ra là + Thứ nhất, để thực hiện việc nâng cao hiệu quả viện trợ và cần có sự cam kết và quyết tâm thực hiện của lãnh đạo các Bộ Ngành và các đối tác phát triển + Thứ hai, cần phải cụ thể hóa các nguyên tắc hành động của Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội để phù hợp với đặc thù của ngành và địa phương của mình. + Thứ ba, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo của các cơ quan chính phủ Việt Nam mà đi đầu là Bộ chủ quản. + Thứ tư, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Chính phủ Việt Nam mà đặc biệt quan trọng là sự hỗ trợ của Bộ KHĐT và Nhóm AEF trong việc hướng dẫn và hỗ trợ cho quá trình triển khai các công tác về hiệu quả viện trợ.

E, Nhưng kho khăn va ra o can ma nhom đôi tac y tê phai đôi măt trong viêc nâng cao hiêu qua viên trơ va cac đê xuât đê giai quyêt cac kho khăn trên. 1. Những hạn chế

- Năng lưc của con han chê của cán bộ phụ trách về Hiệu quả viện trợ và điều phối viện trợ của Ban thư ký cũng như của Bộ Y tế.

- Việc thành lập Nhóm kỹ thuật trong HPG còn đang xây dựng, cơ chế còn đang được thảo luận và chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng những Nhóm như vậy.

- Việc triển khai các hoạt động điều phối viện trợ và hiệu quả viện trợ mới chỉ tập trung ở tuyến Trung ương, việc triển khai ở các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các tuyến thấp hơn (tỉnh, huyện, xã…) còn ít.

- Sự liên kết giữa nhóm HPG với các nhóm đối tác khác liên quan đến y tế còn hạn chế.

- Thông tin về hoạt động của các đối tác phát triển còn chưa đầy đủ do sự cung cấp thông tin của các Đối tác phát triển

- Một số Cột mốc còn chưa có nguồn hỗ trợ cả tài chính và kỹ thuật (cột mốc 6 và cột mốc 9)

- Việc xây dựng kế hoạch y tế 5 năm của ngành y tế cần nhiều nguồn lực và hợp tác của các Bộ ngành và địa phương.

- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban thư ký còn gặp nhiều thách thức do bối cảnh xã hội quốc tế có nhiều thay đổi

- Hô trơ ky thuât cho Nhóm đối tác y tế còn hạn chế . 2. Kiến nghị

- Các nhà tài trợ và Chính phủ cần tăng cường năng lực cho Ban thư ký và các lãnh đạo/cán bộ phụ trách công tác điều phối viện trợ của Bộ Y tế

- Các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và tài chính ban đầu cho các Nhóm công tác kỹ thuật của HPG

- Các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ tiếp cho các Cột mốc đang dự thảo

Page 33: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

32

- Bộ KH ĐT và Bộ TC tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế trong việc xây dựng kế hoạch Y tế 5 năm đặc biệt

- Bộ KH&ĐT và Bộ TC cần tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế trong việc hoàn thành các cột mốc số 3 (Ban hành Hướng dẫn về việc cung cấp hỗ trợ ngân sách trong ngành Y tế), 4 (Rà soát các quy trình phê duyệt, mua sắm và giải ngân để sử dụng cho viện trợ Y tế) vì các nội dung này liên quan trực tiếp tới chức năng nhiệm vụ của các Bộ này.

- Các nhà tài trợ và chính phủ hỗ trợ việc tăng cường liên kết Nhóm HPG với các nhóm đối tác khác

- Các nhà tài trợ, Bộ KH&ĐT, Bộ TC hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động các đối tác phát triển trong lĩnh vực y tế

Page 34: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

33

F, Phụ lục 1. Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức Nhóm đối tác y tế

2. Phụ lục 2: Văn bản Thỏa thuận chung giữa Bộ Y tế và các đối tác phát triển về tăng cường hiệu quả viện trợ cho lĩnh vực y tế. Chúng tôi, Bộ Y tế nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [sau đây gọi là Bộ Y tế] và các Đối tác phát triển hỗ trợ cho ngành y tế, nhận thấy rằng các hỗ trợ phát triển có hiệu quả và hiệu suất hơn cho ngành y tế sẽ đóng góp vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển về Y tế của Việt Nam. Với mục đích này chúng tôi đưa ra một danh mục các cam kết có thể theo dõi để hài hoà tốt hơn các nguồn lực tài chính và hợp tác kỹ thuật nhằm tăng cường tuân thủ các kế hoạch và chiến lược của chính phủ cũng như phát huy sử dụng các hệ thống của quốc gia hiệu quả hơn. Để làm việc đó chúng tôi dựa vào các nguyên tắc và hành động của Tuyên Bố Hà Nội (HCS) và Chương trình Hành động Accra (AAA) để thể hiện cách thức chúng tôi sẽ thực hiện các nguyên tắc và hành động này trong lĩnh vực y tế. Các cam kết trong văn bản này là bổ sung cho các cam kết đã đề xuất trong HCS và AAA và không thay thế hay lặp lại các cam kết đã có. Mục đích của chúng tôi là phát huy tối đa tác động của hỗ trợ phát triển về y tế cho nhân dân Việt Nam. Với mục đích này, việc cải thiện tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cho người nghèo và cận nghèo là một ưu tiên chung. Văn bản thỏa thuận chung này được xây dựng trên tinh thần trách nhiệm chung và không ràng buộc về pháp lý cũng như không áp đặt phải thực thi về mặt pháp lý. Tuy nhiên, tất cả các bên tán thành các nguyên tắc và cam kết được đề ra và sẽ tích cực làm việc để thực hiện các cam kết này với nhận thức rằng để đạt được điều này cần có hành động của tất cả các đối tác và các cơ quan chính phủ. Chúng tôi dự kiến cập nhật các cột mốc (hoạt động) chính theo cơ sở hàng năm.

Page 35: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

34

Các cam kết Các Cam kết này dựa trên kết cấu của AAA và các khuyến nghị được lựa chọn từ các Báo cáo Chung Tổng quan Ngành Y tế (JAHR) trước đây, và dựa vào những nỗ lực không ngừng cũng như các kinh nghiệm về phát triển y tế ở Việt Nam. 1. Tăng cường vai trò làm chủ quốc gia đối với quá trình phát triển

� Bộ Y tế có trách nhiệm chính trong việc quản lý, điều hành hệ thống y tế và tăng cường vai trò lãnh đạo trong việc điều phối viện trợ y tế ở tất cả các cấp.

� Bộ Y tế và các đối tác tham gia đối thoại cởi mở và rộng rãi về phát triển y tế thông qua Nhóm Đối tác y tế (HPG) và các nhóm đối tác y tế có liên quan khác như được đề cập trong Điều khoản Tham chiếu của Phụ lục 2 (Cột mốc 5)

� Bộ Y tế giữ vai trò chủ trì trong việc xây dựng và thực hiện một kế hoạch y tế

quốc gia có tính khả thi, có ước tính chi phí và định hướng kết quả, phản ánh các kế hoạch phù hợp ở cấp quốc gia và cấp tỉnh cũng như hỗ trợ nhận được từ các đối tác. Kế hoạch 5 năm tiếp theo cho ngành Y tế (2011–2015) sẽ là một kế hoạch đầu tiên như vậy1 (Cột mốc 8) và đưa ra cơ sở cho việc phát triển một phương pháp tiếp cận theo chương trình.

� Kế hoạch 5 năm này sẽ được thể hiện bằng các kế hoạch thường niên, phản ánh tình hình xây dựng các chính sách mới và các ưu tiên mới nảy sinh.

� Bộ Y tế sẽ tham vấn và phối hợp đầy đủ với các Bộ ngành và cơ quan Chính phủ và một loạt các bên đối tác phát triển khi xây dựng Kế hoạch 5 năm tới.

� Bộ Y tế sẽ làm việc với Bộ Tài chính và các đối tác để hoàn chỉnh và sử dụng một khung chi tiêu quay vòng cho nhiều năm có liên quan tới Kế hoạch 5 năm và các kế hoạch công tác hàng năm (Cột mốc 7).

� Nhận thức được rằng xây dựng năng lực là đặc biệt quan trọng trong việc củng cố quyền tự chủ, và hỗ trợ kỹ thuật là một phương tiện hiệu quả để đẩy mạnh công tác này, các Đối tác và Bộ Y tế sẽ làm việc để đảm bảo rằng hỗ trợ kỹ thuật là dựa trên yêu cầu và được điều phối (Cột mốc 2)

2. Xây dựng quan hệ đối tác có hiệu quả và rộng rãi về phát triển

� Các đối tác sẽ hài hòa hỗ trợ của mình cho lĩnh vực y tế để đạt được sự điều phối tối ưu. Theo hướng này, các đối tác sẽ tham khảo ý kiến và hợp tác một cách cởi mở và minh bạch khi lập kế hoạch và thực hiện hỗ trợ của mình (Cột mốc 1).

� Bộ Y tế sẽ tăng cường điều phối giữa các dự án và chương trình, thu hút các đối tác tham gia dựa trên các thế mạnh tương đối của họ và quản lý một cách hiệu quả việc phân bổ hỗ trợ của đối tác cho các cơ sở; tất cả các đối tác sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng việc này sẽ không dẫn tới sụt giảm viện trợ y tế cho Việt Nam.

� Các đối tác sẽ liên kết hỗ trợ trong Kế hoạch 5 năm và các kế hoạch thường niên liên quan khi đã được xây dựng (Cột mốc 9). Việc liên kết không bị ảnh hưởng bởi phương thức viện trợ dưới dạng các dự án, chương trình và hỗ trợ theo ngành và ngân sách - tất cả sẽ phù hợp với các kế hoạch này.

� Nhận thức rằng hỗ trợ ngân sách là một phương thức viện trợ mới, Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch – Tài chính) sẽ làm việc với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư

1 Kế hoạch này là kế tục từ Chiến lược Bảo vệ và Chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010 và Kế hoạch tổng thể Phát triển Hệ thống Y tế đến năm 2010.

Page 36: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

35

cũng như tham khảo ý kiến với các đối tác quan tâm để xây dựng một hướng dẫn về các cơ chế thực hiện việc hỗ trợ ngân sách2. Hỗ trợ này sẽ bao gồm hỗ trợ ngân sách cấp tỉnh, khoản vay căn cứ theo chính sách và hỗ trợ tổng thể ngành (Cột mốc 3).

� Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch – Tài chính) với sự hỗ trợ của các đối tác sẽ thực hiện đánh giá công việc đấu thầu, phê duyệt, mua sắm và giải ngân đối với việc sử dụng viện trợ y tế nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị làm đơn giản hoá và tổ chức tốt hơn các công tác này (Cột mốc 4).

3. Cung cấp viện trợ và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển � Bộ Y tế và các Đối tác cùng đánh giá tiến bộ trong lĩnh vực Y tế thông qua Báo

cáo chung Tổng quan ngành Y tế (JAHR), theo như các điều khoản tham chiếu được đưa ra trong Phụ lục 1. JAHR được coi như một cơ chế trách nhiệm giải trình chung cho các bên tham gia trong nước cũng như quốc tế (Cột mốc 10).

� Dựa vào khung theo dõi được vạch ra trong JAHR, Bộ Y tế và các đối tác sẽ hỗ trợ một khung kết quả liên kết với Kế hoạch 5 năm mới và được cập nhật thường niên. Cũng như trong JAHR, khung này sẽ bao gồm các kết quả (đầu ra) đã được định lượng cũng như các mục tiêu mang tính phân tích, chính sách và thực thi (Cột mốc 8 và 10)

� Trong chừng mực có thể, các đối tác sẽ dựa trên JAHR và khung kết quả để thực hiện theo dõi giám sát và không yêu cầu Bộ Y tế có các báo cáo riêng.

� Các đối tác sẽ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin cho Bộ Y tế về các cam kết hàng năm, chi tiêu và / hoặc các kế hoạch thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm tới để Bộ Y tế có thể ghi nhận chính xác tất cả các nguồn viện trợ và chuẩn bị các kế hoạch cho ngành (Cột mốc 6).

STT Các cột mốc

Thời hạn hoàn thành dự kiến

Đơn vị đầu mối thực hiện phía Việt Nam

Đơn vị thực hiện phía

đối tác (dự kiến)

1 Bảng ma trận chi tiết các hoạt động của nhà tài trợ trên cơ sở hàng năm theo một hình thức đã được thống nhất. Bảng ma trận đầu tiên sẽ do TCYTTG chuẩn bị

Quý 1 năm 2009 và sau đó sẽ tiến hành hàng năm

BYT (Vụ HTQT)

WHO

2 Thực hiện một nghiên cứu để đánh giá mức độ sự hài hòa và liên kết của hỗ trợ kỹ thuật trong ngành Y tế

Tháng 6 năm 2009

BYT (Vụ HTQT) GTZ, JICA

3 Ban hành Hướng dẫn về việc cung cấp hỗ trợ ngân sách trong ngành Y tế

Tháng 9 năm 2009

BYT (Vụ KHTC), phối hợp với Bộ Tài chính

EC (phối hợp với Nhóm Đối tác Y tế Châu Âu), và ADB

4 Rà soát các quy trình phê duyệt, mua sắm và giải ngân để sử dụng cho viện trợ

Tháng 10 năm 2009

BYT (Vụ KHTC) WB (sáng

kiến cùng 6

2 Xây dựng theo Quyết định số 11/2008/QD-BYT về Ban hành Quy chế Quản lý và Sử dụng Viện trợ Phát triển Chính thức của Bộ Y tế

Page 37: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

36

Y tế ngân hàng)

5 Chính phủ phê duyệt chính thức diễn đàn HPG với các điều khoản tham chiếu được nêu tại Phụ lục 2, thiết lập một cơ chế kinh phí chuyên cho ban thư ký HPG với hỗ trợ của các đối tác có quan tâm. Các quy trình liên kết chính thức HPG với các nhóm đối tác có liên quan đến y tế được thống nhất

Tháng 12 năm 2009

BYT (Vụ HTQT) AusAID,

WHO, Đại sứ quán Mỹ, ,

EC (hỗ trợ chuyên gia),

Pathfinder (hỗ trợ nhóm kỹ thuật)

6 Kiểm điểm về tính minh bạch, tính chính xác và đúng thời gian đối với thông tin về tài chính do các đối tác cung cấp

Tháng 12 năm 2009

BYT (Vụ KHTC và Vụ HTQT)

WHO

7 Hoàn thiện kế hoạch chi tiêu gắn với Kế hoạch 5 năm với thông tin về tổng thu nhập từ các nguồn trong nước và ngoài nước cho ngành y tế

Tháng 8 năm 2010

BYT (Vụ KHTC), phối hợp với Bộ Tài chính

EC (phối hợp với Nhóm Đối tác Y tế Châu Âu), ADB và WB

8 Hoàn thành Kế hoạch 5 năm khả thi, có ước tính kinh phí cho ngành Y tế và gắn với khung theo dõi

Tháng 12 năm 2010

BYT (chịu trách nhiệm chính là Vụ KHTC, phối hợp các Vụ, Cục và các tỉnh thành)

EC (phối hợp với Nhóm Đối tác Y tế Châu Âu) và ADB

9 Đánh giá mức độ hỗ trợ của đối tác được liên kết với Kế hoạch 5 năm và gắn với các kế hoạch hàng năm

Tháng 6 năm 2010

BYT (Vụ KHTC và Vụ HTQT)

AusAID

10 Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế được thực hiện, với sự tham gia của tất các cấp chính quyền, các tổ chức dân sự và các đối tác tài trợ và được phổ biến

Đang tiến hành BYT (Vụ KHTC)

Các đối tác phát triển

Page 38: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

37

Văn bản thỏa thuận chung này được các đối tác sau đây thông qua tại cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 31 tháng 3 năm 2009. Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia Ngân hàng Phát triển Châu Á Đại sứ quán Vương quốc Bỉ Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan Đại sứ quán Công quốc Luxembourg Chính phủ Nhật Bản Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Đại sứ quán Cộng hòa Pháp Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam Các Cơ quan Liên Hợp Quốc Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Tổ chức Y tế Thế giới Các tổ chức xã hội dân sự Tổ chức Catholic Relief Service Việt Nam Tổ chức Counterpart International Việt Nam Tổ chức FHI Tổ chức Ipas Việt Nam Tổ chức Marie Stopes International Việt Nam Tổ chức Orbis tại Việt Nam Tổ chức PATH Tổ chức Pathfinder International

Page 39: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

38

PHỤ LỤC 1: Báo cáo Chung Tổng quan ngành Y tế (JAHR)

� Báo cáo Chung Tổng quan ngành Y tế là một tiến trình qua đó Bộ Y tế và các Đối tác cùng nhau đánh giá tiến độ trong ngành Y tế trên cơ sở thường niên. Như vậy, cùng với Nhóm Đối tác Y tế (HPG), đây là một cơ chế để đối thoại về các vấn đề quan trọng, ưu tiên cho sự phát triển của ngành.

� Có thể nhìn thấy trước rằng các ưu tiên được xác định trong JAHR sẽ cung cấp thông tin về cơ chế lập kế hoạch và dự thảo ngân sách thường niên trong ngành y tế, cũng như Kế hoạch 5 năm sắp tới giai đoạn 2011–2015, việc này cũng sẽ là cơ sở thông tin cho chương trình của ngành. Theo đó, JAHR sẽ hỗ trợ việc đánh giá từ chỗ dựa trên cơ sở đầu vào và định mức chi chuyển sang dựa trên kết quả đầu ra theo định hướng đã được lập kế hoạch và dự trù ngân sách từ trước.

� Mỗi báo cáo cung cấp một tổng quan về tiến bộ trong ngành, bao gồm số liệu cập nhật về một bộ chỉ số được thống nhất và đi sâu vào từng chủ đề quan tâm cụ thể. Khi Kế hoạch 5 năm sắp tới được xây dựng, các chỉ số theo dõi trong JAHR sẽ nhất quán với các chỉ số trong khung các kết quả của Kế hoạch.

� JAHR sẽ tiến hành các nghiên cứu cụ thể trong các lĩnh vực quan tâm chiến lược theo yêu cầu.

� Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện JAHR, có sự tham khảo ý kiến của các bên trong và ngoài nước.

� Các Đối tác mong muốn hỗ trợ tài chính cho JAHR sẽ cố gắng đưa ra các cam kết trong quý ba (một cách lý tưởng là cam kết nhiều năm), và giải ngân trong quý 1 theo năm tài chính của Chính phủ Việt Nam. Các nguồn lực sẽ do Vụ Kế hoạch-Tài chính quản lý và Vụ này sẽ thành lập một cơ chế tài chính để đạt được mục đích này.

PHỤ LỤC 2: Các Điều khoản tham chiếu của Nhóm Đối tác Y tế

Mục đích

Mục đích thành lập Nhóm Đối tác Y tế (HPG) là để nâng cao hiệu quả viện trợ từ bên ngoài cho lĩnh vực y tế. Với sự tham gia của các đối tác phát triển, Bộ Y tế và các Bộ ngành khác của chính phủ, HPG được thừa nhận là một diễn đàn chính trong việc tạo dựng sự tin tưởng, xây dựng hiểu biết chung và hỗ trợ tiến bộ theo hướng các hệ thống và cách thức làm việc chung trong lĩnh vực y tế, một lĩnh vực ưu tiên của chính phủ và các đối tác phát triển. HPG cũng sẽ liên hệ và thiết lập mối liên hệ với các nhóm đối tác liên ngành khác như Nhóm Đối tác về cúm gia cầm ở Người và Động vật, các Nhóm công tác về HIV và Nhóm Đối tác về Hiệu quả Viện trợ. Mục tiêu

Là một diễn đàn điều phối chung trong lĩnh vực y tế, HPG chủ yếu tập trung vào vấn đề chính sách và chiến lược. Ngoài ra, diễn đàn HPG cũng sẽ lắng nghe các báo cáo của các tiểu nhóm kỹ thuật khác nhau. Các mục tiêu được đề ra là:

� Đánh giá tổng thể hiệu quả hỗ trợ của các đối tác phát triển cho lĩnh vực y tế, kể cả việc đặt ra các ưu tiên cho việc sử dụng hỗ trợ phát triển;

� Đánh giá một cách đầy đủ điều phối viện trợ, tính minh bạch, giảm sự trùng lặp, manh mún trong việc điều phối viện trợ trong lĩnh vực y tế;

Page 40: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

39

� Tăng cường việc tiếp cận đa ngành để đạt được các mục tiêu y tế, thu hút sự tham gia các cơ quan chính phủ liên quan và các đối tác phát triển.

Các lĩnh vực trọng tâm

� Các đề xuất điều phối, hài hòa, liên kết và quản lý viện trợ một cách tối ưu nhất;

� Trình bày và thảo luận về bản dự thảo và bản hoàn thiện của các chiến lược, kế hoạch và dự thảo kinh phí liên quan tới y tế của Bộ Y tế và của Chính phủ;

� Trình bày và thảo luận về các đề xuất tài chính quan trọng, nhằm đảm bảo sự liên kết với các chiến lược của Chính phủ;

� Điều phối và lập kế hoạch cho các đoàn công tác, các nghiên cứu và các đánh giá chung;

� Các giải pháp lựa chọn để đưa ra các vấn đề y tế có liên quan trong thảo luận phát triển ở cấp cao hơn, chẳng hạn như Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ;

� Các báo cáo của các tiểu nhóm, đặc biệt là về các vấn đề thích hợp và tác động đến toàn bộ ngành Y tế.

Các nhóm kỹ thuật

Sự điều phối hỗ trợ của các đối tác trong các lĩnh vực cụ thể hoặc các lĩnh vực nhỏ không thuộc trách nhiệm của HPG. Trong một số lĩnh vực cụ thể, các tiểu nhóm nằm dưới HPG đã được thành lập để thực hiện chức năng này. Trong các nhóm khác, ví dụ như HIV và cúm, cơ chế điều phối độc lập đã có. Các điều khoản tham chiếu này sẽ thiết lập một liên kết chính thức giữa các nhóm đối tác có liên quan đến y tế trước đây với HPG. Các quy trình cho các liên kết này sẽ được xây dựng. Đại diện của tất cả các nhóm sẽ được mời dự các cuộc họp của HPG, được tạo cơ hội để nêu các vấn đề quan tâm tại diễn đàn HPG và các nhóm sẽ cung cấp các báo cáo tiến độ và các thông tin cập nhật theo yêu cầu của các vị đồng chủ tịch HPG,

� Trách nhiệm tổ chức những cuộc họp tiểu nhóm của HPG thuộc về những người chủ trì các nhóm này.

� Việc thành lập các tiểu nhóm mới và sự chấm dứt hoạt động các tiểu nhóm hiện có sẽ được thảo luận và nhất trí trong HPG.

Công tác chuẩn bị

� HPG sẽ được đồng chủ tịch ở cấp Bộ trưởng và Đại sứ. Bộ trưởng và một vị Đại sứ sẽ chủ trì ít nhất một cuộc họp một năm và ủy quyền cho một Thứ trưởng và một đối tác đại diện thay mặt chủ trì trong các cuộc họp còn lại.

� HPG sẽ họp hàng quý và các đối tác sẽ đảm nhiệm luân phiên vị trí đồng chủ toạ. � HPG đạt được số đại biểu quy định khi từng nhóm sau đây được đại diện bởi ít

nhất một thành viên: các Nhà tài trợ song phương; các Ngân hàng phát triển; Liên Hiệp Quốc; các quan chức Bộ Y tế ở cấp Thứ trưởng; các Tổ chức dân sự (xem dưới đây). Các thành viên của HPG được khuyến khích thiếp lập các nhóm cụ thể để thống nhất những vấn đề trọng tâm trước khi cuộc họp HPG diễn ra.

Page 41: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

40

� Để đạt được số đại biểu quy định, các tổ chức dân sự có thể được đại diện bởi bất kỳ nhóm nào trong bốn nhóm sau: Các Tổ chức Phi Chính phủ quốc tế và các Tổ chức Phi Chính phủ trong nước, các Hiệp hội chuyên môn và các tổ chức quần chúng. Tuy nhiên, dựa trên một tiến trình cởi mở và minh bạch do mỗi nhóm quy định, từng nhóm này sẽ được yêu cầu đề cử một đại diện chính thức để tham dự các cuộc họp HPG. Ngoài 4 đại diện được đề cử chính thức này, các cuộc họp HPG còn để ngỏ cho các đại diện khác từ các nhóm nói trên tham dự họp với tư cách là quan sát viên.

� Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Y tế là đầu mối của HPG. � Một ban thư ký cho HPG sẽ được thành lập cùng với một cơ chế tài chính cụ thể

nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của HPG. � WHO và các đối tác phát triển khác sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và/hoặc kỹ thuật

cho diễn đàn này.

Page 42: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

41

NHÓM HỖ TRỢ QUỐC TẾ VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (ISGE) Báo cáo cập nhật, 6/2010

A. TỔNG QUAN

Từ năm 2008, Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Tài nguyên và Môi trường (ISGE) đã bước sang một giai đoạn mới khi các mục tiêu và cơ cấu tổ chức của Nhóm đã được điều chỉnh để đáp ứng những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và ngành tài nguyên và môi trường (TNMT) nói riêng. Kết quả của sự điều chỉnh là một Bản thỏa thuận khung (TTK) giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) và Đại sứ quán các nước Đan Mạch, Thụy Điển và Canada tại Việt Nam về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của ISGE trong giai đoạn 2008-2010 đã được soạn thảo và ký kết chính thức vào cuối tháng 6 năm 2008.

Theo Thỏa thuận khung, mục tiêu tổng thể của ISGE trong giai đoạn 2008-2010 là tiếp tục tăng cường hiệu quả hỗ trợ phát triển và các tài trợ khác cho ngành TNMT phù hợp với các chính sách ưu tiên của Chính phủ thông qua quan hệ đối tác và đóng góp tích cực cho quá trình thực hiện các ưu tiên quốc gia về TNMT phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp được nêu trong Tuyên bố chung Hà Nội về Hiệu quả Viện trợ.

Để hoàn thành tốt mục tiêu tổng thể và các mục tiêu cụ thể nêu trong kế hoạch công tác ISGE giai đoạn 2008-2010, thay vì hỗ trợ dàn trải cho tất cả các mục tiêu, ISGE sẽ tăng cường tập trung hỗ trợ Bộ TNMT và các cơ quan đơn vị của Bộ vào các mục tiêu sau đây:

� Hỗ trợ Bộ TNMT thông qua Diễn đàn đối thoại chính sách về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các Bộ/ngành, cơ quan, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự;

� Hỗ trợ phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho những vấn đề ưu tiên cao nhất đồng thời giảm thiểu sự trùng lắp chồng chéo và đa dạng hoá các nguồn ngân sách hỗ trợ cho các chương trình và hoạt động về TNMT;

� Hỗ trợ Bộ TNMT tăng cường năng lực quản lý một cách toàn diện nhằm thúc đẩy các mối liên kết công tác đa ngành về môi trường một cách sâu rộng và giữa các cấp khác nhau của Chính phủ;

Năm 2010 là năm bản lề thực hiện và kết thúc TTK hoạt động ISGE giai đoạn 2008-2010, đồng thời cũng là năm kết thúc giai đoạn khởi động (2009-2010) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, chính vì vậy ISGE đã tập trung thực hiện một số hoạt động chính sẽ được đề cập trong báo cáo này.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRIỂN KHAI TRONG 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

1. Hỗ trợ Diễn đàn đối thoại chính sách

Page 43: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

42

Trong 5 tháng đầu năm 2010, ISGE đã thực hiện một số hoạt động về đối thoại chính sách như sau:

Diễn đàn đối thoại chính sách về biến đổi khí hậu

Ngày 27/4/2010, tại Khu du lịch Belvedere, Thị trấn Tam Đảo-Vĩnh Phúc, trong khuôn khổ kế hoạch hoạt động hợp tác đối tác giữa ISGE và Trung tâm Nông Lâm Thế giới (ICRAF), với sự tài trợ của Cơ quan hợp tác phát triển của Chính phủ Na Uy, ISGE và ICRAF đã phối hợp với Cục Khí tượng thuỷ văn và môi trường, Bộ TNMT, Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia với chủ đề “ Giảm phát thải từ mọi loại hình sử dụng đất – Phương pháp tiếp cận REDD/REDD+ và Hành động giảm nhẹ phù hợp quốc gia – NAMA”.

Tham dự Hội thảo gồm các đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan đơn vị thuộc Bộ TNMT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tổ chức quốc tế, các trường đại học và các Hiệp hội.

Diễn đàn đối thoại chính sách về bảo vệ môi trường

Để tăng cường vai trò của đất ngập nước trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế tài trợ xây dựng dự án “Tăng cường quản lý và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu”, ngày 26/2/2010, ISGE đã phối hợp với Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn “ Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Bên cạnh đó, trên cơ sở đề xuất về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về môi trường do đại biểu các nước thành viên ACMECS đề xuất tại Hội nghị Nhóm công tác ACMECS lần thứ 8 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, tháng 8/2009, ngày 5/2/2010 Bộ TNMT và Bộ Ngoại giao đã đồng tổ chức Hội thảo khởi động việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về môi trường. ISGE đã tích cực hỗ trợ Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TNMT tổ chức thành công Hội thảo này.

Diễn đàn đối thoại chính sách về tăng cường năng lực cho ngành TNMT

Từ cuối tháng 3/2010, ISGE đã tích cực tham gia các hội nghị tham vấn về Đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” do Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TNMT chủ trì. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ kế hoạch công tác ISGE 2010, ISGE cũng đã bắt đầu công tác chuẩn bị để hỗ trợ Vụ Tổ chức cán bộ triển khai một số nghiên cứu chính sách điển hình về “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”.

Diễn đàn đối thoại chính sách về biển và hải đảo

Trong quý 2 năm 2010, ISGE đã tích cực phối hợp với Tổng Cục biển và hải đảo/VASI nhằm hoàn thành công tác chuẩn bị để tổ chức Hội thảo “Khởi động Diễn

Page 44: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

43

đàn đối thoại chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biển và hải đảo”, dự kiến Hội thảo sẽ được tổ chức trong tháng 6/2010.

2. Phiên họp toàn thể ISGE

Ngày 3 tháng 2, 2010, tại Khách sạn Horison, 40 Cát Linh – Hà Nội, Bộ TNMT đã tổ chức phiên họp toàn thể ISGE 2010 với chủ đề “Đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường”, Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu đại diện các Bộ, ngành, cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân.

Với tinh thần cầu thị và cởi mở, tại phiên họp toàn thể ISGE năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rất hoan nghênh và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu và sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng các nhà tài trợ trong việc hoàn thiện và thực hiện kế hoạch hành động “Đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường”; và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam sau Hội nghị COP 15.

3. Các hoạt động đánh giá và giám sát

Cuối tháng 3, 2009, Bộ TNMT đã hoàn thành công tác kiểm toán cho năm tài chính 2009. Đồng thời, kết quả kiểm toán năm tài chính 2009 của ISGE đã được phê duyệt và báo cáo cho các nhà tài trợ chính của ISGE.

4. Chia sẻ, trao đổi và phổ biến thông tin về các hoạt động liên quan tới ngành TNMT

Bản tin số 18 của ISGE đã được phát hành và gửi cho các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các tài liệu và thông tin về ĐTCS của Bộ TNMT và các hoạt động viện trợ ODA đã được cập nhật thường xuyên trên trang Web của ISGE. Danh sách tổng hợp các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, huy động tài trợ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2010-2015 thường xuyên được cập nhật trên trang Web của ISGE.

Bên cạnh đó, ISGE đã tích cực hợp tác với ISG-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để chia sẻ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm về biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là kinh nghiệm đánh giá, xây dựng và đề xuất mô hình hoạt động mới của ISG, giai đoạn sau 2010.

5. Tăng cường năng lực hoạt động hỗ trợ cho ISGE

Tháng 1/2010, Ban thư ký ISGE đã tuyển một cán bộ truyền thông để duy trì và đáp ứng nhu cầu công việc của ISGE trong và sau năm 2010.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC VÀ ĐỐI TÁC

Bên cạnh các hoạt động thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch công tác ISGE 2010, trong 5 tháng đầu năm 2010, Bộ TNMT đã thực hiện một số hoạt động hợp tác, đối tác chính như sau:

Page 45: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

44

- Phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo “Thực thi Luật và Chính sách bảo vệ môi trường” ngày 09 tháng 3 năm 2010 tại Hà Nội và ngày 12 tháng 3 năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh;

- Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam” do UNDP tài trợ, Bộ TNMT phối hợp với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường tổ chức Hội thảo "Tăng cường nhận thức cộng đồng về cân bằng giới và biến đổi khí hậu" cho nữ công Công đoàn Khối cơ quan Bộ ngày 06 tháng 3 năm 2010 tại Thành phố Hòa Bình;

- Tổ chức Hội thảo Việt Nam – Hà Lan về “Xây dựng Kế hoạch tổng thể thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 29 tháng 3 năm 2010 tại thành phố Cần Thơ;

- Hoàn thiện Danh mục các dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng để vận động tài trợ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2010-2015;

- Thành lập Ban điều phối Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SPRCC);

- Phối hợp với Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường tổ chức 02 buổi tập huấn về công tác hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế cho các tổ chức đầu mối hợp tác quốc tế của các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Bộ;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ TNMT và Bộ Ngoại giao chuẩn bị chương trình, nội dung Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng và Diễn đàn Đông Á về biến đổi khí hậu;

- Tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối quốc gia về biến đổi khí hậu”/CD4-CCFP (ngày 28/4/2010);

D. PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC ISGE 6 THÁNG CUỐI NĂM 2010

Bên cạnh các hoạt động thuờng xuyên, dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2010, ISGE sẽ triển khai thực hiện một số hoạt động chính sau:

- Phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo (VASI) và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ TNMT đẩy mạnh các hoạt động ĐTCS trong lĩnh vực biển và hải đảo;

- Tổ chức hội thảo tổng kết kinh nghiệm trong quá trình khởi động Chương trình mục tiêu quốc gia về Biến đổi khí hậu (NTPRCC);

- Hỗ trợ Cục Quản lý Tài nguyên nước (DWRC) và các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo tham vấn về sử dụng nguồn nước ở các vùng biên giới;

- Hỗ trợ Tổng cục Quản lý Đất đai (GDLA) khởi động diễn đàn ĐTCS về quản lý đất đai với chủ đề "Qui hoạch quốc gia về sử dụng đất từ năm 2010 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030";

- Hỗ trợ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức hội thảo tham vấn về "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành TNMT, giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020" trên cơ sở Nghị quyết số 27 về "Đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường";

- Hỗ trợ tham vấn cho Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch chiến lược về đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ của Bộ TNMT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 dựa trên cơ sở Nghị quyết số 27 của Bộ TNMT về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường;

Page 46: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

45

- Hỗ trợ Vụ Kế hoạch và Viện Chiến lược chính sách TNMT (ISPONRE) tổng kết kế hoạch 5 năm 2006-2010 và xác định những ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch 5 năm của ngành TNMT giai đoạn 2011-2015;

- Hỗ trợ và tổ chức một số hội thảo xây dựng chương trình và kế hoạch của ngành TNMT;

- Hỗ trợ các cơ quan đơn vị liên quan tiến hành một số nghiên cứu về đối thoại chính sách ngành TNMT, như chi trả các dịch vụ môi trường, giảm phát thải từ việc phá rừng và suy thoái rừng, thích ứng với BĐKH và các vấn đề khác;

- Hỗ trợ các Viện của Bộ TNMT xây dựng, cập nhật danh mục quốc gia về các chương trình ODA kể cả cơ chế tài chính cho các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn của ngành TNMT, ưu tiên các chương trình cần huy động tài trợ;

- Xây dựng tư liệu về các kịch bản BĐKH và kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu;

- Tổ chức phiên họp toàn thể thường niên của Ban điều hành nhóm ISGE với sự tham dự của các đối tác, các nhà tài trợ và các bên liên quan;

- Hỗ trợ Bộ TNMT tổ chức hội nghị tập huấn về quản lý ODA cho cán bộ của Bộ TNMT đang làm công tác quản lý các dự án ODA;

- Tiến hành đánh giá toàn bộ các hoạt động của ISGE giai đoạn 2008-2010 và đề xuất mô hình hoạt động mới của ISGE sau năm 2010;

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ TNMT và Bộ Ngoại giao chuẩn bị chương trình, nội dung Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng và Diễn đàn Đông Á về biến đổi khí hậu;

CÁC TỪ VIẾT TẮT: - ACMEC Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Kông - ASEM Diến đàn hợp tác Á-Âu - BĐKH Biến đổi khí hậu - CLCS Chiến lược và chính sách - CD4-CCFP Tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối Quốc gia về biến đổi khí hậu - ĐTCS Đối thoại chính sách - Danida Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch - DHMCC Cục Khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu - FMM Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao - HTQT Hợp tác quốc tế - GDLA Tổng cục Quản lý Đất đai - ISGE Nhóm Hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường - ISG Chương trình hợp tác quốc tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - IMHEN Viện Khí tượng thuỷ văn và môi trường - JICA Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản - MTQG Mục tiêu quốc gia - NTPRCC Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu - NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn - NORAD Cơ quan hợp tác phát triển của Na Uy - QLTNN Quản lý tài nguyên nước - TNMT Tài nguyên và môi trường - TTK Thoả thuận khung

Page 47: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

46

- SPRCC Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu - SPP Mua sắm công bền vững - VASI Tổng cục Biển và Hải đảo - VEA Tổng cục Môi trường

Địa chỉ liên hệ: Nhóm Hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường Phòng 215, 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội Điện thoại: 04-37735510; Fax: 04-37735509 Email: [email protected]; Website: www.isge.monre.gov.vn

Page 48: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

47

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ QUỐC TẾ - BỘ NNPTNT Báo cáo cập nhật, 6/2010

Cập nhật tiến độ

Các hoạt động của ISG giai đoạn 2006-2010 tập trung vào 5 Lĩnh vực chính

1. Thúc đẩy đối thoại chính sách 2. Hỗ trợ điều phối các chương trình/dự án tài trợ nước ngoài

3. Thu thập và phổ biến thông tin 4. Các quá trình xây dựng năng lực và quản lý

5. Theo dõi và đánh giá

CCáácc hhooạạtt đđộộnngg tthhựựcc hhiiệệnn ttrroonngg 1122 tthháánngg qquuaa LĨNH VỰC 1: Xúc tiến đối thoại chính sách

1. Hội nghị toàn thể ISG 2009: Hội nghị đã được tổ chức ngày 28 tháng 10 năm 2009 với

chủ để “ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn và Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 - 2015. Hiên trang thu hut nguôn vôn tai trơ và vai trò của ODA đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam thời kỳ 1993-2008 được tổng hợp, phân tích và đánh giá. Các giải pháp, cơ chế chính sách và định hướng thu hút nguồn vốn ODA cho ngành NN&PTNT trong giai đoạn mới đã được thảo luận rộng rãi để góp phần tiếp tục thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả ODA cho ngành. Cộng đồng các nhà tài trợ, các Bộ ngành và khu vực tư nhân đánh giá cao Hội nghị lần này và cho rằng Bộ NN&PTNT là Bộ đầu tiên đưa dự thảo kế hoạch 5 năm ra tham vấn rộng rãi. Cộng đồng quốc tế cam kết tiếp tục hỗ trợ cho qua trình hoàn thiện kế hoạch và hỗ trợ cho thực hiện kế hoạch này của Bộ.

2. Tham gia vào thực hiện nhiệm vụ tổ chức the 8th AMRDPF và 2nd SOM RDPF . Hội

nghị này được tổ chức từ ngày 25 - 28 tháng 5 năm 2009 tại Hà Nội và đã thành công tốt đẹp. ISG tham gia vào một số hoạt động của Hội nghị.

3. ISG phối hợp với Cục Trồng trọt và các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo

tham vấn cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý đất trồng lúa và chính sách phát triển lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) quốc gia vào ngày 3 tháng 7 năm 2009. Tại hội nghị dự thảo Nghị định đã được trình bày.

Cộng đồng các nhà tài trợ, Bộ ngành và tỉnh đã đóng góp ý kiến cho dự thảo: (i) nên chỉnh sửa tiêu chí đối với địa phương chuyên lúa theo hướng thay tỷ lệ phần trăm sản lượng lúa hàng hoá bằng tỷ trọng của lúa gạo trong tổng GDP; (ii) dự thảo nên giảm bớt những nội dung có tính hành chính và khuyến khích những giải pháp kinh tế; (iii) việc quy hoạch đất lúa cần được đặt trong bối cảnh phát triển nền kinh tế với các quy hoạch kinh tế - xã hội đã có, nhu cầu lấy đất để phát triển cơ sở hạ tầng; (iv) bỏ bớt một số điều có nội dung mâu thuẫn hoặc đã quy định tại các văn bản khác, đặc biệt là Luật đất đai, Nghị định 181 sửa đổi …; (v) các giải pháp phát triển lúa gạo cần tính đến các yếu tố bền vững, đảm bảo an ninh dinh dưỡng và gắn kết được với chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Page 49: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

48

4. Với hỗ trợ của CIDA, ISG phối hợp với các cơ quan trong và ngoài Bộ tổ chức họp điều phối với các nhà tài trợ và dự án về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam vào ngày 24 tháng 2 năm 2009.

Hội nghị cung cấp và chia sẻ các thông tin giữa các dự án và các nhà tài trợ về mục tiêu và hoạt động chính của một số dự án trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đang được Bộ NN&PTNT triển khai. Thảo luận các nội dung trùng lặp, nội dung chưa được đầu tư, và cơ chế điều phối, trao đổi thông tin giữa các dự án.

5. ISG phối hợp với Hội thủy lợi Việt Nam tiến hành nghiên cứu về Công tác thủy lợi hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo tiếng việt và tiếng anh được xuất bản và phổ biến. Báo cáo đã có một số khuyến nghị về sửa đổi và phát triển nguồn nước bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

6. Với sự giúp đỡ của IFAD, nhóm tư vấn quốc tế và trong nước đã được tuyển để đánh

giá ISG giai đoạn 2006 - 2010 và đề xuất phương thức/cơ chế hoạt động mới của ISG Báo cáo đánh giá hoạt động của ISG 2006 - 2010 (tập trung chủ yếu vào điểm mạnh, yếu và bài học kinh nghiệm của ISG) và đề xuất phương thức/cơ chế hoạt động mới của ISG giai đoạn 2011 - 2015. Báo cáo đánh giá là cơ sở để có được sự phê duyệt của Thủ tướng và vận động các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động của ISG giai đoạn 2011 - 2015.

7. Trong 2 ngày 8 - 9 tháng 08 năm 2009, ISG đã tổ chức lớp hội thảo tập huấn cho các

thành viên mạng lưới HTQT về: - Lễ tân Ngoại giao và Soạn thảo thư tín trong hợp tác Quốc tế. - Khuynh hướng ODA trong ngành Nông nghiệp và PTNT, Kỹ thuật dự án, soạn thảo văn kiện dự án và giao tiếp với nhà tài trợ. Hội thảo đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực HTQT của Bộ NN&PTNT về Kỹ năng lễ tân Ngoại giao và văn hóa ứng xử trong giao tiếp đối ngoại. Đồng thời giúp các thành viên mạng lưới hiểu hơn về: - chính sách tài trợ, - những ưu tiên trong tài trợ thông qua dự án, chương trình, - trình tự thủ tục lập kế hoạch, - kỹ năng xây dựng văn kiên dự án của các dự án chương trình sử dụng vốn ODA, kể cả đa phương và song phương, - các lĩnh vực ưu tiên của ngành nông nghiệp và PTNT và - các kỹ thuật quản lý Dự án ODA và INGOs nói chung.

8. Hội nghị lần thứ 17 của Ban diều hành ISG được tổ chức ngày 7 tháng 4 năm 2010. Tại Hội nghị Ban điều hành được cập nhật tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển nông nghiệp nông thôn 5 năm 2006-2010 trong năm 2009 và những hoạt động chính của ngành trong năm 2010, và tình hình hợp tác quốc tế của ngành trong năm 2009. Ban điều hành đã thông qua Báo cáo hoạt động ISG trong năm 2009 và Kế hoạch hoạt động của ISG năm 2010; thảo luận về định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho ISG trong giai đoạn tiếp theo 2011-2015.

LĨNH VỰC 2 – Hỗ trợ phối hợp các chương trình và dự án nước ngoài tài trợ

Page 50: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

49

Hỗ trợ thực hiện Cam kết Hà nội 1. Hội thảo tham vấn quốc tế cho sửa đổi quyết định 45 về quản lý ODA của Bộ

NN&PTNT. Hội nghị đã được tổ chức vào tháng 6 năm 2009.

2. Nghiên cứu vai trò và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế đối với ngành NN&PTNT : - đề xuất chính sách và cơ chế phối hợp để thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn viên trợ từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế cho ngành

Hỗ trợ các đối tác ngành 1. Tổ chức được một cuộc họp với 4 đối tác thuộc Bộ (RWSSP, PAHI, FSSP, NDMP) để

xác định các hoạt động có thể phối hợp thực hiện. 2. ISG thường xuyên trao đổi, làm việc với các đối tác RWSS-P, NDM-P, FSSP-P,

PAHI để tìm cách hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau thông qua hình thức chia sẻ thông tin. Phối hợp chặt chẽ với các ISG khác ở những lĩnh vực liên quan, như ISGE trong lĩnh vực môi trường, đối với các lĩnh vực khả thi và được Bộ NN&PTNT ủy quyền

LĨNH VỰC 3- Chia sẻ và Phổ biến thông tin 1. Nâng cấp trang web ISG

Với sự hỗ trợ của tổ chức AYAD/VIDA của Úc, tháng 10 năm 2009 đã tuyển được 1 tình nguyên viên người Úc đến làm việc tại ISG trong vòng 6 tháng. Tình nguyện viên này đã hỗ trợ ISG rà soát và nâng cấp lại trang Web, viết và tập hợp các tin bài đang lên trang Web của ISG, giúp hiệu đính các tài liệu của ISG. Hiện nay phiên bản thảo lần 1 của trang Web đã được hoàn thiện để góp ý chỉnh sửa.

2. Cập nhật các hoạt động của chính phủ/Bộ NN&PTNT và các nhà tài trợ liên quan đến

lĩnh vực NN&PTNT 3. Phối hợp với Vụ HTQT xuất bản tài liệu hướng dẫn xây dựng và quản lý các chương

trình ODA LĨNH VỰC 4- Các quá trình xây dựng năng lực và quản lý 1. Tổ chức AYAD/VIDA hỗ trợ một cán bộ tình nguyện viên về truyền thông 2. Thành viên của mạng lưới hợp tác quốc tế được nâng cao năng lực và kỹ năng thông

qua khóa tập huấn về Lễ tân Ngoại giao và Soạn thảo thư tín trong hợp tác Quốc tế. LĨNH VỰC 5- Kiểm soát và đánh giá 1. Báo cáo phân tích tình hình hoạt động ISG năm 2009 (+ báo cáo tài chính) và Kế hoạch

năm 2010 (ngân sách dự toán) được xây dựng và phê duyệt. 2. Tiến hành kiểm toán tài chính ISG năm 2009. 3. Tham gia vào nhóm công tác theo dõi đánh giá trong khuôn khổ Dự án về M&E cho kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của Bộ do Thụy Sĩ tài trợ

Page 51: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

50

CCáácc hhooạạtt đđộộnngg ssẽẽ ttiiếếnn hhàànnhh ttrroonngg 66 tthháánngg ttiiếếpp tthheeoo Bối cảnh � Năm 2010 là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm của ngành giai đoạn 2006 -

2010. Kế hoạch 5 năm giai đoạn tiếp theo 2011 - 2015 đã được xây dựng và sẽ được phê duyệt. Trong giai đoạn tiếp theo này, vấn đề “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” vẫn là nội dung trọng tâm. Năm 2010 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết 26 Trung Ương về “Nông nghiệp Nông dân Nông thôn”;

� Chính phủ Việt Nam đã thực hiện cam kết của mình bằng việc ban hành nghị định 131 thay thế nghị định 17 về quản lý ODA, mở ra một cơ chế phân cấp rộng hơn về quản lý viện trợ. Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao chịu trách nhiệm quản lý các dự án ODA thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Bộ Nông nghiệp cần củng cố vai trò quản lý nguồn ODA bằng một quyết định mới thay thế quyết định 45 về quản lý và sử dụng ODA cho ngành nông nghiệp và PTNT;

� Năm 2010, ISG sẽ kết thúc kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Đánh giá hoạt động của ISG giai đoạn này đã được tiến hành. ISG cần được củng cố để có được sự đồng thuận của phía Việt Nam và sự ủng hộ của các nhà tài trợ cho việc gia hạn giai đoạn tiếp theo; và

� Biến đổi khí hậu, Xóa đói giảm nghèo, An ninh lương thực, và An toàn thực phẩm được chính phủ và cộng đồng quốc tế rất quan tâm.

LĨNH VỰC 1: Xúc tiến đối thoại chính sách

1. Tổ chức Họp các nhà tài trợ nòng cốt và Hội nghị toàn thể ISG năm 2010; 2. Tổ chức hội thảo tập huấn về công tác dự báo thống kê; 3. Hỗ trợ xây dựng Đề cương Liên kết 4 nhà; 4. Tổ chức hội thảo chia sẻ ưu tiên của Bộ về lĩnh vực thích ứng và giảm thiểu BĐKH; 5. Tổ chức hội thảo thể chế liên kết người nghèo với thị trường; 6. Với mạng lưới HTQT (ICN): - Tăng cường năng lực cho thành viên ICN về chủ đề được lựa chọn (một hội thảo tập huấn); - Chia sẻ thông tin giữa các thành viên mạng lưới và các nhà tài trợ qua hệ thống email; 7. Chia sẻ thông tin với các đối tác, các cục vụ, các sở NN$PTNT …; và 8. Phối hợp chặt chẽ với các ISG khác đối với các vấn đề có liên quan, như ISGE trong lĩnh vực môi trường….

LĨNH VỰC 2 – Hỗ trợ phối hợp các chương trình và dự án nước ngoài tài trợ

1. Tổ chức hội thảo về quản lý ODA và NGOs: - Phổ biến các quyết định mới (119, 93 and 49) về quản lý ODA và NGOs - Nâng cao kiến thức về xây dựng, quản lý và giám sát đánh giá (M&E) các dự án ODA và NGOs; 2. Thu thập danh mục các dự án ODA/FDI để chia sẻ thông tin với các nhà tài trợ và đăng tải trên trang web của ISG 3. Cập nhật các văn bản pháp quy của ngành để chia sẻ thông tin với các nhà tài trợ và đăng tải trên trang web của ISG; 4. Tiếp tục tập hợp, duy trì và cập nhật các chính sách phát triển ngành, tiểu ngành trong lĩnh vực NN&PTNT; 5. Họp định kỳ với các dự án/chương trình chuyên môn nghiệp vụ trong ngành.

Page 52: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

51

LĨNH VỰC 3- Chia sẻ và Phổ biến thông tin 1. Các báo cáo chuyên đề và tóm tắt nghiên cứu được thu thập và in ấn phát hành; 2. Tiếp tục cập nhật trang web ISG và 3. Xuất bản những tài liệu theo yêu cầu của Bộ, mạng lưới HTQT và các nhà tài trợ. LĨNH VỰC 4- Các quá trình xây dựng năng lực và quản lý 1. Củng cố ISG: - Gặp gỡ trao đổi với các Bộ ngành, các nhà tài trợ về việc gia hạn của ISG - Các thủ tục trình nộp Chính phủ để xin gia hạn ISG 2. Tuyển Cán bộ quản lý văn phòng ISG; và 3. Tăng cường năng lực cho cán bộ ISG để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới (nếu cần thiết). LĨNH VỰC 5- Kiểm soát và đánh giá 1. Chuẩn bị báo cáo 6 tháng đầu năm và kế hoạch hoạt động 6 tháng tiếp theo của năm

2010, nộp cho Ban điều hành và các nhà tài trợ; 2. Trình nộp báo cáo kiểm toán cho các nhà tài trợ. 2. Tiếp tục tham gia vào nhóm công tác theo dõi đánh giá trong khuôn khổ Dự án về

M&E cho kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của Bộ do Thụy Sỹ tài trợ.

===============================================

Để biết thêm thông tin xin liên với chúng tôi

Văn phòng ISG Phong 209-210, A9, 2 Ngọc Hà, Hà Nội Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tel: (04) 3.7711736 Fax: (04) 3.7713071 E-mail: [email protected]

Website: http://www.isgmard.org.vn

Page 53: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

52

ĐỐI TÁC HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP (FSSP)

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2010

Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) là một diễn đàn hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam, đại diện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tất cả các bên tham gia quan tâm đến ngành lâm nghiệp Việt Nam. Văn bản Thỏa thuận Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Đối tác được ký kết từ tháng 11 năm 2001 và có hiệu lực đến năm 2010. Đến năm 2006, Đối tác Lâm nghiệp đã nhất trí hỗ trợ cho Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, chiến lược này đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 2 năm 2007. Trong thời gian qua bối cảnh trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp đã có nhiều thay đổi. Về quản lý ngành lâm nghiệp đã có bước chuyển hướng lớn từ Quản lý Nhà nước truyền thống sang xã hội hoá ngành lâm nghiệp. Về tổ chức tổ chức của ngành lâm nghiệp thì Tổng Cục lâm nghiệp chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2010 thay cho 2 Cục chuyên ngành trước đây. Vấn đề biến đổi khí hậu ngày nay đang là mối quan ngại lớn nhất trên toàn cầu đặc biệt là các quốc gia dễ bị tổn thương trong đó có Việt Nam. Để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các quốc gia, của các tổ chức quốc tế của các ngành. Rừng với đặc tính sinh học đặc biệt của mình đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những tác động tiêu của biến đổi khí hậu. Những sáng kiến mới trên thế giới trogn những năm gần đây nhằm tăng độ che phủ của rừng, hạn chế phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng như ‘Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD), hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp như ‘Chương trình hành động tăng cường thực thi lâm luật, quản trị và thương mại’ (FLEGT) đã tác động đến hoạt động của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Đối tác Lâm nghiệp đã và đang có những thay đổi cần thiết để đáp ứng tốt hơn với những thay đổi đó.

Đối tác Lâm nghiệp là một phương tiện hữu hiệu để Chính phủ, các đối tác trong

nước và quốc tế có thể trao đổi thông tin và quan điểm của mình về các vấn đề mang tính chiến lược của ngành. Đối tác Lâm nghiệp là kênh điều phối đối thoại và kỹ thuật về các vấn đề quan trọng như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi 2004, các văn bản pháp quy của ngành, kế hoạch 5 năm ngành lâm nghiệp (2006 – 2010), và Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam. Đối tác Lâm nghiệp thực hiện đối thoại thông qua các cuộc họp Diễn đàn Đối tác, Ban điều hành đối tác (PSC) và Ban điều hành chuyên môn (TEC), và có nhiều hơn các hoạt động trao đổi không chính thức bao gồm đối thoại “trực tiếp” hoặc qua thiết bị điện tử, ví dụ như phản hồi về chính sách hoặc ý kiến đánh giá về mặt kỹ thuật từ phía các đối tác quốc tế thông qua thư điện tử.

Báo cáo này do Văn Phòng Điều Phối FSSP (FSSP CO), là Ban thư ký của Đối

tác Lâm nghiệp chuẩn bị. Báo cáo cập nhật các hoạt động chính của Đối tác Lâm nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2010 và một số hoạt động chính trong 6 tháng cuối năm 2010. 1. Các hoạt động chính trong 6 tháng đầu năm 2010 1.1. Các hoạt động điều phối và đối thoại chính sách Hội nghị thường niên FSSP Đây là một trong những sự kiện quan trọng và thu hút sự tham gia tích cực và đông đảo của Đối tác FSSP. Được tổ chức hàng năm, hoạt động này nhằm đánh giá tiến triển của ngành, thảo luận về các vấn đề cấp bách, đối thoại các chính sách quan trọng xảy ra trong

Page 54: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

53

năm qua thông qua đó, Bộ NN&PTNT và các đối tác thảo luận và tìm kiếm sự hợp tác về các lĩnh vực quan trọng của ngành trong những năm tới. Cuộc họp thường niên năm 2010 đã được tổ chức vào ngày 4/2/2010. Hơn 100 đại biểu đại diện cho các ban ngành có liên quan của Chính phủ ở các cấp trung ương và cấp tỉnh, các tổ chức quốc tế đa phương và song phương, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và đại diện của khu vực tư nhân đã tham dự cuộc họp này. Tại cuộc họp này Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp năm 209 do Thứ trưởng Hứa Đức Nhị trình bày cung cấp bức tranh tổng quan về tiến triển của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong năm 2009 qua việc thực hiện các Chương trình của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam. Tại cuộc họp này, Bộ NN&PTNT và các Đối tác cũng đã tiến hành thảo luận và xây dựng kế hoạch phối hợp và hợp tác tập trung vào các vấn đề quan trọng của của các chương trình Chiến lược đặc biệt là Chương trình Quản lý rừng bền vững, Bảo tồn đa dạng sinh học, Chế biến và xuất khẩu lâm sản. Cũng trong khuôn khổ của cuộc họp này, cuộc họp đầu tiên của Mạng lưới REDD đã được tổ chức.

Đánh giá Đối tác lần thứ 3 Như đã được đề cập ở trên, trong thời gian qua, đã có những thay đổi quan trọng về mặt cơ cấu tổ chức của ngành Lâm nghiệp, Tổng Cục lâm nghiệp chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ 15/3/2010. Bên cạnh đó, hàng loạt vấn đề quốc tế có tầm ảnh hưởng tới ngành lâm nghiệp cũng như diện mạo của hỗ trợ quốc tế và tài chính đối với ngành lâm nghiệp, đặc biệt phải kể đến vấn đề biến đổi khí hậu. Đồng thời, Văn bản thỏa thuận của Đối tác cho giai đoạn hiện tại sẽ kết thúc vào cuối năm 2010. Do đó, Đối tác Lâm nghiệp đòi hỏi cần có những thay đổi để đáp ứng với bối cảnh mới này. Trên cơ sở đó, Đợt đánh giá lần thứ 3 của Đối tác Lâm nghiệp đã được tiến hành trong tháng 3 năm 2010 với sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác, đặc biệt là Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ). Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy, tất cả các bên liên quan, từ đại diện của cơ quan chính phủ, các đối tác phát triển đến các tổ chức phi chính phủ trong nước, khu vực tư nhân, đều đánh giá cao vai trò của Đối tác Lâm nghiệp đối với phát triển ngành lâm nghiệp, đặc biệt là trong việc thúc đẩy chia sẻ thông tin, điều phối nguồn lực cho ngành, cũng như thúc đẩy quá trình đối thoại chính sách giữa chính phủ và các bên liên quan. Những gợi ý cho giai đoạn tới của Đối tác Lâm nghiệp tập trung vào việc tiếp tục củng cố và tăng cường chia sẻ thông tin, đối thoại chính sách qua đó thúc đẩy việc hợp tác giữa các bên về các vấn đề quan trọng của ngành, cũng như thúc đẩy đầu tư vào ngành lâm nghiệp.

Ban điều hành chuyên môn (TEC) Các cuộc họp của Ban điều hành chuyên môn FSSP (TEC) được tổ chức theo yêu cầu để thảo luận về những vấn đề quan trọng của Đối tác bao gồm kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm. Cuộc họp thứ thứ 41 của TEC được tổ chức vào ngày ngày 17 tháng 12 năm 2009. Cuộc họp này tập trung vào đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2009 và kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2010. Tại cuộc họp này TEC cũng thảo luận về chương trình nghị sự cuộc họp thường niên FSSP năm 2010 được tổ chức vào tháng 2/2010. Mạng lưới Lâm nghiệp vùng Trong khuôn khổ cơ cấu tổ chức của Đối tác lâm nghiệp, 6 Mạng lưới lâm nghiệp vùng được hỗ trợ và chính thức hoạt động từ năm 2006, đó là: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ (bao gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) với sự tham gia của 46 tỉnh có nhiều rừng trong cả nước. Đây là diễn đàn cấp vùng với

Page 55: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

54

mục đích trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các tỉnh trong vùng đồng thời là kênh thông tin quan trọng cho cấp Trung ương về việc thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành lâm nghiệp như Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia 2006 – 2020, rà soát qui hoạch 3 loại rừng, giao rừng cho thuê rừng, chính sách hưởng lợi, đề án nương rẫy, chính sách hỗ trợ cho đồng bào Tây Nguyên, chi trả dịch vụ môi trường rừng, v.v. Tham gia vào các Mạng lưới lâm nghiệp vùng còn có các dự án ODA, các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang thực hiện ở vùng và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo đóng trên địa bàn vùng, do vậy những hỗ trợ của quốc tế đã tập trung hơn vào các lĩnh vực ưu tiên cấp bách của vùng, tránh chồng chéo, trùng lặp góp phần nâng cao hiệu quả viện trợ.

Các cuộc họp mạng lưới trong 6 tháng đầu năm 2010: Với sự hỗ trợ của Văn phòng Điều phối FSSP, 6 cuộc họp mạng lưới vùng (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) đã được tổ chức trong tháng 3 và tháng 4 năm 2010. Tại các cuộc họp này, các thành viên mạng lưới đã tiến hành chia sẻ thông tin và thảo luận về các hoạt động lâm nghiệp trong vùng. Các vấn đề liên quan đến việc thưc hiện các Dự án lâm nghiệp trong vùng cũng được các thành viên thảo luận. Hỗ trợ 5 Tiểu ban điều phối Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam Đối tác Lâm nghiệp cam kết hỗ trợ thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam thông qua hỗ trợ thực hiện 5 chương trình chính của Chiến lược:

- Chương trình 1: Quản lý và phát triển rừng bền vững - Chương trình 2: Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường - Chương trình 3: Chế biến và thương mại gỗ và lâm sản - Chương trình 4: Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (RETE) - Chương trình 5: Đổi mới chính sách, thể chế, lập kế hoạch và giám sát ngành

Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006-2020 đã triển khai được từ năm 2007 và theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, đợt đánh giá đầu tiên được thực hiện vào năm 2009. Theo đó, trong tháng 5/2009, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các Tiểu ban điều phối thực hiện chiến lược lập kế hoạch thực hiện Đợt đánh giá này nhằm: - Đánh giá thực trạng của công tác quản lý ngành lâm nghiệp và kết quả việc triển khai

thực hiện Chiến lược PTLN Việt nam tại các địa phương và trung ương - Phát hiện và phân tích các khó khăn các địa phương đang gặp phải trong việc thực

hiện Chiến lược trong giai đoạn vừa qua và những thách thức trong tương lai. - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong ngành lâm nghiệp (căn cứ vào

các chỉ tiêu chính của Chiến lược) và các tác động của việc thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam, đặc biệt các tác động của lâm nghiệp trong xóa đói giảm nghèo và đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, kinh tế địa phương và thương mại quốc tế;

- Đề xuất các định hướng, ưu tiên và chỉ tiêu chính để thực hiện Chiến lược cho giai đoạn 5 năm tiếp theo (2011-2015).

Với cam kết hỗ trợ thực hiện Chiến lược, Đối tác FSSP đã tích cực tham gia đóng góp tài chính và kỹ thuật cho đợt đánh giá này. Hội nghị tham vấn FSSP về Đánh giá 2 năm thực hiện Chiến lược và Định hướng giai đoạn 2011-2015 đã được tổ chức sau khi các Nhóm công tác kết thúc đợt đánh giá tại hiện trường (tháng 9/200 9). Hội nghị này là một diễn đàn quan trọng giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và các bên liên quan nhằm trao đổi ý kiến và khuyến nghị về việc thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Page 56: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

55

Các đại biểu tham gia đã tập trung thảo luận 3 vấn đề chính liên quan đến việc thực hiện Chiến lược, đó là (1) Điều kiện/bối cảnh (về kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế) thay đổi như thế nào so với thời điểm thiết kế Chiến lược? (2) Những công cụ/nguồn lực cho việc thực hiện Chiến lược đã được huy động và sử dụng như thế nào? và những ưu tiên chính của ngành lâm nghiệp trong 5 năm tới? Kết quả thảo luận đã giúp cho nhóm tư vấn có thêm cơ sở để hoàn thiện báo cáo đánh giá và đưa ra những khuyến nghị quan trọng cho Bộ NN&PTNT trong việc lập kế hoạch hoạt động trong giai đoạn tới. Qua đợt đánh giá này cũng cho thấy sự hỗ trợ của các Đối tác FSSP đã góp phần vào việc triển khai, thực hiện nhiều hoạt động quan trọng của ngành, tuy nhiên mục đích tăng cường vai trò và hoạt động của các tiểu ban điều phối chiến lược thì vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Ngày đa dạng sinh học Hưởng ứng năm quốc tế về Đa dạng sinh học, Bộ NN&PTNT và các đối tác đã thảo luận và nhất trí tổ chức ngày đa dạng sinh học vào ngày 22/5 tại Vườn quốc gia Ba Vì. Hoạt động này nhằm chia sẻ thông tin, tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của các bên về bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt khi mà rừng là ngôi nhà của hàng nghìn loài. Qua đó, thúc đẩy hợp tác của các bên liên quan về lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hoạt động này đã nhận được sự tham gia và đóng góp tích cực của các Vườn quốc gia trong cả nước cũng như các đối tác phát triển hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Thiết lập và vận hành cơ chế điều phối về REDD Sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 13 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP13) tại Bali - Indonesia, đã có nhiều hoạt động liên quan đến sáng kiến Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD) đã được tiến hành ở Việt Nam. Điều này thể hiện mối quan tâm của Chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ / đối tác về vai trò của rừng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù mới ở giai đoạn đầu của việc thử nghiệm REDD, nhưng đã có rất nhiều hoạt động và cam kết của các đối tác đã đặt ra yêu cầu về việc cần phải có một cơ chế điều phối các hoạt động liên quan đến REDD nhằm tăng cường hiệu quả và hợp tác trong việc thử nghiệm và triển khai REDD. Đáp ứng yêu cầu này, Văn phòng điều phối FSSP và Cục Lâm nghiệp đã tổ chức nhiều cuộc họp với các đối tác liên quan, đặc biệt là UNDP, GTZ, FAO, ADB và Đại sứ quán Na-uy nhằm thiết lập một cơ chế điều phối về REDD ở Việt Nam,. Kết quả là Mạng lưới REDD và Tổ công tác REDD đã chính thức được thiết lập theo quyết định số 2614/QĐ-BNN-LN ngày 16/9/2009. Theo đó, Văn phòng điều phối FSSP là Thư ký cho Mạng lưới và Tổ công tác REDD. Trong thời gian qua, hàng loạt cuộc họp của Tổ công tác và mạng lưới REDD đã được tổ chức để thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc triển khai các hoạt động về REDD tại Việt Nam.

Hỗ trợ Tổ công tác quốc gia về FLEGT Ngành chế biến gỗ Việt Nam trong những năm vừa qua đã phát triển mạnh mẽ , kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ từ năm 2000 đến 2009 của Việt Nam đã tăng gấp 8 lân. Năm 2009 mặc dù do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn đạt 2,7 tỷ USD. Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất và phát triển nhanh nhất của Việt Nam (chiếm 44%), tương đương 1,2 tỷ USD, tiếp đến là EU (chiếm 28%). Tuy nhiên, cả hai thị trường lớn này đang áp dụng những chính sách thương mại mới nhằm hạn chế nạn khai thác gỗ bất hợp pháp. Đó là Luật Lacey của

Page 57: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

56

Hoa Kỳ đã áp dụng cho đồ gỗ nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ ngày 1/4/2010 và Qui định Trách nhiệm giải trình (DDR) của EU dự kiến sẽ áp dụng vào cuối năm 2012. Vào tháng 5 năm 2003, EU đã công bố đề xuất đầu tiên về Kế Họach Hành Động ‘Tăng cường thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ’ gọi tắt là FLEGT nhằm đưa ra cam kết mạnh mẽ đấu tranh với khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp.

Một phần quan trọng của Kế Hoạch hành Động FLEGT là Hiệp định Đối tác Tình nguyện (Voluntary Partnership Agreements-VPA) giữa các quốc gia sản xuất gỗ (các quốc gia đối tác FLEGT) và EU. Đây là hiệp định ràng buộc giữa EU và một quốc gia đối tác trong đó hai bên cam kết cùng nhau phối hợp để hỗ trợ những mục tiêu của Kế hoạch hành động FLEGT và thực thi cơ chế cấp giấy phép FLEGT.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự hỗ trợ hiệu quả của đối tác FSSP đã có nhiều hoạt động các cấp khác nhau nhằm thúc đẩy và đóng góp tích cực vào tiến trình FLEGT, như tham gia tại Hội nghị Bộ trưởng các nước Đông Nam Á về FLEG (Tuyên bố Bali, Indonesia năm 2001), Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm các nước ASEAN lần thứ 29 vào năm 2007, Hội nghị xây dựng Kế hoạch hành động về FLEG giai đoạn 2008-2015 của các nước ASEAN vào năm 2008, v.v… Ngày 4/11/2009, Bộ NN và PTNT đã ra quyết định số 3202/QĐ-BNN-HTQT về việc thành lập Tổ công tác về FLEGT, bao gồm đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhiệm vụ của Tổ công tác này là rà soát các Hiệp định, Thỏa thuận và Biên bản ghi nhớ quốc tế, các văn bản pháp luật trong nước liên quan đến FLEGT tập trung vào công tác xuất nhập khẩu lâm sản. Ngoài ra, Tổ công tác còn có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy hoạt động FLEGT, đảm bảo việc đàm phán với EU phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và quyền lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến FLEGT, cung cấp thông tin, phân tích và tư vấn cho các cơ quan tổng hợp của Chính phủ về việc cấp phép FLEGT và các mô hình đàm phán VPA.

Hiện nay FSSP đang tích cực hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính cho Tổ công tác FLEGT để Tổ công tác có thể là tham mưu và chuẩn bị nội dung cho Tổ đàm phán hoàn thành nhiệm vụ là Việt Nam ký kết với EU về một Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA ) vào cuối năm 2012.

Hỗ trợ việc thành lập và vận hành các cơ chế tài chính/ viện trợ mới cho Ngành lâm nghiệp Quĩ Uỷ thác Ngành Lâm nghiệp (TFF) Quĩ Uỷ thác Ngành Lâm nghiệp (TFF) được thành lập năm 2004 là quỹ uỷ thác do 4 nhà tài trợ song phương (Hà Lan, Phần Lan, Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ) góp vốn tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ CHLB Đức với mục tiêu hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp của Việt Nam (VFDS). Được thành lập vào năm 2004, Quỹ khởi đầu là một cơ chế tài chính với 4 mục tiêu cụ thể như sau:

- Gắn kết hỗ trợ ODA chặt chẽ hơn với các ưu tiên đã xác định trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam (2006-2020);

- Cải thiện hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo bằng cách hướng hỗ trợ ODA cho ngành lâm nghiệp;

Page 58: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

57

- Hài hoà hoá việc chuyển vốn ODA cho ngành lâm nghiệp thông qua giảm chi phí giao dịch của Chính phủ Việt Nam; và

- Đóng vai trò là mô hình thử nghiệm để đúc rút kinh nghiệm và bài học có ích cho việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng do Chính phủ Việt Nam hoàn toàn sở hữu và quản lý.

Để đạt được các mục tiêu trên, trogn giai đoạn 2 (2009-2012)Quĩ tập trung vào các ưu tiên sau:

- Quản lý rừng bền vững hướng tối xóa đói giảm nghèo; - Bảo vệ môi trường/biến đổi khí hậu; - Cải thiện công tác quản lý ngành lâm nghiệp; - Tăng cường quản lý danh mục dự án TFF tài trợ.

Hiên nay, tổng cam kết tài trợ bởi các nhà tài trợ cho Quỹ là 32.6 triệu EURO bao

gồm 31.5 triệu EURO đã được phê duyệt cho 27 khoản hỗ trợ khác nhau trong đó có 12 dự án lớn nhỏ. Hiện nay 5 dự án đang được thực hiện và 22 khoản hỗ trợ và dự án khác đã kết thúc. Quỹ Chương trình Lâm nghiệp Quốc gia (NFP-FAO) Quỹ hỗ trợ Chương trình Lâm nghiệp quốc gia (quỹ NFP) là một cơ chế tài chính được thành lập năm 2002 nhằm hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình lâm nghiệp quốc gia để đáp ứng một cách hiệu quả các yêu cầu của địa phương, các các ưu tiên của chính phủ và phản ánh được các nguyên tắc quốc tế đã được thống nhất. Quỹ NFP hỗ trợ sự tham gia của các bên liên quan tích cực trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình lâm nghiệp quốc gia với trọng tâm là xây dựng năng lực và chia sẻ thông tin ở cấp quốc gia, thông qua các khoản tài trợ trực tiếp cho các bên liên quan tại các quốc gia đối tác. Quỹ cũng hoạt động như một dịch vụ thông tin toàn diện về các chương trình lâm nghiệp quốc gia trên toàn thế giới. Quỹ NFP thuộc tổ chức FAO có trụ sở tại Rome, Quỹ đã bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2002 và đã thành lập quan hệ đối tác với 69 quốc gia và 4 tổ chức tiểu vùng trên toàn cầu. Trong số đó, có 14 quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, Văn phòng điều phối FSSP là đầu mối quốc gia cho Chương trình lâm nghiệp quốc gia (NFP) của FAO tại Việt Nam. Quỹ NFP cung cấp các khoản hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để thực hiện các chương trình lâm nghiệp trong Chiến lược phát triển lâmn nghiệp Việt Nam. Cho tới nay, đã có 5 đề xuất nhận được hỗ trợ từ NFP với tổng kinh phí gần 200.000 đô-la Mỹ. Thông qua các khoản hỗ trợ này, nhiều hoạt động nghiên cứu, khảo sát đã được triển khai. Đợt kêu gọi đề xuất cho năm sau cũng đã được tiến hành. 6 đề xuất đã được Ban điều hành Quỹ xét duyệt và lựa chọn trước khi gửi sang FAO phê duyệt lần cuối. T 3 đề xuất của Việt Nam đã được FAO lựa chọn và bắt đầu thực hiện trong năm 2010. Ngoài ra, vào tháng 3/2010, một khoá tập huấn cho các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và các cơ quan của Bộ về phương pháp lập kế hoạch theo định hướng kết quả. Sau khoá tập huấn các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam đã nâng cao trình độ chuẩn bị đề xuất dự án một cách rõ rệt. Điều phối các hoạt động khác Đối tác Lâm nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động điều phối và chia sẻ thông tin với các chương trình, các Bộ, ngành, tổ chức đối tác và chuyên gia khác nhau.

Page 59: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

58

1.2. Các hoạt động truyền thông và thông tin Hệ thống Thông tin và Giám sát Ngành Lâm nghiệp (FOMIS) Từ cuối năm 2003, Đối tác đã hỗ trợ Bộ xây dựng Hệ thống Thông tin và Giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS), để đưa vào một số module, bao gồm các chỉ số và một cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp, để giám sát hoạt động và tác động của ngành. Năm 2006, các bên cũng nhất trí rằng bộ chỉ số ngành lâm nghiệp ban đầu cần được sửa đổi, theo đó những chỉ số này sẽ hữu ích hơn trong việc giám sát việc thực hiện và tác động của các hoạt động trong ngành lâm nghiệp – liên quan đến các mục tiêu của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, kế hoạch 5 năm ngành lâm nghiệp (2006 – 2010), và 5MHRP (hoặc Chương trình 661). Điều này cũng mang ý nghĩa rằng bộ chỉ số có thể cung cấp các thông tin có ích cho việc xây dựng báo cáo quốc gia đối với các thỏa thuận quốc tế liên quan đến lâm nghiệp, hoặc các Cam kết đa phương về môi trường (MEAs). Trên cơ sở đó, năm 2005 được chọn là năm cơ sở, và báo cáo FOMIS sẽ được xây dựng hàng 5 năm. Trong năm 2009, Văn phòng Điều phối FSSP tiếp tục phát triển và hoàn thiện Hệ thống thông tin giám sát ngành Lâm nghiệp. Hệ thống hiện đã được phát triển gồm 3 mô đun chính sau, đó là (1) Mô đun Chỉ số giám sát ngành Lâm nghiệp; (2) Mô đun Cơ sở dữ liệu ODA ngành Lâm nghiệp; và (3) Mô đun Cơ sở dữ liệu Văn bản pháp quy ngành Lâm nghiệp. Mô đun Chỉ số giám sát ngành Lâm nghiệp là cơ sở dữ liệu mở đang được xây dựng để quản lý bộ chỉ số và phân tích số liệu. Phần mềm ứng dụng web-GIS cũng đang được xây dựng để đưa toàn bộ số liệu, báo cáo và bản đồ lên web. Số liệu năm 2007 và 2008 tiếp tục được thu thập từ các đơn vị như Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp, Trung tâm Tin học và Thống kê, Tổng cục Thống kê. Các số liệu thu thập được đã được xử lý và mã hoá để liên kết với bản đồ số và hiện đang được đưa vào CSDL. Cơ sở dữ liệu ODA ngành Lâm nghiệp: Trong năm 2009, CSDL ODA được tiếp tục phát triển với phần giao diện web để chia sẻ báo cáo và số liệu ODA ngành Lâm nghiệp. Cơ sở dữ liệu Văn bản pháp quy ngành Lâm nghiệp đã được thiết kế để tổ chức văn bản pháp quy theo các lĩnh vực và cơ quan của ngành Lâm nghiêp. Tất cả các chức năng quản trị nội dung và văn bản, tra cứu và tìm kiếm, giao diện xem và tải (download) file văn bản đã được thiết kế và lập trình để hoạt động hoàn toàn trên web. Hiện tại, đã có hơn 300 văn bản pháp quy đã được đưa vào cơ sở dữ liệu này. Truyền thông và thông tin Đối tác FSSP đã xây dựng và duy trì các công cụ nhằm mục đích chia sẻ và quảng bá thông, bao gồm trang web FSSP, bản tin FSSP và các tờ rơi thông tin. Thông tin về hoạt động của ngành và đối tác cũng được chia sẻ và tóm lược cho các đoàn, khách tới thăm và làm việc với Văn phòng điều phối FSSP.

Bản tin FSSP là một trong những công cụ truyền thông được các đối tác đánh giá rất cao, đã góp phần quan trọng vào phổ biến thông tin về đối tác cũng như các chủ đề được quan tâm. Trong năm 2009, bản tin FSSP số 24-25 tập trung vào chủ đề “Tài chính cho Quản lý rừng bền vững” và số 26-27 tập trung vào chủ đề “Chi trả dịch vụ môi trường rừng” đã được xây dựng và phân phát cho các đối tác và các bên liên quan tại các Cục, Vụ, Viện và các cơ quan liên quan. Số tiếp theo đang được chuẩn bị và ra mắt trong thời gian tới sẽ tập trung vào chủ đề “Đối tác FSSP” sẽ tổng kết một số kinh nghiệm hoạt động và triển vọng cho giai đoạn tới của Đối tác Lâm nghiệp.

Trang web FSSP được duy trì với các hoạt động của FSSP và Quỹ uỷ thác Ngành lâm nghiệp (TFF) với phiên bản mới đã nâng cấp. Hình thức trang web nên được thiết kế lại

Page 60: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

59

để có hình thức chuyên nghiệp và phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu của đông đảo đối tượng muốn tìm thông tin về ngành.

2. Các hoạt động chính trong 6 tháng cuối năm 2010 Trong 6 tháng cuối năm 2010, Đối tác Lâm nghiệp sẽ tập trung vào một số hoạt động chính sau đây: 2.1. Các hoạt động điều phối và đối thoại chính sách Tái cơ cấu Đối tác Lâm nghiệp Tiếp theo Đợt đánh giá lần thứ 3, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ cùng các Đối tác thảo luận và nhất trí về cơ cấu và tổ chức của Đối tác Lâm nghiệp trong giai đoạn tiếp theo, trước mắt là đến năm 2015. Ban điều hành chuyên môn (TEC) Ban điều hành chuyên môn sẽ họp và thảo luận về những vấn đề quan trọng của Đối tác trong thời gian sắp tới, đặc biệt là về lộ trình tái cơ cấu Đối tác cũng như kế hoạch hoạt động và ngân sách sửa đổi cho 6 tháng cuối năm 2010. Hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam Với những thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của ngành lâm nghiệp, Đối tác Lâm nghiệp sẽ thảo luận với Bộ về việc sắp xếp lại các Tiểu ban điều phối thực hiện Chiến lược. Bên cạnh đó, FSSP cũng sẽ hỗ trợ Tổng Cục lâm nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch 5 năm (2011-2015). Các hoạt động khác Bên cạnh những hoạt động trọng tâm kể trên, các hoạt động quan trọng liên quan đến các mạng lưới lâm nghiệp vùng, Tổ công tác và Mạng lưới REDD, Tổ công tác về FLEGT, Quỹ NFP và APF-Net sẽ được tiếp tục triển khai. 2.2. Các hoạt động truyền thông và thông tin. Hệ thống Thông tin và Giám sát Ngành lâm nghiệp (FOMIS) Ngoài việc tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với tình hình ứng dụng công nghệ thông tin chung của ngành, năm 2010 sẽ tiến hành chuẩn bị xây dựng báo cáo FOMIS năm 2010. Truyền thôngvà thông tin Đối tác FSSP tiếp tục các hoạt động duy trì và phát triển các công cụ nhằm mục đích chia sẻ và quảng bá thông tin, bao gồm vận hành trang web FSSP, bản tin FSSP và các tờ rơi thông tin, cũng như chia sẻ và tóm lược cho các đoàn, khách tới thăm và làm việc với Văn phòng điều phối FSSP.

Page 61: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

60

Một số chỉ số dự kiến đạt được trong 6 tháng cuối năm 2010 � Hoàn thành việc tái cơ cấu Đối tác Lâm nghiệp cho giai đoạn tiếp theo 2011-2015; � Kế hoạch 5 năm của ngành được xây dựng với sự tham gia đóng góp rộng rãi của

các bên liên quan; � Hoạt động của các mạng lưới lâm nghiệp vùng tiếp tục được củng cố và tăng

cường với sự tham gia tích cực hơn của các Đối tác phát triển; � Việt Nam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ TFF, NFP và APF-Net; � Đối tác FSSP tham gia và đóng góp tích cực vào hoạt động của Tổ công tác và

Mạng lưới REDD; � Phổ biến thông tin về các hoạt động chính của Đối tác và ngành; � Tiếp tục phát triển Hệ thống Thông tin Giám sát Ngành (FOMIS) ở cấp quốc gia

để giám sát việc thực hiện Chiến lược Lâm nghiệp và kế hoạch 5 năm, đồng thời cung cấp thông tin cho việc chuẩn bị báo cáo về các cam kết quốc tế về lâm nghiệp và môi trường..v..v.

� Chuẩn bị cuộc họp Đánh giá thường niên ngành lâm nghiệp và đối tác FSSP năm 2010.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Đối tác Lâm nghiệp xin hãy liên lạc với Văn phòng Điều phối FSSP theo địa chỉ: Tầng 3, nhà A8, số 10 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 37629412; Email: [email protected]; Website: www.vietnamforestry.org.vn

Page 62: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

61

NHÓM ĐỐI TÁC VỀ CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Báo cáo cập nhật, 6/2010

Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn được thành lập năm 2006 theo Quyết định 519-TTg-HTQT của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Vào ngày 15 tháng 05 năm 2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và 14 đối tác phát triển quốc tế ký Biên bản ghi nhớ triển khai Quyết định. Hiện tại, có 19 thành viên đối tác phát triển quốc tế. Bỉ là thành viên mới nhất tham gia từ năm 2009. Mục đích của Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn là tạo ra một cơ chế hợp tác để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực cho cấp nước và vệ sinh nông thôn (RWSS) bằng cách phối hợp và hài hoà các chính sách của Chính phủ Việt Nam, các chương trình Mục tiêu Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn và các chương trình khác. Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn hoạt động nhằm thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về RWSS nhằm giảm nghèo nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn thông qua việc tiếp cận rộng rãi, bền vững và hợp lý các dịch vụ cấp nước và vệ sinh nông thôn.

1. Trong vòng 12 tháng qua, Nhóm đối tác đã đạt được những kết quả gì trong lĩnh

vực mà mình hoạt động?

Trong vòng 12 tháng qua, Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đã tích cực cộng tác với nhiều đối tác và các bên liên quan bao gồm Chính phủ Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Xây dựng), các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ và các đối tác phát triển song và đa phương. Các hoạt động chính của Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn là (i) phối hợp tổ chức đối thoại chính sách ngành nghề, (ii) thúc đẩy sự liên kết và các quan hệ đối tác phát triển và (iii) tuyên truyền và chia sẻ thông tin. Các hoạt động trong 12 tháng qua cụ thể như sau: Đối thoại chính sách

- Điều phối Nhóm hoạt động về vệ sinh nông thôn; một nhóm hoạt động quốc gia phụ trách việc nâng cao số lượng nhà vệ sinh công cộng và nhà vệ sinh trong các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam (được thành lập vào tháng 10/2009).

- Tổ chức một chuyến thăm quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình vệ sinh thành công ở Indonesia và Bangladesh và nghiên cứu khả năng áp dụng tại Việt Nam (10/2009).

- Tổ chức hai hội thảo tuyên truyền về vệ sinh nông thôn vào tháng 03 và tháng 09/2009 để lấy ý kiến về nghiên cứu tính bền vững của cách tiếp cận này.

- Tổ chức một hội thảo về Thông tin, giáo dục và tuyên truyền thay đổi hành vi (IEC/BCC) về nước, vệ sinh và tăng cường vệ sinh vào tháng 08/2009.

- Tổ chức một loạt các sự kiện khác (một hội thảo vào giữa năm 2009 và tiếp theo là một cuộc họp bàn tròn vào tháng 09/2009) để xem xét tính bền vững của việc cung cấp nước và các dịch vụ vệ sinh, thúc đẩy hợp tác tư công (PPP) và thảo luận

Page 63: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

62

việc sử dụng các nguồn hỗ trợ dựa trên kết quả (OBA) nhằm nâng cao tính bền vững và thúc đẩy đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.

- Tổ chức một vào hội thảo và nghiên cứu về biến đổi khí hậu và mối liên quan đến RWSS vào tháng 10/2009.

- Tổ chức hai hội thảo vào tháng 01 và 05/2010 nghiên cứu cách tiếp cận của các tổ chức phi chính phủ đối với RWSS tại Việt Nam bao gồm các kinh nghiệm đúc kết của các tổ chức này, tiềm năng nhân rộng những mô hình thành công và cách thức tốt nhất để kết hợp các cách tiếp cận vào Chương trình mục tiêu Quốc gia.

- Tổ chức Hội thảo về các vấn đề nổi cộm trong RWSS tại Việt Nam và Các khả năng công nghệ chi phí thấp cho RWSS vào tháng 03/2009.

Đối tác và liên kết

- Thu thập và sắp xếp các thông tin về các dự án đầu tư trong lĩnh vực RWSS và phát triển một trang web cung cấp thông tin này.

Chia sẻ thông tin

- Trong vòng 12 tháng qua, Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn rất tích cực trong việc chia sẻ thông tin về lĩnh vực hoạt động thông qua các cơ chế như Bản tin tóm tắt hàng tháng, trang web Đối tác và sự hợp tác từ nhóm làm việc WASH của các tổ phi chính phủ.

- Tổ chức một hội thảo để tuyên truyền và chia sẻ thông tin về các trang thiết bị vệ sinh và cung cấp nước phù hợp cho trẻ em tàn tật tại các Trung tâm bảo trợ xã hội và các trường học nội trú.

Hoạt động thường xuyên của Ban điều phối - Ban Điều phối hoạt động tốt trong 12 tháng qua. Cuộc họp thường niên của Ban

Chỉ đạo đối tác được tổ chức vào tháng 01/2010. Tại cuộc họp, Báo cáo tổng kết năm 2009 và kế hoạch hoạt động năm 2010 đã được thông qua.

1. Nhóm đối tác đã có những đóng góp gì để thúc đẩy chương trình phát triển quốc gia ở trung ương và địa phương trong vòng 12 tháng qua?

Chương trình mục tiêu quốc gia (NTP) là mô hình chính mà thông qua đó Chính phủ Việt Nam phối hợp với các bên liên quan để nâng cao đời sống cho người dân nông thôn bằng việc thúc đẩy khả năng tiếp cận cấp nước và vệ sinh nông thôn. NTP là cơ chế mà theo đó Chiến lược RWSS quốc gia, Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện của Việt Nam (CPRGS) và Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) được xuyên suốt để cung cấp nước và vệ sinh cho vùng nông thôn Việt Nam. NTP đang trong giai đoạn hai, từ 2006 đến 2010 (NTPII). Trong vòng 12 tháng, Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đã đóng góp cho chương trình phát triển và việc hoàn thành các mục tiêu của NTP bằng cách thúc đẩy sự hợp tác ngành nghề và sự đóng góp của khá nhiều các bên liên quan và đối tác phát triển. Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn cũng đóng vai trò chủ đạo xúc tác các mối liên hệ và quan hệ đối tác, chia sẻ thông tin và các bài học kinh nghiệm trong ngành. Năm 2010 là năm cuối cùng của NTP II và vì thế kế hoạch NTP tiếp theo đang được triển khai. Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đang đóng góp cho kế hoạch này bằng cách quy tụ các bên liên quan vào các hoạt động đối thoại chính sách.

Page 64: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

63

Đặc biệt, Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đang hỗ trợ các cuộc thảo luận về đóng góp của các tổ chức phi chính phủ vào lĩnh vực này, làm cách nào để hài hoà hoạt động của các tổ chức phi chính phủ vào chương trình của Chính phủ Việt Nam và sáng kiến nào của các tổ chức phi chính phủ có tiềm năng nhân rộng được đưa vào NTP tiếp theo. Trong vòng 12 tháng qua, Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn cũng tích cực tham gia vào việc tổ chức, ghi nhận và chia sẻ thông tin về một loạt cách tiếp cận sáng tạo của các tổ chức phi chính phủ ví dụ như Chương trình Marketing về vệ sinh và Vệ sinh dựa vào cộng đồng nhằm thúc đẩy và nếu phù hợp thì nhân rộng những cách tiếp cận này. 2. Trong vòng 12 tháng tới, nhóm đối tác sẽ triển khai hoạt động cụ thể nào?

Sau khi tham vấn với các đối tác phát triển, nhóm Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn xây dựng một kế hoạch hoạt động hằng năm. Kế hoạch này được thông qua tại cuộc họp thường kỳ của Ban chỉ đạo đối tác. Thời gian còn lại của 2010 và đầu năm 2011, Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn sẽ triển khai các hoạt động cụ thể sau: Đối thoại chính sách

- Tiếp tục điều phối các cuộc họp của Nhóm làm việc về Vệ sinh nông thôn, điều phối việc triển khai các hoạt động được ưu tiên của Nhóm, góp ý phản hồi và chia sẻ thông tin về các hoạt động cho các bên liên quan.

- Chia sẻ kết quả và hỗ trợ việc nhân rộng những mô hình vệ sinh đang được thử nghiệm ví dụ nhưng mô hình Vệ sinh hoàn toàn dựa vào cộng đồng, Câu lạc bộ y tế cộng đồng và Chương trình Marketing vệ sinh.

- Chia sẻ bài học kinh nghiệm về các cách tiếp cận của các tổ chức phi chính phủ đối với lĩnh vực RWSS tại Việt Nam và thúc đẩy việc hài hoà các hoạt động của các tổ chức này vào chương trình chung của quốc gia.

- Hỗ trợ việc đánh giá NTPII và xây dựng nội dung của NTP III, và chia sẻ thông tin với các đối tác phát triển.

- Phối hợp để tập hợp, ghi lại và thúc đẩy các mô hình chi vệ sinh và cung cấp nước chi phí thấp và chia sẻ thông tin với các bên liên quan.

- Chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong việc triển khai bộ chỉ số giám sát và đánh giá và hỗ trợ việc tuyển chọn các trợ giúp kỹ thuật để triển khai.

Đối tác và liên kết

- Hỗ trợ việc tìm kiếm, đẩy mạnh và nhân rộng mô hình Hợp tác công tư và chia sẻ thông tin và bài học liên quan với các đối tác phát triển và các bên liên quan.

- Tuyên truyền và thúc đẩy Quyết định số 131 về cơ chế khuyến khích tăng đầu tư, quản lý và khai thác các trang thiết bị cung cấp nước nông thôn.

- Hỗ trợ việc đánh giá tổng thể ngành RWSS, báo cáo tiến độ và chia sẻ kết quả với ngành liên quan.

- Cập nhật Tài liệu tham khảo ngành nước và vệ sinh. - Duy trì và cập nhật bản đồ thông tin về dự án đầu tư và các tỉnh thành được hỗ trợ

trong lĩnh vực RWSS để chia sẻ thông tin dựa vào internet được hiệu quả hơn.

Tuyên truyền và chia sẻ thông tin - Chia sẻ thông tin với các đối tác thông qua Bản tin vắn Nhóm Quan hệ đối tác về

cấp nước và Vệ sinh nông thôn hàng tháng, nâng cấp và cập nhật trang thông tin

Page 65: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

64

Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn và các hoạt động của nhóm Phi chính phủ WASH.

- Cung cấp và chia sẻ thông tin với các đối tác và các bên liên quan về việc triển khai bộ chỉ số Giám sát và đánh giá, việc cập nhật Chiến lược RWSS quốc gia, việc xây dựng Chiến lược ngành thống nhất về vệ sinh và Kế hoạch hoạt động (U3SAP), ưu tiên nghiên cứu ngành, tiến độ của Chương trình Đối tác nước và vệ sinh cho khu vực Mekong (SAWAP) và NTP II.

Hoạt động thường xuyên của Ban điều phối Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn

- Phối hợp các cuộc gặp thường xuyên của Ban chỉ đạo Nhóm Quan hệ đối tác về

Cấp nước và Vệ sinh nông thôn, và chuẩn bị báo cáo (báo cáo 6 tháng, báo cáo hàng năm và báo cáo tài chính.

- Hỗ trợ việc đánh giá 5 năm chương trình Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn và có thể xây dựng kế hoạch gia hạn.

3. Hoạt động/Kết quả nào mà Nhóm đối tác đóng góp cho vệc tăng cường hiệu

quả và hài hoà hoá các nguồn hỗ trợ, bao gồm cả việc hướng hỗ trợ của các nhà tài trợ vào chiến lược phát triển ngành và Chương trình phát triển kinh tế xã hội (SEDP)?

Định hướng hỗ trợ của các nhà tài trợ (và các đối tác khác) và khuyến khích hiệu quả viện trợ thông qua việc hài hoà hoá các chiến lược là một phần không thể tách rời trong các hoạt động của Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn. Thông qua đối thoại và chia sẻ thông tin giữa Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ và các tổ chức Phi chính phủ, Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn thúc đẩy việc hướng các nguồn hỗ trợ phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu chung xuyên suốt NTP, CPRSG, SEDP và MDG. Một vài thành tựu trong mảng này bao gồm:

- Một loạt các hội thảo đã được Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh

nông thôn tổ chức với hỗ trợ của AusAID để nghiên cứu cách tiếp cận của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Hội thảo đầu tiên giới thiệu các cách tiếp cận chính của các tổ chức Phi chính phủ và thảo luận các bài học mà có thể liên quan và áp dụng được trong NTP II. Hội thảo thứ hai tập trung vào việc làm thế nào để các tổ chức Phi chính phủ có thể hài hoà hoá và gắn kết cách tiếp cận của họ với NTP và nhân rộng những mô hìnhh thành công. Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ, các tổ chức Phi chính phủ và các bên liên quan khác đều tham dự cả hai hội thảo. Có thể tổ chức một số hội thảo khác về mảng này vào năm 2010.

- Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn tiếp tục cung cấp thông tin và các tư liệu từ các bên liên quan để soạn thảo/cập nhật một số chương trình chính và các tài liệu chiến lược ví dụ như đề cương NTP III, cập nhật Chiến lược quốc gia RWSS và U3SAP.

4. Khó khăn và thách thức nào mà Nhóm đối tác gặp phải trong việc nâng cao

hiệu quả tài trợ và các đề xuất để vượt qua các khó khăn đó?

Page 66: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

65

Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn gặp một số khó khăn về năng lực, đặc biệt là vấn đề nhân sự. Vì là một đơn vị nhỏ nên Nhóm không thể triển khai một vài hoạt động do thiếu thời gian và thiếu cán bộ có khả năng. Năng lực của Ban chỉ đạo Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn có thể được nâng cao thông qua các chương trình đào tạo và giúp đỡ qua kênh hỗ trợ kỹ thuật. Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn và hoạt động của Ban điều phối do một số nhà tài trợ chính hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên các hoạt động này còn có thể hiệu quả hơn nữa nếu có mô hình tài chính linh hoạt hơn. Nếu hỗ trợ tài chính được đảm bảo dài hơn 12 tháng thông thường của Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn thì nhóm có thể tích cực hơn trong việc lên kế hoạch hoạt động của mình. Việc hợp tác với rất nhiều các bên liên quan khác nhau cũng là một thách thức của nhóm. Mô hình phối hợp này mang lại nhiều lợi ích cho ngành nhưng cũng gặp không ít thách thức đặc biệt khi các tổ chức/đơn vị khác có những ưu tiên riêng và các áp lực cạnh tranh của họ. Hiệu quả tài trợ có thể được nâng cao thông qua việc hợp tác và chia sẻ thông tin chặt chẽ hơn giữa Nhóm Quan hệ đối tác về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn và các đối tác ngành chủ chốt của Chính phủ (ví dụ như Trung tâm quốc gia cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, Văn phòng thường trực NTP, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo), cũng như các nhà tài trợ. Thông tin về kế hoạch và hoạt động nên được chia sẻ công khai để tránh sự trùng lặp hoặc giải quyết được hợp lý các nguồn tài trợ (có thể tại các cuộc gặp 6 tháng của Ban chỉ đạo Đối tác)

Page 67: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

66

ĐỐI TÁC PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM VÀ CÚM Ở NGƯỜI (PAHI)

Tháng 6 năm 2010

Đối tác Cúm gia cầm và cúm ở người được thành lập vào năm 2006 với mục đích hỗ trợ việc thực hiện Chương trình phối hợp hành động quốc gia về Cúm gia cầm và cúm ở người (Sách xanh) giai đoạn 2006-2010. Sách Xanh mô tả những hoạt động chủ yếu trong việc hỗ trợ mục tiêu tổng thể là giảm rủi ro về bệnh cúm gia cầm đối với con người thông qua khống chế mầm bệnh tại gốc trong đàn gia cầm nuôi bằng cách phát hiện và ứng phó kịp thời với các ca bệnh ở người, đồng thời chuẩn bị về mặt y tế để ứng phó với khả năng xảy ra đại dịch ở người. Việc thực hiện Sách xanh đang hoàn thành thông qua các hoạt động của quốc gia và ODA trong khuôn khổ tổng thể của Sách Xanh và đối tác. Khung đối tác gồm 26 thành viên chính thức tham gia ký kết bao gồm Chính phủ Việt Nam (đại điện là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Bộ NN&PTNT) kiêm trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống cúm gia cầm), các tổ chức trong nước, các cơ quan thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới, các nhà tài trợ quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nghiên cứu và các bên liên quan khác. Tổng chi phí ước tính trong Sách Xanh vào khoảng 250 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động chính được thực hiện trong giai đoạn 2006-2010. Tính tới tháng 12 năm 2009, Chính phủ Việt Nam và các đối tác ODA đã cam kết khoảng 201 triệu đô la Mỹ, bao gồm khoảng 70 triệu đô la Mỹ từ ngân sách Chính phủ và 132 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn ODA. Tổng số vốn đã phân bổ ( tính đến tháng 12 năm 2009) là 140 triệu đô la Mỹ (tương đương với 56% của tổng số vốn cam kết), bao gồm 85 triệu đô la Mỹ của Chính phủ Việt Nam và 55 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn ODA. Tỉ lệ giải ngân nguồn vốn ODA dự kiến sẽ tăng đáng kể trong năm 2010. Ban thứ ký PAHI được thành lập nhằm hỗ trợ hoạt động của Đối tác và được đặt tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, dưới sự quản lý chung của Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế. Ban thư ký nhận tài trợ để duy trì các hoạt động hỗ trợ Đối tác thông qua Chương trình chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc. 1, Tiến độ thực hiện của Ban thư ký Đối tác trong 12 tháng qua Trong 12 tháng qua Đối tác tiếp tục hỗ trợ các hoạt động điều phối chung cho việc thực hiện Sách Xanh. Ban thư ký PAHI tiếp tục hỗ trợ việc chia sẻ thông tin thông qua trang web điện tử của PAHI và xây dựng Bản tin, cũng như báo cáo về nội dung của các cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm gia cầm (NSCAI) và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm ở người và đại dịch cúm ở người (NSCHP ). Nhiều cuộc họp kỹ thuật và phi kỹ thuật đã được tổ chức ví dụ cuộc họp của Nhóm công tác thay đổi hành vi của Đối tác. Một số đóng góp và thành tựu chính của PAHI được tóm tắt như sau

Page 68: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

67

2) Đóng góp của Đối tác đối đối với chương trình phát triển ở cấp trung ương và địa phương trong 12 tháng qua Những đóng góp chính của Đối tác trong chương trình phát triển quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực hoạt động của đối tác, bao gồm:

i. Hoàn thành đánh giá giữa kỳ của Sách Xanh. Đánh giá này được thực hiện bởi nhóm tư vấn trong nước và quốc tế về thú y, ứng phó đại dịch và tài chính vào cuối năm 2009. Kết quả và những đề xuất chính của Đánh giá giữa kỳ đã được trình bày tại Cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Cúm gia cầm vào tháng 1 năm 2010 và sau đó là tại Hội nghị toàn thể của Đối tác vào ngày 08 tháng 03 năm 2010.

ii. Hỗ trợ việc phát triển các thông điệp cho hoạt động truyền thông ứng phó đại dịch (H1N1) năm 2009 thông qua Nhóm công tác truyền thông thay đổi hành vi của Đối tác.

iii. Hoàn thành và phê duyệt Khung giám sát và đánh giá quốc gia về phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người, do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế phát triền với sự hỗ trợ của Ban thư ký PAHI, hỗ trợ kỹ thuật của tư vấn từ MEASURE Evaluation và được tài trợ bởi USAID.

iv. Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng quốc tế về Cúm động vật và đại dịch: Hướng tới tương lai (IMCAPI Hà Nội 2010) vào tháng 4 năm 2010. Hơn 500 bộ trưởng, quan chức cấp cao và chuyên gia từ các đoàn đại biểu đến từ hơn 70 quốc gia cũng như 19 tổ chức quốc tế và tổ chức vùng, 12 tổ chức phi chính phủ và các cơ quan khác đã tham dự hội nghị. Tuyên bố Hà Nội đã được nhất trí thông qua tại phiên bế mạc và hiện đã được đăng tải trên trang http://www.imcapi-hanoi-2010.org/documents/en/.

3) Những hoạt động dự kiến trong 12 tháng tới Trong 12 tháng tiếp theo, Đối tác sẽ tập trung vào việc hoàn thành những hoạt động trong khuôn khổ Sách Xanh hiện tại, và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn sau 2010. Những kết quả của Đánh giá giữa kỳ Sách Xanh năm 2009 (với 43 đề xuất chính) và Tuyên bố Hà Nội được thông qua tại Hội nghị IMCAPI Hà Nội 2010 sẽ là cơ sở cho kế hoạch hoạt động cho giai đoạn tiếp theo từ năm 2011 trở về sau. Đây cũng là cơ hội để đúc rút những bài học kinh nghiệm từ các hoạt động hiện tại nhằm đưa ra chính sách và kế hoạch cho tương lai. Dự kiến trong quá trình lập kế hoạch, việc mở rộng phạm vi hoạt động phù hợp với trọng tâm của IMCAPI Hà Nội năm 2010 và Tuyên bố Hà Nội sẽ được xem xét, tập trung vào (i) duy trì hoạt động đối phó với dịch cúm gia cầm độc lực cao H5N1, (ii) tiếp tục tăng cường chuẩn bị và ứng phó đại dịch, và (iii) tìm cách để giải quyết những nguy cơ bệnh truyền nhiễm ngày càng lan rộng trong mối tương quan động vật-con người-môi trường (còn được gọi là cách tiếp cận "Một sức khỏe"). Chính phủ và các nhà tài trợ đều mong muốn Đối tác sẽ tiếp tục hoạt động sau năm 2010 tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động ứng phó cấp quốc gia và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. 4) Những hành động/thành tựu đạt được của nhóm đối tác hướng tới tăng cường hiệu quả viện trợ và hài hòa hóa, bao gồm cả việc sắp xếp những hỗ trợ cho chiến lược ngành và SEDP

Page 69: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

68

Hiện tại, 26 đối tác bao gồm Chính phủ Việt Nam và các tổ chức trong nước khác, các cơ quan thuộc hệ thống LHQ, Ngân hàng Thế giới, các nhà tài trợ quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghiên cứu và các bên liên quan khác đã cùng ký vào Khung đối tác. Điều này cho thấy cam kết chung của chính phủ và các đối tác quốc tế được hoạt động trong khuôn khổ của Sách Xanh. Sách Xanh được xây dựng bởi Ban chỉ đạo liên bộ về phòng chống cúm gia cầm do Thủ tướng Chính phủ thành lập, phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới, các cơ quan thuộc hệ thống LHQ và các đối tác quốc tế khác. Sách Xanh đã xây dựng một một khung tổng thể về hài hòa hóa các hoạt động và nguồn vốn dưới sự lãnh đạo của quốc gia và có sự phối hợp liên ngành của các đối tác trong nước và quốc tế. 5) Những hạn chế và thách thức mà Đối tác gặp phải trong việc tăng cường hiệu quả viện trợ và khuyến nghị Lĩnh vực hoạt động của nhóm đối tác liên quan đến nhiều ngành khác nhau, đặc biệt là nông nghiệp và y tế. Các cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì có hai phó trưởng Ban, là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thứ trưởng Bộ Y tế. Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ NN & PTNT và Vụ HTQT Bộ Y tế cùng giám sát hoạt động của Ban thư ký PAHI. Nhìn chung, quan hệ và sự phối hợp giữa các ngành là rất tốt. Bộ NN & PTNT và Bộ Y tế đã phối hợp tổ chức thành công hội nghị IMCAPI Hà Nội năm 2010 và cùng nhau xây dựng một báo cáo quốc gia chung về kinh nghiệm của Việt Nam trong ứng phó với dịch cúm gia cầm và đại dịch. Tuy nhiên, một số thách thức vẫn còn tồn tại liên quan đến vấn đề vai trò của Đối tác trong việc chuẩn bị và ứng phó đại dịch bởi lẽ hoạt động này do ngành y tế đóng vai trò chủ đạo và được điều phối thông qua Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm ở người và đại dịch. Ví dụ, việc ứng phó với đại dịch (H1N1) năm 2009 mặc dù có thể được hỗ trợ thông qua hoạt động tăng cường năng lực theo khung khổ của Sách Xanh, tuy nhiên vai trò thực tế của Đối tác và Ban Thư ký liên quan đến vấn đề này lại không được rõ ràng. Do đó nhiều kiến nghị đề cập rằng trong quá trình lập kế hoạch trong vòng 12 tháng tới sẽ chú ý đến việc xác định cơ chế điều phối và liên kết hiệu quả nhất cho các hoạt động ứng phó quốc gia và hợp tác quốc tế về đại dịch cúm và các bệnh lây và không lây từ động vật sang người.

Page 70: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

69

NHÓM ĐỐI TÁC NGÀNH GIAO THÔNG Tháng 5/2010

1. Đanh gia 1.1. Vị trí nhóm đối tác

Kê tư khi băt đâu thanh lâp vao thang 7 năm 2000, nhóm đối tác đã tập hợp thông tin và kinh nghiêm vê cac dư an va chương trınh trong lınh vưc giao thông nhăm tăng cương sư phù hợp giữa các hoạt động hỗ trợ với chính sách cua nha nươc Viêt Nam đông thơi nâng cao hiêu qua phôi hơp viên trơ. Hiên nay nhom đôi tac hiên đang chuyên hương hoat đông như môt diên đan thao luân tıch cưc vê cac vân đê trong nganh giao thông cung như để cùng xây dưng chınh sach.

1.2. Câu truc nhom đôi tac

Trong nhưng năm qua, Bô Giao thông Vân tai (Bô GTVT) và JICA đã đồng chủ trì các cuôc hop nhom đôi tac cung vơi sư tham gia cua can bô thuôc cac cơ quan trong Bô va các nhà tài trơ tham gia trong lınh vưc giao thông, ví dụ ADB, AusAID, DfID, GTZ, Ngân hang Xuât nhâp khâu Han Quôc va Ngân hang Thê giơi . Các cuộc họp nhóm đối tác được tổ chức 2 lân môi năm trươc cuôc hop Nhom tư vân cac nha tai trơ .

2. Thành tựu của nhóm đối tác trong một năm qua 2.1. Họp nhóm đối tác giao thông lần thứ 19

Cuôc hop nhom đôi tac giao thông lân thư 19 đươc tô chưc vao ngay 26 tháng 11 năm 2009. Buôi hop tâp trung vao hai (02) vân đê: (i) “Chiên lươc phat triên giao thông va Kê hoạch Tổng thể phát triển tiểu ngành đường sắt” nhằm chia sẻ chiến lược phát triển do Chính phủ Việt Nam lập ra cho tất cả các tiểu ngành giao thông trong trung hạn tới năm 2020 và tầm nhìn tơi năm 2030, cũng như kế hoạch tổng thể phát triển tiểu ngành đường săt, tiêp theo đinh hương phat triên đương bô cao tôc đươc trınh bay trong hop nhom đôi tác giao thông lần thứ 18 vào tháng 6 năm 2009, (ii) “An toan gi ao thông” đê xac nhân tình hình thực hiện các đối sách đa dạng trong lĩnh vực an toàn giao thông bởi Chính phủ Viêt Nam, cũng như chia sẻ bức tranh tổng thể về các hỗ trợ của các nhà tài trợ , và thông tin cua cac dư an cụ thể.

2.2. Họp nhóm đối tác giao thông lần thứ 20

Cuôc hop nhom đôi tac giao thông lân thư 20 đươc tô chưc vao ngay 25 tháng 5 năm 2010, tâp trung vao hai (02) vân đê: (i) “Kê hoach Phat triên nganh giao thông trong 5 năm tơi va đinh hương hô trơ cua cac nha tai trơ” đê chia se đinh hương kê hoach 5 năm trong lınh vưc giao thông đươc soan thao bơi Bô GTVT, và chính sách của các nhà tài trơ; (ii) “An toan giao thông” nhăm chia se tiên đô thưc hiên cac đôi sach vê tai nan giao thông cua Chınh phu Viêt Nam.

Nôi dung chınh cua môi nôi dung thao luân đươc trınh bay dươi đây .

(1) Dư thao Kê hoach Phat triên Giao thông 5 năm tơi

1) Đanh gia thưc hiên kê hoach 5 năm 2006-2010

Page 71: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

70

Trong Dư thao Kê hoach 5 năm trınh Thu tương Chınh phu vao thang 10 năm 2009, Bô GTVT đanh gia trong giai đoan 2006 – 2010, lĩnh vực giao thông đa phat triên đang kê trong tât ca cac lınh vưc : (i) Quản lý nhà nước được tâp trung, Luât Giao thông đương bô mơi va cac văn ban phap luât đa co hiêu lưc ; (ii) Các chiến lược và kế hoạch dự án đã đươc phê duyêt va thưc hiên ; (iii) Đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông được thực hiên phù hợp với định hướng và kế hoạch đã đem lại hiệu quả thiết thực ; (iv) Các công trình xây dựng được thực hiện với sự tập trung vào phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quôc phong ; (v) Các hoạt động đảm bảo tr ật tự giao thông , an toan giao thông đươc cai thiên tưng bươc ; và (vi) năng lưc va chât lương cac dich vu giao thông đươc tăng cương.

Tông ngân sach đâu tư trong 5 năm cua nganh giao thông ươc tınh đat 144.368 tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ đô-la My3); trong đo gôm 38.560 tỷ đồng (2,08 tỷ đô-la My, 26,7%) tư ngân sach nha nươc, 67.639 tỷ đồng (3,66 tỷ đô-la My, 46,9%) tư trai phiêu chınh phu và 38.164 tỷ đồng (2,06 tỷ đô-la My, 26,4%) là vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Các thành tựu cụ thể có thể được tóm tắt như sau: - 5.100 km đương bô đươc xây mơi va nâng câp, xây mơi khoang 102.000 m câu đương

bô; - Nâng câp, phục hồi 90 km đương săt; xây mơi 375 m đê chăn cat cang biển; - Hơn 8.500 m câu cang đươc đưa vao hoat đông, nạo vét 8,3 triêu m3 luông cang biên,

hoàn thành cải thiện hàng trăm km giao thông đường sông; - thêm 3 sân bay (Đồng Hới, Cam Ranh, Cân Thơ) đươc đưa vao hoat đông.

Nhơ nhưng cải thiện về cơ sở hạ tầng và cũng nhờ sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn đinh, vân tai hang hoa đat 3.195,4 triêu tân va 836,5 tỷ TKm trong 5 năm vơi tôc đô tăng trương bınh quân đat 9,7% năm vê tân va 16,1% vê TKm; vân tải hành khách đạt 8.952 triêu hanh khach va 383,7 tỷ HK.Km vơi tôc đô tăng trương bınh quân 9,2% môi năm vê sô lương hanh khach va 8,5% môi năm vê HK.Km. Vân tai thông qua cang biên đat 1.021 triêu tân vơi tôc đô tăng trưởng 14% năm. Măc du co suy giam trong môt sô thơi ky do suy thoai kinh tê, tôc đô tăng trương vân tương đôi cao va ôn đinh qua cac năm .

Tuy nhiên, vân con co môt sô han chê như sau: - Hê thông thê chê va phap ly con thiêu va thay đôi liên tuc; - Tôc đô quy hoach châm va chât lương quy hoach con thâp ; - Chât lương giao thông tương đôi lac hâu so vơi tiêu chuân khu vưc va quôc tê. Kêt nôi

các loại hình giao thông khác chưa được hình thành; - Hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giao thông và chưa đồng

bô đê tao nên kha năng kêt nôi giup thuc đây cac thê manh cua cac phương thưc giao thông;

- An toan giao thông va un tăc giao thông tai cac khu vưc đô thi vân con la môt vân đê bưc xuc.

2) Kế hoạch trong 5 năm 2011-2015

Phù hợp với “Chiến lược phát phiển Giao thông Vận tải tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, và kế hoạch phát triển các tiêu ngành , Bộ GTVT đã vạch ra những mục tiêu chung cho 5 năm tới gôm: (i) Đẩy nhanh tốc độ xây dựng mới các công trình giải quyết

3 1USD = 18.500 Đồng

Page 72: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

71

tình trạng thắt cổ chai của hệ thống CSHT; (ii) Tăng cường công tác bảo trì các công trình hiện có; (iii) Hoàn thành hệ thống đường quốc lộ, các tuyến đường sắt và đường thủy nội địa chính đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; (iv) Mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế- các cảng biển, cảng hàng không quốc tế; (v) Phát triển mạnh mẽ giao thông đô thi đ ể từng bước giải quyết nạn ùn tắc; và (vi) Chú trọng phát triển giao thông đia phương, trong đó đảm bảo đường về trung tâm xã đi lại được các mùa trong năm.

Các chỉ tiêu chủ yếu cho 2011- 2015 bao gồm: Tốc độ tăng trưởng vận tải hang hoa tăng bình quân 9,4%/năm theo tân va 15% theo TKm; vân tai hanh khach 10% theo lượt khách và 11,4% theo khachKm.

Mục tiêu xây dựng cơ sơ ha tâng cua tưng tiêu nganh như sau:

� Đường bộ: � Hoàn thành hệ thống đường quốc lộ; � Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến cao tốc ưu tiên tại các vùng kinh tê trong

điêm, các đô thị lớn, các tuyến đến các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển cửa ngõ đáp ứng nhu cầu phát triển và giải quyết ùn tắc giao thông;

� Chú trọng phát triển giao thông địa phương. � Đường sắt:

� Tiếp tục tập trung nâng cấp các tuyến đường sắt chủ yếu hiện có vào cấp KT, nâng cao nưng lực và an toàn đường sắt;

� Hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng tuyến Yên Viên- Phả Lại, Hạ Long- Cái Lân; một số đoạn tuyến vào các cảng, khu công nghiệp.

� Xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. � Đường thủy nội địa:

� Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các tuyến chính vào cấp kỹ thuật, kết hợp tăng cường quản lý, bảo trì nhằm nâng cao khả năng thông qua của cả hệ thống và đảm bảo An toàn Giao thông;

� Chú trọng các tuyến tại Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cưu Long; � Nâng cấp các tuyến vận tải ven biển, các cửa: Lạch Giang, sông Đáy, Cửa Tiêu,

cửa sông Soài Rạp, các cửa sông khu vực miền Trung; � Đảm bảo đầy đủ hệ thống phao tiêu, báo hiệu để các phương thủy hoạt động.

� Cảng biển: � Đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thông cảng biển và luồng vào cảng. � Từng bước xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; cảng cửa ngõ quốc

tế tại Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu; � Chú trọng cải tạo nâng cấp các cảng hiện có.

� Đường hàng không: � Tiếp tục nâng cấp các cảng hàng không hiện đang khai thác đầu tư xây dựng theo

qui hoạch; � Chuẩn bị thủ tục huy động vốn để triển khai xây dựng cảng hàng không Long

Thành; � Tiếp tục xây dựng Phu Quốc mới ( Dương Tơ); � Tiếp tục đầu tư xây dựng và trang bị hệ thống các công trình chuyên ngành quản

lý bay hiện đại.

Kê hoach vốn đầu tư do Bộ GTVT trực tiếp quản lý la 472.000 tỉ đồng (25,51 tỉ USD, tương đương 44,5%), bao gồm nguồn ngân sach nha nươc chiêm 210,000 tỉ đồng (11,35

Page 73: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

72

tỉ USD, 34,3%), nguồn ngoài NSNN chiêm 162,000 tỉ đồng (8,76 tỉ USD) và chưa có nguồn gôm 100,000 tỉ đồng (5,40 tỉ USD, 21,2%).

Bên canh cac muc tiêu xây dưng cơ sơ ha tâng, các vấn đề sau đây cung đươc nêu ra trong sô rât nhiêu vân đê cân giai quyêt:

� Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng chính sách để thu hút các nguồn vốn ngoài NSNN cho việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông;

� Triển khai xây dựng các quy hoạch còn thiếu; tổ chức công bố và quản lý thực hiện quy hoạch;

� Công tác đảm bảo trật tự An toàn giao thông; � Cải cách hành chính; � Công tác đổi mới phát triển DN và quản lý SXKD của các doanh nghiệp; � Công tác đào tạo; � Công tác KHCN; � Công tác kiểm tra và thanh tra.

(2) Đinh hương hô trơ tư cac nha tai trơ

Cùng chung nhận thức rằng hoạt động hỗ trợ nên phù hợp với các chính sách phát triển của Chính phủ Việt Nam, răng cần tránh sự trùng lặp cũng như cần có sự phối hợp tốt hơn, các nhà tài trợ đa chia sẻ những định hướng trợ giúp của họ cho ngành giao thông vận tải trong cuộc họp.

Tính đến nay, trong tổng sô 6 tỉ đô la đa giải ngân tai Việt Nam, ADB đã sử dụng 39% cho ngành giao thông vận tải. ADB vạch ra 4 vấn đề chính cần giải quyết ((i) Tăng cường hiệu quả nhành giao thông tại cấp tiểu vùng; (ii) Phát triển thể chế, tổ chức và tài chính; (iii) An toàn giao thông và bền vững xã hội; (iv) Biến đổi khí hậu) để hoàn thành 3 mục tiêu ((i) Cải thiện mạng lưới quốc gia và tiểu vùng; (ii) Phát triển các cơ quan giao thông và công nghiệp tư nhân; (iii) An toàn giao thông và bền vững môi trường xã hội) , nhăm đat đươc thanh qua cuôi cung cho nganh giao thông của quốc gia, đo la “tăng năng suât”. ADB sẽ chú trọng vào đường cao tốc, đường quốc lộ - tỉnh lộ và giao thông đô thị theo thư tư 35%, 25% và 35% vốn. ADB cũng cho thây định hướng muôn đông tai trơ vơi nhiều nhà tài trợ khác như WB, JICA, AusAID, AFD, DGTPE, EIB, KEXIM bank, KfW đông thơi cũng thê hiên môi mối quan tâm đôi vơi công tac tăng cương năng lực. ADB đang tiến hành soan thao Chiến lược hợp tác quốc gia cho nganh giao thông Viêt Nam và dự định công bô vào tháng 8 năm 2011.

Ngân hàng Kexim Bank đã cho thây mức gia tăng đáng kể về vốn đầu tư ODA cho Việt Nam trong năm 2006 và tiếp tục gia tăng về số vốn và số lượng dự án trong những năm gần đây. Ngân hàng Kexim Bank đã xác nhận rằng Hàn Quốc sẽ tăng vốn ODA cho Việt Nam từ mức độ 0,06% lên 0,25% GNI vào năm 2015. Hỗ trợ từ Ngân hàng Kexim Bank sẽ tập trung chính vào Cơ sơ hạ tầng kinh tế, chủ yếu là ngành Giao thông ( 46% tổng số vốn ODA), với những dự án lớn như Cầu Vam Công ( 200 triệu đô la), đường Lô Te - Rạch Sỏi ( 150 triệu đô la), đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn đang được thảo luân. Ngân hàng Kexim Bank cũng chú ý đến việc chia sẻ những hiểu biết , kinh nghiệm của mình va chú ý đến việc sử dụng loại hình hợp tác nhà nước- tư nhân.

Page 74: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

73

JICA nêu ra 4 trụ cột trong chính sách viện trợ cho Việt Nam : (i) Thúc đẩy tăng trưởng/ tăng khả năng cạnh tranh quốc tế; (ii) Cải thiện điều kiện sống, hạ tầng xã hội/ thu hẹp khoảng cách ; (iii) Bảo vệ môi trường và (iv) Tăng cường quản trị nhà nước; và việc cải thiện trong ngành giao thông vận tải được coi như là một đong gop quan trọng cho trụ cột thứ nhất.

JICA nhận thấy những vấn để chính trong việc phát triển ngành giao thông la : Thiếu mạng lưới đường bộ trục chính ( gồm cả đường bộ cao tốc) nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về vận tải hàng hóa và hành khách; Hệ thống bảo dưỡng đường bộ chưa được xác lập một cách đầy đủ; Hầu hết đường sắt quan trọng là đường đơn, chưa điện hóa; Chưa có đủ các cảng biển nước sâu; Các sân bay chưa theo kịp nhu cầu tăng nhanh về lượng và chất trong vận tải hành khách và hàng hóa; và Ùn tắc giao thông tăng do cơ giới hóa anhnh chóng; thiếu các biện pháp về an toàn giao thông. Để giải quyết những vấn đê trên, JICA sẽ có những viện trợ theo định hướng như sau:

� Tăng cương mang lươi giao thông truc chınh: Hô trơ co chon lưa va tâp trung cho các tuyến đường bộ chủ đạo , đương săt, cảng (gôm ca cang nươc sâu ) và sân bay. Hô trơ cho cac hanh lang kinh tê khu vưc, ví dụ Hành lang Đông Tây.

� Cải thiện giao thông đô t hị: Hô trơ cai thiên ca phân cưng (xây dưng ) và phần mêm (vân hanh, bảo dưỡng) cho mang lươi giao thông tai Ha Nôi va Tp . HCM, gôm đương vanh đai đô thi , đương tranh ơ ngoai ô va hê thông vân tai khôi lương lơn (đương săt đô thi). Bên canh đo, hình thành các dự án hỗ trợ cho Tp. Đa Năng và vùng phụ cận.\

� An toan giao thông: Hô trơ cho cac biên phap đam bao an toan GT cua Viêt Nam , chú trọng vào ATGT đường bộ.

� Tăng cương năng lưc vân hành và bảo dưỡng: Hô trơ xây dưng cơ sơ dư liêu , xây dưng nguôn nhân lưc va xây dưng hê thông thê chê mơi . Thông qua nhưng hoat đông nay tiên tơi hınh thanh đôi ngu nhân lưc đu trınh đô xây dưng mang lươi giao thông trục chính và giao thông đô thị ; tăng cương năng lưc vân hanh va bao dương khôi tai san ha tâng đang ngay cang tăng .

Vê viêc hô trợ đối với đường sắt cao tôc, dựa trên cam kết câp cao giưa hai nước, JICA đang xem xet viêc thực hiện Nghiên cứu khả thi cho đoạn Ha Nôi – Vinh va TP. Hô Chí Minh – Nha Trang, trong đo nghiên cưu ky lương vê thời điểm, khôi lượng xây dựng và khả năng huy động nguôn vôn, v.v…, đông thời xem xét hỗ trợ kỹ thuật đôi vơi phat triên nguôn nhân lực và xây dựng hệ thống luật pháp liên quan …

Ngân hang Thê giới cho biết bên cạnh những hỗ trợ truyền thông vê phat triên mang lưới đường bộ, nâng cao kha năng bao trı đường bộ và xây dựng các đoan đường bộ cao tôc, Ngân hang Thê giới sẽ xem xét hỗ trợ phát triển cơ sơ ha tâng tai cac thanh phô tâm trung, cải thiện an toàn giao thông va quan tâm nghiên cứu tình trạng chi phí vận tải hàng hóa cao ở Việt Nam.

(3) An toàn giao thông

Vơi nhưng nô lưc manh me cua Chınh phu Viêt Nam, an toan giao thông đa co nhưng cai thiên, nhưng tınh trang vân con nghiêm trong. Tiêp tuc nhưng trınh bay va thao luân co chiêu sâu vê an toan giao thông cua Cuôc hop nhom đôi tac giao thông lân thư 19, trong Cuôc hop nhom đôi tac giao thông lân thư 20 này, các đối sách trong lĩnh vực an toàn

Page 75: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

74

giao thông cua Chınh phu Viêt Nam đa đươc chia se va JICA cung trınh bay nghiên cưu/đánh giá về 2 hoạt động cải thiện chính sách.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (Ủy ban ATGTQG) đanh gia cao nhưng hô trơ cua các nhà tài trợ với các dự án cải thiện an toàn giao thông đường bộ. Ủy ban ATGTQG giơi thiêu Quyêt đinh gân đây cua Thu tương Chınh phu Sô 35/2010/QĐ-TTg trong đo co đề cập đến vấn đề rất được quan tâm là kiện toàn Ủy ban ATGTQG , theo đo Uy ban ATGTQG se co đu kha năng điêu phôi liên nganh trong viêc thưc thi cac biên phap đôi phó về an toàn giao thông, môt phân đươc phan anh qua viêc bô nhiêm Chu tich TP trưc thuôc trung ương/Tỉnh thay vì Giám đốc Sở Giao thông tỉnh/TP trưc thuôc TƯ lam Chu tịch Ủy ban An toàn giao thông tỉnh/TP trưc thuôc TƯ. Cán bộ ủy ban và ngân sách cho Ủy ban ATGT Tỉnh/TP trưc thuôc TƯ đa đươc phân bô ro rang. Quyêt đinh 35/2010/QĐ-TTg se co hiêu lưc tư ngay 25 tháng 5 năm 2010 và được kỳ vọng sẽ phần nào củng cố đia vi phap lý của Ủy ban ATGTQG và Ủy ban ATGT tỉnh /TP trưc thuôc TƯ.

Vụ An toàn giao thông (Vụ ATGT) Bô GTVT đang tiên hanh soan thao Chiên lươc ATGT đương bô. Môt Uy ban Chı đao vơi 26 thành viên đã được thiết lập để soạn thảo Chiên lươc. Dưa trên phương phap tiêp cân hơp ly, chú trọng đến một số khía cạnh của ATGT vı du như: (i) cải thiện hạ tầng, (ii) quản lý giao thông đường bộ, (iii) đao tao lai xe va sat hach băng lai, (iv) giáo dục và phổ biên kiên thưc ATGT, (v) cương chê, (vi) chính sách và quản lý hành chính về ATGT, (vii) quan tâm đăc biêt đên chia lan cho xe máy, Chiên lươc nay đươc ky vong se đươc hoan thanh vao thang 9 năm 2010.

Qua đanh gia cua JICA , cơ sơ phap ly cho Kiêm toan ATGT đa đươc thiêt lâp băng viêc ban hanh nhiêu quyêt đinh va nghi đinh , tạo nên những cải thiện đáng kể về khung thể chê cho ATGT . Tuy nhiên , các thông tư liên quan hướng dẫn việc thực hiện vẫn chưa đươc ban hanh va dư liêu tai nan giao thông cung như cac kinh nghiêm cân thiêt cho viêc thưc hiên thanh công kiêm toan ATGT vân con thiêu . Điêu nay khiên cho viêc thưc hiên kiêm toan ATGT vân con la môt thach thưc va JICA khuyên nghi răng cac hoat đông thı điêm cân phai đươc thưc hiên kê ca khi môt khung thê chê va ky thuât vê kiêm toan ATGT con chưa đươc hoan thiên.

Liên quan đên cơ sơ dư liêu tai nan giao thông, nghiên cưu cua JICA cho thây cac quy đinh liên quan đên viêc thu thâp va chia se cơ sơ dư liêu đa đươc thiêt lâp. Tuy nhiên bô cơ sơ dư liêu ATGT toan quôc vân chưa đươc thiêt lâp, vì vậy khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cân khân trương xây dưng bô cơ sơ dư liêu nay vơi sư phôi hơp chăt che giưa cac bên liên quan.

Tiêp theo Cuôc hop nhom đôi tac giao thông lân thư 19, các thành viên trong Cuộc họ p nhóm đối tác giao thông lần thứ 20 chia se nhân thưc chung vê viêc giai quyêt vân đê an toàn giao thông cần có sự tham gia không chỉ của các cơ quan nhà nước như Bộ GTVT , Bô Giao duc Đao tao , Bô Công an , Bô Y tê , UBND cac tınh ma con cua cac công ty tư nhân va toan xa hôi. Vì vậy các biện pháp đối phó cho ATGT cần phải được thực hiện với sư tham gia cua cac bên dươi môt cơ quan co đu năng lưc lanh đao va kha năng điêu phôi cao. Ủy ban ATGTQG la môt trong cac ưng cư viên đươc ky vong se đươc cung cô để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này . Quyêt đinh 35/2010/QĐ-TTg gân đây đươc ky vọng là một bước tiến cho việc tăng cường vai trò Ủy ban ATGTQG . Các đối sác h vê ATGT không nên đươc thưc hiên môt cach manh mun ma phai đươc dưa trên kê hoach tông thê vơi tâm nhın tông thê . Trong qua trınh thưc hiên cac đôi sach nay , kinh nghiêm tư cac quôc gia khac bao gôm cac nươc phat triê n se co ıch. Vê măt cương chê thưc hiên ,

Page 76: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

75

viêc thiêt lâp cơ sơ phap ly vı du như cac nghi đinh va thông tư la rât quan trong , nhưng viêc thưc thi hiêu qua cac văn ban nay đoi hoi nhưng nô lưc liên tuc tư cac cơ quan c hính phủ. Vê măt ha tâng , viêc xây dưng /cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ cũng như bảo dương đây đu la không thê thiêu đươc . Tăng cương năng lưc cho cac ca nhân liên quan đến ATGT là một giải pháp hiệu quả , và một vài n hà tài trợ đã hợp tác trong lĩnh vực này. Cuôi cung , để có thể đánh giá sự hiệu quả của các hoạt động ATGT cũng như có nhưng quyêt đinh phu hơp, viêc giam sat đinh ky vơi sư hô trơ cua nhưng sô liêu đang tin cây rât quan trong.

(4) Các vấn đề quan trọng khác

1) Thưc hiên dư an Các nỗ lực của Bộ GTVT trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án rất đáng hoan nghênh. Măt khac, vân con co cac vân đê cân phai cai thiên. Ví dụ, viêc châm trê trong viêc giai phong măt băng va châm thanh toan vân la nhưng chương ngai cho viêc thưc hiên dư an. Vì vậy, Bô GTVT cân đong vai tro chu đao trong điêu phôi vơi cac nha chưc trách địa phương và các bộ liên quan nhăm cai thiên hê thông phap ly liên quan đên giai phóng mặt bằng và thanh toán.

2) Kiêm soat chât lương va an toan

Tư môt vı du gân đây, có thể thấy rằng các biện pháp an toàn, môt khi đươc thưc hiên đung đăn, sẽ không chỉ tăng cường chất lượng công trình và còn tiết kiệm chi phí đáng kể trên thơi gian tiên hanh dư an. Nhăm tăng cương quan ly chât lương xây dưng , các chuyên gia JICA đa đươc cư sang Viêt Nam đê thưc hiên môt Dư án Hợp tác kỹ thuật với Bô Xây dưng. Tư khıa canh chât lương va an toan trong xây dưng cac công trınh cơ sơ ha tâng giao thông, viêc phôi hơp chăt che giưa hai bô : Bô Xây dưng va Bô GTVT la rât quan trong.

3. Các hoạt động chu yêu cho 6 tháng tiếp theo trong năm 2010

Nhăm cung câp thông tin cho viêc thao luân cac nôi dung quan trong, JICA đang thưc hiên môt loat cac nghiên cưu vê cac vân đê se la nôi dung thao luân cua hop nhom đôi tac lân thư 21 như sau: � Phân tıch va đê xuât giai phap thê chê mơi cho quan ly đương bô cao tôc . Ngân hang

Thê giơi va Ngân hang Phat triên Châu A cung co quan tâm manh me va co kê hoach hô trơ Bô GTVT vê vân đê nay.

� Phân tıch/đanh gia va đê xuât cac phương an cho viêc thanh lâp ngân sach danh riêng cho bao trı đương bô.

� Phân tıch năng lưc hiên tai trong xây dưng cơ sơ dư liêu đương bô nhăm phuc vu cho viêc tăng cương công tac lâp kê hoach ngân sach bao trı đương bô .

Các chủ đề dưới đây sẽ được nghiên cứu bởi JICA như đã thông báo trong Cuộc họp nhóm đối tác giao thông lần thứ 19, và kết quả sẽ được báo cáo trong các Cuộc họp nhóm đôi tac giao thông sau nay. � Phân tıch vê phat triên nguôn nhân lưc cho tiêu nganh đương săt , bao gôm đương săt

đô thi . � Phân tıch vê khı thai phương tiên giao thông tai Viêt Nam va cac khuyên nghi đê cai

thiên tınh hınh.

Page 77: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

76

Phụ

lục

1 C

ÁC

DỰ

ÁN

HỖ

TR

Ợ T

ẠI V

IỆT

NA

M

NH

ÓM

ĐỐ

I TÁ

C G

IAO

TH

ÔN

G V

ẬN

TẢ

I

C

âp n

hât t

hang

11

năm

200

9 D

ư a

n

Nhà

tài t

rợ

Tình

trạn

g Th

ơi k

yLi

ên h

ê R

oad

Impr

ovem

ent

ADB

Đa

kêt t

huc

1993

-200

1

Sai G

on P

ort

ADB

Đa

kêt t

huc

1994

-200

1

Sec

ond

Roa

d Im

prov

emen

t AD

B Đ

a kê

t thu

c 19

97-2

003

Th

ird R

oad

Impr

ovem

ent (

incl

udin

g Im

plem

enta

tion

of S

ecto

r Dev

elop

men

t Pol

icy

- ISD

P co

mpo

nent

) AD

B Đ

a kê

t thú

c 19

98-2

005

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

G

MS

: HC

MC

-Phn

om P

enh

Hig

hway

AD

B Đ

a kê

t thu

c 19

98-2

005

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

G

MS:

Eas

t-Wes

t Cor

ridor

AD

B Đ

a kê

t thu

c 20

00-2

006

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

P

rovi

ncia

l Roa

ds Im

prov

emen

t AD

B Đ

a kê

t thu

c 20

01-2

009

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

C

entra

l Reg

ion

Tran

spor

t Net

wor

k AD

B Đ

ang

thư

c hi

ên

2005

-201

0 Ta

naka

Yas

ushi

yta

naka

@ad

b.or

g Le

Din

h Th

ang

ldth

ang@

adb.

org

GM

S: H

a N

oi -

Lao

Cai

Rai

lway

AD

B/AF

D

Đan

g th

ưc

hiên

20

06-2

010

akun

th@

adb.

org

ytsu

jiki@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g sa

lom

ons@

afd.

fr m

egue

ulle

c@gr

oupe

-afd

.org

sy

lvai

n.bi

ard@

mis

sion

eco.

org

Kunm

ing-

Hai

phon

g Tr

ansp

ort C

orrid

or: N

oi B

ai-L

ao

Cai

Exp

ress

way

(Eng

inee

ring

Loan

) N

oi B

ai-L

ao C

ai E

xpre

ssw

ay (I

nves

tmen

t Loa

n)

ADB

Đan

g th

ưc

hiên

Đan

g th

ưc

hiên

2007

-200

8

2008

-201

2

Nis

him

ura

Mas

ahiro

m

nish

imur

a@ad

b.or

g

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

G

MS:

Sou

ther

n C

oast

al C

orrid

or

ADB/

EDC

F (K

orea

)/Aus

Aid

Impl

emen

tatio

n 20

07-2

011

sdat

e@ad

b.or

g nf

arro

fo@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g H

o C

hi M

inh–

Lon

g Th

anh

– D

au G

iay

Exp

ress

way

E

ngin

eerin

g Lo

an

ADB/

JIC

A Đ

ang

thư

c hi

ên

2008

-201

0

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

Page 78: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

77

Ho

Chi

Min

h– L

ong

Than

h –

Dau

Gia

y E

xpre

ssw

ay

Con

stru

ctio

n Lo

an

Đan

g th

ưc

hiên

20

09-2

014

Ho

Chi

Min

h C

ity M

etro

Rai

l (E

ngin

eerin

g Lo

an)

Ho

Chi

Min

h C

ity M

etro

Rai

l (In

vest

men

t Loa

n)

ADB

Đan

g la

m th

u tu

c

Đan

g la

m th

u tu

c

Firm

201

0

Firm

201

0

rval

kovi

c@ad

b.or

g

Le

Din

h Th

ang

ldth

ang@

adb.

org

Expr

essw

ay P

repa

ratio

n Fa

cilit

y (E

ngin

eerin

g Lo

an)

ADB

Đan

g th

ưc

hiên

ytan

aka@

adb.

org

N

ishi

mur

a M

asah

iro

mni

shim

uira

@ad

b.or

g yt

sujik

i@ad

b.or

g

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g H

CM

C S

econ

d R

ing

Roa

d

ADB

Đa

huy

Đa

huy

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

C

entra

l Mek

ong

Del

ta T

rans

port

Con

nect

ivity

(tw

o br

idge

s ov

er T

ien

and

Hau

rive

rs)

ADB/

AusA

ID/K

orea

Đ

ang

chuâ

n bi

án

Fi

rm 2

009

pbro

ch@

adb.

org,

nfa

rrof

o@ad

b.or

g

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g V

u D

uc C

ong

duc-

cong

.vu@

dfat

.gov

.au

Ben

Luc

– Lo

ng T

hanh

Exp

ress

way

AD

B/

pote

ntia

lly J

ICA

Đ

ang

chuâ

n bi

án

Fi

rm 2

011

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

N

ishi

mur

a M

asah

iro

mni

shim

uira

@ad

b.or

g yt

sujik

i@ad

b.or

g

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g Tr

ansp

ort I

nfra

stru

ctur

e in

Nor

ther

n M

ount

aino

us

Pro

vinc

es

ADB

Đan

g ch

uân

bi d

ư

án

Firm

201

1 N

ishi

mur

a M

asah

iro

mni

shim

ura@

adb.

org

Le

Din

h Th

ang

ldth

ang@

adb.

org

Sec

ond

Nor

ther

n G

MS

Tra

nspo

rt N

etw

ork

ADB

Đan

g ch

uân

bi d

ư

án

Firm

201

0 jm

iller@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g G

MS:

Ha

Noi

– L

ang

Son

Exp

ress

way

AD

B Đ

ang

chuâ

n bi

án

Fi

rm 2

010

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

N

ishi

mur

a M

asah

iro

mni

shim

ura@

adb.

org

H

a Lo

ng –

Mon

g C

ai E

xpre

ssw

ay

ADB

Đan

g ch

uân

bi d

ư

án

Firm

201

1 Ta

naka

Yas

ushi

yta

naka

@ad

b.or

g

Nis

him

ura

Mas

ahiro

m

nish

imur

a@ad

b.or

g

Page 79: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

78

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g H

CM

C O

uter

Rin

g R

oad

ADB

Ý tư

ởng

2012

Ta

naka

Yas

ushi

yta

naka

@ad

b.or

g Le

Din

h Th

ang

ldth

ang@

adb.

org

Ha

Noi

Met

ro R

ail

ADB/

AFD

Đ

ang

chuâ

n bi

án

20

11

rval

kovi

c@ad

b.or

g

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g sa

lom

ons@

afd.

fr G

MS

: Sec

ond

Eas

t-Wes

t Cor

ridor

AD

B Ý

tưởn

g 20

12

jmille

r@ad

b.or

g Le

Din

h Th

ang

ldth

ang@

adb.

org

Pro

vinc

ial T

rans

port

Dev

elop

men

t AD

B Ý

tưởn

g 20

12

Tana

ka Y

asus

hi y

tana

ka@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g

R

ailw

ays

Reh

abilit

atio

n II

ADB

Ý tư

ởng

rv

alko

vic@

adb.

org

Le D

inh

Than

g ld

than

g@ad

b.or

g H

a N

oi U

rban

Tra

nspo

rt AD

B/

Ý tư

ởng

Ta

naka

Yas

ushi

yta

naka

@ad

b.or

g Le

Din

h Th

ang

ldth

ang@

adb.

org

GM

S: S

outh

ern

Coa

stal

Cor

ridor

, Pha

se 2

AD

B/Au

sAID

Ý

tưởn

g 20

13

sdat

e@ad

b.or

g

Le

Din

h Th

ang

ldth

ang@

adb.

org

Vu

Duc

Con

g du

c-co

ng.v

u@df

at.g

ov.a

u R

evie

w o

f Rur

al R

oad

Stra

tegy

D

FID

Đ

a kê

t thu

c M

ay 2

005

– A

pril

2006

Si

mon

Luc

as

s-lu

cas@

dfid

.gov

.uk

Tran

spor

t sec

tor c

o-or

dina

tion

(SE

DP

inpu

ts a

nd o

ther

co-

ord.

sup

port)

D

FID

/JIC

A Đ

a kê

t thu

c N

ovem

ber 2

004

- M

arch

200

6 Yo

shifu

mi O

mur

a,

Om

ura.

Yos

hifu

mi@

jica.

go.jp

S

imon

Luc

as s

-luca

s@df

id.g

ov.u

k B

ridge

Insp

ectio

n an

d R

epai

r Pro

ject

Fi

nlan

d/

FIN

NVE

RA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2003

-200

6 th

aidu

ckha

i@cf

td-g

roup

.com

M

auri.

Mot

tone

n@fin

nroa

d.fi

F/S

on

reha

bilit

atio

n of

Lon

g B

ien

brid

ge

Fran

ce (M

oF)

Đa

kêt t

huc

2004

sy

lvai

n.bi

ard@

mis

sion

eco.

org

F/S

on

tram

way

line

Fr

ance

(MoF

) Đ

a kê

t thu

c 20

04

sylv

ain.

biar

d@m

issi

onec

o.or

g F/

S o

n pi

lot r

ail u

rban

tran

spor

tatio

n lin

e Fr

ance

(MoF

) Đ

a kê

t thu

c 20

05

sylv

ain.

biar

d@m

issi

onec

o.or

g M

oder

niza

tion

of th

e si

gnal

ing

and

tele

com

mun

icat

ions

sys

tem

of t

he H

anoi

- V

inh

railw

ay (p

hase

1)

Fran

ce (M

oF)

Đa

kêt t

huc

sy

lvai

n.bi

ard@

mis

sion

eco.

org

Mod

erni

zatio

n of

the

sign

alin

g an

d te

leco

mm

unic

atio

ns s

yste

m o

f the

Han

oi -

Vin

h Fr

ance

(MoF

) Đ

ang

thư

c hi

ên

sy

lvai

n.bi

ard@

mis

sion

eco.

org

Page 80: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

79

railw

ay (p

hase

2)

Pro

cure

men

t of e

quip

men

ts fo

r the

repa

iring

of

loco

mot

ives

Fr

ance

(MoF

) Đ

a kê

t thu

c

sylv

ain.

biar

d@m

issi

onec

o.or

g

Reh

abilit

atio

n of

4 ra

ilway

tunn

els

at H

ai V

an P

ass

Fran

ce (M

oF)

Đa

kêt t

huc

sy

lvai

n.bi

ard@

mis

sion

eco.

org

Pro

cure

men

t of e

quip

men

ts fo

r the

mai

nten

ance

of

the

rail

track

bet

wee

n H

anoi

and

Vin

h Fr

ance

(MoF

) Đ

ang

thư

c hi

ên

sy

lvai

n.bi

ard@

mis

sion

eco.

org

Han

oi P

ilot M

etro

Lin

e N

hon

- Han

oi R

ailw

ay S

tatio

n

Fran

ce

(MoF

/AFD

/ FF

EM

)

Đan

g th

ưc

hiên

20

07-2

010

sy

lvai

n.bi

ard@

mis

sion

eco.

org

meg

ueul

lec@

grou

pe-a

fd.o

rg

salo

mon

s@af

d.fr

Vie

tnam

Rai

lway

s P

roje

ct

GTZ

Đ

ang

thư

c hi

ên

2001

- 200

6 N

guye

n Va

n Ta

u gt

zvr@

hn.v

nn.v

n H

anoi

– H

o C

hi M

inh

City

Rai

lway

s Br

idge

R

ehab

ilitat

ion

Proj

ect

JIC

A

Đa

kêt t

huc

1994

- 20

05

Seki

guch

i Yus

uke

Sek

iguc

hi.Y

usuk

e@jic

a.go

.jp

Nat

iona

l Hig

hway

No.

1 Br

idge

Reh

abilit

atio

n Pr

ojec

t JI

CA

Đ

a kê

t thu

c

1994

- 19

99

Ngu

yen

Hoa

ng N

guye

n N

guye

nHoa

ngN

guye

n.VT

@jic

a.go

.jp

Nat

iona

l Hig

hway

No.

5 Im

prov

emen

t Pro

ject

JI

CA

Đ

a kê

t thu

c 19

94 -

2004

N

guye

n H

oang

Ngu

yen

Ngu

yenH

oang

Ngu

yen.

VT@

jica.

go.jp

N

atio

nal H

ighw

ay N

o. 1

Brid

ge R

ehab

ilitat

ion

Proj

ect

JIC

A

Đa

kêt t

huc

1996

- 20

05

Ngu

yen

Liu

Ba

Ngu

yenL

iuBa

.VT@

jica.

go.jp

H

ai V

an T

unne

l Con

stru

ctio

n Pr

ojec

t JI

CA

Đ

a kê

t thu

c 19

97 -

2007

Tr

an T

hi M

inh

Anh

Tran

ThiM

inhA

nh.V

T@jic

a.go

.jp

Nat

iona

l Hig

hway

No.

10

Impr

ovem

ent P

roje

ct

JIC

A

Đa

kêt t

huc

1998

- 20

07

Ngu

yen

Liu

Ba

Ngu

yenL

iuBa

.VT@

jica.

go.jp

Se

cond

Nat

iona

l Hig

hway

No.

1 B

ridge

R

ehab

ilitat

ion

Proj

ect

JIC

A

Đa

kêt t

huc

1999

- 20

06

Ngu

yen

Liu

Ba

Ngu

yenL

iuBa

.VT@

jica.

go.jp

D

a N

ang

Por

t Im

prov

emen

t Pro

ject

JI

CA

Đ

a kê

t thu

c 19

99 -

2006

Tr

an T

hi M

inh

Anh

Tran

ThiM

inhA

nh.V

T@jic

a.go

.jp

Bin

h B

ridge

Con

stru

ctio

n P

roje

ct

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2000

- 20

07

Ngu

yen

Hoa

ng N

guye

n N

guye

nHoa

ngN

guye

n.VT

@jic

a.go

.jp

Bai

Cha

y B

ridge

Con

stru

ctio

n P

roje

ct

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2001

- 20

08

Ngu

yen

Liu

Ba

Ngu

yenL

iuBa

.VT@

jica.

go.jp

C

ai L

an P

ort E

xpan

sion

Pro

ject

JI

CA

Đ

a kê

t thu

c 19

96 -

2008

Tr

an T

hi M

inh

Anh

Tran

ThiM

inhA

nh.V

T@jic

a.go

.jp

Page 81: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

80

Han

oi U

rban

Infra

stru

ctur

e D

evel

opm

ent P

roje

ct

JIC

A

Đa

kêt t

huc

1997

- 20

08

Taro

Kat

sura

i, JI

CA

Kat

sura

i.Tar

o@JI

CA.

go.jp

N

atio

nal H

ighw

ay N

o. 1

8 Im

prov

emen

t Pro

ject

JI

CA

Đ

a kê

t thu

c 19

98 -

2008

N

guye

n Li

u B

a N

guye

nLiu

Ba.V

T@jic

a.go

.jp

Rur

al D

evel

opm

ent a

nd L

ivin

g S

tand

ard

Impr

ovem

ent P

roje

ct II

I (R

ural

Roa

d)

JIC

A

Đa

kêt t

huc

1999

- 20

06

Ngu

yen

Thi V

an A

nh, J

ICA

Ngu

yenT

hiVa

nAnh

.VT@

jica.

go.jp

Tr

ansp

ort I

nfra

stru

ctur

e D

evel

opm

ent P

roje

ct in

H

anoi

JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

1999

- 20

10

Kat

sura

i Tar

o K

atsu

rai.T

aro@

jica.

go.jp

H

ai P

hong

Por

t Reh

abilit

atio

n Pr

ojec

t (Ph

ase

II)

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

00 –

201

0 Se

kigu

chi Y

usuk

e S

ekig

uchi

.Yus

uke@

jica.

go.jp

S

ai G

on E

ast-W

est H

ighw

ay C

onst

ruct

ion

Proj

ect

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

00 -

2010

Se

kigu

chi Y

usuk

e S

ekig

uchi

.Yus

uke@

jica.

go.jp

R

ed R

iver

(Tha

nh T

ri) B

ridge

Con

stru

ctio

n P

roje

ct

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

00 -

2012

K

enic

hi K

obay

ashi

K

enic

hi.K

obay

ashi

@jic

a.go

.jp

Can

Tho

Brid

ge C

onst

ruct

ion

Pro

ject

JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2001

- 20

12

Kat

sura

i Tar

o K

atsu

rai.T

aro@

jica.

go.jp

N

atio

nal H

ighw

ay N

o. 1

Byp

ass

Roa

d C

onst

ruct

ion

Pro

ject

JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2001

- 20

12

Kat

sura

i Tar

o K

atsu

rai.T

aro@

jica.

go.jp

Ta

n S

on N

hat I

nter

natio

nal A

irpor

t Ter

min

al

Con

stru

ctio

n P

roje

ct

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2002

- 20

08

Seki

guch

i Yus

uke

Sek

iguc

hi.Y

usuk

e@jic

a.go

.jp

Sm

all-S

cale

Pro

Poo

r Inf

rast

ruct

ure

Dev

elop

men

t P

roje

ct (R

ural

Roa

d)

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

03 -

2009

N

guye

n Th

i Van

Anh

, JIC

A N

guye

nThi

VanA

nh.V

T@jic

a.go

.jp

Third

Nat

iona

l Hig

hway

No.

1 B

ridge

Reh

abilit

atio

n P

roje

ct

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

03 -

2009

Se

kigu

chi Y

usuk

e S

ekig

uchi

.Yus

uke@

jica.

go.jp

Tr

ansp

ort S

ecto

r Loa

n fo

r Nat

iona

l Roa

d N

etw

ork

Impr

ovem

ent

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

04 -

2010

Se

kigu

chi Y

usuk

e S

ekig

uchi

.Yus

uke@

jica.

go.jp

Tr

ansp

ort S

ecto

r Loa

n fo

r Nat

iona

l Roa

d N

etw

ork

Impr

ovem

ent (

II)

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

09 -

2016

Se

kigu

chi Y

usuk

e S

ekig

uchi

.Yus

uke@

jica.

go.jp

H

anoi

– H

o C

hi M

inh

City

Rai

lway

Lin

e B

ridge

s S

afet

y Im

prov

emen

t Pro

ject

JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2004

- 20

14

Seki

guch

i Yus

uke

Sek

iguc

hi.Y

usuk

e@jic

a.go

.jp

Cai

Mep

-Thi

Vai

Inte

rnat

iona

l Por

t Con

stru

ctio

n P

roje

ct

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

04 -

2012

Se

kigu

chi Y

usuk

e S

ekig

uchi

.Yus

uke@

jica.

go.jp

Page 82: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

81

New

Nat

iona

l Hig

hway

No.

3 an

d R

egio

nal R

oad

Net

wor

k Pr

ojec

t JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2005

- 20

11

Seki

guch

i Yus

uke

Sek

iguc

hi.Y

usuk

e@jic

a.go

.jp

Nha

t Tan

Brid

ge C

onst

ruct

ion

Proj

ect

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

06 –

201

2 K

enic

hi K

obay

ashi

K

enic

hi.K

obay

ashi

@jic

a.go

.jp

Sm

all-S

cale

Pro

Poo

r Inf

rast

ruct

ure

Dev

elop

men

t P

roje

ct (I

I) (R

ural

Roa

d)

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

06 –

201

0 N

guye

n Th

i Van

Anh

, JIC

A N

guye

nThi

VanA

nh.V

T@jic

a.go

.jp

Nor

ther

n V

ietn

am N

atio

nal R

oads

Tra

ffic

Saf

ety

Impr

ovem

ent P

roje

ct

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

07 -

2012

Ko

baya

shi K

enic

hi

Kob

ayas

hi.K

enic

hi@

jica.

go.jp

N

orth

-Sou

th E

xpre

ssw

ay C

onst

ruct

ion

Proj

ect H

CM

-Lo

ng T

hanh

-Dau

Gia

y JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2007

- 20

17

Seki

guch

i Yus

uke

Sek

iguc

hi.Y

usuk

e@jic

a.go

.jp

Han

oi R

ing

Roa

d N

o. 3

Con

stru

ctio

n Pr

ojec

t JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2008

- 20

16

Ken

ichi

Kob

ayas

hi

Ken

ichi

.Kob

ayas

hi@

jica.

go.jp

Th

e S

tudy

on

Urb

an T

rans

port

Mas

ter P

lan

and

Feas

ibilit

y S

tudy

in H

o C

hi M

inh

Met

ropo

litan

Are

a (H

OU

TRAN

S)

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2002

-200

4 P

han

Le B

inh

Binh

Phan

.VT@

jica.

go.jp

H

oang

Thi

Tua

t H

oang

ThiT

uat.V

T@jic

a.go

.jp

Det

aile

d D

esig

n St

udy

of C

AI M

EP-T

HI V

AI

Inte

rnat

iona

l Ter

min

als

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2004

-200

6 Ko

baya

shi K

enic

hi

Kob

ayas

hi.K

enic

hi@

jica.

go.jp

H

oang

Thi

Tua

t H

oang

ThiT

uat.V

T@jic

a.go

.jp

The

Pro

ject

on

the

Impr

ovem

ent o

f Por

t M

anag

emen

t Sys

tem

JI

CA

Đ

a kê

t thu

c 20

05-2

009

Koba

yash

i Ken

ichi

K

obay

ashi

.Ken

ichi

@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

Th

e P

roje

ct fo

r Tra

ffic

Saf

ety

Hum

an R

esou

rce

Dev

elop

men

t in

Han

oi (T

RAH

UD

) JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2006

-200

9 Ko

baya

shi K

enic

hi

Kob

ayas

hi.K

enic

hi@

jica.

go.jp

H

oang

Thi

Tua

t H

oang

ThiT

uat.V

T@jic

a.go

.jp

The

Stu

dy fo

r Tra

ffic

Saf

ety

Mas

ter P

lan

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2007

-200

8 Ko

baya

shi K

enic

hi

Kob

ayas

hi.K

enic

hi@

jica.

go.jp

H

oang

Thi

Tua

t H

oang

ThiT

uat.V

T@jic

a.go

.jp

The

Stu

dy fo

r Roa

dsid

e S

tatio

ns M

aste

r Pla

n JI

CA

Đ

a kê

t thu

c 20

06-2

008

Koba

yash

i Ken

ichi

Page 83: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

82

Kob

ayas

hi.K

enic

hi@

jica.

go.jp

H

oang

Thi

Tua

t H

oang

ThiT

uat.V

T@jic

a.go

.jp

The

Com

preh

ensi

ve U

rban

Dev

elop

men

t Pr

ogra

mm

e in

Han

oi C

apita

l City

(HAI

DEP

) JI

CA

Đ

a kê

t thu

c 20

04-2

007

Koba

yash

i Ken

ichi

K

obay

ashi

.Ken

ichi

@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

Th

e S

tudy

on

the

Nat

iona

l Tra

nspo

rt D

evel

opm

ent

Stra

tegy

(VIT

RAN

SS2)

JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2007

-201

0 P

han

Le B

inh

Binh

Phan

.VT@

jica.

go.jp

H

oang

Thi

Tua

t H

oang

ThiT

uat.V

T@jic

a.go

.jp

The

Pro

ject

for R

econ

stru

ctio

n of

Brid

ges

in th

e C

entra

l Are

a –

Phas

e 2

GO

J/JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2003

-201

1 M

uroo

ka N

aom

ichi

M

uroo

ka.N

aom

ichi

@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

P

roje

ct fo

r Rec

onst

ruct

ion

of B

ridge

s in

the

Nor

ther

n M

ount

aino

us P

rovi

nces

G

OJ/

JIC

A

Pend

ing

2005

-200

8 M

uroo

ka N

aom

ichi

M

uroo

ka.N

aom

ichi

@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

Pr

ojec

t for

stre

ngth

enin

g tra

inin

g ca

pabi

litie

s fo

r R

oad

Con

stru

ctio

n W

orke

rs in

Tra

nspo

rt Te

chni

cal

and

Pro

fess

iona

l Sch

ool N

o.1

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2001

-200

6 Ko

baya

shi K

enic

hi

Kob

ayas

hi.K

enic

hi@

jica.

go.jp

H

oang

Thi

Tua

t H

oang

ThiT

uat.V

T@jic

a.go

.jp

Bui

ldin

g R

ailw

ay T

echn

ical

Sta

ndar

d S

et

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2007

-200

9 P

han

Le B

inh

Pha

nBin

h.V

T@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

A

dvis

or o

n R

ailw

ay P

lann

ing

and

Man

agem

ent

JIC

A

Đa

kêt t

huc

2007

-200

9 P

han

Le B

inh

Pha

nBin

h.V

T@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

A

dvis

or fo

r man

agem

ent,

oper

atio

n, a

nd

mai

nten

ance

of e

xpre

ssw

ay s

yste

m

JIC

A

Đan

g ch

uân

bi d

ư

án

2009

-201

1 P

han

Le B

inh

Pha

nBin

h.V

T@jic

a.go

.jp

Page 84: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

83

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

P

roje

ct fo

r Enh

anci

ng C

apac

ity o

f Col

lege

of

Tran

spor

t JI

CA

Đ

ang

chuâ

n bi

án

20

09-2

013?

P

han

Le B

inh

Pha

nBin

h.V

T@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

M

aste

r Pla

n S

tudy

on

the

Dev

elop

men

t of t

he N

ew

CN

S/A

TM S

yste

m

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

08-2

010

Koba

yash

i Ken

ichi

K

obay

ashi

.Ken

ichi

@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

H

CM

CC

Urb

an R

ailw

ay C

onst

ruct

ion

Pro

ject

(Ben

Tha

nh

- Suo

i Tie

n Se

ctio

n (L

ine

1)) (

I) JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2007

-201

7 Se

kigu

chi Y

usuk

e S

ekig

uchi

.Yus

uke@

jica.

go.jp

H

anoi

City

Urb

an R

ailw

ay C

onst

ruct

ion

Pro

ject

(Lin

e 1)

(E

/S)

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

08-2

017

Seki

guch

i Yus

uke

Sek

iguc

hi.Y

usuk

e@jic

a.go

.jp

Han

oi C

ity U

rban

Rai

lway

Con

stru

ctio

n P

roje

ct (N

am

Than

g Lo

ng –

Tra

n H

ung

Dao

sec

tion

(Lin

e 2)

) JI

CA

Đ

ang

thư

c hi

ên

2009

-201

6 Se

kigu

chi Y

usuk

e S

ekig

uchi

.Yus

uke@

jica.

go.jp

P

roje

ct o

n In

tegr

ated

UM

RT

and

Urb

an D

evel

opm

ent f

or

Han

oi C

ity

JIC

A

Đan

g th

ưc

hiên

20

09-2

010

Koba

yash

i Ken

ichi

K

obay

ashi

.Ken

ichi

@jic

a.go

.jp

Hoa

ng T

hi T

uat

Hoa

ngTh

iTua

t.VT@

jica.

go.jp

Fe

asib

ility

Stu

dy o

n U

rban

Rai

lway

Sys

tem

of H

anoi

Kf

W

Đa

kêt t

huc

1999

-200

0 M

r. R

icht

er, M

r. N

guye

n V

an M

inh

offic

e@kf

wvn

.com

S

uppl

y of

Mod

ern

Rai

lway

Cra

nes

KfW

Đ

ang

thư

c hi

ên

2000

-200

3 M

r. R

icht

er, M

r. N

guye

n V

an M

inh

offic

e@kf

wvn

.com

W

orks

hop

Pro

gram

me

Dan

ang

KfW

Đ

ang

thư

c hi

ên

1999

- 20

05

Mr.

Ric

hter

, Mr.

Ngu

yen

Van

Min

h of

fice@

kfw

vn.c

om

Mai

n Li

ne L

ocom

otiv

es

KfW

Đ

ang

thư

c hi

ên

2001

-200

7 M

r. R

icht

er, M

r. N

guye

n V

an M

inh

offic

e@kf

wvn

.com

H

oppe

r Suc

tion

Dre

dger

Kf

W

Đan

g th

ưc

hiên

20

00-2

005

Mr.

Ric

hter

, Mr.

Ngu

yen

Van

Min

h of

fice@

kfw

vn.c

om

Vie

tnam

Rai

lway

Con

trol C

ente

r Kf

W

Đan

g th

ưc

hiên

20

07-2

010

Mr.

Ric

hter

, Mr.

Ngu

yen

Van

Min

h of

fice@

kfw

vn.c

om

Page 85: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

84

Urb

an T

rans

port

Impr

ovem

ent P

roje

ct

WB

Đa

kêt t

huc

11/1

998-

6/20

05

Shom

ik M

ehnd

iratta

sm

ehnd

iratta

@w

orld

bank

.org

In

land

Wat

erw

ays

and

Por

t Reh

abilit

atio

n P

roje

ct

WB

Đa

kêt t

huc

03/1

998-

04/2

006

Sim

on E

llis

sellis

1@w

orld

bank

.org

R

ural

Tra

nspo

rt P

roje

ct

WB

Đa

kêt t

huc

1996

– 2

000

Phu

ong

Thi M

inh

Tran

pt

ran1

@w

orld

bank

.org

S

econ

d R

ural

Tra

nspo

rt P

roje

ct

WB

Đa

kêt t

huc

2000

– 0

6/20

06

Phu

ong

Thi M

inh

Tran

pt

ran1

@w

orld

bank

.org

H

ighw

ay R

ehab

ilitat

ion

Proj

ect

WB

Đa

kêt t

huc

1993

– 2

001

Dun

g An

h H

oang

dh

oang

1@w

orld

bank

.org

Se

cond

Hig

hway

Reh

abilit

atio

n P

roje

ct

WB

Đa

kêt t

huc

1997

- 20

05

Dun

g An

h H

oang

dh

oang

1@w

orld

bank

.org

M

ulti-

Mod

al T

rans

port

Reg

ulat

ory

Rev

iew

(PP

IAF)

W

B Đ

a kê

t thu

c 5/

2005

-1/2

006

Bahe

r El-H

ifnaw

i m

elhi

fnaw

i@w

orld

bank

.org

S

tudy

on

Con

solid

atio

n an

d D

evel

opm

ent o

f bus

S

yste

m in

HC

MC

(PP

IAF)

W

B Đ

a kê

t thu

c 6/

2005

-1/2

006

Shom

ik M

ehnd

iratta

sm

ehnd

iratta

@w

orld

bank

.org

R

ural

Roa

d S

urfa

cing

Res

earc

h W

B/D

FID

/ SE

ACAP

Đ

a kê

t thu

c 05

/200

3 –

03/2

009

Jasp

er C

ook

jasp

cook

@bt

inte

rnet

.com

E

xpre

ssw

ay D

evel

opm

ent (

Da

Nan

g –

Qua

ng N

gai)

Pro

ject

W

B Đ

ang

chuâ

n bi

án

04

/201

0 –

04/2

016

Sim

on E

llis

se

llis1@

wor

ldba

nk.o

rg

Phu

ong

Thi M

inh

Tran

pt

ran1

@w

orld

bank

.org

H

ai P

hong

Urb

an T

rans

port

Pro

ject

W

B Đ

ang

chuâ

n bi

án

20

10 -

2015

R

eind

ert W

estra

rw

estra

@w

orld

bank

.org

C

uong

Duc

Dan

g cd

ang@

wor

ldba

nk.o

rg

Van

Anh

Thi T

ran

vtra

n@w

orld

bank

.org

M

ekon

g Tr

ansp

ort a

nd F

lood

Pro

tect

ion

Pro

ject

W

B Đ

ang

thư

c hi

ên

10/2

001-

12/2

010

Mar

ia M

arga

rita

Nun

ez

mnu

nez@

wor

ldba

nk.o

rg

Dun

g An

h H

oang

dh

oang

1@w

orld

bank

.org

M

ekon

g Tr

ansp

ort a

nd F

lood

Pro

tect

ion

Pro

ject

WB

Đan

g th

ưc

hiên

11

/200

7-12

/201

0 D

ung

Anh

Hoa

ng

Page 86: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

85

Add

ition

al F

inan

cing

dh

oang

1@w

orld

bank

.org

R

oad

Net

wor

k Im

prov

emen

t Pro

ject

W

B Đ

ang

thư

c hi

ên

10/2

004-

12/

2009

P

huon

g Th

i Min

h Tr

an

ptra

n1@

wor

ldba

nk.o

rg

Roa

d N

etw

ork

Impr

ovem

ent P

roje

ct –

Add

ition

al

Fina

ncin

g W

B Đ

ang

chuâ

n bi

án

20

09 -

2012

P

huon

g Th

i Min

h Tr

an

ptra

n1@

wor

ldba

nk.o

rg

Roa

d S

afet

y P

roje

ct

WB

Đan

g th

ưc

hiên

03

/200

6-12

/200

9 Va

n An

h Th

i Tra

n vt

ran@

wor

ldba

nk.o

rg

Han

oi U

rban

Tra

nspo

rt D

evel

opm

ent P

roje

ct

WB

Đan

g th

ưc

hiên

03

/200

8-12

/201

3 R

eind

ert W

estra

rw

estra

@w

orld

bank

.org

C

uong

Duc

Dan

g cd

ang@

wor

ldba

nk.o

rg

Van

Anh

Thi T

ran

vtra

n@w

orld

bank

.org

G

EF

- Han

oi U

rban

Tra

nspo

rt D

evel

opm

ent P

roje

ct

WB

Đan

g th

ưc

hiên

03

/200

8-12

/201

3 R

eind

ert W

estra

rw

estra

@w

orld

bank

.org

C

uong

Duc

Dan

g cd

ang@

wor

ldba

nk.o

rg

Van

Anh

Thi T

ran

vtra

n@w

orld

bank

.org

M

ekon

g Tr

ansp

ort I

nfra

stru

ctur

e D

evel

opm

ent

proj

ect

WB/

AusA

ID

Đan

g th

ưc

hiên

05

/200

7-12

/201

3 Si

mon

Ellis

sel

lis1@

wor

ldba

nk.o

rg

Dun

g An

h H

oang

dh

oang

1@w

orld

bank

.org

V

u D

uc C

ong

Duc

-con

g.vu

@df

at.g

ov.a

u N

orth

ern

Del

ta T

rans

port

Dev

elop

men

t Pro

ject

W

B Đ

ang

thư

c hi

ên

06/2

008-

06/2

014

Bahe

r El-H

ifnaw

i m

elhi

fnaw

i@w

orld

bank

.org

D

ung

Anh

Hoa

ng

dhoa

ng1@

wor

ldba

nk.o

rg

Third

Rur

al T

rans

port

Proj

ect

WB/

DFI

D

Đan

g th

ưc

hiên

09

/200

7 –

12/2

011

Phu

ong

Thi M

inh

Tran

pt

ran1

@w

orld

bank

.org

N

go T

hi Q

uynh

Hoa

nq-

hoa@

dfid

.gov

.uk

Third

Rur

al T

rans

port

Proj

ect –

Add

ition

al F

inan

cing

W

B/D

FID

Đ

ang

chuâ

n bi

án

07

/200

9 –

07/2

012

Phu

ong

Thi M

inh

Tran

pt

ran1

@w

orld

bank

.org

Page 87: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

86

DIỄN ĐÀN ĐÔ THỊ Báo cáo quan hệ đối tác năm 2009-2010

Đặc điểm tình hình:

Trong năm 2009- 6 tháng đầu năm 2010, Diễn đàn đô thị Việt Nam (VUF) vẫn duy trì phương thức hoạt động truyền thống, đó là tổ chức các sự kiện, hoạt động theo yêu cầu của các thành viên.

Thời gian qua cũng là thời gian Ban lãnh đạo Diễn đàn đã có những thay đổi lớn: Chủ tịch VUF, Thứ trưởng Trần Ngọc Chính nghỉ hưu, chuyển giao cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Bộ Xây dựng. Đồng chủ tịch VUF là Điều phối viên khu vực đô thị của WB là ông Alan Coulthart cũng đã hết nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và được thay thế bằng ông Dean Cira, Điều phối viên khu vực đô thị của WB.

VUF có 25 thành viên, trong đó có một số thành viên tích cực trong các hoạt động, đó là các ngân hàng, tổ chức quốc tế như WB, ADB, KfW, AFD, JICA, UN-Habitat, các Đại sứ quán Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản… các hiệp hội Việt Nam như ACVN, SEAWUN… nhưng cũng có nhiều thành viên ít quan tâm như EC, UNDP, một số Bộ và địa phương của Việt Nam.

Các hoạt động chính: Các lĩnh vực quan tâm của Diễn đàn trong thời gian này là Chiến lược Phát triển

Đô thị và Chính sách Nhà ở Đô thị. Do vậy, Diễn đàn, theo đề nghị của WB và UN-Habitat đã tổ chức 02 buổi hội thảo trình bày các định hướng chiến lược của các tổ chức này tương ứng về chính sách phát triển đô thị và phát triển nhà ở. Trong các cuộc hội thảo đó, Bộ Xây dựng cũng công bố các quyết định quan trọng của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng Phát triển Tổng thể Hệ thống Đô thị Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050, và Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia, đồng thời cũng trình bày các chính sách cơ bản của Bộ trong phát triển nhà ở, đặc biệt là cho 3 đối tượng là sinh viên, công nhân khu công nghiệp và gia đình cán bộ thu nhập thấp.

Đặc biệt sang năm 2010, với mục đích tăng cường vai trò của VUF làm diễn đàn đối thoại chính sách giữa 25 thành viên là cơ quan chính phủ, hiệp hội nghề nghiệp, chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ với các nhà tài trợ về các vấn đề quản lý và phát triển đô thị, tổ chức UN-Habitat đã hỗ trợ VUF bằng việc cử chuyên gia tư vấn quốc tế giúp:

1. Rà soát hoạt động của VUF trong những năm qua và tham vấn các thành viên Diễn đàn về khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động của VUF;

2. Xây dựng một kế hoạch công tác ngắn hạn và dài hạn cho VUF với các chiến lược và khả năng tài chính;

3. Tổ chức họp Ban điều phối về nâng cao hiệu quả hoạt động của VUF trong đối thoại chính sách quản lý đô thị.

Tại cuôc họp Ban điều phối VUF tổ chức ngày 13/5/2010, các đại biểu đều nhất trí đề cao vai trò của Diễn đàn Đô thị Việt Nam được thiết lập từ năm 2003 như là nơi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, bài học quốc tế và đối thoại chính sách về quản lý và phát triển

Page 88: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

87

đô thị, hướng tới đối tượng hưởng lợi là các thành viên của diễn đàn, cơ quan quản lý cấp trung ương, địa phương và người dân đô thị của Việt Nam.

Trong thời gian gần 9 năm qua, VUF đã tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo chuyên môn, nhiều đoàn chuyên gia sang hỗ trợ các hoạt động xây dựng chính sách của Bộ Xây dựng, tổ chức đoàn đi khảo sát học tập quốc tế, tổ chức tọa đàm tham vấn cho những chính sách quan trọng của Việt Nam và của các nhà tài trợ, xây dựng chương trình, dự án ODA, tham gia các hoạt động liên diễn đàn...

Song các đại biểu cho rằng, phạm vi ảnh hưởng của VUF còn hạn chế, do số lượng thành viên chỉ giới hạn trong 25 đơn vị, trong đó có nhiều đơn vị vì nhiều lý do đã không tham gia đầy đủ các hoạt động thường xuyên của Diễn đàn. Số lượng thành viên cần được mở rộng để bao gồm các hiệp hội chuyên ngành, các chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và qui trình thủ tục tham gia cần được đơn giản hơn.

Các đại biểu nhấn mạnh, với vai trò là nơi gặp gỡ của nhiều bên tham gia vào quá trình quản lý và phát triển đô thị tại Việt Nam, VUF cần:

- Từng bước xây dựng một cơ sở dữ liệu bao gồm các thông tin cơ bản về đô thị Việt Nam, về các hoạt động của các thành viên Diễn đàn, ở dạng kỹ thuật số, đặt trên địa chỉ mạng internet độc lập của VUF.

- Phát hành ấn phẩm thường kỳ của VUF thông tin về các quy định mới của Việt Nam trong lĩnh vực, các thông tin quan trọng về các thành viên của Diễn đàn có liên quan tới lĩnh vực.

- Củng cố hoạt động của Ban thư ký, là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động thường xuyên của VUF để có thể nắm bắt và thu hút sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức của Việt Nam cũng như cộng đồng các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế.

Về cơ chế hoạt động, VUF cần:

- Mang tính linh hoạt và không áp đặt trong lịch trình hoạt động của mình để có thể kịp thời đề cập tới các vấn đề thời sự trong quản lý và phát triển đô thị Việt Nam và nhu cầu và kế hoạch đa dạng của các thành viên trong việc tham gia VUF.

- Có bộ máy quản lý VUF hoạt động thường xuyên, giúp kết nối, xây dựng, điều phối các hoạt động mà các thành viên đề xuất trong ngắn hạn và dài hạn. Các hoạt động đó có thể là hoạt động theo nhóm công tác, có thể là các phiên họp toàn thể, có thể là tổ chức các sự kiện, các cuộc giao tiếp.

Về nội dung, chủ đề cần trao đổi trên Diễn đàn, các đại biểu đề xuất bao gồm:

- Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và phát triển đô thị ; - Phát triển đô thị tại các thành phố trong hành lang kinh tế Vùng Mekong. - Đánh giá đô thị hóa tại Việt Nam. - Hợp tác công tư – PPP - Các vấn đề về biến đổi khí hậu, các tác động, ứng phó và thích ứng với biến đổi

khí hậu trong quản lý và phát triển đô thị. - Chương trình nghiên cứu và nhà ở. - Kinh nghiệm quốc tế về đô thị hóa và bài học cho Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Tư vấn của UN-Habitat sẽ được hoàn thiện và báo cáo lên

Ban Điều phối để tiếp tục có các giải pháp hoàn chỉnh giúp VUF giữ vững và phát huy vai trò đối thoại chính sách của mình.

Page 89: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

88

NHÓM ĐỐI TÁC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG Báo cáo đối tác, 6/2010

I. Bối cảnh Do kinh tế thế giới đang dần được phục hồi và sự tác động tích cực của các chính

sách kích thích kinh tế, hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng và phát triển thị trường trong nước nên nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển khá nhanh. GDP cả năm 2009 đạt 5.32%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 vượt 13,4% so với dự toán. Những kết quả năm 2009 đã tạo đà thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 (tăng trưởng kinh tế quý I đạt 5.83% - tăng gần gấp đối so với cùng kỳ 2009, tổng vốn đầu tư toàn xã hội và giá trị sản xuất công nghiệp trong 4 tháng tăng cao; tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đến giữa tháng 4 đạt 34,4% dự toán năm).

Tuy nhiên, trong năm 2010 cũng đã xuất hiện một số nhân tố có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm chậm đà phục hồi tăng trưởng (chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức cao, nhập siêu vẫn lớn cùng với sự suy giảm của dòng vốn ĐTNN đã làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và dự trữ ngoạii hối, lãi suất ngân hàng, sau khi dừng các khoản hỗ trợ, đang đứng ở mức cao làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp….). Chính vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ trong 2010 là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5%.

Trong bối cảnh phục hồi kinh tế và các nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đặt ra, trong lĩnh vực quản lý tài chính công, Bộ Tài chính một mặt vẫn cố gắng triển khai các biện pháp tài chính ngân sách mang tính cấp bách, kịp thời để thực hiện các mục tiêu phục hồi kinh tế. Mặt khác vẫn tiếp tục các định hướng của chương trình cải cách quản lý tài chính công một cách lâu dài, để đảm bảo tính bền vững, nâng cao hiệu quả và sự rõ ràng minh bạch trong hệ thống tài chính công. Những cố gắng cải cách này của Bộ Tài chính trong lĩnh vực cải cách tài chính công vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đáng kể của cộng đồng quốc tế.

Mặc dù cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra, nhưng các nhà tài trợ vẫn tiếp tục giữ vững các cam kết và cung cấp thêm tài trợ cho Chính phủ Việt Nam nhằm triển khai Chương trình cải cách quản lý tài chính công. Trong thời gian 12 tháng qua, cùng với những chương trình dự án đang triển khai thực hiện, đã có một số các chương trình dự án mới được phê duyệt và bắt đầu đi vào thực hiện như: Quỹ MDTF giai đoạn II, Dự án Tăng cường năng lực tổng thể thanh tra tài chính đến năm 2014, Dự án Cải cách doanh nghiệp nhà nước và Quản trị công ty, Dự án Hoàn thiện chính sách đất đai và cổ phần hoá công ty Nhà nước, Dự án hỗ trợ xây dựng Luật Quản lý giá...

Các chương trình dự án ODA này đang đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như tiến trình Cải cách quản lý tài chính công.

Báo cáo này cập nhật tiến độ hiệu quả viện trợ của Bộ Tài chính và cộng đồng các nhà tài trợ cho Chương trình cải cách quản lý tài chính công từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010 và cho giai đoạn tiếp theo.

Page 90: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

89

II. Kết quả quan hệ hợp tác từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010

1. Các hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho tiến trình cải cách quản lý tài chính công Trong 12 tháng qua, các hoạt động hỗ trợ của các nhà tài trợ cho lĩnh vực quản lý

tài chính công vẫn được thực hiện một cách nhất quán theo các định hướng cụ thể của của Tài liệu duy nhất được phê duyệt năm 2007. Việc phối kết hợp các nỗ lực cải cách trong nước với các hỗ trợ của các nhà tài trợ trong các hoạt động của các chương trình/dự án trong thời gian qua tiếp tục được duy trì. Các lĩnh vực của chương trình cải cách quản lý tài chính công vẫn đang nhận được sự quan tâm của các nhà tài trợ ở các mức độ khác nhau.

Trong giai đoạn từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010, các nhà tài trợ đã tiếp tục tài trợ cho Bộ Tài chính 06 chương trình, dự án mới cho lĩnh vực cải cách quản lý tài chính công, bao gồm:

(1) Tiếp tục những kết quả và kinh nghiệm thu được từ giai đoạn I, Quỹ MDTF giai đoạn II đã được phê duyệt và bắt đầu triển khai từ cuối Quí III năm 2009. Quỹ MDTF II do nhóm các tài trợ gồm Úc, Canada, Đan Mạch, Hà Lan và EC tài trợ, với vai trò điều tiết linh hoạt các hỗ trợ cho các lĩnh vực của chương trình cải cách quản lý tài chính công;

Kế hoạch hoạt động cho năm thứ nhất của Quỹ MDTF đã được thông qua, tập trung vào các lĩnh vực của Tài liệu duy nhất.

(2) Dự án Tăng cường năng lực quản lý hải quan tại cảng Hải Phòng cũng do JICA - Nhật Bản tài trợ đã được ký kết và đi vào hoạt động từ tháng 10/2009;

(3) Dự án Tăng cường năng lực tổng thể thanh tra tài chính đến năm 2014 do các Chính phủ Thuỵ Điển, Đan Mạch Canađa và Hà Lan tài trợ cũng đã được phê duyệt và đi vào hoạt động từ tháng 10/2009.

(4) Dự án Hỗ trợ xây dựng Luật Quản lý Giá do Quỹ tín thác đa biên chương trình Hậu WTO của Bộ Công thương chủ trì (do Úc, Anh, ... tài trợ) bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2009.

(5) Dự án Hoàn thiện chính sách đất đai và cổ phần hoá công ty Nhà nước do Quỹ tín thác đa biên chương trình Hậu WTO của Bộ Công thương chủ trì (do Úc, Anh, ... tài trợ) bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2009.

(6) Dự án xây dựng nghị định của Chính phủ về quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp do Quỹ tín thác đa biên chương trình Hậu WTO của Bộ Công thương chủ trì (do Úc, Anh, ... tài trợ) bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2009.

Với 06 dự án mới này, Bộ Tài chính đã tiếp nhận thêm khoảng trên 16,5 triệu USD nguồn vốn tài trợ của các tổ chức song phương và đa phương dưới hình thức vốn viện trợ không hoàn lại.

Ngoài ra, trong thời gian qua Bộ Tài chính tiếp tục nhận được các khoản hỗ trợ của một số nhà tài trợ thông qua các hình thức hỗ trợ tư vấn, đào tạo, hội thảo, tập huấn và nghiên cứu theo chuyên đề. Chương trình hợp tác song phương (không thực hiện dưới hình thức dự án) giữa Bộ Tài chính và ADETEF của Pháp cũng đang đi vào giai đoạn kết thúc hợp tác 3 năm và sẽ tiếp tục ký kết Khung thoả thuận mới cho giai đoạn 3 năm tiếp theo.

Page 91: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

90

Đối với các nguồn hỗ trợ dưới hình thức ODA vay, trong cuối năm 2009, Bộ Tài chính đã được Chính phủ giao là đơn vị quản lý nguồn vốn vay của các dự án:

(1) Dự án Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng do WB tài trợ được triển khai từ tháng 5/2009; và

(2) Dự án Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty do ADB tài trợ đã đựơc phê duyệt từ tháng 11/2009, hiện nay đang trong quá trình đám phán Hiệp định giữa Chính phủ và ADB.

(3) Dự án Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai do Bộ Tài chính chủ trì (Hợp phần III) thuộc dự án Quản lý rủi ro sau thiên tai Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản, vay vốn WB - đang trong quá trình đàm phán để tiếp tục giai đoạn II.

Khác với các dự án vay vốn ODA đã có cho đến nay của Bộ Tài chính, các dự án vay vốn ODA này đều là dự án sử dụng nguồn vốn đi vay của Chính phủ, để cho các doanh nghiệp và các địa phương vay lại nhằm thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các địa phương, cơ cấu các khoản nợ của doanh nghiệp và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc cấp phát cho các địa phương để hỗ trợ tái thiết các công trình sau thiên tai.

Với tổng số vốn dự kiến khoảng 300 triệu USD, điểm đặc thù của các dự án này là Bộ Tài chính không phải là cơ quan thụ hưởng cuối cùng mà chỉ là cơ quan điều phối thực hiện.

2. Các kết quả/ đóng góp từ các hỗ trợ của các nhà tài trợ cho lĩnh vực Cải cách quản lý tài chính công: a. Lĩnh vực quản lý chi:

- Dự thảo Luật NSNN sửa đổi được hoàn thiện bước đầu và đã trình Chính phủ theo đúng tiến độ thời gian quy định. Tuy nhiên, sau khi xem xét Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho lùi thời gian trình dự án Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi và đề nghị có thời gian để nghiên cứu sửa đổi Luật một cách cơ bản và toàn diện hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý tài chính – ngân sách trong giai đoạn mới. Chính phủ đã có công văn số 278/TTg-PL ngày 09/2/2010 về giao nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai xây dựng dự án Luật NSNN (sửa đổi).

- Kết thúc năm 2009, TABMIS đã được triển tại 08 tỉnh và tại Kho bạc Nhà nước. Các Bộ, ngành ở Trung ương đã nhập dự toán phân bổ ngân sách năm 2010 vào TABMIS. Đến thời điểm hiện tại TABMIS đã triển khai thành công tại 16 tỉnh.

- Đã hoàn thành việc thí điểm xây dựng Kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn tại 4 tỉnh thành phố (Vĩnh Long, Bình Dương, Hà Nội, Hà Tây) và 6 Bộ (Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giáo dục và Đào tạo); Đã xây dựng được cẩm nang hướng dẫn về lập Khuôn khổ kế hoạch tài chính Trung hạn và chi tiêu trung hạn. Bước đầu đã cho kết quả khả quan trong công tác dự báo nguồn lực tài chính công trong trung hạn và trong công tác quản lý tài chính – ngân sách.

- Đã phối hợp, giúp phía Việt Nam hoàn thành Báo cáo Đánh giá trách nhiệm tài chính Quốc gia (CFAA). Bộ Tài chính đã thành lập Nhóm công tác để triển khai thực hiện các khuyến nghị của Báo cáo này. Đồng thời nhóm công tác cũng đã họp để phân công triển khai thực hiện, định kỳ (06 tháng) có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các khuyến nghị của CFAA gửi các nhà tài trợ cũng như báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Page 92: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

91

- Đã giúp tăng cường năng lực cho KBNN về tổ chức hoạt động kiểm toán/kiểm soát nội bộ, kiểm soát chi. Đã xây dựng một bộ phận tổng hợp thông tin kế toán tại Việt Nam.

b. Lĩnh vực quản lý thu: - Đã tiến hành đánh giá các cải cách thuế của Việt Nam trong thời gian qua (về

thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNCN và thuế TNDN) và đánh giá khả năng ban hành luật thuế mới,

- Xây dựng một số sổ tay nghiệp vụ, đào tạo trong lĩnh vực thanh tra thuế; Tư vấn giúp Bộ Tài chính trong việc thành lập bộ phận quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, thuế thu nhập cá nhân và các chính sách thuế; Triển khai các nội dung cụ thể nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế (thuế TNCN, GTGT, TNDN, phí...), Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phân tích rủi ro áp dụng cho các đối tượng nộp thuế lớn;

- Hỗ trợ đầu tư trang bị máy soi container để nâng cao chất kiểm soát hải quan; Đã đã hoàn thành gần 70% hạng mục xây dựng tại hiện trường toà nhà máy soi container cảng Tân Cảng – Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh;

- Đã giúp tăng cường năng lực quản lý đào tạo cơ bản và bồi dưỡng, tuyển dụng và theo dõi quá trình công tác, các kế hoạch đào tạo cho hàng chục cán bộ ngành hải quan; tăng cường năng lực về đấu tranh chống hàng giả.

c. Lĩnh vực Quản lý nợ Chính phủ: - Hệ thống văn bản quản lý về nợ công đang dần được hình thành. Luật quản lý nợ

công đã được ban hành, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật quản lý nợ công đang được dự thảo để ban hành.

- Để hoàn thiện dần công tác quản lý nợ công, các dự án đã và đang hỗ trợ thực hiện thông nhất việc quản lý nợ công trong và ngoài nước, ghi chép và quản lý nợ công trong một kho dữ liệu chung, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý nợ trong nước tích hợp với cơ sở dữ liệu nợ nước ngoài. Dự án Tài chính công đang triển khai mua sắm phần mềm để thực hiện các nội dung/ mục tiêu này. d. Lĩnh vực quản lý doanh nghiệp:

Bộ Tài chính đã hoàn tất việc phê duyệt dự án cải cách DNNN và quản trị công ty, hiện nay dự án đang trong giai đoạn đám phán và ký kết hiệp định giữa Chính phủ và ADB. Khi đi vào thực hiện, dự án này sẽ cung cấp tín dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty cải thiện tình hình tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp, đổi mới quy trình hoạt động hoặc quản lý/ đổi mới thể chế nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của các DNNN.

e. Lĩnh vực quản lý công sản: Đã hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009

hướng dẫn một số nội dung của Luật quản lý tài sản nhà nước; Thông tư 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn thi hành Nghị định 52 đã được Bộ Tài chính ban hành. Đồng thời, Bộ tài chính đã tổ chức các hội thảo, tập huấn Luật và Nghị định và tổ chức xin ý kiến về khu hành chính tập trung mẫu.

f. Lĩnh vực quản lý giá: Đã hoàn tất việc việc xây dựng và ban hành Thông tư số 100/2009/TT-BTC về

khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt.

Page 93: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

92

g. Lĩnh vực thị trường vốn, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, chính sách tài chính, thanh tra tài chính...:

- Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính đã được ra đời và đi vào hoạt động;

- Đã hoàn thành báo cáo đánh giá Luật chứng khoán và một số văn bản pháp quy điều chỉnh thị trường chứng khoán; xây dựng lộ trình sửa đổi khung pháp lý hiện nay và ban hành các văn bản pháp quy mới, báo cáo rà soát các quy định pháp lý đối với chào bán chứng khoán ra công chúng và qui trình thực hiện, báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện hệ thống IT hỗ trợ công tác giám sát thị trường tại UBCKNN; Tiếp tục tăng cường năng lực, chuyển giao kiến thức trong lĩnh vực chứng khoán và kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm của UBCKNN;

- Đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phân cấp thanh tra tài chính, tổ chức hệ thống công nghệ thông tin cho thanh tra tài chính v.v...

- Đã nghiên cứu mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; cung cấp tư vấn về hệ thống an sinh xã hội, đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế đối với NSNN, cập nhật tình hình các gói trợ giúp kinh tế của các nước trên thế giới, phân tích biện pháp quản lý tỷ giá, báo cáo tổng quan tình hình kinh tế thế giới, nghiên cứu tình hình khủng hoảng tài chính và đề xuất các giải pháp đối phó...

III. Dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện trong thời gian 12 tháng tới trong lĩnh vực quản lý tài chính công

- Để tiếp tục quá trình Cải cách quản lý tài chính công và tạo cơ sở cho việc phối hợp giữa các nỗ lực trong nước và sự hỗ trợ của công đồn quốc tế, sẽ tiến hành cập nhật, xây dựng bản Tài liệu duy nhất cho giai đoạn mới từ 2011-2015. Nội dung của TLDN của giai đoạn này sẽ gắn với chiến lược phát triển ngành tài chính cho 2011-2020. Các hoạt động này đã được đưa vào kế hoạch hoạt động năm thứ nhất của Quỹ MDTF giai đoạn II.

- Tiếp tục cập nhật Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện các khuyến nghị của Báo cáo đánh giá trách nhiệm tài chính quốc gia CFAA (06 tháng/01 lần).

- Chuẩn bị các nội dung cần thiết cho việc thực hiện thí điểm Đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính và chi tiêu công (PEFA).

- Quản lý chi ngân sách: Hợp phần II “Nền tài chính công” trong chương trình “Cải cách kinh tế vĩ môi” tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện Luật NSNN sửa đổi, xây dựng Nghị định về quản lý ngân quỹ.

- Quản lý thu ngân sách: Tiếp tục triển khai đồng bộ 2 dự án Hiện đại hoá quản lý Thuế và Hải quan (vay vốn WB) trong đó tập trung vào triển khai các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu 18 tháng cho giai đoạn tiếp theo đã được Chính phủ và WB phê duyệt; Hợp phần II “Nền tài chính công” tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu hoàn thiện Luật thuế môi trường; tiếp tục triển khai theo kế hoạch các dự án Hợp tác khu vực về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khu vực sông Mêkông, Tăng cường quản lý hải quan tại cảng Tân Cảng – Cát Lái và Tăng cường quản lý hải quan tại cảng Hải Phòng do JICA-Nhật Bản tài trợ;

- Quản lý nợ: Với nguồn tài trợ của dự án Cải cách quản lý tài chính công (cấu phần III), cơ sở dữ liệu về nợ trong nước sẽ được xây dựng trong thời gian tới, kết hợp với cơ sở dữ liệu nợ nước ngoài để tạo thành cơ sở dữ liệu về nợ công thống nhất, xây dựng hướng dẫn việc huy động và sử dụng nguồn vốn kém ưu đãi hơn;

Page 94: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

93

- Thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu: tiếp tục thực hiện nghiên cứu, khảo sát về thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu trong khuôn khổ hỗ trợ của dự án do Tăng cường năng lực phân tích Chính sách do UNDP tài trợ; Dự án Nâng cao năng lực cho UBCKNN tiếp tục được thực hiện các hoạt động nhằm chuyển giao kiến thức trong lĩnh vực chứng khoán và kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm của UBCKNN; Dự án Phát triển thị trường vốn tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ UBCKNN trong việc giám sát thị trường.

- Đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp: sau khi ký kết hiệp định với ADB, sẽ triển khai thực hiện Dự án Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty, thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực quản trị cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, Tổng Công ty Sông Đà và Công ty vận tải đường biển miền Nam.

Xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp từ nguồn Quỹ tín thác đa biên chương trình Hậu WTO của Bộ Công thương.

- Quản lý tài sản công: Xây dựng các chính sách quản lý và sử dụng tài sản thuộc hạ tầng cơ sở từ nguồn MDTF2. Hoàn thiện chính sách đất đai phụ việc cổ phần hoá công ty Nhà nước từ nguồn Quỹ tín thác đa biên chương trình Hậu WTO của Bộ Công thương.

- Quản lý giá: Xây dựng chiến lược quản lý giá giai đoạn 2011-2020 sử dụng nguồn MDTF2. Xây dựng Luật Quản lý Giá từ nguồn Quỹ tín thác đa biên chương trình Hậu WTO của Bộ Công thương.

- Các lĩnh vực khác: tiếp tục triển khai các hợp tác với Bộ Tài chính Mỹ về lĩnh vực thuế, bảo hiểm và thị trường vốn và với ADETEF trong 04 lĩnh vực Hải quan, Thuế, Kho Bạc và Thanh tra tài chính...

- Các chương trình, dự án tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ cải cách trong lĩnh vực quản lý quản lý tài chính công theo từng cấu phần đã được nêu trong Tài liệu Duy Nhất:

- Xây dựng giai đoạn II của dự án Cải cách Quản lý tài chính công vay vốn WB.

- Hoàn tất việc xây dựng, phê duyệt để đi vào hoạt động đối với một số các chương trình, dự án HTKT.

IV. Đánh giá về hiệu quả viện trợ trong lĩnh vực quản lý tài chính công thời gian vừa qua

Từ góc độ của Bộ Tài chính trong mối quan hệ đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công, phần dưới đây sẽ đề cập đến một số khía cạnh hay là những vấn đề cần rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả viện trợ trong thời gian tới.

1. Những mặt đã đạt được: - Trước tiên, cần khẳng định rằng, các hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế

trong lĩnh vực quản lý tài chính công trong 12 tháng qua, có thể nói, đã được mở rộng hơn cả về quy mô (tổng số vốn) lẫn phạm vi các lĩnh vực và phương thức hỗ trợ. Nhìn chung, các hỗ trợ của các nhà tài trợ thông qua các chương trình, dự án đã mang lại các kết quả đáng kể, góp phần tích cực cho tiến trình cải cách quản lý tài chính công, đáp ứng các nhu cầu cải cách và phát triển của ngành tài chính, góp phần hoàn thiện cơ chế tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Bộ Tài chính.

Page 95: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

94

- Tính phù hợp, hiệu quả, bền vững của các chương trình, dự án cũng được cải thiện thông qua việc nâng cao tính sở hữu của phía Việt Nam trong quá trình xây dựng và triển khai dự án, và đặc biệt là với việc sử dụng một Tài liệu duy nhất về chương trình cải cách tài chính công (theo hướng động) làm định hướng cho việc kêu gọi các hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Như vậy trong khuôn khổ, phạm vi của ngành tài chính, các hỗ trợ của các nhà tài trợ nhìn chung sẽ được định hướng/thực hiện theo cùng một định hướng chung phù hợp với nhu cầu trong nước của ngành tài chính

- Việc đi vào hoạt động của Quỹ MDTF với Cơ chế quản lý do BTC phối kết hợp cùng WB: cũng cho thấy tính chủ sở hữu/ chủ động cao hơn. Cơ chế này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, nhưng cũng đã cho thấy một khuôn khổ ban đầu hợp lý.

- Vấn đề tiếp theo: (1) Tài liệu duy nhất – hay là định hương lộ trình cải cách của BTC sẽ phải liên tục được cập nhật/ phát triển để thấy rõ các nhu cầu hỗ trợ phù hợp; (2) tiếp tục rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế quản lý quỹ tín thác; và (3) cân nhắc cả việc phối kết hợp với các hỗ trợ của các nhà tài trợ không nằm trong khuôn khổ quỹ tín thác MDTF.

- Đã thiết lập được cơ chế hoạt động của Nhóm đối tác giữa Bộ Tài chính và các Nhà tài trợ trong lĩnh vực quản lý tài chính công, với các cuộc họp định kỳ 6 tháng/ lần để trao đổi, cập nhật thông tin hai chiều.

2. Những vấn đề cần tiếp tuc hoàn thiện trong quan hệ đối tác: - Việc triển khai các hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực Cải cách quản lý

tài chính công chưa được phong phú. Mới chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi, cập nhật thông tin thông qua các cuộc họp Nhóm đối tác định kỳ và các cuộc đối thoại về chính sách.

- Năng lưc của đơn vị phụ trách về Hiệu quả viện trợ và điều phối viện trợ của Bộ Tài chính còn hạn chế.

- Sự liên kết giữa Nhóm đối tác trong lĩnh vực Quản lý tài chính công với Diễn đàn Hiệu quả viện trợ, các nhóm quan hệ đối tác khác và nhóm các nhà tài trợ còn hạn chế.

- Thiếu thông tin về các chính sách phát triển và hoạt động và của các nhà tài trợ.

- Các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực Cải cách quản lý tài chính công còn hạn chế.

3. Các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết 3.1. Các vấn đề đặt ra với dự án vốn vay:

Tỷ lệ giải ngân chung của các chương trình, dự án sử dụng ODA của Bộ Tài chính mới chỉ ở mức trung bình (đạt khoảng 60%), đặc biệt là các dự án vốn vay còn đạt tỷ lệ giải ngân thấp (trung bình là 24%). Nguyên nhân chủ yếu là:

� Quy trình thủ tục của dự án vay phức tạp và ít linh hoạt hơn;

� Năng lực của Ban QLDA tuy đã được cải thiện hơn so với các năm trước song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng. Những điểm yếu trong năng lực của các Ban QLDA thể hiện ở các khâu như: lập kế hoạch, quá trình phối kết hợp giữa các bên liên quan trong triển khai kế hoạch, quản lý rủi ro trong quá trình triển khai, kỹ năng theo dõi, đánh giá..;

� Trong các chương trình, dự án sử dụng vốn vay thì các cấu phần chính của dự án là mua sắm hệ thống công nghệ thông tin (IT) và các Thiết bị nghiệp vụ,

Page 96: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

95

chiếm khoảng 80% tổng kinh phí tài trợ của dự án, trong khi vấn đề tuyển chọn tư vấn kỹ thuật cho các cấu phần này cũng đang bị vướng mắc và chậm trễ trong nhiều trường hợp.

� Khan hiếm nguồn chuyên gia tư vấn có chất lượng và phù hợp. - Công tác theo dõi, đánh giá của cơ quan chủ quản còn gặp khó khăn, do việc

chấp hành báo cáo theo quy định của các chương trình, dự án còn thấp, thiếu thông tin.

- Giai đoạn khởi động các chương trình, dự án thường bị kéo dài do gặp phải vướng mắc trong các khâu như xây dựng và phê duyệt kế hoạch hoạt động, kế hoạch giải ngân, thuê tuyển chuyên gia tư vấn...

3.2. Các vấn đề mới phát sinh: Trong thời gian 12 tháng vừa qua, từ góc độ là cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính

bắt đầu phát sinh những chương trình dự án (chủ yếu là dự án vốn vay) mang tính quốc gia (không thuộc lĩnh vực cải cách quản lý tài chính công của TLDN), trong đó Bộ Tài chính là cơ quan chủ dự án, song không phải là người hưởng lợi cuối cùng và chỉ mang tính điều phối. Cụ thể như:

� Dự án Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng vay vốn WB (triển khai từ tháng 5/2009); � Dự án Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty vay vốn ADB đã đựơc phê

duyệt từ tháng 11/2009, hiện đang trong quá trình đám phán Hiệp định giữa Chính phủ và ADB.

� Dự án Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai vốn vay WB giai đoạn 2, đang trong quá trình đàm phán với WB.

Trên thực tế, các dự án này không phải là dự án hỗ trợ kỹ thuật, không phải là dự án đầu tư trực tiếp của Bộ Tài chính, cũng không phải là các chương trình, dự án hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ ngành như một số Chương trình đã có cho đến nay (như Chương trình 135, PRSC, ... ). Bộ Tài chính là chủ dự án nhưng chỉ giữ vai trò trung gian/ điều phối. Do phương thức hỗ trợ của các chương trình/dự án này là còn mới, vì vậy, từ góc độ đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ sau này, có một số vấn đề đặt ra từ khâu xây dựng đến thực hiện::

- Về nhu cầu/ lợi ích: các dự án này mang tính quốc gia hơn là liên quan đến góc độ nhu cầu cải cách trong lĩnh vực tài chính công. Vì vậy, việc phối hợp của cơ quan chủ quản với các nhà tài trợ từ khâu nghiên cứu tiền khả thi, xây dựng văn kiện, đến thẩm định .... sẽ cần được xử lý một cách khác biệt so với các chương trình dự án hỗ trợ đã có cho đến nay trong lĩnh vực quản lý tài chính công.

- Cơ chế quản lý đối với việc giải ngân, sử dụng nguồn vốn còn chưa có một cơ chế riêng (như trường hựop của các chương trình/ dự án hỗ trợ ngân sách, hay là những chương trình mục tiêu), mà sẽ phụ thuộc nhiều vào “tài liệu hướng dẫn” do từng dự án xây dựng. Vì vậy, cơ chế giám sát để đảm bảo các đối tượng thụ hưởng cuối cùng sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng cụ thể của Ban quản lý dự án.

- Như vậy, những vấn đề năng lực chung (về quản lý, cách tiếp cận, theo dõi đánh giá, ....) để đảm bảo hiệu quả sử dụng cuối cùng đối với nguồn vốn vay này sẽ là những vấn đề cần được quan tâm, và cần được đặt ra trong thời gian tới một cách phù hợp.

- Phần lớn các chương trình/dự án này đều sẽ đi vào thực hiện trong thời gian tới, vì vậy, sẽ cần được nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tế, để có những rút kinh nghiệm về các

Page 97: BÁO CÁO QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM CẬP NHẬTsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/...1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã

96

vấn đề liên quan (như tinh thần làm chủ, sự tuân thủ/ hài hoà với hệ thống ngân sách quốc gia, vấn đề quản lý dựa vào kết quả, chia sẻ trách nhiệm, ....).

3.3. Một số vấn đề khác: - Để thực hiện việc nâng cao hiệu quả viện trợ thì cần có sự cam kết và quyết tâm

thực hiện của Bộ Tài chính, các Bộ Ngành và các nhà tài trợ quốc tế.

- Cần có sự phối hợp của các cơ quan của Chính phủ Việt Nam mà đặc biệt quan trọng là sự hỗ trợ của Bộ KHĐT và Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) trong việc hướng dẫn và hỗ trợ cho quá trình triển khai các công tác về hiệu quả viện trợ.

- Nghiên cứu đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công. Cần có những nguồn hỗ trợ cho các hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công để nâng cao hiệu quả viện trợ, trước mắt có thể nhằm xử lý những vướng mắc phát sinh.

- Nghiên cứu, xác định những biện pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo khả năng theo dõi, đánh giá của cơ quan chủ quản đối với các hỗ trợ quốc tế.

- Tăng cường phối hợp giữa các bên liên quan để tập trung xử lý các vướng mắc phát sinh nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu và hoạt động tuyển dụng chuyên gia tư vấn một cách phù hợp.