bÁo cÁo t ng k t thanh tra - sở thông tin và...

14
BÁO CÁO Tng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra Thực hiện Công văn số 332/TTr-VP ngày 8/6/2017 của Thanh tra tỉnh V/v Báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra . SThông tin và Truyn thông Báo cáo như sau: Từ khi Luật Thanh tra năm 2010 ban hành, có hiệu lực ngày 01 -7-2011, Chính phủ và các bộ đã triển khai ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới luật về công tác thanh tra là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động thanh tra trên phạm vi cả nước, bao quát các ngành, lĩnh vực; đồng thời, thống nhất trong quản lý hoạt động thanh tra. Sự hoàn thiện của pháp luật thanh tra đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra đạt được những kết quả quan trọng. I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH TRA 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 201 0 và các văn bản hướng dẫn thi hành một số Điều của Thanh tra. Công tác thanh tra luôn được cấp Ủy, Ban Giám đốc Sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện đúng theo các quy định của Luật thanh tra và các văn bản quy định có liên quan. 1.2. Công tác tuyên truyền, quán triệt, tập huấn về Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Từ sau khi Luật có hiệu lực, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. 2. Công tác kiểm tra, theo dõi thi hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra và các văn bản có liên quan Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở. 3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra UBNDTỈNH ĐẮK NÔNG SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Số: 95 /BC-STTTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Đắk Nông, ngày 14 tháng 6 năm 2017

Upload: lamdung

Post on 06-Feb-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BÁO CÁO

Tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra

Thực hiện Công văn số 332/TTr-VP ngày 8/6/2017 của Thanh tra tỉnh V/v

Báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra. Sở Thông tin và Truyền thông

Báo cáo như sau:

Từ khi Luật Thanh tra năm 2010 ban hành, có hiệu lực ngày 01-7-2011,

Chính phủ và các bộ đã triển khai ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn thi

hành. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới luật về công tác thanh tra là cơ sở

pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động thanh tra trên phạm vi cả nước, bao quát các

ngành, lĩnh vực; đồng thời, thống nhất trong quản lý hoạt động thanh tra.

Sự hoàn thiện của pháp luật thanh tra đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

động thanh tra đạt được những kết quả quan trọng.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH TRA

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra

và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành

1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 và

các văn bản hướng dẫn thi hành một số Điều của Thanh tra. Công tác thanh tra luôn

được cấp Ủy, Ban Giám đốc Sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện đúng theo các quy

định của Luật thanh tra và các văn bản quy định có liên quan.

1.2. Công tác tuyên truyền, quán triệt, tập huấn về Luật Thanh tra và các văn

bản hướng dẫn thi hành

Từ sau khi Luật có hiệu lực, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông

đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền

quản lý của sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

2. Công tác kiểm tra, theo dõi thi hành các văn bản quy phạm pháp luật

hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra và các văn bản có liên quan

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế

hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

thuộc sở.

3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức của các cơ quan thực

hiện chức năng thanh tra

UBNDTỈNH ĐẮK NÔNG

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: 95 /BC-STTTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Đắk Nông, ngày 14 tháng 6 năm 2017

3.1. Cơ cấu tổ chức

Thanh tra Sở gồm: Chánh Thanh tra, không quá 02 Phó Chánh Thanh tra,

Thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Thông tin và Truyền

thông và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Sở.

Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra điều hành các mặt công tác và

chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân

công.

Thanh tra viên, công chức khác chịu sự quản lý trực tiếp và phân công giao

việc của Chánh Thanh tra, trực tiếp tham mưu giúp Chánh Thanh tra thực hiện các

nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý.

3.2. Biên chế

Căn cứ vào chức năng , nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất và đặc

điểm cụ thể cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý, Chánh Thanh tra phối hợp với Chánh

Văn phòng Sở xây dựng biên chế hành chính của phòng. Việc bố trí cán bộ, công

chức của phòng phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn,.. đúng quy

định.

4. Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra và điều phối, xử lý

chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra

Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra

trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông.

Hằng năm Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch được Giám đốc Sở đồng ý; gửi Thanh

tra tỉnh tổng hợp, tổ chức họp thống nhất việc chồng chéo sau đó Giám đốc Sở ban

hành kế hoạch.

5. Hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên

ngành

5.1. Năm 2011

Thanh tra hành chính: Không cuộc

Thanh tra chuyên ngành: 07 cuộc

- Về Bưu chính và chuyển phát

Số cuộc kiểm tra 01 cuộc theo kế hoạch; Số đơn vị được kiểm tra: 01 đơn vị;

Số đơn vị VPHC: 01 Đơn vị; Hình thức xử phạt VPHC: Cảnh cáo.

- Về Tần số VTĐ

Số cuộc kiểm tra 02 cuộc theo kế hoạch; Số đơn vị được kiểm tra: 04 đơn vị;

Số đơn vị VPHC: 01 Đơn vị; Hình thức xử phạt VPHC: Cảnh cáo.

- Về Internet

Số cuộc kiểm tra 01 cuộc đột xuất; Số đơn vị được kiểm tra: 01 đơn vị; Số

đơn vị VPHC: 01 Đơn vị; Hình thức xử phạt VPHC: Cảnh cáo;

- Về Viễn thông

Số cuộc thanh tra 01 cuộc theo kế hoạch; Số đơn vị được kiểm tra: 54 đơn vị;

Số đơn vị VPHC: 21 Đơn vị; Tổng số tiền xử lý VPHC: 13.000.000đ;

- Xử lý VPHC về việc chấp hành Pháp luật trong sử dụng các thiết bị thu

tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh của Công ty Chalieco; Tổng số

tiền phạt 27.000.000 đ;

- Về Báo chí, Xuất bản

Số cuộc kiểm tra 02 cuộc theo kế hoạch; Số đơn vị được kiểm tra: 07 đơn vị;

Số đơn vị VPHC: 03 Đơn vị; Tổng số tiền xử lý VPHC: 25.000.000đ.

5.2. Năm 2012

Thanh tra hành chính: Không cuộc

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành:

- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã được tiến hành: 09 cuộc; Số đơn vị

được thanh tra, kiểm tra: 93 đơn vị, cá nhân.

- Về Báo chí, Xuất bản:

Số cuộc kiểm tra 02 cuộc; Số đơn vị được kiểm tra: 37 đơn vị.

- Về viễn thông:

Số cuộc thanh tra 02 cuộc; Số đơn vị được kiểm tra: 06 đơn vị.

- Về Tần số VTĐ:

Số cuộc kiểm tra đột xuất 03 cuộc; Số đơn vị được kiểm tra: 03 đơn vị.

01 cuộc kiểm tra phối hợp với TT Tần số VII; Số đơn vị được kiểm tra: 28

đơn vị.

- Về công nghệ thông tin và thiết bị điện tử:

01 cuộc thanh tra về lĩnh vực công nghệ thông tin và thiết bị điện tử: Số đơn

vị được thanh tra 18 đơn vị.

- Về thanh tra diện rộng lĩnh vực truyền hình :

Số cuộc thanh tra 01 cuộc; Số đơn vị được thanh tra: 11 đơn vị.

5.3. năm 2013

Thanh tra hành chính: không cuộc

Thanh tra chuyên ngành:

- Tổng số cuộc thanh tra thực hiện (số cuộc có thành lập đoàn: 07 cuộc, số

cuộc thanh tra, kiểm tra độc lập: 01 cuộc);

- Số đối tượng được thanh tra (117 đơn vị, tổ chức, cá nhân);

- Những lĩnh vực thanh tra chủ yếu:

a) Về viễn thông:

Số cuộc thanh tra 01 cuộc, số đơn vị được thanh tra, kiểm tra: 19 đơn vị, số

đơn vị sai phạm: 19 đơn vị; hình thức xử phạt cảnh cáo: 03 đơn vị.

Thanh tra về quản lý thuê bao di động trả trước và kinh doanh thiết bị đầu cuối

mạng viễn thông (điện thoại di động) trên địa bàn tỉnh;

b) Về lĩnh vực truyền hình:

Số cuộc thanh tra 01 cuộc, số đơn vị được thanh tra, kiểm tra 11 đơn vị, số

đơn vị vi phạm: 03 đơn vị; hình thức xử phạt bằng tiền: 11.000.000 triệu đồng.

c) Về công nghệ thông tin:

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về cung cấp, quản lý và

sử dụng thông tin điện tử trên Internet, xử lý nhắc nhở tại chỗ: 28/66 đại lý; xử lý

bằng hình thức phạt cảnh cáo: 24/66 đại lý; xử lý bằng hình thức phạt tiền: 11/66

đại lý. Tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính là 30.000.000 triệu đồng.

d) Về Báo chí, xuất bản:

Số cuộc thanh tra 01 cuộc, số đơn vị được thanh tra, kiểm tra 14 đơn vị, số

đơn vị vi phạm: 03 đơn vị; hình thức xử phạt cảnh cáo: 02 đơn vị.

Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động in, xuất bản,

phát hành trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

+ Thanh tra xây dựng hạ tầng viễn thông, trạm thu, phát sóng thông tin di

động (BTS); mạng ngoại vi.

+ Kiểm tra việc chấp hành Pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng tần

số và thiết bị thu – phát sóng vô tuyến điện (VTĐ, số đơn vị được kiểm tra 05 đơn

vị, số đơn vị vi phạm: không đơn vị.

+ Kiểm tra việc sử dụng tần số và thiết bị Thu - Phát sóng vô tuyến điện tại

Công ty TNHH MTV Tây Nguyên Đăk Mil số đơn vị được kiểm tra 01 đơn vị, số

đơn vị vi phạm: 01 đơn vị; hình thức xử phạt bằng tiền: 2.000.000 triệu đồng.

5.4. Năm 2014

Thanh tra hành chính

- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra; 01 cuộc; số đơn vị được thanh tra, kiểm

tra trách nhiệm: 01 đơn vị, tổ chức;

- Tổng số cuộc kết thúc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị: 01 cuộc; đã

ban hành kết luận;

b) Kết quả thanh tra, kiểm tra:

- Số đơn vị có vi phạm: Không;

- Kiến nghị: Không;

- Kết quả thực hiện các kiến nghị; Không kiến nghị.

Thanh tra chuyên ngành

- Tổng số cuộc thực hiện:

+ Tổng số cuộc kiểm tra: 04 cuộc trong đó kiểm tra đột xuất: 03 cuộc, kiểm tra

phối hợp 01 cuộc; Số đối tượng được kiểm tra (04 đơn vị);

+ Tổng số cuộc thanh tra: 07 cuộc trong đó thanh tra theo kế hoạch: 06 cuộc,

thanh tra đột xuất: 01 cuộc; Số đối tượng được thanh tra: 80 đơn vị, tổ chức.

- Những lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chủ yếu:

*. Về tần số vô tuyến điện:

Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị phát

sóng vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh:

- Số cuộc kiểm tra 03 cuộc: 03 đơn vị;

- Số đơn vị sai phạm: 03 đơn vị; hình thức xử phạt cảnh cáo: 01 đơn vị; hình

thức xử phạt bằng tiền: 02 đơn vị; số tiền xử phạt thu vào ngân sách Nhà nước:

6.000.000 đồng.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần

số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện:

- Số cuộc thanh tra: 01 cuộc; Số đối tượng được thanh tra: 09 đơn vị trong đó

có 03 Công ty TNHH MTV Taxi và 06 Đài Truyền thanh truyền hình huyện và thị

xã; Số đơn vị vi phạm: 02 đơn vị; hình thức xử phạt: (nhắc nhở không xử phạt);

*. Về lĩnh vực truyền hình:

Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực truyền hình

trả tiền trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Số cuộc thanh tra 01 cuộc, số đơn vị được thanh tra, kiểm tra 03 đơn vị, số

đơn vị vi phạm: không đơn vị; hình thức xử phạt: không.

*. Về lĩnh vực viễn thông:

Thanh tra đột xuất về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý thuê

bao di động trả trước tại Chi nhánh Viettel Đắk Nông.

- Số cuộc thanh tra đột xuất: 01 cuộc, số tổ chức được thanh tra: 01 tổ chức, số

tổ chức sai phạm: 01 tổ chức; hình thức xử phạt cảnh cáo; Số tiền xử phạt thu vào

ngân sách Nhà nước: không.

*. Về Báo chí xuất bản:

Phối hợp với Phòng Báo chí xuất bản kiểm tra điều kiện hoạt động in của các

cơ sở in trên địa bàn tỉnh.

- Số cuộc kiểm tra 01 cuộc: 03 đơn vị, cá nhân, tổ chức;

Đội liên ngành phòng, chống in lậu thanh tra hoạt động in, xuất bản, phát

hành, photocopy trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Số cuộc thanh tra: 01 cuộc ; Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra: 32 doanh

nghiệp, cơ sở in, photocopy, cơ sở phát hành, lập biên bản vi phạm hành chính 04

đơn vị; Nhắc nhở trực tiếp: 28 đơn vị; hình thức xử phạt bằng tiền: Không đơn vị.

*. Về công nghệ thông tin:

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng

dịch vụ Internet;

- Số cuộc thanh tra 01 cuộc, số đơn vị được thanh tra: 40 đơn vị;

- Xử lý nhắc nhở tại chỗ: 21/40 đại lý.

- Xử lý bằng hình thức phạt cảnh cáo: 02/40 đại lý.

- Xử lý bằng hình thức phạt tiền: 17/40 đại lý. Tổng số tiền xử lý vi phạm

hành chính là 58.500.000 đồng (bằng chữ: Năm mươi tám triệu năm trăm ngàn

đồng) được nộp tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Nông.

5.5. Năm 2015

Thanh tra hành chính: Không cuộc

Thanh tra chuyên ngành:

- Tổng số cuộc thực hiện: 04 cuộc thanh tra, kiểm tra trong đó (01 cuộc thanh

tra liên ngành theo kế hoạch năm 2014, 01 cuộc kiểm tra đột xuất, 02 cuộc thanh

tra theo kế hoạch năm 2015); tiêu hủy 140 xuất bản phẩm ( 02 cuốn xuất bản

phẩm đã có quyết định thu hồi; 120 cuốn xuất bản phẩm có nội dung tuyên

truyền mê tín, dị đoạn, không rõ nguồn gốc xuất xứ).

- Những lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chủ yếu:

a) Về công nghệ thông tin và thiết bị điện tử:

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực công

nghệ thông tin và thiết bị điện tử trên địa bàn tỉnh;

- Số cuộc thanh tra 01 cuộc: 29 đơn vị;

- Số đơn vị sai phạm: 12 đơn vị; nhắc nhở tại chỗ: 10 đơn vị; hình thức xử

phạt cảnh cáo: 02 đơn vị.

b) Về hạ tầng viễn thông(BTS):

Thanh tra việc xây dựng hạ tầng viễn thông, trạm thu – phát sóng thông tin di

động(BTS); mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh;

- Số cuộc thanh tra 01 cuộc: 04 đơn vị;

- Số đơn vị sai phạm: 04 đơn vị; hình thức xử phạt cảnh cáo: 04 đơn vị.

c) Về tần số vô tuyến điện:

Kết luận kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của Pháp luật về quản

lý, sử dụng thiết bị thu – phát sóng vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;

- Số cuộc kiểm tra 01 cuộc: 04 đơn vị;

- Số đơn vị sai phạm: 02 đơn vị nhắc nhở tại chỗ.

d. Về Báo chí:

Thanh tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật trong hoạt động báo chí

tại Báo Đăk Nông;

- Số cuộc thanh tra 01 cuộc: 01 đơn vị;

- Số đơn vị vi phạm: 01 đơn vị nhắc nhở .

5.6. Năm 2016

Thanh tra hành chính:

- Thanh tra kinh tế - xã hội: Không triển khai;

- Thanh tra trách nhiệm việc thực hiện Luật khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật

Phòng, chống tham nhũng: Không cuộc;

Thanh tra chuyên ngành:

- Tổng số cuộc thực hiện: 05 cuộc thanh tra, kiểm tra trong đó:

03 cuộc Thanh tra đột xuất (Thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định

của pháp luật về quản lý và sử dụng dịch vụ đại lý Internet; Thanh tra diện rộng về

việc công bố, gắn dấu hợp quy, nhãn hàng hóa, biểu trưng số hóa truyền hình;

Thanh tra đột xuất việc kích hoạt sim thuê bao, khuyến mại không đúng quy định

(đang tiến hành thanh tra) ; 01 cuộc phối hợp với Trung tâm tần số khu vực VII, 01

cuộc phối hợp với phòng Báo chí xuất bản kiểm tra in, xuất bản phẩm, lịch blốc

năm 2017;

- Số đối tượng được thanh tra (các đơn vị, tổ chức cá nhân );

- Những lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chủ yếu:

a). Về lĩnh vực Tần số vô tuyến điện

Phối hợp với Trung tâm tần số khu vực VII kiểm tra đột xuất việc sử dụng

tần số và thiết bị vô tuyến điện;

- Số cá nhân, tổ chức được kiểm tra: 03 tổ chức, cá nhân;

- Xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo: Không;

- Xử phạt bằng hình thức phạt tiền: Không.

b). Về lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin

Thanh tra diện rộng về việc công bố, gắn dấu hợp quy, nhãn hàng hóa, biểu

trưng số hóa truyền hình trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;

- Số đơn vị được thanh tra: 21 tổ chức, cá nhân;

- Xử lý nhắc nhở tại chỗ: 17/21 đại lý.

- Xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo: 01/21 đại lý.

- Xử phạt bằng hình thức phạt tiền: Không.

c). Về Báo chí xuất bản:

Phối hợp với Phòng Báo chí xuất bản kiểm tra việc chấp hành các quy định

của pháp luật về hoạt động in, photocopy, phát hành, xuất bản phẩm trên địa bàn

tỉnh (đang phối hợp kiểm tra)

d). Về công nghệ thông tin:

* Thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và

sử dụng dịch vụ đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;

- Số cuộc thanh tra 01 cuộc, số đơn vị được thanh tra: 31 tổ chức, cá nhân;

- Xử lý nhắc nhở tại chỗ: 16/29 đại lý.

- Xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo: 11/29 đại lý.

- Xử phạt bằng hình thức phạt tiền: 01/29 đại lý. Tổng số tiền xử lý vi phạm

hành chính là 3000.000 đồng (bằng chữ: Ba triệu đồng) được nộp tại Kho bạc Nhà

nước tỉnh Đắk Nông.

* Xử lý vi phạm hành chính đối với Ông Nguyễn Liên đã sử dụng dụng trang

facebook cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc

phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Xử phạt bằng hình thức phạt tiền: 10.000.000đ (bằng chữ: Mười triệu đồng)

e) Thanh tra đột xuất việc kích hoạt sim thuê bao, khuyến mại không đúng quy

định (chuyển sang năm 2017)

5.7. Năm 2017 (6 tháng đầu năm)

1. Việc triển khai các cuộc thanh tra hành chính

- Tổng số cuộc thanh tra: 01cuộc.

- Tổng số cuộc kết thúc thanh tra: 01 kết luận

- Số đơn vị có vi phạm: không đơn vị; số đơn vị được thanh tra: 01 đơn vị;

- Nội dung thanh tra: Thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của

pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Trung tâm Công nghệ và Truyền

thông tỉnh Đắk Nông;

2. Việc triển khai các cuộc thanh tra chuyên ngành

* Tổng số cuộc thanh tra triển khai: 02 cuộc thanh tra trong đó 01 cuộc thanh

tra theo kế hoạch,đang tiến hành thanh tra; 01 thanh tra đột xuất việc kích hoạt sim

thuê bao, khuyến mại không đúng quy định (năm 2016 chuyển sang).

* Nội dung Thanh tra:

- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch

vụ bưu chính, chuyển phát trên địa bàn tỉnh Đắk Nông( đang tiến hành thanh tra);

- Thanh tra đột xuất việc kích hoạt sim thuê bao, khuyến mại không đúng quy

định

+ Số đơn vị được thanh tra: 03 tổ chức và 09 đại lý, điểm bán sim

+ Xử lý nhắc nhở tại chỗ:01tổ chức; 02 đại lý, điểm bán sim.

+ Xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo: Không.

+ Xử phạt bằng hình thức phạt tiền: Không.

6. Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra và theo dõi,

giám sát, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra

6.1. Công tác tổ chức việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra

và kết quả kiểm tra, giám sát (phương thức tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát; số

trường hợp phát hiện vi phạm qua kiểm tra, giám sát): không trường hợp

6.2. Tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra, kết

quả giải quyết và dạng hành vi vi phạm trong hoạt động của Đoàn thanh tra phát

hiện qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Không vụ việc

6.3. Số vụ việc (bao gồm cả tổng số người) bị xử lý về hành vi vi phạm trong

hoạt động thanh tra và các dạng hành vi vi phạm bị xử lý (tính tổng số của mỗi

dạng hành vi vi phạm theo quy định của Luật Thanh tra); giá trị sai phạm (nếu có):

Không vụ việc

6.4. Tổng hợp kết quả theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kết luận

thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra: số cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận

thanh tra; kết quả thực hiện kết luận thanh tra (tập trung các kiến nghị xử lý trách

nhiệm, kinh tế): Không kết luận

7. Hoạt động kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của kết luận thanh

tra và hoạt động thanh tra lại

7.1. Công tác tổ chức việc kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của kết

luận thanh tra: không kết luân.

7.2. Số cuộc thanh tra lại đã tiến hành: không cuộc

III. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH TRA, CÁC

VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH VÀ VIỆC THI

HÀNH LUẬT

1. Đánh giá việc thi hành Luật Thanh tra

1.1. Những mặt đạt được và tồn tại, hạn chế

Với sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra Bộ Thông tin và

Truyền thông, Thanh tra tỉnh, qua 06 năm triển khai thực hiện Luật Thanh tra trên

địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có những bước chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn

thiện, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra của các

cơ quan nhà nước, phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, thúc đẩy

cải cách hành chính góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách pháp luật; công tác tiếp dân, đối

thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường; công tác phòng chống tham

nhũng được chủ động, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, từng

bước đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra trên

cơ sở phân công trách nhiệm cho từng đồng chí, chỉ đạo từng lĩnh vực công tác với

phương châm sâu sát, cụ thể, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả điều

hành, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như:

Các cuộc thanh tra chuyên ngành tiến hành đối với rất nhiều tổ chức, cá

nhân vì vậy nên việc thông báo cũng như công bố thanh tra gặp nhiều khó khăn;

Công chức làm công tác thanh tra còn mới do luân chuyển nên chưa có kinh

nghiệm trong công tác thanh tra, chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra;

trang phục thanh tra còn thiếu, kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ so với yêu cầu

thực tế chưa đảm bảo.

1.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân chưa nghiêm;

- Do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân bị xử

lý còn hạn chế. Có những trường hợp cố ý chây ỳ hoặc trốn tránh việc thực hiện kết

luận thanh tra nhưng không được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin & Truyền thông trên

địa bàn tỉnh chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến

kiến thức cũng như kiểm tra giám sát hoạt động của các đại lý, cộng tác viên, đối

tác liên kết thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình dẫn đến những vi phạm Pháp luật

hoặc gây phiền hà cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

2. Đánh giá các quy định của Luật thanh tra và các văn bản quy định

chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật

Việc đánh giá tập trung vào những bất cập, hạn chế trước các yêu cầu thực

tiễn trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra,

cũng như tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Cụ thể

như sau:

Từ khi Luật Thanh tra năm 2010 ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2011,

Chính phủ và các bộ đã triển khai ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn thi

hành như: Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra năm 2010; Nghị định số 97/2011/NĐ-

CP ngày 21/10/2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác thanh tra viên; Nghị

định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện

chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định

số 140/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành

TTTT … Với hệ thống pháp luật về thanh tra tương đối hoàn chỉnh như vậy đã tạo

cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, vẫn còn

một số bất cập trong các văn bản Luật và một số văn bản hướng dẫn thi hành, cụ

thể:

Tại Điều 4 Luật Thanh tra quy định: Cơ quan thanh tra nhà nước bao

gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là

Thanh tra Bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là

Thanh tra tỉnh); Thanh tra Sở; Thanh tra quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh

(gọi chung là Thanh tra huyện). Các cơ quan được giao chức năng thanh tra

chuyên ngành. Việc quy định cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành

trong khi đã có quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở nên đã gây ra sự chồng

chéo, trùng lắp về chức năng thanh tra (như chức năng thanh tra chuyên ngành về

tần số vô tuyến điện của Trung tâm tần số KV4 trùng với chức năng thanh tra

chuyên ngành của Thanh tra Sở TTTT các tỉnh ĐBSCL).

Việc quy định về Ban Thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra là chưa phù

hợp do hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân chỉ mang yếu tố là hoạt động kiểm

tra, giám sát của tổ chức đoàn thể, không mang tính pháp quy, không có tính chế

tài… (do Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị chỉ đạo hoạt động). Do đó, đề nghị

cần nên xem xét và đưa phần quy định này trong Luật Thanh tra hiện nay chuyển

sang Luật Công đoàn cho phù hợp hơn.

Theo quy định tại Điều 22, Thông tư 05/2015/TT-TTCP công bố quyết định

thanh tra, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn

thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Quy

định này là chưa phù hợp đối với thanh tra chuyên ngành, do 01 cuộc thanh tra

chuyên ngành có thể đi thanh tra rất nhiều đối tượng, có thể lên tới hàng chục, đôi

khi là hàng trăm đối tượng, do đó khi thanh tra đến đối tượng thứ 50 đã hơn 15

ngày, kể từ ngày ký quyết định. Do đó, quy định như vậy là vô tình làm cho Đoàn

Thanh tra vi phạm quy trình thanh tra. Tương tự như vậy là việc quy định ra quyết

định xử phạt VPHC trong thời gian 07 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC và tối

đa 30 ngày đối với vụ việc có tình tiết phức tạp (Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý

VPHC năm 2012)…cũng đã gây ra nhiều khó khăn đối với công tác thanh tra

chuyên ngành nói chung.

Về quy định tại Điều 31 Thông tư 05/2015/TT-TTCP khi kết thúc việc tiến

hành thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng Đoàn Thanh tra thông báo bằng văn

bản về thời gian kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra và gửi cho đối tượng thanh

tra biết. Trường hợp cần thiết, có thể tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra

để thông báo việc kết thúc thanh tra trực tiếp, nội dung làm việc được lập thành

biên bản. Quy định này chỉ phù hợp với thanh tra hành chính còn đối với thanh tra

chuyên ngành không thể áp dụng được vì thực tế việc kết thúc thanh tra tại nơi

được thanh tra đã diễn ra ngay sau khi Trưởng Đoàn thanh tra ký biên bản thanh tra

hoặc biên bản VPHC với đối tượng thanh tra rồi.

3. Thanh tra viên

Đối với việc thực hiện quy định phân công thanh tra viên, công chức thanh

tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo Điều 29 Nghị định 07/NĐ-

CP, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc

Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công Thanh tra

viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra

chuyên ngành độc lập. Việc tiến hành thanh tra bằng việc lập Đoàn thanh tra với

nhiều thành viên tham gia trong thực tế còn gặp không ít khó khăn, cho nên đối với

việc thanh tra độc lập bởi thanh tra viên hoặc công chức được giao thực hiện nhiệm

vụ thanh tra chuyên ngành là rất khó khả thi, vì khi tiến hành thanh tra độc lập sẽ bị

cản trở bởi các đối tượng thanh tra, việc xử lý vi phạm và công tác phối hợp xử lý

vi phạm cũng không được thuận lợi… Vì vậy thanh tra độc lập rất kém hiệu quả,

do đó cần nên xem xét, quy định, hướng dẫn áp dụng loại hình thanh tra này trong

một số mặt, lĩnh vực cụ thể thì mới phát huy được tính hiệu quả của nó.

4. Hoạt động thanh tra và giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra

Theo Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra hiện hành thì

sau khi thành lập Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải giám sát Đoàn

thanh tra hoặc cử người giám sát. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình áp dụng quy

định này đã gặp không ít khó khăn trong công tác thanh tra chuyên ngành, do số

lượng biên chế của các cơ quan thanh tra chuyên ngành còn hạn chế; năng lực, khả

năng hiểu biết của nhân sự các phòng, đơn vị khác tham gia Đoàn thanh tra không

đảm bảo (do không nắm được các quy định, quy trình về thanh tra nên việc giám

sát sẽ không đạt hiệu quả, đôi khi trở thành khó khăn cho công tác thanh tra)… Do

đó dẫn đến không có người đủ khả năng để giám sát, đặc biệt, trong trường hợp

Trưởng Đoàn thanh tra là lãnh đạo cơ quan thanh tra thì việc giám sát này là rất

hình thức và thiếu tính khả thi.

5. Hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra và thanh

tra lại

Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra có một vị trí và vai

trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra và thông qua hoạt

động này sẽ giúp người quản lý đánh giá được hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Tuy nhiên, hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị,

quyết định xử lý sau thanh tra hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, như: quy định

của pháp luật về thanh tra còn bất cập, thiếu quy định cụ thể về các biện pháp

cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực

hiện kết luận thanh tra, nhất là chưa có các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục,

xử lý sau thanh tra; pháp luật hiện hành chưa xác định rõ một cơ quan chuyên trách

có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, tương tự như cơ quan thi hành

án để thi hành các bản án, quyết định của Tòa án…; nhận thức và ý thức chấp hành

pháp luật của một bộ phận không nhỏ tổ chức, cá nhân bị xử lý còn hạn chế.

IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, trước hết cần công

khai, minh bạch hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận, kiến nghị của

thanh tra; tăng cường giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với các cơ

quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra. Giải pháp

quan trọng, có tính chất căn cơ là cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Thanh tra

2010 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, các văn bản

pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thanh tra, tập trung vào các nội dung

sau:

- Cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp

lý của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp với cơ quan thanh tra

trong việc phê duyệt chương trình thanh tra, ra quyết định thanh tra, kết luận kiến

nghị thanh tra cũng như việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị ấy,

đồng thời tôn trọng, bảo đảm cho cơ quan thanh tra hoạt động đúng pháp luật thanh

tra.

- Nghiên cứu thay đổi quy định về tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các cơ

quan thanh tra theo hướng có tính độc lập cao hơn như quy định trong Luật Thanh

tra 2010 để tránh việc cơ quan thanh tra phụ thuộc quá nhiều vào thủ trưởng cơ

quan hành chính nhà nước cùng cấp.

- Quy định cụ thể hơn nữa về đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra do

thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra cũng như đối tượng, nội dung do thanh

tra hành chính tiến hành thanh tra kinh tế - xã hội và thanh tra việc chấp hành pháp

luật để tránh chồng chéo hoặc bỏ lọt các vi phạm không thanh tra.(Đính kèm các

biểu mẩu)

Trên đây là Báo cáo kết quả 06 năm thực hiện Luật Thanh tra của Sở Thông

tin và Truyền thông báo cáo Thanh tra tỉnh biết để tổng hợp./.

Nơi nhận: - Thanh tra tỉnh (b/c); - Ban Giám đốc(b/c); - Lưu: VT, TTra..

GIÁM ĐỐC