bÁo cÁo t tình hình th c hi n k ho ng b o t n các lo i rùa...

4
UBND TNH QUNG TRSNÔNG NGHIP VÀ PTNT CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Số: /BC- SNN Qung Tr, ngày tháng 9 năm 2020 BÁO CÁO Sơ kết tình hình thc hin kế hoạch hành động bo tn các loi rùa bin ti Qung Trtrong giai đoạn 2016-2020 Thc hiện văn bản s1691/TCTS-BTPTNL ngày 01/9/2020 ca Tng cc Thy sn vvic báo cáo sơ kết tình hình thc hin Kế hoạch hành động bo tn các loài rùa bin trong giai đoạn 2016-2020, Snông nghip và PTNT kính báo cáo như sau: 1. Thông tin chung a. Kết qughi nhn có sphân b, xut hin ca các cá thrùa bin: - Tnăm 2016 đến nay, ti vùng bin và ven bin Qung Trcó xut hin 05/07 loài rùa bin còn tn ti trên thế gii là: Vích (Chelonia mydas), Rùa da (Dermochelys coriacea), Đồi mi (Eretmochelys imbricata), Đồi mi da (Lepidochelys olivacea) và Quản đồng (Caretta caretta). - Ban qun lý đã phối hp với các Đồn Biên phòng (Ca Tùng, Ca khu cng Ca Vit, Triu Vân, Hi An, Cn C), Ủy ban nhân dân và Đội Tình nguyn viên các xã, thtrn ven bin cu hthành công 58 cá thrùa bin vô tình mắc lưới của ngư dân còn sống trli bin; tiếp nhn và chôn ct 03 cá thrùa mắc lưới bchết; tiếp nhn và làm tiêu bản trưng bày 03 cá thrùa bin mc lưới bchết. - Trong s64 cá thrùa biển được phát hin thì có 01 cá thRùa da, 01 cá thQuản đồng, 03 cá thĐồi mi da, 09 cá thĐồi mi và 50 cá thVích. - Nhìn chung các loài rùa kiếm ăn và vô tình mắc lưới của ngư dân cách bkhong 02-07 hi lý và khu vực xung quanh ngư trường Cn Ccách bkhong 20 hi lý. Ngoài vic rùa bin vô tình mắc lưới của ngư dân thì có 12/64 trường hp rùa mc phải lưới cũ trôi nổi trên bin và dt vào b. - Phn ln các cá thrùa bin được phát hin (20/64 cá th) vùng bin xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Qung Trị, nơi có rạn đá ngầm, san hô và thm rong cbin, phù hp với đặc điểm sinh cnh sng ca rùa. Ngoài ra quanh đảo Cn Ctheo ghi nhn tcác tàu khai thác xung quanh ngư trường này thì tn sut bt gp nhiu rùa kiếm ăn và ngoi lên mặt nước để th. b. Nhng thun lợi, khó khăn khi tổ chc thc hin Kế hoạch hành động bo tn rùa bin địa phương: * Thun li: - Các hoạt động tuyên truyn, tp hun, pano, áp phích, trơi vbo tn rùa bin ti Qung Trđược thc hin liên tc tnăm 2004 đến nay, dưới shtrvtài chính cững như kỹ thut ca Tchc Bo tn Thiên nhiên Quc tế (IUCN Vit Nam). - Nhn thc của người dân ven bin ngày càng được nâng cao.

Upload: others

Post on 19-Nov-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO t tình hình th c hi n k ho ng b o t n các lo i rùa ...xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/16-9-2020...2. Kết quả thực hiện Kế hoạch hành động a. Kết

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC- SNN Quảng Trị, ngày tháng 9 năm 2020

BÁO CÁO

Sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch hành động bảo tồn các loại rùa biển

tại Quảng Trị trong giai đoạn 2016-2020

Thực hiện văn bản số 1691/TCTS-BTPTNL ngày 01/9/2020 của Tổng cục

Thủy sản về việc báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn

các loài rùa biển trong giai đoạn 2016-2020, Sở nông nghiệp và PTNT kính báo

cáo như sau:

1. Thông tin chung

a. Kết quả ghi nhận có sự phân bố, xuất hiện của các cá thể rùa biển:

- Từ năm 2016 đến nay, tại vùng biển và ven biển Quảng Trị có xuất hiện

05/07 loài rùa biển còn tồn tại trên thế giới là: Vích (Chelonia mydas), Rùa da

(Dermochelys coriacea), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Đồi mồi dứa

(Lepidochelys olivacea) và Quản đồng (Caretta caretta).

- Ban quản lý đã phối hợp với các Đồn Biên phòng (Cửa Tùng, Cửa khẩu

cảng Cửa Việt, Triệu Vân, Hải An, Cồn Cỏ), Ủy ban nhân dân và Đội Tình

nguyện viên các xã, thị trấn ven biển cứu hộ thành công 58 cá thể rùa biển vô

tình mắc lưới của ngư dân còn sống trở lại biển; tiếp nhận và chôn cất 03 cá thể

rùa mắc lưới bị chết; tiếp nhận và làm tiêu bản trưng bày 03 cá thể rùa biển mắc

lưới bị chết.

- Trong số 64 cá thể rùa biển được phát hiện thì có 01 cá thể Rùa da, 01 cá

thể Quản đồng, 03 cá thể Đồi mồi dứa, 09 cá thể Đồi mồi và 50 cá thể Vích.

- Nhìn chung các loài rùa kiếm ăn và vô tình mắc lưới của ngư dân cách bờ

khoảng 02-07 hải lý và khu vực xung quanh ngư trường Cồn Cỏ cách bờ khoảng

20 hải lý. Ngoài việc rùa biển vô tình mắc lưới của ngư dân thì có 12/64 trường

hợp rùa mắc phải lưới cũ trôi nổi trên biển và dạt vào bờ.

- Phần lớn các cá thể rùa biển được phát hiện (20/64 cá thể) ở vùng biển xã

Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nơi có rạn đá ngầm, san hô và

thảm rong cỏ biển, phù hợp với đặc điểm sinh cảnh sống của rùa. Ngoài ra

quanh đảo Cồn Cỏ theo ghi nhận từ các tàu khai thác xung quanh ngư trường

này thì tần suất bắt gặp nhiều rùa kiếm ăn và ngoi lên mặt nước để thở.

b. Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động

bảo tồn rùa biển ở địa phương:

* Thuận lợi:

- Các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, pano, áp phích, tờ rơi về bảo tồn

rùa biển tại Quảng Trị được thực hiện liên tục từ năm 2004 đến nay, dưới sự hỗ

trợ về tài chính cững như kỹ thuật của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

(IUCN – Việt Nam).

- Nhận thức của người dân ven biển ngày càng được nâng cao.

Page 2: BÁO CÁO t tình hình th c hi n k ho ng b o t n các lo i rùa ...xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/16-9-2020...2. Kết quả thực hiện Kế hoạch hành động a. Kết

- Thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, đồng thời bổ sung

nhiệm vụ là quản lý, bảo vệ, bảo tồn rùa biển.

* Khó khăn:

- Về chính sách: Đến ngày 13/9/2019 tại Quảng Trị mới được ban hành

Quyết định số 2433/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn

rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019 - 2025.

- Bãi đẻ tự nhiên của rùa bị lấn chiếm, thu hẹp: những năm trước đây

(khoảng 1985-2009) tại vùng biển Quảng Trị theo ghi nhận thông tin từ các địa

phương ven biển, có rất nhiều rùa biển lên các bãi cát để đẻ trứng, kể cả ở đảo

Cồn Cỏ. Tuy nhiên, thời gian từ năm 2009 trở lại đây, việc phát triển du lịch ven

biển, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cát ven biển đã lấn chiếm, thu hẹp dần

các bãi để tự nhiên của rùa biển.

2. Kết quả thực hiện Kế hoạch hành động

a. Kết quả thực hiện nhiệm vụ giảm thiểu tác nhân gây tử vong cho rùa

biển:

- Kiểm tra, xác định các hành vi khai thác, nuôi, nhốt, mua, bán, vận

chuyển trái phép: từ 2016 đến nay, tại địa phương không còn phát hiện trường

hợp nào khai thác chủ ý và buôn bán giết thịt rùa biển.

- Kết quả áp dụng kỹ thuật, cải tiến ngư cụ khai thác hải sản đảm bảo giảm

thiểu tử vong cho rùa biển: tại Quảng Trị, nghề câu rất ít, đặc biệt là nghề câu

vàng vùng khơi gần như không có. Tuy nhiên những năm gần đây, phần lớn các

cá thể rùa biển mắc các loại lưới hai, lưới ba màn của ngư dân bãi ngang ven

biển. Nghề lưới này chủ yếu khai thác thủy sản vừa và nhỏ cách bờ khoảng 3-7

hải lý. Nhận biết được tình hình trên Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

đã triển khai nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân ven biển trong việc

phát hiện và cứu hộ nhanh khi có rùa mắc lưới để giảm thiểu tử vong cho rùa;

bình quân tổ chức 09 lớp/năm, mỗi lớp khoảng 35 ngư dân.

b. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực sinh sản, nơi sinh

cư của rùa biển:

- Hoạt động bảo vệ, cứu hộ trứng rùa biển: từ năm 2016 đến nay chưa

phát hiện được cá thể rùa biển nào lên bãi đẻ.

- Hoạt động bảo vệ nơi sinh cư, cứu hộ rùa biển (đính kèm theo Phụ lục 1:

Thống kê số vụ cứu hộ rùa biển từ năm 2016 đến nay tại Quảng Trị)

- Hoạt động khôi phục bãi đẻ, nơi sinh cư của rùa biển bị suy thoái: từ

2016 tới nay, được sự hỗ trợ từ phía IUCN tại Việt Nam, Ban Quản lý Khu bảo

tồn biển đảo Cồn Cỏ đã thành lập được đội Tình Nguyện viên điều tra bãi đẻ của

08 xã bãi ngang ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ. Kết quả mặc dù chưa phát hiện

được ổ trứng rùa biển nào, nhưng qua điều tra, khảo sát thì khu vực biển xã Vĩnh

Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có dấu hiệu rùa trưởng thành về cặp đôi

trong mùa sinh sản. Tại địa bàn vùng biển này nhiều bãi cát còn hoang sơ, vắng

vẻ, chưa có hoạt động du lịch cũng như nuôi trồng thuỷ sản lót bạt trên cát; cách

bờ khoảng 500 m trở ra lại có rạn đá ngầm với nguồn thức ăn phong phú, rất

phù hợp với sinh cảnh sinh sản và sinh sống của rùa biển. Vùng này có tiềm

năng để quy hoạch làm bãi đẻ tự nhiên lâu dài cho các loài rùa biển.

Page 3: BÁO CÁO t tình hình th c hi n k ho ng b o t n các lo i rùa ...xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/16-9-2020...2. Kết quả thực hiện Kế hoạch hành động a. Kết

c. Kết quả nhiệm vụ thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn

rùa biển, nghiên cứu quan trắc các đặc điểm sinh học, sinh thái học của rùa biển:

- Nhiệm vụ, dự án liên quan đến điều tra, đánh giá đặc điểm sinh học, sinh

thái của rùa biển: thành lập được đội Tình nguyện viên gồm 10 của 08 xã bãi

ngang ven biển (Vĩnh Thái, Trung Giang, Gio Hải, Triệu An, Triệu Vân, Triệu

Lăng, Hải An, Hải Khê) và huyện đảo Cồn Cỏ. Đội Tình nguyện viên đã hỗ trợ

cho Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ trong việc điều tra bãi đẻ rùa

biển, tuyên truyền tập huấn cho ngư dân ở địa phương mà mình phụ trách; đồng

thời kịp thời phát hiện, tiếp nhận thông tin các cá thể rùa biển vô tình mắc lưới

ngư dân, mắc lưới trôi nổi để cùng phối hợp và cứu hộ kịp thời

- Kết quả thực hiện các quy định về bảo tồn rùa biển (kèm theo Phụ lục 2:

Kết quả xử lý vi phạm trong bảo vệ, bảo tồn các loài rùa biển tại Quảng Trị từ

2016 -2020).

d. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng

lực chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách về bảo tồn rùa biển:

- Công tác tuyên truyền, phổ biển kiến thức về bảo tồn rùa biển cho tổ

chức, cá nhân có liên quan:

+ Mỗi năm tổ chức được 09 lớp tập huấn cho bà con ngư dân tại 09 địa

phương trên về công tác bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển.

+ Tổ chức được 03 lớp tập huấn cho các em học sinh trung học cơ sở của

03 xã ven biển về rác thải nhựa và tác hại của rác thải nhựa biển đến môi trường,

cảnh quan môi trường và tới rùa biển, thú biển.

+ Tổ chức được 01 lớp tuyên truyền tập huấn về sự nguy hại của rác thải

nhựa biển và giải pháp giảm thiểu cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn

huyện đảo Cồn Cỏ.

- Công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho lực lượng thực thi

pháp luật, công chức, viên chức thực hiện quản lý nhà nước trong bảo tồn, bảo

vệ rùa biển: mỗi năm tổ chức được 01 lớp tập huấn chuyên sâu cho đội Tình

nguyện viên, cán bộ chuyên trách của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn

Cỏ, cán bộ Ủy ban nhân dân các xã ven biển, chiến sỹ các Đồn Biên phòng

đóng quân trên địa bàn các xã ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ.

- Kết quả thực hiện các hoạt động tình nguyện nhằm nâng cao nhận thức

cho người dân trong việc bảo tồn rùa biển: hoạt động tuyên truyền sôi nổi, nhiệt

thành và hiệu quả bằng nhiều hình thức trực tiếp qua tập huấn, tờ rơi, qua mạng

xã hội của cán bộ chuyên trách, đội Tình nguyện viên và các chiến sỹ địa bàn

của các đồn Biên phòng đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật về tầm

quan trọng và nguy cơ tuyệt chủng của các loài rùa; cũng như truyền thống văn

hóa, tín ngưỡng liên quan đến rùa trong cộng đồng dân cư được nâng cao rõ rệt.

Gần như 100% ngư dân không khai thác giết thịt rùa biển, 100% ngư dân khi

phát hiện rùa mắc lưới của mình hoặc mắc lưới trôi nổi đều kịp thời cứu hộ hoặc

báo ngay cho đội Tình nguyện viên, cho Đồn Biên phòng, cho Ban Quản lý Khu

bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ về phối hợp để cứu hộ.

e. Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác Quốc tế: từ 2016 đến nay Ban

Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ vẫn duy trì hợp tác với tổ chức Bảo tồn

thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam (IUCN) để thực hiện dự án: Bảo tồn bãi đẻ của

Page 4: BÁO CÁO t tình hình th c hi n k ho ng b o t n các lo i rùa ...xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/16-9-2020...2. Kết quả thực hiện Kế hoạch hành động a. Kết

rùa biển có sự tham gia của cộng đồng tại Quảng Trị. Các nội dung công việc và

kết quả của sự hợp tác này được trình bày ở các mục a,b,c,d ở trên.

3. Đề xuất, kiến nghị

Để triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn rùa biển trong thời gian tới, Sở

nông nghiệp và PTNT Kính đề nghị Tổng cục Thủy sản một số nội dung sau:

- Nghiên cứu, sớm ban hành quy trình cứu hộ rùa biển, trứng rùa biển để

các địa phương áp dụng triển khai. Đồng thời triển khai thí điểm và ban hành quy

trình trạm cứu hộ rùa biển.

- Hàng năm bố trí kinh phí theo Quyết định số 811/BNN-TCTS ngày

14/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế

hoạch hoạt động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016-2025 cho địa phương

để triển khai bảo vệ rùa biển.

- Xây dựng và vận hành phần mềm cơ sở dữ liệu về rùa biển Việt Nam.

Vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT kính báo cáo Tổng cục Thủy sản được biết./.

Nơi nhận: - Tổng cục Thủy sản (b/c);

- Vụ bảo tồn và PTNLTS ( để b/c);

- Giám đốc Sở ( để b/c);

- Lưu VT, TS.

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Huân