báo cáo thường niên 2015 -...

18
Báo Cáo Thường Niên 2015 www.trinhfoundation.org

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Báo Cáo

Thường Niên

2015

www.trinhfoundation.org

Nội dung

Về Tổ chức Trinh Foundation Australia p1

Sứ mệnh và Mục tiêu p2

Các hoạt động và Kết quả p3

Việc hoạt động tại Việt Nam p4

Tình nguyện viên p9

Thông tin p10

Củng cố tổ chức p11

Tăng trưởng và Bền vững p12

Chúng ta là ai: Nhân sự chủ chốt và các tình nguyện viên p13

Chứng nhận từ những học viên tốt nghiệp, sinh viên và những nhà giáo dục lâm sang p14

Hỗ trợ thành lập ngành âm ngữ trị liệu tại Việt Nam

Người ta ước tính rằng có trên 13 triệu người Việt Nam gặp các vấn đề rối loạn về giao tiếp và rối loại nuốt. Như là những thực thể xã hội, chúng ta có một nhu cầu cơ bản của con người là có thể giao tiếp với nhau.

Trinh Foundation Australia (TFA) là một tổ chức

thiện nguyện phi lợi nhuận phi chính phủ, được

thành lập tại Úc. Chúng tôi cam kết trong việc cải

thiện chất lượng sống của những người Việt Nam

gặp các vấn đề rối loạn về nuốt và giao tiếp. Chúng

tôi làm việc với những đối tác Việt Nam để giúp

ngành âm ngữ trị liệu mới hình thành tại Việt

Nam. TFA là độc lập và không có bất cứ mối liên

kết nào với chính trị và tôn giáo.

Phương pháp của chúng tôi là tập trung vào xây dựng khả năng và chia sẻ các kỹ năng. Từ năm 2010, đã có 78 nhà âm ngữ trị liệu Âm ngữ Trị liệuÂm ngữ Trị liệu và học thuật Úc cống hiến hơn 1,250 ngày với vai trò cố vấn chuyên môn về giảng dạy, giáo dục lâm sàng và hướng dẫn chương trình của chúng tôi tại Việt Nam. Thêm vào đó, có 55 phiên dịch viên khác nhau đã hoàn thành hơn 4,700 giờ phiên dịch và 45 biên dịch đã dịch thuật gần nửa triệu từ.

Có một nhu cầu rất lớn đối với ngành âm ngữ trị liệu tại Việt Nam, nhưng cho đến tận tháng 09 năm 2010, vẫn chưa có một khóa huấn luyện chính thức nào dành cho các chuyên viên trị liệu âm ngữ. Với các đối tác của chúng tôi tại Việt Nam, TFA đã xúc tiến, phát triển và hỗ trợ một chương trình chưa từng có từng có trước đó, khóa huấn luyện sau đại học dài hai năm chuyên ngành âm ngữ trị liệu. Vào ngày 21 tháng 9 năm 2012, một nhóm đầu tiên gồm 18 chuyên viên Âm ngữ Trị liệu người Việt Nam đã tốt nghiệp từ trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tại Thành phố Hồ Chính Minh. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2014,

chúng tôi chúc mừng lễ tốt nghiệp của nhóm học viên thứ hai gồm 15 chuyên viên Âm ngữ Trị liệu người Việt Nam – một cột mốc quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu chúng tôi đề ra và là một điểm nổi bật trong năm báo cáo này. Hiện thời có 33 chuyên viên âm ngữ Âm ngữ Trị liệu đạt chuẩn đang làm việc trên khắp đất nước.

Công việc của TFA với các tổ chức đối tác Việt Nam đang mở rộng sang hai vùng mới của Việt Nam. Các sinh viên đã tốt nghiệp vào năm 2014 đến từ bảy bệnh viện, trường học và trung tâm, đem lại 17 con số các bệnh viện và các trung tâm can thiệp sớm cùng với các nhà âm ngữ Âm ngữ Trị liệu đủ trình độ chuyên môn trên khắp đất nước. Họ đang thành lập những phòng khám âm ngữ Âm ngữ Trị liệu tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bà Rịa, Hà Nội và Huế.

Nhiều người Việt Nam đã chờ đợi một thời gian dài để nhận được dịch vụ Âm ngữ Trị liệu mà họ cần. Hiện nay, có nhiều người Việt hơn nữa có thể tìm thấy sự giúp đỡ họ cần để giải quyết những khó khăn về giao tiếp và nuốt. Những chuyên viên âm ngữ Âm ngữ Trị liệu đủ khả năng chuyên môn đang được huấn luyện để giúp đỡ mọi người ở mọi độ tuổi trên mọi lĩnh vực thực hành Âm ngữ Trị liệu và có thể chữa được cho nhiều người với nhiều khó khăn đa dạng khác nhau, bao gồm: người lớn bị đột quỵ, tổn thương não và ung thư; trẻ em với các hội chứng, rối loạn phổ tự kỷ,sứt môi hở hàm ếch, và chậm phát

Công ty TNHH Trinh Foundation Australia

Báo Cáo Thường Niên

1/07/2014 đến 30/06/2015

1

Lễ tốt nghiệp ngày 10 tháng 10 năm 2014

triển trí tuệ; những người bị rối loạn giọng, bệnh Parkinson’s, bại não vá nói lắp.

Trên phạm vi toàn cầu, có một sự công nhận đang lớn dần về quyền của những người gặp các khó khăn trong giao tiếp. Bên cạnh các tổ chức đối tác Việt Nam của chúng tôi, chúng tôi đang hỗ trợ sự thay đổi cho những người Việt Nam cần dịch vụ Âm ngữ Trị liệu. TFA hỗ trợ Dự Án Giao Tiếp Quốc Tế (ICP) ủng hộ những người gặp khó khăn giao tiếp và đã chuyển thành ‘Cam Kết Giao Tiếp’ với người Việt Nam.

“Cơ hội để giao tiếp là một quyền cơ cản của con người”

“Giao tiếp là khả năng cơ bản nhất của con người. Người ta cần khả năng giao tiếp để hoàn thiện

tiềm năng xã hội, giáo dục, cảm xúc và nghề nghiệp của họ.”

Dự Án Giao Tiếp Quốc Tế

Sứ mệnh và Mục tiêu

Sứ mệnh của Trinh Foundation Australia là hỗ trợ người Việt Nam phát triển các kỹ năng trong quản lý các rối loạn về nuốt và về giao tiếp. Chúng tôi đạt được điều này bằng cách hỗ trợ thành lập ngành nghề âm ngữ Âm ngữ Trị liệu tại Việt Nam – cung cấp giáo dục, kiến thức chuyên môn lâm sang và các nguồn tài liệu. Theo dài hạn, công việc của chúng tôi sẽ tạo ra một sự thay đổi bền vững góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người gặp rối loạn về nuốt và về giao tiếp trên khắp Việt Nam.

Mục tiêu của chúng tôi là:

1. Cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều

trẻ em và người lớn Việt Nam, những người

chịu ảnh hưởng bởi các rối loạn nuốt và

giao tiếp.

2. Nâng cao nhận thức tại Việt Nam về Liệu

Pháp Trị Liệu Ngôn Ngữ - Lời Nói như là một

ngành nghề.

3. Cung cấp kiến thức,kỹ năng lâm sàng và tài

chính để thiết lập nên những khóa đào tạo

chuẩn về Âm ngữ Trị liệu tại Việt Nam.

Vào tháng 1 năm 2015 Hội Đồng Ban Giám Đốc TFA tổ chức một hội thảo lập kế hoạch chiến lược để khái quát những tiến triển, tái khẳng định các mục tiêu và phát triển một kế hoạch chiến lược đến năm 2017. Chúng tôi đã đi đến đồng thuận về

các ưu tiên hiện thời, trung và dài hạn theo năm lĩnh vực kết quả then chốt: Vận hành tại Việt Nam; Tình Nguyện Viên; Thông tin; Tăng cường tổ chức; và Hỗ trợ Tăng trưởng và Bền Vững, với các Giáo đốc nhận trách nhiệm dẫn dắt các dự án và kết quả cụ thể. Điều này sẽ giúp chúng tôi tập trung vào những nỗ lực của mình và phân phối các hoạt động giữa các Giám đốc theo đúng chuyên môn của họ.

Báo cáo này nói về tiến độ của chúng tôi trong từng lãnh vực dựa theo những ưu tiên của chúng tôi, như sau:

Tiếp tục hỗ trợ cung cấp các khóa huấn

luyện về Âm ngữ Âm ngữ Trị liệu tại Việt

Nam.

Hỗ trợ người Việt Nam phát triển và thực

hiện một khóa học cử nhân bốn năm về Âm

ngữ Âm ngữ Trị liệu.

Hỗ trợ Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

phát triển một Phòng Khám Huấn Luyện

Sinh viên.

Gây quỹ để cung cấp các thông dịch viên và

biên dịch viên lành nghề và tiến hành các

chương trình huấn luyện họ.

Phát triển và hỗ trợ về gây quỹ chương

trình phát triển chuyên môn liên tục (CPD)

cho các sinh viên tốt nghiệp.

Hỗ trợ phát triển các đơn vị Âm ngữ Trị liệu

tại bệnh viện và các trường trên khắp Việt

Nam.

2

Đội ngũ Trinh Foundation Úc

Những hoạt động và Kết quả năm 2015

Điểm nổi bật

Hoàn thành bảy năm mục tiêu quan trọng đầu

tiên của chúng tôi về hai khóa học sau đại học đã

hoàn tất.

Tất cả 17 sinh viên đã hoàn thành khóa học sau

đại học thứ hai – 33 chuyên viên Âm ngữ Trị liệu

đạt chuẩn.

Các Giám Đốc Sáng lập và các điều phối tình

nguyện viên đã được trao thưởng huy chương

bởi Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh

công nhận những cống hiến thành lập các dịch vụ

Âm ngữ Trị liệu tại Việt Nam.

Quyên góp 25,000 đô la từ tổ chức Âm ngữ Trị

liệuÂm ngữ Trị liệuÂm ngữ Trị liệu Úc để hỗ trợ

chương trình phát triển chuyên môn liên tục.

Các sinh viên tốt nghiệp đang thành lập các

phòng khám Âm ngữ Trị liệu tại các bệnh viện

quốc gia – Hà Nội, Huế, Lâm Đồng, thành phố Hồ

Chí Minh. Các khóa học đang được phát triển tại Hà Nội, Đà

Nẵng và Huế.

Hỗ trợ Phạm vi Toàn cầu cho phép bổ nhiệm điều

phối viên chương trình tại chỗ toàn thời gian

mới.

Sự hỗ trợ liên tục từ các sinh viên Đại học

Newcastle.

Đã hỗ trợ 18 tình nguyện viên đến thăm các

phòng khám trên khắp Việt Nam.

Câu lạc bộ Chuyên viên Trị Liệu Âm Ngữ đã được

thành lập – và các cuộc gặp gỡ thường xuyên đã

bắt đầu.

Trang web được cải thiện và có thể truy cập bằng

tiếng Việt và Tiếng Anh.

Chúng tôi đã tham gia vào “Twittersphere” và

tăng sự có mặt trên trang Facebook đến trên 500

lượt yêu thích.

Các sự kiện gây quỹ thành công vượt mức đến

18,000 đô la

Sách công thức nấu ăn của Trinh Foundation đã

được phát hành và trên 1,000 bản đã được bán

ra

Hai thành viên mới của Hội đồng với những

chuyên môn nhất định tương ứng là chính sách

về sức khỏe và truyền thông đa phương tiện

Khóa học ngắn mở đầu dành cho thông dịch viên

dài hai tuần về Y Tế Phụ Trợ (Âm ngữ Trị liệu) lần

đầu tiên có tại Việt Nam

Phòng Thương Mại của Úc tại Việt Nam vinh danh

TFA như là tổ chức từ thiện của Tháng vào tháng

07 và đại diện TFA đã được trao cơ hội nói chuyện

với nhóm về công việc của chúng tôi

Các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu người Việt Nam có

đủ chuyên môn là những nhân tố xúc tác cho sự thay

đổi và mở rộng của ngành nghề này khi họ phát triển

và đẩy mạnh dịch vụ cũng như sự chuyên nghiệp của

họ trên khắp đất nước. Đây là một bước tiến quan

trọng hướng đến sự bền vững của dịch vụ ngôn ngữ

lời nói tại Việt Nam. Hiện nay, chúng tôi đã hoàn

thành bảy năm trong hành trình của mình, một cột

mốc đã được kỷ niệm theo phong cách với một chiếc

bánh đặc biệt và nghi thức trong khóa học dành cho

phiên dịch viên vào tháng 05, 2015

Mừng sinh nhật lần 7

Có sự nâng cao trong nhận thức về nhu cầu dành cho dịch vụ Âm ngữ Trị liệu và đối với các chuyên viên trị liệu ngôn ngữ lời nói tại Việt Nam, cũng như sự hỗ trợ tăng dần dành cho công việc của chúng tôi. Chúng tôi đã ký Bản Ghi Nhớ với các viện chủ chốt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Huế. Năm nay còn chứng kiến sự quan tâm nhiều hơn từ phía truyền thông khi các sinh viên tốt nghiệp và các đối tác quan trọng đã được mời phỏng vấn trên truyền hình quốc gia Việt Nam và tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để xúc tiến công việc cũng như nghề nghiệp của họ.

Khóa đào tạo Phiên dịch viên Ngắn hạn

3

Hoạt Động Tại Việt Nam

Khu vực kết quả chủ yếu này bao gồm các chiến lược và dự án then chốt mà chúng tôi đang thực hiện tại Việt Nam với các đối tác Việt Nam của chúng tôi. Yếu tố tác động chính là để phát triển sự bền vững và xây dựng khả năng cho các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu tại Việt Nam và để đẩy mạnh nhu cầu dịch vụ và huấn luyện âm ngữ trị liệu trên khắp đất nước.

Chúng tôi đang trong tiến trình đạt được các mục tiêu dự án cốt lõi đã đề ra khi ngành Âm ngữ Trị liệu đang phát triển tại Việt Nam. Lễ trao bằng tốt nghiệp cho nhóm Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam thứ hai vào tháng mười nằm 2014 cho thấy sự hoàn thành mục tiêu quan trọng đầu tiên của chúng tôi đối với việc thành lập các dịch vụ và tập huấn Âm ngữ Trị liệu tại Việt Nam.

Hiện chúng tôi có 33 Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu

người Việt đủ khả năng chuyên môn. Họ sẵn sàng

cho sự thành công vào giai đoạn phát triển kế tiếp

và chúng tôi vui mừng vì họ đang phát triển một

cách chủ động các dịch vụ và chương trình tại

những khu vực địa phương và nơi làm việc của họ

và chúng tôi cam kết về sự phát triển nghề nghiệp

cá nhân của họ cũng như đang xúc tiến Âm ngữ Trị

liệu đến các đồng nghiệp và toàn thể cộng đồng

của họ.

Điều này đã được trình bày tại một hội nghị chuyên đề tổ chức bởi Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch vào tháng 10 năm 2014, nơi mà các sinh viên tốt nghiệp 2012 đã trình bày về các hoạt động nghiên cứu và thực hành lâm sàng của họ kể từ khi tốt nghiệp. Sự kiện thể hiện sự cam kết và nhiệt tình của họ trong việc hỗ trợ phát triển các dịch vụ Âm ngữ Trị liệu tại Việt Nam và cho thấy rằng chúng tôi đang dần đạt được những mục tiêu của chúng tôi trong việc hỗ trợ năng lực tương lai cho những kỹ năng này ở Việt Nam.

Một ví dụ xa hơn là một nhóm cựu sinh viên từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 tại thành phố Hồ Chí Minh, những người đã tổ chức một chương trình đào tạo Âm ngữ Trị liệu trong 6 tháng cho các chuyên viên phục hồi chức năng từ Đại học Kỹ Thuật Y học và Dược Đà Nẵng về những lĩnh vực chính yếu trong liệu pháp Âm ngữ Trị liệu với bệnh nhi.

Một vài thành tựu của các chuyên viên Âm ngữ Trị

liệu Việt Nam trong năm 2014/2015 bao gồm:

Tăng mối liên quan trong cung cấp giảng dạy

và hỗ trợ các đồng nghiệp ngành Âm ngữ Trị

liệu cũng như các chuyên ngành khác, việc

này giúp xây dựng các kỹ năng giám sát lâm

sàng và mở rộng kiến thức cũng như chuyên

môn của các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt

Nam.

Những cựu sinh viên như Anh Quyên và Chị

Na đã trình bày các bài báo tại một hội nghị

Quốc tế về Sứt Môi và Hở Hàm Ếch tại Hà Nội.

TFA đã hợp tác với tổ chức Âm ngữ Trị liệuÂm

ngữ Trị liệu Úc để hỗ trợ cựu sinh viên là Cô

Xuân tham dự Hội nghị Quốc Gia về Âm ngữ

Trị liệuÂm ngữ Trị liệu Úc. Chị Xuân cũng đã

trình bày tại hội nghị.

Vào thàng 10 nằm 2014, Anh Điền, đến từ Bệnh viện An Bình (cựu sinh viên khóa 2012) đã mở một triễn lãm các tác phẩm được sáng tác bởi Nhóm Hội họaTrị Liệu mà anh đã thành lập cho những bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện.

Anh Điền từ Bệnh viện An Bình đã đồng ý trình bày hai bài tại Hội Nghị Châu Á Thái Bình Dương về Ngôn Ngữ Lời Nói và Nghe tại Trung Quốc vào tháng 10 năm 2015 và tại một hội nghị phục hồi chức năng ở Perth.

Tất cả những người phụ trách văn phòng của Câu Lạc Bộ Chuyên ngành Âm ngữ Trị liệu là các cựu sinh viên từ hai chương trình.

Bác sĩ Oanh đã trở cựu sinh viên Việt Nam đầu tiên được chứng nhận Hann hoàn toàn sau khi cô hoàn thành khóa huấn luyện ở Singapore.

Các cựu sinh viên đã trình bày rất nhiều trên truyền hình Việt Nam về giáo dục cộng đồng tất cả các khía cạnh của các vấn đề về giao tiếp

Câu lạc bộ nghề nghiệp Âm ngữ Trị liệu

4

Những người nhận huân chương

Một sự chứng thực cho thành công của các chương trình là việc trao tặng các huân chương từ Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh vào Lễ tốt nghiệp tháng 10 năm 2014. Các huân chương được tặng cho những người sáng lập Sue và Peter Woodward, Aziz Sahu-Khan và Lindy McAllister; Các tình nguyện viên AVI Janella Christie và Libby Brownlie và Giảng viên Đại Học Sydney Cô Alison Purcell để công nhận sự cống hiến của họ trong việc hỗ trợ phát triển dịch vụ Âm ngữ Trị liệu tại Việt Nam.

Cung cấp các khóa huấn luyện về Âm ngữ Trị liệu

tại Việt Nam

Điểm nổi bật của năm nay là lễ tốt nghiệp của nhóm thứ hai gồm 17 sinh viên từ Chương trình Tập Huấn Sau đại học về Âm ngữ Trị liệu, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Tất cả các sinh viên đã hoàn tất thành công hai năm học và thực hành lâm sàng được hỗ trợ bởi Trường. Mô hình giảng dạy được ưu tiên liên kết những môn học hàn lâm với việc ứng dụng thực hành cùng tập huấn lâm sàng vì vậy mà sinh viên tiến bộ trong suốt khóa học.

Các tình nguyện viên thuộc hàn lâm và các nhà Âm ngữ Trị liệu đã đến thăm Việt Nam để giảng dạy các môn chuyên ngành và làm việc tương ứng như các nhà giáo dục lâm sàng. TFA đã cung cấp các thông dịch viên, sự liên kết, hỗ trợ về chuyên ngành và tài chính cho tất cả các chuyên gia đến thăm và làm việc. Một số cố vấn người Úc cũng làm việc với các nhóm sinh viên qua Skype và thư điện tử, và đã cung cấp sự hỗ trợ thông qua việc chuẩn bị sách, các tài nguyên như là những dự án tốt nghiệp của sinh viên.

Lễ tốt nghiệp vào tháng 10 năm 2014 bao gồm bảy

phần trình bày bởi các sinh viên về những dự án

nghiên cứu của họ, bao gồm Thực Đơn cho Những

người bị Rối Loạn Nuốt; Cẩm Nang Kích thích Ngôn

Ngữ cho Trẻ sắp đi học; Dưỡng giọng Giữ Nghề p

hướng đến các giáo viên giúp bảo vệ giọng của

họ; và Thực hành Vệ sinh răng miệng và Nuốt an

toàn dành cho những người bị đột quỵ.

Chương trình đã nhận được sự hài lòng rất cao từ

những báo cáo tích cực của các sinh viên, nhân

viên, và những cựu sinh viên, cụ thể về các bộ

phận giáo dục lâm sàng và trải nghiệm chung về

khóa học tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Những buổi phỏng vấn với nhân viên Đại học Y

Khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp những phản

hồi có giá trị để truyền cho những khóa học ngắn

trong tương lai và sự phát triển của các chương

trình có bằng cấp và đã xác nhận những mối quan

hệ mật thiết và sự tôn trọng chúng tôi đã phát

triển với những đối tác của mình.

Những vị trí ngắn hạn hơn, tình nguyện và được tài trợ bởi TFA, đã hỗ trợ Điều Phối Viên Chương Trình trong tồ chức Huấn Luyện Lâm Sàng cho các sinh viên khóa thứ hai tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Điều phối viên Chương trình, Cô Libby Brownlie, đã hoàn thành nhiệm kỳ của mình và chúng tôi chân thành công nhận những cống hiến của Cô vào sự thành công của chương trình. Libby đã tiếp tục hỗ trợ chúng tôi cung cấp sự hướng dẫn và những lời khuyên cho những tình nguyện viên khác, cụ thể là hỗ trợ Simone Maffescioni trong việc liên kết các hoạt động đang diễn ra từ Thành Phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng cảm ơn Simone về những cống hiến của Cô trong suốt thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của cô.

Phòng Khám Sinh Viên Trị Liệu Âm ngữ tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã xác định nhu cầu cho một phòng khám huấn luyện tại chỗ cho sinh viên của chương trình đại học được đề xuất và cho các hoạt động phát triển chuyên môn liên tục của các cựu sinh viên. Chúng tôi đã ký một Bản Ghi Nhớ với Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch vạch rõ vai trò của TFA trong việc hỗ trợ thành lập phòng khám, bao gồm lập kế hoạch, nguồn tình nguyện viên Giám Sát Lâm Sàng, cung cấp các tài nguyên, nguồn biên dịch và thông dịch và giúp đỡ để phát triển một mô hình cung cấp dịch vụ dễ dàng sử dụng.

Dự kiến ban đầu cho Phòng khám để hoàn toàn

vận hành vào tháng hai năm 2015 đã bị hoãn lại

vì các công việc đòi hỏi bắt đầu chương trình bậc

5

đại học, và thời hạn xây dựng công trình, nhưng

chúng tôi lạc quan rằng Phòng khám sẽ được khai

trương trong năm 2016.

Huấn luyện và hỗ trợ thông dịch viên và biên dịch viên

Chúng tôi tiếp tục nhận được lợi ích từ những dịch vụ của các thông dịch/ phiên dịch viên lành nghề được cung cấp bởi quản lý văn phòng tại Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch, Cô Trần Thục Hân, và cung cấp các thông dịch và phiên dịch viên được trả lương cho tất cả các chuyên viên những người làm việc với các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam trong những điều kiện huấn luyện và hoạt động lâm sàng. Năm nay, chúng tôi đã tạo điều kiện cho Cô Hân hoàn thành khóa tập huấn trực tuyến về thông dịch và dịch thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đây là một kinh nghiệm phát triển chuyên môn đối với Cô Hân và củng cố hơn nữa các kỹ năng của Cô vốn giúp ích rất nhiều cho chúng tôi.

Vào tháng Năm năm 2015, Khóa Huấn Luyện Ngắn đầu tiên về thông dịch dành cho Chăm sóc Sức khỏe (Âm ngữ Trị liệu) đã được tổ chức, đã rất thành công đối với những người tham gia cũng như người trình bày. Đó là loại chương trình đầu tiên thuộc lãnh vực này được tổ chức tại Việt Nam và đã tập trung vào thông dịch và dịch thuật về lĩnh vực Âm ngữ Trị liệu để đảm bảo việc thông dịch được chính xác, thống nhất và thông thạo từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm tạo điều kiện cho các tình nguyện viên được hiểu, và tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường kinh nghiệm học tập cho các sinh viên Âm ngữ Trị liệu tại Việt Nam.

Cô Hân và Cô Simone đã tạo điều kiện thuận lợi cho khóa học và các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt nam như Anh Điền, Bác sĩ Thảo, Bác sĩ Thi Thanh, Cô Loan, Cô Thu và Cô Quyên đã cung cấp các hỗ trợ giảng dạy. Đã có 15 người tham gia đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Huế, Hà Nội, những người mà thông qua khóa học hai tuần đã học được các kỹ năng thông dịch cơ bản, những khái niệm nền tảng về Âm ngữ Trị liệu và các kiến thực, thuật ngữ về Âm ngữ Trị liệu ( tiếng Việt và tiếng Anh), những cân nhắc về đạo đức trong việc thông dịch về lĩnh vực Chăm sóc Sức Khỏe, cách ứng phó với những tình huống thử thách và kinh nghiệm thực tiễn.

Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của tổ chức Âm ngữ Trị liệu Úc đã tạo điều kiện cho khóa học này được diễn ra.

Phát triển và phân phối các nguồn tài nguyên

Quyển chú giải về Thuật Ngữ Âm Ngữ Trị Liệu của chúng tôi đã được phân phối sử dụng tại Việt Nam và tại các cộng đồng người Úc nói tiếng Việt và đang tiếp tục là một nguồn tài nguyên rất có giá trị để hỗ trợ việc thông dịch và dịch thuật các thuật ngữ Âm ngữ Trị liệu hiệu quả và chính xác.

Chúng tôi còn tạo điều kiện tuyên truyền nhận thức về Âm ngữ Trị liệu cũng như các nguồn tài nguyên khác bằng tiếng Việt trực tiếp đến những nhân viên y tế và những cá nhân ở Việt Nam và các cộng đồng người Việt tại Úc và những nơi khác nữa; thông qua trang web và một trang chủ về “Tuần Lễ Âm ngữ Trị liệu’ (cuốt tháng Tám 2014). Một tờ thông tin mới về ngôn ngữ và lời nói bằng tiếng Việt cũng đã được phát hành, hoàn thiện cùng với sự hợp tác với tổ chức Âm ngữ Trị liệu Úc.

Một loạt các cẩm nang đã được biên soạn và in, những cẩm nang này đã được nghiên cứu và viết ra bởi nhóm sinh viên Âm ngữ Trị liệu khóa 2014, và trình bày về các trường hợp sau:

Các vấn đề về giọng ở người trưởng thành

Chậm phát triển giao tiếp ở trẻ em

Các vấn đề về hành vi và các khiếm khuyết giao tiếp đáng kể ở trẻ em tại trường học

Các vấn đề về nuốt ở trẻ em và người lớn, những người có nguy cơ viêm phổi do hít sặc

Những cẩm nang này sẽ được phân phối đến các

bệnh viện, viện chăm sóc và giáo dục sức khỏe

trên khắp Việt Nam từ văn phòng của chúng tôi

tại thành phố Hồ Chí Minh, bằng nguồn quỹ hỗ

trợ từ Kế hoạch Tài trợ Cộng Đồng Tình Nguyên

Quốc Tế Úc (AVI), tổ chức mà chúng tôi rất biết

ơn.

Những cuốn sổ tay mới

6

Sự phát triển của các nguồn tài nguyên điện tử cũng là một ưu tiên và trong suốt năm nay Anh Ben Smith và Cô Nga Smith đã đến thăm Việt Nam để cung cấp những hướng dẫn phát triển các ứng dụng trên iPad để hỗ trợ những trường hợp gặp rối loạn lời nói phức tạp ở người lớn.

Tất cả những tài nguyên này là những công cụ có giá trị đối với các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam và tạo điều kiện cho người Việt Nam truy cập các thông tin quan trọng chưa từng có trước đó bằng ngôn ngữ của họ.

Chương trình phát triển chuyên môn liên tục

Phát triển chuyên môn liên tục (CPD) là một bước quan trọng đảm bảo tính bền vững và xây dựng năng lực cho các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam nhằm cung cấp những dịch vụ lâm sàng, giáo dục, rèn luyện và gắn liền các dịch vụ Âm ngữ Trị liệu và tập huấn ở Việt Nam. CPD còn rất quan trọng cho việc phát triển kỹ năng liên tục và về chuyên môn

Các hoạt động phát triển chuyên môn liên tục

TFA sắp xếp các hoạt động phát triển chuyên môn

liên tục và cung cấp quỹ hỗ trợ để giúp cho các

cựu sinh viên tham gia vào các chương trình từ

nơi làm việc của họ. Các hoạt động phát triển

chuyên môn liên tục bao gồm các hội thảo, chia sẻ

thông tin và hướng dẫn được cung cấp bởi các

tình nguyện viên TFA và các Giám Đốc, và bao gồm

các buổi nói chuyện qua Skype và trao đổi thư

điện tử giữa Úc và Việt Nam, cũng như các chuyến

thăm tại chỗ cho các tình nguyện viên.

Chúng tôi đang phát triển những chương trình

phát triển chuyên môn liên tục xa hơn bắt đầu tại

Đà Nẵng, sử dụng mô hình tại thành phố Hồ Chí

Minh để truyền đạt những phát triển. Các buổi

phát triển chuyên môn liên tục đang được tiến

hành bởi các giảng viên đến thăm tại Huế.

Các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu cũng đang phát triển các kỹ năng như những giám sát lâm sàng và những cố vấn cho các nhân viên y tế khác và sẽ

cung cấp sự hỗ trợ cho các sinh viên trong suốt những khóa học được tổ chức tại Huế và Đà Nẵng.

Chúng tôi biết ơn sự đóng góp hào phóng đến 25,000 đô la từ tổ chức Âm ngữ Trị liệu Úc để hỗ trợ chương trình liên tục và mở rộng chương trình phát triển chuyên môn liên tục. Chúng tôi cũng cảm ơn các sinh viên và nhân viên trường Đại học Newcastle vì sự hỗ trợ của họ đối với chương trình, chương trình đang cung cấp những trải nghiệm có giá trị và phát triển các kỹ năng cho các sinh viên Úc cũng như các sinh viên phía Việt Nam.

Câu Lạc Bộ Ngành Âm ngữ Trị liệu

Câu lạc bộ Ngành Âm Ngữ Trị Liệu đã được khai trương vào lễ tốt nghiệp vào tháng 10 năm 2014 và sẽ là phương cách chính để các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu tham gia phát triển chuyên môn liên tục, cùng với Câu lạc bộ đảm nhiệm trọng trách phát triển chương trình để đáp ứng những nhu cầu hiện tại và khuyến khích hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các thành viên. Tất cả những người phụ trách văn phòng đều là những chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam; các buổi họp Câu lạc bộ được hỗ trợ bởi các nhân viên của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các cơ hội phát triển nghề nghiệp đã được cung cấp bởi những giảng viên thỉnh giảng và những viện sĩ hàn lâm, những người được các Giám Đốc TFA và Điều phối Viên Lâm Sàng hỗ trợ, Cô Simone Maffescioni là người sẽ tiếp tục làm việc về chiến lược trong suốt phần còn lại nhiệm kỳ cho đến tháng 9 năm 2015.

Câu lạc bộ là tiền thân của Hiệp Hội Trị Liệu Ngôn Ngữ Lời Nói Việt Nam và là một bước quan trọng tiến đến sự bền vững của ngành nghề này tại Việt Nam.

Hướng dẫn và hỗ trợ

Các nhà Âm ngữ Trị liệu và các viện sĩ hàn lâm

người Úc đóng một vai trò quan trọng trong việc

cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ nghề nghiệp

cho các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam.

Những nhà Âm ngữ Trị liệu và các sinh viên Úc

thường xuyên gặp gỡ các chuyên viên Âm ngữ Trị

liệu Việt Nam tại các nơi làm việc của họ, mở rộng

những kết nối nghề nghiệp. Việc hướng dẫn cũng

giúp phát triển các kỹ năng cố vấn cho các cựu

sinh viên bằng cách cùng làm việc với các giám sát

lâm sàng đến thăm.

Vào tháng 1 và 2 năm 2015, các nhà Âm ngữ Trị liệu người Úc đã sang thăm những chuyên viên Âm ngữ Trị liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế

7

Ben Smith tại bệnh viện An Bình

và Hà Nội để cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp tổ chức các hội thảo về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả chủ đề về nghe.

Hội thảo về vấn đề nghe đang được thực hiện tại

Huế với nhà giáo dục lâm sàng Dominque

Weston và cựu học viên Ms Na và Ms Vân Anh

Các cựu sinh viên có sự tham gia nhiều hơn trong

việc hỗ trợ các bố trí giáo dục lâm sàng tại những

nơi làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh và Huế.

Những chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam cùng

làm việc với những người giáo dục lâm sàng có

kinh nghiệm đến từ Úc, tại các buổi học ở thành

phố Hồ Chí Minh và tại nơi làm việc của họ.

Để tiếp tục tiến hành các khóa học Âm ngữ Trị liệu bằng tiếng Việt sẽ đòi hỏi những nhà lãnh đạo Việt Nam, những người có bằng cấp cao hơn về Âm ngữ Trị liệu. Chúng tôi đang chủ động hỗ trợ việc nộp đơn xin từ những nhân viên y tế Việt Nam để đạt được các bằng cấp cao hơn tại những trường đại học cả ở Úc và ở Mỹ:

Bác sĩ Thảo (cựu sinh viên Âm ngữ Trị liệu) đã thể hiện sự quan tâm về việc học một khóa Thạc sĩ về Nghiên cứu Âm ngữ Trị liệuu tại Đại Học Newscastle ở Úc.

Cô Ben Phạm từ Hà Nội đang học Tiến Sĩ về Âm ngữ Trị liệu, với trọng tâm là các rối loạn âm lời nói, dưới sự hỗ trợ của Giảng viên tình nguyện viên của Trinh Foundation Giáo sư Sharynne Mcleod tại Đại học Charles Sturt ở Bathurst.

Cô Hiệp (người tham gia khóa học 2012-2014) đã bắt đầu một khóa học Thạc sĩ tại Thái Lan và tham gia vào việc lập kế hoạch cho cơ sở phục hồi chức năng tại đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Cô Thanh (Thông dịch viên TFA trước đây) đã bắt đầu chương trình Thạc sĩ về Âm ngữ Trị liệu/ Trợ giảng (Giảng dạy) vào tháng 9, 2014 tại Đại Học William Patterson ngoài New York, Mỹ.

Hỗ trợ phát triển các đơn vị Âm ngữ Trị liệu tại các bệnh viện và trường học trên khắp Việt Nam

Trong suốt thời gian huấn luyện của họ, 33 chuyên viên Âm ngữ Trị liệu đã thiết lập những nơi làm việc tại nhà của họ, với hỗ trợ giáo dục lâm sàng từ những chuyên viên sang thăm. Hiện đã có hơn 20 bệnh viện, trường học, trung tâm can thiệp sớm tại Việt Nam cùng với những khoa Âm ngữ Trị liệu được bố trí cán bộ là những chuyên viên Âm ngữ Trị liệu đầy đủ chuyên môn tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội và Bà Rịa.

Tiến tới một khóa học cử nhân bốn năm về Âm ngữ Trị liệu

Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong vấn đề phát triển chương trình giảng dạy và lập kế hoạch thành lập một chương trình cử nhân về Âm ngữ Trị liệu tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Mục tiêu ban đầu của tháng 9 năm 2015 đã bị trì hoãn do những quy trình nằm ngoài khả năng kiểm soát của TFA vì tính chất phức tạp của dự án, bao gồm các quy trình đồng thuận chính thức của Chính Phủ Việt Nam, hiện đang trong tiến trình, để đảm bảo các quy trình đó đáp ứng tất cả các yêu cầu. Một lượng đáng kể công việc đã được hoàn tất gồm thiết kế khóa học và phát triển giáo trình học và sẽ tiếp tục đảm bảo chúng đúng theo luật và các tiêu chuẩn của Việt Nam.

Chương trình phải được dẫn dắt bởi những Thạc

sĩ được đào tạo hàn lâm đầy đủ chuyên môn và

chúng tôi đang hỗ trợ việc học cho những chuyên

viên nhất định để giúp họ đạt được bằng cấp này

từ một trường đại học nước ngoài trong vòng hai

hay ba năm tới.

Những chương trình Âm ngữ Trị liệu ở những khu vực xa thành phố Hồ Chí Minh

Có một sự tăng dần trong nhận thức về nhu cầu cần có những chuyên viên Âm ngữ Trị liệu đủ khả năng chuyên môn tại Việt Nam, cũng như nhiều sự quan tâm hơn về việc mở rộng ngành nghề này. Để tiến tới kết quả này, chúng tôi đang làm việc với các trường đại học và các tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và Huế phát triển các khóa học và các dịch vụ.

Các Giám Đốc của TFA đã tiếp tục giữ liên lạc với Trường Đại học Y khoa Hà Nội và Đại học Giáo dục Quốc Gia tại Hà Nội về vấn đề thành lập chương trình tập huấn Âm ngữ Trị liệu tại các trường, dựa vào mô hình tại trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Các khóa học ngắn hạn là tiền thân của các chương trình đại học, toàn thời

8

gian mà các trường đại học rất hăng hái thành lập càng sớm thực hiện được càng tốt.

Chúng tôi đã ký Bản Ghi Nhớ với Văn phòng Tư Vấn Di truyền và Trẻ em Khuyết tật thuộc Đại học Huế (OGCDC) đến năm 2018 về việc cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các chuyên viên Âm ngữ Trị liệu tại Huế, để phát triển một mô hình phân phối bền vững tại Huế, và để hỗ trợ sự phát triển của những nguồn tài nguyên lâm sàng và những tài liệu giáo dục tối cần thiết cho Huế góp phần đẩy mạnh chuyển giao kỹ năng và tăng cường tham gia.

Chúng tôi cũng ký một Bản Ghi Nhớ với Đại học Kỹ thuật Y học và Dược Đà Nẵng (DUMTP) về việc cung cấp chương trình giáo dục và tập huấn về Âm ngữ Trị liệu cho những nhân viên y tế hiện có và hỗ trợ phát triển, thành lập một khóa học đại học hai năm.

Với Khoa Phục Hồi Chức Năng Đà Nẵng trực thuộc DUMTP, chúng tôi đang phát triển các khóa học và tập huấn ngắn về các tài nguyên lâm sàng về Âm ngữ Trị liệu và Cô Kate Margetson, một nhà Âm ngữ Trị liệu người Úc, đã được bổ nhiệm việc cung cấp việc hỗ trợ bán thời gian tại Đà Nẵng.

Tình nguyện viên

TFA hoàn toàn phụ thuộc vào các tình nguyện viên để giúp đỡ chúng tôi hoàn thành các mục tiêu, đặc biệt là trong công tác làm việc với những nhà âm ngữ trị liệu người Việt và những công tác phát triển và khẳng định giá trị cũng như khả năng của ngành nghề này ở Việt Nam.

Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ từ nhóm cố định

các tình nguyện viên người Úc và nhóm này đang

tăng hơn đồng thời có chiến lược khuyến khích gia

tăng số lượng người Việt trong việc hỗ trợ chúng

tôi trong tương lai. Các tình nguyện viên người Úc

đã tổ chức những sự kiện, các buổi gây quỹ và các

buổi phổ biến thông tin trong các sự kiện cộng

đồng nhỏ và các sự kiện có quy mô lớn hơn như

là hội nghị Âm ngữ trị liệu Úc năm 2015.

Đã có 18 tình nguyện viên đến Việt Nam trong 2 năm qua. Xem trang 14 để biết về các tình nguyện viên trong năm 2014-2015.

Simone Maffescioni (tình nguyện viên của TFA/AVI) đã hoàn thành nhiệm vụ 2 năm được giao bởi AVI vào tháng 9 năm 2015. Chúng tôi đang bàn luận với Simone về việc tiếp tục công việc với TFA ít nhất là đến tháng 12 năm 2015 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao người điều phối mới và tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ quý báu về chương trình CPD và điều phối tình nguyện viên.

Thông qua Scope Global chúng tôi được đảm bảo về việc bổ nhiệm vị trí điều phối viên toàn thời gian ở trụ sở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bà Pip Greathead sẽ đảm nhận nhiệm vụ này từ tháng 11 năm 2015 với thời hạn 2 năm.

Chương trình tình nguyện viên chính là đại diện cho phần lớn cộng đồng trong ngành âm ngữ trị liệu ở Úc và chúng tôi rất biết ơn về sự quan tâm, hỗ trợ của các đồng nghiệp có chuyên môn cao khi công tác ở Việt Nam với cương vị là những giáo viên, giảng viên, cố vấn viên lâm sàng và ở Úc

9

Quầy của TFA tại Hội Nghị Âm

ngữ Trị liệu Úc

Kate Margetson đang làm việc với một bệnh nhân

với cương vị là cố vấn viên, người gây quỹ và hỗ trợ.

Nhận biết được tầm quan trọng của chương trình tình nguyện viên chúng tôi đã mời Merran Peisker, nhân viên dự án tình nguyện bán thời gian làm việc với điều phối viên và Ban giám đốc trong nước để phát triển chương trình, bao gồm cả việc chuẩn bị giấy tờ; cung cấp sự hướng dẫn cho các tình nguyện viên mới và tiềm năng; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tình nguyện và tổng kết các công việc tình nguyện khi họ quay về. Việc làm này mang lại những phản hồi và lời khuyên quý giá để chúng tôi có thể tiếp tục cải thiện các chương trình và nâng cao kinh nghiệm của tình nguyện viên.

Ngoài ra, Merran còn phát triển chương trình dành cho cựu sinh viên nhằm giữ liên lạc với các tình nguyện viên có mong muốn tiếp tục làm việc với tổ chức và tìm sự hỗ trợ của những tình nguyện viên này và đưa lời khuyên cho các tình nguyện viên mới cũng như việc trở thành sứ giả cho chúng tôi. Sự kiện cho các cựu sinh viên dự tính diễn ra vào đầu năm 2016 tạo điều kiện cho các tình nguyện viên có mong muốn tiếp tục làm việc với tổ chức có được mạng lưới làm việc và cho chúng tôi lời khuyên, phản hồi cho chương trình; cách thức cải thiện chương trình và hỗ trợ các tình nguyện viên trong tương lai.

Các sứ giả tình nguyện qua phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục làm việc với chiến lược trên phương tiện truyền thông xã hội và mục đích của chúng tôi là gia tăng các bài báo cáo, phản hồi, kinh nghiệm của các tình nguyện viên cho cộng đồng và đưa ra lời khuyên cho các tình nguyện viên tương lai cũng như tình nguyện viên tiềm năng.

Chúng tôi cùng với Âm ngữ trị liệu Úc thúc đẩy các chương trình và tạo cơ hội cho các nhà âm ngữ trị liệu tình nguyện tham gia các dự án ngắn hạn và dài hạn.

Truyền thông

Trong năm nay, chúng tôi chào đón Troy Beer đến với Ban quản trị, người sẽ hỗ trợ về chuyên môn cho chiến lược truyền thông. Tháng 6 năm 2015, Ban quản trị đã thông qua Dự án Truyền Thông về việc khảo sát và truyền tải thông điệp của chúng tôi đến với cộng đồng, bao gồm những cộng sự, người hỗ trợ, chuyên gia về âm ngữ và ngôn ngữ; và tùy theo mục tiêu và dự án mà chúng tôi sẽ hướng đến quy mô lớn hơn trong cộng đồng cũng như tầm quan trọng đặc biệt của truyền thông cho sự phát triển kinh tế, tòa nhà công cộng và phúc lợi cộng đồng.

Trang web của chúng tôi đã được nâng cấp lên

giao diện mới “look and feel” (tạm dịch là giao

diện “nhìn và cảm”) và phần chuyển hướng đơn

giản hơn với mục đích tập trung cung cấp thông

tin cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Trang web hiển thị

các hoạt động và quyền ưu tiên, là diễn đàn cho

các nhà âm ngữ trị liệu Việt nhấn mạnh các hoạt

động và dịch vụ mà họ đang phát triển ở nơi làm

việc. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng trang web bao

gồm các nguồn tài liệu và đánh giá thông tin bởi

các nhà âm ngữ trị liệu Việt và thúc đẩy quá trình

tiếp cận dịch vụ âm ngữ và ngôn ngữ trên toàn

Việt Nam.

Các phân tích về trang web trước kia nhấn mạnh rằng hầu hết những người truy cập vào web là những khách truy cập lần đầu và ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ theo dõi việc sử dụng trang web nhằm hướng đến những nơi quan tâm và có nhu cầu.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng phát triển về mặt

truyền thông xã hội bằng sự xuất hiện trên

Twitter và Facebook cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Facebook của chúng tôi đã tăng đến hơn 500

người theo dõi, tăng 20% so với năm ngoái, trong

đó lượt người Việt Nam theo dõi chiếm khoảng

15%. Chúng tôi hướng đến việc gia tăng một

nhóm nhỏ nhưng sôi nổi trên Twitter, những

người trong nhóm này luôn cung cấp thông tin về

các hoạt động và tạo cơ hội cho các tình nguyện

viên nhằm cập nhật tình hình của chúng tôi ngay

tức thời khi họ đang thực hiện công tác tình

nguyện.

Hơn nữa, chúng tôi tiếp tục phát hành các bản tin điện tử theo kỳ trên trang web và gửi email đến những người liên quan chính, các người bảo trợ.

Những hoạt động truyền thông khác bao gồm chào đón mọi người ghé thăm Hội nghị Âm Ngữ Trị Liệu Úc ở Canberra vào tháng 5 năm 2015 và những bài thuyết trình tại hội nghị cũng như tại các nhóm nhỏ trong cộng đồng. Simone Maffescioni và TFA đi đầu trong việc phát triển chương trình đào tạo 2 năm bậc đại học riêng biệt ở Việt Nam mang tên Australia in Vietnam (tạm dịch là nước Úc ở Việt Nam). Quan hệ đối tác quốc tế của bệnh viện nhi Monash chỉ định TFA thực hiện vấn đề Monash Health (tạm dịch là Sức khỏe ở Monash) vào tháng 9, thúc đẩy các hoạt động của TFA bằng sự hỗ trợ ở chuyên đề Cleft Twilight. Có rất nhiều nhà âm ngữ trị liệu người Việt xuất hiện trên tivi Việt Nam thảo luận

10

về liệu pháp âm ngữ và lợi ích của liệu pháp này. Bác sỹ Alison Winkwork đã cho truyền thông địa phương ở Việt Nam thấy được đóng góp của sinh viên trong ngành nghề này.

Đẩy mạnh Tổ chức

Với tư cách là một tổ chức tình nguyện có quy mô nhỏ thì việc duy trì năng lượng và sự sáng tạo và khuyến khích những người bảo trợ làm việc với chúng tôi là những điều cần thiết. Thông qua quá trình lập kế hoạch chiến lược Ban giám đốc chịu trách nhiệm dẫn dắt ban quản lý ở những khu vực kết quả chủ yếu. Chính vì thế các hoạt động của tổ chức sẽ được sắp xếp hợp lý và sẽ phân bố nhiệm vụ đồng đều hơn cho các thành viên trong Ban quản trị.

Chúng tôi xin chào đón 2 Giám đốc mới, Bà Bronwyn Coop (điều hành chính sách và quản trị) và Ông Troy Beer (mảng truyền thông và công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông) nhằm đa dạng hóa chuyên môn của các thành viên Ban quản trị. Bà Sarah Verdon với tư cách là thực tập sinh và quan sát viên trong Ban giám đốc quan tâm đến việc cung cấp kinh nghiệm cho những học viên trẻ hơn khả năng đảm nhiệm vị trí trong ban quản trị ở tương lai.

Ngày lên kế hoạch chiến lược tiếp theo, Ban quản trị sẽ thảo luận về kế hoạch kế nhiệm, vai trò và nhiệm vụ cần thiết trong Ban quản trị cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Bên cạnh những công tác ở Việt Nam, TFA cam kết thúc đẩy quan điểm hoạt động từ thiện và sự truyền dạy các kỹ năng, kiến thức của những học viên và đồng nghiệp âm ngữ trị liệu trong nước Úc và nước ngoài. Với mục đích này, chúng tôi đang phát triển mối quan hệ mật thiết với Âm ngữ trị liệu Úc và hy vọng phát triển chiến lược này xa hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Hỗ trợ sự tăng trưởng và phát

triển bền vững

Quan hệ đối tác chủ chốt

Chúng tôi tiếp tục xây dựng mối quan hệ mật thiết

với các đối tác và những người có liên quan ở Úc

và Việt Nam.

Vào tháng 4 chúng tôi chia tay với tình nguyện viên quốc tế kiêm quản lý trong nước, Claude Potvin và xin cám ơn những đóng góp của ông cho tổ chức chúng tôi, đặc biệt là khi chúng tôi tham gia vào dự án đầu tiên ở Việt Nam. Chúng tôi xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp mới, quản lý

trong nước và quy mô toàn cầu, Fabrice Vanderputte. Chúng tôi vô cùng biết ơn sự tiếp tục hỗ trợ của Scope Global (quy mô toàn cầu) và mong chờ được làm việc với họ trong những dự án chính của chúng tôi.

Âm ngữ trị liệu Úc là một tổ chức đóng vai trò quan trọng và đã phóng khoáng đóng góp $25,000 để phát triển chương trình CPD và đào tạo thông dịch viên ở Việt Nam và khuyến khích các thành viên tình nguyện cho chúng tôi. Hội nghị SPA đã tổ chức thành công bữa ăn tối ở Canberra vào tháng 5 năm 2015, nơi các nguồn tài trợ được báo cáo cho Giám đốc Lindy McAllister. Sự tham gia tại hội nghị tăng cường mối quan hệ của TFA với những tổ chức tuyên truyền vận động và làm gia tặng sự quan tâm ngành nghề này cũng như sự ủng hộ các dự án của chúng tôi bằng tiền mặt hay công sức.

Nhận tấm séc từ Hội Âm ngữ Trị liệu Úc

Chúng tôi nhận thức được vai trò của GDG trong công tác quản trị và giám sát các hoạt động và đạt được tất cả các yêu cầu trách nhiệm. Với sự hoàn thành xuất sắc về dự án đầu tiên nhằm hoàn thành 2 chương trình đào tạo sau đại học, GDG hiện đã thông qua dự án của chúng tôi để phát triển dịch vụ và chương trình đào tạo ở Huế và Đà Nẵng.

Hoạt động gây quỹ

Tình nguyện viên ở Úc tiếp tục dẫn dắt những dự

án gây quỹ và những dự án thành công ở Việt

Nam chủ yếu dựa vào các hoạt động này. Ban

giám đốc và những tình nguyện viên có mong

muốn quay lại làm việc cho chúng tôi đã thực

hiện các sự kiện, cuộc vận động gây quỹ, các buổi

phổ biến thông tin trong sự kiện cộng đồng quy

mô nhỏ với các câu lạc bộ về dịch vụ và những tổ

chức khác. Chúng tôi cám ơn những tình nguyện

viên này đã tiếp tục ủng hộ và sáng tạo trong hoạt

động gây quỹ.

Những hoạt động gây quỹ là nguồn tài chính

11

chính và chúng tôi đã chi các các quỹ đã có như

sau:

Tiền sinh hoạt phí và các khoản chi nhất định

cho tình nguyện viên

Phí thông dịch cho các hướng dẫn viên lâm sàng

trong suốt thời gian làm việc ở Việt Nam

Phí đào tạo phiên dịch và biên dịch viên

Phí sản xuất và mua các nguồn tài liệu, nguồn

cung cấp, sách giáo khoa cho sự phát triển

chuyên môn và các buổi hội thảo

Lương cho quản lý văn phòng kiêm thư ký và

thông dịch viên, Cô Trần Thục Hân

Phí văn phòng ở đại học Y Phạm Ngọc Thạch ở

thành phố Hồ Chí Minh

Học bổng cho sinh viên tham gia khóa học và

CPD, bao gồm học bổng cho các nhà âm ngữ trị

liệu ở Huế

Hỗ trợ các nhà âm ngữ trị liệu Việt Nam tham

gia và trình bày tại các hội nghị ở Việt Nam và

nước ngoài

Hỗ trợ các nhà âm ngữ trị liệu Việt Nam tham

gia khóa học sau đại học ở các đại học ngoài

nước

Các hoạt động trong năm nay của chúng tôi bao

gồm:

Phát hành sách dạy nấu ăn, Trinh Foundation

Recipe Collection: Sharing our journey with

Vietnamese food (tạm dịch là Bộ sưu tập các

công thức nấu ăn ở tổ chức Trinh Foundation:

Chia sẻ hành trình của chúng tôi với các món ăn

Việt) và đã bán được hơn 1000 bản.

Tổ chức thành công thêm một đêm thi câu đố

vào tháng 11 năm 2014, tài trợ bởi Gosford

Rotary

Hội nghị bữa tối, xổ số, bán đồ và các sự kiện

đặc biệt ở Hội nghị Âm ngữ trị liệu Úc (gian

hàng miễn phí ở các buổi triễn lãm thương mại

tài trợ bởi Âm ngữ trị liệu Úc và nhóm nhỏ nhân

viên tình nguyện của TFA)

Ra mắt “Chiến dịch Linchpin” ở Úc (tại Hội nghị

Âm ngữ trị liệu Úc) nhằm hỗ trợ các tình nguyện

viên với mỗi chiến dịch gây quỹ là $1000 cho

TFA vào cuối năm 2014. Một số hoạt động của

Linchpin bao gồm tiệc nướng ở Đại học Sydney;

thử thách 10,000 bước; đa dạng các bữa ăn tối,

tiệc trà sáng và buổi trao đổi quần áo.

Tổ chức sinh nhật TFA lần thứ 7 vào ngày 28

tháng 3 năm 2015 với các sự kiện ở Úc và Việt

Nam nhằm tuyên truyền nhận thức về các hoạt

động của tổ chức và gây quỹ.

Phát triển trình chiếu DVD về kết quả của dự

án của chúng tôi ở Việt Nam cho cộng đồng và

nhằm mục đích gây quỹ.

Chúng tôi chân thành cám ơn những nhà tài trợ và những người bảo trợ rất hào phóng đóng góp và tiếp tục quan tâm các hoạt động của chúng tôi, bao gồm tổ chức Âm ngữ trị liệu Úc và cộng sự AVI đã đóng góp $US4,000 trong Đề án tài trợ cộng đồng của AVI. Qua đó chúng tôi có thể in ấn các tập tài liệu để phân phát khắp Việt Nam.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn trợ cấp và các dự án gây quỹ đặc biệt để thúc đẩy các hoạt động, khẳng định kỹ năng trong việc đưa ra những dự án kịp thời và hợp lý về mặt ngân sách; và đặc biệt là có thể giúp chúng tôi đạt được tầm nhìn về âm ngữ trị liệu ở Việt Nam.

Nhằm lan rộng sự xuất hiện và tăng cường những quỹ tiềm năng, chúng tôi cũng lên kế hoạch tham gia một danh sách về các trang web Việt cho các tổ chức phi chính phủ và tìm kiếm cơ hội mở rộng sự hỗ trợ từ trong nước.

Chúng tôi cũng xin được công nhận sự giúp đỡ của Ông Grant Tomkinson từ tổ chức WT Martin and Associates trong việc sự chuẩn bị các báo cáo tài chính năm 2014-2015. Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật theo yêu cầu.

Bộ sưu tập Công thức nấu ăn Trinh Foundation

12

Chúng tôi là ai

Người bảo trợ

Ông Graeme Swift, Tổng lãnh sự quán Úc, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, nhiệm kỳ 2009-2011

Ban giám đốc

Giáo sư Lindy McAllister TS., Th.S (Hons) (Sp Path), BSpThy, Life Member SPAA

Giáo sư và Phó chủ nhiệm bộ môn Học tập tích hợp Công tác khoa Khoa học sức khỏe Đại học Sydney

Bà Sue Woodward DipSpThy

Chuyên viên ANTL, Phòng khám tư nhân, Central Coast, NSW

Ủy viên hợp tác về ANTL, đại học Newcastle

Bác sỹ Aziz Sahu-Khan BDS, MDSc, MRACDS (Orth)

Bác sỹ chỉnh hình răng, Phòng khám tư nhân, Charlestown, NSW

Cố vấn chỉnh hình răng tại Bệnh viện nhi John Hunter khoa Sứt môi chẻ vòm, New Lambton, NSW

TS Alison Winkworth (chủ tịch hội đồng quản trị)

Chuyên viên ANTL

Giảng viên thỉnh giảng, khoa Sức khỏe cộng đồng, Đại học Charles Sturt, Albury, NSW

Tư vấn viên, First Impression Feedback Pty Ltd

TS. Sally Hewat PhD, BAppSci (Sp Path) CPSP

Chủ nhiệm chương trình ANTL, khoa Giáo dục và Nghệ thuật, Đại học Newcastle, NSW

Bà Bronwyn Coop (Thư ký) BA (Hons) FIPAA (bổ nhiệm vào tháng 11 năm 2014)

Tư vấn viên độc lập

Ông Troy Beer BAppSc (Sp Path), MAppSc, GradDip (Electronic Arts) (bổ nhiệm vào tháng 2 năm 2015)

Tư vấn viên Truyền thông kỹ thuật, Viện ung thư NSW

Nhân viên công chức

TS. Peter Woodward BDS, MDS, MRACDS (Orth)

Chuyên viên chỉnh hình răng, Phòng khám tư, Central Coast NSW

Ban điều hành tình nguyện

Tư vấn viên đào tạo khóa học

Bà Marie Atherton (chuyên viên ANTL), Tốt nghiệp chứng chỉ Khoa học thần kinh

Chuyên viên ANTL. Chức vụ trước đó: Điều phối viên khóa học cho Khóa đào tạo ANTL tại đại học Y Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bà Huyền Nguyễn BA

Thông dịch viên và Cố vấn sự vụ văn hóa

Nhân viên

Elizabeth (Libby) Brownlie B.App.Sc.SpPath

Chuyên gia ANTL tình nguyện được biết đến với cương vị là điều phối viên chương trình AVI ở Việt Nam (đến tháng 10 năm 2014)

Simone Maffescioni

Chuyên gia ANTL tình nguyện biết đến với cương vị điều phối viên lâm sàng AVI ở Việt Nam

Cô Trần Thục Hân

Trợ lý hành chính/phiên dịch viên/biên dịch viên làm việc tại đại học Y Phạm Ngọc Thạch

Emily Armstrong

Chuyên viên dự án làm việc ở Úc (từ tháng 12 năm 2013)

Cô Jan Tochowicz

Trợ lý hành chính làm việc tại Úc

Cô Merran Peisker

Chuyên viên dự án làm việc ở Úc (chương trình tình nguyện) (từ tháng 6 năm 2015)

Cô Sarah Verdon

Thực tập sinh ở Úc (từ tháng 3 năm 2015)

13

Tình nguyện viên năm 2014-2015

Sue Cameron

Janella Christie

Simone Dudley

Leanna Fox

Kylie Gough

Terese Hardy

Sally Hewat

Marlee Hudson

Molly Kallesen

Carla Mangion

Merran Peisker

Margo Pogos

Polly Prior

Kathryn Ramsay

Alison Richards

Ben Smith

Gwendalyn Webb

Dominique Weston

Joanne Walters

Rebecca Wood

Chứng ngôn của các cựu sinh viên, sinh viên và giảng viên lâm sàng

Mentor Dominique Weston

“Tôi đánh giá cao tổ chức Trinh Foundation và những cống hiến của họ ở Việt Nam. 5 tuần làm việc ở Việt Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội là những trải nghiệm quý giá nhất của tôi. Tôi được tổ chức hỗ trợ trong suốt chuyến đi và luôn liên lạc được giám sát viên (Simone), người đã cố gắng hết sức để giúp chuyến đi của tôi được thuận lợi. Tôi cảm thấy rất vinh dự khi có thể truyền tải các kỹ năng lâm sàng của mình cho các bạn cựu học viên. Các bạn ấy đều rất cảm kích và hiếu khách. Tôi đã được đối xử rất tử tế mà tôi sẽ mãi nhớ và trân trọng. Chuyến đi của tôi đầy những phiêu lưu, như đi làm bằng xe gắn máy và khám phá tất cả các món ăn mang nét văn hóa Việt Nam trong thời gian rảnh. Tôi có thể học được một ít ngôn ngữ ở đây và nếm các món ngon đích thực từ các nhà hàng địa phương. Những trải nghiệm này rất đặc biệt và tôi cảm thấy hòa mình vào con người cũng như văn hóa mà tôi tin rằng mình đã khám phá một Việt Nam thực thụ. Tôi cảm thấy tôi có rất nhiều thứ cần cho và với mỗi thành phố tôi rời đi tôi cảm thấy mình đã thay đổi phần nào cuộc sống của những chuyên viên, giảng viên và gia đình bệnh nhân. Tôi vô cùng khuyến khích mỗi nhà trị liệu nên xem xét cơ hội này. Kiến thức và kỹ năng của bạn là vô giá và sẽ rất cần thiết trong việc xây dựng ngành nghề ANTL ở Việt Nam.”

Dominique ở Huế với Ms Na

và Ms Vân Anh

Dominique ở Hà Nội với Dr Oanh

14

Volunteer Kate Margetson

“Bắt đầu từ tháng 3, tôi làm việc cho Trinh Foundation Australia mỗi tuần một ngày ở đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng, miền trung Việt Nam. Đây là nơi bắt đầu tuyệt vời cho tôi có thể cộng tác lâu dài với TFA. Khoa phục hồi chức năng ấm cúng, hoan nghênh và rất mong muốn được học nhiều hơn về ANTL. Brownlie Libby của TFA và các cựu sinh viên của chương trình TFA Phạm Ngọc Thạch đã đến Đà Nẵng cung cấp các khóa học ngắn hạn các chủ đề đa dạng về ANTL cho bệnh nhi. Cô Thuy và cô Nhi, những cựu học viên tốt nghiệp khóa hồi phục chức năng tại trường đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng đang làm việc tại phòng khám và đã dành thêm 3 tháng vào thành phố Hồ Chí Mình học hỏi từ những cựu học viên trường Phạm Ngọc Thạch. Được gặp gỡ nhóm chuyên viên ANTL đầu tiên ở Việt Nam thật sự rất là phấn khích, họ sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kỹ năng về ANTL để cố gắng hình thành ngành nghề này ở khắp Việt Nam.

Khoa Hồi phục chức năng đã thành lập một phòng khám ANTL mới cho bệnh nhi tại đại học vào tháng 10 năm 2014. Phòng khám cung cấp dịch vụ miễn phí cho trẻ em chưa từng đến với ANTL. Gia đình bệnh nhân vô cùng trân trọng liệu pháp mà họ nhận được tại phòng khám dù cho phải đi vài giờ đồng hồ đến tham dự buổi điều trị 2 lần 1 tuần. Thậm chí có một gia đình đã chuyển nhà vào Đà Nẵng để có thể tham gia các buổi điều trị. Khoảng cách và công sức mà các gia đình đã bỏ ra để đến phòng khám đã cho thấy một cách rõ rệt nhu cầu vô cùng lớn về dịch vụ ANTL ở Việt Nam.

Vai trò của tôi với sự hỗ trợ của TFA là giúp đỡ và đào tạo những chuyên viên hồi phục chức năng làm việc trong phòng khám ANTL dành cho bệnh nhi, đào tạo giảng viên ANTL và đóng góp cho chương trình giảng dạy có bằng cấp. Đây tuy chỉ là một phần việc mà ANTL mang đến cho miền Trung Việt Nam nhưng cũng rất thử thách và thú vị.

Kate với Dr Thủy và các nhà trị liệu

Ms Vân Anh làm việc với một bệnh nhân

Cựu sinh viên Hoàng Thị Vân Anh

“Tôi tên là Hoàng Thị Vân Anh. Tôi làm việc tại Văn phòng cố vấn và hỗ trợ trẻ em khuyết tật ở Huế. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán nhưng trong khi làm việc, tôi đã thấy rất nhiều trẻ với các khuyết tật khác nhau như là Tự kỷ, hội chứng Down, bại não… Tôi quyết định theo đuổi ANTL để mình có thể hiểu và giao tiếp với các em. Điều này đối với tôi thật sự rất có ý nghĩa.

Bây giờ, chúng tôi thành lập một vài phòng khám cho can thiệp ANTL ở tổ chức và thực hiện các buổi điều trị cá nhân với các nguồn tài liệu sẵn có. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất vẫn là nguồn nhân lực. Chúng tôi mong muốn đào tạo cho các giáo viên giáo dục đặc biệt từ Trung tâm Can thiệp sớm để họ có thể tham gia vào các buổi điều trị. Bằng cách này, chúng tôi có thể giúp được nhiều trẻ có nhu cầu ANTL hơn.

Trong tương lai, tôi hy vọng chia sẻ kiến thức với những giáo viên giáo dục đặc biệt đến từ các trung tâm khác ở Huế và tổ chức các buổi hội thảo cho cha mẹ của các bé có khó khăn về giao tiếp.”

Cựu sinh viên Cô Loan

Cô Loan là một giáo viên giáo dục đặc biệt và là hiệu trưởng trường đặc biệt Những Bước Nhỏ ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp, cô Loan bận rộn theo đuổi đam mê của cô “mở rộng kiến thức mà tôi đã học để giúp Giáo dục đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) ngày một thành công hơn” bằng cách giới thiệu PECS đến giáo viên ở trường, thực hiện đánh giá ANTL và buổi điều trị cho trẻ em có khó khăn về giao tiếp ở những trường bình thường ở TPHCM cũng như cung cấp sự hướng dẫn cho các giáo viên và phụ huynh của những trẻ trong chương trình hội nhập.

15

“Trong khi thực hành ANTL, thử thách lớn nhất của tôi là thực hiện liệu pháp với trẻ gặp nhiều khiếm khuyết một lúc, ví dụ như trẻ khiếm thính + khiếm thị + chậm phát triển trí não + tự kỷ. Nếu có chuyên gia ANTL nào có chuyên môn về lĩnh vực này đến viếng thăm, xin hãy đến trường và giúp đỡ để tôi có thể làm việc với trẻ gặp khó khăn trên.”

Ms Loan làm việc với một bệnh nhân

Cựu sinh viên Cô Thi Thu và Cô Quyên

Cô Thi Thu và Cô Quyên đang bận sắp xếp trung tâm mới. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2014, Trung tâm Tư vấn Trị liệu Tâm lý – Âm ngữ Hướng Dương đi vào hoạt động ở quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trung tâm cung cấp dịch vụ cho 20 trẻ chậm phát triển.

“Thử thách lớn nhất của chúng tôi là thiếu các giám sát viên chuyên môn sau khi tốt nghiệp cũng như các công cụ hỗ trợ liệu pháp điều trị chứng khó nuốt, tự kỷ nghiêm trọng và chậm phát triển.”

Ms Mỹ tại nơi làm việc với bệnh nhân người lớn

Cựu sinh viên Cô Mỹ

Cô Mỹ làm việc ở bệnh viện đa khoa 2 ở tỉnh Lâm Đồng, khoảng giữa ở đoạn thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Cô ấy là chuyên viên ANTL duy nhất ở tỉnh với hơn 1.2 triệu người. Cô Mỹ hiện đang khám cho người lớn lẫn trẻ em. Cô ấy mong được tham gia và chương trình CPD do trường đại học và TFA tổ chức, và mong có nhiều cơ hội hơn được giám sát tại nơi làm việc riêng của cô.

“Tôi cần thời gian luyện tập và nhiều cơ hội để quan sát; vì thế, tôi rất trân trọng sự hỗ trợ từ TFA trong việc đưa chuyên gia ANTL đến bệnh viện của tôi để có thể có nhiều cơ hội học tập.”

Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm nhiều nguồn tài liệu, các ấn phẩm trước đây, bản tin và news-bites vui lòng ghé thăm trang web hay thích chúng tôi trên Facebook và Twitter.

5/210 Wattle Tree Road Holgate NSW 2250 Australia Email: [email protected] Website: www.trinhfoundation.org ACN: 134 997 694 CFN: 20848 ABN: 86 134 997 694

Ms Quyen (ở trên) và Ms Thị Thu

tại nơi làm việc

16