bÁo cÁo thƯỜng niÊn cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi...

112
198 Trần Quang Khải, Hà Nội Telex : 411504/411229 VCB – VT Tel : 84-4-3825 1322 – 3824 0976 Fax : 84-4-3826 9067 Swiſt : BFTV VNVX TGMS: VIETCOMBANK

Upload: others

Post on 19-Nov-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

198 Trần Quang Khải, Hà NộiTelex : 411504/411229 VCB – VTTel : 84-4-3825 1322 – 3824 0976Fax : 84-4-3826 9067Swift : BFTV VNVXTGMS: VIETCOMBANK

Page 2: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2 0 0 8

Page 3: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG TMCPNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Trải qua 45 năm phấn đấu và phát triển, Vietcombank đã không ngừng vươn lên, trở thành ngân hàng hàng đầu việt nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng… với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân.

Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã có mạng lưới chi nhánh vươn rộng ra hầu khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống Vietcombank đến hết năm 2008 bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công ty con tại việt nam, một công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa với 1.244 Máy ATM và 7.800 Điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank trên toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 Ngân hàng đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2008 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng với việc chính thức chuyển mình trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và tổng tích sản lớn nhất việt nam. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấu hoạt động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thống Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Với những thành tích nổi bật trong năm qua, Vietcombank đã được tạp chí Asiamoney bầu chọn là “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam”.

Page 4: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

Mụ

c l

ục

Thông điệp của chủ tịch HđqT và Tổng Giám đốc

các chỉ số tài chính cơ bản

Hoạt động năm 2008

các công ty trực thuộc

Những giải thưởng đạt được

Mô hình tổ chức

Thành viên Hội đồng quản Trị

Thành viên Ban điều Hành

Báo cáo tài chính

Mạng lưới chi nhánh và công ty trực thuộc

246

18202428

104

2630

Page 5: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

2BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

THÔNG ĐIỆP CỦA

CHỦ TỊCH HĐQT & TỔNG GIÁM ĐỐC Cùng với cả nước và cộng đồng doanh nghiệp Việt

Nam, Vietcombank đã đi qua một năm đầy gian khó. Năm 2008 có lẽ sẽ còn tiếp tục được nhắc đến nhiều trong lịch sử kinh tế thế giới với những biến động sâu sắc trên quy mô toàn cầu, với những sự kiện, những đổi thay mà ít ai có thể nghĩ tới. Dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nền kinh tế Việt Nam chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 6,23%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm tăng 19,89% và có những thời điểm trong năm tăng đến 25,2%, nhập siêu cao, nguồn vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu chững lại, … Năm qua cũng là năm mà chính sách điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước với những công cụ như: lãi suất, biên độ tỷ giá, dự trữ bắt buộc, …có nhiều thay đổi nhất nhằm ứng phó một cách linh hoạt với diễn biến kinh tế trong nước và thế giới. Trong bối cảnh chung ấy, hoạt động của Vietcombank nói riêng và của các ngân hàng thương mại nói chung đã gặp không ít khó khăn.

Page 6: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

3BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Năm 2009 đã đến với những khó khăn nhiều hơn, những thử thách cam go hơn. Không còn lựa chọn nào khác, chúng ta buộc phải đối mặt và đi qua thách thức. Với phương châm “An toàn – Chất lượng – Tăng trưởng - Hiệu quả”, Vietcombank sẽ tiếp tục hoàn thiện và củng cố cơ cấu tổ chức và các công cụ quản lý, mở rộng một cách có tính toán hệ thống mạng lưới, tăng cường công tác quản trị rủi ro, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại, giữ vững đà tăng trưởng và chú trọng nâng cao hiệu quả mọi mặt hoạt động. Trong năm nay, cổ phiếu Vietcombank sẽ được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán T.p Hồ Chí Minh. Điều đó sẽ góp phần đẩy mạnh tính thanh khoản của cổ phiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và quan trọng hơn sẽ thúc đẩy tăng cường tính minh bạch, hướng Vietcombank đến những chuẩn mực quốc tế, tiên tiến, hiện đại.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Với sự chỉ đạo điều hành linh hoạt, quyết liệt của Ban lãnh đạo, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên Vietcombank, với sự tin tưởng của khách hàng và cổ đông, với việc phát huy cao độ “tinh thần Vietcombank”, “trí tuệ Vietcombank” nhất định Vietcombank sẽ vượt qua thách thức giữ vững đà phát triển bền vững, không ngừng sáng tạo và gia tăng giá trị cho cổ đông, cho khách hàng và xã hội.

Nguyễn Hoà BìnhChủ tịch HĐQT

Nguyễn Phước ThanhTổng Giám đốc

Hoàn tất các thủ tục và chính thức trở thành ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 02/06/2008, Vietcombank vẫn tiếp nối bề dày lịch sử và truyền thống gần nửa thế kỷ của mình, tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong năm qua, với phương châm chỉ đạo “Thanh khoản – An toàn – Hiệu quả”, hoạt động kinh doanh của Vietcombank đã đạt được những kết quả quan trọng về mọi mặt, đạt và vượt các chỉ tiêu mà Đại hội cổ đông đặt ra. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đã thực thi tốt những chỉ đạo của Chính Phủ, của NHNN, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Tốc độ tăng trưởng tổng tích sản, huy động vốn từ nền kinh tế, dư nợ cho vay khách hàng năm 2008 so với 2007 tương ứng đạt 12,46 %, 10.48% và 15,53%. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.324 tỷ đồng (sau khi đã trích lập 2.884 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng), tăng 5,56% so với năm 2007. Mức chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2008 đảm bảo đạt 12%. Mạng lưới hoạt động của Vietcombank tiếp tục được mở rộng với 4 Chi nhánh và 64 PGD được thành lập mới nâng tổng số công ty con, chi nhánh và PGD lên 276. Hệ thống văn bản quản trị nội bộ tiếp tục được hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả quản lý không ngừng được nâng cao. Cơ cấu khách hàng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng SMEs và khách hàng thể nhân. Thị phần của Vietcombank trong một số lĩnh vực hoạt động chủ đạo tiếp tục được giữ vững. Uy tín của thương hiệu Vietcombank tiếp tục được củng cố, vị thế của Vietcombank không ngừng được gia tăng

Những kết quả mà Vietcombank đạt được trong năm qua, uy tín và vị thế mà Vietcombank tạo dựng được như ngày hôm nay là kết tinh từ trí tuệ, công sức của hàng vạn cán bộ nhân viên Vietcombank; từ sự tin tưởng và thủy chung gắn bó của hàng triệu khách hàng, bạn hàng, đối tác, cổ đông; từ sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan quản lý Nhà nước. Vietcombank xin được ngỏ lời tri ân!.

Page 7: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

4BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

ROAE

2004 2005 2006 2007 2008

20%

15%

10%

5%

0%

13,1

3%

15,3

5%

21,1

2%

21,2

0%

18,0

3%

ROAA

2004 2005 2006 2007 2008

2,0%

1,5%

1,0%

0,5%

0,0% 0,79

%

0,93

%

1,37

%

1,44

%

1,17

%

CÁC CHỉ sỐTàI CHíNHCơ bảN

LợI NHuậNTrướC THuế TrướC TríCH Lập dự pHòNG

1.961

Tỷ V

ND

2004 2005 2006 2007 2008

VND

bill

ion

3.3183.998

4.486

6.296

TỔNG TíCH sảN

120.006136.721

167.128

197.363

221.950

Tỷ V

ND

2004 2005 2006 2007 2008

VND

bill

ion

VỐN CHỦ sỞ HỮu

Tỷ V

ND

2004 2005 2006 2007 2008

VND

bill

ion

7.1818.416

11.228

13.528 13.790

dư Nợ TíN dỤNG

Tỷ V

ND

2004 2005 2006 2007 2008

VND

bill

ion50.531

61.04467.743

97.631112.793

Page 8: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

5BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng tài sản 120.006 136.456 167.128 197.363 221.950

Nguồn vốn chủ sở hữu 7.181 8.416 11.228 13.528 13.790

Tổng dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản 41,83% 43,67% 39,68% 48,34% 48,90%

Nợ xấu/ Tổng dư nợ tín dụng 2,8% 3,65% 2,66% 2,66% 4,61%

Thu nhập lãi thuần 1.897 3.310 3.817 4.005 6.624

Thu nhập ngoài lãi thuần 947 975 1.472 2.109 2.366

Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 2.844 4.285 5.289 6.114 8.990

Tổng chi phí hoạt động (883) (967) (1.291) (1.628) (2.694)

lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng rủi ro tín dụng

1.961 3.318 3.998 4.486 6.296

chi phí dự phòng rủi ro (463) (1.559) (121) (1.337) (2.971)

lợi nhuận trước thuế 1.499 1.760 3.877 3.149 3.324

Thuế thu nhập doanh nghiệp (395) (467) (1.016) (759) (788

lợi nhuận sau thuế 1.104 1.293 2.861 2.390 2.536

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu, ROAE (%) 13,13% 15,35% 21,12% 21,20% 18,03%

Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản, ROAA (%) 0,79% 0,93% 1,37% 1,44% 1,17%

Hệ số an toàn vốn cAR (%) 7,00% 9,57% 12,6% 9,2% 8,9%

Số lượng chi nhánh 67 72 59 59 61

Tổng số nhân viên 5.589 6.700 7.277 9.190 9.212

cổ phiếu phổ thông (triệu cổ phiếu) 1.210

Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 12%

Page 9: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

6BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Được sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ, cùng với nỗ lực của Ban lãnh đạo và ý chí quyết tâm của hơn 9.000 cán bộ nhân viên, Vietcombank đã không ngừng vươn lên để xứng đáng là “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng” và gặt hái những những kết quả chủ yếu như sau:

Tổng tài sản hợp nhất của • Vietcombank tính đến 31/12/2008 đạt 221.950 tỷ đồng, tăng 12,5% so với 31/12/2007 và đạt 111% kế hoạch. Tổng tích sản của riêng Ngân hàng tại 31/12/2008 đạt 220.524 tỷ đồng, tăng 12,9% so với 31/12/2007.

Lợi nhuận trước thuế đạt 3.324 tỷ • đồng, tăng 5,6% so với năm 2007 đạt 98,26% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.537 tỷ VND, tăng 6,1% so với năm 2007.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn • chủ sở hữu bình quân đạt 18%.

Hệ số an toàn vốn (theo VAS) • đạt 8,9%.

Tổng vốn huy động tại thời điểm • 31/12/2008 đạt 196.507 tỷ đồng, tăng 10,2% so với 2007, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế đạt 159.989 tỷ đồng, tăng 10,5% so với kế hoạch.

Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm • 31/12/2008 đạt 112.793 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2007 và đạt 100,6% kế hoạch. Trong đó dư nợ trung dài hạn đạt 53.449 tỷ đồng, chiếm 47,4% tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho • vay 4,6%

Khả năng thanh toán: Vietcombank • luôn duy trì tỷ lệ khả năng chi trả ở mức đảm bảo an toàn cao, lên đến 4,21 lần trong năm 2008 so với 2,4 lần năm 2007. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn luôn ở mức thấp, 9,7% năm 2008 so với 1,5% năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức quy định dưới 40% của Ngân hàng Nhà nước

Tỷ lệ chi trả cổ tức 12%•

Năm 2008 là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với hoạt động Ngân hàng. Đây cũng là năm đầu tiên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hoạt động với tư cách là ngân hàng TMCP.

HOẠT ĐỘNG NĂM 2008

Page 10: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

7BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của Vietcombank năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 9,9%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%).

Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của Vietcombank đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008, Vietcombank không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng khác, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính Vietcombank.

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 16.791 12.685 9.516

Tiền gửi và vay TCTD khác 12.171 17.940 23.901

Tiền gửi của khách hàng 111.916 141.589 157.067

Phát hành giấy tờ có giá 8.779 3.221 2.922

Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, cho vay các TCTD chịu rủi ro 2.468 3.362 3.102

Các công nợ khác 3.700 4.954 11.550

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 155.825 183.751 208.057

Vốn Điều lệ 4.357 4.429 12.101

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 11.228 13.528 13.790

Lợi ích cổ đông thiểu số 75 84 103

TỔNG NGUỒN VỐN 167.128 197.363 221.950

Vietcombank đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN.

Tổng huy động vốn của Vietcombank năm 2008 tăng trưởng 9,9%.Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%.Tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%).

Page 11: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

8BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Sử dụng vốn

Tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tài chính khác và hoạt động trên thị trường liên ngân hàng

Trước tình hình bất ổn của tài chính thế giới, từ tháng 10/2008, Vietcombank đã quyết định rút một lượng vốn khá lớn gửi tại các ngân hàng nước ngoài về nước và tạm thời gửi phần lớn tại NHNN. Tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi tại NHNN trong năm qua tăng từ 7% lên 15,4%.

Trong năm qua, Vietcombank vẫn duy trì hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng với khối lượng lớn và thường xuyên đóng vai trò ngân hàng chủ lực cho vay hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác. Doanh số nhận gửi và nhận vay của Vietcombank trên thị trường liên ngân hàng năm 2008 là 2,8 triệu tỷ

đồng trong khi doanh số tiền gửi và cho vay các ngân hàng khác đạt 5,1 triệu tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng:

Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính trong và ngoài nước, bên cạnh nhiệm vụ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, Vietcombank tiếp tục chú trọng hơn nữa vào công tác quản trị rủi ro. Với việc thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro và cơ cấu lại phòng Quản lý rủi ro trung ương, Vietcombank đang từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng đã được đưa vào áp dụng thành công từ những năm trước, trong năm 2008 Vietcombank tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các chính

HOẠT ĐỘNG NĂM 2008

Page 12: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

9BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

sách quản trị đối với các rủi ro về thị trường, rủi ro hoạt động.

Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2008 đạt 112.793 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2007 và đạt 100,6% kế hoạch. Dư nợ tín dụng của riêng Ngân hàng tại 31/12/2008 đạt 111.642 tỷ quy đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2007. Như vậy tính đến cuối năm 2008, chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch điều chỉnh.

Hoạt động tín dụng của Vietcombank trong năm 2008 chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế. Trong 9 tháng đầu năm 2008, Vietcombank đã xác định và kiên quyết thực thi chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực trọng điểm và hỗ trợ tối đa, cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng, cụ thể là:

Bám sát tình hình thị trường và chỉ đạo của Chính phủ để khống chế tăng trưởng tín dụng. Trên thực tế, Vietcombank đã 2 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, từ 29,2% xuống 27,0% và xuống còn 15,0%;

Trong phạm vi kiềm chế tín dụng, Vietcombank cũng đã thực hiện chính sách ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (nhất là các loại mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được) như lương thực, xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, giấy...

Thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chưa thực sự thiết yếu như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực, khách hàng thuộc mục tiêu phát triển.

Riêng trong tháng 12, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ và NHNN, dư nợ tăng thêm tới 7.123 tỷ đồng với những nguyên do: (i) nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp tăng mạnh trong tháng cuối năm; (ii) một số dự án được giải ngân với số tiền lớn.

Cơ cấu cho vay

Cơ cấu cho vay của Vietcombank thể hiện sự hài hoà giữa các lĩnh vực, phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế. Hai nhóm lĩnh vực chính là sản xuất chế biến và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng trong khi Vietcombank hầu như không cho vay đầu tư chứng khoán (trừ các khoản cho vay cán bộ nhân viên mua cổ phiếu ưu đãi Vietcombank) và đầu cơ bất động sản.

Chất lượng tín dụng

Khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Tại thời điểm

31/12/08, tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của Vietcombank là 4,6%.

Trích lập dự phòng rủi ro

Với quan điểm thận trọng, Vietcombank đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo quy định của NHNN và đã trích đầy đủ dự phòng cho số nợ có nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2008, toàn hệ thống Vietcombank đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro tín dụng với tổng số tiền hạch toán vào chi phí là 3.586 tỷ VND (bao gồm: chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: 2.971 tỷ đồng, chi phí dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán: 614,5 tỷ đồng), gấp 2,7 lần so với chi phí dự phòng năm 2007. Số dư quỹ dự phòng rủi ro đến 31/12/08 là 5.688 tỷ đồng, trong đó số dư dự phòng rủi ro tín dụng là 4.274 tỷ, dự phòng cam kết ngoại bảng là: 792 tỷ và số dư dự phòng giảm giá là 623 tỷ đồng.

Page 13: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

10BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Hoạt động thanh toán

Thanh toán xuất nhập khẩu (XNK)

Tình hình XNK cả nước trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp do sự biến động mạnh về giá cả của các mặt hàng XNK chủ yếu như dầu thô, sắt thép, lương thực… cũng như sự thay đổi bất thường trong cung, cầu hàng hoá của thị trường thế giới do suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, Vietcombank đã phát huy tốt vai trò đầu mối thanh toán nhập khẩu, cân đối ngoại tệ nên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank năm 2008 vẫn đạt 32.501 triệu USD, tăng 23,5% so với năm trước. Thị phần thanh toán XNK của Vietcombank đạt 22,7%. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16.831 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 15.670 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước.

dịch vụ thẻ

Năm 2008 ghi nhận sự tăng trưởng tốt của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:

Tổng số lượng thẻ do Vietcombank phát hành đạt 3,36 triệu thẻ, tăng 34,47% so với cuối năm 2007 và giữ vững vị trí đứng đầu trong hệ thống các ngân hàng về số lượng chủ thẻ.

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 642,63 triệu USD, tăng 42% so với năm 2007, chiếm lĩnh 59,7% thị phần thanh toán thẻ của cả nước.

Hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS) liên tục được mở rộng và nâng cấp với tổng số ATM đạt 1.244 máy và POS đạt 7.800 điểm trên toàn quốc, tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của Ngân hàng về mạng lưới thanh toán

HOẠT ĐỘNG NĂM 2008

Page 14: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

11BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Kinh doanh ngoại tệ Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, Vietcombank đã luôn bám sát thị trường để đưa ra các giải pháp thích hợp, kịp thời ứng phó, biến thách thức thành cơ hội trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt trên 46 tỷ USD, tăng 76% so với năm 2007; thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt 940 tỷ đồng, tăng gấp 2,65 lần so với năm 2007. Vietcombank vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu hệ thống ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là mua bán và vay gửi ngoại tệ.

Page 15: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

12BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Vietcombank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Vietcombank đã ban hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng đối với thanh toán viên, giao dịch viên và các điểm giao dịch; chính sách Phí cho khách hàng thể nhân; Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán lẻ… Nhiều sản phẩm mới được triển khai trong các lĩnh vực: tín dụng, bảo lãnh, huy động vốn, ngân hàng điện tử...

Tính đến 31/12/08 tổng dư nợ cho vay cá thể đạt 10.148 tỷ VND, tăng 9,8% so với cuối năm 2007. Hàng loạt sản phẩm huy động tiết kiệm của Vietcombank được giới thiệu đến khách hàng thể nhân với chính sách lãi suất cạnh tranh, chương trình khuyến mại hấp dẫn. Tại thời điểm 31/12/08 Vietcombank đã thu hút được 62.476 tỷ quy VND từ dân cư, so với cuối năm 2007 tăng 13,4%.

Các Dịch vụ điện tử được quan tâm và đẩy mạnh như Internet B@nking, SMS B@nking, dịch vụ nhận tin nhắn chủ động, dịch vụ VCB-Securities-Online, dịch vụ thanh toán VCB Direct Billing, dịch vụ TOPUP cho điện thoại trả trước v.v…

Ngân hàng bán lẻ

HOẠT ĐỘNG NĂM 2008

Page 16: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

13BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đã được Ngân hàng nghiên cứu triển khai với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ. Đề án EMV đã được hoàn tất, sẵn sàng cho việc phát hành thẻ CHIP. Vietcombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên được VisaCard và MasterCard xác nhận đạt chuẩn EMV. Dịch vụ chuyển khoản qua internet-Banking đang trong giai đoạn thử nghiệm. Dịch vụ chấp nhận thẻ China Union Pay đã được triển khai trên máy ATM của Vietcombank, v.v.. Ngoài ra, trong năm Vietcombank đã hoàn thành việc xây dựng Trung tâm dự phòng CNTT, hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động của Trung tâm dịch vụ khách hàng và định kỳ nâng cấp trang thiết bị tin học trên toàn hệ thống.

Công nghệ & phát triểnsản phẩm tiện ích

Page 17: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

14BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Góp vốn liên doanh cổ phầnĐến 31/12/08, Vietcombank đã tham gia góp vốn vào 30 đơn vị (không bao gồm các công ty con 100% vốn) với tổng số vốn góp đạt 3.061 tỷ quy đồng chiếm 25,3% tổng vốn điều lệ của Vietcombank. Phần lớn vốn đầu tư và liên doanh của Vietcombank tập trung vào khối các ngân hàng thương mại, chiếm 63,22% tổng cơ cấu vốn đầu tư. Đứng thứ hai là nhóm đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng (chiếm 13,08%). Tổng số cổ tức từ hoạt động này đạt 674 tỷ đồng.

Ngân hàng 63.22%

Các ngành khác 10.67%

Bất động sản &

cở sở hạ tầng 10.67%

Bảo hiểm, tài chính 13.03%

HOẠT ĐỘNG NĂM 2008

Page 18: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

15BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Trước tình hình bất ổn của thị trường tài chính quốc tế, trong năm 2008 Vietcombank đã thực hiện rà soát toàn bộ quan hệ đối với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, tập trung giao dịch qua một số các ngân hàng có uy tín, tình hình tài chính tốt và có quan hệ truyền thống lâu năm để hạn chế rủi ro. Trong năm, Vietcombank cũng đã đàm phán và ký kết hợp đồng vay 100 triệu USD trong vòng 3 năm với Intesa Sanpaolo SPA (Italy) và vay 50 triệu USD thời hạn 3 năm của Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ Ltd.

Hoạt động đối ngoại

Page 19: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

16BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Phát triển nguồnnhân lực

Luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đối với thành công của Ngân hàng, nhất là trong giai đoạn nhu cầu về nhân lực trong ngành tài chính – ngân hàng tăng mạnh, trong năm 2008, Vietcombank đặc biệt chú trọng đến công tác nhân sự, từ việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí cán bộ đến xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi nghề, tâm huyết với công việc và có ý thức đạo đức nghề nghiệp cao.

Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ luôn được chú trọng. Năm 2008, có 542 lượt cán bộ được cử tham gia các khóa tập huấn, khóa học ngắn hạn về thanh toán quốc tế, quản lý tài sản Nợ - Có, nghiệp vụ chuyển tiền, bao thanh toán, thẩm định và phân tích tín dụng, kỹ năng giao tiếp, v.v.. Ngân hàng còn cử các cán bộ tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài trong các lĩnh vực như kinh doanh ngoại tệ, quản lý tài sản, ngân quỹ, thanh toán quốc tế, thẻ, bao thanh toán, v.v… 12 cán bộ của Vietcombank đã được dự khóa học cấp lãnh đạo trong khuôn khổ dự án chương trình xây dựng năng lực thể chế và hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 2007-2009 của Chính phủ Thụy Sỹ. Ngoài ra, các cán bộ cũng được khuyến khích tham gia các khóa cao học, tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài.

HOẠT ĐỘNG NĂM 2008

Page 20: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

17BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Page 21: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

18BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC

CÔNG TY CHứNG KHOÁN - VCBS

Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế vĩ mô và sự suy giảm của thị trường chứng khoán, hoạt động của VCBS trong năm qua chịu nhiều khó khăn. Tổng doanh thu năm 2008 đạt 484 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế và trước trích dự phòng đạt 86 tỷ đồng. Sau khi trích dự phòng giảm giá chứng khoán, kết quả kinh doanh của công ty là – 271 tỷ.

Trong giai đoạn hiện nay, VCBS đang tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố công tác quản trị nội bộ, chuẩn hoá hạ tầng về cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ, nhân lực để sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi của thị trường.

CÔNG TY CHO THUÊ TàI CHíNH(VCB-LEACO)

Năm 2008, xét về thị phần VCB- LEACO đứng thứ 4 trong tổng số 11 công ty cho thuê tài chính tại Việt nam. Dư nợ cho thuê tài chính tại cuối năm 2008 đạt 1.084 tỷ VND, tăng 10,77% so với cuối năm 2007. Kết quả kinh doanh sau trích lập dự phòng của công ty năm 2008 là – 16,5 tỷ đồng.

CÔNG TY VINAFICO HONGKONG

Vinafico đã hoàn thành việc hiện đại hoá hệ thống công nghệ, giúp công ty nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2008 đạt 811.000 HKD.

Page 22: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công
Page 23: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

20BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

NHỮNG GIẢI THƯỞNG ĐạT ĐƯỢC

Một số giải thưởng do tạp chí Asiamoney trao tặng

+ Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2008 (“best domestic bank in Vietnam”)

+ “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất tại Việt nam” do các doanh nghiệp bầu chọn.

+ “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất trên nền tảng thương mại điện tử tại Việt nam” do các doanh nghiệp bầu chọn.

+ “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam” do các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn bầu chọn.

Page 24: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

21BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008 (“best Local Trade bank in Vietnam”) do độc giả tạp chí Trade Finance (thuộc tập đoàn Euromoney) bình chọn.

Chứng nhận hoạt động xuất sắc (“Certificate of Excellence”) của ngân hàng The Bank of New York Mellon (Mỹ) công nhận chất lượng thanh toán tự động theo chuẩn thanh toán quốc tế của Vietcombank.

Chứng nhận ngân hàng hoạt động toàn cầu xuất sắc (“Global Financial Institutions Group recognition Award”) của ngân hàng Wachovia (Mỹ) ghi nhận chất lượng xử lý lệnh thanh toán bằng điện Swift của Vietcombank.

Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất do báo Thế giới và Việt Nam thuộc Bộ ngoại giao phối hợp với tạp chí Nhà Kinh tế (the Economist) tổ chức.

Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam dành cho thẻ Connect 24, MasterCard, VisaCard do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng.

Chứng nhận kỷ lục Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng.

biểu tượng thương hiệu quốc gia dành cho thẻ Connect24 do Bộ Thương mại trao tặng.

Thương hiệu Vietcombank đạt danh hiệu Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2008 do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng.

Giải thưởng cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” năm 2008.

Tổng Giám đốc Nguyễn Phước Thanh được tặng danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 do Phòng thương mại và công nghiệp VN trao tặng và Nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong lĩnh vực bán lẻ năm 2008 do Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trao tặng.

Kỷ niệm chương tài trợ Cúp diên Hồng 2008 Hội người cao tuổi Việt Nam và kỷ niệm chương Tâm Thế Thăng long do Thời Báo doanh nhân trao tặng.

bằng khen doanh nhân doanh nghiệp tiêu biểu do Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội trao tặng.

Page 25: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

22BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Dự báo năm 2009 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái, nhiều nước công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, một số nước EU có thể sẽ tăng trưởng âm. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,... không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như trước. Do vậy, mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam trong năm 2009 còn nặng nề trên nhiều phương diện như xuất khẩu, kiều hối, du lịch, đầu tư trực tiếp nước ngoài...

Về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, năm 2009 được dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ đạt cao nhất khoảng 6%, lạm phát ở mức 10%. Khối doanh nghiệp có thể gặp khó khăn kéo dài đến hết năm 2009. Tỷ lệ doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất kinh doanh, thua lỗ, thậm chí bị phá sản có thể gia tăng. Xuất khẩu gặp khó khăn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng và khả năng huy động vốn trong nước.

Năm 2009 là năm quan trọng để thực hiện kế hoạch phát triển của Vietcombank trong giai đoạn 5 năm 2006 – 2010. Vietcombank thực hiện chiến lược kinh doanh với mục tiêu chung “An toàn – Chất lượng – Tăng trưởng – Hiệu quả”. Các chiến lược cụ thể bao gồm:

Triển khai mô hình tổ chức và nâng cao năng lực điều hành trong toàn hệ thống, đẩy mạnh thể chế hoá, quy trình hoá nghiệp vụ và các mặt công tác của Ngân hàng Ngoại thương, phát triển hệ thống công nghệ hiện đại;

Nghiên cứu và ứng dụng các phương thức quản lý mới, hiện đại dựa theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế tốt nhất;

Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và đội ngũ tác nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu ngày một cao của công cuộc hội nhập

Để thực hiện được chiến lược của Ngân hàng, Vietcombank phấn đấu đạt các chỉ tiêu tài chính sau trong năm 2009:

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản: • 11%

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn • từ nền kinh tế: 15%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín • dụng: 18%

Tỷ lệ nợ xấu: < 3,5%•

Tổng thu nhập trước thuế: 3.320 • tỷ đồng

Tỷ lệ chi trả cổ tức 12% •

Lao động tăng thêm: 10%•

Số chi nhánh và phòng giao dịch • tăng thêm: 80

Kế HOạCH PHÁT TRIểNTRONG NăM 2009

Page 26: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

23BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Huy động vốn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế đạt 15%, Vietcombank trong năm 2009 sẽ tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức và các sản phẩm huy động vốn nhằm khai thác tối ưu các nguồn vốn trên thị trường; đẩy mạnh hoạt động quảng cáo khuyếch trương sản phẩm, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, khôi phục mảng vay nợ viện trợ và uỷ thác, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn nước ngoài vốn là thế mạnh của Vietcombank.

Tín dụng

Năm 2009, Vietcombank theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp sau: cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng đa dạng hoá khách hàng; củng cố quan hệ với các khách hàng lớn, truyền thống; mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân, tăng cường cho vay kích cầu đầu tư theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Từng bước ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro, đẩy mạnh công tác xử lý và thu hồi nợ xấu, rà soát và có biện pháp kịp thời đối với các khoản cho vay trong lĩnh vực có rủi ro cao.

Kế hoạch phát triển mạng lưới

Trong năm 2009, Vietcombank tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới với dự kiến thành lập thêm tối đa 80 chi nhánh và phòng giao dịch mới trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể và đảm bảo hiệu quả hoạt động. Các chi nhánh mở mới bao gồm Chi nhánh Thanh Xuân (Hà Nội), chi nhánh Kỳ Đồng (Tp. Hồ Chí Minh), chi nhánh Thanh Hóa, chi nhánh phục vụ khách hàng đặc biệt.

Các nhiệm vụ khác

Tiếp tục phát huy thế mạnh dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu: Phát triển các sản phẩm thanh toán quốc tế mới; Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, đồng thời chú trọng hơn tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

Phát triển nhanh, mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Triển khai chiến lược bán lẻ xuyên suốt hệ thống; nghiên cứu giới thiệu các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc khách hàng trong từng giai đoạn; gia tăng tiện ích cho dịch vụ ngân hàng sẵn có. Giữ vững thị phần thẻ, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ. Triển khai các chương trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đối với tất cả các hoạt động tiếp xúc khách hàng; hoàn thiện và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khách hàng.

Phát triển công nghệ: Triển khai từng bước các dự án công nghệ lớn, đặc biệt dự án thay thế core banking. Hỗ trợ thiết lập hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho công tác quản trị, điều hành và kinh doanh.

Phát triển nguồn nhân lực: Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho toàn hệ thống, có tính đến các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm và nâng cao tính an toàn cho hệ thống. Tăng cường tối đa việc bố trí và sử dụng lao động hiện có, hạn chế đến mức thấp nhất việc tăng biên chế.

Truyền thông và phát triển thương hiệu: Xây dựng và thống nhất hệ thống nhận diện thương hiệu trong toàn hệ thống; Tăng cường công tác quảng cáo gắn với việc giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của Vietcombank; Chủ động tham gia vào các chương trình mang tính cộng đồng để đẩy mạnh hình ảnh của một ngân hàng thân thiện, vì cộng đồng.

Tăng cường củng cố quan hệ cổ đông, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin minh bạch, lựa chọn đối tác chiến lược và niêm yết cổ phiếu Vietcombank trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Mính

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; Tiếp tục hoàn thiện bộ máy Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu thực tế và chuẩn mực quốc tế; Tăng cường kiểm soát rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp;

Tiếp tục thực hiện rà soát, bổ sung và hoàn thiện văn bản nội bộ của Vietcombank để phù hợp với các quy định của pháp luật và từng bước đáp ứng các chuẩn mực quốc tế;

Tiếp tục cải cách toàn diện và căn bản thông tin quản lý; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo.

Page 27: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

MÔ HÌNH TỔ CHứC

Chính sách &Sản phẩm Bán lẻ

ỦY BANQUẢN LÝ RỦI RO

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TCCB&Đào tạo

Văn phòng

Các phòng banhỗ trợ khác

Kế TOÁN TRƯỞNG

ALCO

Kế toán Tài chính

Kế toán Hội sở chính

Kiểm tra Nội bộ

Kế toán Quốc tế

Tác nghiệp Kinh doanh vốn

ĐạI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

Trung tâm Thẻ

Tổng hợp Thanh toán

Trung tâm Tài trợ Thương mại

Tổng hợp & Phân tích Chiến lược

Quan hệ Công chúng

HĐTD TW

Khách hàngDoanh nghiệp

Đầu tư Dự án

Chính sáchTín dụng

Trung tâm Đào tạo

Các công ty con trong nước

Công ty Cho thuê Tài chính

Công ty Chứng khoán

Sở giao dịch & 62 chi nhánh

Page 28: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

25BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Quản lý rủi ro

Công nợ

Thông tin Tín dụng

Quản lý Nợ

Quản trị

Pháp chế

Quản lý XDCB

Ban thi đua

BAN KIểM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

KIểM TOÁN NỘI BỘ

Quản lý vàKinh doanh vốn

Quản lý Rủi rothị trường

Quản lý vốn &Liên doanh Cổ phần

Quan hệ Ngân hàngĐại lý

Trung tâm Tin học

Quản lý cácĐề án Công nghệ

Dịch vụ Tài khoảnKhách hàng

Quản lý Ngân quỹ

Trung tâm Thanh toán

Trung tâm dịch vụkhách hàng

Các đơn vị ở nước ngoài

Công ty Tài chính Vinafico Hongkong

Văn phòng Đại diện tại Singapore

Các công ty liên doanh, liên kết

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Page 29: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 26

THàNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trình độ Đại học ngoại ngữ - khoa anh vănThạc sỹ quản trị kinh doanh, cao học Việt-Bỉ

Trình độ Đại học Ngoại ngữTiến sỹ Kinh tế, Đại học Các–Mác, Hungary

Trình độ Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí MinhThạc sỹ Kinh tế

Trình độĐại học Ngoại ngữ

Trình độ Đại học Kinh tế quốc dânThạc sỹ Kinh tế Pháp-Việt về Tài chính Ngân hàng

Trình độĐại học Ngoại ngữCao cấp nghiệp vụ ngân hàng

ÔNG NGuyễN HOà BìNHChủ tịch Hội đồng Quản trị

ÔNG TrầN VăN Táuỷ viên Hội đồng Quản trị

ÔNG NGuyễN PHướC THANH uỷ viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc

ÔNG TrầN TrọNG Độuỷ viên Hội đồng Quản trị

Bà Lê THị HOAuỷ viên Hội đồng Quản trị

Bà NGuyễN THị TâMuỷ viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó

Tổng Giám đốc

Page 30: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 27

Trình độĐại học Ngoại thươngTiến sỹ Kinh tế

Trình độĐại học Ngoại thươngTiến sỹ Kinh tế

Trình độ Đại học Ngân hàngCao học Việt Nam-Hà Lan

Bà Lê THị KIM NGA uỷ viên Hội đồng Quản trị

Bà TrươNG LỆ HIềNTrưởng Ban kiểm soát HĐQT

ÔNG PHạM HuyềN ANHuỷ viên Hội đồng Quản trị

Page 31: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 28

Trình độ Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn

ÔNG ĐINH VăN MườI Phó Tổng Giám đốc

THàNH VIÊN BAN ĐIỀU HàNH

Trình độ Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí MinhThạc sỹ Kinh tế

ÔNG NGuyễN PHướC THANHTổng giám đốc

Trình độ Đại học Ngoại thươngThạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Georgetown University, Hoa Kỳ

Bà NGuyễN THu HàPhó Tổng giám đốc

Trình độĐại học Ngoại ngữ Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng

Bà NGuyễN THị TâMPhó Tổng Giám đốc

Trình độĐại học Ngoại ngữQuản trị Ngân hàng, Univerity of Washington, Hoa KỳThạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Cao học Việt-Bỉ

ÔNG NGuyễN VăN TuâN Phó Tổng giám đốc

Page 32: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 29

Trình độĐại học Bách KhoaĐại học Kinh tế Quốc dânThạc sỹ Tài chính Tiền tệ(Học viện Ngân hàng)

Trình độĐại học Tài chính Kế toán

Trình độ Học viện Ngân hàngTiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng

ÔNG NGuyễN DANH LươNG Phó Tổng Giám đốc

Trình độĐại học Kinh tế Quốc dânĐại học Sư phạm Ngoại ngữThạc sỹ Tài chính Tiền tệ, Birmingham University, Anh Quốc

ÔNG PHạM QuANG DũNG Phó Tổng giám đốc

ÔNG ĐàO MINH TuấNPhó Tổng giám đốc

Bà NGuyễN THị HOAKế toán trưởng

Page 33: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

30BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008BÁO CÁO TàI CHíNH

Page 34: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

31BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

Page 35: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 32

Giấy phep Thành lập và Hoạt động số 138/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp ngày

23 tháng 5 năm 2008.

Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 2 tháng 6 năm 2008. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm kể từ ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 138/GP-NHNN nêu trên.

Hội đồng Quản trị:

Danh sách thành viên Hội đồng Quản trị từ ngày 01.06.2008 tới ngày 31.12.2008 và đến ngày ký báo cáo hợp nhất này gồm có: Ông Nguyễn Hòa Bình Chủ tịch Bổ nhiệm ngày 23 tháng 5 năm 2008Ông Trần Văn Tá Thành viên Bổ nhiệm ngày 23 tháng 5 năm 2008Ông Nguyễn Phước Thanh Thành viên Bổ nhiệm ngày 23 tháng 5 năm 2008Bà Lê Thị Hoa Thành viên Bổ nhiệm ngày 23 tháng 5 năm 2008Ông Trần Trọng Độ Thành viên Bổ nhiệm ngày 23 tháng 5 năm 2008Bà Nguyễn Thị Tâm Thành viên Bổ nhiệm ngày 23 tháng 5 năm 2008

Bà Lê Thị Kim Nga Thành viên Bổ nhiệm ngày 23 tháng 5 năm 2008 ban Điều hành và Kế toán trưởng:

Danh sách thành viên Ban Điều hành và Kế toán trưởng từ ngày 01.06.2008 đến ngày 31.12.2008 và đến ngày ký báo cáo hợp nhất này gồm có:

Ông Nguyễn Phước Thanh Tổng Giám đốc, bổ nhiệm ngày 23 tháng 5 năm 2008Bà Nguyễn Thị Tâm Phó Tổng Giám đốc, bổ nhiệm ngày 4 tháng 6 năm 2008Bà Nguyễn Thu Hà Phó Tổng Giám đốc, bổ nhiệm ngày 4 tháng 6 năm 2008Ông Đinh Văn Mười Phó Tổng Giám đốc, bổ nhiệm ngày 4 tháng 6 năm 2008Ông Nguyễn Văn Tuân Phó Tổng Giám đốc, bổ nhiệm ngày 4 tháng 6 năm 2008Ông Đào Minh Tuấn Phó Tổng Giám đốc, bổ nhiệm ngày 4 tháng 6 năm 2008Ông Phạm Quang Dũng Phó Tổng Giám đốc, bổ nhiệm ngày 4 tháng 6 năm 2008Bà Nguyễn Thị Hoa Kế toán trưởng, bổ nhiệm ngày 4 tháng 6 năm 2008

Đại diện theo pháp luật Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng Giám Đốc

Trụ sở chính 198 Trần Quang Khải Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Đơn vị kiểm toán Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers (Việt Nam)

THÔNG TIN VỀ NGÂN HàNG

Page 36: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 33

KÍNH GỬI: CÁC CỔ ĐÔNG VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Chúng tôi đã kiểm toán các báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (“Ngân hàng”) và các công ty con (sau đây gọi chung là “Vietcombank”) gồm: bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31.12.2008, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho kỳ kế toán từ ngày 01.06.2008 đến ngày 31.12.2008 kèm theo các thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất và các chính sách kế toán chủ yếu của Vietcombank. Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank tại thời điểm 31.05.2008 (trước cổ phần hóa) do một công ty kiểm toán khác kiểm toán và đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần vào ngày 14.01.2009.

Trách nhiệm của ban Điều hành đối với các báo cáo tài chính hợp nhất

Ban Điều hành của Ngân hàng chịu trách nhiệm soạn lập và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính hợp nhất này theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Trách nhiệm này bao gồm: thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới đến việc soạn lập và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính hợp nhất để các báo cáo tài chính hợp nhất không bị sai phạm trọng yếu do gian lận hoặc sai sót; chọn lựa và áp dụng các chính sách kế toán thích hợp; và thực hiện các ước tính kế toán hợp lý đối với từng trường hợp.

Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính hợp nhất này căn cứ vào việc kiểm toán của chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực đó yêu cầu chúng tôi phải tuân thủ các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu các báo cáo tài chính hợp nhất có sai sót trọng yếu hay không.

Cuộc kiểm toán bao hàm việc thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu được các bằng chứng về các số liệu và thuyết minh trong các báo cáo tài chính hợp nhất. Những thủ tục kiểm toán được chọn lựa phụ thuộc vào phán đoán của kiểm toán viên, kể cả đánh giá rủi ro các báo cáo tài chính hợp nhất bị sai sót trọng yếu do gian lận hoặc sai sót. Trong việc đánh giá các rủi ro đó, kiểm toán viên xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới việc Ngân hàng soạn lập và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính hợp nhất để thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp cho từng trường hợp, nhưng không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của Vietcombank. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán mà Ban Điều hành đã thực hiện, cũng như đánh giá cách trình bày tổng thể các báo cáo tài chính hợp nhất.

Chúng tôi tin rằng các bằng chứng mà chúng tôi thu được đã đủ và thích hợp để làm cơ sở để chúng tôi đưa ra ý kiến kiểm toán.

BÁO CÁO KIểM TOÁN ĐỘC LẬP

Page 37: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 34

Ý kiến kiểm toán

Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên mọi phương diện trọng yếu, các báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Vietcombank tại ngày 31.12.2008 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và các dòng lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Vietcombank trong kỳ kế toán từ ngày 01.06.2008 đến ngày 31.12.2008, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam.

_________________________ _____________________Ian S. Lydall Nguyễn Phi LanSố chứng chỉ KTV: N.0559/KTV Số chứng chỉ KTV: 0573/KTVChữ ký được ủy quyền

Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers (Việt Nam)Hà Nội, nước CHXHCN Việt NamBáo cáo kiểm toán số HAN 546Ngày 27 tháng 4 năm 2009

BẢNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo)

tại ngày 31 tháng 12 năm 2008

Như đã nêu trong thuyết minh 2.1 cho các báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo là không nhằm thể hiện tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán đã được thừa nhận ở các nước và các thể chế khác ngoài nước CHXHCN Việt Nam, và hơn nữa cũng không dành cho những người sử dụng nào không biết các nguyên tắc, các thủ tục và thực hành kế toán Việt Nam.

Page 38: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 35

Thuyết minh

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

A TàI SẢNI Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 3 3.482.209 3.131.538II Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 4 30.561.417 4.721.195III Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay

các tổ chức tín dụng khác5 30.367.772 38.289.501

1 Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác 29.345.297 37.706.6032 Cho vay các tổ chức tín dụng khác 1.031.844 596.7323 Trừ: dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác (9.369) (13.834)IV Chứng khoán kinh doanh 8 271.709 212.3881 Chứng khoán kinh doanh 403.698 336.3892 Trừ: dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (131.989) (124.001)VI Cho vay khách hàng 108.528.764 106.939.6671 Cho vay khách hàng 6 112.792.965 109.762.5272 Trừ: dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 7 (4.264.201) (2.822.860)

VII Chứng khoán đầu tư 9 41.604.460 32.159.3441 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 9.1 30.261.562 27.299.4652 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 9.2 11.643.476 4.859.8793 Trừ: dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 9.1 (300.578) -

VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 2.961.634 2.020.4762 Vốn góp liên doanh 10 1.148.757 551.3673 Đầu tư vào công ty liên kết 10 31.331 39.879 4 Đầu tư dài hạn khác 11 1.971.758 1.463.5155 Trừ: dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác 11 (190.212) (34.285)

IX Tài sản cố định 1.360.853 1.143.2281 Tài sản cố định hữu hình 12 1.043.204 862.198a Nguyên giá TSCĐ 2.641.037 2.269.253b Hao mòn TSCĐ (1.597.833) (1.407.055)3 Tài sản cố định vô hình 13 317.649 281.030a Nguyên giá TSCĐ 465.819 412.238 b Hao mòn TSCĐ (148.170) (131.208)

XI Tài sản có khác 14 2.811.630 2.534.608TỔNG TàI SẢN CÓ 221.950.448 191.151.945

Các thuyết minh từ trang 41 đến trang 94 là một phần cấu thành các báo cáo tài chính hợp nhất này.

BẢNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN HỢP NHẤT tại ngày 31 tháng 12 năm 2008

Page 39: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 36

Thuyết minh

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

B NỢ PHẢI TRẢ Và VỐN CHỦ SỞ HỮU

I Các khoản tiền gửi và vay Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 15 9.515.633 8.194.549II Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 16 23.900.514 21.138.4551 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 21.353.964 20.269.1552 Tiền vay của các tổ chức tín dụng khác 2.546.550 869.300III Tiền gửi của khách hàng 17 157.067.019 127.015.694V Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các tổ chức tín dụng chịu

rủi ro18 3.101.795 2.907.063

VI Phát hành giấy tờ có giá 19 2.922.015 2.605.870VII Các khoản nợ khác 20 11.550.035 14.599.4191 Các khoản lãi, phí phải trả 2.835.614 1.937.6582 Thuế TNDN hoãn lại phải trả 21 458 6403 Các khoản phải trả và công nợ khác 7.921.988 12.082.1234 Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng 20 791.975 578.998

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 208.057.011 176.461.050

VIII VỐN Và CÁC QUY1 Vốn của TCTDa Vốn điều lệ 22 12.100.860 4.429.337b Vốn khác 22 63.615 1.336.2822 Quỹ của tổ chức tín dụng 23 612.159 8.644.0463 Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính 23 145.867 97.0934 Chênh lệch do đánh giá lại tài sản 23 8.873 9.7285 Lợi nhuận chưa phân phối 23 858.668 83.531

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 13.790.042 14.600.017

IX LỢI íCH CỦA CỔ ĐÔNG THIểU SỐ 103.395 90.878

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ, VỐN CHỦ SỞ HỮU Và LỢI íCH CỦA CỔ ĐÔNG THIểU SỐ

221.950.448 191.151.945

——————————— ——————————— ———————————

Phùng Nguyễn Hải Yến Nguyễn Thị Hoa Nguyễn Thị Tâm

Phó phòng KTTC Kế toán trưởng Phó Tổng Giám đốc

Ngày 27 tháng 4 năm 2009

Các thuyết minh từ trang 41 đến trang 94 là một phần cấu thành các báo cáo tài chính hợp nhất này.

BẢNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo)tại ngày 31 tháng 12 năm 2008

Page 40: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 37

CÁC CHỉ TIÊu NGOàI bảNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN Hợp NHẤT

Thuyết minh

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

I Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn1 Bảo lãnh tài chính 39 11.331.636 10.018.3022 Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng 39 26.938.897 36.136.314

38.270.533 46.154.616II Các cam kết 1 Cam kết cho vay chưa giải ngân 39 20.711.017 39.006.389

——————————— ——————————— ———————————

Phùng Nguyễn Hải Yến Nguyễn Thị Hoa Nguyễn Thị Tâm

Phó phòng KTTC Kế toán trưởng Phó Tổng Giám đốc

Ngày 27 tháng 4 năm 2009

Các thuyết minh từ trang 41 đến trang 94 là một phần cấu thành các báo cáo tài chính hợp nhất này.

BẢNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo)tại ngày 31 tháng 12 năm 2008

Page 41: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 38

Thuyết minh

Từ 01.06.2008 đến 31.12. 2008

Triệu đồng

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 25 11.036.896 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 26 (7.340.053)I Thu nhập lãi thuần 3.696.843

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 27 680.8814 Chi phí hoạt động dịch vụ 28 (213.280)II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 467.601

III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 29 591.402IV Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 30 67.891V Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 31 (83.583)

5 Thu nhập từ hoạt động khác 33 210.9286 Chi phí hoạt động khác -VI Lãi thuần từ hoạt động khác 210.928

VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 32 544.970

VIII Chi phí hoạt động 34 (1.730.640)

IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3.765.412

X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (2.110.704)

XI Tổng lợi nhuận trước thuế 1.654.7087 Chi phí thuế TNDN hiện hành 36 (304.608)8 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 36 216

XII Chi phí thuế TNDN 36 (304.392)

XIII Lợi nhuận sau thuế 1.350.316

XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số (8.721)Lợi nhuận thuần trong kỳ 1.341.595

XV Lãi trên cổ phiếu quy cho các cổ đông của Ngân hàngLãi cơ bản trên cổ phiếu được tính trên số lượng cổ phiếu phổ thông - hiện hành (đồng/cổ phiếu)Lãi trên cổ phiếu có tính pha loãng (đồng/cổ phiếu)-

2424

975975

——————————— ———————-———— ———————————

Phùng Nguyễn Hải Yến Nguyễn Thị Hoa Nguyễn Thị Tâm

Phó phòng KTTC Kế toán trưởng Phó Tổng Giám đốc Ngày 27 tháng 4 năm 2009

Các thuyết minh từ trang 41 đến trang 94 là một phần cấu thành các báo cáo tài chính hợp nhất này.

BÁO CÁO KếT QUẢ HOạT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤTcho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 42: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 39

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồngLƯU CHUYểN TIỀN TƯ HOạT ĐỘNG KINH DOANH

01 Lợi nhuận trước thuế 1.654.708Điều chỉnh cho các khoản:

02 Khấu hao tài sản cố định, bất động sản đầu tư 216.39003 Dự phòng rủi ro tín dụng, giảm giá đầu tư tăng thêm 2.348.44004 Lãi và phí phải thu (1.685.079)05 Lãi và phí phải trả 2.835.61406 Lỗ do thanh lý tài sản cố định 1.90608 Lãi do thanh lý những khoản đầu tư, góp vốn dài hạn vào đơn vị khác, lãi, cổ tức

nhận được, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư, góp vốn dài hạn khác(534.126)

09 Lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 28.46910 Các điều chỉnh khác 4.552

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TàI SẢN Và CÔNG NỢ HOạT ĐỘNGNhững thay đổi tài sản hoạt động

11 Giảm các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác 1.779.99712 Tăng các khoản về kinh doanh chứng khoán (11.102.728)14 Tăng các khoản cho vay khách hàng (3.030.438)15 Điều chỉnh lãi, phí phải thu 1.604.91317 Tăng khác về tài sản hoạt động (155.551)

Những thay đổi công nợ hoạt động18 Giảm các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (11.765)19 Tăng các khoản tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng 2.823.14020 Tăng các khoản tiền gửi của khách hàng 31.384.17422 Tăng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD phải chịu rủi ro 133.65123 Tăng phát hành giấy tờ có giá 316.14524 Điều chỉnh lãi, phí phải trả (1.937.658)25 Giảm khác về công nợ hoạt động (6.365.718)

LƯU CHUYểN TIỀN THUÂN TƯ HOạT ĐỘNG KINH DOANH TRƯƠC THUế THU NHẬP DOANH NGHIÊP

20.309.036

26 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (556.799)

LƯU CHUYểN TăNG TIỀN THUÂN TƯ HOạT ĐỘNG KINH DOANH 19.752.237

Các thuyết minh từ trang 41 đến trang 94 là một phần cấu thành các báo cáo tài chính hợp nhất này.

BÁO CÁO LƯU CHUYểN TIỀN TÊ HỢP NHẤTcho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008 (Theo phương pháp gián tiếp)

Page 43: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 40

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồngLƯU CHUYểN TIỀN TƯ HOạT ĐỘNG ĐÂU TƯ

01 Mua sắm tài sản cố định (384.782)07 Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác (776.326)09 Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn 118.992II LƯU CHUYểN GIẢM TIỀN THUÂN TƯ HOạT ĐỘNG ĐÂU TƯ (1.042.116)

LƯU CHUYểN TIỀN TƯ HOạT ĐỘNG TàI CHíNH04 Cổ tức đã trả cho cổ đông, lợi nhuận đã chia (78.600)

III LƯU CHUYểN TăNG TIỀN THUÂN TƯ HOạT ĐỘNG TàI CHíNH(78.600)

IV LƯU CHUYểN TIỀN THUÂN TRONG KỲ 18.631.521

V TIỀN Và CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TạI NGàY 01.06.2008 44.826.884VI Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá -

VII TIỀN Và CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TạI NGàY 31.12.2008 63.458.405

Tiền và các khoản tương đương tiền gồm có:

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 3.482.209Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 30.561.417Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác 6.347.808Chứng khoán đến hạn trong vòng 3 tháng 1.728.748Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác đến hạn trong vòng 3 tháng 21.338.223

63.458.405

——————————— ——————————— ———————————

Phùng Nguyễn Hải Yến Nguyễn Thị Hoa Nguyễn Thị Tâm

Phó phòng KTTC Kế toán trưởng Phó Tổng Giám đốc

Ngày 27 tháng 4 năm 2009

Các thuyết minh từ trang 41 đến trang 94 là một phần cấu thành các báo cáo tài chính này.

BÁO CÁO LƯU CHUYểN TIỀN TÊ HỢP NHẤTcho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008 (tiếp theo)(Theo phương pháp gián tiếp)

Page 44: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 41

1 THÔNG TIN CHuNG

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (dưới đây gọi tắt là “Ngân hàng”) là một ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động và đăng ký tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

1.1 Thành lập và hoạt động

Ngân hàng được chuyển đổi từ một ngân hàng thương mại nhà nước theo Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 138/GP–NHNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 với thời hạn hoạt động là 99 năm. Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 2 tháng 6 năm 2008.

Các hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép; thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

1.2 Vốn điều lệ

Theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 138/GP do NHNN cấp ngày 23 tháng 5 năm 2008 và Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 2 tháng 6 năm 2008, vốn điều lệ của Ngân hàng là 12.100.860.260.000 đồng Việt Nam. Mệnh giá của một cổ phần là 10.000 đồng.

31.12.2008 Tỷ lệ%Số cổ phần của Nhà nước (do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước đại diện)

1.097.800.600 90,72%

Số cổ phần của các chủ sở hữu khác 112.285.426 9,28%Tổng số cổ phần 1.210.086.026 100%

Một số thông tin liên quan đến cổ phần hóa của Ngân hàng1.3

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (“NHNT”) được cổ phần hóa theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt phương án cố phần hóa NHNT. Giá trị doanh nghiệp và giá bán đấu giá cổ phần theo Quyết định số 2900/QĐ-NHNN ngày 30/11/2007 của NHNN Việt Nam về công bố giá trị doanh nghiệp và bán đấu giá cổ phần NHNT. Vào ngày 26/12/2007, NHNT đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Việc cổ phần hóa của NHNT được thực hiện theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007 và Thông tư 146/2007/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 6/12/2007 về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

NHNN chỉ đạo việc cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đại diện NHNN là trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa. Theo đó, NHNN có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp và phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu được từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế vốn Nhà nước tại thời điểm Ngân hàng được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh (Thuyết minh 40 – Các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất).

Ngày 3/4/2009, NHNN đã có Công văn số 2347/NHNN-CNH thông báo với Ngân hàng về công việc cần chuẩn bị và bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện quyết toán, bàn giao vốn giữa NHNT Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Tại thời điểm 31/12/2008 và tại ngày ký báo cáo tài chính hợp nhất này, việc quyết toán và bàn giao vốn của Ngân hàng chưa hoàn tất. Do vậy, các điều chỉnh có thể phát sinh từ các quyết toán cổ phần hóa của Ngân hàng chưa xác định được.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤTcho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 45: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 42

1 THÔNG TIN CHuNG (TIếp THEO)

1.4 Địa điểm và hệ thống Chi nhánh

Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Tại ngày 31.12.2008, Ngân hàng có một (1) Hội sở chính, một (1) Sở giao dịch và sáu mươi (60) chi nhánh trên toàn quốc, một (1) Trung tâm đào tạo, ba (3) công ty con tại Việt Nam, một (1) công ty con tại nước ngoài, bốn (4) công ty liên doanh, ba (3) công ty liên kết và một (1) văn phòng đại diện đặt tại Singapore.

1.5 Công ty con

Tại ngày 31.12.2008, Ngân hàng có 4 công ty con sau:

Công ty con Giấy phép hoạt động Lĩnh vực kinh doanh

Tỷ lệ phần vốn sở hữu trực tiếp bời

Ngân hàng (%)

Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Giấy phép Hoạt động số 05/GP-CTCTTC ngày 25 tháng 5 năm 1998 của Ngân hàng Nhà nước

Tài chính, phi ngân hàng

100%

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Giấy phép Hoạt động số 09/GPHDKD ngày 24 tháng 4 năm 2002 và Giấy phép số 12/GPHDLK ngày 23 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Thị trường vốn, môi giới chứng khoán và tư vấn tài chính và đầu tư.

100%

Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198

Giấy phép Đầu tư số 1578/GP ngày 30 tháng 5 năm 1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.

Cho thuê văn phòng

70%

Công ty TNHH Tài chính Việt Nam (Vinafico)

Giấy phép Đầu tư số 05456282 năm 1987 do Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông cấp

Tài chính, phi ngân hàng

100%

1.6 số lượng nhân viên

Tại ngày 31.12.2008, Vietcombank có 9.212 nhân viên.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 46: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 43

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ YếU

Dưới đây là các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng để lập các báo cáo tài chính hợp nhất.

2.1 Cơ sở của việc soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất

Các báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank được trình bày theo đơn vị triệu đồng Việt Nam, theo quy ước giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam.

Các báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo không nhằm mục đích trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ theo những nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi ở các quốc gia và thể chế khác bên ngoài nước CHXHCN Việt Nam. Các nguyên tắc và thông lệ kế toán sử dụng tại nước CHXHCN Việt Nam có thể khác với các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận tại các nước và các thể chế khác.

Các báo cáo tài chính hợp nhất này được soạn lập cho kỳ kế toán đầu tiên của Vietcombank.

2.2 Niên độ kế toán

Niên độ kế toán của Vietcombank bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến 31 tháng 12. Niên độ kế toán hợp nhất đầu tiên của Vietcombank bắt đầu từ ngày 1 tháng 6 năm 2008 đến ngày 31.12.2008. Do đó, không có số liệu so sánh cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Kỳ kế toán đầu tiên được bắt đầu từ ngày đầu tiên khi cổ phần hóa. Tại ngày này, các tài sản, công nợ, vốn và các quỹ dự trữ của Vietcombank được kết chuyển với giá trị trên sổ sách. Ngay sau khi kết chuyển, các bút toán điều chỉnh đã được thực hiện đối với vốn, các quỹ dự trữ và các công nợ như trình bày ở Thuyết minh 20, Thuyết minh 22 và Thuyết minh 23.

2.3 Ngoại tệ

Theo hệ thống kế toán của Ngân hàng, tất cả các nghiệp vụ phát sinh được hạch toán theo nguyên tệ. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá áp dụng tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất, các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các tài khoản kinh doanh ngoại tệ được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Các giao dịch thu nhập/chi phí bằng ngoại tệ hạch toán bằng đồng Việt nam trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo tỷ giá tại ngày phát sinh giao dịch thu nhập/chi phí thông qua giao dịch mua bán ngoại tệ.

Để lập báo cáo tài chính hợp nhất toàn phần đối với các công ty con và theo phương pháp chủ sở hữu đối với các công ty liên doanh, công ty liên kết, các tài sản, công nợ và vốn của các công ty này được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất, báo cáo kết quả kinh doanh được chuyển đổi theo tỷ giá bình quân của kỳ kế toán. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do chuyển đổi báo cáo được ghi nhận trên phần vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Tỷ giá của một số ngoại tệ chính áp dụng cho các khoản mục tiền tệ tại lập bảng ngày cân đối kế toán như sau:

31.12.2008VND

01.06.2008VND

Đô la Mỹ 16.977 16.086Euro 22.048 25.533Bảng Anh 26.118 32.172France Thụy Sỹ 14.148 16.086Yên Nhật 178 156Đô la Singapore 11.243 11.916Đô la Hong Kong 2.191 2.065Đô la Canada 13.802 15.927Đô la Úc 11.024 15.320

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 47: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 44

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO)

2.4 Nguyên tắc thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính

(i) Các công ty con

Các công ty con là những công ty mà Ngân hàng có khả năng quyết định các chính sách tài chính và chính sách hoạt động. Báo cáo tài chính của các công ty con được hợp nhất từ ngày quyền kiểm soát của các công ty này được trao cho Ngân hàng. Báo cáo tài chính của các công ty con sẽ không được hợp nhất từ ngày Ngân hàng không còn quyền kiểm soát các công ty này.

Ngân hàng hạch toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. Giá phí mua bao gồm giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản, các công cụ vốn do bên mua phát hành và các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua công ty con. Các tài sản đã mua hoặc các khoản nợ phải trả được thừa nhận trong việc hợp nhất kinh doanh được xác định khởi đầu theo giá trị hợp lý tại ngày mua, bất kể phần lợi ích của cổ đông thiểu số là bao nhiêu.

Các số dư nội bộ, giao dịch và lợi nhuận chưa thực hiện trên giao dịch nội bộ giữa các công ty con và Ngân hàng được loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Lỗ chưa thực hiện cũng được loại trừ, ngoại trừ trường hợp giao dịch thể hiện sự giảm giá của tài sản được chuyển giao. Các chính sách kế toán của các công ty con cũng được thay đổi khi cần thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán với các chính sách kế toán được Ngân hàng áp dụng.

(ii) Lợi ích của cổ đông thiểu số

Lợi ích của cổ đông thiểu số là một phần lợi nhuận hoặc lỗ và giá trị tài sản thuần của công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do Ngân hàng sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con.

(iii) Các công ty liên kết và công ty liên doanh

Các công ty liên kết là các công ty mà Ngân hàng có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể, nhưng không nắm quyền kiểm soát.

Công ty liên doanh là công ty trong đó Ngân hàng và các đối tác khác thực hiện các hoạt động kinh tế trên cơ sở hợp đồng liên doanh và thiết lập quyền kiểm soát chung.

Ngân hàng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để hạch toán các khoản đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh trong báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank. Ngân hàng hưởng lợi nhuận hoặc chịu phần lỗ trong các công ty liên kết và liên doanh sau ngày hợp nhất và ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Nếu phần sở hữu của Ngân hàng trong khoản lỗ của các công ty liên kết và liên doanh lớn hơn hoặc bằng giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh, Ngân hàng không phải tiếp tục phản ánh các khoản lỗ phát sinh sau đó trên báo cáo tài chính hợp nhất trừ khi Ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ thay cho các công ty liên kết và liên doanh. Các chính sách kế toán của các công ty liên kết và liên doanh cũng được thay đổi khi cần thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán với các chính sách kế toán được Ngân hàng áp dụng.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 48: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 45

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO)

2.5 Thu nhập lai và chi phí lai

Vietcombank ghi nhận thu nhập lãi và chi phí lãi theo phương pháp dự thu, dự chi. Lãi chưa thu phát sinh từ các khoản cho vay được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 22/04/2005 (“Quyết định 493”), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 25/04/2007(“Quyết định 18”), và Công văn 10788 (“Công văn 10788”) áp dụng cho Ngân hàng do NHNN Việt Nam ban hành ngày 10/12/2008, được theo dõi trên tài khoản ngoại bảng và được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi Vietcombank thực thu lãi.

2.6 Thu nhập phí, hoa hồng và thu nhập cổ tức

Các khoản phí và hoa hồng được hạch toán theo phương pháp dự thu, dự chi. Cổ tức nhận được từ hoạt động đầu tư được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi quyền nhận cổ tức của Vietcombank được xác định.

2.7 Các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng

Các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng, bao gồm các khoản phải thu từ cho thuê tài chính, được trình bày trên bảng cân đối kế toán hợp nhất theo số dư nợ gốc trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản có thời hạn cho vay dưới 1 năm. Các khoản cho vay trung hạn có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5 năm. Các khoản cho vay dài hạn có thời hạn cho vay trên 5 năm kể từ ngày giải ngân.

Phải thu từ cho thuê tài chính là khoản tiền gốc của các khoản thanh toán tiền thuê trong tương lai theo hợp đồng cho thuê tài chính. Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính khi nội dung của hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, Vietcombank phải phân loại các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng theo 5 nhóm dựa trên các yếu tố định lượng và định tính như sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩnNhóm 2: Nợ cần chú ýNhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩnNhóm 4: Nợ nghi ngờNhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Đối với khách hàng có hơn một khoản nợ vay từ Vietcombank và có bất kỳ khoản nợ vay nào bị phân loại vào nhóm rủi ro cao hơn, Vietcombank phải phân loại các khoản nợ vay khác của khách hàng đó xuống nhóm có rủi ro cao nhất đó.

Theo Công văn 10788, khi khách hàng tất toán được khoản nợ có rủi ro cao hơn, Ngân hàng thực hiện việc phân loại lại các khoản nợ còn lại theo qui định tại Quyết định 493 và Quyết định 18. Nếu trong số các khoản nợ còn lại có một khoản nợ bị phân vào nhóm có rủi ro cao hơn thì các khoản nợ còn lại phải chuyển vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn đó.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 49: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 46

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO)

2.8 dự phòng rủi ro các khoản cho vay khách hàng

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, việc trích lập dự phòng cụ thể cho rủi ro tín dụng được tính dựa trên dư nợ tín dụng với các hệ số áp dụng cho từng nhóm nợ như sau:

Tỷ lệ dự phòng Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 0% Nhóm 2 – Nợ cần chú ý 5% Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn 20% Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ 50% Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn 100%

Dự phòng cụ thể được tính trên số dư tín dụng thuần của từng khách hàng. Số dư tín dụng thuần bằng tổng dư nợ của các khoản vay trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được chiết khấu theo một tỷ lệ phần trăm nhất định đối với từng loại tài sản theo qui định tại Quyết định 493 và Quyết định 18.

Giá trị tài sản đảm bảo (TSBĐ) được đưa vào khấu trừ khi trích lập dự phòng phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:

- Ngân hàng có quyền tiến hành phát mại TSBĐ trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

- Thời gian thực hiện phát mại TSBĐ, theo ước tính của Vietcombank, là không quá 1 năm với tài sản đảm bảo là động sản, và 2 năm đối với tài sản đảm bảo là bất động sản. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trên đây, giá trị tài sản đảm bảo để tính dự phòng phải coi là bằng 0.

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, trong vòng 5 năm kể từ tháng 5 năm 2005, Vietcombank phải trích lập và duy trì dự phòng chung cho các khoản cho vay khách hàng ở mức 0,75% tổng dư nợ của các khách hàng từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Theo quy định tại Quyết định 493, dự phòng chung và dự phòng cụ thể trích lập cho Quý IV năm 2008 và được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 31/12/2008 dựa trên kết quả phân loại nợ tại ngày 30 tháng 11 năm 2008.

2.9 Các khoản cam kết ngoại bảng

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, Vietcombank phải phân loại các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào 5 nhóm để trích dự phòng cụ thể như sau:

Tỷ lệ dự phòngNhóm 1 – Cam kết đủ tiêu chuẩn 0% Nhóm 2 – Cam kết cần chú ý 5%Nhóm 3 – Cam kết dưới tiêu chuẩn 20%Nhóm 4 – Cam kết nghi ngờ 50%Nhóm 5 – Cam kết có khả năng mất vốn 100%

2.10 dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay các tổ chức tín dụng

Dự phòng rủi ro các khoản cho vay cho các tổ chức tín dụng khác được trích theo quy định tại Quyết định 493 và Quyết định 18.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 50: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 47

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO)

2.11 Đầu tư chứng khoán

Chứng khoán được phân loại theo ba loại: i) chứng khoán kinh doanh, ii) chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn hoặc iii) chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Vietcombank phải phân loại chứng khoán kinh doanh, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn hoặc chứng khoán sẵn sàng để bán ngay tại thời điểm mua.

(i) Chứng khoán kinh doanh

Chứng khoán kinh doanh được định nghĩa là các chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn, được mua và nắm giữ ngắn hạn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá. Chứng khoán kinh doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, chứng khoán kinh doanh được ghi nhận trên nguyên tắc thấp hơn giữa giá trị trên sổ sách và giá thị trường. Lãi hoặc lỗ từ việc bán chứng khoán kinh doanh được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

(ii) Các chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là các chứng khoán nợ có kỳ hạn cố định và các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được, và Vietcombank có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn. Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn không được bán hẳn trước ngày đáo hạn, hoặc chuyển sang chứng khoán kinh doanh hoặc chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn được ghi nhận theo giá gốc sau đó nếu có dấu hiệu suy giảm giá trị lâu dài, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn được ghi nhận trên nguyên tắc thấp hơn giữa giá trị trên sổ sách và giá thị trường. Giá trị phụ trội và giá trị chiết khấu phát sinh từ việc mua các chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn được phân bổ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng tính từ ngày mua chứng khoán đến ngày đáo hạn của chứng khoán đó.

Đối với Trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, lãi thu được từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa (31/12/2006) đến khi Ngân hàng nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi nhận là các khoản phải trả Nhà nước. Lãi thu được sau ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hạch toán vào thu nhập của Ngân hàng theo Công văn 1184 của Bộ Tài Chính (“BTC”) ban hành ngày 2/2/2009.

(iii) Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán có thể là các chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn được giữ trong thời gian không ấn định trước và có thể được bán tại mọi thời điểm. Chứng khoán sẵn sàng để bán được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, chứng khoán sẵn sàng để bán được ghi nhận theo nguyên tắc thấp hơn giữa giá trị sổ sách và giá thị trường. Giá trị phụ trội và giá trị chiết khấu phát sinh từ việc mua các chứng khoán sẵn sàng để bán được phân bổ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng tính từ ngày mua chứng khoán đến ngày đáo hạn của chứng khoán đó.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 51: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 48

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO)

2.12 dự phòng giảm giá chứng khoán

Theo Thông tư 12/2006/TT-BTC do BTC ban hành ngày 21/2/2006, các tổ chức tín dụng cần lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm dự phòng rủi ro đầu tư chứng khoán) theo các quy định áp dụng cho các doanh nghiệp.

Theo Thông tư 13/2006/TT-BTC do BTC ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2006 áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, các chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không lập dự phòng giảm giá. Dự phòng giảm giá cho các chứng khoán được mua bán tự do trên thị trường được lập khi giá trị thị trường thấp hơn giá trị ghi nhận trên sổ sách. Dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư vào các tổ chức kinh tế (các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh và các đầu tư dài hạn khác) phải được lập trong trường hợp các tổ chức kinh tế này gặp thua lỗ, ngoại trừ trường hợp lỗ được dự báo trước trong kế hoạch kinh doanh trước khi đầu tư.

Theo Công văn 7459/NHNN-KTTC do NHNN ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2006 tới các tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro cho các chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán cần được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được (giá trị thị trường) thấp hơn giá trị ghi nhận trên sổ sách. Dự phòng rủi ro cho chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn được lập khi có dấu hiệu sụt giảm giá trị lâu dài. Các chứng khoán vốn chưa được niêm yết trên thị trường và trong đó Ngân hàng nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết, được phân loại vào danh mục các khoản đầu tư dài hạn khác và không thuộc phạm vi hướng dẫn tại Công văn 7459.

Vietcombank trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán theo các quy định trên.

2.13 Các khoản đầu tư dài hạn khác

Các khoản đầu tư dài hạn khác là các khoản đầu tư vốn dưới 20% quyền biểu quyết vào các công ty chưa niêm yết. Các khoản đầu tư dài hạn khác được ghi nhận ban đầu theo giá gốc tại thời điểm đầu tư. Dự phòng được trích lập cho các khoản đầu tư dài hạn khác theo Thông tư 13.

2.14 Hạch toán cổ tức bằng cổ phiếu

Cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng bằng cổ phiếu và mua cổ phiếu theo quyền mua của cổ đông hiện hữu, các khoản cổ tức do Vietcombank nhận được bằng cổ phiếu từ lợi nhuận để lại, từ thặng dư vốn cổ phần hay từ quỹ đầu tư phát triển được ghi nhận tăng vốn đầu tư và tăng thu nhập trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Công văn số 4964/NHNN-KTTC ngày 2/6/2008 của NHNN (xem Thuyết minh 32).

2.15 Hợp đồng repo và các thỏa thuận từ hợp đồng repo

Tài sản được bán theo hợp đồng repo tại một thời điểm xác định trong tương lai không được loại ra trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Khoản tiền tương ứng nhận được ghi nhận vào khoản mục nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại được phân bổ theo thời hạn của hợp đồng vào chi phí lãi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất sử dụng lãi suất trong hợp đồng.

Tài sản được mua theo thỏa thuận để bán lại tại một thời điểm xác định trong tương lai không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Khoản tiền tương ứng phải trả được ghi nhận vào khoản mục tài sản trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại được phân bổ theo thời hạn của hợp đồng vào thu nhập lãi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất sử dụng lãi suất trong hợp đồng.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 52: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 49

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO)

2.16 Tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm toàn bộ các chi phí phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Khấu hao và phân bổ

Tài sản cố định được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản qua suốt thời gian hữu dụng ước tính như sau:

Số năm khấu hao

Nhà cửa 25 năm Máy móc thiết bị 3 – 5 năm Phương tiện vận chuyển 6 năm Các tài sản cố định hữu hình khác 4 năm Quyền sử dụng đất (*) theo thời gian thuê/thời gian được giao Các tài sản cố định vô hình khác 4 năm

(*) Quyền sử dụng đất sẽ không trích khấu hao nếu quyền đó được Nhà nước giao và không có thời gian sử dụng xác định.

Lãi và lỗ do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được xác định bằng số chênh lệch giữa số tiền thu thuần do thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và được ghi nhận trong trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

2.17 Vàng

Vàng được đánh giá lại tại ngày lập bảng cân đối kế toán và chênh lệch do đánh giá lại được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

2.18 Tiền và các khoản tương đương tiền

Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi tại NHNN Việt Nam, chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, tiền gửi tại các TCTD khác không kỳ hạn và đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày gửi.

2.19 dự phòng trợ cấp mất việc làm

Theo Luật Lao động Việt Nam, các nhân viên Vietcombank được hưởng trợ cấp mất việc làm dựa trên số năm làm việc. Khoản trợ cấp này được trả một lần khi người lao động thôi làm việc cho Vietcombank. Số dư trợ cấp mất việc làm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại ngày 31.05.2008 được chuyển sang các khoản phải trả Nhà nước. Ngân hàng trích lập dự phòng trợ mất việc làm bắt đầu từ ngày 01.06.2008 với cách tính trên cơ sở Thông tư 82/2003/TT-BTC do BTC ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2003, theo đó dự phòng được lập bằng 3% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội trong năm.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 53: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 50

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO)

2.20 Thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất căn cứ vào thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại.

Thuế thu nhập hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc thu hồi được tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.

Thuế thu nhập hoãn lại được tính đầy đủ, sử dụng phương thức công nợ, cho sự chênh lệch tạm thời giữa giá trị tính thuế của tài sản và nợ phải trả với giá trị sổ sách ghi trên báo cáo tài chính hợp nhất. Thuế thu nhập hoãn lại không được tính trong trường hợp thuế phát sinh từ sự ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc công nợ phải trả của một giao dịch không phải là sự kết hợp kinh doanh tại thời điểm phát sinh mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận/lỗ kế toán hoặc lợi nhuận/lỗ tính thuế thu nhập. Thuế thu nhập hoãn lại được tính theo thuế suất dự tính được áp dụng trong năm tài chính mà tài sản được ghi nhận và công nợ được thanh toán dựa trên thuế suất đã ban hành hoặc xem như có hiệu lực tại ngày của bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận tới chừng mực có thể sử dụng được những chênh lệch tạm thời để tính vào lợi nhuận chịu thuế có thể có được trong tương lai.

2.21 Vốn điều lệ

Theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 138 do NHNN cấp ngày 23 tháng 5 năm 2008 và Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103024468 ngày 2 tháng 6 năm 2008, vốn điều lệ của Ngân hàng là 12.100.860.260.000 đồng Việt Nam với mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng. Vốn điều lệ này bao gồm 10.978.006 triệu đồng chiếm 90,72% vốn là của Nhà nước Việt Nam và 1.122.854 triệu đồng chiếm 9,28% vốn là của các cá nhân khác.

2.22 Các quỹ dự trữ

Ngân hàng lập và duy trì các quỹ theo Nghị định 146/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2005 áp dụng cho các tổ chức tín dụng 100% vốn Nhà nước và theo Công văn 1921/NHNN-TCCB ngày 23/3/2009 về việc trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi. Các quỹ dự trữ này được sử dụng cho các mục đích cụ thể và được trích từ lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng dựa trên các tỷ lệ qui định theo trình tự sau:

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm, tối đa không vượt quá vốn điều lệ i) của Ngân hàng;

Quỹ dự phòng tài chính: 10% lợi nhuận sau thuế, tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ của ii) Ngân hàng;

Quỹ khen thưởng phúc lợi: đối với Ngân hàng là 25% quỹ tiền lương thực hiện 7 tháng cuối năm 2008 iii) theo Công văn số 1912

Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản trích lập các quỹ nói trên được trích lập vào quỹ đầu tư phát iv) triển. Tỷ lệ phân phối vào quỹ này do Ngân hàng quyết định.

Công ty Chứng khoán Vietcombank lập các quỹ dự trữ theo các qui định tại Thông tư 24/2007/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 27/3/2007.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 54: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 51

2 TOM TĂT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO)

2.23 phân phối cổ tức

Cổ tức cho các cổ đông của Vietcombank được trích từ lợi nhuận còn lại sau thuế và được ghi nhận là một khoản phải trả trong báo cáo tài chính hợp nhất của kỳ kế toán khi việc phân phối cổ tức được Đại hội đồng cổ đông của Vietcombank chấp thuận.

2.24 Các bên liên quan

Các bên liên quan là các doanh nghiệp, các cá nhân, trực tiếp hay gián tiếp qua một hoặc nhiều trung gian, có quyền kiểm soát Ngân hàng và các công ty con hoặc chịu sự kiểm soát của Ngân hàng và các công ty con, hoặc cùng chung sự kiểm soát với Ngân hàng và các công ty con. Các bên liên kết, các cá nhân nào trực tiếp hoặc gián tiếp nắm quyền biểu quyết của Ngân hàng và các công ty con mà có ảnh hưởng đáng kể đối với Ngân hàng, những chức trách quản lý chủ chốt như giám đốc, viên chức của Ngân hàng, những thành viên thân cận trong gia đình của các cá nhân hoặc các bên liên kết này hoặc những công ty liên kết với các cá nhân này cũng được coi là bên liên quan.

Trong việc xem xét mối quan hệ của từng bên liên quan phải chú ý đến bản chất của mối quan hệ chứ không chỉ ở hình thức pháp lý. Chính phủ Việt Nam, thông qua Tổng công ty quản lý vốn và tài sản Nhà nước, là cổ đông chính của Ngân hàng. Do vậy, ở trong báo cáo tài chính hợp nhất này, các tổ chức thuộc Chính phủ Việt Nam được coi là các bên có liên quan chỉ bao gồm Tổng Công ty Quản lý vốn và tài sản Nhà nước, Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.25 Các hoạt động ủy thác

Vietcombank có thực hiện các hoạt động nhận ủy thác đầu tư và do đó Vietcombank có nắm giữ hoặc đầu tư tài sản thay mặt cho các cá nhân và các doanh nghiệp. Các tài sản và thu nhập từ tài sản này không bao gồm trong báo cáo tài chính hợp nhất vì không phải là tài sản của Vietcombank.

2.26 Các số liệu so sánh

Vietcombank điều chỉnh một số khoản mục cuối kỳ trước vào các khoản mục đầu kỳ khác kỳ này theo qui định hiện hành liên quan đến việc cổ phần hóa (xem thuyết minh 2.2), và phân loại lại một số khoản mục nhằm mục đích so sánh.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 55: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 52

3 TIỀN MẶT, VàNG bẠC, ĐÁ QuÝ

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Tiền mặt VNĐ 2.120.887 1.760.091Tiền mặt ngoại tệ 1.090.845 1.101.100Chứng từ có giá 16.136 15.069Vàng 254.341 255.278

3.482.209 3.131.538

4 TIỀN GỬI TẠI NGÂN HàNG NHà NướC VIỆT NAM (“NHNN”)

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Số dư tài khoản tiền đồng tại NHNN 4.098.428 2.133.726Số dư tài khoản đô la Mỹ tại NHNN 26.462.989 2.587.469

30.561.417 4.721.195

Số dư tài khoản tại NHNN bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán.

Ngân hàng phải duy trì một khoản dự trữ bắt buộc tại NHNN, khoản dự trữ này được điều chỉnh hàng tháng. Trong tháng 12 năm 2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 6% đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, và 2% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam. Đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, và 3% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Theo đó, dự trữ bắt buộc trong tháng 12 năm 2008 là 3.446.141 triệu đồng và 230.942.730 đô la Mỹ.

Lãi suất như sau:

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

(%/năm)

Dự trữ bắt buộc bằng Việt Nam Đồng 1,2% - 10% Dự trữ bắt buộc bằng Đô la Mỹ 0% Tiền gửi thanh toán bằng Việt Nam Đồng 0% Tiền gửi thanh toán bằng Đô la Mỹ 1%

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 56: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 53

TIỀN, VàNG GỬI TẠI CÁC TỔ CHỨC TíN dỤNG KHÁC Và CHO VAY CÁC TỔ CHỨC TíN 5 dỤNG KHÁC

Tiền gửi, cho vay và tạm ứng tại các tổ chức tín dụng khác phân loại theo kỳ hạn gốc như sau:

31.12.2008Bằng VNĐ Bằng ngoại tệ Tổng cộngTriệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khácTiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng trong nước

53.613 38 53.651

Tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng nước ngoài

- 6.294.157 6.294.157

Tiền gửi kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng trong nước

10.383.900 1.654.896 12.038.796

Tiền gửi kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng nước ngoài

- 10.621.020 10.621.020

Tiền gửi ký quỹ (*) 6.622 331.051 337.67310.444.135 18.901.162 29.345.297

Các khoản cho vay và tạm ứng tại các tổ chức tín dụng khác

Cho vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng trong nước

997.889 33.955 1.031.844

11.442.024 18.935.117 30.377.141Trừ: dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác (9.369)

Tổng cộng 30.367.772

(*) Tiền gửi ký quỹ bao gồm tiền gửi tại ngân hàng Raiffeisen Zentral Bank Österreich AG (RZB Singapore) là 19.500.000 đô la Mỹ (tương đương 331.052 triệu đồng) với lãi suất theo hợp đồng giữa Ngân hàng và RZB Singapore được tính là lãi suất Libor cộng 0,125% mỗi năm (tức tương đương 2,9975% vào thời điểm ngày 31/12/2008). Khoản tiền gửi ký quỹ này được Ngân hàng dùng để đảm bảo cho khoản vay dài hạn ở Ngân hàng RZB Singapore (xem thuyết minh 18).

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 57: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 54

TIỀN, VàNG GỬI TẠI CÁC TỔ CHỨC TíN dỤNG KHÁC Và CHO VAY CÁC TỔ CHỨC TíN dỤNG 5 KHÁC (TIếp THEO)

01.06.2008Bằng

Việt Nam đồngBằng

Ngoại tệTổng cộng

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khácTiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng trong nước 1.127.526 13.063 1.140.589Tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng nước ngoài - 2.017.332 2.017.332Tiền gửi kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng trong nước 17.389.744 1.379.260 18.769.004Tiền gửi kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng nước ngoài - 15.466.001 15.466.001Tiền gửi ký quỹ - 313.677 313.677

18.517.270 19.189.333 37.706.603Các khoản cho vay và tạm ứng các tổ chức tín dụng khácCho vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng trong nước 596.732 - 596.732

19.114.002 19.189.333 38.303.335Trừ: dự phòng rủi ro cho các khoản vay các tổ chức tín dụng khác

(13.834)

Tổng cộng 38.289.501

Lãi suất áp dụng cho các khoản tiền gửi, cho vay và tạm ứng các tổ chức tín dụng này như sau:

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

(%/năm)

Tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng trong nước bằng VND -Tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ -Tiền gửi kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng trong nước bằng VND 6,5% – 21%Tiền gửi kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ 0,9% – 8,5%Tiền gửi kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng nước ngoài bắng VND 6,5% – 21%Tiền gửi kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng ngoại tệ 0,05% – 9%Cho vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng bằng VND 6,5% – 21%Cho vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ 0,9% – 8,5%

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 58: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 55

5 TIỀN GỬI Và CHO VAY CÁC TỔ CHỨC TíN dỤNG KHÁC (TIếp THEO)

5.1 dự phòng rủi ro chung

Triệu đồng

Tại ngày 01.06.2008 13.834Trích lập thêm trong kỳ -Hoàn nhập trong kỳ (4.465)Tại ngày 31.12.2008 9.369

6 CÁC KHOảN CHO VAY Và ỨNG TrướC CHO KHÁCH HàNG

6.1 phân tích theo loại hình cho vay

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 111.878.319 108.712.422 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá 889.873 1.044.914 Các khoản trả thay khách hàng 11.096 818 Nợ khoanh và nợ chờ xử lý 13.677 4.373

112.792.965 109.762.527

6.2 phân tích theo ngành nghề kinh doanh

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Xây dựng 7.552.473 5.953.837Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 4.734.813 3.836.081Sản xuất và gia công chế biến 44.831.131 43.309.531Khai khoáng 8.176.716 8.211.022Nông, lâm và thuỷ hải sản 2.414.403 2.440.513 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 7.434.487 6.249.148Thương mại dịch vụ 24.990.989 25.978.140Nhà hàng và khách sạn 2.843.598 3.100.610Các ngành nghề khác 9.814.355 10.683.645

112.792.965 109.762.527

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 59: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 56

6 CÁC KHOảN CHO VAY Và ỨNG TrướC CHO KHÁCH HàNG (TIếp THEO)

6.3 phân tích theo xếp loại nhóm

31.12.2008 30.11.2008 1.6.2008 23.5.2008*Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Nợ đủ tiêu chuẩn 104.529.600 96.153.117 102.242.269 102.689.064Nợ cần chú ý 3.061.320 3.375.534 6.551.106 2.241.309Nợ dưới tiêu chuẩn 921.191 1.040.980 376.874 2.224.166Nợ nghi ngờ 813.087 1.159.621 929 843.919Nợ có khả năng mất vốn 3.467.767 3.855.836 591.349 2.249.597

112.792.965 105.585.088 109.762.527 110.248.055

* Kết quả phân loại nợ tại ngày 23.5.2008 được sử dụng làm cơ sở để xác định số dư đầu kỳ của dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản cho vay và ứng trước khách hàng.

6.4 phân tích theo thời hạn cho vay

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Cho vay ngắn hạn 59.343.948 61.349.394Cho vay trung hạn 13.571.270 13.386.815Cho vay dài hạn 39.877.747 35.026.318

112.792.965 109.762.527

6.5 phân tích theo loại tiền tệ

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Cho vay bằng đồng Việt Nam 67.434.138 56.521.475 Cho vay bằng ngoại tệ 45.358.827 53.241.052

112.792.965 109.762.527

6.6 phân tích theo khu vực địa lý

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Hà Nội 29.626.439 30.312.694 Miền Bắc 11.001.655 10.430.718 Miền Trung 21.058.792 19.812.270 Miền Nam 51.106.079 49.206.845

112.792.965 109.762.527

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 60: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 57

6 CÁC KHOảN CHO VAY Và ỨNG TrướC CHO KHÁCH HàNG (TIếp THEO)

6.7 phân tích theo loại hình khách hàng

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Doanh nghiệp Nhà nước 52.919.287 54.831.055Công ty TNHH 15.780.959 14.401.884Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 9.640.296 10.052.055Hợp tác xã và Công ty tư nhân 3.673.869 3.070.801Cá nhân 10.859.365 10.788.630Các đối tượng khác 19.919.189 16.618.102Tổng cộng 112.792.965 109.762.527

6.8 Lai suất

Lãi suất áp dụng cho các khoản cho vay như sau:

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

(%/năm)

Các khoản cho vay thương mại bằng VND 8,5% - 21%Các khoản cho vay thương mại bằng đô la Mỹ 5% - 8%

7 dự pHòNG rỦI rO CHO VAY KHÁCH HàNG

Dự phòng cụ thể

Dự phòng chung

Tổng số

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồngTại ngày 01.06.2008 2.012.872 809.988 2.822.860Trích lập trong kỳ 1.954.668 777 1.955.445Sử dụng xử lý nợ khó thu hồi (463.705) - (463.705)Hoàn nhập trong kỳ - (53.253) (53.253)Chênh lệch tỷ giá đánh giá quỹ dự phòng bằng ngoại tệ - 2.854 2.854Tại ngày 31.12.2008 3.503.835 760.366 4.264.201

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 61: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 58

8 CHỨNG KHOÁN KINH dOANH

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Chứng khoán vốnDo các tổ chức tín dụng trong nước phát hành 121.315 5.533Do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành 282.383 330.856

403.698 336.389

Trừ: dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (131.989) (124.001)271.709 212.388

Phân loại theo đã niêm yết và chưa niêm yết:

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Chứng khoán vốnĐã niêm yết 279.506 336.389Chưa niêm yết 124.192 -

403.698 336.389Trừ: dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (131.989) (124.001)

217.709 212.388

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 62: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 59

9 CHỨNG KHOÁN ĐẦu Tư

9.1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Chứng khoán nợ (*)Chứng khoán Chính phủ 19.353.491 20.293.009Chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng trong nước phát hành 9.624.404 5.123.721Chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành 960.364 1.078.435

29.938.259 26.495.165Chứng khoán vốn Chứng khoán vốn do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (**) 11.541 -

11.541 -Chứng khoán khác Các khoản đầu tư ủy thác do các ngân hàng nước ngoài nắm giữ - 804.300Chứng khoán đầu tư ủy thác (***) 311.762 -

311.762 804.300Tổng cộng 30.261.562 27.299.465Dự phòng giảm giá chứng khoán sẵn sàng để bán (300.578) -

29.960.984 27.299.465

(*) Chi tiết các khoản chứng khoán nợ sẵn sàng để bán như sau:31.12.2008 01.06.2008

Triệu đồng Triệu đồngChứng khoán nợTín phiếu do Ngân hàng nhà nước phát hành - 11.700.000Tín phiếu kho bạc nhà nước 5.219.190 880.300Trái phiếu chính phủ 12.856.457 5.594.235Trái phiếu do NH phát triển Việt Nam phát hành 6.806.180 3.081.225Trái phiếu do các TCTD trong nước phát hành 2.818.223 2.042.496Trái phiếu do các TCKT trong nước phát hành 960.364 1.078.435Trái phiếu đô thị 1.277.845 2.118.474

29.938.259 26.495.165

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 63: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 60

9 CHỨNG KHOÁN ĐẦu Tư (TIếp THEO)

9.1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (tiếp theo)

Tín phiếu kho bạc có thời hạn 1 năm, có lãi suất từ 8,98% đến 15%/năm.•

Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 2 đến 10 năm, có lãi suất từ 6,5% đến 17,5%/năm.•

Trái phiếu do NH Phát triển Việt Nam phát hành có thời hạn từ 1 đến 10 năm, lãi suất từ 6,8% - 15%/năm.•

Trái phiếu do các tổ chức tín dụng trong nước phát hành có kỳ hạn từ 2 đến 10 năm, lãi suất từ 8,15% - •17,4%/năm.

Trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành có kỳ hạn từ 5 đến 10 năm, có lãi suất từ 8,8% đến •10%/năm.

Trái phiếu đô thị có kỳ hạn 5 năm hoặc 10 năm, lãi suất từ 7,8% đến 9,25%/năm.•

(**) Chứng khoán vốn là các cổ phiếu cam kết bán cho nhân viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Vietcombank (“VCBS”). Các cam kết này có kỳ hạn 2 năm kể từ ngày ký và sẽ đáo hạn vào năm 2009. Theo đó, VCBS đồng ý bán cho người lao động với số lượng cổ phiếu và mức giá theo cam kết trong hợp đồng với điều kiện là tại thời điểm thực hiện cam kết, người lao động vẫn đang làm việc tại VCBS. Các cổ phiếu này được cam kết bán cho nhân viên với giá cố định là 11.541 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2008, giá trị thị trường của các cổ phiếu trên thấp hơn giá cố định trên và tại ngày này, dự phòng đã được lập là 4.434 triệu đồng (Thuyết minh 14)

(***) Chứng khoán đầu tư ủy thác là giá trị khoản đầu tư vào cổ phiếu của Ngân hàng do VCBS ủy thác cho Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý và Đầu tư LANCON, một công ty được thành lập ở Việt Nam đầu tư và quản lý danh mục đầu tư theo Hợp đồng ký ngày 11 tháng 7 năm 2008. Theo Hợp đồng ủy thác thì VCBS chịu rủi ro về khoản đầu tư ủy thác này (Thuyết minh 14).

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 64: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 61

9 CHỨNG KHOÁN ĐẦu Tư (TIếp THEO)

9.2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Chứng khoán nợTrái phiếu Chính phủ đặc biệt (1) 2.200.000 2.200.000Công trái giáo dục (2) 150.000 150.000Trái phiếu khác (3) 719.552 -Trái phiếu chính phủ khác 10.000 961Trái phiếu chuyển đổi phát hành bởi các tổ chức tín dụng trong nước (4) 73.480 96.018Trái phiếu phát hành bởi tổ chức tín dụng nước ngoài (5) 2.546.550 2.412.900Trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành 1.535 -

5.701.117 4.859.879Chứng khoán khácCác khoản đầu tư ủy thác hiện đang được giữ tại nước ngoài (6) 5.942.359 -

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn - -11.643.476 4.859.879

(1) Chi tiết của trái phiếu Chính phủ đặc biệt như sau:

Ngày phát hành Ngày đáo hạn Lãi suất (năm) Mệnh giá

Phát hành lần đầu 20/09/2002 20/09/2022 3,30% 1.000.000 Phát hành lần hai 04/06/2003 04/06/2023 3,30% 400.000 Phát hành lần ba 18/11/2003 18/11/2023 3,30% 400.000 Phát hành lần bốn 21/12/ 2004 21/12/2024 3,30% 400.000

2.200.000

(2) Công trái giáo dục có kỳ hạn 5 năm và đáo hạn vào ngày 19 tháng 5 năm 2010. Công trái giáo dục có lãi suất 8,2%/năm và lãi được trả vào ngày đáo hạn.

(3) Khoản mục này thể hiện trái phiếu phát hành ở nước ngoài được Ngân hàng mua trong kỳ. Các trái phiếu này được phát hành bằng tiền Đô la Mỹ, lãi suất 6,875%/năm và được trả lãi hai lần/năm.

(4) Trái phiếu chuyển đổi là do Ngân hàng TMCP Quân đội phát hành có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8%/năm và đáo hạn trong năm 2009. Lãi trả vào ngày cố định hàng năm.Tỷ lệ chuyển đổi là 1:1 vào ngày đáo hạn.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 65: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 62

9 CHỨNG KHOÁN ĐẦu Tư (TIếp THEO)

9.2 Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn (tiếp theo)

(5) Khoản mục này thể hiện chứng khoán nợ trị giá 150 triệu đô la Mỹ (tương đương 2.546.550 triệu đồng tại ngày 31.12.2008) phát hành bởi UBS AG– chi nhánh Jersey. Các chứng khoán này được phát hành ngày 31 tháng 7 năm 2007 và đáo hạn ngày 23 tháng 4 năm 2010. Chứng khoán nợ này được đơn vị phát hành đảm bảo thanh toán tối thiểu giá trị vốn gốc đầu tư vào ngày đáo hạn, và lãi được xác định trên cơ sở mức cao hơn giữa (i) thu nhập hình thành từ trái phiếu zero coupon do đơn vị phát hành, và (ii) thu nhập từ kết quả giá quyền chọn bán (call option) đối với Quỹ O’Connor Global Multi-strategy Alpha Limited, một quỹ đầu tư thuộc quyền quản lý của đơn vị. Các chứng khoán nợ này đang được Ngân hàng sử dụng như tài sản đảm bảo để vay dài hạn tại ngân hàng Raiffeisen Zentralbank Österreich AG – chi nhánh Singapore (thuyết minh 18).

(6) Khoản đầu tư ủy thác ở nước ngoài tại ngày 31/12/2008 là khoản đầu tư có giá gốc ban đầu 350 triệu đô la Mỹ được giao cho Công ty quản lý đầu tư Pacific (PIMCO), một công ty có trụ sở tại Newport Beach (Mỹ) thành lập nên PIMCO Asia Limited có trụ sở tại Hồng Kông là đơn vị ký hợp đồng uỷ thác đầu tư với Ngân hàng theo Thỏa thuận ký ngày 1 tháng 6 năm 2007.

10 ĐẦu Tư GOp VỐN VàO CÔNG TY LIÊN dOANH Và CÔNG TY LIÊN KếT

31.12.2008 01.06.2008Nguyên giá Giá trị sổ sách Nguyên giá Giá trị sổ sáchTriệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh 918.481 1.148.757 344.605 551.367Các khoản đầu tư vào các công ty liên kết 57.334 31.331 57.334 39.879Tổng cộng 975.815 1.180.088 401.939 591.246

10.1 Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào công ty liên doanh và công ty liên kết

Đầu tư vào công ty liên doanh

Đầu tư vào công ty liên kết Tổng cộng

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Tại ngày 01.06.2008 551.367 39.879 591.246Tăng 573.875 - 573.875Chia sẻ lãi lỗ trong kỳ theo phương pháp vốn chủ sở hữu

48.788 4.365 53.153

Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá chuyển đổi BCTC 29.077 - 29.077Cổ tức đã chia (54.350) (12.913) (67.263)Tại ngày 31.12.2008 1.148.757 31.331 1.180.088

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 66: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 63

10 ĐẦu Tư GOp VỐN VàO CÔNG TY LIÊN dOANH Và CÔNG TY LIÊN KếT (TIếp THEO)

10.2 Đầu tư vào các công ty liên doanh

31.12.2008 01.06.2008Ngành kinh doanh

Tỷ lệ vốn góp

Nguyên giá Tỷ lệ vốn góp

Nguyên giá

% Triệu đồng % Triệu đồngNgân hàng Shinhan Vina Ngân hàng 50 484.340 50 195.765Công ty TNHH Vietcombank Bonday Bến Thành

Khách sạn 52 144.760 52 144.760

Công ty quản lý quỹ Vietcombank Quỹ đầu tư 51 19.381 51 4.080Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardiff

Bảo hiểm 45 270.000 - -

Tổng cộng 918.481 344.605

Ngân hàng Shinhan Vina được thành lập ở Việt Nam có trụ sở đặt tại số 3-5 phố Hồ Tùng Mậu, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngân hàng liên doanh góp vốn 50:50 giữa Ngân hàng và ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc. Ngân hàng Shinhan Vina được thành lập theo giấy phép hoạt động số 10/NH-GP cấp ngày 4/1/1993 bởi NHNN giấy phép có thời hạn 20 năm. Trong giai đoạn từ 1/6/2008 đến 31/12/2008, Ngân hàng đã tăng vốn góp vào ngân hàng Shinhan Vina thêm 17 triệu Đô la Mỹ theo Quyết định số 94/NQ-NHNT.HĐQT ngày 30/5/2008. Tại ngày 31/12/2008, tỷ lệ vốn góp giữa hai bên liên doanh vẫn là 50:50.

Công ty TNHH Vietcombank Bonday Bến Thành được thành lập ở Việt Nam, có trụ sở tại Lầu 2, số 5 Nguyễn Gia Thiều, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động chính của công ty là cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà hàng, bán lẻ, bãi đỗ xe và các dịch vụ khác. Công ty được thành lập theo hợp đồng liên doanh ký ngày 17/9/2004 giữa Ngân hàng, Công ty du lịch Bến Thành và Công ty TNHH đầu tư Bonday (Bonday Hongkong); và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 2456/GP cấp ngày 7/2/2005 bởi Bộ Kế hoạch Đầu tư trong thời gian 49 năm. Vốn điều lệ của công ty tại ngày 31/12/2008 là 17,6 triệu đô la Mỹ, được đóng góp bởi Ngân hàng, Công ty du lịch Bến Thành và Bonday Hongkong với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 52%, 18% và 30%.

Công ty Quản lý quỹ Vietcombank được thành lập tại Việt Nam có trụ sở đặt tại tầng 18 tòa nhà Vietcombank – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Hoạt động chủ yếu của công ty là quản lý quỹ đầu tư, đầu tư tài chính và cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính. Công ty được thành lập theo hợp đồng liên doanh ký ngày 8/9/2005 giữa Ngân hàng và Công ty TNHH đầu tư Viet Capital Holdings Pte (VCH), một Công ty thành lập tại Singapore. Công ty có giấy phép quản lý quỹ số 06/UBCK-GPHDQLQ do Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp ngày 2/12/2005 với thời hạn 30 năm. Trong giai đoạn từ ngày 1/6/2008 đến 31/12/2008, vốn điều lệ của công ty là 38 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng đã đóng góp thêm bằng tiền 15,3 tỷ đồng vào ngày 4/12/2008, duy trì tỷ lệ sở hữu là 51% theo nghị quyết của HĐQT số 18/NQ-NHNT.HĐQT ngày 27/6/2008. Tỷ lệ sở hữu của VCH vẫn là 49% tại ngày 31/12/2008.

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank - Cardiff là một công ty liên doanh giữa Ngân hàng, Ngân hàng Đông Nam Á và Cardif S.A. Công ty được thành lập tại Việt Nam, theo giấy phép hoạt động kinh doanh số 55/GP/KDBH do BTC cấp ngày 23/10/2008, cho thời gian hoạt động là 25 năm. Công ty hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn; ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và thiệt hại, đánh giá thiệt hại, quản lý quỹ và đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Hợp đồng liên doanh giữa các bên được ký kết ngày 22/1/2007. Vốn điều lệ của công ty tại ngày 31/12/2008 là 600 tỷ đồng, được đóng góp bởi Ngân hàng, Cardiff và ngân hàng Đông Nam Á với tỷ lệ lần lượt là 45%, 43% và 12%. Ngân hàng đã góp vốn đầy đủ bằng tiền mặt là 270 tỷ đồng vào ngày 22/12/2008 theo Nghị quyết của HĐQT số 106/NQ-NHNT.HĐQT ngày 28/5/2007.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 67: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 64

10 ĐẦu Tư GOp VỐN VàO CÔNG TY LIÊN dOANH Và CÔNG TY LIÊN KếT (TIếp THEO)

10.3 Đầu tư vào các công ty liên kết

31.12.2008 01.06.2008Ngành kinh doanh

Tỷ lệ vốn góp

Nguyên giá Tỷ lệ vốn góp

Nguyên giá

% Triệu đồng Triệu đồngCông ty TNHH Vietcombank Bonday Cho thuê

văn phòng16,0 30.934 16,0 30.934

Quỹ thành viên 1 Quỹ đầu tư 11,0 22.000 11,0 22.000Công ty CP dịch vụ thẻ Smartlink Dịch vụ 8,8 4.400 8,8 4.400Tổng cộng 57.334 57.334

Công ty TNHH Vietcombank Bonday là một công ty liên doanh giữa Ngân hàng, Công ty địa ốc Sài Gòn và Công ty TNHH đầu tư Bonday Hồng Kông. Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 283/GPC1 do Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp ngày 14/6/1995. Công ty hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng và căn hộ. Mặc dù chỉ góp 16% cổ phần nhưng Ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể trong các hoạt động của Công ty do có một đại diện giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị và một đại diện là Phó Tổng Giám đốc.

Quỹ thành viên 1 (VPFI) được điều hành bởi công ty quản lý quỹ Vietcombank, là một liên doanh giữa Ngân hàng và Công ty TNHH Viet Capital Holding Pte (một công ty thành lập tại Singapore). Hoạt động chính của VPFI là huy động vốn từ các thành viên và đầu tư vào các chứng khoán và các công cụ tài chính khác. Mặc dù chỉ góp 11% vốn cổ phần nhưng Ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể trong các hoạt động của Quỹ do Quỹ được điều hành bởi Công ty quản lý quỹ Vietcombank, là một công ty liên doanh trong đó Ngân hàng nắm giữ 51% quyền sở hữu. Vì vậy, khoản đầu tư này được phân loại là công ty liên kết của Ngân hàng.

Công ty CP dịch vụ thẻ Smartlink là một công ty cổ phần, được thành lập theo giấy phép số 0103016827 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 19/4/2007. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là tư vấn, đào tạo, quản lý và bảo dưỡng hệ thống ATM và POS. Mặc dù chỉ góp 8,8% vốn điều lệ của Công ty nhưng Ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Công ty do có một đại diện giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và một đại diện là Tổng giám đốc. Vì vậy, khoản đầu tư này được phân loại là công ty liên kết của Ngân hàng.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 68: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 65

11 CÁC KHOảN ĐẦu Tư dàI HẠN KHÁC

Chi tiết của các khoản đầu tư dài hạn khác của Ngân hàng tại ngày 31.12.2008:

31.12.2008 01.06.2008Ngành kinh doanh

Tỷ lệ vốn góp

Giá trị Tỷ lệ vốn góp

Giá trị

% Triệu đồng % Triệu đồng

11.1 ĐÂU TƯ VàO CÁC TỔ CHứC TíN DỤNG KHÁC

Ngân hàng Hiệp hội Visa SWIFT và MasterCard Dịch vụ - 761 - 761Ngân hàng TMCP Phương Đông Ngân hàng 7,79 114.922 7,78 86.408Ngân hàng TMCP Quân đội Ngân hàng 7,99 320.758 6,33 182.606Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương Ngân hàng 9,16 93.408 9,16 93.408Ngân hàng TMCP Quốc tế Ngân hàng 2,42 51.111 2,42 51.111Quỹ tín dụng Nhân dân Trung Ương Quỹ tín dụng 4,50 5.000 4,50 5.000Quỹ bảo lãnh tín dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quỹ tín dụng 3,60 1.800 3,60 1.800

Ngân hàng TMCP Gia Định Ngân hàng 15,11 238.300 11,00 142.236Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam Ngân hàng 8,75 632.065 11,61 325.091Công ty TNHH Chứng khoán VietcombankNgân hàng TMCP Phương Nam Ngân hàng - - - 43.310Ngân hàng TMCP Đại Dương Ngân hàng - - - 43.571Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Ngân hàng

- - -1.511

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Ngân hàng - - - 4.288Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Ngân hàng

- - -10.871

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 69: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 66

11 CÁC KHOảN ĐẦu Tư dàI HẠN KHÁC (TIếp THEO)

31.12.2008 01.06.2008

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ vốn góp

%Giá trị

Triệu đồng

Tỷ lệ vốn góp

%Giá trị

Triệu đồng

11.2 ĐÂU TƯ VàO CÁC TỔ CHứC KINH Tế KHÁC

Ngân hàng Công ty CP Bảo hiểm Xăng dầu Petrolimex

Bảo hiểm 10,00 34.300 10,00 34.300

Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng Bảo hiểm 7,50 12.540 7,50 12.000Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuât TP Hồ Chí Minh

Xây dựngHạ tầng

1,95 12.176 1,95 12.176

Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí

Dầu khí 4,36 59.986 4,36 59.986

Công ty CP Gentraco Thương mại dịch vụ

3,97 3.739 4,03 3.739

Công ty CP dịch vụ Bưu chính Viễn Thông Sài Gòn

Viễn thông 3,85 138.072 3,85 134.226

Công ty CP vận tải dầu khí Thái Bình Dương

Vận tải 10,00 120.000 5,00 60.000

Công ty CP đầu tư Thông tin tín dụng Dịch vụ 1,90 380 1,90 380Công ty CP tài chính xi măng Dịch vụ tài

chính 11,00 33.000 11,00 33.000

Công ty phát triển hạ tâng và đầu tư tài chính Việt Nam

Xây dựnghạ tầng

1,50 75.000 1,50 75.000

Công ty CP Địa ốc Vietcomreal Bất động sản 11,00 11.000 - -

Công ty TNHH Chứng khoán VietcombankCông ty CP Môi giới Á châu Dịch vụ - - 20 300Công ty Bảo vệ thực vật An Giang Dịch vụ - - - 235Công ty XNK Thủ công Mỹ Nghệ Việt Nam Artesport

Dịch vụ - - -218

Công ty CP XNK Tổng hợp & Đầu tư Dịch vụ - - - 342Công ty CP In Bưu Điện Viễn thông - - - 598Tổng công ty CP XNK & Xây dựng Việt Nam

Dịch vụ - - - 12.998

Công ty CP Cung ứng Dich vụ Hàng không

Dịch vụ - - - 894

Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam Vận tải - - - 11.320Công ty CP Hàng Hải Đông Đô Dịch vụ - - - 661Công ty CP Truyền thông và ứng dụng CNTT FNBC

Viễn thông 10 13.440 10 13.440

Công ty Vận tải Biển Việt nam Vận tải - - - 5.730Tổng cộng 1.971.758 1.463.515Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác (190.212)

1.781.546

(34.285)

1.429.230

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 70: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 67

11 CÁC KHOảN ĐẦu Tư dàI HẠN KHÁC (TIếp THEO)

Trong kỳ kế toán, Công ty Chứng khoán Vietcombank đã phân loại lại khoảng 103.551 triệu đồng đầu tư vào tổ chức tín dụng và khoảng 19.337 triệu đồng đầu tư vào các tổ chức kinh tế từ các khoản đầu tư dài hạn khác sang các chứng khoán kinh doanh (Thuyết minh 8)

12 TàI sảN CỐ ĐỊNH HỮu HÌNH

Đơn vị: Triệu đồng

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc thiết bị

Phương tiện vận chuyển

Tài sản cố định khác

Tổng cộng

Nguyên giáTại ngày 1/6/2008 551.466 1.412.028 160.885 144.874 2.269.253Tăng trong năm 11.794 269.333 62.233 25.259 368.619Thanh lý (2.626) (14.758) (3.471) (1.993) (22.848)Tăng (giảm) khác (41) 20 - 383 362Phân loại lại - (7.986) - 7.986 -Chênh lệch tỷ giá 18.346 7.103 42 160 25.651Tại ngày 31/12/2008 578.939 1.665.740 219.689 176.669 2.641.037

Khấu hao lũy kếTại ngày 1/6/2008 186.356 1.034.684 98.841 87.174 1.407.055Trích trong năm 13.787 159.580 13.956 12.363 199.686Thanh lý (1.969) (14.704) (3.465) (1.908) (22.046)Phân loại lại (7.548) - 7.548 -Chênh lệch tỷ giá 5.896 7.100 34 108 13.138Tại ngày 31/12/2008 204.070 1.179.112 109.366 105.285 1.597.833

Giá trị còn lạiTại ngày 1/6/2008 365.110 377.344 62.044 57.700 862.198Tại ngày 31/12/2008 374.869 486.628 110.323 71.384 1.043.204

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 71: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 68

13 TàI sảN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

Đơn vị: Triệu đồng

Quyền sử dụng đất

Tài sản khác

Tổng cộng

Nguyên giáTại ngày 01.06.2008 222.354 189.884 412.238Tăng trong kỳ 14.547 1.616 16.163Chuyển từ tài sản dở dang 37.295 - 37.295Thanh lý (1.105) - (1.105)Chênh lệch tỷ giá 1.226 2 1.228Tại ngày 31.12.2008 274.317 191.502 465.819

Khấu hao lũy kếTại ngày 01.06.2008 12.182 119.026 131.208Khấu hao trong kỳ 1.972 14.732 16.704Tăng/(giảm) khác (28) 28 -Chênh lệch tỷ giá 258 - 258Tại ngày 31.12.2008 14.384 133.786 148.170

Giá trị còn lạiTại ngày 01.06.2008 210.172 70.858 281.030Tại ngày 31.12.2008 259.933 57.716 317.649

14 TàI sảN KHÁC

31.12.2008 Triệu đồng

01.06.2008 Triệu đồng

Tài sản xây dựng dở dang và tài sản đã mua chưa sử dụng 82.702 83.325Lãi dự thu 1.685.079 1.604.913Tạm ứng nộp thuế TNDN (Thuyết minh 36) 121.583 5.441Tài sản xiết nợ (Thuyết minh 14.1) 5.925 26.868Các tài sản khác (Thuyết minh 14.2) 916.341 814.061

2.811.630 2.534.608

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 72: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 69

14 TàI sảN KHÁC (TIếp THEO)

14.1 Tài sản xiết nợ

Tài sản xiết nợ là những tài sản đảm bảo được Ngân hàng nắm giữ thay cho những khoản cho vay và lãi liên quan không thu hồi được.

Triệu đồng

Tại ngày 01.06.2008 84.789Tiền thu hồi từ bán tài sản xiết nợ (21.000)Giảm tài sản xiết nợ (32.256)Các khoản khác 105

31.638Trừ: dự phòng giảm giá (25.713)Tại ngày 31.12.2008 – giá trị thuần 5.925

14. 2 Tài sản khác

31.12.2008 Triệu đồng

01.06.2008 Triệu đồng

Tạm ứng mua sắm tài sản cố định 136.310 56.597Tạm ứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 258.982 18.585Tạm ứng cổ tức 2008 78.600 -Dự thu cổ tức từ các khoản đầu tư dài hạn 6.525 24.019Tạm ứng liên quan đến các giao dịch thẻ 201.926 160.641Chi phí trả trước tiền thuê văn phòng, thuê tài sản 114.922 132.517Vật liệu 26.492 20.145Tạm ứng để đóng góp quỹ AFT BANK - 210.100Phải thu khoản lương thưởng chi vượt quy định tại Thông tư số 15/2007/TT-BLĐTBXH ngày 31/8/2008 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội

7.721-

Tài sản khác 84.863 128.198916.341 750.802

ứng trước cho hợp đồng mua bán chứng khoán của Công ty Chứng khoán Vietcombank (1)

- 259.462

Phải thu hợp đồng quyền chọn với nhân viên của Công ty Chứng khoán Vietcombank (2)

- 22.354

Dự phòng cho khoản ứng trước liên quan đến hợp đồng mua bán chứng khoán của Công ty Chứng khoán Vietcombank

- (212.562)

Dự phòng phải thu hợp đồng quyền chọn với nhân viên của Công ty Chứng khoán Vietcombank

- (5.995)

916.341 814.061

(1) Tại ngày 31.12.2008, các chứng khoán liên quan đến hợp đồng này do Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý và Đầu tư LANCON quản lý và được phân loại là chứng khoán sẵn sàng để bán (Thuyết minh 9.1).

Tại ngày 31.12.2008, khoản ứng trước hợp đồng quyền chọn với nhân viên đã chuyển thành cổ phiếu và (2) được ghi nhận là chứng khoán sẵn sàng để bán (Thuyết minh 9.1).

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 73: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 70

15 CÁC KHOảN Nợ CHíNH pHỦ Và NGÂN HàNG NHà NướC

31.12.2008 31.05.2008Triệu đồng Triệu đồng

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước 5.584.909 6.836.012Tiền gửi thanh toán Việt Nam đồng 170.430 228.583Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ 5.414.479 6.607.429

Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước 3.890.190 1.306.238Tiền gửi thanh toán Việt Nam đồng - -Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ 3.890.190 1.306.238

Khoản vay Ngân hàng Nhà nước 40.534 52.299Vay thực hiện dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán của Ngân hàng (1)

23.912 24.168

Vay theo chương trình hỗ trợ các nạn nhân thiên tai (2) 5.002 15.508Các khoản vay khác (3) 2.460 2.460Khoản vay bị khoanh (4) 9.160 10.163

9.515.633 8.194.549

Vay thực hiện dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán của Ngân hàng là khoản vay Ngân hàng Thế giới 1) thông qua NHNN nhằm thực hiện dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán của Ngân hàng với thời hạn 20 năm và lãi suất bằng lãi suất LIBOR 6 tháng cộng 1,7%.

Vay theo chương trình hỗ trợ các nạn nhân thiên tai là các khoản vay nhằm hỗ trợ tài chính cho các nạn 2) nhân của cơn bão Linda (Đồng bằng sông Cửu Long) và nạn nhân lũ lụt (miền Trung Việt Nam) năm 1997 và 1999 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Các khoản vay khác từ NHNN là các khoản vay để cho các công ty quốc doanh vay lại. Các khoản vay 3) này từng bị khoanh. Tuy nhiên, thời hạn khoanh đã kết thúc ngày 27 tháng 4 năm 2003. Các khoản vay này chịu lãi suất 6% mỗi năm.

4) Khoản vay bị khoanh là khoản vay từ NHNN để cho Công ty Indira Gandhi’s trả cho Chính phủ Ấn Độ. Khoản vay này không chịu lãi.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 74: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 71

16 TIỀN GỬI Và VAY CÁC TỔ CHỨC TíN dỤNG KHÁC

31.12.2008Bằng đồng

Việt NamBằng ngoại tệ Tổng

cộng

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồngTiền gửi của các tổ chức tín dụng khácTiền gửi thanh toán từ các tổ chức tín dụng trong nước 3.285.083 8.414.550 11.699.633Tiền gửi thanh toán từ các tổ chức tín dụng nước ngoài 2.202 149.471 151.673Tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức tín dụng trong nước 6.477.118 2.829.603 9.306.721Tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài - 195.937 195.937

9.764.403 11.589.561 21.353.964Tiền vay các tổ chức tín dụng khácTiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước - 2.546.550 2.546.550Tiền vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài - - -

- 2.546.550 2.546.5509.764.403 14.136.111 23.900.514

01.06.2008Bằng đồng

Việt NamBằng ngoại tệ Tổng

cộng

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khácTiền gửi thanh toán từ các tổ chức tín dụng trong nước 1.511.345 3.014.777 4.526.122Tiền gửi thanh toán từ các tổ chức tín dụng nước ngoài 4.298 182.804 187.102Tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức tín dụng trong nước 8.547.910 6.588.143 15.136.053Tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài - 419.878 419.878

10.063.553 10.205.602 20.269.155Tiền vay các tổ chức tín dụng khácTiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước 65.000 - 65.000Tiền vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài 804.300 - 804.300

869.300 - 869.30010.932.853 10.205.602 21.138.455

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 75: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 72

16 TIỀN GỬI Và VAY CÁC TỔ CHỨC TíN dỤNG KHÁC (TIếp THEO)

Lãi suất áp dụng như sau:

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008(%/năm)

Tiền gửi thanh toán từ các tổ chức tín dụng trong nước bằng VND 0,15% - 1,2%Tiền gửi thanh toán từ các tổ chức tín dụng trong nước bằng USD 0,5% - 1,5% Tiền gửi thanh toán từ các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng VND 0,15% - 1,2%Tiền gửi thanh toán từ các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng ngoại tệ 0,5% – 1,5%Tiền gửi kỳ hạn từ các tổ chức tín dụng trong nước bằng VND 6% - 21%Tiền gửi kỳ hạn từ các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ 0,1% – 4,81%Tiền gửi kỳ hạn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng ngoại tệ 0,6% – 4,5%Các khoản vay các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng USD 3,475% – 4,92%

17 TIỀN GỬI KHÁCH HàNG

17.1 Theo loại hình gửi

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Tiền gửi thanh toán 52.110.002 42.615.886Tiền gửi có kỳ hạn 51.185.204 37.381.567Tiền gửi tiết kiệm 50.278.922 43.247.322Tiền gửi ký quỹ 1.028.314 923.915Tiền gửi vốn chuyên dùng 2.464.577 2.847.004

157.067.019 127.015.694

17.2 Theo tiền tệ

Ngày 31.12.2008Bằng đồng Việt Nam

Triệu đồngBằng ngoại tệ

Triệu đồngTổng cộngTriệu đồng

Tiền gửi thanh toán 25.035.418 27.074.584 52.110.002Tiền gửi có kỳ hạn 33.110.593 18.074.611 51.185.204Tiền gửi tiết kiệm 26.147.502 24.131.420 50.278.922Tiền gửi ký quỹ 501.272 527.042 1.028.314Tiền gửi vốn chuyên dùng 826.277 1.638.300 2.464.577

85.621.062 71.445.957 157.067.019

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 76: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 73

17 TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HàNG (TIếp THEO)

17.2 Theo tiền tệ (tiếp theo)

Ngày 01.06.2008Bằng đồng Việt Nam

Triệu đồngBằng ngoại tệ

Triệu đồngTổng cộngTriệu đồng

Tiền gửi thanh toán 22.858.370 19.757.516 42.615.886Tiền gửi có kỳ hạn 23.649.680 13.731.887 37.381.567Tiền gửi tiết kiệm 21.709.310 21.538.012 43.247.322Tiền gửi ký quỹ 574.178 349.737 923.915Tiền gửi vốn chuyên dùng 843.639 2.003.365 2.847.004

69.635.177 57.380.517 127.015.694

Lãi suất tiền gửi áp dụng như sau:

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Lãi suất% năm

Tiền gửi thanh toán bằng VND 2,4% - 3%Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ 1% – 1,25%Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND 7% - 17,5%Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ 1,75% – 6,8%Tiền gửi tiết kiệm VND 7% - 17,5%Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ 1,75% – 6,80%

18 VỐN TàI Trợ ỦY THÁC ĐẦu Tư, CHO VAY CÁC TỔ CHỨC TíN dỤNG CHỊu rỦI rO

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Khoản vay từ Raiffeisen Zentralbank Österreich AG (*)2.546.551 2.412.900

Vốn nhận từ các tổ chức, cá nhân khác thông qua các hợp đồng mua bán và cam kết mua lại chứng khoán 555.226 494.146

Quỹ nhận từ các tổ chức quốc tế 18 173.101.795 2.907.063

(*) Khoản vay này được thực hiện theo hợp đồng song phương giữa Ngân hàng và Raiffeisen Zentralbank Österreich AG (RZB) – chi nhánh Singapore. Theo hợp đồng này, RZB cho Ngân hàng vay 150.000.000 đô la Mỹ, thời hạn 5 năm với lãi suất tại thời điểm ngày 31/12/2008 là chi phí vốn của RZB (3,25%/năm) cộng thêm margin 0,225% (tương đương 3,475%/năm tại thời điểm ngày 31.12.2008). Đổi lại, Ngân hàng phải duy trì một khoản ký quỹ trị giá 19,5 triệu Đô la Mỹ (tương đương 331.052 triệu đồng tại ngày 31.12.2008) tại RZB đồng thời cầm cố qua hình thức chứng chỉ bảo lãnh vốn vay bằng khoản chứng khoán nợ đảm bảo thanh toán giá trị vốn gốc đầu tư vào ngày đáo hạn trị giá 150 triệu Đô la Mỹ do Ngân hàng UBS-AG, chi nhánh Jersey phát hành (xem Thuyết minh số 9.2).

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 77: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 74

19 CÁC GIẤY TỜ CO GIÁ

31.12.2008Bằng đồng Việt Nam

Triệu đồng Bằng ngoại tệ

Triệu đồngTổng cộngTriệu đồng

Chứng chỉ tiền gửiNgắn hạn 1.344 955.150 956.494Trung hạn 93.642 1.841.252 1.934.894

94.986 2.796.402 2.891.388

Tín phiếu và trái phiếuNgắn hạn 1.143 1.859 3.002Trung hạn 26.812 813 27.625

27.955 2.672 30.627122.941 2.799.074 2.922.015

01.06.2008Bằng đồng Việt Nam

Triệu đồng Bằng ngoại tệ

Triệu đồngTổng cộngTriệu đồng

Chứng chỉ tiền gửiNgắn hạn 28.738 1.341.432 1.370.170Trung hạn 338.566 859.572 1.198.138

367.304 2.201.004 2.568.308

Tín phiếu và trái phiếuNgắn hạn 5.347 3.667 9.014Trung hạn 27.721 827 28.548

33.068 4.494 37.562400.372 2.205.498 2.605.870

Lãi suất được áp dụng như sau:

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008Lãi suất% / năm

Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng đồng Việt Nam -Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng đô la Mỹ -Chứng chỉ tiền gửi trung hạn bằng đồng Việt Nam 9,12% - 17,7%Chứng chỉ tiền gửi trung hạn bằng đô la Mỹ -

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 78: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 75

20 CÁC KHOảN Nợ KHÁC

31.12.2008 Triệu đồng

01.06.2008 Triệu đồng

Lãi dự chi 2.835.614 1.937.658Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải trả 6.598 142.647Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 458 640Phải trả liên quan đến tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu (thuyết minh 20.1) 1.109.038 8.881.899

Phải trả Nhà nước Việt Nam liên quan đến dự phòng trợ cấp mất việc làm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại ngày 01.06.2008

48.698 -

Phải trả Nhà nước Việt Nam sau khi xử lý các khoản liên quan đến tổng vốn và quỹ dự trữ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại ngày 01.06.2008:

- Chênh lệch vốn điều lệ và vốn khác (Thuyết minh 22.1) 164.440 -- Chênh lệch phần lợi nhuận lũy kế và các quỹ (Thuyết minh 23) 3.010.740 -Các khoản nợ khác (thuyết minh 20.2) 3.582.474 3.057.577Dự phòng cho các cam kết và nợ tiềm tàng (thuyết minh 20.3) 791.975 578.998

11.550.035 14.599.419

20.1 phải trả liên quan đến tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu

Triệu đồng

Tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư tham gia đấu thầu 7.179.988Tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên 342.836Giá trị chuyển đổi trái phiếu tăng vốn thành cổ phiếu 1.359.075Số dư phải trả tại ngày 01.06.2008 8.881.899Trừ: - chuyển sang vốn điều lệ của Ngân hàng (1.122.854) - chuyển về SCIC (6.650.000) - chuyển trả Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (7)Số dư phải trả tại ngày 31.12.2008 1.109.038

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 79: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 76

20 CÁC KHOảN Nợ KHÁC (TIếp THEO)

20.2 Các khoản phải trả khác

31.12.2008 Triệu đồng

01.06.2008 Triệu đồng

Các khoản phải trả công nhân viên 444.557 189.445Các khoản phải trả về XDCB, mua sắm tài sản cố định 179.346 122.943Dự phòng trợ cấp mất việc làm 2.994 49.376Thu nhập lãi đầu tư từ phần được giảm dự trữ bắt buộc đang chờ hướng dẫn của NHNN

19.663 19.663

Thu lãi trái phiếu chính phủ đặc biệt liên quan đến giai đoạn trước khi chuyển thành ngân hàng cổ phần

49.031 -

Phải nộp thuế giá trị gia tăng 16.364 17.452Các khoản thuế khác phải nộp 29.296 25.097Thu được từ bán lại các khoản vay, tài sản đảm bảo, và sử dụng tài sản xiết nợ

3.215 24.231

Lãi nhận trước từ đầu tư và chứng khoán chưa phân bổ 500.174 369.857Chuyển tiền phải trả 327.840 463.667Tiền giữ hộ và đợi thanh toán 587.206 579.494Các khoản chờ thanh toán khác 49.355 17.250Các khoản tài trợ của tổ chức thẻ quốc tế để thực hiện các chương trình tiếp thị nhằm phát triển hoạt động thẻ

9.982 9.030

Các khoản phải trả nhà đầu tư chứng khoán 1.030.636 816.857Phải trả khác 332.815 353.215

3.582.474 3.057.577

20.3 dự phòng cho các khoản bảo lanh, chấp nhận thanh toán và cho vay không hủy ngang

Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Tổng sốTriệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Tại ngày 01.06.2008 252.250 326.748 578.998Trích lập trong kỳ 290.056 - 290.056Hoàn nhập trong kỳ - (77.079) (77.079) Tại ngày 31.12.2008 542.306 249.669 791.975

21 THuế THu NHập HOÃN LẠI

Biến động của thuế TNDN hoãn lại trong kỳ như sau:

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng Thuế TNDN hoãn lại phải trả đầu kỳ 640Ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Thuyết minh 36) (216)Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 34Thuế TNDN hoãn lại phải trả cuối kỳ 458

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 80: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 77

21 THuế THu NHập HOÃN LẠI (TIếp THEO)

Thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận tại Vinafico do phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời giữa cơ sở tính thuế TNDN và giá trị ghi sổ liên quan đến các khoản chênh lệch do đánh giá tiền trả trước thuê văn phòng, dự phòng rủi ro tín dụng và khấu hao tài sản cố định tại ngày 31.12.2008.

Ngân hàng và các công ty con khác không ghi nhận thuế TNDN hoãn lại do không có các khoản chênh lệch tạm thời trọng yếu vào thời điểm 31/12/2008.

22 VỐN ĐIỀu LỆ Và VỐN KHÁC

22.1 Vốn điều lệ và vốn khác

Tại ngày 01.06.2008, vốn điều lệ và vốn khác của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được kết chuyển như sau:

Triệu đồng

Số dư tại ngày 01.06.2008 5.702.004Chuyển một phần vốn điều lệ và vốn khác của Ngân hàng sang vốn góp của Nhà nước (5.537.564)Chuyển một phần vốn điều lệ của Ngân hàng sang khoản phải trả Nhà nước (thuyết minh 20)

(164.440)

Vốn góp của Nhà nước được chuyển đến từ một phần vốn điều lệ và vốn khác của Ngân hàng 5.537.564

Vốn góp của Nhà nước được chuyển đến từ một phần lợi nhuận và một phần các quỹ dự trữ của Ngân hàng (thuyết minh 21) 5.440.442

Tổng số vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ 10.978.006Tổng số vốn góp của các cổ đông khác trong vốn điều lệ 1.122.854Số dư vốn điều lệ tại ngày 31.12.2008 12.100.860Vốn khác của các công ty con tại ngày 31.12.2008 63.615Tổng vốn điều lệ và vốn khác tại ngày 31.12.2008 12.164.475

phân tích vốn điều lệ của Ngân hàng1.2

Số cổ phiếu

Vốn cổ phần phổ thông

Thặng dư vốn cổ phần

Tổng vốn cổ phần

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồngTại ngày 01.06.2008 - - - -Mệnh giá của cổ phiếu đã phát hành 1.210.086.026 12.100.860 - 12.100.860Tại ngày 31.12.2008 1.210.086.026 12.100.860 - 12.100.860

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 81: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 78

23

C Q

uỸ

dự

Tr

Ữ V

à p

N p

HỐ

I Lợ

I NH

uậ

N

Đơn

vị:

Triệ

u đồ

ng

Lợi n

huận

để

lại

Quỹ

bổ

sung

vố

n đi

ều lệ

Quỹ

dự

phòn

g tà

i ch

ính

Quỹ

đầu

phát

tr

iển

Quỹ

khe

n th

ưởng

phúc

lợi

Quỹ

đán

h g

iá tà

i sản

Quỹ

chê

nh

lệch

tỷ g

iáTổ

ng s

Tại n

gày

01.0

6.20

08, c

ác q

uỹ v

à lợ

i nhu

ận đ

ể lạ

i của

N

gân

hàng

Ngo

ại th

ương

Việ

t Nam

đượ

c kết

chuy

ển

như

sau:

Số

tại n

gày

01.0

6.20

08:

83.5

3150

4.44

794

0.05

07.

049.

830

149.

719

9.72

897

.093

8.83

4.39

8C

huyể

n m

ột p

hần

lợi n

huận

để

lại v

à m

ột p

hần

các

quỹ

của

Ngâ

n hà

ng s

ang

vốn

góp

của

Nhà

nướ

c (T

huyế

t min

h 22

.1)

(210

.308

)(3

32.5

82)

(610

.408

)(4

.287

.144

)-

--

(5.4

40.4

42)

Chu

yển

một

phầ

n cá

c cá

c qu

ỹ củ

a N

gân

hàng

san

g cá

c kh

oản

phải

trả

Nhà

nướ

c (T

huyế

t min

h 20

)-

(165

.068

)(2

94.3

97)

(2.5

51.2

75)

--

(3.0

10.7

40)

Chu

yển

quỹ

phúc

lợi v

à kh

en th

ưởng

của

Ngâ

n hà

ng

sang

các

kho

ản p

hải t

rả n

hân

viên

Ngâ

n hà

ng-

--

-(1

46.7

15)

--

(146

.715

)

Lãi t

rong

kỳ

1.34

1.59

5-

--

--

-1.

341.

595

Tríc

h lậ

p cá

c qu

ỹ dự

trữ

(356

.754

)64

.453

129.

620

1.07

116

1.61

0-

--

Sử d

ụng

các

quỹ

--

-(1

.654

)-

-(1

.654

)C

hênh

lệch

tỷ g

iá d

o ch

uyển

đổi

các

báo

cáo

tài c

hính

-

--

--

-48

.386

48.3

86C

hênh

lệch

đán

h gi

á lạ

i tài

sản

VIN

AFI

CO

--

--

-(8

55)

-(8

55)

Điề

u ch

ỉnh

khác

604

-10

050

238

81.

594

Số d

ư tạ

i ngà

y 31

.12.

2008

858.

668

71.2

5016

4.96

521

2.48

216

3.46

28.

873

145.

867

1.62

5.56

7

Tạ

i ngà

y 31

/12/

2008

, lợi

nhu

ận đ

ể lạ

i và

các

quỹ

của

các

công

ty c

on, c

ông

ty li

ên d

oanh

công

ty li

ên k

ết li

ên q

uan

đến

cổ p

hần

hóa

chưa

đượ

c qu

yết t

oán

(Thu

yết m

inh

1.3)

.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 82: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 79

24 LÃI TrÊN CỔ pHIếu

Lai cơ bản trên cổ phiếu

Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng số lợi nhuận thuần phân bổ cho các cổ đông của Ngân hàng chia cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong năm.

Từ 01.06.2008 đến

31.12.2008

Triệu đồng

Lợi nhuận thuần phân bổ cho các cổ đông của Ngân hàng 1.341.595Trừ: trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi (161.610)Lợi nhuận dùng để tính lãi trên cổ phiếu 1.179.985Bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành (triệu cổ phiếu) 1.210Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu và lãi trên cổ phiếu có tính pha loãng (đồng/cổ phiếu) 975

25 THu NHập LÃI Và CÁC THu NHập TươNG Tự

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng

Thu nhập lãi cho vay và tạm ứng khách hàng 8.111.509Thu tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác 1.368.401Thu lãi từ chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư 1.552.718Thu nhập khác từ hoạt động tín dụng 4.268Tổng cộng 11.036.896

26 CHI pHí LÃI Và CÁC CHI pHí TươNG Tự

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng Trả lãi tiền gửi khách hàng 6.670.270Trả lãi tiền vay các tổ chức tín dụng trong nước 460.722Trả lãi phát hành chứng chỉ tiền gửi 191.901Chi phí hoạt động tín dụng khác 17.160Tổng cộng 7.340.053

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 83: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 80

27 THu NHập TỪ HOẠT ĐỘNG dỊCH VỤ

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng Dịch vụ bảo lãnh 60.434Dịch vụ thanh toán 336.728Dịch vụ ngân quỹ 39.325Dịch vụ ủy thác và trung gian 1.121Các dịch vụ khác 243.273

680.881

28 CHI pHí HOẠT ĐỘNG dỊCH VỤ

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng

Dịch vụ thanh toán 122.303Dịch vụ ngân quỹ 7.986Dịch vụ viễn thông 16.688Dịch vụ ủy thác và trung gian 3.313Các dịch vụ khác 62.990

213.280

29 LÃI THuẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH dOANH NGOẠI HỐI

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng

Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng 2.193.994Lãi từ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại tài khoản ngoại tệ kinh doanh cuối kỳ 2.371

2.196.365

Lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ (1.574.192)Lỗ từ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại tài khoản kinh doanh ngoại tệ cuối kỳ (15.695)Lỗ từ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại vàng cuối kỳ (15.076)

(1.604.963)591.402

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 84: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 81

30 THu NHập THuẦN TỪ MuA, bÁN CHỨNG KHOÁN KINH dOANH

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008Triệu đồng

Thu nhập từ mua, bán chứng khoán kinh doanh 175.119Chi phí từ mua bán chứng khoán kinh doanh (143.287)Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh VCBS 36.059

67.891

31 CHI pHí dự pHòNG CHỨNG KHOÁN ĐẦu Tư

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng

Dự phòng giảm giá chứng khoán nợ sẵn sàng để bán 71.379Dự phòng giảm giá chứng khoán vốn sẵn sàng để bán 12.204

83.583

32 THu NHập TỪ GOp VỐN, MuA CỔ pHẦN

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồngNhận cổ tức từ góp vốn, mua cổ phầnTừ góp vốn, đầu tư dài hạn của Ngân hàng 553.136Trừ: cổ tức nhận từ công ty con, công ty liên doanh liên kết khi hợp nhất (72.165)

480.971Từ hoạt động đầu tư của VCBS 10.846Phân chia lãi/lỗ theo phương pháp vốn chủ sở hữu của các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

53.153

544.970

(*) Nhận cổ tức từ góp vốn và đầu tư dài hạn của Ngân hàng được phân tích như sau:

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng

Nhận cổ tức bằng tiền mặt 85.679Nhận cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận để lại 46.053Nhận cổ tức bằng cổ phiếu từ thặng dư vốn cổ phần 349.239Tổng cộng 480.971

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 85: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 82

33 THu NHập TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng

Thu nhập từ lãi giao dịch hoán đổi 52.492Thu nhập khác 158.436

210.928

34 CHI pHí QuảN LÝ CHuNG

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng

Tiền lương và các chi phí liên quan khác- Lương và trợ cấp 673.967- Khoản chi liên quan đến lương 27.370- Trợ cấp khác 2.924- Chi phí khác 62.344

766.605Chi phí Tài sản cố định

- Khấu hao 216.390- Chi phí Tài sản cố định khác 61.237

277.627Chi phí quản lý 382.675Thuế và lệ phí 92.430Phí bảo hiểm tiền gửi 21.091Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn khác 190.212

1.730.640

35 THuế GIÁ TrỊ GIA TĂNG

Phí và hoa hồng chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo phương pháp khấu trừ, giao dịch ngoại tệ chịu thuế giá trị gia tăng là 10% theo phương pháp trực tiếp. Các nghiệp vụ ngân hàng khác không chịu thuế giá trị gia tăng.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 86: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 83

36 THuế THu NHập dOANH NGHIỆp (“TNdN”)

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng

Thuế hiện hành 304.608Thuế hoãn lại (Thuyết minh 21) (216)

304.392

Khoản thuế trong năm tài chính thể hiện thuế thu nhập doanh nghiệp được tính với thuế suất 28% trên lợi nhuận chịu thuế ước tính trong năm của Ngân hàng và thuế suất từ 17% đến 25% đối với lợi nhuận chịu thuế ước tính của các công ty con và tùy thuộc vào sự kiểm tra và có thể có những điều chỉnh của cơ quan thuế.

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồng Lợi nhuận trước thuế 1.654.708 Điều chỉnh thu nhập chịu thuếPhần chia sẻ lãi trong kỳ của các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh và các công ty liên kết

(53.155)

Lỗ thuần từ đánh giá lại vàng và ngoại tệ 28.469Thu nhập từ trái phiếu giáo dục không chịu thuế TNDN (7.680)Các chi phí không được khấu trừ 15.020Cố tức thu được trong năm không chịu thuế TNDN (491.817)Bù trừ lỗ lũy kế vào lợi nhuận chịu thuế VCBS (48.139)

Lợi nhuận chịu thuế hiện hành 1.097.406 Thuế TNDN hiện hành phát sinh trong kỳ 306.359Miễn giảm thuế TNDN – VCB Tower (1.751)

Thuế TNDN hiện hành phải nộp trong kỳ 304.608Thuế TNDN phải nộp đầu kỳ 142.647Tạm ứng thuế TNDN đầu kỳ (5.441)Thuế TNDN đã nộp trong kỳ (556.799)

Số dư cuối kỳ (114.985)Bao gồm:Thuế TNDN hiện hành phải nộp cuối kỳ (Thuyết minh 20) 6.598Thuế TNDN tạm ứng cuối kỳ (Thuyết minh 14) (121.583)

Các khoản hoàn thuế của Ngân hàng được kiểm tra định kỳ và điều chỉnh bởi cơ quan thuế. Cơ quan thuế vẫn chưa quyết toán thuế kỳ này cho Ngân hàng.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 87: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 84

37 THu NHập CỦA CÁN bỘ CÔNG NHÂN VIÊN

Từ 01.06.2008 đến 31.12.2008

Triệu đồngSố lao động bình quân 7 tháng cuối năm 2008 (người) 9.056Thu nhập của cán bộ, công nhân viên (triệu đồng)Tổng quỹ lương 673.967Khen thưởng -Thu nhập khác -Tổng thu nhập 673.967Lương bình quân 10.63Thu nhập bình quân 10.63

38 NGHĨA VỤ ĐỐI VớI NGÂN sÁCH NHà NướC

Tăng giảm trong kỳKhoản mục 01.06.2008 Số phải nộp Số đã nộp 31.12.2008 Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Thuế GTGT 17.452 115.928 (117.016) 16.364Thuế thu nhập doanh nghiệp 137.206 304.608 (556.799) (114.985)Thuế xuất nhập khẩu - 455 (455) -Thuế nhà – đất - 115 (115) -Thuế thu nhập cá nhân 7.624 19.404 (10.821) 16.207Các loại thuế và phí khác 17.473 34.060 (38.444) 13.089 Tổng cộng 179.755 474.570 (723.650) (69.325)

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 88: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 85

39 CÁC CAM KếT NGOẠI bảNG

Tổng số các bảo lãnh, thư tín dụng và các cam kết khác còn hiệu lực như sau:

31.12.2008 01.06.2008Bằng đồng

Việt NamTriệu đồng

Bằng ngoại tệTriệu đồng

Tổng cộngTriệu đồng Triệu đồng

Thư tín dụng 1.417 26.937.480 26.938.897 36.136.314Bảo lãnh tài chính 4.482.086 6.849.550 11.331.636 10.018.302Cam kết cho vay chưa giải ngân 18.659.305 2.051.712 20.711.017 39.006.389

23.142.808 35.838.742 58.981.550 85.161.005

40 CÁC sự KIỆN XảY rA sAu NGàY Lập bÁO CÁO

Ngày 12/1/2009, Ngân hàng nhận được Công văn 446/BTC-TCDN từ BTC phúc đáp Công văn 1602/NHNT.KTTC và Công văn 1624/NHNT.KTTC của Ngân hàng (Thuyết minh 1.3). Theo hướng dẫn tại Công văn 446, Ngân hàng phải báo cáo NHNN phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu được từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế vốn Nhà nước tại thời điểm Ngân hàng được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh lần đầu.

Ngày 20/1/2009, Ngân hàng đã có Công văn số 81/NHNT.KTTC trình NHNN báo cáo về các vấn đề quyết toán nói trên.

Ngày 03/04/2009, NHNN đã có Công văn số 2347/NHNN-CNH của NHNN thông báo về công việc cần chuẩn bị và bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện các quyết toán, bàn giao vốn giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Do vậy, tại ngày 31/12/2008 và tại ngày ký các báo cáo này, việc quyết toán và bàn giao vốn của Ngân hàng chưa hoàn tất.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 89: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 86

41 GIAO dỊCH VớI CÁC bÊN LIÊN QuAN

Trong kỳ, Ngân hàng thực hiện các giao dịch và số dư trọng yếu với các bên liên quan như sau:

(a) Chi tiết số dư với các bên liên quan

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt NamCác khoản vay (40.534) (52.299)Tiền gửi thanh toán, bù trừ và dự trữ bắt buộc 30.561.417 4.721.195Tiền gửi không kỳ hạn (3.890.190) (1.306.328)Lãi và các khoản phải trả khác (19.663) (55.931)

Bộ Tài chínhCho vay 3.521.378 3.489.853Thu lãi tiền cho vay 82.655 66.404Tiền gửi không kỳ hạn (5.584.909) (6.836.012)

Ngân hàng liên doanh Shinhan VinaTiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng (134.043) (5.139)Tiền gửi có kỳ hạn tại Vietcombank - (260.860)Tiền gửi có kỳ hạn tại Shinhan Vina 169.770 200.000

(b) Chi tiết giao dịch với các bên liên quan

31.12.2008Triệu đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt NamThu lãi tiền gửi tại NHNN 153.096Chi lãi tiền gửi của NHNN (30.843)Chi lãi tiền vay cho NHNN (260.442)

Bộ Tài chínhChi lãi tiền gửi không kỳ hạn của NHNN (50.728)

Ngân hàng liên doanh Shinhan VinaThu lãi cho vay 31.341Chi lãi tiền vay (4.714)

Các giao dịch liên quan đến vốn của Ngân hàng được trình bày ở Thuyết minh 22.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 90: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 87

41 GIAO dỊCH VớI CÁC bÊN LIÊN QuAN (TIếp TỤC)

(c) Lương và các khoản phụ cấp của Hội đồng Quản trị và ban Điều hành

31.12.2008Triệu đồng

Lương của Ban Điều hành 2.939Các khoản phụ cấp của Ban Điều hành và Hội đồng Quản trị 815

42 CÁC CÔNG CỤ TàI CHíNH pHÁI sINH Và CÁC TàI sảN TàI CHíNH KHÁC

Ngày 31.12.2008Tổng giá trị của hợp

đồng (theo tỉ giá ngày hiệu lực hợp đồng)

Tổng giá trị ghi sổ kế toán(theo tỉ giá tại ngày 31.12.2008)

Tài sản Công nợTriệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ 1.999.232 - -- Giao dịch hoán đổi tiền tệ - - -- Mua quyền chọn tiền tệ - - -- Bán quyền chọn tiền tệ - - -- Giao dịch tương lai tiền tệ - - -

1.999.232 - -Các công cụ tài chính phái sinh khác - - -

1.999.232 - -

43 CAM KếT CHO THuÊ HOẠT ĐỘNG

31.12.2008 01.06.2008Triệu đồng Triệu đồng

Các cam kết cho thuê hoạt động không thể hủy ngang 539.053 345.518Trong đó:

- Đến hạn trước 31/12/2008 - 33.862- Đến hạn trong 1 năm 61.848 69.139- Đến hạn từ 2 đến 5 năm 181.753 171.624- Đến hạn sau 5 năm 295.452 70.893

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 91: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 88

44 QuảN LÝ rỦI rO TàI CHíNH

44.1 rủi ro công cụ tài chính phái sinh

Hiện tại, các biện pháp phòng ngừa rủi ro các công cụ tài chính phái sinh mà cụ thể là các hợp đồng kỳ hạn, được Ngân hàng tuân thủ chặt chẽ trên cơ sở các quy định pháp lý của NHNN về quản lý ngoại hối (Pháp lệnh ngoại hối năm 2006) cũng như các qui định có liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước về trạng thái ngoại hối tại Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 7/10/2002. Theo đó, các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối được phép để mở trạng thái ngoại hối trong ngày không quá 30% vốn tự có.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối kỳ hạn tại Ngân hàng được quản lý chặt chẽ theo các qui định nội bộ của Ngân hàng. Các giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng và các giao dịch ngoại hối khác cũng như giao dịch vốn (vay/gửi) tại Ngân hàng được thực hiện trên cơ sở quản lý tập trung và thống nhất tại Hội sở chính. Theo chính sách và qui định nội bộ của Ngân hàng, các chi nhánh chỉ được phép giao dịch với khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn trạng thái chung và các quy định liên quan về hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, song không được phép giữ trạng thái để tránh các rủi ro về tỷ giá và thanh toán. Theo qui định số 1073/QĐ.NHNT-KDNT ngày 29/9/2006 vê mua bán và điều hòa ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, các hoạt động giao dịch ngoại hối, bao gồm giao dịch ngoại hối kỳ hạn, được quản lý và điều hòa thống nhất qua hệ thống tài khoản nội bộ của Ngân hàng. Theo qui định này, mọi trạng thái ngoại hối tại chi nhánh bao gồm cả các trạng thái giao dịch kỳ hạn vào thời điểm cuối ngày giao dịch sẽ được hệ thống của Ngân hàng tự động cân bằng trạng thái với Hội sở chính. Ngoài việc đảm bảo lợi nhuận mong muốn cho các giao dịch kỳ hạn, an toàn trạng thái ngoại hối được Ngân hàng đặt lên v࿋ trí hàng đầu.

44.2 rủi ro tín dụng

Ngân hàng luôn phải đứng trước các rủi ro tín dụng, đó là nguy cơ mất mát về tài chính khi các bên đối tác không thể hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn. Rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu trong nghiệp vụ cho vay dưới hình thức các khoản vay và tạm ứng, trong đầu tư dưới hình thức các chứng khoán nợ. Các công cụ tài chính ngoại bảng, như cam kết cho vay, cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Quản lý vầ kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua các chính sách và thủ tục có liên quan, trong đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng và hoạt động của Hội đồng xử lý rủi ro và Hội đồng tín dụng.

Ngân hàng tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng của các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các tổ chức tín dụng khác dựa trên quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Thuyết minh 2.7 và 2.8).

Để quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng sử dụng các công cụ: xây dựng chính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng; xây dựng các quy trình tín dụng; thực hiện rà soát rủi ro tín dụng; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ; Phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 92: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 89

44 QuảN LÝ rỦI rO TàI CHíNH (TIếp THEO)

44.3 rủi ro thị trường

a. rủi ro lai suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro khi luồng tiền trong tương lai của công cụ tài chính diễn biến bất thường do những biến động của lãi suất thị trường. Ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất bằng cách theo dõi mức độ biến động hàng tháng của lãi suất đối với các kỳ hạn.

Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất cho tới kỳ điều chỉnh lãi suất gần nhất của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng.

Các giả định và điều kiện sau được áp dụng để phân tích thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản mục tài sản và công nợ trên Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng.

Tiền mặt, vàng bạc đá quý; góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất

động sản đầu tư và các tài sản khác) được xếp vào nhóm các khoản mục không chịu lãi.

Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam được xếp loại tiền gửi thanh toán, do đó kỳ hạn điều chỉnh

lãi suất thực tế được xếp loại đến một tháng.

Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh phụ thuộc vào

quy định về lãi suất của tổ chức phát hành đối với từng chứng khoán.

Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, cho vay khách

hàng, các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các khoản tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng và tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: Thời hạn điều chỉnh lãi suất •thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Các khoản mục có lãi suất thả nổi: Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên kỳ điều chỉnh lãi •suất gần nhất tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các giấy tờ có giá đã phát hành được xác định dựa trên thời gian

đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá; phụ thuộc vào quy định về lãi suất của Ngân hàng đối với từng đợt phát hành.

Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản vay khác là từ 1 đến 5 năm.

Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản nợ khác là từ 1 đến 3 tháng. Trên thực tế, các khoản

mục này có thế có thời gian điều chỉnh lãi suất khác nhau.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 93: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 90

44

Qu

ảN

rỦ

I rO

I CH

íNH

(TIế

p TH

EO)

44.3

r

ủi ro

thị t

rườn

g (ti

ếp th

eo)

a.

rủi

ro la

i suấ

t (tiế

p th

eo)

Bả

ng d

ưới đ

ây tó

m tắ

t rủi

ro lã

i suấ

t của

Vie

tcom

bank

.

Ngà

y 31

.12.

2008

Quá

hạn

Khô

ng c

hịu

lãi s

uất

Tron

g vò

ng

1 th

áng

Từ 1

-3

thán

gTừ

3-6

th

áng

Từ 6

-12

thán

gTừ

1-5

N

ămTr

ên 5

năm

Tổng

cộ

ng

Tài s

ản

Tiền

mặt

, vàn

g bạ

c, đ

á qu

í -

3.48

2.20

9-

--

--

-3.

482.

209

Tiền

gửi

tại N

HN

N-

-30

.561

.417

--

--

-30

.561

.417

Tiền

vàn

g gử

i tại

các

TC

TD k

hác

cho

vay

các

TCTD

khá

c (*

) -

2.86

421

.887

.471

5.22

3.95

31.

076.

582

1.27

3.50

091

2.77

1-

30.3

77.1

41

Chứ

ng k

hoán

kin

h do

anh

(*)

-40

3.69

8-

--

--

-40

3.69

8C

ác cô

ng cụ

tài c

hính

phá

i sin

h và

các

tài s

ản tà

i chí

nh k

hác

--

--

--

--

-

Cho

vay

khá

ch h

àng

(*)

2.81

1.98

8-

25.1

13.4

3025

.781

.250

27.2

68.6

227.

715.

711

8.08

5.16

516

.016

.799

112.

792.

965

Chứ

ng k

hoán

đầu

tư (*

)-

-20

01.

324.

850

1.05

9.62

28.

370.

856

26.8

01.3

764.

348.

134

41.9

05.0

38G

óp v

ốn, đ

ầu tư

dài

hạn

(*)

-3.

151.

846

--

--

--

3.15

1.84

6Tà

i sản

cố

định

bất đ

ộng

sản

đầ

u tư

-1.

360.

853

--

--

--

1.36

0.85

3

Tài s

ản k

hác

(*)

- 2.

837.

340

- -

- -

- -

2.83

7.34

0

Tổng

tài s

ản

2.81

1.98

8 11

.238

.810

77

.562

.518

32

.330

.053

29

.404

.826

17

.360

.067

35

.799

.312

20

.364

.933

22

6.87

2.50

7

Côn

g nợ

Ti

ền g

ửi c

ủa v

à va

y từ

NH

NN

các

TCTD

khá

c

- 5.

002

26.5

18.3

453.

470.

109

1.41

9.80

0-

1.99

2.89

110

.000

33.4

16.1

47

Tiền

gửi

của

khá

ch h

àng

- -

86.3

04.1

7630

.424

.444

12.0

65.7

2424

.771

.057

3.50

1.61

8-

157.

067.

019

Các

công

cụ tà

i chí

nh p

hái s

inh

và cá

c kh

oản

nợ tà

i chí

nh k

hác

- -

--

--

--

-

Vốn

tài t

rợ, ủ

y th

ác đ

ầu t

ư, c

ho v

ay

TCTD

chị

u rủ

i ro

- 18

-3.

101.

777

--

--

3.10

1.79

5

Trái

phi

ếu c

huyể

n đổ

i (h

oặc

phát

nh g

iấy

tờ c

ó gi

á)-

-67

0.30

230

0.93

376

7.62

91.

183.

151

--

2.92

2.01

5

Nợ

khác

- 11

.550

.035

--

--

--

11.5

50.0

35

Tổng

côn

g nợ

- 11

.555

.055

11

3.49

2.82

3 37

.297

.263

14

.253

.153

25

.954

.208

5.

494.

509

10.0

00

208.

057.

011

Chê

nh lệ

ch

2.81

1.98

8 (3

16.2

45)

(35.

930.

305)

(4.9

67.2

10)

15.1

51.6

73(8

.594

.141

) 30

.304

.803

20

.354

.933

18

.815

.496

(*) C

ác k

hoản

mục

này

chưa

trừ

các l

oại d

ự ph

òng.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 94: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 91

44 QuảN LÝ rỦI rO TàI CHíNH (TIếp THEO)

44.3 rủi ro thị trường (tiếp theo)

rủi ro tiền tệb.

Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá. Ngân hàng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là đồng Việt Nam. Đổng tiền giao dịch chính của Ngân hàng cũng là đồng Việt Nam. Trong năm vừa qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ dao động nhiều. Các khoản cho vay khách hàng của Ngân hàng chủ yếu bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ. Một số tài sản khác của Ngân hàng bằng ngoại tệ khác ngoài đồng Việt Nam và đô la Mỹ. Ngân hàng đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của Ngân hàng và các quy định của NHNN. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Phân loại tài sản và công nợ theo loại tiền tệ đã được quy đổi sang triệu đồng Việt Nam vào ngày 31/12/2008 như sau:

Đơn vị: đồng Việt Nam

Tại ngày 31.12.2008 VND EUR USD Vàng Khác Tổng cộng

Tài sản Tiền mặt, vàng bạc, đá quí 2.120.863 136.865 806.139 254.341 164.001 3.482.209Tiền gửi tại NHNN 4.098.428 - 26.462.989 - - 30.561.417Tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (*)

11.268.690 3.454.493 13.310.331 - 2.343.627 30.377.141

Chứng khoán kinh doanh (*) 403.698 - - - - 403.698Cho vay khách hàng (*) 67.434.136 1.196.332 44.108.173 - 54.324 112.792.965Chứng khoán đầu tư (*) 32.589.592 - 9.315.446 - - 41.905.038Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) 2.364.451 - 787.395 - - 3.151.846Tài sản cố định và bất động sản đầu tư 1.360.853 - - - - 1.360.853Tài sản có khác (*) 1.970.548 34.801 803.353 - 28.638 2.837.340

Tổng tài sản 123.611.259 4.822.491 95.593.826 254.341 2.590.590 226.872.507

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữuTiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác 10.534.558 896.007 21.031.747 - 953.835 33.416.147Tiền gửi của khách hàng 85.621.062 3.728.238 66.204.650 - 1.513.069 157.067.019Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác

- - - - - -

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro

555.227 - 2.546.568 - - 3.101.795

Trái phiếu chuyển đổi (hoặc phát hành giấy tờ có giá)

122.941 262.698 2.536.376 - - 2.922.015

Nợ khác 10.001.724 84.003 1.427.508 - 36.800 11.550.035

Tổng cộng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 106.835.512 4.970.946 93.746.849 - 2.503.704 208.057.011

Trạng thái tiền tệ nội ngoại bảng 16.775.747 (148.455) 1.846.977 254.341 86.886 18.815.496

(*) Khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 95: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 92

44 QuảN LÝ rỦI rO TàI CHíNH (TIếp THEO)

44.3 rủi ro thị trường (tiếp theo)

c. rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là tình huống Ngân hàng không thể thực hiện các cam kết tài chính đã thỏa thuận đối với khách hang hoặc đối tác do không huy động đủ vốn hoặc không thanh khoản được tài sản.

Thời gian đáo hạn của các tài sản và công nợ thể hiện thời gian còn lại của tài sản và công nợ tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng đến kỳ thanh toán theo quy định trong hợp đồng hoặc trong điều khoản phát hành.

Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời gian đến hạn của các tài sản và công nợ trên Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng:

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xem như tiền gửi thanh toán, bao gồm cả tiền gửi dự

trữ bắt buộc. Số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào thành phần và kỳ hạn của các khoản tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng;

Thời gian đáo hạn của chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn của từng loại chứng khoán

theo như quy định của đơn vị phát hành;

Thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi vào cho vay các tổ chức tín dụng và các khoản cho vay khách

hàng được xác định dựa trên ngày đến hạn mà hợp đồng quy định. Thời gian đáo hạn thực tế có thể thay đổi do các hợp đồng cho vay được gia hạn. Ngoài ra, các khoản cho vay khách hàng được thể hiện bằng giá trị ban đầu trừ dự phòng rủi ro tín dụng;

Thời gian đến hạn của các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần được coi là hơn một năm do các khoản

đầu tư này không có thời gian đáo hạn xác định;

Các khoản tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng và các khoản tiền gửi của khách hàng được xác định

dựa vào tính chất của các khoản này hoặc thời gian đáo hạn trên hợp đồng. Ví dụ như tài khoản Vostro và tiền gửi thanh toán dùng để thực hiện yêu cầu giao dịch của khách hàng nên được xếp loại không kỳ hạn. Thời gian đáo hạn với các khoản vay và tiền gửi có kỳ hạn được xác định dựa trên ngày đến hạn theo hợp đồng. Trên thực tế, các khoản này có thể được quay vòng và duy trì trong thời gian lâu hơn.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 96: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 93

44

Qu

ảN

rỦ

I rO

I CH

íNH

(TIế

p TH

EO)

44.3

r

ủi ro

thị t

rườn

g (ti

ếp th

eo)

c.

rủi

ro th

anh

khoả

n (ti

ếp th

eo)

Bả

ng d

ưới đ

ây tó

m tắ

t các

kho

ản tà

i sản

nợ c

ủa V

ietc

omba

nk th

eo n

hóm

kỳ

hạn

tính

từ n

gày

kết t

húc

năm

tài c

hính

đến

ngà

y đá

o hạ

n:

Đơn

vị:

đồng

Việ

t Nam

Nợ

Kỳ

hạn

Tại n

gày

31.1

2.20

08Tr

ên 3

th

áng

Đến

3 th

áng

Đến

1 th

áng

1-3

thán

g 3-

12

thán

g 1-

5 nă

mTr

ên 5

mTổ

ng c

ộng

Tài s

ản

Tiền

mặt

, vàn

g bạ

c, đ

á qu

í -

-3.

482.

209

--

--

3.48

2.20

9Ti

ền g

ửi tạ

i NH

NN

--

30.5

61.4

17-

--

-30

.561

.417

Tiền

vàn

g gử

i tại

các

TC

TD k

hác

và c

ho v

ay c

ác

TCTD

khá

c (*

) -

-21

.662

.929

6.02

3.10

21.

440.

819

1.21

8.03

432

.257

30.3

77.1

41

Chứ

ng k

hoán

kin

h do

anh

(*)

--

-40

3.69

8-

--

403.

698

Các

côn

g cụ

tài c

hính

phá

i sin

h và

các

tài s

ản tà

i ch

ính

khác

--

--

--

--

Cho

vay

khá

ch h

àng

(*)

1.01

4.16

91.

797.

819

5.54

6.21

719

.180

.651

34.6

33.7

0015

.381

.824

35.2

38.5

8511

2.79

2.96

5C

hứng

kho

án đ

ầu tư

(*)

--

200

1.32

4.85

09.

430.

478

26.8

01.3

764.

348.

134

41.9

05.0

38G

óp v

ốn, đ

ầu tư

dài

hạn

(*)

--

976.

261

--

1.00

8.45

71.

167.

128

3.15

1.84

6Tà

i sản

cố

định

bất đ

ộng

sản

đầu

tư-

--

--

5.10

41.

355.

749

1.36

0.85

3Tà

i sản

khá

c (*

) -

-27

.298

2.81

0.04

2-

--

2.83

7.34

0

Tổng

tài s

ản

1.01

4.16

9 1.

797.

819

62.2

56.5

31

29.7

42.3

43

45.5

04.9

97

44.4

14.7

95

42.1

41.8

53

226.

872.

507

Côn

g nợ

Tiền

gửi

của

vay

từ N

HN

N

và c

ác T

CTD

khá

c

--

24.8

22.1

4597

.209

4.10

1.63

64.

371.

246

23.9

1133

.416

.147

Tiền

gửi

của

khá

ch h

àng

--

85.5

63.8

8031

.118

.941

36.8

36.7

813.

522.

970

24.4

4715

7.06

7.01

9C

ác c

ông

cụ tà

i chí

nh p

hái s

inh

và c

ác k

hoản

nợ

tài c

hính

khá

c-

--

--

--

-

Vốn

tài t

rợ, ủ

y th

ác đ

ầu tư

, cho

vay

TC

TD

chịu

rủi r

o -

--

--

3.10

1.79

5-

3.10

1.79

5

Trái

phi

ếu c

huyể

n đổ

i (ho

ặc p

hát h

ành

gi

ấy tờ

giá)

--

469.

717

501.

518

1.95

0.78

0-

-2.

922.

015

Nợ

khác

--

40.0

0111

.510

.034

--

-11

.550

.035

Tổng

côn

g nợ

- -

110.

895.

743

43.2

27.7

02

42.8

89.1

97

10.9

96.0

11

48.3

58

208.

057.

011

Chệ

nh lệ

ch

1.01

4.16

9 1.

797.

819

(48.

639.

212)

(13.

485.

359)

2.61

5.80

0 33

.418

.784

42

.093

.495

18

.815

.496

(*) K

hoản

mục

này

khô

ng tí

nh đ

ến d

ự ph

òng

rủi r

o.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 97: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 94

Báo cáo tài chính hợp nhất đã được Ban Điều hành phê chuẩn ngày 27 tháng 4 năm 2009.

——————————— ————————— ——————————

Phùng Nguyễn Hải Yến Nguyễn Thi Hoa Nguyễn Thị Tâm

Phó phòng kế toán Kế toán trưởng Phó Tổng giám đốc

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 98: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 95

TríCH LượC bÁO CÁO TàI CHíNH

NGÂN HàNG NGOẠI THươNG VIỆT NAM

Báo cáo tài chính hợp nhất soạn lập theo các chuẩn mực kế toán việt nam và các qui định hiện hành áp dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động tại nước CNXHCN Việt Nam

Cho kỳ kế toán từ 1 tháng 1 năm 2008 đến 31 tháng 5 năm 2008

Page 99: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 96

Số tham chiếu: 21088/21008

Kính gửi: Hội đồng Quản trị và ban Điều hành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Chúng tôi đã kiểm toán các báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (sau đây được gọi tắt là “Ngân hàng”) và các công ty con, bao gồm bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 5 năm 2008, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo lợi nhuận để lại hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và thuyết minh các báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo (sau đây được gọi tắt là “các báo cáo tài chính hợp nhất”) như được trình bày từ trang 2 đến trang 72. Việc lập các báo cáo tài chính hợp nhất này thuộc trách nhiệm của Ngân hàng. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính hợp nhất này dựa trên việc kiểm toán của chúng tôi.

Cơ sở Ý kiến Kiểm toán

Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Quốc tế áp dụng tại Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm toán để đạt được mức tin cậy hợp lý về việc các báo cáo tài chính hợp nhất không có các sai sót trọng yếu. Việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra các bằng chứng về số liệu và các thuyết minh trên các báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp chọn mẫu. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các nguyên tắc kế toán đã được áp dụng và các ước tính quan trọng của Ngân hàng cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể các báo cáo tài chính hợp nhất. Chúng tôi tin tưởng rằng công việc kiểm toán của chúng tôi cung cấp cơ sở hợp lý cho ý kiến kiểm toán.

Ý kiến Kiểm toán

Theo ý kiến của chúng tôi, các báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Ngân hàng và các công ty con tại ngày 31 tháng 5 năm 2008, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho giai đoạn từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 đến ngày 31 tháng 5 năm 2008 theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Hệ thống Kế toán các Tổ chức Tín dụng Việt Nam và theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính Việt Nam.

Michael Yu Lim Võ Xuân MinhPhó Tổng Giám đốc Kiểm toán viên phụ tráchKiểm toán viên đã đăng ký Kiểm toán viên đã đăng ký Số đăng ký: 0629/KTV Số đăng ký: 0923/KTV

Hà Nội, Việt NamNgày 14 tháng 1 năm 2009

BÁO CÁO KIểM TOÁN ĐỘC LẬPcác báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và công ty con tại ngày 31 tháng 5 năm 2008 và cho giai đoạn từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 đến 31 tháng 5 năm 2008

Page 100: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 97

Thuyết minh

31/5/2008triệu đồng

31/12/2007số trình bày lại

triệu đồng

TàI SẢNTiền mặt, vàng bạc, đá quý 3 3.131.538 3.204.247 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) 4 4.721.195 11.662.669Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng (“TCTD”) khác 38.289.501 39.180.461

Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác 5.1 3.157.921 2.267.931 Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác 5.2 35.145.414 36.931.525 Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác 5.3 (13.834) (18.995)

Chứng khoán kinh doanh 212.388 1.575.290Chứng khoán kinh doanh 6 336.389 1.588.035Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 6 (124.001) (12.745)

Cho vay khách hàng 106.939.667 95.528.548Cho vay khách hàng 7 109.762.527 97.631.494Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 8 (2.822.860) (2.102.946)

Chứng khoán đầu tư 32.159.344 41.158.733 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 9.1 27.299.465 36.138.203Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 9.2 4.859.879 5.020.530Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư - -

Góp vốn đầu tư dài hạn 2.020.476 1.899.703Đầu tư góp vốn vào công ty liên doanh và công ty liên kết 10 591.246 586.572 Đầu tư góp vốn dài hạn khác 11 1.463.515 1.313.131Dự phòng giảm giá góp vốn đầu tư dài hạn (34.285) -

Tài sản cố định 1.143.228 1.049.157Tài sản cố định hữu hình 12.1 862.198 851.991Nguyên giá tài sản cố định 2.269.253 2.144.857Hao mòn tài sản cố định (1.407.055) (1.292.866)Tài sản cố định vô hình 12.2 281.030 197.166Nguyên giá tài sản cố định 412.238 316.706Hao mòn tài sản cố định (131.208) (119.540)

Tài sản có khác 13 2.534.608 2.104.597 TỔNG TàI SẢN 191.151.945 197.363.405

BẢNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo)

tại ngày 31 tháng 5 năm 2008

Page 101: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 98

Thuyết minh

31/5/2008triệu đồng

31/12/2007số trình bày lại

triệu đồng

NỢ PHẢI TRẢ, VỐN CHỦ SỞ HỮU Và LỢI íCH CỔ ĐÔNG THIểU SỐ

NỢ PHẢI TRẢ Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 14 8.194.549 12.685.256Tiền gửi và vay các TCTD khác 21.138.455 17.939.810

Tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD khác 15.1 4.713.224 6.850.158 Tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác 15.2 15.555.931 11.089.652Vay từ các TCTD khác 869.300 -

Tiền gửi của khách hàng 16 127.015.694 141.589.093Phát hành giấy tờ có giá 17 2.605.870 3.221.058Nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 18 2.907.063 3.362.383Các khoản nợ khác 14.599.419 4.953.706

Lãi dự chi 1.937.658 1.772.320 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải trả 19.1 142.647 311.926Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 19.2 640 642Các khoản phải trả và công nợ khác 20 11.939.476 2.363.917Dự phòng cho các công nợ tiềm ẩn 20 578.998 504.901

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 176.461.050 183.751.306

VỐN CHỦ SỞ HỮUVốn và các quỹ

Vốn điều lệ 21.1 4.429.337 4.429.337Vốn khác 21.1 1.336.282 1.258.266Các quỹ dự trữ 21.2 8.644.046 7.275.832Quỹ chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính 97.093 99.740 Quỹ đánh giá lại tài sản 9.728 9.756Lợi nhuận để lại 83.531 454.828

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 14.600.017 13.527.759LỢI íCH CỔ ĐÔNG THIểU SỐ 90.878 84.340

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ, VỐN CHỦ SỞ HỮU Và LỢI íCH CỔ ĐÔNG THIểU SỐ 191.151.945 197.363.405

BẢNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 102: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 99

CÁC CHỉ TIÊu NGOàI bảNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN Hợp NHẤT

Thuyết minh

31/5/2008triệu đồng

31/12/2007 triệu đồng

Các công nợ tiềm ẩnBảo lãnh tài chính 34 10.018.302 9.073.181Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng 34 36.136.314 31.697.907

46.154.616 40.771.088Các cam kết Cam kết cho vay chưa giải ngân 34 39.006.389 45.038.952

Người lập: Người duyệt: Người duyệt:

Bà Phùng Nguyễn Hải YếnPhó Phòng Kế toán

Bà Nguyễn Thị HoaKế toán Trưởng

Bà Nguyễn Thị TâmPhó Tổng Giám đốc

Hà Nội, Việt NamNgày 14 tháng 1 năm 2009

BẢNG CÂN ĐỐI Kế TOÁN HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 103: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 100

Thuyết minh

Giai đoạn từ 1/1/2008 đến

31/5/2008triệu đồng

Năm tài chính kết thúc ngày

31/12/2007số trình bày lại

triệu đồng

THU NHẬP HOạT ĐỘNGThu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 22 6.197.927 11.338.900Chi phí lãi và các chi phí tương tự 23 (3.271.134) (7.333.973) THU NHẬP LÃI THUÂN 2.926.793 4.004.927 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 24 459.150 1.014.217Chi phí hoạt động dịch vụ 24 (135.864) (287.866) Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 323.286 726.351Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 25 361.509 354.532Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán 26 (393.435) 180.716Lãi /(lỗ) thuần từ đầu tư góp vốn vào CT liên doanh và CT liên kết 10 5.368 78.958Thu nhập từ các khoản đầu tư dài hạn khác 27 129.065 174.914 Thu nhập hoạt động khác 28 53.878 200.348TỔNG THU NHẬP HOạT ĐỘNG 3.406.464 5.720.746 CHI PHí HOạT ĐỘNGChi phí cho cán bộ công nhân viên (438.481) (645.406)Chi phí khấu hao (142.336) (336.970)Chi phí hoạt động khác 29 (382.662) (645.364)TỔNG CHI PHí HOạT ĐỘNG (963.479) (1.627.740) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí 2.442.985 4.093.006Chi phí dự phòng cho vay khách hàng 8 (817.331) (898.880)Hoàn nhập/(trích lập) dự phòng rủi ro tín dụng của các công ty con 8 16.775 -Hoàn nhập/(trích lập) dự phòng cho tài sản xiết nợ 13.2 8.961 (2.400)Hoàn nhập/(trích lập) dự phòng cho vay các TCTD khác 5.161 (18.995)Chi phí dự phòng cho các cam kết ngoại bảng 20 (74.097) (416.808)Thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng 87.298 392.802TỔNG LỢI NHUẬN TRƯƠC THUế 1.669.752 3.148.725Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 19.1 (483.514) (758.773) LỢI NHUẬN SAU THUế 1.186.238 2.389.952Lợi ích cổ đông thiểu số (7.619) (9.394)LỢI NHUẬN THUÂN TRONG KỲ/NăM 1.178.619 2.380.558

Người lập: Người duyệt: Người duyệt:

Bà Phùng Nguyễn Hải YếnPhó Phòng Kế toán

Bà Nguyễn Thị HoaKế toán Trưởng

Bà Nguyễn Thị TâmPhó Tổng Giám đốc

Hà Nội, Việt NamNgày 14 tháng 1 năm 2009

BÁO CÁO KếT QUẢ HOạT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤTcho giai đoạn từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 đến ngày 31 tháng 5 năm 2008

Page 104: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 101

Thuyết minh

Giai đoạn từ 1/1/2008 đến

31/05/2008triệu đồng

Năm tài chính kết thúc ngày

31/12/2007số trình bày lại

triệu đồng

LỢI NHUẬN Để LạI ĐÂU KỲ/NăM 454.828 265.209Lợi nhuận thuần trong kỳ/năm 1.178.619 2.380.558LỢI NHUẬN TRƯƠC KHI PHÂN PHỐI 1.633.447 2.645.767Trừ:

- Tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của VCBS 21.2 (182) -- Tạm trích các quỹ dự trữ trong năm của Ngân hàng 21.2 (1.346.226) (2.152.362)- Điều chỉnh lợi nhuận để lại năm 2007 do ảnh hưởng của bút

toán thoái lãi dự thu khoản đầu tư vào chứng khoán nợ do Ngân hàng UBS – AG Chi nhánh Jerfey phát hành

21.2 - 67.590

- Trích các quỹ dự trữ của Công ty Chứng khoán NHNTVN (“VCBS”) theo TB 102/TB.NHNT.HĐQT

21.2 (200.509) (103.800)

- Tạm trích các quỹ dự trữ trong năm của Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198

21.2 (3.098) (72)

- Biến động khác về lợi nhuận để lại trong năm của VCBS - (5.051) - Trích bổ sung quỹ lương và kinh phí công đoàn của VCBS

năm 2005 và 2006 theo biên bản thẩm định BCTC của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

(4.024) -

- Chi phí không được khấu trừ và thuế TNDN bổ sung theo Biên bản thẩm định BCTC của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

1.708 6.917

- Xử lý khoản lỗ của Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản nợ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do công ty này đã giải thể

- (193)

- Xử lý chênh lệch thuế GTGT giữa biên bản thẩm định và quyết toán thuế từ năm 2002 đến năm 2004

- (1.275)

- Giảm thuế TNDN của Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank theo Biên bản thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

19 201 -

- Điều chỉnh chi phí phân bổ tăng thêm do đánh giá lại đối với tiền thuê đất và thuê nhà trả trước của Vinafico

297 -

- Các khoản khác 1.917 (2.693)LỢI NHUẬN Để LạI CUỐI KỲ/NăM 83.531 454.828

Người lập: Người duyệt: Người duyệt:

Bà Phùng Nguyễn Hải YếnPhó phòng Kế toán

Bà Nguyễn Thị HoaKế toán Trưởng

Bà Nguyễn Thị TâmPhó Tổng Giám đốc

Hà Nội, Việt NamNgày 14 tháng 1 năm 2009

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)

cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Page 105: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 102

Thuyết minh

Giai đoạn từ 1/1/2008 đến

31/05/2008triệu đồng

Năm tài chính kết thúc ngày

31/12/2007số trình bày lại

triệu đồng

LƯU CHUYểN TIỀN TƯ HOạT ĐỘNG KINH DOANHThu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 6.421.366 11.867.825Chi lãi và các khoản chi phí tương tự (3.232.870) (7.365.334)Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và ngoại tệ (31.926) 535.246Thu nhập từ các khoản đầu tư dài hạn khác 71.548 110.209Thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng 87.298 392.802Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác (334.712) (449.447)Các khoản chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ (463.588) (592.946)Thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp trong kỳ/năm 19.1 (657.881) (518.350)Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động 1.859.235 3.980.005(Tăng)/Giảm tài sản hoạt độngCác khoản tiền gửi CKH và cho vay các TCTD khác 4.163.228 3.022.330Các khoản về đầu tư chứng khoán 9.022.920 (11.237.518)Các khoản cho vay khách hàng (12.131.033) (29.888.975)Giảm dư nợ cho vay khách hàng do xử lý bằng nguồn dự phòng trong kỳ/năm 8 (80.203) (288.022)Tài sản có khác (230.144) (283.884)Tăng/(Giảm) công nợ hoạt độngCác khoản nợ Chính phủ và NHNN (4.490.707) (4.106.172)Tiền gửi của các TCTD 3.198.645 5.769.237Tiền gửi của khách hàng (14.573.399) 29.672.756Phát hành giấy tờ có giá (ngoại trừ giấy tờ có giá phát hành được tính vào hoạt động tài chính) (615.188) (5.557.725)Nguồn vốn tài trợ, uỷ thác ĐT, cho vay TCTD chịu rủi ro (455.320) 894.746Sử dụng các quỹ dự trữ 21.2 (108.232) (195.288)Các khoản nợ khác 9.620.163 352.194Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (4.820.035) (7.866.316)LƯU CHUYểN TIỀN TƯ HOạT ĐỘNG ĐÂU TƯMua sắm tài sản cố định (258.352) (291.571)Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 258 575Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác (8.318) (565.140)Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (266.412) (856.136)

BÁO CÁO LƯU CHUYểN TIỀN TÊ HỢP NHẤT tại ngày 31 tháng 5 năm 2008 và cho giai đoạn từ 1 tháng 1 năm 2008 đến 31 tháng 5 năm 2008

Page 106: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 103

Thuyết minh

Giai đoạn từ 1/1/2008 đến

31/05/2008triệu đồng

Năm tài chính kết thúc ngày

31/12/2007số trình bày lại

triệu đồng

LƯU CHUYểN TIỀN TƯ HOạT ĐỘNG TàI CHíNHVốn điều lệ tăng do nhận lãi Trái phiếu Chính phủ đặc biệt - 72.600Các khoản khác - 1.272Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - 73.872Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ/năm (5.086.447) (8.648.580)Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ/năm 49.913.331 58.561.911Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ/năm 30 44.826.884 49.913.331

Người lập: Người duyệt: Người duyệt:

Bà Phùng Nguyễn Hải YếnPhó Phòng Kế toán

Bà Nguyễn Thị HoaKế toán Trưởng

Bà Nguyễn Thị TâmPhó Tổng Giám đốc

Hà Nội, Việt NamNgày 14 tháng 1 năm 2009

BÁO CÁO LƯU CHUYểN TIỀN TÊ HỢP NHẤT (tiếp theo)

tại ngày 31 tháng 5 năm 2008 và cho giai đoạn từ 1 tháng 1 năm 2008 đến 31 tháng 5 năm 2008

Page 107: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

104BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

MạNG LƯƠI CHI NHÁNH

HỘI SỞ CHíNH

198 Trần Quang Khải, Hà NộiĐiện thoại: 84 – 4 - 39343137

Fax: 84 – 4 - 38249067; 84 – 4 - 39343844SWIFT: BFTV VNVX

AN GIANGSố 1 Đường Hùng Vương, TP. Long Xuyên, Tỉnh An GiangĐiện thoại: 84-76 384 3589, 84-76 384 3590Fax: 84-76 384 3590SWIFT: BFTV VNVX 015

BA ĐÌNH39 Đào Tấn, Ba Đình, Hà NộiĐiện thoại: 84-4 3766 5311, 84-4 3766 5312Fax: 84-4 3766 5313

BắC NINH353 Trần Hưng Đạo, TP. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc NinhĐiện thoại: 84-241 381 1855, 84-241 3811 849Fax: 84-76 384 3590SWIFT: BFTV VNVX 015

BếN THàNH69 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. HCMĐiện thoại: 84-76 384 3589, 84-76 384 3590Fax: 84-241 381 1848, 84-241 381 1844SWIFT: BFTV VNVX 035

Page 108: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

105BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

BIÊN HOà22 Đường 3A, Khu công nghiệp Biên Hoà II,TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng NaiĐiện thoại: 84-613 399 1948Fax: 84-613 399 1947

BÌNH DƯƠNG314 Đại lộ Bình Dương, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình DươngĐiện thoại: 84-650 389 8989Fax: 84-650 383 1220SWIFT: BFTV VNVX 028

BÌNH TÂY129-129A Hậu Giang, Phường 5, Quận 6, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 3960 0477, 84-8 3960 0478Fax: 84-8 3960 6217SWIFT: BFTV VNVX 025

BÌNH THạNH169 Đường Điện Biên Phủ,Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 3840 7924Fax: 84-8 3840 7923SWIFT: BFTV VNVX 035

BÌNH THUẬN87 Đường 19/4, TP. Phan Thiết, Bình ThuậnĐiện thoại: 84-62 373 9065Fax: 84-62 373 9066

Cà MAUSố 4 Lạc Long Quân, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà MauĐiện thoại: 84-780 383 5024Fax: 84-780 383 3466SWIFT: BFTV VNVX 019

CAM RANH122 Đường 22/8, P. Cam Thuận, Thị xã Cam Ranh, Tỉnh Khánh HoàĐiện thoại: 84-58 395 2400Fax: 84-58 395 2403

CÂN THƠSố 7 Hoà Bình, TP. Cần ThơĐiện thoại: 84-710 382 0445, 84-710 382 4354Fax: 84-710 382 0694SWIFT: BFTVVNVX 011

CHÂU ĐỐC315 Lê Lợi, Thị xã Châu Đốc, Tỉnh An GiangĐiện thoại: 84-76 3561702Fax: 84-76 3561703

CHƯƠNG DƯƠNG564 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà NộiĐiện thoại: 84-4 3877 7155, 84-4 3877 7159Fax: 84-4 3877 7158SWIFT: BFTV VNVX 054

DUNG QUẤTLô L3 phân khu CN Sài Gòn - Dung Quất,Khu kinh tế Dung Quất, Huyện Bình Sơn, Quảng NgãiĐiện thoại: 84-55 3632333Fax: 84-55 3610806

Đà LạT1 Đường Lê Hồng Phong, Đà Lạt, Lâm ĐồngĐiện thoại: 84-63 3510481Fax: 84-63 510480

Đà NẵNG140 – 142 Đường Lê Lợi, Phường Hải Châu I,Quận Hải Châu, TP. Đà NẵngĐiện thoại: 84-511 381 744184-511 382 3753Fax: 84-511 382 6062

ĐắK LắCSố 6 Trần Hưng Đạo, TP. Ban Mê Thuật, Tỉnh Đắk lắkĐiện thoại: 84-500 3855037 84-500 3831018Fax: 84-500 3855038

Page 109: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

106BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

ĐỒNG NAI77C Đường Hưng Đạo Vương, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng NaiĐiện thoại: 84-61 382 3666Fax: 84-61 382 4191

ĐỒNG THÁP66 Đường 30/4 Phường 01 - Thị xã Cao Lãnh,Tỉnh Đồng ThápĐiện thoại: 84-67 3872115, 84-67 3872110Fax: 84-67 3872119

GIA LAI50 Phan Bội Châu, TP. Pleiku, Tỉnh Gia LaiĐiện thoại: 84-59 828594, 84-59 871685Fax: 84-59 828592

Hạ LONGĐường Hạ Long, TP. Hạ Long, Quảng NinhĐiện thoại: 84-33 3 844748, 84-333 844749Fax: 84-33 384 4746

Hà NỘI344 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 84-4 3974 6666Fax: 84-4 3974 7065SWIFT: BFTV VNVX 002

Hà TÂY484 Quang Trung, Hà Đông, Hà NộiĐiện thoại: 84-4 3355 4545Fax: 84-4 3355 4444

Hà TĩNH11 Phan Đình Phùng, Thị xã Hà Tĩnh, Tỉnh Hà TĩnhĐiện thoại: 84-39 385 7003Fax: 84-39 385 7002SWIFT: BFTV VNVX 020

HẢI DƯƠNG66 Đường Nguyễn Lương Bằng, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải DươngĐiện thoại: 84-320 389 1259, 84-320 389 1099Fax: 84-320 389 1807SWIFT: BFTV VNVX 034

HẢI PHòNG11 Hoàng Diệu, Quận Hồng Bàng, TP. Hải PhòngĐiện thoại: 84-31 384 2115, 84-31 382 2247Fax: 84-31 384 1117SWIFT: BFTV VNVX 003

HOàN KIếM23 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 84-4-3826 9954 HỒ CHí MINH29 Bến Chương Dương, Quận 1, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 3829 7245Fax: 84-8 3829 7228SWIFT: BFTV VNVX 007

HUế78 Hùng Vương, TP HuếĐiện thoại: 84-54 382 4795, 84-54 381 1900Fax: 84-54 382 4631SWIFT: BFTV VNVX 016

HƯNG YÊNĐường 39, Xã Nghĩa Hiệp, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên Fax: 84-321 3941042SWIFT: 84-321 3941044

KHU CÔNG NGHIÊP BÌNH DƯƠNG Đường ĐT743, Xã Bình Hoà, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình DươngĐiện thoại: 84-650 371 0721, 84-650 371 0722Fax: 84-650 371 0725

KIÊN GIANGSố 2 Mạc Cửu, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên GiangĐiện thoại: 84-77 386 8149, 84-77 386 3427Fax: 84-77 392 2009, 84-77 386 6243SWIFT: BFTV VNVX 009

LONG AN134-138 Nguyễn Hữu Thọ, Bến Lức, Long AnĐiện thoại: 84-72 363 3682, 84-72 363 3685Fax: 84-72 363 3687

MạNG LƯƠI CHI NHÁNH

Page 110: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

107BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

MÓNG CÁISố 2 Vân Đồn, Thị xã Móng Cái, Tỉnh Quảng NinhĐiện thoại: 84-33 388 1628, 84-33 388 7575Fax: 84-33 388 1676

NAM SàI GòNKhu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 3770 1634Fax: 84-8 3770 1635SWIFT: BFTV VNVX 018

NHA TRANG17 Đường Quang Trung, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà Điện thoại: 84-58 382 1483, 84-58 381 5558Fax: 84-58 381 5114, 84-58 382 3806SWIFT: BFTV VNVX 006

NHƠN TRạCHĐường 25B, Khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng NaiĐiện thoại: 84-613 3560034, 84-613 3560882Fax: 84-613 3560880

PHÚ TàIQuốc lộ 1A, Phường Trần Quang Diệu, Tỉnh Bình Định Điện thoại: 84-56 3741038, 84-56 3211690Fax: 84-56 3741007

PHÚ THọ664 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 3866 2155Fax: 84-8 3865 5973

QUẬN 52D-2E Lý Thường Kiệt, Quận 5, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 3957 0727Fax: 84-8 3957 0726

QUẢNG BÌNH3 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng BìnhĐiện thoại: 84-52 384 0380, 84-52 384 0662Fax: 84-52 382 8347

QUẢNG NAM35 Trần Hưng Đạo, Thị xã Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam Điện thoại: 84-510 3210898, 84-510 3810673Fax: 84-510 3813061, 84-510 3813235SWIFT: BFTV VNVX 065

QUẢNG NGÃI345 Hùng Vương, Thị xã Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: 84-55 3811941, 84-55 3241312Fax: 84-55 3710853

QUẢNG NINH703 Lê Thánh Tông, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Điện thoại: 84-33 3629215, 84-33 3828914Fax: 84-33 3827206

QUY NHƠN152 Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình ĐịnhĐiện thoại: 84-56 3821498Fax: 84-56 3823181SWIFT: BFTV VNVX 005

SỞ GIAO DỊCHSố 31-33 Phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 84-4 3936 8547, 84-4 3824 1395Fax: 84-4 3936 5534SWIFT: BFTV VNVX 001

SÓC TRăNG27 Hai Bà Trưng, Thị xã Sóc Trăng, Tỉnh Sóc TrăngĐiện thoại: 84-79 3821036Fax: 84-71 3824186SWIFT: BFTV VNVX 032

SÓNG THÂN1 Xa lộ Trường Sơn, Dĩ An, Bình DươngĐiện thoại: 84-8 37241627, 84-8 37242646Fax: 84-8 37241498

TÂN BÌNHE-Town 364 Cộng Hoà, Quận Tân Bình, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 38106454, 84-8 38125175Fax 84-8 38106838

Page 111: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

108BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008

TÂN ĐỊNH72 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 38206157Fax 84-8 38206846

TÂY NINH374 - 376 đường 30/4, Phường 3,Thị xã Tây Ninh, Tỉnh Tây NinhĐiện thoại: 84-66 3818997Fax 84-63 3818998

THÁI BÌNH59 Lê Lợi, Thị xã Thái Bình, Tỉnh Thái BìnhĐiện thoại: 84-36 3836993, 84-36 3836996Fax 84-36 3836994SWIFT: BFTV VNVX 021

THàNH CÔNG30-32 Láng Hạ, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 84-4 37761764, 84-4 37761814Fax 84-4 37761747SWIFT: BFTV VNVX 045

THăNG LONG98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà NộiĐiện thoại: 84-4 37569008, 84-4 37569004Fax 84-4 37569006SWIFT: BFTV VNVX 049

THỦ ĐứC Khu chế xuất Linh Trung I, Thủ Đức, TP. HCMĐiện thoại: 84-8 38966806, 84-8 38962352Fax 84-8 38974176

TIỀN GIANGSố 20-20A, Đường Lý Thường Kiệt, Phường 6,Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.Điện thoại: 84-73 397 5495Fax 84-73 397 5878

TRà NÓCKhu công nghiệp Trà Nóc 1, Q. Bình Thuỷ, TP Cần Thơ Điện thoại: 84-710 3844272Fax 84-710 3843056

VINHSố 9 Đường Nguyễn Sỹ Sách, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An Điện thoại: 84-38 3842033, 84-38 3842426Fax 84-38 3842192 SWIFT: BFTV VNVX 010

VĩNH LỘCKhu hành chính, KCN Vĩnh Lộc,Quận Bình Tân - TP. HCMĐiện thoại: 84-8 37651328Fax 84-8 37651327

VĩNH PHÚC116 Đường Ngô Quyền, Thị xã Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 84-211 720931, 84-211 720920Fax 84-211 720921, 84-211 720934SWIFT: BFTV VNVX 036

VũNG TàU27 - 29 Trần Hưng Đạo, TP. Vũng TàuĐiện thoại: 84-64 3852309, 84-64 3859874Fax 84-64 3859859SWIFT: BFTV VNVX 008

XUÂN ANKhối 1, Thị trấn Xuân An, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: 84-39 3821202, 84-39 3821049Fax: 84-39 3821248

MạNG LƯƠI CHI NHÁNH

Page 112: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN cao thuong...bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 109

CÁC CôNG Ty TrựC THUộC

CôNG Ty CHO THUÊ TÀI CHíNH VIETCOMBANKGiámđốc: Nguyễn Minh Sáu

Tầng 3, 10B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiệnthoại: 84-4 3928 9289

Fax: 84-4 3928 9150

CôNG Ty CHứNG KHOÁN VIETCOMBANKGiámđốc: Ngô Quang Trung

Tầng 17, Toà nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà NộiĐiệnthoại: 84-4 3928 9289

Fax: 84-4 3936 0262 - 84-4 3936 0263

CôNG Ty TNHH CAO ốC VIETCOMBANK 198Giámđốc: Henry Sng

Tầng 13, Toà nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà NộiĐiệnthoại: 84-4 3936 6990

Fax: 84-4-3934 0918

MẠNG lƯớI NƯớC NGOÀI

CôNG Ty TÀI CHíNH VIỆT NAM TẠI HồNG KôNGGiámđốc: Nguyễn Thị Thúy Vân

16th floor, Golden Star Building, 20 lockhard, HongkongĐiệnthoại: 852-28653905

Fax: 852-28660007

VăN PHòNG ĐẠI dIỆN TẠI SINGAPOrEGiámđốc: Nguyễn Thị Hoa

1 raffles Place #26-03 OUB Center, Singapore 048616Điệnthoại: 65-63237558

Fax: 65-62337559