bt tinh huong hoa tuoi colombia-thảo

10
Câu 3: Tóm tắt bối cảnh cạnh tranh, bối cảnh ngành, thị trường tiêu dùng hoa ở Mỹ Bối cảnh tại thời điểm xảy ra tình huống. 1950: 70% tổng số các nhà trồng hoa chủ yếu là các doanh nghiệp gia đình cỡ nhỏ-ở khu vực đông bắc Giao thông hạn chế, các nhà trồng hoa hồng chủ yếu cạnh tranh với nhau, không cần biết đến người sản xuất hay người tiêu dùng tại các nơi khác trong nước cũng như ngoài nước, 1960: sự phát triển của các trang trại lớn và các tiến bộ trong giao thông, đã dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể ở thị trường Bắc Mỹ + các chuyến bay thương mại theo lịch trình đều đặn đã xóa sổ ưu thế của các nhà vườn vùng Đông Bắc +vận tải đường không và vận tải mặt đất bằng xe máy lạnh đã cho phép chuyển hoa tươi cắt cuống đến bất kì địa điểm nào ở Mỹ chỉ trong vài giờ. +sự cạnh tranh bắt đầu, các nhà vườn di chuyển đến các vùng nông thôn miền tây, nơi mà có chi phí sản xuất thấp, nhất là chi phí nhân công. Để đánh bại các nhà vườn Đông Bắc, do đó nhiều nhà vườn phía đông nước Mỹ phải đóng cửa. +không dừng lại đó, các nhà vườn có khuynh hường tìm đến các nơi có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai để trồng hoa. Trước những điều kiện thuận lợi của đồng cỏ Bogota- các nhà vườn đã tiến hành trồng rất dễ dàng, thu hoạch lại ít tốn kém, lương nhân công thấp, Wells và các nhà làm vườn đã thuyết phục được nhà buôn sỉ hoa mua thử hoa của mình.

Upload: theboyldv

Post on 28-Apr-2015

49 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: BT tinh huong Hoa tuoi Colombia-THảo

Câu 3: Tóm t t b i c nh c nh tranh, b i c nh ngành, th tr ng tiêu ắ ố ả ạ ố ả ị ườdùng hoa Mỹở

Bối cảnh tại thời điểm xảy ra tình huống.

1950: 70% tổng số các nhà trồng hoa chủ yếu là các doanh nghiệp gia đình cỡ nhỏ-ở khu vực đông bắc

Giao thông hạn chế, các nhà trồng hoa hồng chủ yếu cạnh tranh với nhau, không cần biết đến người sản xuất hay người tiêu dùng tại các nơi khác trong nước cũng như ngoài nước,

1960: sự phát triển của các trang trại lớn và các tiến bộ trong giao thông, đã dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể ở thị trường Bắc Mỹ

+ các chuyến bay thương mại theo lịch trình đều đặn đã xóa sổ ưu thế của các nhà vườn vùng Đông Bắc

+vận tải đường không và vận tải mặt đất bằng xe máy lạnh đã cho phép chuyển hoa tươi cắt cuống đến bất kì địa điểm nào ở Mỹ chỉ trong vài giờ.

+sự cạnh tranh bắt đầu, các nhà vườn di chuyển đến các vùng nông thôn miền tây, nơi mà có chi phí sản xuất thấp, nhất là chi phí nhân công. Để đánh bại các nhà vườn Đông Bắc, do đó nhiều nhà vườn phía đông nước Mỹ phải đóng cửa.

+không dừng lại đó, các nhà vườn có khuynh hường tìm đến các nơi có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai để trồng hoa. Trước những điều kiện thuận lợi của đồng cỏ Bogota- các nhà vườn đã tiến hành trồng rất dễ dàng, thu hoạch lại ít tốn kém, lương nhân công thấp, Wells và các nhà làm vườn đã thuyết phục được nhà buôn sỉ hoa mua thử hoa của mình.

1965 lô hoa tươi đầu tiên được vận chuyển đi Mỹ

1969 nghiên cứu của đại học Chicago cho thấy khí hậu tại khu vực đồng cỏ Bogota rất thích hợp hoa cẩm chướng. công ty đi tiên phong trong việc xuất khẩu hoa từ Colombia ra đời( Floramerica)

1970 công ty Floramerica xuất khẩu vào Mỹ 400.000USD hoa cẩm chướng, gần 2tr USD vào 1972

1986 50 tr USD, trở thành công ty xuất khẩu hoa tươi cắt cuống lớn nhất thế giới.

1966-1978: sản lượng xuất khẩu của Colombia vào Mỹ tăng từ 1% -> 89.6% tổng sản lượng nhập khẩu của Mỹ, mức lợi nhuận cao 57% doanh thu , nhận được lãi suất

Page 2: BT tinh huong Hoa tuoi Colombia-THảo

600% vốn. Nghề trồng hoa ở Colombia được so sánh với nguồn vàng được tìm thấy ở Colombia 400 năm trước.

Người Colombia gặp trở ngại khi phân phối sản phẩm vào thị trường Mỹ. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại Colombia rất yếu kém dẫn đến việc trì hoãn và hoa dễ bị héo tàn.

Một hệ thống các đơn vị phân phối trung gian được hình thành với điểm tập kết ở Miami. Nhờ đó Colombia ngày càng cạnh tranh dữ dội hơn với các nhà vườn Mỹ.

Các kênh phân phối mới ra đời ( như siêu thị ) đã góp phần hạ giá hoa tươi biến hoa tươi từ 1 mặt hàng cao cấp đã trở nên phổ thông hơn.

1977 , 13% siêu thị có bán hoa tươi

1986 , tỷ lệ này tăng lên thành 86%

1978 – 1988 , tổng mức tiêu thu hoa tăng lên 300% , từ 227.5 – 713.6 triệu USD . Sản lượng hoa nhập khẩu từ Colombia tăng trung bình 21%/năm , 22.6 – 175.6 triệu USD

1967 – 1973 chính phủ Colombia hạ giá đồng peso với các chính sách kèm theo , hỗ trợ cho việc xuất khẩu khiến sản lượng hoa tươi xuất khẩu tăng mạnh từ 100.000 – 16.5 triệu USD.

Các nhà phân phối ( nắm vai trò quan trọng ) bắt đầu ra tay thực hiện các biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình , đã ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc ngành trồng hoa.

1977-1979 các nhà trồng hoa Mỹ bắt đầu phản kích bằng các yêu sách kêu gọi chính phủ hỗ trợ

Diện tích trồng hoa ở Ecuador tăng từ 1980 50 hecta , 1990 500 hecta , 1996 800 hecta.

Cung vượt quá cầu khiến giá bán bắt đầu giảm , 1980-1990, giá 1 giả hoa tươi 18.88-15.96 USD.

Đầu thập niên 1990 lợi nhuận các nhà trung gian phân phối giảm 10% , nhà vườn Colombia không có lời.

Ngoài Ecuador , Mexico cũng tăng diện tích trồng hoa từ 100 hecta năm 1982 lên 750 hecta 1992.

Tháng 5-1986 nhà vườn Mỹ tiếp tục bắt đầu đệ trình kiến nghị đòi bảo hộ nhưng bị bác bỏ.

Thị trường tiêu dùng hoa tươi Mỹ

Page 3: BT tinh huong Hoa tuoi Colombia-THảo

Người tiêu dùng Mỹ quen nghĩ rằng hoa tươi là một mặt hàng xa xỉ chỉ có bán ở những cửa hàng đặc biệt. các nhà vườn Columbia đã chuyển đổi nhận thức về mặt hàng hoa tươi của người tiêu dùng Mỹ bằng cách quảng cáo rộng rãi , cung cấp Hoa tươi Colombia chất lượng cao , giá rẻ và cung cấp quanh năm làm cho một mặt hàng xa xí phẩm thành một hàng hóa thông dụng trong tầm đối với đại đa số người dân Mỹ .

Năm 1977, chỉ có 13% các siêu thị có bán hoa tươi, nhưng đến năm 1986, tỷ lệ này tăng đến 86%. Từ 1978 đến 1988, tổng mức tiêu thụ hoa tươi của Mỹ tăng hơn 300% , từ 227.5 triệu USD đến 713.6 triệu USD. Phản ứng của người tiêu dùng nói chung rất tích cực

Bối cảnh ở thời điểm hiện tại:

Năm 2008, hoa cắt cành xuất khẩu trên thế giới đạt doanh số 2,34 tỷ USD, tốc độ

tăng trưởng 10%/năm. Doanh số xuất khẩu hoa các loại trên thế giới đạt 50 tỷ USD, tốc

độ tăng trưởng đạt 15%/năm. Nước xuất khẩu chính là Hà Lan (70%), Colombia (9,2%),

Israel (5,8%), Ý (4,9%), Tây Ban Nha (2,3%), Kenya (1,4%), đảo Canary (1,1%), năm

loại hoa chính là hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa tulip và hoa huệ chiếm 70-75%

trong số hoa xuất khẩu trên thế giới.

Tòan cầu có 300.000 ha sản xuất hoa, phân bố trên 27 nước chủ yếu.

EU chia sẻ 12%,

Châu Á: Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan là những nước sản xuất hoa quan trọng ở

vùng này với tổng diện tích chiếm 10%. Các nước châu Á và Thái Bình Dương chiếm 70%

diện tích, trong đó Trung Quốc 40% (EC, 2006), (120.000 ha, theo People’s Daily Online,

2001) và Ấn Độ 15% (45.000 ha, theo AIC, 2006).

Châu Mỹ: Mỹ (7%), Mexico (5%), Brazil (2%) và Colombia (2%) là các nước sản

xuất hoa chủ yếu ở châu Mỹ, chiếm tổng số 16% diện tích hoa của thế giới (EC, 2006).

     Chỉ 25 nước thuộc EU đã sản xuất 42%  giá trị tổng sản lượng tòan cầu (8.634 tỷ

euro), trong đó, Hà Lan chiếm quá nửa. Mỹ sản xuất 6%, Nhật Bản 13%, Trung Quốc 7%,

Canada và Colombia mỗi nước 3% giá trị sản lượng tòan cầu (EC, 2006).  

Vào năm 2009, ngành công nghiệp hoa cắt cành trên thế giới đạt giá trị 40 tỷ USD.

Nhà sản xuất lớn nhất thế giới là Dole Fresh Flowers và thị trường nhập khẩu lớn nhất là

Mỹ và Đức. Trong đó Ecuador và Columbia chiếm một nửa lượng hoa bán tại Mỹ đã thu

Page 4: BT tinh huong Hoa tuoi Colombia-THảo

hút lượng lao động lên đến 190.000 công nhân, nhưng phần lớn lợi nhuận đều chảy vào

công ty Dole Fresh Flower, chỉ một ít thuộc các người trồng hoa.

Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy rằng, nhu cầu hoa tươi của người dân Mỹ

ngày càng cao, và nguồn cung ngày nay đã nhiều hơn so với trước. Trước đó vì nguồn

cung hoa tươi ít thị trường hoa tươi ở Mỹ bị lệ thuộc vào nguồn cung, và giá hoa tươi

cũng rất cao. Nhưng ngày nay, đã không còn như vậy nữa.

Câu 4. Đâu la nhưng yêu tô cho thây cơ hôi kinh doanh cho nganh hoa tươi Columbia xuât khâu ra Mỹ va thê giơi?

a) Điêu kiên tư nhiên

Điêu kiên khí hậu va thổ nhưỡng thuận lợi cho sư phát triển cua hoa.

Điển hình là vùng đồng cỏ Bogota –đồng bằng xung quanh thủ đô Colombia – là một trong những khu vực có khí hậu thuận lợi nhất để trồng hoa trên toàn bộ Tây bán cầu. Vùng đồng cỏ này có nhiệt độ điều hòa ổn định quanh năm, ban ngày kéo dài 12 tiếng đồng hồ đầy ánh sáng mặt trời và đất đai cực kì màu mỡ. Các điều kiện tự nhiên này thuận lợi đến nỗi nhiều năm sau các nhà vườn trồng hoa ở đây còn nhắc lại: “Thời trước chỉ cần cắm một cây cọc xuống đất, rắc hạt giống xung quanh, nhổ nước bọt lên mặt đất, và phủ nilông lên trên, thế là hoa mọc lên ngay.”. Quanh năm các loại hoa chất lượng cao mọc tươi tốt trong những thùng đơn giản làm bằng gỗ và nhựa tại khu vực đồng cỏ Bogota.

Một số nghiên cứu tại trường Đại học Chicago cũng cho thấy khí hậu tạo khu vực đồng cỏ Bogota rất thích hợp với hoa cẩm chướng. Điều này tạo cơ hội cho công ty Floramerica khởi đầu kinh doanh bằng việc xuất khẩu hoa cẩm chướng và hoa cúc. Đây là những loại hoa tươi lâu và không đòi hỏi kĩ thuật trồng tỉa, xử lí và vận chuyển phức tạp.

b) Chi phí nhân công

Colombia co lợi thê vê chi phí nhân công re lam cho chi phí thu hoach hoa không mây tôn kem.

Lương trả cho một nhân công nông nghiệp người Colombia chỉ hơn nửa dolar Mỹ một ngày. Năm 1966, mức lương này tăng lên một chút thành 0.8 USD – vẫn còn rất thấp so với mức lương của nhân công Mỹ.

c) Giá

Page 5: BT tinh huong Hoa tuoi Colombia-THảo

Các cty xuất khẩu hoa ở Colombia đã tận dung kinh phí nhân công rẻ, vụ canh tác dài để tạo ra 31% ưu thế về chi phí cạnh tranh so với các nhà vườn Mỹ.

Cung cấp quanh năm, chất lượng mà giá lại rẻ hơn các nhà vườn Mỹ cung cấp vào chính thị trường của họ.

d) Hê thông phân phôi va cơ sơ ha tâng phuc vu hê thông phân phôi

Hê thông phân phôi va cơ sơ ha tâng phuc vu hê thông phân phôicung như sư liên kêt giưa các nganh dân được cai thiên hô trợ đăc lưc cho xuât khâu hoa tươi.

Ban đầu, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nội địa của Colombia rất yếu kém. Chất lượng xấu. Không có công ty vận tải đường bộ nào cung cấp xe tải có thiết bị làm lạnh, kho bãi sân bay bốc dỡ hàng hóa kém hiệu quả và nóng bức, làm ảnh hưởng đến độ tươi của hoa. Nhận thấy tầm quan trọng trong quá trình vận chuyển hoa tươi. Nên họ đã thuyết phục Avianca- hãng hàng không quốc gia Colombia và các công ty vận tải vận chuyển tham gia vào quá trình vận chuyển hoa cẩn thận và có trách nhiệm hơn.

Xây dựng hệ thống tiếp nhận và phân phối hoa tươi khá công phu tại Miami, thông qua hiệp hội Asocoflores thành lập công ty Transcold bốc, xếp hoa tươi vào kho lạnh. Sẵn sàng cho việc hoàn tất thủ tục hải quan.Dẫn tới hình thành nhiều trung gian phân phối sỉ khắp nơi trên đất Mỹ.Quy mô lớn dẫn tới chi phí vận chuyển rẻ hơn các nơi khác.

e) Nhu câu khách hang

Hầu hết các đầu mối hoa tươi tại Mỹ là các cửa hàng nhỏ, quen với mức giá cao của các nhà vườn Mỹ cũng như sản lượng và chất lượng hoa tươi dao động mạnh theo mùa, giá rất cao. Nên người tiêu dùng Mỹ quen nghĩ rằng hoa tươi là mặt hàng xa xỉ.

Hoa tươi Colombia chất lượng cao, giá rẻ và có thể cung cấp quanh năm, làm giảm thiểu rủi ro của nhà bán lẻ phải cất trữ hoa nhiều cộng với việc các nông trại sẵn sàng kết hoa thành bó, giúp cho hoa tươi Colombia có cơ hội được bày bán tại các siêu thị. Bằng việc quảng cáo, gia tăng kênh phân phối mới, giá thấp đã làm thay đổi nhận thức về hoa tươi số dân Mỹ từ mặt hàng xa xỉ thành mặt hàng thông dụng.

f) Chính phu

Các nha tiên phong cua công nghiêp hoa tươi cung được hương nhiêu lợi thê tư các thay đổi vê chính sách xuât khâu cua chính phu Colombia, diên ra cùng luc vơi thời ki tăng trương manh me nhât cua nganh hoa tươi.

Vê chinh sach ngoai hôi:

Từ năm 1967 – 1973, chính phủ tiến hành những cải cách nhằm cải thiện môi trường xuất khẩu nói chung của kinh tế Colombia, hạ giá đồng tiền peso (vốn được định giá cao hơn

Page 6: BT tinh huong Hoa tuoi Colombia-THảo

thực tế), giảm nhe các hạn chế nhập khẩu vốn gây sức ép về lạm phát lên đồng peso, và thiết lập hệ thống điều chỉnh tỉ giá có kiểm soát nhằm ngăn chặn việc tái diễn sự tăng giá đồng peso. Kết quả là tỉ giá hối đoái thực tương đối ổn định suốt năm 1972.

Vê cac chinh sach khuyên khich xuât khâu:

Đưa ra một giấy phép xuất khẩu mới, Certificado de Abono Tribitario (CAT) với mức hoàn thuế rộng rãi hơn cho những mặt hàng không phải là sản phẩm xuất khẩu truyền thống, bao gồm cả hoa tươi cắt cuống.

Thành lập cơ quan xúc tiến và quỹ hỗ trợ xuất khẩu, PROEXPO, cung cấp các dịch vụ xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ và tiến hành nghiên cứu thị trường, hỗ trợ cho vay vốn lưu động (và đôi khi vay vốn dài hạn).

Kế hoạch Vallejo cho phép nhập khẩu miễn thuế các yếu tố đầu vào để phục vụ xuất khẩu

g) Hiêp hôi nganh hoa tươi Asocoflores

Hiêp hôi nganh hoa tươi Asocoflores co vai tro quan trong trong viêcnghiên cứu thị trường Mỹ, liên kêt cung cô nguồn cung câp, nghiên cứu nông nghiêp va sinh hoc, va co vai tro quan trong trong thuc đây môi quan hê giưa nganh hoa tươi Colombia vơi chính phu Colombia.

Hiệp hội được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho các thành viên thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường Mỹ, liên kết củng cố nguồn cung cấp, nghiên cứu nông nghiệp và sinh học.

Bắt đầu từ cuộc đụng độ trên thị trường cuối thập niên 1970, Asocoflores chuyển sang hoạt động như một cơ quan điều phối các nguồn lực để đối phó lại các nỗ lực bảo hộ thị trường nội địa của các nhà trồng hoa Mỹ.

Một trong những nỗ lực của Asocoflores là việc sáng lập Uy ban Hoa tươi Colombia, đóng vai trò lãnh đạo trong việc điều phối các hoạt động vận động và quảng cáo cho các nhà vườn trồng hoa Colombia tại Mỹ. Sau đó, Asocoflores tập trung vào các trở ngại mà các nhà vườn phải đối diện tại Colombia. Quyết định rút khỏi các hoạt động cạnh tranh trên thị trường Mỹ và tập trung vào các vấn đề tại Colombia của hiệp hội này đánh dấu một bước không nổi bật nhưng rất quan trọng trong lịch sử ngành trồng hoa tươi của Colombia. Giữa việc tập trung các lợi thế cạnh tranh vào thị trường mới và sự bảo hộ của chính phủ kết hợp với sự vận động, các nhà trồng hoa Colombia đã lựa chọn sự bảo hộ và vận động.

Từ đó, vai trò chính của Asocoflores là vận động chính phủ Colombia gây hấn với chính phủ Mỹ, vốn bảo vệ quyền lợi của các nha trồng hoa Mỹ. Hiệp hội này cũng tiến hành vận động chính phủ Colombia để nhận được những ưu đãi như chi phí đầu vào thấp hơn,

Page 7: BT tinh huong Hoa tuoi Colombia-THảo

trong đó có chi phí nhân công và trang thiết bị máy móc nhập khẩu, và các chính sách vĩ mô có lợi hơn, chăng hạn việc giảm giá đồng nội tệ để làm cho hoa tươi từ Colombia rẻ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng, từ những cơ hội tự nhiên, từ nhu cầu của người Mỹ, người Colombia đã tận dụng lợi thế chi phí thấp của mình để thâm nhập vào thì trường hoa tươi Mỹ một cách nhanh chóng.