btl_cơ sở dữ liệu phân tán

25
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---------- BÀI TẬP LỚN Môn: Cơ sở dữ liệu phân tán Đề tài: Quản lý học sinh trường THPT GVHD: GV. Trần Thanh Hùng SVTH: Nhóm ?- ĐHKHMT3-K4 1. Vương Thị Chính 2. Tô Thị Huế 3. Triệu Văn Lâm 1

Upload: pham-nam

Post on 11-Aug-2015

282 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

----------

BÀI TẬP LỚN

Môn: Cơ sở dữ liệu phân tán

Đề tài: Quản lý học sinh trường THPT

GVHD: GV. Trần Thanh Hùng

SVTH: Nhóm ?- ĐHKHMT3-K4

1. Vương Thị Chính

2. Tô Thị Huế

3. Triệu Văn Lâm

4. Trịnh Tiến Sơn

5. Hoàng Kim Thảo

Hà Nội tháng 09/2012

1

Page 2: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

Mục lục

Mục lục.....................................................................................................................................2Lời mở đầu..............................................................................................................................3I Đặt vấn đề.............................................................................................................................4II Tổng quan về CSDL phân tán...........................................................................................5

1. Khái niệm.......................................................................................................................53.1. Định nghĩa CSDL phân tán....................................................................................53.2. So sánh CSDL phân tán và CSDL tập trung..........................................................63.3. Phân loại hệ CSDL phân tán..................................................................................7

2. Đặc trưng cơ bản của hệ thống phân tán........................................................................93.1. Chia sẻ tài nguyên..................................................................................................93.2. Xử lý đồng thời......................................................................................................93.3. Tính trong suốt dữ liệu.........................................................................................10

3. Các đối tượng quan trọng thúc đẩy phát triển cáu trúc hệ phân tán...........................103.1. Phân đoạn dữ liệu và cấp phát dữ liệu..................................................................103.2. Điều khiển dư thừa...............................................................................................113.3. Độc lập với hệ quản trị CSDL địa phương...........................................................11

4. Ưu, nhược điểm của hệ phân tán.................................................................................12III Ứng dụng mô hình...........................................................................................................13

1. Xây dựng mô hình CSDL phân tán trong quản lý học sinh.........................................131.1. Mô hình liên kết dữ liệu.......................................................................................131.2. Chi tiết các thực thể..............................................................................................131.3. Mô tả chức năng...................................................................................................14

2. Một số giao diện chương trình.....................................................................................16VI Tài liệu tham khảo.............................................................................................................21

2

Page 3: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

Lời mở đầu

3

Page 4: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

I Đặt vấn đề

Trong thời đại của xã hội thông tin và nền kinh tế trí thức, mọi hoạt động của các tổ

chức muốn đạt hiệu quả cao, giành được thắng lợi trong thế cạnh tranh gay gắt thì nhất thiết

phải có những phương pháp để có được những thông tin, tri thức cần thiết một cách nhanh

và chính xác.

Đối với các hệ thống thông tin lớn yêu cầu từ chỗ chỉ giải quyết xử lý những công việc

hàng ngày nay đã tiến tới đáp ứng được những yêu cầu cung cấp thông tin ở mức độ cao

hơn. Các nhà quản lý điều hành không những muốn biết được công việc đang diễn ra như

thế nào mà còn biết cái gì sẽ xảy ra sau đó, có nghĩa là thông tin mang tính phân tích và hệ

thống thông tin có khả năng hỗ trợ quyết định. Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ thống như

thế vấp phải một số hạn chế về mặt kỹ thuật, đặc biệt là khi kích thước cũng như độ phức

tạp của môi trường thông tin tăng lên. Những hệ thống thông tin xây dựng theo phương

pháp truyền thống không làm hài lòng người sử dụng và các nhà quản lý hệ thống thông tin.

Yêu cầu có được thông tin nhanh chóng, chính xác phục vụ cho công việc không dễ gì

có được bởi vì dữ liệu ngày một nhiều, lưu trữ phân tán ở nhiều nơi (phù hợp với tổ chức

phân cấp của các đơn vị), ở nhiều dạng không tương thích với nhau, thậm chí còn ở những

dạng phi cấu trúc. Nhiều hệ thống thông tin đã được xây dựng không tương thích với nhau

và không tương thích với những hệ thông tin mới được xây dựng.

Một số khó khăn thường gặp khi khai thác dữ liệu trong hệ thống thông tin là:

- Kho tìm thấy dữ liệu cần thiết : Dữ liệu rải rác ở rất nhiều hệ thống với các giao

diện và công cụ khác nhau, khiến tốn nhiều thời gian chuyển từ hệ thống này sang

hệ thống khác.

- Kho lấy ra được dữ liệu cần thiết : Thường xuyên phải có chuyên gia trợ giúp,

dẫn đến công việc dồn đống.

- Kho hiểu dữ liệu tìm thấy : Mô tả dữ liệu nghèo nàn và thường xa rời với các

thuật ngữ nghiệp vụ quen thuộc .

- Kho sử dụng được dữ liệu tìm thấy : Kết quả thường không đáp ứng về bản chất

dữ liệu và thời gian tìm kiếm.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tổ chức, khai thác được những khối lượng dữ liệu khổng lồ,

lưu trữ nhiều nơi, ở nhiều dạng dữ liệu khác nhau đó một cách hiệu quả trong các hệ thống

thông tin lớn?

4

Page 5: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

II Tổng quan về CSDL phân tán

1. Khái niệm

3.1. Định nghĩa CSDL phân tánCơ sở dữ liệu phân tán là tập hợp dữ liệu mà về mặt logic thuộc về cùng một hệ thống

nhưng được trải rộng ở nhiều vị trí khác nhau trong một mạng máy tính.

Có 2 điểm quan trọng được nêu ra trong định nghĩa trên:

- Phân tán: dữ liệu không đặt trên cùng một vị trí, điều này giúp chúng ta có thể phân

biệt một CSDL phân tán với một CSDL tập trung, đơn lẻ.

- Tương quan logic: Dữ liệu có một số các thuộc tính ràng buộc chúng với nhau, điều

này giúp chúng ta có thể phân biệt một CSDL phân tán với một tập hợp CSDL cục bộ hoặc

các tệp cư trú tại các vị trí khác nhau trong một mạng máy tính

Hình 2.1: Mô hình của hệ thống CSDL phân tán 

3.2. So sánh CSDL phân tán và CSDL tập trung

5

Page 6: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

Đặc trưng mô tả CSDL tập trung là điều khiển tập trung, độc lập dữ liệu, giảm bớt dư

thừa, cơ cấu vật lý phức tạp đối với khả năng truy cập, toàn vẹn, hồi phục, điều khiển tương

tranh, biệt lập và an toàn dữ liệu.

Điều khiển tập trung:

+ CSDL tập trung, điều khiển tập trung các nguồn thông tin của công việc hay tổ chức. Có

người quản trị đảm bảo an toàn dữ liệu.

+ CSDL phân tán: không đề cập đến vấn đề điều khiển tập trung. Người quản trị CSDL

chung phân quyền cho người quản trị CSDL địa phương.

Độc lập dữ liệu:

+ CSDL tập trung: là một trong những nhân tố tác động đến cấu trúc CSDL để tổ chức dữ

liệu chuyển cho chương trình ứng dụng. Tiện lợi chính của độc lập dữ liệu là các chương

trình ứng dụng không bị ảnh hưởng khi thay đổi cấu trúc vật lý của dữ liệu.

+ CSDL phân tán, độc lập dữ liệu có tầm quan trọng cũng như trong CSDL truyền thống.

Khái niệm CSDL trong suốt thể hiện rằng hoạt động của chương trình trên CSDL phân tán

được viết như làm việc trên CSDL tập trung. Hay nói cách khác tính đúng đắn của chương

trình không bị ảnh hưởng bởi việc di chuyển dữ liệu từ nơi này sang nơi khác trong mạng

máy tính. Tuy nhiên tốc độ làm việc bị ảnh hưởng do có thời gian di chuyển dữ liệu.

Giảm dư thừa dữ liệu:

+ CSDL tập trung, tính dư thừa hạn chế được càng nhiều càng tốt vì:

-         Dữ liệu không đồng nhất khi có vài bản sao của cùng CSDL logic; để tránh được

nhược điểm này giải pháp là chỉ có một bản sao duy nhất.

-         Giảm không gian lưu trữ. Giảm dư thừa có nghĩa là cho phép nhiều ứng dụng cùng

truy cập đến một CSDL mà không cần đến nhiều bản sao ở những nơi chương trình ứng

dụng cần .

+ CSDL phân tán chia dữ liệu ra thành nhiều phần nhỏ và được thể hiện như một bản sao

logic tổng thể duy nhất để tiện cho việc truy cập dữ liệu.

Cấu trúc vật lý và khả năng truy cập:

+ CSDL phân tán, hiệu quả của truy cập thể hiện ở thời gian tìm kiếm và chuyển dữ liệu nhỏ

nhất, chi phí truyền thông thấp nhất. Công việc viết ra cách thức truy cập CSDL phân tán

cũng giống như viết chương trình duyệt trong các CSDL tập trung.

Tính toàn vẹn, hồi phục và điều khiển tương tranh:

6

Page 7: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

+ CSDL phân tán, vấn đề điều khiển giao tác tự trị có ý nghĩa quan trọng: hệ thống điều phối

phải chuyển đổi các quỹ thời gian cho các giao tác liên tiếp. Như vậy giao tác tự trị là

phương tiện đạt được sự toàn vẹn trong CSDL Có hai mối nguy hiểm của giao tác tự trị là

lỗi và tương tranh.

Tính biệt lập và an toàn:

+ CSDL tập trung, người quản trị hệ thống có quyền điều khiển tập trung, người sử dụng

được phân quyền mới truy cập vào được dữ liệu. Trong cách tiếp cận CSDL tập trung,

không cần thủ tục điều khiển chuyên biệt.

+ CSDL phân tán, những người quản trị địa phương cũng phải giải quyết vấn đề tương tự

như người quản trị CSDL truyền thống. Tuy nhiên, với cấp độ tự trị cao ở mỗi điểm, người

có dữ liệu địa phương sẽ cảm thấy an toàn hơn vì họ có thể tự bảo vệ dữ liệu của mình thay

vì phụ thuộc vào người quản trị hệ thống tập trung. Ngoài ra, vấn đề an toàn với hệ phân tán

còn liên quan đến an toàn trong mạng truyền thông, hệ thống có tính mở và nhiều người

dùng sử dụng nhiều CSDL, do đó đòi hỏi nhiều kỹ thuật bảo vệ phức tạp hơn.

3.3. Phân loại hệ CSDL phân tánHệ CSDL phân tán thuần nhất

Khi áp dụng đối với các hệ CSDL, thuật ngữ thuần nhất có nghĩa là công nghệ CSDL là

như nhau (hay ít nhất là có thể tương thích) tại mỗi vị trí địa lý và dữ liệu tại các vị trí địa lý

khác nhau cũng có thể tương thích. Các hệ CSDL phân tán thuần nhất đơn giản hoá việc chia

sẻ dữ liệu giữa những người sử dụng khác nhau.

Các điều kiện sau cần được thoả mãn:

-         Các hệ điều hành mày tính tại mỗi vị trí địa lý là như nhau hay ít nhất chúng có khả

năng tương thích cao.

-         Các mô hình dữ liệu được sử dụng tại mỗi vị trí địa lý là như nhau (mô hình quan hệ

được sử dụng chung nhất đối với các hệ CSDL phân tán ngày nay).

-         Các hệ CSDL được sử dụng tại mỗi vị trí địa lý là như nhau hay ít nhất chúng có khả

năng tương thích cao.

-         Dữ liệu tại các vị trí khác nhau có thể có các định nghĩa và khuôn dạng chung.

Các hệ CSDL phân tán thuần nhất thể hiện một mục đích thiết kế đối với các CSDL

phân tán. Cụ thể, các CSDL phân tán thuần nhất được thiết kế bằng cách chia nhỏ một

CSDL xí nghiệp thành nhiều CSDL địa phương, các CSDL địa phương định vị trên các trạm

7

Page 8: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

làm việc khác nhau nhưng chúng được biểu diễn bởi cùng một mô hình dữ liệu và được quản

trị bởi cùng một hệ quản trị CSDL địa phương.

Hình 2.2: Sơ đồ kiến trúc tham chiếu của hệ CSDL phân tán thuần nhất

- Sơ đồ quan niệm tổng thể: Định nghĩa tất cả các dữ liệu sẽ được lưu trữ trong CSDL phân

tán. Trong mô hình quan hệ, sơ đồ tổng thể bao gồm định nghĩa của tập các quan hệ tổng

thể.

- Sơ đồ phân đoạn: Mỗi quan hệ tổng thể có thể chia thành một vài phần không gối lên nhau

được gọi là đoạn. Sơ đồ tổng thể mô tả các ánh xạ giữa các quan hệ tổng thể và các đoạn

được định nghĩa trong sơ đồ phân đoạn. Ánh xạ này là một chiều. Có thể có nhiều đoạn liên

kết tới một quan hệ tổng thể, nhưng mỗi đoạn chỉ liên kết tới nhiều nhất là một quan hệ tổng

thể. Các đoạn được chỉ ra bằng tên của quan hệ tổng thể cùng với tên của mục đoạn

- Sơ đồ sắp chỗ: các đoạn là các phần logic của quan hệ tổng thể được định vị vật lý trên một

hoặc nhiều vị trí trên mạng. Sơ đồ sắp chỗ định nghĩa đoạn nào định vị tại các vị trí nào.

Kiểu ánh xạ được định nghĩa trong sơ đồ sắp chỗ quyết định CSDL phân tán là dư thừa hay

không.

- Sơ đồ ánh xạ địa phương: ánh xạ các ảnh vật lý và các đối tượng được lưu trữ tại một trạm

(tất cả các đoạn của một quan hệ tổng thể trên cùng một vị trí tạo ra một ảnh vật lý).

8

Page 9: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

Hệ CSDL phân tán không thuần nhất.

Trong hầu hết các tổ chức, các hệ CSDL liên quan đến một chu kì dài không được chỉ

đạo và lập kế hoạch cẩn thận. Các máy tính khác nhau và các hệ điều hành khác nhau có thể

được sử dụng tại mỗi một vị trí địa lý. Các mô hình dữ liệu khác nhau và các hệ quản trị

CSDL khác nhau cũng có thể được lựa chọn sử dụng. Ví dụ, một ví trí có thể sử dụng công

nghệ cơ sở dữ hiệu quan hệ mới nhất, trong khi một vị trí khác có thể lưu trữ dữ liệu sử dụng

các tệp truyền thống hay các CSDL mạng, phân cấp cũ hơn.

Phức tạp hơn nữa, dữ liệu trên các vị trí thường không tương thích. Các mâu thuẫn điển

hình bao gồm các khác biệt về cú pháp (sự biểu diễn khác nhau các khoản mục dữ liệu tại

hai vị trí) và các khác biệt về ngữ nghĩa (các ngữ nghĩa khác nhau đối với cùng một khoản

mục dữ liệu tại các vị trí khác nhau.

Sớm hay muộn thì những người sử dụng tại các vị trí khác nhau sẽ phát hiện ra rằng họ

cần chia sẻ dữ liệu cho dù có sự không tương thích. Một giải pháp là phát triển một CSDL

mới hoàn toàn mà hợp nhất tất cả các hệ đang tồn tại. Tuy nhiên, đây thường là một giải

pháp không dễ thực hiện về mặt kĩ thuật hay về mặt kinh tế. Thay vào đó, đôi khi các CSDL

được móc nối với nhau và kết quả là tạo ra một tập các CSDL không thuần nhất (đôi khi còn

được gọi là các CSDL liên hiệp). Một hệ thống nhất như vậy nói chung hạn chế các kiểu xử

lý mà những người sử dụng có thể thực hiện. Ví dụ một người sử dụng tại một ví trí có thể

đọc nhưng không thể cập nhật dữ liệu tại một vị trí khác.

2. Đặc trưng cơ bản của hệ thống phân tán

3.1. Chia sẻ tài nguyênTrong hệ thống phân tán, các máy tính độc lập được kết nối và giao tiếp với nhau, do đó tài

nguyên trên mỗi máy có thể chia sẻ, trở thành tài nguyên dùng chung. Những máy tính có

nhu cầu sử dụng tài nguyên có thể truy cập và sử dụng tài nguyên trên máy tính khác. Những

tài nguyên này có thể là phần mềm, phần cứng hay dữ liệu. Như vậy, các tài nguyên sẽ được

sử dụng hiệu quả hơn.

3.2. Xử lý đồng thờiCác máy tính trong hệ thống phân tán đều có bộ xử lý và bộ nhớ riêng, nhờ vậy chúng có thể

xử lý công việc song song. Một công việc có thể được chia nhỏ và chuyển cho từng máy xử

lý đồng thời, giúp tăng tốc độ xử lý đối với những việc có lượng tính toán lớn đòi hỏi nhiều

thời gian. Kết quả cuối cùng được tổng hợp dựa trên kết quả xử lý ở từng máy.

9

Page 10: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

3.3. Tính trong suốt dữ liệua) Trong suốt phân tán

Cho phép xử lý dữ liệu trên CSDL phân tán giống như CSDL tập trung . Người sử dụng

không cần biết dữ liệu đã được phân đoạn như thế nào, các bản sao dữ liệu đặt ở đâu, vị trí

vật lý lưu trữ đặt như thế nào.

- Trong suốt địa điểm: Người dùng không cần biết vị trí vật lý của dữ liệu đặt ở đâu. Trong

truy vấn chỉ cần đưa ra tên đoạn mà không cần chỉ ra vị trí.

- Trong suốt tên: khi một đối tượng đã được đặt tên thì có thể truy nhập chính xác không

cần đặc tả thêm.

- Trong suốt bản sao: Sự nhân bản là quá trình sao chép và duy trì dữ liệu trong hệ CSDL

phân tán. Cùng một dữ liệu (được lưu trữ vật lý tại một vị trí) có thể sử dụng được trên

nhiều vị trí khác nhau. Các bản sao có thể được lưu trữ trên nhiều trạm làm tăng hiệu suất,

độ tin cậy và tính sẵn sàng của hệ thống. Các ứng dụng có thể truy nhập dữ liệu tại các

trạm mà không phải truy cập từ xa giảm tải trên trạm lớn. Hệ thống cho phép tiếp tục thực

hiện nếu như các trạm từ xa có sự cố. Trong suốt bản sao đảm bảo người dùng không biết

đó là các bản sao vì dữ liệu luôn được cập nhật và đồng bộ với dữ liệu gốc.

- Trong suốt phân đoạn: Một quan hệ trong CSDL phân tán có thể phân đoạn ngang hoặc

phân đoạn dọc nghĩa là tách thành các bộ dữ liệu hoặc các quan hệ con và lưu trữ trên

nhiều trạm khác nhau. Trong suốt phân đoạn cho phép người sử dụng không cần biết có

sự phân đoạn, các truy vấn dữ liệu vẫn được viết như CSDL tập trung.

b) Trong suốt giao dịch

CSDL phân tán cho phép một giao dịch có thể cập nhật, sửa đổi dữ liệu trên các trạm khác

nhau. Để đảm bảo dữ liệu nhất quán trên toàn hệ thống, các trạm trong giao dịch chỉ được

hoàn thành khi tất cả các trạm đã thực hiện thành công.

3. Các đối tượng quan trọng thúc đẩy phát triển cáu trúc hệ phân tán

3.1. Phân đoạn dữ liệu và cấp phát dữ liệuSự chia xẻ này cho phép phân biệt hai mức khác nhau của mức độ trong suốt phân tán,

có tên là trong suốt phân đoạn và trong suốt định vị.

Trong suốt phân đoạn: là cấp độ cao nhất của mức độ trong suốt, người sử dụng hoặc

chương trình ứng dụng chỉ làm việc trên các quan hệ của cơ sở dữ liệu. Trong suốt định vị là

10

Page 11: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

cấp độ thấp hơn của độ trong suốt vì hệ thống yêu cầu người sử dụng hay chuơng trình ứng

dụng phải làm việc trên đoạn logíc thay vì làm việc trên các quan hệ của cơ sở dữ liệu. Tuy

nhiên người đó không biết đoạn đó được đặt ở vị trí nào trong cơ sở dữ liệu.

3.2. Điều khiển dư thừaKiến trúc tham chiếu cho phép điều khiển dư thừa dữ liệu ở mức đoạn. Các đoạn có thể

có dữ liệu giống nhau dùng để kết nối dữ liệu đó là nguyên nhân dư thừa dữ liệu.

3.3. Độc lập với hệ quản trị CSDL địa phươngĐặc điểm này gọi là ánh xạ trong suốt đối với cơ sở dữ liệu địa phương: quản trị cơ sở

dữ liệu phân tán không cần quan tâm đến kiểu dữ liệu xác định của cơ sở dữ liệu địa

phương.

Mức trong suốt bản sao liên quan chặt chẽ tới mức trong suốt định vị. Mức trong suốt

bản sao có nghĩa là người sử dụng không biết bản sao của đoạn đặt ở vị trí nào. Mức trong

suốt bản sao tương đương mức trong suốt định vị. Tuy nhiên, trong những trường hợp thực

tế người sử dụng không có mức trong suốt định vị nhưng lại có mức trong suốt bản sao.

Phân rã quan hệ thành các đoạn thực hiện qua việc áp dụng hai phân đoạn: phân đoạn ngang

và phân đoạn dọc.

Phân đoạn ngang: một đoạn được xác định qua biểu thức đại số quan hệ với quan hệ là

toán tử và các đoạn là kết quả. Hay nói cách khác, việc phân đoạn ngang bao gồm việc chia

các bộ của quan hệ thành các tập con. Mỗi tập con này có thuộc tính vị trí thông thường.

Các đoạn này được xác định qua việc coi mỗi đoạn là toán tử chọn trên quan hệ.

Phân đoạn dọc: phân đoạn dọc một quan hệ là việc chia nhỏ tập thuộc tính thành nhiều nhóm

quan hệ và đoạn dọc. Phân đoạn đúng khi mỗi thuộc tính đều ánh xạ ít nhất sang một thuộc

tính của đoạn. Hơn nữa, có thể tạo lại quan hệ ban đầu bằng liên kết các đoạn với nhau.

Có một số luật để xác định các đoạn:

- Điều kiện hợp: mọi dữ liệu của quan hệ phải ánh xạ đến các đoạn. Không xảy ra

trường hợp dữ liệu thuộc về quan hệ nhưng không thuộc về một đoạn nào.

- Điều kiện tái tạo lại quan hệ: luôn luôn có khả năng tạo lại quan hệ từ các đoạn của

quan hệ. Điều kiện cần: mỗi đoạn được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu phân tán và quan hệ phải

xây dựng lại được khi cần thiết.

- Điều kiện không liên kết: thích hợp khi các đoạn không liên kết với nhau vì vậy các

bản dữ liệu lặp lại có thể được điều khiển rõ ràng ở các mức cấp phát. Điều kiện này chủ yếu

có ích với phân đoạn ngang.

11

Page 12: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

4. Ưu, nhược điểm của hệ phân tán

Ưu điểm:

- Đáp ứng nhanh hầu hết các ứng dụng sử dụng dữ liệu tại các trạm

- Tăng cường các đơn thể ứng dụng và CSDL mà không làm cản trở người sử dụng hiện tại.

- Kiểm soát dữ liệu địa phương theo hướng hoàn thiện sự tích hợp và quản trị dữ liệu từ xa.

- Tăng cường khả năng của hệ thống liên quan đến sự dư thừa dữ liệu.

Nhược điểm:

- Phần mềm đắt và phức tạp

- Phải xử lý các thay đổi thông báo trong mọi địa điểm

- Khó kiểm soát tính toàn vẹn dữ liệu với nhiều bản sao dữ liệu được phân bố khắp mọi nơi

- Đáp ứng chậm nhu cầu của các trạm trong trường hợp các phần mềm ứng dụng không

đươc phù hợp với việc sử dụng chung

12

Page 13: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

III Ứng dụng mô hình

1. Xây dựng mô hình CSDL phân tán trong quản lý học sinh

1.1. Mô hình liên kết dữ liệu

1.2. Chi tiết các thực thể

1. Thực thể NAMHOC dùng để lưu thông tin về các năm học gồm các thuộc tính:

MANH trường khóa của thực thể NAMHOC

TENNH trường tên năm học

2. Thực thể KHOI dùng để lưu thông tin về các khối

MAKHOI trường khóa của thực thể KHOI

13

Page 14: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

TENKHOI tên khối

3. Thực thể LOP dùng để lưu thông tin về các lớp

MALOP trường khóa của thực thể LOP

TENLOP tên lớp

MAKHOI khóa ngoài liên kết với thực thể KHOI

4. Thực thể HOCSINH dùng để lưu thông tin về học sinh

MAHS trường khóa của thực thể HOCSINH

HOTEN họ tên học sinh

NGAYSINH ngày sinh

GIOITINH giới tính

QUEQUAN quê quán

KHUVUC khu vực(cơ sở) học sinh đang theo học

5. Thực thể PHANLOP dùng để lưu thông tin về phân lớp học sinh

MAHS khóa ngoài liên kết với thực thể HOCSINH

MALOP khóa ngoài liên kết với thực thể LOP

MANH khóa ngoài liên kết với thực thể NAMHOC

1.3. Mô tả chức năng

Hệ thống quản lý thông tin phân lớp học sinh chia làm 3 chức năng chính:

- Quản lý danh mục lớp

- Quản lý thông tin học sinh

- Quản lý phân lớp học sinh

14

Page 15: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

15

Quản lý học sinh

Quản lý danh mục lớp

Quản lý thông tin học sinh

Quản lý phân lớp học sinh

Thêm lớpSửa thông tin lớpXóa lớp

Thêm thông tin học sinhSửa thông tin học sinhXóa thông tin học sinh

Xếp lớp cho học sinhChuyển lớp cho học sinh

Page 16: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

2. Một số giao diện chương trình

Giao diện đăng nhập

Giao diện chính

16

Page 17: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

Giao diện quản lý lớp khu A

Giao diện quản lý lớp hệ thống

17

Page 18: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

Giao diện danh sách học sinh khu A

Giao diện danh sách học sinh hệ thống

18

Page 19: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

Giao diện cập nhật thông tin học sinh khu A

Giao diện cập nhật thông tin học sinh hệ thống

19

Page 20: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

Giao diện tìm kiếm học sinh khu A

Giao diện tìm kiếm học sinh hệ thống

20

Page 21: BTL_Cơ sở dữ liệu phân tán

VI Tài liệu tham khảo

21